Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Lương Châu từ

 

Lương Châu từ (凉州) là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng của Vương Hàn (王翰) được sáng tác từ tên gọi của một điệu hát cổ của người Trung Hoa nói về chủ đề trận mạc, biên ải. Trong thơ cổ Trung Hoa, nhiều điệu hát dân gian như các từ, khúc Thượng chi hồi, Chiến thành nam, Tương tiến tửu, Hoàng tước hành, Lạc mai hoa... được rất nhiều nhà thơ ưa chuộng và thường dùng để đặt tên cho tác phẩm của ḿnh, đặc biệt trong Đường thi.

Vương Chi Hoán, một tác giả thời Sơ Đường cũng có bài thơ Lương Châu từ (hay c̣n có tên Xuất tái-Lương Châu từ) nhưng không nổi tiếng bằng.

Văn bản

 

葡萄美酒夜光杯,

欲飲琵琶馬上催.

醉臥沙場君莫笑,

古來征戰幾人回?

 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,

Dục ẩm t́ bà mă thượng thôi.

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,

Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?

 

Dịch ư

 Chiếc ly dạ quang tinh xảo được đổ đầy rượu nho ngon tuyệt Vừa muốn say sưa một phen, th́ đột nhiên tiếng đàn t́ bà tưng bừng vang từ trên lưng ngựa xuống như thôi thúc tướng sĩ cùng can ly. Dù có say nằm lăn trên sa trường, mong các vị đừng chê cười, Trước giờ người đi chinh chiến mấy ai c̣n sống trở về

 

Lương Châu từ

Dịch thơ: Rượu ấm, nho tươi, cùng chén ngọc, Chửa uống tỳ bà đă giục vang. Sa trường nằm say xin chớ lạ, Miệt mài chinh chiến biết ngày nao?!

 

hoặc có thể dịch: Rượu bồ đào, chén dạ quang Chưa say đàn đă vang lên dập d́u Sa trường chớ cấm ta say Xưa nay chinh chiến mấy người về đâu

Lương Châu Từ

 

 

 

Hai bạn đồng nghiệp Nguyễn Văn Dơng và Lư Văn Quư đă có bài về Lương Châu Từ của Vương Hàn đời Đường. Tôi vốn mê trường thơ biên tái nên xin góp thêm ư kiến.

 

Bạn Nguyễn Văn Dơng thắc mắc tại sao Vương Hàn lại dùng hai chữ mỹ tửu v́ rượu sao lại có thể đẹp được. Thực ra tính từ mỹ có nhiều nghĩa, tùy theo văn cảnh. Mỹ là đẹp, hay, tốt, ngon v.v.. Mỹ ngôn là lời hay, mỹ đức là đức tốt, mỹ tửu là rượu ngon. Thành ngữ cao lương mỹ vị hàm ư chỉ các món ăn khoái khẩu. Khi bạn có job ngon lành th́ gọi là mỹ sai. Những câu chuyện được nhiều người truyền tụng là những mỹ đàm. Anh Nguyễn Văn Dơng bao năm xông xáo v́ chuyện nước non, ra tận Quốc hội Âu châu để điều trần, mỹ danh của anh được nhiều người chống cộng biết đến. Cũng chữ mỹ này nhưng trong từ ghép Mỹ nguyên th́ chỉ đồng đôla.   

 

Đàn tỳ bà sao lại có thể là một nhạc cụ trong ban quân nhạc? Georgette Jaeger (L’anthologie de trois cents poèmes de la dynastie des Tang, Société des éditions culturelles internationales. Beijing. 1987. p. 194) giải thích : "Le pipa est une guitare à quatre cordes, très appréciée dans l’orchestre ou pour accompagner des chansons. On l’a parfois utilisée dans l’armée pour appeler au combat.” Ngày xưa đội quân nhạc gọi là bả lệnh và sử dụng chủ yếu trống, chiêng, thanh la, tù và; nhưng ngoài ra c̣n có đàn, địch, tiêu, sáo. Người chinh phu của chúng ta đă lên đường trong tiếng địch.

 

Lương Châu Từ nguyên c̣n có tên khác là Lương Châu Ca. Những bài thuộc thể loại này như Việt Nhân Ca, Đại Phong Ca, Cai Hạ Ca là một h́nh thức ca dao, thuộc kho tàng văn học dân gian, có khi không rơ tác giả, có khi biết được tác giả : Việt Nhân Ca là bài hát khi đi thuyền của người nước Việt, Đại Phong Ca là của Lưu Bang, Cai Hạ Ca là của Hạng Vơ. Thi nhân đời sau kế thừa ư thơ, tứ thơ của ca dao cổ đại trên cơ sở của những bài ca vừa kể.

 

 

Cho nên Vương Chi Hoán (688-742) cũng có một bài Lương Châu Từ, cũng rất nổi tiếng (có tài liệu ghi đầu đề bài này là Xuất tái, nhưng đầu đề Lương Châu Từ phổ biến hơn) :

 

 

Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian,

 

Nhất phiến cô thành vạn nhận san.

 

Khương địch hà tu oán dương liễu,

 

Xuân phong bất độ Ngọc Môn Quan.

 

 

 

(Đằng xa Hoàng Hà lên tận khoảng mây trắng,

 

Một mảnh thành cô quạnh, muôn trượng núi cao.

 

Sáo Khương cần ǵ phải phổ bài Chiết Liễu ai oán,

 

V́ ngoài Ngọc Môn Quan gió xuân có thổi đến được đâu)

 

 

 

Tương Như dịch thơ :

 

 

 

Sông vàng, mây trắng liền nhau,

 

Thành côi một mảnh, núi cao tiếp trời.

 

Thổi chi “Chiết Liễu” sáo ơi,

 

Gió xuân đâu lọt ra ngoài Ngọc Môn.

 

 

 

Lê Nguyễn Lưu dịch thơ :

 

 

 

Mây trắng mù xa ngọn nước dồn,

 

Cô thành ngh́n trượng núi chon von.

 

Sáo Khương thôi chớ hờn dương liễu,

 

Theo gió xuân về tới Ngọc Môn.

 

 

 

Trở lại với bài Lương Châu Từ của Vương Hàn, tôi xin ghi thêm vài bản dịch, bên cạnh các bản dịch bạn Lư Văn Quư đă ghi; đặc biệt có một bản của dân quân y hiện dịch nhà ḿnh.

 

 

 

Ngô Tất Tố :

 

 

 

Rượu đào chén ngọc sáng choang,

 

Trên yên, sắp uống đă vang tiếng tỳ.

 

Say lăn băi cát, hề chi,

 

Những người ra trận mấy khi lại về.

 

 

 

Trần Trọng Kim :

 

 

 

Rượu nho kèo chén lưu li,

 

Uống th́ trên ngựa tiếng t́ dục sôi.

 

Say nằm băi cát chớ cười,

 

Xưa nay chinh chiến mấy ai đă về.

 

 

 

Chi Điền :

 

 

 

Rượu đào chén ngọc kề môi,

 

Chớm say, nhạc đă giục người ra đi.

 

Sa trường say khướt cười chi?

 

Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về!

 

 

 

Nguyễn Đức Hiển (sáu bản dịch!) :

 

 

 

1.- Chén ngọc rượu nho muốn nhắp rồi

 

Tiếng tỳ hồ huống lại chơi vơi

 

Sa trường cười ngả ai cười nhỉ

 

Về trận xưa nay đă mấy người?

 

 

 

2.- Long lanh chén ngọc rượu bồ đào

 

Cả đến giây tỳ cũng giục nhau

 

Băi cát nằm say cười cũng mặc

 

Xưa nay chinh chiến có về sao

 

 

 

3.- Bồ đào rót chén dạ quang

 

Tiếng tỳ lại nữa nhặt khoan chuốc mời

 

Say nằm băi cát chớ cười

 

Xưa nay chinh chiến có người về chăng

 

 

 

4.- Rượu nho chén ngọc đầy vơi

 

Tiếng tỳ như giục như mời phải chăng

 

Say sưa nằm giữa sa tràng

 

Mấy ai chinh chiến b́nh an đă về

 

 

 

5.- Rượu nho chén ngọc mềm môi

 

Tiếng tỳ lưng ngựa giục người lao đao

 

Say nằm băi cát cũng hào

 

Mấy ai ra trận chẳng vào thiên thu

 

 

 

6.- Mời nhau réo rắt tiếng tỳ

 

Bồ đào ấy rượu chén th́ dạ quang

 

Say nằm giữa băi ngổn ngang

 

Trở về tự cơi chiến tràng, có ai?

 

 

 

Trần Quang Trân :

 

 

 

Bồ đào rượu ngát chén lưu ly,

 

Toan nhắp tỳ bà đă giục đi.

 

Say khướt sa trường anh chớ mỉa,

 

Xưa nay chinh chiến mấy ai về?

 

 

 

Lê Nguyễn Lưu :

 

 

 

Rượu đào ngon ngọt chén lưu ly,

 

Toan uống, t́ bà giục ngựa đi.

 

Chớ mỉa người say nằm băi cát,

 

Xưa nay chinh chiến mấy ai về.

 

 

 

Vạn Lam :

 

 

 

Rượu nho chén ngọc đẹp thơm sao

 

Muốn uống đàn rung ngựa thét gào.

 

Giữa trận say nằm đừng cợt nhé,

 

Xưa nay về được mấy người đâu?

 

 

 

Trúc Cư (tức Nguyễn Đương Tịnh, QYHD-9) :

 

 

 

Bồ đào rượu quí chén lưu li

 

Muốn uống mà đàn dục ra đi

 

Say ngă sa trường anh chớ riễu

 

Xưa nay ra trận mấy ai về!

 

 

 

Georgette Jaeger :

 

 

 

Du bon vin de raisin brillant dans les coupes, cette nuit

 

nous aimerions boire, mais le pipa nous presse de monter à cheval

 

si nous gisons, ivres, sur le champ de bataille, ne riez pas de nous

 

depuis l’antiquité, combien de combatants sont-ils revenus?

 

 

 

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Lệnh Hồ Xung đă được nghe Tổ Thiên Thu luận bàn về nghệ thuật uống rượu. Tổ Thiên Thu nhắc đến rượu bồ đào, phải uống với chén dạ quang; đồng thời giảng cho Lệnh Hồ Xung : "cổ nhân có câu thơ Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Dục ẩm tỳ bà mă thượng thôi.”

Thực ra bồ đào mỹ tửu chỉ là rượu nho, được người đời Đường xem là rượu quí của Tây vực; ngày nay chúng ta có thể mua thả giàn ở các siêu thị, mỗi chai có khi giá chỉ chừng 2, 3 Âu kim.

 

QYHD Trần Văn Tích

 

20.07.2010

 

LƯƠNG CHÂU TỪ – khúc bi ca thời chiến

 

Lương Châu từ là khúc hát Lương Châu, tức khúc hát về miền biên ải. Bước tri nhập đầu tiên từ đầu đề tác phẩm đă cho người đọc thấy rơ t́nh điệu chung của thi phẩm. Đây là loại đầu đề dựa vào tên một khúc thức của nhạc phủ như Thanh B́nh Điệu, Trường Can Hành, Thiếu Niên Hành, Chiết Liễu Chi Từ, Thái Liên Khúc,… Nhưng Thái Liên Khúc có âm hưởng vui tươi, ca ngợi cuộc sống, c̣n Lương Châu Từ lại là nỗi cực khổ của người lính nơi biên ải.

 

Người Việt Nam say mê thi cổ Trung Hoa không mấy ai không biết đến bài thơ tứ tuyệt kỳ diệu Lương Châu Từ, dù có thể Vương Hàn là ai họ không hề biết. Bởi bài thơ “biên tái” ít nhiều này đụng đến vấn đề muôn thuở của loài người Việt: con người giữa thời chiến tranh. Trong chén rượu “ ly bôi” giữa phút ngập ngừng ở những cuộc tiễn đưa diễn ra đều ly kỳ và quá nhiều, chúng ta có cảm thức của Lương Châu Từ, một cảm thức rành rẽ về nỗi đau khó nói được che giấu đi nhưng vẫn mặc khái những điều thành thật của tâm hồn con người và thời đại.

 

Như bất cứ một bài thơ tứ tuyệt thông thường, Lương Châu Từ có thể chia thành hai phần rơ rệt. Hai câu đầu dùng để tả thực, kể sự:

 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

 Dục ẩm t́ bà mă thượng thôi

 ( Bồ đào rượu ngát chén lưu ly

 Toan nhắp t́ bà đă giục đi)

 

C̣n hau câu sau là t́nh cảm, là ư tưởng, là thái độ của con người về một hiện thực rộng lớn hơn, khái quát hơn:

 

Tuư ngoạ sa trường quân mạc tiếu

 Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

 (Say khướt sa trường anh chớ mỉa

 Xưa nay chinh chiến mấy ai về?)

 

Thơ tứ tuyệt đời Đường thiên về những vấn đề lớn của nhân loại hơn là lịch sử một cá nhân. Nhân vật trữ t́nh v́ thế tự phóng ḿnh ra khỏi chiều thời gian tuyến tính, xoá nhoà thời gian và những ràng buộc vụn vặt để kiểm nghiệm, suy tư. Thế nhưng v́ giới hạn âm tiết, nhà thơ luôn chọn những thời khắc nhạy cảm, dồn nén nhiều tâm trạng nhất. Ở Lương Châu Từ cũng vậy, đấng nam nhi được đặt trong t́nh thế “lưỡng nan”: một bên là “bồ đào mỹ tửu”; một bên là “dục ẩm t́ bà mă thượng”. Hai câu thơ đầy chất ước lệ. nhưng đấy lại là một ước lệ sáng giá v́ nó làm hiện rơ chân dung nhân vật. Không chỉ vậy, nó tạo dựng một kịch tính, một kịch tính không chỉ của một người mà của cả một thời đại. Giữa hai khoảng không của câu thơ là một trường liên tưởng lớn về con người và thời đại, một bên là những ǵ mời gọi, hưởng lạc, một bên là tiếng réo gọi ra sa trường. Toàn bộ thảm kịch của đời chất chứa trong sự bâng khâng lựa chọn và cố gắng có ư nghĩa ấy của nhân vật. “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi” là cuộc sống phồn hoa nơi Trường An kinh đô mua cười ngh́n trận của bề trên. C̣n trên lưng ngựa, tiếng t́ bà réo gào của kẻ bề dưới chỉ biết tuân mệnh cứ giục đi.

 

Đi đâu, câu thơ bỏ ngỏ, mai phục… đi để làm ǵ, câu thơ không nói,… chỉ biết thứ tiếng “t́ bà mă thượng” ấy thật kinh khiếp, nó là âm vang của một sự hăi hùng vô ảnh, dư sức đẩy một thân phận ra đi, dư sức dập tắt một khao khát trần thế hưởng lạc nhanh chóng.

 

Lương Châu từ có cái hay đạt đến độ “kinh nhân” trong ngữ pháp riêng biệt của nó. Câu đầu là một thế giới tĩnh: bồ đào mỹ tửu, dạ quang bôi. Nó chỉ có sự vật chỉ có danh từ. Đấy là thế ổn định của một cuộc sống song song đẹp, một cuộc sống đáng sống. Nhưng câu hai lại lại là sự náo loạn của cảnh “Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt – Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây” . Câu thơ dùng tới ba động từ và một trợ động từ : dục, ẩm, thượng, thôi, đó là sự gấp gáp liên tiếp phá huỷ đến tận cùng hy vọng sống, là sự dồn đẩy của chiến tranh đối với con người.

 

Từ thế đối lập của các h́nh ảnh thơ ấy, ta biết rằng không ai có thể trách cứ “tuư ngoạ” say khướt của người ấy. Đấy chỉ là sự “sinh động con người” của một thân phận bị lưu đày trên mặt đất giữa thời chiến tranh.

 

Cái ḱ diệu ở cách tả t́nh ở hai câu thơ sau là sự xoá nhoà được ranh giới giữa người sáng tác và người đọc. Nhân vật trữ t́nh như ở bên chúng ta, thậm chí ở trong chúng ta. Nó vừa như chạm ly, vừa như chạm t́nh. “Quân mạc tiếu”, anh đừng cười nhé , nhẹ nhàng mà thâm thuưbiết bao ân t́nh và con người biết bao.

 

Câu thơ dường như nối được ṿng tay những con người lại với nhau, một ṿng tay nhân bản, dù những ṿng tay ấy không chống đối được thế mệnh. Câu thơ cuối cùng buông nhẹ một chân lư, mọt chân lư đă cũ như mấy ngàn năm chiến tranh quen thuộc. Nhưng v́ chân lư ấy, “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” chỉ đầy sự phi lư nên câu thơ đặt trong h́nh thức câu hỏi, như một vấn nạn thời đại. Hơn nữa, đó cũng là vấn nạn của nhân loại mà thơ tứ tuyệt đời Đường dù chỉ bé bằng bàn tay nhưng chứa đầy thế giới đă vẫn phổ quát được.

 

Rơ ràng, nhờ sự xoá nhoà “ma mănh” đầy nghệ thuật ấy, hiện thực vẫn được hiện diện và phô bày phần bản chất của nó. Lương Châu Từ v́ thế là khúc hát nhân bản về nỗi đau khó tả của con người giữa ḷng chiến tranh. Và nhờ thế ta cũng hiểu được v́ sao Lương Châu Từ trở thành bài thơ nằm ḷng của người Việt Nam mấy trăm năm qua…

 

LÊ QUANG ĐỨC

 

Xuất tái (Lương Châu từ) (Vương Chi Hoán - 王之渙, Trung Quốc)  

  Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, thời kỳ: Thịnh Đường

 

Có 12 bài trả lời

1.  Bản dịch của Tương Như

2.  Bản dịch của Trần Trọng San

3.  Bản dịch của Phụng Hà

4.  Bản dịch của Điệp luyến hoa

5.  Bản dịch của Nam Long

6.  Bản dịch của Cao Tự Thanh

7.  Bản dịch của Trác Văn Quân

8.  Bản dịch của Nguyễn Lăm Thắng

9.  Bản dịch của Lê Văn Phong

10.  Bản dịch của mailang

11.  Bản dịch của Trọng Đức

12.  Bản dịch của Không nhớ rơ 

   

  出塞(涼州詞)

 

 Xuất tái (Lương Châu từ)

 Ra ải (Khúc Lương Châu) (Người dịch: Tương Như)

 

黃河遠上白雲間,

一片孤城萬仞山。

羌笛何須怨楊柳,

春風不度玉門關。

 

 Hoàng hà viễn thướng bạch vân gian,

Nhất phiến cô thành vạn nhận san.

Khương địch hà tu oán dương liễu,

Xuân phong bất độ Ngọc Môn quan.

 Hoàng Hà, mây trắng liền nhau

Thành côi một mảnh, núi cao tiếp trời

Thổi chi "Chiết liễu" sáo ơi

Gió xuân đâu lọt ra ngoài Ngọc Môn. 

 

Hiện dịch nghĩa

Xa xa, sông Hoàng Hà leo lên tận khoảnh mây trắng

Một vuông thành cô quạnh, muôn trượng núi cao

Tiếng sáo người Khương cần chi thổi bài "Chiết liễu"

V́ gió xuân nào có qua cửa ải Ngọc Môn đâu! 

Ải Ngọc Môn, phía tây huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. 

Khúc Chiết liễu thời xưa, phổ cho sáo, gợi nỗi buồn người đi chinh chiến hoặc kẻ xa nhà.

 

Bản dịch của Tương Như 

 

Hoàng Hà, mây trắng liền nhau

Thành côi một mảnh, núi cao tiếp trời

Thổi chi "Chiết liễu" sáo ơi

Gió xuân đâu lọt ra ngoài Ngọc Môn.

 

Bản dịch của Trần Trọng San 

 

Đăng bởi Vanachi vào 19/02/2006 08:20

Sông Hoàng lên tít mây xanh,

Núi cao muôn trượng, mảnh thành cô đơn.

Sáo đâu cần oán liễu dương,

Gió xuân thổi đến Ngọc quan được nào.

 

Bản dịch của Phụng Hà 

 

Hoàng Hà,mây bạc ngỡ liền nhau,

Mảnh thành trơ trọi, núi vút cao.

Sáo Khương đừng oán chi dương liễu,

Gió xuân đâu đến Ngọc Môn nào!

 

 

 

Bản dịch của Điệp luyến hoa 

 

Hoàng Hà xa thẳm tới mây xanh,

Vạn nhận núi cao, một mảnh thành.

Khương địch thổi chi bài Chiết liễu?

Gió xuân đâu quá Ngọc Môn quan.

 

Bản dịch của Nam Long 

 

Hoàng Hà trải ngút tới mây trời,

Ngh́n thước non cao, một luỹ côi.

Ai oán sáo Khương khúc Dương liễu,

Ngọc Môn quan cản gió xuân rồi.

 

Bản dịch của Cao Tự Thanh 

 

Cát vàng chảy thẳng vào mây trắng,

Một mảnh thành côi núi vạn trùng.

Sáo rợ trỗi chi lời liễu oán,

Gió xuân đă bị Ngọc Môn phong.

 

Trích trong Giai thoại thơ Đường, Cao Tự Thanh.

 

(do Diệp Đồng gửi)

Bản dịch của Trác Văn Quân 

 

Hoàng Hà cuộn lẫn trập trùng mây

Núi cao đơn lẻ mảnh thành xây

Sao Khương ai oán bài Dương Liễu

Gió xuân sao vượt Ngọc Môn đây

 

Bản dịch của Nguyễn Lăm Thắng 

 

Hoàng hà lên tận cḥm mây trắng

Một mảnh thành côi, núi ngút ngàn

Chiết Liễu oán sầu, Khương chớ phổ

Gió xuân chưa kịp đến Môn Quan.

 

Bản dịch của Lê Văn Phong 

 

Hoàng Hà mây trắng ngọn sông kề,

Một nếp thành cô giữa núi khe.

Khương sáo oán chi dương liễu ấy,

Ngọc Môn xuân đến gió không về!

 

Bản dịch của mailang 

 

Hoàng Hà xa hướng trắng mây ngàn,

Một mảnh thành cô núi sát san.

Sáo rợ cớ chi hờn nhánh liễu,

Gió xuân chẳng đến Ngọc Môn Quan.

 

 

Hoài thượng biệt cố nhân - Trịnh Cốc

 

揚子江頭楊柳春,

 

楊花愁殺渡江人;

 

數聲風笛離亭晚,

 

君向瀟湘我向秦。

 

Dương Tử giang đầu dương liễu xuân,

Dương hoa sầu sát độ giang nhân.

Sổ thanh phong địch ly đ́nh văn,

Quân hướng Tiêu Tương, ngă hướng Tần.

 

Hoài thủy biệt hữu nhân

 

Nguyên tác: Trịnh Cốc

 

 

 

 

 

Hoài thủy biệt hữu nhân

 

Trịnh Cốc

 

Dương Tử giang đầu dương liễu xuân,

Dương hoa sầu sát độ giang nhân.

Sổ thanh phong địch ly đ́nh văn,

Quân hướng Tiêu Tương, ngă hướng Tần.

 

--Dịch nghĩa:--

 

Từ biệt bạn trên sông Hoài(1)

 

Bên sông Dương Tử, dương liễu đượm màu xuân

Hoa dương liễu làm cho người sang sông buồn năo ruột

Gió đưa mấy tiếng sáo tới ly đ́nh lúc chiều hôm

Bạn theo hướng Tiêu Tuơng(2), tôi đến đất Tần(3)

 

(1) Hoài: con sông chảy qua các tỉnh An Huy, Giang Tô

(2) Tiêu Tương: tên sông ở tỉnh Hồ Nam, do sông Tiêu vả

sông Tương hợp thành, thuộc địa phận nước Sở

(3) Tần: tên nước cũ, nay là tỉnh Thiểm Tây

 

-- Bản dịch của Ngô Tất Tố --

 

Từ biệt bạn trên sông Hoài

 

Sông Dương dương liễu đua tươi,

Hoa dương buồn chết dạ người sang sông.

Đ́nh hôm tiếng sáo năo nùng,

Anh đi bến Sở, tôi trông đường Tần.

 

-- Bản dịch của Phụng Hà --

 

Hoa dương xuân nở bến sông Dương,

Qua sông chạnh liễu, dạ sầu thương.

Ly đ́nh sáo muộn theo gió thoảng,

Tôi hướng Tần, anh trẩy Tiêu Tương.

 

-- Bản dịch của NguyễnTâmHàn --

 

Ven Dương Tử xuân thắm mầu dưong liễu

Người sang sông nh́n hoa luống năo nùng

Chốn ly đ́nh tiếng sáo vọng từng không

Người Tần tới, ta Tiêu Tương...đôi ngả

 

--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--

 

Dương liễu đang xuân, liễu Tử giang

Hoa dương buồn chết kẻ sang ngang.

Chia tay sáo muộn c̣n vương gió

Tôi ngỏ Tần, anh ghé bến Tương.

 

--Bản dịch của Anh Nguyên--

 

Chia tay bạn trên sông Hoài

 

Đầu sông Dương-tử, dương xanh,

Hoa dương sầu giết bộ hành qua sông.

Ly-Đ́nh, tiếng sáo chiều ngân,

Tiêu Tương anh hướng, đất Tần tôi đi...

 

--Bản dịch của Nguyễn Minh--

 

Đầu sông Dương đượm xuân cành liễu

Sắc dương hoa sầu giết người ta

Ly đ́nh thoảng sáo chiều tà

Tiêu Tương ông tới, tôi qua đất Tần

 

--Bản dịch của Trần Trọng San--

 

Đầu bến sông Dưong xanh liễu dương,

Hoa dương sầu giêt kh ách sang ngang.

Sáo vang mấy tiếng, đ́nh chiều tối,

Bạn đến Tiêu-Tương, tôi đến Tần.

 

--Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu--

 

Dương liễu sông Dương thắm vẻ xuân,

Hoa dương héo hắt khách dời chân.

Ly đ́nh tiếng sáo chiều theo gió,

Bạn đên Tiêu Tương tớ đên Tần.

 

--Bản dịch của Ái Cầm--

 

Đầu sông Dương, xuân liễu buông

Khách u sầu thấy hoa dương đôi bờ

Bến chiều sáo biệt hoang sơ

Tiêu Tương anh đến - Tần chờ tôi qua

 

--Bản dịch của Lan Đàm--

 

Đầu sông bờ liễu xuân tươi

Sắc hoa buồn nát ḷng người ra đi

Lầu chiều sáo vọng sầu bi

Tần Tương đôi ngả biệt ly bến này

 

-- bản dịch của Viên Thu --

 

Dương tử đầu sông liễu mướt xuân,

Hoa buồn, khách bến nghẹn sầu dâng.

Sáo chiều d́u dặt đ́nh ly biệt

Người hướng Tiêu tương, kẻ hướng Tần.

 

--Bản dịch của Trần Trọng Kim--

 

Liễu mùa xuân , bến sông Giang,

Qua sông ai thấy hoa dương, ngậm ngùi .

Gíó đưa điệu sáo muộn rồi,

Anh sang bến Sở, ta lui cơi Tần .

 

Hoài thượng biệt hữu nhân

(Trịnh Cốc - 鄭谷, Trung Quốc)

 

  淮上別友人

 

Hoài thượng biệt hữu nhân

 

Trên sông Hoài từ biệt bạn

(Người dịch: Phụng Hà)

 

揚子江頭楊柳春,

 

楊花愁殺渡江人。

 

數聲風笛離亭晚,

 

君向瀟湘我向秦。

 

Dương Tử giang đầu dương liễu xuân,

Dương hoa sầu sát độ giang nhân.

Sổ thanh phong địch ly đ́nh văn,

Quân hướng Tiêu Tương, ngă hướng Tần.

 

Hoa dương xuân nở bến sông Dương,

Qua sông chạnh liễu, dạ sầu thương.

Sáo muộn ly đ́nh theo gió thoảng,

Tôi sang Tần, bạn trẩy Tiêu Tương.