Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Lời giới thiệu cho Bài 3, Trần Nghi Hoàng nhận định về phần Nhật Tiến trả lời phỏng vấn của Trần Văn Thủy: Năm 2011, gần 10 năm sau cuốn Nếu đi hết biển...được nhóm Hoàng Khởi Phong xuất bản tại Hoa Kỳ, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Văn Thủy phổ biến một lá thư --gửi giáo sư Nguyễn Huệ Chi [con trai học giả Nguyễn Đổng Chi, người đă bị thúc bách đến nỗi phải bôi nhọ Phan Khôi đến nỗi cuối đời phải dặn Huệ Chi sửa cái sai lầm ấy cho ông], nhà văn Nguyễn Trọng Tạo và nhà thơ Trần Nhương--nhắm tâm sự về những chuyện xẩy ra trong nước và ngoài nước liên quan đến cuốn Nếu đi hết biển.... Trong thư này, Trần Văn Thủy rất nhầm lẫn khi cho rằng chỉ có "đại chúng" mới "bất đồng" với ông và với những người được ông phỏng vấn. Ngược lại, tên tuổi những người phản đối [từ Đinh Từ Thức tới Trần Văn Tích hay Trần Nghi Hoàng vv] đủ minh chứng ngược lại. Bởi thế, vấn đề của ông Thủy không phải chỉ nên tự nhận " rất b́nh thản trước những phê phán, bài xích, bôi nhọ Nếu Đi Hết Biển...." , mà cũng nên "b́nh thản" để suy ngẫm về quan điểm của những người thuộc Cộng đồng tỵ nạn đă lên tiếng. Trong tinh thần đó, chúng tôi cho đăng lại phần đạo diễn Trần Văn Thủy phỏng vấn nhà văn Nhật Tiến để ông thấy rằng người làm việc "bài xích, bôi nhọ" ấy lại là Nhật Tiến. Trong khi ông ta miệt thị , xỉ mạ người Việt tỵ nạn với "đầu đông đá" và dậy dỗ "giới trẻ trong cộng đồng tiếp tục nuôi dưỡng hận thù" th́ những loạt "bài  quấy hôi bôi nhọ" gần đây lại do "thế hệ" thứ hai của Nhật Tiến tung ra nhắm tấn công những người không đồng ư với Nhật Tiến. Nó cũng đủ cho thấy sự khánh kiệt về nhân cách một nhà văn TRONG KHI CHÍNH ÔNG VẪN CHƯA HỀ PHẢN BÁC ĐƯỢC HỌ. Sự kiện "không phản bác được" mà chỉ dùng tới những thủ đoạn không nên của Nhật Tiến--xuất thân nhà giáo và nhà văn-- hy vọng cũng biểu tỏ cho Trần Văn Thủy biết rằng ông vẫn chưa đi hết biển v́ chỉ mới tiếp xúc được những nhân vật như Nhật Tiến. Do đó, khi ông đă công bằng mà tự nhận xét rằng cái công tŕnh phi thú phi cầm “'công tŕnh nghiên cứu' dơi chẳng ra dơi, chuột không ra chuột này" th́ chính công tŕnh ấy cũng đă phản ảnh tư cách một số người ông chọn để phỏng vấn. *

 

 

NHẬT TIẾN: VẪN "CHIM HÓT TRONG LỒNG"

Đọc "Nếu Đi Hết Biển" của Trần Văn Thủy: NHỮNG NHỊP CẦU TRE - KHÔNG NỐI ĐƯỢC HAI BỜ CỦA MỘT ĐẠI DƯƠNG.  Bài ba http://www.gio-o.com/trannghihoangnhattien.html

 

Trần Nghi Hoàng

Cứ thử tưởng tượng thôi, đă thấy giấc mơ của Cao Xuân Huy (CXH) không buồn sao được và chẳng biết sẽ buồn đến chừng nào!!! Chúng ta thử tưởng tượng ra câu chuyện CXH cũng được William Joiner (hay một cơ quan nào đó của Việt Cộng được lệnh Nhà Nước) đài thọ về Việt Nam (cho sự việc được công bằng), để t́m Trần Văn Thủy (TVT)… phỏng vấn. CXH vừa đáp phi cơ đến Tân Sơn Nhất hay Nội Bài ǵ đó, đă có TVT lái một chiếc Dream láng coóng chờ sẵn ở phi trường. Rồi TVT hân hoan đưa CXH về nhà ḿnh và hai người sẽ cùng nhau hàn huyên tâm sự. Hàn huyên về những điều rất mới và hứa hẹn cho một tương lai xán lạn cho quê hướng đất nước đầy t́nh anh em đồng bào; và tâm sự về kỷ niệm của những ngày mà TVT đă được CXH đón ở phi trường L.A. bằng chiếc Grand Cherokee, đưa về nhà CXH và sau đó TVT đă "tản mạn" với CXH như chúng ta đă biết!!! Nhưng tôi tin rằng điều tưởng tượng trên của tôi, sẽ măi chỉ là một giấc mơ buồn của CXH!!! Đảng và Nhà Nước Việt Cộng chả khi nào có thể để cho TVT làm được những sự việc b́nh thường, đáng lư phải xảy ra giữa hai con người có nhân bản, có t́nh cảm, có… văn hóa và cùng một quê hương xứ sở với nhau như thế! Đến khi TVT đi vào cuộc tṛ chuyện với Nhật Tiến (NT), tôi thấy ngay được ở NT một sự misinformation trầm trọng, v́ tôi không tin NT đă nói những điều này như là một sự đăi bôi (mà tôi thấy không cần thiết):

NT: "Anh làm tôi ngạc nhiên, v́ trong đầu óc của tôi, từ cả chục năm nay, tôi cứ h́nh dung anh là một nhà nghệ sĩ với đầu tóc bạc phơ. Nay lần đầu tiên gặp anh, tôi thấy anh trẻ trung, nhanh nhẹn ngoài sức tưởng tượng.

TVT: "Anh đoán tôi năm nay bao nhiêu?

NT: "Dưới 50, khoảng 45 là nhiều.

TVT: "cám ơn, mới gặp anh, anh đă làm tôi thấy vui rồi. Thế anh cư ngụ ở quận Cam này đă lâu chưa?"

(NĐHB, trang 67 & 68)

 

Chính NT làm tôi (Trần Nghi Hoàng) ngạc nhiên!!! Chưa gặp ông lần nào, nhưng thời c̣n chủ trương tạp chí Văn Uyển, tôi có đôi lần tṛ chuyện với NT qua điện thoại, ngay ở giai đoạn NT mới về Việt Nam trở qua Mỹ (dường như từ khoảng 1989 đến 1996 th́ phải, tôi không nhớ rơ năm) và đang bị nhiều dư luận tấn công vào những quan điểm "ḥa giải ḥa hợp" của NT về vấn đề Việt Nam. Qua những lần tṛ chuyện đó, tôi có cảm giác ở NT một con người rất nhân bản, đầy nhiệt t́nh với dân tộc đất nước Việt Nam. Cảm giác của tôi cũng một phần được vun bồi từ những tác phẩm của NT mà tôi đă đọc từ Việt Nam hồi trước 1975, nhất là cuốn Chim Hót Trong Lồng. Lần đó, NT có gửi cho tôi một bá viết về những cái nh́n của ông trong vấn nạn Việt Nam. Tôi đọc, và thấy những cảm nhận của tôi khi nói chuyện với NT qua điện thoại không có ǵ thay đổi! Những cái nh́n, nhận thức của NT về Việt Nam hiện tại và về một Việt Nam miền Nam Cộng Ḥa ngày xưa chẳng những có nhiều chính xác, mà dường như đồng thời khẳng định được quan điểm chính trị của NT. (Tuy nhiên, tôi có thể thấy được giữa quan điễm chính trị và "thái độ chính trị" của NT lại rất mâu thuẫn nhau, điều này tôi sẽ phân tích sau!):

"TVT: Từ năm 1990, nghe nói anh vẫn có dịp về thường về thăm quê nhà?

NT: Vâng, thường th́ cứ một hay hai năm tôi lại về Việt Nam một lần, và đă đi từ Bắc xuống Nam.

TVT: Điều ǵ đă khiến cho anh cảm thấy ḿnh bị lưu vong ngay cả trên quê hương ḿnh?

NT: Cảm giác xa lạ, sự không thể ḥa nhập được vào đám đông ở chung quanh ḿnh và cái bầu không khí sinh hoạt văn hóa nói chung, văn học nghệ thuật cũng như báo chí nói riêng, vẫn bao trùm một niềm kiêu hănh rằng "dân tộc ta anh hùng, đă đánh cho Mỹ cút, cho Ngụy nhào". Là một người xuất thân từ miền Nam trước đây, làm sao tôi có thể ḥa nhập được. Tuy nhiên cũng phải nói thêm là những những nhận thức này tôi chỉ cảm thấy khi ra tiếp xúc với xă hội bên ngoài, c̣n ở chỗ riêng tư trong gia đ́nh hay tṛng ṿng thân mật giữa các bạn bè, dù ở bất cứ nơi đâu, Hà Nội hay Sài G̣n, tôi đều cảm thấy chan ḥa một t́nh cảm thân thuộc, gắn bó."

(NĐHB, trang 68 & 69)

 

            Những thông tin về NT th́ TVT tỏ ra hiểu biết một cách rành rẽ: NT đă thường về Việt Nam từ 1990. NT có ấn tượng không đúng về TVT là một ông già râu tóc bạc phơ… Thế mới thấy sự chênh lệch cán cân giữa một tay làm văn hóa theo chỉ đạo, và một tay làm văn hóa theo cảm tính… lơ tơ mơ ! Điều này chứng tỏ dù NT có về nước rất nhiều lần, đă đi từ Bắc chí Nam, nhưng những kiến thức về giới "văn học nghệ thuật" trong nước của NT chẳng được bao nhiêu và phần nhiều là do NT… tưởng tượng (qua tác phẩm hoặc lời kể của ai đó!) nên tất nhiên là khó chính xác. TVT ngược lại, ông ta không được quyền tưởng tượng, mà TVT phải làm home work, phải thu thập "dữ kiện" của những nhân vật ḿnh sắp sẽ tiếp xúc nơi hải ngoại, phải study từng nhân vật một. NT bày tỏ cảm quan của ông về một xă hội Việt Nam hiện tại đă đánh động vào ông như thế nào. NT diễn tả chân thực và tôi cũng phải công nhận là tôi cũng từng có những cảm quan tương tợ như vậy trong những lần về Việt Nam (như tôi đă viết trong Vọng Măi Từ Tâm Một Tiếng Chuông). Nhưng ở phần mà NT nói là "ở chỗ riêng tư trong gia đ́nh hay trong ṿng thân mật giữa các bạn bè, dù bất cứ nơi đâu, Hà Nội hay Sài G̣n, tôi đều thấy một t́nh cảm thân thuộc, gắn bó"… th́ tôi quả t́nh không tin ở điều này! Chẳng phải tôi không tin là NT đă nói thật cái cảm quan của ông. Tôi chỉ muốn nói rằng, chỉ với gia đ́nh tôi th́ tôi có được cảm giác thân thuộc, gắn bó, an toàn…. C̣n ngay với bạn bè, dù những người bạn từ trước 1975 ở miền Nam, hay những người bạn "bất ngờ" quen sau 1975, tôi đều giao tế với "hầu hết" bọn họ trong một cảm thức e dè, bất an và không mấy ǵ… tin tưởng! Nói chi đến những nạ là gắn bó với thân thuộc. Và xin xác minh là cái lỗi không phải do tôi đa nghi! Mà chẳng qua, cái "không khí" xă hội chung quanh ở Việt Nam hiện nay đă "điều khiển" cái cảm quan của tôi thành ra như vậy! Tôi luôn lo ngại tất cả những hiện thể mà tôi đang thấy chung quanh tôi (lúc tôi về ở Việt Nam) là không… có thật! Những hàng quán, những sinh hoạt, những náo nhiệt sầm uất… rất có thể sau một đêm sẽ biến mất biệt không để lại chút dấu vết và cũng sẽ không gây cho tôi một chút ngạc nhiên.

NT nói:

"Điều bất hạnh cho dân tộc ta là những người đă hy sinh trong cuộc chiến vừa qua đều đă mang nhận thức ḿnh đă hy sinh cho chính nghĩa. Chống Mỹ xâm lược là chính nghĩa mà bộ đội đă theo đuổi. Bảo vệ miền Nam tự do là chính nghĩa mà những chiến sĩ VNCH sẵn sàng đổ máu. Sự hy sinh của cả hai phía đều mang một ư nghĩa chính đáng, nhưng rút cục thực chất của cuộc chiến chỉ là một sự tương tàn khủng khiếp mà thủ phạm là những kẻ lănh đạo đă cam tâm làm con bài cho ngoại bang ở cả hai phía."

TVT: Với anh, tôi không ngại luận bàn những vấn đề chính trị tuy đă cũ nhưng cảm nhận của tôi có đôi chỗ khác anh. Nếu những người bộ đội, những người lính tham gia chiến tranh mà tới nay vẫn thực sự ư thức là họ hy sinh cho chính nghĩa, th́ quả là điều đáng mừng. Nhưng tôi nghĩ, đối diện với cuộc sống hiện nay, tâm trạng thực trong cuộc đời thực, số đông không hoàn toàn là như thế. C̣n những người đă nằm xuống, tức là những người đă hy sinh như anh nói, chúng ta chẳng thể biết chính xác là họ nghĩ ǵ khi xung trận. Lại nói về những người cầm quyền bên này hay bên kia. Theo chỗ tôi hiểu không phải ai ai cũng có ư thức cam tâm làm con bài cho ngoại bang. Trong số họ, cũng không ít người có đầu óc dân tộc, tinh thần dân tộc. . . . "(NĐHB, trang 69)

            NT đưa ra hai mẫu số: Miền Bắc chống Mỹ xâm lược; miền Nam bảo vệ tự do. Ngay ở trong hai mẫu số đă có một sự mâu thuẫn khôi hài bất khả lư giải! Miền Nam bảo vệ tự do, NT từng sống ở miền Nam từ bao nhiêu năm trước tháng Tư 1975, NT có thể xác minh được là miền Nam có tự do hay không nên người lính Cộng Ḥa mới cần phải bảo vệ. Và nhất là người Mỹ có xâm lăng miền Nam hay không mà miền Bắc lại cần phải đưa quân vào để chống? Rơ ràng là NT đă đem cái "chủ trương thật" của miền Nam, làm vế đối với chiêu bài tuyên truyền để tiến quân của Việt Cộng miền Bắc! Và TVT đă vin vào những "nhận thức" của NT vừa trên, rồi đưa ra một cú lừa banh tuyệt hảo: "cái tâm trạng thực của những người lính thắng trận miền Bắc hiện nay". TVT đă tạo được cảm giác "thân thuộc, gắn bó… an toàn" của NT ở TVT qua nhận thức tưởng chừng rất "táo tợn" này. Nhưng tôi chỉ thấy đây là một cú lừa banh. Và NT đă lọt bẫy:

            "NT: Dĩ nhiên, tôi không có thẩm quyền phát biểu về tư duy bộ đội miền Bắc trước 75, nhưng nếu nói về những người lính VNCH đă nằm xuống, đă hy sinh mà bảo rằng chúng tôi chẳng biết đích xác họ nghĩ ǵ khi xông trận th́ không thể chấp nhận được! … . …. Trong bao nhiêu năm khói lửa ṛng ră ấy, chúng tôi biết chắc đă có rất nhiều người gục ngă ngoài trận địa với lư tưởng là bảo vệ xóm làng, bảo vệ hậu phương trước sự tiến công của bộ đội miền Bắc. Nhân dân miền Nam biết ơn họ, đây là một thực tế trong đời sống có thể dễ dàng kiểm chứng chứ chẳng phải sự tưởng tượng trong đầu một người viết văn như tôi. Cũng xin phép anh cho tôi được phát biểu thêm về cái ư anh cho rằng hầu hết các cấp lănh đạo không có ư thức cam tâm làm con bài cho ngoại bang. . . . Vâng, đúng là đi sâu vào vấn đề này th́ dài ḍng lắm, nhưng tôi chỉ xin hết sức vắn tắt đôi điều. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, cấp lănh đạo tiến hành những cuộc đấu tố, con tố cha, vợ tố chồng, cái đó có phải là sản phẩm của những người có đầu óc dân tộc, có tinh thần dân tộc không? Chủ trương dẫu có thiêu đốt cả dẫy Trường Sơn để hoàn thành việc thống nhất đất nước với cả triệu sinh mạng dân chúng ở cả hai miền. . . . Hay như lời lẽ của một vị Tổng Thống nói công khai trên đài truyền h́nh là viện trợ 700 triệu th́ đánh theo kiểu 700 triệu, viện trỡ 300 triệu th́ đánh theo kiểu 300 triệu, th́ đó có phải là lời lẽ của một thứ tay sai hay con bài của ngoại bang không?. . . ." (NĐHB, trang 70)

            NT được TVT cổ súy cho nói những điều rất dễ "đi" vào ḷng người của cả hai miền Nam Bắc. Những điều mà theo NT là phải đứng ra ngoài cái "vị trí bên này hay bên kia", chỉ đứng trên "b́nh diện dân tộc" mà nh́n lại cuộc chiến. . . . TVT đạt mục đích, cái mục đích "Mỹ du" để làm công việc "ḥa giải ḥa hợp dân tộc" nay lại được chính nhà văn NT công bố giùm cho TVT với những lư lẽ dẫn chứng đầy thuyết phục. Lănh đạo cả hai miền đều có sai lầm. Nhưng những người lính của cả hai bên đều đă thành tâm cho đất nước trong lúc xung trận hy sinh. Cuộc chiến đă lùi xa. Đă thành quá khứ. Bây giờ là thời khắc của "anh em đồng bào" làm công việc "ḥa giải" với nhau để "ḥa hợp" trong "tinh thần dân tộc". NT đă nói giùm TVT. Và TVT vẫn tiếp tục đánh trống lăng trước những câu hỏi ngược lại từ NT. Tất cả mọi phát biểu đều do NT, từ NT mà ra. Cải cách ruộng đất. Thiêu đốt Trường Sơn. Sự vụ ông Tổng Thống miền Nam đánh Cộng theo tiêu chuẩn viện trợ 700 triệu hay 300 triệu chỉ là phụ thuộc. TVT không trả lời ǵ hết với NT.

Tuy nhiên, "ḥa giải, ḥa hợp" không chưa hết, mục đích, chỉ tiêu công tác của TVT được triệt để thi hành. Trái banh lại được TVT tung ra, và NT lại lần nữa đá… tung vào lưới chính ḿnh:

"TVT: Rơ ràng ḥa hợp, ḥa giải là cần, là "sinh lộ" cho dân tộc ta như anh nói, nhưng tôi không nghĩ nó là thần dược chữa bách bệnh như mất dân chủ, nghèo nàn, chậm tiến, tham nhũng, bất công như anh hy vọng đâu. Nhưng trên tiến tŕnh ḥa hợp ḥa giải đó, anh nghĩ sao về những khuynh hướng cực đoan trong cộng đồng VN ở hải ngoại đại để như những chủ trương không du lịch Việt Nam, không gửi tiền về trợ giúp thân nhân cũng như các công tác từ thiện ở VN, không tiêu thụ những sản phẩm từ trong nước, và cả việc tẩy chay, gây rối khi những ca sĩ từ trong nước qua đây tŕnh diễn?

NT: Tôi cảm thông tâm trạng của những người c̣n duy tŕ những chủ trương cứng rắn đó, nhưng con đường cưú nước của họ chỉ là một thứ đường ṃn vô dụng không đem lại một lợi ích nào cho dân tộc nếu không muốn nói là lại c̣n làm cản trở bước tiến của dân tộc. . . ." (NĐHB, trang 72)

            TVT giả vờ nhắc sơ về món thuốc "ḥa hợp, ḥa giải" chưa chắc đă trị được các chứng "mất dân chủ, nghèo nàn, chậm tiến, tham nhũng, bất công". Nhưng TVT lại tránh không đào sâu vào những căn bệnh này. TVT lại lái câu hỏi qua một hướng khác cho NT trả lời: Những khuynh hướng "chống Cộng" cực đoan trong cộng đồng VN ở hải ngoại!!!

Cái dở là NT đă không biết hỏi lại TVT về cái khuynh hướng "tối cực đoan" của chủ nghĩa Cộng Sản: Nhân dân Việt Nam trong nước hiện bị chia làm hai "loại" chính: Đảng viên và không Đảng viên. Rồi sau đó là cán bộ nồng cốt và không nồng cốt; rồi th́ bao nhiêu thứ khác. Như vậy có là cực đoan hay không? Tôn giáo bị kiểm soát, những người trí thức phát biểu cho dân chủ, cho tự do và cho quyền sống bị quản chế, cầm tù. Quyền tự do ngôn luận báo chí chưa có. Những tệ nạn mà TVT đưa ra như "mất dân chủ, (thực ra, đă có dân chủ bao giờ đâu mà nói là mất!!!) nghèo nàn, chậm tiến, tham nhũng, bất công. Như vậy là có cực đoan hay không? Sự cực đoan bảo vệ "ngôi vị và quyền lực tập đoàn". Nếu tôi bảo rằng những người Việt tị nạn hải ngoại sở dĩ có "cực đoan" trong vấn đề chống Cộng, là v́ họ đang chống những tệ nạn, những thối nát, hư hoại, băng ră v.v..(chính TVT có nêu ra và tôi, TNH có bổ sung thêm bên trên) mà Đảng Việt Cộng và Nhà Nước đă tạo ra và đang cật lực giữ ǵn bảo vệ th́ TVT sẽ trả lời sao? Tất nhiên là TVT lại tránh né không trả lời ǵ hết!!! Biết là TVT sẽ tránh né không trả lời, tôi vẫn thích NT phải nên hỏi. Ở NĐHB trang 83, phần "Nguyễn Thị Hoàng Bắc" (NTHB), khi NTHB nói:

"Nhưng có người nêu thắc mắc: nếu hằng năm người Việt ngước ngoài không gửi về nước trên dưới 2 tỉ USD, năm 2002 th́ con số tổng kết là 2,4 tỉ, th́ chính sách của nhà nước (Việt Cộng) sẽ ra sao?"

TVT: Tôi nghĩ chúng ta không nên xen chuyện tiền bạc, trần tục vào câu chuyện nghiêm chỉnh như thế này…" (NĐHB, trang 83)

 

            Nhưng vừa trên, khi đặt câu hỏi với NT, chính TVT đă đưa ra "không gửi tiền về trợ giúp thân nhân cũng như các công tác từ thiện" là sao???? Tiền bạc, khi nào th́ "trân tục" và khi nào th́ "cần thiết" để… mồi chài??? TVT quả t́nh có lối nói chuyện rất ư là "đánh bài lận". Điều tôi không hiểu là v́ sao những "nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính" ở hải ngoại của chúng ta lại cứ hết người này đến người khác, cùng nhau "yên tâm" mà tiếp tay cho TVT "tráo bài", rồi luân phiên nhau phe ta lại cứ sút banh vào "gôn" của phe ḿnh??? NT tiếp tục "lạc quan" và "ngây thơ" giải thích với TVT:

-"Vào thời điểm cách đây 10 hay 15 năm, th́ những suy nghĩ chính trị của tôi như vừa kể trên phải kể là quá sớm và do đó tôi phải nhận lănh nhiều hệ quả. Tuy nhiên, nh́n vào sinh hoạt của đa số thầm lặng trong cộng đồng VN ở hải ngoại, tôi thấy những suy nghĩ của ḿnh dần dà được chia sẻ. Từ nhiều năm qua, du lịch về Vn không c̣n là một điều phải giấu giếm, các nhóm thiện nguyện đem tiền bạc và kỹ thuật về làm công tác từ thiện ở trong nước ngày cang nhiều, việc các báo Việt ngữ loan lại tin tức VN trích từ các báo trong nước, ngay cả những tin tốt lành, không c̣n là điều cấm kỵ hay phải tránh né, và đặc biệt, cứ nh́n vào ngân khoản trợ giúp thân nhân của Việt kiều hải ngoại gửi về mỗi năm lên tới 2, 3 tỉ đô la th́ đủ thấy người Việt hải ngoại gắn bó thế nào với quê hương, đất nước, đồng bào, quá khứ chính trị không c̣n là một vấn nạn nặng nề trên tâm thức của nhiều người nữa. Tôi hiểu rằng, con đường ổn định và phát triển là con đường ngaỳ càng được nhiều người ở cả trong và ngoài nước chấp nhận." (NĐHB, trang 73)

            Phải, người Việt hải ngoại bây giờ về thăm nước rất nhiều và rất thường. Các nhóm thiện nguyện đem tiền bạc và kỹ thuật về làm công tác từ thiện ở trong nước tấp nập. Các báo Việt ngữ hải ngoại trích tin từ báo trong nước. Tiền Việt kiều gửi về thân nhân lên tới hàng 2, 3 tỉ mỗi năm v.v.. Nhưng tất cả những cái đó, những công việc và dấu hiệu đó, chỉ dồn vào một mục tiêu tối hậu là làm lung lay và sẽ xô ngă chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam, là phá nát đi cái guồng máy ́ ạch làm tŕ trệ đất nước của Nhà Nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa. Vẫn có những tập thể kéo nhau biểu t́nh chống "văn công Việt cộng", chống các buổi hội họp của "sứ quán Việt cộng". Nhưng vẫn có những Việt kiều đi về Việt Nam thăm quê hương, những Việt kiều gửi tiền cho thân nhân ở quê nhà mỗi tháng v.v… Đó là Dân Chủ, là Tự Do và trên hết, đó là một phương cách chống phá chế độ Việt Cộng ôn ḥa nhưng sẽ hữu hiệu. Việt kiều hải ngoại về thăm thân nhân thường, sẽ chia sẻ với gia đ́nh những điều mắt thấy tai nghe nơi xứ người. Những điều văn minh tiến bộ tự do dân chủ. Thân nhân của Việt kiều sau đó, sẽ thông tin lại cho những người Việt trong nước mà họ quen biết. Tiền của Việt kiều gửi về trong nước chẳng khác nào một cái tát trái vào mặt Đảng và Nhà Nước Việt Cộng. Cái lũ "Ngụy" bây giờ đă "thành khúc ruột ngàn dặm" đến nỗi Đảng và Nhà Nước Việt Cộng phải có kế sách chiêu dụ, làm thân. Những món tiền đó c̣n giúp cho người dân trong nước biết đ̣i đứng riêng làm kinh tế, không c̣n chịu nằm trong hệ thống kềm kẹp "quốc doanh" của Đảng và Nhà Nước Việt Cộng. Nói cho cùng, những món tiền mà Việt kiều gửi về cho thân nhân, tôi tin rằng, tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mỗi gia đ́nh, món tiền đó sẽ là để giúp cho thân nhân sống qua những ngày khốn khó dứơi chế độ Việt Cộng, hay là một thứ "vốn" để thân nhân gầy dựng làm ăn khi Nhà Nước và Đảng Việt Cộng cho "mở cửa kinh tế".

NT có thể đă nói đúng phần nào: "… quá khứ chính trị không c̣n là một vấn nạn nặng nề trên tâm thức của nhiều người nữa." Nhưng điều này chỉ để minh xác là những con người Việt Nam từ trong nước hay lưu vong hải ngoại đă ngày càng chán mứa với những thể chế chính trị nửa mùa của một đất nước Việt Nam nghèo đói và chậm tiến! Ho,ï nếu có Việt kiều gửi những món tiền về Việt Nam, thuần túy là chỉ để giúp cho thân nhân họ. Cái bản chất văn hóa Việt Nam nói riêng và Á Đông nói chung, khiến họ luôn gắn bó với gia đ́nh, tộc họ. Chứ không phải như NT đă nói là "người Việt hải ngoại gắn bó thế nào với quê hương, đất nước, đồng bào…" Cái thủ thuật "quê hương, đất nước, đồng bào" là của Việt Cộng. Nhưng mọi người Việt Nam từ ở quốc nội cho tới ở hải ngoại bây giờ ai cũng biết rất rơ là những con người Cộng Sản chỉ xem "quê hương, đất nước, đồng bào" là thứ yếu!!! Nó chỉ như một cũ cà rốt treo lững lơ trước mặt những người Việt Nam nào c̣n nhẹ dạ và viễn mơ.

Thường, người ta hay nhầm lẫn giữa hai thứ: ḷng Nhớ Nước (hoài hương) và ḷng Yêu Nước! Có người sẽ lư luận rằng: Không Yêu Nước sao (những người Việt lưu vong) lại Nhớ Nước? Tôi th́ cho rằng: Nhớ Nước là một cảm xúc thụ động có thể xảy đến cho hết thảy mọi người Việt tha hương. Nhưng Yêu Nước (hiểu theo nghĩa tích cực), chỉ có ở những người Việt lưu vong nào c̣n muốn làm một điều ǵ đó cụ thể cho Việt Nam. NT khả dĩ là một người Yêu Nước. Nhưng NT đă yêu nước một cách hết sức viễn mơ như đă tin vào TVT mà "bày tỏ gan ruột" của NT, bằng cách "nói giùm TVT" những điều "trong kế hoạch của TVT". Và tất cả những diễn tiến này đă do TVT khéo léo léo lái và dàn dựng nên. Nhật Tiến khả dĩ là một người rất nhân bản. Nhưng NT đă nhân bản bằng cảm ứng và không có sự lư luận, biện giải với chính ḿnh và với sự việc, như NT đă tin vào cuốn "nhật kư" của anh Mỹ lai Kiên Nguyễn! Cuốn The Unwanted mà một người chỉ cần có chút ít đầu óc phân tích đọc qua, sẽ nhận ra ngay đây vỏn vẹn là một cuốn "tiểu thuyết giả tưởng" loại ba xu chuyên chở trùng trùng những bi kịch, nhưng sẽ được đền bù bằng một kết thúc "có hậu" làm vui ḷng người đọc b́nh dân. Một lần nữa, NT tiếp tục lọt vào trận đồ của TVT, và đă trả lời theo ư TVT muốn, khi TVT đặt câu hỏi:

"TVT: Ở Mỹ, người cầm bút có đủ tự do để viết tất cả những ǵ ḿnh muốn víết chứ?

NT: Về đại thể th́ ai cũng cho là như thế, nhưng thu hẹp vào những cộng đồng nhỏ nhoi th́ vấn đề có khác, nhất là cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đă đông đá trong đầu óc họ." (NĐHB, trang 75)

Tôi muốn NT nên phân biệt rơ ràng giữa các Hội Đoàn mang danh xưng Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, và cái cộng đồng người Việt hải ngoại thực sự khắp thế giới hay ở từng địa phương. Theo tôi, một người cầm bút lưu vong nhất là ở Mỹ, có viết được hay không những điều tim óc của ḿnh là do các điều kiện đ̣i hỏi sau đây: "Khả Năng", "Tài Ba", Trí Tuệ" và "Đảm Lược". Và thêm một điều kiện nữa mà trong bài Việt Tide phỏng vấn NT, NT đă có nhắc tới: (NT đang kể cho Việt Tide về "khóa bồi dưỡng chính trị" do Việt Cộng tổ chức dành cho văn nghệ sĩ miền Nam sau tháng Tư năm 75)

"VT (Viet Tide): Và họ đă hỏi anh những câu hỏi như thế nào?

NT (Nhật Tiến): . . . . Một câu hỏi khác mà tôi c̣n ghi nhớ được là của kư giả Thái Bạch, thuộc hàng ngũ những người viết miền Nam. Anh này đứng dậy gằn giọng hỏi tôi: "Anh cho tôi biết, anh có liên hệ ǵ tới tên phản động Nhất Linh? Tôi chưa kịp trả lời th́ chị Nguyễn Thị Vinh đă đứng dậy, chỉ mặt Thái Bạch và nói ngay: "Anh muốn biết về Nhất Linh th́ hăy hỏi tôi, v́ tôi mới là ngưới có nhiều liên hệ với nhà văn Nhất Linh, cả về mặt văn chương lẫn đời sống chính trị". Nói chung đa số anh chị em văn nghệ tham dự khóa vẫn c̣n giữ được tư cách của người cầm bút.. . . ."

(Văn Nghệ Sĩ Miền Nam Trong Những Ngày Đầu Của Chế Độ Mới, Việt Tide Phỏng Vấn Nhà Văn Nhật Tiến, Việt Tide số 146, tuần lễ 30 tháng 4 đến 6 tháng 5, 2004)

Vâng, "tư cách của người cầm bút" chính là một điều kiện tất yếu để cùng với những điều kiện mà tôi vừa kể bên trên để làm nên "một người cầm bút chân chính". Xin đọc tiếp:

"VT: Có một cuộc đấu khẩu rất sôi động trong khóa học về tương lai của nhà văn miền Nam. Anh có thể kể lại vụ này không?

NT: Một nhà văn nữ miền Nam trong khóa học đă phát biểu tự nhận ḿnh là đứa trẻ sơ sinh so với những nhà văn miền Bắc đă tham gia "cách mạng" trước đó hàng mấy chục năm, vậy th́ cần phải có thời gian học tập để sau này sẽ được cầm bút trở lại. Ngay lập tức, Mai Quốc Liên một cây bút đến từ miền Bắc đă đứng dậy nói ngay: "Khóa học này mở ra để các anh các chị hiểu biết về xă hội mới thôi chứ đừng trông mong vào việc cầm bút trở lại. Bởi v́ miền Nam các anh các chị làm ǵ có văn hóa!"

VT: Phản ứng của anh chị em văn nghệ lúc đó ra sao?

NT: Phải nói là sôi sục. Trước tiên, Đỗ Phương Khanh đứng lên chỉ mặt Mai Quốc Liên và hỏi ngay: "Anh vào trong Nam được bao lâu rồi, và anh đă đọc được bao nhiêu tác phẩm của miền Nam rồi mà anh dám nói miền Nam không có văn hóa?" Rồi nhiều người khác cũng nhao lên, cả tôi lẫn nhà văn Nguyễn Thụy Long đều đứng dậy. . . ."(Như trên, Việt Tide)

            Điều cần lưu ư ở đây, là trong cả hai lần "gay cấn" của buổi "học tập" do NT kể, phản ứng "nhạy bén và quyết liệt" từ phía văn nghệ sĩ miền Nam vẫn là do các nhà văn nữ. Một lần do Nguyễn Thị Vinh và một lần do Đỗ Phương Khanh, vợ của NT. Hai người phụ nữ này làm tôi hả ḷng qua chuyện kể của NT. Tuy rằng, trong câu chuyện này cũng có một nhà văn nữ miền Nam đă ỏn ẻn xin nhận làm "trẻ sơ sinh" trước sự "cao lớn" của những nhà văn miền Bắc… Nhà văn nữ này, mà hiện nay đang sống ở Úc hay Canada ǵ đó, sau khi ra khỏi Việt Nam đă từng viết một tiểu thuyết tự ví ḿnh như công chúa An Tư và Việt Cộng là tên thái thú Thoát Hoan!!! Một lời biện giải khá ly kỳ!!!

Nhưng tại sao tạo ra những biến động hay giải quyết những biến động, đều là các nhà văn nữ? Những nhà văn nam của miền Nam tự do đâu rồi? Tôi đặt câu hỏi nhưng tôi đă ngầm hiểu. Những nhà văn đàn ông phải trầm ổn hơn bởi v́ họ là đích nhắm của Đảng và Nhà Nước Việt Cộng nhiều hơn, và v́ vậy, phản ứng tất nhiên cũng chậm răi hơn các nhà văn đàn bà! Cái mà NT gọi là "tư cách của người cầm bút", "tư cách" thôi chứ chưa cần dùng đến hai chữ "khí phách", theo NT, nói chung văn nghệ sĩ miền Nam vẫn c̣n giữ ǵn chững chạc.

Nhân tiện, chúng ta thử t́m hiểu về "tư cách" của giới văn nghệ sĩ miền Bắc, xem sao! Xin đọc:

"Nuốt đờm

Ban sớm, cơ quan xúm nhau đọc bài Bửu Tiến chê vở Topaze của M. Pagnol. Có người nói, v́ hắn vớ được một câu ông Hoàng Văn Hoan nói bang quơ đâu như đại ư là: Vở Topaze là vở đầu hàng đồng tiền.!

K.Lân tự dưng kể một đoạn Tây Du. Đức Phật khạc đờm, Đại Thánh vớ lấy, ăn hết đống đờm là thành phép! Đó, muốn có phép th́ phải luyện cac1h đó… Tuy anh không nói ǵ nữa, mọi người đều tức khắc hiểu rằng, BTiến đă trở nên "một chiến sĩ cách mạng" chính v́ bí quyết nuốt đờm kia."

(Trần Dần, Ghi 1954 - 1960. td mémoire xb 2001. Trang 191)

Cái khủng khiếp trong cuốn Ghi của Trần Dần (TD), là ông chỉ GHI lại những sự việc hay kết luận của một suy nghĩ. TD không lư giải hay lư sự chi hết!!! Câu BTiến, tức Bửu Tiến đă trở nên "một chiến sĩ cách mạng" chính v́ bí quyết nuốt đờm kia nói lên đầy đủ và rành mạch cái sinh hoạt "văn học nghệ thuật" của miền Bắc, của Việt Cộng Xă Hội Chủ Nghĩa! Điều tôi chưa biết là TVT đă nắm được "bí quyết" nào dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam mà đă tỏ ra rất thành công, đến mức được xem như là một thứ "sứ giả của ḥa hợp và ḥa giải dân tộc", được Nhà Nước và Đảng cho đi đây đó tứ tung, thâm nhập vào giới văn nghệ sĩ Việt kiều lưu vong để thi hành công tác!!! Trở lại chuyện NT nói với TVT là "cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn sự suy tư đă đông đá trong đầu óc họ." Tôi xin hỏi NT, ông đă biết những ǵ, đă tiếp xúc tiếp cận được bao nhiêu những người Việt lưu vong ở hải ngoại? Ngay cả trong giới văn nghệ, NT đă đọc, đă tiếp xúc được với bao nhiêu những người cầm bút lưu vong? Những điều NT nói, phát biểu trước mặt TVT khi TVT đặt câu hỏi với NT, là NT đă có suy tư "không đông đá" chưa? Hay chỉ là một cách nói, một câu chuyện làm quà để "vui ḷng người hỏi, an tâm người trả lời"??? Và sự "suy tư đông đá" là sự suy tư ra làm sao??? Cái cách nghĩ, cái nh́n của NT về người Việt lưu vong có đông đá hay không???

Ở câu hỏi tiếp theo của TVT và câu trả lời của NT, cho tôi thấy là sự suy tư của NT nếu có, (nhưng tôi khó tin là NT có suy tư và t́m hiểu về cộng đồng Việt kiều lưu vong hải ngoại qua những ǵ NT trả lời TVT!), quả thật là một sự "suy tư kiểu đông đá" như NT đă khải định! (Thật ra và tiếc thay, những suy tư đă đông đá trong đầu óc vẫn c̣n khá hơn một đầu óc đă đông đá mà vẫn c̣n muốn làm công việc suy tư!!!!)

"TVT: Nhưng giới trẻ trong cộng đồng th́ phải khác chứ, họ không bị ràng buộc ǵ với quá khứ và đa số, tại thời điểm năm 2003 này, nhiều thành phần trẻ không hề biết cuộc chiến ở Việt Nam là cái ǵ.

NT: Đồng ư là như thế, nhưng họ vẫn được dạy dỗ để tiếp tục nuôi dưỡng hận thù. Phong trào tuổi trẻ "Nối bước cha anh" là một ví dụ cụ thể. Kiến thức về cộng sản Việt Nam đối với họ là kiến thức của những thập niên từ 50 đến 80 do cha ông truyền lại. Th́ cũng như tuổi trẻ ở Việt Nam bây giờ, họ luôn luôn bị nhồi nhét để biết ơn Đảng lănh đạo đă đánh cho Mỹ cút, cho Ngụy nhào. Ít có tuổi trẻ nào nhận thức được ra rằng để thay thế cho cái xă hội vốn đă bị lật nhào ấy, lại sản sinh ra một xă hội y hệt như thế mà mức độ đồi trụy c̣n tăng lên gấp bội phần. Thế th́ xương máu của các bậc đi trước đă đổ xuống quê hương có phải là một sự uổng phí đến kinh hoàng không? (NĐHB, trang 75)

 

NT nói ra về chủ trương Đảng Việt Cộng luôn nhồi nhét cho tuổi trẻ Việt Nam trong nước phải biết ơn Đảng lănh đạo đă đánh cho Mỹ cút, cho Ngụy nhào. Ít có tuổi trẻ nào nhận thức được ra rằng để thay thế cho cái xă hội vốn đă bị lật nhào ấy, lại sản sinh ra một xă hội y hệt như thế mà mức độ đồi trụy c̣n tăng lên gấp bội phần. Như vậy, để đương cự lại cái Đảng, cái chính quyền đă làm cho đất nước tang thương, đă làm cho xă hội đồi trụy gấp bội phần đó, tức là những cái vô cùng xấu, NT muốn giới cha ông, các bậc phụ huynh của cộng đồng Việt kiều lưu vong, phải nên dậy dỗ con cháu họ như thế nào??? Ḥa hợp ḥa giải với cái XẤU, với BẠO LỰC với ĐỘC TÀI và NGU DỐT chăng??? Ở một đoạn trước, NT đă trả lời TVT:

"TVT: Vậy hẳn là chủ trương ḥa giải và ḥa hợp mà h́nh như anh đă theo đuổi từ lâu, cũng nằm trong tâm thức hướng về dân tộc ấy?

NT: Đúng vậy! Tôi chưa và cũng chẳng bao giờ lại chủ trương ḥa giải, ḥa hợp với độc tài hay bạo lực…." (NĐHB, trang 71)

NT từng khẳng định như trên! Vậy th́ cái chủ trương ḥa giải và ḥa hợp mà trong bài phỏng vấn, TVT đă thong dong nhét vào mồm để NT nói ra trong "tâm thức hướng về dân tộc" ấy, là NT muốn ḥa giải và ḥa hợp với ai??? Dưới chế độ và chủ nghĩa Việt Cộng, không chịu "nuốt cục đờm" của Đảng th́ sẽ chẳng bao giờ "có phép". Mà trong một xă hội ma quỷ như xă hội chủ nghĩa Việt Cộng, không "có phép" th́ làm sao tồn tại, nói ǵ đến xây dựng và thực hiện "ư thức dân tộc". Và NT đă nói rất đúng về một hiện trạng Việt Nam Cộng Sản, về chủ trương của Đảng và Nhà Nước vẫn c̣n và luôn hănh tiến về sự việc "đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào"… để truyền dạy cho con cháu Đảng viên, cho nên TVT đă vẫn chơi tiếp lá bài "tảng lờ", miễn b́nh luận hay góp ư với NT… V́ sao? V́ TVT đă được tôi luyện nhuần nhuyễn rằng, đối với Đảng và Nhà Nước, "b́nh luận" hay "góp ư" mà chưa có sự chỉ đạo và hướng dẫn của Chính Trị Bộ là một cách… tự sát! Xin đọc:

"Cũng phải nói thêm, rằng ít lâu nay, thái độ của PhCung (thằng Đang nó bảo: đéo mẹ thằng Hcầm, nó khai bố láo cả) hay của HLoan (khi kiểm thảo trước cơ quan HLoan 2 lần chửi xỏ: thằng HC hèn nhát!), những cái đó làm cho HCầm "nghĩ ngợi", nhụt cả kết quả lớp học. Vả cuộc đời, nó có cái b́nh thường "hỗn tạp" của nó, không giống không khí cac1h mạng của lớp học, cuộc đời Hà Nội đă ít nhiều làm "hả" HCầm đi. Anh chàng một hôm viết thư cho VCao, đại ư nói muốn thanh minh về chuyện lớp học, song nhà VCao th́ nguy hiểm, th́ mời VCao đến nhà ḿnh!

VCao nhận được thư ấy, không biết nghĩ sao, bèn đi gặp NđThi, đem việc ấy ra báo cáo, và xin chỉ thị "xem có nên đi gặp HCầm không?"

Dĩ nhiên NđThi không thèm ngăn cản một cái việc chẳng có ǵ là nguy hiểm mà phải xin chỉ thị ấy!

VCao đến gặp HCầm, phố Lư Quốc Sư.

Một cuộc "hội đàm" bỉ ổi bắt đầu. HCầm khúm núm, nhận là ḿnh dát, bị đánh quá, mụ đi như "một con đồng", họ hỏi đâu th́ cứ phun ra tuồn tuột, không c̣n nghĩ ngợi ǵ cả nữa! Thế cho nên, khi về HCầm "không dám đi gặp anh em" nữa, sợ bị trách, ngượng mặt! Tóm lại, tức là sau khi đă thành khẩn thú tội trước Đảng trong lớp học, th́ bây giờ th́ HCầm lại thành khẩn thú tội trước "tiên chỉ VCao"!

VCao lên mặt hách. Anh hạch tội HCầm, chẳng hạn: "pum th́ có phải là chống đối đâu, sao lại khai? Anh lại bảo là HCầm tố điêu, để che dấu cái việc có "Đảng phái chính trị", đánh lạc lănh đạo đi về hướng anh! HCầm th́ nói hiện tượng. Tdần th́ nâng lên "nguyên tắc", đều là cái "âm mưu che đậy cái tổ chức chính trị ấy". Anh lại nói là việc ấy, anh đă báo cáo lănh đạo.

Hơn nữa, anh c̣n cinique đến nước nói là: "Tao chỉ có tội chống Thữu, chứ tao có chống Đảng đâu? Toàn là chúng mày làm đổ vấy cho tao! Sao không tố những điều tốt, tao đă khuyên răn chúng mày?" (Ôi chao, lại có điều tốt VCao khuyên anh em nữa chứ!)"

(Trần Dần, Ghi 1954 - 1960. td mémoire xb 2001. Trang 264 & 265)

 

            Những tay cự phách như Văn Cao, như Hữu Loan, như Trần Dần, như Phùng Cung v.v… mà qua Ghi của Trần Dần, tức là những sự, những việc thật đă xảy ra 100%, chúng ta c̣n thấy nó thê thảm đến như vậy!!! Họ, những văn nghệ sĩ tôi vừa kể tên bên trên, là những công thần, là những tay khai sơn phá thạch cho nền văn học và chủ nghĩa Việt Cộng, mà c̣n phải sống ấp a ấp úng trong cái xă hội mịt mờ bụi nước, và xem chừng chẳng có chút hy vọng nào là "ḥa hợp, ḥa giải" được với Đảng và Nhà Nước Việt Cộng! Vậy th́, ông NT, ông là ai, là cái ǵ mà toan bề ra tay "hướng về dân tộc", "ḥa hợp và ḥa giải" với một cái Đảng mà nó chẳng cần thèm biết đến ông? Chưa cần chống Đảng! Chỉ cần chống THữu là đă thành chống Đảng! Dưới chế độ và chủ nghĩa Việt Cộng, tuy nay Tố Hữu đă chết, nhưng tôi tin rằng trong văn học văn nghệ Xă Hội Chủ Nghĩa bất cứ lúc nào, cũng đếu có những THữu, những "tiên chỉ VCao", những HCầm hèn nhát v.v… Chúng ta hăy nghe TVT hỏi tiếp:

"TVT: Vậy anh trông mong ǵ ở giới trẻ, cả trong lẫn ngoài nước?

NT: Tôi kỳ vọng ở nơi tuổi trẻ một tấm ḷng trong sáng, thẳng băng không nhuốm chút hận thù để biết làm một cái vươn vai lớn mạnh có tính cách Phù Đổng. Vươn vai để giả từ mọi hệ lụy, ràng buộc trong quá khứ mà nh́n thẳng vào những nhu cầu khẩn thiết của quốc gia dân tộc. Vươn vai để biết rũ bỏ tinh thần ỷ lại chỉ biết cậy trông vào sức mạnh của cường quốc để cầu xin giải quyết vấn đề của chính quốc gia ḿnh, dân tộc ḿnh. Họ cũng phải biết nhận thức rằng quê hương c̣n rất nhiều vấn đề cần sự tiếp tay của tất cả mọi phía: Dân trí chậm tiến, phẩm chất đạo đức cá nhân suy đồi, tệ đoan và bất công xă hội gia tăng năng nề, sinh mệnh, đất đai của dân tộc như chỉ mành treo chuông trước mộng bá quyền của phương Bắc.v.v… Chỉ có sự khơi mạch yêu thương và hóa giải hận thù để tập hợp được hết sức mạnh của toàn dân cả trong lẫn ngoài nước th́ mới mong từng bước làm cho những vấn đề khẩn thiết của quê hương có cơ hội giải quyết. Nói tóm lại là, một thiên niên kỷ mới đă bắt đầu. Con người Việt Nam hơn hai mươi nlăm năm sau cuộc chiến cũng cần phải thay đổi năo trạng để góp phần vào công cuộc phục hưng thực sự cho xứ sở". (NĐHB, trang 76)

Câu hỏi vừa rồi, có thể xem là câu hỏi cuối của TVT đặt ra cho NT trong bài phỏng vấn. Những điều NT đưa ra về một ước vọng ở tuổi trẻ Việt Nam cả trong nước lẫn ở hải ngoại thật mượt mà và đẹp như nhung tơ!!! Nhưng có điều, NT đă nghĩ ra phương cách nào để đưa sự thể đến chỗ tốt đẹp như vậy chưa? Để tuổi trẻ Việt Nam khắp nơi cùng nhau làm một cuộc vươn vai Phù Đổng? Ở những người tuổi trẻ hải ngoại lưu vong, mong mỏi từ họ một tấm ḷng trong sáng th́ c̣n khả dĩ và hy vọng. Nhưng tuổi trẻ đang sống trong nước, trong sự thể phải "tranh đấu" thường xuyên để "sinh tồn", tôi nói là "sinh tồn" thôi chứ không nói là "thành đạt", và dưới sự kiểm soát tư tưởng cũng như hành động của Đảng và Chính Trị Bộ, th́ làm thế nào để những người tuổi trẻ này "trong sáng"?. Họ, những người tuổi trẻ Việt Nam ở quốc nội hiện nay, là những chồi xanh chưa kịp lớn và khó thể lớn dưới tay Đảng, rồi sẽ ṃn héo chẳng biết thế nào, th́ làm sao lớn dậy và vươn vai??? Muốn một cành cây đâm chồi, nẩy lộc th́ ít ra, nó phải được nuôi dưỡng trong một bầu không khí trong lành và cần nhất, là nó phải có đủ ánh sáng mặt trời để trưởng sinh toàn vẹn diệp lục tố để xanh tươi. Tuổi trẻ Việt Nam quốc nội thiếu ánh sáng mặt trời của tự do và tiến bộ, của niềm tin và hy vọng. Làm sao cho họ "trong sáng và thẳng băng" được???

Xem ra, những ước vọng và những câu hát về một "thiên đường" của "ḥa hợp ḥa giải" để "hướng về dân tộc" của Nhật Tiến, chẳng qua rồi cũng chỉ là những tiếng hót của một con chim đang bị nhốt trong lồng. Chiếc lồng của sự ảo tưởng viễn mơ giữa một trận đồ chưa t́m thấy lối Đi, Về!!!

Virginia, May 25-2004

Trần Nghi Hoàng

CHÚ THÍCH

* Trích dẫn thư của Trần Văn Thủy:

"Thế rồi, “trời xui đất khiến” thế nào, bỗng dưng bố Nguyên Ngọc lù lù tới Boston , ở cùng nhà, đi dạo, chuỵên tṛ, thăm hỏi linh tinh: “Thủy, cậu sang đây làm ǵ?”  … “Thế à? Viết xong chưa?”… “Đưa tớ đọc chơi được không?”… Bố Nguyên Ngọc đọc 3 đêm, sáng dậy chưa ngồi vào bàn ăn, mắt c̣n đỏ v́ thức khuya, bố đặt tay lên tập bản thảo và nh́n vào mắt tôi: “Thủy! Cái này nó rất cần và có ích.” Tôi không tin ở tai ḿnh, hỏi lại: “Anh bảo sao?”  Nguyên Ngọc nhắc lại: “Cái này rất cần và có ích.” Tôi nóng ran cả người. Bố này mà đă nói là tôi tin, nhưng chẳng lẽ cái “công tŕnh nghiên cứu” dơi chẳng ra dơi, chuột không ra chuột này mà lại cần và có ích sao?[...] 4- “CÁI NGƯỜI VIỆT M̀NH NÓ THẾ! Cuốn Nếu Đi Hết Biển... ra đời ở Quận Cam năm 2003, ngay lập tức được lan truyền. Nói một cách công bằng rằng, ở Mỹ khá nhiều người đọc chấp nhận nó, nhưng cái kẹt của nó là: Do một người trong nước sang thực hiện. Thời điểm đó, phương tiện thông tin đại chúng của người Việt ở Mỹ không dễ dàng đồng t́nh với việc làm của một người trong nước, vốn sống dưới chế độ “cộng sản toàn trị”. Do vậy những người đồng t́nh th́ im lặng; những người sốt sắng tỏ thái độ phản đối, lên án th́ sẵn sàng có diễn đàn [...] Thưa các anh, bởi vậy các anh có thể tin là tôi rất b́nh thản trước những phê phán, bài xích, bôi nhọ Nếu Đi Hết Biển. [Trần văn Thủy, Thư gửi anh Huệ Chi, anh Nguyễn Trọng Tạo, anh Trần Nhương 28/01/2011 http://boxitvn.blogspot.com/2011/01/thu-cua-tran-van-thuy.html]

 

Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng