US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

Án văn tự đầu đời Minh

 

Án văn tự đầu đời Minh hay Ngục văn tự đời Minh là tên chung dùng để chỉ những vụ án do chữ nghĩa mà ra, ngay sau khi nhà Minh được thành lập ở Trung Quốc.

 

Mục lục  

1        Người quăng lưới đầu tiên đời Minh

2        Lưới ngục văn tự

2.1     Nguyên do

2.2     Lược kể một vài vụ án

2.2.1  Dưới thời Minh Thái Tổ

2.2.2  Dưới thời Minh Thành Tổ

3        Hậu quả

4        Chú thích

 

Người quăng lưới đầu tiên đời Minh

 

Minh Thái Tổ.

Theo cách gọi của các nhà nghiên cứu văn học, th́ Minh Thái Tổ (1328-1398) tức Chu Nguyên Chương, chính là người quăng lưới "ngục văn tự" đầu tiên trong triều đại do ông khai sáng (1368-1644).

 

Chu Nguyên Chương, lúc trẻ nghèo khổ, ít học, từng làm sư ở chùa Hoàng Giác. Trong cao trào khởi nghĩa nông dân, ông đi theo quân Hồng Cân (Khăn đỏ) do Quách Tử Hưng chỉ huy. Đến khi Tử Hưng mất, Nguyên Chương lên thay, tôn Tiểu Minh Vương là Hàn Lâm Nhi làm thủ lĩnh. Sau khi tấn công Tập Khánh (nay là Nam Kinh), Nguyên Chương được phong là Ngô Quốc Công.

 

Lúc đầu, Nguyên Chương biết tôn trọng hiền sĩ, biết nghe theo đề nghị của Chu Thăng "xây tường cao, tích lương nhiều, hoăn việc xưng vương", song ngay sau khi tiêu diệt được Trần Hữu Lượng, cũng là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa khác chống Nguyên, Nguyên Chương liền tự xưng là Ngô Vương, phát tán cáo trạng nguyền rủa quân Hồng Cân mà ḿnh từng theo là "yêu nghiệt" và sai người giết chết Hàn Lâm Nhi.

 

Tiếp đó, Nguyên Chương đánh bại một đội quân khởi nghĩa khác, khiến tướng chỉ huy là Trương Sĩ Thành phải tự sát.

 

Năm 1367, Nguyên Chương tiến hành bắc phạt, năm sau (1368), lên ngôi Hoàng đế, dựng nên vương triều Minh, lấy niên hiệu là Hồng Vũ. Cũng năm ấy, ông cho đánh chiếm Đại Đô (nay là Bắc Kinh), lật đổ triều Nguyên, từng bước thu phục đất đai cả nước.

 

Lưới ngục văn tự[sửa | sửa mă nguồn]

Nguyên do[sửa | sửa mă nguồn]

Lên ngôi xong, song song với việc tiến hành một số cải cách kinh tế, Chu Nguyên Chương liền cho thiết lập một chế độ trung ương tập quyền cao độ và thi hành những chính sách văn hóa bảo thủ và nghiêm ngặt. Một mặt, nhà vua cổ xúy loại văn nhằm ca tụng công đức của ḿnh; mặt khác, ông ra tay đàn áp văn nhân.

 

Theo GS. Phan Khoang, bởi nhà vua vốn vi tiện xuất thân, nên đối với các văn thần thường hay nghi kỵ, bề tôi dâng biểu chương trong có chữ ǵ vua ngờ là có ư nhạo báng ḿnh th́ bị giết hết[1].

 

Học giả Nguyễn Hiến Lê có ư kiến tương tự:

 

Cũng như Lưu Bang, v́ ít học, nên ông (Chu Nguyên Chương) nghi kỵ các văn thần... Sử chép có người khen ông là biết "đạo", ông hiểu là mỉa ông làm "đạo tặc". Một người khác nịnh ông là làm "tăng trí tuệ lên" (tăng trí), ông cho rằng chê ông có cái trí tuệ của thầy tăng (nhà sư)...Ông là ông vua Hán độc tài nhất trong lịch sử Trung Hoa, không kém Tần Thủy Hoàng[2].

Trong một bài viết trên Nguyệt san Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, th́ cho rằng có một vơ tướng đă to nhỏ với Chu Nguyên Chương rằng thiên hạ này là do nhà vua chinh chiến, trải bao hiểm nguy khó nhọc mới giành được; ngược lại, giới văn nhân ngồi không mà được hưởng. Và nếu phải dùng họ th́ không nên quá tin v́ giới văn nhân thường xoi mói, châm chọc, phỉ báng. Như Trương Sỹ Thành cả đời sủng ái văn nhân, cho họ có nhà cao cửa rộng…vậy mà khi nhờ chọn tên, họ lại chọn cho ông ta cái tên: Sỹ Thành. Viên tướng này giải thích: Trong sách Mạnh Tử, xưa có câu "Sỹ, thành tiểu nhân dă" (người kẻ sĩ thành ra kẻ tiểu nhân vậy). Cũng có thể dời dấu phẩy thành "Sỹ Thành, tiểu nhân dă" (Sỹ Thành là kẻ tiểu nhân). Câu chửi trích từ lời thánh hiền xưa, đến chết y cũng không vỡ lẽ ra, thật là đáng thương. Kể từ đó, Chu Nguyên Chương rất chú ư tới những bản tấu sớ do quần thần dâng lên, nghiền ngẫm từng câu từng chữ xem có ư phạm thượng nào không...[3]

 

Lược kể một vài vụ án

Thời rộ lên các vụ án văn tự, hầu như tất cả những người viết vô t́nh phạm câu chữ kỵ húy đều bị khép tội phỉ báng Hoàng đế. Nhẹ th́ họ bị chém đầu; nặng th́ bị chém ngang lưng, bị tùng xẻo...

 

Dưới thời Minh Thái Tổ

 

Giáo thụ Chiết Giang là Lâm Nguyên Lượng, Huấn đạo Bắc B́nh là Triệu Bá Ninh, Huấn đạo Phúc Châu là Lâm Bá Cảnh, Học chính Phong Châu là Mạnh Thanh...đều phạm tội, đơn giản chỉ v́ trong các bài biểu họ viết hộ cho quan trên dâng lên vua có hai chữ "tác tắc", mà chữ " tắc" (phép tắc) đọc na ná như " tặc" (giặc), nên Chu Nguyên Chương cho rằng "tác tắc" không phải để ca ngợi mà ám chỉ ông ngày trước là "đạo tặc" (bọn trộm cướp), nghịch tặc (kẻ phản nghịch), gian tặc (kẻ chuyện làm chuyện giả dối bất lương) và làm giặc! Thế là cả những người viết hộ và người dâng biểu đều bị lôi ra chém chết.

 

Tương tự, Hàng Châu phủ học giáo thụ là Hứa Nhất Khởi làm bài biểu tấu chúc mừng trong có câu "Quang thiên chi hạ, thiên sinh thánh nhân, vi thế tác tắc" (Dưới trời sáng láng, trời sinh thánh nhân, làm khuôn phép cho đời). Nguyên Chương đọc xong, liền xử tội chết v́ cho rằng câu văn trên Nhất Khởi đă ám chỉ ḿnh là tăng, là giặc. Bởi theo vua Minh, th́ chữ "thánh nhân" có ư nói ông là "tăng nhân" (hai chữ đọc cùng âm), là trọc đầu ("quang" gợi đến chữ " quang đầu" có nghĩa trọc đầu) và là giặc ("tắc" cùng âm với "tặc").

 

Tương tự, Giáo thụ huyện Úy Thị tên Hứa Nguyên cũng làm bài biểu tấu mừng, trong đó có tám chữ "Thể càn pháp khôn, tào sức thái b́nh" (Thể chế như trời phép tắc như đất, trau chuốt làm đẹp cảnh thái b́nh). Chu Nguyên Chương suy ra cho rằng "pháp khôn" nghĩa là h́nh phạt cạo trọc đầu và "Tảo sức thái b́nh" là "Tảo thất thái b́nh", có nghĩa sớm sẽ gặp binh đao loạn lạc. Vậy là Hứa Nguyên bị lôi ra xử tùng xẻo.

 

Thấy vậy, quan chức bộ Lễ đến xin Minh Thái Tổ hăy giáng một đạo dụ, để thần dân cứ theo thế mà theo.

 

Năm Hồng Vũ năm thứ 29 (1396), vua ra lệnh cho Lưu Tam Ngô, hàn lâm viện học sĩ soạn mẫu biểu khánh chúc tạ ơn, rồi ban bố ra thiên hạ để giới văn nhân học sĩ cứ thế mà theo.

 

Năm Hồng Vũ thứ ba cấm dân chúng đặt tên cho con là Thiên, Quốc, Quân, Thánh, Thần.

 

Năm Hồng Vũ thứ 26 lại cấm dân trăm họ đặt tên là Thái Tổ, Thánh Tôn, Long Tôn, Hoàng Tôn, Thái Thúc. Thậm chí cả những danh từ dân gian quen dùng vẫn bị cấm. Ví dụ như "y sinh" (thầy thuốc. Chữ "sinh" đọc giống chữ "tăng") chỉ được gọi là y sĩ, y nhân, y giả...[3]

 

GS. Nguyễn Khắc Phi cũng đă kể mấy mẩu chuyện như sau:

 

Cao Khải (1330-1374), người Tô Châu, được xem là một nhà thơ lớn nhất đời Minh. Cuối đời Nguyên, ông ở ẩn bên ḍng sông Ngô Tùng. Đầu đời Minh, năm Hồng Vũ thứ hai, được tiến cử biên soạn bộ Minh sử, ông đành miễn cưỡng vào kinh. Năm sau Chu Nguyên Chương ban cho ông chức quan cao là Hữu thị lang bộ Hộ, song ông nhất quyết từ chối, chỉ một mực xin được về quê, nên nhà vua giận lắm.

 

Sau, Tri phủ Tô Châu là Ngụy Quan xây dựng phủ đường trên nền cung điện của Trương Sĩ Thành, bị Nguyên Chương xử chém ngang lưng v́ cho thế là phạm tội đại nghịch. Khi tra xét án, biết được lúc dựng phủ đường này, Cao Khải có làm một bài văn trong đó có bốn chữ "hổ cứ long bàn" (hổ ngồi rồng nằm), Chu Nguyên Chương tức giận v́ cho thế là Cao Khải đă xui Ngụy Quan chống lại ḿnh. Cái giận cũ chưa nguôi nay lại thêm cái giận mới, cho nên Nguyên Chương ra lệnh chém Cao Khải ngang lưng giữa thành phố Nam Kinh, rồi c̣n sai xẻ thây làm 8 mảnh. Ngoài Cao Khải, các văn nhân rất nổi tiếng khác như Đới Lương, Trương Mạnh Kiêm cũng v́ thơ văn phạm húy mà bị giết...

 

Một nhà sư hiệu là Thủ Nhân ở núi Tứ Minh (Chiết Giang), được triệu về kinh. Ở đây, ông có làm bài thơ nhan đề là Phỉ thúy (Chim trả) như sau:

 

Kiến thuyết Viêm châu tiến thúy y,

Vơng la nhất nhật biến đông tê (tê).

Vũ mao diệc túc vi thân lụy,

Na đắc thu tâm tĩnh xứ thê?

 

Dịch nghĩa:

Nghe nói châu Viêm tiến áo trả,

Một ngày bủa lưới khắp nơi nơi.

Cánh lông c̣n khiến thân chim lụy,

Rừng thu sao được chỗ yên ngơi?

 

Chu Nguyên Chương cho đó là một bài thơ phỉ báng ḿnh, nên ra lệnh chém chết nhà sư.

 

Một nhà thơ khác, hiệu là Đức Tường ở Tiền Đường cũng được triệu về kinh, rồi cũng v́ một bài thơ Hạ nhật tây viên (Vườn phía tây ngày hè) mà bị chém. Nhà vua chất vấn từng câu một, trong đó có câu 2 như thế này: "Nhiệt thời vô xứ khá thừa lương". Đọc xong, nhà vua hỏi: nhà ngươi nói "lúc trời oi bức không có chỗ hóng mát", có phải là phúng thích h́nh pháp của ta quá nghiêm khắc không?...

 

Có lần, Chu Nguyên Chương đi thăm một ngôi chùa, thấy trên tường có người đề bài thơ như sau:

 

Đại thiên thế giới hạo mang mang,

Thu thập đồ tương nhất đại trang.

Tất cánh hữu thu hoàn hữu tán

Phóng khoan tá tử hựu hà phương!

 

Tạm dịch:

Thế giới bao la và bất tận,

Một bao chứa cất của thu vào.

Rốt cuộc có thu rồi có phát,

Rộng tay một chút ngại ǵ đâu!

 

Nhà vua cho thế là có ư châm biếm h́nh pháp quá nghiêm ngặt, bèn đưa toàn bộ những nhà sư trong chùa ra chém sạch!

 

Không chỉ đối với đương thời mà với cổ nhân, Chu Nguyên Chương cũng không khoan thứ. Ông cho rằng những câu trong cuốn Mạnh Tử, như:

 

Vua xem bề tôi như tay chân, th́ bề tôi coi vua như ḷng dạ,

Vua xem bề tôi như chó ngựa, th́ bề tôi coi vua như dân thường,

Vua xem bề tôi như đất cỏ th́ bề tôi coi vua như giặc cướp, như kẻ thù (dịch trong "thiên li lâu, hạ").

 

Nguyên Chương cho vậy là: "đại nghịch bất đạo", nên lệnh cho loại bỏ bài vị Mạnh Tử ra khỏi miếu thờ, và thủ tiêu tư cách Á thánh của ông.[4]

 

Ngoài những vụ án văn tự trên, theo Tiêu Lê, văn thần vơ tướng, c̣n bị càn quét triệt để hai lần nữa: Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Thừa tướng Hồ Duy Dung bị kết tội mưu phản, làm liên lụy đến hơn 3 vạn người vô tội. Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), Lam Ngọc cũng chịu chung số phận như vậy cùng với 2 vạn người…[5].

 

Dưới thời Minh Thành Tổ

Minh Thành Tổ.

Chu Nguyên Chương mất, con là Chu Lệ (được phong làm Yên Vương) kéo quân về tranh ngôi với cháu là Chu Doăn Văn. Tranh đoạt được, Chu Lệ xưng là Minh Thành Tổ, rồi ra lệnh giết hàng loạt quan lại trung thành với Chu Doăn Văn. T́nh h́nh chính trường rất thẳng, lưới văn tự lại càng nghiêm ngặt.

 

Bấy giờ, có một danh sĩ rất mọi người được trọng vọng, đó là Phương Hiếu Nhụ (hay Hiếu Nho), người Chiết Giang. Chu Lệ cho mời vào buộc phải viết "chiếu lên ngôi". Vị Văn học bác sĩ này không chịu làm, vua dọa giết hết cửu tộc. Hiếu Nhụ đáp: Dẫu giết hết mười tộc cũng không viết. Vua đưa bút ép, Hiếu Nhụ viết lớn bốn chữ: Yên tặc thoán vị (Giặc Yên cướp ngôi). Nhà vua nổi giận, sai phanh thây Phương Hiếu Nhụ ở chợ, giết hết chín tộc rồi c̣n cho giết cả con em của những bộ hạ cho đủ mười tộc, đúng như lời Hiếu Nhụ thách thức! Số người chết trong vụ án này, già trẻ trước sau bị giết tới mấy trăm người.

 

Cù Hựu, người Hàng Châu, là một nhà văn nổi tiếng nhất đời Minh, v́ làm mấy thơ tỏ nỗi bất b́nh mà bị tống giam rồi bị đày về vùng Bảo An (nay thuộc huyện Chí Đan, tỉnh Thiểm Tây)[6].

 

Sau khi Yến Vương Chu Đệ vào kinh, bèn lập tức treo thưởng bắt vua tôi Kiến Văn Đế như: Hoàng Tử Trình, Tề Thái, Phương Hiếu Nho, Thiết Huyền v v, đồng thời lục soát nội cung trong ba ngày, số cung nhân bị giết nhiều vô kể, Hoàng thái hậu cũng bị bắt giam trong cung cấm, ba người anh em của Kiến Văn Đế đều bị sát hại, Thái tử bị mất tích, một đứa con khác của Kiến Văn Đế tên là Chu Văn Khuê mới 2 tuổi bị cấm cố trong cung Quảng An, mãi đến thời Minh Anh Tông mới được thả ra, bấy giờ đã 57 tuổi, cơ bản không phân biệt được đâu là trâu, đâu là ngựa, đã hoàn toàn trở thành một thằng ngốc.

 

Khi Minh Thành Tổ còn là Yến Vương đang chuẩn bị khởi nghĩa tại Bắc Bình, mưu sĩ Diêu Quảng Hiếu từng khuyên rằng: "Phương Hiếu Nho là một bậc thầy trong thiên hạ, tuyệt đối không thể giết được". Chu Đệ sau khi sai người dập tắt lửa trong cung, bèn triệu văn học sĩ Phương Hiếu Nho đến khởi thảo chiếu thư để mình lên kế vị. Phương Hiếu Nho là trung thần của Kiến Văn Vương, ông mặc bộ đồ tang vừa đi vừa khóc bước vào điện, không thi lễ mà chỉ đứng khóc. Chu Đệ thấy vậy nói rằng: "Ta cũng là noi gương Chu Công phù trợ Thành vương mà thôi". Phương Hiếu Nho ngừng khóc hỏi Thành Vương hiện ở đâu, thì Chu Đê nói đã bị lửa thiêu chết rồi. Phương Hiếu Nho lại hỏi: "Thế sao không lập con của Thành Vương?". Chu Đệ đáp: "Nhà nước đang cần một ông vua đứng tuổi". Phương Hiếu Nho giận dữ quát lên rằng: "Thế sao không lập em của Thành Vương?".

 

Chu Đệ không biết đối đáp ra sao, liền bước xuống điện đến trước mặt Phương Hiếu Nho nói rằng: "Đó là việc trong nhà ta, tiên sinh hà tất phải hao tâm tốn sức ". Bấy giờ, người hầu đem giấy bút ra, Chu Đệ nói rằng: "Việc viết chiếu thư, phi tiên sinh không có người nào khác". Phương Hiếu Nho giật lấy giấy bút, viết lên một hàng chữ số rồi quăng bút xuống thềm điện, vừa khóc vừa nói rằng "Chết thì thôi, chứ đừng hòng mong tôi viết chiếu thư ". Chu Đệ nổi giận quát lên rằng: "Ta không để ngươi chết ngay được, chẳng lẽ ngươi không sợ ta Tru di cửu tộc ư ?". Phương Hiếu Nho cũng giương gân cổ lên nói rằng: Tru di thập tộc đã làm gì được tôi nào".

 

Lúc này, Chu Đệ đã trở lại ngồi trên ngai vàng, cơn giận bốc lên liền ra lệnh cho vệ sĩ dùng dao to cắt môi của Phương Hiếu Nho, vết dao rạch đến tận mang tai. Sau đó, Chu Đệ lại sai người bắt gia quyến cửu tộc, cộng thêm học trò của Phương Hiếu Nho nữa là thành ra thập tộc, cả thảy 873 người bị lôi đến chém chết ngay trước mặt Phương Hiếu Nho, Phương Hiếu Nho cố ghìm nước mắt, sau đó ông bị lôi ra xử lăng trì ở ngoài Tụ Bảo Môn, bấy giờ mới có 46 tuổi.

 

Thiết Huyền là Binh bộ thượng thư của Kiến Văn Đế cũng bị bắt vào điện. Chu Đệ ngồi trên ngự tọa, Thiết Huyền đứng quay lưng ở dưới cho đến khi chết cũng không quay lại nhìn Chu Đệ. Chu Đệ sai người cắt mũi và tai Thiết Huyền, đem nấu chín rồi nhét vào miệng ông hỏi rằng: "Thịt có ngọt không?". Thiết Huyền lớn tiếng đáp: "Thịt của trung thần hiếu tử làm sao lại không ngọt". Tức thì, Chu Đệ ra lệnh cắt mạch cổ tay ông, Thiết Huyền miệng cứ chửi rủa mãi cho đến chết. Chu Đệ tức giận, lại bắt cả cha mẹ Thiết Huyền đã ngoài 80 tuổi phát vãng đi Hải Nam làm khổ dịch, giết chết hai đứa con mới hơn 10 tuổi của ông, đồng thời đưa vợ và 2 con gái ông giao cho nhà chứa.

 

Còn Tề Thái, Hoàng Tử Trình cũng bị xử lăng trì và Tru di tam tộc.

 

Lưu Đoan là người chủ trì chùa Đại Lý đã bỏ trốn rồi sau bị bắt dẫn đến trước điện, Chu Đệ hỏi rằng: "Phương Hiếu Nho là người thế nào ?". Lưu Đoan cười đáp: "Là trung thần". Chu Đệ lại hỏi: "Còn ông bỏ chùa chạy trốn có coi là trung thần không ?".Lưu Đoan cứng cỏi đáp: "Tôi cũng vì muốn sống để sau này báo thù mà thôi". Chu Đệ nổi giận liền sai người cắt mũi và tai Lưu Đoan, rồi cười hỏi Lưu Đoan máu me đầy mặt rằng: "Bây giờ ngươi mặt mũi thế này còn coi là người nữa không?". Lưu Đoan đáp: "Khuôn mặt ta là mặt trung thần hiếu tử, chết xuống âm phủ còn có mặt mũi gặp thái tổ hoàng đế". Chu Đệ càng thêm bực tức, liền vung gậy đập chết Lưu Đoan.

 

Chu Đệ cả thảy đã giết hơn 10 nghìn trung thần của Kiến Văn Đế cùng gia quyến, trong lịch sử chưa từng có vụ tàn sát quan lại đối phương quy mô như vậy. 22 năm sau, khi Chu Cao Sí con trai của Chu Đệ lên nối ngôi, mới hạ chiếu phế bỏ kiếp nô lệ cho gia quyến của các trung thần triều đại Kiến Văn Đế.

 

Hậu quả

Sách Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 3) có đoạn:

 

Lưới văn chương ở thời kỳ đầu Minh cực kỳ nghiêm ngặt, các văn sĩ thường chỉ nhầm một chữ, một câu mà mắc họa...V́ thế, trong sáng tác các văn nhân phải cẩn thận, hết sức tránh nói đến chính trị. Điều đó, lư giải v́ sao thơ văn thời này rất ít bài phản ảnh hiện thực, mà tràn ngập một không khí điểm xuyết thanh b́nh và ca ngợi công đức, nhằm thích ứng với nhu cầu của giai cấp thống trị mới.

Ngoài ra, để tiến thêm một bước trong việc khống chế và trói buộc tư tưởng của tầng lớp trí thức, gia cấp thống trị đă ra sức đề xướng triết học Tŕnh Hạo-Chu Hi. Hơn nữa, Minh Thành Tổ đă ra lệnh Hồ Quảng, Dương Vinh biên soạn lại Tứ thư, Ngũ kinh, Tính Lí đại toàn, và buộc học sinh trong cả nước phải học. Và muốn cho tầng lớp trí thức cam tâm cúi đầu phục vụ ḿnh, ông ta c̣n đặt ra lối thi cử bằng văn bát cổ, cốt làm hạn chế tư tưởng của giới nho sinh.

Tóm lại, trừ tiểu thuyết ra, thành tựu văn học đầu Minh không lớn.[7]

Chú thích

^ Phan Khoang, Trung Quốc sử lược (in lần thứ tư). Văn sử học xuất bản, Sài G̣n, 1970, tr. 278

^ Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (tập 2). Nxb Văn hóa, 1997, tr. 119.

^ a ă Hữu Cường, Những vụ án văn tự đầu đời Minh trên Nguyệt san Pháp luật: [1].

^ Nguyễn Khắc Phi, Thơ văn cổ Trung Hoa-mănh đất quen mà lạ. Nxb Giáo Dục, 1999, tr. 331-334.

^ Tiêu Lê, Những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc (tập 3), Nxb Đà Nẵng, tr 250-251.

^ Theo Nguyễn Khắc Phi, sách đă dẫn, tr. 330-336. Có tham khảo thêm GS. Phan Khoang, Trung Quốc sử lược, tr. 279.

^ Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 3). Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xă hội Trung Quốc. Bản dịch tiếng Việt do Nxb Giáo dục Việt Nam ấn hành, 1995, tr. 191-192.

 

Nguyên do là ông lập con trưởng làm thái tử, nhưng thái tử chết sớm, ngôi vua về cháu nội ông, tức Huệ Đế.

Huệ đế thường lo về cái loạn các phiên vương ( chư hầu ) mạnh thế có thể làm nguy cho triều đ́nh như cái loạn " bảy nước" đời Hán, đem việc đó bàn với hai người thân tín - một người là hoàng tử - t́m cách giải quyết, rồi tước trừ năm sáu phiên vương, một số bị xử tội chết.

Vua nước Yên tên là Lệ, tại Yên Kinh ( Bắc kinh) là con thứ vua Thái Tổ ( Chu Nguyên Chương), vốn giỏi dùng binh, có nhiều tướng sĩ, thấy ḿnh bị nghi ngờ, canh chừng ngặt quá, sợ không thoát khỏi cái họa của năm sáu phiên vương kia - và cũng muốn nhân cơ hội, chiếm ngôi của cháu nên lấy cớ là để giết hai kẻ thân tín của Huệ đế đă "" gây tai họa" ra tay trước , cử binh về đánh kinh đô, và gọi binh đó là binh " tĩnh nạn" ( binh dẹp cái nạn ở triều đ́nh) .

Tại triều đ́nh, các tướng giỏi đă khổ cực với Chu Nguyên Chương đă bị Chu giết hết rồi, không c̣n ai chống cự nổi với quân " tĩnh nạn " nên thua to. Huệ đế sai sứ đến Yên xin nghị ḥa, nhưng không thành. Yên vương đánh kinh đô , một số hoạn quan biết Huệ đế không sao giữ nổi ngôi, mật báo t́nh h́nh kinh sư cho Yên vương , làm nội ứng, tướng giữ thành xin hàng, trong cung phát hỏa , Huệ đế không biết sống chết ra sao. Người ta nghi rằng ông ta trốn khỏi kinh đô bằng một con đường hầm và xuống phương Nam. Có sách bảo ông trốn làm thầy chùa ở phương Nam, gần chết mới đưa về Bắc làm lễ chôn cất theo nhà vua.

Việc đó xảy ra năm 1402. Vậy là Huệ đế chỉ ở ngôi được bốn năm.

Lệ lên ngôi hoàng đế rồi, tức vua Thành Tổ. Vụ cướp ngôi này bị thanh nghị rất chê. Ông cũng tàn nhẫn như cha, một mặt giết nhiều bề tôi triều trước, làm liên lụy đến vô số người khác, một mặt sai Văn học bác sĩ là Phương Hiếu Nhụ thảo tờ " chiếu lên ngôi " để có vẻ hợp lệ một chút.

Khi ông đem quân đánh kinh sư, một vị ḥa thượng đă dặn ông: " Phương Hiếu Nhụ tất không hàng đâu, nhưng xin ông đừng giết. Giết Nhụ th́ cái ṇi đọc sách ( tức theo đạo thánh hiền) trong thiên hạ sẽ tuyệt mất". V́ vậy, khi gọi Hiếu Nhụ vào, Yên vương vỗ về ngay:

- Tiên sinh đừng tự làm khổ thân, tôi chỉ muốn theo Chu công mà giúp Thành vương đấy thôi. ( 1)

Hiếu Nhụ hỏi:

- Thành vương ở đâu?

- Hắn tự thiêu rồi.

- Thế sao không lập con Thành vương?

- Đó là việc trong nhà Trẫm.

Đáp rồi, Thành tổ kêu tả hữu đưa bút giấy cho Hiếu Nhụ:

- Thảo tờ chiếu để ban bố trong thiên hạ, không nhờ tiên sinh th́ không được.

Hiếu Nhụ, liệng cây bút xuống đất:

- Chết th́ chết, không chịu thảo.

Thành tổ giận, sai phanh thây ông ở chợ ( 2). Năm đó ông 46 tuổi. Vợ và con đều tự tử. Họ hàng, bè bạn trước sau bị giết tới mấy trăm người.

Vụ đó là một cái tội nữa của Yên vương Lệ, mà cũng là sự dă man của luật Trung Hoa: con cháu có tài, đức, có công với quốc gia, thưởng công cha mẹ, ông bà th́ nên, có tội với quốc gia, triều đại th́ sao lại tru di tam tộc( họ cha, họ mẹ, cả họ vợ nữa) với cửu tộc?

Loạn thất quốc đời Hán, loạn tĩng nạn đời Minh - và vô số những vụ thoán thí khác nữa cho ta thấy một trong nhiều tệ của chế độ quân chủ Trung Hoa, nói chung là của phương Đông. Ở thời đại phong kiến, quân chủ , chế độ tốt đẹp hơn cả là chế độ truyền hiền chứ không truyền tử - Will Durant trong cuốn Bài học của lịch sử : The Lessons of History - New York 1968. gọi là lập tự chứ không thế tập, như thời năm vua Nerva, Trajan, Hadrien, Antonin và Marc Aurèle, kế vị nhau làm vua La Mă từ 96 đến 181 sau T.L.

Durant viết: Renan khen rằng " thế giới chưa bao giờ được một loạt minh quân tài giỏi như vậy ". Sử gia Gibbon cũng bảo: " Nếu phải chỉ ra một thời đại mà nhân loại được sung sướng nhất, thịnh vượng nhất, th́ người ta nghĩ ngay đến thời từ Nerva lên ngôi tới khi Marc Aurèle chết. Mấy triều đại đó gom lại thành một thời đại duy nhất trong lịch sử mà nhà cầm quyền chỉ chuyên lo tới hạnh phúc đại dân tộc" . Trong thời rực rỡ đó các dân tộc qui phục La Mă lấy làm sung sướng về thân phận của họ, chế độ quân chủ không có tính cách thế tập mà có tính cách lập tự: nhà vua lựa người nào có tài năng nhất mà nhận làm con nuôi, chỉ bảo cho việc trị nước rồi tuần tự giao phó quền hành cho. Chính sách đó không gặp trở ngại, một phần v́ cả Trajan lẫn Hadtien đều không có con trai, c̣n các con trai của Antonin th́ chết sớm.

Marc Aurèle có một người con trai tên là Comnode, nối ngôi ông v́ vị hiền triết đó ( Marc Aurèle) quên không chỉ định một người kế vị, tức th́ cảnh hỗn loạn phát ra liền. ( Bài học của lịch sử - Ch.X).

Theo truyền thuyết th́ Trung Hoà cũng có một thời đại như vậy, thời vua Nghiêu, vua Thuấn và vua Vũ, Thuấn là bề tôi của Nghiêu được Nghiêu lựa chọn rồi truyền ngôi cho. Sau vua Vũ thí ngôi vua truyền tử chứ không truyền hiền nữa, có tinh cách thể tập rồi. Sự thực có lẽ không đúng hẳn như vậy, mà Nghiêu, Thuấn, Vũ chỉ là những tù trưởng được các bộ lạc bầu lên.

Khổng tử cho rằng thời đó là hoàng kim thời đại của Trung Hoa, dân chúng sung sướng, tối không nhà nào phải đóng cửa , đi đường không ai nhặt của rơi ... Trong hơn hai ngàn năm sau, các triết gia Trung Hoa đều tin như ông. Vậy chúng ta có thể đoán rằng, Khổng Tử không nói ra chứ thực tâm thích chế độ quân chủ truyền tử , thế tập của nhà Chu đấy thôi. Lỡ sống ở đời Chu, ông phải đem hết tâm trí, cải thiện chế độ của Chu bằng cách vạch rơ bổn phận của vua, tư cách ông vua phải có, nếu vua không đủ tư cách, không làm tṛn bổn phận th́ phái " chính danh" , nghĩa là phải t́m người khác thay, v́ không c̣n xứng làm một ông vua nữa.

Trong hai ngàn năm, dân tộc Trung Hoa từ vua trở xuống đều theo học thuyết của Khổng, mà chế dđộ quân chủ của Trung Hoa fcũng như mọi chế độ quân chủ trên thế giới, thành công rất ít, nó chỉ có cái lợi là có tính cách liên tục, nhưng hại th́ rất nhiều; mười ông vua may lắm chỉ được vài ông khá, c̣n th́ đa số hoặc ngu độn, hoặc vô trách nhiệm, lạm dụng quyền hành, cuồng ; hại v́ những chiến tranh kế vị - như vụ " tĩnh nạn "- làm cho dân chúng lầm than, ngay hoàng tộc cũng khốn đốn, chết chóc; trong xă hội thời quân chủ, không giới nào có nhiều kẻ chết bất đắc l ḱ tử như giới hoàng tộc. Đất đai càng rộng, quốc gia giàu, quyền hành của vua càng lớn th́ cái ngai vàng càng bị nhiều kẻ tranh giành: từ anh em ruột thịt, tới chú cháu, cả mẹ con, bà cháu. Có ai làm thống kê xem trong mỗi triều đại, có bao nhiêu người trong hoàng tộc, kể cả nội ngoại chết v́ ham cái ngai vàng?

******

(1) Chu công đời nhà Chu là em vua Vơ vương, chú của Thành Vương. giữ chức nhiếp chính, giúp vua Thành vương lúc đó c̣n nhỏ. Yên vương Lệ cũng là chú của Huệ đế, tự coi ḿnh như Chu công và coi Huệ đế như Thành vương

(2) Có sách chép khác:

- Yên vương dọa giết chín họ ông, Ông đáp: "Giết cả mười họ cũng chẳng sao ".

Sau đó chín họ của của Nhụ bị tru di. Theo Từ Nguyên th́ luật đời Minh, chín họ ( cửu tộc) trở đời ḿnh và bốn đời sau ḿnh. Nghĩa đó không thông , nên tôi theo truyền thuyết trên. Bốn đời trước, tức ông nội của ông nội Hiệu Nhụ đă chết rồi, bốn đời sau, tức cháu của cháu th́ chưa sanh, làm sao giết được? Vả lại , như vậy phải gọi là cửu đại chứ sao lại gọi là cửu tộc?

THÀNH TỔ ( 1403 - 1424 )

Lên ngôi rồi, Thành Tổ ( niên hiệu là Vĩnh Lạc) bỏ Nam Kinh ở Kim Lăng mà dời đô lên Bắc Kinh ( Yên Kinh).

Bắc Kinh dưới triều Nguyên đă được xây dựng lại cho rộng hơn, rực rỡ hơn, rất tốn kém, nay Thành Tổ lại sửa sang, xây cất, mở rộng thêm nữa, và thành trung tâm của văn minh Trung Hoa cho tới ngày nay, lớn hơn Nam Kinh nhiều. Các du khách, các phái đoàn ngoại quốc hễ tời Bắc Kinh th́ đi thăm Tử cấm thành ( có tên đó v́ có những bức tường cao sơn màu tía bao vây cấm thành - nơi có cung điện), các vườn Thượng uyển rất rộng như Di hoà viên, rồi lên phía Bắc coi Vận lư trường thành, sau cùng là các lăng tẩm của vua triều Minh. Những kiến trúc đó tiêu biểu cho kiến trúc, văn minh Trung Hoa và đều xuất hiện hoặc phát triễn, tu bổ ở đời Minh cả.

Thành tổ phá thành của nhà Nguyên, xây lại thành mới vuông vức chu vi trên 21 cây số, tường cao 13 thước, tất cả có chín cái cửa lớn. Ở giữa là khu cung điện vuông vắn chu vi tám cây số. Chung quanh cung điện lại có một cái hào dài hơn ba cây số. Cung điện hướng về phía Nam, ở ngay trên cái trục chính của kinh đô Bắc Kinh, nơi đó gọi là hoàng thành v́ nóc lợp bằng ngói màu vàng, cột gỗ sơn đỏ. Các bực đưa lên điện đều bằng cẩm thạch trắng, cột trụ đắp đồ sứ trắng hoặc lam.

Phía Nam nội thành đó lại thêm một khu h́nh chữ nhật có 7 cửa, gọi là ngoại thành , nó rộng hơn thành trong một chút, mà sâu chỉ bằng nữa. TRừ ngoài vô, phải qua tám cái cửa đồ sộ rồi mới tới điện trong cấm thành.

Lăng tẩm triều Minh rải rác trên khắp một thung lũng, trên mặt đất rất nhiều tượng đá h́nh người và loài vật, trong mộ chôn vô số bảo vật, Mao Trạch Đông đă cho khai quật một số đem qua Châu Âu triển lăm.

Coi các cung điện vào lăng tẩm thời đó, chúng ta mới thấy được các vua Minh thích sự đồ sộ và tráng lệ ra sao.

Khi Chu Nguyên Chương dồn được các đạo quân Mông Cổ về các đồng cỏ của họ ở phương Bắc rồi, ông cho xây cất một trường thành mới để ngăn họ không cho xâm lấn Trung Quốc nữa, v́ trường thành xây cất đời Tần Thủy Hoàng, tới đời Đường không c̣n là biên giới nữa, nhiều chỗ đă sụp đổ. Trường thành mới nằm cách xa trường thành cũ, về phía Nam, phía Đông từ Sơn hải quan ( Triều Tiên), phía Tây tới Ninh Hạ, dài hết thảy 12.700 cây số ( coi bản đồ 129). Chu giao cho 9 chư hầu cai trị, giữ ǵn, mỗi chư hầu một khúc. Ngoài công dụng ngăn các rợ phương Bắc, nó c̣n là một con đường giao thông b nữa để tiện lập các đồn điền phía biên viễn, và để kiểm soát các rợ.

<< H́nh >> Bắc Kinh đời Minh - Thanh ( do người Nhật vẽ)

Từ khi Kinh Đô đời lên Bắc Kinh th́ miền Hà Bắc hóa ra rất quan trọng, và triều đ́nh phải sửa sang lại vận hà để nối Bắc Kinh với miền Giang Nam.

Vừa xây trường thành. Thành Tổ vừa đem quân dẹp Mông Cổ. Sở dĩ ông dời đô lên Bắc Kinh chính là để khống chế cả miền Trung Á, chứ ông biết dư rằng Bắc Kinh ở gần biên giới, dể bị Mông Cổ gây rối. Nam Kinh hiện nay chỉ là kinh đô của những thời muốn phát triển ngoại thương. Về điểm đó ông có hùng tâm hơn cha.

Ông cũng theo chính sách đời Hán, vừa dùng vơ lực, vừa vỗ về, vừa dùng ngoại giao để chia rẽ các rợ du mục, chú ư chỉ để phá cái thế mạnh của Mông Cổ, chứ không muốn chiếm đất của họ.

Ông nhiều lần chiêu dụ Mông Cổ, họ vẫn không hàng, một lần ông sai một tướng đi đánh, bị thua. Sau ông phải thân chinh đi dẹp. Năm 1410 đem 100.000 quân với 30.000 cỗ xe chở lương thực, binh nhu, và một số tặng vật để lấy ḷng rợ Olrat ( ? ) mà yêu cầu họ trung lập. Trận đó Môngt Cổ thua to, xin hàng rồi sau lại phản. Ông phải thân chinh ba lần nữa, một lần- năm 1422- ông dẩn một đoàn quân 235.000 người với 117.000 cổ xe, mỗi cổ hai con lừa. Quân Mông Cổ trốn thoát qua phía Tây, quân Trung Hoa cướp bóc được rất nhiều rồi trở về. Hai trận sau, năm 1423 và 1424, kết quả cũng như vậy, và trong trận cuối, ông th́nh ĺnh chết. Từ đó quân Mông Cổ không dám lấn Trung Hoa nữa.

Về phía Nam, Thành Tổ cũng tính mở mang bở cơi. Thời đó, ở nước ta. Hồ Quư Li chiếm ngôi nhà Trần, con là Hồ Hán Thương dâng biểu sang Thành Tổ nói dối là nhà Trần hết người, y là cháu ngoại, lên thay, được Thành Tổ phong làm An Nam Quốc vương. Sau đó, một người tự nhận là con vua Trần Nghệ Tôn qua tâu rơ t́nh h́nh và xin binh phục thù. Thành Tổ sai sứ sang trách, họ Hồ dâng biểu tạ tội, Thành Tổ cho người đưa người con Trần Nghệ Tôn đó về nước, đến Chi Lăng, tướng của Hồ đón, đem về rồi giết. Thành tổ giận, sai Trương Phụ sang diệt nhà Hồ, bắt cha con họ Hồ đưa qua Trung Hoa, rồi không kiếm con cháu nhà Trần để trả nước, mà chiếm luôn nước ta, đặt Bố chính ti để cai trị, nước Chiêm Thành cũng phụ thuộc ti đó 1407 ).

Khi đoàn quân viễn chinh sắp lên đường,Thành tổ ra lệnh cho viên tướng Chu Năng như sau:

- " Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách vở và bản in của đạo Phật và đạo Lăo, c̣n th́ mọi sách vở, văn tự, cả những dân ca, sách dạy trẻ ( .....) đều phải đốt hết, một mảnh, một chữ cũng không chừa. Những bia nào Trung Hoa xây dựng từ trước th́ đều giữ ǵn cẩn thận, c̣n các bia do An Nam dựng th́ phá hủy cho hết ....."

Chính sách của nhà Minh tàn bạo như vậy.

Nhà Trần bất b́nh, nổi lên chống. Thành Tổ phái Trương Phụ qua lần nữa ( 1413 ) dẹp được.

Nhưng năm sau ( 1418). Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, được Nguyễn Trăi giúp, quyết đuổi quân Minh về nước. sau mười năm gian khổ, quân ta thắng được Vương Thông, tướng Minh , và Vương Thông phải xin hàng. Nhưng Thành tổ đă chết trước rồi, không phải nuốt cái nhục đó.

Hai đời vua sau, Nhân Tôn và Tuyên Tôn, ngắn ngủi thôi, cộng lại chỉ được 12 năm, nhưng biết thương dân, dùng hiền thần, nên Trung Quốc được thái b́nh. Thời đó là thời cực thịnh của nhà Minh. Tuyên Tôn tuy thất bại ở nước tâ Lê Lợi chĩ giữ lệ triều cống thôi mà nước ta tách khỏi bản đồ Trung quốc- nhưng ông có công dẹp được một cuộc xâm lấn của một rợ ở phương Bắc, và biên cảnh phía đó được yên ổn.

 

 

 

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: