Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Hiện Tượng Lư Chánh Trung

Nguyễn Quang

Miền Nam tự do trước đây có những nhân vật xuất hiện không phải là biểu tượng của sinh viên, trí thức, nhưng là hiện tượng nổi lên vào thời đó như Phạm Công Thiện và ở đây xin ghi lại vài hành vi trong sinh hoạt chính trị của giáo sư Lư Chánh Trung, nếu nói theo duy vật biện chứng, qua hiện tượng để hiểu bản chất, hy vọng với các dấu chỉ nầy có thể hiểu được phần nào bản chất con người thật của Ông Trung.

Tại Đại học Văn Khoa Sài G̣n, giáo sư Lư Chánh Trung phụ trách môn đạo đức học thuộc Khoa Triết, tôi là sinh viên ban triết học nên thường xuyên gặp giáo sư tại giảng đường. Những bài giảng của Ông không có ǵ đặc biệt, ngoài trừ trong lối diễn giải của ông khi chiếc ống tẩu thuốc lá từng hơi, nhíu môi, nhịp nhàng với những lời châm biếm về những bạo chúa sau luôn hơn hẳn các bạo chúa trước. H́nh ảnh c̣n lại của Ông với sinh viên, đó là chiếc tẩu luôn trên tay như giúp che lấp phần nào cái mũi hểnh, trống trải của ông.

Bên sau sự trống trải bề ngoài đó ẩn sâu một con người đăm chiêu với nhiều toan tính mà mắt thường chúng ta không mấy ai nhận ra, ông đang có những âm mưu ǵ, ngoài sự nhận xét chung trong những năm tháng tại Văn Khoa Sài G̣n: Ông chỉ là cái bóng của Giáo sư Nguyễn Văn Trung.

Thời gian Ông Lư xuất hiện tại Phong trào Pax Romano, trụ sở tại Tân Định, Lm Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm Cha sở về sau là Giám mục, giáo sư có những phát biểu bênh vực người nghèo, vấn đề Tôn giáo và Dân tộc được đặt lên qua nhiều lần phát biểu của Ông tại đây, nhưng để ư một chút ai cũng nhận ra, sau những bài phát biểu của Ông là cần phải dẹp ngay cái chế độ Miền Nam, thối nát tham nhũng, tay sai của Đế quốc Mỹ.

Thật vậy, cho đến khi cái ngày gọi là “Báo chí đi ăn mày”, Ông Lư xuất hiện nhào ra phía trước như giới văn nghệ sĩ sắp chết đói đến nơi, khi nh́n lại thực tế người dân miền Nam có mấy ai chết đói, nhất là tại các vùng Quốc gia, khiến mọi người suy nghĩ về những âm mưu chính trị của những trí thức như Ông, nhằm lật đổ chế độ tự do miền Nam với sự xuất hiện của thành phần thứ ba mà sau đó Ông rất hănh diện, nếu tôi không nhầm, đă từng nghe trực tiếp về sự tự nhận của ông ở thành phần thứ ba này.

Sinh viên chúng tôi đọc sách của Ông, đều cảm nhận rất nóng, nhưng chỉ đọc đến lần thứ hai, thế là không muốn đọc thêm nữa v́ nó mang tính nhất thời không có các giá trị phổ quát như sách của giáo sư Lê Tôn Nghiêm, Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Duy Cần.

Những khát vọng t́m về dân tộc của Ông như nét đặc thù của Lư Chánh Trung được trả lời sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, nó lộ hẳn bản chất dân tộc này, khi Ông là một trong số các nhân vật trí thức miền Nam được tuyển chọn đưa ra miền Bắc đầu tiên và sau chuyến đi khi trở về Ông tường thuật: “Chúng tôi đă ôm nhau thắm thiết khi gặp trí thức miền Bắc và cùng nhau trong nổi vui mừng, nhảy múa đồng ca bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng… Chúng tôi cũng được tặng các bộ sách quư như Mác Lê Nin toàn tập….”

Sinh viên khoa Triết khi nghe lại tường thuật đều rất ngạc nhiên về h́nh ảnh những vị giáo sư triết học khả kính, mô phạm của ḿnh nay cũng nhảy nhót và hát như khỉ nhại lời. Văn pḥng khoa Triết cũng vắng dần từ đây khi các h́nh ảnh giáo sư, giảng viên của ḿnh phải khệ nệ bưng bê từng thùng ḿ tôm, thịt, cá… nhu yếu phẩm chia nhau tại pḥng Khoa Triết. Tôi c̣n nhớ h́nh ảnh Giáo sư Lê Tôn Nghiêm mang thùng ḿ từ lầu một lên lầu ba và thở hổn hển, thật tội nghiệp và thay v́ đi xe hơi như trước kia nay đều dùng xe đạp mi ni.

Một sự kiện khác với giáo sư Lư Chánh Trung, đó là không lâu sau biến cố 1975, trước sự hoang mang của sinh viên miền Nam, Lm Hoàng Sỹ Quư, Ḍng Tên, đă mời Ông Lư đến trung tâm Đắc Lộ để nói chuyện, tại đường Yên Đổ, sau đó bị chiếm đoạt thành ṭa soạn báo Tuổi trẻ, phần tôi với tư cách là Chủ tịch sinh viên Công Giáo Cư xá Đắc Lộ đă tổ chức cho sinh viên Sài G̣n tham dự. Theo dự định buổi thuyết tŕnh sẽ kéo dài hai giờ, khoảng một ngàn sinh viên tham dự, nội dung nói về chế độ mới và vai tṛ của giới trẻ. Tất cả mọi người tham dự đều quan tâm, theo dơi một cách nghiêm túc và căng thẳng. Sự kiên nhẫn của sinh viên v́ ai cũng kính trọng các Cha Ḍng Tên và cố gắng giữ im lặng dù bắt đầu đă có phản ứng khó chịu từ khách tham dự.

Đến phần đặt câu hỏi, sinh viên đă nêu những câu hỏi mà Ông Lư không trả lời được, những câu hỏi tôi c̣n nhớ, đó h́nh ảnh thực tế khi việt cộng vào chiếm miền Nam, về lời hứa đi học tập mười ngày sẽ trở về, sinh viên được tiếp tục học hành nhưng chỉ đến ca hát nghe tuyên tryền rồi trở về, cuộc sống vô cùng khó khăn và những người miền Nam bị tước đoạt nhà cửa, bị xô đuổi lên vùng kinh tế mới…. Những câu hỏi như những tiếng nói khiến người trí thức có lương tri phải động ḷng. Thế nhưng, giáo sư Lư Chánh Trung như đă leo lưng cọp, Ông ta đỏ mặt, nổi cáu, v́ không trả lời được câu hỏi nào dù là biện hộ, Ông đă nổi nóng và dứng dậy đưa tay hô to như các lănh tụ cộng sản hay làm, Ông nói: “Bây giờ chỉ có hai con đường, một là theo Cách mạng, hai là sẽ bị nghiền nát…”. Đến đây cũng là lúc những vật ǵ có thể ném, liền tới tấp bay vào người Ông, khiến tôi và Lm Quư mỗi bên kè Ông ta, quần áo tả tơi, đưa nhanh vào pḥng riêng. Sinh viên vẫn chạy theo với những lời nguyền rủa không tả xiết về sự vạch mặt một trí thức luôn luôn nói về dân tộc nhưng nay theo cộng sản vô thần, vô tổ quốc….

Ḍng Tên Sài G̣n có lẽ bị bao vây cô lập từ ngày ấy, cho đến khi toàn bộ chúng tôi bị chụp mũ, bị bắt về tôi tuyên truyền chống phá cách mạng. Cho đến hôm nay, Ḍng Tên Việt Nam vẫn hănh diện vào thuở đó, không một linh mục, tu sĩ nào thân cộng, cũng không có một sinh viên Ḍng Tên nào là nội ứng cho cộng sản. Chúng tôi tự hào v́ sống dưới chế độ tự do và cuộc chiến chỉ là một sự tự vệ chính đáng để bảo vệ nền dân chủ c̣n non trẻ ấy, mới nảy sinh những hiện tượng như Lư Chánh Trung.

Bên ḍng lịch sử, khi đất nước thống nhất, Ông Lư trở thành đại biểu, phó chủ tịch quốc hội cộng sản. Tại Ba Đ́nh, ông đă đọc bài diễn văn nói về khoa học kỹ thuật như tiền đề phát triển chủ nghĩa xă hội trong giai đoạn mới. Tiếng nói của Họ Lư, như lư thuyết gia của chế độ, được nghị trường dưới sự chứng kiến của Lê Duẩn, bí thư trong số các bí thư, ông vua trong các vua cộng sản, tán thưởng nhiệt liệt. Nhưng cũng sớm như tiếng kêu trên đồng vắng, một nền giáo dục Ki tô giáo mà ông đă được thụ hưởng, được ưu đăi để thành danh và nay lọt vào trong đám vô sản lưu manh.

Tôi biết Ông có nhiều dằn vặt ưu tư vào cuối đời, tuy vậy trong một hoàn cảnh nào đó, cách nay gần chục năm, tôi vẫn c̣n thấy một lần Ông xuất hiện cùng Trần Văn Giàu trên tivi và ca tụng đạo đức của Hồ Chí Minh. Điều này quả thật là lạ với một giáo sư phụ trách môn đạo đức học v́ ngày nay với các con trẻ khi gơ vào Google đều biết ông Hồ dâm dật, giết vợ, từ con và hăm hại bao nhiêu phụ nữ… là kẻ sát nhân nhất nh́ của thế kỷ hai mươi. Ông Lư Chánh Trung ca tụng một cách ngọt ngào: Hăy sống và nói gương theo Hồ Chủ Tịch…!

Giáo sư Lư Chánh Trung có gia đ́nh, và theo S. Freud, để hiểu con người, phần ư thức chỉ có ba, bảy phần c̣n nằm ở tiềm thức. Ông vẫn sống đến cuối đời trong căn biệt thự, trên mảnh đất do nền Đệ Nhất Cộng Ḥa cấp cho các giáo sư Đại học miền Nam, gọi là làng đại học Thủ Đức. Ông có người con là đại úy việt cộng, vợ ông là em ruột bà Bùi Thị Mè, một thứ trưởng trong chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, tất nhiên là đảng viên cộng sản, có lẽ chỉ có vợ con Ông, nữ anh hùng cách mệnh Thị Mè là hiểu Ông nhiều nhất.

Nguyễn Quang

 

Về nhân vật Lư Chánh Trung

 

Bạch Diện Thư Sinh

 

 

 

GS Lư Chánh Trung vừa qua đời tại VN ngày 13-3-2016. Nhiều người tiễn chân ông bằng những lời ca tụng đẹp đẽ nhất. Chúng tôi th́ không, mặc dù chúng tôi từng biết nhiều về ông. Chúng tôi muốn tiễn chân ông bằng một bài viết, trích từ cuốn Mặt Trận Đại Học Thời Việt Nam Cộng Hoà của chúng tôi (sẽ  tái bản tại HK vào Tháng 3 - 2016)

 

 

Trước 1975, Lư Chánh Trung là một viên chức được hưởng nhiều ưu đăi của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Ông từng làm giám đốc Nha Trung Học, đổng lí văn pḥng Bộ Giáo Dục, giảng sư tại Văn Khoa Đại Học Sài G̣n và được chính phủ VNCH cấp đất và phương tiện xây dựng căn biệt thự tại Làng Đại Học Thủ Đức, nơi gia đ́nh ông cư ngụ cho tới nay.

 

Là một trí thức, hành tŕnh tư tưởng của Lư Chánh Trung đi từ cấp tiến, tới thiên tả, rồi thiên Cộng. Hồi mới du học về nước, ông suy tư, ông băn khoăn về vận mạng dân tộc vừa thoát nạn thực dân Pháp lại đến chiến tranh với “Đế Quốc Mĩ xâm lược”. Ông muốn đất nước được giải phóng, được độc lập. Ông đi t́m giải pháp và ông tỏ ra hớn hở v́ đă “khám phá” ra một giải pháp mà ông cho là thần hiệu, vạn năng, đó là hai chữ “Dân Tộc”. Thế là ông ôm ngay lấy hai chữ thiêng liêng ấy. Ông diễn thuyết về “Dân Tộc” (tại Văn Khoa, 1967) và viết sách T́m Về Dân Tộc (Tŕnh Bày, 1967).

 

Vấn đề then chốt là Lư Chánh Trung không thấy, không quư cái nội dung căn bản của hai chữ “Dân Tộc” đang được thể hiện, đang được bảo vệ ngay tại Miền Nam tự do. Miền Nam tự do dù đang phải chiến đấu chống Cộng Sản nhưng vẫn hi sinh xương máu để bảo vệ sự vẹn toàn của lănh thổ, vẫn tôn trọng tự do của người dân, vẫn bảo vệ những quyền căn bản của người dân, và vẫn gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp mọi mặt trong công cuộc phát triển đất nước... Lư Chánh Trung là một trí thức ảo tưởng, không tỉnh táo để phân biệt trắng đen, cho nên đă đứng núi này trông núi kia cao. Ông quay lưng lại với chế độ tự do ưu đăi ông. Xin đan cử một chi tiết nhỏ là ở Miền Nam thời ấy, khó t́m đâu ra được một vị giáo sư chỉ có bằng Cử Nhân mà được mời làm giảng sư đại học như trường hợp Lư Chánh Trung. Tại Văn Khoa, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt liên quan tới Việt học và Hán học, theo luật lệ trường ốc, nếu không có bằng Cao Học trở lên th́ vị giáo sư cần có công tŕnh biên khảo hoặc nghiên cứu thuộc lănh vực chuyên môn có giá trị và được một ban giám định của Bộ Giáo Dục xét duyệt mới đủ điều kiện được phong cấp giảng sư hay giáo sư đại học. Thế mà Lư Chánh Trung đă vào mật khu để t́m “Dân Tộc”. Khổ nỗi, chỉ cần có kiến thức phổ thông cũng biết Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam là do Cộng Sản Hà Nội dựng nên để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, nó được điều khiển trực tiếp bởi Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) là đại diện của Cộng Sản Hà Nội. Vậy cho nên t́m “Dân Tộc” mà t́m Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tức là chọn lựa chủ nghĩa Cộng Sản phi dân tộc.

 

Thật vậy, năm 1968, cũng giống như LM. Nguyễn Ngọc Lan (lúc ấy Ông Lan c̣n là linh mục, chưa cởi áo ḍng về lấy vợ), Lư Chánh Trung đă vào mật khu Cộng Sản, nhưng Cộng Sản bảo hai ông trở về Sài G̣n để chống VNCH trong vai tṛ là linh mục (Ông Lan), là giảng sư đại học (Lư Chánh Trung) th́ mới hữu hiệu. Sau trận đánh Tết Mậu Thân 1968, LM. Nguyễn Ngọc Lan chạy ra “bưng” gặp Trần Bạch Đằng. Chính Trần Bạch Đằng đă xác nhận việc này trong cuốn hồi kí Cuộc Đời Và Kư Ức (NXB Trẻ, 2006, trang 186). C̣n việc Lư Chánh Trung vào mật khu gặp Huỳnh Tấn Phát được GS. Nguyễn Văn Lục kể lại trong bài 20 Năm Giới Trẻ MNVN (Motgoctroi.com). Theo lệnh của Cộng Sản, từ đó, Lư Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan viết các bài chống chính quyền VNCH đều đặn trên các tờ báo thiên tả như Tin Sáng, Đối Diện, Điện Tín, Đại Dân Tộc. Hồi 1970, khi các sinh viên Việt Cộng bị bắt, trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm, và bị đưa ra xét xử, Lư Chánh Trung và LM. Nguyễn Ngọc Lan là hai trí thức hăng hái nhất trong các cuộc biểu t́nh tuyệt thực chống chính phủ đ̣i thả các sinh viên Việt Cộng.

 

Sau 30-4-1975, Lư Chánh Trung hân hoan chào đón thắng lợi của Cộng Sản, ông ra mặt nịnh bợ trơ trẽn Cộng Sản và được Cộng Sản đưa vào quốc hội bù nh́n, kèm theo một vài chức “Phó vớ vẩn”. Xem ra, Cộng Sản có khả năng tác động mạnh mẽ và toàn diện con người Lư Chánh Trung, khiến cho ông ta chẳng những tự nguyện làm “cách mạng” trong hành động, trong tư tưởng mà c̣n làm cuộc “cách mạng” trong niềm tin tôn giáo của ông ta nữa.

 

Trong giới chữ nghĩa ở Miền Nam trước 1975, ai cũng biết, trước khi sang Bỉ học tại Đại Học Công Giáo Louvain vào năm 1950, Lư Chánh Trung đă theo đạo Công Giáo. Mấy chục năm sau, khi Cộng Sản thắng lợi th́ “Lư Chánh Trung bỏ đạo Chúa theo Mác”. GS. Nguyễn Văn Lục viết: “Điều đáng trách nhất nơi ông- mà điều ǵ khác cũng có thể xí xoá được- là khi Cộng sản vào một thời gian, trước mặt nhiều người, ông tuyên bố công khai kể từ nay, ông bỏ đạo công giáo. Việc công khai hoá ấy ông muốn chứng tỏ cho mọi người biết mà không cần dấu diếm…Có ai bắt ông phải làm một điều như vậy?” (Nguyễn Văn Lục. Trường hợp Lư Chánh Trung. www.danchimviet.info).

 

Thế nhưng, sau một thời gian mê muội, thực tế xă hội dưới chế độ Cộng Sản trở nên tồi tệ toàn diện đă làm cho Lư Chánh Trung sáng mắt ra. Ông bắt đầu có phản ứng. Năm 1988, ông viết bài đăng trên Báo Tuối Trẻ chê môn Triết Học Mác – Lênin là môn “chẳng ai muốn học, mà cũng chẳng ai muốn dậy”! Thế là ông bị Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh phát biểu với dụng ư ám chỉ răn đe: “Có một số người trước đây là đồng minh với chúng ta trong cuộc chiến đấu chống đế quốc, thực dân. Nhưng bây giờ họ lại có lập trường khác làm cản trở sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta” (Đoàn Thanh Liêm. Nỗi Khó Xử Của GS. Lư Chánh Trung. Nhanquyenchovn.blogspot.com). Vốn tính cẩn trọng và biết sợ Cộng Sản, Lư Chánh Trung vội viết thư trần t́nh và thanh minh cho nên đă được Nguyễn Văn Linh viết thư hồi âm xí xoá, “thoa dịu”. Kết quả là Lư Chánh Trung không bị Cộng Sản bắt bỏ tù hoặc ám hại như trường hợp LM. Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan... Cộng Sản tha cho Lư Chánh Trung nhưng chắc chắn kèm theo điều kiện là ông ta phải chấp nhận sống “ẩn tu” (cũng giống như là chết rồi mà chưa chôn vậy!).

 

Chung quanh chủ đề Mặt Trận Đại Học với các phong trào sinh viên tranh đấu do Thành Đoàn Cộng Sản chỉ đạo, chúng tôi đă có một bài Về Nhân Vật Nguyễn Ngọc Lan, và hai bài Đối Diện Với LM Chân Tín, là hai nhân vật đă tích cực bênh vực bọn sinh viên Việt Cộng th́ chính ra cũng nên có bài Về Nhân Vật Lư Chánh Trung. Chúng tôi đang bắt đầu viết th́ được đọc bài Trường hợp Lư Chánh Trung của GS. Nguyễn Văn Lục (www.danchimviet.info). Nhận thấy ít ai có điều kiện thuận lợi hơn GS. Nguyễn Văn Lục để viết về Lư Chánh Trung. V́ thế, thiết tưởng chúng tôi không cần phải viết thêm một bài nữa về nhân vật này.

 

Thay v́ viết bài, chúng tôi dành th́ giờ đánh máy nguyên văn một bài viết của Lư Chánh Trung, nhan đề là Làm Và Tin đăng trong cuốn sách của Thành Đoàn Cộng Sản có tên là Trui Rèn Trong Lửa Đỏ (NXB Trẻ, 2005). Đọc bài này, quư độc giả sẽ trực tiếp “nghe” chính Lư Chánh Trung bộc bạch tư tưởng t́nh cảm của ông ta, để thấy ông ta suy tôn “Cụ Hồ” cũng như Đảng Cộng Sản lên tận mây xanh và gọi miền đất tự do đă ưu đăi ông ta là “kẻ địch” rồi đạp nó xuống đáy bùn đen, đồng thời để thấy cái tư tưởng vong thân, ảo tưởng, cái tư cách phản trắc, xu nịnh hết sức lố bịch của Lư Chánh Trung.

 

Thật vậy, bài Làm Và Tin của Lư Chánh Trung và tấm h́nh chụp ông ta hí hửng được đứng cạnh Tố Hữu đính kèm sau đây là bằng chứng không thể chối căi về quá tŕnh lột xác theo đuôi Cộng Sản của Lư Chánh Trung. C̣n cái hậu quả bi thảm cuối cuộc đời của bản thân Lư Chánh Trung và của gia đ́nh ông ta ra sao th́ xin mời quư độc giả t́m đọc bài Trường hợp Lư Chánh Trung của GS. Nguyễn Văn Lục mà chúng tôi đă nhắc tới trên đây.

 

 Images intégrées 2

Lư Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đ́nh Thi...

 

 

19/03/2016

Bạch Diện Thư Sinh

_______________________________

 

​LÀM VÀ TIN

 

*Lư Chánh Trung

 

 

 

“Cơ quan hữu trách của Nhà nước đă họp báo linh đ́nh hôm thứ bảy để trưng bày những “bằng cớ” chứng tỏ mấy anh sinh viên bị bắt là Cộng sản.

 

Khác với những kỳ trước, lần này Nhà nước không đưa các phạm nhân ra tŕnh diện làng báo để xác nhận tội trạng của họ mà chỉ cho thấy một lô h́nh ảnh và tài liệu, nghe đâu nặng tới mấy chục kí lô.

 

H́nh ảnh cũng như tài liệu đều không biết nói cho nên lời nói duy nhất được báo chí ghi lại, là lời nói của Nhà nước.

 

Và Nhà nước đă dậy rằng mấy anh sinh viên bị bắt nằm trong cái tổ chức gọi là Thành đoàn Thành ngũ ǵ đó, có nhiệm vụ giựt dây các Ban đại diện sinh viên để hoạt động dưới chiêu bài “dân chủ, dân tộc, hoà b́nh, bảo vệ quyền lợi của dân chúng”. Hoạt động này gồm những buổi hội thảo, mít tinh, trước tiên là để phản đối các biện pháp kinh tế, giáo dục rất được ḷng dân của Nhà nước (như thuế kiệm ước, thuế giấy in, thuế học tṛ v.v....), hầu lật đổ hai Bộ Kinh tế và Giáo dục, sau đó lật đổ toàn bộ chính phủ để tiến tới một chế độ liên hiệp có lợi cho Cộng sản” (Tin Sáng, 23-3-1970).

 

Tôi trích lại bài báo trên đây, viết trong đợt đấu tranh của sinh viên học sinh Sài G̣n năm 1970, một phần là để nhớ lại cái không khí thời đó, phần khác là v́ một điều lư thú: lần đầu tiên tôi được nghe nói tới “Thành đoàn”, th́ đó là nhờ Tổng nha Cảnh sát của Nguyễn Văn Thiệu!

 

Thành đoàn, cái tên c̣n mới tinh, lạ tai và khó hiểu, phải mất mấy phút suy diễn mới đoán ra nó là cái ǵ! Và cũng như các danh từ có liên hệ với Cách mạng lúc ấy, nó gây một cảm giác rờn rợn do những h́nh ảnh tù đầy, tra tấn, chết chóc mà cái được gọi là “Nhà nước” tại miền Nam đă gắn chặt vào thân phận những người Cộng sản hoặc có dính líu tới Cộng sản. Nhưng đồng thời nó cũng loé lên ánh hào quang của một lư tưởng diệu kỳ đă lôi cuốn được hàng triệu con người, trong đó có những người trẻ tuổi vửa bị bắt, chấp nhận chết chóc, tra tấn, tù đầy mười mấy năm qua, trong cuộc đọ sức rơ ràng là không cân xứng với cái đế quốc hùng mạnh nhất thế giới.

 

Thành đoàn, cái tên c̣n nóng hổi, ngon lành! Nó thoang thoảng mùi lá rừng mật khu, mùi gạo mốc các trại giam, mùi thuốc súng các trận đánh – mà dân sài G̣n vừa thấy tận mắt trong cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân, mùi khói lựu đạn cay nghênh đón những cuộc xuống đường. Nó mang tất cả sức hút của một nền đạo lư mới, vừa dân tộc, vừa cách mạng, nền đạo lư đă hun đúc được một ḷng dũng cảm; một chí hy sinh, một sức chiến đấu chưa từng có, tạo nên những gương mặt thật đẹp cho tuổi trẻ, cho con người Việt Nam.

 

Tôi được biết Đoàn Thanh niên Cộng sản trước hết là qua một số gương mặt đó, những gương mặt đă góp phần thúc đẩy tôi tham gia ngày càng tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Và tôi viết bài này để trả phần nào món nợ đối với họ.

 

Phải nh́n lại bối cảnh lịch sử và xă hội của miền Nam dưới chế độ cũ mới thấy hết những khó khăn của cuộc đấu tranh chính trị tại các đô thị, nhất là tại Sài G̣n, cũng như vai tṛ xung kích của lực lượng thanh niên, sinh viên học sinh.

 

T́nh trạng phân chia đất nước sau Hiệp định Genève, âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là những sự kiện lịch sử rất phức tạp, đă kéo dài 20 năm, qua nhiều giai đoạn và phương thức khác nhau, giữa một thế giới cũng vô cùng phức tạp và luôn luôn biến động.

 

Sống giữa bộ máy ḱm kẹp và tuyên truyền của địch, người dân thành phố có rất ít điều kiện để nhận thức đúng đắn t́nh h́nh, phân biệt bạn thù và thấy được chính nghĩa, trừ những người có liên hệ mật thiết với cách mạng. Lẽ tất nhiên, đại bộ phận nhân dân thành phố, cũng như nhân dân miền Nam nói chung vẫn giữ được niềm kính yêu chung thuỷ với Cụ Hồ và các cán bộ, chiến sĩ cách mạng đă làm rạng danh dân tộc Việt Nam qua cuộc kháng Pháp thắng lợi. Nhờ đó mà các chiến dịch tuyên truyền chống Cộng, dù là thô bạo hay tinh vi, đă không bao giờ lôi cuốn được đông đảo quần chúng. Nhưng thấy rơ sự giống nhau về bản chất giữa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giữa Bảo Đại và Ngô Đ́nh Diệm, cũng như sự liên tục giữa hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, th́ trong một thời gian dài, ít có người thấy được. Bởi v́ Hiêp định Genève đă tạo cho chế độ Sài G̣n một cái thế hợp pháp mà Bảo Đại đă không bao giờ có và thực dân mới khác thực dân cũ ở chỗ nó cải trang rất khéo, không dễ ǵ bắt nó lộ nguyên h́nh.

 

Trong khi đế quốc Mỹ mới chỉ là một danh từ với nội dung chưa rơ rệt th́ viện trợ Mỹ ồ ạt đổ vào miền Nam, tạo nên một sự phồn vinh, cơ bản là giả tạo nhưng trong ngắn hạn vẫn có một ư nghĩa thiết thực. Nền kinh tế bước đầu được công nghiệp hoá, những tầng lớp có quyền lợi gắn bó với chế độ Sài G̣n phát triển nhanh: Tư bản, phú nông, sĩ quan, công chức. Giai cấp công nhân cũng phát triển, nhưng bị ḱm kẹp hết sức chặt chẽ và mọi cuộc đấu tranh có chút hơi hám chính trị đều bị đàn áp sắt máu. Hàng triệu học sinh được giáo dục từ gốc tới ngọn trong các trường học của chế độ Sài G̣n không được biết ǵ hết hoặc biết rất sai lệch về Cách mạng Tháng Tám, về cuộc kháng chiến chống Pháp và miền Bắc xă hội chủ nghĩa, trừ những người có cha anh đi theo cách mạng. Trí thức từ nước ngoài trở về hoặc tốt nghiệp trong nước ngày càng đông đảo và có mức sống tương đối cao, phần đông chỉ làm việc chuyên môn và không mấy quan tâm hoặc không muốn dính líu chính trị.

 

Rơ ràng những điều kiện khách quan tại Sài G̣n dưới chế độ cũ, đặc biệt thời Ngô Đ́nh Diệm, là rất bất lợi cho cách mạng. Nhưng điều kỳ diệu là ngay trong thời đó, những người cách mạng trẻ tuổi vẫn có mặt tại thành phố và vẫn có được những hành động, như hai cuộc biểu t́nh nhỏ của học sinh trước Bộ Giáo dục trong những năm 1958 – 59 mà chính tôi đă chứng kiến, hoặc những buổi kỷ niệm Trần Văn Ơn mà năm nào tôi cũng nghe dư luận xầm x́, hoặc vụ ám sát hụt Đại sứ Mỹ Nolting đưa đến bản án tử h́nh cho một số thanh niên, trong đó có hai anh Lê Hồng Tư và Lê Quang Vịnh, năm 1962. Đó là những hành động nhỏ về kích thước, nhưng trong cái không khí bị bịt đến nghẹt thở của chế độ Diệm, đó là những cơn gió thoảng c̣n rất ngắn, rất nhẹ, nhưng quư giá vô ngần và có ư nghĩa rất lớn.

 

Riêng trường hợp anh Lê Quang Vịnh đă gợi lên cho nhiều anh em trí thức những câu hỏi rất cơ bản, bởi v́ anh là một trí thức trẻ vừa tốt nghiệp Đại học và được bố trí đầy hứa hẹn, nhưng anh đă bỏ tất cả để đi theo cách mạng, mặc dù cách mạng c̣n rất yếu và trước mắt, chưa thấy một cơ may thuận lợi nào. Cái ǵ đă thúc đẩy anh dấn thân dứt khoát như vậy, vào một thời điểm bất lợi như vậy? Những câu hỏi ấy tức thời chưa có giải đáp, nhưng bắt đầu hỏi là bắt đầu rời bỏ thái độ bàng quan trước thời cuộc. Và xưa nay, phong trào nào cũng phát triển từ những câu hỏi mà nó đặt trước lương tâm của mỗi con người, không phải chỉ bằng lời nói và hành động mà bằng cả xương máu của những người đi theo nó.

 

Chính cái chuỗi dài liên tục những hành động nhỏ và hi sinh lớn nói trên đă chuẩn bị cho những phong trào đấu tranh ngày càng sôi động trong những năm kế tiếp, khi hoàn cảnh trở nên thuận lợi hơn nhiều sau sự sụp đổ của chế độ Diệm.

 

Năm 1965, Mỹ phải ồ ạt đưa quân tham chiến trực tiếp ở miền Nam và dội bom miền Bắc để cứu nguy chế độ Sài G̣n. Đó là một thử thách lớn về mặt quân sự nhưng cũng là một thuận lợi lớn cho cuộc đấu tranh chính trị tại thành phố, v́ nó buộc đế quốc Mỹ phải ḷi cái đuôi thực dân.

 

Chưa cần nói đến chuyện ǵ ghê gớm, nguyên cái cảnh những tên lính Mỹ nghễu nghện trên các đường phố Sài G̣n cũng đủ để biến cái Dinh Độc lập đồ sộ thành một đề tài tiếu lâm. Từ đó, những mảng lịch sử đang trôi bềnh bồng trên một ḍng thời gian đứt quăng đă dần dần móc nối lại với nhau, làm nổi bật sự liên tục giữa hai cuộc xâm lược cũng như giữa hai cuộc kháng chiến. Từ đó báo chí Sài G̣n mới gọi Đại sứ Mỹ là ông Thái thú, ông Toàn quyền, và đêm đêm, các đài phát thanh Hà Nội, Giải Phóng được đón nghe qua những cái máy bán dẫn mới tinh của Nhựt nhập bằng đô la viện trợ Mỹ...

 

Cũng từ năm 1965, những người sinh viên mà tôi đoán là có dính líu với cách mạng đă dành được nhanh chóng vị trí lănh đạo trong các tổ chức sinh viên và những mục tiêu tranh đấu đă mang một nội dung cách mạng ngày càng rơ nét. Trong gần 10 năm liên tục, lực lượng thanh niên, sinh viên học sinh đă là mũi nhọn xung kích của những phong trào đấu tranh chính trị nở rộ như hoa mùa xuân trước và sau Tết Mậu Thân. Không có mũi nhọn xung kích của thanh niên th́ không thể tạo được những xáo trộn trong những năm 1970, gây được tiếng vang ở nước ngoài và làm cho địch rất lúng túng.

 

Trong những năm đó, nhất là từ sau Tết Mậu Thân, tôi đă tham gia hầu hết các phong trào đấu tranh công khai tại thành phố.

 

Sự tham gia của tôi tương đối suông sẻ v́ tôi được cái may mắn là đă hướng về cách mạng từ lúc c̣n du học, do ảnh hưởng của các nhóm trí thức tiến bộ Pháp và cũng do mới cảm t́nh sâu đậm mà tôi vẫn giữ đối với cách mạng Việt Nam từ những ngày Cách Mạng Tháng Tám. Nhưng tôi cũng phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, và nếu không có sự mời mọc, lôi kéo của nững người trẻ tuổi, th́ rất có thể tôi đă không tham gia đến mức độ ấy.

 

Lúc c̣n học bên Pháp trong những năm 1950, tôi đă nghĩ rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ thắng trên toàn thế giới như nó đă thắng tại nước Nga, tại các nước Đông Âu và tại Trung Quốc, như nó đang thắng tại Việt Nam, không những v́ đó là hướng đi của lịch sử mà c̣n v́ Đảng Cộng sản là một tổ chức hữu hiệu nhất đă xuất hiện trong lịch sử từ trước đến nay. Riêng tại Việt Nam, hiệu năng ấy c̣n tăng lên gấp bội v́ ở đây Đảng Cộng sản đă lănh đạo từ đầu cuộc kháng chiến dành độc lập của dân tộc và đă thu hút được sự ủng hộ của mọi tầng lớp và mọi giới đồng bào.

 

Tuy không phải là người Cộng sản, tôi thành thật mong muốn sự thắng lợi của chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới và tại Việt Nam, v́ tôi cho rằng chỉ chủ nghĩa Cộng sản mới tạo dựng được cái xă hội thật sự tự do, b́nh đẳng và huynh đệ mà tôi hằng mơ ước. Nhưng tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi của chủ nghĩa Cộng sản như tin một sự thật khoa học, bất kể những điều kiện khách quan có thể biến đổi ra sao, th́ thú thật là tôi chưa tin nổi.

 

V́ mong muốn cách mạng thắng lợi nên khi về nước năm 1955, tôi đă dậy học cho một trường tư thục, cơ sở của cách mạng ở thị xă Trà Vinh, khởi đầu một mối quan hệ hợp tác thân t́nh với cách mạng. Nhưng v́ chưa tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi của cách mạng nên khi những khó khăn ùn ùn kéo tới; năm 1957, trường sở bị đóng cửa, anh em phân tán, th́ tôi không c̣n một hành động trực tiếp hỗ trợ cho cách mạng.

 

Chính anh em sinh viên đă kéo tôi ra khỏi t́nh trạng bất động ấy bằng lời mời gọi của họ, cũng như bằng tấm gương dũng cảm của họ. Sự dũng cảm ấy đập vào tim óc mọi người và bắt mọi người phải suy nghĩ. Riêng tôi đă suy nghĩ như sau:

“Họ là tôi, 20 năm trước. Nhưng 20 năm trước, tôi được ăn học yên lành nơi hải ngoại; khỏi phải đương đầu với những vấn đề mà bây giờ họ phải đương đầu ngay trong tuổi 20. Và tôi tự hỏi: nếu 20 năm trước, tôi gặp phải một hoàn cảnh như họ bây giờ, liệu tôi có đủ can đảm để dấn thân tranh đấu cho những người anh em bị bắt bớ, như họ đang làm hay không?

 

Không có ai mà không sợ khi phải đối đầu với một nhà nước đă quá nhiều lần biểu dương uy vũ của ḿnh. Năm 1967, tôi đă thấy nhân viên của Nhà nưóc xách dùi cui đập lên đầu sinh viên như gơ mơ, bất luận gái trai, trong việc biểu t́nh phản đối bầu cử gian lận ở đường Duy Tân. Mấy ông bà dân biểu đối lập, bất khả xâm phạm cùng ḿnh, mà cũng phát ớn, huống chi mấy chú sinh viên.

Cho nên phải nhận là họ can đảm, ít nữa là can đảm hơn một số cha chú, thầy cô của họ, trong đó có tôi.

 

Chính v́ thế mà tôi phải lấy hết cái can đảm, c̣n lại của tuổi 40, để thưa với Nhà nước rằng: cuộc tranh đấu của họ hoàn toàn chính đáng và tôi đứng về phía của họ” (Tin Sáng, 29-3-1970).

 

Nhưng họ không phải chỉ là dũng cảm, họ c̣n rất dễ thương! Đây là những người thanh niên Cộng sản, tôi đoán như vậy, và thường là đoán đúng. Nhưng đây cũng là những đứa con của thành phố Sài G̣n, với cái phong cách đặc biệt của thanh niên Sài G̣n. Họ hăng say mà không cuồng tín, nghiêm túc mà vẫn vui tươi, họ có bản sắc độc đáo và có khả năng sáng tạo. Chưa có giai đoạn nào mà tuổi trẻ thành phố đă sáng tạo dữ dội như những năm đó, từ thơ văn âm nhạc, lư luận chính trị cho tới các phương pháp đấu tranh. Có lẽ sự kết hợp hài hoà giữa cái “chất” Cộng sản với cái “cách” Sài G̣n, là nét dễ thương nhất của họ...

 

Tôi đă nhảy vào cuộc đấu tranh, phần lớn, do sự lôi kéo của những người trẻ nói trên và đó là những ngày đẹp nhất mà tôi đă sống, với những lư tưởng đẹp, những t́nh cảm đẹp, những gương mặt đẹp măi măi không quên.

 

Bây giờ nhớ lại những ngày ấy, nếu có một kinh nghiệm nào đáng ghi nhận th́ đó là kinh nghiệm sau đây:

 

Trong lĩnh vực chính trị, đôi khi hành động lại đi trước niềm tin, khơi nguồn cho niềm tin. Nói cách khác, khi đă thấy được chính nghĩa th́ anh cứ nhập cuộc hành động cho chính nghĩa, dù chưa tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi, và chính những hành động này sẽ tạo cho anh niềm tin. Tôi đă nhập cuộc v́ căm thù đế quốc Mỹ và v́ mối cảm t́nh với anh em sinh viên hơn là tin tưởng nơi thắng lợi trước mắt của cách mạng. Nhưng bắt đầu hành động và thấy hành động của ḿnh được hưởng ứng, là cũng bắt đầu tin tưởng hơn, rồi cứ thế mà đi tới, hành động và niềm tin bồi đắp cho nhau.

 

Tôi mô tả phần nào kinh nghiệm nói trên trong một bài báo thuật lại cuộc tuyệt thực của một số nhà giáo để đ̣i trả tự do cho các sinh viên học sinh bị bắt, tháng 9-1970, xin trích lại đây vài đoạn để thay lời kết luận.

 

“Công trường Duy Tân, xe cộ chạy ṿng ṿng quanh cái mu rùa vĩ đại bợ một tấm bia vĩ đại ghi tên các nước bạn đồng minh vĩ đại của thế giới tự do.

Tôi đă đến đây tham dự ngày tuyệt thực của 20 giáo chức, Đại, Trung và Tiểu học tại Toà viện trưởng Đại học Sài G̣n, đă yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tự do cho các SVHS (trong đó lại có anh Huỳnh tấn Mẫm) đă bị giam giữ trái phép đúng một tháng qua và đang tuyệt thực, tuyệt ẩm trong khám Chí Hoà.

 

Lúc quyết định th́ thực là hăng hái. Nhưng thú thật, lúc tấm biểu ngữ được trương lên và chúng tôi bắt đầu ngồi trên những bậc thềm bóng loáng của Toà Viện trưởng, riêng tôi cảm thấy ngại ngùng, ngượng nghịu và cô đơn.

 

Vài ông công chức tḥ ra nh́n rồi thụt ngay vào. Ngoài công trường, xe cộ vẫn dập d́u chung quanh cái mu rùa vĩ đại, h́nh như chẳng ai chú ư đến chúng tôi. 20 nhà giáo cù lần, đi tuyệt thực để đ̣i tự do cho mấy đứa học tṛ, thật là ít oi, yếu ớt, nhỏ nhoi, hầu như chẳng có ư nghĩa ǵ cả!.

 

Nhưng chỉ vài phút sau, những người bạn đă có mặt: mấy bà mấy cô trong Uỷ ban Phụ nữ Đ̣i quyền sống, có cả bà mẹ anh Huỳnh Tấn Mẫm, các anh Trần Ngọc Liễng, Nguyễn Long, Nguyễn Văn Cước và khá đông sinh viên học sinh. Đúng vào lúc ấy, những người “bạn dân” cũng ùn ùn kéo tới, phong toả Toà Viện trưởng và không khí bắt đầu căng thẳng.

 

Nhưng cũng từ lúc ấy, tôi không cảm thấy cô đơn. Tôi có cảm tưởng được đùm bọc bởi một tập thể rộng lớn, ấm cúng, bao gồm những khuôn mặt anh em thân thiết và đông đảo, những đồng bào chưa bao giờ biết mặt quen tên. Cử chỉ của chúng tôi gia nhập vào một hành động lớn và được ư nghĩa của nó trong hành động ấy.

 

Các em học sinh đă hát tặng chúng tôi một bài hát thật dễ thương mà tôi chỉ c̣n nhớ hai câu: “Rồi hoà b́nh sẽ đến, đến cho dân tộc Việt.  Đôi chim bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa”.

 

Trong lúc mấy em hát, tôi cảm động không dám nh́n lên, chỉ nh́n xuống. và nh́n tôi, tôi thấy những bàn chân xếp hàng trước mặt, những bàn chân đầy bụi của đường phố Sài G̣n, đang cùng với hàng vạn bàn chân khác, những bàn chân đầy bùn, những bàn chân đầy máu, rầm rập tiến lên, xây dựng hoà b́nh.

Các em cứ tin đi. Rồi hoà b́nh sẽ đến và đôi bồ câu trắng sẽ rủ nhau về làng xưa, nơi có luỹ tre xanh, có bà mẹ và có người em nhỏ, có tất cả những ǵ chúng ta mơ ước.

 

Các em cứ tin đi. Những kẻ đang ḥ hét hô hào chiến tranh chỉ v́ sợ hoà b́nh, những kẻ ấy thực sự đă hết thời, dù họ có bao nhiêu đồng minh vĩ đại và có dựng bao nhiêu tấm bia trên bao nhiêu cái mu rùa lom khom như cái lưng của họ để tri ân những đồng minh vĩ đại.

 

Rồi hoà b́nh sẽ đến và họ sẽ biến đi như những bóng đêm, như cái bóng đêm dày đặc đă phủ lên quê hương ḿnh suốt một phần tư thế kỷ. Và cái mu rùa khúm núm sẽ nhường chỗ cho bức tượng một người Việt Nam đứng thẳng: bức tượng người chiến sĩ hoà b́nh” (Tin Sáng 2-10-1970).

 

Tôi xin tặng những người trẻ tuổi hôm nay cái h́nh ảnh dễ thương và hào hùng đó của những người trẻ tuổi hôm qua, những người đă giúp tôi có được niềm tin khi lôi kéo tôi đi vào hành động…

 

Có nhập cuộc rồi mới thấy, có làm rồi mới tin. Kinh nghiệm ấy có thể vẫn c̣n giá trị, ngày hôm nay.

 

*Lư Chánh Trung, 3-2-1985

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Bảo Tàng Lịch Sử

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Hoàng Hải Thủy

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten