Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

Cá Chết Thú Chết Hàng Loạt

 

Cứ êm ái chết đúng quy tŕnh như đàn cá?

 

(Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành)

 

 

 

 

Suốt một tháng qua, người dân cả nước bức xúc, dư luận quốc tế quan ngại trước tin tức về ô nhiễm Biển Đông, cá chết hàng loạt từ ven biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế và đang c̣n lan rộng. Vụ cá chết dọc ven biển lại thêm 1 chỉ dấu cho thấy nước Việt Nam sẽ chết đúng quy tŕnh và êm ái, chết từ từ và chết toàn thân! trước tốc độ cướp nước và bán nước của 2 đảng CS Trung Quốc và Việt Nam đang phối hợp rất ăn ư với nhau, và phía CSVN có vẻ sẽ ngụy trang khéo hơn, sẽ làm vài việc um xùm gây ảo vọng cứu nước để làm cho triệt tiêu sự cảnh giác và phẫn nộ của dân nếu nét dân trí đáng quư ấy vẫn c̣n thoi thóp trong dân.

Nhân sự kiện này, từ thành phố Đà Lạt, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đă có cuộc trao đổi với nhà báo Tràn Quang Thành với nội dung như sau:

Trần Quang Thành : Xin chào Tiến sĩ Hà Sĩ Phu

Hà Sĩ Phu : Xin chào nhà báo Trần Quang Thành

TQT : Suốt tháng nay, cả nước ta vô cùng bứt rứt v́ biển Đông đang bị ngộ độc, cá chết hàng loạt, cuộc sống nhân dân bị đe dọa, an toàn của đất nước ta đang bị xâm phạm. Nhiều người nói rằng đây là một chỉ dấu nước Việt Nam sẽ chết đúng quy tŕnh một cách êm ái, chết từ từ, chết toàn thân, theo đúng như âm mưu thâm độc, nhà cầm quyền Việt Nam đă cấu kết, làm tay sai cho nhà cầm quyền Cộng sản Trung quốc. Ông b́nh luận sao về vấn đề này ạ?

HSP : Trước cảnh cá chết hàng loạt ven biển Đông các tổ chức XHDS có thảo một bản Tuyên bố vả gửi cho anh em, tôi kư ngay nhưng với một lời nói thêm rằng: Vụ này cũng là một vụ lớn, ảnh hưởng trên một diện tích rất to, từ 4 tỉnh sẽ lan ra Bắc vào Nam, đời sống ngư dân sẽ chết dở, v́ ven biển th́ ngộ độc rồi, nếu đánh cá ngoài khơi xa sẽ gặp đội quân tàu cá Trung quốc đă được vũ trang, nó tiêu diệt, thế th́ dân sống bẳng nghề cá sẽ chết. Người tiêu dùng trên cả nước sẽ sợ không dám ăn tôm cá, hải sản, mà đó là những thức ăn “đầu vị” th́ nguy hiểm quá. Về y tế, chất độc sẽ tàn hại sức khỏe người dân thế nào? Nếu chỉ là một cơ sở công nghiệp của Đài Loan thôi mà gây tác hại lớn và toàn diện đến môi trường cả nước như thế th́ vấn đề cũng đă lớn quá rồi.

Nhưng tác hại to lớn ấy cũng chỉ là vấn đề rất nhỏ so với mối nguy hiểm lớn hơn nhiều là cái vận mệnh của đất nước. Hăy liên hệ đến vị trí Vũng Áng là nơi rất hẹp, rộng có 50km, và hiểm yếu có thể cắt đôi đất nước, và Formosa ngày càng có nhiều liên quan đến Trung quốc là kẻ muốn nô dịch nước ta, th́ vấn đề ở đây là chuyện mất nước! Nó làm tiêu diệt cái ṇi giống ḿnh, gây khó khăn toàn diện cho dân tộc ḿnh để triển khai kế hoạch Bắc thuộc mới. Vấn đề quá lớn! Tôi đă nêu ư kiến này và chắc nhiều anh em cũng đồng ư: Đây không phải chỉ là chuyện cá chết mà báo hiệu cả Dân tộc Việt Nam Tổ quốc Việt Nam sẽ chết dần chết ṃn, hết việc nọ đến việc kia, chết một cách êm ái, cứ lẳng lặng như thế mà chết, chết  một cách rất đúng quy tŕnh, cái quy tŕnh Bắc thuộc đă được thiết kế ngay từ khi cái chiến khu Việt Bắc được nối liền với Trung quốc Cộng sản năm 1950. Một quá tŕnh chết rất Cộng sản, trong ảo vọng, cứ từ từ mà chết, có kêu la lằng nhằng vài tiếng cũng chẳng làm ǵ.

Trước một vụ việc gây động lương tâm như thế th́ khi có một bản Tuyên bố, lương tâm bắt ta phải kư ngay. Nhưng ở tôi có mâu thuẫn giữa một bên là trái tim nóng, một bên là cái đầu lạnh. Trước đại họa của Dân tộc, trái tim tôi bắt tôi phải tham gia lên tiếng, nhưng cái đầu lạnh của tôi lại thầm mách bảo: phải lên tiếng thôi, nhưng khó thoát lắm, khó thoát lắm, đă rúc vào bẫy sâu thế này th́ khó thoát lắm. Kư hàng chục hàng trăm cái có khi cũng chẳng ăn thua ǵ, Cùng lắm là đánh thức được một số đảng viên, một số nhân dân, so với số 0 (số không) trước đây th́ tưởng là nhiều nhưng so với con số 4 triệu đảng viên và 90 triệu dân th́ chẳng thấm tháp ǵ trước tốc độ cướp nước và bán nước quá nhanh và quá vững chắc của 2 đảng CS cứ thỏa thuận tay đôi với nhau trên đầu nhân dân. Phải thẳng thắn hiểu rằng trước mắt th́ hiệu quả của một thiểu lên tiếng như thế cũng chưa được bao nhiêu đâu.

TQT: Thưa ông HSP, ván cờ cướp nước và bán nước đang gây cho nước ta nguy cơ rất nguy ngập. ĐCS Trung quốc th́ quyết chiếm nước ta, ĐCSVN th́ quyết làm tay sai bán nước cho Trung quốc. Vậy chúng ta làm, sao để gạt bỏ được nguy cơ đó thưa ông?

HSP: Thưa ông, muốn loại bỏ một nguy cơ th́ phải biết rơ nguyên nhân của tai họa và thực trạng tương quan lực lượng để biết địch biết ta. Không nhận thức rành mạch được hai điều đó th́ không thể giài bài toán.

Về nguồn gốc th́ phải biết toàn bộ kế hoạch Bắc thuộc mới, Tàu muốn cai trị nước ta một lần nữa, được thiết kế một cách bài bản, sâu xa và toàn diện trên cái nền Cộng sản, cho nên vẫn đứng trên cái nền tảng này th́ bài toán cứu nước không có lời giải! Quốc gia CS có đặc điểm là quyền lực tập trung tuyệt đối, ai chẳng biết sự “lănh đạo” của đảng là trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối, dân chỉ là con số không về quyền lực, chỉ là công cụ thực hiện điều đảng muốn, Đă là hai nước CS th́ hai ĐCS cầm đầu hai nước cứ ngồi làm việc với nhau, nhưng hai đảng có b́nh đẳng đâu, một đảng vừa nhỏ lại vừa chịu ơn, luôn phải nhờ vả, ông Hồ đứng đầu ĐCSVN cũng từ CS Trung quốc, từ quân đội Trung quốc mà ra, c̣n một đảng th́ vừa lớn, vừa là chủ nợ lại vẫn rắp tâm xâm lược một cách tuyền kiếp, th́ thử hỏi điều ǵ sẽ xảy ra trong các cuộc “hội đàm cấp cao” giữa “chủ và tớ” ấy? Hai đảng rất chênh lệch về tư thế ấy cứ làm việc song phương với nhau, đảng nhỏ và chịu ơn đương nhiên là bị lép vế, dân có được biết ǵ đâu?Chuyện ở Thành Đô là rất rơ, đó là chuyện mất nước.

Một nước muốn xâm lược một nước khác mà dùng vũ lực th́ vướng nhân dân, rất khó khăn và tốn kém.Trung quốc rất khôn, biết thừa muốn chiếm một nước th́ tốt nhất là chiếm cái đầu năo của nước ấy.Ở một nước dân chủ th́ cái đầu năo cũng chưa là ǵ v́ c̣n nhân dân.Ở một nước CS th́ chiếm được cái đầu năo là chiếm tất cả. Quyền lực của cả cái nước VN đă tập trung trong tay ĐCS, toàn đảng lại tập trung hết quanh cái điểm tựa là Hồ Chí Minh. Tất cả sức mạnh hút vào một điểm th́ chỉ cần chiếm lĩnh cái điểm đó là xong thôi.Cho nên điểm tựa cho cả kế hoạch Bắc thuộc mới là tựa trên ông Hồ Chí Minh, từ đó chi phối cả ĐCSVN, c̣n nhân dân VN bị đứng ngoài cuộc.

Nay một số người muốn chống Bắc thuộc nhưng lại vẫn muốn đứng trên cái nền CS để Thoát Trung, lại dùng đúng cái điểm tựa Hồ Chí Minh làm sức mạnh tạo một ĐCSVN tiến bộ để lănh đạo cả nước làm cuộc Thoát Trung! Tôi đă đặt câu hỏi thế này: Nó xâm lược nó tựa trên ông cụ Hồ ( phải giữ vốn quư là những ǵ bác Hồ đă cùng bác Mao đă dày công xây đắp!),nay chống xâm lược cũng tựa vào đúng cái điểm tựa ấy th́ phải xét xem thực chất điểm tựa ấy thuộc về ai, ai sử dụng được?

Rất nhiều dẫn chứng đă cho thấy cái điểm tựa HCM đă hoàn toàn nằm trong  mưu đồ khuynh loát sâu kín của Trung quốc rồi, điểm tựa ấy Trung quốc dùng được chứ ḿnh không dùng được đâu. Ông ấy xuất thân từ Giải phóng quân Trung quốc (với tên Hồ Quang), từ Trung quốc mới về Pắc-bó, gần chục năm cuối cùng ở bên Tàu là chính, lấy 2 người vợ Tàu, và mỗi lần cần Trung quốc viện trợ th́ ông ấy phải kư những hiệp ước ǵ đó chứ không thể tự nhiên cho không? Trong mối quan hệ như thế Trung quốc chỉ cần “trói” một điểm nút HCM thôi là đủ trói cả ĐCSVN và dùng ĐCSVN trói cả dân tộc này rồi…

C̣n nhớ có lần ông Trần Quang Thành phỏng vấn tôi về khu tượng đài HCM 1400 tỷ ở Sơn La, nhiều người bảo làm như vậy là lăng phí tiền của trong khi nước c̣n nghèo, tôi bảo vấn đề không phải sợ lăng phí nhiều tiền mà v́ h́nh tượng ấy đang bị Trung quốc sử dụng để trói tay dân Việt Nam trước nạn Bành trướng, v́ h́nh tượng có hại nên không thể xây dựng dù chỉ tốn một đồng.

Tóm lại, về câu hỏi ông đặt ra, làm thế nào để Thoát Trung, tôi kết luận thế này: Thoát Trung là một công cuộc không đơn giản, rất khó khăn và lâu dài. Nhưng rút gọn lại như một triết lư, như cái cốt lơi của vấn đề th́ “Muốn Thoát Trung phải Thoát Cộng, mà muốn Thoát Cộng th́ phải Thoát được Hồ”. Nếu bảo Việt Nam không thể Thoát Hồ, không thể Thoát Cộng được đâu th́ điều đó cũng có nghĩa là xin thua luôn, cứ chịu Bắc thuộc thôi, Việt Nam không thể Thoát Trung được! Nạn Bắc thuộc mới sẽ diễn ra đúng như quy tŕnh và bất khả kháng!?

Như tôi đă bộc lộ với ông, khi nói vấn đề này tôi luôn gặp xung đột giữa trái tim nóng và cái đầu lạnh. Về t́nh cảm tôi không bao giờ muốn, không bao giờ tin rằng nạn Bắc thuộc mới do trào lưu CS hai nước thiết kế ra cho đất nước ḿnh đă là định mệnh đau đớn, cứ từng bước đi vào cơi chết một cách êm ả như thế, không c̣n lối thoát, những yếu tố tốt không thể biến hết được, nên tôi vẫn hăng hái kư vào bản này bản kia, phân tích điều này điều khác. Nhưng cái đầu quen tư duy khoa học của tôi, căn cứ vào quá tŕnh thực tiễn lại bảo tôi rằng con mồi đă rúc sâu vào bẫy đến thế, ván cờ đă đi nhầm nhiều nước ngớ ngẩn như thế th́ kết quả đă được định h́nh, thoát ra được là cực kỳ khó, cực kỳ khó như không tưởng vậy. Muốn Thoát Trung th́ phải Thoát Cộng,muốn Thoát Cộng th́ phải Thoát Hồ, xă hội như thế này làm sao làm được như thế?

TQT:  Thưa ông, cứu nước là nhiệm vụ chung của toàn dân, của cả dân tộc. Chúng ta đă từng có truyền thống thắng quân Tàu xâm lược. Qua bao nhiêu thế kỷ, bao nhiêu triều đại, vậy đất nước chúng ta hiện nay, với 90 triệu dân với tinh thần bảo vệ Tổ quốc, dù kẻ xâm lược nào cũng không ngần ngại, vậy bây giờ muốn cứu nước th́ phải dựa vào ai, và trách nhiệm của Trí thức trong cuộc cứu nước này là thế nào thưa ông?

HSP: Ta đang đề cập đến sự tương quan giữa các sức mạnh, sức mạnh nhân dân trước hai đối trọng là sức mạnh của chế độ đảng trị của CS Việt Nam và sức mạnh chi phối của CS Trung quốc.

Có lần ngồi nói chuyện vui với bạn bè tôi có tưởng tượng ra t́nh huống thế này: Việt Nam đă đi những nước cờ hết sức sai lầm nên lọt vào cái bẫy của Trung quốc và trở thành bó tay đến mức thế này. Tàu muốn xâm lược Việt nó phải duy tŕ hai nước ở chế độ Cộng sản để cho hai đảng CS cứ làm việc riêng với nhau. Ỷ thế mạnh Trung quốc chẳng những chi phối nhân sự của CS Việt Nam qua các đại hội, mà giả sử xuất hiện một nhân vật cao cấp muốn chống Tàu th́ nó mua ngay, nó thừa tiền để mua ngay, nếu mua không được th́, nói xin lỗi chứ, nó giết ngay, nó thừa khả năng làm việc này nếu thấy cần thiết. Tương quan hiện nay cho phép nó làm như thế, trong bộ máy lănh đạo Việt Nam khó có thể xuất hiện một nhân vật yêu nước chống Tàu.

Nhưng giả thử chỉ cần có một cuộc mít tinh biểu t́nh có khả năng làm mất cái nền tảng chính trị Cộng sản ở Việt Nam th́ hoặc là sẽ có những tên Lê Chiêu Thống kêu gọi quân Tàu cứu viện. Thậm chí chẳng cần CS Việt Nam cầu viện, xe tăng Trung quốc vẫn cứ kéo sang, đàn áp dân VN, đàn áp dân chủ Việt Nam, biến Hà Nội thành Thiên An môn cũng khó ḷng mà cản được nó. Tàu phải đàn áp dân chủ VN, phải giữ CS ở Việt Nam không phải v́ ĐCSVN mà v́ mục đích tự thân của Tàu.Muốn xâm lược được VN th́ buộc VN phải c̣n chế độ CS.

Đấy tuy mới chỉ là chuyện vui như một giả định, nhưng đă có anh em phản đối: ông đừng nghĩ thế, Tàu nó chẳng mạnh thế đâu, nó cũng bị nhiều mâu thuẫn có thể dẫn đến sụp đổ tan vỡ, sao ông lại sợ nó thế? Tôi bảo trong lịch sử Tàu mạnh đến đâu cuối cùng dân ta cũng chống được, nhưng đấy là vua tôi cùng nhân dân một ḷng chống giặc, cuối cùng nó chẳng cướp được của ḿnh một tấc đất nào.Nhưng ngày nay t́nh h́nh thế giới thuận lợi hơn trước nhiều mà ta cứ mất hết biể đảo này đến cứ điểm khác, nó có thể buộc ḿnh phải chấp nhận nhiều điều như thế, chính phủ Việt Nam chỉ dùng miệng để nói vuốt đuôi.

Việt Nam thua không phải v́ Trung quốc mạnh mà v́ Việt Nam tự khử hết sức mạnh của ḿnh. Một kẻ ốm sắp chết cũng thừa sức bóp cổ ḿnh nếu ḿnh đă đầu hàng, tự trói tay và cấm con cái không được làm mất ḷng nó. Nhà cầm quyền th́ đă bị những cam kết trói tay rồi, dân chúng muốn biểu t́nh chống Tàu th́ bị ngay chính quyền Việt Nam cấm đoán và trừng trị. Tôi c̣n nhớ những năm trước đây muốn viết khẩu hiệu Hoàng Sa-Trường sa là của VN th́ tên đảo phải viết tắt HS-TS và thừa lúc nửa đêm không có Công an mới đem dán lên cột điện.Tướng Nguyễn Chí Vịnh hứa với Tàu là sẽ trừng trị ai biểu t́nh chống Tàu xâm lược. Yêu nước mà phải sợ đảng như thế, Việt Nam thua là v́ thế, “người ta lớn bởi v́ ta qú xuống” chứ đâu phải v́ Trung quốc mạnh? Tàu chỉ mạnh trước một nhà nước đă đầu hàng và trước một nhân dân đă bị chính nhà nước của ḿnh trói tay!

TQT : Vậy nhân dân ta làm thế nào để thôi bị trói tay, phá bỏ xiềng xích đó để mà vùng lên để tống giặc Tàu ra khỏi đất nước ta?

HSP : Khi nói đến những việc này tôi luôn bị mâu thuẫn giữa cái đầu lạnh và trái tim nóng. ở trên tôi vừa phân tích bằng cái đầu lạnh trước những hiện tượng thực tế, tương quan thực tế để thấy hết những khó khăn. Yêu cầu dân chủ của dân trước một chế độ chuyên chính độc quyền để có một chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng  đă là một khó khăn rất lớn, nhưng sự dân chủ hóa vẫn có cơ thành công v́ cùng người Việt với nhau, giữa chính nghĩa và không chính nghĩa trước sau nhân dân vẫn có thể thắng.

Nhưng ác ở chỗ nước ta bị cái sức nén ngoại lai. Nếu nền CS ở Việt Nam thua, có đa nguyên đa đảng th́ kế hoạch xâm lược của Trung quốc hỏng ăn, lập tức nó đưa quân sang ngay, t́nh huống mất nước có thể đến ngay lập tức. Vậy trớ trêu là đừng chống đảng, cứ để đảng từng bước nhượng bộ Tàu th́ sẽ mất nước từ từ, nếu dân chủ thắng lợi biết đâu nguy cơ mất nước sẽ đến ngay lập tức.Với tư duy lạnh lùng cứ đặt ra những t́nh huống như thế.

Nhưng trái tim nóng, tấm ḷng ta không chịu nổi sự chấp nhận như vậy. Người Việt có lương tâm vẫn cứ phải bộc lộ chính kiến, làm mọi việc có thể để chống lại nguy cơ.Sách đă có câu “Có tận nhân lực mới tri thiên mệnh” tức là hăy cố hết sức ḿnh mới biết định mệnh nằm ở đâu.Tất cả những điều mà lư trí đă phân tích như trên là dựa trên thực tế mà thực tế vẫn luôn biến động. Thực tiễn biến động sẽ xuất hiện những thời cơ, những nhân vật, như những ẩn số vượt khỏi mọi dự đoán , mọi bàn tay quyền lực, và lịch sử sẽ làm chức năng của nó. Người có lương tâm hăy cứ làm hết khả năng của ḿnh, hướng vào nhân dân, ẩn số vẫn tiềm tàng ở đấy! Điều quan trọng là nếu cứ im lặng, êm ái, chỉ biết ngoan ngoăn vâng lời th́ tất cả sẽ chết đúng quy tŕnh như đàn cá xấu số vậy! Đấy là điều có thể biết trước.

Xin bàn thêm về thời sự.sự biểu t́nh của dân chúng trước nạn biển Đông bị đầu độc có số lượng và chất lượng cao hơn trước, sự cản trở của chính quyền cũng có biểu hiện biết nghĩ lại. Nguyên nhân có nhiều, nhưng có yếu tố là khẩu hiệu xoay quanh trọng tâm bảo vệ môi trường , bảo vệ cuộc sống dân sinh và lănh thổ của Tổ quốc, tạm tránh những đ̣i hỏi chính trị khác. Nhận thức phải đến tận cùng, nhận thức tới cùng là nguồn sức mạnh, nhưng từ đây đến cái đích cuối cùng phải dần từng bước, tiệm tiến, khôn khéo, tạo thời cơ, không thể vội vàng đốt cháy giai đoạn. Vận động xă hội là một khoa học nhưng đáp số cuối cùng của lịch sử không ai có thể quyết đoán trước được.

TQT: Xin cảm ơn TS Hà Sĩ Phu

 

Từ thảm họa môi trường Chernobyl 1986 đến

thảm họa môi trường Vũng Áng 2016

 

T.Vấn

 

Vi môi trường trong sạch cho Việt Nam

Tôi hoàn tất phần chuyển ngữ tiếng Việt tác phẩm “Tiếng Vọng từ Chernobyl” * viết về vụ nổ ở nhà máy phản ứng hạt nhân Chernobyl (nước cộng ḥa xô-viết Ukraine) của nhà văn đoạt giải thưởng văn chương  Nobel 2015 Svetlana Alexievich vào những ngày đầu tháng 5 năm 2016. Cũng vừa đúng lúc thế giới tưởng niệm 30 năm thảm họa môi trường khủng khiếp nhất châu Âu mà hậu quả của nó cho đến nay mới chỉ khắc phục được một phần rất nhỏ. Những ngày tháng 5 ngột ngạt này, chẳng may cho dân tộc tôi, lại cũng là thời điểm khởi đầu cho một thảm họa môi trường khác, mà về tầm mức và quy mô thiệt hại , cho đến nay chưa thể lường hết được.

.blank

 

Cũng giống như vụ nổ ở Chernobyl, những ngày đầu tiên, người ta chỉ thông báo có vài người lính cứu hỏa thiệt mạng trong lúc chữa cháy. Và sau đó, đám cháy đă bị dập tắt. Chính quyền Xô–Viết kêu gọi người dân hăy trở lại cuộc sống b́nh thường trong lúc chờ giới chuyên môn đánh giá những thiệt hại.

 

C̣n ở Vũng Áng, Việt Nam :  “Khủng hoảng khởi đầu tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Ngày 6.4, ngư dân xă Kỳ Lợi, Kỳ Anh phát hiện cá nuôi lồng bè trên biển chết hàng loạt. Cùng ngày, hàng loạt cá tự nhiên chết dạt vào bờ, và  nhanh chóng bùng phát như dịch bệnh. Cả nước chấn động tin tức, h́nh ảnh video dồn dập, cá chết hàng loạt khủng khiếp dọc mấy trăm cây số duyên hải từ Hà tĩnh, Quảng b́nh, Quảng trị, Thừa thiên-Huế, đến ngày 29.4 tới Đà Nẵng. Tỉnh Quảng B́nh nặng nhất, tới ngày 29.4, thu gom được trên 100 tấn cá chết. . . (Thảm hoạ môi trường Vũng Áng - Một tháng khủng hoảng - TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức).Trước t́nh h́nh nói trên, chính quyền Cộng Sản Việt Nam kêu gọi người dân b́nh tĩnh chờ đợi các biện pháp thích hợp của nhà nước sau .

 

Ở Chernobyl, trạm hạt nhân phát nổ. Không ai không biết tầm mức tác hại khủng khiếp của hạt phóng xạ đến con người, sinh vật, môi trường, không phải chỉ hiện tại mà c̣n kéo dài cả trăm năm sau. Vậy mà các nhà nước Cộng Sản Xô Viết (Liên Bang Xô Viết,  Ukraine, Belarus) vẫn trấn an dân rằng không có ǵ phải lo lắng.

 

Ở Việt Nam, cá chết hàng loạt, trắng biển trắng đồng, kéo dài cả  hàng mấy trăm cây số bờ biển đất nước, tất phải có nguyên nhân, mà người ít hiểu biết nhất cũng có thể biết đó là do môi trường sống (của cá, và của người) bị nhiễm độc. Vậy mà nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn khuyên dân chúng nên b́nh tĩnh, không có ǵ phải hốt hoảng, hăy cứ sinh hoạt b́nh thường. Có nơi, các chính ủy, viên chức đảng c̣n bày tṛ rủ nhau tắm biển, nướng cá bắt tại chỗ ăn.

 

Điều khiến tôi ngạc nhiên, và kinh hoàng, là sự giống nhau đến kỳ lạ của những “người” Cộng Sản, sống cách nhau khoảng thời gian là 30 năm và khoảng cách không gian là hàng ngh́n, hàng ngh́n dặm đường về cung cách đối phó với những biến cố có liên quan đến sự sống chết của người dân : Bưng bít, dối trá, độc ác, vô trách nhiệm. Và như lời một viên chính ủy của nước cộng ḥa Xô-Viết Belarus khi nhớ lại sự việc Chernobyl : Chính quyền chỉ quan tâm đến quyền hành của ḿnh chứ không quan tâm đến phúc lợi người dân. Với họ, nhân dân chỉ là con số không to tướng.

 

Tại sao thế ? Có phải là do học thuyết Marxism-Leninism đă biến con người, những con người của một văn hóa nhân bản Slavic ở các nước cộng ḥa Xô-Viết kia, và những con người Việt Nam, mang trên vai nền văn hóa đầy ắp t́nh người của bốn ngàn năm lịch sử, thành những con thú hai chân, bất chấp sự sống chết của đồng loại miễn sao giữ được quyền hành để duy tŕ nhà cao, cửa rộng, và tiền bạc tham nhũng để lo cho con cháu đi du học ở Mỹ, Pháp, Anh . . .

Những chương sách cuối cùng của “Tiếng Vọng từ Chernobyl”  ghi lại tiếng ḷng vừa ấm ức, vừa mang đầy mặc cảm phạm tội của viên bí thư  thứ nhất đảng ủy khu vực Stavgorod. Giữa một thành phố phủ đầy những đám mây bụi phóng xạ, thay v́ phải di tản dân ra khỏi thành phố, ông ta được được lệnh cấp trên bằng mọi giá đánh lừa dân, giữ dân không để xẩy ra hoảng loạn. Chính gia đ́nh ông ta với đứa cháu ngoại vừa sinh ra được vài ngày, cũng phải ở lại, cũng phải chường mặt ra trên lễ đài ngày diễu hành kỷ niệm mừng chiến thắng (May Day), phía dưới là toàn bộ nhân dân thành phố vừa đi vừa vẫy cờ tung hô. Kết quả là đứa cháu ngoại của ông ta chết tức tưởi đau đớn v́ nhiễm phóng xạ.( Độc Thoại về sách lược chính trị- Tiếng Vọng từ Chernobyl )..

 

Tôi liên tưởng ngay đến  h́nh ảnh các quan chức ở Hà Tĩnh, Đà Nẵng rủ nhau xuống tắm biển và ăn cá nướng được chường ra trên khắp các phương tiện truyền thông của nhà nước, kèm theo lời khen ngợi của vị quan chức đứng đầu nhà nước : Phải chi lănh đạo nào cũng được như vậy th́ phúc cho dân biết mấy (ghi đại ư). Thật tội nghiệp ! Họ được lệnh cấp trên phải làm như vậy để đánh lừa dân chúng, không cho hoảng lọan xẩy ra. Hậu quả ngày sau ra sao, không ai biết, nhưng không loại trừ khả năng sẽ giống như viên bí thư thứ nhất đảng ủy vùng Stavgorod trong phần ghi chép của nhà văn Svetlana Alexievich. Đánh lừa dân, để mặc dân bị nhiễm độc cho đến chết, mà bảo là phúc cho dân th́ cái luân lư Cộng Sản này không c̣n ǵ để nói nữa. Y hệt như luận điệu của viên Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Belarus Nikolai Slyunkov, cương  quyết gạt bỏ ngoài tai những lời góp ư chuyên môn và chân thành của Tiến Sĩ Vasily Borisovich Nesterenko, nguyên Giám Đốc Viện Năng Lượng Hạt Nhân thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Belarus. V́ lương tâm một nhà khoa học, biết rơ rằng chính quyền đang đẩy cả một dân tộc vào hố diệt vong trước cung cách đối phó ngu dốt, thiển cận, sợ mất ḷng cấp trên ở Moscow, sợ mất đặc quyền, đặc lợi của các giới chức lănh đạo Belarus, Tiến sĩ Nesterenko đă hết sức t́m cách đề xuất kế hoạch khả thi, đồng thời kêu gọi lương tâm con người của nhóm lănh đạo này. Nhưng vô ích, ông c̣n bị viên TBT đảng , và cũng là bạn của ḿnh, cho thuộc cấp hăm dọa, ra lệnh tước đảng tịch ( cho rằng tiến sĩ Nesterenko đă đánh mất phẩm chất đảng viên Cộng sản), rồi sau đó đưa ra ṭa kết tội gây rối, gieo rắc sự hoang mang sợ hăi trong dân chúng.( Độc thoại về Quyền lực vô hạn của một người áp đặt lên người khác – Tiếng Vọng từ Chernobyl)..

 

Thế nên, không lạ ǵ việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang ra sức đàn áp những cuộc biểu t́nh đ̣i làm sạch môi trường và trừng phạt những kẻ gây ra thảm họa cá chết hiện nay. Cũng như nhà cầm quyền Cộng Sản Belarus  30 năm trước, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay sẽ không từ bất cứ thủ đoạn độc ác nào, để duy tŕ quyền lực của ḿnh. Tổng Bí Thư  Nikolai Slyunkov  của đảng Cộng Sản Belarus đă bị nhân dân nước ḿnh nguyền rủa, chắc chắn, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng Sản Việt Nam không thể có được một số phận khá hơn, nếu không muốn nói là sẽ tệ hơn, v́ tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng ông tiến sĩ lư luận đảng này dường như ma mănh hơn, tham quyền cố vị hơn, và nhất là “lú” hơn.

 

Cũng  nhân sự việc những người biểu t́nh ôn ḥa ở trong nước bị bọn côn đồ tay sai chính quyền đánh đập tàn nhẫn, tôi không thể không liên tưởng đến h́nh ảnh một tên côn đồ Cộng Sản Belarus được khắc họa trong tác phẩm Tiếng Vọng từ Chernobyl . Đây là một h́nh ảnh người thật, việc thật, ngôn ngữ thật . Độc đáo hơn, tác giả vẽ h́nh ảnh tên côn đồ này bằng chính những ǵ thốt ra từ cửa miệng của y ta. Như chính những tên côn đồ Cộng sản Việt Nam đang tự tố cáo bản chất của ḿnh bằng hành vi đấm đá đầy thù hận những người dân hiền lành vô tội..

 

" Bà đang viết cái ǵ đấy ? Ai cho phép bà làm việc đó ? Lại c̣n chụp h́nh nữa. Cất ngay cái máy chụp h́nh ấy đi. Nếu không, tôi sẽ đập nó vỡ nát bây giờ. Ở đâu đến đây, ghi chép linh tinh, tưởng hay ho lắm phải không ? Chúng tôi đang sống yên lành ở đây. Thế rồi bà đến, đi xục xạo khắp nơi, lại c̣n gieo rắc ư tưởng vào đầu óc mọi người. Nói này nói kia. Những điều bà nói đến đều sai bét cả. Chẳng c̣n trật tự nề nếp ǵ nữa hết. Vác cái máy thu âm đi hỏi han linh tinh làm bà thích lắm hả ?

 

Đúng rồi đấy ! Tôi đang bênh vực cho chính quyền Xô Viết đấy! Chính quyền của chúng tôi! Chính quyền của nhân dân! Dưới chế độ Xô Viết, đất nước chúng ta hùng mạnh, ai cũng nể sợ. Cả thế giới nh́n vào! Đă có kẻ sợ văi đái. Đă có đứa chỉ biết ganh tị. Đệch Mẹ !(Nguyên văn trong bản Anh ngữ: Fuck! Người đọc có thể dịch là Địt Mẹ hay Đụ Má đều không sai) Giờ th́ sao? Chúng ta được ǵ dưới thể chế dân chủ? Chúng nó gởi đến đây kẹo thừa, bơ cặn, quần áo cũ như thể chúng ta là những kẻ hoang dă vừa mới tụt từ trên những cành cọ xuống. . .(Độc Thoại của một kẻ bênh vực chính quyền Xô Viết- Tiếng Vọng từ Chernobyl)..

 

C̣n nhiều nữa những chi tiết giống nhau đến rợn người giữa những ǵ được nhà văn Svetlana Alexievich kể lại trong Tiếng Vọng từ Chernobyl  và thực tế Việt Nam giữa những ngày hè nóng bức của thảm họa cá chết vùng biển miền Trung. Từ những thực phẩm trong vùng nhiễm phóng xạ được tuồn ra bán rẻ cho cả nước tiêu thụ với sự tiếp tay đầy ư thức tội ác của bọn quan chức chính quyền tham lam, hủ hóa. Đến những sự ăn chận ăn bớt đồ cứu trợ từ các nước phương Tây của các viên chức chính quyền lớn nhỏ, đến cả bọn côn đồ cướp bóc mà thời nào,ở đâu cũng có.

 

Đă 30 năm sau thảm họa Chernobyl. Đă có hàng chục ngàn người chết v́ những chứng bệnh ung thư kỳ quái  mà cho đến nay y học vẫn chưa h́nh dung ra được. Đă có hàng chục ngàn trẻ em sinh ra mang đầy dị tật trên người, không chân, không tay, không tai, không cả lỗ hậu môn, mắt lé, môi xệch, mặt vẹo vọ, c̣n về tinh thần th́ nhẹ nhất là mắc bệnh chậm hiểu, thiếu sự phát triển năo đến nặng hơn là những chứng bệnh tâm thần, điên loạn..

 

30 năm sau, vùng đất chết năm xưa vẫn không có vẻ ǵ khá hơn . Người ta vẫn t́m thấy di căn phóng xạ trong sữa lấy từ những con ḅ nuôi trong vùng. Khu vực vui chơi cho trẻ em được dự trù khánh thành vào đầu tháng 5-1986, nhưng sau khi vụ nổ xẩy ra đă bị bỏ phế. Đến nay, những cầu tuột, xe quay, các trang thiết bị khác, vẫn c̣n nằm ở chỗ cũ,phơi nắng phơi mưa phơi tuyết phơi sương trong suốt 30 năm quên lăng. Đúng hơn , bỏ phế, v́ khả năng một quốc gia dù đă từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản 17 năm nay, vẫn không đủ sức tự lo liệu lấy cho ḿnh trước một thảm họa qúa khủng khiếp. Nói chung, thành phố Pripyat, với dân số 45 ngàn người  nằm cách trung tâm nhà máy hạt nhân 15 ki lô mét về phía Tây Bắc,  vẫn c̣n là thành phố chết.Đó là chưa kể đến những con người mất rễ,phải sống lưu lạc khắp nơi, nay chưa hoàn hồn, hay vẫn c̣n mang trên vai gánh nặng quá khứ, những vết thương ḷng không bao giờ lành lặn chỉ biết chờ ngày nhắm mắt chết đi, hay vẫn c̣n phải gượng sống để chăm sóc cho người thân, con, cháu, dị dạng, bệnh tật. Đă vậy, một số vùng đất thuộc hai lănh thổ Ukraine, Belarus vẫn c̣n bị giới khoa học đánh giá không thể ngụ cư hay canh tác trong vài trăm năm nữa.

 

Ai không rùng ḿnh khi “trông Chernobyl lại ngẫm đến Vũng Áng” ? 

.

Trong thư chung về vấn đề ô nhiễm môi trường của GM Nguyễn Thái Hợp , Giáo Phận Vinh có đoạn viết :

 

“ . . . Hiện nay, dù các người hữu trách chưa đưa ra kết luận chính thức, nhưng mọi người vẫn đinh ninh rằng chất thải có chứa độc tố kim loại nặng từ khu công nghiệp là nguyên nhân của hiểm họa trên. Nếu thực sự như vậy th́ hiểm họa môi trường này có mức độ lâu dài và nguy hiểm vô cùng to lớn. Chắc chắn phải mất nhiều thập niên nữa hệ sinh thái của thềm lục địa miền Trung mới khôi phục được. Về phương diện kinh tế tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng nhiều người cho rằng, thiệt hại do hiểm họa môi trường này gây ra vượt rất xa lợi nhuận mà một khu công nghiệp mang lại.

 

Hậu quả nhiễm độc kim loại nặng với sức khỏe con người c̣n khủng khiếp hơn. Các độc tố này sẽ tồn tại lâu dài trong ḷng biển. Nước biển và hải lưu sẽ làm loăng nồng độ chất độc để không gây chết tức th́ cho sinh vật biển, nhưng các sinh vật này sẽ bị tác hại lâu dài qua việc hấp thụ độc tố từ chuỗi thức ăn. Khi con người tiêu thụ thủy sản, nước mắm, muối nhiễm độc, các độc tố này sẽ xâm nhập và tích lũy ngày càng nhiều trong cơ thể.

 

Đến một lúc nào đó hàm lượng này vượt qua ngưỡng cho phép, chúng sẽ gây bệnh tật ung thư, tổn thương năo và có thể gây dị dạng, quái thai cho các thế hệ sau.

 

Mặc dù tầm mức nguy hiểm của thảm họa to lớn như vậy, đă hơn một tháng nay, nhưng các nhà chức trách vẫn né tránh công bố nguyên nhân và thủ phạm đă gây ra thảm họa này. Bên cạnh đó một số người c̣n khuyến khích người dân tiêu thụ thủy hải sản một cách thiếu căn cứ. Trong khi đó thật khó hiểu khi nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp những người biểu t́nh ôn ḥa đ̣i trả lại môi trường sạch cho người dân. . . “

 

30 năm trước ở Belarus không một ai, kể cả từ chính quyền đến nhân dân, tin những ǵ sẽ xẩy ra với ḿnh như chúng đă xẩy ra và được kể lại trong Tiếng Vọng từ Chernobyl. Ngày nay, ở Việt Nam, có thực sự bao nhiêu người tin rằng những điều viết trong Thư Chung nói trên sẽ có khả năng xẩy ra. C̣n chính quyền Việt Nam hiện nay,- hành xử y hệt nhà cầm quyền Belarus trước đây đổ tội tuyên truyền  phá  hoại cho các thế lực phương Tây,- đă không tin th́ chớ, lại c̣n cho rằng những lời cảnh báo đầy tính khoa học ấy là âm mưu tuyên truyền phá hoại , nhằm lật đổ chính quyền của Việt Tân, của bọn xấu, của các thế lực thù địch..

 

Lịch sử 30 năm trước ở Chernobyl đang được lập lại ở Việt Nam. Đó là một kết luận thật đau ḷng, nhưng chắc chắn không xa sự thực, một sự thực kinh hoàng và đang gây phẫn nộ ở những người chịu đựng nhất.

 

Ḍng cuối cùng của quyển sách ghi lại lời kể của những nhân chứng sống ở Chernobyl, nhà văn Svetlana Alexievich viết : “Tôi có cảm tưởng ḿnh đang làm công việc ghi chép tương lai.”..

 

Với tôi, một người đọc Việt Nam, trước những ǵ đang xẩy ra trên đất nước tôi, tôi bỗng thấy cả người lạnh toát trước câu nói đầy tính tiên tri của nhà văn. Chả lẽ , bà muốn  ám chỉ những ǵ đang và sẽ xẩy ra trên một mảnh đất mang số phận c̣n tội nghiệp hơn số phận đất nước của bà ? Đất nước của tôi và của bà  mang cái ách Cộng sản trên đầu bao lâu nay vẫn chưa đủ đền tội tổ tông hay sao mà c̣n phải chịu đựng thêm oan nghiệt Chernobyl, oan nghiệt Vũng Áng ?.

 

Phát biểu trong buổi họp báo tại Minsk(thủ đô Belarus), sau khi được tin ḿnh sẽ nhận giải Nobel văn chương 2015, nhà văn của chúng ta nói:” “ Điều duy nhất làm tôi luôn nhức nhối là câu hỏi : tại sao chúng ta không học được điều ǵ từ những nỗi thống khổ mà chúng ta đang phải gánh chịu ? Tại sao chúng ta không thể nói : tôi không muốn làm người nô lệ thêm một ngày nào nữa ? Tại sao chúng ta cứ tiếp tục chịu thống khổ mà không hề phản kháng ? Tại sao chúng ta cứ xem nó như là gánh nặng phải mang, là số phận phải cam chịu ? Tôi không có câu trả lời. Nhưng tôi muốn những tác phẩm của ḿnh gợi lên được những suy nghĩ từ người đọc, để từ đó, họ đi t́m câu trả lời cho chính ḿnh .”

 

Xin mỗi người hăy đi t́m câu trả lời cho chính ḿnh trong những ngày tháng gay go, khó ở này, để sau này c̣n có thể trả lời được những câu hỏi tương tự cho các thế hệ tương lai.

 

T.Vấn

 

Ngày 15 tháng 5 năm 2016

 

 

 

Cá chết hàng loạt ở Mỹ v́ chất thải từ các công tŕnh xây dựng

 

Thứ 5, 09:53, 28/04/2016

VOV.VN - Việc cá chết hàng loạt là đ̣n giáng mạnh đối với kinh tế địa phương, bởi sông Big Thompson là địa điểm câu cá nổi tiếng hàng đầu ở Mỹ.

Trang tin Coloradoan ngày 27/4 dẫn nguồn tin từ Công viên động vật hoang dă Colorado (CPW), Mỹ cho biết, hơn 5.600 con cá đă chết đồng loạt hồi tháng trước ở sông Big Thompson v́ nhiễm chất độc hóa học từ các dự án xây dựng lại một cây cầu và đường sá ở địa phương. 

ca chet hang loat o my vi chat thai tu cac cong trinh xay dung hinh 0

Cá chết được thu hồi để không làm t́nh trạng ô nhiễm ở sông Big Thompson thêm trầm trọng. (Ảnh: Coloradoan)

Công viên động vật hoang dă Colorado (CPW) công bố một báo cáo hôm 26/4 cho thấy, trong số hàng ngh́n con cá bị chết v́ nhiễm độc có các loài như cá cầu vồng, cá hồi nâu, cá mút và cá đác. Hiện tượng cá chết hàng loạt được ghi nhận hôm 7/3 tại sông Big Thompson và ở North Fork – một nhánh của con sông này. 

CPW đă đổ lỗi cho dự án xây dựng lại cây cầu Storm Mountain Road và dự án Larimer County Road 43, tái thiết con đường vốn bị tàn phá do lũ lụt hồi tháng 9/2013 là nguyên nhân gây ra t́nh trạng cá chết hàng loạt. 

Theo kênh tin tức High Country, sự việc được một cư dân địa phương phát hiện đầu tiên khi nh́n thấy cá chết và nước ở một con lạch dẫn vào sông Big Thompson có màu xám bất thường. 

Hiện tượng cá chết hàng loạt được phát hiện hồi tháng 3 nhưng phải đến hôm 26/4 mới được công bố bởi theo giải thích của CPW, họ phải “chờ đợi có trong tay các số liệu phân tích kỹ lưỡng” rồi mới xác nhận thông tin này. 

Sự việc được cho là một đ̣n giáng mạnh đối với kinh tế địa phương bởi sông Big Thompson là một trong những địa điểm câu cá nổi tiếng hàng đầu ở Mỹ. Trước trận lũ năm 2013, bộ môn câu cá giải trí tại con sông này đă mang về 4,3 triệu USD/năm cho nền kinh tế địa phương. 

Ngày 27/4, Trout Unlimited - tổ chức hàng đầu của Mỹ trong việc bảo tồn cá hồi và các loài thủy sản nước lạnh đă lên tiếng bày tỏ quan ngại về t́nh trạng cá chết hàng loạt ở sông Big Thompson: “Có điều ǵ sai lầm hay đây là lỗi do yếu tố khách quan của con người? Biện pháp nào là tốt nhất cần phải thực thi trong quá tŕnh xây dựng để ngăn một vụ xả thải lớn như vậy ảnh hưởng đến cá hồi tại đây? Cần phải đưa ra các quy định nào để đảm bảo rằng thảm hoạ này không xảy ra nữa?”. 

Theo thông báo của CPW, chính chất thải hóa học từ các công tŕnh xây dựng nằm trong kế hoạch tái thiết các công tŕnh đường sá, cầu cống ở địa phương xuống các con suối dẫn vào sông Big Thompson đă làm tăng nồng độ axit trong nước khiến cá bị bệnh và chết. 

CPW cũng cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đang làm việc để giảm thiểu những tác động của hoạt động tái thiết ở địa phương, phục hồi ngư nghiệp. 

Thông cáo báo chí của CPW nêu rơ: “Bất chấp những trở ngại, khôi phục ngư nghiệp và phục hồi môi trường sinh thái tự nhiên ở sông Big Thompson vẫn là ưu tiên hàng đầu”./.

 

Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)

Posted on 19/12/2015 by The Observer

Print Friendly

li-kyoto-n-rtr2ok6h

 

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

 

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương tŕnh Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở kư vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đă được thỏa măn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. V́ vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đă có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam kư Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002.

 

Nội dung chính của Nghị định thư Kyoto là đưa ra các mục tiêu mang tính bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp trên thế giới và Liên minh Châu Âu (EU) về việc giảm lượng khí thải nhà kính. Theo đó, các nước này đến năm 2012 phải giảm lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide, ít nhất 5% so với mức phát thải năm 1990. Mức giảm cụ thể áp dụng cho từng quốc gia thay đổi khác nhau. Ví dụ, các nước EU là 8%, Mỹ 7%, Nhật Bản 6%, Australia 8%, trong khi New Zealand, Nga và Ucraina được duy tŕ mức phát thải hiện tại. Riêng một số quốc gia vốn có lượng phát thải khí nhà kính thấp được phép tăng lượng phát thải, như Na Uy được tăng 1% hay Iceland 10%.

 

Các nước tham gia vào Nghị định thư Kyoto phải chịu sự giám sát và quản lư bởi các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về lượng khí thải cắt giảm. Các quốc gia được chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển thuộc Phụ lục I (Annex I) của Nghị định thư, buộc phải có bản đệ tŕnh thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang phát triển nằm ngoài Phụ lục I (Non-Annex I) của Nghị định thư, bao gồm đa số các nước đang phát triển và cả một số nền kinh tế lớn mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil. Những nước này ít chịu ràng buộc hơn so với các nước thuộc nhóm Annex I.

 

Nghị định thư Kyoto yêu cầu các quốc gia tham gia cam kết thực hiện các mục tiêu nêu trên thông qua ba cơ chế chính được đưa ra trong Hiệp định Marrakesh (Marrakesh Accord) được thông qua năm 2001, bao gồm (1) Cơ chế thị trường khí thải, hay c̣n gọi là thương mại khí thải; (2) Cơ chế phát triển sạch; và (3) Cơ chế đồng thực hiện.

 

Theo đó, thông qua cơ chế thị trường khí thải, các quốc gia có hạn ngạch phát thải dư thừa có thể bán hạn ngạch này cho những nước có lượng phát thải vượt mức cho phép. Cơ chế phát triển sạch cho phép các quốc gia phát triển tài trợ cho các dự án giúp giảm lượng phát thải tại các nước đang phát triển, qua đó các nước tài trợ sẽ được gia tăng lượng hạn ngạch phát thải ở nước ḿnh. Đây được xem như một công cụ hiệu quả nhằm giúp các nước đang phát triển tham gia vào Nghị định thư Kyoto, giúp nâng cao năng lực công nghệ ở các quốc gia này, đồng thời giải quyết được bài toán lợi ích giữa kinh tế và môi trường tại các quốc gia phát triển. Tương tự, cơ chế đồng thực hiện cũng cho phép một quốc gia thành viên tự thực hiện một dự án ở một quốc gia thành viên khác và qua đó giành được thêm hạn ngạch phát thải ở nước ḿnh.

 

Hiệp ước “Hậu Kyoto”        

Ngày 28/07/2005, Mỹ tuyên bố cùng 4 nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ  và Australia kư kết thỏa thuận “Quan hệ đối tác châu Á – Thái B́nh Dương về khí hậu và phát triển sạch”, được biết đến như một Hiệp ước “Hậu Kyoto”.

Tuy nhiên, Hiệp ước này được cho là nhằm thay thế Nghị định thư Kyoto, phục vụ cho những tính toán có lợi cho Mỹ trước sự phản đối của cộng đồng quốc tế về việc Mỹ không tham gia Nghị định thư Kyoto. Hiệp ước này chủ yếu nhấn mạnh việc cần tăng cường nghiên cứu để t́m ra các nguồn năng lượng sạch và chuyển giao công nghệ từ những quốc gia công nghiệp sang các nước đang phát triển. Tuy nhiên đến nay Hiệp ước “Hậu Kyoto” này vẫn chưa phát huy tác dụng.

 

Nghị định thư Kyoto cũng được cho là một trong những tiền đề h́nh thành nên khái niệm “ngoại giao khí hậu”, vốn xuất hiện trong khoảng 7 đến 8 năm trở lại đây, khi các diễn biễn phức tạp của khí hậu cùng các hệ quả của nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ quốc tế. Những quốc gia công nghiệp và các nước phát triển được cho là “thủ phạm” chính gây ra sự biến đổi khí hậu (đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản), tuy nhiên lại không phải là những nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, mà lại là các quốc gia đang phát triển. Các nước phát triển dù cam kết đi đầu trong việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính theo Nghị định thư, nhưng thực tế lại t́m nhiều cách lảng tránh vấn đề như tŕ hoăn phê chuẩn, thực hiện, đưa những dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

 

Đặc biệt, Mỹ là quốc gia công nghiệp chiếm đến 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới nhưng lại không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto v́ cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại đối với kinh tế Mỹ. Thay vào đó, chính phủ Mỹ năm 2001 đă cam kết sẽ thực thi kế hoạch của Tổng thống George W. Bush về tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong 10 năm (2002-2012), đưa nồng độ carbon trong các ngành công nghiệp Mỹ giảm 18%.

 

Biến đổi khí hậu hiện nay được xếp vào hàng “an ninh phi truyền thống”, được dự báo là có thể trở thành thách thức lớn nhất với ḥa b́nh và an ninh thế giới, hơn cả chủ nghĩa khủng bố. Hậu quả của biến đổi khí hậu (các thảm họa thiên nhiên, các vấn đề môi trường…) có thể làm thay đổi nguồn phân bổ tài nguyên, dẫn đến t́nh trạng mất an ninh lương thực, an ninh năng lượng và làm bùng nổ các làn sóng di cư, gây xung đột và làm bất ổn chính trị xă hội.

 

Từ năm 2009, Liên Hiệp Quốc cùng các nhà lănh đạo thế giới đă gia tăng hợp tác và bàn thảo một thỏa thuận môi trường thay thế Nghị định thư Kyoto (sẽ hết hiệu lực vào năm 2012). Tuy nhiên, trải qua không ít các ṿng đàm phán liên tiếp, các nước vẫn chưa đi đến một sự đồng thuận nào về vấn đề này, do c̣n nhiều khác biệt về lợi ích (đặc biệt là xung đột lơi ích giữa môi trường và kinh tế) giữa các quốc gia.

 

Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng H

 

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/12/19/nghi-dinh-thu-kyoto-protocol/#sthash.DHdQIAzl.dpuf

https://www.google.com/?gws_rd=ssl#q=ngh%E1%BB%8B+%C4%91%E1%BB%8Bnh+th%C6%B0+kyoto

https://www.google.com/?gws_rd=ssl#q=ch%E1%BA%A5t+th%E1%BA%A3i+c%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p

https://www.google.com/?gws_rd=ssl#q=lobster+mass+dead+california

 

 

CÁ CHẾT VÀ TIẾN SĨ NGUYỄN PHÚC LIÊN

 

 

 

Cá biển chết hàng loạt là hiện tượng đă từng xảy ra ở rất nhiều nơi trên thê giới, kể cả ở Mỹ.

Đầu tháng 5 2016 vừa qua, cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, một vấn đề an sinh xă hội. Nhưng cần phải biết nguyên nhân th́ mới biết cách xử lư, không biết nguyên nhân th́ không biết cách xử lư hay nếu có th́ chỉ là xử lư mù. Đó là nguyên tắc của người có trách nhiệm và của người lớn.

Vài viên chức cấp nhỏ th́ giải thích lăng nhăng trong khả năng hiểu biết thấp. Những người lớn th́: 30 viện nghiên cứu VN đă vào cuộc t́m hiểu nguyên nhân;  chính phủ VN đă mời Giáo Sư Yoshihiko Yamada thuộc đại học ToKai Nhật Bản tham gia điều tra. Giáo Sư  Yamada nói, có thể phải đợi tới 1 năm nữa mới có kết luận cuối cùng, hoặc là do thủy triều đỏ, hoặc là do ô nhiễm (BBC, 5 tháng 8 2016).

 

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160508_levietkhuyen_mass_fish_death

 

Nhưng, chúng ta lại thấy, có rất nhiều kẻ bất cần nguyên tắc, lao nhao, ồn ào, khẳng định những điều đoán già đoán non chẳng khác ǵ một đám trẻ con hay những kẻ dốt mà lại hay nói chữ. Phải chăng, nhận định cả trăm năm trước của thi sĩ Tản Đả vẫn c̣n đúng cho ngày hôm nay: “Dân bao nhiêu triệu không người lớn. Nước mấy ngàn năm vẫn trẻ con” ? Thật lạ cho dân VN !

Trẻ con lao nhao hoặc kẻ dốt hay nói chữ là chuyện thường, nhưng một Tiến Sĩ như ông Nguyễn Phúc Liên mà cũng bất cần nguyên tắc suy luận th́ thật lạ, thật không thể hiểu ông ta tốt nghiệp Tiến Sĩ như thế nào ?

Lạ hơn nữa khi biết rằng, ông Liên đă viết một bài dài về thảm họa ô nhiễm môi trường. Trong bài viết đó, ông Liên đă kể những thành tích xấu của tập đoàn Formosa đă từng gây những vụ ô nhiễm ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở Mỹ tại Texas, Louisana, sông Mississippi và ở chính quốc là Đài Loan. Ông Liên cũng kể về thảm họa xả nước thải ra biển gây ô nhiễm môi trường  ở Nhật bởi tập đoàn Chisso làm cho tôm cá chết hàng loạt và hàng ngàn người bị đau đớn, chết hay sinh ra thế hệ dị tật; nhưng nước Nhật cũng phải cần đến nhiều chục năm mới có thể có kết luận và xử lư. Bài viết của ông Liên cho thấy, đến ngay cả các nước giàu có và khoa học kỹ thuật cao như Mỹ và Nhật, người ta cũng cần nhiều thời gian để có thể kết luận nguyên nhân và xử lư đối với thảm họa gây ô nhiễm môi trường, kể cả những vụ gây ô nhiễm ở Mỹ bởi Formosa .

Biết và viết như thế, nhưng tại sao ông Tiến Sĩ Nguyễn Phúc Liên lại tỏ một thái độ như trẻ con nói ṃ hay như một kẻ dốt (về môi trường) lại hay nói chữ trước hiện tượng cá chết ở Hà Tĩnh ? Nói ṃ và kết luận không cần biết nguyên nhân như ông “Tiến Sĩ” Nguyễn Phúc Liên, th́ tất nhiên không có ǵ là lạ khi ông ấm ức kết tội kỳ đà cản mũi một thái độ người lớn và có trách nhiệm v́ an sinh xă hội của Hội Đồng Giám Mục VN.

Loại Tiến Sĩ như thế, coi không được !!!!!!!!!!

Khách Quan.

 

Tham khảo :

 

El Niño hay con người giết cá?

 

http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/05/160509_fish_death_comment

 

El Niño hay con người giết cá?

 

Nguyễn Thị Thanh Minh Tiến sỹ Di truyền học, Từ Sài G̣n

10 tháng 5 2016

 

 

Hiện tượng cá chết xảy ra suốt một tháng tại miền Trung Việt Nam

El Niño hiểu đơn giản là hiện tượng nóng lên của vùng xích đạo Thái B́nh Dương tập trung ở khu vực trung tâm và phía đông của đại dương này.

Trung b́nh cứ 2 - 7 năm sẽ có một đợt El Niño. Mỗi đợt El Niño sẽ gây ra những hậu quả nặng nhẹ khác nhau, rất khó để dự đoán. Nh́n chung, El Niño sẽ có thể gây ra băo, lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, nạn đói, mùa màng thất bát, các giống loài bị phân bổ lại, động vật bị chết hàng loạt, cá chết hàng loạt, và san hô bị tẩy trắng (không hẳn là chết nhưng nếu bị tẩy trắng quá lâu th́ cũng sẽ chết).

Đợt El Niño năm 1997-1998 là đợt nóng kinh khủng nhất trong lịch sử của El Niño, được gọi là Siêu El Niño, và gây hậu quả nghiêm trọng nhất bao gồm: băo nhiệt đới ở miền Đông Canada và Mỹ, lũ ở Trung Quốc, cháy rừng ở Úc, dịch sốt xuất huyết bùng nổ ở Tây Thái B́nh Dương và Châu Á, hơn 35 nước tuyên bố có thiên tai, mùa màng thất bát, đất đai mất chất, ô nhiễm sông ng̣i, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt dẫn đến đói kém, cá chết hàng loạt ở nhiều nơi trên thế giới, san hô cũng bị tẩy trắng khắp nơi trên thế giới, và có 23,000 người tử vong do hậu quả của trận Siêu El Niño này.

Đầu năm 2014, một nhóm các nhà khoa học trên thế giới chuyên về dự đoán khí hậu đă đưa ra minh chứng cho mối liên quan giữa biến đổi khí hậu toàn cầu và El Niño trên tạp chí danh tiếng Nature Climate Change.

Theo dự đoán có cơ sở của họ th́ khi trái đất ngày càng nóng lên, tần số Siêu El Niño xảy ra cũng sẽ tăng theo, từ một lần mỗi 20 năm th́ bây giờ sẽ là một lần mỗi 10 năm.

Bắt đầu từ tháng 8/2015, nhiều báo đài uy tín trên toàn cầu, trong đó có NOAA, đă đưa ra cảnh báo El Niño 2015-16 sẽ là đợt El Niño tương đương với đợt Siêu El Niño 1997-98 và thậm chí có thể kinh khủng hơn.

Vậy những lư do nào khiến El Niño và việc trái đất nóng lên có thể là thủ phạm của việc gây chết cá tại vùng biển Hà Tĩnh đến Đà Nẵng của Việt Nam?

El Niño dẫn đến thiếu hụt oxygen và thức ăn cho cá 

Đoạn hoạt h́nh ngắn sau cung cấp bởi NOAA (National Oceanic and Atmostpheric Administration - Cơ quan Theo dơi Đại dương và Khí hậu Quốc gia của Mỹ) cho thấy sự thay đổi về nhiệt độ bề mặt của biển (SST - sea surface temperature) Thái B́nh Dương do ảnh hưởng của El Niño từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4/2016 rất rơ rệt. Màu càng đỏ th́ nghĩa là nhiệt độ càng cao.

 

http://www.cpc.ncep.noaa.gov/products/analysis_monitoring/enso_update/gsstanim.shtml

 

Nếu chú ư nh́n vào khu vực biển bao quanh Việt Nam th́ có thể thấy rơ đây là khu vực bị tăng nhiệt độ theo hướng lấn sâu vào bờ, và có màu đỏ đậm. Nghĩa là khu vực biển Đông này có nhiệt độ bề mặt của biển tăng nhiều nhất, từ 1 - 2 độ C. Hậu quả là nhiệt độ bề mặt của nước biển dọc theo sườn Việt Nam tăng lên trên 28 độ C trong giai đoạn này, cũng là giai đoạn có cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng.

Đợt Siêu El Niño năm 1997-1998 cũng đă khiến nhiệt độ bề mặt của biển của khu vực đông Thái B́nh Dương này tăng trên 28 độ C. Rất tiếc là khi đó báo mạng ở Việt Nam chưa có nên không thể t́m lại được thông tin ǵ nhiều xoay quanh hậu quả của đợt Siêu El Niño này tại Việt Nam.

B́nh thường, "đường phân cách nhiệt" (thermocline) ở biển Đông khu vực Hà Tĩnh - Đà Nẵng thuộc loại nông, và nằm trong khoảng từ dưới 50m đến dưới 100m mặt nước biển, theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc dẫn đầu bởi tiến sỹ Fan Wei, đă xuất bản trên tạp chí khoa học biển Acta Oceanol.Sin. năm 2014.

Đường phân cách nhiệt là vùng biển chuyển tiếp từ vùng biển bề mặt có nhiệt độ ấm hơn và vùng biển đáy có nhiệt độ lạnh. Phía trên đường này, lượng oxygen hoà tan trong nước biển (DO level) là 100%. Và phía dưới đường này th́ DO sẽ dưới 100%. Các loại sinh vật biển đă thích nghi với điều kiện sống như thế tuỳ theo môi trường chúng đang sống.

 Inline image

Image copyright Minh Nguyen

Do ảnh hưởng của El Niño, bề mặt nước biển nóng lên, lượng oxygen hoà tan trong bề mặt nước biển sẽ bị giảm mạnh, và làm đường phân cách nhiệt này bị tăng lên, trong khoảng từ 20 đến 40m dưới mặt nước biển (thay v́ quanh mức 50-100m). Hậu quả của điều này là cá sống ở từ 20 - 100m dưới mặt biển sẽ thích ứng không kịp với việc thiếu oxygen (DO giảm đột ngột xuống dưới 100%), dẫn đến tử vong hàng loạt.

Điều này phù hợp với việc các cá chết dọc bờ biển Hà Tĩnh-Đà Nẵng đa số là sống trong khoảng 30 - 40m dưới mặt nước biển.

Không chỉ vậy, El Niño c̣n ngăn cản lớp nước biển lạnh ở sâu dưới đường phân cách nhiệt trồi lên trên, mà đây lại là lớp nước biển giàu dinh dưỡng.

Do đó, cá ở trên đường phân cách nhiệt sẽ bị thiếu cả thức ăn, ngoài việc thiếu oxygen ra. Và như thế, cá ở dọc Hà Tĩnh-Đà Nẵng sẽ c̣n tiếp tục chết cho đến khi El Niño chấm dứt, dự đoán có thể là vào tháng 6 này.

Cá chết hàng loạt ở nhiều nơi trên thế giới do ảnh hưởng của El Niño

 

Tính từ năm 2015 đến nay (cũng là lúc Siêu El Niño bắt đầu), t́nh trạng các sinh vật biển chết hàng loạt đă xảy ra liên tiếp cận kề nhau ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của El Niño.

Gần Việt Nam nhất về phía Tây có Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ, Malaysia, Singapore; về phía đông có đảo Hải Nam (Trung Quốc), Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, Úc, New Zealand v…v.. rồi đến các nước xa hơn nhưng cũng nằm trong vùng ảnh hưởng ở châu Mỹ (Canada, Mỹ, Mexico, Nicaragua, Panama, Colombia, Brazil, Peru, Chile, Argentina v..v..), châu Âu (Iraq, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Anh, Ai Cập v…v…), và châu Phi (Algeria, Mauritania, Nam Phi).

Điển h́nh là tại Florida, hàng km bờ biển đă bị phủ trắng bởi cá chết. Các nhà chức trách đă kết luận là do El Niño.

Hay gần chúng ta hơn nữa là Campuchia, cuối tháng Tư vừa qua cũng có chừng 65 tấn cá chết trong các hồ, và cũng đă được các nhà chức trách kết luận do El Niño. Malaysia, Chile, Ấn Độ cũng đều bị cá chết hàng loạt và đều được các nhà chuyên môn cho là do El Niño.

C̣n đây là bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) bị tăng do El Niño lấy từ NOAA, và mỗi chấm là một nước có t́nh trạng cá chết hàng loạt xảy ra vào năm 2015 và 2016 vừa qua. Nh́n vào bản đồ này, có thể thấy rằng các nước bị cá chết đều nằm trong vùng ảnh hưởng của El Niño, trong đó có Việt Nam.

 Inline image

Image copyright Minh Nguyen

Có vài điểm trùng khớp xoay quanh việc giống nhau giữa Siêu El Niño năm 1997-1998 và 2015-2016

 

Nếu là do El Niño làm cá chết th́ tại sao trước giờ Việt Nam chưa từng có điều này xảy ra?

Điều này có thể giải thích là v́ mỗi El Niño lại có biểu hiện và gây ra hậu quả khác nhau, nên sẽ không có lần nào như lần nào.

Tuy nhiên, El Niño lần này được cho là giống nhất với lần xảy ra năm 1997-1998. Và điều thú vị là hiện tượng cá chết hàng loạt này cũng đă chỉ xảy ra với một số nơi vào hai khoảng thời gian này là 1997 - 1998 và 2015 - 2016. Ví dụ gần Việt Nam nhất là Hong Kong và Úc.

Tại Hong Kong, các nơi nuôi cá biển khắp nơi bị cá chết lên đến 80% vào tháng 3-4/1998. Nguyên nhân được kết luận là do tảo đỏ hay c̣n gọi là thuỷ triều đỏ (red tides).

Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học Hong Kong và Canada, dẫn đầu bởi tiến sỹ Kedong Yin, trên tạp chí khoa học Marine Ecology Progress Series năm 1999, đă khẳng định vụ cá chết mùa xuân năm 1998 có nguyên nhân sâu xa là do El Niño dẫn đến hiện tượng tảo nảy nở quá độ, khiến cá bị chết v́ thiếu oxygen và bị ngộ độc tảo.

Bắt đầu từ tháng 12/2015 đến nay, Hongkong lại bị một trận cá chết, và được so sánh là tương đương với trận năm 1998. Tổng cộng 36 tấn cá biển nuôi bị chết dọc sông Shing Mun. Nguyên nhân cũng là do thuỷ triều đỏ. C̣n tại sao có thuỷ triều đỏ th́ chưa rơ, nhưng được khẳng định là không phải do ô nhiễm nước.

Trong lịch sử của Hong Kong chỉ mới có hai trận cá chết với số lượng lớn như thế, và thật t́nh cờ là cả hai lần đều trùng với lúc xảy ra Siêu El Niño.

Tại Úc, El Niño đă được kết luận là thủ phạm tẩy trắng (coral bleaching) Rặng San Hô Great Barrier Reef của Úc lần đầu tiên vào năm 1997-98, và đă được ghi nhận lại trong quyển “The Geomorphology of the Great Barrier Reef: Development, Diversity and Change” của tác giả David Hopley, Scott G. Smithers, và Kevin Parnell.

Lần thứ hai rặng san hô này bị tẩy trắng vào đợt El Niño năm 2002 - 2003 và bị tiêu hủy hết 18%, nhưng đợt El Niño này không giống với đợt năm 1997 - 1998.

Đây là lần thứ ba Great Barrier Reef bị tẩy trắng, và lần này, El Niño có thể là một trong những nguyên nhân phá huỷ đến 93% rặng san hô này. Như vậy trong lịch sử bị tẩy trắng của Great Barrier Reef có ba đợt th́ hết hai đợt xảy ra cùng lúc với El Niño, và đợt thứ ba là đợt kinh khủng nhất.

Cũng thật trùng khớp là ngày 7/5/2016 vừa qua, báo Pháp Luật cũng đă đưa tin các rặng san hô gần bờ ở Quảng B́nh cũng đă bị tẩy trắng.

35 tấn cá chết ở đảo Hải Nam ngày 4/5/2016

 

Đây là điều tôi đă trông đợi xem có xảy ra không. Và nó đă xảy ra. Lư do tôi nghĩ nó sẽ xảy ra là v́ nó nằm rất gần Hà Tĩnh của Việt Nam trong vùng bị El Niño ảnh hưởng, và có nhiều đặc điểm khí hậu/ḍng chảy/nhiệt độ v..v.. cùng với vùng bờ biển từ Bắc bộ đến Trung bộ của Việt Nam, nên có khả năng cao là sẽ chịu ảnh hưởng tương tự.

Với tất cả những lư do trên để chứng minh cho giả thuyết El Niño là nguyên nhân dẫn đến cá chết ở Việt Nam, th́ sau tất cả, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là yếu tố con người.

Theo một nghiên cứu mới nhất xuất bản tháng 4/2016 vừa qua của nhà khoa học Andrew King, tại trường University of Melbourne, trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters, th́ con người đă bắt đầu làm ảnh hưởng đến khí hậu và khiến trái đất nóng lên từ những năm 1930.

Theo mô h́nh của họ, nếu không v́ con người làm thay đổi khí hậu, th́ những đợt nóng khủng khiếp đă không xảy ra trong những năm vừa qua, và khả năng rặng san hô Great Barrier Reef bị tẩy trắng sẽ giảm đến 175 lần. Họ cũng t́m ra rằng việc nước biển Coral Sea quanh khu vực rặng san hô này bị nóng lên 1,5 độ C là trong đó 1 độ C do khí thải của con người từ năm 1900, và chỉ có 0,5 độ C là do yếu tố thay đổi tự nhiên mà thôi.

Những kết luận này không có ǵ ngạc nhiên, nhưng quan trọng là nó là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được con người là thủ phạm.

Thêm vào việc gây ô nhiễm không khí, đương nhiên việc con người gây ô nhiễm nguồn nước là không thể bỏ qua. Tất cả những điều này đều góp phần vào việc làm trái đất bị nóng lên, khí hậu bị thay đổi theo hướng tệ hơn, và do đó, El Niño ngày càng khủng khiếp.

Trong một tương lai rất gần, trước khi thế kỷ này kết thúc, biển đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hàng loạt, theo một nghiên cứu năm 2010 của các nhà khoa học môi trường, dẫn đầu bởi tiến sỹ Hoegh-Guldberg tại Center of Excellence for Coral Reef Studies tại Queesland, Úc, và lư do chính có thể sẽ là do thiếu hụt oxygen trong nước biển.

Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta đă và đang làm ǵ để ngăn chặn điều đó xảy ra?

Thông tin bên lề:

 

Tính toán lượng ch́ trong biển

Khoảng 300Km (300,000m) là chiều dài đường bờ biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng.

Biển Đông sâu 40m gần bờ và 100m xa bờ.

Ống xả của Vũng Áng đặt ở 2km (2000m) ngoài khơi, tính từ đất liền.

Khi đó, thể tích nước biển là: 300,000m đường bờ biển x 40m độ sâu cạn nhất của biển Đông x 2000m bán kính ngắn nhất của biển bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của kim loại nặng Pb = 24.000.000.000m3 = 24.000.000.000.000L.

Theo Trung Tâm Pḥng Ngừa và Kiểm Soát Dịch Bệnh Mỹ (CDC) th́ nồng độ ch́ IDLH gây nguy hiểm đến mạng sống và sức khoẻ con người là 100g/1,000,000L chứ không phải là 1g/1,000,000L.

Như vậy, cần có ít nhất 2.400.000.000g ch́ hoà tan trong khối nước biển tối thiểu đă tính ở trên, tương đương 2.400.000kg hay 2.400 tấn ch́ trong nước biển. Con số này quá kinh khủng để một khu công nghiệp như Vũng Áng có thể thải ra trong một thời gian ngắn.

Để so sánh tương đối, một nghiên cứu xuất bản năm 2014 của tác giả Jong-Mi Lee trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters cho thấy, toàn nước Ấn Độ thải ra tổng cộng cao nhất là 3500 tấn ch́ trong 1 năm. Và Ấn Độ cũng là nước thải ra ch́ nhiều nhất trong các nước Nam Á. Do đó, việc chỉ một khu công nghiệp Vũng Áng thải ra được 2400 tấn ch́ là không hợp lư cho lắm khi so sánh với số liệu kể trên của Ấn Độ.

Theo một số nhà khoa học Việt nào đó trích dẫn, 1gram ch́/1,000,000L là đủ để gây chết người. Và số liệu được tác giả lấy từ EPA

( http://moitruongvadoisong.vn/2016/04/27/ca-chet-hang-loat-nguy-co-ngo-doc-kim-loai-nang-va-cac-luy/ ).

Nhưng khi tôi t́m kiếm th́ kết quả cho ra số liệu IDLH của ch́ (Pb) không phải là 1g Pb/1,000,000L mà là 100mg/m3, tương đương 100g/1,000,000L.

Tính toán cụ thể như sau: IDLH (Pb): 100mg/m3 = 100mg/1000L = 100.000mg/1.000.000L = 100g/1.000.000L

Số liệu này được lấy từ trang của Trung tâm Pḥng và Kiểm soát Dịch bệnh của Hoa Kỳ, tại http://www.cdc.gov/niosh/idlh/7439921.html

Bài viết thể hiện quan điểm và ư kiến riêng của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Minh, ngành Di truyền học, Trường Albert Einstein College of Medicine, New York, Hoa Kỳ, đă đăng trên blog Khoa Học và Em của tác giả

 

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of American Scientist

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten