Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Lộ tŕnh xây dựng một Hiến pháp dân chủ

 

 

Mai Thái Lĩnh

 

 

Hạ tuần tháng 1 năm 2013, trước Tết Nguyên đán, đă xảy ra một sự kiện gây chấn động dư luận. Đó là việc 72 vị nhân sĩ, trí thức đă cùng nhau kư một bản kiến nghị có tên là “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” (đề ngày 19-1-2013)[1]. Điều đáng chú ư là trong danh sách những người khởi xướng, có ít nhất một nửa là đảng viên cộng sản, trong đó có những người đă từng giữ chức vụ cao hoặc đă từng làm cố vấn cho các nhà lănh đạo cao cấp trong hệ thống chính trị hiện hành. Lướt qua nội dung của kiến nghị cũng như bản dự thảo Hiến pháp đính kèm (được coi như một tài liệu để tham khảo và thảo luận), chúng ta dễ dàng nhận thấy những người kư kiến nghị đă bày tỏ một quan điểm về hiến pháp chẳng những vượt ra khỏi khuôn khổ của hiến pháp hiện hành (tức Hiến pháp 1992 - bản sửa đổi năm 2001) mà c̣n vượt xa bản hiến pháp đầu tiên do Đảng Cộng sản soạn thảo dưới danh nghĩa của tổ chức Việt Minh (tức Hiến pháp 1946).

 

Được công bố trên trang mạng Bauxite Vietnam đầy uy tín, chỉ tính cho đến ngày 28-2-2013, tức là chưa đầy một tháng rưỡi kể từ ngày công bố, đă có hơn 6 ngàn chữ kư được thu thập để ủng hộ bản kiến nghị này. Đây là một kết quả không thể xem thường, nhất là trong hoàn cảnh của một chế độ toàn trị nổi tiếng là khắt khe bậc nhất trên thế giới. Không thể giữ im lặng trước sự kiện này, vào hạ tuần tháng 2 năm 2013, trong một chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phú, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đă phát biểu như sau:

 

“…Vừa rồi đă có các luồng ư kiến th́ cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ ǵ nữa… Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai tṛ lănh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn “tam quyền phân lập” không? Hả? Muốn “phi chính trị hóa quân đội” không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Th́ như thế là suy thoái chứ c̣n ǵ nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham  gia đi khiếu kiện, biểu t́nh, kư đơn tập thể … th́ nó là cái ǵ?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lư cái này”.

 

Qua phát biểu của người đứng đầu đảng cầm quyền, chúng ta có thể thấy rơ sự khác biệt về quan điểm trong nội bộ những người cộng sản, một khoảng cách chênh lệch rất xa giữa một bên là quan điểm thủ cựu của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản – bộ máy quyền lực cao nhất của Đảng, và phía bên kia là quan điểm của những đảng viên cộng sản có tư tưởng cởi mở, tiến bộ – phản ánh phần nào ư chí, nguyện vọng của nhân dân.

 

Nhưng một sự kiện khác xảy ra sau đó lại làm nổi bật mâu thuẫn trầm trọng hơn giữa ư chí của Đảng và nguyện vọng của nhân dân: ngay sau khi kênh truyền h́nh trung ương VTV1 phát đoạn video này trong chương tŕnh thời sự 19h ngày 25-2-2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên làm việc tại báo Gia Đ́nh & Xă Hội đă phản ứng bằng một bài viết đăng trên blog của anh, qua đó anh công khai phản đối ư kiến của ông Tổng bí thư và tuyên bố ủng hộ đa nguyên, đa đảng. Trong ṿng chưa đầy 24 giờ, anh bị ṭa báo đuổi việc.

 

Điều đáng chú ư là trong bài viết của ḿnh, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đă đưa ra lời tuyên bố gồm 5 điểm trong đó điểm đầu tiên thể hiện một lập trường hết sức dứt khoát về vấn đề hiến pháp: “Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ư chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ư chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành”[2].

 

Đây không phải chỉ là ư kiến riêng của nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên mà c̣n là ư kiến của rất nhiều người Việt yêu nước, yêu dân chủ. Chính v́ thế, chỉ vài ngày sau đó, vào ngày 28-3-2013, lời tuyên bố của công dân Nguyễn Đắc Kiên đă trở thành Lời tuyên bố của các công dân tự do với 5 điểm có nội dung tương tự, chỉ khác nhau một điểm căn bản: thay cho đại từ “tôi” là đại từ “chúng tôi”. Kết thúc bản tuyên bố là một lời mời gọi: “Xin hăy chung tay để cho LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO này trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam”. Cùng với bản kiến nghị do 72 nhân sĩ, trí thức đề xướng, lời tuyên bố này – xuất phát từ sáng kiến của các blogger trẻ, càng thể hiện rơ nguyện vọng thật sự của toàn thể nhân dân Việt Nam trong vấn đề hiến pháp[3].

 

Bài viết này được viết với mục đích cung cấp thêm những nền tảng lư luận và cơ sở thực tế của vấn đề sử dụng quyền lập hiến, một mặt cốt để làm rơ vấn đề “sửa đổi hiến pháp hay viết lại hiến pháp”, và đó cũng là cách góp phần t́m kiếm một giải pháp, một lộ tŕnh phù hợp với hoàn cảnh của đất nước ta trong giai đoạn đặc biệt quan trọng hiện nay.

 

Phần I: SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP HAY VIẾT LẠI HIẾN PHÁP?

 

Trước tiên, để có thể hiểu rơ sự xung đột về quan điểm xung quanh vấn đề hiến pháp, chúng ta cần t́m hiểu đôi chút về khái niệm “quyền lập hiến”. Mặc dù ngành luật học ở nhiều quốc gia trên thế giới đều có bộ môn Luật hiến pháp (droit constitutionel, constitutional law), nhưng không phải ở đâu giới luật học cũng quan tâm đến vấn đề “quyền lập hiến”. Trong bài này, tôi sẽ dựa vào những nghiên cứu luật học của nước Pháp, một quốc gia tuy là cái nôi của cuộc cách mạng vĩ đại làm rung chuyển toàn bộ thế giới, nhưng lại là một trong những quốc gia phải trải qua rất nhiều truân chuyên trên con đường ổn định hệ thống chính trị dân chủ (tính từ cuối thế kỷ 18 đến nay, nước Pháp đă có tổng cộng 17 bản Hiến pháp).

 

Hai loại quyền lập hiến:

 

Emmanuel-Joseph Sieyès (một lư thuyết gia của cuộc Cách mạng Pháp) là người đầu tiên nêu ra khái niệm “quyền lập hiến”. Trong tác phẩm nổi tiếng Đẳng cấp thứ ba là ǵ? (Qu'est-ce que le Tiers-État?) công bố năm 1789, ông viết: “Trong mỗi bộ phận, Hiến pháp không phải là kết quả của quyền hiến định, mà là kết quả của quyền lập hiến”.

 

Sự khác biệt là ở chỗ: quyền lập hiến (pouvoir constituant) là “quyền làm ra Hiến pháp”, trong khi quyền hiến định (pouvoir constitué) là “quyền lực được tạo ra bởi Hiến pháp”. Như chúng ta đă biết, do ảnh hưởng chủ yếu của Montesquieu, người ta thường chia quyền lực Nhà nước thành ba nhánh chính: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Ba quyền lực đó là quyền lực hiến định, chúng được tổ chức và vận hành dựa theo Hiến pháp, trong khuôn khổ của Hiến pháp. Quyền lập hiến là nguồn gốc của các quyền hiến định, đương nhiên phải cao hơn các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

 

Tuy nhiên, quyền lập hiến không phải lúc nào cũng thể hiện giống nhau. Nếu quan sát kỹ lịch sử của các quốc gia trên thế giới, chúng ta thấy có khi quyền lập hiến được sử dụng để “làm ra một hiến pháp mới”, có khi chỉ được sử dụng để “sửa đổi, bổ sung một hiến pháp đă có sẵn”.

 

Việc phân biệt hai loại quyền lập hiến này là thành quả nghiên cứu của thế kỷ 20, và người đầu tiên khám phá ra sự khác biệt này là Raymond Carré de Malberg (1861-1935) – nhà luật học và hiến pháp học nổi tiếng đă khởi xướng trường phái thực nghiệm trong luật học (positivisme juridique) tại Pháp. Trong tác phẩm Góp phần vào lư thuyết tổng quát về Nhà nước (Contribution à la théorie générale de l'Etat) xuất bản năm 1922, Carré de Malberg phân biệt giữa “quyền lập hiến trong việc thiết lập hiến pháp đầu tiên của Nhà nước” và “quyền lập hiến trong một Nhà nước đă h́nh thành”. Theo ông, vấn đề quyền lập hiến trong việc thiết lập hiến pháp đầu tiên của Nhà nước không phải là vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lư: “việc h́nh thành đầu tiên của một Nhà nước, cũng như tổ chức đầu tiên của nó, chỉ có thể được xem như một sự kiện thuần túy – không thể xếp vào bất kỳ phạm trù pháp lư nào, v́ sự kiện đó không bị chi phối bởi những nguyên tắc của luật học”.

 

“Quyền lập hiến trong việc thiết lập hiến pháp đầu tiên của Nhà nước” về sau được đặt tên là quyền lập hiến nguyên thủy (pouvoir constituant originaire) và “quyền lập hiến trong một Nhà nước đă h́nh thành” được gọi tên là quyền lập hiến phái sinh (pouvoir constituant dérivé). Nói một cách dễ hiểu hơn, quyền lập hiến nguyên thủy là quyền làm ra một bản hiến pháp mới, c̣n quyền lập hiến phái sinh là quyền sửa đổi một bản hiến pháp đang có hiệu lực.

 

Nhiều nhà luật học sau đó (như Georges Burdeau, Roger Bonnard, Guy Héraud, Georges Vedel) đă góp phần làm rơ các đặc điểm của hai loại quyền lập hiến này:

 

Quyền lập hiến nguyên thủy là một quyền lực không có giới hạn, bởi v́ khi làm ra một hiến pháp mới, nó không bị hạn chế bởi bất cứ bản hiến pháp nào có trước nó, không bị lệ thuộc vào bất cứ quy định pháp lư nào có trước nó. Nó sinh ra từ một khoảng trống pháp lư (vide juridique), do chỗ không có một hiến pháp hoặc hiến pháp đă bị hủy bỏ. C̣n quyền lập hiến phái sinh là một quyền lực bị hạn chế, bởi lẽ nó là một quyền lực sinh ra từ quyền lập hiến nguyên thủy, có được thẩm quyền pháp lư là nhờ vào trật tự pháp lư hiện hành – trước hết là dựa vào một bản hiến pháp có trước. Những điều kiện để sửa đổi hiến pháp (ví dụ: ai được quyền sửa đổi hiến pháp, sửa đổi hiến pháp phải dựa theo thủ tục nào, v.v.) thường đă được quy định bởi chính bản hiến pháp sẵn có.

 

Các nhà luật học người Pháp phân biệt hai loại khoảng trống pháp lư:

 

- Loại thứ nhất được gọi là khoảng trống pháp lư đă hiện hữu (vide juridique déjà existant) xuất hiện trong những hoàn cảnh nảy sinh một Nhà nước mới, một quốc gia mới. Trong t́nh h́nh như thế, quyền lập hiến nguyên thủy lấp đầy khoảng trống pháp lư bằng cách làm ra một hiến pháp mới, thiết lập một nhà nước mới. Nhà nước mà nó thành lập là một Nhà nước hoàn toàn mới không tồn tại trước đó; hiến pháp mà nó thiết lập cũng là hiến pháp đầu tiên của Nhà nước. Một khoảng trống pháp lư như thế có thể xảy ra trong các hoàn cảnh như: chiến tranh, giải trừ chủ nghĩa thực dân, chiến tranh giành độc lập, sự hợp nhất giữa các quốc gia độc lập thành một liên bang, sự giải thể của một Nhà nước, v.v.

 

- Loại khoảng trống pháp lư thứ hai được gọi là khoảng trống pháp lư được tạo ra (vide juridique créé), xuất hiện trong hoàn cảnh thay đổi chế độ trong một Nhà nước đă tồn tại. Trong trường hợp này, đă có sẵn một trật tự pháp lư hiện hành. Quyền lập hiến nguyên thủy trước hết phải hủy bỏ một hiến pháp đă tồn tại, tạo ra một khoảng trống pháp lư và sau đó, lấp đầy khoảng trống ấy bằng cách làm ra một hiến pháp mới. Nói cách khác, quyền lập hiến nguyên thủy trước hết làm động tác phá hủy, sau đó mới làm động tác tái xây dựng. Hiểu theo nghĩa đó, người ta có thể nói quyền lập hiến nguyên thủy có hai mặt: một có tính phủ định (hủy bỏ hiến pháp) và một có tính xây dựng (thiết lập hiến pháp). Guy Héraud gọi phương diện phủ định của quyền lập hiến nguyên thủy là quyền giải trừ hiến pháp (pouvoir déconstituant). Trong giả thuyết này, người ta không tạo ra một Nhà nước mới mà chỉ làm mới lại nền tảng của Nhà nước hay nói cách khác, thay đổi chế độ trong một Nhà nước đă tồn tại. Các nhà luật học ghi nhận rằng một khoảng trống pháp lư như thế có thể xảy ra sau một cuộc cách mạng, một cuộc đảo chính hay một cuộc chiến tranh đă lật đổ chế độ chính trị hiện hành.

 

Điều cần nhấn mạnh là trong khi quyền lập hiến phái sinh rút thẩm quyền pháp lư từ quyền lập hiến nguyên thủy, từ trật tự pháp lư hiện hành, từ một bản hiến pháp đă có hiệu lực, th́ quyền lập hiến nguyên thủy không cần dựa vào bất cứ cái ǵ khác ngoài bản thân nó. Mặt khác, trong khi quyền lập hiến phái sinh (tức là quyền sửa đổi hiến pháp) là một đối tượng nghiên cứu của luật học th́ quyền lập hiến nguyên thủy (tức là quyền làm ra một bản hiến pháp hoàn toàn mới) lại là một sự kiện nằm ngoài phạm vi của luật học.

 

Sửa đổi hiến pháp hay viết lại hiến pháp mới?

 

Vận dụng quan niệm về hai loại quyền lập hiến vào hoàn cảnh hiện nay của nước ta, chúng ta thấy điều ǵ?

 

Trước hết, cuộc “sửa đổi Hiến pháp 1992” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành hiện nay chỉ gói gọn trong phạm vi “sửa đổi Hiến pháp”, tức là phạm vi của quyền lập hiến phái sinh.

 

Trong “Thông báo Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá XI” (tháng 5 năm 2012), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đă nói rơ: “… sau 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 (có bổ sung, sửa đổi năm 2001), Đại hội XI của Đảng đă thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội (bổ sung, phát triển năm 2011), có nhiều vấn đề mới được đặt ra, một số quy định của Hiến pháp năm 1992 đă bị thực tiễn vượt qua, không c̣n phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan, cần thiết để thể chế hoá Cương lĩnh của Đảng và là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm phải có quan điểm toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể và thực tiễn.

 

Ban Chấp hành Trung ương đă thảo luận, phân tích toàn diện và nhấn mạnh việc nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp phải căn cứ vào Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, t́nh h́nh của đất nước; trên cơ sở tổng kết thực tiễn 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 và kế thừa những quy định c̣n phù hợp của các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992)”.

 

Ông nhấn mạnh : “Chỉ sửa đổi những vấn đề đă rơ, được thực tế chứng minh là đúng, đă đủ cơ sở và tạo được sự thống nhất cao”[4].

 

Điều đó cho thấy việc sửa đổi Hiến pháp 1992 có một số đặc điểm như sau:

 

- Vẫn dựa vào quan niệm truyền thống của tất cả các đảng cộng sản xưa nay (Hiến pháp chỉ là cụ thể hóa, thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng Cộng sản cầm quyền);

 

- Vẫn dựa vào truyền thống lập hiến của Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay (các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992);

 

- Thủ tục sửa đổi vẫn căn cứ bản hiến pháp hiện hành (Hiến pháp 1992, phiên bản sửa đổi năm 2001). Điều 147 của bản hiến pháp này ghi rơ: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”[5].

 

Ngược lại, xét về yêu cầu khách quan của sự phát triển của đất nước và nguyện vọng chung của nhân dân th́ việc sửa đổi Hiến pháp theo tinh thần như trên là hoàn toàn bất cập. Tất cả những ư kiến trên các trang mạng phi-chính thống hiện nay đă cho thấy rơ điều đó. Và hàng ngàn chữ kư ủng hộ Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 của các nhân sĩ, trí thức cũng như sự xuất hiện Lời tuyên bố của công dân ngày 28-2-2013 càng cho thấy rơ điều đó.

 

Cách đây hai năm, trong một bài phỏng vấn của đài VOA, tôi đă nêu nhận định: “Hiến pháp phải được sửa đổi một cách căn bản chứ không thể chỉ sửa đổi một cách lặt vặt hay chỉ dừng lại ở một số chi tiết nhỏ nhặt”[6]. Căn cứ vào diễn biến của quá tŕnh sửa đổi hiến pháp do Đảng Cộng sản tiến hành trong thời gian vừa qua, căn cứ vào lư thuyết lập hiến của các luật gia nổi tiếng của nước Pháp vừa được tŕnh bày tóm lược trên đây, và nhất là căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân thể hiện qua các ư kiến cực kỳ phong phú được thể hiện trên mạng Internet, tôi nghĩ rằng cần phải diễn đạt lại ư kiến nói trên một cách rơ ràng và phù hợp với khoa học hơn:

 

“Đă đến lúc cần phải viết lại một Hiến pháp mới thay v́ sửa đổi Hiến pháp cũ”.

 

Có một số lư do khiến cho nước ta cần phải viết một bản Hiến pháp mới:

 

- Tất cả các bản hiến pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam soạn thảo và ban hành từ trước đến nay đều phạm phải những khuyết điểm nghiêm trọng. Ngay cả những nhân vật cao cấp nhất như ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội) cũng phải thừa nhận: các bản hiến pháp về sau như các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 đều kém hơn so với Hiến pháp 1946. Mà ngay cả bản hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) th́ cũng đă phạm phải những khuyết điểm nghiêm trọng, như tôi đă phân tích trong bài viết “Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946” công bố cách đây nửa năm[7].

 

- Tất cả các bản hiến pháp nói trên đều không mở đường cho sự h́nh thành một chế độ pháp trị hiện đại (rule of law)[8]. Bất cứ trong giai đoạn nào (kể cả giai đoạn 1946-1954) cũng đều có những cá nhân hay tổ chức đứng trên luật pháp, định đoạt luật pháp. Có thể lấy ngay bản Hiến pháp 1946 làm ví dụ. Luật cải cách ruộng đất năm 1953 là do sự đề xuất của Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh (chức vụ Chủ tịch Chính phủ thực chất là Chủ tịch Nước kiêm Thủ tướng), bản dự thảo luật là do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng chịu trách nhiệm. Thế nhưng, vào năm 1956, khi tiến hành kiểm điểm về những sai lầm trong công tác cải cách ruộng đất, người ta chỉ thấy kiểm điểm về phía Đảng chứ không thấy kiểm điểm nghiêm túc nào về phía Chính phủ. Vào ngày 30-10-1956, tại cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc Hà Nội, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đă đề nghị thành lập “một ủy ban điều tra gồm các vị đại biểu Quốc hội, Mặt trận, Đảng Lao động với sự cộng tác của các vị thẩm phán cao cấp, giàu kinh nghiệm để lập một hồ sơ theo phương pháp pháp lư để nhận định, trên quá tŕnh đi từ lănh đạo qua chỉ đạo đến chỗ thực hiện chính sách, trách nhiệm ở chỗ nào và do những ai phải chịu”[9]. Đề nghị hợp lư này đă hoàn toàn bị bỏ qua. Việc kiểm điểm và thi hành kỷ luật cũng chỉ làm cho chiếu lệ, không đúng với nguyên tắc của một Nhà nước tự nhận là “dân chủ cộng ḥa”.

 

Kể từ bản Hiến pháp 1959 trở về sau, t́nh trạng Đảng đứng trên pháp luật ngày càng lộ liễu, thậm chí c̣n được hợp pháp hóa bằng điều 4 của các Hiến pháp 1980 và 1992, một điều khoản công khai bác bỏ nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” (la primauté du droit) – nguyên tắc căn bản của mọi chế độ pháp trị hiện đại.

 

- Nh́n chung, tất cả các bản hiến pháp trong quá khứ đều bị vô hiệu hóa ở một mức độ nào đó, v́ Hiến pháp không phải là văn bản pháp lư cao nhất ở nước ta. Trong thực tế, bên trên Hiến pháp c̣n có một văn bản pháp lư cao hơn nữa: đó là Cương lĩnh của Đảng. Mỗi lần Đảng thay đổi cương lĩnh (tức là một chương tŕnh hành động trong một thời gian dài), Đảng lại chỉ đạo sửa đổi hiến pháp, nghĩa là viết lại hiến pháp để phục vụ cho một “giai đoạn cách mạng mới”. Hiến pháp 1946 ra đời nhằm phục vụ cho một giai đoạn trong đó Đảng Cộng sản khoác chiếc áo “dân tộc” để giành quyền lănh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Sau khi đă nắm quyền trên một nửa nước, cảm thấy chiếc áo “dân tộc” không đủ ấm, Đảng đă tiến hành thay thế hiến pháp cũ bằng một bản hiến pháp mới nhằm thiết lập chế độ tập trung dân chủ trên toàn miền Bắc, khoác thêm chiếc áo “chủ nghĩa xă hội” để công khai nhận viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc nhằm tiếp tục cuộc chiến tranh chiếm trọn quyền lực trong cả nước - dưới danh nghĩa “chống Mỹ, cứu nước”. Năm 1980, sau khi giành được chính quyền trong cả nước, Đảng công khai mặc chiếc áo “chủ nghĩa xă hội” cho cả nước bằng bản Hiến pháp 1980 – trong đó có Điều 4 hợp pháp hóa vai tṛ độc quyền lănh đạo của Đảng. Khi t́nh trạng kinh tế ngày càng suy thoái, hệ thống cộng sản sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới, Đảng đành phải quay trở lại với con đường phục hồi kinh tế thị trường, từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu để ḥng cứu văn “sự lănh đạo của Đảng”; đó chính là lư do ra đời của bản Hiến pháp 1992.

 

Điều đáng nói là trong khi cởi mở về kinh tế để thu nhặt từng đồng đô-la, Đảng vẫn quyết tâm siết chặt trong lĩnh vực chính trị cũng như trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Đó chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho nền giáo dục ngày càng suy đồi, luân lư đạo đức xuống cấp trầm trọng, nạn tham nhũng có cơ hội phát triển tràn lan.

 

Có thể nói những hạn chế của bản Hiến pháp 1992 cũng như của bản Dự thảo sửa đổi do Quốc hội hiện hành soạn thảo đều bắt nguồn từ chỗ: Cương lĩnh của Đảng quyết định Hiến pháp của quốc gia. Một khi cương lĩnh của Đảng chưa thay đổi th́ Hiến pháp cũng không bao giờ có thể thay đổi. Đó chính là hậu quả của chế độ “đảng trị” – một chế độ mà Đảng đứng trên Nhà nước, Cương lĩnh của Đảng đứng trên Hiến pháp, kỷ cương của Đảng đứng trên pháp luật.

 

Chính v́ thế, để có một bản hiến pháp đáp ứng được các yêu cầu khách quan của sự phát triển của đất nước, vừa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân vừa phù hợp với các yêu cầu của thời đại, không thể dừng lại ở việc sửa đổi Hiến pháp mà phải viết lại hoàn toàn một bản Hiến pháp mới. Và để viết một bản Hiến pháp mới, không thể sử dụng quyền lập hiến phái sinh (tức quyền sửa đổi hiến pháp) mà phải sử dụng quyền lập hiến nguyên thủy – tức là quyền viết một bản hiến pháp mới, không lệ thuộc vào bất cứ bản hiến pháp nào có trước.

 

Như trên đă nói, quyền lập hiến nguyên thủy chỉ được thực hiện trong hoàn cảnh có sự thay đổi về tương quan lực lượng chính trị trong thực tế, ví như sau một cuộc đảo chính (tức chuyển đổi quyền lực từ bên trên) hay một cuộc cách mạng (tức là chuyển đổi quyền lực từ bên dưới). Nhưng ở nước ta, cho đến nay, vẫn chưa xảy ra một cuộc cách mạng hay một cuộc đảo chính nào cả. Vậy làm thế nào để có thể thực hiện quyền lập hiến nguyên thủy mà không diễn ra những xáo trộn không cần thiết, những đổ vỡ không đáng có nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền lập hiến nguyên thủy, thiết lập một bản hiến pháp mới?

 

Để trả lời câu hỏi đó, cần vạch ra một lộ tŕnh phù hợp với t́nh h́nh hiện tại, một lộ tŕnh khả thi nhưng phải bảo đảm được quyền làm chủ của nhân dân, không dựa trên cơ chế “xin-cho”, không khoán trắng tương lai đất nước cho bất kỳ một cá nhân hay một lực lượng chính trị nào cả. Chúng ta sẽ bàn đến lộ tŕnh ấy trong phần sau của bài viết.

 

Đà Lạt ngày 2 tháng 3 năm 2013

 

M.T.L.

 

 

[1] “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, Bauxite Vietnam, 28/02/2013: http://www.boxitvn.net/bai/44588

 

[2] Nguyễn Đắc Kiên, “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng”, Blog Anh Ba Sàm 26-2-2013: http://anhbasam.wordpress.com/2013/02/26/vai-loi-voi-tbt-dcs-vn-nguyen-phu-trong/

 

[3] Chỉ tính đến 9h40 ngày 02.03.2013, đă có 1.400 người kư vào Lời tuyên bố của các công dân tự do (tháng 2 dương lịch chỉ có 28 ngày).

 

[4] “Thông báo Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá XI”, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, 15/05/2012:

 

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thong-bao-Hoi-nghi-lan-thu-5-BCHTW-Dang-khoa-XI/20125/138101.vgp

 

[5] Cần lưu ư: người kư vào bản Hiến pháp 1992 sửa đổi này chính là ông Nguyễn Văn An, vào năm 2001 là Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội.

 

[6] “Hiến pháp Việt Nam cần được sửa đổi một cách căn bản” (Phỏng vấn ông Mai Thái Lĩnh về vấn đề sửa đổi hiến pháp và trưng cầu dân ư), Duy Ái - VOA Thứ Ba, 1 tháng 3 năm 2011:

 

http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/hien-phap-viet-nam-can-duoc-sua-doi-1-cach-can-ban-03-01-11-117157143.html

 

[7] Mai Thái Lĩnh, Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946, Pro&Contra 13-7-2012:

 

http://www.procontra.asia/?p=743

 

[8] Song song với quan niệm chế độ pháp trị (rule of law) của các quốc gia theo hệ thống thông luật (common law) như Anh và Hoa Kỳ, tại các quốc gia châu Âu theo hệ thống dân luật (civil law), đă h́nh thành một quan niệm được gọi là Nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat trong tiếng Đức, État de droit trong tiếng Pháp). Ngày nay, hai quan niệm này ngày càng gần gũi nhau, có thể gọi chung là chế độ pháp trị hiện đại (rule of law) - để phân biệt với chế độ pháp trị thời thượng cổ và trung cổ (rule by law).

 

[9] Trăm hoa đua nở trên đất bắc, Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa, Saigon 1959, trang 311.

 

Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 07:57 

Nhăn: Hiến pháp

 

 

PHẦN II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT LẠI HIẾN PHÁP MỚI?

 

Trong phần trước, chúng ta đă t́m hiểu lư do tại sao đă đến lúc phải viết lại một hiến pháp mới thay v́ sửa đổi bản hiến pháp cũ. Nói theo ngôn ngữ của luật học: đă đến lúc nhân dân Việt Nam phải sử dụng quyền lập hiến nguyên thủy (pouvoir constituant originaire) thay v́ sử dụng quyền lập hiến phái sinh (pouvoir constituant dérivé).

 

Như các nhà luật học người Pháp đă phân tích, quyền lập hiến nguyên thủy chỉ thực hiện được trong hoàn cảnh có khoảng trống pháp lư (vide juridique) mà yếu tố này lại là một sự kiện (fait) nằm ngoài phạm vi của luật học. Khoảng trống pháp lư này có thể h́nh thành từ những hoàn cảnh khách quan hoặc từ những tác động chủ quan, như các cuộc cách mạng hay các cuộc đảo chính. Nhưng đối với một chế độ cộng sản th́ khả năng đảo chính là hầu như không thể xảy ra, c̣n cách mạng lại là điều phần lớn người dân Việt Nam – do quá mệt mỏi v́ chiến tranh, v́ nội loạn, đều không mong muốn. Như thế, trong hoàn cảnh êm ả nhất, ḥa b́nh nhất - nghĩa là không có đảo chính, không có cách mạng, khoảng trống này chỉ có thể được tạo ra bằng một cuộc đấu tranh của quần chúng theo phương thức ôn ḥa, bất bạo động nhằm dẫn đến một sự thay đổi về tương quan lực lượng, tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền lập hiến nguyên thủy. Đảng Cộng sản gọi quá tŕnh này là “diễn biến ḥa b́nh”, nhưng thay v́ ủng hộ nó để có thể từng bước chuyển giao quyền lực một cách êm thắm như các chế độ quân chủ lập hiến trước kia đă làm, họ lại coi đó là “nguy cơ”, là “hiểm họa”. Ḷng đam mê nắm giữ quyền lực đă khiến cho các nhà lănh đạo cộng sản trở nên mù quáng, ngày càng kém sáng suốt. Gần đây, chẳng những đề pḥng diễn biến ḥa b́nh từ bên ngoài, họ c̣n lớn tiếng lên án cả hiện tượng “tự diễn biến” trong nội bộ Đảng, coi những người có quan điểm chính trị khác với quan điểm chính thống là “thoái hóa”, là “biến chất”,…

 

Diễn biến ḥa b́nh từ một chế độ độc tài, chuyên chế sang một chế độ dân chủ là khả năng có thật, đă từng xảy ra ở nhiều nước trong nhiều thời điểm lịch sử. Như ở Bắc Âu chẳng hạn, cuộc đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng từ bên dưới kết hợp với sự diễn biến trong nội bộ của tầng lớp thống trị ở bên trên đă tạo ra tiến tŕnh dân chủ hóa tương đối êm thắm, giúp thiết lập thành công các chế độ dân chủ. Tính chất ổn định và vững chắc của các nền dân chủ tại đây cho thấy khả năng “đoàn kết, thống nhất trong đa dạng”. Nằm sát cạnh các cường quốc lớn như Đức và Nga, các nước này đă tránh được những bất ổn nội bộ cũng như những sự can thiệp từ bên ngoài. Ngày nay, với ba vương quốc quân chủ lập hiến (Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy) và hai nước cộng ḥa (Phần Lan, Iceland), khu vực này vẫn luôn ghi điểm cao trong lĩnh vực nhân quyền và chất lượng cuộc sống, đáng cho chúng ta nghiên cứu, học hỏi.

 

Trước khi phác họa một lộ tŕnh cho việc thiết lập một hiến pháp dân chủ, thiết nghĩ chúng ta cũng cần giải đáp một vấn đề khá quan trọng:

 

Hiến pháp dân chủ là khởi điểm hay là kết quả của quá tŕnh dân chủ hóa?

 

T́nh h́nh thực tế hiện nay là nhân dân ta đang sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Đảng cầm quyền chưa hề tỏ rơ thiện chí mở rộng dân chủ, ban hành một hiến pháp tiến bộ hơn. Nhưng giả định rằng trong quá tŕnh đấu tranh, đến một lúc nào đó đảng cầm quyền buộc phải mở rộng dân chủ th́ câu hỏi đặt ra là: cuộc cải cách hiến pháp ấy có thiết lập được ngay một bản hiến pháp thật sự dân chủ hay không?

 

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cuộc đấu tranh để chuyến hóa từ độc tài, chuyên chế sang dân chủ chỉ có thể giành được “thắng lợi từng phần”, do chỗ tầng lớp thống trị chỉ chịu lùi từng bước, nhượng bộ từng phần, chứ không bao giờ chịu nhượng bộ hoàn toàn, “trọn gói” trước những đ̣i hỏi của nhân dân. Một trong những minh chứng thực tế là trường hợp của Miến Điện (Burma, nay gọi là Myanmar) mà một số trí thức trong và ngoài nước đă gọi là “mô h́nh Miến Điện”. Mặc dù đă đạt những bước tiến quan trọng về dân chủ do công lao của Tổng thống Thein Sein, cho đến nay Miến Điện vẫn chưa có một hiến pháp đáng gọi là dân chủ:

 

Bản hiến pháp hiện hành của nước này là Hiến pháp 2008 được thông qua bởi một cuộc trưng cầu dân ư vào ngày 10-5-2008 với kết quả 93,82% phiếu thuận, với tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu (turnout) rất cao: 98,12 %. Mặc dù vậy, “quyền phúc quyết” vẫn không giúp cho bản hiến pháp này thêm được tính dân chủ. Trong thực tế, đó vẫn là một bản hiến pháp phi-dân chủ v́ những điều khoản nhằm củng cố quyền hành của tầng lớp thống trị - nhất là giới quân sự: (1) Một phần tư tổng số ghế trong nghị viện được dành cho các sĩ quan quân đội; (2) Bộ Nội vụ thuộc quyền kiểm soát của quân đội; (3) Bất kỳ người nào kết hôn với một người không phải là người Miến Điện sẽ bị cấm giữ chức vụ tổng thống. Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế cho rằng điều khoản này có tác dụng ngăn cản lănh tụ đối lập Aung San Suu Kyi ứng cử chức vụ tổng thống, mặc dù chồng bà (là một người Anh) đă qua đời năm 1999 [1]. Nh́n vào tương quan lực lượng, chúng ta thấy đảng cầm quyền USDP (Union Solidarity and Development Party, Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển) và quân đội vẫn khống chế chính trường. Trên tổng số 440 ghế tại Hạ viện, Đảng USDP chiếm 212 ghế (48, 18%), quân đội chiếm 110 ghế (25%), Đảng NLD (National League for Democracy, Liên đoàn Quốc gia v́ Dân chủ) của bà Aung San Suu Kyi chỉ có 37 ghế (8,41 %). Tại Thượng viện, trên tổng số 224 ghế, USDP chiếm 124 ghế (55, 37%), quân đội chiếm 56 ghế (25%), Đảng NLD chỉ có 4 ghế (1,78%).

 

Như thế, nghị viện vẫn c̣n là “nghị viện của quân đội” và sự tham gia của đảng đối lập NLD chỉ mới có tính chất tượng trưng. Vẫn c̣n một quăng đường chông gai để Nghị viện Miến Điện trở thành một Nghị viện của Dân và một bản hiến pháp dân chủ vẫn c̣n là một mục tiêu đấu tranh của nhân dân Miến Điện. Có thể nói Miến Điện chỉ có thể đạt được một bản hiến pháp thật sự dân chủ khi các lực lượng đối lập (nhất là đảng của bà Aung San Suu Kyi) được cùng tham gia soạn thảo hiến pháp.

 

Chính v́ vậy, chúng ta cần nhất trí với nhau về một điểm: phải coi hiến pháp dân chủ là mục tiêu cần đạt được qua một quá tŕnh đấu tranh lâu dài, chứ không thể coi đó là khởi điểm. Cần nói rơ điều này để giúp cho người dân có ư thức cảnh giác trước những cuộc cải cách hiến pháp nửa vời mà đảng cầm quyền đă và đang ra sức tuyên truyền. Mặt khác, các nhà chiến lược của các phong trào vận động dân chủ cũng phải nhất trí về một điều: trong khi nhân dân chưa có điều kiện để thực hiện quyền lập hiến nguyên thủy th́ mọi cuộc cải cách hiến pháp chỉ có thể được coi là những giải pháp tạm thời, những biện pháp vận động mang tính chiến thuật. Không nên v́ quá say sưa với các h́nh mẫu hiến pháp mà quên đi một thực tế: hiến pháp dân chủ không phải là một văn bản thuần túy pháp lư mà là kết quả của sự tăng cường quyền lực của nhân dân thông qua đấu tranh.

 

Ngoài ra, các nhà vận động dân chủ trong và ngoài nước cũng cần lưu ư một điểm hết sức quan trọng: cuộc đấu tranh dân chủ hóa mặc dù dựa vào phương thức ôn ḥa, bất bạo động, nhưng vẫn phải dẫn đến một sự thay đổi về tương quan lực lượng có tầm mức tương đương với một cuộc cách mạng. Trong chiều hướng đó, để giữ được tính chất ôn ḥa, bất bạo động, cần phải tránh một số khuyết điểm của phương thức cách mạng (như quá khích, manh động, bạo động) để không gây ra những xáo trộn xă hội không cần thiết. Mặt khác, để bảo đảm đạt được mục tiêu cuối cùng, cuộc đấu tranh đó cũng cần phải tránh một số khuyết điểm của phương thức đảo chính (như thỏa hiệp vô nguyên tắc, bằng ḷng với các cải cách nửa vời, không dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân bên dưới). Trong lịch sử, nhiều cuộc “đảo chính cung đ́nh” nhân danh “cách mạng” cuối cùng chỉ dẫn đến việc phân chia lại quyền lợi giữa các thế lực chính trị bên trên, không quan tâm đến các quyền tự do căn bản của người dân cũng như sự phát triển của xă hội dân sự.

 

Làm thế nào để thiết lập một hiến pháp dân chủ tại nước ta?

 

Dựa vào những chỉ dẫn của Phan Châu Trinh – nhà tư tưởng hàng đầu của chủ nghĩa lập hiến Việt Nam hồi đầu thế kỷ vừa qua (thế kỷ 20), có thể tạm vạch ra một lộ tŕnh thiết lập hiến pháp dân chủ như sau:

 

Bước 1 - Đấu tranh thực thi các quyền tự do căn bản:

 

Khi nói đến “các quyền tự do căn bản”, tôi không nhằm nói đến các quyền tự do căn bản dựa theo các công ước quốc tế - là những quyền được thế giới văn minh công nhận như những giá trị phổ quát mà bất cứ quốc gia dân chủ nào cũng đều phải thực hiện. Tôi muốn nói đến “các quyền tự do căn bản” xét theo phương diện đấu tranh để xây dựng một xă hội dân sự làm tiền đề vững chắc cho một chế độ chính trị thật sự dân chủ. Nói cách khác, đó là “các quyền căn bản làm nảy sinh các quyền tự do căn bản khác”.

 

Trong một bài viết công bố vào cuối năm 2010 nhằm tŕnh bày “Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh” [2], tôi đă nêu rơ ba quyền tự do căn bản ấy là “tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội”. Phan Châu Trinh diễn đạt điều đó bằng hai câu thơ như sau:

 

Để ta được vào ṿng chánh trị, 

Từ hội hè, suy nghĩ, nói năng.

 

Vận dụng vào hoàn cảnh của thế giới và của đất nước hiện nay, chúng ta có thể sửa đổi, bổ sung ba quyền tự do căn bản đó thành: (1) tự do tư tưởng và tự do tôn giáo; (2) tự do ngôn luận, tự do báo chí và internet; (3) tự do hội họp và lập hội. Ba quyền tự do căn bản ấy chính là đ̣n bẫy làm nảy sinh và phát triển xă hội dân sự. Đó cũng chính là tiền đề để giúp nhân dân ta đàng hoàng “bước vào ṿng chính trị”, từ chỗ bị tước đoạt quyền công dân và quyền làm người tiến lên làm chủ về mặt chính trị.

 

Sẽ có người đặt câu hỏi: tại sao rất nhiều quyền công dân và quyền con người đă được ghi vào hiến pháp của nước ta mà vẫn không được thực hiện? Nếu nh́n lại lịch sử, chúng ta có thể thấy rơ một điều: ở nơi nào mà nhân dân tự ḿnh đấu tranh để giành các quyền tự do th́ nơi đó, luật pháp và hiến pháp mới có thực chất. Ngược lại, ở nơi nào mà hiến pháp và pháp luật chỉ do một “đấng minh quân” hay một “đảng chính trị sáng suốt” ban cho th́ các quyền tự do có nguy cơ trở thành “tự do trên giấy”, thành “bánh vẽ”.

 

Trong thực tế của các nền dân chủ tiên phong, các đạo luật ban hành các quyền tự do của công dân thường ra đời trước khi có hiến pháp và cuộc đấu tranh để đặt nền móng cho chế độ pháp trị (rule of law) đă được khởi động rất sớm, nghĩa là từ khi chưa có hiến pháp, chưa có hệ thống chính trị dân chủ hoàn chỉnh.

 

Nếu t́m hiểu Hiến pháp Hoa Kỳ (1787), chúng ta sẽ thấy văn bản lập hiến này có nguồn gốc từ những văn bản pháp lư ra đời từ rất sớm ở Vương quốc Anh. Vào năm 1215, các nam tước (barons, tức là các nhà quư tộc lớp dưới) đă buộc Vua John phải kư Đại Hiến chương (Magna Carta), từ đó sinh ra khái niệm “Lệnh định quyền giam giữ” (writ of Habeas corpus) nhằm hạn chế quyền lực tùy tiện của nhà vua. Bản hiến chương đó cũng là nguồn gốc của khái niệm “Thủ tục pháp lư thích đáng” (Due process of law) về sau được đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ bằng hai tu chính án số 5 (năm 1789) và số 14 (năm 1866). Đó là những khái niệm pháp lư quan trọng làm nên điều mà ngày nay chúng ta thường gọi là “quyền được xét xử một cách công bằng”. Cùng với Đạo luật về Quyền (Bill of Rights) do Nghị viện Anh ban hành năm 1689, Magna Carta được coi là nguồn gốc ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ cũng như 10 tu chính án đầu tiên - thường được gọi là Đạo luật về Quyền (Bill of Rights) của Hoa Kỳ.

 

Tương tự như thế, tại Thụy Điển, rất lâu trước khi hệ thống đại nghị được thiết lập hoàn chỉnh, cuộc đấu tranh đ̣i quyền tự do ngôn luận đă đạt được thắng lợi quan trọng qua việc ra đời Đạo luật về Tự do Báo chí (Tryckfrihetsförordningen, The Freedom of the Press Act) vào năm 1766 – một trong những đạo luật đầu tiên về tự do báo chí trên thế giới.

 

Nói cách khác, nếu tôn trọng luật pháp là khởi đầu của sự tôn trọng hiến pháp th́ việc tiến hành đấu tranh giành các quyền tự do căn bản nhằm h́nh thành xă hội dân sự chính là sự bảo đảm tốt nhất cho việc thực thi luật pháp và hiến pháp sau này. Bởi một lẽ dễ hiểu: cái ǵ ta giành được th́ cũng bền vững hơn là cái mà ta được ban ân.

 

Bước 2 - Tạo điều kiện thực thi quyền bầu cử-ứng cử và các quyền chính trị khác:

 

Chỉ đến lúc ba quyền tự do căn bản nói trên được thực hiện đến một mức độ nào đó th́ các quyền tự do chính trị như quyền bầu cử-ứng cử và quyền phúc quyết (một h́nh thức của trưng cầu dân ư) mới có thể trở thành quyền thực chất. Nói cách khác, quyền bầu cử-ứng cử và quyền phúc quyết chỉ có thể thực hiện trên nền tảng của một xă hội dân sự tương đối vững vàng.

 

Quyền bầu cử-ứng cử là một quyền tự do chính trị cực kỳ quan trọng v́ đó chính là điều kiện để nhân dân có thể bầu ra một chính quyền đại diện thật sự cho nhân dân, vừa thể hiện ư chí và nguyện vọng của nhân dân, vừa bảo vệ được các lợi ích chính đáng của nhân dân. Một cuộc bầu cử trong hoàn cảnh nhân dân không được thực thi các quyền tự do căn bản chỉ là một h́nh thức để lừa bịp, bởi v́ không có cạnh tranh lành mạnh giữa các ứng cử viên, giữa các đảng phái và ngay cả việc bỏ phiếu, kiểm phiếu công bằng cũng không ai có thể giám sát được. Đó chính là t́nh trạng “Đảng cử, dân bầu” mà tất cả các quốc gia theo chế độ cộng sản đều phạm phải – không trừ một nước nào. Có thể nói quyền bầu cử-ứng cử phải dựa trên tiền đề là ba quyền tự do căn bản nói trên và ngược lại, ba quyền căn bản nói trên sẽ được bảo đảm một khi người dân có quyền bầu những người đại diện của ḿnh vào các cơ quan quyền lực hiến định.

 

Thực hiện được quyền bầu cử-ứng cử cũng tương tự như thực hiện quyền phúc quyết (một h́nh thức của trưng cầu dân ư), v́ trưng cầu dân ư suy cho cùng cũng là một h́nh thức bỏ phiếu. Mặc dù là một h́nh thức của dân chủ trực tiếp (direct democracy) giúp cho người dân có cơ hội tham gia vào các sinh hoạt chính trị, trưng cầu dân ư cũng có thể trở thành công cụ trong tay các nhà độc tài hay các lănh tụ chính trị giỏi mị dân. Để bảo đảm cho trưng cầu dân ư trở thành công cụ hữu hiệu trong tay nhân dân, chỉ nên áp dụng h́nh thức này khi người dân đă thực hiện được ba quyền tự do căn bản như đă tŕnh bày trong bước 1.

 

Bước 3 - Hai phương thức thực hiện quyền lập hiến:

 

Một khi các quyền tự do căn bản và quyền bầu cử-ứng cử có khả năng thực thi một cách đúng đắn, xă hội dân sự đă được xác lập như một đối trọng của chính quyền th́ đó cũng là lúc nhân dân có đủ điều kiện thực hiện quyền lập hiến nhằm thiết lập một hiến pháp mới. Vào lúc này, dân trí đă được nâng cao một bước và song song với sự phát triển của xă hội dân sự, chính quyền đă được “dân chủ hóa” ở một mức độ nhất định. Sự phát triển của xă hội dân sự đă tạo ra cơ hội để làm nảy sinh một “khoảng trống pháp lư”. Đó chính là thời cơ để nhân dân thực hiện quyền lập hiến nguyên thủy, hủy bỏ hiến pháp cũ, làm ra một bản hiến pháp mới thật sự dân chủ.

 

Nh́n chung, có hai phương thức để thiết lập hiến pháp mới:

 

(1) Nhân dân tiến hành một cuộc bầu cử để bầu ra một Quốc hội Lập hiến (assemblée constituante, constituent assembly). Quốc hội này chỉ làm một công việc duy nhất là soạn thảo và thông qua một bản Hiến pháp mới. Do được nhân dân ủy quyền, bản hiến pháp này không cần đưa ra để trưng cầu dân ư (tức phúc quyết). Mặt khác, trong thời gian soạn thảo và thông qua hiến pháp mới, cơ quan này có thể đóng vai tṛ của một chính phủ tạm quyền.

 

V́ được bầu ra với mục đích chủ yếu là làm ra một bản hiến pháp mới, Quốc hội Lập hiến sẽ giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi bản hiến pháp mới được Quốc hội Lập hiến thông qua, các cuộc bầu cử sẽ được tiến hành để bầu ra các cơ quan nắm giữ các quyền lực hiến định (lập pháp, hành pháp, tư pháp) theo đúng những điều khoản đă quy định trong hiến pháp.

 

(2) Thay v́ bầu ra một Quốc hội Lập hiến, do chỗ xă hội dân sự đă h́nh thành, chính quyền hiện hành (vào lúc này đă trở thành một chính quyền dân chủ hóa ở một mức độ nhất định) sẽ đề xuất một phương án thành lập một Ủy ban Lập hiến bao gồm đại diện của tất cả các xu hướng chính trị (ít nhất là những xu hướng chính) trong xă hội. Phương án h́nh thành Ủy ban Lập hiến đương nhiên phải đạt được sự đồng thuận chung của toàn xă hội thông qua thảo luận, thương thuyết và đàm phán. Đó chính là thành quả bước đầu của quá tŕnh ḥa giải dân tộc và cũng là tiền đề để xây dựng một thể chế chính trị dân chủ trong tương lai.

 

Ủy ban Lập hiến được Quốc hội đương nhiệm chính thức ủy quyền soạn thảo một bản hiến pháp mới và bản dự thảo này sẽ được đưa ra thảo luận một cách công khai, rộng răi, sau đó được đưa ra Quốc hội biểu quyết thông qua. Khác với phương án trên, bản dự thảo hiến pháp sau khi được Quốc hội hiện hành thông qua, sẽ được đưa ra trưng cầu dân ư (tức phúc quyết). Do chỗ các quyền tự do căn bản đă được thực thi, chúng ta có thể tin tưởng vào kết quả của cuộc trưng cầu dân ư – tương đương với kết quả của một cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến.

 

Tất nhiên, trước khi tiến hành bầu Quốc hội Lập hiến hay h́nh thành Ủy ban Lập hiến nhằm soạn thảo, thông qua hay phúc quyết hiến pháp mới, xă hội dân sự đă cùng với chính quyền hiện hành tiến hành nhiều biện pháp ḥa giải dân tộc (vd: trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù chính trị, băi bỏ tất cả các biện pháp sách nhiễu đối với những người bất đồng chính kiến, v.v.) Mặt khác, các cải cách tư pháp cũng đă được tiến hành một bước theo hướng bảo vệ các quyền công dân và quyền con người, nhằm xây dựng một ngành ṭa án độc lập, tạo ra các điều kiện ban đầu để h́nh thành một chế độ pháp trị (tức nhà nước pháp quyền) theo nghĩa hiện đại.

 

Như vậy, một bản hiến pháp thật sự dân chủ sẽ là thành quả của một cuộc đấu tranh giành dân chủ chứ không phải là tiền đề của một cuộc vận động dân chủ. Hiến pháp không phải là sản phẩm thuần túy của “pḥng thí nghiệm lập hiến” - kết quả trừu tượng của các nhà luật học, mà là kết quả của sự đồng thuận trong nhân dân, thể hiện qua sự thỏa thuận giữa các lực lượng chính trị và xă hội – trong đó có sự góp phần quan trọng của các nhà luật học. Chỉ bằng cách đó, hiến pháp mới có giá trị thực chất và có thể tồn tại lâu dài với thời gian. V́ là kết quả của sự đồng thuận trong nhân dân, thông qua các cuộc bầu cử hay phúc quyết mang tính dân chủ, cho dù bản hiến pháp ấy có khuyết điểm này hay khuyết điểm khác, nhân dân vẫn có thể vẫn có thể khắc phục được một cách dễ dàng bằng con đường của quyền lập hiến phái sinh, tức là thông qua các thủ tục sửa đổi hiến pháp đă được ghi rơ trong bản hiến pháp được h́nh thành bởi “Quốc hội Lập hiến” hay “Ủy ban Lập hiến + Trưng cầu dân ư”.

 

Ngoài ra, c̣n có một con đường thứ ba: kết hợp cả hai phương thức “Quốc hội Lập hiến” và “Trưng cầu dân ư”. Giải pháp này trong lịch sử đă từng được áp dụng, nhưng rất tốn kém và có thể sinh ra hậu quả khó giải quyết, như trường hợp của bản Hiến pháp 1946 của nước Pháp. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, vào tháng 10 năm 1945, nhân dân Pháp đă bầu một Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này đă soạn thảo và thông qua một bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên (19-4-1946), sau đó đưa ra trưng cầu dân ư (ngày 5-5-1946) nhưng không đạt được đủ số phiếu cần thiết. V́ vậy đến tháng 6 năm 1946, nhân dân Pháp lại phải bầu một Quốc hội Lập hiến khác để soạn thảo và thông qua một bản dự thảo Hiến pháp khác. Chính bản dự thảo Hiến pháp thứ hai này mới được nhân dân chấp thuận thông qua cuộc trưng cầu dân ư ngày 13-10-1946 và trở thành hiến pháp chính thức của nền Đệ tứ Cộng ḥa (thường gọi là Hiến pháp 1946).

 

Như chúng ta đă biết, mặc dù đă trải qua hai lần phúc quyết, Hiến pháp 1946 vẫn không thể giải quyết được t́nh trạng mất cân bằng giữa các cơ quan quyền lực hiến định. Các chính phủ thay đổi liên tục (21 chính phủ trong ṿng 10 năm)[3], trong khi nước Pháp phải đương đầu với các cuộc chiến tranh giành độc lập từ các thuộc địa (như Việt Nam, Algérie,…). Cơ quan hành pháp quá lệ thuộc vào cơ quan lập pháp, không đủ khả năng để giải quyết các vấn đề cực kỳ khó khăn mà nước Pháp phải đương đầu. V́ vậy, đến năm 1958, người Pháp lại phải thay Hiến pháp 1946 bằng một bản hiến pháp mới – bản hiến pháp tồn tại được cho đến ngày nay. Trong lần thay đổi hiến pháp này, chế độ chính trị tại Pháp chuyển từ mô h́nh đại nghị sang một mô h́nh hỗn hợp (lai ghép) được đặt tên là chế độ nửa-tổng thống (semi-presidential system).

 

Trong hoàn cảnh của Việt Nam, thiết tưởng chúng ta chỉ nên áp dụng một trong hai phương pháp nêu trên là đủ để bảo đảm có được một bản hiến pháp mới phù hợp với yêu cầu của dân tộc và yêu cầu của thời đại.

 

*

 

Tóm lại, một bản hiến pháp dân chủ là thành quả của một quá tŕnh vận động dân chủ hóa theo phương thức đấu tranh ôn ḥa – bất bạo động, do sự hợp lực của tất cả các lực lượng yêu nước, yêu dân chủ trong nhân dân. Nó là điểm cuối của quá tŕnh dân chủ hóa chứ không phải là điểm khởi đầu. Nó là thành quả của đấu tranh chứ không phải là sự ban ân của một cơ chế “xin-cho”. Nó phản ánh sự thay đổi về tương quan lực lượng trong xă hội chứ không phải là kết quả của một quy tŕnh thuần túy pháp lư.

 

Trái với suy nghĩ của rất nhiều người, đấu tranh ôn ḥa - bất bạo động không có nghĩa là không cần phải hy sinh, không cần trải qua gian khổ. Ngược lại, lịch sử đấu tranh ôn ḥa – bất bạo động trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy cuộc đấu tranh nào cũng đ̣i hỏi những hy sinh to lớn, thậm chí những sự “hy sinh thầm lặng”, không được ai biết đến. Rất nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ có thể không được nh́n thấy ngày chế độ dân chủ toàn thắng, không thể cùng với nhân dân đứng trên đỉnh vinh quang.

 

Cuộc đấu tranh đầy cam go đó đ̣i hỏi tất cả mọi cá nhân, mọi tổ chức phải biết tôn trọng lẫn nhau, biết đối thoại trên tinh thần b́nh đẳng, dân chủ, cùng chung mục tiêu “t́m kiếm chân lư”, t́m kiếm những giá trị tốt đẹp cho mọi người Việt không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, đẳng cấp hay giai cấp. Chúng ta đấu tranh cho một xă hội dân sự lành mạnh, một chế độ chính trị dân chủ chứ không phải đấu tranh để đưa một “người hùng” nào đó vào chức vụ Tổng thống, hay ủng hộ một đảng chính trị nào đó có khả năng chiếm được nhiều ghế nhất trong Quốc hội. Chúng ta đấu tranh để mọi người dân có thể tham gia vào chính trị, làm chủ xă hội và làm chủ quyền lực Nhà nước, chứ không phải để thay thế một chế độ toàn trị này bằng một chế độ chuyên chế kiểu mới nào khác. Hăy nh́n tấm gương của Phan Châu Trinh: thay v́ thành lập một đảng chính trị (điều mà ông thừa sức làm), ông chủ trương xây dựng một chế độ đa đảng có ít nhất hai đảng lớn - trong đó đảng đối lập có thể chỉ trích, phê b́nh hoặc thay thế đảng cầm quyền. Thay v́ tự nhận ḿnh là lănh tụ hay vận động mọi người đi theo một lănh tụ, ông kêu gọi mỗi người đứng lên, cùng nhau chung sức giành quyền làm chủ theo phương thức “chung tay vỗ nên kêu” [4].

 

Sẽ có người hoài nghi: trong hoàn cảnh đất nước đang phải đối phó với tên khổng lồ phương Bắc, đang cần đến một quyền lực mạnh mang tính tập trung, làm sao có thể thực hiện “đoàn kết trong đa dạng”?

 

Xin hăy nh́n vào tấm gương của các quốc gia Bắc Âu. Đó chỉ là những quốc gia nhỏ bé (dân số mỗi nước chưa đến 10 triệu người), đă từng phải đương đầu với những cường quốc hung hăn (như nước Đức thời Quốc-xă hay nước Nga thời Xô-viết), vậy mà họ vẫn tựa vào chế độ dân chủ để đứng vững vàng trước đầu sóng ngọn gió. Hăy nh́n tấm gương của Phần Lan, một đất nước sau cuộc nội chiến Trắng-Đỏ đẫm máu và nước mắt vẫn mạnh dạn chấp nhận thể chế dân chủ đa đảng để đoàn kết toàn dân, bảo vệ độc lập dân tộc. Thành công của họ và thất bại của ta chẳng phải là một phép so sánh để đánh giá tính ưu việt của mỗi chế độ chính trị hay sao?

 

Một nước Phần Lan nhỏ bé sống bên cạnh một nước Nga khổng lồ hung hăn vẫn giữ vững được độc lập nhờ vào chế độ dân chủ, trong khi một nước Việt Nam tự hào đă “đánh thắng được hai đế quốc to là Pháp và Mỹ” nhưng lại run sợ trước ông bạn “mười sáu chữ vàng” đến mức không dám kỷ niệm những chiến sĩ đă bỏ ḿnh v́ nước, không dám kiện ra Ṭa án Quốc tế việc “nước bạn” đă cướp các đảo của ta, không dám vứt bỏ “t́nh hữu nghị” trong khi kẻ có dă tâm vẫn tiếp tục ḍm ngó toàn bộ Biển Đông. Phải chăng sự đối chiếu đó là bằng chứng hùng hồn nhất chứng minh “sức mạnh” của một chế độ chính trị: giữa chế độ dân chủ đa đảng và chế độ độc tài đảng trị, chế độ chính trị nào giúp cho dân tộc ta mạnh hơn, giúp đất nước ta phát triển vững bền hơn?

 

Đà Lạt, ngày 8-3-2013

 

M.T.L.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 

- Kemal Gözler, Pouvoir constituant, Editions Ekin Kitabevi, Bursa [Turquie] 1999: http://www.anayasa.gen.tr/pconstituant.htm

 

- GS Nguyễn Văn Bông, Luật Hiến pháp và Chính trị học, in lần thứ hai, Sài G̣n 1969.

 

Có thể tham khảo thêm các bài viết của cùng tác giả:

 

- Mai Thái Lĩnh, “T́m hiểu quan niệm chính trị của Phan Châu Trinh”, loạt bài đăng trên trang mạng talawas trong tháng 2 và tháng 3 năm 2007, nhân ngày giỗ của Phan Châu Trinh (24.3.1926-24.3.2007),

 

- Mai Thái Lĩnh, “Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh”, talawas 2.11.2010: http://www.talawas.org/?p=26516

 

- Mai Thái Lĩnh, Những khuyết điểm nghiêm trọng của Hiến pháp 1946, Pro&Contra 13-7-2012: http://www.procontra.asia/?p=743

 

[1] Wikipedia (english), “Burmese constitutional referendum”, 2008

 

[2] Mai Thái Lĩnh, “Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh”, talawas 2.11.2010: http://www.talawas.org/?p=26516

 

[3] Chỉ tính từ đầu năm 1947 đến giữa năm 1958, và không kể đến các chính phủ tồn tại quá ngắn (dưới 1 tháng).

 

[4] Nguyên văn của Phan Châu Trinh: “ Đông tay vỗ nên bộp” (Santé thi tập, 1915), “Nhiều tay làm nên bộp” (Đạo đức và luân lư Đông Tây, bài nói chuyện, 1925).

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: