MINH THỊ
Người quốc gia là người đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lên bản vị tối thượng chứ không tranh quyền, đoạt lợi cho cá nhân, phe nhóm, đảng phái hay bầy đàn tôn giáo của ḿnh.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
Libya : Ai giết đại tá Kadhafi ?
Tú Anh
Năm năm từ khi chính quyền Kadhafi cáo chung, người Libya vẫn chưa biết rơ chuyện ǵ xảy ra trong những ngày cuối cùng của chế độ cay nghiệt này. Vai tṛ, trách nhiệm của các đại cường như thế nào, trong đó có Pháp, trong cuộc xung đột dẫn đến sự sụp đổ của nhà độc tài ?
RFI trở lại bối cảnh cái chết của một lănh đạo Ả Rập từng gây phiền toái cho thế giới. Với sự sụp đổ của đại tá Mouamar Kadhafi ngày 20/11/2011, Libya lật qua một trang sử đen tối. Chế độ « cách mạng Jamahiriya Ả Rập Libya » được trung úy Mouamar Kadhafi, 27 tuổi, thành lập vào năm 1969 qua một cuộc đảo chính, kéo dài được 42 năm th́ cáo chung.
Tám tháng xung đột vơ trang, khởi đi từ một cuộc nổi dậy của dân chúng, cuối cùng đă đẩy « người dẫn đường cách mạng » vào ngơ cụt. Những h́nh ảnh cuối cùng của đại tá Kadhafi, mặt mày đẫm máu, bị một nhóm chiến binh cuồng nhiệt trói tay lôi kéo, được các mạng thông tin xă hội đưa khắp địa cầu. Một giờ sau chính quyền chuyển tiếp tại Lybia loan báo đại tá Kadhafi « qua đời v́ vết thương » quá nặng.
Năm năm trôi qua, hoàn cảnh cái chết nhà độc tài vẫn chưa được làm sáng tỏ. Dư luận chưa biết một cách chính xác đại tá Kadhffi bị ai giết, giết lúc nào, giết như thế nào và v́ sao phải giết ông ấy ?
42 năm quyền thế độc tôn
Lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1969, nhà lănh đạo Libya cai trị đất nước với bàn tay sắt. Tất cả các đảng phái chính trị bị giải thể. Đại tá Kadhafi dựa trên một mạng lưới thừa hành đặt tên là « Hội đồng cách mạng » để cai trị. Tự cho là theo chủ nghĩa « xă hội », ông đổi tên nước với một quốc hiệu dài lê thê : Jamahiriya Ả Rập Libya Nhân Dân Xă Hội Chủ Nghĩa. Ra tuyên cáo thực hiện cuộc « cách mạng nhân dân ».
Biết rơ dân chúng không xem phục vụ cách mạng là lẽ sống, đại tá Kadhafi sử dụng nguồn thu nhập từ dầu hỏa để xây dựng đường xá, bệnh viện, trường học, nhà ở, tạo một mức sống cao cho dân Libya.
Nhưng một phần lớn nguồn thu nhập từ nguồn dầu hỏa cũng được sử dụng để tài trợ cho bộ máy đàn áp nhằm bóp nghẹt mọi h́nh thức đối lập chính trị. Trong những thập niên 1970 và 1980, chính quyền Tripoli tổ chức nhiều vụ đấu tố để kết án tử h́nh các nhà ly khai. Các sân bóng đá và bóng rổ biến thành pháp đ́nh. Những phiên toà dàn dựng này được phát trên đài truyền h́nh để trấn áp tinh thần khán giả.
Trong thập niên 1990, khi đối dầu với phong trào chiến binh Hồi Giáo vơ trang, đại tá Kadhafi cho máy bay oanh kích những nơi được xem là căn cứ địa của Hồi Giáo cực đoan ở miền đông Libya. Vào năm 1996, để trừng phạt tù nhân nổi loạn ở nhà giam Abou Salim tại thủ đô Tripoli, đại tá Kadhafi cho một đơn vị dân quân đến tái lập trật tự. Theo tố giác của tổ chức Ân Xá Quốc Tế Amnesty International, toán dân quân này tập trung tất cả tù nhân vào sân nhà tù và nổ súng. Tổng cộng 1200 người chết.
Nhà văn Libya, Hisham Matar, tác giả quyển sách "Au pays des hommes", tạm dịch là "Nơi xứ sở của con người" đă mô tả thời hoàng hôn của chế độ Kadhafi như sau : « bí mật để được tồn tại lâu dài của chế độ này là mở ra các chiến dịch khủng bố tinh thần dân chúng để họ luôn khiếp sợ đến mức độ không dám phát biểu ư kiến về chính trị và xă hội ».
Mùa Xuân Ả Rập : từ phản kháng đến nội chiến
Những cuộc biểu t́nh lớn đầu tiên chống chế độ Kadhafi xảy ra vào tháng 2/2011. Bị bịt miệng suốt 40 năm, người dân Libya nổi dậy chống áp bức và bạo lực của chế độ. Vào thời điểm đó, phong trào cách mạng Hoa Lài ở Tunisia và mùa xuân Ai Cập đă lật đổ hai nhà độc tài Ben Ali và Hosni Mubarak. Người dân Libya nghĩ rằng phải xuống đường như dân chúng Tunisia và Ai Cập mới có hy vọng được tự do, đổi mới cuộc đời.
Vào tháng 2/2011, nhiều cuộc biểu t́nh nổ ra ở miền đông Libya. Hằng trăm người xung đột với cảnh sát. Từ Tripoli, đại tá Kadhafi ra lệnh nổ súng kèm theo lời đe dọa « máu sẽ chảy thành sông » nếu dân tiếp tục biểu t́nh. Phong trào phản kháng lập tức biến thành cuộc chiến tranh chống chế độ.
Được đèn xanh của hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (17/03/2011), để bảo vệ thường dân trước quân đội Libya, lực lượng nổi dậy được các nước Tây phương can thiệp yểm trợ chiến thuật và hậu cần. Lần lượt, các trục giao thông, thành phố lớn nhỏ, đồn binh của chính phủ rơi vào tay phe nổi dậy. Tháng 8, đại tá Kadhafi phải bỏ tổng hành dinh ở Tripoli chạy trốn về Syrte, quê hương và cũng là thành tŕ cuối cùng của ḍng họ.
Đến tháng 10, bị bao vây tứ phía, đại tá Kadhafi và đoàn tùy tùng cố gắng vượt ṿng vây, nhưng đoàn xe bị máy bay NATO oanh kích. Lănh đạo gặp đường cùng, rơi vào tay phe nổi dậy.
Theo chính quyền chuyển tiếp, đại tá Kadhafi bị thương trong vụ oanh kích của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương và chết v́ những vết thương này trên đường chở đến bệnh viện.
Tiết lộ và tranh căi
Giấy chứng tử ông Kadhafi, Misrata, 21/10/2011
Tin nhà độc tài Libya tử vong được hầu hết công luận và cộng đồng quốc tế chào mừng. Tuy nhiên, ngay lập tức, cái chết này trở thành một nghi án v́ có nhiều điều bí ẩn bao trùm. Ai giết ? máy bay NATO ? chết như thế nào và vào lúc nào ?
Thông tin từ chính quyền mới không giống như các đoạn băng video của ai đó thu tại chỗ và được công bố trên các đài truyền h́nh thế giới và mạng xă hội. Các giả thuyết đưa ra trái chọi nhau làm nẩy sinh những câu hỏi nhức nhối.
Không hiểu nhà độc tài sa cơ thất thế có bị đánh đập hay không như h́nh ảnh video ghi rơ ? Đại tá Kadhafi bị một nhóm chiến binh mắng chửi, đấm đá, nắm đầu, đâm dao găm trước khi tống lên xe pick-up phóng nhanh như để tránh đám người hùng hổ như lên cơn điên.
Nhiều nghi vấn liên quan đến trách nhiệm của NATO trong cái chết của đại tá Kadhfi cũng được đặt ra. Liên Minh Bắc Đại Tây Dương có vượt qua lằn ranh vàng của Liên Hiệp Quốc quy định « bảo vệ thường dân trong cơn hoạn nạn » mà thôi ?
Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đ̣i hỏi phải điều tra. Vào thời điểm đó, phát ngôn viên Rupert Colville, trên đài BBC, tuyên bố : « Cái chết của Kadhafi xảy ra trong hoàn cảnh nào vẫn không rơ ràng. Chúng tôi cho rằng cần phải có điều tra ».
Cuộc điều tra được trao cho một toán nhân viên Libya của tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch. Kết quả được công bố nhân một năm ngày giỗ của đại tá Kadhafi. Với tựa đề « Cái chết của một nhà độc tài : cuộc trả thù đẫm máu tại Syrte », bản báo cáo phủ nhận luận cứ của chính quyền chuyển tiếp. Theo Human Rights Watch, không những đại tá Kadhafi bị hành quyết mà một phần đoàn tùy tùng trung thành với ông cũng bị xử bắn trong sân của một khách sạn.
Hành động này bị lên án là « phạm tội ác chiến tranh ».
Trách nhiệm của nước Pháp
Những tiết lộ khác vào năm 2012 cũng nhắm vào nước Pháp, rất hăng hái trong Hội Đồng Bảo An trong các cuộc tranh luận, vận động bảo vệ thường dân ở Libya.
Một viên chức cao cấp trong phe nổi dậy đă gây hoang mang, khi tuyên bố với một số báo chí tây Âu (Mediapart,The Telegraph và Corriere della Serra) thủ phạm bắn đại tá Kadhafi là một nhân viên t́nh báo của Pháp. Nhân viên này trà trộn trong nhóm chiến binh bắt được lănh đạo Libya và đă nổ súng hành quyết ông Kadhafi.
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào mà điệp viên Pháp biết rơ đại tá Kadhafi ở đâu ? Nguồn tin Libya ngầm cho biết « nhờ chiếc điện thoại di động của ông Kadhafi, quà tặng của… tổng thống Bachar al Assad ». Qua hành động này, tổng thống Syria dường như muốn tỏ thiện chí thân thiện với Paris.
Theo giới phân tích, tiết lộ này làm lạnh xương sống, nhưng không cho phép chứng minh là bàn tay của t́nh báo Pháp đă giết chết lănh đạo Libya.
Tuy không đủ tính thuyết phục, nhưng giả thuyết mật vụ Pháp ra tay được tung ra đúng vào lúc tại Pháp nổ ra vụ tai tiếng chính trị-tài chính có liên can đến tên tuổi của tổng thống Nicolas Sarkozy.
Theo báo mạng Mediapart, th́ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2007, ứng cử viên Nicolas Sarkozy dường như nhận được tài trợ « bất chính » từ Libya. Sau đó, ông Kadhafi nhiều lần đe dọa là sẽ công bố những hồ sơ bí mật liên quan đến chuyện chuyển ngân. Từ đó, củng cố giả thuyết chính quyền Pháp phải làm cho chế độ độc tài Libya sụp đổ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không có một bằng chứng cụ thế nào cho phép kết luận như vậy.
Thế nhưng, nếu không phải phe nổi dậy, cũng không phải t́nh báo Pháp, th́ ai đă ra tay giết đại tá Kadhafi ?
Có lẽ không bao giờ chúng ta có câu trả lời. Nhưng điều chắn chắn là cái chết của nhà độc tài hoang tưởng của Libya xảy ra trong bối cảnh chính trị Bắc Phi sôi động. Làn gió cách mạng mùa xuân Ả Rập đă làm sụp đổ hàng loạt chế độ và có nguy cơ vượt tầm kiểm soát. Sửng sốt, các cường quốc Tây phương bất lực nh́n phong trào cách mạng thay thế các chế độ đương quyền suy yếu và áp đặt luật lệ mới của chính họ. Liệu Tây phương chấp nhận bất trắc để toàn khu vực rơi vào bàn tay Hồi Giáo cực đoan có tổ chức ? Có thể v́ thế mà Tây phương cần phải can thiệp để kiểm soát t́nh h́nh ở Libya nhân danh chính nghĩa « bảo vệ thường dân đang bị đe dọa tính mạng ».
Theo một số kết luận trong bản báo cáo của Tiểu ban ngoại giao Quốc Hội Anh công bố. Thay thế chế độ độc tài Kadhafi là mục tiêu chính của liên minh Tây phương-Ả Rập khi can thiệp vào Libya từ ngày 19/03 cho đến 31/10/2011, dưới ngọn cờ của Liên Hiệp Quốc và lực lượng NATO.
Mục tiêu thay đổi chế độ chính trị có bắt buộc phải sát hại bạo chúa đương quyền ? Không, bởi v́ như tuyên bố của nhà ngoại giao Jean Ping, cựu chủ tịch Ủy ban Phi châu , một nhân vật có nhiều thế lực và ủng hộ một giải pháp chính trị cho Libya : chiến tranh nhân đạo, theo một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc năm 2005, thể hiện tinh thần cao thượng cứu giúp thường dân, chỉ là một huyền thoại. Chiêu bài này che dấu một chính sách cường quốc cổ điển, lật đổ một chế độ và ám sát một quốc trưởng ngoại quốc.
Bài đọc thêm:
"Hào Kiệt For Rent" Kim Âu
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
The Beatles. French Music . Nhạc Pháp . Dalida . Jaune. Ngọc Lan. Thanh Lan. Elvis Phương. Best English1
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures. Dancing Music. 2015
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Federation of Anerican Scientist
Học Viện Ngoại Giao
Người Việt Seatle