Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Sài G̣n có phải là 'Ḥn ngọc Viễn Đông'?

 

Trương Thái Du

BBC Tiếng Việt từ Sài G̣n

1 tháng 4 2016

 

 

 

Việc ngợi ca "ḥn ngọc Viễn Đông số một" và "Singapore mơ thành Sài G̣n" chỉ là suy nghĩ của những người Việt Nam Cộng ḥa hoài cổ và dí dỏm sau 1975.

V́ thế, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy báo Tuổi Trẻ trích lời ông Đinh La Thăng ngày 27.3.2016: "TP.HCM đă từng là ḥn ngọc Viễn Đông, từng là số một của khu vực. Trước đây, Singapore, Thái Lan nh́n về Sài G̣n với một sự ngưỡng mộ, khao khát bao giờ mới được như Sài G̣n."

Báo Đảng Sài G̣n Giải Phóng ngày 29.3.2016 c̣n làm rơ hơn ư trên: “50 năm trước, ông Lư Quang Diệu nh́n về Sài G̣n và mơ ước Singapore sẽ được như Sài G̣n. Khi đó Singapore chỉ là một làng chài, nay họ là đô thị số 1 trong khu vực, cả về kinh tế và chất lượng sống."

Chúng tôi lớn lên ở thời điểm đó, thường xuyên ăn độn khoai lang sùng hoặc loại bo bo dành cho gia súc Đông Âu. Chúng tôi cần một câu chuyện hài để tạm quên khó khăn trước mắt. Sau này trưởng thành, đi bán sức lao động khắp nơi, chúng tôi có điều kiện ghé qua Singapore, Kuala Lumpur và Bangkok nhiều lần và rất buồn ḷng nghiệm ra rằng Sài G̣n trước nay vẫn thua Singapore và Bangkok xa lắm.

 

V́ sao có tên gọi "Ḥn ngọc Viễn Đông"?

Trước tiên xin xét đến cụm từ "Ḥn ngọc Viễn Đông". Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters, xuất bản năm 2001, tác giả - Tiến sĩ Nikki Cooper, đại học Bristol, giải thích lư do Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa như sau:

"Quá tŕnh thực dân hóa nhiều vùng lănh thổ khác nhau mà sau này tạo nên Đông dương thuộc Pháp diễn ra trong nhiều năm. Người Pháp trước tiên chinh phục ở phía nam, tại Nam Kỳ, trong thập kỷ 1860. Suốt 30 năm tiếp theo, nước Pháp thúc đẩy vững vàng về phía bắc, chiếm thêm Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Campuchia lẫn Lào. Những vùng đất này đă được chính thức gộp chung lại dưới tên Đông dương thuộc Pháp vào năm 1885.

 

Mong muốn tạo lập một đế chế thuộc Pháp tại Đông Nam Châu Á ấy, đă phần nào được vận động bởi ganh đua đế quốc cùng nước Anh. Đông Dương thuộc Pháp được dự định nhằm cạnh tranh với Ấn Độ thuộc Anh: Pháp tạo ra "Ḥn ngọc Viễn Đông" để ứng đối với Ấn Độ mà Anh đă gọi là "Viên châu báu trên vương miện."

Như vậy cụm từ "Ḥn ngọc Viễn Đông" dù đầu tiên dùng cho toàn cơi Đông Dương, hay sau này không ít người ghép nó với danh xưng Sài G̣n, không nói đến thực chất tươi đẹp thịnh vượng đang là, nó nhiều chất định hướng cũng như tượng trưng hơn.

Có thể sau này người Pháp đă đầu tư mạnh mẽ vào Sài G̣n, qui hoạch phù hợp để thành phố trở thành thủ phủ Đông Dương nhưng thực sự là không có căn cứ nào để nói Sài G̣n từng là số một của khu vực, nếu chỉ dựa vào mấy từ hào nhoáng "Ḥn ngọc Viễn Đông".

Vị thế trong khu vực

Theo các hồ sơ lưu trữ cũng như các nghiên cứu kinh tế Châu Á suốt thế kỷ 20, GDP Việt Nam đều có vị trí rất thấp. Ví dụ, theo thống kê của hai giáo sư kinh tế học Jean-Pascal Bassino và Pierre van der Eng, từ 1913 đến 1970 kinh tế Việt Nam (cả miền bắc và miền nam) hầu như luôn thấp hơn Malaya (tiền thân của Malaysia với Singapore là thủ đô kinh tế), Philippines, Thái Lan (không có số liệu trước 1950).

Tùy thời điểm, GDP Malaya thường gấp đôi đến gấp 3 lần Việt Nam, th́ lẽ nào thủ phủ kinh tế của nó chỉ là một làng chài nhỏ và mơ được như Sài G̣n!

Không phải cách đây 50 năm, mà là gần 90 năm (1922), một học giả Việt Nam nổi tiếng là ngài Phạm Quỳnh đă viết trong quyển "Pháp du hành nhật kư" về Singapore thế này:

"Mặt trời mới mọc, trông vào bến Singapore, không cảnh ǵ đẹp bằng, như một bức tranh sơn thủy vậy. Lần này mới được trông thấy một nơi hải cảng là lần thứ nhất, thật là một cái cảnh tượng to tát. Cửa Hải Pḥng, cửa Sài G̣n của ta kể cũng khá to, nhưng sánh với cửa Singapore này c̣n kém xa nhiều. Bến liền nhau với bể, chạy dài đến mấy ngh́n thước, tàu đỗ không biết cơ man nào mà kể, tàu của khắp các nước đi tự Á Đông sang Ấn Độ và Âu Tây đều phải qua đấy."

"Vào đến trong phố thời nghiễm nhiên là một nơi đô hội của người Tàu, chẳng kém ǵ thành phố Chợ Lớn. Phố xá đông đúc, san sát những hiệu Khách cả, có mấy dăy phố toàn những nhà tửu lâu khách sạn, ngày đêm tấp nập những khách ăn chơi, người đi lại..."

"Singapore có thể chia ra hai phần: một phần là phố Khách, một phần là phố Tây; phố Tây cũng sầm uất bằng phố Khách mà lại có cái vẻ nguy nga hơn. Phố Tây ở Singapore này có khác phố Tây ở các nơi khác, nhất là khác các phố Tây của người Pháp ở, như trong các thành phố ta; người Pháp ở đâu th́ những nhà lầu to lớn phần nhiều là các dinh thự công sở của Nhà nước; người Anh ở đâu th́ những nhà lầu to lớn là các cửa hàng, các hội buôn, các công ty, các ngân hàng. Những hàng buôn của người Anh ở Singapore thật là những lâu đài vĩ đại, có khi chiếm từng dăy phố dài. Ngoài các phố phường buôn bán, đến những nơi nhà ở riêng, làm theo lối “biệt thự” (villas) của người Anh, nhà xây ở chỗ đất cao, chung quanh vườn rộng, xe hơi chạy lùng khắp được. Những nhà ấy phần nhiều của người Anh, nhưng cũng có nhà của các chủ hiệu Khách lớn; ban ngày xuống phố làm việc, chiều tối về nhà riêng nghỉ. Xe hơi ở Singapore, thật không biết cơ man nào mà kể, nào xe riêng, nào xe thuê, cả ngày chạy như mắc cửi. Vào đến Sài G̣n, thấy xe hơi chạy đường Catinat đă lấy làm nhiều, nhưng xe hơi ở Singapore lại c̣n nhiều hơn nữa, và ở Singapore đường phố nào cũng như đường Catinat hết thảy."

 

Và rất may, chúng ta vẫn c̣n lời văn của một học giả khác, nổi tiếng hơn cả Phạm Quỳnh, đă mô tả Bangkok vào giữa thế chiến thứ 2. Ngài Trần Trọng Kim viết trong hồi kư "Một cơn gió bụi" của ḿnh như sau:

"Thành Băng Cốc, xưa kia thường gọi là thành Vọng-Các là kinh đô của nước Xiêm, một thành thị rất lớn, có thể lớn gấp năm gấp bảy lần Hà Nội, dân cư rất trù mật có đủ các thứ người, nhưng phần nhiều là người Tàu ở lâu đă nhập tịch nước Xiêm. Hạng người ấy rất hoạt động về đường kinh tế và chính trị. Trừ khu nhà vua, các cung điện làm theo lối cổ, nhà một tầng, mái dốc, nóc nhọn, có các kiểu trang sức đặc biệt của Xiêm. C̣n phố xá ở ngoài thành nhà vua trông giống như thành Quảng Châu hay thành Thượng Hải bên Tàu."

Những số liệu cũng như trích dẫn ở trên chứng tỏ rằng Sài G̣n chưa bao giờ là số một ở Đông Nam Á và danh xưng "ḥn ngọc Viễn Đông" vô thực chất của nó hiện nay chủ yếu chỉ để quảng cáo du lịch.

Chuyện ông Lư Quang Diệu mơ ước Singapore được như Sài G̣n khó tin hơn cả việc người ta từng cho rằng khắp quả đất đă mong một ngày thức dậy bỗng trở thành người Việt Nam trên tuyến đầu đánh Mỹ!

Tập truyền đầy cảm tính đă dẫn chúng ta đi quá xa thực tế, và không khéo sẽ lạc đường. Chẳng hạn chúng tôi biết không ít bạn đọc đang đọc bài này có nghe giai thoại về chuyện đèn dầu treo ngược của cụ Phan Thanh Giản. Các bạn nên để ư, khi cụ Phan đi sứ Pháp th́ ngài Edison hoặc bất cứ ai vẫn chưa đăng kư bằng sáng chế đèn điện.

 

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của người viết, hiện đang sống tại Sài G̣n.

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Bảo Tàng Lịch Sử

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten