Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giới thiệu của Phạm Đ́nh Tân, Đoàn trưởng Tinh Việt Văn Đoàn và Tổng thư kư Trung tâm Nghiên cứu và Thông tin Tân Định.

Kính thưa quí vị

Năm trước đây, một vị giáo sư ngoại quốc đă tới thăm Việt Nam. Ông rất thông thạo Việt ngữ, viết và nói như một nhà văn v́ ông đă học tập ngôn ngữ nước nhà tại quê hương ông từ lâu. Ông đă nhờ người đồng hương của ông ở đây mua báo chí và sách vở và đă lưu trữ được khá nhiều những tác phẩm giá trị Việt Nam. Ông tới thăm chúng tôi để nói chuyện về văn hoá và mua mấy số báo Văn đoàn của chúng tôi mà ông thiếu để cho đủ bộ, ông rất ngạc nhiên khi biết chúng tôi tự động ngừng xuất bản tờ tuần báo này v́ t́nh h́nh chính trị và chiến tranh trong nước. Ông đă thân mật nói với chúng tôi:

«Ông bạn ơi! nhiều người ngày nay cũng nhầm lẫn như ông. Họ tưởng t́nh h́nh chính trị xáo trộn và chiến tranh lan rộng làm cho người ta không c̣n nghĩ ǵ đến các vấn đề khác liên quan đến con người. Điều đó đúng nhưng họ không ngờ rằng chỉ dăm ba tâm hồn thiện chí cũng đủ xây dựng tương lai. Một tư tưởng trong báo ông chỉ cần được một phần trăm số độc giả hằng ngày của nó lưu tâm cũng đủ cho ta hy vọng. V́ ông nên nhớ, dầu quân sự, chính trị có thắng mà văn hoá không tiến hay suy đồi th́ phần thua ta nắm chắc và sự suy vong của xứ sở không c̣n nghi ngờ ǵ nữa.

Lời nói của vị giáo sư ngoại quốc này đáng chúng ta suy nghĩ v́ nó nói lên sự quan trọng của Văn hoá. Chính nhà b́nh luận trứ danh Pháp, Julien Benda, cũng đă nhắn nhủ đồng bào hồi đầu thế kỷ này:

«Cuộc chiến tranh chính trị bao hàm cả chiến tranh Văn hoá, đó thực là một phát minh của thời đại chúng ta và nó bảo đảm cho thời đại này một địa vị đặc biệt trong lịch sử tinh thần của nhân loại.» [2]

Quả đúng vậy. Cũng như sự tiến hoá của con người đă chuyển từ địa hạt vật chất sang địa hạt tinh thần như nhà bác học Lecomte du Noüy đă nhận định th́ cuộc tranh đấu ngày nay của các dân tộc cũng đă lan sang địa hạt văn hoá. Và cái thắng ở khu vực đó là cái thắng cuối cùng, cái thắng quyết định v́ quân sự, chính trị thắng mà Văn hoá thua th́ cũng không ích ǵ.

Vậy văn hoá là ǵ?

Theo thành kiến thông thường, ở giới trí thức cũng như trong dân gian, văn hoá biểu hiện cho tất cả những sự phong phú tinh thần, là vật đặc hữu của giới thượng lưu mà người thường dân khó mà thu thập được. Cho nên, ngày xưa những vị khoa bảng, các ông nghè, ông cử, ông tú đều được coi là hiện thân của thánh hiền. Lời nói của các ngài là khuôn vàng, thước ngọc, chữ viết của các ngài là những thánh tự không được để vương văi trên mặt đất hay dày đạp dưới chân!

Ngày nay quan niệm về văn hoá cũng không được may mắn lắm. Người ta lẫn lộn văn hoá với văn chương, văn hoá với giáo dục, văn hoá với văn ḿnh, văn hoá với kiến thức… Viết một bài văn, giảng một đoạn sách, sống một cách thời trang, được nhiều chuyện, người ta đă tưởng đó là văn hoá rồi. Điều đáng chú ư nữa là mặc dầu không hiểu rơ văn hoá là ǵ và coi văn hoá là một sự phù phiếm, khi nói đến hai tiếng này người ta vẫn có mặc cảm tự tôn đối với các ngành học thuật khác như kinh tế, kỹ thuật, khoa học…

T́nh trạng đó thật đáng lo âu và khiến chúng ta cần xem xét lại, nhất là trong giai đoạn này v́ Việt Nam hằng tự hào có bốn ngàn năm văn hiến và Việt Nam đang phải phát triển mau lẹ để theo kịp hoàn đầu về mọi phương diện, vật chất cũng như tinh thần.

V́ vậy, đă mấy năm nay, chúng tôi vẫn hằng bàn luận về văn hoá với ông bạn thân là bác sĩ Nguyễn Văn Thọ mà chúng tôi được hân hạnh giới thiệu với Quí Vị hôm nay. Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ chắc cũng không phải là người xa lạ với nhiều Quí Vị v́ ông vừa là giảng sư ở Đại học Văn khoa Sài G̣n vừa là người đầu tiên được giải thưởng văn chương «Lecomte du Noüy» của Tinh Việt Văn Đoàn chúng tôi về bộ môn biên khảo với tác phẩm Trung Dung Tân Khảo năm 1960-1961. Ông cũng là người đang chuyên tâm nghiên cứu các học thuyết Đông Tây như Khổng học, Phật học, Lăo học v.v… và đă viết cuốn «Lecomte du Noüy và học thuyết viễn đích», một tác phẩm rất công phu trong đó ông đă đối chiếu các tư tưởng và học thuyết của nhà bác học này với các tư tưởng và học thuyết cổ kim.

Nhờ thông thạo nhiều thứ tiếng: chữ La tinh, Hán ngữ, Pháp ngữ, Anh ngữ, Đức ngữ v.v… ông đă lần ṃ vào các kho tàng văn học của cổ nhân cũng như của ngoại quốc để t́m nghĩa văn hoá. Công phu đó đă giúp ông thu thập được khá nhiều quan niệm của các danh nhân đồng thời suy nghĩ và ấn định cho ḿnh một quan niệm riêng.

Những quan niệm ấy thế nào? Chốc nữa diễn giả sẽ tŕnh bày cùng Quí Vị. Những quan niệm đó có đúng không. Có đầy đủ không. Ai mà dám chắc v́ ở đời này có cái ǵ hoàn toàn và vấn đề văn hoá nó cũng phức tạp như chính con người. Cho nên người tổ chức và diễn giả trông mong chốc nữa Quí Vị sẽ góp thêm ư kiến cho cuộc hội họp hôm nay thêm phần phong phú.

Tuy nhiên công tŕnh của diễn giả thực đáng ghi nhận và sẽ góp phần đắc lực vào việc xây dựng tương lai.

Nhà triết học và sử gia Đức Oswald Spengler đă viết ở đầu thế kỷ này; trong cuốn «Ngày suy tàn của Tây Phương»:

«Mỗi nền văn hoá trải qua những giai đoạn tiến hoá của con người nói riêng. Nền văn hoá nào cũng có thời thơ ấu, thời thanh niên, thời trưởng thành, thời già cỗi.» [3]

V́ vậy, nền văn hoá cổ xưa của chúng ta có đẹp đến đâu chúng ta cũng cần phải xem xét lại và phải tích cực hoạt động để cho nền văn hoá Việt Nam ngày nay thích hợp với sự tiến triển của dân tộc nói riêng và của thế giới nói chung.

Và chúng ta cũng đừng bào giờ quên rằng văn hoá cũng, đă lăn vào cuộc chiến như nhà b́nh luận Julien Benda đă nhắn nhủ trên kia.

Với những ư tưởng đó, chúng tôi xin nhường lời cho diễn giả hầu chuyện Quí Vị.

Văn hoá là ǵ? [1]

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 

 

 

VĂN HOÁ LÀ G̀?

Thưa Quí Vị.

Cách đây mấy năm, Ông Phạm Đ́nh Tân đă có ư muốn tổ chức một loạt bài nói chuyện về văn hoá, và từ độ ấy Ông đă có nhă ư mời tôi nói về một trong những đề tài văn hoá của Ông.

Mặc dầu tôi đă hết sức thoái thác, từ nan, mà vẫn không được, nên rút cuộc phải nhận lời.

Tuy nhận lời, nhưng thực sự tôi rất ngại nói về văn hoá, một vẫn đề khô khan như sa mạc, mơ hồ như sương thu, và khó khăn như con đường vào Ba Thục.

Giờ đây, được hân hạnh ra trước Quí Vị, để nói về đề tài tổng quát «Văn Hoá là ǵ?», tôi cảm thấy bồi hồi và lạc lơng liên tưởng đến mấy câu Kiều:

«Bây giờ đất thấp trời cao,

Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?»

Biết ăn làm sao, biết nói làm sao, khi mà đă đường quang không đi, lại bắt quàng đường rậm, khi đă không biết tự lượng sức ḿnh mà mua lấy cái khó vào ḿnh?

Đă tới nông nỗi này, tôi chỉ c̣n biết xin Quí Vị khoan dung mà bỏ qua cho những điều lầm lỗi cũng như những điều sơ xuất của tôi trong buổi nói chuyện hầu Quí Vị hôm nay.

Để t́m hiểu văn hoá là ǵ, tôi sẽ lần lượt:

1. Khảo sát xem hai chữ Văn Hoá xuất sinh từ đâu, từ thời kỳ nào.

2. B́nh luận về ít nhiều định nghĩa Văn Hoá.

3. Triết tự Văn Hoá, và phân tách nội dung Văn Hoá.

4. Bàn về sự thăng trầm của một nền Văn Hoá, cũng như về ba nền Văn Hoá chính trong hoàn vơ từ trước tới nay.

5. Thử đưa ra một định nghĩa về Văn Hoá, một quan niệm về Văn Hoá.

 

I. XUẤT XỨ VÀ KHỞI NGUYÊN CỦA HAI CHỮ VĂN HOÁ

Thoạt tiên trước khi khảo sát về hai chữ Văn hoá, thiết tưởng cũng nên t́m hiểu xem lư lịch của hai chữ Văn hoá ra sao, nó đă phát sinh từ phương nào, thời nào, ai đă khai sinh ra 2 chữ Văn hoá v.v… Nhưng đó là một công tŕnh thiên nan, vạn nan. Tôi tuy đă tốn công t́m ṭi, nhưng tới nay, vẫn chưa gọi được thông tỏ vấn đề . Cho nên đây tôi chỉ xin tŕnh bày hồ sơ lư lịch tạm thời của chữ Culture bên trời Tây, và chữ Văn Hoá bên trời Đông.

Bernard Chabonneau cho rằng chữ Văn hoá đă được Goethe (1749-1832) khai sinh đầu tiên trong tiếng Đức với chữ Bildung, và có nghĩa thuần túy là văn chương, nghệ thuật chứ không có dính dấp ǵ đến đạo giáo, kinh tế hay chính trị. [4]

Harry Levin chủ trương ngược lại rằng chữ Kultur của Đức đă được vay mượn trong tiếng Pháp. [5]

Thế là, về phương diện xuất xứ của chữ Văn Hoá, ta đă bị đánh đong đưa giữa hai chủ trương tương phản.

Đến như vấn đề chữ Culture phát sinh từ năm nào, thời nào, th́ lại càng khúc mắc, nan giải hơn nữa.

Bernard Chabonneau cho rằng chữ Culture chỉ được thông dụng ở Anh và Pháp sau năm 1918. [6]

Harry Levin cho rằng chữ Culture với nghĩa là Văn Hoá đă xuất hiện trong tiếng Pháp vào cuối thế kỷ XVIII.

Bằng chứng là trong Bách Khoa Tự Điển của Diderot, chữ Culture chỉ có nghĩa là trồng trọt đất đai, chưa có nghĩa là Văn Hoá.

Măi đến năm 1777, Tự Điển Hàn Lâm Viện Pháp mới chữa thêm rằng:

«Culture cũng c̣n được dùng theo nghĩa bóng là trau dồi nghệ thuật và tâm trí.» [7]

Ruth Emily Memury cho rằng trong tiếng Anh, chữ Culture xuất hiện lần đầu tiên trong tự điển Oxford vào năm 1875. [8]

Bộ Bách Khoa Tự Điển Anh cho rằng chữ Culture với nghĩa là Văn Hoá được Matthew Arnold dùng trong quyển Culture and Anarchy từ 1869.[9]

Harry Levin cho rằng từ năm 1510, Thomas More đă dùng chữ Culture với ư nghĩa là giáo dục, là đào luyện tinh thần. [10]

Như vậy, chữ Culture với nghĩa là Văn hoá đă sinh ra từ năm nào? 1918, 1875, 1869, 1777 hay 1510? Nó đă ra chào đời đầu thế kỷ XX, hay cuối thế kỷ XIX, cuối thế kỷ XVIII hay đầu thế kỷ XVI. Ai sẽ là trọng tài để đoán định dứt khoát về sự sai biệt sơ sơ non bốn thế kỷ này?

Nhưng thế cũng chưa lạ, nếu ta truy nguyên th́ trong tiếng Latin, chữ Culture đă được dùng từ thời đế quốc la-mă ít là hơn 100 năm trước Công nguyên.

Thời ấy chữ Culture đă có 3 nghĩa:

1. Phương pháp làm ruộng. (Trau dồi thể xác = XÁC)

2. Phương pháp làm người.(Trau dồi tâm Hồn; HỒN)

3. Phương pháp làm thần minh, hay sự thờ phượng thần minh (TRAU DỒI PHẦN Thần LINH; Thần). [11]

Quay sang Đông Phương, chúng ta cũng vấp phải những khó khăn tương tự.

Ở Trung Hoa, chữ Văn Hoá có gần đây, nhưng chữ «Văn» đă có từ lâu và bao hàm mọi ư nghĩa của văn hoá. [12]

Một học giả Trung Hoa, Ông Shih-Hsiang-Chen viết: « Văn là tất cả những ǵ đẹp đẽ của nhân quần. Văn là sự sáng tạo của tinh thần, có mục đích kết hợp mọi phần tử rời rạc vô nghĩa thành một đoàn thể có tổ chức, đổi sự xung đột thành ḥa mục, đổi loạn thành trị, thực hiện cái hay, cái đẹp …[13]

J. Laloup và J. Nélis cũng cho rằng: Chữ Văn của Trung Hoa hàm ngụ tất cả công tŕnh cải thiện con người. Nó bao quát văn chương, đạo giáo, triết học, nghệ thuật, tóm lại, tất cả mọi thủ đắc trên b́nh diện tâm thần, ngược lại với chữ Vũ, tượng trưng cho guồng máy hành chánh và quân sự. [14]

Trong Kinh Thư, chữ Văn hay chữ Văn giáo đă được dùng thay v́ chữ Văn hoá. Ngoài ra ta c̣n thấy những cử chỉ hết sức đẹp đẽ của vua chúa thời ấy, muốn dùng văn để trị đời, như vua Đại Vơ phô trương đức độ, lễ nghi, nghệ thuật nơi triều ca để cảm hoá rợ Miêu, khiến họ phải tự động thần phục; như Vơ Vương sau khi đă diệt được Trụ Vương, liền thả trâu trận, ngựa chiến nơi miền núi Hoa Dương và miền đông Đào Lâm để tỏ ư sẽ dùng Văn mà cai trị, cải hoá thiên hạ thay v́ dùng Vơ, dùng bạo lực. [15]

Đọc Tam Quốc, ta thấy Phó Cán khuyên Tào Tháo không nên măi măi điều động binh mă b́nh Ngô, diệt Thục, mà phải biết dùng văn để củng cố vương quyền… Tào Tháo nghe theo, bèn băi việc Nam chinh. Rồi lo chấn hưng các trường học, ưu đăi văn sĩ …[16]

Như vậy chữ Văn ít là đă chống chất trên ḿnh 4000 năm tuổi hạc, nhưng ngược lại, hai chữ Văn hoá th́ chắc là măi tới đầu thế kỷ XX mới xuất hiện trong từ ngữ Trung Hoa.

Bằng chứng là trong quyển Pháp Hoa tự điển của Séraphin Couvreur, xuất bản tại Trung quốc năm 1890, ta chưa thấy bóng dáng hai chữ Văn Hoá.

Ở Việt Nam v́ chúng ta chịu ảnh hưởng Trung Hoa, nên chữ Văn cũng đă có tự lâu đời, trái lại, chữ Văn Hoá chắc chắn là một tiếng mới được thông dụng. Lục soát các tự vị, tự điển Việt, hay Pháp Việt, xuất bản trước 1918 đều không thấy tung tích hai chữ Văn Hoá.[17]

Nếu tôi không nhầm, th́ tuy tập chí Nam Phong bắt đầu xuất bản từ 1917, nhưng măi đến năm 1924, trong số 84 mới thấy Ông Thượng Chi viết một bài nhan đề là Bàn phiếm về văn hoá Đông Tây. [18]

Tổng kết lại, nếu ta khảo sát các tự điển Pháp, Hoa, Việt, Anh, ta có thể kết luận một cách khá chắc chắn rằng chữ Văn Hoá là một tiếng mới mẻ. Nó đă ra chào đời khoảng cuối thế kỷ XVIII, nhưng chỉ được thông dụng ở bên Đông cũng như ở bên Tây, sau đệ nhất thế chiến.[19]

II. B̀NH LUẬN VỀ ÍT NHIỀU ĐỊNH NGHĨA VĂN HOÁ

Sau khi đă biết sơ qua về lai lịch chữ văn hoá, thiết tưởng nên t́m hiểu về ít nhiều định nghĩa văn hoá.

Chữ văn hoá ngày nay tuy hết sức thông dụng, nhưng văn khó định nghĩa cho chính xác. Hơn nữa mỗi người hiểu Văn hoá một cách, cho nên bộ mặt văn hoá biến thiên, có đủ h́nh dung sắc thái: có người cho nó mung lung phiểu diểu như tinh thần, có người cho nó thiển cận, thực tiễn như vật chất.

Tùy nơi, tùy thời, tùy người, chữ Văn hoá lại có một nội dung hay một h́nh thức hoàn toàn mới mẽ, khác lạ.

Cũng v́ vậy mà các nhà học giả chân chính rất ngại ngùng khi phải định nghĩa văn hoá.

Trong bài phi lộ quyển Culture, a critical review of Concepts and Definitions, hai nhà nhân chủng học trứ danh là Ông Kroeber và Clyde Kluckhohn đă mượn lời của Lowell mà thú nhận rằng:

«Tôi đă được ủy nhiệm nói về Văn hoá. Nhưng ở trên đời này không có ǵ phiêu diêu, mung lung hơn là hai chữ Văn hoá. Người ta không thể phân tách văn hoá, v́ thành phần nó vô cùng tận … Người ta không thể mô tả Văn hoá, v́ nó muôn mặt, muôn h́nh. Muốn cô đọng ư nghĩa Văn hoá thành lời lẽ, th́ cũng y như tay không bắt không khí: ta sẽ thấy không khí ở khắp nơi, mà riêng trong tay ta, th́ chẳng nắm được ǵ».[20]

Cũng v́ vậy, mà có nhiều nhà đại văn hoá lại không muốn định nghĩa Văn hoá.

Trong cuộc hội thảo về văn hoá ở Venise, từ ngày 25 đến 31thág 3 năm 1956, do Châu Âu Văn hoá hội tổ chức, qui tụ một số triết gia, văn gia các nước Âu Châu gồm cả hai phe Tự Do và Cộng Sản. Trong đó có những nhân vật lừng danh như Karl Barth, Campagnolo, Jean Paul Sartre, Maurice Merleau Ponty, Vercors, Silone, Fédine, Boris Polévoi Kampov, Jaroslaw- Iwaszkiswioz v.v… người ta đề nghị không nên đưa ra một định nghĩa về văn hoá trong bản tuyên cáo chung[21].

Các tác giả bộ Le Bilan du Monde (tức là bộ Bách Khoa Công giáo về thế giới Cơ Đốc Giáo) cũng tránh không đưa ra một định nghĩa về Văn hoá.

Họ không muốn có thái độ dứt khoát như nhiều người, coi văn hoá đối lập với văn minh, mà chỉ muốn nói Jacques Maritain rằng:

«Trong Văn hoá có hàm nghĩa, phát triển con người và nhất là phát triển về lư trí, tâm thần, c̣n trong văn minh có khía cạnh xă hội chính trị và kỹ thuật của sự phát triển về con người. [22]

Thomas Sternns Eliot, một văn gia người Anh, đă đoạt giải thưởng Nobel về văn chương năm 1948 đă viết một quyển sách với một nhan đề hết sức khiêm tốn là «Những ghi chú để tiến tới một định nghĩa về văn hoá». [23]

Thế là T.S. Eliot cũng không muốn trực tiếp định nghĩa Văn hoá.

Những thái độ dè dặt nói trên, xét cho cùng, hết sức là khôn ngoan, v́ định nghĩa là giới hạn, là thắt buộc [24], mà giới hạn quá, thắt buộc quá, ta sẽ khó quanh, khó gỡ.

Quần chúng th́ trái lại, có thể định nghĩa và bàn căi về văn hoá một cách hết sức dễ dàng. Trước đây hơn 10 năm, Ông Đặng Văn Kư đă mở một cuộc phỏng vấn về 2 chữ văn hoá và đă ghi kết quả cuộc phỏng vấn ấy trong Văn hoá Á Châu số 9, tháng 12, 1958.

Giữa 2 thái cực ấy, c̣n có những học giả khác, không cẩu thả dễ dăi, nhưng cũng không tích cực tránh né, đă dám «dấn thân», đă dám định nghĩa về văn hoá. Nhờ vậy, mà nếu chúng ta chịu sưu tầm, th́ cũng có thể có cả trăm định nghĩa về Văn hoá. Năm 1952, ông A.L. Kroeber và Clyde Kluckhohn trong quyển Culture: a Critical, Review of Concepts and Definitions đă viện dẫn hơn 400 tác giả và thâu lượm được 130 định nghĩa về văn hoá. [25]

Sau đây chỉ xin b́nh luận về ít nhiều định nghĩa thông thường về văn hoá.

1. Có người cho rằng VĂN HOÁ là TR̀NH ĐỘ KIẾN THỨC, KIẾN VĂN của mỗi người.

Cho nên nói: người này có tŕnh độ văn hoá cao, người kia có tŕnh độ văn hoá thấp. Theo định nghĩa này, th́ văn hoá có nghĩa tương đương như tŕnh độ học vấn. [26]

2. Có người cho rằng VĂN HOÁ là SỰ ĐÀO LUYỆN TÂM TRÍ CON NGƯỜI ĐỂ HỌ TRỞ NÊN THANH LỊCH.

T.S. Eliot cho rằng: Văn hoá là sự cải thiện tâm trí con người. [27]

Tự điển Oxford cho rằng: Văn hoá là sự đào luyện, là sự phát triển tâm trí và tài năng, phong thái v.v… Văn hoá là huấn luyện, là giáo dục con người để cải thiện con người, cho họ trở nên thanh lịch. [28]

Tự điển của Bác sĩ Johnson cũng thích nghĩa văn hoá là nghệ thuật cải thiện, nghệ thuật tiến tới hoàn mỹ. [29]

Như vậy, những người có văn hoá là những người có tác phong thanh lịch, có giáo dục, học vấn, những người mà con tim khối óc đă được chau chuốt dũa mài, những người có tâm hồn nghệ sĩ biết thưởng thức nghệ thuật. Những người có văn hoá là những tao nhân, mặc khách, những chính nhân quân tử, mà Kinh Thi đă khen tặng như sau:

Ḱa xem bên khuỷu sông Kỳ,

Tre non mới mọc, xanh ŕ vườn ai

Người đâu văn vẻ hỡi người,

Nhường như cắt đánh rũa mài bấy nay.

Lẫm liệt thay, rực rỡ thay,

Hởi người quân tử biết ngày nào quên. [30]

3. Có người hiểu VĂN HOÁ là CÔNG TR̀NH GIÁO HOÁ CON NGƯỜI. Chữ Culture trong tiếng Pháp, ngoài nghĩa văn hoá ra c̣n có nghĩa là dạy dỗ, mở mang, khai hoá. [31]

Và như vậy, chữ văn hoá đă được gắn liền với chữ giáo hoá, giáo dục, với chương tŕnh giáo dục của quốc gia.

Chữ Văn hoá, hay giáo hoá ở đây, chẳng những có nghĩa là đào luyện tâm trí con người cho họ trở nên những người có nhân cách, xứng đáng với danh vị con người, mà cũng c̣n có nghĩa là huấn luyện cho con người trở nên những người tài trí, hữu dụng cho đất nước.

Nói thế tức là xưa và nay, đường lối văn hoá, giáo dục khác nhau.

Xưa th́ Đông cũng như Tây, giáo dục cốt là cải hoá tâm hồn con người cho họ trở nên những người chính nhân, quân tử. Chương tŕnh giáo dục thiên về nghĩa lư, đạo lư.

Nay Đông cũng như Tây, giáo dục cốt là để mở mang tài trí con người để cho họ trở thành những thầy, những thợ, những chuyên viên. Chương tŕnh giáo dục thiên về khoa học và kỹ thuật. Mỗi đường lối có cái hay, cái dở của nó.

Làm chính nhân quân tử, mà không có nghề nghiệp mưu sinh, th́ dĩ nhiên sẽ lâm cảnh bần cùng, túng thiếu. Làm thầy, làm thợ mà vô lương tâm, thời sẽ trở thành họa hại cho quốc gia.

Cái hay chính là biết dung ḥa hai đường lối giáo dục nói trên, để đào tạo nên những con người tài đức song toàn.

Cách đây 45 năm, Thượng Chi tiên sinh cũng đă viết: «Có khoa học mà không có đạo học, thời như vỏ, mà không có ruột không thể thành lập được ở đời. Nếu có đạo học mà không có khoa học thời như có ruột mà không có vỏ, không thể xông pha được với đời. Cho nên, hai bên cần phải điều ḥa với nhau, điều ḥa khoa học với đạo học, ḷng công lợi với bụng chân thành tức là điều ḥa văn hoá Đông, Tây vậy.» [32]

4. Có người hiểu VĂN HOÁ là VĂN CHƯƠNG, NGHỆ THUẬT, hay nói tắt là VĂN NGHỆ.

Đó là một trong những định nghĩa phổ thông nhất của Văn hoá. Hiện nay, văn hoá và văn nghệ thường đi đôi với nhau như bóng với h́nh.

Thực vậy văn nghệ là công cụ để phô diễn văn hoá, để bắc cầu thông cảm giữa con người, để truyền thụ và cũng là để bảo tồn văn hoá.

Nếu con người có hai phương diện: Một phương diện lư tưởng siêu việt, vượt tầm không gian và thời gian, và một phương diện thực tài, c̣n mắc mưu trong ṿng thời gian lịch sử, xă hội địa dư, th́ văn hoá, văn nghệ cũng có hai chiều, hai mặt như vậy.

Những nhà văn hoá cao siêu dùng văn chương, nghệ thuật phác học cho nhân quân một viễn tượng, một viễn đích cao siêu, một nếp sống lư tưởng.

Những nhà văn hoá thông thường, những văn nhân, tài tử thông thường dùng văn nghệ dùng tài hoa ḿnh để làm cho đời thêm tươi, cho đời bớt sầu bớt năo, hoặc là để ghi lấy những sắc thái biến ảo của nhân t́nh thế thái, phơi bày tâm tư ḿnh hay, tâm tư quần chúng, nói lên những nỗi éo le cả cuộc đời, những cảnh phủ phàng của đời sống, nói lên những uất ức của nhân gian, hay những niềm sung sướng vui tươi của nhân quân, những ước mơ của thế hệ, chung qui như là muốn ghi chép lại tất cả những cái hay, cái hèn của mọi hoàn cảnh, ghi lại bộ mặt chân thực của con người trong một khung cảnh lịch sử, địa dư nhất định nào đó, để cho mọi người lấy đó làm gương, hoặc lấy đó làm răn, để rồi hiểu ra biết xử trí với hoàn cảnh một cách khéo léo hơn, biết sống một đời sống hữu lư hơn, hạnh phúc hơn…

V́ cho rằng văn hoá là văn nghệ, nên nhiều người mới tưởng rằng văn hoá thấp hơn đạo giáo. Đạo giáo là thiên văn, thiên đạo, c̣n văn hoá chỉ là nhân văn, nhân đạo. [33]

Nhưng thực ra, văn hoá là một danh từ bao quát hơn chữ đạo giáo. Bằng chứng là phàm khi đề cập đến văn hoá của một nước, một dân, người ta chẳng những đề cập đến đạo giáo mà c̣n đề cập đến nhiều vấn đề khác như văn nghệ, thể chế chính trị phong tục, lễ tết, du hí v.v…

V́ coi văn hoá là văn nghệ, một thứ văn nghệ «trà dư tửu hậu» để tiêu sầu, khiển muộn, cho nên các chính trị gia thường muốn tách văn hoá ra hỏi phạm vi chính trị. Các chính trị gia thường sẵn sàng muốn đóng vai tṛ Mạnh thường quân để bảo trợ cho các nhà văn hoá, miễn họ cứ việc bàn đến những chuyện vô thưởng, vô phạt, miễn là họ cứ việc khơi sâu, dĩ văng, hoặc mơ màng tương lai, hoặc đả kích những thể chế đối lập, nhưng ca tụng, ủng hộ khuôn khổ đương thời, nhưng khuyên đủ mọi người vui sống trong khung cảnh hiện tại sẵn có, và đừng đ̣i hỏi thêm chi, mơ ước thêm chi, đừng có súi giục quần chúng vùng lên tranh đấu đ̣i cải thiện, cải cách.

Nhưng thực ra, văn hoá cũng bao trùm luôn cả chính trị. Văn hoá không phải là công cụ chính trị, mà chính trị mới đích thực là công cụ để thực thi một nền văn hoá nào, một chủ nghĩa nào.

5. Có nhiều người định nghĩa Văn Hoá là sinh hoạt tinh thần, đối nghịch với văn minh là sinh hoạt trên b́nh diện vật chất. Họ cho rằng cái ǵ thuộc về đạo đức, văn nghệ là văn hoá cái ǵ thuộc về kỹ thuật khoa học là văn minh, cái ǵ đẹp, cái ǵ hay là Văn hoá, cái ǵ ích, cái ǵ lợi là văn minh[34].

Nhưng thực tế không giản dị như vậy.

Người ta đă căi vă nhau rất nhiều về phạm vi văn hoá với văn minh.

- Người th́ cho rằng văn hoá thuộc phạm vi tinh thần; văn minh thuộc phạm vi vật chất (Đa số học giả Đức, Mỹ). [35]

- Người th́ cho rằng văn hoá cao, văn minh thấp (Á Đông thường có quan niệm này).[36]

- Người th́ cho rằng văn hoá thấp, văn minh cao (Ư kiến của ít nhiều nhà nhân chủng học). [37]

- Người th́ cho rằng văn minh là phân bộ của văn hoá (Ư kiến của ít nhiều nhà nhân chủng học). [38]

- Người th́ cho rằng văn hoá là phân bộ của văn minh (I. Olague). [39]

- Người th́ cho rằng văn hoá, văn minh đồng nghĩa nhau, và cùng chỉ một lề lối sống thanh lịch. (Đa số học giả Anh, Pháp)

Trong một cuộc hội thảo về văn minh, văn hoá tại Salzburg từ 8 đến 15 tháng 10, 1961, gồm rất nhiều học giả trứ danh như Sorokin, Toynbee, Spengler, Northrop v.v… người ta đă dùng hai chữ văn minh và văn hoá lẫn lộn nhau, đồng nghĩa với nhau. [40]

Toynbee giải thích rằng có sự kiện này xảy ra là v́ trong tiếng Đức thời văn hoá có nghĩa là tiến bộ tinh thần văn minh có nghĩa là tiến bộ vật chất, c̣n trong tiếng Anh tiếng Pháp th́ không có sự phân biệt ấy, v́ thế mới dùng chữ văn minh với hai nghĩa văn hoá lẫn văn minh. [41]

Những tranh luận, những quan niệm trái ngược nhau về Văn hoá với Văn minh làm cho chúng ta thấy rơ ràng những sự kiện sau đây:

- Con người cần phải cải tiến về mặt tâm thần để trở nên cao siêu, thanh lịch, và giúp cho người khác cũng trở nên giống như ḿnh.

- Ngoài ra con người cũng cần phải cải thiện hoàn cảnh để cho đời sống thêm tươi, thêm đẹp, thêm hương vị.

- Tóm lại con người cần phải tiến hoá không ngừng về mọi phương diện.

- Như vậy, những người không cố gắng tiến tới, không cố gắng cải thiện ḿnh, cải thiện hoàn cảnh, mà chỉ lo hưởng thụ hoặc sống đoạn tháng qua ngày, là những người đă bị loại ra khỏi trào lưu tiến hoá, và cũng chẳng đóng góp được ǵ vào công tŕnh xây dựng văn minh và văn hoá.

Suy cho cùng, th́ văn minh hay văn hoá cũng chỉ là sự tinh luyện con người, để biến cái dở thành cái hay, cái xấu thành cái tốt, cái tầm thường thành cái cao đại [42].

Công tŕnh này có hai chiều, hay mặt: mặt nội tâm và mặt ngoại cảnh, hai chiều, hai mặt này mới trông tưởng chừng tương phản nhau, nhưng kỳ thực đều góp công tŕnh vào đại nghiệp, đại sự của đất trời, đó là hoàn thiện hoá, thần thánh hoá con người. Dịch kinh đă nói:

«Trời đất nghịch nhau, nhưng cùng một công việc, trai gái nghịch nhau, nhưng cùng một ư chí, vạn vật nghịch nhau nhưng công việc cùng giống nhau.» [43]

Nghịch nhau, đối nhau, chống nhau, ḱnh nhau mới sinh ra được mọi biến hoá. Mà biến hoá cốt là để muôn loài đạt được bản tính chí thiện, định mệnh sang cả của ḿnh, và thực hiện được sự hiệp ḥa lư tưởng. [44]

Gosala, một triết gia Ấn độ cũng nói:

Tất cả vũ trụ đều tiến tới trên con đường biến hoá. Nhờ sự biến hoá này, người hiền cũng như người ngu, theo bản tâm ḿnh tiến tới, rồi ra sẽ đạt được sự toàn thiện, một cách tự nhiên, nhờ ở sự tuần tự biến hoá. [45]

6. Có nhiều người đặt nặng vấn đề sáng tạo trong Văn hoá nên đă có định nghĩa VĂN HOÁ là SÁNG TẠO.

Campagnolo chủ trương: VĂN HOÁ là sáng tạo những giá trị mới, không nhất thiết nô lệ quá khứ, không nhất thiết chạy theo những cái đă có, mà phải luôn luôn hướng về sự đổi mới. [46]

Francisco Romaro, một tác giả người Tây Ban Nha, định nghĩa văn hoá là sự sinh hoạt của tinh thần, sự sáng tạo không ngưng nghỉ của tinh thần, được thể hiện bằng văn chương, nghệ thuật khoa học, triết học, và các tập tục, luật lệ xă hội .[47]

7. Cũng có người cho rằng VĂN HOÁ là MỘT SỰ CẢM THÔNG TRUYỀN THỤ. [48]

Như vậy, văn hoá là một hiện tượng xă hội, có hô, có ứng có san sẽ, chia sớt, chứ không phải là sở hữu của một cá nhân.

Nếu văn hoá là một sự cảm thông, truyền thụ, hấp thụ, rồi lại được bảo tồn của nhiều thế hệ. Như vậy nếu một nhà văn hoá mà có những nhận định lệch lạc, những tư tưởng sai lầm sẽ di hại đến nhiều đời. Nói thế, tức là muốn khuyến cáo các nhà làm văn hoá phải hết sức thận trọng trong tư tưởng, cũng như trong ngôn từ.

Dịch kinh viết:

Dạy rằng: Quân tử trên đời,

Ngôi nhà nói phải muôn người vẫn theo.

Đậm ngh́n con phải hướng chiều,

Thời gân gang tấc đâu điều lần khân.

Nói lời sai lạc nhố nhăng,

Ngàn xa, vẫn thấy bất bằng nổi lên,

Nữa là gang tấc kề bên,

Nói sai ai kẻ họa thêm với người

Khi người quân tử nói lời,

Nói ra ảnh hưởng đến đời đến dân,

Hành vi phát động tuy cần,

Nhưng mà ảnh hưởng dần dần lan xa.

Việc, thời, ấy chính động cơ,

Động cơ đă phát, hăy chờ nhục vinh.

Rồi hay quân tử ngôn hành,

Đủ làm trời đất rung rinh mấy hồi.

Cho nên trong việc trong nhời,

Cố sao thận trọng, đáng người hiền nhân… [49]

8. Cũng có người cho rằng VĂN HOÁ là tất cả những ǵ làm cho đời thêm đẹp, thêm tươi, thêm hương vị, thêm màu sắc, thêm thích thú, tóm lại tất cả những ǵ làm cho CUỘC ĐỜI TRỞ NÊN THI VỊ VÀ ĐÁNG SỐNG.

Eliot viết: «Đối với xă hội, văn hoá bao gồm tất cả những hoạt động đặc biệt của một dân tộc, như đối với dân tộcAnh là ngày đua ngựa ở Derby, đua thuyền ở Henly, đua du thuyền ở Cowes, cuộc đua chó, tṛ chơi phóng tên, hoặc là ăn phó mát Wensleydale, bắp cải luộc xát thành miếng, củ cải đỏ ngâm dấm, đi nhà thờ làm theo kiểu Gothic thế kỷ XIX, nghe âm nhạc Elgar… [50]

Theo chủ trương này, th́ những bài dân ca nỉ non trong khóm lứa, những câu ḥ thánh thót trên ḍng sông, những căn nhà tre trúc chơi vơi nơi sườn non, giữa những hàng bách tùng, đào liễu ẩn ước trong khói mây, hoặc rực rỡ dưới ánh tà huy, những lễ tết, những hội hè, những thú vui chơi, những tà áo thêu hoa thêu phưỡng phất phơ trước làn gió đều là những biểu dương văn hoá, chứ không phải riêng ǵ những lời giáo huấn trang nghiêm nơi giáo đường hay trường học, hay những lâu đài, những kiến trúc hoặc cổ kính hoặc tân kỳ ngạo nghễ vươn ḿnh lên như muốn tranh hùng cùng phong sương tuế nguyệt mới là những công tŕnh văn hoá.

9. Cũng có người hiểu văn hoá là đà tiến của nhân loại từ thô đến tinh, là NỔ LỰC CỦA NHÂN LOẠI để tiến tới một ĐỜI SỐNG LƯ TƯỞNG và TẤT CẢ NHỮNG THÀNH QUẢ ĐĂ THỰC HIỆN ĐƯỢC TRONG CÔNG TR̀NH HƯỚNG THƯỢNG ẤY.

Người ấn độ chẳng hạn gọi văn hoá là Sansriti, Sanskriti là một danh từ mà gốc chữ có nghĩa là thanh lọc, biến hoá, rèn luyện và cải thiện.

Một người có văn hoá ở Ấn độ là một người chịu theo một kỷ luật, và đă chế ngự được thú tính, đă hoán cải được ḿnh để sống hợp với nhân luân [51]

Arnold cho rằng: Văn hoá là sự cố gắng của con người để vươn lên tới mức độ cao siêu hơn, hoặc là vươn lên cho tới hoàn thiện.

Phương tiện của sự siêu thăng này chính là văn chương và nghệ thuật và sự học hỏi về những tư tưởng và hành động cao đẹp của tiền nhân [52]

Arnold cũng đă phân tách văn hoá thành hai phương diện:

1. Sự cố gắng của con người để vươn lên cho tới toàn thiện.

2. Tất cả những sách vở, những công tŕnh ghi chép lưu lại những cái hay cái đẹp của tiền nhân. [53]

Cụ Nguyễn Đặng Thục gắn liền văn hoá với tiến hoá. Tiên sinh viết: Văn hoá có nghĩa là tiến hoá, tiến từ tŕnh độ thô sơ đến tŕnh độ văn vẻ từ thấp đến cao, từ vật chất hữu h́nh lên tinh thần vô h́nh. [54]

Tất cả các nhà tư tưởng trên đây tuy lời lẽ không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều quan niệm văn hó đại khái như là một quá tŕnh nhân cách hoá con người, [55] siêu thăng hoá [56] con người, coi văn hoá như là một nỗ lực tiến tới tinh hoa, khác hẳn với sự thô sơ, mộc mạc lúc ban đầu. [57] Đó cũng là một trong những nhận định trong những nhận định cổ điển nhất về văn hoá. [58]

10. Các nhà xă hội học, nhân chủng học hiện nay thường tránh những chự tịnh thân, những ư niệm chủ quan, những mục đích thâm viễn, nên thường chỉ định nghĩa văn hoá là LỀ LỐI SỐNG CỦA MỘT DÂN TỘC, MỘT XĂ HỘI CON NGƯỜI.

Malinowski chẳng hạn cho rằng học về văn hoá tức là học về tất cả lề lối sống của một xă hội. [59]

Henri de Man chủ trương «văn hoá» là một lề lối sống dựa trên một niềm tin công cộng, vào một hệ thống và một tôn ti, trật tự, thức bực giá trị, làm cho đời sống có một ư nghĩa nhất định. [60]

Linton cũng chủ trương tương tự. Ông viết:

«Văn hoá của một xă hội là lề lối sống của các phần tử trong xă hội ấy. Đó là toàn bộ những ư tưởng và tập tục mà họ đă thâu lượm, chia sẽ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác «văn hoá» đem lại cho mỗi người của mỗi thế hệ những cách giải quyết hữu hiệu và lập thành về tất cả các vấn đề mà họ sẽ gặp phải. Những vấn đề này được nêu lên v́ những nhu cầu cá nhân sống trong một đoàn thể có tổ chức. [61]

Như vậy văn hoá không phải là một lề lối sống suông. Nó c̣n là một QUAN NIỆM VỀ ĐỜI SỐNG (une conception de la vie), và MỘT LỀ LỐI SỐNG (manière de vivre). [62]

Một môn phái xă hội Anh viết: «Văn hoá xưa kia chỉ sự chải chuốt, thanh lịch về phương diện lư trí và tâm thần, và sự phát triển của nghệ thuật, ngày nay là toàn thể nết ăn, thói ở của một dân tộc. [63]

Thế nghĩa là, đối với các nhà nhân chủng học, chữ Văn hoá ngày nay có một ư nghĩa hoàn toàn mới.

Xưa kia th́ Văn hoá là một tinh thần, là những công tŕnh những nghệ phẩm, thoát ly hẳn với đời sống thực tại, thường nhật của quần chúng. Nó là một lư tưởng, một đời sống lư tưởng cho quần chúng vươn lên.[64]

C̣n ngày nay, người ta cho rằng Văn hoá là phản ảnh của một đời sống thực tại, thường ngày với tất cả những cái hay cái dở của đời sống ấy. [65]

Hơn thế nữa, các nhà nhân chủng học, trong đó có Claude Lévi-Strauss, ngày nay dần dà bỏ cái quan niệm hẹp ḥi xưa là cho văn hoá ḿnh hay, văn hoá người dở, văn hoá này hay, văn hoá xưa dở.

Thái độ ấy, quan niệm ấy ngày nay đă trở nên lỗi thời. Người ta dần dà nhận ra rằng xưa và nay cũng vẫn chỉ là một con người, cũng vẫn một lư trí ấy, một tâm tư ấy, cũng vẫn những khả năng ấy, nhưng v́ thời vận khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, quan niệm về cuộc sống khác nhau, cho nên đă có những phản ứng, những thái độ, những lề lối sống khác nhau, những tố chức, những thể chế khác nhau.

Nhận định này làm ta liên tưởng đến hai câu đối đáp giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhiệm đời Gia Long:

«Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai!»

«Thế Chiến Quốc, thế Xuân thu, gặp thời thế thế, thời chịu thế.» [66]

Ngày nay người ta đă bắt đầu nghiên cứu các nền văn hoá với một thái độ thông cảm và cởi mở , mong t́m ra những nét dị biệt mang những mầu sắc không gian, thời gian và nhân sự cùng như những điểm chính yếu, đại đồng, dưới những h́nh thái biến ảo bên ngoài. [67]

Vả lại, người ta bắt buộc phải nhận chân rằng ngay từ thời tiền sử, cũng đă có thể đă có những nền văn hoá cao rồi, chứ không phải như người ta đă lầm tưởng rằng văn hoá mới phát sinh từ thời Hi Lạp, nhất là từ khi người ta t́m ra được những bích họa siêu thoát thần kỳ của các dân tộc xa xưa ở trong những hang động ở Âu Châu như ở Altamira (Tây Ban Nha), La Mouthe (Dordogne Pháp), Pont de Gaume hay Lascaux v. v… [68]

Thậm chí, đă có những nhà nhân chủng học như Claude Lévi Strauss đă dám nói rằng nền văn hoá thời TÂN THẠCH, là nền văn hoá cao siêu, hoàn mỹ nhất từ trước tới nay. [69]

Khảo sát hai chữ Văn Hoá về phương diện ngữ học, và từ nguyên, ta đă làm nổi bật lên ít nhiều định nghĩa sau đây về Văn Hoá:

1. Văn Hoá là tŕnh độ trí thức, kiến thức con người.

2. Văn Hoá là trí dục, đức dục. Văn hoá là sự đào luyện tâm trí con người.

3. Văn hoá là công tŕnh giáo hoá con người, là hệ thống giáo dục trong một quốc gia.

4. Văn hoá là văn chương, nghệ thuật.

5. Văn hoá là sinh hoạt tinh thần, ngược lại với văn minh.

6. Văn hoá là sự sáng tạo ra những giá trị mới.

7. Văn hoá là sự cảm thông, truyền thụ.

8. Văn hoá là tất cả những ǵ làm cho đời thêm thi vị đáng sống.

9. Văn hoá là nỗ lực của nhân loại để tiến tới một đời sống lư tưởng.

10. Văn hoá là lề lối sống của một dân tộc.

Những định nghĩa trên có thể thu về ít nhiều lập trường sau đây:

1. Văn hoá bao gồm Thiên Đạo, nhân đạo. Như vậy nó bao quát đạo giáo, luân lư, triết lư, văn chương và nghệ thuật.

2. Văn hoá chỉ là nhân đạo. Nó khác với đạo giáo và văn minh.

3. Văn hoá bao gồm nhân đạo và địa đạo. Như vậy nó bao quát văn chương và khoa học, từ chương và kỹ thuật. Nó vừa là văn hoá vừa là văn minh.

4. Văn hoá là tất cả. Văn hoá bao quát đạo giáo, nghệ thuật, văn chương, chính trị, khoa học kỹ thuật…

Như vậy ta thấy văn hoá là một từ ngữ mà nội dung thay đổi tùy theo quan điểm của từng tác giả.

Xét về phương diện mục đích, văn hoá là sự tiến hoá, sự tiến tới toàn thiện.

Xét về phương diện thực dụng, văn hoá là sự đào tạo con người để họ thích ứng với nhu cầu của từng thời kỳ.

Về phương diện lư thuyết, Văn hoá là một quan niệm sống.

Về phương diện thực hành. Văn hoá là một lề lối sống riêng biệt của một dân tộc trong một thời kỳ và một hoàn cảnh nào đó…

- Ta có thể dùng màu sắc tôn giáo, hay chủ nghĩa để hoá trang văn hoá. Ta nói, Văn hoá Khổng Giáo, Văn hoá Công giáo, Văn hoá Phật giáo, Văn hoá Hồi giáo, Văn hoá Cộng sản v.v…

- Ta có thể đem quan niệm triết học mà vẽ vời văn hoá. Ta nói: Văn hoá duy linh, văn hoá duy vật v.v…

- Ta cũng có thể lấy sở thích của từng thời đại mà đoán định về Văn hoá. Ta nói: Văn hoá nhân văn, Văn hoá kỹ thuật v.v…

- Ta cũng có thể lấy son phấn thời gian mà điểm tô văn hoá. Ta nói Văn hoá cũ, Văn hoá mới v…

- Ta cũng có thể khoác cho văn hoá một màu sắc chính trị, như nói: Văn hoá tiểu tư sản, văn hoá vô sản.

- Ta cũng có thể lấy những phát minh, những dụng cụ chính yếu của từng thời đại mà phô diễn Văn hoá, như nói:

- Văn hoá cổ thạch (Culture paléolithique).

- Văn hoá trung thạch (Culture mésolithique).

- Văn hoá tân thạch (Culture néolithique).

- Ta cũng có thể lấy phương hướng, địa dư, địa lư, quốc gia chủng tộc mà phân định các nền văn hoá, như khi nói;

- Văn hoá Đông phương

- Văn hoá Tây phương

- Văn hoá Tàu

- Văn hoá Tây

- Văn hoá Việt

- Văn hoá Chàm v.v…

Đối với bất kỳ môn phái nào, chủ trương nào, văn hoá cũng bao hàm những nỗ lực, những phương thức, để cải thiện con người, để phát huy năng khiếu con người, để hướng dẫn họ theo một đường hướng nào, một chủ trương nào. Văn hoá có mục đích cảm hoá, canh tân, rèn luyện con người.

Để đúc kết lại, ta có thể nhận định về VĂN HOÁ như sau: VĂN HOÁ LÀ LỀ LỐI SỐNG riêng biệt của cá nhân, đoàn thể, xă hội hay dân tộc, đă được PHÁT SINH nhờ những ư niệm, t́nh cảm, khuynh hướng đặc biệt làm nồng cốt và dẫn đạo; đă được PHÁT HUY, THỂ HIỆN qua những công tŕnh văn chương, nghệ thuật, đạo giáo, chính trị, xă hội; đă được LỒNG VÀO TRONG NẾP SỐNG HÀNG NGÀY, nhờ những phong tục luật lệ, tổ chức, y phục, dụng cũ điển h́nh, đă được TRUYỀN THỤ, LƯU LẠI nhờ ngôn ngữ và giáo dục.

VĂN HOÁ là tất cả những cố gắng của con người để cải thiện nội tâm, gia đ́nh, quốc gia, xă hội và hoàn cảnh để con người có thể sống một cuộc đời khác biệt với muông thú, một cuộc đời thanh cao, đầy đủ nhân cách, nhân vị, và nếu có thể một đời sống tự do, tự tại, khinh khoát, thần tiên.

Văn hoá này sinh do những ước mơ về chân thiện mỹ và là nỗ lực của con người để vươn lên cho tới chân thiện mỹ, để thực hiện chân thiện mỹ v.v…

 

III. TRIẾT TỰ VĂN HOÁ, VÀ PHÂN TÁCH CƠ CẤU VĂN HOÁ

Sau khi đă b́nh luận về ít nhiều định nghĩa văn hoá, chúng ta có thể khơi sâu thêm vấn đề bằng cách phân tách từ ngữ văn hoá, và cơ cấu văn hoá.

1. Trước tiên, chúng ta hăy phân tách chữ Culture.

Culture, theo nghĩa đơn, nó nghĩa là trồng trọt, tức là bao gồm tất cả những phương pháp, những công tŕnh chăm bẳm, vun trồng cho cây cối, ngũ cốc được sinh hoa kết quả. Đó là những phương pháp, kỹ thuật bên ngoài, có mục đích làm nảy sinh những khả năng sẵn có của thảo mộc, ngũ cốc.

Nếu vậy, th́ theo nghĩa bóng, Culture hay văn hoá cũng bao gồm tất cả những phương thức, những kỹ thuật bên ngoài, c̣n mục đích làm nảy nở những khả năng sẵn có bên trong của con người.

Nói cách khác, văn hoá là làm nảy nở, làm phát triển những tài năng, những linh tính c̣n tiềm ẩn trong con người.

Minh định như vậy, chúng ta mới thấy các triết gia thuộc phái tiến hoá như Herbert Spencer chẳng hạn đă sai lầm khi nhận định rằng không có ǵ là thiên nhiên, thiên bẩm, mà toàn là thủ đặc, tập thành, nghĩa là con người trở nên thế này thế nọ, toàn là nhờ ảnh hưởng của hoàn cảnh, của xă hội mà thôi. [70]

Trong Nam Phong tạp chí, số 84, Ông Phạm Quỳnh cũng đă b́nh luận về hai chữ văn hoá theo nghĩa là trồng trọt nói trên.

Ông viết:

«Văn hoá là ǵ? Văn hoá là cách đào luyện tinh thần người ta thế nào cho được thập phần tốt đẹp, để nảy nở ra những công tŕnh to tát, sự nghiệp lớn lao, mà đem tư cách một quốc gia đến tuyệt phẩm. V́ người ta như cái cây, thời văn hoá là cách trồng cây, bón cây, tưới cây cho cây nở ngạnh, xanh ngọn kết quả sinh hoa, để tô điểm cho cái vườn hoa của thế giới…»

Ông b́nh luận tiếp:

«Nay mầm Mống, chồi Lạc của ta không phải là giống cỏ hen của tạo vật, sao nỡ để cho đến khô héo mà úa tàn? Bởi v́ lúng túng chưa biết cách vui xưới cho phải đường, cứ trồng theo lối cũ, th́ chỉ gây được một giống cây non bộ, coi nó nhỏ nhen lí tí, thâu hẹp, bần cùng, đặt trong chậu sàng, chậu sứ, bể cạn tường hoa th́ được, chứ đem ra nơi nắng cả gió to được mấy nả? Muốn trồng theo lối mới, thời cũng chỉ mọc ra một loại tầm gửi, giây leo, quấn vào chung quanh cây lớn, thời sống được, chứ thả ra, mềm oặt, đứng sao?

«Nhân tài nước ta cũng như cái cảnh tầm gửi, cây non bộ đó, mong sao có ngày chiếm địa vị vẻ vang trên thế giới?» [71]

Ông cũng c̣n viết: «Văn hoá là gồm cách đảo luyện tinh thần người ta. Văn học là dịch tiếng tây «Culture» nghĩa đen là cách trồng trọt. Người ta ví như cái cây, th́ văn hoá là cách làm cho nảy nở được hết cái tinh hoa. Cây cỏ trồng mới tốt, người có hoa mới hay…» [72]

Trở về hai chữ văn hoá trong từ Hán Việt, chúng ta cũng có thể hiểu được ba cách khác nhau:

a). Lấy sự đẹp đẽ để cảm hoá người

b). Có đẹp đẽ mới cảm hoá được người.

c). Có biến hoá mới có thể trở nên đẹp đẽ, thanh cao.

 

a. Trước hết, nếu ta hiểu Văn hoá là lấy sự đẹp đẽ mà cảm hoá con người, ta sẽ thấy Văn hoá bao trùm hết tất cả những ǵ gọi là văn chương, nghệ thuật, tất cả những ǵ là tinh hoa của con người, mà xưa nay con người đă thực hiện được, mà xưa nay, đời nay truyền lại cho đời kia, như là những kỷ niệm đẹp đẽ, những gia tài quí báu của mỗi thế hệ. Ta cũng sẽ thấy, xưa và nay người ta thường dùng văn nghệ để cảm hoá tha nhân.

b. Văn hoá cũng có thể hiểu là có đẹp đẽ mới cảm hoá nổi người khác.

Theo lối giải thích này, ta thấy nhân loại có thể chia ra làm hai thành phần: Một thành phần thiểu số đẹp đẽ hơn, thanh lịch hơn, tiến bộ hơn, và một thành phần thô sơ hơn, chậm tiến hơn. Thành phần trước có bổn phận dẫn dắt cải hoa thành phần sau, thế tức là: «Tiên giác giai hậu giác!»

Nói thế c̣n có nghĩa là những người làm văn hoá phải là những người đẹp đẽ. Hiểu Văn hoá như vậy, ta sẽ không ngại những chuyện đổi thay, biến cải. Nhưng chúng ta chỉ chấp nhận những biến cải khả dĩ có thể đem lại cho chúng ta một đời sống xứng đáng hơn, đẹp đẽ hơn, hạnh phúc hơn, thanh cao hơn, tự do hơn, khoáng đạt hơn…

Như vậy, văn hoá là tất cả những nổ lực của con người để cải hoa ngoại cảnh, cải hoa tâm thần để trở nên hạnh phúc, thanh cao, đẹp đẽ về mọi phương diện.

Nếu thế th́ biến sa mạc hoang vu thành đồng nội ph́ nhiêu, thành ruộng vườn xanh tốt, đem thịnh đạt phong doanh về cho xứ sở, đem thanh kỳ hoa lệ về cho giang sơn cũng là một công tŕnh văn hoá lớn lao, v́ nếu một nhà họa sĩ dùng bút màu làm hiện lên trên mặt vải, mặt giấy những phong cảnh thần tiên, kỳ diệu, là làm một công tŕnh văn hoá, th́ những người dùng tài trí và mồ hôi, nước mắt cải tạo cho giang sơn trở nên thần kỳ, cho trần gian trở nên tươi đẹp, cho đất đai rực rỡ muôn màu hoa cỏ, chẳng phải là một nhà đại văn hoa hay sao?

Hiểu rằng Văn Hoá là biến hoá để làm cho mọi sự trở nên đẹp đẽ, th́ một chính trị gia, một nhà xă hội học có công làm cho nhân loại thực sự có được một đời sống an b́nh, thái thịnh, hạnh phúc, b́nh đẳng, chính là một nhà đại văn hoá, v́ nếu một nghệ sĩ dùng thanh âm, dùng tài nghệ ḿnh để giúp vui cho người trong chốc lát mà đă được gọi là nhà văn hoá, th́ những người đem lại nụ cười hồn nhiên trên làn môi các thanh thiếu nữ, đem lại sắc diện hớn hở trên mọi khuôn mặt công dân, làm khô cạn mạch sầu nhân loại, khơi thông nguồn hạnh phúc cho trần hoan, chẳng phải là những nhà đại văn hoá hay sao?

Nếu biến hoá mà trở nên đẹp đẽ được, nếu ngoại cảnh nhờ biến hoá mà trở nên đẹp đẽ được, th́ tâm hồn nhờ biến hoá cũng sẽ trở nên đẹp đẽ được.

Như vậy, chúng ta đă chất chứa sẵn trong ḷng chúng ta những vẹ đẹp vô biên vô tận, nhưng những vỏ đẹp ấy c̣n chờ chúng ta trau dồi, biến hoá, phát huy, mới có thể triển dương phóng phát được.

Hiểu Văn Hoá như vậy, sẽ khai thông cho tâm hồn chúng ta một tiến trinh vô hạn, một viễn tưởng đẹp đẽ vô ngần, và chúng ta sẽ nhận thấy rằng mục đích tối hậu của Văn hoá chẳng những là giúp ta hoàn hảo ngoại cảnh vật chất, xă hội, xác thân, mà c̣n đem lại cho tâm thần chúng ta những vẻ đẹp siêu nhiên, phí phạm, thoát tục, những tâm kích vũ trụ, và dần dà sẽ đưa chúng ta lên đến ngôi vị thần linh sang cả…

Nhiệm vụ cao siêu nhất, sứ mạng sang cả nhất của người làm văn hoá tức là cố gắng thực hiện cho ḿnh và cho người mục phiêu cao cả, và trong đại ấy.

Thế mới hay:

Hoàn cầu phục vụ con người,

Con người nay trước, con Trời mai sau.

Nội tâm cố tiến vào sâu,

Cơ Trời dần mở, cơ mầu dần hay.

Hết con gang quải Đông Tây,

Ngoại tuy muôn nước trong nay một nhà.

Thiên sơn, vạn thủy băng qua,

Muôn người như một, thái ḥa khắp nơi…

2. Phân tách cơ cấu Văn Hoá.

Triết tự hai chữ Văn Hoá như trên, tức là mở rộng phạm vi Văn Hoá, để cho nó bao quát hết mọi hoạt động con người, miễn là ta coi những hoạt động ấy như là những cố gắng để vươn lên cho tới một đời sống ngày một thanh nhă hơn, cao siêu hơn, hoàn mỹ hơn.

Đồng thời chúng ta cũng làm cho hai chữ Văn hoá trở nên linh động, biến hoá vô cùng, và đem lại cho chúng ta một nguồn sống vô biên vô tâm, cũng như một viễn tượng vô cùng đẹp đẽ về tương lai, một viễn tượng cao siêu, đẹp đẽ, nhưng không phải là một giấc mơ suông, mà là cả một mục phiêu cho mọi hoạt động, tâm tư hướng về.

Chúng ta mở rộng phạm vi Văn hoá như vậy cũng không sai, v́ như trên ta đă thấy ngày nay các nhà ngôn ngữ học, xă hội học, nhân chủng học đều đă làm như vậy.

Sorokin chẳng hạn cho rằng Văn hoá bao gồm:

- Ngôn ngữ.

- Khoa học.

- Đạo giáo.

- Mỹ nghệ.

- Luân lư [73].

Bách Khoa tự điển Anh (Encyclopodia Britanica) ấn bản lần thứ chín cho rằng văn hoá bao gồm:

- Đạo giáo.

- Chính trị.

- Văn chương.

- Học thuật.

- Khoa học.

- Triết học.

- Doanh nghiệp.

- Mỹ thuật.

- Âm nhạc.

- Và Linh tinh… [74]

Lư Đảnh Thinh trong quyển «Hiện đại dụng ngữ từ điển», đă phân tách cơ cấu Văn hoá thành ba tầng lớp:

- Vật chất.

- Xă hội.

- Tinh thần. [75]

Félix Sartiaux và Đào Duy Anh cũng chia Văn hoá thành 3 bộ phận như sau:

- Sinh hoạt kinh tế.

- Sinh hoạt xă hội.

- Sinh hoạt trí thức. [76]

Đào Duy Anh cho rằng Văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người, cho nên ta có thể nói rằng văn hoá tức là sinh hoạt. [77]

Thế là theo đà thời gian, phạm vi Văn hoá càng ngày càng được mở rộng, càng ngày càng trở nên bao la, bát ngát cho đến mức độ là bao quát cả mọi ngành hoạt động của con người.

Cho nên, ngày nay muốn giới hạn văn hoá vào trong một phạm vi nhất định nào, sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

Suy cho cùng, th́ rất khó mà giới hạn văn hoá trong một phạm vi nào, v́ nếu văn hoá là tất cả những cố gắng của con người để sống xứng đáng với danh nghĩa con người, th́ những nổ lực để mưu sinh, ăn ở cho có tiện nghi, tạo cho xă hội một đời sống công bằng bác ái, tạo ra những cuộc du ní lành mạnh, những hội hè tuần tiết cho dân chúng cùng hướng, cùng vui, chẳng phải là những hoạt động văn hoá hay sao, cứ ǵ phải dạy tam cương, ngữ thường, mới nhất định là hoạt động văn hoá.

Khi đă có một tầm nh́n bao quát về văn hoá, ta mới hiểu tại sao có người cho văn hoá là đạo giáo, văn hoá là chính trị, văn hoá là văn minh, nhưng cũng có người lại cho rằng văn hoá khác đạo giáo, văn hoá khác chính trị, văn hoá khác văn minh, chẳng qua là do hai lập trường khác nhau, một đằng muôn giới hạn văn hoá, một đằng không muốn giới hạn văn hoá mà thôi.

Những cách phân chia Văn hoá sẽ thành từng cơ cấu nói trên của Lư Đảnh Thinh, của Félix Sartiaux, hay của Sorokin, tuy tiện cho việc nghiên cứu Văn hoá, nhưng không cho ta thấy được hệ thống, mạch lạc giữa các tầng lớp văn hoá.

V́ thế, để cho thấy đâu là gốc, đâu là ngọn, đâu là nhân đâu là quả, chúng ta có thể phân chia văn hoá ra làm ba thành phần như sau:

1. Những quan niệm chính yếu về vũ trụ, nhân sinh. Nói tắt là một quan niệm sống (Weltanschauung).

2. Những phương thức dùng để thực thi, áp dụng quan niệm sống nói trên vào đời sống xă hội.

3. Lề lối sống của một cộng đồng, của một xă hội, theo quan niệm sống nói trên.

Với lề lối phân tích trên, ta sẽ thấy rằng:

Văn hoá là một lề lối sống riêng biệt của từng phương, từng miền, của từng dân tộc hay xă hội. Nó gồm:

1. Một quan niệm sống (une conception de la vie), với những tư tưởng nồng cốt dân đạo, hoặc đạo lư hoặc triết lư.

2. Những phương thức để diễn đạt và phổ biến những tư tưởng ấy, quan niệm sống ấy. Những phương thức này bao quát hết mọi đường lối văn chương, nghệ thuật, âm nhạc kịch ảnh, và mọi cách thế dùng để tuyên truyền và thu hút quần chúng.

3. Những lề lối sống dân gian, những cách khởi cư, cử chỉ hằng ngày của quần chúng, từ trẻ đến già, những phong tục lễ nghi chi phối con người từ lúc mở miệng khóc chào đời cho đến lúc nhắm mắt tắt hơi, những lề lối sống đă được thấm nhuần, đă được chi phối bởi những tư tưởng nồng cốt nói trên, quan niệm sống nói trên.

 

IV. SỰ THĂNG TRẦM CỦA MỘT NỀN VĂN HÓA

Nếu ta nhận định rằng văn hoá là một quan niệm sống đă được thực thi, áp dụng vào cuộc đời để trở thành một lề lối sống cho một cộng đồng nhân loại, ta có thể theo dơi đà tiến triển của một nền văn hoá từ lúc phôi thai đến lúc thái thịnh, rồi lại từ lúc thái thịnh đến lúc tàn tạ, suy vi.

Ta có thể chia đời sống của một nền văn hoá thành năm giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn thứ nhất tức là giai đoạn xuất sinh:

Một nền văn hoá bao giờ cũng phát xuất từ một hệ thống đạo giáo triết học hay nói cách khác từ một chủ nghĩa, một viễn tượng về cuộc đời.

Các nhà khai sinh ra một nền văn hoá bao giờ cũng có trong đầu óc một quan niệm về đời sống, một viễn tượng về cuộc đời, cho rằng phải sống như thế này thế nọ, phải cải cách xă hội thế này, thế kia, mới là lư tưởng.

- Giai đoạn thứ hai tức là giai đoạn tăng trưởng:

Chính cũng là giai đoạn thực thi, áp dụng, thể hiện những quan niệm mới mẽ vào cuộc đời, bằng đủ mọi h́nh thức, phương tiện văn chương, nghệ thuật, mặc dầu phải đấu tranh, mặc dầu bị bức bách, hay bị đàn áp.

- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn toàn thịnh:

Đó tức là khi mà mọi cơ cấu từ tinh thần đến vật chất, từ cá nhân đến xă hội đă được h́nh thành, được tổ chức theo những khuôn mẫu đă được dự liệu từ lúc ban sơ.

- Giai đoạn thứ tư là giai đoạn đ́nh đốn:

Đó cũng là giai đoạn tán dương các thành quả đă thâu lượm được, bảo vệ các cơ cấu đă gây dựng được, coi chúng như là cái ǵ tuyệt đối, bất khả xâm phạm, cần được bảo vệ bất kỳ bằng giá nào. Kẻ xưa kia bị người khác bách hại, nay có thể thành kẻ bách hại người khác.

Giai đoạn này cũng là giai đoạn tập quán. Tới giai đoạn này, các sinh lực sáng tạo đă trở nên yếu ớt.

- Giai đoạn thứ năm là giai đoạn suy vi, tàn tạ.

Nền văn hoá linh động khi xưa, nay đă trở thành những khuôn khổ chật hẹp, cố định, những ràng buộc, những xiềng xích đối với con người. Nó không c̣n ăn khớp với đời sống thực sự của con người, không c̣n giải quyết được những nỗi khó khăn, những băn khoăn, thắc mắc hiện tại của con người. Nhân loại bắt đầu hoài nghi, chán ngán, và bắt đầu muốn duyệt xét lại, muốn cải tổ lại hoặc từng bộ phận, hoặc toàn bộ nền văn hoá cũ.

Trong khi nghiên cứu về văn hoá, có học giả, v́ chú trọng đến viễn tượng lư tưởng lúc ban đầu, nên đă định nghĩa văn hoá là lư tưởng.

Có học giả chú trọng đến văn hoá khi đă lồng vào trong đời sống con người với những nét đặc thù của nó, nên đă coi văn hoá như là tất cả những ǵ làm cho cuộc đời trở nên đáng sống, như những phong tục, những tuần tiết, những hội hè, những tṛ chơi giải trí bên ngoài v.v...

Ba nền văn hoá chính yếu trong hoàn vơ

Nếu ta chỉ nh́n lịch sử và nhân quần bằng một cái nh́n phiếm diện th́ ta tưởng như có đến muôn vàn thứ văn hoá khác nhau từ trước đến nay và ta muốn nói như Henri de Man: «Có bao nhiêu cộng đồng nhân loại chấp nhận một hệ thống giá trị riêng biệt, th́ có bấy nhiêu nền văn hoá»[78].

Nhưng nếu ta chịu so sánh, chịu cân nhắc, th́ ta thấy các nền văn hoá trong thiên hạ có thể qui về ít nhiều loại được.

Nổ lực để phân chia văn hoá thành những loại riêng biệt, không phải là chưa có ai đă làm.

Toynbee trước đây, đă dựa theo quan niệm quốc gia, chủng tộc để phân chia văn hoá thành 21 hay 26 loại khác nhau.[79]

Spengler và Sorokin thời dự vào khuynh hướng, vào năng khiếu của mỗi dân tộc để phân chia Văn hoá thành ba loại chánh: Văn hoá Apollo hay thần linh, văn hoá ma thuật, và văn hoá Faust hay kỹ thuật (Spengler)[80]. Đó là quan điểm của Spengler. C̣n Sorokin thời chia văn hoá thành ba loại là: Văn hoá tinh thần (Ideationale culture), Văn hoá trung gian (Idealistic culture) và Văn hoá vật chất (Sensate culture). [81]

Theo thiển ư tôi, văn hoá có thể chia thành ba loại, dựa trên những quan niệm chính yếu về vũ trụ và về nhân sinh, cũng như trên những viễn tượng, những mục phiêu hoạt động của từng thời đại.

Ba loại văn hoá ấy là:

I. Văn hoá thần linh (Văn hoá thiên bản hay văn hoá vụ thần).

Đó là thứ văn hoá đặt trọng tâm chỉ vẽ cho con người phương pháp để sống một đời sống siêu nhiên, hoàn hảo ngay từ khi c̣n ở gian trần này, tức là những phương pháp dạy con người thành phật, thành tiên, thành thánh, thành chân nhân, thần nhân, tùy theo từ ngữ từng địa phương, hay thời đại. Đó là THIÊN ĐẠO.

II. Văn hoá nhân bản (Văn hoá nhân văn, hay Văn hoá vụ nhân).

Đó là thứ văn hoá đặt trọng tâm vào công cuộc cải tạo tâm hồn con người, để con người có thể biến cải ḿnh, sống một cuộc đời có nhân cách, thanh lịch, cao cả, bất kỳ ở trong hoàn cảnh nào. Đó là NHÂN ĐẠO.

III. Văn hoá kỷ thuật, vật chất (hay văn hoá địa bản, văn hoá vụ cảnh).

Đó là thứ Văn hoá đặt trọng tâm vào công cuộc cải tiến xă hội nhân sinh, tổ chức đời sống quốc gia, kinh tế, kỹ thuật, đời sống vật chất của quần chúng. Đó là VẬT ĐẠO.

Chia VĂN HOÁ, thành ba loại như trên, có thể nói đă dựa trên những tiêu chuẩn chắc chắn.

Trước tiên là nó dựa trên quan niệm TAM TÀI về con người.

Nó tương ứng với 3 ư nghĩa của chữ CULTURA trong tiếng La Mă:

1. Làm ruộng (agri cultura hay argi cultus)

2. Làm người (Animi cultura hay animi cultus)

3. Làm thân minh (Dei cultura hay Dei cultus)

Nó tương ứng với quan niệm TAM TÀI CỦA DỊCH KINH (Thiên, Địa, Nhân), và đồng thời tương ứng với quan niệm TAM TÀI về con người, với ba b́nh diện trong con người:

1. Thần (Esprit)

2. Tâm (Âme)

3. Xác (Corps) [82]

Nó cũng tương ứng với ba thế giới của Pascal:

- Thế giới bác ái

- Thế giới tâm tư

- Thế giới thân xác

cũng như đối với lề lối nhận thức riêng biệt của từng thế giới ấy, tức là:

- Trực giác.

- Tri giác.

- Cảm giác. [83]

Nó cũng tương ứng với quan niệm tâm tài về con người của nhiều môn phái triết học Âu Châu thời xưa.

Môn phái Valentin chẳng hạn đă chủ trương rằng con người có ba hạng:

- Những người có tiên cách, thần cách (spirituels)

- Những người có nhân cách (Psychiques)

- Những người phàm phu, xác chất, vật hèn. (Hyliques). [84]

Mỗi dân tộc lại sở trường về một nền Văn hoá.

Theo Jean Laloup, th́ Ấn Độ đă t́m hiểu sâu xa về Trời, Trung Hoa đă nghiên cứu kỹ lưỡng về nhân luân, Âu Châu đă tỏ ra xuất sắc về sự t́m hiểu và chinh phục thế giới vật chất [85].

Tuy nhiên đó chỉ là những giả thuyết những phân tách giả tạo cho chúng ta nh́n cho tỏ hơn, học cho dễ hơn, chứ thực tế không bao giờ đơn giản như vậy.

I. Nền văn hoá thứ nhất, tức là nền Văn hoá thần linh (như ta thấy thực thi ở Ấn Độ, ở Trung Hoa, ở Ai Cập thời cổ) chủ trương rằng:

- Vũ trụ và con người đều là biểu tượng của Tuyệt đối thể.

- Và v́ vậy, con người là           

               ḍng dơi thần minh.

               có bản chất thần minh

               có thể trở thành thần minh, nếu biết phương pháp tu luyện, biết đường học hỏi.

- Về phương diện đạo giáo, nền văn hoá này chú trọng đến sự cho rằng người ta tự cứu thoát ḿnh bằng sự giám ngộ.

- Về phương diện chính trị, chủ trương Trời dùng các vị thánh quần để thay trời trị dân, đồng thời để làm gương nhân đức cho dân. Vua như vậy, vừa là quốc vương, vừa là giáo chủ.

Khi nền Văn hoá này được đem thực thi, áp dụng vào quần chúng, ta thấy nó khoác hai sắc thái:

a. Một số ít người giác ngộ, một số ít đệ tử được chân truyền đă thực sự tu luyện trở thành thần minh, và đă thần thánh hoá được ḿnh. Đó là nội giáo, hay mật giáo (ésotérisme hay hermétisme).

b. C̣n đa số quần chúng th́ tôn thờ thần minh để cần cầu phúc, nhương tai, làm lành lánh dữ để được thưởng công, khỏi bị phạt tội kiếp này hoặc kiếp sau. Đó là ngoại giáo (exotérismo)

c. Ngoài ra, c̣n có những phương diện đồng bóng, bùa chú ma thuật, phù thủy, pháp môn v.v… với mục đích là cảm thông với thần minh, chi phối hoàn cảnh, hoặc là lợi dụng quần chúng…

Trên lư thuyết, nền văn hoá nầy hết sức cao siêu, nhưng về phương diện thực hành, th́ ít người hiểu thấu đáo và thực thi được.

Về phía quần chúng, th́ v́ đặt nặng tin tưởng vào sự an bài của thần minh, nên họ không tự lực, tăng cường, tự lực cánh, tự lực giải thoát, mà cứ ỷ lại vào số mệnh.

Hơn nữa, nền văn hoá này coi nhẹ cuộc sống vật chất, gian trần, cho là phù du, hư ảo, cũng v́ vậy mà sự đói khổ lầm than là một mối đe dọa thường xuyên đối với quần chúng.

II. Nền văn hoá thứ hai, có thể nói là nền Văn hoá nhân bản.

Nền văn hoá này chủ trương vũ trụ cũng như con người là vật thụ sinh, do Thượng đế sáng tạo ra.

Về phương diện đạo giáo, nền văn hoá này chủ trương con người phải thời phụng thần minh, dù là độc thân hay là đa thần ăn ngay ở lành, để lai sinh khỏi bị sa đọa. Và cũng không đặt nặng vấn đề đời sống thế tục hiện tiền, mà chỉ ước mơ, chỉ chuẩn bị cho một lai sanh tốt đẹp.

Về phương diện luân lư, nó khuyến khích nhân, nghĩa, nhân luân, dạy dân cố sao ăn ở cho xứng đáng với danh hiệu con người.

Về phương diện chính trị, nền Văn hoá này phân biệt hai thứ thần quyền, thế quyền, các vị vương bá. Và các nhà lănh đạo tôn giáo chia nhau hoặc dành nhau quyền thống trị dân. Mục phiêu của chính trị là giữ ǵn an ninh, trật tự bên ngoài.

Về phương diện kinh tế, thương mại, nhà nước thường là để dân tự do kinh doanh, không có trực tiếp chỉ huy, can thiệp.

Nền văn hoá này chỉ đặt nặng vấn đề giao tế giữa người với thần minh, giữa người với người, giữa người với giáo hội với quên không giải quyết được sự đói khổ vật chất, cũng như không giải quyết được các tệ nạn xă hội.

III. Nền văn hoá thứ ba là nền văn hoá vật chất, kỹ thuật.Nền văn hoá này không c̣n đặt ra các vấn đề sáng tạo, hay thần quyền. Nó chủ trương con người chỉ là con vật tiến bộ. Nó không c̣n muốn đặt ra các vấn đề thần minh hay đạo giáo, hổn phách, mà chỉ chú trọng đến các vấn đề xă hội, nhân sinh, kinh tế, kỹ nghệ v.v… Nó không thần bí, cũng chẳng nhận nghĩa, mà thực tiễn, thực tế. Nó không mơ ước lai sinh, mà chỉ ra công cải tiến con người hiện thực, cải tiến t́nh trạng xă hội hiện thực để tiến tới một đời sống vật chất, cộng đồng khả quan hơn.

Con người không có giá trị ǵ nếu không nhờ xă hội. Như vậy con người hoàn toàn lệ thuộc xă hội.

Tất cả các vấn để cần được cân nhắc bàn căi, tất cả các nỗ lực cần được hướng dẫn để đi đến một xă hội hùng mạnh công b́nh…

Thế tức là gạt thần thánh, gạt đạo giáo ra một bên, để đặt hết trọng tâm vào công cuộc mưu sinh và tiến bộ kỹ thuật.

Trong những xă hội theo nền văn hoá này chỉ có khoa học là trọng, kỹ thuật là trọng.

Về phương diện kinh tế, thường măi, cũng có xă hội cho cá nhân được tự do cạnh tranh kinh tế, cũng có xă hội chi phối hướng dẫn hết mọi hoạt động kinh tế, thương mại…

Ba nền Văn hoá:

- Thần linh (culture spirituelle)

- Nhân bản (culture humaniste)

- Vật chất, kỹ thuật (culture matérialisté techenique) có thể nói được đă xây dựng trên ba quan niệm khác nhau về con người.

Nền văn hoá thần linh chủ trương con người có đủ tam tài «Trời, đất, người» trong một thân, nghĩa là có đủ:

- Thân (Esprit)

- Tâm (Âme)

- Xác (Corps)

và Trời chẳng có xa người, Trời đă ở ngay trong tâm hồn con người nên, muốn t́m Trời khỏi phải t́m trong đền đài miếu mạo, khỏi phải t́m đâu ngoài ḷng và như vậy con người trọng hơn đạo giáo, trọng hơn xă hội, một khi con người đă giác ngộ. [86]

Nền Văn hoá nhân bản cho rằng con người chỉ có hai phần: Hồn và Xác. Muốn t́m Trời, t́m thần thánh phải vào các nơi thờ tự, cần phải dựa vào các lễ nghi bên ngoài, cần có những người hướng đạo măi măi, từ bé cho đến già, trong lúc sống cũng như trong lúc dắm mắt tắt hơi.

Cho nên con người không thể trọng hơn đạo giáo, con người không thể nào tự giải thoát, con người không thể nào có những tư tưởng ngược lại với một số giáo điều đă được coi như là những chân lư viên măn, bất khả di dịch, và con người phải hoàn toàn tung phục các cấp lănh đạo, chỉ huy.

Nền Văn hoá kỹ thuật, vật chất cho rằng con người chỉ có xác chẳng có hồn thiêng, chỉ có cuộc sống đời nay mà chẳng có lai sinh.

Cho nên khỏi cần đạo giáo, khỏi cần suy tư về lai sinh, mà phải đế hết tâm trí tổ chức cho đời sống trần gian được trở nên hữu lư hoàn bị ngày một hơn.

Nền văn hoá này có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề, vật chất, xă hội, nhân sinh, nhưng đi tới cực đoan có thể từ chối quyền tự do, tự chủ cá nhân và bắt con người phải hoàn toàn lệ thuộc vào đoàn thể, vào giai cấp lănh đạo.

Chúng ta có thể nói được rằng: Ba nền Văn hoá thần linh nhân bản và vật chất đă lần lượt kế tiếp nhau trên triền thời gian và không gian, và ta thấy chiều hướng lịch sử nhân loại, đă dần dà đi từ tinh thần ra vật chất, từ nội tâm ra ngoại cảm từ cá nhân đến xă hội, từ thần quyền đến nhân quyền, đến vật quyền, tự chủ trương để cho con người được sống tùy ư, đến chủ trương kiểm soát và chỉ huy mỏi hành động con người, lồng con người dần dần vào các khuôn khổ đạo giáo, xă hội, chính trị, xí nghiệp ngày một chặt chẽ.

Khi đi đến cùng cực của nền Văn hoá, văn minh vật chất, rất có thể nhân loại sẽ quay ngược chiều tiến hoá để trở về với nền văn hoá nhân bản, rồi với nền Văn hoá thần linh đă được làm cho trở nên tinh khiết, toàn hảo.

Tương lai sẽ c̣n dành cho chúng ta rất nhiều kỳ bí.

Khảo cứu các nền văn hoá với những quan niệm khác nhau về con người như trên, cho ta thấy rằng con người thật ra có thể sống trên nhiều b́nh diện khác nhau: b́nh diện vật chất xác thân, xă hội, gia đ́nh, b́nh diện tâm t́nh, b́nh diện tâm linh…

Con người có thể sống như một con thú thượng đẳng có trí khôn, hoặc sống như con người với tất cả phẩm giá của nó hoặc cũng có thể sống một cuộc đời thần minh, như các vị thánh hiền kim cổ …

 

V. THỬ ĐI T̀M MỘT ĐỊNH NGHĨA VÀ MỘT QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ

Sau khi đă b́nh luận về ít nhiều định nghĩa Văn hoá, sau khi đă phân tích từ ngữ và nội dung hai chữ Văn hoá, sau khi đă khảo sát sự thăng trầm của một nền Văn hoá, và khảo sát về ba nền Văn hoá chính yếu của nhân quần, thiết tưởng cũng nên đưa ra một định nghĩa riêng tư, một quan niệm riêng tư về Văn hoá.

Bởi v́ theo ư tôi, đưa ra một định nghĩa về Văn hoá tức là đưa ra một quan niệm về Văn hoá tức là cũng đưa ra một chủ trương, một đường lối về nhân sinh, một viễn tượng, một mục phiêu cho cuộc đời.

Trước tiên, muốn định nghĩa về văn hoá, tôi nghĩ nên có một định nghĩa cho hết sức rộng răi, hết sức linh động để có thể phổ cập mọi nơi mọi đời.

V́ lẽ đó mà tôi muốn định nghĩa Văn hoá như là: Tất cả những nỗ lực của muôn thế hệ nhân quần để vươn lên cho tới tinh hoa hoàn thiện, cho tới một đời sống lư tưởng về một phương diện nào hay về mọi phương diện, và tất cả những công tŕnh đă thực hiện được, những giai đoạn đă vượt qua được trên bước đường tiến hoá ấy.

Văn hoá xưa nay sở dĩ khác nhau là chính v́ người ta quan niệm khác nhau về lư tưởng, về đời sống lư tưởng, về thân thế cũng như về định mệnh con người.

Cho nên nói một cách thiết thực hơn, Văn hoá chính là một tầm nh́n, một lối nghĩ, một niềm tin, một cảm tưởng về thân thế, về định mệnh con người, đă được đem lồng vào trong đời sống xă hội, dân tộc.

Quan niệm sống ấy, niềm tin về tương lai ấy chính là ngọn lửa thiêng đă làm bừng lên trong ḷng chúng ta một làn hùng khí, đă soi sáng cho chúng ta nh́n thấy một đường hướng để tiến tới, một mục phiêu để tranh đoạt, thực hiện.

Cũng v́ vậy mà chúng ta không thể quan niệm Văn hoá một cách hời hợt như là Văn chương, văn nghệ, như là giáo dục, hay như là một lề lối sống suông. Nói như vậy, mới là đề cập đến cái xác Văn hoá, chứ chưa đến cái hồn Văn hoá.

Bởi v́ Văn chương, văn nghệ cũng có ba bảy đường: văn chương văn nghệ mua vui, văn chương văn nghệ kiếm tiền hay văn chương văn nghệ để đưa đường chỉ nẻo cho quốc dân, cho đồng bào, đồng chủng.

Nói đến giáo dục, không phải là nói đến giáo dục suông, phải nói đến giáo dục theo tiêu chuẩn nào, có mục đích ǵ v.v...

Nói đến lề lối sống, phải nói đến lề lối sống theo căn bản nào, chủ trương nào: sống ù ĺ, hay sống tranh đấu; sống bảo thủ hay cách mạng; sống tồn bản hay vong bản; thâm trầm, chín chắn hay phù phiếm, xốc nổi; sống cầu an, hay sống cầu tiên, sống hướng nội siêu thần, hay hướng ngoại trục vật, v.v… . Tóm lại cái quan hệ là t́m cho ra được cái hồn của mỗi nền văn hoá, những động cơ chính yếu bên trong khuôn đắp nên những hiện tượng bên ngoài.

Một người làm văn hoá chân chính phải có khối óc tinh tế nhận định được về cuộc đời một cách chính xác, t́m ra được một đường hướng lư tưởng, phải say sưa thực hiện cái mà ḿnh cho là lư tưởng nhất, mà cũng phải hăng say, nồng nhiệt, để thổi vào ḷng mọi người một nguồn sinh khí mới.

Như vậy, văn hoá đối với tôi, bao giờ cũng phải là một viễn tượng về tương lai, hơn là một kỷ niệm của quá khứ.

Văn hoá luôn luôn c̣n phải là biểu hiệu của những cố gắng sáng tạo, xây dựng, chứ không phải chỉ là những thái độ hưởng thụ, bảo thủ.

Nếu chúng ta hiểu Văn hoá là nỗ lực của con người để tiến tới một đời sống lư tưởng về mọi phương diện, th́ dĩ nhiên chúng ta phải chủ trương một nền văn hoá toàn bích, với những ư niệm cơ bản sáng suốt, rơ ràng về nhân sinh, nhân thế, và những đường lối hẳn ḥi để thực hiện nhân sinh ấy.

Một nền văn hoá chủ trương một đời sống hoàn hảo toàn diện cho ḿnh và cho dân tộc, sẽ không thể nào khinh chê, gạt bỏ, một khía cạnh nào, một b́nh diện nào của con người mà phải chú trọng cả vật chất lẫn tinh thần, tâm lư lẫn sinh lư, đạo giáo lẫn chính trị.

Khảo về các nền văn hoá các nước Đông Tây kim cổ, ta đă thấy:

Có dân nước, có thời đại đă chú trọng đến thần linh, đến tâm linh, mong tu luyện để đi đến giác ngộ, đến giải thoát.

Có dân nước, có thời đại đă chú trọng đến nhân tâm, nhân bản, chủ trương giáo hoá con người, để con người ăn ở cho xứng đáng với danh hiệu con người.

Có dân nước, có thời đại đă chú trọng đến các vấn đề khoa học, kinh tế, quốc gia, xă hội.

Dựa vào những sự kiện lịch sử ấy, ta nhận thấy con người có thể sống trên 3 b́nh diện:

Thần linh, hay tâm linh, hay thiên đạo

Nhân tâm, nhân bản, hay nhân đạo.

Vật chất, kinh tế, xă hội hay địa đạo.

THIÊN ĐẠO cao siêu có mục đích thần thánh hoá con người làm cho con người tin vào sức mạnh vô biên của tâm linh, của tinh thần, và của ư chí. Nó có mục đích thần minh hoá, thần thánh hoá con người.

Nhưng v́ quá cao siêu, nên nó không thể phổ cập vào dân chúng được. Dân chúng v́ tư chất c̣n kém cỏi nên không vươn lên được tới b́nh diện cao siêu ấy, không thực hiện được mục đích cao cả của thiên đạo, cũng như không thấu thái được tinh hoa của thiên đạo, cho nên chỉ sống bằng từ ngữ suông, nắm được cái vơ, bắt được cái bóng của thiên đạo và rất dễ sa vào ṿng mê tín dị đoan. Hơn nữa v́ nó quay lưng vào đời sống thực tại, nên không giải quyết được một cách hữu hiệu các vấn đề sinh kế, vật chất cho quần chúng.

Đó là mặt trái của nền văn hoá thần linh. Những khuyết điểm ấy đă làm cho các triết gia, các vị lănh đạo tinh thần suy tư để t́m cho ra một cái đạo thích hợp với quần chúng hơn, chú trọng về huấn luyện, giáo hoá con người trên b́nh diện luân lư, lập ra những h́nh thức lễ nghi bên ngoài, cho dân chúng dễ theo, lập ra những hệ thống giáo lư dễ hiểu, để mọi người có thể thâm nhuần, lập ra những cơ sở giảng giải, những phẩm chất để lănh đạo mọi giai cấp, để đi sâu vào ḷng mọi giai cấp.

Nên nhân đạo nầy thỏa măn quần chúng được phần nào, nhưng v́ muốn bành trướng, muốn nắm vững quần chúng, nên đôi khi đă dùng đến những thủ đoạn dă man, tàn khốc, đôi khi đă đi đến chỗ áp bức, khống chế con người.

Hơn nữa v́ muốn ḷng mọi người vào một khuôn khổ nhất định cho nên làm cho những người yêu chuộng tự do và nhân phẩm đôi khi phải sống ngột ngạt trong sự tù túng tinh thần. Ngoài ra nó c̣n làm khuất lấp mất cái phần cao siêu nhất trong con người đó là phần thần linh (Esprit).

Vả chăng, nó cũng không giải quyết được một cách cụ thể những sự bất công, tàn ác, những đau thương, những đói khổ, lầm than của nhân loại. Tuy rằng có những tổ chức từ thiện, giúp đỡ con người trong những lúc cập thời, nhưng đó không phải là làm tăng nhân phẩm con người. Đó là mặt trái của nền nhân đạo.

V́ thế mà người ta lại nghĩ đến sự tổ chức nên một vật đạo, nghĩa là ra công cải thiện xă hội, mục đích là làm cho con người bớt lầm than đói khổ, có được đời sống đầy đủ tiện nghi hơn.

Nhưng nền Văn hoá vật chất, kỹ thuật cũng mắc phải nhiều nhược điểm.

Nói rẻ rúng nhân cách con người, nó tàn nhẫn, xảo quyệt thủ đoạn, có nhiều khi c̣n lồng cho con người vào trong những khuôn khổ cực kỳ chật hẹp, cứng rắn hết mọi tự do con người.

Họ cho con người bánh, nhưng lại lấy mất tự do, nhân phẩm con người. V́ vậy mà trong nhân quần đă từng vang lên những tiếng kêu cứu cấp: Ai sẽ giải thoát chúng tôi cho khỏi sự máy móc hoá bây giờ? [87]

Suy ra th́ bất kỳ nền văn hoá nào xưa nay cũng có cái hay, cũng có cái dở, cũng đă có nhiều công, mà cũng đă có lắm tội…

Bổn phận ta là phải đi t́m một quan niệm mới về Văn Hoá, đi t́m một nền văn hoá mới, một nền văn hoá sống động, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, một nền văn hoá đa phương, đa điện, gồm nhiều tầm kích, vừa cao siêu, vừa tinh vi, lại vừa hạng người, mọi tầng lớp, mọi tuổi tác, có thể uyển chuyển theo kịp đà tiến hoá của thời gian, của lịch sử, mà không sợ bị đào thải, theo được sự tiến triển của con người như bóng với h́nh, để cuối cùng giúp cho con người thực hiện được mục phiêu tối hậu, là sống một cuộc đời đạo hạnh thần tiên, trong một thế giới hoàn mỹ, một xă hội hoàng kim mai hậu.

Một nền văn hoá như vậy dĩ nhiên phải là một nền văn hoá toàn diện, toàn bích.

Thế nào là một nền văn hoá toàn diện, toàn bích?

Một nền văn hoá toàn diện toàn bích phải gồm đủ cả ba nền:

- Thiên đạo,

- Nhân đạo,

- Vật đạo nói trên,

lọc lơi những cái hay, mà gạt bỏ những cái dở của ba nền văn hoá ấy.

Nền văn hoá toàn diện có mục đích phát huy mọi giá trị, mọi khả năng trong con người, trên mọi b́nh diện, tạo cho mọi người những điều kiện tinh thần vật chất thuận tiện để họ được nâng đỡ, được hướng dẫn, ngơ hầu có thể phát triển mọi khả năng của mọi người, kiến tạo một xă hội tương dung, tương trở, hạnh phúc, công chính, và giúp con người có những điều kiện thuận tiện, những môi trường thuận tiện để sống một cuộc đời ung dung, sung sướng, thoát được mọi cảnh lầm than, đói khổ, ốm đau, tật nguyền, và cuối cùng có thể thần thánh hoá ḿnh.

Để xây dựng để tiến tới một nền văn hoá toàn diện, chúng ta có thể nêu ra ít nhiều nguyên tắc sau đây:

1. Nguyên tắc thứ nhất là nhận thức rằng con người có THIÊN CĂN, THIÊN TÍNH, và v́ thế có khả năng tiến hoá vô cùng tận. Cho nên, tất cả các tổ chức đạo giáo cũng như xă hội phải giúp con người phát huy đến cùng cực mọi khả năng của ḿnh.

2. Nguyên tắc thứ hai là nhận thức rằng: mọi sự tốt đẹp đă tiềm ẩn sẵn trong ḷng mọi người, và các đạo giáo, các tổ chức xă hội chỉ có bổn phận là tài bồi, là làm cho nảy nở, làm triển những mầm mộng chân thiện mỹ đă tiềm ẩn sẵn trong ta mà thôi.

Chủ trương này đưa đến những hiệu quả thực tế hết sức quan trọng; tức là:

- Tôn trọng phẩm giá con người.

- Đề cao tinh thần tương dung, tương trợ, và thông cảm lẫn nhau.

- Giải phóng thực sự con người, v́ chủ trương trên rằng một khi đă giác ngộ, khi đă đạt đạo, con người sẽ vượt lên khuôn khổ đạo giáo. Con người rốt cuộc vẫn là chủ tể, các đạo giáo chỉ là công cụ nhất thời. Con người phải biết dùng đạo giáo như là phương tiện để tiến thân, như là phương thức để thần thánh hoá ḿnh, chứ không coi ḿnh như là nô lệ của đạo giáo, hay của hằng giáo phẩm của bất kỳ đạo giáo nào.

3. Nguyên tắc thứ ba là nhận thức rằng: tiền nhân đă dày công mới t́m ra được những đức tính cao siêu của tâm hồn như NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN, như CÔNG CHÍNH, LIÊM KHIẾT, THANH CAO vân vân. Nhưng đức tính cao quí của con người ấy cần được bảo vệ, khuyến khích tài bồi bằng mọi phương cách thanh tao như văn chương, kịch nghệ, âm nhạc v.v… Một nước có nhiều tâm hồn tốt đẹp cũng y như một nhà có nhiều châu báu, một vườn có nhiều hoa thơm. Tâm hồn mọi người mà thanh cao đẹp đẽ cả th́ làm ǵ c̣n loạn lạc, làm ǵ c̣n đấu tranh.

4. Nguyên tắc thứ tư là nhận thức rằng con người không thể sống xa ĺa xác thân, hoàn cảnh, xă hội, cho nên những vấn đề kinh tế, cơm áo, hoàn cảnh, xă hội, cho nên những vấn đề kinh tế, cơm áo, vật chất, chính trị, xă hội đều là những vấn đề khẩn yếu, cần phải giải quyết cho thỏa đáng.

Tuy nhiên, con người cũng không phải là sản phẩm thuần túy của hoàn cảnh xă hội, cũng không phải là công cụ thuần túy của quốc gia dân tộc. Con người vẫn có thể và vẫn có quyền vượt lên những khung cảnh lịch sử, quốc gia, xă hội. Suy cho cùng, th́ xă hội và lịch sử cũng vẫn chỉ là những môi trường những công cụ cho con người dùng để tiến thân…

5. Nguyên tắc thứ năm là nhận thức rằng bất kỳ chếch mác, dở dang nào, bất kỳ tệ đoan, hủ bại ǵ, nếu ḿnh thật tâm muốn trừ khử, cũng có thể trừ khử được.

Lịch sử đă chứng minh rằng nếu con người chịu suy, chịu nghĩ, chịu t́m kiếm, sẽ có thể lướt thắng được đói khổ, bệnh hoạn cải tạo được đời sống, gia tăng được tiện nghi, giảm bớt được sự lầm than, lam lũ, bằng cách sử dụng kỹ thuật, và khoa học, máy móc.[88]

Những tệ nạn xă hội cũng có thể giải trừ được hết, nếu chính quyền có thiện chí, nếu dân chúng có ư thức được quyền hạn ḿnh, giá trị và sứ mạng của ḿnh, và biết đoàn kết chặt chẽ để cải thiện đời sống ḿnh.

6. Nguyên tắc thứ sáu là nhận thức rằng con người có một khả năng tiến hoá vô hạn định, có thể tiến hoá từ thú đến thần, nên cần được giáo hoá, được hướng dẫn hẳn hoi, cần phải cố gắng tiến tới măi măi.

Nếu vậy th́ sinh ra ở đời này, không phải là để cầu an để hưởng thụ, mà chính là để tranh đấu, để cố gắng, để vươn lên. Muốn sống động, muốn hào hùng, chúng ta cần phải có những mộng tưởng lớn lao, cần phải có những lư tưởng cao đại.

Vươn cho cao, hăy ngửng mặt lên cao,

Lư tưởng có cao, nguồn sống mới rạt rào.

Sống tầm thường lấy ǵ hun chí cả.

Đời an nhàn là đời đang tan ră,

Đứng nh́n đời là thái độ một trẻ thơ.

Hăy ra công v́ đồng loại mong chờ,

Hăy cố gắng v́ giang san cần tuấn kiệt.

Non sống đang chờ ta đem gấm đem hoa thêu dệt,

Đời vinh quang ta tạo lấy cho ta,

Sống làm sao cho rạng vẻ quốc gia,

Muốn gian lao không làm sờn chí cả.

Dầu đất chuyển, tơi long, biển vơi, núi lả,

Tấm ḷng vàng tạc đá vẫn chưa ṃn… [89]

7. Nguyên tắc thứ bảy là nhận thức rằng thực tại bao giờ cũng không được hoàn mỹ, nó mới chỉ là nấc thang cho ta tiến tới lư tưởng. Ôm ấp thực tại, tán dương thực tại, tán dương những lề lồi sống hiện tại là một lỗi lầm lớn. Nhiệm vụ con người là luôn luôn phải biết phê phán, phải biết kiểm điểm lại quan điểm của ḿnh, đường lối của ḿnh, luôn luôn phải cố gắng cải tiến không ngừng. «Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân»…

8. Nguyên tắc thứ tám là nhận định rằng con người không phải nguyên có tinh thần, mà cũng chẳng phải nguyên có vật chất, nên không thể nhất thiết khinh bên nào, trọng bên nào.

Lúc c̣n thiếu thốn đói khổ, th́ phải lo miếng cơm, manh áo. Khi đă no đủ, th́ phải đặt các vấn đề, lư trí, tâm thần lên hàng đầu. Nói thế cũng có nghĩa là những động cơ thúc đẩy sự biến thiên của lịch sửgồm đủ thiên ư, nhân tâm, và hoàn cảnh chứ không phải là chỉ có nhất thiết một yếu tố nào, như nhiều người đă lầm tưởng.

9. Nguyên tắc thứ chín là phải có một tinh thần luôn luôn cởi mở, thức thời, luôn luôn cần tiến, biết t́m ra những ưu điểm của người, nhược điểm của ḿnh, ngơ hầu có thể thích ứng được với mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, tiến tới không ngừng.

10. Nguyên tắc thứ mười nhận định rằng con người luôn khao khát tự do, khao khát chân lư, khao khát lư tưởng, khao khát tiến bộ.

Một nền Văn hoá toàn bích phải đáp ứng được với những niềm khát vọng ấy. Nó phải là một nền văn hoá mở rộng, chứ không phải là một nền Văn hoá khép kín. Nó phải dành những lối thoát cho những người tiền tiê, có thiện chí, có nhiệt huyết muốn vươn lên cho tới cao đại, muốn sống vượt tâm vượt mức thường nhân. Văn hoá phải là phương tiện cho con người tiến gới, chứ không phải là gông cùm là thừng chăo trói buộc, ḱm hăm con người.

11. Nguyên tắc thứ mười một là nhận định rằng tư tưởng cốt để hướng dẫn hành động; lư tưởng để ra cốt là để cải tạo thực tại làm cho thực tại trở thành lư tưởng.

Nếu tư tưởng mà không được đem ra thi hành, nếu lư tưởng mà không được lộng vào cuộc sống, th́ tư tưởng trở thành không tưởng; lư tưởng trở thành huyển tượng, vọng tưởng.

12. Nguyên tắc thứ mười hai là trên phương diện lư thuyết cũng như thực hành, tất cả nỗ lực con người sẽ được tận dụng để:

- Biên cải hoàn cảnh vật chất.

- Cải thiện xă hội.

- Phát triển lư trí, tài năng con người.

- Cải thiện tâm hồn con người.

- Giúp cho tâm linh con người triển dương tới mức siêu phàm nhập thánh…

Thực thi, áp dụng vào cuộc đời, chúng ta sẽ đi tới những nhận định, những đường lối sau:

- Hiện nay lịch sử và khoa học đă cho ta thấy rằng phân loại có đầy đủ khả năng để giải quyết và thỏa măn được các nhu cầu vật chất của con người, và giúp con người chiến thắng được thiên nhiên và hoàn cảnh. Như vậy ta không c̣n lư do ǵ mà không tận dụng mọi phát minh của khoa học, mọi khả năng của kỹ thuật để:

- Triệt để khai thác tài nguyên của đất nước.

- Kỹ nghệ hoá quốc gia.

- Điện lực hoá nông thôn.

- Cơ giới hoá ngành canh tác.

- Phát triển các đạo lộ giao thông, các phương tiện chuyển vận.

- Chỉnh trang thành thị.

- Song song với những cải tiến về vật chất ấy, các vấn đề xă hội cũng cần được kiểm điểm lại, chấn chỉnh lại để cho mọi người đều được sống trong t́nh thương yêu, trong công bằng và danh dự, và cũng cần đặt nặng vấn đề giáo dục, đào luyện nhân tài, đào luyện chính nhân, quân tử…

- Về phương diện siêu nhiên, đạo giáo không nên đặt nặng vấn đề lễ nghi h́nh thức bên ngoài, mà cần phải đặt nặng vấn đề nghiên cứu bàn bạc, thảo luận, học hỏi, đặt nặng vấn đề thanh lịch hoá, siêu thăng hoá con người…

Trong viễn tượng tương lai ấy, con người phần đông, và nếu có thể được, tất cả, sẽ là những người học rộng, biết nhiều, sung túc, thoải mái về thể chất, thung dung, thanh thản về tinh thần, sống trong t́nh tương thân, tương ái, thông cảm lẫn nhau, sống thành khẩn với ḿnh, không giả tạo, không bôi bác, luôn luôn cố gắng cải thiện, tiến tới, ai ai cũng nỗ lực để tạo cho ḿnh và cho người một đời sống thi vị, và đẹp đẽ, đáng sống.

Mỗi cá nhân đều nỗ lực học hỏi lao tác, để canh tân, cải thiện ḿnh.

Mỗi gia đ́nh sẽ trở nên một trung tâm đào luyện con người, và cha mẹ có trách nhiệm hướng dẫn, giáo dục con cái cho nó ư thức được thế nào là đời sống lư tưởng, và biết nỗ lực để thực hiện đời sống lư tưởng ấy.

Chính quyền thời biết cách đem an b́nh, thái thịnh lại cho đất nước, thúc đẩy quốc dân theo kịp trào lưu tiến hoá của thế giới, đặt trọng tâm vào công cuộc đào luyện nhân tài, trọng nhân tài, đào luyện chính nhân quân tử, trọng dụng chính nhân quân tử.

Đồng thời, tận dụng mọi phát minh khoa học, kỹ thuật để khai thác tài nguyên đất nước, mở mang ngành hàng hải, hàng không, mậu dịch kinh doanh với liệt cường, làm cho đất nước trở nên phú cường, thái thịnh, làm cho mọi người ai nấy hănh diện v́ là công dân tốt trong một cộng đồng tốt …

Như vậy nền Văn hoá toàn bích bao gồm tất cả những nỗ lực của con người để tiến tới một đời sống lư tưởng, và tất cả những thành quả do nỗ lực ấy sáng tạo nên.

- Lư tưởng v́ hoàn cảnh và thiên nhiên phục vụ con người hết c̣n là chướng ngại và là thù địch.

- Lư tưởng v́ xác thân khỏe mạnh, hùng tráng, đủ ăn, đủ mặc, không c̣n phải lam lũ, vất vả, khổ sở để kiếm ăn, v́ đă có những phương pháp khoa học, những máy móc đỡ đần trong mọi công việc.

- Lư tưởng v́ đời sống xă hội được tổ chức một cách công bằng, hợp lư, nhân cách con người được bảo đảm.

- Lư tưởng v́ đời sống nội tâm và siêu nhiên con người được hướng dẫn, và được phát huy tới mức tối đa cho mỗi một con người.

Như vậy, con người Văn hoá là con người nỗ lực chiến đấu chống lại với mọi khuyết điểm, mọi chếch mác dở dang, để cho ḿnh và cho người có một đời sống đẹp đẽ hơn, sáng sủa hơn, thanh lịch hơn, hoàn hảo hơn măi măi …

Viễn tượng ấy lấy ở đâu ra? Thưa lấy từ tâm linh chúng ta.

Phương pháp thực hiện tương lai ấy sẽ lấy ở đâu? Thưa lấy từ ở tâm tư, trí năo, ở tay chân ta, và ở sự đồng lao, cộng tác của chúng ta.

Viễn tượng tương lai ấy có thể thực hiện được, nếu mọi người đều cố gắng, hoạt động cho có phương pháp, có tổ chức, có hướng dẫn.

Nếu mọi người chúng ta đều có ư thức được sứ mạng ḿnh, nỗ lực cải tiến không ngừng th́ ta sẽ lèo lái chẳng những con thuyền quốc gia, mà cả con thuyền nhân loại về hướng thần tiên sang cả như viễn tượng của Victor Hugo:

«Thuyền nhân loại hướng về đâu tá?

Thuyền quang hoa băng ngả thần tiên.

Tiến về mai hậu siêu nhiên.

Tiến về đức hạnh nguyên tuyền tinh hoa

Ánh khoa học trời xa lóng lánh,

Thuyền quang hoa băng cảnh thần tiên.

Tiến về đẹp đẽ tinh tuyền,

Tiến về thượng giới, về miền muôn sao.»[90]

Isaie và Jérémie từ xa xưa cũng đă nh́n thấy tương lai đẹp đẽ ấy. Và đây là lời hai vị tiên tri ấy mà tôi đă mạo muội lồng vào vần thơ lục bát:

«Bao giờ thay đất đổi trời,

Bao giờ nhân loại khắp nơi vui ḥa?

Mây mù quá văng biển xa,

Hết c̣n khóc lóc hoá ra vui cười.

Trẻ thơ chóng lớn dễ nuôi,

Đẻ ra là sống, sống thời ngoài trăm.

Ḿnh làm, ḿnh hưởng, ḿnh ăn,

Ḿnh xây ḿnh ở, hết thân tôi đ̣i. [91]

Quanh nhà nho mọc tốt tươi,

Ḿnh trồng, ḿnh hái hết người tranh ăn.

Người cùng thảo mộc đua xuân,

Người cùng thảo mộc tháng năm tương đồng.

Chẳng c̣n vất vả lao lung,

Con đông, mà cháu cũng đông cũng đầy.

Ơn Trời mưa khắp đó đây,

Người đời vui hưởng những ngày hoàng kim.

Người xin, Trời sẽ cho liền,

Nguyện cầu chưa rứt, ước nguyền thỏa thê.

Sói chiến, chiến sói đề huề,

Trầu ḅ, sư tử một bề ăn rơm.

Rắn ăn bụi bặm thấy ngon,

Đâu đâu cũng một giang sơn thái ḥa.[92]

Trời, người sum họp một nhà,

Đôi lời ước cũ hoá ra thành toàn.[93]

Luật Trời ghi tạc tâm can,

Lương tri là luật Trời ban cho người.

Dân Trời ở khắp chốn nơi,

Đâu đâu cũng chỉ một Trời, một dân.

Hết c̣n sư đệ qua phân,

T́m Trời ai cũng ân cần ngày đêm.

Biết Trời lớn bé mọi miền,

Tội t́nh xóa bỏ, tần phiền sạch không.[94]

ĐỂ TỔNG KẾT LẠI, bàn về VĂN HOÁ, tức là xem xét xưa nay con người đă nghĩ ǵ về CHÂN, THIỆN, MỸ, đă quan niệm thế nào về CHÂN, THIỆN, MỸ, đă thực hiện được những ǵ, đă cố gắng ra sao, để hướng về CHÂN, THIỆN, MỸ, để thực hiện CHÂN, THIỆN, MỸ.

Nh́n bao quát các quốc gia, các dân tộc, các thế hệ, ta nh́n thấy con người y như là một chiến sĩ hào hùng, nhưng lạc trong khu rừng trần gian rậm rạp đầy măng xà, ác thú, đầy gai góc, hiểm nguy, trong một đêm trường tăm tối, chỉ le lói vài ánh sao thưa, mà đă cố ṃ mẫm t́m cho ḿnh được lối thoát, tạo cho ḿnh được những kỳ vọng, lập nên được những chiến công, những thành tích hết sức vẻ vang, hiển hách.

Sau này, khi khu rừng dần dà đă được khai quang; măng xà, ác thú dần dà đă bị tiêu diệt; ánh dương quang lại hiện ra rực rỡ, con người sẽ thấy công tŕnh của ḿnh từ trước tới nay không có ǵ là uổng phí.

Nhưng ǵ xưa kia ta ṃ mẫm, chỉ t́m ra được một vài khía cạnh, sau này sẽ hiện rơ ra cả toàn thể; và chính bản thân ta mà xưa nay ta thường dè bỉu cho là hèn hạ, tầm thường, cũng sẽ nổi bật lên với tất cả những nét, những vẻ đẹp tươi, tráng lệ, hào hùng của nó.

Con người sau này dần dà sẽ khám phá ra ḿnh là ḍng dơi thần minh, và sẽ măi măi khắc phục được hoàn cảnh, khắc phục được mọi gian lao để đoạt lại ngôi vị cao sang xưa của ḿnh.

Khảo về văn hoá, tức là khảo về những nỗ lực, những cố gắng muôn mặt của con người, để tiến tới CHÂN, THIỆN, MỸ.

Khảo về văn hoá, chúng ta thấy con người lúc th́ xông pha vào thế giới thần minh, khi th́ bôn tẩu trong thế giới nhân loại, lúc th́ phiêu lưu trong thế giới vật chất hữu h́nh, để mà mưu sinh, để mà t́m hiểu về ḿnh, về vũ trụ, để tạo cho ḿnh, cho người một đời sống tươi đẹp, để đem thơ mộng về trang hoàng cho tâm hồn ḿnh và ngoại cảnh.

Mặc dầu trong dĩ văng, con người đă có muôn vàn lầm lỗi, mặc dầu trong hiện tại con người vẫn c̣n đang đau khổ, lầm than, ta không khỏi cảm động, khi thấy con người càng gặp gian lao, càng trở nên hăng hái.

V́ thế, chúng ta có quyền hi vọng về tương lai: Tương lai nhân loại sau này sẽ vô cùng đẹp đẽ. Nó sẽ hết sức đẹp đẽ, khi con người có những tư tưởng chính đáng, nhưng hành vi chính đáng, những cố gắng chính đáng. Những giọt mồ hôi, những hạt nước mắt từ xưa đến nay nhân loại đă đổ ra để khắc phục trần hoàn, sau này sẽ trở thành những ngọc châu điểm tô cho nhân loại.

Bàn về VĂN HOÁ, khảo về VĂN HOÁ, tức là sống lại đời sống của tiền nhân, cảm thông những nỗi lo âu, hồi hộp của muôn thế hệ, cũng như chia vui với những niềm vui của trần hoàn; tức là dùng gương xưa tích cũ làm những bài học cho hiện tại, và tương lai, tránh những lỗi lầm mà người xưa đă mắc; bắt chước cái hay mà người xưa đă có; tiếp tục công tŕnh dang dở của người xưa đă làm, ngơ hầu cải thiện đời sống ḿnh và người, cho trần gian sớm trở nên thanh b́nh, cho trần hoàn sớm thành nơi hoan lạc, cho mọi người được sống một cuộc sống xứng đáng, cho chân, thiện, mỹ sớm tới chung sống với mọi người.

Làm Văn hoá tức là cố t́m cho ḿnh, và cho người một cuộc sống đáng sống, một lư tưởng đáng theo, là học để biết sống một cuộc sống chân thực, biết nh́n, biết nghĩ, biết suy, biết bắt cân nặng nhẹ, phải trái, không chịu cho người biến ḿnh thành máy móc, công cụ, không để cho trần hoàn lôi cuốn ḿnh như chiếc lá khô trước cơn gió lốc.

Làm Văn hoá tức là tận dụng thời gian và khả năng để đắp xây cho tương lai xứ sở, bảo vệ cho những ǵ gọi là tinh hoa nhân loại.

Làm Văn hoá tức là khai thác, là làm tăng trưởng mọi khả năng thể chất, năo cân, và tâm thần ta để trở nên những phần tử ưu tú của đất nước, những chiến sĩ tiền phong của non sông, là tạo cho chúng ta một lư tưởng cao cả.

Muốn sống động, hào hùng, dũng mănh, chúng ta phải vươn lên một lư tưởng cao cả, hướng về một tương lai sán lạn vô biên, vô tận.

Sống vào thời đại này dù muốn dù không, chúng ta cũng đang ở trong một giai đoạn giao thời, sống trong một thời kỳ mà nhân loại đang chuyển ḿnh, đang biến thể. Nhân loại ngày nay đang chiến thắng mọi trở lực để tiến về hướng siêu nhân.

Bao nhiêu bức tường ngăn chận đà tiến của con người dần dần bị phá vỡ hết: Núi non, sông biển, sa mạc, tường âm thanh, lớp khí quyển, không c̣n ràng buộc được con người.

Nhân loại đang siêu nhân hoá con người bằng những cách chọn lựa gịng giống, bằng những công cuộc tiếp hạch, tiếp cơ thể, tạng phủ, bằng cách đại tấn công ma bệnh.

Nhân loại đang siêu nhân hoá con người bằng những phát minh khoa học, bằng những cải tiến kỹ thuật, bằng những tổ chức, những phương sách mới.

Nhân loại đang siêu nhân hoá con người bằng những tư tưởng hùng mạnh, bằng cách tập cho tâm hồn con người trở nên hùng mạnh coi gian khổ là bước tiến tới vinh quang.

Cho nên sống trong thời đại này, chúng ta phải là những kẻ không yếu, không hèn, không ngu, không máy móc, mà phải có óc quật cường luôn luôn t́m hiểu, linh động và biến hoá.

Tất cả những công tŕnh Văn hoá, từ văn chương, kịch nghệ, cho tới mỹ thuật, kiến trúc, cho tới những tổ chức pháp lư, luân lư, đạo giáo của nhân quần đều như muốn khuyến dụ ta trở thành những con người xứng đáng, những con người hoàn thiện, hấp thu lấy tinh hoa của muôn ngh́n thế hệ, của muôn ngh́n đất nước, để mà tô điểm cho tấm thân ta thêm thánh thiện, cho đồng bào đồng chủng, cho nhân quần thêm hạnh phúc, cho giang sơn chúng ta và cho trần hoàn thêm đẹp tươi, cho thế giới thêm an b́nh, cho mọi người được sống những ngày thái thịnh, hoan lạc trong đạo lư, và nhân luân, sử dụng kỹ thuật và khoa học đến triệt để, và hoàn toàn chế ngự được hoàn cảnh …

Tất cả viễn tượng đẹp đẽ ấy chính là lời cầu chúc và ước nguyện của tôi gửi đến Quí vị trước khi chấm dứt buổi nói chuyện hôm nay về Văn hoá …

 

CHÚ THÍCH

[1] Cuộc nói chuyện của bác sĩ Nguyễn Văn Thọ do Tinh Việt Văn Đoàn cùng Trung tâm Nghiên cứu và Thông tin Tân Định tổ chức tại trường Quốc gia Âm nhạc Sàig̣n hồi 17 giờ ngày chủ nhật 13.7.1969.

[2] La guerre politique impliquant la guerre des cultures, cela est proprement une invention de notre temps et qui lui assure une insigne dans l’histoire morale de l’humanité. – JULIEN BENDA: La trahison des clercs.

[3] Chaque culture traverse les phases évolutives de l’homme en particulier. Chacune a son enfance, sa jeunesse, sa maturité et sa vieillesse. – OSWALD SPENGLER: Le déclin de l’Occident.

[4] La Culture naît dans le langage en Allemange avec la «Bildung» goethienne, qui identifie cette culture avec l’humanisme classique, en la distinguant de la religion et de la pratique économique ou politique… Plus tard, dans cette même Allemagne, on commencera à parler de la Kultur, opposée à la civilisation qui est matérielle… – Bernard Chabonneau, Le Paradoxe de la Culture, p. 40.

[5] The word had already taken its artistie and intellectual turn when the Germans borrowed it from France … and gradually change its initial C to the more aggressive K. (Harry Levin, Science and Culture, edited by Gerald Holton, p.2)

[6] En Angleterre et en France, ce terme de Culture ne passera vraiment dans le langage courant qu’après 1918. (Bernard Chabonneau, Le Paradoxe de la Culture, p.40).

[7] Thus in the article in Diderot’s Encyclopedia is limited to «culture des terres», but in the Dictionnaire de l’Académie française of 1777 subjoins to this agricultural definition a figurative sense! «se dit aussi au figuré, soin qu’on prend des arts et de l’esprit». (Harry Devin, Science and Culture, p.2)

[8] It is first recorded by the Oxford English Dictionary from the year 1875, when Whitney spoke of «a more incident of social life and of a cultural growth». (Ruth Emily Memury and Muna Lee. The cultural approach, p.2).

[9] Matthew Arnold responded to John Bright’s dismissal of culture as «a smattering of the two dead languages of Greek and Latin», in Culture and Anarchy (1869), defining Culture as a pursuit of our total perfection by means of knowledge of the best which has been thought and said in the World and the development thereby of all sides of our «humanity». – Encyclopedia Britannica, Culture and Humanity, Vol. I, p.745 … and not till 1876, did Matthew Arnold use the noun: «Culture the acquainting ourselves with the best that has been known and said in the world». – R. Emily Memury and Muna Lee, The Cultural Approach, p.2.

[10] The Oxford English dictionary cites a phrase employed by Thomas More in 1510 : The culture and profits of their minds»… – Harry Levin, Semantics of Culture in Gerald Holton, Science and Culture, p.1.

[11] The term Culture and Cult have the same derivation and were applied by the Romans to the cultivation of the field (agri cultura or cultus), the cultivation of the mind (animi cultura or cultus) and the cultivation of religion and God (Dei cultus or cultura). Cicero thus defines philosophy as the «culture of the mind» and argued that philosophy first educated men to the cult of Gods. – Encyclopedia Britannica, Culture and Humanity, Vol.I, p. 743.

[12] L’équivalent chinois du mot littérature, Wen, ne signifiait à l’origine, rien de moins que l’ensemble de la civilisation humaine telle que la conçoivent les Chinois. – L’Originalité des Cultures (Unesco), p.43.

[13] Le mot chinois qui désigne la littérature, Wen, symbolise aussi bien dans sa graphie étymologique que dans son premier emploi, l’idée de la création intellectuelle, qui change les éléments informes en un tout organique, les contraires en harmonie, les chaos en ordre, donnant ainsi une forme saisissable au bon et au beau … Ib p.43.

[14] Depuis les conquêtes mongoles, le Chinois cultivé s’est désintéressé de la politique et de l’appareil militaire et juridique dans lesquels il ne voit que l’expression d’une force extrinsèque à l’esprit ou d’une violence méprisable, qu’il désigne du mot Wu. Pour lui, l’effort d’humanisation réside dans le Wen, vocable par lequel il désigne la littérature ainsi que les croyances religieuses et philosophiques, les efforts culturels et artistiques, bref, toute acquisition intérieure de l’esprit; c’est pourquoi, le Wen, agent unique de vraie culture, doit s’opposer au Wu et lui faite échec. – J. Laloup et J. Nélis, Culture et Civilisation, p. 80.

[15] Tam bách lư qui Văn giáo. (Trong ṿng ba trăm dặm các ngài thi hành chủ trương văn hóa giáo dục) Kinh Thư, Vũ cống hạ, câu 20). – Xem Đại Vũ mô, tiết 21 – Xem Kinh Thư, Vũ Thành, tiết 2.

[16] Xem Tam quốc chí, Tử Vi Lang dịch thuật tập V, trang 1218.

[17] Trong các Tự điển cổ sau đây ở Việt Nam, đều không có chữ Văn hóa:

- Dictionnaire élémentaire annamite français, par l’Abbé Le Grand de la Libraye, Saigon, Imprimerie impériale, 1868.

- Dictionnaire annamite française, par J. F. M. Génibrel, Mission à Tân Định, 1898.

- Đại Nam quấc âm tự vị, Húnh Tịnh Của, Imprimerie Curiol et Cie, Rue Catinat et d’Ormay, 1896.

- Petit Dictionnaire français annamite, P. J. B. Trương Vĩnh Kư Saigon, F. H. Schneider éditeur, 1911.

- Dictionnaire français annamite, Masseron, 1916.

[18] Xem bài: Bàn phiếm về Văn hóa Đông Tây của Thượng Chi, Nam Phong, số 84, trang 447-453.

[19] Both terms Culture and Civilization came into European and English usage, with something of their current sense, about the 18th century (Encylopedia Britannica, Tome I, p. 742).

[20] Thus in their introduction to the Volume Culture: A critical Review of Concepts and Definitions, the anthropologists L. Kroeber and Clyde Kluckhohn quoted Lowell’s confession: «I have been entrusted with the difficult task of speaking about culture. But there is nothing in the world more elusive. One cannot analyse it, for its component are infinite. One cannot describe it, for it is a Protean in shape. An attempt to encompass its meaning in words is like trying to seize the air in the hand, when one finds that it is everywhere, except in one’s grasp.» – Cf. Gerald Holton, Science and Culture, Houghton Mifflin Co, Boston, The Riverside Press, Cambridge 1955, p. VII.

[21] Mr Vercors propose, en retenant la suggestion de M. Sarte de ne pas définir la Culture. – Cf. Comprendre 16, Rencontre Est-Ouest, cinquième séance, p. 263.

[22] Sans craindre, nous renonçons ici à donner une définition philosophique de la culture. Ce terme, nous ne l’opposons pas comme certains l’ont fait à celuide «civilisation». Suivant Jacques Maritain, Religion et Culture, Paris 1930, p.13, nous distinguerons seulement dans la Culture «un développement véritablement humain et donc principalement intellectuel, moral et spirituel, et dans la civilisation, l’aspect social, politique et technique du même développement humain. (Le Bilan du Monde, I, p.94).

[23] T.S. Eliot, Notes towards the Definition of Culture, Faber and Faber limited, 24 Russell Square, London.

[24] Definition: I. The setting of bounds, limitation (rare) – 1483, Oxford English dictionary. Cf. T.S. Eliot, Notes towards the Definition of Culture, p.5.

[25] Cf. Edmund R. Leach, Culture and Social Cohesion: An Anthropologist’s view. In Science and Culture edited by Gerald Holton, p.24.

[26] Câu chuyện Văn hoá của Đặng Văn Kư đăng trong Văn Hóa Á Châu, số 9, tháng 12, 1958.

[27] The improvement of the human mind and spirit. – Eliot, Notes towards the Definition of Culture, p.21.

[28] The Cultivating or development (of the mind, faculties, manners, etc…), improvement or refinement by education and training.

[29] The art of improvement or melioration. Cf. Harry Levin, Semantic of Culture. – In science and Culture edit by Holton, p.9…

Culture: - Improvement, refinement or development by study, training etc…

- The training and refining of the mind, emotions, manners, tastes.

- The results of this: refinement of thoughts, 20th Cent. Dict).

[30] Cf. Kinh Thi, Tản Đà dịch, trang 168.

[31] Cf. Pháp Việt tự điển Đào Duy Anh nơi chữ Culture.

       … Trong bài báo: Góp ư về «Độc lập của văn hóa và giáo dục của Hoàng Văn Ngũ, đăng trong nhật báo, Ḥa B́nh ra ngày thứ tư 14.5.65, tác giả viết như sau: «Riêng ở lănh vực Văn hóa, Giáo dục, những tệ trạng thời Thực, Phong cũng chưa chấm dứt.

       1. Người làm văn hóa chưa được chăm sóc quí trọng đúng mức. (Các nhà văn thường bị thiếu thốn và câu thúc về vật chất lẫn tinh thần).

       2. Người làm Văn hóa, Giáo dục (giáo chức) biến thành một hạng viên chức có quy chế của thời xưa để lại.»

        Như vậy theo Hoàng Văn Ngũ, chữ Văn hóa gồm hai phương diện văn nghệ và giáo dục. Đó cũng là hai nghĩa thông dụng của Văn hóa trong dân gian.

[32] Xem bài: Bàn phiếm về Văn hóa Đông, Tây, Nam Phong số 84, trang 452.

[33] Pour l’évêque d’Hippone (St Augustin), l’âme comprend sept degrés. Les deux premiers sont communs aux végétaux et aux êtres animés; le troisième degré, au contraire, est propre à l’homme: il lui permet de jouir de la culture humaine, avant de parvenir au septième degré, qui est delui de la contemplation de la vérité, et donc de la sainteté, l’âme doit avoit accompli tout un voyage à travers la création. Il faut être devenu entièrement homme par esprit avant d’espérer connaître la paix et la joie céleste. – Cf. CRITIQUE, Octobre, 1961, No 173, p. 863.

… Avec Saint Augustin, s’installe déjà le dualisme: culture ou sainteté, qui allait se substituer à ce qu’il avait espéré instaurer: culture et sainteté. Ib. 864.

… Averroès, Sieger de Brabant, Boèce de Dacie tendront à un séparatisme radical, il y aura pour eux deux vérités: celle de la connaissance et celle de la foi. Pour Averroès, ces deux vérités peuvent être contradictoires: l’oeuvre d’Aristote demeurera raisonnable même si la foi y contredit… (Ib. 864)

… Au monde sacré des premiers siècles, chrétiens, succède une séparation des domaines profane et sacré et le triomphe à partir du XVIe siècle environ du profane. La tentative occidentale d’union de la culture et de la sainteté s’est soldée par l’échec de la sainteté: la culture s’est développée d’une manière autonome en dehors du sacré, puis à son détriment. (Ib. 835)

[34] Xem Sứ mạng văn nghệ của Nguyễn Nam Châu, thiên III. Đại vi văn nghệ trong văn hóa và văn minh, từ tr. 23 đến 43.

… The concept (of culture) could be defined by the Oxford editors, as nothing less than «the intellectual aide of civilization» (Harry Levin, Semantics of Culture, in Gerald Holton, Science and Culture, p.I).

[35] Several German and US scholars have sought to endow the pair with contrastive meanings civilization to denote technology and that objective information which is socially cumulative; culture to indicate subjective religion, philosophy and art which are non additive. – Encyclopedia Britanica, Civilization and Culture, p. 742

… CIVILIZATION               CULTURE

Manual work                         Intellectual work

Working day                         Holiday

Labor                                      Leisure

Realm of necessity               Realm of freedom

Nature                                    Spirit (Geist)

Operational thought            Monoperational thought

(Herbert Marcuse), Gerald Holton, Science and Culture, p. 221.

[36] … Culture refers to some higher dimension of human autonomy and fulfillment while ‘civilization’ designates the realm of necessity, of socially necessary work and behavior, where man is not really himself and in his own element but is subject to heteronomy, to external conditions and needs. (Herbert Marcuse), Gerald Holton, Science and Culture, p. 221.

[37] It may be said that civilization is that kind of culture which includes the use of writings, the presence of cities, and of wide political organization and the development of occupational specialization. – Encyclopedia Britannica, Civilization and Culture.

[38] Durant le Moyen-Âge, des cultures entre elles apparentées ont coexisté dans les anciennes provinces de Byzance, sur les bords de l’Euphrate, de l’Indus et du Guadalquivir. Les historiens et les linguistes démontrent leurs particularités: les style d’un art plus ou moins local, le fait d’un esprit littéraire indépendant, les cultures de la Syrie, de la Mésopotamie, de l’Iran, de l’Inde, ou de l’Andalousie n’en demeureront pas moins unies par une conception supérieure de l’existence, par les idées religieuses et intellectuelles. Elles composeront malgré leurs différences un tout: la civilization arabe …

On peut envisager comme des structures mineures, les cultures et comme des structures supérieures, les civilisations.

Cf. Les Problèmes des civilisations, p. 68.

[39] Do Quốc tế đối chiếu văn minh học hội tổ chức (S.IE.C.C.: Société internationale pour les études comparées des civilisations). Cf. The Problems of civilizations, edited by F. AHDERLE, p. 147.

[40] … Cultural wholes (ganzheiten). N. Danilevsky calls them «The culture-historical-types»; O. Spengler terms them «the High Cultures» (die Hochkulturen); A. Toynbee refers to them as the civilizations or «the units and intelligible fields of historical study»; A.L. Kroeber, as «the high value culture patterns»; N. Berdyaev, as «the great cultures»; F.S.C. Northrop, as «cultural systems» or the «world cultures»; I (Sorokin) call them the social and cultural supersystems (Sorokin) – The Problems of the Civilizations, Preface by Sorokin, p. 5.

[41] If we begin now with the rather trite and important point of terminology: the German language has the rather useful distinction, which the English language does not have, I think, between «Hochkultur» and «Civilisation». If I am right, in German, «Zivilisation» has rather a depreciatory sense, meaning the mere material apparatus of «Kultur», and Spengler has given it a rather technical meaning of the later stage of one of these life - histories of a culture - the stage in which the culture is in decay. In French or English, we have not the words to make this distinction, so when, we say «civilisation», we mean a «HochKultur», including the later stages in which a «HochKultur» is in decay, as well as the earlier stages, in which it is in growth.

(Toynbee). The Problems of civilizations, p.50-51.

… Digression historique sur l’origine du concept moderne de civilisation.

Culture et civilisation mis ainsi sur le même plan définis comme étant «la qualité (spécifique) de l’exitence humaine prise dans son ensemble» et confrontés comme équivalents de la langue et de la religion. Nouvelle définition.

(A. Hilckman). The problems of civilisation, p. 61.

… Sorokin cũng dùng hai chữ văn hóa và văn minh đồng nghĩa với nhau:

«La civilisation ou la culture est la totalité des significations des valeurs et des normes qui sont celles des individus ou interaction réciproque et la totalité des institutions (on verra plus loin que Sorokin les nomme véhicules) qui objectivent, socialisent et transmettent ces significations.

Cf. Pitirim A. Sorokin, Comment la civilisation se transforme, Préface d’Armand Cuvillier, p.19.

Sorokin, Society, Culture and Personality, p. 63.

… Romano Guardini, tác giả quyển Christianisme et Culture cũng dùng hai chữ văn hóa và văn minh lẫn lộn nhau. Ông viết: «Le terme de «culture» ou civilisation se présente à nous lui aussi, en de multiples acceptions.

Dans un sens très général, la culture représente ce que l’homme à transforme, accompli, fait, produit: tantôt le terme désigne le résultat, l’oeuvre; tantôt l’état ou elle met son auteur, d’où culture soit objective, soit subjective…

Ensuite, il comporte une idée de valeur et devient l’antonyme de barbarie. Alors la culture ne désigne plus tout ce qu’a fait l’homme, mais seulement ce qu’il a bien fait: ce qui est tel que cela devrait être, mettant en règle, et la tâche et la personne. – Christianisme et Culture, p. 198.

[42] Telle que le comprit le Moyen-Âge, l’oeuvre de civilisation chrétienne était bien en effet, un «grand oeuvre» au sens que donnaient à ce mot les alchimistes, c’est-à-dire, la transformation de toute chose de l’état vil à l’état précieux, de l’état impur à l’état pur de l’état sombre à l’état lumineux, symbolisée par la transmutation du plomb en or. «Pierre de l’angle», le Christ était pour eux, la suprême «pierre philosophale» selon que la puissance du verbe est l’agent du grand oeuvre universel de la rédemption. – Louis Lallement, La Vocation de l’Occident, p. 134, Note I.

[43] Thiên địa khuê nhi kỳ sự đồng dă. Nam nữ khuê nhi kỳ chí thông dă. Vạn vật khuê, nhi kỳ sự loại dă. Khuê chi thời dụng đại hỉ tai! 天 地 睽 而 其 事 同 也. 男 女 睽 而 其 志 通 也. 萬 物 睽 而 其 事 類 也. 睽 之 時 用 大 矣 哉 – Dịch Kinh, quẻ 38: KHUÊ.

[44] Càn đạo biến hóa các chính tính mệnh, bảo hợp Thái ḥa năi lợi trinh. 乾 道 變 化 各 正 性 命, 保 合 大 和 乃 利 貞. – Dịch Kinh, Càn quải, Thoán truyện.

[45] Tout l’univers progresse sur le chemin de l’évolution au cours de laquelle, l’humanité entière, le fou tout comme le sage, en obéissant à la loi prédéterminée de la nature, atteindra la perfection d’une facon spontanée sans fournir d’effort, grâce à une transformation graduelle … .

Cette transformation se nomme «samsara suddhi», elle consiste essentiellement en une purification au moyen de la transmigration … (Gosala). – Lilian Silburn, Instant et Cause, p. 134.

[46] Je ne sais pas si l’on peut définir toute culture comme la fonction de créer des valeurs qui ne sont ni la reproduction, ni la dérivation des valeurs existantes. – Comprendre No 16, Rencontre Est-Ouest, 5ème séance, p. 267.

[47] La cultura es la vida del espiritu, su crecio continua, su manifestación en formas y novinientos. El spiritu se realiza y objectiva en las lettras y las artes, el las proposiciones del saber cientifico y filosofico, en las instituciones y regulaciones de la convivencia civil. – Ib. p. 116 (La Cultura y la libertad de expresión. – Bài của Francisco Romero.)

[48] La culture se définit essentiellement par ce qui est partagé et transmis.

Toute la questionest de savoir si cette culture sera la communication de tous ou la complicité de quelques-uns. (Claude Roy, Notes sur la culture, la politique et la communication). Cf. Comprendre (Revue politique de la Culture) (Société européene de Culture pour la biennale Venise) No 16, p. 67.

[49] Cf. Dịch Kinh, Hệ từ thượng, chương VIII.

[50] It includes all the characteristic activities and interests of a people: Derby day, Henley Regetta, Cowes, the twelfth of August, a cup final, a dog races, the pin table, the dart board, Wensleydale cheese, boiled cabbage cut into sections, beetroot in Vinegar, nineteenth-century Gothic churches and the music of Elgar … – TS. Eliot, Notes towards the Definition of Culture, p.21.

[51] Les Indiens désignent la Culture sous le nom de Sanskriti, mot don’t la racine veut dire purifier, transformer, exalter, façonner et perfectionner. Un homme cultivé est pour eux, un homme qui s’est soumis à une discipline, qui est parvenu à maîtriser des instinots et qui s’est façonné lui-même conformément à sa morale … .

Manou, l’un des théoriciens sociaux de l’Inde, dit que, de nature (de naissance), nous sommes tous des barbares, étrangers à la culture et à la civilisation. (B. L. Atreya). L’Originalité des cultures. (Unesco), p. 141.

[52] Arnold is concerned primarily with the individual and the «perfection» at which he should aim.

(Cf. T. S. Eliot, Notes towards the Definition of Culture, p. 22.)

The effect, therefore, is to exhort the individual who would attain the peculiar kind of perfection which Arnold calls «Culture» is to raise superior to the limitation of any class rather than to realize its highest attainable ideals. (Ib., 22).

Arnold … defining culture as a pursuit of our total perfection by means of knowledge of the best which has been thought and said in the world and the development thereby of all sides of our «humanity» – Encyclopedia Britannica, Culture and Humanity, p. 743.

[53] He (Arnold) saw culture both as a form of personal activity (the study and pursuit of perfection) and as a collection of works to be studied the best which has been thought and said in the world. – Harry Levin, Semantics of Culture, in Science and Culture, edited by Gerald Holton, p. 4.

[54] Cf. Văn hóa Á châu, tập VI, 3.3.1961, tr. I, nơi bài Văn hóa kinh tế, của NGUYỄN ĐĂNG THỤC.

Xin đọc thêm: Đặt lại vấn đề Văn minh với Lévi Strauss của Nguyễn Văn Trung, đăng trong Hành tŕnh vào dân tộc của Lê Văn Hảo, tr. 137-163.

[55] We should define Culture as a process of humanisation. – Herbert Marcuse, Remarks on a Redefinition of Culture, in Science and Culture, edited by Gerald Holton, p. 218.

[56] Culture is a social process of sublimation … Ibid, 218.

[57] Que veut dire Culture? Le terme s’oppose d’abord à nature …  – Romano Guardini, Christianisme et Culture, p. 150.

đưa con người từ t́nh trạng tự nhiên lên địa vị làm người, đưa con người từ con vật «đốn mạt» đến chỗ thành con người văn minh và không có sinh hoạt văn hóa không phải là người. Sau cùng, sinh hoạt văn hóa cần hơn sinh hoạt làm ăn. – Xem: Đặt lại vấn đề văn minh với Levi Strauss của Nguyễn Văn Trung.- Hành tŕnh vào dân tộc học, tr. 137.)

[58] … The tradition concept of culture as improvement. – Harry Levin, Semantics of Culture. Cf. Science and Culture edited by Gerald Holton, p. II.

[59] For Malinowski, the study of a culture meant the study of a total way of life. – Science and Culture, p. 28 (Edmund R. Leach, Culture and social cohesion).

It (Culure) obviously is the integral whole consisting of implements and consumers’ goods, of constitutional charters for the various social groupings of human ideas and crafts, beliefs and customs. (Văn hóa là một tổ hợp bao quát hết mọi khí cụ, vật phẩm, qui chương, quan niệm, kỹ thuật, tín ngưỡng và phong tục.) – Cf. Bronislaw Malinowski, A science theory of culture, p. 36.

(Xem bản dịch chữ Hán trong Hiện đại dụng ngữ tự điển, tr. 339).

Định nghĩa Văn hóa của E. B. Tylor:

Văn hóa là toàn thể những tri thức, những tín ngưỡng, kỹ thuật, đạo đức pháp luật, phong tục cũng như các tập quán, các khả năng, mà con người sống trong xă hội đă thâu lượm được.

That complex whole which includes knowledge, belief, art, law, morals, customs, and any other capabilities and habits acquired by man as member of society. (E. B. Tylor). – Harry Levin, Semantics of Culture in Science and Culture, edited by Gerald Holton, p. 9.

[60] La culture est donc une configuration de la vie reposant sur la croyance commune à une hiérarchie de valeurs déterminées. Cette hiérarchie de valeurs donne à la vie une signification précise, elle s’incarne en un style de vie particulier, à travers des besoins et des normes communes de jugements. Henri de Man, L’Idée socialiste, p. 35.

[61] La culture d’une société est le mode de vie de ses membres, c’est l’ensemble des idées et des habitudes qu’ils acquièrent, partagent et transmettent de génération en génération.

La culture fournit aux membres de chaque génération des solutions efficaces et toutes prêtes pour la plupart des problèmes qui se poseront vraisemblablement aux. Ces problèmes sont eux-mêmes soulevés par les besoins d’individus vivant au sein d’un groupe organisé. – L’Originalité des Cultures (Unesco), p.12, note I.

Đào Duy Anh cũng định nghĩa văn hóa là LỀ LỐI SINH HOẠT của một dân tộc. Ông viết:

«Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật, tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng, đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xă hội cùng hết thảy các phong tục, tập quán tầm thường lại không phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người, cho nên ta có thể nói rằng: văn hóa, tức là sinh hoạt. – Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, tr. 13.

[62] Chacun de nous a donc sa métaphysique – ou pour s’exprimer en termes plus modestes, chacun de nous a sa conception de la vie qui fait de sa manière de vivre. – Crane Brinton, La formation de l’esprit moderne, p.13.

[63] Toute une école de sociologues anglo-saxons a été conduite a donner une définition de la culture, Pour eux, «le mot culture qui évoque le raffinement intellectuel et moral, le développement des arts, désigne maintenant la totalité des comportements de tout un peuple.» – Le Paradoxe de la Culture, p. 171, 172.

[64] La culture bourgeoise, même celle qui a été transmise aux sociétés socialistes consiste en un esprit et des oeuvres qui se distinguent de la pratique, du peuple et du quotidien. Ainsi dans des sociétés qui se veulent démocratiques, cette culture reste aristocratique, et tout effort pour y élever les masses doit surmonter une inertie presque invincible. Ib. 171.

[65] A ce compte … ce sont les comportements les plus répandus et par conséquent, les plus vulgaires qui mériteraient le nom de culture … – Le Paradoxe de la Culture, p. 171.

Dans tout les cas, la critique socialiste repose sur une conception de la culture, don’t l’extension est beaucoup trop vaste pour correspondre véritablement à l’idée d’une superstructure spirituelle. Tous les écrits socialistes, qui s’occupent de la théorie de la culture – peu importe que leurs auteurs se déclarent marxistes ou non-considèrent en réalité la culture comme un concept total, répendant au comportement déterminé de l’être humain, réglé par les normes collectives envers son milieu. – Henri de Man, L’Idée socialiste, p. 33.

[66] Lư Văn Hùng, Tây Sơn dữ Gia Long, tr. 63.

[67] Cf. Đặt lại vấn đề văn minh với Claude Lévi-Strauss của NGUYỄN VĂN TRUNG, trong Hành tŕnh vào dân tộc học của Nguyễn Văn Hảo, tr. 141.

[68] As news of the drawings and paintings began to reach experts throughout Europe, disbelief mounted. To the 19 century mind, progress was charted in a straight line, ascending from crude unskilled barbarism to the apex of its own technical achievement. Culture stemmed exclusively from the Greeks. It has been revived in the Renaissance and perfected by contemporary artists.

Scattering to the cherished Victorian picture of its own importance, would be the admission that drawings as fine as any by their own artists had come from brutes living over 15,000 years ago ...

Impossible to ignore was the evidence that culture developed in a succession of peaks and hollows. Some authorities even developed a theory that in the course of evolution man had lost certain faculties possessed by prehistoric man. The primitive ability to grasp forms as a whole, and retain eidetic images, had been lost by succeeding cultures, was only slowly being regained. Modern artists developed a consuming interest in primitive art, were more excited by a tribal painting or carving than by a classical Venus. Lost forever was what English critic Roger Fry called «the right little, tight little, round little world», which believed that all culture stemmed from Greeks … – Original Art (The wonder of prehistoric cave art) in Pacific M. D. No 11 August, 1968, pp. 31 et ss.

[69] C’est au Néolithique que se confirme la maîtrise, par l’homme des grands arts de la civilisation: poterie, tissage agriculture, et domestication des animaux … (La Pensée sauvage, tr. 22) – Cf. Trần Thái Dũng, Luận lư và tư tưởng trong huyền thoại, tr. 197, 200.

[70] Par suite Weismann fut conduit à étudier d’une façon critique les faits d’hérédite des caractères acquis, et en tout cas, le rejeta comme inexacts … Les philosophes évolutionnistes en particulier. Herbert Spencer, avaient avancé que l’hérédité des caractères acquis était le principal facteur du développement des races, alors que les philanthropistes, les éducateurs et les politiciens assumaient tacitement sa vérité comme la base du progrès social …

Cependant, il est clair que l’acceptation de la non-gérédité des caractères acquis signifie que la «nature» est plus que «l’éducation» et l’héredité plus que le milieu. Si l’amélioration des conditions de la vie peut et doit, bien entendu, profiter à l’individu, il ne peut rien faire, sauf par des méthodes indirectes de sélection naturelle ou artificielle, pour ameliorer les qualites innees d’une race. – W. Dampier, Histoire de la Science, p. 344.

[71] Xem Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây của Thượng Chi, Nam Phong số 84, tr. 447-453. (Đoạn trên trích nơi tr. 449.)

[72] Ib. 450.

[73] Sorokin lists language, science, religion, fine arts, ethics as the main cultural systems of mankind. – History, Civilization and Culture, 213.

Each of these systems (except language) has many sub-systems to include f. ex. Literature, music, theater, architecture, sculpture and painting under fine arts, and law and morals under ethics.

Over and above these purely cultural systems and these sub-systems stand the social systems, and the men and women composing them who act as bearers or agents through whom the cultural reality finds expression. – Ib. 213-214.

[74] Historical persons mentionned in Encyclopedia Britannica (9th ed.) who have contributed to each of the following fields of culture over each period of 50 years: Religion, Statemanship, Literature, Scholarship (Humanistic, juridical and social sciences), Science (including technology), Philosophy, business, fine arts, Miscellanous, Music … – Ib. p. 219.

[75] Lư Đảnh Thinh viết:

Cơ cấu văn hóa phân thành ba tầng lớp: cơ sở vật chất, tổ chức xă hội, sinh hoạt tinh thần.

- Cơ sở vật chất bao quát hết mọi vật dụng, công cụ, pḥng ốc, vũ khí. Tất cả những cái đó là cơ sở, đă cấu thành văn hóa.

- Nhân loại chế ra vật dụng công cụ để kiếm lương thực; nhân loại lập ra màn trướng, xây dựng nhà cửa để đối phó với thời tiết. Nhân loại sử dụng vũ khí để đề pḥng địch nhân.

b) Tổ chức xă hội nằm ở giữa cơ sở vật chất và sinh hoạt tinh thần.

Nó gồm gia đ́nh luân lư, chức nghiệp, đoàn thể, tổ chức văn hóa và chế độ quốc gia.

c) Sinh hoạt tinh thần là thượng tầng tổ chức, bao quát từ ngữ, phong tục, tập quán, đạo đức, khoa học, triết học, nghệ thuật, tôn giáo v.v…

Nói cách khác văn hóa gồm ba tầng lớp:

- Vật chất cơ tầng gồm:

Kỹ thuật

Kinh tế

- Xă hội tổ chức gồm:

Chính trị

Giáo dục

Pháp luật

- Sinh hoạt tinh thần gồm:

Tôn giáo

Trí thức

Nghệ thuật

Âm nhạc

(Dịch từ Hán văn) xin xem: Lư Đảnh Thinh, Hiện đại dụng ngữ từ điển, trang 358.

[76] Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, trang VIII (tựa).

[77] Ibid. trang 13.

[78] Il y a autant d’erares culturels que de communautés où l’on croit à une hiérachie de valeurs différentes. – Henri de Man, L’idée socialiste, p. 35.

[79] J. Toynbee dénombre en tout et pour tout 21 groupes historiques différents qui ont créé 21 civilisations différentes: l’occidentale, deux chrétiennes orthodoxes (en Russie et dans le Proche Orient), l’Iranienne, l’Arabe, l’Hindoue, deux en Extrême-Orient, l’Hellénique, la Syriaque, l’Indienne, la Chinoise, la Minoenne, la Sumérienne, la civilisation Hittite, la Babylonienne, l’Andine, la Mexicaine, la Yucatèque, la Maya, l’Égyptienne, plus cinq civilisations arrêtées (qui ne se sont pas développées en de vraies civilisations: la Polynésienne, l’Esquinaude, la Nomade, l’Ottomane, et la Spartiate). Voir son livre déjà cité: A Study of History, Vol. I pp. 132 et ss et Vol. IV p. ! et ss. Il est sans importance pour notre propre de choisir cette liste de civilisations qui ont pu développer de grands systèmes culturels nouveaux ou n’importe quelle autre. Ce qui importe, c’est, le fait que ce ne sont pas systèmes socio-culturels («des civilisations» au sens de Toynbee) et que la plupart des tribus primitives sont demeurées à un niveau inférieur par rapport à cette position et ne sont trouvées être selon les termes de Toynbee, des civilisation soit «avortées», soit «arrêtées» dans leur developpement. – Sorokin, Comment la Civilisation se transforme, pp. 138, 139, Note 2.

[80] Like Spengler’s «Apollonian, Magian, Faustian and so on !!! (P. A. Sorokin).– The Problems of civilisation, p. 54.

C’était la première fois – tout au moins à notre connaissance qu’une tranche de l’histoire avait été expliquée en raison d’une idée générale dominant l’action sociale et politique. Nietzsche dans ses travaux de jeunesse avait lui aussi signale que la civilisation des Grecs pouvait être déterminee par un seul caractères qui en résumait l’essence. C’était le génie ‘apollinéen». Spengler reprit cette conception et en chereha de similaires dans d’autres civilisations. Il enseigna que la civilisation arabe était intimement liée à une particulière interprétation de la vie: «l’esprit magique». Il baptisa de «Faustique» la civilisation moderne de l’homme blanc, laquelle comme le héros germanique, est obsédé par le besoin de connaitre les secrets de la nature, soit pour en satisfaire son insatiable curiosité, soit pour enextraire des facultés d’existence. (I. Olague).– Les Problèmes des civilisations, p. 88.

[81] An ideational culture may be described as that of an age of faith, and the sensate culture as that of an age of science and of the common man. The old theological distinction between the Word or Spirit and the Flesh also corresponds fairly closely to the two classes. – History, civilization and culture, p.12.

He (Sorokin) uses «idealistic» to describe a special form of culture which is a blend between the «ideational» and the «sensate systems. An «idealistic» culture is therefore a mixed one; it endeavours to achieve a sysnthesis of the other two. – Ib. 12.

Danilewskij chia văn hóa thành chín loại.- (… Like Danilewskij’s terminology, nine great types of historical cultures», Sorokin, Cf. The Problems of civilization, p. 54.) Northrop chia văn hóa thành hai loại … - (F. C. Northrop, in his fundamental division of two types of civilization, in his terminology: aesthetic and theoretic. (Ib. 55).

[82] Quan niệm TAM TÀI về con người cũng là một quan niệm thấy trong Thánh kinh Công giáo. (Xin xem: I. Thessaloniciens, 5,23; lời b́nh của Bible de Jérusalem tr. I5, 62; IN Cor. 2, 14-I5; Matthieu I6,23; Matthieu 22,37; Ecclésiasticue I7,30; Jean, Prologue I2; Galates, 4, 6-7 và 3, 26; I Cor. 2, I4; 15, 45-49; 2, I5; 15, 53 v.v…

[83] On aura reconnu dans cette méthode le schéma des trois ordres selon Pascal: le monde de la chair de l’esprit et de la charité. Chaque ordre transcende l’ordre intérieur; le monde de illumination dépasse celui de la connaissance, comme celui ci depassé l’existence physique. – Critique, No 174, Octobre, 1961. De la mystique byzantine à la literature d’aujourd’hui. A. J. Festugière O. P. Les moines d’Orient, . I. Culture ou sainteté, (Édition du Cerf, 1961, p. 861 et ss …

[84] Môn phái valentin được thành lập khoảng năm 140 do thuộc thành Alexandrie)

Cette trinité est assez proche de celle établie par le valentinisme; les hyliques sont enracinés dans matière, les psychiques doués du libre-arbite et les spirituels destinés à devenir anges, , archanges etc … (Serge Hutin, Les Gnostiques, Ed. PUF, p. 79). Il est évident que les hyliques n’ont aucune idée de ce que sont les psychiques qui à leur tour, ne peuvent concevoir les spirituels, qu’en se métamorphosant en eux, au contraire, les spirituels voient clairement, tout le système; il n’y a pas de connaissance ascendante possible, mais il y a un regard descendant. (Critique, 173, Oct., 1961. – La mystique byzantine, p. 869). Cf. Dictionnaire des religions, par E. Royston Pike, p. 314.)

Papus trong quyển ABC Illustré d’Occultisme nơi tr. 196 cũng đă làm một đồ bản ghi chú các môn phái Đông Tây thời xưa và nay đă chấp nhận quan niệm Tam Tài về con người như Khoa học huyền bí cận đại, các triết gia huyền học (philosophes hermétiques), ít nhiều môn phái Rose-Croix, môn phái thần bí của Allen Kardec, cổ Ai Cập, môn phái Kabbale Do Thái, môn phái Pythagore, Paracelse, Ấn Độ, Trung Hoa, thánh Paolo v.v…

[85] Si la Chine a cultivé spécialement l’art difficile des relational hummaines, si l’Inde s’est évadée vers l’approfondissement des mystères de l’homme et de Dieu, si l’Occident s’est spécialisé dans la connaissance et la domination du monde matériel, toutes ces acquisitions paraissent aujoud’hui distinctives et forment les lots distincts d’un patrimoine commun. – Jean Laloup et J. Nélis, Culture et Civilisation, p. 140.

[86] It spoke of an intense yearning for the divine which is in man and not in the temple …

(Cf. Rabindranath Tagore – «The Greatest of the Bauls of Bengal» by Edward C. Dimock, Jr. trong The Journal of Asian Studies, Vol XIV, No I, Nov. 1959 từ tr. 33 đến tr. 51).

Câu trên ở trang 35.

The path is hidden by the temple and the mosque.

And though I hear Your call, O God, I cannot find the way

For against me stand my guru and murlid. Ib. tr. 37.

(Guru là sư phụ theo Ấn giáo, Murlid là sư phụ theo Hồi giáo).

The vision of the Supreme One in our own soul is a direct and immediate intuition, not based on any ratiocination or demonstration at all … Ib. 42.

[87] … La reconstruction de l’avenir de la Terre, qui, en définitive, s’il n’y a pas d’évènements qui changent toute chose sera la fatale expérience d’une civilisation de robots. Et devant le cri presque désespérée: «TU VAS ÊTRE DÉTRUIT PAR LES RÉFLEXES CONDITIONNÉS», s’élève une invocation de «DÉLIVRER LES HOMMES DU CONDITIONNEMENT» (Cf. Les Problèmes des Civilisations, p. 386).

[88] Lors qu’on demande aux Japonnais pourquoi ils produisent aujourd’hui plus de riz qu’ils n’en consomment, ils avouent qu’ils le doivent à leurs 132 avions agricoles. En 1952, leurs rizières rendaient 16 quintaix à hectare. En 1967, 52 quintaux. Dans un monde de plus de trois milliards d’êtres humains, 58% de la population ne mange pas à sa faim. Sans augementer la mécanisation ni la quantité d’engrais, la simple lutte par avion contre les insectes parasites et les maladies cryptogamiques des plantes permettrait de sauver d’après le Centre international de l’aviation agricole: blé: 86 millions de tonnes; orge: 129; mais: 121; pommes de terre: 129; canne à sucre: 566; légumes: 78 et pour le seul pays qu’est l’Inde, 77 millions de tonnes de riz. – Paris Match, No 1038/29 Mars 1969. (Match rubriques: Aviation p. 23).

[89] Hai câu thơ sau cùng là của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cf. Mă thượng số II.

[90] Où va-t-il ce navire? Il va, de jour vêtu,

À l’avenir divin et pur, à la vertu,

À la science qu’on voit luire.

Il va, ce glorieux navire,

Au juste, au grand, au loin, au beau, vous voyez bien,

Qu’en effet, il monte aux étoiles.

Victor Hugo (Plein Ciel)

[91] Car je vais créer des cieux nouveaux et une terre nouvelle et on ne souviendre plus du passé, qui ne remontera plus au couer. Qu’ont soit dans la jubilation et qu’on se réjouisse de siècle en siècle de ce que je vais créer, car je vais créer Jérusalem «joie» et son peuple «allégresse» … Là plus de nouveau-né qui ne vive que quelques jours, ni de vieillard qui n’accomplisse pas son temps. (Suite)

Mourir à cent ans, c’est mourir jeune et ne pas atteindre cent ans signe de malédiction.

[92] Ils bâtiront des maisons qu’ils habiteront, ils planteront des vignes don’t ils mangeront les fruits. Ils ne bâtiront plus pour l’habitation d’un autre et ne planteront plus pour la consommation d’un autre. Car la durée de mon peuple sera telle que la durée des arbres et mes élus useront ce que leurs mains auront fabriqué. Ils ne peineront plus en vain, ils n’auront plus d’enfants destinés à leur perte …

car ils seront une race bénie de Yahvé, ainsi que leur descendance …

Avent même qu’ils appellent, je leur répondrai, ils parleront encore qu’ils seront déjà exaucés. Le loup et l’agnelet paîtront ensemble, le lion mangera la paille comme le boeuf et le serpent se nourrira de poussière. On ne fera plus de mal ni de ravages sur toute ma sainte montagne, dit Yahvé.

Isaie, 65, 21-25. (Bible de Jérusalem, p. 1092-1093).

[93] Voici venir des jours – oracle de Yahvé – où je conclurai avec la maison d’Israel (et la maison de Juda) une alliance nouvelle. Non pas comme la’alliance que j’ai conclue avec leurs pères …

Jérémie, 31, 31, 32. (Bible de Jérusalem, p. 1092-1093).

[94] Je mettrai ma Loi au fond de leur être et je l’écrirai sur leur coeur. Alors, je serai leur Dieu et eux seront mon peuple. Ils n’auront plus a s’instruire mutuellement, se disant l’un à l’autre: «Ayez la connaissance de Yahvé!» Mais ils me connaîtront tous, des plus petits jusqu’aux plus grands - oracles de Yahvé – parce que je vais pardonner leur crime et ne plus me souvenir de leur péché.

Jérémie, 31, 33-34. (Bible de Jérusalem, p. 1093)

 

 


 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: