MINH THỊ
'
Người quốc gia là người đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lên bản vị tối thượng chứ không tranh quyền, đoạt lợi cho cá nhân, phe nhóm, đảng phái hay bầy đàn tôn giáo của ḿnh.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
Những hồi ức về “Truyện Kiều trong tôi”
Phượng Vũ
Trời Nam Cali đă vào thu, nhưng khí hậu mấy hôm nay bỗng nóng lên khác thường ( xấp xỉ 100 độ F), tôi rủ mấy bạn đi tham dự buổi thuyết t́nh “Truyện Kiều và Kỹ thuật điện toán” của G.S. Trần văn Quang vào lúc 2 giờ trưa Chúa nhật ở Viện Việt Học. Nhưng có lẽ v́ thời tiết nóng quá nên ai cũng ngại ra khỏi nhà vào lúc trưa. Riêng tôi th́ dù thế nào cũng phải đi v́ niềm say mê truyện Kiều đă in sâu vào trong tâm hồn tôi từ lâu lắm rồi, nên cứ xem như đi để được “tái ngộ” “người yêu”, nghe nói về “người yêu” th́ như người xưa đă nói “ Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua” . Vậy th́ mấy cái thời tiết nóng bức này trở thành “chuyện quá nhỏ”
Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du không chỉ quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam, mà c̣n là di sản quư giá, là niềm tự hào của dân tộc. Nhiều người cho rằng, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đă đưa tiếng Việt lên đỉnh cao nhất của nghệ thuật ngôn từ – nghệ thuật văn chương. Không chỉ vậy, tác phẩm kinh điển này c̣n có sức lan tỏa mạnh mẽ khi được dịch ra 20 ngôn ngữ trên toàn thế giới. Học giả Phạm Quỳnh đă có một câu nói nổi tiếng để đời “Truyện Kiều c̣n tiếng ta c̣n. Tiếng ta c̣n nước ta c̣n”. Câu nói này đă được trân trọng khắc phía trước bia mộ đá đen của cụ ở Huế
Trong phần mở đầu M.C. giới thiệu về diễn giả: Giáo sư Trần Văn Quang của Đại học Oklahoma State University (OSU), là người đă thiết kế Công tŕnh Kiều và Bói Kiều Trực Tuyến. (Boikieu.com). Giáo sư Quang cũng là chuyên viên lập tŕnh điện toán lâu năm của các công ty lớn như US Postal Service, Northrop Grumman và Chesapeake Energy. Thật là thú vị khi tôi được biết ông xuất thân từ Đại Học Sư Phạm Saigon (Vậy tôi được hân hạnh là “đồng môn” của ông!) và càng ngạc nhiên hơn khi biết ông học khoa Toán, chứ không phải khoa Văn chương! Trước đây tôi cứ nghĩ ai yêu Kiều đều là những người học và làm việc trong lănh vực Văn Hóa, v́ như vậy mới có cơ hội tiếp xúc t́m hiểu, tiếp cận rồi mới “yêu” Kiều tha thiết chứ! Ai dè không phải vậy, qua buổi nói chuyện này mới thấy t́nh yêu Kiều của GS Quang đúng là một t́nh yêu vượt không gian và thời gian. GS Quang yêu Kiều không phải theo kiểu đằm thắm nhẹ nhàng” T́nh trong như đă mặt ngoài c̣n e” mà là thứ t́nh yêu thật mạnh mẽ, thật quyết liệt yêu theo kiểu “Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời” . V́ vậy cho dù vật đổi sao dời, mọi sự có đổi thay th́ t́nh yêu Kiều vẫn nguyên vẹn trong ông. Ông yêu Kiều trong tù cải tạo và tiếp tục yêu Kiều sau khi vượt biên 22 lần, rồi cư trú và thành đạt trên đất Mỹ. Chính v́ vậy ông đă sử dụng sở trường của ḿnh trong lănh vực điện toán để tạo điều kiện đưa Kiều đến gần với mọi người hơn, nhất là với giới trẻ qua Công tŕnh Kiều và Bói Kiều Trực Tuyến. (boikieu.com) Đó cũng là cách bảo tồn văn hóa Việt và giữ ǵn nét đẹp của Tiếng Việt. Tôi thật ḷng thán phục t́nh yêu Kiều quá bền thắm của ông.
Với phong cách nói chuyện giản dị, gần gũi của dân miền Nam, ông đă thu hút người nghe qua những câu chuyện tâm t́nh của đời ḿnh, xem ông đă yêu Kiều như thế nào? Trước hết, ông cho biết ông sinh ra ở nhà quê (Bến Tre) bên gịng sông Trúc Giang và từ nhỏ đă được mẹ ru bằng những câu thơ Kiều, nó thấm nhuần vào huyết quản của ông. Lớn lên đi học th́ lời giảng Kiều của thầy cô thêm một lần nữa lại rót vào tâm hồn trong trắng của ông. Lên Saigon, ông học Đại Học Sư Phạm rồi ra đi dạy (Chỗ này th́ tôi có thắc mắc sao yêu Kiều đến vậy mà lại đi học Toán và ra dạy Toán?). Nhưng quan trọng là t́nh yêu Kiều vẫn âm ỉ nơi ông từ tuổi c̣n thơ cho đến khi đầu 2 thứ tóc…Những lời tâm t́nh của GS Quang như ngọn gió thổi tôi bay về miền kư ức với “Kiều” lúc tôi c̣n nhỏ:
Tôi sinh ra ở Saigon, nên không được hưởng cảnh má nằm vơng ru con giữa đồng xanh gió mát lúc trưa hè. Và lúc nằm nôi má tôi có ru tôi ngủ bằng thơ Kiều hay không th́ tôi không rơ, nhưng khi tôi có trí khôn tôi thường nghe má tôi “nói Kiều”. Bà “nói Kiều” như một thứ ngôn ngữ b́nh thường của đời sống, bà thuộc nằm ḷng hàng trăm câu Kiều, dù bà chỉ biết đọc, biết viết . Điều này cho thấy ảnh hưởng Kiều lan tỏa trong đời sống người dân Việt mạnh mẽ đến chừng nào, mặc dù tôi vẫn nghe má tôi nói thời xưa đàn bà con gái bị cấm đọc truyện Kiều “Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều”. Tuy bị xă hội phong kiến răn đe như vậy, nhưng tôi nghĩ số phụ nữ thuộc thơ Kiều như má tôi cũng không phải là ít! Câu mà tôi nghe bà nói thường nhất là:
Trăm năm trong cơi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Những lúc muốn giáo dục con cái bà nhắc nhở Con oi! “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” hoặc đừng để “ Ăn năn th́ sự đă rồi!” nhất là với con gái th́ “Chữ trinh đáng giá ngh́n vàng”. Đối với những người miệng mồm khéo léo bên ngoài, nhưng thâm độc bên trong bà nói:” Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người không dao”. Khi chứng kiến những cảnh đánh ghen trong xóm bà nói “Chồng chung chưa dễ ai ch́u cho ai?” Muốn khuyên răn con cái ăn ở tích đức, bà nhắc: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Tôi nghe bà “nói Kiều” mà chỉ nghĩ đó là ca dao tục ngữ ǵ đó, măi sau này lớn lên học Gia Long, tôi mới biết đó là thơ Kiều.
Lên đệ tứ GL, năm đầu tiên được học buổi sáng, mỗi giờ ra chơi tôi và nhỏ bạn hay rủ nhau đi t́m và ngắm “người đẹp”, là mấy chị học lớp lớn. Khi t́m thấy mấy chị, ngắm xong nhỏ bạn quay qua hỏi tôi: “Ê, mày thấy chị nào đẹp hơn? ” Tôi ngẩn người ra một lúc rồi trả lời:
– “ Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”
– Cha! nhỏ này bửa nay “xổ Kiều” hay quá ta!
Tôi cười đáp: Chứ sao!, ḿnh là người Việt th́ phải “xổ Kiều” chứ chẳng lẽ “xổ Nho”
Nhỏ bạn suy nghĩ một chút rồi nói:
– Mày nói nghe cũng có lư! Nhưng tao thấy thích người đẹp th́ ngắm vậy thôi, chứ đẹp khổ lắm
– Đúng rồi , mày không nhớ câu Kiều ” Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” sao?
Cứ từng bước, từng bước thầm “Kiều” đă thấm sâu vào tâm hồn tôi, vào cuộc sống tôi lúc nào không hay. Cuối năm đệ tứ, lớp chuẩn bị chia tay v́ sang năm lên đệ tam sẽ chia ban, đứa nào cũng làm 1 cuốn lưu bút để đưa bạn bè viết lời lưu niệm. Trong những trang lưu bút đó bao nhiêu là lời ân t́nh thương mến bạn bè dành cho tôi, có bạn viết cả trang. Nhưng sao trong tôi đến giờ, mấy chục năm trôi qua, cuốn lưu bút cũng lưu lạc mất rồi, nhưng tôi vẫn chỉ c̣n nhớ lại 1 câu duy nhất “Mai sau dù có bao giờ…” của một nhỏ bạn ngồi cạnh bên.( chắc là nó cũng yêu “Kiều” lắm!). Đó có lẽ là câu viết ngắn nhất trong các trang lưu bút, nhưng đối với tôi th́ nó sâu sắc và ư nghĩa biết chừng nào!
Theo ḍng thời gian tôi lên đại học, mỗi lần nh́n thấy mấy cô bạn đứng ngẫn ngơ tóc bay theo gió, nh́n về phía xa xăm như dơi theo một bóng người, là tôi đến gần trêu bạn:
“Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên ǵ hay không?”
Nhưng ấn tượng nhớ nhất đối với tôi là trong một giờ dạy Triết Đông GS Nguyễn Duy Cần chỉ phân tich và khai triển câu “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay“. Thầy nói cả giờ mà sao tôi nghe không chán về nghệ thuật dùng ngôn ngữ của N.Du đă lên tới bậc thượng thừa, vừa ngắn gọn vừa bao hàm một ư nghĩa sâu sắc. Thầy cứ chặc lưỡi và tấm tắc khen cái tài năng tuyệt vời của N.Du và h́nh như đó là câu thầy tâm đắc nhất trong truyện Kiều. Tôi nghe th́ cũng thấy hay thiệt, nhưng lúc đó tôi c̣n trẻ quá, đường đời chưa hề gặp gian nan th́ làm sao đủ tŕnh độ để tâm đắc câu thơ đó được. Bởi v́ lẽ đơn giản “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Phải đợi đến sau 4/75 khi mà cuộc đời tôi đảo lộn, tôi phải nhiều lần “qua cầu” gian truân, gập ghềnh, gian khổ trên đường đời, lúc đó tôi mới thấm thía hết cái hay của câu thơ và tâm đắc nó.
Sau biến cố 4/75, cả nước như lăn ḿnh vào biển khổ, không chừa một ai. Chồng tôi lên đường đi học tập cải tạo, tôi chỉ có một chút hy vọng nhỏ nhoi, chồng tôi thuộc Quân Y, chỉ làm việc ở bịnh viện, chưa 1 lần ra chiến trường cầm súng bắn giết ai nên chắc là chưa mắc “nợ máu với nhân dân” rồi sẽ sớm được tha về. Nhưng dần dần tôi ngộ ra tất cả những lời hứa hẹn của Cộng sản đều thuộc loại “Lời sao 10 hẹn, 9 thường đơn sai” H́nh như trong những nỗi “đoạn trường” của cuộc sống với những lo âu từng ngày trông ngóng tin chồng không biết giờ này ra sao? đang bị đày đọa ở nơi đâu? sống chết thế nào? Tôi càng thấm thía hơn với lối diễn đạt quá tài t́nh điêu luyện của N. Du:
“Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.”
Những lớp chính trị được mở ra liên miên, mà giáo viên chúng tôi phải theo học, phải nghe những bài giảng lư thuyết hoa mỹ, trong khi nh́n xuống đời sống thực tế càng lúc càng cay đắng. Bọn tôi chỉ biết nh́n nhau than thầm:
“Rằng: Hay th́ thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”
Với cuộc sống muôn vàn trắc trở, mỏi mệt nhưng đôi khi tôi vẫn phải chọn lựa để đưa ra những quyết định quan trọng cho cuộc sống. Trong lúc đường cùng bơ vơ, thôi th́:
“Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu”
Sau này họ bắt đầu cho gửi quà cho tù cải tạo, xin mời các bạn trở lại nghe tâm t́nh của GS Quang trong giai đoạn này: Ông viết thư về cho má dặn ưu tiên gửi quà không phải là đồ ăn, thuốc men mà là 1 cuốn sách Kiều (xuất bản tại TP HCM, th́ mới qua được cửa ải khám xét của cán bộ) và 1 bó nhang ( với lư do để đốt xua muỗi). V́ với ông “đọc sách” là một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Từ đó hàng đêm khi mọi người đi ngủ hết, ông đốt 3 ngọn nhang chụm lại với nhau. Và trong ánh sáng mờ ảo chập chờn của nén nhang ông đọc và học thuộc ḷng truyện Kiều, mỗi tối 10 câu. Cứ thế sau 1 năm là ông đă thuộc ḷng cả 3254 câu thơ trong truyện Kiều. Tố Như tiên sinh nếu có “sống khôn chết thiêng” nh́n thấy cảnh này chắc cũng “mỉm cười nơi chín suối”, v́ không ngờ hậu sinh lại có người yêu truyện Kiều đến thế! Ông quả thật xứng đáng “Tri kỷ trước sau mấy người!” với N.Du. Nhờ tham gia buổi nói chuyện này tôi mới để ư phân biệt giữa “tri âm” và “tri kỷ”. Kiều khi mới găp Kim Trọng, dù yêu chàng nhưng chỉ gọi chàng là “tri âm”, đợi măi đến cuối đời, sau bao nhiêu bể dâu mới gọi chàng là “tri kỷ”. Tri kỷ là hiểu thấu tâm hồn nhau, cao hơn tri âm , nên tri kỷ thật khó t́m. Tri kỷ có thể là người yêu, hoặc không phải. Nhưng chắc chắn, người yêu th́ có thể bỏ nhau, nhưng tri kỷ … Bởi vậy mỗi người đàn ông đều mong ước đời ḿnh có được một “hồng nhan tri kỷ” là vậy!
Đó là câu chuyện của người trong tù cải tạo, c̣n ngoài xả hội th́ sao? Nào là đánh tư sản mại bản, rồi cải tạo tư sản, tất cả chỉ nhằm để cán bộ “ Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.”. Bọn cán bộ th́ tha hồ đắc ư, vui thú hưởng “thành quả cách mạng” c̣n dân chúng miền Nam th́ âm thầm sống điêu linh khốn khổ, quả là “ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm“. Xả hội thời đó đảo lộn, đổi ngôi khiến mọi người phải thầm nhủ: “Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng”. Ngoài giờ đến trường, tôi phải chạy từ góc phố này sang xó chợ kia buôn bán để may ra kiếm thêm được chút ǵ lo cho chồng, cho con được tốt hơn .Đôi khi c̣n bị công an rượt đuổi, bị đánh lừa, mất trắng tay đành lủi thủi ra về. Có những buổi tối ngồi nơi lề đường góc phố chờ chuyến xe buưt cuối cùng để về nhà.Tôi chợt ngậm ngùi thương thân :
“Xưa sao phong gấm rũ là.
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”.
Đó có lẽ là lư do mà tôi thường “nhập hồn” khi giảng về cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều. Những lúc đó bầu không khí trong lớp lặng như tờ, một con rưồi bay ngang cũng nghe thấy. Mấy em nam sinh hay quậy phá lúc này cũng ngồi im re! Một vài em gái ngồi bàn đầu xúc động, cúi mặt mà nước mắt lặng lẽ rơi! chỉ dám khẽ đưa tay lên quẹt. không dám lục cặp t́m khăn v́ sợ gây tiếng động. Và lúc đó bỗng dưng tôi cũng muốn khóc, sao thấy thương thân ḿnh, thương các em và thương cho cả xă hội miền Nam sau 75 thời đó đều cùng trong cảnh ngộ “ Kiến trong miệng chén có ḅ đi đâu ” Tất cả giống như thân phận nàng Kiều đang rơi vào cảnh truân chuyên của số phận:
“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao”.
Cuộc đời mỗi con người sinh ra, ai cũng có lúc trong đời gặp nhiều nỗi đoạn trường (nỗi đau đứt ruột). Chỉ khác, có người nỗi đoạn trường của ḿnh nhiều người dễ nh́n thấy, có người th́ nỗi đoạn trường của ḿnh ẩn kín chỉ âm thầm “Một ḿnh ḿnh biết một ḿnh ḿnh hay”. Và nhiều câu thơ của Nguyễn Du đă khái quát nó thành những triết lư nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, về số phận con người, về những cảnh huống của đời người. Đó không phải là vấn đề của một thời mà của nhiều thời… Do đó dù truyện Kiều đă ra đời hằng mấy trăm năm, nhưng ta vẫn thấy nó áp dụng sao mà thấm thía với những đoạn trường mà chúng ta đang phải trải qua! Do đó Nguyễn Du mới trở thành thiên tài của thi ca Việt Nam. Ông đă chứng minh một cách hùng hồn rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ tuyệt vời cho thi ca. Vậy chúng ta c̣n chờ đợi ǵ nữa mà không đọc lại Truyện Kiều thật kỹ càng để yêu thêm tiếng Việt của chúng ta? Khả năng khái quát của nhiều cảnh t́nh, ngôn ngữ, trong truyện Kiều khiến cho quần chúng t́m đến Truyện Kiều, như t́m một điều dự báo. Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Đó cũng chính là lư do GS Trần văn Quang thiết kế Công tŕnh Kiều và Bói Kiều Trực Tuyến. (Boikieu.com) để mời mọi người đến với Truyện Kiều. Ông cũng thú thật rằng qua nghiên cứu ông biết người Việt rất mê coi bói nhất là khi có chuyện lo lắng, bối rối, nên ông đă dùng bói kiều để bước đầu cuốn hút người ta tới với Kiều. Sở dĩ truyện Kiều được dùng để làm bói Kiều, v́ mọi cảnh đời gian truân, hỉ nộ, ái, ố của kiếp người đều có đầy đủ qua Truyện Kiều. Khi được hỏi “bói Kiều” đúng được bao nhiêu phần trăm? GS Quang cho biết mỗi người khi bói Kiều với tâm thành th́ sẽ được linh ứng, và với kinh nghiệm của bản thân ông và người nhà th́ ông thấy đúng 100%. Các bạn nào muốn thử bói, nhất là các bạn trẻ nên vào trang boikieu.com để thử xem sao? Các bạn an tâm tuy đời Kiểu phải trải qua 15 năm đoạn trường, nhưng trong truyện Kiều cũng có những câu tả t́nh yêu lăng mạn, tả cảnh gặp quới nhân giúp đở, cảnh hội ngộ với tương lai tươi sáng… Hy vọng từ bước khởi đầu bói Kiều này, các bạn sẽ bắt đầu yêu mến Truyện Kiều và tự hào về Truyện Kiều, v́ đâu phải nước nào cũng có những tác phẩm nổi tiếng thế giới như Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, người đă được vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.
Kiều của Nguyễn Du là 1 kiệt tác của văn chương Việt Nam và thế giới , không chỉ về nội dung về nghệ thuật mà c̣n về những ảnh hưởng của tác phẩm này lên văn chương , văn hóa của Việt Nam và thế giới . Tôi đă đọc Kiều không biết bao nhiêu lần và hôm nay đọc lại nghiền ngẫm suy nghĩ tôi vẫn ngộ ra nhiều ư mới, nhiều tư tưởng ẩn chứa trong đại tác phẩm này. Đó đây trong Truyện Kiều vẫn thấp thoáng bóng dáng của thời đại chúng ta, chẳng vậy mà mới đây trong các cuộc gặp gỡ giữa các lảnh đạo cao cấp Mỹ – Việt, chúng ta đă nghe họ “lẩy Kiều” rất hay và rất tài t́nh. Trong bài phát biểu khi đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng tối 7/7/2015 tại Bộ ngoại giao Mỹ, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đă lẫy Kiều làm người nghe ngạc nhiên đến bất ngờ:
“Trời c̣n để có hôm nay
Tan sương đầu ngơ vén mây giữa trời”
Qua 2 câu Kiều, Biden đă bày tỏ niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng của quan hệ song phương Mỹ- Việt sau một giai đoạn lịch sử khó khăn. Tiếc thay ông N.P. Trọng nghe nói tốt nghiệp khoa Văn, Đại học tổng hợp Hà Nội (không biết thiệt hay giả đây?) mà mặt cứ nghệch ra không đối đáp được ǵ khi nghe PTT Mỹ lẩy Kiều (1 tác phẩm lớn và là niềm tự hào của văn hóa Việt Nam) Phải chi ông Trọng nhạy bén thể hiện kiến thức văn hóa Việt đối lại bằng 2 câu thơ:
“Cửa trời rộng mở đường mây
Hoa chào ngơ hạnh hương bay dặm phần”.
th́ thật là “đẹp mặt” cho Việt Nam biết bao, nhưng rất tiếc ông không đủ khả năng làm được điều đó! Bởi vậy làm lảnh đạo không phải chỉ biết lo vơ vét, mà c̣n cần phải có kiến thức văn hóa, để khi cần biết đem ra ứng xử với đời cho khỏi bẻ bàng!
Đây không phải là lần đầu tiên lănh đạo nước Mỹ lẩy Kiều. Nhớ lại trước đây khi thăm VN năm 2000, Tổng tống Mỹ Bill Clinton cũng đă lẩy Kiều:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
Ư của hai câu thơ trên mà Bill Clinton sử dụng có thể ngầm hiểu “sen tàn”: chiến tranh đă qua đi; ” cúc lại nở hoa”: mối quan hệ (Mỹ-Việt) lại khôi phục; “sầu dài”: thời đen tối trong quan hệ, như mùa đông đă qua, và mùa xuân đang bước tới, một tương lai tươi đẹp sắp bắt đầu (b́nh thường hoá quan hệ hai nước). Quả là chính xác và tuyệt vời!
Đến năm nay (2016) khi viếng thăm Việt Nam Tổng thống Obama đă dẫn 2 câu Kiều, để kết thúc bài phát biểu của ḿnh:
“Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi.”
Câu Kiều được lựa chọn nói ngay sau thời điểm Tổng thống Obama chính thức gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với Việt Nam, trả quan hệ hai nước trở về sự b́nh thường cần có , có thể nói quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí là món quà rất lớn của ông Obama dành cho Việt Nam. Xem như đó là “của tin” ông gửi với hy vọng Việt Nam xứng đáng với niềm tin vừa được trao cho. Trong chuyến viếng thăm đó người dân Việt Nam từ Hà Nội đến Saigon dõi theo từng cử chỉ, lời nói, hành động của TT Obama với một tình cảm nồng nhiệt, yêu mến, khâm phục và kính trọng. Sự lịch duyệt , thân thiện, cởi mở và chân thành của ông đă chạm vào trái tim của rất nhiều người Việt Nam. Do đó một giáo sư VN đă lẩy Kiều gửi tặng Obama để nói lên ấn tượng sâu sắc của rất nhiều người dân Việt Nam về ông:
“Phong tư tài mạo tuyệt vời,
vào trong phong nhă ra ngoài hào hoa“.
Ba lần các nhà lãnh đạo cao nhất của Hoa Kỳ “lẩy” Kiều, lần nào và câu nào cũng hay, cũng hợp t́nh, hợp cảnh, cũng giàu cảm xúc và ý nghĩa. “ Trông người lại ngẫm đến ta” vậy c̣n chúng ta những người dân Việt Nam th́ sao? Chúng ta cần phải đọc Kiều, hiểu Kiều để “Mai sau dù có bao giờ…” nếu có ai nói đến Kiều th́ chúng ta mới biết để bàn về Kiều rồi tự hào về Kiều. Hay như lời 1 em sinh viên trẻ khi được hỏi v́ sao ghi danh học lớp về truyện Kiều: “tại v́ em nghe nói ai là người Việt Nam mà không biết “Truyện Kiều” th́ không phải là người Việt Nam cho nên em đă ghi danh học”.
Chúng ta rời xa tổ quốc nhưng “ Dẫu ĺa ngó ư c̣n vương tơ ḷng!” nên vẫn c̣n vương vấn quê cha đất tổ. Do đó chúng ta đi mang theo quê hương, và cái quan trọng nhất mà chúng ta mang theo đó là “Tiếng Việt” và để giữ gin tiếng Việt, thấy hết cái hay cái đẹp của nó không ǵ bằng đọc truyện Kiều. V́ qua truyện Kiều chúng ta sẽ thấy được sự phong phú, độc đáo, hàm súc, gợi h́nh, gọi tả v..v..và cả tinh thần nhân đạo, t́nh nghĩa của nguời Việt qua ngôn ngữ thi ca tuyệt vời của N Du. V́ vậy mỗi người dân Việt hăy cố gắng truyền bá ḷng yêu truyện Kiều đến các thế hệ sau. Khi đă làm quen với văn học Việt Nam, yêu mến văn chương Việt Nam th́ tôi tin rằng ḷng yêu tổ quốc, yêu dân tộc của thế hệ tương lai sẽ đậm đà thêm. “Truyện Kiều c̣n tiếng ta c̣n. Tiếng ta c̣n nước ta c̣n” Như vậy th́ chúng ta hăy cùng nhau vững tin đất nước Việt Nam ta sẽ có ngày:
“Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”
Mong lắm thay!
Phượng Vũ
# Ghi chú: Tất cả những câu thơ trong bài đều là Thơ Kiều
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
The Beatles. French Music . Nhạc Pháp . Dalida . Jaune. Ngọc Lan. Thanh Lan. Elvis Phương. Best English1
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures. Dancing Music. 2015
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Federation of Anerican Scientist
Học Viện Ngoại Giao
Người Việt Seatle