Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Một số linh mục Việt Nam tại Houston

nên xét lại thái độ “quay lưng” với quê hương ḿnh.

 

Nguyễn Phi Thọ

 

 

 

Khi tôi viết lên những ḍng chữ nầy, tôi cảm thấy không vui chút nào. Và tôi lại càng đau hơn khi biết rằng ḿnh là một người Công giáo đang nói về chuyện linh mục, người chăm lo phần hồn cho tôi và hiểu sẽ làm họ không vui. Nhưng tôi phải nói.

 

Tôi không dám viết về chuyện Giáo hội bên quê nhà hay Ṭa thánh Vatican đang trong cơn thử thách với nhiều lời người khen kẻ chê, người tấn công kẻ lo bảo vệ. Hai ông Lữ Giang và Trần Phong Vũ là những người Công giáo nhưng không cùng đứng chung một chiến tuyến dưới cái nh́n những ǵ đang xảy ra cho Giáo hội trên quê hương. Mỗi ông là một khẩu đại pháo để bảo vệ Giáo hội, nhưng tiếc thay ṇng súng không quay về hướng đang làm khốn khổ Giáo hội, mà quay vào nhau để bảo vệ chân lư của ḿnh để rồi quên mất việc bảo vệ Giáo hội. Chúng ta ở ngoài nước biết rơ Giáo hội đang làm ǵ, nhưng làm sao biết đích thực Giáo hội đang muốn ǵ. Các ông ấy chỉ chỉ biết suy luận rồi giải thích theo lư trí ḿnh để hướng dẫn quần chúng. Đây là một việc làm nguy hiểm. Nhưng họ có tự do, có ng̣i bút hay máy điện toán trong tay, họ muốn nói sao cũng được. Riêng cá nhân tôi, tôi có bút có mực, có máy điện toán nhưng không thể v́ có tự do để viết voi vẽ chuột vẽ những ǵ Giáo hội đang làm. Tôi không muốn hướng dẫn quần chúng khi chính tôi chưa hưóng dẫn được những chao đảo bất nhất đang xảy ra trong ḷng.

 

Quả thực, nh́n bên ngoài, ai cũng có những cảm nghĩ giống nhau: Giáo hội và hàng Gíao phẩm Việt Nam nhượng bộ cộng sản qúa mức. Họ đă trưng ra những lời Chúa nói trong Thánh kinh để bảo vệ cho lập luận của ḿnh là đúng, Giáo hội đang làm sai. Đó là lư trí suy đoán của ông Trần Phong Vũ. Nhưng những người như ông Lữ Giang, ông cũng trưng lời Chúa trong Thánh kinh, lời các Gíam mục trong nước tuyên bố để kết luận rằng Giáo hội đang làm đúng và đi đúng đường. Người giáo dân ở hải ngoại, kể cả ở trong nước, họ có chịu nghe hai ông vẽ rồng thêm cánh, vẽ rắn thêm chân hay không, đó lại là chuyện khác. V́ không rơ, không biết, không thấy nên tôi không nói như hai ông ấy. Nếu là người Công giáo tin có Thiên Chúa luôn đứng bên cạnh Giáo hội, th́ tôi nghĩ Thiên Chúa sẽ hướng dẫn Giáo hội. Gần 7 triệu người Công giáo tại Việt Nam và luôn cả Ṭa thánh Vatican đang cầu nguyện cho giáo hội Việt Nam, vậy th́ Chuá sẽ nghe lời cầu nguyện của tập thể đó hay là nghe hai ông Lữ Giang và Trần Phong Vũ. Và Ngài không hướng dẫn hai ông Trần Phong Vũ - Lữ Giang nhưng Ngài sẽ hướng dẫn Giáo hội (?). Vậy th́ tin hai ông ấy làm ǵ?

 

Nhưng tôi không đồng ư những việc ǵ Giáo hội hay các phẩm trật cao cấp trong Giáo hội làm cũng đều đúng, mặc dù mội lần như thế các Ngài đều cầu nguyện để xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng. Khi làm đúng, dĩ nhiên là do Thánh Thần hướng dẫn, nhưng khi làm sai không thể nói là Thánh Thần hướng dẫn. Chớ nên biện minh những hậu qủa của con người làm v́ quyền lợi, v́ yếu đuối hanh danh vọng để biện minh cho là Thánh Thần soi sáng. Không có Thánh Thần nào gắp bỏ vào miệng Hồng Y Mẫn để Ngài nói rằng hăy xoá bỏ hai chữ “tỵ nạn” để thay thế bằng thứ v́ “miếng cơm manh áo”. Lại càng không phải Thánh Thần bắt Hồng Y Mẫn phát biểu lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa làm cản trở sự hiệp thông giữa giới trẻ trong và ngoài nước. Đây là sự xuất phát nơi cá nhân con người tự nó đă yếu đuối và khiếp nhược, sợ khổ muốn sướng, muốn được ḷng kẻ khác để ḿnh b́nh an trước những khốn khổ của đồng loại. Đừng đổ cho Chúa Thánh Thần kẻo tội nghiệp Ngài.

 

Có lẽ tôi đă đi qúa xa về đề tài tôi đang muốn nói ở trên chăng?

 

Trong đêm 25 tháng 4, Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Houston đă tổ chức tưởng niệm 35 năm ngày 30 tháng Tư người Việt phải trốn Cộng sản bỏ nước ra đi. Đây c̣n là một ngày để nhắc nhớ người Việt đừng quên tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ ở quê nhà; đừng quên t́m kiếm một ngày về sống trên quê hương dưới một thể chế tự do, công bằng và nhân ái. Đă có hàng ngàn người đến tham dự. Trong số những giới chức, có cả những vị lănh đạo tôn giáo như Phật giáo, Cao Đài, Ḥa Hảo, Tin Lành, nhưng tôi không thấy bóng dáng một vị linh mục, thậm chí đến người mang danh là Chủ tịch linh mục đoàn, đại diện Giám Mục giáo phận hay một ông một bà nào được gọi là thay mặt giáo dân Công giáo Houston tân đến tham dự. Ống kính của các đài truyền h́nh cứ quét  qua quét lại hàng ghế dành cho các vị đại diện tôn giáo... như là một nhắc nhở người tham dự thấy rằng không có thành phần đại diện Công giáo. Họ đă quên tổ quốc!. Tôi ḥa ḿnh trong đám đông dân chúng, lắng nghe những lời trách mắng rất xách mé về sự không có mặt người đại diện Công giáo hôm nay. Tôi có ư định nhảy phóc lên lễ đài, cướp lấy micro để hét to lên rằng: “Tôi là người đại diện cho Cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Houston đây”. Nhưng đành thôi. V́ biết rằng sẽ làm náo loạn và bất ổn cho buổi lễ trang nghiêm đang diễn ra. Tôi quay trở lại chiếc bàn đang được các em tặng “Tự Do Trên Biển Máu” cho người đồng hương, nói chuyện về cuốn sách với các thân hữu cho nhẹ bớt đi sự tức giận đang cuồn cuộn trong người.

 

Người ta tự hỏi tại sao? Các linh mục Việt Nam tại đây phải chăng là những kẻ vô gia đ́nh, vô tổ quốc? Vô gia đ́nh là đúng rồi. Phải hiểu nghĩa vô gia đ́nh ở đây như là một ư tưởng cao xa hơn là hiểu kẻ vô gia cư, không nghề nghiệp, homeless. Đức Giáo Hoàng Phaolo II khi đến Á Châu, Ngài có nhận xét rằng: Phật giáo là một tôn giáo vô thần. Lời tuyên bố của Ngài gây ra nhiều tranh luận sôi nổi từ phía các nhà sư Phật giáo bên ấy. Nhưng nghĩ sâu xa hơn, lời phát biểu của Ngài là đúng. Vô thần ở đây, dưới cái nh́n của Ngài, Phật giáo không tin tưởng vào đấng thần linh. Các vị cao tăng Phật giáo cũng thường giảng dạy cho tín đồ hiểu rằng Đức Phật cũng là một con người b́nh thường. Ngài không phải là đấng thần linh và Ngài cũng không ban ơn xuống phúc cho ai được. Ngài là một hoàng tử bỏ cung điện, ĺa xa gia đ́nh để đi t́m chân lư, giải thoát cái khổ. Và cuối cùng Ngài đă đạt được ư nguyện của Ngài rồi trở thành Phật. Ngài đúng là một đại triết gia của một chủ thuyết đại bi đại lượng. Ngài không phải là một thần linh. Đây chính là cái ch́a khóa để vị Giáo Hoàng Phaolo II nói rằng đạo Phật là vô thần. Vô thần ở đây không có nghĩa giống như bọn Cộng sản vô thần. Do đó, khi nói tới vị linh mục vô gia đ́nh cũng cùng nghĩa như thế. Linh mục không có vợ nên không có gia đ́nh.

 

Tổ quốc ở trần thế và Tổ quốc trên Thiên đàng.Với những linh mục tại Houston, họ đang hướng về Tổ quốc nào?

 

Con người có tổ quốc không phải chỉ nói bằng cái lưỡi qua cửa miệng. Họ c̣n phải biểu lộ tấm ḷng và hành động mới là người có tổ quốc. Người chiến sĩ đă biễu lộ tấm ḷng bằng cách họ phải trả cả sinh mạng ḿnh để bảo vệ nó. Người dân thường th́ có nhiều hành động khác nhau để biểu lộ họ có tổ quốc và yêu mến quê hương. Tối ngày 25 tháng 4 vừa qua tại Houston, có hai địa điểm tại tượng đài chiến sĩ và nơi hành lễ tại khu chợ Hồng Kông. Buổi lễ tại tượng đài là để tri ân các chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa và Đồng Minh. Buổi lễ tại khuôn viên chợ Hồng Kông là đêm người Việt tỵ nạn biểu lộ họ đang hướng về tổ quốc. Họ không cần biết người tổ chức đêm đó là ai, là kẻ dấn thân cho cộng đồng hay thuộc phe nhóm nào; nhưng họ biết rằng đêm đó là đêm tưởng nhớ về quê hương đang đắm ch́m trong một chế độ vô gia đ́nh, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Họ cũng biết rằng đêm đó c̣n là đêm cầu nguyện cho hơn 80 triệu đồng bào ruột thịt đang bị khốn khổ v́ chế độ, cầu nguyện cho các anh linh tử sĩ đă chết để bảo vệ b́nh yên và tự do cho đồng bào. Sự hiện diện của họ đă nói lên rằng họ là những người có tổ quốc và biết nhớ về tổ quốc.

 

Nếu hiểu như vậy th́ những ai không đến tham dự phải chăng là những kẻ vô tổ quốc? Thưa không.

 

Mỗi người có một cách yêu mến tổ quốc của ḿnh. Tuy nhiên họ chỉ là cá nhân, và họ cũng chẳng bao giờ đứng trước quần chúng để kêu gọi ḷng yêu mến quê hương. Nhưng hàng linh mục lại khác. Qúy vị là người của quần chúng. Tiếng nói họ không phải chỉ cho một người nghe mà cho cả cộng đồng dân Chúa, kể cả những người không phải con Chúa nghe. Lúc nào họ cũng rĩ ră kính Chúa yêu người trên ṭa giảng, lúc nào cũng kêu gọi giáo dân phải yêu mến quê hương và đồng lọai. Nhưng cá nhân họ th́ chỉ biết nói mà chẳng bao giờ làm. Thử hỏi tại Houston, có bao nhiêu linh mục xuất hiện cùng giáo dân, đồng bào trong những buổi lễ hướng về quê hương? May lắm lâu lâu mới có một lần. Họ tham dự trong  phong cách không mấy “thoải mái” và thái độ có vẻ miễn cưỡng. Người giáo dân không đ̣i hỏi họ phải ḥa nhập vào đám biểu t́nh để hoan hô đá đảo, cũng không muốn họ phải kư tên tuổi ḿnh trong những bản kiến nghị đ̣i hỏi tự do dân chủ cho người trong nước, cũng không bắt họ phải có mặt bất cứ lúc nào cộng đồng có tổ chức những lễ lạc hướng về quê cha đất tổ, gốc gác giống ṇi. Nhưng người giáo dân chỉ muốn, ít nhất mỗi năm một lần trong ngày tưởng niệm người Việt phải bỏ quê hương ra đi trốn cộng sản.

 

Ở Houston có bốn thánh đựng của người Việt thật đồ sộ. Hàng năm nhà thờ nào cũng tổ chức hai ba hội chợ, nhạc hội, tiền đồng hương đổ vào như nước tha hồ thuê ca sĩ về xây dựng nhà Chúa. Thế th́ sao các linh mục chánh xứ không ngồi lại với nhau, mỗi năm một nhà thờ tổ chức lễ cầu nguyện cho quê hương đất nước trong ngày 30 tháng tư? Trong thánh lễ, qúy vị cầu nguyện cho quê hương, cho Giáo hội Mẹ và cho đồng bào tại quê nhà, trong lúc chúng ta ở đây được sung sướng dư thừa về vật chất, tự do tư tưởng để giữ đạo. Tại sao qúy vị tổ chức hội chợ hàng năm được, nuôi ca sĩ được, làm giàu cho các chủ vựa crawfish được mà một thánh lễ như vậy lại không làm được? Những thánh lễ như vậy, không những người giáo dân trong họ đạo mà người đồng hương khác tôn giáo cũng đến tham dự vậy. Họ đến không phải để theo đạo mà đến để chia sẻ với một nhà thờ Công giáo quốc gia biết nhớ đến đất nước, chiến sĩ đă khuất và đồng bào lầm than ở quê nhà. Biết đâu họ lại yểm trợ tiền bạc cho họ đạo dồi dào thêm mỗi khi có hội chợ qúy vị tổ chức.

 

Thậm chí đă 30 năm tôi sống tại thành phố nầy, tôi chưa bao giờ thấy một nhà thờ Việt Nam nào có một thánh lễ cầu nguyện cho quê hương trong ngày 30 tháng tư, tôi chưa bao giờ nghe một lời nói nào trên ṭa giảng xin giáo dân hướng về quê hương đang khốn khổ trong ngày nầy. Tôi đă nhắc nhở nhiều lần, nhiều năm trên báo Đất Mẹ, nhưng  như “nước đổ lá môn, đàn khảy tai trâu”. Những biến cố người công giáo và giáo sĩ bị bức tử ở Thái Hà, Tam Ṭa, Đồng Chiêm, những người Công giáo bất khuất là anh em của họ như linh mục Nguyễn Văn Lư, là giáo dân như Lê Thị Công Nhân nằm dài trong chốn lao tù... tôi chưa bao giờ nghe một lời chỉa xẻ nào từ cửa miệng của các linh mục ở đây.

 

Họ đến đây (tối 25 tháng 4) không phải tham dự một buổi chống Cộng qúa khích, cực đoan hay biểu t́nh bạo động, nhưng với tâm ḷng cầu nguyện cho quê hương dân tộc, tưởng nhớ cái ngày cuộc chiến chấm dứt với bao đau thương khốn khổ phủ lên đầu người dân miền Nam, hoặc  ít ra có vẻ lạc điệu với ư nghĩa “nhờ” có ngày 30 tháng 4 nên mỗi linh mục đều lănh đạo được một họ đạo trù phú giàu sang; có nhà có xe, có lương  tiền  bổng lộc, có bảo hiểm sức khỏe nhân mạng, có cuộc sống b́nh an tự do nơi đất nước đă đón nhận họ sau khi  thoát chạy vào ngày đau thương nầy. Nhưng với họ, đó là chuyện đă qua. Quê hương là cái ǵ? Có thể nó trở thành vô nghĩa. Quê hương chẳng giúp ǵ được cho một linh mục khi bổn phận họ chỉ biết lo phần hồn cho giáo dân. Nhưng nếu có một nhà tỷ phú nào đó mời vị linh mục chánh xứ tới nhà để trao tặng một món tiền vài triệu Mỹ kim, họ sẽ đến hay từ chối v́ lư do đây không thuộc về việc đạo? Họ chỉ cần làm chánh xứ một họ đạo đă có vài ngàn giáo dân bao quanh tôn thờ. Họ bám víu vào lực lượng nầy là đủ để họ có tất cả, chưa kể hàng ngàn hàng vạn con crawfish yểm trợ sau lưng, hàng loạt hội chợ nầy hội chợ kia tiếp nối thu tiền để “mở mang nước Chúa”. Tôi hiểu có những giáo xứ mà nhà thờ  đáng gía 6,7 triệu Mỹ kim, những hội trường 4, 5 triệu Mỹ kim. Tiền bạc đó là nhờ sự đóng góp, cho vay không lăi của giáo dân trong giáo xứ, hoặc vay mượn từ nhà Băng hay từ Giáo phận. Nhưng ngoài ra, giáo xứ c̣n được sự yểm trợ qua nhiều h́nh thức khác nhau của các cơ sở thương mại, tư nhân, mạnh thường quân mà những người nầy không là công giáo. Họ yểm trợ giáo xứ của qúi vị không v́ qúi vị làm hay, làm tốt, làm đúng, nhưng họ thấy lá quốc kỳ VNCH đang bay trong công viên của nhà thờ. Họ biết rằng đây là một giáo xứ đích thực của người Việt tỵ nạn từ vị chủ chăn cho tới giáo dân đầy tinh thần ái quốc. Qúy vị có nh́n ra điều đó không?  Vậy th́ (Theo họ) sự có mặt trong ngày tưởng niệm 30 tháng 4 có mang lại lợi lộc ǵ nữa đâu; nó không c̣n cần thiết, biết đâu lại c̣n mang họa vào thân khi về thăm bà con bên quê nhà (?)

 

Người giáo dân ở Houston tự hỏi tại sao các nơi khác như Nam và Bắc California, Washington DC, Massachusets, Boston... có nhiều linh mục Việt Nam tham dự trong ngày 30 tháng 4 đánh dấu 35 năm, nhưng chỉ có Houston th́ không? Có thể câu trả lời (của họ) cũng dễ hiểu: ḷng yêu mến tổ quốc cần ǵ phải biểu lộ ở những chỗ đó, nhưng về thăm Việt Nam hàng năm cũng đủ chứng tỏ ḿnh yêu mến quê hương rồi, c̣n đ̣i hỏi ǵ nữa.

 

Tôi đau ḷng về sự vắng mặt của hàng giáo sĩ và cộng đồng Công giáo Việt Nam trong ngày 30 tháng 4 vừa qua, v́ rằng lư do không phát xuất từ lệnh cấm đoán của Ṭa Tổng Giám Mục Giáo phận Galveston/Houston.. Hồng y và các Giám mục Mỹ không quan tâm về sự có mặt các linh mục trong ngày 30 tháng 4. Đôi khi họ c̣n muốn khuyến khích là đàng khác. Trong mỗi bài giảng ngày đại lễ Giáng Sinh hàng năm, tôi nghe hàng Gíao phẩm Hoa Kỳ luôn ca ngợi ḷng đạo đức và yêu mến quê hương của giaó sĩ và giáo dân Việt Nam. Thế nhưng có lẽ hàng Giáo phẩm địa phương  đă lầm. Các vị nầy chưa bao giờ tham dự những buổi lễ hướng về quê hương hay đấu tranh và đ̣i hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam nên họ đă lầm về ḷng yêu mến quê hương của các linh mục Việt Nam. Riêng với người giáo dân, họ không bao giờ lầm, và họ c̣n hiểu rơ tại sao các linh mục tránh né khi xuất hiện trước ống kính truyền h́nh trong những ngày nầy. Nhưng tôi rất buồn cho vị linh mục chủ tịch Cộng đồng Công giáo. Chính v́ ông  cố t́nh (hay vô t́nh) thờ ơ, không muốn nhắc nhở các linh mục cử một linh mục đến tham dự. Cũng có thể việc nầy đă xảy ra nhưng các linh mục khác đều từ chối. Nếu linh mục tới không được th́ có một giáo dân thay mặt như Chủ tịch HĐMV Giáo phận tới. Ít ra đồng bào tham dự biết có sự hiện diện của Công giáo. Nếu sự thực đúng như vậy th́ sự từ chối nầy là một hậu qủa để hơn 150 ngàn đồng hương tại đây đổ hết lên đầu người Công giáo là thứ ích kỷ; khi lo Nước Trời th́ kêu gọi đồng hương không phân biệt tôn giáo giúp đỡ, nhưng khi lo Tổ quốc th́ t́m cách tránh né.

 

Tôi biết chắc không có một linh mục Việt Nam nào không thuộc nằm ḷng, mà c̣n là lời nguyện cầu gối đầu của cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thường nhắc nhở khi Ngài c̣n sinh thời:

 

Con phải yêu Tổ quốc gấp bội 

Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con

 

 

Cha mong ḍng máu ái quốc 

Sôi trào trong huyết quản con

 

(Trích trong “Con có một tổ quốc” của Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận)

 

Bây giờ Cố Hồng Y không c̣n nữa. Những lời Ngài nhắn gởi đă trở thành “gió thoảng mây bay” đối với các linh mục Việt Nam ở Houston. Nếu qúy vị cảm thấy ḿnh chỉ biết lo việc Chúa, chỉ biết giáo dân trong họ đạo và Gíao phận đă lo cho qúy vị đầy đủ cả hồn lẫn xác, qúy vị không cần tới tập thể hàng trăm ngàn đồng hương ở đây, và muốn sống cô lập ḿnh với tập thể nầy, tôi chỉ xin:

 

* Từ nầy về sau, qúy vị đừng lên báo, lên đài kêu gọi sự đóng góp, giúp đỡ, của đồng hương bất luận tôn giáo để yểm trợ cho bất cứ chương tŕnh nào trong họ đạo của qúy vị.

 

* Qúy vị cũng nên hạ xuống lá cờ quốc gia, biểu tượng cho lư tưởng tự do và dân chủ (nếu có trong khuôn viên họ đạo). Lá quốc kỳ nầy không phải là tấm bích chương quảng cáo (poster) để dùng nó như là một h́nh thức câu khách để kiếm lợi nhuận của họ đạo, như “treo đầu dê bán thịt chó”, mà đúng ra nó nói lên rằng đây là một họ đạo của người Việt quốc gia tỵ nạn Cộng sản.

 

* Qúy vị cũng nên rút lui ra khỏi tổ chức mang tiếng là “Liên tôn”, trong lúc muốn tránh xa chức sắc các tôn giáo bạn trước đồng bào. Sự trốn tránh sát vai cùng tôn giáo bạn, sát cánh cùng đồng bào tỵ nạn trong buổi lễ ngày 30 tháng Tư là một hành động được xem là ngạo mạn, khinh bĩ và coi thường cộng đồng người Việt tại đây.

 

Tôi không viết những điều sai trái hay vu khống mạ lỵ như chuyện lăng nhăng đàn bà con gái, tham ô tiền bạc giáo xứ, xách nhiễu t́nh dục trẻ con... nhưng tôi viết lên một sự thực mà người đồng hương, cơ quan truyền thông ái ngại v́ nhiều lư do. Tôi không ngại những điều đó. Tôi chưa bao giờ ngửa tay hay một lời nói để xin sự giúp đỡ của họ đạo, của linh mục chánh xứ. Nhưng tôi không muốn người Công giáo và hàng giáo sĩ cứ tiếp tục bị rỉ tai, châm biếm và truyền miệng những điều không đẹp cho tập thể Công giáo trong thành phố nầy. Tôi không phải là người ù ĺ giả câm giả điếc để chờ những xấu xa tồi tệ nầy rồi sẽ qua đi, nhưng nó cứ lặp đi lặp lại hàng năm. Có thể qúy linh mục sẽ cho tôi là một tên cù bất cù bơ, không học, lạc đạo hoặc theo đạo vợ, chỉ biết công kích hàng linh mục đáng tôn kính. Tôi không phải là hạng người đó. Tôi là một người Công giáo mà cha ông đă qua nhiều thế hệ. Mẹ tôi là một nữ tu nhà trắng ở Hà Nội; bà c̣n là cháu ngoại của vị thánh Mathêo Nguyễn Văn Phượng, một trong 117 vị đă được Giáo Hội phong lên hiển thánh. Cậu ruột tôi là một linh mục đă dâng hiến gần 80 năm cuộc đời cho Giáo hội. Những họ đạo của ngài suốt 60 năm toàn là nơi đèo heo hút gió, xa vắng ánh sáng thị thành. D́ ruột tôi là một nữ tu thuộc ḍng Phú Xuân, Kim Long Huế. Ba tôi là một giáo dân Việt Nam đầu tiên được bệ kiến Đức Giáo Hoàng PIO XII vào năm thánh 1950 tại Roma. Ông đă dâng hiến biết bao tiền bạc và nhà cửa cho ḍng Thánh Tâm nằm bên bờ sông Nhật Lệ để mở mang nước Chúa. Người làng Tam Ṭa, các thầy cha ḍng Thánh Tâm hiện đang có mặt tại hải ngoại cũng như ở trong nước, các linh mục đă từng phục vụ cho giáo xứ Tam Ṭa trước năm 1954, trong đó có Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận... ai lại không biết. Sau khi bỏ làng ra đi năm 1954, ba tôi vào lập nghiệp ở Đà Nẵng, ông lại bị một số linh mục làm “điêu đứng” v́ công ăn việc làm. Họ đă quên t́nh xưa nghĩa cũ đến nỗi ba tôi phải thốt lên lời đau đớn: “tao chỉ c̣n tin Chúa, hết tin nổi cha”. Nhưng có điều an ủi cho ông, trong thánh lễ đưa tiển ông đến nơi an nghĩ cuối cùng, có mặt hầu hết linh mục và các thầy ḍng Thánh Tâm.

 

Tôi muốn dài ḍng những việc nói trên không phải để khoe khoang, nhưng để cho qúy vị thấy rằng tôi không phải là một người Công giáo mất gốc, không cội nguồn, một loại giáo dân “vào đạo kiếm gạo mà ăn”. Tôi hiểu rằng sự thật sẽ mất ḷng, nhưng biết đâu nhờ sự mất ḷng nầy để đưa qúy vị quay mặt lại với quê hương đất nước, với những lầm than khốn khổ của dân chúng trong nước đang trông chờ lời nguyện cầu của qúy vị. Tôi cũng hiểu rằng một ngày nào đó khi tôi ra đi, sau quan tài của tôi có thể sẽ không có bóng dáng một vị linh mục Việt Nam nào tiến vào thánh đường để dâng thánh lễ sau cùng cho tôi trên cơi tạm nầy. Đây là hậu qủa của bài viết hôm nay, hậu qủa của tính bộc trực và ngay thẳng Chúa đă cho tôi. Nhưng cũng không sao. Nếu không có linh mục Việt Nam th́ có linh mục Mỹ, Mỹ trắng, Mỹ đen hay Mễ, Tàu... Chúa sẽ không than phiền và trách móc vị linh mục tiễn đưa tôi là người chủng tộc nào. Tôi không sợ uy quyền hay hù dọa dưới thế gian, nhưng tội sợ sự phán xét công minh của Thiên Chúa và vui mừng đón nhận ḷng nhân hậu của Ngài khi phải đối mặt với Ngài. Tôi có một đức tin mạnh mẽ, không phải biểu lộ sáng tối đọc kinh dài lê thê như một cái máy, chỉ lo một chỗ tốt trên thiên đàng cho ḿnh mà quên mất người khác, hay cúi rạp ḿnh để nghe rồi làm theo bất cứ chuyện ǵ vị chủ chăn nói. Chúa cho tôi trí óc để xét đoán giữa sự thật và gian dối, một đức tin để tin Chúa chứ không phải tin cha. V́ có trí óc và đức tin đó nên tôi mới dám nói lên những xúc cảm bài viết nầy. Một đức tin yếu đuối, sợ hăi th́ chẳng ai dám nói để chia xẻ với hàng linh mục, nhất là sợ đụng đến vị chủ chăn, coi như mất chỗ trên Thiên đàng.

 

Tôi hy vọng các cơ quan truyền thông địa phương hăy đưa bài nầy lên cơ quan truyền thông của qúy vị. Tôi chịu trách nhiệm về những ǵ tôi viết. Qúy vị chỉ chuyển đạt mà thôi, và để cho qúy linh mục ở đây thấy rằng các ngài đang tránh né một sự thật, và nó đă gây ra những hậu qúa rất đáng buồn, rất xấu cho Cộng đồng Công giáo tại Houston. Họ rất muốn biết lư do tại sao qúy vị không có mặt trong đêm 25 tháng tư vừa qua. Nếu tôi nói sai, xin qúy linh mục cứ thẳng thắn giải thích và dạy bảo tôi trước quần chúng, trên cac cơ quan truyền thông, kể cả sự trực diện đối mặt và cho tôi một lời xin lỗi. Nếu qúy linh mục làm sai th́ phải có một lời xin lỗi BTC, xin lỗi các vị đại diện tôn giáo bạn, và cộng đồng người Việt quốc gia ở đây, trong đó có cả hàng chục ngàn người Công giáo. Cả hai vị Giáo Hoàng Phaolô II và Benedicto XVI c̣n công khai xin lỗi trước thế giới, vậy linh mục là ǵ đâu mà phải tự tôn, tự ái.

 

Tôi rất cảm ơn vị linh mục chủ tịch đă có mặt tại tượng đài để tri ân các anh hùng tử sĩ, nhưng giáo dân và người đồng hương ở đây vẫn chưa bằng ḷng lẫn thắc mắc tại sao qúi vị không có mặt, đến cả một chức sắc đại diện cho Công giáo cũng không có tại buổi lễ ở khuôn viên Hồng Kông 4 tối 25 tháng 4 vừa qua? /.

 

Nguyễn Phi Thọ

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng