Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan từ nhiều nguồn khác biệt trong tinh thần tự do ngôn luận. Nội dung các bài viết đă được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

 

 

Trung Quốc đă học được ǵ từ sự sụp đổ của Liên Xô

 

(Tại sao tiến tŕnh đánh giá trách nhiệm về sự sụp đổ của Liên Xô vẫn c̣n là đề tài nóng bỏng ở Bắc Kinh)

 

A. Greer Meisels, The Diplomat, ngày 27 tháng Bảy 2012

 

Trần Ngọc Cư dịch

 

Trong một bài diễn văn đọc ngày 24 tháng Bảy 2012, Chủ tịch Trung Quốc (TQ), ông Hồ Cẩm Đào, kêu gọi cả nước phải “kiên quyết” thực hiện chính sách cải tổ và cởi mở đồng thời chống lại t́nh trạng cứng ngắc và bế tắc. Bài diễn văn này theo sau những lời kêu gọi khác đ̣i tiếp tục tiến tŕnh cải tổ tại TQ (trong đó lời kêu gọi của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là đáng chú ư nhất).

 

Tại sao lại có sự ầm ĩ ngày càng gia tăng này?

 

Trung Quốc đang chuẩn bị cho một trong những giai đoạn chuyển tiếp quyền lănh đạo mang tính lịch sử mà điểm cao là Đại hội Đảng 18 vào mùa Thu này. Việc này nêu ra câu hỏi, sự chuyển tiếp ấy sẽ ảnh hưởng hướng đi tương lai của TQ, kinh tế TQ, và nhân dân TQ như thế nào?

 

Uy thế của giới lănh đạo thuộc thế hệ “thứ năm” đang lên này của TQ thúc đẩy tôi suy ngẫm về một đề tài là sức bật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bất chấp mọi biến cố, ĐCSTQ vẫn c̣n chèo chống để nắm quyền cai trị, và tôi dám nói rằng đảng này đă phát triển mạnh, mặc dù nhiều đảng cộng sản anh em cuối cùng đă bị chôn vùi trong thùng rác của lịch sử (the dustbin of history). Thật vậy ngày nay (nếu không kể CHNDTH), chỉ c̣n vơn vẹn bốn chế độ cộng sản – đó là Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, và Cuba.

 

Nhưng không phải mọi chuyện đều “xuôi chèo mát mái” đối với ĐCSTQ… hăy c̣n lâu! Một trong những câu kinh nhật tụng của Đảng là nó coi sự ổn định chính trị có giá trị cao hơn mọi thứ khác và ra sức xây dựng một xă hội hài ḥa, mặc dù những số liệu thống kê chính thức và không chính thức tiếp tục cho thấy các cuộc biểu t́nh bên trong TQ đă tăng lên theo cấp số nhân. Điều này tiếp tục nêu ra những câu hỏi liên quan đến tiền đồ của ĐCSTQ trong các đề tài thảo luận về tương lai của TQ.

 

Bí quyết của TQ là ǵ?

 

Tôi không phải là một nhà giả kim (alchemist) nên không thể biến các giả thuyết thành sự thật. Nhưng tôi xin liều lĩnh đoán rằng bí quyết thành công của TQ là không có ǵ bí mật; chẳng qua Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ khôn khéo và thành công hơn [các đảng cộng sản đă sụp đổ] rất nhiều trong việc biến cải một chút những nền tảng có thể làm cơ sở cho tính chính đáng hiện nay của Đảng. Và nước láng giềng phương Bắc của TQ đă cung ứng một số bài học quí giá nhất. Ở đây, tất nhiên tôi muốn nói đến Liên Xô cũ.

 

Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 là một trong những biến cố bản lề quan trọng nhất của Thế kỷ 20. Chủ nghĩa cộng sản, như một ư thức hệ và như một thể chế chính quyền, và tất cả những biểu hiện của nó tại Liên bang Xô viết và các nước Xô viết chư hầu (đặc biệt tại Đông Âu), là một thứ “ma quỉ” (evil) mà thế giới phương Tây, được Hoa Kỳ lănh đạo trong Chiến tranh lạnh, đă đoàn kết chống lại. Nó cũng là một “mô h́nh” mà các nước cộng sản và các chính phủ cộng sản khác, đặc biệt ĐCSTQ đă sử dụng để theo đuổi và hợp pháp hóa thử nghiệm cộng sản của ḿnh. Do đó, thật không đáng ngạc nhiên khi sự suy yếu bên trong của Liên Xô trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản, ít có nước nào lo lắng về những những biến cố này như Công ḥa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH). Dẫu sao, Liên Xô là nơi sinh ra thử nghiệm xă hội chủ nghĩa đầu tiên, và cho đến ngày nay, vẫn là một thử nghiệm lâu dài nhất thế giới, và do đó, lịch sử chính trị hiện đại và sự phát triển của TQ đă chịu ảnh hưởng sâu sắc của Liên Xô. Việc quyết định đường lối để tránh một số phận tương tự là hết sức quan trọng cho sự sống c̣n của ĐCSTQ.

 

Năm ngoái là năm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Liên Xô và v́ thế có thể nói đây là một thời gian thích hợp để ta đứng lùi lại và phân tích một số trường phái tư duy khác nhau đă xuất hiện tại TQ suốt và ngay sau những năm tháng đầy biến động đó. Tuy nhiên, sau khi duyệt xét lại nhiều tư liệu mới mẻ và quyết định dứt khoát rằng không có một quan điểm đồng nhất hay duy nhất nào tại TQ về những lư do tại sao Liên Xô tan ră, tôi thấy có ba quan điểm chính gần như đă khống chế cuộc thảo luận tại TQ – điều mà tôi gọi là “Ba Qui trách”: “Đổ lỗi cho Con Người”, “Đổ lỗi cho Hệ thống”, và “Đổ lỗi cho phương Tây”. Và h́nh như mọi người đều say mê cái tṛ đổ lỗi này.

 

Đổ lỗi cho Con Người

 

Đối với nhiều người tại TQ vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, và thậm chí đến ngày nay, việc đánh giá trách nhiệm cho sự sụp đổ của Liên Xô bắt đầu và kết thúc với một cá nhân duy nhất, đó là Mikhail Gorbachev. Quan điểm này h́nh như có tiếng vang mạnh nhất đối với những thành phần tả khuynh thủ cựu của TQ. Vào thời gian cao điểm của những nỗ lực cải tổ của Gorbachev, đă có những người cho rằng “trong nội bộ ĐCSTQ và trong nội bộ TQ một ‘cuộc đấu tranh ư thức hệ’ sẽ được phát động để chống lại ‘tư tưởng xét lại’ của Gorbachev”. Tất nhiên, kể từ cuộc Cách mạng Cộng sản năm 1949 tại TQ ít có chiếc mũ nào, nếu có, đáng sợ hơn chiếc mũ “theo chủ nghĩa xét lại” (revisionist). Thậm chí mới năm ngoái đây, trường phái “Đổ lỗi cho Con Người” này vẫn c̣n thịnh hành. Ngày 1 tháng Ba năm 2011, Học viện Khoa học Xă hội TQ xuất bản một cuốn sách mới, Chuẩn bị nguy cơ trong thời buổi an b́nh: Những hồi ức nhân ngày kỷ niệm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Nga (Cư an tư nguy: Tô Liên vong đảng nhị thập niên đích tư khảo 居安思危: 苏联亡党二十年的思考), cuốn sách đă kết luận rằng nguyên nhân cội rễ đưa đến sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô không phải là bản thân hệ thống xă hội chủ nghĩa Nga, nhưng chính là sự thối nát của những đảng viên Cộng sản Nga mà đứng đầu là nguyên Chủ tịch Gorbachev.

 

Những ảnh hưởng tai hại của nạn tham nhũng đang biểu hiện rơ nét tại TQ ngày nay, thảo nào ĐCSTQ chắc chắn bằng lời nói, dù không phải luôn luôn bằng việc làm, tỏ ra hốt hoảng phát động một cuộc chiến chống lại kẻ thù đáng sợ này.

 

Đổ lỗi cho Hệ thống

 

Một trường phái có ảnh hưởng thứ hai gồm nhiều cá nhân có đầu óc cải cách và cởi mở hơn coi nguyên nhân thúc đẩy sự sụp đổ là lỗi hệ thống – không có nghĩa là một khuyết tật nội tại trong chính mô h́nh xă hội chủ nghĩa, nhưng do cách nó được thực hiện tại Liên Xô. Những người này đổ lỗi cho những nguyên nhân nội bộ như bế tắc kinh tế, quản lư tồi, chủ nghĩa giáo điều cực đoan và sự cứng ngắc của bộ máy quan liêu đă đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô. Những vấn đề này chắc chắn không phải chỉ là hậu quả của những chính sách dưới thời Gorbachev, nhưng như một bệnh ung thư vốn đă được cho phép gây di căn trước đó, rồi qua thời gian đă lan khắp Đông Âu và Liên Xô.

 

Người ta có thể thấy v́ sao tư duy “Đổ lỗi Hệ thống” này có ảnh hưởng đối với các đảng viên có đầu óc đổi mới. Dẫu sao, nhiều cải cách của Đặng Tiểu B́nh là một nỗ lực nhằm chống lại chính loại tư duy thối tha, tù đọng này. Điều đáng lưu ư là, bài diễn văn gần đây nhất của Hồ Cẩm Đào cũng cảnh báo những nguy cơ hệ thống.

 

Đổ lỗi cho phương Tây

 

Phe “Đổ lỗi cho phương Tây” tự tách ḿnh ra khỏi hai trường phái kia bởi v́ nó có vẻ bị ám ảnh một cách đặc biệt về nỗi sợ hăi đối với chính sách và ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở trong khu vực. Thật vậy, một trong những lo ngại chủ yếu của trường phái này là, Mỹ sẽ sử dụng quyền lực của ḿnh để gia tăng sức ép khiến TQ phải thay đổi chế độ. Nhiều bài báo xuất hiện trên những nơi như Nhân dân Nhật báo và tờ báo Văn hối Hồng Kông nói rằng ĐCSTQ lo sợ ảnh hưởng đang gia tăng của những cường quốc phương Tây “hiếu chiến” cũng như những dấu hiệu phơi bày sự chia rẽ trong Đảng. (Rơ ràng, đây cũng là một vấn đề hiện đang đè nặng tâm tư giới lănh đạo ngày nay trong bối cảnh của những biến cố gần đây xung quanh nhân vật thất sũng Bạc Hy Lai). Những t́nh cảm bài phương Tây này vẫn c̣n vang vọng và những luận điệu hằn học chống bá quyền Mỹ vẫn thường xuất hiện trên nhiều trang xă luận.

 

Liên Xô ngày nay sẽ là tương lai của chúng ta”: Không nhất thiết phải là như vậy nếu TQ có cách tránh.

 

Nhưng có một điều c̣n đáng lưu ư hơn việc nhận ra “Ba lỗi lầm” đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô là, xác định cho được mức độ ảnh hưởng của chúng lên các nhà làm chính sách và chính sách của ĐCSTQ. Ở một mức độ, một trong những hậu quả chính của sự sụp đổ của Liên Xô trong các giới chính trị chóp bu của TQ là, Đặng Tiểu B́nh và nghị tŕnh cải tổ đă được công nhận là những kẻ chiến thắng trên thực tế (de facto winners) đối với các thế lực bảo thủ được lănh đạo bởi Trần Vân, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương ĐCSTQ lúc bấy giờ.

 

Tuy nhiên, ngoài chiến thắng “mang tính bè phái” này ra, có một số thay đổi chính sách rất cụ thể, hay ít ra là những điều chỉnh chính sách, đă diễn ra v́ sự sụp đổ của Liên Xô. Một số thay đổi này gồm có việc thay thế mô h́nh xây dựng quốc gia đa dân tộc của Liên Xô (multinational state-building) bằng chính sách “một quốc gia đa dạng” (one nation with diversity) của TQ, và việc TQ tiến hành một chiến dịch giáo dục ḷng yêu nước để củng cố tính chính đáng của ĐCSTQ. Một lănh vực khác trong đó có lẽ nhiều chính sách đă được thực hiện nhằm bịt miệng những kẻ chỉ trích từ phe “Đổ lỗi cho phương Tây”, nằm trong việc TQ gia tăng phát triển các chính sách phúc lợi xă hội. Chế độ lương hưu, chương tŕnh đảm bảo mức sống tối thiểu, “Nông thôn mới xă hội chủ nghĩa”, và cải tổ y tế dưới dạng thức bảo hiểm sức khỏe, tất cả đều có mục đích củng cố những luận điểm “xă hội chủ nghĩa” của CHNDTH trong tư thế một mô h́nh thay thế cho chủ nghĩa tư bản không kiềm chế của phương Tây.

 

Bằng cách nh́n vào những phản ứng của ĐCSTQ đối với sự sụp đổ của Liên Xô và cố gắng t́m hiểu họ đă trực cảm (intuit) “những bài đă học” như thế nào, việc này gần như cho thấy rằng ĐCSTQ đă dấn thân vào một tiến t́nh học hỏi liên tục, cuối cùng đưa đến tính mềm dẻo trong vấn đề hoạch định chính sách. Mỗi một “giải pháp” mà ĐCSTQ t́m ra để chống lại một sự sụp đổ kiểu Liên Xô đều liên quan tới một lănh vực nào đó mà họ thấy Liên Xô đă thiếu sót. Có lẽ bài học quan trọng nhất mà TQ học được là làm thế nào để trở thành một chế độ độc tài có khả năng thích nghi khi quá nhiều người đă mất niềm tin ở chủ nghĩa Mác-Lê, kinh tế xă hội chủ nghĩa, và học thuyết cộng sản chính thống.

 

Câu hỏi của tôi là: Đường lối này sẽ mang lại kết quả cho ĐCSTQ được bao lâu?

 

A. G. M.

 

A. Greer Meisels là phụ tá giám đốc và là nhà nghiên cứu về Trung Quốc và khu vực Thái B́nh Dương tại Center for the National Interest (Trung tâm Nghiên cứu Lợi ích Quốc gia).

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: