Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Kinh diễn đàn
Tôi thực sự cảm thấy bất ngờ với những người có chút khoa bảng nhưng đầu óc lại vong bản, vong thân đến nỗi phỉ báng chính dân tộc của ḿnh chỉ v́ những hành vi xấu từ những nạn nhân của thể chế cộng sản.
Tổ quốc và dân tộc Việt Nam chắc cũng không cần những kẻ đă tự phỉ báng dân tộc ḿnh. Những người này họ quên đi một điều rằng chưa chắc bản thân họ rơi vào trường hợp phải sống dưới thể chế bạo trị tồi tệ của cộng sản lâu năm họ không trở thành những con người có hành vi tồi tệ như vậy.
Xă hội nước Đức, nước Pháp, nước Anh, Hoa Kỳ và các quốc gia tự do trước khi có sự hiện diện của người Việt tỵ nạn không lẽ không có tội phạm măi dâm, trộm cắp, cướp giựt, sát nhân, không có nhà tù hay sao mà nay các vị nguyền rủa, phỉ báng dân tộc Việt Nam nặng nề đến thế?
Hỡi những tên khốn kiếp vong bản, vong thân đến mù quáng! Các người hăy căm thù cộng sản chứ không nên căm thù và phỉ nhổ dân tộc của ḿnh. Trước khi phỉ nhổ dân tộc ḿnh th́ hăy soi gương và phỉ nhổ bản thân ḿnh trước, bôi đồ dơ, chất thải lên mặt ḿnh trước v́ bản thân ḿnh đă ngu dốt, hèn hạ, tồi tệ không bảo vệ được đất nước và dân tộc ḿnh đến nỗi bị ngoại nhân lừa gạt khiến phải chịu vong gia, thất thổ, làm cho toàn thể dân tộc rơi vào ṿng ḱm kẹp cai trị của cộng sản dẫn đến t́nh trạng băng hoại nhân tính như hiện nay.
Kim Âu
Aug 04/2015
On Tuesday, August 4, 2015 12:31 AM, qtran@ec.rr.com <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com> wrote:
Kính thưa quí độc giả,
Những chuyện “xe cán chó, chó cán xe” như thế này thì ở đâu và ở thời nào cũng có. Ngay cả ở Mỹ cũng vậy. Chuyện con giết bố mẹ, cháu giết ông bà, Mỹ trắng giết Mỹ đen, vợ thiến dế chồng, con nít mang súng vào trường bắn cả thày cô, bạn bè… cũng đã từng xảy ra rồi. Nhưng có phải vì vậy mà người Mỹ không còn muốn là người Mỹ? Những chuyện xấu xa như thế này thì cần được phổ biến để xem như một bài học, không phải để từ chối, “không muốn làm người Việt Nam nữa”.
Xin chuyển một ý kiến khác, hoàn toàn đối nghịch với ý kiến của BS. Trần Văn Tích.
Trân trọng,
Trần Tiên Long
Xin Được Măi Măi Là Người Việt Nam
Trần Tiên Long
http://sachhiem.net/TTL/TranTL51.php
25-Mar-2014
cid:image001.jpg@01D0C8A4.A4E09DC0
LTS: Đọc bài viết đầy "tự hào là người Mỹ gốc Việt" của TS Nguyễn Đ́nh Thắng, và bài viết đầy "tự hào là người Việt Nam" của tác giả Trần Tiên Long, chúng tôi chạnh ḷng nghĩ đến một giai đoạn lịch sử không xa lắm của người Nhật trên xứ Mỹ.
Trong thế chiến thứ nh́, từ năm 1942 đến 1946, Hoa Kỳ đă giam giữ hơn 110 ngàn người Mỹ gốc Nhật sống trong các tiểu bang dọc bờ biển Thái B́nh Dương như California, Oregon, Washington, Arizona,... Lệnh giam giữ người Nhật được ban ra ngay sau khi cuộc tấn công của Nhật vào Trân Châu Cảng. Sáu mươi hai phần trăm (62%) người Nhật bị giam là công dân Mỹ.
Lúc đầu, công chúng Mỹ đứng về phía đa sô dân Mỹ gốc Nhật, như tờ Los Angeles Times mô tả đặc trưng cho họ là "những người Mỹ tốt, sinh ra và được giáo dục như vậy." Tuy nhiên , sáu tuần sau khi Trân Châu cảng Pearl Harbor bị tấn công, dư luận quay lưng lại với người Mỹ gốc Nhật, người Mỹ lo lắng về khả năng người Nhật trở thành đạo quân thứ năm (hoạt động gián điệp).
DeWitt, người quản lư chương tŕnh giam giữ người Nhật, nhiều lần nói với báo chí rằng "A Jap is a Jap" (một người Nhật vẫn là người Nhật) và điều trần trước Quốc hội:
"Tôi không muốn bất kỳ người nào của họ [người có gốc Nhật] ở đây. Họ là một thành phần nguy hiểm. Không có cách nào để xác định ḷng trung thành của họ ... Không có ǵ khác biệt cho dù người đó là một công dân Mỹ, họ vẫn là một người Nhật Bản. Quốc tịch Mỹ không thể xác định ḷng trung thành ... Nhưng chúng ta phải lo lắng về việc người Nhật trong mọi lúc cho đến khi họ bị xóa sổ khỏi bản đồ."
Bạn có thể tham khảo thêm ở http://en.wikipedia.org/wiki/ Japanese_American_internment.
Ông Tiến Sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng có lẽ không có học đoạn lịch sử này. Hoặc có, nhưng không c̣n nhớ, do tính tự đắc và ngạo mạn quá đáng của ông. Chắc ǵ cái bằng Công Dân Hoa Kỳ, và ḷng tự hào là Mỹ gốc Việt như ông sẽ được người Mỹ tách ra khỏi những người tự nhận là người Việt như ông Trần Tiên Long nếu có một sự xung đột mâu thuẫn nào đó về chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Người Hoa Kỳ có nghi ngờ ông qua h́nh tướng, như chiều cao, màu mắt, màu da, màu tóc,... của ông hay không, trừ phi ông đắc lực làm Việt gian, đứng ra lập trại giam tất cả những người Mỹ gốc Việt nào khác ư với ông! Than ôi, điều đó cũng rất có thể xảy ra lắm. (SH)
_____________________________________________________________________
Thường th́ bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt: mặt trái và mặt phải; mặt nổi và mặt ch́m; chiêu bài và thực chất; hoặc điểm và diện.
Bài viết “Chúng Tôi Không Phải Là Việt Kiều” (click đây để xem) của Tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng (NĐT) chỉ dựa trên một mặt nổi của vấn đề nhưng đă bỏ qua mặt ch́m. Mặt nổi đó là một khía cạnh pháp lư về quyền lợi của người có quốc tịch, thường được tô vẽ hoa ḥe, nhưng chỉ là chiêu bài, không phải là thực chất. Nó chỉ là diện, là bề ngoài, không phải là điểm quan trọng để dựa vào đó mà phán đoán. Tốt hơn, chúng ta cần phải nh́n vấn đề từ cả hai mặt trước khi quyết định cách hành xử sao cho hợp với lư lẽ.
Bài viết này có mục đích tŕnh bày một mặt khác, mặt thực của vấn đề. Và vấn đề đặt ra ở đây là việc khẳng định về thân phận, về cái giống người của chúng ta, những người đă v́ hoàn cảnh phải xa ĺa đất tổ để tiếp tục mưu sinh cho cuộc sống. Vậy chúng ta có c̣n là người Việt-Nam nữa không sau khi đă gia nhập một quốc tịch khác? Đối với tôi, như cái tựa của bài viết đă khẳng định rồi, rằng tôi xin măi măi được là người VN v́ tôi phán đoán dựa trên thực chất chứ không trên cái nhăn hiệu bề ngoài.
Sau đây, tôi xin lần lượt biện minh qua các tiểu mục sau:
» Nếu đă là thực chất th́ không dễ ǵ thay đổi
» Di hại của việc đồng hóa chế độ với quốc gia và dân tộc
» Nếu tôi không c̣n là người Việt Nam
» Kết luận
1. Nếu đă là thực chất th́ không dễ ǵ thay đổi
Là người Việt-Nam từ khi mới chào đời, và v́ hoàn cảnh chính trị của đất nước, tôi đă vượt biên ngay giữa tháng 5 năm 1975 và được tị nạn tại Pháp. Khi rời VN vừa bước vào tuổi 21, tôi không nghĩ rằng lần ra đi này là đoạn tuyệt với mọi quá khứ. Ở Pháp một năm, tôi qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đ́nh. Trong những năm cuối cùng của thập niên 70, khi đang c̣n mài đủng quần tại University Of New Orleans, LA, anh chị em sinh viên VN chúng tôi thường chỉ quấn quít bên nhau, ít chịu hội nhập ngay với xă hội mới. Mỗi lần gặp gỡ, tụ họp, chúng tôi thường ngóng cổ hỏi thăm tin tức về VN. Ở vào thời điểm đó, bang giao giữa Hoa Kỳ và VN chưa có nên tin tức chỉ đến từ những người sang sau. Chẳng có ai trong chúng tôi ư thức được rằng sẽ có ngày chúng tôi vĩnh viễn trở thành công dân Mỹ. Khi ra trường Kỹ sư Cơ khí vào năm 1982, tôi vẫn không t́m ngay được việc làm thích hợp. Những việc liên quan đến kỹ thuật cao thường đ̣i hỏi phải có quốc tịch Hoa Kỳ. Ngày nay, khi đă có quốc tịch và làm việc cho Bộ Quốc Pḥng vài chục năm nay rồi, tôi vẫn nghĩ rằng tôi là người VN.
Thực vậy, nếu tôi là người Mỹ gốc Việt, th́ đó chỉ là trên danh nghĩa, trong giấy tờ; v́ thực chất ḍng máu VN vẫn luôn luôn luân lưu trong con người tôi. Làm sao tôi có thể che giấu được thân phận da vàng mũi tẹt đối với các đồng nghiệp xung quanh tôi? Nhớ những lần đầu tiên gặp họ, sau một vài câu xă giao với cách phát âm c̣n nặng giọng VN, ai ai cũng đặt cho tôi cùng một câu hỏi, “where are you from?”, ngụ ư rằng họ không xem tôi là người Mỹ như họ. Tôi không phải ngại ngùng, e dè, nhưng nói ngay với họ rằng tôi là người VN, và dĩ nhiên ai ai cũng hiểu tôi phải có quốc tịch Hoa Kỳ.
Mỗi ngày tôi đi làm 8 tiếng, bao gồm hội họp, bàn thảo, làm việc nghiên cứu, viết các bài tường tŕnh đúc kết những kết quả của các cuộc điều tra, hay viết emails, gọi điện thoại trao đổi về các vấn đề kỹ thuật… hoàn toàn xử sự như một người Mỹ. Lúc đó, tôi là người Mỹ gốc Việt. Ngược lại, khi về nhà, tôi chỉ nói tiếng Việt, đọc sách báo Việt, nghe nhạc Việt, ăn các món ăn VN, giao tiếp với các người bạn VN. Vậy tôi là người VN trong suốt 16 tiếng đồng hồ c̣n lại, cộng thêm 24 tiếng mỗi ngày cho cả hai ngày cuối tuần.
Nếu khi sinh ra đời tôi không có quyền tự do chọn lựa h́nh hài của người dân nước nào th́ tại sao tôi phải từ chối điều mà tôi đă không có quyền lựa chọn? Có điều ǵ để phải xấu hổ đến mức độ công khai khước từ một định mệnh đă an bài? Tờ giấy quốc tịch chỉ là sự chứng nhận cho tôi được hưởng quyền lợi công dân của một đất nước, nhưng bù lại, tôi cũng phải có những bổn phận và nghĩa vụ đối với đất nước đó. V́ hoàn cảnh mưu sinh của cuộc sống, tôi đă chọn Mỹ. Nhưng cái nhăn hiệu bề ngoài hay thẻ quốc tịch trên giấy tờ không thể thay đổi h́nh hài mẹ VN đă cưu mang tôi, bao gồm cả phần thể xác lẫn tinh thần, những thực chất của con người VN. Và cái thực chất đó mới là điều quan trọng hơn cái nhăn hiệu, giấy tờ.
cid:image002.jpg@01D0C8A4.A4E09DC0
Nhưng tại sao vẫn có những người muốn chối bỏ cội nguồn, chẳng hạn như Tiến sĩ NĐT đă lên tiếng “Chúng Tôi Không Phải Là Việt Kiều”, hoặc ông giám mục Công giáo nọ lại cho rằng“Thật là nhục nhă khi cầm tờ hộ chiếu VN”, mặc dù ông giám mục vẫn hiện c̣n là công dân của nước VN? Có lẽ họ muốn phản kháng để thiên hạ biết rằng họ không phải là công dân của một chế độ hiện tại? Nhưng lư lẽ đó không vững, bởi v́ chúng ta không thể đồng hóa một chế độ với một quốc gia và dân tộc. Chế độ hay chủ nghĩa chỉ là giai đoạn, luôn luôn biến đổi, nay c̣n mai mất; trong khi dân tộc và quốc gia th́ măi măi trường tồn. Tôi cũng vẫn luôn luôn là người VN cho dù đất nước VN đang được cai trị bởi chế độ VNCH hay XHCNVN. Và tôi cũng dư biết rằng đất nước VN tôi là một quốc gia rất nghèo, có lịch sử 1,000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giặc Tây, và c̣n “20 năm nội chiến từng ngày”. Có phải chỉ v́ nghèo khó mà tôi thực ḷng cam tâm chối bỏ thân phận làm người VN?
Danh từ “Việt kiều” được định nghĩa là người Việt-Nam cư ngụ ở nước ngoài, cho dù họ có đổi quốc tịch hay không. Người Cộng sản hay người Quốc gia th́ trước tiên họ cũng vẫn là người VN. Chẳng ai xem “Việt kiều” là người VNCH hay người XHCNVN đang sống ở nước ngoài cả. Quốc tịch cho chúng ta quyền hạn pháp lư của một công dân, nhưng không thay đổi h́nh hài, máu mũ, và cả cái nền văn hóa đă hấp thụ bao năm qua từ khi mới chào đời, những bản chất đích thực bên trong của một ṇi giống dân tộc, những thứ không dễ ǵ có thể thay đổi một sớm một chiều.
Chẳng hạn, ở Mỹ, khi ra đường, chúng ta bắt gặp một người có vóc dáng Tàu hay Ấn Độ, chúng ta vẫn thường gọi họ là người Tàu hay Ấn Độ, chẳng ai gọi họ là người Mỹ gốc Tàu hay gốc Ấn Độ cả. Nếu có th́ cũng chỉ có trên giấy tờ, không phải trong thực tế của cuộc sống hằng ngày. Và, dĩ nhiên, họ cũng đối xử với người VN chúng ta như vậy. Chúng ta thấy có nhiều phố Tàu (China Town), nhưng tuyệt đối chúng ta chưa thấy phố Mỹ gốc Tàu bao giờ cả. Ở bầu th́ tṛn, ở ống th́ dài. Nếu mai này có phải di cư qua Pháp và v́ hoàn cảnh cần phải thay đổi quốc tịch th́ tôi cũng là người Pháp gốc Việt, không phải là người Pháp gốc Mỹ, cho dù hiện tại tôi đang là công dân Mỹ.
C̣n đối với người VN ở quốc nội, dù chúng ta là những người Mỹ hay người Pháp gốc Việt th́ họ cũng cứ gọi chúng ta là Việt kiều, một danh từ đă có từ rất lâu đời, trước rất xa biến cố 30/4/1975, để chỉ tất cả những người VN đang sống ở ngoại quốc, bất kể t́nh trạng pháp lư của họ như thế nào. Dù chúng ta đă có quốc tịch mới hay chỉ là những thường trú nhân, chưa có thẻ quốc tịch, ăn ở nước ngoài hợp pháp hay không hợp pháp, th́ họ cũng vẫn gọi chúng ta là những Việt kiều, chẳng chạy đi đâu được. Như vậy, dựa vào lỹ lẽ nào để có thể chối bỏ một sự thực đă có từ ngàn đời như Tiến sĩ NĐT đang làm, rằng “Chúng Tôi Không Phải Là Việt Kiều”?
Chúng ta hănh diện ḿnh là người Mỹ gốc Việt, từ chối thân phận làm người VN, nhưng đă ở Mỹ gần 40 năm rồi mà vẫn c̣n rất nhiều người trong chúng ta chưa nói được tiếng Mỹ để hội nhập vào xă hội Hoa Kỳ. Qua vụ băo Katrina ở New Orleans, LA, t́nh trạng không nói được tiếng Mỹ này đă được phàn nàn nhiều bởi các cơ quan chức năng chính quyền khi họ cố gắng giúp đỡ những nạn nhân người Mỹ gốc Việt.
Tác giả Trần B́nh, trong bài “Gửi Các Bạn Hải Ngoại” được ông tuyen do [tonguyenviet@yahoo.com] đưa vào diễn đàn ngày22/3/2014, viết:
“Có một sự việc đáng buồn nhưng ít ai biết từ mấy chục năm qua, đến gần đây mới lộ ra. Ở New Orleans, US, nếu không có cơn băo Katrina vừa rồi, th́ đâu có ai biết là rất nhiều người Việt định cư ở New Orleans không biết nói tiếng Anh và không thể tiếp xúc với Cảnh Sát khi có việc cần. (đây là những người qua đây từ 1975 đă có cơ nghiệp vững vàng, chứ không phải những người mới qua).
Ở những nơi tập trung đông người Việt như California, Georgia, Texas, và vùng Washington DC, mọi giao dịch đều dùng tiếng Việt, kết quả là tŕnh độ ngoại ngữ của người Việt rất kém.” (Hết trích).
Như vậy, chúng ta vẫn là người VN trong thực chất, không thể chối căi được, cho dù chúng ta có nhập tịch để là công dân của một quốc gia khác trong giấy tờ.
2. Di hại của việc đồng hóa chế độ với quốc gia và dân tộc
Sự đồng hóa một chế độ với một quốc gia và dân tộc một cách lầm lẫn như đă bàn ở trên sẽ đưa đến những cách thức hành xử nguy hại cho quyền lợi của quốc gia và dân tộc, vô t́nh biến chúng ta thành những tội đồ của dân tộc VN. Nhiều khi chúng ta nhân danh việc chống Cộng, tưởng là chúng ta đang chống một chế độ, nhưng thực ra là chúng ta đang chống lại quyền lợi của quốc gia và dân tộc VN chúng ta.
Khi toàn dân cả nước đang cố gắng làm sao cho dân giầu, nước mạnh, bằng cách hội nhập vào cộng đồng quốc tế, và khi toàn thể các quốc gia trên thế giới muốn bang giao, làm bạn, hợp tác, làm ăn với VN, kể cả ṭa “thánh” Vatican, th́ người VN ở hải ngoại cứ lo loay hoay chống họ. Chúng ta chống Mỹ bang giao với VN, chống VN gia nhập Liên Hiệp Quốc, chống VN được là thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, chống thế giới làm ăn với VN, chống VN xuất cảng hàng hóa ra ngoại quốc, chống du lịch về VN, chống cả việc làm từ thiện, giúp đỡ dân nghèo trong các vụ thiên tai, băo lụt ở VN… nhưng kết quả của những thứ chống đó chỉ làm hại đến quyền lợi của quốc gia và dân tộc, làm chính đất nước và anh em bà con ruột thịt của chúng ta muôn đời nghèo đói v́ bị cô lập, ở vào thế bế quan tỏa cảng như Bắc Hàn, chứ không thể đoạt được quyền lực đang trong tay của một chế độ. Những kẻ đang làm nguy hại đến quyền lợi của quốc gia và dân tộc đều là những tội đồ hay kẻ thù của quốc gia và dân tộc, cho dù họ núp dưới chiêu bài Quốc gia hay Cộng sản.
cid:image003.jpg@01D0C8A4.A4E09DC0
Mà thực ra, chúng ta chống Cộng chỉ là trên danh nghĩa, chúng ta chống nhau mới là bản chất đích thực của vấn đề. Cứ mỗi khi muốn chống ai trong việc làm ăn hay tranh dành chức vụ th́ việc đầu tiên chúng ta đội cho họ cái nón cối Cộng sản, rồi sau đó tha hồ thoải mái tự do tố Cộng mà chẳng cần phải chứng minh họ là Cộng sản. Bao nhiêu tội lỗi của Cộng sản từ trước tới nay được vô tư đổ lên đầu các đối thủ, nhưng chẳng bao giờ chúng ta tự hỏi rằng họ đă làm ǵ, ngoài sự khác biệt một ư kiến, một quan điểm, một nhận thức về cùng một vấn đề. Có thể khẳng định mà không sợ nói quá đáng rằng có hơn 95% những ư kiến được phát tán hằng ngày trong các diễn đàn công cộng của người Việt hải ngoại là để chửi bới và mạt sát giữa những người Việt Quốc gia với nhau. Bây giờ th́ lại có bài của tác giả Trịnh Viết Bắc với nội dung tố ngược ở ngay tựa đề “Chính “Việt Kiều” tỵ nạn cộng sản đă giúp đỡ cộng sản!”.
Cái nghị quyết 36 của Cộng sản tự nhiên trở thành một lư do để chúng ta biện minh cho việc chống nhau, cứ làm như Cộng sản có thuộc tính toàn năng của Thượng đế, luôn luôn núp sau những đối thủ đang chống phá chúng ta. Ngay cả những tội lỗi, bê bối, đă có từ ngàn xưa, của các ông bà chuyên nghề buôn thần bán thánh cũng được đổ lên đầu người Cộng sản. (Nguồn: Nghề Đi Tu - Cộng Sản Không Phải Là Thần Thánh. Tại sao chúng ta không thể can đảm mở rộng mắt ra để nh́n thấy Lỗi Tại Chúng Ta Mọi Đàng? V́ chúng ta cứ lo chụp mũ, đổ tội cho Cộng sản để chạy quanh như vậy nên xung quanh chúng ta chỉ c̣n toàn là Cộng sản. Nếu Cộng sản có thuộc tính toàn năng thần thánh như chúng ta đang xưng tụng th́ chúng ta lấy ǵ để thắng họ?
3. Nếu tôi không c̣n là người Việt Nam
Có một hệ lụy nghiêm trọng khác khi chúng ta từ chối ḿnh là người VN, đó là chúng ta cũng đương nhiên từ chối thân phận người Việt Quốc gia của chúng ta, nếu c̣n muốn gọi là người Việt Quốc gia. Bởi v́ “Chúng Tôi Không Là Việt Kiều”, vậy c̣n lư do ǵ để tự nhận ḿnh là người VN tranh đấu cho quyền lợi của dân tộc và quốc gia VN? Và có mấy người VN tị nạn chính trị từ năm 1975 tới măi giờ này vẫn chưa vào quốc tịch để c̣n được gọi là người VN? Nhưng khổ một điều, chỉ có chúng ta, những người VN c̣n nặng ḷng với quê hương và dân tộc, mới thực sự thương yêu đất nước và dân tộc VN.
Nếu chúng ta cứ tưởng ḿnh thực sự là những người Mỹ th́ tại sao chúng ta không bắt chước hành xử như người Mỹ, họ đang xem dân tộc VN như những người bạn, mặc dù trong quá khứ đă có một thời là những kẻ thù của nhau?
cid:image004.jpg@01D0C8A4.A4E09DC0
Khi Ngoại trưởng John Kerry đến thăm VN vào tháng 12 năm 2013, ông đă tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tăng thêm viện trợ 32,5 triệu đô để giúp các quốc gia Đông Nam Á bảo vệ chủ quyền biển, và để bảo đảm quyền tự do hàng hải. Riêng Việt Nam sẽ nhận thêm 18 triệu, kể cả 5 tàu tuần tiểu cao tốc cho Hải Quan Việt Nam. Với sự giúp đỡ từ phía Hàng Hải Hoa Kỳ này, số tiền viện trợ sẽ lên đến hơn 156 triệu trong ṿng hai năm cho vùng Đông Nam Á. (Nguồn: Kerry announces new US maritime security aid to Vietnam amid China tensions, pushes reforms) Như vậy, nếu tôi là người Mỹ làm việc cho bộ Quốc Pḥng th́ đương nhiên tôi phải trung thành với chính sách ngoại giao của quốc gia đang cưu mang tôi và gia đ́nh tôi. Và chính sách hiện nay của Hoa Kỳ là hợp tác song phương ở nhiều lănh vực, bao gồm kinh tế, chính trị, quân sự, xă hội, văn hóa, giáo dục, tôn giáo… cho sự lợi ích của cả hai bên.
Tiến sĩ NĐT khẳng định rằng “Chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,…” Rồi ông giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam.” Nhưng thưa ông Tiến sĩ, bất cứ ai ở Mỹ, chẳng cần phải có cái gốc gác VN như ông đang đ̣i hỏi, cũng đều có quyền “lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam”. Chẳng có ai ở một đất nước có tự do ngôn luận như ở Mỹ có thể cấm đoán và bịt miệng ông Tiến sĩ. Vậy chúng ta không nên phàn nàn hay xử sự dựa trên một điều ǵ không bao giờ có thực. Một điều không thực th́ chẳng có thể là lư do để ông dùng biện minh có tính thuyết phục điều ông vừa khẳng định.
4. Kết luận
Thế giới càng ngày càng bé nhỏ, nhất là ở thời điểm có thông tin điện tử và trao đổi toàn cầu. Nếu không thể loại trừ nhau th́ chỉ c̣n có mỗi một cách duy nhất là sống chung ḥa b́nh với nhau. Không phải chỉ có chiến tranh mới có thể làm thay đổi lịch sử. Lịch sử chứng minh cho chúng ta thấy rằng đă có biết bao cuộc chiến tranh rồi, nhưng sau mỗi một cuộc chiến, chúng ta lại tiếp tục chung sống với nhau. Ngày nay, chúng ta đang sống chung với những kẻ đă gây ít nhất 7 cuộc thánh chiến, những kẻ đă xưng thú 7 núi tội ác đối với đồng loại; chúng ta cũng đang làm bạn với những người Đức quốc một thời hủy diệt toàn dân Do thái; chúng ta cũng đang làm bạn với các quốc gia Cộng sản có một thời gia nhập Liên Bang Xô Viết gây biết bao tội ác cho nhân loại; và chúng ta cũng đang làm bạn với các quốc gia thực dân Pháp và Nhật Bản một thời đă xâm chiếm đất nước của chúng ta. Lấy oán trả oán, oan oan tương báo cứ chồng chất, chẳng bao giờ chấm dứt.
Đối với tôi, có một cuộc chiến quan trọng và trường kỳ kể từ khi có con người, đó là một cuộc chiến giữa thiện và ác; giữa những điều sai lầm, mê tín dị đoan và các chân lư; giữa tinh thần cực đoan cuồng tín giáo điều và ḷng bao dung chấp nhận những quan điểm đối nghịch; giữa độc tài và tự do; giữa tham nhũng, bất công và công lư, v/v… mà vấn đề chủ nghĩa hay chế độ chỉ là một trong những biểu hiệu của cuộc chiến. Đó là một cuộc chiến mà tôi nghĩ bất cứ người trí thức nào cũng không thể từ chối dự phần. Chẳng cần phải khẳng định cương vị của một người dân nước nào th́ tôi cũng có thể tham gia trận chiến trong khả năng và hoàn cảnh giới hạn của cá nhân tôi.
Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn rằng chẳng bao giờ tôi muốn là một “chiến sĩ” chỉ biết chống Cộng bằng cách trùm mền hô xung phong ở thời điểm mà chủ nghĩa Cộng sản chỉ c̣n là một xác chết thuộc về lịch sử. Một thái độ cực đoan tương tự như kiểu “it’s my way or the highway” không phải là thái độ thích hợp mà tôi cần phải theo đuổi.
Năm xưa, tướng quân Trần B́nh Trọng khẳng định rằng, “thà làm quỷ nước Nam c̣n hơn làm vương đất Bắc”. Quan niệm này chỉ tŕnh bày được cái mặt lư tưởng cực đoan nhưng bỏ qua cái mặt thực tế và thực dụng của vấn đề. Ngày nay, tôi thà làm vương đất Bắc, bởi v́ ở thời điểm chính trị, kính tế hội nhập toàn cầu này, với quyền thế của một ông vua, tôi có thể giúp đỡ quốc gia và dân tộc VN tôi dễ dàng hơn là từ vị thế của một thằng quỷ, cho dù là thằng quỷ của nước Nam. Do vậy, tôi sẽ sẳn sàng nhập một quốc tịch mới để có cơ hội phục vụ hiệu quả hơn, trong sự giới hạn của khả năng và hoàn cảnh, cho dân tộc và quốc gia VN nói riêng, và cho cộng đồng nhân loại nói chung.
Dù sao chăng nữa, h́nh hài do mẹ VN cưu mang và ḍng máu tiên rồng trong con người tôi không thể thay đổi, nay c̣n mai mất. Vậy tôi xin được măi măi được là người VN, cho dù không c̣n trên danh nghĩa giấy tờ. Là người VN trong thực chất, tôi chẳng phải là người của riêng chế độ nào, nhưng chỉ là con dân của nước Việt, một quốc gia của tổ tiên dân tộc tôi. Chế độ hay chủ nghĩa th́ chỉ là giai đoạn, c̣n dân tộc và quốc gia th́ măi măi trường tồn.
Trần Tiên Long
Havelock, NC
March 23, 2014
_________________________
Đọc thêm:
- Những Kẻ Quay Lưng Lại Với Dân Tộc (Bố Ku Hải)
From: DiendanDanToc@yahoogroups.com [mailto:DiendanDanToc@yahoogroups.com]
Sent: Monday, August 3, 2015 9:23 AM
Subject: [DiendanDanToc] Người Việt không phải là Người Việt
Người Việt không phải là Người Việt
BS.Trần Văn Tích
Đa số người đọc bài Người Việt ăn cắp ở Đức của Phạm Thị Hoài xuất hiện trên net tuần vừa qua đều hiểu rằng người Việt nói trong bài là người Việt mới, người Việt tiến bộ, người Việt xă hội chủ nghĩa. Phạm Thị Hoài kể rơ lai lịch của họ : họ gốc gác Nghệ an, Quảng b́nh; họ tụ tập sinh hoạt tại chợ Đồng Xuân Berlin. Một số người Đức cũng hiểu như thế. Dẫu vậy, vấn đề thanh minh cho công luận Đức am tường sự thực vẫn thường cứ phải đặt ra.
Chuyện con mèo Mungo
Phạm Thị Hoài kể rằng người Việt từng ăn cắp mèo. Nghe có vẻ nhân đạo. Hàng xóm Đức không chăm sóc mèo để nó đi hoang, đói khát, ta ăn cắp ta mang về nuôi nấng đúng tiêu chuẩn văn minh; thiết tưởng cũng là một cách góp phần bảo vệ súc vật. Nhưng số phận con mèo Mungo th́ khác.
Tờ báo Bild là một tờ báo b́nh dân phổ biến rất rộng răi. Số báo ra ngày thứ sáu 19.09.2014 đăng bài tường thuật chi tiết về chuyện con người mới xă hội chủ nghĩa tên Trần Quí xử lư con mèo Mungo. Trần Quí có năm con, sinh sống ở Andernach, một thành phố nhỏ, có lối ba vạn dân, nằm trên sông Rhein. Ông ta bắt con mèo Mungo của hàng xóm và dùng đèn khí Bunsen nướng vàng để nhậu. Đi kèm với bản tin tường thuật nội vụ, tờ Bild c̣n tŕnh bày một bức ảnh minh hoạ rất lớn, chiếm gần nửa trang báo vẽ cảnh Trần Quí xách mèo Mungo nướng trên ngọn lửa. Cùng ngày, tờ DailyMail-Online cũng loan tin nướng mèo Mungo, tin loan bằng tiếng Anh. Khác với thông lệ, cả hai nguồn tin tức đều ghi trọn vẹn tên và họ thủ phạm, thay v́ ghi tắt hay đổi tên đổi họ. Cả địa phương Andernach náo động khi được thông báo tin tức. Láng giềng của Trần Quí hoảng hốt đă đành mà trọn thành phố đều lo nhốt mèo thật kỹ. Hai bà hàng xóm của Trần Quí, Christina Sarwatka và Stephanie Jung kêu cứu với cảnh sát. Toàn thể cộng đồng mèo Andernach bị cấm trại một trăm phần trăm.
Ngày 22.09.2014, nhân danh Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức, tôi viết thư cho Sở Cảnh sát Andernach. Tôi trấn an giới chức công quyền địa phương là người tỵ nạn Việt Nam không có thói quen ăn thịt mèo và tôi xin hai bà hàng xóm của gia đ́nh thủ phạm giết mèo Mungo nhận cho lời chia buồn và niềm tiếc nuối. Cảnh sát gọi ngay điện thoại phúc đáp và câu hỏi đầu tiên người Đức nêu ra là làm sao tôi biết tên con mèo bị nướng. Tôi trả lời rằng cả báo tiếng Đức tiếng Anh lẫn báo giấy báo mạng đều có đăng tên con mèo nạn nhân. Tôi cũng hỏi t́nh h́nh sở tại hiện thời ra sao. Cảnh sát cho biết c̣n xôn xao lắm v́ thiên hạ ai cũng sợ cho số phận mèo nhà. Tôi xin số điện thoại tư gia của đồng hương thủ phạm nhưng tất nhiên cảnh sát từ chối. Tôi không biết bao lâu sau Andernach mới hết thiết quân luật đối với đội ngũ loài măn.
Phát huy sáng kiến phạm pháp
Người Việt tiến bộ thường tham gia trồng cần sa “đại trà“ trên khắp thế giới cho nên thường bị ở tù. Tháng 10.2010, Toà án Địa phương Magdeburg kết án ba người v́ tội trồng cây ma túy tại trại Atzendorf, tiểu bang Sachsen-Anhalt, thuộc lĩnh vực Đông Đức cũ. Chủ trại Petro H. lănh bốn năm rưỡi tù giam, Tân Hoài P. ba năm rưỡi tù giam và Quốc Cường D. hai năm rưỡi tù giam. Khác với trường hợp nướng mèo, tên các can nhân trồng cây độc dược đều viết tắt.
Ngày 04.09.2011, một phụ nữ Việt Nam đến từ Berlin bị c̣ng tay đưa ra khỏi máy bay của chuyến Vietnam Airlines số 544 sắp cất cánh ở phi trường Frankfurt am Main đi Hà nội với gần một triệu Euro chất trong hai vali. Tiền giấy cuộn chặt và giấu trong những chai nước xốt cà chua. Nữ nghi can bị xem là tham gia rửa tiền.
Ngày 19.12.2013, nhân viên quan thuế Đức chận giữ Đại sứ Việt cộng tại Thổ Nhĩ Kỳ The Cuong Nguyen – báo Đức không bỏ dấu tên họ – khi nhân viên ngoại giao này từ Ankara đến Frankfurt am Main trên chuyến phi cơ TK1619 của Hàng không Thổ mang theo trong người gần hai chục ngàn Euro mà không khai báo. Người Đức lại nghi đây là một dịch vụ rửa tiền phạm pháp. Tổng lănh sự Việt cộng ở Frankfurt phản đối v́ như vậy là vi phạm qui chế miễn dịch đối với giới chức ngoại giao. Cuối cùng, nghi can phải đóng ba ngàn năm trăm đôla tiền bảo hiểm (!) để được bay tiếp về Hà nội. Viên đại sứ ViXi bảo rằng số hiện kim mang theo người là để cứu trợ nạn nhân băo lụt ở quê nhà!
Tờ taz phát hành tại Berlin ngày 27.01.2012 loan tin Pham Toan P., chủ sự pḥng tại Đại sứ quán Việt cộng nhập viện điều trị nhưng không chịu thanh toán y phí. Phát ngôn viên Bệnh viện Vivantes, cô Mischa Moriceau, cho biết đương sự bị ung thư máu cấp tính, cần được xạ trị. Phí tổn lên đến từ mười lăm đến mười bảy ngàn Euro. Ngoài ra, c̣n cần một ngàn Euro mua vé máy bay khứ hồi cho em gái ông P. từ Việt Nam sang Đức để tiến hành cấy tủy. Nhà thương đ̣i thanh toán chi phí điều trị nhưng Đại sứ quán Việt cộng cứ một mực làm ngơ khiến dư luận Đức rất bất b́nh.
Thường xuyên thanh minh
Việt cộng dốc ḷng yểm trợ tổ chức tự xưng là Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức, Bundesverband der Vietnamesen in Deutschland e.V. (BVD), thành lập ngày 22.10.2011. Cung cách tự mệnh danh là tổ chức của người Việt trên toàn lănh thổ Đức quốc đương nhiên là một h́nh thức tiếm danh. Tổ chức này được các cơ quan ngoại giao Việt cộng yểm trợ tối đa về tài chánh. Thấy vẫn chưa đủ, nó nộp hồ sơ cho cơ quan BAMF (Bundesamt für Migration und Flüchtlinge, Cơ quan Liên bang về Di dân và Tỵ nạn) ở Nürnberg để xin tài trợ cho các hoạt động văn hoá xă hội (?). Đức nghe bùi tai nên cấp ngân khoản. Chưa được bao lâu, cả chục thành viên trong ban điều hành Hội Liên Hiệp công bố trên trang mạng www.nguoiviet.de thư gửi cho BAMF với nội dung không chịu trách nhiệm về thanh toán tài khoản được Đức cấp phát v́ có sự lạm dụng bất hợp pháp!
Tổng Giám đốc BAMF là Tiến sĩ Manfred Schmidt. Mấy ngày nay ông ta xuất hiện nhiều lần trên tivi Đức v́ vấn đề người tỵ nạn đang là thời sự nóng bỏng. Phụ tá cho Tiến sĩ Schmidt là Cô Anke Eckardt, coi như nữ Bí thư. Mấy lần tôi viết thư cho BAMF xác định rơ ràng rằng cộng đồng tỵ nạn chúng tôi không dính dáng ǵ đến những tội h́nh và tội hộ do người Việt gây ra trên đất Đức.
Ngày 12.03.2015, tôi diện đối diện với cả hai nhân vật, Tiến sĩ Manfred Schmidt và nữ Bí thư Anke Eckardt, tại 20. Forum Migration. Cố gắng tận dụng thời gian Stehpause (nghỉ giải lao đứng), tôi trực tiếp tŕnh bày với hai nhân vật hữu trách Đức về cục diện bất thường ở Đức với hai tổ chức qui tụ người Việt khác nhau. Tiến sĩ Manfred Schmidt yêu cầu tôi viết một thư chính thức đề địa chỉ cô Anke Eckardt nhằm mô tả tỉ mỉ thực trạng phân chia hai nhóm người Việt tại Đức. Tôi viết ngay thư theo yêu cầu với đề tựa Die zwei Organisationen von Vietnamesen in Deutschland (Hai tổ chức của người Việt tại Đức). Trong thư tôi nói rơ là chúng tôi không dính dáng ǵ đến Hội Liên Hiệp, trái lại v́ biết rất rơ rằng đây là một tổ chức thống thuộc Đại sứ quán Việt cộng ở Berlin nên chúng tôi, v́ lư do an ninh bản thân, luôn luôn t́m cách xa lánh nó. Tôi yêu cầu BAMF tiếp tay phổ biến giúp dữ kiện này đến các cơ quan hữu trách Đức.
Kết quả : cơ quan Otto Benecke Stiftung của Đức gửi thư mời tham gia hội thảo đến địa chỉ nhà riêng của tôi nhưng với tên người nhận là Ông Vũ Quốc Nam, vốn là Phó Chủ tịch phụ trách văn pḥng của Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên Bang Đức!
Trong khi chống cộng, cá nhân tôi lâm vào hoàn cảnh phải thường xuyên tự tách rời khỏi cộng, tự cách ly với cộng. Cố gắng của tôi nhắm vào phía Đức để làm việc này đă đạt được kết quả, tuy rằng chưa trọn vẹn một trăm phần trăm.
Một người Việt Nam chỉ không muốn làm người Việt Nam nữa mà cũng thật là vất vả quá chừng.
03.08.2015
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle