Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong thực tế người anh hùng đích thực chỉ có một đời sống để tận hiến. V́ thế  một con người chỉ trở thành anh hùng khi hành động của họ phải trả gía bằng sinh mệnh. Lư do người chết không bao giờ phản bội lại lư tưởng mà họ đă chọn, Khi người anh hùng ngă xuống khí phách của họ đă vượt qua mọi giới hạn của thời gian và không gian để  đi vào lịch sử.

 

Kim Âu

 

 

 Cộng sản có được Mỹ cho định cư?

 

Bùi Văn Phú

 

Trong những ngày qua dư luận trong nước xôn xao việc ông Trương Đ́nh Anh, nguyên Tổng Giám đốc tập đoàn viễn thông FPT, đưa cả gia đ́nh sang Mỹ định cư.

 

Trước đó không lâu dư luận cũng bàn tán về việc một đại biểu quốc hội là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị truất quyền đại biểu v́ mang song tịch Việt Nam và Cộng ḥa Malta, một đảo quốc nhỏ ở Địa Trung Hải gần bên nước Ư.

 

Theo luật Malta, một người nước ngoài chỉ cần bỏ nửa triệu đôla vào đầu tư, không bắt buộc phải sinh sống ở đó cũng có thể được nhập tịch. Điều này khơi lên nghi vấn là có bao nhiêu người Việt khác có chức quyền và những triệu phú đă có quốc tịch Malta như bà Hường, hoặc đang là thường trú nhân, hay đă mang hộ chiếu một nước khác.

 

Báo chí trong nước đưa tin ông Trương Đ́nh Anh rời Việt Nam hôm 23/7 nhưng không cho biết ông và gia đ́nh gồm vợ và bốn người con dưới 21 tuổi được vào Mỹ định cư theo diện nào.

 

Theo ông Lương Duy Phương từ Công ty Pháp lư DP Legal Solutions ở vùng Vịnh San Francisco th́ có khả năng cao là ông Anh đến Mỹ định cư theo diện bỏ vốn đầu tư.

 

Ông Phương nói: “Hiện nay ở Mỹ có những vùng sâu xa cần đầu tư, nếu một người nước ngoài có thể bỏ ra 500 ngh́n hay một triệu đôla đầu tư vào một cơ sở thương mại hay những dự án có sẵn và có thể thuê 10 công nhân làm việc chính thức toàn thời gian th́ nhà đầu tư và cả gia đ́nh sẽ được chính phủ Mỹ cấp thẻ xanh”.

 

Với kinh nghiệm dịch vụ về pháp lư và di dân lâu năm, ông Phương cho biết những địa phương nào người nước ngoài có thể đầu tư để được thẻ xanh th́ do sở di trú Mỹ quyết định. Ngay ở California cũng có những vùng xâu xa, khu vực gần sa mạc nếu người nước ngoài bỏ tiền vào đầu tư sẽ được thẻ xanh, theo lời ông Phương.

 

“Với một người như ông Trương Đ́nh Anh th́ không chỉ cần 1 triệu đôla mà ngay cả 10 triệu đôla để đầu tư vào Mỹ th́ điều đó không khó”, ông Phương nhận xét về trường hợp ông Trương Đ́nh Anh và gia đ́nh.

 

Như thế, cứ theo đúng tiến tŕnh th́ từ việc có thẻ xanh đến việc nhập tịch Mỹ, nếu muốn, chỉ c̣n là vấn đề thời gian đối với ông Anh.

 

Với hàng triệu người Việt đă đến Mỹ định cư từ năm 1975, để trở thành công dân Mỹ đă qua các giai đoạn sau: người vượt biên, vượt biển được nhận cho định cư qua qui chế tị nạn với giấy I-94, một năm sau có thẻ xanh và 5 năm kể từ ngày đặt chân đến Mỹ th́ có thể xin nhập tịch.

 

B́nh thường một di dân đến Mỹ khi c̣n trẻ, có khả năng học hiểu tiếng Anh và hiểu biết cơ bản về tổ chức công quyền, quyền lợi công dân và không phạm luật th́ chừng sáu bảy năm là có thể trở thành công dân Mỹ dễ dàng.

 

Những người lớn tuổi với khả năng tiếng Anh giới hạn, nếu trên 65 tuổi và ở Mỹ hơn 15 năm có thể xin thi nhập tịch bằng tiếng Việt.

 

Khi làn sóng thuyền nhân vượt biển chấm dứt, đến lớp người được Hoa Kỳ nhận cho định cư theo diện HO, con lai hay ROVR, là diện hồi hương từ các trại tị nạn, vào thập niên 1990 và hầu hết cũng được hưởng qui chế tị nạn với thẻ I-94.

 

Ngày nay vẫn c̣n nhiều người Việt đến Mỹ định cư, đa số theo diện di dân đoàn tụ do người thân trong gia đ́nh bảo lănh và họ nhận được thẻ xanh trong một thời gian rất ngắn, chừng vài tuần, sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ. Nếu đến Mỹ theo diện hôn thê hôn phu hay vợ chồng, thời gian có thẻ xanh sẽ lâu hơn v́ cơ quan di trú muốn có thời gian để xác minh những đám cưới không phải những cuộc kết hôn giả tạo.

 

Trong những năm qua, với quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phát triển hơn th́ người Việt vào Mỹ qua diện đầu tư hay nghề nghiệp cũng nhiều.

 

Diện di dân theo nghề nghiệp, cao cũng như thấp, một năm chính phủ Mỹ cấp hơn một trăm ngh́n visa, trong số đó khoảng 40 ngh́n thuộc loại EB-3 dành cho những ngành nghề đ̣i hỏi có bằng cử nhân hay cao hơn từ đại học Mỹ như kiến trúc sư, kỹ sư, luật sư, bác sĩ, giáo viên các cấp và giới hạn không quá 7% số visa dành cho một quốc gia. Nhiều sinh viên du học từ Việt Nam đă được định cư tại Mỹ sau khi hoàn tất học tŕnh là qua diện này. Trung Quốc và Ấn Độ luôn sử dụng hết số visa được cấp v́ quá đông dân.

 

Như thế con đường định cư và trở thành công dân Mỹ có nhiều cơ hội hơn cho người Việt, so với việc định cư ở các nước như Đức, Anh hay Pháp. Không những được định cư cho gia đ́nh, sau đó c̣n có thể đem bố mẹ, anh chị em qua nữa.

 

Trong quá khứ đă có nhiều nghệ sĩ Việt di dân hợp pháp sang Mỹ như Thu Phương, Trần Thu Hà, Lam Trường, Bằng Kiều, Quang Dũng qua diện kết hôn với Việt kiều có quốc tịch Mỹ.

 

Chuyện ông Trương Đ́nh Anh đưa cả gia đ́nh sang Mỹ định cư tuần qua là sự kiện đầu tiên một người nổi tiếng trên thương trường bỏ nước ra đi được truyền thông công khai nhắc đến.

 

Sự việc có nhiều người tử Việt Nam qua Hoa Kỳ định cư, trong đó có thể có những đảng viên Đảng Cộng sản, từ lâu nay đă gây chú ư trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, đặc biệt ở California với nhiều cơ sở thương mại do người trong nước mới qua làm chủ.

 

Điều này đă khiến một ứng cử viên gốc Việt ở San Jose quan tâm. Kỹ sư Công Đỗ, ứng cử dân biểu tiểu bang California trong kỳ bầu sơ bộ vừa qua nhưng không thành công, đă lên tiếng yêu cầu chính phủ Mỹ thu hồi thẻ xanh của những người đă từng là đảng viên cộng sản và ông đă nêu vấn đề này với giới chức dân cử địa phương cũng như với sứ quán Mỹ tại Việt Nam.

 

Từng về Việt Nam hoạt động và bị bắt giam nhiều tháng, ông Công cho biết anh chị em dân chủ trong nước là nạn nhân v́ bị công ty FPT xâm nhập, đánh cắp dữ liệu.

 

Một đảng viên Đảng Cộng sản có thể định cư tại Mỹ được không? Theo hồ sơ xin thẻ xanh, mẫu I-485, có câu hỏi số 6, nguyên văn như sau: “Have you EVER been a member of, or in any way affiliated with, the Communist Party or any other totalitarian party?” [Ông/Bà đă có bao giờ là thành viên, hay qua bất cứ h́nh thức nào có liên hệ với Đảng Cộng sản hay một đảng độc tài toàn trị nào khác?]

 

Câu hỏi tương tự cũng có trong đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ, mẫu đơn N-400, và thêm quan hệ với tổ chức khủng bố: “Have you EVER been a member of, or in any way associated (either directly or indirectly) with: A. The Communist Party? B. Any other totalitarian party? C. A terrorist organization?” [Ông/Bà đă có bao giờ là thành viên, hay qua bất cứ h́nh thức nào có liên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp) với: A. Đảng Cộng sản? B. Với bất cứ đảng độc tài toàn trị nào khác? C. Một tổ chức khủng bố?]

 

V́ lư do này mà trong thập niên 1980 nhiều bộ đội cộng sản Việt Nam vượt biên giới từ Cambodia qua Thái Lan và đến được các trại tị nạn th́ không được Hoa Kỳ nhận cho định cư. Hầu hết họ đi Canada, Úc hay các nước Tây Âu.

 

Về việc thu hồi thẻ xanh, nếu đă cấp cho một đảng viên cộng sản, theo nhận định của ông Lương Duy Phương là điều khó thực hiện: “Đưa việc này vào vấn đề tranh cử th́ được, nhưng để thực hiện th́ rất khó v́ sở di trú INS không đủ người để điều tra. Chỉ khi một người có những hành vi phạm luật khác, khi đó họ mới xét lại hồ sơ.”

 

Tôi biết một bà mẹ được con bảo lănh qua Mỹ, khi khai hồ sơ đánh dấu YES cho câu hỏi về tư cách đảng viên Đảng Cộng sản v́ bà thực sự là một đảng viên cấp chi bộ và đă nghỉ hưu. Nhân viên di trú bác hồ sơ và nói với bà hăy thôi tham gia sinh hoạt đảng rồi khiếu nại th́ phía Mỹ sẽ tái cứu xét hồ sơ.

 

Hoa Kỳ là nước có chính sách đón tiếp di dân rất thoáng v́ truyền thống lịch sử. Những ai có tài năng vượt trội, có nhiều tiền đều có cơ hội đến Mỹ để đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước này, dù theo nhiều bảng xếp hạng toàn cầu nước Mỹ không phải là nơi hạnh phúc nhất.

 

Theo một khảo sát mới đây của tổ chức New Economics Foundation, Việt Nam đứng cao thứ 5 về chỉ số hạnh phúc trong số 140 quốc gia, c̣n Hoa Kỳ đứng thứ 108. Nhưng mỗi năm có gần trăm ngh́n người rời Việt Nam đi định cư ở nước khác, đông nhất vẫn là đến Mỹ.

 

© 2016 Buivanphu.wordpress.com

 

Lập trường đối ngoại của bà Clinton và ông Trump

 

Đoàn Hưng Quốc

 

Cuộc bầu cử năm 2016 sẽ vô cùng sôi nổi giữa người phụ nữ đầu tiên ứng cử Tổng Thống Mỹ bà Hillary Clinton với nhà tỷ phú bạo miệng Donald Trump. Người viết xin tóm tắt quan điểm ngoại giao của hai ứng cử viên như sau:

 

Lập trường và thành tích của bà Clinton rơ ràng v́ tiếp nối truyền thống ngoại giao Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai:

 

Hoa Kỳ cần duy tŕ và bảo vệ trật tự quốc tế thông qua các hiệp ước hỗ tương với những nước đồng minh.

Mỹ phải chủ động phát huy hai giá trị phổ quát gồm dân chủ và nhân quyền.

Nước Mỹ trông đợi bà Clinton sẽ cứng rắn hơn đối với Nga, Trung và tại Trung Đông so với Tổng Thống Obama hiện thời.

Ngược lại quan điểm của ông Trump phản truyền thống (unconventional) và gồm ba điểm chính:

Mỹ sẽ tôn trọng các cam kết nếu những nước đồng minh gánh vác phần trách nhiệm của ḿnh.

Chính sách của Hoa Kỳ bừa băi áp đặt dân chủ tại Trung Đông là sai lầm.

Đặt quyền lợi của nước Mỹ trước tiên (Make America Great Again).

Ông Trump vốn là doanh nhân nên tính toán lời lỗ không theo khuôn mẫu ngoại giao thông thường từ trước đến nay:

Toàn cầu hoá và trật tự thế giới hiện giờ khiến Mỹ mỗi năm buôn bán lỗ lă 800 tỷ USD và mất hàng triệu việc làm nên cần tổ chức lại cho phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ.

Mỹ không thể tiếp tục bao thầu NATO nếu Âu Châu cắt giảm ngân sách quốc pḥng để chi phí cho an sinh xă hộI trong khi chính Âu Châu bị Nga và khủng bố Hồi Giáo đe doạ trực tiếp, v́ làm điều này không khác đem tiền cho nhà giàu (welfare for the rich).

Nếu Nga đe doạ các nước NATO ở vùng Baltic th́ những cường quốc Âu Châu phải chống trả ở tuyến đầu chớ không phải Mỹ.

Việc lật đổ các nhà độc tài ở Trung Đông chẳng những ngu xuẩn mà c̣n mang đến thảm hoạ nhân loại: hất Saddam Hussein của Iraq làm hỏng thế cân bằng giữa Sunni-Ả Rập và Shiite-Iran; lật Mubarak ở Ai Cập vốn là đồng minh lâu đời của Mỹ; Khadaffi của Lybia và Assad của Syrie không hề đe dọa Tây Phương. Hơn thế các lănh tụ này dù tàn ác nhưng vẫn khá hơn rất nhiều so với ISIS.

Nhật phải tự trang bị vũ khí nguyên tử để răn đe Trung Quốc chớ không thể chờ Hoa Kỳ can thiệp (Đă có vài chuyên viên giải thích lập trường này v́ ba lư do: 1. Nhật sớm muộn sẽ bị Trung Quốc đè bẹp về dân số, kinh tế và quân sự; 2. Dân Mỹ chưa chắc chấp nhận chiến tranh với Trung Quốc dù là để bảo vệ Nhật; 3. Nhưng Hoa Kỳ sẽ phải can thiệp để chận đứng một cuộc chiến tranh hạch nhân Hoa-Nhật).

Ông Trump nếu thành Tổng Thống sẽ mặc cả trả giá (make deals) chớ không đàm phán thương lượng theo lề lối ngoại giao. Điều làm NATO và Nhật-Hàn kinh sợ là ông Trump không chỉ dọa xuông mà dám ngưng mặc cả (walk away from the offer) nếu không có lợi.

Ông Trump chưa phát biểu về biển Đông, nhưng dựa trên lập trường của ông th́ người viết có thể dự đoán:

Muốn Mỹ đem tàu chiến vào biển Đông hay Cam Ranh th́ Hà Nội phải trả… tiền xăng, chớ không thể tiếp tục đem tiền thu vén trong nước chạy ra ngoại quốc mua nhà trong khi núp bóng Hoa Kỳ chống Trung Quốc mà vẫn t́m mua bán với Hoa Lục.

Mỹ chỉ giúp Hà Nội đu dây nếu hành động đu dây nếu có lợi cho Hoa Kỳ, chẳng hạn khiến bang giao Việt-Trung ngày thêm rạn nứt c̣n nhà cầm quyền cộng sản càng thêm cô lập với dân chúng.

Hoa Kỳ và Trung Quốc không giao tranh mà sẽ mặc cả về biển Đông nhưng Bắc Kinh đừng vội mừng v́ c̣ ke giá cả với ông Trump không phải dễ ăn.

 

 

Nhật Kư Biển Đông: Biển Đông Rối Như Tơ Ṿ

 

 

Đào Văn B́nh

 

 

Đại hội đề cử ứng cử viên của hai đảng vừa hoàn tất, cuộc bầu cử tiến vào giai đoạn mới với những cuộc đối đầu trực tiếp giữa Ô. Trump và Bà Clinton. Giữa những vấn đề nóng bỏng của đất nước như di dân, kinh tế tŕ trệ, nợ công chồng chất, lo sợ khủng bố…Đảng Dân Chủ đang phải đối đầu với vụ tai tiếng- bà chủ tịch Ủy BanTrung Ương Đảng - thay v́ đứng trung lập và công bằng giữa các ứng cử viên của đảng - đă thiên vị Bà Clinton và triệt hạ Ô. Sanders trong suốt thời gian tranh cử sơ bộ khiến bà phải từ chức. Trong khi đó, nước Mỹ bỗng nổ ra cuộc khủng hoảng màu da tưởng chừng như đă được hàn gắn khi nước Mỹ có một tổng thống Da Đen.

Sau vụ một cựu chiến binh Da Đen đă từng phục vụ tại A Phú Hăn dùng súng bắn tỉa giết chết năm cảnh sát Da Trắng tại Dallas, Texas; T́nh h́nh căng thẳng tới mức khiến Tổng Thống Obama đă phải dùng h́nh thức đối thoại theo kiểu “Town Hall Meeting” giữa cảnh sát và người Da Đen để hàn gắn vết thương… th́ vào ngày 17/7/2016, một cựu chiến binh thủy quân lục chiến lại bắn chết ba cảnh sát, làm bị thương ba người ở Baton Rouge, Louisiana. Câu hỏi đặt ra ở đây là:

-Người Da Đen có nhiều hành vi bạo động, nguy hiểm khiến cảnh sát phải mạnh tay?

-Cảnh sát Da Trắng thô bạo, kỳ thị, giết người bừa băi khiến gây phẫn nộ trong cộng đồng người Da Đen?

Tỉnh h́nh mỗi lúc mỗi nguy kịch.Tổng Thống Obama phải cương quyết. Hai Đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ bây giờ là Bà Clinton và Ô. Trump không được khai thác những biến cố bi thảm để kiếm phiếu - Bà Clinton bênh vực người Da Đen để kiếm phiếu của người Da Đen. Ông Trump bênh vực cảnh sát để kiếm phiếu của cảnh sát. Hai bên phải đặt quyền lợi tối thượng của đất nước lên trên đó là: Ḥa Giải và Đoàn Kết giữa người Da Đen và Da Trắng. Phải cương quyết duy tŕ luật pháp nhưng điều tra và truy tố ngay tất cả những cảnh sát giết người vô cớ hoặc lạm quyền. Nếu không, nước Mỹ sẽ phải đối đầu với thảm họa  nội chiến giữa lúc nguy cơ khủng bố mỗi lúc mỗi gia tăng. Đây là lúc Ô. Obama thi hành trách nhiệm của ḿnh với đầy đủ quyền hạn của tổng thống Mỹ để cứu văn nước Mỹ - mà lúc ông vừa ra tranh cử năm 2008, Đảng Dân Chủ và báo chí ủng hộ Đảng Dân Chủ đă ví ông là Abraham Lincoln tái sinh. Cuộc thăm ḍ của ABC News/Washington Post ngày 17/7/2016 cho biế, ”83% dân chúng Mỹ nói rằng vị tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ phải đặc biệt tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ về chủng tộc.” (A vast 83 percent of Americans say the next president should place an “especially major” focus on trying to improve race relations.) Nhật Kư Biển Đông hai tuần cuối Tháng Bảy ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

.

T́nh h́nh thế giới:

-Tin Tổng Hợp ngày 18/7/2016: Sau cuộc đảo chính bất thành, khoảng 8000 nhân viên cảnh sát, 6000 binh sĩ Thổ bị bắt, một số đào tẩu qua Hy Lạp xin tỵ nạn, 21000 giáo chức bị cho nghỉ việc, khoảng 1600 khoa trưởng các đại học công, tư cũng bị ép phải từ chức. Tổng Thống Erdogan đổ lỗi cho Hoa Kỳ đứng đằng sau cuộc đảo chính cho dù không có bằng chứng cụ thể nào. Ngoại Trưởng John Kerry sau cuộc họp với các lănh đạo Âu Châu đă cùng NATO, Âu Châu cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đi “quá xa” trong việc văn  hồi trật tự, lợi dụng đảo chính để đàn áp dân chủ. Và hành động bắt giữ hàng ngàn binh sĩ, quan ṭa và cảnh sát sẽ có hậu quả với NATO. Ông John Kerry không nói rơ hậu quả như thế nào nhưng có thể là “trục xuất” Thổ ra khỏi NATO. Thông thường, nếu đảo chính thành công, để chinh phục nhân tâm, lănh đạo mới thường chỉ loại bỏ hoặc giết hoặc truy tố một số đứng đầu hay trung thành với chế độ cũ, kỳ dư th́ tha v́ họ chỉ là cấp dưới phải thi hành mệnh lệnh của cấp trên. Nhưng nếu đảo chính thất bại th́ sẽ là một cuộc thanh trừng đẫm máu v́ nghi ngờ…riêng Thổ lại lợi dụng để đàn áp phe đối lập hầu thiết lập một chế độ độc tài, một “bàn tay sắt” và gán cho những người tham gia đảo chính là “khủng bố”. Hiện nay cuộc thanh trừng đă lên tới mức báo động. Tin mới nhất cho biết Ô. John Kerry đe dọa trục xuất Thổ ra khỏi NATO. Các cụ Việt Nam nói không sai, “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.” Vào ngày 19/7/2016, một nhật báo lớn của Thổ Nhĩ Kỳ đi một cột  nói rằng Hoa Kỳ lên kế hoạch đảo chính tuần vừa qua là để giết Tổng Thống Erdogan? (A column in a major Turkish daily claims the United States planned last week's failed coup and tried to kill Turkish President Recep Tayyip Erdogan.)

 Theo tôi nghĩ, dù CIA có nhiều thủ đoạn can thiệp, lật đổ kinh hoàng mà ngày xưa Miền Nam gọi là “bàn tay lông lá” nhưng giữa lúc t́nh h́nh Trung Đông rối beng, Ô. Obama không thể có kế hoạch giết Ô. Erdogan - nhất là vào lúc cả nước đang diễn ra cuộc tranh cử tổng thống và bốn tháng cuối của nhiệm kỳ. Có thể Ô. Erdogan điên rồi chăng? Ô. John Kerry đ̣i Thổ trưng bằng chứng ngoài việc gán cho một giáo sĩ lưu vong hiện đang sống tại Philadelphia cầm đầu cuộc đảo chính. Theo Newsmax ngày 25/7/2016, Thổ Nhĩ Kỳ bắt giam 42 kư giả khiến Liên Hiệp Âu Châu phải lên tiếng báo động về Ô. Erdogan và cho rằng trong đoản kỳ cũng như trong trường kỳ Thổ khó ḷng trở thành hội viên của tổ chức này. Tổng số người bị thanh trừng đă lên tới con số 60,000 người.

-Business Insider ngày 18/7/2016: “Theo thông tấn xă Tasnim, Ba Tư vừa nhận đợt giao hàng đầu tiên hệ thống  hỏa tiễn pḥng không S-300 từ Nga.” Hỏa tiễn S-300 có khả năng bắn hạ hỏa tiễn và máy bay tàng h́nh.

-AP ngày 19/7/2016: “Các giới chức Libya nói rằng nhóm chiến binh Hồi Giáo đă bắn hạ một phi cơ trực thăng của Pháp ở phía đông Thành Phố Benghazi, giết chết hai lính biệt kích trên máy bay.”

-International Business Times ngày 22/7/2016: “Nhà cầm quyền Bắc Kinh kêu gọi ḥa b́nh sau khi Ấn Độ triển khai 100 xe tăng T-72 tại Ladakh khu vực biên giới với Trung Quốc và viện dẫn rằng biên giới Ấn-Hoa hiện luôn luôn ổn định và nói thêm Ấn Độ cần tiếp tục giải quyết tranh chấp lănh thổ qua thương lượng. Thế nhưng Ấn Độ đă đưa xe tăng tới đây để đáp trả sự gia tăng hiện diện quân sự dọc biên giới.”

-AFP ngày 23/7/2016: “Nhà Nước Hồi Giáo (IS) xác nhận đă tiến hành hai vụ nổ xé banh một đám đông thuộc hệ phái Shiite Hazaras đang tụ tập biểu t́nh tại Thủ Đô Kabul, giết chết ít nhất 80 người và làm bị thương 231 người và là vụ đánh bom giết chết nhiều người nhất tại thủ đô của A Phú Hăn kể từ năm 2001. “

 

Năm 2001, để trả thù vụ tấn công khủng bố vào World Trade Center, Hoa Kỳ cùng đồng minh NATO đă tiến hành cuộc tấn công vào A Phú Hăn, lật đổ chính quyền Taliban đă dung chứa khủng bố và không chịu giao nạp Osama bin Laden. Cuộc chiến kéo dài đă 15 năm. Tính tới năm 2014 Hoa Kỳ đă tiêu phí khoảng 2000 tỉ đô-la cho cuộc chiến, 2356 lính Mỹ chết…mà tương lai cuộc chiến c̣n mờ mịt, không thấy chiến thắng, rút lui th́ không được và đất nước A Phú Hăn biến thành một “ḷ nướng thịt” khổng lồ. Theo VOA tiếng Việt ngày 25/7/2016, “Liên Hiệp Quốc cho biết đă thu thập tài liệu về hơn 5.000 trường hợp thương vong của thường dân Afghanistan, trong đó 1.600 người thiệt mạng chỉ trong ṿng 6 tháng đầu năm nay, tăng 4% so với năm 2015.”

 

Vào ngày 6/7/2016,  xuất hiện bên cạnh Bộ Trưởng Quốc Pḥng và tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, Tổng Thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ sẽ duy tŕ 8400 binh sĩ tại A Phú Hăn thay v́ 5,500 như dự trù v́ t́nh h́nh A Phú Hăn vẫn rất nguy hiểm. Nhưng quân đội Hoa Kỳ sẽ không can dự vào các cuộc hành quân lớn trên bộ nữa mà tập trung vào vai tṛ cố vấn, huấn luyện và phương thức giải quyết cuộc xung đột tại A Phú Hăn phải thông qua chính trị -tức đàm phán với Taliban. Không  biết cuộc mật đàm Mỹ-Taliban đi tới đâu để Mỹ có thể rút lui êm thắm khỏi băi lầy này. Theo AP ngày 30/7/2016, Taliban đă đánh chiếm được một quận quan trọng thuộc phía nam của Helman là nơi trồng thuốc phiện sau một cuộc giao tranh dữ dội giết chết 17 cảnh sát và làm bị thương 10 người khác.”

 

-Miami Herald ngày 25/7/2016: “Vào ngày hôm nay Thứ Hai 25/7/2016, Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte đơn phương tuyên bố ngưng bắn với phe nổi dậy cộng sản và lệnh ngưng bắn có hiệu lực ngay lập tức, đồng thời kêu gọi đối phương cũng làm như vậy để chấm dứt nhiều thập niên xung đột đẫm máu và tái tục các cuộc ḥa đàm.” Thế nhưng vào ngày 28/7/2016, Ô. Duterte đe dọa hủy bỏ cuộc ngưng bắn sau khi có tin phe nổi dậy cộng  sản đă giết một pḥng vệ dân sự và làm bị thương bốn người khác. Theo Washington Post ngày 30/7/2016, Tổng Thống Duterte đă rút lại lệnh đơn phương ngưng bắn khi phe cộng sản không chịu tuyên bố một lệnh ngưng bắn tương tự.

 

-AP (Tokyo) ngày 25/7/2016: “19 người chết và tối thiểu 20 người bị thương trong một cuộc tấn công bằng dao tại một cơ sở dành cho người khuyết tật phía tây Tokyo- một vụ giết người tập thể thật hiếm hoi tại Thành Phố Sagamihara, Nhật Bản. Một thanh niên 26 tuổi, cựu nhân viên của cơ sở - nghi can của vụ thảm sát đă tới nạp ḿnh tại sở ảnh sát. “

 

Thật lạ lùng! Nhật Bản là quốc gia văn minh vào bậc nhất thế giới với một dân tộc đầy tự trọng và tinh thần kỷ luật, sao có thể xảy ra một vụ thảm sát kinh hoàng như vậy? Phải chăng thế giới đang đi vào một kỷ nguyên đầy chia rẽ, hận thù, bạo động, cộng thêm với đời sống mỗi lúc mỗi khó khăn, căng thẳng cho nên con người dễ “nổi điên”. Có khi càng văn minh, tiến bộ lại càng điên khùng và mất nhân tính trong khi đó bộ tộc hoang sơ lại ngây thơ, chân chất. Mà khi đă nổi điên rồi th́ bạo động và giết người là phương thức để thoát khỏi cơn khủng hoàng tinh thần đó. Cho nên có thể nói, dù chúng ta có sống ở Cung Trời mà Tâm chúng ta c̣n Động th́ vẫn có thảm sát như thường. Nếu muốn Cung Trời b́nh yên th́ ngay bây giờ chúng ta phải tu sửa thế nào để Tâm ḿnh không c̣n Vọng Niệm, tức tâm hồn nhẹ nhàng của một vị Thiền Sư, tâm hồn trong trắng của một bé thơ. Cung Trời ví như một tấm vài nệm trắng tinh. Nếu chân ta lấm bùm mà bước lên… th́ tấm vải nệm đó cũng trở thành lấm lem. Bây giờ tâm địa c̣n hung dữ mà cầu nguyện lên Cung Trời th́ thật tội nghiệp cho Cung Trời, sẽ phá nát Cung Trời.

 

-Newsmax ngày 30/7/2016: Trong bài báo nhan đề “Thù hận gia tăng giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo”                         (Growing Animosity Between Christianity and Islam) tác giả đă nhận định như sau: “Cả Thiên Chúa Giáo lẫn Hồi Giáo đều có nguồn gốc từ Trung Đông (Palestines). Do t́nh cờ của lịch sử, hầu hết những xung đột ngày hôm nay lại đểu tập trung ở vùng này. Trong bối cảnh đó, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo – hai tôn giáo lớn nhất hoàn cầu đang nhanh chóng tiến tới thù hận lẫn nhau.” (Both Christianity and Islam have emanated from the Middle East. It is an accident of history that much of today’s conflicts are centered in that very region. And it’s in this context that Christianity and Islam, two of the world’s great religions, are rapidly approaching open hostility toward each other. )

 

            Đây là một bài báo dám nh́n thẳng vào vấn đề. Chống khủng bố hay kiến tạo dân chủ hay bảo vệ nhân quyền chỉ nói lên phân nửa của sự thật. Sâu thẳm bên trong nó hàm chứa sự thù hận giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Thù hận như thế nào bắt nguồn từ đâu, xin để các nhà nghiên cứu và các sử gia lên tiếng. Có một điều quan trọng là các quốc gia Á Châu và Nam Mỹ nếu muốn sống yên th́ không nên dính líu vào cuộc chiến tranh tôn giáo này. Những sự kiện mới đây cho thấy, các quốc gia trong khối NATO can dự vào các cuộc chiến tranh Iraq, Syria, A Phú Hăn và Lybia như Pháp, Bỉ, Đức…đều đă “nếm mùi” khủng bố.

 

            -Reuters ngày 30/7/2016: “Nhân vật đứng đầu văn pḥng chính trị của Taliban có  trụ sở ở Qatar đă viếng thăm Bắc Kinh từ 18-22/7/2016 và đă có cuộc họp với các giới chức Trung Quốc. Một viên chức cao cấp của phái đoàn nói rằng, “Chúng tôi đă thông báo cho phía Trung Quốc biết về sự chiếm đóng của các lực lượng xâm lăng và những cuộc thảm sát của họ đối với dân A Phú Hăn. Chúng tôi yêu cầu  các giới chức lănh đạo Trung Quốc giúp chúng tôi đưa vấn đề này ra trước các diễn đàn quốc tế và giúp chúng tôi lấy lại tự do từ những lực lượng chiếm đóng.”

 

Chưa biết Hoa Lục sẽ đóng vai tṛ thế nào trong cuộc xung đột tại A Phú Hăn trong khi Tổng Thống Obama nói rằng cuộc xung đột phải được giải quyết qua đường lối ngoại giao.

 

T́nh h́nh Syria:

            -AP ngày 20/7/2016: “Một nhóm phiến quân do Hoa Kỳ đỡ đầu được gọi là “ôn ḥa” nói rằng họ sẽ cho mở cuộc điều tra chuyện một em bé 10 tuổi bị chặt đầu được chiếu trên hệ thống liên mạng v́ cáo buộc làm gián điệp và cho rằng đây chỉ là hành động cá nhân chứ không phải chính sách của cả nhóm.” Tin mới nhất cho biết Mỹ đă cắt viện trợ cho nhóm này sau khi đoạn băng thu h́nh chặt đầu em bé khủng khiếp được tung ra.

            -CBS News ngày 26/7/2016: “Vào ngày Thứ Ba 26/7/2016, quân đội của chính phủ Syira đă kêu gọi phiến quân vứt bỏ vũ khí và ra hàng khi họ tiến chiếm được khu vực mới ở tây bắc ven thành phố Aleppo, xiết chặt ṿng vây khu vực thị tứ của phe phiến quân nơi 300,000 dân sinh sống. “ Theo AFP ngày 30/7/2016, Bộ Quốc Pḥng Nga loan báo mở thêm bốn hành lang nhân đạo (humanitarian corridors) để dân chúng thoát ra khỏi thành phố đang bị bao vây. Tin tức cho biết khoảng 169 người dân đă thoát ra ngoài bằng hành lang này, 69 phiến quân đă hạ vũ khí và 59 người đă được điều trị các vết thương. Tổng Thống Assad cũng ban hành lệnh ân xá cho các phiến quân đầu hàng, giao nạp vũ khí cho chính quyền trong ṿng ba tháng.

            Nếu phần c̣n lại của Aleppo thất thủ, số phận của phe nổi dậy coi như đă an bài, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài năm năm và chỉ c̣n lại cuộc chiến giữa quân chính phủ và Nhà Nước Hồi Giáo. Có thể Mỹ cũng sẽ âm thầm chấp nhận một giải pháp như vậy để hợp tác với Nga hầu tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo? Lật đổ Ô. Assad hay tiêu diệt ISIS, cái nào quan trọng hơn và cái nào cần làm trước? Chỉ có hai giải pháp thôi mà đôi khi chọn một cũng rất khó. Giống như đánh Xóc Đĩa chỉ có hai cửa Chẵn-Lẻ mà nhiều con bạc cháy túi. Vào ngày 30/7/2016, Huffington Post có bài viết nhan đề, “Syria Không Phải Cuộc Chiến Của Hoa Kỳ” (Syria Is Not America’s War To Fight) đă viết, “Hoa Kỳ cần chấp nhận một chính sách trước hết là không làm hại. Đứng ngoài cuộc chiến. Không tạo thêm thảm kịch. Nhận dân tỵ nạn trốn chạy để t́m mạng sống. Trợ giúp nhân đạo cho những ai có thể giúp được. Đó là kế hoạch mà dân chúng Hoa Kỳ có thể hănh diện.” (The U.S. should adopt a policy of first do no harm. Stay out of the conflict. Don’t add to the tragedy. Accept refugees fleeing for their lives. Provide humanitarian aid to those within reach. That would be an agenda of which Americans could be proud.)

.

T́nh h́nh Biển Đông:

            -Ṭa Đại Sứ & Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (Đà Nẵng ngày 15/7/2016) :” Chương Tŕnh Hợp Tác Thái B́nh Dương  2016 (Pacific Partnership 2016) đă khởi động/mở đầu sáng nay, 15/7/2016 ở Thành Phố Đà Nẵng, Việt Nam, năm thứ ba liên tiếp, với sự tham gia của Tàu Bệnh Viện Hoa Kỳ USNS Mercy (T-AH 19) và tàu Hải Quân Nhật Bản, JSDS Shimokita (LST-4002). Năm nay, Tàu Bệnh Viện Khánh Ḥa của Hải Quân Việt Nam cũng cùng tham gia. Đây là lần thứ 7 trong ṿng 11 năm sự kiện này đă diễn ra tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam.”

-AP ngày 16/7/2016: “Sau khi tiếp xúc với Thủ Tướng Lư Khắc Cường trong Thượng Đỉnh Á-Âu tại Mông Cổ, Thủ Tướng Hunsen trong một bản công bố cho biết Trung Quốc sẽ viện trợ 600 triệu Mỹ Kim để hỗ trợ cho cấu trúc bầu cử, giáo dục và y tế của Cambodia. Đổi lại Cambodia sẽ hỗ trợ cho Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế.” Căm Bốt đi với Trung Quốc vừa có tiền, vừa được Trung Quốc che chớ vừa làm đối trọng với Việt Nam. Ai dám nói Ô. Hunsen không khôn ngoan? Vào ngày 18/7/2016,  theo ABC News, “Ô. Labor Tom Malinowski - Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách nhân quyền đă tới Căm Bốt và có cuộc họp với Ngoại Trưởng Ouch Borith sau hơn một tuần xảy ra cái chết của nhà báo Kem Ley- người kịch liệt chỉ trích chính phủ đương thời. Báo cáo của cảnh sát Căm Bốt cho biết hung thủ thú nhận giết Ô. Kem Ley là do quỵt nợ nhưng người ta tin rằng vụ này có động cơ chính trị.”

            -Business Insider ngày 16/7/2016: “Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản đừng can dự vào những tranh chấp ở Biển Đông khi tham dự hội nghị thưởng đỉnh khu vực- diễn đàn mà Bắc Kinh ra sức lôi kéo các quốc gia hỗ trợ lập trường của Trung Quốc sau khi có phán quyết của ṭa án quốc tế. Sự đối đáp giữa Thủ Tướng Lư Khắc Cường và Thủ Tướng Shinzo Abe gây lo ngại về những căng thẳng tại vùng biển tranh chấp sau khi Ṭa Trọng Tài Thường Trực phán quyết chống lại Trung Quốc. Bên lề Thượng Đ́nh Á-Âu của khoảng 50 quốc gia họp tại Ulan Bator, Mông Cổ - Ô. Lư Khắc Cường yêu cầu Ô. Abe hăy ngưng kích động và can dự vào vấn đề Biển Đông.”

            -Tạp Chí Forbes ngày 17/7/2016: “Trung Quốc cho phổ biến h́nh ảnh một oanh tạc cơ có khả năng chở bom nguyên tử bay gần Băi Cạn Scarborough. Đây là một chuỗi những hành động mới nhất của Hoa Lục báo hiệu khả năng một cuộc chiến với Hoa Kỳ - Hoa Lục trên lănh thổ Phi Luật Tân.” Và theo AP,Trung Quốc ra lệnh phong tỏa một vùng tại Biển Đông để tiến hành một cuộc tập trận ngay sau khi có phán quyết của ṭa Hague.Thế nhưng trưởng pḥng hành quân của Hải Quân Hoa Kỳ cho biết HKMH của Mỹ vẫn tiếp tục có mặt tại Biển Đông.

 

            -VOA tiếng Việt ngày 19/7/2016: “Ngoại Trưởng Philippines cho hay chính phủ nước ông đă bác bỏ đề nghị của Trung Quốc để thảo luận về vụ tranh chấp lănh thổ trong Biển Đông, bởi v́ Bắc Kinh sẽ không cho phép phán quyết do Toà Trọng Tài đưa ra hồi tuần trước được coi như là căn bản cho các cuộc đàm phán.”

            Đúng vậy, phán quyết của Ṭa Hague phải là căn bản pháp lư cho mọi cuộc thương thảo nếu có với Bắc Kinh. Nếu Đường Lưỡi Ḅ đúng th́ cả Biển Đông thuộc về Trung Quốc rồi th́ c̣n bàn căi ǵ nữa? Theo tôi nghĩ, tranh chấp Biển Đông chỉ có thể giải quyết dứt khoát một lần, nếu như Hoa Lục và các quốc gia như Việt Nam và Phi Luật Tân cùng nhờ ṭa án quốc tế về luật biển phân định lằn ranh. Và điều kiện tiên quyết mà Việt Nam có thể ngồi chung với Trung Quốc để thảo luận là: Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa lẫn Gạc-Ma cho Việt Nam. Thương thảo với Trung Quốc mà không đặt vấn đề Hoàng Sa là chính thức từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên các ḥn đảo này. Trước khi bàn tới “ba cái lẻ tẻ” hăy tập trung nỗ lực lấy lại Hoàng Sa trước -vấn đề trọng đại của đất nước. Ngày 26/7/2016, Ô. John Kerry cho biết Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ việc tái tục những cuộc thảo luận song phương giữa Hoa Lục và Phi Luật Tân và đă tới Manila. Tại đây ông tuyên bố, “Trung Quốc và Phi Luật

Tân cần mở một trang sử mới và tiến hành những cuộc thương thảo về những khu vực tranh chấp ở

Biển Đông.”

            -AP ngày 20/7/2016: “Phó Tổng Thống Joe Biden nói chuyện với thủ tướng Úc Đại Lợi và một số nhà lănh đạo khác vào ngày 19/7/2016 để tái khẳng định nỗ lực gia tăng sự hiện diện tại Châu Á Thái B́nh Dương  và duy tŕ địa vị cường quốc Châu Á của Hoa Kỳ.” Sở dĩ ông phó phải đi “thuyết khách” v́ sau khi có phán quyết của Ṭa Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông, Hoa Kỳ đă khuyên các quốc gia Đông Nam Á không nên có thái độ khiêu khích hoặc làm mạnh quá khiến Úc Châu lo ngại là Hoa Kỳ nhượng bộ hoặc thỏa hiệp với Hoa Lục tại Biển Đông.

            - Reuters ngày 21/7/2016: “Năm tàu đánh cá dong buồm tiến tới ḥn đảo duy nhất mà Đài Loan hiện đang chiếm giữ ở Biển Đông để bày tỏ thái độ phản đối phán quyết Hague nói rằng Ba B́nh chỉ là băi đá (rock) chứ không phải đảo cho nên quyền hạn đối với khu vực tài nguyên phong phú chung quanh bị giới hạn (trong ṿng 12 hải lư). Trang trí bằng cờ Đài Loan, tàu mang theo trứng, ḿ gói, rời cảng ở miền Nam cho chuyến hải hành kéo dài một tuần lễ tới “Đảo” Ba B́nh cách xa 1000 hải lư (1600km).”

.

Nhận Định:

Vào ngày 25/7/2016 theo tin AFP từ Vạn Tượng, “Các quốc gia Đông Nam Á vào ngày hôm nay đă né tránh trực tiếp chỉ trích Bắc Kinh là quốc gia đă tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông trong một bản tuyên bố nhạt nhẽo (diluted statement) sau những ngày bất đồng ư kiến - đă giúp cho siêu cường Trung Quốc một chiến thắng ngoại giao. Mười thành viên của ASEAN đă né tránh để cập tới phán quyết của ṭa án được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ - bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc khiến Bắc Kinh phẫn nộ.”

.

Sự kiện cho thấy Hoa Kỳ chỉ có ảnh hưởng lên một số quốc gia riêng lẻ như Việt Nam, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba chứ không thể ảnh hưởng tới tổ chức ASEAN bởi ba lư do: Thứ nhất, mọi quyết định của ASEAN phải đạt đồng thuận 100%, một quốc gia không đồng ư là không thể có bất cứ quyết định ǵ. Thứ hai, do vừa là láng giềng khổng lồ, vừa có tiền, Hoa Lục đă “mua” được một số quốc gia như Thái Lan, Lào, Căm Bốt cho dù Ô. John Kerry đă nỗ lực vận động kêu gọi ASEAN đoàn kết để chống lại Trung Quốc. Thứ ba, lập trường “x́u x́u ển ển” của Mỹ tại Biển Đông khiến một số quốc gia Đông Nam Á không tin tưởng vào Mỹ. Bằng cớ vào ngày 25/7/2016, Ô. Obama đă gửi cố vấn tối cao về An Ninh Quốc Gia Susan Rice qua Bắc Kinh để gặp Ô. Tập Cận B́nh. Trong buổi gặp gỡ, Bà Susan Rice nói, “Sự lệ thuộc lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nghĩa là sự thành công của Trung Quốc cũng là quyền lợi của Hoa Kỳ và rằng hai quốc gia đă chứng tỏ hai bên có thể làm việc với nhau trên một số vấn đề lớn của toàn cầu chẳng hạn như sự biến đổi khí hậu.” (Meeting Xi, Rice said the U.S. and China's interdependence meant that China's success was also in America's interest, and said the two nations have demonstrated that they can work together on major global issues such as climate change.) Thật lạ đời! Ḿnh qua tận nơi chúc mừng sự thành công của Trung Quốc và coi sự thành công đó cũng là “lợi ích” của chính ḿnh, mà lại đi “xúi” đàn em chống lại Trung Quốc th́ cũng giống như ông tướng bỏ chạy rồi ra lệnh cho binh sĩ dưới quyền tử thủ. Chính v́ thế mà khi Ô. Obama tuyên bố kế hoạch “Xoay Trục” năm 2012 tại Đối Thoại Sangri-La Tân Gia Ba nhưng sau đó “đánh trổng bỏ dùi”  khiến các nhà b́nh luận thế giới nói rằng Ô. Obama đă gửi đi một tín hiệu rất mù mờ (a mixed signal) không ai hiểu Mỹ muốn ǵ cả. Thực ra th́ cũng dễ hiểu thôi. Hiện nay Hoa Kỳ đang ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Tiến th́ phải đụng độ quân sự với Trung Quốc mà đụng độ với Trung Quốc cũng có nghĩa là hai bên cùng chết. Mà lùi th́ mất hết. Mất Biển Đông trước, mất Á Châu sau và Hoa Kỳ lúc đó lui về thế thủ và không c̣n giữ được địa vị siêu cường nữa. V́ tính không ra cho nên Hoa Kỳ cứ “x́u x́u ển ển” là như vậy. Ngoài ra, theo Reuters ngày 28/7/2016, “Bộ Quốc Pḥng Trung Quốc cho biết Nga và Hoa Lục sẽ tổ chức cuộc tập trận chung tại Biển Đông vào Tháng Chín và nói rằng những cuộc tập trận nhằm gia tăng sự hợp tác và không nhắm vào bất cứ quốc gia nào.” Đối với các nước nhỏ, khôn ngoan nhất là khoan động thủ, nhất mực cảnh giác và chờ xem t́nh h́nh diễn biến như thế nào.

.

Sự hung hăng bất chấp luật pháp quốc tế của Hoa Lục, việc hợp tác hải quân Nga-Hoa, thái độ dè dặt của Mỹ, sự không thống nhất trong nội bộ ASEAN làm cho t́nh h́nh Biển Đông đă phức tạp lại c̣n phức tạp hơn. Và có thể rồi đây Hoa Lục cũng vẫn tiếp tục theo đuổi con đường bành trướng lănh thổ bởi v́: Một nước nhỏ mà không tuân thủ lập pháp quốc tế hoặc vi phạm luật pháp quốc tế th́ sẽ bị các siêu cường “bẻ cổ” ngay. Nhưng siêu cường có “ngồi xổm” lên luật pháp quốc tế th́ cũng “huề cả làng” rồi lâu “cứt trâu hóa bùn”, mọi việc đều êm xuôi, coi như không có chuyện ǵ xảy ra. Quy luật của thế giới Ta Bà này muôn đời vẫn là “Cá lớn nuốt cá bé”. Cho nên một số “cá bé” muốn không bị bắt nạt phải có bom nguyên tử là như vậy. Miền Nam trước đây có câu nói rất b́nh dân nhưng rất thâm thúy: “Xin đừng hỏi tại sao”.

Đào Văn B́nh

(California ngày 31/7/2016)

 

 

MỘT DẤN THÂN MỚI CỦA

TỔNG THỐNG BARACK OBAMA

 

.

Đào Như

.

 

Vừa bước lên diễn đàn tại Đại Hội đảng Dân Chủ DNC-hôm tối thứ Tư 27-7-2016, TT Obama được đám đông chào đón nồng nhiệt, họ hô to khẩu hiệu tranh cử của ông cách đây 8 năm: “Change-Yes! We can”. Tổng thống Obama cúi chào khán giả, ông nói: “Đêm nay tôi đứng trước quí vị sau gần hai nhiệm kỳ tổng thống, để nói rằng tôi vẫn c̣n lạc quan khi nh́n vào tương lai của nước Mỹ…”. Ông cũng ghi nhận thêm rằng:”Một ḿnh tôi đâu có thể làm được ǵ, tất cả những thành quả có được cũng là nhờ chúng ta cùng chung sức xây dựng nên- How could I not be- after all we’ve achieved together?”

 

Sau đó ông đi thẳng vào chủ đề, ông long trọng giới thiệu bà Hillary Clinton với lời lẽ đầy nhiệt huyết có sức thuyết phục, lay động trái tim của nhiều triệu người trên thế giới đêm hôm ấy, những người trông đợi đón nghe bài diễn văn của ông. Trước đồng bào cử trị tại Đại hội và trước thế giới đêm thứ Tư 27-7-2016, Tổng thống Obama ngợi ca bà Hillary Clinton, như một vị anh thư, mẫn cán, trí tuệ, dũng cảm, có đủ bề dày kinh nghiệm để vượt lên chính ḿnh, để vượt thoát lên mọi hoàn cảnh khó khăn. “bà ấy đă được thử thách, bà ấy không bao giờ bỏ cuộc sau những lần vấp ngả, bà ấy sẵn sàng là vị Tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ…Trong mùa tranh cử này, tôi muốn quí vị cùng tôi lên tiếng phản bác sự hoài nghi, bác bỏ sự sợ hăi, hăy tập trung những ǵ tốt nhất trong mỗi con người của chúng ta để dồn phiếu cho Hillary Clinton trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ….Tôi thành khẩn kêu gọi quí vị hăy giúp Hillary Clinton như quí vị đă giúp tôi. Tôi thành khẩn kêu gọi quị vị hăy cưu mang bà ấy như quí vị đă từng cưu mang tôi…”. Và Tổng thống Obama tin chắc rằng bà Hillary Clinton sẽ mang lại sự thay đổi lớn cho xă hội Mỹ, cho lịch sử của nước Mỹ. Bà là Nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử của nước Mỹ. Và bà cũng là người phụ nữ đầu tiên của nhân loại dám đứng ra lănh đạo thế giới. Tổng thống Obama đă từng mong mỏi và cố gắng đổi mới nước Mỹ, đổi mới thế giới. Chính ông cố đưa nước Mỹ dấn thân vào nền chính trị của Hy Vọng-Politics of Hope- Chính Hy Vọng luôn thúc đẩy nước Mỹ tiến về phía trước, phải đổi mới để đạt được Hy Vọng. Hy Vọng tiếp nối muôn vàn Hy Vọng. Hy Vọng luôn luôn ở phía trước chúng ta. Điều đó có thể chỉ là ảo tưởng, nhưng chúng ta vẫn phải sống với Hy Vọng, vẫn theo đuổi một nền chính trị Hy Vọng-Politics of Hope- để luôn luôn đổi mới xứ sở đất nước. Đó là h́nh ảnh “người nô lệ cùng ngồi quanh ḷ sưởi cùng cất tiếng hát ‘bài ca Tự Do’ ”, mặc dầu họ đang sống trong hoàn cảnh nô lệ, nhưng họ không ngừng hy vọng ngày mai họ sẽ được giải phóng. Và điều đó đă là hiện thực. Nó chỉ hiện thực cho những kẻ biết nuôi dưỡng Hy vọng, như “Hàng triệu người di dân vẫn nuôi hy vọng mặc dầu c̣n cách xa bờ biển của vùng đất hứa ngàn vạn dậm…”. TNS Barack Obama trong thông điệp tại Đại hội DNC năm 2004, khẳng định: “Hy Vọng! Hy Vọng đang đối mặt với muôn vàn khó khăn! Hy Vọng vẫn c̣n mơ hồ! Liều lĩnh thay Hy Vọng! Cuối cùng Hy Vọng vẫn là một món quà vô cùng to lớn mà Thượng Đế ban phát cho nhân loại, một chiếc nôi ru êm tổ quốc của chúng ta. Hy Vọng là niềm tin vào điều không nh́n thấy. Hy Vọng là niềm tin sẽ có những ngày mai tươi sáng hơn… Hope! Hope in face of difficulties. Hope in face of uncertainty! The audacity of Hope! In the end, that is God’s greatest gift to us, the bedrock of this nation. A believe in thing not seen. A belief that there are better days ahead…”.

 Phải chăng v́ lẽ đó, Tổng thống Obama đă vinh danh bà Hillary Clinton là một vị Tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ, một vị Tổng thống có đầy đủ bản lĩnh và trí tuệ để tạo ra một thời kỳ Đổi Mới- A change maker.

 

       Sau gần hai nhiệm kỳ làm Tổng thống, Barack Obama cùng với các thành viên Nội Các, đă thành công dẫn dắt nước Mỹ qua những chặng đường lịch sử đầy khó khăn. Ông Obama đă khép lại những trang sử đẩm máu, ông đưa nước Mỹ ra khỏi hai vũng lầy chiến tranh, hai mặt trận Iraq và Afghanistan. Ông mở ra những trang sử mới trong quan hệ quốc tế. Tất cả thế giới đă thay đổi tầm nh́n về nước Mỹ với nhiều thiện cảm và hợp tác hơn. Ông nỗ lực xây dựng hoà b́nh, phồn vinh, ổn định. Ông hô hào môt thế giới phi vũ khí hạt nhân…Tổng thống Obama đă đươc Hoàng gia Thụy Điển trao tặng giải Nobel Hoà b́nh ngay năm đầu của nhiệm kỳ I. Ông quan tâm và nâng đỡ giai cấp trung lưu của Mỹ, một giai cắp đă hy sinh và cống hiến lớn lao cho lợi ích của nước Mỹ. Vốn dĩ là thủ lĩnh của tạp chí ‘The Harvard Law Review’, ông chủ trương Chính phủ phải chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ an sinh xă hội cho những người già. Ông đă vực dậy nền kinh tế suy trầm của nước Mỹ. Ông tạo nên công ăn việc làm cho nhiều triệu người Mỹ, ông giảm thiểu tối đa tỷ số thất nghiệp thắp hơn cả những năm 2006-2007, những năm trước giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Tuy chương tŕnh Cải Tổ Y tế chưa được hoàn tất theo ư ông mong muốn, nhưng ai cũng phải nh́n nhận đó là một cuộc cách mạnh lớn trong công cuộc phục vụ y tế cho toàn dân Mỹ. Mọi người người b́nh đẳng trong việc được phục vụ y tế khi họ cần…Thế giới đă hơn một lần hân hoan và nhớ ơn khi biết Tổng thống Obama đă thành công trong việc loại trừ tên trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden…

Tuy nhiên nỗi trăn trở lớn nhất trong suốt 2 nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama, ông không thể nào giải quyết ổn thỏa vấn nạn kỳ thị chủng tộc và màu da, một vấn đề xuyên suốt lịch sử của nước Mỹ, một vấn đề đă chia rẽ nước Mỹ trầm trọng, một vấn đề đang làm nước Mỹ chảy máu hằng ngày. Và vấn đề tai nạn gây ra do sử dụng súng và bán súng bừa băi làm tăng thêm tội ác ở các thành phố lớn một cách nghiêm trọng. Ông đă thất bại ê chề không thể nào thuyết phục được Quốc Hội Mỹ thông qua dự luật kiểm soát súng và giới hạn tối đa sự buôn bán súng môt cách bừa băi, không trách nhiệm….

     Sau gần 2 nhiệm kỳ Tổng thống, Barack Obama đă cống hiến cho nước Mỹ và Thế giới biết bao nhiêu kỳ công! Ấy vậy mà ông chưa thỏa măn, ông vẫn t́m đến những dấn thân mới. Khi thấy Tổng Thống Barack Obama cúi mái tóc điểm sương trên Micro để vinh danh nguyên ngoại trưởng Hillary Clinton, ḷng ai cũng chợt chùng xuống và kính mến ông vô hạn. Tôi chợt nhớ đến bài viết “Obama’s Last Hurrah” của bà Elizabeth Crew, bỉnh bút chủ lực về b́nh luận thời sự của trang mạng Project-Syndicate.org. Elizabeth Crew cho rằng: Thay v́ đây là lúc có thể bắt đầu vui thú điền viên, Tổng thống Obama lại dấn thân vào cuộc chạy đua, tranh cử Tổng thống 2016. Đó cũng là lúc hơn 56% dân chúng Hoa Kỳ ngợi ca những thành đạt của ông sau gần 8 năm ông làm chủ Nhà Trắng-his entry into campaign came at a time when 56% of Americans approve of his performance-the highest level a long time. Ông trông ra thoải mái, thú vị khi ông đứng bên cạnh bà Hillary Clinton, hậu thuẫn cho bà tại các buổi họp báo tranh cử tại Charlotte, North Carolina. Ông không thoải mái, thú vị làm sao được! Đó là những lúc ông tự tách ĺa ra khỏi những công vụ mêt nhọc của một vị Tổng thống. Cũng chỉ v́ gánh nặng này đă làm mái tóc xanh của ông 8 năm về trước nay trở thành mái tóc điểm sương…Bà Elizabeth Crew kể lễ tiếp: Xuyên suốt thời gian của gần 2 nhiệm kỳ Tồng thống, ông Obama luôn luôn là người có chí khí lớn, tự tin, có nhân cách lớn và một khối óc xét đoán tinh tường…. Vào thời điểm này, cuộc bầu cử Tổng thống-2016 vào tháng Mười Một đang lù lù hiện đến… Dĩ nhiên các thành viên của đảng Cộng Ḥa ở lưỡng viện Quốc Hội vẫn tiếp tục đả kích ông…

  Nhưng dù sao đi nữa, Tổng thống Barack Obama luôn luôn vẫn là hiện thân của một nhà lănh đạo được

được nhiều người ngưỡng vọng và kính nễ, những thành tựu của của ông được người Mỹ và thế giới ngợi ca. Và bà Elizabthe Crew băn khoăn tự hỏi sau khi Tổng thống Obama rời Nhà Trắng liệu có c̣n ai nhớ đến, nhắc nhở tên ông! ./.

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Illinois,USA

July-30-2016

.

GHI CHU VỀ NGUỒN. Những dữ kiện trong bài viết trên  đều dự trên những thong tin của các links sau đây:

 1-Obama’s keynote address at 2004 DNC

https://en.wikipedia.org/wiki/2004_Democratic_National_Convention_keynote_address

 

2-Transcript of Full Text of Obama’s Speech at DNC-2016

http://www.dnaindia.com/world/report-transcript-of-full-speech-of-obama-at-the-democratic-republic-convention-2238870/

 

3- Full text of epic speech of Michelle Obama

http://www.dnaindia.com/world/report-when-they-go-low-we-go-high-full-text-and-video-of-michelle-obama-s-epic-speech-at-dnc-2238338

 

4- Transcript of Hillary Clinton’s Speech at DNC-2016

http://www.philly.com/philly/news/Full_text_Hillary_Clintons_DNC_speech.html

5- OBAMA’S LAST HURRAH   July 18th 2016 by Elizabeth Drew

 http://www.project-syndicate.org/commentary/obama-rising-popularity-by-elizabeth-drew-2016-07

 

Mời bấm vào link:

http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=97154

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Thằng Mơ

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten