Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Chào Vĩnh Biệt Đại Tướng Westmoreland
Jimmy Ṭng Nguyễn *
Ngày 18 tháng 7 năm 2005, qua hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, chúng tôi đă nhận được hung tin Cựu Đại Tướng William Childs Westmoreland, Cựu Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh tại Việt Nam đă qua đời v́ tuổi già tại tiểu bang South Carolina, hưởng thọ 91 tuổi.
Đại Tướng Westmoreland được bổ nhiệm đến Việt Nam trong chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh vào giữa thập niên 60 trong lúc t́nh h́nh chiến cuộc Việt Nam đang trong thời kỳ sôi bỏng nhất. Ông đă thực hiện những quyết định mạnh mẽ vào thời gian đó để cố gắng giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng quân sự trong giai đoạn ngắn. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông đă bị ngăn cản bởi những quyết định chính trị từ Washington D.C. Sau cùng, ông đă được thuyên chuyển ra khỏi Việt Nam về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ với chức vụ cuối cùng là Tham Mưu Trưởng Lục Quân trước ngày giải ngũ.
Đại Tướng Westmoreland
Nhận định về cuộc chiến tại Việt Nam, Đại Tướng Westmoreland vẫn luôn khẳng định là, "Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đă không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa."
Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987; đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa, Đại Tướng Westmoreland đă tuyên bố nguyên văn, "Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam v́ chúng tôi đă bỏ rơi các bạn." (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.) Cả hội trường New Orleans Convention Center gồm hàng ngàn cựu quân nhân Việt-Mỹ và gia đ́nh đă ôm choàng lấy nhau mắt lệ nghẹn ngào v́ lời xin lỗi đầy t́nh huynh đệ chi binh của Đại Tướng Westmoreland. Ngay lúc đó từ hàng ghế danh dự, chúng tôi đă bước ngay đến vị trí của diễn đàn, đứng trong thế nghiêm, chào tay để cám ơn Đại Tướng Westmoreland, một vị tướng lănh đạo đức và là một người bạn đồng minh khả kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cho đến giờ lâm chung.
Mùa hè năm 1987, chúng tôi đă được vinh dự đón nhận trọng trách của Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tại hải ngoại để đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tại thành phố New Orleans, Louisiana. Chúng tôi đă đạt thư mời Đại Tướng và Bà Westmoreland cùng nhiều tướng lănh Việt-Mỹ khác về tham dự buổi lễ. Nhiều tướng lănh Việt-Mỹ đă nhận lời tham dự, ngược lại một số cựu tướng lănh V.N.C.H. khác đă viện nhiều lư do khác nhau từ chối không tham dự. Sự hiện diện của Đại Tướng Westmoreland đối với Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực V.N.C.H. năm 1987 đă nói lên sự ngưỡng mộ của cá nhân ông đối với tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực V.N.C.H. trong suốt cuộc chiến. Trong những cuộc mạn đàm thân mật với Đại Tướng và Bà Westmoreland sau đó, Đại Tướng đă bày tỏ sự bất đồng về đường lối chánh trị của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Ḥa lúc bấy giờ; đồng thời ông cũng bùi ngùi nhắc đến thời gian phục vụ của ông tại Việt Nam, những người bạn đồng minh c̣n lại tại Sài G̣n, cũng như sự bức tử Việt Nam Cộng Ḥa vào tháng Tư năm 1975.
Vào giữa thập niên 90 qua lời mời của một hệ thống truyền h́nh Hoa Kỳ để đến Hà Nội tham dự một cuộc đàm thoại trực tiếp truyền h́nh cùng với Cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ Robert McNamara và hai cựu tướng lănh Cộng sản Việt Nam Vơ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng, Đại Tướng Westmoreland đă mạnh mẽ bác bỏ lời mời này. Một trong những lư do là v́ Đại Tướng Westmoreland không muốn làm buồn ḷng những người bạn Việt Nam Cộng Ḥa.
Chúng tôi rất xúc động v́ sự ra đi đột ngột của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Được vinh dự tiếp xúc nhiều lần với Đại Tướng và Bà "Kitsy" Westmoreland sau năm 1975, tôi rất khâm phục khí phách và cá tánh trung thành của Đại Tướng. Đại Tướng Westmoreland rất cởi mở và thành thật. Nhân dịp sinh nhật 80 tuổi của Đại Tướng vào năm 1994, chúng tôi cùng một số anh em cựu quân nhân Q.L.V.N.C.H. được vinh dự tham dự lễ sinh nhật của Đại Tướng Westmoreland và tái ngộ với ông tại Long Beach, California. Đại Tướng Westmoreland đă lộ vẻ hớn hở ra mặt mỗi khi có dịp tiếp xúc với anh em cựu quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa.
Theo tin tức từ gia đ́nh Đại Tướng Westmoreland, chúng tôi được biết là tang lễ của Đại Tướng sẽ được cử hành vào ngày Thứ Hai 25 tháng 7 năm 2005 tại trường Đại Học Quân Sự West Point, nơi mà Đại Tướng đă tốt nghiệp sĩ quan và khởi sự đời binh nghiệp. Linh cửu của Đại Tướng Westmoreland sẽ được mai táng theo lễ nghi quân cách trong khuôn viên trường Đại Học Quân Sự West Point bên cạnh những danh tướng khác của Hoa Kỳ như Cố Thống Tướng MacArthur, Cố Đại Tướng Patton, v.v...
Một cuộc chiến đă tàn, một đời binh nghiệp đă qua đi, một trang sử được lật qua với bao nhiêu kỷ niệm thời chiến tranh và hậu chiến Việt Nam với Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland. Việt Nam Cộng Ḥa đă mất đi một người bạn đồng hành, một chiến sĩ tự do và một đồng minh trung thành đáng mến.
Chúng tôi xin thành kính nghiêng ḿnh trước sự ra đi đau buồn của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Nguyện xin cho linh hồn Đại Tướng được yên nghỉ cùng những chiến hữu tự do đă ra đi trước ông và ước mong rằng cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ không bao giờ quên một người bạn trung kiên, một cựu tướng lănh chỉ huy can trường trước mọi áp lực chính trị, một chiến sĩ tự do vẫn luôn đứng về phía chính nghĩa Việt Nam Cộng Ḥa như Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland.
Xin chào vĩnh biệt Đại Tướng.
*Chú Thích: Trích từ Việt Báo ngày thú năm 7/21/05.
Good bye General Westmoreland
According to the press on July 18th, 2005, General Williams Childs Westmoreland, Former Commanding General of Allied Forces in Vietnam has passed away in natural cause, in South Carolina, at the age 91.
During the critical situation of the war in Vietnam, General Westmoreland has been assigned to a position of Commanding General of Allied Forces. At that time with a great effort, he had a strong decision to solve the war within a short period. Somehow, his plans have been blocked by a political decision from Washington, D.C. Later on, he has been transferred back to the States with his last position as Chief of Joint General Chief of Staff before he retired.
For his point of view about the Vietnam War, General Westmoreland always said: "We are not losing in Vietnam, but we never kept our promises with our ally, the Army Republic of Vietnam."
During the celebration to memorize the ARVN's day in New Orleans in 1987, he said upfront of thousand American and Vietnamese veterans: "On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys". Thousand South Vietnamese and American veterans were crying of his sincere apologize in the Auditorium Convention Center. During the ceremony we gave him a full military salutation to appreciate and give high respect to a former General who was a former ally of the ARVN until its last minute.
General Westmoreland
Summer 1987, represented the Association of the former ARVN's Soldiers overseas, we organized the Day in New Orleans, in the remembrance of ARVN. We invited the honorable lady Westmoreland and the General, and a number of Vietnamese and American generals. Some of them have accepted the invitation, and some of them could not join us. The presence of General Westmoreland during the ceremony has been cited as his admiration to the Spirit of Fighting of ARVN Forces during the war. From the friendly conversation with him and his lovely wife, General Westmoreland has also expressed about his opposition to the Political Strategy of the American Government. He also expressed deep emotions about the death in South Vietnam in April 1975 with a high emotional. He reminisced the old time during his service in Vietnam.
In the mid of 1990, he strongly rejected the invite from an American TV corporate to come to Vietnam to discuss about the Vietnam War with the former Defense Secretary Robert McNamara and two former Communist Generals whom are Vo Nguyen Giap and Van Tien Dung. The main reason was General Westmoreland did not want to betray his former alley.
We are very sorry of the loss of the General. We met a number of times with General and Mrs. "Kristy". We always respect his personality, his loyalty and his morality. General Westmoreland was a sincere and open mind person. We were privileged to attend to his 80th birthday in 1994, and to meet him again at Long Beach, California, General Westmoreland was always excited to meet with the former ARVN's soldiers.
Based on the family wish, the funeral of General Westmoreland will be held with a full military ceremony on Monday the 25th of July, 2005 at West Point Military Academy, the place where he started his military career, and will lay rest in peace in the same place next to some famous American Generals as Formal Marshall Mac Arthur, former General Patton, etc.
For him the war was over, a career has gone, and another page of history has turn over with a lot of souvenirs of the past or after the war time. The Republic of Vietnam has lost a good companion, a free warrior, and a loyal ally.
We were so sorry for the loss of General Williams Child Westmoreland. May God bless his soul, and rest in peace with others free warriors who left before. We expect that the Vietnamese Community of Overseas will never forget our loyal friend, a courageous soldier never been afraid of any political pressures, although a warrior of the free world always stays side by side with the Republic of Vietnam.
Translated by Trung Pham
William Childs Westmoreland (26 tháng 3, 1914 – 18 tháng 7, 2005) là một tướng 4 sao của Hoa Kỳ. Ông từng giữ chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (Military Assistance Command Vietnam, MACV), từ năm 1964 đến năm 1968, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 đến 1972.
Con đường binh nghiệp
William C. Westmoreland sinh ngày 26 tháng 3 năm 1914 tại Saxon, Spartanburg, Nam Carolina. Ông tham gia và tốt nghiệp Học viện quân sự West Point năm 1936, sau đó phục vụ trong binh chủng pháo binh. Trong Thế chiến thứ hai, ông phục vụ trong Sư đoàn 9 Bộ binh Hoa Kỳ, tham chiến trên các chiến trường từ Bắc Phi, Tunisia đến Sicilia và châu Âu. Tháng 7 năm 1944, ông được thăng quân hàm Đại tá nhiệm chức.
Sau Thế chiến, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, trong đó có tham gia giảng dạy tại trường đào tạo sĩ quan chỉ huy và tham mưu Fort Leavenworth (1950-1951). Năm 1952-1953, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lữ đoàn 187 Dù, tham gia chiến tranh Triều Tiên. Tháng 11 năm 1952, ông được thăng hàm Chuẩn tướng nhiệm chức.
Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm Tổng Thư kư Bộ Tổng Tham mưu, dưới quyền tướng Maxwell D. Taylor (1955-1958). Tháng 12 năm 1956, ông được thăng Thiếu tướng nhiệm chức. Từ năm 1958-1960, ông là Tư lệnh Sư đoàn 101 Dù. Từ năm 1960-1963, ông làm Giám đốc Học viện quân sự West Point.
Tháng 7 năm 1963, ông được thăng hàm Trung tướng nhiệm chức và cử giữ chức Tư lệnh phó Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV), dưới quyền tướng 4 sao Paul Harkins. Đến tháng 8 năm 1964, ông được cử làm Tư lệnh MACV thay tướng Paul Harkins, hàm Đại tướng nhiệm chức.
Giai đoạn Westmoreland nắm quyền tư lệnh MACV là giai đoạn quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam cao nhất, cao điểm lên đến hơn 50 vạn người. Ông cũng là tác giả của chiến thuật "T́m và Diệt" (Search and Destroy), vốn bị chỉ trích nặng nề v́ không thể ngăn cản được sự phát triển quân sự của Quân Giải phóng. Ngoài ra, ông cũng không tiên liệu được Biến cố Tết Mậu Thân. Chính v́ vậy, tháng 7 năm 1968, Tổng thống Johnson đă cử tướng Creighton Abrahams thay thế ông.
Ông trở về Mỹ và làm Tham mưu trưởng Lục quân. Ngày 30 tháng 6 năm 1972 ông hồi hưu và tham gia chính trường. Năm 1974, ông được đảng Cộng ḥa đưa ra ứng cử Thống đốc bang Nam Carolina, nhưng thất bại. Sau đó, ông cho xuất bản cuốn hồi kư có tên là "A Soldier Reports" (Tường tŕnh của một quân nhân) nói về cuộc đời binh nghiệp của ông. Cuốn hồi kư này đă gây ra nhiều cuộc tranh luận.
Năm 1947, ông lập gia đ́nh với Katherine S. Van Deusen, một người Mỹ gốc Hà Lan.
Ông mất một cách b́nh lặng tại nhà riêng năm 2005.
Chiến thuật "T́m và Diệt"
Trong thời gian giữ chức Giám đốc Học viện West Point, Westmoreland đă thực hiện việc thay đổi giáo tŕnh huấn luyện cho phù hợp với t́nh h́nh chiến tranh thời bấy giờ. Đó cũng là lư do ông được cử sang Việt Nam và nắm giữ quyền chỉ huy các lực lượng đồng minh tại Nam Việt Nam. Ông cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh không có chiến tuyến, vùng kiểm soát của 2 bên thường thay đổi và trộn lẫn vào nhau theo h́nh thái "da báo". Ông đă đưa ra chiến lược: Bảo vệ vùng duyên hải và ngăn chận đường xâm nhập của đối phương, sau đó sử dụng chiến thuật "T́m và Diệt" (Search and Destroy) để làm tiêu hao lực lượng của đối phương trên toàn lănh thổ miền Nam Việt Nam.
Chiến thuật "T́m và Diệt" thực hiện trên cơ sở ưu thế tuyệt đối về hỏa lực và khả năng cơ động của quân Mỹ, có thể nhanh chóng phát hiện và cơ động đến để tiêu diệt vị trí của đối phương. Bên cạnh đó, chủ trương thường xuyên mở các cuộc hành quân thẳng vào các căn cứ địa của đối phương không nhằm mục tiêu xâm chiếm và kiểm soát lănh thổ, mà để tiêu diệt các bộ phận sinh lực đối phương. Quân Mỹ sẽ thực hiện phương án tác chiến "T́m thấy, Tấn công và Thanh toán" (Find, Fix, and Finish), sau đó trở về căn cứ của ḿnh và chuẩn bị cuộc hành quân khác.
Thực hiện chiến thuật này, hàng loạt các cuộc hành quân lớn của quân Mỹ ở Việt Nam như Attelboro, Cedar Falls, Gadsden, Tucson và Junction City được thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của quân Mỹ được đánh giá là không hiệu quả do chủ yếu được huấn luyện và trang bị để chiến đấu ở chiến trường châu Âu, nên gặp rất nhiều khó khăn khi phải chiến đấu trong rừng rậm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, viên tướng chỉ huy Quân Giải phóng là Nguyễn Chí Thanh cũng đưa ra những biện pháp đối phó hữu hiệu làm hạn chế sức mạnh của quân Mỹ như chiến thuật gài bẫy nhằm vô hiệu hóa sự cơ động, và đặc biệt là chiến thuật áp sát khi giao chiến (c̣n gọi là "Bám thắt lưng địch mà đánh") làm hạn chế rất nhiều thế mạnh về hỏa lực của quân Mỹ.
Chiến thuật "T́m và Diệt" gặp rất nhiều sự chỉ trích của các tướng lĩnh khác v́ cho rằng vai tṛ của quân Mỹ tại Nam Việt Nam là thiết lập một số đầu cầu và bảo vệ những đầu cầu đó, để Quân lực Việt Nam Cộng ḥa mở các cuộc hành quân tấn công đối phương; hoặc là để giúp b́nh định và chống chiến tranh nổi dậy chứ không phải để mở những cuộc hành quân. Một số kết quả chiến trường cũng đă chứng minh được Westmoreland đă thất bại. V́ thế, ông thường yêu cầu tăng thêm quân nhưng vẫn không thể ngăn chặn được sự phát triển của đối phương.
Tác phẩm
William C. Westmoreland, A Soldier Reports, Garden City, N.Y.: Doubleday, 1976.
Cuốn sách Tướng Westmoreland của Lewis Sorley
Việt Nguyên
LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.
Mỗi năm cầm bút viết về 30 tháng 4, vết thương như c̣n mới và ḷng vẫn thấy đau. Như những tiền lệ lịch sử khi chiến tranh kết thúc, kẻ thắng huênh hoang đúng là: “Lịch sử là hồ sơ ghi nhận những sự nói láo của kẻ thắng” c̣n người thua th́ chỉ tay đổ lỗi.
Ba mươi bảy năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến thắng của chủ nghĩa tất thắng Marx Lenin chỉ là chiến thắng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trên dân tộc Việt. Về phía kẻ thất trận, lư do không giản dị như Tổng Thống Richard Nixon viết trong hồi kư: “Việt Nam Cộng Ḥa thua v́ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lănh c̣n quân lực VNCH đă chiến đấu anh dũng.”
Những cuốn sách và tài liệu lịch sử như “Không ḥa b́nh chẳng danh dự” của Larry Berman, “Nixon và Mao” của bà Margaret McMillan cùng những tài liệu về hiệp định Ba Lê và những bài viết về phía VNCH của các ông Bùi Diễm, Hoàng Đức Nhă, Nguyễn Xuân Phong và Nguyễn Phú Đức và gần đây “Về Trung Hoa” (On China) của Tiến Sĩ Henry Kissinger đă cho thấy ông Kissinger là một trong những nguyên nhân chính gây ra cái chết của VNCH trong bàn cờ thế giới v́ những tư lợi, khác với những dư luận và quan điểm những năm trước như Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh Mục Cao Văn Luận cho rằng Henry Kissinger đă đánh đổi VNCH để giữ Trung Đông v́ ông là người gốc Do Thái. Bà McMillan đă cho thấy ông Kissinger đă đạt được hai điều căn bản khi Nixon và Mao gặp nhau năm 1972: Hoa Kỳ không loại bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và Bắc Việt được giữ quân ở lại miền Nam. Hoa Kỳ đă lầm lẫn đánh giá cao tiềm năng quân sự của Xô Viết và không biết quân Trung Hoa nằm lẫn trong quân Bắc Việt kể cả pháo thủ pḥng không.
Tiến Sĩ Henry Kissinger đă bi quan về Việt Nam ngay ngày đầu tiên thăm viếng miền Nam giữa thập niên 1960. Trong khi đa số tướng lĩnh Hoa Kỳ tin trận chiến v́ lư tưởng tự do như Tổng Thống John F. Kennedy tuyên bố khi gửi cố vấn quân sự qua giúp VNCH và trận chiến chống cộng sản có thể thắng th́ Kissinger chỉ muốn rút quân. Kissinger là người phản bội chỉ biết lợi ích cá nhân, trước theo Tổng Thống Johnson sau chạy theo Tổng Thống Richard Nixon, ông phá hiệp định Paris của TT Johnson qua trung gian “Con Rồng Cái” bà Ann Chennault, để TT Nixon gặp Đại Sứ Bùi Diễm vào tháng 7, 1968, sau đó đặt máy theo dơi ṭa Đại Sứ VNCH ở Hoa Thịnh Đốn để biết chắc kế hoạch thành công khi bắt được điện tin ngày 23 tháng 10, 1968 của Đại Sứ Bùi Diễm gởi TT Nguyễn Văn Thiệu: “Các bạn đảng Cộng Ḥa đă tiếp xúc với tôi khuyến khích VNCH giữ vững quan điểm không kư hiệp định Paris.” Các cuộc ḍ xét điện tin đi thẳng về Cartha De Coach (Deke) làm việc cho giám đốc FBI Edgar Hoover.
Năm năm sau, TT Nguyễn Văn Thiệu kư hiệp định Paris, điều khoản vẫn thất lợi cho VNCH, Hoa Kỳ không giữ lời hứa ném bom khi Việt Cộng và Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris.
TS Kissinger bán VNCH và giúp Trung Cộng giàu mạnh để chống lại Nga với giá cao cho cá nhân ông. Sáu năm sau khi ông Kissinger không c̣n giữ chức cố vấn tổng thống, Kissinger Associates ra đời, công ty tham vấn tư được nhiều khế ước với nhiều quốc gia, nhiều đại công ty và các chính quyền. Mỗi lần gặp Henry Kissinger, các công ty phải trả ít nhất 25,000 Mỹ kim, ông c̣n nắm ảnh hưởng cơ quan truyền thông, tham vấn cho đài truyền h́nh CBS và ABC.
Quyền lợi lớn nhất của Kissinger đến từ Trung Cộng qua các đại công ty American Express, Lehman, Daewoo, Heinz, Lockheed, Anheuser Busch, Coca Cola, v.v... V́ lợi ích cá nhân, TS Henry Kissinger đă làm hại đại cuộc, Hoa Kỳ bây giờ phải đối phó với con cọp Trung Cộng. Sáu tháng trước biến cố Thiên An Môn năm 1989, ông thành lập China Adventure, công ty trách nhiệm hữu hạn với các công ty đầu tư ở Trung Cộng, cho nên khi biến cố Thiên An Môn xảy ra, Henry Kissinger dửng dưng, theo Đặng Tiểu B́nh, chống chủ trương cấm vận của chính phủ George H. Bush v́ “Trung Hoa giữ một vài tṛ quá quan trọng cho nền an ninh Hoa Kỳ.”
TS Henry Kissinger là kẻ thù của những người yêu chuộng tự do và dân chủ, ông ủng hộ Trung Cộng, tuyên bố, “Không một chính quyền nào trên thế giới có thể đứng yên nh́n hàng chục ngh́n người chiếm quảng trường chính ở thủ đô trong hơn 8 tuần lễ.”
Tiền của Kissinger có máu của những nạn nhân Thiên An Môn và người Việt Nam v́ vậy 30 tháng 4 năm 2011 ông đă từ chối dự hội thảo về Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn và đă nói đùa “Nếu thấy tôi đến chắc người Việt Nam sẽ giết tôi!”
Đại Tướng William Westmoreland
Hồi tháng 10 năm ngoái, cựu Đại Sứ Bùi Diễm gửi cho tôi cuốn sách của Lewis Sorley “để tặng người bạn trẻ cất trong tủ sách.” Nhờ Giáo Sư Sorley, giảng dạy quân sử trường vơ bị West Point, tôi lại t́m thấy một nguyên nhân chính khác gây ra thất trận ngày 30 tháng 4, 1975: Đại Tướng William C. Westmoreland.
Giống như TT Richard Nixon, Giáo Sư Sorley đă ca tụng quân đội VNCH chiến đấu anh dũng nhưng v́ những lỗi lầm của Tướng Westmoreland mà “thảm cảnh đă xảy ra cho quân đội Hoa Kỳ và nhất là cho cả miền Nam Việt Nam, những người đă hy sinh trong chiến tranh và mất tất cả.”
Tướng William Childs Westmoreland, ḍng dơi nhà binh, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1914 tại Saxon, South Carolina, thời chiến tranh Nam Bắc với Tướng Robert Lee, ông là con cưng trong gia đ́nh, người con gương mẫu. Ở trường, ông là học sinh xuất sắc, năng động, nhiều tham vọng, có óc khôi hài, 15 tuổi hoạt động Hướng Đạo được bằng Hướng Đạo Đại Bàng (Eagle Scout), chủ tịch học sinh trong trường trung học, thích đấu quyền Anh (sau dùng chiến thuật đánh vơ này áp dụng vào chiến tranh Việt Nam và quân đội VNCH được khuyến khích học quyền Anh). Cuộc đời binh nghiệp của ông thăng tiến rất nhanh từ trường Cao Đẳng Quân Sự ở South Carolina đi lên West Point, tốt nghiệp năm 1936 đă được bạn bè đặt biệt danh là “Sếp” (Chief) như đoán được tương lai ông sẽ là tham mưu trưởng quân đội. Người cao một thước tám, mũi lớn, lông mày rậm như sâu róm, ông được đồng đội và cấp chỉ huy kính nể. 28 tuổi ông chỉ huy tiểu đoàn pháo binh rồi tham dự chiến tranh thế giới thứ hai ở Casablanca, chịu ảnh hưởng của Tướng Maxwell Taylor, được ông tướng này đỡ đầu, sau đó qua Anh, đến Normandy 4 ngày sau ngày đổ bộ, thành công ở Đức chỉ huy Sư Đoàn Bộ Binh 71, về nhà chỉ huy Sư Đoàn Dù 82. Năm 1950 ông tham dự chiến tranh Đại Hàn, 13 lần nhảy dù gần sông Hàn, xâm nhập qua lằn ranh Bắc Hàn, qua Nhật sau về lại Ngũ Giác Đài làm tổng thư kư cho Tướng Maxell Taylor tham mưu trưởng (tháng 7 năm 1955). Ông làm việc rất chăm chỉ, thất bại trong kế hoạch chia sư đoàn làm 5 nhóm mỗi nhóm được chỉ huy bởi đại tá, nhưng một năm rưỡi sau, 42 tuổi ông là thiếu tướng trẻ nhất trong quân đội. Tháng 4 năm 1958, sau bốn năm rưỡi ở Ngũ Giác Đài ông chỉ huy Sư Đoàn Dù khét tiếng 101.
Năm 1960, ông chỉ huy trưởng trường vơ bị West Point, cải tổ trường, tăng con số sinh viên sĩ quan gấp đôi lên đến 4140. Thiếu tŕnh độ đại học, ông chỉ huy trưởng chịu khó ngồi học lại các môn khoa học căn bản nhưng ông hoàn toàn thiếu sót không học một môn quan trọng trong chiến tranh: khí tượng học. Khuyết điểm này đă có hại về sau, qua những cuộc đụng độ với quân Việt Cộng ở các chiến trường Việt Nam.
Vào thời điểm này, TT John F. Kennedy đến West Point đọc diễn văn năm 1962, đă tiên liệu chiến tranh Việt Nam “chiến tranh du kích, chiến tranh phục kích, xâm nhập làm kẻ thù suy yếu hao ṃn để chiến thắng thay v́ chiến đấu mặt đối mặt.”
Ngày 3 tháng 12 năm 1963, vị trung tướng trẻ tuổi nhất trong quân đội Hoa Kỳ được Tham Mưu Trưởng Earle Wheeler gởi qua Việt Nam phục vụ dưới quyền Tướng Harkins chỉ huy trưởng quân đội Hoa Kỳ ở VN (COMVS MACV). Sau đó ông thay Tướng Harkins khi ông Cyrus Vance làm bộ trưởng Bộ Binh.
Thành công nhanh, con đường binh nghiệp thăng tiến không trở ngại đă biến Tướng Westmoreland thành một con người kiêu ngạo. Ngày qua Việt Nam, Thiếu Tướng William Yarborough chỉ huy trưởng trung tâm chiến tranh đặc nhiệm ở Fort Bragg đă dặn ông trung tướng, “Chỉ có hai chục phần trăm đụng độ trên chiến trường, tám chục phần trăm c̣n lại là chiến tranh ư thức hệ, không có ǵ vô ích hơn là đại hành quân qua vùng Việt Cộng.”
Lời khuyên ấy bị Tướng Westmoreland bỏ ngoài tai, ông đă có chủ đích khi phục vụ cho Tướng Maxwell Taylor. Khác với quan điểm của TT Kennedy, Tướng Taylor chủ trương đánh thẳng đối mặt với chiến tranh du kích bằng những cuộc chiến nhỏ. Gặp Tướng McArthur ở Nữu Ước, Tướng Westmoreland đă chủ trương đối xử với sĩ quan và tướng VNCH như là “sinh viên sĩ quan trường vơ bị West Point”! Ôngt đến Saigon, không gặp Tổng Thống Lyndon Johnson ở Hoa Thịnh Đốn, đặt tổng hành dinh trên lầu cao nhất của rạp Rex (vào ngày Tướng Nguyễn Khánh đảo chánh Tướng Dương Văn Minh) nh́n xuống Saigon “dùng miền Nam VN như pḥng thí nghiệm không phải chỉ cho chiến tranh VN mà c̣n cho các trận chiến du kích khác” (ghi nhận của Trung Tướng Harrold Johnson).
Ngày 20 tháng 6, 1964, Tướng Harkins về Mỹ, Hoa Kỳ bỏ bom Hà Nội, Hoa Thịnh Đốn không có chiến thật cụ thể ở Việt Nam, để hoàn toàn cho Tướng Westmoreland quyết định. Ngày 1 tháng 8 năm 1964, Đại Sứ Maxell Taylor gắn lon bốn sao cho Tướng Westmoreland. Kể từ ngày này, Tướng Westmoreland hoàn toàn không hỏi ư kiến VNCH, chủ trương tăng quân, làm xong nhiệm vụ, giao lại VNCH rồi rút quân về và tuyên bố chiến thắng. Tướng Westmoreland điều khiển chiến tranh Việt Nam theo kiểu Hoa Kỳ không cần biết chiến thuật chiến lược có phù hợp với điều kiện phức tạp ở Việt Nam hay không. Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ, ông Bùi Diễm đă nhận định: “Hoa Kỳ chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh Việt Nam tức là trước đó chấp nhận Hoa Kỳ hóa chiến tranh Việt Nam.” Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ellsworth Bunker đă đồng ư hoàn toàn với câu chơi chữ của ông Bùi Diễm nhưng Tướng Westmoreland xem thường quân đội VNCH “các anh không thể chiến đấu, chúng tôi không muốn các anh cản đường!”
Tướng Richard Stitwell phê b́nh, “Tướng Westmoreland đă quên phải đánh Việt Cộng ở bất cứ nơi nào chứ không phải nơi trận địa chiến.” Lỗi lầm này của Tướng Westmoreland đưa đến kết quả là từ 1966, quân đội Hoa Kỳ chủ động, quân VNCH giữ vai tṛ phụ thuộc và b́nh định hóa nông thôn nhưng Hoa Kỳ không cung cấp vũ khí và tân trang cho quân đội VNCH.
Chiến dịch “lùng địch diệt địch” của Tướng Westmoreland chủ trương: “Không đánh bại quân Bắc Việt, chỉ áp lực kẻ thù để giới lănh đạo Bắc Việt biết họ không thể thắng. Họ phải chấp nhận hai nước Việt Nam hoặc phải thương thuyết.”
Trận đánh đầu tiên mà Tướng Westmoreland muốn, đối đầu với quân Bắc Việt tháng 10 năm 1965 ở thung lũng Ia Drang mô tả trong sách nổi tiếng của Trung Tướng Hal Moore và Joe Gallaway “We were soldiers once... and young” sau thành phim với tài tử Mel Gibson và Đơn Dương. Trung Tá Moore lúc ấy chỉ huy tiểu đoàn đă phàn nàn, “Westmoreland ra lệnh rút lui trước khi trận chiến kết thúc.” Tỷ lệ tử thương trong trận này là mười quân Bắc Việt trên một quân Mỹ (3,561/305 ). Chiến tranh VN thay đổi bộ mặt từ trận này với tinh thần của dân Mỹ đại diện qua Thượng Nghị Sĩ Fritz Hollings, South Carolina, cảnh cáo Tướng Westmoreland “người Mỹ không cần biết con số mười, họ chỉ quan tâm đến con số một.”
Ủng hộ và đứng về phe quân đội VNCH chỉ có thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Tướng Victor H. Krulak làm việc chặt chẽ với quân dân chính VNCH đă gây nhức đầu cho Tướng Westmoreland. Điển h́nh về việc xao lăng tân trang cho VNCH của Tướng Westmoreland là câu chuyện khẩu súng tiểu liên M16. Trong khi quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam được ưu tiên trang bị tiểu liên M16, đại liên M60, súng phóng lựu M79 và máy truyền tin tối tân th́ quân đội VNCH vẫn c̣n trang bị với súng Carbine và khẩu súng cá nhân Garant M1 nặng ch́nh chịch từ Thế Chiến Thứ II. Ưu tiên tân trang của quân đội Hoa Kỳ ở VN là ưu tiên một c̣n quân lực VNCH nằm trong ưu tiên sáu, trong khi đó quân Bắc Việt đă được trang bị vũ khí hiện đại với AK47. Sau trận Mậu Thân, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ và Trung Tướng Đồng Văn Khuyên đă phàn nàn thẳng với Tướng Westmoreland. Chính giám đốc CIA, William Colby cũng phải nói “quân VNCH thiếu trang bị và tối tân hóa để tự vệ trong bốn năm Westmoreland ở VN.”
Chính sự ngạo mạn của Tướng Westmoreland đă làm mọi người chung quanh ông thất vọng. Một câu chuyện nhỏ cho thấy khuyết điểm lớn này của ông. Trong buổi lễ gắn huy chương cao quư Silver star cho Đại Tá Nguyễn Văn Toàn (sau là trung tướng) có sự hiện diện của Đại Tướng Cao Văn Viên và nhiều sĩ quan Việt Mỹ. Tướng Westmoreland sau khi mở rượu champagne đă vui miệng “nhiều người quá, chúng ta nên tổ chức thành một buổi họp” bỏ quên cả việc chia vui với Đại Tá Toàn cho đến khi Champagne nóng không c̣n lạnh!
Tướng Westmoreland đă góp phần vào chiến thắng Mậu Thân 1968 của Cộng Sản. Trận chiến do Tổng Bí Thư Lê Duẩn chủ trương không được Tướng Vơ Nguyên Giáp đồng ư, đă hoàn toàn bị đánh bại nhưng v́ kư giả Walter Conkrite đài CBS tường tŕnh sai và sự tiếp xúc phách lối với báo chí của Tướng Westmoreland mà chiến thắng của VNCH và Hoa Kỳ trong trận Mậu thân trở thành chiến bại dưới cặp mắt của dân Mỹ. Báo chí thiên tả The New York Times ngày ấy hoàn toàn ủng hộ chiến tranh VN đă thất vọng. Tuần báo Time năm 1966 bầu Tướng Westmoreland là “Người trong năm” cũng đổi thái độ.
Sau bốn năm phục vụ tại VN, Tướng Westmoreland về Mỹ, lên làm tham mưu trưởng quân đội. Cuối tháng 4 năm 1968, có 543,400 quân Mỹ ở Việt Nam. Sau thời kỳ Westmoreland, Hoa Kỳ không tăng quân. Trong bốn năm Tướng Westmoreland làm tham mưu trưởng quân đội, ṭa Bạch ốc không hề hỏi ư kiến ông về chiến tranh VN trong khi chiến tranh vẫn tiếp diễn! Các Tổng Thống Hoa Kỳ xem Tướng Westmoreland là một lỗi lầm chính trị.
Về hưu, Tướng Westmoreland bị các tướng lĩnh chê bai về thành tích của ông ở VN, từ Tướng Fred Weyland đến Tướng Norman Shwarzkoft (chỉ huy trận băo sa mạc) “VNCH đă thua v́ thiếu tiếp viện và súng đạn” cho đến Đại Sứ Maxwell Taylor “Hoa Kỳ hoàn toàn bỏ quên quân đội VNCH.” Sir Robert Thompson chuyên viên du kích người Anh nói “không phải Tướng Vơ Nguyên Giáp đánh bại Tổng Thống Johnson mà chính Tướng Westmoreland!” Các sĩ quan cấp tá ở trường cao đẳng quốc pḥng đứng lên đả đảo khi ông Westmoreland đến thăm, chưa có ông tướng tham mưu trưởng nào bị mất uy tín và bi thảm vào cuối đời như ông. Ông mất năm 2005, cuộc đời ông không may mắn như Henry Kissinger dù hai người cùng có lỗi nặng ở Việt Nam.
Ba mươi bảy năm qua, người Việt tị nạn hải ngoại mỗi năm vẫn tưởng nhớ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ở Việt Nam chính quyền Cộng sản không c̣n tổ chức kỷ niệm chiến thắng của chủ nghĩa Cộng sản, có lẽ v́ Hoa Kỳ trở lại vùng Thái B́nh Dương hoặc v́ năm 2005 ông cựu Bộ Trưởng Hải Quân Jim Webb tuyên bố thẳng: “Nếu quư vị c̣n huênh hoang, chúng ta hăy dàn quân đánh một trận quyết định xem ai thắng ai thua?”
4 tháng 4, 2012
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle