Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

 

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan từ nhiều nguồn khác biệt trong tinh thần tự do ngôn luận nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết bạn, biết thù", để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù để có phản ứng, đối sách kịp thời. Nội dung các bài viết đă được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

 

 

 

 

CÔ BÉ LỌ LEM BOKASSA 

 

Mời đọc, Ai c̣n nhớ công chúa Bokassa...ngày ấy bây giờ ra sao, khá lư thú !...Cuộc đời như giấc mơ, tiền tài danh vọng đến, rồi đi....

 

Đoàn Dự ghi chép

 

 

 

Thưa quư bạn, vào khoảng cuối năm 1972, không chỉ ở miền Nam Việt Nam chúng ta mà hầu như cả thế giới đều biết câu chuyện vị tổng thống nước Cộng ḥa Trung Phi tên Bokassa t́m được giọt máu rơi – kết quả của cuộc t́nh giữa ông và người phụ nữ nghèo làm nghề gánh nước mướn ở Cù lao Phố Biên Ḥa tên Nguyễn Thị Huệ khi ông c̣n là một anh chàng trung sĩ nhất 32 tuổi trong đội lính lê dương của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam. Người con gái Việt Nam lai da đen nghèo nàn khốn khổ con rơi của ông lúc ấy 19 tuổi, tên Nguyễn Thị Martine theo họ mẹ, làm nghề khuân vác xi-măng từ năm 18 tuổi tại Nhà máy xi-măng Hà Tiên gần Thủ Đức. Đùng một cái, cô trở thành ái nữ của Tổng thống Bokassa, rồi khi vị tổng thống này tham quyền cố vị, xóa bỏ nền Cộng ḥa, tự xưng ḿnh là hoàng đế, ở ngôi được 3 năm th́ trong 3 năm đó, cô trở thành một vị công chúa. Nay, thời gian 43 năm đă trôi qua, thế sự đổi dời, những người liên quan hầu như đă hóa thành người thiên cổ, kể cả “Hoàng đế” Bokassa. Riêng cô gái nghèo tức cô “công chúa” Martine Bokassa hiện nay ra sao, cô c̣n sống hay đă chết? Mới đây, tờ báo Le Figaro của Pháp đă t́m hiểu và đăng rơ chi tiết ngọn ngành, xin mời quư bạn xem qua cho biết…

 

 

 

Họ tên đầy đủ của Bokassa là Jean Bedel Bokassa, thuộc bộ tộc M’Baka ở Phi châu và sinh ngày 22-2-1921 tại làng Bobangui, cách thủ đô M’Baiki của nước Phi Châu Xích Đạo (Equatorial Africa) khoảng 80 cây số về phía bắc. Ông là con của một công nhân làm việc cho Công ty Lâm nghiệp Pháp. Năm 1927, cha của Bokassa bị bắt và bị kết án tử h́nh về tội phá rối trị an. Ít lâu sau, mẹ của cậu Bokassa cũng tự tử chết v́ nghèo và tuyệt vọng. Thời điểm đó cậu bé đang học Tiểu học tại trường Sainte Jeane d’Arc ở M’Baiki, rồi tiếp theo là trường Trung học Saint Louis ở Bangui, do các tu viện Pháp tài trợ.

Khi Thế Chiến thứ II bùng nổ, nước Pháp bị Đức Quốc xă chiếm đóng, Bokassa gia nhập Lực lượng Nước Pháp Tự do, do De Gaulle lănh đạo. Từ cấp bậc hạ sĩ, Bokassa được thăng hạ sĩ nhất khi tham gia chiến dịch giải phóng tỉnh Provence của Pháp, rồi được thăng trung sĩ và trung sĩ nhất khi sang Việt Nam tham chiến.

Năm 1950, trung sĩ nhất Bokassa của binh chủng lính Lê dương (Légion étrangère, quân t́nh nguyện người nước ngoài của lục quân Pháp, do sĩ quan Pháp chỉ huy), đă từng được thưởng huân chương Bắc Đẩu bội tinh, lên tàu sang Việt Nam.

Thời gian ở Việt Nam, Bokassa chung sống với cô Nguyễn Thị Huệ, sinh được một con gái, đặt tên theo họ mẹ là Nguyễn Thị Martine.

Mười năm sau, năm 1960, nước Phi Châu Xích đạo (Equatorial Africa) giành được độc lập từ tay người Pháp. Vị tổng thống đầu tiên của quốc gia này là David Dacko – ngưới có họ hàng xa với Bokassa – quyết định đổi tên nước thành Cộng ḥa Trung Phi (Central African Republic) rồi mời Bokassa đang ở bên Pháp về nắm quyền chỉ huy quân đội.

Tháng 1 năm 1966, với lực lượng quân sĩ trong tay, Bokassa đảo chính, lật đổ David Dacko, tự phong ḿnh là “Thống chế tổng tư lệnh quân đội” và lên làm tổng thống, vẫn giữ tên nước là Cộng ḥa Trung Phi như cũ.

Mười năm sau ngày đảo chánh (1976), Bokassa vốn rất độc tài, thừa thắng xông lên, muốn làm vua để được suốt đời cai trị cái xứ Trung Phi rộng gần gấp đôi Việt Nam (Trung Phi: 622.436 km2; Việt Nam: 326.000 km2) nhưng dân số chỉ có hơn 4 triệu người, rất nhiều mỏ kim cương, song các mỏ này do người Pháp khai thác và đóng thuế cho vị… tổng thống. Tháng 10 năm ấy (1976), “ngài” đổi tên nước thành Vương quốc Trung Phi (Central African Empire) và tự xưng Hoàng đế. Cuộc lễ lên ngôi của “ngài” rất lớn, cực kỳ tốn kém, trong khi dân chúng rất đói khổ, chúng ta sẽ nói sau.

Trong 3 năm ngài làm vua, dân chúng bất măn, những cuộc biểu t́nh của sinh viên nổ ra, ngài đàn áp đẫm máu, giết hại hàng trăm sinh viên mặc dầu dân số trong nước lúc ấy chỉ có 4,3 triệu người. Ngài tàn ác tới độ tự ḿnh đích thân giám sát cuộc hành quyết 100 sinh viên học sinh chỉ v́ họ từ chối mua đồng phục do nhà máy của ngài sản xuất. Việc quá ư tàn nhẫn đó khiến chính phủ Pháp phải ủng hộ tổng thống cũ David Dacko đảo chánh, lật đổ ngai vàng của ngài. Cuộc đảo chánh thành công, ngày 20-9-1979, David Dacko lên làm tổng thống và lấy lại tên nước là Cộng ḥa Trung Phi. “Hoàng đế” Bokassa phải bỏ chạy sang nước Cộng ḥa Bờ Biển Ngà (Republic of lvory Coast), rồi sau đó sang Pháp, nơi ông có nhiều lâu đài nguy nga tráng lệ. Ông bị chính quyền mới của Tổng thống David Dacko kết án tử h́nh khiếm diện.

Năm 1986, Bokassa trở lại Cộng ḥa Trung Phi với hy vọng được hợp tác với chế độ trong nước, nhưng ông bị đưa ra ṭa xét xử về tội phản quốc, giết người, và bị kết án tù chung thân. Tuy nhiên, chỉ 6 năm sau, với sự can thiệp của chính phủ Pháp, ông được thả.

Những năm cuối đời, Bokassa sống ở Bangui – thủ đô của Cộng ḥa Trung Phi. Ông chết ngày 3-11-1996 tại Bangui trong hoàn cảnh nghèo túng, không một đồng xu dính túi.

 

Thói ham vàng và kim cương của Bokassa

 

Trong thời gian 3 năm làm “hoàng đế”, Bokassa có máu mê sưu tập vàng bạc, kim cương, đá quư. Trong số những đồ châu báu mà ông thu thập được, có 2 viên kim cương thô rất lớn nhưng chưa bao giờ ông đồng ư cho mài giũa.

Để mua chuộc các chính khách trong đó có cả Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing (làm tổng thống từ 1974 tới 1981), ông đă dùng kim cương làm phương tiện hối lộ. Sau này, Bokassa tố cáo Tổng thông d’Estaing đă đứng đằng sau cuộc đảo chánh lật đổ ông và cuỗm mất “Hoàng hậu” Cathérine người da trắng rất đẹp của ông (?!).

Để thể hiện quyền lực của ḿnh, Bokassa đặt tên cho nhiều công tŕnh ở thủ đô Bengui bằng tên ḿnh. Ví dụ, Cung thể thao Jean Bedel Bokassa, Đại lộ Jean Bedel Bokassa, Đại học Tổng hợp Jean Bedel Bokassa v.v… Bên cạnh đó, Bokassa c̣n cho xây dựng nhiều dinh thự dùng cho tổng thống như Villa Kolongo, Villa Berengo, đồng thời làm chủ nhiều nhà hàng ăn uống, xưởng dệt, trại nuôi gia súc. Hai hăng hàng không dân sự và một hăng độc quyền buôn bán ngà voi cũng là của ông.

Theo báo Le Figaro, Bokassa tự phong cho ḿnh là “Đệ nhất nông dân” và “Đệ nhất thương gia” của Vương quốc Trung Phi.

Những người từng có thời gian thân cận với Bokassa kể lại rằng, ông ta tự cho ḿnh có quyền làm hoàng đế suốt đời, kiêm nhiệm Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Quốc pḥng, Bộ trưởng Nội vụ và nhiều bộ khác. Nhà văn S.Th. thời gian đó là giám đốc cơ quan đối ngoại thuộc Bộ Nội vụ VNCH, có dịp sang Trung Phi và nhiều nước khác, kể rằng Bộ Quốc Pḥng của Tổng thống Bokassa là mấy căn nhà tôn bé tí, c̣n nhỏ hơn một trại gia binh loại nhỏ của VNCH.

 

Tại Pháp, Bokassa có nhiều bất động sản, như lâu đài Villemorant ở Saint Louls Chavanon, lâu đài Handicourt de La Cottenclère ở ngoại ô Paris, lâu đài Mezy sur Seine, lâu đài Nice và Nhà hàng khách sạn Le Montagne ở Romorantin. Và dĩ nhiên, là một người cường tráng, ông cũng có nhiều “động sản” khác gồm các bà vợ bé (tiếng của Bokassa dùng để gọi họ). Ví dụ vũ nữ Martine N’Douta, kẻ vẫn thường ganh tị với các bà vợ bé người Gabon, người Tunisie, người Pháp, người Đức, Bỉ, Lybie, Cameroon, Thụy Điển, Zaire, Trung Quốc v.v… Nhiều người trong số họ được các nhà lănh đạo sở tại “tặng” cho Bokassa khi ông ta công du các quốc gia này, chẳng hạn bà vợ bé người Tàu là “quà tặng” của Tưởng Giới Thạch, lúc ấy là tổng thống Đài Loan. Tại Gabon, trong phái đoàn ra sân bay đón tiếp “Hoàng đế Bokassa”, ông đặc biệt chú ư đến một cô gái tên là Joelle. Bỏ qua mọi nghi thức ngoại giao, Bokassa dặn Joelle “đừng đi đâu hết” rồi tiến đến trước mặt Tổng thống Omar Bongo và nói: “Hồi năy tôi đến với tư cách quốc khách, c̣n bây giờ tôi gặp anh với tư cách riêng để xin cưới một công dân của anh làm vợ”. Dù muốn dù không, Tổng thống Omar Bongo cũng phải đồng ư.

Khi công du một quốc gia khác, Bokassa gặp cô vũ nữ tóc vàng Gabriela Brimba trong một vũ trường. Ngỏ lời cầu hôn nhưng bị cô từ chối, Bokassa bèn “nói nhỏ” với tổng thống nước này. Vậy là chỉ hơn một tháng sau, Gabriela Brimba được đưa tới Bangui rồi được Bokassa đổi tên thành Martine N’Douta hay ghen tị như chúng ta đă nói bên trên. Sau khi chế độ của Bokassa ở Vương quốc Trung Phi sụp đổ, Brimba trở về cố quốc, bỏ lại đứa con gái tên là Anne de Berengo cho Bokassa nuôi.

Trường hợp cô Nguyễn Thị Huệ ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Năm 1953, nhà nghèo, đi gánh nước mướn khổ quá, Nguyễn Thị Huệ gặp anh chàng trung sĩ nhất “tây đen” Lê dương Bokassa. Bokassa mê cô, luôn luôn tặng quà rồi ngỏ lời cầu hôn. Cô Huệ đồng ư. Gia đ́nh cô tuy nghèo nhưng sợ mang tiếng nên cấm đoán, Bokassa xúi cô (tất nhiên bằng tay v́ cô không biết tiếng Pháp) bỏ trốn sang Tân Thuận Đông, gần doanh trại của ḿnh, thuê cho cô một căn nhà nhỏ nền đất, lợp lá. Khi cô Huệ có thai th́ cũng là lúc Bokassa và cánh quân Lê dương được lệnh lên tàu về Pháp. Cô Huệ khóc hết nước mắt. Bokassa cũng khóc. Anh ta móc bóp, có bao nhiêu tiền đưa cả cho vợ rồi dặn sau này nếu sinh con gái th́ đặt tên là Martine, nếu con trai th́ đặt tên là Martin, hễ có điều kiện anh ta sẽ trở lại Việt Nam t́m vợ con. Như vậy Bokassa cũng là người có t́nh nghĩa.

Bokassa về Pháp xong, ít lâu sau cô Huệ sinh đứa con gái. Do sống với Bokassa không có hôn thú, không thể làm giấy khai sinh cho con theo họ “chồng” nên theo lời dặn của Bokassa, cô đặt tên con là Nguyễn Thị Martine theo họ của ḿnh. Đứa bé sinh ra, không đen giống cha, không trắng giống mẹ (cô Huệ có nước da trắng, có thể gọi là xinh xắn nên Bokassa mới mê như thế) mà có nước da nhờ nhờ trung gian giữa đen và trắng. Cô Huệ hết tiền, lại có con nhỏ, không thuê nổi nhà nên bèn bế con về ở với mẹ. Bà mẹ rất mừng v́ dù sao bà cũng rất thương con.

Mười chín năm sau, tức năm 1972, sau khi Bokassa đă lên làm tổng thống, ông chợt nhớ tới người vợ cũ bụng mang dạ chửa ngày trước ở Việt Nam, nên bèn nhờ Bộ Ngoại giao Pháp liên lạc với Bộ Ngoại giao VNCH t́m kiếm giùm. Lúc này, cô gái lai da đen Martine v́ nghèo và ít học nên phải làm công nhân khuân vác xi-măng tại Nhà máy Xi-măng Hà Tiên ở gần Thủ Đức. Các nhân viên Ngoại giao Việt Nam không biết t́m kiếm cô ở đâu, bèn bàn nhau đánh lừa, đem một cô gái lai da đen khác cũng 19 tuổi tên là Baxi, nhà ở Xóm Gà Gia định (chỗ gần rạp hát Đông Nh́ gần tới chợ G̣ Vấp) thay thế, đưa sang Trung Phi giả làm con gái của Bokassa. Tổng thống Bokassa mừng rỡ, tổ chức một cuộc lễ rất lớn để giới thiệu con gái ḿnh với bàn dân thiên hạ. Câu chuyện lừa dối… tầm cỡ quốc tế này rất phức tạp, nhờ có nhà báo Việt Định Phương chủ nhiệm nhật báo Trắng Đen khám phá ra, t́m thấy cô Martine Nguyễn “thật” đang làm công nhân, suốt ngày oằn lưng khuân vác các bao xi-măng giống như đàn ông, nên liên lạc với Tổng thống Bokassa rồi cùng với vợ đích thân đưa cả bà Huệ lẫn cô Martine Nguyễn sang Trung Phi. Tổng thống Bokassa tiếp đón vợ chồng nhà báo Việt Định Phương như bậc thượng khách. Chúng ta sẽ theo dơi câu chuyện này trong phần II nói về cô Martine Nguyễn và xem đời sống của cô hiện nay ra sao. Bây giờ tiếp tục về chuyện vị tổng thống “trung sĩ nhất Lê dương” Bokassa.

Sau một thập niên làm tổng thống cai trị nước Cộng ḥa Trung Phi nghèo khổ rồi tự ḿnh lên làm hoàng đế, Bokassa tổ chức lễ lên ngôi rất lớn, lấy danh hiệu là “Hoàng đế Bokassa Đệ nhất”. Tuy nhiên, đa số các quốc gia đồng minh lân cận đều nghèo nên chẳng ai gửi quà mừng. Chỉ có nước Pháp (do đang khai thác các mỏ kim cương tại Trung Phi) tặng 22 triệu frăng để giúp Bokassa mua sắc phục cho hàng ngàn quan khách, một chiếc ngai vàng cao 1,5 mét, rộng 1 mét, làm theo kiểu Napoléon, nạm vàng; 8 con ngựa trắng, một mũ triều thiên nạm kim cương do nhà kim hoàn nổi tiếng bên Pháp là Arthus Bertrana thực hiện với những viên kim cương mà có viên lên tới 8 carats. Ngoài ra, c̣n có 2 bức chân dung “Hoàng đế Bokassa Đệ nhất” vẽ bởi họa sĩ danh tiếng Đức Hans Linus. Hơn 24.000 chai rượu vang cao cấp Moet et Chandon và 4.000 chai rượu vang siêu hạng Château Mouton Rothschild được mua về phục vụ thực khách, cùng 60 chiếc Mercedes mang từ Tây Đức sang.

 

Trước sư lạnh nhạt của các nước đồng minh lân cận, Bokassa rất buồn bực trong ḷng về số lượng nguyên thủ quốc gia đến tham dự. Khác với lễ đăng quang của Vua Haile Selassie xứ láng giềng Ethiopia hồi năm 1930 với hầu như toàn bộ các vua chúa, tổng thống, bộ trưởng các nước thân hữu đều hiện diện. C̣n lễ đăng quang của “Bokassa Đệ nhất” chỉ có tướng Franco, Tây Ban Nha; Hoàng đế Hirohito, Nhật Bản; Vua Shah Reza Pahlavi, lran; Vua ldi Amin xứ Uganda; và Tổng thống Mobutu Sese Seko xứ Zaire tham dự.

Ngay cả “ông bạn thân” Omar Bongo, người đă từng tặng cô gái đẹp Joelle cho Bokassa, cũng vắng mặt. Bokassa cho rằng những người bạn này không đến v́ họ ghen tị với ông.

Đau nhất là ông bị Ṭa thánh Vatican từ chối không cho làm lễ đăng quang ở nhà thờ chính ṭa Bangui.

Sau cuộc đảo chính của “tổng thống cũ” David Dacko lật đổ Bokassa diễn ra vào ngày 20-9-1979, phần lớn các tài sản của Bokassa đều bị tích thâu. Nhiều nước từ chối cho ông tị nạn. Chỉ có tổng thống nước Bờ Biển Ngà là Felix Boigny chịu chứa chấp ông v́ áp lực của Pháp. Ít lâu sau, Bokassa sang Pháp.

Năm 1985, Bokassa làm lễ kỷ niệm 20 năm cầm quyền tại lâu đài Handricourt ở phía tây thủ đô Paris, nhưng chỉ có ông và những đứa con.

Không có tiền mua thức ăn nuôi 15 đứa con – mỗi đứa một mẹ – khiến Bokassa than trời như bọng. Có lúc bí quá, ông làm đơn xin chính phủ Pháp tiền trợ cấp thời gian 6 tháng nằm điều trị vết thương tại một quân y viện ở Sài G̣n hồi thập niên 1950. May thay, mấy tháng sau khi nộp đơn, Bokassa được ṭa án cao cấp Pháp trả lại chiếc xe hơi Corvette và một máy bay trị giá 6 triệu frăng. Lập tức, Bokassa rao bán để lấy tiền trở về Trung Phi.

Trước khi về, Bokassa viết thư cho Tổng thống Pháp là Francois Mitterand, tự nhận ḿnh là “công dân tự do”, trở về Cộng ḥa Trung Phi để phục vụ đất nước nếu được mời hợp tác.

Lúc xuống sân bay Bangui, Bokassa định đọc một bài diễn văn xác định ḿnh vẫn c̣n là “Hoàng đế Bokassa Đệ nhất” th́ bị bắt giữ. Tám tháng sau, ṭa án Cộng ḥa Trung Phi tuyên án ông bị tử h́nh. Nhưng do sự can thiệp của chính phủ Pháp, án được giảm xuống c̣n tù chung thân, rồi 6 năm sau, Pháp can thiệp tiếp, ông được thả.

Bokassa chết ngày 3-11-1996 trong sự nghèo khó và thọ 75 tuổi. Tổng cộng ông có 13 người vợ, 34 người con.

 

II. Chuyện cô “công chúa” Trung Phi Martine “thật”

 

Tổng thống Bokassa t́m con

Vào năm 1972, Jean Bedel Bokassa, Tổng thống nước Cộng ḥa Trung Phi, nhờ Bộ Ngoại giao Pháp t́m kiếm giùm đứa con rơi, kết quả của mối t́nh giữa ông thời đi lính Lê dương tham chiến tại Việt Nam với một cô gái ở Sài G̣n, mà bây giờ 19 năm đă trôi qua, vốn không biết tiếng Việt, ông không c̣n nhớ nhà cha mẹ cô ở đâu.

Những nhân viên có trách nhiệm thuộc Bộ Ngoại giao VNCH lúc ấy t́m kiếm không thấy mà cũng không có căn cứ ǵ để t́m kiếm. Cuối cùng, bí quá, họ bảo nhau đánh lừa, kiếm được một cô gái cũng lai da đen và cũng cùng 19 tuổi tên Baxi, con của bà Nguyễn Thị Thân, thường gọi la bà Ba Thân ở Xóm Gà, Gia Định, giao cho Bộ Ngoại giao Pháp đưa sang Trung Phi. Nhưng v́ sợ lộ, họ không dám cho bà Ba Thân đi theo. Tổng thống Bokassa tổ chức một tiệc mừng rất lớn để đón tiếp giọt máu rơi.

Tin tức về việc Tổng thống Bokassa t́m được đứa con rơi được báo chí Sài G̣n đưa tin trang trọng. Ngay lập tức, có một người khách tới ṭa soạn báo Trắng Đen xin gặp ông chủ nhiệm Việt Định Phương. Người khách tự giới thiệu ḿnh là cậu ruột của cô gái lai da đen tên Nguyễn Thị Martine – đứa con đích thực của vị tổng thống Trung Phi. Bằng sự nhạy bén trong nghề làm báo, ông chủ nhiệm Việt Định Phương phân công một dàn phóng viên hùng hậu vào cuộc. Câu chuyện t́nh yêu của anh lính lê dương Bokassa và cô thôn nữ Nguyễn Thị Huệ được các phóng viên thể hiện thành bài điều tra nhiều kỳ liên tiếp trên báo. Số lượng phát hành của tờ Trắng Đen tăng lên vùn vụt tới 80.000 số/ngày, trở thành tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Sài G̣n.

 

Chuyện t́nh anh lính lê dương

 

Jean Bedel Bokassa đi lính cho Pháp từ năm 18 tuổi, lúc nước Trung Phi c̣n là thuộc địa của Pháp. Bokassa trong đội quân lê dương có mặt tại nhiều quốc gia trước khi đến Việt Nam vào năm 1953, lúc ấy ông 32 tuổi, mang lon trung sĩ nhất và đóng tại Chánh Hưng, Sài G̣n (quận 8 bây giờ). Có thời gian Bokassa được tăng cường về Biên Ḥa làm nhiệm vụ gác cầu ở Cù Lao Phố (cầu Gành). Hồi đó, những làng mạc xa xôi hẻo lánh, người dân rất sợ các toán quân “Tây đen”, phụ nữ không may gặp họ trên đường họ hành quân là coi như hết thời.

Nhưng ngay giữa thành phố hay những nơi thị tứ đông đúc th́ dân chúng không sợ đám lính đánh thuê này. Những ông lính “Tây đen” có nhiệm vụ canh gác cầu Gành tại Cù lao Phố không dám giở thói côn đồ mà ngược lại, lại có vẻ hiền từ. Bokassa là người hiền nhất trong đám lính gác cầu. Hồi đó, ở gần cầu Gành có một cái máy nước công cộng để dân chúng trong vùng đến hứng, gánh về dùng. Trong xóm gần cầu có cô gái nghèo tên là Nguyễn Thị Huệ, chuyên gánh nước mướn cho các gia đ́nh, hết sức cực nhọc mặc dầu cô rất xinh xắn.

Sau giờ gác cầu, Bokassa thường la cà đến bên chiếc phông-tên nước công cộng đó để tán gái theo bản năng đàn ông. Các phụ nữ khác thấy Bokassa tới th́ trốn biệt không dám đến gần. Lúc đầu, cô Huệ cũng trốn, nhưng sau đó v́ chén cơm manh áo, cô đành liều, cứ đến gánh nước. Anh lính lê dương không làm ǵ cả, đă vậy lại c̣n giúp cô hứng nước và tập tành nói tiếng Việt nghe rất tức cười.

Dần dà, những cử chỉ ngô nghê, vụng về của anh lính da đen làm cho cô Huệ thấy có cảm t́nh. Rồi cô dạy cho Bokassa nói tiếng Việt. Cô không c̣n cảm thấy ngại ngùng mỗi khi đối diện với anh lính Phi châu này nữa, mà những lúc nghỉ ngơi cô c̣n có ư muốn gặp anh. Lương của lính Pháp tương đối rất khá, Bokassa cũng biết cách lấy ḷng phụ nữ, lúc th́ anh mua tặng cô xấp vải, chiếc khăn, lúc th́ chai dầu thơm, có khi anh c̣n cho cô cả tiền nữa, những số tiền này cô phải gánh nước oằn lưng cả tuần mới có thể có được. Hai bên dần dần yêu nhau, những ngày cuối tuần Bokassa rủ cô Huệ về Sài G̣n chơi…

Kết quả của mối t́nh Phi-Việt đó là cô Huệ mang thai. Ngày ấy con gái chửa hoang là một điều hết sức nhục nhă, nhất là lại có chửa với một gă lính da đen. Cha cô không chịu nổi lời đàm tiếu, đánh cô một trận rồi bỏ nhà ra đi. Mẹ cô nước mắt lưng tṛng, phần th́ thương con, phần cũng giận con. Bà nói: “Đấy, mày muốn tính sao th́ tính, đi đâu th́ đi, đừng làm cho tao thêm nhục…”.

Bokassa đưa người t́nh về Tân Thuận Đông, quận Nhà Bè, nơi đơn vị anh đóng quân gần cầu Tân Thuận. Anh thuê nhà cho người yêu ở. Hai người sống với nhau như vợ chồng.

T́nh nghĩa đang mặn nồng th́ đơn vị của Bokassa được lệnh về Pháp. Anh trao tất cả số tiền dành dụm được cho vợ và dặn ít nữa nếu sinh con trai th́ đặt tên là Martin, nếu sinh con gái th́ đặt tên là Martine, sau này nếu có dịp anh sẽ sang Việt Nam t́m hai mẹ con. Cô Huệ khóc hết nước mắt…

 

Cô “công chúa” bốc vác

 

Sau cuộc chia tay, Huệ sống lủi thủi một ḿnh trong căn nhà thuê. Rồi cô sinh đứa con gái và đặt tên là Nguyễn Thị Martine theo họ mẹ, v́ không có giấy hôn thú nên không thể khai sinh theo họ cha. Số tiền Bokassa để lại cũng không c̣n được bao nhiêu. Hết tiền, lại có con nhỏ, đời sống hết sức túng quẫn, cô quyết định bế con về sống với mẹ ở Cù lao Phố như cũ. Bà mẹ rất mừng v́ bà vẫn thương con. Lúc này người cha cũng đă trở về từ lâu. Ông đă già, không c̣n khó tánh như trước nhưng nhà quá nghèo nên không lấy ǵ giúp đỡ cho con được…

Thời gian này hoàn cảnh hai mẹ con cô Huệ hết sức bi đát. Cô phải thức khuya dậy sớm, làm đủ mọi việc để có tiền nuôi con. Nơi ăn ở cho bé Martine hoàn toàn không ổn định. Cô đi làm ở đâu th́ đem con đi theo, khi về Gia Định, lúc xuống Thủ Đức. Có lần cô phải bồng Martine xuống Sa Đéc ở nhờ nhà người bà con để làm ruộng. Cuối cùng cô về chợ Nhỏ, Thủ Đức, sinh sống bằng nghề buôn bán rau cỏ lặt vặt.

Martine lớn lên. Mặc cảm về vấn đề “con lai”, nước da nhờ nhờ, cặp môi dầy, mái tóc xoăn tít… khác với mọi đứa trẻ khác khiến cô bé trở thành ít nói, không dám cởi mở với ai. Cô làm đủ thứ việc để phụ giúp mẹ – từ bán báo, bán đậu phọng rang đến bán bánh ḿ, trà đá v.v…, dù vất vả thế nào cô cũng cố gắng chịu đựng. Nói chung, Martine là một đứa trẻ ngoan ngoăn.

Năm 1971, Martine 18 tuổi, cô xin vào làm công nhân khuân vác xi-măng trong Nhà máy xi-măng Hà Tiên ở gần Thủ Đức. Ngay đến đàn ông suốt ngày c̣ng lưng vác bao xi-măng nặng 50 kư c̣n thấy nặng nhọc huống chi một cô gái mới 18 tuổi. Cuối năm 1972, một hôm, trong khi đang vác bao xi-măng, Martine thấy người cậu ruột đến t́m và ông nói: “Cháu xin phép về ngay có công chuyện. Có mấy ông nhà báo muốn gặp để hỏi ǵ đó. Mấy ổng định can thiệp cho cháu được gặp cha cháu…”.

 

III. Tổng thống Bokassa nhận con

 

Việc chuyển hồ sơ Martine qua cho tổng thống Trung Phi được đặc phái viên Trắng Đen ở Paris thực hiện.

Hồ sơ, h́nh ảnh của bà Huệ và Martine được Bokassa công nhận rằng chính ông và bà Huệ là người trong h́nh. Thế là hai công điện được gửi cho chính phủ VNCH (dưới quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) và báo Trắng Đen. Đại diện của tổng thống Trung Phi tới Sài G̣n để xúc tiến việc đưa Martine sang đất nước của cha. Chính quyền và Bộ Ngoai giao VNCH bị “hóc xương” v́ chuyện đă lừa dối, đưa cô “con lai” khác sang. Nhật báo Trắng Đen thành công vang dội.

Phái đoàn đưa Martine qua Trung Phi

Một đại diện cao cấp khác của Cộng ḥa Trung Phi sang Việt Nam hướng dẫn phái đoàn đưa Martine qua gặp cha. Phái đoàn gồm 5 người: Vợ chồng ông bà Việt Định Phương chủ nhiệm báo Trắng Đen, bà Nguyễn Thị Huệ, cô Martine, và một tùy viên sứ quán Pháp vừa đại diện cho Bộ Ngoại giao Pháp vừa làm thông dịch viên.

Tổng thống Trung Phi tiếp phái đoàn báo Trắng Đen như thượng khách. Ông rất vui mừng đón nhận Martine và bà Huệ. Martine ở lại làm công chúa. Bà Huệ trở về Việt Nam v́ bà đă có chồng khác. Riêng cô Baxi th́ được ông nhận làm con nuôi.

Sau khi về nước, bà Huệ được Tổng thống Bokassa trợ cấp mỗi tháng 200,000$, lănh tại Pháp Á ngân hàng Sài G̣n. Số tiền nầy tương đương với khoảng 5 lượng vàng vào thời đó.

 

Mở hội kén rể và tổ chức đám cưới tập thể

 

Năm sau, 1973, Tổng thống Bokassa công bố mở hội kén rể, chọn chồng cho con gái ruột là Martine và con gái nuôi là Baxi. Buổi lễ được tổ chức long trọng tại dinh thự quốc gia, với sự tham dự của lănh đạo các cơ quan chính phủ. Hàng trăm thanh niên Trung Phi ghi tên tham dự.

Kết quả, hai thanh niên được chọn là bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode làm chồng Martine, đại úy Fidel Obrou làm chồng Baxi. Sau đó, một đám cưới được tổ chức linh đ́nh cũng tại dinh thự quốc gia.

Martine Bokassa sanh được 3 con: con trai tên Jean-Barthélémy Bokassa Dévéavode (thường được gọi tắt là JBB), hai con gái tên Marie Catherine Bokassa Dévéavode và Marie-Jeanne Bokassa Dévéavode.

 doandu 1231

Baxi cũng sanh được một con trai nhưng bị chính bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode chích thuốc độc chết sau khi ra đời mới hai tuần lễ.

 

IV. Số phận của hai “công chúa” Trung Phi

 

Số phận của Baxi

Người biết rơ Baxi không phải là con của Bokassa chính là bà Ba Thân ở Xóm Gà Gia Định, v́ bà không có liên quan ǵ với Bokassa. Baxi chỉ là con mồi được các nhân viên Bộ Ngoại giao lúc đó đưa ra để gỡ thế bí. Tuy nhiên, từ một đứa con lai thuộc một gia đ́nh nghèo khó, cô được Tổng thống Bokassa nhận làm con nuôi rồi cũng trở thành một công chúa, sống trong cảnh giàu sang được một thời gian sau đó số phận hết sức bi đát.

Năm 1976, chồng của Baxi là đại úy Fidel Obrou, chỉ huy trưởng đội quân bảo vệ hoàng cung nhưng lại âm mưu lật đổ Bokassa và bị Bokassa xử tử.

Ngày chồng chết cũng là ngày Baxi sanh một đứa con trai, nhưng hai tuần sau, đứa bé bị bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode chồng của Martine Bokassa giết chết theo lệnh của Bokassa, bằng cách chích một mũi thuốc độc.

Đúng một năm sau ngày chồng bị xử tử, Baxi được Bokassa cho phép trở về Việt Nam, nhưng v́ có tiền mang theo nên cô bị hai thuộc hạ của Bokassa giết chết để cướp của và giấu thi thể ở một nơi nào đó trên đường ra phi trường. Cô hưởng vinh hoa phú quư được khoảng 7 năm.

 

Số phận của Martine Bokassa

 

Ngày 21-9-1979, Pháp giật dây cho David Dakco tổ chức lật đổ “Hoàng Đế Bokassa Đệ nhất” và buộc ông phải sống lưu vong tại Côte d’Ivoire (Ivory Coast theo tiếng Anh). Chồng của Martine tức bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode bị David Dakco ra lệnh xử tử về tội đă “theo đuôi” Bokassa, giết chết con của “người anh hùng” chống Bokassa là đại úy Fidel Obrou, chồng của Baxi, và thuộc gia đ́nh có nhiều tội ác. Martine và 3 đứa con trốn thoát qua Pháp, sống trong lâu đài của họ là Hardricourt. Bà Huệ mẹ của Martine ở bên Việt Nam sau này được Martine bảo lănh sang Pháp sống với con và các cháu.

Martine thấy cái họ Dévéavode của chồng “xui xẻo” quá nên xin đổi tên mới là Martine Kota. Hiện nay cô làm chủ hai nhà hàng rất lớn, một ở Paris và một ở đảo Corse (do người con gái lớn đă lấy chồng ở đấy trông coi).

Con trai của Martine tên là Jean-Barthélémy Dévéavode, sinh ngày 30-8-1974 tại Bangui, hiện đang sống tại Pháp. Anh ta biết nói tiếng Việt và viết cuốn sách tiếng Anh có tựa đề là The Diamonds of Treasons (Những viên kim cương của sự phản bội) kể về những tính nết tốt của ông ngoại nhưng bị nước Pháp phản bội.

 

Đoàn Dự ghi chép

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử