US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh
Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
MINH THỊ
Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời. V́ mục đích chiến đấu chống kẻ thù chung là Cộng Sản nên nhận được bài cùng lập trường là chúng tôi tiếp sức phổ biến. V́ thế có những tác gỉa chúng tôi đăng bài nhưng chưa liên lạc được. Nếu tác gỉa nào cảm thấy không hài ḷng xin liên lạc qua email, chúng tôi sẽ lấy bài của quư vị xuống trong ṿng 48 tiếng.
Khảo Sát Khái Niệm Di Sản, Gia Tài, và Bóng Ma của Mẹ trong Văn Học Miền Nam
(qua các tác phẩm của Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu, Nhă Ca, Minh Quân, và Trùng Dương)
Đặng Thơ Thơ
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn.”
Năm 1965 Trịnh Công Sơn viết ca khúc “Gia Tài Của Mẹ” và gọi cuộc chiến Việt Nam là nội chiến và ví đất nước như một thứ gia tài “buồn” của Mẹ. Trước đó, năm 1963, các nhà văn Viên Linh và Dương Nghiễm Mậu đă viết những tác phẩm với nội dung về di sản hay dự phóng về tương lai của dân tộc qua ẩn dụ về gia tài của Mẹ và qua việc tranh chấp giữa những người con. Phần tŕnh bày của tôi là một cố gắng nhằm t́m hiểu quan điểm về màu da, giới tính, chủng tộc, và giai cấp như một thứ di sản của Miền Nam Việt Nam. Bài viết này là một cách đọc lại Thị Trấn Miền Đông (TTMĐ) của Viên Linh trong ư niệm về Mẹ/ Cái Chết của Mẹ/ Sự Ám Ảnh của Hồn Ma Mẹ/và tất nhiên trong một bao trùm lên tất cả, là cách những người con của dân tộc kế thừa Gia Tài của Mẹ ra sao. V́ chủ đề của bài viết này khởi đi từ việc đọc TTMĐ, những tác phẩm khác đề cập trong bài, tùy theo mức độ nhiêu hay ít, đều nằm trong tương quan đối chiếu với TTMĐ, và những tác phẩm này bao gồm: hai truyện dài Gia Tài Người Mẹ (GTNM) của Dương Nghiễm Mậu và Đêm Nghe Tiếng Đại Bác (ĐNTĐB) của Nhă Ca về các mặt ư thức hệ và định nghĩa về di sản của Mẹ, truyện ngắn “Cuộc Chơi Đă Kết Thúc” (CCĐKT) của Trùng Dương về khái niệm cái Chết của Mẹ, và truyện ngắn “Ăn Chịu Thử Một Lần” (ĂCTML) của Minh Quân cùng với Gia Tài Người Mẹ về quan điểm màu da, giới tính, và chủng tộc trong di sản của Mẹ để lại. Bài viết sẽ t́m cách mở rộng những câu hỏi về căn cước Việt Nam trong cuộc “tranh chấp tương tàn” như Dương Nghiễm Mậu đă nêu ra, câu hỏi về tương lai của đất nước trong bối cảnh hậu thuộc địa và ư thức hệ nội chiến, và dự cảm của Văn Học Miền Nam đứng vào thời điểm năm 1963 khi Viên Linh viết TTMĐ và Dương Nghiễm Mậu viết GTNM.
Trước khi bước vào TTMĐ, tôi định nghĩa sơ lược, theo cách hiểu thông thường, về những khái niệm sẽ dùng trong bài:
Gia tài theo định nghĩa thông thường là một thứ cụ thể, có thể chia chác, là nguyên nhân tranh chấp, ganh ghét, giết chóc. Là thứ có thể sở hữu, chiến đoạt, làm chủ. Là thứ đương nhiên có quyền hưởng trong tư cách là con cái. Là thứ chỉ có thể tận hưởng sau khi Mẹ chết đi.
Mẹ: là nguồn yêu thương, nuôi dưỡng, bảo bọc. Là sự hỗ trợ tinh thần và hy sinh vô điều kiện. Là nguồn kết nối các anh chị em trong gia đ́nh. Mẹ cũng là biểu tượng của quê hương đất nước.
Anh chị em: những người cùng mẹ, cùng lớn lên trong một gia đ́nh, cùng quá khứ và có sự hiểu biết thông cảm dựa trên lịch sử chung, cùng mang niềm tự hào về nguồn gốc sinh trưởng. Những người sẵn sàng lắng nghe và nâng đỡ. Những người chia xẻ niềm tin vào hiện tại cũng như tương lai của gia đ́nh/ ḍng tộc.
1. Di Sản Giai Cấp và Ư Thức Hệ của những người con Miền Nam trong Thị Trấn Miền Đông
Trong TTMĐ, cái nh́n về Mẹ, anh chị em, quê hương, và gia tài đă khác.
Những người con “không c̣n muốn nhắc đến người mẹ, đă trở thành một ám ảnh” (77). Mẹ là chỗ nối kết và cũng là nguyên nhân gây chia rẽ trầm trọng giữa các anh em. Mẹ là nguồn gốc của sự thiên vị. Mẹ là sự bất công, nhất là với người con gái bị coi như một thứ “quái thai,” “một con đ̣i ghẻ lở” (16). Mẹ c̣n là nguồn gốc xung đột và mâu thuẫn với các con v́ “Mẹ chỉ tin cẩn một ḿnh mẹ thôi” (16).
Trong phần “Tác Phẩm Đầu Tay” nhà văn Viên Linh viết: Tạp chí Bách Khoa lúc đó từ chối in tác phẩm này v́ “không thể chấp nhận được thái độ của các nhân vật trong truyện.” Thị Trấn Miền Đông được khởi viết tháng 8 và kết thúc tháng 12/1963. Thời điểm này là lúc “cuộc tranh đấu của Phật Giáo và sự đàn áp của chế độ đương thời lên tới chỗ quyết liệt nhất.” Đó là thời gian mà bạo động xảy ra hàng ngày, chính quyền gia tăng việc bắt bớ giam cầm những thành phần trí thức, sinh viên yêu nước, biểu t́nh, đảo chánh, “máu đổ trên đường phố, và cùng lúc với chiến trận lan tràn khắp tỉnh thành, làng xóm.” Để khảo sát về xă hội Việt Nam khi bước vào giai đoạn tăng tốc khốc liệt của cuộc chiến, TTMĐ là một trong những tác phẩm quan trọng trước hết v́ tính nghệ thuật trong h́nh tượng, ngôn ngữ, nhân vật, đối thoại, khí hậu truyện, và sau đó v́ những vấn đề tác phẩm đưa ra qua những ẩn dụ quanh việc an táng, cỗ quan tài biến mất, cải táng, cái chết lần thứ hai… Không khí của ngôi nhà, của Tây Phố, của TTMĐ là một không khí đặc thù tỉnh nhỏ – với mưa, lạnh ẩm, buồn nản, hoang vắng thấm vào tâm hồn của người đọc qua cách tác giả tinh lọc và vận dụng ngôn ngữ thi ca vào từng câu từng chữ. Đó là không khí của bóng tối và đồ đạc cổ trong những căn pḥng thắp nến dù giữa ban ngày. Đó là những lối đi âm thầm trong tiếng dơi đập cánh cuối ngày và từ cửa sổ nh́n ra sẽ thấy thung lũng Suối Cá Thần hiện ra trong “khoảng xanh âm u tẻ nhạt” (58). Ngôi nhà của gia đ́nh Thịnh Phước đang suy tàn. Cấu trúc gia đ́nh và h́nh ảnh Người Mẹ là những ẩn dụ để tác giả nói về một đề tài bao trùm hơn, đó là hiện trạng của Miền Nam; thái độ, quan niệm sống, cách hành xử và trách nhiệm của thế hệ đương thời; và sự phân hóa về giai cấp, giới tính,và ư thức hệ trong bối cảnh thời chiến.
Nh́n vào bố cục của tác phẩm, các chương của TTMĐ lần lượt có tên Thế Hệ Cuối Cùng, Nhà Trí Thức, Nhà Cách Mạng, Bản Di chúc, Cỗ Áo Quan, Thi Hài Trở Lại, Người Mẹ, và Thế Hệ Lên Đường. Mở đầu truyện, những người con trở về Tây Phố khi nhận được tin mẹ mất. Họ về để lo ma chay và để nhận gia tài. Người mẹ- bà Thịnh Phước- là một nhân vật có thế lực của Tây Phố. Thế lực này vừa do cơ sở làm ăn, vừa do nguồn gốc phong kiến với chức sắc phong dưới triều hoàng đế Bảo Đại, vừa tồn tại như một biểu tượng của một quá khứ huy hoàng đang đến giờ hấp hối. Thế lực này đang bị lung lay bởi những tranh chấp quyền lực trong Tây Phố mà đại diện là ông Hội Đồng và những phần tử kinh doanh mới. Điều họ mong ước nhất là nh́n thấy sự phá sản của gia đ́nh Thịnh Phước.
Những người con của TTMĐ, mỗi người có một lư do riêng để rời bỏ ngôi nhà của Mẹ. Mỗi người mang một cái tên tiêu biểu cho tính cách và sự nghiệp của họ: Người con cả tên Học- nhà cách mạng, hành tung bí ẩn, tính cách phức tạp, nhiều mặt. Kế là Sĩ- tiêu biểu cho giới trí thức, đi vào con đường kinh doanh chữ nghĩa và ứng cử, nhân vật phản diện của TTMĐ. Hiệp- con út- bất măn gia đ́nh và bỏ đi làm thợ đập đá ở cao nguyên- một hành động mang tính biểu tượng của thế hệ trẻ: đập phá và mở đường. Và Liên- nhân vật chính, người con gái duy nhất trong nhà và cũng là con riêng của người cha đă mất từ lâu. Liên làm gái giang hồ và cái tên Liên của cô gợi liên tưởng “gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Toàn truyện xoay quanh việc an táng mẹ. Những người con Hiệp, Liên, Sĩ lần lượt từng người về nhà, người gia nhân trung thành biến mất, thấy cửa vào nhà đă mở sẵn, trừ căn pḥng có ổ khóa bằng đồng đặc. Người này tưởng người kia phải ở nhà và an táng mẹ. Họ dường như không cần biết thi hài mẹ quàn ở đâu, họ bận đấu khẩu với nhau bằng một ngôn ngữ thẳng băng, tàn nhẫn, cố t́nh gây thương tích. Học anh cả là người cuối cùng xuất hiện cùng lăo gia nhân. Đến chương bốn chúng ta biết được lăo gia nhân đă quàn thi hài người mẹ trong căn pḥng có ổ khóa đồng đặc trước khi bỏ đi t́m Học. Nhưng khi lăo gia nhân, người duy nhất giữ ch́a khóa, mở cửa pḥng th́ cỗ quan tài đă biến mất.
Câu chuyện mở ra với âm mưu của ông Hội Đồng và ông Chưởng Khế thông đồng nhau để lấy một phần gia tài v́ một trong những điều khoản của di chúc là trong trường hợp những người con vắng mặt th́ ai đứng ra lo an táng sẽ được hưởng 1/5 số tiền mặt một triệu rưỡi. Trong lúc gấp rút hành sự trước khi các người con quay về, họ đă chôn bà Thịnh Phước ở thung lũng Suối Cá Thần, ngược với ước muốn chôn ở đỉnh đồi Lương Sơn theo di chúc của bà.
Trong chương kế, những người con bàn xem có nên cải táng mẹ ở đỉnh đồi như tâm nguyện bà vẫn nói lúc c̣n sống. Tuy nhiên các nhân vật hầu như không làm ǵ cụ thể cho việc an táng me, họ bận tranh luận và đấu khấu, có bất đồng giữa Sĩ và Liên, có bạo lực xảy ra giữa Sĩ với Liên và Hiệp. Cuối cùng, bị cô lập, Sĩ bỏ đi mang theo tấm chân dung của bà TP. Quan hệ anh chị em giữa họ là để “thanh toán” những di sản quá khứ, không phải để tưởng niệm hay hàn gắn (31). Họ ngồi cùng nhau trong một một sự nh́n lại (nhau) không dễ dàng hay đơn giản (31). Đó là quan hệ trút trách nhiệm cho nhau: người này buộc người kia phải ở lại nhà chăm sóc mẹ. Đó là quan hệ kết án nhau: người này “tưởng” người kia phải trở về sớm nhất để lo ma chay. Đó là quan hệ phủ nhận nhau: Sĩ không nhận Liên là em. Đó là một quan hệ gần đến mức loạn luân khi Sĩ chửi Liên là “đồ điếm” mà không biết rằng ông đă tới t́m Agnes Liễu – tên nghề nghiệp của Liên để mua hoa- và bị Liên từ chối không tiếp. Đó là quan hệ coi nhau như đă chết, hoặc như người lạ mặt: “Tôi chỉ là con nhà Thịnh Phước trên giấy tờ” (22). C̣n Liên th́ là “Một đứa con mồ côi đối với tất cả mọi người trong gia đ́nh” (21). Anh em họ chấp nhận sự ghẻ lạnh trong liên hệ: “Chúng ta sống theo đời ḿnh. Nên chết không cần ai thương và sống không ai thương được” (35).
Cách nh́n về quê hương đă thay đổi, tùy theo thế hệ:
-Liên nh́n Tây Phố và thấy “những mặt nhà ngô nghê,” “những ruộng muối bằng phẳng từng bậc” về mé biển. Quê hương trong TTMĐ là một “mô h́nh bằng giấy b́a” tẻ nhạt, một “quê hương không phải nhà ở, không phải cửa hàng, lưng chừng sự nghèo nàn tiều tụy và sự đảm đang muộn màng” (10).
-Quê hương là một thị trấn “xác xơ âm thầm trong những cơn mưa nhạt nhẽo” (Viên Linh 10). Và kiến trúc nổi bật nhất từ trong chuyến xe đ̣ nh́n ra là “đài tử sĩ ở giữa t́nh nhô cao hơn tất cả” (10). Với đài tử sĩ, quê hương bây giờ mang nặng dấu vết của chiến tranh.
-“Quê hương Tây Phố chúng ta chưa đủ tư cách để đào tạo những ǵ gọi là nhà nghề, trên lănh vực nào cũng thế. Nó chưa là một thành phố, nó mới là một thị trấn đang cố thích nghi với đồ dùng nhập cảng” (Viên Linh 42). Quê hương ở đây bị đánh giá trên tiêu chuẩn của chủ nghĩa tiêu thụ và đế quốc. Quê hương đă không c̣n thuần túy là chính nó khi bị đặt trong bối cảnh thời chiến và những ảnh hưởng ngoại lai. Quê hương là một “thị trấn nhỏ nằm ven Quốc lộ số Một, về mé biển, thuộc miền đông cao nguyên Trung phần” (9). Quê hương là thị trấn miền Đông nhưng sao lại có tên là Tây Phố? Có phải Viên Linh muốn nói đến một thứ “phố Tây” đang h́nh thành trong tâm thức mỗi người dân thị trấn?
Quê hương trong lần trở về của Liên, người con gái Sài G̣n ăn chơi, gây cảm tưởng buồn bă và xa lạ, “ngôi nhà thời thơ ấu h́nh như lén lút trong những hàng cây che phủ,” “những tàn cây rậm rạp xum xuê có cái nín thinh của một buổi chiều xa lạ, cái nín thinh của một bóng tối không quen mặt”(13). Quê hương bây giờ đồng nghĩa với một quá khứ buồn tênh và bị bắt buộc phải lặng câm.
Trong bốn nhân vật, chỉ có người anh cả- Học- không chấp nhận việc chặt đứt quá khứ. Học trách móc các em về “cái thứ đánh đĩ chín phương… cái thứ tâm trạng lớn lên ở chỗ khác không quê hương không quá khứ” (40). Ông muốn duy tŕ, muốn đóng khung, ở Tây Phố, một h́nh ảnh trang trọng của quá khứ gia đ́nh và ḍng tộc. Nhưng Học, ở vị thế một chính khách thường xuyên phải lánh mặt để tránh bị phiền phức với chính quyền, Học đă muốn một điều nằm ngoài khả năng của ông. Con người cách mạng của Học như thế là con người không tưởng. Và cuộc cách mạng ông theo đuổi, trong ám chỉ của Viên Linh, hẳn cũng thế. Những nhân vật tiêu biểu trong xă hội miền Nam được khái quát hóa trong TTMĐ bằng những nét phác mang tính liên tưởng. Người đọc t́m thấy sự bất xứng giữa điều họ theo đuổi, điều họ thừa nhận, và điều họ thực hiện ở thời điểm đó, được phơi bày với dự cảm rất chính xác của nhà văn. Người em kế, một trí thức như cái tên Sĩ của ông, giám đốc các trường tư thục, người dùng chữ “khai thác” cho việc mở trường học, người t́m cách ứng cử để trục lợi, tất nhiên phải chạy theo những cơ may của thời thế. Sĩ là người bỏ đi đầu tiên, tuy xác mẹ chưa t́m thấy lúc đó. Và lư do- như Sĩ đă khẳng định: “mấy trăm ngàn đối với tôi là cái chó ǵ?”- có lẽ đúng thật. Sĩ ra đi mang theo tấm h́nh của bà TP, tấm chân dung lộng kiếng đă bị bể sau trận xô sát giữa Sĩ và Hiệp. Đây là một việc làm dường như của “kẻ sĩ”, kẻ thích giữ những chứng tích, giơ cao những biểu tượng, dành những vinh hạnh, và không phải cực nhọc mảy may đào xới và chôn cất. Hiệp là thế hệ trẻ hơn hai mươi năm, chính là thế hệ của tác giả, như chính nhà văn Viên Linh đă xác nhận. Hiệp cũng như Liên, chán chường, già trước tuổi, nghi hoặc mọi giá trị, nhiều t́nh cảm, và cũng dễ tổn thương, dùng sự thờ ơ hay bất cần đời để tự bảo vệ ḿnh. Bốn anh em, như cách nói của Liên, là bọn lợi dụng (Sĩ), bọn khí tiết (Học), bọn dửng dưng (Hiệp/ trôi theo ḍng nước), và bọn thỏa hiệp- Liên nói về chính cô trong tư thế “mắc kẹt” ở lại để lo việc an táng và cáng đáng những công việc lẽ ra phải do những người con trai và con ruột đảm nhiệm: giải quyết gia tài của mẹ. Nhưng rốt cuộc ai sẽ thừa nhận di sản? Di sản đó chia chác ra sao? Đó là một di sản suy tàn, nơi mà người ta chỉ muốn chôn vùi thi thể Mẹ như “vùi đi một tàn tích lỗi thời” (40).
Viên Linh đă lưu ư người đọc về cái “tàn tích lỗi thời” và rất dễ nhận ra đó là một quá khứ gần, nhưng đă thuộc về một giai đoạn lịch sử khác. Tàn tích lỗi thời vào thời điểm năm 1963 ở miền Nam là bóng tối của “100 năm đô hộ giặc Tây” và những di sản hậu thuộc địa mà Dương Nghiễm Mậu đă chất vấn trong GTNM. Tôi sẽ c̣n quay lại với đoạn kết ly kỳ của TTMĐ ở phần cuối bài thuyết tŕnh này. Nhưng nếu trong TTMĐ người ta có hy vọng vùi lấp đi cái quá khứ buồn thảm ấy th́ trong GTNM của Dương Nghiễm Mậu những vết nhơ của quá khứ và lịch sử dân tộc vẫn tồn tại ngay trong tâm thức của anh em một nhà và thể hiện ngay trong quan hệ giữa họ với nhau.
2. Di Sản Hậu Thuộc Địa
Gia Tài Người Mẹ theo nhận định của nhà phê b́nh Thụy Khuê :
« Tiểu thuyết Gia tài người Mẹ tŕnh bày cục diện một dân tộc trước những xâu xé đớn đau gây ra bởi chính những đứa con thoát thai trong ḷng dân tộc ấy : Một người mẹ trước khi chết gọi tất cả các con ở xa về để trối trăn và chia gia sản. Gia tài người mẹ, của Trịnh, (…) «là nước Việt buồn ». Gia tài người mẹ, của Mậu, không chỉ là nước Việt buồn, mà là một đất nước trống rỗng, anh em giằng xé, tranh quyền làm chủ. Trong cái gia đ́nh thoái hóa tồi tệ ấy, mỗi người xướng lên một thoại. U già, bà mẹ, và bốn người con : Thạch, Nhược, Nhẫn, và Tuấn, mỗi nhân vật đều xưng tôi, đều kể chuyện nhà dưới cái nh́n chủ quan của ḿnh. Người mẹ, rách nát thể xác và tâm hồn, trải hai đời chồng (cả hai đều tham gia cách mạng nhưng dưới những ngọn cờ khác nhau), với những đứa con riêng, con chung. Người chồng đầu chết trong nhà lao, người chồng thứ nh́ trở về thân tàn ma dại, nghiện ngập, yếu đau, bị lính lê dương giết trước khi hăm hiếp vợ, sinh ra đứa con lai là Nhẫn. Đó là h́nh ảnh bầm tím, khốn cùng của mẹ Việt Nam mà người đọc có thể mập mờ chắp vá lại qua những mảng độc thoại nội tâm, đối thoại với người chết, trách móc, oán hờn, của mỗi nhân vật, gọi là mập mờ chắp vá, bởi không có một sự thật mà có nhiều sự thật khác nhau, tùy theo cách nh́n và cảm quan của mỗi người. Bên giường mẹ hấp hối, lũ con tiếp tục căi vă, đánh lộn, thậm chí giết nhau, giành giật quyền có lư, phần thắng, quyền sở hữu ngôi nhà dột nát trống trơn không c̣n ǵ trừ hận thù và đói khổ. Cái gia tài tàn mạt ấy, c̣n bị cưỡng bách thông gia với những gia tài khốn khổ hơn của một loạt những dân tộc nhược tiểu khác, cũng bị đô hộ như ḿnh, cũng phải đánh thuê, giết mướn, tạo ra những đứa con vô thừa nhận như Nhẫn » (http://thuykhue.free.fr/stt/d/dnmau01.html)
Trong di sản của « nhược tiểu, đói khổ, kỳ thị, dốt nát » mỗi nhân vật của GTNM đều dành cái quyền được làm người duy nhất đau khổ, hoặc người chịu nhiều đau khổ nhất, quyền làm nạn nhân, để phủ nhận nỗi đau của người khác, để giữ gia tài về phía ḿnh. Họ đau khổ v́ ḍng máu trong người họ. Các nhân vật sống dưới cái nh́n đầy thiên kiến về màu da, sự tranh chấp của các thứ chủ nghĩa, sự hung bạo của di sản thuộc địa. Gần như Liên của TTMĐ, những người con trai trong GTNM của Dương Nghiễm Mậu bỏ đi v́ họ không t́m được chỗ đứng trong ḷng ngôi nhà của họ, v́ họ mang mặc cảm không phải là người mang trọn vẹn ḍng máu “thuần chất” của một cha một mẹ, v́ họ là những đứa con cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ, hoặc khác cả cha lẫn mẹ. Hoặc v́ sự có mặt của những ḍng máu không chính thống, hoặc kém chính thống so với họ. Họ bỏ đi v́ không thể chấp nhận Nhẫn, một người em gái lai Tây đen, kết quả của một cuộc hăm hiếp và coi cô như một thứ tai ương: “Gánh nặng của tôi chính là đứa cháu mồ côi và đứa em cùng mẹ khác cha này, một đứa em lai đen.” Trong GTNM có một thứ một thứ gia tài khác trong liên quan đến thân phận đất nước, đó là di sản của màu da và giới tính- sản phẩm của chủ nghĩa thuộc địa sau 100 năm thống trị của Pháp ở Việt Nam. Nếu quan hệ mẹ con trong TTMĐ có thể đọc như một ẩn dụ của quyền lực và áp chế trong mọi cấu trúc xă hội, th́ trong GTNM với sự có mặt của Nhẫn trong truyện như một “vết nhơ” của lịch sử, quan hệ mẹ con và những nỗ lực thoát ly khỏi gia đ́nh của những người con trở thành biểu tượng của một tinh thần dân tộc muốn phủ nhận quá khứ bị trị và những di sản của chế độ thực dân. Trong cả hai truyện GTNM và TTMĐ, quan hệ mẹ-con là một quan hệ phức tạp, lẫn lộn nhiều thứ t́nh cảm xung đột- một quan hệ tương tự giữa nước thuộc địa và nước bảo hộ, nước thống trị và nước bị trị, một đế quốc với những quốc gia nhược tiểu rơi vào ṿng kiểm soát kinh tế, quân sự, chính trị của đế quốc đó. Đó là xung đột khi mẫu quốc muốn nước thuộc địa là một h́nh ảnh nối dài của chính nó, và mâu thuẫn khi nước thuộc địa t́m cách thoát ly khỏi ảnh hưởng của mẫu quốc để khẳng định bản sắc và sự độc lập của ḿnh. “Chúng ta sống trong sự bất công của mẹ và chúng ta không thể chịu đựng măi” (Viên Linh 31). Mâu thuẫn xảy ra khi mỗi người con lớn lên theo một cách riêng và điều đó làm người mẹ đau ḷng, “đau ḷng một cách chính đáng”, và làm chính họ cực nhọc, “cực nhọc một cách vô lư” (Viên Linh 31).
Dương Nghiễm Mậu đă dùng người mẹ như ẩn dụ về dân tộc qua những lần “kết hôn” với những thể chế khác nhau: chế độ thuộc địa (qua ẩn dụ bị cưỡng hiếp), ư thức hệ cộng sản chủ nghĩa và lư tưởng tự do của miền Nam (qua ẩn dụ nhiều đời chồng và khuynh hướng chính trị khác biệt của những người con)… Nhưng ngay tại thời điểm 2014 này, GTNM lại đưa ra một chiều kích lịch sử khác. Cuối truyện GTNM là cảnh bóng tối bao trùm và những người con ngồi nghe tiếng chân của những kẻ lạ mặt tiến lại gần. Vào thời điểm đó Dương Nghiễm Mậu muốn ngụ ư những thế lực quốc tế của hai khối cộng sản và thế giới tự do đang tranh giành ảnh hưởng trên phần đất gia tài của Mẹ. Hơn 30 năm sau, chúng ta không thể nào không liên tưởng đến t́nh trạng đất nước ngày hôm nay với sự có mặt của những kẻ lạ đă hiện diện ngay trên chính quê hương.
3. Di Sản của Căn Cước bị Xa Lạ Hóa
Các khái niệm đồng dạng và dị biệt luôn có mặt trong quá tŕnh h́nh thành căn cước cá nhân và ḥa nhập với cộng đồng. Trên một b́nh diện lớn hơn, hầu hết nhận thức về bản thân của mỗi cá nhân đều h́nh thành hay ít nhiều ảnh hưởng bởi những quy ước xă hội về sự khác biệt giai cấp, màu da, hay giới tính… Khái niệm “kẻ khác” (Otherness) thường được sử dụng như công cụ khảo sát căn cước xă hội của những nhóm đa số và thiểu số trong ngành xă hội học. Nhóm thiểu số thường bị nhóm đa số- vốn nhiều quyền lực hơn- chi phối, áp chế, coi nhẹ, và bị dán nhăn hiệu chung đồng dạng (chẳng hạn trong xă hội Hoa Kỳ, người da đen bị coi là lười biếng và bạo động, người Á châu luôn luôn cần cù và thụ động). Khi nhóm đa số mặc nhiên coi họ như nhóm nắm giữ tiêu chuẩn chung, những khác biệt (nếu thật sự có) của nhóm thiểu số sẽ trở thành những yếu tố bị coi là xa lạ trong xă hội, và đặt nhóm thiểu số vào vị trí của “kẻ khác” hay “kẻ lạ”. Quá tŕnh tự xa lạ hóa thường xảy ra khi những cá nhân của nhóm thiểu số chấp nhận cách nh́n của xă hội và họ cũng nh́n chính họ như thế (thường là cái nh́n mang tính tiêu cực).
Căn cước cá nhân là một vấn đề dằn vặt những người con trong GTNM và TTMĐ. Một mặt, họ nh́n chính ḿnh bằng đôi mắt thành kiến của xă hội. Mặt khác, cách họ nội soi bản thân lại khác lạ và xung đột với cách xă hội định nghĩa họ. Từ đó xảy ra việc con người trở nên xa lạ với chính ḿnh qua nhiều tầng cấp. Quá tŕnh “xa lạ hóa” xảy ra với tất cả, nhưng nó hiện h́nh rơ rệt nhất trong những phân loại về giới tính, màu da, và giai cấp. Nhẫn trong GTNM mang trong người tất cả những xung đột mâu thuẫn này. Khi biết mẹ sắp mất, Nhẫn quyết định tự tử trước v́ cô không h́nh dung được đời sống ḿnh sẽ ra sao khi mất mẹ. V́ cô chỉ có mẹ là người thành thực thương yêu ḿnh. Giữa Nhẫn và Mẹ không có phân cách. Để sự hiện hữu của ḿnh mang một chút giá trị chính thống, Nhẫn chỉ có cách duy nhất là nh́n chính ḿnh như “con của Mẹ” và nếu không c̣n mẹ th́ cũng không c̣n cô nữa. Việc xa lạ với chính cơ thể ḿnh, màu da ḿnh, với nguồn gốc ḿnh, ngay trong gia đ́nh ḿnh, ở trường hợp Nhẫn là di sản nặng nề nhất. Những người con c̣n lại, trong một mức độ nhẹ hơn, cũng bị vấn đề căn cước cá nhân dằn vặt (Thạch, Tuấn) và họ không thể dàn xếp được xung đột giữa cách họ nh́n chính họ và cách họ bị nh́n nhận dựa trên liên hệ với mẹ và gia đ́nh. Không phải là họ thờ ơ với nhau như các anh em trong TTMĐ, trái lại những người con trong GTNM quá quan tâm tới nhau, quan tâm nhất tới những ḍng máu khác biệt chảy trong người nhau. Họ bị rối loạn bởi những yếu tố di truyền, dị biệt, đồng chủng vốn được định nghĩa theo truyền thống. Ai là con cha, ai là con mẹ, ai là con chung của cha và mẹ, và ai chính thống hơn ai? Họ phủ nhận nhau, t́m cách triệt tiêu nhau, là để giải trừ những lo lắng của chính họ về bản thể ḿnh. Họ nh́n nhau như người lạ và nh́n chính ḿnh như kẻ lạ. Nhẫn tự hủy ḿnh v́ không thể khẳng định hay chấp nhận chính ḿnh, v́ cách cô nh́n chính ḿnh đă bị “lạ hóa’ do thành kiến và kỳ thị của bên ngoài. Nhẫn có thể biết giữa cô và những anh em kia không có ǵ khác biệt trên căn bản một con người, nhưng cô không thể nói lên đều đó v́ ngoại h́nh và màu da đen của cô. Quá tŕnh “tự xa lạ hóa” đă xảy ra khi cô phải đối mặt với câu hỏi về ranh giới giữa cơ thể ḿnh và những ǵ c̣n lại.
Cô tự hỏi, “Lịch sử của họ thế nào? Nhưng vô ích, tôi chẳng thể biết được trên mảnh đất Phi Châu rộng lớn kia bố tôi ở vào vùng nào? Mà có biết chăng nữa th́ cũng có ích lợi ǵ đâu, cần thiết ǵ đâu. Bố tôi chỉ là một kẻ lạ mặt không tên, không h́nh dáng, không tiếng nói, không hơi thở, chắc đó là một kẻ da đen khốn cùng nô lệ trong một đời sống nhiều đê nhục khốn khổ, và bố tôi cùng những người đồng loại không phải là những người đi chinh phục, chiếm đóng mà chỉ là những người nô lệ, bị trí dưới quyền uy sức mạnh của người da trắng, như chính quê mẹ tôi trước kia.”
Luôn luôn, cùng với di sản màu da là sự xuống cấp trong bậc thang xă hội, của “một kẻ da đen khốn cùng nô lệ” và một chủ nhân da trắng với sức mạnh quân sự, kinh tế, và văn hóa. Với cái nh́n thấu suốt lịch sử chế độ thuộc địa, điều Dương Nghiễm Mậu viết ra vào thời điểm 1963 vẫn c̣n đúng trong thế kỷ này. Di sản hậu thuộc địa là một đ̣n giáng nặng nề. Cho đến bây giờ, những quốc gia Phi Châu, châu Mỹ Latin, nói chung là thế giới thứ ba như Haiti, và Việt Nam, vẫn chưa thể nào hồi phục. Trong “Ăn Chịu Thử Một Lần” (ĂCTML) của Minh Quân, bé Tâm, lai Mỹ đen, mồ côi mẹ, bảy tuổi, làm con ở không công cho gia đ́nh cậu. Tâm bị bỏ đói, bị ngược đăi, bị mắng chửi, bị hành hạ đánh đập. Tâm ở vị trí hạng bét trong nhà, thấp hơn cả u già, cả chị bếp, v́ màu da của nó. Khi khách đến chơi Tâm không có quyền bưng nước trà lên nhà trên mời. Tâm là một vết nhơ cần phải chối bỏ. Trong GTNM, Thạch xấu hổ với bạn bè nên đă nói Nhẫn em gái ḿnh là người ở trong gia đ́nh. Trong trường hợp Nhẫn và Tâm, máu mủ ruột thịt đă bị lạ hóa bởi di sản hậu thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc, đến mức máu mủ gia đ́nh không bằng người dưng nước lă trong những giai cấp thấp hơn. Trong GTNM, việc lạ hóa với bản thân là kết quả của một quá tŕnh lạ hóa đến từ các thế lực quốc tế bên ngoài. Trong dự cảm của tác giả Dương Nghiễm Mậu, việc lạ hóa này đi xa hơn khuôn khổ hai mươi năm Văn Học Miền Nam 1954-1975. Nó đi theo dân tộc Việt Nam cho đến tận giờ này, trong t́nh h́nh kinh tế, chính, trị, xă hội, văn hóa bị những ảnh hưởng ngoại lai xâm nhập. Tính chính thống độc quyền của văn học trong nước, việc dịch thuật thoải mái những tác phẩm văn học thế giới (một điều nên làm), và sự tiếp tục phủ nhận nền văn học miền Nam 1954-75, tất cả lả những bằng chứng cho việc lạ hóa trong tương tác giữa chủ nghĩa dân tộc độc quyền, ư thức hệ, và các thế lực toàn cầu.
Quá tŕnh lạ hóa xảy ra khi con người đánh mất hay bị tước đoạt quyền làm chủ không gian và chỗ đứng của ḿnh. Những nhân vật của Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu, Minh Quân, và Trùng Dương đều là kẻ lạ trên quê hương bị chiến tranh tàn phá. Trong TTMĐ, Liên làm điếm, xuất hiện ngay đầu truyện với “nụ cười kiêu hănh làm mặt lạ” với nơi ḿnh sinh trưởng (Viên Linh 12). Trong”Cuộc Chơi Đă Kết Thúc”, Bích của Trùng Dương muốn sống như kẻ xa lạ của Albert Camus. Tuấn của DNM trong cơn hoang tưởng đă cầm dao giết người và khi tỉnh lại anh nhận ra người bị giết chính là ḿnh, ḿnh đă giết chính ḿnh. C̣n những người con của TTMĐ- khi trở về Tây Phố- nhận ra họ mới chính là người lạ mặt ở ngay trong ḷng quê hương, là người lạ ngay trong ngôi nhà của Mẹ bởi họ trở về như khách mời trước mắt dân Tây phố, họ về theo thư mời của ông Chưởng Khế, và năm lần bảy lượt nhân viên của Hội Đồng Tỉnh đến nhà triệu họ ra trụ sở bàn chuyện. Ở TTMĐ, Học người anh cả muốn giữ nguyên căn nhà, muốn là người cuối cùng ở lại, muốn duy tŕ những giá trị truyền thống. Ở Học là một thứ quyền uy gia trưởng lỗi thời, là dạng ra mệnh lệnh, dùng lư tưởng áp đặt lên người khác, nhưng lại phủi tay khi cần bảo vệ tính mạng. Ở Học, hành động và lời nói không đi với nhau, ước muốn và thực tế xa lạ với nhau. Ở Học nhà cách mạng, cái sứ mạng xă hội mà ông theo đuổi đă góp phần vào sự xa lạ giữa Học và những giá trị gia đ́nh/quê hương/quá khứ của ông. Trong cả GTNM lẫn TTMĐ, giới tính nữ đă bị lạ hóa trong môi trường gia đ́nh toàn những người con trai. Liên- khi mất khẩu súng về tay Học- cô trở thành người bị tước mất quyền lực, một điển h́nh của việc quay lại tôn ti trật ti trong chế độ phụ hệ gia trưởng. Trong TTMĐ, phần gia tài của mẹ mà Liên được hưởng là một trăm ngàn đồng, bằng phần tiền của lăo gia nhân. Giới tính nữ luôn bị đẩy về phía phải khuất phục, chịu đựng, thiệt tḥi, ngay cả khi người mẹ bị hiếp dâm th́ xă hội lại quay trở lại hành tội chính nạn nhân (GTNM). Giới tính nữ bị phân biệt đối xử nhất khi họ rơi vào những thân phận bất hạnh bên lề. Khi hiện hữu của họ bị coi là phản quy ước, không đồng bộ, th́ sự trừng phạt xảy ra, nói chung, v́ họ khác mọi người, v́ họ là họ trong thế yếu. Sự trùng hợp ở đây là những nhân vật này đều mang giới tính nữ, đều ở vị trí không chính thống, như con ghẻ, hay con mồ côi, và/hay con lai da đen, con bị từ khước, và trùng với đáp án rằng giới tính nữ là một yếu tố xa lạ, cũng như yếu tố chủng tộc/ màu da, và giai cấp đă nói ở trên. Khi chúng ta nh́n nhau khác đi, th́ cùng lúc chúng ta đă đánh mất chính ḿnh trong quá tŕnh bị xa lạ hóa. Trường hợp này đă xảy ra cho những người anh em của Liên, của Nhẫn, khi họ nh́n vào ruột thịt mà chỉ thấy giai cấp, thấy màu da, thấy sự nhục nhă của giới tính nữ (nghề nghiệp của Liên, vị trí con ghẻ của Liên). Tôi liên tưởng đến câu nói của Carlos Fuentes trong The Burried Mirror: “Con người và văn hóa của họ sẽ hư hoại trong sự cô lập, nhưng họ sẽ sinh trưởng hay tái sinh thông qua giao tiếp với những con người trong những văn hóa khác, nguyên lư khác, chủng tộc khác. Nếu chúng ta không nhận thấy nơi người khác tính nhân bản của ḿnh, hẳn chúng ta sẽ không t́m thấy sự nhân bản trong chính chúng ta.”
4. Định Nghĩa lại Gia Tài
Đêm Nghe Tiếng Đại Bác (ĐNTĐB) của Nhă Ca là một thể hiện của việc nh́n thấy chính ḿnh trong người khác, cách thức hữu hiệu để t́m ra sự nhân bản trong mọi quan hệ. Như Nguyễn Mạnh Côn đă viết trong phần mở đầu, quan hệ anh chị em và cha mẹ-con cái ở đây thật lư tưởng, tất cả đều quan tâm và yêu thương nhau. Gia đ́nh ở đây là một đơn vị đúng nghĩa:
“Tiếng đại bác trong đêm gợi ư chiến tranh, mà tôi nghĩ đến chiến tranh rất ít. Phan đi lính. Phan chết trận. Nghĩa đi lính. Nghĩa mất tích. Bữa chả gị để mừng Phan nhưng cũng để tiễn Hoàng đi Thủ Đức. Không kể Mẫn, Đông, Đảo… rất nhiều truyện lính tráng và tiếng đại bác trong đêm. Nhưng trong khi đọc, và sau khi đọc xong tác phẩm của Nhă, cái mà người ta nhớ nhất, mà người ta thương yêu hay ao ước hơn cả, là gia đ́nh. Ông bố, bà mẹ, Phượng, Quyên, Kim, Hoàng – với cả Phan, Nghĩa và Mẫn – mỗi người đă giữ đúng vai tṛ của ḿnh. Vai tṛ bà mẹ cố nhiên có phần trội hơn vai tṛ của ông bố, cũng như Phan tuy vắng mặt mà "hiện hữu" hơn Hoàng, nhưng tất cả những vai tṛ ấy không riêng lẻ, không cô đơn, kể cả Mẫn ra đi thật buồn. Tất cả họp lại thành một gia đ́nh, cùng một số người thân, đang chịu đựng chiến tranh. Sự chịu đựng không nói thành lời ấy dai dẳng, mà cái chết tàn nhẫn của Phan không cắt đứt được: Phan chết, đă có Hoàng thay thế. Sự chịu đựng tiếp tục. Chịu đựng như thế có phải đâu là tiêu cực.
Con người bằng cách tụ họp thành những đơn vị lớn hơn, đang chống trả thắng lợi với ư chí tiêu diệt của chiến tranh – ngoại cảnh.”
Những nhân vật của ĐNTĐB nh́n họ như một phần tử của gia đ́nh, họ nh́n chính ḿnh qua tương quan với nhau, một tương quan ḥa hợp, khác với TTMĐ hay GTNM. Có thể cho rằng khác biệt này một phần đến từ giới tính của người viết, hay đúng hơn là vai tṛ gia đ́nh/xă hội mà giới tính nữ đảm nhiệm đă ăn vào tâm thức và thể hiện qua trang viết. Nhă Ca nh́n chiến tranh từ góc độ người phụ nữ, người mẹ, người em, người t́nh trong vai tṛ nuôi dưỡng, chăm sóc, đan áo, thêu khăn, nấu nướng, đi ủy lạo những người cô quả…, những công việc thiết yếu cho đời sống nhưng nam giới không khả năng hay không muốn thực hiện. Giai cấp trong ĐNTĐB hầu như chỉ có lính và không-lính, thể hiện qua việc nhân vật Quyên nh́n về lính trước và sau khi anh Phan của cô nhập ngũ. Giới tính trong ĐNTĐB thể hiện qua h́nh ảnh một bữa tiệc do những người phụ nữ chuẩn bị để những người đàn ông của ông thụ hưởng. Di sản của Mẹ trong ĐNTĐB nói chung mang tính thuần chất. Trừ câu chuyện một người tên Vạn- lai Mỹ đen- quay trở lại đốt ngôi chùa nơi mẹ ḿnh tu hành (một bằng chứng nữa về cái nh́n màu da/ chủng tộc trong di sản chiến tranh) th́ gia tài trong ĐNTĐB không để chia năm xẻ bảy mà để cùng chung hưởng. Đó không là một gia tài để dành dật mà là một gia tài cần có mọi thành viên. Tiêu biểu là bữa tiệc chả gị của Mẹ dời từ tuần này sang tuần khác để đợi Phan và Nghĩa. Gia tài của Mẹ ở đây không là vật chất mà là tinh thần, sự nuôi dưỡng, và bồi đắp.
Như vậy để định nghĩa lại gia tài, có phải đó là một sự mồ côi cả về tinh thần lẫn vật chất như trong ĂCMLT của Minh Quân? Đó có phải là sự tranh giành và khẳng định tính chính thống trong GTNM của Dương Nghiễm Mậu? Hay đó là một bữa tiệc mà nhân vật được mời không xuất hiện như trong ĐNTĐB của Nhă Ca? Và vắng một người là vắng tất cả, và không thể nào có sự loại trừ nhau, phủ nhận nhau, mà mỗi người chúng ta c̣n giữ nguyên vẹn di sản của chính ḿnh?
Truyện ngắn “Cuộc Chơi Đă Kết Thúc” của Trùng Dương đưa ra một cách nh́n siêu h́nh hơn về gia tài của Mẹ. Nhân vật chính trong ngôi thứ nhất là Bích, một phóng viên, một người có cá tính độc lập, không muốn sống theo quy ước chung của xă hội (con gái đến tuổi phải có người yêu, lập gia đ́nh, có con cái…). Tuy vậy để làm vui ḷng người cha đang hấp hối, cô đă nhờ một anh bạn thân đồng nghiệp đóng vai người yêu đến tŕnh diện người cha trước khi ông qua đời. Truyện viết vào mùa xuân 1975 với bóng dáng của cuộc chiến được nhắc đến thoáng qua. Hăy nghe tác giả Trùng Dương nói về bối cảnh ra đời của truyện CCĐKT:
“…Viên Linh muốn có bài của tôi đăng trên Thời Tập Mùa Xuân 1975 mà tôi th́ từ ngày nhảy ra làm tờ ST ngất ngư với những thăng trầm của nó, có sáng tác được ǵ đâu. Đă gần ngày phải giao bài, một bữa ngồi tại ṭa soạn, ngắm kư giả Hùng Phong đầu hói, nhỏ bé, vui tính và nữ văn sữ kiên kư giả Thục Viên mà tôi rất mến, có dáng cao lớn, tính t́nh ngay thực bốp chat- tôi viết cong cái truyện nội một buổi sáng, đọc phớt qua, rồi nhờ người mang lại ṭa soạn TT.
Hùng Phong và Thục Viên quen biết nhau rất sơ sài qua t́nh đồng nghiệp nhưng tôi cho hia người đó là bạn thân trong truyện. Đó là câu chuyện về một nữ kư giả không lấy ǵ làm nổi lắm, nhưng độc lập, có người cha v́ tính t́nh quá ngay thực nên suốt đời chỉ gặp toàn những đổ vỡ, thất bại, và một bà chị góa chịu đựng, làm chủ một tiệm bán hoa giả. Câu chuyện xoay chung quanh cái chết dần ṃn của người cha vào một dịp cuối năm khi tất cả mọi người đều vội vă như thể cái Tết có khả năng ‘ngắt thời gian ra làm hai và khiên cho ai nấy vội vă như thể ngày mai sẽ không bao giờ đến nữa.’
Tôi muốn nói về cái cuộc chiến tuy không được đề cập đến trong truyện nhưng ẩn hiện qua từng nhân vật: người cha đại diện cho thế hệ gồm những hư sự chỉ v́ thực thà, cả tin; người con gái lớn đại diện cho cái thế hệ chịu đựng của những người đàn bà thời chiến, người con gái thứ hai tức người nữ kư giả đại diên cho cái thế hệ đang lớn, bơ vơ, xa lạ, nửa muốn phá phách, nổi loạn, nửa muốn cười dài trong quên lăng dửng dưng.”
(“Thạch Trung Giả, Một Cái Hẹn Không Bao Giờ C̣n Được Thực Hiện”)
Người mẹ của Bích đă qua đời nhưng bà xuất hiện trong truyện bằng sự vắng mặt của ḿnh. Qua cách kể thoáng qua về mẹ, nhân vật Bích nói một cách gián tiếp sự mất mát mẹ của cô, và v́ vậy, chính đời sống của cô, phản chiếu qua sự mất mát đó. Bích có nhiều cơ hội để cặp bồ hoặc lấy chồng nhưng cô đă “bỏ qua”- một sự bỏ qua với chủ định sống theo kiểu “người-khách-lạ”. Chị của Bích đă tiếc khi Bích v́ “lười biếng” đă lỡ một cơ hội lấy một phóng viên ngoại quốc.
“Riêng tôi, tôi khoái tỉ với tṛ chơi làm-người-khách-lạ kiểu Camus trong cuộc sống. Và trong thâm tâm th́ tại tôi… lười, lười đủ thứ, lười cả yêu đương cả chồng con. Tôi vốn tuổi Mèo và tôi cũng yêu giống Mèo lắm, coi nó như một nhà hiền triết. Ở pḥng ngủ của tôi, tôi có treo một tấm h́nh con mèo ngồi lơ mơ trên một bức tường đổ lỗ mỗ những vết dạn vào một buổi trưa, tấm h́nh được phóng lớn do một nhiếp ảnh viên ngoại quốc chụp và tặng tôi (hồi đó nếu tôi không lười viết thơ cho anh ta, nếu tôi không lười lo giấy tờ xuất ngoại th́ tôi đă là vợ anh ta rồi. Bà chị tôi nhắc hoài về chuyện đó, cho rằng tôi đă bỏ lỡ một cơ hội tốt v́ bà cho rằng đàn bà Việt lấy chồng ngoại quốc là tiên).”
Bích không có một kiểu mẫu người Mẹ để chống đối như trường hợp Liên trong TTMĐ hoặc để làm thần tượng như Nhẫn trong GTNM. V́ thế cách cô suy nghĩ/ nh́n/ soi rọi về bản thân mang tính độc lập và thể hiện ư thức tự chủ một cách tự nhiên, trong đó có việc tự chăm sóc đời sống tinh thần và trí tuệ của ḿnh. Việc không có mẹ trở nên tích cực khi Bích có thể thành “mẹ của chính ḿnh” qua hành động tự chăm sóc ḿnh. Việc “lười cả yêu đương cả chồng con” chính là thái độ cô chọn lựa để sống như một nhà hiền triết, hoặc một kẻ xa lạ, nghịch với các quy ước xă hội. Từ chối không thuộc về một người đàn ông nào là hành động khẳng định quyền sở hữu bản thân. Từ chối không lấy một người chồng ngoại quốc là một thái độ, của Bích, để thách thức những quyền lực áp chế của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đang bành trướng, và để giải trừ những di sản hậu thuộc địa như trong trường hợp Nhẫn, người con gái lai tây đen, trong GTNM.
Trong liên kết với khái niệm Mẹ, mà Bích không có mẹ, tôi chú ư đến chi tiết Bích giả bộ nói chuyện với hồn ma của mẹ. Mỗi lần Bích nói chuyện với hồn ma của mẹ hay người anh rể chết trong trận Hạ Lào năm 1970 th́ cô moi được tiền của người chị có cửa tiệm bán hoa giả. Có nhiều thứ giả trong truyện: hoa giả và vị hôn phu giả, cuộc tṛ chuyện giả với người chết, và hồn ma (người mẹ/ người lính) cũng là giả nốt. Nhưng số tiền cô lấy được từ người chị th́ có thật. Và đó có thể là một thứ gia tài của mẹ để lại cho Bích. Một gia tài trừu tượng, phi vật thể, như bóng ma của mẹ, như ám ảnh của cuộc chiến, như sự quái dị của một “cuộc chơi đă kết thúc” mà tác hại của nó vẫn c̣n đó hoặc biến dạng đi, ghê gớm hơn, hung hăn hơn.
Truyện chấm dứt trong nghĩa trang ngày 30 Tết, đám tang cha Bích diễn ra vội vă để mọi người c̣n về nhà ăn Tết:
“Mọi người đă ra về và Hồ Vân tần ngần đứng cạnh tôi dường như cũng muốn chuồn nhưng không nỡ bỏ tôi một ḿnh. Tôi bỗng cảm thấy không muốn anh ta bỏ tôi. Tôi níu tay anh ta ngồi xuống một nấm mộ cũ làm anh ta như ngồi phải một đống lửa. Cuối cùng, anh ta bảo tôi:
- Thôi, về đi, má.
Tôi nói thành thực:
- Ngồi nghỉ một lát đă. Anh đâu thể bỏ tôi một ḿnh.
- Ư! bộ má nói thiệt đó hả?
- Thiệt th́ sao?
- Thôi mà má. Má cho con về để con sửa soạn tết nhất chớ.
Tôi trừng trừng nh́n anh ta. Có lẽ cái khung cảnh nghĩa trang xung quanh đă khiến cho cái nh́n của tôi có vẻ ghê khiếp liêu trai sao đó khiến Hồ Vân có vẻ kinh hăi:
- Ê, Bích! Bà làm cái ǵ vậy? Coi chừng tôi nhát ma lắm à nghe. Tôi bỏ chạy th́ đứng có trách à.
Tôi chợt phá lên cười và không thể nào ngăn lại được.
Khi tôi ngưng tiếng cười th́ chỉ c̣n lại ḿnh tôi trong nghĩa trang vắng vẻ. Tôi lau nước mắt đứng dậy ra về với ư nghĩ một phần đời tôi đă được chôn theo với ba tôi. Bắt đầu từ ngày mai, tôi sẽ sống với một con người khác.” (Tạp Chí Thời Tập, 1975)
Ở đây Bích đă biến thành Ma trong mắt người khác. Bích đă trở nên giống Mẹ. Đó là một quá tŕnh đẩy tới tận cùng ư niệm về Mẹ, từ hấp hối (GTNM), đến tự vẫn (TTMĐ), và trở thành một hồn ma không siêu thoát được, mà lại là một hồn ma c̣n sống nữa (CCĐKT). Những người con đă trở thành chính di sản mà Mẹ muốn trao cho họ.
Phần Kết: Giải Pháp nào cho Gia Tài và Bóng Ma của Mẹ
Tôi quay trở lại với đoạn kết ly kỳ của TTMĐ của Viên Linh.
Sau khi Học và Sĩ bỏ đi v́ những lư do khác nhau, hai chị em Liên và Hiệp thuê người xuống thung lũng Suối Cá Thần vào buổi tối để cải táng mẹ. Nhưng khi nắp áo quan t́nh cờ bật ra dưới huyệt, họ phát giác trong đó không có thi thể mẹ mà chỉ là những đồ đồng quư giá mà khi c̣n sống bà Thịnh Phước cất kỹ trên rầm thượng. Khi tất cả trở về nhà, hoang mang trước cái chết mất xác (Viên Linh 85) th́ bà Thịnh Phước xuất hiện. Bà đă dựng kịch cái chết của chính ḿnh để kêu gọi các con trở về. Trong suốt thời gian lánh mặt ở trên rầm thượng bà đă nghe những tranh căi của những người con, và đă thất vọng trước cách ứng xử của họ đối với mẹ cũng như đối với nhau. Hiệp đă bỏ đi ngay khi biết mẹ ḿnh c̣n sống. Anh nói, “Chắc chắn không bao giờ tôi c̣n về đây nữa, dù có nhận được tin má từ trần” (Viên Linh 87).
Tối hôm đó bà Thịnh Phước thắt cổ tự tử.
Tại sao bà Thịnh Phước thất vọng về những người con trai đến nỗi phải chọn cái chết tự tử? Với mô h́nh gia đ́nh được sử dụng như một biểu tượng của đất nước cùng những vấn đề di sản, thừa kế, th́ những chọn lựa, những thái độ, và cái chết tự chọn ở cuối truyện có thực sự là một lựa chọn tự do, hay v́ không c̣n cách nào khác? Và về những dự cảm của nhà văn trong vai tṛ người bắt mạch xă hội, linh cảm về vận mệnh đất nước, th́ cái chết này có sẽ báo hiệu trước cho tương lai miền Nam VN sau này hay không?
Người Mẹ ở cuối truyên GTNM cuối cùng không chết. Tim hăy c̣n đập, điều ḥa, không có ǵ đáng ngại, những người con đă chẩn đoán như thế trong bóng tối không ai nh́n thấy mặt nhau.
Bà Thịnh Phước của TTMĐ th́ đă chết hai lần. Nhưng cái chết của bà là một cái chết không thực thể, một cái chết mất xác. Một cái chết đầy nghi vấn, cho dù cuối truyện đă có một ngôi mộ mới xây trên đỉnh đồi Lương Sơn. Với tư cách người đọc, tôi không nh́n thấy xác chết của bà. Những người con cũng không ai nh́n thấy thi thể của bà. Khi bà chết treo cổ, người gia nhân phát hiện và tẩm liệm nhưng Liên hoàn toàn không tham dự và cũng không chứng kiến. Cô ngồi ở pḥng ngoài, hút thuốc như đang thắp hương. Nếu cái chết của một người Mẹ chỉ được thực chứng khi có sự hiện diện của những người con, th́ trong TTMĐ cái chết này đă không xảy ra. Hoặc nó xảy ra ở một “vùng lạ” khác. Với hai người con đă bỏ đi từ trước khi bà Thịnh Phước xuất hiện (Học và Sĩ), cái chết treo cổ của bà là một cái chết khác, một cái chết nằm ngoài đời sống thực của họ. Với Hiệp, anh đă từ khước mọi hiểu biết về mẹ từ giây phút rời nhà, mẹ của anh sống hay chết không c̣n là điều bận tâm nữa. Trước đó Hiệp đă nói với Học, “nếu tôi quên được tôi là thằng Hiệp, thằng Nguyễn Văn Hiệp của cái gia đ́nh này, tôi đă không vể đây” (Viên Linh 45). Như vậy khi Hiệp bỏ đi cuối truyện, dứt khoát, chúng ta hiểu là cuối cùng anh đă có thể quên được chính ḿnh là Nguyễn Văn Hiệp, anh đă thực sự đoạn tuyệt với quá khứ, có nghĩa là hoàn toàn tự do và anh đă kết thúc quá tŕnh tự xa lạ hóa, để sống trong một căn cước gần nhất với chính anh: “Nó sẽ vô cùng thảnh thơi sống đời ḿnh, không ràng buộc chút chi nữa hết” (Viên Linh 94). Tôi cho rằng đây là giải pháp mà Viên Linh muốn dành cho thế hệ của ông, những người trẻ tuổi trong thập niên 1960, để tự do dấn thân trên con đường lư tưởng. Nhưng trên thực tế, vào thời điểm hôm nay, dường như thế hệ này vẫn mang nặng hệ lụy của những di sản đă nói ở trên. Họ không thoát ra khỏi ám ảnh của bóng ma dù họ đă rời khỏi ngôi nhà của mẹ, cách này hay cách khác, trên quê hương, hay trong tâm tưởng.
Như một biểu tượng, ngôi nhà của Mẹ đă không c̣n nguyên vẹn khi có kẻ lạ đột nhập và đánh cắp quan tài của mẹ (TTMĐ). Và khi người con bỏ đi th́ quan hệ mẹ con cũng thay đổi. Quan hệ này có thể nh́n như một di sản bị lạ hóa, đi qua nhiều giai đoạn từ khi con c̣n thơ dại cho đến khi con trưởng thành. Người mẹ chứng kiến sự thay đổi của những đứa con và cùng lúc tự thay đổi, hay bị thay đổi trong cách con cái nh́n lại ḿnh. Liên nói với Hiệp, “Chú hay tôi, anh Học và anh Sĩ, mỗi người đều lớn lên bằng một cách riêng. Đó là điều làm mẹ đau ḷng. Đau ḷng một cách chính đáng. Và đó cũng là điều làm chúng ta cực nhọc. Cực nhọc một cách vô lư” (Viên Linh 31). Mối liên hệ mẹ-con đă biến dạng, đă hư hao, trước khi cái chết đến. Với Liên, mọi thứ phức tạp hơn, v́ quan hệ giữa cô và bà Thịnh Phước là quan hệ con hoang-mẹ ghẻ. Khi người gia nhân tẩm liệm trong pḥng, Liên h́nh dung “bà Thịnh Phước với cái miệng mở, thâm đen, cái lưỡi dài trắng rộp, và một sợi dây thừng tṛng khít qua cổ, treo như một trái chuối chín nẫu bị dơi ăn nham nhở.” Nhưng đó là một h́nh ảnh của Ma hơn là Mẹ. V́ mọi thứ liên quan đến cái chết: như xác mẹ, tẩm liệm mẹ, đặt mẹ vào áo quan và đóng nắp quan tài lại, đă xảy ra ở phía sau cánh cửa gỗ gụ với quả nắm bằng đồng đặc. Một sự kín bưng! Cái chết của bà TP là một cái chết khuất mặt v́ vậy nó luôn ám ảnh. Nó cũng như cái chết c̣n mang nhiều bí ẩn của miền Nam Việt Nam vẫn theo ám ảnh chúng ta đến ngày hôm nay. Cho đến bây giờ, sau hơn 50 năm, việc đọc lại TTMĐ vẫn giữ nguyên tính phi lư, đa nghĩa, với tất cả mọi diễn dịch khả thi, như cách nh́n vào cuộc chiến tại miền Nam và kết thúc của nó.
Cuộc đối thoại giữa Liên và bà Thịnh Phước buổi tối trước khi bà tự vẫn đă đẩy câu chuyện lên một tầng khác mà mọi suy đoán hay liên tưởng đều không dễ dàng hay đơn giản: “Ai cũng nghĩ rằng mẹ đă chết rồi. Nay mẹ c̣n sống nên mẹ đă làm hỏng hết. Mọi thứ trở thành lỗi thời và thừa ra. Mẹ ạ, có ai nh́n thấy cái chết của ḿnh đâu. Mẹ đă nh́n thấy ḿnh chết dưới mặt các con nên mẹ đă là người khác rồi. Mẹ không c̣n như trước nữa” (Viên Linh 92). Trong quan hệ với Liên, bà Thịnh Phước rơ ràng đă khác trước. Trước khi “lẳng lặng bỏ xứ lên đường,” bà đă trao lại cho Liên món quà của Vịnh- thầy giáo và người yêu đầu tiên của cô: một cái hộp sơn mài khóa kín và không có ch́a. Đó là hành động giảng ḥa giữa hai mẹ con với lời xin lỗi về ngày xưa bà đă ngăn cấm cuộc t́nh duyên giữa Liên và Vịnh. Liên đă trở thành “đứa con yêu dấu”, đứa con ở lại đến phút cuối cùng, đứa con duy nhất làm theo ư muốn của Mẹ, theo sát tinh thần của bản di chúc. Giới tính nữ đă trở thành kẻ thừa kế chính thức. Đứa con ghẻ đă trở thành yêu dấu hơn con thật. Liên, cuối truyện, đă lên đường với hai “tín vật thân yêu”: cái hộp của người yêu và bản di chúc của mẹ. Chúng ta hiểu rằng cuộc đời cô sẽ thay đổi, tương lai có lẽ sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng vẫn c̣n một ẩn số rất lớn về chiếc hộp và điều nó chứa đựng. Cũng có thể đó chỉ là một chiếc hộp không? Điều này không ai biết, v́ chiếc hộp không có khóa. Truyện Cuộc Chơi Đă Kết Thúc chấm dứt ở một nghĩa trang vào cuối năm, nhân vật Bích hiểu rằng bắt đầu từ ngày mai cô sẽ là một con người khác. Đó là ẩn dụ cho một chấm dứt, một chôn cất thực thể, và một tái sinh tinh thần nơi những người đang sống. Giải đáp, hay ch́a khóa, thuộc về những thế hệ tương lai.
Cũng có thể nghĩ rằng toàn bộ TTMĐ là câu chuyện hồn ma của Mẹ. Ngay từ đầu truyện bà Thịnh Phước là một nhân vật đă chết, bà đă là một người chết với tất cả những nhân vật khác. Và sự xuất hiện của bà ở Chương V, kết quả của một sự giả chết, chính là sự xuất hiện của Hồn Ma: sống ngoài thời gian của ḿnh, chỉ như một oan hồn, hay như một điều quái gở (94). Nhưng đă là bóng ma th́ không thể khuất phục định mệnh. Bóng ma phải trở về để phủ nhận cái chết đă xảy ra. Bóng ma sẽ không yên nghỉ nếu bản di chúc chưa được đọc, nếu gia tài bị thất lạc, nếu căn phần không người thừa tự.
Viên Linh đă viết, “Câu hỏi vẫn c̣n nguyên cho thời thế và quê hương của Liên, nhân vật chính trong truyện này, dù đă hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, và mẹ Liên nếu chưa treo cổ, có thể sẽ vẫn treo cổ lại” (Viên Linh, Tác Phẩm Đầu Tay). Bóng ma của Mẹ vẫn c̣n đó giữa quê hương Tây Phố của Viên Linh ngày hôm nay: dù những người con Học-Sĩ-Liên-Hiệp bỏ đi, th́ sẽ nẩy ra những Học-Sĩ-Liên-Hiệp khác để gây ra những cái chết khác cho Mẹ. Bóng ma của Mẹ vẫn tồn tại ở đây, bốn mươi năm sau khi một đất nước bị bức tử. Nếu chấp nhận rằng tinh thần hay linh hồn của một đất nước là nền văn học của nó th́ rơ ràng tuy miền Nam đă chết nhưng linh hồn của miền Nam vẫn sống. Linh hồn đó đă trải qua cuộc phần thư, chết đi sống lại, và cương quyết từ chối bị vùi dập. Nhân vật của DNM đă nói ở cuối truyện, “Những di sản nói cho cùng không phải của riêng ai. Nhưng nó thuộc những ai giữ ǵn và bảo vệ nó. Nó kế tiếp lưu truyền…” Hồn ma Mẹ và di sản của Mẹ là một dự cảm rất sớm của những người viết miền Nam giai đoạn 54-75 về sự tồn tại của một nền văn học chết rất trẻ, và giữ trong nó tất cả chất tươi mới, đột phá, sáng tạo, của một thế hệ viết trong tự do và viết trong ư thức rạch ṛi về trách nhiệm xă hội của người viết. Hồn ma ấy đang nằm trong mỗi người chúng ta đang có mặt nơi đây, trong buổi hội thảo này- một hồn ma của một cái chết uổng, rất dai dẳng, và quyết liệt. Nếu chúng ta đă viết cho ḍng VHMN, nếu chúng ta đă đọc những tác phẩm của VHMN, nếu chúng ta đă từng là nhân chứng hay nhân vật sống cho những tác phẩm của VHMN, th́ chúng ta là người đă tạo ra những hồn ma đó, và chúng ta chịu trách nhiệm phải cư xử thế nào cho phải. Ǵn giữ gia tài của quá khứ là làm phong phú tinh thần nhân bản của hiện tại và của tương lai.Đó là công việc của người làm văn học để lưu truyền những di sản tinh thần cho những thế hệ tiếp theo. Vả để nhắc nhở rằng hồn ma của Mẹ là gia tài đích thực của các con.
Tài Liệu Tham Khảo:
Dương Nghiễm Mậu. Gia Tài Người Mẹ. http://www.vietnamvanhien.net/giatainguoime.pdf
Minh Quân. “Ăn Chịu Thử Một Lần.” http://vietmessenger.com/books/?title=anchiuthumotlan
Nhă Ca. Đêm Nghe Tiếng Đại Bác. Việt Nam Thư Quán:
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmnnnmnqn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=
Thụy Khuê. “Dương Nghiễm Mậu- Con Người Nội Soi trong Bạo Lực Chiến Tranh và Thân Phận Nhược Tiểu.” http://thuykhue.free.fr/mucluc/duongnghiemmau.html
Trùng Dương. “Cuộc Chơi Đă Kết Thúc.” (tựa cũ “Người Con Gái Tuổi Mèo).” Thời Tập Mùa Xuân, 1975.
Viên Linh. Thị Trấn Miền Đông. San Jose: Thế Giới, 1991.
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales