* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
MINH THỊ
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI TÌM TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐÃ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XÃ HỘI THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐÃ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG
BIÊN KHẢO VỀ TRẬN MÙA HÈ 1972
trinh bui
20:58, Th 7, 28 thg 9
(4 giờ trước)
tới tôi
Bạn hiền thân mến,
Mày đã đọc xong Tử
Chiến Hạ Lào, có lẽ mày đã hiểu vì sao cái số kiếp bi hùng của mày lại
kéo dài tới 18 năm trong các trại tù Miền Bắc.
Trong khi đó ở Miền
Nam tao cũng quá chán cái màn làm người hùng biệt kích.
Mà nói cho ngay tao đâu có muốn làm người hùng gì cho cam, chẳng
qua là cái số kiếp nó bắt tao phải như vậy.
Khi tao giả từ biệt
kích thì người ta cho tao 15 ngày phép trước khi đi nhận đơn vị mới. Tao
về Đà Lạt khoảng thời gian sau trận Hạ Lào. Tại Đà Lạt tụi nó cho tao
biết thằng Tâm đã băng rừng lội suối từ ngoài Bắc trở về, nhưng khốn nạn
là nó phải trốn chui trốn nhủi chứ không dám ra trình diện vì nó được
người ta cho biết là CIA đang tìm nó để thủ tiêu, họ muốn nhém đầu mối
việc CIA tổ chức các toán nhảy Bắc để phá hoại Miền Bắc.
Lúc đó tao chỉ biết
căm hận chứ chẳng biết làm gì hơn.
Vài tháng sau thì có tin anh Ngô Thế Vinh và anh Chung nào đó tố
cáo chuyện giết người diệt khẩu trên báo chí cho nên thằng Tâm ra trình
diện và họ đưa nó đi đâu tao không biết.
Sau này ra tù tao cũng không hỏi nó chuyện đó bởi vì chuyện đó
đau lòng quá…
Hơn nữa lúc đó nó đã
có vợ và 3 đứa con nhưng đứa đầu và đứa thứ 3 bị ảnh hưởng của chất độc
màu da cam nên mới sinh ra đã có dị tật khác thường ở mắt, bác sĩ nói
vài năm nữa hai cháu có thể bị đui. ( Thằng Tâm bị nhiểm chất độc màu da
cam khi nó lặn lội trong khu vực đường mòn Hồ Chí Minh ).
Tao lo giúp vợ chồng nó chạy chữa cho hai cháu bé mà không có
rảnh đâu để khơi lại chuyện đau lòng.
Vậy thì mày biết là
tụi tao cũng không khá gì hơn tụi mày, cho nên mày đừng có mũi lòng cho
cái số kiếp của mày.
Có một chuyện mà tao
muốn nói với mày là khi gặp lại nhau mày đã có ý chê trách ông Thiệu đã
bỏ rơi tụi mày khi ổng ký kết hiệp định Paris 1973, thậm chí mày nghi
ổng sợ tụi mày trở về thì sẽ quậy để trả thù….
Nhưng mày đã coi xong
Tử Chiến Hạ Lào thì mày đã hiểu ông Thiệu rồi chớ ?
Năm 1973 ổng cũng đâu có đem tụi bị bắt tại Hạ Lào trở về được?
Trong khi đó ổng đâu có trách nhiệm gì với tụi mày, bởi vì tụi
mày là lính của CIA, ăn lương của CIA.
Từ từ tao sẽ đưa tới
cho mày những bài viết về ông Thiệu với hiệp định Paris 1973.
Thuở đó Kissinger và Nixon đã giấu ổng hết mọi chuyện thương
lượng với Bắc Việt; chỉ cho ổng biết là Bắc Việt không đòi ổng từ chức
sau khi ký hiệp định, và đặc biệt 38.000 Việt Cọng bị giam tại Côn Đảo
cũng không được thả, mà tiếp tục bị giam cho tới chưa biết ngày nào.
Bây giờ thì tao tiếp
tục chuyển cho mày về trận Mùa Hè 1972.
Mày cũng sẽ thấy là người Miền Nam cũng chẳng biết gì hơn người
Miền Bắc. Thậm chí ông Thiệu cũng không biết gì hơn tao với mày. Nghĩa
là chỉ biết qua VOA, RFI và BBC.
http://quanvan.net/tran-mua-he-1972/
BÙI ANH TRINH
TRẬN MÙA HÈ 1972,
(1) QUÂN BẮC
VIỆT TRÀN QUA VĨ TUYẾN 17
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Địa hình tỉnh
Quảng Trị
Quảng Trị là tỉnh cực
bắc của Miền Nam, lãnh thổ tỉnh Quảng Trị được chia thành 3 khu vực với
3 con sông cắt ngang từ Tây sang Đông, tức là từ vùng núi Trường Sơn đổ
xuống biển.
Tại vĩ tuyến 17 có
sông Bến Hải chạy từ núi Trường Sơn xuống biển tại Cửa Tùng. Từ sông Bến
Hải đi về phía Nam khoảng 18 cây số là sông Cam Lộ chảy từ Trường Sơn
xuống biển ở Cửa Việt. Giữa
sông Bến Hải và sông Cam Lộ là quận Trung Lương ở phía núi và quận Gio
Linh ở phía biển. Đây là
vùng bắc Quảng Trị.
-Từ sông Cam Lộ đi về
phía Nam khoảng từ 15 đến 20 cây số là sông Thạch Hãn.
Giữa hai sông là quận Hương Hóa ở phía núi, quận Cam Lộ, quận
Đông Hà ở phía đồng bằng,
và quận Triệu Phong ở phía Biển.
Đây là vùng trung Quảng Trị.
-Từ sông Thạch Hãn đi
về phía Nam khoảng 15 cây số là sông Mỹ Chánh, tức là ranh giới với tỉnh
Thừa Thiên. Giữa sông Thạch
Hãn và sông Mỹ Chánh có quận Mai Lĩnh ở phía núi, quận Hải Lăng phía
đồng bằng và phía biển. Đây
là vùng nam Quảng Trị.
Bố trí lực lượng :
Quân đội VNCH bố trí
tại tỉnh Quảng Trị Sư đoàn
3 Bộ binh ( Khoảng 10.000
người ) và 2 lữ đoàn TQLC
là Lữ đoàn 147 và Lữ đoàn 258.( Mỗi lữ đoàn khoảng 2.400 người ).
-Trung đoàn 57 của Sư
đoàn 3 BB ( 2.500 người ) trấn giữ quận Gio Linh với các cứ điểm A.1,
A.2, A.3, bộ chỉ huy trung đoàn đóng tại căn cứ C.1, cách các cứ điểm 5
cây số về hướng Nam.
-Trung đoàn 2 của Sư
đoàn 3 BB ( 2.500 người ) trấn giữ quận Trung Lương với các cứ điểm A.4,
A.5, Fuller, bộ chỉ huy trung đoàn đóng tại C.2, cách các cứ điểm A.4
năm cây số về hướng Nam, và cách Fuller 7 cây số về hướng Đông.
-Trung đoàn 56 của Sư
đoàn 3 BB ( 2.500 người ) trấn giữ quận Hương Hóa với các cứ điểm Cam
Lộ, Khe Gió, bộ chỉ huy trung đoàn đóng tại căn cứ Carroll là căn cứ hỏa
lực lớn nhất tại vùng giới tuyến, cách các cứ điểm 5 cây số về hướng
Đông.
-Lữ đoàn 147 TQLC
trấn giữ quận Mai Lộc với các cứ điểm Núi Bá Hộ, Sarge, và Holcomb.
Bộ chỉ huy lữ đoàn đóng tại căn cứ Mai Lộc, cách các cứ điểm 5
cây số về hướng Đông Bắc.
-Lữ đoàn 258 TQLC
trấn giữ quận Hải Lăng với các cứ điểm Anne, Jane và Barbara; Bộ chỉ huy
Lữ đoàn đóng tại Căn cứ Pedro, cách các cứ điểm 6 cây số về hướng Bắc và
Tây Bắc.
-Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1
Thiết kỵ và Thiết đoàn 20 đóng tại Thị trấn Đông Hà, phía Nam sông Cam
Lộ.
Chỉ huy :
Tổng chỉ huy các đơn vị Bộ binh và TQLC tại Quảng Trị là Tướng Vũ
Văn Giai, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh.
Bộ tư lệnh đóng tại căn cứ Ái Tử, trên Quốc lộ 1, cách Bến Hải 27
cây số và cách sông Cam Lộ 9 cây số về hướng Nam; cách sông Thạch Hãn 4
cây số về hướng Bắc.
Đặc biệt tại Quảng
Trị có 2 Lữ Đoàn TQLC và tại Thừa Thiên có 1 Lữ Đoàn TQLC, nhưng ông Tư
lệnh Sư đoàn TQLC là Trung tướng Tướng Lê Nguyên Khang không có mặt tại
Vùng 1 bởi vì ông không muốn ở dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Hoàng
Xuân Lãm ( Có thâm niên cấp bậc kém hơn ).
Diễn tiến trận đánh :
Năm 1972, ngày 30-3,
-Lúc 12 giờ trưa,
pháo binh CSVN từ phía Bắc vùng giới tuyến đồng loạt pháo kích vào các
cứ điểm phía Nam vùng phi quân sự là A.1, A.2, A.3, A.4 và Fuller.
Đồng thời pháo vào các căn cứ hỏa lực Carroll, Mai Lộc.
-Khoảng 4 giờ chiều
quân CSVN vượt sông Bến Hải, tràn qua vùng phi quân sự tấn công các cứ
điếm A.1, A.2, A.4 và Fuller.
Quân CSVN tấn công A.1 và A.2 gồm có Tiểu đoàn Đặc công 31, Tiểu
đoàn Đặc công 25, Tiểu đoàn 47 địa phương Vĩnh Linh và Đoàn Đặc công Hải
quân ( Mỗi tiểu đoàn khoảng 500 người ).
Quân CSVN tấn công
A.4 (Cồn Thiên) và Fuller gồm Sư đoàn 308 ( 10.000 người ), Trung đoàn
48 biệt lập ( 2.500 người ) , Trung đoàn 27 biệt lập ( 2.500 người ),
Trung đoàn tăng 203 và Trung đoàn tăng 204.
-Lúc 6 giờ 30 chiều,
quân CSVN pháo kích khoảng 600 trái đạn vào cứ điểm Núi Bá Hộ và cứ điểm
Sarge do quân TQLC trấn giữ.
Ngày thứ 2, ngày
31-3,
Thời tiết xấu khiến
cho các phi vụ yểm trợ không cất cánh được , quân CSVN tấn chiếm các cứ
điểm A.1, A.2, A.3 và bao vây A.4, Fuller.
-Lúc 10 giờ 45 đêm,
quân CSVN tấn công cứ điểm Sarge và cứ điểm Núi Bá Hộ do Tiểu đoàn 4
TQLC ( 650 người ) trấn giữ.
Ngày thứ 3, ngày 1-4,
-Lúc 4 giờ sáng, cứ
điểm Sarge bị tràn ngập bằng xe tăng, quân TQLC tại cứ điểm Núi Bá Hộ mở
đường máu thoát về Mai Lộc.
Lực lượng CSVN tấn công mặt Tây tỉnh Quảng Trị là Sư đoàn 304 và Trung
đoàn Tăng 202. Trong khi đó
Sư đoàn 325. CSVN, Sư đoàn 304 B. CSVN và Sư đoàn 312.CSVN đang nằm ở
phía sau của Sư đoàn 304.CSVN, tại vùng biên giới Lào.
-Lúc 9 giờ sáng, phi
cơ quan sát phát hiện một đoàn tăng khoảng 20 xe tăng T.54 đang di
chuyển trên Quốc lộ 1 tiến về phía Đông Hà và một đoàn tăng PT.76 xuất
hiện tại phía Bắc Cửa Việt.
Phi cơ A.1 và A.37 của VNCH tấn công cả 2 đoàn tăng.
Kết quả bắn cháy 11 xe tăng. Một phi cơ A.1 bị bắn rơi, phi công
nhảy dù rơi xuống vùng phía Bắc Đông Hà.
-Phân đội chống tăng
bằng đại bác 106 ly không giật của Tiểu đoàn 6 TQLC ( 650 người ) từ căn
cứ Ái Tử được đưa tới cầu Đông Hà để tăng cường phòng thủ cho Tiều đoàn
3 TQLC ( 650 người ) đang trấn giữ tại đây.
-Lúc 10 giờ 45 sáng,
Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 2 BB/VNCH tại A.4 (Cồn Thiên) phá vòng vây
rút về Đông Hà.
-Lúc 2 giờ 50 chiều,
cứ điểm Fuller của Trung đoàn 2 BB được lệnh rút về Đông Hà.
Cứ điểm Khe Gió của Trung đoàn 56 BB cũng nhận được lệnh rút về
Cam Lộ.
-Lúc 4 giờ 30 chiều,
cầu Đông Hà bị giật sập để ngăn chận xe tăng CSVN có thể tiến qua cầu (
Bắc ngang sông Cam Lộ ).
-Lúc 6 giờ chiều,
Tướng Vũ Văn Giai quyết định co quân lập lại tuyến phòng thủ mới gồm từ
Cửa Việt, Đông Hà, Cam Lộ, Mai Lộc và Pedro (Phượng Hoàng). Ra lệnh cho
BCH Trung đoàn 57 và BCH Trung đoàn 2 rút về phía Nam sông Cam Lộ, bỏ
ngỏ 2 căn cứ C.1, C.2. (
Ngô Quang Trưởng, The Easter Offensive of 1972, trang 27 ). Quân CSVN
tiếp thu 2 căn cứ C.1 và C.2 mà “không tốn 1 viên đạn”.
Dân chúng của các
quân Hương Hóa, Gio Linh, Đông Hà, Cam Lộ nghe tin đài BBC cho biết 4 sư
đoàn Bắc Việt tràn qua sông Bến Hải nên rủ nhau chạy loạn về phía thành
phố Quảng Trị cùng với một số binh lính bị thất trận.
Khoảng 5 giờ chiều quân CSVN pháo kích tới tấp vào đoàn chạy nạn,
cuộc pháo kích kéo dài tới đêm tối.
Ngày thứ 4, ngày 2-4,
-Lúc 0 giờ 30 khuya,
quân của Sư đoàn 304 CSVN ( 10.000 người ) tràn ngập cứ điểm Holcomb do
Tiểu đoàn 8 TQLC ( 650 người ) đang trấn giữ.
Trong khi đó quân CSVN pháo kích liên tục vào căn cứ Carroll và
căn cứ Mai Lộc.
-Lúc mờ sáng, quân
CSVN cắt đứt Quốc lộ 9, đoạn từ Cam lộ đi Đông Hà, nhằm chặn đường tiếp
viện cho căn cứ Carroll đang do Trung đoàn 56 thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh
trấn giữ ( 2.500 người ).
-Buổi sáng, Lữ đoàn
369 TQLC/VNCH ( 2.400 người ) được không vận ra Huế để lập tuyến phòng
thủ thứ hai tại bờ Nam sông Mỹ Chánh để đề phòng trường hợp quân CSVN
tràn ngập Quảng Trị.
-Lúc 2 giờ 30 chiều,
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 BB là Trung tá Phạm Kim Đính kéo cờ
trắng đầu hàng, cùng với 1.500 binh sĩ dưới quyền.
Quân CSVN chiếm được 22 khẩu đại bác tại Carroll, trong đó có 4
khẩu 175 ly. Sau đó pháo
binh CSVN tập trung pháo vào căn cứ hỏa lực Mai Lộc đang do Bộ chỉ huy
Lữ đoàn 147 TQLC và Tiểu đoàn 4 TQLC trấn giữ, cùng với 2 pháo đội 105
ly của TQLC ( 12 khẩu ).
*Chú giải :
Theo như tài liệu của Tướng Ngô Quang Trưởng viết cho Ngũ Giác
Đài thì Trung tá Đính bất mãn Bộ tư lệnh Sư đoàn 3 BB đã không ngó ngàng
gì tới ông và Bộ tư lệnh Quân đoàn thì có vẻ như không còn biết tới ông.
Đây là Tướng Trưởng
viết theo phỏng đoán của cá nhân ông chứ từ lúc đó Tướng Trưởng không
khi nào gặp lại Trung tá Đính.
Sự phỏng đoán của Tướng Trưởng căn cứ theo
thân tình của hai người khi cùng làm việc trong Sư đoàn 1 Bộ
binh.
Nhưng phỏng đoán như
vậy có phần không chính xác.
Mà đúng ra, theo tâm lý của bất cứ một sĩ quan chỉ huy nào thì
một khi thấy rõ sẽ thua thì chỉ còn có nước ra lệnh đầu hàng để bảo toàn
tính mạng của binh lính. Họ
còn phải trở về với vợ con, cha mẹ của họ.
Chứ họ không việc gì phải đổ tới giọt máu cuối cùng với địch quân
mà chẳng làm thay đổi được cục diện ].
(2) MẤT BẮC QUẢNG TRỊ
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Ngày thứ 4, ngày 2-4,
-Lúc 10 giờ đêm, pháo
binh tại Mai Lộc hết đạn, Lữ đoàn 147 TQLC xin phép triệt thoái khỏi căn
cứ, Tướng Vũ Văn Giai chấp thuận.
BCH Lữ đoàn 147 TQLC và Tiểu đoàn 4 TQLC rời khỏi Mai Lộc sau khi
phá hủy 12 súng đại bác. Lữ
đoàn về Đông Hà và được đưa
về Huế để tái trang bị.
-Bộ chỉ huy Trung
đoàn 57 BB tại cứ điểm C1 nhận được lệnh rút về Đông Hà, phòng thủ bờ
Nam sông Cam Lộ. Như vậy bờ
Nam sông Cam Lộ làm thành một trận tuyến gồm có các đơn vị của Sư đoàn 3
BB di tản từ Gio Linh và Trung Lương về; cùng với Lữ đoàn 258 TQLC, gồm
có các tiểu đoàn 1,3 và 6.
-Trong đêm, quân CSVN
pháo vào Bộ tư lệnh Sư đoàn 3 tại căn cứ Ái Tử, Bộ tư lệnh rút về Thị xã
Quảng Trị.
-Trong đêm, Tiểu đoàn
7 TQLC ( 650 người ) đang trấn giữ đoạn Quốc lộ 1 từ Quảng Trị đi Huế
nhận được lệnh di chuyển ra phòng thủ tại căn cứ Ái Tử.
*Chú giải :
Căn cứ Ái Tử do công binh Hoa Kỳ xây dựng để cho Bộ tư lệnh Sư
đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ trú đóng tại đó.
Đây là một căn cứ hỏa lực hỗn hợp gồm có bộ binh, pháo binh,
thiết giáp, và có cả phi trường dã chiến cho phi cơ vận tải hạng nhẹ.
Tất cả các công sự phòng thủ rất kiến cố.
Trung tâm hành quân và Ban tham mưu của sư đoàn ở dưới hầm bê
tông rất vững chắc, hành lang di chuyển dưới hầm đủ rộng để xe Jeep có
thể vào được.
Sau này tại Mỹ cựu
tướng Vũ Văn Giai thanh minh rằng ông đưa BTL sư đoàn về Quảng Trị bởi
vì : “Ái Tử là căn cứ của Sư đoàn 3 TQLC Mỹ cũ, quá rộng và không dễ
phòng thủ bằng Cổ Thành Quảng Trị…. Hơn nữa, căn cứ Ái Tử đã bị Việt
Cộng điều chỉnh pháo rất kỹ, bắn suốt ngày khiến cho Bộ chỉ huy Tướng
Giai và ban tham mưu Cố Vấn cứ lo tránh pháo, rất trở ngại cho hoạt động
điều quân và yểm trợ” ( Bài viết “Tư lệnh mặt trận giới tuyến – Vũ Văn
Giai, điều chưa nói đến”, Nguyễn Chí Khả, 2005 ).
Ông Tướng đã rời bỏ
một căn cứ chiến lược tương đương như Căn cứ Điện Biên Phủ chỉ vì “có
một nơi khác dễ phòng thủ hơn”.
Và rồi ông không kéo hết quân về nơi mà ông cho là dễ phòng thủ,
mà ông chỉ đưa Bộ chỉ huy của ông về Cổ thành Quảng Trị là nơi đã được
Tiểu khu Quảng Trị phòng thủ đầy đủ rồi.
Nghĩa là ông đến Cổ thành không phải để phòng thủ mà là để “lánh
nạn”. Trong khi đó ông nhường cái chỗ “khó phòng thủ” cho những người
còn lại.
Ý đồ của ông lộ rõ
khi ông nói thêm rằng căn cứ bị pháo binh của CSVN quấy rối, ông “phải
lo tránh pháo”, không thể yên tâm điều động các cánh quân được.
Điều này vô lý, bởi vì công việc điều động của ông là dưới hầm
Trung tâm hành quân, đạn pháo không thể nào làm ồn ào nơi ông đang làm
việc.
Trong khi đối với các
ông tướng khác ở chiến trường khác thì tiếng đạn pháo không thể nào làm
cho họ phải rời bỏ căn cứ mà để lại quân lính của mình. Thí dụ như Tướng
Decastries vẫn làm việc dưới hầm làm bằng bao cát tại Điện Biên Phủ chứ
ông ta không thể lên máy bay về Hà Nội nhường Điện Biên phủ cho những
người còn lại.
Hay như Tướng Lê Văn
Hưng, Đại tá Trần Văn Nhựt đã chỉ huy chống trả ác liệt tại An Lộc dưới
những căn hầm mà bên trên là những căn nhà đổ nát vì đạn pháo kích;
nhưng không bao giờ tiếng đạn pháo làm trở ngại công việc điều
động chiến trường.
Những người ngoài
quân đội có thể dễ dàng tin rằng các sĩ quan tham mưu của Bộ tư lệnh Sư
đoàn 3 suốt ngày lo nhìn lên trời để “tránh pháo”;
nhưng những người từng ở trong quân đội đều biết rằng chuyện đó
không bao giờ có, nghĩa là không ai biết được cái cách tránh pháo như
thế nào ở dưới hầm của Trung tâm hành quân.
Chắc chắn không phải
là ngó lên trần hầm để chuẩn bị “tránh pháo”.
Trái lại, tiếng súng, tiếng đạn pháo và tiếng bom kích thích cho
tinh thần của người chiến sĩ quyết tâm hơn với một tinh thần chiến đấu
hùng tráng hơn.
Ngày thứ 5, ngày 3-4,
Tính đến sáng ngày
3-4, quân VNCH bị mất 11 cứ điểm và căn cứ, mất 53 đại bác 105ly, 155 ly
và 175 ly. Có 7 ngàn quân VNCH bị chết, bị thương, bị bắt và thất lạc.
-Bộ tư lệnh Sư đoàn
TQLC và Lữ đoàn 369 TQLC
được không vận ra đến Huế, Lữ đoàn 369 ( 2.400 người ) ra Mỹ Chánh thiết
lập tuyến phòng thủ tại bờ Nam sông Mỹ Chánh., trấn giữ các cứ điểm
Nancy, Jane và Evan.
Ngày thứ 6, ngày 4-4,
Sau khi Lữ đoàn 147
rút khỏi Căn cứ Mai Lộc thì căn cứ Pedro ( Phượng Hoàng ) trở thành tiền
đồn trấn giữ mặt Tây thành phố Quảng Trị.
Căn cứ do 1 tiểu đoàn Biệt động quân
trấn đóng ( 550 người ).
Ngày thứ 8, ngày 6-4,
Bộ chỉ huy Trung đoàn
2 BB đóng tại C.2 được lệnh rút về Cam Lộ.
Ngày thứ 10, ngày
8-4,
Tiểu đoàn 6 TQLC (
650 người ) đến căn cứ Pedro thay thế Tiểu đoàn Biệt động quân.
Ngày thứ 11, ngày
9-4,
-Sáng sớm, 2 trung
đoàn CSVN ( 5.000 người )
cùng với tăng T.54 tấn công Pedro.
Pháo binh tại Pedro ngăn chặn được đợt tấn công đầu tiên bằng đạn
chống biển người và đạn trực xạ, bắn hủy một số xe tăng.
Một số xe tăng khác bị trúng mìn chống chiến xa.
Sau đó phi cơ A.1 của VNCH bay lên bắn cháy nhiều chiếc tăng nữa.
Quân CSVN tạm rút lui.
-Buổi trưa, 1 chi
đoàn tăng M.48 và 1 chi đoàn thiết vận xa M.113 chở 2 đại đội TQLC thuộc
Tiểu đoàn 1 TQLC từ căn cứ Ái Tử lên Pedro giải vây cho Tiểu đoàn 6
TQLC. Cùng với sự yểm trợ
của phi cơ VNCH và HK. Đoàn
tiếp viện đánh tập hậu quân CSVN đang bao vây Pedro.
Kết quả quân CSVN rút chạy, bỏ lại trận địa 400 xác, cùng với 21
xe tăng bị bắn cháy, 2 xe tăng bị bắt sống. ( Hỏa lực của xe tăng T.54
kém xa hỏa lực của xe tăng M.48, đại bác của M.48 bắn xa hơn và chính
xác hơn do lấy yếu tố tác xạ bằng máy ngắm điện tử ).
-Buổi chiều, Bộ Tổng
tham mưu quân đội VNCH điều Liên đoàn 4 và Liên đoàn 5 Biệt động quân ra
tăng cường cho Quân đoàn 1 ( Mỗi Liên đoàn khoảng 2.000 người ).
Ngày thứ 15, ngày
13-4, tướng Vũ Văn Giai tái phối trí lực lượng tại Quảng Trị :
-Lữ đoàn 258 TQLC (
2.400 người ) trách nhiệm tuyến phòng thủ từ Pedro đến Ái Tử ( mặt Tây
Bắc của Thị xã Quảng Trị ).
-Liên đoàn 5 BĐQ (
2.000 người ) và Thiết đoàn 17 Kỵ binh trách nhiệm phòng thủ khu vực từ
Ái Tử đến Đông Hà ( Phần đất phía Bắc của tỉnh Quảng Trị ).
-Liên đoàn 4 BĐQ (
2.000 người ) và Thiết đoàn 20 Kỵ binh trách nhiệm tuyến phòng thủ dọc
theo Quốc lộ 9, từ Cam Lộ xuống Đông Hà.
-Trung đoàn 2 Bộ binh
( 2.500 người ) trách nhiệm khu vực phía Nam căn cứ Ái Tử, đến bờ Bắc
sông Thạch Hãn.
-Liên đoàn 1 BĐQ (
2.000 người ) trách nhiệm phòng thủ Thị xã Quảng Trị tại phía Nam sông
Thạch Hãn.
Trong khi đó Lữ đoàn
369 TQLC ( 2.400 người )
lập tuyến phòng thủ tại sông Mỹ Chánh như là tuyến phòng thủ thứ nhì sau
Quảng Trị, đồng thời cũng là tuyến phòng thủ mặt Bắc của tỉnh Thừa
Thiên. Lữ đoàn 369 thuộc
quyền điều động của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1.
Ngày thứ 16, ngày
14-4,
Tướng Hoàng Xuân Lãm,
Tư lệnh Quân đoàn 1, tổ chức những cuộc tấn công thăm dò nhằm nghiên cứu
mở cuộc hành quân chiếm lại các đồn bị mất.
Nhưng tất cả các cánh quân đều gặp phải sự chống cự mạnh của quân
CSVN khiến cho thay vì tấn chiếm phải thối lui nhiều hơn.
Lúc này các cánh quân của CSVN tạm thời dừng lại để củng cố và
chờ tiếp viện đến từ vùng biên giới Lào.
Ngày thứ 26, ngày
24-4,
Sau khi được nghỉ
ngơi, bổ sung và tái trang bị, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 147 TQLC cùng với Tiểu
đoàn 4 TQLC, Tiểu đoàn 8 TQLC và Tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC từ Huế ra Ái
Tử thay thế cho Lữ đoàn 258.
Lữ đoàn 258 TQLC về Huế tái trang bị, ngoại trừ Tiểu đoàn 1 TQLC
đến căn cứ Pedro thay thế Tiểu đoàn 6 TQLC
-Trong đêm quân CSVN
pháo kích vào kho tiếp liệu của Sư đoàn 3 BB tại La Vang làm cháy kho
xăng dầu và cả đoàn xe tiếp tế từ Đà Nẵng tới.
Ngày thứ 28, ngày
26-4,
Sư đoàn 304 CSVN (
10.000 người ) cùng với xe tăng T.54 tấn công căn cứ Pedro và tuyến
phòng thủ của Tiểu đoàn 8 TQLC ( 650 người ).
12 xe tăng T.54 bị hủy hoại, một số do trúng mìn chống chiến xa,
một số bị pháo binh trong căn cứ Pedro bắn trực xạ.
Quân của Sư đoàn 304 CSVN tạm thời giản ra, lợi dụng tình thế,
Tiểu đoàn 8 TQLC lui binh về phía căn cứ Ái Tử, lập tuyến phòng thủ cách
Ái Tử 2 cây số.
(3) MẤT QUẢNG
TRỊ
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Năm 1972, ngày 27-4,
2 sư đoàn trừ bị của CSVN là Sư đoàn 320, Sư đoàn 325 tham gia cuộc
chiến, tổng tấn công khắp các vị trí phòng thủ của VNCH tại Quảng Trị,
đồng thời Sư đoàn 324 CSVN di chuyển đến thung lũng A Shao là khu vực
phía Tây tỉnh Thừa Thiên.
Sư đoàn 312 CSVN nằm trừ bị tai khu vực biên giới Lào ( Mỗi sư đoàn
khoảng 10.000 người ).
-Trong đêm quân CSVN
pháo vào căn cứ Ái Tử trúng kho đạn, phá hủy phần lớn số đạn dự trữ.
Ngày 28-4,
-Buổi sáng, quân CSVN
tấn công phòng tuyến Bắc Ái Tử do Liên đoàn 5 BĐQ ( 2.000 người ) và
Thiết đoàn 20. Có 12 xe
tăng T.54 bị hạ do trúng mìn, bị quân BĐQ bắn cháy bằng súng chống tăng
M.72, và bị trúng đạn của xe tăng M.41 thuộc Thiết đoàn 20.
Một chiếc xe tăng T.54 khác bị BĐQ bắt sống do xe hết nhiên liệu,
lính trên xe đầu hàng. Tuy nhiên phía BĐQ và Thiết đoàn 20 cũng bị thiệt
hại nặng nên được lệnh rút về căn cứ Ái Tử, phòng thủ mặt Đông và Đông
Bắc của căn cứ.
-Bộ chỉ huy Trung
đoàn 57 BB và các đơn vị trực thuộc đang phòng thủ căn cứ Ái Tử được
lệnh rút về phòng thủ tại thành phố Quảng Trị.
-Trong đêm quân CSVN
cùng với xe tăng đã tràn qua cầu Ga Quảng Trị nhưng bị đẩy lui.
-Cũng trong đêm, tại
tỉnh Thừa Thiên, Trung đoàn 29 biệt lập và Trung đoàn 803 biệt lập (
2.500 người ) của CSVN tấn công tràn ngập căn cứ Bastone tại phía Tây
thành phố Huế. Căn cứ do 1
tiểu đoàn Bộ binh ( 500 người ) thuộc Sư đoàn 1 BB trấn giữ.
Căn cứ Checkmate gần đó được lệnh di tản để bảo toàn lực lượng.
Ngày 29-4, trong đêm,
quân CSVN pháo kích và tấn công tuyến phòng thủ của TQLC tại mặt Tây của
căn cứ Ái Tử, đồng thời cũng tấn công mặt Tây Nam của căn cứ do Sư đoàn
2 BB trấn giữ, tới gần sáng thì quân CSVN rút lui vì sợ phi cơ tấn công.
Ngày 30-4,
-Buổi sáng, Tướng Vũ
Văn Giai họp bộ tham mưu Sư đoàn 3 và ra lệnh cho Trung đoàn 2 BB (
2.500 người ) từ căn cứ Ái Tử rút về lập phòng tuyến phía Nam sông Thạch
Hãn, bảo vệ mặt Tây của Cổ thành Quảng Trị là nơi Tướng Giai đang đặt bộ
chỉ huy hành quân.
-Tại căn cứ Ái Tử,
sau khi Trung đoàn 2 BB rút đi, Chỉ huy trưởng căn cứ Ái Tử là Lữ đoàn
trưởng Lữ đoàn 147 TQLC ( 2.400 người ) ra lệnh điều động lực lượng
chiến xa M.48 đang phòng thủ mặt Bắc của căn cứ di chuyển qua mặt Tây để
trám chỗ cho Trung đoàn 2 BB.
-Do không có liên
lạc, Liên đoàn 5 BĐQ đang phòng thủ mặt Đông của căn cứ tưởng rằng quân
Thiết Kỵ được lệnh bỏ trống tuyến để rút về phía sau, cho nên Liên đoàn
5 BĐQ cũng tự động rút quân về Quảng Trị.
-Căn cứ Ái Tử chỉ còn
Liên đoàn 147 TQLC ( 2.400 người ) và Thiết đoàn Kỵ binh 17 tiếp tục
phòng thủ tại mặt Tây của căn cứ,
tạm bỏ trống mặt Bắc và mặt Đông.
-Buổi trưa, Tướng Vũ
Văn Giai ra lệnh cho Lữ đoàn 147 và Thiết đoàn 17 bỏ căn cứ Ái Tử, rút
về phòng thủ bờ nam sông Thạch Hãn, tức là mặt Bắc thành phố Quảng Trị
*[ Chỉ trong vòng 1
ngày, một lực lượng phối hợp tương đương 1 sư đoàn đã rút khỏi vị trí
chiến lược quan trọng bậc nhất của phía Bắc Quảng Trị mà không có một
trận tấn công nào có thể uy hiếp đến độ bắt buộc phải rời bỏ căn cứ.
Sai lầm trầm trọng của quân đội VNCH là để cho Tướng Vũ Văn Giai
chỉ huy chiến trường ].
-Buổi trưa, đoàn quân
của Lữ đoàn 147 TQLC gồm BCH Lữ đoàn, Tiểu đoàn 2 Pháo binh TQLC, Tiểu
đoàn 1, Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 8 TQLC về đến bờ bắc sông Thạch Hãn thì
cây cầu bắc ngang sông Thạch Hãn đã được Tướng Vũ Văn Giai ra lệnh giật
sập trước đó.
-Đoàn quân phải dùng
thuyền của dân chúng để qua sông, 12 khẩu đại bác 105 ly đành phải phá
hủy trên bờ Bắc sông Thạch Hãn cùng với tất cả cấp số đạn 105 ly mang
theo.
Ngày 1-5,
-Lúc 2 giờ sáng, quân
CSVN với xe tăng T.54 tấn công tuyến phòng thủ mặt Tây thành phố Quảng
Trị đang do Trung đoàn 2 BB và Thiết đoàn 17 trấn giữ.
Quân CSVN không ngờ đụng phải lực lượng tăng cường phòng thủ mới
được bố trí trong ngày nên bị thất bại, phải rút lui
-Cùng giờ, quân CSVN
với xe tăng PT.76 tấn công lực lượng Địa phương quân của Tiểu khu Quảng
Trị đang phòng thủ mặt Đông của thành phố Quảng Trị. Lực lượng CSVN đã
tràn ngập tuyến phòng thủ trong đêm nhưng đến gần sáng phải rút lui về
phía biển vì sợ bị phi cơ tấn công.
-Buổi sáng, theo tài
liệu của BTTM/QLVNCH : Sáng ngày 1/5/72, BTL/SĐ3/BB thông báo cho các
đơn vị trú phòng nguồn tin: “5 giờ chiều địch sẽ pháo trên 10,000 đạn
pháo binh và hỏa tiễn vào thị xã Quảng Trị”, và cho lệnh các đơn vi lui
quân khỏi thành phố để tránh pháo. Từ lệnh lui quân tránh pháo nầy đã
đưa đến cảnh rút lui hỗn loạn”.
Lệnh của Tướng Giai
đã tạo ra một cảnh hỗn loạn chưa từng có. Trong vòng 10 tiếng đồng hồ
dân chúng của cả một thành phố đã bồng bế nhau chạy loạn với tất cả các
phương tiện mà họ có, kể cả đi bộ (sic).
Rồi binh sĩ có gia đình tại Quảng Trị cũng bỏ súng để dắt díu gia
đình chạy loạn.
-Tướng Hoàng Xuân
Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1, nhận được thông báo rút lui của Tướng Giai
liền gọi điện thoại cho Tướng Giai và nói rằng ông không chấp thuận
chuyện rút lui. Tướng Lãm
chỉ thị Tướng Giai ra lệnh cho các đơn vị phải giữ vững vị trí bằng mọi
giá. ( Ngô Quang Trưởng, The Easter Offensive 1973, trang 44 ).
( Cũng theo Tướng
Trưởng thì lệnh tử thủ của Tướng Lãm chỉ là lặp lại lệnh của Tướng
Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn.
Tướng Trưởng cho rằng có lẽ Tướng Thiệu ra lệnh đó bởi vì có tin hòa đàm
Paris sắp được mở trở lại sau khi VNCH tẩy chay hòa đàm do Bắc Việt
trắng trợn xua quân xâm lăng Miền Nam.
Tuy nhiên các tài liệu về hòa đàm Paris được giải mật sau này cho
thấy sự phỏng đoán của Tướng Trưởng không đúng ).
-Lúc 5 giờ chiều, 10
ngàn quả đạn của CSVN không pháo vào thành phố Quảng Trị như loan báo
của Tướng Giai mà pháo vào đoàn người chạy loạn trong 9 cây số từ Hải
Lăng đến Mỹ Chánh. Báo chí
đặt tên cho đoạn đường này là Đại Lộ Kinh Hoàng (sic). Tổng số thường
dân và quân lính bỏ ngũ chạy theo gia đình bị pháo kích trên đường chạy
loạn kể từ 1-4 đến 2-5-1972 lên đến 20 ngàn người.
-Đối với quân CSVN
thì những người người cố chạy thoạt khỏi Quảng Trị đều là “bọn địch”,
những người này có nợ máu rất lớn đối với “nhân dân”, đối với “cách
mạng”. Tâm lý của những
pháo thủ CSVN lúc đó là quyết không để cho “bọn địch” chạy thoát.
Sau này nhà văn CSVN Bảo Ninh đã thú nhận rằng lúc đó các ông rất
“hả hê” khi thấy xác bọn địch tung lên không dưới làn mưa pháo.
Qua ông dòm pháo thủ Bảo Ninh thấy cả xác đàn bà nhưng lúc đó ông
lại cho rằng đó là bọn “đỉ điếm” hoặc là vợ con của bọn “tay sai ác ôn”
).
Ngày 2-5,
-Sáng sớm, quân CSVN
với 18 xe tăng tấn công tuyến phòng thủ của Liên đoàn 369 TQLC tại sông
Mỹ Chánh. Đến trưa quân
CSVN phải rút lui dưới hỏa lực của Không quân VNCH và hải pháo của HK.
17 xe tăng trong số 18 chiếc bị bắn cháy, quân CSVN để lại tại
chiến trường trên 500 xác.
-Buổi sáng, trong khi
trận đánh tại sông Mỹ Chánh đang diễn ra ác liệt, Tướng Vũ Văn Giai
tuyên bố bỏ ngỏ thành phố Quảng Trị và di tản chiến thuật.
-Lúc 4 giờ 55 chiều,
Tướng Giai cùng với các cố vấn HK và một số sĩ quan tham mưu đã bay về
Đà Nẵng bằng 3 chiếc trực thăng C.54 của HK.
Tại Đà Nẵng tướng Giai bị bắt và giải về Sài Gòn; sau đó bị giam
tại Bộ Tổng tham mưu.
-Trong đêm, quân CSVN
chiếm Cổ thành Quảng Trị, một vị trí phòng thủ kiên cố gấp trăm lần Thị
xã An Lộc, mà không tốn một viên đạn. Sau này quân đội VNCH trả giá quá
đắt về nhân mạng khi phải chiếm lại Cổ thành Quảng Trị chỉ còn là đống
gạch vụn.
(4) TỘI CỦA
TƯỚNG VŨ VĂN GIAI VÀ NỖI OAN CỦA TƯỚNG HOÀNG XUÂN LÃM
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Năm 1975 Tướng Ngô
Quang Trưởng sang Mỹ và tiếp tục làm việc cho Bộ quốc phòng Hoa Kỳ.
Ông viết lại trận Mùa Hè 1972 sau khi nghiên cứu hồ sơ lưu trữ
tại Ngũ Giác Đài. Sau này
Ngũ Giác Đài cho in thành sách “The Easter Offensive of 1972”.
Trong đó ở giai đoạn đầu Tướng Trưởng không có mặt tại Quảng Trị
nhưng có vẻ như ông muốn bênh vực cho sai lầm của Tướng Giai nhưng có ý
đổ lỗi cho Tướng Hoàng Xuân Lãm và cũng gián tiếp quy lỗi cho Tướng
Nguyễn Văn Thiệu.
Thời 1976-1980 dư
luận Mỹ có khuynh hướng chạy tội cho quyết định bỏ rơi VNCH của chính
phủ Hoa Kỳ bằng cách quy lỗi cho Quân lực VNCH và cá nhân của Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu. Nhất là
muốn lái sự oán hận của nhân dân Miền Nam vào cựu Tổng thống Nguyễn
Thiệu thay vì oán hận Mỹ.
Do đó tường trình của các tướng VNCH viết cho Ngũ Giác Đài thời đó cũng
không thoát khỏi khuynh hướng này, nghĩa là bào chữa cho Mỹ và trút hết
mọi tội lỗi cho Nguyễn Văn Thiệu.
Tướng
Vũ Văn Giai
Riêng Tướng Trưởng
thì ông ta bất mãn Tướng Thiệu đã ra cho ông các lệnh lạc không rõ ràng
trong những ngày cuối của cuộc chiến.
Căn cứ vào đó Tướng Trưởng suy ra tâm lý của Tướng Vũ Văn Giai về
việc không thống nhất chỉ huy tại Quảng Trị năm 1972.
Đặc biệt Tướng Trưởng
hiểu khá rõ Tướng Giai vì hai ông quen biết nhau từ thời cả hai cùng làm
đại đội trưởng của Tiểu đoàn 5 Nhảy dù vào năm 1956.
Và thân tình của hai ông trở nên mật thiết khi Chuẩn tướng Ngô
Quang Trưởng giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh năm 1968, trong khi
Trung tá Vũ Văn Giai giữ
chức vụ Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 2 của Sư đoàn 1 Bộ binh.
Trong sách “The
Easter Offensive of 1972”, trang 44 Tướng Trưởng viết rằng ngày
30-4-1972 Tướng Giai họp bộ tham mưu của ông và đưa ra kế hoạch rút tất
cả các đơn vị đang ở phía Bắc sông Thạch Hãn lui về lập phòng tuyến ở
phía Nam sông Thạch Hãn, nghĩa là phía Bắc thành phố Quảng Trị.
Nhưng qua sáng hôm
sau, 1-5-1972, thì Tướng Lãm gọi điện thoại cho biết ông không đồng ý kế
hoạch rút lui của Tướng Giai và ông ra lệnh cố thủ.
Tuy nhiên lúc đó lệnh rút lui của Tướng Giai đã ban ra rồi, không
kịp để có thể thu hồi lệnh đã ban, cho nên rốt cục đoàn quân đã rút lui
về sông Mỹ Chánh.
Như vậy, theo Tướng
Trưởng, thì Tướng Giai ra lệnh rút quân về phía Nam sông Thạch Hãn vào
ngày 30-4-1972 để lui về bảo vệ thành phố Quảng Trị nhưng rồi các đơn vị
đã rút thẳng về Mỹ Chánh, tức là rút khỏi tỉnh Quảng Trị…. Nghĩa là các
đơn vị đã không hiểu lệnh của Tướng Gai.
Tuy nhiên theo tài
liệu của Bộ Tổng tham mưu/ QLVNCH ( Căn cứ vào sổ nhật ký hành quân của
Trung tâm hành quân Sư đoàn 3 BB ) thì Tướng Giai ra lệnh các cánh quân
rút về Quảng Trị là sáng ngày 30- 4 -1972, các đơn vị đã ổn định vị trí
trong đêm 30-4 tại bờ Nam sông Thạch Hãn, tức là phía Bắc thành phố
Quảng Trị ( Cổ thành Quảng Trị ).
Nhưng đến 5 giờ sáng
ngày 1-5-1972 Tướng Giai lại cho lệnh rút khỏi thành phố Quảng Trị để
tránh pháo. Rồi đến sáng
ngày 2-5-1972 Tướng Giai đã cho lệnh rút khỏi tỉnh Quảng Trị mặc dầu ông
đã nghe lệnh cố thủ của Tướng Lãm vào buổi sáng ngày 1-5-1972 ( Cũng có
thể là lệnh của Tướng Thiệu theo như phỏng đoán của tướng Trưởng ).
Như vậy sự thực Tướng
Gai đã cho lệnh rút từ Bắc Quảng Trị về thủ tuyến phía Nam sông Thạch
Hãn, tức là tuyến Cổ Thành Quảng Trị.
Rồi hai ngày sau mới cho lệnh rời bỏ Quảng Trị để về bờ Nam sông
Mỹ Chánh.
Thời đó dư luận người
Việt lưu vong vẫn tin vào những gì Tướng Trưởng viết.
Mãi cho đến tháng 9 năm 2005.
Trong dịp lễ tang của Tướng Lê Văn Thân, Tướng Giai có nói chuyện
với Thiếu tá Nguyễn Chí Khả, cựu Trưởng phòng Chính huấn của Sư đoàn 3
BB :
“Trước khi tiến hành
cuộc triệt thoái vào đầu tháng 5/1972, Tướng Giai đã thông báo cho Cố
vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh, và yêu cầu vị cố vấn này khẩn báo cho Cố
Vấn trưởng Quân đoàn 1 để báo lại cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư
lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1. ( Theo lời của một số sĩ quan Bộ Tư lệnh Sư
đoàn 3 Bộ binh thì sở dĩ Tướng Giai không xin lệnh trực tiếp của Tướng
Lãm vì ông biết Tướng Lãm luôn luôn ra lệnh cố thủ mà thôi ).
[ Bài viết “Tư lệnh mặt trận giới tuyến- Vũ Văn Giai, điều chưa
nói đến” của Thiếu tá Nguyễn Chí Khả ].
Rõ ràng Tướng Giai đã
ra lệnh bỏ ngỏ tỉnh Quảng Trị mà không xin lệnh cấp chỉ huy của ông là
Tướng Lãm; nhưng lại nhờ cố vấn trưởng Quân đoàn xin giùm, bởi vì xin
thẳng thì sợ Tướng Lãm từ chối.
Không biết vụ “nhờ xin giùm” này có thật hay không nhưng điều này
cũng chứng minh được rằng quả thựcTướng Giai rút quân mà không xin lệnh
của cấp trên. Và rồi chính
cựu Tướng Vũ Văn Giai cũng thú nhận về việc xin lệnh rút lui trong một
cuộc nói chuyện với giáo sư Trần Gia Phụng ngày 25-7-2011:
“Tôi xin nói ngay là
chúng tôi không rút lui mà chúng tôi chuyển quân chiến thuật. Trước khi
ra lệnh di chuyển về tuyến 3 (sông Mỹ Chánh), tôi đã trình lên Bộ tư
lệnh Quân đoàn I, đồng thời khi biết quyết định nầy, đại tá Metcalf điện
báo cho thượng cấp của ông là đại tướng Creighton Abrams, thì tướng
Abrams trả lời cho Metcalf như sau: “Tướng Giai có toàn quyền hành động”
*[ Trần Gia Phụng, bài viết “Trò chuyện với Tướng Vũ Văn Giai” ].
Nghĩa là Tướng Giai
xác nhận đã có xin lệnh rút quân nhưng mà xin cố vấn Mỹ chứ không phải
xin lệnh Tướng Lãm; và
Tướng Giai đã được phép rút lui khỏi Quảng Trị. nhưng mà là Tướng Abrams
cho phép chứ không phải Tướng Lãm.
Trong khi đó Tướng
Giai chỉ thông báo cho cấp trên của ông ( Tướng Lãm ) biết rằng ông đã
quyết định rút quân ( Tôi đã trình BTL/QĐ1 ), tức là ông đã đi ngược hệ
thống quân giai bởi vì theo hệ thống quân giai thì phải có lệnh của
Tướng Lãm ông mới được rút, nhưng đằng này ông tự ý quyết định rút rồi
mới trình cho Tướng Lãm biết .
Vậy thì ông bị lột
lon xuống còn binh nhất thì không oan chút nào;
ông chẳng biết hệ thống quân giai là cái gì thì lẽ ra phải cho
ông xuống binh nhì mới đáng.
Ngoài ra ông xác nhận rằng ông ra lệnh rút về Mỹ Chánh, tức là
rút ra khỏi tỉnh Quảng Trị,*( Chứ không phải rút về sông Thạch Hãn như
Tướng Trưởng đã viết ).
Đã vậy, thay vì đáp
xuống Mỹ Chánh để tiếp tục chỉ huy thì ông lại bay luôn về Đà Nẵng, như
vậy là bỏ chạy chứ không phải “chuyển quân chiến thuật”.
Tướng Thiệu đã cách
chức và truy tố Tướng Giai là hoàn toàn đúng chứ không oan.
Lỗi lầm của Tướng Giai không thể nào châm chước được.
Đáng tiếc là có nhiều người đã lợi dụng việc Tướng Giai bị kỹ
luật để công kích Tướng Thiệu khiến cho Tướng Giai có vẻ như là một nạn
nhân bị “thí” để cứu vãn danh dự cho Tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu khi
ông ta để mất tỉnh Quảng Trị.
Thực ra nếu Tướng
Giai có lỗi thì những người chỉ huy trực tiếp của ông ta là Tư lệnh Quân
đoàn 1 Hoàng Xuân Lãm và Tổng tham mưu Trưởng Cao Văn Viên phải chịu
trách nhiệm chứ không phải là Tướng Thiệu.
Vì vậy mà Tướng Thiệu đã phải chứng tỏ uy quyền của người Tổng tư
lệnh bằng cách ký lệnh phạt Tướng Cao Văn Viên, cách chức tướng Hoàng
Xuân Lãm và quyết định điều Tướng Lê Nguyên Khang về làm phụ tá cho
Tướng Viên, giao hẵn Sư đoàn Thủy quân lục chiến cho Đại tá Bùi Thế Lân
làm Tư lệnh.
Đây là một lệnh rất
cương quyết để chừng tỏ quyền uy của Tổng thống VNCH kiêm Tổng Tư lệnh
quân đội VNCH. Nếu Tướng
Thiệu không cương quyết như vậy thì QLVNCH không còn là quân đội nữa.
Quyết định của Tướng
Thiệu
Mặc dầu biết cách
chức Tướng Hoàng Xuân Lãm là oan, nhưng muốn phạt Cao Văn Viên và Lê
Nguyên Khang thì bắt buộc Tướng Thiệu phải hy sinh Tướng Hoàng Xuân Lãm,
bởi vì Tướng Viên đã ghim ghút việc Tướng Thiệu làm việc thẳng với tướng
Lãm trong trận Hạ Lào.
Kể từ trận Hạ Lào
Tướng Viên “không thể nào hăng say phục vụ như trước nữa”
*( Nguyên văn của Tướng Viên viết trong sách “Những Ngày Cuối Của
Việt Nam Cọng Hòa”, Nguyễn Kỳ Phong, trang 256. Thực ra không phải tướng
Viên không hăng say phục vụ, mà là “phục vụ với tinh thần bất mãn” ).
Tướng Thiệu biết
Tướng Viên bất mãn nhưng không thay được vì : “Mỹ phản đối” ( Lời của
Tướng Thiệu nói với Tướng Trần Văn Đôn, trong hồi ký của Tướng Đôn,
trang 429 ). Lý do “Mỹ phản
đối” đã được tướng Westmoreland nói rõ trong hồi ký của ông :
“Nhân vật thứ nhì mà
theo tôi chỉ sau Tổng thống Thiệu là Tướng Cao Văn Viên.
Tôi rất thán phục ông này vì tính tình chân thật trung tín, ít
nói, thông minh, lịch duyệt như một nhân vật ngoại giao”.
Westmoreland đưa ra
ví dụ về tính cách lịch duyệt của Tướng Viên :
“Tướng Viên không
thích có những xích mích với thuộc cấp về các vấn đề mà ông cho là tế
nhị. Nếu muốn chuyển 2 tiểu
đoàn TQLC từ Vùng 2 về Sài Gòn, ông không bao giờ dùng quyền Tham mưu
trưởng để ra lệnh cho Tư lệnh TQLC, ông chỉ đợi khi nào 2 tiểu đoàn có
việc phải di chuyển trong Vùng.
Lúc phi cơ chở họ cất cánh khỏi mặt đất thì ông mới ra lệnh cho
bộ phận Không quân đổi hướng bay về Sài Gòn.
Khi bị Tướng Vùng phản đối, Viên sẽ nói “Xin lỗi vậy” ( Bản tiếng
Việt trang 354 ).
Đây không phải là
phong cách chỉ huy của một người làm tướng, người làm tướng phải có uy,
phải làm sao cho cấp trên nể trọng và cấp dưới mến phục.
Phong cách chỉ huy của Tướng Viên qua nhận xét của Westmoreland
đã chứng minh vì sao nhiều khi Tướng Thiệu phải trực tiếp can thiệp vào
những chuyện không đáng trong quân đội trong khi ông rất bận trong công
tác hành pháp.
Ngoài ra người thay
thế Westmoreland là Đại tướng Abrams cũng đưa ra nhận xét :
“Tướng Viên chưa bao giờ nói dối với tôi một chuyện gì. Khi không
thể nói được thì ông nói không nói được.
Nhưng khi ông nói một chuyện gì rồi, thì tôi tin đó là sự thật.”
( Nguyễn Kỳ Phong trích thuật từ “The Abrams Tapes” ). Nghĩa là Tướng
Viên không bao giờ nói “không” với các viên chức HK ].
Về trận Mùa Hè 1972,
Tài liệu của đại sứ Bunker có ghi lại thái độ của Tướng Thiệu ngay khi
ông nhận được tin Tướng Giai đã bỏ ngỏ Cổ thành Quảng Trị sau khi đã
biếu không căn cứ Ái Tử cho quân CSVN:
“Abrams và Bunker, cả
hai người đều gặp Thiệu vào hôm 2 tháng 5 để đề nghị có những thay đổi
về các tướng lãnh chỉ huy.
Tất cả đều duyệt lại tình hình đã trải qua và Thiệu yên lặng không hề đả
kích về bộ tham mưu của ông ta.
Mãi đến phút cuối cùng, Thiệu bật nói, không có lý do gì Quảng
Trị lại bị thất thủ. Tướng
Giai phải là người chịu trách nhiệm về sự thất bại này.” ( Stephen
Young, Victory Lost, bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 464 ).
Đoạn tài liệu này cho
thấy Tướng Thiệu cũng rất khổ tâm trước sự bất tài của Tướng Giai.
Đối với Abrams và Bunker thì ông không muốn “vạch áo cho người
xem lưng” bởi vì trước quân đội, trước nhân dân ông cũng phải chịu trách
nhiệm do đã bổ nhiệm Tướng Giai làm Tư lệnh Sư đoàn 3 BB.
Công bình mà nói thì
không phải Tướng Thiệu sơ suất khi quyết định bổ nhiệm Tướng Giai, bởi
vì lực lượng chính của Sư Đoàn 3 BB là Trung đoàn 2 BB thuộc Sư đoàn 1
BB. Nhưng đặc biệt Trung
đoàn 2 có tới 5 Tiểu đoàn và mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội cho nên có tới
20 đại đội tác chiến. Vì
vậy chỉ cần điều thêm 7 đại đội nữa là đủ 27 đại đội để thành lập Sư
đoàn 3 BB ( Gồm 3 Trung đoàn, mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn và mỗi tiểu
đoàn có 3 đại đội ).
Trong khi đó người
chỉ huy Trung đoàn 2 BB từ năm 1966 đến 1969 là Đại tá Vũ Văn Giai.
Sau đó Đại tá Giai lên làm Tư lệnh phó Sư đoàn 1 BB.
Đến trận Hạ Lào năm 1971 thì Đại tá Giai được thăng cấp Chuẩn
tướng do chiến công của Trung đoàn 2 BB tại Tchepone.
Và ông tiếp tục chỉ huy Trung đoàn 2 BB với cương vị Tư lệnh phó
sư đoàn cho tới ngày Trung đoàn 2 BB trở thành Sư đoàn 3 BB.
Do đó không ai phải
chịu trách nhiệm về việc bổ nhiệm Tướng Giai bởi vì ông đã được thăng
cấp và thăng chức nhờ “sống lâu lên lão làng”.
Nếu lúc đó mà Tướng Thiệu bổ nhiệm một vị tướng khác thì mới là
“có vấn đề” phe đảng hay “mua quan bán chức”.
Tướng Thiệu đã nằm
xuống vào năm 2001, trong dịp này nữ ký giả Fallaci lên tiếng kêu gọi dư
luận hãy trả lại sự công bình cho Tướng Thiệu nhưng đáng tiếc là Tướng
Ngô Quang Trưởng không hề lên tiếng.
Và sau khi Tướng Trưởng qua đời năm 2007 thì đến năm 2011 Tướng
Giai mới lên tiếng thanh minh cho mình, nhưng trong khi thanh minh ông
đã vô tình tiết lộ những chi tiết xác nhận Tướng Thiệu đã làm đúng.
(5)
CHẬN ĐỨNG QUÂN BẮC VIỆT TẠI HUẾ
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Năm 1972, ngày 2-5,
lúc sáng sớm, Tướng Vũ Văn Giai
tuyên bố bỏ ngỏ thành phố Quảng Trị và di tản chiến thuật.
Lúc 4 giờ 55 chiều,
Tướng Giai cùng với các cố vấn HK và một số sĩ quan tham mưu đã bay về
Đà Nẵng bằng 3 chiếc trực thăng C.54 của Mỹ.
Thành phố Quảng Trị bỏ ngỏ, thành phố Huế trở thành địa đầu giới
tuyến của Miền Nam. Tình
hình tại Huế trở nên loạn lạc với đoàn người di tản đến từ Quảng Trị
trong khi dân chúng Huế bắt đầu khăn gói lo chạy về Đà Nẵng.
Cũng trong ngày 2-5,
tại Sài Gòn : “Abrams và
Bunker, cả hai người đều gặp Thiệu để đề nghị có những thay đổi về các
tướng lãnh chỉ huy” ( Stephen Young, Victory Lost, bản dịch của Nguyễn
Vạn Hùng trang 464 ).
Ngày 3-5, Tướng
Nguyễn Văn Thiệu quyết định cử Tướng Ngô Quang Trưởng đang làm Tư lệnh
Quân đoàn 4 ra Đà Nẵng giữ chức Tư lệnh quân đoàn 1 thay cho Tướng Hoàng
Xuân Lãm.
*Chú giải :
Tướng Thiệu cử tướng Trưởng thay tướng Lãm là theo yêu cầu của
phía Mỹ, trong khi ông biết Tướng Lãm “cứng” hơn Ngô Quang Trưởng rất
nhiều. Thâm niên cấp bậc và
thâm niên chức vụ cũng dày dạn hơn.
Lúc này toàn bộ Sư
đoàn TQLC đã tham chiến tại Quảng Trị nhưng tướng Tư lệnh Lê Nguyên
Khang vẫn nằm tại Sài Gòn.
Trước khi trận Mùa Hè bùng nổ thì Sư đoàn TQLC có 2 Lữ đoàn hoạt động
tại Quảng Trị nhưng Bộ tư lệnh Sư đoàn và Trung tướng Lê Nguyên Khang
không ra Quảng Trị để chỉ huy quân của mình bởi vì ông sẽ dưới quyền chỉ
huy của Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, điều này không xứng với cấp bậc cao hơn
của ông
Lẽ ra nếu Trung tướng
Lê Nguyên Khang chịu ra chỉ huy Mặt trận Quảng Trị ( chỉ huy cả Tướng
Giai ) thì mọi việc yên xuôi, nhưng ông cho rằng chỉ huy quân đội trong
1 tỉnh thì không xứng đáng với vai vế của ông.
Vả lại nếu chỉ huy mặt trận Quảng Trị thì ông lại phải dưới quyền
của tướng Hoàng Xuân Lãm, môt kẻ đối đầu của ông trong vụ chọn Tướng
Thiệu hay Tướng Kỳ làm Tổng thống.
Vì vậy khi Bunker và
Abram yêu cầu thay chức Tư lệnh Quân khu 1 thì Tướng Thiệu cần phải có
người cao vai vế hơn Tướng Khang mới chỉ huy nổi ông Tư lệnh Sư đoàn
TQLC Lê Nguyên Khang trong khi phía Mỹ lại muốn Ngô Quang Trưởng là một
người vai vế thấp hơn Lê Nguyên Khang rất xa.
Cuối cùng Tướng Thiệu
quyết định cách chức cả Tướng Lãm lẫn Tướng Khang, cử Đại tá Bùi Thế Lân
làm tư lệnh Sư đoàn TQLC, đồng thời ký lệnh phạt Tướng Cao Văn Viên vì
không giải quyết nổi vụ lùm xùm giữa tướng Khang và Tướng Lãm.
Ông phạt Tướng Viên là để dằn mặt Abram đã can thiệp quá nhiều
vào nội bộ quân đội VNCH bởi vì ông biết Viên là người của Mỹ ( Hồi ký
của Tướng Trần Văn Đôn, trang 429 ).
Năm 1972, ngày 4-5,
Tướng Ngô Quang Trưởng bay ra Huế, họp các đơn vị trưởng của lực lượng
quân sự đang có mặt tại Quân đoàn 1.
Ông cho máy bay phát loa cho biết ông đã nhân nhiệm vụ Tư lệnh
Quân đoàn 1 và kêu gọi dân chúng hãy bình tỉnh, không di tản, chuẩn bị
hầm hố tránh bom đạn và dự trữ lương thực.
Đồng thời ban bố tình trạng thiết quân luật, xử bắn ngay tại chỗ
những phần tử lợi dụng tình hình để cướp bóc hay tung tin gây náo loạn.
Nhờ uy tín của Tướng
Trưởng đã có từ trước cho nên dân chúng Huế bình tỉnh chuẩn bị cùng quân
đội chiến đấu trong vị trí địa đầu giới tuyến. Công cuộc ổn định tình
hình cũng nhờ uy tín và khả năng chính trị của Đại tá Lê Văn Thân, người
trước đây đã giữ chức vụ Tỉnh trưởng Thừa Thiên trong nhiều năm và rất
được lòng dân chúng Huế.
Trước đó Đại tá Thân theo Tướng Trưởng phục vụ tại Bộ tư lệnh Quân đoàn
4. Nay ông nhận được lệnh
theo Tướng Trưởng trở về phục vụ tại Bộ tư lệnh Quân đoàn 1.
Tướng Trưởng thành
lập Bộ chỉ huy tiền phương của Quân đoàn 1 ngay tại Huế ( Trước đó Tướng
Lãm và Bộ tư lệnh nằm tại Đà Nẵng ).
Ngoài ra cũng thành lập “Trung tâm điều hợp hỏa lực” để điều hành
hoạt động phối hợp giữa pháo binh VNCH với Không quân và Hải pháo Hoa
Kỳ. Thành lập “Toán đặc
biệt” chuyên thâu thập tin tức về các vị trí đóng quân và vị trí pháo
binh của CSVN trong vùng do CSVN tạm chiếm đóng.
Ngày 5-5,
Tướng Trưởng phổ biến
kế hoạch phòng thủ tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.
Sư đoàn 1 Bộ binh của Thiếu tướng Phạm Văn Phú trách nhiệm phòng
thủ và chuẩn bị phản công tại mặt Tây và Tây Nam Huế.
Sư đoàn TQLC phòng thủ tuyến Mỹ Chánh là mặt Bắc và Đông Bắc Huế.
Các đơn vị địa Phương quân và Nghĩa quân tại các quận phía Tây và
phía Bắc thành phố Huế dưới quyền điều động trực tiếp của Sư đoàn 1 BB
và Sư đoàn TQLC.
Ngoài ra Tướng Trưởng
cũng thiết lập kế hoạch ngăn chận cuộc tiến quân của CSVN bằng pháo
binh, phi cơ ném bom và hải pháo.
Kế hoạch được đặt tên là “Kế hoạch Lôi Phong”.
Pháo kích và oanh tạc liên tục ngày đêm vào khu vực đóng quân của
CSVN tại phía Bắc sông Mỹ Chánh.
Kế hoạch này giúp cho quân đội VNCH có thời gian tái phối trí lực
lượng, bổ sung quân số và huấn luyện bổ túc để từ thế cầm cự chuyển sang
thế công.
Ngày 8-5,
Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2
Dù ,do Đại tá Trần Quốc Lịch chỉ huy, cùng với các tiểu đoàn 2,7 và 11
Dù đổ xuống phi trường Huế.
Trước đó Lữ đoàn 2 Dù đang tham chiến tại Kontum. Tiểu đoàn 11 Dù bị tổn
thất nặng sau trận tử chiến với Sư đoàn 320 CSVN tại căn cứ Charlie,
Kontum, Trung tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Bảo tử trận, Thiếu tá Lê
Văn Mễ lên thay thế.
Buổi chiều Tiều đoàn
11 Dù chạm địch khi vừa xuất phát tại quận đường Phong Điền để tiến
chiếm bờ phía Nam thượng lưu sông Mỹ Chánh.
Quân CSVN pháo kích và tấn công biển người vào quân Dù, Thiếu tá
Mễ bị thương, Thiếu tá Thành lên thế.
Trận chiến kéo dài suốt đêm.
Ngày 9-5,
Lúc 3 giờ 30 sáng,
tại quận Phong Điền, quân CSVN tăng cường 3 xe tăng T.54 tấn công Tiểu
đoàn 11 Dù VNCH. Toán thám báo của quân Dù phục kích và bắn hủy cả ba
chiếc bằng súng chống tăng M.72 và XM202. Bắt sống 1 Thượng tá CSVN và 2
tiền sát viên pháo binh. Tịch thu 11 súng phòng không 30 ly ( do súng
nặng, không thể vác theo trên đường rút chạy ).
Ngày 10-5, Liên đoàn
1 Biệt động quân sau khi hoàn tất “tái tổ chức” đơn vị ( Bổ sung quân
số, tái trang bị và huấn luyện ) đã trở
lại Huế tham gia phòng tuyến Mỹ Chánh do Sư đoàn TQLC chỉ huy.
Lúc này quân VNCH tại Huế là 35.000 người.
Ngày 12-5, Đại đội
trinh sát của Lữ đoàn 369 TQLC vượt sông Mỹ Chánh, thám sát khu vực Bắc
Mỹ Chánh để thiết lập đầu cầu phản công tái chiếm Quảng Trị.
Ngày 13-5, Tiểu đoàn
3 và Tiểu đoàn 8 TQLC/VNCH được trực thăng vận đổ xuống Hải Lăng để đánh
vu hồi trở lại Sông Mỹ Chánh, tức là đánh bọc hậu tuyến phòng thủ của
Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304 CSVN trên bờ Bắc sông Mỹ Chánh.
Quân CSVN tạt về phía thượng nguồn sông Mỹ Chánh.
Ngày 14-5, lúc 11 giờ
đêm quân CSVN pháo kích và tấn công bằng xe tăng vào vị trí phòng thủ
của Tiểu đoàn 11 Dù tại bờ Nam thượng lưu sông Mỹ Chánh.
Cuộc chiến kéo dài tới sáng.
Ngày 15-5,
-Mờ sáng, quân CSVN
rút khỏi chiến trường để tránh bom của phi cơ.
24 phi xuất máy bay Fantom đã dọn đường cho quân Dù phản kích.
Kết quả có 26 xe tăng bị bắn cháy, gồm T.54, BTR.85 , và PT.76.
-Quân CSVN bỏ lại rất
nhiều xác chết chung quanh vòng rào phòng thủ của Tiểu đoàn 11 dù ( Số
xác này bị kẹt trong vòng rào kẽm gai cho nên dân công của CSVN không
thể khiêng đi được ). Phía quân VNCH có 20 người chết và bị thương do
đạn pháo.
-Sư đoàn 1 Bộ binh
tấn công chiếm lại căn cứ Bastogne và căn cứ Birmingam ở phía Tây thành
phố Huế.
Ngày 16-5, buổi
chiều, Trung đoàn 3 Bộ binh thuộc Sư đoàn 1 BB chiếm được căn cứ
Bastone.
BÙI ANH TRINH
(6) ỔN ĐỊNH
HUẾ VÀ TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Năm 1972, ngày 9-5,
Lúc 3 giờ 30 sáng, tại quận Phong Điền, quân CSVN tăng cường 3 xe tăng
T.54 tấn công Tiểu đoàn 11 Dù VNCH. Toán thám báo của quân Dù phục kích
và bắn hủy cả ba chiếc bằng súng chống tăng M.72 và XM202. Bắt sống 1
Thượng tá CSVN và 2 tiền sát viên pháo binh. Tịch thu 11 súng phòng
không 30 ly ( do súng nặng, không thể vác theo trên đường rút chạy ).
*Chú giải :
Súng chống tăng M.72, còn gọi là hỏa tiễn Law, là loại súng phóng
hỏa tiễn, ống phóng làm bằng sợi thủy tinh, đường kính 66 ly.
Quả đạn có khối thuốc nổ nặng 2,4 ký;
toàn thể súng cân nặng 2,8 ký.
Súng được chế tạo năm 1963 để thay thế cho loại súng chống tăng
Bazoka được sử dụng trong thời Thế chiến 2.
So với M.72 thì Bazoka quá lỗi thời vì nặng và cồng kềnh.
Tháng 1 năm 1968, 100
khẩu M.72 được dùng để bắn đoàn xe tăng lội nước PT.76 của CSVN tại đồn
Làng Vei, Khe Sanh. Tuy
nhiên kết quả là 100 khẩu M.72 không hạ được chiếc xe tăng nào.
Trong khi đó quân CSVN mở cuộc tổng tấn công Mậu Thân với loại vũ
khí chống tăng do Liên Xô mới chế tạo, đó là súng chống tăng B.40.
Ngoại trừ xe tăng có vỏ thép dày như M.41, M.48, tất cả các loại
thiết giáp như M.113 đều bị B.40 hạ dễ dàng.
Tuy nhiên thời đó quân đội VNCH và HK cũng chưa để tâm lo lắng về
việc chống tăng bởi vì quân CSVN tại Miền Nam không có xe tăng.
Đến trận Hạ Lào năm
1971 thì quân VNCH chạy dài mỗi khi xe tăng CSVN xuất hiện.
Bí quá Bộ tư lệnh quân đội HK tại Việt Nam (MACV) đành phải đưa
số súng M.72 của quân đội HK cho các tiểu đoàn TQLC nhập trận vào giai
đoạn chót. Tuy nhiên kết
quả chỉ có 2 chiếc T.54 bị hạ bằng M.72 tại căn cứ Delta do vì 2 chiếc
xe tăng này đã tới sát hàng rào căn cứ, nghĩa là quá gần.
Sau đó MACV đem hằng
loạt súng M.72 ra bắn thử nghiệm vào các chiếc xe tăng bị hư tại bãi bắn
của Trung tâm huấn luyện Quang Trung thì thấy đạn M.72 vẫn có khả năng
làm dứt xích xe tăng hoặc xuyên thủng mặt hông hay mặt sau của xe tăng.
Vì vậy MACV chủ trương dùng số M.72 phế thải của quân đội Mỹ
trang bị cho các đơn vị bộ binh VNCH.
Trong khi đó quân đội Mỹ được trang bị vũ khí chống tăng bằng
súng phóng hỏa tiễn Tow.
Cũng sau trận Hạ Lào,
các đơn vị bộ binh VNCH được huấn luyện sử dụng hỏa tiễn Tow nhưng chỉ
bắn thực tập bằng súng không chứ không có trái đạn.
Và rồi sau đó thì quân đội VNCH cũng không có Tow, nhưng thay vì
Tow là M.72.
Thực ra khuyết điểm
của M.72 không phải là do khuyết điểm kỹ thuật, mà là do khuyết điểm
chiến thuật. M.72 chỉ bắn
trúng đích trong vòng dưới 100 mét bởi vì phải ngắm mục tiêu bằng mắt
trần, bắn độ ( nòng súng quay qua phải, qua trái hay nâng lên, chúc
xuống đều do sự áng chừng của xạ thủ và chỉ bắn một lần là vứt luôn súng
chứ không thể điều chỉnh cho trái đạn khác nếu bắn trật ).
Trong khi đó súng đại
liên trên xe tăng có khả năng bắn rất hiệu quả từ 200 mét đến 1.200 mét.
Như vậy khi người xạ thủ M.72 chờ cho xe tăng tới gần dưới 100
mét thì trước đó súng đại liên của xe tăng đã vãi đạn như mưa về anh ta,
cho nên người xạ thủ chỉ có nước bỏ chạy chứ không thể nào đủ bình tỉnh
chờ xe tới gần.
Để khắc phục khuyết
điểm bắn xa không trúng, người ta nghĩ ra cách tận dụng các khẩu M.72 đã
lỡ sản xuất bằng cách ghép 4 ống phóng M.72 thành 1 súng với 1 tay cò,
khi bắn xong trái thứ nhất thì nòng của trái thứ 2 nằm thế vào vị trí
nòng của trái đạn vừa phóng đi; người xạ thủ bắn trái thứ nhất thấy đạn
đi qua phải thì nhích ống phóng qua trái để bấm cò trái thứ 2;
nếu thấy đạn nổ cắm trước xe tăng thì nâng ống phóng lên 1 chút
để nổ trái thứ 3, nếu thấy đạn ăn cao qua khỏi xe thì hạ ống phóng xuống
một chút để bấm cò trái thứ 4.
Nhưng với cả một
“dàn” phóng hỏa tiễn trên vai thì lại càng khó trúng hơn là 1 ống. Loại
súng cải tiến này được đặt tên là XM 202.
Trong thuật ngữ vũ khí học thì chữ XM có nghĩa là đang còn thử
nghiệm. Sau khi thử nghiệm
thấy thất bại cho nên XM 202 chẳng bao giờ được đưa vào sản xuất.
Lần này quân của Tiểu
đoàn 11 Dù bắn được cả 3 chiếc bởi vì họ phục kích trong đêm, xe tăng
chạy ngang qua trước mặt và họ bấm cò, viên đạn trúng ngay xích phía
hông cho nên phá hủy được tăng T.54.
Nhưng chỉ là phục kích ban đêm, chứ nếu là ban ngày thì xe tăng
bị đứt xích nhưng súng đại liên trên xe vẫn còn thì những người phục
kích không thể nào thoát khỏi trận mưa đạn đại liên của xe tăng ).
Năm 1972, ngày 20-5
-Quân Sư đoàn 1
BB/VNCH tái chiếm cứ điểm Chekmate.
-Tiểu đoàn 3 Dù sau
khi tử chiến với quân CSVN tại An Lộc đã lên đường đến Quảng Trị để tăng
cường lực lượng tái chiếm Quảng Trị.
Ngày 21-5, lần đầu
tiên quân đội VNCH nhận được hỏa tiễn chống tăng Tow do phi cơ vận tải
C.5 và C 141 chở đến Huế
*[ Mỗi súng được gắn
trên 1 xe jeep cho nên phi
cơ phải chở luôn xe Jeep. Vì thời đó Tow vẫn còn là một loại vũ khí mật
của quân đội HK cho nên mỗi phân đội Tow, 8 khẩu, đều có cố vấn Mỹ đi
theo để làm biên bản tiêu thụ đạn và xin cấp đạn mới.
Và mỗi Quân khu
1,2,3 chỉ có 2 phân
đội Tow. Con số 16 súng Tow
cho 1 Quân khu thì không đủ thiếu tới đâu so với nhu cầu chiến trường;
bởi vì một xe tăng địch xuất hiện thì cần tối thiểu 1 súng, nhưng CSVN
có tới hằng ngàn xe tăng .
Và thông thường xe tăng chạy xích nên đi trên đường rừng núi, tại các
nơi đó không thể đưa xe jeep tới được cho nên Tow chỉ để làm yên lòng
quân Bộ binh mà thôi, có tính cách như thuốc an thần ].
Ngày 22-5,
-Bộ tư lệnh Sư đoàn
Dù VNCH và Bộ chỉ huy Lữ đoàn 3 Dù đáp xuống Huế để tăng cường lực lượng
tái chiếm Quảng Trị.
-Trung đoàn 4 Bộ binh
thuộc Sư đoàn 2 BB đến Huế để thay thế cho Lực lượng Dù phòng thủ khu
vực Nam sông Mỹ Chánh.
Trong khi đó quân Dù chuẩn bị vượt sông tiến về Quảng Trị.
Ngày 24-5,
-Tiểu đoàn 7 TQLC đổ
bộ vào bờ biển phía Đông Quảng Trị.
-Cùng lúc đó trực
thăng đổ Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 6 TQLC xuống một địa điểm phía Tây
Quảng Trị để đánh vu hồi về bờ Bắc thượng lưu sông Mỹ Chánh.
Tiểu đoàn 6 TQLC chạm súng với Trung đoàn 18 CSVN
Ngày 25-5, quân Bộ
binh CSVN cùng với xe tăng tấn công tuyến phòng thủ phía thượng lưu sông
Mỹ Chánh của Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 9 TQLC nhưng bị đẩy lui.
Năm 1972, ngày 28-5,
buổi sáng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến Huế
thăm viếng đồng bào tị nạn chiến tranh và ủy lạo chiến sĩ.
Sau đó ông ban lệnh chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị và gắn cấp bậc
Chuẩn tướng cho Đại tá Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn TQLC.
Lúc này cả 3 Lữ đoàn TQLC đã có mặt đầy đủ tại Quân khu 1.
Còn Sư đoàn Dù thì đã có Lữ đoàn 2 và Lữ đoàn 3, riêng Lữ đoàn 1
bận đánh nhau với quân CSVN tại An Lộc ngay từ ngày đầu cuộc chiến.
Giờ đây Lữ đoàn 1 Dù
đã hoàn thành nhiệm vụ tại An Lộc và đang trên đường bay ra Huế.
Năm 1972, ngày 20-7,
quân đội VNCH chiếm lại Cổ thành Quảng Trị sau hơn 1 tháng rưỡi chiến
đấu. Sau đó phía VNCH ngưng
tấn công để chờ kết quả hòa đàm tại Paris.
Vì vậy cho tới ngày ngưng bắn 1973 quân CSVN vẫn còn chiếm khu
vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị, từ sông Thạch Hãn đến sông Bến Hải.
BÙI ANH TRINH
(7) CHIẾN
TRƯỜNG KONTUM
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Tình hình
Kontum trước trận tấn công
Địa hình :
Kontum là tỉnh cực
bắc của vùng Tây Nguyên tức là vùng phía Tây của Miền Trung Việt Nam.
Toàn tỉnh Kontum nằm trên Quốc lộ 14 cho nên tuyến đường giao
thông duy nhất để tiếp tế cho Kontum là Quốc lộ 14 từ Pleiku.
Phía bắc của tỉnh
Kontum là quận Dakto với thị trấn Tân Cảnh nằm trên giao lộ giữa Quốc lộ
14 chạy theo hướng Bắc Nam và Liên tỉnh lộ 512 chạy sang Lào.
Dọc theo phía Tây của Quốc lộ 14 từ Thị xã Kontum đến quận Dak Tô
có con sông Pô Kô cũng chạy theo hướng Bắc Nam.
Và dọc bên bờ Tây của đoạn sông này có dãy núi Chư Thoi với hai
đỉnh cao 1015 và 1049 mà sau này quân Dù VNCH lập thành cứ điểm Charlie
và Delta. Đối diện với dãy
núi Chư Thoi bên kia Quốc lộ 14 là làng Võ Định, nơi sau này đặt Bộ chỉ
huy của Lữ đoàn Dù VNCH.
Lực lượng CSVN :
Theo hồi ký của Tướng
CSVN Đặng Vũ Hiệp, cuối năm 1971 lực lượng CSVN tại Tây Nguyên có 4
trung đoàn chủ lực là Trung đoàn 28, Trung đoàn 66, Trung đoàn 95 và
Trung đoàn 40 ( Mỗi trung đoàn khoảng 2.500 người ).
Đến đầu năm 1972, Hà
Nội tăng cường thêm Sư đoàn 320A ( 10.000 người ), do Nguyễn Kim Tuấn
làm Tư lệnh và Phí Triệu Hàm làm chính ủy , Trung đoàn 24 B ( 2.500
người ), Trung đoàn 7 Công binh, Trung đoàn 675 Pháo binh, 3 tiểu đoàn
pháo cao xạ 37 ly, 1 tiểu đoàn Tăng T.54, 1 đại đội tên lửa chiến thuật
B.72 ( Hỏa tiễn điều khiển bằng dây AT.3 ), 1 đại đội pháo cao xạ tự
hành 57 ly, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn thông tin. Đến tháng 4-1971
Tây Nguyên được tăng cường thêm Sư đoàn 2 CSVN ( thiếu 1 trung đoàn,
7.000 người ), do Lê Đình
Yên làm chính ủy và Nguyễn Chơn làm tư lệnh.
Tướng Hoàng Minh Thảo
cho ghép Trung đoàn 66 biệt lập vào Sư đoàn 2 cho đủ bộ 1 sư đoàn, đồng
thời ghép các trung đoàn biệt lập 28, 95 và 40 thành một sư đoàn, lấy
tên là F.10 ( Là tên của sư đoàn bị đánh tan năm 1966 tại Pleijereng ).
Như vậy tổng số đơn vị bộ binh của CSVN tham gia trận chiến tại
Kontum là 3 sư đoàn chính quy ( Khoảng 30.000 người )..
Cũng theo Tướng Đặng
Vũ Hiệp thì tháng 8 năm 1971 Bộ chính trị ĐCSVN quyết định đánh lớn vào
mùa xuân năm 1972. Nghĩa là
sau khi Kissinger đi Bắc Kinh về, và sau khi Chu Ân Lai bí mật sang Hà
Nội để thông báo về nội dung cuộc tiếp xúc giữa ông ta và Kissinger.
Cuối tháng 10-1971
Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên ( Mặt trận B.3, do Trần Thế Môn làm chính ủy
và Tướng Hoàng Minh Thảo làm tư lệnh ) họp bàn triển khai kế hoạch đánh
Tây Nguyên.
Đầu tháng 2 năm 1972
các đơn vị tăng viện từ ngoài Bắc vào khiến cho số lương thực dự trữ
không đủ cung ứng cho số quân quá đông, cho đến ngày trận chiến khai
diễn số lương thực dự tính cho trận chiến chỉ mới có được 35%.
Số còn lại một phần chờ xe chở gạo vào sau, một mặt kêu gọi dân
chúng trong vùng cho mượn thóc giống và khoai sắn, tất cả được 375 tấn.
Lực lượng VNCH :
Trong khi đó về phía
VNCH đã bắt được tin quân CSVN chuẩn bị đánh lớn vào tháng 12 năm 1971
với các bức không ảnh cho thấy 1 sư đoàn của CSVN di chuyển từ Thanh Hóa
vào Nam. Theo như giải đoán
của phòng tình báo MACV và của chi nhánh CIA tại Sài Gòn thì đây là Sư
đoàn 320 CSVN, và Hà Nội dự trù đưa sư đoàn này vào đánh lớn tại Tây
Nguyên ( Frank Snepp, The Decent Interval trang 22 ).
Tuy nhiên trên thực tế thì từ tháng 10-1971 đến tháng 2 -1972 Hà
Nội đã đưa 14 sư đoàn ( Mỗi sư đoàn khoảng 10.000 người ) vào Nam chứ
không phải 1 sư đoàn..
Những tin tức tình
báo đã khiến Cố vấn trưởng Quân đoàn 2 là John Paul Vann cảm thấy rất
hứng khởi, ông lập ra kế hoạch đối phó với Sư đoàn 320 CSVN sắp sửa vào
Tây Nguyên. Theo chủ trương
của Vann thì ông sẽ nhử cho Sư đoàn 320 vào Kontum và ông sẽ dùng B.52
tiêu diệt họ tại Kontum.
Cuối tháng 1-1972,
các toán thám báo của Quân đoàn 2 bắt được 1 tù binh 17 tuổi, khai rằng
anh ta thuộc Sư đoàn 320 CSVN ( 10,000 người ) mới từ Thanh Hóa vào Tây
Nguyên sau đúng 1 tháng hành quân ngày đêm.
Tướng Ngô Du ra lệnh
cho Bộ chỉ huy nhẹ Sư đoàn 22 Bộ binh từ Bình Định cùng với Trung đoàn
42 BB lên Tân Cảnh, Kontum, để lại 2 trung đoàn tại Bình Định ( Sư đoàn
22 BB có tới 4 Trung đoàn : Trung đoàn 40 đang trấn giữ khu vự Bắc Bình
Định, Trung đoàn 41 đang đánh nhau với quân CSVN tại đèo Măng Yang trên
Quốc lộ 19, còn Trung đoàn 47 đang trấn giữ căn cứ Dak Tô
từ trước). Mỗi trung đoàn
khoảng 2.500 người.
Cuối tháng 2-1972 Đại
tướng Cao Văn Viên lên thăm chiến trường Kontum, ông hài lòng với công
tác chuẩn bị nghênh chiến của Quân đoàn 2.
Tuy nhiên sau khi ông trở về Sài Gòn thì những tin tức chuyển
quân dồn dập của Hà Nội qua các không ảnh chụp được từ căn cứ không quân
HK tại Thái Lan khiến cho Tướng Viên quyết định đưa thêm Lữ đoàn 2 Dù (
2. 300 người ) lên Kontum.
Ngày 12-3-1972 Bộ chỉ
huy Lữ đoàn 2 Dù cùng với các tiểu đoàn 7,2 và 9 đến phi trường Phụng
Hoàng, Kontum ( Mỗi tiểu đoàn 550 người ).
Ngày 15 Tiểu đoàn 1
pháo binh Dù thiết lập cứ điểm phòng thủ Alpha.
Ngày 20 Tiểu đoàn 2 Dù thiết lập cứ điểm phòng thủ Charlie.
Ngày 25-3 Tiểu đoàn 2 Dù bàn giao cứ điểm Charlie cho Tiểu đoàn
11 Dù mới từ Sài Gòn ra.
Sau đó Tiểu đoàn 2 Dù thiết lập cứ điểm phòng thủ Delta.
Ngày 30-3-1972, trong
khi quân CSVN bắt đầu nổ súng tại Quảng Trị thì tại Kontum các cánh quân
của Mặt trận B.3 CSVN cũng đã bố trí xong lực lượng tấn công quận Dak Tô
và Thị xã Tân Cảnh của tỉnh Kontum.
Năm 1972, ngày 3-4,
lúc 3 giờ sáng, quân CSVN bắt đầu pháo vào cứ điểm Delta bằng hỏa tiễn
107 ly và 122 ly. Đến 4 giờ
sáng thì Trung đoàn 52 ( 2.500 người ) thuộc Sư đoàn 320 CSVN tấn công
lên cứ điểm Delta nhưng chỉ tới được giữa lớp hàng rào thứ nhất và hàng
rào thứ hai.
-Lúc 6 giờ sáng Tướng
Ngô Du và Cố vấn John Paul Vann đáp trực thăng xuống Bộ chỉ huy hành
quân của Lữ đoàn 2 Dù tại Võ Định.
Vann gọi phi cơ chiến đấu của HK tại Thái Lan. Kết quả hồi ký của
Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp ghi lại : “Bộ đội bị thương vong, Trung đoàn 52
phải lui quân về tuyến xuất phát”.
-Buổi chiều, 1 phi cơ
trực thăng Chinook tiếp tế cho Delta bị bắn rơi ngoài cứ điểm.
Đích thân cố vấn Vann lái phi cơ trực thăng OH.58 của mình chở
nước uống, thuốc men và đạn cho quân Tiểu đoàn 2 Dù tại Delta.
Đến lúc này đã xác
nhận được quân tấn công của CSVN là Sư đoàn 320 nhưng Vann vẫn chưa gọi
B.52 vì cho rằng đây chỉ là một cánh quân thăm dò của SĐ 320, chưa đủ để
sập cái bẫy B.52 xuống.
Ngày 7-4, Tiểu đoàn 7
Dù đến Delta thay thế cho Tiểu đoàn 2 Dù về nghỉ ngơi.
8) LỮ ĐOÀN 2
DÙ TẠI KONTUM
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Ngày 8-4,
Quân CSVN bắt đầu
pháo quấy rối vào cứ điểm Charlie do Tiểu đoàn 11 Dù trấn giữ, trung
bình mỗi ngày bắn 100 quả pháo, gồm hỏa tiễn 12 ly, đại bác 122 ly và
đại bác 130 ly. Cố vấn John
Paul Vann không tin là quân CSVN có đại bác 130 ly tại Tây Nguyên cho
nên ông yêu cầu các đơn vị Dù cho ông xem mãnh đạn 130 ly để làm bằng
chứng.
Trong khi đó pháo
binh Dù chỉ là súng 105 ly cho nên không thể phản pháo được vì pháo 130
ly bắn xa đến 28 cây số trong khi pháo 105 chỉ bắn tối đa 10 cây số.
Còn đối với hỏa tiễn của CSVN thì khỏi phản pháo bởi vì giàn ống
phóng được dựng lên rồi gài giờ nổ, các pháo thủ nhanh chân rời khỏi chỗ
đặt pháo. Sau đó hỏa tiễn
tự bay đi và giàn ống phóng phế thải, không còn sử dụng được nữa.
Tuy nhiên vị trí đặt
pháo của CSVN luôn luôn là vùng phía Tây của dãy núi Chư Thoi, tức là
vùng biên giới Lào Việt.
Cho nên chỉ có B.52 mới quét sạch được khu vực đặt pháo và cũng là khu
vực bố trí quân của CSVN.
Vì vậy Đại tá Trần Quốc Lịch, Lữ đoàn trưởng Dù xin Bộ tư lệnh Quân đoàn
2 cho Tiểu đoàn 11 được rời khỏi cứ điểm để hoạt động lưu động hầu tránh
pháo.
Nhưng Tướng Ngô Du
không chấp thuận, bởi vì Cố vấn Vann đang muốn nhử cho đại quân của CSVN
tiến vào nhiều hơn nữa trước khi ông sử dụng B.52.
Đại tá Lịch bất mãn đến phát bệnh, ông lấy lý do bị bệnh cao
huyết áp xin BTL Sư đoàn Dù cho người khác thay thế ông.
BTL sư đoàn Dù cử Trung tá Nguyễn Thu Lương ra thế.
Đại tá Lịch dưỡng bệnh ngay tại Bộ chỉ huy hành quân ở Võ Định.
Ngày 12-4,
-Lúc 5 giờ 50 sáng,
quân CSVN mở đầu trận tấn công vào cứ điểm Charlie bằng đủ loại pháo và
dùng đầu nổ chậm ( tức là viên đạn pháo xuyên xuống đất trên 1 mét mới
nổ ). Quân lính Tiểu đoàn
11 Dù không bị trúng pháo thì cũng bị tức ngực do sức ép của đạn nổ.
Khoảng sau 1 giờ tập
trung pháo, Trung đoàn 64 Bộ binh thuộc Sư đoàn 320 CSVN bắt đầu tấn
công lên cứ điểm Charlie.
Tiểu đoàn trưởng Pháo binh Dù là Thiếu tá Bùi Đức Lạc quan sát từ phi cơ
trực thăng đã điều động 3 pháo đội Dù và 1 pháo đội Pháo binh 155 ly
tăng phái bắn tràn ngập vào đội hình của quân tấn công gồm Tiểu đoàn 7,
Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 64 CSVN.
Một quả bom đánh
trúng vào vị trí của Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 8 CSVN, Tiểu đoàn trưởng Đàm
Vũ Hiệp và Chính trị viên Nguyễn Văn The chết.
Quân CSVN bám vào chân núi để tránh phi pháo đồng thời bao vây
quân Dù trên đỉnh Charlie.
-Lúc 11 giờ trưa, một
trái pháo đầu nổ chậm đã xuyên xuống hầm chỉ huy của Trung tá Nguyễn
Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng TĐ 11 Dù.
Trung tá Bảo tử trận..
Quân CSVN tiếp tục tràn lên đỉnh Charlie nhưng bị đẩy lui bởi mìn
chống biển người của quân Dù.
-Buổi chiều, 2 phi cơ
Skyraider của VNCH bị bắn rơi dưới chân đồi Charlie bởi súng phóng hỏa
tiễn tầm nhiệt SA.7.
Ngày 13-4,
-Buổi sáng, một đại
đội Dù lén thoát vòng vây để lấy nước uống nhưng bị quân CSVN phát hiện
và tấn công bằng sơn pháo 75 ly.
Đại đội Dù phải rút về.
-Buổi chiều 1 đại đội
Dù khác với 50 người xung phong mở đường máu, nhờ có phi cơ can thiệp
nên khoảng một nửa số quân thoát được vòng vây nhưng đại đội trưởng tử
trận.
Ngày 14-5, sau khi
Tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 64 CSVN bị thiệt hại nặng
dưới chân đồi Charlie, Sư đoàn 320 CSVN điều Tiểu đoàn 3 CSVN đến
Charlie tiếp sức với Tiểu đoàn 9 CSVN tấn công tiêu diệt đám quân còn
lại của Tiểu đoàn 11 Dù.
Lúc này quân Dù đã hết đạn và hết lương thực do bị vây đã 7 ngày nay.
-Lúc 5 giờ chiều,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Dù là Thiếu tá Lê Văn Mễ xin nửa giờ sau
cho pháo binh bắn đạn nổ chụp vào toàn bộ khu vực đồi Charlie, xong rồi
ông cùng tất cả đoàn quân còn lại tuột xuống sườn núi phía đông trong
lúc bóng đêm bắt đầu phủ xuống rừng núi Kontum.
-Lúc 7 giờ 30 tối,
Tiểu đoàn 3 CSVN đến chân đồi Charlie để cùng Tiểu đoàn 9 CSVN chuẩn bị
tấn công Charlie.
Ngày 15-4,
-Lúc 1 giờ sáng, quân
CSVN được lệnh tấn công lên đỉnh đồi Charlie.
Nhưng 15 phút sau họ mới phát hiện ra trên đỉnh đồi trống không,
họ vội vàng tháo quân ra khỏi Charlie vì biết rằng B.52 sắp sửa dọn sạch
Charlie.
-Lúc 4 giờ sáng, B.52
thả bom rải thảm khu vực Charlie và khu vực phía Tây dãy Chư Thoi.
Cố vấn Paul Vann đã gọi B.52 sau khi phát hiện Tiểu đoàn 11 Dù đã
thoát khỏi Charlie, cái bẫy B.52 của ông sập xuống hơi muộn bởi vì trước
đó các đơn vị CSVN cũng đã ba chân bốn cẳng chạy xa khỏi vùng trận địa.
-Rạng sáng, Tiểu đoàn
11 Dù đến được một vị trí có thể làm bãi bốc trực thăng, quân số còn lại
khoảng 150 người. Tiểu đoàn
Trưởng Lê Văn Mễ và Cố vấn Duffy lên chuyến bay thứ 5 là chuyến cuối
cùng. Trong khi chiếc máy
bay nhấc lên khỏi mặt đất thì quân bộ binh CSVN đã tới gần, một loạt AK
đã làm tử thương viên phi công phụ và người xạ thủ đại liên;
hai người chết cuối cùng trong cuộc chiến đấu của Tiểu đoàn Dù
tại Charlie lại là Không quân HK.
Ngày 21-4,
-Cố vấn John Paul
Vann đáp máy bay riêng xuống Bộ tư lệnh Sư đoàn 22 BB tại Tân Cảnh.
Cuộc tiếp xúc với Đại tá Tư lệnh Lê Đức Đạt kết thúc trong không
khí căng thẳng với thái độ không mấy đẹp của Vann.
-Tiểu đoàn 7 Dù rút
khỏi cứ điểm Delta, Tiểu đoàn 1 Pháo Binh Dù cũng tập trung về Võ Định
để chuẩn bị lên đường ra tham chiến tại Quảng Trị.
Lúc này tại Quảng Trị quân VNCH đang triệt thoái khỏi các căn cứ
phía Bắc Quảng Trị để tập trung phòng thủ tại căn cứ Ái Tử và Cổ thành
Quảng Trị.
-Lúc 3 giờ chiều,
Pháo binh CSVN bắt đầu pháo quấy rối vào Căn cứ Tân Cảnh với Trung đoàn
Pháo binh 40 Chủ lực Miền và Trung đoàn Pháo binh 675 Chính quy.
-Tướng Ngô Du đề nghị
Cố vấn John Paul Vann cho thực hiện các phi vụ B.52 để giải tỏa áp lực
địch nhưng Cố vấn Vann từ chối.
*[ Tài liệu của các
cựu quân nhân VNCH đều quy kết cho Vann là cố hại Đại tá Đạt để phản ứng
lại việc Tướng Ngô Du không chịu đề cử Đại tá Lê Minh Đảo, bạn của Vann,
làm tư lệnh Sư đoàn 22 BB.
Nhưng tài liệu “Thunderbolt” của
Sorley cho thấy thời gian này Tổng thống Nixon ra lệnh tất cả các
phi vụ B.52 phải tập trung thả bom Bắc Việt, phong tỏa Hải cảng Hải
Phòng và các Hải cảng Miền Bắc. Do đó Tướng Abrams không có phi vụ B.52
nào cho Miền Nam, chỉ đến khi An Lộc và Kontum thậm nguy cấp Tướng
Abrams mới mặc kệ lệnh của Nixon và cho B.52 yểm trợ cho quân VNCH, sau
đó Nixon biết được đã trách cứ ông khá mạnh ].
Lúc này quân CSVN của
Mặt trận Tây Nguyên lại thiếu lương thực trầm trọng, hồi ký của Tướng
CSVN Đặng Vũ Hiệp ghi lại : “Gạo ăn đã cạn, nếu trận đánh kéo dài có
nguy cơ bộ đội phải nhịn đói đánh giặc…. mỗi người một ngày vẻn vẹn 3
lạng hạt bo bo với rau rừng tự kiếm” ( Ký ức Tây Nguyên trang 322 ).
Đây là khuyết điểm
muôn đời của quân đội CSVN, các ông chỉ cần có quân xung phong chứ không
bao giờ nghĩ đến gạo nuôi quân sau trận đánh, các ông luôn luôn đánh
theo công thức “phải chiến thắng để lấy lương thực của địch mà sống; còn
nếu thua thì chỉ có chết, mà đã chết thì không cần gạo ăn”.
*Chú giải :
Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên, đã ghi vào
sổ tay của ông sau trận Pleime :
“Công tác giáo dục và
tổ chức cho bộ đội ý thức thu hồi chiến lợi phẩm, nhất là vũ khí trang
bị chưa đầy đủ. Chưa tận
dụng lấy vũ khí địch để diệt địch, còn nặng về lấy thức ăn.
Có đồng chí đang đánh nhau vẫn ngồi ăn;
lại có anh em diệt địch xong, lấy thuốc lá vừa hút vừa xông lên
đánh tiếp”…!!! ( Đặng Vũ Hiệp, Ký Ức Tây Nguyên, trang 110 )
Nghĩa là quân CSVN bị
đói nên phải liều chết lăn xả vào quân VNCH để vừa đánh vừa kiếm cái ăn
trong ba lô của địch. Điều
này chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử chiến tranh của nhân loại… !!
Đối với các trận chiến khác của loài người thì các chiến binh
phải được vỗ béo, ăn no trước khi ra trận, chứ không có một cấp chỉ huy
nào nỡ lòng xua quân bụng đói tới trước họng súng của quân thù để giành
chiến thắng.
Đau đớn hơn nữa là
khi giành được chiến thắng rồi thì gia đình những người chết cho chiến
thắng chỉ nhận được cái bằng khen bằng giấy; còn nhà cao cửa rộng, ăn
sung mặc sướng thì cấp chỉ huy hưởng hết…!!!
9) TÂN CẢNH
THẤT THỦ
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Năm 1972, ngày 23-4,
sáng sớm, quân CSVN đồng loạt pháo kích vào các căn cứ quân sự tại Dak
Tô và Tân Cảnh. Sau nửa
tiếng đồng hồ pháo kích, Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 2
( 2.500 người ) CSVN tràn lên tấn công
một Tiểu đoàn Bộ binh thuộc Sư đoàn 22 BB/ VNCH, ( 500 người )
cách căn cứ Tân Cảnh 2 cây số.
Tiểu đoàn Thiết Kỵ tại căn cứ Tân Cảnh tiến ra cứu ứng thì bị
phục kích bằng Hỏa tiễn AT.3 là loại hỏa tiễn điều khiển bằng dây.
Kết quả 10 chiếc M.41 bị cháy hết 8 chiếc, còn 2 chiếc bị bắn đứt
xích.
-Buổi trưa, Sư đoàn 2
CSVN ( 10.000 người ) áp sát bao vây căn cứ Tân Cảnh, trong đó có Bộ chỉ
huy Sư đoàn 22 Bộ binh cùng với BCH Trung đoàn 42 BB và 1 tiểu đoàn Bộ
binh phòng thủ căn cứ ( khoảng 1.000 người ).
Trước áp lực quá mạnh, Đại tá Lê Đức Đạt muốn trổ hàng rào phía
sau căn cứ để thông với lực lượng phòng thủ phi trường Tân Cảnh nhưng
hàng rào quá kiên cố và nhiều mìn cho nên phải nhờ Không quân VNCH thả
bom dọn hàng rào thông qua phi trường.
-Trong đêm, 9 chiếc
xe Tăng T.54 của Đại đội 7 Tăng CSVN vượt ngầm Pô Cô Hạ tiến về căn cứ
Tân Cảnh
Ngày 24-4,
-Lúc 1 giờ sáng đoàn
Tăng T.54 đến thị trấn Tân Cảnh, Tiểu đoàn 9 Cơ động tỉnh theo đoàn xe
tăng vào chiếm cứ các công sở trong thị trấn..
-Lúc 4 giờ sáng, Cố
vấn John Paul Vann đích thân lái máy bay trực thăng OH.58 đáp xuống căn
cứ Tân Cảnh bốc Đại tá cố vấn Kaplan rời khỏi căn cứ. ( Sau này Kaplan
kể lại là ông ta có rủ Đại tá Đạt cùng đi nhưng Đại tá Đạt từ chối.
Tuy nhiên có lẽ chuyện này không có bởi vì máy bay trực thăng
OH.58 chỉ chở được 1 người ).
-Lúc 5 giờ sáng, Pháo
binh CSVN nả pháo tràn ngập căn cứ Tân Cảnh.
Mười phút sau quân của Trung đoàn 66 CSVN tràn vào căn cứ từ
hướng Đông.
-Lúc 9 giờ sáng, quân
CSVN hoàn toàn làm chủ căn cứ Tân Cảnh, Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 22 BB Lê
Đức Đạt tử trận, Đại tá Tư lệnh phó Vi Văn Bình bị bắt làm tù binh, Đại
tá Tham mưu trưởng Tôn Thất Hùng chạy thoát vào một buôn Thượng, được
người Thượng che giấu và dẫn đường về tới An Khê.
-Buổi trưa, Trung
đoàn 1 thuộc Sư đoàn 2 CSVN cùng với 5 xe tăng T.54 tấn công căn cứ Dak
Tô 2 do Trung đoàn 47 BB thuộc Sư đoàn 22 BB/VNCH trấn giữ.
Tuy nhiên khi quân CSVN vào căn cứ thì các đơn vị thuộc Trung
đoàn 47 đã băng rừng rút về Bình Định, chỉ còn lại 7 xe tăng M41 ở lại
tử chiến với quân CSVN cho tới khi chiếc thứ 7 bị bắn cháy bởi hỏa tiễn
AT.3.
Quân CSVN rút về
tuyến xuất phát ăn mừng chiến thắng, giao cho các tiểu đoàn địa phương
của Tỉnh đội Kontum trấn giữ Dak Tô và Tân Cảnh.
*Chú giải :
Quân CSVN hết đạn và hết gạo
Theo sách vở quân sự
thì lẽ ra sau chiến thắng Tân Cảnh quân CSVN phải thừa thắng đánh tràn
xuống Kontum mới phải.
Trong khi Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên của CSVN,
Tướng Hoàng Minh Thảo, là chiến lược gia số một của quân đội CSVN
thì lẽ nào ông không biết khai thác lợi thế đang có?
Tuy nhiên hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp đã cho thấy rõ
nguyên do chựng lại của quân đội CSVN :
“Ngày 25-4, Thường vụ
Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên họp nhận định : Ở Kontum địch sơ hở nhưng ta
chưa đủ điều kiện để đánh ngay, ta cần phải nhanh chóng
chuẩn bị vật chất” ( trang 332 ).
Ít ai hiểu được “cần chuẩn bị vật chất” nghĩa là gì, nhưng thực
ra đó là không có đạn và không còn gạo.
Đoạn hồi ký trước đó
cho thấy các ông chỉ chuẩn bị được 35% lương thực cho một trận đánh dự
trù 2 tháng. Và ngày 23-4,
tức là trước trận tấn công Tân Cảnh 1 ngày, tiêu chuẩn gạo ăn mỗi ngày
của bộ đội CSVN chỉ có 3 lạng bo bo; nếu quy ra gạo thì chỉ là 1 lạng
rưỡi gạo, trong khi nhu cầu cần thiết cho một người lính phải là 7 lạng
gạo mỗi ngày.
Biết rằng bộ đội đang
đói và có thể sắp tới sẽ mang bụng đói đánh trận nhưng các ông hy vọng
nếu đánh thắng sẽ hốt được mớ gạo dự trữ của địch và của dân chúng trong
thị trấn Tân Cảnh. Tuy
nhiên thực tế cho thấy gạo dự trữ của địch không đủ cung ứng cho bộ đội
ăn bù, còn dân chúng thì họ giấu biệt số gạo dự trữ của họ để đề phòng
chiến tranh còn kéo dài.
Năm 1972, ngày 1-5,
trong ngày này tại Quảng Trị, Tướng Vũ Văn Giai bỏ tỉnh Quảng Trị chạy
về Đà Nẵng. Tướng Cao Văn
Viên quyết định rút Lữ đoàn 2 Dù từ Kontum ra Huế để ngăn chận bước tiến
quân của 6 sư đoàn Bộ binh CSVN.
Lúc này Lữ đoàn 1 và
Lữ đoàn 3 dù đang phải đối phó với cuộc tấn công của 3 sư đoàn CSVN tại
An Lộc. Để thay thế cho Lữ
đoàn 2 Dù, Bộ TTM đưa Liên đoàn 6 Biệt động quân lên Quân đoàn 2 để thay
thế cho Lữ đoàn Dù.
*Chú giải :
Quyết định thay thế Tư lệnh Quân Đoàn 2
Coi như Tổng tư lệnh
Nguyễn Văn Thiệu và Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên quyết định tạm bỏ
qua Tây Nguyên để lo cứu Quảng Trị và Huế.
Tại bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 chỉ còn Tướng Ngô Du với ông cố vấn
“tâm thần” John Paul Vann.
Lực lượng trong tay
của Tướng Ngô Du tại Tây Nguyên chỉ còn Sư đoàn 23 Bộ binh tại Ban Mê
Thuột, nhưng chỉ có 2 trung đoàn trực thuộc là Trung đoàn 53 và Trung
đoàn 45, còn Trung đoàn 44 thì biệt phái cho Sư đoàn 22 BB đánh nhau với
quân CSVN tại An Khê để giải tỏa Quốc lộ 19 đang bị quân CSVN chốt giữ (
Mỗi trung đoàn 2.500 người ).
Tướng Ngô Du quyết
định điều Bộ tư lệnh Sư đoàn 23 với 2 trung đoàn tực thuộc lên lập tuyến
phòng thủ tại Kontum để chận đường tiến quân của Sư đoàn 320, Sư đoàn 2
và Sư đoàn F.10 CSVN.
( F.10 là đơn vị tương đương cấp Sư đoàn do tạm ghép 3 trung đoàn
28, 95 và 40, nhưng chưa có Sư đoàn bộ, sau trận này mới chính thức lập
thành Sư đoàn 10, hay là F.10.
Mỗi sư đoàn 10.000 người ).
Đại tá Lý Tòng Bá, Tư
lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, đề nghị đưa Trung đoàn 44 của Sư đoàn 23 từ An
Khê lên Kontum để ông có thể điều động lực lượng dễ dàng hơn.
Tướng Du đồng ý đưa Liên đoàn 6 Biệt động quân xuống An Khê thế
cho Trung đoàn 44 BB. Trước
đó Liên đoàn 6 BĐQ từ Sài Gòn ra thế cho Lữ đoàn 2 Dù đã được bốc đi
Huế.
Bài viết của Đại tá
Trịnh Tiếu, Trưởng phòng tình báo Quân đoàn 2, cho biết lúc đó Tướng Ngô
Du cầu mong quân CSVN hoãn tiến quân trong 5 ngày để Tư lệnh Sư đoàn 23
là Đại tá Lý Tòng Bá có thể kịp lập tuyến phòng thủ tại thị xã Kontum,
nhưng không ngờ CSVN đã dành cho Đại tá Bá tới 20 ngày.
( Đại tá Trịnh Tiếu không hay rằng quân CSVN không còn đạn và
cũng không còn gạo).
Cũng theo Đại tá Tiếu
: “Phối trí quân xong tại Kontum, Tướng Ngô Du ngã bịnh nặng, không ăn,
không ngũ. Tôi thấy ông ngày đêm ôm tim và nhăn nhó. Trước đó một ngày,
ông đã điện thoại Tổng thống Thiệu và yêu cầu Tổng thống đề cử người
thay thế ông.
(10) SƯ ĐOÀN
23 VNCH LÀM NÊN KỲ TÍCH
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Năm 1972, ngày 8-5,
Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn lên Pleiku nhậm chức Tư lệnh Quân đoàn 2.
Việc trước tiên là ông chấn chỉnh lại đội ngũ tham mưu của Bộ tư
lệnh quân đoàn, lập kế hoạch bảo vệ tuyến tiếp tế cho Pleiku, Kontum
bằng Quốc lộ 21 từ Khánh Hòa đi Ban Mê Thuột, rồi từ Ban Mê Thuột theo
Quốc lộ 14 đi Pleiku bởi vì tuyến tiếp tế bằng Quốc lộ 19 từ Bình Định
đi Pleiku đã bị chận tại An Khê.
Đồng thời ông cũng
lập kế hoạch bảo vệ Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột đi Phước Long đễ tiếp tế
cho chiến trường An Lộc bởi vì đường Sài Gòn đi Phước Long bị chận tại
Chơn Thành.
*( Công bình mà nói
thì có lẽ kế hoạch này là của John Paul Vann, trước đó ông đã thảo luận
lập kế hoạch chi tiết với Tỉnh trưởng Khánh Hòa và Tỉnh trưởng Đắc Lắc.
Đích thân ông lái máy bay riêng bay quan sát dọc theo Quốc lộ 21
trong nhiều ngày cùng với sĩ quan tham mưu của Tiểu khu Khánh Hòa. Người
viết bài này, BAT, cũng đã có 2 ngày bay thám sát cùng với ông John Paul
Vann với máy bay riêng của ông ).
* Chú giải :
Theo hồi ức của Đại
tá Trịnh Tiếu, Tướng Toàn ra lệnh cho Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Thiết kỵ
là Trung tá Nguyễn Đức Dung đưa hết lực lượng Thiết kỵ lên Kontum.
Đoạn đường từ Pleiku đi Kontum đã bị quân CSVN chiếm giữ chốt Chu
Pao trước khi cuộc chiến khởi sự. Do
đó Tướng Toàn chỉ thị quân Thiết Kỵ bỏ qua chốt Chu Pao; bỏ Quốc lộ 14,
mở đường vòng tại đoạn Chu Pao để đến Kontum.
Ông giao hẹn trong 3
ngày quân của Trung tá Dung phải đến được Kontum
*( Cần ghi nhận Tướng Nguyễn Văn Toàn là tướng Thiết giáp chứ
không phải tướng Bộ binh.
Và Đại tá Lý Tòng Bá cũng là Đại tá Thiết giáp.
Vì vậy hai ông thành công lớn tại chiến trường Tây Nguyên nhờ
khéo sử dụng lực lượng Thiết kỵ.
Lúc ra lệnh choTrung tá Dung Tướng Toàn đã tính trước thời gian
mà Trung tá Dung có thể thi hành được.
Và quả nhiên Trung tá Dung đã đến được Kontum vào 3 ngày sau mặc
dầu ông gặp nhiều khó khăn trong công tác ủi đường và đối phó với lực
lượng CSVN trong khu vực ủi đường ).
Ngoài ra Tướng Toàn
cũng chỉ thị cho Phòng tình báo Quân đoàn 2 lên kế hoạch dự trù những
khu vực sẽ đánh địch bằng B.52 ( những vị trí chiến lược xa khu dân cư )
trong trường hợp quân CSVN tập trung bao vây để tổng tấn công Kontum.
Ngày 12-5, Tướng Toàn
lên thăm tuyến phòng thủ Kontum của Đại tá Lý Tòng Bá, ông ra lệnh tổ
chức những toán chống tăng bằng những chiến sĩ gan dạ, cho họ bắn thực
tập súng chống tăng M.72.
Tướng Toàn cũng gặp
Tỉnh trưởng Kontum là Đại tá Nguyễn Bá Thìn để bàn kế hoạch phòng thủ
Thị xã Kontum cũng như vận động dân chúng giúp đỡ quân đội trong công
tác phòng thủ. Sau đó ông
trở lại Pleiku và ra những chỉ thị về tiếp tế cho các đơn vị đang trấn
giữ Kontum, nhất là thức ăn tươi. ( Hồi ức của Đại tá Trịnh Tiếu ).
Ngày 13-5, Phòng tình
báo Quân đoàn 2 bắt được bức điện mật của Mặt trận Tây Nguyên CSVN gởi
cho các Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 CSVN, ra lệnh tấn công Kontum ở mặt Bắc
và Tây Bắc, vào lúc 5 giờ sáng ngày 14-5-1971.
-Buổi chiều, Tướng
Toàn cùng với Cố vấn John Paul Vann bay lên Kontum, ông cùng với Đại tá
Lý Tòng Bá đi thăm từng hầm chiến đấu trên tuyến đầu để động viên tinh
thần binh sĩ. Sau đó ông
trở về làm việc tại Trung tâm hành quân của Sư đoàn 23 BB.
Tại đây John Paul
Vann cùng Cố vấn SĐ 23 BB là Rhotenberry nghiên cứu lại những vùng sẽ
dội bom B.52 vào sáng ngày mai.
Trước đó Vann đã xin Tướng Abrams dành cho ông tất cả những phi
vụ B.52 trong ngày mà ông cần, ông cũng đã thiết lập hệ thống liên lạc
thẳng với phi trường U Ta Pao tại Thái Lan.
-Chiều tối, Tướng
Toàn và Vann trở lại Pleiku.
Trong đêm Bộ tham mưu Quân đoàn 2 và cố vấn Hoa Kỳ làm việc suốt
đêm để chuẩn bị đón cuộc tấn công của CSVN vào sáng mai.
Ngày 14-5,
-Lúc 5 giờ sáng, tại
BTL Quân đoàn 2, ba chiếc trực thăng cất cánh bay lên Kontum, chiếc đầu
của Chuẩn tướng John Hill, Cố vấn phó Quân đoàn; chiếc thứ hai của John
Paul Vann và chiếc thứ 3 của Tướng Toàn.
Cùng lúc này 25 Box B.52 được thả xuống Kontum tại những khu vực
đã ấn định trước.
-Có 9 xe tăng T.54 đã
tiến sâu vào Kontum nên khi bị B.52 thả bom phía sau lưng họ đành xông
thẳng vào tuyến của quân VNCH để “cài răng lược” nhưng có 6 chiếc bị xe
tăng VNCH bắn cháy, ba chiếc còn lại bị bắt sống.
-Sáng sớm, phi cơ
chiến đấu VNCH bay lên thanh toán những đơn vị còn sống sót sau trận bom
B.52.
-Buổi chiều, ước đoán
tổng số người chết của CSVN là 1.000; 11 xe tăng T.54 bị phá hủy, 6 xe
tăng bị bắn cháy và 3 xe tăng bị bắt.
So lại với ghi chép của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp thì đơn vị tấn
công ngày hôm đó là Trung đoàn 64 thuộc Sư đoàn 320 CSVN, và Trung đoàn
28 thuộc F.10 CSVN (Sư đoàn 10).
Năm 1972, tại Kontum,
sau 5 ngày chiến sự tạm ngưng do hậu quả của trận bom B.52; ngày 20-5,
lúc 4 giờ 30 sáng, khoảng 2 tiểu đoàn đặc công CSVN đã âm thầm vượt sông
Dak Bla trong đêm và bắt đầu nổ súng vào các đơn vị Địa Phương quân đang
phòng thủ ở mặt Nam của thị xã Kontum.
-Lúc 6 giờ sáng,
Tướng Nguyễn Văn Toàn bay lên Kontum.
Theo hồi ức của Đại tá Trịnh Tiếu : “Trực thăng vừa đáp xuống thì
chúng tôi thấy Ðại tá Bá và Bộ Tham mưu của ông đang hốt hoảng chạy ra
khỏi hầm chỉ huy và hình như đang muốn di chuyển đi nơi khác. Mặc dù
tiếng đại liên và AK47 nổ chát chúa rất gần, Tướng Toàn vẫn bình tĩnh
nói lớn với Ðại tá Bá: “Tử thủ, ông và tôi không chết nơi đây đâu! Không
chạy đi đâu hết”.
Sau đó ông dùng máy
vô tuyến nói chuyện với người Đại đội trưởng đang chỉ huy chống địch ở
phía trước mặt ông, cách khoảng 300 mét : “Tôi đang đứng đằng sau các
anh và chờ kết quả”. Một
tiếng đồng hồ sau vị đại đội trưởng báo cáo cho Tướng Toàn là đã thanh
toán xong đại đội địch.
Cũng theo Trịnh Tiếu,
sau đó Tướng Toàn cùng với Đại tá Nguyễn Bá Thìn đi xe jeep đến quan sát
ổ kháng cự của quân CSVN tại khu Tòa Giám mục.
Sau khi quan sát ông quyết định tăng cường cho Tiểu khu Kontum 5
xe tăng và 1 Liên đoàn Biệt động quân.
Ngày 22-5, các đơn vị
VNCH hoàn toàn thanh toán xong hai tiểu đoàn quân CSVN tại thị xã
Kontum.
Năm 1972, ngày 25-5,
theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 2
CSVN cùng với đại đội Địa
phương 209 của thị đội Kontum tấn công vào phía Đông Nam của thị xã
Kontum. Trung đoàn 1 của Sư
đoàn 2 CSVN cùng với Tiểu đoàn Đặc công 10 cùng với xe tăng đánh vào
hướng Đông Bắc của thị xã.
Trong khi đó “một bộ
phận” của Trung đoàn 28 thuộc F.10 CSVN ( “Một bộ phận” tức là lực lượng
còn sót lại sau trận bom B.52 ngày 14-5 ) cũng theo sau Trung đoàn 1,
nhưng bộ phận này chưa hoàn hồn nên đánh không có kết quả.
Ngày 28-5, Mặt trận
Tây Nguyên CSVN đưa thêm Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 2 CSVN vào tiếp
viện cho các cánh quân đang đánh trong thị xã.
Cũng theo hồi ký của Tướng Đặng Vũ Hiệp : “Về phía ta, bộ đội vẫn
kiên cường bám trụ quyết giữ vũng vị trí đã chiếm được, nhưng sức chiến
đấu giảm dần do thương vong nhiều, gạo, đạn thiếu.
Thêm vào đó mùa mưa đã ập đến, việc tiếp tế qua sông Pô Kô bị cản
trở” (trang 333).
Năm 1972, ngày 30-5,
Tài liệu của Stephen Young : “ Ngày 30 tháng 5, Thiệu bay lên thị xã
Kontum trong lúc hai bên vẫn còn giao tranh.
Ngày hôm sau, các đơn vị địch quân phải rút khỏi thành phố này” (
Victory Lost , bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 468 ).
Tổng thống Thiệu thăm viếng, ủy lạo binh sĩ và gắn lon Chuẩn
tướng cho Đại tá Lý Tòng Bá.
Năm 1972, đêm 5-6,
họp Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên, hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ
Hiệp : “Đêm ngày 5 tháng 6 năm 1972, xét thấy những điều kiện để tiêu
diệt quân địch trong thị xã Kon Tum không còn nữa, Thường vụ đảng ủy và
Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định cho các đơn vị lui quân”. ( trang 334 ).
Đây là cách nói cho
oai để tuyên truyền chứ thực sự là các đơn vị bị đánh tan nát và chạy
tản loạn khắp nơi, thường vụ Đảng ủy và BTL Mặt trận B.3 chỉ ngồi chờ
tại biên giới để đón những binh sĩ chạy lạc trở về chứ không có “quyết
định” và chẳng có “lui quân” gì cả.
(11) MỸ VÀ
CÁC ÔNG TƯỚNG QUÂN KHU 2
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Tướng Ngô Du và cố
vấn John Paul Vann
Ngô Du là một tướng
tài dưới con mắt của các nhà quân sự Hoa Kỳ, ông có đầy đủ các bằng cấp
chỉ huy tham mưu tại các trường quân sự Hoa Kỳ, kể cả trường tình báo.
Năm 1958 ông là Trung tá Tư lệnh Sư đoàn 4 dã chiến.
Năm 1964 là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, năm 1965 được thăng
Chuẩn tướng, năm 1968 là Thiếu tướng Giám đốc Trung tâm Bình định phát
triển nông thôn của Bộ Tổng tham mưu.
Đặc biệt trong thời
gian giữ chức vụ chỉ huy Trung tâm Bình định phát triển của Bộ Tổng tham
mưu ông gây được sự tín nhiệm của các ông trùm CIA như Lansdale, Komer,
Conein, Colby, và cả tướng Abrams. Vì vậy chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 4
rồi Quân đoàn 2 là do đề nghị của MACV và Đại sứ Bunker chứ ông không có
“phe đảng” gì với Tướng Thiệu.
Tháng 4 năm 1971,
nhân dịp Tướng cố vấn Quân đoàn 2 về nước, Tướng Ngô Du đề nghị với
tướng Abrams cho John Paul Vann về làm cố vấn Quân đoàn 2.
Tướng Abrams miễn cưỡng chấp thuận bởi vì Vann đã xuất ngũ và
hiện đang là công chức của CIA biệt phái cho Cơ quan Bình định phát
triển của MACV trong khi chức vụ Cố vấn quân đoàn phải là một ông tướng
tại ngũ, chỉ huy các ông tướng tư lệnh các đơn vị quân đội Hoa Kỳ và
Đồng minh trong Quân khu. ( Do đó mà sau này John Paul Vann tử trận tại
Việt Nam nhưng không được ghi tên trên Tường Đá Đen là nơi ghi tên các
quân nhân Hoa Kỳ tử trận tại Việt Nam ).
Đầu năm 1971 có tin
Hà Nội đưa Sư đoàn 320 vào đánh Tây Nguyên;
để đối phó với trận chiến sắp sửa xảy ra, John Paul Vann đề nghị
Tướng Ngô Du cho thay thế hai ông tướng tư lệnh Sư đoàn 22 BB và Sư đoàn
23 BB tại Quân khu 2 vì lý do hai ông tướng đã già, không còn năng động.
Nhưng sau đó Vann lại
đề cử 2 người bạn thân của ông là Đại tá Lý Tòng Bá và Đại tá Lê Minh
Đảo mặc dầu hai ông này chưa từng làm Trung đoàn trưởng Bộ binh.
Việc này ngoài thẩm quyền của Tướng Du, mà thuộc thẩm quyền của
Tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu.
Tuy nhiên Tướng Thiệu
thường chỉ ký thuận theo đề nghị của Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên.
Nhưng thông thường tướng Viên ưa tham khảo ý kiến của ông Tướng
chỉ huy quân đội Đồng minh tại Việt Nam là Westmoreland và sau đó là
Abrams ( Hồi ký của Westmoreland và băng ghi âm “Abrams Tapes”).
Sau khi biết được yêu
cầu của Vann thì tướng Tư lệnh Sư đoàn 23 BB là Võ Văn Cảnh và tướng Tư
lệnh Sư đoàn 22 BB là Lê Ngọc Triển đều xin từ chức với lý do đã cao
tuổi. Nhờ vậy Tướng Ngô Du
mới xin Tướng Cao Văn Viên đề nghị cho Đại tá Lý Tòng Bá làm Tư lệnh Sư
đoàn 23 BB và Đại tá Lê Đức Đạt làm Tư lệnh Sư đoàn 22 BB.
Theo Đại tá Trịnh
Tiếu thì Tướng Du lấy lý do Đại tá Đạt đang làm Tư lệnh phó Sư đoàn 22
BB cũng là một người trẻ tuổi;
tuy nhiên cũng theo Trịnh Tiếu thì Tướng Du biết Đại tá Đạt là
người thân của Tướng Cao Văn Viên cho nên nếu không dùng Đại tá Đạt thì
sợ mất lòng Tướng Viên.
Tổng tư lệnh Nguyễn
Văn Thiệu và các ông tướng tư lệnh
Tướng Nguyễn Văn
Thiệu ký lệnh bổ nhiệm Đại tá Lý Tòng Bá và Đại tá Lê Đức Đạt mà không
hề biết có sự rắc rối giữa John Paul Vann, Tướng Du, Tướng Viên và Tướng
Abrams. Sau này dư luận quy
lỗi cho Nguyễn Văn Thiệu là bổ nhiệm tướng này tướng kia theo tiêu chuẩn
người nào thân thích với mình thì đưa lên, người nào theo ông Kỳ, ông
Minh thì hạ xuống.
Nhưng hồi ký của
Tướng Westmoreland và tài liệu CIA And The Generals cho thấy việc bổ
nhiệm các ông tướng bắt buộc phải có sự đồng ý của MACV.
Hồi ký của Tướng
Westmoreland : “Thật vậy,
Tướng Viên thường tham khảo ý kiến của tôi về những vị chỉ huy (VNCH)
nên tôi hay tìm hiểu họ từ khi họ bắt đầu làm việc ở cấp trung đoàn.
Như những người Mỹ khác, tôi phải cẩn thận trong việc đánh giá
người khác; nhất là phải có
tiêu chuẩn chứ không phải chỉ căn cứ vào khả năng nói tiếng Anh lưu loát
của họ ( Bản dịch của Duy Nguyên trang 350 ).
Tiệu chuẩn của quân
đội Mỹ là : Xuất thân quân
trường nào, hiện dịch hay trừ bị, trình độ văn hóa ra sao, kiến thức
quân sự qua các khóa đào tạo huấn luyện nào, số phê bình điểm hằng năm
về khả năng chỉ huy, phê bình điểm hằng năm về đạo đức,
tinh thần hăng say chiến đấu, tinh thần tiến thân trong binh
nghiệp, thành tích chiến đấu với số huy chương hay số kỷ luật, cảm tình
của binh sĩ thuộc quyền, cảm tình của các viên chức chính quyền và của
dân chúng, v.v…)
*[ Tiêu chuẩn “nói
tiếng Anh” chỉ là một hình thức che đây tiêu chuẩn “thân Mỹ” nhiều hay
ít : Đa số các sĩ quan VN
muốn cầu thân với Mỹ thường hay trau dồi tiếng Anh, còn sĩ quan không ưa
Mỹ rất ghét học tiếng Anh.
Vì vậy thay vì đánh giá về quan điểm chính trị thì đánh giá bằng khả
năng nói tiếng Anh ].
Vụ John Paul Vann là
một điển hình. Thay thế một lần 2 ông tướng tư lệnh không phải là quyết
định của Tổng thống Thiệu, mà là của ông cố vấn Quân đoàn. Hồi ký của
Tướng Lý Tòng Bá cho thấy sự thật : “Đáng lẽ tôi phải là người đi nhận
quyền Tư Lệnh SĐ 22 Bộ Binh. Vì trước đó, ông Vann Cố Vấn Quân Đoàn thay
đổi ý kiến giao SĐ cho Đại Tá Lê đức Đạt, còn tôi đi nhận quyền Tư Lệnh
SĐ 23 BB ( ông Vann khi gặp tôi sau đó cho biết như vậy )”.
Lời kể của Tướng Bá
cho thấy Cố vấn Vann mới là người quyết định giao cho ai làm tư lệnh sư
đoàn nào chứ Tướng Du không có quyền hành gì cả.
Đặc biệt Tướng Bá viết lên điều này mà không hề thắc mắc về chủ
quyền của quân đội quốc gia, ông coi như đó là chuyện đương nhiên.
Cũng vì vậy mà Tướng Bá được đánh giá là “chỉ biết ông chủ Mỹ”.
Qua vụ này người ta
có thể suy ra cách bổ nhiệm tư lệnh sư đoàn tại Quân đoàn 2 là :
ông Tư lệnh quân đoàn Ngô Du nghe theo lời của ông Cố vấn quân
đoàn John Paul Vann mà đề nghị lên tướng Viên, rồi Tướng Viên đề nghị
lên cho Tổng thống Thiệu ký.
Riêng về việc Bổ
nhiệm tư lệnh Quân đoàn 2 thì tài liệu “CIA and The Generals” ghi lại :
“Thiệu định thay tướng Ngô Dzu bằng tướng Phan Trọng Chinh, một tướng
nổi tiếng bất tài khác. Trước tình hình này đại sứ Bunker buộc lòng gởi
tổng thống Thiệu một danh sách tướng lãnh khác để Thiệu chọn, trong đó
không có Chinh.
Tổng thống Thiệu chọn
tướng Nguyễn Văn Toàn. Toàn là một tướng cầm quân giỏi, khổ nổi Toàn vốn
là tư lệnh Sư đoàn 2 bị cách chức vì tham nhũng và đang nằm chờ tòa án
truy tố về tội quan hệ bất chính với trẻ vị thành niên”. ( Bản dịch của
Trần Bình Nam ).
Hóa ra người bổ nhiệm
tướng tư lệnh Quân đoàn là ông Đại sứ Mỹ chứ không phải là ông Tổng
thống VNCH, ông Tổng thống chỉ có nhiệm vụ ký giấy bổ nhiệm mà thôi.
Y hệt như dưới thời thuộc địa Pháp, hễ Khâm sứ Pháp không ưa một
ông quan Việt Nam nào thì yêu cầu vua Đồng Khánh, vua Khải Định chỉ định
một ông quan khác, nhưng ông quan khác này cũng do Khâm sứ chọn lựa chứ
không phải do nhà vua chọn lựa.
Tiết lộ này của CIA
khiến cho vô số sách vở về lịch sử chiến tranh Việt Nam phải viết lại,
hầu hết các sách vở đều cho rằng hễ Thiệu thích ai thì ký giấy bổ nhiệm
chức vụ quan trọng cho người đó.
Tệ hơn nữa, tài liệu
“Cuộc Triệt Thoái Tây Nguyên” của nhà báo quân đội Phạm Huấn còn cho
thấy ông Tư lệnh Quân đoàn 2 Phạm Văn Phú cũng không được quyền lựa chọn
Tham mưu trưởng Quân đoàn, bởi vì Tướng Phú đề nghị ông nào thì Tướng
Viên cũng không đồng ý, cuối cùng Tướng Viên đã đưa tới một ông Đại tá
là điệp viên ăn lương mật thám của CIA về làm Tham mưu trưởng cho Tướng
Phú.
Trong khi đó tài liệu
của ông trùm CIA Frank Snepp cho thấy người “lái” Tướng Viên là Charles
Timmes, một ông tướng Mỹ về hưu nhưng làm việc ăn lương của CIA.
(12) TƯỚNG
NGUYỄN VĂN TOÀN VÀ TRẬN KONTUM
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Năm 1972, tháng 6,
sau khi Sư đoàn 2 CSVN ( Sư đoàn 2 Sao Vàng, chủ lực tại Nam Ngãi ) bị
thất bại tại Tây Nguyên được đưa về Bình Định để tăng cường cho Sư đoàn
3 CSVN ( Sư đoàn 3 Sao Vàng, chủ lực tại Bình Định ) tấn công Trung đoàn
40 BB VNCH tại các quận phía Bắc tỉnh Bình Định.
Từ ngày 9-4-1972 đến
ngày 3-5-1972 Quân CSVN chiếm được các quận Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan
thuộc tỉnh Bình Định và quận Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Quận trưởng Hoài Nhơn tự sát.
VNCH điều động Trung
đoàn 4 và Trung đoàn 6 thuộc Sư đoàn 2 BB VNCH từ Mộ Đức, Quảng Ngãi tấn
công chiếm lại Sa Huỳnh.
Trong khi đó Trung đoàn 40 và Trung đoàn 41 BB thuộc Sư đoàn 22 BB VNCH
cùng với Liên đoàn 43 BĐQ ( từ Vùng 4 chiến thuật tăng phái ) tấn công
chiếm lại các quận Hoài Nhơn, Tam Quan vào cuối tháng 7 năm 1972.
Riêng quận Hoài Ân
vẫn do Sư đoàn 3 Sao Vàng CSVN chiếm giữ cho tới ngày ngưng bắn tháng 1
năm 1973. Tuy nhiên sau
trận này Sư đoàn 3 Sao Vàng và Sư đoàn 2 CSVN đều bị thiệt hại nặng,
phải giải tán Sư đoàn 2 ( chỉ còn 1 trung đoàn ) để nhập vào Sư đoàn 3.
Tướng Nguyễn Văn Toàn
Tài liệu của CIA :
“Thiệu định thay
tướng Ngô Dzu bằng tướng Phan Trọng Chinh, một tướng nổi tiếng bất tài
khác. Trước tình hình này đại sứ Bunker buộc lòng gởi tổng thống Thiệu
một danh sách tướng lãnh khác để Thiệu chọn, trong đó không có Chinh”.
“Tổng thống Thiệu
chọn tướng Nguyễn Văn Toàn. Toàn là một tướng cầm quân giỏi, khổ nổi
Toàn vốn là tư lệnh Sư đoàn 2 bị cách chức vì tham nhũng và đang nằm chờ
tòa án truy tố về tội quan hệ bất chính với trẻ vị thành niên”. ( Tài
liệu “CIA and The Generals”, bản dịch của Trần Bình Nam ).
Không hiểu nghĩ như
thế nào mà Đại sứ Bunker đưa cho Nguyễn Văn Thiệu danh sách một số tướng
có thể làm Tư lệnh Quân đoàn 2 cho Tướng Thiệu chọn mà trong đó có
Nguyễn Văn Toàn, trong khi Toàn bị tai tiếng rất nhiều về hạnh kiểm …
Phải chăng Bunker đặt tên ông này vào cho có để buộc ông Thiệu
phải chọn một trong những ông còn lại ?
Người ta lại càng
ngạc nhiên hơn nữa cho quyết định của Tướng Thiệu.
Không hiểu nghĩ sao mà ông ta lại chọn một ông tướng đang “có vấn
đề” lên chỉ huy một mặt trận mà tình hình cơ hồ không thể nào cứu vãn
nổi. Trong khi thành tích
của ông này chưa có gì nổi bật so với các ông tướng khác trong danh sách
mà Đại sứ Bunker đưa ra.
Thật ra cũng không có
gì khó hiểu nếu người ta biết rằng trước khi Tướng Lãm từ chức thì ông
ta đã đề cử Tư lệnh phó hành quân của mình là Tướng Nguyễn Văn Toàn lên
thay thế ông ta. Tướng Lãm
đã đánh giá cao Tướng Toàn trong thời gian Tướng Toàn làm Tư lệnh Sư
đoàn 2 Bộ binh dưới quyền của Tướng Lãm.
Hai tuần trước khi
nhận nhiệm vụ tại Quân đoàn 2, Tướng Toàn đang chỉ huy hành quân tại
Đông Hà là nơi địa đầu giới tuyến của mặt trận Quảng Trị.
Nhà báo quân đội Trung tá Phạm Huấn ghi nhận hình ảnh Tướng Toàn
tại Đông Hà :
“Trong Mùa Hè Đỏ Lửa
1972, một buổi chiều tàn, nhá nhem tối, một nhà báo Nhật và tôi đang
theo dõi trận đánh nhau trong thành phố của một tiểu đoàn Thủy quân lục
chiến và quân Cọng sản Bắc Việt trong thị trấn Đông Hà ngoài vùng giới
tuyến. Một lúc tình cờ nhìn
lên, tôi thấy Tướng Toàn đứng trên một ngọn đồi cạnh chiếc thiết vận xa
M.113. Lúc đó ông là Tư
lệnh phó Hành quân, Quân khu 1.
Hình ảnh này làm tôi kính nể” ( Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975,
trang 181 ).
Khi nhận xét về phong
cách chỉ huy của Tướng Phạm Văn Phú, Phạm Huấn đã so sánh với Tướng Toàn
: “Hay ít nhất phải có uy quyền quyết liệt, và khinh thường cái chết,
chia sẻ trách nhiệm, nguy hiểm với quân sĩ ngoài chiến trường như Tướng
Nguyễn Văn Toàn, vị tư lệnh Quân đoàn 2 tiền nhiệm, trước tướng Phạm Văn
Phú” ( trang 180 ).
Thành tích của Tướng
Toàn trong suốt Mùa Hè Đỏ Lửa đủ chứng minh vì sao Tướng Thiệu lại quyết
định chọn Tướng Toàn làm Tư lệnh Quân đoàn 2 và sau đó quyết định thăng
cấp Trung tướng cho ông ta.
Rồi cũng vì quyết
định này mà suốt đời Tổng thống Thiệu mang tiếng xấu: “Thay vì cách chức
một ông Thiếu tướng nổi tiếng bê bối, lại đưa hắn ta lên làm Tư lệnh phó
quân đoàn, rồi lại nâng lên làm Tư lệnh quân đoàn, rồi lại thăng cấp
Trung tướng. Cuối cùng lúc
lâm nguy lại giao cho hắn ta nắm Tư lệnh Quân đoàn 3 kiêm luôn Tư lệnh
các tỉnh phía Nam Quân đoàn 2”.
Căn cứ vào những
chứng cớ này, người ta dễ đi đến kết luận Tướng Thiệu bao che cho sai
trái của những người thân cận của mình mà bất chấp dư luận….
Mãi đến năm 2009, sau
khi Tướng Thiệu qua đời được 8 năm thì người ta mới hay rằng Tướng Toàn
nhờ ông Bunker mà trở thành Tư lệnh quân đoàn chứ chẳng phải nhờ Tướng
Thiệu.
Ngoài ra còn có hai
yếu tố khác có thể làm nặng thêm cán cân quyết định của Tướng Thiệu, đó
là Tướng Toàn là người duy nhất trong danh sách của Bunker có thể chọi
lại được cố vấn John Paul Vann, người mà Tướng Thiệu ghét cay ghét đắng
qua vụ bắt giữ Trần Ngọc Châu.
Phong cách chỉ huy
của Tướng Toàn rất “cứng”, nếu không muốn nói là độc tài;
đối với các cố vấn Mỹ ông coi như là những người tham mưu cho ông
chứ không phải là người giám sát ông.
Do đó nếu ráp Tướng Toàn với John Paul Vann thì chắc chắn Vann sẽ
chịu không nổi.
Thứ hai nữa là do
tính khí của Tướng Thiệu, dĩ nhiên ông rất tự ái khi mà Bunker đưa danh
sách các tướng VN cho ông lựa chọn.
Đây là một hành động phi ngoại giao, không tôn trọng chủ quyền
của quốc gia VNCH. Tuy
nhiên không lẽ vì chuyện này mà Tổng thống Thiệu lại mở mặt trận xác
minh chủ quyền trong khi những căng thẳng với Kissinger và Nixon về hòa
đàm Paris khiến cho giữa Thiệu và Bunker có quá nhiều bất đồng gần như
đối địch.
Vì vậy khi nhìn vào
danh sách Tướng Thiệu biết chắc chắn Nguyễn Văn Toàn không phải là con
gà của Mỹ bởi vì Tướng Toàn đang bị tai tiếng nặng.
Thế là Tổng thống Thiệu đã chọn ngược lại với mong muốn của
Bunker để trả đũa. Tuy
nhiên lỡ như Tướng Toàn làm không tròn nhiệm vụ hoặc xảy ra xung đột với
Vann thì Tướng Thiệu có quyền trách ngược lại rằng Toàn là người do
Bunker đề nghị.
*[ Trên đây chỉ là
hai chi tiết suy đoán dựa theo tâm lý để giải thích quyết định lạ lùng
của Tướng Thiệu vào lúc đó.
Bởi vì mãi đến năm 2009 thì CIA mới cho công bố tài liêu “CIA and The
Generals”. Từ trước đến nay
hoàn toàn không có tài liệu nào đề cập tới vụ này.
Vì vậy người nghiên
cứu sử chỉ còn có cách suy đoán dựa theo tính khí của Tướng Thiệu và
phong cách chỉ huy của Tướng Toàn để giải thích cho quyết định đúng đắn
gần như là sáng suốt của Tướng Thiệu.
Nhưng nếu cả hai giả thuyết trên đây đều đúng thì quả là Tướng
Thiệu gặp may chứ không phải là sáng suốt, bởi vì ông chọn Toàn để phản
đối Bunker chứ không phải vì Toàn giỏi ].
Có lẽ nhận xét chính
xác nhất về Tướng Nguyễn Văn Toàn phải dành cho các ông Tướng CSVN.
Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp đã ghi lại hoạt động của Tướng Toàn như
sau :
“Ngô Du, Tư lệnh Quân
đoàn 2 ngụy bị cách chức, Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn lên thay.
Việc đầu tiên của viên tư lệnh mới này là điều chỉnh lại lực
lượng và đội hình phòng ngự.
Toàn cho rút bỏ Krông, bỏ luôn cả quận lỵ Kon Tum cũ, rút toàn bộ
lực lượng Sư đoàn 23 về để dựng thành một tuyến phòng ngự mới khá chặt
chẽ.
Chúng bố trí nhiều cứ
điểm nhỏ có công sự vững chắc liên kết chặt chẽ với nhau.
Khi pháo ta bắn mạnh, chúng nhanh chóng sơ tán đội hình, sau đó
tìm chách dồn đội hình lại để phản kích. Tình huống diễn ra phức tạp đối
với việc tiến công vào thị xã.
Thời cơ tấn công không còn thuận lợi nữa”(trang 332).
Đối thủ của Tướng
Toàn tại Tây Nguyên là Tướng Hoàng Minh Thảo, một chiến lược gia chuyên
soạn binh thư cho quân đội CSVN.
Chính ông là người đề xuất đánh Ban Mê Thuột vào năm 1975 ( Hồi
ký Võ Nguyên Giáp ). Ông
cũng là đạo diễn chính của kế hoạch Mùa Xuân 1975 ( Hồi ký Văn Tiến
Dũng. Lúc đó Tướng Thảo là
phụ tá của Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, nhưng Tướng Dũng chỉ là
một tướng chính trị, không qua trường lớp quân sự nào cả, mọi việc đều
do các phụ tá ).
Qua nhận xét khách
quan của các tướng CSVN mới hiểu được tại sao Tướng Thiệu lại chọn Tướng
Toàn trong danh sách một số tướng do Đại sứ Mỹ đề nghị.
(13) QUÂN KHU
2 VÀ TƯỚNG PHAN TRỌNG CHINH
Tài liệu của CIA được
giải mã năm 2009 :
“Thiệu định thay
tướng Ngô Dzu bằng tướng Phan Trọng Chinh, một tướng nổi tiếng bất tài
khác. Trước tình hình này đại sứ Bunker buộc lòng gởi tổng thống Thiệu
một danh sách tướng lãnh khác để Thiệu chọn, trong đó không có Chinh”.
Ông tướng kỳ thị cố
vấn Mỹ
Sở dĩ Bunker không
chấp nhận Tướng Chinh bởi
vì ông ta biết chắc chắn sẽ xảy ra bùng nổ mạnh giữa Tướng Chinh với cố
vấn John Paul Vann, Tướng Chinh nổi tiếng với thành tích “kỳ thị cố vấn
Mỹ” :
Năm 1966, khi Thiếu
tướng Phan Trọng Chinh giữ chức vụ Tư lệnh sư đoàn 25 Bộ binh kiêm Tư
lệnh Khu 32 chiến thuật, ông đã đụng chạm mạnh với cố vấn sư đoàn là Đại
tá Hellicut. Đến nỗi ông ra
lệnh cho quân cảnh trục xuất Đại tá Hellicut ra khỏi doanh trại của Bộ
tư lệnh Sư đoàn. Sau đó ông
ra nhật lệnh khuyến cáo các sĩ quan VNCH trong Sư đoàn và Khu chiến
thuật không được để mất tư cách của người chỉ huy quân đội VNCH trước
các cố vấn “ngoại quốc”.
Đích thân Tướng Tư
lệnh quân đội Hoa Kỳ tại VN là Westmoreland đáp trực thăng xuống BTL Sư
đoàn để giải quyết nhưng Tướng Chinh lấy cớ bị bệnh không tiếp.
Ngày hôm sau Đại tướng Cao Văn Viên đáp trực thăng xuống thì ông
mới ra đón. Sau đó Đại tá
Hellicut bị đổi đi đơn vị khác.
Một năm sau Tướng
Chinh được thăng Trung tướng và về làm Tổng cục trưởng Tổng cục Quân
huấn, một nơi nổi tiếng với rừng tham nhũng tại các quân trường bởi vì
ông là ông tướng nổi tiếng thanh liêm thứ nhì của quân đội VNCH, chỉ sau
Tướng Nguyễn Đức Thắng ( Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng ).
Nhưng cũng từ đó tên
của Tướng Phan Trọng Chinh luôn luôn nằm trong sổ đen của CIA và MACV,
người ta cho rằng ông có tinh thần “bài Mỹ”.
Ông CIA tâm thần
Trong khi đó John
Paul Vann nguyên là Trung tá trong Phái bộ viện trợ quân sự Hoa Kỳ (
MACV ) từ năm 1962, ông giữ chức vụ Cố vấn Sư đoàn 7 Bộ binh.
Các tài liệu nói về ông đều cho thấy ông là một người bị bệnh
“thái nhân cách” ( Một dạng tâm thần phân liệt, người bị bệnh có óc
tưởng tượng rất mạnh; có niềm tin cực đoan vào chính mình, cho rằng hễ
những gì mình nghĩ là đúng, là chân lý, còn những gì đi ngược lại với
suy nghĩ của mình đều là sai trái.
Ngôn ngữ Việt gọi là bệnh “đồng bóng” ).
Tháng 1 năm 1963 ông
chỉ huy một trung đoàn quân đội VNCH gồm Bộ binh, Biệt động quân, Bảo
An, Hải thuyền, Thiết vận xa cùng với trực thăng Hoa Kỳ bao vây tấn công
2 đại đội du kích quân CSVN tại Ấp Bắc, tỉnh Định Tường;
nhưng kết quả là thảm bại, 5 trực thăng rớt, 3 thiết vận xa M.113
bị đốt cháy, hai đại đội du kích trốn thoát.
Trước mặt Tướng
Harkins là Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam ông đổ lỗi cho các cấp
chỉ huy VNCH quá tệ. Đặc
biệt lối phát biểu cực đoan với những lời lẽ phê bình không xã giao của
ông đã dễ dàng lôi cuốn được giới báo chí Hoa Kỳ.
Đến năm 1964 một tiểu
đoàn thiết vận xa bị phục kích tổn thất nặng tại Bình Giả, chiến thuật
“Thiết vận xa” hầu như bị phá sản, một lần nữa Vann lại liên lạc với ký
giả David Halberstam của tờ New York Times công kích các chỉ huy quân sự
VNCH thậm tệ đến nổi tướng Paul Harkins phải đuổi ông ra khỏi quân đội.
Năm 1966 John Paul
Vann trở lại VN với tư cách là nhân viên CIA, làm việc trong cơ quan
“Bình định phát triển Nông thôn”, là một tổ chức phối hợp giữa CIA và
quân đội HK. Ông phục vụ tại Vùng 3 và vùng 4.
Tháng 4 năm 1971,
nhân dịp Tướng cố vấn Quân đoàn 2 về nước, Tướng Ngô Du đề nghị với
tướng Abrams cho John Paul Vann về làm cố vấn Quân đoàn 2.
Tướng Abrams miễn cưỡng chấp thuận bởi vì Vann đã xuất ngũ và
hiện đang là công chức của CIA biệt phái cho Cơ quan Bình định phát
triển của MACV.
Trong khi chức vụ Cố
vấn quân đoàn phải là một ông tướng tại ngũ, chỉ huy các ông tướng tư
lệnh các đơn vị quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh trong Quân khu. ( Do đó mà
sau này John Paul Vann tử trận tại Việt Nam nhưng không được ghi tên
trên Tường Đá Đen là nơi ghi tên các quân nhân Hoa Kỳ tử trận tại Việt
Nam ).
Tại sao Bunker phải
can thiệp
Sự thật chuyện Tướng
Chinh bất tài là không có, và chuyện “nổi tiếng bất tài” thì
lại càng không có.
Chẳng qua khi báo cáo về Washington thì CIA phải nói như vậy là để tránh
nói sự thực là Tướng Chinh kỳ thị cố vấn Mỹ.
Đặc biệt là tránh đề cập tới sự bất mãn của các tướng lãnh VNCH
đối với thái độ xấc xược của John Paul Vann.
Chuyện hục hặc với cố
vấn Mỹ là chuyện xảy ra thường xuyên, đa số do các cố vấn Mỹ thiếu hiểu
biết về văn hóa Việt Nam và chiến tranh du kích của người Việt Nam.
Họ mang nặng tư tưởng đến Việt Nam để dạy cho sĩ quan Việt Nam
biết đánh nhau. Trong khi lẽ ra họ cần phải học kinh nghiệm “chống du
kích chiến” của người Việt Nam.
Thực tế sau này cho
thấy hằng ngàn ông chỉ huy Mỹ cũng thua chứ đừng nói một vài ông chỉ huy
VNCH. Trái lại có những ông
tướng Mỹ viết sách thú nhận là học được rất nhiều từ cấp chỉ huy VNCH.
Thí dụ như Đại Tướng Schwarzkopf viết về Tướng Ngô Quang Trưởng.
Hay như băng ghi âm của Đại tướng Abram, tư lệnh quân đội Mỹ đã
ca ngợi tài chỉ huy của các tướng tá VNCH khi ông so sánh với khả năng
của tướng tá Mỹ. *[ Ông nói rằng tài điều quân thần tốc của các sĩ quan
chỉ huy VNCH trong trận đánh sang Cam Bốt khiến cho ông cảm thấy hỗ thẹn
cho các cấp chỉ huy quân đội Mỹ cùng tham dự trận đó ].
Mới đây người Mỹ đã
bỏ ra 30 triệu đô la để thực hiện cuốn phim “The Vietnam war”, mà trong
đó họ trích thuật những lời phê bình về khả năng chiến đấu của quân đội
VNCH qua nhận xét của John Paul Vann và hai ký giả bạn thân của Vann là
Sheehan và David Halberstam.
Tập 2 của phim The
Vietnam War cho rằng lính VNCH toàn là người của VC (!?).
Để dẫn chứng, đạo diễn phỏng vấn nhà báo Neil Sheehan.
Sheehan cũng mượn lời của John Paul Vann nói rằng mỗi khi đi phục
kích đêm với Vann thì lính VNCH chuyên môn ho hen hoặc gây tiếng động
cho VC đừng lọt ổ phục kích…!!.
Điều này rất buồn
cười bởi vì nếu VC đang đi trong đêm mà bất ngờ nghe tiếng ho hay tiếng
động khả nghi thì lập tức họ sẽ xả súng ngay vào chỗ gây ra tiếng động
vì nghĩ rằng đã bị lọt vào ổ phục kích.
Hoặc nếu như nghi từ xa thì họ sẽ bò tới gần và thảy lựu đạn vào
đám phục kích. Lúc đó những
người ho hoặc gây tiếng động cũng tiêu đời.
Hiểu biết về chiến
trường VN của một nhà báo Mỹ là như thế đó !
Sheehan có 3 năm làm lính bộ binh ở Đại Hàn và Nhật nhưng không
được hân hanh bắn một phát súng bởi vì ở đó không có chiến tranh.
Sau đó ông ta giải ngũ và đến VN săn tin cho UPI.
Ông ta săn tin bằng cách ngồi uống cà phê ở đường Tự Do Sài gòn
và đợi những người lính từ mặt trận như John Paul Vann, Trần Ngọc Châu
để lấy tin. Toàn là tin
“nổ” của mấy tay nói phét giàn trời mây.
(14) TRẬN
KONTUM VÀ TƯỚNG LÝ TÒNG BÁ
Tướng Nguyễn Văn Toàn
tại Kontum
Có lẽ lịch sử chiến
tranh Việt Nam sẽ bỏ quên Tướng Lý Tòng Bá nếu năm 1996 ông không viết
cuốn hồi ký “25 Năm Khói Lửa”.
Trong đó ông cho rằng chiến thắng Kontum là của John Paul Vann,
còn Tướng Toàn chỉ lên Tây Nguyên vào giờ phút chót, chỉ một tuần sau là
trận Kontum đã kết thúc.
Tuy nhiên sự thật
Tướng Toàn lên Tây Nguyên là ngày 8-5-1972, và trận đánh kết thúc vào
ngày 28-5-1972, như vậy Tướng Toàn đã chính thức điều binh trong 20
ngày. Nhưng ai ai cũng phải
công nhận lúc ông nhậm chức thì tình hình Quân đoàn 2 thật là đen tối (
Tướng Thiệu và Tướng Viên đã quyết định điều Lữ đoàn 2 Dù ra cứu Quảng
Trị, bỏ thí Kontum ), và rồi 20 ngày sau thì quân CSVN đại bại, nghĩa là
Tướng Toàn đã làm nên chiến thắng.
Thế nhưng hồi ký của
Tướng Bá ghi lại : “Tướng Toàn thay thế Tướng Ngô Dzu trong chức vụ Tư
Lệnh chỉ vào giờ phút chót, chỉ khoảng một tuần trước khi VC tấn công
vào SĐ 23BB lúc ấy đang trấn giữ thị trấn Kontum, để ông Toàn chỉ có đủ
thời giờ nói với tôi một câu: “Anh Bá cố gắng đánh mà không chạy nhé!”
trước khi trận Kontum kết thúc”.( trang 153 ).
Tuy nhiên theo hồi ký
của Đại tá Trịnh Tiếu thì Tướng Toàn đã nói với Đại tá Bá : “Ông và tôi
không chết nơi đây đâu. Không chạy đi đâu hết”. Nghĩa là “ông đừng
chạy”.
Riêng về khả năng
lãnh đạo chỉ huy của Tướng Toàn được Tướng Bá nhận xét như sau :
“Theo ông ta thì cứ
húc bừa vào để đoạt được tiêu chuẩn húc vào địch như trâu điên mà kẻ
dưới sống chết mặc kệ, không cần nghiên cứu hay tham mưu gì cả!
Riết rồi binh lính dưới quyền, không còn ai không biết đức tính
của ông Tư lệnh, nên tự mình phải lo lấy cho bản thân! Bởi vì, nghĩ đến
việc thi hành nhiệm vụ cũng đồng nghĩa với nhận một cái chết, mà chết
như vậy là hết sức vô lý!”
( Lý Tòng Bá, 25 Năm Khói Lửa, trang 153 ).
Nhận xét của Tướng Bá
không phải là không có lý, nghĩa là có thể ông Toàn chuyên môn cứ đứng
đằng sau và ra lệnh cho con người ta húc bừa về phía trước, chẳng khác
nào ông tướng Võ Nguyên Giáp với cái chiến thuật biển người của Mao
Trạch Đông.
Tuy nhiên nhà báo
Trung tá Phạm Huấn lại nghĩ khác : “phải có uy quyền quyết liệt, và
khinh thường cái chết, chia sẻ trách nhiệm, nguy hiểm với quân sĩ ngoài
chiến trường như Tướng Nguyễn Văn Toàn”.
Đó không phải là nhận xét riêng
của Phạm Huấn, mà các sĩ quan từng làm việc với Tướng Toàn đều công nhận
ông luôn luôn có mặt nơi tuyến đầu cùng với binh sĩ trong khi nguyên tắc
chỉ huy của quân đội không cho phép làm như thế.
Và những sĩ quan từng làm việc với Tướng Toàn đều xác nhận ông
rất quý trọng sinh mạng của binh sĩ dưới quyền cũng như ông rất ghét kẻ
nào “cứ húc bừa như điên”, ông cho rằng đó là hành động của người “không
có đầu óc”.
Danh dự của người làm
tướng
Có rất nhiều tướng
VNCH đã mất hết quân tướng trong những ngày cuối cùng của đất nước nhưng
họ cũng đã cùng chung với binh sĩ di tản trước áp lực quá mạnh của địch
quân chứ không hề có chuyện bỏ chạy riêng một mình.
Trong lúc di tản họ vẫn nghĩ là họ còn có cơ hội đóng góp cho đất
nước, họ sẽ cùng nhau tổ chức lại đội ngũ để chống lại quân thù.
Tuy nhiên tại Sài Gòn
trong những ngày tuyệt vọng họ biết rằng cơ hội đó không còn nữa, buộc
lòng họ phải quay trở về lo cho sự sự an nguy của gia đình và chính bản
thân của họ, họ phải ra đi.
Cũng có những ông
tướng trong những ngày cuối cùng vẫn còn đầy đủ quân lính và đầy đủ lực
lượng dưới tay, nhưng họ lại bị bắt buộc phải đầu hàng là một việc mà họ
đã thề không bao giờ làm kể từ khi họ mang ngôi sao trên cổ áo.
Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Lê Văn Hưng, Tướng Lê Nguyên Vỹ,
Tướng Trần Văn Hai không muốn đầu hàng và cũng không muốn bỏ chạy trong
khi trong tay của các ông còn đầy đủ quân lính, vì vậy mà các ông đã tự
sát để giữ trọn khí tiết của người làm tướng.
Trong khi đó Tướng Lý
Tòng Bá cũng còn đầy đủ binh lực trong tay, và ông cũng không muốn đầu
hàng nhưng ông có cách hành động khác với các tướng kia.
Ngày 28-4-1975, nghĩa là 2 ngày trước khi có lệnh đầu hàng; trong
khi 3 trung đoàn trực thuộc của ông đang trực trên máy chờ nghe lệnh của
ông thì ông thay một bộ đồ dân sự, cùng với một người cận vệ lấy một
chiếc Honda chạy từ Củ Chi về Sài Gòn.
Không may cho ông là
qua một chốt kiểm soát của du kích quân CSVN ông bị phát hiện và bị bắt.
Ông đã hành động đúng theo như quan điểm sống của ông : “Bởi vì,
nghĩ đến việc thi hành nhiệm vụ cũng đồng nghĩa với nhận một cái chết,
mà chết như vậy là hết sức vô lý!”
Dĩ nhiên mỗi người có
một quan niệm sống riêng, nhưng Tướng Bá khác với hầu hết sĩ quan của
quân đội VNCH : Tướng Bá
cân nhắc giữa một bên là thi hành nhiệm vụ với cái chết trông thấy, và
một bên là mạng sống; ông đã chọn mạng sống trên hết.
Ông có cái lý của
ông; nhưng đối với các sĩ quan VNCH thì ngoài mạng sống và trách nhiệm
còn có Tổ Quốc và Danh Dự, lắm khi người ta phải chọn Tổ Quốc để quên đi
mạng sống, lắm khi người chiến binh cũng phải chọn Danh Dự cao hơn mạng
sống. Và không thiếu gì
người đã hành động như các ông tướng VNCH trong ngày 30-4-1975.
Nịnh bợ cố vấn Mỹ với
những lời đặt điều tồi bại
Sẽ không ai nhắc tới
quan điểm sống của Tướng Bá nếu ông đừng viết hồi ký ca tụng John Paul
Vann và mạt sát người khác.
Ông cho rằng :
“Thật sự, tôi xin thú
nhận rằng, chưa có ai ngoài ông Vann, người chỉ muốn Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa đánh bại quân Cộng Sản xâm lăng…”, “… Chết đi, ông để lại cho
riêng tôi cái nhận xét, ông là người Mỹ can trường, quyết tâm đem lại
chẳng riêng gì cho ông, cho nước Mỹ, mà cho cả Thế giới nền Hòa Bình, ấm
no không có nạn xâm lăng, không có nạn cai trị được gọi là Quốc Tế Vô
Sản”.( Lý Tòng Bá, 25 Năm Khói Lửa, trang 177 ).
Rõ ràng theo Tướng Bá
thì chỉ có John Paul Vann là muốn QLVNCH đánh bại quân Cọng sản;
nhưng mà đánh bại cho… “nước Mỹ và phe Tư bản” chứ không phải để
bảo vệ nhân dân Miền Nam Việt Nam (sic).
Ngoài chuyện tôn vinh
John Paul Vann và ca tụng cá nhân mình, sách của Tướng Bá còn mạt sát
những người khác với những chứng cớ hàm hồ không bằng chứng, hoặc bằng
chứng là những “lời phán” của thần tượng John Paul Vann.
Thí dụ như phê phán
về Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Bá nhắc lại lời của John Paul Vann : “Anh Bá,
tôi nói riêng cho anh biết chính quyền Mỹ đã chọn ông T. làm nguyên thủ
Quốc gia. Vậy, anh đừng có
đụng đến tướng P.Q.T nữa”.
Và ông còn nói rõ
thêm một câu mà cả đời tôi còn sửng sốt, Vann bảo : “T. sẽ không dám làm
gì hơn với ông P.Q.T, có thể ông này đã chụp được tấm ảnh khi ông T. còn
đang nằm trên giường với bà P.Q.T” ( Lý Tòng Bá, 25 Năm Khói Lửa, trang
139 ).
Lúc ông Bá viết lên
chuyện này thì John Vann chết đã được 24 năm, không biết John có nói hay
không. Đặt giả định rằng
John có nói, nhưng ông ta nói “có thể” nghĩa là chỉ mới hoài nghi vô căn
cứ.
Và rồi cho dầu đặt
giả định rằng John không nói “có thể”, mà John nói “chắc chắn” thì cũng
không tin được bởi vì ông ta là người bị bệnh tâm thần, một khi ông ta
cho là Thiệu xấu thì tất cả những lời nói xấu Thiệu mà ông ta nghe được
đều là sự thật, hoặc là ông ta tưởng tượng ra rồi lâu ngày cho đó là sự
thật ( hoang tưởng ).
*[ Bà Tướng T. thuộc
vào hạng người đẹp nổi tiếng, trong khi Tướng T. cùng làm việc với Tướng
Thiệu tại Sư đoàn 5 BB cho nên rất dễ có những lời đồn thổi vô căn cứ,
cũng giống như những lời đồn thổi về Tổng thống Thiệu và ca sĩ Kim Loan
mà thời đó ai ai cũng cho là sự thật.
Mãi tới sau 1975
người Việt tại hải ngoại mới có hân hạnh được biết rằng trong đời Kim
Loan chưa một lần nào được gặp Tướng Thiệu.
Ca sĩ Kim Loan đã nói trên đài phát thanh tại Nam Cali : “Phải
chi trong đời em có một lần được gặp ông Thiệu thì “đã quá”.
Nếu quả thật thời đó
một ông Tổng thống mà đi đêm với một cô ca sĩ thì không thể nào thoát
khỏi tai mắt của CIA. Và
một khi CIA đã có bằng cớ đó thì không đến nỗi Tổng thống Nixon phải đòi
“cắt đầu” ông Thiệu khi ông Thiệu không chịu ký vào bản dự thảo hiệp
định Paris ].
Khi đưa vào quyển
sách chuyện này Tướng Bá không hề biết rằng lời tố cáo của ông không
đúng nguyên tắc tín lý bởi vì John Paul Vann đã chết, ông không thể mượn
người chết để nói lên những lời biết đâu là do chính ông bịa đặt ra.
Cuối cùng, cho dầu là
sự thật đi nữa, và đã có bằng chứng đi nữa thì Lý Tòng Bá viết chuyện
này vào sách để được cái gì?
Chỉ được cái người đời khinh bỉ cho hành động hạ cấp của một
người không đáng gọi là đàn ông;
hơn nữa, là một người đàn ông đã từng nắm giữ mạng sống của hơn
mười ngàn con người.
Tư cách của Lý Tòng
Bá không đáng cho lịch sử phải nhắc tới, nhưng cuối cùng buộc phải nhắc
tới nhằm để minh oan cho những nạn nhân của kẻ tiểu nhân.
Rõ ràng Tướng Bá muốn mượn hồi ký để bôi lọ danh dự của Tướng
Thiệu chứ không phải nhằm đưa lại sự thực cho lịch sử. Nhưng vấn đề là
ông ta bôi lọ ông Thiệu nhằm mục đích gì ?
Chẳng có gì khó hiểu
nếu nhìn vào thời điểm cuốn hồi ký được viết là thời gian mà các sĩ quan
VNCH trong các trại tù cải tạo được sang Hoa Kỳ.
Trong thời gian này các nhà phù thủy chính trị Mỹ muốn những cựu
sĩ quan VNCH hiểu rằng người Việt mất nước là do Tổng thống Nguyển Văn
Thiệu chứ không phải là do Mỹ bỏ rơi VNCH.
Họ muốn hướng sự oán hận mất nướcvào cá nhân ông Thiệu thay vì
oán hận người Mỹ.
Riêng mối thù của Lý
Tòng Bá đối với Tướng Thuần thì chính hồi ký của Tướng Bá đã thú nhận :
“một lần nữa bất ngờ tôi nhận thêm một phần phạt 20 ngày trọng cấm của
Tướng Phạm Quốc Thuần với lý do : “Dùng hệ thống ngoại nhân nhục mạ
thượng cấp”. ( trang 145 )
Đây là Tướng Thuần
viết văn hoa để che bớt sự thực, chứ sự thực câu đó có nghĩa là : “Dựa
hơi cố vấn Mỹ chửi bới cấp trên của mình”.
Tướng Thuần đã làm
đúng bởi vì quân đội VNCH không thể nào chấp nhận chuyện dựa hơi cố vấn
Mỹ để chửi bới cấp trên.
Tướng Thuần đã dùng chữ “ngoại nhân” để nói tới người Mỹ thì đủ biết khí
phách của ông đối với người Mỹ ra sao so với những kẻ chuyên “dựa hơi
chủ” mà lên mặt với đồng bào cỡ như Lý Tòng Bá.
Lời chứng bịa đặt của
Bá khiến cho nhiều thế hệ sau này mặc nhiên tin rằng trong quân đội cũng
như trong chính phủ VNCH có chuyện dâng vợ cho cấp trên để được tiến
thân, kể cả cấp trên là các cố vấn Mỹ (sic).
Có lẽ Lý Tòng Bá
không bao giờ nghĩ tới chuyện này :
ông ta ngậm máu phun người nhưng chính miệng của ông ta dơ trước;
người ta sẽ nghĩ sao về quan hệ anh vợ, em rễ giữa ông ta và John Paul
Vann ? Và người ta nghĩ sao
về cái chức Tư lệnh Sư đoàn 23 BB cũng như cái lon Chuẩn tướng do Vann
đề nghị ?
Ngồi trên đất Mỹ ông
Lý Tòng Bá kết luận về cuộc chiến đấu chống Cộng của dân tộc Việt Nam :
“Muốn thắng VC, thì nước Mỹ cần phải mở một cuộc đô hộ Miền Nam
Việt Nam, sau đó tổ chức và giáo dục lại tất cả nhân sự rồi giao lại
người Việt Nam một đất nước mới, một lãnh đạo mới thì may ra”(sic).
( trang 193 ).
Nghĩa là lâu nay non
sông Việt Nam thuộc quyền sở hữu của Mỹ chứ không phải của dân tộc Việt
Nam. Còn công cuộc chiến
đấu chống Cộng của người Việt chỉ là chiến đấu cho quyền lợi của ông chủ
Mỹ mà thôi.
Giờ đây vì không có
ai phản đối sách của Lý Tòng Bá cho nên nhiều thế hệ con cháu sau này cứ
tin vào đó mà ngao ngán cho tư cách của tiền nhân. Chúng tự đặt ra câu
hỏi rằng tại sao dân chúng Việt Nam lại giao quyền lãnh đạo đất nước vào
tay những người không có tư cách cỡ như Thiệu, Thuần?
(sic).
(15) MẤT LỘC
NINH
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Địa hình tỉnh Bình
Long
Quốc lộ 13 chạy từ
Sài Gòn theo hướng chính Bắc thì tới biên giới Miên, rồi cũng theo hướng
Bắc mà đi tới thủ đô nước Lào.
Gần đến biên giới Miên, còn cách 34 cây số, là thị xã An Lộc,
tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long; cách Sài Gòn 90 cây số.
Từ An Lộc đi về hướng biên giới 21 cây số thì tới thị trấn Lộc
Ninh, cách biên giới 13 cây số.
Đường tiếp vận cho An
Lộc là Quốc lộ 13, trước kia người Pháp đã lập tuyến đường rầy xe lửa
tới Lộc Ninh, dự trù sẽ khai thác tới thủ đô nước Lào nhưng vì chiến
tranh nên ngưng tại đó.
Cách Sài gòn 63 cây số là quận Chơn Thành, quận cực Nam của tỉnh Bình
Long.
Trên quốc lộ 13, qua
khỏi Chơn Thành 5 cây số có ngã rẽ qua Quốc lộ 14 B theo hướng Đông Bắc
đi Phước Long rồi đi Ban Mê Thuột, qua khỏi Lộc Ninh 5 cây số có ngã rẽ
qua Quốc lộ 14 A cũng theo hướng Đông Bắc đi Ban Mê Thuột.
Hai Quốc lộ 14 A và 14 B gặp nhau tại Pu Prang thuộc tỉnh Quảng
Đức.
Tại quận Chơn Thành
địa thế có nhiều núi đồi liền nhau, Quốc lộ 13 chạy giữa địa thế hiểm
trở đó, cho nên Chơn Thành là vị trí chiến lược đối với các tỉnh Bình
Long, Phước Long và Quảng Đức.
Quân CSVN chiếm ngay Chơn Thành trước khi tấn công vào An Lộc;
để đối lại, quân VNCH tiếp tế cho An Lộc bằng không vận trong
giai đoạn An Lộc cố thủ. Và
trong giai đoạn phản công giải tỏa An Lộc thì quân VNCH tấn công tái
chiếm Chơn Thành trước.
Lực lượng CSVN :
Gồm có 3 sư đoàn Bộ
binh ( SĐ.5, SĐ.7, SĐ. 9. Mỗi sư đoàn là 10.000 người ), 3 trung đoàn Bộ
binh độc lập ( TrĐ.24, TrĐ.271, TrĐ.205.
Mội trung đoàn là 2.500 người ), 1 trung đoàn Đặc công (TrĐ.429),
2 trung đoàn Pháo ( TrĐ.28, TrĐ.42 ), 2 tiểu đoàn và 1 đại đội
Tăng ( TĐ.20, TĐ.21, ĐĐ.33 biệt lập ), 1 đại đội Cao xạ tự hành (hỏa
tiễn SA.7), 4 tiểu đoàn phòng không, 20 tiểu đoàn địa phương và 63 đại
đội địa phương.
Quân số tổng cộng
40.000 người. Tổng số lương
thực dự trữ nuôi ăn cho Mặt trận B.2 trong 1 năm là 19 ngàn tấn, *( Suy
ra tổng số quân của Mặt trận B.2 CSVN là 69.400 người, gần 90% là quân
Bắc Việt ).
Chiến dịch tấn công
An Lộc do Trần Văn Trà làm Chính ủy kiêm Tư lệnh, Trần Văn Phác làm Phó
chính ủy, Đồng Văn Cống làm Tư lệnh phó, Lê Ngọc Hiền làm Tham mưu
trưởng.
Lực lượng VNCH :
Sư đoàn 5 Bộ binh là
lực lượng chính phòng thủ tỉnh Bình Long ( 10.000 người ), lực lượng yểm
trợ là Liên đoàn 3 Biệt động quân ( 2.000 người ), và
4 tiểu đoàn Địa phương Quân ( Mỗi tiểu đoàn 500 người ).
Sư đoàn 5 BB VNCH gồm
có Trung đoàn 9 BB đóng tại quân Lộc Ninh, tỉnh Bình Long; Trung đoàn 7
BB đóng tại Thị xã An Lộc.
Trung đoàn 5 BB và Bộ tư lệnh sư đoàn đóng tại căn cứ Lai Khê, tỉnh Bình
Dương. Trong khi đó tại An
Lộc có Bộ chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 5 BB do Chuẩn tướng Lê Văn
Hưng chỉ huy.
Quân CSVN tấn công
quận Lộc Ninh
Năm 1972, ngày 1-4,
một ngày sau khi chiến trận bùng mổ tại Quảng Trị và Kontum, quân CSVN
gồm Trung đoàn 24, Trung đoàn 271 thuộc Sư đoàn 5 CSVN, Đại đội 33 Tăng
CSVN tấn công cứ điểm Sa Mát do Chiến đoàn 49 VNCH trấn giữ.
Quân trong cứ điểm đẩy lui được cuộc tấn công, bắn hỏng 3 xe tăng
bằng súng chống tăng M.72.
Nhưng sau đó quân phòng thủ phải rút bỏ khỏi cứ điểm.
Ngày 5-4, Sư trưởng
Sư đoàn 5 CSVN là Đại tá Bùi Thanh Vân chỉ huy
toàn bộ Sư đoàn cùng với Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 9 CSVN, Trung
đoàn 28 Pháo binh CSVN và 2 đại đội tăng tấn công vào quân Lộc Ninh là
quận giáp biên giới Việt Miên.
Quân trú phòng là Chiến đoàn 9 VNCH, gồm có Trung đoàn 9 thuộc Sư
đoàn 5 Bộ binh VNCH và Thiết đoàn 5 Thiết kỵ đã đẩy lui được cuộc tấn
công trong ngày.
Ngày 6-4, lúc3 giờ
chiều, quân CSVN tấn công phi trường Quản Lợi thuộc quân Lộc Ninh.
Chỉ huy trưởng Chiến đoàn 9 là Đại tá Nguyễn Công Vĩnh
điều động 2 tiểu đoàn Bộ binh và 1 tiểu đoàn Thiết giáp đến tiếp
viện thì bị rơi vào tuyến phục kích của Sư 5 CSVN, kết quả 18 xe tăng,
31 thiết vận xa M.113 và 6 phi cơ bị hủy hoại.
Ngày 7-4, lúc 5 giờ
30 sáng, quân CSVN tổng tấn công vào Chi Khu Lộc Ninh.
Lúc 2 giờ chiều, Chi
Khu Lộc Ninh bị tràn ngập, Đại tá Nguyễn Công Vĩnh và Trung tá Nguyễn
Đức Dương bị bắt, 6 súng đại bác 105 ly bị phá hủy.
Ngày 8-4, quân CSVN
làm chủ tình hình tại Lộc Ninh. Quân VNCH rút lui về hướng Nam.
Có 30 xe tăng trong số 100 xe của Thiết đoàn 5 VNCH thoát về được
An Lộc, hầu hết các xe tăng bị bắn bằng hỏa tiển chống tăng AT.3.
Sau 3 ngày giao tranh, có 600 quân VNCH bị chết, phía quân CSVN
có 2.150 chết.
Sau khi chiến được
Lộc Ninh, Sư đoàn 5 CSVN tiếp tục tiến về hướng Nam theo Quốc lộ 13, tức
là tiến về phía Bắc thị xã An Lộc, trong khi đó Sư đoàn 7 CSVN từ vùng
biên giới cũng theo quốc lộ 13 xuống tới Bắc An Lộc rồi đi vòng xuống
phía Nam để chặn đường tiếp viện tại Chơn Thành.
Và Sư đoàn 9 CSVN từ biên giới tiến xuống phía Tây của Thị xã An
Lộc, đây là lực lượng chính tấn công vào An Lộc.
Về phía VNCH, mới đầu
Tướng Cao Văn Viên tăng cường Lữ đoàn 1 Nhảy dù gồm 3 tiểu đoàn 5,6,8 (
Mỗi tiểu đoàn 550 người ).
Sau đó tăng thêm sư đoàn 21 Bộ binh ( 10.000 người ) và Trung đoàn 15
thuộc Sư đoàn 9 Bộ binh ( 2.500 người )..
Ngày 11-4, quân phòng
thủ An Lộc nới rộng vòng đai kiểm soát chung quanh thị xã từ 500 mét lên
3 cây số.
Cũng trong ngày này
phi cơ B.52 thả 800 tấn bom xuống các vị trí đóng quân của quân CSVN tại
Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc.
Từ 12 giờ đêm cho tới 4 giờ sáng, quân CSVN pháo khoảng 10.000 trái đạn pháo, hầu hết là hỏa tiễn địa địa 107 ly và 122 ly. Đến sáng thì 24 khẩu đại bác của quân VNCH trong An Lộc chỉ còn sử dụng được có 1 khẩu. Kể từ đó quân VNCH tại An Lộc tử chiến với quân CSVN mà không có pháo binh hay xe tăng.
(16) TRẬN
KONTUM VÀ TƯỚNG LÝ TÒNG BÁ
Tướng Nguyễn Văn Toàn
tại Kontum
Có lẽ lịch sử chiến
tranh Việt Nam sẽ bỏ quên Tướng Lý Tòng Bá nếu năm 1996 ông không viết
cuốn hồi ký “25 Năm Khói Lửa”.
Trong đó ông cho rằng chiến thắng Kontum là của John Paul Vann,
còn Tướng Toàn chỉ lên Tây Nguyên vào giờ phút chót, chỉ một tuần sau là
trận Kontum đã kết thúc.
Tuy nhiên sự thật
Tướng Toàn lên Tây Nguyên là ngày 8-5-1972, và trận đánh kết thúc vào
ngày 28-5-1972, như vậy Tướng Toàn đã chính thức điều binh trong 20
ngày. Nhưng ai ai cũng phải
công nhận lúc ông nhậm chức thì tình hình Quân đoàn 2 thật là đen tối (
Tướng Thiệu và Tướng Viên đã quyết định điều Lữ đoàn 2 Dù ra cứu Quảng
Trị, bỏ thí Kontum ), và rồi 20 ngày sau thì quân CSVN đại bại, nghĩa là
Tướng Toàn đã làm nên chiến thắng.
Thế nhưng hồi ký của
Tướng Bá ghi lại : “Tướng Toàn thay thế Tướng Ngô Dzu trong chức vụ Tư
Lệnh chỉ vào giờ phút chót, chỉ khoảng một tuần trước khi VC tấn công
vào SĐ 23BB lúc ấy đang trấn giữ thị trấn Kontum, để ông Toàn chỉ có đủ
thời giờ nói với tôi một câu: “Anh Bá cố gắng đánh mà không chạy nhé!”
trước khi trận Kontum kết thúc”.( trang 153 ).
Tuy nhiên theo hồi ký
của Đại tá Trịnh Tiếu thì Tướng Toàn đã nói với Đại tá Bá : “Ông và tôi
không chết nơi đây đâu. Không chạy đi đâu hết”. Nghĩa là “ông đừng
chạy”.
Riêng về khả năng
lãnh đạo chỉ huy của Tướng Toàn được Tướng Bá nhận xét như sau :
“Theo ông ta thì cứ
húc bừa vào để đoạt được tiêu chuẩn húc vào địch như trâu điên mà kẻ
dưới sống chết mặc kệ, không cần nghiên cứu hay tham mưu gì cả!
Riết rồi binh lính dưới quyền, không còn ai không biết đức tính
của ông Tư lệnh, nên tự mình phải lo lấy cho bản thân! Bởi vì, nghĩ đến
việc thi hành nhiệm vụ cũng đồng nghĩa với nhận một cái chết, mà chết
như vậy là hết sức vô lý!”
( Lý Tòng Bá, 25 Năm Khói Lửa, trang 153 ).
Nhận xét của Tướng Bá
không phải là không có lý, nghĩa là có thể ông Toàn chuyên môn cứ đứng
đằng sau và ra lệnh cho con người ta húc bừa về phía trước, chẳng khác
nào ông tướng Võ Nguyên Giáp với cái chiến thuật biển người của Mao
Trạch Đông.
Tuy nhiên nhà báo
Trung tá Phạm Huấn lại nghĩ khác : “phải có uy quyền quyết liệt, và
khinh thường cái chết, chia sẻ trách nhiệm, nguy hiểm với quân sĩ ngoài
chiến trường như Tướng Nguyễn Văn Toàn”.
Đó không phải là nhận xét riêng
của Phạm Huấn, mà các sĩ quan từng làm việc với Tướng Toàn đều công nhận
ông luôn luôn có mặt nơi tuyến đầu cùng với binh sĩ trong khi nguyên tắc
chỉ huy của quân đội không cho phép làm như thế.
Và những sĩ quan từng làm việc với Tướng Toàn đều xác nhận ông
rất quý trọng sinh mạng của binh sĩ dưới quyền cũng như ông rất ghét kẻ
nào “cứ húc bừa như điên”, ông cho rằng đó là hành động của người “không
có đầu óc”.
Danh dự của người làm
tướng
Có rất nhiều tướng
VNCH đã mất hết quân tướng trong những ngày cuối cùng của đất nước nhưng
họ cũng đã cùng chung với binh sĩ di tản trước áp lực quá mạnh của địch
quân chứ không hề có chuyện bỏ chạy riêng một mình.
Trong lúc di tản họ vẫn nghĩ là họ còn có cơ hội đóng góp cho đất
nước, họ sẽ cùng nhau tổ chức lại đội ngũ để chống lại quân thù.
Tuy nhiên tại Sài Gòn
trong những ngày tuyệt vọng họ biết rằng cơ hội đó không còn nữa, buộc
lòng họ phải quay trở về lo cho sự sự an nguy của gia đình và chính bản
thân của họ, họ phải ra đi.
Cũng có những ông
tướng trong những ngày cuối cùng vẫn còn đầy đủ quân lính và đầy đủ lực
lượng dưới tay, nhưng họ lại bị bắt buộc phải đầu hàng là một việc mà họ
đã thề không bao giờ làm kể từ khi họ mang ngôi sao trên cổ áo.
Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Lê Văn Hưng, Tướng Lê Nguyên Vỹ,
Tướng Trần Văn Hai không muốn đầu hàng và cũng không muốn bỏ chạy trong
khi trong tay của các ông còn đầy đủ quân lính, vì vậy mà các ông đã tự
sát để giữ trọn khí tiết của người làm tướng.
Trong khi đó Tướng Lý
Tòng Bá cũng còn đầy đủ binh lực trong tay, và ông cũng không muốn đầu
hàng nhưng ông có cách hành động khác với các tướng kia.
Ngày 28-4-1975, nghĩa là 2 ngày trước khi có lệnh đầu hàng; trong
khi 3 trung đoàn trực thuộc của ông đang trực trên máy chờ nghe lệnh của
ông thì ông thay một bộ đồ dân sự, cùng với một người cận vệ lấy một
chiếc Honda chạy từ Củ Chi về Sài Gòn.
Không may cho ông là
qua một chốt kiểm soát của du kích quân CSVN ông bị phát hiện và bị bắt.
Ông đã hành động đúng theo như quan điểm sống của ông : “Bởi vì,
nghĩ đến việc thi hành nhiệm vụ cũng đồng nghĩa với nhận một cái chết,
mà chết như vậy là hết sức vô lý!”
Dĩ nhiên mỗi người có
một quan niệm sống riêng, nhưng Tướng Bá khác với hầu hết sĩ quan của
quân đội VNCH : Tướng Bá
cân nhắc giữa một bên là thi hành nhiệm vụ với cái chết trông thấy, và
một bên là mạng sống; ông đã chọn mạng sống trên hết.
Ông có cái lý của
ông; nhưng đối với các sĩ quan VNCH thì ngoài mạng sống và trách nhiệm
còn có Tổ Quốc và Danh Dự, lắm khi người ta phải chọn Tổ Quốc để quên đi
mạng sống, lắm khi người chiến binh cũng phải chọn Danh Dự cao hơn mạng
sống. Và không thiếu gì
người đã hành động như các ông tướng VNCH trong ngày 30-4-1975.
Nịnh bợ cố vấn Mỹ với
những lời đặt điều tồi bại
Sẽ không ai nhắc tới
quan điểm sống của Tướng Bá nếu ông đừng viết hồi ký ca tụng John Paul
Vann và mạt sát người khác.
Ông cho rằng :
“Thật sự, tôi xin thú
nhận rằng, chưa có ai ngoài ông Vann, người chỉ muốn Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa đánh bại quân Cộng Sản xâm lăng…”, “… Chết đi, ông để lại cho
riêng tôi cái nhận xét, ông là người Mỹ can trường, quyết tâm đem lại
chẳng riêng gì cho ông, cho nước Mỹ, mà cho cả Thế giới nền Hòa Bình, ấm
no không có nạn xâm lăng, không có nạn cai trị được gọi là Quốc Tế Vô
Sản”.( Lý Tòng Bá, 25 Năm Khói Lửa, trang 177 ).
Rõ ràng theo Tướng Bá
thì chỉ có John Paul Vann là muốn QLVNCH đánh bại quân Cọng sản;
nhưng mà đánh bại cho… “nước Mỹ và phe Tư bản” chứ không phải để
bảo vệ nhân dân Miền Nam Việt Nam (sic).
Ngoài chuyện tôn vinh
John Paul Vann và ca tụng cá nhân mình, sách của Tướng Bá còn mạt sát
những người khác với những chứng cớ hàm hồ không bằng chứng, hoặc bằng
chứng là những “lời phán” của thần tượng John Paul Vann.
Thí dụ như phê phán
về Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Bá nhắc lại lời của John Paul Vann : “Anh Bá,
tôi nói riêng cho anh biết chính quyền Mỹ đã chọn ông T. làm nguyên thủ
Quốc gia. Vậy, anh đừng có
đụng đến tướng P.Q.T nữa”.
Và ông còn nói rõ
thêm một câu mà cả đời tôi còn sửng sốt, Vann bảo : “T. sẽ không dám làm
gì hơn với ông P.Q.T, có thể ông này đã chụp được tấm ảnh khi ông T. còn
đang nằm trên giường với bà P.Q.T” ( Lý Tòng Bá, 25 Năm Khói Lửa, trang
139 ).
Lúc ông Bá viết lên
chuyện này thì John Vann chết đã được 24 năm, không biết John có nói hay
không. Đặt giả định rằng
John có nói, nhưng ông ta nói “có thể” nghĩa là chỉ mới hoài nghi vô căn
cứ.
Và rồi cho dầu đặt
giả định rằng John không nói “có thể”, mà John nói “chắc chắn” thì cũng
không tin được bởi vì ông ta là người bị bệnh tâm thần, một khi ông ta
cho là Thiệu xấu thì tất cả những lời nói xấu Thiệu mà ông ta nghe được
đều là sự thật, hoặc là ông ta tưởng tượng ra rồi lâu ngày cho đó là sự
thật ( hoang tưởng ).
*[ Bà Tướng T. thuộc
vào hạng người đẹp nổi tiếng, trong khi Tướng T. cùng làm việc với Tướng
Thiệu tại Sư đoàn 5 BB cho nên rất dễ có những lời đồn thổi vô căn cứ,
cũng giống như những lời đồn thổi về Tổng thống Thiệu và ca sĩ Kim Loan
mà thời đó ai ai cũng cho là sự thật.
Mãi tới sau 1975
người Việt tại hải ngoại mới có hân hạnh được biết rằng trong đời Kim
Loan chưa một lần nào được gặp Tướng Thiệu.
Ca sĩ Kim Loan đã nói trên đài phát thanh tại Nam Cali : “Phải
chi trong đời em có một lần được gặp ông Thiệu thì “đã quá”.
Nếu quả thật thời đó
một ông Tổng thống mà đi đêm với một cô ca sĩ thì không thể nào thoát
khỏi tai mắt của CIA. Và
một khi CIA đã có bằng cớ đó thì không đến nỗi Tổng thống Nixon phải đòi
“cắt đầu” ông Thiệu khi ông Thiệu không chịu ký vào bản dự thảo hiệp
định Paris ].
Khi đưa vào quyển
sách chuyện này Tướng Bá không hề biết rằng lời tố cáo của ông không
đúng nguyên tắc tín lý bởi vì John Paul Vann đã chết, ông không thể mượn
người chết để nói lên những lời biết đâu là do chính ông bịa đặt ra.
Cuối cùng, cho dầu là
sự thật đi nữa, và đã có bằng chứng đi nữa thì Lý Tòng Bá viết chuyện
này vào sách để được cái gì?
Chỉ được cái người đời khinh bỉ cho hành động hạ cấp của một
người không đáng gọi là đàn ông;
hơn nữa, là một người đàn ông đã từng nắm giữ mạng sống của hơn
mười ngàn con người.
Tư cách của Lý Tòng
Bá không đáng cho lịch sử phải nhắc tới, nhưng cuối cùng buộc phải nhắc
tới nhằm để minh oan cho những nạn nhân của kẻ tiểu nhân.
Rõ ràng Tướng Bá muốn mượn hồi ký để bôi lọ danh dự của Tướng
Thiệu chứ không phải nhằm đưa lại sự thực cho lịch sử. Nhưng vấn đề là
ông ta bôi lọ ông Thiệu nhằm mục đích gì ?
Chẳng có gì khó hiểu
nếu nhìn vào thời điểm cuốn hồi ký được viết là thời gian mà các sĩ quan
VNCH trong các trại tù cải tạo được sang Hoa Kỳ.
Trong thời gian này các nhà phù thủy chính trị Mỹ muốn những cựu
sĩ quan VNCH hiểu rằng người Việt mất nước là do Tổng thống Nguyển Văn
Thiệu chứ không phải là do Mỹ bỏ rơi VNCH.
Họ muốn hướng sự oán hận mất nướcvào cá nhân ông Thiệu thay vì
oán hận người Mỹ.
Riêng mối thù của Lý
Tòng Bá đối với Tướng Thuần thì chính hồi ký của Tướng Bá đã thú nhận :
“một lần nữa bất ngờ tôi nhận thêm một phần phạt 20 ngày trọng cấm của
Tướng Phạm Quốc Thuần với lý do : “Dùng hệ thống ngoại nhân nhục mạ
thượng cấp”. ( trang 145 )
Đây là Tướng Thuần
viết văn hoa để che bớt sự thực, chứ sự thực câu đó có nghĩa là : “Dựa
hơi cố vấn Mỹ chửi bới cấp trên của mình”.
Tướng Thuần đã làm
đúng bởi vì quân đội VNCH không thể nào chấp nhận chuyện dựa hơi cố vấn
Mỹ để chửi bới cấp trên.
Tướng Thuần đã dùng chữ “ngoại nhân” để nói tới người Mỹ thì đủ biết khí
phách của ông đối với người Mỹ ra sao so với những kẻ chuyên “dựa hơi
chủ” mà lên mặt với đồng bào cỡ như Lý Tòng Bá.
Lời chứng bịa đặt của
Bá khiến cho nhiều thế hệ sau này mặc nhiên tin rằng trong quân đội cũng
như trong chính phủ VNCH có chuyện dâng vợ cho cấp trên để được tiến
thân, kể cả cấp trên là các cố vấn Mỹ (sic).
Có lẽ Lý Tòng Bá
không bao giờ nghĩ tới chuyện này :
ông ta ngậm máu phun người nhưng chính miệng của ông ta dơ trước;
người ta sẽ nghĩ sao về quan hệ anh vợ, em rễ giữa ông ta và John Paul
Vann ? Và người ta nghĩ sao
về cái chức Tư lệnh Sư đoàn 23 BB cũng như cái lon Chuẩn tướng do Vann
đề nghị ?
Ngồi trên đất Mỹ ông
Lý Tòng Bá kết luận về cuộc chiến đấu chống Cộng của dân tộc Việt Nam :
“Muốn thắng VC, thì nước Mỹ cần phải mở một cuộc đô hộ Miền Nam
Việt Nam, sau đó tổ chức và giáo dục lại tất cả nhân sự rồi giao lại
người Việt Nam một đất nước mới, một lãnh đạo mới thì may ra”(sic).
( trang 193 ).
Nghĩa là lâu nay non
sông Việt Nam thuộc quyền sở hữu của Mỹ chứ không phải của dân tộc Việt
Nam. Còn công cuộc chiến
đấu chống Cộng của người Việt chỉ là chiến đấu cho quyền lợi của ông chủ
Mỹ mà thôi.
Giờ đây vì không có
ai phản đối sách của Lý Tòng Bá cho nên nhiều thế hệ con cháu sau này cứ
tin vào đó mà ngao ngán cho tư cách của tiền nhân. Chúng tự đặt ra câu
hỏi rằng tại sao dân chúng Việt Nam lại giao quyền lãnh đạo đất nước vào
tay những người không có tư cách cỡ như Thiệu, Thuần?
(sic).
(17)
TỬ THỦ AN LỘC
*( Trích sách “Giải
Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
Năm 1972, ngày 13-4,
lúc rạng sáng, Sư đoàn 9 CSVN cùng với 15 xe tăng bắt đầu tấn công vào
thị xã An Lộc. Khi đoàn xe tăng tiến tới gần Bộ chỉ huy Trung đoàn 8
thuộc Sư đoàn 5 BB VNCH thì bị quân phòng thủ bắn cháy 3 chiếc bằng súng
M.72, 4 chiếc khác bị trực thăng vũ trang và máy bay C.130 bắn hạ.
Số xe tăng còn lại chạy thối lui.
Trực thăng chở Đại tá
Nguyễn Hữu Đức, Chỉ huy trưởng Thiết đoàn 5 Thiết kỵ bị súng phòng không
bắn rơi, Đại tá Đức tử trận.
Quân Sư đoàn 21 BB
VNCH cùng với Trung đoàn 15 BB và 1 tiểu đoàn Dù cố gắng tiêu diệt chốt
Tàu Ô tại Chơn Thành nhưng không thành công.
*Chú giải :
Chiến thuật “chốt kiềng pháo cụm và pháo kiềng chốt cụm”.
Nghĩa là trên Quốc lộ
13 quân CSVN chiếm 3 đỉnh đồi gần nhau trên vệ đường làm thành một cụm
chốt, các chốt này cứu ứng cho nhau;
một khi có quân tấn công vào 1 chốt thì 2 chốt kia sẽ bắn sau
lưng quân tấn công hoặc gọi pháo binh yểm trợ.
Nhưng lực lượng pháo binh yểm trợ cũng được bố trí tại 3 vị trí
khác nhau, làm thành trận pháo kiềng.
Do đó muốn diệt chốt thì phải dùng bộ binh tấn công 3 vị trí pháo
một lượt. Nhưng mỗi vị trí
pháo lại được bảo vệ bằng 3 chốt bộ binh ở chung quanh.
Quân trên mỗi chốt có
hầm trú ẩn đào sâu dưới đất và có bửng che bằng đất dày 6 tấc.
Mỗi khi bị pháo hay có phi cơ thả bom thì quân trong chốt thụt
xuống hầm, quay bửng đậy nắp lại và kêu pháo binh bắn tràn ngập xung
quanh chốt hay ngay cả trên vị trí chốt.
Khi nào hết phi cơ và pháo binh thì quay bửng lên, ló đầu ra quan
sát và bắn vào đoàn xe di chuyển hay quân tấn công.
Muốn phá được chốt
thì chỉ có nước bao vây chận tiếp tế của chốt, nhưng hễ bao vây thì bị
pháo kiềng rót tới, vì vậy phải diệt pháo trước, nhưng muốn diệt pháo
thì phải diệt chốt bảo vệ pháo trước.
Vì vậy chỉ còn cách hay nhất là dùng phi cơ Phantom hay
Thundership của Không quân HK để thả bom bứng chốt lên.
Chỉ có hai loại phi
cơ này mới có thể xuống thấp để thả bom chính xác.
Còn phi cơ A.37 hay F.5B của VNCH bay với vận tốc dưới tốc độ âm
thanh cho nên rất dễ bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7 bắn hạ.
Hỏa tiễn SA.7 bay với tốc độ 1,25 lần âm thanh; còn Phantom hay
Thundership bay với tốc độ gấp 2 lần âm thanh cho nên hỏa tiễn không
rượt kịp.
Ngày 14-4, Tiểu đoàn
6 Dù thuộc Lữ đoàn 1 Dù VNCH ( 2.200 người ) được trực thăng vận xuống
ấp Srok Ton Cui ( Đồi Gió ) là một cao điểm nằm về phía Đông An
Lộc, cách 4 cây số.
Ngày 15-4, Bộ chỉ huy
Lữ đoàn 1 Dù và Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 8 Dù đáp xuống Đồi Gió.
Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 8 chia thành 2 cánh tiến vào An Lộc, còn
Tiểu đoàn 6 và BCH Lữ đoàn thiết lập căn cứ hỏa lực tại Đồi Gió ( Mỗi
tiểu đoàn 550 người ).
Cùng ngày, quân CSVN
tấn công vào mặt Bắc của thị xã, một số xe tăng chọc thủng tuyến vượt
lên trước, tiến gần đến nửa phía Nam của thành phố nhưng vì không có bộ
binh tùng thiết cho nên một số tăng bị bắn cháy, phải dội lui.
Lần này quân VNCH bắn tăng bằng súng chống tăng B.40 và B.41 tịch
thu được của địch quân.
Tư lệnh Quân đoàn 3
VNCH là Trung tướng Nguyễn Văn Minh cho dời bộ tư lệnh Quân đoàn 3 lên
Lai Khê, cách Chơn Thành 20 cây số, chiếm chỗ của Bộ tư lệnh Sư đoàn 5
Bộ binh VNCH, bắt buộc BTL là Trung đoàn 5 phải tiến vào An Lộc.
Cánh quân của Trung đoàn 5 BB bỏ Quốc lộ 13, đi bọc qua Chơn
Thành để tiến tới phía Nam An Lộc.
Ngày 16-4, Liên đoàn
81 Biệt cách dù ( 2.000 người ) đang hoạt động bên kia biên giới được
BTTM VNCH được trực thăng bốc về An Lộc.
Tài liệu của CSVN :
“Riêng Mặt trận Bình
Long ta không dứt điểm được. Giữa tháng 4/1972 địch tập trung cố thủ với
5 Lữ đoàn, lực lương Không quân chi viện tăng gấp nhiều lần trong khi ta
bị thương vong hao hụt, sức tiến công giảm sút.
Rõ ràng thời cơ dứt
điểm Bình Long không còn, ta chuyển sang bao vây cô lập…”Trận tấn công
Bình Long lần 2 của ta bất thành. Sau 4 ngày đột phá liên tục, 18 trên
25 xe tăng bị cháy hoặc bị hư hỏng nặng” (Hồ Sĩ Thành & Trần Thị Nhung,
“Bộ Tư Lệnh Miền”).
Ngày 18-4, quân CSVN
tấn công lần thứ ba cũng từ phía Bắc thị xã, một số xe tăng của quân
CSVN bị bắn cháy khi tiến gần tới Bộ tư lệnh Sư đoàn 5 BB VNCH do tướng
Lê Văn Hưng chỉ huy. Không
quân VNCH tiếp tế cho An Lộc bằng cách thả dù nhưng một số dù rơi tạt về
phía quân CSVN. Mức độ tiếp
tế cho quân phòng thủ chỉ nhỏ giọt vì nhiều phi cơ bị trúng hỏa tiễn
SA.7. Trong khi đó Quốc lộ
13 vẫn bị kẹt tại Chơn Thành.
Ngày 21-4,
Rạng sáng, quân CSVN
pháo kích 2.000 quả đạn pháo vào thị xã An Lộc, sau đó là tấn công từ
phía Đông và Đông Nam của thị xã, có 4 mũi tiến quân, mỗi mũi do 1 tiểu
đoàn bộ binh và 5 hoặc 6 xe tăng.
Tuy nhiên 4 mũi không tấn công đồng loạt mà mũi này trước mũi
kia. Mũi thứ nhất tấn công
lúc 4 giờ sáng trong khi mũi thứ hai tấn công lúc 1 giờ trưa.
Nhờ vậy quân VNCH có thể tập trung quân đẩy lui từng mũi một.
Tiểu đoàn 6 Dù và 1
pháo đội Dù tại căn cứ Đối gió bị tràn ngập nên phải mở
đường máu thoát về An Lộc, 6 súng 105 ly bị phá hủy.
16 phi vụ B.52 thả
bom yểm trợ trong ngày.
Ngày 22-4, ban đêm,
quân CSVN tấn công Tiểu đoàn 8 Dù ở phía Nam An Lộc với 2 xe tăng T.54
và 2 Xe tăng BTR.60. Cả 4
chiếc bị bắn cháy bởi súng chống tăng XM.202.
Quân Dù còn chỉ điểm cho phi cơ C.130 bắn cháy 4 chiếc khác đang
tiến trên Quốc lộ 13 để yểm trợ cho quân CSVN tấn công Trung đoàn 15 Bộ
binh VNCH. Phi cơ C.130 là
loại máy bay vận tải của Không quân HK có gắn súng đại bác 105 ly, có
thể bắn trong đêm nhờ máy ngắm hồng ngoại tuyến.
Ngày 23-4, rạng sáng,
quân CSVN tấn công Trung đoàn 15 BB VNCH trên Quốc lộ 13.
Cuộc tấn công dự trù có 4 xe tăng tham dự nhưng cả 4 chiếc đều bị
phi cơ C.130 bắn hạ trước khi vào trận địa, quân bộ binh bị đẩy lui.
Ngày 8-5, Sư đoàn 21
BB VNCH giải tỏa xong chốt Chơn Thành nhưng tiến thêm được 6 cây số nữa
thì gặp chốt Tàu Ô ở giữa Chơn Thành và An Lộc, quân CSVN tại chốt Tàu Ô
cũng thuộc Sư đoàn 7 CSVN.
Cuộc tiến quân nhổ chốt cụm pháo kiềng lại bắt đầu.
BÙI ANH TRINH
CỦA ĐẤT NƯỚC.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS.NghiênCứuLS .Nhân Quyền.Sài Gòn Báo
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt.Việt Báo.Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia.
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *