Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Vũ Linh

 

Cộng Hoà Thắng Được Không?

 

 

...20% cử tri Dân Chủ sẵn sàng bỏ bà Hillary qua bầu cho ông Trump...

 

Theo lịch “chính trị” Mỹ th́ c̣n gần 100 năm nữa mới đến ngày đi bầu tổng thống mới. Dĩ nhiên, theo lịch b́nh thường th́ c̣n chưa tới một năm, nhưng trong chính trị Mỹ cái một năm này nó dài lê thê lướt thướt v́ có cả triệu chuyện bất ngờ có thể xẩy ra, chẳng ai đoán trước được, kể cả Trạng Tŕnh nếu sống lại. Tháng 9 năm 2008, hai tháng trước cuộc bầu tổng thống, không có một người nào trên thế giới biết được chỉ một tháng sau là xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế vĩ đại, đảo lộn tất cả mọi phân tích về bầu cử. Nh́n vào chỉ số Dow Jones rớt 1.500 điểm trong hai tuần đầu năm th́ thấy tương lai kinh tế mù mịt như thế nào.

 

Cách đây chỉ 6 tháng, cả nước chuẩn bị cho một cuộc chạy đua cuối cùng giữa bà Hillary bên DC và ông Jeb Bush bên CH. Cả hai nằm nhà ngủ suốt ngày cũng đắc cử.

 

Bây giờ th́ ta đang nh́n thấy ǵ?

 

Bà Hillary phải ra khỏi giường mỗi sáng từ lúc mặt trời chưa mọc, để lặn lội tuyết, cười đến tê hàm, đi bắt tay từng ông già bà lăo, ôm hôn từng đứa con nít ba tháng, tại Iowa và New Hampshire, để chống đỡ cụ Bernie Sanders, một người mà cách đây nửa năm, chưa ai nghe thấy tên một lần nào, ngoại trừ bà vợ và đám con dâu rể, cháu nội ngoại của ông. Bà Hillary tuy có lận đận bất ngờ nhưng cũng chưa đến nỗi nào. Có một thời cách đây ba bốn tháng, đảng DC phải vào nhà kho t́m lăo đồng chí Al Gore mang ra đánh bóng, cạo râu ria sạch sẽ, nhuộm tóc đen lại (ghi chú của kẻ viết: chuyện thật 100%, cựu PTT chán đời để râu ria mọc lởm sởm, tóc bạc phất phơ, bị khuyến cáo phải cạo ngay, nhuộm tóc đen và chải tém lại như trước), đồng thời đảng DC cũng bi thảm hoá tối đa những thảm hoạ gia đ́nh của cụ phó Biden, để chuẩn bị giải pháp cứu nguy v́ cụ bà Hillary bất ngờ bị cụ ông Sanders đánh bầm ḿnh.

 

May quá, bà thoát nạn. Một phần nhờ thiên hạ sau ít ngày ngơ ngác, khám phá ra cụ Sanders cuối cùng cũng chỉ là một anh trí thức già vẫn c̣n đang say giấc mộng đại đồng vô sản của Các Mác, và một phần cũng nhờ công của anh Al Baghdadi (bà con với Al Qaeda nhưng không bà con ǵ với Al Gore!) cho đệ tử đánh Paris và San Bernardino để nhắc thiên hạ là mối nguy ngày nay là ISIS chứ không phải là bọn tư bản đế quốc nữa.

 

Thế th́ coi như bà Hillary có phần ổn hơn trước, nhưng cho chắn ăn, vẫn phải lặn lội đi vận động thôi.

 

Bên CH th́ ông Jeb Bush bây giờ bận đi Walmart lựa mua cần câu cho những ngày vui thú điền viên sắp tới. Nhưng tin giờ chót, ông Jeb đă leo lên lại hạng ba sau hai ông Trump và Cruz (theo Reuters), đúng như trong sách lược của ông Jeb: chỉ cần đứng hạng ba sau hai ông cực đoan là cuối cùng sẽ thắng.

 

Thực tế th́ ôi thôi, c̣n hơn cả nồi cháo ḷng. Nghe nói có một đài radio điạ phương tổ chức thi, vị thính giả nào nói được ngay tên của tất cả các ứng viên tổng thống của CH sẽ được giải thưởng mấy ngàn đô ǵ đó. Kết quả cuộc thi kéo dài cả ngày trời, chẳng ai được giải hết (ghi chú của kẻ viết: chuyện này chắc là phiạ 100%!).

 

Năm nay, không c̣n cảnh các ứng viên hạng ba, hạng tư thay phiên nhau đột hiện đột biến như năm 2008 nữa. Các bộ mặt ứng viên vẫn là những bộ mặt tên tuổi quen thuộc, có thành tích vững hơn, đă xuất hiện từ những ngày đầu. Nhưng người ta thấy một diễn biến mới lạ: những cầu thủ ngoài biên Trump, Cruz, Carson và Rubio đang chạy vào giữa sân và có hy vọng sút trúng vô lưới, trong khi các ngôi sao trung phong Bush, Christie và Kasich th́ lại phất phơ ngoài biên, hy vọng và chờ ngày các anh chị hăng tiết đuối sức ngă quỵ. Để rồi càng chờ càng thấy hy vọng bốc hơi thành mây khói.

 

Nh́n vào các cầu thủ chung kết đó th́ câu hỏi trước mắt là... CH có hy vọng thắng không? Ta thử xét lại xem có kịch bản nào có thể đưa CH đến thắng lợi cuối cùng, bất kể phe DC làm ǵ và đưa ai ra. Chúng ta sẽ bàn đến kịch bản bên DC qua một bài khác.

 

Trước hết, phải nói ngay là khi bài này được viết th́ chưa có một cuộc bầu sơ bộ nào được tổ chức hết. Có nghiă là bài này hoàn toàn dựa trên các thăm ḍ dư luận và các lời bàn ra tán vào của truyền thông và chuyên gia Mỹ. Cũng có nghiă là cơ sở thông tin lỏng lẻo và trơn tuột như cục sương sáo trong ly chè ba màu.

 

Để quư độc giả khỏi mất công chờ đến cuối bài mới có câu trả lời, kẻ viết này xin nói ngay: CH có nhiều triển vọng thua nhưng cũng có hy vọng thắng (mượn tạm lư luận “huề vốn” của ông Nguyễn Ngọc Ngạn). Một cách chính xác hơn, theo ư kiến rất lờ mờ của kẻ viết này th́ phải nói là CH có 7 phần thua, 3 phần thắng, không kể trường hợp đặc miễn có thảm hoạ nào đó xẩy ra cho bà Hillary.

 

Theo lập luận phổ thông hiện nay, lư do thất bại quan trọng nhất là CH đă bị khối khuynh hữu cực đoan cưỡng chiếm (Mỹ gọi là hijacked), dưới ảnh hưởng của ba nhóm cử tri:

 

- Khối dân trung lưu quá bất măn với chính sách cấp tiến của TT Obama, không dốc toàn lực vào việc phục hồi và phát triển kinh tế, mà chỉ lo tái phân phối lợi tức, lo t́m cách tăng thuế để tăng trợ cấp cho cái khối mà cựu ứng viên Mitt Romney gọi là “khối 47%” không đóng một xu thuế nào mà chỉ ngồi lănh trợ cấp đủ loại, bảo đảm sẽ bầu cho DC, không cần biết ai.

 

- Khối Thiên Chúa giáo cực đoan lo sợ các giá trị tôn giáo, luân lư, đạo đức bị TT Obama phá hủy toàn diện, với những xu hướng thời thượng như hôn nhân đồng tính, chuyển giới tự do, phá thai thả giàn,..., chưa kể việc ca tung Hồi giáo trong khi triệt hạ những biểu tượng của Thiên Chúa giáo.

 

- Khối dân cao bồi bất măn trước chính sách chống khủng bố yếu đuối đưa đến đe dọa mạng sống và gia đ́nh họ ngay trên đất nước này của họ, đă vậy lại sợ nguy cơ TT Obama tước hết súng ống của họ.

 

Đa số dân Mỹ có khuynh hướng bảo thủ, tức là gần với đảng CH hơn, và trong t́nh trạng bất ổn trên cả thế giới hiện nay, lại có khuynh hướng rẽ thêm về phiá hữu giống như cuộc bầu mới đây ở bên Pháp đă xác nhận, muốn có một chính sách chống khủng bố mạnh hơn, đồng thời cũng muốn kềm chế làn sóng di dân bớt lại. Dân Mỹ cũng là dân thích thay đổi, 8 năm cấp tiến đă quá đủ, nhất là với thành quả khá khiêm tốn của TT Obama, và họ muốn thay đổi.

 

Trên căn bản, t́nh h́nh thuận lợi hơn cho CH. Thế nhưng vẫn theo lập luận phổ thông th́ các cử tri của CH đă giận quá mất khôn, rớt vào thế trận của những ứng viên cực hữu mỵ dân nhất, tiêu biểu là ông tỷ phú Trump, đă đi quá xa về phiá hữu. Cho đến nay, dấu hiệu rơ ràng nhất là các ứng viên cực hữu sẽ thắng lớn trong nội bộ đảng CH. Không ông Trump th́ cũng là ông Cruz, hay ông Rubio, hay ông Carson.

 

Điều nhiều người nghi ngờ là ra khỏi nội bộ CH th́ đảng này sẽ... thua, và thua đậm. Cho dù ứng viên là các ông Trump hay Cruz hay Rubio hay Carson. Bà Hillary sẽ thắng, cho dù nhiều người coi bà như một trong những ứng viên DC yếu nhất lịch sử cận đại. Như cột báo này đă viết, dân Mỹ sẽ bịt mũi để bỏ phiếu cho bà.

 

Vẫn theo lập luận phổ thông này th́ cách duy nhất CH có thể thắng là phải b́nh tâm lại, bớt bảo thủ hơn, chấp nhận “phải đạo chính trị” của khối cấp tiến, chịu khó vuốt ve dân da đen và nhất là dân da nâu, tức là gốc Nam Mỹ qua một kế hoạch giải quyết nạn di dân trong ôn hoà, qua ân xá, th́ mới hy vọng thắng.

 

Câu hỏi hiển nhiên nhất là như vậy tại sao các ông CH, nhất là Trump và Cruz, lại cố t́nh khư khư ôm quan điểm cực đoan chống “phải đạo chính trị”, chống khối dân thiểu số như vậy? Bộ họ không nh́n thấy chủ trương chống di dân gốc Nam Mỹ, thậm chí sỉ vả họ, sẽ đưa đến thảm hoạ cho họ sao? Ngày trước ông Bush đắc cử nhờ chủ trương ân xá, chiếm được 40% phiếu của dân gốc Nam Mỹ, trong khi các ông McCain và Romney thua v́ chống ân xá và chỉ nhận được 25% hậu thuẫn của khối này.

 

Thật ra, mấy ông ứng viên CH năm nay đều nh́n vấn đề dưới một khiá cạnh hoàn toàn khác. Họ biết làm tính và đang vẽ sách lược tranh cử dựa trên các tính toán cộng trừ nhân chia theo kiểu của họ. Đây, ta hăy coi lại.

 

Cử tri Mỹ đại khái có 72% da trắng, 13% da đen, 10% Nam Mỹ, 3% Á Châu, 2% linh tinh (như Hồi giáo). Trong tổng cộng 28% không phải là da trắng này th́ thông thường 80% bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ, bất kể ứng viên nào. Nhiều nhất là khối da đen: 95%, dân gốc Nam Mỹ: 75%; dân Á Châu: 70%. Đại cương là ứng viên DC coi như đương nhiên lănh được tối thiểu 22% (= 80% của 28%) chưa kể phiếu của dân da trắng. Muốn đắc cử với 50% phiếu, một ứng viên DC chỉ cần có thêm 28% phiếu, tức là chỉ cần phiếu của một phần ba dân da trắng đi bầu. Đó là việc họ đă thực hiện được trong hai cuộc bầu cử năm 2008-2012 khi họ chiếm được gần một nửa phiếu dân da trắng.

 

Trong bài toán cụ thể này, ứng viên CH muốn thắng chỉ có hai cách:

 

- Một là có được hơn 2/3, hay hơn 66% phiếu của cử tri da trắng đi bầu. Hai ông McCain và Romney thua to v́ chỉ được có khoảng 56% phiếu này.

 

- Hai là huy động được dân da trắng đi bầu thật đông. Trong hai cuộc bầu mà các ông McCain và Romney thua, cử tri da trắng chỉ bằng xấp xỉ 73% tổng số dân đi bầu. Các ông Reagan và Bush cha thắng lớn v́ khối da trắng chiếm 85% số cử tri đi bầu. Ông Bush con thắng khít nút v́ tuy chỉ được có 57% phiếu da trắng, nhưng 80% dân đi bầu là da trắng.

 

Phân tích cuộc bầu năm 2012, có thể đă có tới 10 triệu dân da trắng nằm nhà không đi bầu khiến TĐ Romney thua TT Obama 5 triệu phiếu. Như vậy có phải có thêm 5 triệu dân da trắng đi bầu th́ ông Romney đă đắc cử không? Thật ra, theo các chuyên gia nghiên cứu kết quả, không cần phải có thêm 5 triệu dân da trắng đi bầu, mà chỉ cần có khoảng thêm một triệu đi bầu tại hai tiểu bang then chốt Ohio và Florida, th́ TĐ Romney đă thắng rồi. Tại hai tiểu bang này, TT Obama chỉ thắng TĐ Romney tổng cộng có 97.000 phiếu cử tri. Dựa trên tỷ lệ 56% cho Romney và 44% cho Obama, nếu có thêm chừng 1.000.000 dân da trắng đi bầu tại hai tiểu bang này th́ TĐ Romney sẽ hơn TT Obama 120.000 phiếu, và bây giờ ta đă đang lo đi bầu lại cho tổng thống Romney rồi. Đó là các con số mà các ông CH đang nghiên cứu rất kỹ.

 

Ở đây, phải nói cho rơ: đông dân da trắng đi bầu th́ CH có nhiều hy vọng thắng hơn, không phải v́ lư do màu da, mà v́ đại đa số dân da trắng thuộc giới trung lưu có khuynh hướng bảo thủ, không lệ thuộc trợ cấp như khối cử tri DC.

 

Nói tóm lại, chỉ cần vận động dân da trắng đi bầu được tới 85% cử tri th́ bảo đảm chắc hơn đinh đóng cột là ứng viên CH sẽ thắng, cho dù khối da đen, da nâu, da vàng bỏ phiếu 100% cho DC th́ CH vẫn thắng lớn như với TT Reagan. Với 80% th́ kết quả sẽ khít nút như với TT Bush con. Với 75% th́ CH rất khó thắng. Nhưng dưới 75% th́ CH sẽ bầm ḿnh như với hai ông McCain và Romney, khỏi cần đếm phiếu cho mất thời giờ.

 

Đây chính là bài toán của các ông Trump, Cruz và Rubio. Từ đó, họ đang làm mọi cách để lôi mấy ông bà bảo thủ da trắng ra khỏi nhà đi bầu cho đông, ít nhất là 80%, hay được 85% như thời Reagan th́ càng tốt.

 

Có nghiă là tất cả sẽ tùy thuộc vào khả năng vận động cử tri bảo thủ da trắng của họ. Thực tế mà nói, trong đám mấy ứng viên CH hiện nay, không ai có tầm vóc của một Reagan để có thể đạt được tỷ lệ 85%. Nhưng họ hy vọng hai yếu tố di dân lậu và nguy cơ khủng bố sẽ lôi dân bảo thủ da trắng ra khỏi nhà được. Việc ông Trump dùng chiến lược hù doạ, tố di dân gốc Nam Mỹ toàn là dân băng đảng ma túy, hăm hiếp phụ nữ, cũng như mang khủng bố ra hăm he để hô hào cấm dân Hồi giáo vào Mỹ, là những chuyện có tính toán rất kỹ, chứ không phải bốc đồng nói nhảm. Mang mối đe dọa của nạn di dân và khủng bố là lá bùa lôi dân bảo thủ da trắng ra khỏi nhà để đi bầu cho họ. Các ông Trump, Cruz, tuyệt đối bất cần phiếu của dân thiểu số v́ biết chắc là vô vọng, do đó, chẳng thấy có nhu cầu vuốt ve đám này. Trái lại, cần khích động tính kỳ thị, hay nỗi lo sợ của một số lớn dân bảo thủ da trắng.

 

Những tin mới nhất về hàng loạt cướp bóc và hăm hiếp bên Đức – gần 500 vụ chỉ trong thời điểm Giáng Sinh-Đầu Năm vừa qua riêng tại một thành phố Koln- với thủ phạm là di dân Trung Đông và Phi Châu đă xác nhận những cảnh giác của ông Trump và Cruz, và sẽ tăng hậu thuẫn cho họ thêm.

 

Năm 2008, ứng viên Obama đưa ra sách lược đại đoàn kết toàn dân, không có nước Mỹ trắng nước Mỹ đen, không có nước Mỹ bảo thủ, nước Mỹ cấp tiến,... cốt ư để trấn an khối bảo thủ da trắng để họ... yên tâm nằm nhà, đưa đến thắng lợi cho ông.

 

Năm 2012, TĐ Romney không tạo được sự hồ hởi trong khối da trắng, khiến họ vẫn tiếp tục nằm nhà ngủ, nên ông thua.

 

Có một yếu tố rất quan trọng trong chế độ dân chủ kiểu Mỹ: sự hăng hái hồ hởi của cử tri. Trong khi chỉ có chừng 8 triệu người theo dơi các cuộc tranh luận trên TV của phe DC, đă có từ 15 đến 25 triệu người theo dơi các tranh luận của CH. Đừng quên, chỉ cần có thêm một triệu dân da trắng đi bầu th́ Romney đă thắng Obama rồi. Nh́n cuộc vận động cho tới nay, rơ ràng là bên CH choảng nhau chí chóe, gây phấn khởi và có triển vọng kéo rất nhiều người đi bầu, trong khi bên DC, các cử tri đang... ngủ gật hết. Bà Hillary cũng rơ ràng là không có khả năng kích động dân da đen và nhất là giới trẻ đi bỏ phiếu cho bà như họ đă hăng say đi bỏ phiếu cho ông Obama.

 

Đây hiển nhiên là kịch bản thắng của các ông bảo thủ cực đoan. Đúng hay sai? Không ai biết, nhưng không ai không nh́n thấy những ông này lại là những ứng viên đang dẫn đầu tất cả các thăm ḍ dư luận. Cứ nh́n vào những ứng viên ển ển x́u x́u Jeb, Christie, Paul,... họ đều ở mức dưới 5%.

 

Giải thích sự thành công của ông Trump, một số chuyên gia cho rằng tư tưởng của ông Trump không phải là “tư tưởng bảo thủ” v́ ông Trump thật ra chưa bao giờ là người bảo thủ, mà là thứ “tư tưởng độc tài”, muốn tái lập tôn ti trật tự trên cả thế giới, và nhất là “phục hồi” những giá trị văn hoá truyền thống của Mỹ, trong một nước Mỹ mà nhiều người nghĩ là càng ngày càng “loạn”, dưới danh nghiă tôn trọng “đa dạng”, “phải đạo chính trị”, đe dọa xóa sổ những giá trị văn hoá truyền thống Mỹ.

 

Nôm na ra, hậu thuẫn của ông Trump phản ánh một cuộc “nổi loạn” của dân bảo thủ da trắng chống lại khuynh hướng đa dạng văn hóa –cultural diversification- mà họ cho là đe dọa đến lối sống, nếu không muốn nói là mạng sống của họ.

 

Ông Trump có đi quá xa không? Thăm ḍ dư luận mới nhất cho biết gần 70% dân Mỹ chán ngán “phải đạo chính trị”, trong đó có hơn 60% cử tri DC, và hơn 60% dân da đen luôn. Một thăm ḍ mới nhất cho thấy có chừng 20% cử tri DC sẵn sàng bỏ bà Hillary qua bầu cho ông Trump. Đa số này là thành phần lao động da trắng đang bỏ đảng DC v́ bất măn chính sách kinh tế và cách giải quyết thất nghiệp của TT Obama.

 

Đây là một vấn đề có tính cực kỳ nghiêm trọng v́ đụng đến căn gốc của những mâu thuẫn xă hội văn hoá lớn trong nước Mỹ hiện nay, một vấn đề mà nhiều nhà phân tâm học sẽ phải nghiên cứu tường tận trong lâu dài.

 

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay dường như đă có những nguyên nhân sâu xa, và trong dài hạn sẽ có những hệ quả lớn hơn tất cả những ǵ thiên hạ nghĩ đến trước đây. Có thể là cả một cuộc cách mạng văn hoá và chính trị, với những thay đổi khó đoán trước được, chưa biết đi theo hướng tiến bộ hay hướng tụt hậu.

 

Cho dù phe CH thất bại, một tổng thống DC tương lai cũng sẽ phải trực diện khối bảo thủ da trắng này và giải tỏa nỗi lo của họ. Và như vậy th́ ông Trump cũng đă đạt được mục đích, một cách gián tiếp.

 

Trong ngắn hạn, truyền thông cấp tiến đang cố ư thổi phồng ngôi sao Trump lên, một cách gián tiếp, tiếp hơi cho cuộc vận động tranh cử của ông này. Lư do giản dị như đă tŕnh bày trên cột báo này, là truyền thông muốn ông Trump làm đại diện của CH, chỉ v́ họ nghĩ ông sẽ là mồi ngon nhất cho bà Hillary.

 

 Nhưng xét cho kỹ, kịch bản “tổng thống Trump” không c̣n là... không tưởng nữa rồi. Cử tri DC có quyền... b́nh tĩnh mà run.

 

Ai đúng ai sai, tới tháng Mười Một mới biết được. (17-01-16)

 

Vũ Linh

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng