Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

Trong đống rác lịch sử (I) 

 

Nguyễn Hữu

 

 

Vừa rồi, nhận được quyển sách từ một người thân thuộc hàng cha chú gởi tặng và khuyến khích đọc để t́m hiểu thêm về những biến đông trong lịch sử Việt Nam thời ông Ngô Đ́nh Diệm.

 

Đặt vấn đề về trước những sự kiện lịch sử

 

Dẫn nhập

 

Là một trong những người lớn lên trong buổi đất nước nhiễu nhương, học hành không toại ư, kiến thức không bao nhiêu nên người viết không dám bàn luận về sách vở, nhất là sách vở về lịch sử đ̣i hỏi kiến thức lẫn khả năng phân tích và tổng hợp. Vừa rồi, nhận được quyển sách từ một người thân thuộc hàng cha chú gởi tặng và khuyến khích đọc để t́m hiểu thêm về những biến đông trong lịch sử Việt Nam thời ông Ngô Đ́nh Diệm. Thú thật là đời sống người Việt trên đất Mỹ nói chung và cá nhân tôi nói riêng, th́ giờ dùng để đọc sách là xa xỉ phẩm thượng hạng nhưng tôi cố gắng để không phụ ḷng người đă tặng sách.

 

Càng đi sâu vào sách, tôi càng cảm thấy ngỡ ngàng và quá thất vọng v́ nhận ra chủ điểm của cuốn sách này không phải là để tŕnh bày và phê phán những sự kiện đă xảy ra một cách trung thực để rút ra những bài học cho hậu thế như tác giả đề ra mà chỉ để biện minh cho một chế độ bị sụp đổ v́ mất nhân tâm; tác giả chỉ trích những người không cùng phe phái thậm tệ bằng ngôn ngữ mà dân “đầu đường, xó chợ” cũng ít dùng và tự phô trương học vấn, văn chương bao trùm đông tây kim cổ kiểu ếch ngồi đáy giếng của một kẻ bị thất sủng sau thời ông Diệm cầm quyền.

 

Nhận thấy sự gian trá nguy hiểm và ảnh hưởng tai hại của loại sách này, dù không phải là người trong giới cầm bút, kiến thức lịch sử hạn hẹp và khả năng viết lách kém cỏi, tôi bất đắc dĩ phải đặt lại vấn đề, nói lên lời nhận xét dù mất th́ giờ cho những việc khác ích lợi hơn.

 

Tôi không muốn nói về bản thân ḿnh v́ cá nhân tôi không có ǵ đáng nói nhưng để tránh những ngộ nhận, nghi kỵ mà một số người Việt ḿnh thường có thói quen chụp mũ sau khi đọc một bài viết không cùng quan điểm rồi cho là người viết bài này thuộc phe này hay nhóm kia, viết dưới sự hướng dẫn hay chỉ đạo của ai, tôi xin nói rơ là tôi chỉ là một người Việt tầm thường. Trong thời ông Diệm cầm quyền đến nay, tôi chưa hề được có dịp cầm súng hay hay nắm giữ một chức vụ nhỏ nào trong các đảng phái dưới chế độ Quốc Gia hay Cộng Sản. Trong thời gian c̣n ở Việt Nam, tôi chưa hề quen biết những người mà tác giả, ông Lê Nguyên Phu, mạ lỵ nhan nhản trong sách ông viết. Sống trên đất Mỹ nhiều năm qua, tôi chỉ là một trong những người thầm lặng và chưa hề tham gia đảng phái chính trị nào.

 

Đối với ông Ngô Đ́nh Diệm, tôi vẫn nghĩ rằng ông là người liêm khiết và có ḷng ái quốc hơn nhũng kẻ chỉ biết làm tay sai cho ngoại bang, xem nhẹ đất nước và dân tộc. Ông Diệm đă giành lại độc lập và chủ quyền quốc gia từ tay của thực dân Pháp, nỗ lực xây dựng và kiến thiết miền Nam qua sự viện trợ tận t́nh của chính phủ Mỹ trong giai đoạn ông cầm quyền. Tuy nhiên, theo những tài liệu khả tín, chính thái độ và cách hành xử của ông Diệm đă làm mất niềm tin của dân chúng trong nước và mất dần sự ủng hộ của quốc tế. Ông đă dung dưỡng cho người nhà ông và nhiều kẻ nịnh bợ, qụy lụy ông để cuối cùng họ phản ông qua cuộc đảo chánh 1-11-1963.

 

Trong bài này, người viết đặt những vấn đề cho chính ḿnh và chia sẻ với người đọc để cùng t́m hiểu mục đích và hậu quả do quyển sách này gây ra. Mỗi người tự t́m cho ḿnh câu trả lời. Những điều nhận xét được viết ra đây là ư kiến cá nhân có thể đúng hay sai nhưng được căn cứ vào sử liệu. Người viết xin chân thành ghi nhận ư kiến của người đọc để bổ sung những điều sai sót v́ không biết là những sử liệu được trích dẫn cho bài này đúng hay sai. Người viết mong ước là sau khi đọc xong bài này, những người trẻ c̣n khả năng, thích đọc tiếng Việt và c̣n quan tâm đến lịch sử Việt Nam nên đăt lại vấn đề khi đánh giá một sư kiện lịch sử từ một tài liệu nào đó. Không phải là người trong giới cầm bút nên chắc chắn là có những lỗi lầm và bài viết này và không phải là bài biên khảo nên người viết chỉ nêu ra những tài liệu khả tín chính yếu.

 

Giới thiệu tác phẩm

 

“Trong Bóng Tối Lịch Sử” với phụ đề Khảo Luận Về Ngô Đ́nh Diệm của ông Mai Thạch Lê Nguyên Phu dày 510 trang. H́nh b́a trước có bức tranh cây trúc, biều tượng cho người quân tử Đông phương với tấm ḷng “tiết trực tâm hư” cùng ấn triện của ông Mai Thạch Lê Nguyên Phu khá trang nhă. B́a sau, ngoài h́nh cây trúc c̣n có ghi số đăng kư Thư viện Quốc Gia tại Quebec. Ngoài những trang dẫn nhập và bài thơ tức sự để kết thúc, quyển sách được chia làm 3 phần chính:

 

Phần 1: Ngô Đ́nh Diện từ khó khăn đến thành công.

Phần 2: Ngô Đ́nh Diệm từ thành công đến sụp đổ.

Phần 3: Thời kỳ sau Ngô Đ́nh Diệm từ 1-11-1963 đến 30-04-1975.

 

 “Trong bóng tối lịch sử,” Lê Nguyên Phu Nguồn: Lê Nguyên Phu

 

“Trong bóng tối lịch sử,” Lê Nguyên Phu

Nguồn: Lê Nguyên Phu

 

Trong khuôn khổ của bài này, người viết chú trọng vào phần I và phần II, nhận xét và đặt vấn đề những điều khá quan trọng mà bỏ qua những chi tiết nhỏ.

 

Nội dung quyển sách

 

Phần 1 Ngô Đ́nh Diệm từ khó khăn đến thành công

Chương 1: Bốn Giai Đoạn Trong Cuộc Đời Ngô Đ́nh Diệm

 

Thời kỳ cử nghiệp

 

Ông Lê Nguyên Phu viết là ông Diệm sinh năm 1901, tốt nghiệp trường Hậu bổ năm 1922 nhưng theo tài liệu của ông Chính Đạo th́ ông Diệm sinh ngày 27-7-1897 (1). Điều này không phải là chủ điểm trong bài này nhưng là một quyển khảo luận về lịch sử, nên có ngày tháng chính xác theo tài liệu nào.

 

Thời kỳ xuất chính (1922-1933)

 

Trang 25, ông Diệm thành công trên con đường hoạn lộ, từ Tri huyện Hương Thủy lên đến Lại Bộ Thượng Thư là nhờ sự nâng đỡ tận t́nh của ông Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài rồi Ngô Đ́nh Diệm trả ấn từ quan “để phản đối chính quyền Pháp không thi hành đứng đắn Ḥa Ước năm Giáp Thân (1884) và ngăn chặn mọi sự cải tổ” của ông Diệm.

 

Ḥa ước năm Giáp Thân có nhiều điều khoản, ông Phu không nói rơ là ông Diệm chống điều khoản nào hay là chống cả mọi điều. Theo những tài liệu khả tín (1), ông Diệm bất đồng ư kiến với thực dân Pháp v́ không được họ trao toàn quyền lập pháp. Với thái độ “có th́ có hết c̣n không th́ thôi”, ông Diệm trả ấn từ quan nếu không nói là bị loại ra khỏi ngạch quan lại (3).

 

Bất đồng ư kiến v́ không có toàn quyền quyết định, ông Diệm trả ấn từ quan là hành động tiêu cực để phản đối chính quyền Pháp hay là không muốn làm quan cho Pháp? Nếu không muốn làm quan cho Pháp th́ tại sao không từ chức sớm hơn mà làm quan 11 năm? Trong thời gian làm quan, ông Diệm từng thấy rơ thái độ của Thực dân Pháp đối với người Việt và những sự tàn bạo, dă man mà thực dân Pháp đổ lên đầu dân chúng Việt Nam mà.

 

Đặt vấn đề: V́ lư do nào ông Diệm trả ấn từ quan? Sự quyết định trả ấn từ quan này được thúc đẩy v́ lư do nào?

 

Thời kỳ ẩn dật (1933-1954)

 

Trang 28, dù ẩn dật, ông Diệm vẫn âm thầm hoạt động và là “lănh tụ của một đảng phái chính trị lấy tên là Đại Việt Phục Hưng.”

 

Ông Phu không cho biết là đảng Phục Hưng được thành lập khi nào, chủ trương và đường lối của đảng thế nào hay những thành quả chính trị mà đảng này đă thực hiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi ông Diệm cầm quyền, có bao nhiêu thành viên của đảng Đại Việt Phục Hưng tham gia chính quyền ông Diệm? Theo sử gia Phạm Văn Sơn th́ trong giai đoạn này chỉ có các đảng phái là: Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội, Việt Nam Độc Lập, Tân Việt Cách Mệnh Đảng (Phục Việt), Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Chính, Đại Viêt Quốc Xă, Dân Chủ Đảng (4) mà không hề nhắc tới cái đảng Đại Việt Phục Hưng với ông Diệm là lănh tụ cả.

 

Đặt vấn đề: Nếu thực sự chẳng có đảng Đại Việt Phục Hưng mà ông Diệm là lănh tụ th́ mục đích ông Phu nói về đảng này để làm ǵ? Có phải là sự bịa đặt để chứng minh là ông Diệm là một chí sĩ nặng ḷng ái quốc, dù ẩn dật nhưng vẫn lo chuyện nước non không?

 

Trang 30, khi ông Diệm bị sốt rét nặng, được đưa về Hà Nội điều trị, ông Nhu đến thăm và “sau đó với sự hỗ trợ của các d́ phước đưa ông đào thoát khỏi bệnh viện, về trú ẩn tại Nhà Ḍng Chúa Cứu Thế.”

 

Theo nhiều tài liệu, ông Hồ thả ông Diệm là đúng hơn. Có thể là ông Hồ muốn lợi dụng ông Diệm để lôi kéo những thành phần chưa theo Việt Minh mà trong giai đoạn ấy nhiều người không biết Việt Minh là Cộng Sản trá h́nh. Đồng thời cũng để tránh xung đột với Kitô giáo v́ lúc ấy Việt Minh c̣n phải đối phó với nhiều mặt: Đảng phái Quốc Gia, thực dân Pháp, giặc Tàu… Với mạng lưới chằng chịt của Việt Minh ở miền bắc lúc ấy, nếu ông Hồ thực sự không muốn thả ông Diệm th́ họ muốn bắt ông Diệm lại không khó lắm. Thả và đào thoát là hai việc hoàn toàn khác nhau. Thả là do người khác chủ động mà cá nhân người được thả không có sự quyết định c̣n trốn hay đào thoát là do cá nhân ấy chủ động.

 

Đặt vấn đề: Sự thay đổi từ ngữ này có phải để ngầm chứng minh ông Diệm là người mưu lược có thể làm chủ bản thân trong mọi t́nh huống không?

 

Thời kỳ tái xuất chính: (7-7-1954 – 2-11-1963)

 

Trang 33, giai đọạn ông Diệm cầm quyền, “dân chúng Miền Nam thật sự đă được an b́nh, thịnh vượng, sinh hoạt ổn định trong một nền an ninh trật tự khả quan so với thời gian trước và sau khi ông cầm quyền.”

 

Vấn đề này sẽ được đặt vào những chương kế tiếp và sự yên b́nh tạm thời này chỉ kéo dài đến năm 1960.

 

Đặt vấn đề: Những yếu tố và hoàn cảnh nào đă đưa tới thành công cho ông Diệm? Đất nước yên b́nh hay là sự yên b́nh tạm thời?

 

Chương II: Những khó khăn sơ khởi lúc Ngô Đ́nh Diệm mới lên cầm quyền

 

Tiết II – Từ bàn tay gây rối của Pháp và việc thọc gậy bánh xe phá đám của Bảo Đại đến vụ truất phế chức vị Quốc Trưởng của Bảo Đại và thành lập chính thể VNCH

Mục II Pháp đưa người nằm vùng trong chính quyền để thăm ḍ tin tức và đường lối của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm.

Trang 54, ông Lê Ngọc Chấn, (người có kư tên vào Bảng Tuyên Cáo Caravelle) bị “kết án 5 năm cấm cố thời Pháp thuôc, bị sa thải ngạch quan lại Nam triều. Cái thói tham nhũng của Lê Ngọc Chấn, trăi [trải] qua nhiều biến thiên của cuộc đời, vẫn không thay đổi.”

Ông Phu viết theo tài liệu nào? Điều này thực hư không rơ v́ trong bối cảnh chính trị đen tối thời Pháp thuộc, người Pháp hoặc các phe phái quan lại, tay sai của Pháp có thể t́m cách loại bỏ một số cá nhân nào đó bằng cách quy cho họ tội tham nhũng cũng chẳng ai rơ nội vụ thực sự ra sao?

 

Trang 55, ông Phu cho biết ông “Hồ Văn Di Hinh, anh em bạn rễ [rể]” của ông Phu nói: “Ông Lê Ngọc Chấn ra nh́ều lệnh bất hợp pháp, như bảo phải giao gạo cho thương gia này hay thương gia khác, mà ông không thể chấp hành được.”

Trong việc cung cấp quân nhu, chính quyền kư hợp đồng với nhà thầu này hoặc nhà thầu khác th́ việc phải giao cho thương gia này hay thương gia kia cũng không có ǵ sai trái. Với tư cách chỉ là đại úy, ông Hinh có thể không biết được lư do ông Tổng Trưởng Quốc Pḥng bảo ông tại sao phải giao cho chỗ này hay chỗ kia v́ có thể đă kư hợp đồng trước rồi. Hơn nữa, ông Hồ Văn Di Hinh cũng không nói là lệnh nào mới hợp pháp.

Ông Ngô Đ́nh Diệm lập nội các đầu tiên có toàn quyền quyết định việc chọn người hợp tác th́ những người “thân Pháp” mà ông lựa chọn chắc chắn là không phải do người Pháp đưa vào. Nếu thực sự những người này “thân Pháp” th́ nên trách ông Diệm chọn lầm người mới đúng. Thân Pháp, thân Mỹ, thân Nhật… không có nghĩa là làm tay sai cho người Pháp, người Mỹ, người Nhật… Trong môi trường chính trị, nếu v́ ích quốc lợi dân th́ việc thân thiện với kẻ thù là điều nên làm để nhờ đó mà biết thêm thái độ, đường đi nước bước của đối phương để đối phó.

Trừ những kẻ mà mọi người đều biết như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân … đă từng làm tay sai cho Pháp tiêu diệt người Việt yêu nước hay ông Hồ và nhóm Việt Cộng làm tay sai ngoại bang đă thủ tiêu những thành phần quốc gia để đưa đất nước vào gông cùm Cộng sản Quốc tế, trong việc đánh giá một người làm tay sai cho một thế lực nào đó, chúng ta cần nên cẩn thận, có chứng cớ rơ ràng và không nên kết luận vội vàng, bừa băi. Hoàng thân Cường Để thân Tàu, thân Nhật nhưng có bán đứng và tàn hại người Việt yêu nước hay không? Ông Nguyễn Thế Truyền xuất thân từ trường Pháp, quen biết nhiều người Pháp nhưng cuộc đời ông dâng hiến cho việc tranh đấu dành tự do, độc lập cho Việt Nam. Học giả Trần Trọng Kim bị những kẻ không cùng phe phái kết tội là thân Nhật (điều này không hẳn đúng) nhưng có làm tay sai cho Nhật bổn không?

 

Đặt vấn đề: Việc bới móc đời tư ông Lê Ngọc Chấn (Việt Nam Quốc Dân Đảng) có phải v́ ông Chấn không cùng đảng phái, bất đồng chính kiến với ông Diệm hay là do những lư do nào khác? Có bằng chứng nào Pháp đưa ông Chấn vào chính quyền ông Diệm không?

 

Pháp xúi dục các nhân sĩ đă tham gia nội các của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm tẩy chay, bất hợp tác với nội các này qua trung gian B́nh Xuyên

 

Trang 58, bàn về việc “Pháp xúi dục [giục] các nhân sĩ bất hợp tác với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm”, ông Phu cho là Tướng Nguyễn Văn Xuân từ chức Phó Thủ tướng nội các cải tổ là v́ Pháp“không muốn Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân thân tín của Pháp liên can vào một chính phủ mà Pháp sắp lật đổ để khỏi uổng một lá bài c̣n dùng được sau này.”

 

Lập luận kiểu này quá hời hợt! Khi muốn lật đổ một phe phái, chính quyền nào đó, nếu có được nội tuyến nằm vùng ở chức vị càng cao th́ càng dễ hành động. Với chức vụ Phó Thủ Tướng, một khi Pháp lật đổ ông Diệm th́ Phó Thủ Tướng thành Thủ Tướng có dễ dàng hơn là phải t́m người khác hay không?

 

Trang 58, ông Diệm nói với ông Phu về ông Phan Khắc Sửu là:

 

“Trước khi cải tổ nội các, tôi đă mời ông ta ở lại và ông ta đă nhận lời với tôi vào buổi sáng. Nhưng tối đến, người Pháp do B́nh Xuyên đại diện đến nhà t́m ông ta, vừa hăm dọa, vừa mua chuộc, cho ông một số tiền lớn để không tham gia chính phủ. Ông ta không có đảm lược, không có lập trường kiên quyết nên sáng hôm sau đă t́m tôi từ chối chức vị Tổng Trưởng Canh Nông”

Cái lỗ hổng trong câu chuyện nầy là yếu tố thời gian và cách nói. Làm sao trong thời gian một ngày mà ông Diệm biết được người liên lạc là người Pháp do B́nh Xuyên đại diện vừa mua chuộc, vừa hăm dọa và cho một số tiền lớn? Ai đưa tin này? Số tiền bao nhiêu?

 

Nội các cải tổ ngày 24-9-1954 có sự tham gia của các ông Trần Văn Soái (Ḥa Hảo), Nguyễn Thành Phương (Cao Đài) nhưng không có B́nh Xuyên v́ ông Diệm cương quyết không chấp nhận. Cảnh sát B́nh Xuyên chưa hợp tác chặt chẽ với ông Diệm th́ ông lấy tin tức từ đâu? Không có sự hợp tác giữa B́nh Xuyên và ông Diệm nhưng chưa có đụng độ lớn th́ ông Phan Khắc Sửu không có lư do bị B́nh Xuyên uy hiếp và mua chuộc? Hơn nữa, cái ghế Tổng Trưởng Canh Nông có giá hơn cái ghế dân biểu nhiều th́ tại sao ông Sửu từ chức Tổng Trưởng mà sau này lại ứng cử dân biểu làm ǵ? Chúng ta có thể đặt nghi vấn là ông Phan Khắc Sửu bị buộc phải từ chức hơn là tự nguyện từ chức. Cuộc nói chuyện này chỉ ông Phu và ông Diệm biết nên không thể coi là chứng cớ khả tín.

Trang 58, “Làm sao có thể buộc tội Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm kỳ thị tôn giáo, gạt bỏ sự hợp tác của Ḥa Hảo và Cao Đài?”

Ít có sách vở nghiêm chỉnh nào nói là ông Diệm kỳ thị tôn giáo mà phần đông đều nói là ông Diệm dung dưỡng cho những hành động lấn lướt của ông Ngô Đ́nh Thục và bà Nhu dành cho Ki-tô giáo dễ dẫn đến sự hiểu lầm là kỳ thị tôn giáo. Vấn đề này sẽ được đặt ra ở mục khác v́ đi ra ngoài trọng tâm của việc Pháp xúi dục các nhân sĩ tẩy chay, bất hợp tác với nội các này qua trung gian B́nh Xuyên.

Trang 59, “Tuy bị ép buộc từ chức nhưng các nhân vật Ḥa Hảo và Cao Đài bất măn v́ thái độ của Pháp và B́nh Xuyên.”

Điều này mâu thuẫn với ư kiến là ông Diệm chấp nhận sự hợp tác của Cao Đài, Ḥa Hảo mà ông Phu đă viết và cũng là sự biện hộ hàm hồ v́ các nhân vật Cao Đài, Ḥa Hảo bị ông Diệm gạt ra chứ không phải B́nh Xuyên hay Pháp th́ họ phải giận ông Diệm mới đúng.

Đặt vấn đề: Bị ông Diệm buộc phải từ chức, không cho tham gia chính phủ mà chính phủ này không phải của người Pháp hay B́nh Xuyên lập ra th́ người bị gạt ra khỏi chính phủ bất măn ông Diệm hay là bất măn với Pháp và B́nh Xuyên?

Ông Phu chứng minh kết luận đúng bằng cách đưa ra giả thiết (có thể đúng hoặc sai) rồi lại quả quyết là kết luận đúng. Lư luận ông đưa ra thế này:

 

A: các nhân sĩ bị Pháp xúi dục ( A’: các nhân sĩ không bị Pháp xúi dục)

B: các nhân sĩ từ chức.

A => B (A dẫn đến B)

 

A v A’ (giả thiết A bị triệt tiêu v́ A có thể đúng hoặc có thể sai)

 

B (A đúng hay sai không cần biết, B vẫn đúng)

 

Cách chứng minh “nhị đoạn luận” này là lư luận hai xu, là lối “căi vặt” chẳng chứng minh điều ǵ cả.

 

Trang 59, ông Phu lại viết rằng những người trong nhóm Tinh Thần đă rút lui khỏi nội các của ông Diệm v́ B́nh Xuyên gây áp lực phải từ chức nhưng không có bằng chứng cụ thể là họ bị B́nh Xuyên gây áp lực thế nào hoặc là sợ là chính quyền ông Diệm không đứng vững.

Trang 60, về ông Trần Văn Hương, ngoài việc châm biếm ông Hương đi xe đạp làm việc, ông Phu chêm thêm bằng cớ là bạn bè ông Hương “nói cho tôi biết ông quen giả đạo đức và giả nhân gỉa nghĩa (tiếng Pháp họ dùng là hypoctite không biết có đúng hay không.)”

Dù ông Trần Văn Hương có thể là người đạo đức giả, việc ông Hương dùng xe đạp đi làm có thể là điều lập dị đối với một số cá nhân nào đó nhưng không thể dẫn đến kết luận là ông ấy đạo đứa giả. Giả đạo đức và giả nhân giả nghĩa có khác nhau lắm không mà phải chêm tiếng Pháp vào? Ông Phu có lối trưng bằng cớ là những người bạn, người quen, người thân mà ông không nêu tên là ai hoặc dùng những người đă chết không c̣n tiếng nói để làm nhân chứng.

Trang 60, ông Phu phỉ báng những người từ chức không tham gia chính quyền ông Diệm là “Ra làm việc giúp dân giúp nước mà khi dân nước hữu sự lại t́m đường tránh né, cái thái độ ấy có gọi là chính nhân quân tử không?”

Không có bằng chứng là những người này bị B́nh Xuyên làm áo lực mà dù có bị áp lực đi nữa, chưa hẳn những người này đều sợ B́nh Xuyên mà phải từ chức. Việc từ chức tham gia nội các có nhiều lư do mà người ngoại cuộc không thể biết trừ phi có tài liệu khả tín. Hay là những người này bị ông Diệm gạt tên ra khỏi nội các? Nếu đă bị gạt tên, bị buộc phải từ chức mà c̣n bị những kẻ không biết kết tội là sợ sệt, t́m đường tránh né th́ thật oan cho họ. Nếu đúng như vậy th́ cách viết này là hành động côn đồ, “vừa la làng vừa ăn cướp.”

Đặt vấn đề: V́ những lư do ẩn khuất nào mà các nhân sĩ đă từ chức? Ông Diệm có buợc các nhân sĩ phải từ chức trong chính phủ cải tổ không?

Pháp xúi dục quân đội quốc gia bất tuân thượng lệnh, chống lại chính quyền của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm

Trang 60 – 63, để chứng minh quan điểm “Pháp xúi dục quân đội quốc gia bất tuân thượng lệnh, chống lại chính quyền của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm”, ông Phu nêu lên việc tranh chấp quyền lực giữa Nguyễn Văn Hinh và Ngô Đ́nh Diệm.

Việc chính yếu ở đây là Nguyễn Văn Hinh là người “thân Pháp” lúc bấy giờ là Tổng Tham Mưu Trưởng dưới quyền Quốc Trưởng Bảo Đại, tranh chấp quyền lực với ông Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm mới nhậm chức nhưng ông Phu viết không rơ ràng. Ông Phu cũng không nêu ra là ông Nguyễn Văn Hinh đă không tuân lệnh ǵ và Pháp xúi thế nào. Những việc ông tŕnh bày là những hành động bất tuân thượng cấp, đầu óc bè phái của những sĩ quan ông nêu tên. Thượng lệnh và thượng cấp là hai ư niệm hoàn toàn khác nhau.

Đặt vấn đề: Việc tranh chấp quyền lực giữa Nguyễn Văn Hinh và Ngô Đ́nh Diệm có thể nói rằng Pháp xúi quân đội quốc gia bất tuân thượng lệnh không?

Vụ phiến loạn B́nh Xuyên kết hợp với thiểu số Cao Đài và Ḥa Hảo trong “Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”

Trang 63-65, Ông Phu bắt đầu việc Paul Ely qua Việt Nam với ư đồ thao túng các giáo phái để “làm áp lực lật đổ chính quyền Việt Nam” rồi việc các tướng lănh Cao Đài, Ḥa Hảo tham gia chính quyền ông Diệm “vô điều kiện” lại xoay qua Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia do Giáo Chủ Cao Đài Phạm Công Tắc thành lập với sự tham gia của Ḥa Hảo và B́nh Xuyên do “B́nh Xuyên lănh đạo” chống đối chính quyền Ngô Đ́nh Diệm.

Có nhiều điều không đúng sự thật v́ Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia do Giáo chủ Cao Đài Phạm Công Tắc thành lập ngày 22-2-1955 (5) mà thành phần chính yếu là Cao Đài với Ḥa Hảo. Sự tham gia của B́nh Xuyên chỉ là các giáo phái muốn lợi dụng B́nh Xuyên để hư trương thanh thế và có thêm phương tiện liên lạc. Ngày 24-3-1955, ông Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố rằng các giáo phái gới tối hậu thư, hẹn trong 5 ngày phải cải tổ chính phủ theo đường lối của các nhóm (6). Ông Diệm với sự giúp đỡ của ông Lansdale đă dùng tiền của Mỹ mua chuộc các tướng Cao Đài, Hoà Hảo như Nguyễn Thành Phương 3.6 triệu, Tŕnh Minh Thế 2 triệu, Trần Văn Soái 3 triệu để họ ủng hộ ông Diệm (7), tránh đi những cuộc tranh chấp quyền lực trong bước khởi đầu.

Đặt vấn đề: Có phải quân đội Cao Đài và Ḥa Hảo đă tham gia chính phủ vô điều kiện hay do một số điều kiện nào đó? Tại sao Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia với sự tham gia đông đảo của các giáo phái làm áp lực buộc ông Diệm phải cải tổ chính phủ? Sau khi cải tổ, tại sao ông Diệm ép buộc các thành viên trong các giáo phái này từ chức? B́nh Xuyên có thực sự nắm quyền lănh đạo các giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo không?

Trang 71, về việc B́nh Xuyên chống đối ông Diệm, ông Phu đổ tội là “dù sao Cao Đài và Ḥa Hảo đều có phần trách nhiệm trong vụ phiến loạn B́nh Xuyên” và cho là ông Phạm Công Tắc v́“áy náy lo lắng, nhất là v́ áp lực tranh chấp trong nộ bộ Cao Đài, Hộ Pháp Phạm Công Tắc rời bỏ Ṭa Thánh Tây Ninh ngày 19-2-1956 để lẫn [lẩn] tránh sang Cao Miên. ”

B́nh Xuyên là một nhóm do các tay anh chị “dao búa” được người Pháp dùng trong mục đích chia để trị, đă gây ra những hậu quả không tốt trong xă hội nhưng các giáo phái không phải là những thế lực hoàn toàn làm tay sai cho Pháp. Cao Đài, Ḥa Hảo đặt căn bản trên niềm tin tôn giáo và quân đội Cao Đài và Ḥa Hảo cũng đă từng chống Pháp và chống Việt Minh. V́ nhu cầu kinh tài, việc quân đội các nhóm này có đứng đường thu thuế cũng chưa phải là những chuyện tàn bạo. Chính v́ thế, ông Lansdale đă t́m cách mua chuộc các giáo phái và làm áp lực với ông Diệm để ông chấp nhận cho họ tham gia chính phủ.

Ngày 30-04-1955 ông Diệm cho Quân Đội Quốc Gia tấn công nhóm B́nh Xuyên. Sau khi B́nh Xuyên thất bại và bỏ chạy về Rừng Sát, ông Diệm tiếp tục cho lệnh càn quét và làm chủ được t́nh h́nh. Ngày 10-06-1955 ông Diệm tiến thêm bước nữa là đặt Tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa) và Lê Quang Vinh (Ba Cụt) ra ngoài ṿng pháp luật với dụ số 43. Ngày 19-6-1955, ông Diệm cho Quân Đội Quôc Gia tấn công Ḥa Hảo (8). Trong suốt thời gian quân đội quốc gia đụng độ với nhóm B́nh Xuyên và trước khi bị tấn công, quân đội Cao Đài và Ḥa Hảo vẫn án binh bất động mà không giúp đỡ cho nhóm B́nh Xuyên chứng tỏ là không có sự kết hợp nào.

Về việc ông Phạm Công Tắc phải bỏ chạy sang Cao Miên v́ ngày 19-2-1056 Quân đội Quốc Gia vây Toà Thánh Tây Ninh, Hộ Pháp Phạm Công Tắc lo sợ bị chính phủ ông Diệm bắt. Nếu v́ “lo lắng, áy náy hay tranh chấp nội bộ” tôn giáo th́ ông Phạm Công Tắc phải ở lại Việt Nam để dàn xếp, giải quyết chứ không phải bỏ trốn qua Cao Miên. V́ vậy, những kết luận mà ông Phu đưa ra là hoàn toàn sai sự thật.

Đặt vấn đề: Khi gán ghép chung Cao Đài, Ḥa Hảo vào nhóm B́nh Xuyên, ông Phu có hàm ư các giáo phái này cũng là những đám xă hội đen hay không?

Trang 72, ông Phu nhắc sơ qua việc ông Lê Quang Vinh (Ba Cụt) đă bị ông “Nguyễn Ngọc Thơ gài bẩy bắt được tại Chắc Cà Đao”.

Chiến dịch Nguyễn Huệ (mở ngày 1 tháng 1 năm 1956) để tiêu diệt quân Ba Cụt nhưng vẫn không thanh toán được. Sau đó Ngô Đ́nh Diệm chỉ đạo cho Nguyễn Ngọc Thơ âm mưu giả vờ thương thuyết, chấp nhận cho Ba Cụt về hợp tác với chính quyền, phong thiếu tướng, rồi vào phút cuối trở mặt, bắt ông. (Nguyễn Ngọc Thơ quen với ông giáo Hoành - cậu ruột Ba Cụt, người đă dạy Ba Cụt học tiểu học và rất được Ba Cụt kính trọng.) Nguồn: wikipedia.org

Chiến dịch Nguyễn Huệ (mở ngày 1 tháng 1 năm 1956) để tiêu diệt quân Ba Cụt nhưng vẫn không thanh toán được. Sau đó Ngô Đ́nh Diệm chỉ đạo cho Nguyễn Ngọc Thơ âm mưu giả vờ thương thuyết, chấp nhận cho Ba Cụt về hợp tác với chính quyền, phong thiếu tướng, rồi vào phút cuối trở mặt, bắt ông. (Nguyễn Ngọc Thơ quen với ông giáo Hoành – cậu ruột Ba Cụt, người đă dạy Ba Cụt học tiểu học và rất được Ba Cụt kính trọng.)

Nguồn: wikipedia.org

 

Vụ án Lê Quang Vinh là một vết nhơ của chính quyền ông Diệm. Vụ án kéo dài từ 13-4-1956 đến 13-7-1956. Ông Diệm biết rơ lắm nhưng vẫn để cho ông Nguyễn Ngọc Thơ (?) hoặc là những kẻ “bầy tôi” của ông muốn làm thế nào tùy ư. Điều đáng nói ở đây là việc sau khi xin ân xá không được, luật sư Lê Ngọc Chấn đại diện thân chủ xin Tổng Thống ban cho ân huệ cuối cùng được xử bắn thay v́ xử chém v́ tử tội cũng là một trung tá trừ bị trong lực lượng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam nhưng ông Diệm cũng không cho. Sau khi chết c̣n bị đối xử tàn tệ, xác c̣n bị chặt ra nhiều khúc (9).

Có thể là ông Ba Cụt đă có những đ̣i hỏi hay hành động quá đáng hoặc muốn giải quyết tư thù cho ông Nguyễn Ngọc Thơ nên ông Diệm không tha cho ông Ba Cụt nhưng cái ân huệ cuối cùng này có quá đáng không? Những người từng xử án ông Ba Cụt như ông Chánh Án Huỳnh Hiệp Thành, ông Biện Lư Lâm Lễ Trinh (Bộ Trưởng Nội Vụ thay thế ông Nguyễn Hữu Châu) nghĩ thế nào về cái ân huệ tối thiểu này khi các ông thi hành luật pháp của chính phủ ông Diệm? Nghĩa tử là nghĩa tận, kẻ có ít nhiều tinh thần Nho học có thấy được sự bất nhân của ông Diệm hay không? Cũng v́ vụ án bất nhân này, nhiều thành viên của Ḥa Hảo thân tín của ông Ba Cụt dù đă từng chống Việt Minh đă phải nuốt căm hờn theo Việt Cộng để chống lại chính quyền Ngô Đ́nh Diệm.

Đặt vấn đề: Tại sao ông Diệm nhất quyết đem Ba Cụt ra xử chém? Cái ân huệ cuối cùng của người tử tù có quá đáng không mà ông Diệm không cho?

 

Phối hợp bạo động của Đại Việt Quốc Dân Đảng tại khu Ba Ḷng tỉnh Quảng Trị.

Trang 72, Ông Phu dùng chữ “phối hợp” v́ “Đại Việt Miền Trung đă phụ họa với B́nh Xuyên, Cao Đài, Ḥa Hảo ở Miền Nam để gây rối ở Miền Trung, tạo thêm khó khăn cho chính quyền trung ương” mà ở trang 83, với “Chiến khu Ba Ḷng lại hữu danh vô thực, v́ chỉ có cái vơ [vỏ] bên ngoài mà không có ruột bên trong.”

Đến nay, chưa có tài liệu khả tín nào chứng minh là Đại Việt kết hợp với B́nh Xuyên, Cao Đài và Ḥa Hảo trước tháng 3-1955 để chống đối chính quyền Ngô Đ́nh Diệm. Ngày 14-3-1955, quân đội Quốc Gia kết liễu chiến dịch càn quét chiến khu Ba Ḷng, Quảng Trị (10) dưới sự chỉ đạo của ông Ngô Đ́nh Cẩn trước khi chính quyền ông Diệm cho khai hỏa tấn công nhóm B́nh Xuyên vào ngày 30-04-1955.

Điều cần nói ở đây là đến ngày 31-5-1955 Quân Đội Quốc Gia mới kết liễu Chiến Dịch “Giải Phóng” tiếp thu B́nh Định, Quảng Nam, Quảng Ngăi (11). Có thể là Đảng Đại Việt muốn lợi dụng cơ hội trong thời gian chuyển tiếp này với Việt Minh rút dần vào bóng tối và người Pháp mất dần quyền hành để tạo thực lực và để trả thù Việt Cộng đă bắt tay với thực dân Pháp tiêu diệt các chánh đảng vào những năm 1945-1947 cũng hợp lư. Việc tảo thanh chiến khu Ba Ḷng xảy ra nhiều tháng trước khi ông Diệm cho quân đội tấn công B́nh Xuyên. Hai sự kiện này xảy ra cách nhau nhiều tháng, không có ǵ liên can và việc phối hợp mà chỉ là kết luận lừa bịp.

Trang 73, để mạ lỵ những người thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Phu cố t́nh dịch chữ Résidus tiếng Pháp thành chữ “cặn bă” rồi “tôi đă tự động thay đổi chữ nghĩa của ông, cặn bă thành tàn dư.”

Trong tác phẩm “Le Livre Noir du Colonialisme”, Alain Ruscio muốn nói là “những thành viên c̣n lại” của Việt Nam Quốc Dân Đảng mà không có ư thóa mạ như ông Phu đă cố t́nh dịch ra như vậy. Chữ résidus tiếng Pháp dùng để chỉ thành phần c̣n lại sau một phản ứng hoặc biến cố nào đó. Nếu dùng cho vật chất th́ có thể dịch là thành phần c̣n lại, cặn bă nếu đúng v́ thành phần c̣n lại không có nghĩa là cặn bă, nhưng nếu cho người th́ những thành viên c̣n lại hay những người c̣n lại. Sự lộng ngôn, nếu không nói là hiếp dâm ngôn ngữ này, không phải là sự dốt nát mà c̣n là sự cố t́nh lăng mạ những người Việt yêu nước từng xả thân v́ độc lập, tự do cho tổ quốc.

Đặt vấn đề: Để tăng mức độ khả tín, khi phê b́nh, đánh giá một sự kiện hay một nhân vật lịch sử, chúng ta có nên lộng ngôn, lạm dụng loại từ ngữ thô bỉ quá đáng không?

Trang 74, nhằm để khinh thị chữ Quốc Dân Đảng, ông Phu viết lan man đến việc người bác ông đă qua đời mà ông Phu không biết là bác ông đă tham gia đảng phái nào: Việt Nam Quốc Dang Đảng hay Đại Việt Quốc Dân Đảng? Điều này không có ǵ khó hiểu, nếu sách không viết sai th́ bác ông Phu thuộc loại đi hàng hai, khi theo đảng này, lúc đầu đảng nọ hoặc có thể cả hai đảng cùng một lúc cũng đâu có ǵ là lạ.

Trang 75, trong việc bôi bác tác phẩm Đại Việt Quốc Dân Đảng của Quang Minh, ông Phu vặn vẹo.

“Tôi không hiểu được chữ nghĩa của Quang Minh. Nội tổ hay cụ nội đều chỉ chung một thế hệ gọi nôm na là ông nội.” và “ông [Trương Tử Anh] bị bắt cóc, bị thủ tiêu hay thanh toán nội bộ? Mà kẻ đối lập là ai? Thanh toán nội bộ lúc nào? V́ lư do ǵ? Đảng Đại Việt cần làm sáng tỏ để đời sau vinh danh cho ông.”

Từ Hán Việt nội tổ có nghĩa là tổ tiên phía nội hay ngoại tổ là tổ tiên phía ngoại khi không cần xác định là ông nội, ông cố, ông cao, ông tằng, ông tổ. Nội tổ hay ngoại tổ không phải là ông nội hay ông ngoại. Điều ông Quang Minh viết không có ǵ sai cả mà dù có sai đi nữa cũng không phải là điều đáng bắt bẻ. Việc bắt bẻ từ ngữ để khinh bỉ là điều không cần thiết đă để lộ ra bản chất dốt nát mà c̣n lên mặt dạy đời.

Trang 76, “Quang Minh không nói rơ Trương Tử Anh ra Hà Nội theo học ở trường nào và năm nào. Nếu có bằng Thành Chung ít nhất Trương Tử Anh phải ghi danh vào một trường cao đẳng.”

Theo nhiều tài liệu khả tín th́ ông Trương Tử Anh là một sinh viên Luật Khoa ở Đại Học Hà Nội nhưng chuyện học hành của ông Trương Tử Anh, ông Quang Minh không viết rơ ràng v́ điều đó không phải là điểm quan trọng trong tác phẩm của ông ấy và không phải ai cũng thích khoe khoang bằng cấp như ông Phu nghĩ. Về việc ông Trương Tử Anh mất tích, chúng ta nên xét lại bối cảnh lịch sử: Sau 1945, thực dân Pháp bắt tay với Việt Minh tàn sát các đảng phái Quốc Gia th́ việc ông Trương Tử Anh mất tích năm 1947 là do Pháp thanh toán hay Cộng Sản thủ tiêu chưa được rơ cũng không có ǵ lạ. Không có chứng từ rơ ràng th́ không đổ oan cho người như những kẻ đụng đâu chụp mũ đó theo cách Việt Công hay làm. Những cố gắng làm sáng tỏ cái chết của ông Trương Tử Anh là việc của đảng Đại Việt mà không phải là việc của những kẻ đứng bên ngoài không rơ được nội bô mà phê phán. Ông Phu cố t́nh viết mấy chữ “thanh toán nội bộ” ở đây có hàm ư ǵ không?

Đặt vấn đề: Việc dài ḍng bới móc chuyện học hành, châm biếm khả năng của ông Trương Tử Anh và gia đ́nh ông nhằm để chê bai có biểu lộ cho chúng ta thấy tâm tính và khả năng người viết quyển sách này thuộc loại nào không?

Trang 77-79, Để tiếp tục thóa mạ đảng Đại Việt, ông Phu nêu tên những người tham gia Đại Việt bằng loại ngôn ngữ khá bẩn thỉu. Ông viết về Nguyễn Ngọc Huy “sự toan tính ra Ba Ḷng về sau bị bại lộ, Nguyễn Ngọc Huy nhờ có quốc tịch Pháp, được Pháp “hồi hương về cố quốc”, được nuôi dưỡng học hành gần 10 năm trời” và sau này “nhận tiền của Nguyễn Văn Thiệu lập đảng Quốc Gia Cấp Tiến làm đối lập cuội.”

Nguyễn Ngọc Huy là đảng viên đảng Đại Việt thi việc muốn tham gia vào vụ Ba Ḷng cũng không có ǵ đáng nói hay đáng xấu hổ. Điều đáng nói ở đây là việc bại lộ xảy ra như thế nào? Ai phát giác được? Tang chứng ở đâu?

Đạt vấn đề: Ông Nguyễn Ngọc Huy được Pháp nuôi ăn học hay tự nuôi thân và phải trả tiền học? Ông Nguyễn Ngọc Huy nhận bao nhiêu tiền từ ông Thiệu khi nào và ai biết?

Trang 79, ông Phu lấy tài liệu từ sách của ông Nguyễn Văn Minh và cho là: “Việt Nam Quốc Dân Đảng được trao quyền quản trị hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngăi và Đại Việt Quốc Dân Đảng chịu trách nhiệm về tủnh Quảng Trị.”

Điều này nếu có chỉ là một sự đồng ư ngầm v́ không một chính quyền nào trao một tỉnh cho một đảng phái nào đó cai trị cả. Điều này mâu thuẫn với chính ông Phu viết là “Ngô Đ́nh Diệm chủ trương thống nhất hành chính.” Có thể nói là trong tỉnh ấy có nhiều đảng viên Đại Việt hay Việt Nam Quốc Dân Đảng nắm các chức vụ quan trọng th́ được.

Sự việc Ba Ḷng có thể nói là ông Trần Điền làm sai nhưng ông Ngô Đ́nh Cẩn lấy quyền ǵ mà tha ông Trần Điền? Ông Phu nói là ông Cẩn “không nhận chức vị của chính phủ và không ăn lương.” Nhiều h́nh phạt khổ sai dành cho những người cộng sự với ông Trần Điền nhưng ông Trần Điền là kẻ chủ mưu th́ tại sao không bị tù? Luật pháp thời ông Diệm áp dụng thế nào và cho ai?

Cũng cần nhắc lại việc tàn sát Đại Việt Quốc Dân Đảng ở Phú Yên mà nhiều người c̣n nhớ những hành động dă man mà chính quyền đối xử với đồng bào lúc ấy. Vụ án ấy đă được báo chí Sài G̣n gọi là vụ án chính trị lớn nhất với kết quả “137 người bị đưa ra ṭa và 54 người bị truy tố với tội danh phá rối trị an” (12) và 54 người này chỉ đưọc một luật sư biện hộ. Đại Việt ở Quảng Trị, Phú Yên cũng như Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Kontum và nhiều nơi khác cũng chịu hậu quả nặng nề do bàn tay của ông Ngô Đ́nh Cẩn (13) với sự đồng ư của chính quyền ông Diệm.

Đặt vấn đề: Đảng Đại Việt có phối hợp với B́nh Xuyên, Cao Đài và Ḥa Hảo trước tháng ba năm 1955 hay không? Nếu có xin dẫn chứng ? Nếu không, đây có phải là sự lừa bịp không?

 

 

Những chữ trong ngoặc vuông […] là do người viết bài này thêm vào để sửa lại lỗi chánh tả từ nguyên bản. Chữ in nghiêng được trích từ sách “Trong Bóng Tối Lịch Sử”.

(1) Chính Đạo, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, Văn Hóa, 2004, trang 12.

(2) Bernard B. Fall, The Two VietNams: A Political and Military Analysis, Frederick A. Praeger, Publishers, 1967, trang 239.

(3) Stanley Karnow, Vietnam A History, The Viking Press 1983, trang 215.

(4) Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư, Thư Lâm Ấn Quán, 1960, Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ không đề năm, trang 700-703.

(5) Đoànn Thêm, Hai Mươi Năm Qua Việc Từng Ngày (1945-1964), Xuân Thu tái bản không ghi năm, trang 164.

(6) Đoàn Thêm, Sđd, trang 166.

(7) Bernard B. Fall, Sđd, trang 246.

(8) Đoàn Thêm, Sđd, trand 178.

(9) Trịnh Bá Lộc, Xác Chết của Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt Giờ Ở Đâu? http://www.take2tango.com/?display=4594

(10) Đoàn Thêm, Sđd, tang 165.

(11) Đoàn Thêm, Sđd, trang 177.

(12) Quang Minh, Cách Mạng Việt Nam Thời Cận Kim, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000, trang 227-232.

(13) Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1955, Tập I, Tiên Rồng, 2004, trang 437.

Trong đống rác lịch sử (II) 

 

Nguyễn Hữu

 

 

 

Nếu nói như ông Phu là chính phủ ông Diệm không dùng những kẻ thiếu tài đức th́ Bà Dân biểu Trần Lệ Xuân có tài đức ǵ?

 

Đặt vấn đề về trước những sự kiện lịch sử

Từ vụ Bảo Đại thọc gậy bánh xe vào chính quyền Quốc Gia đến vụ truất phế Bảo Đại và thành lập chính thể Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Trang 85, Việc truất phế Bảo Đại “Có tất cả 18 chính đảng tham dự trong số đó quan trọng nhất là Dân Xă Đảng của Nguyễn Bảo Toàn đại diện, Việt Nam Phục Quốc Hội của Hồ Hán Sơn đại diện và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến do Nhị Lang đại diện.”Ông Phu lôi ở đâu ra được 18 chánh đảng vào thời ông Diệm? Ông lấy tài liệu với 18 đoàn thể chứ không phải là chánh đảng rồi cố t́nh thay chữ. Có phải sự thay đổi chữ nghĩa này với hậu ư là các đảng phái đối lập ủng hộ ông Diệm và ông Diệm không hề đàn áp đảng phái? Ngay với khả năng của một học sinh chưa xong bậc trung học cũng đă phân biệt thế nào là đoàn thể và thế nào là chánh đảng đừng nói là “luật sư”.

Đặt vấn đề: Sự cầm nhầm tài liệu, thay đổi chữ nghĩa này có phải là điều gian dối trắng trợn không? Mục đích của sự gian dối này có hàm ư để biện minh là ông Diệm được các đảng phái đối lập hậu thuẫn cũng như ông Diệm không đàn áp đảng phái không?

Việc trưng cầu dân ư để truất phế Bảo Đại được tổ chức quá nhanh, dù ông Bảo Đại ở Pháp có về Việt Nam ngay lúc ấy cũng chẳng c̣n thời gian và cơ hội để tŕnh bày trường hợp của ông trước dân chúng. Hơn nữa, sự gian lận diễn ra khắp nơi. Ví dụ, ở Sài G̣n-Chợ Lớn chỉ có 450.000 cử tri ghi danh nhưng số người đi bầu ủng hộ ông Diệm là 605.025 (14). Việc gian lận quá mức này c̣n xảy ra hơn nhiều tại các làng quê, tỉnh lỵ nhỏ nơi mà phần lớn dân chúng vùng thôn quê ít người biết ông Diệm là ông nào hoặc có thành tích ǵ.

Chúng ta cũng cần có một nhận xét công bằng về ông Bảo Đại: Ông bị thực dân Pháp bắt đem qua Pháp đào tạo nếu không nói là tẩy năo. Khi ông về lại Việt Nam chấp chính, bước đầu ông muốn xây dựng quốc gia với những người người có khả năng nhưng ông bị Pháp ép buộc, bắt ông phải làm những điều bọn thực dân đ̣i hỏi. Bảo Đại nản chí rồi tuyệt vọng. Trong thời gian ông làm Quốc Trưởng ông đă có ít nhiều tranh đấu nhưng thực dân Pháp không hề có thực tâm muốn trao trả độc lập cho Việt Nam. Sau khi Nhật thất trận, ông cũng đă từng gởi thư kêu gọi người Mỹ, Pháp, Tàu, Anh giúp đỡ và nh́n nhận độc lập cho Việt Nam nhưng không ai muốn đếm xỉa tới ông (15). Đồng ư là ông ham chơi và hoang phí quá nhiều công quỹ nhưng đặt vào hoàn cảnh của ông, chúng ta nên có ít nhiều thông cảm. Ông Bảo Đại không bán đứng tổ quốc cho Tàu, cho Pháp, cho Nhật và là người có ḷng nhân v́ trong suốt thời gian ông làm vua, ông không lợi dụng quyền lực để hại chết ai. Nếu được sanh ra trong thời buổi khác, chung quanh là những người có tài đức, ông có thể là một minh quân. Chúng ta có đ̣i hỏi quá nhiều về ông Bảo Đại không khi ông không phải là nhà cách mạng? Đồng ư là việc truất phế ông Bảo Đại là điều đúng trong bối cảnh chính trị lúc ấy v́ thực dân Pháp muốn dùng ông làm con bài để gỡ gạc nhưng trong việc truất phế, chính quyền ông Diệm đem h́nh ông Bảo Đại bêu rếu khắp nơi với những lời thóa mạ thô bỉ có xứng đáng với chữ Lễ không?

Đặt vấn đề: Dù hoàn cảnh chính trị buộc ông Diệm phải truất phế ông Bảo Đại, chính phủ ông Diệm có gian xảo và có nhiều hành vi bất lễ hay không?

 

Chương III: Những Thành Quả Của Chính Quyền Ngô Đ́nh Diệm thời Đệ Nhất Cộng Ḥa.

Trang 90, Ông Diệm có “thứ đức hạnh của nhà Nho thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh gồm đủ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, tức là tứ đoan.”

Đức hạnh của người quân tử Đông phương theo tư tưởng Khổng Mạnh bao gồm Tam Cương (Quân, Sư, Phụ) và Ngũ Thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và Tín). Ông Phu tự hào là con nhà Nho, tinh thâm Hán học, vậy tại sao ông chặt bớt đi một đức để chỉ c̣n là tứ đoan?

Đăt vấn đề: Phải chăng có quá nhiều tài liệu chứng minh là không thể đặt niềm tin vào ông Diệm nên ông Phu đă bỏ đi chự Tín v́ không đủ bằng chứng để biện hộ?

 

Tiết I – Phát triển và b́nh định nông thôn qua các vấn đề di cư định cư với các chương tŕnh dinh điền, Khu Trù Mật và Quốc Sách Ấp Chiến Lược.

Trang 94-101, ông Phu ca tụng sự thành công việc định cư, chương tŕnh dinh điền, xây dựng khu trù mật và ấp chiến lược.

Chương tŕnh định cư dân tỵ nạn Cộng Sản có thể nói là khá thành công nhờ vào sự giúp đỡ phương tiện và tài chánh tận t́nh của Mỹ, Pháp và các quốc gia trong khối Tự do nhưng điều quan trọng là nhờ vào sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng miền Nam, sẵn sàng giúp đỡ người tỵ nạn Cộng sản miền Bắc.

Chương tŕnh cải cách điền địa là ư hướng tốt nhưng kết quả nhiều hay ít tùy vào địa phương. Ở miền Trung, v́ đồng ruộng không nhiều nên chương tŕnh này được tiến hành khá tốt đẹp. Ở miền Nam, chính phủ mua lại ruộng đất của địa chủ có nhiều ruộng (trên 100 mẫu tây) để bán lại với giá phải chăng cho tá điền, tạo có cơ hội cho họ làm chủ ruộng đất. Tuy nhiên, trong thời kháng chiến chống Pháp, ruộng đất ở vùng quê bị bỏ hoang, Việt Minh đă lấy phát không cho tá điền. Do đó, nhiều tá điền cảm thấy bị thiệt tḥi hơn là sống với Cộng sản nên dễ bị Cộng sản lung lạc, chưa kể đến những sự phiền toái mà cán bộ thừa hành địa phương đă gây ra trong việc làm giấy tờ, thủ tục.

Việc xây dựng những Khu Trù Mật từ năm 1959 là ư kiến hay nhưng phải bỏ luôn vào năm 1962 v́ thành quả quá ít ỏi. Ở một vài nơi do địa thế thuận lợi Việt Cộng không tấn công được, Khu Trù Mật phát triển khá tốt nhưng đại đa số những Khu Trù Mật được lập ra kết quả không như ư. Dù ông Phu có biện hộ là do sự làm việc tắc trách của những người thừa hành nhưng điều chính là do chính sách đui mù, không hữu hiệu. Xây dựng được mà không bảo vệ được để Việt Cộng quậy phá những Khu Trù Mật này, dùng những nơi này làm ổ phục kích quân đội miền Nam đưa đến kết quả quá tồi tệ nên đến tháng ba năm 1962 Khu Trù Mật không c̣n được xây dựng nữa mà được thay thế bằng Ấp Chiến Lược. Vậy th́ có thể coi là thành công hay không? Nếu thành công th́ tại sao lại bỏ?

Về Ấp Chiến Lược, một số tài liệu cho là phỏng theo chương tŕnh tiêu diệt Cộng sản tại Mă Lai do ông Robert Thompson thực hiện nhưng có lẽ cũng phỏng theo cách tổ chức làng xă mà Việt Minh thực hành trong những năm chống Pháp. Chính quyền Ngô Đ́nh Diệm tán thành và đem dùng như Quốc Sách. Có nhiều ư kiến cho Ấp Chiến Lược là một sự thất bại lớn v́ chính quyền từ trung ương đến địa phương đă cùng nhau ăn bớt của công, bắt dân chúng góp cả công lẫn của, làm việc quá nhiều mà kết quả chẳng tới đâu (16). Tuy vậy, theo những cán bộ Việt Cộng tiết lộ sau 1975, chương tŕnh này đă làm cho đám Cộng Sản nằm vùng khốn đốn, nhiều cán bộ Việt Cộng bị bắt hoặc ra đầu thú v́ cạn đường tiếp tế. Dù có nơi thành công, có nơi thất bại, chưa đủ thời gian để đánh giá và kiểm chứng kết quả của Ấp Chiến Lược v́ chính quyền sau thời Ngô Đ́nh Diệm băi bỏ chương tŕnh này.

Đặt vấn đề: Trong bối cảnh đất nước được sự giúp đỡ tận t́nh của khối Tự do lúc ấy, một chính quyền khác chính quyền Ngô Đ́nh Diệm có làm được những việc mà chính quyền ông Diệm đă làm hay không?

 

Tiết II: Thống Nhất Quân Đội

 

Trong một quốc gia độc lập, quân đội phải đứng chung và phục vụ cho quyền lợi quốc gia. Công bằng mà nói, ông Diệm đă hoàn thành việc thống nhất quân đội. Tuy nhiên, qua nhiều tài liệu được phơi bày, cách làm việc của chính quyền ông Diệm thiếu uyển chuyển nếu không nói là khá độc đoán. Ở miền Trung, quân đội quốc gia dưới sự hướng dẫn của Ngô Đ́nh Cẩn tàn sát các lực lượng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng để củng cố quyền hành. Ở miền Nam, sau vụ B́nh Xuyên, ông Diệm cho Quân Đội Quốc Gia tấn công quân đội Cao Đài, Ḥa Hảo dù nhiều thành viên trong các giáo phái này đă về hợp tác với chính phủ ông Diệm. Dù thống nhất được quân đội nhưng những việc chính phủ ông Diệm đă làm gây công phẫn trong dân chúng đă làm lợi cho Việt Cộng xách động tâm lư quần chúng.

 

Tiết III – Thống Nhất Hành Chính Tài Chính và Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia

1-Thống Nhất về Hành Chính và Tài Chính

 

II – Vấn đề Phát Triển Kinh Tế

A – Về Nông Nghiệp

 

Trang 115, nói về sự phát triển nông nghiệp của chính phủ ông Diệm, ông Phu viết “Đập nước Đồng Cam ở Tuy Ḥa thuộc tỉnh Phú Yên là một bằng chứng cụ thể. Đập nước này được khánh thành ngày 17-9-1955, tích trử thủy lượng cần thiết để tưới nhuần 23,000 mẫu tây ruộng thiếu nước, biến vùng Đồng Cam thành khu vực có hoa màu phong thịnh.”

 

Có lẽ ông Phu rút tài liệu từ sách của ông Đoàn Thêm ở trang 183 mà không kiểm chứng kỹ là khánh thành việc sửa sang chứ không phải là việc xây dựng v́ Đập Đồng Cam do Pháp thực hiện chứ không phải mới có thời Ngô Đ́nh Diệm. Thời gian thực hiện kéo dài từ năm 1923 đến năm 1932 mới hoàn thành với tổng số kinh phí dùng để xây dựng hệ thống dẫn thủy nhập điền đập Đồng Cam lên tới 3 triệu 650 ngàn đồng tiền Đông Dương, chưa kể các chi phí linh tinh ngoài dự tính cũng đến hàng trăm ngàn. Tổng số nhân mạng bị chết v́ ḿn đá, v́ bất cẩn, v́ bệnh tật, v́ thú rừng… lên đến cả trăm người. Đó là chưa kể hàng ngàn người bị thương tật sau khi đi làm công ích tại đập. “Lễ khánh thành đập tổ chức ngày 7 tháng 9 năm 1932, với sự hiện diện của Toàn quyền Đông Dương M.P. Pasquier.” (17). Thời ông Diệm, đập Đồng Cam được sửa sang ít nhiều sau 9 năm kháng chiến bị hư hại nhưng hệ thống dẫn thủy nhập điền này không phải là do chính quyền ông Diệm xây dựng.

 

Đặt vấn đề: Ông Phu chụp một dự án quá lớn để tâng công chính phủ ông Diệm mà không kiểm chứng tài liệu. Vậy những sự kiện được tŕnh bày trong sách có đáng tin không?

 

Tiết IV – Chấn Hưng Văn Hóa Và Đạo Đức

 

A – Chấn Hưng Văn Hóa

 

Trang 124, bên cạnh viện đại học vừa thu hồi chính phủ Ngô Đ́nh diệm c̣n lập thêm “Trung Tâm Cao Đẳng Kỹ Thuật Phú Thọ.”

 

Theo Giáo Sư Lê Sĩ Ngạc, Trường Cao Đẳng Công Chánh tiền thân của Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ ra đời năm 1902, trải qua nhiều thay đổi. Trong thời ông Diệm, chính quyền cũng tái tổ chức ngày 30-04-1963 như những thời trước hay sau này (18).

 

Đặt vấn đề: Những thành quả mà quyển sách này nêu ra có nên được xét lại không khi nhiều sự kiện chính yếu sai lạc hay cố t́nh thêm thắt.

 

B – Chấn Hưng Đạo Đức

 

Trang 127, “Tôi không theo Thiên Chúa Giáo, cũng không theo Phật Giáo, nhất là từ khi bàn thờ Phật bị Thích Trí Quang, Thích Tâm Châu và nhiều vị họ Thích khác hạ bệ, đem vất giữa đường bụi bặm rác rến nên tôi càng thấy Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có đạo đức cao hơn nhiều vị linh mục hay sư tăng mà tôi ngẫu nhiên gặp trên đường đời đầy tội lỗi.”

 

Nếu ông Phu không có niềm tin vào Phật Giáo hay Kitô giáo, điều ấy không có ǵ đáng nói v́ mỗi người đều có đức tin khác nhau nhưng chỉ v́ thấy hành động sai trái của một số cá nhân muốn lợi dụng tôn giáo nào đó làm bậy rồi lấy điều đó đưa tới kết luận kiểu vơ đũa cả nắm là tôn giáo ấy có nhiều người thiếu đạo đức th́ đầu óc quá hẹp ḥi, suy nghĩ thật nông cạn.

 

Trang 128-129, để biện minh cho việc “lành mạnh hóa xă hội” của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ông Phu nêu ra những đạo luật bài trừ tệ đoan xă hội.

 

Luật Bảo Vệ Gia Đ́nh của bà dân biểu Trần Thị Lệ Xuân được ban hành 26-5-1958 (c̣n được gọi là Luật Cấm Ly Dị) trừ phi được Tổng Thống cứu xét và cho phép. Năm 1962, Luật Bảo Vệ Luân Lư ra đời (c̣n được gọi là luật Cấm Nhảy Đầm) dù ở tư gia. Việc cấm nhảy đầm ở các pḥng khiêu vũ, bài trừ tệ đoan xă hội là điều đáng hoan nghênh trong một quốc gia với hoàn cảnh chiến tranh nhưng trên thực tế luật này cấm ngừa thai, phá thai, cấm đấu quyền Anh, đá gà… Thêm vào đó sắc lệnh 10/62 do Tổng Thống ban hành ngày 16-5-1962 hạn chế quyền tự do cá nhân đến độ dù là những cuộc hội họp trong gia đ́nh cũng phải có giấy phép của Cảnh Sát địa phương. Sắc lệnh số 11/62 thiết lập Ṭa Án Quân Sự Mặt Trận tại ba Vùng Chiến Thuật với thẩm quyền kết án chung thân mà người bị kết tội không được phép kháng cáo (19).

 

Người Việt từ ngàn xưa cho đến khi ông Diệm cầm quyền, việc ly dị nhau là việc mà luân lư không tán thành trừ trường hợp chẳng đặng đừng. Với quan niệm “con cái là của trời ban”, việc phá thai, ngừa thai cũng không mấy ai lưu tâm trừ những trường hợp quá đặc biệt. Sắc lệnh 10/62 gây công phẫn cho quần chúng thôn quê v́ đại đa số dân chúng hằng năm gia đ́nh nào cũng đều có ngày giỗ, ngày kỵ, bà con, anh em tập trung đông đảo lại phải xin phép làng xă là điều không ai muốn. Với những luật pháp khắt khe nhằm mục đích ổn định xă hội và tận diệt Việt Cộng mà ông Diệm ban ra, kết quả thật là trái ngược. Dân chúng cảm thấy bó buộc, khó thở và càng cảm thấy bất măn chính quyền hơn. Những luật pháp nêu trên để chấn hưng đạo đức th́ ít mà để củng cố quyền hành và đặt ư thức hệ Kitô giáo lên đầu dân Việt th́ nhiều hơn.

 

Đặt vấn đề: Những luật pháp thời ông Diệm nhằm để chấn hưng đạo đức hay c̣n những mục đích khác?

 

Chương IV: Những Năm Tháng B́nh Trị Đệ Nhất Cộng Ḥa

 

Trang 133-137, ông Phu viết là đời sống sung túc, sự “thái b́nh, thịnh vượng cho toàn dân, th́ đối ngoại phải được sự thừa nhận và ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới. ” trong thời đầu ông Ngô Đ́nh Diệm nắm quyền và được chính quyền Mỹ cùng các quốc gia trong khối Tự do th́ nhau “mời làm quốc khách”.

 

Phải nh́n nhận là sau Hiệp định Geneva, thoát khỏi sự kềm kẹp của thực dân Pháp, phát xít Nhật và sự khủng bố của Việt Cộng chưa phát triển rộng, dân chúng miền Nam sống tương đối yên b́nh. Với sự ủng hộ của những quốc gia chung quanh và sự viện trợ tài chánh dồi dào của Mỹ, miền Nam đă được chính phủ ông Diệm phát triển nhiều mặt. Tuy vậy, sự yên b́nh tạm thời này cũng không có ǵ đáng ngạc nhiên v́ trước năm 1960 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam với những con chốt của Cộng Sản Hà Nội chưa ra đời và những phong trào “Đồng Khởi” của Việt Cộng cũng chưa làm được ǵ. Tháng 1-1961, Hà Nội cho tăng cường đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang nên t́nh h́nh miền Nam từ đầu năm 1961 không c̣n yên b́nh nữa.

 

Vấn đề ông Diệm được mới làm quốc khách của Mỹ cũng như nhiều quốc gia trong khối Tự do cũng không có ǵ lạ. Sau khi Liên Xô áp đặt chế độ Cộng Sản lên nhiều nước châu Âu, Mao nhuộm đỏ đất Tàu, Tưởng Giới Thạch bỏ chạy ra Đài Loan và chiến tranh Triều Tiên do Tàu Cộng giật dây mà hậu quả đất nước này bị chia hai, các nước trên thế giới đều sợ hăi. Miền Nam Việt Nam được coi như tiền đồn chống Cộng th́ không cần là người có khả năng ngoại giao giỏi, ông Diệm lúc đó được sự hậu thuẫn của khối Tự do và được nhiều nước mời làm quốc khách cũng dễ hiểu.

 

Đặt vấn đề: Thời ông Diệm cầm quyền, miền Nam Việt Nam có thật sự sống trong yên b́nh hay chỉ là sự yên lặng trước khi cơn hồng thủy tràn đến?

 

Chương V: Những Vụ Biến Động Thời Đệ Nhất Cộng Ḥa

 

Vụ ném bom dinh Độc Lập (27-2-1962)

 

Trang 142, v́ vụ ném bom Dinh Độc Lập, ông Phu mang cả tên họ anh em trong gia đ́nh Nguyễn Văn Cử để thóa mạ và chửi ông Nguyễn Văn Lực, cha ông Cử, thậm tệ. Ông Phu viết“Tôi không biết tài năng học vấn của Nguyễn Văn Lực ở tŕnh độ nào, nhưng theo tôi thiển nghĩ y là một người huyênh hoang tự cao, tự đại .”

 

Có tài năng, học vấn hay không, kẻ huyênh hoang vẫn huyênh hoang. Lối viết của ông Phu hàm ư là nếu có tài năng, học vấn th́ việc huyênh hoang, tự cao tự đại được chấp nhận hay sao? Ông Nguyễn Văn Lực không bị đi “học tập cải tạo”, nhiều cán bộ cao cấp trong chính quyền Cộng Sản liên lạc với gia đ́nh ông Lực như “Nguyễn Văn Linh, Vơ Văn Kiệt tới nhà y thăm viếng ” (?) và ông Phu kết luận là “cán bộ hai mang, nằm vùng ”.

 

Việc ông Nguyễn Văn Lực, đảng viên ṇng cốt của Việt Nam Quốc Dân Đảng không bị bắt nhốt vào các “trại tập trung cải tạo” hoặc việc các ông “Nguyễn Văn Linh, Vơ Văn Kiệt tới nhà thăm viếng” ông Lực , nếu đúng, là điều ông Phu có thể đặt nghi vấn ông Nguyễn Văn Lực là “cán bộ hai mang”. Tuy nhiên, nếu ông Nguyễn Văn Lực là “cán bộ hai mang”, được “Nguyễn Văn Linh, Vơ Văn Kiệt tới nhà thăm viếng” nhưng ông Nguyễn Văn Cử bị Việt Cộng nhốt tù đến năm 1985 cũng là điều hơi lạ?

 

Theo cách lư luận này, những người từng bị Việt Cộng tống vào các “trại cải tạo” cũng có thể đặt vấn đề với ông Lê Nguyên Phu, Giám Đốc Hiến Binh thời ông Diệm mà Việt Cộng vô cùng thù ghét, là tại sao ông không bị nhốt vào tù sau 30-04-1975 trong khi đại đa số quân nhân, công chức dù không c̣n tại chức khi Việt Cộng chiếm miền Nam vẫn bị bắt vào những trại lao động khổ sai và nhiều người đă bị hành hạ đến chết. Điều này chỉ là cách lư luận ông Phu thường dùng mà không phải là câu hỏi.

 

Đặt vấn đề: V́ sao ông Nguyễn Văn Cử ném bom vào Dinh Độc Lập? Có phải ông Cử ném bom v́ uất ức, bất măn chính phủ ông Diệm hay là c̣n những lư do khác?

 

Vụ Binh Biến 11-11-1960

 

Trang 158, ông Phu phán: “Tố cộng là tố cộng và đối lập trong hàng ngũ quốc gia đâu phải là Cộng sản, trừ phi Cộng sản trá h́nh làm đối lập.”

 

Đây là lối tung hỏa mù của Việt Cộng mà nhiều người từng nghe: “Phản Cách Mạng là Phản Cách Mạng và trí thức trong nhân dân không phải là Việt Gian, trừ phi Việt Gian trá h́nh trí thức” để thanh trừng trí thức không đi theo “đường lối của Đảng”. Nhiều người thời ông Diệm cầm quyền bị bắt do chương tŕnh Tố Cộng này mà họ không phải là Việt Cộng nhưng có tham gia đảng phái chống Pháp như Đại Việt Quốc Dân Đảng hoặc Việt Nam Quốc Dân Đảng. Theo nhiều tài liệu th́ chương tŕnh “Tố Cộng” đă đẩy không ít những thành phần kháng chiến cũ nhưng không phải là Cộng Sản gộc vào con đường phải hợp tác với Việt Cộng. Nhiều cán bộ địa phương đă dùng chương tŕnh này để làm tiền dân chúng. Những việc này làm dân chúng công phẫn và nảy sinh cảm t́nh với những người chống đối chính quyền ông Diệm.

 

Đặt vấn đề: Cán bộ địa phương có lạm dụng chương tŕnh Tố Cộng của chính phủ ông Diệm để làm tiền và bắt oan nhiều người không? Chương tŕnh này có gây khó khăn cho những phần tử quốc gia và đẩy một số người này vế phía Việt Cộng không?

 

Trang 160-180, nhiều trang sách được dùng để bới móc đời tư các ông Vương Văn Đông và những đảng viên Cần Lao như Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Hữu Dương, Nguyễn Quang Sanh, Huỳnh Văn Lang…, khinh khi là “ít học”, “dốt nát”, “bộ hạ trung tín của Pháp”, “hống hách”, “khéo lừa gạt”… để chứng minh là “chính quyền thực sự không có kỳ thị đảng phái”.

 

Có thể những kẻ mà ông Phu nêu tên thuộc loại “vô tài, vô đức”. Vậy th́ tại sao được ông Nhu kết nạp vào đảng Cần Lao và nắm các chức vụ quan trọng trong chính quyền ông Diệm? Vậy th́ chính phủ ông Diệm có phải thích được loại xu nịnh làm tay sai hay không? Đảng Cần Lao ấy có phải là chỗ để tập hợp những kẻ xu nịnh “núp bóng” không?

 

Đặt vấn đề: Trong bối cảnh chính trị, xă hội của trước năm 1963, những người chống lại chính quyền Ngô Đ́nh Diệm chỉ là để thỏa măn tham vọng cá nhân hay là do sự bất măn với chính quyền ông Diệm trong việc đàn áp đối lập hơn là chống Cộng?

 

Những nhân vật quận sự cũng như dân sự đă liên can với Vương Văn Đông trong vụ Binh Biến 11-11-1960

 

Về phía quân sự

 

Trang 180-181, các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Phạm Xuân Chiểu đều biết nhưng không tham gia v́ “mặc cảm tự tôn, không tham gia vào một vụ đảo chính do đàn em cầm đầu.”

 

Điều này có thể đúng nhưng không chỉ là do mặc cảm tự tôn mà thôi mà phải nói là họ thấy chưa có hậu thuẫn, sợ bị thất bại th́ đúng hơn. Nếu các “ông tướng” này đồng ư với ông Vương Văn Đông th́ việc ai lănh đạo có thể dàn xếp mà.

 

Về phía dân sự

 

Trang 185, những người trong nhóm Tinh Thần đều “là những người nhút nhát, không có lập trường vững chắc, nên sau đó đă ly khai với Ngô Đ́nh Diệm bằng cách xin từ chức, v́ sợ thế lực của B́nh Xuyên, Cao Đài, Ḥa Hảo và v́ không tin tưởng rằng sự thông nhất quân đội của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm sẽ thành công ”. và “từ khi từ chức họ thường hội họp ăn nhậu tại nhà hàng Caravelle”.

 

Luận điệu này được ông Phu lập đi lập lại nhiều lần nhằm bôi nhọ những người trong nhóm Caravelle. Có lẽ không phải v́ họ rút lui hoặc bị buộc từ chức khỏi nội các ông Diệm năm 1954 mà v́ Bảng Tuyên Cáo họ gới cho ông Diệm làm cho cả trong nước lẫn ngoài nước để ư đến những việc làm của chính phủ ông Diệm. Ngày 26-04-1960, nhóm Caravelle ra tuyên cáo kêu gọi ông Diệm hăy khẩn cấp thay đổi chính sách, ban hành các quyền tự do dân chủ để có thể cứu văn t́nh thề và đưa đất nước ra khỏi cơn nguy biến trước hiểm họa Cộng Sản v́ “những vụ bắt bớ liên tục tiếp diễn làm cho nhà giam và khám đường đầy đến tận nóc như hiện nay đang xảy ra; dư luận quần chúng và báo chí phải câm lặng. Cũng thế, ư dân bị khinh nhục và chà đạp trong những cuộc đầu phiếu (ví dụ trường hợp xảy ra trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 mới đây). Tất cả những điều này đă gây ra sự nản chí và bất măn của dân chúng.” (20) nhưng ông Diệm không để mắt tới. Một số người trong nhóm Caravelle đă bị chính quyền ông Diệm bỏ tù v́ nghi ngờ có dính líu đến vụ binh biến 11-11-1960.

 

Điều đáng để ư ở đây là trong mục viết về vụ đụng độ với B́nh Xuyên, ông Phu cho là những người này bị áp lực của Pháp và B́nh Xuyên mà từ chức. Trong mục này, ông Phu lại bịa thêm là Cao Đài và Ḥa Hảo nữa. Chữ “ăn nhậu” mà ông Phu viết ở đây đă để lộ sự ghen ghét rơ ràng v́ ông không có chứng cớ là họ say sưa, ăn nói bậy bạ kiểu “tửu nhập, ngôn xuất”. Qua cách viết, cách lư luận và chứng cớ không minh bạch khi viết về nhóm Caravelle, ông Phu đă để lộ sự sự thêu dệt rơ ràng.

 

Trang 186, ông Phu bôi nhọ ông Phan Quang Đán, Nghiêm Xuân Thiện là “có quá khứ không sáng sủa” và “thân Pháp”. Về ông Hoàng Cơ Thụy, ông Phu đem chuyện t́nh cảm gia đ́nh ông Thụy là “Thụy đă cố ư để cho vợ ḿnh “giao du thân mật” với một ông ṭa ở ṭa án hỗn hợp thời Quốc Trưởng Bảo Đại, lợi dụng ông nầy trong các vụ kiện mà Hoàng Cơ Thụy đứng tên biện hộ”để nhục mạ và cho là ông Hoàng Cơ Thụy “v́ quá nhơ bẩn như trên nên không được mọi người tin tưởng.”

 

Dù có là chính “ông ṭa ở ṭa án hỗn hợp” ấy, ông Phu cũng chưa chắc biết được đích xác là ông Thụy “cố t́nh để cho vợ ḿnh “giao du thân mật” với ông hay là bị “cắm sừng” hoặc có những lư do khác? Điều này chưa chắc đă đúng qua những lời đồn đăi kiểu chuyện bé xé ra to của những kẻ tự cho ḿnh thanh cao và cũng là thủ đoạn bôi nhọ của những kẻ làm “chính trị xôi thịt”. Huống chi, dù chuyện này có thật sự xảy ra, đây là vấn đề t́nh cảm riêng tư mà những người ngoài không hiểu được nguyên nhân và hoàn cảnh. Ai là người không có những lỗi lầm? Nếu chỉ v́ những lời đàm tiếu từ những kẻ ngồi lê đôi mách mà không có chứng cớ rơ ràng, chúng ta có nên đem ra phóng đại trong những tác phẩm “Khảo luận Lịch Sử” đứng đắn hay không?

 

Đặt vấn đề: V́ sao ông Phu luôn luôn t́m cách thóa mạ những người trong nhóm Caravelle? Có phải v́ những người này đă kư tên vào Bản Tuyên Cáo ngày 26-04-1960 kêu gọi ông Diệm hăy thay đổi chính sách để người dân miền nam Việt Nam có thể tham gia vào mục đích xây dựng quốc gia trước hiểm họa Cộng sản hay không? V́ sao ông Hoàng Cơ Thụy chống đối chính quyền ông Diệm?

 

Về cái chết của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam

 

Trang 190, viết về cái chết của nhà văn Nhất Linh, ông Phu cho là ông Nguyễn Tường Tam“không muốn đối diện với bọn đàn em và đối chất trước ṭa, v́ đó là một điều sỉ nhục, mất thể diện trọng đại”. Ông Nguyễn Tường Tam đă để lại mảnh giấy cho biết là “không muốn bị xét xử trước ṭa án của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm và xin để lịch sử phán xét ông về sau”. Do mảnh giấy ấy, ông Phu đưa ra kết luận là “đă chắc chắn hạ thấp phẩm giá của ông rất nhiều. Cho đến giờ phút lâm chung ông vẫn c̣n chưa đạt, v́ chưa dứt bỏ được tham vọng lợi danh của ḿnh, chưa giác ngộ được hành vi tốt hay xấu của ḿnh đối với anh em đồng chí, mà vẫn c̣n hynh [huyênh] hoang tiếp tục dối trá người đời”.

 

Trang 191, ông Phu phán thêm ông Nguyễn Tường Tam “nói không muốn để ṭa án chính quyền Ngô Đ́nh Diệm xét xử ông, nhưng thực sự khi ông ra khai tại Pḥng Dự Thẩm Ṭa Án Quân Sự Đặc Biệt th́ ông đă bị ṭa án của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm xét xử rồi, v́ trong cơ chế pháp lư, Dự Thẩm được xem như là một cấp xử án riêng biệt, có quyền định danh của can phạm, cải tội danh, ra lệnh miễn tố hay truy tố ra ṭa khi tội danh đă được xác định.”

 

Có nghi vấn cho là nhà văn Nhất Linh tự tử do bệnh thần kinh suy nhược nhưng vấn đề ở đây là mảnh giấy mà nhà văn Nhất Linh để lại. Dù có âm mưu chống đối chế độ ông Diệm hay không, ông Nguyễn Tường Tam chọn cái chết thay v́ ra ṭa có phải là để bảo toàn danh lợi hay không? Lợi ǵ nữa khi con người đă chết? Hành vi xấu tốt đối với anh em, “đồng chí” th́ để những người này phán xét, ông Phu là kẻ ngoại cuộc biết ǵ mà xía vô. Ông Phu không nêu rơ là ông Nguyễn Tường Tam huyênh hoang dối trá điều ǵ và với ai? Việc ông Nguyễn Tường Tam khai báo thế nào không ai biết rơ nhưng việc ông Nguyễn Tường Tam để lại mảnh giấy không chấp nhận ṭa án của chế độ Ngô Đ́nh Diệm là sự thật.

 

Bị Ṭa án Quân Sự Đặc Biệt kêu hỏi khẩu cung là một việc nhưng chấp nhận để cái Ṭa án mà nhiều người cho là của lũ côn đồ, chó săn xử án theo chỉ thị của chế độ ấy xét xử là một việc khác nữa. Huống chi, cái “cơ chế pháp lư” thời ông Diệm với luật pháp dành cho các thành phần đối lập là “phá rối trị an” cũng chẳng khác ǵ luật pháp của Việt Cộng. Nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng từng bị chính quyền Việt Cộng kêu ra những “Ủy Ban Nhân Dân” để thẩm vấn là một việc và sự liều chết để lánh xa cái chính quyền khốn kiếp ấy là một việc khác nữa. Đối với nhiều người, hành động tự xử của ông Nguyễn Tường Tam là hành động can trường, bất khuất mà đối với những kẻ nịnh bợ, hèn nhát làm sao hiểu được. Chúng ta hăy để lịch sử phán xét ông như lời ông để lại.

 

Đặt vấn đề: Dù căm hận chế độ Việt Cộng, đại đa số chúng ta có đủ can đảm đứng lên chống đối hoặc lấy cái chết để tự xử hay không? Mảnh giấy nhà văn Nhất Linh để lại có tố cáo chế độ ông Diệm không? Cái chết của ông Nguyễn Tường Tam có góp phần vào việc làm sụp đổ chế độ ông Diệm hay không?

 

Phần II – Ngô Đ́nh Diệm Từ Thành Công Đến Sụp Đổ V́ Vụ Đảo Chánh 1-11-1963

 

Trang 199, vu đảo chính 1-11-1963 “bắt nguồn từ quyền lợi của đế quốc Mỹ xung đột trực diện với quyền lợi Quốc Gia Việt Nam” rồi ở trang 200 ông Phu cho là “Mỹ muốn đưa vào ṿng lệ thuộc Mỹ một cách hoàn toàn, từ quân sự, chính trị, ngoại giao, đến kinh tế, xă hội… ”

 

Trong bối cảnh khi đệ nhị thế chiến đă kết thúc, người Mỹ cần sự hậu thuẫn của Pháp trên mặt trận chống Cộng ở châu Âu nên thay thế vai tṛ của Pháp, dùng miền Nam như tiền đồn để chặn làn sóng đỏ tràn ngập khắp Á châu mà không phải là quyền lợi kinh tế. Trong giai đọan này, chính quyền Mỹ không phải là muốn miền Nam Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào chính quyền họ nhất là về mặt kinh tế v́ không quốc gia nào muốn mang gánh nặng kinh tế, tài chánh đài thọ cho một quốc gia khác trừ trường hợp bất đắc dĩ.

 

Khi bỏ tiền ra viện trợ cho miền Nam trong chiến lược mà người Mỹ nghĩ là sẽ đem lại an ninh chung cho cả khu vực, chính quyền Mỹ cũng cần phải xem số tiền họ bỏ ra đạt được thành quả nào không. Với những tài liệu đă được phơi bày, chúng ta thấy là từ khoảng năm 1960 trở đi, người Mỹ nghĩ rằng ông Diệm đă không hoàn toàn hợp tác với họ trong chiến lược chống Cộng mà chỉ yêu cầu họ làm những điều có lợi cho chính phủ ông. Hơn nữa, thái độ của ông quan trong buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến vẫn c̣n đầy ắp trong đầu ông Diệm, người Mỹ quen với kiểu dân chủ Tây phương cho rằng ông độc tài, độc đoán.

 

Từ năm 1961, dù có những báo cáo sai lầm, chính quyền Mỹ vẫn thấy rằng t́nh h́nh mất an ninh xảy ra khắp nơi, dân chúng vùng thôn quê sống trong cảnh phập pḥng v́ những cuộc tấn công đốt làng, phá xóm, giết người để uy hiếp tinh thần của Việt Cộng càng ngày càng lan rộng mà chính phủ ông Diệm không đối phó hữu hiệu được. Bên cạnh đó, sự đàn áp đảng phái dẫn đến việc tầng lớp trí thức xa lánh chính phủ ông Diệm và Cộng Sản Hà Nội qua đám chim mồi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam rêu rao, khích động những kẻ ngây thơ nhưng hám danh. Trong khi đó, những đ̣i hỏi ngân khoản viện trợ cho chiến tranh ngày càng tăng cao. Nhân biến cố Phật Giáo 1963 xảy ra gây dư luận không tốt cho chính quyền Mỹ khắp thế giới, người Mỹ quyết định thay thế ông Diệm bằng một chính quyền khác mà họ nghĩ là có thể điều khiển theo chiến lược chống Cộng từng giai đoạn. V́ vậy, nói rằng nguyên nhân đảo chánh bắt nguồn “từ quyền lợi của đế quốc Mỹ xung đột trực diện với quyền lợi Quốc Gia Việt Nam” mà không tŕng bày là quyền lợi ǵ và “Mỹ muốn đưa vào ṿng lệ thuộc Mỹ một cách hoàn toàn, từ quân sự, chính trị, ngoại giao, đến kinh tế, xă hội… ” là những phán đoán vu vơ, kết luận ngốc nghếch mà không dựa vào bối cảnh lịch sử.

 

Đặt vấn đề: Chính quyền Mỹ đặt vấn đề kinh tế hay là chiến lược khi thay thế vai tṛ người Pháp tại miền Nam Việt Nam? Những lư do nào dẫn đến cuộc đảo chánh 1-11-1963?

 

Trang 200, Chính quyền Ngô Đ́nh Diệm là “một chính quyền ổn định, được sự ủng hộ của đa số dân chúng, nhất là dân chúng miền thôn quê.”

 

Sự ủng hộ ông Diệm của đa số dân chúng miền thôn quê là điều hoàn toàn khác như ông Phu nghĩ. Vào những năm trước 1963, đối với đa số dân chúng các vùng thôn quê đời sống b́nh dị gắn liền với mảnh đất, ai “làm quan làm tướng” họ cũng ít để ư, ít người chịu t́m hiểu người cầm quyền tối cao thế nào th́ sự ủng hộ hay không ủng hộ ông Diệm cũng chỉ là trên h́nh thức. Thời ấy, hỏi tên ông xă trưởng th́ dân quê biết rơ v́ có ít nhiều liên hệ trực tiếp và biết mặt biết tên, quận trưởng th́ ít hơn nhiều c̣n tỉnh trưởng th́ không bao nhiêu. Nhớ lại cuộc bầu cử năm 1961 ở làng quê, khi bầu xong có người hỏi là bầu cho ai th́ nhiều người nói là “ông xă Tư dặn là bầu cho ông Ngô Đ́nh Điếm đấy!”

 

Trang 200 – 201 Ông Phu ví ông Diệm là cha mẹ c̣n dân chúng là con cái. Ông Phu so sánh những ư kiến của dân chúng về ông Diệm như thái độ của con cái là “sự bất măn, ganh tỵ, thương ghét, không thể nào né tránh được”.

 

Cái ư tưởng của đám khuyển Nho coi việc nắm chức vụ hay làm quan là đóng vai tṛ “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân), muốn hành xử thế nào cũng được mà quên là “dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân mới quư, đất nước kế theo, vua chỉ là thứ yếu), đặc biệt là đám khuyển Nho có chút cặn bă do Pháp nhét vào đầu lại càng nguy hại. Người Pháp đă đi nhưng để lại hậu quả là trong đầu óc nhiều người Việt Nam là quá xem trọng bằng cấp và chức vụ đến nỗi nhiều người ngoại quốc cho rằng “trong đầu óc mỗi người Việt Nam đều có một ông quan”. Điều này cũng là một trong những yếu tố ngăn trở sự tiến bộ cho xă hội Việt Nam ngày nay.

 

Trang 201, “Ngô Đ́nh Diệm không dùng những chính trị gia xôi thịt, dễ bị mua chuộc, đă bị lấm bùn từ những triều đại trước, và loại bỏ những người thiếu tài đức chuyên làm tay sai cho ngoại bang nên bị chỉ trích là độc tài, độc đoán, không dung nạp đảng phái đội lập.”

 

Nh́n lại đám tướng lănh như Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Xuân Chiểu… và một số những kẻ “bầy tôi” thân tín của ông Diệm, ông Nhu mà chính ông Phu nêu tên trong sách của ông đều là những kẻ được anh em ông Diệm “ban ân huệ ” và bao che. Nhiều người trong đám tướng lănh và “bầy tôi” của ông Diệm đă bị mua chuộc, bán đứng anh em ông Diệm qua nhiều h́nh thức như báo cáo, rỉ tai với người Mỹ hoặc hùa vào việc phỉ báng ông Diệm, ông Nhu sau 1-11-1963. Vậy th́ những người hợp tác lâu dài với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm là bọn xôi thịt, dễ bị mua chuộc hay là những người không hợp tác với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm là bọn xôi thịt?

 

 

 

 Bà Trần Lệ Xuân (1956) Nguồn: LIFE

 

Bà Trần Lệ Xuân (1956)

Nguồn: LIFE

 

 

Đặt vấn đề: Những chính khách không hợp tác với chính phủ ông Diệm hay là những người nịnh bợ anh em ông Diệm là đám xôi thịt? Nếu nói như ông Phu là chính phủ ông Diệm không dùng những kẻ thiếu tài đức th́ Bà Dân biểu Trần Lệ Xuân có tài đức ǵ?

 

(C̣n tiếp phần III, Kết)

 

(14) Bernard B. Fall, Sđd, trang 257.

(15) Bernard B. Fall, Sđd, trang 206-207.

(16) Lê Xuân Khoa, Sđd tranng 447-448.

(17) Phan Long Yên, Đập Đồng Cam, http://saigontimesusa.com/bai/gtqm/dapdongcam.shtml

(18) Trường Kỹ Thuật Phú Thọ, http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_%C4%91%E1%BA%B3ng_C%C3%B4ng_Ch%C3%ADnh

(19) Lê Xuân Khoa, Sđd, trang 435.

(20) Benard B. Fall, Sđd, Manifesto of the Eighteên, trang 435.

 

 

Trong đống rác lịch sử (Kết) 

 

Nguyễn Hữu

 

 

 

Tác giả Lê Nguyên Phu đă dựa vào bóng tối lịch sử, cố t́nh giả mạo chứng cớ không hợp lư chứng tỏ sự gian manh nhưng không đủ khôn ngoan để tạo ra câu chuyện khả tín.

 

Đặt vấn đề về trước những sự kiện lịch sử 

 

 Tiết III Không dung nạp đảng phái và đàn áp đối lập

 

Trang 257, Về Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Phu viết là “theo chân quân đội Trung Quốc trở về Việt Nam sau Thế Chiến Thứ Hai. Lần trở về này v́ thiếu ư thức chính trị, chẳng những đă để mất chính quyền vào tay Việt Minh, mà c̣n chịu tai kiếp thứ hai là bị Việt Minh đánh bại vào năm 1946, phải cuốn cờ chạy sang Trung Quốc một lần nữa.”

 

Sự thất bại của Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng như các đảng phái quốc gia khác không phải là thiếu ư thức chính trị mà do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Những yếu tố khách quan như: Sự lật lọng của Tướng Lănh Quốc Quân Tàu, sự thờ ơ của quân phiệt Nhật đối với các phần tử quốc gia Việt Nam và sự tráo trở của thực dân Pháp tạm thời bắt tay với Việt Minh để thanh trừng các thành phần ái quốc. Những yếu tố chủ quan như: Bộ máy tuyên truyền và tổ chức của Việt Minh lúc ấy được sự hậu thuẫn của đa số dân chúng hơn các đảng phái quốc gia, sự thiếu kiên quyết của các đảng phái chính trị đối với phe Việt Minh và căn bệnh trầm kha thiếu đoàn kết của người Việt là những yếu tố đă dẫn đến sự thất bại của các đảng phái quốc gia. Việc chính quyền rơi vào tay Việt Minh là do Việt Minh giành trước bằng nhiều thủ đoạn chứ không phải là các đảng phái quốc gia để mất. Có th́ mới mất chứ chưa có th́ làm sao mà mất? Lư luận bá vơ này là sự thù ghét những người không cùng phe phái, đổ tội lên đầu phe quốc gia mà không cần t́m hiểu lư do.

 

Trang 258-279, Về t́nh trạng đảng phái Việt Nam, ông Phu dựa vào tin tức “xe cán chó, chó cán xe” hoặc do ông bịa ra để bêu xấu những đảng phái quốc gia. Phần lớn những người như Vũ Hồng Khanh, Ngô Thúc Địch, Lê Ngọc Chấn, Nguyễn Xuân Tiếu, Nguyễn Tường Tam, Lư Đông A, Hoàng Xuân Tửu, Phan Huy Quát, Hồ Nhật Tân, Hà Thúc Kư, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân… đều bị ông Phu bôi nhọ bằng nhiều ngôn từ rủa sả. Ngay cả học giả Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc, Đặng Văn Kư cũng bị xỏ bằng những lời lẽ rất bất nhă “ăn chực nằm chờ” khi các ông này được Nhật giúp đỡ tránh khỏi nanh vuốt của thực dân Pháp tại đảo Chiêu Nam (trang 14). Chuyện này chưa dứt, chuyện kia được nhét vào với cách tung hỏa mù để chứng minh ông Diệm không độc đoán, độc tài mà v́ những người này “ít học”, “bất tài”, “không trong sạch”, “có quá khứ lem luốc”, “không có thành tích đáng kề”, “thân Nga”, “thân Nhật”, “tôn Nhật bài Pháp”, “Nho học bất đạt, Tây học nan thông”…

 

Đồng ư là trong số những người ông Phu nêu tên cũng có thể có những người kém tài đức nhưng đặt vào bối cảnh khi thực dân Pháp c̣n đè đầu cưỡi cổ dân Việt, nếu không phải là kẻ điên khùng, phải có tấm ḷng yêu nước nồng nàn những người này mới dám dính vào “chuyện quốc sự”, tham gia vào những hoạt động chính trị chống Pháp, không những nguy hiểm cho bản thân mà c̣n liên lụy cho gia đ́nh mà h́nh ảnh Nguyễn Thái Học và những đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị Pháp đưa lên đoạn đầu đài vẫn c̣n ám ảnh nhiều người. Dù những người này có thiếu tài đức, cá nhân tôi vẫn cúi đầu vá cảm phục ḷng yêu nước của họ.

 

Về ông Diệm, trừ việc ông Diệm làm quan cho Pháp nhiều năm, thành tích tranh đấu v́ độc lập, tự do cho đất nước trước khi cầm quyền miền Nam Việt Nam của ông c̣n thua xa các lănh tụ đảng phái nhưng ông gặp thời, được ông Bảo Đại trao quyền trong bối cảnh người Mỹ nhảy vào Việt Nam nên ông có điều kiện thành công hơn người khác chứ ông Diệm chưa chắc có tài đức hơn nhiều người mà ông Phu nêu tên.

 

Trang 261, mũi dùi được ông Phu chỉa vào Phạm Văn Liễu, Hoàng Cơ Minh 

 

“lợi dụng ḷng yêu nước của đồng bào tỵ nạn Cộng sản, thâu góp tiền bạc nói rằng để đồ binh diệt cọng, mà kỳ thực là để bỏ đầy túi tham, nhưng rồi ăn chia không đều, gây gỗ nhau đến nỗi câu chuyện lường gạt bị đổ bể, cúi mặt không dám nh́n đời.”

Về Vơ Đại Tôn, cũng với luận điệu trên ông Phu viết là

 

“cũng như Phạm Văn Liễu, lợi dụng ḷng yêu nước chống cộng của đồng bào tỵ nạn, Vơ Đại Tôn đi khắp Âu Mỹ thâu tiền góp bạc của bà con dễ tin “v́ tai tiếng đồn đăi, cũng như Hoàng Cơ Minh, y phải làm một chuyến du hành về Ai Lao. Nhưng không may cho y, y bị Cộng sản Việt Nam bắt tại đây, đem về Sài G̣n giam cầm một thời gian rồi phóng thích cho y trở về Úc Châu.”

 

Là kẻ ngoại cuộc, không biết rơ những việc lủng củng nội bộ của “Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh” hay trường hợp Vơ Đại Tôn nên người viết bài này không dám đưa ra kết luận vội vàng. Xưa nay, tin tức từ những tờ báo lá cải được những kẻ thù ghét, ganh tỵ rỉ tai và phóng đại để bôi nhọ nhưng phần đông đều không biết rơ nguyên nhân sâu xa. Chúng ta nên cẩn thận trong việc phán xét một người hay một sự kiện nào đó với lương tâm công chính hơn là từ tin vịt. Độc giả tự t́m hiểu, suy gẫm và đánh giá Hoàng Cơ Minh, Phạm Văn Liễu và Vơ Đại Tôn. Hơn nữa, việc này không dính dáng ǵ đến việc ông Diệm có dung nạp đảng phái và đối lập hay không nên người viết không phân tích việc này.

 

Đặt vấn đề: Việc đem các ông Hoàng Cơ Minh, Phạm Văn Liễu và Vơ Đại Tôn ra xỏ xiên có dính dáng với việc ông Diệm không đán áp đảng phái và đối lập hay không? Điều này có biểu lộ thói ba que, đụng đâu chửi đó không?

 

Trang 267, Về Cao Đài, Ḥa Hảo và B́nh Xuyên, ông Phu viết là “B́nh Xuyên của Bảy Viễn, cũng như Cao Đài và Ḥa Hảo đều đứng chung trong một mặt trậncó tên gọi là Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp do Thierry d’Argenlieu đứng ra thành lập ngày 24-4-1946.”

 

Điều này có phải là sự cố t́nh giả mạo lịch sử không? Trước năm 1954, người Pháp cù cưa tráo trở trong việc trao trả độc lập cho Việt Nam, Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp được thành lập vào ngày 20-04-1946 với mục đích chống Pháp mà Chủ tịch là Thầy Huỳnh Phú Sổ với sự tham gia của Cao Đài, B́nh Xuyên, Quốc Dân đảng (31). Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp được sự tham gia đông đảo của các thành phần không phải là Cộng Sản để ủng hộ Bảo Đại trong cuộc thương nghị với Pháp giành độc lập, thống nhất và ḥa b́nh cho Việt Nam. Trong khi đó, Hồ Chí Minh, dưới sự cố vấn của Tàu Cộng, cũng cần điều đ́nh với Pháp, muốn ngăn chặn những thành phần yêu nước không Cộng Sản nên đă cho lệnh ám sát các phần tử không Cộng Sản như Nguyễn Văn Sâm, Huỳnh Phú Sổ, Trương Đ́nh Tri… (32). Sau khi ông Huỳnh Phú Sổ bị Việt Minh thủ tiêu, quân đội Ḥa Hảo ngă về phía thực dân Pháp để chống Cộng quyết liệt nhưng không có nghĩa là tay sai của Pháp.

 

Đặt vấn đề: “Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp do Thierry d’Argenlieu đứng ra thành lập” hay là do ông Huỳnh Phú Sổ thành lập? Nếu do Thierry d’Argenlieu thành lập th́ theo tài liệu nào?

 

Trang 270, Ông Phu khẳng định “c̣n Cao Đài, Ḥa Hảo nguyên chỉ toàn cán bộ vơ biền đâu c̣n có ai để tham gia các chính quyền về sau. Chính họ đă tự loại ḿnh khỏi sân khấu chính trị, chứ đâu phải v́ Ngô Đ́nh Diệm độc tài, độc đoán.”

 

Vơ biền trong chiến tranh cần lắm chứ! Nhờ vào những người vơ biền như Tŕnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương (Cao Đài), Nguyễn Giác Ngộ (Ḥa Hảo)… mà ông Diệm có thể thống nhất quân đội. Hơn nữa, trong các nhóm Cao Đài, Ḥa Hảo không chỉ có vơ biền mà c̣n nhiều hạng người khác nữa. Ông Nguyễn Bảo Toàn (Ḥa Hảo, Dân Xă Đảng), Hồ Hán Sơn (Cao Đài, Việt Nam Phục Quốc Hội) là những người có nhiều uy tín lúc bấy giờ, đă củng cố địa vị cho ông Diệm trong việc truất phế ông Bảo Đại. Ông Diệm đă giải tán Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng ngày 15-1-1956 loại trừ những người này. Có thể là do việc này mà ông Hoàng Cơ Thụy (thành viên trong Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng) sinh ác cảm với chính quyền ông Diệm và tham gia vào vụ đảo chánh 11-11-1960.

 

Trang 270, Ông Phu tiếp tục mạ lỵ nhóm Tinh Thần là 

 

“có khoảng trên dưới 10 nhân vật… ủng hộ lập trường của Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Diệm cũng coi họ như đồng chí .. nhưng khi có tranh chấp giữa Ngô Đ́nh Diệm và Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia, nhóm Tinh Thần mất tinh thần, một mặt sợ đụng chạm với Pháp, một mặt e ngại sự hăm dọa của B́nh Xuyên, nên bỏ rơi Ngô Đ́nh Diệm trong giờ phút nguy hiểm nhất và rút chân ra khỏi chính quyền…. Chính họ đă phụ rẩy [rẫy], bỏ rơi Ngô Đ́nh Diệm, chứ không phải Ngô Đ́nh Diệm đă ly khai với họ.”

 

Bảng Tuyên Cáo Caravelle gồm 18 người kư. Nhiều người trong nhóm này từng tham gia chính phủ ông Diệm khi ông mới về chấp chánh. Họ tự nguyện rút tên ra (hoặc bị buộc phải từ chức) sau những lần cải tổ nội các mà không có chứng cớ là họ sợ đụng độ với Pháp hay e ngại B́nh Xuyên.

 

Trang 277, Để nói chuyện dân chủ, ông Phu nêu lên bằng chứng là đất Mỹ cũng chẳng có dân chủ với câu chuyện là:

 

“Tôi có vài người quen hành nghề bác sĩ tại vùng c̣n dân da đỏ cho biết là được chỉ thị lúc trị bệnh cho người da đỏ phải cho tiêm thuốc không sinh đẻ để dân tộc nầy sẽ không c̣n người thừa kế, v́ chỉ có tử mà không có sinh. Thật là tối ư dă man, độc ác có khác ǵ độc tài đảng trị của Nga và Trung Cộng?”

 

Sự độc ác, dă man của Việt Cộng cũng chẳng kém ǵ Nga và Trung Cộng. Những vụ chặt người bừa băi bằng rựa thành khúc, phơi bày trước dân chúng để uy hiếp tinh thần đồng bào ở thôn quê biểu lộ sự man rợ khủng khiếp không bút nào tả xiết. Người viết bài này có cảm giác là “tác giả” cố t́nh tránh né chữ Việt Cộng v́ trong suốt tác phẩm chữ Cộng Sản chung chung được dùng thay cho chữ Việt Cộng. Cộng Sản là lư thuyết, người, phe nhóm, quốc gia theo lư thuyết ấy mà Việt Cộng, Tàu Cộng hay Nga Cộng mới xác định rơ rang là thành phần nào.

 

Điều ông Phu nêu trên, cách đây hơn 100 năm th́ c̣n có thể lừa gạt được những kẻ ngờ nghệch nhưng không phải hiện thời. Ai là người quen ông Phu vậy để mọi người xem thử là người quen của ông Phu thuộc loại nói láo hay nói thật? Chỉ thị của ai, tại đâu và vào khi nào? Thuốc không sinh đẻ là thuốc ǵ v́ nếu thuốc ảnh hưởng đến việc không sinh đẻ th́ thuốc ấy cũng có thể giết dần con người? Nếu có những việc này xảy ra trong thế giới hôm nay, chúng ta nên thông tin cho người da đỏ để chấm dứt việc làm phi nhân này.

 

Ông Phu nên biết rằng ở Mỹ, y sĩ không chữa bệnh theo chỉ thị như những ông Chánh Án, Biện Lư, Thẩm Phán thi hành luật pháp của ông Diệm mà có toàn quyền trong việc tham khảo và chữa trị bệnh nhân theo luật pháp ấn định. Xă hội Mỹ là nơi thiên hạ đưa nhau ra ṭa kiện tụng dễ dàng, nên nếu bác sĩ trị bệnh ẩu tả, người bệnh hay thân nhân của họ có thể kiện bác sĩ hay bệnh viện ra ṭa. Việc kiện cáo có thể dẫn đến việc bác sĩ phải bồi thường hay tù tội nặng nề khi liên quan đến sanh mạng. Việc này không phải là những việc nói chơi. Ông Phu là “luật sư” nên biết tội “phao tin thất thiệt để phỉ báng chính quyền Mỹ” sẽ xảy ra điều gi nếu không có bằng chứng và nhân chứng.

 

Về vấn đề chính phủ ông Diệm có dung nạp đảng phái và đàn áp đối lập hay không, người đọc có thể xem lại những sự kiện xảy ra trước 1-11-1963. Một vài sự kiện tiêu biểu sau đây có thể chứng minh là ông Diệm đă xem thường trí thức, loại trừ đối lập và đàn áp đảng phái:

 

• Đầu năm 1955, Ngô Đ́nh Cẩn với sự đồng ư của chính phủ ông Diệm đă bao vây, tàn sát nhóm Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng ở các tỉnh miền Trung.

 

• Ông Diệm t́m cách loại bỏ các ông Phan Quang Đán, Nguyễn Trân dù họ đắc cử dân biểu bằng cách đổ cho họ tội “gian lận”.

 

• Ngày 15-1-1956 ông Diệm giải tán Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng, loại trừ những người đă củng cố quyền hành cho ông như các ông Nguyễn Bảo Toàn (Ḥa Hảo), Hồ Hán Sơn (Cao Đài) … rồi sau này những người này đều bị đám mật vụ của ông Nhu thủ tiêu.

 

• Ngày 19-2-1956, ông Diệm cho quân đội Quốc Gia bao vây Ṭa Thánh Tây Ninh, Hộ Pháp Cao Đài Phạm Công Tắc phải trốn tránh sang Cao Miên v́ sợ chính quyền ông Diệm bắt và kết tội “phá rối trị an”.

 

• Ngày 15-03-1958, ông Nghiêm Xuân Thiện viết bài “Gởi ông Dân Biểu” trong đó so sánh việc bầu cử thời Pháp thuộc “c̣n khá hơn là những cuộc bầu cử của quư vị v́ không có ai được dùng xe cam nhông chở lính vào Sài G̣n để giúp “việc bỏ phiếu”. Hậu quả là ông Nghiêm Xuân Thiện bị nhốt vào tù và báo Thời Luận bị đóng cửa.

 

• Các lănh tụ của các đảng phái quốc gia như Vũ Hồng Khanh (VNQĐD), Hà Thúc Kư (Đại Việt) bị chính quyền ông Diệm bắt giam nhiều năm không xét xử đến khi chế độ ông Diệm sụp đổ mới được chế độ mới thả ra.

 

• Ngày 26-04-1960, nhóm Caravelle ra Tuyên Cáo kêu gọi chính phủ hăy mở rông các quyền tự do, tránh bắt bớ và giam giữ thành phần đối lập nhưng ông Diệm đă không để ư. Nhân vụ binh biến 11-11-1960, ông Diệm cho bắt một số người đă kư tên vào bảng tuyên cáo như các ông: Trần Văn Văn, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu… cùng những thành viên của các đảng phái quốc gia v́ t́nh nghi tham gia đảo chánh.

 

• Đảng Đại Việt Quốc Xă của ông Nguyễn Xuân Tiếu ngưng hoạt động v́ chính quyền ông Diệm theo dơi, phá rối và bắt ông Tiếu vào tù khoảng năm 1962. Ông Nguyễn Xuân Tiếu từng giúp đỡ tiền bạc, vật chất cho ông Diệm khi ông Diệm bị Việt Cộng bắt giam ở rừng núi Thái Nguyên, Bắc Việt. Chính ông Diệm đă từng mỉa mai những đảng viên Đại Việt Quốc Xă là “chuyên viên thất nghiệp” (33).

 

Đặt vấn đề: Ông Ngô Đ́nh Diệm có dung nạp đối lập và đảng phái hay không? Nếu không, v́ lư do ǵ ông Diệm không chấp nhận các đảng phái đối lập?

 

Tiết IV Chính quyền Ngô Đ́nh Diệm có phải đă bắt tay với Cộng Sản Bắc Việt?

 

Trang 279-286, ông Phu biện hộ là ông Diệm không bắt tay với Cộng Sản và “lư do này do chính người Mỹ tung ra đầu tiên” mà đám tướng lănh thường viện dẫn.

 

Người viết bài này đồng ư là ông Diệm không bắt tay với Cộng Sản nhưng không phải do cách biện luận hay chứng cớ mà ông Phu nêu ra mà v́ những lư do sau đây:

 

• Ông Diệm là người Kitô giáo và có hận thù sâu đậm với Việt Cộng v́ họ đă thanh toán thân nhân ông (ông Ngô Đ́nh Khôi và ông Ngô Đ́nh Huân, con ông Khôi).

 

• Ông Diệm đặt t́nh nhà hơn nợ nước qua việc dù ông có thấy sự sai trái của người thân trong gia đ́nh ông như ông Thục, ông Cẩn, ông bà Nhu hay tay chân thân tín, ông vẫn bao che.

 

• Ông Diệm là người mang nặng trong đầu cách trị dân của quan lại thời phong kiến, kiểu “dân chi phụ mẫu” th́ việc bắt tay với Việt Cộng không thể thực hiện được.

 

Nếu ông Diệm, ông Nhu có t́m cách nói chuyện với Cộng Sản miền Bắc cũng chỉ là để ḍ la tin tức với mục đích đối phó, bắt bí chính quyền Mỹ sau khi ông Diệm nhận ra là họ không c̣n ủng hộ ông nữa.

 

Đặt vấn đề: Tại sao ông Diệm, ông Nhu cho người thăm ḍ tin tức Việt Cộng?

 

Về Ông Vơ Văn Hải

 

Trang 283-285: ông Phu tŕnh bày là ông Diệm đă dự trữ một số tiền kếch sù qua những khoản tiền viện trợ có thể chi dụng cho cả miền Nam Việt Nam trong nhiều năm, pḥng hờ nếu bị Mỹ cúp viện trợ. Điều này không ai biết mà theo ông Phu th́ chỉ có Ông Diệm, ông Nhu và ông Vơ Văn Hải biết. Tất cả những người trong cuộc đều đă về bên kia thế giới, muốn t́m nhân chứng phải cầu hồn người chết. Điều này hơi vô lư v́ ông Nhu biết th́ bà Nhu phải biết. Dù không có tính “ăn không được th́ phá”, bà Nhu cũng không thể để yên cho ông Vơ Văn Hải sau 1-11-1963 nhưng từ sau vụ đảo chánh 1963 đến 30-04-1975, không ai đề cập đến số tiền này.

 

Điều vô lư hơn nữa là nếu có khoản tiền kếch sù như vậy, chắc chắn ông Vơ Văn Hải không dại ǵ mà chỉ để trong những ngân hàng Việt Nam mà phải có phần lớn ở những ngân hàng ngoại quốc. Ông Vơ Văn Hải cũng thừa biết Việt Cộng sẽ làm ǵ với những kẻ giàu có và đă từng cộng tác trong chính phủ ông Diệm. Nếu có số tiền kếch sù như vậy, ông Vơ Văn Hải phải có thừa phương tiện để rời Việt Nam trước khi Việt Cộng chiếm Sài G̣n.

 

Điều ông Phu viết nghe không thuận lư, c̣n khó tin hơn là việc “ông Thiệu lấy 16 tấn vàng” của những kẻ thích phao tin thất thiệt trong khi đám đầu lănh Việt Cộng chia nhau ăn mà c̣n cười là “Tụi Ngụy cứ phá nhau đi!” Ông Phu đưa ra kết luận là “Vơ Văn Hải đă sang đoạt ngân khỏan Quốc Gia mà không ai biết rơ”. Điều này sự vu khống đối người đă mất nếu không có chứng minh cụ thể. Ông Phu là người tinh thâm Hán học chắc c̣n nhớ câu: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu” (ngậm máu phun người dơ miệng ḿnh trước).

 

Đặt vấn đề: Tại sao ông Lê Nguyên Phu chỉa mũi dùi vào ông Vơ Văn Hải? Có phải v́ ông Vơ Văn Hải đă có những báo cáo không thuận lợi cho chính quyền ông Diệm với người Mỹ và đă có hành động ủng hộ Phật Giáo năm 1963?

 

Tiết V – Lư do thứ năm và cũng là lư do sau cùng: Kư thị Phật Giáo

 

Nhiều sử liệu khả tín khác đều cho là ông Ngô Đ́nh Diệm không kỳ thị Phật Giáo nhưng đă dung dưỡng cho ông Ngô Đ́nh Thục và bà Nhu lợi dụng quyền thế quá quắt để đặt niềm tin Kitô giáo vào đầu óc người Việt.

 

Về Ông Thích Hộ Giác

 

Trang 290, để bài xích Phật Giáo qua ông Thích Hộ Giác, ông Phu viết theo báo cáo của Cảnh Sát rồi bịa ra: “Chiều chú nhật rănh [rảnh] rang Phật sự, Thích ta áo quần là lượt, lái xe mới tinh, chở vợ con đi hứng mát trên xa lộ. Người đẹp kề bên, con thơ ở cạnh, Thích cao hứng lái xe nhanh, lại vui chuyện với vợ con, sơ ư lạc tay lái đụng phải nạn nhân đi bộ trên lề đường.”

 

Nếu là báo cáo của cảnh sát th́ chắc chắn là cảnh sát không ghi áo quần lượt là, không ghi là xe mới tinh hay xe cũ mèm và chắc chắn là không ghi là hứng mát trên xa lộ. Trong những biên bản của cảnh sát giao thông, cảnh sát không có th́ giờ hay lư do để ghi là người bên cạnh tài xế đẹp hay xấu và tài xế cao hứng lái xe nhanh mà chỉ ghi ước lượng tốc độ nếu cần thiết. Lái xe trên xa lộ th́ tốc độ phải nhanh cần ǵ phải cao hứng? Lạc tay lái trên xa lộ th́ tính mạng người lái xe chắc dễ đi đời lắm? Và xa lộ nào mà có người đi bộ trên lề đường? Có chết chóc hay bị tổn thương ǵ mà đ̣i bồi thường? Luận điệu này là những sự bịp bợm, thói ngụy tạo chứng cớ của những tên “luật sư” không cần biết phải quấy mà chỉ biết kiện tụng để có ăn.

 

Điều này có xảy ra thực không hay là một sự gian trá? Với giọng điệu xuyên tạc đầy láo khoét này chứng tỏ một điều rơ rang: Đầu óc gian manh nhưng không đủ khôn ngoan để tạo ra một sự việc có thể gọi là khả tín.

 

Đặt vấn đề: Tại sao Việt Cộng lợi dụng được phong trào Phật giáo trong việc tranh đấu lật đổ chính quyền ông Diệm? Hành động của Ông Thục và ông bà Nhu có làm cho dân chúng chán ghét không?

 

Diễn biến vụ Phật Giáo

 

Trang 286-313 Để tŕnh bày diễn tiến vụ “tranh đấu bạo động” của Phật Giáo, ông Phu khẳng định hết điều này đến điều khác, sự kiện lộn xộn gian trá với cách lư luận cù nhầy rồi đưa ra kết luận là bàn tay người Mỹ qua Đại Úy James Scott đă gây ra huyết án 8-5-1963.

 

Theo những liệu khả tín th́ sự việc có thể tóm tắt như sau.

 

Ông Ngô Đ́nh Thục thấy nhiều cờ Phật Giáo treo vào dịp lễ Phật đản, cảm thấy khó chịu hay ganh ghét nên đă gọi ông Hồ Đắc Khương, trách là tại sao không thi hành lệnh cấm treo cờ tôn giáo và gọi vào Phủ Tổng Thống phàn nàn với ông Diệm. Có lẽ nể lời ông Thục, ông Diệm cho cái lệnh miệng là “cứ như cũ mà làm”. Do cái lệnh miệng này, ông Quách Ṭng Đức theo lệnh cũ cấm treo cờ tôn giáo. Đám thừa hành địa phương sốt sắng ra lệnh dẹp. Khối Phật Giáo cho rằng bị chính phủ ép. Việc đến tai ông Ngô Đ́nh Cẩn, ông ra lệnh cho ông Tỉnh Trưởng Nguyễn Văn Đẳng cho xe phát thanh khắp nơi nói rằng sẽ không có việc hạ cờ Phật Giáo để trấn an dân chúng nhưng rồi một số cờ vẫn bị đám thừa hành hạ xuống. Việt Cộng hoặc người Mỹ (?) lợi dụng cảnh rối ren, ồn ào tại Đài Phát Thanh Huế ném bom gây tử thương cho 8 em. Thế là sinh chuyện lớn.

 

Qua sự dàn xếp của các ông Trần Kim Tuyến, Nguyễn Đ́nh Thuần, Bùi Văn Lương, Trương Khuê Quang…việc dàn xếp sắp xong để ông Diệm kư vào văn bản đ̣i hỏi của khối Phật Giáo. Bà Nhu nói xốc vô với ư là những tăng sĩ này là cái thá ǵ mà Tổng Thống kư ngang hàng với họ nên ông Diệm lại phê vào văn bản với giọng kẻ cả là “Những điều này là những điều chính phủ vẫn thi hành với Phật Giáo”. Những người đứng ra dàn xếp lại phải đến thuyết phục, năn nỉ ông Thích Thiện Minh. Nội vụ gần như được giải quyết xong.

 

Sáng hôm sau, bảng Thông Cáo chung chưa được đưa lên đài phát thanh đọc th́ bà Nhu họp Phụ Nữ Liên Đới, ra một tuyên ngôn với giọng điệu mạ lỵ Phật Giáo và đưa qua Việt Tấn Xă bắt phải đăng ngay, đồng thời bà Nhu gọi ông Tổng Giám Đốc Thông Tin Phan Văn Tạo la lối. Ông Diệm lại lừng khừng v́ thấy sự việc ngoài ư muốn đă xảy ra nên cho lệnh Thông Tin ngưng lại việc đọc bàng Thông Cáo chung. Bà Nhu c̣n xốc thêm vào ông Diệm làm cho ông trở thành kẻ nuốt lời.

 

Sau đó, ông Nhu cho lệnh tấn công chùa Xá Lợi, Lực Lượng Đặc Biệt và Cảnh Sát thi nhau “vét chùa”, lùng bắt sư săi (34). Từ đó, Phong Trào tranh đấu Phật Giáo ngày càng bùng lên mà nhiều nơi có thể có Việt Cộng xúi dục. Nhiều cuộc biểu t́nh, tự thiêu v́ đạo pháp xảy ra khắp nơi phản đối chế độ Ngô Đ́nh Diệm, gây công phẫn khắp thế giới.

 

Theo tài liệu tổng hợp của ông Nguyễn Văn Lục về biến cố Phật Giáo năm 1963 tại Huế th́ cho đến nay, thủ phạm vụ ném bom ngày 8-5-1963 vẫn c̣n nằm trong bóng tối v́ không ai chịu nhận trách nhiệm huyết án này (35). Những tài liệu mà ông Lê Nguyên Phu đưa ra để chỉ danh thủ phạm vẫn là những dấu hỏi, có nhiều nghi vấn chưa được làm sáng tỏ. Chúng ta vẫn chưa thể xác quyết là chính Đại Úy James Scott, nhân viên của CIA nhúng tay vào hay do Việt Cộng khơi mào xách động v́ chưa đủ tài liệu khả tín. Vụ Phật Giáo 8-5-1963 chỉ là “giọt nước cuối cùng làm tràn ly” mà hậu quả là người Mỹ mua chuộc và xúi dại đám tướng lănh làm cuộc đảo chánh 1-11-1963.

 

Đặt vấn đề: Qua diễn biến Phật Giáo ở Huế năm 1963, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm có thái độ và phản ứng thế nào? Những phản ứng của chính phủ ông Diệm có xoa dịu Phật Giáo hay là gây thêm phẫn uất, làm cho Việt Cộng lợi dụng để gây rối miền Nam?

 

Chương IV Từ vụ đảo chính ngày 1-11-1963 đến cái chết bất khuất can trường của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu

 

Trang 360, ông Phu cho là ông Diệm không đồng ư với kế hoạch của ông Nguyễn Hữu Duệ

 

“đem toàn lực của Lữ Đoàn Liên Binh Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống, ba đại đội thiện chiến có thiết giáp yễm [yểm] trợ tấn công vào Bộ Tổng Tham Mưu, bắt trọn ổ tướng tá phản loạn. Nhưng Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm không chấp thuận kế sách này v́ tấm ḷng Nhân của Tổng Thống không muốn có cảnh huynh đệ tương tàn, giết hại lẫn nhau, làm tiêu hao tiềm lực chống Cộng về sau và làm sứt mẻ tinh thần đoàn kết của quân đội.”

Kế hoạch tấn công bộ Tổng Tam Mưu có thể thành công (?) nhưng ông Diệm không cho thực hiện. Nói rằng ông Diệm không cho tấn công Bộ Tổng Tham Mưu v́ tấm ḷng nhân, v́ nghĩ đến việc huynh đệ tương tàn chỉ là sự ngụy biện.

 

Ông Diệm từng cho Quân Đội Quốc Gia tấn công quân đội Ḥa Hảo, Cao Đài dù nhiều người trong quân đội các giáo phái này đă theo ông, gây nhiều đau thương cho giáo chúng. Khi để mặc cho ông Cẩn tàn sát các lực lượng các đảng phái như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Diệm có nghĩ đến việc làm tiêu hao lực lượng chống Cộng không? Trong vụ binh biến 11-11-1960, ông Diệm ḥa hoăn với phe đảo chánh nhưng khi có viện binh đến th́ cho lệnh tấn công tới tấp, huynh đệ tương tàn làm mất t́nh đoàn kết quân đội cũng đă xảy ra. Cảnh giết hại lẫn nhau bất kể đến sự thiệt hại nhân mạng dân chúng hay lính tráng với con số 214 quân nhân, 54 thường dân bị thương và 23 quân nhân, 24 thường dân bị thiệt mạng trong vụ binh biến 11-11-1960 (36) vẫn c̣n sờ sờ đấy.

 

Ông Diệm tới bước đường cùng, không lựa chọn việc tấn công vào Bộ Tổng Tam Mưu v́ những lư do như:

 

• Không biết rơ thực lực phe đảo chánh, ông Diệm nghĩ rằng kế hoạch của ông Nguyễn Hữu Duệ chưa chắc đem lại sự thành công.

 

• Với đầu óc quan liêu, có thể ông Diệm nghĩ rằng ông sẽ điều đ́nh, thuyết phục nhóm tướng lănh đảo chánh, nếu không thuyết phục được th́ tạm thời chấp nhận yêu cầu của họ rồi sau này ông sẽ t́m cách trừ khử.

 

• Phó mặc số phận như ư chúa và chúa sẽ che chở cho anh em ông.

 

Đặt vấn đề: Dù có dẹp được vụ đảo chánh ngày 1-11-1963, với sự thất bại của ông Diệm cả trong và ngoài nước trong khi t́nh h́nh đất nước đầy dẫy những cuộc tấn công của Việt Cộng, các cuộc đảo chánh khác sẽ xảy ra không nếu ông Diệm không thay đổi chính sách?

 

Trang 372, Về cái chết của ông Diệm và ông Nhu “lấy công tâm mà xét, chính là một cái chết quật cường đối với Thực Dân Mỹ, một cái chết bi tráng đối với quốc dân trong nước. Tráng v́ tay không, không một tấc sắt để giữ ḿnh mà vẫn sẵn sàng đi t́m phản loạn, v́ danh dự của người quốc gia, v́ chính nghĩa của bản thân, không thèm nhờ vả vào sự che chở của ngoại bang.”

 

Khi ông Diệm quyết định gặp nhóm tướng lănh đảo chánh, ông không biết là họ sẽ làm ǵ ông và ông Nhu. V́ ông không c̣n được người Mỹ ủng hộ và đối với quốc dân trong nước, đặc biệt là thành phần trí thức, cũng lánh xa ông, dù các tướng lănh không giết ông Diệm, cơ hội cầm quyền trở lại cũng quá mỏng manh. Tuy nhiên, có thể nói là nhóm đảo chánh từng thấy chế độ ông Diệm đă hành xử với các đảng phái và trí thức đối lập trong nước thế nào nên họ giết ông để trừ hậu họa. Điều này cũng chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên. Cái chết của ông Diệm, ông Nhu và ông Cẩn sau này cũng là cái chết của những người cầm quyền trong lịch sử Việt Nam đầy dẫy những oán thù. Can trường, bất khuất hay không, người đọc lịch sử cần suy gẫm hai chữ “nhân quả” và tự t́m câu trả lời.

 

Đặt vấn đề: Tại sao các tướng lănh đảo chánh phải giết ông Diệm và ông Nhu? Người Mỹ có cố t́nh để nhóm đảo chánh giết ông Diệm không? Là người quốc gia với ư hướng tranh đấu cho dân tộc, chúng ta có đặt niềm tin vào một thế lực ngoại bang nào đó mà không đề pḥng là có lúc họ sẽ đâm sau lưng chúng ta không?

 

Phần III Thời Kỳ Sau Ngô Đ́nh Diệm Từ 11-11-1963 đến 30-04-1975

 

Những sự kiện lịch sử được tŕnh bày không có ǵ mới lạ so với những sử liệu đă có ngoại trừ những sự xấc láo, ngụy biện và sự kiện sai lạc nên tôi không muốn đặt vấn đề nữa.

 

Đôi điều nhận xét về tác phẩm và tác giả

 

Viết khảo luận về lịch sử là để ghi lại những sự kiện lịch sử đă xảy ra, t́m hiểu nguyên nhân và rút ra bài học. Dù khó tránh khỏi định kiến khi phê phán, trong việc biên khảo lịch sử ngoài việc nêu sự kiện chính xác c̣n phải có chút ít công tâm khi phán đoán chớ không phải bịa đặt lịch sử để thỏa măn ư kiến cá nhân và biện hộ quành xiên cho phe đảng. Những tác phẩm biên khảo có giá trị đ̣i hỏi cái nh́n sáng suốt, phóng khoáng và ít nhiều tính vô tư khi nhận định, đánh giá một cá nhân hay sự kiện.

 

Quyển sách Trong Bóng Tối Lịch Sử có quá nhiều sự kiện giả trá, chứng cớ bịa đặt nhằm để phỉ báng, lời lẽ xấc láo không kể người trên, kẻ dưới nên người viết bài này dù không muốn chê trách nhưng bất đắc dĩ xin đưa ra đôi lời nhận xét thẳng thắn.

 

Nội dung: Qua những trang sách, ngay cả nhân danh, địa danh nhiều người biết như Bùi Kiến Tín thành Bùi Kiện Tín, Rừng Sát viết thành rừng Sặt chứng tỏ tác giả có kiến thức lịch sử hạn hẹp nhưng không chịu kiểm chứng tài liệu. Tác giả dẫn chứng sách vở bao gồm đông, tây, kim cổ để phô trương, so sánh nhưng sự so sánh quá gượng ép v́ không hiểu sự việc đến nơi đến chốn hoặc cố t́nh gán ghép. Nhiều sự kiện sai lạc hay cố t́nh “xào nấu” rồi dùng cách biện minh ấu trĩ để đưa ra kết luận ẩu tả phù hợp cho sự thóa mạ. Do ḷng thù hận và tâm địa hẹp ḥi, tác giả Lê Nguyên Phu đă dựa vào bóng tối lịch sử, cố t́nh giả mạo chứng cớ không hợp lư chứng tỏ sự gian manh nhưng không đủ khôn ngoan để tạo ra câu chuyện khả tín.

 

H́nh thức: Sách có quá nhiều lỗi chánh tả sơ đẳng không phải là lỗi đánh máy mà là do khả năng tiếng Việt quá kém không phân biệt được dấu hỏi, dấu ngă như: vỏ, vơ; rể, rễ; nể, nễ; nổ, nỗi; rảnh rang, rănh rang; trải; trăi; lẩn, lẫn; ngu xuẩn, ngu xuẫn… mà những học sinh chưa xong lớp 9 cũng có thể tránh được. Việc sử dụng một số từ ngữ lạ tai, được dùng sau năm 1975, dù có thể không sai nhưng đối với những người từng ngồi ghế nhà trường trước năm 1975 cảm thấy khó nghe như: đi tập thể (đi chung, trang 41), bồi dưỡng (nghỉ ngơi hay ăn uống? trang 289), đồng chí (trang 191, trang 270)… Điều tệ hại rơ ràng nhất là sự học đ̣i theo đám văn nô miền bắc dùng chữ Người viết hoa khi viết về “Cha già dâm tặc” Hồ Chí Minh. Ông Phu cũng viết hoa cho ông Diệm làm người đọc có cảm tưởng như quyển sách này do “cán bộ viết văn” trong đám “Trí Thức Xă Hội Chủ Nghĩa” chế biến. Chỉ trừ trong Kinh Thánh, chữ Người viết hoa dùng để chỉ Thiên Chúa, c̣n đụng đâu viết hoa đó chỉ để làm tăng sự dốt nát, nịnh bợ hèn hạ mà cá nhân tôi nghĩ là viết hoa chữ Người là để phân biệt là thú vật đội lớp người v́ nếu là người thật th́ cần ǵ phải viết hoa.

 

Sự so sánh tầm phào v́ hiểu sai chữ nghĩa làm người đọc cảm thấy đáng cười. Ví dụ như ông Phu đem h́nh ảnh của các cô gái thích đi chơi rông. ban đêm lái xe riêng đưa bạn bè đi chơi từ Sài G̣n ra Vũng Tàu gây ra tai nạn trong “khung cảnh yên b́nh thời Ngô Đ́nh Diệm” để so sánh với h́nh ảnh “thân gái dặm trường” của nàng Kiều mang trong ḷng nỗi thê lương, chiếc thân phiêu bạt không biết ngày về th́ Thi hào Nguyễn Du dù có điềm đạm mấy đi nữa cũng phải phê là “dốt quá!”. Tương tự, “tác giả” dùng chữ “bảng phong thần” để chỉ việc ông Diệm xóa tên ông Lê Ngọc Chấn ra khỏi nội các. Ông Phu so sánh ông Diệm như là tiên và những người cộng tác với ông Diệm như thần nhưng “bảng phong thần” là bảng ghi tên những người đă mất chớ không phải để cho những người c̣n sống.

 

V́ đụng đâu chửi đó, chuyện nọ, xọ chuyện kia nên văn bất thành cú, ư tứ lủng củng, bố cục luộm thuộm, tạp nhạp làm người đọc khó theo dơi thích hợp với lối “già hàm” chửi bậy chứ không phải là cách luận tội của những kẻ có học.

 

Lê Nguyên Phu là ai?

 

Qua những điều ông khoe khoang trong sách th́ ông sanh trưởng trong gia đ́nh quan lại thời Pháp thuộc và tốt nghiệp luật khoa. Ông luật sư từng làm Giám Đốc Hiến Binh, tay chân của ông Diệm nhưng khi mở đầu sách ông lại che dấu là ông “không quyền cao, chức trọng”. Là một Ủy Viên Chính Phủ, gặp ông Diệm thường xuyên, ngay cả những Bộ Trưởng đều phải úy kỵ ông th́ hỏi quyền nào mới cao chức nào mới trọng? Đây là thói “đạo đức giả” mà ông hay dùng để phê phán người khác.

 

Trong những năm pḥ tá “chí sĩ” Ngô Đ́nh Diệm, có lẽ công ông khá to tác trong việc củng cố quyền hành cho anh em ông Diệm. Ông tự xưng là liêm chính nhưng những vụ án hay những việc làm bậy bạ của nhóm tướng lănh không rơ là ông có giải quyết thế nào? Sau 1963, khi không c̣n nắm quyền nữa, ông “luật sư” đi biện hộ cho tụi lưu manh du đăng thời ông Nguyễn Cao Kỳ mà không ai muốn dính vào. Nhờ sự quen biết với các luật sư và ông toà Chánh Thẩm Đại Tá Hoàng Văn Tỷ, ông thành công và tự hào với việc ông làm là “riêng tôi có niềm an ủi vô biên, v́ nhờ bản án hy hữu này, các ṭng phạm đă lănh án tử h́nh tuần trước không bị đem ra pháp trường thọ h́nh” (trang 397) Trong một đất nước mà những người lính đêm ngày đối diện với tử thần trước họng súng Việt Cộng, đám du đăng có tội rơ ráng này có nên đem bắn bỏ không? Và cái loại luật sư biện hộ cho du đăng này có khác ǵ loại bọ hung góp phần phá nát xă hội miền Nam trong bối cảnh chiến tranh.

 

Ông Phu là kẻ ghen tài, tâm địa hẹp ḥi để lộ qua việc ông dài ḍng bới móc việc học hành của nhiều người như Trương Tử Anh, Huỳnh Văn Lang, Phan Quang Đán …nhằm để châm biếm, khi dễ là những người này ít học, thiếu khả năng. Ngay cả việc ông Trịnh Xuân Ngạn đậu bằng tiến sĩ kinh tế với luận án được sửa chữa ông cũng mang ra, dù điều này không có ǵ đáng phải thắc mắc v́ nếu sửa chữa đúng th́ đâu có ǵ sai trái. Ông Phu chế nhạo ông Phùng Bá Tú là “không biết có mang súng vào trường thi? ” (trang 396).

 

Là con nhà Nho nhưng ông coi những người theo đ̣i “cửa Khổng, sân Tŕnh” để học ít “chữ nghĩa thánh hiền” là thứ cỏ rác mà chỉ có những người nổi tiếng như “thất thập nhị hiền” (72 đồ đệ của Khổng Tử) mới trọng (trang 397) dù rằng đa số những ông Tàu này cũng “chỉ có tiếng mà không có miếng”. Với lối suy nghĩ phản Nho học này, ông Phu không hiểu dược “danh lợi chỉ là phù vân” trong tinh thần Khổng Mạnh mà chính ông đă dùng để khinh bỉ người khác là “Nho học bất đạt, Tây học nan thông ”. Cái thói hám danh này nằm sâu trong đầu ông Phu nên ông quen theo thói “mục hạ vô nhân” chửi bới, khinh khi, chê bai thích chí. Kẻ ít học, ông cho là“dốt nát”, “ngu xuẫn [xuẩn] ” người có bằng cấp th́ ông phê là “không trong sạch”, “gian xảo”, “quỷ quyệt”, “khéo lường gạt”, …Người ông không ưa là “ruồi nhặng”, kẻ ông thù ghét là “hung thần ác sát”….

 

Là kẻ không những thích khoe khoang hợm hĩnh, ông c̣n ưa được nịnh bợ qua việc ông “nhà báo lăo thành Trần Tấn Quốc trên tờ báo Tiếng Dội” khen là “Từ hơn ba mươi năm nay (nghĩa là từ thời Pháp thuộc cho tới bây giờ) chưa có một lời buộc tội nhân hậu và khoan ḥa, như lời buộc tội của tôi, khiến nghười nghe phải cảm xúc kính nễ [nể] ” (trang 195). Báo chí thời ông Diệm là cái loa của chế độ mà! Vụ án liên can đến binh biến 11-11-1960 được xử vào ngày 8-7-1963, Ṭa Án Quân Sự Đặc Biệt tuyên 13 án tù khổ sai dành cho quân nhân, ngày 11-7-1963, 20 án cấm cố cho các nhân sĩ và ngày 12-7-1963 tử h́nh khiếm diện 9 người (37) mà ông Phu cho là: “Ngoài những bản án tử h́nh khuyết tịch… những cái án khổ sai, cấm cố hoặc ở tù thường, nhưng đều rất nhẹ” (trang 195). Án khổ sai, cấm cố mà nhẹ à? Thật là may mắn cho những người oan ức không bị loại “chuyên môn làm Thẩm Phán ” nhưng không có công tâm này xét xử.

 

Thay lời kết

 

Trong môi trường sách vở Việt ngữ bát nháo hiện nay, sách vở lịch sử nghiêm túc thật khó đoán. Ở trong nước, loại “sử phi sử” không c̣n mức độ khả tín nào v́ chứa đầy sự láo koét, nịnh bợ và gian dối nhằm biện hộ cho việc làm tay sai cho Cộng Sản Quốc Tế và che dấu những hành động phi nhân, bán nước, phản dân tộc để tiếp tục đè đầu cưỡi cổ dân chúng. Ở hải ngoại, nhiều người viết khảo luận, hồi kư lịch sử nhằm khoe khoang, chạy tội hay bênh vực lỗi lầm trong quá khứ cho cá nhân hoặc phe phái cũng đă cố t́nh dấu giếm và giả mạo lịch sử. V́ vậy, đối với những người không nghiên cứu lịch sử, lâu lâu mới đụng đến một quyển sách như cá nhân tôi, tài liệu lịch sử khả tín trở nên “vàng thau lẫn lộn” thật không biết đâu mà gạn lọc.

 

Qua việc đối chiếu với một ít tài liệu, nhận xét cách biện minh và những sự kiện được tŕnh bày, quyển sách này làm lộ rơ những khuyết điểm và lỗi lầm quá lớn của chính phủ ông Diệm hơn là bênh vực cho chính phủ này. Để bênh vực cho chính phủ ông Diệm, người viết lịch sử cần đưa ra những sự kiện chính xác, chấp nhận lỗi lầm và không bịa đặt và biết đẵt sự kiện vào bối cảnh chiến tranh để biện minh cho hành động của chính phủ ông Diệm với cái nh́n sáng suốt, sắc sảo chớ không phải là lối chửi rủa.

 

Trong Bóng Tối Lịch Sử của ông Mai Thạch Lê Nguyên Phu là kết tinh của sự dồn nén, uất ức qua bao năm bị thất sủng được phát tiết ra thành cái “quái thai khảo luận” do tính khí ti tiện, đầu óc hẹp ḥi bệnh hoạn, tự tôn nhưng kiến thức quá nông cạn. V́ khinh thường độc giả nên ông cầm nhầm chữ nghĩa, lộng ngôn và bẻ cong sự thật. Với kiểu xuyên tạc trắng trợn, ông Phu vô t́nh hay hữu ư tiếp tay với Việt Cộng trong việc phá rối và gây nghi kỵ, mâu thuẫn giữa những người Việt trong mục đích chống phá sự đoàn kết của những người c̣n nặng ḷng với đất nước.

 

Tương lai, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ có em t́m hiểu về lịch sử đất nước thời ông Diệm. Vớ phải cuốn sách này, chúng sẽ chỉ thấy những sự kiện giả trá, biện luận nhảm nhí, lời lẽ bất nhă, ngôn ngữ bẩn thỉu thô tục, kiến thức ráp nối kiểu “đầu gà, đít vịt”, chúng sẽ nghĩ thế nào về khả năng và tư cách của người Việt cầm bút. Chúng có đặt câu hỏi là những “ông lớn” của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm có khả năng và tài đức như người viết quyển sách Trong Bóng Tối Lịch Sử th́ chúng có ngạc nhiên là tại sao chế độ ấy chẳng sụp đổ sớm hơn trước áp lực của khối Cộng Sản không?

 

Tóm lại, quyển sách này chỉ là một thứ ngụy thư rác rưởi, một tuyển tập từ ngữ dùng để rủa sả và căi vặt chứ không phải là sách. Dù không thích loại thơ thất ngôn bát cú lắm nhưng nhớ đến bài “Ông Vỗ Ngực” của một tác giả vô danh nào đó (38), người viết bài này xin hoạ lại như là lời tổng luận về tác giả và tác phẩm.

 

Cháu “Ông Vỗ Ngực”

 

Thất sủng bao năm chợt ngứa nghề

Bày tṛ khảo luận để khen chê

Khuông pḥ chí sĩ, công to tát?

Biện hộ lưu manh, tội nặng nề!

Lịch sử, thối tha như rác rưởi ;

Văn chương, khét lẹt tựa cơm khê.

Hỏi ông chứng cớ từ đâu vậy?

Chức Thẩm ông trưng để chực ḷe!

 

Nhân đây, người viết xin ghi đôi ḍng nhớ về con dân đất Việt đă hiến thân v́ tổ quốc. Trong những năm bị giặc Tàu đô hộ, những người Việt đứng lên giành độc lập từng bị những kẻ dựa thế giặc Minh như Lương Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung, Nguyễn Huân… tàn sát và gọi là “loạn tặc”. Nhiều người Việt từng đứng lên chống thực dân Pháp bị những kẻ như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân… thủ tiêu c̣n bị kết tội “phỉ đồ”. Lớp thanh niên thế hệ 1945 đă xếp bút nghiên lên đường theo kháng chiến, sau khi bị Việt Cộng lợi dụng c̣n bị kết them tội “Việt Gian”. Những thanh niên hy sinh tuổi thanh xuân, từ bắc vô nam đi “Giải Phóng Miền Nam” v́ bị “Đảng và Nhà Nước” lừa phỉnh trong nhiệm vụ làm tay sai cho Cộng Sản Quốc Tế dám nói lên sự thật đă bị kết them tội “ôm chân đế quốc”. Ngày nay, người dân trong nước dám nói lên việc Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam bán đứng tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp của dân Việt, phải vào tù ra khám với tội danh “chống phá Nhà Nước”. Và sau hết, xin đốt nén hương ḷng cho những người lính Việt Nam Cộng Ḥa đă hy sinh xương máu, chiến đấu cô đơn trong cam go để cho những kẻ ăn trên ngồi trốc được sống yên thân gọi họ là “hèn nhát”, “nô tài của Mỹ”…

 

Mong anh linh những người đă khuất hăy tha thứ cho những kẻ ngu xuẩn, vô ơn đă bôi nhọ họ.

 

Houston, Texas 01/2010

 

 

 

(31) Đoàn Thêm, Sđd, trang 22.

(32) Lê Xuân Khoa, Sđd, trang 417.

(33) Xem bài trả lời của ông Chính Đạo trả lời ông Nguyễn Vĩnh Châu

http://www.chuyenluan.net/2004/200404/0404_20.htm

 

(34) Vĩnh Phúc, Sđd, trang 331-352.

(35) Nguyễn Văn Lục, Lịch Sử C̣n Đó, Tân Văn xuất bản, Hoa Kỳ, 2008, trang 244-293.

(36) Đoàn Thêm, Sđd, trang 283

(37) Đoàn Thêm, Sđd, trang 354.

(38) Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa, Sài G̣n 1959, trang 28.

 

Ông “Vỗ Ngực”

 

Học thuật văn chương chửa sạch nghề

Tập ṭe lên lớp cũng khen chê

Giáo điều khó nuốt lên thơ bạo

Lư luận không tiêu kéo nặng nề

T́nh cảm khó khăn như củi gộc

Phê b́nh nồng nặc tựa cơm khê

Anh em vặn lại cùng kỳ lư

Vỗ ngực, ông giơ Đảng chực loè!


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám