Năm sự thật về khủng bố

 

Joseph S. Nye

 

Đỗ Kim Thêm dịch

 

Quân khủng bố đă gây được thu hút trong nền chính trị Mỹ. Các cuộc thăm ḍ dư luận trong tháng 12 năm 2015 cho thấy là cứ một trong sáu người Mỹ, khoảng 16% cuả dân số, hiện nay xác định trào lưu khủng bố là vấn đề quốc gia quan trọng nhất, so với tháng trước đó là 3%. Đây là tỷ lệ cao nhất của người Mỹ khi họ đề cập đến khủng bố trong một thập niên qua, mặc dù nó vẫn c̣n thấp hơn 46% được tính sau các cuộc tấn công của quân khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.

 

Tác động của sự thay đổi này trong công luận là quá mạnh trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của Đảng Cộng Ḥa. Chắc chắn nó tạo thuận lợi cho việc ứng cử của Donald Trump, mà lời lẽ chống Hồi giáo cuả ông đặc biệt là quá thô cứng (nếu không nói là khích động). Một số chính trị gia bắt đầu gọi cuộc chiến chống khủng bố là "Thế chiến thứ III.“

 

Như cuộc tấn công ở San Bernardino, California vào tháng chạp cho thấy trào lưu khủng bố là một vấn đề đối với Hoa Kỳ. Nhưng các ứng cử viên tổng thống và các phương tiện truyền thông đă thổi pḥng đề tài, họ làm theo đúng câu ngạn ngữ cổ: "Nếu ở đâu có đổ máu, là ở đó có tin". Để nh́n vấn đề khủng bố ở một góc độ thích hợp, người Mỹ - và những người nước khác - cần lưu tâm những nhận xét sau đây.

 

Khủng bố là một h́nh thức của kịch nghệ. Quân khủng bố đang quan tâm nhiều hơn trong việc tạo ra chú ư và đặt vấn đề của họ lên hàng đầu trong các chương tŕnh nghị sự hơn là số lượng tử vong mà chúng đă gây ra cho mỗi trường hợp một. Nhà nước Hồi giáo (ISIS) chú tâm để khéo dàn dựng kịch bản. Cảnh chặt đầu dă man được quay phim và phổ biến qua các phương tiện truyền thông xă hội nhằm để gây sốc và phẫn nộ, và qua cách đó họ tạo ra sự chú ư. Khi phóng đại ảnh hưởng của họ và làm cho mọi hành động khủng bố thành đề tài chính cuả thời sự, chúng ta rơi vào bẩy cuả họ.

 

Khủng bố không phải là mối đe dọa lớn nhất đối với người dân ở các nước tiên tiến. Trào lưu khủng bố giết ít người hơn so với tai nạn do ô tô hoặc thuốc lá gây ra. Thực vậy, khủng bố không phải là một mối đe dọa lớn  hoặc nhỏ, mà nó tạo thành vấn đề. Xác suất cuả một người bị sét đánh chết cao hơn bị một tên khủng bố giết.

 

Các chuyên gia ước tính rằng rủi ro hàng năm của một người Mỹ bị giết bởi một tên khủng bố là một trong số 3,5 triệu người. Đối với người Mỹ, xác suất chết trong một tai nạn trong bồn tắm là 1 trong số 950.000; do thiết bị gia dụng là 1 trong số 1,5 triệu; do một con hươu là 1 trong số 2 triệu; hoặc trên một máy bay thương mại là 1 trong số 2,9 triệu người. Có sáu ngàn người Mỹ chết mỗi năm v́ nhắn tin hoặc nói điện thoại trong khi lái xe. Đó là nhiều hơn vài trăm lần so với chết v́ khủng bố. Khủng bố Hồi giáo cực đoan giết người Mỹ ít hơn so với các cuộc tấn công do các tay súng bất măn tại nơi làm việc và trường học. Trào lưu khủng bố không phải là Thế chiến thứ III.

 

Khủng bố toàn cầu không phải là trào lưu mới. Thường th́ phải mất một thế hệ mới làm cho làn sóng khủng bố đi vào lắng đọng. Vào đầu thế kỷ XX, phong trào vô chính phủ đă giết chết một số lănh đạo của nhà nước cho các ảo tưởng. Trong những năm 1960 và 1970, “phe cánh tả mới" của Biệt Động Đỏ và Đội Hồng Quân cướp các máy bay xuyên biên giới quốc gia, bắt cóc và giết chết các nhà lănh đạo chính trị và doanh nghiệp (cũng như những thường dân).

 

Giới cuồng tín theo thánh chiến hiện nay là một hiện tượng chính trị khoát lên ḿnh tấm áo tôn giáo. Nhiều người trong số các nhà lănh đạo này không phải là người cực đoan theo truyền thống, nhưng là người mà bản sắc cuả họ đă bị bứng gốc rể do phong trào toàn cầu hóa và những người đang t́m kiếm ư nghĩa trong khi họ mơ tưởng về cộng đồng của một Đế chế Hồi giáo thuần thành. Đánh bại họ sẽ đ̣i hỏi thời gian và công sức, nhưng bản chất thiển cận của nhà nước Hồi giáo (ISIS) làm giới hạn phạm vi thu hút của họ. Với các cuộc tấn công nội bộ giáo phái, thậm chí họ không thể kêu gọi tất cả người Hồi giáo, càng ít thu hút người theo Ấn giáo, Kitô giáo, và những người khác hơn. Cuối cùng, nhà nước Hồi giáo (ISIS) sẽ bị đánh bại, giống như là những kẻ khủng bố xuyên quốc gia khác.

 

Khủng bố giống như một loại nhu thuật của Nhật Bản. Vơ sĩ nhỏ con sử dụng sức mạnh của vơ sĩ to con hơn để đánh bại họ. Không một tổ chức khủng bố nào là mạnh như một nhà nước, và ít phong trào khủng bố đă thành công trong việc lật đổ nhà nước. Nhưng nếu khủng bố có thể gây xúc phạm và phẫn nộ cho dân chúng một nước, đưa dân chúng vào hoạt động tự đánh bại ḿnh, họ có thể hy vọng sẽ chiếm ưu thế. Al - Qaeda đă thành công trong việc lôi kéo Mỹ tham gia vào Afghanistan trong năm 2001. Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đă được sinh ra trong cảnh đổ nát của cuộc tấn công Iraq của Mỹ sau đó.

 

Sức mạnh thông minh là cần thiết để đánh bại khủng bố. Sức mạnh thông minh là khả năng kết hợp quyền lực mạnh bằng quân sự và cảnh sát và quyền lực mềm bằng thu hút và thuyết phục. Sức mạnh cứng là cần thiết để tiêu diệt hoặc bắt giữ những kẻ ngoan cố hiếu sát, ít người trong số họ là mở ḷng để cho thu hút hoặc thuyết phục. Đồng thời, quyền lực mềm là cần thiết để tiêm chủng cho những người c̣n ở ngoại vi mà kẻ ngoan cố hiếu sát đang cố t́m cách để chiêu dụng.

 

Đó là lư do tại sao nên chú ư tới cách tường thuật và các hành động của Mỹ tác động trong phương tiện truyền thông xă hội, nó quan trọng và cần thiết, nó cũng giống như tạo tính chính xác trong các cuộc không kích. Các lập luận mâu thuẩn là hủy diệt người Hồi giáo và làm họ không thích cung cấp thông tin t́nh báo quan trọng gây nguy hiểm cho tất cả chúng ta. Đó là lư do tại sao các luận điệu chống Hồi giáo của một số các ứng cử viên tổng thống hiện nay rất là phản tác dụng.

 

Trào lưu khủng bố là một vấn đề nghiêm trọng và đáng được xem là ưu tiên hàng đầu trong các cơ quan ngoại giao, quân sự, cảnh sát, quân đội và t́nh báo của chúng ta. Nó là một thành tố quan trọng của chính sách đối ngoại. Và để giữ cho các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt ra khỏi tầm tay cuả những kẻ khủng bố là chủ yếu.

 

Nhưng chúng ta không nên để rơi vào cái bẫy của quân khủng bố. Hăy để những hành động côn đồ diễn ra trong một nhà hát không người. Nếu để cho họ diễn trên diễn đàn chính trong công luận của chúng ta, chúng ta sẽ làm suy yếu phẩm chất về sinh hoạt dân sự và bóp méo các ưu tiên của ḿnh. Chúng ta sẽ sử dụng sức mạnh của ḿnh để chống lại ḿnh.

 

***

 

Joseph S. Nye,  Jr., là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban T́nh Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard, Thành viên cuả The World Economic Forum Global Agenda Council on the Future of Government. Tác phẩm mới nhất của ông là Is the American Century Over?

 

Nguyên tác: Five Truths about Terrorism

 

http://www.project-syndicate.org/commentary/terrorism-not-biggest-threat-to-americans-by-joseph-s--nye-2016-02

 


 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Observe

Bảo Tàng Lịch Sử

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten