Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Về thực-dân và hậu-ngoại-thuộc trong văn-học Việt-Nam

 

Nguyễn Vy Khanh

 

 

Sau hơn ngàn năm (bốn lần) Bắc-thuộc, nước Việt-Nam đă ch́m đắm trong văn-hóa Bắc-thuộc, từ tổ chức chính trị, luật pháp, xă hội đến ngôn-ngữ và sinh hoạt văn-học nghệ-thuật. Hăy gọi giai đoạn này là Bắc-thuộc để phân biệt với thực dân Pháp, dù cả hai đều là thực-dân với mục đích 'cao đẹp' là 'khai hóa' (hay 'bảo hộ') toàn là mỹ từ nhưng thực ra họ đều muốn làm chủ, thống trị và chi phối quốc-gia khác. Mỗi thực dân (Trung-Hoa, Pháp) có những mưu đồ khác nhau do nguồn xuất phát địa lư và văn-hóa. Người Hán (rồi Hoa) và Pháp cuối cùng đều rút quân đội và guồng máy cai trị khỏi Việt-Nam, nhưng thực-dân văn-hóa vẫn ở lại qua nhiều h́nh thức và quá sâu đậm khiến nay thế kỷ XXI đă là thời của hiện đại Âu-Mỹ (với những h́nh thức thực-dân mới !) mà phần lớn trí thức và sĩ phu vẫn không thoát-ly được và hơn nữa, vẫn thần phục và vẫn 'cơng rắn cắn gà nhà' (biên giới Lạng Sơn và các đảo Trường Sa, Hoàng Sa rồi bauxite trên cao-nguyên!) cũng như đă và đang cơng rắn ‘ngôn-ngữ’ và ‘kinh tế’ làm ‘gà nhà’ mất dần Việt tính. Dưới thời Bắc-thuộc, đă có những nỗ lực vươn lên chứng tỏ thực lực dân tộc với những Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, v.v. nhưng vẫn chưa vượt thoát được sự lệ thuộc Bắc-thuộc đó, qua ngôn-ngữ sử-dụng, điển tích, tứ, ư và thể-loại văn thơ, v.v. - đưa đến khuynh hướng nhận diện và tách biệt yếu tố Việt-Nam khỏi rừng già Hán tộc như của LM Kim Định sau này. Việt Tính thời nào cũng mạnh và để lại dấu vết đặc thù trong các sáng tác của tác-giả Việt Nam, từ Nguyễn Trăi đến Nguyễn Du và đến nay.

Ngay từ đầu thời thuộc địa Cochinchine, ở miền Nam lục-tỉnh đă có những nỗ lực canh tân, hiện đại hóa đất nước. V́ những t́nh cờ lịch-sử, người Việt Công-giáo đă là đa số trong những người đi đầu về tiếp nhận, nhập vào và tổng hợp văn hóa; thời của tự tôn và "bế quan toả cảng" xem như cáo chung. Khác với thời 'văn-hóa chung' Nho giáo (và tam giáo) trước đó, văn-hóa (và các phó sán văn-học, văn minh vật chất, ..) nay khác hẳn, như là một đoạn tuyệt với thế giới cũ lịch-triều. Như vậy có thể xem những nhà văn hóa tiên phong này đă mở một kỷ nguyên Hậu Bắc-thuộc, nhưng không phải dễ v́ ảnh-hưởng Bắc-thuộc hăy c̣n quá nặng và có thể xem như xă hội Việt-Nam khi người Pháp đến, đă là một chư hầu về văn-hóa của Trung quốc hay nói cách khác, Ta và Người đă nhập làm một. Nhiều nhà văn đă sử-dụng chữ quốc ngữ và phương tiện tiểu-thuyết, thể-loại của Âu-tây để tiếp tục một thứ văn-hóa Bắc thuộc nhưng cũng có những nhà văn như Hồ Biểu-Chánh tiến xa hơn, làm một tổng hợp văn-hóa (syncrétisme) qua tác-phẩm của ḿnh, có thể xem như là một nỗ lực vươn ra ngoài khuôn khổ văn-hóa Tây thuộc? Từ đầu thế kỷ XX, Phan Bội-Châu, Trần Chánh Chiếu và các sĩ phu Duy tân, Đông-du (sau những Trương Vĩnh Kư, Nguyễn Trường Tộ, v.v. của thế kỷ trước) đă thất vọng về những cái gọi là 'truyền thống', là ảnh-hưởng Nho học đều là những tàn tích Bắc-thuộc, do đó đă nỗ lực hiện-đại, Âu hóa đất nước và con người qua Tân thư và con đường Nhật-bản, nhờ v́ ư thức dân tộc ngày càng rơ với giới sĩ phu. Phong trào Đông-du và mở trường truyền bá chữ quốc-ngữ và tư tưởng mới với khẩu hiệu 'Giáo dục quần chúng để canh tân xứ sở'. Sĩ phu và trí thức Việt-Nam khi mở trường Đông-kinh nghĩa thục và khơi động các phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX, một trong những mục đích hàng đầu là về văn hóa, là đổi mới nền học thuật và văn hóa với những tư tưởng mới của Âu tây, tức là làm sao hiện đại hóa đất nước song hành và hỗ trợ công cuộc chống thực dân Pháp. Đối mặt với sự xâm nhập và bành trướng của chủ nghĩa thực dân, tân thư và giáo dục đă được đề cao đúng mức, chữ quốc ngữ đă được sử-dụng như một phương tiện 'cập nhật' để hiện đại hóa đất nước. Văn-chương, báo chí được dùng như công cụ tranh đấu ôn ḥa, sử-dụng cả tư tưởng chính-trị của người Pháp chính quốc: Nguyễn An Ninh với La Cloche fêlée (Cái Chuông Rè), Nhất Linh và nhóm Tự-Lực văn đoàn, v.v. Nhưng tư tưởng nền tảng vẫn là chống đuổi thực dân, muốn một Hậu Tây-thuộc dân chủ tự do, khai phóng và hiện đại. Tuy vậy, ảnh-hưởng thực-dân cũng đă xâm nhập vào văn-hóa và văn-học Việt-Nam với hai mặt tốt xấu, tích cực tiêu cực đều có, với tiểu-thuyết lăng-mạn và hiện thực của Tự-Lực văn đoàn và 'Tân Dân', Thơ Mới, v.v. Khi Việt-Nam chia cắt ở vĩ tuyến 17 năm 1954, miền Nam Cộng-ḥa với 21 năm ngắn ngủi đă tỏ ra khí-thế hậu thực-dân, t́m cách làm chủ lấy ḿnh, vừa khai phóng, nhất là từ hội nghị Bandung các nước không liên kết năm 1955 (với sự tham dự của lănh đạo 29 nước Á-Phi nhằm t́m kiếm cơ sở chung để hợp tác trong tương lai, chống lại chủ nghĩa thực dân và cam kết đứng trung lập giữa hai khối Đông-Tây). Hậu thuộc-địa tức đặt các nước cựu thuộc-địa ngang hàng với chính quốc thực-dân.

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, trong viễn tượng hiện đại hóa đất nước và học thuật, các thể loại văn-học mới như tiểu-thuyết, kịch nói, thơ phá thể, v.v. được sử-dụng ngày càng nhiều, mà văn báo chí, nghị luận, phê b́nh,... xuất hiện và ngày càng vững vàng. Báo chí không chỉ xây dựng một nền văn-học mới mà c̣n là phương tiện và đầu tàu đấu tranh bài thực và cho dân chủ tự do. Mục đích và quan niệm về văn-chương cũng thay đổi, từ phục vụ lư tưởng và đạo đức truyền thống đă xoay sang phục vụ nhân sinh, xă hội và thực tế. Với một số nhà văn th́ văn-chương c̣n sử-dụng cho nhu cầu riêng tư (t́nh ái, buồn vui,...) và cả như công việc mưu sinh (khác thời trước đó là 'nghiệp dư', trà dư tửu hậu, khi đă về hưu). Đề tài th́ mở rộng hơn, từ t́nh yêu, t́nh nước đến cuộc sống gia đ́nh, ở thành thị cũng như thôn quê, nơi đền đài cũng như hang cùng ngơ hẽm. Về tư tưởng, lư luận đă bắt đầu thêm tinh thần duy lư, dân chủ và nhân bản. Ngôn-ngữ và nhân vật gần với cuộc sống thường nhật và con người ở vào một nơi và thời điểm nào đó, hết phải điển h́nh, ước lệ, sáo ngữ, trừu tượng, của măi bên Tàu, v.v.

Ngôn-ngữ (Hán, Anh, Pháp, v.v.) vốn là phương tiện của quyền lực của các đế quốc, thực dân đặt lên đầu lên cổ dân thuộc-địa hay bị trị. Nhưng một số dân-tộc cựu thuộc địa đă biết tận dụng ngôn-ngữ của đế quốc (và tiếng Anh của đế quốc Internet) để hội nhập/đáp ứng với điều kiện của quốc-gia ḿnh và để kiến-dựng một nền văn-học quốc-gia độc lập như Hoa-kỳ, Úc, Gia-nă-đại, Ấn,... đă làm. Nay là thời của văn-hóa hội nhập toàn-cầu, văn-hóa khai phóng, dân chủ hơn. Nhưng hội nhập hay ảnh-hưởng của thời mới có những hiểm nguy cận kề và thường trực của cả ba thực-dân, Bắc-thuộc và hậu thực-dân tùy tiện: trong nước đang bị Bắc-thuộc và thực-dân về chính trị cũng như văn-hóa và kinh tế, có thể xem là nguy hại hơn cả những ảnh-hưởng Âu-Mỹ và Internet hay khuynh hướng toàn-cầu hóa. Ảnh-hưởng trực tiếp, cá nhân (ngoài tập thể) và từ nhiều nguồn khác nhau, làm giàu và đa dạng văn-học hơn. Các phong trào, khuynh hướng mới trong lănh vực văn-học ra đời, xuất hiện là để đáp ứng cho những nhu cầu văn-hóa và đời sống xă-hội, lịch-sử mới, khác. Sự xuất hiện của thể loại tiểu-thuyết cũng như Thơ Mới sau này chẳng hạn sẽ gây phản ứng có khi thuận có khi nghịch và thế hệ đương thời không chấp nhận ngay th́ rồi sẽ được tiếp nhận sau đó. Đối với văn-học, cần phải Việt-Nam hóa (hậu Bắc-thuộc và hậu thực-dân) về ngôn-ngữ, thể-loại và thẩm-mỹ học để phù hợp với văn-hóa, con người và đất nước! Phóng tác, phỏng dịch, dịch thuật nói chung là một nghệ thuật, một công tŕnh văn-hóa. Dịch khởi từ văn-hóa, của cả hai văn-hóa - gốc và dịch. Dù sao th́ các nền văn-hóa đều mang tính lai căng v́ từng nhận chịu nhiều ảnh-hưởng, đồng hóa, trao đổi, do đó cần một chuyển đổi liên tục mới lột trần được t́nh cảm và phụ thuộc văn-hóa. Từ đó dễ hiểu tính tổng hợp và pha trộn (syncrétisme) mà các nền văn hóa ít nhiều đều có.

Ở đoạn mở đầu phim Indochine (1992) được quay ở Việt Nam, một giọng nữ đă dẫn nhập rằng thế giới là do những thành tố không thể cách chia: nam và nữ, núi non và đồng bằng, con người và Thượng đế, Đông-dương và Pháp quốc! Ngôn-ngữ thực-dân nói vậy mà chưa chắc đă vậy; về địa lư th́ không, nếu có là về văn hóa và nhất là hồi-tưởng lịch-sử. Phim L'Amant (dựa trên tiểu-thuyết tự thuật của Marguerite Duras 1984, nhưng đến 1992 mới lên phim, phải chăng hợp thời Pháp … trở lại Việt Nam?), Mùi Đu Đủ Xanh (L'Odeur de la papaye verte 1993) và Xích Lô (Cyclo, 1995) của Trần Anh Hùng, Ba Mùa (Three Seasons 1999) của Tony Bùi và một số phim ảnh khác cũng như những dự án phiên dịch, hội thảo lịch-sử và văn-học là những thành tố, b́nh mới rượu cũ, trá h́nh của một văn hóa thực-dân mà Edward Said đă gọi 'sự rồ dại và cái ác hoàn-toàn của chủ nghĩa thực dân' (the evil and utter madness of imperialism) (1) hơn là phản ứng hậu-thực-dân; nếu so với những ǵ đă xảy ra ở các nước cựu thuộc địa khác. Phim ảnh, báo chí, quảng cáo du-lịch cố t́nh xoay quanh cái gọi là 'thời thuộc-địa' (époque colonial) huyền thoại hóa bằng h́nh ảnh những cái trong thực tế chỉ là 'ảo ảnh thuộc-địa' (illusion coloniale) v́ che giấu những mưu đồ chính trị (ngoại giao) thực-dân. Cuối phim Cyclo, trật tự (của Âu-tây) đến để giải quyết hỗn loạn của con người và xă hội thuộc địa (Việt Nam) ; cả về cái ṭ ṃ của anh Tây phương (hay quan điểm, v́ đạo diễn gốc Việt Nam) nh́n phái nữ và đời sống t́nh dục của người Việt, về huyền thoại 'nhà quê' hay 'indigène'. Về phía nhà văn gốc xa gần Việt-Nam như Anna Moĩ, Linda Lê trong một vài tác-phẩm đă phần nào làm mạnh thêm cái huyền thoại thuộc-địa đă thuộc về quá khứ! Trong một luận án tŕnh ở đại học Lyon (Pháp) năm 2003, bà Phạm Thị Hoài Trang đă cho rằng ''thời đầu đón nhận văn hóa Pháp – cùng vói đạo Thiên Chúa, chính là lúc mà văn hóa Việt-Nam bắt đầu hội nhập vào văn hóa nhân loại (!). Trong chiều hướng này, việc thực dân Pháp thôn tính Việt-Nam là một giai đoạn quan trọng cho hành tŕnh đi t́m căn cước cho một Việt-Nam hiện đại. Như Trung Hoa thời trước, sự hiện diện của Pháp, qua vay mượn và chống đối, đă đóng góp cho một định nghĩa lại dẫn đến một căn cước quốc gia thời mới''. Trong kết luận cuối, bà cho rằng ''khối Pháp-thoại (Francophonie) là một khái niệm của tương lai, một bước tới trước để Việt-Nam thành công mở cửa mà không đánh mất căn cước. Đây là một thách đố căn cước cho Việt-Nam'' (2). Thiển nghĩ đây là một thiên lệch có tính chính trị, v́ văn hóa Á-đông (hay Nho giáo, tam giáo) không những cũng là văn hóa nhân loại mà c̣n là tham dự khai mở văn minh thế giới.

Canada Pháp-thoại từ khi bị Anh xâm chiếm những năm 1759 đă phải đợi đến khi đảng Québecois thắng cử năm 1976 mới có thể xem là thoát khỏi kềm kẹp của thực dân Anh-thoại về chính-trị, nhưng về văn hóa đă có nhiều phong trào và nỗ lực thoát khỏi đô hộ văn hóa đa số từ nhiều thập niên trước đó. Một việc không dễ và mơ hồ v́ ư thức hệ truyền thống (nhà nông, Công-giáo, gốc Pháp, thiểu số) bị xem như yếu tố khiến người dân bị vong thân, mê muội măi đến những năm 1930 mới thức tỉnh thâu tóm lại và đến những năm 1960 dân québecois đi t́m lại căn cước của ḿnh, họ phản kháng, tự chủ hơn với ư thức dân tộc mới, với tự hào về ngôn-ngữ joual. Thật ra hậu thuộc-địa cũng đă đóng góp và đem lại nhiều cái tích cực cho 'mẫu quốc', như văn-hóa của Québec với Pháp, của Hoa-kỳ, Úc, Ấn, Canada cho Anh, Nam Mỹ la-tinh cho Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha!

Từ Nguyễn Trọng Quản, Nguyễn Văn Vĩnh, Hồ Biểu-Chánh, đến các thế hệ nhà văn hôm nay luôn có những dằng co giữa nhu cầu hiện-đại hóa và ư thức dân tộc, giữa đặc tính Việt và 'của người' có tính phổ quát, toàn cầu và tính hiện-đại liên hệ mật thiết ít nhiều với văn-hóa thực-dân. Cái chính là văn-hóa tức là những ǵ c̣n lại sau khi quên hết, sau khi đă hấp thụ, tiếp nhận, nhưng là một văn-hóa có ư thức v́ nô lệ văn-hóa là chuyện thường thấy với những tâm thức thuộc-địa, tùng phục 'mẫu quốc'.

*

Thầy Lazarô Phiền đă là tiểu-thuyết chữ quốc-ngữ với tiếng Việt ṛng thời xuất hiện, nếu có đọc th́ hăy bỏ cảm tính và thiên kiến khi đọc và nghiên cứu, hăy xét như một tác-phẩm văn-học và là một biến cố văn hóa (ước muốn cho nước Việt-Nam có tương lai rực rở, tiến bộ và văn minh). Nguyễn Trọng Quản đi bước đầu dùng phương tiện kỹ thuật tiểu-thuyết, Hồ Biểu-Chánh, Thạch Lam và nhiều tác-giả khác đă tiếp nối nhưng dung ḥa theo con đường Việt-Nam hóa cái của người cộng thêm sáng tạo, như Nguyễn Du ngày xưa với truyện Kim Vân Kiều: phỏng theo thể-loại, tư tưởng, nội dung của người mà sáng-tác cái của ḿnh như là một người miền Nam và một người Việt Nam, tức nhận ảnh-hưởng và phương tiện nhưng không bán hồn cho người! Có phần khác với sự tiếp nhận của văn-học Tây phương ở Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn rồi Nhất Linh, Bích Khê,... - đă tích cực t́m đến và ở lại với ảnh hưởng của văn-học Âu-tây.

Một mặt, các nhân sĩ và tác-giả thời tiền phong đă lựa chọn con đường kỹ thuật và thể loại của Tây phương để cập nhật và hiện đại hóa văn-chương học thuật lúc bấy giờ bị phong tỏa bởi Tống Nho g̣ bó đă đưa đến bế tắc tinh thần cũng như bại vong về quân sự. Mặt khác, chữ quốc ngữ được các vị truyền giáo Bồ đào Nha chế biến ra như phương tiện thông tin, truyền giáo, rồi bị người Pháp sử-dụng như phương tiện thống trị, đă trở thành phương tiện lần hồi vững vàng cho một nền văn-học mới, hiện đại; bước đầu dùng để phiên dịch các tác phẩm văn-học, sau được dùng để sáng tác. Thật vậy chữ quốc-ngữ đă tác động đến tư duy và ảnh hưởng lên đời sống văn hóa! Chữ quốc-ngữ, một trớ trêu của lịch sử, đă là phương tiện để phát triển văn hóa, khai mở một nền văn-học mới, mà c̣n chứng tỏ là khí-cụ thống-nhất ngôn ngữ và văn tự, từ ải Bắc đến mũi cực Nam. Sự h́nh thành và sự sử-dụng của chữ quốc-ngữ như là ngôn-ngữ hành chánh đă trở thành văn tự của Việt-Nam và đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành một nền văn-học mới từ nửa cuối thế kỷ XIX bắt đầu từ miền Nam. Đây là điểm quan trọng v́ trước đó Việt-Nam ta qua bao thế kỷ đă không thoát được t́nh trạng Bắc thuộc về văn-hóa và không có một văn tự riêng có tính quốc gia và phổ quát - v́ ngay cả chữ Nôm xuất xứ từ chữ Hán cũng chỉ có một thiểu số sử-dụng được và cũng không là một văn tự thống nhất. Trong khi đó, nước Nhật và các quốc-gia Âu-tây xuất phát từ chữ la-tinh đă h́nh thành được văn tự riêng và từ đó bước những bước nhảy vọt về văn-hóa và văn minh. Hăy thử tưởng tượng nếu không có chữ quốc-ngữ th́ Việt-Nam ta nay đang ở đâu?

Từ những năm 1920 đến 1945 là thời mà văn-học Việt-Nam đă tỏ rơ chịu ảnh hưởng mạnh của văn-học Pháp nhất là ở miền Bắc, tiếp theo là thời nhà văn Việt-Nam phản ứng lại ảnh hưởng của văn-học Pháp, xă hội rồi tinh thần quốc gia ở trong miền Nam. Các ảnh hưởng về quan điểm sáng tác về thế giới quan, nhân sinh quan và các thẩm mỹ học cũng như ảnh hưởng về các phương pháp sáng tác, thể loại, đề tài, chủ đề kết cấu, h́nh tượng, ngôn ngữ nói chung đều đă được hiện-đại hóa theo thời đại. Hoàn cảnh văn hóa, lịch sử và địa lư của lănh thổ khiến người Việt-Nam tiếp xúc và đón nhận nhiều ảnh hưởng khác nhau: bản xứ, Trung-Hoa, Âu Mỹ, cộng sản, Nga Xô,... Văn-học Việt-Nam hôm nay chóa ngợp trước những phong trào đến từ nhiều nước (nữ quyền, h́nh thức, Tân h́nh thức, hậu hiện-đại, hậu cấu trúc, ...), có cái mới, có cái cũ người mới ta, và đang bị những ảnh-hưởng ngoại lai thử thách, chi phối. Thiển nghĩ nếu tác phẩm phản ánh con người Việt Nam, nói lên tâm t́nh Việt, th́ đó là tiểu thuyết Việt-Nam vậy! Gia tài văn hóa lịch sử, cộng thêm những văn-hóa do cọ xát với ngoài, khác. Nói khác đi, nội dung Việt và h́nh thức hiện-đại, học ở người! Và rồi cái ǵ tồn tại với thời gian không thể không có căn bản dân tộc hoặc Việt Nam! Nếu trong truyện cổ, huyền thoại, vai tṛ của cốt truyện, tính điển h́nh và mục đích luân lư hay văn hóa là quan trọng, th́ ở thế kỷ XX và sau đó, văn-học Việt-Nam khi hiện đại hoá, đă đề cao vai tṛ của bút pháp, kỹ thuật và tác giả; nói chung là nâng cao cá tính và tính độc đáo!

Văn-học Việt-Nam hiện đại làm nên bởi những văn nghệ sĩ có tâm hồn dân tộc; nhiều người nhận chịu ảnh hưởng các khuynh hướng ở Âu Mỹ, có người th́ không. Nhưng qua quá tŕnh lịch sử cộng với nhiều biến động, cũng như sự kiện hiện diện của người Việt ở khắp năm châu, khiến nền văn-học đó đă phải mở rộng cửa để vươn ra với nhân loại về ư tưởng, tiếp xúc - tức là với thời gian th́ những cái gọi là bản sắc dân tộc hết c̣n có thể thu hẹp, co ḿnh mà phải đa chiều và đa-dạng ra. Lúc đầu, tiểu thuyết hiện-đại có sứ mạng văn-chương và mục đích cho tập thể, có lúc tiểu thuyết trở thành một hiện tượng xă hội, lúc khác có tính thời sự, đấu tranh, và nói đến tiểu-thuyết tức là đồng thời không thể không bàn đến yếu tố giải trí, thẩm mỹ, từ đó nảy nở tính "văn-chương" là một phạm trù văn-học quan trọng chưa thể khai thác hết ở đây - cùng với quang cảnh hậu thực dân và hậu cộng-sản của văn-học Việt-Nam, sẽ là chủ đề cho bài sau!

Chú-thích

1. Edward W. Said. "Through gringo eyes: with Conrad in Latin America". Harper's Magazine, vol. 276, No. 1665, April 1988, p.71.

2- Phạm Thị Hoài Trang. "La francophonie au Vietnam du fait colonial à la mondialisation: un enjeu identitaire" Thèse, Université Lyon 3, 2003. Đoạn 46-47 và 338.

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng