Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

V́ sao những kẻ xấu xa nhất lại leo cao nhất?

 

Friedrich August von Hayek

 

Quyền lực dẫn đến tha hóa, quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối – Lord Acton

 

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét quan niệm làm chỗ dựa cho những người cho rằng chế độ toàn trị là tất yếu; nó là quan niệm làm suy sụp sức kháng cự của nhiều người khác, những người sẽ chiến đấu một mất một c̣n với nó nếu họ hiểu được bản chất của nó. Quan niệm này cho rằng các đặc điểm kinh tởm nhất của các chế độ toàn trị xảy ra là do sự ngẫu nhiên của lịch sử, ở đâu cũng đều do những người đê tiện và lưu manh thiết lập nên. Và nếu, thí dụ, ở Đức những người như Streicher và Killinger, Ley và Heine, Himler và Heydrich nắm được quyền lực, th́ điều đó chỉ chứng tỏ rằng người Đức là một dân tộc xấu xa chứ không phải việc nổi lên của những kẻ như thế là kết quả tất yếu của hệ thống toàn trị. Chả lẽ những người tử tế, những người lo lắng cho lợi ích của cộng đồng, những người sẽ giải quyết những nhiệm vụ vĩ đại lại không thể đứng đầu hệ thống toàn trị được ư?

 

Chúng ta chớ có tự dối ḷng: không phải cứ người tốt là dân chủ và không phải tất cả người tốt đều muốn tham gia quản lí nhà nước. Không nghi ngờ ǵ rằng nhiều người thích giao việc đó cho những người mà họ cho là có hiểu biết hơn. Và điều này nghe có vẻ không hợp lí lắm, nhưng tại sao lại không ủng hộ chế độ độc tài của những người tốt? Chế độ toàn trị là một hệ thống hữu hiệu, nó có thể làm cả việc tốt lẫn việc xấu, tất cả phụ thuộc vào nhà độc tài, họ lí luận như thế. Và nếu ta không phải sợ hệ thống mà chỉ phải sợ những người lănh đạo không ra ǵ th́ điều đáng quan tâm đơn giản chỉ là khi thời cơ đến phải làm sao để quyền lực rơi vào tay những người tốt là được.

 

Không nghi ngờ ǵ rằng hệ thống “phát xít” ở Anh hay ở Mĩ sẽ khác rất xa mô h́nh của Ư hay Đức; không nghi ngờ ǵ rằng nếu việc chuyển hóa được thực hiện một cách phi bạo lực th́ chúng ta có thể hi vọng có được những nhà lănh đạo tử tế hơn. Và nếu một lúc nào đó số phận buộc tôi phải sống dưới chế độ phát xít th́ tôi sẽ thích chế độ phát xít do người Anh hay người Mĩ đứng đầu hơn bất ḱ người đứng đầu nào khác. Nhưng xét theo tiêu chuẩn hiện nay th́ điều đó cũng không có nghĩa là hệ thống phát xít của chúng ta sẽ hoàn toàn khác hay sẽ dễ chịu hơn nguyên mẫu của chúng. Có đầy đủ lí do để tin rằng những đặc điểm xấu xa nhất của các hệ thống toàn trị hiện nay không phải là sản phẩm phụ ngẫu nhiên mà là những hiện tượng mà chế độ toàn trị trước sau ǵ cũng sẽ tạo ra. Khi một chính khách dân chủ quyết định lập kế hoạch cho toàn bộ các hoạt động kinh tế th́ chẳng mấy chốc ông ta sẽ phải đối mặt với một trong hai lựa chọn: chấp nhận chế độ độc tài hay từ bỏ các dự định của ḿnh, c̣n nhà lănh đạo toàn trị th́ phải giẫm lên đạo đức truyền thống nếu không muốn thất bại. Đấy là lí do v́ sao trong các xă hội có khuynh hướng toàn trị những kẻ vô liêm sỉ thường dễ thành công hơn. Không hiểu điều đó là không hiểu được khoảng cách mênh mông, có thể nói một trời một vực, giữa chế độ toàn trị và chế độ tự do, không hiểu điều đó là không hiểu được rằng đạo đức tập thể không thể đội trời chung với những giá trị nền tảng của chủ nghĩa cá nhân của nền văn minh phương Tây.

 

“Cơ sở đạo đức của chủ nghĩa tập thể” đă từng là đề tài của nhiều cuộc thảo luận, nhưng điều chúng ta quan tâm ở đây không phải là cơ sở đạo đức của nó mà là những hệ quả đạo đức của nó. Các cuộc thảo luận về khía cạnh đạo đức của chủ nghĩa tập thể thường bàn vấn đề là liệu chủ nghĩa tập thể và các nguyên tắc đạo hiện hành có tương thích với nhau hay không hay là muốn cho chủ nghĩa tập thể thực hiện được những điều mà người ta ḱ vọng th́ phải lập ra những nguyên tắc đạo đức mới nào. Nhưng chúng ta sẽ đặt vấn đề theo một cách khác: tổ chức xă hội theo chủ nghĩa tập thể sẽ đưa đến những nguyên tắc đạo đức nào hay quan điểm đạo đức nào sẽ ngự trị? Tác động qua lại giữa đạo đức và các thiết chế xă hội có thể dẫn đến hệ quả là đạo đức do chủ nghĩa tập thể tạo ra có thể sẽ khác hoàn toàn với những lí tưởng đạo đức đă từng làm cho người ta thấy cần phải có chủ nghĩa tập thể. Chúng ta thường nghĩ rằng nếu ḷng khao khát chủ nghĩa tập thể của chúng ta bắt nguồn từ những động cơ đạo đức cao thượng th́ hệ thống đó phải là thiên đường của phẩm hạnh, nhưng trên thực tế chẳng có lí do ǵ để một hệ thống phải đề cao những phẩm chất nhằm phục vụ cho các mục tiêu mà người ta dự kiến cho nó. Quan điểm đạo đức ngự trị sẽ phụ thuộc một phần vào những phẩm chất có thể dẫn các cá nhân đến thành công trong hệ thống toàn trị hay hệ thống tập thể và phụ thuộc một phần vào đ̣i hỏi của bộ máy toàn trị.

 

* * *

 

Xin quay lại trong chốc lát với t́nh h́nh trước khi diễn ra việc đàn áp các thiết chế dân chủ và thiết lập chế độ toàn trị. Đấy là lúc sự bất măn của toàn dân đối với chính phủ, một chính phủ vừa chậm chạp, vừa thụ động, bị trói chân trói tay v́ các thủ tục dân chủ rắc rối. Đây là nhân tố chủ chốt khiến người ta mong có một chính phủ quyết đoán. Trong t́nh h́nh như thế, trong khi mọi người đều đ̣i hỏi phải có những hành động khẩn trương và dứt khoát th́ một chính khách hay một đảng tỏ ra mạnh mẽ, sẵn sàng “hành động”, sẽ là người được quần chúng mến mộ. “Mạnh mẽ” ở đây hoàn toàn không có nghĩa là nắm được đa số v́ lúc đó chính sự bất lực của đa số trong quốc hội đă làm người ta bất măn. Điều quan trọng là người cầm đầu có được hậu thuẫn mạnh mẽ, một sự hậu thuẫn cho người ta cảm tưởng rằng ông ta sẽ thực hiện được mọi điều ông ta muốn. Đảng kiểu mới, được tổ chức theo lối nhà binh, xuất hiện trên vũ đài chính trị như thế đấy.

 

Tại các nước thuộc khu vực Trung Âu, nhờ nỗ lực của những người xă hội chủ nghĩa mà quần chúng đă quen với những tổ chức chính trị theo kiểu nhà binh, những tổ chức t́m mọi cách quản lí đời sống riêng tư của tất cả các thành viên của nó. V́ vậy nếu một nhóm nào đó muốn chiếm đoạt quyền lực không hạn chế th́ nó phải sử dụng nguyên tắc này rồi tiến xa thêm và dựa không phải vào lá phiếu của những người ủng hộ trong những cuộc bầu cử thỉnh thoảng mới được tiến hành mà phải dựa vào sự ủng hộ tuyệt đối và vô điều kiện của một tổ chức, không cần phải lớn nhưng được tổ chức tốt. Khả năng thiết lập chế độ toàn trị trên cả nước phần lớn phụ thuộc vào khả năng tập hợp xung quanh lănh tụ một nhóm những kẻ tự nguyện phục tùng cái kỉ luật toàn trị mà họ sẽ dùng vũ lực áp đặt cho toàn bộ nhân dân.

 

Mặc dù các đảng xă hội chủ nghĩa là những đảng khá mạnh, nếu quyết định sử dụng bạo lực th́ họ có thể giành được tất cả những thứ mà họ muốn, nhưng họ đă dao động. Chính họ cũng không ngờ rằng ḿnh đă đặt ra mục tiêu mà chỉ có những kẻ tàn nhẫn, những kẻ sẵn sàng bước qua mọi rào cản về đạo đức mới có thể thực hiện được.

 

Chủ nghĩa xă hội chỉ có thể được đưa vào thực tiễn bằng những biện pháp mà đa số những người xă hội chủ nghĩa phản đối, đấy chính là bài học của nhiều nhà cải cách xă hội trong quá khứ. Các đảng xă hội chủ nghĩa cổ điển hoạt động trong khuôn khổ của các lí tưởng dân chủ; họ không có tính tàn nhẫn cần thiết để thực thi các nhiệm vụ mà họ đă chọn. Điều đặc biệt là cả ở Đức lẫn ở Ư, chủ nghĩa phát xít đă thành công sau khi các đảng xă hội từ chối nhận trách nhiệm lănh đạo chính phủ. Họ không muốn áp dụng một cách triệt để những biện pháp mà học thuyết của họ đă dạy. Họ vẫn hi vọng vào phép màu rằng đa số sẽ đồng ư về một kế hoạch tổ chức toàn bộ xă hội, nhưng những người khác th́ đă học được bài học rằng trong xă hội được kế hoạch hóa vấn đề không c̣n là đa số sẽ đồng ư mà là nhóm lớn nhất là nhóm nào, chỉ cần các thành viên của nó đồng ư là đủ để h́nh thành đường lối thống nhất cho tất cả mọi công việc. C̣n nếu chưa có một nhóm như thế th́ ai và làm thế nào để thành lập ra một nhóm như thế.

 

Có ba lí do v́ sao cái nhóm đông và mạnh, với những thành viên có quan điểm giống nhau, lại không được h́nh thành từ những người tử tế nhất mà thường là từ những phần tử xấu xa nhất của xă hội. Theo tiêu chuẩn của chúng ta th́ cái nhóm như thế chỉ có thể h́nh thành trên những nguyên lí hoàn toàn mang tính tiêu cực.

 

Thứ nhất, những người có tŕnh độ học vấn và tri thức càng cao th́ thị hiếu và quan điểm càng phân hóa, họ khó có thể thống nhất về bất cứ thang giá trị cụ thể nào. Nghĩa là nếu chúng ta muốn t́m một sự thống nhất cao về quan điểm th́ chúng ta phải t́m trong những tầng lớp xă hội với tiêu chuẩn đạo đức và tri thức không cao, với thị hiếu và bản năng nguyên thuỷ và thô lậu. Điều đó không có nghĩa là đa số dân chúng có tiêu chuẩn đạo đức thấp; nó chỉ có nghĩa là cái nhóm gồm nhiều thành viên với những chuẩn mực giá trị giống nhau là những người có tiêu chuẩn đạo đức không cao. Có thể nói chính cái mẫu số chung đạo đức cực ḱ thấp đă liên kết rất nhiều người lại với nhau. Nếu chúng ta cần một nhóm tương đối đông và đủ mạnh, để buộc những người khác phải chấp nhận các quan điểm và giá trị của nhóm ḿnh th́ không bao giờ chúng ta lại t́m đến những người có thị hiếu phát triển cao và phân hóa một cách sâu sắc. Chúng ta sẽ t́m đến “quần chúng”, với ư nghĩa tiêu cực của từ này, t́m đến những người kém độc đáo và ít độc lập nhất, những người có thể lấy số lượng làm bệ đỡ cho lí tưởng của họ.

 

Nhưng nếu nhà độc tài tương lai chỉ dựa vào những người có những bản năng đơn sơ và giống nhau th́ số người như thế sẽ không thể đủ để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Hắn sẽ phải tăng thêm số thành viên của ḿnh bằng cách kết nạp thật nhiều người vào cùng tín điều đơn giản của hắn.

 

Tiêu chuẩn chọn lựa tiêu cực thứ hai: Hắn phải t́m được sự ủng hộ của những kẻ dễ bảo và cả tin, những kẻ không có niềm tin riêng mà sẵn sàng chấp nhận các hệ thống giá trị sẵn có miễn là được rót vào tai họ một cách liên tục. Chính những kẻ với các tư tưởng mù mờ và được h́nh thành một cách dở dang, những kẻ dễ dao động, những kẻ mà t́nh cảm và niềm đam mê sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào lại là thành phần đông nhất của các đảng toàn trị.

 

Tiêu chuẩn thứ ba, và có lẽ là quan trọng và cần thiết nhất để một kẻ mị dân lăo luyện có tập họp quanh ḿnh một nhóm cố kết những người ủng hộ. Bản chất của con người là dễ dàng đồng thuận trên cơ sở một cương lĩnh mang tính tiêu cực – chí căm thù giặc, ḷng ghen tức với những kẻ khá giả – hơn là trên cơ sở một nhiệm vụ mang tính tích cực. Sự tương phản giữa “chúng ta” và “chúng nó”, cuộc chiến đấu chống lại những kẻ nằm bên ngoài tổ chức có vẻ như là chất kết dính chủ yếu trong mọi giáo lí, chính nó sẽ gắn chặt người ta thành một nhóm cho những hành động chung. Những kẻ cầm đầu muốn săn t́m không chỉ sự ủng hộ về mặt chinh trị mà c̣n săn t́m ḷng trung thành vô điều kiện của quần chúng đă cố t́nh lợi dụng cái phần tiêu cực đó trong bản chất của con người cho mục đích của ḿnh. Theo họ th́ các cương lĩnh tiêu cực có ưu điểm là dành cho họ quyền tự do hành động hơn bất ḱ cương lĩnh tích cực nào. H́nh ảnh kẻ thù, bất kể ở bên trong như “Do Thái” ở Đức hay “kulak” ở Nga, hay ở bên ngoài, đều là một trong những phương tiện thiết yếu trong kho vũ khí của lănh tụ toàn trị.

 

Việc người Do Thái ở Đức bị tuyên bố là kẻ thù trước khi các nhà tài phiệt thế chỗ cho họ cũng chỉ là kết quả của xu hướng bài tư bản của phong trào, chẳng khác ǵ việc chọn tầng lớp phú nông (kulak) ở Nga. Sự thật là ở Đức và Áo người Do Thái bị coi là đại diện của chủ nghĩa tư bản v́ sự thù địch thâm căn cố đế của quần chúng đối với thương nghiệp đă làm cho lĩnh vực này trở thành dễ thâm nhập hơn đối với những nhóm người không có quyền lựa chọn những nghề cao quư hơn. Câu chuyện này cũng cũ như là thế giới vậy: Các sắc dân ngụ cư chỉ được làm những nghề hèn mọn và thế là người ta càng căm ghét họ hơn. Việc chủ nghĩa bài Do Thái và bài tư bản ở Đức có cùng một nguồn gốc là một mắt xích cực ḱ quan trọng, nó giúp ta hiểu được những sự việc đang diễn ra trên đất nước này; nhưng nói chung, những người quan sát nước ngoài đă không nhận ra điều đó.

 

* * *

 

Coi khuynh hướng biến chủ nghĩa tập thể thành chủ nghĩa dân tộc đang diễn ra khắp nơi chỉ là do người ta muốn nhận được sự ủng hộ dứt khoát của những tầng lớp xă hội nhất định nào đó, đồng nghĩa với bỏ sót một tác nhân không kém phần quan trọng. Thật vậy, người ta có thể hỏi rằng liệu có người nào tưởng tượng nổi một cương lĩnh của chủ nghĩa tập thể mà không nhằm phục vụ cho một nhóm hạn chế nào đó hay không, liệu chủ nghĩa tập thể có thể tồn tại dưới một h́nh thức nào khác ngoài h́nh thức của một chủ nghĩa phân lập (particularism) nào đó hay không, thí dụ như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay là chủ nghĩa giai cấp. Niềm tin rằng các thành viên trong cộng đồng cùng có chung mục đích và quyền lợi làm người ta dễ dàng thống nhất về quan điểm và tư tưởng hơn là với những cư dân khác trên Trái đất. Và nếu chúng không biết mặt tất cả các thành viên của nhóm th́ ít nhất chúng ta cũng phải tin rằng họ giống những người xung quanh ta, họ nói và nghĩ về những thứ như ta. Chỉ khi đó ta mới có thể đồng nhất ḿnh với họ. Không thể h́nh dung nổi chủ nghĩa tập thể ở quy mô toàn cầu, trừ phi nó được dùng để bảo vệ quyền lợi của một nhóm ưu tú cực ḱ nhỏ. Đây không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề đạo đức, một vấn đề mà tất cả những người xă hội chủ nghĩa đều không muốn đối mặt. Nếu, thí dụ, người vô sản Anh được hưởng ngang nhau phần thu nhập có xuất xứ từ các nguồn lực tư bản của nước họ và có quyền tham gia kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực tư bản, th́ bởi v́ chúng là kết quả của sự bóc lột, nên cũng theo nguyên tắc đó, tất cả người Ấn không chỉ có quyền hưởng thu nhập từ tư bản mà c̣n có cả quyền sử dụng một phần tương ứng của các nguồn lực tư bản Anh nữa.

 

Nhưng những người xă hội chủ nghĩa dự định phân chia đồng đều nguồn vốn tư bản hiện có trên thế giới cho các dân tộc như thế nào? Tất cả đều cho rằng tư bản không phải là tài sản của toàn nhân loại mà là tài sản của một dân tộc, nhưng ngay cả trong khuôn khổ của các quốc gia cũng ít người dám đặt vấn đề tước bớt một phần tư bản “của họ” để giúp cho các vùng nghèo hơn. Những người xă hội chủ nghĩa cũng không sẵn sàng bảo đảm cho người nước ngoài cái mà họ tuyên bố là trách nhiệm trước các công dân nước ḿnh. Nếu theo quan điểm của chủ nghĩa tập thể một cách nhất quán th́ phải công nhận rằng những đ̣i hỏi phân chia lại thế giới do các dân tộc nghèo nàn đưa ra là hợp lí, mặc dù nếu tư tưởng này mà được thực thi th́ những quốc gia ủng hộ nhiệt t́nh nhất sẽ bị mất mát chẳng khác ǵ các quốc gia giàu có. V́ vậy mà họ luôn tỏ ra thận trọng, họ không đặt nặng yêu cầu vào nguyên tắc b́nh quân chủ nghĩa nhưng lại làm ra vẻ rằng không có ai có thể tổ chức đời sống của các dân tộc trên thế giới tốt hơn là họ.

 

Một trong những mâu thuẫn nội tại của triết lí của chủ nghĩa tập thể là, bản thân nó dựa trên một nền đạo đức nhân văn, tức là nền đạo đức phát triển trong khuôn khổ của chủ nghĩa cá nhân, nhưng nó chỉ có thể được áp dụng cho những nhóm tương đối nhỏ mà thôi. Về lí thuyết, chủ nghĩa xă hội là chủ nghĩa quốc tế, nhưng khi đem ra áp dụng th́ dù là ở Nga hay ở Đức nó đều biến thành chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhất. V́ vậy mà chủ nghĩa xă hội tự do, như nhiều người châu Âu h́nh dung, chỉ là sản phẩm thuần túy lí thuyết, trong khi trên thực tế chủ nghĩa xă hội luôn luôn đồng hành với chủ nghĩa toàn trị[1]. Chủ nghĩa tập thể không chấp nhận chủ nghĩa nhân đạo theo nghĩa rộng của chủ nghĩa tự do, nó chỉ có thể chấp nhận chủ nghĩa biệt lập toàn trị mà thôi.

 

Nếu “cộng đồng” hay nhà nước đứng cao hơn cá nhân và có những mục tiêu không ăn nhập ǵ với các mục tiêu của cá nhân và cao hơn các mục tiêu cá nhân th́ chỉ những người hoạt động cho các mục tiêu đó mới được coi là thành viên của cộng đồng. Hậu quả tất yếu của quan điểm này là chỉ khi là thành viên của nhóm cá nhân mới được tôn trọng, tức là chỉ khi và trong chừng mực cá nhân đó có tác dụng thúc đẩy cho việc thực hiện các mục tiêu được tất cả mọi người thừa nhận th́ cá nhân đó mới được tôn trọng. Người ta chỉ có nhân phẩm khi là thành viên của nhóm, con người đơn lẻ chẳng có giá trị ǵ. V́ vậy tất cả các giá trị nhân bản, kể cả chủ nghĩa quốc tế, vốn là sản phẩm của chủ nghĩa cá nhân đều không có chỗ trong triết lí của chủ nghĩa tập thể[2].

 

Cộng đồng theo chủ nghĩa tập thể chỉ có thể trở thành hiện thực khi tất cả các thành viên của nó có hoặc có thể đạt được sự nhất trí về tất cả các mục tiêu, nhưng bên cạnh đó c̣n có một loạt tác nhân làm cho cái xă hội như thế có xu hướng trở thành xă hội khép kín và biệt lập. Điều quan trọng nhất là việc cá nhân khát khao đồng nhất ḿnh với nhóm lại là hậu quả của cảm giác bất toàn của chính ḿnh, việc có chân trong nhóm trong trường hợp đó sẽ làm cho anh ta cảm thấy ưu thế của ḿnh so với những người xung quanh, so với những người không thuộc nhóm của anh ta. Đôi khi, có thể chính bản năng gây hấn mà người ta biết rằng phải bị kiềm chế trong nội bộ nhóm lại được thả lỏng trong hành động của tập thể chống lại những người bên ngoài đă giúp cho cá nhân ḥa đồng hơn với tập thể. Moral Man and Immoral Society (Con người đức hạnh và xă hội vô luân) là nhan đề tuyệt vời và rất chính xác của một tác phẩm của Reinhold Niebuhr, mặc dù chúng ta không thể đồng ư với tất cả các kết luận của ông. Nhưng, đúng như ông đă nói: “Con người hiện nay thường có xu hướng coi ḿnh là có đức v́ họ đă chuyển sự đồi bại của ḿnh cho những nhóm người ngày càng đông hơn[3]”. Khi hành động nhân danh nhóm người ta thường rũ bỏ được nhiều hạn chế về mặt đạo đức, vốn là những thứ vẫn đóng vai tṛ kiềm chế hành vi của người ta trong nội bộ nhóm.

 

Thái độ thù địch không thể che giấu đối với chủ nghĩa quốc tế của phần đông những người ủng hộ kế hoạch hóa có thể được lí giải, bên cạnh các nguyên nhân khác, là trong thế giới hiện đại mọi mối liên hệ với bên ngoài đều ngăn cản việc tiến hành kế hoạch hóa một cách hữu hiệu. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà biên tập viên của một trong những công tŕnh nghiên cứu tập thể toàn diện nhất về vấn đề kế hoạch hóa đă vô cùng thất vọng khi phát hiện ra rằng: “Phần lớn những người ủng hộ kế hoạch hóa lại là những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa hiếu chiến nhất[4]”.

 

Thiên hướng dân tộc và đế quốc chủ nghĩa thường thấy ở những người xă hội chủ nghĩa hơn là người ta tưởng, mặc dù không phải lúc nào cũng thể hiện công khai, thí dụ như hai ông bà Webb hay một số người thuộc hội Fabian trước đây, ở những người này ḷng nhiệt t́nh với kế hoạch hóa thường kết hợp với ḷng sùng kính đặc thù trước những quốc gia lớn mạnh và khinh thường những nước nhỏ. Hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ đầu tiên với ông bà Webb bốn mươi năm về trước, sử gia Élie Halévy nhận xét rằng tinh thần xă hội chủ nghĩa của họ hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa tự do: “Ông bà ấy không căm ghét những người bảo thủ (Tories), thậm chí c̣n tỏ ra độ lượng đối với họ, nhưng lại không chấp nhận chủ nghĩa tự do của Gladston. Lúc đó đang diễn ra cuộc chiến tranh Anh-Boer (người Phi gốc Hà Lan- ND) và những người tự do tiến bộ nhất cùng với những người đang đứng ra thành lập Đảng Lao động đă ủng hộ người Boer chống lại đế quốc Anh, nhân danh tự do và ḷng nhân đạo. Nhưng ông bà Webb và bạn họ là nhà văn Bernard Shaw lại đứng tách ra. Họ đă thể hiện tinh thần đế quốc một cách đầy khiêu khích. Nền độc lập của các dân tộc nhỏ bé có thể có ư nghĩa nào đó đối với một người tự do theo tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, nhưng lại chẳng có ư nghĩa ǵ đối với những người theo chủ nghĩa tập thể như họ. Bên tai tôi vẫn văng vẳng lời giải thích của Sidney Webb rằng tương lai thuộc về các nước lớn, nơi các viên chức sẽ cai trị, c̣n cảnh sát sẽ giữ trật tự”. Ở một chỗ khác, Halévy c̣n dẫn lại lời nói của B. Shaw, cũng nói về khoảng thời gian đó: “Thế giới nhất định thuộc về các nước lớn và mạnh; các nước nhỏ không nên tḥ đầu qua biên giới kẻo sẽ bị bóp chết đấy[5]”.

 

Tôi đă trích dẫn một đoạn dài, nếu đấy là phát biểu của những bậc tiền bối người Đức của chủ nghĩa xă hội quốc gia th́ sẽ chẳng làm ai ngạc nhiên v́ nó là thí dụ điển h́nh của thái độ tôn thờ quyền lực, một thái độ dễ dàng đưa người ta từ chủ nghĩa xă hội chuyển sang chủ nghĩa dân tộc và có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm đạo đức của những người theo chủ nghĩa tập thể. Nói đến quyền của các dân tộc nhỏ th́ quan điểm của Marx và Engels cũng chẳng khác ǵ quan điểm của những người theo chủ nghĩa tập thể khác, những lời phát biểu của họ về người Czech và người Ba Lan giống hệt như những ǵ mà các đảng viên xă hội chủ nghĩa quốc gia hiện nay đang nói[6].

 

* * *

 

Nếu đối với các triết gia cá nhân chủ nghĩa vĩ đại thế kỉ XIX, bắt đầu từ Lord Acton và Jacob Burckhardt và đến những người xă hội chủ nghĩa đương đại, như Bertrand Russell, những người kế thừa các truyền thống của chủ nghĩa tự do, quyền lực là cái ác tuyệt đối, th́ đối với những người theo chủ nghĩa tập thể thuần thành, quyền lực lại là mục đích tự thân. Vấn đề không chỉ là, như Russell đă chỉ rơ, bản thân ước muốn tổ chức đời sống xă hội theo một kế hoạch duy nhất bắt nguồn từ khát vọng quyền lực[7]. Điều quan trọng hơn là, để đạt được mục tiêu, những người theo chủ nghĩa tập thể phải tạo ra quyền lực – thứ quyền lực do con người áp đặt lên con người – với sức mạnh chưa từng được biết đến trước đây, thành công của họ phụ thuộc vào mức độ quyền lực mà họ giành được.

 

Điều này vẫn đúng dẫu cho nhiều người xă hội chủ nghĩa có tư tưởng tự do đang nỗ lực làm việc v́ bị dẫn dắt bởi cái ảo tưởng đầy bi kịch rằng tước đoạt quyền lực mà các cá nhân sở hữu trong hệ thống cá nhân chủ nghĩa và chuyển quyền lực này vào tay xă hội là họ đang thực hiện việc xóa bỏ quyền lực. Những người lí sự như thế đă bỏ qua sự kiện rơ ràng sau đây: tập trung quyền lực để nó có thể phục vụ cho một kế hoạch duy nhất th́ quyền lực không những không được chuyển hóa mà c̣n trở thành quyền lực tuyệt đối. Tập trung vào tay một nhóm người cái quyền lực trước đó vẫn nằm trong tay nhiều người độc lập với nhau, th́ quyền lực chẳng những đă tăng lên đến mức chưa từng có trước đây mà c̣n có ảnh hưởng sâu rộng đến mức gần như trở thành khác hẳn về chất. Thật sai lầm khi cho rằng quyền lực của cơ quan lập kế hoạch trung ương cũng “không hơn ǵ quyền lực tập thể của ban giám đốc xí nghiệp tư nhân[8]”. Thực tế là trong xă hội cạnh tranh, không người nào có thể nắm được dù chỉ một phần quyền lực mà ủy ban kế hoạch xă hội chủ nghĩa có thể sở hữu và nếu không có người nào có thể tự ư sử dụng quyền lực th́ lời khẳng định rằng các nhà tư bản có một “quyền lực cộng đồng” th́ đấy đơn giản chỉ là tṛ đánh tráo thuật ngữ mà thôi[9]. Câu “quyền lực bị hội đồng các giám đốc tư nhân thao túng”, trong khi họ chưa thực hiện các hành động có phối hợp, chỉ là một tṛ chơi chữ, c̣n khi họ đă phối hợp hành động th́ cũng có nghĩa là sự cáo chung của nền kinh tế cạnh tranh và bắt đầu nền kinh tế kế hoạch hóa. Muốn giảm quyền lực tuyệt đối th́ phải chia nhỏ nó ra hay là phi tập trung hóa nó và hệ thống cạnh tranh là hệ thống duy nhất được thiết kế nhằm phi tập trung hóa quyền lực và bằng cách đó làm giảm tối đa quyền lực của một số người đối với một số người khác.

 

Như chúng ta đă thấy, việc tách các mục tiêu kinh tế ra khỏi mục tiêu chính trị là sự bảo đảm thiết yếu cho tự do cá nhân, nhưng đây chính là đối tượng tấn công không khoan nhượng của những người xă hội chủ nghĩa. Cần phải nói thêm rằng khẩu hiệu thịnh hành hiện nay “đưa quyền lực chính trị thay thế cho quyền lực kinh tế” có nghĩa đem cái gông xiềng không ai có thể chạy thoát được thế chỗ cho cái quyền lực về bản chất là có giới hạn. Mặc dù quyền lực kinh tế có thể là một công cụ áp bức, nhưng khi c̣n nằm trong tay những cá nhân riêng lẻ, nó không thể là vô giới hạn và không thể bao trùm lên toàn bộ đời sống của một con người. Nhưng khi tập trung vào tay một nhóm người như là một công cụ của quyền lực chính trị th́ nó sẽ biến người ta thành những người phụ thuộc chẳng khác ǵ nô lệ.

 

* * *

 

Từ hai đặc điểm trung tâm của mọi hệ thống tập thể chủ nghĩa tức là nhu cầu phải có một hệ thống các mục tiêu được tất cả mọi người trong nhóm chấp nhận và ước mơ của nhóm có một quyền lực tuyệt đối, nhằm thực thi các mục tiêu đó, chắc chắn sẽ nảy sinh ra một hệ thống đạo đức nhất định với một số điểm trùng hợp trong khi một số điểm lại khác hẳn với nền đạo đức của chúng ta. Nhưng có một điểm mà sự khác biệt rơ ràng đến nỗi có thể làm người ta ngờ rằng đây có phải là đạo đức hay không nữa: nó không để cho lương tâm của cá nhân được áp dụng các quy tắc của chính ḿnh và nó cũng không chấp nhận bất ḱ quy tắc chung nào mà cá nhân phải tuân theo hoặc được phép theo trong mọi hoàn cảnh. Điều này làm cho đạo đức tập thể trở thành khác hẳn với cái mà chúng ta vẫn gọi là đạo đức và thật khó mà t́m được bất ḱ nguyên tắc nào dù rằng đạo đức tập thể vẫn có những nguyên tắc như thế.

 

Sự khác biệt về nguyên tắc cũng gần giống như trường hợp Pháp Trị mà chúng ta đă có dịp xem xét trước đây. Tương tự như các đạo luật h́nh thức, các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân chủ nghĩa, dù không phải lúc nào cũng cụ thể chi li, nhưng là các tiêu chuẩn chung và vạn năng khi áp dụng. Các tiêu chuẩn này quy định hoặc cấm đoán một số hành động nhất định, không phụ thuộc vào mục đích mà những hành động ấy theo đuổi. Thí dụ ăn cắp hay nói dối, tra tấn hoặc phản bội được coi là xấu, ngay cả trong trường hợp cụ thể nào đó những hành động như thế không gây ra bất cứ thiệt hại trực tiếp nào. Dù không có ai phải chịu đau khổ hay ngay cả đấy là những hành động nhân danh một mục đích cao đẹp nào đó th́ cũng không thể làm thay đổi được sự kiện là đấy là những hành động xấu. Mặc dù đôi khi chúng ta phải lựa chọn, phải làm một việc đỡ xấu hơn, nhưng dù sao đấy vẫn là việc xấu.

 

Trong đạo đức học cá nhân chủ nghĩa, nguyên tắc mục đích biện minh cho phương tiện được coi là sự phủ nhận mọi tiêu chuẩn đạo đức. Trong đạo đức học của chủ nghĩa tập thể nguyên tắc này nhất định phải trở thành quy tắc tối thượng; một người theo chủ nghĩa tập thể kiên định phải sẵn sàng làm tất cả mọi việc nếu đó là việc mang lại “hạnh phúc cho tất cả mọi người” v́ đối với anh ta đấy là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá tính đạo đức của hành động. Đạo đức tập thể thể hiện rơ ràng nhất trong công thức raison d’état[10], một động cơ không chấp nhận bất ḱ giới hạn nào, ngoài tính vụ lợi, chính tính vụ lợi sẽ quyết định phải hành động như thế nào để đạt cho bằng được các mục tiêu trước mắt. Cách mà reason d’état thực hiện trong quan hệ giữa các quốc gia cũng được đem ra áp dụng trong quan hệ giữa các công dân trong các nước theo chủ nghĩa tập thể. Trong các nước theo chủ nghĩa tập thể lương tâm cũng như tất cả các tác nhân khác đă không c̣n đóng vai tṛ kiềm chế các hành động của con người nếu như đấy là các hành động nhằm thực hiện các mục tiêu do cộng đồng hay do cấp trên giao phó.

 

* * *

 

Sự thiếu vắng các quy tắc đạo đức tuyệt đối mang tính h́nh thức dĩ nhiên không có nghĩa là xă hội theo chủ nghĩa tập thể không khuyến khích một số thói quen có ích của các công dân và không đè nén một số thói quen khác. Ngược lại, xă hội theo đường lối tập thể quan tâm tới thói quen của con người hơn là xă hội theo đường lối cá nhân chủ nghĩa. Để trở thành người có ích cho xă hội theo đường lối tập thể cần phải có một số phẩm chất, những phẩm chất này lại đ̣i hỏi phải được rèn luyện thường xuyên. Chúng ta gọi đó là “những thói quen có ích” chứ không phải là đức hạnh v́ trong bất ḱ trường hợp nào chúng cũng không được phép trở thành chướng ngại vật trên con đường tiến đến mục đích chung hay là cản trở việc thực thi mệnh lệnh của cấp trên. Các thói quen đó chỉ làm mỗi một nhiệm vụ là lấp đầy khoảng trống mà các mệnh lệnh hay các mục tiêu chưa nói tới chứ không bao giờ được mâu thuẫn với ư chí của nhà cầm quyền.

 

Có thể thấy rơ sự khác nhau giữa những phẩm chất sẽ được đánh giá cao trong xă hội theo chủ nghĩa tập thể và những phẩm chất nhất định sẽ phải biến mất trong thí dụ sau. Có một số phẩm chất đạo đức đặc trưng của người Đức, hay nói đúng hơn “đặc trưng Phổ” được cả những kẻ thù không đội trời chung của họ công nhận và cũng có những phẩm chất mà theo ư kiến chung là người Đức không có, nhưng lại có ở người Anh, khiến cho người Anh cảm thấy tự hào. Chắc chẳng mấy người phủ nhận rằng người Đức nói chung là yêu lao động và có kỉ luật, cẩn trọng và nghị lực đến mức tàn nhẫn, tận tuỵ và ngay thẳng trong mọi công việc; họ có ư thức cao về trật tự, về trách nhiệm và thói quen tuân phục chính quyền; họ sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân và tỏ ra là những người cực ḱ dũng cảm khi tính mạng bị đe dọa. Tất cả những điều đó đă biến người Đức thành công cụ thực hiện mọi nhiệm vụ do nhà cầm quyền đặt ra, chính phủ Phổ và Đế chế mới trong đó xu hướng Phổ giữ thế thượng phong, đă giáo dục họ theo đúng tinh thần như thế. Trong khi đó người ta lại cho rằng “người Đức điển h́nh” thiếu những phẩm chất của chủ nghĩa cá nhân như tinh thần bao dung, thái độ tôn trọng người khác, tôn trọng ư kiến của người khác, sự độc lập về trí tuệ, tính ngay thẳng và sẵn sàng bảo vệ ư kiến của ḿnh trước những người có quyền lực, chính người Đức cũng nhận thấy như thế và gọi nó là Zivilcourage[11], họ thiếu sự quan tâm đến những kẻ yếu đuối, thiếu sự nghi ngờ lành mạnh đối với quyền lực, không thích quyền lực, những phẩm chất chỉ có thể được h́nh thành bởi truyền thống tự do cá nhân lâu đời. Người ta c̣n cho rằng người Đức không có các phẩm chất, có thể là không dễ nhận ra, nhưng rất quan trọng nếu xét từ quan điểm quan hệ giữa những người sống trong xă hội tự do, đấy là ḷng nhân từ, tính khôi hài, cởi mở và tôn trọng đời sống cá nhân của người khác cũng như niềm tin vào ư định tốt đẹp của những người xung quanh.

 

Sau tất cả những điều đă tŕnh bày, có thể thấy rơ rằng những phẩm hạnh đặc trưng của chủ nghĩa cá nhân cũng đồng thời là những phẩm hạnh mang tính xă hội, giúp cho tương tác xă hội diễn ra thuận lợi hơn, nhờ thế mà không cần và rất khó kiểm soát từ bên trên. Những phẩm hạnh này chỉ phát triển trong các xă hội mang tính cá nhân chủ nghĩa hoặc đă phát triển về mặt thương mại, và không hiện diện trong xă hội nơi chủ nghĩa tập thể hay quân phiệt giữ thế thượng phong. Có thể nhận thấy rơ sự khác biệt này ở những vùng khác nhau của Đức, và hiện nay chúng ta cũng có thể thấy khi so sánh Đức với các nước phương Tây. Cho măi đến tận thời gian gần đây, tại những vùng phát triển nhất về thương mại, tức là tại những thành phố buôn bán ở phía Nam và phía Tây, cũng như các thành phố vùng Hanse, các quan niệm đạo đức vẫn gần với tiêu chuẩn của phương Tây hơn là những tiêu chuẩn đang giữ thế thượng phong ở Đức hiện nay.

 

Tuy vậy, sẽ cực ḱ bất công khi cho rằng khối quần chúng ủng hộ chế độ trong các nhà nước toàn trị, mà chúng ta coi là chế độ vô luân, là những người chẳng c̣n động lực đạo đức nào. Đối với đa số th́ t́nh h́nh hoàn toàn ngược lại: chỉ có thể so sánh những xúc cảm về mặt đạo đức đằng sau các phong trào như quốc xă hay cộng sản với những trải nghiệm của những người đă từng tham gia các phong trào tôn giáo vĩ đại trong lịch sử. Nhưng một khi đă thừa nhận rằng cá nhân chỉ là phương tiện phục vụ cho những mục tiêu của một thực thể cao quư hơn, gọi là xă hội hay quốc gia th́ cũng thế, th́ những đặc điểm của chế độ toàn trị nhất định sẽ xuất hiện. Từ quan điểm của chủ nghĩa tập thể th́ thái độ bất dung và đàn áp thô bạo bất đồng quan điểm, khinh thường đời sống và hạnh phúc cá nhân chính là những hậu quả thiết yếu và không thể tránh khỏi của những tiền đề lí luận nền tảng. Đồng ư như thế, nhưng đồng thời những người ủng hộ chủ nghĩa tập thể lại khẳng định rằng chế độ này tiến bộ hơn là cái chế độ, nơi những quyền lợi “ích kỉ” của từng cá nhân có thể cản trở các mục tiêu mà cộng đồng theo đuổi. Các triết gia Đức là những người chân thành khi họ cố gắng chứng minh hết lần này đến lần khác rằng phấn đấu cho hạnh phúc cá nhân là việc làm phi đạo đức và chỉ có thực hiện nghĩa vụ trước xă hội mới là việc làm đáng tôn trọng, nhưng những người được giáo dục theo truyền thống khác th́ khó mà hiểu nổi chuyện đó.

 

Ở đâu chỉ tồn tại một mục tiêu chung cao quư duy nhất th́ ở đó không c̣n chỗ cho bất ḱ tiêu chuẩn hay quy phạm đạo đức nào. Trong thời ḱ chiến tranh chúng ta cũng từng trải nghiệm những điều như thế ở một mức độ nào đó. Nhưng ngay cả chiến tranh với những mối hiểm nguy vốn có của nó cũng chỉ tạo ra trong ḷng các nước dân chủ một phiên bản toàn trị tương đối ôn ḥa: chỉ một vài giá trị cá nhân bị đặt sang một bên để dành chỗ cho mục tiêu duy nhất lúc đó mà thôi. Nhưng khi toàn xă hội chỉ theo đuổi một vài mục tiêu chung nào đó th́ nhất định sự tàn bạo đôi khi sẽ được coi là nhiệm vụ và những hành động làm chúng ta kinh tởm như bắn giết con tin, giết người già hay người ốm được coi là những việc làm thích hợp; di dân cưỡng bức và bắt lưu đầy hàng trăm ngàn người trở thành biện pháp chính trị được hầu như tất cả mọi nguời, trừ các nạn nhân, ủng hộ; thậm chí người ta c̣n nghiên cứu cả những đề nghị như “gọi đàn bà nhập ngũ để sinh con đẻ cái” nữa. Những người theo chủ nghĩa tập thể chỉ nh́n thấy những mục tiêu vĩ đại, họ đủ sức biện hộ cho những hành động như thế v́ không có quyền con người nào hay giá trị cá nhân nào có thể trở thành lực cản cho sự nghiệp phụng sự xă hội của họ.

 

Nhưng trong khi đối với phần đông công dân của nhà nước toàn trị, lí tưởng, mặc dù đối với chúng ta đấy là lí tưởng chẳng ra ǵ, chính là thứ họ sẵn sàng hy sinh hết ḿnh, là thứ khiến họ ủng hộ, thậm chí thực hiện những hành động bất nhân nói trên, th́ đối với những kẻ điều hành chính sách đó lại không hẳn như thế. Muốn trở thành trợ thủ đắc lực trong việc điều hành nhà nước toàn trị th́ sẵn sàng chấp nhận những lời giải thích có vẻ hợp lí cho những việc làm đốn mạt là chưa đủ, y c̣n phải sẵn sàng chà đạp lên mọi quy tắc đạo đức từng được biết đến nếu đấy là việc cần thiết để đạt mục tiêu đề ra cho y. Vị lănh tụ tối cao là người duy nhất có quyền đặt ra mục tiêu cho nên các trợ thủ trong tay ông ta không được có quan điểm đạo đức riêng của ḿnh. Yêu cầu quan trọng nhất đối với người cán bộ là ḷng trung thành tuyệt đối đối với cá nhân lănh tụ, kèm theo ḷng trung thành là tính vô nguyên tắc và sẵn sàng làm bất cứ việc ǵ. Cán bộ không được có lí tưởng thầm kín của riêng ḿnh hoặc quan điểm riêng về thiện ác, có thể ảnh hưởng tới các dự định của lănh tụ. Từ đó có thể thấy rằng các chức vụ cao khó có sức hấp dẫn đối với những người có quan điểm đạo đức vốn từng là kim chỉ nam cho hành động trong quá khứ của người Âu châu. Bởi v́, chẳng có ǵ có thể đền bù được cho những hành động bất lương mà họ nhất định phải làm, sẽ không c̣n cơ hội theo đuổi những ước mơ lí tưởng hơn, chẳng có ǵ có thể đền bù được những mạo hiểm không thể nào tránh khỏi, chẳng có ǵ có thể đền bù được những niềm vui của cuộc sống riêng tư và sự độc lập của cá nhân mà chức vụ lănh đạo cao nhất định phải làm. Chỉ có một khát khao, đấy là khát khao quyền lực theo nghĩa đen của từ này và cái khoái cảm được người khác phục tùng và được là một phần của một cỗ máy quyền lực khổng lồ không ai có thể cản trở được, là có thể được thỏa măn theo cách đó mà thôi.

 

Nếu các chức vụ cao trong bộ máy quyền lực toàn trị không hấp dẫn được những người xứng đáng, theo tiêu chuẩn của chúng ta, th́ điều đó có nghĩa là những kẻ tàn nhẫn và vô liêm sỉ sẽ có nhiều cơ hội. Không nghi ngờ ǵ rằng sẽ có nhiều việc gọi là “bẩn thỉu”, nhưng cần phải làm v́ mục đích cao thượng và phải làm một cách dứt khoát và chuyên nghiệp như bất ḱ công việc nào khác. Và cũng có nhiều hành động bản thân chúng đă là xấu xa rồi, những loại mà những người c̣n có quan niệm đạo đức truyền thống sẽ không chịu làm, nên những kẻ sẵn sàng làm những việc xấu xa như thế sẽ có tấm giấy thông hành để thăng tiến và đi đến quyền lực. Trong xă hội toàn trị nhất định sẽ có nhiều chức vụ đ̣i hỏi sự tàn nhẫn, dọa nạt, lừa dối và chỉ điểm. Gestapo hay các ban quản lí các trại tập trung, Bộ tuyên truyền hay SA hoặc SS (hoặc những cơ quan tương ứng ở Ư hay ở Nga) không phải là chỗ thể hiện ḷng nhân đạo của con người. Nhưng đấy chính là con đường tiến thân trong ban lănh đạo của nhà nước toàn trị. Một nhà kinh tế học nổi tiếng người Mĩ sau khi xem xét sơ qua trách nhiệm của chính quyền trong xă hội theo đường lối tập thể đă rút ra kết luận rất đúng rằng: “Dù muốn hay không họ cũng phải làm những việc đó: xác suất những người nắm chính quyền là các cá nhân không thích giữ và thể hiện quyền lực cũng ngang bằng với xác suất một người cực ḱ dịu dàng muốn làm công việc của cai đội trong đồn điền nô lệ[12]”.

 

Nhưng như thế chưa phải đă hết. Vấn đề lựa chọn người lănh đạo là một phần của một vấn đề lớn hơn: vấn đề lựa chọn người phù hợp với quan điểm của họ hay nói đúng hơn là lựa chọn những người sẵn sàng thích nghi với học thuyết thường xuyên thay đổi của họ. Và điều đó dẫn chúng ta đến một trong những đặc điểm nổi bật nhất của đạo đức của chủ nghĩa toàn trị: quan hệ của nó với và ảnh hưởng của nó lên những đức tính được gọi bằng một tên chung là tính trung thực. Nhưng đây là đề tài lớn, cần phải cả một chương mới mong nói hết được.

 

_______

 

[1] Xem cuộc thảo luận rất đáng nghiên cứu trong tác phẩm: Socialism. National or International? (Chủ nghĩa xă hội. Quốc gia hay quốc tế) -1942 của Franz Borkenau.

 

[2] Zarathustra của Nietzsche đă nói đúng theo tinh thần của chủ nghĩa tập thể: “Cho đến nay đă từng tồn tại cả ngàn mục tiêu v́ đă tồn tại cả ngàn người. Nhưng vẫn chưa có một cái cùm chung cho cả ngàn cái cổ, chưa có một mục tiêu duy nhất. Nhân loại chưa có một mục tiêu. Tôi cầu xin những người anh em, hăy nói đi: nhân loại không có mục tiêu, thế chẳng phải là không có nhân loại đó ư?”

 

[3] Theo Carr E.H. trong tác phẩm The Twenty Year’s Crisis (Hai mươi năm khủng hoảng, 1941. trang. 203.

 

[4] Findlay Mackenzie (ed). Planned Society, Yesterday, Today, Tomorrow: A Simposium. (Xă hội được lập tŕnh, hôm qua, hôm nay và ngày mai),  1937. trang. XX.

 

[5] Halevy E. L’Ere des Tyrannies. Paris, 1938; History of the English People. “Epilogue”, vol. I, trang. 105—106.

 

[6] Xem K. Marx. Cách mạng và phản cách mạng, cũng như thư của Engels gửi Marx đề ngày 23 tháng 5 năm 1851.

 

[7] Russell В. The Scientific Outlook (Quan điểm khoa học). 1931. trang. 211.

 

[8] Lippincott B.E. trong Introduction to Oscar Lange, Taylor F.M. On the Economic Theory of Socialism (Bàn về lí thuyết kinh tế của chủ nghĩa xă hội). Minneapolis, 1938. trang. 35.

 

[9] Chúng ta không được phép để ḿnh bị mắc lừa bởi sự kiện là từ “lực”, ngoài ư nghĩa được sử dụng liên quan đến con người, c̣n được sử dụng theo nghĩa phi nhân cách (đúng hơn là đă được nhân cách hóa) đối với bất ḱ nguyên nhân nào. Dĩ nhiên là luôn luôn có một cái ǵ đó là nguyên nhân cho tất cả những cái khác, theo nghĩa đó th́ tổng quyền lực phải luôn luôn là một hằng số. Nhưng điều này không liên quan ǵ đến quyền lực mà một số người cố ư áp đặt lên một số người khác.

 

[10] Lí trí của nhà nước- Tiếng Pháp –ND.

 

[11] Dũng cảm công dân – Tiếng Đức–ND.

 

[12] Knight F.H. trong Journal of Political Economy. 1938. December. trang. 869.

  

 

__._,_.___

 

__._,_.___

 

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng