Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

Vietnamese Commandos' Hearing  History Document

 

 

Phạm Hoài Nam

 

 

VÀI SUY NGHĨ VỀ NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC NHÂN ĐỌC CUỐN TÔI TỰ HÀO LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

 

- Phần 1

 

 

Tác phẩm Tôi tự hào là người Việt Nam (TTHLNVN) được ra mắt tại Việt Nam vào tháng 8 năm 2014. Có lẽ tại Việt Nam từ sau tháng 4/1975 đến nay, hiếm có một cuốn sách nào được tổ chức ra mắt rầm rộ như cuốn sách này.

Các cơ quan truyền thông lớn trong nước đều quảng bá quyển sách này và tường thuật 2 buổi “tọa đàm” về tác phẩm tại Sài G̣n ngày 30/8 và Hà Nội ngày 27/9/2014, với sự tham dự của nhiều nhân vật nổi tiếng và các đại diện của chính quyền.

 

Đọc tin trong nước và nghe qua YouTube bàn tán nhiều về cuốn sách này quá, cho nên v́ ṭ ṃ, tôi nhờ một người ở VN mua dùm gởi qua.

 

Theo chủ biên Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tác phẩm này là điểm khởi đầu cho dự án lâu dài, nhiều cuốn “tự hào” khác sẽ được ra đời: “Doanh nhân tự hào là người Việt Nam” (2015), “Trí thức tự hào là người Việt Nam” (2016), “Người Việt Nam ở nước ngoài tự hào là người Việt Nam” (2017), “Văn nghệ sĩ tự hào là người Việt Nam” (2018), “Thanh niên tự hào là người Việt Nam” (2019), “Lănh đạo mọi cấp, mọi nơi tự hào là người Việt Nam” (2020) và c̣n nữa.

 

Tác phẩm bao gồm 35 bài viết của 33 tác giả. Mỗi tác giả đại diện cho một lănh vực: giáo dục, văn hóa, văn nghệ, trí thức, sử học, y tế, công nghệ, báo chí, tâm lư học, tư duy chiến lược, quốc pḥng… phản ảnh mọi khía cạnh của xă hội ngày nay. Trong số 33 người này có 16 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 1 thượng tướng, c̣n lại đều có bằng cử nhân. Phần lớn các tác giả là những người nổi tiếng tại Việt Nam như chủ biên cuốn sách là tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, đang là Tổng Giám Đốc công ty sách Thái Hà; Đặng Lê Trung Vũ là chủ Cà Phê Trung Nguyên; Dương Trung Quốc là sử gia, cũng từng là Đại Biểu Quốc Hội; Nguyễn Hữu Thái Ḥa là Giám Đốc Chiến Lược của Tập Đoàn FPT; Hùng Cửu Long và Phạm Phú Ngọc Trai là hai đại gia nổi tiếng hiện nay v.v…

Theo tiểu sử đăng trong phần đầu của cuốn sách (tr. 3-18), phần lớn các tác giả làm việc cho các cơ quan nhà nước và một số là doanh nhân. Nói chung tất cả đều thuộc thành phần ưu tú nhất của đất nước VN hiện nay. Riêng ông chủ biên Nguyễn Mạnh Hùng đang là thần tượng của giới trẻ VN hiện nay, được ngưỡng mộ đến mức có cả “Hội những người là học tṛ của Thầy Nguyễn Mạnh Hùng” (1).

Trong số 35 bài viết, theo tôi, chỉ có 2 bài hay là “Niềm tin vào con người Việt” của Alan Phan, và “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” của Lương Hoài Nam.

Bài “Niềm tin vào con người Việt” ông Alan Phan đă viết từ năm 2011, cho nên không phải là bài ông viết riêng cho cuốn TTHLNVN. Tương tự bài “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” của ông Lương Hoài Nam đă viết từ năm 2013 cho diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ”, cho nên những chi tiết trong bài viết này không nói về niềm tự hào dân tộc mà ở một phía cạnh khác, trong đó ông tŕnh bày rất thẳng thắn về hiện t́nh của đất nước hôm nay, ngay cả đề nghị “cần phải có cơ chế thật sự dân chủ và tự do” (tr.62). Tôi đă từng đọc qua một số bài viết khác của ông và luôn dành cho ông một sự kính trọng.

Riêng ông Alan Phan (đại diện cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài), tôi thật ngạc nhiên về sự có mặt của ông trong cuốn sách này. Bài của ông “Niềm tin vào con người Việt”, viết về sự thành công của một người Việt ở Mỹ. Đây không phải là bài hay trong số các bài viết của ông.

Ngoại trừ bài này, những bài viết khác của ông Alan Phan đều “móc” chính quyền CS, đôi khi có những lời lẽ rất thâm, rất nặng. Càng về sau ông càng nói mạnh hơn. Trong bài “Những So Sánh Bất Tiện…” vào tháng 11/2014, ông kết luận bài viết bằng câu: “Cả 90 triệu người đang bị lưu đày trên quê hương của họ.”, điều đó cho thấy ông khó có thể “tự hào là người Việt Nam” trong hoàn cảnh đất nước hiện nay.

Những nhận xét tổng quát của tôi dưới đây không bao gồm bài của ông Alan Phan và Lương Hoài Nam.

 

Nhận xét tổng quát về tác phẩm:

 

Về h́nh thức - nh́n chung, sách tŕnh bày không được đẹp lắm, giấy xấu, không hợp lư khi để tên tác giả cuối bài viết.

 

Về nội dung nói chung:

 

- Kiến thức kém so với bằng cấp của các tác giả

 

- Quá coi thường độc giả

 

- Nhiều “niềm tự hào dân tộc” nêu ra mơ hồ, viễn vông

 

- Đặt nặng tính chất chính trị

 

- Hoàn toàn né đụng chạm đến chính quyền

 

- Nhiều nghịch lư trong cách lư luận

 

- Nhiều chi tiết mâu thuẫn nhau, có khi chỉ câu trước câu sau

 

- Nhiều dữ kiện tŕnh bày không có bằng chứng

 

- Vẫn c̣n phân biệt giữa “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”

 

- Không cho biết nguồn của các các chi tiết quan trọng để độc giả có thể kiểm chứng

 

Điểm đáng nói đầu tiên là nhiều tác giả coi thường độc giả quá. Có những kiến thức rất căn bản lại sai, chẳng hạn như: A.Pazzi là tác giả của “Người Việt cao quư” (tr.260), ông Đỗ Đức Cương là người đă phát minh ra máy ATM (tr.44), Trần Hưng Đạo, Vơ Nguyên Giáp nằm trong danh sách 10 tướng lănh xuất sắc nhất trong lịch sử nhân loại (tr.40), “Mục sư King đă bị bắn chết trong lúc diễn thuyết kiêu gọi ḥa b́nh và chấm dứt chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam” (tr.70). v.v…

 

Đây là những kiến thức mà một người b́nh thường đều biết, nếu không th́ chỉ cần bỏ ra vài phút là có ngay câu trả lời trên Google. 

 

Cách chọn lựa bài của chủ biên làm cho cuốn sách mất giá trị, nhiều bài phẩm chất quá kém, có những bài lư luận không hợp lư chút nào, có những bài người đọc có cảm tưởng như tác giả đang trong cơn lên đồng, chẳng hạn như bài “Đặt vấn đề cho sống c̣n phát triển Việt Nam” của tác giả Hùng Hữu Long (tr.387-393), có những bài viết cho người đọc có cảm tưởng như tác giả đang sống ở một hành tinh nào khác chớ không phải ở Việt Nam, có những bài quá lỗi thời trong thế giới văn minh ngày nay như bài phỏng vấn Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, bài ca ngợi tinh thần hỗ trợ doanh nhân của Hồ Chí Minh. Bài “Thành Hoàng làng Hạ” của tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, đại diện cho giáo dục nhưng nội dung lại phản tinh thần giáo dục v.v...

 

Mặc dầu trong “Lời nói đầu” (tr.29-35) của chủ biên nói rằng cuốn sách này là niềm tự hào chung của tất cả người VN bao gồm mọi giới, cả người trong nước lẫn người ngoài nước nhưng nội dung cuốn sách vẫn c̣n nặng chính trị như bài “Một bài phỏng vấn Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp” (tr.127-133) về việc xây dựng đường ṃn Hồ Chí Minh, và bàng bạc trong cuốn sách vẫn nhắc đến niềm tự hào “đánh Mỹ cứu nước”. Thậm chí ông chủ biên Nguyễn Mạnh Hùng dự định sẽ ra mắt cuốn “Doanh nhân tự hào là người Việt Nam” vào “nhân dịp ngày 30/4/2015 – 40 năm ngày thống nhất đất nước” (tr.33), như nhắc lại vết thương của hằng triệu người Miền Nam và đại đa số người Việt ở hải ngoại. Vậy làm sao có thể kêu gọi họ tự hào về đất nước ḿnh.

 

Một đặc điểm khác của cuốn sách này là né tránh những “vấn đề nhạy cảm”. Mặc dầu có những bài nêu ra những yếu kém của VN so với thế giới, những xuống cấp của xă hội ngày nay, những cảnh người Việt bị kỳ thị ở Nga, bị coi thường ở Nhật… nhưng tuyệt đối không ai nêu ra trách nhiệm của chính quyền.

 

Nói chung nếu xét theo tiêu chuẩn quốc tế của một cuốn sách xuất bản rộng răi cho quần chúng, th́ cuốn sách này không đáp ứng được những đ̣i hỏi căn bản.

 

Đ̣i hỏi tối thiểu của một sách là tất cả các nguồn (source, reference) phải ghi xuống, và những chi tiết quan trọng phải cho người đọc biết trích dẫn từ đâu để nếu cần họ có thể kiểm chứng. Cuốn sách này hoàn toàn thiếu điều đó. Đây là trách nhiệm của chủ biên. 

 

Điều làm tôi ngạc nhiên nhất sau khi đọc qua cuốn sách này là khả năng và tư cách đạo đức nghề nghiệp của ông Tiến sĩ Chủ biên Nguyễn Mạnh Hùng thể hiện qua cách chọn bài và 3 bài viết của ông. Ông coi thường người đọc quá. Ông ca ngợi người Việt giống như ông đang sống tại nơi tại nào đó trên thế giới này, chớ không phải trên mảnh đất Việt Nam, chẳng hạn như bài “Người Việt và lư thuyết cây tre” (tr.343-349) nêu ra 20 đức tính tốt của người Việt Nam. Bài “Tôi tự hào là người Việt Nam” (tr.37-45), nêu ra khoảng 40 điều mà người VN nên tự hào về đất nước ḿnh. Trên thế giới này khó có dân tộc nào có đến 20 đặc tính tốt như ông nêu ra và hiếm có quốc gia nào có nhiều thứ để tự hào như ông nói. Thật sự, trong những tự hào ông nêu ra đó có nhiều tự hào không đúng sự thật, có những tự hào chỉ gây thêm chia rẽ giữa người Việt, có những tự hào đúng ra phải lấy làm xấu hổ.

 

Cả 3 bài viết của ông Nguyễn Mạnh Hùng không thể hiện tính chất chuyên nghiệp, có những chi tiết sai rất căn bản, nhiều nghịch lư trong cách lư luận, nhiều chi tiết không đáng tín và không ghi nguồn trích từ đâu để người đọc có thể kiểm chứng. Điều mỉa mai nhất là nếu người VN tốt đến mức như ông nói, th́ cả thế giới đă biết rồi, họ đă kính nể và ngưỡng mộ người VN có thể hơn cả người Nhật, th́ cần ǵ phải phát động thành một phong trào như ông đang làm và sẽ làm, để hy vọng “Tôi muốn sẽ đến một ngày, Hai tiếng Việt Nam được thế giới nghiêng ḿnh ngưỡng mộ” (tr.384).

 

Nếu quan niệm đây là cách tự hào riêng của người VN, cuốn sách này được viết ra để người Việt “tự sướng” với nhau, th́ không có ǵ để nói. Nhưng nếu quan niệm như một số tác giả trong cuốn sách hay như ông Lê Doăn Hợp, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông, phát biểu trong buổi tọa đàm “Tôi tự hào là người Việt Nam” ngày 27.8.2014 tại Hà Nội: “Chủ đề này cần trở thành một cú hích, tác động vào mỗi cá nhân, để thế giới ngưỡng mộ chúng ta hơn”, (2) th́ đối với một người Việt c̣n tự trọng phải xét lại - đây là cuốn sách để tự hào hay để xấu hổ!

 

Ông tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đang là chủ tịch của Công Ty Cổ Phần Sách Thái Hà, dĩ nhiên với địa vị này, ông bắt buộc phải có liên hệ với chính quyền, không ai có thể đ̣i hỏi ông không làm theo những đ̣i hỏi của họ, nhưng ít ra ông cũng phải thể hiện một chút sĩ khí của người trí thức trước hiện t́nh đất nước. 

 

I.  Khái niệm về niềm tự hào dân tộc.

 

Cái khó nhất đối với một người phê b́nh cuốn sách này là có quá nhiều bài viết và khó hơn nữa là hầu hết những bài viết đều có nhiều chi tiết sai và nhiều điều dễ gây tranh căi. Cho nên trong phạm vi bài viết này tôi chỉ tập trung vào vài bài chánh.

 

Bất cứ dân tộc nào cũng có những cái để tự hào. Không nhất thiết phải tự hào về những thành tựu vĩ đại mà tự hào v́ đó là nơi ḿnh đă sinh và lớn lên với những nét đặc thù được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Cũng giống mọi sắc dân khác, người Việt nào cũng muốn tự hào về quê cha đất tổ. Ai cũng mong muốn đất nước ḿnh giàu đẹp, văn minh có thể sánh vai cùng thế giới và không cảm thấy tủi hổ nhắc đến hai chữ “Việt Nam”.

 

Tự hào về quê hương là t́nh cảm tự nhiên. Tự hào giúp cho chúng ta có thêm niềm tin khi đất nước phải đương đầu với những thử thách, khi đứng trước những khúc quanh của lịch sử và những giai đoạn chuyển ḿnh của đất nước. Tự hào cũng là chất keo nối kết dân tộc lại trước hiểm họa xâm lăng của ngoại bang, và càng cần thiết hơn nữa khi đất nước phải xây dựng lại từ đống tro tàn. 

Thế nhưng phải tự hào trong sự tự trọng. Tự hào đúng với những với những ǵ mà ḿnh xứng đáng. Những ǵ tự hào phải là những điều có thật, chớ không là những điều hoang tưởng viễn vông. Phải tự hào trong ư thức và sự tỉnh táo để không bị lợi dụng. 

Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, tự hào về dân tộc ḿnh để có thêm tự tin ḥa nhập vào cộng đồng thế giới chớ không phải để chứng tỏ dân tộc ḿnh hơn dân tộc khác, trong thế giới ngày nay sẽ không có chỗ cho tinh thần dân tộc mù quáng, tự cao về dân tộc ḿnh và đ̣i hỏi những dân tộc khác phải “nghiêng ḿnh ngưỡng mộ”. Trước khi tự hào về dân tộc ḿnh phải hành xử như những con người văn minh, có tư cách của công dân toàn cầu, góp phần giúp thế giới này được nhân bản và tử tế hơn. 

Đáng tiếc là trong 60 năm qua, người VN là nạn nhân nhiều lần của chiêu bài “tự hào dân tộc” bởi những kẻ đầu cơ chính trị núp dưới danh nghĩa “làm cách mạng”, khiến cho dân tộc VN ngày nay không c̣n là một dân tộc đáng tự hào mà như một thân xác mang trên người đầy thương tích, lại thêm chứng bệnh hoang tưởng trầm trọng. 

Khi nói về niềm tự hào dân tộc, người viết xin nêu 2 quan điểm dưới đây:

 

1/ Nhiều người cho rằng đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ cai trị đất nước có 60 năm, là một giai đoạn rất ngắn trong quá tŕnh lịch sử kéo dài 4000 năm. Chính v́ vậy niềm hào dân tộc phải được nh́n với chiều dài của lịch sử chớ không nên nh́n ở một giai đoạn nhất thời.

 

Chỉ có hiện tại mới quan trọng, mới là những ǵ chúng ta hănh diện hay xấu hổ. Quá khứ dù có vẻ vang đến đâu th́ cũng vẫn là dấu tích của một thời. Người ta sống với hiện tại chớ không ai sống với khá khứ. Quá khứ chỉ để nhận dạng ḿnh làm hành trang cho cuộc hành tŕnh về tương lai.

 

Mấy ngàn năm văn hiến có ư nghĩa ǵ nếu như hiện tại không bằng những quốc gia mới h́nh thành có mấy mươi năm. Người Singapore không tự hào về khá khứ nhưng họ có hàng trăm lư do để tự hào về những thành tựu hôm nay. Một người ngoại quốc đánh giá một quốc gia không phải bằng những trang sử vẻ vang, một nền văn minh rực rỡ trong quá khứ của xứ sở đó mà bằng những ǵ họ nh́n được thấy trong hiện tại. 

Quá khứ là những bài học quư giá, nhưng có khi cũng những là chướng ngại. 

Nền văn minh lực rỡ của Ai Cập, Hy Lạp, Peru, Mông Cổ… chỉ giúp cho những quốc gia này có thêm một số du khách đến xem những di tích c̣n sót lại, nhưng cũng chính những di sản quá khứ rực rỡ đă tạo cho họ đặc tính tâm lư tự măn và làm cho đất nước của họ khó phát triển. 

Nếu như chúng ta tự hào về 4000 năm văn hiến th́ có lẽ chúng ta cần phải suy nghĩ về câu hỏi dưới đây: 

60 năm là một khoảng thời gian rất ngắn so với chiều dài lịch sử 4000 năm. Nếu thật sự chúng ta có 4000 văn hiến, th́ đáng lư ra phải có một nền văn hóa vững chắc, thế th́ tại sao chỉ trong ṿng có 60 năm văn hóa lại có thể xuống cấp một cách thảm hại như hiện nay. Có thể nói trong lịch sử thế giới chưa bao giờ chứng kiến có một dân tộc nào bị phá sản về đạo đức và văn hóa nhanh như dân tộc VN hiện nay.

 2/ Nhiều người vẫn cho rằng chúng ta phải có niềm tự hào dân tộc cho dù chế độ CS đang cai trị đất nước. Chế độ chỉ là nhất thời c̣n dân tộc th́ trường tồn măi măi, hơn nữa chế độ CSVN hiện nay không thể coi là những người đại diện cho đất nước. 

Dù viện dẫn với bất cứ lư do ǵ th́ chúng ta không thể phủ nhận trước cộng đồng thế giới - chính quyền hiện tại là những người đại diện chính thức của đất nước VN. Mặc dù biết rằng thành phần lănh đạo hiện nay không phải được đa số toàn dân chấp nhận qua các cuộc bầu cử chính thức, nhưng khi VN không có những nhân vật đối lập được sự ủng hộ rộng răi của toàn dân, được thế giới biết đến giống như Nelson Mandala hay bà Aung San Suu Kyi trước đây th́ họ chỉ biết người đại diện của đất nước VN qua chính quyền hiện hữu.

 

Tội ác của CS đối với dân tộc trong 60 năm như thế nào, mọi người đều biết không cần phải nêu ra đây. Trong những tội ác đó, chúng ta là nạn nhân nhưng đồng thời cũng là thủ phạm. Đừng quên rằng tập đoàn đảng Cộng Sản hiện nay không thể nắm được chính quyền ở miền Bắc và chiếm được Miền Nam nếu không có sự tiếp tay, ủng hộ của người VN. Đừng đổ thừa ngoại bang càng thêm xấu hổ, chính chúng ta định đoạt số phận của chúng ta chớ không ai khác. Và nếu chúng ta không hèn th́ đảng CS không thể duy tŕ được quyền lực cho đến ngày hôm nay. Cho nên trước khi kết án đảng CSVN “hèn với giặc ác với dân” thiết nghĩ cũng nên nhớ câu nói của nhà văn người Pháp Joseph de Maistre “Dân tộc nào th́ chế độ đó” (Every country has the government it deserves). Chúng ta là thủ phạm đă góp phần làm hủy hoại đất nước và tự đưa chúng ta vào ṿng nô lệ. Bây giờ phải biết sám hối th́ mai ra đất nước mới có cơ hội hồi sinh. 

Trong những thủ phạm đó dĩ nhiên có cả người viết - một người tị nạn CS. Bỏ nước ra đi từ căn bản đă là một sự đầu hàng. Ra đi để t́m một lối thoát cho cá nhân v́ không có đủ cam đảm ở lại tranh đấu đ̣i quyền sống cho ḿnh, chớ đừng nói tới dân tộc lớn lao. 

Chính v́ thế mà những ǵ người Cộng Sản làm nhục quốc thể trong 60 năm qua, cả trong nước lẫn ngoài nước, th́ đó cũng là cái nhục chung dân tộc VN v́ mỗi cá nhân chúng ta, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp, đă góp phần dựng lên họ th́ nay phải có cam đảm nhận trách nhiệm đó.

 

***

 

Đọc qua cuốn “Tôi tự hào là người Việt Nam” người viết cố gắng t́m một từ ngữ chính xác nhất để diễn tả cuốn sách này nhưng nghĩ hoài không ra, đành mượn câu thơ của cụ Tản Đà để nói hộ:“Dân 25 triệu, ai người lớn, nước 4000 năm vẫn trẻ con”. 

Câu thơ này được làm vào đầu thập niên 30 mà như viết cho thời đại hôm nay. 

Không biết tâm lư thích được khen và thích sử dụng những tṛ khôn vặt của người Việt phát xuất từ lúc nào, có lẽ từ thời xa xưa. 

Dưới thời phong kiến, v́ mang mặc cảm nhược tiểu, bị Tàu áp bức, mọi thứ đều bắt chước theo Tàu nhưng cũng không học và làm được đến nơi đến chốn, cho nên ta mới tưởng tượng ra nhân vật “lỗi lạc” Trạng Quỳnh để thỏa măn ḷng tự ái. Tài ứng khẩu và những tiểu xảo của Trạng ta đă làm cho quan sứ Tàu bái phục. Người Việt Nam lấy đó làm thích thú và xem như một niềm tự hào dân tộc. 

Tâm lư vừa tự ti vừa tự tôn trở thành đặc thù văn hóa của người VN. 

Điều bất hạnh cho dân tộc chúng ta là có những người đă hiểu rơ được tâm lư này và tận t́nh khai thác nó trong 60 năm qua. Bất hạnh hơn nữa là thay v́ người VN phải học hỏi từ những kinh nghiệm đau thương để thay đổi số phận, họ vẫn tiếp tục tự nguyện làm nạn nhân cho những kẻ có mưu đồ chính trị. 

Căn bệnh trầm kha của dân tộc VN hôm nay là căn bệnh tinh thần, căn bệnh ảo tưởng, căn bệnh của đứa trẻ măi măi không chịu trưởng thành làm người lớn. 

Thân phận của người Việt Nam trong 60 năm qua là thân phận “Con ngựa già của Chúa Trịnh” của Phùng Cung. Sau bao năm chạy theo ảo tưởng cuối cùng trở thành một con ngựa già kiệt sức. Dù cả đời bị lường gạt, nhưng trước khi chết vẫn không thoát ra được ảo tưởng: “Trước hơi thở cuối cùng, nó lấy hết sức tàn, ngốc đầu lên cao, co co hai chân trước, thẳng thẳng hai chân sau, chừng như để cố giữ lấy cái thế “cao đầu phong vĩ”. (3).

 

***

 

Nếu như Lỗ Tấn được xem là người hiểu dân tộc Trung Hoa hơn ai hết, th́ có thể nói người hiểu tâm lư người VN rơ nhất là Hồ Chí Minh. Sự khác biệt giữa Lỗ Tấn và Hồ Chí Minh là Lỗ Tấn mang hoài băo dùng kiến thức và ng̣i bút của ḿnh để mong chữa được căn bệnh tinh thần của người Trung Hoa, c̣n Hồ Chí Minh th́ khai thác “căn bệnh tự hào” của người Việt để đạt mục đích chính trị và đưa dân tộc VN vào ṿng nô lệ. 

Mặc dầu cuốn “Tôi tự hào là người Việt Nam” là sản phẩm của một số trí thức, nhưng nó phản ảnh khá chính xác tâm lư của người Việt hôm nay. Ḷng tự hào của người Việt Nam là căn bệnh thành tích quá phổ biến trong xă hội hiện nay, nó được dùng như một vật trang sức để che giấu những sự thật phũ phàng, là liều thuốc an thần đối với đại đa số giới nghèo khổ để quên những cơ cực, tủi nhục trong đời sống và chờ đợi một phép lạ xảy ra để thay đổi số phận.

 

***

 

Trái với mục đích của cuốn “Tôi tự hào là người Việt Nam”, cuốn phim “Chuyện Tử Tế”, nhà đạo diễn Trần Văn Thủy đă làm cách đây đúng 30 năm, trong đó ông cảnh báo mọi người về cái nguy hiểm của “căn bệnh tự hào”: “Trong suốt nhiều năm các học sinh Miền Bắc được dạy rằng: “Các em là những đứa trẻ hạnh phúc v́ các em là con Hồng cháu Lạc, giang sơn gấm vóc, thiên nhiên ưu đăi, tài nguyên giàu có, tiền rừng bạc biển.” Cũng ở một lớp học như vậy ở nước Nhật th́ người ta dạy con em của người ta rằng “Các bạn là những đứa trẻ bất hạnh. Bất hạnh v́ bởi các sinh ra ở một đất nước hoàn toàn không có tài nguyên, không hề được thiên nhiên ưu đăi. Một đất nước đă từng thua cuộc trong chiến tranh. Gương mặt của đất nước này, tương lai của các bạn là trong tay các bạn”. Giá như một lần chúng ta dạy con em rằng: “Các em ạ, cái nhục của sự nghèo khổ cũng chẳng kém ǵ cái nhục của sự mất nước”. Đừng nghe những lời tâng bốc hăo huyền v́ bi kịch và hài kịch thường xảy ra ở bất cứ đâu khi giữa cuộc đời và thuyết giáo là một khoảng cách quá xa.” (4)

 

Ông Trần Văn Thủy nói 30 năm trước mà cứ tưởng như đang nói cho thời nay. Ông nói đúng quá, nhưng mấy ai lắng nghe. 30 năm trước VN nghèo. 30 sau năm VN vẫn nghèo. V́ không xem nghèo là nhục, cho nên mấy ai cố gắng để đổi đời. Ông khuyên “Đừng nghe những lời tâng bốc hăo huyền” cũng chẳng thấy có tác dụng, bằng chứng là sẽ nhiều cuốn sách “tâng bốc hăo huyền” sẽ ra đời để đáp ứng nhu cầu của quần chúng.

 

Cái đau đớn nhất của dân tộc chúng ta là dù có quyết tâm, yêu thương đất nước đến đâu th́ những con người như Phan Chu Trinh vẫn thất bại, trong lúc đó những con người như Hồ Chí Minh lại thành công – tất cả chỉ v́ một lư do giản dị: đối với người Việt Nam những lời tâng bốc dù giả dối đến đâu vẫn có sức hấp dẫn hơn những lời chân thật. Chính quyền CS duy tŕ được quyền lực cho đến hôm nay là v́ học được từ Hồ Chí Minh bí quyết giản dị này.

 

***

 

Nếu như ḷng tự hào dân tộc được sử dụng một cách bừa băi tại VN, th́ thế giới Tây Phương rất thận trọng khi nói về điều này.

 

Thế giới hiện nay đang phải đương đầu với 3 hiểm họa: Nga, Tàu và các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Hai nước Nga Tàu đang có tham vọng phục hưng thời oanh liệt trong quá khứ bằng cách khơi dậy ḷng tự hào dân tộc.

 

Rút kinh nghiệm từ những nguyên nhân đưa đến cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, các nước văn minh Tây Phương rất dè dặt khi nói đến niềm tự hào dân tộc, hơn ai hết họ hiểu rằng từ niềm tự hào dân tộc đến tinh thần quốc gia cực đoan chỉ là một khoảng cách rất ngắn. Chế độ Phát xít Đức, Ư, Nhật lên nắm quyền vào đầu thập niên 30 của thế kỷ trước và sau đó người dân sẵn sàng xông pha vào lửa đạn v́ bị kích thích bởi ḷng tự hào dân tộc. Phát xít Ư tự hào là con cháu của những người đă dựng lên nền văn minh rực rỡ đă thống trị thế giới trong 500 năm, Hitler cho rằng người Đức thuộc chủng tộc thượng đẳng Aryan và người Nhật tự hào là con cháu của Thần Dương Thái Nữ. Cả hai dân tộc Đức và Nhật đều tự cho ḿnh được sinh ra để mang sứ mạng khai hóa nhân loại. Chủ nghĩa Cộng Sản lúc đầu chủ trương đạt đến thế giới đại đồng qua các phong trào Quốc Tế Cộng Sản, nhưng sau những kết quả không mấy khả quan, Stalin đă nhận ra rằng đối với các nước nhược tiểu lạc hậu, chủ nghĩa Cộng Sản phải được che đậy bằng chủ nghĩa dân tộc. Kết quả chứng minh là quyết định của ông đúng. 

Không phải t́nh cờ mà ba nước Nga, Trung Hoa và Việt Nam theo Cộng Sản. Ba dân tộc này có nhiều đặc tính giống nhau: vừa tự ti vừa tự tôn và mang năo trạng của một dân tộc lạc hậu.

Sau khi đánh bại Đế Quốc Thụy Điển vào năm 1721, nước Nga đă trở thành cường quốc lớn nhất Âu Châu, biên giới trải dài từ Âu sang Á và tiết tục được mở rộng sau đó, thế nhưng trong suốt nhiều thế kỷ người Nga luôn luôn bị các dân tộc khác ở Âu Châu xem là một dân tộc lạc hậu. Khi trở thành Đế Quốc lớn nhất thế giới lại bị bại trận trước một nước Nhật nhỏ bé – lần đầu tiên một nước Âu Châu bị đánh bại bởi một nước Á Châu. Đối với người Nga đây là cái nhục không thể quên. 

Thời huy hoàng được lập lại khi Liên Bang Sô Viết đạt đến tột đỉnh về sức mạnh vào thập 60, 70 tưởng chừng như không lâu nữa sẽ thống trị cả thế giới, thế nhưng đế quốc này một lần nữa bị tan ră trong một thời gian rất ngắn.

 Ngày nay nước Nga tuy lớn về diện tích nhưng là một một nước nghèo về kinh tế.

 Chính những yếu tố thăng trầm của lịch sử đă góp phần tạo nên một tâm lư người Nga vừa tự tôn vừa tự ti và luôn luôn mang một mối thù hận đối với thế giới bên ngoài.

 

Nhà văn người Nga Natalja Kljutcharjova, có nhận xét khá chính xác về tâm lư người Nga ngày nay trong bài viết “Bệnh tự hào dân tộc của người Nga” (5), đọc qua sẽ thấy nó khá giống với người VN. Trong đó có một đoạn bà viết:

 

“Họ giống các nhân vật của Dostoevsky, ông gọi họ là “những kẻ ở xó hầm”. Đó là những con người sống rất lâu, thường là suốt đời, trong trạng thái bị hạ nhục, khiến tâm lí họ hoàn toàn bị méo mó. Cả cuộc đời họ, toàn bộ những ước mơ và nguyện vọng của họ chỉ rút gọn vào một mục tiêu: trả thù, rửa nhục. Nỗi khao khát trả thù bệnh hoạn ấy phần lớn không nhằm cụ thể vào những kẻ nào đó đă làm nhục họ, mà chĩa vào toàn thế giới. Dostoevsky đă miêu tả nhiều giai đoạn phát triển của căn bệnh mà giới tâm lí học hiện đại chắc sẽ gọi là một “chấn thương bỏ ngỏ” này. Nó đặc biệt ăn sâu ở những người không bao giờ ra khỏi trạng thái bị hạ nhục.

 

Ở Nga ngày nay cũng hệt như ở thời Dostoevsky, cả cuộc đời người ta thường là sự hạ nhục: từ khi sinh ra trong một bệnh viện b́nh dân (một chi nhánh thực thụ của địa ngục) đến lúc say xỉn ở góc đường mà chết. Những con người sống một cuộc đời như thế thường h́nh thành một ḷng tự hào bệnh hoạn. Để phục hồi sự cân bằng nội tâm vốn liên tục bị những hoàn cảnh ê chề bên ngoài tàn phá, muốn sống c̣n th́ họ buộc phải có một điều ǵ đó để tự hào.

 

Cơ sở để tự hào có thể hoàn toàn ngớ ngẩn và viễn vông, nhiều khi đơn giản là bịa đặt và hầu như bao giờ cũng phi lí, khiến người có tư duy b́nh thường, lành mạnh phải bật cười hoặc nhún vai cho qua. Nhưng những kẻ bị hạ nhục kinh niên th́ bám chặt lấy những ảo ảnh ấy, đầy đức tin, cuồng tín, nhiệt thành và trong thâm tâm càng bất măn th́ càng hăng say phụng sự chúng”.

 

Tổng thống Putin là người hiểu rơ tâm lư người Nga, cho nên nếu theo dơi thông tin chúng ta sẽ thấy ông không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để khai khác yếu tố tự hào dân tộc những lúc cần thiết.

 

Trong bài diễn văn đọc tại Quốc Hội Nga ngày 18/3/2014, ông Putin biện minh cho hành động xâm chiếm Crimea bằng cách đă khơi dậy ḷng tự hào của dân tộc Nga: “Tất cả những ǵ tại Crimea đều là niềm tự hào và là lịch sử chung của chúng ta. Ở nơi này có dấu tích của Khersones cổ đại, ở đây Quận Vương Vladimir đă được làm lễ rửa tội. Tinh thần Chính Thống Giáo của Người đă xây dựng ra các nền tảng cho văn hóa cũng như những giá trị nhân bản, văn minh để liên kết nhân dân Nga, Ukraine và Belarus. Cũng tại Crimea này c̣n có bia mộ của những người lính Nga mà vào năm 1783 ḷng dũng cảm của họ đă đưa Crimea vào với Đế quốc Nga. Crimea cũng có Sevastopol – một thành phố huyền thoại, thành phố của lịch sử chói lọi, cũng là một pháo đài, và chính là quê hương để sinh ra Hạm đội Hắc Hải của nước Nga. Crimea là Balaklava và Kerch, Malakhov Kurgan và Sapun Ridge. Mỗi cái tên đó đều rất thiêng liêng trong ḷng dân tộc, là biểu tượng của ḷng dũng cảm và vinh quang của quân đội Nga”. (6)

 

Chính v́ biết khai thác yếu tố “tự hào dân tộc” cho nên mặc dầu kinh tế nước Nga đang xuống dốc thê thảm, quyền tự do con người bị giới hạn, thành phần đối lập bị bỏ tù hay bị thủ tiêu, nhưng tổng thống Putin vẫn được đa số người dân ủng hộ.

 

Trong lúc đó ở phương Đông, con sư tử Châu Á đang gầm thét: “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc”. (7).

 

“Giấc mơ Trung Quốc” dù theo quan điểm của Đại Tá Lưu Minh Phúc hay của Chủ Tịch Tập Cập B́nh đều bắt đầu bằng cách khơi dậy niềm tự hào của dân tộc Trung Quốc qua tinh thần Đại Hán, một đất nước từng có nền văn minh rực rỡ và nền kinh tế mạnh nhất thế giới vào đầu thế kỷ 14.

 

“Giấc mơ Trung Quốc” theo quan điểm của Tập Cẩn B́nh và Lưu Minh Phúc, không phải chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà bao gồm cả sức mạnh quân sự.

 

Đại tá-giáo sư Đại học Quốc pḥng Lưu Minh Phúc, tác giả cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc” đă nói rơ: Trung Quốc có 3 chiến lược để thực hiện trong thế kỷ 21, chiến lược đầu tiên là “Trung Quốc phải thay Mỹ lănh đạo thế giới” (8).

 

Tập Cập B́nh th́ khéo léo hơn trong cương vị của ông khi nói đến “Giấc mơ Trung Quốc”:

 

“Cội nguồn lịch sử của chúng ta vô cùng sâu sắc, những cơ sở thực tiễn vô cùng rộng lớn. Nhân dân Trung Quốc có được truyền thống thông minh sáng tạo phi thường, chính v́ vậy, nhân dân đă xây dựng lên một nền văn hóa Trung Hoa vĩ đại. Chúng ta cần tự tin vào bản thân và tràn đầy ḷng dũng cảm tiến về phía trước theo con đường đă chọn. Giấc mơ Trung Hoa - giấc mơ của nhân dân. Cần phát triển rộng răi tinh thần Trung hoa, cơ sở căn bản của tinh thần Trung Hoa là ḷng yêu nước, một khi đă đoàn kết lại thành một khối vững chắc, chúng ta sẽ thực hiện được giấc mơ Trung Hoa”. (9)

 

So với lịch sử của nước Nga th́ lịch sử của Trung Quốc khắc nghiệt hơn nhiều. Nếu như có lúc họ đạt đến tột đỉnh của vinh quang th́ cũng có lúc họ bị đạp xuống tận cùng của sự nhục nhă. Sau khi bị đánh bại trong cuộc Chiến Tranh Nha Phiến, Nhà Thanh phải kư hiệp ước Nam Kinh (1842) với những điều kiện cay đắng, và sau đó bị các liệt cường Tây Phương đua nhau xâu xé. Tiếp theo đó là bị nước Nhật nhỏ bé hơn đánh bại dễ dàng, rồi phải chứng kiến cảnh cảnh thảm sát kinh hoàng tại Nam Kinh vào năm 1937.

 

Tất cả những nhục nhă đó và những tấm bảng treo ở băi biển Thượng Hải sau cuộc chiến tranh Nha Phiến “Nơi đây cấm chó và người Tàu”, đă làm cho tâm lư người Trung Quốc phức tạp hơn nhiều dân tộc khác – họ vừa tự tôn về nền văn minh trong quá khứ, vừa tự ti v́ bị nước khác làm nhục. Họ vừa cần đến Tây Phương, Nhật Bản để làm giàu nhưng đồng thời cũng mang một mối căm thù chờ ngày phục hận.

 

Muốn làm được làm đó, trước hết họ phải khơi dậy “niềm tự hào dân tộc” giống như Hitler đă làm gần một thế kỷ trước. Và nếu như Trung Quốc thực hiện được giấc mơ “thay Mỹ lănh đạo thế giới” th́ thế giới này, đặc biệt là Việt Nam sẽ khốn khổ v́ con sư tử Phương Đông.

Phần 2

 

II. Những điều tự hào không đúng sự thật

Người viết chỉ nêu một số điều tự hào không đúng trong cuốn “Tôi tự hào người Việt Nam” (TTHLNVN) có thể kiểm chứng được. Ngoài ra có những tự hào - khó có thể nói đúng sai như “Người Việt rất thông minh, yêu nước, anh hùng, cần cù, chịu khó, sáng tạo, nhân ái, lạc quan…” đó là cái nhận xét riêng của từng người và đúng hay sai tùy quan điểm của người đọc.

 

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng là chủ biên, đồng thời cũng là tác giả chánh trong cuốn sách. Ông là người duy nhất có ba bài viết trong cuốn sách.

 

Ba bài này có điểm chung là Việt Nam được mô tả như một thiên đàng trên hành tinh này: đất nước được “thiên nhiên ưu đăi”, lịch sử oai hùng, con người th́ “rất linh hoạt, thông minh”, có rất nhiều đức tính tốt, “mỗi người Việt là một bông hoa quư hiếm. Hoa người Việt hiếm nên rất quư”, và luôn lạc quan “vững tin vào ngày mai”.

 

Việt Nam đối với ông chỉ có tốt, không thấy ông nêu ra bất cứ một điểm nào không hay về đất nước và con người VN.

 

Trong phần tiểu sử tác giả cho biết ngoài bằng tiến sĩ, ông Nguyễn Mạnh Hùng c̣n là giáo sư đại học và giữ nhiều chức vụ quan trọng, đă từng có 15 năm du học ở nước ngoài và đă đặt chân đến 41 quốc gia.

 

Đặc điểm khác trong các bài viết của ông chủ biên và một số tác giả, là đưa ra kết luận mà không đưa ra bằng chứng cụ thể để cho thấy mức độ đáng tin.

 

Điều quan trọng đối với một cuốn sách là tác giả phải chứng tỏ cho người đọc thấy tính thuyết phục. Muốn như thế tác giả phải chứng tỏ khả năng lư luận. Nếu không có bằng chứng cụ thể th́ phải lư luận như thế nào cho hợp lư. Đáng tiếc là cuốn sách này không thể hiện được tiêu chí đó.  

 

Và điểm cuối cùng là sự lương thiện của người viết. Dám tŕnh bày quan điểm của ḿnh cho dù điều đó đi ngược lại quan điểm của nhiều người là nhân cách của người trí thức, nhưng viết chỉ để phục vụ cho những mục đích mờ ám riêng tư hay mục đích của nhà cầm quyền th́ chỉ xứng đáng là tư cách của một người viết mướn.

 

Bài “Tôi tự hào là người Việt Nam” (tr.37-45) của ông Nguyễn Mạnh Hùng, là bài đầu tiên và cũng có thể xem là bài chánh yếu nhất của cuốn sách.

 

Bài viết liệt kê ra hơn 40 thứ để người VN tự hào, từ trống đồng, đến Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Huệ, Lư Thường Kiệt, Nguyễn Trải, Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp, nhà Lư, Nhà Trần, từ được thiên nhiên ưu đăi cho đến cho đến làn điệu dân ca, 8 di sản phi vật thể, áo dài, múa rối nước, Sử thi Tây Nguyên, văn hóa mừng thọ, một đất nước với 8000 lễ hội lớn nhỏ, từ người Việt Nam rất thông minh, cho đến những thiên tài góp mặt trên nhiều lănh vực, từ người đă phát minh ra máy AMT là Tiến sĩ Đỗ Đức Cường cho đến Thiền Sư Nhất Hạnh,  thầy Huyền Diệu, và khoảng vài chục thứ tự hào khác.

 

Bài thứ hai “Tự hào về Việt Nam theo những cách riêng” (tr.153-163) viết về câu chuyện ba người Việt “Chuyện anh Tân”, “Chuyện thầy Liễn” và “Chuyện tṛ Phi”.

 

Bài thứ ba “Người Việt Nam và lư thuyết cây tre” (tr.343-349) nêu ra khoảng 20 đức tính tốt của người Việt: “Người Việt giản dị, mềm mỏng, tiết kiệm, thông minh, linh hoạt, khéo léo, luôn biết hiên ngang ngẩng cao đầu, vững tin vào ngày mai...v.v..” Và đặc biệt là “Mỗi người Việt là một bông hoa quư hiếm. Hoa người Việt hiếm nên rất quư”.

 

Dưới đây là những điều tự hào mà người viết nghĩ là không đúng sự thật: 

 

1/ “Tôi tự hào rằng, người phát minh ra máy ATM là một công dân Việt Nam.” (tr.44)

 

Điều “tự hào” này có thể ông Nguyễn Mạnh Hùng dựa vào một số website trong nước – chẳng hạn như trang web của tờ Lao Động, có bài “Những điều ít biết về người gốc Việt phát minh ra máy ATM” (10) cho rằng tiến sĩ Đỗ Đức Cường là người đă phát minh ra máy ATM trong lúc làm việc cho City Bank (Mỹ). Tuy nhiên không có trang web nào trong nước đưa ra bằng chứng cụ thể, tất cả điều viết na ná giống nhau, một cách mông lung mơ hồ.

 

Muốn biết ai là người đă phát minh ra máy rút tiền ATM, chỉ cần vào “Wikipedia” phần “History of ATM” (11) sẽ có đầy đủ chi tiết. Xin tóm tắt phần viết về người phát minh: “Máy ATM đầu tiên được sử dụng bởi ngân hàng Barclays Banks tại phố Enfield, phía bắc London, Anh Quốc vào ngày 27/6/1967, đây là máy rút tiền đầu tiên trên thế giới và người đầu tiên sử dụng là diễn viên hề Reg Varney. Người phát minh ra máy này là John Shepherd-Baron của công ty in ấn De La Rue, ông được trao giải thưởng OBE [Order of the British Empire] - Danh Dự của năm 2005. Nguyên văn: The first of these [ATM] that was put into use was by Barclays Bank in Enfield Town in north London, United Kingdom,[9] on 27 June 1967. This machine was the first in the world and was used by English comedy actor Reg Varney. This instance of the invention is credited to John Shepherd-Barron of printing firm De La Rue,[10] who was awarded an OBE in the 2005 New Year Honours.[11]  )

 

Trong trang web này hoàn toàn không có nhắc đến tiến sĩ Đỗ Đức Cường.

 

Trên “Wikipedia” tiếng Việt (12), chỉ giới thiệu về Tiến sĩ Đỗ Đức Cường như sau: “Tiến sĩ Đỗ Đức Cường là một chuyên viên cao cấp ngành Ngân hàng ở Hoa Kỳ, ông c̣n được biết đến như một chuyên viên thông thạo trong nhiều lĩnh vực[1][2][3][4][5]. Ông cũng là Đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc[cần dẫn nguồn][6] (tổ chức nào?) và là cố vấn cao cấp ngành Ngân hàng tại Việt Nam[7].”

 

Sau đó cho biết ông sinh tại Đức Phổ, Quảng Ngăi năm 1945, du học tại Nhật năm 1963. Trong phần “Đánh giá” có câu: “Tiến sĩ Đỗ Đức Cường đă đóng góp 38 phát minh của riêng ông. Trong đó có sáng kiến sửa đổi kiểu dáng bên ngoài hệ thống ATM được cấp phép năm 1997 mang số hiệu D386883.[9]”_Báo Pháp Luật và Xă Hội[5].

 

Bên cạnh đó, nếu để ư yếu tố thời gian chúng ta sẽ thấy ông Đỗ Đức Cường không thể là người phát minh ra máy ATM được: theo báo chí trong nước đưa tin - ông Đỗ Đức Cường bắt đầu làm việc cho City Bank năm 1977, như vậy thời điểm sớm nhất để ông phát minh ra máy ATM là năm 1977. Vào thời điểm này các nước tân tiến Tây Phương đă sử dụng máy ATM lâu rồi.

 

Có lẽ đúng như báo Pháp Luận và Xă Hội, ông chỉ “có sáng kiến sửa đổi kiểu dáng bên ngoài hệ thống ATM”.

 

Sửa đổi kiểu dáng bên ngoài và phát minh là hai điều hoàn toàn khác nhau, ông tiến sĩ ạ!

 

2/ “Tôi tự hào khi trong danh sách 10 vị tướng xuất sắc nhất lịch sử nhân loại th́ có đến hai người con đất Việt ta là Trần Hưng Đạo và Vơ Nguyên Giáp. Liệu có một dân tộc thứ hai nào trên thế giới này có thể sản sinh ra 20% những vị tướng kiệt xuất nhất.” (tr.40)

 

Đây là niềm tự hào lớn của người Việt trong nhiều năm qua và nay chủ biên Nguyễn Mạnh Hùng nêu lại.

 

Cá nhân người viết đă từng đă bỏ ra nhiều thời gian để kiểm chứng nguồn tin trên các trang web tiếng Anh nhưng không t́m ra được bằng chứng.

 

Trong bài “Khen quá lố, không nên!”(13) của tác giả Bùi Tín đăng trên VOA ngày 13/3/2010 đă xác nhận nguồn tin này như sau:

“…Ban biên tập báo Quân đội Nhân dân đưa tin: “Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có 2 vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Vơ Nguyên Giáp”.

 

Năm 1994 và 1996 tôi sang London theo lời mời của nhà xuất bản HURST. Bà Judie Stowe trưởng ban Việt ngữ hăng BBC đưa tôi đến thăm Viện nghiên cứu Viễn Đông và Thư viện Hoàng gia. Tôi cố t́m xem có một tin nào về Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh “bàn và bầu ra 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại” hay không, th́ đều được trả lời là không! Vậy th́ đó chỉ là chuyện tưởng tượng, phao tin, bịa đặt, kẻ tung người hứng trên đất ta.  

 

Tôi đă hỏi nhà báo Đỗ Văn, nguyên quyền trưởng ban Việt ngữ của hăng BBC, London, anh trả lời: “Tôi xác định không hề có việc vinh danh như vậy; đó là một tin hoàn toàn vô căn cứ”

 

Thế là mọi sự đều rơ. Tôi để công tra cứu trên mạng Google và mạng Wikipedia – bách khoa toàn thư mở cho toàn thế giới – cũng không có chuyện b́nh chọn quốc tế này.”.

 

Một tài liệu khác mà người viết t́m được trên net có thể giúp làm sáng tỏ thêm vấn đề này: “Bàn về 10 vị tướng vỹ đại nhất của mọi thời đại” trích từ Lichsuvn.info/.(14)

 

Sau sau t́m hiểu tất cả thông tin, từ phía VN lẫn Anh Quốc (các cơ quan thẩm quyền ở Anh xác nhận với tác giả), bài viết kết luận như sau:

 

“Các thông tin trên từ các cơ quan có liên quan và có thẩm quyền từ nước Anh có thể góp phần giải đáp khá rơ ràng có hay không có việc tuyển chọn và trưng bày tượng Mười danh tướng thế giới.

Tuy nhiên các sách báo Việt Nam về việc này đều có nhắc đến từ điển bách khoa Anh (Encyclopedia Britannica) 1985 (EB). Chúng ta hăy đến với bộ sách này: ở đây dựa vào sự tra cứu khá công phu của Minh Hiền. Minh Hiền tham gia soạn thảo từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản lần thứ 14 năm 1973 rất đồ sộ, gồm tới 30 volumes, nhưng đến năm 1983, hội đồng biên soạn EB điều chỉnh bổ sung để tái bản lần thứ 15 và lấy tên là The New Encyclopedia Britanica (TNEB). TNEB ra đời năm 1983 có bổ sung thêm những vị tướng soái kiệt xuất thế giới mà các lần xuất bản trước chưa có, trong đó có Trần Hưng Đạo và Vơ Nguyên Giáp. Mục từ Trần Hưng Đạo có 38 gịng, 270 từ, đánh giá: “Hưng Đạo Vương một gương mặt h́nh như huyền thoại của lịch sử Việt Nam, nhà chiến lược quân sự xuất sắc đă đánh thắng quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hăn, và là người anh hùng dân tộc trong nền văn hoá của Việt Nam ngày nay...”. Mục tướng Vơ Nguyên Giáp có 70 gịng, 490 từ, đánh giá: “Tướng Giáp nhà lănh đạo chính trị, quân sự đă hoàn thiện chiến lược, chiến thuật của chiến tranh du kích và chiến tranh quy ước, lănh đạo Việt Minh đánh thắng Pháp, chấm dứt nền thống trị thực dân ở Đông Nam Á, và sau đó đă đưa đến thắng lợi của Miền Bắc Việt Nam đánh thắng Mỹ”... Phải chăng việc Hội đồng biên soạn EB thẩm định lại bổ sung các từ mục về các danh tướng (Inilita** generals) trong đó có Trần Hưng Đạo và Vơ Nguyên Giáp để xuất bản thành TNEB năm 1983 có ít nhiều liên quan đến “tin đồn” về “Mười danh tướng thế giới” và huyền thoại về hai danh tướng Việt Nam được thế giới tôn vinh. Người ta chú ư mấy chỗ trùng hợp: Tin nào cũng nêu Bách Khoa từ điển Anh, thời gian xuất hiện 1983 - 1984, tên tuổi hai danh nhân Việt Nam và sự nh́n nhận của thế giới.”.

 

Người viết đă kiểm chứng lại trên Encyclopedia Britanica sau 1983, và đúng như tác giả trên đă viết.

 

Như vậy mọi chuyện đă sáng tỏ, Encyclopedia Britannica chỉ bổ túc thêm một số vị tướng, nhưng một số người trong nước đă tô vẽ thêm.

 

 3/ “Người Việt Nam rất thông minh. Tôi đă học ở Nga, Úc, Mỹ, Pháp… hầu như ở đâu nhóm người Việt chúng ta cũng được điểm cao nhất, được đánh giá rất cao. Tôi chỉ nể phục các bạn cùng lớp người Do Thái, người Bắc Âu và người Đức. H́nh như họ thông minh hơn ḿnh.” (tr.38).

 

Chủ biên Nguyễn Mạnh Hùng có thể nói “Người Việt Nam rất thông minh”, đó là cái nh́n của tác giả, nhưng một khi có sự so sánh dân tộc này thông minh hơn dân tộc khác th́ vấn đề trở nên khác, trong đó hàm chứa một một sự kỳ thị trí tuệ (intellectual racism). Đó là quan điểm không thể chấp nhận trong thế giới văn minh ngày nay.

 

Sau khi đọc qua câu này tôi càng thêm nghi ngờ về sự tự hào thông minh của người Việt. Những ǵ mà tác giả phán quyết chỉ là những nhận xét hời hợt, không có kiểm chứng. Sự thông minh của một người đâu phải chỉ phản ảnh ở điểm ở trường, mà c̣n là sự suy nghĩ chính chắn về một vấn đề trước khi kết luận.

 

Trong thế giới hội nhập ngày nay, đ̣i hỏi con người đối xử với nhau trong tinh thần hài ḥa và b́nh đẳng.  Dựa vào đâu để cho rằng dân tộc Việt Nam thông minh hơn những dân tộc khác? Điều đó có thể tin được nếu VN là một quốc gia giàu, người Việt có nhiều phát minh đóng góp cho nhân loại. Nhưng ngay cả một dân tộc giàu và có nhiều đóng góp cho nền văn minh như người Mỹ cũng không cho ḿnh thông minh hơn những dân tộc khác. 

 

Mặc dầu lợi tức b́nh quân của người Mỹ da trắng hiện tại cao gần gấp đôi người Mỹ đa đen (15), nhưng trong hằng trăm tài liệu nghiên cứu về sự thông minh của người da đen và người da trắng (đăng trên web), không có một tài liệu chính thức nào của chính phủ Hoa Kỳ hay của những học giả uyên bác, có tinh thần nhân bản dám kết luận rằng người Mỹ da trắng thông minh hơn người Mỹ da đen, mục đích của những nghiên cứu này chỉ để người Mỹ t́m cách rút ngắn lại khoảng cách về lợi tức và cơ hội giữa hai sắc dân.

 

Sự thông minh giữa dân tộc này với dân tộc khác hay sắc dân này với sắc dân khác tùy thuộc vào những yếu tố như văn hóa, truyền thống, giáo dục, lịch sử, thói quen, cách thức ăn uống, điều kiện/thành kiến xă hội v.v. Nếu người Mỹ da đen có cùng những điều kiện như người Mỹ da trắng th́ chưa chắc họ đă không thành đạt bằng. Sự thành công của tổng thống Obama là một thí dụ cụ thể.

 

Trong bài “Tự hào về lịch sử văn hóa Việt Nam” (tr.332-341), tác giả Hăn Nguyên Nguyễn Nhă, sau khi phân tích triết lư “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” đă viết như sau: “Đây là tư tưởng Việt Nam rất vĩ đại. Ḥa đồng bằng t́nh thương! Ư nghĩa chung một giàn rất sâu sắc. Đó là triết lư sống thực tiễn sâu xa không ǵ bằng, không đâu bằng. Trái đất này là một giàn chung, ngôi nhà chung… Chính v́ vậy con người cần phải thương nhau cùng”.

 

Nếu người VN thật sự có “tư tưởng rất vĩ đại”: thương yêu đồng loại như anh em một nhà, vậy th́ phải tôn trọng lẫn nhau, phải đặt t́nh nhân loại trên t́nh dân tộc, cớ sao lại tự cho ḿnh thông minh hơn những dân tộc khác.

 

Một sự mâu thuẫn khó hiểu!!!

 

4/ Tự hào về “Ngôi nhà Việt Nam” trong Hội Chợ Expo Thượng Hải 2010

 

Trong bài “Tự hào về Việt Nam theo những cách riêng” cũng của Chủ biên Nguyễn Mạnh Hùng. Mục “Chuyện anh Tân”, tác giả viết: “… Ấy vậy mà Việt Nam yêu quư của chúng ta lại trở thành một trong những “ngôi nhà” đứng đầu. Anh bạn Tân của tôi kể những câu chuyện đầy tự hào và xúc động. Tôi ngồi nghe như nuốt lấy từng lời. Anh khẳng định rằng người Việt Nam rất thông minh và có những lợi thế mà không có nước nào có thể sánh bằng.

 

Những con số biết nói: 8 triệu người tham quan “ngôi nhà” Việt Nam, trong khi “ngôi nhà” Mỹ chỉ thu hút được 7 triệu lượt khách tham quan. Về tài chánh, Việt Nam chúng ta chỉ có vỏn vẹn 3 triệu đô la, c̣n nước Mỹ đổ vào hơn 70 triệu”.

 

Người Việt rất tự hào khi hơn Mỹ, nhưng thật sự có đúng như vậy không?

 

Tôi bỏ nhiều thời gian tra khảo nhưng không t́m được bất cứ một thông tin nào nói về số lượng người viếng thăm gian hàng Việt Nam cao hơn Mỹ. Ban tổ chức Expo cho biết số lượng du khách ghé qua từng gian hàng nhưng chỉ ghi lại những gian hàng có số lượng khách thăm viếng cao. Trong trang web đáng tin nhất là Wikipedia, “Expo 2010 Pavillions” (17), trong phần viết về số lượng du khách đến thăm gian hàng Mỹ, ghi như sau: “As of August 31, 2010, the pavilion reported that attendance had surpassed 4.7 million and was averaging more than 41,000 people per day.[102] On September 30, 2010, the pavilion welcomed its 6 millionth visitor”. (Cho biết ngày 30/9/2010, số người đến thăm gian hàng Mỹ là 6 triệu).

 

Trong lúc đó về Gian hàng Việt Nam, tất cả chỉ vỏn vẹn có mấy hàng (không cho biết số lượng khách đến thăm gian hàng):

 

• Within Zone A of the Expo Site.

 

• Theme: 1000-Year History of Hanoi.

 

• The facade of the 1,000-square-meter pavilion appears like a river and the bamboo surrounding it reduced the heat from the sun. The design highlighted Vietnamese culture. Visitors could learn about the country's profound history and culture as well as its wisdom in eco-protection and urban development.

 

Muốn biết Gian Hàng Việt Nam trong Hội Chợ Thượng Hải 2010 gây ấn tượng với du khách ngoại quốc như thế nào, xin đọc bài phóng sự ngắn dưới đây của BBC tiếng Việt “Ấn tượng người Việt, người Hoa ở Thượng Hải” (18) của kư giả Nguyễn Hùng tường thuật từ Hội Chợ Expo Thượng Hải năm 2010.

 

Hai du khách sau khi viếng nhiều gian hàng, đă đến thăm gian hàng Việt Nam và nhận xét như sau:

 

Gian hàng Việt Nam

 

“Cả một ngày hơn 12 giờ ở triển lăm, chúng tôi chứng kiến cảnh người Trung Quốc xếp hàng chờ xe buưt, chờ tới lượt vào các gian triển lăm, chờ tới lượt đứng vào vị trí đẹp để chụp ảnh.

 

Tất cả đều tỏ ra kiên nhẫn. Tôi nói đùa với Trương Vi ‘đây là bài học xếp hàng cho người Trung Quốc’.

 

Thật đáng tiếc ấn tượng tồi nhất của tôi về EXPO lại diễn ra ở gian hàng của Việt Nam, một gian triển lăm khá sơ sài.

 

Khi nghĩ tới khẩu hiệu của triển lăm ‘Better City, Better Life’, tức ‘Thành phố Tốt hơn, Cuộc sống Tốt hơn’, gian của Việt Nam như được thiết kế cho một triển lăm khác.

 

Nếu 1000 năm Thăng Long mà Việt Nam chỉ có vậy để đem khoe với bạn bè quốc tế th́ thật là khó hiểu.

 

Khi tôi tiến lại hỏi chuyện một nhân viên tiếp tân người Việt, anh hỏi tôi: “Anh cần ǵ?”.

 

Tôi giới thiệu bản thân và nói muốn hỏi chuyện anh về ư đồ của triển lăm.

 

Anh nói có một ‘chú’ phụ trách nhưng ‘chú’ đă về mất rồi và anh ‘không biết ǵ’ để trả lời.

 

Tôi không nói với anh nhưng nghĩ bụng ‘anh không biết ǵ th́ sang đây làm ǵ’.

 

Việt Nam cũng tranh thủ bán hàng thủ công mỹ nghệ và quầy bán hàng nằm ngay ở cửa ra vào. Tôi đi mấy gian triển lăm, kể cả của nước chủ nhà Trung Quốc, chẳng thấy nước nào bán hàng cả.

 

Đúng là ‘năng nhặt chặt bị’, nhưng bán vài bức tranh, mấy cái lọ để tăm ở triển lăm quốc tế có vẻ hơi quê.

 

Và trong khi tôi bị đối xử như công dân hạng hai trong gian của Việt Nam, người Trung Quốc chào đón tôi như VIP.

 

Một cô hướng dẫn viên ăn mặc lịch sự đứng chờ ở cổng vào, ấn nút mở cửa thang máy và sau khi chúng tôi vào hết lại ấn nút lên tầng trên.

 

Tôi đi tới đâu cũng có nhân viên giơ tay chỉ hướng đi tiếp và sẵn sàng giải đáp các câu hỏi.

 

Gian hàng của Trung Quốc có lẽ phải có tới vài chục nhân viên chỉ để hướng dẫn khách tham quan.

 

Trung Quốc là nước lớn và nước chủ nhà nên họ hành xử như người lớn.

 

Nhưng chẳng lẽ Việt Nam có thể chấp nhận cách hành xử trẻ con chỉ v́ ḿnh là nước nhỏ?”.

 

5/ Người Việt cao quư của A. Pazzi (tr.258-263)

 

Trong bài viết “Người Việt cao quư” của tác giả Hà Minh Hồng, là tiến sĩ Sử Học và được phong là Phó Giáo Sư, đại diện cho giới Sử học.

 

Mở đầu tác giả viết: “Nhớ có lần gặp trong tiệm sách cũ một cuốn sách mỏng của tác giả A.Pazzi, do Hồng Củc dịch, nhan đề Người Việt cao quư…”

 

Sau đó tác giả diễn tả những điều đáng tự hào của người Việt qua nhận xét của tác giả người Ư A.Pazzi.

 

Ngay sau 30/4/1975 mọi người đều biết A. Pazzi không phải là tác giả của cuốn “Người Việt cao quư”. 40 năm qua rồi, ông tiến sĩ sử, đại diện cho giới sử học, sao lại không biết chi tiết này!!!.

 

Trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân “Nhà văn Vũ Hạnh: Người ẩn danh sôi nổi” (19) đă viết:

 

“Không phải bây giờ, mà thời đó, hầu như không ai biết, ông chính là tác giả ẩn sau những bút danh Cô Phương Thảo, Nguyên Phủ, kư dưới các bài báo bút chiến, tiểu luận phê b́nh; tung hoành trên các cuốn nhật báo, với truyện ngắn Bút máu, truyện dài Lửa rừng, tiểu thuyết Cô gái xà niêng, công tŕnh lư luận “Đọc lại Truyện Kiều”... đặc biệt là tác phẩm “Người Việt cao quư” với bút danh A. Pazzi...

 

27 năm sau, NXB Mũi Cà Mau mới tái bản tác phẩm “Người Việt cao quí” với đúng tên thật là nhà văn Vũ Hạnh”.

 

III. Có nên tự hào về “hồn thiêng sông núi, anh linh dân tộc”?

 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng viết: “Người Việt rất may mắn, rất tuyệt vời. May mắn và tuyệt vời đến mức khó tin. Cá nhân tôi và rất nhiều bạn bè của ḿnh cũng thấy vậy. Dù đi học hay đi du lịch, dù đi công tác hay đi làm ăn, ở đâu cũng thấy có hồn thiêng sông núi, có các anh linh dân tộc phù hộ. Mỗi lần khó khăn, tôi chỉ cần nghĩ đến và cầu nguyện tổ tiên đất Việt là y như rằng mọi khó khăn đều qua và mọi chuyện trở nên tốt đẹp. Nhiều bạn bè và học tṛ cũng nghe tôi hướng dẫn và rất thành công. Có vài bạn chưa đạt được như ư. Tôi nghĩ, đó là do chưa thật sự thành tâm.” (tr.38)

 

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đi từ những tự hào mơ hồ lăng mạn sang niềm tự hào không thể chứng minh. “Hồn thiêng sông núi, anh linh dân tộc” thuộc lănh vực “tâm linh, huyền bí” – đó là niềm tin của mỗi người, không thể nói là đúng hay sai, càng không thể xem là niềm tự hào dân tộc.

 

Mặc dầu vậy, tôi cũng xin có ư kiến:

 

Từ câu “Dù đi học hay đi du lịch, dù đi công tác hay đi làm ăn” cho thấy ông và bạn bè của ông đều thuộc thành phần thượng lưu, nếu không là cán bộ th́ cũng là đại gia, trí thức.

 

Nếu đúng như lời ông Hùng nói th́ không có hàng triệu mảnh đời khốn khổ trên đất nước VN như hôm nay.

 

Mỗi ngày trên đất nước đang có hằng trăm ngàn người đang cầu nguyện “hồn thiêng sông núi, anh linh dân tộc” phù trợ cho họ thoát khỏi những cảnh đời bi đát. Đó là những “dân oan khiếu kiện” từ khắp miền đất nước, những tù nhân lương tâm đang bị tra tấn, những bà mẹ lam lũ vẫn không kiếm đủ cho con ăn học, những cô dâu VN bị hành hạ ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, những cô gái nghèo phải “bán thân nuôi miệng” từ Singapore sang tận Ghana (16), những thanh niên thiếu nữ Việt phải sống lậu làm chui từ Á sang Âu, những em bé tuổi c̣n ngây thơ bị bán qua Campuchia, và hàng ngàn cảnh đời thương tâm khác…

 

Tiếng cầu nguyện của những người đang tuyệt vọng bao giờ cũng thành khẩn hơn những thành phần giàu sang phú quư.

 

Nếu đúng như lời tiến sĩ Hùng nói th́ “hồn thiêng sông núi, anh linh dân tộc” của đất nước VN thời nay chỉ phù trợ cho những thành phần có thế lực!!!

 

 

 

IV. Nên tự hào hay nên xấu hổ trong những trường hợp này:

 

1/ “Tôi tự hào về những ǵ mà Việt Nam chúng ta đă và đang xuất khẩu: gạo, cà phê, chè, cao su, hạt tiêu, hải sản, rau quả...” (tr.45)

 

Nếu dân tộc VN thông minh như Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng nói th́ đáng lư ra VN phải xuất cảng những sản phẩm trí tuệ như máy móc, đồ điện tử, robot, sắt, thép, hardware, software…v.v

 

Xuất khẩu gạo, cà phê, chè, cao su, hạt tiêu, hải sản, rau quả... không thể coi là niềm tự hào. Đúng hơn là phải xấu hổ. Sản phẩm nông nghiệp th́ bất cứ dân tộc nào cũng có thể làm được và chẳng thâu về được nhiều ngoại tệ. Không có một quốc gia nào giàu nhờ xuất cảng nông nghiệp. Nông phẩm bán ra với giá rẻ, trong lúc đó phải nhập vào máy móc, đồ tiêu dùng, vật dụng kỹ thuật… với giá cao.

 

Và không lẽ ông Nguyễn Mạnh Hùng không hiểu rơ hoàn cảnh của người nông dân VN hiện nay sao, báo chí trong nước đă nói rất nhiều. Chưa có thời đại nào người nông dân VN khổ như thời nay, khổ đủ mọi thứ: từ thiên tai, chính quyền cướp đất, chịu đủ thứ thuế cho đến bị các thương gia Việt Nam, Trung Quốc ép giá…

 

2/ Nuôi dưỡng hận thù cũng là niềm tự hào dân tộc?­

 

Trong bài “Việt Nam sẽ thắng mọi kẻ thù” (tr.109-117) do Văn Việt – Hải Hà phỏng vấn Thượng tướng CS Nguyễn Huy Hiệu, khi nhắc lại cuộc chiến vừa qua, ông Nguyễn Huy Hiệu nói: “Sinh thời, Người [Hồ Chí Minh] khẳng định: ‘Hà Nội, Hải Pḥng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ’… Khi đó, chúng tôi tiếp tục tích lũy lực lượng, chuẩn bị tổng tấn công, nổi dậy mùa xuân năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trận Ban Mê Thuột, chúng tôi điểm vào đúng yếu huyệt của địch, để rồi giành thắng lợi lịch sử ngày 30/4/1975…”

 

Trong lúc đó, đối với những kẻ đang xâm chiếm lănh thổ của VN th́ cũng chính ông tướng này tuyên bố rất nhỏ nhẹ: “Mối quan hệ Việt Nam, Trung Quốc đă được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông gây dựng nên. Tôi cho rằng các thế hệ về sau phải biết tôn trọng, ǵn giữ đúng tinh thần của hai nhà lănh tụ.”

 

Tinh thần của hai lănh tụ có lẽ là tinh thần mà nhà thơ Tố Hữu đă nêu ra: “Bên ni biên giới là ḿnh, bên kia bên giới cũng t́nh quê hương.” “Bên ni” hay “bên kia” đều là quê hương, cho nên có tặng cho chút đất, chút biển, không phải là chuyện lớn để làm ầm ĩ!!!

 

Tiếp theo đó là bài “Yêu nước, yêu ḥa b́nh, cần có hành động đúng đắn và phù hợp” (tr.119-125), để trả lời những câu hỏi liên quan đến việc giàn khoang Hải Dương 981 kéo đến hải phận Việt Nam, ông Lê Quốc Vinh (đại diện lănh vực truyền thông) trả lời: “Cho nên có thể nói, với Việt Nam chiến tranh không được phép xảy ra và ḥa b́nh là nỗi khát khao của tất cả mọi người.”

 

Với ngoại bang, dù đang xâm lấn lănh thổ, vẫn hết sức nhỏ nhẹ: “phải biết tôn trọng, ǵn giữ tinh thần của hai nhà lănh tụ”, “chiến tranh không được phép xảy ra”, trong lúc đó với đồng bào của ḿnh th́ sẵn sàng hy sinh tất cả, chiến đấu tới người lính cuối cùng.

 

Mặc dầu cuộc chiến đă chấm dứt từ 40 năm trước mà trong cuốn sách này vẫn bàng bạc nhắc đến “cuộc chiến chống Mỹ cứu nước” coi đó như một niềm tự hào dân tộc.

 

Cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” đó thực chất là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn do Miền Bắc chủ xướng và Miền Nam ở vào vị thế bắt buộc phải tự vệ. Nếu c̣n mang trong người ḍng máu Việt Nam, làm sao có đủ cam đảm để tự hào khi có nhiều hàng triệu sinh mạng của hai miền đất nước đă nằm xuống và ḷng người vẫn c̣n chia cách đến tận hôm nay. Phải xem đó như một nỗi nhục, một vết thương cần phải chữa lành, chớ sao lại là niềm hănh diện.

 

Tinh thần nhân ái mà tác giả Phạm Phú Ngọc Trai đề cao trong bài “Ấm Ḷng Việt Nam” (tr.277-283) áp dụng ở đâu? với kẻ thù phương bắc nhưng không với đồng bào của ḿnh chăng!

 

Chưa đủ sao mà c̣n thêm “Một bài phỏng vấn Đại tướng Vơ Nguyên Giáp với đường ṃn Hồ Chí Minh” (tr.109-117), như khơi dậy thêm một vết thương khác của người Miền Nam. Thật sự “Đường ṃn Hồ Chí Minh” là con đường đưa cả dân tộc về cơi chết.

 

Trong bài phỏng vấn này của kư giả Virginia Morris, tướng Giáp cho biết: “Tháng 5/1959 tôi ra lệnh mở đường ṃn Hồ Chí Minh”, đoạn khác tướng Giáp nói: “Các kỹ sư của đường Trường Sơn rất khéo léo và chịu nhiều hy sinh. Trong đó có rất nhiều cô gái đang tuổi lớn. Họ đă hy sinh cả tuổi thanh xuân cho con đường. Và khi trở về họ đă không c̣n trẻ như cô nữa” (tr.132).

 

Tướng Giáp kết luận bài phỏng vấn bằng cách cho kư giả Virginia biết tinh thần yêu nước của người Việt lúc đó: “Tôi tin rằng nếu lúc đó cô là một cô gái Việt Nam, cô sẽ lên đường đi Trường Sơn.”

 

Rất đúng, nhiều thế hệ ở Miền Bắc đă bị ru ngủ bởi những lời tuyên truyền quá hay của giới lănh đạo như tướng Giáp - núp dưới chiêu bài “yêu nước”, “niềm tự hào dân tộc”, cho nên nhiều người trẻ sẵn sàng hy sinh theo tiếng gọi của Đảng.

 

Người Việt trong nước ngày nay quá tự hào về tướng Giáp “là một trong 10 vị tướng xuất sắc nhất trong lịch sử nhân loại” và đang tôn vinh ông như một vị thánh,  nhưng h́nh như không ai đặt câu hỏi này: Trong lúc có những cô gái “đă hy sinh cả tuổi thanh xuân cho con đường”, con số có thể lên đến hàng chục ngàn người và có hàng triệu thanh niên thanh nữ đă “sinh Bắc tử Nam”, th́ con cái của tướng Giáp đă làm ǵ trong thời gian đó.

 

Cả 5 người con của Giáp mặc dầu đă trưởng thành trong cuộc chiến vừa qua nhưng không người nào phải đi bộ đội: Vơ Hồng Anh sinh năm 1939, du học ở Nga năm 1954. Vơ Ḥa B́nh (SN1951) học đại học tổng hợp Hà Nội. Vơ Hạnh Phúc (1952) du học ở Nga. Vơ Điện Biên (1954) du học ở Nga, Vơ Hồng Nam (1956) học Đại Học Bách Khoa, sau đó du học ở Hungary. (20)

 

Tướng Giáp không xem điều đó là bất công! Và tệ hơn nữa là đại đa số người Việt coi đó là b́nh thường. Nó b́nh thường nếu như chúng ta thẳng thắn nh́n nhận rằng chúng ta là một dân tộc có nhiều điều dở cần phải học hỏi thế giới, nhưng nó không b́nh thường khi người Việt tự cho ḿnh cao hơn những dân tộc khác trong khi không tuân thủ một giá trị căn bản nhất.

 

Đối thủ một thời của tướng Giáp trong cuộc chiến Đông Dương lần Thứ Nhất là Đại tướng Jean Lattre de Tassigny. Nhiều người Việt không coi tướng Tassigny xứng đáng là đối thủ của tướng Giáp, nhưng nhân cách của tướng Tassigny th́ hơn xa tướng Giáp.

 

Trong lúc tướng Tassigny đang là Tổng Tư Lệnh Quân Đội Pháp tại Đông Dương (6/12/1950 – 19/11/1951) th́ người con duy nhất của ông là Trung Úy Bernard de Lattre de Tassigny tử trận tại Ninh B́nh ngày 30/5/1951. Mặc dầu là một mất mát quá lớn nhưng tướng Tassigny vẫn coi đó là niềm hănh diện.

 

Đối với người Pháp, họ thương mến và nể phục ông nhưng họ chỉ xem ông như một vị tướng giương mẫu. Chuyện cha là tướng, con ra chiến trường là chuyện b́nh thường ở xứ Tây Phương, không có ǵ phải đề cao. Một xứ gọi là văn minh không giờ chấp nhận sự bất công dù dưới bất cứ h́nh thức nào.

 

Riêng với người VN, mặc dầu sự bất công quá rơ ràng như thế nhưng người ta không xem đó là quan trọng và vẫn tôn vinh tướng Giáp như một vị thánh, bởi v́ dân tộc chúng ta là một dân tộc không coi trọng danh dự và sự công bằng.

VÀI SUY NGHĨ VỀ NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC NHÂN ĐỌC CUỐN TÔI TỰ HÀO LÀ NGƯỜI VIỆT NAM - Phần 3

Phạm Hoài Nam

 

 

V. Tự hào theo kiểu Việt Nam

Cách tự hào của người Việt không chỉ viễn vong, mơ hồ mà c̣n chứa đầy mâu thuẫn, phi lư trong cách lư luận. Những dân tộc duy lư như Tây Phương khó có thể hiểu được tâm lư của người Việt, điển h́nh như những trường hợp dưới đây:

 

1/ Làm sao có thể hiểu một dân tộc tự cho thông minh chỉ chỉ kém hơn “người Do Thái, người Bắc Âu và người Đức”, thế nhưng cũng chính trong cuốn sách này cho biết “b́nh quân thu nhập quốc dân trên đầu người trên 600 USD đặt Việt Nam vào danh sách các nước nghèo nhất thế giới” (tr.59).

 

 

 

2/ Một dân tộc thực tế như người Đức sẽ không thể nào hiểu được cách tự hào đầy mâu thuẫn dưới đây:

 

“Nước Việt Nam ta được thiên nhiên ưu đăi với những cánh rừng nguyên sinh chạy dọc đất nước, với đất đai phí nhiêu màu mỡ, với thảm mộc thực vật phong phú và quư” (tr 43). “Chúng ta chắc chắn là tinh hoa của nhân loại” (tr 390).

 

“Chúng ta đang sống và luôn sống với sự bố thí, ban ơn, xin xỏ, theo sau thế giới để là một công trường, bếp ăn, là một công xưởng của nhân loại. Chúng ta chỉ làm được thế sao? Thật nực cười và nhục nhă, chúng ta sống trong sự ăn may [mày] của quá khứ, sự lợi dụng danh tiếng mà cha ông, tổ tiên chúng ta để lại…”. (tr.390).

 

Tại sao lạ vậy: một đất nước vừa được thiên nhiên ưu đăi, vừa là “tinh hoa của nhân loại”, sao phải sống nhờ vào sự bố thí của thế giới! Nếu vậy th́ từ “tinh hoa của nhân loại” đến kẻ ăn mày chỉ cách nhau có đường tơ kẽ tóc!!!

 

3/ “Người Việt Nam rất thông minh và có những lợi thế riêng mà không có nước nào có thể sánh bằng” (tr 155), “được sở hữu những đức tính tốt đẹp mà cả thế giới phải công nhận” (tr 380), người Việt Nam “Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, v́ nghĩa” (tr.374), “Mỗi người Việt là một bông hoa quư hiếm. Hoa người Việt hiếm nên rất quư” (tr.349), người Việt Nam “giàu ḷng nhân ái” (tr 283), cộng thêm “đất đai màu mỡ, với thảm động thực vật phong phú và quư” (tr 43).

 

Một đất nước quá tốt không đâu bằng nhưng sao lại có cảnh như dưới đây (từ chính cuốn sách này cho biết):

 

“Hiện nay, có lẽ đâu chỉ có tôi mà nhiều người lên mạng hàng ngày đều không khỏi mệt mỏi, ngán ngẩm khi tin cướp, giết, hiếp tràn lan – không chỉ trên báo của ngành công an, pháp luận. Có những chuyện án tận lương tâm, không c̣n luân thường đạo lư, mà thời gian trước không xảy ra, hiếm xảy ra, hoặc sẽ là chuyện động trời th́ nay cảm giác đă trở nên b́nh thường, như: có những người trẻ giết hại cha mẹ, ông bà ḿnh hoặc người khác chỉ v́ mấy chục ngh́n để chơi game, chỉ v́ nh́n… đểu, chỉ v́ thấy mặt nó khó ưa… Có quá nhiều bất an, “những điều trông thấy mà đau đớn ḷng” trong cuộc sống, xă hội mà phần đông ai cũng kêu, ai cũng than và hy vọng “chắc nó chừa ḿnh ra”…” (Cứ đi sẽ gặp, tr.196)

 

Tại sao là “một bông hoa quư hiếm” “được sở hữu những đức tính tốt đẹp mà cả thế giới phải công nhận” mà con người lại đối xử với nhau dă man đến như thế!!!.

 

4/ Tác giả Trần Đăng Tuấn của bài “Người Việt Nam” (tr.164-177), đă viết: “…gặp lúc rét gần 0 độ C, mà trẻ con có nhiều đứa không có cái áo nào khả dĩ che ấm người, chẳng ai cầm nổi nước mắt” (tr.167). Chính v́ thế mà Bác Hợi (Nguyễn Văn Mốt) đă mở ra chương tŕnh từ thiện có tên là “Cơm có thịt” nhằm mục đích “huy động đóng góp của mọi người, nhằm giúp bữa cơm của các em học sinh vùng núi cao có thêm chút dinh dưỡng” (tr.166).

 

Để nguyên góp thêm tài chánh, chương tŕnh “Cơm có thịt” nay đă mở rộng ra toàn thế giới: ““Cơm có thịt Australia”, và rồi nối nhau “Cơm có thịt United States”, “Cơm có thịt Liên Bang Nga”, “Cơm có thịt Đức… ra đời. Rồi “Cơm có thịt” có ở Ư, Pháp, Anh, Nhật, Hungary, Phần Lan, Đài Loan, Trung Quốc… trên 20 quốc gia”. (tr 175)

 

Tự hào là một dân tộc “rất thông minh”, được “thiên nhiêu ưu đăi”… sao lại không thể cung cấp cho những trẻ em miền núi những bữa ăn đủ dinh dưỡng mà phải nhờ đến ḷng hảo tâm của thế giới!!!.

 

Bài viết “Người Việt Nam” của tác giả Trần Đăng Tuấn kêu gọi người Việt nên tự hào v́ có những tấm ḷng nhân ái như “bác Hợi” như lời mở đầu bài viết: “Người Việt Nam như thế nào? Tự hào là người Việt Nam, nhưng tự hào sao cho đúng? Đó là những điều rất lớn”, cho thấy những nghịch lư trong cách tự hào của tác giả - tự hào về một người nhưng có đáng xấu hổ về hàng chục ngàn cảnh đời bất hạnh của các em nhỏ bị chính quyền bỏ rơi, không có thịt để ăn, không có áo ấm để mặc!!!

 

 

 

5/ Một dân tộc coi trọng danh dự và thể diện quốc gia như người Nhật sẽ không thể nào hiểu được kiểu tự hào của người Việt, như trong trường hợp dưới đây:

 

Trong bài “Bạn có tự hào là người Việt Nam không?” (tr. 247-257) của tác giả Đinh Tiến Dũng, cử nhân Nông Nghiệp, đại diện cho giới văn nghệ sĩ, ghi lại cảnh cá nhân ông và một nhóm đồng hương (đa số sang Nga để buôn bán, lao động) bị khinh khi công khai tại phi trường Moscow bởi các nhân viên nhập cảnh:

 

“Đoàn chúng tôi mất hơn bốn tiếng đồng hồ để nhập cảnh v́ sân bay Nga chỉ dành hai cửa làm nhập cảng cho riêng người Việt, hai cửa xa nhất, heo hút nhất khu nhập cảnh ở sân bay… Những cửa làm thủ tục c̣n lại dành cho hành khác nước khác được hỗ trợ làm thủ tục nhanh chóng, nên chỉ cần vài phút là họ đi qua”…“Chúng tôi về xếp hàng trước lối vào cùng khoảng hơn một trăm đồng hương đang đứng lố nhố không hàng lối. Những người nước khác đi qua đưa mắt nh́n về chúng tôi, tôi có cảm giác như những lần hồi bé phải đứng lên góc lớp v́ không thuộc bài cho cả lớp nh́n vậy”.

 

Sau đó ông kể cảnh sống của Việt ở Nga, khổ sở đủ điều, bị trộm, bị cướp, bị cảnh sát hiếp đáp tống tiền và rất bị người bản xứ kỳ thị: “Tôi hỏi anh tôi rằng người Nga có quư người Việt không, anh bảo giờ th́ không, họ ghét lắm, bọn anh thi thoảng đi vặt táo, thấy mấy bà già người Nga đứng bên cửa sổ trên tầng léo nhéo chửi, ư bảo bọn mày về nước mày đi…” (tr.253).

 

“Tinh hoa của nhân loại” mà sao phải chịu những cảnh nhục nhă đến thế sao!!!

 

Rồi ông kể tiếp chuyến đi Nhật: “Đợt vừa rồi rộ lên vụ truyền h́nh Nhật Bản đưa tin người Việt ăn cắp và bị bắt. Khắp nơi trên các diễn đàn trên các diễn đàn và mạng cộng đồng, những cụm từ như “chục mặt chưa”, đẹp mặt chưa”, xấu hổ quá…” được nhiều người dùng với cường độ cao để b́nh luận cho sự kiện này bởi có vẻ như ḷng tự hào Việt Nam của họ đang bị tổn thương sâu sắc”.

 

“Riêng cá nhân tôi th́ luôn tin rằng, cách đấu tranh với cái xấu hiệu quả nhất, là chỉ quan tâm đến những cái tốt, những cái tích cực, đồng thời t́m cách lan truyền và nhân rộng nó ra để con sói tốt ngày càng mạnh mẽ, không cho con sói xấu trong ḿnh có cơ hội bùng lên….”. (tr.255)

 

****

 

Khi tiếp xúc với người Việt ở Nhật, có người hỏi: “Anh có tự hào là người Việt Nam không?”. Ông trả lời: “Có chứ!”

 

Cuối cùng ông nói với họ: “Nên sống thế nào để có thể tự hào về bản thân ḿnh th́ cũng chính là lúc chúng ta đă tự hào là người Việt Nam chú ạ.”

 

Câu nói của ông (con sói tốt và con sói xấu) được nhiều tờ báo trong nước trích dẫn và coi đó như một “triết lư cao siêu”. Dĩ nhiên là nó rất hợp với quan điểm của chính quyền “Chỉ nên nói đến những cái tốt của xă hội và của Đảng”. Ngay cả bà Tôn Nữ Thị Ninh, trong lời giới thiệu cuốn sách cũng “hoàn toàn tâm đắc” với câu nói trên.

 

Ông Đinh Tiến Dũng nói những câu trên mà quên rằng, trong câu nói “Tôi tự hào là người Việt Nam” không mang ư nghĩa một cá nhân mà mang ư nghĩa một tập thể, một hành vi xấu hay tốt của một người Việt đều có trách nhiệm liên đới với những người Việt khác.

 

Trong hoàn cảnh xảy ra ở Nhật, ăn cắp, vẫn cảm thấy xấu hổ, vậy th́ trong trường hợp nào mới cảm thấy xấu hổ?.

 

Nếu nói như thế th́ những phần tử Hồi Giáo cực đoan IS hiện nay cũng có thể tự hào về những hành động giết người dă man của họ.

 

Phải biết xấu hổ trước những hành vi trái đạo đức của người Việt bất kể là do ḿnh hay do một đồng hương khác gây ra. Chúng ta lên án cái xấu không phải là lên án những người đang sống ở Nga, ở Nhật… mà lên án những người đă đưa đẩy họ vào những hoàn cảnh như thế.

 

Nghĩ cho cùng th́ những người đă gây ra những h́nh ảnh không đẹp của người Việt Nam tại Nga, tại Nhật, ngay cả cái phi công, tiếp viên hàng không Vietnam Airline cũng chỉ nạn nhân của một đất nước nghèo khổ, một chế độ đầy bất công và thối nát. Thử hỏi nếu như những người đó có một đời sống vật chất tương đối khá giả, được hấp thụ một nền giáo dục đàng hoàng tử tế, đất nước được lănh đạo bởi những người xứng đáng, không phải đút lót tiền để có việc làm… th́ t́nh trạnh xấu xa như thế có xảy ra không?

 

Ông Đinh Tiến Dũng đề cao cái tốt không phải sai, nhưng những cái tốt không thể tồn tại nếu như cái xấu, cái ác không bị lên án, trừng phạt. Chúng ta cám ơn những người đề cao cái đẹp, góp phần làm thăng hoa con người, nhưng chúng ta càng phải cám ơn nhiều hơn đối với những người dám lên án cái xấu cái ác. Không có một chính quyền độc tài phi nhân nào bỏ tù những người đề cao cái đẹp nhưng sẽ t́m cách triệt tiêu những tiếng nói chống lại cái ác, cái xấu của chế độ.

 

Cái thế giới này sẽ trở thành địa ngục nếu như nhân loại chỉ có những người đề cao cái đẹp mà không có những người lên án cái ác.

 

Tự hào là cần thiết, nhưng biết xấu hổ đôi lúc lại cần thiết hơn.

 

Xă hội Tây Phương đạt tới tŕnh độ văn minh như ngày hôm nay v́ họ dám lên án cái xấu và biết xấu hổ trước những hành vi thiếu nhân bản, do dù chuyện đó đă xảy ra từ lâu trong quá khứ.

 

V́ biết xấu hổ cho nên chính quyền Úc, Mỹ và Canada đă xin lỗi các thổ dân. Chính phủ Anh đă xin lỗi “những đứa trẻ bị cưỡng bách di dân” (child migrants) xảy ra từ hơn một thế kỷ trước. Chính phủ Đức đă xin lỗi vai tṛ của ḿnh trong cuộc diệt chủng người Do Thái. Chính phủ Anh đă xin lỗi những hành động sai trái của họ đối với các thuộc địa trong thời gian đô hộ...

 

Chính những hành động này đă làm cho dân tộc của họ văn minh hơn, nhân bản hơn, người dân cảm thấy tự hào hơn về đất nước của họ.

 

Trái lại một dân tộc không biết xấu hổ sẽ măi măi là một dân tộc lạc hậu và đất nước đó sẽ măi măi bị thế giới bỏ lùi phía sau.

 

Trở lại câu nói của ông Đinh Tiến Dũng: “Nên sống thế nào để có thể tự hào về bản thân ḿnh th́ cũng chính là lúc chúng ta đă tự hào là người Việt Nam” cũng chứa đầy tính chất mỉa mai khi ngay cả cá nhân cũng không làm được điều đó.

 

Ông kể lại một kinh nghiệm trong chuyến đi Nhật: “Có một lần đi công tác, tôi có dịp ngồi với một cậu em bên Nhật Bản, rượu vào lời ra, trên tầu điện ngầm, hai anh em cứ ồn ào tṛ chuyện. Những ánh mắt khó chịu đổ dồn về phía chúng tôi khiến hai anh em giật ḿnh và giữ im lặng.” (tr.256)

 

Tư cách của ông so ra không bằng một người Nhật b́nh thường, vậy mà vẫn hănh diện “Tôi tự hào là người Việt Nam.” Sao lại hạ niềm tự hào dân tộc xuống thấp đến thế.

 

VI. Đừng nên đề cao Hồ Chí Minh một cách quá lố bịch

 

Người viết muốn nói đến bài bài “Doanh nhân – người lính thời b́nh” (tr.94-99) của tác giả là tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, đại diện cho khối doanh nghiệp.

 

Trong phần tiểu sử tác giả cho biết, ông Vũ Tiến Lộc là tiến sĩ kinh tế, giảng dạy tại các trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Quốc Gia Hà Nội và một số trường đại học khác trong và ngoài nước. Không cho biết đại học ngoài nước là đại học nào. Bên cạnh đó c̣n là Đại Biểu Quốc Hội VN khóa XI, XII, XIII, Chủ tịch Pḥng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Chủ Tịch Ủy Ban Hợp Tác Kinh Tế Thái B́nh Dương, Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương các Hiệp Hội Doanh Nghiệp Việt Nam, Chủ Tịch Liên Minh Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam.

 

 

 

Tác giả không những là một quan chức cao cấp mà c̣n là một nhà khoa bảng. 

 

Với thành tích đó, đúng ra ông Lộc phải hiểu nguyên tắc căn bản - ông đang viết về đề tài “Doanh nhân – người lính thời b́nh” trong cuốn sách “Tôi tự hào là người Việt Nam”, có nghĩa là những thành tích của doanh nhân Việt Nam xứng đáng để người Việt tự hào.

 

Thế nhưng suốt bài viết của ông, không thấy một tấm gương doanh nhân nào cả, mà chỉ thấy ông ca ngợi Hồ Chí Minh từ đầu đến cuối bài như một thiên tài về lănh vực kinh tế.

 

Mở đầu, ông Lộc viết: “Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới giới doanh nhân. Từ chiến khu Việt Bắc ở về Thủ đô chuẩn bị cho ngày độc lập, Bác ở và làm việc tại ngôi nhà của một trong những gia đ́nh giàu có nhất ở Hà Nội và cũng tại đây, Bác viết Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Chỉ hai tuần sau ngày độc lập, trong “tuần lễ vàng”, ngày 18/9/1945 Bác đă gặp mặt các nhà công thương Hà Nội và theo lời Bác họ đă tích cực ủng hộ về tài chánh cho Chính quyền cách mạnh c̣n non trẻ và giới doanh nhân là giới chức xă hội đầu tiên được Bác tiếp tại Phủ Chủ Tịch. Sau đó ngày 13/10/1945 Bác viết thơ kêu gọi giới doanh nhân tham gia công thương cứu quốc đoàn. Trong thư Bác viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy hoàn toàn độc lập của nước nhà, th́ giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chánh vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ và nhân dân sẽ tận tâm giúp giới Công Thương trong cuộc kiến thiết này”.

 

Hơn nửa thế kỷ qua đi, nhưng những lời chỉ dẫn của Bác về vai tṛ của giới doanh nhân về sự song hành lợi ích của doanh nhân với lợi ích của đất nước và dân tộc, về quan hệ giữa chính phủ với doanh nhân vẫn c̣n nguyên giá trị. Đường lối đổi mới của Đảng đă đưa chúng ta trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh và ngày 13/10, ngày Bác gửi thư cho giới công thương đă trở thành ngày Doanh Nhân Việt Nam…” 

Lúc từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, ông Hồ Chí Minh ở nhà của thương gia Trịnh Văn Bô, chủ hiệu buôn “Phúc Lợi”, bán tơ lựa và có hăng chế tạo tơ lụa. Theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, ông Trịnh Văn Bô đă đóng góp cho Việt Minh 5,147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ (21).

 

Ngoài số vàng đó ra gia đ́nh của ông Trịnh Văn Bô c̣n giúp Việt Minh rất nhiều thứ khác, ngay cả cá nhân ông cũng đi theo kháng chiến.

Thế nhưng sau khi đảng CS lên nắm quyền ở miền Bắc (1954) th́ gia đ́nh ông Bô đă bị đối xử ra sao? Xin đọc một đoạn dưới đây trong quyển “Bên thắng cuộc” (22) của Huy Đức:  

“Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xă hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rơ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của ḿnh. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hăng nước mắm Cát Hải, chủ hăng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó... 

Cả gia đ́nh ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đă phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đ́nh ông vẫn không đ̣i lại được…”  

Nhà văn Huy Đức c̣n kể thêm nhiều cay đắng khác mà gia đ́nh ông Bô phải chịu đựng từ khi ông Hồ Chí Minh lên nắm quyền. 

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc viết tiếp: “Đối với người dân Việt khi gặp khó khăn thách thức th́ chúng ta lại nhớ Bác Hồ, t́m lại trong di sản của người, và thật kỳ lạ, bao giờ chúng ta cũng t́m ra được những chỉ dẫn giải quyết cho những vấn đề hiện tại… 

“Bác dặn: “Phải nâng cao năng xuất, thực hành tiết kiệm, phải cải tiến quản lư, cải tiến kỹ thuật, phải chăm lo đời sống người lao động...”” 

“Bác nói: “Những người sản xuất phải tập hợp lại th́ mới có thể sản xuất được nhiều, tốt không là phí tài năng và thời gian…” 

Cuối cùng tác giả viết: “Những chỉ dẫn về tái cấu trúc như vậy không phải là những điều cao xa trong giáo tŕnh kinh tế học hiện đại của phương Tây mà c̣n là những điều căn dặn giản dị, ngắn gọn trong tư tưởng của Bác Hồ 40, 50 năm về trước. Đổi mới, tái cấu trúc ở Việt Nam là trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh và vươn tới chuẩn mực toàn cầu.”

Nếu kiến thức về kinh tế của “Bác” uyên bác đến như thế, tại sao đất nước VN từ khi có “Bác” th́ từ nghèo tới nghèo hơn. Thời chiến tranh th́ quá nghèo. Và ḥa b́nh nay đă 40 năm, Việt Nam vẫn không vươn lên để trở thành rồng mà c̣n lẹt đẹt đứng gần cuối bảng của thế giới về sự nghèo khổ (133/183) (23) và đang có nguy cơ bị Lào và Campuchia qua mặt.

 Những lời trên của Hồ Chí Minh (cho dù có thật) về lănh vực kinh tế - chỉ là những lời nói chung chung ai cũng biết, một tiến sĩ kinh tế như ông Vũ Tiến Lộc mà đi tâng bốc một cách lố bịch như thế th́ tội nghiệp cho bằng tiến sĩ của ông quá!

Nhưng một ngàn lời nói không có giá trị bằng một hành động. Ông Hồ Chí Minh nói như thế, nhưng ông có làm đúng như vậy không? Nếu không th́ những lời đó chỉ là sự lường gạt nhằm để đạt mục tiêu chính trị. Và hành động tâng bốc của tiến sĩ Vũ Tiến Lộc ngày nay là tiếp tay cho sự lường gạt đó.

Có 2 điểm dưới đây cần phải nêu ra về những nói của ông Hồ:

 

- Ông Hồ Chí Minh đề cao “doanh nhân” trong giai đoạn nào?

 

Sau khi cướp chính quyền ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh mở “Tuần Lễ Vàng” để kêu gọi mọi người đóng góp tiền của cho chính quyền Việt Minh. Từ lúc đó cho đến khi chưa lên nắm quyền (7/1954), dĩ nhiên Hồ Chí Minh lúc nào cũng vuốt ve giới thương gia để họ đóng góp cho Việt Minh càng nhiều càng tốt.

- Số phận của doanh nhân miền Bắc ra sao sau khi Hồ Chí Minh lên nắm quyền?

Sau khi lên nắm quyền ở miền Bắc, chính phủ của Hồ Chí Minh thực hiện ngay Cải Cách Ruộng Đất, không chỉ tiêu diệt thành phần “địa chủ” mà c̣n tiêu diệt luôn tầng lớp tiểu tư sản, thương gia như trường hợp bà Nguyễn Thị Năm. Tất cả các thương gia nếu không bị xử bắn th́ cũng bị đi cải tạo, tài sản bị tịch thu, trở thành quốc doanh.

Sau Cải Cách Ruộng Đất là nhiều đợt “Cải tạo công thương nghiệp” và cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời (9/1969) th́ kinh tế tư nhân ở Miền Bắc hoàn toàn biến mất như một tài liệu chính thức dưới đây của đảng CSVN: “Sau 3 năm cải tạo kinh tế (1958-1960), ở thành thị, 100% số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh thuộc diện cải tạo đă được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đă tham gia các hợp tác xă thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp.”(24)

Tác giả Vũ Tiến Lộc quá coi thường người đọc khi ngày nay vẫn c̣n hàng triệu nhân chứng sống, đă từng sống qua thời đại của Hồ Chí Minh.

VII. “Tư duy chiến lược” hay bệnh hoang tưởng

 

Bệnh “nổ” của người Việt được phát huy tối đa dưới thời đại CS, từ Đảng cho đến nhân dân đều thi đua nhau “nổ”.

 

Người có học thường “nổ” có bài bản hơn dân thường, riêng ông “đại trí thức” này “nổ” chẳng bài bản ǵ cả.

 

Theo phần tiểu sử cho biết, ông Nguyễn Hữu Thái Ḥa, tốt nghiệp ngành kiến trúc ở Canada, sau đó lấy bằng Thạc sĩ ở Thượng Hải, Trung Quốc. Hiện đang là Phó Viện Trưởng, Viện Khoa Học Cộng Nghệ, cũng là Giám Đốc Chiến Lược của Tập đoàn FPT và c̣n nhiều chức vụ khác. Đồng thời ông được đánh giá “là một vị lănh đạo tài năng luôn truyền lửa “giấc mơ Việt Nam” cho thế hệ trẻ.

 

Sau chủ biên Nguyễn Mạnh Hùng, ông Thái Ḥa là một trong những tác giả chánh trong cuốn sách, đại diện cho tư duy chiến lược đương nhiên là rất quan trọng.

 

Bài viết của ông “Việt Nam tự định vị ḿnh và vươn ra thế giới” (tr.67-93) là bài dài nhất trong cuốn sách, 26 trang, chỉ một bài nhưng bao gồm nhiều đề tài: chính trị, xă hội, văn hóa, đặc biệt là về quản lư chất lượng (quality control).

Về thành tích của ḿnh, ông cho biết như sau: “Tác giả bài viết thuộc thế hệ trí thức, Việt kiều trẻ có hơn 15 năm làm việc quản trị ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á cho các tập đoàn đa quốc gia trước khi quay về đảm trách công tác định hướng chiến lược cho một tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Qua những câu chuyện, minh chứng có thật từ thực tế kinh nghiệm từ Đông sang Tây đă được tích lũy nhiều năm được sắp xếp lại nhằm góp phần giải mă các ẩn số này của đất nước.

 

“Kinh nghiệm bản thân tác giả suốt chặng đường 14 năm làm việc như một công dân toàn cầu tại ba châu lục cho Tập Đoàn Schneider Electric (Pháp), từ một kiến trúc sư đến địa vị lănh đạo cao nhất của hệ thống chất lượng châu Á-Thái B́nh Dương.

“Suốt thời gian ở Pháp, với vị trí Trưởng Bộ phận Quốc tế vụ (Pilotage International), để quản lư được các chuyên gia công nghệ hàng đầu của Schneider Electric, tôi thường đem trong ví một viên ốc Nhật của xe Toyota làm niềm tin chất lượng của người Á Châu.

“Năm 2001, tôi đến Pháp làm việc theo lời mời của Tập đoàn Schmeiner Electric và trở thành người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Giám đốc Văn pḥng Quốc tế Vụ tại Tập đoàn”.

Cuối cùng quá chán tính lường biếng và thiếu sáng tạo của người Pháp, ông Thái Ḥa quyết định bỏ Pháp về Á Châu làm việc.

“Đầu năm 2003, tôi quyết định quay về châu Á trong cương vị Giáo đốc Chất lượng Hệ thống Tiêu chuẩn Kỹ thuật Á-Thái B́nh Dương…” 

Người viết cố t́m trên Google (tiếng Anh) để xem thế giới có biết “nhân tài” nước Việt này không, nhưng t́m măi không ra.

Nếu như tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng mô tả đất nước Việt Nam như một thiên đàng trên trái đất này th́ ông Nguyễn Hữu Thái Ḥa vẽ ra những tham vọng vĩ đại cho Việt Nam trong tương lai, tiêu biểu như:

 

1. Giấc mơ khám phá và chinh phục toàn cầu – The Global DREAM

2. Thương hiệu chất lượng “Made in Vietnam, Made in world”

3. Giấc mơ chất lượng Việt Nam

4. Dự án “Best in Class, Vươn tới đỉnh cao”…

5. Chiến lược định vị Việt Nam thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của thế giới.

Thật ra phải gọi đây là ảo tưởng hơn tham vọng. Tham vọng th́ c̣n có thể làm được, nhưng ảo tưởng th́ không. Một đất nước chưa chế tạo được đinh ốc chất lượng mà đ̣i chinh phục toàn cầu, trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của thế giới… th́ phải gọi tên ǵ cho đúng?

 

Thông thường, khi muốn thực một tham vọng (hay sáng kiến mới) đ̣i hỏi phải hội đủ ít nhất là 3 yếu tố dưới đây:

1- Tham vọng đó nằm trong khả năng tài chánh, nhân lực… đang có? (feasible)

2- Có đủ bằng chứng cho thấy tham vọng đó có thể làm được?

3- Có phương cách để thực hiện?

 

Đó chỉ là những tham vọng b́nh thường, huống hồ chi những dự án mang tính chất “tư duy chiến lược” cho một quốc gia.

 

Riêng ông Thái Ḥa th́ không cần biết VN đang ở vị trí nào trên thế giới và có khả năng để thực hiện những tham vọng quá lớn đó hay không!

 

Bài viết của ông không theo một nguyên tắc nào, hết sức ẩu tả, lư luận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”, những lư lẽ đưa ra hoàn toàn không thuyết phục, đôi khi hết sức lạc đề, bằng chứng th́ mơ hồ, “chiến lược” để thực hiện càng “lăng mạn” hơn.

 

Chỉ cần đọc một đoạn dưới đây trong phần “Định vị Việt Nam thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của thế giới” (tr.90) người đọc sẽ thấy sự “uyên bác” của tác giả:

 

“Chúng ta cần nhận diện thật rơ ràng đâu là điểm mạnh của bản sắc dân tộc, lịch sử và truyền thống của con người Việt Nam để từ đó đưa ra một định hướng chiến lược phù hợp. Trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Việt Nam đă là trái tim của nhân loại. Sau cuộc chiến gần 40 năm, chúng ta đă đánh mất quá nhanh t́nh cảm đó v́ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và cũng chính chúng ta đă không ư thức được tầm quan trọng và giá trị vô biên của việc trở thành một trung tâm thế giới. 

Phải nh́n nhận rằng qua bao cuộc bể dâu, dù trong thế yếu chống mạnh, người Việt luôn cao truyền thống của tinh thần Nhân nghĩa làm nền tảng: 

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn 

Lấy chí nhân mà thay cường bạo (Cáo b́nh Ngô, Nguyễn Trải, 1428). 

 

Vị trí địa lư, lịch sử đă trao vào tay Việt Nam một cơ hội đứng lên lănh đạo khối ASEAN…

 

 “Khi tất cả các vec-tơ tương tác trong các mối quan hệ toàn cầu từ các ḍng tiền của giới đầu tư vào những vấn đề kinh doanh trong nhiều lănh vực khoa học công nghệ, công nghệ, nông nghiệp, giao thông, chuỗi phân phối, du lịch, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, sáng tạo…. cho đến các mối quan hệ trong những vấn đề toàn cầu như khủng hoảng năng lượng, lương thực, chiến tranh, ḥa b́nh, y tế, biến đổi khí hậu, môi trường đều hướng đến Việt Nam, khi đó Việt Nam sẽ hùng mạnh và an toàn hơn bao giờ hết. Chỉ khi nào chúng ta ư thức được điều đó và dám đề ra một chiến lược cụ thể để định vị Việt Nam trở thành một trung tâm quan trọng của thế giới, khi đó đất nước mới có thể ngẩng đầu cao và thật sự thoát ra khoải kiếp nô lệ từ trong tư duy, tiềm thức của dân tộc.

 

Định vị Việt Nam trước tiên có thể làm ngay là định vị lại thương hiệu Việt. Hai chữ “Việt Nam” hiện nay trên Google Search đang có giá trị thương hiệu lớn gấp nhiều lần những nước khác trong khu vực hoặc có diện tích, dân số tương đương. Điều đó phần nhờ ánh hào quang của Việt Nam trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua. Chúng ta phải biết nhanh tay tận dụng thương hiệu Việt trước khi thế giới lăng quên chúng ta, bằng những giá trị chất lượng và sự khác biệt trong từng sản phẩm, dịch vụ.” 

Đưa ra cả một chiến lược “Định vị Việt Nam thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của thế giới” mà chỉ có 770 từ, trong đó phần lớn là những lời chung chung, đầy mâu thuẫn và không đưa ra được một phương cách làm thế nào để thực hiện.

 

“Chỉ khi nào chúng ta ư thức được điều đó và dám đề ra một chiến lược cụ thể để định vị Việt Nam trở thành một trung tâm quan trọng của thế giới, khi đó đất nước mới có thể ngẩng đầu cao và thật sự thoát ra khoải kiếp nô lệ từ trong tư duy, tiềm thức của dân tộc”, có nghĩa là tác giả chưa có một chiến lược để thực hiện. Nếu vậy th́ mệnh đề khẳng định (affirmative) “Định vị Việt Nam thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của thế giới” hoàn toàn trở nên vô nghĩa.  

Tác giả lư luận: Khi tất cả các lănh vực của thế giới hướng tới VN, th́ VN sẽ trở thành trung tâm của thế giới.  

Nói như thế ai chẳng nói đươc. Vấn đề là làm sao để thực hiện? 

Lư luận như ông thạc sĩ này chẳng khác nào một ông chủ tiệm buôn nói rằng: nếu có nhiều khách đến tiệm tôi mua hàng th́ tôi sẽ giàu. 

Tác giả lư luận tiếp: “Chỉ khi đó đất nước ta mới thoát ra được tư duy nô lệ”. 

Đă mang tư duy nô lệ, làm sao có thể làm được chuyện “đội đá vá trời”: mang tất cả các lănh vực của thế giới đến Việt Nam.Đă mang tư duy nô lệ làm sao có khả năng để biến VN trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của thế giới.Và không lẽ khối ASEAN ngu đến độ để cho một dân tộc mang tư duy nô lệ lănh đạo họ. 

Thời đại này mà tác giả nhắc “ánh hào quang của 2 cuộc chiến vừa qua” th́ hết sức lỗi thời. Trong thời buổi khủng bố ngày nay, những ǵ dính dáng đến bạo lực, người ta đều ghê tởm, chỉ có tác giả mới coi đó là lợi điểm. 

Tác giả tự giới thiệu là một kiều Việt trẻ, một công dân toàn cầu, đúng ra phải mang tinh thần nhân bản, bác ái, yêu chuộng ḥa b́nh, sao lại thích nhắc lại chuyện chém giết, và khơi dậy nỗi đau của hàng triệu người khác. Nhắc lại lời của “B́nh Ngô đại cáo”, nhưng một trí thức như tác giả sinh trưởng ở Saigon (sinh năm 1969) (25), không lẽ không biết hàng trăm ngàn quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa và người dân Miền Nam đă bị bên thắng cuộc đối xử ra sao sau tháng 4/1975!!! 

Không biết tác giả rời VN trong tư cách ǵ, tị nạn hay di dân! nhưng dù với bất cứ lư do ǵ, nếu là một người có suy nghĩ, tác giả phải tỏ chút ḷng mang ơn những người lính VNCH, trong đó có cả triệu người đă hy sinh để những người như tác giả có một tuổi thơ đẹp, không phải ăn bo bo, bị nhồi sọ bởi chính quyền và gia đ́nh tác giả cũng đă hưởng được những quyền sống căn bản trong 20 năm mặc dầu miền Nam đang trong hoàn cảnh chiến tranh. 

Người viết không hiểu tại sao ông thạc sĩ Việt kiều này cần phải lấy điểm với chính quyền CSVN đến độ đánh mất sự lương thiện của một người trí thức khi ông bóp méo một sự kiện mà ai cũng biết. Mục sư Luther King quá nổi tiếng và mọi người biết ông bị ám sát trước khi chuẩn bị lănh đạo một cuộc đ́nh công của công nhân làm vật dụng vệ sinh. Thế nhưng ông thạc sĩ này bóp méo như sau: “Ngày 4/4/1968, mục sư King đă bị bắn chết trong khi diễn thuyết kêu gọi ḥa b́nh và chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa ở Việt Nam” (tr.70).

 

Đối với người viết, một người dù có phô trương bằng cấp hay khoe khoang thành tích của ḿnh đến đâu mà không có “common sense” (lư lẽ hiển nhiên) th́ không phải là một người giỏi.

 

Đọc qua phần của tác giả viết về “Thương hiệu chất lượng “Made in Vietnam, Made in world””, (VN có đủ khả năng để chế tạo những sản phẩm có chất lượng thế giới) người đọc sẽ thấy cách suy nghĩ hơi lạ của ông thạc sĩ này.

 

“Năm 2001, khi sang Pháp sống và làm việc, hội nhập với cuộc sống ở Pháp và tôi có tham gia vào một đội bóng địa phương. Một lần tôi vào một siêu thị ở Lyon để kiếm đôi giày đá bóng. Tôi vẫn c̣n nhớ ḿnh sửng sốt như thế nào trong cái siêu thị đó. Đôi giày thứ nhất ‘made in China’ bán với giá 30 Eu, đôi giày thứ hai do châu Âu sản xuất với giá 60-80 Eu, đôi giày thứ ba rất đẹp giá 190 Eu, làm cho tôi rất thèm muốn có được v́ nó đẹp và đường may rất tỉ mỉ, tôi mở ra và tôi sửng sốt ‘made in Vietnam’. Một đôi giày đến từ Việt Nam lại được bày bán ở vị trí sang trọng nhất và có chất lượng cao nhất! Giấc mơ chất lượng Việt Nam bắt đầu từ đó: ‘Chúng ta hoàn toàn có thể làm được những sản phẩm tốt, chất lượng phù hợp với tố chất của người Việt Nam nhưng vấn đề là chúng ta có tin là chúng ta là được. Sự ngạc nhiên của tôi chính là vấn đề của tất cả chúng ta, chúng ta chưa tin vào khả năng của chính ḿnh. Nhưng sự thật để chứng minh, đôi giày đó là một minh chứng là chúng ta có thể làm được.”

 

Trước hết có nhiều vô lư trong trường hợp này. Ông không cho biết đôi giày 190 Eu, ‘Made in Vietnam’, hiệu ǵ? Thương hiệu của Việt Nam hay của ngoại quốc như Adidas, Nike, Puma, Dunlop… gia công ở Việt Nam?

 

Nếu là một thương hiệu của Việt Nam, không ai bỏ ra 190 Eu để mua một đôi giày “no name”.

 

Nếu là một thương hiệu ngoại quốc như Adidas, Nike, Puma, Dunlop… cũng khó tin. Những hăng này mang sang những nước như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Nam Dương chế tạo v́ giá thành rẻ. Trong trường hợp này không một khách hàng Âu Châu nào dại đến độ bỏ ra số tiền mắc hơn gấp 3 lần để mua một đôi giày làm ở Việt Nam thay v́ một đôi giày làm ở Âu Châu.

 

Giả sử lời ông Thái Hà đúng, th́ đây chỉ là một trường hợp hết sức đặc biệt, không thể lấy một trường hợp ngoại lệ để cho rằng Việt Nam có khả năng chế tạo hàng chất lượng cao như Tây phương. Và cho dù làm được phẩm chất tốt, nhưng giá thành cao như vậy, ai sẽ mua!!!

 

Báo chí trong nước gần đây đă nói quá nhiều về chuyện Việt Nam không thể chế tạo được vít, ốc đúng chất lượng, khiến cho những hăng xưỡng của Nhật, Hàn Quốc ở VN gặp rất nhiều khó khăn. Ông Alan Phan là người hiểu rất rơ chất lượng sản phẩm của Việt Nam v́ ông sống lâu năm ở đó: “Do đó, khi các doanh nghiệp Việt lobby chánh phủ bỏ tiền hỗ trợ quảng bá một “thương hiệu Việt”, tôi luôn nhăn mặt. Đây là một lối “gánh vàng đi đổ sông Ngô”, chỉ lợi cho các công ty quảng cáo và các quan chức điều hành chương tŕnh”.(26) 

 

Thật sự là sau đọc qua bài viết của ông Thái Ḥa, người viết không ngạc nhiên chút nào - tại sao cho đến giờ này VN vẫn chưa sản xuất được vít ốc có chất lượng.

 

Nói tóm lại, nội dung bài viết của ông thạc sĩ Việt kiều này, ngoài những lời phô trương về thành tích của ḿnh và chuyện đôi giày 190 euro, c̣n lại là những dự kiến, tham vọng, ước mơ, các “tư duy chiến lược”… tức là những dự định sẽ làm cho tương lai. Từ lời nói đến hành động là một khoảng rất xa, nhất là dưới chế độ Cộng Sản. Gần 40 năm trước, ông Lê Duẫn đă từng nói: “Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng” (27), c̣n thời nay th́ ông Hùng Cửu Long đă nói hộ ngay trong cuốn sách này: “Tôi tin 30 năm? 60 năm? 120 năm sau Việt Nam sẽ là vàng, sẽ là báu vật, sẽ là tinh hoa của nhân loại.” (tr.391)

 

VIII. Tóm tắt một số bài c̣n lại­

- Bài “Người thợ giày vui vẻ”, tác giả là Hồ Thị Hải Âu, đại diện cho “sự nghiệp làm mẹ” nhưng viết về một thợ sửa giày ở Hà Nội, khéo tay, vui vẻ, tử tế với khách hàng.

Đối với thế giới Tây Phương, một người làm thương mại, ngoài chuyên môn, muốn khách trở lại phải niềm nở, vui vẻ, tử tế… đó là chuyện đương nhiên. Tại sao lại coi đó là một niềm tự hào dân tộc?

 

- Bài “Đặt vấn đề cho sống c̣n phát triển Việt Nam” một bài ngắn của tác giả Hùng Hữu Long, đại diện cho lănh vực vàng, bạc, đá quư, viết giống như tác giả đang trong cơn lên đồng. Từ ngữ “vàng” được nhắc đến khoảng 100 lần: “Đúng, chúng ta phải là vàng, vàng của vũ trụ, vàng của thiên nhiên, vàng của nhân loại, vàng của xă hội, vàng của thế giới, vàng của khu vực, vàng của đất nước, vàng của tư duy, vàng của kư tưởng, vàng của chân lư, vàng của đạo đức, vàng của ư thức, vàng của thị trường, vàng của lịch sử, vàng của tài chánh, vàng của pháp luận, vàng của chính sách, vàng của tất cả…”.

 

“Chúng ta từng có sức mạnh Hồ Chí Minh là vàng của tư tưởng, vàng đạo đức, vàng chân lư, vàng lịch sử, vàng văn hóa…chính là bắt nguồn từ đoàn kết…

 

“Tôi tin 30 năm? 60 năm? 120 năm sau Việt Nam sẽ là vàng, sẽ là báu vật, sẽ là tinh hoa của nhân loại…

 

“Trong tương lai sản phẩm vàng, sự kiện vàng, hành động vàng, con người vàng, lư tưởng vàng, tư duy vàng, nhân cách vàng, niềm tin vàng cho Việt Nam vàng tương lai.

 

“Với chiến dịch Hồ Chí Minh chúng ta đă thành công! Vậy tiếp theo Chiến dịch Hồ Chí Minh vàng, chúng ta sẽ tiếp tục thành công mới. Việt Nam vàng, thành phố vàng, tầm nh́n vàng, chiến lược vàng, khát vọng vàng, mục tiêu vàng…

 

“Chúng ta hăy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng Việt Nam vàng, Đảng vàng, Nhà nước vàng, Thành phố vàng…”

 

Chỉ có ở thời đại con cháu Hồ Chí Minh, một bài viết thuộc loại “nửa điên nửa khùng” như thế mới được cho vào cuốn “Tôi tự hào là người Việt Nam”.

 

Bài “Thành Hoàng làng Hạ”, tác giả là tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, Phó giáo sư đang dạy Đại học Sư phạm TPHCM, đại diện cho lănh vực giáo dục nhưng nội dung phản tinh thần giáo dục.

 

Chuyện kể làng Hạ đang sống yên lành, thế rồi “Không hiểu ma xui quỷ giục thế nào, cụ Cả lại nghĩ ra cái việc làm tượng Thành Hoàng làng.” Muốn làm được việc này cụ Cả phải nhờ đến thằng cháu, tên “Tư phệ” đang làm chức “viện trưởng tận trung ương”, là một cán bộ CS tiêu biểu “làng đồn nó giàu có v́ mai mối buôn bán đất và dẫn mối quan chức”, thế rồi sau đó nhờ Tư Phệ làng có đầy đủ thủ tục, tài chánh để thực hiện bức tượng. Trong lúc tượng chưa hoàn thành th́ cụ Cả chết. Ngày làm lễ dựng tượng, lúc vào hậu cung lạy tạ Thành Hoàng, chỉ có ông chủ lễ, Tư Phệ và Từ Thọt (là người nông dân trẻ mới được giao cho chức Thủ Từ), th́ một cảnh hăi hùng xảy ra: “chủ lễ đă bị bức tượng đồng đè vỡ cả mặt, thân thể nát nhừ, be bét máu, tắt thở ngay sau tiếng thét.”

 

Sau đó tiếng đồn lan ra khắp nơi “Thành Hoàng Hạ linh thiêng lắm”, thế là khách đổ về làng càng ngày càng đông, “nhiều dịch vụ đă mọc lên như như nấm: quán nước, nhà hàng, nơi giữ xe và cả các quán karaoke nữa.” nhờ đó mà một số người kiếm tiền khấm khá. Về cái chết của ông chủ lễ, chỉ có Từ Thọt biết nhưng “sống để bụng chết mang theo”: “Chẳng ai biết thực hư bức tượng giờ thế nào, chỉ trừ Từ Thọt, người duy nhất biết chuyện, thỉnh thoảng như người dở hơi nghêu ngao hát: trăm năm bia đá th́ ṃn… Thọt đă quanh quẩn bên đám thợ đúc đồng cả tháng trời và cũng là người đầu tiên thấy kẻ xấu số bị Thành Hoàng đè. Nhưng có cậy răng Từ Thọt cũng chẳng nói ra…”. Đọc qua đến cuối câu chuyện th́ ai cũng đoán được những âm mưu mờ ám đằng sau cái chết của chủ lễ.

 

Đây không phải là một chuyện ngắn dở (không biết là chuyện có thật hay giả tưởng), nhưng hoàn toàn không phù hợp với tinh thần giáo dục. Một bài viết có nội dung thư thế th́ có ǵ để người Việt tự hào!

 

Thật t́nh người viết không biết ông chủ biên chọn bài dựa trên tiêu chuẩn nào. Có những bài không liên quan hoặc không trực tiếp liên quan đến đề tài của cuốn sách vẫn có mặt, chẳng hạn như: “Thế nào là Phật tử?”, “Phẩm chất con người Việt thời Lư-Trần”, “Nhà với người Việt”. Có những bài như truyện ngắn th́ đúng hơn như “Ngọn lửa”, “Thành Hoàng làng Hạ”, c̣n lại một số bài khác, bày tỏ niềm tự hào dân tộc nhưng tất cả đều na ná như nhau, tự hào về Bà Trưng, Bà Triệu, Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… những điều ai cũng đă biết, c̣n lại là những niềm tự hào không có căn cứ.

 

IX. Kết luận: 

 

Như lời bà Bộ Trưởng Trần Thị Thanh Thanh nói với báo chí: “Cuốn sách này (Tôi tự hào là người Việt Nam) cũng như những dự án sắp tới là cơ hội khơi dậy sức mạnh dân tộc, khơi dậy những giá trị tiềm năng trong mỗi con người, để chúng ta có niềm tin bước tiếp trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. (28) 

Đây cũng là thông điệp mà đa số tác giả trong cuốn sách TTHLNVN muốn gởi đến người đọc.  

Không phải bây giờ, mà kể từ khi đảng Cộng Sản có mặt ở VN, đề tài “tự hào dân tộc” luôn được nhắc nhở thường xuyên trên các diễn đàn văn chương, kịch nghệ, âm nhạc, báo chí... Những biểu ngữ treo khắp nơi và hệ thống loa công cộng có mặt từ nông thôn đến thành thị, từ đường lớn đến ngơ hẻm, chỉ để phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền.

 Sau năm 1975, người ta có cảm tưởng như thế giới đang bước vào kỷ nguyên của Việt Nam, say sưa trong chiến thắng, niềm tự hào dân tộc được khơi dậy mănh liệt hơn bao giờ hết: Việt Nam là lương tâm của thời đại, là dân tộc duy nhất đánh bại hai đế quốc, là tấm gương cổ vũ nhân dân các nước đang bị áp bức. Đảng là đỉnh cao trí tuệ, Đảng là đạo đức, là văn minh…

Bây giờ các trí thức Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống đó bằng cuốn “Tôi tự hào là người Việt Nam” và nhiều cuốn “tự hào” khác sẽ ra đời.

 

Theo như cuốn sách này, người Việt Nam có nhiều thứ rất đáng để tự hào: Đất nước VN được thiên nhiên ưu đăi, tài nguyên phong phú. Người Việt Nam là tinh hoa của nhân loại, rất thông minh, cần cù, sáng tạo, thương người, nhân nghĩa… Việt Nam có tất cả những yếu tố thuận lợi để trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của thế giới…

 

 

 

Nhưng thực tế có đúng như vậy không?

 

Ngay trong cuốn “Tôi tự hào là người Việt Nam”, tác giả Lương Hoài Nam đă trả lời phần nào về mức độ đáng tin của cuốn sách này: “Ở các nước văn minh th́ cả năm người ta nói thẳng, nói thật, đến mức phải sinh ra “ngày Cá tháng Tư” để được quyền nói xạo, nói dối mà lương tâm không bị cắn rứt. C̣n ở ta th́ nói-không-thật hoặc không-nói-thật gần như trở thành một nếp sống, một nếp ứng xử, tương đối phổ biến, rồi từ đó cũng làm-không-thật hoặc không-làm-thật. Có hiện tượng buồn cười: nhiều bài viết của các cụ về hưu gây xôn xao dư luận, nhưng khi c̣n đương chức th́… chẳng thấy các cụ viết như thế, nói như thế th́ lúc đó ngại cấp trên. Cũng rất con người thôi!” (tr.62).

 

Về những “thành tích” của Việt Nam, tác giả Lương Hoài Nam nhận xét: “Trong toàn bộ lịch sử của đất nước, Việt Nam chưa bao giờ được thế giới biết đến như một nước giàu có, thịnh vượng… Với GPD hơn 50 tỉ/năm, Việt Nam vẫn là nền kinh tế nhỏ… B́nh quân thu nhập quốc dân trên đầu người trên 600 USD đặt Việt Nam vào danh sách các nước nghèo trên thế giới… Trong lịch sử, Việt Nam chưa có một nhà công nghiệp nào nổi tiếng thế giới… Việt Nam cũng chưa có ǵ đáng tự hào về khoa học… Về giáo dục hiện nay của Việt Nam, rất buồn nhưng cũng phải nói: chúng ta đă làm không biết bao nhiêu cuộc “thí điểm”, cho ra ḷ các “sản phẩm thí điểm” chẳng ra làm sao… Có thể kể ra rất nhiều thứ khác mà đất nước chúng ta không có hoặc có rất ít. (tr.60-61)

 

 

 

Những thống kê/nghiên cứu của các cơ quan quốc tế(29) đánh giá về Việt Nam như sau:

 

- Thu nhập b́nh quân đầu người: Việt Nam hạng 123/182

 

- Tiêu chí cống hiến cho nhân loại VN xếp hạng: 124/125

 

- Mức độ ô nhiễm: 102/124

 

- Giáo dục (human development): 121/187

 

- Bằng sáng chế: 108/130

 

- Tham nhũng: 116/177

 

- Tự do ngôn luận: 174/180

 

- Phát triển xă hội: 72/76

 

- Y tế: 160/190  v.v…

 

 

 

Nh́n chung, VN nằm gần cuối bảng trong mọi lănh vực.

 

 

 

Ngay cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thừa nhận: “Việt Nam vẫn là nước nghèo”(30). Về tham nhũng th́ chính những người lănh đạo cao cấp nhất của VN cũng xem đây là một quốc nạn, Chủ tịch Trương Tấn Sang mới đây phát biểu: “Nhiều cử tri TP.HCM đă nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn (hối lộ) th́ cũng ăn vừa phải thôi. Ăn hết như thế th́ c̣n đâu để nhân dân ăn””(31).

 

 

 

Đó là những sự thật về đất nước VN ngày nay mà thế giới đều biết và không ai có thể chối căi. Với những “thành tích” như thế, thử tưởng tượng vẫn có những người Việt Nam tự hào với người ngoại quốc: “Chúng tôi tự hào là thông minh vào hạng “top ten” của thế giới, người Việt chúng tôi đă phát minh ra máy ATM, chúng tôi có Vơ Nguyên Giáp là một trong 10 danh tướng xuất sắc nhất trong lịch sử thế giới, chúng tôi đă lập được những kỷ lục thế giới như: tô hủ tiếu lớn nhất, bánh chưng to nhất…”.

 

 

 

Một đặc điểm khác trong cuốn “Tôi tự hào là người Việt Nam”, là mặc dầu có những tác giả như Lương Hoài Nam nêu ra một cách tổng quát về những yếu kém của đất nước VN, tác giả Trần Thiện Tùng nêu ra trường hợp nhiều người trẻ miền quê phải bỏ học v́ nghèo, tác giả Trần Đăng Tuấn nêu ra thực trạng nhiều trẻ em miền núi vào mùa Đông rét gần 0 độ C mà không có áo ấm để mặc, không có thịt để ăn… nhưng không người nào dám nêu câu hỏi: ai là người phải có trách nhiệm lớn nhất cho những vấn nạn đó?.

 

 

 

Có một lối thoát nào cho Việt Nam không?

 

Vào năm 2012, hai học giả là Daron Acemoglu - Giáo sư kinh tế của Đại học MIT và James A. Robinson là Giáo sư kinh tế và khoa học chính trị của Đại học Harvard đă xuất bản tác phẩm “Why nations fail” (Tại sao một số quốc gia thất bại). Có thể nói cho đến nay, đó là cuốn sách có giá trị cao nhất giải thích nguyên nhân tại sao trên thế giới có những quốc gia giàu có và có những quốc gia nghèo khổ.

 

 

 

Sau 15 năm nghiên cứu, hai tác giả đă phân tích và đưa ra rất nhiều thí dụ cụ thể về những thành công và thất bại của nhiều quốc gia trên thế giới trong lịch sử 2000 năm qua của nhân loại. Cuối cùng hai ông đi đến một kết luận đầy tự tin rằng chỉ có một yếu tố duy nhất quyết định sự giàu-nghèo của một quốc gia – đó là thể chế (institution). Một thể chế chính trị dân chủ sẽ sinh ra một thể chế kinh tế tự do, tạo ra một sân chơi b́nh đẳng mọi người, người dân có động lực và điều kiện thuận lợi để phát triển hết khả năng và quốc gia trở nên giàu có. Ngược lại một thể chế chính trị độc tài sẽ nảy sinh ra một thể chế kinh tế khép kín, chỉ ưu đăi cho một số người, giết chết mọi nguồn sáng tạo và kết quả chỉ có một thiểu số giàu, c̣n lại đại số dân chúng th́ nghèo khổ.

 

 

 

Trong cuốn sách này, hai tác giả nhiều lần nhấn mạnh đến vai tṛ của “nhóm lợi ích” (elite): Chế độ độc tài tự nó không thể tồn tài mà phải có một nhóm lợi ích hỗ trợ. Hai thế lực này nương tựa vào nhau để tồn tại và cùng có lợi.

 

Đó cũng là đang ǵ xảy ra tại Việt Nam, từ ngữ “nhóm lợi ích” được báo chí trong nước gần đây nhắc đến rất nhiều.

 

Từ những nghiên cứu của học giả Acemoglu và Robinson, cũng như những ǵ xảy ra tại Việt Nam trong 60 năm qua, cho thấy ngày nào chế độ độc tài c̣n cai trị, ngày đó Việt Nam không có hy vọng thoát ra được nghèo khổ và lạc hậu.

 

 

 

Nghèo không phải chỉ đơn giản là sự thiếu thốn về vật chất. Những ǵ xảy ra ở Singapore, Mỹ Lai, Thái Lan, Trung Quốc… và ngay trên quê hương Việt Nam cho thấy nghèo khổ đi cùng với tủi nhục. Ngay cả dưới thời Pháp thuộc, phụ nữ Việt cũng không phải chịu cảnh bị rao bán tại Trung Quốc với giá khoảng 8000 Mỹ kim như những món hàng quảng cáo ở siêu thị. Và ngay tại quê hương ḿnh những cô gái Việt phải hy sinh phẩm giá cao quư nhất của người phụ nữ để cho những người đàn ông ngoại quốc ngắm nghé lựa chọn như cảnh buôn bán nô lệ thời Trung Cổ.

 

Có thời đại nào khốn nạn hơn thế nữa không!

 

 

 

Tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam ra nước ngoài đang trở thành một vấn nạn của thế giới. Mới nhất đây một người đàn ông Úc, Michael Brosowski, 40 tuổi, đă cứu hàng trăm cô gái Việt tuổi vị thành niên bị bán làm nô lệ t́nh dục ở Trung Quốc(32). Những cô gái trẻ này chỉ được bán với giá dưới 1,000 Mỹ kim.

 

Những nhà trí thức như chủ biên Nguyễn Mạnh Hùng sao không viết về những mảnh đời bất hạnh đó, dù chỉ một lời chia sẻ trước nỗi đau chung của dân tộc th́ vẫn có giá trị hơn ngàn lời tâng bốc giả dối.

 

 

 

Thế nhưng, cái bi kịch lớn nhất của đất nước VN hiện nay không phải là sự nghèo khổ mà là con người mất khả năng suy nghĩ để phân biệt thiện-ác, thật-giả, tốt-xấu, đúng-sai… Người dân bây giờ quá mệt mỏi và mất niềm tin đến mức không c̣n muốn suy nghĩ ǵ khác ngoài chuyện cơm áo hằng ngày. Người ta an phận với những ǵ ḿnh đang có và chờ đợi một phép lạ xảy ra để đổi đời. Người ta t́m niềm vui mỗi ngày ở rượu bia, thuốc lá, ma túy, sex, phim Hàn Quốc, những trận bóng đá… để cho qua ngày tháng.

 

 

 

Chưa bao giờ đạo đức của người Việt xuống thấp đến mức thảm hại như hiện nay. Cũng chính từ cuốn “Tôi tự hào là người Việt Nam” cho biết: “Tranh chấp nhau một cái ve chai mà trẻ nhỏ rút dao đâm nhau chết (dao luôn để sẵn trong người)? Về việc người trong gia đ́nh tranh chấp nhau vài chục centimét đất hàng rào mà gia đ́nh tan nát”, (tr.63), “Có những chuyện án tận lương tâm, không c̣n luân thường đạo lư, mà thời gian trước không xảy ra, hiếm xảy ra, hoặc sẽ là chuyện động trời th́ nay cảm giác đă trở nên b́nh thường, như: có những người trẻ giết hại cha mẹ, ông bà ḿnh hoặc người khác chỉ v́ mấy chục ngh́n để chơi game, chỉ v́ nh́n… đểu, chỉ v́ thấy mặt nó khó ưa…” (tr.196)

 

 

 

Tác giả Lương Hoài Nam và Trần Thiện Tùng chỉ nói lên một phần nhỏ trong hàng ngàn câu chuyện đáng buồn đang xảy ra trên đất nước. Chỉ trong mấy ngày Tết, báo chí trong nước đưa tin, có hơn 35 ngàn vụ ẩu đả xảy ra trên toàn quốc, khiến cho 6500 người phải nhập viện và hơn 500 người chết.

 

 

 

Chính v́ con người mất khả năng phân biệt thiện-ác, thật-giả, tốt-xấu, đúng-sai đă dẫn đến hiện tượng giết người công khai đang diễn ra ở VN.

 

 

 

Việt Nam là một trong 5 nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới (300,000 vụ/năm)(33). Đó là con số chính thức của chính quyền VN đưa ra, con số thật sự có thể c̣n cao hơn  nhiều.

 

Bào thai không chỉ là mầm sống, mà là sinh mạng, khi chúng ta giết chết một mầm sống cũng là đang giết chết chính con người chúng ta. Tính trung b́nh mỗi ngày có hơn 800 đứa trẻ tại bị giết chết tại VN – một con số khủng khiếp. Tất cả các cuộc chiến trên thế giới gần đây dù khốc liệt đến mấy cũng không có số thương vong nhiều đến như thế.

 

 

 

Khi một người xem việc giết một sinh mạnh như giết một con gà, con vịt th́ người đó có thể làm bất cứ điều ǵ. Khủng khiếp hơn nữa là cả chính quyền và xă hội xem đó là chuyện b́nh thường. Những bản quảng cao công khai và tràn lan trên đất nước đă nói lên sự mất nhân tính của con người VN hiện nay, và điều đó sẽ để lại những hậu quả khủng khiếp trong tương lai. Đó không phải là một tệ nạn xă hội mà là một tội ác, một vấn đề của lương tâm dân tộc (national consciousness).

 

 

 

Tại sao người Việt có thể mất nhân tính đến như thế?

 

Khi nói về thực trạng đạo đức xuống cấp tại VN ngày nay, nhà thơ Đỗ Trung Quân đă có nhận xét ngắn nhất và chính xác nhất:

 

“Tôi chỉ xin tổng kết bằng một câu, có thể rất hài hước nhưng hoàn toàn chính xác. Chúng ta cứ ngẫm nghĩ chậm răi, từ từ chúng ta sẽ thấy nó như thế nào. Đó là hàng chục năm nay chúng ta mơ ước xây dựng thành công con người mới xă hội chủ nghĩa và khủng khiếp thay chúng ta đă thành công.” (34)

 

 

 

“Con người mới xă hội chủ nghĩa” sẽ là một nỗi ám ảnh kinh hoàng của người VN trong nhiều thập niên sắp tới.

 

 

 

Trách nhiệm của tầng lớp trí thức

 

Một người VN c̣n thiết tha tới vận mệnh của đất nước sẽ cảm thấy một nỗi buồn đau đáu sau khi đọc qua cuốn “Tôi tự hào là người Việt Nam” khi nghĩ đến vai tṛ của người trí thức. Đọc lại lịch sử mới thấy, trong 60 năm qua, tất cả những tội ác và những hành vi phản bội dân tộc của đảng CSVN đều có bàn tay góp sức của tầng lớp trí thức.

 

Nông dân tẩm thuốc độc vào thức ăn, rau cải chỉ v́ họ thiếu hiểu biết và nghèo khổ, nhưng người trí thức, cấu kết với chính quyền, tẩm thuốc độc vào đầu óc người dân nhẹ dạ bằng những lời giả dối và những niềm tự hào không có thật, th́ đáng khinh bỉ hơn nhiều!

 

 

 

Cùng đứng trước những thử thách của thời đại, những khúc quanh của lịch sử, trí thức Nhật và trí thức Việt có thái độ hoàn toàn khác nhau. Trí thức Nhật luôn tự nhận ḿnh là đầu tàu, là xương sống của đất nước, là thành phần chủ lực chịu trách nhiệm cho sự thịnh suy của quốc gia, họ được sinh ra để hoàn thành sứ mệnh được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: “Đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thức này th́ vị thế của nước Nhật Bản sẽ dân cao trên trường quốc tế. C̣n ngược lại, nếu các bạn thua, th́ chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ măi măi thấp kém dưới con mắt của người Tây Phương.”(35)

 

 

 

Chỉ vài tiếng đại bác của thuyền trưởng Mathew Perry bắn vào cảng Edo vào tháng 7/1853, đă làm cho trí thức Nhật Bản thức tỉnh – ngay sau đó kẻ đi Đông người đi Tây, kẻ đi chính thức người trốn lậu lên tàu, tất cả đều mang chung một mục đích là ra ngoại quốc học hỏi những văn minh tiến bộ để mang về canh tân đất nước. Trăm người như một, từ vua đến quan, từ trí thức cho đến b́nh dân, tất cả dồn hết mọi tâm huyết nỗ lực để làm sao không hổ thẹn là con cháu của Thần Dương Thái Nữ.

 

Chính v́ thế mà chỉ 2 năm sau khi Thuyền Trưởng Perry trở lại nước Nhật như lời hứa, th́ hoàn cảnh nước Nhật đă hoàn toàn thay đổi. Người Nhật đă chứng tỏ cho Tây Phương thấy là họ không bao giờ chấp nhận thân phận nô lệ và họ có khả năng canh tân đất nước lên ngang hàng với các nước Tây Phương.

 

 

 

Thật ra hoàn cảnh của nước Nhật sau Đệ Nhị Thế Chiến cũng chưa bi đát bằng đất nước VN hôm nay.

 

Giữa đống tro tàn của kẻ bại trận vẫn tiềm ẩn những những tia sáng của niềm hy vọng. Vật chất bị tàn phá nhưng ư chí, đạo đức con người vẫn c̣n. Trong hoàn cảnh đó, người lănh đạo của họ không ảo tưởng, không kêu gọi người Nhật ngẩng đầu trong chiến bại, mà kêu gọi thần dân hăy quên đi niềm tự hào dân tộc: “phải chịu đựng những ǵ mà chúng ta không thể chịu đựng nổi” (36) để xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho các thế hệ mai sau.

 

 

 

Chính tinh thần trách nhiệm, thái độ nhẫn nhục chịu đựng và ư chí vươn lên của dân tộc Nhật Bản đă làm cho những người Mỹ như danh tướng MacArthur, Tiến sĩ Edward Deming, Joseph Juran nể phục và cả 3 người này đă đem hết ḷng ra giúp người Nhật tái thiết đất nước.

 

 

 

C̣n đất nước VN hiện nay, trong những lời huênh hoang của kẻ chiến thắng, những ánh đèn loe lói của cảnh hưởng thụ, những công tŕnh to lớn, những biệt thự lộng lẫy… tiềm ẩn hiểm họa vong thân, mất nước đang chờ đợi phía trước.

 

 

 

Người Việt có thật thông minh và đáng nể như tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng nói không?

 

Cho dù sống trong môi trường thuận lợi nhất như Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức… người Việt chưa bao giờ chứng tỏ là một sắc dân thông minh và có sức mạnh tập thể.

 

Ít hiểu biết về người Tây Phương mới cho rằng người Việt giỏi, nhưng khi càng sống lâu với họ và hiểu biết về thế giới của họ nhiều hơn th́ người Việt càng thêm dè dặt khi nói về niềm tự hào của người VN.

 

 

 

Người Việt có tinh thần hiếu học, có tỉ lệ người có bằng đại học cao, một số người làm kinh doanh thành công. Nhưng tất cả những yếu tố đó không nói lên sự thành công và sức mạnh của tập thể. Sức mạnh của một tập thể không phải bao gồm nhiều cá nhân giỏi mà là khả năng làm việc chung để tạo thành sức mạnh.

 

Bệnh đố kỵ và chia rẽ đă ăn sâu trong máu xương, khiến cho cộng đồng người VN ở hải ngoại chỉ làm được việc nhỏ mà không làm được việc lớn và nói chung không phải là một cộng đồng được người bản xứ và các cộng đồng nể phục..

 

 

 

Lập luận của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng sinh viên VN rất thông minh, đạt điểm rất cao ở bậc đại học – hoàn toàn vô căn cứ. Nếu vậy người Việt Nam phải có nhiều khoa học gia nổi tiếng, ít nhất phải được vài giải thưởng Nobel hay những phát minh hữu ích cho nhân loại. Chỉ thấy tiến sĩ Hùng nêu ra được một phát minh cướp công của người khác “Người Việt Nam phát minh ra máy AMT”. 

Trong môi trường đại học, sinh viên Việt Nam chỉ thuộc hạng trung b́nh so với tất cả những sắc dân khác. Sau khi ra trường, càng về lâu về dài, sinh viên VN càng thụt lùi so với sinh viên Tây Phương và phần lớn chỉ lo kiếm tiền, ít có tính phiêu lưu hay có ḷng tốt đi làm từ thiện ở những xứ nghèo.  

Những yếu kém trên cũng là điều dễ hiểu. Người Tây Phương có nền văn minh cao hơn chúng ta rất xa, cách họ xây dựng và tổ chức xă hội đă nói lên điều này. Họ không chỉ hơn chúng ta ở phương diện kỹ thuật, mà c̣n ở phương diện tinh thần. Tính chất văn minh đă ăn sâu vào nếp suy nghĩ của họ thể hiện qua cách hành xử. Người Việt Nam ở hải ngoại, chỉ hy vọng ở thế hệ thứ hai, thứ ba mới bằng được như người Tây Phương. 

Về những đóng góp cho thế giới, dân tộc Việt Nam c̣n một món nợ rất lớn đối với nhân loại. Chúng ta đă thừa hưởng rất nhiều những thành tựu về khoa học, kỹ thuật, văn hóa, tư tưởng, hội họa… nhưng chưa có một đóng góp ǵ đáng kể.

 Chỉ có thừa hưởng mà không có đóng góp vào tài sản chung của nhân loại th́ khó có thể nói dân tộc đó xứng đáng để tự hào trước cộng đồng thế giới. 

Khi nói về tự hào đối với thế giới, người Việt Nam chỉ nêu được những thành tích chém giết như “thắng Pháp, thắng Mỹ”, “thiên tài quân sự Vơ Nguyên Giáp”, “nhà cách mạnh Hồ Chí Minh”… biến Việt Nam trở thành dị hợm trong thế giới văn minh ngày nay. Tại sao người Việt không nêu ra được những niềm tự hào văn minh hơn, nhân bản hơn, hay bằng những chứng cớ cụ thể như xe hơi Nhật, máy móc Đức, đồ điện tử Nam Hàn, đồng hồ Thụy Sĩ, mỹ phẩm Pháp, thời trang Ư, IT Mỹ…  

Muốn trở thành một quốc gia văn minh tiến bộ th́ trước hết người VN phải quên đi những những niềm tự hào sắt máu, giả tạo và tập sống như những con người bao dung, hào hiệp, ngay thẳng, tử tế. 

Và có nên tự hào không khi đă bước vào thế kỷ 21 hơn một thập niên mà người VN vẫn chưa được hưởng những quyền tự do căn bản. Khi một dân tộc chấp nhận từ bỏ tư duy để sống như đàn cừu th́ dân tộc đó chỉ là những thân phận nô lệ.

 

Điều đáng nói hơn nữa là dân tộc VN chấp nhận làm nô lệ từ hơn 60 năm qua mà không dám đứng lên đ̣i lại quyền làm người. Ngay cả một dân tộc từng được xem là loạn lạc, nghèo khổ, kém văn minh nhất Phi Châu như Sierra Leone ngày nay vẫn khá hơn VN nhiều, đă có bầu cử tự do và bắt đầu h́nh thành một chính quyền dân chủ(37). 

Nói tóm lại, khi đất nước không c̣n thuộc về dân, khi con người chưa sống với đúng những giá trị mà Tạo Hóa ban cho: “Quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” th́ dân tộc đó không có lư do ǵ chính đáng để nói về “niềm tự hào dân tộc”. 

Ngẫm nghĩ kỹ mới thấy tác hại của cái ngu thật khủng khiếp. Khủng khiếp hơn nữa là ngu mà không biết ḿnh ngu. Chính cái ngu đă làm cho con người mất khả năng suy nghĩ để có thể tin vào những lời dối trá, chọn một chủ nghĩa ngu dân lănh đạo và trở thành nạn nhân của chính chủ nghĩa đó trong suốt 60 năm.  

Nguyên nhân “cũng bởi thằng dân ngu quá lợn” (38) cho nên chính quyền mới đè đầu cỡi cổ được lâu như thế.  

Trong cuốn “Tự Phán” để ghi lại những kinh nghiệm của đời ḿnh trước khi qua đời, cụ Phan Bội Châu cũng nhắc đến ít nhất là 5 cái ngu của người Việt, trong đó có cái ngu vọng tưởng: “Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bê những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai.”(39) 

Cụ Phan Chu Trinh đem hết tâm huyết của đời ḿnh để giúp dân tộc VN được khai hóa. Theo cụ chúng ta mất nước chủ yếu không phải do ngoại bang mà do từ cái ngu mà ra. Trong ba hoài băo mà cụ theo đuổi cả đời: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, th́ mục tiêu “khai dân trí” được xếp lên hàng đầu. Và đúng như lời nhận xét của ông Hà Sĩ Phu: “Sinh thời, bao giờ Phan Châu Trinh cũng rất yêu mến bạn bè và dân chúng, thế mà rất nhiều lần cụ phải nhắc đến chữ “ngu”, như nhắc đến một kẻ thù nguy hiểm, không thể coi thường. Chính cụ cũng lấy chữ ngu ra để tự răn ḿnh”.(40) 

Chỉ tiếc cho những người như cụ Phan, hy sinh cả đời mong cho dân trí người Việt được cao hơn, rồi từ đó t́m cách thoát ra khỏi thân phận nô lệ, cuối cùng bao nhiêu tâm huyết như muối đổ biển. Một thế kỷ đă trôi qua nhưng những hoài băo của cụ đối với dân tộc Việt Nam vẫn chỉ là những ước mơ!!!

 

 

 

Phạm Hoài Nam 

Sydney 25/3/2015

 

 

 

Ghi chú:

 

(1) Hội những người là học tṛ của Thầy Nguyễn Mạnh Hùng

 

https://www.facebook.com/nguyenmanhhungthb

 

 (2) “Tôi tự hào là người Việt Nam”, Lao Động

 

http://laodong.com.vn/xa-hoi/toi-tu-hao-la-nguoi-viet-nam-238576.bld

 

(3) “Con ngựa già của Chúa Trịnh”, Phùng Cung http://music.vietfun.com/trview.php?ID=8429&cat=13

 

(4) Chuyển tử tế

 

https://www.youtube.com/watch?v=X36Omts1K50

 

(5) Bệnh tự hào dân tộc của người Nga

 

Natalja Kljutcharjova, Phạm Thị Hoài dịch

 

http://www.procontra.asia/?p=4182

 

(6) Bài diễn văn nổi tiếng của Putin 18/03/2014

 

https://vi-vn.facebook.com/notes/ti%E1%BB%83u-phi/b%C3%A0i-di%E1%BB%85n-v%C4%83n-n%E1%BB%95i-ti%E1%BA%BFng-c%E1%BB%A7a-putin-18032014-12-trang-r%E1%BA%A5t-%C4%91%C3%A1ng-%C4%91%E1%BB%8Dc-l%C6%B0%E1%BB%A3c-d%E1%BB%8Bch-ti%E1%BB%83u-p/641679135880633

 

(7) Giấc mơ Trung Quốc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5c_m%E1%BB%99ng_Trung_Qu%E1%BB%91c

 

(8) “Đọc Giấc mơ Trung Hoa”

 

Tia Sáng http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=4113&CategoryID=42 có biến thành ác mộng?”

 

(9) ‘Giấc mơ Trung Hoa’ có biến thành ác mộng?

 

Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/the-gioi/giac-mo-trung-hoa-co-bien-thanh-ac-mong-638877.tpo

 

(10) http://laodong.com.vn/kinh-doanh/nhung-dieu-it-biet-ve-nguoi-goc-viet-phat-minh-ra-may-atm-239449.bld 

 

(11) (Automated Teller Machine – History:http://en.wikipedia.org/wiki/Automated_teller_machine#History)

 

(12) Đỗ Đức Cường (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_%C4%90%E1%BB%A9c_C%C6%B0%E1%BB%9Dng)

 

(13) Khen quá lố, không nên!, Bùi Tín, 08/03/2015 http://www.voatiengviet.com/content/tuong-giap-03-13-2010-87577032/851267.html

 

(14) Bàn về 10 vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại

 

http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=1185&page=3

 

 

 

(15) These ten charts show the black-white economic gap hasn’t budged in 50 years – Washington Post, August 28, 2013 (http://www.washingtonpost.com/blogs/wonkblog/wp/2013/08/28/these-seven-charts-show-the-black-white-economic-gap-hasnt-budged-in-50-years/)

 

(16) Giải cứu sáu cô gái Việt Nam ‘bị bóc lột t́nh dục’ ở Ghana

 

(http://m.voatiengviet.com/a/giai-cuu-sau-co-gai-viet-nam-bi-boc-lot-tinh-duc-o-ghana/1874745.html)

 

(17) http://en.wikipedia.org/wiki/Expo_2010_pavilions#United_States

 

(18) “Ấn tượng người Việt, người Hoa ở Thượng Hải” BBC tiếng Việt http://www.bbc.co.uk/blogs/legacy/vietnamese/2010/05/n-tng-thng-hi.html

 

(19) Nhà văn Vũ Hạnh: Người ẩn danh sôi nổi - HỒNG MINH, Nhân Dân, 24/4/2010 (http://www.baomoi.com/Nha-van-Vu-Hanh-Nguoi-an-danh-soi-noi/152/4175975.epi)

 

(20) Những người con của Danh tướng Vơ Nguyên Giáp

 

(http://molang0205.blogspot.com.au/2013/10/nhung-ua-con-cua-danh-tuong-vo-nguyen.html)

 

(21) Trịnh Văn Bô – Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_V%C4%83n_B%C3%B4)

 

(22) Bên thắng cuộc – Huy Đức, trang 204-206

 

 (23) Lợi tức b́nh quân trên đầu người (GDP per capital) (http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_%28nominal%29_per_capita)

 

(24) GIAI ĐOẠN 1955-1975: XÂY DỰNG CNXH VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

 

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=797&articleId=10001575

 

(25) Bí ẩn Nguyễn Hữu Thái Ḥa: Giấc mơ từ một đôi giầy đến Giám đốc chiến lược FPT

 

(26) Từ bỏ quốc tịch, Alan Phan

 

http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/quc-tch.html

 

(27) Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến: http://www.danchimviet.info/archives/72666/tu-nhat-ban-hau-chien-den-viet-nam-hau-chien-1/2013/01

 

(28) “Tôi tự hào là người Việt Nam”, Lao Động

 

http://laodong.com.vn/xa-hoi/toi-tu-hao-la-nguoi-viet-nam-238576.bld

 

(29) The Good Country Index

 

 http://www.goodcountry.org/overall

 

(30) Thủ tướng: ‘Việt Nam vẫn là nước nghèo’

 

VNExpress, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/thu-tuong-viet-nam-van-la-nuoc-ngheo-2712178.html

 

(31) Chấp nhận đau đớn để chống tham nhũng thành công, Tuổi Trẻ, http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20120625/chap-nhan-dau-don-de-chong-tham-nhung-thanh-cong/498582.html

 

(32) Aussie hero saving trafficked Vietnamese kids sold as sex slaves

 

http://www.news.com.au/world/asia/aussie-hero-saving-trafficked-vietnamese-kids-sold-as-sex-slaves/story-fnh81fz8-1227273540499

 

(33) 300.000 ca/năm, tỉ lệ phá thai của VN cao nhất Đông Nam Á, Tuổi Trẻ online (http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20130711/300000-canam-ti-le-pha-thai-cua-vn-cao-nhat-dong-nam-a/558619.html

 

(34) Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài G̣n và Hà Nội

 

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/culture-behaviour-between-hn-n-sg-ml-07182014135804.html

 

(35) Khuyến học, Fukuzawa.

 

(36) Bài diễn văn của Nhật Hoàng Hirority tuyên bố đầu hàng

 

(37) “Người nông dân xứ Sierra Leone và trí thức nước CHXHCN Việt Nam”, Trần Trung Đạo). http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/03/nguoi-nong-dan-xu-sierra-leone-va-tri.html

 

(38) Thơ Tản Đà

 

(39) Từ chuyện Nhật tố thói xấu Việt, xem lại “Tự phán”,  (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/167780/tu-chuyen-nhat-to-thoi-xau-viet--xem-lai--tu-phan-.html

 

 (40) Nhân vật lịch sử Phan Châu Trinh và những bài học cho hôm nay, Hà Sĩ Phu

 

http://www.hasiphu.com/baivietmoi_130.html

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám