ngayquanluc

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Người Việt và thói vô ơn

 

 

Những câu mang tính giáo dục nhân bản như "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đă đến với người Việt từ thời thơ ấu, nhưng chúng nhanh chóng tan biến cùng với sự trưỏng thành. Không phải tất cả, nhưng rất nhiều người Việt mang nặng thói vô ơn.

Người Việt trong nước thường lười nói 2 chữ "cám ơn" khi được giúp đỡ, mặc dù đó chỉ là h́nh thức. Dường như họ sợ rằng nói thế là thừa nhận ḿnh mang ơn, trong khi họ thật sự được giúp đỡ. Đó chính là thói vô ơn.

 

Một h́nh thức khác là khi đă được giúp đỡ, người Việt thường t́m cách biện minh, nhằm tránh phải mang ơn, đại khái như "anh ta giúp tôi v́ đó là tiền chùa", hay tệ hơn nữa "anh ta giúp tôi, hẳn tiền đó anh ta có được 1 cách bất hợp pháp". Chúng ta nên thừa nhận ơn nghĩa của người giúp đỡ, c̣n phần thứ 2 là "tiền của người giúp đỡ có được bằng cách nào hay anh ta giúp đỡ với mục đích ǵ" lại là chuyện khác. Nếu áy náy về phần thứ 2 th́ xin đừng nhận, c̣n khi đă nhận th́ phải chấp nhận sự mang ơn. Nhiều khi chẳng có bằng chứng ǵ để áy náy về số tiền ấy nhưng họ cố gắng vẽ vời, tưởng tượng, thậm chí lừa dối cả chính ḿnh, để phủ nhận việc ḿnh cần mang ơn và phủ nhận luôn ḷng tốt của người giúp đỡ.

 

C̣n nữa, người Việt thường không lưu tâm đến sự cố gắng, công sức và tâm huyết của người giúp đỡ mà họ chỉ nghĩ đến bản thân ḿnh và món quà được nhận. Đây là điều mà các tổ chức từ thiện tại Việt Nam thường xuyên chứng kiến. Khi đến các địa phương làm từ thiện, các tổ chức này thường phải mời viên chức chính quyền địa phương cùng đến, nếu không sẽ gặp rắc rối (đây là h́nh thức tranh công liên quan đến việc thiếu ḷng tự trọng của người Việt mà tôi sẽ đề cập vào 1 dịp khác) mặc dù chính quyền chẳng đóng góp ǵ. Thế mà phát biểu sau khi giúp đỡ thường là "cám ơn đảng và nhà nước ta ...".

 

Tôi nghĩ những người làm từ thiện đều biết rơ t́nh trạng bị tẩy năo tại Việt Nam và thường họ không trách móc ǵ, thậm chí c̣n thương hại hơn v́ thấy rằng những người dân ấy cần được giúp đỡ nhiều hơn nữa về những mặt khác. Bạn thân tôi cũng thế, nhưng qua việc ấy cũng phải thừa nhận 1 điều, đó là bằng chứng của thói vô ơn của nhiều người Việt.

 

Những người dân quê th́ thế, c̣n những thành phần khác th́ sao? Khá hơn, nhưng chẳng bao nhiêu. Có rất nhiều lần tương tự, và đây là 1 trường hợp cụ thể mà tôi nhớ được về thói vô ơn của thành phần tự cho là trí thức. Trong 1 lần sang Hàn Quốc thi đấu, đội bóng Việt Nam được 1 công ty Hàn Quốc tài trợ chi phí ăn ở. Thế là không ít tờ báo đăng tin "1 công ty Hàn Quốc xin được tài trợ cho đội tuyển Việt Nam" với đầy vẻ tự hào. Câu này phản ảnh nhiều điều và 1 điều quan trọng là thói vô ơn. Với thương trường, ai cũng biết công ty ấy có quyền lợi ở 1 h́nh thức nào đó chứ không phải cho không, nhưng, như đă nói trước đây, đó là chuyện khác. C̣n bản thân ḿnh th́ phải biết ḿnh đang "ăn cơm của họ". Các bạn cũng có thể thấy những ví dụ tương tự qua nhiều bài viết trên báo Việt Nam hiện nay.

 

C̣n chính phủ Việt Nam ? Những người làm trong chính phủ cũng là người Việt, nhưng ở môi trường chính trị cơ hội của sự tráo trở lớn hơn rất nhiều, nên nếu chính phủ Việt Nam c̣n vô ơn hơn người dân Việt cũng là điều dễ hiểu. Hăy điểm sơ 1 vài sự kiện kẻo "Nhà Nước ta" lại bảo "bịa đặt, xuyên tạc lịch sử".

 

Năm 1945, chính phủ Việt Nam kêu gọi nhân dân đóng góp tài chánh cho ngân sách quốc gia, và đă thu được 1 số tài sản rất lớn. Nếu không có số tài sản ấy th́ chính phủ đă sụp đổ rồi v́ thời điểm đó, chẳng có quốc gia giúp đỡ chính quyền non trẻ tại Việt Nam, bất kể chính kiến. Hầu hết người đóng góp đều là thương gia hoặc địa chủ v́ họ mới là thành phần có tài sản (công nhân và nông dân th́ ngay cả ngày nay cũng chẳng đủ ăn, lấy ǵ đóng góp). Nói cụ thể là chính phủ Việt Nam đă xách bị gậy vào nhà các thương gia và địa chủ xin ăn. Các thương gia, địa chủ chẳng những cho cơm ăn mà c̣n cho áo mặc, thuốc men, vốn liếng làm ăn. Thế mà khi "thằng ăn mày" khỏe mạnh th́ hắn ra chính sách "Cải Cách Ruộng Đất", "Đấu Tranh Chống Tư Sản Mại Bản", và biết bao nhiêu thương gia, địa chủ khánh kiệt, tù tội và chết chóc. Như thế chẳng phải vô ơn th́ là ǵ?

 

Trong thời gian đánh Mỹ, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam những hỏa tiễn hiện đại nhằm chống các cuộc không kích của Mỹ, nhất là để đối phó với máy bay B52. Thế nhưng ngay sau đó, chính phủ Việt Nam đă tung tin, và vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, rằng hỏa tiễn Liên Xô không đủ hiện đại mà phải nhờ kỹ sư Trần Đại Nghĩa chỉnh sửa mới bắn hạ được B52. Chẳng cần đến những "bật mí" của các cựu chiến binh trong quân đội, với chút suy nghĩ th́ mọi người đều thấy ngay là tṛ bố láo. Ngay cả ngày nay, Việt Nam c̣n chưa chế tạo được những con ốc trong xe hơi th́ trong thời kỳ ấy, cơm c̣n chưa có ăn, chẳng lẽ sửa hỏa tiển bằng mỏ-lết à? Dĩ nhiên đây là mục đích tuyên truyền, kích khích tinh thần AQ của người Việt (vốn đă rất lớn) th́ nó cũng nói lên cái thói vô ơn của chính phủ Việt Nam. Cái này chẳng khác ǵ sau khi xin được cơm, thằng ăn mày lại bảo nhờ ta chế biến mà cơm của nó mới có thể ăn được.

 

Đó là vài trong vô số sự kiện trước đây, và ngày hôm nay cũng chẳng khá hơn. Các bạn có thể nhận thấy qua các sự kiện viện trợ, đầu tư của nước ngoài, cùng nhiều h́nh thức khác đối với người trong nước.

 

Người Việt ở nước ngoài th́ sao? Cũng chẳng khá hơn. Biết bao nhiêu thuyền nhân, những kẻ mà có lúc sống mà tưởng chết, được các quốc gia phương tây cho nhập cư, tạo công ăn việc làm, xây dựng cuộc sống mới, với nền giáo dục tiên tiến, tuơng lai rực rỡ cho con cháu họ. Thế nhưng họ đă đối xử với đất nước cưu mang ḿnh thế nào? Tương tự, một trong những đợt di dân lớn nhất tại Mỹ là những người đi theo diện HO, được chính phủ Mỹ đón họ bằng máy bay, với rất nhiều ưu đăi. Hầu hết những người HO này đều có 1 cuộc sống rất cơ cực tại Việt Nam, tương lai th́ u ám, thậm chí không có điều kiện để nghĩ đến tương lai, và sang Mỹ thực sự là cuộc "lên Voi" với họ. Thế nhưng họ đă đối xử với nước Mỹ thế nào? Không phải tất cả, nhưng hầu hết người Việt sinh sống tại hải ngoại đều cố gắng trốn thuế, thậm chí coi đó là mục tiêu hàng đầu, làm ǵ cũng phải xem xét mục tiêu đó trước. Nếu họ có đóng 1 khoảng thếu nào đó th́ chỉ v́ họ không thể trốn. Có nhiều h́nh thức đóng góp cho xă hội, nhưng đóng thuế là h́nh thức đầu tiên, cụ thể nhất và cũng là quan trọng nhất.

 

Ngay cả đối xử với các thành viên trong xă hội cũng thế, họ vẫn luôn t́m cách biện minh để không phải mang ơn những kẻ giúp đỡ ḿnh. Tôi đă được nghe nhiều lần về chuyện cuối năm các công ty thưởng cho nhân viên 1 số tiền nào đó và luôn nghe lời giải thích "tụi nó chẳng phải tốt lành ǵ, không thưởng cho ḿnh th́ số tiền đó tụi nó cũng phải đóng thuế vậy." Phải, tiền đóng thuế dựa theo thu nhập, nhưng họ quên hoặc cố t́nh quên 2 điều. Thứ nhất là chủ hăng vẫn có nhiều cách khác (như làm từ thiện v.v) để được miễn đóng thuế cho số tiền ấy. Thứ hai là chính họ mong muốn nhận số tiền thưởng ấy từ chủ hăng. Thế nhưng khi nhận được th́ họ không hề nghĩ đó là sự giúp đỡ.

 

Tôi c̣n nhớ Việt Nam cũng có câu "giúp vật, vật trả ơn, giúp nhân, nhân trả oán". Phải chăng thói vô ơn đă là bản chất!

 

Đinh Nghệ An

 

 

BỆNH VÔ ƠN 

 

Vô ơn là căn bệnh vô cùng đáng sợ của thời đại mà chúng ta đang sống. Vô ơn, bạc nghĩa chính là một trong những dấu hiệu suy thoái đạo đức của thời kỳ cuối cùng. V́ là ‘bệnh’, là ‘dấu hiệu’ của thời kỳ mà chúng ta đang sống nên đă không biết bao lần ta ‘bị người quên ơn’, và không ít lần chính ta ‘quên ơn người’, dù không phải ai trong chúng ta, lúc nào đủ dũng khí để chịu nh́n nhận ḿnh là kẻ vô ơn. Vô ơn là ngược nghĩa với nhớ ơn hay biết ơn.

Cuộc sống là một chuỗi những ân huệ nối tiếp, đan xen nhau. Có những ân huệ do nơi Chúa, cũng có những ơn đến từ con người. Không ai có thể tự sống mà không lănh nhận như Kinh Thánh chép: “Có điều ǵ bạn có mà không do nhận lănh chăng? Nếu bạn đă nhận lănh, th́ sao c̣n khoe khoang như chưa từng nhận lănh?” (1Corinhto 4: 7) Vậy nếu cuộc sống là lănh nhận th́ người ta sẽ như thế nào nếu không hề biết nói hai tiếng “cám ơn”, hoặc chẳng bao giơ bày tỏ tấm ḷng tri ân (?)

Ngày nay, hai tiếng “cám ơn” càng ngày càng thiếu vắng trong cuộc sống hiện tại, ngay cả trong cộng đồng dân Chúa. Chúng ta ngày hôm nay, ngần ngại khi phải nói tiếng “cám ơn”. Nếu để ư, chúng ta sẽ thấy hai tiếng “cám ơn” h́nh như bớt dần đi theo tuổi tác. Càng lớn tuổi, người ta càng khó nói tiếng “cám ơn”. Đối với ‘người dưng’ ta dễ nói “cám ơn” hơn đối với ‘người nhà’. Càng thân thiết, gần gũi, người ta càng khó mở miệng để nói tiếng “cám ơn”. Nhưng nếu chỉ hai tiếng “cám ơn” mà chúng ta không nói được, th́ t́nh trạng luân lư của xă hội đang tuột dốc một cách nguy hiểm là dường nào.

Vô ơn hay biết ơn luôn là t́nh trạng của tấm ḷng hay lối sống. Đó là lư do mà đi cùng với những cụm từ “vô ơn” hay “nhớ ơn” này bao giờ cũng là các từ “ḷng” (ḷng vô ơn/biết ơn) hay “lối sống” hoặc “đời sống” (đời sống vô ơn/nhớ ơn). Đành rằng, “ḷng đầy dẫy miệng mới nói ra”, nhưng ngày nay, đối với nhiều người, nhiều khi miệng nói cám ơn, nhưng ḷng lại … vô ơn. Trong trường hợp này, hai tiếng “cám ơn” chỉ c̣n là ngôn ngữ giao tiếp, mất đi ư nghĩa thật và những chủ nhân của nó đang lâm bệnh mà không hề biết.

Có những người luôn ghi ơn, nhớ ơn, biết ơn những người ‘thi ơn’ cho ḿnh, tức là những người giúp ḿnh bằng những hành động trả ơn rất cụ thể, như quà cáp, tiền bạc, … mỗi khi lễ, tết hay có dịp tiện. Nếu những việc làm ấy thực sự xuất phát từ một tấm ḷng biết ơn chân thành th́ người ấy sẽ không đủ chỗ chứa phước như Kinh Thánh dạy. C̣n ngược lại, nếu những ‘hành động trả ơn’ như thế được thực hiện v́ ‘trách nhiệm’, v́ ‘bổn phận’, v́ ‘nghĩa vụ’, … th́ chủ nhân của nó cũng đang lâm trọng bệnh, mà thậm chí, c̣n nặng hơn đối tượng ‘ơn … chỉ nơi mồm’ ở trên! ‘Nặng hơn’ v́ đang bệnh nhưng lại tưởng ḿnh đang khỏe.

Dù hai đối tượng vừa nêu có ‘dính’ bệnh vô ơn, thậm chí là nặng nhưng cũng chưa đến mức nguy cấp như đối tượng sắp được kể ra đây. Ở mức độ này, người ta thường không ghi nhận công khó của bố hay mẹ, của vợ hay chồng, của con cái trong nhà, của anh chị em trong hội thánh, của đồng nghiệp trong cơ quan hay công ty mà chỉ xem đó là trách nhiệm người kia phải chu toàn, phải thực hiện.

‘Người bệnh’ ở mức độ này thường cho là những ǵ ḿnh đang được hưởng là hiển nhiên, là tất yếu. Ḿnh là đối tượng mà người khác phải phục vụ, do đó, ḿnh có quyền đ̣i hỏi, yêu sách người khác phải thỏa măn yêu cầu, ước muốn của ḿnh. Có thể ban đầu người ấy cũng nhớ ơn, biết ơn những người xung quanh đă giúp đỡ, phục vụ ḿnh nhưng dần về sau th́ quên. V́ quên rằng ḿnh là người ‘chịu ơn’, nên người ấy đă trở nên là kẻ vô ơn.

Người vô ơn ở trong trường hợp này không chỉ khiến cho người ‘làm ơn’ buồn, thất vọng, cảm thấy bị lợi dụng, mà ḷng vô ơn c̣n khiến cho người ta nhận thấy sự non trẻ, thiếu trưởng thành nơi người ấy là dường nào. Một người mà cứ ‘gieo’ vào đời những ‘hạt vô ơn’ như thế lại có thể gặt được những vụ mùa ân huệ phúc lành dồi dào ở tương lai sao?

Bao nhiêu người trong chúng ta đă ‘bệnh’ đến giai đoạn này rồi? – Nên nhớ, một trong những hiểm họa của ‘căn bệnh’ này là người bị bệnh không hề nghĩ rằng ḿnh đă lâm bạo bệnh. Nhiều người ‘chết’ là ở chỗ đó.

Chỉ nêu ra một khía cạnh nhỏ trong sinh hoạt hàng tuần của hội thánh tại M’sia này là chúng ta có thể thấy được ‘t́nh trạng sức khỏe’ của chính ḿnh ngay thôi.

Mỗi tối Chúa nhật, có xe của Hội Thánh mẹ, chúng ta thường quen gọi là xe của nhà thờ, đến đón chúng ta đi thờ phượng Chúa và trả về đến nhà sau buổi nhóm. Một số rất ít Hội Thánh có thuê tài xế, c̣n lại phần lớn những người chạy xe này là những người t́nh nguyện, hoặc là những tín hữu người địa phương hoặc là những anh em hay người hầu việc Chúa người Việt đảm trách. Họ cũng là những người phải đi làm ăn hàng ngày, suốt cả tuần như hầu hết tất cả chúng ta, và sáng hôm sau, thứ hai, họ cũng phải vào công việc. Đó là chưa kể, tối Chúa nhật, lẽ ra họ cần phải nghĩ ngơi và dành thời giờ cho gia đ́nh. Thế nhưng họ t́nh nguyện chạy xe đưa rước anh chị em chúng ta. Họ phục vụ hoàn toàn miễn phí. Họ không ‘mắc nợ’ ǵ chúng ta hết. Họ không có nghĩa vụ hay bổn phận ǵ phải phục vụ chúng ta hết. Thế nhưng, điều mà họ nhận được từ nơi chúng ta là ǵ, hỡi anh chị em?

Bao nhiêu người trong chúng ta đă có lần mua cho họ chai nước; bao nhiêu lần ta nhớ đến họ mà dành phần cho họ một ít hoa quả hay một hộp cơm sau buổi nhóm; bao nhiêu người trong chúng ta nhớ đến họ trong một lời cầu thay, hay chúng ta chỉ dành cho họ những đ̣i hỏi, phê phán, oán trách khi xe đến trễ, lúc xe về muộn hoặc thậm chí chúng ta không buồn mở miệng nói một lời “cám ơn”, dù chỉ là ‘đầu môi chót lưỡi’, khi họ đă đưa ta đến tận cửa nhà.

Hầu hết, các mục vụ Việt Nam tại M’sia đều có phục vụ miễn phí bữa ăn tối hoặc trước hoặc sau buổi nhóm. Những người nấu – cũng giống như những người lái xe – hoặc là người địa phương, hoặc là anh chị em người Việt trong Hội thánh t́nh nguyện phục vụ. Mỗi phần ăn thường được Hội Thánh mẹ chi cho 3 ringgit. 3 ringgit trong thời giá hôm nay, chắc ai cũng biết là nó bé thế nào. Ấy vậy mà, Chúa nhật nào ta cũng c̣n có ‘cơm nóng, thịt sốt’ để mà ăn. Thế nhưng, đa số anh chị em chúng ta không hề biết trân quư công khó của những người phục vụ t́nh nguyện này. Sao ta vô t́nh đến thế kia chứ, vô t́nh đến độ ngay trong lời cầu nguyện trước bữa ăn cũng không hề có một lời nhớ đến người ta. Mỗi người chúng ta tự xét xem, chỉ riêng trong chuyện này thôi, ḿnh là người biết ơn hay là kẻ vô ơn; chỉ riêng trong chuyện này thôi th́ ḿnh là người lớn hay vẫn c̣n trẻ con.

Có lẽ, nhiều người trong chúng ta cho rằng ‘vô ơn’ chỉ là chuyện nhỏ, đâu có chi to tát. Không. ‘Vô ơn’ không hề là ‘chuyện nhỏ’. Hậu quả của t́nh trạng này là vô cùng nghiêm trọng.

Kinh Thánh chép: “Con phải biết điều nầy: trong những ngày cuối cùng sẽ có những thời khó khăn, v́ người ta sẽ vị kỷ, tham tiền, khoe khoang, kiêu ngạo, phạm thượng, không vâng lời cha mẹ, VÔ ƠN BẠC NGHĨA, bất kính, không có t́nh người, cố chấp, vu khống, buông tuồng, hung dữ, ghét điều tốt, phản bội, ngang bướng, tự phụ, ham thích vui thú thế gian hơn yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ h́nh thức của sự tin kính nhưng trong ḷng chối bỏ quyền năng của sự tin kính ấy; con hăy tránh xa những kẻ như thế” (2 Timothe 3: 1-5)

Phân đoạn Kinh Thánh trên không đề cập đến những người ngoài Chúa, như nhiều người lầm tưởng khi đọc lướt qua. Những đối tượng được mô tả ở trên là ‘người trong nhà Chúa’, chớ không phải người ngoài.

Trong bảng danh sách này th́ người vô ơn, bội nghĩa đứng ở đâu? – Bên cạnh người bất kính (không tin kính hay vô tín), tức kẻ ngoại đạo. Trở nên kẻ vô ơn có nghĩa là trở nên người không có Chúa. Bạn không thể vừa trở nên một thánh nhân vừa là một kẻ vô ơn, bạc nghĩa được. Điều thú vị là trong tiếng Hy-lạp (ngôn ngữ được dùng để viết Kinh Tân Ước) th́ từ cảm ơn, biết ơn hay tri ân (eucharisto) có liên quan trực tiếp đến gốc từ ân điển (charis). Như thế, có một mối liên hệ trực tiếp giữa ân điển và tri ân. Do đó, có thể nói rằng, người vô ơn là người ở ngoài ân điển của Đức Chúa Trời. Các bạn không thể vừa là người vô ơn, đồng thời là những người hiện ở trong ân điển của Chúa được.

Bạn có đang bị bệnh ‘vô ơn’ không?

MSB

 

Người Học Tṛ Và Con Hổ

 

Một con hổ đi dạo trong rừng, vô t́nh bị lọt vào bẫy. Con vật hung hăng giăy giụa, hết húc đầu đến dùng răng gặm bẫy t́m cách chui ra, nhưng bẫy làm bằng những cây tre đực rất chắc nên không thể làm ǵ được. Đương cơn nguy khốn, bỗng có một người học tṛ đi qua. Thấy người học tṛ, hổ bèn lấy giọng ngọt ngào:

 

- Chào thầy tú, làm sao thầy tú lại đi vào nơi nguy hiểm này. Chao ôi! Thầy không biết rằng bạn bè tôi hiện đang ở khắp mọi ngả để ŕnh mồi đấy ư? Thôi, chúng ta hăy giao ước với nhau điều này nhé! Về phía thầy, thầy làm ơn mở nắp cho tôi ra. Về phía tôi, tôi sẽ luôn luôn bảo hộ thầy, không để cho một con hổ nào động đến. Mặt khác, tôi sẽ làm cho dân vùng quanh đây kính trọng thầy, tôn thờ thầy như một vị thần.

 

Người học tṛ đáp:

 

- Nhưng nếu ta mở cho ngươi ra, ngươi sẽ ăn thịt ta mất!

 

Nghe nói thế, hổ một hai xin thề và nói:

 

- Chao ôi! Thầy tú! Thầy há lại không biết rằng tôi là kẻ xưa nay chưa hề nói dối! Tôi đă nói không ăn thịt thầy th́ lẽ nào v́ một miếng ăn mà tôi làm sai lời. Tôi là chúa sơn lâm có đâu lại phí mất tiếng tăm của tôi. Thầy hăy mở cho ra, suốt đời tôi sẽ không quên ơn.

 

Người học tṛ nhẹ dạ nọ cảm động về những lời khẩn cầu của chúa sơn lâm, và tin vào những câu thề thốt nặng lời của nó, nên vui ḷng rón tay làm phúc. Cần bẫy một khi kéo lên, hổ ta nhanh nhẹn chui ngay ra, ngáp dài và gầm lên một tiếng làm cho người học tṛ giật ḿnh kinh hăi:

 

- Ôi! - người học tṛ nói, ngươi hét to quá làm ta đinh tai nhức óc.

 

Nhưng nếu lúc năy hổ tỏ ra hèn hạ quỵ lụy bao nhiêu th́ bây giờ lại lộ mặt hung hăng trắng trợn bấy nhiêu. Nó đổi giọng:

 

- Tiếng của tao làm mày khó chịu ư? Tao c̣n muốn ăn thịt mày nữa kia đấy!

 

- Ngươi vừa mới giao ước thề bồi với ta chưa buông mồm, sao đă trở mặt nhanh như vậy?

 

Người học tṛ chưa kịp dứt lời, hổ đă gầm lên:

 

- Tao cám ơn ḷng tốt của mày. Nhưng mày phải hiểu rằng cái bụng đói của tao th́ không cần biết phải trái ǵ hết. Tao nhịn đói đă mấy ngày nay và bây giờ th́ cần có sức để trở về hang cái đă. Vậy mày hăy nộp mạng cho tao đi!

 

Trong khi con vật phản phúc đang t́m cách nuốt trôi lời hứa th́ một vị thần Núi biết được câu chuyện. Thương hại người học tṛ bị mắc lừa, thần Núi bèn hiện ra trước mặt hai bên với trạng mạo một ông quan ṭa mặt mũi dữ tợn, mắt sáng long lanh, râu tóc trắng xóa. Thần nạt lớn:

 

- Chúng mày làm ǵ mà căi nhau ồn ào ở đây? Ai phải ai trái? Hăy nói ngay cho ta rơ, ta sẽ phân xử cho.

 

Người học tṛ vội kể lại câu chuyện vừa qua. Nhưng hổ đă chỉ vào cái bẫy mà căi biến:

 

- Làm ǵ có chuyện đó. Tôi đang ngủ yên lành trong kia th́ bị tên này ở đâu đến quấy nhiễu. Không những nó không cho tôi nghỉ ngơi mà c̣n t́m cách hại tôi. V́ thế, tôi phải ăn thịt nó để trả thù.

 

Thần phán bảo:

 

- Đúng! Ngươi có quyền trả thù kẻ nào dám xâm phạm chỗ ở của ngươi. Nhưng ta lại không tin rằng đó là chỗ ở của ngươi. V́ thân h́nh ngươi to lớn dường vậy làm sao có thể nằm trong một chỗ chật hẹp như kia được chứ? Bây giờ th́ hai bên sẽ trở lại đúng nguyên vị trí cũ, ta sẽ xem xét và phân xử sau.

 

Hổ tin rằng ḿnh thắng nên hí hửng chui vào bẫy. Lập tức vị thần hạ cần bẫy xuống và mắng hổ:

 

- Đồ khốn kiếp! Mày đă bội ước và lấy oán trả ơn đối với người đă cứu mày. Giờ th́ mày đừng có mong ai cứu cho nữa.

 

Và quay lại phía người học tṛ, vị thần nói:

 

- Và đấy là một bài học rất quư cho ngươi! Cần phải tốt và nhân hậu đối với mọi người, nhưng trước hết phải nhớ rằng chớ có bao giờ tốt và nhân hậu đối với kẻ độc ác cả[1]!

 

 

KHẢO DỊ

 

Một truyện khác của ta Không nên lấy oán trả ân cũng là một dị bản của truyện trên:

 

Một con báo bắt hai con khỉ cáng đi chơi. Thoáng thấy bóng một con lang, khỉ quẳng cáng trèo lên cây trốn. Báo cũng ba chân bốn cẳng chạy trốn, nhưng bị lang đuổi theo. Dọc đường gặp một ông già, báo lạy lục xin cứu mạng. Sẵn có cái túi vải, ông già bảo báo chui vào nằm im và thắt túi lại. Con lang tới hỏi th́ ông già đáp rằng không thấy. Lang đi rồi, ông mở túi cho báo ra, nhưng báo trở mặt đ̣i ăn thịt. Ông già bảo: - "Đồ bội bạc, mày nhất định lấy oán trả ân ư?" - "Chính v́ mày làm tao suưt chết ngạt nên tao phải ăn thịt mày". Ông già đ̣i báo cho ḿnh đi t́m một người phân xử, nếu đáng chết cũng đành chịu. Báo ưng thuận. Hai bên t́m đến một cây cổ thụ, ông già kể hết mọi sự cho cây nghe và nhờ phân xử. Cây nói: - "Con người là bạc ác bất công. Loài chúng tao giúp cho nó nhiều công việc như làm nhà cửa, đồ dùng, thế mà nó luôn luôn cưa chặt chúng ta rất thê thảm. Chính nó là loài bạc ác, ăn thịt là đúng". Ông già bảo báo: - "Nếu không cưa chặt th́ làm sao có thể làm đồ dùng. Nó nói không nghe được. Xin để t́m một trọng tài khác". Báo ưng thuận. Gặp một con trâu già. Trâu phán: - "Chúng tao lọm khọm giúp việc cho người suốt đời cho đến chết. Thế mà khi chết nó c̣n lột da xẻo thịt, thật vô ơn biết bao nhiêu. Ăn thịt nó là phải". Ông già lại bảo báo: - "Nó ngu lắm, nếu đă chết rồi th́ dù có lột da xẻo thịt phỏng có can ǵ. Người ta có nói "sự bất quá tam", xin để t́m một trọng tài thứ ba". Báo lại ưng thuận. Gặp một chàng trai. Sau khi nghe cụ già kể, chàng trai hỏi: - "Sao một cái túi bé như thế này mà báo lại có thể chui vào nổi! Hăy làm lại tao xem th́ tao mới phân xử được". Khi báo chui vào, chàng trai thắt miệng túi lại, dùng gậy đánh chết báo và nói: - "Ông cụ cứu mày mà mày lấy oán trả ân, chết là đáng lắm"[2].

 

Đồng bào miền Nam có truyện Sự tích chuông, trống và mơ cũng cùng một chủ đề và h́nh tượng, chỉ khác ở đây măng xà thay cho báo:

 

Một nho sĩ đi chơi cứu một con lươn lạ khỏi tay bọn chăn trâu. Thấy lươn xin tha, nho sĩ đem thả sông. Sau đó ít lâu, anh hỏng thi, trở về làng; dọc đường phải qua một con đ̣ ngang. Người ta cản không cho anh đi, nói rằng gần đây xuất hiện một con măng xà khổng lồ hay làm đắm thuyền để ăn thịt người. Anh đoán đó là con lươn lạ mà ḿnh thả dạo nọ. Nhưng anh lại tin rằng nó sẽ nể ḿnh là người cứu nó, bèn t́nh nguyện một ḿnh đi qua sông. Thuyền chèo ra giữa sông, măng xà nổi lên đ̣i ăn thịt. Anh kể lại công ơn ḿnh cứu nó ngày nào, nhưng măng xà nhất định không tha. Chàng nho sĩ đ̣i t́m trọng tài. Măng xà cũng ưng thuận. Lần đầu gặp trâu, trâu bảo ăn thịt là phải. Lần thứ hai gặp cá gáy cũng thế. Sau cùng gặp một cụ già, kỳ thực đó là đức Phật Thế tôn hiện h́nh. Phật cho gọi cả những con vật làm trọng tài vừa rồi lại, mắng sự vô ơn bạc nghĩa của măng xà rồi biến măng xà thành cái chuông, con trâu thành cái trống, cá gáy thành cái mơ[3].

 

Truyện này tương đối phổ biến ở nhiều dân tộc. Trước hết là truyện Trung-quốc, nội dung hầu như không có ǵ khác truyện Không nên lấy oán trả ân của ta ở trên.

 

Truyện của Lào:

 

Một con hổ vô t́nh nằm trên một lỗ rắn độc bị rắn cắn chết. Một thầy tu đi qua, lấy thuốc chữa cho hổ sống lại. Nhưng sau khi sống lại, hổ đ̣i ăn thịt thầy tu với lư do là nó có quyền vồ chết bất cứ ai xâm phạm chỗ ở của ḿnh, dù làm điều thiện cũng vậy. Ḅ, chó sói, khỉ, quạ, thần cây được hai bên lần lượt nhờ làm trọng tài đều hoặc v́ sợ hổ, hoặc v́ ích kỷ, hoặc vốn bất b́nh với người, cho lẽ phải thuộc về hổ. Chỉ có con thỏ là kẻ được nhờ làm trọng tài cuối cùng đă t́m cách cứu thầy tu và trị thói vô ơn của hổ. Thỏ giả cách không xử nếu cả nguyên và bị không trở lại vị trí cũ để cho ḿnh kiểm tra. Đến nơi, hổ nằm lại vị trí cũ bị rắn cắn chết lần thứ hai. Thỏ bảo:

 

- Hỡi tu sĩ, anh há lại không biết rằng bản chất của hổ là vô ơn và hung tàn. Anh hăy dành những hành động tốt đối với những người tốt[4].

 

Truyện của Căm- pu- chia:

 

Một người đánh cá gặp một con cá sấu trong một cái ao cạn. Sấu nhờ chở hộ ḿnh về chỗ có nước. Người ấy nói: - "Xe của ta chật chội mà xác mày th́ to, không chở được!". Sấu xin buộc vào dưới xe là đủ. Được chở về một cái hồ đầy nước, khi được thả, sấu bảo người ấy: - "Hăy lại đây cho ta ăn thịt". - "Sao mày vô ơn bạc nghĩa nhanh thế?". - "V́ mày buộc tao quá chặt làm tao suưt chết ngạt". Người kia đành xin trở về từ giă vợ con rồi sẽ tới nộp ḿnh. Đi đường gặp một con thỏ. Thấy hắn khóc lóc, thỏ hỏi duyên cớ, rồi bảo hắn trở lại, sẽ t́m cách cứu. Đến nơi, thỏ làm trọng tài hỏi sấu: - "V́ sao mày lại đ̣i ăn thịt nó?" Sấu đáp cũng như trước. Thỏ hỏi: - "Buộc như thế nào mà chặt, hai bên hăy làm lại ta xem. Có phải buộc như thế này không?" Sấu đáp: - "Nếu buộc như thế th́ ta đă không nổi giận". Thỏ ra hiệu cho người kia riết chặt. Sấu nói: - "Đúng, nó buộc như thế đấy!". Thỏ bảo người kia: - "C̣n đợi ǵ mà không cho kẻ vô ơn một bài học!". Người kia bèn dùng gậy quật chết sấu[5].

 

Gần giống với truyện vừa kể, người Mă-lai (Malaysia) có truyện Nước mắt cá sấu pu-a-nha:

 

Cá sấu đi lạc đến một băi cát nóng bỏng may mắn gặp một anh thanh niên, bèn nhờ anh cơng giúp ḿnh trở về sông, sẽ đền ơn. Nhưng khi anh cơng về rồi, cá sấu nhỏ nước mắt cảm động đ̣i xơi một cẳng của anh, nói rằng đáng lư nó phải nuốt chửng toàn thân nếu không v́ phải trả ơn anh. Họ bỗng gặp c̣, nhờ làm trọng tài. C̣ làm bộ không tin là anh thanh niên lại có thể cơng được cá sấu, bảo anh hăy cơng đến chỗ cũ thử xem. Đến nơi, c̣ bảo sấu liệu không có anh thanh niên th́ có sống được chăng? Sấu tỏ vẻ nhũn nhặn nhỏ nước mắt xin cứu, nhưng c̣ và anh thanh niên bỏ sấu lại đi mất[6].

 

Trong sách Pan-cha-tan-tơ-ra (Năm sách dạy trẻ) cũng có một truyện giống với truyện trên:

 

Một con cá sấu biết một người Bà-la-môn sắp đi hành hương trên sông Hằng, hắn nhờ mang ḿnh theo v́ con sông nó ở thường bị cạn. Người Bà-la-môn v́ ḷng thương xót, bỏ sấu vào túi mang đi. Đến nơi, sấu cũng đ̣i ăn thịt và được trọng tài là ḅ cái và cây xoài bênh vực. Cuối cùng nhờ mưu của chồn làm cho cá sấu chui trở lại vào túi để cho người Bà-la-môn trừng trị xứng đáng thói bạc nghĩa vô ơn của sấu.

 

Cũng trong sách trên c̣n có một truyện khác, trong đó rắn thay sấu:

 

Bồ tát xưa là một tu sĩ, tu ở núi Hy-mă-lạp hội họp được quanh ḿnh năm trăm đồ đệ. Một người trong số đó có tính bướng bỉnh. Thấy một con rắn, anh nhặt về cho ở trong một kẽ nứt cây tre, nuôi và mến như con, đặt tên là vơ-lu-ka (vơ-lu tiếng pa-li nghĩa là tre), tự gọi tên ḿnh là Vơ-lu-ka-pi-ta (cha của cây tre nhỏ). Bồ tát bảo: - "Chớ có tự đắc về một con rắn". Đáp: - "Nhưng tôi yêu nó như con". - "Được, nhưng nên nhớ là nó vô ơn". Ít lâu sau anh ta đi rừng cùng với các tu sĩ khác, ở lại đấy mấy ngày. Rắn ở nhà đói lắm, khi anh trở về đưa thức ăn, nó giận, cắn anh chết.

 

Như truyện vừa kể, một loạt truyện sau đây đều lấy rắn làm con vật đại diện cho sự vô ơn bẩm sinh:

 

Truyện của Xy-ri (Syrie):

 

Cậu bé Jê-du tập hợp bọn trẻ lại và được chúng tôn làm vua. Chúng trải quần áo của chúng cho vua ngồi, và kết một ṿng hoa lên đầu làm mũ miện, lại ngồi hai bên tả hữu như kiểu các đại thần ngồi bên cạnh vua. Ai đi qua chúng cũng kéo lại: - "Hăy đến cúi lạy trước mặt vua đă".

 

Một người từ Jê-ru-da-lem lại cũng bị buộc đến chào vua. Khi người này đến, Jê-du thấy có một con rắn quấn cổ đến nghẹt thở. Jê-du hỏi: - "Rắn quấn cổ từ bao lâu?". Đáp: - "Từ ba năm nay". - "Nó ở đâu đến?". - "Tôi đă làm ơn cho nó, nó trả lại bằng oán". - "Anh làm ơn và nó trả oán như thế nào?". - "Trong mùa đông thấy nó sắp chết rét, tôi bỏ vào ḷng đưa về nhà, đặt trong một cái b́nh đậy lại. Mùa hè ấm tôi mở b́nh ra th́ nó nhảy lên cổ tôi và quấn lấy, không chịu xuống". - "Thế th́ anh đă phạm sai lầm. Trời sinh ra nó sống trong bụi cây có lạnh, có ấm, ai bảo anh không để mặc nó sống như trời đă tạo ra, lại mang về nhốt vào b́nh không cho ăn. Anh chịu hành hạ là đáng lắm". Rồi Jê-du bảo rắn: - "Hăy xuống, sống ở đất". Rắn rời khỏi cổ người. Người kia cám ơn nói: - "Ngài quả là vua các loài vua và các thần tiên. Tôi thừa nhận vương quốc của ngài".

 

Một truyện ngụ ngôn của Pháp:

 

Một người đào đất trong mùa đông thấy một con rắn chết lạnh trong lỗ. Thương hại, người ấy mang đến gần lửa cho nó sưởi ấm. Khi rắn tỉnh lại, nó vùng dậy cắn người. Người ấy kêu nài, nó trả lời: - "Ta vâng theo luật tự nhiên không biết ǵ đến việc trả ơn".

 

Các nhà ngụ ngôn từ Pin-pay (Ấn-độ), Ê-dốp (Ésope) (Hy-lạp), Phe-đơ-rơ (Phèdre) (La-mă), đến La Phông-ten (La Fontaine) (Pháp) đều có truyện người và rắn. Sau đây là ngụ ngôn của Phe-đơ-rơ:

 

Một nông dân thấy một con rắn chết rét, bèn đặt vào ḷng cho nó sưởi ấm. Khi rắn tỉnh lại, nó xổ vào người cắn chết. Một con rắn khác hỏi lư do, trả lời là: ta dạy cho con người đừng làm ơn cho kẻ độc ác.

 

Ngụ ngôn của La Phông-ten (La Fontaine) giống với truyện của ta trên kia:

 

Một người ngồi trên lạc đà đi qua khu rừng có một đám cháy. Giữa đống lửa có một con rắn mai hoa đang cầu cứu. - "Nó là kẻ thù của người, nhưng một hành động tốt là quư, ai làm phúc sẽ hưởng phúc". Nghĩ thế, hắn buộc một cái túi vào đầu giáo ch́a ra cho rắn chui vào. Cứu được rồi, người ấy bảo rắn đi đâu th́ đi, đừng làm hại người. Rắn đáp: - "Ta không làm theo cách đó mà muốn cắn chết ngươi cùng con lạc đà". Hai bên đưa nhau đến trọng tài là một con ḅ cái, rồi một cái cây. Cả hai trọng tài đều phân xử có lợi cho rắn. Đến trọng tài thứ ba là con chồn. Chồn buộc rắn chui trở lại vào túi để chứng thực th́ mới xử. Khi rắn vào rồi, chồn bảo người: - "Bây giờ th́ anh làm chủ kẻ thù của anh!". Người ấy cột túi lại lấy đá ghè chết rắn.

 

Có hai truyện ngụ ngôn giống với truyện của La Phông-ten:

 

Một truyện của Xec-bi (Serbie):

 

Thánh Xa-bát cứu một con rắn khỏi nạn lửa bằng cách giơ gậy làm cầu. Thoát nạn, rắn quấn cổ đ̣i mổ chết. Thánh kêu nài. Cuối cùng nhờ một con chồn đi qua phân xử. Chồn bảo rắn phải tới ngồi trên ḥn đá gần đó mới xử được công bằng. Rắn đến ngồi, chồn bảo thánh cầm gậy đánh chết.

 

Một truyện của Ư (Italia):

 

Một con rắn bị bọn mục đồng trói vào thân cây. Một người đi qua thương hại, cởi trói và sưởi ấm cho rắn. Sống lại, rắn nhảy vào quấn cổ thắt người đó nghẹt thở. "Sao mày lại lấy oán trả ân?". - "Ta làm theo thiên tính". Tranh căi không xong, nhờ chồn phân xử. Chồn cũng bảo phải trở lại t́nh trạng buổi đầu mới xử được. Rắn để cho trói lại vào cây. Xong, chồn bảo người ấy đánh chết rắn nếu hắn muốn.

 

Một truyện cổ trong Sách các truyện có phần gần với truyện của người Xy-ri (Syrie):

 

Thời vua Đa-vít có một ông già thấy ở dọc đường một con rắn chết rét. - "Phải thương mọi vật trời sinh", nghĩ vậy ông mang về ủ vào ḷng. Rắn sống lại thắt lấy cổ ông già. Trọng tài ḅ đực, rồi đến lừa đều xử phần thắng về phía rắn. Ông già đến nhờ vua Đa-vít. Vua không xử. Cuối cùng đến gặp vua Xa-lô-mông lúc đó c̣n là một đứa trẻ. Được lệnh vua cha, Xa-lô-mông kết thúc vụ kiện bằng cách tạo cơ hội cho ông già giết chết con rắn vô ơn bạc nghĩa.[7]

 

Trong sách Ngh́n lẻ một đêm cũng có truyện Người đánh cá và hung thần:

 

Bị vua Xa-lô-mông giam hàng thế kỷ trong một cái g̣ gắn kín quẳng xuống nước, một hung thần được một người đánh cá vô t́nh vớt lên và vô t́nh thả ra. Hung thần toan giết người đánh cá, nói rằng ḿnh đă có câu thề độc: Ai cứu sẽ giết chết (v́ sau một thời kỳ rất lâu hứa thưởng cho những ai cứu ḿnh mà không thấy nên hung thần thề ngược lại là sẽ phạt người nào cứu ḿnh). Người đánh cá làm bộ không tin, nói hung thần to lớn như thế làm sao lại có thể chui được vào b́nh. Bị nói khích, hung thần hóa làm đám mây đen chui tọt vào, người đánh cá lập tức đóng nút lại và ném xuống sông.

 

Việt-nam c̣n có truyện với chủ đề lấy oán báo ân, nhưng h́nh tượng th́ khác với các truyện trên:

 

Một người làng chài đang đánh cá ở trên sông, bỗng nghe có tiếng kêu cứu, bèn chèo thuyền đến chỗ có người ch́m, cắm sào xuống cho kẻ bị nạn níu vào trèo lên. Hắn được thoát, nhưng mũi sào làm cho mắt hắn bị thương. Hắn bèn phát đơn kiện đ̣i bồi thường con mắt, nếu không th́ người làng chài phải đi ở cho hắn suốt đời. Quan đ̣i người làng chài đến hỏi: - "Sao anh lại làm bị thương con mắt hắn?". Người làng chài chưa kịp trả lời th́ người kia đă nói: - "Tôi đang ở dưới nước. Nó lấy sào đâm xuống làm con mắt tôi bị thương". Quan bắt tội người làng chài: - "V́ mày làm mắt nó bị thương, vậy mày phải làm cho mắt nó lành". Quan lại hỏi người kia: - "Lúc mày ch́m dưới nước, mắt đă bị thương chưa?". - "C̣n tốt hoàn toàn". Quan bảo lính: - "Vậy th́ hăy quẳng nó xuống nước đúng vào chỗ cũ để cho người làng chài này t́m cách chữa lành con mắt cho hắn". Người kia nghe quan xử như thế, bèn rút đơn kiện[8].

________________________________

 

 

Chú Thích:

 

[1] Theo Se-nhô (Chaigneau), Kư ức về An-nam.

 

[2] Theo Xi-mac-đơ (Simard), sách đă dẫn và Trương Vĩnh Kư, sách đă dẫn.

 

[3] Theo Lê Văn Phát: Cổ tích và truyền thuyết ở xứ An -nam.

 

[4] Theo Lơ-cle-rơ (Leclère), Truyện tổ tích Lào và truyện cổ tích Căm-pu-chia.

 

[5] Kể trong BSEI (1933).

 

[6] Theo Ba túi chuyện.

 

[7] Người Do Thái kể đoạn đầu của truyện này như sau: Một người mang b́nh sữa gặp một con rắn đang rên rỉ giữa đồng liền hỏi: -“Sao lại rên?” –“V́ khát. Mày mang cái ǵ trong tay?” –“Sữa” –“Làm ơn cho ta ăn, ta sẽ chỉ cho một kho vàng”. Người ấy cho rắn uống sữa. Rắn bèn mang đến chỗ một ḥn đá có vàng. Người ấy cầm lấy, bỗng chốc rắn nhảy lên cuốn cổ, nói: -“Ta sẽ làm mày chết, v́ mày lấy của ta”. Người kia đáp: -“Hăy đi với ta đến ṭa án Xa-lô-mông”, v.v... Một số truyện trên đều theo Cô-xcanh (Cosquin). Những truyện cổ tích Ấn-độ và phương Tây.

 

[8] Theo Dă sử, “Phiến ngôn chiết ngục”.

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng