Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

 

Thế Giới Hồi Giáo Xưa và Nay

 

CÁI NÔI CỦA ĐẠO HỒI: BÁN ĐẢO Ả RẬP

TRONG THẾ KỶ 6 VÀ 7

 

 

Vị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh Kinh Koran và thuyết giảng về đạo Islam, ông qua đời tại thành phố Medina, cách Mecca khoảng 40 miles về phía Bắc, hưởng thọ 62 tuổi.

            Cuộc đời của Muhammad đă bắt đầu từ 30 năm cuối thế kỷ 6 và bắt cầu 32 năm sau qua thế kỷ 7. Tất cả những ǵ ảnh hưởng đến cuộc đời của Muhammad đều in dấu ấn trong thế giới đạo Hồi ngày nay. V́ vậy chúng ta cần phải t́m hiểu bối cảnh lịch sử của xă hội Ả Rập trong cả hai thế kỷ 6 và 7.

            Khác với Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái là một tập truyện, Kinh Thánh Koran gần như một cuốn nhật kư. Đọc Kinh Koran, người ta sẽ thấy rất nhiều nét đặc thù của đời sống du mục Ả Rập, các sinh hoạt thương mại của dân Mecca, các phong tục tập quán và tín ngưỡng cổ truyền của người Ả Rập, các cuộc chiến tranh của đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine, đế quốc Hỏa Giáo Ba Tư v.v...

            Tất cả đều được Muhammad phản ảnh trong kinh Koran. Do đó, khi đọc kinh Koran, chúng ta rất dễ dàng kiểm chứng các sự kiện bằng cách đối chiếu với lịch sử. Ngược lại, sự nghiên cứu lịch sử về bối cảnh bán đảo Ả Rập trong thế kỷ 6 và 7 sẽ giúp chúng ta hiểu biết rơ ràng hơn về Muhammad cũng như về đạo Islam.

 

            1. Về địa dư:

Bán đảo Ả Rập là một h́nh chữ nhật chiều dài 1200 miles, rộng 900 miles. Diện tích trên một triệu dặm vuông, lớn bằng 1/3 Hoa Kỳ hoặc bằng 8 lần diện tích Việt Nam. Sở dĩ vùng này được gọi là bán đảo v́ nó được bao bọc ba phía bởi biển hoặc đại dương: Đông giáp Vịnh Ba Tư, Nam giáp Ấn Độ Dương và phía Tây giáp Hồng Hải (Biển Đỏ). Phía Bắc của bán đảo này là vùng sa mạc hoang vu chạy dài tới biên giới Syria và Palestine. Người ta gọi nó là sa mạc Syro-Arabia v́ nó ở giữa hai nước Ả Rập và Syria. Đi băng qua sa mạc này bằng đường bộ là một điều nguy hiểm nếu không dự trữ đủ nước uống. Khách lữ hành phải đi những quăng đường rất xa mới gặp được một ốc đảo (oasis). Các ốc đảo trong sa mạc được tạo thành do những hồ nước ngầm ở dưới mặt đất (underground pools). Khí hậu sa mạc rất khô, thường chỉ có mưa vào mùa xuân. Vùng có mưa nhiều nhất là miền cực nam bán đảo Ả Rập, tức nước Yemen ngày nay.

 

            2. Dân cư:

Bán đảo Ả Rập ngày nay được chia thành nhiều quốc gia: Nước lớn nhất là Saudi Arabia 757 ngàn dặm vuông, 23 triệu dân. Yemen 203 ngàn dặm vuông, 10 triệu dân. Oman 2.5 triệu dân, Cộng Ḥa Ả Rập Emirates 2.3 triệu dân và Quatar 1 triệu dân. Đa số dân Ả Rập là con cháu xa xưa của giống người ở Địa Trung Hải và miền núi Alpes ở Âu Châu. Về phương diện chủng tộc, người Ả Rập được xếp vào chủng tộc da trắng (Whites) như người Âu. Hầu hết người Ả Rập thời xưa sinh sống bằng nghề du mục. Do đó, chính họ đă tự đặt tên cho chủng tộc của ḿnh là Arab có nghĩa là du mục (Arab means Nomad).

            Người Ả Rập và Do Thái thù ghét nhau là do sự kỳ thị tôn giáo, sự thật Ả Rập và Do Thái đều cùng một chủng tộc. Theo Thánh Kinh Cựu Ước Do Thái th́ sau cơn đại hồng thủy, cả nhân loại chết hết, chỉ c̣n lại một gia đ́nh của ông Noah sống sót mà thôi. Con trai lớn của ông Noah là Shem trở thành tổ tiên của các giống dân Do Thái và Ả Rập. Do đó, phát sinh danh từ "Semites" để gọi chung Do Thái và Ả Rập. Semites có nghĩa là "con cháu của Shem" (Semites: Descendants of Shem).

            Mới đây, một số nhà khoa học về nhân chủng đă làm một cuộc thử nghiệm DNA trên nhiều người Do Thái và nhiều người Ả Rập tại Iraq, Arabia, Yemen và Syria. Họ công bố kết quả thử nghiệm đă xác nhận người Do Thái và các giống dân Ả Rập đều cùng chung một mẫu DNA, tức cùng chung một nguồn gốc tổ tiên. Chẳng những vậy, họ đều có chung một nguồn gốc văn hóa từ Babylon. Ngôn ngữ cổ của Babylon là Sumerian, ngôn ngữ cổ Do Thái là Hebrew và ngôn ngữ Arabic đều có nhiều nét tương đồng. Ngôn ngữ của Muhammad và của Kinh Koran là ngôn ngữ Ả Rập (Arabic) hiện là ngôn ngữ chính của 250 triệu người thuộc nhiều quốc gia ở Trung Đông.

 

            3. Chính Trị và Tôn Giáo:

Trong thế kỷ 6 và nửa đầu thế kỷ 7, toàn vùng Trung Đông bị chia thành hai miền đặt dưới sự khống chế của hai đế quốc: Đế quốc Ba Tư làm chủ miền đông gồm có Iran, Iraq, Syria và Arabia. Trong thời gian này, đế quốc Ba Tư chọn Hỏa Giáo (Zoroastrianism) làm quốc giáo và chọn Ctesiphon làm thủ đô.  Đế quốc Byzantine làm chủ miền tây gồm có Hy Lạp, Do Thái, Palestine, Ai Cập và vùng Địa Trung Hải. Đế quốc Byzantine chọn Ki Tô Giáo làm quốc giáo và chọn Constantinople (nay là Istambul) làm thủ đô.

            Hai đế quốc Ba Tư và Byzantine đánh nhau liên miên từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 7, ṛng ră 500 năm. Từ đầu thế kỷ 4, đế quốc Byzantine đổi tên Ki Tô Giáo thành "Công Giáo", tiếng Hy Lạp Katholikos có nghĩa là tôn giáo hoàn vũ (Universal Religion). Rất nhiều người Ả Rập trong vùng kiểm soát của đế quốc Byzantine theo đạo Công Giáo. Tất cả những người này thuộc quyền cai quản của Giáo Hội Syria (Syriac Church). Đến giữa thế kỷ 6, đế quốc Công Giáo Byzantine chinh phục được vua xứ Abyssinia (tức là Ethiopia ngày nay) theo đạo và cho nhiều đoàn truyền giáo xâm nhập Yemen ở cực nam bán đảo Ả Rập.

            Đế quốc Ba Tư thấy rơ âm mưu của Byzantine nên t́m cách nâng đỡ mọi người Do Thái và những người Ả Rập theo đạo Do Thái nắm chính quyền tại bán đảo Ả Rập. Năm 510 (tức 60 năm trước khi Muhammad sinh ra) với sự yểm trợ của đế quốc Ba Tư, một người Ả Rập theo đạo Do Thái là Yusuf Asai đă thống lănh các bộ lạc Ả Rập và lên ngôi vua cai trị toàn bán đảo Ả Rập.

            Đến năm 525, đế quốc Byzantine yểm trợ cho vua Công Giáo xứ Abyssinia đem quân xâm chiếm bán đảo Ả Rập. Vua Yusuf Asai chống cự không nổi phải bỏ chạy, cuối cùng nhà vua nhảy xuống biển tự tử. Từ đó, bán đảo Ả Rập thành thuộc địa của Abyssinia và Ki Tô Giáo thành quốc giáo tại xứ này.

            Năm 570, người Ả Rập cầu cứu hoàng đế Ba Tư đem quân đánh đuổi quân Ki Tô Giáo Abyssinia. Đế quốc Ba Tư chiến thắng và biến bán đảo Ả Rập thành một tỉnh của đế quốc. Cũng từ đó, Hỏa Giáo của Ba Tư được truyền bá rộng răi trong dân chúng Ả Rập.

 

            4. Phong Tục Tập Quán:

            Dù sống cuộc đời du mục ở sa mạc hay chuyên nghề thương mại sinh sống tại thành thị, mọi người Ả Rập đều thích tự xưng là "những người con của sa mạc" (sons of desert). Từ nhiều ngàn năm qua cho đến nay, người Ả Rập vẫn luôn luôn gắn bó với những con lạc đà. Chúng là những cỗ xe lư tưởng đưa họ qua sa mạc và đồng thời cũng là nguồn cung cấp sữa và thịt. Người Ả Rập ít trồng trọt nên họ thường bị thiếu ngũ cốc và bị suy dinh dưỡng. Cuộc sống sa mạc đă tạo ra hoàn cảnh khiến cho các bộ lạc du mục phải luôn luôn gây chiến với nhau để tranh chiếm các giếng nước hiếm hoi hoặc tranh chiếm các thảo nguyên để thả nuôi gia súc. Qua nhiều thế kỷ, cuộc sống du mục đă h́nh thành nơi các sắc dân Ả Rập những phong tục tập quán đặc biệt:

 

            a. Tục trả thù:

            Để có thể sống c̣n trong những điều kiện khắt nghiệt của sa mạc, mọi người Ả Rập phải tụ họp lại thành từng nhóm (groups) gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Nhiều nhóm liên kết với nhau thành đoàn (clans) hoặc lớn hơn nữa thành bộ lạc (tribes). Mọi cá nhân đều phải gắn bó với quyền lợi chung của bộ lạc. Người Ả Rập gọi tinh thần gắn bó ấy là "muruwah" bao hàm rất nhiều ư nghĩa: phải can đảm trong chiến đấu, phải kiên nhẫn chịu đựng mọi sự đau khổ khi bộ lạc gặp khó khăn, phải cương quyết bảo vệ mọi kẻ yếu trong bộ lạc và phải quyết tâm trả thù những kẻ đă dám xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của bộ lạc.

            Các tù trưởng có trách nhiệm bảo vệ mọi thành viên trong bộ lạc của ḿnh. Nếu không trừng phạt những kẻ đă xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của thành viên trong bộ lạc ḿnh th́ tù trưởng đó sẽ không c̣n được tín nhiệm nữa. V́ tính liên đới trách nhiệm trong bộ lạc nên trong nhiều trường hợp một người trong bộ lạc này bị giết th́ một người trong bộ lạc thù địch phải bị giết để đền mạng. Luật sa mạc là nợ máu phải trả bằng máu. Bán đảo Ả Rập là một sân khấu vĩ đại của những chu kỳ bạo động không bao giờ dứt.

            Trong những thời kỳ đói kém hay hạn hán, các bộ lạc gặp khó khăn thường chọn một trong những bộ lạc thù địch để tấn công nhằm cướp gia súc, thực phẩm và hàng hóa cần thiết để sống c̣n. Các đàn ông của bộ lạc địch đều bị giết. Các đàn bà trẻ đẹp bị bắt đưa về làm vợ bé hay đầy tớ. Số c̣n lại bị đưa đi bán ở chợ nô lệ.

            Những người Ả Rập du mục không hề coi những vụ cướp của giết người như vậy là điều tội lỗi. Họ quan niệm đó chỉ là những việc làm tự nhiên để trừng phạt kẻ thù một cách hợp lư mà thôi.

 

            b. Tục giết các bé gái sơ sinh (Female Infanticide)

            Luật sa mạc cũng tàn nhẫn như luật rừng: Chỉ có kẻ mạnh sống sót, mọi kẻ yếu phải bị loại trừ!  Việc giết các bé gái sơ sinh là một phương cách điều chỉnh dân số của các bộ lạc du mục. Lư do là một khi bộ lạc có quá nhiều con gái và quá ít con trai th́ bộ lạc bị lâm vào t́nh trạng suy yếu. Chỉ có đàn ông con trai mới có thể đáp ứng nhu cầu sống c̣n của bộ lạc, đó là nhu cầu chiến đấu và nhu cầu lao động sản xuất.

            Phụ nữ bị coi rẻ nên xă hội du mục không dành cho họ một quyền lợi luật định nào (no legal right). Họ bị coi như một thứ tài sản, hay nói đúng hơn là một động sản (movabal property). Những gia đ́nh nào đă sinh một vài đứa con gái rồi th́ những bé gái sinh sau thường bị giết chết không thương tiếc.

 

            c. Tục cắt da qui đầu và cắt âm vật

            Theo tương truyền th́ Abraham là người đầu tiên tự cắt da qui đầu của ḿnh và cắt da qui đầu các con trai của ông để tỏ ḷng tuân phục Thiên Chúa. Do đó, tục lệ cắt da qui đầu trở thành nghi lễ bắt buộc đối với mọi người theo đạo Do Thái. Tục lệ này thường được gọi là Phép Cắt B́ (Cirumcision).

            Trước khi có đạo Hồi, đa số người Ả Rập thường tự xưng là tín đồ đạo Abraham, tức Đạo Do Thái Nguyên Thủy. Họ thường cắt da qui đầu cho các bé trai giống như người Do Thái.

            Ngoài ra, người Ả Rập có tục lệ cắt bỏ một phần hoặc tất cả âm vật, c̣n được gọi là mồng đóc (Clitoris) của các bé gái từ 4 đến 8 tuổi. Đây là một tục lệ chung của người Ả Rập, không phân biệt tôn giáo. Hiện nay, nhiều người Ả Rập ở Ai Cập, Yemen, Sudan theo Ki Tô Giáo vẫn giữ tục lệ này. Họ tin rằng việc cắt clitoris tuy có gây đau đớn nhưng tránh cho phụ nữ những đ̣i hỏi sinh lư và giúp họ dễ trở nên thanh sạch cao đẹp hơn.

 

d. Tục chứng minh trinh tiết cô dâu

            Một tục lệ của người Ả rập gây căng thẳng tinh thần cho các cô gái đến tuổi lấy chồng, đó là tục lệ chứng minh trinh tiết cô dâu (Proof of the bride's Virginity). Sau đám cưới, mọi người trong gia đ́nh cô dâu và những người khách tham dự tụ họp bên ngoài pḥng ngủ cô dâu chú rễ. Sau khi động pḥng, chú rễ bước ra khỏi pḥng ngủ báo cáo kết quả cho mọi người biết. Nếu chú rễ tuyên bố cô dâu đă mất trinh trước đám cưới th́ đây là một điều nhục nhă cho gia đ́nh nhà gái và cuộc hôn nhân có thể bị hủy bỏ!

 

            e. Tục giết gái chửa hoang

            Các cô gái Ả Rập không chồng mà chửa bị coi là đă phạm trọng tội đối với danh dự của gia đ́nh. Các cô gái này thường bị cha hoặc anh em ruột giết chết để bảo vệ danh dự gia đ́nh. V́ thế, người Ả Rập gọi tục lệ này là "Giết người v́ danh dự" (Honor Killing). Các cô gái chửa hoang thường khó có thể thoát chết v́ dù có chạy đến cầu cứu các cơ quan luật pháp cũng không được bảo vệ. Các thủ phạm giết người trong trường hợp này được xă hội coi là hành động chính đáng và nếu có bị tù th́ cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn có tính cách tượng trưng mà thôi.

            Tất cả các tục lệ kể trên hiện vẫn c̣n tồn tại trong các xứ Ả Rập Hồi Giáo. Tuy nhiên, những tục lệ đó không xuất phát từ đạo Hồi v́ trong kinh Koran cũng như những văn bản luật pháp của đạo Hồi đều không có điều khoản nào qui định về các tục lệ đó. Ngày nay, nhiều nước Hồi Giáo đă ban hành các biện pháp hủy bỏ hoặc hạn chế các tục lệ xét ra có hại và lỗi thời.    

 

                        Charlie Nguyễn

THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP VÀ LẬP ĐẠO CỦA MUHAMMAD

GIAI ĐOẠN I  (570 - 622)

 

        

Như chúng ta đă biết, phần đông người Ả Rập sinh sống chủ yếu bằng nghề du mục. Từ thế kỷ 4, một số bộ lạc Ả Rập bỏ nghề du mục để chuyển sang nghề buôn bán. Nhưng việc chuyên chở hàng hóa băng qua sa mạc muốn được an toàn cần phải có người bảo vệ. Một số bộ lạc Bedouin rất giỏi về quân sự chuyển qua nghề làm trung gian và chuyên chở hàng hóa. Họ lập thành những đoàn bộ hành (caravans) chở hàng hóa từ miền Nam bán đảo Ả Rập qua thành phố Petra - thành phố gồm có những căn nhà được đục sâu trong vách đá ở miền nam Jordan - đến thành phố Zenobia thuộc xứ Syria. Vào thời gian này, thành phố Zenobia được tôn xưng là Hoàng Hậu của Phương Đông (Queen of the East).

            Do việc buôn bán càng ngày càng phát triển, thành phố Mecca ở phía nam bán đảo Ả Rập dần dần trở thành một trung tâm thương mại lớn nhất trong vùng. Ngoài lư do thương mại, Mecca c̣n là một địa điểm hành hương của tất cả mọi người theo đạo cổ truyền Ả Rập. Hàng năm, người Ả Rập từ khắp nơi đổ về Mecca để viếng đền thờ Kaaba mà họ tin rằng đền thờ này đă được xây cất từ thời ông Adam tổ tiên loài người và sau đó được xây cất lại bởi ông Abraham và con trai là Ismael. Số người hành hương Mecca mỗi ngày mỗi đông đă khiến cho Mecca trở thành một thánh địa thiêng liêng bất khả xâm phạm. Tâm lư chung của mọi người là phải tự ư thức dẹp bỏ mọi sự xung đột tại thánh địa để sự an toàn và vẻ trang nghiêm của thánh địa được bảo đảm. Đây là một yếu tố tâm lư đă góp phần quan trọng vào việc phát triển thương mại tại thành phố này.

            Sau khi Mecca đă trở thành một đô thị sầm uất th́ bộ lạc Quraysh giă từ đời sống du mục để chuyển hẳn sang nghề thương mại vào cuối thế kỷ 5. Tại Mecca có truyền thuyết kể rằng: Thủ lănh bộ lạc  Quraysh đă đến Syria mua về 3 pho tượng của 3 nữ thần Al-Lat, Al-Uzza và Manat đem về đặt tại đền thờ Kaaba. Từ đó, bộ lạc Quraysh làm ăn phát đạt, trở thành giàu có và nắm quyền kiểm soát toàn thành phố Mecca.

            Một thương gia rất nổi tiếng thuộc bộ lạc Quraysh là Hassim Manaf mỗi năm lănh đạo hai chuyến lữ hành (caravans) đông tới hàng ngàn người tải hàng từ Mecca đi Yemen hoặc đi Syria. Ông được hoàng đế Byzantine và vua xứ Abyssinia tiếp kiến.

            Con trai ông là Muttalib cũng là một thương gia giàu có ở Mecca. Muttalib có 10 người con trai và 6 con gái. Người con trai út tên là Abdallah rất nổi tiếng là một thanh niên cao lớn đẹp trai. Abdallah chính là cha của Muhammad. Công cuộc buôn bán của Abdallah thiếu may mắn nên gia sản khánh kiệt. Abdallah đau buồn sinh bệnh và chết hai tháng trước khi Muhammad ra đời. Muhammad chỉ được thừa hưởng cái dáng vóc to lớn đẹp trai của cha nhưng không được hưởng chút gia tài nào của cha để lại cả.

            Sau khi sanh Muhammad, bà Anima quá nghèo không nuôi nổi con thơ nên đành phải bế bé Muhammad đến nhờ ông nội là Muttalib nuôi dùm. Ông già Muttalib mời một thầy pháp xuất hồn (a kahin) đến nhà coi bói cho Muhammad. Thầy pháp cho biết sau này đứa bé sẽ cai trị cả thế giới. Ông già Muttalib quá mừng nên vội vàng bế đứa cháu mới sinh đến đền thờ Kaaba để tạ ơn Thượng Đế.

            Hơn hai năm sau, khi cơn đói kém đă qua đi, bà Anima trở lại nhà ông già Muttalib đón bé Muhammad về nuôi tại nhà riêng của bà tại Mecca. Khi Muhammad lên 6 tuổi th́ mẹ chết. Một lần nữa Muhammad được đưa trở lại nhà ông nội Muttalib. Muhammad được đưa đến nhà ông chú là Abu Talib, thủ lănh đoàn thương buôn của ḍng họ Hassim.

            Abu Talib được nhiều người ở Mecca tôn trọng về tư cách và khả năng thương mại, mặc dầu gia sản của ḍng họ Hassim lúc này đă suy kiệt.

Khi Muhammad lên 12 tuổi, ông Abu Talib quyết định cho Muhammad được đi theo các chuyến lữ hành tải hàng từ Mecca đi Syria. Kể từ đó cho đến năm 25 tuổi, Muhammad luôn luôn theo sát ông chú trên mọi nẻo đường buôn bán băng qua sa mạc Syro-Arabia. Suốt 13 năm ṛng, Muhammad được học đủ mọi môn về quân sự: từ cưỡi ngựa, đấu kiếm, bắn cung, đô vật cho đến các mưu lược chiến thuật  và các phương cách bày binh bố trận chống lại các bọn cướp dọc đường. Từ bẩm sinh, Muhammad đă vốn có một thân h́nh cao lớn khỏe mạnh, sau 13 năm tập luyện trong thực tế sa mạc, Muhammad trở thành một vơ sĩ hay một tướng quân.

Vào năm 595, Muhammad muốn cưới Fakhita, 25 tuổi, con gái của ông chú Abu Talib. Nhưng ông chú Abu Talib quyết định gả Fakhita cho một người giàu có thuộc ḍng họ Makhzum. Để đền bù cho Muhammad, ông Abu Talib giới thiệu Muhammad cho bà Khadija là một phụ nữ sang trọng giàu có nhất nh́ tại Mecca. Lúc đó bà Khadija khoảng 40 tuổi, đă có hai đời chồng và 7 người con. Bà thuộc đoàn thương mại của ḍng họ Asad đang lúc gặp thời. Bà rất cần có một người dũng cảm và có khả năng chỉ huy quân sự để tổ chức những chuyến buôn từ Mecca vượt qua sa mạc xa xôi đến Syria. Bà Khadija đề nghị với Muhammad việc hôn nhân và Muhammad đồng ư.

Mặc dầu bà Khadija lớn hơn Muhammad 15 tuổi nhưng Muhammad vẫn say mê bà. Theo sử sách của Hồi Giáo ghi chép th́ bà Khaidija lúc đó tuy lớn tuổi nhưng vẫn trẻ đẹp và có dáng vẻ rất sang trọng. Cuộc hôn nhân giữa bà Khadija và Muhammad kéo dài 24 năm, tức cho đến khi bà Khadija qua đời vào năm bà 64 tuổi.

Cuộc đời của Muhammad và lịch sử thời sơ khai của đạo Hồi đă mang nhiều dấu ấn về tài đức của bà Khadija. Trong cách cư xử với bà Khaidija, Muhammad luôn coi bà như một người mẹ hoặc một người cố vấn hơn là một người vợ b́nh thường. Trong suốt 24 năm chung sống, Muhammad đă gặp biết bao sự chống phá của mọi kẻ thù và nhiều chuyện rắc rối đau buồn, Muhammad thường bày tỏ tâm sự với bà Khadija và luôn luôn được bà tận t́nh giúp đỡ nên Muhammad đă vượt qua tất cả. Sau khi bà Khadija qua đời, Muhammad vẫn thường ca ngợi và bày tỏ ḷng biết ơn bà Khadija cho đến khi ông trút hơi thở cuối cùng.

Bà Khadija sinh cho Muhammad 7 người con, gồm 3 trai 4 gái. Nhưng 5 người con đầu đều chết trẻ, chỉ c̣n lại 2 người con gái. Cô gái út tên là Fatimah, về sau trở thành một nhân vật rất nổi tiếng trong thế giới Hồi Giáo. Vào thế kỷ 10, những người Ả Rập tại Ai Cập tự xưng là con cháu của Fatimah đă lập nên một triều đại hiển hách gọi là Triều Đại Fatimids. Triều đại này cai trị toàn vùng Bắc Phi, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ trong 315 năm (935-1250).

Ông chú Abu Talif là người đă nuôi dạy Muhammad từ nhỏ đến lớn, lúc về già bị sa cơ thất thế. Bà Khadija và Muhammad đến xin đứa con út của ông chú là bé Ali (lúc đó mới 5 tuổi) đem về nuôi. Muhammad hết ḷng thương yêu Ali v́ Ali mồ côi mẹ và một phần khác v́ ông rất biết ơn ông chú Abu. Về sau, Muhammad đă gả con gái út của ông là Fatimah cho Ali. Hai mươi bốn năm sau khi Muhammad qua đời, Ali trở thành vị vua Hồi Giáo thứ tư (The Fourth Calif). Hiện nay, có một số người Chàm theo đạo Hồi ở Việt Nam tôn thờ Ali và tôn xưng Ali là con của Thượng Đế (Son of God).

Ngoài việc nhận nuôi Ali, vợ chồng Muhammad c̣n nuôi một bé trai nô lệ là Zayd. Khi Zayd lớn lên, cha mẹ Zayd đem tiền đến chuộc nhưng Zayd xin ở lại. Muhammad trả tự do cho Zayd và từ đó Zayd trở thành con nuôi. Ali và Zayd sống chung với nhau như anh em ruột dưới sự chăm sóc của Muhammad. Sau này cả hai thành đôi bạn khắng khít và đều có quyền lực trong cộng đồng Hồi Giáo sơ khai.

Vào năm 605, lúc đó Muhammad 35 tuổi, bộ lạc  Quraysh quyết định xây lại đền thờ Kaaba. Đây là một công việc trọng đại và tốn kém nên cần phải có sự đóng góp của nhiều người mới thực hiện được. Khi hội họp thảo luận với nhau, các tập đoàn thương mại (clans) đưa ra nhiều ư kiến trái ngược. Sau năm ngày tranh căi, các tập đoàn không đạt được một sự thỏa thuận nào. Cuối cùng, các tập đoàn giao ước với nhau rằng: Nếu có một người đàn ông nào đó đến đền thờ vào lúc này th́ chúng ta sẽ hỏi ư kiến của người đàn ông ấy và ư kiến của người ấy sẽ là ư kiến quyết định.

Thật bất ngờ v́ người đàn ông bước chân vào đền thờ lúc đó chính là Muhammad. Muhammad vừa mới lănh đạo một đoàn lữ hành lớn từ Syria trở về Mecca. Theo thông lệ, sau mỗi một chuyến lữ hành thành công, Muhammad đều đến đền thờ Kaaba để tạ ơn Thượng Đế. Đại diện của các tập đoàn thương mại Mecca đến hỏi ư kiến Muhammad. Ông dơng dạc trả lời: "Tất cả chúng ta hăy t́m mọi cách di chuyển Tảng Đá Đen (The Black Stone) đến giữa đền thờ rồi cùng nhau đoàn kết xây lại nơi thờ phượng Thiên Chúa Allah. Chúng ta sẽ biến nơi này thành một trung tâm của thế giới!"

(Tảng Đá Đen là một thiên thạch đă có sẵn ở bán đảo Ả Rập từ rất lâu đời, không ai có thể xác định được niên đại của nó. Người Ả Rập từ ngàn xưa đă tỏ ḷng tôn kính tảng đá này và họ coi nó như một biểu tượng của Đấng Tối Cao. Họ xây đền thờ h́nh khối phủ lên tảng đá đen và gọi đền thờ đó là Kaaba. Tiếng Ả Rập Kaaba có nghĩa là "nhà h́nh khối" (Cubic Building). Đền thờ Kaaba và tục lệ hành hương đă có từ nhiều ngàn năm trước Công Nguyên).

 

Sứ giả của Thiên Chúa  (Messenger of God)

Vào năm 610, lúc đó Muhammad vừa tṛn 40 tuổi, ông thường cầu nguyện, bố thí và thích t́m đến nơi vắng vẻ một ḿnh để suy tưởng về Thiên Chúa. Vào đêm thứ Bảy mùa chay Ramadan, Muhammad một ḿnh leo lên đỉnh núi Hira ở ngoại ô Mecca và t́m đến một cái hang. Bỗng nhiên, một thiên thần hiện ra với ông và ra lệnh "Hăy thuật lại" (Recite!)

Vào thời đó, ở Ả Rập có nhiều người làm nghề thầy pháp (soothsayers). Họ thường nhảy múa lên đồng để xuất hồn xuống âm phủ gặp hồn ma người chết. Sau đó thầy pháp "thuật lại" những điều người chết muốn nói với thân nhân c̣n sống. V́ thế các thầy pháp được gọi là "người thuật lại" (Reciter/ kahin). Khi thiên thần ra lệnh cho Muhammad thuật lại, ông liền từ chối và trả lời ngay rằng: "Tôi không phải là một thầy pháp!" (I'm not a reciter!)

Ngay lúc đó, thiên thần ôm choàng lấy Muhammad một cách thân mật và nói nhỏ nhẹ bên tai ông những lời mặc khải đầu tiên:

"Hăy thuật lại nhân danh Chúa

Là đấng đă tạo ra loài người từ một giọt máu

Hăy thuật lại: Thiên Chúa hào phóng vô cùng

Ngài dùng ng̣i bút để dạy dỗ loài người

Về những ǵ loài người chưa biết".

 

(Recite in the name of thy God

Who createth man from a clot of blood

Recite: Thy Lord is the Most Bountiful

He who taught by the pen

taught man what he knew not - Koran 96:1)

 

Muhammad sợ hăi chạy ra khỏi hang và leo lên đỉnh núi với ư định gieo ḿnh xuống vực để tự tử - Nhưng vừa mới chạy được nửa đường th́ nghe có tiếng nói từ trên trời xuống: "Hỡi Muhammad, con là Sứ giả của Thiên Chúa. Ta là thiên thần Gabriel đây!"

Muhammad đứng trân trân nh́n vị thiên thần và không thể bước tới bước lui. Muhammad quay mặt đi hướng khác, nhưng dù quay hướng nào cũng vẫn nh́n thấy thiên thần ở trước mặt. Muhammad kể rằng: vị thiên thần là một người đàn ông và không đẹp như tranh vẽ của Ki Tô Giáo. Thiên thần tự xưng là "Thần linh của Chân lư" (The Spirit of Truth). Nhiệm vụ của ngài là một phương tiện truyền thông của Thiên Chúa xử dụng để truyền mọi điều của Chúa cho loài người được biết.

Muhammad nghe thiên thần Gabriel giảng giải những điều như vậy liền cảm thấy yên ḷng nên bỏ ư định tự tử và chạy về nhà thuật lại cho bà Khadija biết. Khi vừa trông thấy bà Khadija, Muhammad vội qú xuống rồi ḅ tới bằng hai tay và hai đầu gối. Muhammad nhào vào ḷng bà Khadija như một đứa bé nhào vào ḷng mẹ. Muhammad nói: "Hăy che chở tôi, hăy che chở tôi". Bà Khadija ôm lấy Muhammad trong ṿng tay và nói những lời âu yếm dịu dàng nhằm trấn an, v́ lúc đó bà nghĩ rằng Muhammad có thể đă bị ma ám (Jinni-possessed). Vào thời đó, người Ả Rập không biết đến các chứng bệnh tâm thần. Mỗi khi gặp trường hợp có người mắc bệnh điên loạn hay khủng hoảng tinh thần, người ta thường gán cho là bị ma ám! Bà Khadija tin tưởng nơi Thượng Đế nên đă an ủi Muhammad: "Anh là người tốt đối với mọi người và anh hay giúp đỡ những người nghèo khó. Nhất định Thượng Đế không bao giờ làm điều ǵ xấu cho anh đâu, cưng ạ!"

Liền sau đó bà Khadija dẫn Muhammad đến nhà người anh họ cao niên của bà là Waraqua. Ông này là một tín đồ Ki Tô Giáo rất thông thạo Thánh Kinh Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp. Khi thấy bà Khadija và Muhammad đến, Waraqua không tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông vui vẻ đón chào: "Thật là một điều thánh thiện! Thiên Chúa đă ban cho Muhammad một bộ luật lớn như ngài đă ban cho Thánh Mai-sen xưa kia. Ôi! Muhammad là tiên tri của các dân tộc Ả Rập." (Holy! Holy! There has come to him the greatest MANUS who came to Moses aforetime and lo, he is the prophet of the Arab peoples - Muhammad, a biography of the prophet by Karen Amstrong. Pages 84, 85).

            Waraqua đă dùng tiếng Hy Lạp "MANUS", có nghĩa là Sách Luật, có ư ám chỉ Muhammad là môt tiên tri sẽ mang đến cho các dân tộc Ả Rập một cuốn sách luật vĩ đại như Maisen đă mang đến cho dân tộc Do Thái cuốn sách Kinh "TORAH", theo tiếng Hebrew cũng có nghĩa là Sách Luật. Muhammad đă tiếp thu ư kiến này. Về sau, Muhammad đă đưa vào kinh Koran rất nhiều điều luật về h́nh sự, dân sự và cả về các mặt xă hội chính trị, kinh tế nữa.

            Waraqua giải thích cho Muhammad: "Sự mặc khải của Thiên Chúa cho loài người qua các trung gian là các vị tiên tri (prophets) có tính cách liên tục từ xưa đến nay: khởi đầu từ tổ tiên loài người là Adam, sau đó đến Noah, Abraham, Moses, Isaiah, Gioan Baotixita và Jesus".

            Muhammad chấp nhận quan điểm củaWaraqua nên sau này Muhammad khẳng định đạo Hồi không phải là đạo mới mà chỉ là "Đạo Thiên Chúa Canh Cải" mà thôi (Islam is a Reformed Religion of God).Waraqua cảnh báo cho Muhammad biết trước về những mối nguy hiểm sẽ xảy đến cho người được Chúa chọn làm tiên tri: "Anh sẽ là tiên tri của các dân tộc Ả Rập. Tôi già rồi nhưng tôi sẽ ráng sống cho đến khi người ta ném anh ra ngoài xă hội." Muhammad nghe nói vậy tỏ ra rất bối rối sợ hăi. Waraqua bèn mượn lời của Chúa Jesus trong Thánh Kinh để giải thích cho Muhammad: "Không có tiên tri nào được trọng vọng ở quê hương ḿnh!" (A prophet is always without honor in his own country!).

             Waraqua tỏ ra là một người học thức sáng suốt và rất am tường t́nh h́nh của xứ Ả Rập lúc đó, Ông đă đưa ra những lời khuyên Muhammad rất xác đáng:

            1. Rao giảng những điều mới được mặc khải là một sứ mạng hết sức nguy hiểm nên cần phải có thời gian chuẩn bị mọi việc kỹ càng.

            2. Trong thời gian đó, đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine đang ḍm ngó bán đảo Ả Rập, Waraqua khuyên Muhammad cần tránh tỏ ra thân Ki Tô Giáo hoặc Byzantine để khỏi bị quần chúng gán cho tội thông đồng với địch.

            3. Waraqua biết Muhammad chủ trương độc thần tuyệt đối nhưng ông khuyên Muhammad đừng vội triệt phá các tượng thần - Lư do v́ dân Ả Rập dù có thờ ba nữ thần là những con gái của Thiên Chúa Allah th́ họ cũng vẫn là những tín đồ của đạo Abraham (Abrahamic Religion). Đạo Abraham chính là đạo Do Thái trước thời Moses (Pre-Mosaic Judaism) và cũng là đạo cổ truyền của dân Ả Rập. Muhammad nghe lời khuyên của Waraqua nên đă hoàn toàn im hơi lặng tiếng trong hai năm và sau đó thực hiện đúng những điều Waraqua đă dặn.

            Năm 612, tâm lư chung của dân Mecca là chỉ lo làm giàu bằng mọi cách, bất chấp mọi giá trị đạo đức. Các tập đoàn buôn bán coi nhau như thù địch nên xă hội Mecca lâm vào t́nh trạng chia rẽ cùng cực. Tâm lư quần chúng Ả Rập lúc đó khao khát đi t́m một giải pháp tôn giáo mới (a new religious solution) đáp ứng nhu cầu chung của dân tộc Ả Rập.

            Muhammad cũng như đại đa số dân Ả Rập không thể chấp nhận quan niệm Thiên Chúa Ba Ngôi của đạo Ki Tô v́ nó mang nặng tính chất thần thoại Hy Lạp. Người Ả Rập đă cảm nhận từ rất lâu đời tinh thần tôn giáo Abrahamic, tức tinh thần của đạo Do Thái Nguyên Thủy (4000 TCN - 1250 TCN), cho nên Muhammad t́m về gốc đạo Do Thái như t́m về với cội nguồn tinh thần của cả dân tộc. Chính v́ quan niệm này mà trong đạo hồi Abraham được coi là một tín đồ Hồi Giáo đầu tiên (The First Muslim) là vị tổ phụ lập đạo và cùng là tổ phụ của dân tộc Ả Rập.

            Muhammad không bao giờ tự coi ḿnh là người lập đạo, không bao giờ tự xưng ḿnh là giáo chủ hoặc là Đấng Cứu Thế. Ông không công nhận ḿnh có một sứ mạng nào đối với cả thế giới (no universal mission) cũng không có một nhiệm vụ chính trị nào. Ông chỉ nhấn mạnh một điều rằng: Ông là tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa. Nói cách khác, sau Muhammad sẽ không có một tiên tri nào cả. Điều này rất quan trọng đối với Hồi Giáo: Sau khi Muhammad qua đời, tất cả những người kế vị (Caliphs) đều chỉ là những người kế vị với tư cách lănh đạo Cộng đồng (Leaders of Community) chứ không ai có thể kế vị với tư cách tiên tri (prophet). Điều này ngụ ư: không ai có tư cách sửa đổi giáo lư đạo Hồi hoặc sửa đổi những điều đă ghi trong kinh Koran.

            Muhammad là một người bản tính giản dị, rất ghét lối sống xa hoa phù phiếm. Ông thường mặc loại quần áo may bằng vải thô. Khi kiếm được tiền, ông thường chia sẻ rộng răi với những người nghèo. Ông có khuynh hướng sống khổ hạnh. Ông không kết án người giàu một cách quá khích như Jesus "Kẻ giàu vào thiên đàng khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim". Nói như vậy có nghĩa là mọi kẻ giàu đều phải xuống hỏa ngục. Muhammad không tin như vậy, ông nói: "Người nghèo vào thiên đàng trước người giàu". Ông tin rằng Chúa nhân lành nên không bao giờ phạt một người nào đời đời trong hỏa ngục. Thậm chí như quỉ Satan, Muhammad tin rằng Satan sẽ được Chúa tha tội trong ngày Phán Xét Cuối Cùng. Vào thời Muhammad, hai phần ba phụ nữ trong xă hội là nô lệ. Muhammad muốn đem đến cho họ một niềm hy vọng trong tôn giáo. V́ thế đa số những tín đồ Hồi Giáo đầu tiên là những người nô lệ, phụ nữ và những người khốn cùng trong xă hội.

            Muhammad là người khiêm tốn nên ông cũng xác định Kinh Thánh Koran có một nhiệm vụ cũng rất khiêm tốn: "Koran chỉ làm nhiệm vụ của một kẻ nhắc lại những điều mà mọi người đă biết" (The Quran claimed to be a reminder of things that every body knew already - Koran 80: 11).

            Tất cả những nghi lễ lớn của đạo Hồi hiện nay như hành hương Mecca, sự tôn kính thánh tích Tảng Đá Đen ở đền thờ Kaaba, tục lệ bố thí cho người nghèo, ăn chay trong tháng Ramadan, giết súc vật làm lễ hy sinh (animal sacrifice)... đều xuất phát từ tôn giáo cổ truyền của các bộ lạc Ả Rập nhiều ngàn năm trước khi Muhammad ra đời.

            Có thể nói mọi người Ả Rập đều đă sẵn có niềm tin vào Thiên Chúa, Muhammad không phải tốn công thuyết phục đồng bào của ḿnh về điểm này, chỉ cần làm sao thuyết phục họ tin rằng Muhammad là tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa.

            Công việc trọng tâm trong sự thuyết phục đó tưởng đơn giản mà thật khó khăn. Sau hai năm viết sách Koran và thuyết phục mọi người, Muhammad chỉ chinh phục được mấy người trong gia đ́nh: vợ, bốn con gái và hai con nuôi. Ông chú Abu Talib không chịu theo. Tuy nhiên, một người xa lạ là Abu Bakr chẳng những nhiệt t́nh theo đạo Hồi mà c̣n hết ḷng bênh vực che chở cho Muhammad. Abu Bakr là một thương gia rất giàu và có uy quyền đối với các tập đoàn thương mại ở Mecca. Nhờ uy tín của ông, nhiều thanh niên và những người có thế lực tại Mecca đă theo đạo Hồi.

 

            Cuộc Tỵ Nạn tại Ethiopia

            Người Ả Rập tin Adong - Evà là tổ tiên loài người và tin có một Thiên Chúa mà họ gọi là Allah, nhưng không biết từ bao giờ họ lại tin rằng Thiên Chúa Allah có 3 cô con gái tên là Al-Lat, Al-Uzza và Manat. Tại đền thờ Kaaba ở Mecca, người Ả Rập tôn thờ Thiên Chúa là chính yếu. Thiên Chúa vô h́nh vô tượng nhưng ba nữ thần con của Thiên Chúa th́ có tượng thờ tại đền này. Ngoài ra, người dân Mecca c̣n làm thêm 360 tượng thần cai quản 360 ngày trong một năm Âm Lịch.

            Năm 616, Muhammad giảng đạo tại đền thờ Kaaba và thuyết phục mọi người hăy phá bỏ các tượng thần, nhất là 3 tượng nữ thần con của Thiên Chúa.

            Muhammad thuyết giảng rằng: đạo thật của Abraham là chỉ tôn thờ một Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa không đẻ con nên không có thần nào là con trai hay con gái của Thiên Chúa cả!

            Trước đây 6 năm, Waraqua đă cảnh báo Muhammad về sự nguy hiểm khi khuyên người ta phá bỏ các tượng thần. Nay Muhammad phải đối diện với sự nguy hiểm trong thực tại: Muhammad mất hết sự ủng hộ của mọi người. Các tập đoàn thương mại ở Mecca công khai tuyên bố Muhammad là kẻ thù của quần chúng. Mọi người kết tội Muhammad đă nhục mạ những vị thần thiêng liêng của họ. Nhiều người cuồng tín mang theo vũ khí đi lùng bắt Muhammad. Lúc đó, Muhammad vội chạy trốn để tránh mặt. Bọn người cuồng tín kéo đến nhà ông chú của Muhammad là Abu Talib để hành hung ông mặc dù lúc đó ông đă rất già. Cuối cùng bọn cuồng tín bắt hết những người nô lệ theo đạo Hồi trói vào cọc rồi thiêu sống.

            Muhammad biết t́nh h́nh rất căng thẳng và không thể ḥa giải nên nội trong đêm hôm đó Muhammad cùng 53 người thân nhân và tín đồ bí mật lẻn ra khỏi thành phố Mecca đi tỵ nạn tại xứ Abyssinia (tức Ethiopia ngày nay). Muhammad và mọi người đi theo được vua Negus tiếp kiến và bảo vệ - Muhammad biết vua Negus và triều đ́nh Abyssinia theo Ki Tô Giáo nên ông bảo Zayd chọn lựa các đoạn trong kinh Koran nói về Chúa Jesus và bà Maria đọc to lên cả triều đ́nh cùng nghe. Sau khi nghe những câu thơ của kinh Koran ca ngợi Chúa Jesus và đức bà Maria, nhà vua khen ngợi Muhammad và nghĩ rằng đạo Hồi cũng là đạo Ki Tô!

 

            Những Vần Thơ của Quỉ Sa Tăng.-

            Trong thế giới Tây Phương thù nghịch với đạo Hồi, người ta đă phổ biến nhiều chuyện bề ngoài có tính cách lịch sử nhưng bên trong nhằm chế nhạo hoặc bôi bẩn giáo chủ Muhammad. Một trong những chuyện đó rút ra từ sách Sử Kư của Ibn Sad và Tabari. Chuyện đó kể rằng: Sau khi giảng đạo tại Kaaba nhằm thuyết phục mọi người phá bỏ các tượng thần, Muhammad không ngờ bị mọi người phản đối kịch liệt. Chẳng những thế, Muhammad c̣n bị những người cuồng tín phẫn nộ đi lùng bắt để giết chết. Muhammad bị dồn vào thế kẹt hết sức nguy hiểm. Để tạm thời đối phó với t́nh thế, Muhammad viết trong chương 53 của kinh Koran hai câu thơ nhượng bộ những người đa thần giáo như sau:

            "Các người không coi trọng ba vị nữ thần

            Al-Lat, Al-Uzza và Manat sao?

            Những vị đó đều là những thiên thần

            mà lời cầu nguyện của họ đều được

            Thiên Chúa chấp nhận".          

(Have you considered Al-Lat, Al-Uzza and Manta?

They are the exalted angels whose intercession is approved - Koran, sura 53: 19-20).

 

            Sau đó, Muhammad sai người đưa kinh Koran cho những người ở Mecca đọc, đặc biệt lưu ư họ về hai câu thơ nói về ba vị nữ thần. Những người đa thần giáo ở Mecca cho rằng Muhammad đă chịu thừa nhận các nữ thần của họ và họ bằng ḷng bỏ qua cho Muhammad về tội xúc phạm thần thánh trước đây.

            Mấy năm sau, Muhammad kéo 10.000 quân trở lại chiếm Mecca. Đợi đến lúc hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh ở Mecca, Muhammad mới dám hủy bỏ hai câu thơ 19-20 trong Sura 53. Muhammad viết trong chương 5 những câu thơ phủ nhận các nữ thần, gọi các nữ thần là sản phẩm tưởng tượng không đáng tôn thờ.

            Chương 5 trong kinh Koran c̣n nói rơ rằng: Các câu thơ trước đây chấp nhận sự tôn thờ các nữ thần Ả Rập là những câu thơ đă được gợi ư bởi quỉ Sa Tăng. (The verses inspired by Satan)

            Năm 1988, nhà văn Anh gốc Ấn Salman Rushdie đă mượn ư của câu chuyện trên để viết cuốn tiểu thuyết "The Satanic Verses". Rushdie sưu tầm các chuyện huyền thoại của Tây Phương từ xưa đến nay nói về Muhammad nhằm mục đích tạo ấn tượng nơi độc giả về Muhammad như một gă lừa đảo với những tham vọng chính trị.

            Chủ đích của cuốn tiểu thuyết cũng nhằm chứng tỏ rằng cuốn kinh Koran của đạo Hồi không phân biệt được điều lành và điều dữ. Koran chẳng bao giờ là sách ghi lời của Chúa mà hoàn toàn được sáng tạo bởi cá nhân Muhammad mà thôi.

          

Chuyến Du Hành Ban Đêm (The Night Journey).-

Trong một buổi tối năm 620, Muhammad đến thăm cô em họ là Umm Hani (chị ruột của Ali) cư ngụ ở gần đền thờ Kaaba. Sau đó, Muhammad vào đền thờ để ngủ qua đêm. Trong lúc đang ngủ th́ ông được thiên thần Gabriel đánh thức dậy rồi đặt ông ngồi trên lưng một con ngựa thần. Tiếng Ả Rập gọi con ngựa thần là Buruq. Đó là một con ngựa có đầu người và có hai cánh giống như cánh chim rất lớn. Ngựa thần chở ông từ Mecca đến Jerusalem rồi đáp trên núi Đền Thờ (Temple Mount). Tại đây, Muhammad được đón chào bởi các tiên tri Do Thái: Abraham, Mai-sen và Jesus. Thiên thần Gabriel dẫn Muhammad đến một cái thang và cả hai cùng leo lên. Tại tầng trời thứ nhất, Muhammad gặp tổ tiên loài người  là Adam. Tầng thứ hai do Jesus và Gioan Baotixita cai quản. Tầng thứ ba có Joseph. Tầng thứ tư do Enoch chủ tŕ. Tầng thứ năm do Aaron, tầng sáu do Mai-sen. Tầng thứ bảy do Abraham. Ṿm trời trên cùng là nơi ở của Thiên Chúa Allah.

Sau khi được yết kiến Thiên Chúa và được ngài căn dặn phải cầu nguyện mỗi ngày 50 lần, Muhammad cùng với thiên thần Gabriel xin cáo từ và xuống thang. Khi xuống đến tầng thứ sáu th́ Mai-sen dặn Muhammad rằng: "Không nên bắt tín đồ cầu nguyện nhiều quá. Thiên Chúa đ̣i phải cầu nguyện mỗi ngày 50 lần nhưng chỉ cần cầu nguyện mỗi ngày 5 lần cũng đủ rồi!"

Sau giấc mơ đi Jerusalem năm 620, Muhammad viết kinh Koran qui định mỗi ngày các tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần. Mỗi lần cầu nguyện phải quay mặt về hướng Jerusalem. Năm 627, Muhammad ra lệnh hành quyết tập thể 700 người Do Thái tại Medina v́ những người này có âm mưu chống lại ông. Sau vụ này ông thù ghét người Do Thái và đạo Do Thái nên ông viết lại kinh Koran qui định cho các tín đồ khi cầu nguyện phải quay mặt về hướng Mecca chứ không phải là Jerusalem như trước.

Ngôi vị của Mai-sen (giáo chủ đạo Do Thái) trước đây cao hơn ngôi vị của Jesus (Giáo Chủ đạo Ki Tô). Nay Muhammad đảo ngược lại: nâng Jesus lên cao hơn Mai-sen v́ lúc này Muhammad chưa có điều ǵ thù oán với Ki Tô Giáo. Ngày nay, các tín đồ Hồi Giáo kính trọng nhất là Tiên tri Muhammad, kế đến là tiên tri Jesus và tiên tri Mai-sen. Đối với họ, tất cả các tiên tri này đều là những người trần mắt thịt và đều là đầy tớ của Thượng Đế (Servants of God).

 

Charlie Nguyễn

 

 

 

THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP VÀ LẬP ĐẠO CỦA MUHAMMAD

 

GIAI ĐOẠN II (622-632)

 

Năm 619, người vợ yêu quí của Muhammad là bà Khadija qua đời, hưởng thọ 64 tuổi. Qua năm sau, Muhammad lấy cô Sawdah, 30 tuổi, là em dâu của ông Suhayl tù trưởng bộ lạc Amir. Cô Sawdah hiện là một góa phụ. Ba năm về trước, Sawdah đă cùng chồng đi tỵ nạn tại Ethiopia cùng với gia đ́nh của Muhammad v́ vợ chồng cô đều theo đạo Hồi. Khi trở lại Mecca được ít lâu th́ chồng cô bị bệnh và qua đời. Muhammad cưới cô Sawdah với ư định liên kết quân sự với tù trưởng Amir, nhưng sau này tù trưởng Amir đă chống lại Muhammad và bị bắt làm tù binh tại Medina.

            Cũng trong năm 620, người bạn giàu có và hết sức thân cận của Muhammad là Abu Bakr đă gă cô con gái út của ông là Aisha mới lên 6 tuổi cho Muhammad. Sự hứa gă chỉ có tính cách h́nh thức v́ Aisha vẫn sống với cha mẹ. Sau này, khi Aisha lên 9 tuổi mới sống với Muhammad như vợ chồng.

            Trong thời gian này, tại thành phố Yathrib đă có khoảng 100 gia đ́nh theo đạo Hồi. Yathrib là một ốc đảo khá lớn, cách Mecca khoảng 200 dặm về phia bắc. Đây là nơi cư ngụ lâu đời của sáu bộ lạc Ả Rập và ba bộ lạc Do Thái.

            Vào tháng 9 năm 622, một phái đoàn 75 người từ Yathrib đến Mecca mời Muhammad cùng gia đ́nh và các tín đồ Hồi Giáo di cư về Yathrib để thành lập cộng đồng Hồi Giáo đầu tiên. Sau một thời gian ngắn chuẩn bị, Muhammad và khoảng 100 gia đ́nh Hồi Giáo bí mật trốn Mecca để di cư đến Yathrib. Trong số này có gia đ́nh của Abu Bakr.

            Sau mấy ngày băng qua những băi cát sa mạc, đoàn người di cư của Muhammad đă tới ốc đảo Yathrib ngày 24 tháng 9 năm 622. Đây là ngày trọng đại trong lịch sử Hồi Giáo v́ đó chính là ngày mở đầu cho cả một kỷ nguyên Hồi Giáo. Lịch Hồi Giáo bắt đầu từ ngày này chứ không phải từ ngày sinh của Muhammad. Năm 622 Dương Lịch trở thành năm thứ nhất của Âm Lịch Hồi Giáo. Danh từ Ả Rập gọi cuộc di cư lịch sử này là HIJRA. Thành phố Yathrib nguyên là tên gọi theo tiếng Hebrew của người Do Thái, nay được đổi tên thành Medina, chữ tắt của Madinat Al Rasul có nghĩa là Thành Phố của Thiên Sứ (City of Messenger). Medina từ một ốc đảo heo hút giữa sa mạc đă trở thành thánh địa thứ hai sau Mecca. Hiện nay mỗi năm cũng có khoảng từ 2 đến 3 triệu tín đồ trên khắp thế giới đến đây hành hương.

            Lúc ban đầu mới đến Medina, Muhammad và đoàn người Hồi Giáo chỉ là những kẻ tỵ nạn rách nát chạy trốn sự ngược đăi của những người đa thần giáo ở Mecca. Nhưng dần dần, trong ṿng 5 năm kế tiếp, cả 6 bộ lạc Ả Rập ở Medina đều theo đạo Hồi và tất cả thành phố Medina được đặt dưới quyền lănh đạo duy nhất của Muhammad.

            Cả 6 bộ lạc ở Medina cùng kư với nhau một hiệp ước gọi là "Umma", có nghĩa là hiệp ước thành lập một đơn vị xă hội căn bản. Nói đúng hơn, đó là một cộng đồng Hồi Giáo liên kết với nhau trên nền tảng tôn giáo chứ không đặt trên nền tảng huyết thống hay chủng tộc. Kinh Koran nêu lên điều căn bản cho cộng đồng Hồi Giáo như sau: "Quan hệ giữa các tín đồ Hồi Giáo với nhau là quan hệ anh em ruột thịt" (The believers are bond of brothers - Koran 49:10).

            Một điều đặc biệt là tại Medina, Muhammad ra lệnh cho các tín đồ phải nghe lời ông như nghe lời Chúa. Tất cả các tín đồ già trẻ lớn bé đều tuân lệnh của ông răm rắp. Ông viết trong kinh Koran: "Ai vâng lời tiên tri là vâng lời chính Thiên Chúa" (He that obeys the Apostle, obeys Allah himself - Koran 4:80).

            Không ai có thể phủ nhận được tài thuyết phục của Muhammad. Ông đă dùng tôn giáo để thống nhất các bộ lạc Ả Rập trước đây luôn luôn thù nghịch nhau. Tôn giáo đă tập họp họ trong một cộng đồng Hồi Giáo (umma). Medina đă trở thành khuôn mẫu đầu tiên về umma mà các người kế vị sau này đă bắt chước để bành trướng đạo Hồi ra khắp thế giới.

            Muhammad trú ngụ tại Medina trong 10 năm. Nhiều sử gia chuyên về Hồi Giáo đă chia thời gian này làm hai giai đoạn:

-           Giai đoạn đầu từ năm 622 đến 627

-           Giai đoạn sau từ năm 627 đến 632 là năm Muhammad qua đời.

 

GIAI ĐOẠN ĐẦU TẠI MEDINA (622-627)

          

            Trong thời kỳ 5 năm đầu trú ngụ tại Medina, Muhammad và cộng đồng Hồi Giáo đầu tiên đă thực hiện rất nhiều cuộc đột kích (raids) nhằm mục đích tấn công các đoàn lữ hành đi qua sa mạc để cướp lạc đà, ngựa, vũ khí, hàng hóa và các loại thực phẩm. Cộng đồng Hồi Giáo tại Medina khó có thể sống c̣n nếu không tổ chức các vụ cướp nói trên. Ngoài ra, Muhammad biết trước những người đa thần giáo ở Mecca sớm muộn cũng sẽ tấn công cộng đồng Hồi Giáo tại Medina. Do đó ông phải lo tăng cường binh lực bằng cách cướp lạc đà, ngựa, vũ khí và tích lũy lương thực.

            Muhammad luôn luôn kêu gọi cộng đồng Hồi Giáo tại Medina phải sẵn sàng chiến đấu và tích cực tham gia thánh chiến (Jihad). Ư niệm "thánh chiến" trong Hồi Giáo không chỉ có nghĩa là sẵn sàng tử đạo mà c̣n có nghĩa là một "bổn phận thiêng liêng" của mọi tín đồ phải tham gia chiến đấu trên mọi mặt trận, từ tinh thần đến vật chất, từ kinh tế đến chính trị. Do đó, các chương trong kinh Koran được viết tại Medina đều mang đậm nét về chính trị, xă hội, kinh tế và cả về quân sự nữa.

            Muhammad hoàn toàn khác với Jesus v́ ông không bao giờ chấp nhận "đưa má cho người ta tát". Ông đưa ra một học thuyết được mệnh danh là "Thần Học Chiến Tranh Chính Đáng" (Theology of the just war). "Khi anh gặp những kẻ không tin đạo gây chiến th́ đừng bao giờ quay lưng về phía chúng"  (When you meet those who disbelieve marching for war, then turn not your back to them - Koran 8:15). Khi viết những câu thơ này, Muhammad đang phải đối phó với nguy cơ chiến tranh với Mecca. Muốn chiến thắng Mecca th́ trước hết phải tiến hành những cuộc đột kích những chuyến hàng nhỏ của Mecca để làm suy yếu dần nguồn nhân lực tài lực của họ. Sau đó tiến đến những cuộc tấn công lớn để triệt tiêu độc quyền buôn bán của Mecca với Syria. Khi độc quyền buôn bán đó không c̣n nữa th́ nền kinh tế của Mecca sẽ bị suy sụp. Cuối cùng sẽ có ngày toàn thành phố Mecca bị Muhammad chinh phục.

 

            1. Những cuộc "thánh chiến" đẫm máu.-

            Trong mấy tháng đầu năm 623, Muhammad cho người đi thám thính để theo dơi t́nh h́nh của các đoàn lữ hành Mecca đi Syria. Quân thám thính về báo cáo có một đoàn lữ hành sắp đi ngang qua Medina và có rất ít người bảo vệ. Muhammad sai Hamzah dẫn vài chục kỵ binh đi phục kích. Sau khi giết hết mọi người trong đoàn lữ hành, đoàn kỵ binh của Hamzah dẫn hết lạc đà, ngựa và toàn bộ chiến lợi phẩm về Medina.

            Từ đầu năm 623 đến tháng 9 năm đó, Muhammad đă thực hiện nhiều cuộc đột kích như vậy. Các thương gia ở Mecca đối phó bằng cách kư hiệp ước với các bộ lạc ở dọc theo bờ biển Hồng Hải.

            Con đường dọc theo bờ biển Hồng Hải là trục lộ chính của các đoàn lữ hành từ Mecca đi Syria. Đồng thời, các thương gia Mecca tuyển nhiều kỵ binh ưu tú thuộc bộ lạc Bedouin để tăng cường bảo vệ các đoàn lữ hành.

            Tháng 9 năm 623, sau khi đă tăng cường an ninh mọi mặt, Mecca ủy nhiệm cho đại thương gia Umayah Juma hướng dẫn một đoàn lữ hành rất lớn gồm có 2.500 lạc đà chở hàng từ Mecca đi Syria. Muhammad hay tin này đă quyết định huy động toàn lực và đích thân chỉ huy cuộc tấn công để cướp số hàng lớn lao này.

            Cuộc tấn công thành công mỹ măn. Mecca bắt đầu cảm thấy phải nể sợ Muhammad. Sau vụ này, Mecca đành tạm ngưng các chuyến buôn phải qua Medina. Thay v́ đi về phương bắc, họ đi về phương nam để buôn bán với xứ Yemen.

            Mặc dầu Mecca đă bỏ tuyến đường phía bắc và phải đổi về tuyến đường phía nam buôn bán với Yemen, nhưng Muhammad vẫn không buông tha. Tháng giêng năm 624, Muhammad sai Abdallah mang quân đi ṿng xuống phía nam của bán đảo Ả Rập, cách Medina tới hơn 400 dặm, để chận đánh đoàn lữ hành của Mecca đang trên đường tới Yemen. Đoàn quân của Abdallah cướp trọn số hàng đem về Medina. Vụ này gây phẫn nộ cho mọi người Ả Rập v́ theo truyền thống của đạo cổ truyền th́ tháng giêng là tháng thiêng liêng, mọi việc cướp của giết người phải được kiêng cữ. Dân Mecca gọi Muhammad là kẻ vô thần.

            Sự phẫn nộ của dân Mecca chưa kịp nguôi th́ xảy ra vụ kế tiếp. Đó là vào tháng ăn chay Ramadan, tức tháng 3 năm 624, Muhammad nghe tin một đại thương gia của Mecca là Abu Sufyan sẽ dẫn một đoàn lữ hành gồm trên 1000 người chở nhiều hàng quí giá của ngoại quốc đem về Mecca.

            Muhammad huy động 500 quân, gồm có 350 tín đồ Hồi Giáo t́nh nguyện và 150 người thuộc các bộ lạc ở Medina. Muhammad dẫn quân đến bố trí tại các đồi cát ở Badr, một địa danh ở sát bờ Hồng Hải và cách Medina khoảng 100 cây số về phía tây. Badr là nơi các bộ lạc Ả Rập thường tổ chức hội chợ để mua bán trao đổi các đặc sản của ḿnh.

            Abu Sufyan là một thủ lănh thông minh và giàu kinh nghiệm. Trước khi đoàn lữ hành tiến đến một đia điểm nguy hiểm hay khả nghi, Sufyan luôn luôn cho một toán tiền thám phi ngựa đến đó trước để quan sát hoặc thăm ḍ dân địa phương. Toán tiền thám về báo cáo cho biết quân phục kích của Muhammad hiện có mặt tại Badr.  Abu Sufyan ra lệnh cho đoàn lữ hành tạt ngang sang tay mặt để đi xuống vùng băi biển bằng phẳng của Hồng Hải. Đồng thời ông thuê một người cưỡi ngựa rất giỏi tên là Damdam phi ngựa như bay về Mecca cấp báo và yêu cầu mang quân ra để hộ tống đoàn lữ hành trên đường về Mecca.

            Sau khi được Damdam báo tin về việc Muhammad bố trí quân phục kích tại Badr, toàn dân Mecca hết sức tức giận v́ chuyến hàng do Sufyan điều khiển là chuyến hàng đắt giá nhất của giới thương gia Mecca. Hơn nữa, cuộc đột kích diễn ra lúc này đang trong tháng Ramadan chứng tỏ Muhammad bất chấp tục lệ cổ truyền thiêng liêng của người Ả Rập. Càng ngày Muhammad càng tỏ ra là một người nguy hiểm!

            Do sự tức giận đó nên số người tự nguyện tham gia đoàn quân tiếp cứu Sufyan ghi tên rất đông và gồm cả những người thân thiết của Muhammad nữa. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, giới lănh đạo Mecca đă qui tụ được trên một ngàn người, trong đó có chú ruột của Muhammad là Abbas, hai em họ chí thân đă từng sống chung với Muhammad dưới một mái nhà từ nhỏ (đó là hai con trai của Abu Talif, chú ruột kiêm cha nuôi của Muhammad từ lúc 8 tuổi), tù trưởng bộ lạc Amir là bạn thân kiêm anh rễ của vợ Muhammad và có cả Hakim là cháu ruột của bà Khadija (vợ đầu của Muhammad).

            Ngay chiều hôm đó, đoàn quân tiếp cứu rời Mecca tiến về Badr. Họ phải đi qua Badr đến địa điểm trên bờ biển Hồng Hải để gặp đoàn lữ hành của Sufyan. Quân số của cả hai đoàn gộp lại lên tới trên 2000 người. Ỷ vào quân số đông gấp bốn lần quân số của Muhammad nên họ yên tâm lên đường trở về Mecca.

            Toán thám báo của Muhammad báo cáo cho biết đoàn quân đông đảo của Sufyan sắp đi ngang qua Badr. Muhammad kêu gọi mọi người phải quyết tâm chiến đấu dù phải đối đầu với bạn bè hoặc người ruột thịt. Muhammad bố trí người tại các giếng nước ở Badr để ngăn chặn mọi nguồn nước uống. Số quân c̣n lại núp sau các đụn cát. Muhammad căn dặn mọi người phải tiêu diệt những người lănh đạo của Mecca ngay từ đầu để gây rối loạn hàng ngũ của địch. Muhammad không sợ quân số đông của Mecca v́ ông biết rơ những người chỉ huy của họ chỉ quen chỉ huy những nhóm nhỏ mà thôi. Khi có quân số đông, họ sẽ không biết điều động và phối hợp ra sao.

            Quân số của Muhammad tuy ít nhưng Muhammad có tài chỉ huy, quân lính dưới quyền ông tuyệt đối vâng lời và có kỷ luật.

            Trưa hôm sau, đoàn lữ hành của Abu Sufyan và đoàn tiếp cứu của Mecca từ từ tiến vào Badr. Các cung thủ của Muhammad núp sau các đụn cát đột nhiên xuất hiện và ưu tiên nhắm bắn các cấp chỉ huy của đoàn lữ hành. Chỉ trong khoảnh khắc, 50 người chỉ huy đoàn lữ hành bỏ xác tại trận. Đoàn người lữ hành và tiếp cứu hoảng hồn bỏ chạy tán loạn. Quân của Muhammad từ mọi hướng xông ra chém giết nhiều vô kể. Một số tàn quân của Mecca sống sót chạy thoát. Muhammad chiếm được hàng trăm lạc đà và ngựa, tịch thu nhiều vũ khí, quân trang và hàng hóa ngoại nhập đủ loại. Muhammad cho giải 70 tù binh về Medina. Điều đặc biệt là những tù binh này hầu hết đều là bạn bè hoặc họ hàng của những người Hồi Giáo trước đây ở Mecca di cư về Medina.

            Trong số đó có Suhayl, tù trưởng bộ lạc Amir là bạn thân của Muhammad trước đây và là anh chồng cũ của Sawdah, vợ của Muhammad hiện nay. Quan trọng hơn cả là tù binh Abbas, chú ruột của Muhammad. Sau đó là Aquil và Nawfal là hai con trai của Abu Talif, chú ruột kiêm cha nuôi của Muhammad. C̣n  một người nữa cũng quan trọng không kém là Abu Alas, con rễ của Muhammad. Abu Alas lấy cô con gái áp út của Muhammad tên là Zaynab. V́ Abu không chịu theo đạo Hồi và không di cư đến Medina nên Zaynab phải ở lại Mecca với chồng con.

            Khi đoàn quân của Muhammad chiến thắng trở về, tất cả mọi người Hồi Giáo ở Medina chạy ra đón mừng với niềm hân hoan chưa từng có. Bởi v́ cứ mỗi lần đoàn quân chiến thắng trở về th́ tất cả những đồ cướp được (loots) đều phân phát cho tất cả mọi người. Lần này họ hy vọng sẽ nhận được nhiều hàng hóa ngoại nhập quí hiếm mà b́nh thường họ không thể có được.

            Trong lúc đó, ba bộ lạc Do Thái tại Medina tỏ ra hết sức lo ngại v́ những người Ả Rập Hồi Giáo quá hiếu chiến hiếu sát sẽ trở thành một mối nguy hiểm khó lường trong tương lai.

            Tại Mecca cũng như tại khắp nơi trên bán đảo Ả Rập, tin tức về trận đánh ở Badr đă làm mọi người phải bàng hoàng v́ sự tổn thất lớn lao về người và của mà Muhammad đă gây ra cho Mecca. Không riêng ǵ Mecca mà cả những bộ lạc Bedouin và Do Thái cũng phải e dè và chuẩn bị đối phó với Muhammad.

            Muhammad và các tín đồ của ông không quan tâm đến những vấn đề nói trên. Trái lại, mọi người đều cảm thấy rất phấn khởi sau một chiến thắng lớn hơn dự tưởng. Muhammad càng thêm tin tưởng rằng Chúa đă phù hộ một cách đặc biệt cho đoàn quân Hồi Giáo của ông. Chính Thiên Chúa đă tiêu diệt người Mecca chứ không phải ông diệt họ. Diệt địch nhân danh Chúa là đặc quyền của người Hồi Giáo. Ông đă diễn đạt những ư trên trong kinh Koran như sau:

            "Anh đă không giết người như anh nghĩ mà là Chúa đă giết họ. Khi anh quật ngă họ nhưng không phải do anh mà là Chúa đă quật họ. Đó là đặc quyền mà Chúa đă ban cho những tín đồ của Ngài". (You did not slay the ennemies, but God slew them. When thou threw it was not thyself that threw, but God threw. And that He might confer on the believers a fair benefits - Koran 8:17).

            Mặc dầu thực hiện những hành vi cướp của giết người nhưng Muhammad và các tín đồ vẫn tin tưởng ḿnh có chính nghĩa và luôn luôn được Thiên Chúa phù hộ, cho nên dù cho quân số ít cũng vẫn có thể đánh thắng những kẻ địch đông hơn gấp bội.

            Kinh Koran viết về điều này như sau:

            " Nếu quân số của anh chỉ có hai mươi, nhưng đều là những người kiên cường, các anh sẽ chiến thắng hai trăm địch. Nếu quân số của anh có một ngàn, các anh sẽ chiến thắng hai ngàn địch. Đó là sự cho phép của Chúa".

            (If there be twenty of you - patient men.

            You will overcome two hundred.

            If there be one thousand of you.

            You will overcome two thousand,

            by the leave of God. God is with the patient - Koran 8:67)

            Cái ư nghĩ cho rằng Thiên Chúa đứng cùng phe với ḿnh trong các cuộc chiến tranh là một đặc tính trong truyền thống của các đạo thờ Thiên Chúa, bao gồm cả đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi.

            -Thánh kinh Cựu Ước Exodus của đạo Do Thái kể chuyện Mai-sen dẫn dân Do Thái đến Biển Đỏ th́ được Chúa hóa phép cho nước biển rẽ sang hai bên tạo thành con đường cho dân Do Thái đi qua đáy biển an toàn. Liền sau đó th́ đoàn quân của vua Pharaon Ai Cập ập tới để rượt bắt những người Do Thái. Khi đoàn quân Ai Cập đi xuống con đường dưới đáy biển th́ Chúa hóa phép cho nước biển từ hai bên ập lại khiến cho đoàn quân Ai Cập bị chết đuối hết. Mai-sen và dân Do Thái qú xuống cảm  ơn Chúa và xưng tụng Chúa  là "Thiên Chúa của các đạo binh"

            - Người Công Giáo cũng bắt chước người Do Thái tin rằng Thiên Chúa luôn luôn đứng về phe với họ để giúp họ chống lại mọi kẻ thù. Tại các buổi lễ ở nhà thờ, người Công Giáo luôn luôn đọc kinh trong đó có câu: "Thánh, Thánh, Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, vinh danh Chúa trên các tầng trời!"

            Đối với Muhammad, mặc dầu ông dạy các tín đồ tin tưởng vào sự phù hộ đặc biệt của Chúa, nhưng ông là người rất thực tế nên làm việc ǵ cũng phải tính toán cẩn thận. Sau trận đánh ở Badr, Muhammad biết Mecca sẽ nhất định trả thù bằng cách kéo quân đến tấn công Medina. Do đó, việc trước tiên ông phải làm là đối xử tốt với các tù binh.

            Trước hết, ông đích thân đi điểm mặt 70 tù binh. Ông nhận ra hai người trước đây đă nhục mạ ông khi ông giảng đạo tại Mecca. Ông ra lệnh cho quân lính mang hai người đó ra chợ chém đầu. Sáu mươi tám người c̣n lại được cởi trói nhưng đều bị nhốt trong nhà giam. Tất cả đều được cho ăn uống tử tế.

            Trong đêm hôm đó, Muhammad không ngủ được v́ cảm thấy thương ông chú ruột là Abbas và hai người em họ đă sống với ông trên mười năm tại nhà ông chú Abu Talib, đó là Aquil và Nawfal. Sáng hôm sau Muhammad ra lệnh phóng thích ba người này. Mấy hôm sau, nhiều thân nhân của các tù binh mang tiền hoặc vàng bạc đến Medina để xin chuộc mạng cho các tù binh.

            Sau khi nghe tin chồng là Abu-Alas bị bắt làm tù binh ở Medina, Zaynab (con gái của Muhammad) vội gom tiền bạc và nữ trang rồi đưa cho anh của chồng là Amir đến Medina nộp tiền chuộc (ransom) cho Muhammad để lănh Abu-Alas về. Trong số nữ trang Amir giao nộp có cái ṿng đeo tay của bà Khadija thường đeo lúc c̣n sống, trước khi chết bà đă trao lại cho Zaynab. Vừa nh́n thấy chiếc ṿng đó, Muhammad nhận ra ngay đó là chiếc ṿng đầy kỷ niệm của người vợ yêu quí nhất đời của ông. Ông xúc động bật khóc rồi trả lại hết mọi thứ cho Amir. Ông cho gọi Abu Alas đến để yêu cầu người con rễ phải đưa Zaynab và đứa cháu ngoại đến Medina sống với ông. Trong lúc này tại Medina chỉ c̣n lại cô gái út tên Fatimah, 20 tuổi, là người thân duy nhất sống gần ông mà thôi. Sau khi Abu Alas hứa thực hiện lời ông yêu cầu, y liền được thả tự do.

            Chỉ vài tuần lễ sau trận đánh Badr, tại Medina diễn ra hai đám cưới linh đ́nh:

            - Đám cưới thứ nhất của Fatimah và Ali. Ali là con trai út của ông chú Abu Talib. Khi ông Talib qua đời th́ Ali mới 5 tuổi, Muhammad đem về nuôi từ đó đến nay. Ali và Fatimah đă sống với nhau chung một nhà từ nhỏ đến lớn nên rất hiểu nhau.

            - Đám cưới thứ hai là của chính Muhammad và cô Hafsah, 18 tuổi, con gái của bạn Muhammad là Umar.

            Năm 625, Muhammad 55 tuổi, cô vợ bé bỏng mà Muhammad yêu quí nhất là Aisha - con gái út của Abu Bakr - năm nay vừa tṛn 11 tuổi. Mặc dầu c̣n nhỏ xíu nhưng Aisha cũng biết ghen với các bà vợ khác của Muhammad. Tuy nhiên, trong đám cưới này, Aisha không ghen với Hafsah mặc dầu Hafsah rất đẹp. Cô bé Aisha tuy c̣n nhỏ nhưng rất thông minh. Cô bé hiểu rằng: Cha cô là Abu Bakr cũng như cha của Hafsah là Umar đều đă gă con gái để kết thân với Muhammad. Từ mấy năm nay, Abu Bakr và Umar đă là hai cộng sự viên quan trọng nhất của Muhammad. V́ cùng hiểu như vậy nên Aisha và Hafsah trở thành đôi bạn chí cốt cho đến chết. Quả nhiên về sau Abu Bakr và Umar đều trở thành những người kế vị Muhammad và đều là những người then chốt nắm vận mạng của Hồi Giáo trong thời sơ khai.

            Sau những tổn thất nặng nề tại Badr, giới lănh đạo Mecca quyết tâm tăng cường binh lực để tiêu diệt căn cứ địa Medina của Muhammad. Một mặt Mecca thu phục các bộ lạc Bedouin thiện chiến làm đồng minh. Mặt khác Mecca ngấm ngầm liên lạc với ba bộ lạc Do Thái ở Medina làm nội ứng.

            Điểm yếu của Mecca là nhiều chiến sĩ tài giỏi đă chẳng may tử trận tại Badr, nay chỉ c̣n lại một người có khả năng chỉ huy quân sự là Abu Sufyan.

            Abu Sufyan vô cùng căm thù Muhammad v́ hai con trai của ông và cha vợ của ông đều bị tử trận ở Badr. Từ tháng 3 năm 625, Sufyan bắt đầu mở chiến dịch phục thù. Trong một đêm, Sufyan dẫn 200 quân đến bố trí bên ngoài thành Medina, sau đó ông một ḿnh đột nhập vào thành liên lạc với bộ lạc Do Thái Bani Nadir. Ông được bộ lạc này cung cấp nhiều tin tức về quân số và hệ thống pḥng thủ của Muhammad. Trước khi trời sáng, Sufyan bắt hai người Hồi Giáo đem ra ngoài thành chém đầu rồi nổi lửa đốt đồng lúa trước khi rút lui. Đến khi Muhammad hay tin, đem quân đuổi theo th́ đoàn quân của Sufyan đă phi ngựa chạy xa.

            Sau vụ này, Muhammad cho toán t́nh báo của ông đi điều tra. Kết quả t́nh báo cho biết bộ lạc Do Thái Bani Nadir đă thông đồng với Abu Sufyan. Bộ lạc này có khoảng một ngàn người chuyên nghề thợ rèn và thợ thủ công. Mấy hôm sau, nhân một vụ xích mích giữa một nhóm người Do Thái với một nhóm người Ả Rập Hồi Giáo, kết quả của vụ ẩu đả là một người Do Thái và một người Ả Rập bị tử thương.

            Muhammad nhân cơ hội này đem quân bao vây khu vực của bộ lạc Bani Nadir. Sau hai tuần lễ bao vây, Muhammad không thấy các bộ lạc Do Thái khác có phản ứng ǵ và cũng không thấy quân Mecca tới cứu đồng minh của họ. Tù trưởng bộ lạc Do Thái Bani Nadir không hy vọng được tiếp cứu nên phải đầu hàng và xin Muhammad tha mạng. Muhammad ra lệnh toàn thể bộ lạc Bani Nadir phải rời khỏi Medina và chỉ được mang theo các động sản gọn nhẹ. Tất cả nhà cửa ruộng vườn đều bị tịch thu.

            Sau khi bộ lạc Do Thái Bani Nadir bị đuổi ra khỏi Medina th́ tại ốc đảo này vẫn c̣n lại hai bộ lạc Do Thái khác là bộ lạc Aws và bộ lạc Khasraj.

            Ngày 11 tháng 3 năm 625, Mecca quyết định mở cuộc tấn công Medina. Tổng số quân huy động được lên tới 3000 người với 3000 lạc đà và 200 ngựa, tất cả được đặt dưới quyền chỉ huy của Abu Sufyan. Cuộc chuyển quân bằng lạc đà đi rất chậm nên mất mười ngày đoàn quân mới tới gần Medina.

            Muhammad hay tin nên đem một ngàn quân đi nghênh chiến tại Uhud, cách Medina 20 dặm về phía nam. Ngày 23-3-625, quân hai bên đối diện nhau tại Uhud. Điều đặc biệt là đằng sau đoàn quân của Sufyan c̣n có một đoàn quân phụ nữ gồm toàn những người có chồng, con trai hoặc cha bị tử trận ở Badr. Họ dàn hàng ngang phía sau các đoàn quân vừa đánh trống tambourines vừa ca hát để khích lệ tinh thần của các binh sĩ Mecca. Đoàn phụ nữ này được đặt dưới sự chỉ huy của bà Hind là vợ của Sufyan. Bà Hind thề trước đoàn quân là sẽ mổ bụng ăn gan của Hamzah, một quân sĩ của Muhammad bị nhận diện là người đă giết cha của bà Hind tại trận Badr.

            Trong trận này, Muhammad và quân sĩ chỉ măi lo đối phó với đoàn quân của Sufyan ở phía trước mặt mà không đề pḥng ở phia sau lưng. Bất thần đoàn cung thủ của Sufyan đă núp sẵn ở những đụn cát phía sau tiến lên bắn như mưa vào đoàn quân Hồi Giáo. Sáu mươi lăm quân Hồi chết liền tại chỗ và hàng trăm người khác bị thương, trong đó có Muhammad. V́ Muhammad bị bất tỉnh nên quân Hồi lo rút lui để bảo vệ chủ tướng. Rất may là quân Mecca tuy đông gấp ba lần quân Hồi nhưng đă không truy kích. Quân Hồi phải để xác đồng đội ở lại chiến trường. Đoàn quân Mecca trả thù bằng cách cắt xẻo những xác chết của quân Hồi. Riêng xác của Hamzah bị quân Mecca mổ bụng moi gan để đưa cho vợ của Sufyan là bà Hind. Mụ này cắn một miếng ăn sống để thực hiện đúng với lời thề trước hàng quân trước đó.

            Sau vụ thất trận bi thảm tại Uhud, tinh thần của cả cộng đồng Hồi Giáo (Umma) xuống thấp chưa từng thấy. Nhiều tín đồ trước đây đă nghe Muhammad thuyết giảng là Thiên Chúa đứng về phe của Hồi Giáo: "Hai mươi người đánh thắng hai trăm - Đó là đặc quyền Chúa ban cho các tín đồ của Ngài - Koran 8:17". Nay giáo chủ bị thương bất tỉnh, quân bị chết nhiều và đoàn quân Hồi chưa kịp đánh đă phải rút chạy. Nhiều tín đồ tỏ ư thất vọng và coi trận Uhud là một dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa đă bỏ rơi tiên tri Muhammad.

            Mấy hôm sau, Muhamamad phục hồi sức khỏe, ông viết vào kinh Koran mấy câu thơ nhắc nhở tín đồ: "Các tín đồ không nên coi thất bại ở trận Uhud là dấu hiệu của Thiên Chúa đă ruồng bỏ tiên tri của ngài, hăy coi đó là dịp để xem ai là tín đồ chân chính và ai không là chân chính - Koran 3:13, 3:152".

 

            2. Harem của tiên tri tại Medina.-

             Trận đánh Uhud ngày 23 tháng 3 năm 625 đă để lại chiến trường 65 xác người Hồi Giáo và tại Medina 65 người phụ nữ góa chồng. Vài tháng sau lại có thêm 50 người nữa bị quân Mecca phục kích giết chết. Kết quả là tại Medina đă có trên một trăm góa phụ. Đứng trước thảm cảnh này, Muhammad đă viết những câu thơ trong kinh Koran nhằm khuyến khích đàn ông Hồi Giáo lấy thêm vợ:

            "Nếu thấy điều đó là tốt cho anh

            Hăy lấy thêm hai, ba, bốn vợ".

            (Marry such women as seem good to you

            two, three or four - Koran 4:3)

            "Hăy lấy những người đàn bà không có chồng

            ở trong cộng đồng của các người".

            (Marry the spouseless among you - Koran 24:33).

            Khi viết những câu thơ có tính cách cổ vũ chế độ đa thê, Muhammad không hề nghĩ đến chuyện thỏa măn dục t́nh một cách ích kỷ mà chỉ nghĩ đến một nhiệm vụ xă hội. Trong hoàn cảnh xă hội Ả Rập lúc đó các bà góa khó có thể sống một ḿnh v́ những người góa bụa cô đơn thường hay bị các kẻ gian lạm dụng hoặc bắt nạt. Do đó, các góa phụ rất cần phải có người đàn ông giúp đỡ và che chở.

            Kinh Koran đ̣i hỏi những người đàn ông có nhiều vợ phải dành cho mỗi người vợ một số lượng thời gian bằng nhau và phải đối xử công b́nh như nhau. Trước biến cố này, Muhammad chỉ có 3 người vợ là Saudah (29 tuổi) Aisha (11 tuổi) và Hafsah (18 tuổi). Để thực hiện điều ông vừa viết trong kinh Koran, Muhammad lấy bà vợ thứ tư là Zaynab Kuzaymah, vợ góa của một chiến sĩ mới tử trận trong tháng giêng năm 624 tại Badr. Vài tháng sau ông cưới bà vợ thứ năm là Salamah 29 tuổi, vợ góa của người em họ. Nàng rất thông minh và khá xinh đẹp, về sau nàng là một cố vấn đắc lực cho Muhammad về nhiều phương diện.

            Đến lần cưới bà vợ thứ sáu, Muhammad gặp phải những điều tai tiếng dị nghị và một số chuyện phiền phức khác. Vào đầu năm 626, Muhammad đến thăm người con nuôi tên là Zayd mà ông đă nuôi từ lúc c̣n nhỏ ở Mecca. Vợ của Zayd từ trong nhà chạy ra mở cửa để đón khách. V́ thấy Muhammad đến thăm bất ngờ nên nàng vỗ tay reo mừng và tỏ ra rất hân hạnh được đón tiếp Muhammad.

            Vợ của Zayd tên Zaynab Jahsh, 30 tuổi, có một nét đẹp đặc biệt là rất mặn mà duyên dáng. Hôm gặp nàng ra mở cửa đón chào, Muhammad bị choáng váng trước vẻ đẹp của nàng nên đă nói những lời khen ngợi khiến cho nàng cảm động. Sau đó Zaynab nói thẳng với chồng là nàng muốn ly dị để lấy Muhammad nếu Muhammad đồng ư cưới nàng. Zayd rất đau khổ về chuyện này nhưng v́ sau đó bị vợ thúc ép nên Zayd đành phải đến gặp Muhammad để hỏi xem Muhammad có muốn lấy Zaynab làm vợ không. Muhammad trả lời đồng ư nên Zayd về làm thủ tục ly dị vợ.

            Mấy bữa sau, một đám cưới linh đ́nh được tổ chức, Zaynab Jahsh từ vị trí con dâu (nuôi) trở thành vợ của người cha nuôi chồng cũ.

            Trong tiệc cưới có nhiều người đàn ông đến tham dự đă ở nán lại quá lâu để chiêm ngưỡng sắc đẹp mặn mà của cô dâu đặc biệt này. Muhammad muốn đuổi họ về nhưng lại không muốn làm mất ḷng họ. V́ không thấy Muhammad nói ǵ nên những người đàn ông đó đă đến sát gần các bà vợ của Muhammad và nói chuyện một cách xàm sỡ.  Muhammad thấy cần phải có biện pháp ngăn cách những người đàn ông đầy dục vọng này tách rời khỏi các bà vợ trẻ đẹp của ông. Muhammad đă viết những câu thơ để diễn đạt ư này như sau:

            "Các tín đồ đừng nên vào nhà của Tiên Tri

để dùng bữa mà không để ư đến giờ giấc thích hợp

Trừ khi các người được Tiên Tri cho phép

Nếu các người được Tiên Tri mời th́ cứ vào ăn

Nhưng khi ăn xong th́ giải tán

Đừng nói chuyện quá nhiều làm phiền ḷng Tiên Tri

V́ ngài rất ngượng phải đuổi các người đi

Nếu các người muốn hỏi những người vợ của Tiên Tri về bất cứ chuyện ǵ. Hăy nói chuyện với họ đằng sau tấm mạng che mặt. Điều này làm cho trái tim của các người và của các nàng được thanh khiết".

(Believers! do not enter the house of the Prophet

For a meal without waiting for the proper time

Unless you are given leave.

But if you are invited, enter.

When you have eaten, disperse.

Do not engage in familiar talk

For this would annoy the Prophet

And he would be ashamed to bid you go

If you ask his wives for anything, speak to them from behind a curtain (hijab) .This is more chaste for your hearts and their hearts - Koran 33: 53)

 

Mấy câu thơ trên đây rất nổi tiếng trong thế giới Hồi Giáo. Người ta gọi là "Những câu thơ của bức màn che" (The Verses of the curtain). Bức màn che đó chính là tấm mạng che mặt (veil) của phụ nữ Hồi Giáo, tiếng Ả Rập gọi là HIJAB. Thông thường th́ tấm vải này có màu đen và đủ rộng để che kín đầu, tóc, phủ đến vai và che kín cả mặt, chỉ chừa khoảng trống nhỏ ở đôi mắt để người phụ nữ có thể nh́n đường. Cũng từ khi có mấy câu thơ đó xuất hiện, các bà vợ của Muhammad đều phải che mạng mỗi khi bước chân ra khỏi nhà hoặc khi tiếp chuyện với mọi người ngoài gia đ́nh. Đó cũng là khuôn vàng thước ngọc về việc đeo mạng của phụ nữ trong thế giới Hồi Giáo sau này!

Đầu năm 627, Aisha 13 tuổi, nàng bắt đầu đến tuổi dậy th́ nên bỗng nhiên trổ mă lớn vượt lên và đẹp hẳn ra. Muhammad yêu thích Aisha hơn tất cả các cô vợ khác nên đi đâu ông cũng mang theo Aisha. Thậm chí có một hôm Muhammad mang quân đi phục kích để chận đánh bộ lạc Do Thái Bani trên bờ biển Hồng Hải, ông cũng dẫn Aisha đi theo bên ḿnh.

Sau trận tấn công vũ băo của Muhammad, bộ lạc Do Thái Bani bỏ chạy tán loạn, Lịch sử không nói tới số thương vong của họ là bao nhiêu, chỉ nói họ đă để lại chiến trường 2000 lạc đà, 5000 con cừu và 200 phụ nữ. Muhammad tuyển chọn một cô đẹp nhất tên là Juwayriah để lấy làm vợ. Số phụ nữ c̣n lại sẽ được trả tự do sau khi thân nhân của họ mang tiền đến chuộc.

Trên đường từ mặt trận trở về Medina, tại một nơi nghỉ chân, Aisha lẻn xuống khỏi kiệu trên lưng lạc đà để đi vệ sinh. Lúc trở lại chỗ cũ th́ đoàn quân đă đi khỏi. Trong lúc nàng đang lo sợ th́ có một thanh niên tên Safwan là lính hậu vệ của đoàn quân từ phía sau đi tới, Aisha vội lật cái mạng của nàng ra để Safwan nhận diện. Safwan không c̣n cách nào khác hơn là bế nàng lên lưng lạc đà của chàng để cả hai người cùng cưỡi về Medina.

Khi thấy Safwan và Aisha cùng ngồi trên lưng lạc đà về Medina một lúc sau khi cả đoàn quân đă trở về hết, mọi người ở Medina bắt đầu bàn tán về đức hạnh của Aisha. Muhammad tức giận nổi ghen và không muốn nh́n mặt Aisha nữa.  Aisha quá đau khổ v́ bị hiểu lầm nên sinh bệnh. Trong lúc đang đau khổ mà không thể giải bày th́ Aisha nghe thấy Ali nói với Muhammad rằng: "Trên đời này thiếu ǵ đàn bà, cha có thể lấy người vợ khác tốt hơn". Câu nói của Ali như nhát dao đâm thấu tim của Aisha và sau này Aisha sẽ không tha thứ cho Ali.

(Ba mươi năm sau, khi Ali lên làm vua (Caliph) của Hồi Giáo th́ Aisha lănh đạo một cuộc cách mạng chống Ali).

Mấy hôm sau, Muhammad suy nghĩ lại và chợt hiểu ra rằng Aisha chỉ là một cô bé ngây thơ vô tội nên ông đă làm ḥa với Aisha. Cha mẹ Aisha thấy vậy rất vui mừng nên khuyên Aisha cám ơn Muhammad. Aisha thẳng thắn trả lời: "Con không cám ơn ai hết, kể cả tiên tri Muhammad. Con chỉ cám ơn một người duy nhất là Thiên Chúa". Muhammad nghe vậy rất cảm phục Aisha v́ nàng tuy nhỏ nhưng đă tỏ ra là có bản lănh vững vàng, có đức tin mạnh và không hề sợ hăi. Từ đó cho đến lúc chết, Muhammad không yêu ai hơn yêu Aisha.

V́ t́nh cảm thiên vị của Muhammad dành cho Aisha quá lộ liễu nên các cô vợ khác của Muhammad ghen tuông và khiếu nại, viện cớ kinh Koran dạy người chồng phải đối xử công bằng với các bà vợ. Từ đó ông phải theo thứ tự ngủ đêm tại mỗi pḥng với một cô. Mỗi khi đi đâu, ông phải rút thăm để biết ai là người sẽ cùng đi với ông trong cuộc hành tŕnh. Tuy nhiên, mỗi khi Muhammad đến đền thờ để giảng đạo th́ chỉ có một người duy nhất luôn luôn ở bên cạnh ông là Aisha. Ông nói với mọi người rằng Aisha cũng có ơn mặc khải của Thiên Chúa giống như ông.  Một hôm cô con gái cưng của Muhammad là Fatimah khuyên cha không nên quá gần gũi với Aisha. Muhammad hỏi lại: "Chẳng lẽ con không yêu người cha yêu quí nhất hay sao?".

Sau khi Muhammad qua đời, Aisha trở thành người quan trọng nhất về giáo lư và luật pháp của Hồi Giáo.

 

3. Vụ thảm sát 700 người Do  Thái tại Medina.-

 Tháng 3 năm 627, Mecca huy động 10.000 quân với dự tính phá tan căn cứ địa Medina của Muhammad. Trong khi đó, Muhammad cũng đă chuẩn bị đối phó bằng cách mua chuộc một số quân thiện chiến của bộ lạc Bedouin. Nhờ đó quân số chiến đấu của Muhammad đă lên tới 3000 người. Điểm lợi nhất cho Muhammad là căn cứ địa Medina được thiên nhiên bảo vệ ba phía bằng những sườn núi nham thạch rất dốc. Chỉ c̣n một phía duy nhất trống trải là phia bắc của ốc đảo mà thôi.

V́ biết trước việc Mecca sắp tấn công nên Muhammad ra lệnh cho các tín đồ gặt lúa và tích trữ lương thực. Sau đó ông huy động toàn dân ở Medina đào một cái hào thật sâu suốt dọc phía bắc của ốc đảo. Số đất đào được đắp thành lũy cao. Đây là một phương cách pḥng thủ chưa từng thấy ở Ả Rập. Sáng kiến này do một tín đồ Hồi Giáo gốc Ba Tư là Salman đưa ra. Hào sâu sẽ chận đứng bước tiến của các đoàn kỵ binh của địch v́ ngựa không thể nhảy qua để tiến vào ốc đảo. Lũy cao sẽ là cái lá chắn hữu hiệu các loạt tên của địch, trái lại, quân Hồi Giáo có núp sau lũy để bất thần bắn ra những loạt tên để diệt địch.

Ngày 31-3 năm 627, mười ngàn quân Mecca kéo tới Medina. Khi đến trước cửa ngơ phia bắc của ốc đảo, các đoàn quân của Mecca đều phải khựng lại v́ ngựa cũng như người đều không thể vượt qua hào sâu lũy cao. Trong khi đó, quân của Muhammad núp trên lũy cao bắn tên xuống như mưa gây nhiều thương vong cho quân Mecca. Quân Mecca không c̣n cách nào khác hơn là rút ra xa khỏi tầm tên bắn để đóng quân bao vây. Sau 3 tuần lễ bao vây, quân Mecca bị cạn hết lương thực và nước uống. Người, ngựa và lạc đà đều bị đói và khát nên không thể ở lại lâu hơn, cuối cùng cả đoàn quân 10.000 người đành phải âm thầm rút lui.

Trước khi có vụ tấn công của Mecca, tin t́nh báo đă cho Muhammad biết về những âm mưu của bộ lạc Do Thái Aws làm nội ứng cho Mecca để chống lại Hồi Giáo. Sau khi đoàn quân của Mecca đă rút hết, Muhammad quyết định phải tiêu diệt bộ lạc Aws để trừ hậu hoạn. Ông ra lệnh cho các tín đồ đào một cái hố lớn tại chợ Medina. Sau đó ông trực tiếp chỉ huy cuộc bao vây khu vực của bộ lạc Aws để bắt hết mọi người đàn ông của bộ lạc này. Chỉ có một số rất ít người Do Thái được các tín đồ Hồi Giáo xin với Muhammad cho tha mạng, số c̣n lại khoảng 700 người đàn ông Do Thái bị trói từng người và bị đưa ra cái hố lớn ở giữa chợ Medina để chém đầu. Sau đó, các xác chết được xô xuống hố lấp lại thành một nấm mồ tập thể.

Trong vụ thảm sát này có một người đàn bà duy nhất bị chém đầu. Đó là người đàn bà Do Thái bị người Hồi Giáo tố cáo là đă lợi dụng lúc quân Mecca bao vây Medina để ném đá vào người Hồi Giáo.

Về sau, Aisha đă kể chuyện về người đàn bà Do Thái này như sau: "Bà ta đến nói chuyện với tôi trong khi Muhammad đang tàn sát người Do Thái ở chợ Medina. Rồi đột nhiên người ta đến bắt bà ấy. Tôi ngạc nhiên hỏi: "Có chuyện ǵ xảy ra cho bà vậy?" Bà ta b́nh tĩnh trả lời: "Người ta đem tôi đi chém đầu". Tôi liền hỏi: "Về tội ǵ?". Bà ta đáp: "Về một việc mà tôi đă làm". Liền sau đó bà ta bị chặt đầu tại chợ. Aisha kể tiếp: "Tôi sẽ không bao giờ quên được người đàn bà Do Thái can đảm phi thường - Bà ta vẫn cười trong lúc bị lôi đến pháp trường để chém đầu".  Vợ con của 700 người bị chém đầu đều bị trói đem đi bán ở các chợ nô lệ.

(Muhammad, a biography of the prophet, by Karen Amstrong - Chapter 8, 164-210).

 

GIAI ĐOẠN SAU (627-632) TẠI MEDINA

 

            Sau năm năm đầu chiếm cứ Medina (622-627), Muhammad và cộng đồng Hồi Giáo đă gây ra nhiều cuộc đột kích đẫm máu để tấn công các đoàn thương buôn của Mecca nhằm mục đích cướp ngựa, lạc đà, vũ khí, tiền bạc và đủ loại hàng hóa vừa để sống c̣n tại ốc đảo Medina vừa để tăng cường lực lượng quân sự. Sau vụ trục xuất bộ lạc Do Thái Bani và vụ tàn sát bộ lạc Do Thái Aws, danh tiếng của Muhammad được loan đi khắp vùng và ai cũng phải nể sợ. Các bộ lạc Bedouin trước đây là đồng minh với Mecca, nay sợ sẽ bị Muhammad trả thù nên tuyên bố không liên kết với Mecca nữa.

            Trong t́nh h́nh thuận lợi hiện tại, Muhammad quyết định: Trước hết thống nhất tất cả các bộ lạc Ả Rập thành một quốc gia. Bộ lạc nào tách rời sẽ bị trừng phạt. Sau đó sẽ chiếm thành phố Becca làm thủ đô phát triển đạo Hồi.

            Tuy chưa phải là một quốc vương nhưng Muhammad đă viết thư và sửa soạn những món quà quí giá rồi cử nhiều phái đoàn đến yết kiến các hoàng đế của đế quốc Byzantine và đế quốc Ba Tư, các vua Ai Cập và Ethiopia.

            Sau đó ông gửi thư đến các bộ lạc Ả Rập, không phân biệt họ theo tôn giáo nào. Trong thư ông nhấn mạnh: "Đạo Do Thái là đạo của con cháu Jacob, đạo Hồi là đạo của con cháu Ismael. Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hebrew của Do Thái, Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp của Ki Tô Giáo, Kinh Koran bằng tiếng Arabic là Kinh Thánh của người Ả Rập". Ông không yêu cầu mọi người theo đạo Hồi nhưng yêu cầu tất cả các bộ lạc Ả Rập gia nhập "Cộng Đồng Ả Rập", tương tự như "umma" ở Medina. Sau thư mời nói trên, nhiều bộ lạc Ả Rập xin gia nhập "umma", đặc biệt là các bộ lạc Bedouine. Chỉ c̣n lại 3 bộ lạc không chiu gia nhập là các bộ lạc Asad, Thalabah và Sad. Từ cuối năm 627 đến cuối năm 628, Muhammad mang quân đi tấn công để trừng phạt 3 bộ lạc nói trên.

            Cũng trong thời gian này, Muhammad mở những cuộc tấn công các đoàn thương mại Mecca với chủ đích phá vỡ hoàn toàn thế độc quyền thương mại của thành phố này với các xứ phương Bắc. Để chính thức cạnh tranh với Mecca, Muhammad lập các đoàn lữ hành tải hàng từ Medina đi bán ở Syria và Ba Tư, sau đó mua các hàng quí hiếm của ngoại quốc đem về Medina để biến ốc đảo này trở nên một thành phố sầm uất.

            Trong một vụ phục kích cướp hàng của Mecca, không ngờ chuyến hàng đó là của Abu Alas, con rễ của Muhammad. Trước đây, Abu Alas không chiu theo đạo Hồi nên vẫn ở lại Mecca và không theo vợ con đến Medina. Sau vụ bị cướp hết hàng này, Abu Alas buộc ḷng phải đến Medina gặp vợ là Zaynab nhờ can thiệp. Zaynab đến gặp cha để xin lại số hàng cho chồng. Muhammad đồng ư với điều kiện Abu Alas phải về ở hẳn tại Medina đoàn tụ với vợ con. Sau đó Abu Alas được trả toàn bộ số hàng hóa đưa về Mecca bán rồi trở lại Medina theo đạo Hồi để được sống yên ổn với vợ con.

            Đầu năm 628, nhân dịp tháng ba là tháng hành hương đền thờ Kaaba tại Mecca theo tục lệ cổ truyền của các dân tộc Ả Rập. Muhammad báo trước cho Mecca biết ông sẽ hướng dẫn 1000 tín đồ đến hành hương tại đền thờ Kaaba và không mang theo vũ khí, chỉ đem theo 70 con lạc đà để làm lễ hy sinh (animal sacrifice) mà thôi. Mặc dầu tuyên bố không mang theo vũ khí nhưng tất cả mọi tín đồ của Muhammad đều dấu trong áo choàng những đoản kiếm và dao găm đề pḥng bất trắc.

            Khi đoàn người của Muhammad đến gần Mecca th́ bị viên chức cao cấp của thành phố là Khalid dẫn 200 kỵ binh ra ngăn chặn không cho vào thành phố. Muhammad cảnh cáo Khalid không nên tấn công đoàn người của ông, nếu tấn công sẽ bị đánh trả đích đáng. Khalid đành nhượng bộ và để cho đoàn người của Muhammad tự do đến đền thờ Kaaba.

            Đầu năm 629, một số bộ lạc Do Thái ở những ốc đảo phía Bắc Medina tỏ ra thù ghét Muhammad. Muhammad quyết định mang 600 quân đến bao vây thị trấn ở gần nhất là Khaybar. Thị trấn này được bảo vệ bởi một hệ thống thành lũy và 7 pháo đài. Trước hết, Muhammad để quân bao vây thị trấn này trong một tháng. Sau đó quân Hồi bất thần tấn công và triệt hạ từng pháo đài một. Cuối cùng mọi bộ lạc Do Thái ở đây xin đầu hàng, nộp một nửa các huê lợi chà là ngũ cốc và xin được làm chư hầu của Medina.

            Những bộ lạc Do Thái ở kế cận Khaybar đều xin kư ḥa ước thần phục Muhammad. Một tù trưởng Do Thái ở thị trấn Fadak tên là Huyay muốn cầu thân với Muhammad nên đă gả cho Muhammad cô con gái út 17 tuổi rất đẹp tên là Safyah.

            Cũng trong thời gian này, người anh họ của Muhammad qua đời, Muhammad lấy vợ của anh ta tên là Ramlah. Do những cuộc hôn nhân xảy ra dồn dập sau này nên harem của Muhammad đă trở nên khá đông. Các bà vợ của Muhammad chia thành hai phe. Phe trẻ gồm có Aisha 15 tuổi, Hafsah 17 tuổi và Safyah 17 tuổi tạo thành bộ ba (The Trio) tách rời và chống lại các "bà già" của Muhammad!

            Tháng 3 năm 629, Muhammad tổ chức cuộc hành hương đền thờ Kaaba với 2600 người tham dự. Lần này đến Mecca, đoàn người của Muhammad không gặp một sự cản trở nào cả. Nhân dịp này, Muhammad t́nh cờ gặp lại người chú họ tên là Abbas cùng đi hành hương với cô em gái rất đẹp tên là Maymunah. Muhammad xin cưới người cô họ này và tổ chức đám cưới ngay tại Mecca. Lợi dụng tiệc cưới làm cơ hội giải ḥa, Muhammad mời tất cả các kẻ thù của ông tại Mecca đến dự tiệc cưới. Không ngờ người chỉ huy quân sự cao cấp nhất ở Mecca là Khalid nhận lời mời đến dự tiệc cưới của Muhammad. Sau tiệc cưới, Khalid tự nguyện xin theo đạo Hồi. Đây là thành công bất ngờ và hết sức lớn lao của Muhammad.

            Khi phái đoàn 2600 người vào làm lễ tại đền thờ Kaaba, Bilal là người da đen đầu tiên theo đạo Hồi đă leo lên nóc đền thờ Kaaba kêu gọi mọi người cầu nguyện ba lần một ngày. Đến đêm cuối cùng của chương tŕnh hành hương, toàn thể 2600 người lặng lẽ rút êm ra khỏi thành phố mà không ai hay biết.  Muhammad cố ư thực hiện điều này để cho dân Mecca biết rằng Cộng Đồng Hồi Giáo là một tập thể gắn bó với nhau bằng đức tin, có tổ chức chu đáo với tinh thần kỷ luật rất cao.

            Khalid đi theo Muhammad về Medina. Trước đây Khalid là vị tướng chỉ huy quân Mecca đối đầu với Muhammad tại các trận Uhud và trận Trench (hào lũy). Muhammad hết sức vui mừng đón nhận Khalid. Từ đó Khalid trở thành một trong những dũng tướng của Muhammad tại Medina.

            Cuối năm 629, Muhammad làm một cuộc mạo hiểm đầy tham vọng là đánh chiếm xứ Syria. Ông sai Khalid, Zayd và Jafar dẫn 3000 quân tinh nhuệ và vũ trang hùng hậu đi thử thời vận. Khi tới biên giới Syria, quân thám báo của Khalid cho biết đế quốc Byzantine có 10.000 quân tại đây. Khalid không dám đối đầu nên đành rút quân về Jordan dừng chân. Đế quốc Byzantine cho rằng quân Hồi đă dám vô cớ kéo đến khiêu khích nên cho quân truy kích đến tận Jordan. Sau một trận đánh không cân sức, quân Hồi bị giết rất nhiều, trong số đó có Zayd (con nuôi của Muhammad) và Jafar. Khalid dẫn đám tàn quân trở lại Medina. Muhammad rất đau buồn v́ đă tính sai nước cờ. Trong thời gian đó có một chuyện vui cho riêng Muhammad. Vua Muquaquis của Ai Cập gửi tặng cho Muhammad một cô gái nô lệ gốc Ai Cập rất đẹp tên là Myriam. Cô này theo đạo Ki Tô Chính Thống (Coptic Christian) Muhammad say mê sắc đẹp của Myriam đến nỗi ông bỏ bê tất cả các cô khác. Do vậy mà cơn sóng gió trong harem nổi lên. Ít lâu sau, Myriam mang bầu và sinh ra một đứa bé trai kháu khỉnh. Muhammad đặt tên là Ibrahim (tức Abraham). Ngoài Myriam ra không có một cô nào trong harem sinh con cho Muhammad nên ông càng say mê Myriam hơn nữa.

            Aisha, Hafsa và Safyah tổ chức một cuộc nổi loạn trong harem. Mũi dùi tấn công chĩa vào Myriam. Cuộc chiến tranh giữa những người vợ khiến cho Muhammad chịu không nổi nên ông đành phải ngủ đêm tại sàn nhà của đền thờ. Sau đó ông cất một căn gác nhỏ gần nơi đền thờ để mỗi đêm leo lên đó nằm chèo queo một ḿnh. Ông cảm thấy có nhiều vợ cũng chẳng vui sướng ǵ và ông muốn xa rời tất cả các bà vợ trẻ đẹp của ḿnh. Tuy nhiên, ông cũng không muốn các bà vợ của ông rơi vào tay kẻ khác sau khi ông qua đời. Do đó, ông viết vào kinh Koran mấy vần thơ để qui định hai điều sau đây:

            1. Hăy gọi các bà vợ của tiên tri là "các bà mẹ của các tín đồ" (Mothers of the faithful).

            2. Sau khi tiên tri qua đời, các bà vợ của Ngài không được lấy chồng khác.

            (The Prophet has a greater claim on the faithful than they have on themselves and his wives are their mothers - Koran 33: 6 / Nor that you should marry his wives after him ever, surely this is grievous in the sight of Allah - Koran 33: 53).

Nhân dịp mùa chay Ramadan trong tháng giêng năm 630, Muhammad tổ chức một cuộc hành hương vĩ đại tại Mecca với sự tham dự của 10.000 tín đồ có vơ trang.

Muhammad báo trước cho Mecca biết điều đó. Lănh đạo tối cao của Mecca lúc đó là Abu Sufyan tự xét không đủ sức chống lại Muhammad nên khuyên mọi người không chống cự. Chỉ có ba tù trưởng của ba bộ lạc Ả Rập thù ghét Muhammad quyết tâm chống lại. Khi đoàn quân hành hương của Muhammad đến cổng thành Mecca th́ ba tù trưởng Ikrimah, Swafan và Suhayl mang quân ra nghênh chiến. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc, đoàn quân Hồi Giáo dưới sự chỉ huy của Khalib đă dẹp tan đoàn quân của các bộ lạc thù địch. Các tù trưởng Ikrimah và Safwan bỏ trốn. Tù trưởng Suhayl đầu hàng.  Đoàn quân 10.000 người của Muhammad tràn vào chiếm thành phố Mecca không tốn một giọt máu.

            Muhammad căng lều sát cạnh đền thờ Kaaba để làm chỗ trú ngụ cho ông cùng với hai người vợ. Ngoài ra c̣n có Fatimah là con gái út của ông và chồng là Ali.

            Sau khi tất cả mọi người đều tắm rửa sạch sẽ, Muhammad cùng với 10.000 chiến sĩ đi ṿng quanh đền thờ Kaaba 7 ṿng. Bảy ṿng này tượng trưng cho 7 tầng của Thiên Đàng. Trong đền thờ có Tảng Đá Đen linh  thiêng, cứ đi một ṿng th́ Muhammad chạm tay vào ḥn đá đen một lần. Mỗi lần chạm tay vào ḥn đá đen như vậy, Muhammad kêu to lên: "Al-lah Akbar" (Vinh Danh Thiên Chúa). Mười ngàn tín đồ hô theo vang dội như lời reo mừng chào đón chiến thắng cuối cùng của đạo Hồi trên thành phố Mecca.

            Sau khi đi hết 7 ṿng quanh đền thờ Kaaba, Muhammad và tùy tùng leo lên nóc đền thờ đập nát 360 tượng thần. Bên trong đền thờ có một số tranh vẽ trên tường cũng bị phá hủy, ngoại trừ những bức tranh vẽ h́nh Chúa Jesus được giữ lại mà thôi. Những bức h́nh Chúa Jesus có thể đă được những người Ki Tô Giáo vẽ trong đền thờ dưới thời vương quốc Abyssinia cai trị bán đảo Ả Rập từ 525 đến 570.

            Sau khi chiếm Mecca bằng một phương cách ḥa b́nh, Muhammad ban hành lệnh ân xá cho tất cả mọi người đă chống Hồi Giáo, ngoại trừ 10 người có nợ máu quá nặng, trong số đó có mụ Hind (vợ của Sufyan) đă từng mổ bụng ăn gan Hamzah (một chiến sĩ Hồi Giáo bị tử thương ở  Uhud).

            Khi mụ Hind bị bắt đưa đến tŕnh diện Muhammad, mụ đă khôn khéo thưa rằng: "Kính thưa tiên tri, ngài là sứ giả của Thiên Chúa, bây giờ ngài không thể lên án phạt tôi v́ tôi đă tuyên xưng đức tin Hồi Giáo". Muhammad tươi cười trả lời: "Tất nhiên là mụ đă được trả tự do".

            Muhammad đă tha tội chết cho mụ Hind một phần v́ mụ đă nhận theo Hồi, nhưng phần quan trọng hơn là v́ chồng của mụ (Abu Sufyan) đă có công lớn trong việc thuyết phục thành phố Mecca không chống cự Muhammad nên ông mới có thể chiếm Mecca một cách dễ dàng như vậy.  Muhammad đă thưởng công rất lớn cho kẻ thù cũ là Abu Sufyan bằng cách giao cho y và gia đ́nh nắm giữ các chức vụ quan trọng của thành phố Mecca. Sau này con cháu của Sufyan đă lập nên triều đại Ummayad, đóng đô tại Damacus (Syria) và truyền ngôi qua 14 đời vua.

            Một nhân vật khác bị Muhammad thù ghét và lên án tử h́nh là Abdallah, anh nuôi của Uthman. Khi biết ḿnh có tên trong sổ đen của Muhammad, Abdallah đă đến nhờ Uthman can thiệp xin tha mạng. Uthman là người thân tín của Muhammad đă dẫn Abdallah đến gặp chủ tướng. Muhammad chẳng những tha mạng mà c̣n tin dùng Abdallah. Về sau, Abdallah trở thành một nhân vật quan trọng trong Hồi Giáo.

            Sau khi chiếm thành phố Mecca vào tháng giêng năm 630, Muhammad sáp nhập quân của thành phố này với quân của Medina để thành lập một đạo quân Hồi Giáo lên tới 30.000 ngựi. Tháng 10 năm 630, Muhammad cùng Abu Sufyan dẫn đoàn quân này đến thành phố Tabuk, cách Medina 250 dặm về phía bắc. Muhammad cho quân nghỉ dưỡng sức 10 ngày tại thành phố này. Sau đó, Muhammad và Sufyan xua quân tấn công một tiểu quốc của đế quốc Byzantine. Vua của tiểu quốc này là Yuhunna xin đầu hàng và xin thần phục Muhammad. Các cộng đồng Ả Rập và Do Thái tại Jarba và Adruh (tức xứ Jordan ngày nay), đều xin làm chư hầu của Muhammad.

            Tháng giêng năm 631, tất cả các bộ lạc trên bán đảo Ả Rập bao la (gấp 8 lần diện tích Việt Nam) đều được đặt dưới sự cai trị của Muhammad.

            Đến đầu năm 632, nhiều chiến sĩ Hồi Giáo cảm thấy mỏi mệt v́ những cuộc chinh chiến liên miên trong nhiều năm qua. Muhammad cổ vơ tinh thần mọi người với lư luận cho rằng những cuộc chinh chiến đó cốt để thực hiện Ư Chúa (God's Will). Việc thực hiện ư Chúa trong lịch sử loài người không bao giờ ngừng nên người Hồi Giáo phải luôn luôn tiếp tục chiến đấu.

            Cuộc chiến đấu để truyền đạo lúc đầu luôn luôn bằng phương tiện quân sự và chính trị để dẫn đến sự phục ṭng tôn giáo. Hồi Giáo có nghĩa là phục ṭng (Islam means submission). Khi Hồi Giáo toàn trị trên một xă hội phục ṭng tôn giáo th́ đó là một xă hội ḥa b́nh, nói đúng hơn là Ḥa B́nh Hồi Giáo (Pax Islamica). Muhammad chú ư thực hiện cuộc chiến đấu trên cả hai mặt: quân sự và tôn giáo.

            Về quân sự, Muhammad trông cậy vào Abu Sufyan và Khalid. Về tôn giáo, Muhammad chú trọng thuyết giảng cho bốn người chủ yếu là Abu Bakr, Umar, Uthman và Ali. Trong bốn người này, Muhammad yêu thương nhất Ali v́ Ali là con út của ông chú Abu Talib đă nuôi Muhammad từ nhỏ đến lớn. Cũng v́ yêu thương Ali nên ông đă gả con gái út là Fatimah cho Ali. Vợ chồng Ali có hai đứa con trai tên là Hassan và Husayn. Muhammad cũng rất yêu thương hai đứa cháu ngoại này. Ông thường làm ngựa cho hai đứa cháu cưỡi trên lưng chạy khắp nhà. Sau này, hai đứa cháu ngoại của Muhammad bị phe Hồi Giáo Sunni giết chết và trở thành hai vị đại thánh tử đạo của giáo phái Shiite. Người Chàm ở Việt Nam theo đạo Hồi có nơi thờ Ali và đọc kinh cầu nguyện xưng tụng Ali là con của Thiên Chúa (Son of God).

            Đầu năm 632, đứa con trai út của Muhammad với cô gái Ai Cập Myriam bị bệnh chết. Muhammad khóc lóc thảm thiết. Ông cũng linh cảm sắp chết nên nói với mọi người: "Tôi sắp đoàn tụ với đứa con trai yêu quí của tôi". Cuối tháng 2 năm 632, Muhammad yêu cầu mọi người cùng các bà vợ đưa ông đến viếng đền thờ Kaaba ở Mecca lần cuối cùng.

            Sau khi viếng Kaaba, ông yêu cầu mọi người đưa ông lên núi Arafat. Tại đây ông giảng bài giảng giă từ (Farewell Sermon) nhấn mạnh: Mọi tín đồ Hồi Giáo là anh em (Muslims are brethen).

            Sau đó, Muhammad được đưa trở về Medina.  Từ đó ông bị chứng đau đầu liên miên. Chứng đau đầu có thể do hậu quả của lần ông bị thương nơi đầu trong trận Uhud trước đây. Các bà vợ đều lo lắng chăm sóc Muhammad nhưng ông yêu cầu đưa ông về pḥng của Aisha. Lúc này Aisha vừa tṛn 18 tuổi. Nàng đặt ông gối đầu lên đùi của nàng và nàng yêu cầu cha ruột là Abu Bakr đọc kinh cầu nguyện cho tiên tri.

            Ngày 18 tháng 6 năm 632, Muhammad trút hơi thở cuối cùng trong ṿng tay của Aisha.

            Khi hay tin Muhammad qua đời, nhiều phụ nữ tại Medina than khóc thảm thiết, nhiều người khác hướng mặt về đền thờ cầu nguyện.

            Trước khi Muhammad qua đời, ông không hề dự liệu cắt cử người kế nhiệm. Nay sự việc ông mất xảy ra quá đột ngột đă khiến cho cả cộng đồng lúng túng không biết phải bầu chọn ai. Ali là người thân của Muhammad nhưng v́ quá trẻ nên không được bầu. Abu Badr lớn tuổi và có uy tín nhất đă được cộng đồng bầu lên làm người đầu tiên kế vị Muhammad. Abu Badr được coi như là vị giáo chủ giáo phái Sunni (Đa Số) của Hồi Giáo.

 

Charlie Nguyễn

 

 

 T̀M HIỂU KINH KORAN

 

Đối với đại khối các dân tộc Ả Rập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Arabic của kinh Koran là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Koran không hẳn là một cuốn thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu (poetic rhymed prose) rất thích hợp với khẩu vị văn chương của những người du mục ở nơi hoang dă. Chính v́ vậy mà kinh Koran đă mau chóng được truyền bá qua truyền khẩu rộng khắp bán đảo Ả Rập (lớn gấp 8 lần Việt Nam).

            Về phương diện tâm linh, kinh Koran là sự nối kết những ḍng tư tưởng về một tôn giáo độc thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, qua Mai-sen (Moses) qua Jesus đến thiên sứ cuối cùng là Muhammad. Từ 2000 năm trước Công Nguyên, những người Ả Rập đă biết đến Thiên Chúa của Abraham mà họ gọi là Allah. Điều đó có nghĩa là họ đă thờ Allah từ 27 thế kỷ trước khi có Muhammad và đạo Hồi. Qua nhiều thế kỷ tiếp xúc với văn hóa Do Thái, người Ả Rập đă rất quen thuộc với các nhân vật của kinh Thánh Cựu Ước. Từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, người Ả Rập tiếp xúc với những người Ki Tô Giáo thuộc đế quốc Byzantine rộng lớn và từ những nước lân bang như Syria, Ai Cập và Ethiopia... Mặc dù rất ít người Ả Rập lúc đó theo Ki Tô Giáo nhưng cũng không cảm thấy xa lạ với Jesus và Gioan Baotixita.

            Đọc kinh Koran, chúng ta sẽ thấy những nhân vật quan trọng của hai đạo Do Thái và Ki Tô được Muhammad thường xuyên nhắc tới. Kinh Koran là một tổng hợp những kiến thức tôn giáo đă tiềm tàng sẵn trong đại khối các dân tộc Ả Rập. Sự tổng hợp đó được gọi là Islam, có nghĩa là sự tuân phục tuyệt đối vào Thiên Chúa. (Islam means the absolute submission to God). Người Trung Quốc phiên âm "Islam" thành "Hui" (Hồi) và gọi đạo này là "Hui-jao" tức Hồi Giáo. Kinh Koran trở thành Thánh Kinh (The Holy Book) hoặc sách Mặc Khải (Book of Revelation) của Hồi Giáo.

            Đáng lẽ ra đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi đều cùng thờ chung một Chúa th́ phải có chung một Kinh Thánh duy nhất mới phải. Trong thực tế, mỗi đạo đều có Thánh Kinh riêng và đạo nào cũng tự cho Thánh Kinh của ḿnh mới là chân lư tuyệt đối. Cả 3 đạo đều tự cho Thánh Kinh của ḿnh là những "sách Mặc Khải".

 

             - Kinh Torah (Cựu Ước) được Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Mai-sen (Moses) khoảng năm 1250 TCN trên núi Sinai.

            - Các sách Tân Ước/Phúc Âm là các sách Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Phao Lô và bốn vị Thánh Sử: Matthew, Mark, Luke và John trong thế kỷ 1.

            - Kinh Koran là sách Thiên Chúa mặc khải cho tiên tri Muhammad qua trung gian của thiên thần Gabriel trong 22 năm liên tục (610-632).

 

            Trước khi có kinh Koran, người Ả Rập có mặc cảm là một chủng tộc thiếu văn hóa và họ tỏ ra trọng nể người Do Thái và Ki Tô. Cho nên, trong ngôn ngữ Ả Rập có danh từ "Dhimmi" để gọi chung cho Do Thái và Ki Tô. Danh từ này có nghĩa là "những người có sách Thánh Kinh" (People of the Books).

            Sự xuất hiện kinh Koran vào đầu thế kỷ 7 đă đem lại cho các dân tộc Ả Rập một niềm tự hào v́ từ nay họ có Thánh Kinh viết bằng tiếng Ả Rập. Họ đón nhận đạo Hồi là đạo của dân tộc chứ không phải là đạo ngoại lai. Kinh Koran và đạo Hồi là hai yếu tố quan trọng đem lại sự hứng khởi tinh thần và là chất keo văn hóa nối kết các bộ lạc Ả Rập lại với nhau và biến đại khối Ả Rập thành một lực lượng chính trị và quân sự hùng mạnh trong nhiều thế kỷ.

 

I . Công việc biên soạn Kinh Koran.-

            Khác với Cựu Ước được viết theo lối văn lịch sử kinh Koran được viết theo lối văn kể chuyện thông thường (oral recitation). Tổng cộng có 114 chương (suras/chapters) gồm 6616 câu thơ (verses).

            Sự phân phối các câu thơ trong các chương không đều nhau. Chương dài nhất có 287 câu thơ, chương ngắn nhất chỉ có 3 câu mà thôi. Mỗi câu thơ cũng dài ngắn bất thường: Câu thơ dài nhất chiếm tới nửa trang sách, câu ngắn nhất chỉ có 2 chữ! Phần lớn kinh Koran (85 chương) được Muhammad viết tại Mecca, c̣n lại 29 chương viết tại Medina. Muhammad viết Koran trên lá cọ khô và trên những tấm da súc vật phơi khô.

            Sau khi Muhammad chết vào năm 632, phần lớn các bản chép tay nói trên bị thất lạc hoặc phân tán rải rác nhiều nơi. Mọi người cảm thấy nguy cơ có thể làm cho cuốn Thánh Kinh của họ bị tiêu vong nếu không gấp rút sưu tầm và thu hồi các nguyên bản của Muhammad. Sau đó, cần phải có người tài giỏi biên tập tất cả các nguyên bản thành một cuốn Thánh Kinh duy nhất.

            Để đáp ứng nhu cầu của các tín đồ Hồi Giáo, người có thẩm quyền đầu tiên đứng ra lo việc này là Abu Bakr (632-634). Ông vừa là cha vợ vừa là người đầu tiên kế vị Muhammad (the first caliph) và cũng là vị vua Hồi Giáo đầu tiên thống nhất bán đảo Ả Rập để biến nơi này thành điểm xuất phát bành trướng Hồi Giáo ra khắp thế giới. Abu Bakr giao cho một thanh niên 22 tuổi tên Zayd đi sưu tầm và gom góp các thủ bản của kinh Koran do Muhammad viết tập trung tại Medina.

            Công việc đang được tiến hành tốt đẹp th́ Abu Bakr qua đời. Các tài liệu do Zayd thu thập đều được chuyển giao cho vị vua Hồi Giáo kế nhiệm là Umar Khattab. Vị vua này là một nhà quân sự đại tài, chỉ trong 10 năm (634-644) đă mở rộng lănh thổ của Hồi Giáo ra toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi. V́ quá mải mê lo việc quân sự nên vị vua này đă bỏ quên công việc biên tập kinh Koran. Hậu quả nghiêm trọng là ở những địa phương khác nhau người ta truyền miệng những câu thơ của Kinh Koran khác nhau và sự tranh căi về tính trung thực của kinh Koran càng ngày càng trở nên gay gắt và hổn loạn. Các cuộc tranh căi này đă dẫn đến cuộc "thánh chiến" giữa hai phe Hồi Giáo tại Nehavand, gây cảnh thịt rơi máu đổ trong 7 năm (650-657).

            Vị vua kế nghiệp thứ ba (the third caliph) là Uthman (644-657) chú tâm đến việc phục hồi kinh Koran. Năm 652, Uthman giao cho Zayd và 3 người phụ tá nhiệm vụ biên tập các bản thảo của Muhammad thu hồi được thành một cuốn sách duy nhất. Sau 5 năm, nhóm biên tập của Zayd hoàn thành nhiệm vụ. Năm 657, tức 25 năm sau khi Muhammad qua đời, vua Uthman công bố bản kinh Koran do Zayd biên tập và gọi nó là "MUSHAF" có nghĩa là "Kinh Thánh chính thức của mọi người Hồi Giáo" (The Official Codex for all Muslims).

            Ban biên tập của Zayd chép cuốn Kinh Thánh này thành 4 bản giống nhau để lưu trữ tại 4 thành phố: Medina, Basra và Kufa (Iraq) và tại Damacus (Syria).

            Sau đó, Uthman ra lệnh tiêu hủy toàn bộ các bản viết tay của Muhammad trên lá cọ và da thú vật. Công việc này tương tự như hành động của Hoàng Đế La Mă Constantine ra lệnh thiêu hủy toàn bộ các sách thánh kinh và các di tích thật của Jesus sau Công Đồng Nicaea năm 325.

            Do sự thiêu hủy các bản viết tay của Muhammad theo lệnh của vua Uthman đă không được thi hành triệt để nên ngày nay người ta đă thu thập được 5 bản chính viết trên da súc vật:

-2 bản hiện lưu trữ tại thư viện Taskhent ở Uzebekistan.

-1 bản lưu trữ tại thư viện Tpokabi Thổ Nhĩ Kỳ.

-1 bản tại bảo tàng viện London.

-1 bản mới t́m thấy tại Yemen năm 1979.

So sánh các bản chính nói trên với Kinh Koran do Uthman công bố năm 657, người ta đă phát giác có nhiều sự khác biệt.  Các học giả nghiên cứu về Hồi Giáo xác nhận: Việc Uthman ra lệnh tiêu hủy các bản viết tay của Muhammad là một tổn thất hết sức nặng nề cho Hồi Giáo. Năm bản viết tay trên da súc vật mà ngành khảo cổ đă thu thập được cũng đủ xác minh một sự thật đáng buồn: Zayd và ban biên tập của ông ta có thể đă không thu thập đầy đủ các thủ bản của Muhammad, khi chép lại có thể đă bỏ sót một số câu thơ của kinh Koran và cuối cùng không có ǵ bảo đảm là Zayd và ban biên tập đă không tự ư sửa đổi Kinh Koran theo ư riêng của ḿnh.

            Tuy nhiên, hầu hết các tín đồ Hồi Giáo hiện nay đă không nêu lên những vấn đề nói trên. Họ vẫn tin rằng bản kinh Koran bằng tiếng Arabic do vua Uthman công bố năm 657 là kinh Koran do Thiên Chúa Allah mặc khải cho Muhammad.

 

II . Sơ lược nội dung Kinh Koran.-

Những chương đầu tiên của Kinh Koran nói về Thiên Chúa Allah với những đặc tính siêu việt của Ngài. V́ đạo Hồi là đạo Thiên Chúa thứ ba, xuất hiện sau đạo Do Thái và đạo Ki Tô nên đạo Hồi đă in đậm những dấu ấn đức tin của hai đạo Thiên Chúa đàn anh. Tôi đă tŕnh bày đầy đủ vấn đề này trong bài  "Ảnh hưởng thần học Do Thái -Ki Tô trong đức tin Hồi Giáo". (Xin đọc  "Thực chất đạo Công Giáo và các đạo Chúa", Giao Điểm xuất bản - Xuân 2003, trang 201-232). Ngoài Thiên Chúa ra, Kinh Koran dạy phải tin có các thiên thần và ma quỉ (Satan), tin các sách Mặc Khải của đạo Do Thái và Ki Tô cùng các vị thiên sứ, tin có ngày tận thế và ngày phán xét cuối cùng, tin mọi kẻ chết đều được sống lại, tin có Thiên Đàng Hỏa Ngục, tin mọi việc do Thiên Chúa Allah tiền định nhưng mọi người có ư chí tự do.

            Tất cả các điều này đă được tŕnh bày đầy đủ qua 32 trang sách dẫn chiếu, vậy tôi xin miễn nhắc lại ở đây.

Khác với Cựu Ước và Tân Ước chỉ đề cập đến vấn đề thiêng liêng hoặc lịch sử, Kinh Koran đồng thời cũng là một bộ luật đầu tiên và cao nhất của Hồi Giáo. Thí dụ:

-  Cấm cho vay nặng lăi (Koran 2:275)

- Cấm ăn thịt heo, thịt đă cúng các thần khác, cấm ăn máu (tiết canh, huyết) Koran 5:3.

- Cấm cờ bạc, Koran 5:90

- Cấm săn bắn trong thời gian hành hương Mecca (Koran 5:93).

- Phải ăn chay trong tháng Ramadan (Koran 2:182).

- Phải rửa chân tay sạch sẽ trước khi cầu nguyện (Koran 5:6).

- Cấm giao hợp với đàn bà có tháng (Koran 2:221).

Trước khi có kinh Koran, phụ nữ Ả Rập giàu có thường lấy nhiều chồng và đa số là những người đàn ông trẻ khỏe. Kinh Koran khẳng định quyền ưu thắng của đàn ông (Koran 4:34) và chính thức băi bỏ tục đa phu (polyandre).

Bất cứ người đàn bà nào có chồng bị cáo buộc về tội ngoại t́nh đều bị đem ra cho công chúng ném đá đến chết (Koran 4:15).

Kinh Koran qui định án phạt hết sức nặng nề chống lại bất cứ ai bị kết án: "Chống Thiên Chúa Allah" hoặc "chống Thiên Sứ Muhammad". Người đó sẽ bị đóng đinh vào thập giá hoặc bị chặt hết chân tay (Sura 5).

Tội trộm cũng có thể bị phạt rất nặng. Dù đàn ông hay đàn bà tùy theo nặng nhẹ nếu bị kết án về tội trộm sẽ bị chặt một tay hay hai tay (Koran 5: 3)

 

III. Những điều nên biết về HADITH, SUNNA và SHARIA

V́ lư do kinh Koran không phải là sách dễ đọc nên trong các xứ Hồi Giáo, các tín đồ đọc kinh Koran đều cần có người hướng dẫn. Những người hướng dẫn không phải là tu sĩ nhưng là những người học thức chuyên nghiên cứu về kinh Koran. Những bài giảng của họ được gọi là HADITH, có nghĩa là một bài phúc tŕnh (report). Qua nhiều thế kỷ, số bài phúc tŕnh giảng giải về Kinh Koran đạt tới con số rất lớn. Các học sĩ Hồi Giáo chọn lựa các bài hay tập trung lại thành một cuốn sách gọi là SUNNA, có nghĩa là "Tuyển tập các phúc tŕnh" (Collection of Reports). Từ đó, sách SUNNA trở thành một cuốn sách bổ túc cho kinh Koran về mặt tín lư, giáo điều.

Các chính quyền của các nước Hồi Giáo chiếu theo tinh thần và luật pháp nêu trong kinh Koran và sách SUNNA để làm ra bộ luật gọi là SHARIA. Danh từ này được dịch sang Anh Ngữ là "Islamic Holly Law" có nghĩa là "Thánh Luật Hồi Giáo".

Tất cả các sách Sunna và Sharia đă được hoàn thành vào cuối thế kỷ 9 và đă được viết thành nhiều bản khác nhau tại nhiều nơi khác nhau.  Do vậy, các sách này chứa đựng nhiều điều mâu thuẫn, nhất là những giai thoại khác biệt nhau về cuộc đời và lời nói của giáo chủ Muhammad. Đây là một trong những nguyên nhân chính yếu gây ra tệ nạn phân hóa trong đạo Hồi: Giáo phái Sunni chỉ công nhận những Hadiths (reports) của Bukkhari. Giáo phái Shiite công nhận Hadiths của Kulayni và giáo phái Khariji chỉ công nhận Ibn Habib. Giáo phái này kết án giáo phái kia là xuyên tạc hoặc giả mạo Thánh Kinh Koran và gọi nhau là những kẻ tà đạo (mukhtalaq)! Kết quả là những cuộc thánh chiến đẫm máu giữa các giáo phái này trong nhiều thế kỷ qua.

 

IV. Các bản dịch kinh Koran.-

Do nhu cầu truyền bá đạo Hồi trong 14 thế kỷ qua, đến nay kinh Koran đă được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Riêng một ḿnh nhà xuất bản Takrike Tarsile Qu'ran, Inc. ở New York đă sưu tập được trên 600 bản dịch khác nhau!

Lịch sử Hồi  Giáo ghi nhận bản dịch kinh Koran đầu tiên trên thế giới là bản dịch từ tiếng Ả Rập sang tiếng La Tinh do một người Ư tên là Peter Venerable thực hiện năm 1143. Điều đáng chú ư là bản dịch viết tay của ông hiện vẫn được lưu giữ tại tu viện Kluny (Ư). Đúng 300 năm sau, tức vào năm 1543, bản dịch viết tay duy nhất này được đem in và xuất bản tại Rome.

Nhờ có bản dịch kinh Koran bằng tiếng La Tinh này, Âu Châu mới biết đến cuốn kinh Thánh của đạo Hồi.

- Năm 1616, tại Nuremberg xuất hiện kinh Koran bằng tiếng Ḥa Lan dịch từ bản La Tinh.

- Năm 1647, kinh Koran bằng tiếng Pháp được xuất bản tại Paris cũng dịch từ bản La Tinh.

- Năm 1776, tại Petersburg cuốn kinh Koran bằng Nga ngữ được xuất bản, dịch từ tiếng Pháp.

- Đầu thế kỷ 18, một người Anh tên là A.Ross dịch kinh Koran từ tiếng Pháp sang tiếng Anh và xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 1737.

Cho tới nay, có nhiều bản dịch khác nhau bằng tiếng Anh. Mặc dầu lối hành văn khác nhau nhưng nội dung vẫn tương tự. Điều đặc biệt là Kinh Koran được xuất bản nhiều triệu cuốn một lúc nên giá bán rất rẻ. Phần lớn các bản kinh Koran được in dưới h́nh thức sách bỏ túi (pocket books) có giá bán thông thường là 5 Mỹ Kim. Với giá này ai cũng có thể mua về đọc chơi hoặc để tham khảo. Số trang trung b́nh của sách loại này là 500 trang, chữ in cở nhỏ.

 

V. Nên đọc sách kinh Koran bằng Anh ngữ như thế nào?

            Đối với những ai đă từng quen đọc Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước bằng Anh ngữ th́ khi chuyển sang đọc kinh Koran qua bản dịch Anh ngữ sẽ cảm thấy không mấy khó khăn. Tuy nhiên, trong nhiều bản dịch Anh ngữ lại có rất nhiều những danh từ chung và danh từ riêng được phiên âm theo tiếng Ả Rập. Nếu không t́m hiểu ư nghĩa của những danh từ này trước khi đọc sách Koran chúng ta sẽ lâm vào t́nh trạng lúng túng không thể hiểu được nội dung của sách và cũng không biết các nhân vật được nói tới trong Kinh Koran là ai. Lấy một thí dụ điển h́nh: một nhân vật có tên Ả Rập là ISA được nhắc tới 114 lần trong kinh Koran và nhân vật Myriam được nhắc  tới trên 50 lần. Thực ra họ chẳng phải là ai xa lạ: ISA chính là Jesus và Myriam chính là bà Maria, mẹ của ngài.

            Để giải quyết khó khăn về các từ ngữ phiên âm theo tiếng Arabic, tôi đề nghị quí vị hăy t́m các bảng GLOSSARY OF ARABIC TERMS thường được in cuối các sách Anh ngữ nói về Hồi Giáo. Quí vị chọn một số từ ngữ quí vị cho là quan trọng để học thuộc ḷng trước khi bắt đầu đọc kinh Koran hay các sách viết về Hồi Giáo.

            Sau đây là bảng danh sách đối chiếu các tên riêng của Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước được nhắc lại trong kinh Koran theo phiên âm Arabic. Các tên riêng này được xếp theo nhóm gia đ́nh (chứ không theo thứ tự Alphabet)

 

NHÓM                       Phiên âm ARABIC    Phiên âm ANH NGỮ     Phiên âm VIỆT NGỮ

 

Thiên Chúa                 ALLAH                       Jehovah Elohim/God                 Thiên Chúa

Tổ tông loài người      ADAM                        ADAM                                    Ông A-dong

HAWAA                     EVE                                         bà E-và

Gia đ́nh Abraham      AZAR                          TERAH                                    Cha của Abraham

                                    IBRAHIM                    ABRAHAM                             Ông Áp-ra-ham

                                    SARA                          SARAH                                   Vợ của Áp-ra-ham

ISHAAQ                     ISAAC                                    Con trai của Abraham và bà Sarah, tổ tiên Do Thái

                                    AGAR                         HAJAR                                    Vợ bé, đầy tớ của Abraham

                                    ISMAHIL                    ISMAEL                                  Con của Abraham và Agar, tổ tiên các giống dân Ả Rập                                                                                                                         (Ismael là vai anh của Isaac)

Gia Đ́nh Jesus           ISA                              JESUS                                     Chúa Giê-xu

                                    MYRIAM                    MARY                                     Đức bà Maria

                                    Yusuf                           Joseph                                      Thánh Giuse

                                    Zakariya                       Zakariah                                   Thánh Gio-a-Kim, cha của Gioan Baotixita

                                    Yahya                          John Baptist                              Thánh Gioan Baotixita (cậu họ của Giê-xu)

Các tiên tri Do Thái

cũng là các thiên sứ

 trong đạo Hồi:         

                                    Al-Yasa                       Elisha                           Tiên tri Ê-li-sa

                                    Dawood                       David                           Vua Thánh Đavít

                                    Dhulkiit                         Ezekiel

                                    Haroon                         Aaron                           Anh của Mai-sen

                                    Musa                            Moses                          Thánh Mai-sen

                                    Idriis                             Enoch 

                                    Luut                             Lot                               Ông Lot (cháu gọi Abraham bằng bác ruột)

                                    Nuh                              NOAH                         Ông No-e

                                    Sulayman                      Solomon                       Vua Slomon (con David)

                                    Yaquub                        Jacob                           Cha của 12 con trai, tổ tiên 12 bộ lạc Do Thái

                                    Yunus                           Jonah 

                                    Ayyoub                        Job     

Thánh Kinh                 Tawrah                         Torah/Old                    Kinh Thánh của đạoDo Thái

                                    Taurat                          Testament                     tức Cựu Ước của đạo Ki Tô

                                    Injil                               Gospel/New                 Phúc âm/Thánh Kinh Tân Ước

                                    Al-injil                          Testament       

                                    Qur'an                          Koran                          Thánh Kinh Hồi Giáo

Thiên thần,

ma quỉ Jibril               Jibreel                          Gabriel                         Thiên thần truyền tin

                                    Meekaeel                     Micheal                        Tổng lănh thiên thần Mi-ca-e

                                    Buraq                           Buraq                           Con ngựa đầu người có cánh đưa Mohammad về trời tại Jerusalem

                                    Shaitan / Iblis                Satan                            Quỉ Sa tăng

 

                    Ngoài ra, xin chú ư đến một số chi tiết sau đây:

            1. Một số đại danh từ trong các sách Thánh Kinh thường được viết theo cổ ngữ của tiếng Anh. Thí dụ:

            You được viết thành Thou

            Your được viết thành Thy...

            2. Các quá khứ phân từ, thay v́ viết là ED lại được viết thành TH. Thí dụ

            - He opened                                       He openeth

            - He called                                          He calleth

            - You will                                             Thou shalt

            - You have                                          Thou hast

            3. Các kinh Koran Anh ngữ thường đánh số các chương (sura/chapter) bằng số La Mă ở góc trái trên đầu trang sách. Thí dụ: Sura XXXVII: chương 37, Sura CVIII chương 108, LXXIX: chương 79 v.v...

            Khi tra cứu một câu trong kinh Koran, thí dụ:

            "Muhammad is not the father of any of your men but he is the Apostle of Allah and the last of the prophets.  Koran 33:40". Xin nhớ số ghi trước là số chương (sura/chapter) số ghi sau là câu thơ (verse). Vậy trước hết xin hăy t́m chương 33 sau đó t́m câu thơ số 40 trong chương này, quí vị sẽ gặp đúng câu thơ được trích dẫn.

            Khi đọc các sách về đạo Hồi, chúng ta thường gặp những câu trích dẫn từ kinh Koran, nếu có sẵn một cuốn Koran trong tay để kiểm chứng tính chính xác của sự trích dẫn và sự trung thực của người dịch, thiết tưởng cũng là một điều thích thú.

            Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn lời giới thiệu của nhà xuất bản Tahrike Tarsile Qur'. Ind. New York nói về kinh Koran: "Kinh Koran có khả năng đem lại cho những người ngoại giáo những điều bổ ích và mang lại tất cả mọi thứ cho các tín đồ Hồi Giáo". (The Qur'an offers at least something to non-believers and everything to believers).

 

                Charlie Nguyễn

 

 

 

 NĂM NGHĨA VỤ THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC TÍN ĐỒ HỒI GIÁO

(The five ritual duties of Islam)

 

 

Cũng như các tôn giáo đôc thần khác, đạo Hồi có những nghi lễ tôn giáo riêng biệt được giáo hội qui định để các tín đồ tuân hành một cách nghiêm túc và đồng nhất trong việc tôn thờ Thiên Chúa cũng như trong việc chấp hành luật đạo. Khi thực hiện các nghi lễ này, đạo Hồi buộc tín đồ phải tập trung chú ư (intention) và phải hết sức chân thành (full sincerity). Nếu thiếu một trong hai điều kiện này th́ mọi nghi lễ sẽ bị coi là vô ích.

            Có 5 nghi lễ quan trọng nhất trong đạo Hồi, thường được gọi là "Năm cột trụ của Hồi Giáo" (The five pillars of Islam):

 

            Thứ nhất: Công khai tuyên xưng một Thiên Chúa là Allah và tin rằng ngoài Allah ra không có một Thiên Chúa nào khác. Đồng thời tín đồ phải công khai tuyên xưng Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa th́ mới nhận lănh được ơn Chúa (There is no Deity but Allah. Obey Allah and the Messenger so that you may find mercy - Koran 3:132)

 

            Thứ hai: Khi cầu nguyện Allah, phải quay mặt về phía thánh địa Mecca (thủ đô xứ Saudi Arabia ngày nay)

            - Lần thứ nhất vào lúc rạng đông

            - Lần thứ hai đúng ngọ

            - Lần thứ ba sau trưa

            - Lần thứ tư lúc mặt trời lặn

            - Lần thứ năm lúc nửa đêm.

            Dù tín đồ Hồi Giáo đang làm ǵ và ở bất cứ đâu (ở giữa sa mạc hoặc trên đường phố, tại sở làm hay tại trường học, bến xe, chợ búa v.v...) cứ đến giờ cầu nguyện là họ qú mọp xuống đất để thực hiện các nghi lễ này. Mọi du khách đến các nước Hồi Giáo thường rất ngạc nhiên về nghi thức cầu nguyện đặc biệt của các tín đồ Hồi Giáo.

            Trong các cộng đồng Hồi Giáo, có một người chuyên trách việc nhắc nhở các tín đồ cầu nguyện một ngày 5 lần, tiếng Ả Rập gọi người đó là MUEZZIN. Trong suốt 14 thế kỷ qua, những người muezzin trên khắp thế giới luôn luôn đọc một câu không hề thay đổi như sau: "Thiên Chúa Allah là Đấng Tối Cao trên hết mọi sự. Tôi tin không có một Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Tôi tin Muhammad là thiên sứ của Chúa. Mọi người hăy cầu nguyện, hăy đến để nhận ơn cứu rỗi. Thiên Chúa Allah vĩ đại vô cùng".

            (God is the Supreme Being over all thing. I bear witness that there is no Deity but God. I bear witness that Muhammad is the Messenger of God. Come to prayer. Come to Salvation. Allah is most great).

            Khi cầu nguyện tại nhà thờ Hồi Giáo, mọi người đàn ông đứng thành hàng ngang sát nhau. Đàn bà luôn luôn xếp hàng ở phía sau đàn ông hoặc cầu nguyện tại nhà riêng. Trong nhà thờ Hồi Giáo (giống như Tin Lành) không có bàn thờ hoặc ảnh tượng, không có người chủ lễ. Chỉ có người hướng dẫn cầu nguyện (prayer-leaders) tiếng Ả Rập gọi là Imam. Các Imam là người thường (không phải là tu sĩ) có khả năng đọc kinh Koran và các sách khác của đạo Hồi. Ngoài việc hướng dẫn cầu nguyện, các Imam c̣n giảng thuyết về giáo lư hoặc hô hào vận động về các vấn đề tôn giáo, xă hội, chính trị v.v... Các Imam thường có uy tín lớn trong các cộng đồng Hồi Giáo và được mọi tín đồ kính trọng.

            Sau khi cầu nguyện xong, mọi người quay sang trái sang phải bắt tay và cúi chào những đồng đạo ở quanh ḿnh. Họ chúc nhau "b́nh an và đầy ơn Chúa" (peace and blessings of God). Cử chỉ thân thiện giữa những người đồng đạo với nhau đă được thực hiện trong thế giới Hồi Giáo từ 14 thế kỷ qua. Mới đây, người Công Giáo đă bắt chước và làm những cử chỉ tương tự trong các buổi lễ Misa tại nhà thờ.

 

            Thứ ba: Bố thí cho kẻ nghèo (Almsgiving). Hồi Giáo coi việc bố thí này là một thứ thuế tôn giáo (a religious tax) đối với mọi tín đồ có lợi tức. Số tiền này được ấn định là 1/40 hoặc 2.5% lợi tức hàng năm. Trong các nước Hồi Giáo được coi là quốc giáo th́ tiền bố thí được chính thức gọi là "thuế bố thí" (Zakat) do chính phủ trực tiếp thu. Tuy vậy, người nạp thuế vẫn có quyền đóng nhiều hay ít tùy theo khả năng và hoàn cảnh riêng của ḿnh. Tổng số tiền thu được trở thành một thứ quĩ xă hội của quốc gia để cứu giúp hữu hiệu những người nghèo khó, cô quả, già yếu, bệnh tật, hoạn nạn hoặc không c̣n khả năng làm việc. Kinh Koran dạy rằng: "Bố thí là bổn phận do Thiên Chúa đ̣i hỏi". Do đó, các tín đồ Hồi Giáo quan niệm bố thí là nghĩa vụ chứ không phải là một hành vi bác ái hoặc từ thiện.

            Thứ tư: Ăn chay trong tháng Ramadan (tháng 9 âm lịch Hồi Giáo). Việc ăn chay này kéo dài suốt tháng: không ăn không uống trong suốt thời gian ban ngày (daylight hours) tức từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn từ ngày đầu tháng đến rạng mồng một tháng mười. Người ăn chay chỉ được phép ăn một cách từ tốn sau khi mặt trời lặn. Trong suốt tháng Ramadan không ai được uống rượu, làm t́nh hoặc hút thuốc.

            Việc ăn chay cũng có một số ngoại lệ. Đối với những xứ có nhiệt độ khí hậu cao, ngày dài đêm ngắn, các người già, thiếu nhi hoặc người bị đau yếu đều được miễn ăn chay v́ nhịn nước quá lâu sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng. Tại các xứ kỹ nghệ cần có nhiều nhân công làm việc, các tín đồ chỉ cần ăn chay vài ngày trong tháng Ramadan mà thôi.

 

            Thứ tư: Hành hương các thánh địa tại  Saudi Arabia. Mecca là thánh địa số một của thế giới Hồi Giáo v́ đó là nơi sinh của giáo chủ Muhammad và có ngôi đền Ka'ba được tin là do Abraham và Ismael xây dựng lên. Các tín đồ Hồi Giáo không phân biệt nam nữ đều được khuyến khích đến thăm Mecca ít nhất một lần trong đời. Thời gian chính thức của thế giới Hồi Giáo hành hương Mecca là vào tháng 12 Âm Lịch Hồi Giáo. Mỗi lần viếng thánh địa phải kéo dài ít nhất 5 ngày. Hiện nay, số tín đồ viếng Thánh Địa Mecca mỗi năm từ 3-5 triệu người.

            Vấn đề bảo vệ an ninh và cung cấp mọi phương tiện cho số khách hành hương khổng lồ này là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Saudi Arabia. Mỗi năm, chính phủ Saudi Arabia dành ra khoảng vài tỷ đô la để thực hiện chu đáo mọi công tác bảo vệ an ninh trật tự, cung cấp đầy đủ thực phẩm, nhà ở, y tế, vận chuyển và mọi nhu cầu cần thiết cho khách hành hương.

            Tất cả mọi tín đồ hành hương đến Mecca phải làm việc đầu tiên là cởi bỏ quần áo riêng của ḿnh để mặc vào một bộ đồ trắng đơn giản sau khi đă tắm rửa sạch sẽ.  Đây là một việc bắt buộc mang ư nghĩa:  Các tín đồ Hồi Giáo, không phân biệt màu da, giàu nghèo, địa vị xă hội, tất cả đều là con cái của một cha là Thiên Chúa, tất cả là anh chị em của nhau và tất cả đều b́nh đẳng trước mặt Chúa. Các phụ nữ có quyền mặc quốc phục của ḿnh nhưng tất cả đều phải trùm khăn che kín tóc.

CÁC ĐỊA ĐIỂM HÀNH HƯƠNG TẠI SAUDI ARABIA

 

             Đia điểm 1: Đền Thờ KA'BA.  Tiếng Ả Rập Kaba có nghĩa là h́nh khối (The Cubic Building). Đây là một kiến trúc độc đáo có một không hai trên thế giới. Kiến trúc h́nh khối rộng 9m, dài 11m, cao 5m5 (36 feet x 30 feet x 18 feet).  Nóc và chung quanh kiến trúc đều được phủ bằng vải đen. Đền thờ này là trung tâm đức tin của 1 tỷ 200 triệu tín đồ Hồi Giáo v́ đây là thánh địa số một của thế giới đạo Hồi. Từ nhiều ngàn năm trước khi có đạo Hồi, đền thờ Kaba đă hiện diện tại nơi đây và người Ả Rập đă gọi đền thờ này là Nhà Của Chúa (Bayt Allah = House of God).

            Từ xa xưa đến nay, mỗi khi đến viếng đền thờ Kaba các tín đồ xếp hàng đi ngược chiều kim đồng hồ 7 lần, (tượng trưng cho 7 tầng trời) vừa đi vừa đọc kinh Koran. Sau đó, mọi người đến viếng Ḥn Đá Đen (The Black Stone). Đây là một thiên thạch (meteorite) đă từ trời rơi xuống nơi này không biết từ bao giờ, có thể là từ hàng chục ngàn năm về trước.

            Theo niềm tin Hồi Giáo th́ tổ tông loài người là Adam đă xây dựng đền Kaba. Sau đó, Abraham và Ismael đă tu sửa lại đền thờ như ta thấy ngày nay.

 

              Đia điểm 2:  Suối Zamzam.  Đối diện với Ḥn Đá Đen là Suối Zamzam. Từ nhiều ngàn năm trước, suối Zamzam đă nổi tiếng khắp vùng v́ đây là một ḍng suối lớn hiếm có trong sa mạc mênh mông. Thưở xưa, các đoàn lữ hành từ các nước miền Nam bán đảo Ả Rập muốn làm ăn buôn bán với các nước phía Bắc, như Syria chẳng hạn, đều phải ngừng chân tại suối Zamzam để lấy nước trước khi lên đường mạo hiểm vượt qua sa mạc Syro-Arabia. Từ nhiều thế kỷ trước khi có đạo Hồi, người Ả Rập đă loan truyền khắp nơi sự tích về Abraham: Sau khi vợ lớn của Abraham là Sarah sinh ra Isaac th́ bà này nổi máu ghen với cô vợ bé của Abraham là Hagar. Bà buộc Abraham phải đuổi hai mẹ con Hagar ra khỏi nhà. Abraham đành phải dẫn Hagar và con trai Ismael đến sa mạc. Tại đây, thiên thần Gabriel đă hóa phép cho một ḍng suối lớn xuất hiện giữa sa mạc và Ngài đặt tên là Suối Zamzam. Từ đó, Abraham và thiên thần Gabriel đă giúp cho hai mẹ con Hagar sinh sống. Đến khi Ismael trưởng thành, Abraham và Ismael đă xây dựng lại đền thờ Kaba do Adam xây dựng từ xa xưa nay đă hư nát do trận đại hồng thủy đời No-e (Noah).

 

            Địa điểm 3:  Cánh đồng  Arafat. Cách Mecca 13 miles có một cánh đồng rộng bao la gọi là cánh đồng Arafat. Ngay giữa cánh đồng có một ngọn núi nhỏ gọi là Núi Ơn Chúa (Mount of Mercy). Đây là nơi Muhammad giảng đạo lần cuối cùng trước khi qua đời. Mọi tín đồ phải đến đây trước buổi trưa, sau đó leo lên núi để cầu nguyện cho đến khi mặt trời lặn. Tất cả mọi việc được làm trong yên lặng. Nghi lễ này có tính cách bắt buộc cho mọi tín đồ hành hương v́ thiếu việc này th́ toàn bộ cuộc hành hương bị coi như không hoàn thành.

 

            Địa điểm 4:  Lễ Hy Sinh tại Mina.  Lễ Hy Sinh diễn ra ngày 10 tháng 12 Âm Lịch Hồi Giáo tại thị trấn Mina, cách cánh đồng Arafat 8 miles. Giáo lư Hồi Giáo dạy rằng: Mina chính là nơi Abraham nhận được lệnh của Thiên Chúa phải đích thân giết đứa con trai đầu ḷng của ḿnh là Ismael để làm Lễ Hy Sinh (Sacrifice) tế Chúa.

            Abraham là người tôn thờ Chúa trên hết mọi sự nên đă tuân lệnh Chúa một cách triệt để không chút chần chừ. Nhưng khi Abraham đưa con dao lên định giết con ḿnh th́ Thiên Chúa ra lệnh ngưng. Ngài truyền cho Abraham giết một con dê để thế mạng cho Ismael. Từ đó, kho tàng ngôn ngữ của nhân loại có thêm một danh từ kép là "con dê tế thần"  (the scape-goat). Cũng từ câu chuyện này, dân Do Thái và dân Ả Rập có tục lệ giết súc vật làm lễ hy sinh tế lễ Thiên Chúa (Animal Sacrifice) để kỷ niệm Lễ Hy Sinh của Abraham. Người Do Thái làm Lễ Hy Sinh hàng năm vào buổi chiều trước Lễ Vượt Qua (Passover). Tục lệ này có từ 2000 năm TCN đến năm 70 sau Công Nguyên là năm Jerusalem bị quân La Mă tàn phá b́nh địa và toàn dân Do Thái phải bỏ xứ tứ tán khắp nơi. Đạo Hồi làm Lễ Hy Sinh (Feast of Sacrifice) vào cuối chương tŕnh hành hương thánh đia Mecca hàng năm.  Các súc vật thường bị giết trong Lễ Hy Sinh khắp thế giới không có cơ hội đi hành hương Mecca cũng giết súc vật tại nhà để làm lễ hy sinh kỷ niệm việc Abraham toan giết con trai đầu ḷng của ḿnh để tế Chúa. Nhiều chục triệu súc vật đă bị giết trong dịp Lễ Hy Sinh này.

 

            Địa Điểm 5: Medina. Chặng cuối của cuộc hành hương Thánh đia Hồi Giáo là thăm ốc đảo Medina, cách thủ đô Mecca 300 dặm về phía Bắc. Đây là nơi Muhammad đă sống 10 năm cuối cuộc đời của ông (622-632) cùng với nhiều bà vợ và với cộng đồng Hồi Giáo đầu tiên trong lịch sử (the first Muslim community).  Muhammad qua đời ngày 12 tháng 3 Âm Lịch Hồi Giáo năm 632.  Các tín đồ hành hương đến đây để kết thúc cuộc hành tŕnh có tính cách tôn giáo thiêng liêng bằng cách đến viếng mộ của vị thiên sứ cuối cùng của Thiên Chúa và đến cầu nguyện tại đền thờ Medina là đền thờ đầu tiên của Hồi Giáo trên thế giới.

 

Charlie Nguyễn

SÁU TRỤ CỘT CỦA ĐỨC TIN HỒI GIÁO

 

Các sách viết về giáo lư Hồi Giáo đều đồng nhất tóm lược tất cả các tín-điều căn-bản (fundamental beliefs) thành 6 điều chính yếu được gọi là "SÁU TRỤ CỘT CỦA ĐỨC TIN" (The Six Pillars of Faith):

1. Tin có một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God).

2. Tin có các Thiên Thần và Ma Quỉ

3. Tin các sách Mặc Khải (Books of Revelation)

4. Tin các vị Thiên Sứ (Messengers/Prophets)

5. Tin có ngày tận thế, xác kẻ chết sống lại, mọi người sẽ được Thiên Chúa xét xử trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.

6. Mọi việc do Thiên Chúa tiền định, nhưng mọi người đều có ư chí tự do.

 

TÍN ĐIỀU 1:  TIN CÓ MỘT THIÊN CHÚA DUY NHẤT

 

Điểm đặc biệt trong quan niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi là luôn luôn nhấn mạnh đến đặc tính duy nhất tuyệt đối của Thiên Chúa (the absolute Oneness of God). Đạo Hồi hoàn toàn phủ nhận các huyền thoại về "Con của Thiên Chúa" hoặc "Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người". Kinh Koran ghi như sau: "Thiên Chúa không chọn ai làm con và không chọn một đồng sự nào trong thẩm quyền tuyệt đối của Ngài".

 (God had chosen no son, nor had He any partner in the absolute sovereignty - Koran 25: 2).

Căn cứ vào kinh Koran, giáo lư của giáo phái Sunni đă giảng rộng thêm như sau: "Thiên Chúa là Một, không có một ai tương đương với Ngài, Thiên Chúa không có khởi đầu và không có kết thúc. Ngài là thường hằng vĩnh cửu. Ngài vừa là Alpha vừa là Omega - chữ đầu và chữ cuối trong mẫu tự Hy Lạp - Ngài vừa ẩn vừa hiện. Ngài có thật và muôn đời".

(Allah is One, without any like him, having no equal, having no beginning, having no end. Ever - existing. He is both Alpha and Omega. The Manifest and the Hidden. He is real and eternal).

Đạo Hồi phủ nhận con người là h́nh ảnh của Thiên Chúa v́ Thiên Chúa là đấng vô h́nh, không có thân thể (God is not a formed body). Ngài chẳng bao giờ xuống thế làm người và v́ là vô h́nh nên chẳng có ai ngồi ở bên tả hay bên hữu của Ngài.

"Thiên Chúa là đấng chỉ có Một ngôi duy nhất (không bao giờ có ba ngôi) Ngài không sinh Chúa Con và cũng không do ai sinh ra. Chẳng một ai giống Thiên Chúa cả."

(Allah is One. He begets not, nor is He begotten. And none is like Him - Koran 112: 1-4)

Đạo Hồi quan niệm Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa đă sáng tạo vũ trụ theo đúng quan niệm của đạo Do Thái và Ki Tô trong sách Sáng Thế Kư (Genesis). Kinh Koran nhắc lại những điều đó như sau:

"Thiên Chúa dựng nên bầu trời và mặt đất trong sáu ngày và rồi Ngài ngự trên ngai của Ngài. Ngài kéo màn đêm phủ lên ban ngày và ngày đêm cứ nối tiếp nhau không ngừng. Sau đó Ngài dựng lên mặt trời, mặt trăng và những v́ sao".  (Allah   created the heavens and the earth in six days then He descended his throne - He throws the veil of night over the day which it pursues incessantly and then He created the sun and the moon and the stars - Koran 7: 54).

Đạo Hồi, cũng như đạo Do Thái và đạo Ki Tô, đều tin tưởng Thiên Chúa đă tạo dựng nên tổ tiên của loài người là Adam và Evà từ một cục đất sét:

    "Ta đă dựng nên con người từ đất sét khô và ta thở vào nó tinh thần của Ta". (We created man from dry clay and breathed of My Spirit into him - Koran 15: 23).

Trong kinh Koran (chương 2 và chương 20) thuật lại chuyện Adam và Evà ăn trái cấm giống như trong sách Sáng Thế Kư của đạo Do Thái. Nhưng Hồi Giáo cũng như Do Thái Giáo đều không tin hành động ăn trái cấm của Adam - Evà cấu thành "Tội Tổ Tông" đến nỗi Con của Chúa Trời phải đầu thai làm người và chịu chết trên thập giá để chuộc cái tội đó!  Huyền thoại về Tội Tổ Tông (The Original Sin) là sản phẩm tưởng tượng của tên đạo khùng Augustine (354-450) gốc Algeria. Tên đạo khùng Augustine được coi là kẻ lập ra đạo Ki Tô đứng hàng thứ hai sau Phao lô.

Tóm lại, ư niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi hoàn toàn đồng nhất với ư niệm của đạo Do Thái. Cả hai đạo độc thần này kịch liệt chống lại ư niệm Ba Ngôi Thiên Chúa và lề thói tôn thờ ảnh tượng của đạo Ki Tô (Công Giáo và Chính Thống).

 

            TÍN ĐIỀU 2:  TIN CÓ CÁC THIÊN THẦN VÀ MA QUỈ

 

Niềm tin vào các Thiên thần, nhất là các Thiên thần hộ mạng, là niềm tin chung của các đạo Thiên Chúa. Theo các nhà nghiên cứu tôn giáo th́ hiện nay có tới 70% dân Mỹ tin có Thiên thần. Nói chung, người ta cho rằng Thiên thần là những sinh vật linh thiêng (spiritual beings) có nhiệm vụ làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. V́ vậy Thiên thần cũng được coi là Thiên sứ (messengers of God).

Ư niệm về Thiên thần đă có từ trên 4000 năm qua. Các nhà khảo cổ đă t́m thấy tại thành phố UR ở Babylon một phiến đá có khắc h́nh nổi một người đàn ông có hai cánh. H́nh này được xác định thuộc niên đại 2300 năm TCN. Tuy nhiên, ư niệm về Thiên thần của Babylon đă không đi vào Kinh Thánh Do Thái.

Các nhà tôn-giáo-học chuyên nghiên cứu về Thiên thần cho rằng ư niệm Thiên thần phát xuất từ Hỏa Giáo Ba Tư (Zoroastrianism). Hỏa Giáo được sáng lập bởi một triết gia Ba Tư tên là Zoroaster vào khoảng thế kỷ 12 TCN. Hỏa giáo trở thành quốc giáo của đế quốc Ba Tư từ thế kỷ 10 TCN đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Vào năm 579 TCN, đế quốc Ba Tư chiếm Babylon (tức Iraq ngày nay), đến năm 539, Ba Tư chiếm Do Thái và cai trị vùng này nhiều thế kỷ. Do đó, đạo Do Thái đă du nhập các ư niệm về Thiên thần của Hỏa Giáo từ thời gian này.

Các sách  Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái có trước thời gian này đều không nói ǵ đến các Thiên thần.

Ki Tô Giáo du nhập ư niệm Thiên thần của Hỏa Giáo Ba Tư qua sách Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái. Tuy nhiên, Ki Tô Giáo đă khai thác ư niệm Thiên thần nhiều hơn đạo Do Thái.

Đối với Ki Tô Giáo, Thiên thần  Gabriel trở thành một Thiên thần chuyên về việc đi thông báo các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Chẳng hạn Gabriel báo tin cho bà Maria về việc bà thụ thai để sinh ra Jesus hoặc báo tin cho Joseph phải trốn sang Ai Cập v.v... Thiên thần Micae được Công Giáo La Mă khắc họa như một tên lính La Mă tay cầm cái giáo dài đâm vào đầu một con rắn mà ông ta đạp dưới chân. Dưới thời Ngô Đ́nh Diệm làm tổng thống VNCH, Thiên thần Micae (Micheal/ Saint Michel) được Diệm chọn làm thánh tổ của binh chủng nhảy dù. Con rắn ở dưới chân của thiên thần Micae được giải thích là biểu tượng của chủ nghĩa "Cộng Sản vô thần" . Trong thực tế, binh chủng nhảy dù đă là lực lượng chủ yếu làm cuộc đảo chánh chống Diệm năm 1960 và lật đổ chế độ Diệm năm 1963. Con rắn dưới chân Thiên thần Micae trong thực tế là biểu tượng của chính chế độ Công Giáo Ngô Đ́nh Diệm!

Ư niệm về các Thiên thần của Hỏa giáo Ba Tư truyền qua đạo Do Thái và đạo Ki Tô sang đạo Hồi. Trong đạo Hồi, thiên thần Gabriel trở thành một vị Thiên sứ đặc biệt của Thiên Chúa Allah truyền mọi mệnh lệnh và mọi điều mặc khải cho Muhammad ghi chép. V́ vậy kinh Koran được gọi là "Thiên Kinh" ghi chép lời Chúa (Words of God). Nếu không tin có Thiên thần th́ kinh Koran sẽ bị mất hết giá trị và không thể có đạo Hồi. Tin tức đầu tiên mà Gabriel thông báo cho Muhammad biết là việc Thiên Chúa đă chọn ông làm Tông Đồ của Ngài: "Này Muhammad! Con đă được Thiên Chúa chọn làm tông đồ của Ngài! và ta là Gabriel!" (Oh Muhammad! Thou art the Apostle of God and I am Gabriel! - Muhammad, a biography of the Prophet, by Karen Amstrong, Harper San Francisco 1992, p.83)

Ngoài hai vị Thiên thần Gabriel và Micae rất nổi danh trong các đạo độc thần c̣n có một số Thiên thần khác không được các đạo này đồng nhất tin theo:

- Thiên thần Raphael được Công Giáo La Mă tin là vị Thiên thần chuyên cứu nguy (the helpful angel). Đạo Do Thái, đạo Hồi và Tin Lành phủ nhận sự hiện hữu của Thiên thần Raphael.

- Về Thiên thần của sự chết: Ki Tô Giáo tin rằng tên của ngài là Andrew. Ngài rất đẹp và nhân từ, thường giúp người ta trút linh hồn trong b́nh an êm ái. Đạo Hồi gọi tên ngài là Arazel. Ngài đón linh hồn các tín đồ ngoan đạo để rước về thiên đàng. Ngài hành hạ những kẻ không tin Chúa và vứt linh hồn của chúng xuống hỏa ngục.

- Thiên thần Israfel: Cả hai đạo Ki Tô và Hồi đều tin rằng đến ngày tận thế, tức là Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Thiên thần Israfel sẽ thổi kèn trumpet để đánh thức tất cả mọi người chết sống dậy để tập trung tại thung lũng Kindron ở ngoại ô Jerusalem nghe Chúa phán xử lần chót có tính chung quyết!...

Quan niệm về Quỉ:  Cả ba đạo độc thần đều đồng nhất trong quan niệm cho rằng quỉ là những Thiên thần sa ngă (fallen angels) nên bị Chúa phạt đày xuống hỏa ngục. Ki Tô Giáo học theo sách Enoch (Book of Enoch) trong bộ Kinh Thánh của Do Thái, một sản phẩm du nhập thần học của Hỏa Giáo Ba Tư, cho rằng Thiên thần Lucifer lănh đạo một cuộc đảo chánh trên Thiên Đàng để cướp ngôi của Thiên Chúa. Lucifer trở thành hiện thân của ḷng kiêu ngạo bị Chúa phạt thành quỉ có đuôi, có sừng và có tai giống tai dơi. Từ đó Lucifer mang tên là Satan. Người Hồi Giáo gọi Satan là Shaitan hoặc Iblis (do phiên âm từ tiếng Hy Lạp Diablos).

Hồi Giáo tin rằng Satan sẽ được Thiên Chúa tha tội trong ngày Phán Xét Cuối Cùng và được phục hồi tư cách thiên thần như xưa. Satan không phải là thủ lănh của bầy quỉ cai quản hỏa ngục mà chỉ là kẻ cai quản các kẻ ác trên thế gian. Thiên Chúa trao chức vụ thủ lănh hỏa ngục cho thiên thần Malik (Koran 43: 77).

Ngoài niềm tin về Thiên thần và quỉ, đạo Hồi c̣n có thêm một loại thần linh thứ ba là Jinn (số ít) hoặc Jinni (số nhiều). Ki Tô Giáo không tin có loại thần linh này. Theo đạo Hồi th́ Jinn là một loại thần linh thường biến h́nh thành người hoặc loài vật, được Thiên Chúa cấu tạo nên từ lửa. Kinh Koran ghi rằng: "Con người được tạo nên bằng đất sét, Jinn được chế tạo từ ngọn lửa" (Man is created from clay, jinn from flames of fire - Koran 55: 14- 15).

Quan niệm về Jinn xuất phát từ Babylon vào khoảng 3000 năm TCN. Người Babylon gọi Jinn là "Cherubims". Đạo Do Thái du nhập "Cherubims" vào Sách Sáng Thế Kư (Genesis) là sách đầu tiên trong bộ thánh kinh của đạo Do Thái. Sách Sáng Thế Kư kể rằng: Sau khi Adam và Evà phạm tội ăn trái cấm liền bị Chúa đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng. Chúa sai các Cherubims trú đóng ở phía đông vườn Địa Đàng để chặn lối dẫn đến "Cây của Sự Sống". (God drove out the man and He placed at the east of the Garden of Eden Cherubims to keep the way of the Tree of Life - Genesis 4: 23-24).

Cũng cùng một nguồn gốc từ Kinh Thánh Cựu Ước, Ki Tô Giáo bác bỏ Cherubims nên không bao giờ nhắc tới chúng. Trong khi đó, đạo Hồi chấp nhận niềm tin vào Cherubims và gọi chúng bằng tiếng Ả Rập là Jinn.

 

TÍN ĐIỀU 3:  TIN CÁC SÁCH MẶC KHẢI (KINH THÁNH)

 

Kinh Koran nói rất nhiều đến các sách Mặc Khải (Books of Revelation). Nhưng kinh Koran là sách mặc khải cao quí nhất và quan trọng nhất đối với đạo Hồi. Do vậy, Koran được gọi là "Mẹ của tất cả các sách" (Mother of Books).

Kinh Koran coi sách Cựu Ước của Do Thái cũng là một phần của sách mặc khải: "Các người không thấy những người Do Thái đă được Chúa ban cho một phần của sách mặc khải hay sao? Họ đă được mời gọi đến với Sách mặc khải của Chúa" (Have you not considered Jews who are given a portion of Book? They are invited to the Book of Allah - Koran 3: 23)

Bộ Kinh Thánh của đạo Do Thái có nhiều sách, nhưng chỉ có sách Torah (sách Luật) của Maisen là được kinh Koran nhắc đến nhiều nhất. Sách Torah của đạo Do Thái, sách Phúc Âm của đạo Ki Tô và kinh Koran đều được coi là các sách do Thiên Chúa mặc khải để dạy dỗ và hướng dẫn loài người. Koran ghi lời của Thiên thần Gabriel nói với Muhammad: "Thiên Chúa đă mặc khải cho con Sách Thánh Kinh của chân lư để xác nhận những điều đă được mặc khải trước đó như Ngài đă mặc khải trong Kinh Torah và trong Phúc Âm để hướng dẫn loài người và bây giờ Ngài gửi cho con kinh Koran". (God hath revealed into thee the Scripture of Truth confirming that which was revealed before it as He revealed the Torah and the Gospel, a guidance for the people and He sent you the Qur'an - K3: 3).

Mặc dầu Muhammad ca ngợi các sách mặc khải của đạo Do Thái và đạo Ki Tô, nhưng Muhammad biết rơ thái độ cố chấp hẹp ḥi của các tín đồ Do Thái và Ki Tô nên ông đă cảnh giác các tín đồ Hồi Giáo như sau:

"Người Do Thái và Ki Tô không bao giờ hài ḷng với các tín đồ Hồi Giáo, ngoại trừ trường hợp các người theo đạo của họ". (The Jews will not be pleased with you, nor the Christians, until you follow their religions - Koran 2: 120).

Các tín đồ Do Thái và Ki Tô đều độc quyền chân lư. Đối với họ, chẳng ai có thể được vào thiên đàng, ngoại trừ phải là tín đồ đạo Do Thái hay đạo Ki Tô. (None shall enter the paradise, except he who is a Jew or a Christian - Koran 2: 111). Muhammad gọi chung những tín đồ Do Thái và Ki Tô là "Những người của các sách Thánh Kinh" (The people of the Book). Ông cảnh cáo họ đừng quá lộng hành trong tôn giáo của họ. (Oh people of the Book, commit no excesses in your religion - Koran: 4: 171)

Những người Do Thái và Ki Tô chửi bới nhau và giết hại nhau trong thời của Muhammad vào cuối thế kỷ 6, đầu thế kỷ 7. Do đó, Muhammad viết trong kinh Koran: "Người Do Thái chê người Ki Tô không theo điều tốt, người Ki Tô chê người Do Thái không theo điều tốt, mặc dầu họ đều đọc cùng một sách mặc khải. Cho nên Thiên Chúa Allah sẽ xét xử những điều khác biệt của họ trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng" (The Jews say: the Christians do not follow anything good, the Christians say the Jews do not follow anything good while they recited the same Book. So, Allah judge between them on the Day of Resurection in what they differ - Koran 2: 113).

Muhammad thù ghét những người Ki Tô Giáo v́ họ là những kẻ thờ ảnh tượng (idolers). Tại chương 9, câu 5 của kinh Koran, Muhammad ra lệnh cho tín đồ giết hoặc bắt bỏ tù những kẻ thờ ảnh tượng: "Khi các tháng thiêng liêng đă qua đi, các tín đồ hăy giết những kẻ thờ ảnh tượng ở bất cứ nơi nào gặp chúng hoặc bắt chúng làm tù binh". (When the sacred months passed away, then slay the idolers wherever you find them or take them captives - Koran 9: 5).

Về các sách mặc khải, kinh Koran nói rất nhiều đến sách Torah của Maisen, các Thánh Vịnh (Psalms) của David và Sách Phúc Âm (Gospel) của đạo Ki Tô. Vậy tôi xin tŕnh bày sơ lược về những sách này và t́m hiểu ảnh hưởng của chúng trong đạo Hồi như thế nào:

 

            1. Torah (The Law).  Nhiều sách kinh của Hồi Giáo gọi sách này là Tawrah theo phiên âm Ả Rập. Đây là sách mặc khải quan trọng nhất của đạo Do Thái về người Do Thái đồng hóa Đạo Do Thái với Luật Do Thái hoặc người ta gọi Đạo Do Thái là Đạo của Luật. Bộ Luật này được Thiên Chúa mặc khải trên núi Sinai vào thế kỷ II TCN, tóm tắt lại thành "Kinh Mười Điều Răn" (The Ten Commandments). Đem phân tích luật Torah, mười điều răn trở thành bộ luật Pentateuch gồm có 613 điều luật. Bộ luật này đă chi phối toàn bộ đời sống tinh thần, đời sống kinh tế xă hội của mọi người dân Do Thái trong nhiều ngàn năm qua. Có nhiều điều luật rất chi tiết, chẳng hạn như những điều luật về nghi lễ thờ kính Thiên Chúa: Khi đi lễ phải mang theo súc vật, giết súc vật lấy máu để rưới lên bàn thờ và phải đọc sách mặc khải cho mọi người cùng nghe...

            - Luật Torah của đạo Do Thái đă đi vào đạo Ki Tô với bài "Kinh Mười Điều Răn" trong các sách Kinh Nguyện.

            - Đạo Hồi không có Kinh Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng Kinh Koran cũng liệt kê mười điều tương tự:

1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa.

2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.

3. Tôn trọng quyền của người khác.

4. Hăy bố thí rộng răi cho người nghèo.

5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết.

6. Cấm ngoại t́nh.

7. Hăy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.

8. Hăy cư xử công bằng với mọi người.

9. Hăy trong sạch trong t́nh cảm và tinh thần.

10. Hăy khiêm tốn

 

2. Thánh Vịnh David (Psalms of David). Theo đạo Hồi th́ các Thánh Vịnh của David là do Thiên Chúa mặc khải. (God revealed to Dawood/David Zabur/ Psalms -Sura 4: 163). Sở dĩ David được đề cao trong đạo Do Thái v́ lịch sử của dân tộc Do Thái coi David là một anh hùng và là một minh quân hàng đầu. David trở thành biểu tượng của một vị "Cứu Tinh Dân tộc". (Savior of the people). Cứ mỗi lần Do Thái gặp nguy khốn, dân Do Thái lại cầu xin Chúa ban cho họ một đấng Cứu Nguy (Savior) dần dần tạo nên tâm lư của toàn dân Do Thái mong chờ một Đấng Cứu Thế (Messiah) với ư nghĩa là "một David mới" (The New King David). Cũng do vậy nên đă nẩy sinh truyền thuyết cho rằng Đấng Cứu Thế phải là người thuôc ḍng dơi vua David.

- Đạo Ki Tô khai thác triệt để truyền thuyết này nên đă t́m mọi cách chứng minh Jesus thuộc ḍng dơi của vua David và là Chúa Cứu Thế mà Do Thái mong đợi từ lâu.

- Đạo Hồi không quan tâm đến những điều nói trên mà chỉ quan tâm đến những lời ca ngợi Thiên Chúa đầy nhiệt t́nh của David mà thôi.

 (Trong bài viết "Chủ nghĩa khủng bố là đặc tính chung của các đạo Chúa", tôi đă trích dẫn nhiều câu trong Thánh Vịnh David nên tôi xin miễn nhắc lại ở đây)

 

            3. Phúc Âm (Gospels) .Sách Phúc Âm là một bộ sách viết về cuộc đời của Jesus sau khi Jesus đă chết trên 40 năm. Jesus sinh trưởng tại Do Thái nhưng lại nói tiếng Aramaic là ngôn ngữ của xứ Syria. Các sách Phúc Âm lại được viết bằng tiếng Hy Lạp căn cứ trên những lời đồn đại về Jesus ở Jerusalem trên 40 năm trước! Chỉ bấy nhiêu sự kiện cũng đủ cho thấy các sách Phúc Âm không có ǵ là chính xác.

            Đạo Do Thái hoàn toàn phủ nhận các sách Phúc Âm của đạo Ki Tô. Trái với đạo Do Thái, đạo Hồi công nhận các sách Phúc Âm là các sách Mặc Khải của Thiên Chúa và công nhận Jesus là một sứ giả của Thiên Chúa (messenger of God) đứng hàng thứ hai sau Muhammad. Tuy vậy, quan niệm của đạo Hồi về Phúc Âm và Jesus rất khác biệt với quan niệm của Ki Tô Giáo. Tôi đă tŕnh bày vấn đề này trong bài "Jesus dưới cái nh́n của Do Thái và Hồi Giáo", vậy xin miễn nhắc lại ở đây.

 

            TÍN ĐIỀU 4:  TIN CÁC VỊ THIÊN SỨ

 

            Theo giáo lư của đạo Hồi th́ từ tạo thiên lập địa đến nay, Thiên Chúa đă gửi xuống thế gian 25 sứ giả của Ngài để dạy dỗ loài người. Vị sứ giả đầu tiên chính là Adam, tổ tiên của loài người và vị sứ giả cuối cùng chính là Muhammad. Sau Muhammad không c̣n bất cứ một sứ giả nào khác. Tất cả các người kế vị Muhammad được gọi là Caliph (khalif) đều chỉ là kế vị với tư cách lănh đạo cộng đồng Hồi Giáo mà thôi (leader of Islamic community) chứ không ai có tư cách kế vị thiên sứ cả (no successor to Messsenger of God). Muhammad là thiên sứ bất khả kế nhiệm và là thiên sứ lớn hơn tất cả mọi thiên sứ khác. Đối với các tín đồ Hồi Giáo, thiên sứ Muhammad chỉ là một người thường như mọi người nhưng không có ai vượt qua Ngài về sự khôn ngoan và đạo đức.

            Trong 25 vị thiên sứ th́ đạo Do Thái chiếm tới 18 vị, 3 vị thuộc Ki Tô Giáo và 4 vị c̣n lại thuộc về Ả Rập. Trong phạm vi bài biết này, nếu kể hết tiểu sử của 25 vị Thiên sứ th́ bài này sẽ thành một quyển sách. Chúng tôi xin tóm lược tiểu sử một số vị quan trọng trong cả ba tôn giáo độc thần mà thôi.

            Một số tiên tri của đạo Do Thái cũng là Thiên sứ của đạo Hồi:

 

            Adam:  Đạo Hồi có một quan niệm về Adam khác với đạo Do Thái và đạo Ki Tô. Ngoài thiên chức là tổ tông của loài người, Adam c̣n là vị Thiên sứ đầu tiên của Chúa. V́ vậy, sau khi dựng nên Adam, Thiên Chúa đă ra lệnh cho các thiên thần phải cúi rạp xuống để kính chào Adam và phải tuân lệnh của Adam. Theo đạo Hồi, Adam cao quí hơn các thiên thần - Thiên thần Iblis (Lucifer) không chịu cúi chào Adam nên bị Chúa phạt thành quỉ Satan.

            Kinh Koran nói về Adam: "Khi Thiên Chúa Allah tạo nên Adam xong, Ngài thổi thần linh của ngài vào Adam. Xong ngài ra lệnh cho các thiên thần phải cúi rạp xuống để chào Adam. Tất cả các thiên thần đều vâng lời Chúa. Chỉ một ḿnh Iblis (Lucifer) không chịu vâng lời nên bị Chúa phạt thành quỉ từ đó cho đến ngày Phán Xét Cuối Cùng".

            (When your Lord said to the Angels: Surely I am going to create a mortal from dust. So when I have made him complete and I breathed into him My Spirit, then all angels fall down making obeisance to him. And the angels did obeisance, all of them. But not Iblis because he was proud. Surely, my curse is on Iblis/ Shaitan to the Day of Last Judgement - Koran 38: 71-78).

 

            Noah.  Người Công Giáo Việt Nam thường gọi ông là NO-E. Noah là cháu đời thứ 10 của Adam-Evà. Noah là người công chính trong thế hệ của ông nên Chúa cho ông biết tin trước về trận đại hồng thủy. Ông đóng một chiếc tàu lớn để chứa gia đ́nh ông và mỗi thứ súc vật một cặp. Sau trận đại hồng thủy th́ cả loài người đều chết hết chỉ c̣n lại những người và những vật ở trên tàu mà thôi. Trận lụt kéo dài 7 ngày. Khi nước rút th́ tàu của Noah bị kẹt trên đỉnh núi Arafat (cao 5168 m ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ). Noah và mọi người giết súc vật làm lễ hy sinh để thờ lạy Chúa. Chúa ngửi thấy mùi thịt nướng sinh vật nên Ngài từ trời nh́n xuống chúc phúc lành cho Noah và các con của ông sinh sản con cháu đầy mặt đất. Noah sống đến 600 tuổi mới chết. Con út của ông tên Shem là tổ phụ các dân tộc  Do Thái và Ả Rập. (Sau này Do Thái Ả Rập được gọi chung là giống người Semites, có nghĩa là con cháu của tổ phụ Shem).

 

            Maisen (Moses) và Aaron.  Chuyện về hai nhân vật hàng đầu sáng lập đạo Do Thái hiện hành là Maisen và Aaron được kể trong 2 cuốn sách thuộc Cựu Ước là Xuất Hành (Exodus) và Dân Số Kư (Numbers).

            Chương 34 sách Exodus kể rằng: Chúa truyền cho Maisen mang hai tảng đá lên núi Sinai (ở gần Biển Chết). Tại đây, Chúa hiện ra và dùng ngón tay của Ngài viết lên hai phiến đá. Mỗi phiến đá Ngài viết 5 điều răn, tổng cộng là Mười Điều Răn. Viết xong Ngài biến mất. Maisen ở lại trên núi nhiều ngày để tạ ơn Chúa.

            Dân chúng Do Thái qui tụ dưới chân núi Sinai nhiều ngày để chờ đón Maisen mà không thấy Maisen xuống, họ nghĩ rằng Maisen đă chết. Do đó, dân chúng Do Thái đă tôn người anh của Maisen là Aaron lên ngôi vị lănh đạo dân tộc Do Thái thay thế Maisen.

            Theo truyền thống lâu đời của dân Do Thái kể từ thời Abraham đến nay là 850 năm, dân chúng vẫn quen thờ thần El dưới h́nh tượng Con Ḅ Vàng (The Golden Carf). Do vậy, Aaron ra lệnh thâu góp các nữ trang của dân chúng để đúc thành tượng một con ḅ to bằng thật để thờ.

            Sau khi đúc xong tượng ḅ vàng, dân Do Thái đă lập bàn thờ ở chân núi và đặt tượng ḅ lên bàn thờ. Xong dân chúng làm lễ cúng tế thần ḅ El và cùng nhau nhảy múa ca hát tưng bừng. Vừa lúc đó th́ Maisen ở trên núi đi xuống thấy vậy bèn nổi giận và ông dùng 2 phiến đá phá nát tượng ḅ thần El. Ông ra lệnh cho dân chúng không được tôn thờ ảnh tượng từ đó và đổi tên Thiên Chúa từ Elohim (số nhiều của El) thành Jehovah.

            Do chuyện trên trong Cựu Ước Do Thái, Muhammad đă kết tội dân Do Thái là những kẻ thờ ḅ thay v́ thờ Chúa. Ông tôn trọng Maisen trong việc cấm thờ ảnh tượng và ông tin là Chúa đă cho Maisen thẩm quyền cai trị. Kinh Koran ghi như sau: "Những tín đồ của Kinh Thánh đă thờ ḅ thay v́ thờ Thiên Chúa mặc dầu Chúa đă tỏ cho họ thấy những dấu hiệu rơ ràng về Ngài. Nhưng Chúa đă tha thứ cho họ tội này và đă ban cho Maisen thẩm quyền cai trị." (The followers of the Book took the golden carlf for God after clear signs had come to them. But we pardoned this and gave to Moses clear authority - Koran 4: 153).

o Elijah (Elisha).  Chương 4 sách Các Vua (Kings) kể chuyện Elijah làm nhiều phép lạ như biến một cái b́nh không thành một b́nh đầy dầu (oil) hoặc biến mấy cái thúng trống rỗng thành những cái thúng đầy những ổ bánh ḿ khiến cho nhiều trăm người ăn no. (Sau này các sách Phúc Âm cũng kể chuyện Jesus làm phép lạ tương tự như vậy). Kinh Koran ca ngợi Elijah là một trong những người tốt nhất thế gian và là tông đồ của Chúa (Koran 6: 86, 38: 48)

 

            Jonah (Yunus)  Thiên Chúa dự tính hủy diệt thành phố Nineveh v́ thành phố này có nhiều kẻ không tin Chúa. Thiên Chúa sai Jonah tới thành phố này để khuyên họ trở lại với Chúa th́ Chúa sẽ tha tội và không hủy diệt nữa. Chúa ra thời hạn 40 ngày để Jonah thi hành.

Thay v́ đi Nineveh, Jonah đă bất tuân lệnh Thiên Chúa dùng  thuyền tới thành phố Tarshish. Để trừng phạt Jonah Chúa đă tạo nên một cơn băo lớn.  Các thủy thủ trên thuyền biết đây là một h́nh phạt Chúa dành riêng cho Jonah nên họ đă ném Jonah xuống biển. Một con cá lớn đớp Jonah vào bụng. Jonah biết Chúa đă phạt ḿnh về tội không vâng lời nên ông đă ăn năn hối cải và cầu nguyện Chúa suốt 3 ngày ở trong bụng cá. Cuối cùng, Chúa tha tội cho Jonah và hóa phép cho con cá lớn nhả ông ra trên băi biển. Câu chuyện này được cả ba đạo Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo công nhận là chân lư. Kinh Koran ca ngợi Jonah là tông đồ của Chúa (K.6: 86, 21: 87)

 

            Solomon.  Solomon là con thứ của vua David. Y giết anh là Adonaijah để đoạt ngôi vua. Bản chất của Solomon c̣n dâm dật hơn David nên khi lên làm vua y đă xây cất cung viện rất lớn để chứa trên 3000 cung nữ. Tuy vậy, lịch sử và đạo Do Thái vẫn coi Solomon như một minh quân. Solomon xây một ngôi đền thờ Chúa được dân Do Thái gọi là Đền Thánh (The Holy Temple) và được truyền tụng là một kỳ công kiến trúc. Thực sự ngôi đền rất nhỏ (rộng 12 mét x dài 37 mét). Nếu so sánh với đền Ankor Watt của xứ Kampuchea, được xây vào thế kỷ 8, th́ đền Ankor lớn hơn đền của Solomon rất nhiều (75 mét x 176 mét). Solomon nổi tiếng là người khôn ngoan và là tác giả cuốn sách Châm Ngôn (Proverbs) trong bộ Kinh Thánh Cựu Ước. Kinh Koran ca ngợi Solomon "là tôi tớ xuất sắc của Thiên Chúa và luôn luôn quay về với Chúa" (Solomon was most excellent the servant and he was frequent in returning to Allah - K 28: 30)

o Isaiah. Isaiah xuất hiện trong thế kỷ 8 TCN, ông được coi là người đầu tiên trong đạo Do Thái đưa ra thuyết Tận Thế và tiên đoán sẽ có một vị Cứu Thế (Messiah) ra đời. Tuy nhiên, ông đă định nghĩa "Chúa Cứu Thế là người giải thoát tất cả mọi người bị áp bức" (To let the oppressed go free - Isaiah 6: 9 và 6: 1-2). Như vậy, Chúa Cứu Thế nào không giải thoát được những kẻ bị áp bức trên thế gian th́ đó chính là Chúa Cứu Thế giả mạo. Đạo Hồi hoàn toàn phủ nhận tư cách "Chúa Cứu Thế" của Jesus, nhưng họ không qui trách Jesus mà qui trách các tín đồ Ki Tô là những kẻ lầm lạc đă tin những điều bậy bạ như vậy.

Ba vị của Ki Tô Giáo được Hồi Giáo coi là Thiên Sứ:  Ba nhân vật trong Phúc Âm Ki Tô Giáo được Muhammad đề cao trong kinh Koran là: Jesus, Gioan Baotixita và thân phụ Gioan là Zakaria.

Jesus được Muhammad ca ngợi trong 114 câu thơ, rải rác trong 15 chương sách của Kinh Koran. Điều đó chứng tỏ Jesus có một chỗ đứng khá quan trọng trong đạo Hồi. Người Hồi Giáo tôn kính gọi Muhammad là Thiên Sứ (Nabi) và họ cũng gọi Jesus là Thiên sứ theo ngôn ngữ Ả Rập là Nabi Isa.

Mặc dầu tôn kính Jesus và coi trọng sách Phúc Âm, đạo Hồi đă có những quan niệm rất khác biệt về Jesus và Phúc Âm so với quan niệm của các tín đồ Ki Tô Giáo.

Kinh Koran rất tôn trọng Gioan Baotixita và song thân là ông Zakaria và bà Elizabeth (Công Giáo Việt Nam gọi là bà thánh I-sa-ve). Zakaria là cậu của bà Maria. Khi bà Isave có mang Gioan được 6 tháng th́ bà Maria mới bắt đầu mang thai Jesus. Khi bà Maria đến nhà thăm vợ chồng Cậu Zakaria th́ bà I-sa-ve đă chúc tụng bà Maria như sau: "Hỡi bà Maria, Chúa đă chọn bà và thanh tẩy bà, Chúa đă chọn bà cao hơn hết thảy các người nữ trên thế gian" (Oh Mary! Allah has chosen you and purified you and chosen you above all the women of the world - Koran 3: 42). Lời chúc tụng của bà Isave (mẹ của Gioan Baotixita) đối với bà Maria (mẹ của Jesus) như nói trên là ư chính của kinh Kính Mừng (Hail Mary) trong đạo Công Giáo: "Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ". Đạo Hồi cấm thờ ảnh tượng nhưng họ vẽ tranh treo tường hoặc dệt thảm những bức họa diễn cảnh Abraham hy sinh con trai Ismael (chứ không phải là Isaac) để tế lễ Thiên Chúa và họ cũng thường vẽ tranh bà Maria bế hài nhi Jesus. Trong đền thờ Kaaba ở Mecca là thánh địa thiêng liêng nhất của thế giới Hồi Giáo hiện vẫn c̣n một bức tranh vẽ Bà Maria bế hài nhi Jesus.

Bức tranh này đă được người Ki Tô Giáo vẽ vào thế kỷ 6. Tháng giêng năm 630, Muhammad mang 10.000 quân đến chiếm Mecca, ông đă ra lệnh phá hủy tất cả các tượng thần và các tranh vẽ trên tường của đền thờ Kaaba. Tuy nhiên, Muhammad đă tỏ ḷng tôn kính đặc biệt đối với bà Maria và Thiên sứ Jesus nên ông đă cổi áo choàng của ḿnh phủ lên bức tranh duy nhất của Ki Tô Giáo tại đền Kaaba và ra lệnh không ai được phá hủy bức tranh này. Nhờ đó, bức tranh vẫn tồn tại đến ngày nay.

 

Các Tiên Tri Ả Rập.  Kinh Koran chỉ kể tên vài vị tiên tri Ả Rập như Hud, Salid... nhưng không kể tiểu sử của họ nên chúng ta không có tài liệu để bàn tới. Như vậy, chỉ c̣n một vị tiên tri duy nhất là Muhammad mà thôi. Nhưng nói về Muhammad th́ có tới biết bao nhiêu sách nói cho hết. Sau khi đọc nhiều sách về tiểu sử của Muhammad, tôi đă cố gắng tóm lược trong hai bài:

 

1.         "Muhammad tại Mecca (570-622)

2.         "Muhammad tại Medina (622-632)".

 *

*   *

          

Trong số 25 vị thiên sứ (gồm có 18 vị thuộc đạo Do Thái, 3 vị thuộc đạo Ki Tô và 4 vị Ả Rập) chỉ có 6 vị được đạo Hồi coi là những vị Thiên sứ quan trọng nhất. Đó là:

            Tên Anh Ngữ                                   Tên phiên âm theo tiếng Arabic

          

            1. Thiên Sứ Mohammed                  Nabi Muhammad

            2. Thiên sứ Jesus Christ                  Nabi Isa

            3. Thiên sứ Moses (Maisen)            Nabi Musa

            4. Tổ phụ Abraham                           Nabi Ibrahim

            5. Thiên sứ Noah (ông No-e)           Nabi Nuh

            6. Thiên sứ Adam (ông A-dong)     Nabi Adam

          

Đối với đạo Hồi, chỉ có Moses và Jesus là người Do Thái, c̣n các vị khác như Adam, Noah và Abraham không thuộc chủng tộc nào cả. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh: Đạo Hồi không coi Moses là người lập đạo Do Thái hay Jesus là người lập đạo Ki Tô. Đạo Hồi coi tất cả các vị Thiên sứ đều là những tín đồ đạo Hồi.

 

TÍN ĐIỀU 5:  MỌI NGƯỜI CHẾT SẼ SỐNG LẠI TRONG NGÀY TẬN THẾ - TẤT CẢ KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT ĐỀU ĐƯỢC CHÚA XÉT XỬ TRONG NGÀY PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.

 

            Tín điều 5 là một tín điều tổng hợp liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp nhưng lại là những điều mà cả 3 đạo độc thần chấp nhận hoàn toàn. Đó là:

            1. Tin rằng con người có hai phần, hồn và xác. Hồn là phần linh thiêng vĩnh cửu. Xác sau khi chết bị hủy hoại hoàn toàn, nhưng đến ngày tận thế xác của mọi người đều sống lại nhập với hồn và sẽ tồn tại vĩnh cửu.

            2 . Tin có ngày tận thế.           

            3. Khi chết, mỗi người đều đă được Chúa xét xử tạm thời.  Đến ngày tận thế, tất cả mọi người sống và chết (sống lại) đều được xét xử chung trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.

            4. Tin có Thiên Đàng và Hỏa ngục. Riêng đạo Hồi tin Hỏa ngục không có tính vĩnh cửu mà chỉ là h́nh phạt tạm thời.

            Chúa là đấng nhân lành nên mọi tội đều được Chúa tha thứ. Ki Tô Giáo trái lại tin rằng Hỏa ngục là h́nh phạt đời đời. Đạo Do Thái và đạo Ki Tô nói rất ít về thiên đàng. Trái lại, Đạo Hồi mô tả Thiên Đàng với nhiều chi tiết hấp dẫn: Thiên đàng có những con sông nước mát và trong vắt, có những con sông đầy sữa hoặc đầy ruợu nho, có những con sông đầy  mật, những khu vườn đầy trái cây và đặc biệt có những cô trinh nữ đẹp tuyệt trần chưa bao giờ có ai đụng tới (bashful virgins whom neither man nor a spirit have touched before - Koran 55: 41). Những trinh nữ mắt đen cư ngụ trong những căn lều, dựa lên những chiếc gối màu xanh và những chiếc thảm đẹp (Dark-eyed Virgins sheltered in their tents, they recline on green cushions and fine carpets. Which of your Lord's blessing would you deny? - Koran 55: 68). Đó là những thứ Chúa ban cho anh, há anh lại từ chối sao?

            Ngày tận thế là ngày trái đất này bị hủy diệt hoàn toàn. Kinh Koran mô tả: Toàn mặt đất và núi non đều bị nâng lên và đập xuống vỡ vụn. Bầu trời nứt ra từng mảnh (The heaven will split asunder). Ngày tận thế cũng là ngày mọi kẻ chết sống lại (Day of Resurrection, K 50: 42) Ngày họp mặt của toàn thể nhân loại (Day of Assembly K42: 7, 64: 9) ngày mở đầu cuộc sống vĩnh cửu (Day of Eternal Life - Koran 50: 34) và cũng là ngày tính sổ của Thiên Chúa (Day of Reckoning K37: 19-74). Kẻ lành được lên Thiên Đàng, kẻ ác bị đầy xuống hỏa ngục. Đối với niềm tin Hồi Giáo th́ những kẻ không tin vào tính duy nhất của Thiên Chúa (như thờ Thiên Chúa Ba Ngôi) hoặc thờ ảnh tượng đều phải sa hỏa ngục.

            Cũng xin nói thêm ở đây là Hồi Giáo và Do Thái Giáo chỉ tin có hai nơi trong đời sau là Thiên Đàng và Hỏa ngục. Riêng Công Giáo La Mă tin có một nơi thứ ba là Luyện Ngục (Purgatoroy). Đó là một thứ ngục tối để giam giữ linh hồn có tính cách tạm thời mà thôi.

 

TÍN ĐIỀU 6:  MỌI SỰ DO THIÊN CHÚA TIỀN ĐỊNH NHƯNG CON NGƯỜI CÓ Ư CHÍ TỰ DO.

 

            Cả 3 tôn giáo độc thần (Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo) đều xác nhận mọi sự trên đời đều do Thiên Chúa tiền định, như người ta thường nói: "Sợi tóc ở trên đầu rụng xuống cũng do ư Chúa định từ trước vô cùng". Nếu đă tin vào thuyết tiền định (Predestination) th́ người ta có thể nói rằng: mọi hành vi tốt hay xấu của mỗi người cũng do Chúa định, vậy không một ai phải chịu trách nhiệm về những hành vi của ḿnh cả. Nói cách khác, con người không có quyền tự do chọn lựa v́ số phận của con nguời tốt hay xấu, sướng hay khổ đều đă do Thiên Chúa ấn định từ trước vô cùng.

            Sự tiền định của Thiên Chúa và Ư chí tự do của con người là hai ư niệm tương phản nhau. Nếu đă tin vào thuyết tiền định th́ không thể tin rằng con người có ư chí tự do. Ngược lại, nếu đă tin con người có quyền tự do chọn lựa th́ không có tiền định.

            Tuy vậy, cả ba tôn giáo độc thần đều chấp nhận cả hai. Hồi Giáo lập luận: "Thiên Chúa dựng nên ta là Ngài đă ấn định số phận của ta" (Thy God hath created and hath fixed thy destinies - Koran 87: 2-3).  Nhưng mỗi người có quyền tự do chọn lựa, hoặc tin hoặc không tin: "Chân lư từ Thiên Chúa, ai muốn th́ hăy tin, ai không muốn th́ đừng tin" (Say the truth is from your Lord, whoever wisheth he may believe, whoever wisheth not he may disbelieve - Koran 18: 30).

*

*   *

            Sau khi đă t́m hiểu sáu tín điều trụ cột của đạo Hồi, chúng ta nhận thấy chỉ có sự khác biệt về chi tiết so với các tín điều của đạo Do Thái và đạo Ki Tô. Xét theo đại thể, các tín điều của ba đạo độc thần đều thống nhất.

            Muhammad đă xác nhận đạo Hồi không mang lại một điều ǵ mới mà chỉ xác nhận lại những điều Thiên Chúa đă mặc khải trong Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái và trong sách Phúc Âm của đạo Ki Tô. Kinh Koran chỉ là một SỰ NHẮC LẠI (Nay, It is an Reminder - Koran 80: 11). Muhammad cũng tự coi ḿnh là một kẻ nhắc lại: "Kẻ nhắc lại đó đến với anh từ Thiên Chúa để cảnh báo anh" (A Reminder has come to you from the Lord that he might warn you - Koran 7: 69).

 

Charlie Nguyễn

 

CÁC MÔ H̀NH SINH HOẠT TRONG THẾ GIỚI HỒI GIÁO

(The Patterns of Islamic Life)

 

Các mô h́nh sinh hoạt của các tín đồ Hồi Giáo đă được h́nh thành do hai yếu tố chính: Trước hết, do các tín lư giáo điều đă được vạch ra trong kinh Koran và sau đó là do các phong tục tập quán trong nếp sống du mục lâu đời của người Ả Rập. Người ta có thể liệt kê khoảng 15 mô h́nh sinh hoạt như sau:

 

            1. Vai tṛ ưu thắng của nam giới trong xă hội.

            Trong xă hội Hồi Giáo, đàn ông luôn luôn được coi là chủ gia đ́nh và là người chính yếu kiếm tiền nuôi vợ con và mọi thân nhân lệ thuộc (the main wage-earner). Tuy nhiên, mức độ ưu thắng của đàn ông cũng c̣n tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi quốc gia v́ ngày nay Hồi Giáo đă trải rộng khắp nơi trên thế giới. Tại Afganistan, quyền ưu thắng của đàn ông gần như tuyệt đối v́ luật pháp cho phép đàn ông đánh đập đàn bà công khai trên đường phố trong khi tại Thổ Nhĩ Kỳ quyền b́nh đẳng nam nữ đă được luật pháp tôn trọng.

 

            2. Ngôn ngữ Arabic và các chuyển ngữ chính thức trong đạo Hồi.-

            Các kinh sách quan trọng nhất của đạo Hồi là Kinh Thánh Koran, các sách giáo lư Sunna, Hadiths và sách luật Sharia đều được viết bằng tiếng Arabic. Do đó, ngôn ngữ Arabic được coi là ngôn ngữ chính của đạo Hồi. Các học giả nghiên cứu đạo Hồi và các sinh viên thần học Hồi Giáo (thuộc mọi chủng tộc) đều phải học tiếng Arabic để nghiên cứu các kinh sách nguyên bản. C̣n lại tuyệt đại đa số các tín đồ Hồi Giáo đều không biết tiếng Arabic nên phải dùng các chuyển ngữ. Trong thế giới Hồi Giáo có 4 nhóm chuyển ngữ:

1)         Tiếng URDU là chuyển ngữ chung cho các tín đồ Hồi Giáo thuộc các nước Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan.

2)         Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là chuyển ngữ cho các nước Trung Á như Kazakstan, Uzebeikistan, Afganistan...

3)         Tiếng Farsi là chuyển ngữ chung cho các nước Cận Đông như Iran, Iraq, Syria...

4)         Các nước khác dùng ngôn ngữ riêng của ḿnh.

 

            3. Ngày lễ chính trong tuần.-

            Ki Tô Giáo chọn ngày Chủ Nhật làm ngày lễ chính trong tuần, Do Thái Giáo chọn ngày thứ Bảy (Sabath) trong khi Hồi Giáo chọn ngày lễ chính trong tuần là ngày thứ Sáu. Cứ đến ngày thứ Sáu, các đền thờ Hồi Giáo đông nghẹt người. Tại thủ đô Ai Cập có nhiều đền thờ không đủ sức chứa số lượng tín đồ quá đông đến nỗi cảnh sát phải chặn xe cộ trên đường phố, trải chiếu trên lề đường và trên cả đường phố để các tín đồ có chỗ đứng xếp hàng cầu nguyện. Sau khi cuộc cầu nguyện chấm dứt, cảnh sát ra hiệu cho những ḍng xe cộ bắt đầu chuyển bánh đi tiếp!

 

            4. Đền thờ Hồi Giáo.-       

            Đền thờ Hồi  Giáo không phải là nơi để các tu sĩ hành lễ như nhà thờ Công Giáo hoặc các chùa Phật Giáo. Đền thờ Hồi Giáo chỉ là nơi họp mặt của các tín đồ để cầu nguyện tập thể mà thôi. Hồi Giáo không có tu sĩ v́ họ quan niệm ai cũng có thể nói chuyện trực tiếp với Thiên Chúa nên không cần qua trung gian của bất cứ người nào khác. Hơn nữa, khác với Công Giáo, Hồi Giáo không có một "phép bí tích" nào nên không cần một thứ chức thánh nào (linh mục, giám mục, hồng y...). Hồi Giáo có nhiều thánh địa nhưng không có giáo đô nên không cần có giáo hoàng.

            Hồi Giáo tối kỵ việc thờ ảnh tượng của Chúa và các Thánh nên bên trong và bên ngoài đền thờ luôn luôn trống trơn, không có một h́nh tượng nào cả. Đền thờ Hồi Giáo cũng tương tự như đền thờ Do Thái Giáo (Sinagogue), cả hai đều được định nghĩa là nơi họp mặt với nhiều dụng đích. (Mosque: Meeting place for general use of the community). Ngoài việc được dùng làm nơi hội họp, đền thờ c̣n có thể được dùng làm trường học, bệnh viện hoặc nơi tạm trú cho những người tỵ nạn hoặc nạn nhân trong các vụ thiên tai v.v... Đền thờ Hồi Giáo Al-Azhar ở Cairo, thủ đô Ai Cập, từng nổi tiếng là một đền thờ đồ sộ và tráng lệ đă trở thành trường Đại Học đầu tiên của nhân loại vào cuối thế kỷ 10. Tới nay đă trên một ngàn năm, trường đại học này vẫn c̣n đang tiếp tục hoạt động.

            Tất cả các đền thờ Hồi Giáo trên khắp thế giới dù lớn hay nhỏ và dù ở bất cứ nơi nào cũng phải hội đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a. Phải có chỗ rửa mặt và tay chân sạch sẽ trước khi cầu nguyện.

b. Bên trong nhà thờ phải trống trải để các tín đồ có chỗ xếp hàng cầu nguyện.

c. Mọi đền thờ phải có một cái hốc khoét sâu vào tường (a niche) để định hướng cho mọi người quay mặt về thánh địa Mecca khi cầu nguyện, v́ tại đó có nhà của Chúa, tức đền thờ Ka'ba (House of God).

d. Mỗi nhà thờ phải có một bục cao để IMAM giảng kinh vào ngày thứ Sáu hàng tuần.

e. Không được trang trí tường bằng tranh ảnh. Chỉ có thể trang trí bằng các h́nh kỷ hà học hoặc bằng nghệ thuật viết chữ Ả Rập (Calligraphy) hoặc bằng các h́nh vẽ nghệ thuật của h́nh học (geometrical decorations).

 

5. Huy Hiệu Hồi Giáo.-

            Thường thường, mỗi tôn giáo đều có một huy hiệu riêng để làm biểu tượng cho tôn giáo của ḿnh. Chẳng hạn như h́nh ngôi sao 6 cánh (ngôi sao Đavít) là biểu tượng của đạo Ki Tô, h́nh con mắt là biểu tượng của đạo Cao Đài v.v...

Huy hiệu của đạo Hồi là một vành trăng lưỡi liềm, bên trong có h́nh ngôi sao năm cánh. Tiếng Ả Rập gọi huy hiệu này là HILAL.  ? ?

Vành trăng lưỡi liềm tượng trưng cho Âm Lịch Hồi Giáo. Ngôi sao là biểu tượng cho sự tuân theo ư Chúa v́ kinh Koran đă dạy rằng: "Thiên Chúa đă dựng nên các v́ sao để hướng dẫn con người tới cùng đích" (Allah created the stars to guide people to destination).

 

6. Muezzin.- 

Mỗi một đền thờ Hồi Giáo có một người được chỉ định làm nhiệm vụ leo lên tháp cao mỗi ngày 5 lần để kêu gọi các tín đồ cầu nguyện. Tiếng Ả Rập gọi người đó là Muezzin. Ngày nay, người ta mắc loa phóng thanh trên tháp cao để kêu gọi tín đồ chứ không dùng Muezzin như xưa. Tuy nhiên, lời kêu gọi từ xưa đến nay không thay đổi: "Thiên Chúa là đấng vĩ đại vô cùng. Tôi tin không có Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Tôi tin Muhammad là thiên sứ của Ngài. Hăy đến cầu nguyện, hăy đến để nhận ơn cứu chuộc. Thiên Chúa Allah vĩ đại vô cùng. Không có Thiên Chúa nào ngoài Allah" (God is most great. I bear the witness that there is no God but Allah. Hasten to prayer. Hasten to salvation. Allah is most great, there is no God but Allah).

 

            7. Lời cầu nguyện thần chú (The Invocation)

Tiếng Ả Rập BASIMALA có nghĩa là lời cầu nguyện đặc biệt có tích cách tiên quyết và bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi Giáo trong suốt cuộc đời. Có thể coi đây là một câu "thần chú" mà các tín đồ Hồi Giáo thường tự động buột miệng cầu nguyện mỗi khi bắt đầu làm một công việc ǵ, chẳng hạn như lúc mở đầu cuộc họp, khi leo lên xe bus, lúc bắt đầu lớp học, trước mỗi bữa ăn hay trước khi đi ngủ... Trong tất cả các sách của các tác giả Hồi Giáo, câu thần chú này phải được in ở trang đầu của cuốn sách. Câu thần chú như sau: "Nhân danh Thiên Chúa đầy ḷng thương xót và nhân từ vô cùng. Chúng con ngợi khen Chúa là chúa tể vũ trụ và sự b́nh an. Chúng con dâng lời cầu nguyện Chúa cùng với đấng tiên tri và thiên sứ cuối cùng của Chúa". (In the name of God, the Compassionate, the Merciful. Praise be to Allah, Lord of the Universe and Peace. Prayers be upon his final prophet and messenger).

 

8. Lịch Hồi Giáo.-

Do Thái và các dân tộc Ả Rập từ ngàn xưa vẫn quen dùng Âm Lịch. Tuy nhiên, người Ả Rập Hồi Giáo chính thức mở đầu một kỷ nguyên mới của Âm Lịch Hồi Giáo từ năm 622 (sau Công Nguyên) là năm Muhammad và cộng đồng Hồi Giáo từ Mecca di cư về ốc đảo Medina. Mỗi một ṿng của mặt trăng xoay quanh trái đất là một tháng, 12 ṿng là một năm, tổng cộng 354 ngày. So với năm dương lịch, mỗi năm của Âm Lịch Hồi Giáo thiếu hụt 11 ngày (365-354 = 11 ngày). Điều khác biệt của Âm lịch Hồi Giáo là không có tháng nhuận (4 năm một lần) như Âm Lịch của người Trung Hoa. Do đó, sự thiếu hụt giữa Lịch Hồi Giáo và Dương lịch cứ bị tích lũy mỗi ngày một lớn. Đến nay, sự sai biệt giữa Âm Lịch Hồi Giáo và Dương Lịch là 42 năm.

Lấy thí dụ điển h́nh: Năm 2000 Dương Lịch là năm 1420 của Âm Lịch Hồi Giáo. Năm bắt đầu kỷ nguyên Âm Lịch Hồi Giáo là năm 622 AD. Nếu tính theo Dương Lịch th́ năm 2000 phải là năm 1378 của Hồi Giáo, nhưng v́ năm Âm Lịch Hồi Giáo chỉ có 354 ngày nên số năm của Âm Lịch Hồi Giáo đă bị dư ra 42 năm (1420-1378=42).

 

9. Hôn lễ Hồi Giáo.-

Tại các vùng thôn quê Hồi Giáo, việc hôn nhân của con cái hầu như đều do cha mẹ quyết định. Tại thành thị và trong giới học thức, các thanh niên nam nữ thường hẹn ḥ nhau một cách kín đáo tại nhà riêng. Nói chung, tại các nước Hồi Giáo hầu như không có cảnh trai gái t́nh tự công khai trên đường phố hay tại công viên. Tuyệt đại các tín đồ Hồi Giáo quan niệm hôn nhân là sự liên kết giữa hai gia đ́nh hơn là sự kết hợp của hai cá nhân. Do đó, lễ cưới được coi là một sinh hoạt đặc biệt của cộng đồng (làng, bộ lạc...) nên mọi người trong cộng đồng đều được mời đến nhà chú rễ ăn một bữa tiệc vui. Trong tiệc cưới, nam nữ phải ngồi riêng.

Trong đạo Công Giáo, hôn lễ được coi là một phép bí tích nên hôn lễ phải được cử hành tại nhà thờ và do một linh mục chủ lễ. Trái lại, đạo Hồi không có phép bí tích nên không có một nghi lễ tôn giáo nào dành cho hôn nhân. Các lễ cưới đều diễn ra tại nhà riêng một cách đơn giản trong im lặng.

 

10. Tang lễ Hồi Giáo.-

Trong đạo Hồi, không có một nghi lễ tôn giáo nào cho việc mai táng người chết. Các xác chết không được đưa đến nhà thờ, chỉ cần người nhà tắm rửa xác chết sạch sẽ, bọc xác bằng vải trắng, cho vào ḥm đem chôn. Luật Hồi Giáo cấm thiêu xác chết v́ họ tin rằng xác loài người sẽ sống lại trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng (The Last Judgement Day). Thân nhân người chết phải tự chế cảm xúc, không được gào thét quá đáng v́ làm như vậy là không tin vào ḷng nhân từ vô cùng của Thiên Chúa và không tin xác loài người sẽ sống lại. Sự chết chỉ là tạm thời, sự sống mới là vĩnh cửu!

Khi đặt người chết xuống huyệt, phải quay đầu người chết về hướng Thánh địa Mecca.

 

11. Chuỗi hạt Subha.-

Allah là Thiên Chúa Duy Nhất (Allah is The Unity God) nhưng Muhammad đă ca ngợi Allah bằng 99 tên khác nhau trong kinh Koran: Đấng Hằng Sống (The Everliving) Đấng Tự Hữu (The Self-Subisting), Đấng Tối Cao (The Most High) Đấng Thông Biết Mọi Sự (The All-Knowing), Đấng Toàn Năng (The Almighty), Đấng Tạo Hóa (The Creator), Đấng Ḷng Lành Vô Cùng (The Merciful, The Compassionate) Đấng Nh́n Thấy Mọi Sự (All-Seeing Deity) Đấng Biết Mọi Sự Hữu H́nh và Vô H́nh (The Knower of The Seen and Unseen) v.v...

Các tín đồ Hồi Giáo phải học thuộc 99 tên của Thiên Chúa. Để giúp tín đồ đếm đủ 99 tên này, giáo phái Sufis đă sáng chế ra chuỗi hạt SUBHA vào thế kỷ 14. Chuỗi hạt này tương tự như chuỗi hạt Mân Côi (Rosary Beads) của Công Giáo. Chuỗi hạt của Công Giáo có 50 hạt, chuỗi hạt của Subha chỉ có 33 hạt mà thôi. Tuy nhiên, mỗi khi lần hạt Bubha, các tín đồ phải lần hạt liên tiếp 3 lần cho đủ 99 tên của Thiên Chúa (33x3=99).

 

12. Chế độ ăn uống.-

Chế độ ăn uống của các tín đồ Hồi Giáo đă được qui định một cách chặt chẽ trong kinh Koran:

- Tuyệt đối cấm uống rượu, dù là rượu nhẹ. Ngay cả trong trường hợp bị bệnh cũng không được uống thuốc có pha rượu. Do luật cấm nghiêm ngặt này nên hầu hết các tiệm bán rượu của người ngoại quốc trong các nước Hồi Giáo thường bị các tín đồ cực đoan đốt phá b́nh địa.

- Tuyệt đối cấm ăn thịt heo.

- Cấm ăn huyết của mọi sinh vật.

- Cấm ăn thịt các súc vật đă chết một cách tự nhiên.

- Các tín đồ chỉ được ăn thịt được sản xuất theo đúng luật Hồi Giáo gọi là HALAL MEAT:    Người giết súc vật phải giết nó khi c̣n đang sống và khi giết nó phải cầu nguyện nhân danh Chúa. Sau khi xẻ thịt súc vật phải rửa thịt cho sạch máu.

Tại Mỹ và Canada, các tiệm bán thịt theo luật Hồi Giáo đều có treo bảng với hàng chữ HALAL  Meat.

 

13. Đặt tên cho con.-

Các tín đồ Hồi Giáo trên khắp thế giới thường đặt tên con bằng tên của giáo chủ Muhammad, các vị vua (Caliphs) kế vị Muhammad như Abu, Umar, Uthman và Ali, các cháu ngoại của Muhammad là Hasan và Husayn hoặc bằng các tên ghép với tên Allah của Thiên Chúa như: Abdallah (tôi tớ của Thiên Chúa/Servant of God) Abdul-Rahman (Tôi tớ của Đấng Nhân Lành vô cùng/Servant of the All-Merciful). Các cô con gái thường được cha mẹ đặt theo tên các bà vợ nổi tiếng của Muhammad như Khadija, Aisha hoặc tên con gái của Muhammad là Fatima.

 

14. Thiên đàng nhục dục của kinh Kroan và tinh thần tử đạo của thanh niên Hồi Giáo.- (The koranic paradise and the martyrdom)

Không có một tôn giáo nào mô tả Thiên Đàng là một khu vườn với những lạc thú vật chất và nhất là những lạc thú nhục dục tuyệt đỉnh với những cô gái trinh đẹp tuyệt vời và trẻ măi không già... như trong kinh Koran. Người ta gọi Thiên Đàng của Hồi Giáo là Thiên Đàng của lạc thú (The Paradise of Delights) hoặc Thiên Đàng của Kinh Koran (The Koranic Paradise).

Kinh Koran (47:15) cho biết trên thiên đàng có những con sông với những ḍng nước nguyên chất (rivers of purest water) những con sông sữa tươi không bao giờ hư (rivers of milk for ever fresh) và những con sông mật ong trong sạch nhất (rivers of clearest honey). Chương 56:16-39 mô tả thiên đàng là những khu vườn lạc thú (garden of delights) và mọi người lên thiên đàng đều trở thành những thanh niên trẻ măi không già (Immortal Youth). Điều đặc biệt nhất là trên thiên đàng Hồi Giáo có các cô gái trinh đẹp tuyệt vời với những cặp mắt đen huyền vô cùng quyến rũ (the dark-eye houris).

Thiên Chúa Allah đă phán rằng: "Ta đă tạo ra các cô trinh nữ tuyệt vời đó, giữ cho họ măi măi trinh trắng với t́nh yêu nồng nàn để làm phần thưởng cho những ai làm việc phải" (We created the hourist and made them virgins, loving compassion, a reward for those on the right hand - Koran: surah 56).

Hầu hết các thanh niên Hồi Giáo cuồng tín đều ước mơ sớm được lên thiên đàng lạc thú. Con đường ngắn nhất và bảo đảm nhất để họ đạt được mục đích này là sẵn sàng tử đạo trong các cuộc thánh chiến (Jihad). Kinh Koran hứa rằng: "Những ai bị giết v́ Chúa đều được vào thiên đàng lạc thú" (As for those who are slain in the cause of God, He will admit them to the Paradise of  Delight). "Đừng bao giờ nghĩ rằng những người bị giết v́ Chúa sẽ chết. Họ sẽ sống măi, không có ǵ phải sợ hăi hoặc hối hận, hăy vui hưởng các hồng ân của Chúa. Chúa không bao giờ từ chối phần thưởng dành cho các tín đồ của Ngài" (Never think that those who were slain in the cause of God are dead. They are alive and well provided for by the Lord. Have nothing to fear or to regret, rejoicing in God's grace. God will not deny the faithful their reward - Koran 3:169).

Tên khủng bố Atta là phi công chủ chốt lái máy bay lao vào ṭa cao ốc ở New York ngày 11-9-2001 đă tắm rửa sạch sẽ và nai nịt hạ bộ của y cẩn thận trước khi thi hành công tác khủng bố này. Y đă chuẩn bị sẵn sàng để đi vào thiên đàng lạc thú với những người đẹp muôn đời của y.

 

15. Những ngày lễ hội quan trọng nhất trong năm.-

 

a. Lễ hội chấm dứt mùa chay Ramadan (The end of Ramadan).-  Mùa chay kham khổ của các tín đồ Hồi Giáo trên toàn cầu kéo dài ṛng ră suốt tháng 9 Âm lịch. Ngày 1 tháng 10 Âm lịch Hồi Giáo là ngày vui nhất trong năm của người Hồi Giáo, cũng tương tự như tết Nguyên Đán của người Trung Hoa và Việt Nam.

 

b. Lễ Mừng Sinh Nhật của giáo chủ Muhammad (Mawlid). Giáo phái Sunni (chiếm 80% tổng số tín đồ) mừng sinh nhật của Muhammad vào ngày 12 tháng 3 Âm lịch, giáo phái Shiite (chiếm 12%) mừng sinh nhật vào ngày 17-3 Âm lịch Hồi Giáo, tức sau 5 ngày. Các quốc gia công nhận đạo Hồi là quốc giáo coi ngày lễ này như ngày quốc khánh, khắp nơi trong cả nước tưng bừng treo cờ, kết hoa và chăng đèn tương tự như Lễ Noel tại các nước Ki Tô Giáo Tây Phương.

 

c. Lễ Mừng Muhammad lên trời (Miraj). Giáo phái Sufis tin rằng Muhammad đă lên trời cả hồn và xác như Jesus. Lễ Miraj cũng tương tự như Lễ Thăng Thiên (Ascension) của Ki Tô Giáo. Cả hai vị giáo chủ nầy đều được tin rằng đă lên trời tại Jerussalem. Jesus đă tự ḿnh bay lên trời, c̣n Muhammad được thiên thần Gabriel trao cho một con ngựa thần có cánh (Buraq) chở ông bay về trời. Giáo phái Sufis Thổ Nhĩ Kỳ thường tổ chức các cuộc ḥa nhạc kích động và các cuộc khiêu vũ tưng bừng để mừng lễ này.

 

d. Lễ hội Ashura kích động hận thù của giáo phái Shiite.-  Vào ngày 10 tháng Giêng năm 680, cháu ngoại của Muhammad là Husayn (con trai của  Ali và Fatima) bị triều đại Ummayad (theo giáo phái Sunni) sát hại. Giáo phái Shiite chọn ngày này làm lễ kỷ niệm gọi là Ashura, tương tự như Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) của Ki Tô Giáo.

Đây là ngày kỷ niệm mang đầy kịch tính nhằm gây xúc động tột độ nơi các tín đồ. Ở khắp nơi diễn ra những cảnh tượng quân Ummayads hành hạ Husayn và cuối cùng Husayn bị chém đầu . Các tín đồ khóc sướt mướt, đồng thời la hét nguyền rủa quân Ummayads. Buổi lễ được kết thúc bằng một đám rước khổng lồ với chiếc đầu giả của Husayn. Lễ Hội Ashura gây xúc động nhiều nhất là ở Iran và Ấn Độ (New Delhi). Iraq có 60% tín đồ theo giáo phái Shiite nhưng bị Saddam Hussein theo giáo phái Sunni đàn áp. Từ 1979, chế độ Saddam đă sát hại nhiều trăm ngàn tín đồ Shiite cực đoan theo báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Houston Chronicle, Sunday May 18-2003, page 23A).

 

Charlie Nguyễn

 

 SỰ BÀNH TRƯỚNG ĐẠO HỒI

 

 

Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đă mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á:

            - Chỉ trong ṿng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân Hồi Giáo Ả Rập đă chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran.

            - Trong 2 năm (648-649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia.

            Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước Âu Châu, đó là Hy Lạp.

            - Thừa thắng xông lên, người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc chiến tranh đánh Tây Ban Nha.  Sau 5 năm, người Hồi chiến thắng đă chiếm trọn nước Âu Châu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời bấy giờ.

- Năm 712, quân Hồi Giáo chiếm trọn Iran (Ba Tư) và dùng nước này làm bàn đạp tiến quân đánh chiếm các nước Trung Á ở phía nam nước Nga, chiếm vùng Bắc Ấn rộng lớn (nay là Pakistan và Afganistan) và xâm nhập phía Tây Trung Quốc - Quân Hồi bị quân nhà Đường chận lại tại sông Talas nên phải rút về Trung Á.

Sự xuất hiện và bành trướng của đạo Hồi trong thế kỷ 7 hung bạo dữ dội như cơn gió xoáy (tornado) khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng.

Chúng ta thử t́m hiểu những nguyên nhân nào đă khiến cho đạo Hồi có thể bành trướng với tốc độ vũ băo như vậy.  Các sử gia đă phân tích 3 nguyên nhân sau đây:

 

Nguyên nhân 1:  Qua nhiều ngàn năm sống trên các cánh đồng cỏ ở sa mạc Syro-Arabia, kiếp sống lang thang của những người Ả Rập càng ngày càng trở nên khó khăn v́ đất đai ngày càng trở nên khô cằn. Từ thế kỷ 6, bộ lạc Quraysh (tổ tiên của Muhammad) có sáng kiến bỏ nghề du mục để chuyển hẳn sang nghề thương mại. Họ tổ chức các cuộc đi buôn đường xa với những đoàn lữ hành (caravans) gồm hàng trăm người và rất nhiều ngựa, lạc đà để chở hàng hóa lương thực, lều vải, vũ khí...  Dần dần, thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu thương mại gia tăng, những đoàn lữ hành có thể gia tăng lên tới nhiều ngàn người.

Do nhu cầu tự vệ, mọi người trong đoàn lữ hành đều phải học cưỡi ngựa, cưỡi lạc đà, luyện tập sử dụng các thứ vũ khí như gươm giáo cung tên, kể cả vơ thuật và chiến thuật quân sự. Ngoài ra, họ học nói nhiều ngoại ngữ, học cả địa lư và phong tục tập quán của các nước lân cận để gia tăng khả năng giao dịch thương mại. Trải qua nhiều thập niên, những thương gia (traders) Ả Rập trở thành những người đa tài, đa năng và đa hiệu. Họ chẳng những là những thương gia rành nghề mà c̣n là những quân nhân thiện chiến, kỹ luật và c̣n là những người lănh đạo quần chúng.

Vào đầu thế kỷ 7, Mecca là thủ phủ của những người Quraysh đă trở nên một trung tâm thương mại lớn nhất tại Trung Đông. Những người Quraysh không c̣n có dáng dấp quê mùa nghèo khổ của thế kỷ trước nữa trái lại họ đă trở thành những người văn minh giàu có. Điều đó làm cho nhiều bộ lạc Ả Rập khác phải thèm muốn và cố gắng noi theo. Một trong những bộ lạc nổi tiếng hung dữ là bộ lạc Bedouins bắt chước bộ lạc Quraysh đă bỏ nghề du mục và tham gia vào các đoàn caravans của Mecca.

Vào giữa thế kỷ 7, gặp cơ hội đạo Hồi phát triển, các bộ lạc Ả Rập, nhất là Quraysh và Bedouin, đă nô nức nhập cuộc dùng tôn giáo làm phương tiện bành trướng lănh thổ để thay đổi môi trường sống tại bán đảo Ả Rập quá cằn cỗi.

 

Nguyên nhân 2:  Từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi bị hai đế quốc Byzantine và Sassanian thay phiên nhau thống trị. Đế quốc Byzantine là hậu thân của đế quốc La Mă, được Đại Đế Constantine thành lập năm 330, đặt thủ phủ tại hải cảng Byzantine của Hy Lạp. Từ đời Constantine (thế kỷ 4) đến đời hoàng đế cuối cùng của đế quốc Byzantine vào giữa thế kỷ 15, tất cả đều là những hoàng đế theo Ki Tô Giáo Đông Phương (Eastern Christian Church) sau này trở thành Chính Thống Giáo. Đế Quốc  Sassanian là đế quốc Ba Tư, tồn tại 427 năm (từ năm 224 đến 651). Các hoàng đế của đế quốc Sassanian đều theo đạo Hỏa Giáo (Zoroastrianism). Cả hai đế quốc nói trên đánh nhau liên miên suốt 4 thế kỷ, đến đầu thế kỷ 7 th́ cả hai đế quốc này đều bị kiệt quệ tạo nên một khoảng trống quyền lực (a power vacuum) tại Trung Đông và Bắc Phi. Do đó, những đoàn kỵ binh của Hồi Giáo Ả Rập đă tiến vào lănh thổ của cả hai đế quốc này như tiến vào chỗ không người.

 

Nguyên nhân 3:  Giáo lư đạo Hồi là sản phẩm của người Ả Rập nên được người Ả Rập đón nhận một cách dễ dàng và tự nhiên. Từ thời xa xưa, người Ả Rập đă chấp nhận niềm tin của Abraham, nghĩa là tin có Thiên Chúa (tiếng Ả Rập gọi là Allah) tin có Thiên đàng, Hỏa ngục, tin có các thiên thần v.v... Cho nên người Ả Rập không coi Hồi Giáo như một đạo ngoại lai mà là đạo cổ truyền của dân tộc. Văn thơ trong kinh Koran đối với người Ả Rập là những áng thơ văn tuyệt tác. Mỗi khi họ đọc kinh Koran là một dịp họ ngâm thơ, họ cảm thấy những vần thơ đó rất hấp dẫn v́ rất hợp với khiếu thẩm mỹ văn chương của họ. Ư niệm thánh chiến (Jihad) và ư niệm tử đạo (martyrdom) hoàn toàn phù hợp với tâm lư vốn hung bạo của người Ả Rập v́ họ rất quen thuộc với cuộc sống đầy bất trắc tại sa mạc. Kinh Koran mô tả thiên đàng rất hấp dẫn đối với các chiến binh trẻ tuổi: Sau khi chết trận, được coi như tử đạo, sẽ được Chúa cho lên thiên đàng để hưởng đủ lạc thú cho đến muôn đời. Lạc thú độc đáo nhất mà chỉ đạo Hồi mới có, đó là những người chết trận hoặc tử đạo đều được những cô gái trinh tuyệt đẹp đón tiếp và phục vụ lạc thú t́nh dục cho đến muôn đời v́ mọi người ở thiên đàng đều trẻ măi không già! Niềm tin đặc biệt này đă là một yếu tố tâm lư quan trọng khiến cho những người lính Hồi Giáo trở thành những chiến sĩ rất dũng cảm trong các cuộc thánh chiến. Chỉ v́ cuồng tín, những đoàn quân Hồi Giáo đă lập nên những chiến công oanh liệt như những kỳ tích vượt xa sự dự tưởng của mọi người.

 

Những cuộc chiến tranh mở rộng nước Chúa của Hồi Giáo (Kingdom of Allah) từ ngày lập đạo tới nay có thể được chia ra làm hai thời kỳ:

          

- Thời kỳ I -  từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13: Đạo Hồi bành trướng và phát triển tạo thành một số quốc gia theo đạo Hồi, đứng đầu cộng đồng Hồi Giáo là một vị vua được gọi là Caliph, có nghĩa là "người kế vị giáo chủ Muhammad về phương diện thế quyền ". Xin ghi thêm ở đây là đạo Hồi tin giáo chủ Muhammad là thiên sứ cuối cùng của Allah cho nên không một ai có quyền tự xưng là kẻ thừa kế của Ngài về phương diện thần quyền.

 

 

- Thời kỳ II -  từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20: Do những biến cố đặc biệt của thế giới đă đưa đến sự  h́nh thành ba đế quốc Hồi Giáo. Trước hết là sự xâm lăng của quân Mông Cổ chiếm các nước Trung Đông và sau đó chiếm các nước Bắc Ấn và nhiều nước Á Châu khác tạo thành một đế quốc Mông Cổ rộng lớn. Từ cuối thế kỷ 13, nhiều hoàng đế Mông Cổ theo đạo Hồi đă tạo nên đế quốc Hồi Giáo Mughul (do chữ Mongol mà ra). Trong thế kỷ 15, tại Âu Châu, người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo chế ra thuốc súng và lập ra binh chủng pháo binh đầu tiên trên thế giới. Dựa vào sức mạnh quân sự, người Thổ Hồi Giáo xua quân đánh chiếm nhiều nước trên cả 3 lục địa Âu, Á, Phi và lập nên đế quốc Ottoman. Cuối cùng, dân tộc Azerbaizan ở tây nam biển Caspian bỗng nhiên trở nên hùng mạnh vào đầu thế kỷ 16, cất quân đánh chiếm nhiều nước Âu Châu và Trung Đông tạo thành đế quốc Safavids theo giáo phái Shiite.

 

I. THỜI KỲ CAI TRỊ CỦA CÁC CALIPHS

(The Caliphate Rulers)

 

*Bốn người kế vị đầu tiên của Muhammad (632-661):

 

Danh từ Hồi Giáo Ả Rập gọi chung cả bốn vị thừa kế đầu tiên của giáo chủ Muhammad là RASHIDUN - Họ được coi là 4 trụ cột của Hồi Giáo trong thời kỳ sơ khai. Họ đă lần lượt thay thế nhau trong 29 năm kể từ khi Muhammad qua đời, nhưng những việc làm của họ đă có những ảnh hưởng hết sức lớn lao cho sự tồn vong của đạo Hồi. Bốn vị đó là : Abu Bakr, Umar Khattab, Uthman Affan và Ali Talib.

 

             1. Abu Bakr (632-634).  Sau khi Muhammad qua đời, cộng đồng Hồi Giáo non trẻ lâm vào t́nh trạng hỗn loạn v́ không có lănh đạo. Không một ai được đa số tín đồ Hồi Giáo tín nhiệm bầu lên làm nguời kế vị Muhammad. Trước t́nh thế bế tắc đó, Abu Bakr tự động đứng lên dành quyền lănh đạo. Ông là một thương gia giàu có và có uy tín bậc nhất ở Mecca. Ông đă nghiêm khắc ra 2 lệnh cấm khẩn cấp để bảo vệ đạo Hồi và cộng đồng Hồi Giáo:

            - Tuyệt đối cấm không một tín đồ nào được rời bỏ cộng đồng Hồi Giáo (Islamic confederacy) 

            - Không một ai được tự xưng là tiên tri v́ Muhammad là vị tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa trên thế gian này.

            Abu Bakr đă mau chóng phá tan các âm mưu chia rẽ cộng đồng Hồi Giáo và chỉ sau 2 năm, toàn bán đảo Ả Rập đă theo đạo Hồi. Bán đảo Ả Rập rất rộng lớn, (gấp 8 lần diện tích Việt Nam) hiện được chia thành nhiều quốc gia độc lập:  Saudi Arabia, Yemen, Quatar, Omar và Emerite.

 

            2. Umar Khattab (634-644).  Sau khi Abu Bakr qua đời, Umar được bầu làm người kế vị (Caliph) cai quản cả một cộng đồng Hồi Giáo rộng lớn trên toàn bán đảo Ả Rập.

            Umar là một thiên tài quân sự kiệt xuất trong lịch sử Hồi Giáo. Ông đă ban hành trên toàn lănh thổ Ả Rập những biện pháp sau đây:

            - Để bảo toàn lực lượng Hồi Giáo, các bộ lạc trong Cộng đồng đạo Hồi tuyệt đối không được đánh nhau.

            - Mọi người nam giới trong các bộ lạc trên lănh thổ bán đảo Ả Rập đều là các binh sĩ, tất cả đều được huấn luyện quân sự và được sắp xếp thành các đơn vị quân đội. Umar tự xưng là "Tư lệnh của các tín đồ" (The commander of the faithful). Sau hai năm huấn luyện các binh sĩ và trang bị vũ khí đầy đủ, Umar bắt đầu mở mang nước Chúa bằng sức mạnh quân sự:

            * Năm 636, Umar đích thân chỉ huy quân Hồi Giáo chiếm Iraq và Syria.

            * Năm 637, Umar chiếm toàn lănh thổ của đế quốc  Sassanian (Ba Tư) và chiếm thành phố lớn nhất của đế quốc Byzantine là Anatolia.

            * Năm 638, Umar xua quân chiếm Palestine và thánh địa Jerusalem.

            * Năm 641, Umar chiếm toàn bộ các nước Bắc Phi gồm Ai Cập, Algeria, Tunisa và Maroc.

            Một điều đáng chú ư là những đoàn quân Hồi Giáo đă tiến chiếm những vùng đất xa xôi thuộc nhiều hướng khác nhau nhưng vị chỉ huy tối cao là Umar vẫn đặt bản doanh ở Medina, một ốc đảo trong sa mạc Syro - Arabia. Ông chỉ huy các đoàn quân Hồi Giáo trên những sa bàn và những bản đồ tại văn pḥng của ông. Dưới sự lănh đạo kiệt xuất của Umar trong 10 năm, Hồi Giáo từ một giáo phái nhỏ ở sa mạc đă biến thành một đế quốc rộng lớn. Các tín đồ Hồi Giáo cho đó là một phép lạ của Allah, trong khi Âu Châu bắt đầu cảm thấy e ngại trước sự lớn mạnh của một tôn giáo mới.

            Họ gọi đạo Hồi là "đức tin của bạo lực" (A violent faith) hoặc là một "tôn giáo quân phiệt" (a militaristic religion). Vào một ngày định mệnh trong tháng 11 năm 644, trong khi Umar đang cầu nguyện trong đền thờ tại Medina th́ bị một tù binh người Ba Tư đâm chết.

 

            3. Uthman  (644-656).  Uthman là cánh tay mặt và phục vụ dưới trướng của Umar 10 năm. Uthman đă học hỏi được nhiều kinh nghiệm về tài thao lược quân sự của người tiền nhiệm. Vào lúc nầy, Hồi Giáo là một quyền lực quân sự lớn ở trong vùng v́ họ đă tịch thu được rất nhiều chiến lợi phẩm quân sự và tích lũy được rất nhiều tài nguyên kinh tế dự trữ tại các vùng chiếm đóng. Dưới sự lănh đạo tài ba của Uthman trong 12 năm, quân Hồi đă lập nên nhiều kỳ tích chưa từng thấy:

-  Trước hết, quân Hồi chiếm Hy Lạp và nhiều nước phía đông Địa Trung Hải.

            - Mấy năm sau, một cánh quân tiến về phía Tây chiếm Libya.

            - Một cánh quân khác tiến về phía đông chiếm nước Âu Châu Armenia, tiến vào miền Caucase của Nga. Trong khi đó một cánh quân khác tràn xuống phía nam đánh chiếm Bắc Ấn Độ (tức Afganistan và Pakistan ngày nay).

            Tới lúc này, Hồi Giáo đă thành một đế quốc mênh mông kéo dài từ Âu sang Á tới Bắc Phi. Những quân lính Ả Rập Hồi Giáo hầu hết đều đă xa nhà trên 10 năm, phần đông đều cảm thấy chán nản. Nhiều tướng lănh Hồi Giáo xa chủ tướng đă quá lâu nên cũng mất đi t́nh thân ban đầu.

            Năm 656, một nhóm tướng và binh sĩ bất măn đă bất thần trở về Medina vây bắt và giết chết Uthman tại chỗ. Nhóm này đưa Ali Talib lên làm vị Caliph thứ tư của Hồi Giáo.

 

            4. Ali Talib (656-662).  Vụ sát hại Uthman để đưa Ali lên thay là một biến cố vô cùng tai hại cho Hồi Giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua và có thể c̣n kéo dài măi măi về sau. Ali là em họ và đồng thời là con rễ của Muhammad. Khi vừa được bầu lên làm Caliph, Ali đă gặp phải sự chống đối của Muawiyah là người nhà của Uthman. Muawiyah lúc đó là quan toàn quyền Hồi Giáo cai trị Syria lên tiếng chỉ trích Ali đă không trừng phạt kẻ sát hại Uthman. Ali mang quân đến đánh Muawiyah nhưng hai bên đánh nhau khá lâu không phân thắng bại nên phải ngưng chiến. Năm 662, Ali bị ám sát chết. Muawiyah tự cho ḿnh là người đang nắm quyền lực quân sự mạnh nhất nên tự xưng là Caliph lănh đạo cộng đồng Hồi Giáo. Y tự ư dời thủ đô Hồi Giáo từ Medina về Damacus lúc đó là thủ đô của Syria. Muawiyah mở đầu cho một triều đại Hồi Giáo kéo dài tới 6 thế kỷ. Đó là triều đại Umayyad (Umayyad Dynasty) gồm những vị vua cai trị các nước Hồi Giáo, tất cả đều tự xưng là Caliph (661-1250). Do đó, tất cả các vua Hồi Giáo thuộc triều đại Umayyad đều được gọi chung là "Caliphate Rulers", có nghĩa là các nhà lănh đạo cộng đồng với tư cách là người kế vị Muhammad.

            Riêng cá nhân Muawiyah cai trị toàn bộ cộng đồng Hồi Giáo rộng lớn trong 19 năm. Ông biến những người theo ông thành một giai cấp quí tộc mới, nói đúng hơn là một giai cấp thống trị (a ruling class). Chủ thuyết của Muawiyah là cai trị dân bằng sức mạnh quân sự (military aristocracy). Muawiyah chết v́ bệnh năm 680.

            Trong thời gian đó, những người Hồi Giáo thân Ali đă lập ra một giáo phái mới là giáo phái Shiite. Số tín đồ Hồi Giáo c̣n lại được gọi chung là Sunni, có nghĩa là Đa số. Năm 680, vua Yazid (con của Muawiyah) đến Medina chặn bắt con trai của Ali là Husayn và giết nhiều người thuộc giáo phái Shiite. Năm sau (681), Yazid mang quân trở lại Medina (nơi ở cuối cùng của Muhammad) tàn phá và d́m thành phố thánh địa này trong biển máu. Để trả thù, giáo phái Shiite mang quân chiếm thánh địa Mecca và tàn phá nặng nề thành phố này. Từ đó đến nay, trải qua trên 13 thế kỷ, hai giáo phái Sunni và Shiite thường xuyên xung đột nhau nhiều trận đẫm máu. Số người tử trận cả hai bên có thể lên tới nhiều chục triệu người. Đây là một thảm họa lớn nhất trong lịch sử thế giới Hồi Giáo.

 

            II. THỜI KỲ CỦA NHỮNG ĐẾ QUỐC HỒI GIÁO - TỪ THẾ KỶ 13 ĐẾN THẾ KỶ 20.

 

            1. Đế Quốc Mughul - Mughul là tiếng phiên âm Ả Rập để gọi người Mông Cổ (Mongol). Người sáng lập đế quốc Mông Cổ là Thành Cát Tư Hăn (Genghis Khan 1162-1227).  Thoạt đầu ông thống nhất các bộ lạc du mục Mông Cổ vốn có tài cưỡi ngựa và bắn cung. Sau đó ông huấn luyện và tổ chức họ thành quân ngũ và biến họ thành những đoàn kỵ binh bách chiến bách thắng. Với đoàn quân hùng mạnh này, Thành Cát Tư Hăn đă lần lượt đánh chiếm nhiều nước từ Á sang Âu tới tận Trung Đông và Phi Châu. Luật tác chiến rất nổi tiếng của Thành Cát Tư Hăn là : Hễ tới nơi nào ngoan ngoăn đầu hàng th́ tha, bất cứ một thành phố hay làng mạc nào chống cự đều bị phá b́nh địa và tất cả mọi người dân không kể già trẻ lớn bé đều phải chết!

- Năm 1219, quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hăn đánh chiếm Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Thổ cùng đoàn tùy tùng bỏ chạy bị quân Mông Cổ truy kích qua Iran tới tận Azerbaizan th́ bị bắt. Quân Mông Cổ tới đâu đều để lại phía sau sự đổ nát hoang tàn.

- Năm 1231, hàng loạt các thành phố nổi tiếng của Hồi Giáo như Baghdad, Bukhara, Damacus... đều bị đốt phá b́nh địa với những xác chết la liệt trên đường phố. Dân chúng sợ hăi lũ lượt kéo nhau chạy qua các nước lân cận.

- Năm 1255, Mông Cổ hoàn thành một đế quốc rộng lớn bao la bao gồm Trung Quốc, Cao Ly, Ngoại Mông, hàng chục nước Trung Á và Bắc Ấn Độ, Syria, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng một biến cố quan trọng đă xảy ra cho cả Hồi Giáo lẫn Mông Cổ, đó là vào năm 1295, hoàng đế Mông Cổ Ghazan Khan theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni. Từ đó về sau, các hoàng đế Mông Cổ đều theo đạo Hồi. Càng về sau, các quan và cả triều đ́nh Mông Cổ trong đế quốc đều thành những tín đồ Hồi Giáo thành tín. Các học sĩ Hồi Giáo Ả Rập (Ulama) được trọng dụng, nhất là trong việc soạn thảo các bộ luật h́nh sự và dân sự phỏng theo luật Hồi Giáo Sharia.

Hoàng đế Mông Cổ Timur Lenk đóng đô tại Thổ Nhĩ Kỳ xua quân đánh chiếm Iran năm 1387, chiếm hải cảng Golden Horde của Nga năm 1395, chiếm  Ấn Độ năm 1398, tàn phá thủ đô New Delhi và giết hàng chục ngàn tù binh Hindu tại đây. Năm 1400,Timur chiếm hai nước Iran và Iraq. Tại đây, Timur ra lệnh tàn sát hàng triệu người thuộc giáo phái Shiite. V́ quá say máu chiến thắng, năm 1404, Timur kéo quân ngược về phía Trung Á rồi vượt biên giới tiến đánh vào phía Tây Trung Quốc. Cuộc chiến kéo dài qua năm sau, Trung Quốc phản công giết quân Mông Cổ rất nhiều và bản thân Timur cũng bị tử trận trong năm 1405.

Những hoàng đế Mông Cổ kế tiếp chú trọng việc mở rộng đế quốc ở Châu Á:

- Năm 1478, đế quốc Mughul chiếm Indonesia và biến nước này thành nước Hồi Giáo. Ngày nay, Indonesia là một nước đông dân nhất của thế giới đạo Hồi với trên 200 triệu dân.

- Từ 1520 đến 1837, đế quốc Mughul cai trị toàn Ấn Độ. (Ấn Độ mang tên Mughul Empire of India). Hoàng đế Mông Cổ đóng đô tại New Delhi. Năm 1643, hoàng đế Mông Cổ cho xây ngôi mộ của hoàng hậu ở ngoại ô New Delhi rất nổi tiếng, đó là ngôi mộ Taj Mahal..

- Năm 1747, đế quốc Mughul chiếm Afganistan và cai trị nước này 100 năm.

Năm 1831, người Anh chiếm Ấn Độ và chấm dứt đế quốc Mughul trên lục địa Châu Á.

 

2. Đế quốc Ottoman (1289-1924)          

Danh từ Ottoman xuất phát từ tên của một bộ lạc du mục là OSMAN ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ lạc này bắt đầu khởi binh từ năm 1280. Chỉ trong 9 năm, họ chiếm một vùng lănh thổ rộng lớn gồm có Tây Nam Á Châu, Đông Nam Âu Châu và Đông Bắc Phi Châu. Họ gọi đế quốc của họ là OTTOMAN. Những người lănh đạo đế quốc này đều theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni. Họ chẳng những nổi tiếng về tài năng thao lược quân sự mà c̣n nổi tiếng về khả năng chính trị rất khéo léo của họ. Nhờ vậy, đế quốc Ottoman đă tồn tại qua 7 thế kỷ.

- Năm 1389, quân Ottoman chiếm Albania và Kosovo, biến vùng này thành những nước theo Hồi Giáo.

- Năm 1444, quân Ottoman đánh tan Thập Tự Quân của giáo hoàng La Mă tại Bulgaria.

- Tháng 4.1453, quân Hồi Giáo Ottoman xóa sổ đế quốc Byzantine, tức đế quốc Ki Tô Giáo Đông Phương và chiếm thủ đô của đế quốc này là thành phố Constantinople. Điểm son của Ottoman là sau khi chiếm Constantinople và nhiều lănh thổ của Byzantine, Ottoman công bố chính sách khoan dung tôn giáo đối với Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo. Nhờ vậy, trong nhiều thế kỷ sau, Ottoman đă mở rộng thương mại với các nước Âu Châu Ki Tô Giáo và trong lănh thổ đế quốc không có một cuộc nổi loạn nào. Tuy nhiên, đối với giáo phái Shiite, Ottoman có một chính sách  quyết liệt không khoan nhượng.

- Năm 1467, Ottoman công bố thánh chiến với giáo phái Shiite, các tín đồ Shiite trong đế quốc bị lùng giết.

- Từ 1467 đến 1520, quân Ottoman tiến chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và toàn bán đảo Arabia.

- Từ 1520 đến 1534, quân Ottoman chiếm Nam Tư và một phần Âu Châu tới thủ đô Vienne của Áo.

- Năm 1606, Ottoman chiếm Romania, Hungaria, Ba Lan và Tiệp Khắc. Tới lúc này, đế quốc Ottoman trở thành siêu cường quốc tế (World Power).

Từ đầu thế kỷ 19, các cường quốc Âu Châu (Anh, Pháp, Đức) bắt đầu xâm chiếm các phần đất của Ottoman và dồn đế quốc này vào chỗ suy tàn.

 

 3. Đế quốc Safavids của giáo phái Shiite (1501-1779)

Thoạt đầu Safavids là một nhánh của giáo phái Shiite xuất phát tại nước Azerbaizan ở tây nam biển Caspian.

Năm 1501, lănh tụ của giáo phái Safavids là Esmail khởi binh chiếm luôn cả nước Azerbaizan. Esmail tự xưng là "Vua Hồi Giáo" (Sha/Sultan) và ra lệnh cho toàn dân phải theo đạo Hồi (giáo phái Shiite). Ít lâu sau, Esmail xua quân đánh chiếm các nước lân cận theo Chính Thống Giáo là Armenia, Georgia và vùng núi Caucase của Nga. Trong thời gian chiếm đóng, quân Hồi Safavids đă giết hại rất nhiều người Chính Thống Giáo. Riêng tại Armenia, số tín đồ Chính Thống Giáo bị giết lên tới một triệu người. Sau đó quân Safavids chuyển qua phía đông tấn công thành phố Anatolia để dằn mặt đế quốc Ottoman theo giáo phái Sunni. Trong khi đó, một nhóm khác thuộc giáo phái Shiite ở Ba Tư nỗi lên cướp chính quyền của giáo phái Sunni. Nhóm nổi loạn ra lệnh cho cả nước Ba Tư  phải theo Shiite, ai bất tuân lệnh đều bị giết. Tất cả các học sĩ (Ulamas) lănh đạo giáo phái Sunni đều bị chém đầu, không sót một ai. Kể từ đó, nước Ba Tư (Iran) trở thành một quốc gia toàn ṭng theo giáo phái Shiite. Các vua Hồi Giáo Ba Tư được gọi là SHA, vừa là vua vừa là giáo chủ, phần đông đều cực đoan và hung dữ.

Phần đông các học sĩ Hồi Giáo Ba Tư đều theo môn phái triết học thần bí (mystical philosophy) tóm tắt như sau: "Chính trị và tôn giáo là một, không thể tách rời. Mọi cải cách xă hội không thể vượt quá tư tưởng tôn giáo".

Với bản chất cuồng tín cực đoan cố hữu của giáo phái Shiite, nay lại có thêm chủ thuyết thần bí của các Mullahs (học sĩ) giáo phái Shiite càng ngày càng trở nên cực đoan nguy hiểm. Họ luôn luôn có thái độ bất khoan dung với các tôn giáo khác, nhất là đối với giáo phái Hồi Giáo Sunni, chiếm 80% dân số đạo Hồi.

 

*

*   *

 

            Như đă tŕnh bày trên đây, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20, trong thế giới Hồi Giáo đă xuất hiện ba đế quốc riêng biệt và luôn tranh chấp với nhau. Cả ba đế quốc Hồi Giáo đă được thành lập và suy tàn vào những thời điểm khác nhau:

            - Đế quốc Mughul thành lập đầu thế kỷ 13, suy tàn cuối thế kỷ 19.

            - Đế quốc Ottoman thành lập cuối thế kỷ 13, suy tàn đầu thế kỷ 20.

            - Đế quốc Safavids thành lập đầu thế kỷ 16, suy tàn trong thế kỷ 18.

            Như vậy, hai đế quốc Hồi Giáo lớn mạnh nhất là Ottoman và Mughul đă cùng tồn tại song hành và chia nhau thống trị thế giới Hồi Giáo bao la trong 7 thế kỷ. Ít nhất là trong 200 năm, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, cả ba đế quốc Mughul, Ottoman và Safavids cùng tồn tại trong thế giới đạo Hồi (The Islamic World).

            Từ thế kỷ 18 trở đi, các nước Âu Châu trở nên hùng cường mọi mặt đă đẩy lùi các đế quốc Hồi Giáo đến chỗ suy tàn. Khởi đầu là nước Nga đánh tan quân Ottoman ở vùng Biển Đen năm 1774, chiếm lại Armenia và vùng núi Caucase. Năm 1792, Nga chiếm Georgia và Romania từ tay Ottoman.

            Đầu thế kỷ 19, Nga chiếm toàn bộ miền Trung Á gồm nhiều nước theo đạo Hồi thuộc đế quốc Mughul.

            (Sau Cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga năm 1917, các nước Hồi Giáo Trung Á đều biến thành các tiểu bang thuộc Liên Bang Xô Viết).

            - Cũng trong đầu thế kỷ 19, Ḥa Lan chiếm Indonesia và Mă Lai. Anh chiếm Ấn Độ bao gồm cả một tiểu lục địa (sau 1947, Ấn Độ bị chia thành nhiều nước: Pakistan, Bangladesh, Tích Lan và Ấn Độ).

            - Cuối thế kỷ 19, Anh chiếm Ai Cập và Sudan. Pháp chiếm Algeria, Tunisia và Maroc.

            - Đầu thế kỷ 20, Ư chiếm Lybia. Anh và Pháp chiếm Palestine, Jordan, Iraq, Syria và Liban.

            Tóm lại, từ đầu thế kỷ 20, chỉ ngoại trừ một nước duy nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, c̣n lại toàn bộ thế giới Hồi Giáo đều trở thành những thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Âu Châu.

            Lịch sử bành trướng và phát triển của đạo Hồi luôn luôn gắn liền với chiến tranh và bạo lực. V́ thế đạo Hồi nổi tiếng là "tôn giáo của lưỡi gươm" (Religion of Sword) hoặc "tôn giáo quân phiệt" (Militaristic Religion). Kinh Thánh Koran của Hồi Giáo được gọi là "Cuốn sách của tử thần" (The Book of Death) và đức tin Hồi Giáo là: "đức tin hung bạo" (a violent faith). Trong hơn một thế kỷ qua, thế giới Hồi Giáo đă bị Tây Phuơng dồn vào thế suy kiệt mọi mặt. Họ không c̣n con đường nào khác hơn là thực hiện chủ nghĩa khủng bố. Về h́nh thức th́ ngày nay chiến tranh có khác với ngày xưa, nhưng về thực chất th́ chủ nghĩa khủng bố cũng là một h́nh thái của chiến tranh và bạo lực. Chỉ khác một điều: chủ nghĩa khủng bố là h́nh thái chiến tranh của những kẻ đă bị dồn vào thế yếu nhưng buộc phải chiến đấu với kẻ thù lớn mạnh hơn ḿnh để tồn tại.

            Nh́n về tương lai, chúng ta khó đoán được cuộc chiến tranh khủng bố sẽ đưa nhân loại đi về đâu, nhưng nh́n về quá khứ chúng ta phải công nhận sức mạnh của Hồi Giáo đă tạo nên nhiều thành tích quan trọng:

            - Trong thế kỷ 7, Hồi Giáo Ả Rập tiêu diệt đế quốc Sassanian đă từng làm mưa làm gió ở Trung Đông trong 10 thế kỷ trước đó.

            - Trong thế kỷ 15, Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine (hậu thân của đế quốc La Mă) chặn đứng sự bành trướng của Ki Tô Giáo xuống bán đảo Ả Rập và Trung Đông.

            - Nói chung, sự xuất hiện và phát triển lớn mạnh của đạo Hồi đă tạo nên một đối trọng ngang ngửa với Ki Tô Giáo và tựu trung Hồi Giáo đă phá tan tham vọng bá chủ toàn cầu của đế quốc Vatican.

 

Charlie Nguyễn

 

CÁC CUỘC THẬP TỰ CHINH CỦA CÔNG GIÁO LAMĂ CHỐNG HỒI GIÁO

 

 

 

 

Tiếng La Tinh CRUX có nghĩa là Thánh Giá hoặc Chữ Thập, biểu tượng của đạo Ki Tô. Từ chữ Crux phát sinh ra danh từ CRUSADE có nghĩa là cuộc viễn chinh của đoàn quân Công Giáo từ Âu Châu kéo qua các nước lân cận để tấn công những người Hồi Giáo trong thời Trung Cổ. Những người lính trong đoàn quân viễn chinh Công Giáo này đều mang huy hiệu chữ thập ở phía trước ngực và phía sau lưng nên được gọi là Thập Tự Quân (Crusaders). Suốt trong hai thế kỷ từ 11 đến 13 (1096-1291) những đoàn quân thập tự này đă gieo rắc biết bao kinh hoàng tang tóc cho những người Hồi Giáo Ả Rập. H́nh ảnh tàn bạo man rợ của đoàn quân Công Giáo Âu Châu đă in sâu vào tim óc của thế giới Hồi Giáo nói chung và của những người Hồi Giáo Ả Rập nói riêng. Đến nỗi ngày nay, người Hồi Giáo đă đồng hóa Công Giáo với chủ nghĩa thực dân đế quốc. Mỗi khi lên án hành động bành trướng bá quyền của Tây Phương, họ thường tố cáo hành vi đó là "Tân chiến tranh thập tự". (Neo-Crusade).

 

 Cổ nhân thường nói "ôn cố tri tân", chúng ta hăy coi lại lịch sử của hai thế kỷ chiến tranh đẫm máu do những đoàn viễn chinh chữ thập Công Giáo La Mă phát động chống những người Hồi Giáo ở Trung Đông trong hai thế kỷ từ 11 đến 13. Những bài học lịch sử sẽ soi sáng cho chúng ta trong nhiều vấn đề của thời cuộc hôm nay và cũng để hiểu thêm thực chất của một tôn giáo thường hay vỗ ngực tự xưng là đạo của Công bằng bác ái!

 

            Để tŕnh bày về đề tài này, chúng tôi tham khảo các tài liệu sau đây:

1.         The CRUSADES, by Brenda Staleup, Green Haven Press xuất bản 2000.

2.         The Oxford Illustrated History of Medieval Europe, by George Holmes, Oxford University Press 1986.

3.         The Cross and the Crescent, by Malcoms Billing, Sterling Publication 1988.

 

 

NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH

 

Có hai nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thảm khốc giữa hai tôn giáo anh em (fraternal faiths) kéo dài 195 năm là: sự xung đột như nước với lửa về giáo lư và sự tranh chấp lănh thổ giữa hai tôn giáo (nhưng thực chất cả hai đều là đế quốc).

 

1. Sự xung đột về giáo lư

Mặc dầu kinh Koran là Kinh Thánh của đạo Hồi (Koran: The Muslim Gospel) công nhận Jesus là vị tiên tri đứng hàng thứ hai sau Muhammad, nhưng Koran phủ nhận tính cách thiêng liêng của Jessus. Koran gọi các phép lạ của Jesus là những tṛ ảo thuật học mót ở Babylon (Magic and such things as come down at Babylon - Koran 2:102).

Kinh Koran hoàn toàn phủ nhận tội tổ tông, hoàn toàn phủ nhận cái chết của Jesus trên thập giá. Koran khẳng định người Do Thái không giết và không đóng đinh Jesus (The Jews killed him not, nor cruxified him - Koran 4:157)

Muhammad thù ghét Công Giáo v́ đạo này thờ ảnh tượng, vi phạm điều răn thứ hai của Maisen. Một điều nữa mà Muhammad ghét cay ghét đắng là thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi của đạo Ki Tô. Đối với Muhammad, đạo Ki Tô là Đa Thần Giáo, đi ngược lại chủ thuyết độc thần của tổ phụ Abraham. Hồi Giáo và đạo Do Thái là hai đạo Độc Thần đúng nghĩa v́ chỉ thờ một Thiên Chúa Duy Nhất (Monotheist Religion = Only-One-God Religion). Công Giáo La Mă thờ ảnh tượng, thờ ba Thiên Chúa, quá tôn sùng bà Maria và các thánh do họ tự phong... do đó Công Giáo là một tà đạo đa thần chứ không phải là đạo Thiên Chúa đúng nghĩa.

Muhammad cũng ghét đạo Do Thái v́ Do Thái gọi Thiên Chúa bằng số nhiều Elohim (số nhiều của El). Đạo Hồi gọi Thiên Chúa bằng số ít. Danh từ El trong tiếng Ả Rập là Il. Đi liền với Il có chữ "ah" là một mạo tự (article) trong ngôn ngữ Ả Rập. V́ thế Il thành Il-ah. Khi chuyển sang Anh Ngữ, các chữ I đổi thành A, v́ thế Il - ah thành ALLAH (cũng như Ibrahim trong tiếng Ả Rập đổi thành Abraham trong tiếng Anh).

Muhammad gọi chung những người theo đạo Do Thái và Ki Tô Giáo là "Những tín đồ của các sách thánh kinh" (The People/The followers of the Books) hoặc gọi chung là "Những kẻ không tin Thiên Chúa Allah" (The Unbelievers). Riêng đối với các tín đồ Công Giáo, Muhammad gọi là "Những kẻ thờ thần tượng". (The Idolers).

Trong kinh Koran, Muhammad công khai kêu gọi các tín đồ đạo Hồi Giáo phải chiến đấu chống lại những kẻ theo Do Thái, đạo Ki Tô và tất cả những ai không tin theo đạo Hồi. Trong vùng kiểm soát của Hồi Giáo, bất cứ một ai ngoại đạo đều phải nộp thuế thân và phải chấp nhận một địa vị thấp kém trong xă hội. (Fight those who do not believe God and His Messenger, those who among the People of the Books, fight them until they personnally pay tax on non - Muslims adknowledging their inferiority - Koran, sura 9).

Những người Công Giáo thờ ảnh tượng bị coi là hạng người dơ bẩn và bị cấm vào các đền thờ Hồi Giáo (The idolers are nothing but unclean, so they shall not approach the sacred mosques - Koran 9:28).

Các người Do Thái và Ki Tô bị cấm không được xây nhà thờ mới hay sửa chữa nhà thờ cũ, cấm đeo thánh giá trước ngực, không được đọc kinh to tiếng và cấm ngặt rước kiệu trên đường phố. Người Ki Tô Giáo bị coi là đa thần giáo có thể bị sát hại bất cứ lúc nào. Kinh Koran chương 9 câu 5 đă qui định: "Khi những tháng thánh qua đi, các ngươi hăy giết những kẻ đa thần bất cứ nơi nào bắt gặp chúng, hăy phục kích để bắt chúng" (When the sacred months have passed away then kill the polytheists wherever you saw them, take them captives and wait for them in every ambush - Koran Sura 9: verse 5).

Người Tây Phương gọi những câu thơ nói trên là "Những câu thơ của đao binh" (The verses of the swords). Trong thực tế, những câu thơ của kinh Koran đă tạo nên sự dũng mănh của những đoàn quân Hồi Giáo trong công cuộc mở mang nước Chúa Allah (The Kingdom of Allah). Chỉ trong một thế kỷ, đoàn quân Hồi Giáo đă chiếm hết Bắc Phi, Trung Đông, một phần Âu Châu và tràn tới Trung Á, tới tận biên giới Trung Quốc. Nhưng đồng thời những câu thơ nói trên cũng đă gây hận thù sâu sắc giữa các tôn giáo anh em và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc thánh chiến.

 

2. Sự tranh chấp lănh thổ giữa hai tôn giáo

Từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 6, toàn vùng Bắc Phi và Trung Đông thuộc về lănh thổ của các giáo phái Ki Tô. Nhưng đến đầu thế kỷ thứ 7, đạo Hồi xuất hiện và bành trướng với tốc độ vũ băo chưa từng thấy khiến cả thế giới phải ngạc nhiên.

            Chỉ trong 10 năm kể từ khi Mohammad qua đời, quân Hồi chiếm trọn bán đảo Ả Rập bao la (bằng 4 lần tiểu bang Texas hoặc 8 lần Việt Nam) chiếm các nước Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía tây của nước Iran. Hai năm sau, quân Hồi chiếm Bắc Phi, Carthage và Hy Lạp.

            Qua đầu thế kỷ 8 (711 - 716) quân Hồi dám đánh chiếm một nước Âu Châu nổi tiếng sùng đạo Công Giáo, đó là nước Tây Ban Nha. Trong thời gian đó, kỵ binh Hồi Giáo chiếm trọn Ba Tư (Iran) và từ đây xuất quân chiếm hết các nước Trung Á ở phía Nam nước Nga, chiếm trọn vùng Bắc Ấn (tức Pakistan và Afganistan ngày nay) đánh qua biên giới Trung  Quốc và đụng trận với quân nhà Đường trên sông Talas năm 751.)

            Ki Tô giáo bị mất rất nhiều đất và đồng thời cũng mất rất nhiều tín đồ. Tuy nhiên, trong thời gian đó đế quốc La Mă và Ki Tô bị lâm vào t́nh trạng chia rẽ và suy yếu nên không dám thực hiện một hành vi trả đũa nào cả!

            Đến đầu thế kỷ 11, Ki Tô giáo chia thành hai giáo phái với hai giáo đô thù nghịch nhau. Đó là Công Giáo La Mă (Roman Catholic) đóng đô tại Vatican và Giáo Hội Chính Thống Giáo Đông Phương (The Eastern Orthodox Church) đóng đô tại Byzantine, c̣n được gọi là Constantinople tức Istambul, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

            Năm 1091, quân Hồi tấn công Byzantine. Hoàng đế Alexius Comnenus đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Giáo tuy không ưa Công Giáo nhưng cũng đành phải gửi văn thư chính thức yêu cầu giáo hoàng La Mă đem quân đến cứu giúp. Vatican lúc đó muốn giúp Byzantine th́ ít nhưng điều quan tâm hàng đầu là tái chiếm thánh địa Jerusalem để giáo dân toàn Âu Châu được tự do đến đó hành hương. Mối thù lớn nhất của dân Công Giáo Âu Châu đối với đạo Hồi là trong thời gian chiếm đóng Jerusalem, quân Hồi đă triệt phá Nhà Thờ Kính Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchre). Tội triệt phá nhà thờ Mộ Chúa trở thành lư do chính cho cuộc thánh chiến trả thù của Công Giáo. Lư do thứ hai được nêu lên là vụ người Hồi Giáo hành hạ những người Công Giáo Âu Châu đi hành hương ở Jerusalem năm 1076. Những người hành hương sống sót trở về Âu Châu đă kể nhiều chuyện về sự ngược đăi của người Hồi khiến cho dân Âu Châu rất phẫn nộ.

            Tu sĩ Peter Hermit là người hết sức cuồng nhiệt vận động quần chúng tín đồ Công Giáo ở các nước Âu Châu tham gia cuộc thánh chiến chống Hồi Giáo. Các giáo dân Âu Châu vào thời đó đa số là những nông dân thất học và cuồng tín, nhất là giới thanh thiếu niên, trong số đó có rất nhiều trẻ vị thành niên đă mù quáng ghi tên tham gia vào đoàn quân chữ thập. Lịch sử Âu Châu đă gọi đoàn quân chữ thập này là "Đoàn quân Nông Dân" hoặc "Đoàn quân con nít" (Popular Crusade - The Children's Crusade).

            Vào thời đó, Âu Châu đang ở trong thời đại bóng tối tinh thần (The Dark Age) nên từ vua tới dân, từ các tu sĩ đến các bổn đạo, tất cả đều không có một chút hiểu biết nào về Hồi Giáo, không có một chút kiến thức nào về t́nh h́nh chính trị xă hội và địa thế của các nước phương Đông. Sự thiển cận về kiến thức và tinh thần cuồng tín tôn giáo đă mau chóng biến việc tái chiếm Jerusalem khỏi tay quân Hồi thành một khát vọng thiêng liêng vô cùng cuồng nhiệt. Chẳng mấy chốc đă có hàng trăm ngàn nông dân ghi tên, trong số đó có ít nhất là 60.000 trẻ vị thành niên!

            

CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ NHẤT

 (1096-1099)

 Như trên đă tŕnh bày, sự vận động cho cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân Thập Tự khởi đầu từ năm 1091 do sự cầu viện của hoàng đế Byzantine, nhưng măi tới năm 1096, tức 5 năm sau, mới thực hiện được.

 Đoàn quân thập tự gồm hàng trăm ngàn người được điều khiển bởi các hiệp sĩ chuyên nghiệp, xuất phát từ hai nước Ư và Pháp. Đoàn quân của Pháp chia làm hai nhánh: nhánh quân ở miền Bắc tập trung tại Normandie, nhánh quân ở miền Nam tập trung tại Toulouse. Cả hai nhánh này tiến quân thẳng tới Constantinople.

Trên đường hành quân, khi đi ngang qua đồng bằng sông Rhin, đoàn quân thập tự của Pháp đă lùng bắt những người Do Thái rồi đưa họ ra những băi hoang chém giết tập thể. Hiện nay tại vùng đồng bằng sông Rhin thuôc nước Đức có nhiều nơi vẫn c̣n ghi dấu bằng những bia đá ghi tên những người Do Thái bị sát hại trong dịp này.

Vào mùa thu năm 1096, một đạo quân thứ ba của Pháp tập trung tại Clairmont đi thẳng đến Rome để kết hợp với 50.000 quân Ư. Sau đó liên quân Pháp-Ư cùng kéo đến Constantinople. Vua và triều đ́nh Byzantine vô cùng ngạc nhiên khi thấy đoàn quân thập tự chỉ là một đám nông dân rách rưới bẩn thỉu và có quá nhiều trẻ vị thành niên ngơ ngác. Vua Byzantine lập tức ra lịnh cho quân đội ngăn chặn không cho đoàn quân ô hợp này vào thành phố. Tuy nhiên, nhà vua cung cấp cho đoàn quân này một số lương thực,thực phẩm và cho quân đội áp tống đám thập tự quân này đến Boporus thuộc miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong lúc đoàn quân thập tự trú đóng tại Boporus th́ bị quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ bất thần tấn công giết chết rất nhiều. Đoàn quân c̣n lại tiếp tục đi tới Anatolia, một thành phố thuộc phần đất Á Châu của Thổ Nhĩ Kỳ rồi đến bao vây thành phố Hồi Giáo Antioch ở phía cực nam nước Thổ.

Trong lúc đang bao vây thành Antioch, đoàn thập-tự-quân bất ngờ bị quân Hồi Giáo Iraq kéo đến bao vây ṿng ngoài từ ngày 21-10-1097 đến ngày 3-6-1098. Đoàn thập tự quân bị kẹt ở giữa v́ thành Antioch quá kiên cố không thể xâm nhập, trong khi đó đoàn quân Iraq lại quá hùng hậu nên thập tự quân không thể phá được ṿng vây. Sau hơn 5 tháng bị vây hăm quá chặt, thập tự quân cạn hết lương thực nên bị chết đói rất nhiều. Cuối cùng, ngày 3-6-1098, đoàn quân thập tự buộc ḷng phải chấp nhận một trận quyết tử để mở đường máu phá vỡ ṿng vây của quân Hồi Giáo Iraq.

 Đoàn quân chữ thập tiếp tục lên đường trong hơn một năm mới tới được Jerusalem. Tại thành phố thánh địa này lúc đó có rất ít quân Hồi pḥng thủ nên đoàn thập tự quân đă chiếm thành phố thánh địa một cách dễ dàng vào ngày 15-7-1099. Sau khi chiếm Jerusalem, thập tự quân ra lịnh cấm người Hồi Giáo không được leo lên tháp cao ở đền thờ để kêu gọi mọi người đọc kinh, không được ăn chay trong tháng Ramadan, không được xây đền thờ mới, cấm sửa chữa đền thờ cũ. Tất cả những tín đồ Công Giáo cải sang đạo Hồi đều bị tử h́nh.

 Chỉ trong ṿng vài tuần lễ đầu chiếm đóng Jerusalem, đoàn thập tự quân tàn sát những người đàn ông Do Thái và người Hồi Giáo Ả Rập tổng cộng lên đến 30.000 người. Thánh địa của cả ba tôn giáo độc thần biến thành một nhà xác khổng lồ. Lư do là v́ số người chết nhiều hơn quân số của thập tự quân tại Jerusalem và không có ai lo chuyện chôn người chết cả. Cho tới năm tháng sau, các cống rănh và các thung lũng ở Jerusalem vẫn c̣n sặc mùi hôi thối của các xác chết.

 Cuộc chiến tranh thứ nhất của Thập Tự Quân Công Giáo La Mă (The First Crusade) là một ấn tượng ghê tởm nhất đối với người Hồi Giáo và Do Thái Giáo, và là một bài học kinh nghiệm nhớ đời cho toàn thế giới Hồi Giáo về sự man rợ khủng khiếp của bọn tín đồ Công Giáo cuồng tín.

 Tuy nhiên, cũng do cuộc chiến tranh này mà người Âu Châu đă có cơ hội hiểu biết về thế giới Ả Rập và Hồi Giáo. Họ không ngờ thế giới Hồi Giáo quá rộng lớn, bao trùm một vùng lănh thổ từ Bắc Phi qua Âu Châu tới tận Viễn Đông. Họ không ngờ Hồi Giáo cũng là một nền văn minh, trong đó có nhiều bộ môn khoa học, toán học, triết học tiến bộ vượt xa Âu Châu. Cũng từ đó, người Âu Châu đă dần dần tự giác ngộ để tự giải thoát ra khỏi thời đại đen tối (The Dark Age).

 Về thành tích giết người tàn bạo của thập tự quân tại Jerusalem trong những ngày đầu của cuộc thánh chiến hiện nay vẫn c̣n một chứng tích lịch sử độc đáo. Đó là bức thư của vị tướng tổng-chỉ-huy thập tự quân gửi từ Jerusalem về Vatican để báo cáo tin mừng chiến thắng lên Giáo Hoàng Urban II. Bức thư này hiện được lưu trữ tại Văn khố của Ṭa Thánh. Trong thư có đoạn viết như sau: "Đức Thánh Cha có biết chúng con đă đối xử với kẻ thù của chúng ta ở Jerusalem ra sao không? Tại cổng thành Solomon và trong Đền Thánh, đoàn kỵ binh của chúng con phải đi qua những vũng máu dơ bẩn của quân Hồi Giáo Saracenes ngập cao đến đầu gối của những con ngựa". (If You  would know how we treated our enemies at Jerusalem know that in the portico of Solomon and in the Temple, our men rode through the unclean blood of Saracenes which came up to the knees of the horses - Deceptions and Myths of the Bible, by Lloyd Graham, p. 462)

 Kết quả lớn nhất của cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân chữ thập là sự h́nh thành một vương quốc trực thuộc Vatican. Vương quốc này trăi dài 800 km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải mang tên "Vương Quốc La Tinh Jerusalem" (Latin Kingdom of Jerusalem) bao gồm: Hai tỉnh Antioch và Edessa ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nước Syria, nước Liban, xứ Judia và xứ Gallilee, trong đó có thành phố thánh địa Jerusalem.

 Ṭa thánh Vatican trực tiếp cai trị bằng cách phong vương cho người đứng đầu vương quốc này. Nhưng thay v́ gọi là "vua" của vương quốc, ṭa thánh gọi là "Người Bảo Vệ Mộ Chúa" (Protector of the Holy Sepulchre). Vương quốc La Tinh Jerusalem tồn tại được 88 năm (từ 1099 đến 1187) qua 7 đời vua do Vatican chọn lựa và tấn phong. Trong 88 năm cai trị vương quốc Jerusalem, quân thập tự đă tàn sát rất nhiều người Hồi Giáo và Do Thái Giáo, bất kể họ là người già, phụ nữ hay trẻ em. Quân thập tự cũng xây cất rất nhiều pháo đài và lâu đài pḥng thủ kiên cố để bảo vệ vương quốc, đến nay vẫn c̣n những di tích lịch sử để lại tại các nước Trung Đông dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.

 

 CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ HAI

 (1147-1149)

Nguyên nhân dẫn đến cuộc Thập Tự Chinh thứ hai (The Second Crusade) là do biến cố quân Hồi Giáo thuộc giáo phái Sunni từ các nước Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ tấn công tái chiếm tỉnh Edessa thuộc Vương Quốc La Tinh Jerusalem.

Để thực hiện quyết tâm phục thù, Vatican ra lệnh cho vua Pháp là Louis VII và vua Ư là Courad III phối hợp với nhau tổ chức cuộc Thập Tự Chinh thứ hai. Năm 1147, liên quân Pháp Ư trong đoàn quân chữ thập lên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ để chiếm lại Edessa nhưng đă hoàn toàn bị thất bại. Tàn quân rút chạy về phía nam thuộc lănh thổ Liban và Syria. Đến năm 1949, toàn bộ đám tàn quân nầy bị quân Hồi tiêu diệt tại Damacus (thủ đô Syria ngày nay).

 

CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ BA

(1190-1192)

 Đối với Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo th́ Jerusalem là thánh địa duy nhất của họ. Đối với Hồi Giáo th́ thánh địa quan trọng nhất là Mecca (thủ đô của nước Ả Rập Saudi). Thánh địa thứ hai là Medina, một thành phố cách thủ đô Mecca 250 dặm về phía Bắc. Và Jerusalem là thánh địa thứ ba của Hồi Giáo v́ tương truyền rằng Muhammad đă lên trời từ thành phố này.

Quân Thập Tự của Vatican chiếm Jerusalem năm 1096 là một kỷ niệm ô nhục và đau đớn cho thế giới Hồi Giáo. Người Hồi Giáo đă phải nuốt hận chịu đựng trong gần một thế kỷ mới có cơ hội phục thù. Cái nhân của cơ hội phục thù là sự xuất hiện của một nhân vật lừng danh thế giới, đó là vị tướng bách chiến bách thắng Saladin (1137-1193) gốc người Kurd theo giáo phái Sunni. Ông được dân Ai Cập và Syria tôn lên làm vua (Sultan). Nhân vật Saladin trở nên một nhân vật huyền thoại trong nhiều tác phẩm văn chương của các nước Âu Châu thời đó. Quả thật, Saladin đă thu phục được nhân tâm của nhiều dân tộc theo đạo Hồi. Dưới sự lănh đạo của ông, quân Hồi đă tái chiếm Jerusalem và nhiều phần đất khác của vương quốc La Tinh vào năm 1187. Toàn thế giới Hồi Giáo Ả Rập vui mừng v́ thánh địa thứ ba đă được tái chiếm và danh dự của Hồi Giáo đă được phục hồi.

Nỗi vui mừng chiến thắng của Hồi Giáo càng lớn bao nhiêu th́ nỗi đau của Vatican và Giáo Hội Công Giáo càng thấm thía ê chề bấy nhiêu. Do rút tỉa kinh nghiệm của những thất bại trước đây, lần này Vatican chuẩn bị chu đáo hơn với sự hội ư của ba ông vua đầy quyền lực tại Âu Châu là vua Pháp, vua Đức và đặc biệt là vua Anh Richard I - người được mệnh danh là "Richard Trái Tim Sư Tử" (Richard The Lion - Hearted).

Cũng xin nói thêm ở đây là Giáo Hội Công Giáo Anh tách rời khỏi giáo quyền của Vatican do vua Henri VIII chủ xướng vào năm 1534. Trước đó, các vua Anh đều thần phục giáo quyền Vatican như hầu hết các vua khác ở Âu Châu. Cuộc thập tự chinh thứ ba có tới 3 hoàng đế Âu Châu điều khiển nên các sử gia thường gọi cuộc thập tự chinh này là "Cuộc Thập Tự Chinh của các vua" (The Crusade of the kings).

Vua Anh Richard I đích thân điều khiển cuộc viễn chinh từ 1190 cho đến khi chiến dịch kết thúc vào năm 1192. Trong hai năm chinh chiến, đoàn quân chữ thập tái chiếm hầu hết lănh thổ của Vương Quốc La Tinh Jerusalem. Nhưng thành phố quan trọng nhất là thánh địa Jerusalem th́ lại không chiếm được. Quân Hồi chặn đứng đoàn quân chữ thập của Richard I tại thành phố Acre ở phía bắc Jerusalem. Trong thời gian trú đóng tại Acre (1191-1192) vua Anh Richard The Lion - Hearted đă ra lệnh chém đầu tập thể trên 3000 người Hồi Giáo Ả Rập. Vụ này đă đi vào lịch sử Hồi Giáo như một bằng chứng về tội ác diệt chủng của Giáo Hội Công Giáo La Mă. (The Cross and The Crescent by Malcom Billing - page 116). Hiện nay, tại Thư Viện Quốc Gia của Pháp (Bibliotheque Nationale) có lưu trữ một bức họa thời Trung Cổ vẽ cảnh Vua Richard The Lion-Hearted ngồi trên khán đài chứng kiến đoàn quân thập tự chém đầu tập thể những người Hồi Giáo.

 

CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ TƯ

(1201-1204)

Giáo  Hội Công Giáo La Mă rất thù ghét Giáo Hội Chính Thống là một giáo hội Ki Tô tách rời khỏi giáo quyền Vatican vào giữa thế kỷ 11. Trong thời gian thập tự quân chiếm đóng Jerusalem, các tín đồ đạo Chính Thống ở Âu Châu bị cấm không được đến hành hương thánh địa. Các giáo dân và tu sĩ đạo Chính Thống tại Jerusalem đều bị ngược đăi tàn tệ. Đó là những lư do khiến cho hoàng đế Byzantine và giáo hội Chính Thống không thể ngồi yên trước sự lộng hành của Vatican. Để tránh bị lâm vào cái thế "lưỡng đầu thọ địch", hoàng đế Byzantine và giáo hội Chính Thống thương thuyết với vua Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả hai bên đạt tới việc kư ḥa ước cam kết không gây chiến tranh xâm chiếm lẫn nhau.

Ḥa ước Byzantine - Thổ Nhĩ Kỳ làm cho mối bất ḥa giữa Vatican và Chính Thống Giáo càng trở nên sâu sắc. Bọn diều hâu ở Âu Châu lúc đó là các hiệp sĩ (Knights) trong những nước Công Giáo cuồng tín đă lập những kiến nghị yêu cầu ṭa thánh Vatican phát động cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư để tiêu diệt đế quốc Byzantine và Chính Thống Giáo. Vatican lợi dụng dịp này ban hành những thông điệp phổ biến cho giáo dân khắp Châu Âu về sự phản bội của Byzantine và Chính Thống Giáo. Cuộc viễn chinh lần này được Vatican ủy nhiệm cho các thủ lănh hiệp sĩ Ư và Đức thực hiện.

Trên danh nghĩa, cuộc Thập Tự Chinh thứ tư nhằm trừng phạt Byzantine và Chính Thống Giáo nhưng mục tiêu chính là để tiêu diệt một đồng minh tương lai của Hồi Giáo. Cuộc chiến kéo dài trong 3 năm từ 1201 đến 1204, đoàn quân Thập Tự chiếm trọn lănh thổ đế quốc Byzantine. Vatican đặt tên cho lănh thổ này là "Đế Quốc La Tinh Constantinople" (The Latin Empire of Constantinople). Vatican chia đế quốc này thành nhiều thái ấp (feuds) và phong chức lănh chúa cho các hiệp sĩ có công để cai trị các thái ấp đó. Vatican đă biến toàn vùng đế quốc Byzantine xưa kia thành một xă hội phong kiến. Các lănh chúa thu thuế của dân và trích ra một phần để nộp cho Vatican. Đế quốc La Tinh Constantinople tồn tại được 57 năm (1204-1261).

 

CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ NĂM

(1217-1221)

 Cuộc thập tự chinh thứ năm không có một nguyên nhân chính trị hay tôn giáo nào mà hoàn toàn do sự bốc đồng của vua Andrew nước Hungary. Hungary chỉ là một nước nhỏ nằm ở giữa Châu Âu. Vua Andrew là người cuồng tín và có quá nhiều ảo vọng quyền lực. Ông ta đă không luờng sức của ḿnh, tự ư thành lập một đạo quân thập tự rồi kéo quân đến tấn công một nước xa xôi là Ai Cập. Ông ta may mắn thành công trong việc chiếm thành phố Dannietta của Ai Cập. Người Ai Cập nhân danh Hồi Giáo thương thuyết với Andrew là nếu nhà vua chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai Cập th́ Hồi Giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo Hội Công Giáo. Vua Andrew đă kiêu hănh bác bỏ đề nghị này và kéo quân tiến đánh thủ đô Cairo của Ai Cập. Quân Hồi Giáo Ai Cập hết sức phẫn nộ đă mănh liệt phản công tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược của Andrew vào năm 1221.

 

CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ SÁU

(1228-1229)

 Cuộc thập tự chinh lần này do Vatican giao cho vua Đức Frederic II thực hiện để trả thù cho Andrew. Vatican đă cấp cho vua Frederic một ngân khoản rất lớn để vơ trang thật hùng hậu cho đoàn quân thập tự. Tuy nhiên, vua Frederic là một nhà quân sự bất tài, đă phạm phải những lỗi lầm nghiêm trọng về chiến thuật nên toàn bộ đoàn quân chữ thập mới đặt chân lên đất Ai Cập đă bị tiêu diệt. Riêng bản thân vua Frederic II bị quân Hồi Giáo Ai Cập bắt sống. Vatican đă phải trả một số tiền rất lớn để chuộc mạng cho Frederic, y được quân Hồi phóng thích cho về nước an toàn.

 

CUỘC THẬP TỰ CHINH CUỐI CÙNG

(1248-1254)

 Lư do dẫn đến cuộc Thập Tự Chinh thứ 7 là vụ quân Hồi đánh chiếm thánh địa Jerusalem vào năm 1244. Vatican trao nhiệm vụ tổ chức cuộc thánh chiến cho vua Pháp Louis IX. Nhà vua tuân lệnh và nhận tiền của Vatican chuẩn bị tổ chức cuộc viễn chinh thập tự lần thứ 7 trong ṿng 4 năm.

Năm 1248, vua Louis IX đích thân chỉ huy cuộc viễn chinh, kéo quân qua các nước Syria, Liban, Palestine... Đi tới đâu đều bị quân Hồi phục kích tấn công đến đó. Cuôc chiến dai dẳng không phân thắng bại khiến cho binh sĩ vô cùng chán nản.  Sáu năm sau, đoàn quân thập tự vẫn không tới được Jerusalem. Đến năm 1254, quân Hồi tổng phản công Louis IX phải bỏ chạy, những kẻ sống sót t́m đường trở lại Âu Châu.

Đến năm 1291, quân Hồi chiếm lại tất cả những phần đất đă mất về tay đoàn quân chữ thập trước đây, chấm dứt hoàn toàn Vương Quốc La Tinh Jerusalem sau 195 năm tồn tại.

Cũng xin nói thêm ở đây là trong lịch sử các cuộc viễn chinh thập tự có hai vua Pháp mang tên Louis tham dự. Vua Louis VII bị thất bại nhục nhă trong cuộc thập tự chinh lần thứ hai (1147-1149) và vua Louis IX bị thất bại trong cuộc thập tự chinh cuối cùng (1248-1254). Tuy nhiên, Louis IX đă được ḷng Vatican nên ông này đă được Vatican phong thánh. V́ thế, người Pháp không c̣n gọi Louis IX là vua nữa mà gọi là Saint Louis. Tên của ông đă được dùng để đặt tên cho một thành phố lớn tại Hoa Kỳ v́ thành phố này có nhiều người Mỹ gốc Pháp.

 

NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG GHI VỀ CÁC CUỘC THẬP TỰ CHINH

 

1. Vấn đề: có bao nhiêu cuộc thập tự chinh?

Khi nghiên cứu về những cuộc viễn chinh của đoàn quân chữ thập thời Trung Cổ, chúng ta sẽ gặp nhiều tài liệu sử học đưa ra những con số khác nhau về những cuộc chiến tranh của thập tự quân. Có tài liệu nói là 6 trận, có tài liệu nói 7, 8 hoặc nhiều hơn. Lư do chính yếu làm cho các sử gia bối rối không thể nêu lên con số chính xác v́ cuộc chiến của thập tự quân kéo dài gần 2 thế kỷ (195 năm). Trong thời gian dài dằng dặc đó đă xảy ra nhiều cuộc chuyển quân của thập tự quân giả dạng làm những đoàn người đi hành hương hoặc đoàn người đi buôn bán... nhưng sau đó họ vẫn có thể thực hiện được những cuộc tấn công vào quân Hồi Giáo.

Một điều phức tạp hơn nữa là sau thế kỷ 11, nhiều giáo hội Công Giáo Âu Châu tách rời khỏi giáo quyền Vatican như Chính Thống, Anh Giáo và Tin Lành. Vatican tổ chức những đoàn quân cũng mang danh là Thập Tự Quân đi đàn áp những kẻ ly khai đó. Trường hợp rơ nét nhất là cuộc Thập Tự Chinh lần thứ tư (1201-1204) Vatican đánh chiếm hoàn toàn lănh thổ đế quốc Byzantine của Chính Thống Giáo. Vậy có nên coi cuộc thập tự chinh này là một trong những cuộc Thập Tự Chinh chống Hồi Giáo hay không? Nhiều sử gia trả lời là có v́ mục tiêu chính của Vatican là triệt hạ một đồng minh mới của Hồi Giáo.

 

2.  Nhiều con cháu của thập tự quân trở thành Hồi Giáo

Những thập tự quân Âu Châu đến Jerusalem trong cuộc viễn chinh đầu tiên năm 1096, sau mấy chục năm định cư tại đây, họ dần dần hiểu được thực tại và tỉnh ngộ chứ không c̣n cuồng tín như trước. V́ tại Jerusalem không có phụ nữ Âu Châu nên lính thập tự đều lấy vợ Ả Rập Hồi Giáo. Từ thế hệ thứ hai, thứ ba trở đi, hầu hết con cháu của thập tự quân đều thành người Hồi Giáo. Do đó, khi xảy ra cuộc thập tự chinh thứ hai (1147 tức sau 51 năm) và thập tự chinh thứ ba (1190, tức sau lần thứ nhất gần một thế kỷ) những con cháu của thập tự quân đợt đầu đều rất thù ghét những người Âu đến sau. Họ là những chiến sĩ Hồi Giáo chống đối mănh liệt nhất những đợt thập tự chinh 2 và 3.

 

3. Nạn buôn nô lệ:

Các cuộc chiến tranh của thập tự quân tại Trung Đông đă làm cho tệ nạn buôn bán nô lệ trở thành một kỹ nghệ phát đạt. Cả hai phe Hồi Giáo cũng như thập tự quân đều chú tâm bắt sống tù binh và bắt thường dân ở các vùng chiếm đóng để đem bán tại các chợ ở khắp miền Trung Đông. Các thiếu nữ đẹp luôn luôn là một món hàng đắt giá nhất được các nhà giàu hoặc các quan quyền mua về làm t́ thiếp hay nô lệ t́nh dục.

 

4. Giá máu quá đắt cho một chuyện hoang đường.

Trong suốt năm 1095, Giáo Hoàng Urban II đi khắp các nước Công Giáo Âu Châu kích động quần chúng tín đồ đầu quân tham gia đoàn quân thập tự hoặc đóng góp tiền bạc để tài trợ cho cuộc chiến thần thánh nhằm bảo vệ ngôi mộ của Chúa. Nhưng ngôi mộ của Chúa (The Holy Sepulchre) chỉ là chuyện hăo huyền v́ nó chẳng bao giờ có. Nếu Chúa đă sống lại và lên trời th́ làm ǵ có mộ của Chúa? C̣n nếu Chúa đă bị quân La Mă đóng đinh trên thập giá th́ theo luật của La Mă là mọi tử tội đă chết trên thập giá phải bị vứt xác ra băi hoang cho kên kên và chó hoang ăn thịt. Trong lịch sử La Mă tuyệt đối không có chuyện xác tử tội được trao cho người nhà đem về chôn cất tử tế ở trong mồ. Jesus bị quân La Mă xếp vào loại tử tội nguy hiểm chẳng lẽ lại được La Mă dành cho một đặc ân ngoại lệ duy nhất là trao cho người nhà đem về chôn trong mồ hay sao? Chuyện ngôi mộ của Jesus là một chuyện hăo huyền của bọn đại bịp. Nhưng câu chuyện hăo huyền ấy đă làm đổ máu của ba triệu người, trong số đó có ít nhất là 60.000 trẻ em.

Sử gia Lloyd M. Graham đă viết về vấn đề này như sau: "Chúng ta hăy quan tâm đến những cuộc chiến tranh của Thập Tự Quân, đó là những cuộc chiến tranh khủng khiếp nhằm bảo vệ "ngôi mộ của thánh Chúa mà nó chẳng bao giờ có, thế mà ba triệu người đă bị giết một cách vô ích, trong số đó có sáu mươi ngàn trẻ em".

(Consider the Crusades, those hellish wars for a "holy sepulchre" that never existed, three million people neeedlessly butchered, among them sixty thousand children - Deception and Myths of the Bible, page 350).

Ba triệu sinh mạng là giá máu quá đắt mà nhân loại đă phải trả cho một chuyện hoang đường của tà đạo đa thần Công Giáo La Mă. Ba triệu người đă tức tưởi chui xuống những nấm mồ có thật chỉ v́ một nấm mồ không có thật của một người được mệnh danh là Chúa Cứu Thế!

 

Charlie Nguyễn

  

 

 TỆ NẠN PHÂN HOÁ TRONG NỘI BỘ HỒI GIÁO

 

             Trong quá tŕnh phát triển theo thời gian, hầu như không có tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân hóa. Tuy nhiên, có tôn giáo phân hóa trong ḥa b́nh, như đạo Phật chẳng hạn (Đại Thừa, Tiểu Thừa không bao giờ chém giết nhau). Trái lại, hầu hết các đạo độc thần đă đi đến sự phân hóa sau các cuộc xung đột gay gắt và luôn luôn kéo theo các cuộc "thánh chiến" đẫm máu trong nhiều thế kỷ. Điển h́nh là sự phân hóa của Công Giáo La Mă: Công Giáo Đông Âu tách rời năm 1052 để biến thành Chính Thống Giáo, Công Giáo Anh ly khai trong thế kỷ 16 biến thành Anh Giáo và phong trào cải cách tôn giáo do Luther khởi xướng vào đầu thế kỷ 16 cũng đưa đến sự ly khai khỏi Công Giáo La Mă để h́nh thành các giáo phái Tin Lành. Tất cả các tôn giáo và giáo phái ly khai đều đă bị Công Giáo dùng sức mạnh quân sự đàn áp trong máu lửa.

            T́nh trạng phân hóa của đạo Hồi đă xảy ra rất sớm v́ nó đă diễn ra chỉ vài chục năm sau khi giáo chủ Muhammad qua đời. Hậu quả của sự phân hóa này đă làm thiệt mạng nhiều chục triệu tín đồ Hồi Giáo trong 14 thế kỷ qua và hiện nay vẫn c̣n tiếp tục.

            Sự phân hóa của đạo Hồi là sự phân hóa đẫm máu nhất và lâu dài nhất trong lịch sử các tôn giáo trên thế giới.

             Có 3 nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa thảm khốc:

 

            1. Khi sắp qua đời, Muhammad đă không tiên liệu việc chỉ định người kế vị để cai trị cộng đồng Hồi Giáo của ông.

 

            2. Đối với các tín đồ cuồng tín th́ kinh Koran là cuốn sách toàn hảo về mọi phương diện. Trong thực tế, Koran là cuốn sách rất mơ hồ về giáo lư và rất nhiều thiếu sót về luật pháp. Do đó người ta đă phải bổ túc bằng những cuộc điều tra để thu thập các bản báo cáo về hành vi và lời nói của Muhammad. Các báo cáo này được đúc kết lại thành sách Hadiths (Collections of Reports). Các Hadiths được tập trung lại đúc kết thành Sách Sunna để làm sách gối đầu giường cho mọi hành động của tín đồ Hồi Giáo (Ways of Acting). Tất cả các sách nói trên được các nhà làm luật Hồi Giáo tham khảo để soạn ra luật Hồi Giáo gọi là Sharia (Holy Islamic Law). Kinh Koran mơ hồ thiếu sót đă đưa đến những lư luận giải thích khác nhau, từ đó phát sinh những phe phái khác nhau trong đạo Hồi. Các sách Hadiths, Sunna và Sharia cũng không được tất cả công nhận. Có những sách được phe này công nhận lại bị phe khác phủ nhận và kết án là tà đạo...

            Đạo Công Giáo cũng bị phân hóa nghiêm trọng trong thế kỷ 16 (sự tách rời của Anh Giáo và Tin Lành) nhưng từ đó đến nay Giáo Hội Công Giáo vẫn đứng vững v́ Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn tùy thuộc vào quyền lănh đạo duy nhất của giáo hoàng ở Vatican. Không một người nào có quyền giải thích Thánh Kinh khác với giáo hoàng. Do đó, Giáo Hội Công Giáo đă không bị phân hóa từ thế kỷ 16 đến nay. Trái lại, Tin Lành không có lănh đạo trung ương và mọi người đều có quyền tự do giải thích Thánh Kinh nên đến nay Tin Lành đă bị phân hóa thành 300 giáo phái. Hồi Giáo cũng tương tự như vậy v́ Hồi Giáo không có Ṭa Thánh tối cao có quyền cai trị toàn thế giới Hồi Giáo. Sự tự do giải thích kinh Koran và các sách Hadiths, Sunna, Sharia... đă đưa đến t́nh trạng phân hóa thành rất nhiều giáo phái trong đạo Hồi.

 

            3. Nguyên nhân tiếp theo là sự bành trướng quá rộng của các đế quốc Hồi Giáo khiến cho giáo lư của đạo Hồi bị pha trộn với các nền văn hóa khác. Điển h́nh là các giáo phái Sufis và Bahai đă h́nh thành do chịu ảnh hưởng của các ḍng khổ tu của Công Giáo La Mă, một phần khác do ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp và giáo lư của nhiều tôn giáo khác.

 

I.  Sự phân hóa nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hồi Giáo do vấn đề thừa kế Muhammad.

 

            Ba mươi năm sau khi Muhammad qua đời, cộng đồng Hồi Giáo non trẻ đă bị chia thành hai phe thù nghịch nhau chỉ v́ bất đồng ư kiến trong vấn đề kế thừa quyền lănh đạo của giáo chủ Muhammad về thế quyền và về tinh thần:

 

Phe SUNNI,  tiếng Ả Rập có nghĩa là phe Đa Số (Majority) chủ trương: những người kế vị Muhammad (Caliphs) không nhất thiết phải là người thuộc ḍng dơi của ngài v́ Muhammad không qui định điều này, ngài không có con trai và chỉ có một con gái duy nhất c̣n sống sót là Fatima, vợ của Ali mà thôi. Vào thời điểm đó, Hồi Giáo đă trở thành một đế quốc khá lớn nên không thể t́m người lănh đạo thuộc ḍng dơi của Muhammad để cai trị nhiều quốc gia trong đế quốc được.

 

Phe SHI'A (hoặc Shiites) có nghĩa là những người theo Ali (con rễ của Muhammad) chủ trương: Người thừa kế Muhammad thẩm quyền cai trị về thế quyền, tiếng Ả Rập gọi là CALIPH (or Khaliph: a male leader of Islamic government) phải là con cháu của Ali và Fatima. Người thừa kế Muhammad thẩm quyền lănh đạo cộng đồng Hồi Giáo về mặt tinh thần, tiếng Ả Rập gọi là IMAM (the religious leader of the Muslim community) phải là một vị thánh (a holy man) thuộc ḍng dơi Ali-Fatima v́ theo họ, Ali là vị Imam đầu tiên của Hồi Giáo do Muhammad chỉ định. Giáo phái Shiite tin rằng: Ali và những người thừa kế được Thiên Chúa ban ơn soi sáng đặc biệt để cai trị cộng đồng Hồi Giáo nên không thể sai lầm (infallible). Imam không chỉ cai trị thế giới Hồi Giáo mà sau này toàn nhân loại sẽ phải tùng phục ngài. Xin ghi thêm ở đây là trong ngôn ngữ Việt Nam không có danh từ tương đương với chữ Imam. Tuy nhiên, theo cách hiểu của giáo phái Shi'a về Imam th́ chức vị này tương tự như chức vị "Giáo Hoàng" của Công Giáo La Mă vậy. Người Công Giáo coi giáo hoàng là một vị cha chung và cũng là một vị Thánh (Saint Pape) và về phương diện lănh đạo tinh thần của toàn giáo hội th́ giáo hoàng không thể sai lầm (Doctrine of Infallibility).

            Qua 14 thế kỷ phát triển, ngày nay đạo Hồi chiếm 1/5 tổng số nhân loại, tức khoảng 1 tỷ 200 triệu tín đồ. Phe Sunni chiếm 80%, tức 960 triệu tín đồ.

 

Phe Sunni cũng không c̣n là một khối đa số thuần nhất v́ nó đă bị chia thành 4 trường phái lớn (Schools):

            1. Malikite:  Thành lập vào giữa thế kỷ 8 tại Bắc Phi.

            2. Shafi (Pháp ngữ gọi là Chafeite): Thịnh hành tại Ai Cập, Syria, Ấn Độ và Việt Nam (người Chàm).

            3. Hanbalite: Đạo Hồi của đế quốc Ottoman, thịnh hành tại Thổ Nhĩ Kỳ.

4. Hanbali:  Đạo Hồi của xứ Saudi Arabia.

 

Phe thiểu số Shiah chiếm 15%, tức khoảng 180 triệu tín đồ, cũng bị chia thành 3 giáo phái hết sức bảo thủ, cực đoan và thường tranh chấp lẫn nhau:

            1. Giáo phái Twelvers nắm ưu thế chính trị tại Iran, chủ động trong cuộc Cách Mạng Hồi Giáo 1979 lật đổ hoàng đế Palavi. Giáo chủ của Twelvers là Aytollah Khomenei lên nắm chính quyền. Cuộc Cách Mạng này bị toàn thế giới Hồi Giáo tẩy chay v́ nhóm lănh đạo Twelvers rất cuồng tín độc tài và tàn bạo.

            2. Giáo phái Druge xuất hiện và thịnh hành tại Li Băng và Syria từ thế kỷ 11 đến 19. Ngày nay giáo phái này bị suy tàn chỉ c̣n trên 1 triệu tín đồ.

            3. Giáo phái Assassin được thành lập năm 1090 tại Ba Tư gồm toàn những người liều mạng để ám sát tiêu diệt những kẻ thù của Hồi Giáo. Giáo phái này chia thành hai nhóm: Nhóm thám báo truy tầm, điều tra, đánh dấu nhà của các kẻ thù. Sau đó nhóm khủng bố sẽ t́m đến để thanh toán. Giáo phái Assassin gieo kinh hoàng khắp nơi trong suốt hai thế kỷ 11 và 12, đến nỗi khắp Âu Châu, người ta loan truyền rất nhiều chuyện kinh dị về giáo phái này. Về sau, danh từ "ASSASSIN" trở thành một danh từ mới của Âu Châu có nghĩa là "KẺ MƯU SÁT". Năm 1256, quân Mông Cổ tàn phá b́nh địa đại bản doanh của Assassin tại Baghdad và sau đó tận diệt giáo phái này.

            Như trên đă tŕnh bày, sự phân hóa đầu tiên và nghiêm trọng nhất là sự kiện đạo Hồi bị chia ra hai phe Sunni và Shiah do bất đồng ư kiến về quyền thừa kế Muhammad. Lúc ban đầu không ai có thể tiên đoán được hậu quả tàn khốc của nó v́ không ai có thể ngờ cái nguyên nhân nhỏ nhặt đó lại có thể gây ra những vụ chém giết triền miên trong suốt 14 thế kỷ làm thiệt mạng nhiều chục triệu người!

            Sau đây chỉ là một số vụ tranh chấp điển h́nh giữa phe Sunni và Shiah trong bối cảnh các đế quốc Hồi Giáo mà thôi. (Trong lịch sử 14 thế kỷ của Hồi Giáo đă xảy ra rất nhiều cuộc xung đột đẫm máu giữa hai phe Sunni và Shiah khiến chúng ta khó có thể kể ra hết được):

            - Năm 1400, hoàng đế Timur của đế quốc Hồi Giáo Sunni đánh chiếm hai nước Iran và Iraq đă ra lệnh giết hại trên 1 triệu tín đồ Shiites tại hai nước này.

            - Năm 1467, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman theo Sunni đánh chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và Arabia.  Đế quốc Ottoman cai trị các nước này từ đó đến 1520 (53 năm). V́ bị những người Shiites thường nổi lên chống phá nên đế quốc Ottoman đă thẳng tay tiêu diệt nhiều triệu tín đồ Shiites tại các nước này.

            - Đế quốc Hồi Giáo Safavid theo phái Shiites tồn tại 270 năm (1501-1771), mỗi khi đế quốc Safavid đánh chiếm và cai trị nước nào th́ toàn bộ các học sĩ Hồi Giáo Sunni (clerics) đều bị chặt đầu và hàng triệu tín đồ Sunni bị sát hại.

            Ngoài các vụ tranh chấp lớn giữa các đế quốc Hồi Giáo Sunni và đế quốc Hồi Giáo Shiah, c̣n có rất nhiều các vụ tranh chấp nhỏ giữa hai phe trong phạm vi biên giới của mỗi quốc gia Hồi Giáo. Các vụ tranh chấp này cũng không kém phần thảm khốc và làm tổn hại rất nhiều sinh mạng. Điển h́nh là trường hợp của Iraq.

            Theo báo Houston Chronicle ngày Chủ nhật 18-5-03 (trang 23 A) th́ vào thế kỷ đầu Công Nguyên, hai nước Syria và Iraq sát nhập làm một dưới cái tên là Assyria. Ngôn ngữ chung là Aramaic tức tiếng mẹ đẻ của Jesus và của dân Do Thái thời đó. Từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, Assyria là một nước Ki Tô Giáo (A Christian Nation), nhưng từ thế kỷ 7 trở đi, Assyria thành hai nước Hồi Giáo. Iraq hiện nay có 60% theo Shiites, 30% theo Sunni. Phe cầm quyền Saddam Hussein thuộc giáo phái Sunni nắm quyền sinh sát của một quốc gia có 25 triệu dân từ 1979 đến 2003. Ki Tô Giáo (gồm Công Giáo La Mă và Chính Thống Giáo Hy Lạp ) gồm có 1 triệu tín đồ, chiếm 4% dân số cả nước.

            Chế độ Saddam Hussein rất khoan dung đối với Ki Tô Giáo nhưng trong ṿng 10 năm từ 1979-1989, chế độ Sunni của Saddam đă sát hại nhiều trăm ngàn tín đồ Shiites tại đất nước này!

 

II . Sự phân hóa về giáo lư.-

 

            Do sự bành trướng của các đế quốc Hồi Giáo tới các vùng khác nhau đă tạo cơ hội cho người Hồi Giáo tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Dần dần giáo lư Hồi Giáo bị biến chất và một số giáo phái mới của Hồi Giáo đă xuất hiện. Đáng kể nhất là hai giáo phái Sufism và Bahai.

 

            1. Giáo phái SUFISM.  Vào đầu thế kỷ 8, đạo Hồi đă phát triển ra khắp Bắc Phi, Cận Đông và Trung Á. Nền kinh tế phát triển cho toàn vùng trở nên giàu có. Các vua Hồi thu thuế rất nhiều đă dồn tiền vào việc xây cất các cung điện nguy nga đồ sộ và các harems của họ đầy ắp các cô gái đẹp. Đời sống của các vua quan Hồi Giáo ch́m ngập trong các cuộc vui chơi xa hoa trụy lạc. Nhiều tín đồ Hồi Giáo chân chính tự hỏi: "Những lời dạy trong kinh Koran có c̣n giá trị ǵ không?". Dần dần họ tạo thành một phong trào cổ vơ đời sống đơn giản, mặc quần áo thô sơ, thái độ ḥa nhă khiêm tốn và ẩn dật. Họ kêu gọi mọi người thực hiện lối sống khổ hạnh, đạo đức và dành nhiều th́ giờ cho sự cầu nguyện. Người nổi tiếng nhất trong cuộc vận động này là triết gia Hồi Giáo Hasan. Ông đi thuyết giảng khắp nơi trong nhiều chục năm thuộc tiền bán thế kỷ 8 và đă tạo nên những ảnh hưởng lớn trong quần chúng.

            Trong lúc đó, tại khắp miền Trung Đông có nhiều tu viện của các ḍng khổ tu Công Giáo. Người Hồi Giáo tiếp xúc với các thầy tu khổ hạnh này nhận thấy họ là những người có ḷng đạo đức thật sự và họ luôn luôn mặc áo vải thô, tiếng Ả Rập gọi là "Sufi". Đến đầu thế kỷ 9, nhiều người Hồi Giáo Sunni và Shiite thích lối sống khổ hạnh đạo đức của các thầy ḍng khổ tu Công Giáo đă lập ra giáo phái Sufism (do chữ sufi là chiếc áo vải thô của tu sĩ khổ tu mà ra).

            Giáo phái Sufism có sức lôi cuốn mạnh mẽ trong giới trí thức Hồi Giáo. Vào đầu thế kỷ 10, khắp miền Trung Đông có nhiều "Trung tâm Sufis" được thành lập, mỗi trung tâm được tổ chức như một nhà ḍng của tu sĩ khổ tu Công Giáo, đứng đầu là một ông thầy (Master) thông thái hướng dẫn về đời sống tinh thần và đạo đức của mọi tín đồ.

            Từ thế kỷ 12, giáo phái Sufism mở rộng ra toàn Bắc Phi và Tiểu Á. Bên cạnh mỗi "Trung Tâm Sufis" c̣n có trường học, đền thờ và khách sạn để phục vụ khách thập phương đến học đạo. Một trung  tâm Sufis tiêu biểu mang tên Abd-Al-Quadir được xây cất năm 1166 tại Baghdad đến nay vẫn c̣n tồn tại.

            Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, giáo phái Sufism lan tràn khắp nơi trên thế giới. Điều đáng chú ư là các giáo sĩ Sufis đă đóng vai tṛ chính yếu trong việc đem đạoHồi vào Indonesia và Malaysia. Họ không chinh phục tân ṭng bằng bạo lực mà " mở rộng nước Chúa" bằng gương đạo đức thật sự với những chiếc áo vải thô, với cuộc sống đơn giản khổ hạnh và với tấm ḷng cởi mở khoan dung. Chính nhờ đó mà các tín đồ Hồi Giáo Nam Dương - Mă Lai thường có thái độ sống khoan ḥa chứ không cuồng tín hiếu chiến hiếu sát như những đồng đạo của họ ở Trung Đông hay Afganistan...

 

            2. Giáo phái BAHAI (Bahaism, Babism).- Giáo phái Bahai đă tách ra từ Shiah, được thành lập bởi giáo chủ Balla Ullah sinh năm 1817 tại Iran. Giáo phái này phủ nhận Jesus là Chúa Cứu Thế (Christ) và phủ nhận Muhammad là sứ giả cuối cùng của Thiên Chúa. Chính v́ điều này mà giáo phái Bahai đă bị cả hai đạo Ki Tô Giáo và Hồi Giáo thù ghét. Tuy vậy, giáo lư Bahai đă được truyền bá ra khắp nơi trên thế giới. Trụ sở chính yếu của giáo phái này đặt tại Haifa (Do Thái).

            Vào năm 1954, một tín đồ Bahai gốc Ấn Độ đă sang Việt Nam truyền đạo và thiết lập trụ sở Bahai đầu tiên tại Saigon vào năm 1955. Đến 1962, giáo phái Bahai có tới 40 trụ sở trên khắp miền Nam Việt Nam (theo sách Nếp Cũ Tín Ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh, trang 109).

            Giáo phái Bahai có chủ trương tương tự như đạo Cao Đài hoặc Thông Thiên Học, đó là tham vọng ḥa đồng các tôn giáo. Họ cố gắng tổng hợp giáo lư của các tôn giáo đă có từ trước với hy vọng sẽ thống nhất niềm tin của nhân loại trong ḥa b́nh. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của giáo phái Bahai là họ cổ động mọi người chuẩn đón mừng một Chúa Cứu Thế (đấng Ki Tô) sẽ xuất hiện để thiết lập "Nước Chúa Trên Trái Đất" (A Kingdom of God on earth). BAHAI là chữ tắt của chữ Ả Rập BAHA'U IL có nghĩa là "Vinh Danh Chúa". (Viết theo Islam, by Ceasar Farah, Sixth edition, Barrons Pub., page 252).

 

Charlie Nguyễn

 

 

 

 THÂN PHẬN PHỤ NỮ HỒI GIÁO

 

Tổng số 1 tỷ 200 triệu tín đồ Hồi Giáo trải rộng trên khắp các lục địa nên số phận của phụ nữ không đồng nhất. Tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia, số phận phụ nữ ở mỗi nước cũng khác nhau và tùy theo phong tục tập quán của mỗi dân tộc, cũng như do sự biến chuyển của lịch sử, số phận của phụ nữ Hồi Giáo cũng thay đổi theo.

            Tuy nhiên, vượt lên trên mọi dị biệt của địa phương và qua mọi giai đoạn khác nhau của lịch sử vẫn có những yếu tố chung của đạo Hồi quyết định phần lớn số phận của các phụ nữ Hồi Giáo. Đó chính là những điều luật về phụ nữ được nêu rơ trong kinh Koran và trong Thánh Luật Sharia (The Holy Law of Islam). Kinh Koran là cuốn sách thiêng liêng ghi chép các lời của Thiên Chúa Allah (Words of Allah) nên Koran được coi là bộ luật tối cao và không ai có quyền sửa đổi. Bộ luật Sharia được triển khai từ kinh Koran nên cũng là Thánh Luật bất khả xâm phạm. Do đó, những điều ǵ dù bất công và vô lư đă được kinh Koran và thánh luật Sharia áp đặt lên số phận phụ nữ cũng đều trở thành bất di bất dịch trong các nước Hồi Giáo. Thí dụ:

            - Kinh Koran đă qui định chế độ y phục của phụ nữ hết sức khắt khe như sau: "Phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt và tay" (They dress up completely without showing any part of their bodies, including face and hands to any man - Koran 33:53).

            Kinh Koran minh thị xác nhận uy quyền của đàn ông đối với đàn bà: "Đàn ông có quyền đối với đàn bà v́ Chúa đă sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà và v́ đàn ông phải bỏ tài sản của ḿnh ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông v́ đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập".

            (Man has the authority over women because God has made the one superior to the other and because they spend wealth to breed them. Good women are obedient because they guard their unseen parts.  As for those whom you fear disobedience, admolish them, send them to beds apart and beat them - Koran 4:34).

            Kinh Koran coi thiên đàng là "Khu vườn của lạc thú nhục dục muôn đời", c̣n ở trên thế gian nầy th́ đàn bà là "cánh đồng lạc thú" mà mọi nguời đàn ông đều có quyền chủ động bước vào nếu muốn: "Women are your field, go into your field whence you please" - Koran 2: 221)

            Đàn bà bị xă hội Hồi Giáo coi là một thứ công cụ để đẻ con và để thỏa măn dục tính của đàn ông. Kinh Koran c̣n qui định: khi cha mẹ chia gia tài th́ con gái chỉ được hưởng một phần nửa phần của con trai mà thôi. Khi các nhân chứng ra trước ṭa làm chứng th́ lời chứng của đàn bà chỉ có giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết th́ thân nhân chỉ được lănh một nửa số tiền bồi thường.

            Đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng, do đó đàn ông không có tội ngoại t́nh. Trái lại, đàn bà ngoại t́nh sẽ bị đem ra nơi công cộng để mọi người ném đá đến chết.

            Trải qua 14 thế kỷ, kinh Koran đă gieo biết bao tai họa cho các phụ nữ Hồi giáo nhưng v́ các tín đồ ngoan đạo đều coi Koran là "Chân lư Tối Hậu của Thiên Chúa" (The Final Truth of Allah) nên không ai dám coi đó là những điều vô lư hoặc bất công. Các tín đồ nam cũng như nữ không c̣n con đường nào khác là phải tuyệt đối vâng phục ư Chúa v́ Đạo Hồi có nghĩa là sự vâng phục hoàn toàn ư của Chúa (Islam = Submission to God).

            Trong các nước Hồi Giáo, nữ giới phải chiu nhiều thiệt tḥi trong hôn nhân. Tuổi con gái đi lấy chồng trung b́nh từ 12 đến 15. Trong các bộ lạc du mục, nhiều khi cha mẹ gả chồng cho con gái lúc mới 5,6 tuổi.  Các anh chị em họ gần (cousins) có quyền lấy nhau, đặc biệt là hai người đàn ông có quyền trao đổi con gái cho nhau (người này làm cha vợ của người kia!). Đó chính là trường hợp của Muhammad. Năm 624, Muhammad (54 tuổi) lấy cô Hafsah 18 tuổi, con của Umar làm vợ bé. Trong khi đó, vợ chính của Muhammad mới lên 10, con gái của Abu Bakr. Cả hai cha vợ của Muhammad là Umar và Abu Bakr đều xin cưới con gái út  của Muhammad là Fatima. Muhammad không chịu v́ ông quá yêu thương Ali là em họ (con của chú ruột) nên ông đă gả Fatima cho Ali. Sau này Ali và Fatima trở nên "thánh tổ" của giáo phái Shi-a. Shi'a có nghĩa là "đảng của Ali" (Shiites = partisans of Ali).

            Sau đây là hai vấn đề quan trọng được coi là tiêu biểu cho quan niệm đặc biệt của Hồi Giáo về nữ quyền. Đó là vấn đề đa thê (Polygamy) và trường hợp Afganistan dưới chế độ Hồi Giáo cực đoan của  Taliban.

 

            I. VẤN ĐỀ ĐA THÊ.-

 

Nói chung, các nước Tây Phương nh́n về các nước Hồi Giáo (công nhận chế độ đa thê) một cách khinh bỉ và họ coi Đa Thê đồng nghĩa với chế độ nô lệ (Polygamy is slavery!). Từ hậu bán thế kỷ 20, do nhiều biến chuyển về kinh tế và chính trị trên thế giới, nhiều nước Hồi Giáo đă phải điều chỉnh "Thánh Luật Sharia" đối với vấn đề đa thê cho phù hợp với thực tế.

 

            - Tunisia:  Đa số đàn ông Tunisia không đủ sức nuôi vợ con cho nên hầu như chẳng có ai muốn lấy nhiều vợ, mặc dầu kinh Koran cho phép đàn ông lấy 4 vợ. Các dân biểu tán thành việc hủy bỏ tục đa thê. Do đó, vào năm 1956, Tunisia trở thành nước Hồi Giáo đầu tiên ra lệnh cấm đa thê. Chẳng những thế, họ c̣n chê bai chế độ ly dị quá dễ dàng của Tây Phương. Họ gọi các cuộc hôn nhân sau khi ly dị liên tiếp nhiều lần là một h́nh thức đa thê trá h́nh v́ đó chỉ là "chế độ độc thê hàng loạt" (serial monogamy).

 

            - Algeria:  Algeria là thuộc địa của Pháp từ năm 1830. Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng của Việt Nam năm 1954 đă đem lại một niềm hứng khởi vô cùng lớn lao cho nhân dân Algeria trong quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập. Niềm hứng khởi đó đă thúc đẩy trên 10.000 phụ nữ Algeria gia nhập hàng ngũ kháng chiến quân vơ trang. Họ lợi dụng những chiếc áo choàng đen phủ kín từ đầu đến chân để dấu vũ khí, thuốc men, lương thực tiếp tế cho quân kháng chiến. Nhưng sau khi cuộc kháng chiến thành công năm 1962 th́ chính quyền Algeria bị rơi vào tay của giới lănh đạo Hồi Giáo cực đoan.

Chính quyền này muốn đưa Algeria trở về thời Trung Cổ bằng cách tước đoạt mọi quyền tự do của phụ nữ. Phụ nữ Algeria ngao ngán thở dài hối tiếc thời Pháp thuộc v́ dưới ách thống trị của thực dân, họ đă được hưởng rất nhiều quyền tự do và nhân phẩm của họ đă được kẻ địch tôn trọng c̣n hơn những kẻ lănh đạo đồng hương của họ.

            Vào năm 1980, một đảng Hồi Giáo cực đoan khác lên nắm chính quyền ở Algeria. Năm 1984, chính quyền này ban hành luật công nhận chế độ đa thê. Nhiều phụ nữ biểu t́nh chống lại luật này. Chính quyền quá khích ra lệnh cho cảnh sát nổ súng khiến cho 48 phụ nữ bi thiệt mạng.

            Sự đàn áp dă man của chính quyền Hồi Giáo cuồng tín đă làm bùng lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn. Chính quyền liền ban hành luật thị uy với những h́nh phạt thật nghiêm khắc đối với những người xách động biểu t́nh: đàn ông bị chặt đầu, đàn bà bị thiêu sống. Bộ luật chống biểu t́nh này được áp dụng liền trong 10 năm, từ 1984 đến 1993, đă giết chết khoảng 7000 người!. Mặc dầu vậy, phụ nữ Algeria vẫn không nản chí, họ tiếp tục tranh đấu cho tự do một cách thật kiên cường khiến cho thế giới phải khâm phục. Ngày lịch sử 22-3-1993, một nửa triệu phụ nữ Algeria vứt bỏ áo choàng và khăn che mặt từ khắp nơi đổ về thủ đô với khẩu hiệu: "Chúng tôi không nhượng bộ" (We will not yield!). Trước khí thế quá mạnh mẽ và can trường của nửa triệu phụ nữ, chính quyền Hồi Giáo cực đoan đă phải chùn tay không dám bắn và cuối cùng họ đă phải nhượng bộ bằng cách hủy bỏ các luật lệ bất công đối với phụ nữ.

 

            - Iran:  Đại đa số dân Iran theo giáo phái Shiites nổi tiếng bảo thủ và cực đoan. Họ theo đúng tinh thần của Kinh Koran là chỉ tôn trọng quyền lợi của đàn ông mà thôi. Luật hôn nhân của Iran công nhận chế độ đa thê. Đàn ông muốn ly dị vợ lúc nào cũng được, thủ tục ly dị vô cùng đơn giản v́ người chồng chỉ cần nói với vợ ba lần: "Tôi ly dị cô"!  Sau khi được ṭa cho ly dị, người chồng luôn luôn có quyền giữ con trai trên 6 tuổi và con gái trên 12 tuổi. Người vợ chỉ được nhận tiền của chồng trợ cấp trong 3 tháng mà thôi.

            Trong thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, các vua Hồi công nhận nhiều quyền tự do của phụ nữ, nhưng sau cuộc Cách Mạng Hồi  Giáo do giáo chủ Khomeini lănh đạo trong 2 năm 1978-1979, chính quyền Hồi Giáo Shiite cực đoan đă đưa Iran trở lại thời Trung Cổ: Phụ nữ bị bắt buộc phải đeo mạng che kín mặt và phải mặc áo choàng CHADOR phủ kín từ đầu đến chân. Luật pháp cho phép chồng có quyền đánh vợ, thậm chí dù có đánh chết vợ chăng nữa th́ cũng chỉ bị ṭa án phạt tượng trưng. Tại Iran, hàng năm có tới nhiều trăm vụ phụ nữ bị chồng giết chết!

            Tuy nhiên, Iran có một số điều luật tiến bộ so với các nước Hồi Giáo khác: Phụ nữ được phép lái xe, được quyền hành nghề buôn bán nhà cửa, làm chủ cửa tiệm buôn và đặc biệt là được giữ các chức vụ cao trong chính quyền. Hiện nay phụ nữ chiếm 35% lực lượng công chức tại các công sở, 25% lực lượng công nhân và 54% tổng số sinh viên đại học. (Newsweek 3.2.2001).

          

- Các nước Hồi Giáo có nữ thủ tướng:  Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Bangladesh và Indonesia.   Tại các nước này, phụ nữ có quyền tự do gần như b́nh đẳng với nam giới. Nếu xếp theo thứ tự về quyền tự do của phụ nữ th́ Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu rồi đến Indonesia, Pakistan và Bangladesh. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, tại Indonesia, Pakistan và Bangladesh hầu hết các phụ nữ đều thất học. Chỉ có một trường đại học Rawanpindi ở Pakistan có nữ sinh viên. Các phụ nữ Pakistan, kể cả nữ sinh viên, đều phải che mặt. Tại vùng Kashmir đang có chiến tranh giữa Hồi và Ấn, bọn cuồng tín Hồi Giáo thường hay tạt át-xít vào mặt những phụ nữ không chịu đeo mạng che mặt.

 

            - Các nước Hồi Giáo tại vùng vịnh Ba Tư.-  Vùng Vịnh Ba Tư có nhiều nước Ả Rập theo Hồi Giáo: Ả Rập Saudi, Koweit, Yemen, Quatar và Emerites. Các nước này giầu có nhờ dầu hỏa và có nhiều siêu thị (supermarket, Food stores) như ở Mỹ, nhưng phụ nữ bị luật pháp cấm lái xe. Do đó, công tác mua sắm (shopping) và đi chợ đều do đàn ông thực hiện. Nếu đàn ông không thích đi chợ mua sắm th́ cũng phải lái xe đưa vợ tới các cửa tiệm rồi ngồi chờ vợ ở trong xe.

            Tại Ả Rập Saudi, nhà nước ban hành luật về y phục của phụ nữ (The National Dress Code) theo đúng tinh thần kinh Koran là "phải bảo vệ đức khiêm tốn của phụ nữ và không cho phép họ phô bày nhan sắc" (to guard their modesty and not to display their beauty). Luật này lập ra một ngành cảnh sát đặc biệt gọi là "Cảnh sát đạo đức" (Morality Police) chuyên lo việc thi hành các luật lệ về y phục của phụ nữ. Bất cứ một phụ nữ nào mặc y phục không đúng qui định sẽ bị cảnh sát đạo đức đánh đập bằng gậy tại chỗ!

            Điều rất đặc biệt tại Saudi Arabia là các phụ nữ đều không có thẻ căn cước. Lư lịch của họ chỉ được ghi thêm vào căn cước của cha nếu c̣n độc thân. Khi cha chết th́ lư lịch được ghi vào thẻ của anh em trai. Nếu đă kết hôn th́ lư lịch của phụ nữ được ghi vào thẻ căn cước của chồng. Khi chồng chết th́ ghi vào thẻ căn cước của con trai. Đàn bà bị cấm lái xe, bị cấm hành nghề luật sư, kỹ sư và bị cấm làm công chức cho các công sở của nhà nước.

            Tại Koweit: Số phận phụ nữ cũng tương tự như ở Saudi Arabia. Tuy nhiên, kể từ 1999, phụ nữ được luật pháp công nhận nhiều quyền tự do, trong đó  có quyền tự do quan trọng nhất là quyền tự do ứng cử và bầu cử. (Newsweek 3/12/2001).

            Tại Saudi Arabia và Koweit, các học sinh nam nữ phải học tại các trường riêng biệt từ cấp tiểu học trung học và cả ở đại học.

 

            II. AFGANISTAN DƯỚI CHẾ ĐỘ HỒI GIÁO CỰC ĐOAN TALIBAN.-

 

            Năm 1989, do sự giúp đỡ tích cực của Mỹ và của các nước Hồi Giáo, quân kháng chiến Afganistan đă đánh đuổi quân Liên Xô ra khỏi bờ cơi. Sau đó, trong ba năm kế tiếp, quân kháng chiến tiếp tục cuộc chiến đấu để lật nhào chế độ thân Liên Xô của Najibullah. Nhưng đến khi cuộc kháng chiến thành công th́ các "chiến sĩ tự do" (Mujahideen) đă mau chóng chia thành nhiều phe nhóm chống đối và giết hại lẫn nhau v́ lư do sắc tộc và giáo phái khác biệt. Tại Afganistan, từ xưa đến nay có bốn sắc tộc thường xuyên xung đột nhau là Pathans, Pashtun, Uzbek và Tajik. Về tôn giáo, có hai giáo phái vốn thù nghịch nhau và đă từng có nhiều thế kỷ thù hận đẫm máu là giáo phái Sunni và  Shiite. Đất nước Afganistan rơi vào t́nh trạng nồi da  xáo thịt trong 5 năm, từ 1989 đến 1994 làm thiệt mạng hàng vạn sinh linh.

            Cuộc nội chiến được kết thúc năm 1994 do một người hùng tên Mullah Omar, lănh đạo phe Taliban, thành công trong việc cướp chính quyền trung ương. Theo ngôn ngữ Afgan th́ Taliban có nghĩa là "Một Nhóm Sinh Viên" (A band of Students). Họ có chủ trương ổn định đất nước, thiết lập quốc gia Hồi  Giáo và chủ trương bài  ngoại cực đoan.

            Điều làm mọi người phải ngạc nhiên là phe Taliban không có quân đội, trong khi các lănh chúa của các bộ lạc đều có quân đội và vũ khí trong tay mà không dám làm ǵ. Sự thành công của Taliban hoàn toàn do khả năng tuyên truyền và thuyết phục quần chúng nên họ đă được toàn dân ủng hộ và đưa lên nắm chính quyền năm 1994. Năm 1996, Taliban mới chính thức chiếm thủ đô Kabul và kiểm soát 2/3 lănh thổ quốc gia. Việc đầu tiên là Taliban ban hành hiến pháp công bố Afganistan là một quốc gia Hồi Giáo (Hồi Giáo là Quốc Giáo). Các luật lệ cổ hủ lỗi thời của Hồi Giáo từ 14 thế kỷ trước đều được phục hồi: kẻ bị kết án về tội trộm phải bị chặt tay, đàn bà ngoại t́nh bị ném đá đến chết...

            Taliban ban hành luật lệ về y phục của phụ nữ hết sức khắt khe, đến nỗi đă biến họ thành "những kẻ vô h́nh" v́ mọi người hàng xóm và những người đi trên đường phố đều không nh́n thấy mặt của phụ nữ. Mọi phụ nữ Afgan mỗi khi bước chân ra khỏi nhà đều phải mặc bộ BURKA. Đây là một kiểu áo choàng may bằng vải thô phủ kín từ đầu đến chân. Các kư giả Tây Phương gọi Burka là "cái túi đựng xác người sống" (the body-bag for the living). V́ được may bằng nhiều nếp gấp và rộng thùng th́nh nên chiếc áo Burka rất nặng. Vào mùa hè trời nóng có nhiều phụ nữ bị bịnh ngộp thở (claustrophobia) hoặc mắc chứng nhức đầu kinh niên.

            Tại Afganistan cũng như tại các quốc gia Hồi Giáo khác, phụ nữ không được đi học. Các bé gái chỉ được học từ 7 đến 12 tuổi đủ để có thể đọc được sách kinh mà thôi.

            Cũng giống như trường hợp Algeria, chính quyền Hồi Giáo bản xứ đă đối xử với phụ nữ tàn tệ hơn chế độ thực dân Pháp trước kia. Chế độ Taliban cũng tước đoạt hết mọi quyền tự do của phụ nữ Afganistan mà họ đă được hưởng dưới thời Liên Xô chiếm đóng tại xứ này trong 10 năm, từ 1979 đến 1989. Chính phủ Taliban lập ra Bộ Cải Tiến Đạo Đức và Ngăn Ngừa Thói Xấu (Ministry for Promotion of Virtues and Prevention of Vices).  Các cán bộ thuộc bộ này đều là đàn ông, mỗi cán bộ được trang bị một cái roi dài quấn dây cáp bằng thép dùng để đánh bất cứ một phụ nữ nào đi trên đường phố mà không mặc y phục đúng cách. Chẳng hạn như để lộ vớ trắng ở bàn chân, đi giầy gây tiếng kêu trên hè phố, mặc quần áo quá bó sát thân hoặc trên người có đeo nữ trang v.v...

 

Charlie Nguyễn

  

 HỒI GIÁO VÀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ

 

I. Thế giới Hồi Giáo có xu hướng chấp nhận thánh chiến với Hoa Kỳ.

 

            Sau biến cố 11-9-2001, Tổng Thống Mỹ và một số chính khách Tây Phương đă công khai tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố - nhưng đồng thời xác định đây không phải là cuộc chiến chống người Ả Rập hoặc chống những người Hồi Giáo.  Đối với Osama Bin Ladin và những người theo ông ta th́ đây là cuộc chiến tranh tôn giáo - một cuộc chiến tranh của đạo Hồi chống lại những kẻ ngoại đạo (infidels, unbelievers). Và v́ thế đương nhiên Hồi Giáo phải chống Hoa Kỳ v́ Hoa Kỳ là nước lớn nhất trong thế giới ngoại đạo.

            Trong một cuốn băng video được phổ biến trên đài truyền h́nh ngày 7.10.2001, Osama Bin Ladin nói đến "những điều sỉ nhục mà Hồi Giáo phải chịu trong hơn 80 năm qua". Đó là vào năm 1918, đế quốc Ottoman là đế quốc lớn nhất của Hồi Giáo đă bị Tây Phương đánh bại.  Thủ đô Constantinople bị chiếm đóng. Toàn lănh thổ của đế quốc Ottoman bị Anh và Pháp chia nhau thống trị. Anh chiếm Iraq và Palestine. Pháp chiếm Syria. Anh chia Palestine thành hai nước là Jordan và Palestine. Pháp cũng chia Syria thành hai nước là Lebanon và Syria.

            Trong khi đó tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi xuất phát của đế quốc Ottoman - người hùng Mustapha Kemal lănh đạo thành công một cuộc cách mạng của "phong trào quốc gia thế tục" (a secular nationalit movement) giải phóng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi ách thống trị của Tây Phương nhưng đồng thời cũng loại bỏ vai tṛ quốc giáo của Hồi Giáo ra khỏi chính quyền.

            Đế quốc Ottoman được thành lập từ thế kỷ 13 và bị suy tàn vào đầu thế kỷ 20. Trong suốt 7 thế kỷ hưng thịnh, vị hoàng đế của đế quốc Ottoman cũng là người đứng đầu giáo phái Sunni của toàn thế giới Hồi Giáo (chiếm 80% tổng số tín đồ Hồi Giáo). Vua Hồi Giáo (Sultan) cũng là người kế vị giáo chủ Mohammad trong vai tṛ lănh đạo cộng đồng Hồi Giáo, được gọi là Caliph. Nhưng cuộc cách mạng của Mustapha Kemal đă chính thức hủy bỏ "chế độ Caliph" (caliphage) trong tháng 3-1924.

            Nhiều người Hồi Giáo cảm thấy đau đớn về điều này v́ "chế độ calyph" tượng trưng cho sự thống nhất của Hồi Giáo từ nay không c̣n nữa.

            Ngày 23-2-1998, tờ nhật báo bằng tiếng Ả Rập xuất bản tại Luân Đôn đă đăng "Bản Tuyên Ngôn của Mặt Trận Thế Giới Hồi Giáo kêu gọi Thánh Chiến chống Do Thái và Thập Tự Quân" có chữ kư của Osama Bin Ladin và những người lănh đạo các nhóm Thánh chiến ở Ai Cập, Pakistan và Bangladesh. Bản tuyên ngôn mở đầu bằng các lời trích dẫn từ kinh Koran hoặc lời của tiên tri Muhammad. Bản tuyên ngôn kể ra ba tội chính của Hoa Kỳ:

            Thứ nhất: Trong hơn 7 năm qua, Hoa Kỳ đă chiếm đóng đất thánh thiêng liêng nhất của Hồi giáo là Arabia, cướp phá tài nguyên và sỉ nhục nhân dân nước này. Hơn nữa, Hoa Kỳ xử dụng Arabia làm nơi xuất phát các cuộc chiến tranh chống các nước láng giềng Hồi Giáo.

            Thứ hai: Hợp tác với đồng minh Do Thái, Hoa Kỳ đă gây chiến với Iraq làm thiệt mạng trên một triệu người. Sau đó Hoa Kỳ c̣n bao vây kinh tế nước này một thời gian lâu dài.

            Thứ ba: Mục tiêu chính của Hoa Kỳ là chiến tranh tôn giáo và kinh tế. Rơ rệt nhất là quyết tâm của Hoa Kỳ hủy diệt Iraq là nước lớn nhất trong các nước Ả Rập. Hoa Kỳ âm mưu gây chia rẽ và làm suy yếu các nước Saudi Arabia, Ai Cập, Sudan để tạo điều kiện sống c̣n cho Israel và sự tiếp tục chiếm đóng của Thập Tự Quân tại các vùng đất của Hồi Giáo.

            Bản tuyên ngôn kết luận:  Rơ ràng Hoa Kỳ là kẻ đă chống lại Allah, chống lại tiên tri của Ngài và các tín đồ Hồi Giáo. Do đó, Thánh chiến đă trở thành một bổn phận cá nhân (a personal duty) của mọi người Hồi Giáo.

            Phần cuối cùng, cũng là phần quan trọng nhất của bản tuyên ngôn, kêu gọi toàn thể tín đồ Hồi Giáo "hăy giết người Mỹ và đồng minh, kể cả dân sự lẫn quân sự, là nghĩa vụ cá nhân của mọi tín đồ Hồi Giáo tại mọi quốc gia" (to kill Americans and their allies, both civil and military, is an individual duty of every Muslim who is able, in any country where there is possible).

            Sau khi nêu lên nhiều câu thơ trong kinh Koran, bản tuyên ngôn kêu gọi tiếp như sau: "Do được Thiên Chúa cho phép, chúng tôi kêu gọi mọi tín đồ Hồi Giáo có ḷng tin nơi Thiên Chúa và sẵn sàng tuân lệnh của Ngài hăy giết bọn Mỹ và cướp phá tài sản của chúng ở bất cứ nơi nào họ thấy và bất cứ khi nào có thể làm được. Chúng tôi cũng kêu gọi các học sĩ và các vị lănh đạo, các thanh niên và các chiến sĩ hăy tấn công quân đội Mỹ và đồng minh của chúng". (By God's leave, we call on every Muslim who believes in God and hopes for reward to obey God's command to kill the Americans and plunder their possessions wherever he finds them and wherever he can. Likewise we call on the Muslim ulema and leaders and youth and soldiers to launch attacks against the armies of the American devils and against those who are allied with them...)

            Điều bất lợi cho Hoa Kỳ là dư luận rộng răi trong thế giới Hồi Giáo chấp nhận quan niệm cho rằng Hoa Kỳ là kẻ chủ mưu xâm lấn Iraq. Trước khi kết thúc, bản tuyên ngôn c̣n trích dẫn nhiều câu thơ trong kinh Koran và nhiều lời nói của tiên tri Muhammad kêu gọi Thánh chiến bằng những hành vi bạo động hoặc quân sự. Phần đông các tín đồ Hồi Giáo ngày nay có xu hướng tán thành bản tuyên ngôn kêu gọi Thánh chiến chống Hoa Kỳ.

            Tuy nhiên, hiện nay Hoa Kỳ là một siêu cường về nhiều mặt trên thế giới. Các đồng minh của Hoa Kỳ như Anh Quốc và Israel cũng là những cường quốc quân sự. Trong khi đó, tuyệt đại đa số các tín đồ Hồi Giáo đều thuộc thế giới thứ ba gồm các nước nghèo như Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, các nước Ả Rập, Phi Châu và Trung Á. Nạn nghèo đói và thất học là hai căn bệnh trầm kha của thế giới đạo Hồi. Do đó, để thực hiện cuộc thánh chiến chống Hoa Kỳ và đồng minh, thế giới Hồi Giáo không thể chọn con đường nào khác hơn là chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố là một h́nh thức chiến tranh của kẻ yếu chống lại kẻ thù lớn mạnh hơn ḿnh để tồn tại.

 

II. Chủ nghĩa khủng bố có liên hệ mật thiết với giáo lư đạo Hồi.

 

        Đại đa số các tín đồ Hồi Giáo là những phần tử ôn ḥa chứ không phải là những kẻ bảo thủ cực đoan (fundamentalists). Đại đa số các phần tử bảo thủ cực đoan cũng không phải là những kẻ khủng bố. Tuy nhiên hầu hết những kẻ khủng bố hiện nay trên thế giới đều là những tín đồ Hồi Giáo! Đó là một sự thật không ai có thể phủ nhận. Do đó, vấn đề được đặt ra là: Phải chăng chủ nghĩa khủng bố có liên hệ với giáo lư đạo Hồi?

            Từ các tổ chức khủng bố nhỏ ở Saudi Arabia, Ai Cập, Nam Dương, Philippines, Palestine cho đến tổ chức khủng bố lớn như Al-Qaida có tầm hoạt động quốc tế, tất cả đều tự xưng là những tín đồ của đạo Hồi chính thống (authentic Islam). Tất cả đều "thánh hóa" các hành vi khủng bố của ḿnh bằng cách dẫn chứng những câu thơ trong kinh Koran hoặc những lời nói của giáo chủ Muhammad trong các sách Hadiths.

            Ngày 14.2.1989, giáo chủ Khomenei tuyên án tử h́nh nhà văn Anh Quốc gốc Ấn Độ, tác giả cuốn tiểu thuyết "The Satanic Verses" có nội dung phỉ báng tiên tri Muhammad và treo giải thưởng 3 triệu đô la cho ai giết được nhà văn này.

            Cả thế giới Tây Phương đều lên án hành động của giáo chủ Khomenei. Trong khi đó, thế giới Hồi Giáo cho hành động của Khomenei là hợp với tiêu chuẩn của đạo Hồi. (a standard Islamic practice) v́ trong sách Hadith có chép lời tiên tri Muhammad như sau: "Nếu có kẻ nào nhục mạ ta mà tín đồ nghe thấy th́ hăy giết nó ngay lập tức" (If anyone insults me, then any Muslim who hears this must kill him immediately" (The Crisis of Islamn, by Bernard Lewis - The Modern Library 2003 - page 141)

            Các tổ chức khủng bố của đạo Hồi không phải mới xuất hiện trong thời gian gần đây mà thực sự đă xuất hiện từ thế kỷ 11 tại Iran và Syria.  Đó là tổ chức Assassins, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập Hashishiyya - có nghĩa là những kẻ hút ma túy (hashish takers). Tổ chức khủng bố Assassins đă gây kinh hoàng khắp Trung Đông trong hai thế kỷ, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, với chủ trương tiêu diệt bất cứ ai muốn cải tổ xă hội Hồi Giáo. Có thể nói tổ chức khủng bố Assassins là tiền thân và là khuôn mẫu cho các tổ chức khủng bố của Hồi Giáo hiện nay.

            Tuy nhiên, khác với các tổ chức khủng bố thời xưa, các tổ chức khủng bố ngày nay rất coi thường sự sát hại các thường dân vô tội. Hơn thế nữa, dường như họ coi các thường dân vô tội là mục tiêu chính bởi lẽ càng có nhiều nạn nhân chết trong một vụ khủng bố họ càng đạt được tiếng vang lớn trong dư luận quần chúng và càng gây được sự sợ hăi cho đối phương. Họ coi đó là một chiến thắng về tâm lư (apsychological victory). Điển h́nh là vụ tổ chức Al-Qaida cho nổ bom tại Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Đông Phi năm 1998 nhằm giết hại 12 nhà ngoại giao Mỹ, nhưng vụ khủng bố này đă làm thiệt mạng trên 200 người vô tội gồm hầu hết là người Hồi Giáo Phi Châu. Ngay sau đó, các báo Hồi Giáo bằng tiếng Ả Rập đều gọi các nạn nhân vô tội này là "các thánh tử đạo" và tán tụng rằng: "Allah đă tập họp các thánh tử đạo trên nước thiên đàng!"

            Bắt đầu từ thập niên 1980, các vụ khủng bố leo thang dưới h́nh thức ôm bom tự sát (suicide bombing). Các vụ khủng bố tự sát được khởi đầu từ năm 1982 với nhóm khủng bố Hamas và Hizbulla ở Palestine và Li Băng nhằm chống Israel. Các phần tử khủng bố tự sát thường được tuyển mộ trong số các thanh niên trẻ tuổi và nghèo, sống vất vưởng trong các trại tỵ nạn. Họ được hứa hẹn hai điều: một là được lên thiên đàng hưởng thú nhục dục với 72 cô gái đẹp đến muôn đời. Hai là thân nhân của họ được trợ cấp một số tiền lớn.

            Các thiếu nữ khủng bố tự sát đầu tiên được tuyển lựa trong số những người Kurk ở Thổ Nhĩ Kỳ trong các năm 1996-1999 và tại Palestine trong năm 2002.

            Giáo lư Hồi Giáo từ xa xưa vốn coi hành đông tự sát là một trọng tội và kẻ tự sát sẽ bị phạt bằng lửa hỏa ngục. Nhưng ngày nay, hành vi ôm bom tự sát lại được các giáo sĩ Hồi Giáo giải thích là sự hy sinh trong cuộc Thánh chiến nên người tự sát phải được coi là "thánh tử đạo"!  Giáo chủ Hồi Giáo Ai Cập Yousef Quaradawi tuyên bố: Mọi người chết v́ tham gia thánh chiến đều là tử đạo v́ thánh chiến là một bổn phận và là một điều răn tôn giáo (a religious commandment).

            Sau biến cố 9-11, giới trí thức Hoa Kỳ không xét đoán Hồi Giáo qua hành động của các nhóm khủng bố, nhưng xét đoán Hồi Giáo qua những điều được thuyết giảng trong kinh Koran, trong truyền thống Hồi Giáo (Islamic tradition) và trong các học thuyết của các nhóm Hồi Giáo cực đoan:

          

    1. Kinh Koran: Nếu h́nh ảnh Thiên Chúa trong Cựu Ước của đạo Do Thái là một vị thần Chiến Tranh (God of War) th́ h́nh ảnh Thiên Chúa Allah trong kinh Koran là một vị thần của sự kinh hoàng (God of Terror) v́ thiên chúa Allah công khai ra lệnh cho các tín đồ Hồi Giáo phải giết hại những người ngoại đạo:

            "Ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ ngoại đạo. Các con hăy chặt đầu chúng và hăy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng".  (I will cast terrors into the hearts of those who disbelieve. Therefore, trike of their heads and strike off every fingertips of them - Koran 8:12).

            Kinh Koran của đạo Hồi cũng như Cựu Ước của đạo Do Thái và Tân Ước của đạo Ki Tô đều qui các kẻ thù của đạo ḿnh thành kẻ thù của Thiên Chúa (enemies of God). Nói chung, các tôn giáo độc thần đều có ư tưởng cho rằng Thiên Chúa có kẻ thù và Ngài cần có sự giúp đỡ của các tín đồ để chống lại những kẻ thù đó. Do đó, chiến đấu chống kẻ thù của tôn giáo ḿnh là chiến đấu cho Thiên Chúa hoặc chiến đấu theo con đường của Ngài (fighting in the path of God).

            Điều nguy hiểm đáng chú ư là kinh Koran xúi giục các tín đồ Hồi Giáo giết người ngoại đạo (kẻ thù của Thiên Chúa) mà không phải chịu trách nhiệm về hành vi sát nhân này v́ đó là việc Thiên Chúa làm. Kinh Koran xác nhận: "Không phải các con đă giết chúng mà Thiên Chúa mới là đấng đă giết chúng và không phải các con đă đập tan kẻ thù mà Thiên Chúa mới là đấng đă dẹp tan chúng" (You did not slay them but it was God who slew them. You did not smite when you smote the enemy but it was God who smote - Koran 8:17).

          

    2. Truyền thống Hồi Giáo (Islamic Tradition). Truyền thống Hồi Giáo được tạo thành do các sách Hadiths và các sách Sunnas. Hadiths ghi chép các lời nói và hành động của Muhammad. Sunna là sách sưu tầm các bài giảng nổi tiếng của các giáo sĩ Hồi Giáo qua nhiều thế kỷ. Truyền thống Hồi Giáo đă h́nh thành những quan niệm đặc biệt trong đời sống của các tín đồ.

            Một trong những quan niệm đặc biệt mang tính chất cực đoan nguy hiểm của đạo Hồi là Đạo Hồi chia thế giới thành hai khu vực:

            - Khu vực Hồi Giáo (Dar al-Islam/Land of Islam), c̣n được gọi là Nền Ḥa B́nh Hồi Giáo (Pax Islamica). Các nước Hồi Giáo đều trở thành anh em nên không được đánh phá lẫn nhau. Khu vực Hồi Giáo phải được sống trong ḥa b́nh.

            - Khu vực ngoại đạo (Dar  al-Harb/Land of unbelievers) được kinh Koran định nghĩa là khu vực của những kẻ "theo sự sai lầm". Tất cả những kẻ ngoại đạo đều đáng bị chặt đầu hoặc bị bỏ tù! (The unbelievers follow falsehood. When you meet the unbelievers in the battlefield, strike off their heads or make them prisoners - Koran 47: 4).

            Nhiệm vụ của thế giới Hồi Giáo là phải truyền bá đạo Hồi đến toàn thể nhân loại bằng mọi phương tiện kể cả chiến tranh. Mục tiêu của đạo Hồi là sự nhận biết về Thiên Chúa Allah bao trùm trái đất như nước bao trùm đại dương (Islam's aime is that the knowledge of God should cover the earth as the waters cover the ocean).

            Các nước Hồi Giáo quan niệm tôn giáo và chính trị là một, do đó luật pháp Hồi Giáo (sharia) luôn luôn chi phối mọi khía cạnh của đời sống toàn dân. Các ư niệm về "dân chủ" và "nhân quyền" là những điều xa lạ trong các nước Hồi Giáo. Hầu hết các nước Hồi Giáo đều ngăn cấm dân của họ đổi đạo với những h́nh phá hết sức nặng nề.

            - Tại Maroc:  Ai bỏ đạo Hồi để theo đạo khác sẽ bị phạt tử h́nh. Kẻ dụ dỗ tín đồ Hồi Giáo bỏ đạo bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.

            - Luật Pháp của xứ Saudi Arabia khẳng định: Không thể có hai tôn giáo trên bán đảo Ả Rập. Do đó, việc thiết lập bất cứ một tôn giáo nào khác ngoài đạo Hồi đều bị cấm chỉ tại Saudi Arabia.

            - Tại xứ Hồi Giáo Sudan, trong thập niên 1990, hơn hai triệu người Ki Tô Giáo da đen đă bị sát hại.

            - Luật pháp Iran qui định h́nh phạt tử h́nh đối với ai bỏ đạo Hồi để theo đạo Ki Tô.

            Quả thật thần học Hồi Giáo đă mang lại những hậu quả nguy hiểm chết người (the lethal consequences) cho những người ngoại đạo. V́ thế nhiều người đă coi Hồi Giáo như một tôn giáo của sự khủng bố (a religion of terror) và kinh Koran như một cuốn sách của tử thần (the book of Death). Theo sự ước lượng của các chuyên viên chống khủng bố th́ các thành phần cực đoan chỉ chiếm 15% trong tổng số các tín đồ Hồi Giáo mà thôi. Tuy nhiên, tổng số tín đồ 15% có nghĩa là trong thế giới Hồi Giáo hiện có 200 triệu kẻ sát nhân sẵn sàng phạm tội ác chống lại nhân loại!

 

                Charlie Nguyễn

 

 

 

 HỒI GIÁO TẠI TRUNG ĐÔNG

 

 

 

Về phương diện địa lư, Trung Đông c̣n được gọi là Cận Đông (Near East/Middle East) bao gồm một giải đất chạy dài từ phần Á Châu của Thổ Nhĩ Kỳ đến các nước Bắc Phi và Ai Cập.

            Về chủng tộc, Trung Đông gồm có những giống dân Do Thái, Ả Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Kurds, Armenians và Berbers.

            Về tôn giáo, Hồi Giáo chiếm 90% dân số Trung Đông, tức khoảng 300 triệu tín đồ hoặc 1/4  tổng số tín đồ Hồi Giáo trên toàn thế giới. Số c̣n lại là tín đồ Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo.

            Từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhiều nước Trung Đông bị Anh và Pháp cai trị bóc lột.  Hoa Kỳ không có một thuôc địa nào tại Trung Đông nhưng đă có mặt tại Saudi Arabia từ đầu thế kỷ 20 để khai thác dầu lửa. Thiên nhiên đă đem đến cho Saudi Arabia một món quà tặng khổng lồ, đó là trữ lượng dầu mỏ lớn bằng 1/4 trữ lượng dầu của toàn thế giới.

            Sự có mặt của Hoa Kỳ tại Saudi Arabia không phải là quân đội mà là các công ty khoan dầu trên căn bản hợp tác hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên, người Hồi Giáo Ả Rập đă nh́n người Mỹ qua lăng kính khắt khe của Hồi Giáo. Lối sống tự do phóng túng của người Mỹ đă làm cho những người Hồi Giáo bảo thủ khó chịu v́ nó đi ngược lại với lối sống khép kín của xă hội đạo Hồi. Không cần phải làm điều ǵ xâm hại đến xă hội  Hồi Giáo, chỉ riêng sự có mặt của những tư nhân Mỹ tại Saudi Arabia cũng đủ là "Sự gieo rắc chất độc văn hóa Tây Phương" (Westoxification) có tác dụng phá hoại nền tảng luân lư xă hội và gia đ́nh Hồi Giáo.

            Xét về phương diện địa thế, Trung Đông được chia ra làm 3 khu vực rơ rệt:

            1. Khu vực Bắc Phi: Các nước ở phía bắc của Châu Phi Da Đen (Black Africa) gồm có Maroc, Tunisia, Algeria, Lybia và Ai Cập. Đại đa số các dân tộc sống ở vùng này đều là những người da trắng gốc Địa Trung Hải.

            2. Khu vực Cao Nguyên: Các nước ở vùng này được gọi chung là "Các nước ở vùng cao" (Levantine Countries) gồm có Syria, Palestine, Israel, Jordan và Iraq.

            3. Các nước Vùng Vịnh (Gulf Countries) là các nước ở sát Vịnh Ba Tư, gồm có Ba Tư (Iran) Kuweit, Quatar, Saudi Arabia, Yemen, Oman, United Arab Emerald và Baharain.

            Về phương diện văn minh và văn hóa, toàn vùng Trung Đông đă đạt tới đỉnh cao của sự phát triển từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 13. Lịch sử thế giới đă gọi những thế kỷ này là Thời Đại Hoàng Kim (The Golden Age) của những người Hồi Giáo Trung Đông. Vào thời đó, những người Ả Rập rất ham chuộng nền văn hóa Hy Lạp và chú trọng đến việc nghiên cứu toán học, thiên văn và khoa học thực nghiệm. Họ đă thực hành lời dạy của Muhammad trong kinh Koran:

            "Ai bỏ nhà đi t́m sự hiểu biết là đi đúng con đường của Chúa. Lạy Chúa! Xin ngài hăy ban thêm sự hiểu biết cho con".

            (He Who leaves the home in search of Knowledge is walking in the Way of God. Oh my Lord! increase me knowledge - Koran 20: 114)

            Đầu thế kỷ 8, Baghdad thủ đô Iraq xây dựng trường Đại Học đầu tiên trên thế giới. Họ gọi là "Căn nhà của sự khôn ngoan" (House of Wisdom). Baghdad trở thành một trung tâm văn hóa lớn nhất thế giới.

            Năm 800, các tác phẩm của Aristote và Plato đều đă được dịch sang tiếng Arabic và được phổ biến trong toàn vùng Trung Đông.

            Đến giữa thế kỷ 9, các sách y khoa của Hy Lạp được dịch sang tiếng Arabic. Cuối thế kỷ 9, rất nhiều sách dịch về khoa thiên văn và địa lư được phổ biến tại Trung Đông.

            Do các kiến thức học hỏi được từ Hy Lạp, người Ả Rập Hồi Giáo đă phát minh ra máy Astrolable dùng để đo độ cao của các thiên thể. Họ biến chế máy Astrolable thành một thứ địa bàn để các tín đồ Hồi Giáo dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng t́m được hướng Mecca để quay mặt về thánh địa khi cầu nguyện. Tại thánh địa Mecca có đền thờ Káaba, tiếng Ả Rập có nghĩa là "Nhà Của Chúa" (House of God). Người Ả Rập tin rằng ngôi nhà của Chúa đă được xây dựng lần đầu tiên bởi tổ phụ Abraham.

            Năm 1166, nhà địa dư học Ả Rập Al-Idrisi là người đầu tiên trên thế giới vẽ bản đồ trái đất h́nh cầu rất chính xác. Cũng trong khoảng thời gian này, người Ả Rập chế ra đồng hồ quả lắc để coi giờ.

            Trường Đại Học lâu đời nhất và hoạt động liên tục trên 10 thế kỷ là Đại Học Al-Azhar ở thủ đô Cairo của Ai Cập (thành lập năm 970).

            Một ngôi sao sáng ngời trong thế giới toán học là nhà toán học Hồi Giáo Ba Tư Muhammad Ibu Musa. Ông đă phát minh ra một môn toán học nhằm mục đích "Phục Hồi Những Phần Đă Bị Tách Rời" (to restore the broken parts), tiếng Ả Rập gọi là Al-Jabr. Danh từ này được người Hy Lạp phiên âm thành Algebra tức là môn Đại-Số-Học. Môn toán học này được Musa phát minh năm 850.

Đầu thế kỷ 11, một ngôi sao lớn về quang học xuất hiện tại Ai Cập. Đó là nhà khoa học Hồi Giáo Alhazen. Ông chuyên tâm nghiên cứu các sách Hy Lạp về khúc xạ và phản chiếu ánh sáng. Ông là người đầu tiên trên thế giới giải thích hiện tượng cầu vồng và quang phổ. Thế giới khoa học ngày nay tôn vinh ông là ông tổ sáng lập ngành quang học hiện đại.

            Nhờ có những sách y khoa dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Arabic trong hai thế kỷ 8 và 9, đến thế kỷ 10, người Hồi Giáo Ả Rập đă phát minh và đóng góp cho nhân loại rất nhiều tiến bộ về y khoa trên nhiều lănh vực:

            1. Sử dụng Anesthasia trong giải phẩu.

            2. Sát trùng vết thương.

            3. Phát giác việc lây bệnh do sự tiếp cận với người có bệnh và qua đường hô hấp.

            4. Tách rời dược khoa và y khoa thành hai ngành riêng

            5. Do sa mạc thường có băo cát gây đau mắt nên người Ả Rập lập ra ngành nhăn khoa riêng.

            6. Năm 925, nhà khoa học Abu Razi cho in bộ sách "Bách Khoa Tự Điển Y Khoa" đầu tiên trên thế giới. Măi tới hơn 5 thế kỷ sau tức vào năm 1486, bộ sách này mới được dịch sang tiếng La Tinh để phổ biến tại Âu Châu.

            Về văn chương, bộ chuyện vĩ đại được in thành nhiều chục tập (volumes) nổi tiếng khắp thế giới và đă được dịch ra đủ các thứ ngôn ngữ, đó là chuyện "Ngàn Lẻ Một Đêm". Đây là một tổng hợp đủ các chuyện thần thoại thời Babylon cổ xưa, các chuyện dân gian Ả Rập (Arab Legends) và pha trộn với những chuyện thần tiên của Ấn Độ (Indian fairy tales).

            Về kiến trúc, người Ả Rập Hồi Giáo là những người phát minh ra cách xây những chiếc ṿm nhọn đầu (pointed arch) từ thế kỷ 8 để kiến tạo những chiếc cầu bắc qua sông. Người Âu Châu sau này bắt chước để lập ra lối kiến trúc Gothic.

            Thái độ ham chuộng học hỏi và tôn trọng khoa học của người Hồi Giáo rất đáng được mọi người khâm phục. Thái độ đó hoàn toàn trái ngược với những tội ác tày trời của giáo hội Công Giáo nhằm mục đích tiêu diệt hoàn toàn nền văn minh Hy Lạp.

            Công Giáo La Mă do hoàng đế Constantine lập nên năm 325. Từ đó, giáo hội Công Giáo và đế quốc La Mă ra sức thâu góp các sách của nền văn minh Hy Lạp để thiêu hủy. Toàn bộ các sách của giáo phái Ki Tô lớn nhất thời đó là Gnostic bị đốt, 27.000 cuộn giấy (paprus rolls) có liên quan đến những sách Phúc Âm thật đều bị hủy diệt. Đến cuối thế kỷ 5 hầu như tất cả các sách khoa học, triết học của Hy Lạp đều không c̣n trên lănh thổ của đế quốc La Mă và giáo hội Công Giáo. Tội ác của Công Giáo La Mă đă làm cho nền văn minh của nhân loại thụt lùi 15 thế kỷ.

            Người có công sưu tầm và duy tŕ những cuốn sách quí giá của nền văn minh Hy Lạp để lưu lại cho thế giới chúng ta ngày nay chính là một ông vua Hồi Giáo Ả Rập: Caliph Al-Mamun. Ông lên ngôi tại Baghdad năm 813. Việc đầu tiên là thành lập "Nhà của sự khôn ngoan" (House of Widom). Ông cho người đi khắp nơi t́m kiếm các sách cổ của Hy Lạp mang về Baghdad rồi thuê người Hy Lạp biết tiếng Ả Rập dịch tất cả các sách đó. Trong suốt 20 năm cai trị, vua Al. Mamun đă dồn hết tâm huyết vào công tŕnh văn hóa độc đáo này.  Các nhà trí thức Hồi Giáo ở Trung Đông thời đó nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của nhà vua và họ đă tiếp tay để biến các thủ đô Hồi Giáo thành những trung tâm văn hóa nổi tiếng như: Alexandria (Ai Cập) Antioch Edessa (Thổ Nhĩ Kỳ) Condova (Tây Ban Nha, lúc này là thuộc địa của đế quốc Hồi Giáo).

            Phong trào ham chuộng kiến thức khoa học của toàn vùng Trung Đông Hồi Giáo kéo dài trong 5 thế kỷ, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, đă biến vùng Trung Đông thành một khu vực văn minh nhất thế giới. Trong khi đó, do chủ trương tiêu diệt mọi nguồn văn hóa đi ngược lại giáo lư Ki Tô Giáo, giáo hội Công Giáo La Mă đă đưa Âu Châu đi vào thời đại bóng tối (The Dark Age) từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 11. Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, giới trí thức Âu Châu bừng tỉnh và t́m cách làm sống dậy những giá trị của nền văn minh Hy Lạp trong mọi ngành khoa học, triết học, kiến trúc và nghệ thuật... đă bị giáo hội Công Giáo tiêu diệt trước đây.

            Người ta gọi giai đoạn lịch sử này là Thời Phục Hưng (The Renaissance). Danh từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là "sự tái sinh" của một nền văn hóa đă bị bức tử.

            Trong thế kỷ 15, trí thức Âu  Châu mới khám phá ra là kho tàng sách quí của văn hóa Hy Lạp đă được tồn trữ trong các trung tâm văn hóa Hồi Giáo tại Trung Đông. Lúc đó họ mới vỡ lẽ ra rằng: những người Hồi Giáo Ả Rập đă làm những công việc cần thiết để phục hồi nền văn hóa Hy Lạp trước họ tới 7 thế kỷ!

Nhà danh họa Raphael của Ư thuộc thế kỷ 15 đă phải thốt lên những lời biết ơn đối với các học giả Hồi Giáo Ả Rập v́ tiền nhân của ông là những người La Mă cuồng tín và thiển cận đă hủy diệt cả một nền văn minh của Cổ Hy Lạp để gây ra một tổn thất vô cùng lớn lao cho nhân loại. Nhưng may mắn thay, vẫn có nhiều tác phẩm quí giá của Hy Lạp c̣n sót lại được bảo tồn do công lao của các học giả Ả Rập. Ông nói: "Các học giả Ả Rập đă cứu những tác phẩm đó cho chúng ta" (Arab scholars saved those works for us) - (A Muslim Primer, by Ira G. Zepp. University of Kansaa Press 1992, Page 139-165).

            Như trên đă tŕnh bày, Trung Đông Hồi Giáo sống trong thời Hoàng Kim của nền văn minh (The Golden Ages) từ cuối thế kỷ 8 đến đầu thế kỷ 11. Rồi từ đầu thế kỷ 11, những đoàn Thập Tự Quân của Công Giáo La Mă tràn sang tàn phá Trung Đông, với 7 cuộc thánh chiến đẫm máu, khiến cho toàn vùng lâm vào t́nh trạng suy thoái mọi mặt.

            Cuộc Thập Tự Chinh thứ nhất (1096-1099) tiêu diệt 30.000 người Ả Rập Hồi Giáo và lập nên một vương quốc rộng lớn bao gồm các nước Palestine, Liban, Syria và phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả được đặt dưới quyền cai trị của một ông vua do Vatican bổ nhiệm. Vương quốc Hồi Giáo bị người Công Giáo cai trị trong 88 năm. Sáu cuộc Thập Tự Chinh kế tiếp diễn ra trong gần 2 thế kỷ tàn phá hầu hết các nước Trung Đông với 3 triệu sinh mạng bị sát hại (1096-1291).

            Tiếp theo đại họa Thập Tự Quân là đại họa Mông Cổ. Từ thế kỷ 14, vùng Trung Đông bị quân Mông Cổ tràn tới tàn phá các thành phố và hủy diệt con người. Baghdad, Damacus... chỉ c̣n là những đống gạch vụn với những xác chết la liệt trên các nẻo đường.

            Cuối thế kỷ 15, quân Mông Cổ lại tràn tới Trung Đông một lần nữa. Điều mỉa mai là ông vua Mông Cổ lại là một tín đồ Hồi Giáo thuôc giáo phái Sunni. Ông tới để tiêu diệt những người thuộc giáo phái Shiite tại Iran và Iraq. V́ ḷng hận thù hẹp ḥi giữa các chi phái Hồi Giáo với nhau, quân Mông Cổ Sunni đă giết những người Shiite vô số kể.

Từ năm 1467 đến 1520, đế quốc Hồi Giáo Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ xua quân đánh phá Syria, Ai Cập, bán đảo Ả Rập và các nước Bắc Phi để mở rộng thế lực của giáo phái Sunni, rất nhiều tín đồ Shiite bị giết. Đế quốc Ottoman khống chế Trung Đông từ đó đến đầu thế kỷ 19. Từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhiều nước Hồi Giáo Trung Đông lần lượt rơi vào ṿng nô lệ của thực dân Anh và  Pháp. Tuyệt đại đa số dân chúng Trung Đông mù chữ và toàn xă hội Ả Rập suy thoái về mọi mặt.

Qua bao nhiêu thế kỷ, Ai Cập vẫn được coi là "linh hồn trí thức của thế giới Ả Rập" với dân số 60 triệu người mà mỗi năm chỉ xuất bản vỏn vẹn 375 cuốn sách, bởi v́ đại đa số dân mù chữ nên không có ai tiêu thụ món hàng văn hóa này. Trong khi đó Israel chỉ có 6 triệu dân nhưng hầu như cả nước ham đọc sách nên mỗi năm Israel xuất bản ít nhất 4000 đầu sách đề cập đến đủ mọi vấn đề của kiến thức. (Theo Newsweek 15-10-2001, P.26)

Phải chăng một xă hội thất bại đă phát sinh chủ nghĩa khủng bố?

            Dưới cái nh́n của Tây Phương, thế giới Hồi Giáo Ả Rập ở Trung Đông là một xă hội thất bại mà nguyên nhân chính là sự cuồng tín tôn giáo. Trong khi đó, những người Ả Rập Hồi Giáo lại qui hết mọi nguyên nhân thất bại của họ cho Tây Phương. Do đó họ nung nấu ḷng thù hận và tổ chức khủng bố để rửa hận. Tất cả mọi hành vi sát nhân tàn bạo của họ, kể cả việc sát hại những người vô tội trong những cuộc khủng bố, đều được biện minh bằng những lời Chúa trong Thiên Kinh Koran. Họ càng căm thù bao nhiêu lại càng trở thành cuồng tín trong niềm tin tôn giáo bấy nhiêu.

            Cuối cùng, xă hội Ả Rập Hồi Giáo Trung Đông đi vào một cái ṿng luẩn quẩn không có lối thoát. Sự cuồng tín của giới lănh đạo và quần chúng làm cho xă hội Ả Rập càng ngày càng khép kín đối với thế giới bên ngoài, đời sống kinh tế suy sụp trở thành lạc hậu. Những người cuồng tín qui trách nhiệm cho Tây Phương là thủ phạm đă gây ra tất cả những thất bại và suy thoái của thế giới Hồi Giáo để họ có lư do gia tăng các hoạt động khủng bố. Nhưng càng gia tăng khủng bố bao nhiêu họ càng bị mất thiện cảm và sự giúp đỡ của thế giới bấy nhiêu. Các xă hội Hồi Giáo cực đoan đều trở thành những khu vực bị cô lập và là đối tượng của một cuộc chiến tranh hủy diệt.

 

            Ngày nay, trên khắp thế giới hầu như ở đâu cũng có những hoạt động khủng bố, nhưng chỉ tại Trung Đông người ta mới thấy rơ cái sắc thái cuồng tín hung bạo ghê gớm của người Hồi Giáo Ả Rập. Chỉ ở Trung Đông mới là nơi tập trung đông đảo nhất của những Mullahs (học sĩ Hồi Giáo) hung dữ. Trung Đông là nơi có nhiều nhất những vụ biểu t́nh bạo động, đốt cờ, đốt xe, đốt h́nh nộm và đặc biệt là những vụ ôm bom tự sát (suicide - bombings).

            Ngoài ra, từ 1980 đến nay, hầu như các vụ đặt bom khủng bố tại các nơi trên thế giới cũng đều có nguồn gốc tại Trung Đông. Tất cả đều do phe Hồi Giáo cực đoan tại Trung Đông (Islamic Fundamentalists) chủ mưu . Do đó, mục tiêu của cuộc chiến tranh tiêu diệt khủng bố mà phe Tây Phương đang theo đuổi không phải là Afganistan hay Philippines... mà chính là toàn vùng Trung Đông Hồi Giáo!

 

            Làm thế nào để giải thoát sự bế tắc của một xă hội thất bại tại Trung Đông?

 

              Nguyên nhân chính đưa đến sự bế tắc của các quốc gia Hồi Giáo Trung Đông là không có sự phân cách giữa tôn giáo với chính quyền. Thông thường trong những quốc gia sùng đạo, các Mullahs (học sĩ Hồi Giáo) là những nhà lănh đạo chính trị. Họ nhân danh tôn giáo để hô hào thánh chiến, thực chất là đề cao những hành vi chém giết thô bạo.

            Trong các nước Hồi Giáo sùng tín, người ta không thể phân biệt được ranh giới giáo quyền với chính quyền, cũng không thể phân biệt được đâu là giáo luật và đâu là luật pháp quốc gia.

            Trong thế kỷ 19, nhiều trí thức Hồi Giáo đă nh́n thấy điều đó và họ đă viết sách để lên tiếng đ̣i cải cách xă hội Hồi Giáo. Một trong những người đó là triết gia Ai Cập  Fouad Zakariya. Theo ông, điều tiên quyết để cứu các nước Hồi Giáo Ả Rập là phải "tách rời đền thờ ra khỏi quốc gia" (Seperation of Mosque from State). Người ta gọi chủ thuyết này là Chủ Nghĩa Thế Tục Hóa Xă Hội (Secularism). Zakariya ca ngợi Phong Trào Khai Sáng (Enlightenment) ở Âu Châu thế kỷ 18 đă giải cứu xă hội thoát ra khỏi sự ḱm kẹp của giáo hội La Mă bằng chủ thuyết thế tục hóa để đi tới sự phân lập rơ rệt giữa chính quyền và giáo hội. Chính nhờ đó Âu Châu đă trở nên hùng mạnh và đó là ch́a khóa đưa đến một xă hội tiến bộ dân chủ. Mọi chủ trương bảo thủ đều có hậu quả biến Hồi Giáo thành công cụ tạo lập nên những chế độ của các bạo chúa.

            Zakariya dám đưa ra những nhận định táo bạo: Thế giới Ả Rập không thể nào xây d ựng được một xă hội văn minh tiến bộ nếu cứ khư khư giữ lấy những tư tưởng lạc hậu của thời kỳ bộ lạc ở sa mạc vào thế kỷ thứ 7 (thời của giáo chủ Muhammad lập đạo)!

            Ông cũng nêu rơ: dù bất cứ là tôn giáo nào th́ luôn luôn tôn giáo cũng chỉ là một sự sùng bái có tính riêng tư của các cá nhân mà thôi. Không ai có quyền đem cái sự sùng bái riêng tư đó áp đặt lên cả quốc gia để buộc mọi người cũng phải sùng bái như họ.

            Cái điều vô lư đó hiện đang xảy ra phổ biến tại các nước Ả Rập. Ông kêu gọi mọi người đứng lên đập tan các chế độ Hồi Giáo bảo thủ để giải phóng xă hội Hồi Giáo lạc hậu.

            Những lời kêu gọi của Fouad Zakariya đă được nhiều chính trị gia hưởng ứng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Iran:

 

            1. MUSTAPHA KEMAL - Ông sinh năm 1881 tại Thổ Nhĩ Kỳ, làm tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ từ 1923 đến 1938. Ông là người đă thực hiện thành công cuộc cách mạng thế tục hóa xă hội Hồi Giáo, chấm dứt đế quốc Ottoman sau gần 5 thế kỷ thống trị. Hoàng đế và toàn bộ triều đ́nh Ottoman đều bị bắt và bị đưa đi đày chung thân. Toàn bộ luật pháp của Hồi Giáo bị xé bỏ. Các trung tâm Hồi Giáo bị đóng cửa. Âm Lịch Hồi Giáo bị thay thế bằng Dương Lịch để ḥa đồng cùng thế giới. Năm 1930, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức chấm dứt chế độ đa thê, hủy bỏ mọi h́nh thức áp chế phụ nữ như tục lệ đeo mạng che mặt hoặc áo choàng phủ kín toàn thân. Nam giới bị cấm đội mũ Fez theo kiểu Ả Rập Hồi Giáo. Chữ viết theo kiểu Arabic bị thay thế bằng mẫu tự la tinh. Hiện nay không c̣n ai biết đọc kinh Hồi Giáo viết theo chữ Arabic nữa. Nữ tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ là bà Tanser Ciller trong nhiệm kỳ 1993-1996. Trong thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ không c̣n được coi là một quốc gia Hồi Giáo nữa. Cuộc cách mạng thành công của Mustapha đă giải thoát Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi thế giới đóng kín và thất bại của chủ nghĩa bảo thủ cực đoan Hồi Giáo. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một nước Cộng Ḥa tự do dân chủ thật sự và đang phát triển mọi mặt.

 

            2. JASMAL NASSER - Ông sinh năm 1918, làm thủ tướng Ai Cập từ 1954 đến 1956. Sau đó, Ai Cập biến thành một nước Cộng Ḥa với danh xưng là "Cộng Ḥa Ả Rập Thống Nhất". Nasser được bầu làm tổng thống từ 1958 đến 1970. Ông chủ trương thực hiện chủ nghĩa thế tục hóa (Secularism) bằng cách loại trừ mọi ảnh hưởng của Hồi Giáo ra khỏi chính trị.

            Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 20, tại Ai cập đă có một phong trào Hồi Giáo cực đoan mệnh danh là "Huynh Đệ Hồi Giáo" (Muslim Brotherhood). Phong trào này do Sayid Quitb (1906-1966) sáng lập, chủ trương dùng các thủ đoạn khủng bố để ngăn cản và vô hiệu hóa mọi nỗ lực cải cách xă hội Hồi Giáo. Phong trào xác định các lănh tụ chính trị theo đuổi chủ trương thế tục hóa là những kẻ tuyên chiến với đức tin Hồi Giáo và v́ vậy họ phải chết.

            Năm 1956, Nasser ra lệnh bố ráp bắt hết các đảng viên Muslim Brotherhood. Nhiều đảng viên bị xử tử h́nh, số c̣n lại đều lănh án tù. Tuy nhiên, Nasser đă bị dư đảng của đảng này ám sát chết năm 1990.

 

            3. HOÀNG ĐẾ BA TƯ REZA PAHLAVI -  Ông là một nhân vật đặc biệt v́ sinh ra và lớn lên trong gia đ́nh sùng đạo nhưng đă trở thành một người rất căm ghét đạo Hồi và muốn hủy diệt đạo này. Ông sinh năm 1878, lên ngôi vua năm 1921, cai trị Ba Tư trong 20 năm. Ngay khi vừa lên ngôi, vua Pahlavi đă ra lệnh giải tán Ulama tức "Hội Đồng Các Học Sĩ Hồi Giáo", một cơ quan cao nhất về tôn giáo tại Ba Tư. Luật Hồi Giáo Sharia bị thay thế bằng luật pháp quốc gia do quốc hội biểu quyết. Các ngày lễ tôn giáo đều bị hủy bỏ. Việc tổ chức đi hành hương thánh địa Mecca bị cấm chỉ. Các phụ nữ không được đeo mạng.  Cảnh sát được lệnh phải tháo gỡ mạng của phụ nữ trên đường phố...

            Năm 1935, những người Hồi Giáo cuồng tín đă xúi giục phụ nữ biểu t́nh chống chủ trương thế tục hóa của nhà vua. Cảnh sát được lệnh dùng vũ lực giải tán đám biểu t́nh. Sau nhiều lần cảnh cáo nhưng đám phụ nữ biểu t́nh vẫn không chịu giải tán, cảnh sát đă nổ súng bắn chết hàng trăm phụ nữ. Trong dịp này, vị giáo chủ cao cấp nhất của Hồi Giáo Ba Tư là Aytollah Muddaris cũng bị ám sát chết.

            Năm 1941, vua Pahlavi truyền ngôi cho con là  Muhammad Reza Pahlavi. Ngay khi tân vương lên ngôi, các học viên thuộc các trường Hồi Giáo (tương tự như các học viên Taliban ở Afganistan) đă biểu t́nh chống nhà vua. Cảnh sát được lệnh xả súng bắn chết hàng trăm học viên Hồi Giáo trên đường phố. Sau đó, tất cả các trường đào tạo các học sĩ Hồi Giáo trên toàn quốc bị đóng cửa và tất cả các Ulama (the learned men in Islam) đều bị bắt, đa số bị giết, số c̣n lại đều bị tù. Tân vương Pahlavi cho thành lập một tổ chức mật vụ chuyên việc truy lùng những kẻ muốn khôi phục đạo Hồi tại Ba Tư. Lính mật vụ có quyền tiền trảm hậu tấu, không cần một án lệnh nào của ṭa án. Các biện pháp trị an của vua Pahlavi quá mạnh tay nên đă gây quá nhiều bất măn trong quần chúng.

            Năm 1979, học sĩ Khomeini lưu vong tại Pháp lănh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ vua Pahlavi thành công. Nhà vua phải bỏ nước chạy trốn ra nước ngoài. Khomeini trở thành tổng thống của một nước Cộng Ḥa Hồi Giáo (Islamic Republic). Khomeini là một học sĩ của giáo phái Shiite rất cực đoan và độc tài. Chẳng bao lâu sau, Khomeini mất hết mọi nhiệt t́nh ủng hộ của quần chúng lúc ban đầu. Dân Iran chợt nhận ra là sống dưới chế độ quân chủ của ḍng Pahlavi c̣n được tự do hạnh phúc hơn nhiều.

            Dưới chế độ "Cộng Ḥa Hồi Giáo", toàn dân bị dồn vào thế bị ḱm kẹp bởi các thứ luật lệ của tôn giáo vừa hủ lậu vừa dă man: Bị cáo về một tội trộm thường cũng bị chặt chân, chặt tay. Mọi sinh hoạt ca nhạc hay chiếu phim đều bị cấm. Phụ nữ bị buộc phải mặc áo choàng đen phủ kín từ đầu đến mắt cá chân... Điều nguy hiểm là Khomeini gây hận thù với giáo phái đa số Sunni và đưa cả nước vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa. Khomeini chết năm 1989.

 

Sự cuồng tín của người Hồi Giáo Ả Rập

          

Như chúng ta đă thấy, chủ nghĩa Thế-Tục-Hóa Xă Hội (Secularism) là một phương thức chính trị đă đem lại sự thịnh vượng cho cả Âu Châu lẫn Hoa Kỳ. Đó cũng là cái ch́a khóa bảo đảm nền tự do dân chủ cho toàn dân. Mustapha Kemal thực hiện thành công cuộc cách mạng thế tục hóa xă hội Thổ Nhĩ Kỳ đă biến nước này thành một nước tự do dân chủ và văn minh nhất trong thế giới Hồi Giáo. Trong khi đó, cuộc cách mạng của Nasser tại Ai Cập và những nỗ lực thế tục hóa của hai cha con vua Pahlavi tại Iran đều đă bị thất bại.

            Toàn khối Ả Rập Hồi Giáo với 300 triệu người tiếp tục sống trong vũng lầy lạc hậu và nghèo đói. T́nh trạng bất ổn tại Trung Đông có thể gây tổn hại cho nền ḥa b́nh thế giới. V́ thế, nhiều chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đă kêu gọi cộng đồng thế giới giúp cho toàn khối Ả Rập Hồi Giáo một số chương tŕnh như sau để cải thiện đời sống quần chúng:

            1. Đô thị hóa xă hội Ả Rập để xóa bỏ hẳn lối sống lang thang trong sa mạc đă có từ nhiều ngàn năm qua.

            2.  Đầu tư đại qui mô vào công cuộc giáo dục giới trẻ nhằm đào tạo những thế hệ Ả Rập mới có khả năng đưa toàn xă hội Ả Rập ḥa nhập vào thời đại mới trong cộng đồng nhân loại.

            Chỉ có sự hiểu biết của những thế hệ trẻ mới có khả năng mở rộng tầm nh́n của quần chúng để cứu họ thoát khỏi sự mê hoặc của tôn giáo và sự lừa mị của giới lănh đạo độc tài.

            Theo thống kê năm 2000, các nước Hồi Giáo Ả Rập ở Trung Đông có một tỷ lệ những người trẻ (dưới 15 tuổi) rất cao:

            -  Saudi Arabia:                     43%

            -  Iraq:                                     42%

            -  Palestine:                            45%

            Nếu những lớp người trẻ đó hấp thụ được một nền giáo dục khai phóng, họ sẽ làm thay đổi nếp sống và nếp nghĩ của người Ả Rập.

            Chủ nghĩa tôn sùng bạo lực và chủ nghĩa khủng bố phát sinh chủ yếu do tinh thần cuồng tín tôn giáo. Giáo dục là phương tiện hữu hiệu nhất diệt trừ nạn cuồng tín tôn giáo và do đó sẽ diệt trừ tận gốc nạn khủng bố như hiện nay đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Chỉ có sự giáo dục mới giải thoát tập thể tín đồ thoát ra khỏi vùng bóng tối tâm linh.

            Các nước Hồi Giáo bảo thủ hiện nay đều là những xă hội khép kín, trong đó giới học sĩ ulamas hoàn toàn thao túng đời sống tinh thần của các tín đồ. Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sự uyên bác của các học sĩ Ulamas thực chất chỉ là một môn học "tán hươu tán vượn" về những điều huyền hoặc của thần học (theology). Thần học của Hồi Giáo cũng tương tự như thần học của Do Thái Giáo hoặc Ki Tô Giáo. Thần học là một môn học đầy tính chất hoang tưởng viển vông nhảm nhí. Càng đi sâu vào thần học, con người càng lún sâu vào "ốc đảo tâm linh" xa rời thực tế và đầy đặc những định kiến sai lầm. Những mảnh bằng "Tiến Sĩ Thần Học" là những giấy chứng chỉ công nhận sự ngu xuẩn của kẻ được cấp. Chỉ đến khi có cơ duyên tỉnh ngộ, kẻ đó mới cảm thấy xấu hổ là đă được cấp những mảnh bằng về thần học mà thôi.

            Thế giới Hồi Giáo Ả Rập ngày nay v́ tự ti mặc cảm đă co cụm lại thành những xă hội khép kín. Giới lănh đạo không muốn dân chúng biết sự thật của thế giới bên ngoài cho nên họ rất căm ghét tất cả mọi phương tiện truyền thông quốc tế. Nhiều nước Hồi Giáo ban hành luật cấm TV, Video, phim ảnh và các sách báo ngoại văn. Trong cuộc họp của Tổ Chức Các Quốc Gia Hồi Giáo OIC (Organization of Islamic Countries) gồm các đại biểu của 56 quốc gia thành viên họp tại thủ đô Mă Lai Kualua Lumpur ngày 27.2.2000, nhiều đại biểu đă hô hào các nước Hồi Giáo đoàn kết để chống lại kỹ thuật tin học Internet v́ nó có thể "tiêu diệt các giá trị Hồi Giáo".

            Nền kinh tế của khối Ả Rập Trung Đông hiện nay không có ǵ để hănh diện, ngoại trừ kho dầu mỏ thiên nhiên ở mấy nước vùng vịnh với trữ lượng bằng 1/4 khối lượng dầu của thế giới. Nhưng họ không có kỹ thuật thăm ḍ mỏ dầu, kỹ thuật khoan mỏ dầu, chuyên chở và lọc dầu v.v... Họ cũng không có độc quyền tăng giá dầu v́ các việc tiêu thụ,  phân phối và sản xuất không nằm trong tay họ. Năm 1982, giá dầu thô 40 đô la/1 barrel, đến năm 1998, giá dầu tụt xuống chỉ c̣n 10 đô la/1barrel! Những mỏ dầu thô đă tạo cho chính quyền các nước Trung Đông một ảo tưởng về quyền lực. Thật sự họ không thể dùng nó để tạo nên một áp lực nào đối với thế giới bên ngoài. Những khoản lợi tức khổng lồ của những mỏ dầu không đem lại lợi ích nào cho quần chúng v́ nó đă chui hết vào túi của giới lănh đạo bất tài và tham nhũng. Chẳng những thế, giới lănh đạo c̣n nhân danh Allah và tiên tri Muhammad để tước đoạt những quyền tự do chính đáng của người dân. Tại các nước Bahrain, Jordan, Maroc... và thậm chí ở hai nước nổi tiếng giầu có v́ dầu hỏa là Koweit và Saudi Arabia... phụ nữ không có quyền đi bầu. Đại đa số dân Ả Rập đều đang kéo lê cuộc sống du mục lạc hậu như thời Muhammad lập đạo tại sa mạc Syro-Arabia vào thế kỷ 7 hoặc như tổ phụ Abraham ở vùng đất hứa Canaan cách đây 4000 năm vậy!

            Thiên Chúa luôn luôn được các phe động viên trong cuộc thánh chiến hiện nay giữa Do Thái và các nước Ả Rập.

            Thánh kinh Cựu Ước được mọi tôn giáo như Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo công nhận. Một trong những chuyện nổi tiếng trong Cựu Ước là chuyện Đại Hồng Thủy. Kinh Thánh kể rằng: Sau cơn đại hồng thủy tiêu diệt hết mọi sinh vật trên trái đất, loài người vỏn vẹn chỉ c̣n lại gia đ́nh của ông Nô-e mà thôi. Người con út của ông Nô-e tên Shem sau này trở thành tổ tiên của các dân tộc Do Thái-Ả Rập. Do đó, mọi người Do Thái và Ả Rập đều có một cái tên chung là chủng tộc Semites. Danh từ này có nghĩa là "con cháu của ông tổ Shem" (Semites = descendants of Shem).

            Mới đây, các nhà nhân chủng học đă làm nhiều cuộc thử nghiệm DNA tại các nước Trung Đông. Kết quả xác nhận các người Ả Rập, Do Thái, Ba Tư, Iraq, Syria, Liban v.v... đều cùng chung một chủng tộc. Như vậy, truyền thuyết về các dân tộc Ả Rập Do Thái cùng chung một ông tổ Shem như chuyện kể trong kinh Thánh đă tỏ ra là đúng với thực tế.

            Họ quả thật là "anh em" với nhau. Cũng như người Do Thái thường gọi nhau là "Ben-Adam" có nghĩa là "anh em" cùng một ông tổ Adam mà ra. Nhưng khi Adam và Eva mới sinh ra được hai thằng con trai là Cain và Abel, lúc đó toàn thể dân số nhân loại chỉ có 4 người, th́ Cain đă ra tay giết chết thằng em v́ một chuyện căi nhau vớ vẩn. Chuyện Cain giết Abel đă trở thành câu chuyện mang tính chất biểu tượng cho sự chém giết nhau giữa những người anh em cùng chủng tộc hoặc những anh em cùng thờ Chúa.

            Những người Do Thái và Ả Rập đă chém giết nhau rất nhiều phen kể từ khi Israel trở thành vương quốc, với vị vua đầu tiên là Saul, vào năm 1025 trước công nguyên. Vương quốc Israel tồn tại đến năm 70 sau Công Nguyên th́ bị quân La Mă kéo đến san bằng và tàn sát người Do Thái vô số kể.  Do đó, người Do Thái phải bỏ nước ra đi lang thang khắp nơi trên thế giới. Từ thế kỷ 4 đến đầu thế kỷ 20, người Do Thái tại các nước Công Giáo ở Âu Châu đă bị kỳ thị và bị sát hại rất nhiều, nhất là trong thời Trung Cổ. Trong Thế Chiến thứ hai, Do Thái bị Đức Quốc Xă sát hại 6 triệu người.  Do đó, sau Thế Chiến II, Liên Hiệp Quốc đă thực hiện kế hoạch cho những người Do Thái trên khắp thế giới trở về "cố hương" để tái lập quốc gia.

            Năm 1948, quốc gia Do Thái được thành lập trên phần đất của người Palestine đang sinh sống. Sự lập quốc Do Thái đă khiến cho hàng triệu người Palestine trở thành những người vô gia cư (homeless). Sự bất măn của những người Ả Rập Hồi  Giáo bắt đầu từ đó.

            Theo lệnh của Liên Hiệp Quốc th́ Do Thái không được chiếm thành phố Jerusalem v́  thành phố này là thánh địa chung của cả 3 tôn giáo: Do Thái, Ki Tô và Hồi.  Nhưng vào năm 1967,  Israel đă xua quân chiếm thành phố Jerusalem làm thủ đô của riêng ḿnh. Vụ này đă làm cho toàn thế giới Hồi Giáo phẫn nộ. Từ năm 1970 trở đi, thế giới Hồi Giáo tổ chức Hội nghị hàng năm để kêu gọi toàn thể các tín đồ Hồi Giáo đoàn kết chống lại Israel để giải phóng thánh địa Jerusalem.

            Israel đă vin vào Thánh Kinh Cựu Ước, công khai tuyên bố không bao giờ chịu rút khỏi Jerusalem v́ đó là "một sứ mạng tôn giáo" (a religious mission). Nước Israel là bất khả xâm phạm v́ đó là "Israel của Thánh Kinh" (Biblical Israel). Lịch sử của Do Thái là lịch sử của Thánh Kinh Cựu Ước. Do đó, đối với người Do Thái, quốc gia và tôn giáo là một. Chết v́ nước cũng là chết v́ Chúa của đạo Do Thái. Người Do Thái sống trong hiện tại với những chứng tích của lịch sử. Tâm linh của người Do Thái trong hiện tại luôn luôn gắn bó với tâm linh dân tộc trong lịch sử. Đó là lư do khiến người Do Thái đoàn kết và kiên cường trong chiến đấu.

            Cuộc chiến tranh hiện nay giữa Do Thái và những người Ả Rập Hồi Giáo là một cuộc chiến tranh v́ lịch sử và v́ tôn giáo. Chúng ta hăy nghe lời lập luận của một thường dân Palestine ở ngoại ô thành phố Jerusalem. Anh Ibrahim Hussein, 48 tuổi, trả lời kư giả Mỹ trong một cuộc phỏng vấn tháng 3/2002 như sau: "Nếu ông đào xới bất cứ chỗ nào ở vùng này ông cũng t́m thấy những dấu tích của lịch sử. Và nếu ông là một người Do Thái th́ bất cứ lúc nào ông cũng có thể vin vào những dấu tích đó để nói rằng đây là đất thuộc về lịch sử của Do Thái. Nhưng người Do Thái chỉ có thể vin vào lịch sử 3000 năm của họ. C̣n chúng tôi, con cháu của những người Canaanites, đă định cư ở đây trước người Do Thái 4000 năm, nghĩa là tổ tiên của người Ả Rập đă có 7000 năm lịch sử tại nơi này!" (Houston Chronicle March 31.2002)

            Ư kiến chung của những người Ả Rập luôn luôn kết tội Israel là kẻ gây chiến v́ Israel đă đến chiếm đất của người Palestine và dùng bạo lực đuổi họ ra khỏi nơi cư trú hợp pháp lâu đời của họ. Trong khi đó, người Do Thái luôn luôn đem Thánh Kinh và Thiên Chúa ra làm chứng cho quyền sở hữu của ḿnh. Họ nói vùng Tây Ngạn sông Jordan(West Bank) hiện có 3 triệu dân Palestine cư trú, chính là hai tỉnh Judea và Samaria của Do Thái trong Thánh Kinh Cựu Ước.

            Người Do Thái chiếm thành phố Hebron ở phía nam Jerusalem, viện cớ Hebron là nơi có mộ của tổ phụ Abraham, mặc dầu không một ai có thể xác định mộ của ông ta nằm ở chỗ nào!

            Người Do Thái cũng chiếm luôn thung lũng Kindron ở ngoại ô Jerusalem (Kindron Valley) v́ thung lũng này hết sức quan trọng. Cả ba đạo thờ Chúa là Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo đều tin rằng: đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng, tất cả mọi người sống và người chết (sống lại) đều tập trung tại thung lũng Kindron để được Thiên Chúa xét xử lần cuối cùng. Kẻ lành lên Thiên Đàng đời đời, c̣n kẻ dữ (là kẻ chẳng có đạo) sẽ bị đày xuống hỏa ngục muôn đời muôn kiếp.

            Đọc tin tức báo chí đến đây tôi liên tưởng đến sự ước tính của Giáo Sư  Trần Chung Ngọc trong sách "Chúa Giê-xu là ai? Giảng dạy những ǵ?" Giao Điểm xuất bản, Xuân 2002, trang 167-169: Ngày Phán Xét Cuối Cùng là ngày Chúa xét xử cả người sống lẫn các người đă chết từ xưa tới nay. Những người sống hiện nay là 6 tỷ. Nếu Chúa cho tất cả mọi người chết sống lại th́ ước tính độ 44 tỷ người. Tổng cộng tất cả mọi người được Chúa xét xử sẽ là 50 tỷ. Nếu Chúa xét xử theo phương pháp siêu tốc mỗi người một giây th́ thời gian cần thiết phải có là 1500 năm mới xử xong 50 tỷ người! Đó là về thời gian xét xử, c̣n về nơi xét xử là thung lũng Kindron không biết rộng bằng nào. Nhưng cho dù thung lũng Kindon lớn rộng bằng cả nước Việt Nam chăng nữa cũng không thể nào chứa được 50 tỷ người trong phiên xử vĩ đại của Chúa!

            Kinh Thánh Do Thái nói rất nhiều đến ngày Phán Xét Cuối Cùng của Chúa tại thung lũng Kindron. Nhưng nếu đọc các sách Phúc Âm sẽ thấy Gioan Baotixita và Jesus c̣n nói về ngày Phán xét nhiều hơn nữa. Trong niềm tin của những người Ki Tô Giáo (Công Giáo, Chính Thống, Anh Giáo và Tin Lành) th́ ngày Phán Xét Cuối Cùng chính là ngày Chúa Jesus Tái Lâm (Cơ Đốc Phục Lâm) và cũng là Ngày Tận Thế, Ngày Nước Chúa Trị Đến vĩnh viễn trên thế gian... Như vậy, vị chánh án của phiên xử cuối cùng vĩ đại này không ai khác hơn là chính Chúa Jesus.

            Hơn một tỷ tín đồ Hồi Giáo cũng có niềm tin xác tín về ngày Phán Xét Cuối Cùng tại thung lũng Kindron như niềm tin của những người Do Thái và Ki Tô. Nhưng vị chủ tọa phiên xử là Thiên Chúa  Allah. Ngay chương mở đầu của kinh Koran đă xác định điều đó: "Nhân danh Thiên Chúa Allah, Đấng chủ tọa của ngày Phán Xét Cuối Cùng" (In the name of Allah, Master of The Day of Last Judgement - Koran 1:4)

            Người Do Thái càng vin vào Thánh Kinh là sách ghi Lời Chúa để biện giải cho các hành vi chiến tranh của ḿnh bao nhiêu th́ người Ả Rập Hồi Giáo cũng vin vào kinh Koran để cổ vũ  người Palestine và toàn khối Ả Rập phải quyết tâm tận diệt Do Thái bấy nhiêu.

            Ngay từ khi Đạo Hồi được thành lập vào đầu thế kỷ 7, Muhammad đă kêu gọi tín đồ tẩy chay những người Do Thái và Ki Tô:

            "Hỡi các tín đồ! Đừng bao giờ làm bạn với bọn Do Thái và Ki Tô. Bất cứ ai làm bạn với chúng, sẽ trở thành một kẻ bất chính trong bọn chúng. Thiên Chúa không bao giờ dẫn đường chỉ lối cho những kẻ bất chính"

            (Oh you who believe! Do not take the Jews and the Christians for friends and who amongst you take them for a friend then he is one of them. Allah does not guide the unjust people - Koran 5: 51)

            Ngày 21-7-2001, chính quyền Palestine của Arafat  phổ biến trên các phương tiện truyền thông một bản thông cáo chính trị nhưng được mệnh danh là "Giáo lệnh số 4" (Religious teaching No.4): "Thiên Chúa cấm chỉ thừa nhận sự hiện hữu một quốc gia Israel và ngài ra lệnh phải tiêu diệt nó."

            Để cụ thể hóa mệnh lệnh này, chính quyền Palestine đă đưa ra 8 điều sau đây:

1.  Xác nhận Do Thái là kẻ thù của Thiên Chúa.

2.  Toàn thể Hồi Giáo phát động thánh chiến để chống lại Do Thái.

3.  Tiêu diệt Do Thái là một nghĩa vụ tôn giáo.

4.  Palestine chiến đấu tại tiền tuyến, thế giới Hồi Giáo là hậu phương yểm trợ tiền tuyến.

5. Toàn thể lănh thổ Israel phải thuộc về Palestine. Bất cứ ai cắt đất của Palestine cho Do Thái đều phải sa hỏa ngục đời đời kiếp kiếp.

6.  Mọi thỏa ước kư kết với Do Thái đều chỉ có giá trị chiến thuật tạm thời.

7.  Bất cứ ai trốn tránh nghĩa vụ thánh chiến chống Do Thái sẽ bị Chúa trừng phạt.

8.  Sự tiêu diệt hoàn toàn Israel là một sự bảo đảm tuyệt đối nhân danh Thiên Chúa Allah".

Trong công báo chính thức của chính quyền Palestine (Al-Jadila) ngày 18-5-2001 có đăng một bản Huấn thị của chính phủ, trong đó có câu: "Ngày của mọi người chết sống lại để dự phiên xử cuối cùng sẽ không xảy ra cho đến khi nào người Hồi Giáo gây chiến tranh chống Do Thái và tiêu diệt chúng" (The Day of the Resurrection will not arrive until the Muslims make war against the Jews and kill them).

Một viên chức cao cấp của Bộ Tư Pháp Palestine xuất hiện trên màn ảnh truyền h́nh ngày 13-10-2001 kêu gọi nhân dân Palestine: "Do Thái là kẻ nói láo và khủng bố. Cho nên điều cần thiết là phải giết chúng theo lời Chúa. Cấm không ai được thương xót chúng. Đừng thương xót, hăy giết chúng ở khắp mọi nơi" (The Jews are the liars and terrorists. Therefore it is necessary to slaughter them according to the Words of God. It is forbidden to have mercy in your hearts for the Jews. Have no mercy on them and murder them every where) - (Fast Facts on Islam, by John Weldon and John Ankerberg. Harvest House Pub. 2001, P. 135-137).

 

                        Charlie Nguyễn

 

 

 

 HỒI GIÁO TẠI ÂU CHÂU VÀ MỸ CHÂU

 

          Âu Châu và Mỹ Châu vốn đă được coi là những vùng đất của nền văn hóa Do Thái Ki Tô Giáo (Judeo-Christian culture). Nhưng ngày nay điều đó đă đổi khác v́ hai vùng đất này đă tiên phong tự biến thể thành những quốc gia đa văn hóa (multicultural nations). Số tín đồ Hồi Giáo hiện có mặt tại Âu Châu với con số đáng kể là 25 triệu và tại Mỹ Châu khoảng 10 triệu.

            Các cộng đồng Hồi Giáo tại Âu Châu và Mỹ Châu đă được h́nh thành do những yếu tố hoàn toàn khác biệt. Do đó, chúng ta sẽ bàn về các yếu tố h́nh thành của các cộng đồng Hồi Giáo trên hai lục địa này một cách riêng rẽ:

 

I. HỒI GIÁO TẠI ÂU CHÂU

          

Khối lượng 25 triệu tín đồ Hồi Giáo có mặt tại Âu Châu hiện nay do hai yếu tố:

 

            1. Đa số người gốc Đông Âu đă có tổ tiên theo đạo Hồi từ thời Trung Cổ.  Ngoài ra, v́ đế quốc Hồi Giáo Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ cai trị nhiều nước Âu Châu từ thế kỷ 8 đến đầu thế kỷ 20 nên có rất nhiều người Ki Tô Giáo đă bỏ đạo để theo Hồi Giáo. Nhiều người Bosnia thuở xưa cải đạo đă được đế quốc Ottoman cho giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền. Các thủy thủ Hy Lạp bỏ đạo Chính Thống theo đạo Hồi để được đế quốc Ottoman tuyển dụng và cho làm việc trên các hạm đội. Riêng nước Tây Ban Nha là một nước lớn ở Âu Châu nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhưng nước này đă bị người Ả Rập Hồi Giáo (Moors) cai trị trên 300 năm, từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15. Ngày nay có nhiều người Tây Ban Nha bề ngoài là Công Giáo nhưng bên trong họ vẫn giữ niềm tin Hồi Giáo của tổ tiên xa xưa của họ.

            Có nhiều vùng đất Âu Châu hiện nay theo Ki Tô Giáo, nhưng cách đây không lâu lại là những lănh địa của Hồi Giáo, đó là đảo Sicily (Ư), Crete (Hy Lạp) các nước Hungary, Bulgary, Albany và Herzegovina. Trong thế kỷ 19, vua Áo sùng đạo Công Giáo đem quân tiêu diệt người Hồi tại Hezegovina. Trong thế chiến thứ hai, chính phủ Nam Tư, do giống người Croatian Công Giáo lănh đạo, đă giết hại 200.000 tín đồ Hồi Giáo tại nước này.  Sau thế chiến thứ hai, chính phủ Nam Tư do người Serbian theo Chính Thống Giáo lănh đạo đă giết hại hàng trăm ngàn người Hồi Giáo tại Bosnia!

            Hầu hết các người Hồi Giáo tại Đông Âu đều có tổ tiên theo đạo này từ thế kỷ 15. Đại đa số người Bulgary theo đạo Hồi là con cháu của một đợt di cư vĩ đại của trên 1 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ vào Bulgary năm 1850.

 

            2. Các cuộc di dân ồ ạt của người Hồi Giáo vào Tây Âu trong thập niên 1960. 

            Trong thập niên 1960, các nước kỹ nghệ Tây Âu lâm vào t́nh trạng thiếu nhân công rất trầm trọng. Do đó, các nước Tây Âu đành phải chấp nhận cho nhập cư nhiều đợt công nhân từ các nước Hồi Giáo từ Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau một thời gian, số công nhân này được phép bảo lănh thân nhân nhập cư theo để đoàn tụ gia đ́nh. Cho tới nay tại Tây Âu, số người Hồi gốc Maroc là 1 triệu rưỡi, Thổ Nhĩ Kỳ 2 triệu rưỡi. (Riêng ở Đức có 2 triệu người Thổ, 200.000 ở Bỉ, 200.000 ở Ḥa Lan, trên 100.000 ở Pháp).

            Điều đáng chú ư là sự cải đạo Ki Tô sang đạo Hồi tại Âu Châu. Riêng ở Pháp từ 1968 đến nay có trên 100.000 tín đồ Công Giáo theo đạo Hồi, trong số đó có nhà thám hiểm hàng hải nổi tiếng là Jacques Couteau.

            Điều đáng chú ư hơn nữa là từ 1982 đến nay có rất nhiều người Hồi Giáo từ các "cựu thuộc địa" xin nhập cư vào các "cựu mẫu quốc" với tư cách di dân và đều được chấp thuận:

            - 700.000 người Hồi Giáo từ Ấn Độ và Pakistan được nhập cư vào Anh Quốc nâng tổng số Hồi Giáo tại Anh lên 2 triệu.

            - Hàng trăm ngàn cựu binh sĩ Lê Dương gốc Hồi Giáo Bắc Phi, Congo, Sénégal... xin vào Pháp.

            - Hàng chục ngàn người Hồi Giáo Nam Dương và Surinam xin vào cựu mẫu quốc Ḥa Lan.

            Đến nay, hầu hết các di dân đều đă trở thành công dân của các nước cho nhập cư. Nhiều người trong số con cháu của họ đă chiếm được những chức vị cao trong các nước Tây Âu.  Tại Anh Quốc năm 1993, 12 người Hồi gốc Ấn hoặc Pakistan đă được bầu vào quốc hội Anh (12 trên tổng số 117 nghị sĩ quốc hội).

            Nước Đức không có thuộc địa nhưng chính sách di dân rất cởi mở đă tạo cơ hội cho nhiều sinh viên ngoại quốc xin du học tại Đức. Trong năm 1971, riêng số thanh niên Hồi Giáo xin du học tại Đức là 50.000 người.

            Số đền thờ Hồi Giáo tại Tây Âu là 4.000 đơn vị, riêng tại Đức 2.000. Sở dĩ tại Đức có nhiều đền thờ Hồi Giáo v́ số tín đồ Hồi Giáo tại đây thuộc nhiều giáo phái khác nhau và định cư rải rác khắp nơi trên nước Đức. Tại Pháp có 1.000 đơn vị, Anh 600...

 

            3. Trường hợp đặc biệt của Liên Xô.

            Từ cuối thế kỷ 7 và trong thế kỷ 8, các đoàn kỵ binh Hồi Giáo Ả Rập đă tiến chiếm một vùng lănh thổ rộng lớn ở Bắc Ấn và toàn vùng Trung Á ở sát phía Nam của nước Nga. Tiếp theo đó là sự theo đạo Hồi ồ ạt của dân tộc Bulgars định cư tại vùng đồng bằng sông Volga thuộc Nga. Sau này, dân tộc Bulgars đă tách rời khỏi Nga để thành lập quốc gia riêng là Kazakstan. Trong thế kỷ 13, dân tộc Tartars theo đạo Hồi, sau đó họ thành lập một nước độc lập là Uzbekistan.

            Trong năm năm (1552-1557) Nga hoàng Ivan IV đem quân tàn  phá vùng Golden Horn thuộc miền Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng lân cận tàn sát hàng triệu người Hồi Giáo và cưỡng bách những người sống sót phải theo đạo Ki Tô Chính Thống (Orthodox Christianity). Năm 1783, nữ hoàng Nga Catherine II xua quân chiếm vùng Crimea giết hại 30.000 người Hồi Giáo.

            Trong thế kỷ 18 và 19, các Nga Hoàng có thái độ khoan dung đối với đạo Hồi đă cho phép các giáo sĩ Hồi Giáo được tự do truyền đạo và hành đạo. Nhờ đó, đạo Hồi đă mau chóng phát triển tại Nga. Tới năm 1897, trên khắp nước Nga đă có 600 trường học và 1555  đền thờ Hồi Giáo. Nga hoàng cho phép người Hồi Giáo xây nhà thờ trên tiêu chuẩn 150 nam tín đồ có một nhà thờ riêng.

            Sau Cách Mạng Tháng Mười Nga 1917, Đảng Cộng Sản Nga thành lập Liên Bang Xô Viết gồm có 15 nước Cộng Ḥa, trong đó có 6 nước Hồi Giáo (1 thuộc Âu Châu và 5 thuộc Trung Á) Liên Xô trở thành một nước có 65 triệu công dân theo đạo Hồi. Tuy nhiên, những người Hồi Giáo đều là những tín đồ hữu thần rất sùng tín nên đại đa số không thể chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản vô thần. Đứng trước nguy cơ nổi loạn của tập thể Hồi Giáo với sự hỗ trợ của nhiều thế lực đối nghịch từ bên ngoài, chính phủ liên bang Xô Viết đă công khai tuyên chiến với Hồi Giáo. Trước hết chính phủ ra lệnh cấm truyền đạo và hành đạo. Năm 1921, Staline tạo ra nạn đói giết chết 2 triệu người Kazakhs và Kirghis. Năm 1929, chính phủ Xô Viết ra lệnh tịch thu hết súc vật của những dân du mục Hồi Giáo nổi loạn tại Tây Á khiến cho trên một triệu người bị chết đói.

            Trước khi đảng Cộng Sản nắm chính quyền năm 1917, toàn lănh thổ Liên Xô có 2600 đền thờ Hồi Giáo. Sau trên 70 năm cầm quyền, chính phủ Cộng Sản đă phá hủy gần hết. Năm 1980, toàn liên bang chỉ c̣n 450 đền thờ mà thôi.

 

            II.  HỒI GIÁO TẠI MỸ CHÂU

          

Tổng số tín đồ Hồi Giáo tại Mỹ Châu chỉ có 10 triệu nhưng sự hiện diện của họ tại lục đia này do nhiều yếu tố phức tạp hơn ở Âu Châu rất nhiều:

 

            1. Những người Tây Ban Nha Hồi Giáo mới thực sự là những người đầu tiên thám hiểm Châu Mỹ:  Ai cũng biết Christophe Columbus thám hiểm Châu Mỹ trong thế kỷ 15. Nhưng trước đó 3 thế kỷ, tức vào thế kỷ 12, những đoàn thám hiểm Tây Ban Nha được lănh đạo bởi các nhà hàng hải giàu kinh nghiệm của vùng Andalusia ở phía Nam Tây Ban Nha theo đạo Hồi đă đến thám hiểm Châu Mỹ. Tuy nhiên, vào thời đó ít có ai chú ư đến những thành quả của họ.

            Từ thế kỷ 15 trở về sau, những người Tây Ban Nha theo đạo Hồi đă bị các vua chúa Công Giáo đàn áp nặng nề nên họ phải ẩn dấu tôn giáo của họ. Tiếng Tây Ban Nha có danh từ đặc biệt để gọi những người này là MORISCOS (Spanish Muslims). Trong các đoàn thủy thủ Tây Ban Nha xâm chiếm Châu Mỹ có rất nhiều người Moriscos, trong số đó có Rodrigo de Lope là phó tướng của Christophe Columbus, tướng Estevanico de Azemor chiếm vùng Arizona (Mỹ), tướng Estaval the Moor chiếm New Mexico và Colorado năm 1540. Chính những người Moriscos là những tín đồ Hồi Giáo đầu tiên trên Châu Mỹ.

 

            2. Đa số nô lệ bị đưa đến Châu Mỹ  trong hai thế kỷ 17-18 là những tín đồ Hồi Giáo.

            Trong thế kỷ 17 và 18, bọn thực dân Âu Châu phát triển kỹ nghệ buôn bán nô lệ (the slave trade) để kiếm lợi. Bọn chúng thường đem quân đổ bộ lên vùng ven biển Phi Châu bắt người da đen đem lên tàu nhốt trong cũi như súc vật. Sau đó, bọn chúng đem họ đến Châu Mỹ bán cho các chủ nông trại. Hầu hết các chủ nô lệ đều là những người Ki Tô Giáo da trắng trong khi phần lớn những người nô lệ da đen là những tín đồ Hồi Giáo. Do bị đối xử tàn bạo và bị ép buộc phải bỏ đạo Hồi theo đạo Ki Tô , những người da đen đă vùng lên nổi loạn tại Bắc Mỹ năm 1758, nhiều chủ nô lệ da trắng đă bị phe nổi loạn trói vào cọc thiêu sống. Sau đó, báo chí Tây Phương đă lên tiếng kết án chế độ nô lệ.

            Từ năm 1830, để thay thế việc buôn nô lệ da đen, bọn thực dân Anh và Ḥa Lan dụ dỗ những người nghèo ở Indonesia, Surinam và Mă Lai dưới h́nh thức "mộ phu" và kư với họ những "giao kèo lao động" rồi đưa họ đến Mỹ Châu bán cho các chủ nông trại. Hầu hết những người này là tín đồ Hồi Giáo. Họ bị đối xử như nô lệ nhưng không bị ép buôc phải bỏ đạo. Họ công khai hành đạo tại Mỹ Châu. Từ đó, các tên riêng của Hồi Giáo bắt đầu xuất hiện rộng răi khắp nơi như: Muhammad, Ali, Abu, Omar, Abdul, Ismael v.v...

Cuốn tiểu thuyết best-seller "Cội Nguồn" (Roots) của Alex Harley là câu chuyện của những người nô lệ da đen ở Brazil t́m về cội nguồn của họ là xứ Hồi Giáo Phi Châu Gambia. Họ bị thực dân Bồ Đào Nha đem đến Nam Mỹ năm 1830.

 

            3. Do nhu cầu phát triển kỹ nghệ, nước Mỹ mở cửa đón nhận nhiều đợt nhập cư của các chuyên gia từ các nước Hồi Giáo:

            a. Đợt đầu tiên trong thập niên 1870 gồm rất nhiều các nhân viên kỹ thuật từ các nước Trung Đông như Syria, Lyban, Jordan và Palestine.

            b. Sau đệ nhất thế chiến (1914-1918) nước Mỹ tuyển rất nhiều chuyên gia từ các nước Hồi Giáo Đông Âu như Nam Tư, Albania, Bulgary v.v...

            c. Sau đệ nhị thế chiến, liền trong 15 năm (1945-1960) nước Mỹ thâu nhận nhiều trăm ngàn chuyên gia thông thạo Anh ngữ từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

            Phần lớn những chuyên gia và nhân viên kỹ thuật định cư tại các khu kỹ nghệ như Detroit, Chicago, Los Angeles và nhất là New York.

 

            4. Yếu tố cuối cùng h́nh thành cộng đồng Hồi Giáo tại Mỹ là sự cải đạo theo Hồi Giáo (Conversion to Islam).

            Hầu hết mọi người da đen tại Mỹ đều ư thức rằng Hồi Giáo là tôn giáo truyền thống của tổ tiên họ tại Phi Châu. Những cơ quan tuyên truyền của người da đen cố ư đánh thức tâm lư quần chúng da đen t́m về cội nguồn Hồi Giáo của họ. Những khẩu hiệu vận động trong cộng đồng người da đen thường thấy là: "Hồi Giáo là đạo của người da đen. Ki Tô Giáo là đạo của người da trắng". (Islam, the religion of Blacks. Christianity religion of Whites)

            Những cuộc vận động đó rất hữu hiệu v́ nó đă làm cho cộng đồng Hồi Giáo tăng vọt lên trong thập niên 1950. Theo tuần báo Time ngày 01-11-2001 th́ số người Hồi Giáo tại Mỹ hiện nay là 7 triệu, người Mỹ da đen chiếm 40%, Ả Rập 30% và Á Châu chiếm 30%.

            Ngoài nước Mỹ ra, Canada có nửa triệu người Hồi Giáo với 100 đền thờ, Trung và Nam Mỹ có 2 triệu rưỡi người Hồi Giáo, đông nhất tại Argentine và Brazil (mỗi nước có 500.000 tín đồ Hồi Giáo). Năm 1990, người Hồi Giáo đầu tiên được bầu làm Tổng thống Argentina là ông Memem, gốc Syria.

            Trước đây nhiều người cho rằng Hoa Kỳ là một "ḷ luyện kim" có thể nấu chảy mọi thứ dị biệt trên đất nước này. Nhưng ngày nay người ta nhận thấy có một thứ không thể nấu chảy là tinh thần cuồng tín cực đoan của người Hồi Giáo. Do vậy, Hoa Kỳ đă phải xét lại chính sách di dân và phải có biện pháp hạn chế đối với các di dân Hồi Giáo. Dù sống tại Mỹ, những người Hồi Giáo cực đoan vẫn thù ghét lối sống Mỹ và họ rất sợ "mất linh hồn" trong môi trường sống của Mỹ. Do đó, những người Hồi Giáo thu ḿnh lại như con ốc thu ḿnh trong cái vỏ khép kín của nó. Họ tự tách ḿnh khỏi xă hội Mỹ để tự giam ḿnh trong một h́nh thức ghettos.

            Tập thể người Mỹ da đen c̣n đi xa hơn nữa là họ vận động tách rời khỏi nước Mỹ để thành lập một quốc gia Hồi Giáo riêng biệt. Phong trào "Quốc Gia Hồi Giáo" (Nation of Islam) được phát động rầm rộ từ năm 1930 bởi  Wallace Fard. Năm 1934, Fard bị bắt và bị thủ tiêu bí mật.

            Phong trào được tiếp tục lănh đạo bởi Elijah Muhammad, 37 tuổi. Ông gọi lănh tụ Fard là "Chúa Cứu Thế" và gọi dân da trắng là kẻ dữ (evils). Ông tiếp tục đ̣i người da trắng phải để cho người da đen tách rời thành một nước riêng. Elijah qua đời v́ bệnh năm 1975, thọ 78 tuổi.

            Người hoạt động nổi tiếng nhất trong đầu thập niên 1960 là Malcom X (1925-1965). Ông kêu gọi mọi người da đen bỏ đạo Ki Tô để trở về với đạo gốc của tổ tiên là đạo Hồi, chỉ có đạo Hồi mới có khả năng đoàn kết mọi người da đen thành một khối mạnh mẽ. Ông gọi Thiên Chúa của đạo Ki Tô là Chúa của Da Trắng, Chúa ngoại lai và Chúa của chủ nghĩa nô lệ. Ông thành lập "Hội Truyền Bá Đạo Hồi tại Hoa Kỳ" (American Muslim Mission). Malcom X bị một nhóm da đen Hồi Giáo bất đồng chính kiến ám sát chết năm 1965.

 

 Charlie Nguyễn

 

 

 

 HỒI GIÁO TẠI Á CHÂU

 

Theo lịch sử Hồi Giáo th́ đạo này đă được truyền bá vào Ấn Độ và Trung Quốc ngay từ giữa thế kỷ 7, tức trong những năm đầu mới được thành lập. Vai tṛ truyền đạo chủ yếu do những người Thổ Nhĩ Kỳ nói tiếng Ba Tư (The Persianate Turks) v́ họ là những người theo đạo Hồi rất sớm. Họ có biệt tài cưỡi ngựa, bắn cung, đấu kiếm và rất hiếu chiến như quân Mông Cổ sau này. Trong hai thế kỷ 7 và 8, những đoàn kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ đă lấn chiếm toàn Bắc Ấn và Trung Á.

            Năm 751, toàn dân xứ Turkistan theo đạo Hồi. Quân Hồi tràn qua biên giới Turkistan tiến vào phía Tây Trung Quốc đụng trận với quân nhà Đường trên sông Talas. Quân Đường thua trận phải bỏ chạy. Vùng Tây Bắc Trung Quốc trở thành lănh thổ Hồi Giáo. Nhiều người Trung Á Hồi Giáo như Kazakh, Uzbek, Afgan tràn qua biên giới chiếm lănh các thảo nguyên của người Trung Quốc và trở thành những tín đồ Hồi Giáo đầu tiên trên lục địa Trung Hoa.

            Các hoàng đế thuộc triều đại nhà Nguyên (1280-1368) cho phép đạo Hồi được truyền bá tự do, những người Hồi gốc Trung Á được tự do đi lại và định cư lập nghiệp khắp nơi trên lănh thổ Trung Quốc. Nhờ đó, những người Hồi Giáo Trung Á đă có mặt tại hầu hết các thành phố lớn. Những người Hồi Giáo này chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa hỗn hợp Thổ Nhĩ Kỳ - Ba Tư (Turko-Persian Culture). Nhiều người Hồi Giáo Trung Á đă được triều đ́nh nhà Nguyên trọng dụng.

            Như trên đă tŕnh bày, các nước Trung Á, Bắc Ấn và phía Tây Bắc Trung Quốc đă bị đạo Hồi chinh phục bằng các đoàn kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ hiếu chiến hiếu sát. Trái lại, miền đông Trung Quốc và các đảo Thái B́nh Dương đă được đạo Hồi chinh phục bởi các đoàn thương gia Ả Rập giầu có, khôn ngoan và ôn ḥa.

            Từ cuối thế kỷ 7, nhiều thương gia Ả Rập đă đặt chân lên bờ biển Trung Quốc, mở nhiều thương điếm tại các tỉnh ven biển. Hơn hai trăm năm sau, tức vào năm 878, tại Trung Quốc bỗng nổi lên phong trào bài ngoại của đảng Huang Chao. Bọn này thực hiện chính sách khủng bố sát hại 1200 người ngoại quốc trên đất Trung Hoa. Những người Hồi Giáo Ả Rập và Ba Tư phải bỏ Trung Quốc, dời việc buôn bán và giảng đạo đến các nước phía Nam Trung Quốc là xứ Champa (Chàm) Mă Lai và quần đảo Nam Dương.

            Lịch sử Hồi Giáo Ả Rập có ghi: Năm 1039, một đoàn thương gia Ả Rập đă đến buôn bán tại Champa và tăng cường công cuộc truyền bá đạo Hồi tại xứ này. Họ đă lập nên tại Champa những cộng đồng Hồi Giáo đông đảo. Trong khi đó, những hạm đội hải quân của Hồi Giáo Ả Rập đă chiếm giữ Malacca để bảo vệ quyền giao thương trên trục lộ giao thông với Trung Quốc và Nhật Bản. Hồi Giáo làm chủ toàn vùng bán đảo Mă Lai và quần đảo Nam Dương trong 3 thế kỷ (11-15) và đă biến hai nước này thành hai nước Hồi Giáo.

            Năm 1511, một hạm đội hùng mạnh của Bồ Đào Nha đă đánh thắng quân Hồi Giáo Ả Rập và chiếm lănh Malacca để thực hiện hai mục tiêu: một là để nắm con đường huyết mạch về hàng hải hầu chiếm độc quyền buôn bán gia vị Á Châu (Asian spice trade), hai là thực hiện tham vọng truyền bá đạo Công Giáo ra khắp lục địa Á Châu và các đảo Thái B́nh Dương. Malacca là địa điểm chiến lược quan trọng v́ từ hải cảng Malacca, hải quân Bồ Đào Nha có thể kiểm soát mọi tàu bè từ Âu Châu và Địa  Trung Hải đến Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản.

            Kể từ 1511, Bồ Đào Nha dùng sức mạnh quân sự chận đứng sự giao thương và công cuộc truyền đạo Hồi của người Ả Rập tại vùng đất này. Đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới cho công cuộc truyền đạo Công Giáo tại Á Châu:

            - Giáo sĩ Công Giáo đầu tiên đến Việt Nam là Linh Mục Ignatius (I-nhê-khu) người Tây Ban Nha đến giảng đạo tại làng Ninh Cường, Bùi Chu năm 1533.

- Phan xi cô Xavie đến giảng đạo cho dân chài tại tỉnh Goa Ấn Độ năm 1542.

            Tiếp theo đó là nhiều đợt xâm nhập của các giáo sĩ Tây Phương đến giảng đạo tại Á Châu trong nhiều thế kỷ, họ đă tạo nên nhiều cộng đồng tín đồ Công Giáo tại Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản.

            Nếu so sánh với đạo Hồi, đạo Công Giáo đă được du nhập vào giải đất mang h́nh chữ S sau đạo Hồi trên 500 năm. Ngay từ năm 1039 tại xứ Chiêm Thành đă có nhiều cộng đồng tín đồ Hồi Giáo v́ nhiều đoàn thương gia Ả Rập đă đến đây truyền đạo sau khi họ chạy trốn loạn Huang Chao tại Trung Quốc năm 878.

            Năm 1069, vua Lư Thánh Tông cất quân đánh phá Chiêm Thành bắt vua Chiêm là Chế Củ. Vua Chiêm sợ chết nên phải chuộc mạng bằng cách dâng 3 châu Địa Lư, Ma Linh và Bố Chính cho vua Lư. Nhà vua sáp nhập 3 châu này vào lănh thổ Việt Nam và đổi tên thành Quảng Trị, Thừa Thiên. Năm 1402, vua Chiêm Thành dâng thêm hai châu nữa là Chiêm Động và Cổ Lũy cho Hồ Quí Ly. Hai châu này trở thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngăi của Việt Nam ngày nay.

            Như vậy, thực tế lịch sử đă chứng minh: Hồi Giáo là đạo Thiên Chúa đầu tiên đă xâm nhập giải đất mang h́nh chữ S (từ  Quảng Trị, Thừa Thiên đến Quảng Ngăi thuộc lănh thổ Chàm trước năm 1069) chứ không phải là đạo Công Giáo. Tuy nhiên, đạo Hồi đă không có cơ duyên xâm nhập vào xă hội người Việt (dân tộc Kinh) và đă trở nên một thứ tôn giáo hoàn toàn xa lạ và bị hiểu lầm nhiều nhất.

            Chúng ta đă biết Hồi Giáo là đạo Thiên Chúa xuất phát từ bán đảo Ả Rập vào đầu thế kỷ 7, nhưng đến nay các quốc gia có số tín đồ Hồi Giáo đông nhất thế giới lại là những nước Á Châu. Đó là Nam Dương, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... Chúng ta sẽ lần lượt t́m hiểu về t́nh h́nh Hồi Giáo tại các nước này:

 

            NAM DƯƠNG  (Indonesia).  Nam Dương là một quần đảo rộng lớn, gần 2 triệu cây số vuông, lớn gấp 6 lần diện tích Việt Nam, gồm có 13.000 đảo lớn nhỏ. Java là đảo lớn nhất qui tụ 60% dân số cả nước. Thủ đô Jakarta nằm trên đảo này. Dân số Nam Dương là 230 triệu người, gồm có 40% là người Javanese (người Chà Và) 14% Sudanese, số c̣n lại là người Hoa và các dân tộc khác. Về tôn giáo: Hồi Giáo (phái Sunni) 87%. Công Giáo La Mă 9% (20 triệu) và Ấn Giáo 4% (9 triệu). Ngôn ngữ của Nam Dương là tiếng Mă Lai nhưng chữ viết của họ được mô phỏng theo chữ Ả Rập.

            Những thương gia Hồi Giáo Ả Rập đă đến giảng đạo tại Nam Dương từ thế kỷ 8 nhưng không có kết quả trước các ảnh hưởng sâu đậm của Ấn Giáo tại vùng đất này. Phải đợi đến thế kỷ 15, một biến cố lớn lao đă xảy đến làm thay đổi t́nh h́nh đất nước này. Đó là sự kiện vua Raden Patah theo đạo Hồi đă ra lệnh cho toàn đảo Java phải bỏ đạo Hindu để theo đạo Hồi tập thể. Chỉ trong một thời gian ngắn, vua Patah đă biến đại đảo Java thành một vương quốc Hồi Giáo (Islamic Kingdom) đầu tiên tại Á Châu. Năm 1568, vua đảo Sumatra (đảo lớn thứ hai trong quần đảo Nam Dương) là Al-Quahhar ra lệnh cho toàn dân trên đảo phải theo đạo Hồi. Sau đó hai đảo lớn này và các đảo khác thống nhất lại tạo thành một nước Indonesia có số tín đồ Hồi Giáo lớn nhất thế giới.

            Vào cuối thế kỷ 16, các giáo sĩ Bồ Đào Nha đă đến giảng đạo Công Giáo tại miền đông đảo Timor và đảo Molucca. Họ đă thành lập tại hai đảo này nhiều cộng đoàn Công Giáo đông đảo. Năm 1945, Nam Dương dành lại độc lập từ tay thực dân Ḥa Lan. Hai chính quyền của Sukarno và Suharto đều muốn tách rời chính trị ra khỏi các ảnh hưởng tôn giáo để biến Nam Dương thành một quốc gia thế tục (a Secular State). Tuy nhiên, các thế lực cuồng tín Hồi Giáo và Công Giáo đă tự vơ trang và gây ra cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 40 năm khiến cho trên một triệu người chết và 2 triệu phải tản cư. Cuối cùng, Liên Hiệp Quốc phải can thiệp để chấm dứt nội chiến bằng cách công nhận một nước Đông Timor (Công Giáo) độc lập kể từ tháng 8-1999.

 

            MĂ LAI -  Đạo Hồi xâm nhập Mă Lai từ cuối thế kỷ 7, tuy nhiên chỉ có một số ít dân theo đạo này mà thôi. Mă Lai bắt đầu được cả thế giới chú ư khi hải cảng Malacca tự ư biến thành "Hải cảng tự do" vào năm 1400. Năm 1413, ông hoàng Paramesvara cai trị Malacca theo đạo Hồi khiến cho nhiều dân Mă Lai cũng bắt chước theo đạo Hồi rất đông. Năm 1511, Bồ Đào Nha dùng sức mạnh quân sự chiếm Malacca và cai trị vùng này đến đầu thế kỷ 17. Sau hơn một thế kỷ lệ thuộc Bồ Đào Nha, nhiều người Mă Lai đă theo đạo Công Giáo nhưng đại đa số vẫn giữ đạo Hồi. Dân số Mă Lai hiện nay là 18 triệu, 50% theo Hồi Giáo, số c̣n lại là Ấn Giáo, Công Giáo và Phật Giáo. Từ lúc được độc lập đến nay, Mă Lai luôn luôn được lănh đạo bởi các chính quyền Hồi Giáo.

 

            PHILIPPINES -  Dân số Philippines xấp xỉ với Việt Nam tức vào khoảng gần 80 triệu người, 85% Công Giáo. Số dân theo đạo Hồi là 7 triệu, qui tụ tại đảo Mindanao, Sulu và Basilan với khoảng 3000 đền thờ. Hồi Giáo Philippines có 2 trường đại học riêng với 9000 sinh viên. Dân Công Giáo Phi xử dụng ngôn ngữ Tagalog là chính, trong khi đó 7 triệu người Hồi Giáo Phi xử dụng ngôn ngữ Maranao.

            Đạo Hồi đă được du nhập vào Philippines do một hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử. Đó là biến cố quân Mông Cổ đánh chiếm thủ đô Baghdad của Iraq vào năm 1258. Nhiều học giả Hồi Giáo Iraq đă dùng thuyền chạy trốn và cuối cùng họ đă lưu lạc đến các đảo phía Nam Philippines. Họ giảng đạo cho dân các đảo này và đă được dân đảo tôn trọng như các vị thánh. Sau khi chết, các vị thánh Hồi Giáo đă được dân địa phương mai táng và xây cất những ngôi mộ rất đẹp. Họ biến những ngôi mộ này thành những địa điểm hành hương cho khách thập phương đến kính viếng. Một trong những ngôi mộ nổi tiếng nhất hiện nay là mộ của Makhdum Karim trên đảo Sulu. Ông là người Iraq đầu tiên đến giảng đạo Hồi tại Philippines vào giữa thế kỷ 13.

            Sau 3 thế kỷ đạo Hồi tồn tại và phát triển trên quần đảo Philippines th́ quần đảo này bị Tây Ban Nha chiếm vào thế kỷ 16. Vua Tây Ban Nha lúc đó là Philip rất sùng đạo Công Giáo đă ra lệnh cho quân đội dùng bạo lực cưỡng ép dân Phi theo đạo Công Giáo.   Chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha đă đặt tên cho quần đảo này là Philippines, ngụ ư quần đảo thuộc quyền cai trị của vua Philip.

            Năm 1896, hải quân Mỹ đánh chiếm Philippines từ tay Tây Ban Nha. Tổng Thống Mỹ lúc đó là Mc Kinley rất sùng đạo Tin Lành đă áp dụng chính sách vừa dụ dỗ vừa cưỡng ép người Hồi Giáo Phi cải đạo sang Tin Lành. Người Hồi Giáo ở Sulu phát động cuộc chiến tranh chống Mỹ kéo dài 18 năm (1896-1914) gây nhiều tổn thất cho Mỹ. Chính quyền Mỹ thay đổi chính sách bằng cách di dân Công Giáo từ khắp nơi trong nước đến định cư tại các đảo miền Nam từ năm 1915 đến 1939 (24 năm liền) nhằm tạo các vùng xôi đậu để phá vỡ tính đồng nhất của các cộng đồng Hồi Giáo.

            Bắt đầu từ 1968, người Hồi Giáo tại miền Nam Philippines tổ chức các cuộc khủng bố dân Công Giáo. Năm 1973, dân tộc lớn nhất ở miền Nam là Moro thành lập "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Moro" (The Moro Liberation National Front). Nhiều nước Hồi Giáo trên khắp thế giới tích cực ủng hộ và tài trợ cho Mặt Trận này. Ngoài ra,một số các tổ chức khủng bố Hồi Giáo khác cũng được thành lập như tổ chức Abu Sayyab từ 1990. (Tổ chức này thực hiện một cuộc bắt cóc 19 người ngoại quốc rất táo bạo tại đảo Jolo ngày 23-4-2000 làm chấn động dư luận thế giới).

            Dưới chính quyền của Tổng Thống Marcos trong thập niên 1970, cuộc nội chiến giữa dân Công Giáo và Hồi Giáo tại đảo Mindanao đă làm thiệt mạng 120.000 người. Sau đó, chính quyền Aquino đă phải kư kết với người Hồi Giáo Mindanao một hiệp định công nhận "qui chế tự trị". Từ 1986, những người Hồi Giáo cực đoan không hài ḷng với qui chế tự trị này đă tự động thành lập một lực lượng vơ trang chống chính phủ với 40.000 tay súng. Bọn người này hiện đang tiếp tục chống chính phủ và gây kinh hoàng cho dân chúng tại Mindanao. Các kư giả Tây phương gọi vùng này là "Bosnia của Á Châu"!

 

            ẤN ĐỘ - Trước năm 1947, Ấn Độ là một lănh thổ rất rộng lớn, thường được gọi là Tiểu Lục Địa Ấn Độ (The Subcontinent of India) v́ nó bao gồm cả nước Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Tổng số tín đồ Hồi Giáo trên tiểu lục địa này là 250 triệu người.

            Đạo Hồi đă đến với tiểu lục địa Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 711, khi quân Hồi Giáo Ả Rập đánh chiếm tỉnh Sind, nay là Pakistan. Đến thế kỷ 11, toàn miền Bắc Ấn theo đạo Hồi, trong đó có tỉnh Ghaznawid, nay là nước Afganistan. Vào năm 1206, Thổ Nhĩ Kỳ cai trị Ấn Độ đă biến nước này thành "Quốc Gia Hồi Giáo Ấn Độ" (Muslim State of India) đặt thủ đô tại La Hore.

            Năm 1555, Hoàng Đế Humayun của đế quốc Mông Cổ Hồi Giáo (Mughuls) chiếm toàn thể lănh thổ Ấn Độ và cai trị xứ này từ đó đến năm 1858 th́ bị đế quốc Anh thay thế (303 năm). Trong 3 thế kỷ dưới sự thống trị của đế quốc Mughuls, nhiều người Ấn Độ đă bỏ đạo Hindu theo Hồi Giáo.

            Từ đầu năm 1946, tại khắp nước Ấn Độ bỗng nhiên xảy ra nhiều vụ xung đột đẫm máu giữa Hồi Giáo và Ấn Giáo. Ngày 14-8-1947, người Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ nhưng tách tỉnh Sind có đại đa số dân theo Hồi Giáo thành một nước riêng gọi là Pakistan. Theo tiếng địa phương, Pakistan có nghĩa là "Đất của người Hồi" (Land of Muslims). Người Hoa gọi Pakistan là Hồi Quốc. Hồi Quốc có hai phần là Đông Hồi và Tây Hồi.

            Sau khi tiểu lục địa Ấn Độ chia ra thành hai nước theo tôn giáo, những cuộc di cư vĩ đại đă xảy ra: Những người Hồi Giáo từ các vùng thuộc Ấn Giáo di cư đến Pakistan. Ngược lại, những người Ấn Giáo tại Pakistan di cư về Ấn Độ. Tuy nhiên, có nhiều người đă không di cư và đành phải ở lại với những người khác tôn giáo. Riêng tại vùng thung lũng sông Hằng (The Ganges Valley) c̣n ở lại 40 triệu người Hồi Giáo. Những tỉnh có đông dân theo đạo Hồi như Kashmire, Jammu, Punjale và Bengal lại được người Anh chia cho Ấn Độ kiểm soát. Tổng số người Hồi tại các tỉnh này lên tới 20 triệu. Từ 1948 đến nay, tại những vùng xôi đậu này thường xuyên xảy ra những vụ xung đột đẫm máu giữa những người anh em cùng một chủng tộc nhưng khác tôn giáo. Trên toàn lănh thổ Ấn Độ có 12% dân số theo đạo Hồi.

            Nói chung, Hồi Giáo đă đến với Nam Dương, Mă Lai và Philippines qua sự truyền giáo của các đoàn thương gia Ả Rập, tương đối có truyền thống ôn ḥa. Ngược lại, Hồi Giáo đă đến với tiểu lục địa Ấn Độ "bằng các dấu chân của những đoàn quân xâm lược" (by the stamps of the invaders): Đoàn kỵ binh Ả Rập từ phía Tây đánh qua quân Thổ Nhĩ Kỳ từ các nước Trung Á kéo tới và quân Ba Tư từ phía Tây Bắc kéo sang. Đặc tính hiếu chiến hiếu sát của những đoàn quân xâm lược Hồi Giáo đă một phần nào tạo nên xu hướng bạo động của các tín đồ Hồi Giáo tại vùng Bắc Ấn. Đại đa số giai cấp tiện dân Ấn Độ bất măn với chế độ phân chia giai cấp rất dă man của Ấn Giáo nên đă đi theo đạo Hồi. Trong khi đa số dân Ấn Độ suy dinh dưỡng nhưng v́ mê tín nên đă thờ ḅ và không dám ăn thịt ḅ. Ngược lại, những người Hồi Giáo kiêng ăn thịt heo nhưng lại thích giết ḅ để ăn thịt! Tất cả những mâu thuẫn trên đă gây ra, những cảnh nồi da xáo thịt thê thảm giữa những người Ấn theo đạo Hindu và đạo Hồi. Các cuộc chiến tranh tôn giáo đă diễn ra trên nửa thế kỷ và vẫn c̣n tiếp diễn. Hiện nay, Ấn Độ và Hồi Quốc đă sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau bằng vũ khí nguyên tử vào bất cứ lúc nào!

          

            PAKISTAN (Hồi Quốc) - Như ta đă biết, Pakistan đă tách ra từ Ấn Độ năm 1947. Ngay từ khi mới tách rời đến nay, hai nước Ấn và Hồi luôn luôn có chiến tranh với nhau về tôn giáo và tranh chấp biên giới. Năm 1971, Đông Hồi tách ra khỏi Tây Hồi để thành lập nước riêng là Bangladesh, thủ đô đặt tại Dacca, dân số khoảng 100 triệu.

            Hiện ở Pakistan có 14% dân số theo đạo Hindu. Trên phương diện chính trị, Pakistan không phải là một "quốc gia Hồi Giáo" (A Muslim State) nhưng Hiến Pháp năm 1973 của Pakistan có điều khoản qui định: "Không một điều luật nào của Pakistan trái ngược với kinh Koran và Luật Hồi Giáo Shariah".

            Năm 1974, thủ tướng Bhutto muốn đưa Pakistan ra khỏi ảnh hưởng đạo Hồi đă tuyên bố: "Pakistan là một thực thể Phi-Hồi-Giáo" (Pakistan is a Non-Muslim entity). Tuy nhiên, quốc hội Pakistan bị ảnh hưởng Hồi Giáo nặng nề vẫn duy tŕ việc áp dụng luật Shariah trên toàn quốc.

            Từ 1980 đến nay, những người Hồi Giáo cực đoan đă tự ư vượt biên giới sang Ấn Độ hoạt động khủng bố. Chính phủ Ấn đă phải đối phó lại bằng cách ra lệnh cho binh sĩ và cảnh sát Ấn có quyền bắn chết quân khủng bố tại chỗ mà không cần phải đưa ra ṭa xét xử. Theo thông cáo chính thức của chính phủ Ấn th́ từ 1990 đến 2000 (10 năm) chính quyền Ấn đă bắn chết tại chỗ 28.000 quân khủng bố Hồi Giáo Pakistan. Giới báo chí Tây Phương cho rằng con số thực tế phải cao hơn gấp nhiều lần!

 

            TRUNG QUỐC - Chính phủ Bắc Kinh chính thức công bố con số tín đồ Hồi Giáo trên toàn lănh thổ Trung Quốc hiện nay là 60 triệu. Con số đưa ra có vẻ lớn lao nhưng thực sự chỉ là một tỷ lệ nhỏ nhoi  (0,5%) so với dân số toàn quốc (Theo Ceasar Ferrah trong tác phẩm Islam, 6th edition 2000, trang 283).

            Sử sách Trung Quốc có ghi: Vào năm 651, vua Hồi Giáo Uthman đă cử đặc sứ đến yết kiến hoàng đế Trung Hoa đời nhà Đường, dâng lên hoàng đế nhiều cống vật quí hiếm của xứ Ả Rập để thiết lập mối giao hữu giữa hai nước. Ít lâu sau, nhiều thương gia Hồi Giáo Ả Rập và Ba Tư đă đến buôn bán và định cư tại Trường An (Changan) Quảng Châu (Guangzhou) và Hàng Châu (Hangchow). Từ cuối thế kỷ 8, người Trung Quốc đă đọc sách chữ Hán viết về Hồi Giáo. Đó là sách của Du-Huan, một người Trung Quốc đă sống 12 năm tại các nước Ả Rập Hồi Giáo (751-762). Sau khi trở về Trung Quốc, ông đă viết sách giới thiệu Hồi Giáo và đời sống các nước Ả Rập. Trong thế kỷ 9, các sách niên giám ghi nhận sự kiện tại triều đ́nh Trung Quốc có tới 37 phái đoàn các nước Hồi Giáo đến triều yết hoàng đế Trung Quốc.

            Học giả Chan Yuan viết sách Tạp Ghi về Hồi Giáo Trung Quốc (Records of Chinese Islam) cho biết: Thành phần Hồi Giáo quan trọng nhất tại Trung Quốc là những người Trung Á. Dưới đời nhà Nguyên (1271-1368) nhiều người trí thức Hồi Giáo Trung Á đă được triều đ́nh nhà Minh trao cho nhiều chức vụ quan trọng đặc trách về y khoa, thiên văn, văn chương và nhất là về kỹ thuật quân sự. Đến đời nhà Minh (1368-1644) nhiều nhân tài Hồi Giáo vẫn tiếp tục được trọng dụng. Nhiều học giả Hồi Giáo viết sách chữ Hán quảng bá đạo Hồi như  Wang Dai Yu viết sách  "Đại Học Hồi Giáo" (The Islamic Great Learning) phỏng theo sách Đại Học của Khổng Giáo. Cuối đời Tống, học giả Lin Zhi viết sách "Triết Học Hồi Giáo về bản chất con người và lư trí" (The Islamic Philosophy of Human Nature and Reason).

            Các người Hồi Giáo tại Trung Quốc đều tự xưng là HUI nên người Trung Quốc gọi họ là "Người Hồi" (HUI people) và gọi đạo Hồi là HUI-JAO (Hồi Giáo).

            Vào năm 1862, lần đầu tiên kinh Koran được dịch sang chữ Hán. Năm 1927, trọn bộ kinh Koran bằng tiếng Nhật được dịch sang chữ Hán và in tại Bắc Kinh với phần phụ đề bằng tiếng Anh là The Kelan (The Koran).

            Hiện nay, tại các thành phố lớn của Trung Hoa lục địa đều có nhiều người Hồi gốc Trung Á sinh sống bằng các nghề chuyên môn với tŕnh độ kỹ thuật cao. Bắc Kinh có 200.000, Thiên Tân 150.000, Thượng Hải 50.000... Họ chuyên làm các đồ bằng da, len sợi, nữ trang, đóng hộp thịt ḅ, sản xuất ḿ sợi và nhất là kỹ nghệ nhà hàng (restaurant).

            Về phương diện chính trị, từ thế kỷ 19 đến nay, những người Hồi Giáo tại Tân Cương và Vân Nam đă nhiều lần nổi lên chống chính quyền Trung Quốc để đ̣i thành lập quốc gia tự trị. Đối với họ, vùng đất họ cư ngụ là lănh thổ riêng của họ chứ không thuộc Trung Quốc v́ tổ tiên của họ là những người Trung Á (Caucasus, Tajikistan, Kazakhstan, Uzebekistan và Afganistan) đă đến đây lập nghiệp và định cư từ nhiều ngàn năm trước khi bị người Trung Quốc xâm chiếm. Mới đây các nhà khảo cổ Nga đă đào được rất nhiều xác ướp tại sa mạc Taklimakan thuộc tỉnh Tân Cương. Các cuộc giảo nghiệm đă xác nhận những xác ướp này là xác những người Caucasus đă sinh sống tại Tân Cương từ 4000 năm trước! (tức khoảng 2000 năm trước Công Nguyên). Như vậy, đất Tân Cương là phần đất của giống dân Trung Á xưa kia và đă bị Trung Quốc xâm lấn sau đó.

 

            VIỆT NAM -  Theo giáo sư Ceasar Ferrah thuộc đại học Minnesota, tác giả cuốn ISLAM, 6th edition 2000, Barron's (trang 275-276) th́ hiện nay Việt Nam có 55.000 tín đồ Hồi Giáo, 2/3 là người Chà Và (Javanese, gốc Nam Dương) và gốc Chiêm Thành (Chàm/Champa), 1/3 c̣n lại là người Việt gốc Miên.

            Riêng tại hai tỉnh Ninh Thuận và B́nh Thuận có 70.000 người Chiêm Thành, chia ra 50.000 theo Ấn Giáo (Hindu) và 20.000 theo Hồi Giáo. Số người Chà Và tại đồng bằng sông Cửu Long là 25.000 người đều có tổ tiên tại Nam Dương đă theo đạo Hồi nhiều thế kỷ trước khi di cư qua VN. Tại Sài G̣n có 10.000 người theo Hồi Giáo thuộc nhiều chủng tộc. Sau 1975, có 1750 người Hồi Giáo xin di cư qua Yemen và 2000 người xin qua Mă Lai.

            Các du khách Hồi Giáo đến Việt Nam nhận thấy Hồi Giáo Việt Nam đă mất đi tính cách chính thống v́ đă bị lai tạp với Phật Giáo và Ấn Độ Giáo rất nhiều. Tại nhiều nhà thờ Hồi Giáo có vẽ rồng phượng và hoa sen. Quan niệm về Allah rất mờ nhạt, có nơi tín đồ Hồi Giáo đọc kinh khấn vái Ali (con rễ của Muhammad) và gọi Ali là "Con Thiên Chúa" (Son of God) là điều đạo Hồi cấm kỵ. Người Hồi Giáo Việt Nam thường không ăn chay trọn tháng Ramadan mà chỉ ăn chay 3 ngày mà thôi, sau đó họ bày ra tiệc tùng linh đ́nh tại nhà thờ và mời bạn bè theo các đạo khác đến ăn cho vui.

            Từ trước đến nay đạo Hồi không bị kỳ thị tại Việt Nam nhưng đối với Hồi Giáo thế giới th́ Hồi Giáo Việt Nam giống như một ốc đảo cô đơn. Họ cách ly với thế giới bên ngoài do trở ngại về ngôn ngữ và hầu như không có ai biết tiếng Ả Rập để học hỏi trực tiếp về giáo lư đạo Hồi.

            Vả lại, tỷ số Hồi Giáo chưa tơí 1/1000 trên tổng số dân  Việt Nam. So sánh với các nước Á Châu khác, cộng đồng Hồi Giáo Việt Nam rất nhỏ bé và không có một ảnh hưởng chính trị nào.

          

Hồi Giáo tại các nước Á Châu khác:

          

Quốc Gia                   Dân số       Số tín đồ Hồi Giáo

Nhật Bản                    130 triệu         100.000      

Taiwan                        20 triệu               80.000        

Campuchia                5 triệu               350.000      

Thái Lan                     55 triệu            6.000.000   

Singapore                  3 triệu                500.000      

 

 Riêng tại tỉnh Kampong Cham thuộc Kampuchia có 300.000 người Hồi Giáo gốc Chàm. Tổ tiên họ là những người Hồi Giáo Chiêm Thành đă di cư sang Kampuchia trong thế kỷ 11 sau cuộc chiến tranh "B́nh Chiêm" của các vua đời Lư của Việt Nam.

 

Charlie Nguyễn

 

 

Tôn Giáo Dân Tộc

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of American Scientist

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten