* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu

* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos 

* Biệt kích  -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV

* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí

* Khảo  Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo

* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý

* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery

* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer

 

ĐẶC BIỆT

  1. Served  In A Noble Cause

  2. Hào Kiệt For Rent

  3. Trò Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

  4. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

  5. Văn Kiện Về Quyền Con Người

  6. Liberal World Order

  7. The Heritage Constitution

  8. The Invisible Government Dan Moot

  9. The Invisible Government David Wise

  10. Montreal Protocol Hand Book

  11. Death Of A Generation

  12. Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư

  13. Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

  14. Phân Định Chính Tà

  15. Giáo Hội La  Mã:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

  16. Secret Army Secret War - CIA Giải mật

  17. Mật Ước Thành Đô: Trò Bịa Đặt

  18. Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang- HCM Toàn Tập

  19. Lãnh Hải Việt Nam ở Biển Đông

  20. Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

  21. Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

  22. Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

  23. Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

  24. Trò Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

  25. Hài Kịch Nhân Quyền

  26. CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

  27. Tội Ác PG Ấn Quang

  28. Âm mưu của Ấn Quang

  29. Vụ Đài VN Hải Ngoại

  30. Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

  31. Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

  32. Lịch Sử CTNCT

  33. Tượng Đài: Lưu Xú - Lưu Manh

  34. Về Tác Phẩm Vô Ðề

  35. Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh

  36. Bút Ký Tôi Phải Sống

  37. Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

  38. Đặc Công Đỏ Việt Thường

  39. Kháng Chiến Phở Bò

  40. Băng Ðảng Việt Tân

  41. Mặt Trợn Việt Tân

  42. Tù Binh và Hòa Bình

  43. Nước Mắt Trước Cơn Mưa

  44. 55 Ngày Chế Độ Sài Gòn Sụp Đổ

  45. Drug Smuggling in Vietnam War

  46. The Fall of South Vietnam

  47. Giờ Thứ 25

  48. Economic assistant to South VN 1954- 1975

  49. RAND History of Vietnam War era

  50. Chiến Sĩ Vô Danh 

 

 

 LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019

-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019 

 

THAM KHẢO

Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019

May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019

 

Beginner's Guide Web Design

Responsive Web Design

Professional Web Design

Learning Web Design 4

A List Apart Responsive Web Design

Responsive Web Design Ethan

The Book of CSS3

Mastering Resposive Web Design HTML 5

HTML Tutorial

HTML5 CSS3 Responsive Cookbook

Principle of Web Design

Real Life Responsive Wed Design

Learning Responsive Web Design

Learn HTML and CCS

Pro HTML 5 Accessi

Thiết Kế Web


http://www.expression-web-tutorials.com/

https://www.w3schools.com/howto/howto

_css_social_media_buttons.asp

https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q

https://www.codecademy.com/en/forum_

questions/532619b28c1ccc0cac002730

https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp

https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp

https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp

https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro

https://archive.org/details/responsivewebdesign

https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/

Computer Page

 

https://vimeo.com/

http://www.imdb.com/

https://www.crackle.com/

https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies

https://archive.org/details/feature_films

https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/

 

 

Kim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearningTrang Chủ Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI TÌM TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐÃ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XÃ HỘI  THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐÃ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG

BIÊN KHẢO VỀ CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975

Hộp thư đến

trinh bui

22:23, Th 7, 5 thg 10 (3 ngày trước)

tới tôi

Bạn hiền thân mến,

Khi quyết định trở thành một ông lính Địa phương quân thì tao có một tính toán hơi ma đạo là tự thấy rằng mình đã đóng góp xương máu như vậy là đủ rồi. Tao sẽ giữ cái mạng của mình cho đến ngày hòa bình thì về đi học lại. Thế rồi tao trở thành một sĩ quan của Phòng hành quân Tiểu khu.

Người ta cho tao cái chức Trưởng ban tổ chức và huấn luyện… Ngày ngày tao ngồi chóc ngóc đằng sau một cái bàn giấy to đùng và sau lưng tao là 4 cái tủ binh thư.  Mày biết cái thằng mọt sách như tao mà ngồi trước 4 cái tủ sách thì tao làm gì không ?... Tao buồn tình lục từng quyển, coi quyển nào hấp dẫn nhất thì coi trước…

Thét rồi bạn bè và nhân viên trong phòng tưởng tao khùng;  tao lần lượt đọc hết các binh thư thượng vàng hạ cám.  Trong số đó có các “phếu kinh nghiệm chiến trường” của Phòng 3 Tổng tham mưu.  Những phiếu này chuyên môn phân tích rút kinh nghiệm các trận thua của phe ta, phiếu màu đỏ đóng dấu “mật” và đóng dấu một hàng chữ đỏ “Chỉ có các sĩ quan cấp trung đoàn trưởng trở lên mới được xem”…

Sau 2 năm luyện chưởng tao được cấp ám số chuyên nghiệp của sĩ quan tham mưu hành quân.  Và các bằng tưởng lục của tao luôn luôn được xếp phê là “sĩ quan tham mưu ưu tú”… Tao vừa lên Trung úy thì họ cho tao làm trưởng ban Điều hợp lực ượng diện địa, chuyên bố trí lực lượng của ta để chống đỡ với tình hình điều quân của địch.  Với nghề này tao luôn luôn phối hợp với phòng tình báo và tiếp xúc với tù binh, hồi chánh viên.

Nhờ vậy mà suốt năm 73- 74 tao trở thành một chuyên gia đánh trận trên bản đồ.  Mày đã xem “Trận Mùa hè 1972” và mày đã thấy tài nghệ phân tích chiến thuật chiến lược của tao rồi đó…. Bây giờ thì tao gởi tới cho mày “BIÊN KHẢO VỀ CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975”, mà trong đó có cả trận đánh của tao, tao đã trở ra tác chiến để chỉ huy trận cuối trong đời binh nghiệp.

http://quanvan.net/bui-anh-trinh-cac-tran-danh-nam-1975/

BÙI ANH TRINH

Từ trái qua phải: Bùi AnhTrinh, Nguyễn Đình Chiến, Chu Di Tuyển, Kim Âu Hà Văn Sơn, Trương Văn Hùng

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975

(1) TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ MỸ VÀO CUỐI NĂM 1974

 

 

 

Đầu năm 1974

 

Tài liệu của CIA : “Từ cuối tháng 12-1973 đến đầu tháng Giêng 1974 Tướng John Murray và ban tham mưu của ông đã làm việc ngày đêm để cố gắng tìm đáp số cho bài toán viện trợ quân sự.  Nhưng … . kết quả chỉ đưa tới bí lối” ( Frank Snepp, Decent Interval, trang 95 ).

 

John Murray là Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam. Từ đầu năm 1974 ông và Bộ tham mưu của ông phải tính toán sổ sách về viện trợ quân sự cho Nam Việt trong nửa cuối 1974 và đầu năm 1975.  Tuy nhiên Ngũ Giác Đài đã cho ông biết trước là mức viện trợ có thể dưới 700 triệu đô la; nhưng theo tính toán của Murray thì 700 triệu chỉ đủ giữ được Vùng 4.

 

Ngày 16-8-1973 John Murray họp buổi họp chót với Tướng Cao Văn Viên và một số tướng lãnh của Bộ TTM.  John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, gấp rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2, và cả Vùng 3 để về cố thủ Vùng 4 tùy theo mức viện trợ quân sự của Mỹ. Sau buổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở về Hoa Kỳ.

 

Giữa năm 1974

 

Giữa năm 1974, Tổng thống Mỹ Nixon đệ trình Quốc hội Mỹ bản dự thảo hiệp ước giao thương giữa Mỹ và Liên Xô.  Đây là kết quả thương lượng ngầm giữa Nixon và LX vào năm 1972.  Năm đó Nixon nhờ Liên Xô ép buộc Hà Nội phải đình chiến và ký hiệp ước ngưng bắn.  Để đổi lại, Mỹ sẽ mở cửa trao đổi thương mại với LX.

 

Quốc hội Mỹ đoán biết còn nhiều thỏa thuận ngầm khác nữa giữa Nixon và LX cho nên họ bác bỏ thẳng thừng bản dự thảo Hiệp ước thương mại Xô – Mỹ để buộc Nixon phải lòi ra những thỏa thuận khác.  Dĩ nhiên Nixon dùng đặc quyền hành pháp để từ chối.

 

Nhưng các đối thủ của Nixon có một cách khác, đó là triệu tập một Ủy ban điều tra đặc biệt về sai phạm của Nixon trong vụ nghe lén Watergate; các công tố viên của ủy ban điều tra có quyền bắt Nixon phải đưa ra tất cả những cam kết ngầm với Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa, và cả Hà Nội vào năm 1972.

 

Nixon đành phải từ chức để khỏi phải ra tòa bởi vì ông đã lén thỏa thuận với đối phương mà không xin phép Quốc hội.  Một khi Nixon từ chức thì chính phủ Mỹ sẽ không phải chịu trách nhiệm về những cam kết riêng của cá nhân ông.

 

Trước đó Nixon cũng sắp xếp cho Phó tổng thống Spiro Agnew từ chức để cho sau này chủ tịch Hạ viện Geral Ford lên thay chức Tổng thống mà không phải chịu trách nhiệm về những gì Nixon đã ký kết riêng. ( Nếu Agnew thay Nixon thì chính phủ Mỹ vẫn phải chịu trách nhiệm về những ký kết của TT Nixon trong thời gian Agnew làm Phó cho Nixon ).

 

Sau khi Nixon từ chức, Quốc Hội HK ra đạo luật cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH trong tài khóa 74-75 xuống còn dưới 1 tỉ đô la, nghĩa là chấp nhận cho VNCH sụp đổ. Rồi 9 ngày sau khi Nixon từ chức thì Quốc Hội HK biểu quyết chung cuộc ngân sách 74-75 cho VNCH là 700 triệu thay vì 1 tỉ.  Nhưng theo tính toán của Ngũ Giác Đài ( Tướng John Murray ) thì với 700 triệu VNCH chỉ giữ được Vùng 4.

 

Cùng ngày đó tại Hà Nội, Lê Duẩn ra lệnh cho Tướng Hoàng Văn Thái lên kế hoạch đánh chiếm Miền Nam.  Nghĩa là Lê Duẩn hiểu số tiền “bổi thường chiến tranh” của Nixon trở thành mây khói.  Giờ đây Kissinger chỉ có thể giúp HN chiếm lấy Miền Nam để bù lại việc HN chịu ký kết Hiệp định Paris mà không nhận lại được một chút gì như Nixon đã từng hứa hẹn trên giấy trắng mực đen.

 

Hà Nội cay đắng

 

Sau khi bác bỏ dự luật trao đổi thương mại với LX, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Jackson- Vanik, cấm chính phủ Mỹ buôn bán với các nước Cọng sản.  Nghĩa là những cam kết của Nixon tại Mạc Tư Khoa vào năm 1972 sẽ không bao giờ được thi hành.  Vì vậy mà cuối năm 1974, Đại tướng Kulikov của Liên Xô đến Hà Nội để thúc giục Hà Nội gây chiến trở lại.

 

Theo như 7 mục, 23 điều khoản  của Hiệp định Paris thì Hà Nội ngưng bắn vô điều kiện, trao trả cho Mỹ 591 tù binh Mỹ vô kiện, trao trả tù binh VNCH với điều kiện VNCH trao trả 28 ngàn tù binh Bắc Việt.  Trong khi đó Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không phải từ chức, 38 ngàn tù chính trị của mặt trận GPMN vẫn tiếp tục bị giam giữ.

 

Đặc biệt là “ngưng chiến da beo”, nghĩa là quân đội CSVN vẫn ở trên rừng và quân đội VNCH kiểm soát thành thị và thôn quê Nam Việt Nam.  Biên giới hai miền Nam Bắc vẫn được tôn trọng theo như Hiệp định Geneve 1954.

 

Nhìn bề mặt của Hiệp định Paris vô lý như vậy cho nên giới quan sát quốc tế đoán là bên trong phải có một mật ước riêng.  Quả nhiên sau này vào ngày 19-5-1977 Tổng thống Cater của Mỹ xác nhận có một mật ước riêng đằng sau Hiệp định Paris được Nixon ký với Hà Nội 4 ngày sau khi ký kết Hiệp định Paris 1973.  Và đến tháng 10 năm 1988 Hà Nội cho công bố trên đài phát thanh toàn văn bản mật ước đó.

 

Theo tinh thần bản mật ước thì Mỹ sẽ chung cho Hà Nội 3,25 tỉ USD viện trợ tái thiết Bắc Việt sau chiến tranh. Và viện trợ bước đầu 1,5 tỉ USD cho kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế hậu chiến của Bắc Việt. ( Tài liệu của CSVN :  Lưu Văn Lợi, Những Cuộc Thương Lượng Giữa Lê Đức Thọ & Kissinger Tại Paris, phát hành năm 1998 ).

 

Chính vì mật ước này mà Nixon mạnh dạn ký một mật ước khác với Nguyễn Văn Thiệu, cam kết sẽ tấn công Bắc Việt nếu Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris 1973. Nixon biết chắc Hà Nội không dám gây chiến trở lại bởi vì LX và TC đều đã ngưng viện trợ vũ khí, Hà Nội không còn khả năng theo đuổi chiến tranh;  họ bắt buộc phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định để được hưởng số tiền bồi thường chiến tranh của Mỹ trên danh nghĩa giúp đỡ tái thiết và phát triển.

 Tuy nhiên toan tính của Nixon thất bại vì Quốc hội Mỹ nhất định không chi một đồng nào cho Hà Nội, viện lý do theo Điều khoản 21 của Hiệp định Paris thì Mỹ chỉ “hứa” viện trợ tái thiết Bắc Việt là vì nhân đạo chứ không phải là một điều kiện bắt buộc của Hiệp định. Thực ra QH Mỹ không chi một đồng nào là để ép buộc Nixon phải lòi ra những thỏa thuận ngầm giữa Nixon với Hà Nội đằng sau HĐ.Paris.

 

Và rồi cuối năm 1974 Liên Xô cử tướng Kulikov sang Hà Nội xúi đánh chiếm Miền Nam thì có nghĩa là Hiệp định Paris coi như tờ giấy lộn.  Rốt cuộc Hà Nội biếu không 591 tù binh Hoa Kỳ mà chẳng nhận được đồng nào,  suốt 10 năm chiến đấu gian khổ, hằng triệu người chết, hằng chục tỉ đô la nợ chiến phí… đến nay chỉ còn là con số không ( sic ).

 

Lê Duẩn và tập đoàn lãnh đạo CSVN thực sự trắng mắt.  Dân chúng Miền Bắc đã kiệt sức. Trong 5 năm nay nhà nước đã đóng cửa tất cả 18 trường đại học và cao đẳng.  Bòn vét nhân lực đến độ phải gọi lính ở tuổi 16.  Tại Miền Bắc chỉ còn một trời đàn bà góa…  thì lấy đâu ra nhân lực để gây chiến trở lại, cho dầu Liên Xô tái cung cấp vũ khí và chiến phí.

 

Sài Gòn hoang mang

 

Ngày 24-12-1974, trong một buổi tiệc mừng Giáng sinh được tổ chức Tại Bộ Tổng tham mưu.  Tướng Smith, Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự Mỹ tại VN tiết lộ :

 

 “Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có kế hoạch với ngân khoản dự trù hơn 300 triệu Mỹ kim để di tản sang Hoa Kỳ khoảng 40 ngàn sĩ quan và gia đình, nhưng thời gian thì chưa rõ” ( Phạm Bá Hoa, Đôi Dòng Ghi Nhớ, Bản in lần 4, trang 264 ).

 

Rõ ràng kịch bản bỏ rơi Miền Nam đã được Mỹ lên giàn vào cuối năm 1974 chứ không phải là sau khi mất Ban Mê Thuột.  Người ta đã tính toán sẵn kế hoạch để cho VNCH sụp đổ trước tháng 6 năm 1975,  kể cả ước tính trước số tiền chi dụng cho kế hoạch.

 

Và ngày 23-2-1975 một phái đoàn Quốc hội Mỹ sang VN để thăm dò tình hình chiến sự. Tổng thống Thiệu yêu cầu Phòng tình báo của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại VN (DAO) chuyển cho ông những tin tức về tình hình tiếp tế, tiếp viện của CSVN trong năm 1973 và năm 1974 để ông thuyết trình cho phái đoàn Mỹ.

 

Ngày 20-2-1975 TT Thiệu nhận được bản phân tích do Trưởng phòng tình báo Mỹ tại VN là Đại tá William E.Legro chuyển qua Phòng tình báo Bộ TTM như sau : “Năm 1974 Hà Nội nhận được 3 triệu 800 ngàn tấn hàng ( Nguyễn Tiến Hưng, Hồ sơ mật dinh Độc Lập, trang 763 ).

 

Đây là con số bịa đặt khổng lồ mà Legro đưa cho Tổng thống Thiệu để cho “Phái đoàn Quốc hội Mỹ  nghe được thì “dông một mạch không ngoái đầu trở lại”;  và về tới Mỹ thì dứt khoát bỏ quách VNCH cho xong.  Mọi người đều hiểu rằng Hà Nội chỉ cần chuyển một nửa hay một phần tư số đó vào Nam thì Miền Nam sẽ “chìm xuống dưới mặt biển Thái Bình Dương” (sic).

 

Nhưng sự thực thì sao? Hồi ký của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng Quân đội CSVN cho biết : “ Về mặt hàng quân sự và dân dụng, năm nay ( 1974 ) Trung ương sẽ chi dụng cho B.2 tổng cộng là 22.000 tấn, trong đó có 12.000 tấn hàng quân sự” ( Những Năm Tháng Quyết Định, trang 86 ).

 

B.2 là mặt trận lớn nhất của Trung ương Cục Miền Nam, còn 3 mặt trận kia chỉ bằng một nửa B.2.  Nhưng cho tính là bằng nhau đi nữa thì cao lắm cũng chỉ là 100 ngàn tấn.  Lấy 100 ngàn tấn so với 3 triệu 800 ngàn tấn theo báo cáo của CIA thì rõ ràng là bịa đặt nhằm làm cho QH Mỹ đi tới quyết định bỏ rơi VNCH.  Và cũng làm cho Tổng thống VNCH không còn lòng dạ đâu mà lên kế hoạch chống đỡ.

(2) TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ MỸ VÀO ĐẦU NĂM 1975

 

 

Tình thế của Mỹ

 

Ngày 16-8-1974, Tướng John Murray, Tư lệnh quân Mỹ tại VN đã dự phiên họp cuối với Tướng Cao Văn Viên và các tướng VNCH.  Murray  cho biết năm 1975 Mỹ chỉ viện trợ cho VNCH đủ để giữ được Vùng 4.  Sau cuộc họp đó Tướng Murray giải ngũ, lên đường về nước. 

Trên đường về nước ngang qua Honolulu, ông nhân được điện thoại của người thay thế ông là Tướng Homer Smith.  Murray kể lại : 

“ Smith đã bắt đầu nhận ra những gì khủng khiếp đang chờ đón tại Việt Nam, ông ta nói : Tôi mới bỏ ra 2 ngày để nghe thuyết trình ( về tình hình Việt Nam ). Và Chúa ơi…! Tôi có cảm tưởng như vừa trải qua một cuộc tra tấn khủng bố”.  Nghĩa là tình cảnh VNCH chỉ có chết chứ không mong cứu vãn. 

Murray đáp lại với giọng bi thảm : “Rồi đây ông sẽ thấy, càng xa Washington ông càng gần đến sự thật” ( Frank Snepp, Decent Interval, trang 115 ). 

Cũng theo Decent Interval : “ Theo như tính toán của Murray từ đầu mùa hè thì mức viện trợ 700 triệu USD có nghĩa là đặt dấu chấm hết cho chế độ Sài Gòn.  Thế mà giờ đây lại phải đau đáu trông chờ vào một gói viện trợ 450 triệu thì quả là một cơn đại ác mộng” ( trang 113 ). 

Ngày 2-1-1975, Quốc hội Mỹ bác bỏ ngân khoản viện trợ bổ sung 300 triệu USD cho VNCH.  Hồi ký của Tướng Cao Văn Viên ghi lại : “Khi ngân khoản bị Quốc hội phủ quyết, tình hình đã tuyệt vọng : vận mệnh quốc gia (VNCH) đã được quyết định” ( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 85 ) 

Ngày 7-3-1975, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại giao HK trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông : “Hãy làm mọi cách để Quốc hội tiếp tục duy trì viện trợ thoi thóp cho Cam Bốt và Việt Nam.  Không phải để cứu vãn hai nước đó, mà vì không thể nào cứu vãn được hai nước đó” ( Frank Snepp, trang 176 ). Nghĩa là Kissinger không muốn thiên hạ nghĩ rằng Việt Nam sụp đổ do không còn viện trợ. 

Cùng ngày hôm đó, Tướng CSVN Văn Tiến Dũng đã chuẩn bị xong xuôi cho trận đánh chiếm Ban Mê Thuột.  Ông ta ra lệnh cắt đường 14 cô lập Ban Mê Thuột;  ngày hôm sau ra lệnh cho Sư đoàn 10 CSVN đánh chiếm Chi khu Đức Lập.  Và hôm sau nữa, ngày 10-3, đại quân của CSVN tràn vào Ban Mê Thuột.

 

Trước đó bốn tháng, Đại sứ Mỹ Martin đã làm áp lực buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải thay Tướng Tư lệnh Quân khu 2 Nguyễn Văn Toàn vì lý do ông này mang tiếng tham nhũng.  Trong khi Tướng Toàn là cây cột chống nhà của Quân khu 2 ( Frank Snepp, trang 117 ).

 

Trước đó nữa, vào tháng 8 năm 1974, CIA quyết định dẹp bỏ chi nhánh CIA tại Ban Mê Thuột vì lý do để tiết kiệm ngân sách.  ( Frank Snepp, trang 178.  Nguyên văn :  The CIA chief in the MR.2 had decided in the sumer of 1974 to shut down the agency’s out post  in Ban Me Thuot as part of a cost-cuting exercise ).

 

Vì vậy mà sáng sớm ngày 10-3-1975 bốn sư đoàn bộ binh, một trung đoàn Tăng, 2 trung đoàn Pháo, và 8 trung đoàn yểm trợ CSVN ( Khoảng 50 ngàn người ) đột nhiên xuất hiện tại Ban Mê Thuột mà Trung tâm Tình báo lớn nhất thế giới không hề hay biết (sic).  Trong khi theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp thì quân CSVN đã ủi đường cho xe tăng chạy từ biên giới vào BMT với tổng số chiều dài của các con đường là 336 cây số (!).

 

Tình thế của phía Việt Nam Cọng Hòa

 

“Tinh thần trong quân đội xuống cấp.  Đạn dược khan hiếm, vật giá đắt đỏ.  Cuộc sống của người lính Việt Nam không thể nào theo kịp đà tăng giá của nhu yếu phẩm.  Nhiều mặt hàng thiết yếu đã tăng giá 100% trong khi lương của người lính chỉ tăng 25%.  Với những điều kiện như thế, tệ trạng đào ngũ, trộm cắp và tham nhũng càng trở nên phổ biến” ( Frank Snepp, trang 116 ).

 

Ngày 11-3-1975, một ngày sau khi quân CSVN tấn công Ban Mê Thuột, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mời các Tướng Khiêm, Viên, Quang ăn sáng tại dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của HK vào năm 1975.  Tướng Viên ghi lại cảm nghĩ của ông lúc đó : 

“Quyết định của Tổng thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đã suy xét thận trọng.  Hình như Tổng thống Thiệu đã ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…” 

“… Tổng thống Thiệu phác họa sơ : …Một vài phần đất quan trọng đang bị Cọng sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi giá… …Ban Mê Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại… …” ( Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 129-131 ). 

“…VNCH không còn hy vọng nào.  Một thực tế gần như hiển nhiên là HK không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biểu quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra.  Đối với HK, cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc” ( trang 132 ).

 “Một sự thực không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6 năm 1975…” ( trang 136 ).

 

Điều động của phía CSVN

 

Ngày 6 tháng 1 năm 1975 Phước Long thất thủ, Tổng thống Ford tuyên bố Mỹ không can thiệp.. CIA thuê báo chí tung tin TT Thiệu cố tình bỏ Phước Long để đòi hỏi Washington phải tăng thêm viện trợ. Tại Hà Nội, sau khi được tin Mỹ không can thiệp, Lê Duẩn chỉ thị cho Tướng Văn Tiến Dũng vào Tây Nguyên đánh chiếm Ban Mê Thuột.

 

Ngày 20-1-1975, Tướng Lê Ngọc Hiền, Tham mưu trưởng của Văn Tiến Dũng từ Hà Nội đến Tây Nguyên.  Chiều 21-1, Hiền phổ biến chỉ thị của Hà Nội cho Vũ Lăng , Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên;  Đặng Vũ Hiệp, Chính ủy; và các sĩ quan trong Chỉ huy sở Mặt trận Tây Nguyên.  Vũ Lăng lên kế hoạch đánh chiếm Gia Nghĩa ( Quảng Đức ) trước, sau đó mới đến Buôn Ma Thuột ( Ban Mê Thuột ) và Cheo Reo ( Phú Bổn ).

 

Ngày 7-2-1975, tình hình đổi khác, Tướng Hoàng Minh Thảo, Phó của Văn Tiến Dũng đến Tây Nguyên phổ biến lệnh mới : Thành lập Bộ tư lệnh chiến dịch Tây nguyên do Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, Vũ Lăng làm Phó;  Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy, Phí Triệu Hàm làm Phó.  Cũng trong ngày 7 tháng 2, Sư đoàn trừ bị 316 của CSVN từ Nghệ An vào đến Tây Nguyên bằng xe hơi. Trước đó tại Tây Nguyên đã có sẵn Sư đoàn 10, sư đoàn 320 B.

 

*Chú giải : Có tất cả là 6 sư đoàn 320 trong cuộc chiến Việt Nam : Sư đoàn 320 (1) vào Khe Sanh năm 1968 và bị B.52 tiêu diệt trong trận Khe Sanh 1968.  Sư đoàn 320 (2) vào Hạ Lào năm 1971 và bị Sư đoàn Dù / VNCH tiêu diệt trong trận Hạ Lào. Sư đoàn 320 C (3) vào Quảng Trị năm 1972 và bị Sư đoàn TQCL/ VNCH tiêu diệt trong trận Mùa Hè. Sư đoàn 320 B (4) vào Tây Nguyên năm 1972 và bị Sư đoàn 23/BB VNCH tiêu diệt trong trận Mùa Hè. Sư đoàn 320 C thứ hai (5) vào Thượng Đức năm 1974 nhưng bị tổn thất nặng do đụng độ với Lữ đoàn 3 Dù/VNCH.  Và Sư đoàn 320 B thứ hai (6) vào Tây Nguyên năm 1974 nhưng bị tổn thất nặng do đụng độ với Liên đoàn 24 BĐQ/VNCH tại Pleime.

 

Trong khi đó CIA nghiên cứu báo Quân đội Nhân Dân của CSVN và rồi phối kiểm với nguồn tin tình báo Hungaria, Ba Lan tại Hà Nội thì tin rằng Sư đoàn 320 CSVN là một Sư đoàn bất tử :  Đánh trận Khe Sanh xong vẫn không suy suyển.  Đánh xong trận Hạ Lào vẫn bảo toàn lực lượng.  Đánh Quảng Trị rồi vào đánh Kontum mà vẫn còn nguyên.  Mới 3 tháng trước đó đánh Thượng Đức khiến Lữ đoàn 3 Dù VNCH xiểng niểng.  Vậy mà giờ đây đột nhiên toàn bộ Sư đoàn 320 lại xuất hiện tại Ban Mê Thuột (sic) ?!.

 

Tình hình tiếp tế đạn dược của CSVN

 

Trong khi Tướng Tổng tham mựu trưởng VNCH Cao Văn Viên buông tay cho số phận thì ông Tướng Tổng tham mưu trưởng CSVN Hoàng Văn Thái lại ăn ngủ không yên vì Tướng Văn Tiến Dũng vào Nam đánh lớn mà không còn đạn pháo binh, thậm chí đạn đại bác của xe tăng cũng không còn 

“Cho đến những ngày cuối năm 1974 này, có lẽ nỗi băn khoăn lo lắng nhất của chúng tôi vẫn là vấn đề đạn, kể cả đạn pháo của tăng, đạn pháo mặt đất cỡ lớn… .. Trong một bức điện gửi về Bộ, trung tuần tháng 8 năm 1974 anh Trà đã báo động về tình hình đạn lớn của B.2… …So với B2 thì tình hình đạn lớn của B1 ( Quân Khu.5 ) còn thiếu thốn hơn nhiều ” ( Trang 160 ).

 “Sau chiến thắng Bù Đăng, Vĩnh Thiện, Bù Na, ta thu bốn khẩu pháo 105 và 7.000 viên đạn… có đạn chiến lợi phẩm rồi, Bộ Tổng tham mưu nhất trí phát triển tiến công Phước Long” (trang 161 ). 

“Điều băn khoăn lo lắng chung, trực tiếp của cơ quan tham mưu và hậu cần bấy lâu nay về vấn đề đạn lớn, đến nay đã bước đầu được giải quyết.  Kho đạn đại bác trên một vạn viên thu được ở Phước Long là cái vốn tích lũy đầu tiên”.

 Như vậy trong trận tấn công Ban Mê Thuột, quân CSVN chỉ mong nhờ vào 10.000 viên đạn pháo và 4 khẩu đại bác 105 ly thu được trong trân Phước Long.  Trong trận Phước Long quân VNCH mất 12 súng đại bác 105 ly và 4 súng 155 ly.  Nhưng quân CSVN chỉ sử dụng được 4 khẩu 105 ly do vì 4 súng này bị các đơn vị người Miền Núi làm phản, nộp súng còn nguyên vẹn cho CSVN.  Còn 12 súng khác tịch thu trong trận Phước Long không sử dụng được vì đã bị hủy trước khi quân VNCH bỏ chạy.

 Kiếm thêm được 10.000 viên đạn đại bác mà Hà Nội mừng như bắt được vàng, trong khi vào mùa hè năm 1972, quân CSVN có thể pháo vào An Lộc một đêm 10.000 quả đạn.  Chứng tỏ trận tổng tấn công Mùa Xuân 1975 không phải là một cuộc tấn công,  mà chỉ là tiếp thu.

 

(3) TRẬN PHƯỚC LONG

Tài liệu của Ngũ Giác Đài :  “Ngay sau khi Phước Long bị tấn công, Hoa Kỳ không có một phản ứng nào … . Một thực tế gần như hiển nhiên là Hoa Kỳ không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biều quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra.  Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc”. ( Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 132 ).

 

Chuẩn bị của phía CSVN

 

Năm 1974, tháng 11. Theo hồi ký của Tướng CSVN Trần Văn Trà, Tham mưu phó của Mặt trận B.2 CSVN là Hai Nhã đang trị bệnh tại Hà Nội nhận được lệnh vào Nam mang theo chỉ thị mới của Tổng bí thư Lê Duẩn là không đánh lớn vào năm 1975, không đồng ý đánh Đồng Xoài thuộc tỉnh Phước Long theo như đề nghị của Tướng Trà.

 

Ngoài ra Hai Nhã cũng nhận được lời dặn riêng của Tổng tham mưu trưởng CSVN Văn Tiến Dũng : “Năm nay chỉ đánh ở đồng bằng, phá bình định.  Đạn dược, nhất là pháo lớn ta còn kém lắm.  Không nên đánh lớn rồi khi có thời cơ không còn lực lượng mà đánh…”.

 

Sau đó Hai Nhã lên đường vào Nam nhưng trong khi ông đang trên đường đi thì Phạm Hùng và Trần Văn Trà cũng trên đường đi ra Hà Nội, hai bên không gặp nhau.

 

Năm 1974, ngày 13-11, Bí thư Quân ủy Miền Nam Phạm Hùng cùng với Tư lệnh Mặt trận B.2 Trần Văn Trà đi Hà Nội tham dự Hội nghị 23 Trung ương ĐCSVN, giao cho Nguyễn Văn Linh trực Trung ương Cục Miền Nam và giao cho Tướng CSVN Lê Đức Anh chỉ huy Mặt trận B.2, tức là các tỉnh phía Đông Sài Gòn.

 

Trước khi Tướng Trà lên đường thì Tướng Lê Đức Anh đề nghị Trà xin thêm quân Miền Bắc bổ sung cho lực lượng quân sự của B.2.  Lúc này lực lượng chính quy của B.2 là Quân đoàn 4 CSVN nhưng quân đoàn chỉ có 2 sư đoàn là Sư đoàn 7 CSVN và Sư đoàn 9 CSVN. Hoạt động trong vùng biên giới của tỉnh Tây Ninh, Bình Long ( Lộc Ninh ).

 

Chú giải : Đầu năm 1972 Hà Nội đưa 3 sư đoàn chính quy vào Nam Bộ để đánh trận “Mùa hè đỏ lửa” 1972.  Sau đó cả 3 sư đoàn đã bị tiêu diệt trong trận  An Lộc, chỉ còn lại quân Chủ lực Miền của Trung ương Cục Miền Nam.  Gồm 2 trung đoàn 271 và 201 nhưng 2 trung đoàn này cũng tổn thất nặng nên cần bổ sung bằng quân Miền Bắc vào chứ Miền Nam không thể nào bắt lính thêm được.( Sau trận Mậu Thân dân Miền Nam vùng xôi đậu đã trốn hết về vùng an toàn do VNCH kiểm soát ).

 

Đến giữa năm 1974 Lê Duẩn mới đưa 2 sư đoàn quân Bắc Việt vào Lộc Ninh, Bình Long để bảo vệ Chính phủ Cách Mạng Miền Nam Việt Nam đang đóng tại Lộc Ninh. Hai sư đoàn do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy, đến tháng 7 -74 thì 2 sư đoàn được biên chế thành Quân đoàn 4 CSVN, do Tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh.  ( 2 sư đoàn khoảng 17.000 người ).

 Như vậy lực lượng quân sự của Trung ương cục Miền Nam vào cuối năm 1974 tiếng là do Trần Văn Trà làm tư lệnh nhưng thực sự là quân Bắc Việt do Lê Duẩn trực tiếp điều động qua tướng Hoáng Cầm.

 Năm 1974, tháng 12, Tướng Lê Đức Anh chỉ thị Sư đoàn 7 CSVN điều nghiên căn cứ Đồng Xoài ( chi khu Đôn Luân, tỉnh Phước Long ).  Tuy nhiên sau đó Hà Nội ra lệnh không được đánh Đồng Xoài và cũng không được sử dụng pháo lớn.

 * Chú giải :  Tự truyện của Tướng Lê Đức Anh : “Trong cán bộ có nhiều đồng chí thắc mắc là tại sao cấp trên lại không cho đánh, hơn nữa cấp Bộ mà lại chỉ đạo cụ thể quá như vậy?  Trong thâm tâm thì ông Lê Đức Anh hiểu sâu xa của sự việc này, nhưng không thể nói ra để giải thích với anh em được.  Còn nguyên nhân trực tiếp:  vì hiện trạng lượng pháo lớn và xe tăng dự trữ của ta không còn nhiều” ( Khuất Biên Hòa, Đại tướng Lê Đức Anh, trang 132 ).

 Hồi ký của Tướng Hoàng Văn Thái cũng có giải thích là vì đạn súng lớn không còn; nhưng đó chỉ là nguyên nhân bên ngoài, con nguyên nhân bên trong mà Tướng Lê Đức Anh không muốn nói ra là gì?  Thực ra lúc đó Hà Nội không muốn để cho Lê Đức Anh ( Trung ương Cục Miền Nam ) chỉ huy 2 sư đoàn của Bắc Việt. 

Tuy nhiên không vì chuyện đó mà Lê Đức Anh chịu bó tay, ông sử dụng hai trung đoàn Chủ lực miền ( 271 và 201 ) đánh chiếm hai quận Đức Phong và Bố Đức một cách dễ dàng. 

Đến lúc đó thì Lê Duẩn mới theo lời khuyên của Trần Văn Trà, đang có mặt tại Hà Nội, chỉ thị cho Tướng Hoàng Cầm tung 2 sư đoàn chính quy, xe tăng và đại pháo chiếm toàn tỉnh Phước Long.

 

Diễn tiến trận đánh Phước Long

 

Năm 1974, ngày 14-12, Tướng Lê Đức Anh sử dụng Sư đoàn 3 CSVN tấn công Chi khu Đức Phong ( Bù Đăng ) và Chi Khu Bố Đức ( Bù Na ). Sư đoàn 3 là sư đoàn Chủ lực địa phương, không thuộc Quân đoàn 4 của Tướng Hoàng Cầm.  Thực ra sư đoàn này là do ghép tạm bợ hai trung đoàn địa phương là 271 và 201, chứ không có hệ thống tổ chức và trang bị như quân chính quy.

Lúc 8 giờ 40 :  Quân CSVN chiếm được cả hai Chi khu, hai tiểu đoàn ĐPQ phòng thủ tại 2 chi khu tan rã. 

Năm 1974, ngày 15-12, Tiểu đoàn 363 ĐPQ của Tiểu Khu Phước Long tự động rút khỏi căn cứ hỏa lực Bù Na, chạy về Phú Riềng.  Hai pháo đội Pháo binh gồm 10 khẩu cũng phá hủy súng và rút chạy.  Có 4 súng không kịp phá hủy bị quân CSVN tịch thu với 7.000 viên đạn 

* Chú giải :  Tự truyện của Tướng CSVN Lê Đức Anh cho biết Tiểu đoàn 363 ĐPQ tự ý  rút chạy, trang 134.  Trong khi hồi ký của Tướng VNCH Cao Văn Viên; trang 103, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong ; thì “căn cứ hỏa lực bị tấn công và tràn ngập” .

 Hồi ký của Tướng Cao Văn Viên : “Những cuộc điều tra sau này không tìm ra nguyên nhân tại sao hai quận mất quá nhanh, vì tất cả các cấp chỉ huy đều bị mất tích khi hai tiền đồn rơi vào tay địch”.

 Đây chỉ là cách Tướng Viên nói để che giấu dư luận chứ sự thực là cả hai chi khu đều bị lính sắc tộc làm phản, trước đó họ móc nối với quân CSVN và đến giờ hẹn thì họ hè nhau khống chế các cấp chỉ huy người Kinh rồi mở cửa đồn cho quân CSVN vào tiếp thu.  Tại căn cứ hỏa lực Bù Na cũng vậy, việc 4 khẩu súng còn nguyên vẹn trong số 10 súng chứng tỏ các sĩ quan chỉ huy không trở tay kịp, chứ như có chiến đấu thì các khẩu súng sẽ bị phá hủy bằng lựu đạn lân tinh ( CH.2 ) trước khi nó bị rơi vào tay quân CSVN. 

Tướng Viên dễ dàng có kết quả điều tra về vụ này nhưng ông muốn giấu, không cho các sĩ quan trong quân đội VNCH biết, bởi vì còn có 45 ngàn quân biệt kích Mỹ khác đang sẵn sàng thanh toán các cấp chỉ huy người Kinh.  Điều này đã thực sự xảy ra vào tháng 3 -1975, khi có lệnh triệt thoái khỏi Tây Nguyên.  Nhà báo Pháp Paul Leandri đã nhanh chóng loan tin này ra toàn thế giới nhưng bị CIA bịt miệng bằng cách thủ tiêu trong một đồn cảnh sát.

Đoạn hồi ký của Tướng Cao Văn Viên nói về trận Phước Long không hề đề cập tới chuyện ông ta đã phản ứng ra sao và ra lệnh như thế nào trước biến cố mất 2 quận, 3 tiểu đoàn và 2 pháo đội pháo binh trong vòng 2 ngày.  Vả lại địa điểm xảy ra chiến trận chỉ cách Sài Gòn có 60 cây số.  Điều này chứng tỏ Tướng Viên cố tình che giấu nhiều quyết định không hay ho gì lắm của cá nhân ông vào thời đó. 

Năm 1974, ngày 16-12, BTL/Quân đoàn 3 VNCH đổ Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 7 của Sư đoàn 5 BB xuống Thị xã Phước Long. Lực lượng quân đội VNCH trong toàn tỉnh Phước Long chỉ còn 1 Tiểu đoàn Bộ binh và 2 tiểu đoàn ĐPQ ( Khoảng 1.500 người ).  Trong khi đó phía CSVN là 3 sư đoàn ( Khoảng 30.000 người ) 

Ngày 16-12, Tiểu đoàn 2 thuộc Sư đoàn 7.BB tấn công chiếm lại quận  Bố Đức. 

Ngày 17-12, lập cầu không vận chở tiếp liệu đổ xuống Phước Long và di tản dân chúng ra khỏi vùng giao tranh. 

Ngày 22-12, quân CSVN tấn công chiếm quận Bố Đức lần thứ hai. Tiểu đoàn 2 Bộ binh rút về phòng thủ quận lỵ Phước Bình và phi trường Sông Bé.

 

Ngày 23-12, Trung đoàn 165 CSVN tấn công Chi khu Phước Bình ( Bù Đốp ), đến chiều thì chiếm được Chi khu Phước Bình.

 

Ngày 26-12,  Sư đoàn 7 CSVN với 3 trung đoàn 141, 201 và 209 tấn công Chi khu Đôn Luân ( Đồng Xoài).

 

Theo hồi ký của Tướng CSVN Lê Đức Anh thì sau khi chiếm được Bù Đăng, Bù Na và Đồng Xoài, thấy quân VNCH không có phản ứng gì lớn thì ông mới nghĩ tới đánh Thị xã Phước Long chứ trước đó không hề nghĩ tới.

 

Năm 1974, ngày 30-12, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 3 CSVN với sự hỗ trợ của 1 trung đoàn tăng tấn công Phước Bình, là vòng đai phòng thủ của Thị xã Phước Long. ( Cần phân biệt “Sư đoàn 3” CSVN tại Mặt trận B.2 với “Sư đoàn 3 Sao Vàng” tại Bình Định .  Tại Quân khu 5 của CSVN còn có Sư đoàn 2, cũng thường được gọi là “Sư đoàn 2 Sao Vàng” ).

 

Ngày 31-12, Bộ chỉ huy Chi khu Phước Bình bị tràn ngập, Tiểu đoàn 2 BB/VNCH và Tiểu đoàn ĐPQ rút về phòng tuyến mới tại phi trường Sông Bé.  Một cuộc chạm súng lớn xảy ra, 4 xe tăng CSVN bị bắn cháy ở đầu phi đạo, quân CSVN bị chết rất nhiều nhưng không đếm được, có 50 cán binh CSVN đầu hàng.

 

Buổi chiều, quân CSVN chiếm được căn cứ pháo binh Bà Rá.

 

Năm 1975, ngày 1-1, lúc 7 giờ sáng, quân CSVN tấn công vào thành phố Phước Long.  Đồng thời đại bác 130 ly của CSVN bắn trực xạ vào hệ thống phòng thủ thành phố Phước Long,  trong đó có 8 khẩu 105 ly và 4 khẩu 155 ly.

 

Ngày 2-1, Tiểu khu Phước Long xin tiếp viện và tải thương nhưng vì đài tiếp vận truyền tin tại Bà Rá bị phá hủy nên không liên lạc được với BTL/Quân đoàn 3.

 

Ngày 2-1, một cuộc họp diễn ra tại dinh Độc Lập, gồm có Tướng Thiệu, Phó tổng thống Hương, Tướng Khiêm, Tướng Quang, Tướng Viên, Tướng Đồng Văn Khuyên, Tướng Dư Quốc Đống, Tướng Trần Văn Minh.  Đề tài của buổi họp là quết định có nên tiếp viện cho Phước Long hay không, nếu có thì như thế nào?

 

Tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Quân đoàn 3, đề nghị BTTM tăng cường cho ông Sư đoàn Nhảy dù hoặc 1 sư đoàn Bộ binh.  Sau đó ông xin từ chức; Tướng Thiệu không chấp thuận.

 

Sau khi bàn bạc, hội nghị đưa tới quyết định là dùng quân của Liên đoàn Biệt Cách Dù để giải cứu Phước Long. ( Tài liệu The Final Collapse của Tướng Cao Văn Viên ).

 

Ngày 4-1, quân CSVN pháo hằng ngàn quả đạn vào thành phố Phước Long, tất cả súng đại bác trong thành phố đều bị phá hủy.  Tiểu khu trưởng bị thương nặng, Tiểu khu phó tử trận.

 

Ngày 5-1, lúc 8 giờ sáng, Không quân VNCH thực hiện 60 phi vụ thả bom, dọn đường cho trực thăng đổ 2 đại đội Biệt cách dù ( 250 người ) xuống phía Bắc thành phố, tuy nhiên vì đạn phòng không của CSVN quá nhiều nên không thực hiện bốc thương binh như đã dự trù.

 

Buổi trưa, xe tăng của quân CSVN chọc thủng phòng tuyến của Bộ chỉ huy tiếp vận Phước Long và tiến vào trung tâm thành phố , súng chống tăng M.72 của VNCH không có hiệu quả đối với xe tăng của quân CSVN.

 

Lúc 9 giờ tối, 2 đại đội Biệt cách bị hao hụt hết phân nửa, họ báo cáo về Quân đoàn 3, cho biết tình hình nguy ngập, quân VNCH chỉ còn chiếm giữ Tòa hành chánh và dinh Tỉnh trưởng.

 

Trong đêm quân CSVN pháo kích 1.000 quả đạn vào vị trí của quân Biệt Cách..

 

Ngày 6-1, lúc 9 giờ sáng, quân CSVN với xe tăng tấn công vào vị trí của quân Biệt Cách và ĐPQ.  Lúc 11 giờ sáng, mất liên lạc với BCH Tiểu khu nhưng vẫn còn liên lạc với đại đội Biệt cách.

 

Lúc 12 giờ đêm, lực lượng BCND/VNCH quyết định bỏ tuyến phòng thủ và rời thành phố.

 

Ngày 7-1, một toán quân Biệt cách gồm 50 người cho biết họ đang đóng quân ở phía Bắc thành phố.  Một toán khác cho biết đang ở hướng Đông Bắc của Quốc lộ 14.

 

Từ ngày 9 đến ngày 15,  121 quân Biệt cách đã về tới nơi an toàn, nghĩa là một nửa đã nằm lại chiến trường.

(4) SỰ THỰC ĐẰNG SAU TRẬN PHƯỚC LONG

Ngày 6-1-1975 Phước Long thất thủ, hồi ký của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái ghi lại :  “Nhà Trắng nói rằng : Tổng thống Pho không có ý vi phạm những điều cấm chỉ  của Quốc hội về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam” ( Hoàng Văn Thái, Những Năm Tháng Quyết Định, trang 161).

 

Nghĩa là từ nay Mỹ sẽ phủi tay đối với công cuộc chiến đấu của Quân đội VNCH.  Đây là một thông điệp công khai xác nhận mà Tổng thống Mỹ muốn gởi đến cho Hà Nội.

 

Ngay khi nhận được tín hiệu của Nhà Trắng,  Lê Duẩn chỉ thị cho Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái lên kế hoạch tiến chiếm Miền Nam :  “Một tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên” ( Hoàng Văn Thái, trang 172).

 

Năm 1975, ngày 10-1, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đặt danh hiệu cho tỉnh Phước Long là “Phước Long Thương Khó”.  ( Trước đó vào năm 1972 ông ta đặt tên cho Tỉnh Bình Long là “Bình Long Anh Dũng”, tỉnh Kontum là “Kontum Kiêu Hùng, Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên là “Trị Thiên Vùng Dậy” ).  Có nghĩa là Tổng thống Thiệu bỏ luôn tỉnh Phước Long chứ không có ý định tái chiếm trở lại như năm 1972.  Đơn giản chỉ vì lúc đó ông ta đang toan tính bỏ luôn Vùng 1 và Vùng 2 nếu Tổng thống Ford quyết định không can thiệp sau khi Phước Long rơi vào tay quân Cọng sản.

 

* Chú giải :  Năm 1973, ngày 14-1, Tướng Alexander Haig đến Sài Gòn với tối hậu thư của Nixon cam kết “Chúng tôi sẽ không nhìn nhận quyền có mặt của quân đội ngoại quốc nào trên mãnh đất Miền Nam.  Chúng tôi sẽ phản ứng mãnh liệt trong trường hợp Hiệp định bị vi phạm… …Tôi quyết định sẽ tiếp tục viện trợ đầy đủ kinh tế và quân sự cho VNCH ”.

 

Đêm 17-1-1973 Đại sứ Bunker lại chuyển đến Tổng thống Thiệu một điện văn của Nixon, cho biết sau ngày ký hiệp ước, dự trù vào ngày 27-1, Phó tổng thống Agnew sẽ đến Sài Gòn với một bản mật ước của Tổng thống Nixon, trong đó nêu rõ ba vấn đề :

 

(1)  Hoa Kỳ công nhận chính phủ của ngài là chính phủ duy nhất hợp pháp ở Miền Nam Việt Nam (2)  Hoa Kỳ không công nhận quyền có mặt của quân ngoại quốc trên lãnh thổ của Miền Nam. (3)  Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt nếu bản Hiệp định bị vi phạm.  ( Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập ).

 

Về phía CSVN, mới đầu Tướng Lê Đức Anh sử dụng 2 trung đoàn của Sư đoàn 3 chiếm dễ dàng 2 quận Đức Phong và Bố Đức.  Đây là hai trung đoàn chủ lực Miền của quân đội GPMN, tiếng là Sư đoàn 3 nhưng thực sự chỉ có 2 trung đoàn nhưng mỗi trung đoàn chỉ có khoảng hơn 1.000 người.  Sau đó không thấy phía VNCH có phản ứng cho nên Hà Nội ra lệnh cho Quân đoàn 4 của Tướng Hoàng Cầm nhảy vào cuộc.  ( 2 sư đoàn của Tướng Hoàng Cầm khoảng 17.000 người ).

 

Tướng Cầm đã điều động cả 3 sư đoàn và 1 trung đoàn đặc công ( tổng cộng 27 tiểu đoàn ) để đạt được chiến thắng.  Trong khi đó lực lượng phòng thủ của Phước Long chỉ có 5 tiểu đoàn Địa phương quân, mà đã có 2 tiểu đoàn tự tan rã ngay ngày đầu và 1 tiểu đoàn tan rã trong ngày thứ hai.

 

Lê Duẩn và Tướng CSVN Trần Văn Trà chưng hửng

 

Theo Tướng Cao Văn Viên trong The Final Collapse :  Để đối phó với lực lượng tấn công hơn 3 sư đoàn của CSVN, Bộ Tổng tham mưu và BTL Quân đoàn 3 VNCH chỉ gởi vào chiến trường 1 tiểu đoàn bộ binh vào ngày thứ hai của trận chiến.  Và đến ngày thứ 25, sau khi quân CSVN dùng xe tăng tấn công vào thị xã Phước Long thì Bộ TTM gởi thêm 2 đại đội Biệt kích dù.

 

Ba sư đoàn CSVN khoảng 30.000 người ( Theo ước tính của phía VNCH nhưng sự thực chỉ có khoảng 19.000 người ), 1 tiểu đoàn VNCH khoảng 500 người, 2 đại đội BKD được ghi rõ là 250 người !

 

Tổng cộng quân VNCH được tung vào Phước Long chỉ có 750 người để chống lại quân CSVN là 30.000 người.  Đây là một điều hoàn toàn không hiểu nổi đối với các nhà quân sự học.  Ngoại trừ ngay từ đầu Tướng Thiệu và Tướng Viên đã quyết định bỏ thí Phước Long.

 

Về phía CSVN lại càng khó hiểu hơn :  Để đối phó với lực lượng gồm 1 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn ĐPQ của VNCH mà hơn 3 sư đoàn quân CSVN phải đánh suốt 25 ngày đêm mới giành được chiến thắng…?  Đây cũng là một điều vô lý nhưng sau này được Tướng CSVN Trần Văn Trà giải thích trong hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Trận 30 Năm :

 

“Bổng một hôm trong lúc đang họp, một đồng chí trong Cục tác chiến đưa đến và đọc một bức điện từ chiến trường báo cáo rằng “ Vì địch đã tăng viện được Lữ 81 Biệt kích dù vào thị xã, chúng đã cố thủ nên chúng tôi tạm cho dẫn bộ đội ra chấn chỉnh để nghiên cứu đánh lại”

 

Tôi sửng sốt, không tin.  Tôi ngồi gần như đối diện với anh Ba ( Lê Duẩn ), khi nghe đọc xong, anh nhìn thẳng vào tôi có ý hỏi tại sao vậy.  Trước đây, khi xin được đánh Phước Long và được sử dụng một ít pháo lớn và xe tăng, tôi đã khẳng định với anh Ba rằng ta đánh chắc thắng và địch không thể tăng viện được.  Nay nếu đánh không nổi tỉnh lỵ Phước Long thì mọi việc đánh giá khác của tôi sẽ khó mà tin được là đúng.  Trình độ tác chiến của quân chủ lực ta ở Miền Đông rõ ràng chứng tỏ còn thấp kém” ( Kết Thúc Cuộc Chiến Trận 30 Năm trang 189 ).

 

Thực ra lực lượng tăng viện của Biệt cách 81 không phải là một lữ đoàn ( 16 đại đội ) mà chỉ có 2 đại đội khoảng 250 người ( Tài liệu The Final Collapse của Tướng Cao Văn Viên ).  Hai đại đội đủ khiến cho 3 sư đoàn CSVN ( khoảng 19.000 người ) phải rút ra ngoài.  Vậy thì chỉ cần 4 đại đội hay 6 đại đội là dư sức giữ được Phước Long với sự yểm trợ tối đa của Pháo binh và Không quân.  Trong khi Liên đoàn BCD còn 14 đại đội đang nằm trừ bị, chưa sử dụng đến. 

Trước đó hồi ký của tướng CSVN Trần Văn Trà cho thấy chủ trương của Bộ chỉ huy CSVN vào cuối năm 1974 : “Năm 1975 không đánh lớn, chỉ lo phá bình định ở đồng bằng sông Cửu Long.  Ở Miền Đông, chủ lực không đánh lớn, B.2 định đánh Đồng Xoài, Phước Long nhưng Bộ ( Bộ Tổng tư lệnh tại Hà Nội ) không đồng ý”.  

Sau đó Trần Văn Trà cùng Phạm Hùng ra Hà Nội để gặp Lê Duẫn để bàn kế hoạch trong năm 1975.  Trong khi Hùng và Trà đang còn ở Hà Nội thì ở trong Nam Lê Đức Anh cho quân chiếm hai quận Đôn Luân và Bố Đức mà không tốn hao công sức ( thực ra là do hai tiểu đoàn người Thượng làm phản ). 

Nghe được tin đó Trà thuyết phục Duẩn cho phép đánh Phước Long với toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 4 CSVN.  Không ngờ chỉ cần 2 đại đội Biệt cách mà 3 sư đoàn của Tướng Hoàng Cầm suýt thất bại ( Quân số 1 sư đoàn khoảng từ 8.000 đến 10.000 người trong khi 1 đại đội khoảng trên dưới 100 người ). 

Nếu lúc đó người chỉ huy chiến trường là Tướng Phạm Quốc Thuần thì 3 sư đoàn của Tướng Trà sẽ bị đánh tan như năm 1972 mà chỉ cần điều tới Phước Long 1 thiết đoàn chiến xa.  Mặc dầu 1975 VNCH không còn B.52, nhưng phía CSVN cũng không khá gì hơn, họ không còn đạn đại bác, không còn vũ khí chống tăng và chống máy bay ( Sau thỏa thuận giữa Nixon với Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa vào năm 1972 thì Liên Xô và Trung Cọng đã ngưng viện trợ quân sự cho Hà Nội từ năm 1972 ).

 Ngoài ra Tướng Thuần sẽ điều ít nhất 10 tiểu đoàn trong số 33 tiểu đoàn chủ lực của Quân đoàn 3, hoặc tệ lắm thì cũng là 16 đại đội của Liên đoàn Biệt cách 81 để giữ vững Phước Long hoặc tái chiếm Phước Long.

 

Thái độ khó hiểu của Tướng Cao Văn Viên

 

Phản ứng của Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Cao Văn Viên đã khiến cho Tướng CSVN Lê Đức Anh có một quyết định làm thay đổi hẳn số phận của VNCH : “ Sau 4 ngày chiến đấu… … Thấy quân địch không có phản ứng gì lớn, ông Anh hội ý trong Bộ chỉ huy Miền, quyết định tấn công đợt 3, tiêu diệt khu vực phòng thủ cuối cùng, giải phóng Phước Long ( Khuất Biên Hòa, Đại tướng Lê Đức Anh, trang 136 ).

 

Ngày nay lục lại hồ sơ trận Phước Long thì rõ ràng Phước Long thất thủ do Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Cao văn Viên đã án binh bất động cho quân CSVN tha hồ tiến chiếm.  Và rồi kết quả mất Phước long đã khiến Hà Nội quyết định đánh Ban Mê Thuột. 

Theo như hồi ký của Tướng Cao Văn Viên thì Tướng Đống quá tệ;  ông ta  xin thêm Sư đoàn Dù, sau khi bị từ chối Sư đoàn Dù thì Đống đòi 1 sư đoàn bộ binh nào khác, nếu không có thì ông từ chức.  Trong khi đó Tướng Đống chớ hề điều động được 3 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn chiến xa và 3 liên đoàn BĐQ mà ông đang nắm trong tay, ông chỉ ngắt ra được mỗi một  tiểu đoàn trong số 33 tiểu đoàn chính quy của Quân đoàn III. 

Sự thực không thể như vậy, đặt giả dụ Tướng Đống không có khả năng nhưng dưới ông còn có Tướng Tư lệnh phó Nguyễn Văn Hiếu và ban tham mưu Quân đoàn. Nhưng tướng Hiếu là một ông tướng xuất sắc, chính ông là người làm nên chiến thắng Pleime năm 1965, lúc đó ông mới là Đại tá Tham mưu trưởng Quân Khu 2.

 

Ngoài ra còn có Tướng Cao Văn Viên và Bộ Tổng tham mưu đang đứng đằng sau. ( Theo hồi ký của Đại tá Phạm Bá Hoa thì Tướng Đống là đàn em thân tín của Tướng Viên, chắc chắn Tướng Đống đã có cầu cứu với Tướng Viên nhưng Tướng Viên làm lơ ). Chỉ có một cách giải thích duy nhất là Tướng Thiệu và Tướng Viên muốn bỏ Phước Long cho nên chẳng những không giúp đỡ Tướng Đống mà thậm chí còn tỏ thái độ lơ là khiến cho ông ta đòi từ chức. 

Việc Tướng Thiệu không chấp nhận cho Tướng Đống từ chức chứng tỏ rằng lỗi không phải nơi Tướng Đống.  Chẳng qua là Tướng Đống không hiểu ý của Tướng Thiệu và Tướng Viên mà thôi.  Có như vậy mới thấy Đại sứ Martin đẩy tướng Thuần ra khỏi vị trí Tư lệnh Quân khu 3 là có âm mưu. 

Nếu là Tướng Thuần thì Tướng Thiệu và Tướng Viên không qua mắt được ông ta. Dĩ nhiên là 2 trung đoàn CSVN của Tướng Lê Đức Anh sẽ bị đánh tan tại Bù Na và Bù Đăng.  Lúc đó Hà Nội sẽ không chỉ thị Quân đoàn 4 CSVN của Tướng Hoàng Cầm nhảy vào cuộc.  Và như thế Phước Long sẽ không mất và trận Ban Mê Thuột sẽ không xảy ra. 

Nhưng giữa Tướng Thiệu và tướng Viên thì ai là người chủ trương bỏ thí Phước Long?  Hồi ký của Tướng Viên cho thấy Tướng Thiệu quyết định không tiếp ứng cho Phước Long sau khi nghe thuyết giải của Tướng Viên trong buổi họp tại dinh Độc Lập vào ngày 2-1-1975, tức là ngày thứ 22 sau khi trận đánh xảy ra và chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc. 

Như vậy có thể hiểu là ngay từ đầu cho tới ngày thứ 22 mọi tin tức về tình hình Phước Long đến tai Tổng thống Thiệu như hằng ngàn trận lẻ tẻ khác trên toàn quốc cho nên ông không để ý.  Chỉ đến khi xe tăng CSVN xuất hiện và tràn vào thành phố, báo chi loan tin từng giờ thì Tổng thống Thiệu mới hay. 

Nhưng khi ông hay được thì Tướng Cao Văn Viên cho ông biết là : (1) Quân trừ bị của Bộ TTM không còn ( Tướng Viên quên mất là ông còn Liên đoàn 81 Biệt cách nhảy dù và Liên đoàn 7 BĐQ ). (2) Hai sư đoàn trực thuộc Quân đoàn 3 là Sư đoàn 18 và Sư đoàn 25 Bộ binh mắc phòng thủ Tây Ninh ( Tướng Viên quên mất là Tướng Đống còn Sư đoàn 5 Bộ binh và 1 Liên đoàn  Biệt Động quân trừ bị ). (3) Không còn trực thăng chở quân và đại bác. (4) Nếu điều động máy bay không vận cho Phước Long thì sẽ bị tổn thất, làm giảm khả năng vận chuyển của Không quân VNCH về sau này ( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 107-108 ). Sự lý giải của Tướng Viên vô tình cho thấy chỉ có một mình ông cân nhắc bỏ Phước Long chứ không phải là doTướng Thiệu.  Tướng Thiệu chỉ quyết định sau khi Tướng Viên trình bày 4 lý do không thể tiếp viện cho Phước Long.

 

Thái độ im lặng của Tướng Nguyễn Văn Hiếu

 

Trong khi đó có một người thấy rõ những điều lý giải của Tướng Viên là vô lý.  Đó là Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn III;  ông biết rõ Tướng Đống dư sức ngắt bớt quân đang phòng thủ Tây Ninh ( 2 sư đoàn ) để kéo sang Phước Long, ông biết rõ Quân đoàn III đang còn 1 Liên đoàn BĐQ và 1 Lữ đoàn Thiết kỵ làm trừ bị, ông cũng biết rõ máy bay tiếp tế cho Phước Long có nhiều điểm tiếp tế an toàn và nhiều cách thả dù tiếp tế an toàn, chuyện tổn thất lực lượng phi cơ vận chuyển là điều chưa chắc sẽ xảy ra.

 

*Chú giải : Tướng Hiếu nổi danh từ khi ông còn làm Tham mưu trưởng Quân khu 2 với chiến thắng Pleime.  Năm 1973 ông với tướng Phạm Quốc Thuần được Tướng Thiệu cắt cử làm trụ chống nhà của Quân khu 3 nhưng tháng 11 năm 1974 Đại sứ HK Martin buộc Tướng Thiệu đổi tướng Thuần đi khỏi Quân khu 3 để đưa tướng Đống là đàn em thân cận của tướng Viên vào thế. ( CIA and The Generals ). 

Cuốn sách “Why Pleime” của Tướng Hiếu là một bằng chứng cho thấy ông là một tướng tài,  Ông nổi tiếng thông minh, thanh liêm và trực tính.  Cho nên ông không thể nào gục đầu im lặng trước những lệnh điều động trái khoáy, phi lý của Tướng Viên.  Sau này em trai Tướng Hiếu cho rằng cái chết của Tướng Hiếu có nhiều “bí ẩn”.  Vậy nếu Tướng Hiếu chết vì quốc gia đại sự thì chuyện không tán đồng lệnh lui binh của Bộ TTM, hoặc lên tiếng báo động dịch làm phản của cựu Biệt kích Thượng là những giả thuyết đáng lưu ý .

 

(5) QUÂN CSVN CÔ LẬP CAO NGUYÊN

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Hồi ký của Ủy viên BCT/CSVN Hoàng Văn Hoan : “Chỉ sau khi quân Giải phóng đánh chiếm được Phước Long thì Bộ chính trị mới quyết tâm mở chiến dịch Ban Mê Thuột, và cử Văn Tiến Dũng vào Nam để truyền đạt chỉ thị của BCT cho chiến trường Tây Nguyên và tổ chức hiệp đồng chiến đấu…”

 

Trận Yun Katé – Thanh An, Sư đoàn 968 CSVN bị tiêu diệt

 

Năm 1975, ngày 14-1, lúc 10 giờ 30 sáng. Trong một phi vụ không thám kiểm soát đường mòn Hồ Chí Minh, Trung úy Trác Ngọc Anh thuộc Biệt đội Quân báo Quân đoàn 2 phát hiện 300 xe vận tải chở quân đang di chuyển trên Đường mòn HCM ngang khu vực Yun Katé -Thanh An.  Quân đoàn 2 báo về Bộ TTM và ngay sau đó BTL Không quân VNCH điều động 101 phi tuần A.37 và F.5 từ các phi trường Pleiku,  Phù Cát, Phan Rang, Đà Nẵng thả bom tấn công đoàn xe suốt 5 giờ đồng hồ.  Đến 4 giờ chiều thì không ảnh chụp được khoảng 200 chiếc bị hủy hoại tại chỗ.

 

Kết quả phối kiểm cho thấy đây là đoàn xe chở Sư đoàn 968 từ Hạ Lào vào Tây Nguyên để chuẩn bị trận đánh Ban Mê Thuột.  Trung úy Trác Ngọc Anh được thăng cấp Đại úy ngay chiều hôm đó.

 

Hiệu quả của 101 phi tuần dội bom không được kiểm chứng chính xác vì nằm trong khu vực ngoài biên giới nhưng sau đó thì Sư đoàn 968 biến mất trên các tài liệu chiến tranh của CSVN.  Hai trăm phi cơ dội 200 tấn bom xuống 300 chiếc xe chở quân trong vòng 5 tiếng đồng hồ thì có lẽ số quân trên 300 xe không chạy thoát được bao nhiêu.

 

Trong khi hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, Chủ Nhiệm chính trị Mặt trận Tây Nguyên, ghi rằng ngày 15-1-1975 Sư đoàn 968 đến Kontum an toàn. Nhưng cũng theo hồi ký này thì trong các ngày từ 25 tới 30 tháng Giêng, Bộ tư lệnh Mặt trận B.3 lần lượt giao nhiệm vụ cho các sư đoàn 320, 316, 10 nhưng chớ hề có Sư đoàn 968 (trang 390).

 

Quân CSVN cắt quốc lộ 19, 21 và 14

 

Năm 1975, đêm 3-3, rạng sáng 4-3, Trung đoàn 25 CSVN tấn công đồn “Đồi 519” để khóa Quốc lộ 21 từ Khánh Hòa đi Đắc Lắc, đồn 519 thuộc địa phận Tiểu khu Khánh Hòa, giáp ranh với Tiểu Khu Đắc Lắc, do 1 đại đội của Tiểu đoàn 272/ĐPQ thuộc Tiểu khu Khánh Hòa trấn giữ.  Cách đồi 519 khoảng 5 cây số vế hướng Tây là đồn Chu Cúc, tiền đồn đầu tiên của tỉnh Đắc Lắc, giáp ranh với Khánh Hòa.  Đồn Chu Cúc do 1 đại đội ĐPQ của Tiểu khu Đắc Lắc trấn giữ.

 

Lúc 8 giờ sáng ngày 4-3. Tiểu khu Khánh Hòa điều động Đại đội Trinh sát Tiểu khu cùng với Tiểu đội tình báo Chi khu Khánh Dương hành quân tiến vào đồn 519 để tiếp cứu đại đội ĐPQ bị quân CSVN tấn công trong đêm.  Không ngờ đến ngang cây số 62, đoàn quân lọt ổ phục kích chặn viện của 1 tiểu đoàn CSVN.

 

Trong vòng 15 phút Đại đội Trinh sát bị tan vỡ đội hình trước khi quân CSVN xung phong.  Đại đội trưởng là Trung úy Phùng Mạnh Tuấn bị thương cụt hai chân, ông ra lệnh cho binh sĩ chạy tháo, để lại lựu đạn cho ông và một số người bị thương ở lại chặn hậu.  Trung úy Tuấn từ binh chủng Nhảy Dù mới đổi về Khánh Hòa hơn 1 năm.

 

Năm 1975, ngày 4-3, Trung đoàn 95A CSVN tấn công một căn cứ hỏa lực trên Quốc lộ 19, đoạn Tây An Khê, làm chủ một đoạn đường dài 20 cây số.  Tướng Phú điều động Liên đoàn 4 Biệt động quân từ Pleiku tiến xuống An Khê để giải tỏa Quốc lộ.  Đồng thời cũng điều động 1 trung đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 22 BB từ bắc Bình Định theo Quốc lộ 19 lên An Khê, Bình Khê.

 

Năm 1975, ngày 5-3, lúc 3 giờ chiều, Trung đoàn 65 thuộc Sư đoàn 320 CSVN tấn công một đoàn quân xa đang di chuyển trên quốc lộ 14 và đóng chốt tại khu vực Thuần Mẫn, ranh giới Pleiku và Đắc Lắc.

 

Ngày 6-3, Tiểu khu Khánh Hòa điều động 3 tiểu đoàn ĐPQ từ Ninh Hòa hành quân lên Khánh Dương để giải tỏa Quốc lộ 21, chiếm lại Đồn 519.  Tiểu đoàn 227 ĐPQ thay Tiểu đoàn 272 tại đèo M’Drak .  Tiểu đoàn 272 từ M’Drak di chuyển lên phòng thủ BCH Chi khu Khánh Dương để làm bàn đạp cho Tiểu đoàn 228 ĐPQ và tiểu đoàn 246 ĐPQ tiến về đồi 519.

 

Tuy nhiên Tiểu khu Khánh Hòa không ngờ lực lượng địch là 1 trung đoàn ( Trung đoàn 25 CSVN ). Nếu biết địch có 1 trung đoàn chốt giữ khu vực đồi 519 thì bắt buộc lực lượng giải tỏa phải là 3 trung đoàn; quân tấn công phải gấp 3 quân phòng thủ .

 

Ngày 7-3, xuất phát từ BCH Chi khu Khánh Dương, Tiểu đoàn 228 tiến về hướng Ban Mê Thuột bên phía Nam Quốc lộ 21, còn Tiểu đoàn 246 ĐPQ tiến bên mặt Bắc của Quốc lộ 21.  Cuộc hành quân do Trung tá Vương Văn Đồng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 922 ĐPQ của Tiểu khu Khánh Hòa, chỉ huy.

 

Khi Tiểu đoàn 246 tiến đến gần 519, còn cách 7 cây số thì bị pháo và bị phục kích, Tiểu đoàn 246 bị tan rã, thương binh không có trực thăng cứu thương nên đành bỏ lại chến trường. Tiểu đoàn 228 ĐPQ trụ lại ngang cây số 62 để đón các cánh quân tản lạc của Tiểu đoàn 246 ĐPQ.

 

Sau khi TĐ 246 bị tiêu diệt, BTL Quân đoàn 2 chỉ thị Tiểu khu Ninh Thuận tăng phái 2 tiểu đoàn thiện chiến nhất cho Khánh Hòa để đánh giải tỏa Quốc lộ 21.

 

Ngày 10-3, mờ sáng, Tiểu đoàn 250 ĐPQ của Ninh Thuận lên đến Khánh Dương.  Lúc 10 giờ sáng, Chi khu Khánh Dương nhận được tin Ban Mê Thuột bị tràn ngập. ( Tin tức do Chi Khu Phước An thông báo ).

 

Ngày 12-3, xuất phát từ Buôn M’Dung, Tiểu đoàn 228 ĐPQ  tiến dọc phía Nam Quốc lộ, hướng về đồn 519.  Tiểu đoàn 250 ĐPQ theo Liên Tỉnh lộ 3 tiến về hướng Bắc khoảng 3 cây số rồi từ đó quay về hướng Tây, tiến song song với Tiểu đoàn 228 ĐPQ, hướng về “Rẫy ông Kỳ” ( Nông trại của Tướng Nguyễn Cao Kỳ ).

 

Lúc 2 giờ trưa, Tiểu đoàn 250/ĐPQ chạm địch, đại đội đi đầu bị lọt ổ phục kích tuyến, đại đội đi cánh phải tạt vào giữa để tấn công ngang hông toán quân phục kích nhưng đụng phải tuyến phục kích chặn viện, đại đội bị tiêu diệt.  Trong khi đó đại đội đi cánh trái và Bộ chỉ huy Tiểu đoàn bị pháo tan vỡ đội hình, binh sĩ chạy tháo về phía sau, quân CSVN rời tuyến phục kích để truy kích Tiểu đoàn 250 ĐPQ.

 

Lúc 3 giờ chiều, Tiểu đoàn 228 ĐPQ được lệnh tạt xuống Quốc lộ để tiếp viện cho Tiểu đoàn 250 ĐPQ và dừng quân bố trí tuyến phòng thủ tại cầu 36, cách đồi 519 bốn cây số.  Tiểu đoàn 250 dẫn theo một tù binh thuộc Trung đoàn 25 CSVN về BCH Chi khu Khánh Dương.  Đến lúc này phía VNCH mới biết quân CSVN tại Đồn 519 là 1 trung đoàn.

 

Ngày 13-3, mờ sáng, Tiểu đoàn 228 ĐPQ cùng bị pháo kích và sau đó là tấn công biển người, quân TĐ 228/ĐPQ tháo chạy về phía sau. Đại đội trưởng Đại đội 1/228 Nguyễn Mây bị phỏng nặng. Quân CSVN hô quân VNCH bỏ súng, ba lô xuống và cho chạy người không chứ không tiêu diệt. Có lẽ họ cần lương thực và cần tiết kiệm đạn, cũng không muốn bắt tù binh. Tiểu đoàn 228 ĐPQ rút lui về BCH Chi Khu Khánh Dương.

 

Như vậy là sau 1 tuần lễ, lực lượng Địa Phương Quân của Tiểu Khu Khánh Hòa và Tiểu khu Ninh Thuận đã bị tan 2 tiểu đoàn và 1 đại đội trinh sát trong nỗ lực tái chiếm đồi 519 để thông đường với Ban Mê Thuột;  1 tiểu đoàn khác bị mất 1 đại đội phải rút lui.

 

Lúc 1 giờ trưa, tại Chi khu Sông Pha thuộc Tiểu khu Ninh Thuận, Tiểu đoàn 231 ĐPQ nhận được lệnh di quân ra quốc lộ để được xe bốc lên Khánh Dương.  Trước đó Tiểu đoàn 231 ĐPQ được BTL/Quân khu 2 nêu đích danh tăng phái lên Khánh Dương nhưng vì tiểu đoàn này mới tăng phái cho Tiểu khu Bình Định trở về nên Tiểu khu Ninh Thuận chỉ định Tiểu đoàn 250 ĐPQ đi thay.

 

Sở dĩ Quân Khu 2 nêu đích danh Tiểu đoàn 231 ĐPQ vì đây là tiểu đoàn thiện chiến nhất của Tiểu khu Ninh Thuận, từng dự trận Hà Lan tại Ban Mê Thuột tháng 2 -1973 và trận Núi Ghềnh, trận Đề Ghi tại Bình Định năm 1974.  Trước đó 2 tháng, tháng 1-1975, Tiểu đoàn đã dự trận Đồi 10 tại Chi Khu Tam Quan, Bình Định.

 

Ngày 14-3, Tiểu đoàn 228 ĐPQ rời Khánh Dương về phòng thủ phía Tây Chi khu Diên Khánh.  Tiểu đoàn 272 ĐPQ rút về phòng thủ trong vòng đai BCH Chi khu Khánh Dương và BCH hành quân nhẹ của Tiểu khu Khánh Hòa.

 

(6) CIA ĐÁNH LỪA TƯỚNG PHÚ

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Hậu quả của trận Phước Long

 

Phía VNCH Tướng Thiệu thay tướng Tư lệnh Quân đoàn III là Dư Quốc Đống bằng Tướng Nguyễn Văn Toàn.  Theo tài liệu của Frank Snepp thì 3 tháng trước chính Đại sứ Mỹ Matrin đã làm áp lực buộc Tổng thống Thiệu phải cách chức Tư lệnh Quân đoàn II Nguyễn Văn Toàn vì tai tiếng tham nhũng.  Nhưng lần này Tướng Toàn trở lại nắm Tư lệnh Quân Đoàn 3 cũng do Martin để cử ( Decent Interval, trang 155 ).

 

Cũng theo Frank Snepp, khi Tổng thống Thiệu tỏ ra e ngại vì cách đây 3 tháng Tướng Toàn bị đẩy ra khỏi vị trí Tư lệnh Quân đoàn 2 do tai tiếng tham nhũng thì Đại sứ Martin nói : “Ông có biết tướng Ulysses S.Grant?  Ông ta cũng nổi tiếng bê bối.  Báo chí cho rằng ông ta là một tay rượu chè và nợ đầm nợ đìa.   Nhưng ông ta đã đem lại chiến thắng cho ông Lincoln trong chiến tranh Nội Chiến Hoa Kỳ.  Toàn cũng sẽ như vậy”.

 

Khi viết lên chuyện này vào năm 1976 thì Frank Snepp cho rằng Martin lẩn thẩn.  Nhưng giờ đây khi CIA cho giải mã tài liệu mật thì mới rõ thâm ý của Martin nhằm tạo tin đồn rằng “quân đội của Thiệu toàn là tham nhũng” để cho Quốc hội Mỹ có cớ từ chối yêu cầu xin thêm viện trợ quân sự của VNCH.

 

Tướng Cao Văn Viên kết tội Tướng Phú

 

Năm 1976, Tướng Cao Văn Viên viết tường trình cho Ngũ Giác Đài về giai đoạn cuối của quân đội VNCH.  Trong đó ông viết về nguyên do mất Ban Mê Thuột như sau :

 

“Cuối tháng 1-1975 chúng ta nhận được tin Sư đoàn 320 CSBV rời căn cứ ở Đức Cơ, gần Pleiku, di chuyển về phía Nam cao nguyên Darlac.  Quân đoàn II ( Tướng Phạm Văn Phú ) nhận được đầy đủ tin tức về hoạt động của địch nhưng không có một phản ứng gì… …

 

 “Ngày 3 tháng 3 chúng ta bắt được tài liệu cho biết trung đoàn công binh chiến đấu của Sư đoàn F.10 di chuyển từ Kontum về Ban Mê Thuột.  Với những biến chuyển, quan sát, và tin tức thâu thập được, chúng ta biết rõ Ban Mê Thuột là mục tiêu hiển nhiên của Cọng sản.  Theo ước lượng Cọng sản sẽ cắt đứt các Quốc lộ 14,19,và 21 để cô lập các tỉnh cao nguyên … …”

 

“Tuy nhiên các tin tức báo cáo tường trình lên cho Quân đoàn không được Thiếu tướng Phú lưu tâm và cứu xét… …” ( Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 115,116 ).

 

“Ban Mê Thuột mất vì chúng ta không đủ quân để phòng thủ khi địch tấn công … Tư lệnh Quân đoàn, Thiếu tướng Phạm Văn Phú đã không thẩm định lại tình hình quân sự trước những tin tức tình báo chính xác về sự di chuyển của sư đoàn 320 và sư đoàn F.10 về hướng Ban Mê Thuột.  Ông đã không chú trọng đến lời cố vấn của Trưởng phòng tình báo Quân đoàn và tin tình báo từ Bộ TTM. ( trang 121,122 )

 

Khi Tướng Viên viết lên điều này thì tướng Phú đã chết.  Người chết không có miệng để thanh minh.  Tuy nhiên những người nghiên cứu lịch sử sau này đã đặt ngay dấu hỏi là tại sao Tướng Phú lại làm như vậy?  Phải chăng ông ta là nội tuyến của CSVN hay là nội tuyến của CIA ?  Hay là ông ta bê tha, vô trách nhiệm ?

 

Cái chết của Tướng Phú đã bác bỏ các nghi vấn trên.  Nếu ông là người của CSVN thì ông sẽ sống để hưởng vinh quang; còn nếu ông là người của CIA thì ông đã sang Mỹ để hưởng phú quý .  Nhưng sách của ông trùm CIA Frank Snepp cho biết Tướng Phú đã từ chối lời đề nghị đi Mỹ của Tướng Smith, và ở lại tự sát.

 

Cái chết của Tướng Phú đủ chứng minh ông là người trọng danh dự, hết mình với đất nước.  Và cũng chứng minh ông không phải là một ông tướng bê tha, vô trách nhiệm.  Vậy thì cái gì khiến Tướng Phú đinh ninh quân CSVN sẽ đánh Pleiku chứ không phải Ban Mê Thuột ?

 

Sách “55 Days the Fall of South Vietnam” của phóng viên UPI Alan Dawson đã giải thích cho câu hỏi này :  “Mặc dù đã có lúc Tướng Phú đã định điều động Sư đoàn 23 về Ban Mê Thuột, nhưng các chi nhánh CIA tại Quân khu 2 và Phòng 2 Bộ tổng tham mưu QLVNCH đều khẳng định Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 Bắc Cộng vẫn ở nguyên chỗ cũ.

 

Trên bản đồ của Phủ đặc ủy Tình báo VNCH, của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, của Đại sứ quán HK tại Sài Gòn và Bộ tư lệnh Quân đoàn II đều cho thấy một cụm quân rất lớn gồm 2 đến 3 sư đoàn có trang bị mạnh của Bắc quân đang chiếm lĩnh vị trí quanh Kontum và cả Pleiku” ( Alan Dawson, “55 Days : The Fall of South Vietnam”, bản dịch của Đỗ Sơn ).

 

Ngoài ra trong một bài tùy bút viết tại Mỹ, Đại tá Trịnh Tiếu cho biết thời gian đó Tướng Charles Timmes của Mỹ thường xuyên thăm viếng Tướng Phú.  Nhưng Tướng Timmes lại là tướng về hưu làm việc cho CIA.  Vậy có thể kết luận Tướng Phú bị CIA “cho vào xiếc”.

 

Tướng Cao Văn Viên che mắt Tướng Thiệu

 

Trong khi đó từ tháng 2-1975 Tướng Cao Văn Viên đã biết quân CSVN từ Pleiku di chuyển về Ban Mê Thuột (!). Bằng chứng là báo cáo tình báo của Bộ TTM của Tướng Viên gởi cho Tổng trưởng Kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng vào tháng 2 năm 1975 ghi như sau :

 

( Địch ) “Điều động Sư đoàn 320 từ Pleiku xuống Darlac để phụ trách chiến trường Nam Cao Nguyên”. ( Sách “Bí Mật Dinh Độc Lập” của Nguyễn Tiến Hưng, phụ lục D.1, trang 264, có trưng ra phóng ảnh của bản báo cáo tình báo số 102/TTM/2 do Đại tá Lung soạn và Tướng Đồng Văn Khuyên ký ngày 20-2-1975 ).

 

Và phóng đồ “trận liệt địch” trang 765 có vẽ ước hiệu Sư đoàn 320 CSVN đang nằm tại Ban Mê Thuột ( Ảnh đính kèm cuối bài viết ).

 

Có thể hiểu rằng tin Sư đoàn 320 CSVN đã di chuyển về Ban Mê Thuột là do Đại tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng tình báo Qân đoàn II gởi về cho Phòng tình báo Bộ TTM.  Thế nhưng phòng tình báo của Bộ TTM lại báo cho Tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu rằng quân CSVN sẽ tập trung đánh Pleiku !

 

Bằng chứng là sách “Intelligence” của Đại tá Hoàng Ngọc Lung, Trưởng phòng Tình báo BTTM/VNCH cho biết Tướng Thiệu đã phê bên lề một báo cáo tình báo của Bộ TTM như sau: “Phòng 2, coi chừng những tin giả mạo của VC;  nó đánh Ban Mê Thuột anh nói nó đánh Pleiku.  Anh nói nó đánh Tây Ninh thì nó đánh Phước Long”.( Hoàng Ngọc Lung, Inteligence, trang 190 ) . 

Vào lúc 8 giờ mỗi buổi sáng, tại phòng thuyết trình hành quân của Bộ TTM; Tướng Viên ngồi nghe thuyết trình về tình hình chiến sự trong 24 giờ qua.  Tấm bản đồ phối trí lực lượng địch bên tay trái với ước hiệu Sư đoàn 320 CSVN ( Khoảng 8 đến 10 nghìn người ) nằm chình ình tại tỉnh Đắc Lắc luôn luôn đập vào mắt Tướng Viên.  Ông ta chỉ cần liếc qua tấm bản đồ bên tay phải thì thấy ngay cũng tại Đắc Lắc chỉ có 2 Tiểu đoàn Bộ binh VNCH ( Khoảng 1.000 người ). 

Thế nhưng Tướng Viên chớ hề có chỉ thị nào đánh động cho Tướng Phú.  Cũng như chẳng có một kế hoạch nào hổ trợ Tướng Phú để đối phó với dấu hiệu chuyển quân của địch. Trái lại Tướng Viên lại che mắt TT Thiệu bằng cách báo cáo với Tướng Thiệu rằng quân CSVN sẽ không đánh Ban Mê Thuột mà đánh Pleiku (sic). 

Ngoài ra, hồi ký của Trung Tá Ngô Văn Xuân, hồi ký của Đại tá Nguyễn Trọng Luật, hồi ký của Đại tá Trịnh Tiếu, đều cho biết vào dịp Tết 1975 Tướng Thiệu đã được báo cáo rõ ràng là quân CSVN đã tập trung về BMT;  và Tướng Thiệu đã ra lệnh trực tiếp cho Tướng Phú đưa Sư Đoàn 23 về phòng thủ BMT.  Thế nhưng cuối cùng lệnh này không được thì hành.  Tại sao không được thi hành thì chỉ có Tướng Viên và Đại tá CIA Lê Khắc Lý biết.

 

Đại tá Lê Khắc Lý che mắt Tướng Phú

 

Theo sách của Phạm Huấn thì tháng 11-1974 Tướng Phú nhận chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II kiêm Quân khu 2, ông đã trình xin BTTM cho ông được lấy Đại tá Cao Đăng Tường hoặc Đại tá Nguyễn Văn Đại làm Tham mưu trưởng Quân đoàn nhưng cả hai lần Tướng Viên đều bác.  Sau đó Tướng Viên đưa tới cho Tướng Phú Đại tá Lê Khắc Lý để làm Tham mưu trưởng cho Tướng Phú. Điều này trái với thông lệ của quân đội :  Người Tham mưu trưởng phải là người ăn ý với Chỉ huy trưởng;  cho nên lúc nào ông Tướng Tư lệnh cũng tự chọn TMT cho mình. Đằng này Tướng Viên đưa Đại tá Lý là người hoàn toàn không ăn ý với Tướng Phú. 

Mọi chuyện trở nên sáng tỏ vào tháng 2 năm 2009.  CIA cho giải mã tài liệu mật, lòi ra Lê Khắc Lý là điệp viên gạo cội của CIA được cài bên cạnh Tướng Phú.  Nhiệm vụ của Lê Khắc Lý là bịt mắt Tướng Phú và phá hoại cuộc lui binh trên LTL.7 của Quân khu 2.

Nếu ngày đó qua báo cáo của Trưởng phòng tình báo Trịnh Tiếu, Lê Khắc Lý biết chắc là CSVN sẽ đánh Ban Mê Thuột thì Đại tá Lý với bổn phận là một nhân viên cao cấp của CIA phải báo cáo chuyện này cho Trung tâm CIA tại Sài Gòn ( Polgar, Charles Timmes ).  Và phải báo nguy cho CIA về việc Tướng Phú chủ quan tập trung quân tại Pleiku mà bỏ trống BMT. Thế nhưng không có tài liệu nào cho thấy CIA có báo nguy cho TT Thiệu hay Bộ TTM.

 

Dấu hỏi được đặt ra là tại sao CIA lại đánh lừa Tổng thống Thiệu và Tướng Phú ?

 Câu trả lời là tài liệu mật của CIA và bộ Ngoại giao Mỹ được giải mã cho thấy là Kissinger quyết định giao Miền Nam Việt Nam cho Hà Nội vào năm 1975 để bù lại việc Hà Nội chịu đình chiến và trao trả tù binh cho Mỹ vào năm 1973 mà không nhận được một đồng bạc nào.

Tài liệu của Bộ Ngoại giao CSVN công bố năm 1988 cho thấy Nixon đã ký một mật ước với Hà Nội là sẽ chung cho Hà Nội 4,75 tỉ đô la cho việc Hà Nội ngưng chiến và trao trả tù binh cho Mỹ.( Mật ước ký ngày 1-2-1973, bốn ngày sau khi ký kết Hiệp định Paris.  Nguyên văn mật ước được công bố trong sách “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ & Kissinger tại Paris”, của Lưu Văn Lợi ).

Và rồi vì không chung được một đồng nào như đã ký kết cho nên Kissinger quyết định giao Miền Nam cho Hà Nội để Hà Nội khỏi đưa ra Mật ước của Nixon.  Bởi vì đưa ra thì cả Nixon lẫn Kissinger phải đi tù vì đã bí mật thỏa thuận với đối phương mà không xin phép Quốc hội.

 

(7) TRẬN BAN MÊ THUỘT, KẾ HOẠCH TẤN CÔNG CỦA CSVN

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Kế hoạch tấn công BMT của CSVN

 

Tháng 10 năm 1974 Tham mưu trưởng Mặt trận Tây Nguyên của CSVN là Nguyễn Quốc Thước ra Hà Nội để báo cáo tình hình và nhận chỉ thị.  Ngày 6-11-1974 Thước trở vào Nam mang theo chỉ thị của Tổng tham mưu trưởng Văn Tiên Dũng, ra lệnh đánh lấn chiếm một phần tỉnh Quảng Đức ( Gia Nghĩa ) và một phần tỉnh Phú Bổn ( Cheo Reo ) trong mùa khô 1975.

 

Trong khi Nguyễn Quốc Thước trên đường vào Nam thì Bí thư Trung ương cục Miền Nam Phạm Hùng cùng với Tư lệnh Mặt trận B.2 Trần Văn Trà trên đường ra Bắc để nhận chí thị. ( Mặt Trận B2 là các tỉnh miền Đông Nam Bộ ).

 

Trong thời gian lưu lại Hà Nội, Tướng Trà biết được kế hoạch đánh chiếm Gia Nghĩa với 2 sư đoàn CSVN là Sư đoàn 10 thuộc B.3 và Sư đoàn 7 thuộc B.2 thì Tướng Trà đã nói với Lê Duẩn là nên dùng số quân đó mà đánh Ban Mê Thuột thì hơn.  Bởi vì chỉ cần chiếm BMT thì Gia Nghĩa tự động di tản vì không còn đường tiếp tế.

 

Sau đó trong cuộc họp Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương ngày 7-1-1975 Lê Duẩn chỉ thị đánh BMT. Và trong cuộc họp Quân ủy Trung ương ngày 9-1-1975 Lê Đức Thọ đã lập lại lệnh này với câu “Ta có 5 sư đoàn mà không đánh được là thế nào?”

 

Khi ông Thọ nói câu này thì tại Tây Nguyên chỉ có 4 sư đoàn, còn sư đoàn thứ 5 mà ông Thọ nói tới là Sư đoàn tổng trừ bị 316 CSVN mới được thành lập tại Nghệ An, Sư đoàn này đến Ban Mê Thuột đúng 1 tháng sau đó. ( Quân số của Sư đoàn 316 CSVN là 8.820 người ).

 

Không may cho ông Thọ, chỉ 5 ngày sau khi ông nói câu đó thì Sư đoàn 968 CSVN bị tiêu diệt tại Thanh An ( Tây Nam Pleiku ) bởi 101 phi xuất thả bom của Không quân VNCH.  Do đó khi trận đánh nổ ra thì thực sự chỉ có 4 sư đoàn CSVN tham chiến.  Nhưng trong 4 sư đoàn này chỉ có 3 sư đoàn là có Sư đoàn bộ ( Bộ tư lệnh sư đoàn ) còn sư đoàn còn lại là 3 trung đoàn biệt lập; đó là Trung đoàn 95 A/ CSVN, Trung đoàn 95 B/ CSVN, và Trung đoàn 25 CSVN.

 

Tướng Hoàng Minh Thảo đã phân công cho Trung đoàn 95.A/CSVN chận Quốc lộ 19, từ Bình Định đi Pleiku;  Trung đoàn 25 CSVN chận Quốc lộ 21, từ Khánh Hòa đi Ban Mê Thuột;  Trung đoàn 95.B/CSVN tăng cường cho Sư đoàn 316/CSVN đánh vào thị xã Ban Mê Thuột;  Sư đoàn 320 CSVN đánh chận viện trên quốc lộ 14, giữa Pleiku và BMT;  Sư đoàn 10 CSVN đánh Đức Lập, Quảng Đức; và Trung đoàn chủ lực Miền 201 CSVN đánh Kiến Đức, Quảng Đức.

 

Ngày 9-3 Sư đoàn 10 CSVN đánh Đức Lập, dự trù thanh toán xong quân Đức Lập sẽ dùng xe hơi chở quân về đánh Ban Mê Thuột trong ngày hôm sau, không ngờ Sư đoàn 10 CSVN bị chôn chân tại Quảng Đức vì bị sự chống trả mãnh liệt của các đơn vị ĐPQ phòng thủ tại Chi khu Đức Lập.  Qua ngày 10-3 Sư đoàn 10 dồn hết quân mới hạ được chi khu Đức Lập vào chiều tối nhưng cũng bị thiệt hại nặng.

 

*( Theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp thì lẽ ra Tướng CSVN Văn Tiên Dũng đã ra lệnh cho Sư đoàn 10 CSVN đánh Ban Mê Thuột theo như Lê Duẩn đã thỏa thuận với Tướng CSVN Trần Văn Trà.  Tuy nhiên cuối cùng vẫn đánh Quảng Đức do vì Tướng CSVN Vũ Lăng, Tư lệnh Mặt trận B.3, phản đối với lý do nếu kéo Sư đoàn 10 CSVN từ Quảng Đức về BMT thì sẽ bị lộ toàn bộ kế hoạch

 

Trong khi đó hồi ký của Tướng Trần Văn Trà lại đinh ninh rằng Lê Duẩn đã không tán thành đề nghị của ông cho nên Sư đoàn 10 CSVN mới bị thiệt hại vô ích.  Tướng Trà có ý chê Lê Duẩn dốt về quân sự nhưng cứ đòi điều binh khiển tướng.

 

Quân số của mỗi sư đoàn CSVN từ 8.000 đến 9.000 người, mỗi trung đoàn chính quy CSVN từ 2.300 đến 2.500 người.  Trung đoàn chủ lực miền và trung đoàn đặc công CSVN khoảng 2.000 người ).

 

Lực lượng tấn công BMT của CSVN

 

Năm 1975, ngày 9-3, lúc 4 giờ chiều, 5 cánh quân CSVN từ các vị trí cách BMT từ 15 đến 30 cây số bắt đầu khởi hành tiến về trung tâm BMT :

 

  Trung đoàn 95.B CSVN biệt lập cùng với xe tăng tiến vào từ phía Tây BMT, nhắm vào mục tiêu là Bộ chỉ huy Tiểu khu Đắc Lắc.

 

  Trung đoàn 148 CSVN thuộc Sư đoàn 316 tiến vào từ hướng Tây Bắc BMT, nhắm vào hậu cứ của Thiết đoàn Kỵ binh và trung đội pháo binh diện địa ( 2 khẩu ).

 

  Trung đoàn 174 thuộc Sư đoàn 316 CSVN, có tăng cường 1 đại đội tăng, tiến vào từ hướng Tây Nam BMT, nhắm vào kho nhiên liệu của Sư đoàn 23 VNCH

 

  Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 CSVN, có tăng cường 1 đại đội tăng gồm 16 T.54 và 1 K.63, tiến vào từ hướng Tây, nhắm vào BCH Tiểu khu Đắc Lắc.

 

  Trung đoàn 149 thuộc Sư đoàn 316 CSVN tiến vào từ hướng Nam ( Ngã cầu 14 ), nhắm vào Căn cứ B.50 của Trung đoàn 53 VNCH, giáp ranh với phi trường Phụng Dực.

 

Riêng Trung đoàn Đặc công 198 CSVN với 2 tiểu đoàn tiến vào thị xã từ hướng Nam ( ngã Lạc Thiện ) đánh vào phi trường L.19, cách thị xã 3 cây số;  còn tiểu đoàn thứ ba đang được tăng phái cho Sư đoàn 10 CSVN đánh Đức Lập.( Một tiểu đoàn khoảng 500 người ).

 

Như vậy là 4 trong số 5 cánh quân đều xuất phát từ phía Tây của Thị xã Ban Mê Thuột và di chuyển bằng xe hơi.  Để chuẩn bị cho 3 tuyến đường chuyển quân từ phía Tây BMT, sổ tay của Tướng Đặng Vũ Hiệp cho thấy công binh CSVN đã san ủi tổng cộng 336 cây số đường băng rừng, thiết lập 3 bến phà, 2 ngầm và nhiều bến vượt cho bộ binh.

 

* Chú giải :  Mạng lưới tình báo siêu đẳng của CIA

 

Trong khi quân đội CSVN rầm rộ chuẩn bị chiến trường như vậy thì tình báo của VNCH hoàn toàn không hay biết, bởi vì trước đó mạng lưới tình báo quân/dân sự do chi  nhánh CIA tại Ban Mê Thuột đảm trách nhưng chi nhánh này đã bị đóng cửa vào mùa thu năm 1974 vì lý do để tiết kiệm ngân quỹ của CIA (sic).

 

Trước kia mạng lưới tình báo quân sự của CIA tại BMT là lực lượng Dân sự chiến đấu ( Biệt kích Mỹ, hầu hết là người sắc tộc Miền Núi ) do CIA tuyển mộ, huấn luyện và trả tiền.  Năm 1971 các đơn vị dân sự chiến đấu chuyển thành Biệt động quân biên phòng và Địa Phương quân của QL/VNCH.  Tuy nhiên các sĩ quan tình báo của HK vẫn tiếp tục liên lạc lấy tin từ những nhân vật trước đây vẫn cung cấp tin tình báo cho LLĐB/HK, tức là từ những cựu Biệt kích quân.

 

Còn mạng lưới tình báo dân sự do Cơ quan Phụng Hoàng tỉnh Đắc Lắc đảm trách, nhưng cơ quan Phụng Hoàng do CIA trả lương và điều khiển.  Trong khi đó phía VNCH có mạng lưới tình báo của Phòng đặc biệt của Ty Cảnh sát Đắc Lắc với Toán thám sát Tỉnh ( Pru ) và chi nhánh của Đoàn 65 thuộc Đơn vị 101 ( Phủ Đặc ủy trung ương tình báo ).

 

Nhưng sau Hiệp định Paris 1973, chấm dứt Chương trình Phụng Hoàng, thì các đơn vị tình báo VNCH không còn quỷ đen để tiếp tục điều hành lưới tình báo, do đó tất cả hoạt động tình báo chỉ là nhận tin từ chi nhánh CIA tại BMT.  Nhưng vì chi nhánh CIA tại BMT đã đóng cửa nên phía VNCH hoàn toàn không hay biết về các hoạt động chuẩn bị rầm rộ của quân CSVN (sic).

 

Theo lời kể của Thiếu úy Nguyễn Công Phúc, một sĩ quan thuộc đại đội Trinh sát của Trung đoàn 45 VNCH :

 

“Trong những đêm rải quân ra ngoài nằm giữa núi rừng vắng lặng, Phúc và đồng đội nghe thấy tiếng xe di chuyển, hoặc tiếng đốn cây sửa đường của Cộng quân. Không phải chỉ gần đây Cộng quân mới ồ ạt và gần như công khai di chuyển người và vũ khí trên đường mòn Hồ Chí Minh.

 

Từ hơn một năm trước, Phúc và những toán thám báo đã khám phá nhịp độ gia tăng và xâm nhập rầm rộ của Cộng quân. “Mình báo cáo hoài mà chẳng thấy cấp trên làm gì cả. Có lần thượng cấp còn bảo ‘báo cáo nhiều quá rồi, khỏi cần báo cáo nữa” ( Vũ Thụy Hoàng ghi ).

 

Trước đó 1 năm, nghĩa là đầu năm 1974, chi nhánh của CIA tại BMT chưa đóng cửa;  vậy thì báo cáo của các đơn vị thám báo VNCH chìm đi đâu?  Và thượng cấp nào cho rằng “báo cáo nhiều quá rồi?”  Trong khi thượng cấp của đại đội Trinh sát của Phúc là Thiếu tá Điều Ngọc Chuy, nhưng ông này đã báo cáo thẳng cho Tổng thống Thiệu là có dấu hiệu cho thấy CSVN sẽ đánh BMT ( Lời chứng của Trung tá Ngô Văn Xuân ).

 

Cấp trên của Thiếu tá Chuy là Đại tá Trịnh Tiếu, nhưng ông này cũng trình thẳng cho bộ TTM là Sư đoàn 320 của CSVN đã có mặt tại BMT vào tháng 2 năm 1975 ( Nguyễn Tiến Hưng, Bí Mật Dinh Độc Lập, phụ lục D.1, trang 764 ).  Vậy thì ai đã nhém đi các báo cáo của các đơn vị tình báo quân sự VNCH?

 

Không có gì khó hiểu, các báo cáo của Trinh sát vùng Cao nguyên là bằng thừa.  Từ đầu năm 1974, hằng tháng các Tiểu khu của các Quân Khu  đều gởi bản báo cáo “Lượng giá ấp dân” bằng hệ thống IBM về Cơ quan Bình định phát triển của Bộ TTM.

 

Trong mỗi báo cáo của Tiểu Khu Đắc Lắc và Tiểu khu Khánh Hòa đều có báo cáo về tiến trình ủi đường Trường Sơn rẻ nhánh từ tuyến đường mòn Hồ Chí Minh xuống tới Nha Trang ( Buôn Gia Le thuộc quận Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa ).  Đến tháng 10 năm 1974 thì báo cáo “lượng giá ấp dân” của Khánh Hòa cho biết tuyến vận chuyển của CSVN đã bấm tới bờ sông Cái, phía Tây của Quận Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 cây số.

 

*( Các báo cáo này hiện còn lưu tại Ngũ Giác Đài.  Ngày nay những người nghiên cứu lịch sử có thể xem bản đồ của tuyến vận chuyển đã kéo tới Nha Trang qua bản photo mà Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng trưng ra trong Phụ lục D.2 của sách Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, trang 769.  Bản photo của Tiến sĩ Hưng là bản đồ báo cáo tháng 2 năm 1975 của Phòng tình báo Bộ TTM, trong đó cho thấy CSVN đã mở đường cho xe chạy từ biên gới Việt Miên xuống tới cách Nha Trang 30 cây số.  Xem ảnh đính kèm cuối bài viết ).

 

Tuy nhiên các báo cáo của Phòng tình báo Đắc Lắc ( Đại úy Lê Đình Xuân ) và Phòng tình báo Khánh Hòa ( Thiếu tá Huỳnh Ngọc Chân và Đại úy cố vấn tình báo Wingate ) đều căn cứ theo tin tình báo của Cơ quan Phụng Hoàng (CIA) tại Đắc Lắc và Khánh Hòa.  Nghĩa là CIA và bộ TTM/ VNCH đều biết hết chứ không phải không biết.  Và vì TTM biết hết cho nên các quan chức tình báo Quân khu 2 phát bực mình : báo cáo nhiều quá rồi mà có thấy ai nói năng gì đâu!?

 

(8) TRẬN BAN MÊ THUỘT, NGÀY ĐẦU

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ần của Chiến tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Lực lượng phòng thủ của VNCH

 

Bộ binh :

 

Theo lời kể của Trung Úy Phan Văn Phụng, Trưởng ban hành quân Tiểu đoàn 3/53 BB :

 

– Tiểu đoàn 1/53 ( 500 quân ) đóng tại Căn cứ B.50. là hậu cứ của Trung đoàn 53 mỗi khi đi hành quân về.  Giờ đây Tiểu đoàn được nằm tại hậu cứ Trung đoàn cùng với Bộ chỉ huy Trung đoàn.

 

– Tiểu đoàn 3/53 có 2 đại đội ( 200 quân ) nằm ứng chiến tại khu Gia Binh Sư đoàn 23 tại mặt Nam của thị xã, 1 đại đội ( 100 quân ) phòng thủ Hậu cứ BTL/SĐ 23, phía Bắc của khu Gia Binh. Còn Đại đội thứ tư được tăng phái phòng thủ cầu 14, phía Nam của BMT, trên đường đi Quảng Đức.

 

– Tiểu đoàn 2/53 ( 500 quân ) cùng với Bộ chỉ huy nhẹ của Trung đoàn 53 đang phòng thủ Căn cứ Dak Song thuộc Tiểu khu Quảng Đức.

 

– Đại đội Trinh sát của Trung đoàn 45 ( 100 quân ) hoạt động tại vùng Quảng Nhiêu, phía Bắc Đắc Lắc, ngày 8-3-1975 được điều về lục soát khu vực Bản Đôn, phía Tây thị xã BMT, ngày 9-3-1975 được kêu về nằm ứng chiến trong vòng đai Phi trường Phụng Dực.

 

Pháo binh :

 

Theo bài viết của Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tiểu khu trưởng Đắc Lắc, thì vào thời điểm chiến trận nổ ra, tại BMT chỉ có 1 trung đội pháo binh ( 2 khẩu ) của Sư đoàn 23.  Nhưng theo lời kể của Thiếu úy Vĩnh Bình, Pháo đội phó Pháo đội A thuộc Tiểu đoàn 231/PB thì lúc đó tại BMT có tới 1 Tiểu đoàn pháo binh VNCH, đó là Tiểu đoàn 231/PB, được bố trí như sau :

 

– Pháo đội A có 3 trung đội :  1 trung đội đóng tại xã Đạt Lý, cách trung tâm BMT 5 cây số về hướng Bắc, trên Quốc lộ 14; 1 trung đội đóng tại cây số 72 trên Quốc lộ 21, gần đồn Chu Cúc giáp ranh với Tiểu khu Khánh Hòa; 1 trung đội đóng tại phi trường L.19, cách Trung tâm thành phố 2 cây số. ( Mỗi trung đội là 2 khẩu 105 ly ).

 

– Pháo đội B gồm có 2 trung đội ( 4 khẩu 105 ly ) đóng tại hậu cứ Tiểu đoàn 231/PB, bên cạnh phi trường Phụng Dực, gần căn cứ B.50;  và 1 trung đội ( 2 khẩu 105 ly ) đóng gần Khu gia binh Sư đoàn 23/BB để yểm trợ cho các đơn vị đang phòng thủ tại khu vực cầu 14, phía Nam BMT.

 

– Pháo đội C ( 6 khẩu 105 ly ) đóng tại Gia Nghĩa, Quảng Đức để yểm trợ cho Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 53 tại căn cứ Dak Song và Liên đoàn 24 Biệt động quân đang hoạt động tại Quảng Đức.

 

– Tại BMT thay thế cho Pháo đội C/231 là 1 trung đội pháo binh 155 ly ( 2 khẩu ) thuộc Tiểu đoàn 230/PB đóng trong vòng đai phi trường Phụng Dực;

 

– 1 Trung đội pháo binh diện địa ( 2 khẩu 105 ly ) của Quân khu 2 đóng tại khu Thiết giáp, rìa Tây Bắc của thành phố, dùng để yểm trợ cho các đơn vị ĐPQ trong phạm vi Chi khu Ban Mê Thuột.

 

Tổng cộng là 8 trung đội Pháo binh, gồm 14 khẩu 105 ly và 2 khẩu 155 ly. Ngoại trừ trung đội pháo binh diện địa thuộc quyền điều động của Ban chỉ huy Pháo binh thuộcTiểu khu Đắc Lắc, 7 trung đội còn lại thuộc quyền chỉ huy của Thiếu tá Đào Đắc Đạo, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 231/PB. ( Có lẽ bài viết của Đại tá Luật hiểu lầm về lực lượng pháo binh có khả năng phản pháo là trung đội 155 ly duy nhất bố trí giữa phi trường Phụng Dực và Căn cứ B.50 ).

 

Thiết giáp :

 

Tại Căn cứ B.40 có 1 đại đội thiết vận xa M.113 ( 15 chiếc ) đóng chung với BCH trung đoàn 53.BB.

 

Tại khu Thiết giáp, phía Tây thị xã BMT, có 1 đại đội thiết vận xa M.113 gồm 11 chiếc.  Tuy nhiên M.113 chỉ là những xe chở lính chứ không phải là chiến xa, cho nên không thể tung ra đối đầu với xe tăng T.54 của CSVN.  M.113 chỉ được dùng như những ụ súng đại liên di động để phòng thủ trong trường hợp bị tấn công.  Và kể từ sau trận Mậu Thân thì M.113 trở thành mục tiêu lý tưởng cho các xạ thủ B.40, B.41 của quân đội CSVN.

 

Riêng trong trận này, 11 thiết vận xa tại khu Thiết Giáp trở thành mục tiêu cho đại bác của xe tăng T.54, súng chống tăng B.40, hỏa tiễn chống chiến xa AT.3 của quân CSVN.  Lính Thiết giáp VNCH không dại gì leo vào các xe M.113 để chiến đấu, họ nằm trên mui xe với súng đại liên để chờ bộ binh địch, nhưng một khi đã ở trong tầm bắn của xe tăng T.54 của CSVN  thì họ phải bỏ xe và bỏ chạy.

 

Diễn tiến trận đánh

 

Ngày 10-3,

 

– Lúc 2 giờ sáng, các khẩu pháo 130 ly và 122 ly của Trung đoàn 40 pháo binh CSVN ( 36 khẩu ) đồng loạt pháo kích vào BCH Tiểu khu Đắc Lắc, hậu cứ BTL Sư đoàn 23, Phi trường L.19 ( Rìa phía Đông Bắc của thị xã ), Kho đạn Mai Hắc Đế ( Rìa phía Tây của Thị xã. ).  Tất cả các điểm đặt pháo từ hướng Tây của Thị xã , nhưng vì khu vực Bản Đôn không còn quân VNCH hoạt động cho nên không có sĩ quan xác định tọa độ để phản pháo.

 

Hơn nữa, do vì các trung đội pháo binh của VNCH tại BMT đều là súng 105 ly và 155 ly cho nên dù có biết được tọa độ đặt súng của pháo binh CSVN thì cũng đành chịu thua bởi vì súng 105 ly bắn hết tầm chỉ có 10 cây số, súng 155 ly bắn hết tầm là 15 cây số. Trong khi súng 130 ly của CSVN bắn xa tới 27,8 cây số; hoặc súng 122 ly bắn xa tới 15,4 cây số, nếu bắn đầu đạn trái phá tên lửa thì xa tới 21 cây số.  Tất cả các khẩu 130 ly và 122 ly của Trung đoàn 40 PB/CSVN đều đặt cách BMT trên 15 cây số.

 

– Lúc 2 giờ sáng, trong lúc pháo của quân CSVN bắn vào BCH Tiểu khu và BTL Sư đoàn 23 thì 2 tiểu đoàn đặc công của Trung đoàn 198 tấn công phi trường L.19 trong thị xã, phi trường được canh gác bởi 2 đại đội phòng thủ của Không quân.   Đến 4 giờ sáng thì quân CSVN chiếm được 2/3 phi trường nhưng thiệt hại nặng vì đụng phải Chiến đoàn 3 của Lực lượng Lôi Hổ đóng trong vòng đai Phi trường L.19, nên phải trụ lại chờ tiếp viện..

 

– Cùng lúc 2 giờ sáng, một đội Đặc công của Trung đoàn 198 CSVN hướng dẫn Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 149 thuộc Sư đoàn 316 CSVN lên đường đi đánh Phi trường Phụng Dực đang do 1 tiểu đoàn ĐPQ/VNCH trấn giữ.

 

– Lúc 4 giờ sáng, quân CSVN tấn công kho đạn Mai Hắc Đế. Lúc 5 giờ sáng, Đại úy Chỉ huy trưởng kho đạn bị thương nặng.  Lúc 5 giờ 30 sáng, kho đạn Mai Hắc Đế bị tràn ngập.

 

– Lúc 5 giờ sáng, Tiểu đoàn 9 của Trung Đoàn 149 thuộc Sư đoàn 316/CSVN không tìm được lối tiếp cận hàng rào phi trường cho nên tam chiếm khu chợ xã Hòa Bình rồi báo cáo đã khống chế được quận lỵ Hòa Bình ( Tức là khu sân bay Hòa Bình, hay là phi trường Phụng Dực.  Sự thực là chưa vào được phi trường, đến 10 giờ mới báo cáo là đã bị địch chặn lại ).

 

– Lúc 6 giờ sáng BCH Trung đoàn 149 CSVN và 2 tiểu đoàn trực thuộc bắt đầu tấn công Căn cứ B.50 đang do Tiểu đoàn 1/53 trấn giữ.

 

– Lúc 7 giờ sáng, đoàn xe tăng đầu tiên của CSVN cùng với Trung đoàn 95.B CSVN tiến vào trung tâm thành phố, Tiểu khu trưởng Đắc Lắc là Đại tá Nguyễn Trọng Luật xin phép được di chuyển qua Trung tâm hành quân của Sư đoàn 23 BB để cùng Đại Tá Vũ Thế Quang chỉ huy lực lượng chống trả.

 

– Lúc 8 giờ sáng, Tổng cục Tiếp vận tại Sài Gòn nhận được tin mất liên lạc hữu tuyến lẫn vô tuyến với Ban Mê Thuột.  Đại tá Phạm Bá Hoa, Tham mưu trưởng Tổng cuc, tìm cách liên lạc với Chiến đoàn 3 của Lực lượng Lôi Hổ tại phi trường L.19 BMT.  ( Là đơn vị có máy liên lạc siêu tần số trực tiếp với BTTM ).

 

Vị sĩ quan chỉ huy của Lực lượng Lôi Hổ cho biết : “ Xe tăng của tụi nó đã vào cuối sân bay rồi…… Xe tăng của tụi nó tấn công kho đạn đêm qua, và tụi nó tiến vào thành phố rồi.  Khu vực Bộ tư lệnh Sư đoàn 23 và bên BCH Tiểu khu đều có tiếng súng dữ lắm, em chưa rõ lắm, nhưng em nghĩ là bị tụi nó chiếm hết rồi, bậy giờ em phải rút ra ngoại ô.  Chào Đại tá” ( Phạm Bá Hoa, Đôi Dòng Ghi Nhớ, trang 268 )

 

– Lúc 9 giờ sáng, 2 xe tăng CSVN bị bắn cháy tại đường Thống Nhất.

 

– Lúc 11 giờ sáng, 1 xe tăng T.54 của CSVN bị Trung đội Tình báo thuộc Tiểu khu Đắc Lắc bắn cháy trước cổng BCH Tiểu khu, trên đường Thống Nhất.

 

– Lúc 11 giờ 30 trưa, 2 xe tăng CSVN bị phi cơ bắn cháy cách thành phố 2 cây số hướng Tây Bắc.

 

– Lúc 12 giờ 45 trưa, Trung tâm hành quân của BCH Tiểu Khu bị trúng pháo của xe tăng CSVN. Ban tham mưu hành quân tại TTHQ/Tiểu Khu di chuyển qua TTHQ của BTL/SĐ 23.

 

– Lúc 1 giờ 30 trưa, Trung đoàn 24 thộc Sư đoàn 10 CSVN tấn công vào BCH Tiểu khu.

 

– Lúc 2 giờ chiều, Trung đội Tình báo Đắc Lắc và Trung đội Công vụ ĐPQ rút khỏi BCH Tiểu khu.

 

– Lúc 2 giờ chiều, 4 xe tăng CSVN bị  Tiểu đoàn 204 ĐPQ/VNCH bắn cháy trong thành phố.

 

– Lúc 2 giờ chiều, Trung đoàn 149/SĐ 320 CSVN ( thiếu tiểu đoàn 9 ) tấn công căn cứ B.50 đang do Tiểu đoàn 1/53 thuộc Trung đoàn 53 BB/VNCH trấn giữ. Tiểu đoàn 231 Pháo binh VNCH đóng trên đồi đối diện với căn cứ B.50 bèn chong 2 khẩu 105 ly bắn trực xạ vào 2 tiểu đoàn CSVN đang tấn công B.50.

 

Đến 3 giờ 30 chiều thì cuộc tấn công hoàn toàn thất bại, quân CSVN chạy tháo về hướng Tây Nam, đụng phải Đại đội trinh sát thuộc Trung đoàn 45 VNCH đang chờ sẵn tại bìa rừng cao su gần phi đạo.  Sau khi im tiếng súng, Đại đội Trinh sát VNCH đếm được 40 xác chết, 100 nón cối rơi lại, thu nhiều vũ khí, trong đó có 5 hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7 còn mới nguyên. Còn tại căn cứ B.50 đếm được khoảng 150 xác, thu 50 vũ khí.

 

– Lúc 3 giờ 30 chiều, chiến trường im tiếng súng.

 

Đại tá Luật báo cáo cho tướng Phú là trong ngày đã bắn cháy 7 xe tăng của quân CSVN.  Tướng Phú cho biết Liên đoàn 21 BĐQ đang tiến về BMT ( Bài viết của Đại tá Luật cho biết quân BĐQ đi bộ từ Buôn Hô đến BMT nhưng sự thực 24 giờ sau quân BĐQ mới đến ).

 

Tình hình trong đêm yên tĩnh. Theo như bài viết của Đại tá Luật thì Kho đạn Mai Hắc Đế, phi trường L.19 và BCH/ Tiểu khu đã bị địch chiếm, ông và Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 BB đang cố thủ tại Hậu cứ BTL/SĐ 23 và chờ tiếp viện của Quân đoàn.

 

Đặc biệt Đại tá Luật không nói gì tới lệnh lạc của Bộ tư lệnh Quân khu 2 hay của Tướng Phạm Văn Phú, hay của Tham mưu trưởng Quân khu Lê Khắc Lý.  Và tài liệu của Thiếu tá Phạm Huấn, người đang theo sát Tướng Phú, cũng không có một dòng đả động tới chuyện Tướng Phú có liên lạc hay ra lệnh cho Đại tá Luật hoặc Đại tá Quang trong 2 ngày 10 và 11-3-1975.

 

Về phần CSVN thì trong đêm 10-3, Tướng Đặng Vũ Hiệp ghi vào sổ tay : “Đã chiếm được sân bay thị xã và tòa tỉnh trưởng, khống chế được sân bay hòa Bình ( phi trường Phụng Dực ).  Các mũi đều đánh tốt, riêng mũi phía Nam ( Trung đoàn 149 ) có khó khăn, thắng lợi thu được chưa tương xứng với tổn thất của bộ đội”.  Đây là Tướng Hiệp viết theo lối tuyên huấn để tránh nói ra sự thật là Trung đoàn 149 CSVN đã bị xóa sổ.

 

Như vậy là trong ngày quân CSVN chưa chiếm BCH Tiểu Khu như Đại tá Luật đã viết, chẳng qua là lúc 2 giờ chiều Trung đội Tình báo và Trung đội Công vụ đã rút khỏi BCH/TK để hộ tống BCH hành quân Tiểu khu Đắc Lắc di chuyển về BCH hành quân SĐ23.BB/VNCH.

 

Riêng tư dinh tỉnh trưởng, sát với BCH Tiểu khu, do 1 trung đội ĐPQ ( Trung úy Hoành ) trấn giữ vẫn cầm cự cho tới 7 giờ 45 sáng hôm sau.

 

*Chú giải :  So sánh cách bố trí lực lượng của quân VNCH và kế hoạch tấn công của quân CSVN thì phía CSVN có nhiều sơ xuất trầm trọng.  Trong khi lực lượng chính của VNCH tập trung tại khu vực Phi trường Phụng Dực với BCH Trung đoàn 53 và Tiểu đoàn 1/53, 1 tiểu đoàn ĐPQ, 1 đại đội Trinh sát Bộ binh, 1 Đại đội Pháo binh với 2 khẩu 155 ly và 4 khẩu 105 ly, 1 chi đội Thiết vận xa M.113 ( khoảng 15 chiếc )

 

Thế nhưng tướng CSVN Hoàng Minh Thảo đã phân công cho 1 trung đoàn ( hơn 2.000 người ) và 1 đại đội xe tăng đánh vào BTL/Sư đoàn 23 mà nơi này chỉ có 1 đại đội Bộ binh phòng thủ ( Khoảng 100 người ). Một trung đoàn khác ( hơn 2.000 người ) cùng với 1 đại đội xe tăng tấn công BCH Tiểu khu mà nơi này chỉ có  trung đội công vụ của Tiểu Khu và Trung đội tình báo TK phòng thủ ( 2 trung đội khoảng 60 người ). Và một trung đoàn khác ( hơn 2.000 người ) cùng 1 đại đội tăng đánh vào khu vực Kho xăng của SĐ.23 nhưng tại đây chỉ có 1 trung đội  lính văn phòng canh giữ ( khoảng 30 người ).

 

Trong khi đó lại phân công cho 1 trung đoàn ( hơn 2.000 người ), không có xe tăng, đánh khu vực phi trường Phụng Dực khiến cho cả 1 trung đoàn tan tành sau 2 giờ chiến đấu.  Theo sách vở quân sự, muốn tấn công lực lượng đang phòng thủ tại khu phi trường Phụng Dực ( khoảng 1.400 người ) thì quân CSVN phải là 1 sư đoàn ( Từ 8.000 đến 10.000 người ).

 

Hồi ký của tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, trang 418 :  “Việc đánh chiếm sân bay Hòa Bình và căn cứ Trung đoàn 53 là mục tiêu quan trọng phải đánh ngay từ đầu.  Vì nhiều lý do công tác bảo đảm, ta không thể đưa bộ binh và xe tăng vào để đánh ngay mà chỉ sử dụng Trung đoàn Đặc công 198 thực hiện nhiệm vụ này, khi được lệnh nổ súng, lúc 2 giờ 10 phút ngày 10 tháng 3 Trung đoàn nhanh chóng chiếm được sân bay Hòa Bình.

 

Nhưng khi đánh vào căn cứ 53, Trung đoàn 198 gặp nhiều khó khăn, tuy có đánh chiếm một số mục tiêu nhưng sau đó địch đã phản kích và đánh bật ta ra và cho xe tăng bịt cửa mở”.

Theo Thiếu úy Nguyễn Công Phúc, một sĩ quan của đại đội Trinh sát của Trung đoàn 45 VNCH thì sau trận đánh sáng ngày 10-3 tại vòng đai phi trường Phụng Dực, Thiếu úy Phúc lục được một quyển sổ tay trong xác của một Đại đội trưởng CSVN cho thấy đây là Tiểu đoàn K.5 thuộc Sư đoàn 316 CSVN từ Miền Bắc mới vào Nam bằng xe hơi.  Nghĩa là trung đoàn đánh căn cứ 53 là của sư đoàn 316.

 

(9) TRẬN BAN MÊ THUỘT NGÀY THỨ HAI

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ần của Chiến tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Ngày 11-3

 

– Lúc 2 giờ sáng, Liên đoàn 21/BĐQ báo tin cho Đại tá Luật, Tiểu khu trưởng Đắc Lắc, là họ đã đến làng Đạt Lý, cách trung tâm thành phố 8 cây số.  Nhưng sự thực đây chỉ là trung đội thám báo đi dò dường từ Buôn Hô tới Đạt Lý là nơi có đặt 2 khẩu 105 ly của Tiểu đoàn 231 Pháo binh.  Cho tới lúc này tình hình tại Đạt Lý hoàn toàn yên tĩnh.

 

Lúc 4 giờ sáng BCH Liên đoàn 21 BĐQ báo cho Đại tá Luật là quân Liên đoàn đã tới bìa thành phố.  ( Sự thực cũng chỉ là đại đội trinh sát mới tới Đạt Lý, tại đây có 1 trung đội Pháo binh của SĐ 23 BB vẫn còn an toàn trong căn cứ Chư Pao; còn đại quân của Liên đoàn đang trên đường di chuyển từ  Buôn Hô về BMT, cánh quân cuối cùng đến nơi vào mờ sáng ngày 12-3 ).

Lúc 6 giờ 30 sáng, pháo binh CSVN bắt đầu nả pháo liên tục vào BCH Tiểu khu và BTL Sư đoàn 23 BB. 

Lúc 7 giờ sáng, Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 CSVN cùng với 16 xe tăng tiến vào Hậu cứ BTL/SĐ 23 BB, đại bác của các xe tăng CSVN bắn thẳng vào BTL. SĐ23.  Lúc này tại hậu cứ của BTL/SĐ.23 có 1 đại đội Bộ binh thuộc tiểu đoàn 3/53 với lính cơ hữu tại hậu cứ BTL, cùng với Trung đội công vụ của Tiểu Khu Đắc Lắc và lính cơ hữu của BCH Tiểu khu ( Lính cơ hữu của BCH/TK chỉ trang bị súng Carbin M.2 ). 

Lúc 7 giờ 30 sáng, xe tăng và quân của Trung đoàn 95.B/ CSVN đã bao vây vị trí của BTL/SĐ 23, cách khoảng 300 mét.  Lúc này phía VNCH chỉ có 1 khẩu súng chống tăng là khẩu 106 ly không giật được đặt trên 1 xe tăng M.113, đây là loại vũ khí chống tăng duy nhất của Bộ binh VNCH, có thể bắn xe tăng địch ở tầm trên 200 m.  Còn loại M.72 chỉ bắn có hiệu quả ở tầm gần, dưới 50 mét ( Bắn bên hông mới có thể làm đứt xích xe tăng, còn bắn phía trước mặt xe thì không ăn thua, bắn phía sau bên phải có thể làm cháy xe do trúng bình xăng ). 

Lúc 7 giờ 45 sáng, xe tăng CSVN tiến vào dinh Tỉnh trưởng Đắc Lắc đang được 1 trung đội ĐPQ trấn giữ, 2 xe tăng bị hạ ngay cổng vào tư dinh bằng súng M.72. ( Nghĩa là tầm bắn dưới 50 m.  Tuy nhiên M.72 chỉ làm xe tăng T.54 đứt xích chứ không bị cháy cho nên 2 chiếc T.54 trở thành 2 lô cốt của 2 khẩu đại liên 12 ly 8, làm chủ khu vực trận địa toàn nội vi tư dinh ).  Trung đội ĐPQ/VNCH rút lui khỏi tư dinh. 

Kế bên tư dinh là BTL/Sư đoàn 23 BB, Bộ chỉ huy đầu não của quân VNCH tại BMT. Hạ được BTL/SĐ có nghĩa là hạ được BMT.Tuy nhiên lúc đó lực lượng chính của quân VNCH tại BMT không phải là BTL/SĐ 23 VNCH mà là Trung đoàn 53 thuộc SĐ 23 VNCH đang nằm tại Căn cứ B.50, cạnh phi trường Phụng Dực.

 

Lúc 10 giờ sáng, Bộ chỉ huy nhẹ của Trung đoàn 53 VNCH và Tiểu đoàn 2/53 VNCH đang phòng thủ tại Căn cứ Dak Song, Quảng Đức nhận được lệnh của Đại tá Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23.BB, rút về cứu ứng cho BMT.  Nhưng trên đường về bị 2 tiểu đoàn CSVN phục kích.  Trung đoàn phó Trung đoàn 53 và hầu hết các sĩ quan đều bị tử trận hoặc bị bắt, một số tàn quân được Trung úy Trọng, Trưởng ban hành quân TĐ 2/53 hướng dẫn chạy về Đà Lạt.

Lúc 10 giờ sáng, xe tăng của quân CSVN bắt đầu tấn công vào vị trí phòng thủ tại BTL/SĐ 23.  Đích thân Đại tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy bán đại đội Bộ binh phòng thủ tại cổng chính.  Lực lượng phòng thủ có 1 khẩu 106 ly không giật đặt trên 1 thiết vận xa M.113.  Khi chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào tầm bắn 100 mét, Đại tá Luật ra lệnh khai hỏa nhưng khẩu súng bị gãy kim hỏa và không có kim hỏa dự phòng để thay thế (sic).  Đoàn xe tăng tiếp tục tiến vào BTL.  Bắt buộc Đại tá Luật phải gọi phi cơ để chống chiến xa. 

Từ lúc bắt đầu xảy ra trận đánh cho tới giờ phi cơ không được phép dội bom trong thành phố bởi vì còn dân ở trong đó.  Tuy nhiên lúc này không còn lựa chọn nào khác, Đại tá Luật gọi cho phi cơ quan sát, ra lệnh thả bom ngay trước cổng BTL, chấp nhận hủy bỏ quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu ( phải cách xa phe ta tối thiểu 1.000 mét ).  Nghĩa là chấp nhận ném bom hủy diệt cả ta và địch. 

Lúc 10 giờ 10 sáng, một phi cơ A.37 đã cắt bom theo như yêu cầu của Đại tá Luật nhưng đường bay lệch một góc rất nhỏ nên quả bom đã rơi trúng Trung tâm hành quân của BTL/SĐ.23.  Theo sách vở của kỹ thuật ném bom thì việc này không thể nào thực hiện được ( cắt bom chính xác trong vòng 100 mét );  lối cắt bom chấp nhận nguy hiểm chỉ được phép dùng để hủy diệt căn cứ của ta sau khi chính chỉ huy trưởng đơn vị ở dưới đất quyết định cùng tự sát theo đồn do vì địch đã tràn ngập.

*(Theo quy định kỹ thuật ném bom,  người pilot của máy bay A.37 không được phép thả bom gần phe ta trong vòng 1.000 mét;  nhưng có thể thả ngay lên đầu phe ta nếu quan sát viên điều không tiền tuyến trên phi cơ quan sát ghi nhận chính đơn vị trưởng dưới đất yêu cầu. Trong trường hợp này chính Đại tá Luật yêu cầu trên máy vô tuyến, dĩ nhiên các máy vô tuyến khác hoạt động trên cùng tần số sẽ làm chứng về lời yêu cầu của Đại tá Luật. 

Tài liệu của Phạm Huấn ghi rằng lúc trái bom rơi là đúng 8 giờ sáng, lúc đó ông đang đứng bên cạnh máy truyền tin vô tuyến của Trung tâm hành quân Không trợ II. Trong khi bài viết của Đại tá Luật lại ghi là  khoảng 10 giờ 10 sáng;  không biết ai nói đúng nhưng chi tiết gọi máy bay của Đại tá Luật có lý hơn ).

 Sau khi trái bom đánh sập Trung tâm hành quân, toàn bộ cơ quan đầu não của quân VNCH khoảng 100 người chia làm 2 cánh đào thoát khỏi BTL/SĐ23 giữa tiếng loa kêu gọi đầu hàng của quân CSVN nằm vùng phát đi từ chùa Khải Đoan, gần BTL/SĐ 23. 

Lúc 11 giờ 30 trưa, Tiểu đoàn 3/53 đang phòng ngự tại Khu gia binh SĐ 23 bị mất liên lạc với Đại tá Vũ Thế Quang, lính của Đại đội bảo vệ BTL chạy về khu gia binh loan báo Đại tá Quang và Đại tá Luật đã bỏ chạy. Tiểu đoàn 3/53 xin lệnh Trung tá Võ Ân, Trung đoàn trưởng 53. Trung tá Ân cho lệnh Tiểu đoàn rút về hậu cứ Trung đoàn 45, cách trung tâm BMT 5 cây số để phòng thủ tại đây chờ quân tiếp viện của Liên đoàn 21 BĐQ.  Tiểu đoàn 3/53 ra lệnh cho đại đội thứ 4 đang trấn giữ cầu 14 rút về hậu cứ TrĐ 45/BB.

Lúc 3 giờ 30 chiều, Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng VNCH ra lệnh cho Tướng Phú bốc Tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB thả xuống BMT để chỉ huy thay thế Đại tá Vũ Thế Quang. 

Lúc 5 giờ chiều, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm gọi cho Tướng Phú, chấp thuận cử một sĩ quan khác thay thế Đại tá Luật làm tỉnh trưởng BMT để theo đoàn quân của Sư đoàn 23 BB về tái chiếm BMT. 

Lúc 6 giờ chiều, toàn bộ tiểu đoàn 3/53 tập trung đầy đủ tại hậu cứ Trung đoàn 45, nhưng lúc này nhân số đông lên gấp 3 bởi vì binh sĩ trong tiểu đoàn đã hộ tống toàn bộ gia đình của họ và những gia đình khác của Sư đoàn 23 BB cùng chạy lánh nạn về đó ( kể cả gia đình Tướng Lê Trung Tường, tư lệnh SĐ.23/BB/VNCH.  Tại đây đã có sẵn các con của Đại tá Phùng Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 45 BB.  Còn bà Phùng Văn Quang thì đang đi thăm chồng tại Pleiku ). 

Trong đêm tối, các sĩ quan và binh sĩ thuộc Sư đoàn 23 BB sắp xếp cho gia đình chuẩn bị mờ sáng hôm sau lên đường di tản về Phước An, tức là hướng về Nha Trang.  Trong khi các sĩ quan đang bàn bạc thì cùng lúc đó Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 BB, bị quân CSVN bắt trên đường đi Phước An để về Nha Trang. Ông đã chạy trước gia đình binh sĩ một bước, nhưng không may cho ông là nội tuyến của CSVN theo dõi ông từ lúc ông mới rời BTL/ SĐ.23. 

Về phần Đại tá Luât cũng thế, ông muốn bọc lên hướng Bắc của thành phố để theo đường tắt băng xuống Phước An, nhưng lộ trình của ông cũng bị nội tuyến CSVN bám sát từ khi ông vừa rời BTL/SĐ 23, ông bị bắt cùng thời gian với Đại tá Quang. 

*( Theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp cho biết lúc Đại tá Luật bị bắt thì ông ta cùng đi với 12 sĩ quan, còn Đại tá  Quang thì : “chạy một mình, vứt bỏ cả giày, cả mũ; trên người chỉ mang một cái túi con”  ). 

Ngày 11-3, lúc 11 giờ đêm, Tướng Thiệu gọi cho Tướng Phú chỉ thị “tránh sa lầy, sử dụng quân quá nhiều cho một mặt trận.  Toàn quyền linh động, có thể bỏ BMT”. (Theo Phạm Huấn ).

* Chú giải :  Sở dĩ Tướng Thiệu chỉ thị như vậy bởi vì Tướng Phú đã báo cáo về bộ TTM : “Phi trường Pleiku bị pháo”, “BTL/Quân khu 2 bị pháo”, “Trung đoàn 42 và 47 giao tranh suốt ngày với các đơn vị Cọng sản Bắc Việt”, “Sư đoàn 22 Bộ binh hiện đã trực diện với toàn bộ Sư đoàn 3 Sao Vàng và các trung đoàn biệt lập của Bắc Việt tại Quân khu 5”, “17 chiến xa Cọng sản Bắc Việt xuất hiện gần Phù Cát, Bình Định”.

 

Nhận được báo cáo như vậy, Tướng Thiệu và Bộ TTM nghi là có thể quân CSVN tổng tấn công trên toàn Quân khu 2, có thể nhất là đánh Bình Định để cắt đôi lãnh thổ VNCH. Cho nên Tướng Thiệu chỉ thị :  “nếu cần thì bỏ BMT để giữ các nơi còn vững, chớ có hoang mang điều động mà vỡ lỡ tất cả, riêng BMT sẽ tổ chức phản công sau” ( Chỉ thị lúc 11 giờ tối ngày 10-3 ). 

Lúc đó chưa ai biết rõ ý đồ của quân CSVN, thường thì quân CSVN đánh “diện” trước, tức là đánh mục tiêu phụ trước;  sau khi địch lo tập trung cứu ứng cho mục tiêu phụ thì CSVN mới đánh “điểm”, tức là đánh mục tiêu chính ( “Dương Đông kích Tây”,  đây là chiến thuật cơ bản của binh thư Trung Quốc ).

 

Sau này sách của Phạm Huấn chê trách Tướng Thiệu ra lệnh “tiền hậu bất nhất”, mới đêm hôm trước cho phép nếu cần thì bỏ BMT nhưng sáng hôm sau lại ra lệnh… tái chiếm !?. ( trang 126 ) Thực ra Phạm Huấn không đủ trình độ quân sự để nghĩ ra rằng sau khi nói chuyện với Tướng Phú thì Tướng Thiệu đã cùng với các Tướng khác tại BTTM ngồi nghiên cứu tình hình và thấy rõ Ban Mê Thuột mới là mục tiêu tấn công chính ( điểm ); còn Bình Định, Pleiku chỉ là những mục tiêu phụ ( diện ). 

Một khi đã rõ quân CSVN tập trung đánh BMT thì chỉ cần tập trung ứng cứu tại BMT:  Trước tiên là điều ngay Sư đoàn 23 BB từ Pleiku về cứu nguy BMT; quân CSVN chỉ mới chiếm được đất trong thành phố chứ lực lượng chính của VNCH là Trung đoàn 53 và 2 tiểu đoàn trực thuộc vẫn còn nguyên, Liên đoàn 21 BĐQ chưa sứt mẻ.  Như vậy lệnh của Tướng Thiệu là sáng suốt chứ không phải “tiền hậu bất nhất”.

 

(10) TRẬN BAN MÊ THUỘT NGÀY THỨ BA VÀ THỨ TƯ

Bùi Anh Trinh

 

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Ngày 12-3,

 

Theo lệnh của Tướng Cao Văn Viên, Tướng Phú chỉ thị Tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB, bay về BMT để chỉ huy trực tiếp Trung đoàn 53 BB và Liên đoàn 21/BĐQ.

 

Lúc 4 giờ sáng BCH Liên đoàn 21 BĐQ và 1 trung đội pháo binh BĐQ đến xã Đạt Lý, cách trung tâm BMT 5 cây số về hướng Bắc, trên quốc lộ 14.  Một trung đội pháo binh của LĐ.21 BĐQ nhập với trung đội pháo binh Sư đoàn 23 BB tại căn cứ Chư Pao.

Lúc 5 giờ sáng, gia đình binh sĩ Sư đoàn 23 BB rời hậu cứ Trung đoàn 45 để di tản bộ về Phước An.  Còn binh sĩ và sĩ quan ở lại để tổ chức lập tuyến phòng ngự tại Hậu cứ Trung đoàn 45, cách trung tâm BMT 5 cây số.

 

Lúc 6 giờ sáng, toàn bộ Liên đoàn 21 bắt đầu tiến vào khu vực Phi trường L.19.

 

Lúc 8 giờ sáng, một phi đoàn trực thăng gồm 46 chiếc UH.1 và Chinook bốc Trung đoàn 45 thuộc Sư đoàn 23 BB từ căn  cứ Hàm Rồng đổ xuống Phước An, cách BMT 20 cây số về hướng Đông Nam.  Cùng đi với Trung đoàn 45 có Bộ chỉ huy hành  quân của Sư đoàn 23 Bộ binh, Đại đội trinh sát Sư đoàn 23 BB và các phóng viên chiến trường.

 

Lúc 11 giờ, Liên đoàn 21 BĐQ đang di chuyển tới phi trường L19, cách trung tâm thành phố 2 cây số về hướng Đông Bắc, thì nhận được lệnh của Tướng Lê Trung Tường tạt về hướng Đông, tiến đến Hậu cứ Trung đoàn 45 ( cũng là Trung tâm huấn luyện của Sư đoàn 23 BB ) để nhập với Tiểu đoàn 3/53 BB cùng phòng thủ khu vực Hậu cứ Trung đoàn 45 BB và Trung tâm huấn luyện.

 

Lúc 11 giờ 30, trực thăng của Tướng Tường đáp xuống Hậu cứ Trung tâm huấn luyện để bốc gia đình tướng Tường đang bị kẹt lại ( Phạm Huấn, trang 132 ) Chứng kiến cảnh này, binh sĩ thuộc Sư đoàn 23 BB rất bất mãn.

 

Lúc 12 giờ, hàng loạt lính Sư đoàn 23 BB cởi áo trận, thay đồ dân sự đuổi theo gia đình của họ đang trên đường chạy về Phước An.  Tiểu đoàn 3/53 chỉ còn 1/3 quân số.  Tiểu đoàn trưởng báo về BCH Trung đoàn tại Căn cứ B.50.  Trung tá Võ Ân cho lệnh kéo toàn bộ số quân còn lại nhập về B.50, một nửa tăng cường phòng thủ cho Pháo đội Pháo binh của Tiểu đoàn 231/PB, một nửa tăng cường phòng thủ tại B.50.

 

Sau khi quân BB đi khỏi, quân ĐPQ của Đắc Lắc, khoảng 1 tiểu đoàn, cũng bỏ súng đi về nhà để lo cho gia đình.  Đa số đều là người Sắc tộc Ê Đê.

 

Lúc 12 giờ 30, Liên đoàn 21/BĐQ báo cáo cho Tướng Tường tại Phước An rằng quân Trung đoàn 53 BB và các đơn vị ĐPQ đã rút hết, xin chỉ thị của Tư lệnh mặt trận.  Tướng Tường chỉ thị cố thủ tại đó để chờ quân Trung đoàn 45 và Trung đoàn 44 sẽ được trực thăng vận xuống Trung tâm huấn luyện SĐ. 23 BB.

Lúc 2 giờ chiều, máy bay trực thăng bay chuyến cuối để thả Trung đoàn 45 BB xuống Phước An chứ không thả xuống Trung tâm huấn luyện.  Chỉ có Đại đội Trinh sát Sư đoàn 23 được đổ xuống Phi trường Phụng Dực, đại đội này tiến vào căn cứ B.50 để nhập với Trung đoàn 53 BB.

 

Lúc 2 giờ 30 chiều, Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân khu.2/VNCH bay thị sát trên trời BMT, liên lạc với Trung đoàn 53, Liên đoàn 21 và các đơn vị ĐPQ đang tụ về Hậu cứ Trung đoàn 45.

 

Lúc 3 giờ chiều, hàng loạt binh sĩ thộc Liên đoàn 21 BĐQ cởi áo trận bỏ về với gia đình.  Đa số họ là người Sắc tộc Miền Núi, trước đây thuộc Lực lượng Biệt kích Mỹ.

 

Buổi chiều, Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 CSVN cùng với 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 95.B/CSVN và 1 đại đội xe tăng tiến về Hậu cứ Trung đoàn 45 đang do Liên đoàn 21 BĐQ trấn giữ.  Sự thực là lúc đó Hậu cứ Trung đoàn 45 đã bỏ ngỏ vì Trung tá Lê Quí Dậu cho toàn bộ Liên đoàn 21 BĐQ rút về Phước An.( 5 ngày sau, ngày 17-3, sổ tay của Thiếu tá Phạm Huấn ghi lại quân số của Liên đoàn 21 BĐQ chỉ còn 110 người mà không đụng một trận nào.  Trong khi quân số nguyên thủy là trên 2.300 người ).

 

Buổi chiều, Trung đoàn 174 thuộc Sư đoàn 316 CSVN đánh chiếm cầu Thọ Thành ( Sê-Rê-Pốc ) bít đường về của 2 trung đội Pháo binh VNCH đang nằm tại xã Đạt Lý. Trung đội trưởng Pháo binh BĐQ tại Đạt Lý mất liên lạc với Liên đoàn 21 BB.  Trung đội trưởng Pháo binh SĐ.23, Thiếu úy Vĩnh Bình, xin lệnh của Tiểu đoàn trưởng 231/PB đang nằm tại B.50 cùng với Trung đoàn 53 BB.  Thiếu tá Đào Đắc Đạo khuyên 2 trung đội pháo binh nên rút ngược về Buôn Hô, cách trận địa BMT 30 cây số, trên quốc lộ 14, đường đi Pleiku.

 

Ngày 13-3,

 

Lúc 9 giờ sáng, một đoàn trực thăng gồm khoảng 50 chiếc UH.1 và 8 chiếc Chinook bốc BHC Trung đoàn 44 BB/VNCH, Tiểu đoàn 3/44, và Đại đội Trinh sát Trung đoàn 44 từ Pleiku đổ xuống Phước An.  Theo như kế hoạch của BTL/Quân đoàn thì Tiểu đoàn 1/44 và Tiểu đoàn 2/44 cùng với Trung đoàn phó sẽ đi đợt sau.

Lúc 10 giờ 15, đoàn quân của Trung đoàn 44 VNCH đáp xuống Phước An, Tiểu đoàn 3/44 nhập vào phòng tuyến của Trung đoàn 45 BB.

 

Lúc 2 giờ chiều, Trung tá Ngô Văn Xuân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 chờ không thấy trực thăng đổ nửa còn lại của Trung đoàn, ông hỏi thăm thì không ai biết tại sao.  Đến 4 giờ thì ông được cho biết là nửa còn lại sẽ không về BMT.

 

 * Chú giải : Vì danh dự của Quân đội VNCH, Trung tá Xuân không nói ra nguyên do thực sự của lệnh không chở 2 tiểu đoàn Bộ binh về BMT. Tuy nhiên có một chứng nhân khác có thể kể rõ sự việc mà sau đó cũng được các phóng viên chiến trường tiết lộ một phần :

 

Đại úy Nhảy dù Tôn Thất Thạnh, Đại đội trưởng đại đội Trinh sát của Lữ đoàn 1 Dù có mặt trong chuyến đầu chở Trung đoàn 44 đáp xuống Phước An.  Nguyên Đại úy Thạnh vừa mới ra khỏi Tổng y viện Cọng Hòa sau khi bị thương trong trận Thường Đức.  Đang nắm giấy phép xuất viện với 15 ngày phép dưỡng sức thì ông nhận được tin BMT bị thất thủ, trong khi cha mẹ của ông đang sinh sống tại Phước An.  Cha của ông là cụ Tôn Thất Thiết, cựu Trưởng phòng Nội dịch phủ Tổng thống dưới thời Ngô Đình Diệm.

 

Sẵn còn giấy phép xuất viện, Đại úy Thạnh ra phi trường Tân Sơn Nhất tìm bạn trong đoàn trực thăng chở quân tái chiếm BMT để xin đi theo lên Pleiku với ý định về Phước An giúp gia đình di tản.  Từ Pleiku ông theo Trung đoàn 44 nhảy xuống Phước An, lúc đi ông mang theo một khuẩu AR.15, một áo đạn, và nhiều lựu đạn mini.

 

Vừa bước khỏi máy bay trực thăng ông nhìn quanh, dự định theo một toán quân nào đó để tìm đường về đồn điền của cụ Thiết.  Nhưng ông chợt bàng hoàng nhận ra không còn một người lính nào hết :  Tất cả hoặc đã thay xong đồ dân sự hoặc đang cởi đồ lính để mặc đồ dân sự,  không biết họ hẹn nhau từ lúc nào mà vừa mới bước xuống đất thì họ bỏ súng và thay đồ ngay tại bãi đáp. 

Hoảng quá Đại úy Thạnh chạy ngược trở lại chiếc trực thăng đang còn nổ máy để xin trở lại Pleiku.  Trên đường bay ông nghe Pilot trực thăng báo cáo tình hình cho Trung tâm hành quân của Sư đoàn 6 Không quân.  Trên máy cũng có tiếng báo cáo của các Pilot khác vời tình hình tương tự.  Vì vậy mà BTL Quân đoàn 2 cho ngưng chuyến thứ hai. 

Còn về chuyến đổ Trung đoàn 45 BB vào ngày hôm trước, có các phóng viên báo chí đi theo, họ đã thuật lại kỹ càng giai đoạn bốc quân tại Căn cứ Hàm Rồng Pleiku.  Trong đoàn quân có các các phụ nữ mặc đồ trận đi theo chồng, các phóng viên ghi nhận một người phụ nữ tiêu biểu là phu nhân của Đại tá Trung đoàn trưởng Phùng Văn Quang, bà mặc đồ trận, đội nón sắt, mang lựu đạn.  Khi trả lời phỏng vấn, bà Quang cho biết các con của bà đang bị kẹt lại Thị xã Ban Mê Thuột, bà muốn theo chồng tái chiếm Ban Mê Thuột. 

Dĩ nhiên khi vừa đặt chân xuống đất, các bà đã thay đồ dân sự chạy ngược về BMT để tìm các con.  Báo chí không loan tin này, cũng không loan tin các người đàn ông cởi áo lính đi tìm vợ con..  Chỉ một ngày sau, trên phòng tuyến của Trung đoàn 45 tại Phước An chỉ còn lại sĩ quan và một số binh sĩ độc thân hoặc không có gia đình tại BMT. 

*( Bốn ngày sau, ngày 17, sổ tay của Thiếu tá Phạm Huấn ghi lại quân số của Sư đoàn 23 tại Phước An là Trung đoàn 45 còn 200 người, Trung đoàn 44 còn 300 người.  Trong khi cả hai Trung đoàn không đụng trận nào cả!! Quân số nguyên thủy của Trung đoàn 45 BB trên 2.000 người.  Còn quân số của BCH Trung đoàn 44 BB và Tiểu đoàn 3/44 khoảng 600 người )

 

Ngày 13-3, ( tiếp theo)

 

Lúc mờ sáng, hai trung đội pháo binh tại Đạt Lý kéo súng về Buôn Hô.  Tại Buôn Hô dân chúng đang chạy ngược trở lại hướng BMT để xuống Phước An vì nghe đài BBC loan báo BMT đã lọt vào tay quân CSVN. 

Buổi trưa, hai trung đội pháo binh đóng tại Buôn Hô mà không có bộ binh bảo vệ, các đơn vị ĐPQ thuộc Chi khu Buôn Hô đã tự động tan hàng, người Miền Núi thì trở về buôn làng, người Kinh thì lo đưa gia đình di tản.  Dân chúng báo cho biết quân CSVN  từ đèo Tử sĩ ( Thuần Mẫn ) đang tiến về Buôn Hô, hai vị trung đội trưởng pháo binh bèn quyết định kéo súng quay trở lại Đạt Lý. Tại Đạt Lý dòng người di tản cuồn cuộn tràn về Phước An theo ngõ tắt băng qua các đồn điền cà phê.  Thiếu úy Vĩnh Bình xin lệnh Tiểu đoàn trưởng Đào Đắc Đạo, Thiếu tá Đạo cho lệnh hủy súng và đưa binh sĩ về Phước An theo đường của dân chạy loạn.

(11) TRẬN BAN MÊ THUỘT, NGÀY THỨ NĂM VÀ THỨ SÁU

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Ngày 14-3,

 

Sư đoàn 316 CSVN chỉ huy Trung đoàn 174 và Trung đoàn 148 ( Khoảng 5.000 người ) tập trung tấn công Căn cứ B.50 đang do BCH Trung đoàn 53 BB VNCH và 1 tiểu đoàn cọng ( Tiểu đoàn 1/53 + 1 đại đội của Tiểu đoàn 3/53 + Đại đội Trinh sát Sư đoàn 23 BB, tổng số khoảng 700 người ).

 

Cũng như lần tấn công của Trung đoàn 149 ( ngày 10-3 ), hai trung đoàn của Sư đoàn 316 lom khom tấn công lên đồi Căn cứ B.50 với chiến thuật biển người, cứ vừa bắn vừa chạy tới hàng rào căn cứ, người trước ngã xuống thì người sau đạp xác bạn mà tiến lên.  Nhưng họ không ngờ chếch sau lưng của họ là 6 khẩu đại bác 155 ly và 105 ly tại căn cứ Pháo Binh 231. Cả pháo đội thi nhau nã đạn vào đội hình của Sư đoàn 316.

 

Sau khi phát hiện ra là bị đạn đại bác, các đơn vị CSVN vội vàng quay lại đối diện với Căn cứ pháo binh rồi rút lui ngược với đồi pháo binh.

 

Theo lời kể của Trung úy Phạm Ngọc Phụng, một Trung đội trưởng của Pháo đội B thuộc Tiểu đoàn 231/PB thì 6 khẩu pháo binh cứ chong nòng ngắm thẳng đoàn quân tấn công mà bắn trực xạ với đầu đạn chạm nổ.  Vì khoảng cách từ súng tới điểm nổ chưa đầy 1 cây số nên quân CSVN không kịp nhe tiếng đề-pa, chỉ thấy những tiếng nổ lớn bất thình lình khiến họ nghĩ rằng bị bom của phi cơ ( Phi cơ L.19 đang bay quan sát ).

 

Chú giải : Lần trước, trong ngày 10-3, Trung đoàn 149 của Sư đoàn 316 CSVN đã bị tiêu diệt cũng do bị pháo binh bắn trực xạ.  Riêng Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 149 sống xót nhờ đi lạc. Hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp : “Khi Trung đoàn 198 nổ súng ( 2 giờ 3 phút ngày 10-3 ) thì Trung đoàn 149 Sư đoàn 316 còn cách mục tiêu khá xa, bộ đội vừa đi vừa chạy để kịp thời gian  hiệp đồng.  Trung đoàn này phải vượt qua con suối lớn, nước sâu nên mất khá nhiều thời gian.  Địa hình hướng Nam toàn nương rẫy trống trải, địch phát hiện cho máy bay oanh tạc trúng đội hình.  Riêng tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 149 được đội công tác dẫn đường, đến 11 giờ 30 phút tiểu đoàn này đã chiếm được quận lỵ Hòa Bình”( trang 410 ).

Hòa Bình chỉ là Xã chứ không phải Quân lỵ, nói rằng “chiếm được quận lỵ” có nghĩa là tạm dừng quân tại chợ của xã Hòa Bình.  Trong khi nhiệm vụ của cả trung đoàn là đánh khu Sân bay Hòa Bình ( Phi trường Phụng Dực ), riêng Tiểu đoàn 9 có nhiệm vụ đánh vào sân bay, nhưng vì đội công tác dẫn đường đi lạc nên tấp vào chợ Hòa Bình, và vì không thấy bóng dáng quân địch tại đó nên báo cáo là đã chiếm xong toàn “quận lỵ Hòa Bình”.

 

Trong trận tái tấn công căn cứ B.50 ngày 14-3, Tướng Hiệp ghi : “Ngày 14 tháng 3, Trung đoàn 149 đánh nhầm vào khu điều vận sân bay, đến khi tiến sang căn cứ 53 đã bị địch chặn lại”( trang 418 ). Sự thực là Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 149 đánh nhầm vào nội vi phi trường, bị Đại đội Trinh sát của Trung đoàn 45 nằm chờ sẵn giữa các ụ chứa phi cơ nên bị đánh tan.  Còn lực lượng bị chặn lại tại căn cứ 53 ( B.50 ) là hai  trung đoàn 148 và 174 của Sư đoàn 316 CSVN .

 

Cũng theo hồi ký của Tướng Hiệp : “Ngày 15 tháng 3, trung đoàn 149 tiến công lần thứ hai, nhưng Trung đoàn bị máy bay địch đánh trúng đội hình, bộ đội bị thương vong, cuộc tiến công vào căn cứ 53 vẫn không thành”( trang 419 ). Điều này không đúng vì trong các trang trước đó Tướng Hiệp cho biết Trung đoàn 149 đã bị bom trúng đội hình trong ngày 10-3 thì đâu còn Trung đoàn 149 để bị bom trúng đội hình lần nữa ?

 

Ngày 15-3,

 

Lúc 8 giờ sáng, sau trận tấn công Trung đoàn 53 VNCH không thành công vào ngày hôm qua, hôm nay Sư đoàn 316 CSVN gom lực lượng còn lại của hai trung đoàn 174 và 148 tổng tấn công Căn cứ pháo binh tại khu Phi trường Phụng Dực ( sân bay Hòa Bình ), căn cứ do pháo đội B/231/PB canh giữ, cọng với 1 đại đội Bộ binh của Tiểu đoàn 3/53 BB.

 

Lần này Sư đoàn 316 CSVN bỏ qua căn cứ B.50 mà tập trung tấn công căn cứ pháo binh.  Nhưng họ cũng không ngờ là 6 khẩu đại bác đang chờ họ với toàn bộ đạn cận phòng đã nạp sẵn.

 

( Đạn cận phòng của pháo binh VNCH là đạn chống biển người hoặc đạn thời chỉnh.  Đạn chống biển người là đạn phà, mỗi trái đạn có 2.500 mũi tên thép dài khoảng 3 phân, khi ra khỏi nòng các mũi tên ria ra như một luồng gió thổi về phía địch, ai tránh được gió thì tránh được tên, thường thì mỗi khẩu pháo binh có từ 2 tới 5 viên đạn chống biển người trong trường hợp chính căn cứ pháo binh bị tấn công bằng chiến thuật biển người.

Còn đạn thời chỉnh là đạn được gắn đầu nổ kích hỏa theo thời gian.  Thông thường một viên đạn được bắn tới điểm nổ thì trong xạ biểu có ghi rõ thời gian viên đạn đi từ nòng súng tới khi chạm đất, xạ thủ canh theo đó mà vặn đầu nổ kích hỏa sớm 1  giây trước khi viên đạn chạm đất để gây sát thương tối đa, lính pháo binh thường gọi là “đạn nổ chụp”.

Trong trường hợp bắn cận phòng thì đầu nổ được vặn 1 hoặc 2 giây, nghĩa là viên đạn sau khi ra khỏi nòng 1 hoặc 2 giây sẽ tự nổ trên đường đi, số mãnh đạn bung ra cọng với tốc độ của viên đạn sẽ quét một vệt dài dọn sạch mục tiêu.  Đối với súng 105 ly thì giây đầu tiên ( sơ tốc độ ) viên đạn đi được 900 mét . Trong trường hợp bắn cận phòng, mỗi khẩu đại bác thường chuẩn bị sẵn từ 15 đến 30 viên đạn thời chỉnh ).

Gần 10 giờ sáng, 6 khẩu đại bác tại căn cứ pháo binh 231 đã bắn hết đạn, sau tiếng nổ của viên đạn cuối cùng thì chiến trường chỉ còn khói súng, nhưng quân CSVN thì không thấy đâu nữa.

Lúc 10 giờ 30 , các trung đội Pháo binh báo cáo về Tiểu đoàn 231/PB xin lệnh hủy súng và rút khỏi vị trí vì không còn đạn và không còn tiếp tế, nhất là không còn nước, các xi-tẹc nước đã bị đạn bắn bể.  Thiếu tá Đào Đắc Đạo ra lệnh cố thủ, chờ phi cơ tiếp tế lương thực cũng như tiếp tế đạn.

Pháo đội B/231 mở tần số liên lạc của Trung đoàn 53 với BTL/Sư đoàn thì biết rằng tình hình hoàn toàn không ổn, có lẽ BCH Trung đoàn 53 tại B.50 cũng không được tiếp tế.

Lúc 11 giờ sáng, một trong 3 trung đội trưởng pháo binh là Trung úy Phạm Ngọc Phụng bảo hai thiếu úy trung đội trưởng kia hủy súng và dẫn lính di tản về Phước An.  Một trung đội trưởng PB của TĐ 231 nghe theo, còn Trung đội trưởng 155 ly của Tiểu đoàn 230/PB không biết về sau ra sao.

Tình hình Ban Mê Thuột sau 6 ngày tử chiến :

 

Ngày 15-3,( tiếp theo)

 

  Lúc 3 giờ chiều. Theo lời kể của Trung úy Phan Văn Phụng, Trưởng ban hành quân Tiểu đoàn 3/53 BB/VNCH thì lúc này toàn bộ thị xã Ban Mê Thuột đã thuộc quyền kiểm soát của quân CSVN.  Duy chỉ còn hai cứ điểm chống cự của VNCH :

 

(1) Tại căn cứ B.50, gần Phi trường Phụng Dực, có BCH Trung đoàn 53 BB thuộc Sư đoàn 23 BB/VNCH, do Trung tá Võ Ân là Trung đoàn trưởng.  Cùng với Tiểu đoàn 1/53 còn nguyên vẹn sau các đợt tấn công không thành công của quân CSVN và Đại đội Trinh sát của Sư đoàn 23 BB dược trực thăng vận xuống Phụng Dực trong ngày 13-3.  Cọng thêm tàn quân của Tiểu đoàn 3/53 BB qua các trận đụng độ trong thành phố từ ngày 10-3.  Và một chi đội thiết vận xa M.113 khoảng 15 chiếc.

 

Từ ngày đầu Trung tá Võ Ân cố thủ để đợi viện binh từ Pleiku của Quân đoàn 2 hoặc của Bộ TTM.  Tuy nhiên qua hệ thống truyền tin vô tuyến ông biết Trung đoàn 45/BB và một nửa Trung đoàn 44/BB đã tự động tan hàng sau khi được trực trực thăng đổ xuống Phước An.

 

Đến chiều ngày 15-3 thì tình hình trở nên tuyệt vọng, không liên lạc được với BTL Sư đoàn của Tướng Lê Trung Tường, cũng không liên lạc được với Quân đoàn 2.  Lương thực và nước uống trong căn cứ đã gần cạn kiệt.  Lúc này Trung tá Ân đã có 2 dự định nếu tình hình không cho phép cố thủ : Một là đợi lệnh của Tư lệnh Sư đoàn mở đường máu xuống Phước An.  Hai là nếu Phước An cũng rơi vào tay CSVN thì ông sẽ mở đường máu băng rừng về Đà Lạt.

 

(2) Ngoài cứ điểm B.50 của Trung tá Võ Ân, còn có một lực lượng thứ hai vẫn còn cầm cự tại Ban Mê Thuột, đó là Đại đội trinh sát của Trung đoàn 45 BB thuộc Sư đoàn 23 BB/VNCH. Theo lời kể của Thiếu úy Nguyễn Công Phúc thì ngày 15-3 binh sĩ trong đơn vị của ông đã phải dùng lương khô nhặt được trên xác các chiến binh CSVN, nước uống thì nhờ con suối nhỏ ở cuối phi đạo, đạn dược thì đã phải tận dụng súng đạn tịch thu của địch.

 

Lệnh bỏ Phước An, lập phòng tuyến Khánh Dương

 

Lúc 3 giờ 30 chiều, Tướng Phạm Văn Phú chỉ thị cho Thiếu tá Phạm Huấn dùng máy bay riêng của ông đáp xuống Phước An và truyền lệnh mật cho Tư lệnh Sư đoàn 23 BB là : “Lệnh của Tổng thống, rút bỏ Phước An mang quân về phòng thủ tuyến Khánh Dương, càng sớm càng tốt” ( Phạm Huấn, trang 126 ).

Chú giải : Sở dĩ phải bỏ Phước An vì hiện quân VNCH đang lập phòng tuyến chống quân CSVN từ BMT theo Quốc lộ 21 tràn xuống. Nhưng sau lưng của phòng tuyến, trên quốc lộ 21, giáp giới với tỉnh Khánh Hòa là đồn 519 đã bị Trung đoàn 25 CSVN chiếm làm nút chận từ ngày 4-3-1975, tức là trước khi đánh BMT 6 ngày.  Như vậy trước mặt phòng tuyến Phước An là quân CSVN từ BMT, còn sát sau lưng phòng tuyến Phước An là Trung đoàn 25 CSVN chặn đường tiếp tế từ Nha Trang lên.  Hiển nhiên phòng tuyến Phước An bị rơi vào thế lưỡng đầu thọ địch và không có tiếp tế.

 

Sức mạnh của lực lượng CSVN đang tràn xuống từ Ban Mê Thuột

 

Sau khi Thiếu tá Huấn truyền đạt lại lệnh bỏ Phước An cho Tướng Lê Trung Tường thì ông gặp riêng Đại tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng tình báo Quân đoàn 2, lúc này đang giữ vai trò tân Tỉnh trưởng Đắc Lắc đi theo đoàn quân của Sư đoàn 23 BB tái chiếm BMT.  Không ngờ Đại tá Tiếu nhờ Huấn báo lại cho Tướng Phú là theo lời khai của các tù binh CSVN thì hiện đang có 4 sư đoàn CSVN tham dự trận BMT ( Một sư đoàn từ 8.000 đến 10.000 quân ).

 

Cũng theo lời kể của Phạm Huấn : Đại tá Tiếu thở dài nói : “Mặt trận Phước An sẽ bị địch “bứt” bất cứ lúc nào.  Có thể đêm nay…”. Câu cuối cùng Đại tá Tiếu nói với tôi : “Nhờ anh về trình lại với Tướng Phú đề nghị trước đây của tôi.  Bốc trung đoàn 41 của Sư đoàn 22 Bộ binh, gấp rút giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Khánh Dương.  May ra thì chúng tôi còn có cơ hội trở về sát nhập tuyến phòng thủ đó!!! ( trang 128).

 

Đại tá Tiếu đã phân tích quá rõ về tình thế cực kỳ hiểm nghèo của quân VNCH, nhưng khá kỳ lạ là Thiếu tá Phạm Huấn vẫn không “vỡ” ra.  Ông ta vẫn không hiểu rằng có 40 ngàn quân CSVN đang tràn xuống từ BMT nhưng trong tay Tướng Phú, từ BMT tới Nha Trang, chỉ có 1 Tiểu đoàn ĐPQ khoảng 500 người tại Khánh Dương ( Sự thật là 377 người ).

 

Nếu Tướng Phú không phải là một nhà chỉ huy đại tài thì quân CSVN đã chiếm Nha Trang 24 giờ sau khi chiếm Ban Mê Thuột.  Chính Đại tá VNCH Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 BB, đã “dâng công” cho Tướng CSVN Văn Tiến Dũng là hãy đánh thẳng vào Nha Trang bởi vì lúc đó từ BMT đến Nha Trang chỉ có 1 trung đội VNCH, khoảng 30 người, tại đèo M’Drak ( Hồi ký Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng ).

 

(12) TRẬN BAN MÊ THUỘT, NGÀY CHÓT

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Ngày 16 -3, tại ranh giới Khánh Hòa-Đắc Lắc

 

Lúc 8 giờ sáng tại Chi Khu Khánh Dương, là quận thuộc tỉnh Khánh Hòa ( Nha Trang ), tiếp giáp với tỉnh Đắc Lắc ( Ban Mê Thuột ), Tiểu đoàn 231 ĐPQ, ( Một tiểu đoàn khoảng 500 người ) từ BCH Chi khu Khánh Dương tiến về đồi 519 là đồn ranh giới giữa Khánh Hòa và Đắc Lắc.  Lúc này đồi 519 đang do Trung đoàn 25 CSVN chiếm giữ, ( Một trung đoàn khoảng 2.500 người ). Đây là cuộc hành quân do đích thân Đại tá Lý Bá Phẩm, Tiểu khu trưởng Khánh Hòa chỉ huy;  nhằm mục đích thám sát, thăm dò bố trí của quân CSVN tại khu vực đồi 519.

Lúc 9 giờ 15, Tiểu đoàn 231/ĐPQ nhận được lệnh từ BCH hành quân nhẹ của Tiểu khu Khánh Hòa :  Đúng 1 giờ 30 sẽ có hai phi tuần thả bom CBU xuống  khu vực Đồi 519, sau trận bom thì TĐ 231 sẽ tiến vào khu vực vừa bị bom để thông đường và bắt tay với Sư đoàn 23 BB từ đồn Chu Cúc tiến xuống.

 

Lúc 10 giờ 40 sáng, Tướng Phú đáp trực thăng xuống Phước An, gặp Tướng Lê Trung Tường khoảng 15 phút.  Tướng phú ra lệnh cho Tướng Tường bỏ Phước An, bỏ luôn cuộc hành quân đánh đồi 519, các đơn vị của Sư đoàn 23BB sẽ được trực thăng vận về Khánh Dương để lập tuyến phòng thủ tại Khánh Dương.

 

Cùng lúc này phi cơ quan sát phát hiện một đoàn xe tăng CSVN đang tiến xuống Phước An từ phía Tây Bắc, dự trù vòng qua phòng tuyến của Sư đoàn 23 BB để bắt tay với Trung đoàn 25 CSVN đang đóng chốt tại đồi 519, điểm địa đầu của quận Khánh Dương.

 

Lúc  1 giờ trưa, máy bay chở Tướng Tường từ Phước An về Khánh Dương bị trúng đạn phòng không của CSVN tại khu vực đồi 519, máy bay phải đáp khẩn cấp xuống BCH Chi khu Khánh Dương, Tướng Tường bị thương nhẹ, được đưa đi bệnh viện.

Lúc 1 giờ 30 trưa, hai phi tuần A.37 thả 2 trái bom CBU và 4 trái bom 500 cân xuống khu vực đồi 519 nhưng trước đó Tiểu đoàn 231/ĐPQ lại nhận được lệnh quay trở về Khánh Dương chứ không tiến vào lục soát khu đồi 519 như dự định.

 

Theo lời của Thiếu tá Nguyễn Xuân Hớn, trưởng ban hành quân của BCH tiền phương tại Khánh Dương thì lúc đó Tướng Phú và Đại tá Lý Bá Phẩm thấy có chiếm được đồi 519 cũng vô ích vì xe tăng của quân CSVN đã xuất hiện tại phía Đông đồi 519 thì họ sẽ băng thẳng từ hướng Đông Bắc của đồi 519 xuống “rẫy ông Kỳ” ( Nông trại của Tướng Kỳ, phía Bắc Chi khu Khánh Dương ) rồi từ đó tiến thẳng theo Liên tỉnh lộ 3 để đánh Khánh Dương.  Nếu đúng như vậy thì Tiểu đoàn 231/ ĐPQ sẽ bị bít đường về ( bị chặn hậu ) và sẽ bị tiêu diệt, vì vậy mới có lệnh cho TĐ 231 rút về BCH chi khu Khánh Dương.

 

Lúc 2 giờ 30 chiều, sau khi Tướng Lê Trung Tường đã vào Quân y viện tại Nha Trang,Tướng Phạm Văn Phú bay lên Phước An để liên lạc và ra chỉ thị trực tiếp cho Đại tá Phùng Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 45 BB/VNCH;  và Trung tá Ngô Văn Xuân Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 BB/VNCH.

 

Ngày 16-3, tại Ban Mê Thuột

 

Buổi chiều, tại Ban Mê Thuột.  Theo Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, BTL Sư đoàn 10 CSVN quyết định giao cho Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 10 cùng với 1 đại đội xe tăng T.54 tiêu diệt căn cứ B.50 đang do Trung đoàn 53 Bộ binh VNCH trấn giữ.

* Chú giải :  Hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp : “Chiều ngày 16 tháng 3 Bộ tư lệnh Sư đoàn 10 quyết định dùng Trung đoàn 66 được tăng cường 1 đại đội xe tăng T.54 tiêu diệt căn cứ 53 ( B.50 ).  Sau khi nhận được lệnh Trung đoàn trưởng Nguyễn Đình Kiệp dẫn cán bộ đi trước trinh sát, đồng thời lệnh cho bộ đội hành quân bám theo.  Sau 3 giờ chiến đấu quyết liệt, tiểu đoàn 7 dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Hoàng Ngọc Toái phối hợp với một bộ phận của Trung đoàn 149 từ hướng Tây Nam đánh vào.  Trung đoàn 66 và một bộ phận của Trung đoàn 149 đã làm chủ căn cứ 53”.

 

Đây là do Tướng Hiệp tưởng tượng ra chứ không thể nào có thật :

 

(1)  Buổi chiều, sau khi nhận được lệnh thì ông Trung đoàn trưởng quyết định dẫn quân đi đánh ngay trong chiều, giống như đi chợ, không cần nghiên cứu, thám sát;  không cần bàn bạc, phân công phân nhiệm, không cần chuẩn bị đạn pháo như thế nào… Và ngay trong buổi chiều thì không bao giờ có, bởi vì tất cả các cuộc tấn công đều được chuẩn bị trong đêm và khai hỏa lúc hừng sáng.  Còn ra lệnh vào buổi chiều có nghĩa là địch đã bỏ ngỏ căn cứ.

 

(2) Nếu đúng theo sách của Tướng Hiệp thì đội hình đi đánh trận rất buồn cười, ông Trung đoàn trưởng lom khom đi trước, rồi đằng sau ông là đoàn xe tăng và đoàn bộ binh lủ khủ theo sau.  Hoàn toàn trái với binh thư, theo binh thư ( nhị thức chiến xa – bộ binh ) thì Xe tăng T.54 phải đi trước, rồi tới bộ binh tùng thiết, còn ông Trung đoàn trưởng bắt buộc phải ở đằng sau xa các tiểu đoàn.

 

(3) Lúc phân công thì Sư đoàn 10 giao cho Trung đoàn 66 và 1 đại đội tăng đi đánh B.50.  Nhưng sau 3 giờ chiến đấu quyết liệt thì mới lòi ra chỉ có Tiểu đoàn 7 của Trung đoàn 66.  Lại lòi thêm “một bộ phận” của Trung đoàn 149 thuộc Sư đoàn 316 CSVN.  Trong khi toàn bộ Sư đoàn 316 đã bị tiêu diệt trong ngày 15-3.   Như vậy có thể “một bộ phận” chỉ là một nhóm tàn binh còn sống sót của Trung đoàn 149 bị kẹt lại tại khu vực căn cứ B.50.

 

(4)  Tiếng là Sư đoàn 10 CSVN nhưng thực sự chỉ là Trung đoàn 66.  Rồi tiếng là Trung đoàn 66 nhưng khi tiến vào B.50 thì chỉ có Tiểu đoàn 7 nhưng  không rõ Tiểu đoàn có  bao nhiêu người?   Còn xe tăng đâu không thấy tiến vào ?

 

(5) Trong khi đó phía bên VNCH thì lực lượng phòng ngự trong B.50 gồm BCH trung đoàn 53, Tiểu đoàn 1/53, 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 3/53, Đại đội Trinh sát Sư đoàn 23 BB, và một chi đội thiết vận xa M.113 ( khoảng 15 chiếc ).  Vậy nếu muốn đánh Căn cứ B.50 thì bên tấn công phải có quân số tối thiểu gấp 3. Hơn nữa, vì công sự phòng thủ của B.50 rất kiên cố cho nên tối thiểu phải là 1 sư đoàn ( 10.000 người ).

 

Hồi ký của Tướng Hiệp cho biết về địa thế và công sự của B.50 : “Gọi là căn cứ trung đoàn 53 nhưng trong đó gồm doanh trại của 2 trung đoàn 44 và 53, nằm về phía Đông Nam sân bay Hòa Bình, cách trung tâm thị xã 10 Km, được tổ chức phòng ngự rất vững chắc, quanh căn cứ có tới 7 lớp rào kẽm gai, xen kẽ giữa các lớp rào là bãi mìn.  Lớp tường đất đắp quanh căn cứ cao và dày, các lô cốt và ụ súng bố trí ngay trong tường đất.  Hầm chỉ huy của trung đoàn bằng bê tông xây chìm dưới lòng đất”….

 

Căn cứ B.50 là một trại Biệt kích Mỹ của Lực lượng đặc biệt HK, do công binh HK xây dựng, lối đi trong hầm ngầm rộng đến độ xe jeep có thể chạy vào được.  Cho nên với lực lượng như vậy, trung đoàn 53 có thể chấp 1 sư đoàn CSVN.

 

Chuyện Tiểu đoàn 7 CSVN sau 3 tiếng đồng hồ đã tiêu diệt căn cứ B.50 chỉ là chuyện tưởng tượng.  Sự thật là Trung đoàn 66 chỉ vào B.50 vào sáng ngày 17-3 sau khi đã được thám báo ( Có thể là một bộ phận của trung đoàn 149 như tướng Hiệp đã nói ) cho biết là quân VNCH đã rời bỏ căn cứ vào chiều ngày 16-3.  Nhận được tin Tướng CSVN Hoàng Minh Thảo mới cho Trung đoàn 66 đến thăm dò và vào tiếp thu căn cứ vào sáng hôm sau.

 

Quyết định rút lui khỏi căn cứ B.50 của Đại tá Võ Ân được Trung úy Phan Văn Phụng, Trưởng ban hành quân của Tiểu đoàn 3/53 BB/ VNCH  kể lại như sau:

 

“Sáng ngày 16-3, Tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 đang ở tại Phước An gọi cho Đại tá Ân, hỏi có phải là đang bị bao vây hay không? Nếu không bị bao vây thì có cách nào ra khỏi B.50 an toàn hay không?  Đại tá Ân cho biết với điều kiện phải có một cánh quân nữa yểm trợ phía bên ngoài.  Tướng Tường bảo chờ lệnh kế tiếp. Tuy nhiên Đại tá Ân cũng ngầm hiểu được ý của Tướng Tường là sẽ phải bỏ Căn cứ B.40, vấn đề là rời bỏ như thế nào cho đỡ thiệt hại nhất.

 

*( Trung úy Phụng không nhớ rõ giờ của cuộc nói chuyện.  Tuy nhiên so với ghi chép của Phạm Huấn thì có lẽ cuộc nói chuyện xảy ra vào lúc 11 giờ sáng, sau khi Tướng Phú đáp xuống Phước An ra lệnh toàn bộ Sư đoàn 23 BB phải bỏ Phước An để về phòng thủ Khánh Dương ).

 

Sau đó là Tướng Tường bị thương tại Khánh Dương phải vào bệnh viện, Bộ tham mưu hành quân Sư đoàn 23 như rắn mất đầu không biết đường đâu mà điều động.  Đại tá Võ Ân theo dõi tin tức qua hệ thống vô tuyến biết được tình trạng tang gia bối rối của BTL/SĐ 23 BB, ông quyết định chờ chiếu tối rời khỏi căn cứ để đi về Đà Lạt bởi vì quân CSVN đã chặn đường về Phước An.

 

Trong đêm đó nguyên lực lượng còn lại của Trung đoàn 53/BB ra khỏi B.50, thay áo quần biến thành dân chạy loạn, chạy xuống Phước An để theo gia đình.  Đại tá Ân cùng với khoảng 70 người ( hầu hết là dân Đà Lạt ) chạy về Lạc Dương để đến Đà Lạt”.  Trong số này có Trung úy Phan Văn Phụng, Trưởng ban hành quân của Tiểu đoàn 3/53 BB, người chứng kiến từ ngày đầu tới ngày chót của trận BMT.

 

Sáng hôm sau, 17-3, Tiểu đoàn 7 của Trung đoàn 66/ Sư đoàn 10 CSVN vào tiếp thu căn cứ B.50

 

Tổng kết chỉ có Sư đoàn 316 CSVN đã bị xóa sổ sau 3 lần bị đạn pháo binh của Tiểu đoàn 231/PB.  Ngoài ra các đơn vị khác của quân CSVN chỉ đến tiếp thu các vị trí sau khi quân VNCH đã rút chạy.  Riêng ngày đầu tiên thì Trung đoàn 24 của Sư đoàn 10 CSVN bị chết 1 Tiểu đoàn trưởng và 10 chiến sĩ khi tấn công vào cột cờ Tiểu khu Đắc Lắc ( Hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp ).  Và 2 tiểu đoàn của Trung đoàn Đặc công 189 CSVN bị tiêu diệt khi tấn công vào Phi trường L.19 và BCH Chiến đoàn 3 lực lượng Lôi Hổ.

 

(13) TRẬN BAN MÊ THUỘT, TẠI SAO BAN MÊ THUỘT THẤT THỦ ?

Lực lượng quân CSVN tại Ban Mê Thuột

 

Theo như sách Đại Thắng Mùa Xuân của Tướng Văn Tiến Dũng thì quân CSVN tập trung tại BMT tới 5 sư đoàn bộ binh ( Lời của Lê Đức Thọ ).  Tuy nhiên hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp cho thấy chỉ có 3 sư đoàn là 10, 316, 320B và 3 trung đoàn Bộ binh biệt lập là 95 A, 95B và 25, kể như là 4 sư đoàn ( khoảng 40.000 quân ).

 

Riêng sư đoàn thứ 5 là Sư đoàn 968 bị phi cơ VNCH tiêu diệt vào ngày 14-1-1975 trên đường xâm nhập vào Pleiku cho nên hồi ký của Tướng Hiệp ghi lại sư đoàn này ( Chỉ còn Sư đoàn bộ chứ không còn quân ) được giao nhiệm vụ làm nghi binh trên hệ thống truyền tin vô tuyến tại Kontum chứ không có tham dự trận đánh.

 

Ngoài 4 sư đoàn Bộ binh CSVN, hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp cho biết còn có Trung đoàn Pháo binh 40, Trung đoàn Pháo binh 675, Trung đoàn Phòng không 234,  Trung đoàn Phòng không 593, Trung đoàn Đặc công 232, Trung đoàn Đặc công 198, Trung đoàn chủ lực Miền 201 ( Của Mặt trận B.2 tăng phái ), Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn 7 Công binh, Trung đoàn 575 Công binh, và Trung đoàn 29 Thông tin.  Tổng cộng là 4 sư đoàn Bộ binh và 11 trung đoàn yểm trợ ( trang 391-395.  Tất cả là 69 tiểu đoàn chủ lực, không kể các tiểu đoàn cơ động địa phương ).

 

Lực lượng quân VNCH tại Ban Mê Thuột

 

Trong khi đó lực lượng phòng thủ của VNCH chỉ có 2 tiểu đoàn ( 1.000 quân ) thuộc Sư đoàn 23 BB.  So sánh lực lượng chính quy giữa quân VNCH và quân CSVN là 2/69, tức là 1 chọi 34.

 

Ngoài ra phía VNCH còn có 3 tiểu đoàn ĐPQ ( Sách của tướng Văn Tiến Dũng cho rằng Tiểu khu Đắc Lắc có 3 liên đoàn ĐPQ, tức là 9 tiểu đoàn, nhưng sự thực là 3 tiểu đoàn chứ không phải 3 liên đoàn ). Nhưng khả năng tác chiến của các tiểu đoàn ĐPQ chỉ là canh gác cầu đường, bảo vệ các cơ quan hành chánh.  So sánh 3 tiểu đoàn ĐPQ này chỉ ngang bằng 3 tiểu đoàn “cơ động tỉnh” ( Tiểu đoàn đặc công địa phương ) của CSVN tại BMT.

 

Và trong suốt 7 ngày diễn ra trận đánh thì phía VNCH tung thêm 3 tiểu đoàn BĐQ ( Liên đoàn 21 BĐQ ) và 4 Tiểu đoàn Bộ binh ( 3 TĐ của Trung đoàn 45 và 1 TĐ của Trung đoàn 44 ) cho nên tương quan lực lượng được kể là 1 chọi 10.

 

Nhưng cho tới ngày CSVN hoàn toàn làm chủ BMT, ngày 17-3,  thì phía VNCH chỉ có Tiểu đoàn 231 Pháo binh VNCH và Đại đội trinh sát Trung đoàn 45 BB/VNCH bị tổn thương, còn tất cả chỉ là cởi áo tan hàng.  Cho nên quân VNCH thua không phải vì địch đông mà vì họ đã bị bỏ rơi giữa chiến địa, không có chỉ huy và không có tiếp tế.

 

Trong khi đó người đứng đầu quân đội VNCH là Tướng Cao Văn Viên chớ hề gởi thêm cho Tướng Phú một trung đoàn hay một tiểu đoàn nào để giúp Tướng Phú đối phó với tình hình. Mặc dầu Tướng Viên thừa biết tương quan lực lượng giữa quân VNCH và quân CSVN là 1 chọi 10.   Cũng chẳng có một lời cố vấn hay chỉ thị.  Hoặc có một hành động tối thiểu chứng tỏ Bộ TTM muốn cứu nguy cho Quân khu 2.

 

Hoạt động chỉ huy và yểm trợ của Bộ tham mưu Quân đoàn 2

 

Còn người đứng đầu Bộ chỉ huy hành quân của Quân đoàn 2 là Đại tá Lê Khắc Lý chỉ đối phó cầm chừng, ông ta điều động quân đội chạy qua chạy lại nhưng chẳng theo chiến thuật chiến lược nào cả.  Mọi chuyện ông ta đổ cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú là hết chuyện;  còn ông ta và bộ tham mưu của ông ta chỉ ngồi hút thuốc chờ lệnh của Tướng Phú rồi chuyển lệnh cho các đơn vị. 

Rõ ràng Bộ tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu 2 đã phản ứng bất động trước cuộc hành quân của Văn Tiến Dũng.  Nhưng đứng trước lịch sử, Tướng Phú đã chứng minh sự vộ tội của ông bằng hành động rút súng tự sát tại Đồi Dương và sau đó tự sát tại nhà.  Ông chịu trách nhiệm làm mất Quân khu 2 do tính toán sai lầm của ông, chứ không phải ông cố tình làm mất Quân khu 2 theo lệnh của CSVN hay của CIA.  Cuối cùng cái chết của ông đã chứng minh được rằng ông không phải là người của CSVN hay là người của CIA. 

Ba  tướng còn lại của Quân Khu 2 là Trần Văn Cẩm, Lê Văn Thân và  Phạm Duy Tất thì ở lại đi tù 17 năm.  Chứng tỏ 3 ông cũng không phải là nội tuyến của CSVN hay là CIA.

Như vậy người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về việc cố tình để mất Quân khu 2 chỉ còn lại ông Tham mưu trưởng Lê Khắc Lý. Và rồi 34 năm sau thì CIA tiết lộ Lý là nhân viên cao cấp của CIA, vậy thì hành động khó hiểu của Lê Khắc Lý đã trở thành dễ hiểu : CIA muốn Lý vô hiệu hóa khả năng chống cự của quân đội VNCH tại Quân khu 2. 

Đây là lý do giải thích vì sao Tướng Viên không cho Tướng Phú lấy người thân cận của mình làm tham mưu trưởng ( Đại tá Cao Đăng Tường hoặc Đại tá Nguyễn Văn Đại ).  Mà Tướng Viên bắt Tướng Phú phải nhận một điệp viên cao cấp của CIA làm Tham mưu trưởng.  Trong khi đó có một ông tướng thuộc loại cây cột chống nhà của Quân khu 2 là Tướng Trần Văn Cẩm đã bị đẩy ra khỏi chức vụ Tham mưu trưởng Quân khu 2 để giữ một chức vụ “ngồi chơi xơi nước” (sic). 

Một khi ông Tham mưu trưởng Quân đoàn đã có mưu đồ đen tối thì toàn Bộ tham mưu Quân đoàn trở thành vô dụng.  Không ai biết đường đâu mà làm việc.  Trong khi đó ông Tướng Tư lệnh cứ một lòng tin tưởng vào tập thể các sĩ quan tham mưu của mình.  Cho tới nay, qua các tài liệu cũng như qua các lời kể, không ai biết được tên của vị Tham mưu phó Hành quân Tiếp vận của Quân đoàn II là ai?  Bởi vì mọi việc Đại tá Lý đều ôm hết, làm hết, ngoài Đại tá Lý thì hình như Bộ tham mưu Quân đoàn không còn ai. 

Nếu ai đã từng đọc cuốn sách Why Pleime của Tướng Nguyễn Văn Hiếu thì sẽ thấy rõ nhiệm vụ của người Tham mưu trưởng Quân Khu như thế nào, và đặc biệt nhiệm vụ của Tham mưu trưởng Quân khu 2 như thế nào.  Suốt từ đầu chí cuối trận Pleime 1965 chỉ là tài điều binh của Đại tá Tham mưu trưởng Nguyễn Văn Hiếu.  Trong khi đó tướng Tư lệnh Vĩnh Lộc chỉ cần chỉ huy một mình Đại tá Nguyễn Văn Hiếu là đủ rồi. 

Còn Lê Khắc Lý thì không có lấy một hành động nào chứng tỏ ông ta là một Tham mưu trưởng Quân đoàn (sic). Xuất thân từ một ông thầy giáo dạy học, cả đời ông ta chỉ là sĩ quan văn phòng, chưa bao giờ cầm quân, chưa bao giờ đánh một trận dù lớn dù nhỏ. Ông ta leo đến chức Đại tá là nhờ cả đời đi học các khóa huấn luyện, mà hầu hết là các khóa đào tạo mật thám của CIA.

Để rồi cuối cùng ông ta được đề cử giữ chức vụ điều binh khiển tướng trên toàn Quân Khu 2 (sic).  Người cắt cử Lý giữ chức vụ này là Cao Văn Viên, nhưng Cao Văn Viên chỉ là con rối của Tướng CIA Charles Timme.

 

Hoạt động chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu VNCH

 

Trong suốt thời gian Bộ TTM của CSVN đã sắp xếp chuẩn bị tấn chiếm Miền Nam thì Bộ TTM của VNCH, đứng đầu là Tướng Cao văn Viên, đã án binh bất động trước những hoạt động chuẩn bị của CSVN.  Hồi ký The Final Collapse của Tướng Viên được bắt đầu từ ngày ký Hiệp định ngưng bắn cho đến ngày VNCH sụp đổ;  nhưng trong suốt thời gian này Tướng Viên không hề ra một lệnh nào cả, mọi chuyện ông đều để cho các Tư lệnh Quân Khu tự tiên liệu và tự giải quyết.

Vì vậy sức mạnh tấn công của CSVN thì có tầm cỡ quốc gia ( Toàn Miền Bắc và toàn Trung ương cục Miền Nam ), trong khi sức mạnh chống đỡ của phía VNCH có tính cách rời rạc của từng Quân khu, hay nói một cách bình dân thì quân đội VNCH chỉ có tứ chi mà không có cái đầu.  Bộ TTM/VNCH đã bị vô hiệu hóa, Tướng Cao Văn Viên chỉ còn là cái bóng sau khi Bộ tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại VN không còn nữa.

Để giải thích hành động khó hiểu này của Tướng Viên thì cần phải biết tận sâu xa trong đáy lòng của ông :

“Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh.  Trách nhiệm chiến đấu ở đây là người Mỹ.  Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi” ( Trả lời cho phái đoàn Nghị sĩ và Dân biểu VNCH năm 1971, được ghi trong hồi ký của Tướng Trần Văn Đôn, trang 386 ).

 “…VNCH không còn hy vọng nào.  Một thực tế gần như hiển nhiên là HK không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biểu quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra.  Đối với HK, cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc” ( Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 132 ).

“Một sự thực không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6 năm 1975…” (Cao Văn Viên, trang 136).

Lời kết tội độc địa của Cao Văn Viên

Sau biến cố 1975, Tướng Cao Văn Viên viết cuốn sách The Final Collapse;  trong đó ông quy trách cho Tướng Phú :

“Sự thay đổi chức Tư lệnh Vùng 2, Quân khu 2 là một trong những biến cố đưa đến sự thất thủ Ban Mê Thuột, và một thời gian ngắn sau, mất cả Vùng 2” ( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 114 ).

Mọi người đều biết là sau khi mất Ban Mê Thuột thì Tướng Thiệu phải rút Sư đoàn Dù và Sư đoàn TQLC ra khỏi Vùng 1, đưa tới hậu quả là mất luôn Vùng 1 và cuối cùng là mất nước.  Nếu hiểu đúng ý của Tướng Viên thì chính Tướng Phú đã làm mất nước (sic).

*Chú giải :Tướng Cao Văn Viên mang danh là Tư lệnh lực lượng Dù nhưng chẳng bao giờ có chiến công với binh chủng Dù, chưa bao giờ chỉ huy quân Dù ở cấp trung đội , đại đội hay tiểu đoàn;  ông ta chỉ gia nhập binh chủng Dù và tập nhảy dù khi đã là Trung tá.  Trước đó chỉ là Thiếu tá tiếp liệu của Phòng 4 Bộ TTM , rồi Trung tá chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ Tổng thống.  Rồi từ Đại tá Tư lệnh Dù, ông ta lên Đại Tướng “Nhảy dù” toàn là nhờ phe đảng chứ chưa hề chỉ huy đơn vị ở cấp sư đoàn hay quân đoàn.

*( Thực ra Tướng Viên có chỉ huy một trận duy nhất gồm 2 tiểu đoàn Dù tại Hồng Ngự vào ngày 4-3-1964.  Nhưng đây là một trận đánh dõm do Tướng Nguyễn Khánh giàn cảnh để lấy cớ thăng chức Thiếu tướng cho Đại tá Cao Văn Viên.

Nguyên do ngày 30-1-1964 Tướng Khánh, Tướng Khiêm và  Đại tá Viên làm một cuộc lật đổ phe Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính…Lực lượng đảo chính là Lữ đoàn Dù của Đại tá Viên.  Sau đó Khánh và Khiêm muốn thăng chức để thưởng công cho Cao Văn Viên nhưng vì ngại dư luận cho nên Khánh lập ra trận hành quân Hồng Ngự để làm cớ thăng cấp Thiếu tướng tại mặt trận cho CVV ).

So với Tướng Phạm Văn Phú xuất thân từ binh chủng Dù, lăn lóc trên trận mạc từ tiểu đội trưởng, trung đội trưởng Dù cho tới ngày lên Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn và Tư lệnh Quân đoàn, mỗi một cấp bậc trên ve áo của ông từ thiếu úy đến thiếu tướng đều là đặc cách vinh thăng tại mặt trận.  Nhưng số phận của đất nước đã bắt người có tài phải chết để đền nợ nước.  Còn kẻ bất tài lại là ông tướng đầu tiên leo lên máy bay Mỹ đào thoát sang Thái Lan.

 

(14) TẠI SAO QUÂN VNCH TẠI BAN MÊ THUỘT TỰ ĐỘNG TAN HÀNG ?

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

Binh lính Sư đoàn 23 BB/VNCH 

Ngày 10 tháng 2 năm 1955, Sư đoàn 6 Bộ binh được thành lập. Dân chúng quen gọi là Sư đoàn Nùng.  Sở dĩ gọi là Sư đoàn Nùng bởi vì binh sĩ trong Sư đoàn gồm 8.400 người tuyển từ dân Bắc di cư đang định cư tại thị trấn Sông Mao và thị trấn Sông Lũy thuộc tỉnh Bình Thuận.  Sư đoàn do Đại tá Woòng A Sáng chỉ huy.

Đến tháng 9 năm 1955 Sư đoàn được đổi tên thành Sư đoàn dã chiến 41.  Hai tháng sau đổi thành Sư đoàn Khinh chiến số 3 ( Sau này trở thành Sư đoàn 5 Bộ binh ).  Nhưng đến cuối năm 1958 nhập thêm 2 trung đoàn biệt lập ( Trung đoàn 130 và 162 ở vùng Biên Hòa, Định Quán ) và  tách 2 trung đoàn Nùng đưa ra Dục Mỹ, nhập thêm một trung đoàn lấy từ Quy Nhơn; lập thành Sư đoàn Khinh chiến số 15, gồm có 3 trung đoàn là Trung đoàn 43, 44, và 45.  Bộ tư lệnh đóng tại Dục Mỹ.

*( Tháng 5 năm 1965 thành lập Sư đoàn 10 Bộ binh.  Trung đoàn 43 trở thành một trung đoàn của Sư đoàn 10 BB, gồm có Trung đoàn 43, 48 và 52.  Thay vào đó Trung đoàn biệt lập 53 đang đóng tại Di Linh được nhập vào Sư đoàn 23 BB, thay thế cho Trung đoàn 43.  Trung đoàn 53 có 2 tiểu đoàn người Thái gốc Sơn La, Lai Châu, Mộc Châu ).

Sau này Sư đoàn Khinh chiến số 15 được đổi thành Sư đoàn 23 Bộ binh.  Binh sĩ của Trung đoàn 44 và 45 nguyên thủy là của Sư đoàn 6 Nùng, có quê quán tại vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Mông Cáy.  Kết quả của Hiệp định Geneve 1954 đã đưa đẩy cho các tiểu đoàn Nùng di cư vào Nam, mang theo vợ con của các chiến binh Nùng.

Đến định cư tại Sông Mao và Sông Lũy, tất cả lực lượng lao động chính của khu định cư là 8.400 chiến sĩ của Sư đoàn Nùng, họ không có thời gian để theo đuổi nghề nông như dân di cư tại các khu trù mật hay khu dinh điền khác bởi vì họ phải làm nhiệm vụ của người lính và cả gia đình sống nhờ vào đồng lương của người lính.

Rồi vì nhu cầu của chiến trường Việt Nam mà gia đình các quân nhân thuộc Sư đoàn Nùng phải theo chồng, cha mà dời chỗ định cư từ Sông Mao ra Dục Mỹ, Ban Mê Thuột, Phan Rang, Di Linh.  Cho nên cuộc sống của họ, nhất là việc học hành của con cái không được ổn định. Vả lại đồng lương của người lính chỉ đủ nuôi sống gia đình chứ không có dư để tích lũy hay tạo dựng nên sự nghiệp riêng.

Cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 của quân CSVN đã vô tình xác định một thực tế chua xót :  Khi chiến trận bùng nổ mạnh tại Kontum, quận Tân Cảnh thất thủ, Sư đoàn 22 Bộ binh bị đánh tan, thì các chiến binh của Sư đoàn 23 Bộ binh phải tiến lên địa đầu giới tuyến để ngăn chặn sức tiến của 3 Sư đoàn CSVN với xe tăng từ ngoài Bắc tràn vào.

Ba tháng sau thì Sư đoàn 23 đã tạo nên kỳ tích, họ đã chiến thắng oanh liệt và giữ vững Cao Nguyên.  Nhưng cũng từ đó thì họ phải luôn luôn hành quân liên tục, cho tới tháng 3 năm 1975 không người nào được đi phép thường niên, và các đơn vị của SĐ 23 không bao giờ được trở về BMT để nghĩ ngơi, họ chỉ có hành quân tạt ngang BMT trong những lần đánh nhau tại Quảng Đức vào năm 1973, 1974.

Nhưng trong các lần tạt ngang đó họ đã được biết những sự thật chua xót :  Trong Mùa Hè 1972, sau khi Tân Cảnh thất thủ và Kontum bị đe dọa thì dân chúng BMT tản cư về Nha Trang để đề phòng chiến tranh lan khắp Cao Nguyên.  Rốt cuộc thành phố BMT chỉ còn lại gia đình của những quân nhân Sư đoàn 23 BB.

Họ không tản cư được bởi vì họ không có tiền để làm lộ phí di tản.  Trong suốt thời gian mà tính mạng của những người lính được tính từng ngày trên chiến trường Kontum thì tại Ban Mê Thuột những người vợ và những người con của họ cũng phập phồng trong âu lo tuyệt vọng.

Đây là bài học đau đớn khiến cho những chiến binh thuộc sư đoàn 23 BB/VNCH đã có quyết định sẵn trong đầu là họ sẽ bỏ quân đội để lo cho gia đình một khi chiến trận tại Cao Nguyên tái diễn một lần nữa.

Không lạ lùng gì khi những người lính Trung đoàn 44, 45 đã cởi áo lính sau khi được trực thăng vận xuống Phước An…! Không lạ lùng gì khi những người lính của Trung đoàn 53 BB đã cởi áo lính sau khi chứng kiến Tướng Lê Trung Tường dùng trực thăng để bốc riêng gia đình của ông ta…!

Những người đàn ông Việt Nam thuộc Sư đoàn 23 BB/VNCH, và các sư đoàn sau này nữa, đã quyết định quay về lo cho gia đình và bản thân sau khi biết chắc tập thể quân đội không thể nào hoàn thành nhiệm vụ đối với đất nước.

Không ai trách được họ.

Binh lính Liên đoàn 21 Biệt Động Quân

Tiền thân của liên đoàn 21 BĐQ là những đại đội Biệt kích Mỹ thộc lực lượng Dân Sự Chiến Đấu ( CIDG ) do CIA tuyển mộ và trả lương.  Theo hồi ký của tướng Westmoreland thì tổng cộng quân Biệt kích Mỹ là 45 ngàn người, hầu hết là dân tộc Thiểu số sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn.

 

Một câu chuyện minh họa :  Ngày 23-11-1967, quân CSVN tấn công đồn Huoei Sane (Huội San) của quân đội Lào.  Sáng hôm sau, quân đội Lào gồm 519 người chạy về biên gới Việt Nam cùng với khoảng 2.000 thân nhân của họ (sắc tộc Cả), được quân VNCH trong đồn Làng Vei tiếp nhận và đưa về tạm trú tại đồn Làng Vei cũ.

Con số 519 quân nhân Lào chạy sang Việt Nam cùng với 2.000 thân nhân là một điển hình của chiến tranh Việt Nam.  Từ thời Pháp người ta thường bỏ tiền ra thuê nguyên một buôn làng người Miền Núi đi lính cho Pháp, nhưng chỉ có đàn ông con trai cầm súng và nhận lương, còn người già, đàn bà và trẻ con thì sống nhờ tiền lương của đàn ông con trai.

Trước kia trong thời bình thì người già, đàn bà và trẻ con sống nhờ sức lao động làm nương rẫy của quý ông. Nhưng trong chiến tranh thì tất cả đàn ông trong làng đều ký hợp đồng đi lính cho Pháp giống như ký hợp đồng mộ phu đồn điền. Công việc sản suất lúa gạo bị dẹp lại vì không còn lực lao động, toàn bộ dân làng sống nhờ vào đồng lương của những người lính.

Tính ra thì cả làng đi lính lợi hơn là làm nương rẫy. Làm rẫy thì chỉ đủ lương thực cho tới ngày giáp hạt mùa sau nhưng phải làm lụng rất vất vả và đôi khi có thể bị mất mùa.  Còn như tất cả trai tráng đi lính thì tiền lương dư sức mua gạo cho cả làng mà không phải làm lụng, chỉ cần lên đồn canh gác vào ban đêm, ban ngày thì về nhà nghỉ ngơi.  Cho nên hễ lính đóng đồn ở đâu thì dân chúng dời buôn làng đến sinh sống ở gần đấy.  Và khi những người lính bị quân CSVN đánh phải bỏ chạy thì bắt buộc cả làng phải chạy theo bởi vì ở lại thì không còn lương thực để sinh sống.

 

Sang tới thời Mỹ vào Việt Nam thì tình trạng cũng diễn ra y như vậy.  Do đó tinh thần chiến đấu của những chiến binh người Miền Núi không có.Họ chỉ đi lính để lấy lương sinh sống cho buôn làng chứ không phải để chiến đấu.  Rốt cuộc một khi trận chiến nổ ra thì họ quăng súng bỏ chạy cùng với gia đình của họ.

Suốt thời gian quân đội HK hiện diện tại chiến trường Việt Nam thì 45 ngàn tay súng Biệt kích trở thành lực lượng chủ yếu bảo vệ biên thùy VNCH trên dãy Trường Sơn.  Tuy nhiên vì tính cách hợp tác lỏng lẻo, lấy đồng tiền lương và tiền thưởng làm căn bản, cho nên tinh thần chiến đấu của người dân Miền Núi rõ ràng là đánh thuê với mức tiền thưởng được tính trên từng xác chết và từng cây súng tịch thu được

*( Vào thời điểm 1970, một xác chết được trả 2.000 đồng VNCH, một cây súng trường hay tiểu liên là 2.500 đồng, một cây B.40 là 4.500 đồng, một cây đại liên là 11.000 đồng, một cây súng cối là 20.000 đồng, v.v… ).

Đến năm 1970 Lực lượng Dân sự chiến đấu ( Biệt kích ) được giải tán, tất cả 45 ngàn tay súng Biệt kích được chuyển qua Biệt động quân Biên phòng hay Địa phương quân, người lính sắc tộc thiểu số không còn gì để phải ràng buộc với chính phủ VNCH, bởi vì tiền lương của quân đội VNCH chỉ còn lại 1 nửa so với lương của một Biệt kích quân ( Thời điểm 1970, lương của một Biệt kích quân độc thân là 7.200 đồng, trong khi lương của một người lính thuộc sư đoàn Bộ binh là 3.600 đồng ).  Và tiền thưởng cho chiến công chỉ còn là chiếc huy chương Anh dũng bội tinh, không thể nào đổi thành lương thực cho gia đình.

Các buôn làng người Miền Núi nhanh chóng rơi vào khủng hoảng vì đột nhiên thu nhập giảm xuống 1 nửa, trong khi họ không thể nào mở ra công việc làm nương rẫy như xưa bởi vì không còn dụng cụ và hạt giống ngũ cốc, cũng như kinh nghiệm canh tác bị thất truyền.

Những người chiến binh Miền Núi đành phải tiếp tục bám vào quân đội VNCH như là một nguồn thu nhập bất đắc dĩ.  Và rồi đến cuối năm 1974, Hoa Kỳ giảm viện trợ quân sự, đồng bạc VNCH bị sụt giá còn 65%.  Người chiến binh Miền Núi bắt đầu nghĩ tới chuyện chia tay với quân đội VNCH nhưng họ còn chùng chình chưa chia tay được bởi vì hễ chia tay thì chết đói cả buôn làng.

Vì vậy không có gì là lạ khi Liên đoàn 21/BĐQ từ hơn 2.000 người chỉ còn 110 người trong vòng 4 ngày mà không đánh một trận nào.  Các chiến binh sắc tộc Miền Núi  đành phải buông súng để trở về lo cho buôn làng trong viễn ảnh đen tối, bởi vì trước đây họ đã lỡ gây hận thù với quân CSVN.

Không ai trách được họ.  Người Miền Núi đã phải hy sinh quá nhiều trong cuộc chiến Đông Dương 1950-1954, cũng như trong cuộc chiến Việt Nam 1959-1975.  Với bản chất hiếu hòa cho nên họ ít bị chết vì đánh nhau nhưng hầu hết họ bị chết vì miếng ăn, miếng sống của họ bị lệ thuộc vào chiến tranh.

Một khi chiến tranh kết thúc thì đương nhiên miếng sống của người Miền Núi cũng kết thúc.  Họ bị rơi vào thảm họa tuyệt chủng do vì không còn hạt giống, kinh nghiệm gieo trồng, dệt may, đan lát… bị thất truyền.  Họ không còn khả năng tự kiếm ra lương thực và tự tạo các vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho nên họ phải tiếp tục sống dựa vào núi rừng với kiếp lượm hái như loài vượn khỉ.  Cuối cùng là chết dần chêt mòn vì đói và suy dinh dưỡng.

Sau năm 1975 chính quyền CSVN phủi tay với những người Miền Núi tự sinh sống trong vùng rừng sâu biên giới hay trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.  Họ cũng phủi tay đối với những dân tộc Miền Núi từng theo Pháp, theo Mỹ chống lại họ. Còn người Pháp, người Mỹ thì phủi tay sớm hơn nữa, trong khi họa tuyệt chủng của người Miền núi Việt Nam là do người Pháp, người Mỹ gây ra.

TRẬN KHÁNH DƯƠNG, (15) CẦM CHÂN QUÂN CSVN TỪ BAN MÊ THUỘT

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Theo sách “Đại thắng Mùa Xuân” của Tướng CSVN Văn Tiến Dũng thì đêm 11-3-1975 quân CSVN bắt được Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh VNCH tại Ban Mê Thuột.  Ông này khuyên Văn Tiến Dũng nên đánh thẳng xuống Nha Trang và Cam Ranh bởi vì giữa Ba Mê Thuột và Nha Trang chỉ còn 1 trung đội Địa phương quân đóng tại đèo M’Drak. ( Một trung đội khoảng 30 người )

Thực ra lúc đó giữa Ban Mê Thuột và Nha Trang có 1 Tiểu đoàn ĐPQ chứ không phải 1 trung đội ( Một tiểu đoàn khoảng 500 người ).  Đó là Tiểu đoàn 321/ĐPQ của Tiểu khu Ninh Thuận tăng phái cho Tiểu khu Khánh Hòa.  Tiểu đoàn đến trận địa Khánh Dương vào sáng sớm ngày 15-3-1975.  Lúc đó quân CSVN đang từ BMT tràn xuống Khánh Hòa.

Chiều ngày 15-3 tại Chi khu Phước An của Tiểu khu  Đắc Lắc, Trưởng phòng tình báo Quân Đoàn 2 là Đại tá Trịnh Tiếu nhờ Thiếu tá Phạm Huấn, đặc phái viên của Tướng Phạm Văn Phú, báo lại cho Tướng Phú, đang ở BTL/Quân Khu 2 tại Nha Trang,  rằng quân CSVN tại Ban Mê Thuột là 4 sư đoàn, đang tràn về Nha Trang ( Một sư đoàn khoảng 10.000 người ).

Để đối phó với quân CSVN từ Ban Mê Thuột, Tướng Phú đã cầu cứu với Bộ TTM và Bộ TTM cho biết 3 hôm nữa Lữ đoàn 3 Dù đang trên đường từ Đà Nẵng về SG sẽ đổ bộ tại Nha Trang để lên chặn địch tại Khánh Dương.

Tướng Phú không thể ngồi yên chờ quân Dù, rõ ràng 3 hôm nữa thì quá muộn;  cho nên một mặt ông điều xe của BCH Quân vận 5 chở hằng trăm tấn đạn đại bác lên Khánh Dương để đánh theo chiến thuật “pháo binh + trinh sát bộ binh”  ( Trinh sát bộ binh là 5 đại đội của Tiểu đoàn 231/ĐPQ, 4 đại đội tác chiến chia ra làm 4 cánh trinh sát, cánh thứ 5 là đại đội chỉ huy ).

Đồng thời ông cũng điều Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 BB ( Khoảng 2.500 người ) bỏ ngỏ vùng hoạt động tại Bắc Bình Định lên Khánh Dương.  Trong khi người Phó của ông là Tướng Trần Văn Cẩm và Bộ tham mưu Quân đoàn II đang chuẩn bị cho một cuộc hành quân triệt thoái trên Liên tỉnh lộ 7.  Tướng Phú hy vọng số quân triệt thoái ( 5 liên đoàn BĐQ, 2 tiểu đoàn Pháo hạng nặng, 1 trung đoàn tăng ) sẽ là lực lượng chặn 4 sư đoàn địch trên Quốc lộ 21.

Trong khi tình hình Quân khu 2 lâm vào cảnh hiểm nghèo như thế thì hồi ký của Tướng Cao Văn Viên không hề có lấy một dòng đả động tới việc ông đã ra lệnh như thế nào hoặc làm gì để giúp Tướng Phú trong suốt khoảng thời gian từ khi trận Ban Mê Thuột bắt đầu nổ ra cho tới ngày quân CSVN thanh toán xong BMT và bắt đầu tràn xuống Nha Trang.

Năm 1975, ngày 15 – 3, lúc 3 giờ sáng, Tiểu đoàn 231 ĐPQ từ Ninh Thuận lên đến Chi Khu Khánh Dương.  Đây là Tiểu đoàn thứ 5 được thảy vào trận địa Khánh Dương, và chỉ đơn độc một tiểu đoàn. Bốn tiểu đoàn ĐPQ trước đó đã bị đánh tan.

Lúc này Tướng Phú vẫn còn hy vọng giải tỏa Quốc lộ 21 tại Đồi 519 để thông đường tiếp vận cho Sư đoàn 23 BB/VNCH và lực lượng tái chiếm Ban Mê Thuột đang tập trung tại Chi khu Phước An, là quận giáp giới với Chi khu Khánh Dương của tỉnh Khánh Hòa.

* Chú giải :  Trích lời kể của Trưởng ban hành quân Tiểu đoàn 231/ĐPQ :

 

“Đoàn xe chúng tôi lên đến Khánh Dương khoảng 3 giờ sáng.  Còn cách trận địa 10 cây số thì đoàn xe phải tắt đèn pha và đi bằng đèn mắt cáo trong đêm.  Từ xa chúng tôi đã nghe tiếng đại bác nổ ran như cả một thành phố đốt pháo tết, trong đời tôi chưa bao giờ nghe đạn đại bác nổ với nhịp độ như vậy.

Khi xe của tôi và Tiểu đoàn trưởng vừa ngừng tại bãi đậu xe thì Đại úy Tiểu đoàn phó từ xe khác bước tới : “Thiếu tá ơi! Không tư cách gì sống nổi Thiếu tá ơi!”…  Chúng tôi vừa bước xuống xe thì có 2 sĩ quan hành quân thuộc Tiểu khu Khánh Hòa đến trao “lệnh hành quân” và thuyết trình hành quân ngay tại bãi đậu xe, dưới ánh đèn pin.

Theo như mục tình hình của “lệnh hành quân” thì quân số địch là 1 tiểu đoàn “Cơ động tỉnh” ( Tiểu đoàn địa phương ) nhưng họ có ưu thế là chiếm trước trận địa và đã bố trí trận địa quanh khu vực Đồi 519.  Do đó nhiệm vụ của Tiểu đoàn chúng tôi là áp sát khu vực xung quanh đồi 519 để thám sát, điều nghiên vị trí bố phòng của địch.

Tuy nhiên với kinh nghiệm của một người sĩ quan tham mưu tôi biết trong lệnh hành quân này có điều gì lắt léo, bởi vì một tiểu đoàn không thể hành quân dàn hàng ngang 18 cây số ( suốt bề ngang của thung lũng Khánh Dương ).  Do đó sau khi Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và Đại úy Tiểu đoàn phó không có thắc mắc gì thêm, tôi kéo hai sĩ quan của Khánh Hòa là Trung úy Minh và Trung úy Hạnh ra ngoài xa để hỏi cho biết sự thật.

Nguyên trước đây 4 tháng tôi là Trưởng ban Điều hợp lực lượng diện địa của Phòng 3 Tiểu khu Khánh Hòa ( Phòng 3 là phòng hành quân ).  Trung úy Minh  và Trung úy Hạnh là sĩ quan thuộc cấp của tôi.  Còn người hiện đang làm Trưởng ban hành quân của Bộ chỉ huy hành quân Tiền phương  tại Khánh Dương là Thiếu tá Nguyễn Xuân Hớn, Trưởng phòng 3 của Tiểu khu Khánh Hòa, tức là ông xếp cũ của tôi.  Giao tình của tôi và 17 sĩ quan trong Phòng hành quân Tiểu khu Khánh Hòa như anh em một nhà.

Khi đã cùng nhau đứng cách xa bãi đậu xe, hai người anh em của tôi cho biết họ không được phép nói sự thật nhưng họ bảo tôi có thể vào hỏi sự thật nơi Thiếu tá Hớn, Trưởng ban hành quân của Bộ chỉ huy hành quân.  Họ cũng cho tôi biết là chiến trận tại Đồi 519 không phải xảy ra vào ngày 10-3, tức là ngày đánh Ban Mê Thuột, mà đã xẩy ra trước đó 7 ngày;  và đã có 2 tiểu đoàn của Khánh Hòa và 1 tiểu đoàn của Ninh Thuận đã tiêu tan trong cố gắng nhổ chốt Đồi 519, giải tỏa Quốc lộ 21 để thông đường tiếp tế cho Ban Mê Thuột. 

Tôi bước vào lều của Bộ chỉ huy hành quân.  Thiếu tá Hớn đứng chết sửng khi biết tôi là Trưởng ban hành quân của Tiểu đoàn sắp được đem ra thí.  Ông cho tôi biết tất cả sự thật mà chỉ có vài người cao cấp nhất trong Tiểu khu Khánh Hòa mới được biết:  Lực lượng địch chốt tại Đồi 519 không phải là 1 tiểu đoàn địa phương mà là Trung đoàn chủ lực Miền, Trung đoàn 25 CSVN.

Thiếu tướng Phạm Văn Phú dự đoán lực lượng đang tấn công Ban Mê Thuột phải trên 1 sư đoàn cho nên không còn hy vọng tái chiếm Ban Mê Thuột.  Tướng Phú đã tính tới kế hoạch lập tuyến phòng thủ tại Chi khu Phước An để ngăn chận quân CSVN từ Ban Mê Thuột tràn xuống.  Nhưng Chi khu Phước An sẽ không thể lập thành tuyến phòng thủ bởi vì sau lưng Phước An, trên đường xuống đồng bằng, là Đồi 519 đang do quân CSVN chiếm giữ.

Do đó chỉ còn có cách là lực lượng của Sư đoàn 23 tại Phước An đánh xuống và quân Khánh Hòa, Ninh Thuận từ Khánh Dương đánh lên để tiêu diệt Trung đoàn 25 CSVN tại khu vực đồi 519, nếu thành công thì lấy đồn Chu Cúc làm địa đầu giới tuyến để ngăn chặn quân CSVN từ BMT, còn đồn 519 là đồn hỗ trợ cho đồn Chu Cúc.

Tuy nhiên phía Khánh Hòa chỉ còn duy nhất Tiểu đoàn 231/ĐPQ. Và lực lượng Sư đoàn 23 BB tại Phước An hình như đang trong tình trạng không ổn định ( Đã bị tan hàng ).  Trong khi đó theo binh pháp nếu muốn diệt Trung đoàn 25 CSVN thì phải cần 3 trung đoàn ( Quân tần công phải gấp 3 quân đang thế thủ ).

Vì vậy giờ đây nhiệm vụ của TĐ 231/ĐPQ là xé lẻ tiểu đoàn thành 5 đại đội trinh sát dàn hàng ngang suốt thung lũng Khánh Dương để phát hiện quân địch tràn xuống.  Khi phát hiện địch từ xa thì chỉ gọi pháo binh rồi để cho phi cơ và pháo binh đánh trận chứ quân bộ binh không đánh.  Đặc biệt không có máy bay tản thương, phương tiện tản thương chỉ là khiêng về phía sau bằng cách đi bộ.  Nhưng có lẽ phải bỏ thương binh lại bởi vì sẽ rút không kịp nếu bị tấn công.

Nhiệm vụ của TĐ 231/ĐPQ là làm sao cầm chân quân CSVN trong 3 ngày; sau 3 ngày sẽ có 1 lữ đoàn Dù ( 2.500 người ) lên Khánh Dương khóa đèo M’Drak, lập phòng tuyến vững chắc ngay tại đầu đèo, nhường BMT và Khánh Dương cho CSVN.  Trong khi đó sẽ có 1 Lữ đoàn TQLC ( 2.500 người ) sẽ được đưa tới phía Tây Chi khu Diên Khánh để khóa hệ thống đường mòn từ Biên giới Lào Việt xuống Khánh Hòa.  Con đường này đã được CSVN thiết lập kể từ ngày có lệnh ngưng bắn năm 1973.

Như vậy yêu cầu chiến thuật của TĐ 231/ĐPQ là vừa đánh vừa rút trong 3 ngày ( trì hoãn chiến ) chứ không được chạy dài một mạch.  Nếu biết sự thật này thì không một vị chỉ huy tiểu đoàn ĐPQ nào dám đi bởi vì ĐPQ chỉ chuyên canh gác đồn bót, cầu cống, làng xã chứ không có khả năng ứng dụng chiến thuật lui binh.  Họ chỉ chịu đi nếu như họ bị đánh lừa như đã ghi trong lệnh hành quân.  Nhưng hễ bị đánh lừa thì một khi đụng trận họ sẽ chạy dài như 4 Tiểu đoàn ĐPQ trong vòng 10 ngày trước đó.

Do đó chiến thuật trì hoãn chiến, đánh cầm chừng trong 3 ngày sẽ khó có thể thực hiện được nếu người điều quân không phải là một sĩ quan xuất sắc về tham mưu cũng như về chỉ huy.

Sau khi cho biết rõ tình hình, Thiếu tá Hớn kết luận Tiểu đoàn của tôi là một Tiểu đoàn bị đem ra thí trước khi quân Dù khóa được đèo M’Drak.  Hy vọng sống sót trở về rất mong manh.  Giờ đây tôi có hai lựa chọn :  một là điều động Tiểu đoàn sao cho có vẻ là một cuộc hành quân thám sát trong khi cố gắng tránh chạm địch nhưng vẫn bám địa bàn để gọi pháo binh và phi cơ.  Hai là đi tạt về một phía an toàn chứ không bắt buộc phải dàn đội hình trước khu vực đồi 519, và sẽ chạy dài về phía sau một khi bị pháo hay bị tấn công.

“Mày có quyền làm theo lương tâm của chính mày; một bên là trách nhiệm đối với đất nước, một bên là mạng sống của mày và của anh em binh sĩ trong tiểu đoàn”.  Thiếu tá Hớn đã nói câu kết thúc với tôi như vậy.

Tôi hỏi lại Thiếu tá Hớn là ở trên không còn cách nào khác nữa sao? Thiếu tá Hớn cho biết là đã hết cách vì hiện thời không còn quân ( BCH/Tiểu khu Khánh Hòa và BTL/ Quân đoàn 2 ).  Sau hai phút cân nhắc, tôi trả lời Thiếu tá Hớn là tôi sẽ làm theo những gì mà bộ chỉ huy chiến trường ( Thiếu tướng Phú ) mong muốn, mặc dầu như vậy là tôi phải lừa dối binh sĩ trong tiểu đoàn và phải chịu trách nhiệm với gia đình của họ nếu chẳng may họ không trở về.

Thiếu tá Hớn cảm động bắt tay tôi thật chặt, có lẽ là để cám ơn tôi nhưng cũng có thể là để vĩnh biệt bởi vì ông biết chúng tôi khó trở về;  sau đó ông cho tôi những đặc lệnh truyền tin đặc biệt để liên lạc riêng với ông cũng như với sĩ quan “quan sát viên điều không tiền tuyến” của Tiểu khu Khánh Hòa.  Ông cũng chỉ cho tôi các hướng có thể chạy về vùng an toàn nếu may mắn còn sống sót.

Việc tôi trở lại Khánh Hòa để đánh trận Khánh Dương như là đã có duyên tiền định: Gặp lại và làm việc với những sĩ quan bạn bè cũ tại Khánh Hòa không phải là duyên kỳ lạ duy nhất, Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Thắng mới đổi về Tiểu đoàn 2 tháng nay nguyên là ông Liên đội phó Địa Phương Quân của tôi khi tôi mới từ LLĐB chuyển qua ĐPQ cách đây 4 năm.

Còn Đại đội trưởng Đại đội 3 của Tiểu đoàn là Đại úy Ngô Đình Lý, nguyên Đại đội trưởng Đại đội Biệt kích 554 thuộc Trại Trung Dũng, Thành, Nha Trang.  Lúc tôi mới ra trường về làm “Sĩ quan cố vấn” cho Đại đội 554 thì Lý là một đại đội trưởng dân sự chiến đấu, không có cấp bậc.  Trong Tiểu đoàn còn có Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Hòa, đại đội phó Đại đội chỉ huy, nguyên cũng là Trung đội trưởng Trung đội thám sát 72 của Trại Biệt kích Trung Dũng, thuở đó Hòa cũng không có cấp bậc.

Đại đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn là Đại úy Nguyễn Văn Mới cũng là sĩ quan LLĐB cùng chuyển qua Địa Phương Quân cùng một lượt với tôi vào năm 1971.  Còn Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn là Trung úy Lê Bá Luyện, trước đó 2 tháng là Trưởng ban hành quân của Chi khu Khánh Dương, quen biết với tôi khi tôi còn làm việc tại Phòng hành quân Tiểu khu Khánh Hòa.  Do đó Trung úy Luyện rất rành địa thế Khánh Dương và quen với cách làm việc của từng người trong BCH Chi Khu

Chính vì quen biết thân tình với hầu hết các vị sĩ quan chỉ huy trong Tiểu đoàn cho nên tôi biết tính ý từng người và ngược lại họ cũng tin tưởng nơi khả năng của tôi mà họ đã biết từ trước.  Riêng ông Tiểu đoàn trưởng Thiếu tá Nguyễn Duy Hoàng thì yên tâm giao khoán mọi việc cho tôi với ông Tiểu đoàn phó.

Có lẽ đây là lần đầu tiên ông ra trận, trước đó ông chỉ phục vụ trong các Trung tâm huấn luyện. Ông cũng mới đổi về Tiểu đoàn cách đây 2 tháng để thay thế Đại úy Bùi Hữu Kiệt ( Khóa 20 Võ bị Đà Lạt ) đã tử trận tại Bình Định trong thời gian chúng tôi tăng phái cho Chi Khu Tam Quan 4 tháng trước đó.  Nhờ vậy mà tôi mới có thể thi hành chính xác yêu cầu thực sự của Bộ chỉ huy hành quân mà ngay cả các vị sĩ quan chỉ huy trong tiểu đoàn cũng không hay biết”.

Các sĩ quan trong Tiểu đoàn đặt hết tin tưởng nơi tôi qua thời gian 2 tháng tôi giữ chức vụ Trưởng  ban hành quân Tiểu đoàn tại chiến trường Bình Định, nhất là trong khoảng thời gian  Tiểu đoàn trưởng Bùi Hữu Kiệt tử trận mà không có Tiểu đoàn phó. Riêng đối với trận địa Khánh Dương thì tôi là người rành địa hình nhất và quen với lối làm việc của những người trong Bộ chỉ huy hành quân Tiếu khu Khánh Hòa.

 

Trong khi đó người Chỉ huy trực tiếp tại Bộ chỉ huy tiền phương là Đại tá Tiểu khu trưởng Lý Bá Phẩm và Trung tá Tham mưu trưởng Ngô Quý Hùng cũng ra lệnh cho tôi trên máy như là với một người đàn em thân thiết, không phải như một đơn vị tăng phái.

Cũng vì sự tin tưởng chân thành của những sĩ quan bạn bè trong tiểu đoàn mà lương tâm tôi bị đè nặng bởi mặc cảm tội lỗi là mình đang lừa dối họ.

Sau 1 ngày nghỉ ngơi lấy sức, 8 giờ sáng ngày 16-3 chúng tôi xuất phát từ Buôn M’Dung tiến về phía đồi 519.  Khoảng một tiếng sau tôi nhận được lời nhắn của Thiếu tá Hớn hãy sang tần số đặc biệt giữa hai chúng tôi.  Sau khi sang tần số đặc biệt ông chuyển cho tôi một câu nhắn tin được ngụy hóa bằng “khóa đối chứng” ( Bảng mã của ngành truyền tin ).

Sau khi người lính mang máy cho tôi biết nguyên văn lời nhắn là “ Quân số địch là 3X”, người lính đó hỏi tôi 3X là bao nhiêu?  Tôi trả lời ngay là 1 Trung đoàn ( do tôi bị ám ảnh bởi lời của Thiếu tá Hớn trước đó quân số địch là 1 trung đoàn ).  Tuy nhiên đi thêm được vài bước thì người tôi chợt lạnh toát, mồ hôi vả ra;  bởi vì tôi sực nhớ lại 3X là một quân đoàn ( 3 sư đoàn Bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 sư đoàn tăng ).

Tôi mất hồn, không phải vì tính mạng mỏng manh của chúng tôi, mà vì tương lai hiểm nghèo của đất nước.  Địch đã tập trung tại BMT một quân đoàn thì dĩ nhiên họ sẽ không dừng tại đây, chắc chắn họ sẽ tràn xuống Khánh Hòa!  Làm sao mà Tiểu đoàn của tôi có thề cản nổi bước tiến của họ trước khi quân Dù khóa đèo M’Drak? ( Chúng tôi chỉ có 377 người, trong khi họ có khoảng 40.000 người ).

Lúc đó là 9 giờ sáng nhưng tôi có cảm tưởng như là trời đang hoàng hôn, cảnh vật mờ ảo như trong một giấc mơ.  Nhìn loáng thoáng bóng những người lính lặng lẽ tiến bên cạnh lòng tôi tê điếng vì thương  xót, chỉ một mình tôi biết chắc là họ sẽ không thể trở về”.

Chú thích của tác giả :

Trưởng ban hành quân của Tiểu đoàn 231 ĐPQ chính là tôi,  Trung Úy Bùi Anh Trinh.  Diễn tiến của trận đánh sẽ được kể trong các bài kế tiếp.  Lúc ra đi chúng tôi có 377 người.  Và khi về còn có 72 người.

Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Duy Hoàng, Đại úy Đại đội trưởng ĐĐ chỉ huy Lương Văn Thông và tôi hiện đang sinh sống tại Little Saigon, Cali.  Thiếu tá Nguyễn Xuân Hớn đang sinh sống tại Boston USA.  Trung tá Ngô Quý Hùng lâu nay sinh sống tại VN, ông từ chối đi Mỹ mặc dầu ông trải qua 13 năm trong trại tù. Ông vừa mới mất vào ngày 10 tháng 7 năm 2016.

Riêng đối với Châu Xuân Nguyễn,

Có lẽ tôi sẽ không đưa bài viết này lên net nếu không có những lời chia sẻ chân tình của Châu. Nhìn lại suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, tôi tự thấy mình đủ tư cách đại diện cho những người lính VNCH để nói chuyện với  những người như Châu mà không hề hổ thẹn :  Tháng 4 năm 1975 chúng tôi đã làm xong bổn phận, chẳng qua là chúng tôi không chết.

Khi quyết định khoác vào người chiếc áo lính thì chúng tôi đã chấp nhận điều tệ hại nhất, đó là cái chết.  Khi mà Châu và các bạn đang đùa chơi trên sân trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức thì có biết ở dưới bãi tập nhìn lên chúng tôi đã nghĩ gì hay không ?  Chúng tôi nghĩ : “Ngày này sang năm không biết mình có còn sống để nhìn những hình ảnh đẹp như thế này hay không?”

Bất hạnh là chúng tôi không chết, nhưng những hình ảnh đẹp cũng không còn.  Cho nên chỉ có chúng tôi mới có quyền đại diện cho VNCH, có quyền phê phán những người lính VNCH.  Chúng tôi đi giết người là vì cái gì; chúng tôi đã làm đúng hay sai thì tự chúng tôi biết;  chúng tôi đã làm tròn bổn phận đối với đất nước hay chưa thì tự chúng tôi biết.

Năm 1975 tôi bước chân vào trại tù để trả giá cho việc làm của mình ngày trước nhưng tôi không hề ân hận hay hối tiếc.  Rất nhiều người trong bọn họ đã ngã chết dưới tay tôi cho nên tôi tự nghĩ nếu như giờ đây họ bắt mình phải chết thì cũng còn lời chán.  Trong bản kê khai với họ tôi tự nhận mình đã “giết hại” 35 người của họ.  Cho nên giờ đây nếu tôi có chết 35 lần thì chỉ mới “huề”; còn như chết 1 lần thì chính bản thân người làm lính đã cam nhận kể từ khi quyết định cầm lấy khẩu súng.

 

Sau khi ra khỏi trại tù chúng tôi tự nghĩ là đã trả xong ân oán đối với bọn họ.  Nhưng những gì mà chúng tôi chứng kiến ở ngoài khiến chúng tôi biết rằng ân oán giữa bọn họ với dân tộc Việt Nam chỉ là mới bắt đầu.  Đến lúc này chúng tôi mới thực sự ân hận; trước kia chúng tôi đã đối xử với họ quá nhân đạo, và cái nhân đạo đó đã trở thành quá tai hại.

Lâu nay chúng tôi im lặng bởi vì không còn gì để nói, chúng tôi không muốn thanh minh hay bào chữa.  Chúng tôi tự thấy hổ thẹn đối với cái chết của 250 ngàn người anh em của chúng tôi và 58 ngàn chiến hữu Hoa Kỳ;  chúng tôi đành để cho hình ảnh người lính VNCH và người lính Hoa Kỳ mờ dần theo thời gian.

Nhưng vì thấy chúng tôi im lặng cho nên hiện nay người ta đang muốn bôi xấu chúng tôi để âm mưu biến “bên thắng cuộc” trở thành “bên chính nghĩa”.  Do đó chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng,  không phải để khơi lại hận thù, nhưng mà để bảo vệ thanh danh của 250 ngàn chiến hữu VNCH và 58 ngàn chiến hữu Hoa Kỳ đã nằm lại tại chiến trường Việt Nam.

(16 ) TRẬN KHÁNH DƯƠNG, 3 NGÀY ĐẦU

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

Năm 1975, ngày 15-3, lúc 3 giờ 30 chiều, nhà báo Thiếu tá Phạm Huấn, đặc phái viên của Tướng Phạm Văn Phú đáp trực thăng xuống chi khu Phước An thuộc Tiểu Khu Đắc Lắc để gặp Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, chuyển lệnh của Tổng thống Thiệu là “Rút bỏ Phước An, mang quân về phòng thủ tuyến Khánh Dương càng sớm càng tốt”, có nghĩa là bỏ hẳn Ban Mê Thuột, lấy Khánh Dương ( Thuộc tỉnh Khánh Hòa ) làm tuyến đầu ngăn chận đoàn quân CSVN từ BMT tràn xuống.

Sau đó Thếu tá Phạm Huấn đến gặp Đại tá Trịnh Tiếu, trưởng Phòng tình báo Quân đoàn 2 ( Đang theo đoàn quân của Sư đoàn 23 BB chuẩn bị tái chiếm Ban Mê Thuột ).  Không ngờ Đại tá Trinh Tiếu nhờ Phạm Huấn báo lại cho Tướng Phú : “Hiện có 4 sư đoàn Cọng sản Bắc Việt trong vùng.  Đó là các sư đoàn F.10, 320, 968, 316 và các trung đoàn Pháo, Chiến xa, Phòng không” ( Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, trang 127 ). Một sư đoàn có khoảng 10.000 quân.

Trong khi đó tại Khánh Dương chỉ có độc nhất Tiểu đoàn  231 ĐPQ/VNCH.  Một tiểu đoàn có khoảng 500 người.

Năm 1975, ngày 16-3, lúc 9 giờ 15 sáng, Tiểu đoàn 231/ĐPQ đang trên đường hành quân tới mục tiêu Đồi 519 thì nhận được lệnh mới :  Tập trung hướng tiến của toàn tiểu đoàn về hai bên quốc lộ 21, tiến theo thế chân vạc để tiếp cận cầu 36 là nơi tình nghi có địch bố trí chận viện.  Đúng 1 giờ 30 sẽ có hai phi tuần thả bom CBU xuống  khu vực Đồi 519, sau trận bom thì TĐ 231 sẽ tiến vào khu vực vừa bị bom để thông đường và bắt tay với Sư đoàn 23 BB từ đồn Chu Cúc tiến xuống.

 

Diển tiến hành quân

 

Ngày 16-3,

 

Lúc 10 giờ 30, cánh quân của Đại đội 1 ( một đại đội khoảng 100 người ) cho biết đã tới khu vực đụng độ giữa Tiểu đoàn 250 ĐPQ và quân CSVN vào 3 ngày trước.  Quân ta tìm gặp rất nhiều binh sĩ của TĐ 250 ĐPQ bị thương nhưng còn sống, họ năn nỉ khiêng họ về ( Cùng là dân Phan Rang quen biết nhau ).  Tuy nhiên Đại đội nhận được lệnh gấp rút tràn xuống triền đồi để tránh pháo vì nơi đó đã được quân CSVN điều chỉnh pháo binh ( Thực ra Trưởng ban 3 không muốn cứu thương binh bởi vì rồi đây chưa chắc lính trong Tiểu đoàn đã lo nổi an toàn cho chính bản thân của họ ).

  Lúc 10 giờ 45, Tiểu đội tình báo của BCH Tiểu đoàn báo cáo đã đến chân cầu 36 là nơi đụng độ giữa Đại đội Trinh sát Tiểu khu KH và quân CSVN hai ngày trước.  Có cờ trắng phất dưới chân cầu.  Đại đội 3 tiến vượt qua khỏi cầu 36 để án ngữ mặt trước, Đại đội chỉ huy tiến tới chân cầu 36 để tiếp nhận 32 binh sĩ từ BMT chạy về.  Đa số thuộc Tiểu đoàn 231 Pháo binh của Sư đoàn 23 BB/ VNCH.

 

Trưởng ban 3 Tiểu đoàn 231/ĐPQ nhận ra trong số 32 người có Trung úy Pháo binh Phạm Ngọc Phụng là bạn học thời trung học.  Trung úy Phụng cho biết tin tức nóng hổi về bố trí của quân địch tại khu vực giữa Chu Cúc và 519.  Như vậy là địch chỉ chốt chận tại mặt Quốc lộ và phía bắc Quốc lộ, riêng mặt Nam Quốc lộ sát núi, địa thế hiểm trở, cho nên quân CSVN không có địa thế để bố trí bộ binh chặn địch mà chỉ chặn bằng sơn pháo 75 ly, vì vậy toán quân đào thoát đã đi lẫn trong đêm qua ngã phía Nam của Quốc lộ.

Tiểu đoàn 231/ĐPQ báo về BCH hành quân.  Sau khi được biết trong toán quân đào thoát có 2 sĩ quan pháo binh tại Phi trường Phụng Dực cho nên BCH hành quân cho xe lên đón đoàn di tản để lấy tin tức về tình hình của Trung đoàn 53 BB tại Phụng Dực cũng như Trung đoàn 44 và 45 tại Phước An.

  Lúc 11 giờ 30 Đại đội 1 bị pháo vào giữa đội hình phải tản về phía sau.  Vị trí đặt pháo dưới chân đồi 519.  Tiểu đoàn 231/ĐPQ gọi pháo binh phản pháo và chấn chỉnh lại đội hình của Đại đội 1.  Có 7 binh sĩ chết và 15 bị thương.  Số bị thương được đưa ra quốc lộ để tản thương bằng xe GMC cơ hữu của Tiểu đoàn, không có hộ tống, không có lính cứu thương hay phương tiện cứu thương.

Lúc 11 giờ 45 Tiểu đoàn 231 nhận được lệnh dừng lại bố trí chứ không tiến thêm nữa.  Lúc này còn cách đồi 519 khoảng 5 cây số. ( BCH hành quân nhận được tin của máy bay quan sát cho biết xe tăng của quân CSVN xuất hiện phía Bắc khu vực hành quân của Tiểu đoàn 231/ĐPQ )

Lúc 1 giờ 30, 2 phi tuần A.37 thả 2 trái bom CBU  và 4 trái bom 500 cân xuống khu Đồi 519 nhưng Tiểu đoàn 231 lại nhận được lệnh gấp rút thối quân về phía sau.  Sau này mới được biết là quân CSVN ( Trung đoàn 95 B biệt lập, một trung đoàn khoảng 2.500 người ) có xe tăng hỗ trợ đang tràn xuống từ phía Đông Bắc đồi 519.

Lúc 3 giờ chiều, Tiểu đoàn 231/ĐPQ nhận được lệnh rút về điểm xuất phát ( BCH/ Chi khu Khánh Dương ). Trên đường rút về Tiểu đoàn gặp một toán thám báo ( 8 người ) của Nha kỹ thuật tiến ngược về phía cầu 36.

Lúc 5 giờ 30 chiều, Tiểu đoàn 231 bố trí phòng thủ tại Buôn M’Dung, ngang cầu 31. Lúc này tại cầu 31 lù lù một chiếc trực thăng bị bắn bể kính đang đậu nghiêng trên mặt đường.  Đây là chiếc trực Thăng chở Tướng Lê Trung Tường bị trúng đạn phải đáp khẩn cấp.

Đồng thời trong khuôn viên BCH Chi khu Khánh Dương xuất hiện cột ăng ten siêu tần số.  Có nghĩa là BTL Sư đoàn 23 đang đóng tại đó ( Đại tá Đức làm Tư lệnh thay cho Tướng Tường ).  Trong khi đó BCH tiền phương của Tiểu khu Khánh Hòa rút về, giao việc điều động chiến trường Khánh Dương cho Sư đoàn 23 BB.

Ngày 17-3,

Tiểu đoàn 231/ĐPQ lại nhận được lệnh hành quân y như lệnh hành quân ngày 15-3, nghĩa là dàn hàng ngang suốt thung lũng Khánh Dương, tiến về phía Tây để thăm dò bố trí của địch.  Nhưng người ra lệnh là Trung tá Nguyễn Văn Ba, Tiểu khu phó Tiểu khu Ninh Thuận, chứ không phải là Bộ chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 23 BB.

Lý do là vì BTL Quân đoàn tưởng rằng tại Khánh Dương có 2 tiểu đoàn tăng phái của Tiểu Khu Ninh Thuận ( khoảng 1.000 ) cho nên người ta điều động ông Tiểu khu phó Ninh Thuận lên ngồi tại BCH hành quân để chỉ huy 2 tiểu đoàn của Ninh Thuận.  Người ta không biết tại Khánh Dương chỉ còn 1 tiểu đoàn của Ninh Thuận với quân số ban đầu là 377 người ( Bất khiển dụng 126 người.  Qua trận pháo sáng ngày 16 chỉ còn 355 người.), còn Tiểu đoàn 250/ĐPQ đã bị hoàn toàn tan rã 5 ngày trước đó.

Giờ đây chiến trường Khánh Dương được bàn giao cho Sư đoàn 23, nhưng BCH hành quân Sư đoàn đóng tại Phi trường Khánh Dương lại không có lực lượng nào để điều động, toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 23 BB đang nằm tại Phước An nhưng liên lạc lúc được lúc không bởi vì các máy PRC.25 tại Phước An không liên lạc tới Khánh Dương.

Vả lại tình hình các đơn vị BB tại Phước An đang trong tình trạng dần dần tan rã.  Lúc đó tại Khánh Dương chỉ còn duy nhất TĐ 231/ĐPQ của Tiểu khu Ninh Thuận cho nên Trung tá Nguyễn Văn Ba, Tiểu khu phó Ninh Thuận,  phải ở lại để chỉ huy 1 Tiểu đoàn của Ninh Thuận.  Chỉ có một mình ông với một người sĩ quan hành quân và 2 lính truyền tin.  Do đó ông đành phải dở lại lệnh hành quân trước đây của Tiểu khu Khánh Hòa để tiếp tục điều động Tiểu đoàn 231 ĐPQ.  Để có thêm quân số điều hành như một BCH hành quân, Trung tá Ba giữ lại  sĩ quan tiền sát pháo binh ( Trung úy Thịnh ) mà trước đó đã được Tiểu khu Ninh Thuận chỉ định đi theo Tiểu đoàn 231/ĐPQ để làm tiền sát viên pháo binh.

Theo sổ tay chiến trường của Thiếu tá Phạm Huấn thì quân số của Sư đoàn 23 BB vào chiều ngày 17-3 như sau :  Trung đoàn 45 còn 200 người, Trung đoàn 44 khoảng 300 người ( Do Trung tá Ngô Văn Xuân chỉ huy ).  Bộ tư lệnh Sư đoàn đặt tại Đồn Chu Cúc 42 người.  Hậu trạm Sư đoàn tại Chi Khu Khánh Dương 6 người. Tổng cộng 548 người, trong khi quân số nguyên thủy của Sư đoàn là 10.000 người.  Dĩ nhiên 548 người này chỉ là những quân nhân bị tan hàng, không thể tiếp tục chiến đấu, ngoại trừ Đại đội Trinh sát ( khoảng 100 người ) của Trung đoàn 44 BB .

Lúc 8 giờ sáng, Tiểu đoàn 231/ĐPQ lại xuất phát lần thứ hai, tiến về hướng BMT.

Lúc 1giờ 30, Đại đội 3 bị lọt vào trận địa pháo, nguyên quả đồi biến thành một đám bụi nám đen.  Có 37 người vừa bị chết vừa bị thương phải bỏ lại trận địa, số còn lại rút về vị trí của BCH Tiểu đoàn.  Đại đội 2 đi sau BCH Tiểu đoàn lên thế vị trí của Đại đội 3.

Lúc 2 giờ 30, một phi tuần A.37 đánh bom trúng đoàn xe tăng của quân CSVN hai chiếc bị cháy, cách vị trí của Đại đội 4 ba cây số về hướng đông Bắc ( Rẫy Ông Kỳ ).  Mười lăm phút sau một phi tuần A.37 khác thả bom vào khu vực có 2 chiếc tăng bị cháy.   5 phút sau lại có một phi tuần A.37 đánh bom tại khu vực Rẫy Ông Kỳ ( Nông trại trồng khoai mì của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cách quận Khánh Dương khoảng 15 cây số về hướng Đông Bắc). Đoàn xe tăng bị toán thám báo của Nha Kỹ thuật phát hiện.

Lúc 3 giờ chiều, lại thêm 1 phi tuần A.37 vào vùng có  xe tăng nhưng lúc đó phi cơ quan sát không thấy gì thêm, BCH hành quân yêu cầu TĐ 231 cho tọa độ một vị trí tình nghi có địch để 2 phi cơ A.37 giải tỏa bom đạn.

Lúc 5 giờ chiều, Đại đội 4 báo cáo 2 xe tăng của CSVN xuất hiện ở phía Rẫy Ông Kỳ, cách Đại đội 3 cây số về hướng Tây.  Trưởng ban 3 Tiểu đoàn chiếu ống dòm về phía tọa độ mà Đại đội 4 vừa cho thì không thể nào xác nhận được vì sương chiều xuống quá nhiều, cảnh vật chìm trong mầu khói lam nên không phân biệt được trong khi đó quyền Đại đội trưởng Đại đội 4 ( Thiếu úy Thanh ) không có mang theo ống dòm.  BCH hành quân theo dõi trên máy vô tuyến biết được ĐĐ 4 phát hiện xe tăng thì yêu cầu Trưỏng ban 3 Tiểu đoàn cho tọa độ để gọi máy bay, kể cả cho tọa độ phỏng chừng.  Tuy nhiên Tiểu đoàn  không thể nào xác nhận chính xác được.

Ngày 18-3,

Tiểu đoàn 231/ĐPQ tiếp tục tiến về hướng BMT, nhưng chỉ di chuyển dưới khe chứ không chiếm lĩnh các ngọn đồi.

Lúc 1 giờ trưa Đại đội 4 báo cáo đã thấy vị trí bố trí quân của CSVN.  Trưởng ban 3 Tiểu đoàn nhìn qua ông dòm thấy một số ụ tranh ngụy trang nằm sắp lớp một khoảng dài mấy trăm thước bên một đường đất đỏ, nghi là vị trí độn thổ phục kích của quân CSVN bèn kêu pháo binh bắn 5 tràng điều chỉnh, sau đó xin 20 tràng bắn hiệu quả.  Không ngờ nghe trên máy tiếng của Trung tá Ngô Quý Hùng, Tham mưu trưởng BCH hành quân, ra lệnh mỗi lần bắn hiệu quả là 100 tràng, 200 tràng chứ không cần phải tiết kiệm đạn.  Tiểu đoàn 231 gọi 200 tràng.

Tưởng đâu 200 tràng là 1.200 quả ( 6 khẩu ), không ngờ pháo binh bắn 2.400 quả ( 12 khẩu ), mới đầu còn thấy xác người tung lên không, sau đó cả một quả đồi chìm trong làn khói đen mù mịt. ( Trước đây tại Khánh Dương chỉ có 1 pháo đội pháo binh diện địa của Tiểu khu Khánh Hòa gồm 2 khẩu 155 ly và 4 khẩu 105 ly.  Giờ đây mới tăng cường thêm 1 pháo đội của Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh ).

 

Sau khi tan khói pháo, Đại đội 4 cho quân thám sát vị trí vừa bị pháo mới hay rằng những ụ tranh là những mồ chôn xác quân CSVN, khoảng gần 300 xác ( Tính theo số ụ tranh trông thấy trước khi bị pháo : 1 ô 30 ụ, có khoảng 10 ô ).  Những xác này bị đạn pháo binh tung lên không trông giống như thân thể người mới bị pháo.  Có lẽ đây là số bị chết do trận bom CBU ngày hôm qua ( Vì nghi là độn thổ phục kích nên Tiểu đoàn gọi tác xạ bằng đầu đạn nổ chậm, viên đạn chui xuống dưới đất mới nổ )

Chú giải : Trước đó BTL/Quân đoàn 2 giao cho Đại tá Đức làm Tư lệnh Sư đoàn 23 thay thế Tướng Lê Trung Tường.  Và cũng giao cho Đại tá Đức làm Tư lệnh chiến trường Khánh Dương, với lực lượng là BCH/ Trung đoàn 44 BB thuộc Sư đoàn 23 BB với 1 Tiểu đoàn, cùng với Đại đội Trinh sát Sư đoàn 23 BB đang đóng tại Phước An và Chu Cúc, phía Tây của Đồi 519 ( Ranh giới giữa Đắc Lắc và Khánh Hòa ).  Cùng với một số đơn vị nhỏ của Trung đoàn 45 BB bị tan hàng tại BMT.

Ngoài ra Đại Tá Đức cũng chỉ huy luôn Chi khu Khánh Dương và lực lượng ĐPQ đang có mặt tại phía Đông của Đồi 519 là các Tiểu đoàn của Khánh Hòa và Ninh Thuận ( Sự thực chỉ còn duy nhất 1 tiểu đoàn của Ninh Thuận là TĐ 231/ĐPQ với quân số chỉ còn 318 người sau hai trận pháo ngày 16 và 17-3 ).  Và vì Đại tá Đức không có bộ tham mưu cho nên tạm thời Trung tá Ngô Quý Hùng, Tham mưu trưởng Tiểu khu Khánh Hòa, giữ nhiệm vụ Tham mưu trưởng BCH Hành quân của Đại tá Đức với ban tham mưu là một số sĩ quan của Phòng hành quân Tiểu khu Khánh Hòa..

 

Trong khi đó Trung đoàn 40 ( khoảng 2.500 người ) của Sư đoàn 23 BB.  Trung đoàn trưởng là  Trung tá Nguyễn Thành Danh đã nhận được lệnh từ Bình Định di chuyển lên Khánh Dương, Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 40 ( khoảng 500 người ) và pháo đội Pháo binh của Trung đoàn ( 6 khẩu 105 ly ) đến Khánh Dương vào sáng ngày 17-3.  Trung đội 1 của đại đội 4/TĐ 2 BB do Chuẩn úy Lê Minh Quang chỉ huy được trực thăng bốc lên thả tại Đồn Chu Cúc để chuẩn bị hoạt động thám báo chung quanh Chu Cúc, dọ đường tiến xuống Đồi 519.

 

Lúc 10 giờ 30 đêm, Đại đội 4/TĐ 231 tại khu vực nghĩa địa CSVN báo cáo có dấu hiệu địch hoạt động áp sát vị trí của Đại đội.  Tiểu đoàn chỉ thị  Đại đội âm thầm lùi về phía sau 1 cây số, lựa vị trí tốt để chuẩn bị đối phó với trận tấn công có thể xảy ra vào sáng sớm ngày mai, trước khi rút lui thì gài lựu đạn tại chỗ để ngừa địch bám theo.  Tiểu đoàn gởi về BCH hành quân hỏa tập tiên liệu ngay tại khu vực mà Đại đội 4 vừa rút đi.  Đồng thời  cũng cho lệnh Đại đội 1 âm thầm rút lui 1 cây số như Đại đội 4, hỏa tập tiên liệu trước phòng tuyến của ĐĐ 1 cũng được chuẩn bị sẵn.

Trong khi đó Đại đội 2 di chuyển trong đêm, tạt về hướng Bắc của Đại đội 4, nhường điểm vừa rút làm điểm dự trù cho Đại đội 4 rút về nếu bị tấn công,  lúc đó ĐĐ2 sẽ trở thành lực lượng yểm trợ cho ĐĐ 4 lui binh.

Chú giải :  Cũng trong ngày này, ngày 18-3-1975, trên các tần số vô tuyến của chiến trường Khánh Dương vắng tiếng chỉ huy của Thiếu tướng Phạm Văn Phú bởi vì 9 giờ sáng Bộ TTM chuyển cho ông tin dõm rằng Sư đoàn 320 CSVN đã đuổi kịp đoàn di tản và đang chuẩn bị pháo vào dân.  Tướng Phú đành phải bỏ chiến trường Khánh Dương để bay ra Phú Bổn.

Lúc 10 giờ 45, tại Phú Bổn, Tướng Phú ra chỉ thị cho Tướng Cẩm, tướng Tất và tìm Đại tá Lý cùng với Bộ tham mưu Quân đoàn 2 nhưng tìm không ra.  11 giờ 20 Tướng Phú quay về Nha Trang. Tới 3 giờ chiều Tướng Phú tiếp Tướng Trần Thiện Khiêm tại Nha Trang.  Đến 5 giờ 40 chiều đích thân Tướng Phú bay ra Phú Bổn tìm bốc Đại tá Lý và Bộ tham mưu của Lý.  Đồng thời ra lệnh cho quân đội bỏ xe tăng và súng đại bác để băng rừng về Phú Yên.

Trong khi đó tại chiến trường Khánh Dương, từ giữa trưa bắt đầu xảy ra đụng độ ác liệt giữa TĐ. 231 VNCH và quân CSVN.  Tướng Phú không thể phân thân ra chỉ huy cả 2 chiến trường cùng một lúc.

 

(17) TRẬN KHÁNH DƯƠNG NGÀY THỨ 4 VÀ THỨ 5

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Ngày 19-3, lúc 5 giờ sáng, bãi lựu đạn gài trước phòng tuyến của ĐĐ1 phát nổ, Tiểu đoàn gọi 200 tràng ( 2.400 trái ) vào hỏa tập tiên liệu.

 

Lúc 5 giờ 15, vị trí của Đại đội 4 bị pháo và bãi lựu đạn gài trong đêm cũng phát nổ, Tiểu đoàn gọi 200 tràng vào hỏa tập tiên liệu.

Lúc 6 giờ sáng, ĐĐ 4 bị tấn công nhưng lực lượng tấn công rời rạc.  ĐĐ 4 tiếp tục rút nhanh về phía sau trong khi ĐĐ 2 báo cáo quân địch đuổi theo ĐĐ 4 rất đông.  Tiểu đoàn gọi 200 tràng nữa chận phía sau ĐĐ 4 theo hướng dẫn của ĐĐ 2.  Quân CSVN chựng lại giữa bãi trận địa pháo của VNCH.  Đại đội 2 được lệnh rút về phía sau ngang với vị trí của ĐĐ 4. Quân của Đại đội 4 chỉ bị tổn thất 7 người.

 

Lúc 8 giờ sáng, ĐĐ 1 cho quân thám sát vị trí trận địa pháo nhưng toán thám sát bị pháo 75 ly của quân CSVN.  Cùng lúc đó 1 phi tuần A.37 lên yểm trợ cho TĐ 231 ĐPQ được phi cơ quan sát hướng dẫn thả bom vào vị trí đặt pháo đồng thời báo cho biết nhiều toán quân CSVN từ khu vực bị bom đang chạy ngược về phía Tây.  Đợi phi cơ rời vùng, Tiểu đoàn 231 gọi 100 tràng vào vị trí mà phi cơ quan sát chỉ điểm.

 

Lúc 10 giờ sáng, Đại đội 2 di chuyển về phía sau vị trí của BCH/ Tiểu đoàn để lập tuyến án ngữ chặn hậu trong trường hợp Tiểu đoàn lui binh, ĐĐ 3 lên thế vị trí của ĐĐ 2, lúc này quân số của ĐĐ 3 chỉ còn một nửa

 

Lúc 3 giờ chiều, ĐĐ3 phát hiện trong đám rừng cây trước mặt có dấu hiệu cờ trắng, sau đó có vài người dân cầm cờ trắng ra phất trước đám rừng, Thiếu úy Phúc, Đại đội phó, xin được ra đón dân; Tiểu đoàn không đồng ý, phải cho vài người ra trước phòng tuyến ra hiệu cho dân chạy về hướng của mình.

 

Nhận được hiệu cho phép của quân VNCH, khoảng 200 người dân Ban Mê Thuột từ trong rừng chạy ùa về phía quân VNCH, đích thân Thiếu úy Phúc dẫn quân ra trước cửa rừng đón dân.  Không ngờ phía sau dân là quân CSVN, họ nổ súng thẳng vào đội hình của ĐĐ3 .  Quân ĐĐ3 buộc lòng phải nổ súng vào cả dân để chận quân CSVN đang tràn tới, cả đám dân chạy ngược lại khu rừng phía bên kia.

 

Một số quân CSVN cố gắng tràn tới nhưng bị bắn hạ, một số còn lại chạy theo dân để trở lại phía bên kia.  Ngay khi đó đại bác 57 ly, 75 ly và súng cối 61 ly của quân CSVN từ trong rừng phía bên kia bắn tràn ngập vào vị trí của ĐĐ3.  Đại đội hoàn toàn tan rã, riêng Thiếu úy Phúc bị thương ở chân nhưng vẫn chạy được.  Mọi việc diễn ra trước ống dòm của Trưởng ban hành quân Tiểu đoàn 231 ĐPQ.

 

Tiểu đoàn gọi về BCH hành quân để hỏi ý kiến vì có dân trong đám rừng của quân CSVN.  Lệnh của BCH hành quân ( Trung tá Ngô Quý Hùng ) là bắt buộc phải phải tiêu diệt cả khu rừng.  Tiểu đoàn gọi 200 tràng.  BCH trách là sao kêu ít như vậy?  Trưởng ban 3 Tiểu đoàn cho biết để xem 200 tràng ( 2.400 trái ) ra sao cái đã, rồi sẽ kêu tiếp.  Tuy nhiên sau khi khói tan thì cả khu rừng rộng gấp 4 cái sân banh chỉ còn như là một đống rác toàn màu khói đen và màu bụi đỏ (sic).

 

Lúc 6 giờ 15, đến phiên BCH tiểu đoàn 231 ĐPQ lọt vào trận địa pháo của quân CSVN, nguyên Tiểu đội tình báo và Trung đội truyền tin bị tiêu diệt ngay loạt đạn đầu.  Thiếu úy Đại đội phó Đại đội Chỉ huy Nguyễn Ngọc Hòa tử trận.

 

Cùng lúc đó ĐĐ4 báo cáo đang bị tràn ngập.  Lúc này trời nhá nhem tối, đây là lần đầu tiên có chuyện tấn công lúc trời mới tối, hoàn toàn khác với thông lệ từ trước tới giờ, có lẽ ĐĐ 4 chọn điểm đóng quân đêm trùng với điểm di quân của quân CSVN ( tao ngộ chiến ), quân CSVN đông hơn và ra tay trước.

 

Lúc 10 giờ đêm, tổng số quân gom lại được của BCH và Đại đội chỉ huy Tiểu đoàn là 28 người, hy vọng sáng mai sẽ có thêm người thất lạc tìm về.  Cũng lúc đó ĐĐ4 cho biết là gom được 47 người, hy vọng sẽ có thêm vào sáng mai.

 

Ngày 20-3, lúc 6 giờ sáng, Đại đội 1 bị lọt ổ phục kích trên đường di chuyển về phía BCH Tiểu đoàn.  Quân số địch khoảng 1 tiểu đoàn.  Không thể gọi Pháo binh vì ta và địch ở trong thế cài răng lược.  Đại đội trưởng cho biết ông cùng với khoảng 1 chục binh sĩ đang chạy tháo về phía sau.  Đợi 15 phút cho toán quân đang tháo chạy đã cách xa điểm chạm súng một khoảng an toàn, Tiểu đoàn gọi 200 tràng vào ngay vị trí của ta và địch trước đó 15 phút.  Sau đó gọi 200 tràng bắt đầu từ nơi chạm địch rải về phía Tây, tức là trên đường quân CSVN rút về.

 

Lúc 8 giờ, kiểm điểm quân số BCH Tiểu đoàn và Đại đội chỉ huy, có thêm 10 người chạy lạc trong đêm đã nhập lại đơn vị.  Trong khi đó ĐĐ 4 đang trên đường di chuyển về hướng BCH Tiểu đoàn, quân số của Đại đội vẫn là 47 người, không có ai về thêm.

 

Lúc 11giờ 30, toán 12 người của ĐĐ1 về đến BCH Tiểu đoàn.  Toàn bộ BCH Tiểu đoàn rút về phía sau vị trí của ĐĐ2.  Lúc này ĐĐ3 và ĐĐ1 đã bị xóa sổ.  Đại úy Đại đội trưởng ĐĐ3 dẫn được vài người sống xót nhập vào ĐĐ4.  Đại úy đại đội trưởng ĐĐ3 ( Lý ) nhận được lệnh chỉ huy luôn cả số quân còn lại của ĐĐ 4. Trước đó ĐĐ4 do Thiếu úy Đại đội phó ( Thanh ) chỉ huy; Đại úy Đại đội trưởng ( Châu ) đi phép trước khi hành quân.

 

Lúc 2 giờ chiều Đại đội 4 về ngang vị trí phòng thủ của ĐĐ2.  Được lệnh tiếp tục di chuyển về phía sau của BCH Tiểu đoàn để án ngữ chặn hậu trong trường hợp BCH Tiểu đoàn và ĐĐ2 lui binh.

 

Lúc chiều tối, ĐĐ2 của Tiểu đoàn 231/ĐPQ bị pháo nhưng không chính xác, vị trí bị pháo cách vị trí của đại đội 500 mét.  Tiếng nổ cho thấy là đạn cỡ 130 ly hay 122 ly chứ không phải là đại bác không giật 82 ly và sơn pháo 75 ly như trước đây.  Tiếng súng “đề pa” nghe rất xa cho nên không thể nào xác định được vị trí đặt pháo để gọi phản pháo.

 

Sau khi biết vị trí phòng ngự đã bị lộ, BCH Tiểu đoàn và ĐĐ2 chuẩn bị rút lui về phía sau, gởi hỏa tập tiên liệu để dự phòng quân CSVN sẽ tấn công vào sáng sớm ngày mai.  Nhưng ngay khi đó lại nhận được lệnh bàn giao khu vực hành quân cho Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 40 BB thuộc Sư đoàn 22 BB/VNCH.

 

Như vậy là đã hoàn thành tốt đẹp giao hẹn 3 ngày cầm chân địch.  Giao hẹn có 3 ngày nhưng nay đã hết ngày thứ 5.  Cũng sau ngày này thì Trung đoàn 25 CSVN  và Trung đoàn 95B /CSVN không còn được nhắc tới trong lịch sử trận chiến “Mùa Xuân 1975”.

 

Lúc 8 giờ tối, Tiểu đoàn 2/40 BB ( Thiếu tá Tốt ) vào tần số liên lạc với TĐ 231, xin xác nhận điểm đứng của BCH 231 để tới gặp và bàn giao vị trí.  Qua trao đổi giữa ông và Trưởng ban hành quân TĐ 231 thì có vẻ như ông không tin điểm đứng hiện tại của 231 là thật ( Nghi rằng báo cáo dối chứ sự thực phải ở phía sau xa ).  Tiểu đoàn 231 xác nhận đó là vị trí đang đóng quân thật sự.

 

Lúc 10 giờ đêm, Tiểu đoàn trưởng TĐ 2/40 BB cùng với Trung úy Trưởng ban hành quân và hai binh sĩ đến gặp Tiểu đoàn trưởng 231/ĐPQ ( Thiếu tá Nguyễn Duy Hoàng ).  Thiếu tá Tốt đã nhận được đầy đủ thông tin tại chiến trường, ông và vị sĩ quan Trưởng ban 3 của ông rất tự tin, cho biết sáng mai ông sẽ lấy vị trí này làm tuyến phòng thủ trên cùng để chặn đoàn quân CSVN từ BMT tràn xuống.  Hai bên trao đổi trong đêm tối và chỉ dẫn bản đồ dưới ánh đèn pin. Thiếu tá Tốt cũng cho biết là quân Dù đã lên tới đèo M’Drak vào chiều hôm qua.

 

Cùng lúc đó Đại đội Trinh sát của Trung đoàn 40 BB vào tần số để bắt liên lạc, tiếp nhận vị trí của Đại đội 4/231 ĐPQ.

 

Ngày 21-3, lúc 6 giờ sáng.  Tiểu đoàn 231 ĐPQ chào giả từ Tiểu đoàn 2/40 BB để rút về tuyến sau ( BCH Chi khu Khánh Dương ).

 

Lúc 11 giờ 30, Tiểu đoàn 231 về tới vị trí của BCH hành quân tại Buôn M’Dung.  Quân số còn không tới một nửa ( Khoảng 180 người, bởi vì các đại đội thay đổi báo cáo liên tục, có một số rời đại đội để vào bệnh xá hoặc lên phi cơ tản thương do bi thương nhưng cố lết về tới nơi, một số khác được tản thương trong 3 ngày trước nhưng chỉ bị thương nhẹ nên nhập trở lại đơn vị.  Trong số mới nhập đơn vị có 1 sĩ quan và 3 binh sĩ mới đi phép về ).

Lúc 12 giờ trưa, toàn tiểu đoàn nghỉ ngơi tắm giặt  và nhận lương khô

 

Lúc 12giờ 15 trưa, phi trường Khánh Dương bị tấn công.  Quân CSVN pháo vào phi trường và BCH Chi khu khoảng vài chục trái 82 ly và 57 ly, sau đó khoảng 2 đại đội từ trong chân núi tràn vào hàng rào phi đạo.  Trước đó họ đã âm thầm thanh toán Trung đội Nghĩa quân chốt tại chân núi ( Toàn là người sắc tộc Miền Núi, có lẽ họ đã ngã theo quân CSVN ).

 

Khi vừa bị pháo kích, khoảng 35 chiếc trực thăng và L.19 tại phi trường đồng một loạt bay lên lánh nạn, vô tình 2 tiểu đoàn CSVN đang chuẩn bị tấn công phi trường làm mồi cho trực thăng võ trang ( Lực lượng CSVN không có súng phòng không, có lẽ đây là 2 trong số 4 tiểu đoàn địa phương của Tỉnh đội CSVN tại Khánh Hòa ).  Vì có sẵn quá nhiều đạn cho nên các trực thăng rưới đạn như mưa vào khu rừng dọc chân núi chạy song song với phi đạo.  Không ai ngờ là quân CSVN nằm chết la liệt trong rừng mà tới chiều tối mới phát hiện được.

 

Sau nửa tiếng náo loạn, các phi cơ lại đáp trở xuống phi trường để ứng trực cho chiến trường.  Toán quân CSVN tràn vào hàng rào phi đạo đã chạy ngược vào rừng, một số ngã chết giữa đường từ rừng tới phi đạo nhưng vì BCH hành quân không còn lực lượng phản kích cho nên không ai nghĩ tới chuyện lục soát trận địa để kiểm tra kết quả tác xạ của trực thăng.  Vả lại BCH hành quân đang cần thêm lực lượng để tăng cường phòng thủ phi trường Khánh Dương nhưng không còn quân.

 

Chú giải :  So lại với sổ tay chiến trường của Thiếu tá Phạm Huấn :

 

“12 giờ 15 phi trường Khánh Dương bị pháo.  Một lực lượng địch chưa biết rõ quân số về cách phi trường Khánh Dương 1 cây số theo hướng Nam.  Bộ tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh lùi thêm 10 cây cố về phía Nam Khánh Dương….” ( Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, trang 191 ).

 

“14 giờ 20 phút, Tỉnh trưởng Nha Trang báo cáo lực lượng chính Việt Cộng vẫn ở trên cây số 62 Quốc lộ 21.  Phi cơ quan sát cho tin sai, không có Việt Cộng ở phi trường Khánh Dương…” ( trang 192 ).

 

BTL Quân khu 2 và Phạm Huấn nghĩ rằng quân CSVN tấn công phi trường Khánh Dương thì phải tràn từ hướng Ban Mê Thuột xuống, nghĩa là phải đánh tan lực lượng của Sư đoàn 22 Bộ binh đang hành quân tại khu vực cây số 62.  Cho nên khi nghe tin phi trường KD bị tấn công thì Đại tá Lý Bá Phẩm, Tiểu khu Trưởng Khánh Hòa, hỏi lại BCH hành quân tại Khánh Dương, BCH hành quân đã hỏi lại Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 BB thì Thiếu tá Tốt cho biết ông đang hành quân tại khu vực cây số 62 và tình hình tại đây đang yên tĩnh.

 

Do đó Đại tá Phẩm xác nhận lại với BTL QK 2 để bác bỏ tin quân CSVN từ BMT đã tới thị trấn Khánh Dương.  Thực ra đây là do Phạm Huấn ( và cũng có thể là cả BTL Quân Khu 2 ) suy diễn sai :  Phi cơ L.19 đã trông thấy quân CSVN tràn vào phi trường từ khu rừng phía Nam BCH Chi khu KD chứ không phải trông thấy quân CSVN từ phía Tây Bắc của BCH Chi khu.  Nghĩa là quân tấn công không phải từ BMT tràn xuống , mà từ trong rừng Khánh Dương đánh ra.  Phi cơ đã báo đúng, nhưng nhà báo Phạm Huấn suy diễn sai.

 

Cũng theo sổ tay chiến trường của Phạm Huấn :

 

“17 giờ , Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh được lệnh trở lại Khánh Dương chỉ huy, không được lùi thêm…” ( trang 192 ).

 

Nhưng sau đó 20 phút, cũng theo Phạm Huấn :

 

“17 giờ 20 phút, tin từ mặt trận Khánh Dương xác nhận toàn bộ sư đoàn F.10 Cọng sản Bắc Việt đã ở vùng cây số 62.  Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 40 vừa giao tranh với một trung đoàn Cọng sản Bắc Việt. Quân ta hạ 2 xe tăng Bắc Việt  ở 10 cây số Tây Khánh Dương.  Gần 100 xác Việt Cộng bỏ lại chiến trường với vũ khí. Hai tù binh Cọng sản Bắc Việt bị bắt đã khai thuộc Sư đoàn F.10 Cọng sản Bắc Việt…” ( trang 192, 193 ).

 

Đọc qua đoạn ghi chép này của Thiếu tá Phạm Huấn thì những nhà quân sự học buộc phải đánh dấu hỏi về mức khả tín của tài liệu do nhà báo Phạm Huấn ghi lại :  Vào lúc 17 giờ thì tình hình yên tĩnh đến nổi Tướng Phú ra lệnh cho Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 23 phải trở lại Khánh Dương.  Nhưng 20 phút sau thì 2 xe tăng Bắc Việt cháy, 100 xác địch bỏ lại chiến trường, hai tù binh bị bắt khai là thuộc Sư đoàn 10 CSVN (!).

 

Một chuỗi biến cố như vậy không thể nào diễn ra trong vòng 20 phút, nhanh nhất phải là 2 tiếng, hoặc 3 tiếng đồng hồ. ( Sự thực là TĐ 2/40 đánh nhau với quân CSVN khoảng 2 giờ 30 trưa nhưng không hiểu vì sao tới 5 giờ chiều Tướng Phú lại nhận được báo cáo Khánh Dương vô sự ).

 

Có thể giải đoán những khúc mắc khó hiểu này như sau :

 

Lúc 14 giờ 20, sau khi nhận được tin Phi trường Khánh Dương vô sự thì Tướng Phú bay ra chỉ huy mặt trận Liên Tỉnh lộ 7.  Đến 5 giờ chiều thì ông về đến Nha Trang và ngồi nghe thuyết trình diễn tiến hành quân tại chiến trường Khánh Dương.  Việc đầu tiên là ông ra lệnh cho Đại tá Đức phải trở lại BCH/Chi khu Khánh Dương.  Phạm Huấn có mặt tại phòng thuyết trình cho nên ông ta ghi vào sổ tay ( lúc 17 giờ ).

 

Sau đó các sĩ quan hành quân của BTL/QK 2 bắt đầu thuyết trình về cuộc đụng độ giữa Tiểu đoàn 2/TrĐ 40 BB và quân CSVN từ 2 giờ 30 chiều.  Và sau 20 phút thuyết trình thì tới đoạn tổng kết về kết quả của trận đánh.  Lúc đó Phạm Huấn cũng ghi vào sổ tay ( lúc 17 giờ 20 ). Cho nên mới có chuyện là 17 giờ yên tĩnh và 20 phút sau thì “2 xe tăng cháy, 100 xác chết, 2 tù binh”!

 

Lúc 3 giờ chiều, Toàn bộ Tiểu đoàn 231/ĐPQ được đặt dưới quyền điều động của Chi khu Khánh Dương, có nhiệm vụ phòng thủ phi trường và BCH Chi khu thay thế cho Tiểu đoàn 272/ĐPQ đang phòng thủ BCH Chi khu rút về Diên Khánh.

Đại đội 2/231 ĐPQ di quân vào án ngữ phòng thủ bên khu rừng dọc chân núi phía Tây Bắc phi trường Khánh Dương ( Đỉnh núi có Cao độ 612 ).  Thực ra Tiểu đoàn 231/ĐPQ chỉ còn 2 đại đội :  Đại đội 2 còn nguyên vẹn như ngày đầu bởi vì được dùng làm lực lượng yểm trợ phía sau BCH Tiểu đoàn, đại đội 4 còn một nửa sau trận tao ngộ chiến đêm 19-3, đại đội chỉ huy còn 1 nửa sau trận pháo đêm 19-3.  Đại đội 1 và Đại đội 3 đã bị xóa sổ.

 

Lúc 4 giờ chiều Đại đội 4 và BCH/Tiểu đoàn chiếm lĩnh ngọn núi phía sau BCH Chi khu Khánh Dương ( Có cao độ 528, cũng thuộc dãy núi 612 ). Lúc này ĐĐ 4 do Đại úy Châu mới đi phép về chỉ huy.  Đại đội trưởng ĐĐ 3 ( Lý ) chỉ huy Đại đội chỉ huy.

Lúc 4 giờ 15, Đại đội 2/ 231/ ĐPQ báo cáo trong khu rừng dưới chân núi có xác CSVN nằm la liệt, có khoảng 20 CSVN bị thương nhẹ xin đầu hàng, khoảng 10 bị thương nặng xin được cứu.  Đây là toán quân thuộc 2 tiểu đoàn tấn công phi trường Khánh Dương lúc trưa đã bị trực thăng vũ trang tiêu diệt;  số mạnh khỏe còn lại đã tháo chạy bỏ lại đồng bạn.  Theo lời khai của họ thì họ thuộc lực lượng cơ động tỉnh của Tỉnh đội Khánh Hòa ( Tiểu đoàn địa phương ).

 

Lệnh của Chi khu trưởng Chi khu Khánh Dương ( Thiếu tá Trịnh Thanh Bình ) là cứ bỏ mặc quân CSVN ở đó, cho họ thức ăn, nước uống;  còn Đại đội di chuyển đi chỗ khác.  Đại đội 2 báo cáo không thể nào phòng thủ qua đêm tại khu vực đầy xác chết và cả người bị thương còn sống.  Vả lại không thể biết được còn bao nhiêu quân CSVN có vũ khí đang còn lẩn quẩn trong rừng.  Sau đó do sự nằn nì của Trung úy Đại đội trưởng Lê Bá Luyện ( Nguyên Trưởng ban hành quân Chi khu Khánh Dương, có thân tình với ông Chi khu trưởng ) Thiếu tá Bình chấp thuận cho ĐĐ 2 di chuyển về vòng đai phòng thủ phi trường.

 

Lúc 8 giờ đêm, Trung đội 1 của ĐĐ 4 ( Chuẩn úy Đạo ) đụng độ với 1 toán quân CSVN giữa khu vực trách nhiệm của ĐĐ4 và BCH/TĐ, kết quả có 2 chết 2 bị thương nhưng toàn trung đội bị lạc nhau trong đêm tối.  Thiếu úy Đại đội phó ( Thanh) dẫn 1 tiểu đội đi tìm gom lại Trung đội 1.  Lúc này Đại đội 4 chỉ còn 2 trung đội.

 

 

(18) TRẬN KHÁNH DƯƠNG NGÀY CHÓT

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Ngày 22-3,

 

Lúc 7 giờ sáng, quân CSVN bắn sơn pháo 75 ly vào lô cốt trên đỉnh núi 528 của ĐĐ4, đồng thời pháo vào BCH/ TĐ 231.  Đại úy Châu và 16 lính ĐĐ 4 chết ngay loạt đạn đầu, Thiếu úy Thanh dẫn số còn lại chạy tạt vế phía BCH Tiểu đoàn.  Chuẩn úy Đạo chỉ huy trung đội bắn chận quân CSVN từ đỉnh 612 tràn qua.

 

Có thể đây là lực lượng quân địa phương của CSVN thuộc 2 tiểu đoàn đánh vào phi trường Khánh Dương vào chiều hôm qua.  Còn quân chính quy CSVN từ BMT vẫn còn cách BCH Chi khu Khánh Dương trên 5 cây số.

 

Cùng lúc 7 giờ sáng, quân CSVN pháo khoảng 1.000 quả đạn 130 ly vào phi trường Khánh Dương, đạn đạo bay xà qua đỉnh 528, nơi BCH/TĐ đóng quân, một số vướng đá nổ ngay trên đỉnh núi.  Ống dòm của Trưởng ban hành quân TĐ không nhìn thấy vị trí đặt súng của pháo binh CSVN ( vì quá xa, đại bác 130 ly của CSVN bắn xa tới 28 cây số ).

 

Pháo binh VNCH xin Trưởng ban hành quân TĐ 231 xác định hướng bay của đạn đạo để các khẩu đội có thể áng chừng vị trí pháo binh của quân CSVN để phản pháo.  Tuy nhiên theo quan sát của TĐ 231 thì điểm nổ áng chừng của pháo binh VNCH còn cách quá xa vị trí đặt súng của CSVN, mặc dầu pháo binh VNCH đã bắn hết tầm.

 

BCH/ Tiểu đoàn 231 và BCH Chi khu Khánh Dương mất liên lạc với ĐĐ 2 đang giữ nhiệm vụ phòng thủ phi trường.

 

Cùng lúc 7 giờ, Tiểu đoàn 2/40 của Sư đoàn 2 BB bị tấn công tràn ngập, ống dòm của Trưởng ban 3 TĐ 231 từ trên đỉnh 528 thấy rõ quân CSVN dàn hàng ngang từ trên sườn núi tiến xuống truy kích quân của TĐ 2/40 BB/VNCH.  Do vì cả hai bên cùng bận áo trận màu xanh nên không thể điều chỉnh pháo binh để ngăn chặn đoàn quân đang đuổi theo.  Vả lại đoàn quân đuổi phía sau cũng không nổ súng cho nên trên đỉnh núi cũng không chắc quân đuổi theo là quân CSVN, có thể cũng là một đoàn quân di tản thứ hai của  TĐ 2/40 BB/VNCH.

 

Lúc 7 giờ 20,  người lính mang máy của TĐ 2/40 VNCH vừa khóc vừa báo cho TĐ 231 là Thiếu tá Tốt đã tử trận  ( Lúc đó 2 máy của 2 tiểu đoàn đang ở tần số liên lạc riêng để 231 hướng dẫn cho 2/40 biết hướng đuổi theo của quân CSVN, và máy truyền tin của pháo binh Trung đoàn 40 BB cũng đang ở trên tần số này để chuẩn bị bắn giải cứu cho 2/40 BB ).  Pháo binh TrĐ.40 hỏi thăm về Trưởng ban hành quân Tiểu đoàn 2/40 nhưng ông này cũng đã tử trận.

 

Lúc 7 giờ 30, quân CSVN bắn khoảng 50 trái sơn pháo 75 ly vào vị trí của BCH Tiểu đoàn 231 và ĐĐ4.  Toàn bộ Tiểu đoàn tan rã, mạnh ai nấy chạy xuống chân núi. Quân CSVN tiếp tục pháo 130 ly vào BCH Chi khu Khánh Dương.

 

Lúc 8 giờ Chi khu Khánh Dương di tản theo Quốc lộ về đèo M’Drak

 

Những người sống sót của Tiểu đoàn 231/ĐPQ di tản dọc theo sườn núi phía Bắc Quốc lộ để xuống đèo M’Drak

 

Lúc 3 giờ chiều, toán di tản đầu tiên về đến cầu 24 ( Trung tâm huấn luyện Lam Sơn ).  Đến 10 giờ đêm vẫn có người tiếp tục về đến cầu 24.

 

Ngày 23-3,

 

Lúc 8 giờ sáng, tổng kiểm điểm quân số, Tiểu đoàn 231 về được 72 người, kể cả những người bị thương nặng, nhẹ.  ĐĐ 2 là đại đội còn nguyên tới ngày cuối cùng nhưng đã bị pháo binh CSVN tiêu diệt trong giờ cuối cùng.  Đại đội trưởng Lê Bá Luyện và 4 người nữa còn sống sót.

 

*( Và 1 năm sau có một người thứ 73 trở về với gia đình tại Văn Sơn, Phan Rang.  Đó là Trung úy Đại đội  phó Đại đội 2 Huỳnh Văn Hồng.  Ông bị bắt ngày 23-3-1975 trên chốt đèo M’Drak.

 

Sau khi thẩm vấn, biết ông là sĩ quan của Tiểu đoàn 231, viên Thượng úy Tiểu đoàn Trưởng CSVN dẫn ông ra xa, bắt ngồi xuống một hố đá rồi bắn 7 phát đạn K.54 vào người của ông; 3 viên bắn ra ngoài, 4 viên trúng vào người nhưng không chết.  Sau 1 năm ông mới gượng đi lại được và được CSVN cho về nhà để tiếp tục điều trị.  Trong thời gian bị giam Trung úy Hồng hỏi thăm thì mới biết người ta lầm Tiểu đoàn 231 ĐPQ với Tiểu đoàn 231 Pháo binh tại Phi Trường Phụng Dực, BMT.

 

Nguyên do ngày 10-3-1975, Trung đoàn 149 thuộc Sư đoàn 316/CSVN tấn công BCH Trung đoàn 53 BB/VNCH và Tiểu đoàn 1/53 tại phi trường Phụng Dực; nhưng cuộc tấn công bị thất bại nặng nề vì quân 231/PB VNCH bắn đạn trực xạ vào lưng 2 tiểu đoàn CSVN đang tấn công.

 

Ba ngày sau, ngày 14-3 CSVN tập trung 2 trung đoàn còn lại của Sư đoàn 316/CSVN tấn công vị trí của Trung đoàn 53, nhưng lại bị pháo trực xạ nên phải rút lui.

 

Qua ngày sau, ngày 15-3, toàn bộ số quân còn lại của Sư đoàn 316 CSVN tập trung tấn công Căn cứ pháo binh, nhưng lần này thì bị đạn chống biển người khiến cho Sư đoàn 316 bị xóa sổ.  Chiều ngày 15-3, các trung đội Pháo binh 231 hết đạn và không còn tiếp tế nên hủy súng để di tản.  Ba ngày sau, ngày 17, Sư đoàn 10/CSVN mới hạ được Trung đoàn 53 BB.  Từ đó những quân nhân còn sống xót trong Sư đoàn 316 CSVN thâm thù quân 231/PB VNCH đến xương tủy ).

 

Năm 1975, ngày 23-3, lúc 10 giờ sáng, Đại tá Trần Văn Tự, Tiểu khu trưởng Ninh Thuận ra tại cầu 24, phát cho mỗi chiến sĩ 2.000 đồng và cho xe chở về Ninh Thuận

 

Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo sổ tay hành quân của Trung úy Bùi Anh Trinh, Trưởng ban hành quân Tiểu đoàn 231/ĐPQ.

 

BÙI ANH TRINH

 

Vài lời chân tình của tác giả

 

Trưởng ban hành quân của Tiểu đoàn 231 ĐPQ chính là tôi,  Trung Úy Bùi Anh Trinh.  Hiện nay Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Duy Hoàng, Đại úy Đại đội trưởng ĐĐ chỉ huy Lương Văn Thông và tôi đang sinh sống tại Little Saigon, Cali.  Thiếu tá Nguyễn Xuân Hớn đang sinh sống tại Boston USA.  Trung tá Ngô Quý Hùng lâu nay sinh sống tại VN, ông từ chối đi Mỹ mặc dầu ông trải qua 13 năm trong trại tù. Ông vừa mới mất ngày 10 tháng 7 năm 2016.

 

Tiểu đoàn chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ cầm chân quân CSVN từ Ban Mê Thuột tràn xuống Nha Trang.  Thành công này là do chiến thuật “Pháo binh + Trinh sát bộ binh” của Thiếu tướng Phạm Văn Phú.  Quân CSVN bị chặn lại trong 5 ngày vì pháo binh và phi cơ chứ không phải vì 1 tiểu đoàn ĐPQ.

 

Người ngoài quân đội khó mà hình dung được tầm mức khủng khiếp của những tràng đạn đại bác mà chúng tôi đã sử dụng tại chiến trường Khánh Dương.  Nhưng có một cách để so sánh dành cho người ngoài quân đội : Đó là năm 1954, trong suốt trận Điện Biên Phủ, 36 khẩu đại bác 105 ly của quân CSVN đã bắn tất cả 20.000 trái đạn vào quân Pháp tại ĐBP.  Trong khi đó tiểu đoàn chúng tôi chỉ trong 1 ngày, như ngày 19-3, đã gọi tất cả 900 tràng, tức là 10.800 trái đại bác 105 và 155 ly vào đội hình tấn công của quân CSVN !

 

Từ trước tới nay trong sách hay các bài viết của mình tôi không bao giờ đề cập đến chiến tích của cá nhân mình bởi vì tôi tự thấy không hay ho gì nếu đem đặt bên cạnh cái chết của 250 ngàn chiến hữu VNCH và 58 ngàn chiến hữu Hoa Kỳ.  Riêng đối với gia đình của 304 chiến hữu trong Tiểu đoàn 231/ĐPQ đã nằm lại tại chiến trường Khánh Dương thì là một tội lỗi quá lớn của chính tôi.

 

Trong những năm tháng u ám ở trong tù tôi có dư thì giờ để hối hận.  Lúc quyết định chấp nhận hy sinh mạng sống của mình tôi đã quyết định hy sinh mạng sống của 376 chiến hữu khác.  Rốt cuộc thì chúng tôi đã làm được gì?  Tại sao tôi lại phải sống trong khi 304 người khác đã chết vì quyết định vô ích của tôi ?  Tệ hơn nữa, cái chết của 304 người kéo theo 304 gia đình !  Nếu ngày đó tôi dẫn nguyên Tiểu đoàn bỏ chạy trong ngày đầu tiên thì kết quả cũng đến như thế này mà thôi.

 

Tháng Tư năm 2012 trong một buổi ngồi nói chuyện ngoài quán cà phê với Thanh Toàn, phóng viên của đài SPTN, Thanh Toàn đã bất ngờ hỏi tôi : “Anh đã làm gì trong những ngày tháng Tư năm 1975”.  Tôi trả lời ngay mà không kịp suy nghĩ :  “Tôi chỉ biết hết lòng hết sức làm theo những gì mà cấp chỉ huy của tôi mong nuốn.  Và tôi nghĩ tôi đã làm hết sức của mình rồi”.

 

Không ngờ lúc đó Thanh Toàn đã bật máy thu hình mà tôi không biết bởi vì tánh tôi không ưa xuất hiện trước công chúng.  Và rồi Thanh Toàn cũng đã lén đưa đoạn phim đó lên truyền hình mà không hỏi ý kiến của tôi.  Sau khi phát hình xong, Thanh Toàn đưa cho tôi dĩa DVD và cười giả lả : “Bởi vì em thấy anh trả lời dễ thương quá, bỏ qua rất uổng”.

 

Trước đó cũng tại quán cà phê đó tôi thường ngồi nói chuyện với nhà văn Cao Xuân Huy, chiến hữu TQLC.  CXH thường thúc tôi viết lại trận Khánh Dương nhưng tôi nói với anh là tôi sẽ không viết bởi vì nếu viết thì trước tiên tôi phải vạch mặt những người đâm sau lưng chúng tôi.  Đó là những người bận áo lính ngồi lê đôi mách chuyên môn bươi móc hoặc bịa đặt những điều xấu xa trong quân đội VNCH.

Hoặc những người bận đồ lính ngồi trong văn phòng thổi ống đu đủ, bơm chúng tôi thành những ông thánh, những anh hùng không biết sợ chết  là gì.  Và hễ chúng tôi thua trận hoặc hơi lùi thì họ cho là chết nhát (sic).  Trong khi sự thực chúng tôi là con người cho nên chúng tôi cũng ham sống, sợ chết như ai.  Đã đánh trận thì có khi thắng có khi thua chứ không ai cầm thanh gươm mà nói chắc là mình luôn luôn thắng.

Cao Xuân Huy cũng có kinh nghiệm buồn về cuốn sách “Tháng Ba Gãy Súng” của anh.  Có nhiều người ở trong quân đội VNCH nhưng chưa bao giờ được hân hạnh bắn một phát súng đã kết tội CXH là  “Chuyên môn nói xấu các cấp chỉ huy”, “Nó làm như chỉ có mình nó là anh hùng, còn tất cả là hèn nhát”, “Tại sao lại viết về mặt trái không đẹp của VNCH”, “Thua trận rồi đổ cho cấp trên làm gì nữa” v.v…Trong khi CXH chỉ nói lên sự thật chua xót của những người lính bị bỏ rơi.

Tôi không sợ sẽ bị hiểu lầm như Cao Xuân Huy, nhưng tự sâu xa trong đáy lòng tôi rất ngại phải khơi gợi lại một lỗi lầm mà mình đã cố chôn vùi từ lâu.  Ngoài ra, có thể người ta sẽ cho rằng tôi là một sĩ quan cấp nhỏ muốn đổ hết trách nhiệm cho “bọn to đầu” để cho sự thua trận của mình khả dĩ “coi được”.

Tuy nhiên sau khi xem lại đoạn băng nói chuyện với Thanh Toàn tôi mới nhận ra là ngày đó mình không còn một lựa chọn nào khác, cho dù kết quả rất bi đát nhưng mình đã làm đúng.  Ngược lại, nếu giờ đây tôi chôn vùi câu chuyện này vào dĩ vãng thì cái chết của Tướng Phú và 304 chiến hữu của tôi sẽ trở thành oan uổng.  Từ đó tôi mới có ý định viết lại trận đánh với tất cả mặt trái đen tối của nó.

Nhưng rồi năm nay tôi được làm quen với người bạn nhỏ tuổi hơn là Châu Xuân Nguyễn.  Châu đã nói với tôi : “Cái cần là anh là người  trong cuộc chiến, anh chỉ kể những huy hoàng và “amnesia” ( tự nhiên mất trí nhớ ) về mặt trái thì ai trách anh đâu”.  Nghe lời Châu tôi quyết định xóa bỏ những đoạn có dính dáng đến mặt trái đau xót mà tôi đã viết xong.

Vậy thì xin lượng thứ nếu thấy trong bài tường thuật này tôi toàn nói tốt.

Và chúng tôi tự nghĩ, chúng tôi đã làm hết sức của mình rồi

 

(19) TRẬN KHÁNH DƯƠNG, NHỮNG LỜI BỊA ĐẶT TỒI BẠI

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Sổ tay chiến trường của Thiếu tá Phạm Huấn vào ngày 22-3-1975 :

“Rừng núi cao nguyên thật lạnh.  Nhưng họ cũng đã quen sau những năm tháng dài trấn đóng và hành quân tại Miền Bắc Kontum trước đây.  Các chiến sĩ Trung đoàn 40 và 2 tiểu đoàn Địa phương quân thiện chiến của Tiểu khu Phan Rang, luôn luôn trong tình trạng báo động trên chiến tuyến phía Tây mặt trận Khánh Dương. ( Thực ra chỉ có 1 tiểu đoàn ĐPQ nhưng đã chết hết một nửa sau 5 ngày tử chiến với quân CSVN từ Ban Mê Thuột ).

“Đúng 7 giờ 30 sáng, một trận địa chấn kinh hồn.  Hàng ngàn, nhiều ngàn trái đại bác của địch nã vào như “bắn hiệu lực” trên tuyến phòng thủ.  Sau đó là chiến xa và biển người.

Sư đoàn F 10 Cọng sản Bắc Việt dốc toàn lực lượng với chiến xa, pháo binh quyết rửa cái nhục chiều ngày hôm qua.  Khoảng 40 phút, các lực lượng phòng thủ phía Tây Khánh Dương gồm gần nửa quân số Trung đoàn 40, Sư đoàn 22 Bộ binh và 2 tiểu đoàn Địa phương quân Phan Rang, tan ra từng… mảnh nhỏ.” ( Phạm Huấn, Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, trang 199 ).

Lúc đó Tiểu đoàn 231/ĐPQ đang nằm trong vòng đai phòng thủ BCH quận Khánh Dương và Tiểu đoàn 2/40 BB cách quận 5 cây số về hướng BMT.  Nghĩa là Quận lỵ Khánh Dương bị tràn ngập từ phía BMT và từ trong rừng phía Nam BCH Chi khu.  Thế nhưng sau đó Phạm Huấn lại ghi tiếp :

“ 10 giờ, Chi khu Khánh Dương di tản vì bị Việt Cộng tràn ngập (!).  Đây là màn dàn cảnh của Quận trưởng Khánh Dương : Cho em út thuộc Tiểu đoàn 272 Địa phương quân Khánh Hòa bắn súng cối vào hàng rào phòng thủ quận rồi bỏ chạy. Tiểu đoàn 63 pháo binh sau đó, vào quận kéo 2 khẩu đại bác 105 ly đi, không thấy có Việt Cọng.  Tướng Phú ra lệnh truy tố Quận trưởng Khánh Dương, nhưng sau đó lại bỏ (!)…”

Nghĩa là vào lúc 10 giờ sáng ngày 22-3-1975 Chi khu Khánh Dương vẫn còn nguyên sau khi đã tan ra từng mãnh nhỏ vào lúc 7 giờ 30 sáng !?.Đây chỉ là suy diễn bệnh hoạn của Thiếu tá Huấn từ chuyện kéo 2 khẩu súng :

Nguyên do khi quân CSVN pháo vào phi trường và BCH/Chi khu thì  cũng là pháo vào 2 khẩu 155 ly ( không phải 105 ly như tài liệu của Phạm Huấn ).  Đây là 2 khẩu pháo duy nhất được đặt trong vòng rào BCH/Chi khu.  Cho nên khi vừa dứt pháo thì Chi khu cho lệnh di tản bởi vì toàn Chi khu bị tràn ngập mà tại quận Khánh Dương không còn dân mà cũng không còn lính.  Các pháo thủ nhảy theo các loại xe trong chi khu để di tản.  Riêng ông trung đội trưởng pháo binh cũng lên xe jeep dông theo đoàn di tản.

Đến 9 giờ ngớt pháo, tình hình có vẻ yên ắng thì cả đám mới phát hiện ra 10 khẩu 105 ly được kéo về M’Drak an toàn, riêng ông trung đội trưởng Pháo binh 155 ly bỏ chạy mà chưa phá hủy 2 khẩu súng.  Bắt buộc ông phải mon men trở lại để còn kịp thì kéo súng đi, còn không kịp thì hủy súng chứ không sẽ bị ra tòa.

Hỏi thăm những người chạy sau cho biết quân CSVN từ Ban Mê Thuột đang còn đánh nhau với 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 40 BB cách BCH Chi khu 5 cây số, và Tiểu đoàn 231 đang còn cầm cự trên đồi sau lưng BCH Chi khu cho nên sĩ quan trung đội trưởng của 2 khẩu 155 ly đem GMC về kéo súng.  Hai khẩu 155 được kéo về đầu đèo M’Drak an toàn.  Lúc đó BCH hành quân  của Sư đoàn 23 BB tại đầu đèo M’Drak mới báo về BTL Quân khu 2 là cho tới 10 giờ sáng quân CSVN cũng chưa tới BCH Chi khu Khánh Dương.

Những ông quan “ngồi lê đôi mách” ở hậu phương

Trong khi sự thật là bắt đầu từ 7 giờ sáng, cứ thêm 1 phút là thêm xác chết của binh lính của Trung đoàn 40 BB và Tiểu đoàn 231/ĐPQ ngã xuống tại chiến trường phía Tây BCH Chi khu Khánh Dương.  Sở dĩ quân CSVN chưa vào được BCH Chi khu là vì đang bị chận lại bởi các tiểu đoàn Bộ binh của Trung đoàn 40 BB và Tiểu đoàn 231/ĐPQ.

Di hại của trí tưởng tượng của Phạm Huấn là người đời đọc sách của ông ta luôn luôn có ấn tượng không tốt về tinh thần làm việc của quân lực VNCH, toàn là cấp trên lừa cấp dưới, cấp dưới dối trá cấp trên, không có luật lệ, không có kỷ cương, muốn báo cáo sao thì báo, muốn truy tố ai thì truy tố, chẳng cần bằng chứng, chẳng cần nhân chứng.

Có thể nào có chuyện báo cáo láo và truy tố ẩu hay không?  Không thể nào có được, bởi vì hệ thống chỉ huy của quân đội của bất cứ nước nào cũng có những biện pháp ngăn ngừa tình trạng này:

Theo huấn thị điều hành căn bản của Bộ TTM/QL.VNCH  thì mỗi trung tâm hành quân ( cấp trung đoàn trở lên hoặc cấp chi khu trở lên ) phải có một cuốn sổ lớn để ghi lại diễn tiến từng giờ từng phút mọi biến cố xảy ra trong khu vực trách nhiệm, bắt buộc phải ghi đúng ngay lúc sự việc đang xảy ra, nhằm tránh trường hợp có xảy ra lỗi lầm nhưng chối lỗi. Quyển sổ đó được gọi là “sổ nhật ký hành quân”.

Không thể có chuyện tẩy xóa hay viết lại những trang ghi chép trong sổ nhật ký hành quân bởi vì mỗi trang giấy trắng của quyển sổ đều được đóng dấu giáp lai (giữa hai trang giấy) và trên mỗi con dấu đều có chữ ký của Đơn vị phó, nhằm tránh tình trạng viết lại trang nhật ký hoặc ngụy tạo bằng một trang giấy khác.  Sở dĩ phải do ông đơn vị phó ký là để đề phòng trường hợp chính đơn vị trưởng phạm lỗi rồi sai nhân viên xé trang cũ, viết trang khác để chạy tội.

Thiếu tá Huấn chỉ là một nhà báo được học căn bản về quân sự nhưng không rành về chỉ huy tham mưu cho nên ông có rất nhiều tưởng tượng của những người không rành về quân đội.  Ngay việc ông gọi quyển sổ tay ghi chép của ông là “Nhật ký hành quân” cũng không đúng;  sổ của ông được gọi là “sổ tay chiến trường” của phóng viên báo chí.  Riêng chuyện Khánh Dương tan nát rồi sau đó Khánh Dương còn nguyên đủ chứng tỏ Phạm Huấn ghi lại không đúng thời gian, chuyện xảy ra trước đựợc ghi lại sau trong khi chuyện xảy ra sau được ghi trước.

Do vì không sắp đặt theo thứ tự thời gian và không ghi đầy đủ diễn tiến của tình hình cho nên Phạm Huấn bị ảnh hưởng bởi trí tưởng tượng vô tư của những người ngồi trên các quán cà phê vĩa hè.  Trong khi con người ta đang chết từng giờ từng phút trên chiến trường thì mấy quan ngồi tại hậu phương tha hồ tưởng tượng.  Nội chuyện phi trường KD bị tấn công trở thành không bị tấn công, và Tiểu đoàn 231/ĐPQ biến thành Tiểu đoàn 272/ĐPQ là những điển hình .

 

Ngoài ra “2 tiểu đoàn thiện chiến của Phan Rang” mà Phạm Huấn viết cũng chỉ là bịa đặt.  Sự thực Tiểu Đoàn 250/ĐPQ của Phan Rang đã bị đánh tan trong ngày 12-3, tức là trước đó 10 ngày.  Khi Tiểu đoàn 231/ĐPQ lên đường đi Khánh Dương vào sáng sớm ngày 14-3 thì nguyên thành phố Phan Rang như một đám tang : Gia đình, thân nhân của Tiểu đoàn 250 đứng dọc theo Quốc lộ 1 để đón các chuyến xe từ Nha Trang tới, mong tìm xem có thêm người nào sống sót được trở về hay không.

Còn “tiểu đoàn thiện chiến 231/ĐPQ” thì  trong ngày 22-3 chỉ là 180 “tàn binh” mệt mỏi và xuống tinh thần sau 5 ngày tử chiến với quân CSVN từ Ban Mê Thuột.  Lẽ ra họ phải được đưa về tuyến sau để nghỉ ngơi và lấy lại hồn, nhưng họ vẫn phải tiếp tục đứng trên tuyến đầu bởi vì các quan ngồi tại hậu phương cho rằng họ là “2 tiểu đoàn thiện chiến” còn nguyên khí thế ! ( hai tiểu đoàn khoảng 1.000 người ).

Nhưng rồi chỉ trong vòng 40 phút tự nhiên 1.000 chiến binh của Sư đoàn 22 BB và 1.000 chiến binh thiện chiến của Phan Rang “tan ra… từng mảnh nhỏ”, không thấy nói đánh như thế nào và tan như thế nào (sic).

Lời bịa đặt dựa theo trí tưởng tượng bệnh hoạn

Sự vô tâm của Thiếu tá Phạm Huấn càng nặng hơn nữa khi ông ghi chuyện này vào trong tác phẩm của ông với đánh giá riêng của cá nhân ông : “Trong những ngày sôi bỏng của mặt trận Khánh Dương, Nha Trang, hôm ông Quận trưởng Khánh Dương cho lính địa phương quân bắn súng cối vào gần hàng rào phòng thủ, rồi báo cáo quận bị Việt cộng tràn ngập, và rút lui.  Tướng Phú giận lắm, định cách chức Tỉnh trưởng Nha Trang và truy tố Quận trưởng Khánh Dương ra tòa án mặt trận.

Nhưng rồi buổi tối, bà Đại tá Lý Bá Phẩm, vợ Tỉnh trưởng Nha Trang, tới gặp bà Phú… một lát, Tướng Phú lại đổi ý kiến”.

Đây là lối suy luận của những kẻ ngồi lê đôi mách trên vĩa hè chứ không phải là của một thiếu tá thuộc binh chủng Nhảy dù từng tốt nghiệp trường võ bị Đà Lạt.  Nếu quả thật ông Quận trưởng Khánh Dương có làm chuyện đó thì Tỉnh trưởng Lý Bá Phẩm sẽ là người có trách nhiệm truy tố ông quận trưởng ra trước tòa án binh chứ đâu phải là ông Tướng Phú.  Bởi vì ông Quận trưởng thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ chứ không phải của Bộ Quốc phòng.

Còn muốn cách chức Tỉnh trưởng thì chỉ có Tổng thống hay Bộ trưởng bộ Nội vụ bởi vì những Tỉnh trưởng của những tỉnh quan trọng do Tổng thống bổ nhiệm, những tỉnh nhỏ do Thủ tướng ( Kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ ) bổ nhiệm.  Trong Vùng 2 có 5 ông Tỉnh trưởng do Tổng thống bổ nhiệm, đó là các ông Hoàng Đình Thọ, Lý Bá Phẩm, Trần Văn Tự, Ngô Tấn Nghĩa và Nguyễn Hợp Đoàn.

Vả lại từ ngày 17-3-1975 Tướng Phú đã giao Chi khu Khánh Dương thuộc quyền chỉ huy của Đại tá Đức, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB, vậy nếu có kỷ luật thì kỷ luật Đại tá Đức chứ sao lại kỷ luật Đại tá Phẩm?  Không lẽ Phạm Huấn không biết về hệ thống chỉ huy trong quân đội ?

Đúng là lúc 10 giờ sáng ông Tướng có nổi giận đòi truy tố ông Chi khu trưởng bởi vì ông nhận được báo cáo là Chi khu KD còn nguyên.  Nhưng sau đó ông Tướng bỏ qua bởi vì người ta tiếp tục báo cáo cho ông rằng 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 40 và Tiểu đoàn 231/ĐPQ đã tan rã.  Bộ chỉ huy Sư đoàn 23 của Đại tá Lê Hữu Đức và BCH Trung đoàn 40 BB của Trung tá Nguyễn Thành Danh cũng rút khỏi Khánh Dương trước Thiếu tá Bình.  Vậy thì lấy bằng cớ nào mà ông Tướng có thể truy tố ông Thiếu tá Bình ?

Chuyện đòi cách chức Đại tá Phẩm vì tội của ông Quận trưởng Bình là chuyện phi lý.  Rồi chuyện bà Phẩm đi gặp bà Phú để chạy tội cho ông Bình lại càng vô lý hơn, rồi ông Tướng Phú cho vợ nhận tiền của bà Phẩm để tha cho ông Bình lại càng vô lý hơn nữa.  Mọi chuyện xảy ra trong lúc dầu sôi lửa bỏng, các nơi đều di tản, loạn lạc.  Ai hơi đâu mà chạy tiền giữ chức?  Nhất là chức quận trưởng của cái quận đã lọt vào tay quân Cọng sản?!

Trong khi Thiếu tá Phạm Huấn là tay chân thân tín của Tướng Phú đã nói ra  thì ai mà không tin?  Giờ đây Tướng Phú đã chết thì Huấn có quyền phịa vô tội vạ vì biết mọi người không ai còn mặt mũi nào mà phản bác.  Nhưng Huấn không hề nghĩ tới rằng vợ con của những nạn nhân oan ức sẽ phải đau lòng suốt đời vì những bịa đặt hạ cấp của ông ta.

 

BÙI ANH TRINH

 

Chú thích của người viết

 

Năm 1996 tôi đến Mỹ theo diện tị nạn chính trị.  Việc đầu tiên là tôi tìm tài liệu để giải mã trận Khánh Dương mà chính tôi có tham dự dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Phạm Văn Phú.  Thời đó, 1996, thì quyển sách “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975” của Thiếu tá Phạm Huấn là một tài liệu ăn khách nhất vì tính cách khả tín của nó.

Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng khi lật từng trang của tài liệu này. Tất cả chỉ là những suy diễn bệnh hoạn dựa trên một số những ghi chép “không đầu không đuôi” của Phạm Huấn. Ngoài ra ông ta cũng đã ranh mãnh dựa theo những tài liệu nổi tiếng thời sau 1975 như sách Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng, sách Decent Inteval của Frank Snepp, sách The Final Collapse của Cao Văn Viên, và sách The Palace File của Nguyễn Tiến Hưng.

Điển hình nhất là chuyện bịa đặt trắng trợn về Tiểu đoàn 231/ĐPQ của chúng tôi.  Cũng may là kẻ gian không được thông minh cho nên ông ta nói trước hở sau, cái sau đá cái trước. Do đó nếu muốn chứng minh thì chỉ cần trích dẫn những gì do chính ông ta viết.

Không phải là tôi chủ tâm lật mặt Thiếu tá Huấn để rửa mặt cho chúng tôi, nhưng tôi muốn nhân vụ này để làm đầu cầu bác bỏ những lời vu oan độc địa của Phạm Huấn đối với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất…

Ngoài ra tôi cũng không muốn những lời bịa đặt tồi bại lại được hậu thế lấy làm căn bản cho các tài liệu lịch sử nói về các trận đánh cuối cùng của Quân đoàn II. Con cháu đời sau đi tìm hiểu sự thực về VNCH qua tài liệu của Phạm Huấn sẽ thấy chế độ VNCH là một chế độ thối nát. Ở phía trước các ông chồng làm tư lệnh quân đoàn, làm tỉnh trưởng; còn ở phía sau các bà vợ ăn tiền chạy chọt !  Đúng như những gì CSVN đã dạy cho học sinh Việt Nam (sic).

Có nhiều người đã cản tôi lật mặt Phạm Huấn với lý do lịch sử đã sang trang (sic). Tôi có thể bỏ qua những gì đã bị chôn lấp bởi thời gian, nhưng tôi không chấp nhận lịch sử viết sai về chúng tôi, về chế độ VNCH.  Giờ đây tôi chỉ nói về những bịa đặt hạ cấp do chính Phạm Huấn viết ra trong sách của ông ta chứ tôi không đưa ra những nhận xét về tư cách tồi tệ của Phạm Huấn do những nhân vật trong cuộc kể lại cho báo chí.

(20) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, LỆNH TRIỆT THOÁI

( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh  )

Tại sao phải bỏ Pleiku, Kontum ?

   Tài liệu của CIA :

Ngày 16-8-1974, Tư lệnh quân đội HK tại VN John Murray họp buổi họp chót với Tướng Cao Văn Viên và một số tướng lãnh của Bộ TTM.  John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, tùy theo mức viện trợ quân sự của Mỹ, gấp rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2, và cả Vùng 3 để về cố thủ Vùng 4.  Sau bổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở về Hoa Kỳ ( Frank Snepp, Decent Interval, 1977, trang 95 )..

   Tài liệu của Cơ quan Vện trợ Quân sự Hoa Kỳ ( DAO, hậu thân của MACV ) :

Nếu mức viện trợ là 750 triệu thì khả năng tác chiến của quân VNCH : Không.  Khả năng kiểm soát vùng sôi động của quân VNCH : Không.  Khả năng tấn công của quân VNCH : Không.

Nếu mức viện trợ quân sự là 600 triệu thì quân VNCH chỉ còn khả năng tác chiến tại Vùng 4 và Sài Gòn nếu bỏ hẵn các vùng khác.

( Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, 1986, phụ lục C trang  753, xem ảnh đính kèm cuối bài viết ).

   Tài liệu của Tướng Cao Văn Viên :

Ngày 11-3-1975 Tướng Thiệu mời các Tướng Khiêm, Viên, Quang ăn sáng tại dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của HK vào năm 1975 :

“Quyết định của Tổng thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đã suy xét thận trọng.  Hình như Tổng thống Thiệu đã ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…”

 

“… Tổng thống Thiệu phác họa sơ : …Một vài phần đất quan trọng đang bị Cọng sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi giá… …Ban Mê Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại… …” ( Cao Văn Viên, The Final Collapse, 1983, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 129-131 ).

“…VNCH không còn hy vọng nào.  Một thực tế gần như hiển nhiên là HK không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biểu quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra.  Đối với HK, cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc” ( trang 132 ).

Những lời cáo buộc tồi bại

Những đoạn tài liệu trích dẫn trên đây đã giải thích rõ vì sao Tổng thống Thiệu phải quyết định bỏ Kontum-Pleiku. Cả ba tài liệu này đều được đưa ra công chúng trước năm 1986.  Nhưng vì thời đó các phương tiện truyền thông của người Việt tị nạn do Mỹ tài trợ muốn hướng sự oán hận mất nước vào cá nhân Tổng thống Thiệu ( Để quên đi tội bỏ rơi của Mỹ ), cho nên tất cả sách báo đều giả lơ như không biết vì sao Nguyễn Văn Thiệu lại quyết định bỏ Cao Nguyên. Thậm chí Đại tá CIA Lê Khắc Lý còn tuyên truyền rằng Tổng thống Thiệu bỏ cao nguyên để “tháu cáy” Mỹ.

Trích bài viết “Tổng thống Thiệu và cuộc triệt thoái cao nguyên năm 1975” của tác giả Trọng Đạt :

“Cách đây khoảng nửa năm, trong một lần tiếp xúc Đại tá Lê Khắc Lý có nói ông nghi ngờ TT Thiệu rút bỏ Cao nguyên để tháu cáy Mỹ nhưng thất bại và ông có gợi ý tôi viết về chủ đề này ….Đại Tá Lý nói … ông đã học nguyên tắc chiến thuật (tactical) căn bản ngoài chiến trường là luôn luôn chiếm giữ “high ground” (vùng cao) để chế ngự các vùng đất chung quanh”.

“Nhưng khi giảng, “thầy” cũng có nói nguyên tắc này cũng áp dụng cho “chiến lược” (strategy) nữa. Trong trường hợp Quân đoàn 2 của ta hồi 1975, ông nghĩ là đúng với nguyên tắc này. Ông cho rằng quyết định bỏ cao nguyên là sai lầm. Rồi từ vùng đất thấp là vùng duyên hải sẽ đánh ngược lên để gọi là “tái chiếm Ban Mê Thuột” là chuyện quá khó nếu không nói là “không tưởng”.

“Tóm lại TT Thiệu đã sai lầm về chiến thuật chiến lược khi ban lệnh lui binh xuống đồng bằng duyên hải để từ đó lên tái chiếm Ban Mê Thuột”.

Chỉ có những người ngoài quân đội mới bị mắc bịp, chứ bất cứ ai đã từng qua trường Hạ sĩ quan hay trường Sĩ quan đều biết rằng đây là một nguyên tắc sơ đẵng của chiến thuật ( Không phải là chiến lược ).  Bất cứ một người Hạ sĩ quan tiểu đội trưởng nào cũng phải biết chọn địa thế đóng quân cho tiểu đội là vùng đất cao khống chế địa thế xung quanh. Đặt một khẩu đại liên hay trung liên cho tiểu đội cũng phải tôn trọng nguyên tắc này. Và xưa nay người ta lập đồn bót đều lập trên cao chứ không ai lựa dưới trũng.

Trong khi đó Đại tá Lý lại nói cho các nhà báo rằng Tổng thống Thiệu bỏ trên cao chạy xuống thấp ( triệt thoái cao nguyên ) rồi từ dưới thấp đánh lên cao ( tái chiếm BMT ) là một sai lầm chiến lược… (!)

Có lẽ các ông tướng dạy môn chiến lược cho Lê Khắc Lý tại trường Cao Đẵng Quốc Phòng cũng phải phì cười.  Bởi vì đối với chiến lược thì giữ địa bàn trên cao sẽ thất thế hơn nếu bị triệt tiếp tế ( Bị bao vây cô lập ).  Tình thế của Quân đoàn II vào tháng 3 năm 1975 đã trở thành bất lợi khi quân CSVN đã triệt hết mọi đường tiếp tế cho cao nguyên.

Một thí dụ điển hình là tháng 1 năm 1954 quân Pháp trấn giữ cao nguyên Pleiku với 4 liên đoàn bộ binh là Binh đoàn 100 Lê Dương ( Mới từ chiến trường Triều Tiên về Việt Nam ), Liên đoàn 11 Nam Việt, Liên đoàn 41 Sơn Cước, và Liên đoàn 42 Sơn Cước.  Trong khi đó Bình Định và Phú Yên thuộc quyền kiểm soát của Việt Minh từ năm 1945 cho nên tuyến tiếp tế cho Pleiku phải từ Lào qua. Còn Quốc lộ 14 đã bị quân Việt Minh chặn tại Dak Nong.

Tháng 6 năm 1956, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, quân của Sư đoàn 325 CSVN đánh Lào chặn đường tiếp tế cho Pleiku. Tướng Navard  cho lệnh rút Binh đoàn 100 từ An Khê, ( giữa Bình Định và Pleiku ) về giữ Pleiku.  Ngày 24-6-1954 trên đường về Peiku Binh đoàn 100 Lê Dương bị phục kích tại đèo Mang Yang và bị đánh tan.  Đồng thời quân CSVN từ Bình Định tiến lên An Khê tấn công Liên đoàn 11.  Liên đoàn 11 Nam Việt cũng bị đánh tan.

Rõ ràng quân Pháp ở trên cao nhưng hoàn toàn thất thế vì bị triệt tiếp tế. Trong trường hợp Tướng Thiệu rút 1 Sư đoàn Bộ binh, 7 Liên đoàn BĐQ ( Tương đương 2 sư đoàn ), 2 trung đoàn tăng và 1 trung đoàn pháo từ Pleiku, Kontum để tái chiếm Ban Mê Thuột cũng là nằm trong tính toán là quân VNCH đông hơn, vũ khí mạnh hơn sẽ áp đảo được quân CSVN.  Bằng chứng năm 1972 chỉ cần Sư đoàn 23 BB đủ đánh tan 3 sư đoàn Bắc Việt tại Kontum.

 

Lê Khắc Lý có bằng Cao Đẵng Quốc Phòng mà cả đời chẳng bao giờ viết một bài phê bình về chiến thuật, chiến lược…!  Lại đi “mớm” chiến thuật chiến lược cho các nhà báo để súi họ viết về chiến thuật chiến lược của Tướng Thiệu trong khi Tướng Thiệu được phóng viên chiến trường nổi tiếng thế giới là Oriana Fallaci đánh giá là 1 trong 10 tướng tài giỏi nhất thế giới.

Tại sao không cho Mỹ biết ?

Tài liệu của CIA : “Lý cho Nicol biết ngày mai 14/3 tướng Phạm Văn Phú sẽ họp với tổng thống Thiệu tại Cam Ranh. Buổi họp được giữ kín và máy bay của tướng Phú sẽ đi Qui Nhơn trước để đánh lạc hướng.  Lý hứa với Nicol có tin gì sau khi Phú đi họp về Lý sẽ cho hay” ( CIA và Các Ông Tướng, Bản dịch của Trần Bình Nam ).

Đại tá Lý là một điệp viên của CIA, được Tướng Cao Văn Viên đưa vào làm tham mưu trưởng của Tướng Phú.  Lần này Tổng thống Thiệu muốn đánh lạc hướng theo dõi của CIA nhưng không ngờ mật thám của CIA đứng ngay sau lưng Tướng Phú.

Tài liệu của Thiếu tá Phạm Huấn, Tùy viên báo chí của Tướng Phạm Văn Phú : “Để bảo mật cho chuyến đi của ông Thiệu, nên đã không có một chuẩn bị nào tiếp đón ông và phái đoàn.  Ngay cả một cái thang cao dùng cho loại máy bay lớn DC.6, DC.4 cũng không có.

Chiếc “biệt thự bay” tiến vào chỗ đậu.  Một chiếc xe jeep được lái tới sát bên.  Ông Thiệu và các tướng Khiêm, Viên, Quang lần lượt… “tụt” bằng đít khỏi chiếc DC.6 rồi bước lên mui xe !” ( Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, trang 80 ).

Để giấu ai mà các nhà lãnh đạo VNCH phải khổ sở như vậy ?  Chắc chắn không phải để che mắt báo chí hay CSVN, bởi vì che mắt báo chí hay CSVN thì không cần giấu CIA.  Nhưng đằng này giấu cả CIA thì có nghĩa là không cho Mỹ biết.

Vấn đề còn lại là tại sao không cho Mỹ biết ?  Câu trả lời là nếu Mỹ biết thì những người Miền Núi ở Tây Nguyên sẽ biết, và họ sẽ không để yên cho quân đội VNCH bỏ rơi họ.

Ngày nay lịch sử còn lại lời chứng của Tướng Phạm Duy Tất :  Chuẩn tướng Tư lệnh phó Quân đoàn 2 Trần Văn Cẩm hỏi : “ Còn các tỉnh trưởng, lực lượng địa phương và dân chúng có tổ chức cho họ  rút không?”.  Phú trả lời:  “Theo lệnh ông Thiệu, bỏ lực lượng này lại, không được thông báo cho các tỉnh trưởng, cứ để họ tiếp tục chống giữ. Khi chúng ta rút xong, ai biết thì biết. Địa phương quân toàn là người Thượng thì trả chúng về với cao nguyên” ( Văn Tiến Dũng, Đại Thắng Mùa Xuân, Việt Nam thư quán ).

Dĩ nhiên khi Tổng thống Thiệu ra lệnh bỏ người Thượng lại Cao Nguyên thì ông và các tướng Khiêm, Viên, Quang, Phú đều biết rằng lực lượng địa phương là 45 ngàn cựu Biệt kích Mỹ ( CIDG, Dân Sự Chiến Đấu ).  Sau khi quân Mỹ rút đi thì 45 ngàn quân này trở thành Địa phương quân và Biệt động quân Biên phòng.  Danh tính 4 liên đoàn Biệt động quân Biên phòng của Quân khu II xuất thân từ Biệt kích Mỹ là Liên đoàn 21, Liên đoàn 22, Liên đoàn 24, và Liên đoàn 25 BĐQ.

Người Mỹ và lực lượng chiến đấu người Miền Núi có quan hệ với nhau như thế nào mà Tướng Thiệu không muốn cho người Mỹ biết ?  Tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng ( sau nhiều cuộc phỏng vấn cựu Tổng thống Thiệu ) cho biết :

“…năm 1960 khi CIA ( Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ ) và Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ gởi người lên Cao Nguyên tổ chức và võ trang dân Thượng chống CS Bắc Việt.  Người Mỹ cung cấp dược phẩm, súng đạn, thực phẩm, và xử sự như giới trung gian giữa người Việt và người Thượng…” ( Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập trang 444 ).

“Để bảo vệ an ninh cho cuộc rút lui này, ông Thiệu ra lệnh bảo mật tối đa, để các lực lượng địa phương, phần lớn là dân Thượng, không biết trước về vụ này….Ngay sau khi 200 chiếc xe vận tải đầu tiên rời khỏi Pleiku đã được tung ra khắp tỉnh.  Đám người Thượng thấy mình bị bỏ rơi bèn quay mũi súng về đoàn quân đang tháo lui…” ( trang 449).

Vậy thì đã rõ, nguyên nhân của việc tạm giấu người Mỹ là vì người Mỹ có trách nhiệm với các dân tộc Miền Núi cho nên họ sẽ không chấp nhận chuyện bỏ rơi người Miền Núi, chắc chắn họ sẽ thông báo cho các lực lượng cựu Biệt kích Mỹ biết để họ tự lo cho dân tộc của họ.  Dĩ nhiên một khi các lực lượng vũ trang của người Miền Núi tự lo thì chỉ còn có cách là bắt giữ các sĩ quan và công chức người Kinh làm con tin, để làm áp lực buộc chính phủ Sài Gòn không được bỏ rơi họ.

 

Cái chết của nhà báo Paul Leandri

Tại Sài Gòn, một nhà báo nổi tiếng của Pháp là Paul Leandri đã nhanh chóng loan tin tàn sát cấp chỉ huy người Kinh ra toàn thế giới cho nên ông ta bị bắt ngay và bị bắn chết trong một đồn cảnh sát.  Cơ quan CIA ( Frank Snepp ) loan tin rằng ông ta bị bắn do chạy ra một chiếc xe toan trốn khỏi nơi bị giam.  Tuy nhiên không ai tin rằng một nhà báo gạo cội lại ngu xuẩn đến như vậy.  Chính tin tức mà ông muốn loan đã hại ông ta :

Sở dĩ Leandri bị giết bởi vì trong khi mà 3 Liên đoàn Biệt Động Quân gốc Biệt kích Mỹ thanh toán các cấp chỉ huy người Kinh thì cùng lúc đó, tại Sài Gòn, cơ quan CIA đang cho thì hành kế hoạch di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Nhưng tin tức của Paul Leandri nếu được lan truyền sẽ tạo thành một làn sóng tâm lý, rủ nhau thanh toán người Mỹ một khi các quân nhân Việt Nam thấy người Mỹ bỏ chạy.  Nhất là các quân nhân thuộc Lực Lượng Đặc biệt Việt Nam;  họ sẽ suy ra ai đã lập ra Lực lượng Biệt kích Mỹ mà rốt cuộc thì đồng đội của họ phải nhận lãnh mọi sự trả thù của các quân nhân người Thượng.  Và nay tới phiên người Mỹ rút chạy thì họ cũng sẽ bị thanh toán.  Đó là ngón đòn dành cho kẻ phản bội.

Theo biên bản xét nghiệm tử thi của bệnh viện Grall thì Leandri bị bắn bằng một phát đạn kê sát mang tai bắn lên.  Và theo một bài tùy bút của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích thì Leandri bị Đại tá cảnh sát Phạm Kim Qui bắn chết rồi bắt Việt Tấn Xã phải loan tin theo như báo cáo của đồn cảnh sát.

Cũng theo sách của Frank Snepp thì giám đốc CIA tại Sài Gòn là Polgar đã được Đại sứ Pháp gọi đến Tòa đại sứ Pháp vào giữa khuya hôm đó để “nói chuyện phải quấy”.  Điều này chứng tỏ CIA là người chịu trách nhiệm về cái chết của Leandri chứ không phải là Đại tá Phạm Kim Qui.  Ông Qui chỉ là người thừa hành.

BÙI ANH TRINH(21) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, KẾ HOẠCH TRIỆT THOÁI

( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh  )

Năm 1975, ngày 14-3, Tướng Thiệu cùng Tướng Khiêm, Tướng Viên và Tướng Quang đi cùng một chuyến máy bay, bay đi Đà Lạt để đánh lạc hướng theo dõi của CIA rồi mới đáp xuống Cam Ranh.  Trong khi đó Tướng Phú cũng đánh lạc hướng theo dõi bằng cách bay từ Pleiku xuống Quy Nhơn rồi mới bay vào Cam Ranh.

Từ 11 giờ 30 sáng đến 1 giờ trưa, 5 ông Tướng họp mật trong một dinh thự bỏ trống giữa Căn cứ quân sự Cam Ranh.  Kết quả của cuộc họp là Tướng Phú nhận được lệnh rút quân chủ lực và toàn bộ vũ khí hạng nặng ra khỏi Cao nguyên Pleiku-Kontum.

Nội dung cuộc họp

Có 6 quyển sách nổi tiếng đã tường thuật chi tiết cuộc họp tại Cam Ranh :

(1) – Năm 1976, sách Đại Thắng Mùa Xuân của Tướng CSVN Văn Tiến Dũng :

Thiệu lại nói:  “Rút bằng đường số 19 được không?”.  Viên trả lời: “Trong lịch sử chiến tranh Đông Dương, chưa có lực lượng nào rút theo đường số 19 mà không bị tiêu diệt”.  Thiệu hỏi thêm:  “Thế thì đường số 14 ra sao?”.  Viên đáp:  “Đường số 14 lại càng không thể đi được”.  Mọi người dự họp thấy chỉ còn con đường số 7, từ lâu không dùng đến, tuy xấu nhưng tạo được yếu tố bất ngờ”.

Đây là Tướng Dũng “biên kịch” theo lời khai của Tướng VNCH Phạm Duy Tất ở trong nhà tù chứ Tướng Tất không có mặt trong cuộc họp Cam Ranh cho nên ông không thể nghe “Thiệu hỏi, Phú đáp” như thế nào.

(2) – Năm 1978, sách “Decent Interval”của Frank Snepp:

“Thiệu chuyển sang vấn đề đặc biệt quan trọng là dùng đường nào để rút lui?  Trong khi Đường 19 đi duyên hải , và Đường 14 đi Vùng 3 đều bị chận.  Thiệu hỏi Phú chọn đường nào?  Tới đây Tướng Viên chen vào, nhấn mạnh rằng cả hai đường đều không an toàn đối với lực lượng của Tướng Phú.  Chỉ còn con đường 7.B, một con đường hư cũ, chạy về miền duyên hải ngang qua tỉnh Phú Bổn” ( Decent Interval, trang 193 ).

https://sachhiem.net/LICHSU/F/FrankSnepp1.php

“Dầu sao đi nữa, ý kiến của Tướng Viên cũng đã đưa tới quyết định sau cùng là chọn con đường 7.B để làm lộ trình triệt thoái quân CNVH ra khỏi Cao Nguyên mà không cần biết con đường đó có còn sử dụng được hay không”.  ( trang 194).

 

Frank Snepp biên soạn lại theo sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng.  Đặc biệt Snepp gán cho Cao Văn Viên là tác giả của việc chọn LTL.7. Có thể Snepp dựa theo tiết lộ của Polgar, trưởng chi nhánh CIA tại SG. Tài liệu của Snepp cho biết Polgar đã vào dinh Độc Lập ngay ngày hôm sau để hỏi thăm tướng Đặng Văn Quang về nội dung cuộc họp.

(3) – Năm 1983 , sách The Final Collapse của Tướng VNCH Cao Văn Viên :

“Sau đó Tổng thống Thiệu hỏi Tướng Phú tái phối trí ra sao, và dùng đường nào để đem quân trở lại Ban Mê Thuột…  … Tướng Phú dự định sử dụng liên tỉnh lộ 7.B…”.

Và đến năm 2003, khi tác phẩm The Finl Collapse được dịch ra tiếng Việt, Tướng Viên ghi chú thêm rằng : “Frank Snepp trong tác phẩm Decent Interval, viết tác giả là người chọn con đường 7.B để triệt thoái là hoàn toàn đoán mò”.

(4) – Năm 1986, sách The Palace File của Nguyễn Tiến Hưng : “Vì Bắc Việt đã phong tỏa các trục lộ chính, Phú đề nghị sử dụng con đường liên tỉnh số 7B để rút khỏi Pleiku như một yếu tố bất ngờ”.  Ông Hưng viết lên điều này sau 24 cuộc nói chuyện và phỏng vấn Tướng Thiệu, coi như đây là tiết lộ của Tướng Thiệu, và là lời chứng xác thực nhất.

(5) – Năm 1991, sách Vietnam War của Trung tướng tình báo Hoa Kỳ Phillip B. Davidson : “Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú : 1. Rút quân chủ lực tại Kontum và Pleiku về Duyên hải để tổ chức tái chiếm Ban Mê Thuột.  2. Bỏ rơi lực lượng ĐPQ và dân sự của Kontum, Pleiku.  3. Giữ bí mật và thực hiện càng sớm càng tốt.  4. Sử dụng LTL.7 để rút lui” ( trang 777 ). Davidson dựa theo nguyên mẫu trong sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng.

(6) – Năm 1993, sách Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 của Phạm Huấn:

Tướng Thiệu quay nhìn Tướng Phú đổi giọng thân mật : “Thế nào Phú, “toi” có ý kiến gì không?”.  Tướng Phú : “Để giữ được yếu tố bất ngờ, tôi xin đề nghị chọn Đường số 7 để rút quân…”

Giọng văn “Thiệu nói, Phú đáp” cho thấy Phạm huấn biên soạn theo sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng. Còn chi tiết Tướng Phú đề nghị chọn LTL.7 là viết theo sách Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng.  Phạm Huấn thú nhận đoạn này một phần do tướng Phú “tiết lộ”, còn lại do ông tự nghĩ ra, và ông đã viết về đoạn này tới ba lần, lần đầu tháng 2 năm 1987, lần hai tháng 4 năm 1987 và lần ba năm 1993; và mỗi lần mỗi khác.

Quyết định rút bằng Liên Tỉnh Lộ 7 là một quyết định thông minh

Sau này mọi sách vở đều cho rằng quyết định đi bằng Liên tỉnh lộ 7 là đi vào “tử lộ”, cho nên người ta vin vào sách của Frank Snepp mà đổ cho Tướng Viên đã có ý phá hoại khi quyết định chọn LTL 7.  Nếu không cố ý phá hoại thì là ông ta quá dốt.

Tuy nhiên so lại với sách của Tướng CSVN Văn Tiến Dũng và sách của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp thì phía CSVN hoàn toàn không ngờ đến việc quân VNCH di tản bằng LTL.7.  Họ chỉ biết được tin di tản vào lúc 9 giờ tối ngày 16-3-1975, khi mà đoàn di tản đã đi được 1 ngày trời, lúc đó con đường 7.B sáng rực ánh đèn như một giòng sông ánh sáng lấp lánh giữa núi rừng Cao Nguyên.

Lúc đó Tướng Dũng mới vội vàng chỉ thị cho 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 320 CSVN đang nằm sẵn tại Phú Bổn ngay tức khắc tấn công đoàn di tản nhưng tiểu đoàn này phải đợi tới 2 ngày sau mới dám tấn công quấy rối, còn đại quân 2 trung đoàn của Sư đoàn 320 CSVN phải tới 4 ngày sau mới đuổi kịp đoàn di tản nhưng chỉ vào tiếp thu những nơi mà đoàn di tản đã đi qua.

Ngoài ra Frank Snepp cũng cho rằng Tướng Cao Văn Viên đã đưa ra đề nghị rút bằng LTL.7 mà không biết con đường đó còn sử dụng được hay không, bởi vì đoạn đường từ Phú Túc đi Củng Sơn ( 45 cây số ) đã bị bỏ hoang từ năm 1964.

Tuy nhiên điều này không phải là vấn nạn đối với công binh VNCH, họ dư sức ủi đường, bắt cầu kịp với đà tiến quân, và thực tế cho thấy họ đã hoàn thành 3 cây cầu đúng như dự liệu : Gia cố cầu Ea Nu trong 2 ngày, bắt cầu Lơ Bắc vượt sông Ba ( qua tả ngạn ) trong 2 ngày và bắt cầu phao vượt lại sông Ba tại Củng Sơn ( qua hữu ngạn ) trong 1 ngày.  Và thực tế cũng cho thấy quân VNCH di chuyển từ Phú Túc đi Củng Sơn không gặp một trở ngại nào cả

 

Riêng đối với Tướng Phú thì ông đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng Quốc lộ 9 trong cuộc hành quân Nam Lào năm 1971.  Năm đó Sư đoàn 1 BB của ông tiến quân đúng như kế hoạch mặc dù Quốc lộ 9 và Đường số 914 từ A Shao đi Tchepone  đã bị bỏ hoang từ năm 1954.

Kế hoạch rút quân khỏi Pleiku, Kontum

Năm 1975, ngày 14-3, lúc 5 giờ chiều, Tướng Phú họp với Bộ tham mưu Quân đoàn gồm Tướng Trần Văn Cẩm, Tư lệnh phó Quân đoàn 2;  Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân;  Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng BĐQ tại Quân khu 2.  Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn II và Quân khu 2.

Nội dung buổi họp được ghi lại trong tài liệu The Final Collapse của Tướng Cao Văn Viên :

(1) Tướng Phú và Bộ chỉ huy tiền phương Quân đoàn II sẽ về Nha Trang để theo dõi và yểm trợ ( chỉ huy tổng quát ) cuộc hành quân tái chiếm  Ban Mê Thuột. Ban tham mưu của Tướng Phú là BTL/Quân khu 2 tại Nha Trang.

(2) Tướng Lê Trung Tường cùng đi với Tướng Phú nhưng đáp xuống Phước An để chỉ huy lực lượng tái chiếm Ban Mê Thột ( chỉ huy trực tiếp ). Ban tham mưu của Tướng Tường là BTL/ Sư đoàn 23 BB.

(3) Tướng Trần Văn Cẩm theo dõi và yểm trợ ( chỉ huy tổng quát ) cuộc hành quân triệt thoái trên Liên tỉnh lộ 7.  Ban tham mưu của Tướng Cẩm là BTL/Quân đoàn II tại Pleiku do Lê Khắc Lý là Tham mưu trưởng.

(4) Tướng Phạm Duy Tất được chỉ định làm Tư lệnh đoàn quân triệt thoái từ Kontum-Pleiku về Tuy Hòa theo LTL.7 ( chỉ huy trực tiếp ). Tức là di chuyển bộ cùng với đoàn quân triệt thoái. Ban tham mưu của tướng Tất là “Bộ chỉ huy BĐQ/ Quân khu 2” do Trung tá Lộc làm Tham mưu trưởng, Thiếu tá Khôi là Trưởng ban hành quân.

(5) Đội hình di chuyển là Liên đoàn 20 Công binh sẽ đi trước để sửa đường khi cần thiết, đi kèm là lực lượng thiết giáp.

(6) Lực lượng an ninh dọc theo đường do Địa phương quân, Nghĩa quân phụ trách.

(7) Lực lượng đi sau cùng là 2 Liên đoàn BĐQ cùng với 1 tiểu đoàn Thiết kỵ. ( Tức là Liên đoàn 7 và Liên đoàn 4 BĐQ.  Không thấy nói gì về 3 Liên đoàn BĐQ còn lại; trong thực tế 3 Liên đoàn còn lại bị bỏ rơi bởi vì họ toàn là người Miền Núi, họ không chịu di tản ).

(8) Ngày 19-3 là ngày cuối cùng di chuyển khỏi Pleiku.

Cũng theo tài liệu của Tướng Cao Văn Viên thì Quân đoàn 2 đã lên kế hoạch chia đoàn quân thành 4 nhóm di chuyển trong 4 ngày :

Ngày 16-3  :  đoàn xe 200 chiếc của quân cụ, đạn dược, nhiên liệu và pháo binh.

Ngày 17-3  :  đoàn xe 250 chiếc của Pháo binh còn lại, công binh, quân y.

Ngày 18-3 :  Bộ tham mưu Quân đoàn, quân cảnh, hậu trạm của Sư đoàn 23 BB và hậu trạm Sư đoàn 22 BB. ( Tướng Viên không nói rõ là BTM/QĐ sẽ đi bằng xe hay bằng máy bay.  Tuy nhiên theo binh thư binh pháp thì BTM của Đại tá Lý bắt buộc phải di chuyển bằng máy bay, tránh xa khu vực chiến trận, chứ không thể tham gia chiến trường ).

Ngày 19-3  :  lực lượng Thiết kỵ và 2 liên đoàn BĐQ ( Liên đoàn 7 và Liên đoàn 4 là hai liên đoàn tổng trừ bị của BTTM,  không ghi về 3 liên đoàn BĐQ còn lại ).

 

 

(21) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, KẾ HOẠCH TRIỆT THOÁI

( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh  )

Năm 1975, ngày 14-3, Tướng Thiệu cùng Tướng Khiêm, Tướng Viên và Tướng Quang đi cùng một chuyến máy bay, bay đi Đà Lạt để đánh lạc hướng theo dõi của CIA rồi mới đáp xuống Cam Ranh.  Trong khi đó Tướng Phú cũng đánh lạc hướng theo dõi bằng cách bay từ Pleiku xuống Quy Nhơn rồi mới bay vào Cam Ranh.

Từ 11 giờ 30 sáng đến 1 giờ trưa, 5 ông Tướng họp mật trong một dinh thự bỏ trống giữa Căn cứ quân sự Cam Ranh.  Kết quả của cuộc họp là Tướng Phú nhận được lệnh rút quân chủ lực và toàn bộ vũ khí hạng nặng ra khỏi Cao nguyên Pleiku-Kontum.

Nội dung cuộc họp

Có 6 quyển sách nổi tiếng đã tường thuật chi tiết cuộc họp tại Cam Ranh :

 

(1) – Năm 1976, sách Đại Thắng Mùa Xuân của Tướng CSVN Văn Tiến Dũng :

Thiệu lại nói:  “Rút bằng đường số 19 được không?”.  Viên trả lời: “Trong lịch sử chiến tranh Đông Dương, chưa có lực lượng nào rút theo đường số 19 mà không bị tiêu diệt”.  Thiệu hỏi thêm:  “Thế thì đường số 14 ra sao?”.  Viên đáp:  “Đường số 14 lại càng không thể đi được”.  Mọi người dự họp thấy chỉ còn con đường số 7, từ lâu không dùng đến, tuy xấu nhưng tạo được yếu tố bất ngờ”.

Đây là Tướng Dũng “biên kịch” theo lời khai của Tướng VNCH Phạm Duy Tất ở trong nhà tù chứ Tướng Tất không có mặt trong cuộc họp Cam Ranh cho nên ông không thể nghe “Thiệu hỏi, Phú đáp” như thế nào.

(2) – Năm 1978, sách “Decent Interval”của Frank Snepp:

“Thiệu chuyển sang vấn đề đặc biệt quan trọng là dùng đường nào để rút lui?  Trong khi Đường 19 đi duyên hải , và Đường 14 đi Vùng 3 đều bị chận.  Thiệu hỏi Phú chọn đường nào?  Tới đây Tướng Viên chen vào, nhấn mạnh rằng cả hai đường đều không an toàn đối với lực lượng của Tướng Phú.  Chỉ còn con đường 7.B, một con đường hư cũ, chạy về miền duyên hải ngang qua tỉnh Phú Bổn” ( Decent Interval, trang 193 ).

“Dầu sao đi nữa, ý kiến của Tướng Viên cũng đã đưa tới quyết định sau cùng là chọn con đường 7.B để làm lộ trình triệt thoái quân CNVH ra khỏi Cao Nguyên mà không cần biết con đường đó có còn sử dụng được hay không”.  ( trang 194).

Frank Snepp biên soạn lại theo sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng.  Đặc biệt Snepp gán cho Cao Văn Viên là tác giả của việc chọn LTL.7. Có thể Snepp dựa theo tiết lộ của Polgar, trưởng chi nhánh CIA tại SG. Tài liệu của Snepp cho biết Polgar đã vào dinh Độc Lập ngay ngày hôm sau để hỏi thăm tướng Đặng Văn Quang về nội dung cuộc họp.

(3) – Năm 1983 , sách The Final Collapse của Tướng VNCH Cao Văn Viên :

“Sau đó Tổng thống Thiệu hỏi Tướng Phú tái phối trí ra sao, và dùng đường nào để đem quân trở lại Ban Mê Thuột…  … Tướng Phú dự định sử dụng liên tỉnh lộ 7.B…”.

Và đến năm 2003, khi tác phẩm The Finl Collapse được dịch ra tiếng Việt, Tướng Viên ghi chú thêm rằng : “Frank Snepp trong tác phẩm Decent Interval, viết tác giả là người chọn con đường 7.B để triệt thoái là hoàn toàn đoán mò”.

(4) – Năm 1986, sách The Palace File của Nguyễn Tiến Hưng : “Vì Bắc Việt đã phong tỏa các trục lộ chính, Phú đề nghị sử dụng con đường liên tỉnh số 7B để rút khỏi Pleiku như một yếu tố bất ngờ”.  Ông Hưng viết lên điều này sau 24 cuộc nói chuyện và phỏng vấn Tướng Thiệu, coi như đây là tiết lộ của Tướng Thiệu, và là lời chứng xác thực nhất.

(5) – Năm 1991, sách Vietnam War của Trung tướng tình báo Hoa Kỳ Phillip B. Davidson : “Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú : 1. Rút quân chủ lực tại Kontum và Pleiku về Duyên hải để tổ chức tái chiếm Ban Mê Thuột.  2. Bỏ rơi lực lượng ĐPQ và dân sự của Kontum, Pleiku.  3. Giữ bí mật và thực hiện càng sớm càng tốt.  4. Sử dụng LTL.7 để rút lui” ( trang 777 ). Davidson dựa theo nguyên mẫu trong sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng.

(6) – Năm 1993, sách Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 của Phạm Huấn:

Tướng Thiệu quay nhìn Tướng Phú đổi giọng thân mật : “Thế nào Phú, “toi” có ý kiến gì không?”.  Tướng Phú : “Để giữ được yếu tố bất ngờ, tôi xin đề nghị chọn Đường số 7 để rút quân…”

Giọng văn “Thiệu nói, Phú đáp” cho thấy Phạm huấn biên soạn theo sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng. Còn chi tiết Tướng Phú đề nghị chọn LTL.7 là viết theo sách Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng.  Phạm Huấn thú nhận đoạn này một phần do tướng Phú “tiết lộ”, còn lại do ông tự nghĩ ra, và ông đã viết về đoạn này tới ba lần, lần đầu tháng 2 năm 1987, lần hai tháng 4 năm 1987 và lần ba năm 1993; và mỗi lần mỗi khác.

Quyết định rút bằng Liên Tỉnh Lộ 7 là một quyết định thông minh

 

Sau này mọi sách vở đều cho rằng quyết định đi bằng Liên tỉnh lộ 7 là đi vào “tử lộ”, cho nên người ta vin vào sách của Frank Snepp mà đổ cho Tướng Viên đã có ý phá hoại khi quyết định chọn LTL 7.  Nếu không cố ý phá hoại thì là ông ta quá dốt.

Tuy nhiên so lại với sách của Tướng CSVN Văn Tiến Dũng và sách của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp thì phía CSVN hoàn toàn không ngờ đến việc quân VNCH di tản bằng LTL.7.  Họ chỉ biết được tin di tản vào lúc 9 giờ tối ngày 16-3-1975, khi mà đoàn di tản đã đi được 1 ngày trời, lúc đó con đường 7.B sáng rực ánh đèn như một giòng sông ánh sáng lấp lánh giữa núi rừng Cao Nguyên.

Lúc đó Tướng Dũng mới vội vàng chỉ thị cho 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 320 CSVN đang nằm sẵn tại Phú Bổn ngay tức khắc tấn công đoàn di tản nhưng tiểu đoàn này phải đợi tới 2 ngày sau mới dám tấn công quấy rối, còn đại quân 2 trung đoàn của Sư đoàn 320 CSVN phải tới 4 ngày sau mới đuổi kịp đoàn di tản nhưng chỉ vào tiếp thu những nơi mà đoàn di tản đã đi qua.

Ngoài ra Frank Snepp cũng cho rằng Tướng Cao Văn Viên đã đưa ra đề nghị rút bằng LTL.7 mà không biết con đường đó còn sử dụng được hay không, bởi vì đoạn đường từ Phú Túc đi Củng Sơn ( 45 cây số ) đã bị bỏ hoang từ năm 1964.

 

Tuy nhiên điều này không phải là vấn nạn đối với công binh VNCH, họ dư sức ủi đường, bắt cầu kịp với đà tiến quân, và thực tế cho thấy họ đã hoàn thành 3 cây cầu đúng như dự liệu : Gia cố cầu Ea Nu trong 2 ngày, bắt cầu Lơ Bắc vượt sông Ba ( qua tả ngạn ) trong 2 ngày và bắt cầu phao vượt lại sông Ba tại Củng Sơn ( qua hữu ngạn ) trong 1 ngày.  Và thực tế cũng cho thấy quân VNCH di chuyển từ Phú Túc đi Củng Sơn không gặp một trở ngại nào cả

Riêng đối với Tướng Phú thì ông đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng Quốc lộ 9 trong cuộc hành quân Nam Lào năm 1971.  Năm đó Sư đoàn 1 BB của ông tiến quân đúng như kế hoạch mặc dù Quốc lộ 9 và Đường số 914 từ A Shao đi Tchepone  đã bị bỏ hoang từ năm 1954.

Kế hoạch rút quân khỏi Pleiku, Kontum

Năm 1975, ngày 14-3, lúc 5 giờ chiều, Tướng Phú họp với Bộ tham mưu Quân đoàn gồm Tướng Trần Văn Cẩm, Tư lệnh phó Quân đoàn 2;  Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân;  Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng BĐQ tại Quân khu 2.  Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn II và Quân khu 2.

Nội dung buổi họp được ghi lại trong tài liệu The Final Collapse của Tướng Cao Văn Viên :

(1) Tướng Phú và Bộ chỉ huy tiền phương Quân đoàn II sẽ về Nha Trang để theo dõi và yểm trợ ( chỉ huy tổng quát ) cuộc hành quân tái chiếm  Ban Mê Thuột. Ban tham mưu của Tướng Phú là BTL/Quân khu 2 tại Nha Trang.(2) Tướng Lê Trung Tường cùng đi với Tướng Phú nhưng đáp xuống Phước An để chỉ huy lực lượng tái chiếm Ban Mê Thột ( chỉ huy trực tiếp ). Ban tham mưu của Tướng Tường là BTL/ Sư đoàn 23 BB.

(3) Tướng Trần Văn Cẩm theo dõi và yểm trợ ( chỉ huy tổng quát ) cuộc hành quân triệt thoái trên Liên tỉnh lộ 7.  Ban tham mưu của Tướng Cẩm là BTL/Quân đoàn II tại Pleiku do Lê Khắc Lý là Tham mưu trưởng.

(4) Tướng Phạm Duy Tất được chỉ định làm Tư lệnh đoàn quân triệt thoái từ Kontum-Pleiku về Tuy Hòa theo LTL.7 ( chỉ huy trực tiếp ). Tức là di chuyển bộ cùng với đoàn quân triệt thoái. Ban tham mưu của tướng Tất là “Bộ chỉ huy BĐQ/ Quân khu 2” do Trung tá Lộc làm Tham mưu trưởng, Thiếu tá Khôi là Trưởng ban hành quân.

(5) Đội hình di chuyển là Liên đoàn 20 Công binh sẽ đi trước để sửa đường khi cần thiết, đi kèm là lực lượng thiết giáp.

(6) Lực lượng an ninh dọc theo đường do Địa phương quân, Nghĩa quân phụ trách.

(7) Lực lượng đi sau cùng là 2 Liên đoàn BĐQ cùng với 1 tiểu đoàn Thiết kỵ. ( Tức là Liên đoàn 7 và Liên đoàn 4 BĐQ.  Không thấy nói gì về 3 Liên đoàn BĐQ còn lại; trong thực tế 3 Liên đoàn còn lại bị bỏ rơi bởi vì họ toàn là người Miền Núi, họ không chịu di tản ).

(8) Ngày 19-3 là ngày cuối cùng di chuyển khỏi Pleiku.

 

Cũng theo tài liệu của Tướng Cao Văn Viên thì Quân đoàn 2 đã lên kế hoạch chia đoàn quân thành 4 nhóm di chuyển trong 4 ngày :

 

Ngày 16-3  :  đoàn xe 200 chiếc của quân cụ, đạn dược, nhiên liệu và pháo binh.

 

Ngày 17-3  :  đoàn xe 250 chiếc của Pháo binh còn lại, công binh, quân y.

 

Ngày 18-3 :  Bộ tham mưu Quân đoàn, quân cảnh, hậu trạm của Sư đoàn 23 BB và hậu trạm Sư đoàn 22 BB. ( Tướng Viên không nói rõ là BTM/QĐ sẽ đi bằng xe hay bằng máy bay.  Tuy nhiên theo binh thư binh pháp thì BTM của Đại tá Lý bắt buộc phải di chuyển bằng máy bay, tránh xa khu vực chiến trận, chứ không thể tham gia chiến trường ).

 

Ngày 19-3  :  lực lượng Thiết kỵ và 2 liên đoàn BĐQ ( Liên đoàn 7 và Liên đoàn 4 là hai liên đoàn tổng trừ bị của BTTM,  không ghi về 3 liên đoàn BĐQ còn lại ).

 

(22) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NGÀY ĐẦU

( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )

 

Kế hoạch triệt thoái bị tiết lộ ra ngoài dân chúng

 

Ngày 15-3, tại Pleiku

 

– Buổi sáng, Liên đoàn 23 BĐQ từ Kontum lên đường về Pleiku để sẳn sàng hành quân vào sáng ngày mai.  Binh sĩ chưa biết đi đâu nhưng các sĩ quan đã nhận được bản đồ vùng LTL 7 và được biết khu vực hành quân là Phú Bổn.

Buổi sáng, Tiểu đoàn 34 của Liên đoàn 6 BĐQ và Lữ đoàn 2 Kỵ binh từ Trung Nghĩa, Quốc lộ 19 được lệnh lên đường ngược về Pleiku để sẵn sàng hành quân vào sáng ngày mai.  Các sĩ quan nhận bản đồ LTL 7.

Buổi sáng, Pháo đội B của Tiểu đoàn 103 Pháo binh 175 ly tại Kontum nhận được lệnh đưa súng về Pleiku để chuẩn bị hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.  Nhưng về đến Pleiku thì nhận được bản đồ vùng LTL 7.

Tại Pleiku, tin Quân đoàn 2 rút khỏi Pleiku  được nhanh chóng loan đi.

Tài liệu của CIA :

“Ngày mai Stephens trở lại với hy vọng có tin sốt dẽo… … Đến bộ tư lệnh Stephens thấy đồ đạc vương vãi như đang dọn nhà. Nửa giờ sau Stephens tìm được Lý. Lý kéo Stephens ra một chỗ vắng và sau khi căn dặn tuyệt đối giữ kín, Lý cho Stephens biết Thiệu ra lệnh tướng Phú bỏ Pleiku và Kontum.

Stephens vội vàng thông báo tin sơ khởi cho cố vấn tỉnh Darlac Earl Thieme, rồi đi tìm gặp Phú để xác nhận. … Tướng Phú nói với Stephens ông cho dời bộ chỉ huy Quân Đoàn về Nha Trang cho an toàn chứ không có ý bỏ Pleiku và Kontum. ( CIA và các ông tướng, bản dịch của Trần Bình Nam ).

Tại Sài Gòn, Phó của Đại sứ Martin là Lehman đến dinh Độc Lập để thăm dò chuyện ở Cam Ranh nhưng Tổng thống Thiệu không nói gì ( Đại sứ Martin đi Mỹ ).

Cũng trong buổi sáng, Trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn là Polgar vào dinh Độc Lập gặp Tướng Đặng Văn Quang, Cố vấn an ninh quốc gia.  Nhưng Quang cũng không cho biết có gì mới lạ.  *( Tướng Quang là cọng tác viên của CIA từ năm 1967 nhưng ông luôn luôn che giấu những tin tức bất lợi cho quốc gia. Trái lại ông thường chuyển cho CIA những thông tin theo yêu cầu của Tổng thống Thiệu ).

Buổi trưa, Earl Thieme, Trưởng cơ quan USAID Pleiku cùng với 3 nhân viên CIA tổ chức di tản tất cả những người Mỹ đang làm việc tại Cao Nguyên.  Đồng thời cũng loan báo cho tất cả các cơ quan, đơn vị có liên quan tới Mỹ và nhân viên sở Mỹ được biết.

Tài liệu của Frank Snepp :

“Trong lúc vội vã lo tự cứu mình, họ đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng có thể làm hại đến các nhân viên điệp báo… …. Họ đã quên bảo vệ một điệp viên kỳ cựu nằm trong bộ tham mưu của Tướng Phú…” ( Decent Intervaul, trang 200.  Sau này tài liệu CIA and The Generals xác nhận điệp viên kỳ cựu này là Đại tá Lê Khắc Lý ).

Lúc 4 giờ 30 chiều, chuyến bay cuối cùng của Hoa Kỳ rời Pleiku, trong ngày họ đã chuyển được hơn 450 người về Nha Trang

* Chú giải :  Có như vậy mới thấy hệ thống gián điệp siêu đẳng của CIA.  Phải nhờ Đại tá Lý CIA mới biết được tin Pleiku di tản.  Ngoài Đại tá Lý CIA không còn bất cứ một nhân viên điệp báo thứ hai nào khác nằm trong quân đội VNCH tại Pleiku hay trong dân chúng Pleiku.  Cả tỉnh Pleiku, quân cũng như dân rùng rùng rủ nhau cuốn gói đồ đạc, đến nỗi khi Stephens bước vào BTL Quân đoàn thì nơi này đã như cái nhà hoang mà Stephens vẫn chưa biết chuyện gì xảy ra.

Chẳng có một người nào trong số 60 ngàn dân và 40 ngàn lính tại Pleiku báo cho CIA tại Sài Gòn hay Nha Trang biết tin, chứng tỏ hệ thống làm việc của CIA là con số không.

Đại tá Tham mưu trưởng bỏ trốn, kế hoạch bị hỏng ngay từ ngày đầu

Ngày 16-3, tại Pleiku

Lúc 6 giờ sáng, đoàn xe 200 chiếc của Công binh, Quân cụ, Pháo binh bắt đầu lên đường di chuyển về thị trấn Cheo Reo, thủ phủ của tỉnh Phú Bổn, trên Liên tỉnh lộ 7.  Dẫn đầu đoàn xe là Liên đoàn 23 BĐQ.

Sáng sớm, tại Nha Trang, Trưởng cơ quan CIA tại Pleiku Earl Thieme xin một máy bay trực thăng trở lại Pleiku với ý định bốc thêm những nhân viên USAID Việt Nam và gia đình của họ. Tại cơ quan USAID có hơn 200 người đang chờ Thieme.  Ông đưa họ ra phi trường và xin máy bay từ Nha Trang.

Buổi sáng, theo tường trình của Chỉ huy trưởng Liên đoàn 231 Yểm trợ viết cho BTTM: Tôi hoàn toàn không biết gì về lệnh triệt thoái.  Lúc thấy một đơn vị pháo binh kế bên thu dọn quân dụng, tập họp binh lính, thân nhân, đưa nhau lên xe chuẩn bị đi, khi hỏi thì được cho biết : “Có lệnh di chuyển, chúng tôi rời Pleiku, ông cũng thu xếp nhanh lên”.  Tôi trở lại đơn vị, vội vàng lấy theo một số quân dụng còn tốt, chất lên xe và đi theo đơn vị pháo binh.( Tài liệu của Cao Văn Viên, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 152 ).

Nghĩa là Tham mưu trưởng Lê Khắc Lý không có chuyển lệnh triệt thoái của Tướng Phú cho bất cứ một đơn vị nào;  mặc dầu ông ta là người duy nhất biết được tại Pleiku, Kontum có bao nhiêu đơn vị, mỗi đơn vị có bao nhiêu người và bao nhiêu xe, bao nhiêu súng.  Và cũng chỉ có Bộ tham mưu của ông mới biết được phải liên lạc với đơn vị nào trên tần số vô tuyến nào.

Khoảng 10 giờ sáng :  “…một máy bay vận tải C.46 của HK đáp xuống phi trường nhưng không phải để bốc đoàn người của Thieme mà để bốc một sĩ quan cao cấp VNCH, người này là điệp viên kỳ cựu của CIA đã bị bỏ quên ngày hôm qua”.. Thieme phải chờ một máy bay khác. ( Decent Interval, trang 203.  Sau này CIA xác nhận đó là Đại tá Lê Khắc Lý ).

Lúc 12 giờ trưa, sau khi biết tin Đại tá Lê Khắc Lý biến mất, hằng trăm sĩ quan và nhân viên trong BTL/ Quân đoàn hè nhau bỏ nhiệm sở về nhà ôm vợ con di tản.  Theo hồi ký của Đại tá Phạm Bá Hoa thì các thiết bị truyền tin vô tuyến của BTL/QĐ mãi đến 3 giờ 15 chiều ngày 20-3-1975 ( 4 ngày sau ) mới ngưng hoạt động, không phải vì có ai đó tắt máy mà do vì máy phát điện đã chạy hết nhiên liệu.  Điều này chứng tỏ các sĩ quan trong Bộ tham mưu đã hoảng hốt bỏ chạy mà không kịp tắt các thiết bị quân sự chứ đừng nói là phá hủy trước khi chạy.

Trong khi đó Tướng Trần Văn Cẩm ở lại Pleiku mà không có Ban tham mưu hành quân, không còn Trung tâm hành quân. Ông không tìm thấy Đại tá Lý ở đâu nữa. Tuy nhiên dầu sao Tướng Cẩm vẫn còn nắm trong tay  Bộ chỉ huy BĐQ của Tướng Tất và BCH hành quân của Tiểu khu Pleiku.  Hai cơ quan này vẫn ở lại Pleiku để di chuyển vào ngày 19-3 theo như kế hoạch.

Sau này tại Hoa Kỳ, Đại tá Lê Khắc Lý xác nhận với báo chí rằng cuộc hành quân triệt thoái không có lệnh hành quân, tất cả chỉ là điều động theo khẩu lệnh ( Phú ra lệnh miệng trực tiếp cho Tướng Cẩm, Tướng Sang, Tướng Tất và Đại tá Lý.  Tiếp sau đó là Lý ra lệnh miệng trực tiếp cho từng đơn vị của Quân đoàn II, Quân khu 2 ).

Nhưng một khi Lý đã trốn khỏi Pleiku thì không còn ai ra lệnh cho nên toàn bộ kế hoạch hành quân triệt thoái chỉ còn là con số không bởi vì toàn bộ kế hoạch nằm trong đầu của Lý chứ không còn ghi trong một bộ nhớ nào khác.  Các sĩ quan tham mưu còn lại nếu muốn thay Lý làm tham mưu cho Tướng Cẩm cũng không biết đường đâu mà tham mưu.

Chuẩn tướng Phạm Duy Tất đã kể lại : “Vừa bước ra ( sau khi nhận lệnh của Tướng Phú ) tôi gặp Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trường Quân đoàn, ông Lý vừa đi vừa nói :  ‘Tôi không có thì giờ để làm lệnh hành quân”.

Tướng Tất tâm sự : “Quân đoàn, Quân khu có nhiều đơn vị, cơ quan trực thuộc, tôi đâu biết là những đơn vị nào, đồn trú ở đâu, ai chỉ huy…Vậy làm sao tôi điều động được?”

“Tư lệnh, Tư lệnh phó quân đoàn đều còn đó thì làm sao tôi có thể là Tổng chỉ huy được?… .., việc chuyển lệnh của Tướng Phú đến các đơn vị là nhiệm vụ của Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng ,…” ( Đỗ Sơn, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II, trang 117,118 ).

Rõ ràng cuộc hành quân triệt thoái bị thất bại ngay từ đầu do vì không có chỉ huy.  Bộ óc đầu não của hệ thống chỉ huy là Đại tá Tham mưu trưởng đã được máy bay đặc biệt của CIA rước đi khỏi Pleiku ngay trong ngày đầu tiên thì toàn bộ đoàn quân còn lại chỉ là rắn mất đầu.

Trong khi đó Thiếu tá Phạm Huấn là người theo sát Thiếu tướng Phạm Văn Phú như hình với bóng lại ghi vào tài liệu của ông ta như sau :

 “Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng, “bộ óc” của Quân đoàn, người đã thiết kế và tổ chức cuộc rút quân trong hai đêm hai ngày, làm việc gần như 24 trên 24 giờ.  Có chức nhưng không có quân.  Có tài nhưng không có quyền hành ngoài mặt trận để dụng võ tung hoành.  Ông ở lại Pleiku cho đến giờ phút chót, và di chuyển xe theo đoàn quân” ( trang 167 ).

Phạm Huấn viết lên điều này là vào năm 1993.  Dĩ nhiên đoạn văn trên đây là do ông tưởng tượng ra, từ việc cho rằng Lý có tài,… không có quyền…, không có quân…, ở lại cho tới phút chót,… di chyển xe theo đoàn quân…(sic).  Những tưởng tượng này rất vô lý và hoàn toàn không có chứng minh.  Thực tế lúc đó mọi quyền hành đều ở trong tay một mình Lê Khắc Lý.

Phạm Huấn đã trở thành có tội với lịch sử khi mà những tưởng tượng của ông được dùng làm căn bản cho các sử liệu viết về các trận đánh cuối cùng của Quân đoàn II.

 

Tướng Văn Tiến Dũng ngơ ngác

Lúc 9 giờ 15 tối, hồi ký của Tướng CSVN Văn Tiến Dũng : “21 giờ ngày 16 tháng 3, đồng chí trực ban nhận được tin là địch đang rút chạy khỏi Pleiku, một đoàn xe đã qua ngã ba Mỹ Thanh theo hướng đường số 7, kho đạn ở Pleiku đang nổ và có nhiều đám cháy trong thị xã”.

Nhận được tin thì Tướng Văn Tiến Dũng bật ngữa, ông quy trách cho Tư lệnh Sư đoàn 320 CSVN là đơn vị phụ trách chặn viện trên Quốc lộ 14 : “Đó là một thiếu sót, một sơ hở đáng khiển trách. … Nếu để địch chạy thoát là một tội lớn mà đồng chí là người chịu trách nhiệm”.

Theo hồi ký của tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp thì Tư lệnh Sư đoàn 320 CSVN vội vàng ra lệnh cho 1 tiểu đoàn đang nằm cách Hậu Bổn 7 cây số phải băng rừng chặn phá đoàn di tản.  Đồng thời, Tướng Văn Tiến Dũng cho lệnh điều 110 xe vận tải  chở 2 trung đoàn (?) thuộc Sư đoàn 320 từ Đạt Lý, BMT về Thuần Mẫn rồi từ Thuần Mẫn theo Tỉnh lộ 287 để chặn đầu đoàn di tản. ( Ký Ức Tây Nguyên, trang 43).

Tuy nhiên chi tiết cho xe chở 2 trung đoàn CSVN không có trong hồi ký của tướng Văn Tiến Dũng.  Có thể là chuyện này không có thật, bởi vì suốt quyển hồi ký sau đó của Tướng Hiệp không hề nhắc tới hoạt động hay thành tích của hai trung đoàn 48 và 64. Sư đoàn 320 thực sự chỉ có Trung đoàn 9 là còn nguyên, được giao nhiệm vụ làm chốt chận tại Phú Nhơn.  Tư lệnh sư đoàn là Kim Tuấn và Sư đoàn bộ cũng đóng quân tại Phú Nhơn.

Ngoài Trung đoàn 9, Sư đoàn 320 chỉ còn có Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 64 đang chốt trên đường từ Thuần Mẫn đi Hậu Bổn, cách Hậu Bổn 7 cây số.  Đặc biệt Tiểu đoàn này lại do Ngô Huy Phát là Tham mưu trưởng của Sư đoàn 320 CSVN chỉ huy (?).

Có lẽ Trung đoàn 64 và Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320 CSVN đã bị thiệt hại nặng vào tháng 7 và 8-1974 trong trận tấn công dứt điểm Căn cứ Pleime đang do Tiểu đoàn 82 BĐQ trấn giữ.  Sau 33 ngày đêm với 20 đợt tấn công, Sư đoàn 320 CSVN tổn thất nặng nề nên phải rút đi.  Căn cứ Pleime vẫn đứng vững.

* Chú giải :  Lại một bằng chứng hết sức khôi hài của chiến tranh Việt Nam.  Hồi ký của Tướng Văn Tiến Dũng cho thấy toàn quân và dân VNCH tại Pleiku đã rùng rùng gọi nhau di tản từ chiều ngày 15-3, đến sáng 16-3 thì thành phố Pleiku đã như một cái nhà hoang;  đoàn quân di tản đã lên đường từ 4 giờ sáng mà BCH tối cao của quân CSVN vẫn không hay, rồi phải đợi đoàn dân di tản đi được 15 tiếng đồng hồ sau mới hay (sic).

Nhưng độc đáo hơn nữa là người báo tin cho CSVN lại là đài phát thanh BBC.  Lúc 7 giờ tối thì đài BBC loan tin quân đội VNCH di tản khỏi Pleiku ( Hồi ký của Tướng Trần Văn Đôn ).  Đến lúc đó cơ quan tình báo của CSVN tại Pleiku mới cho người vào thành phố dọ tin, và tới 9 giờ15 thì người dọ tin mới trở về báo là thành phố Pleiku đã di tản (sic).

Cả thành phố Pleiku với 100.000 dân và quân mà không có ai làm điệp viên cho CSVN.  Vậy mới biết hệ thống điệp báo của CSVN không thua gì hệ thống điệp báo của CIA, cả hai đều thuộc hàng siêu đẳng. Siêu đẳng giống như một bên nhắm mắt giả lơ không biết, còn một bên ngơ ngáo vào tiếp thu.

 

(23) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NGÀY THỨ 2

 ( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )

 

Pleiku có rối loạn nhưng kiểm soát được

 

Ngày 17-3, tại Pleiku

 

Lúc  mờ sáng.  Do vì Đại tá Tham mưu trưởng bỏ trốn vào ngày hôm trước cho nên Bộ tham mưu Quân đoàn II, kể cả Trung tâm hành quân ( TOC ), không còn ai chỉ huy.  Tất cả các đơn vị quân đội còn lại tự động di chuyển trong sáng sớm ngày 17 chứ không đợi tới ngày 3, ngày 4 gì nữa cả.  Cuộc hành quân triệt thoái biến thành cuộc chạy loạn,  lính lẫn trong dân, mạnh ai nấy chạy.

Lúc 8 giờ sáng, Thiết đoàn 21 kỵ binh yểm trợ Tiểu đoàn 103 Pháo binh 175 ly và 2 tiểu đoàn 37 và 69/ Pháo binh 155 ly, lên đường đi Phú Bổn.

 

 Buổi sáng, từ Nha Trang, trưởng chi nhánh CIA tại Pleiku là Earl Thieme dùng trực thăng bay lên Phú Bổn để bốc những nhân viên USAID còn sót đang theo đoàn xe di tản trên LTL.7 ( Frank Snepp, Decent Interval, chú thích trang 203 ).  Trên máy bay có cả Đại tá Lê Khắc Lý, ông này được máy bay của CIA bốc từ Pleiku về đến Nha Trang ngày hôm qua.

 

Sau đó máy bay của Thieme đáp xuống BCH Tiểu khu Phú Bổn để thả Đại tá Lê Khắc Lý xuống và bốc những cố vấn Hoa Kỳ đang làm việc tại Phú Bổn.  Trong khi đó Tướng Cẩm tại Pleiku không hề biết Đại tá Lý đã về Nha Trang và trở lại Phú Bổn.

 

Khoảng 9 giờ, Bộ chỉ huy Không chiến của Tổng cục Tiếp vận nhận được báo cáo của hai chiếc máy bay vận tải C.130 đang bay trên vùng trời Pleiku: “Toàn thị xã Pleiku hôm nay không có bóng một sinh vật nào cả, và bây giờ phi hành đoàn xin phép về lại căn cứ” ( Phạm Bá Hoa, Đôi Giòng Ghi Nhớ, bản in lần 4 trang 276 ).  Nghĩa là tất cả các đơn vị rời Pleiku cùng một ngày mà không tuân theo lịch trình của BTL/ Quân đoàn.

Đây là hai chiếc C.130 được dự trù sẽ chở Bộ tham mưu của Đại tá Lý về Tuy Hòa.  Theo như mật lệnh của Đại tướng Cao Văn Viên với Đại tá Phạm Bá Hoa thì hai chiếc C.130 này và 2 chiếc khác ứng trực tại phi trường Tân Sơn Nhất, sẽ hoạt động ngày đêm liên tục giữa Pleiku và Nha Trang để di tản nhân viên Bộ tham mưu Quân đoàn và gia đình của họ, cho tới khi nào cuộc di tản hoàn tất.  Đại tá Hoa đã liên lạc với Đại tá Lý và giao 2 chiếc C.130 ( mỗi chiếc chở được 150 người ) dưới quyền điều động của Lý.

 

Nhưng vì phi công không liên lạc được với Trung tâm hành quân của Quân đoàn II và  thấy thành phố trống không nên không dám đáp chứ thực ra lúc đó vẫn còn Tư lệnh phó Quân đoàn Trần Văn Cẩm với  BCH hành quân của Tướng Tất, BCH Tiểu khu Pleiku, Liên đoàn 7 và Liên đoàn 4 Biệt động quân.

 

Lúc 9 giờ 30, theo Phạm Huấn, Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng hành quân BTTM gọi cho Tướng Phú, yêu cầu xác nhận tình hình tại Plieku, bởi vì theo báo cáo của Đại tá Lý vào hôm qua thì : “Tình hình Pleiku ngày 16-3-1975 cực kỳ hỗn loạn.  Phi trường Cù Hanh, dân chúng, binh sĩ và gia đình tràn vào.  Lực lượng an ninh không giữ được trật tự.  Cướp của, hãm hiếp (?) đã xảy ra” ( trang 142 ).

Tướng Phú nói với Tướng Thọ là Đại tá Lý báo cáo không đúng sự thật.  Sự thật lúc đó Đại tá Hoàng Thọ Nhu, Tiểu khu trưởng Pleiku cho biết tình hình có rối loạn nhưng kiểm soát được, bằng chứng là Tướng Tất đang cho đoàn xe thứ hai tiếp tục di chuyển trong ngày hôm nay.

 

Phú Bổn trong tầm kiểm soát, Tổng thống khen ngợi

Từ Pleiku đi theo Quốc lộ 14 theo hướng Bắc-Nam 34 cây số thì gặp ngã ba Mỹ Thanh là giao lộ giữa Quốc lộ 14 và Liên tỉnh lộ 7.  Theo Liên Tỉnh lộ 7 đi về hướng Đông Nam 54 cây số thì gặp  thủ phủ của tỉnh Phú Bổn là Thị xã Hậu Bổn, tên địa phương là Cheo Reo.  Từ Pleiku đến Hậu Bổn là 95 cây số.

Ngày 17-3, tại Hậu Bổn, Phú Bổn

 

Lúc 10 giờ, Trưởng phòng Truyền tin Quân đoàn, Đại tá Trần Cửu Thiên cùng đoàn nhân viên Truyền tin đáp xuống BCH Tiểu khu Phú Bổn để thiết lập trạm tiếp vận tuyền tin cho các đơn vị di chuyển giữa Pleiku và Tuy Hòa.

Lúc 13 giờ, đoàn xe thứ hai gồm Pháo binh, Công Binh, Quân Y; xuất phát từ Pleiku đã đến Phú Bổn.  Trong đoàn có cả Bộ chỉ huy hành quân Quân đoàn 2.  Lẽ ra bộ phận này sẽ di chuyển bằng máy bay trong ngày hôm sau, tức là ngày 18-3.  Nhưng vì Đại tá Lý đã bỏ trốn cho nên các sĩ quan tham mưu của Quân đoàn phải dắt vợ con chạy bộ theo đoàn di tản.  Đến Phú Bổn thì đoàn được Đại tá Lý đón.

Tài liệu của Phạm Huấn ghi lại tình hình tại Phú Bổn trong ngày 17-3 :

“Chặng đầu của cuộc rút quân Pleiku-Phú Bổn tỏ ra tốt đẹp, hệ thống liên lạc siêu tần số từ Nha Trang với đoàn quân bị gián đoạn trong 2 giờ đầu.  Nhưng sau đó, từ 12 giờ 20 phút mọi liên lạc và báo cáo đều rõ ràng”

“13 giờ đoàn xe về gần tới Phú Bổn, một số xe bị ứ đọng.  Những lệnh cần thiết được ban hành.  Các tướng Cẩm và Tất đích thân chỉ huy điều động.  Các đơn vị vào vị trí phòng thủ”

“13 giờ 40 phút, Tướng Thọ, Trưởng phòng 3 BTTM gọi ra từ Sài Gòn cho biết : Tổng thống, Hội đồng nội các, và các tướng lãnh khen ngợi Tư lệnh và BTL/QĐ II về cuộc rút quân.

Lúc 5 giờ 30 chiều, quân CSVN ( Đại đội 11 của Tiểu đoàn 9/64 thuộc Sư đoàn 320 ) pháo 4 quả súng cối 61 ly vào khúc sau của đoàn di tản, cháy 1 quân xa và 1 xe dân sự.  Thiệt hại không đáng kể ( Phạm Huấn, trang 155 ).

Chú giải :  Theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp thì lúc 9 giờ tối 16-3, khi Tướng Văn Tiến Dũng được báo là toàn quân và dân Pleiku đã di tản thì ông và Bộ tham mưu nhìn vào bản đồ thấy Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 64 thuộc Sư đoàn 320 CSVN đang tập trung cách Phú Bổn 7 cây số để chuẩn bị đánh Phú Bổn sau khi quân CSVN đã hạ được Ban Mê Thuột. Trong BCH Tiểu đoàn có cả Tham mưu trưởng Sư đoàn là Ngô Huy Phát .  Tư lệnh Sư đoàn 320 CSVN là Kim Tuấn bèn ra lệnh cho Phát đưa ngay Tiểu đoàn 9 CSVN luồn rừng về Phú Bổn để chận phá đoàn di tản.

Cũng theo Tướng Hiệp thì đang đêm Tiểu đoàn 9 đốt đuốc luồn rừng về Phú Bổn.  Nhưng mãi đến 4 giờ chiều ngày 17-3 đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn mới tới địa điểm cách Phú Bổn 4 cây số và đặt súng pháo kích vào đoàn xe ( trang 429 ).  Nghĩa là họ đi không nghỉ trong 19 tiếng đồng hồ mà chỉ được 3 cây số (?).

Lúc 6 giờ 15 chiều, Đại tá Lý báo về cho Tướng Phú : “Đã tổ chức, phân loại xe quân đội và xe dân sự.  Ra lệnh cho các đơn vị không được tự ý tách rời đoàn  xe đi riêng” .

Buổi chiều, Tại Phú Bổn, do vì cầu Ea Nu  chưa được lắp xong cho nên đoàn di tản bị ứ lại tại thị trấn Hậu Bổn ( Cheo Reo ), thủ phủ của tỉnh Phú Bổn.  Chính vì sự ứ lại này đã đưa tới tình trạng “quá tải” nhân số.  Tình hình an ninh trật tự vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Chiều tối, doanh trại BTL/QĐ II trống trơn, chỉ còn một mình Tướng Trần Văn Cẩm ngồi trên bậc thềm trước sân cờ. Tướng Phạm Duy Tất dùng trực thăng riêng của ông đưa Tướng Cẩm từ Pleiku xuống Phú Bổn, sau đó Tướng Tất bay trở lại Pleiku ( Đỗ Sơn, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân đoàn 2, trang 123 ).

Buổi tối, có một cuộc nổ súng gây mất an ninh do binh sĩ của Liên đoàn 23 BĐQ biết được là Liên đoàn sẽ di tản khỏi Cao Nguyên chứ không phải hành quân tại Phú Bổn.  Họ đòi được trở về Pleiku để lo cho gia đình của họ.

Đại tá Lý đích thân đến giải quyết nhưng ông bị một lính Biệt động quân chỉa súng vào người đòi bắn.  Hoảng quá, ông quay trở về BCH hành quân liên lạc với CIA để kêu cứu.  Do lời kêu cứu này mà tại Sài Gòn cả BTTM lẫn CIA đều kết luận đoàn quân di tản đã hổn loạn vô phương cứu vãn. ( Đây là lần thứ hai Đại tá Lý phao tin thất thiệt, sự việc diễn tiến sau đó cho thấy tình hình an ninh trật tự vẫn trong tầm kiểm soát ).

Thị xã mất an ninh hơn nữa khi lính Địa phương quân người Miền Núi biết được quân VNCH trốn chạy khỏi Cao Nguyên, bỏ rơi số phận của dân tộc Miền Núi.  Vì vậy trong cơn tức giận họ đã nổ súng bắn bừa vào đoàn di tản .

(24) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NGÀY THỨ 3

( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )

 

Ngày 18-3, tại Pleiku

 

Lúc 8 giờ sáng, tại Plieku, Liên đoàn 7 BĐQ ( 2.000 người ) yểm trợ 2 đại đội Pháo binh lên đường đi Phú Bổn.

Buổi sáng, tại Pleiku, theo lịch trình ấn định thì Bộ tham mưu của Đại tá Lý và các đơn vị không tác chiến lên đường di tản vào ngày hôm nay. Tuy nhiên vì bộ tham mưu của Đại tá Lý đã tự động tan hàng vào trưa ngày 16-3 cho nên Tướng Phạm Duy Tất cho lệnh Liên đoàn 4 BĐQ ( 2.000 người ) cùng với bộ tham mưu của ông lên đường sau chót.

 

CIA đưa tin thất thiệt, Tướng Phú mất tinh thần

 

Lúc 9 giờ sáng, Bộ TTM chuyển cho Tướng Phú tin CSVN sẽ pháo vào đoàn di tản và Sư đoàn 320 đang trên đường đuổi đánh:

 

“Các đơn vị du kích CSVN tập trung được một số súng cối tại Tây Nam Hậu Bổn.  Sẽ pháo đoàn xe từ Phú Thiện đến Tây Nam Hậu Bổn.  Nếu thành công sẽ tiến dần về phía Nam, tiếp tục pháo, chặt đứt đoàn xe thành nhiều đoạn, làm trì trệ cuộc rút lui, chờ quân Bắc Việt tới… …Đêm qua Sư đoàn 320 CSVN đã bỏ mật trận Bắc Ban Mê Thuột tiến về Phú Bổn”.  ( Phạm Huấn, Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, trang 155 ).

 

Nhận được tin, trong đầu Tướng Phú có ngay hình ảnh dân chạy loạn tại Quảng Trị vào Mùa Hè 1972.  Năm đó ông đang là Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh.  Chính mắt ông chứng kiến quân CSVN nả hằng trăm ngàn quả đạn pháo vào đoàn dân di tản trên “Đại lộ kinh hoàng” khiến cho 20 ngàn người chết, hầu hết là thường dân.  Giờ đây ông không thể nào để cho tình trạng đó tái diễn trên LTL.7. Bằng mọi giá ông phải cứu dân và cứu lính, cho dầu phải bỏ xe tăng và đại pháo.

 

Phạm Huấn ghi lại :  “Tướng Phú nóng như lửa đốt khi nghe tin này.  Từ 9 giờ 5 phút tới 9 giờ 15 phút cố gắng liên lạc với hai tướng Tất và Cẩm bằng máy STS 106 không được, ông la hét, đập bàn, đập ghế… “ ( trang 156 ).

 

*( Nhưng đại bất hạnh cho Tướng Phú, tin tình báo động trời đó chỉ là tin bịa đặt do Đại tá Trưởng phòng tình báo Mỹ Legro nhận được từ CIA rồi chuyển cho BTTM.  Sự thực chẳng có đơn vị du kích nào tại Phú Bổn có súng cối cho nên rốt cuộc chẳng có phát súng cối nào rót vào đoàn di tản.  Và tài liệu của CSVN, hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, sau này cho thấy quân của Sư đoàn 320 chỉ xuất hiện sau khi Phú Bổn đã bỏ ngỏ, và chẳng có bắn quả đạn pháo nào vào dân hay quân VNCH ).

 

Tài liệu của Phạm Huấn : “9 giờ 45 phút Tư lệnh Quân đoàn II bay C.47 chỉ huy đoàn quân triệt thoái (!) Tướng Phú hơi mất bình tỉnh, và hình như bị rối loạn”…“10 giờ 10, liên lạc được với Phú Bổn từ Bộ chỉ huy hành quân trên không” ( trên máy bay C.47 )”

 

Những người Tướng Phú liên lạc được là Tướng Cẩm, Tướng Tất, Đại tá Đồng.  Đặc biệt không liên lạc được với ông Đại tá Tham mưu trưởng Lê Khắc Lý và bộ tham mưu của ông ta. Thực ra Đại tá Lý và 13 sĩ quan tham mưu cao cấp của ông ta đang trốn trong đoàn dân di tản. Đến chiều khi nghe lệnh tìm bốc Bộ tham mưu thì các ông mới mở máy liên lạc.

 

“Buổi trưa ngày 18 tháng 3, 1975.  Tướng Phú gọi cho Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 Tồng tham mưu, thông báo về tình hình đoàn xe.  Ông lại than phiền về Đại tá Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn, vẫn chứng nào tật đó, báo cáo bậy bạ, không đúng sự thật với bộ TTM”.

 

Sở dĩ Tướng Phú nói như vậy là vì ông mới vừa bay về từ Phú Bổn về sau khi đã liên lạc được với tất cả các cấp chỉ huy, chỉ thiếu có ông Tham mưu trưởng và Bộ tham mưu Quân đoàn thì tìm không ra ( sic).

 

Quyết định của Tướng Phú

 

Sau đó trên đường trở về Nha Trang : “Trên đường trở về từ Phú Yên, Tướng Phú vẫn hút thuốc liên miên, và đăm chiêu suy nghĩ… …Tướng Phú đứng bật dậy, cười lớn : “tôi sẽ là anh hùng”.  Lúc đó Phạm Huấn nhìn ông như người điên;  nhưng thực ra Tướng Phú đã tìm ra cách cứu dân thoát khỏi thảm cảnh, dĩ nhiên nếu thành công ông sẽ là anh hùng. Cách của ông là ra lệnh cho quân đội tách khỏi đoàn dân di tản, băng rừng về Phú Yên.

 

Lúc 9 giờ 30 sáng, Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 64 CSVN nổ súng vào quân BĐQ của Liên đoàn 23 BĐQ ở đoạn đường ra khỏi Hậu Bổn 4 cây số.  Nghĩa là cách Phi trường Hậu Bổn 2 cây số.  ( Theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp ).

*( Tiểu đoàn 9 CSVN từ một địa điểm cách Hậu Bổn 7 cây số đã băng rừng để đến cách Hậu Bổn 4 cây số sau 19 giờ hành quân (?).  Tại đây Đại đội 11 của Tiểu đoàn trụ lại để pháo kích 4 trái súng cối 61 ly vào đoàn xe và 2 trái vào phi trường Hậu Bổn vào lúc 5 giờ 30 chiều 17-3.  Hai đại đội còn lại tiếp tục di chuyển về phía trước của đoàn di tản.

 

Đến 9 giờ 30 sáng hôm sau, 18-3,  sau 2 đại đội CSVN bắt kịp đoàn di tản cách Hậu Bổn 4 cây số rồi chia nhau, một đại đội tiếp tục đuổi theo về phía đèo Tu Na.  Một đại đội ở lại lập thành 2 chốt cấp trung đội và 1 chốt cấp đại đội để bắn quấy rồi đoàn di tản.  Nhưng các chốt quấy rối này bị quân của Liên đoàn 23 BĐQ tiêu diệt ).

Lúc 10 giờ 25, máy bay của Tướng Phú đến Hậu Bổn, liên lạc với Tướng Tất đang trên đường đến Hậu Bổn.  Tướng Phú ra lệnh đưa Liên đoàn 7 BĐQ đến chỗ của Thiết giáp và Pháo binh dưới chân đèo Tu Na.

Lúc 10 giờ 30 Tiểu đoàn đầu tiên của Liên đoàn 7 BĐQ đến Hậu Bổn.  Vừa đến thì nhận được lệnh tiến ra khỏi thị xã để thanh toán 3 chốt CSVN đang bắn quấy rối vào đoàn thiết giáp cách Hậu Bổn 4 cây số.  Quân Thiết giáp gọi máy bay.

Lúc 11 giờ 20, quân Thiết giáp hướng dẫn máy bay thả bom nhưng bom rơi lạc vào quân của Liên đoàn 7 BĐQ, có một sự cãi nhau giữa Đại Tá Nguyễn Kim Tây, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 7 và Đại tá Nguyễn Văn Đồng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Kỵ binh.  Lúc này máy bay của Tướng Phú đang trên đường trở về Nha Trang.

Buổi trưa, theo Phạm Huấn, Tướng Phú gọi cho Phòng 3 Bộ TTM : “Ông lại than phiền về Đại tá Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn “vẫn chứng nào tật đó”, báo cáo bậy bạ, không đúng sự thật với Bộ TTM” ( Báo cáo về tình hình lính BĐQ và lính người Miền Núi nổi loạn tối hôm trước ). Đây là lần thứ hai Đại tá Lý đã lén báo cáo vượt cấp và không đứng sự thật. Tuy nhiên Tướng Phú không có phản ứng với Lê Khắc Lý vì nghĩ rằng Lý là tay chân của Tướng Viên.

Lúc 2 giờ 45 chiều, Tiểu đoàn 58 thuộc Liên đoàn 7 BĐQ đến thị xã Hậu Bổn ( Cheo Reo ).  Lúc này thị xã trống trơn vì đoàn di tản đã rời thị xã để đi về hướng quận Phú Túc vào sáng sớm hôm nay.  Bộ chỉ huy Tiểu khu và Bộ tham mưu của Đại tá Lý cũng đã di chuyển khỏi Thị xã. Toàn bộ Liên đoàn 7 BĐQ đuổi theo đoàn di tản thì bắt kịp đoàn xe tăng M.48 và đoàn đại bác 175 ly đang bị dồn lại dưới chân đèo Tu Na, cách Hậu Bổn 15 cây số.

Trước khi lên đèo Tu Na thì có cầu Ea Nu bắc ngang sông nhỏ dài 50. Do vì cầu Ea Nu được làm từ thời Pháp để lại cho nên trọng tải bình thường của cầu là 12,5 tấn, cao lắm là 17 tấn.  Nhưng một chiếc M.113 nặng tới 12 tấn, một chiếc M.41 nặng 27 tấn, một chiếc M.48 nặng 50 tấn, một khẩu 175 ly nặng 28 tấn ( 63.000 pound ).

Cho nên công binh cần phải đắp trên mặt cầu một cầu tạm 3 lớp mới có thể đưa M.48 qua được.  Tuy nhiên do vì công binh không được chuẩn bị trước nên phải mất 1 ngày để đem thiết bị làm cầu tới, nhưng thiết bị cũng mới chỉ đủ ráp 2 lớp thì phải tạm cho M.48 qua cầu.  Trong thời gian làm cầu thì toàn đoàn xe vũ khí nặng bị dồn lại bên này cầu.

Lúc 3 giờ chiều, Tướng Phạm Duy Tất cùng Bộ chỉ huy BĐQ Quân Khu II và Liên đoàn 4 BĐQ đến Hậu Bổn.  Lúc này phố xá tan hoang và vắng tanh, toàn bộ dân chúng và chính quyền đã di tản ra khỏi thành phố.

Tướng Phú thỉnh ý Tướng Trần Thiện Khiêm

Lúc 3 giờ chiều, tại Nha Trang, Tướng Trần Thiện Khiêm đáp xuống Nha Trang để tìm hiểu tình hình, ông đang trên đường từ Huế trở về.  Sau gần 1 tiếng đồng hồ bàn bạc, Tướng Phú đưa Tướng Khiêm ra máy bay, sau đó ông cho Thiếu tá Phạm Huấn biết :

“ Tôi đã báo cho ông ( Tướng Khiêm ) cái quyết định táo bạo của tôi :  Nội nhật chiều nay, nếu không “clear” xong ba cái chốt và ủi được con đường phía Nam Phú Bổn, trước khi thằng “320” ( Sư đoàn Cộng sản Bắc Việt ) bôn tập đánh, tôi sẽ ra lệnh các đơn vị chiến đấu băng rừng, di chuyển thật lẹ về Phú Yên.  Chiến xa và đại bác bỏ lại phía sau, cứu quân trước đã!” ( trang 164 ).  Nghĩa là Tướng Khiêm đã biết rõ kế hoạch bỏ chiến xa và đại bác của Tướng Phú.

Chú giải : Câu nói trên đây của Tướng Phú chỉ là do Phạm Huấn “biên kịch” theo trí nhớ của ông ta chứ không phải là những điều do ông ta ghi chép hay thu băng tại chỗ. ( Thường thì những điều ghi chép tại chỗ ông ta đều có ghi giờ phút ).  Tuy nhiên hầu hết những đoạn biên kịch của Phạm Huấn đều là do trí tượng tượng méo mó của ông cho nên khó có thể tin rằng có thật.  Nhiều người đọc tài liệu của Phạm Huấn thường bị lừa ở chỗ ông ta thường lồng một vài tưởng tượng hoang đường trong những ghi chép có thật.

Riêng chi tiết Tướng Phú nói với Tướng Khiêm rằng ông ta sẽ cho lệnh bỏ súng, bỏ chiến xa băng rừng thì không đáng tin.  Bởi vì lệnh “đem lực lượng bộ binh và chiến xa, pháo binh về Tuy Hòa” là mệnh lệnh của Tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Phạm Văn Phú và ngay cả Tướng Trần Thiện Khiêm hay Cao Văn Viên cũng không được làm trái lệnh hay cho phép làm trái lệnh này.

Trong trường hợp bắt buộc cần phải làm khác đi thì trước tiên phải thỉnh ý Tướng Thiệu;  sau khi Tướng Thiệu chấp thuận mới được phép ra lệnh khác, chứ không thể nào tự quyền ra một mệnh lệnh trái ngược với lệnh của Tổng tư lệnh.

Càng khó tin hơn nữa là sau khi nghe như vậy mà Tướng Khiêm không lưu ý Tướng Phú là cần phải thỉnh ý Tướng Thiệu trước khi quyết định.  Hoặc ít ra Tướng Khiêm phải bảo Tướng Phú hãy chờ ông ta về SG rồi sẽ chuyển ngay ý kiến này lên cho Tướng Thiệu;  nhưng theo tài liệu của Phạm Huấn thì 8 giờ 45 sáng hôm sau Tướng Thiệu vẫn chưa biết chuyện này !

Vậy thực sự Tướng Khiêm có biết ý định “bỏ súng băng rừng” của Tướng Phú như Phạm Huấn đã viết hay không ?  Hoặc ông ta có cản hay không ? Hoặc ông ta có xúi hay không ?  Giờ đây Phạm Huấn đã chết cho nên không thể xác minh.  Tuy nhiên nếu đúng như Phạm Huấn đã viết thì đây là một mấu chốt quan trọng để giải thích cho quyết định kỳ lạ của Tướng Phú.  Nó kỳ lạ bởi vì :

(1) Tướng Phú đã có một quyết định trái với điều lệ nhà binh; đó là làm trái với lệnh hành quân của Tướng Thiệu mà không thỉnh ý Tướng Thiệu.

(2) Quyết định làm trái với lệnh của cấp trên trong khi chiến trường chưa có một dấu hiệu nào cho thấy tình thế đã rơi vào tình trạng khẩn cấp, không còn chọn lựa nào khác.

(3) Quyết định này trái với yêu cầu chiến thuật của chiến trường.  Trong khi được biết toàn bộ quân số của địch có khả năng đuổi theo tấn công là Sư đoàn 320 CSVN thì phản ứng tất nhiên của người chỉ huy là cho 1 Liên đoàn BĐQ hay 1 trung đoàn Thiết giáp trở mặt quay ra sau án ngữ để đón chờ quân CSVN ( Hướng từ Thuần Mẫn đi Hậu Bổn ).  Chỉ cần 1 trung đoàn BĐQ hay 1 trung đoàn thiết giáp là đủ sức chống trả 1 sư đoàn CSVN ( Quân tấn công bắt buộc phải gấp 3 quân phòng thủ ).

Hoặc là ra lệnh toàn bộ quân Bộ binh rời khỏi mặt đường, tấp vào rừng lập phòng tuyến án ngữ dọc theo mặt Tây- Tây Nam của LTL.7 để bảo đảm an ninh cho đoàn di tản đi qua.  Quân CSVN có đuổi kịp hoặc có pháo thì cũng phải xuyên qua phòng tuyến.  Riêng mặt Bắc- Đông bắc của LTL thì không phải lo vì sau lưng là sông Ea Ayun và sông Ba, bên kia sông không có đơn vị CSVN nào ở đó.

(4) Quyết định tách lính khỏi dân để quân CSVN khỏi pháo vào dân thì có thể chấp nhận được, nhưng tách khỏi dân để băng rừng chạy về Phú Yên thì không thể nào hiểu nổi !

(5) Lần theo những ghi chép của Phạm Huấn thì 4 giờ chiều Tướng Phú tiễn Tướng Khiêm và 5 giờ chiều thì ông cho lệnh bỏ súng băng rừng.  Giờ này thì máy bay của Tướng Khiêm chưa tới SG.  Chứng tỏ quyết định bỏ súng băng rừng không dính dáng tới Tướng Khiêm hay một ai đó ở SG ( Tướng Khiêm là điệp viên cao cấp nhất của CIA ).

Nhưng nếu quả thật Tướng Khiêm có biết thì tại sao ông ta không cản Tướng Phú ? Bởi vì Tướng Khiêm dư biết làm như vậy là trái với quân lệnh, là trái với chiến thuật, không có tác dụng gì cả, rõ ràng là tự nhiên bỏ chạy !

Cũng theo Phạm Huấn :

“17 giờ, Tướng Phú hét trong máy TST 106, ra lệnh cho các tướng Cẩm, Tất, Đại tá Đồng, bằng mọi giá mang tất cả thiết giáp ra khỏi tầm pháo của địch, hướng về Phú Yên mà đi…”,  “17 giờ 10 phút, Tướng Phú ra lệnh đi bay rồi hủy bỏ,  Không liên lạc được với Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn.  Ông ra lệnh cho tướng Cẩm dùng trực thăng tìm và bốc Đại tá Lý.

“17 giờ 25, Trung tâm hành quân của Quân đoàn vẫn chưa được tin tức gì về Đại tá Tham mưu trưởng.  Máy liên lạc không rõ.  Bị phá !” *( Thực ra là bộ sậu của Đại tá Lý tắt máy liên lạc, giả vờ như bị phá để khỏi phải nhận lệnh điều động của Tướng Cẩm ).

“17 giờ 40 phút, Tướng Phú quyết định bay đi Phú Bổn chỉ huy và tìm bốc Đại tá Lý” ( Sic! …Đi tìm cứu kẻ đang đâm sau lưng của mình!… Thật là oái ăm ! ).

“18 giờ 15,…một trực thăng trong hợp đoàn trực thăng của Tướng Cẩm được gởi xuống bốc Đại tá Lý và Bộ tham mưu hành quân nhẹ của Quân đoàn về làm việc tại Trung tâm hành quân của Tiểu khu Phú Yên”.

 

 

(25) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, LỆNH BỎ SÚNG BĂNG RỪNG

( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )

 

Quân VNCH và quân CSVN bàn giao thị xã Hậu Bổn

 

Ngày 18-3, tại Phú Bổn

 

Lúc 5 giờ chiều. Theo lời khai của Tướng Trần Văn Cẩm trong traị tù thì lúc 5 giờ chiều ông nhận được lệnh của Tướng Phú từ Nha Trang, bảo phải “bỏ xe tăng và đại bác ở lại Phú Bổn, quân bộ binh băng rừng về Tuy Hòa” ( Sách Chân Dung Các Ông Tướng của CSVN )..

Lúc 6 giờ, theo lời khai của Tướng Tất trong hồi ký của Tướng CSVN Văn Tiến Dũng : “Phú ra lệnh cho chúng tôi bỏ hết vũ khí nặng và quân dụng, chạy khỏi Phú Bổn. Tôi ra lệnh cho quân bỏ lại hết xe cộ, đại bác, đi bộ vòng rừng không qua đèo. Thiết đoàn 3 cũng bỏ hết xe chạy vào rừng sau khi bị Quân giải phóng chặn đánh nhiều lần”.( Đại Thắng Mùa Xuân )

 

Lúc 6 giờ chiều, theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp : “18 giờ ngày 18 tháng 3, Sư đoàn 320 hoàn toàn làm chủ thị xã Cheo Reo” ( Ký Ức Tây Nguyên trang 431).

 

Chú giải : Tài liệu của Phạm Huấn và lời khai của Tướng Cẩm, Tướng Tất cho thấy tới 6 giờ chiều ngày 18-3-1975 các ông được trực thăng bốc khỏi thị xã Cheo Reo mà chưa có phát súng nào nổ ra.

 

Trong khi tài liệu của tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp cho biết :  “Lúc 18 giờ ngày 18 tháng 3, Sư đoàn 320 hoàn toàn làm chủ thị xã Cheo Reo”.  Ráp các tài liệu vào với nhau thì rõ ràng là quân VNCH bỏ Cheo Reo vào lúc 6 giờ ngày 18-3-1975 mà chưa có một phát súng nổ, và quân CSVN làm chủ thị xã Cheo Reo cũng vào lúc 6 giờ cùng ngày mà không cần nổ súng (sic).

 

Câu “hoàn toàn làm chủ” có nghĩa là không có đánh nhau, chỉ là bên này rút, bên kia tiếp thu.  Còn giờ làm chủ 18 giờ có nghĩa là Tướng Hiệp căn cứ từ sách của Văn Tiến Dũng, còn Văn Tiến Dũng căn cứ vào lời khai của Tướng Cẩm và Tướng Tất.  Chứ sự thực không có quân CSVN nào tại Phú Bổn vào thời điểm đó.  Nếu có thì Tướng Hiệp đã ghi vào sổ tay ghi chép của ông là đơn vị nào đánh như thế nào, hay tiếp thu như thế nào.

 

Buổi chiều , tại chân đèo Tu Na, Liên đoàn 7 BĐQ chia nhau chiếm lĩnh đèo Tu Na để làm bàn đạp bảo vệ an ninh cho đoàn di tản, Tiểu đoàn 58 BĐQ và BCH Liên đoàn đi trước, Tiểu đoàn 32 và Tiểu đoàn 85 đi sau.  Cũng trong lúc này Đại đội 9 của Tiểu đoàn 9 thuộc Sư đoàn 320 CSVN đã đuổi kịp tới chân đèo và bố trí địa điểm phục kích dưới chân đèo Tu Na, bên kia cầu Ea Nu.  Tuy nhiên cũng giống như Đại đội 11 và Đại đội 10, Đại đội 9 cũng nằm im không dám nhúc nhích vì địch đông quá, toàn là xe tăng.

Đoàn xe di tản bị bắn B.40, cầu sập

 

Lúc xẩm tối, cầu tạm bắc qua sông Ea Nu mới hoàn thành 2 lớp nhưng công binh cũng cho phép xe tăng và Pháo binh qua cầu.  Đi đầu là 1 Chi đoàn thiết vận xa.

Lợi dụng trời tối, một tiểu đội của Tiểu đoàn 9 CSVN bò ra sát bìa đường và bắn B.40 vào đoàn xe tăng M 41 vừa qua khỏi cầu.  Đoàn xe bị dồn lại trên cầu làm cầu sập, một số xe M.48 rơi xuống vực, trong đó có xe chở Thiếu tá Hà Mộng Thúy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 32 BĐQ của Liên đoàn 7.

 

Tiểu đoàn 58 BĐQ tràn lên tấn công quân CSVN, 40 phút sau phi cơ lên bỏ bom nhưng chỉ thả cách xa con đường Liên tỉnh lộ 7, quân CSVN rút lui.  Trời tối, khoảng 6 giờ 50, thì im tiếng súng.  Quân Tiểu đoàn 58 BĐQ đào hố cá nhân, trụ lại chân đèo để chờ mai đánh tiếp.  Thiếu tá Hoàng Đình Độc, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 85 BĐQ bị thương được trực thăng tản thương về Nha Trang.

 

Trong khi đó quân của Tiểu đoàn 32 và 85 BĐQ ( Cả hai không còn Tiểu đoàn trưởng ) nhận được lệnh của Tuớng Tất đi vòng theo chân đèo mà về Tuy Hòa.  Trong đêm hai tiểu đoàn mạnh ai nấy đi, nhắm hướng xuôi theo Liên tỉnh lộ 7 mà tiến.  Coi như 2 tiểu đoàn tan hàng từ lúc này.

 

Sau khi cầu sập, đoàn thiết giáp và pháo binh cũng như đoàn xe 200 chiếc của BCH 2 Quân vận báo cáo về BCH.2/Tiếp vận, Đại tá Bửu Khương báo cáo tiếp về cho Tổng cục Tiếp Vân;  Đại tá Phạm Bá Hoa, Tham mưu trưởng TCTV, báo cáo cho Tướng Viên nhưng Tướng Viên ra lệnh hãy giấu chuyện này đi.  Đặc biệt báo cáo của Quân vận cho thấy cầu sập nhưng không có đánh nhau;  nghĩa là quân CSVN chỉ có 1 tiểu đội thừa dịp tối trời bắn B.40 vào đoàn xe thiết giáp, chứ không phải là đại quân của Sư đoàn 320 CSVN tấn công như người ta tưởng tượng.

 

Về phần Tiểu đoàn 103 Pháo binh 175 ly tại bên này cầu đã nhận được lệnh bỏ súng băng rừng vào lúc 6 giờ, trước khi trận chiến nổ ra.  Đến lúc cầu sập thì Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Bá Nguyệt quyết định ra lệnh hủy súng rồi cùng binh lính đi bộ tới chân cầu để tìm cách qua cầu rồi suôi về Nam.

 

Thấy cầu tuy sập nhưng người đi bộ còn qua được nên quân pháo binh lần lượt qua cầu.  Tiếp tục đi tới thì đụng cái chốt CSVN ở đầu đèo nên Thiếu tá Nguyệt ra lệnh cho các trung đội trưởng pháo binh 175 ly cùng nhau xung phong phá chốt.  Theo lời kể của Trung úy Nguyễn Ngọc Ninh, một trung đội trưởng của Thiếu tá Nguyệt, thì các sĩ quan trung đội trưởng từ chối bởi vì quân Pháo binh không rành chuyện nhổ chốt, không có lựu đạn, không có M.79.  Thiếu tá Nguyệt bèn kêu gọi người tình nguyện theo ông đi phá chốt, một toán khoảng mười mấy pháo binh đi theo.

 

Cũng theo lời kể của Trung úy Ninh thì khoảng 20 phút sau ông nghe súng nổ tại lưng chừng đèo, sau đó quân pháo binh chạy trở lại cho biết Thiếu Tá Nguyệt và Trung úy Chảy, Trưởng ban 4, đã lãnh 1 trái B.40 tử trận.  Trung úy Ninh bèn quyết định dẫn lính của mình đi vòng đèo rồi cắt rừng về Tuy Hòa. ( Đèo Tu Na dài 7 cây số ).

 

*Chú giải :  .Hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp cho biết lực lượng tấn công tại chân đèo Tu Na là Tiểu đoàn 9 của Sư đoàn 320, nhưng thực ra chỉ có 1 đại đội, vì đại đội thứ nhất ( Đại đội 11 ) trụ lại tại phía Tây Hậu Bổn và đánh quấy rối tại phi trường.  Đại đội thứ hai ( Đại đội 10 ) lập chốt quấy rối tại đoạn đường ra khỏi Hậu Bổn 4 cây số, chỉ còn Đại đội 9 mới đến được đèo Tu Na. Sở dĩ chỉ có Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 64 CSVN mới kịp tới Hậu Bổn vào ngày 18-3 bởi vì đêm 16-3 họ chỉ cách Hậu Bổn có 7 cây số.

 

Sổ tay của Tướng Đặng Vũ Hiệp ghi lại công trạng của Sư đoàn 320 CSVN tấn công đoàn di tản tại Phú Bổn như sau :

 

“Tiểu đoàn 9 ngoan cường nổ súng vào đoàn xe địch.  Tiểu đội trưởng Nguyễn Vi Hợi thuộc Đại đội 9 tiểu đoàn 9 bắn 2 quả B.40 diệt 2 xe bọc thép địch… …Trong hai ngày 18 và 19 tháng 3, chỉ tính riêng tiểu đội của Nguyễn Vi Hợi đã tiêu diệt 40 tên, bắt 46 tù binh, bắn cháy 9 xe tăng, xe bọc thép.  Riêng Hợi diệt 21 tên địch, bắn cháy 6 xe bọc thép, bắt sống 6 xe bọc thép khác” ( trang 430 ).

 

Dĩ nhiên ai cũng biết đoạn văn trên được viết với tính cách khoa trương tuyên truyền, nhưng vô tình cho thấy :

 

(1) Tiếng là Sư đoàn 320, ( một sư đoàn khoảng 10.000 người ) nhưng thực sự là chỉ có Tiểu đoàn 9 là tiểu đoàn chỉ nằm cách Phú Bổn có 7 cây số.

 

(2) Tiếng là Tiểu đoàn 9 ( Một tiểu đoàn khoảng 500 người ) nhưng thực sự chỉ có 1 tiểu đội của Nguyễn Vi Hợi ( Một tiểu đội từ 8 đến 12 người ).

 

(3) Một mình tiểu đội của Nguyễn Vi Hợi và một mình Nguyển Vi Hợi mà bắn được chừng đó người và chừng đó chiến xa thì chỉ có nước bắn vào người không có súng, và bắn vào xe không có người đang nằm trơ giữa đường, những người trên xe đã bỏ xe băng rừng về Tuy Hòa. Không thể nào có chuyện một người mà “bắt sống” 6 xe tăng, chỉ có nước bắt sống bằng bùa phép.

 

Ngoài chiến công của Nguyễn Vi Hợi, sổ tay ghi chép của Tướng Bí thư Quân ủy Mặt trận Tây Nguyên Đặng Vũ Hiệp không hề ghi thêm một chiến công nào của một tiểu đội hay trung đội hay tiểu đoàn hay trung đoàn nào khác của Sư đoàn 230 CSVN.  Chứng tỏ toàn bộ Sư đoàn 320 CSVN hoàn toàn không có tham chiến trên LTL.7;  ngoại trừ Tiểu đoàn 9, trong đó có Tiểu đội của Nguyễn Vi Hợi.

 

Nhưng toàn bộ Tiểu đoàn 9 cho tới 6 giờ chiều ngày 18-3-1975 chỉ còn độc một tiểu đội, và tiểu đội này hưởng hết mọi chiến công bởi vì không còn đơn vị nào khác để chia chiến công.

 

Tan hàng vì hoảng loạn

 

Ngoài ra hồi ký “Ký ức Tây Nguyên” của tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp không ghi lại một chiến công nào khác của quân CSVN trên suốt trận LTL.7.  Như vậy có thể kết luận rằng cuộc rút quân khỏi cao nguyên chỉ là một cuộc chạy loạn.  Và tất cả tan hàng vì hoảng loạn.  Hoảng loạn do không có chỉ huy.

 

Sau này trên đất Mỹ, Tướng  Phạm Duy Tất đã gặp lại các vị chỉ huy của các liên đoàn và tiểu đoàn BĐQ có mặt trên Liên Tỉnh Lộ 7;  tất cả đều cho biết quân số trình diện tại Sài Gòn gần đầy đủ ( Đỗ Sơn, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II, trang 197 ).

 

Đơn giản là một khi nhận được lệnh bỏ xe tăng đại bác chạy băng rừng thì mạnh ai nấy chạy, và khi về được đến nơi an toàn thì không tội gì ra trình diện.  Chỉ cần vứt súng thay đồ dân sự chạy theo đoàn dân di tản vào trình diện tại Trường BĐQ dục Mỹ để nhận lương, quân trang và thực phẩm.  Rồi khi Trường BĐQ Dục Mỹ di tản thì theo dân chạy vào Nam.

 

(26) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NGÀY THỨ 4 VÀ THỨ 5

( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )

 

Tướng Thiệu cũng bị bịt mắt

 

Tất cả đại bác và chiến xa đã bị hủy vào lúc 6 giờ chiều ngày 18-3 mà chưa có một trận tấn công nào của địch quân.  Và cũng kể từ lúc 6 giờ chiều 18-3 thì toàn bộ quân lính VNCH tự động giải tán, mạnh ai nấy thoát thân bằng cách băng rừng về Tuy Hòa.

 

Chiều ngày 18-3-1975, Đại tá Đại tá Phạm Bá Hoa, Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp vận, nhận được báo cáo của Đại tá Chỉ huy trưởng BCH Tiếp vận 2 tại Quy Nhơn :

 

“Toàn bộ lực lượng gồm nhiều đơn vị chiến đấu, cùng với pháo binh, thiết giáp bị sa lầy sau khi vượt qua Cheo Reo.  Phần thì đường hư, cầu sập làm nhiều chiến xa M.48 và pháo binh 175 ly cơ động rơi xuống hố, gây tổn thất nặng cho quân đội lẫn dân sự, nhưng chưa thấy phản ứng của Quân đoàn”.  Nghĩa là không có đánh nhau trước khi có lệnh bỏ súng băng rừng..

 

Đại tá Hoa gọi điện thoại cho Tướng Viên : “Thưa Đại tướng, cách đây vài phút, Đại tá Bửu Khương, chỉ huy trưởng BCH 2 Tiếp vận, cho tôi biết về đoàn quân rút bỏ Pleiku và Kontum…”.  – “Anh có chắc là đúng như vậy không?” – “Từ chỗ đoàn xe bị kẹt đến Đại tá Khương như thế nào thì tôi không dám chắc.  Nhưng từ Đại tá Khương đến chỗ tôi là hoàn toàn chính xác, thưa Đại tướng”.

 

 – “Thôi được, anh đừng nói với ai nữa nghe” – “Vâng”.  Đại tá Loan và tôi đều ngẩn ngơ về câu sau cùng của Đại tướng Tổng tham mưu trưởng (sic). Hai ông Đại tá nhận được tin từ cấp dưới rồi chuyển lên cho cấp trên là Tướng Viên, nhưng “đừng nói với ai ngữa nghe” tức là đừng có báo cáo tiếp lên trên nữa cho Tướng Thiệu,

 

Và tài liệu của Phạm Huấn : “ Ngày 19-3-1975, lúc 8 giờ 45 sáng, Tướng Thiệu ra lệnh bằng mọi giá phải bảo vệ chiến xa và đại bác” ( trang 173 ).  Nghĩa là Tướng Viên không báo cáo cho Tướng Thiệu biết về tin cầu sập, chiến xa và đại bác đành phải bỏ lại vào chiều hôm trước (sic).

 

Ngày 19-3, tại đỉnh đèo Tu Na

 

Mờ sáng, tại đèo Tu Na, Tiểu đoàn 58 BĐQ có một nửa Tiểu đoàn cùng BCH Liên đoàn ( Đại tá Nguyễn Kim Tây ) ở trên đỉnh đèo, sẳn sàng chờ quân CSVN tấn công, còn một nửa còn lại ở chân đèo cùng với Liên đoàn phó là Trung tá Nguyễn Hạnh Phúc chuẩn bị mở đường máu tiến lên đèo.  Hên là dưới chân đèo còn có 1 chi đoàn Thiết vận xa M.113.

Lúc 6 giờ 15 sáng, quân CSVN nổ súng tấn công vào đoàn quân BĐQ và M.113 đang bắt đầu tiến lên đèo.  Do hỏa lực của M.113 mạnh quá cho nên sau 1 tiếng đồng hồ quân CSVN phải rút vào rừng.  Hai đại đội của Tiểu đoàn 58 BĐQ và một số đơn vị còn lại của hai tiểu đoàn 32 và 85 bám theo chi đoàn M.113 lên được đỉnh đèo, trong số đó có Đại úy Tiểu đoàn phó Phan Xuân Hiệp bị trúng đạn, được trực thăng tản thương về Nha trang.

 

Lúc 7 giờ 30, Tiểu đoàn 58 và BCH liên đoàn 7 BĐQ đổ đèo tiếp tục tiến về quận Phú Túc, bỏ lại bên kia cầu Ea Nu  40 xe Tăng vừa M.48, vừa M.41 và 8 khẩu đại bác 175 ly.

 

Lúc 8 giờ 45 sáng, Tướng Thiệu ra lệnh bằng mọi giá phải bảo vệ chiến xa và đại bác. Lệnh này đã trễ 15 tiếng đồng hồ so với lệnh bỏ chiến xa và pháo binh của Tướng Phú chiều hôm trước.

 

Tại cầu Lơ Bắc

 

Cách đèo Tu Na khoảng 12 cây số thì gặp xã Lơ Bắc ( Bản đồ thời Pháp ghi là Le Bac ) bên bờ sông Ba. Tại đây lòng sông rất rộng, năm 1964 công binh VNCH đã thiết lập hệ thống mố chân cầu để qua sông , cầu dài 600 mét.  Tuy nhiên trận lụt lớn năm 1964 đã đẩy mố chân cầu trôi về phía Nam 600 mét, sau đó là chiến tranh cho nên muốn qua bãi sông này chỉ có vào mùa khô nước cạn, xe be có thể theo đường đá ngầm tại bãi vượt để qua sông, đoạn vượt ngầm dài 300 mét.

 

Lúc 3 giờ 20 chiều, tại Lơ Bắc, 13 Thiết vận xa đã lội được sang sông, yểm trợ an ninh cho toán công binh đầu Nam của cầu Lơ Bắc.

Lúc 5 giờ chiều, Liên đoàn 7 BĐQ bắt kịp đoàn di tản tại Lơ Bắc và bờ sông Ba.  Tại đây đoàn di tản dồn cục lại bên này sông để chờ công binh thiết lập cầu phao, tới lúc này cầu vẫn chưa bắt xong.  Liên đoàn 7 BĐQ bèn đi ngược sông khoảng 500 mét để tìm vị trí thuận tiện qua sông.

 

*( Sở dĩ LĐ.7/BĐQ tránh nhập vào đoàn di tản vì lúc đó tại Lơ Bắc có ông Tướng Phạm Duy Tất đang chỉ huy.  Đại tá Nguyễn Kim Tây, Liên đoàn trưởng, không muốn gặp tướng Tất để nhận thêm lệnh mới là bảo vệ đoàn di tản ).

 

Lúc 5 giờ 30 chiều, cầu Lơ Bắc đã làm xong, đoàn di tản lần lượt qua cầu, phà chở chiến xa được phá hủy sau khi đoàn quân đã qua hết. Tổng cộng có 6 xe tăng M.48, 16 xe tăng M.41, và 13 thiết vận xa M.113 qua cầu.  Còn xe quân sự các loại qua được cầu Le Bac là 1.500 chiếc.

Lúc 7 giờ 45 tối ngày 19-3; Liên đoàn 7 BĐQ ,do Tiểu đoàn 58 dẫn đầu, đã đến bên ngoài BCH quận Phú Túc. Lúc này đoàn di tản đã đi khỏi từ ngày 18-3 cho nên từ đêm 18-3 quận lỵ Phú Túc lọt vào tay quân du kích CSVN.  Liên đoàn 7 BĐQ trụ lại bên ngoài quận lỵ để dưỡng sức chờ sáng.

 

Ngày 20-3, Tại quận lỵ Phú Túc

 

Theo tường trình của Đại tá Lê Khắc Lý viết cho Bộ TTM thì : “Đoàn quân xa và dân tị nạn rời Hậu Bổn ngày 20 nhưng chỉ di chuyển được 20 cây số thì phải đi chậm lại, trước mặt đoạn di tản là Phú Túc đã bị địch chiếm” ( Cao Văn Viên ).

 

Đoạn tường trình này không đúng với sự thật, bởi vì Đại tá Lý và đoàn di tản đã rời Hậu Bổn sáng ngày 18 và bị kẹt lại tại đèo Tu Na.  Lúc 6 giờ chiều ngày 18 Đại tá Lý được bốc tại gần đèo Tu Na về Tuy Hòa.  Riêng tài liệu của tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp cũng cho biết quân CSVN làm chủ Hậu Bổn vào lúc 18 giờ ngày 18-3 thì làm sao còn có đoàn quân xa nào rời Hậu Bổn trong ngày 20-3 ?

 

Lúc 1 giờ 15 khuya, theo Phạm Huấn, Tướng Tất báo về cho BTL Quân đoàn rằng có 2 tiểu đoàn CSVN đang chiếm giữ BCH quận Phú Túc, quân Liên đoàn 7/BĐQ đang tiến tới giải tỏa Phú Túc.

Lúc 7 giờ sáng , Liên đoàn 7 BĐQ cùng với 3 xe tăng M.48 tấn công doanh trại BCH Chi khu Phú Túc đang do quân du kích CSVN trấn giữ.  Quân CSVN bỏ chạy, để lại 6 xác .  Liên đoàn 7 BĐQ và một số đơn vị khác tiến thẳng về Củng Sơn.

 

*Chú giải :  Theo lời kể của Thiếu tá Phan Văn Kế, tiểu đoàn trưởng TĐ 58 BĐQ thì 7 giờ sáng Liên đoàn 7 BĐQ mới bắt đẩu tiến vào quân lỵ Phú Túc : “Tình hình địch không đông lắm, có  SKZ 57ly đã đặt sẵn trên pháo đài ngay chính diện cửa ngõ vào quận lỵ;

 

15 phút sau, Đại tá Tây tăng phái cho tôi 3 chiến xa M-48 và phải đích thân tôi ngồi trong xe của một trong ba xe để tiến vào chánh diện, bắn trực xạ vào pháo đài. Trái, phải đã có hai TĐ 85 và 32 hai bên cạnh sườn. …. Địch bỏ xác tại chỗ 6 tên, số còn lại bỏ rút chạy về hướng Đông bắc. Lệnh Đại tá Tây tiếp tục tiến thẳng về hướng Tuy Hòa”.

 

Thế nhưng Đại tá Lê Khắc Lý từ BCH hành quân nhẹ tại Tuy Hòa báo về cho Tướng Phú : “2 giờ sáng, quận Phú Túc bị tràn ngập.  Trận đánh đẫm máu sau đó diễn ra giữa Liên đoàn 7 BĐQ và những tiểu đoàn địch.  Khi tái chiếm quận Phú Túc, Biệt động quân đã tịch thu được 15 khẩu súng cối 83, 81 ly và một số đạn súng cối rất quan trọng” ( Phạm Huấn, trang 172 ).

 

So với sự thực do Thiếu tá Kế kể lại thì rõ ràng là Lê Khắc Lý phao tin bịa đặt nhằm “khai tử” số súng cối mà CIA ( Đại tá Legro ) chuyển cho Tướng Phú vào sáng ngày 18-3-1975 :

 

“Các đơn vị du kích CSVN tập trung được một số súng cối tại Tây Nam Hậu Bổn.  Sẽ pháo đoàn xe từ Phú Thiện đến Tây Nam Hậu Bổn.  Nếu thành công sẽ tiến dần về phía Nam, tiếp tục pháo, chặt đứt đoàn xe thành nhiều đoạn, làm trì trệ cuộc rút lui, chờ quân Bắc Việt tới”.

(27) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, TỪ NGÀY THỨ 6 ĐẾN NGÀY THỨ 10

Tại thị trấn Củng Sơn, quận Sơn Hòa

 

Ngày 21-3,

 

Lúc 4 giờ sáng, Liên đoàn 7 BĐQ tới Củng Sơn.

Buổi sáng, ba ngàn người tị nạn xin được định cư tại Củng Sơn.  Đây là những người Miền Núi sống tại khu vực LTL.7, họ không muốn di chuyển về đồng bằng, họ cho rằng VNCH sẽ giữ tỉnh Phú Yên cho nên họ xin ở lại Sơn Hòa.

 

Lúc 5 giờ 30 chiều, theo tài liệu của Phạm Huấn : “4 trái bom của Không quân thả trúng vị trí phòng thủ của hai tiểu đoàn BĐQ có chiến xa bảo vệ.  4 chiến xa bị cháy, Biệt động quân thiệt hại rất nặng”.

 

*( Có lẽ đoạn này Phạm Huấn viết theo tài liệu The Final Collapse của Tướng Cao Văn Viên vào ngày 20-3-1975 : “Trước mặt đoàn di tản là Phú Túc đã bị địch chiếm.  Đoàn quân tiến chậm, vừa chống trả, vừa tiến đi.  Không quân đến oanh kích nhưng không may, một trái bom rơi vào đoàn quân đi đầu gây thương vong gần 1 tiểu đoàn”( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong ).

 

Nhưng Tướng Viên viết theo báo cáo của Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 Lê Khắc Lý.  Mà Lê Khắc Lý thì báo cáo láo để giải thích tại sao không có đánh nhau mà quân VNCH tan rã. Đặc biệt không nói là tiểu đoàn nào của liên đoàn nào và tại đâu.

 

Theo như tường thuật của Thiếu tá Kế Phan Văn Kế, Tiểu đoàn trưởng Tiều đoàn 58 BĐQ,  thì sau khi có lệnh bỏ súng băng rừng vào chiều 18-3 thì chỉ có một trận đụng độ với quân du kích CSVN tại Chi khu Phú Túc vào sáng ngày 20-3 mà quân ta không bị thiệt hại gì cả.  Kế từ lúc đó cho tới khi về Tuy Hòa thì các đơn vị BĐQ cũng không bị thiệt hại nào.

 

Và rồi cho tới khi qua Mỹ, các Tiểu đoàn trưởng của 2 Liên đoàn 7 và Liên đoàn 4 BĐQ đã gặp lại Tướng Phạm Duy Tất và cho biết các tiểu đoàn BĐQ về tới Sài Gòn đầy đủ, không có tiểu đoàn nào bị thiệt hại ( Đỗ Sơn, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất và Sự thật cuộc triệt thoái Quân đoàn II ).

 

Tài liệu của Tướng Cao Văn Viên luôn luôn nói tới Liên đoàn 6 BĐQ là lực lượng chính bảo vệ đoàn di tản.  Nhưng thực ra đó là Liên đoàn 7 BĐQ.  Sở dĩ có chuyện lầm lẫn này là vì Tướng Viên căn cứ vào sách của Tướng CSVN Văn Tiến Dũng.

 

Theo sách của VTD thì Tướng Phạm Duy Tất nói Liên đoàn 6 BĐQ đi sau cùng nên bảo vệ đoàn di tản tại Củng Sơn và mở đường từ Cũng Sơn về Tuy Hòa.  Không biết là do Tướng Tất nhớ lầm hay sách của Văn Tiến Dũng viết sai.  Thực ra Liên đoàn 4 BĐQ đi sau cùng, còn đi đầu là Liên đoàn 6 Công binh Kiến tạo, cùng với Thiết đoàn 19 Thiết kỵ.  Và đơn vị BĐQ bảo vệ cho Liên đoàn 6 Công binh là Tiểu đoàn 34 BĐQ ( Của Liên đoàn 6 BĐQ ).

 

Còn Liên đoàn 6 BĐQ lúc đó đang tăng phái cho Sư đoàn 22 BB để giữ phía Bắc của Tiểu khu Bình Định, hai tiểu đoàn 51 và 35 đóng tại đèo Bình Đê, ranh giới Bình Định và Quảng Ngãi.  Trước đó nhiệm vụ này là của Liên đoàn 4 BĐQ, nhưng đến giữa năm 1974 thì hai liên đoàn hoán đổi cho nhau. Riêng Tiểu đoàn 34 còn kẹt lại tại làng Trung Nghĩa, trên Quốc Lộ 19 để bảo vệ Liên đoàn 20 Công Binh có nhiệm vụ duy tu cầu đường trên QL.19 ).

 

Ngày 21-3,

 

Hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp : “Ngày 21-3, các chiến sĩ Trung đoàn 64 ( Thuộc Sư đoàn 320 CSVN ) đuổi kịp lực lượng rút chạy trước của địch và vây diệt chúng ở Phú Túc” ( trang 431).

 

Tướng Hiệp không nói rõ đuổi kịp như thế nào và vây diệt ra sao, kết quả như thế nào.  Chứng tỏ chỉ là vào tiếp thu.  So lại với lời kể của các sĩ quan Liên đoàn 7 BĐQ thì những người sau cùng của đoàn di tản đã cùng LĐ 7/BĐQ rời Phú Túc vào sáng sớm ngày 20-3.

 

Đặc biệt những ghi chép của Tướng Hiệp ghi nhận Sư đoàn 320 nhận được lệnh đuổi theo đoàn di tản, nhưng chỉ có Tiểu đoàn 9 là đụng trận như thế nào, chiến công ra sao.  Còn lại nguyên Sư đoàn 320 không thấy nói đụng trận nào cả.  Vậy phải chăng sự thực Sư đoàn 320 CSVN chỉ có Trung đoàn 9 và Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 64?  Bởi vì sau vụ đó cho đến hết cuốn sách chỉ thấy nói về Trung đoàn 9 và Tiểu đoàn 9 của Sư đoàn 320 CSVN.

 

Trung đoàn 9 của Sư đoàn 320 CSVN là Trung đoàn còn nguyên vẹn sau trận Pleime vào tháng 7 và tháng 8 năm 1974.  Theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp thì trong trận đánh Ban Mê Thuột, Trung đoàn 9 CSVN được giao nhiệm vụ chốt chận tại Thuần Mẫn ( Ranh giới Pleiku và Darlac ), còn hai trung đoàn 64 và 48 không giao nhiệm vụ gì.  Đặc biệt Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 64 ( Có Tham mưu trưởng sư đoàn đi theo ) thì được giao nhiệm vụ chốt chận giữa Thuấn Mẫn và Hậu Bổn, cách Hậu Bổn 7 cây số

 

Ngày 22-3,

 

Lúc 8 giờ sáng, BCH Liên đoàn 7 BĐQ được trực thăng bốc về Nha Trang.  Tiểu đoàn 58 của Liên đoàn 7 nhận được lệnh băng đồng về Tuy Hòa, cách Củng Sơn khoảng 30 cây số đường chim bay.

Lúc 3 giờ chiều, theo Phạm Huấn:  “Cựu Trung tướng Mỹ Timmes, một nhân vật cao cấp của CIA tới BTL Quân đoàn 2, thảo luận với Tướng Phú về tình hình Khánh Dương và Nha Trang (?)”.  Thiếu tá Phạm Huấn không hiểu Tướng Timmes có ý đồ gì cho nên ông đặt một dấu hỏi.  Tuy nhiên thời điểm Timmes tới Nha Trang là sau khi mặt trận Khánh Dương bị tràn ngập vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm đó.

 

Ngày 23-3,

 

Qua khỏi Củng Sơn, LTL.7 tiếp tục chạy tới Quốc lộ 1 bên tả ngạn sông Ba.  Tuy nhiên theo Tướng Cao Văn Viên thì có một đoạn đường trên LTL.7 tại Cũng Sơn đã bị quân Đại Hàn gài mìn sau khi họ rút đi từ năm 1972, cho nên BCH hành quân quyết định lập cầu phao băng qua bờ hữu ngạn sông Ba để theo Hương lộ 436 về Tuy Hòa.

 

Lúc 10 giờ 30 sáng, Tướng Phú bay ra Phú Yên để theo dõi việc vận chuyển vật liệu lập cầu phao qua sông.

 

Lúc 4 giờ 15 chiều, cầu vượt sông đã hoàn thành được 95%.

 

Ngày 24-3,

 

Lúc 9 giờ 30, cầu vuợt sông Ba đã lắp xong, đoàn di tản bắt đầu vượt sông và theo hương lộ 436 để về Tuy Hòa.  Tướng Phạm Duy Tất sử dụng một số đơn vị còn lại thuộc Liên đoàn 7 và Liên đoàn 4 BĐQ để làm lực lượng bảo vệ an ninh cho đoàn di tản.

 

Tuy nhiên quân du kích địa phương đã nhận được lệnh tấn công quấy rối đoàn di tản.  Cách đoàn di tản 4 cây số là đồn 42 của Đại Hàn cũ, quân du kích CSVN đã chiếm đồn đó làm chốt chận đoàn xe.

 

Buổi sáng, hai phi tuần A.37 với 8 trái bom CBU dự trù thả xuống chốt 42 không thực hiện được vì thời tiết xấu ( Mây mù thấp ).

 

Lúc 1 giờ trưa, quân BĐQ xung phong nhổ chốt 42 nhưng thất bại.

 

Lúc 5 giờ chiều, 10 phi tuần A.37 thả bom CBU và Napaln xuống chốt 42 và các chốt kế cận.   Các đơn vị du kích CSVN của tỉnh đội Phú Yên bị đánh tan, đoàn di tản tiếp tục lên đường.

 

*Chú giải :  Sở dĩ phi cơ A.37 tiêu diệt các chốt dễ dàng nhờ họ biết được quân du kích Phú Yên không có súng phòng không hay hỏa tiễn SA.7 cho nên họ bay sát mục tiêu và thả bom chính xác.

 

Cũng theo Phạm Huấn, để thực hiện chính xác phi vụ ném bom, các phi công đã nghiên cứu chiến kỹ chiến thuật tấn công trước khi cất cánh, họ chia nhau một số phi cơ làm động tác giả, nhào lộn xuống trước để đánh lạc hướng phòng không của địch, trong khi những chiếc khác theo sau mới thực sự cắt bom.

 

Buổi tối, đoàn di tản đến được đồi Hòn Kén là nơi có 1 tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu khu Phú Yên trấn giữ.

 

Ngày 25-3,

 

Lúc 1 giờ trưa, đoàn xe đầu tiên đến Tuy Hòa là 13 chiếc M.113 của Chi đoàn 3 thuộc Thiết đoàn 3 Kỵ binh.  Sau đó đoàn xe nhận được lệnh trở lại để giữ an ninh cho đoạn cuối của đoàn di tản.

 

Lúc 5 giờ 30 chiều, đoàn di tản về đến thành phố Tuy Hòa.

Thực ra theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, so lại với lời khai của Tướng VNCH Trần Văn Cẩm và Phạm Duy Tất thì trong suốt cuộc di tản trên LTL.7 chỉ có Đại đội 11 của Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 64 CSVN bắn 4 quả súng cối 61 ly vào đoàn di tản và 2 quả 61 ly vào phi trường Hậu Bổn, thiệt hại không đáng kể.

 

Cùng lúc 5 giờ 30 chiều, Tướng Phú thông báo cho Tướng Thọ ở Bộ TTM rằng ông quyết định thả bom hủy diệt những chiến xa và đại bác còn nằm rải rác từ Hậu Bổn tới Phú Túc. ( Phạm Huấn, trang 176 ). Vô tình số dân chúng bị kẹt lại tại đoạn đường có chiến xa bị chết rất nhiều.

Lúc 9 giờ tối, Liên đoàn 7 qua sông tại bến lội về phía thượng nguồn sông Cà Lúi.  Sau khi qua sông Liên đoàn 7 BĐQ tiến về Củng Sơn là quận lỵ của quận Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.

(28) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, TẠI SAO CÁC ÔNG TƯỚNG THẤT BẠI ?

Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh

 

Tướng Phạm Duy Tất

 

Sách của Tướng Cao Văn Viên : “Sau khi được thăng cấp, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất được chỉ định chỉ huy cuộc hành quân tái phối trí.  Điều này giải thích tại sao Tướng Phú muốn thấy người sĩ quan tín cẩn của ông được thăng chức”.

 

 Ý của Tướng Viên là Tướng Phú lôi bè kéo cánh, năn nỉ Tổng thống Thiệu phong tướng cho Tất là đàn em thân tín của mình.

 

Sách của Thiếu tá Phạm Huấn nói rõ hơn : “Việc Tướng Phú vội vàng gắn lon cho Tướng Tư lệnh mặt trận Kontum đã gây bất mãn cho một số Đại tá khác giữ những chức vụ quan trọng của Quân đoàn.  Bởi vì ai cũng biết Đại tá Tất trước kia cùng ở Lực lượng đặc biệt, và là đàn em thân tín của Tướng Phú”.

 

Tuy Phạm Huấn nói vòng vo nhưng người đời cũng in đậm ấn tượng là Tướng Phú chỉ nghĩ tới quyền lợi phe đảng trong khi tình hình đang nguy kịch.  Một lần nữa Phạm Huấn lại đắc tội với lịch sử khi ông ta lấy lòng dạ tiểu nhân để suy đoán tâm lý của Tướng Phú.

 

Người ở ngoài quân đội, hoặc trong quân đội mà không rành về hệ thống chỉ huy tham mưu, đọc sách của Cao Văn Viên hay Phạm Huấn thì tin ngay rằng Tướng Phú thăng cấp cho Đại tá Tất chỉ vì phe đảng.  Nhưng có một người rất rành về quân đội là Tướng Trần Văn Đôn đã nhìn sự kiện như sau :

 

“Tướng Phú xin thăng cấp cho Đại tá Phạm Duy Tất lên chuẩn tướng để chỉ huy đoàn quân đó.  Ông Thiệu quay qua hỏi ý kiến ông Viên, ông Viên đồng ý : “Được, không có gì trở ngại”.  Ông Thiệu nói : “Cho mang một sao để đủ uy tín chỉ huy đoàn quân” ( Việt Nam Nhân Chứng, trang 442.  Có lẽ sự kiện này là do Tướng Đôn nghe tướng Đặng Văn Quang thuật lại ).

 

Tổng cộng trong đoàn quân có khoảng 20 ông đại tá.  Do đó người chỉ huy không thể cũng là một đại tá.  Vì vậy mà tướng Trần Văn Đôn nhìn thấy ngay sự hợp lý của quyết định thăng cấp.  Và chính ông tướng số một của quân đội VNCH là Nguyễn Văn Thiệu cũng đồng ý không một chút do dự.

 

Ngoài ra, quyết định giao cho Phạm Duy Tất chỉ huy đoàn quân di tản thì có nghịch lý hay không?  Câu trả lời là bắt buộc phải giao cho Tất chứ không còn ai khác, bởi vì trong số 8 Bộ chỉ huy hành quân có mặt trên LTL.7 thì lực lượng của 7 BCH kia chỉ có cao lắm là 1 liên đoàn không tác chiến.  Trong khi đó lực lượng BĐQ của Tất có tới 5 liên đoàn chiến đấu.  Nếu không giao cho Tất thì giao cho ai?  Và nếu đã giao cho Tất chỉ huy hơn 2 sư đoàn thì bắt buộc Tất phải là một ông tướng.

 

Tướng Trần Văn Cẩm

 

Sách của Tướng Cao Văn Viên : “Hai người Tư lệnh phó của Tướng Phú là hai Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và Lê Văn Thân không được giao một nhiệm vụ chuyên biệt gì trong cuộc rút quân.  Chuẩn tướng Cẩm được giao một nhiệm vụ mơ hồ là “trông coi” cuộc rút quân”.

 

Chính tài liệu của Cao Văn Viên cho biết trong chiến trận tháng 3 năm 1975, tại Quân khu 2 có 3 BCH hành quân nhẹ :

 

Một tại Nha Trang do Tướng Phú tư lệnh và Tướng Thân phụ tá, và BCH hành quân thứ hai cho Tướng Cẩm tư lệnh và Đại tá Lý phụ tá.  BCH này nằm tại Pleiku để đưa đoàn quân lên đường, sau đó sẽ bay xuống Tuy Hòa để đón đoàn quân. BCH hành quân thứ ba là BCH hành quân di động của Tướng Tất, BCH này của binh chủng BĐQ tại Quân khu 2, không dính dáng gì đến Bộ tham mưu Quân đoàn.

 

Và dĩ nhiên BCH hành quân của Tướng Tất hay Tướng Tường, hay Tướng Niệm ( Thiếu tướng Phan Đình Niệm ), hay Tướng Sang, hay Tướng Lượng, hay Tướng Hoàng Cơ Minh  đều nằm dưới quyền điều động của Tướng Cẩm, Tướng Thân và Đại tá Lý trong trường hợp không có Tướng Phú.

 

Sách của Tướng Viên, trang 147, đã ghi lại rõ ràng cách phân công phân nhiệm của Tướng Phú trong buổi chiều ngày 14-3-1975, sau khi ông dự họp tại Cam Ranh trở về.  Và cách chia thành 3 BCH hành quân nhẹ của Tướng Phú hoàn toàn rõ ràng, phân minh, hợp lý.  Thế nhưng Tướng Viên cố tình cho rằng Phú không giao nhiệm vụ gì cho Tướng Thân và Tướng Cẩm (sic).  Không phải là Tướng Viên vô tình không biết, những điều ông viết trong trang 147 đã chứng tỏ rằng ông biết rất rõ.

 

Tướng Cẩm là Tư lệnh của Mặt trận LTL.7, ông và Bộ tham mưu của ông chỉ huy tất cả mọi lực lượng có mặt trên LTL.7, kể cả 2 Liên đoàn BĐQ đi đoạn hậu của Tuớng Tất, và chỉ huy tất cả những đơn vị trú đóng trong 12 tỉnh của Quân khu 2.  Theo kế hoạch thì ngày 16 và 17-3 Tướng Cẩm và Bộ tham mưu  ở tại Pleiku để “đưa” các đơn vị lên đường.  Đến ngày 18-3 thì ông và BTM đi bằng máy bay xuống Tuy Hòa để “đón” đoàn quân về Phú Yên ( Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 147-148 ).

 

Nhưng vừa mới “đưa” được đoạn đầu lên đường thì Đại tá Lý trốn mất.  Các sĩ quan tham mưu tự động về nhà đưa vợ con di tản theo đường bộ.  Vậy thì lệnh của Tướng Cẩm không có hiệu lực là phải, bởi vì ông chỉ được quyền ra lệnh cho Tham Mưu Trưởng hoặc bộ tham mưu của ông ta.  Nhưng ông Tham mưu trưởng trốn ngay từ đầu, bộ tham mưu tản hàng lo cho vợ con thì Tướng Cẩm còn biết ra lệnh cho ai ?

 

Đến chiều tối ngày 17-3 thay vì bay xuống Tuy Hòa thì Tướng Cẩm được trực thăng của Tướng Tất chở xuống Hậu Bổn, nhưng tại đây ông cũng không tìm được Đại tá Lý và Bộ tham mưu của ông ta, bởi vì cả nhóm đang “trốn” trong đoàn dân di tản ( Bộ tham mưu gồm 14 sĩ quan cao cấp ).  Mãi tới chiều hôm sau, khi nghe lệnh tìm bốc về Tuy Hòa thì họ mới lên tiếng..

 

Đã vậy Tướng Viên còn mắc tội làm chứng gian khi ông viết : “Ngày 15, trong khi các đơn vị nằm trong kế hoạch gấp rút chuẩn bị di chuyển, Tướng Phú và một số sĩ quan tham mưu bay về Nha Trang.  Cùng lúc, Tư lệnh phó Quân đoàn, Chuẩn tướng Cẩm, bay về Tuy Hòa chờ đoàn quân di tản đầu tiên rút về từ Pleiku” ( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 148 ).

 

Trong khi đó sổ tay ghi chép của Phạm Huấn cho thấy trong ngày 17-3 :

 

“10 giờ 15 phút, liên lạc lần cuối cùng giữa Tư lệnh Quân đoàn II và Tướng Cẩm tại Pleiku bằng STS-106.  Xác nhận về việc ra lệnh cho Tỉnh trưởng Pleiku phòng thủ tỉnh này”.

 

Và ngày 18-3, tại Hậu Bổn :

 

“10 giờ 15, từ trên C.47, Tướng Phú ra lệnh cho Tướng Cẩm phối kiểm nguồn tin tình báo vừa được phổ biến” ( trang 156 ).

 

17 giờ 10, Tướng Phú ra lệnh Tướng Cẩm cho hợp đoàn trực thăng đi tìm kiếm và bốc Đại tá Lý. ( trang 168 )

 

17 giờ 40, Tướng Phú bay đi Phú Bổn chỉ huy và tìm bốc Đại tá Lý

 

18 giờ 15, một trực thăng trong đoàn trực thăng của Tướng Cẩm được gởi xuống bốc Đại tá Lý và Bộ TM ( trang 169 ).

 

Rõ ràng Tướng Cẩm ở tại Pleiku cho tới ngày 17-3, xuống Hậu Bổn chiều tồi hôm đó, và làm việc tại đây cho tới khi bốc được Đại tá Lý ông mới cùng về Tuy Hòa chiều ngày 18-3 ( Tự truyện của Tướng Phạm Duy Tất, do Đỗ Sơn ghi ).

 

Tướng Cẩm ngồi một mình trong bóng đêm

 

Lời kể chuyện của Tướng Phạm Duy Tất do Đỗ Sơn ghi là một lời chứng xác thực nhất về quyền chỉ huy của Tướng Cẩm với một bộ tham mưu mà 14 ông sĩ quan tham mưu cao cấp đều bỏ trốn, kể cả ông Đại tá Tham mưu trưởng:

 

“Trời đã nhá nhem tối, tôi đi một vòng ở khu vực Bộ tư lệnh Quân đoàn và phi trường xem xét coi còn sót lại ai không.  Mọi sự im ắng như một vùng đất hoang, buồn ơi là buồn ! Đến sân cờ, đột nhiên thấy Tướng Cẩm đang ngồi im lặng một mình trên bực thềm, trong bóng đêm…Tôi không hỏi ông đang nghĩ gì, chỉ nói ông lên trực thăng tôi sẽ đưa ổng xuống Phú Bổn.  Chúng tôi tới Cheo Reo, Tướng Cẩm xuống, tôi bay ngược về một lần nữa…”

 

Đó là chiều tối ngày 17-3-1975.  Trong khi sách của Tướng Viên lại ghi rằng Tướng Cẩm về ngồi tại Tuy Hòa từ ngày 15. Và : “Cuộc triệt thoái tự nhiên nằm dưới quyền điều khiển của vị Tham mưu trưởng Quân đoàn cho đến đoạn đường Hậu Bổn, cho dù ông ta không có trách nhiệm này”.

 

Nhận xét của Tướng Viên đã trở thành mỉa mai sau khi CIA cho công bố tài liệu nói rõ Lý đã được một máy bay đặc biệt của CIA bốc từ Pleiku về Nha Trang trong sáng ngày 16-3- 1975.  Rồi sáng ngày 17-3 trực thăng của CIA mới đưa ông ta từ Nha Trang lên Hậu Bổn (sic).

 

Tại sao các ông tướng thất bại ?

 

Trận Ban Mê Thuột và trận Liên tỉnh lộ 7 bị thất bại là do Bộ tư lệnh Quân Đoàn II và Quân khu 2 bị phá hoại ngay trong nhóm đầu não.  Vậy thì ai là kẻ phá hoại ? Cái chết của Tướng Phú chứng tỏ ông không phải là kẻ phá hoại. Thời gian ngục tù 17 năm của Tướng Thân, Tướng Cẩm, Tướng Tất, Đại tá Tiếu,  Đại tá Khang cho thấy các ông cũng không phải là kẻ phá hoại.  Và giờ đây CIA xác nhận Lê Khắc Lý là điệp viên cao cấp của CIA, vậy kẻ phá hoại chính là Lê Khắc Lý.

 

Có thể nào một mình Lý phá hoại mà không cho CIA biết hay không?  Câu trả lời là không, bởi vì CIA thừa biết việc họ bốc Lê Khắc Lý ra khỏi Pleiku đã đưa tới thất bại của Quân đoàn II.  Nếu ngày đó họ vô tình đem Lý đi thì họ đã lên tiếng đính chính ngay với dư luận.  Nhưng đằng này họ tìm mọi cách bưng bít cho tới 39 năm sau thì đủ chứng tỏ họ là kẻ chủ mưu.

 

(28) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NHỮNG LỜI BỊA ĐẶT TỒI BẠI

Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh

 

Đại tướng Cao Văn Viên viết :

 

“Lẽ ra Tướng Phú phải bàn thảo kế hoạch với ban tham mưu và trực tiếp chỉ huy cuộc triệt  thoái từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc”. ( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong )

 

Đại tướng nói mà quên coi lại tài liệu cũng do ông ta viết :  Nếu Tướng Phú và bộ tham mưu bám theo cuộc di quân từ đầu đến cuối thì chắc chắn tại Quốc lộ 21 Tướng Lê Trung Tường đã bị quân CSVN đánh tan tại Phước An từ chiều ngày 15-3.  Và đến khuya hôm đó thì chiến xa của CSVN đã làm chủ Nha Trang bởi vì từ Phước An tới Nha Trang chỉ còn có duy nhất 1 Tiểu đoàn ĐPQ ( Khoảng 500 người ) chốt tại Khánh Dương mà thôi.

 

Tướng Viên vô tình hoặc cố tình không thấy ra là có tới hai mặt trận cùng một lúc, một mình Tướng Phú không thể phân thân chỉ huy cả hai mặt trận cho nên ông ta phải chia thành hai bộ chỉ huy, chính Tướng Phú lãnh mặt trận Ban Mê Thuột là điểm nặng nhất, còn Tư lệnh phó là Tướng Trần Văn Cẩm lãnh phần nhẹ hơn;  tức là đưa 5 Trung đoàn BĐQ, 1 trung đoàn Pháo binh, 2 trung đoàn Thiết giáp đi “đổi gió” tại Duyên hải.

 

Từ ngày bắt đầu cho tới ngày cuối của cuộc di tản trên LTL.7 thì Tướng Phú đang chỉ huy mặt trận Quốc lộ 21 với quân số của địch là 4 sư đoàn ( Khoảng 40.000 người ), trong khi trong tay ông chỉ có Sư đoàn 23 là lực lượng chống trả duy nhất.

 

Nhưng ngay từ đầu Trung đoàn 53 bị kẹt lại Phi trường Phụng Dực, không điều động được. Còn Trung đoàn 45 và Trung đoàn 44 thì đã tan hàng sau khi được trực thăng vận xuống Phước An.  Cả sư đoàn hơn 10.000 người đến ngày 17-3 chỉ còn 548 người mà không đụng trận nào cả.  Rồi đám tàn binh này, kể cả Chuẩn tướng Lê Trung Tường, đã không giúp gì được cho Tướng Phú;  mà trái lại, còn bắt ông phải để tâm lo cứu họ từ Ban Mê Thuột về nơi an toàn.

 

Suốt thời gian từ 15 cho tới 18-3 Tướng Phú phải chỉ huy mặt trận Quốc lộ 21 với 1 tiểu đoàn ĐPQ duy nhất ( 377 người ) để ngăn cản bước tiến của 4 sư đoàn địch ( Khoảng 40.000 người ).  Thế mà ông đã thành công, giữ vững chốt Khánh Dương trước khi quân Dù khóa đèo M’Drak vào ngày 20-3.

 

Và rồi tới sáng ngày 18-3, chính Bộ TTM của Tướng Viên đã cho Tướng Phú một tin dõm rằng Sư đoàn 320 CSVN đã đuổi kịp đoàn di tản.  Trong khi đó Bộ tham mưu Quân đoàn II của Lê Khắc Lý biến mất không kèn không trống, Tướng Phú phải đích thân bay lên Phú Bổn tìm bốc Lê Khắc Lý và 13 sĩ quan tham mưu đầu não của Quân đoàn II (sic).

 

Rồi từ đó ông đích thân chỉ huy cả hai mặt trận cho tới ngày 24-3 là ngày đoàn di tản về tới Tuy Hòa.  Kết tội ông không chỉ huy, không theo dõi đoàn di tản là một điều vô cùng tàn tệ.

 

Thiếu tá Phạm Huấn viết :

 

“Tin Quân đoàn 2 “di tản chiến thuật” bay đi nhanh chóng.  Mọi người, mọi giới hoang mang tột độ.  Tôi tưởng rằng sau đó Tướng Phú sẽ bay trở lại Pleiku.  Nhưng… không! “…Sự việc này làm tôi không thể hiểu nổi.  Tôi nghĩ rằng Tướng Phú là người chịu trách nhiệm nặng nề nhất về sự thảm bại sau đó của cuộc rút quân”… ( trang 126 ).“Và sáng hôm nay, ông đã bỏ đi như một người chạy trốn, một cấp chỉ huy vô trách nhiệm” ( trang 127 ).

 

Dò theo những trang sách sau đó, cũng do chính Phạm Huấn viết, để tìm hiểu xem Tướng Phú làm gì sau khi rời khỏi Pleiku sáng hôm đó :

 

Ngày 15-3,

 

“11 giờ 45 phút, sau những cái lệnh cho Bộ tham mưu Quân đoàn và Tướng Tất, Tướng Phú bay về Nha Trang”.  ( trang 125 ).  Suy ra khoảng 1 giờ trưa thì Tướng Phú đến Nha Trang.

Lúc 15 giờ 30 :  “Và ông ghé sát tai tôi : Anh gặp riêng Chuẩn tướng Tường nói nguyên văn lệnh của tôi : Lệnh của Tổng thống, rút bỏ Phước An, mang quân về phòng thủ tuyến Khánh Dương càng sớm càng tốt” ( trang 126 ). Nghĩa là Tướng Phú nhận được lệnh của Tướng Thiệu ngay sau khi ông tới Nha Trang.

 

Lúc 15 giờ 55 :  “Sau khi kín đáo chuyển đạt lệnh của Tướng Phú cho Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, tôi tìm gặp Đại tá Trịnh Tiếu….Đại tá Tiếu cho biết, với những tin tức tình báo xác thực nhất, hiện có 4 sư đoàn Cọng sản Bắc Việt trong vùng.  Đó là các sư đoàn F.10, 320, 968, 316 và các trung đoàn pháo, chiến xa, phòng không.  Trong khi đó lực lượng của ta ở cả hai mặt trận phước An và quanh thị xã Ban Mê Thuột chưa tới một sư đoàn, không chiến xa, không pháo binh 155 ly yểm trợ…” ( trang 127 ).

 

“Mặt trận Phước An sẽ bị địch “bứt” bất cứ lúc nào, có thể là đêm nay…” ( trang 128 )

 

Vậy thì đêm đó, đêm 15-3, Tướng Phú còn lòng dạ đâu để trở về Pleiku ? Và nếu ông trở lại Pleiku thì chỉ tổ dẫm chân Tướng Cẩm và Đại tá Lý bởi vì ông đã giao khoán mặt trận LTL 7 cho hai ông.  Còn ông và Chuẩn tướng Lê Văn Thân phải lo tập trung giải quyết mặt trận Quốc lộ 21 ( Ban Mê Thuột – Phước An – Khánh Dương – M’Drak ) với 40.000 quân CSVN từ Ban Mê Thuột đang tràn xuống.

 

Ngày 16-3 :

 

– “lúc 9 giờ sáng, tôi cùng Tướng Phú bay đi Phước An”, ( trang 129 ).

 

Lúc 10 giờ 40 :  “trực thăng Tướng Phú đáp xuống Phước An, Tướng Tường trình bày tình hình vô cùng nguy ngập.  Cộng quân với chiến xa đã tấn công đoàn quân tăng viện lúc 10 giờ”.( trang 129 ).

Lúc  11 giờ : “Tướng Phú bay trở lại Nha Trang, ông ra lệnh cho Đại tá Lý Bá Phẩm, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Nha Trang phải đích thân lên chỉ huy mặt trận Khánh Dương” ( Quận Khánh Dương thuộc tỉnh Khánh Hòa, giáp giới với Phước An ). ( trang 129 ).

 

Lúc 13 giờ : “một tin chấn động, tướng Tường bị thương ở cầu 31 gần Khánh Dương được trực thăng chở thẳng về Quân y viện Nha Trang” ( trang 130 )..

 

Lúc 13 giờ 30, “ông vào Quân y viện thăm Tướng Tường để biết tình hình xác thực” ( trang 130 ).

 

Lúc 14 giờ : “Tướng Phú bay lên Phước An chỉ huy Sư đoàn 23 Bộ binh” ( trang 132 ).

 

Lúc 14 giờ 30 : “Tướng Phú bay chỉ huy mặt trận Phước An…. Phi cơ quan sát nhìn rõ các chiến xa địch di chuyển và cho tọa độ chính xác.  Phi tuần phản lực đầu tiên từ Phan Rang bay lên đã bắn cháy 2 T.54 của địch…” ( trang 133 ).

 

Lúc 15 giờ 40 phút : “Tướng Phú đề cử Đại tá Nguyễn Văn Đức ( Lê Hữu Đức ) xử lý thường vụ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh” ( trang 133 ).  Lúc này cả sư đoàn 23 BB quân số hơn 10.000 người chỉ còn khoảng 600 “tàn binh”.

 

Vậy thì trong ngày 16 nàyTướng Phú có nên trở lại Pleiku hay không?  Và để làm gì?

 

Ngày 17-3,

 

Lúc 9 giờ 30 sáng, “Đại tá Hoàng Thọ Nhu, Tỉnh trưởng Pleiku gọi về Nha Trang trình với Tướng Phú thì tình hình có rối loạn nhưng không ở múc độ trầm trọng… đoàn xe hơn 4.000 chiếc đã di chuyển” ( trang 142 )

Lúc 10 giờ 15 phút sáng : “liên lạc lần cuối cùng giữa Tư lệnh Quân đoàn II và Tướng Cẩm tại Pleiku bằng STS-106” ( trang 143 ).

 

Lúc 10 giờ 50 phút sáng : “Tổng thống Thiệu gọi ra lệnh giải tỏa gấp rút mặt trận Khánh Dương và Quốc lộ 21 bằng mọi giá…” ( trang 144 ).

 

Lúc 13 giờ 40 trưa : “Tổng thống, Hội đồng nội các, và các tướng lãnh khen ngợi Tư lệnh và Bộ tư lệnh Quân đoàn II về cuộc rút quân” ( trang 144 ).

 

Lúc 18 giờ 15 tối : “Đại tá Tham mưu trưởng báo cáo về tình hình Phú Bổn.  Đã tổ chức, phân loại xe quân đội và dân sự.  Ra lệnh cho các đơn vị không được tự ý tách rời đoàn xe đi riêng” ( trang 144 )..

 

Vậy thì trong ngày 17 này Tướng Phú có nên trở lại Pleiku hay không?  Trong khi Đại tá Tham mưu trưởng và Bộ tham mưu Quân Đoàn đã báo cáo là đoàn di tản đã về tới Phú Bổn vô sự và trong tình trạng kiểm soát được.

 

Sang đến sáng hôm sau, ngày 18, thì đích thân Tướng Phú lên Phú Bổn để liên lạc với Tướng Cẩm và Tướng Tất.  Đến chiều thì ông trở lại Phú Bổn để bốc toàn bộ Bộ tham mưu Quân đoàn 2 về Tuy Hòa.  Và từ đó ông trực tiếp chỉ huy cả hai mặt trận cho tới khi đoàn di tản về đến Tuy Hòa ( Ngày thứ 10 ).

 

Thế mà Đại tướng Cao Văn Viên và Thiếu tá Phạm Huấn đã cố tình để cho người đời nghĩ rằng Tướng Phú đã trốn tại Nha trang từ đầu chí cuối trong khi cuộc di tản trên LTL.7 không có ai chỉ huy.  Tướng Viên là cấp chỉ huy trực tiếp của Tướng Phú, Thiếu tá Huấn là đệ tử cật ruột của Tướng Phú (sic).  Cả hai cùng lên tiếng chê trách Tướng Phú thì ai mà không tin ?

 

Đại tá Trưởng phòng Tình báo quân đội Mỹ tại Sài Gòn William Legro viết :

 

“…lý do gần nhất của sự thất bại trong cuộc di tản là vị tư lệnh Quân đoàn đã không quan tâm tới ước lượng tình báo, và không sử dụng đúng lực lượng cơ hữu trong trận đánh Ban Mê Thuột …. Cũng như cuộc triệt thoái tồi dở theo đường 7.B.  Ông ta ( Tướng Phú ) đã đưa đất nước tuột xuống một mặt dốc mà sự dũng cảm của hằng ngàn sĩ quan, binh sĩ VNCH không thể nào cứu vãn được ( Legro, Vietnam from Cease-Fire to Capitulation, trang 170.  Chính Đạo dịch ).

 

Trong khi đó chính Legro chuyển tin cho Tổng Thống Thiệu là quân CSVN sẽ đánh Pleiku chứ không đánh Ban Mê Thuột.  Rồi sáng 18-3 cũng chính Legro chuyển cho Bộ TTM tin động trời :

 

“Các đơn vị du kích CSVN tập trung được một số súng cối tại Tây Nam Hậu Bổn.  Sẽ pháo đoàn xe từ Phú Thiện đến Tây Nam Hậu Bổn.  Nếu thành công sẽ tiến dần về phía Nam, tiếp tục pháo, chặt đứt đoàn xe thành nhiều đoạn, làm trì trệ cuộc rút lui, chờ quân Bắc Việt tới… …Đêm qua Sư đoàn 320 CSVN đã bỏ mật trận Bắc Ban Mê Thuột tiến về Phú Bổn”.

 

Chính tin này đã khiến chiều 18-3 Tướng Phú quyết định cho quân VNCH bỏ súng băng rừng để tách lính ra khỏi dân, tránh thảm họa như tại Đại Lộ Kinh Hoàng năm 1972.  Trong khi sự thực hồi ký của tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, Bí thư quân ủy Mặt trận Tây Nguyên, cho thấy 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 320 đã vào tiếp thu Phú Bổn sau khi quân VNCH đã rút đi hết vào chiều ngày 18-3, chẳng có bắn 1 trái đạn pháo nào.

 

Đây là tất cả lý do tại sao cuộc triệt thoái bị thất bại.  Hoàn toàn là do bàn tay đen đúa của Legro !

 

(29) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, MƯU ĐỒ PHÁ HOẠI CỦA CIA

Chú thích của người viết :

 

Năm 1996 tôi đến Mỹ theo diện tị nạn chính trị.  Việc đầu tiên là tôi tìm tài liệu để giải mã trận Khánh Dương mà chính tôi có tham dự dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Phạm Văn Phú.  Nhưng rồi các tài liệu nói về Ban Mê Thuột , Khánh Dương,  Liên tỉnh lộ 7, M’drak đều dẫn tôi đến một nghi ngờ chung cuộc rằng hình như sự thất bại của Tướng Phú tại Quân Khu II là do sắp xếp của phía Mỹ.  Và tôi lần mò truy tìm bẳng chứng giải đáp cho mối nghi ngờ này.

 

Các tài liệu đầu tiên mà tôi có được là quyển Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng xuất bản năm 1976, quyển Decent Interval của Frank Snepp xuất bản năm 1977, quyển The Final Collapse của Cao Văn Viên Xuất bản năm 1983, và quyển The Palace File  của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L.Schecter, xuất bản năm 1986. Đây là những quyển sách có giá trị khả tín số một nói về chiến tranh Việt Nam.

 

Sau đây là trích đoạn những tài liệu nói trên mà tôi dùng để chứng minh cho hành động “phản bội đồng minh” của Kissinger :

 

Bài toán cắt viện trợ, bỏ Vùng 1, Vùng 2

 

Ngày 16-8-1974, Tư lệnh quân đội HK tại VN John Murray họp buổi họp chót với Tướng Cao Văn Viên và một số tướng lãnh của Bộ TTM.  John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, tùy theo mức viện trợ quân sự của Mỹ, gấp rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2, và cả Vùng 3 để về cố thủ Vùng 4.  Sau buổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở về Hoa Kỳ ( Frank Snepp, Decent Interval, 1977, trang 95 ).

 

Ngày 11-3-1975 Tướng Thiệu mời các Tướng Khiêm, Viên, Quang ăn sáng tại dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của HK vào năm 1975 :

 

“Quyết định của Tổng thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đã suy xét thận trọng.  Hình như Tổng thống Thiệu đã ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…”… “…VNCH không còn hy vọng nào.  Một thực tế gần như hiển nhiên là HK không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biểu quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra.  Đối với HK, cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc” ( trang 132 ).

 

Nghĩa là quyết định bỏ Vùng 1, Vùng 2 và một phần Vùng 3 của Mỹ không phải là chuyện bất ngờ đối với Tổng thống Thiệu, Thủ tướng Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên và Trung tướng Đặng Văn Quang.

 

Quyết định bỏ rơi Miền Nam của Mỹ

 

Tháng 8-1974, sau khi Quốc hội HK quyết định ngân sách viện trợ quân sự cho VNCH trong năm 1975 thì Tướng Cao Văn Viên hạ một câu kết luận : “Một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và hết nhiên liệu vào tháng 6 – 1975” ( The Final Collapse, Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 136 ).

 

Nghĩa là CIA phải sắp xếp làm sao cho quân đội VNCH sụp đổ trước khi hết gạo, hết đạn vào tháng 6 năm 1975.

 

Tháng 8 năm 1974, CIA quyết định dẹp bỏ chi nhánh CIA tại Ban Mê Thuột vì lý do để tiết kiệm ngân sách.  ( Frank Snepp, trang 178.  Nguyên văn :  The CIA chief in the MR.2 had decided in the sumer of 1974 to shut down the agency’s out post  in Ban Me Thuot as part of a cost-cuting exercise ).

 

Vì vậy mà tháng 3 năm 1975 quân đội CSVN đột nhiên xuất hiện tại Ban Mê Thuột với 4 sư đoàn bộ binh và 11 trung đoàn yểm trợ ( Khoảng 50.000 người ) mà CIA không hề hay biết !!

 

Cuối tháng 10 năm 1974. Đại sứ Martin dùng chuyện tham nhũng làm sức ép, buộc Tướng Thiệu phải thay 3 ông tướng Tư lệnh Vùng ( Frank Snepp, Decent Interval, trang 117 ).

 

*( Nguyên văn :  Finally, in late October, Thieu bowed to demand.  He fire four member of his cabinet, demoted nearly 400 field-grade officers who wer suspected  of corruption and remove three of his four regional commanders, include General Nghi and General Nguyen Van Toan, commander in Military Region 2 ).

 

Ba ông Tướng bị thay là 3 ông tướng tài bậc nhất của VNCH lúc bấy giờ, cả ba đều là tướng thân cận của Tổng thống Thiệu.  Riêng Tư lệnh Vùng 1 Ngô Quang Trưởng là người thân cận của Tướng Trần Thiện Khiêm, mà Khiêm là điệp viên của CIA cho nên Martin không cần thay Trưởng.

 

Sở dĩ Martin phải đẩy Tướng Toàn đi khỏi Vùng 2 vì ông không muốn Toàn sẽ là người tiếp tục giữ vững Cao Nguyên trong trường hợp quân Bắc Việt xâm lăng.  Đặc biệt muốn đối phó với xe tăng của CSVN thì cần phải có một ông tướng Thiết giáp để chỉ huy trận địa Tây Nguyên, trong khi Tướng Toàn là ông tướng thiết giáp kiệt xuất.

 

Tháng 11 năm 1974 Quốc hội Hoa Kỳ ra đạo luật không cho phép VNCH dùng tiền viện trợ kinh tế của HK để trả lương cho quân đội VNCH. Trong khi vật giá leo thang từng ngày, người lính VNCH không đủ chi phí để nuôi gia đình :

 

“Hình ảnh người lính Việt Nam, với đôi mắt buồn ẩn dưới vành chiếc mũ sắt; cao bằng khẩu súng M.16;  lương tháng tương đương 12 đô la, nhưng phải nuôi vợ con với mức 1 đô la một ngày mà không hy vọng thoát khỏi số phận cho đến khi nằm trên chiếc băng ca hoặc giải ngũ ở cái tuổi 37, quá già để có thể làm bất cứ việc gì” ( Frank Snepp Decent Interval, trang 8 ).

 

Tuần đầu của tháng 3 năm 1975.  Trong một cuộc họp đầu tuần của Bộ Ngoại giao HK, Kissinger đã giải thích hành động viện trợ “lấy có” cho Cam Bốt: “Chính phủ Lon Nol đang trên đà sụp đổ, đây là nguyên do chính khiến chúng ta phải tiếp tục viện trợ để cho sau này không ai có thể trách chúng ta vô trách nhiệm”.( Frank Snepp, Decent Interval, trang 175 ).

 

*( Nguyên văn : “…he say, the Lon Nol Government was on the brink of collapse, it was essential to keep open the aid pipeline so no one could later blame the United States for the disaster” ).

 

Ngày 7-3-1975, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại giao HK trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông : “Hãy làm mọi cách để Quốc hội tiếp tục duy trì viện trợ cho Cam Bốt và Việt Nam.  Không phải để cứu vãn hai nước đó, mà vì không thể nào cứu vãn được hai nước đó” ( Frank Snepp, Decent Interval trang 176 ).

 

*( Nguyên Văn :  Do every thing possible to ensure that Congress lived up our aid commitments to Cambodia and Vietnam- not because the two countries were necessarily salvageable, but precisely because they might not be ).

 

Kissinger không muốn thiên hạ nghĩ rằng Việt Nam sụp đổ do không còn viện trợ.  Và với mức độ viện trợ nhỏ giọt thì đến ngày 30-6-1975 quân đội VNCH sẽ không còn gạo và không còn đạn ( Tài liệu The Final Cllapse của Tướng Cao Văn Viên ).  Vì thế Kissinger sắp xếp cho Quân đội VNCH tự tan rã trước khi hết gạo và đạn trước tháng Sáu năm 1975.

 

Âm mưu phá hoại ngay tại Bộ tham mưu Quân đoàn 2

 

Ngày 13-3 :

 

“ Nicol ( Don Nicol, trưởng cơ sở CIA tại Pleiku ) nhận được điện thoại của Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 …. Lý cho Nicol biết ngày mai 14/3 tướng Phạm Văn Phú sẽ họp với tổng thống Thiệu tại Cam Ranh. Buổi họp được giữ kín và máy bay của tướng Phú sẽ đi Qui Nhơn trước để đánh lạc hướng. Lý hứa với Nicol có tin gì sau khi Phú đi họp về Lý sẽ cho hay. Nicol báo cho Robert Chin, trưởng cơ sở CIA Nha Trang biết nội dung tin Lý vừa cung cấp”. ( CIA and The Generals, bản dịch của Trần Bình Nam )

 

 Ngày 14-3 :

 

“Ngày hôm sau 14/3 trước khi Nicol bay về Nha Trang họp thì được điện thoại của Chin cho biết cơ sở Qui nhơn cho hay tướng Phú có bay về Qui Nhơn thăm bộ chỉ huy một sư đoàn ở đó.

 

Chiều ngày 14/3, sau khi Nicol đã đi Nha Trang, Stephens (phụ tá của Nicol?) đến bộ tư lệnh quân đoàn 2 kiếm tin về cuộc họp giữa Phú và Thiệu. Stephens gặp Lý trước, Lý chưa nói được gì thì Phú bước vào. …Hôm đó Stephens không lấy được tin gì. .” ( CIA and The Generals, bản dịch của Trần Bình Nam )

 

Ngày 15-3 :

 

“Ngày mai Stephens trở lại với hy vọng có tin sốt dẻo. … Nửa giờ sau Stephens tìm được Lý. Lý kéo Stephens ra một chỗ vắng và sau khi căn dặn tuyệt đối giữ kín, Lý cho Stephens biết Thiệu ra lệnh tướng Phú bỏ Pleiku và Kontum” ( CIA and The Generals, bản dịch của Trần Bình Nam )

 

Ngày 15-3 :

 

“Meanwhile, the awful truth about the decisions taken at Cam Ranh the day before was beginning to leak out.  Shortly after the morning staff meeting, a CIA agent on Phu’s staff alerted his local American case officer that a total abandonment of the highlands was imminent”.

 

“Trong khi đó tin tức về quyết định khủng khiếp tại Cam Ranh ngày hôm trước đã bắt đầu rò rỉ.  Ngay sau cuộc họp của Bộ tham mưu vào buổi sáng, một điệp viên CIA cài trong Bộ tham mưu của Tướng Phú ( Lê Khắc Lý ) đã báo động cho trưởng cơ sở CIA tại Pleiku rằng cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên sắp xảy ra”. ( Frank Snepp Decent Interval, trang 196, bản dịch của Bùi Anh Trinh ).

 

“Unfortunately, in their haste to save themselves, they committed a host of sins for wich intelligence operative should be drawn and quartered. In addition to abondoning their American colleagues and their own Vietnamese employees, they neglected to provide for the safety of the long-time agent on Phu’ staff”.

 

“Thật không may, trong lúc vội vã lo tự cứu mình, họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng đối với nghiệp vụ tình báo.  Chẳng những bỏ rơi các đồng nghiệp Mỹ và nhân viên Việt Nam, họ còn quên bảo vệ cho một điệp viên kỳ cựu được cài trong Bộ tham mưu của Tướng Phú” ( Frank Snepp Decent Interval, trang 200, bản dịch của Bùi Anh Trinh )

 

Ngày 16-3 :

 

Soon an Air America C-46 transport lumbered in, picking its way carefully along the tarmac through throngs of soldiers and civilians.  Thinhking this was the plane he has just summoned, Thieme dashed over to it and grabbed for the hatch lock.  But as he did the pilot gunned his motors and pulled off down the run way, to parking area reserved for military planes.  Thieme, at once frightened and furiuos, put in a radio call to Nha Trang to demand an explanation.  He was told that the C-46 was specially scheduled CIA plane sent in to rescue “ahigh-ranking Vietnamese Military officer” ( Actually, the CIA agent on Phu’s Staff who has been abandoned the day before ).

 

A short while later another Air America transport arrived to pick up Thieme’s group”.

 

“Một máy bay vận tải C-46 của hãng Air America nặng nề hạ cánh, nó chầm chậm lướt qua đám lính và dân sự.  Thieme nghĩ rằng đây là chiếc máy bay mà mình vừa yêu cầu, ông lao tới nắm lấy khóa cửa.  Nhưng khi ông vừa hành động thì viên phi công từ từ cho máy bay trườn tới bãi đậu dành riêng cho các máy bay quân sự.

 

Vừa sợ hãi, vừa tức giận, Thieme gọi về Nha Trang yêu cầu được giải thích.  Ông được trả lời rằng đó là chiếc máy bay C-46 đặc biệt được gửi tới để cứu thoát “Một sĩ quan Việt Nam cao cấp” ( Thực ra đó là điệp viên CIA được cài trong Bộ tham mưu của Phú, người đã bị bỏ quên ngày hôm trước )

 

Một thời gian ngắn sau đó, một chiếc máy bay vận tải khác của Air America hạ cánh để bốc nhóm người của Thieme”( Frank Snepp Decent Interval, trang 203, bản dịch của Bùi Anh Trinh).

 

Đại tá Lê Khắc Lý là Tham Mưu trưởng của Quân đoàn 2.  Ông ta là người duy nhất ra lệnh trực tiếp cho các đơn vị quân đội tại Cao Nguyên sau khi Tướng Phú về Nha Trang để chỉ huy mặt trận Ban Mê Thuột.  Một khi Lê Khắc Lý bí mật trốn khỏi Pleiku thì toàn bộ máy chỉ huy của Quân đoàn 2 tan rã. Cuộc lui binh sau đó đã trở thành cuộc chạy loạn, mạnh ai nấy chạy.  Trong khi đó Lê Khắc Lý từ nơi lẫn trốn vẫn tiếp tục báo cáo cho Tướng Phú rằng mọi chuyện tốt đẹp.

 

(30) QUYẾT ĐỊNH RÚT BỎ VÙNG 1

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Ngày 7-3-1975, ba ngày trước khi Ban Mê Thuột bị tấn công, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại giao HK trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông : “Hãy làm mọi cách để Quốc hội tiếp tục duy trì viện trợ ( lấy có ) cho Cam Bốt và Việt Nam.  Không phải để cứu vãn hai nước đó, mà vì không thể nào cứu vãn được hai nước đó” ( Frank Snepp, Decent Interval trang 176 ).

 

Ngày 11-3-1975, một ngày sau khi Ban Mê Thuột bị tấn công, Tống thống Thiệu mời Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Cao Văn Viên và Tướng Đặng Văn Quang ăn sáng tại dinh Độc Lập và ông trình bày ý định bỏ một số đất đai của Vùng 1 và Vùng 2.  ( Hồi ký của Cao Văn Viên ).

 

Lệnh bỏ Huế, cố thủ Đà Nẵng

 

Năm 1975, ngày 13-3, Tư lệnh Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng và Tư lệnh Quân khu 3 Nguyễn Văn Toàn dự họp hành quân với Hội đồng an ninh Quốc gia, gồm có Tướng Thiệu, Tướng Khiêm, Tướng Viên và Tướng Quang.

 

Sau phần thuyết trình tình hình của hai vị Tư lệnh Quân khu, Tướng Thiệu nói rằng ông biết lâu nay ông đã yêu cầu các Tư lệnh Quân khu làm những việc quá sức của mình.  Nay tình hình đã tới nông nỗi phải bỏ bớt lãnh thổ cho phù hợp với mức độ viện trợ của HK, ông ra lệnh cho Tướng Trưởng bỏ Huế đề rút về cố thủ Đà Nẵng.

 

Ngoài ra ông cho biết sẽ rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn.  Theo như sách của Tuớng Viên thì Tướng Thiệu cho biết sẽ rút cả Sư đoàn TQLC;  nhưng theo Tướng Trưởng trả lời phỏng vấn cho Nguyễn Tiến Hưng thì Tướng Thiệu chỉ thông báo rút bớt Sư đoàn Dù mà thôi.  Sau đó Tướng Trưởng về nhà Tướng Khiêm dùng cơm trưa ông mới được Tướng Khiêm xác nhận là Tướng Thiệu quyết định sẽ rút luôn cả Sư đoàn TQLC. ( Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, trang 452 ).

 

Sau cuộc họp Tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng ngay chiều hôm đó để bàn tính với Bộ tham mưu Quân đoàn I về kế hoạch “bỏ Huế giữ Đà Nẵng”.

 

Năm 1975, ngày 15-3, Liên đoàn 14 BĐQ từ Quảng Ngãi ra Hải Lăng, Quảng Trị để thay thế Lữ đoàn 369 TQLC.  Lữ đoàn 369 TQLC vào Đại Lộc, Quảng Nam để thay thế Lữ đoàn 3 Dù.  Lữ đoàn 3 Dù xuống tàu đi vào Nam;  gần tới Nha trang, Lữ đoàn 3 Dù được lệnh cập bến Nha Trang để lên Khánh Dương ngăn chận quân CSVN từ BMT tràn xuống.

 

Năm 1975, ngày 17-3, Lữ đoàn 258 TQLC rời Quảng Trị để vào thay thế Lữ đoàn 2 Dù tại phía Bắc đèo Hải Vân.  Lữ đoàn 2 Dù lên máy bay về Sài Gòn.

 

Cùng ngày, dân và gia đình binh sĩ ở Huế nghe tin sẽ cắt đất Vùng 1 cho Bắc Việt nên bắt đầu rời thành phố để di tản về Đà Nẵng.  Bến tàu Tân Mỹ ở Huế bị dân tị nạn tràn ngập trong 2 ngày, trong khi các tàu chiến của Hải quân VNCH còn phải lo di tản các thiết bị quân sự ở Huế và Quảng Trị về Đà Nẵng.

 

*Chú giải :  Có một điều mà các nhà lãnh đạo VNCH không ngờ tới, đó là trong vòng 5 ngày con số dân tị nạn từ Quảng Trị và Huế đã dồn về Đà Nẵng tới hơn nửa triệu người.  Nội việc lo chỗ ở và tiếp tế lương thực cho chừng đó con người là cả một gánh nặng ngoài khả năng của các cơ quan hành chánh cũng như quân đội VNCH.

 

Ngay cả hồi ký của  Kissinger cũng ghi nhận :

 

“…Hàng triệu bàn chân trốn chạy về vùng ông Thiệu kiểm soát tránh xa vùng đất CS chiếm đóng tức đã bầu cho ông ta rồi.  Người ta hay đổ tội cho việc dội bom của chúng ta nhưng giờ đây rõ ràng đó là phản ứng của dân chúng đối với tính bạo tàn của chế độ CS…

 

…… Đây cùng niềm tin từng được các đồng minh khác của Hoa Kỳ ấp ủ xưa nay, lòng trung thành từng tạo dựng nên một trong các giá trị căn bản của Hoa Kỳ chúng ta đối với thế giới, thế nên chúng ta gắng làm sao đừng để nó vuột mất…” ( Kissinger, Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. 309-315, Bản dịch của Xuân Khê ).

 

Trong khi đó Tướng Trưởng đành bất lực, tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng ghi lại :

 

“Quân lính lo lắng cho sự an ninh của gia đình họ đem theo, và kỷ luật sụp đổ.  Việc cho gia đình đi theo để nâng cao tinh thần binh sĩ bổng nhiên trở thành cơn ác mộng …Đài phát thanh BBC loan báo đầy đủ chi tiết về cuộc triệt thoái Pleiku và tiên đoán quân CS sẽ tới vùng phụ cận Sài Gòn trong vòng hai hay 3 tuần lễ”

 

Đài VOA thì tường trình về vụ nhóm Dân chủ Hạ viện đã bỏ phiếu chống viện trợ bổ túc cho VN và Cam Bốt…. …Tin bỏ phiếu chống tăng viện trợ trong lúc địch đang thao túng đã như một mũi dao đâm vào lòng binh sĩ” ( Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, trang 453).

 

Năm 1975, ngày 18-3, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm dẫn một phái đoàn của chính phủ ra thăm Đà Nẵng để quan sát kế hoạch cứu trợ cho dân tị nạn tại Đà Nẵng.  Lẽ ra Thủ tướng Khiêm cần có ông Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận của quân đội VNCH là Trung tướng Đồng Văn Khuyên để có thể giải quyết tại chỗ mọi nhu cầu ăn ở và di chuyển cho làn sóng người di cư tị nạn.

 

Thế nhưng lúc đó Tướng Khuyên đang ở Nhật để lo trị bệnh cho cha của ông (sic).  Người phó của ông là Đại tá Phạm Kỳ Loan và Tham Mưu trưởng Tổng cục Tiếp vận là Đại tá Phạm Bá Hoa chớ hề nhận được một lệnh nào từ Bộ TTM, trong khi Tổng cục Tiếp vận là cơ quan duy nhất có khả năng giải quyết mọi chuyện đang bế tắc tại Vùng 1 ( Phạm Bá Hoa, Đôi Dòng Ghi Nhớ ).

 

Chú giải : Trước mắt của Tướng Ngô Quang Trưởng không phải là bao nhiêu quân để giữ Huế và bao nhiêu quân để giữ Đà Nẵng.  Con số bao nhiêu này sẽ trở thành con số Zero nếu tất cả các quân quân nhân của Vùng 1 bỏ súng để về nhà để ôm vợ con chạy vào Nam.  Họ không thể một tay ôm con, một tay cầm súng mà hai chân chạy bò càng được.

 

Như vậy,  trong số hơn nửa triệu người tị nạn này Tướng Trưởng nhắm đưa bao nhiêu lính và bao nhiêu gia đình của họ di tản vào Nam ?  Dĩ nhiên câu trả lời sẽ là “cùng nhau ở lại để có gì cùng chết với nhau”. Không thể nào có chuyện người này ở cho người kia đi.  Nội chuyện gạo ăn cũng không đủ chứ đừng nói là đủ phương tiện tàu thuyền.

 

Chính vì vậy mà Tướng Trưởng đã có quyết định là cố giữ tại 3 nơi là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai.  Đà Nẵng sẽ là đầu cầu cuối cùng để rút vào nam, còn cố giữ Huế và Chu Lai là để tập trung quân, sẳn sàng di chuyển về Đà Nẵng bằng QL.1.  Hoặc nếu đường bộ bị nghẽn thì di quân về Đà Nẵng bằng đường biển.

 

Bài viết “Vì sao tôi bỏ Quân đoàn 1”

 

Sau năm 1975, tại đất Mỹ;  nhà báo Lê Bá Chư viết thiên phóng sự “Vì sao tôi bỏ Quân đoàn 1”, dựa theo lời kể của Tướng Ngô Quang Trưởng, trong đó có nói rõ về cuộc họp tại dinh Độc Lập ngày 13-3-1975.  Tuy nhiên bài báo này đã trở thành vô giá trị sau khi quyển sách “The Final Collapse” của Tướng Cao Văn Viên và quyển sách “The Palace File” của Nguyễn Tiến Hưng được phát hành :

 

(1) Theo bài viết “Vì sao tôi bỏ Quân đoàn 1” của Tướng Ngô Quang Trưởng thì ngày 13-3 Tướng Trưởng vào dinh Độc Lập chỉ gặp Tướng Thiệu và Tướng Khiêm chứ không có ai khác.   Nhưng theo Tướng Viên thì ngoài Tướng Trưởng, Tướng Khiêm còn có Tướng Viên, Tướng Quang và Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân khu III.

 

(2) Lê Bá Chư ghi lại rằng Tướng Thiệu ra lệnh phải “rút bỏ Quân khu 1 ngay hôm nay”.  Nhưng  theo Tướng Viên thì trong cuộc họp đó Tướng Thiệu cho Tướng Trưởng biết ông sẽ rút bớt Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến ra khỏi Quân khu I.  Đồng thời ra lệnh cho Tướng Toàn bỏ An Lộc, đưa lực lượng đang trấn giữ An Lộc đi tăng cường cho các nơi khác….

 

(3) Lê Bá Chư ghi rằng ngày hôm sau, 14-3, tại Cam Ranh Tướng Phạm Văn Phú cũng nhận được lệnh “bỏ Quân khu II”….  Nhưng sự thực ngày 14-3 Tướng Thiệu ra lệnh rút khỏi Kontum, Pleiku chứ không phải rút khỏi Quân khu II ( Rút khỏi quân khu II tức là bỏ luôn Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy ).

 

 

(4) Cũng theo Lê Bá Chư thì từ ngày 13-3 đến 18-3-1975 Tướng Trưởng gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm hằng đêm.  Đến sáng 18-3 thì ông nhận được điện thoại của Tướng Viên cho biết Tổng thống ra lệnh bỏ Huế, ông liền gọi cho Tướng Khiêm , yêu cầu ông ra Huế để tận mắt quan sát tình hình.  Rồi sáng 19-3 Tướng Khiêm ra Huế…. Nhưng sự thực Tướng Khiêm ra Huế vào ngày 18-3 chứ không phải ngày 19-3.  Và theo chỉ thị của Tổng thống Thiệu chứ không phải theo yêu cầu của Tướng Trưởng.

 

Sau khi đọc bài báo của Lê Bá Chư, Tiến sĩ  Nguyễn Tiến Hưng đã hỏi lại cựu Tồng Thống Thiệu, cũng như đã tiếp xúc và phỏng vấn Tướng Trưởng ba lần, lần đầu ngày 21-2-1985, lần thứ hai ngày 21-5-1985 và lần thứ ba ngày 31-5-1985.  Rốt cuộc những gì Tướng Trưởng trả lời cho Tiến sĩ Hưng hoàn toàn khác với bài viết của Lê Bá Chư, nhưng gần đúng như những gì Tướng Viên đã viết trong The Final Collapse.

 

Có lẽ nhà báo Lê Bá Chư đã ghi lại lời kể của Tướng Trưởng khi ông vừa mới bước chân đến HK, chưa ôn lại được bộ nhớ.  Vả lại toàn bài viết toát lên quan điểm đổ hết trách nhiệm cho Tướng Thiệu đã ra lệnh tiền hậu bất nhất, nghĩa là chính Tướng Thiệu đã làm mất nước.  Đây là quan điểm thời sự sau 1975, người Mỹ muốn hướng sự oán hận của người Việt vào Tổng thống Thiệu mà quên đi chuyện bỏ rơi của Mỹ.

 

 

(31) VÙNG 1 DI TẢN

*( Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).

 

Diễn tiến cuộc di tản khỏi Vùng 1

 

Năm 1975, ngày 19-3, Tướng Trưởng bay vào Sài Gòn, trình bày hai giải pháp để rút quân khỏi Vùng 1 :  Một là nếu Quốc lộ 1 không bị kẹt thì di quân từ Huế ( Thừa Thiên ) và Chu Lai ( Quảng Tín ) về Đà Nẵng.  Hai là trong trường hợp Quốc lộ 1 bị nghẽn thì di quân từ các nơi tụ về 3 cứ điểm là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai..

 

Theo Tướng Trưởng thì ông muốn cố thủ tại 3 cứ điểm Huế, Đà Nẵng và Chu Lai.  Trong trường hợp phải bỏ bớt đất thì quân tại Huế và Chu Lai sẽ rút về Đà Nẵng bằng đường biển.  Đà Nẵng sẽ trở thành cứ địa với 4 Sư đoàn Bộ binh và 4 Liên đoàn BĐQ.  Ông cho rằng không nên phí quân để bảo vệ Quốc lộ 1.

 

Tướng Thiệu đồng ý với kế hoạch của Tướng Trưởng.  Ông cho biết ông sẽ tuyên bố tử thủ Huế trên đài phát thanh và truyền hình.  Nhưng khi Trưởng về tới Đà Nẵng ( Tối 19-3 ) thì biết tin quân CSVN đã bắt đầu pháo vào quân VNCH từ bên kia bờ sông Thạch Hãn và đang chuẩn bị tấn công..

 

Theo như Tướng Trưởng trả lời phỏng vấn cho Nguyễn Tiến Hưng thì ông gọi về Bộ TTM để xin được sử dụng Lữ đoàn Dù đang nằm trừ bị tại QK.1.  Tướng Viên bảo Tướng Trưởng gọi thẳng cho Tướng Thiệu.  Tướng Thiệu cho biết Tướng Khiêm và Phó Tổng thống Hương đều chống lại việc cố thủ tại Đà Nẵng lẫn Huế nhưng không quyết định.  Tướng Trưởng xin hoãn tuyên bố tử thủ Huế.

 

Chú giải : Theo sách của Tướng Viên : “Đêm 19 tháng 3 Quảng Trị mất vào tay địch.  Các lực lượng của ta gồm các chi đoàn Thiết Kỵ, một Liên đoàn BĐQ và 3 Liên đoàn ĐPQ rút về bên này bờ sông Mỹ Chánh.  Tại đây ta lập một phòng tuyến mới ( Có thể Nguyễn Kỳ Phong dịch lầm.  Tiểu khu Quảng Trị chỉ có 1 Liên đoàn gồm 3 Tiểu đoàn chứ không có 3 Liên đoàn.  Chỉ có 2 Tiểu khu lớn nhất là Bình Định và Vĩnh Bình mới có 2 Liên đoàn ).

Sự thực theo lời kể của Trung tá Lê Công Chính, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 913 ĐPQ/ Tiểu khu Quảng Trị thì tối 18-3 Đại tá Đỗ Kỳ, Tiểu khu trưởng Quảng Trị, cùng với BCH Tiểu khu bay vào Huế mà không thông báo cho Liên đoàn ĐPQ gồm tiểu đoàn 105 ĐPQ, 110 ĐPQ và 119 ĐPQ.  Trung tá Chính biết được bèn gom các tiểu đoàn về Mai Đàn, rồi cùng với Lữ đoàn 1 Thiết kỵ rút về phía Nam sông Mỹ Chánh.

 

Đúng 19 giờ 30 ngày 19-3, Quảng Trị bỏ ngỏ. Do đó câu “Quảng Trị mất vào tay địch” trong sách của Tướng Viên là không chính xác, rõ ràng là ông muốn che giấu một sự thực không hay ho gì đối với những chỉ thị của cá nhân ông..

 

Năm 1975, ngày 20-3, buổi sáng, Tướng Trưởng bay ra BCH tiền phương của Sư đoàn TQLC, cách Mỹ Chánh 7 cây số.  Tại đây ông ra lệnh giữ phòng tuyến Mỹ Chánh theo như kế hoạch giữ Huế bằng mọi giá như ông đã thỏa thuận với Tướng Thiệu.

 

Buổi trưa, Tướng Trưởng họp với các Chỉ huy trưởng các đơn vị.  Tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó Quân đoàn được cử làm Tư lệnh mặt trận Huế với Lữ đoàn 147 TQLC ở mặt Bắc, Liên đoàn 14 BĐQ và Liên đoàn 15 BĐQ ở mặt Tây.  Sư đoàn 1 BB ở mặt Đông, Lữ đoàn 258 TQLC ở mặt Đông Nam và  Nam.  Liên đoàn 914 ĐPQ thuộc Tiểu khu Thừa Thiên trấn giữ đèo Hải Vân.

 

Lúc 1 giờ 30 chiều, đài phát thanh Huế tiếp vận lời hô hào giữ Huế bằng mọi giá của Tổng thống Thiệu. *( Theo như thỏa thuận giữa TT Thiệu và Tướng Trưởng sáng ngày 19-3.  Nhưng vào buổi tối hôm đó Tướng Trưởng gọi điện thoại cho Tuớng Viên, để nghị TT hoãn tuyên bố tử thủ Huế.  Giờ đây TT Thiệu vẫn tuyên bố thì có nghĩa là Tướng Viên không trình lại cho TT Thiệu ).

 

Lúc 7 giờ 30 tối, theo như trả lời phỏng vấn của Tướng Trưởng với Nguyễn Tiến Hưng :  Tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng, ông nhận được công điện của Tướng Viên : “Chỉ giữ Đà Nẵng mà thôi, đồng thời rút Lữ đoàn 1 Dù về SGN ” ( Công điện số 2238.  Theo Tướng Viên thì đây là lệnh mật của TT Thiệu gởi qua hệ thống điện báo của Bộ TTM ).

 

Tướng Trưởng gọi điện thoại cho Tướng Viên, Tướng Viên bảo gọi thẳng cho Tướng Thiệu.  Tướng Trưởng gởi công điện cho Tướng Viên : “Tôi e rằng không thi hành nổi lệnh này, xin Đại tướng tìm người thay thế tôi”.   Ngày hôm sau Tướng Trưởng nhận được phúc đáp của Tướng Viên : “Tình hình hết sức khẩn trương, Trung tướng liệu mà làm”.

 

Ban đêm, BTL Sư đoàn Dù và Lữ đoàn 1 Dù rời Đà Nẵng để về SGN.

 

Năm 1975, ngày 21-3, quân CSVN tấn công đoàn di tản trên Quốc lộ 1, đoạn Phú Lộc, giữa Huế và Đà Nẵng.  Quân Sư đoàn 1 BB tấn công đẩy lui quân CSVN.

 

Ngày 22-3 :  Quân CSVN tiếp tục tấn công tại Phú Lộc, đến trưa thì lực lượng VNCH gồm Sư đoàn 1 BB và Liên đoàn 15 BĐQ tan rã.

 

Ngày 23-3 :  Bổi sáng, quân CSVN bắn 19 trái hỏa tiễn 122 ly váo thành phố Huế, điểm nổ rời rạc, không gây thiệt hại nhưng gây sốc về tâm lý.  Thành phố gần như hổn loạn.  Cũng trong ngày này, quận Hậu Đức và quận Tiên Phước thộc tỉnh Quảng Tín bỏ ngỏ. Quân đội và tập trung về căn cứ Chu Lai, Quảng Tín.  Còn dân chúng chạy về Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Tín, phía Bắc căn cứ Chu Lai.

 

Tướng Trưởng ra lệnh bỏ ngỏ hai quận Sơn Trà và Trà Bồng thuộc tỉnh Quảng Ngãi.  Hai quân này thuộc vùng núi.  Quân đội của hai quận và các tiền đồn xa được gom về trấn giữ vùng biển.

 

 Ngày 24-3 :  Rạng sáng,  quân CSVN với xe tăng tấn công thị xã Tam Kỳ.  Đến trưa thì thành phố Tam Kỳ bỏ ngỏ, dân chúng chạy về Đà Nẵng.  Quân CSVN tấn công Quảng Ngãi. Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 1 BB chống không lại ( ?, theo tài liệu của Tướng Cao văn Viên.  Thực ra không có đánh nhau ) , Tiểu khu Quảng Ngãi được lệnh rút về Chu Lai trong đêm.

 

Ngày 25-3 :  Tướng Thiệu ra lệnh bỏ Huế và Chu Lai, rút về phòng thủ Đà Nẵng.  Tướng Trưởng ra lệnh cho Sư đoàn 2 BB tại Quảng Ngãi rút ra Cù Lao Ré, một đảo nằm ngoài khơi Quảng Ngãi.  Tại Huế quân đội VNCH được lệnh gom về cửa Tư Hiền, tại đây Hải quân và Công binh sẽ bắt một đoạn cầu để quân di tản ngược vào đất liền rồi đi bộ về Đà Nẵng.

 

Chú giải :  Sau này cựu Tổng thống Thiệu nói với Nguyễn Tiến Hưng rằng ông muốn giữ Đà Nẵng để dành cho trường hợp Mỹ tái can thiệp vào VN ( Như trường hợp thủ đô Hán Thành của Nam Hàn bị thất thủ năm 1950 ), lúc đó Đà Nẵng sẽ là đầu cầu để quân đội HK và VNCH tấn công lấy lại Quân khu 1.

Hễ Đà Nẵng chưa mất thì có nghĩa là Quân khu 1 còn.  Quân khu 1 còn, có nghĩa là lãnh thổ của VNCH vẫn còn tới Huế, Quảng Trị.  Tuy nhiên Tổng thống VNCH suy tính là một chuyện, nhưng quân lính VNCH có nghĩ như vậy hay không là chuyện khác.  Rốt cuộc thì quyền quyết định là của quân lính.  Họ đã quyết định buông súng để lo cho gia đình của họ, nhiệm vụ của họ đối với đất nước đã chấm dứt cho dầu họ biết rằng rồi đây gia đình họ sẽ phải sống như những kẻ tội đồ trên mảnh đất hình chữ S này.

 

Năm 1975, ngày 26-3, buổi sáng, cầu nối giữa Tư Hiền và đường bộ bị chậm trễ do có sóng lớn.  Buổi trưa, nước thủy triều dâng quá cao để có thể vượt biển, quân CSVN pháo kích vào đoàn người di tản đang tụ lại cửa Tư Hiền, hỗn loạn xảy ra.  Chỉ có 1/3 tổng số quân tại Huế về được Đà Nẵng.  Và đến Đà Nẵng thì họ tự động tan hàng để đi tìm thân nhân.

 

Ngày 28-3, Tướng Trưởng họp các chỉ huy trưởng tại BTL Quân đoàn nhưng các kế hoạch cứu vãn tình hình trở thành vô hiệu bởi vì các quân nhân phải lo hộ vệ vợ con họ chuẩn bị di tản vào Nam.  Họ buộc phải cởi áo lính, mặc đồ dân sự chứ nếu họ vẫn mặc đồ lính cùng chạy với vợ con thì quân CSVN sẽ bắn bừa vào vợ con của họ.

 

Buổi trưa, Phòng Tình báo Bộ TTM báo cho Quân đoàn I là quân CSVN sẽ tấn công Đà Nẵng trong đêm nay.  Bộ TTM ( Tướng Viên ) ra lệnh cho Sư đoàn 1 Không quân di tản phi cơ của họ về Phù Cát hay Phan Rang.

 

Cũng trong buổi trưa, các cơ quan quân đội VNCH bỏ ngỏ, lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân tại Đà Nẵng tự động tan hàng.  Buổi chiều, quân CSVN pháo kích vào BTL Quân đoàn, Phi trường và Căn cứ Hải quân.

 

Lúc chiều tối, Tướng Trưởng gọi điện thoại cho Tướng Cao Văn Viên để báo cáo tình hình và xin chỉ thị.  Tướng Viên bảo Tướng Trưởng hỏi Tướng Thiệu.  Theo sách của Tướng Viên thì Tướng Thiệu không cho lệnh rõ ràng, ông chỉ hỏi là nếu di tản thì có bao nhiêu quân về được tới nơi an toàn ?  Sau đó thì đường dây liên lạc giữa SGN và Đà Nẵng bị cắt đứt vì đạn pháo kích của quân CSVN (sic).

 

Trong đêm, tại Căn cứ Non nước, Tướng Trưởng họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1;  Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân; Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh, và các Chỉ huy trưởng để đặt kế hoạch rút khỏi Đà Nẵng bằng đường biển, địa điểm xuống tàu là cửa khẩu Hội An, dưới chân đèo Hải Vân và núi Non Nước.

 

Sau cuộc họp, các tướng dùng 2 trực thăng của Tướng Khánh và Tướng Trưởng bay ra các hải vận hạm ngoài khơi Đà Nẵng ( Các trực thăng khác của Sư đoàn 1 Không quân đã di tản từ buổi chiều ).  Riêng tướng Trưởng sáng hôm sau mới bơi ra tàu để lên hải vận hạm.

 

Ngày 29-3, rạng sáng, tàu Hải quân có mặt ngoài khơi Đà Nẵng nhưng không cặp sát bờ được vì thủy triều xuống thấp, quân lính phải lội để lên tàu.  Cuộc di tản không gặp trở ngại cho đến khi quân CSVN pháo kích vào các điểm bốc quân.  Mọi chuyện trở nên hỗn loạn, tàu rút ra khơi, lính chết vì bị pháo và bị chìm rất nhiều. Có 6.000 quân TQLC và 3.000 lính Sư đoàn 3 BB/VNCH lên được tàu.

 

Trong khi đó Sư đoàn 2 BB/VNCH và lực lượng ĐPQ, NQ tại Quảng Ngãi đã được di tản ra Cù Lao Ré an toàn, và được tàu Hải quân bốc về Miền Nam.

(32) TRẬN M’DRACK CỦA LỮ ĐOÀN 3 DÙ, 5 NGÀY ĐẦU

*( Trích sách Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

 

Tình hình trước khi nổ ra trận M’Drack

 

Theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, Chính Ủy mặt trận Tây Nguyên, thì quân CSVN bắt đầu tấn công Ban Mê Thuột với 4 sư đoàn Bộ binh, gồm có :

 

  Sư đoàn 320 CSVN làm chốt chận giữa Pleiku và BMT.  Tuy nhiên thực lực của Sư đoàn này chỉ có Trung đoàn 9 là còn nguyên vẹn, còn Trung đoàn 48 và Trung đoàn 64 bị thiệt hại nặng sau trận tấn công Căn cứ Pleime vào tháng 8 năm 1974.

 

*( Sư đoàn 320 CSVN được tướng Văn Tiến Dũng giao đánh chiếm chi khu Thuần Mẫn vào ngày 8-3-1975, làm chốt chận giữa Pleiku và BMT.  Nhưng sư trưởng là Kim Tuấn “mánh” bằng cách đóng quân xa Quốc lộ 5 cây số cho nên chiều ngày 9-3 Liên đoàn 21 BĐQ từ Pleiku về Buôn Hô để tăng cường cho BMT mà quân của Kim Tuấn không chận đánh.

 

Thậm chí đoàn quân di tản từ Pleiku đi Phú Bổn ngang qua khu vực của sư đoàn 320 CSVN mà Kim Tuấn cũng không hay biết do vì “trốn quá kỹ”. Chính vì việc này mà Đại tá Kim Tuấn vẫn phải mang lon Đại tá cho tới ngày về hưu ).

 

  Sư đoàn 10 CSVN với lực lượng còn nguyên vẹn nhưng Trung đoàn 66 và Trung đoàn 28 bị tổn thất khá nặng khi tấn công Căn cứ Núi Lửa và BCH/Chi khu Đức Lập vào ngày 9-3-1975.  Riêng Trung đoàn 24 được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho Sư đoàn 316 CSVN đánh vào trung tâm BMT.

 

 Sư đoàn 316 CSVN được giao nhiệm vụ làm nổ lực chính tấn công vào thị xã BMT.

*( Sở dĩ tướng Hoàng Minh Thảo giao cho Sư đoàn 316 CSVN làm nổ lực chính vì là sư đoàn tân tuyển, bòn vét thanh niên Nghệ An ở hạng tuổi 16 , chưa đụng trận lần nào cho nên không biết sợ chết là gì.  Còn nếu giao cho các sư đoàn 10 hay 320 thì họ thừa kinh nghiệm đánh trận bằng “mánh”; nghĩa là vẫn báo cáo về phía sau giống như họ đang tấn công vũ bão nhưng thực ra họ chỉ tấn công vào những chỗ không có địch;  còn chỗ nào có địch thì họ né đi, vờ như đi lạc. Trong khi Trung đoàn bộ và Sư đoàn bộ ở đằng sau xa, ngoài tầm pháo binh và phi cơ ).

 

  Trung đoàn biệt lập 95 B ( Thuộc sư đoàn 325 B ) cũng là trung đoàn tân tuyển từ Thanh Hóa, cũng ở hạng tuổi 16;  được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho SĐ 316 CSVN đánh vào BMT.

 

Trung đoàn 95 A biệt lập được giao nhiệm vụ làm chốt chận trên QL.19, giữa Pleiku và Quy Nhơn.

Trung đoàn 25 biệt lập được giao nhiệm vụ làm chốt chận trên QL.21, giữa BMT và Nha Trang.

 

*( Đây là trung đoàn chủ lực miền của Mặt trận Tây Nguyên của CSVN, đa số là người Miền Núi, có nhiều kinh nghiệm chiến trường tại khu vực Quốc lộ 21.  Nhưng cũng như sư đoàn 10 và 320, hễ khi nào thấy “khó ăn” thì họ biến mất vào núi rừng.  Cho nên tốt nhất là cho họ làm chốt chận, nằm chết dí ở một vị trí cố định ).

 

Rốt cuộc sau 5 ngày chiến đấu tại mặt trận BMT thì sư đoàn 316 CSVN bị pháo binh VNCH tiêu diệt tại Phi trường Phụng Dực.  Và sau 5 ngày chiến đấu tại mặt trận Khánh Dương thì Trung đoàn 25/ CSVN và Trung đoàn 95 B/CSVN bị pháo binh và phi cơ VNCH tiêu diệt.

 

Cho nên sau khi chiếm được quân Khánh Dương vào ngày 22-3-1975 thì thực lực của quân CSVN chỉ còn Sư đoàn 10 CSVN là còn khả năng tiếp tục chiến đấu.  Trong khi đó ngày 20-3-1975 Lữ đoàn 3 Dù của VNCH đã khóa đèo M’Drack với 3 tiểu đoàn Bộ binh và 1 tiểu đoàn Pháo binh.

 

Diễn tiến trận đánh

 

Năm 1975, ngày 23-3, hồi ký của tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp ghi lại :  “Đại đội 5 của Tiểu đoàn 8 do chính trị viên Lê Hải Triều chỉ huy được tăng cường một trung đội ĐKZ 82 ly, 1 trung đội vận tải 1 tổ thông tin 2W được lệnh của Sư đoàn trưởng ( Sư đoàn 10 CSVN ):  “hành quân trên đường 21, gặp địch đâu đánh đó” ( trang 437 ).

 

*( Chính trị viên đại đội mà chỉ huy đại đội thì có nghĩa là Đại đội trưởng không còn.  Và Tư lệnh sư đoàn mà ra lệnh cho đại đội trưởng thì có nghĩa là Tiểu đoàn trưởng và Trung đoàn trưởng cũng không còn.

 

Ông Tư lệnh sư đoàn mà lại ra một cái lệnh “gặp đâu đánh đó” thì ông ta không phải là sĩ quan hay tướng, mà là một ông đội trưởng du kích….Sự thực muốn ra một cái lệnh hành quân thì trước tiên phải biết tình hình địch và ta như thế nào; rồi sau đó phải cho thám báo hay trinh sát đi dọ lại…  Đằng này chỉ biết xuỵt chó vô gai, bảo con người ta cứ tiến tới trước, hễ địch đã bỏ đi thì có nghĩa là ông Tư lệnh Sư đoàn đánh thắng, còn lỡ như gặp địch nó bắn cho chết thẳng cẳng thì ông Tư lệnh quay ra tìm súi đứa khác ).

 

Tướng Hiệp viết tiếp : “Khi đại đội này vừa đến chân đèo, địch phát hiện được, chúng dùng súng 12,8 ly trên xe M.113 bắn xối xả vào đội hình; đồng thời địch cho máy bay đến ném bom….Chỉ huy đại đội 5 bình tỉnh cho bộ đội lợi dụng con suối nhỏ chạy dọc theo đường 21 trụ lại chuẩn bị đánh chiếm đèo”.

 

*( Bất ngờ bị súng đại liên trên xe tăng bắn như mưa, lại thêm máy bay thả bom;  mà lại bình tỉnh trụ lại để chiếm đèo thì quả là điên mất rồi.  Địch trên đèo là 1 Lữ đoàn, khoảng 2.000 người, thì 1 đại đội, khoảng 100 người,  lấy tư cách gì để chiếm đèo?  Trong khi đúng sách vở thì quân tấn công bắt buộc phải gấp 3 quân phòng thủ )

 

Lại viết tiếp : “Lúc này… ta phát hiện địch đã chiếm đèo Ma Đrắc ( Bây giờ mới biết ! ), liền xin pháo binh bắn chi viện cho Đại đội 5. Ba loạt đạn đầu rơi trúng khu vực đỉnh đèo.   Đến loạt đạn thứ tư, 2 quả đạn 155 ly rơi trúng đội hình Đại đội 5 làm cho 19 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, hơn 20 đồng chí khác bị thương, gây tổn thất nghiêm trọng cho đơn vị này”

 

*Chú giải : Chi tiết 2 trái đạn 155 ly khiến cho các nhà quân sự học chú ý :  Quân đội CSVN không có súng 155 ly và không biết sử dụng súng 155 ly của VNCH.  Trong trang sau đó Tướng Hiệp cho biết kể từ lúc này quân CSVN dùng súng 155 ly tịch thu được tại BMT.  Và đạn sử dụng cho súng 155 ly là đạn tịch thu tại kho đạn Mai Hắc Đế, BMT.

 

Sở dĩ phải dùng súng 155 ly của VNCH vì theo hồi ký của tướng Doãn Tế, chỉ huy trưởng Pháo binh CSVN tại Tây Nguyên, thì  trong trận Ban Mê Thuột và trận Khánh Dương 2 trung đoàn pháo chiến dịch (130 ly và 122 ly) đã bắn hết số đạn 11 ngàn viên mà quân CSVN tại Tây Nguyên đang có.

 

Người ta ngạc nhiên là ngoài 4 khẩu 105 ly tại Phước Long bị lọt vào tay CSVN do bị phản bội,  còn lại tất cả các khẩu pháo khác đều bị hủy bằng lựu đạn lân tinh trước khi rút lui.  Ở đâu ra các khẩu 155 ly này?  Rà lại chiến sự BMT trước đó thì chỉ có 2 khẩu 155 ly của Tiểu đoàn 230 PB nằm tại Phi trường Phụng Dực, nhưng Trung úy Pháo binh Phạm Ngọc Phụng xác nhận 2 khẩu 155 ly này đã được phá hủy cùng với 4 khẩu 105 ly trong ngày 15-3-1975.

 

Ngoài ra còn có 2 khẩu 155 ly thuộc Tiểu đoàn 63 Pháo binh diện địa đặt tại BCH Chi khu Khánh Dương nhưng hai khẩu này đã được kéo về đèo M’Drack lúc 10 giờ sáng ngày 22-3-1975.  Vậy chỉ còn lại hai khẩu 155 ly duy nhất tại BCH Chi Khu Phước An, cũng thuộc Tiểu đoàn 63 Pháo binh diện địa.  Có lẽ hai khẩu 155 ly này không được phá hủy khi Phước An tan hàng vào chiều ngày 17-3-1975.  Súng không bị phá hủy chứng tỏ sĩ quan Trung đội trưởng hoặc hạ sĩ quan khẩu trưởng bị khống chế bất ngờ.

 

Tướng Hiệp ghi nhận có tất cả 4 loạt đạn nhưng 3 loạt đạn đầu rơi trên đỉnh đèo, còn loạt đạn thứ 4 lại trúng ngay vào quân CSVN, và mỗi loạt chỉ có 2 trái;  chứng tỏ chỉ có 2 khẩu chứ không hơn.  Tới đây thì vấn đề là ai đã bắn hoặc chỉ cho CSVN cách sử dụng 2 khẩu súng đó ?

 

Chỉ có sĩ quan trung đội trưởng hoặc hạ sĩ quan khẩu đội trưởng mới có thể lấy yếu tố tác xạ bắn chính xác lên đỉnh đèo ngay loạt đạn đầu.  Như vậy loạt đạn thứ 4 là loạt đạn được điều chỉnh lần thứ 3 thì chắc chắn phải rơi chính xác…  nhưng lại là chính xác ngay đội hình của quân CSVN (!).  Chứng tỏ người lấy yếu tố tác xạ lẫn người quay nòng súng đều là quân VNCH.

 

Những xạ thủ VNCH đã bất thần điều chỉnh cho đạn rơi vào quân CSVN thay vì vào quân VNCH.  Trước đó họ bị buộc phải bắn dưới sức ép của những họng súng kê sau ót.  Nhưng họ đã quyết định chết chứ không thể nào giết chiến hữu của mình, ngược lại họ đổi mạng họ với 1 đại đội quân CSVN.

 

Ngày 24-3, lúc 11 giờ sáng, quân Dù tại đỉnh đèo M’Drack phát hiện 5 xe tăng của quân CSVN đang di chuyển từ Khánh Dương đến M’Drack, pháo binh Dù tại giữa đèo bắn chận, phi cơ A.37 bắn hạ 3 chiếc tăng.  Đồng thời phi cơ  quan sát phát hiện một ổ phòng không địch bắn lên từ khu vực Rẫy Ông Kỳ, cách M’Drack 20 cây số.  Phi cơ A.37 lên oanh kích, hạ 2 vị trí phòng không.

 

Đây là lần đầu tiên súng cao xạ của CSVN xuất hiện sau trận Ban Mê Thuột từ ngày 10 đến ngày 13-3.  Kể từ ngày đó các khẩu phòng không của CSVN im tiếng, ngoại trừ 1 loạt đạn phòng không bắn trúng trực thăng chở Tướng Lê Trung Tường vào ngày 16-3.  Chứng tỏ quân CSVN cũng không còn đạn phòng không, có lẽ giờ đây đạn phòng không ở ngoài Bắc mới chuyển đến kịp.  So lại với các sách vở của hai bên nói về cuộc di tản 8 ngày trên LTL.7 thì quả nhiên không hề có một khẩu phòng không nào xuất hiện. Quân VNCH hoàn toàn làm chủ trên LTL.7.

 

Ngày 25-3, lúc 4 giờ 30 sáng, quân CSVN pháo kích quân Dù tại đầu đèo M’Drack, trận pháo kéo dài khoảng 20 phút.

 

Lúc 5 giờ sáng, quân bộ binh CSVN tấn công Đại đội 53 Dù tại đầu đèo.  Pháo binh Dù bắn yểm trợ quân phòng thủ .  Lúc 6 giờ 15 sáng quân CSVN rút lui, phía Dù có 1 chết, 7 bị thương.

 

Lúc 7 giờ sáng, xe tăng của quân CSVN bắt đầu tiến tới đầu đèo M’Drack với quân bộ binh theo sau.  Hỏa tiễn Tow của quân Dù bắn hạ 2 tăng, đại bác 106 ly không giật của quân Thiết giáp VNCH bắn hạ 1 tăng.

 

Lúc 8 giờ 30, quân CSVN rút lui, quân Dù đếm được 20 xác, thu 10 vũ khí.  Phía Dù có 2 chết 11 bị thương.

 

Ngày 27-3, lúc 7 giờ sáng, quân CSVN pháo 130 ly vào khu vực đỉnh đèo, làm hư 2 khẩu 105 ly của pháo binh Dù.  4 khẩu pháo còn lại được lệnh rút về giữa đèo.  Phi cơ A.37 tấn công pháo binh CSVN tại khu vực phi trường Khánh Dương.

 

Lúc 5 giờ chiều, 1 phi cơ A.37 bị bắn rơi tại khu vực đầu đèo M’Drack, phi công nhảy dù xuống khu vực kiểm soát của quân Dù.

 

(33) TRẬN M’DRACK CỦA LỮ ĐOÀN 3 DÙ, 5 NGÀY CUỐI

*( Trích sách Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh )

 

Ngày 28-3, lúc 3 giờ chiều, Trung tá Bùi Quyền, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Dù đang trấn giữ tại đầu đèo M’Drack nhận được lệnh của BCH Lữ đoàn 3 Dù :

 

(1). Gởi trả chi đoàn thiết vận xa M.113 về BCH/Lữ đoàn 3 Dù.  Cắt 1 đại đội Dù đi theo chi đoàn TVX.  Đại đội Dù và chi đoàn TVX sẽ ở lại chặn hậu cho Tiểu đoàn 5 Dù rút trước, sau đó sẽ rút cuối cùng.

 

(2). Tiểu đoàn 5 Dù tìm cách đoạn chiến và rút về phía  sau của Tiểu đoàn 6 Dù ở giữa đèo.

 

(3).  Lữ đoàn 3 Dù sẽ về lập phòng tuyến mới tại đèo Rù Rì, Nha Trang.

 

Lúc 4 giờ chiều, phi cơ A.37 bắn hạ 3 T.54 đang di chuyển từ Phi trường Khánh Dương xuống M’Drack.

 

Lúc chiều tối, đại đội 5/8 của Trung đoàn 25 CSVN,  quân số còn không tới 30 người, phục kích đoàn xe tiếp tế cho quân Dù tại chân đèo  M’Drack.  Tiểu đoàn 2 Dù tại chân đèo đẩy lui quân tấn công nhưng toàn đoàn xe đã bị tiêu hủy.

 

*( Ngày 23 Trung đoàn 25 với quân số còn lại sau các trận đụng độ liên miên trên Quốc lộ 21 đã luồn rừng xuống giữa đèo và chân đèo mà không qua quân Dù tại M’drack.  Sự kiện chận đánh đoàn xe tiếp vận khiến Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Dù e ngại quân CSVN từ Khánh Dương có thể đi vòng theo đường rừng để đánh bọc hậu quân Dù ).

 

Lúc sẩm tối, chi đoàn M.113 và đại đội trên cùng của Tiểu đoàn 5 Dù rời tuyến để rút xuống phía dưới.  Từng chiếc M.113 chở theo quân Dù rời tuyến cách khoảng để địch không phát hiện ra âm mưu rút quân.  Trước đó họ đã gài mìn tự động để ngừa địch bám theo.

 

Lúc 10 giờ đêm, chi đoàn TVX và đại đội Dù  vượt qua BCH Tiểu đoàn 5 Dù để xuống giữa đèo thì toàn bộ Tiểu đoàn 5 Dù rời vị trí để băng rừng xuống chân đèo.

 

Lúc 10 giờ 30 đêm, bãi mìn tự động trên tuyến đầu đèo phát nổ, chứng tỏ quân CSVN mò vào thám sát và đã biết quân Dù đã rút.  Cùng lúc đó chi đoàn M.113 bị phục kích khi tới gần vị trí của Tiểu đoàn 6 Dù ở giữa đèo, có 3 M.113 bị bắn cháy.  Chi đoàn vẫn tiếp tục chạy băng về phía trước.

 

Ngày 29-3, lúc 1 giờ 30 khuya, một đại đội của Tiểu đoàn 5 Dù chạm địch cách vị trí 2 chiếc M.113 bị bắn cháy khoảng 800 mét.  Khoảng 1 trung đội thương vong, Đại đội trưởng tử trận;  thành phần còn lại tạt về BCH Tiểu đoàn.

 

Lúc 6 giờ sáng, Tiểu đoàn 5 Dù bắt được đường mòn di chuyển của khoảng 1 Trung đoàn CSVN đi qua trước đó.  Tiều đoàn 5 Dù lần theo đường đó xuống chân đèo.

 

Lúc 10 giờ, theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp, quân CSVN mở màn tấn công quân Dù tại M’drack với một trận pháo bằng súng đại bác 155 ly của VNCH tịch thu được tại BMT.  Hồi ký Tướng Hiệp :

 

“ Mở đầu cuộc tiến công tiêu diệt Lữ đoàn 3 là trận pháo ác liệt giữa pháo binh ta và pháo binh địch làm rung chuyển cả đoạn đường đèo dài hơn 10 Km.  Những khẩu pháo của ta vừa thu được ở Buôn Mê Thuột và những xe đạn pháo từ kho Mai Hắc Đế được chuyển đến đã giáng xuống các trận địa pháo của Lữ đoàn 3 Dù những đòn sấm sét…”.

 

Thực ra thì chỉ có 2 khẩu 155 ly với hằng ngàn quả đạn, nhưng súng 155 ly bắn xa 15 cây số trong khi súng 105 ly của quân Dù chỉ bắn được 10 cây số cho nên Pháo binh Dù đành chịu trận chứ không phản pháo được.

 

Lúc 10 giờ 30, phi cơ A.37 thả bom tại khu vực Khánh Dương , nơi đặt súng 155 ly của CSVN.

 

Lúc 11 giờ 15, Tiểu đoàn 6 Dù báo cáo quân CSVN đã rút lui khỏi khu vực đánh nhau ở giữa đèo, để lại một số xác chết; quân Dù tịch thu được một số vũ khí và bắt sống 4 tù binh thuộc Trung đoàn 25 CSVN.  Lúc này Tiểu đoàn 5 Dù đã di chuyển xuống tới chân đèo và chuyển hướng về hướng Nam chứ không đâm ra Quốc lộ 21.

 

Ngày 30-3, lúc 6 giờ 30 sáng, quân CSVN pháo kích đủ loại súng lớn, nhỏ vào vị trí của Tiểu đoàn 6 Dù ở giữa đèo và Tiểu đoàn 2 Dù ở chân đèo.  Đồng thời xe tăng CSVN từ trên đầu đèo mở đèn pha chạy xuống.

 

Lúc 7 giờ 20, phi cơ thả bom tấn công đoàn Tăng của CSVN.  Lửa cháy lan rộng khắp vùng cỏ tranh ở giữa đèo.

 

Lúc 9 giờ 30 chiến trường im tiếng súng, các máy truyền tin của BCH Lữ đoàn 3 Dù và các tiểu đoàn 6, 2 không còn hoạt động.

 

Lúc 11 giờ trưa, Tiểu đoàn 5 Dù di chuyển bằng đường rừng để về quân Diên Khánh của tỉnh Khánh Hòa.  Tiểu đoàn không liên lạc được với BCH Lữ đoàn.

 

Lúc 10 giờ 20 đêm, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Dù là Trung tá Lê Văn Phát liên lạc với BTL Quân đoàn II để xin yểm trợ.  Tướng Phú ra lệnh “ráng chống đỡ đêm nay, ngày mai sẽ có 2 Tiểu đoàn BĐQ , và sau đó, sẽ có 1 Lữ đoàn TQLC lên chiến đấu tại mặt trận này”.

 

Thực ra lúc đó quân Dù cần biện pháp chế ngự pháo hạng nặng và chiến xa của quân CSVN, tức là cần vũ khí hiệu lực ngay tức thời.

 

Ngày 31-3,

 

Lúc 7 giờ sáng, Lữ đoàn 3 Dù báo cáo vị trí đầu đèo của Tiểu đoàn 5 Dù đã bị địch chiếm, không còn liên lạc được với TĐ 5 Dù.  Thực ra TĐ 5 Dù đã rời tuyến đêm 28-3, hiện giờ đang trên đường băng rừng về Diên Khánh. Trong ngày có tất cả 20 phi tuần A.37 thả bom yểm trợ cho quân Dù tại M’drack.

Tướng Phú xin được sử dụng 2 Tiểu đoàn BĐQ từ Bình Định về tăng cường phòng thủ đèo Cả lên thẳng đèo M’drack để phối hợp với quân Dù. ( Tiểu đoàn 51 và Tiểu đoàn 35 thuộc Liên đoàn 6 BĐQ, trước đó 2 tiểu đoàn này phòng thủ đèo Bình Đê, giáp ranh với Quảng Ngãi ).

 

Lúc 2 giờ chiều, Tướng Cao Văn Viên chấp thuận đưa 2 tiểu đoàn BĐQ lên đèo M’drack để tăng cường cho quân Dù.

Lúc 3 giờ 50, Tướng Phú cho lệnh sử dụng bom CBU để chận quân CSVN tại đèo M’drack.

 

Diễn tiến trận đánh từ 23-3 cho tới 30-3 được ghi theo hồi ký của Trung tá Bùi Quyền, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Dù VNCH.

 

Ngày 1-4,

 

Lúc 4 giờ sáng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Dù là Trung tá Lê Văn Phát quyết định rút quân về Trung tâm huấn luyện BĐQ Dục Mỹ, BCH lữ đoàn và Tiểu đoàn 2 cùng với Tiểu đoàn 35 BĐQ, chi đoàn Thiết vận xa và 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 5 Dù rút bằng xe trong khi Tiểu đoàn 6 Dù và Tiểu đoàn 51 BĐQ ở lại chặn hậu.

Theo hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp : “Ngày 1 tháng 4, giữa lúc Sư đoàn 320 giải phóng thị xã Tuy Hòa, thì tại khu vực đèo Phượng Hoàng ( M’drack ) các chiến sĩ Sư đoàn 10, Trung đoàn 25 và xe tăng ta mở đợt tấn công vào toàn bộ các cụm quân của lữ dù 3.  Sau 2 giờ chiến đấu, lữ dù 3 hoàn toàn bị tiêu diệt” (trang 439).

 

Sự thực thì lúc đó Lữ đoàn 3 Dù đã rút, chỉ còn Tiểu đoàn 6 Dù và Tiểu đoàn 51 BĐQ nhưng sau đó Tiểu đoàn 51 BĐQ rút trước, Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Đổng Kim Quang tử trận.  Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Dù là Trung tá Trần Hữu Thành cùng Tiểu đoàn ở lại chặn hậu cho đến khi hết đạn.  Trung tá Thành bị bắt làm tù binh.

 

Lúc 6 giờ sáng, Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Lam Sơn là Đại tá Nguyễn Hữu Toán thấy quân Dù rút ngang qua thì cũng cho lệnh TTHL/ Lam Sơn di tản.

Lúc 8 giờ sáng, đoàn quân của Đại tá Toán kéo theo Trung tâm huấn luyện Pháo binh Dục Mỹ do Đại tá Hồ Sĩ Khải chỉ huy.

 

Lúc 9 giờ sáng, đoàn quân di tản ngang qua Trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ kéo theo đoàn di tản của Trung tâm do Đại tá Nguyễn Văn Đại chỉ huy, BCH Lữ đoàn 3 Dù cũng rút theo Trung tâm huấn luyện BĐQ.

 

Lúc đó tại TTHL/BĐQ có Tiểu đoàn 58 BĐQ thuộc Liên đoàn 7 BĐQ từ Tuy Hòa rút về đang trấn giữ các cao điểm chung quanh TTHL/BĐQ Dục Mỹ, BCH Tiểu đoàn đóng tại Núi Đeo, cách TTHL 4 cây số. Thấy đoàn xe di tản đi ngang qua, Tiểu đoàn 58 liên lạc với TTHL nhưng không có trả lời, Tiểu đoàn Trưởng là Thiếu tá Phan Văn Kế bèn dẫn BCH Tiểu đoàn rút bộ về TTHL, tại đây mới hay là TTHL đã rút chạy.  Tiểu đoàn trưởng TĐ.58 cho lệnh quân trên núi rút xuống quốc lộ rồi lội bộ ra Ninh Hòa, cách 8 cây số.

 

Ra tới ngã ba Quốc lộ 1 và Quốc lộ 21 tại Ninh Hòa, quân Tiểu đoàn 58 thấy đoàn di tản của Phú Yên từ phía Bắc chạy về Nha Trang, đủ các loại xe cộ, và có cả chạy bộ.  Thiếu tá Kế cho lệnh tan hàng, tự tìm phương tiện về Sài Gòn, hẹn gặp nhau tại hậu cứ Liên đoàn 7 BĐQ.

 

Lúc 10 giờ sáng BCH Lữ đoàn 3 Dù trấn đóng đèo Rù Rì là cửa ngõ vào thành phố Nha Trang,  Quân của các Trung tâm huấn luyện kéo thẳng vào Phan Rang.  Đại tá Hồ Sĩ Khải, chỉ huy trưởng TTHL/Pháo binh Dục Mỹ nhập vào đơn vị của Sư đoàn 23 BB đang trấn giữ đèo Rọ Tượng, cách Nha Trang 28 cây số.

Buổi chiều, Tiểu đoàn 34 BĐQ đang trấn giữ đèo Cả thấy đoàn di tản từ Phú Yên chạy vào Nam loan báo quân CSVN đã chiếm Phú Yên nên cũng vội vàng lui binh theo đoàn Phú Yên,  đến đèo Rọ Tượng thì gặp quân trấn thủ của Sư đoàn 23 đang trấn đóng tại đó nên trụ lại để xin lệnh BCH Liên đoàn 6 BĐQ nhưng họ không liên lạc được vì 2 tiểu đoàn BĐQ đã theo BCH Lữ đoàn 3 Dù và TTHL/BĐQ di chuyển về Phan Rang.

 

Lúc 11 giờ sáng, máy bay của Tướng Phú đáp xuống Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế để đón Tướng Phạm Quốc Thuần đi bay thị sát toàn vùng Khánh Hòa.  Thấy vậy các sĩ quan của trường cho lệnh mọi người “về nhà lo cho gia đình”, nghĩa là cho lệnh tan hàng để tự túc di tản.

 

(34) SỰ THẬT VỀ CUỘC DI TẢN KHỎI QUẢNG ĐỨC

Tỉnh Quảng Đức nằm ở phía tây của Tỉnh Lâm Đồng ( Bảo Lộc ) và Tuyên Đức ( Đà Lạt ), bìa phía tây của Quảng Đức là biên giới Việt Miên. Thời chiến tranh từ Sài Gòn muốn đi Quảng Đức phãi theo quốc lộ 13 đi Chơn Thành ( Bình Long ), rồi chuyển qua quốc lộ 14 là đường nồi từ chơn thành đến Quảng Đức, Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum, Quảng Nam.

 

Trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Bình Long bị chận thì đường tiếp tế cho Quảng Đức là từ Nha Trang đi Ban Mê Thuột bằng quốc lộ 21; rồi từ Ban Mê Thuột theo quốc lộ 14 xuống Quảng Đức.  Trong thời điểm Phước Long bị chiếm, Ban Mê Thuột bị đánh thì Quảng Đức bị cô lập.

 

Sau khi Phước Long mất vào ngày 6-1-1975 thì tướng Phạm Văn Phú điều Liên đoàn 24 Biệt Động Quân ( Khoảng 2.000 người ) đến trấn giữ khu vực ranh giới giữa tỉnh Phước Long và tỉnh Quảng Đức.  Trong khi tại khu vực Phước Long quân CSVN có  quân đoàn 4 Bắc Việt gồm 2 sư đoàn bộ binh ( Mỗi sư đoàn từ 8 đến 10 ngàn người ) , 1 trung đoàn tăng 1 Sư đoàn Pháo do tướng Hoàng Cầm chỉ huy.  Ngoài ra còn có 2 Trung đoàn Chủ lực miền ( mỗi trung đoàn khoảng 2.000 người ) do Tướng Lê Đức Anh chỉ huy.

 

Năm 1975, ngày 9-3-1975, Sư đoàn 10 CSVN đánh chiếm Chi khu Đức Lập thuộc tỉnh Quảng Đức. Tuy quận Đức Lập mất nhưng quân CSVN không tấn công các quận còn lại của Quảng Đức là quận Kiến Đức, Khiêm Đức, và Thị xã Gia Nghĩa.

 

Đến ngày 16-3 Trung đoàn 271 Chủ lực miền của CSVN lập chốt chận giữa đồn Kiến Đức và phi trường Nhơn Cơ ( Thuộc quận Khiêm Đức ).  Người Miền Núi tại Kiến Đức rủ nhau di tản về Nhơn Cơ nhưng bị chận lại tại chốt chận.  Tiểu đoàn 81 thuộc Liên Đoàn 24 BĐQ tại Bù Binh, ranh giới Phước Long- Kiến Đức, báo cáo xe tăng CSVN đang tiến về Kiến Đức.  Tiểu đoàn nhận được lệnh rút về phối hợp với Tiểu đoàn 82 BĐQ đang đóng quân cách Nhơn Cơ 4 cây số.

 

Năm 1975, ngày 17-3, buổi sáng, Tiểu đoàn 81 BĐQ tấn công chốt chận của Trung đoàn 271 CSVN để về Nhơn Cơ nhưng thất bại

 

Ban đêm, Tiểu đoàn 81 BĐQ vòng qua chốt chận về tới phi trường Nhơn Cơ.  Như vậy vị trí của Tiểu đoàn 82 BĐQ trở thành địa đầu giới tuyến giữa Phước Long và Quảng Đức.

 

Năm 1975, ngày 18-3, buổi sáng, quân CSVN pháo súng cối 82 ly vào vị trí của Tiểu đoàn 82 BĐQ tại Kiến Đức.  Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Vương Mộng Long quyết định sử dụng Đại đội 2/81 BĐQ diệt toán súng cối với sự yểm trợ của 4 khẩu pháo binh 105 ly.

 

*Buổi trưa : sau loạt đạn 400 trái đại bác 105 ly, Đại đội 2/81 thanh toán ổ súng cối, tịch thu 2 súng 82 ly.  Phía Đại đội 2/81 vô sự, quân CSVN đã bỏ súng chạy sau khi bị pháo và quân VNCH tấn công.

 

Cũng buổi trưa, quân CSVN tấn công một vị trí của Tiểu đoàn 81 BĐQ tại Nhơn Cơ, hai bên giao tranh sang tới ngày 19.

 

*Lúc 3 giờ chiều :  tại Nha Trang, Tướng Trần Thiện Khiêm đáp xuống Nha Trang gặp Tướng Phú.  Sau đó Tướng Phú cho Phạm Huấn biết là ông đã nhờ Tướng Khiêm trình lại với Tướng Thiệu, cho phép bỏ tỉnh Quảng Đức, là tỉnh nằm giữa Phước Long và Đắc Lắc, trong khi Phước long và Đắc Lắc đều đã bị chiếm.

 

Chiều hôm sau, lúc 4 giờ 40, Tướng Phú chuyển cho Tiểu khu trưởng Quảng Đức lệnh của Tổng thống Thiệu : Phải giữ Quảng Đức bằng mọi giá.

 

Năm 1975, ngày 20-3, buổi sáng, Tiểu đoàn 82 BĐQ được lệnh tiêu diệt chốt của Trung đoàn 271 CSVN giữa đồn Kiến Đức và phi trường Nhơn Cơ.  Hai đại đội tấn công diệt chốt vào buổi trưa nhưng bị đẩy lui.  Tiểu đoàn đưa 2 đại đội còn lại lên tiếp cứu, tới 5 giờ chiều toàn Tiểu đoàn mới trở về đồn Kiến Đức, thiệt hại mất 14 người.

 

*Lúc 3 giờ chiều :  Theo ghi chép của Phạm Huấn : “Tỉnh Quảng Đức và Chi khu Kiến Đức bị pháo, và bị địch tấn công lần thứ hai.  Mất liên lạc với Tỉnh trưởng từ 15 giờ 20 phút.  Chi khu trưởng Kiến Đức bị thương”.

 

*Buổi chiều :  Toán phục kích tăng của Tiểu đoàn 82 BĐQ bắn cháy một xe tăng của CSVN từ hướng Bù Binh bò lên.  Kết quả cho thấy đây là chiếc xe ủi đất được quân CSVN ngụy trang thành xe tăng để đi dò đường, trên xe có 1 súng đại liên 12 ly 7.  Ba chiến binh CSVN chết cháy trên xe cùng với khẩu đại liên và 3 súng AK.

 

*Trong đêm :  Tiểu đoàn 82 nhận được lệnh tìm mọi cách rút về Nhơn Cơ

 

Năm 1975, ngày 21-3, Tiểu đoàn trưởng 82 BĐQ quyết định về Nhơn Cơ bằng cách diệt chốt của Trung đoàn 271 CSVN theo chiến thuật tiền pháo hậu xung, có thêm 1 phi tuần A.37.

 

*Mờ sáng :  Pháo binh từ phi trường Nhơn Cơ bắn tập trung trong khu vực ô vuông mồi bề 1 cây số tại vị trí chốt.  Trong khi Pháo binh Nhơn Cơ bắn liên tục vào mục tiêu thì TĐ 82 tiến theo đường cái tới chốt, đoàn quân được hỗ trợ bởi 1 cối 81 ly, 4 cối 20 ly và 2 đại bác 105 ly, hai đại bác vừa di chuyển do người đẩy, vừa bắn trực xạ vào hai bên đường, quân đi tới đâu thì đại bác dọn đường tới đó.  Ngoài đạn nổ còn có đạn khói để che tầm quan sát của đối phương.

 

Được phân nửa đoạn đường thì các súng lớn ngưng bắn để cho 2 máy bay A.37 vào vùng thanh toán mục tiêu.  Tuy nhiên vì máy bay bay quá cao cho nên bom rơi lạc vào đầu đoàn quân, 1 người chết và 1 đại bác bị hỏng.  Tiểu đoàn 82 đề nghị chấm dứt phi vụ và tiếp tục tiến với 1 khẩu đại bác và 5 khẩu súng cối.

 

*Buổi trưa :  Sau 2 tiếng đồng hồ tấn công, Tiểu đoàn 82 BĐQ thanh toán xong mục tiêu, thu 2 súng phòng không và trên 100 AK, đếm được khoảng 100 xác.  Phía VNCH có 4 chết và 3 bị thương.  Một cuộc diệt chốt chớp nhoáng với chiến thuật mới do Tiểu đoàn trưởng Vương Mông Long sáng chế.  Chiến thuật này sẽ hoàn hảo nếu đừng có thời gian 2 tiếng đồng hồ ngưng bắn và ngưng tiến để cho máy bay làm việc.  Chính trong thời gian ngưng bắn này địch có thì giờ để chấn chỉnh đội hình.

 

*Buổi trưa :  Sau khi TĐ 82 thông đường về tới Nhơn Cơ thì Tiểu đoàn 81 BĐQ, cũng thuộc Liên đoàn 24, được lệnh rời Nhơn Cơ rút về Gia Nghĩa.  Tiểu đoàn 82 thay thế trấn giữ Nhơn Cơ.

 

Năm 1975, ngày 22-3, lúc 9 giờ  sáng, Tiểu khu Quảng Đức xin rút về Bảo Lộc.  Tướng Phú hỏi Phòng hành quân Bộ TTM, Tướng Cao văn Viên không trả lời.  Tướng Phú bèn trả lời cho Tiểu khu Trưởng Quảng Đức rằng theo lệnh của Tổng thống thì “Tùy cơ ứng biến”.  Có nghĩa là cho phép rút nếu tình hình trở nên nguy cấp ( Phạm Huấn, trang 199 )

 

Năm 1975, ngày 24-3, lúc 10 giờ sáng, theo Phạm Huấn : “Mỹ (?) báo Quảng Đức chưa bị tấn công đã rút lui.  Pháo binh có thể là do lực lượng phía ta bắn vào”.  Tướng Phú cho lệnh điều tra và kết quả cho thấy Quảng Đức vẫn chưa rút mặc dầu máy bay của Tiểu khu Trưởng bị bắn và hầm truyền tin Tiểu khu đã bị pháo sập.  Nghĩa là Mỹ báo cáo bậy.

 

Năm 1975, ngày 25-3, lúc 9 giờ sáng, Chi khu Khiêm Đức, Quảng Đức được lệnh rút về Gia Nghĩa. Bốn khẩu 105 ly của Pháo binh diện địa tại đồn Nhơn Cơ được lệnh hủy súng.  Trước khi hủy súng, 2 trung đội pháo binh đã bắn khoảng 1 ngàn trái đạn vào những điểm nghi ngờ có quân CSVN chiếm giữ.

 

Buổi trưa, Tiểu khu Quảng Đức di tản về Bảo Lộc.  Liên đoàn 24 BĐQ ở lại chận hậu.

 

*( Liên đoàn 24 BĐQ có nguồn gốc là 3 tiểu đoàn Biệt kích Mỹ cải tuyển, hầu hết quân nhân là người Miền Núi.  Kể từ ngày 9-3, khi quân Đức Lập bị chiếm thì toàn Liên đoàn bị kẹt lại Quảng Đức cho nên binh sĩ chỉ trông mong cấp chỉ huy dẫn họ trở về tái chiếm BMT.  Giờ đây quân VNCH rút về Bảo Lộc thì họ cũng mong theo về Bảo Lộc để được đưa trở về BMT, không xảy ra chuyện thanh toán cấp chỉ huy như Liên đoàn 22 và 25 BĐQ ).

 

Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo lời kể của Thiếu tá Vương Mộng Long.

 

 

(35) LIÊN ĐOÀN 24 BIỆT ĐỘNG QUÂN TRIỆT THOÁI

Năm 1975,  ngày 26-3,

 

*Lúc 8 giờ sáng :  Hai trung đội Pháo binh BĐQ tại Nhơn Cơ hủy 4 khẩu đại bác 105 ly; trước khi hủy cũng bắn hết 1 ngàn viên đạn vào những nơi nghi ngờ quân CSVN chiếm giữ.

 

*Lúc 10 giờ :  Tiểu đoàn 82 BĐQ chuẩn  bị vượt sông Kình Đà để cắt rừng về Bảo Lộc.  Trong buổi trưa toàn Liên đoàn 24 vượt sông.

 

*Lúc xế chiều :  Toán vượt sông của BCH Liên đoàn 24 bất cẩn làm nổ một trái lựu đạn, Trung tá Liên đoàn trưởng Hoàng Kim Thanh và 4 người nữa bị thương.

 

Ngày 27-3,

 

*Buổi sáng :  Trực thăng tản thương Trung tá Thanh và những người bị thương về Đà Lạt.  Có thêm Thiếu tá Hoàng Đình Mân, Tiểu đoàn trưởng TĐ 81/BĐQ, xin đi theo đoàn tản thương vì bị bệnh sốt rét cấp tính. Thiếu tá Tiểu đoàn phó Nguyễn Hữu Tài lên thay thế.

 

*Lúc 9 giờ đêm :  Trung Tá Đào Đức Châu, Liên đoàn phó LĐ 24 BĐQ gặp riêng Tiểu đoàn trưởng TĐ 82 là Thiếu tá Vương Mộng Long.  Ông Châu đề nghị ông Long xin trực thăng tản thương cho ông về Đà Lạt, cùng đi có ông Đại úy Trưởng ban hành quân Trần Dân Chủ ( báo cáo bị thương giả ).

 

*( Sau này Trung tá Châu viết một quyển hồi ký nói rằng sau khi Trung tá Thanh bị thương thì ông dẫn toàn Liên đoàn băng rừng 3 ngày về tới Ban Mê Thuột, tính đánh vào thành phố BMT để kiếm lương thực nhưng “cấp trên” không cho đánh, ông phải dẫn Liên đoàn băng rừng về Đà Lạt.  Vừa bước chân tới thành phố thì liên đoàn của ông tan biến, ông chạy bộ một mình trong đêm giữa tiếng dế kêu để tới Phan Rang, cách Đà Lạt 110 cây số !? ).

 

Ngày 28-3, Tiểu khu Lâm Đồng bị tấn công, theo “Huấn Lệnh Điều Hành Căn Bản” của Bộ TTM/QLVNCH : Một khi có chiến tranh tại vùng Tuyên Đức- Lâm Đồng thì chỉ huy trưởng trường Võ bị Đà Lạt ( Tướng Lâm Quang Thơ ) được ủy nhiệm làm Tư lệnh mặt trận Lâm Đồng, Tuyên Đức.  Trước đó Tướng Phú dự định đưa Liên đoàn 24 BĐQ về bảo vệ tỉnh Lâm Đồng một khi Liên đoàn về tới Bảo Lộc.

 

Buổi sáng, giữa rừng Quảng Đức, trực thăng tản thương Trung tá Châu, Liên đoàn phó Liên đoàn 24 BĐQ; và Đại úy Chủ, Trưởng ban hành quân Liên đoàn; về Đà Lạt..

 

Buổi chiều, Bộ tư lệnh Quân khu 2 cử Thiếu tá Vương Mộng Long làm quyền Liên đoàn trưởng LĐ 24 BĐQ.  Lúc này Thiếu tá Long kiêm luôn Tiểu đoàn trưởng TĐ. 82 BĐQ.  Thiếu Tá Nguyễn Hữu Tài là Tiểu đoàn trưởng TĐ 81 BĐQ và Thiếu tá Trần Đình Đàng là Tiểu đoàn trưởng TĐ 63 BĐQ.

 

Ngày 30-3, sáng sớm, một trực thăng đáp xuống vị trí Liên đoàn 24 BĐQ trong rừng Bảo Lộc,  người phi công gặp riêng Thiếu tá Long và cho biết anh ta được lệnh của Quân đoàn cứu riêng một mình Thiếu tá Long về Đà Lạt.  Thiếu tá Long từ chối bởi vì : “Tôi đang chỉ huy cả ngàn người, tôi không mặt mũi nào bỏ đi một mình…”.  Biết được chuyện đó, những người lính Miền Núi nói với Thiếu tá Long : “Đừng bỏ tụi em tội nghiệp”.

 

*Chú gải : Chuyện này rất khó hiểu, bởi vì người Pilot không nói rõ giới chức nào của BTL Quân đoàn II đã ra lệnh cho anh ta.  Chắc chắn lệnh như thế này phải được đích thân giới chức có thẩm quyền nói trực tiếp cho Pilot chứ không thể ra lệnh trên máy hoặc qua giới chức cấp trên của người Pilot.

 

Vậy nếu đúng là có thật thì người Pilot đã rời Nha Trang trong sáng sớm hôm đó để bay lên ứng trực tại Đà Lạt, trước khi đi anh ta đã gặp một giới chức của Quân đoàn II tại Nha Trang và giới chức này đã chỉ thị cho anh ta bốc riêng một mình Thiếu tá Liên đoàn trưởng.

 

Đây là một lệnh phá hoại để hủy diệt Liên đoàn 24 BĐQ.  Một khi mất Thiếu tá Long thì liên đoàn như rắn mất đầu, chắc chắn những người lính Miền Núi sẽ phản ứng như 3 liên đoàn BĐQ khác, nghĩa là thanh toán các cấp chỉ huy người Kinh để trừng trị tội bỏ rơi họ

 

Câu chuyện trên đây do chính Thiếu tá Vương Mộng Long viết trong hồi ký của ông.  Tiếc là không có một bằng cớ thứ hai để có thể xác minh mặc dầu uy tín của Thiếu tá Long gần như là tuyệt đối.  Nếu đúng là sự thực thì thêm một bằng chứng nữa để chứng minh quân đội VNCH bị chết là do có âm mưu đen tối ).

 

*Lúc 4 giờ chiều :  Tài liệu của Phạm Huấn : “ Lúc 16 giờ, Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ huy trưởng trường Võ bị Đà Lạt tới gặp Tướng Phú xin tăng cường lực lượng phòng thủ thị xã Đà Lạt, và một số chiến xa.

 

Tướng Phú chỉ thị Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn, ra lệnh cho Liên đoàn 24 BĐQ từ Quảng Đức về, lên Đà lạt…”( trang 244 ).

 

Ngày 31-3, Liên đoàn 24 BĐQ về đến địa giới tỉnh Lâm Đồng; cách Đà Lạt 80 cây số.

 

*Buổi sáng :  Liên đoàn 24 BĐQ liên lạc với Tướng Lâm Quang Thơ ( Tư lệnh mặt trận Tuyên Đức- Lâm Đồng ) để xin trực thăng di chuyển về Đà Lạt.  Tuy nhiên Tướng Thơ từ chối ( Theo lời kể của Trung úy Trương Văn Hùng, sĩ quan trực Trung tâm hành quân Trường Võ bị Đà Lạt ).

 

*( Lại thêm một chuyện khó hiểu thứ hai; mới chiều hôm trước, có mặt Tướng Thơ, Tướng Phú đã chỉ thị cho Đại tá Lý ra lệnh cho Liên đoàn 24 nếu về tới Lâm Đồng thì lên Đà Lạt để tăng cường phòng thủ Đà Lạt.  Đây là Lực lượng chủ lực quân duy nhất mà Tướng Phú có trong tay.  Ông dành nó cho Đà Lạt bởi vì xung quanh tỉnh Tuyên Đức là Ban Mê Thuột, Quảng Đức và Lâm Đồng đều đã mất.  Nếu không có Liên đoàn 24 BĐQ thì Đà Lạt bắt buộc phải di tản.

 

Hành động từ chối của Tướng Thơ cho thấy ông ta muốn Tiểu khu Tuyên Đức và các trường Võ bị tại Đà Lạt phải di tản.  Mặc dầu mới chiều hôm trước Tướng Phú đã báo cho ông là sẽ cho Liên đoàn 24 BĐQ lên phòng thủ Đà Lạt.

 

So lại với tài liệu của Phạm Huấn thì trước mặt Tướng Lâm Quang Thơ, Đại tá Lý đã nhận được lệnh phải bốc Liên đoàn 24 BĐQ lên Đà Lạt, thế nhưng sáng hôm sau Liên đoàn 24 Liên lạc với Lý để xin lệnh thì ông không trả lời ( Hồi ký của Vương Mộng Long ), mà Lý cũng không cho Tướng Phú biết ( Ghi chép của Phạm Huấn ).

 

Đây là bắng chứng chứng minh Đại tá Lý là tác giả của màn kịch bốc một mình Liên đoàn trưởng Liên đoàn 24 BĐQ vào sáng ngày 30-3 . Lý là điệp viên cao cấp của CIA, ông ta ngầm phá hoại khả năng chống trả của Quân đoàn II trước cuộc tấn công của quân CSVN ).

 

Ngày 3-4, Liên đoàn 24 BĐQ về đến Tân Rai thuộc quận Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.  Lúc 7 giờ tối  Đài BBC loan tin Đà Lạt mất.  Liên đoàn 24 BĐQ quyết định băng rừng về Phan Thiết.

 

Ngày 4-4, Liên đoàn 24 BĐQ di chuyển về hướng nam để tìm đường về Thiện Giáo, Phan Thiết.

 

Ngày 5-4, phi cơ quan sát bắt liên lạc được với Liên đoàn 24 BĐQ.  Tướng tư lệnh Quân đoàn III Nguyễn Văn Toàn đã chỉ thị cho Trung tá Nguyễn Khoa Lộc đi tìm liên đoàn 24 BĐQ sau khi được Trung tá Hoàng Kim Thanh cho biết là Liên đoàn đang trên đường băng rừng từ Quảng Đức về duyên hải.

 

Ngày 6-5, Tiểu đoàn 82 BĐQ được trực thăng Chinook bốc vê Phan Thiết để nhận lương thực và đạn dược, rồi chở thẳng về Xuân Lộc, dưới quyền điều động của Tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh.

 

Ngày 8-5, hai tiểu đoàn 81 và 63 của Liên đoàn 24 được bốc về Tiểu khu Bình Thuận, dưới quyền điều động của Đại tá Tiểu khu trưởng Ngô Tấn Nghĩa.  Lúc này Trung tá Đào Đức Châu từ trong đoàn di tản của dân chúng Đà Lạt xuất hiện tại Phan Thiết để nhận lại Liên đoàn 24 BĐQ ( Thiếu Tá Long đã cùng Tiểu đoàn 82 BĐQ tăng cường cho Xuân Lộc ).

 

Diễn tiến hành quân trên đây được ghi lại theo hồi ký của Thiếu tá Vương Mộng Long , Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 82 BĐQ, quyền Liên đoàn trưởng Liên đoàn 24 BĐQ.

 

 

(36) BÌNH ĐỊNH DI TẢN

Sự thật về cuộc rút lui khỏi Bình Định

 

Trước khi nổ ra trận Ban Mê Thuột, Tướng Phú đinh ninh quân CSVN sẽ đánh Kontum hay Peliku cho nên ông bố trí 3 Liên đoàn BĐQ phòng thủ tại Kontum.  Còn Sư đoàn 23 (trừ) và 1 liên đoàn BĐQ phòng thủ Pleiku, 1 liên đoàn BĐQ phòng thủ Quốc lộ 19, đoạn từ đèo Mang Yang, ranh giới Bình Định đến quận Lệ Trung, Pleiku.

 

Trong khi đó ông cũng đề phòng trường hợp quân CSVN sẽ đánh Bình Định như năm 1972 cho nên ông sử dụng Sư đoàn 22 BB và Liên đoàn 6 BĐQ phòng thủ tỉnh Bình Định, nhằm đối phó với quân chủ lực của Bình Định là Sư đoàn 3 Sao Vàng.  Liên đoàn 6 Biệt Động quân có 2 tiểu đoàn đóng tại khu vực đèo Bình Đê, ranh giới giữa Tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi, còn lại Tiểu đoàn 34 đang nằm tại xã Trung Nghĩa, trên Quốc lộ 19, cách Pleiku 19 cây số.

 

Tướng Phan Đình Niệm, tư lệnh Sư đoàn 22 BB, bố trí Trung đoàn 41 BB tại Bồng Sơn, Quận Hoài Nhơn.  Trung đoàn 40 BB đóng tại Phù Củ, phía Nam Bồng Sơn,.  Trung đoàn 42 BB đóng tại quận Phù Mỹ.  Trung đoàn 47 BB trấn giữ thung lũng Vĩnh Thạnh, đây là thung lũng thượng nguồn sông Côn, phía Bắc quận Bình Khê là quận nằm trên Quốc lộ 19 ;  sông Côn chạy theo hướng Bắc-Nam, đến gần Quốc lộ 19 thì chạy theo hướng Tây-Đông để chạy ra biển.  Đặc biệt Sư đoàn 22 BB có tới 4 trung đoàn.

 

Ngoại trừ Trung đoàn 47 trấn giữ thung lũng Vĩnh Thạnh, 3 trung đoàn còn lại đóng dọc theo Quốc lộ 1 nhưng sẵn sàng được bốc đi cứu ứng cho chiến trường Pleiku – Kontum một khi các nơi này có biến động.  Riêng Quốc lộ 19, đoạn từ ngã ba Quốc lộ 1 đến An Khê được giao cho Liên đoàn 927 ĐPQ thuộc Tiểu khu Bình Định.

 

Năm 1975, ngày 5-3, Trung đoàn 95.A biệt lập của CSVN chiếm đèo Mang Yang trên Quốc lộ 19 dẫn lên Pleiku ( Trung đoàn chính quy CSVN khoảng 2.500 người ).  Quân Đoàn 2 điều động Thiết đoàn 21 kỵ binh cùng với 1 tiểu đoàn của Liên đoàn 4 BĐQ ( khoảng 500 người ) từ Pleiku xuống Mang Yang.  Đồng thời Trung đoàn 47 BB ( Mỗi trung đoàn bộ binh VNCH khoảng 2.400 người ) rời Vĩnh Thạnh lên An Khê để hành quân giải tỏa đèo Mang Yang.

 

Hai tiểu đoàn 1 và 2 của Trung đoàn 47 BB/VNCH đụng độ với các tiểu đoàn của Sư đoàn 3 Sao vàng CSVN , Tiểu đoàn 7 của Trung đoàn 141 và Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 12 thuộc SĐ.3 SV/CSVN bị thiệt hại nặng.  Về phía VNCH, từ ngày 4 tới ngày 13-3, Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 47 VNCH thay Tiểu đoàn trưởng tới 4 lần, phải đưa Tiểu đoàn về Qui nhơn để bổ sung và tái trang bị.

 

Ngày 11-3, quân Sư đoàn 3 CSVN ( Sư đoàn Chủ lực miền CSVN khoảng 8.000 người ) tấn công Tiểu đoàn 209 ĐPQ ( mỗi tiểu đoàn ĐPQ/VNCH khoảng 500 người ) thuộc Liên đoàn 927 ĐPQ tại đèo An Khê.  Tiểu đoàn 209 ĐPQ tan rã, Tiểu đoàn 218 ĐPQ có nhiệm vụ trấn giữ các cầu phía dưới đèo An Khê tự động bỏ vị trí.  Sư đoàn 22 BB VNCH trực thăng vận tiểu đoàn thứ 3 của Trung đoàn 47 lên Bình Khê, là quận nằm trên Quốc lộ 19, phía dưới của quận An Khê.

 

Cũng trong ngày 11-3, Sư đoàn 22 BB đưa Trung đoàn 41 BB từ Bồng Sơn lên Bình Khê và điều động Trung đoàn 42 từ Phù Mỹ vào ngã ba Quốc lộ 1 và Quốc lộ 19 để giữ tuyến tiếp vận cho Bình Khê, đồng thời bảo vệ cho Phi trường Phù Cát.  Khu vực Tam Quan, Bồng Sơn được giao cho 2 Tiểu đoàn BĐQ và BCH Phân khu Bắc của Tiểu khu Bình Định với các tiểu đoàn ĐPQ.  Khu vực Phù Mỹ còn lại Trung đoàn 40 BB.

 

Ngày 16-3, sau khi biết chắc Sư đoàn 23 Bộ binh VNCH tại Ban Mê Thuột đã tan hàng, và quân CSVN tập trung tại BMT là 4 Sư đoàn, Tướng Phú quyết định bốc Trung đoàn 40 BB tại Phù Mỹ lên Khánh Dương đề ngăn chận quân CSVN từ BMT tràn xuống.  Trong khi đó rút Trung đoàn 47 từ An Khê về Phù Mỹ thay thế Trung đoàn 40 BB vì Pleiku và Kontum đã bỏ ngỏ cho nên việc thủ giữ An Khê không còn cần thiết.

 

Ngày 17-3, sau khi Trung đoàn 47 BB rời An Khê, Liên đoàn 927 ĐPQ ( Liên đoàn ĐPQ/VNCH khoảng 1.500 người ) rút về cố thủ chung quanh BCH/Chi khu An Khê.  Đường về Quy Nhơn bị chận tại đèo An Khê, đường lên Pleiku bị chận tại đèo Mang Yang.  5.000 dân An Khê theo đường mòn phía Nam quận lỵ tìm về Quy Nhơn, một số quân ĐPQ di tản theo dân chúng.

 

Ngày 22-3, khoảng 400 binh lính ĐPQ được trực thăng bốc về Quy Nhơn, quân CSVN vào tiếp thu An Khê.

 

Ngày 24-3, Trung đoàn 42 BB đang đánh nhau tại đèo An Khê rút về phía Đông Bình Khê

 

Ngày 25-3, Liên đoàn 6 BĐQ trấn giữ quận Tam Quan nghe tin Quảng Ngãi bỏ ngỏ trong khi Bồng Sơn cũng không còn quân chủ lực, lại thêm tin Pleiku di tản nên quân VNCH tại Tam Quan và Bồng Sơn rút về Phù Mỹ, nhập với Trung đoàn 47 BB do Trung tá Lê Cầu chỉ huy.

 

Trong khi đó Chỉ huy trưởng Phân khu Bắc Bình Định tại căn cứ Đệ Đức là Trung tá Tiêu đã quyết định ở lại tử thủ.  Đến khi quân CSVN tràn vào thì ông tự sát bằng lựu đạn. Quân CSVN vào tiếp thu Tam Quan và Bồng Sơn.

 

Ngày 28-3, Trung đoàn 47 BB tại Phù Mỹ được lệnh rút lui về Phù Cát, hai tiểu đoàn BĐQ được đưa vào Khánh Hòa để thăng cường cho quân Dù VNCH tại đèo M’Drak, Khánh Dương.  Quân CSVN tiếp thu quận Phù Mỹ.

 

Ngày 29-3, Phi trường Phù Cát được lệnh di tản vào Nha Trang và Phan Rang. Trung đoàn 47 BB trấn giữ phi trường như là một cứ điểm phòng thủ. Dân chúng tại quân Bình Khê di tản về Quy Nhơn theo đường mòn phía Nam Quốc lộ 19.

 

Ngày 30-3, Trung đoàn 41 và Trung đoàn 42 thuộc Sư đoàn 22 BB/VNCH được lệnh rút về Quy Nhơn, quân CSVN tiếp thu quận Bình Khê.  Trên đường rút về Quy Nhơn quân lính thuộc Sư đoàn 22 BB VNCH cùng với lính ĐPQ tự động tan hàng để về nhà lo đưa gia đình di tản.

 

Tuy nhiên khi vừa vào đến thành phố, đoàn quân của Sư đoàn 22 BB đụng phải quân đặc công CSVN đã chờ sẵn trên các con đường dẫn vào thành phố.  Lợi dụng tình trạng hỗn loạn, quân đặc công nằm vùng CSVN tại Quy Nhơn đã chiếm các cao ốc và dùng súng bắn tỉa bắn vào đoàn quân VNCH đang trên đường vào thành phố.  Quân VNCH phải mở đường ở phía Nam thành phố để xuống bãi biển, cách bến cảng Quy Nhơn 6 cây số về phía Nam.

 

*Lúc 3 giờ 30 chiều : Tiểu khu Bình Định báo cáo về BTL Quân đoàn II rằng thành phố Bình Định rối loạn, các ty sở trốn chạy, quân lính PĐQ bỏ súng rã ngũ, đặc công VC đánh phá nhiều nơi.

 

Ngày 31-3, Trung đoàn 47 thuộc Sư đoàn 22 BB/VNCH tại Phù Cát được lệnh rút về Quy Nhơn.  Trên đường rút ngang qua BCH quận Phù Cát, Trung đoàn  lọt vào ổ phục kích của quân CSVN.  Trung đoàn 47 BB bị tổn thất nặng. Số còn lại tan hàng tự tìm đường về Quy Nhơn để đưa gia đình di tản. Trước đó quân CSVN đã chiếm được quận lỵ do 1 tiểu đoàn ĐPQ trấn giữ, thiếu tá Tiểu đoàn trưởng ĐPQ tự sát trước sân quận đường.

 

*Lúc 1 giờ 30 trưa :  Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú phải cố thủ tại Quy Nhơn, giữ thương cảng và quân cảng, phải ổn định an ninh trật tự tại Quy Nhơn.

 

*Lúc 3 giờ 30 chiều :  Tướng Phú chuyển lệnh của Tổng thống cho Tư lệnh mặt trận Bình Định là Tướng Phan Đình Niệm.

 

*Lúc 5 giờ chiều :Tướng Phú nhận được tin Quy Nhơn thất thủ.

 

*Lúc 8 giờ 30 tối :  Tướng Phú bay ra Bình Định, 8 giờ 50 liên lạc với Đại tá Tư Lệnh phó Sư đoàn 22 BB

 

*Lúc 9 giờ :  Tư lệnh Hải quân Vùng 2 Duyên hải là Tướng Hoàng Cơ Minh báo cáo cho Tướng Phú là tàu Hải quân đang ở ngoài khơi Quy Nhơn, sẵn sàng cập bến để bốc Sư đoàn 22 BB, hiện Tướng tư lệnh Sư đoàn 22 BB đã lên tàu.  Tướng Phú chỉ định Tướng Hoàng Cơ Minh làm tư lệnh mặt trận Bình Định thay thế Tướng Niệm.

 

*Lúc 10 giờ đêm :  Tướng Phú bay về Nha Trang và chỉ thị Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn Lê Khắc Lý bay ra Bình Định để chỉ huy yểm trợ cho cuộc rút quân bằng đường biển của Sư đoàn 22 BB, ông hoàn toàn không biết là đa số quân lính của Sư đoàn đã tự động bỏ súng về nhà lo cho gia đình.

 

*Lúc12 giờ khuya :   Lê Khắc Lý từ Bình Định trở về báo cáo rằng các trung đoàn của Sư đoàn 22 BB đã hoàn toàn tan nát.

 

Ngày 1-4,

 

*Lúc 8 giờ 15 sáng :  Tướng Phú bay ra Bình Định, ông hoàn toàn không hay biết là từ 4 giờ sáng Đại tá Lê Văn Phát, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Dù đã quyết định bỏ tuyến ở đèo M’Drak và đang trên đường về gần tới Nha Trang.

 

*Lúc 9 giờ 30 sáng :   tại Bình Định, Tướng Hoàng Cơ Minh cho biết tàu Hải quân đang cập bờ để bốc lính Sư đoàn 22 BB.  Sau đó Tướng Minh cho biết quân CSVN đang pháo vào thành phố và phi trường, có thể sẽ pháo vào bãi bốc quân cho nên tàu HQ phải rút ra, không thể chờ thêm được nữa.

 

Có tất cả hơn 1.000 quân lính của Sư đoàn 22 BB lên tàu, một số khác tự túc di chuyển với gia đình.  Sau đó về trình diện tại Vũng Tàu được 2.000 người.  Riêng Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 BB từ chối lên tàu, ông cùng vài binh sĩ đi ngược vào thành phố và ông mất tích từ lúc đó.  Còn Đại tá Thiều, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 41 BB, cũng không thấy lên tàu mặc dầu trước đó có người thấy ông đã vào thành phố.

 

Ngoài con số 2.000 người trình diện tại Vũng Tàu, hầu hết số còn lại đã quyết định ở lại Bình Định với gia đình cho dầu rồi đây số phận sẽ không mấy tốt đẹp đối với họ.

 

(37) NHA TRANG, ĐÀ LẠT, PHAN RANG DI TẢN

Sự thật về cuộc di tản khỏi Nha Trang, Đà Lạt và Phan Rang

 

Năm 1975, ngày 1-4, tại Nha Trang :

 

*Lúc 10 giờ 30 :  Tướng Phú từ Bình Định trở về sau khi được chứng kiến toàn quân của Sư đoàn 22 BB/VNCH  chỉ còn hơn 1.000 người, trong khi trước đó 1 ngày quân số của họ là 7.000 người.  Ngang qua Trường Đồng Đế, máy bay trực thăng của Tướng Phú ghé xuống mời Tướng Phạm Quốc Thuần về BTL Quân đoàn dự họp.

 

*Lúc 10 giờ 30 :  Tướng Phú họp với các chỉ huy trưởng đại đơn vị đang trú đóng tại Nha Trang là Trung tướng Phạm Quốc Thuần, Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Lượng, Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân; Phó đề đốc Châu, chỉ huy trưởng Căn cứ Hải quân Nha Trang.

 

Tướng Phú cho biết lực lượng chủ lực tại Nha Trang không còn, phải chờ quân Sư đoàn 22 từ Bình Định vào. Các đơn vị trú phòng tại Nha Trang phải đảm trách tự phòng thủ. *( Tướng Phú không ngờ rằng ngay lúc này quân Lữ đoàn 3 Dù đã bỏ tuyến M’Drak di chuyển thẳng vào Phan Rang;  kéo theo Liên đoàn 6 BĐQ, TTHL/BĐQ và TTHL Lam Sơn ).

 

Và Tướng Thuần cũng không ngờ trong khi ông đang ngồi họp thì các sĩ quan tại Trường Đồng Đế được tin quân Dù và đoàn quân của TTHL/ Lam Sơn, BĐQ đã chạy qua khỏi Nha Trang cho nên mạnh ai nấy chạy về nhà lo dẫn vợ con di tản.  Lúc Tướng Thuần trở về thì TTHL trống không, mọi người cứ tưởng Tướng Thuần đã lên máy bay chạy cùng Tướng Phú.

 

*Lúc 12 giờ 15 trưa :  Tại BTL Quân đoàn II, theo Phạm Huấn : “một sĩ quan từ Trung tâm hành quân của Quân đoàn hớt hải chạy ra la lớn : Phi cơ quan sát báo về, chiến xa của Bắc Việt đã tới Dục Mỹ và Ninh Hòa.

 

Thế là một số quân nhân các phòng khác chạy ùa ra ngoài, Tướng Phú từ lầu nhì đi xuống, ông hét : Thế là thế nào?  Tại sao lại bỏ chạy ? Một số quân nhân khác vẫn tiếp tục chạy ra đường, không cần biết ông nói gì!” (trang 268).

 

Cho tới lúc này Tướng Phú vẫn đinh ninh rằng Lữ đoàn 3 Dù đang còn trấn giữ đèo M’Drak, xe tăng quân CSVN không thể nào tới Dục Mỹ hay Ninh Hòa.

 

*Lúc 12 giờ 30 trưa :  Tướng Thuần trở lại BTL Quân đoàn II sau khi được biết trường Hạ sĩ quan Đồng Đế của ông đã trống không trong khi ông đang ngồi dự họp với Tướng Phú.

 

*Lúc 12 giờ 45 trưa :  Tướng Phú cùng với Tướng Thuần bay đi Khánh Dương để liên lạc với quân Dù tại M’Drak.  Ông không liên lạc được với quân Dù, cũng chẳng liên lạc được với các TTHL/ Lam Sơn, Pháo Binh, BĐQ.

 

Đến lúc này ông mới hay rằng tất cả đã bỏ chạy mà chẳng báo về BTL/Quân đoàn.  Còn chuyện xe tăng của quân CSVN tại Dục Mỹ và Ninh Hòa thì không có.  Người sĩ quan tung tin tại BTL Quân đoàn II chỉ là một tay nội tuyến phá hoại.

 

Trong lúc Tướng Phú đang bay tại Khánh Dương thì Đại tá Tham mưu trưởng Lê Khắc Lý một mình vào phi trường Nha Trang xin phương tiện về Sài Gòn.  Theo Phạm Huấn : “Trung tá Nguyễn Văn Giang, Giám đốc Trung tâm Không trợ 2, chứng kiến cảnh  ông Đại tá này cúi đầu, năn nỉ, để được chạy trước lính;… đã lắc đầu ngao ngán vì hành động này không thể nào chấp nhận được !” ( Trang 275 ).

 

*Lúc 1 giờ 30 trưa :  Tiểu khu trưởng Khánh Hòa là Đại tá Lý Bá Phẩm cho lệnh Tiểu Khu tự túc di tản về phía Nam.  Riêng Đại tá Phẩm di chuyển cùng với Tổng lãnh sự Mỹ tại Nha Trang bằng phi cơ của CIA.  Binh lính và dân chúng di tản bằng đường bộ vào Cam Ranh và vào Phan Rang. Trung tá Tham mưu trưởng Ngô Quý Hùng cùng với gia đình các quân nhân Khánh Hòa di chuyển bằng đường bộ vào Cam Ranh.

 

*Lúc 2 giờ chiều :  Tướng phú và Tuớng Thuần bay về Phan Rang, tại đây hai ông Tướng chuyển qua máy bay C.47, bay trở lại Khánh Dương để mong tìm được tăm hơi của quân Dù. ( Tiểu đoàn 5 Dù tại trong rừng phía Tây quận Diên Khánh có mở máy liên lạc để xin trực thăng bốc về vùng an toàn ).

 

*Lúc 2 giờ 50 chiều :  hai ông Tướng trở lại Phan Rang.

 

*Lúc 4 giờ chiều :  CBH hành quân nhẹ của Tiểu Khu Khánh Hòa và Trung đội tình báo Khánh Hòa lên một chiếc ghe dân sự di tản ( Đã chuẩn bị từ trước ) theo đường biển vào Vũng Tàu.

 

*Lúc 5 giờ chiều :  Tướng Phú bay trở lại Nha Trang.  Tại BTL Sư đoàn 2 Không quân, Tướng Phú được Tướng Nguyễn Văn Lượng, Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân và Tướng Nguyễn Ngọc Oánh, Chỉ huy trưởng TTHL Không Quân Nha Trang, cho biết là Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng bộ TTM đã chỉ định Tướng Nguyễn Ngọc Oánh làm Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu 2 thay Tướng Phú.

 

*Lúc 7 giờ 45 tối :  Tướng Phú bay trở lại Phan Rang.

 

Như vậy lúc này tại Nha Trang chỉ còn có Không quân và Hải quân là lực lượng phòng thủ của thành phố Nha Trang (sic).  Tướng Lượng và Tướng Oánh không hề biết rằng lực lượng bộ binh tại Nha Trang không còn, và dân Nha Trang đã di tản .

 

Năm 1975, ngày 1-4, lúc 8 giờ tối;  Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ huy trưởng trường Võ bị quốc gia Đà Lạt kiêm tư lệnh mặt trận Tuyên Đức- Lâm Đồng cho lệnh bắt đầu di tản.  Cuộc di tản được chuẩn bị từ giữa trưa.

 

Hai ngày trước, chiều 30-3, Tướng Thơ gặp Tướng Phú tại Cam Ranh, Tướng Phú ra lệnh cho Tham mưu trưởng Quân đoàn đưa Liên đoàn 24 BĐQ về phòng thủ Đà Lạt khi nào Liên đoàn này từ Quảng Đức về tới Lâm Đồng.  Ngoài ra ông cũng hứa sẽ tăng viện quân Thiết Giáp cho Đà Lạt nếu ông được BTTM cấp thêm chiến xa.

 

Nhưng đến sáng ngày hôm nay, 1-4, Liên đoàn 24 BĐQ về tới địa giới Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng và xin Tướng Thơ cho trực thăng bốc họ về Đà Lạt, Tướng Thơ từ chối ( Theo lời của Trung Úy Trương Văn Hùng, sĩ quan trực Trung tâm hành quân Trường Võ bị Đà Lạt ). Thực ra Tướng Thơ đã quyết định rút khỏi Đà Lạt trong đêm nay.  Ông đã xin phép Tổng cục quân huấn và BTTM để di tản mà không thông qua Tư lệnh Quân đoàn II.

 

*Lúc 12 giờ khuya :  Đoàn di tản của Đà lạt gồm Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, Trường Chiến tranh chính trị Đà Lạt, Trung tâm huấn luyện Cảnh sát dã chiến, và Tiểu khu Tuyên Đức đã đến địa giới tỉnh Ninh Thuận.

 

Thiếu tá Phan Huy Ký, Chi Khu trưởng Sông Pha, thuộc Tiểu khu Ninh Thuận, chận đoàn di tản dưới chân đèo Ngoạn Mục để xin lệnh.  Tuy nhiên Thiếu tá Ký không biết là BCH Tiểu khu Ninh Thuận do Đại tá Trần Văn Tự chỉ huy đã theo đoàn di tản của Nha Trang chạy vào Phan Thiết từ lúc 12 giờ khuya.

 

Ngày 2-4,

 

*Lúc 2 giờ sáng :  Quân ĐPQ tại chân đèo Ngoạn Mục thuộc Chi khu Sông Pha mở cản cho đoàn di tản của Đà Lạt đi qua mặc dầu Tiểu đoàn 231/ĐPQ ( Tái lập sau trận Khánh Dương ) cho biết họ đang đánh nhau với quân du kích địa phương CSVN trên Quốc lộ, cách chân đèo 5 cây số.

 

*( Đại đội 1 của TĐ 231 và Tiểu đội tình báo của Chi khu Sông Pha đụng độ với Du kích địa phương của CSVN trong rừng Sông Pha từ lúc 2 giờ 30 chiều ngày 31 và Đại đội 2 đụng độ với quân CSVN thuộc Tỉnh đội Ninh Thuận lúc 11 giờ 30 đêm 31-3 tại xã Ninh Bình, cách chân đèo 5 cây số ).

 

Trong khi đó BCH hành quân của Tướng Thơ và  Đại tá Tiểu Khu trưởng Tuyên Đức Nguyễn Hợp Đoàn nghĩ rằng Tiểu đoàn 231/ĐPQ và Chi khu Sông Pha dàn cảnh để ngăn cản đoàn di tản.

 

*Lúc 2 giờ 30 :  Theo lệnh của Chi khu Sông Pha, Tiểu đoàn 231/ĐPQ cho lệnh Đại đội 2 dạt về 1 bên Quốc lộ và rút sâu vào trong xóm để nhường chiến địa cho đoàn di tản chọi nhau với quân CSVN.

 

*Lúc 2 giờ 40 :  Quân CSVN bắn B.40 làm lật chiếc xe jeep dẫn đầu đoàn di tản, trên đó có Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 226/ĐPQ thộc Tiểu khu Tuyên Đức ( Thiếu tá Thê ), rất may không có ai chết và bị thương.  Quân Tiểu đoàn 226/ĐPQ xuống xe đánh nhau với quân CSVN.  Phía đoàn di tản có 2 chiến xa của Trường Võ bị và 2 thiết giáp V.100 của Tiểu Khu Tuyên Đức, hỏa lực quá mạnh cho nên quân địa phương CSVN rút lui.

 

*Lúc 4 giờ sáng :  Đoàn di tản của Đà Lạt tạm dừng chân tại Quảng Thuận, Ninh Thuận.  Đến 8 giờ sáng thì đoàn di tản đi thẳng xuống Phan Rang rồi vào Phan Thiết.  Khi đoàn di tản đi khỏi thì BCH Chi khu Sông Pha và Tiểu đoàn 231/ĐPQ rút theo về Phan Rang.

 

Tới Phan Rang mới hay BCH Tiểu khu đã di tản từ hồi đêm, chỉ còn khoảng nửa Tiểu đoàn ĐPQ đang phòng thủ tại Phi trường Phan Rang.  Tiểu đoàn 231/ĐPQ cho lệnh tan hàng để binh sĩ về lo cho gia đình, ai muốn đi theo thì theo BCH Tiểu đoàn lên xe GMC đi vào Phan Thiết, có khoảng 20 người đi theo, còn lại đều về với gia đình.

(38) CỐ THỦ PHAN RANG

Căn cứ 20 Không quân tại Phan Rang

 

Năm 1975, ngày 1-4.  Sau khi Nha Trang bỏ ngỏ, Căn cứ 20 Không quân tại Phan Rang ( phi trường Bửu Sơn ) trở thành căn cứ tiền tiêu của Miền Nam.  Lúc này căn cứ đặt dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh sư đoàn 6 Không quân VNCH.  Sư đoàn 6 KQ từ Pleiku di tản xuống Phan Rang sau khi Pleiku bỏ ngỏ ngày 16-3-1975.

 

*Buổi chiều :  Trung tá Lê Văn Phát, Lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 3 Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu đoàn 5 Dù xin vào Căn cứ 20 KQ ( Phi trường Phan Rang ) để chờ phi cơ về Saigon. Tư lệnh Sư đoàn 6 KQ là Tướng Phạm Ngọc Sang hỏi lệnh Sài Gòn và nhận được thông báo Trung tá Phát và lực lượng Dù sẽ tăng cường phòng thủ tại Căn cứ 20 KQ, tức là phi trường Bửu Sơn, Phan Rang.

 

*Buổi chiều :  Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 ghé căn cứ và ngủ đêm tại đó. Sáng hôm sau, Tướng Phú rời căn cứ bay về Phan Thiết. Trung tá Phát sử dụng Đại đội Trinh sát Dù, bung ra kiểm soát toàn nội vi căn cứ.

 

*Lúc 12 giờ khuya :  Tiểu khu trường Ninh Thuận là Đại tá Trần Văn Tự đã bỏ ngỏ Phan Rang để theo đoàn di tản của Nha Trang vào Phan Thiết. Cùng lúc đó trên quốc lộ 11 đoàn di tản của Tiểu khu Tuyên Đức từ Đà Lạt cũng di chuyển về Phan Rang.

 

Ngày 2.4.

 

*Lúc 8 giờ sáng :  Tại Nha Trang.  Tân Tư lệnh Quân đoàn II là Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh và Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân biết được thực sự tại Nha Trang không còn lực lượng bộ binh và thành phố Nha Trang đã bỏ ngỏ .  Hai tướng vội vàng cho lệnh rút Sư đoàn 2 KQ và TTHL/KQ về Biên Hòa và Sài Gòn.

 

Trong khi đó tại Phi trường Phan Rang Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh sư đoàn 6 KQ đang bối rối vì tại Phan Rang chỉ còn khoảng một nửa Tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Ninh Thuận còn ở lại phòng thủ Phi trường, một nửa kia tự động về nhà ôm vợ con di tản.

 

Saigon tăng cường một đơn vị  Dù. Trung tá Phát liền sử dụng để kiện toàn an ninh cho phi trường và phối hợp với các đơn vị Địa phương quân trong việc giữ an ninh cho thị xã.

 

*Lúc 2 giờ trưa :  Tại đồi Lầu Ông Hoàng, Phan Thiết;  Thiếu tướng Phạm Văn Phú chờ Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn III, để bàn giao hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được sát nhập vào Quân Khu 3.

 

Khi máy bay của Tướng Hiếu sắp đáp thì Tướng Phú rút súng ra tính tự sát nhưng Đại tá Ngô Tấn Nghĩa, Tiểu khu trưởng Bình Thuận kịp đá văng khẩu súng xuống đất ( Theo Phạm Huấn thì ông không rõ vì sao khẩu súng văng đi, nhưng theo lời kể của Đại tá Nghĩa trong Đặc san Ân Tình 3 của Hội đồng hương Bình Thuận thì chính ông đã đá văng khẩu súng  ).

 

*Lúc 2 giờ chiều :  Tướng Sang bay vào Phan Thiết đón Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3. Tướng Sang kể :

 

“Khi gặp tôi, ông nói sở dĩ muốn gặp tôi tại Phan Thiết là để xác nhận sự hiện hữu của Phan Rang, mà giờ nầy lẽ ra cũng đã bỏ chạy như Nha Trang và Cam Ranh rồi. Sau khi nghe tôi thuyết trình tình hình, Trung tướng Toàn nói:” kể từ buổi thị sát nầy, Phan Rang sát nhập vào Quân đoàn III, trở thành cứ điểm cực Bắc của quân đoàn.”

 

“Cùng ngày tôi nhận được lệnh Bộ tổng tham mưu chỉ định tôi phụ trách bảo vệ Phan Rang”.

 

Ngày 3.4, Tiểu đoàn 5 Dù tạm kiểm soát các khu vực cạnh thị xã và nội vi phi trường. Từ Ba Râu đến Thị xã, dân chúng bớt hoảng sợ mặc dầu sinh hoạt vẫn còn rụt rè.

 

Để tránh hổn loạn khi bị pháo kích dồn dập, Tướng Sang cho nửa số phi cơ C130 về trú đêm ở Saigon, để sáng hôm sau trở ra với đầy nhiên liệu.

 

Ngày 4.4.1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đến Phan Rang nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang, lập Bộ chỉ huy Tiền Phương trong Căn cứ 20 Không quân ( Phi trường Bửu Sơn ), cách Thị xã Phan Rang khoảng 5 cây số về hướng Tây Bắc.

 

Quân CSVN rút về Cao nguyên để vào Nam

 

Năm 1975, ngày 4-4.  Theo sổ tay ghi chép của tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp :

 

“Ngày 4 tháng 4, Sư đoàn 316 và bộ phận cán bộ quân đoàn đi chuẩn bị chiến trường bắt đầu hành quân vào Đồng Xoài”.

 

*[ Quân đoàn 3 Tây Nguyên mới được thành lập ngày 31-3-1975. Tiếng là Sư đoàn 316 nhưng thực ra chỉ còn Sư đoàn bộ cùng một số tàn quân sau trận Ban Mê Thuột.  Sư đoàn vừa hành quân vừa mộ thêm quân tân tuyển ].

 

“Sư đoàn 320 đang củng cố thắng lợi ở Tuy Hòa được lệnh quay trở lại đường số 7 rồi theo đường 14 hành quân vào Đức Lập, Bu Prăng, Bình Long….  Sư đoàn 10 hành quân trên hai hướng. Bộ phận đã tới Đơn Dương ( Lâm Đồng ) tiếp tục đi theo quốc lộ 20 đến Di Linh, rẻ sang Gia Nghĩa vào Kiến Đức…”

 

*[ “Bộ phận tới Đơn Dương”, là một nhánh của Sư đoàn 10 CSVN, băng từ xã Suối Môn của Cam Ranh, theo đường tỉnh lộ bỏ hoang ở phía Tây Phan Rang để đến ấp Tân Mỹ nằm trên đường đi Đà Lạt, như vậy đi là vòng qua Phi trường Phan Rang ở phía núi  ]

 

Bộ phận ( của SĐ.10 ) đang còn ở Nha Trang, Cam Ranh và các đơn vị đi trên đường 450 sẽ quay lại đường 21 về Buôn Ma Thuột rồi theo đường 14 về phía Nam. …”

 

*[ Đường 450 là tuyến đường chạy từ đường mòn HCM ở biên giới chạy xuống tới phía Tây quận Diên Khánh, cách Nha Trang 30 cây số.  Đường này mới được mở sau Hiệp định Paris 1973 ].

 

Như vậy đối mặt với Căn cứ 20 KQ tại khu Vườn Dừa, Ba Ngòi, chỉ còn trung đoàn 25 CSVN.

 

Ngày 5.4.1975,

 

Tướng Charles Times, phụ trách an ninh cho Tòa Đại sứ Mỹ, đến thăm Căn cứ 20 KQ và sắp xếp cho người của ông nằm tại căn cứ 20 KQ để chuyển tin về Sài Gòn. ( Theo lời kể  của Tướng Phạm Ngọc Sang )

 

*Chú Giải :  Theo tài liệu Decent Interval của Frank Snepp thì Tướng Times không phải là một nhân viên của Tòa Đại sứ Mỹ.  Mà thực ra là nhân viên của CIA.  Năm 1967 CIA thuê Tướng Times làm việc cho CIA tại Việt Nam với vỏ bọc bề ngoài là một ông tướng Mỹ chọn Việt Nam làm nơi nghĩ dưỡng hưu.

 

Nhưng bên trong ông ta thường xuyên tiếp xúc với các tướng Tư lệnh Quân Khu và các Chỉ huy trưởng Tiểu khu để đưa ra các “lời khuyên hữu ích”, nhưng thực chất là xúi làm theo chủ trương của CIA mà không thông qua Tướng Thiệu hay Tướng Cao Văn Viên.

 

Thực tế trong những ngày tháng 3 và tháng 4 năm 1975 Tướng Times đi thăm nơi đâu thì nơi đó tự động di tản mà không có lệnh của Nguyễn Văn Thiệu hay Cao Văn Viên.

 

Ngày 6.4, Một số lính ĐPQ của Tiểu khu  Ninh Thuận ( Bị giải tán ngày 2-4 ) lục tục ra trình diện và được tổ chức  thành 7 đại đội giữ nhiệm vụ an ninh phi trường.  Ngày 7.4, Tiểu khu trưởng Ninh Thuận là Đại tá Trần Văn Tự, đang “di tản” tại Phan Thiết, nhận được lệnh trở về Phan Rang để tái lập chính quyền tỉnh Ninh Thuận.

 

Lữ đoàn 2 Dù VNCH tăng cường cho Phan Rang

 

Ngày 7.4, Lữ đoàn 2 Dù VNCH ( Khoảng 2.000 người ) được máy bay C.130 đổ xuống phi trường Phan Rang.  Lữ đoàn do Đại tá Nguyễn Thu Lương chỉ huy, gồm  Tiểu đoàn 3, 7, 11 Dù và 1 Tiểu đoàn Pháo binh cùng các Đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận.

 

Trung tướng Nghi giao cho Lữ đoàn 2 Dù tổ chức tuyến phòng thủ tại làng Du Long ở mặt Bắc phi trường ( Trên Quốc lộ 1 giữa Cam Ranh và Phan Rang ), và tại làng Tân Mỹ mặt Tây phi trường ( Trên Quốc lộ 20, giữa đèo Ngoạn Mục của tỉnh Tuyên Đức và Phan Rang )

 

Ngày 8.4.1975, Tiểu đoàn 11 Dù được trực thăng vận chiếm đóng Du Long và các cao địa trọng yếu kiểm soát đường đỉ từ Phan Rang đến Du Long. Tại Du Long Tiểu đoàn 11 Dù bắt sống 7 xe tiếp tế của quân CSVN cùng với một số bộ đội trên xe.

 

Tiểu đoàn 3 Dù hành quân giải tỏa đoạn Quốc lộ 1, từ Phan Rang đến Du Long, qua các Thôn Cà Đú, Ba Tháp, Ba Râu.  Trên đường tiến quân, Tiểu đoàn 3 Dù chạm địch tại Ba Tháp, diệt khoảng nửa đại đội quân CSVN. Tiểu đoàn 5 Dù hành quân chiếm đóng cầu Tân Mỹ ở phía Tây phi trường.

 

Ngày 9.4.1975,  Một đoàn trực thăng 52 chiếc trực thăng UH.1 cùng với 8 trực thăng Chinook bay lên Khánh Dương để cứu những toán tàn quân của Lữ đoàn 3 Dù bị tan hàng tại Khánh Dương.  Gồm quân nhân của các tiểu đoàn 2,6 và 5 Dù.  Đoàn trực thăng cứu được khoảng 600 lính Dù và một số ít dân sự chạy loạn từ Ba Mê Thuột. Buổi chiều cùng ngày số lính Dù được đưa thẳng về Sài Gòn.

 

Các ngày 10 và 11. 4.1975 tình hình trở lại yên tĩnh trong toàn bộ khu vực Phan Rang. Bộ Tư lệnh tiền phương đang trù tính kế hoạch chiếm lại Cam Ranh để sau đó lấy lại Nha Trang. Trong khi đó quân CSVN ( Trung đoàn 25 ) dồn lại khu Vườn Dừa, Ba Ngòi, chờ đợi viện quân.

 

*Những chi tiết diễn tiến hành quân trên đây được viết theo bút ký chiến trường của Tướng Phạm Ngọc Sang. Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân.

(39) PHAN RANG THẤT THỦ

Thay quân Dù tại Phan Rang

 

Ngày 12.4.75

 

BTL Quân đoàn III thông báo sẽ rút Lữ đoàn 2 Dù và Tiểu đoàn 5 Dù vào ngày 13.4.1975.  Phan Rang sẽ được thay thế bằng Liên đoàn 31 Biệt động quân và 2 trung đoàn của Sư đoàn 2 Bộ Binh .  Cùng đi theo với 2 Trung đoàn BB là 2 Chi đội Pháo và 1 Chi đội Thiết vận xa.

 

Liên đoàn 31 Biệt động quân vừa rút khỏi Chơn Thành, chưa kịp nghĩ dưỡng quân thì được đưa ra Phan Rang với quân số thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó Sư đoàn 2 Bộ binh cũng vừa di tản từ Quảng Ngải vào  Bình Tuy và đang được bổ sung quân số thì được lịnh phải ra Phan Rang.

 

Tướng Tư lệnh Không quân Trần Văn Minh và tướng Tư lệnh Sư đoàn Dù cùng đến Phan Rang để quan sát công cuộc phòng thủ tại phi trường Phan Rang.

 

Khi được biết Căn cứ 20 KQ ( Phi trường Bửu Sơn, Phan Rang ) là căn cứ tiền tiêu để ngăn chặn quân CSVN đang từ phương Bắc tiến vào Nam, tướng Minh lộ vẻ bất bình, ông cho rằng sai lầm bởi vì khi trận chiến nổ ra thì phi trường sẽ bị tê liệt vì pháo binh của địch.  Và như vậy toàn bộ mặt trận sẽ không còn không yểm.

 

Tướng Nhảy dù Lê Quang Lưỡng cũng phản đối việc thay Lữ đoàn Dù bằng Liên đoàn BĐQ và SĐ.2/BB.  Ông cho rằng muốn giữ vững Phan Rang như là một tuyến đầu ngăn chận quân Bắc Việt thì phải dùng quân tổng trừ bị thiện chiến.  Trong khi binh lính của Liên đoàn 31 BĐQ và Sư đoàn 2 Bộ binh đang trong tình trạng mất tinh thần sau khi phải rút lui khỏi Chơn Thành và Quảng Ngãi. ( Hồi ký của Tướng KQ Phạm Ngọc Sang ).

 

Cả hai vị tướng VNCH không ngờ rằng kế hoạch phòng thủ Phan Rang và kế hoạch thay quân trái khoáy này ( của BTTM ) là do Tướng Charles Times của CIA đạo diễn.  Ông ta vừa mới đến quan sát tại phi trường Phan Rang trước đó mấy ngày.

 

Ngày 13.4.1975 ,

 

Toán kiểm thính Phòng 7 TTM đang nằm tại Phi trường Phan Rang cho biết có sự hoạt động bất thường của các đơn vị Sư đoàn 325 CSVN và Sư đoàn 3 CSVN.

 

*Chú giải :  Theo hồi ký “Những Năm Tháng Quyết Định” của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng quân CSVN :

 

“Ngày 4-4 anh Ba ( Lê Duẩn ) cùng thường trực quân ủy đã quyết định tăng thêm 3 sư đoàn : Sư đoàn 3 ( đang ở Bình Định ), Sư đoàn 325 và Sư đoàn 304 ( Đang ở Đà Nẵng ), cùng các đơn vị pháo binh, cao xạ, xe tăng, công binh…làm thành đội hình “cánh quân hướng đông”.  Nhiệm vụ của cánh quân này là nhanh chóng tiến chiếm Bà Rịa, Ô Cấp ( trang 223 ).

 

Cũng theo hồi ký của Tướng Thái thì Sư đoàn 3 CSVN ở Bình Định lên đường trước, Sư đoàn 325 CSVN lên đường ngày 9-4 và Sư đoàn 304 sẽ đi tiếp theo.  Tướng Lê Trọng Tấn từ Quy nhơn đi Nha Trang vào ngày 10-4. Đến ngày 11-4 thì Hà Nội gởi cho Tướng Lê Trọng Tấn một chỉ thị :  “… nếu đánh Phan Rang mất thời gian và để kịp tiến nhanh về Miền Đông thì có thể nghiên cứu cách nào vòng qua, còn ở Phan Rang chỉ để một đơn vị bao vây buộc địch phải phân tán đối phó”…( trang 225 ).

 

Ngày 13.4.1975 ,

 

Tướng Times của Tòa Đại sứ Mỹ đáp xuống phi trường Phan Rang dẫn theo một chuyên viên truyền tin là Lewis.  Theo lời kể của Tướng Sang thì sau đó Times về lại Sài Gòn và : “…ông Lewis ở lại làm nhiệm vụ chuyển về Tòa Đại sứ mọi biến chuyển mới nhứt của mặt trận. Ông Lewis ở lại, rất tích cực làm việc và rất bình tĩnh lúc địch dồn dập tấn công”.

 

*[ Thực ra Lewis là chuyên viên vô tuyến của CIA chứ Tòa Đại sứ không có nhiệm vụ gì đối với chiến trận của QL.VNCH.  Trong khi đó tướng Charles Times không phải là nhân viên của tòa Đại sứ, mà là nhân viên của CIA, hoạt động nằm vùng trong quân đội VNCH với vỏ bề ngoài là một tướng Mỹ hồi hưu chọn Sài Gòn làm nơi nghĩ hưu ].

 

Ngày 14.4.1975,

 

*Lúc mờ sáng :  Quân CSVN đánh thăm dò các chốt phòng thủ của VNCH tại Du Long và Ba Râu.  Khoảng một tiểu đoàn quân CSVN xâm nhập vào đến cổng phía Bắc của phi trường.  Lúc đó Tiểu đoàn 11 Dù đang nằm chờ máy bay về Sài Gòn đã nhận được lệnh tấn công toán quân CSVN mới xâm nhập.  Kết quả khoảng 100 quân CSVN bỏ xác tại chỗ, số còn lại rút chạy.  Quân Dù tịch thu 80 vũ khí, trong đó có 2 súng cối 82 ly và 2 đại bác 57 ly không giật.

 

Bô tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh VNCH do tướng Trần Văn Nhựt chỉ huy, cùng với Trung đoàn 5 BB trực thuộc SĐ2 ( 450 người ), và 1 pháo đội Pháo binh ( 6 khẩu 105 ly ) đã đến Phan Rang và được giao nhiệm vụ bảo vệ mặt Nam của phi trường.

 

Thị xã Phan Rang được kiểm soát bởi 1 tiểu đoàn ĐPQ của Ninh Thuận.  Đại tá Trần Đăng Liêm, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4/BB được cử giữ chức tỉnh trưởng Ninh Thuận thay thế Đại tá Trần Văn Tự.

 

Ngày 15.4.1975, Từ sáng sớm :  Quân CSVN pháo kích nhiều đợt vào phi trường

 

*Lúc 2 giờ chiều :, Phái đoàn của Bộ trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Tư lệnh Quân đoàn 3  là Trung tướng Nguyễn Văn Toàn đến thị sát mặt trận.

 

*Lúc chiều tối :  Toán kiểm báo của Nha Kỹ thuật nhận được nhiều tín hiệu cho thấy quân CSVN sẽ tấn công đêm nay.  Một thông tin cho biết rõ sẽ tấn công vào lúc 5 giờ sáng.

 

*Lúc 8 giờ tối :  Quân CSVN pháo vào phi trường.  Đồng thời nhiều đoàn xe chở bộ binh, thiết giáp, pháo binh… vòng qua chốt trấn thủ của Tiểu đoàn 31 BĐQ  mà tiến về phía Phan Rang.

 

Ngày 16-4,

 

*Lúc 2 giờ sáng : Quân CSVN tấn công Tiểu đoàn 31 BĐQ và Tiểu đoàn 11 Dù tại Ba Râu, Ba Tháp khi hai đơn vị này bàn giao vị trí. Phi cơ A.37 tấn công đoàn xe của quân CSVN dưới ánh sáng hỏa châu.  Có 4 A.37 bị bắn bể bình xăng phải đáp khẩn cấp.

 

* Lúc 7 giờ sáng :  Đoàn xe của quân CSVN vào đến thành phố Phan Rang.

 

* Lúc hừng sáng :  Quân CSVN lẻ tẻ xâm nhập vào cổng số 2 của phi trường về hướng Bắc và kho bom ở hướng Tây.  Một  phi cơ quan sát O-1 vừa cất cánh quan sát hành quân bị trúng đạn phòng không phải trở lại đáp khẩn cấp.

 

*Gần 8 giờ sáng : Liên đoàn 31 BĐQ báo cáo chốt tiền tiêu Du  Long bị thất thủ và quân CSVN đã vào đến thị xã .  Trong khi đó pháo binh CSVN gia tăng cường độ pháo kích vào phi trường Phan Rang.

 

* Lúc 8 giờ sáng, tại Sài Gòn.

 

Một chiếc máy bay C.130 chở 1 đại đội lính Dù lên đường đi Phan Rang.  Trên máy bay có một vị khách đặc biệt là Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư lệnh Sư đoàn Dù VNCH.

 

Ngoài ra còn có 5 vị khách Địa phương quân của Tiểu khu Ninh Thuận.  Đó là Thiếu tá Khiêm, Chỉ huy trưởng Trung tâm Điều hợp Bình định phát triển của Tiểu khu Ninh Thuận; Đại úy Lê, phát hướng viên của Trung tâm Yểm trợ tiếp vận/ TKNT; Đại úy Từ Sơn, sĩ quan tiếp liệu thuộc phòng 4/TKNT; Trung úy Bùi Anh Trinh, Tiểu đoàn 231/TKNT; và Thiếu úy Chước, Tiểu đoàn 273/TKNT.  Những người này nghe theo lời kêu gọi của dân biểu Ngô Văn Luông trở về Phan Rang tham gia tái lập chính quyền sau khi thành phố bị bỏ ngỏ vào ngày 2-4-1975.

 

* Lúc 8 giờ sáng tại phi trường Phan Rang :  Nhân có các khoảng trống giữa những đợt pháo kích, một số lớn phi cơ đã rời căn cứ. Còn lại chỉ có một số rất ít trực thăng võ trang và tản thương ở lại đến phút chót.

 

*Hơn 9 giờ sáng : Trung đoàn 4 BB/ VNCH đang giữ mặt tây phi trường báo cáo chạm địch.  Một trực thăng võ trang bị trúng hỏa tiễn SA.7.  Một số quân CSVN lẻ tẻ xuất hiện gần Bộ tư lệnh tiền phương của Tướng Nghi.

 

*Gần 10 giờ sáng :  Tướng Nghi quyết định có thể sẽ dời Bộ Tư lệnh Tiền phương về Cà Ná để lập tuyến phòng thủ mới tại đó nếu địch chọc thủng được phòng tuyến bảo vệ phi trường. Dự trù sẽ đi khỏi phi trường từ cổng số 1 và đi cùng Trung đoàn 5 BB/VNCH.

 

*Lúc 10 giờ 30 sáng, trên không phận phi trường Phan Rang :

 

Phi cơ C.130 chở Tướng Lê Quang Lưỡng và Đại đội Dù hạ cao độ nhưng chỉ bay vòng chứ không xuống thêm nữa để đáp. Bắt chước mọi người, Trung úy Bùi Anh Trinh đứng lên nhìn qua ô cửa sổ máy bay :  Phi trường Phan Rang nháng lửa như sao sa, vừa lửa đạn pháo, vừa lửa các loại súng cỡ lớn bắn phản pháo.

 

Phi cơ dạt vòng bay ra xa, có tiếng ai đó hỏi lớn : “Bây giờ phải làm sao thưa Thiếu tướng ?”.  Tướng Lưỡng đáp : “Thì bay về chứ còn làm gì được nữa”…!!…  Phi cơ nghiêng cánh để bay ra biển, không hẹn mà mọi người cùng đưa tay xem đồng hồ : Đúng 10 giờ 30.

 

*Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo lời kể của Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân VNCH.

 

(40) BẮC BÌNH THUẬN DI TẢN

Tình hình Phan Thiết sau khi Phan Rang di tản

 

Năm 1975, ngày 2-4.  Mờ sáng ngày 2-4, đoàn di tản của Nha Trang đến Phan Thiết, giữa trưa là đoàn di tản Đà Lạt, và xế chiều là đoàn di tản Phan Rang.

 

*Lúc 2 giờ trưa : Tại đồi Lầu Ông Hoàng, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu 2 bàn giao lãnh thổ còn lại của Quân khu 2 gồm Tiểu khu Ninh Thuận và Tiểu khu Bình Thuận cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân khu 3. Dưới sự chứng kiến của Đại tá Ngô Tấn Nghĩa, Tiểu khu trưởng Bình Thuận.

 

*Buổi chiều :  Đại tá Nghĩa điều Tiểu đoàn 229 ĐPQ ( Khoảng 500 người ) từ đập Đồng Mới, Lương Sơn về thị xã Phan Thiết để ổn định tình hình trật tự cho đoàn di tản.  Như vậy địa đầu giới tuyến của Phan Thiết là đồn Cầu Đá Chẹt do 1 đại đội ( khoảng 100 người ) của Tiểu đoàn 248 ĐPQ của Tiểu Khu Bình Thuận trấn giữ.  Trong khi Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và 3 đại đội còn lại vẫn nằm trong khu vực chi khu Tuy Phong.

 

Tại phía nam Tuy Phong là Chi khu Hòa Đa ( Phan Rí ) bỏ ngỏ sau khi Tiểu đoàn 229 ĐPQ rút đi .  Phía Nam của Phan Rí là xã Lương Sơn có Tiểu đoàn 212 ĐPQ trấn giữ.

 

Như vậy là kế hoạch phòng thủ Bình Thuận của Đại tá Ngô Tấn Nghĩa hoàn toàn không tính tới chuyện sẽ đối đầu với địch quân trong trường hợp Phan Rang thất thủ.

 

Năm 1975, ngày 4-4, Liên đoàn 24 BĐQ do Thiếu tá Vương Mộng Long chỉ huy, di tản từ Quảng Đức về đến Lâm Đồng nhưng Lâm Đồng cũng đã di tản cho nên Thiếu tá Long cho di chuyển tiếp xuống vùng Thiện Giáo của tỉnh Bình Thuận.

 

Ngày 5-4, phi cơ trực thăng bốc Liên đoàn 24 BĐQ về Phi trường Phan Thiết, Tiểu đoàn 82 BĐQ của Thiếu tá Vương Mộng Long được đưa vào Xuân Lộc để tăng cường cho Sư đoàn 18 Bộ binh của Tướng Lê Minh Đảo.  Hai tiểu đoàn còn lại được tăng cường cho Tiểu Khu Bình Thuận.  Lúc này Trung tá Đào Đức Châu, Liên đoàn phó LĐ 24, từ trong đoàn di tản của Đà Lạt ra nhận chỉ huy 2 tiểu đoàn của LĐ 924.

 

*( Trung tá Liên đoàn trưởng Hoàng Kim Thanh bị thương trong ngày đầu di tản khỏi Quảng Đức, ngày hôm sau Trung tá Châu cũng khai bệnh xin trực thăng chở ông về Đà Lạt.  Sau đó ông theo đoàn di tản của Đà Lạt xuống Phan Thiết ).

 

Ngày 6-4, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Ninh Thuận và đoàn di tản của ông nhận được lệnh phải trở về Phan Rang để tái lập chính quyền tại Phan Rang.

 

Ngày 7-4, Lúc hừng sáng,quân CSVN tấn công một trung đội Nghĩa quân đang bảo vệ Cầu Ngựa tại Xóm Gọ thuộc Chi khu Thiện Giáo ( Ma Lâm ).  Tiểu đoàn 230 ĐPQ đưa 2 đại đội tiếp viện.  Trận đánh diễn ra suốt ngày 7 và đêm 7-4 với sự yểm trợ của pháo binh và trực thăng võ trang.  Sáng 8-4 quân CSVN rút lui, bỏ lại tại chỗ 72 xác chết, phía VNCH có 14 chết và một số bị thương.

 

Ngày 8-4, Thiếu tá Lê Văn Thông, Chi khu trưởng Thiện Giáo cho di tản BCH Chi khu về vùng Phú Long trên quốc lộ 1.  Liên trung đội Nghĩa Quân ( Khoảng 100 người ) của Chi khu Thiện Giáo, do Trung úy Nguyễn Văn Cư chỉ huy, đóng quân dọc theo bờ phía Nam sông Cái, từ cầu Phú Long đến Phú Hài.

 

Sau khi Chi khu Thiện giáo rút đi, Tiểu đoàn 230 ĐPQ cũng di chuyển về vùng Nora trên Quốc lộ 1.  Cũng trong ngày 8-4 Thiếu tá Lê Văn Thông bỏ nhiệm sở trốn về Sài Gòn, Chi khu Phó là Đại úy Lê Văn Tuân thay thế.

 

Đề đốc Chung Tấn Cang, Tư lệnh Hải Quân VNCH,  đến Phan Thiết để cùng Tiểu khu Bình Thuận lên kế hoạch di tản bằng đường biển nếu Bình Thuận thất thủ.

Năm 1975, ngày 10-4, Trung đoàn 812 CSVN ( Khoảng 1.000 người ) từ phía Di Linh, Lâm Đồng tiến chiếm Chi khu Thiện Giáo đang bỏ ngỏ.  Ngày 11-4 Trung đoàn 812 CSVN tràn xuống tấn công vào vùng Phú Long, làm gián đoạn lưu thông trên Quốc lộ 1.

Ngày 12-4, Tiểu khu BT điều động Tiểu đoàn 249 ĐPQ ( Khoảng 400 người ) và 1 đại đội biệt lập ( Khoảng 80 người ) hành quân giải tỏa Phú Long.

Ngày 13-4, Quân đoàn III tăng cường Trung đoàn 6 BB thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh.  Tiểu khu BT bố trí cho TrĐ 6 trấn giữ khu Phước Thiện Xuân là ngã ba tẻ từ Quốc lộ 1 đi Mũi Né, là nơi mà TKBT dự trù sẽ là điểm di tản ra tàu Hải quân nếu Bình Thuận thất thủ.

*Chú giải :  Lẽ ra với cấp số 1 trung đoàn Bộ binh ( lý thuyết 2.500 người ) thì Bình Thuận phải bố trí cho Trung đoàn 6 BB ra trấn giữ địa đầu giới tuyến phía Bắc của Bình Thuận.  Nhưng cũng như Trung đoàn 4 và Trung đoàn 5 BB của Sư đoàn 2 BB, mỗi trung đoàn chỉ còn 400 người nhưng đều bị mất tinh thần sau khi di tản từ Quảng Ngãi về.  Quan trọng là mọi người đang lo cho gia đình của mình cho nên không còn lòng dạ chiến đấu.

Ngày 14-4, quân Tiểu đoàn 249 ĐPQ chiếm lại khu vực phía Đông Quốc lộ 1.  Bên phía Tây vẫn do quân Trung đoàn 812 CSVN kiểm soát.

Ngày 15-4, buổi sáng, tại Phan Thiết, Bộ chỉ huy Tiểu khu Bình Thuận di chuyển ra đồi Lầu Ông Hoàng và thiết lập tại đây bộ chỉ huy tiền phương để chuẩn bị cho cuộc di tản bằng đường biển nếu Phan Thiết bị tấn công.  Vỉ trí đồi Lầu Ông Hoàng không chế 2 mặt biển, một mặt theo hướng Bắc – Nam của thị xã Phan Thiết, một mặt theo hướng Tây-Đông từ Phan Thiết ra tới Mũi Né.

 

Dân di tản Miền Trung và dân chúng Phan Thiết được đưa ra sẵn dọc theo bãi biển từ PT ra Mũi Né để sẵn sàng di tản một khi Bình Thuận thất thủ.

Tiểu khu BT cho bỏ ngỏ quận Thiện Giáo, điều Tiểu đoàn 230 ĐPQ ( Khoảng 400 người ) về phòng thủ khu vực Nora, Tùy Hòa, trên Quốc lộ 1 để thay thế Tiểu đoàn 275 ĐPQ. *( Thực ra Tiểu đoàn 230 ĐPQ đã di chuyển đến gần khu vực này từ ngày 9-4-1975 ).

Đồng thời điều Tiểu đoàn 275 ĐPQ về khu vực Lầu Ông Hoàng, một đại đội ( Đại úy Úy ) đóng tại Lầu Ông Hoàng để bảo vệ bộ chỉ huy nhẹ của TKBT.  Hai đại đội trấn giữ khu vực Bình An, phía Nam cầu Phú Long.  Còn đại đội 4/275 ( Trung úy Lợi ) vẫn ở lại trấn giữ đồn Tà Dôn.  Hai khẩu 105 ly tại đồn Tà Dôn được kéo về đồi Lầu Ông Hoàng

Năm 1975, ngày 16-4, Phan Rang thất thủ lúc 10 giờ 30 sáng.

Lúc 10 giờ sáng : Trung úy Nguyễn Tấn Hợi, đại đội trưởng Đại đội 4/248 ĐPQ, đang đóng quân trên một đồi cách ranh giới Ninh Thuận – Bình Thuận khoảng 5 cấy số.  Ông thấy một đoàn xe đang chạy từ hướng Ninh Thuận tiến về phía đồn của ông ( Tại xóm Vĩnh Hảo, bên vệ đường Quốc lộ 1).  Trung úy Hợi  cho rằng đó là đoàn quân của CSVN, ông gọi xin máy bay thả bom vào đoàn xe.  Nhưng ngay sau đó 2 chiếc máy bay F.5 nhào xuống thả 2 trái bom ngay chỗ đóng quân của ông rồi bay mất, may là không trúng ngay vị trí đóng quân của ông.

*[ Vì Trung úy Hợi không rành tham mưu hành quân cho nên ông mới tưởng máy bay thả bom vào vị trí của ông. Thực ra một khi nhận được yêu cầu thả bom của Tiểu khu Bình Thuận thì Sư đoàn 3 Không quân ở Biên Hòa phải biết rõ là trên trời Binh Thuận phải có phi cơ quan sát thì họ mới cho F.5 xuất kích.  Và việc trước tiên của F.5 khi vào vùng là họ liên lạc với phi cơ quan sát, và họ chỉ thả bom theo hướng dẫn của phi cơ quan sát.

Còn phi cơ quan sát thì việc trước tiên khi họ vào vùng hành quân của bộ binh thì họ phải liên lạc với bộ binh để biết nơi nào có địch và nơi nào là phe ta, sau đó theo hướng dẫn của bộ binh họ sẽ kiểm tra lại chính xác đoàn xe đó là đoàn xe của địch, hay của dân, hay của phe ta.  Một khi chắc chắn rồi họ mới đợi phi cơ thả bom tới và hướng dẫn cho phi cơ thả bom.  Nếu không có phi cơ quan sát thì phi cơ thả bom không được thả.

Trong trường hợp này là BTL Quân đoàn III biết được Phan Rang thất thủ nên họ cho máy bay ném bom phá cầu Đá chẹt hoặc cầu Vĩnh Hảo để chận đường tiến quân của địch.  Vô tình trùng với lúc Trung úy Hợi xin máy bay thả bom.   Ông kể là ông thấy đoàn xe lúc 10 giờ và máy bay thả bom cũng lúc 10 giờ.  Như vậy máy bay đó không phải do ông kêu, bởi vì thủ tục liên lạc, điều động, và thời gian máy bay từ Biên Hòa ra nhanh nhất phải là 1 tiếng ].

Lúc hơn 10 giờ sáng : Sau khi phi cơ thả bom bay đi, Trung úy Hợi cho bắn súng cối 60 ly để chận đoàn xe, đồng thời rút quân về phía biển.  Ông được tàu của Duyên đoàn 27 Hải quân vớt đêm hôm đó và đưa ra tàu HQ 403 vào sáng hôm sau.

*[ Thực ra đoàn xe mà Trung úy Hợi trông thấy là đoàn xe thiết giáp của Sư đoàn 2 BB.  Sau khi vỡ trận Phan Rang thì chi đoàn thiết giáp của Sư đoàn 2 BB dẫn đoàn di tản của Trung đoàn 4 và trung đoàn 5 BB rút vào Bình Thuận ].

Đêm 16 rạng 17-4,  Tại vịnh Cà Ná, Dương vận hạm HQ.03 vớt Tiểu đoàn 248 ĐPQ,  quân dân Chi khu Tuy Phong và đoàn di tản của Phan Rang.  Trong đó có các đơn vị của Sư đoàn 22 Bộ binh.

Lúc này quân CSVN đang tập trung tại Phan Rang để nghỉ ngơi, bổ sung quân và chấn chỉnh đội hình, cũng như lo ổn định tình hình an ninh trong khu vực mới chiếm.

(41) PHAN THIẾT DI TẢN

Năm 1975, ngày 16-4,

*Buổi sáng :  Sau khi được tin Phan Rang thất thủ, Tiểu khu Bình Thuận điều động Tiểu đoàn 230 ĐPQ bỏ ngỏ vùng Tùy Hòa, rút về Phước Thiện Xuân rồi về Phan Thiết giữ an ninh trong thành phố. BCH tiểu đoàn đóng tại khu nhà thờ Lạc Đạo.

*Lúc 4 giờ chiều :  Bộ chỉ huy Liên đoàn 925 ĐPQ, do Đại tá Lại Văn Khuy chỉ huy, từ doanh trại Sông Mao di chuyển ra Lương Sơn đóng chung với BCH Tiểu đoàn 212 ĐPQ ( Khoảng 500 người ) .  Đại tá Khuy ra lệnh mở kho phân phát hết mìn chống chiến xa và súng chống tăng M.72 cho các đơn vị của TĐ 212 ĐPQ.

 

Lúc này địa đầu giới tuyến phía Bắc của Bình Thuận là đồn Đồi Cát Đỏ ( Cửa Giốc Bà Chá ) của Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 212 ĐPQ ( Khoảng 100 người ), do Đại úy Vĩnh chỉ huy. Đại úy Vĩnh cho thiết trí một bãi mìn chống chiến xa tại một bãi đất trống bên lề Quốc lộ 1 trước mặt đồn.

Đại đội 2 và Đại đội 3 thuộc TĐ 248 ĐPQ trấn giữ đồn Lương Sơn và đồn Suối Nhum, Sông Lũy. Đại đội 4 trấn giữ đồn Cây Táo.  Các đại đội nhận được lệnh ban đêm di chuyển khỏi vị trí đang đóng quân để lập thành trạm quan sát tiền tiêu gần đó nhằm tránh bị tấn công phủ đầu bởi chiến xa.  Nếu trong đêm vô sự thì sáng mai trở lại đồn.

Năm 1975, ngày 17-4,

*Lúc 3 giờ sáng : Đoàn tăng của quân CSVN chạy đến Giốc Bà Chá thì dồn lại trước đồn Đồi Cát Đỏ để thăm dò động tịnh trong đồn, nhưng vô tình lọt ngay vào bãi mìn chống chiến xa của ĐĐ 1/212 ĐPQ.  Sau khi một chiếc trúng mìn thì các chiếc còn lại tưởng bị phục kích nên vội tản ra nhưng vì tản trong nội vi bãi mìn nên 7 chiếc bị tiêu hủy tại chỗ. *( Bãi mìn này còn tiếp tục gây nhiều tai nạn cho dân chúng sau tháng 4/1975 ).

Trong khi đó ĐĐ 1/212 bố trí gần đó im lặng rút lui về phía biển.  Đoàn chiến xa của CSVN sau khi ổn định thì một bộ phận nhỏ tiếp tục tiến về phía Nam, số còn lại rút ngược về hướng Phan Rí.

*Lúc rạng sáng :  Bộ chỉ huy Liên đoàn 295 ĐPQ và Tiểu đoàn 212 ĐPQ từ Suối Nhum, Sông Lũy rút về hướng Bầu Trắng, băng qua mật khu Lê Hồng Phong để ra biển.   Đồng thời tiểu đoàn cũng thông báo cho Đại đội 4/212 của Trung úy Lê Văn Thê đang đóng tại đồn Cây Táo rút về Mũi Né.

Tới sáng sớm ngày 19-4 BCH Liên đoàn 295 ĐPQ và Tiểu đoàn 212 mới được 3 ghe dã cào chở vào Vũng Tàu.

Ngày 18-4,

*Lúc rạng sáng : Tại đồn Cây Táo.  Nhận được lệnh của Tiểu đoàn 212 ĐPQ, Trung úy Lê Văn Thê dẫn đại đội rút về Mũi Né, rồi theo chi khu Hải Lăng lên tàu Hải quân di tản về Vũng Tàu.

 

Cùng lúc đó Đại đội 4 của Tiểu đoàn 275 ĐPQ ( Trung úy Lợi ) đang trấn giữ đồn Tà Dôn nghe tin đồn Cây Táo đã rút thì cũng rút từ Triền, qua Bầu Sen về Mũi Né và theo Chi khu Hải Lăng di tản về Vũng Tàu.

 

*Lúc 8 giờ sáng : Tàu Hải quân cập bến Mũi Né, Chi khu Hải Lăng nhận được lệnh tổ chức cho dân di tản Miền Trung và dân chúng Phan Thiết lên tàu rời Phan Thiết

 

*Lúc 10 giờ sáng : Quân CSVN tại Phú Long đột nhiên gia tăng cường độ tấn công, trận địa trở nên ác liệt, Trung úy Hoàng Thành Nhân, Đại đội trưởng Đại đội 3/249 ĐPQ bị thương nặng.  *( Trung úy Nhân mới thay thế Trung úy Nguyễn Văn Thời.  Mấy ngày trước, cũng tại trận địa Phú Long, Trung úy Thời bị trúng pháo 105 ly của CSVN bị thương gãy chân.  Trung đoàn 812 CSVN có 4 khẩu pháo 105 của VNCH chiếm được trong trận Phước Long ).

*Lúc 3 giờ chiều :  Tiểu khu ra lệnh cho các đơn vị chuẩn bị di tản bằng đường biển.  Cầu Phú Long sẽ bị giật sập vào đêm nay.

Trung đoàn 6 BB của Sư đoàn 2 Bộ binh rút từ Phước Thiện Xuân ra Mũi Né để đợi tàu Hải quân.  Tiểu đoàn 202 ĐPQ  từ Bình Lâm rút về phi trường để xuống bến tàu Kim Hải.  BCH Tiểu đoàn 275 ĐPQ và một đại đội theo TĐ 202 ĐPQ rút về phi trường, để lại Đại đội 1/275 trấn giữ đầu phía nam cầu Phú Long. Đại đội do Trung úy Nguyễn Minh Luân chỉ huy.

*Lúc 6 giờ chiều :  BCH Tiểu khu từ Lầu Ông Hoàng di chuyển về bến Thương Chánh. Duyên đoàn 28 đưa lính Tiểu khu ra tàu Hải quân.  Đại tá Tiểu khu trưởng với nhân viên hành chánh đi bằng ghe của dân ra tàu Hải Quân.  Tiểu đoàn 230 ĐPQ xuống chờ tàu Hải quân tại bãi Kim Hải ( Bình Tú ).

Tiểu đoàn 249 ĐPQ được lệnh bỏ ngỏ trận tuyến Phú Long rút về Lầu Ông Hoàng.  Lúc về đến Lầu Ông Hoàng thì nhận được lệnh di chuyển thẳng ra Mũi Né.

*Lúc 8 giờ tối :  Một đoàn tăng của CSVN dồn lại bờ Bắc cầu Phú Long, một số tăng tẻ vào Phước Thiện Xuân tính đuổi theo đoàn di tản ra Mũi Né.  Nhưng không ngờ vừa đến đồn Nghĩa quân Phước Thiện Xuân thì chiếc tăng đi đầu bị bắn cháy, đoàn tăng vừa bắn loạn xạ vào đồn Nghĩa Quân vừa rút trở lại Phú Long.  Quân CSVN tại Phú Long bắt đầu bắn loạn xạ vào hai bên đường trong thị trấn Phú Long.  Lúc này dân chúng  đã di tản, thị trấn bỏ trống.

*Lúc 8 giờ 30 tối :  BCH Tiểu khu từ trên tàu Hải quân liên lạc với Trung úy Luân, Đại đội trưởng ĐĐ 1/275 ĐPQ đang giữ đầu phía Nam của cầu Phú Long.  Họ cho biết hải pháo sẽ bắn vào bờ Bắc cầu Phú Long và yêu cầu Trung úy Luân điều chỉnh.  Năm phút sau hải pháo bắt đầu rót chính xác vào bờ bắc cầu Phú Long.

*Lúc 9 giờ 30 đêm :  Hải pháo đã ngưng, Trung úy Luân không còn liên lạc được với Tiểu khu, mà cũng không liên lạc được với BCH Tiểu đoàn, cũng không liên lạc được với bất cứ một đơn vị nào.  Quá bực lòng, Trung úy Luân hô lính tan hàng về lo cho gia đình, riêng ông lửng thửng đi bộ về nhà ở Phú Hài.

Sau khi tuyến phòng thủ cầu Phú Long bị bỏ ngỏ thì tuyến địa đầu giới tuyến là Tiểu đoàn 229 ĐPQ tại Sở Muối Phan Thiết. Gần giao lộ giữa Quốc lộ 1 và Tỉnh lộ 8 đi Ma Lâm ( Thiện Giáo ).  Đại đội án ngữ trên cùng là đại đội 4/229 do Trung úy Cao Hoài Sơn chỉ huy.

*Lúc 10 giờ đêm :  Chiếc tăng đầu tiên của quân CSVN đến cách tuyến của Tr.U Sơn khoảng 200 mét, Tiểu đoàn cho lệnh bắn hạ và sẽ cho bắn hỏa châu soi sáng để dễ thấy đường mà bắn. Không ngờ khi tăng còn cách 50 mét thì hỏa châu bật sáng, chiếc tăng phát hiện quân phục kích nên quay nòng bắn thẳng vào vị trí của Tr.U Sơn.

Đại đội 4/229 rút chạy về phía Tân An, kéo theo BCH Tiểu đoàn 229 ĐPQ do Thiếu tá Nguyễn Hữu Tiến chỉ huy.

Từ Tân An Tr.U Sơn quan sát thấy đoàn tăng của CSVN, khoảng 20 chiếc, không vào thành phố Phan Thiết mà gom lại khu vực giao lộ giữa Quốc lộ 1 và Tỉnh lộ 8.  Lúc này có phi cơ Hỏa Long thả trái sáng và bắn vào đoàn quân CSVN tại khu vực hai bên bờ cầu Phú Long

Khuya hôm đó toàn bộ Tiểu đoàn 229 ĐPQ rút về hướng bến tàu Kim Hải.

Ngày 19-4,

*Nửa khuya về sáng : Các đơn vị quân sự còn lại của Tiểu Khu Bình Thuận rút về hướng Bình Tú để xuống bến tàu Kim Hải.  Một số di chuyển thẳng về phía Nam, đến quận Hàm Thuận là địa giới phía Nam của tỉnh Bình Thuận.

*Lúc hừng sáng : Tại thị xã Phan Thiết, quân bộ binh và tăng CSVN được quân du kích địa phương hướng dẫn bắt đầu tiến vào thành phố.

Tại Mũi Né, Tiểu đoàn 249 ĐPQ di tản đến Chi khu Hải Lăng thì Chi khu đã cùng dân chúng tị nạn đã được tàu Hải quân bốc đi từ hôm trước, không còn tàu nên Tiểu đoàn phải nhờ ghe đánh cá chở vào Vũng Tàu.

*Lúc 8 giờ sáng : Tiểu đoàn 274 ĐPQ từ khu vực phía Nam của thị xã Phan Thiết rút về đến Phi trường Phan Thiết.  Đến 10 giờ thì xuống bến Kim Hải để lên tàu.  Khi Tiểu đoàn vừa rời đi thì xe tăng của CSVN vào chiếm phi trường nhưng chỉ án ngữ tại đó chứ không tấn công xuống đoàn di tản tại bến Kim Hải.

*Lúc 10 giờ sáng : Tiểu đoàn 229 ĐPQ về đến đầu phía Nam của phi trường nhưng thấy tăng CSVN đã chiếm phi trường nên đi vòng xuống bến Kim Hải, để lại Đại đội 4/229 án ngữ nhằm chận quân CSVN có thể từ phi trường tiến xuống bến Kim Hải.

Từ 10 giờ đến 12 giờ, tàu nhỏ của Hải quân cập bến chở các đơn vị di tản ra tàu HQ 505. Đến 12 giờ thì bốc hết đoàn di tản nhưng tàu vẫn neo đậu chờ thêm quân di tản ở xa.

*Lúc 2 giờ chiều :  Đại đội 4/229 ĐPQ rời vị trí án ngữ gần phi trường xuống bến Kim Hải để lên tàu HQ 505 rời biển Bình Thuận vào Vũng Tàu.

*Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo lời kể của Trung úy Cao Hoài Sơn, TĐ. 229; Trung úy Nguyễn Minh Luân,TĐ.275;  Trung úy Nguyễn Văn Cư, LĐ NQ Thiện Giáo;  Trung úy Nguyễn Văn Thời, TĐ.249; Trung úy Hoàng Thành Nhân, TĐ.249; Trung úy Nguyễn Ngọc Khang,TĐ 230; Trung úy Trần Văn, TĐ. 202; Trung úy Mai Hữu Hổ, TĐ.274; Trung úy Lê Văn Thê, TĐ. 248  ( Tất cả gặp nhau tại Tổng trại 8 Tù binh Sông Mao, kể cả tác giả BAT ).

 

BÙI ANH TRINH

 

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (1) TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ MỸ VÀO CUỐI NĂM 1974

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (2) TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ MỸ VÀO ĐẦU NĂM 1975

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (3) TRẬN PHƯỚC LONG

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (4) SỰ THỰC ĐẰNG SAU TRẬN PHƯỚC LONG

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (5) QUÂN CSVN CÔ LẬP CAO NGUYÊN

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (6) CIA ĐÁNH LỪA TƯỚNG PHÚ

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (7) TRẬN BAN MÊ THUỘT, KẾ HOẠCH TẤN CÔNG CỦA CSVN

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (8) TRẬN BAN MÊ THUỘT, NGÀY ĐẦU

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (9) TRẬN BAN MÊ THUỘT NGÀY THỨ HAI

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (10) TRẬN BAN MÊ THUỘT NGÀY THỨ BA VÀ THỨ TƯ

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (11) TRẬN BAN MÊ THUỘT, NGÀY THỨ NĂM VÀ THỨ SÁU

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (12) TRẬN BAN MÊ THUỘT, NGÀY CHÓT

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (13) TRẬN BAN MÊ THUỘT, TẠI SAO BAN MÊ THUỘT THẤT THỦ ?

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (14) TẠI SAO QUÂN VNCH TẠI BAN MÊ THUỘT TỰ ĐỘNG TAN HÀNG ?

TRẬN KHÁNH DƯƠNG, (15) CẦM CHÂN QUÂN CSVN TỪ BAN MÊ THUỘT

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (16 ) TRẬN KHÁNH DƯƠNG, 3 NGÀY ĐẦU

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (17) TRẬN KHÁNH DƯƠNG NGÀY THỨ 4 VÀ THỨ 5

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (18) TRẬN KHÁNH DƯƠNG NGÀY CHÓT

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (19) TRẬN KHÁNH DƯƠNG, NHỮNG LỜI BỊA ĐẶT TỒI BẠI

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (20) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, LỆNH TRIỆT THOÁI

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (21) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, KẾ HOẠCH TRIỆT THOÁI

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (22) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NGÀY ĐẦU

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (23) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NGÀY THỨ 2

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (24) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NGÀY THỨ 3

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (25) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, LỆNH BỎ SÚNG BĂNG RỪNG

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (26) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NGÀY THỨ 4 VÀ THỨ 5

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (27) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, TỪ NGÀY THỨ 6 ĐẾN NGÀY THỨ 10

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (28) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, TẠI SAO CÁC ÔNG TƯỚNG THẤT BẠI ?

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (28) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, NHỮNG LỜI BỊA ĐẶT TỒI BẠI

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (29) TRẬN LIÊN TỈNH LỘ 7, MƯU ĐỒ PHÁ HOẠI CỦA CIA

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (30) QUYẾT ĐỊNH RÚT BỎ VÙNG 1

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (31) VÙNG 1 DI TẢN

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (32) TRẬN M’DRACK CỦA LỮ ĐOÀN 3 DÙ, 5 NGÀY ĐẦU

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (33) TRẬN M’DRACK CỦA LỮ ĐOÀN 3 DÙ, 5 NGÀY CUỐI

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (34) SỰ THẬT VỀ CUỘC DI TẢN KHỎI QUẢNG ĐỨC

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (35) LIÊN ĐOÀN 24 BIỆT ĐỘNG QUÂN TRIỆT THOÁI

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (36) BÌNH ĐỊNH DI TẢN

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (37) NHA TRANG, ĐÀ LẠT, PHAN RANG DI TẢN

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (38) CỐ THỦ PHAN RANG

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (39) PHAN RANG THẤT THỦ

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (40) BẮC BÌNH THUẬN DI TẢN

CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (41) PHAN THIẾT DI TẢN

 

CỦA ĐẤT NƯỚC.   

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV

.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank

.Fed Register .Congr Record .History .CBO

.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState

.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee

.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate

.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive

.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect

.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND

-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost

.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme

.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics

.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner

.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL

.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters

.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon

.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim

.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite

.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale

.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider 

.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above

.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen

.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch

.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS

.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes

.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign

.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media  

.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty

.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState

.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity

.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua

.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị

.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen

.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại

.BảoTàngLS.NghiênCứuLS .Nhân Quyền.Sài Gòn Báo

.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu  

.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc

.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn

.Viễn Đông .Người Việt.Việt Báo.Quán Văn

.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng

.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia.

.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều

.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism

.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức

.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương

.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG

.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT

.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN

.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa

.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân

.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *

.Tác Phẩm * Khào  Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *