Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

THỤY AN, NHÀ VĂN NỮ TỰ CHỌC THỦNG MỘT MẮT

 

NGUYỄN NGỌC CHÍNH

 

Nhà văn Thụy An

 

 

 

 

Cuối thập niên 80s tôi có một người học tṛ tuy tuổi đă cao nhưng cũng cố học Anh văn để được đoàn tụ cùng con cái ở nước ngoài. Đó là nhà văn Thụy An, người đă bị chính quyền miền Bắc thanh trừng trong vụ án Nhân văn – Giai phẩm trong những năm 1955-1957.

Nhưng thôi, chuyện học tiếng Anh của bà cụ chỉ là ‘chuyện nhỏ’, xin nói đến ở phần cuối của bài viết này. Bà Thụy An sinh năm 1916 tại Hà Nội (hơn tôi đến 30 tuổi), nhũ danh Lưu Thị Yến, viết văn, viết báo từ trước năm 1945 (măi đến 1 năm sau tôi mới ra đời!).

Thụy An là nhà văn nữ duy nhất bị kết án ‘phản động’, ‘gián điệp’… với h́nh phạt 15 năm cải tạo thuộc ngũ nhân bang Nhân văn – Giai phẩm, dù tác phẩm của bà không phê phán chế độ một cách quyết liệt hay thâm trầm như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Phan Khôi…

Là người có khiếu thơ văn từ nhỏ nên năm 13 tuổi bà đă có thơ đăng trên báo Nam Phong (1929) và 3 năm sau, lại nhận được giải thưởng văn chương của Triều đ́nh nhà Nguyễn. Bà Thụy An đă từng làm chủ nhiệm những tờ Đàn Bà Mới (Sài G̣n), Phụ Nữ Tân Văn (Sài G̣n), Đàn Bà (Hà Nội), một thời là quyền giám đốc Việt Tấn Xă và phóng viên chiến trường. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A5y_An)

***

Bà Thụy An là người phụ nữ duy nhất – ở trong hay ở ngoài phong trào – bị kết án làm gián điệp. Bà là một trường hợp đặc biệt, theo Lê Đạt và Nguyễn Hữu Đang, bà không ở trong Nhân Văn – Giai Phẩm, vậy mà tên bà được nêu lên hàng đầu trong hàng ngũ phản động với nhăn hiệu “Con phù thuỷ xảo quyệt” và những lời lẽ độc địa nhất dành cho bà: “Như vắt ngửi thấy máu, Thụy An như rắn ḅ tới các câu lạc bộ Hội Nhà văn phun nọc độc mạt sát chế độ ta bần cùng hoá nhân dân”.

Vụ án Thụy An có phải là một vụ án chính trị hay là một sự quy kết oan uổng?

Nhà báo Nguyễn Hữu Đang (một trong những người sáng lập nên Hội truyền Bá Quốc ngữ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thanh Niên và là người chỉ huy dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đ́nh, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ra mắt quốc dân) khẳng định với RFA (Đài châu Á Tự do), nguyên văn như sau:

“Bà Thụy An không tham gia ǵ vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Bà ấy không viết một bài, một câu, một chữ nào cho Nhân Văn cả. Bà ấy cũng không hề mách nước, bàn bạc ǵ với người khác hay với tôi bao giờ cả. Không, không hề có, tuy rằng có quan hệ, thỉnh thoảng có gặp nhau, cũng nói chuyện”.

Nhà thơ Lê Đạt cho biết: “Tôi nhắc lại một lần nữa là chị Thụy An chưa bao giờ ở trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Nhưng chị Thụy An rất thân với anh em trong Nhân Văn Giai Phẩm và đặc biệt là thân với tôi. Người ta buộc tội chị Thụy An, người ta cứ buộc tội mập mờ thế thôi, nhưng tội chính của chị Thụy An là thế này: Là gián điệp cài lại để lũng đoạn nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng cho đến khi tôi biết th́ tôi cũng chẳng thấy chị ấy viết bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế mà chị ấy đối với tôi th́ lại rất quư, chị ấy luôn luôn mua đồ đạc cho tôi, cho vợ con tôi, và tôi cũng chẳng thấy chị ấy bàn với tôi về việc viết một bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế cho nên việc ấy tôi cho cũng là một cái oan rất lớn.

“Tôi có thể bảo đảm 100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại v́ thế này: Nếu là gián điệp th́ phải có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được. Chưa có chứng cớ th́ làm sao có thể kết luận người ta là gián điệp được. Th́ cứ cho tôi là người mù mờ đi, tôi bị chị mua chuộc đi. Tôi nhớ lại tất cả cuộc đời của tôi, th́ chị ấy chưa mua chuộc tôi lần nào cả. Và chị ấy chỉ giúp đỡ tôi rất nhiều. Cho nên đến bây giờ tôi thấy là: Riêng về trường hợp chị Thụy An, tôi vẫn rất ân hận. Tại v́ chúng tôi đă được phục hồi nhưng chị Thụy An chưa được phục hồi ǵ cả. Mà một trong những tội lớn nhất của chị ấy là mua chuộc tôi. Th́ như các bạn đă biết, tôi chưa từng cảm thấy bị mua chuộc mà chắc cũng chưa ai mua chuộc được tôi. Cho nên tôi thấy riêng tôi bây giờ nói những ḍng này, tôi vẫn khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An một cách chính thức. Không có th́ riêng tôi, tôi đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ.

C̣n về chị Thụy An, tôi phải nói thế này: Chị Thụy An là một người rất giỏi. Chị ấy là một trong những cây bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Mà theo tôi, chị Thụy An nói kín hở cho tôi biết, th́ chị ấy đă từng tham gia kháng chiến! Việc liên lạc với kháng chiến trong thời ấy th́ ḿnh mất mối là chuyện b́nh thường, mà mất mối th́ ḿnh không thể chứng minh được. Bây giờ cũng đă lâu rồi, đă gần 50 năm rồi. Tôi thấy chúng ta có thể mở những kho tài liệu ra để buộc tội hoặc minh oan cho một người cho rơ ràng và khi ḿnh đặt rơ ràng về phận vị rồi th́ ḿnh phải trả lại danh dự cho người ta. Và lúc đó chúng ta hăy bàn đến vấn đề chị Thụy An đóng góp ǵ trong cái phong trào thời ấy. Lúc đó chúng ta có đủ b́nh tĩnh hơn để bàn về vấn đề này. Riêng tôi th́ không bao giờ tôi quên công của chị Thụy An đối với tôi cả”. (http://vannghe.free.fr/ledat/traloi/nhanvan-pvledat.html).

Năm 1973, bà Thụy An cùng với Nguyễn Hữu Đang được thả trong diện “Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris”. Bà làm đơn xin vào Nam sinh sống để hy vọng được đoàn tụ với các con tại nước ngoài và đó cũng là lư do tôi trở thành người kèm Anh văn cho bà.

Trong “Hồi kư của một thằng… hèn”, có đoạn nói về Nhân văn – Giai phẩm. Nhạc sĩ Tô Hải, người đă soạn hàng trăm ca khúc ca tụng đảng quang vinh, đă viết: “Tôi… run khi Phùng Quán rủ tôi đến chơi một “nhà văn nữ có thể đọc ngược Hamlet (!) bằng tiếng Anh”: Thụy An” [sic].

Có lẽ vào thập niên 50-60 nhạc sĩ Tô Hải khi đó c̣n hăng say phục vụ cách mạng chứ chưa như thập niên 2000s đă ‘giác ngộ’ cách mạng nên mới nghĩ rằng tŕnh độ Anh văn của bà Thụy An ở mức thâm hậu đến độ có thể ‘đọc ngược’ Hamlet của Shakespear. Không có điều ǵ để trách ông Tô Hải v́ những ǵ ông biết về bà Thụy An chỉ thông qua bộ máy báo chí thời kỳ đó…

Tuy nhiên phải nói lại cho đúng: Đây là chi tiết sai sự thật v́ nếu bà Thụy An có tŕnh độ tiếng Anh như ông Tô Hải mô tả th́ chắc chắn tôi là người phải xin thọ giáo bà chứ không phải là người giúp bà học những câu như “How are you?” hoặc “My name is Yến”.

Thật trớ trêu, hồi xưa tôi lại là học tṛ của con bà, thầy Bùi Dương Chi, dạy Anh văn trên Ban Mê Thuột. Nhân vật Phong, trung úy biệt kích 81 trong truyện ngắn Năm tháng khó quên có phần hư cấu từ những chuyện bà kể về gia đ́nh ḿnh. Tôi đă lồng Phong vào hoàn cảnh gia đ́nh đó, nhưng nhân vật Phong lại đội lốt trung úy pháo binh Ngô Nghĩa, người đă trốn trại cải tạo và bị xử bắn ngay sau khi bị phát hiện tại phi trường L19, Trảng Lớn.

Trong Năm tháng khó quên, gia đ́nh Phong phải đối mặt với vấn đề vào Nam hay ở lại Hà Nội năm 1954. Bốn anh em cũng được hỏi ư kiến: muốn theo bố vào Nam hay ở lại Hà Nội với mẹ. Đến lượt Phong, chú bé đỏ mặt tía tai v́ giận dữ: “Ông chẳng theo đứa nào hết!!!”. Theo lời kể của bà Thụy An, chính thầy Bùi Dương Chi đă nói câu đó trong phút tức giận của một chú bé đứng trước hoàn cảnh ly tan của gia đ́nh!

Tôi học hỏi rất nhiều điều từ bà Thụy An. Bà là một phụ nữ gầy c̣m, ốm yếu sau những năm dài cải tạo nhưng cũng từ dáng người mảnh khảnh đó tỏa ra một sức mạnh tinh thần đáng nể phục.

Trong thời gian cải tạo bà đă tự hủy hoại một con mắt để từ đó trở đi “chỉ nh́n đời bằng một con mắt”. Một hành động, theo tôi, là dũng cảm đối với một phụ nữ. Trên thế gian này chưa chắc có được một người đàn ông – chứ không nói ǵ một người phụ nữ – đủ can đảm, thừa nghị lực để tự chọc vào mắt ḿnh!

Năm 1958, bà Thụy An đă từng nói: “Thế giới chỉ cần vài trăm người đàn ông đàn bà QUẢ CẢM. Thực hành QUẢ CẢM đó là những người dám tin vào CHÂN LƯ, dám diễn đạt CHÂN LƯ trong cuộc sống. Những người không run sợ trước CÁI CHẾT, hơn nữa c̣n chào mừng CÁI CHẾT…”

Trong thời gian đầu khi bị giam giữ chờ ngày ra ṭa, bà đă vượt qua mọi h́nh thức cân năo, đấu tranh tư tưởng của cán bộ chấp pháp. Tuy nhiên, theo lời bà, sự căng thẳng duy nhất, khó vượt qua nhất, lại là tiếng giọt nước nhỏ đều đều suốt đêm từ robinet đâu đó vang đến pḥng giam. Từng giọt… từng giọt… suốt đêm này qua đêm khác khiến thần kinh căng lên như giây đàn giữa đêm thanh vắng…

Truyện ngắn Thu Hương tôi đề cập đến trong Hồi ức một đời người (Chương 7: Thời Mở Ḷng) cũng dựa theo một ư tưởng của bà Thụy An: con người có cái đầu, nói rơ hơn bộ năo, là hoàn toàn của ḿnh, không một sức mạnh nào, một thế thế lực nào có thể xâm phạm vào quyền sở hữu riêng tư đó.

Đây là quan điểm chính trị của bà Thụy An nhưng trong truyện Thu Hương tôi kể lại cuộc t́nh của một người đàn ông có vợ nhưng vẫn ngoại t́nh, anh ta ‘kê cả một cái giường trong đầu để ân ái với người t́nh trong khi vẫn nằm bên vợ’. Một trường hợp đồng sàng dị mộng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống t́nh cảm ngang trái của con người. Rất tiếc, bản thảo truyện Thu Hương nay đă thất lạc, không biết sau này tôi có đủ thời gian và kiên nhẫn để viết lại hay không.

Những ngày cuối đời, bà Thụy An sống cô đơn trong gian nhà nhỏ thuê gần đường Bùi Hữu Nghĩa, bên hông chợ Bà Chiểu, Sài G̣n. ‘Bạn vong niên’, theo lời bà vẫn thường nói đùa, chỉ có tôi năng lui tới.

Khi có quà của con cháu gửi từ nước ngoài về bà không quên chia xẻ với gia đ́nh tôi: một cục xà bông Dial bà cắt làm đôi, phần tôi một nửa. Tuần sau bà lại cắt cho tôi một nửa phần c̣n lại, “Tôi chỉ cần ¼ cũng đủ rồi, anh đem nốt về cho các cháu dùng”.

Mang tiếng là kèm cho bà tiếng Anh nhưng thực ra công việc quan trọng nhất của tôi là chuyện tṛ với bà và dịch một số thơ của bà sang tiếng Anh. Đa số là trường ca lục bát kể lại những chuyện xưa như Thiếu phụ Nam Sương, Truyện trầu cau, Ḥn vọng phu… Tôi đă bỏ ra rất nhiều công sức để dịch những trường ca của bà sang thơ bằng tiếng Anh.

Tôi làm công việc này với tất cả những trân trọng của một người cảm thấy trách nhiệm của ḿnh trước những tâm huyết bà dành cho người phụ nữ Việt Nam. Bản dịch được bà chuyển sang Mỹ, sang Pháp cho con cháu để hiểu rơ hơn về thân phận người phụ nữ Việt Nam, một đề tài mà trong những năm cuối đời bà theo đuổi.

Trong những năm tháng cuối cùng tại Sài G̣n, bà Thụy An có tham vọng dùng văn thơ để diễn tả những nghịch cảnh người phụ nữ Việt Nam phải đương đầu trong suốt chiều dài lịch sử. Thiếu phụ Nam Sương với nỗi oan khiên khi đêm đêm dùng cái bóng của ḿnh trên vách để dỗ dành con trong lúc chồng đi chinh chiến. Đứa con ngây thơ không chịu nhận cha thật của nó khi chinh chiến trở về, thậm chí c̣n thẳng thừng từ chối “không, không cha tôi đến tối mới về…”.

Trong Sự tích trầu cau, sự hiểu lầm của cặp song sinh Tân-Lang giống nhau như hai giọt nước đă khiến người vợ phải tuẫn tiết để minh oan cho những ngộ nhận giữa cả ba người. Cuối cùng th́ họ đă biến thành lá trầu, cây cau và cục vôi để vĩnh viễn ḥa quyện với nhau.

Ở Ḥn vọng phu, người ta t́m thấy tấm ḷng chung thủy của người phụ nữ ôm con chờ chồng đi chinh chiến miền xa. Dù chờ cho đến hóa đá, một t́nh tiết mang tính cường điệu, nhưng vẫn biểu hiện tấm ḷng của người phụ nữ trong cuộc sống b́nh thường.

Suốt thời kỳ chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam lại phải đương đầu với những tang tóc của chồng con trong cuộc chiến. Dù đó là bà mẹ miền Bắc hay miền Nam nhưng vẫn chung một niềm đau mất chồng, mất con…. Đến lúc ḥa b́nh họ cũng vẫn chưa được hưởng những phút giây thanh thản khi chồng con phải ly tán trong trại học tập cải tạo. H́nh như số phận của người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng hẩm hiu và bế tắc.

Nữ văn sĩ Thuỵ An mất tại Sài G̣n năm 1989 khi chưa kịp sang Hoa Kỳ đoàn tụ cùng con cái. Đám tang của bà chỉ có vài người họ hàng thân thuộc và cḥm xóm. Tôi nghĩ bà mất trong niềm hy vọng đoàn tụ là một đoạn kết có hậu (happy ending) v́ nếu c̣n sống, niềm hy vọng đó sẽ mỏi ṃn đối với một bà cụ sau khi đă cống hiến quăng đời 15 năm và một con mắt tại trại cải tạo Lư Bá Sơ ngoài miền Bắc.

H́nh như chúng ta vẫn nợ Một Lời Kết về bà Thụy An. Những người trong cuộc đă minh oan cho bà, vấn đề c̣n lại là trả lại danh dự cho một người đă khuất.

 

 

NGUYỄN NGỌC CHÍNH, Thụy An