Việt Nam qua các thời đại

 

.

 

 

I- TỪ HỌ HỒNG BÀNG ĐẾN CUỐI NHÀ TRIỆU

 

HỌ HỒNG BÀNG

 

Việt Nam tổ chức thành xă hội từ khoảng gần 3000 năm trước Tây Lịch (Thiên Chúa giáng sinh) và họ Hồng Bàng làm vua 18 đời kéo dài 2621 năm (2879-258 TCN). Đây chỉ là một truyền thuyết và chúng ta có thể tạm chấp nhận được, để giải thích về nguồn gốc dân tộc khi mà chưa có một giải thích khoa học chính xác hơn.

Việt Nam bấy giờ có tên là Văn Lang, kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên (Bắc Phần). Lănh thổ gồm Bắc Việt và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Ngoài triều đ́nh có các hàng quan lại, ở địa phương c̣n có quan vơ gọi là Lạc tướng, quan văn là Lạc hầu, đều có thái ấp riêng. Sinh hoạt về vật chất c̣n thô sơ, có những tục vẽ ḿnh, nhuộm răng, ăn trầu, theo chế độ mẫu hệ... tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên như Thần núi, Thần sông, Thần gió...

Đến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán ở phía Bắc Văn Lang sang đánh, Hùng Vương thua nhảy xuống sông tự tử năm 258 TCN.

 

 

AN DƯƠNG VƯƠNG - TRIỆU ĐÀ

 

Thục Phán tự xưng làm vua năm 257 trước Tây lịch hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Phúc Yên) và cho xây dựng thành Cổ Loa rất kiên cố. Lúc bấy giờ, bên Tàu Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, sai Đồ Thư mang quân sang đánh Âu Lạc. Nhưng sau 10 năm đánh nhau, Đồ Thư bị giết, quân Tần phải rút lui . Đây là lần đầu tiên Âu Lạc chống lại quân xâm lược từ phương Bắc của Trung Hoa .

Ít lâu sau, Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương mắc mưu thua chạy, rồi tự tử. Từ đó Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải và Quế Lâm (Quảng Tây) tạo thành nước Nam Việt lên ngôi vua lấy hiệu là Triệu Vũ Vương đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông)

 

 

NHÀ TIỀN HÁN XÂM LĂNG NAM VIỆT

 

Bấy giờ ở Trung Hoa là triều đại Tiền Hán, năm 916 Triệu Vũ Vương giao thiệp với nhà Hán. Sau Triệu Vũ Vương là các vua Văn vương, Minh vương & Ai vương đều bất tài nhu nhược. Đời vua Ai Vương, nhà vua c̣n nhỏ, Cù Thị là mẹ của Ai Vương vốn gốc người Hán, xúi giục Ai Vương đem đất nước dâng nhà Hán. Tể tướng Lữ Gia can ngăn không được, phải bắt giết cả hai mẹ con Cù Thị, rồi lập anh của Ai Vương lên làm vua lo chuẩn bị chống lại nhà Hán. Sau đó nhà Hán sai tướng Lỗ Bác Đức sang đánh, Lữ Gia yếu thế bị bắt giết, mở đầu cho một thời đại Bắc thuộc đen tối của dân tộc.

 

II- THỜI ĐẠI BẮC THUỘC

 

BẮC THUỘC LẦN THỨ NHẤT (111 TCN - 39 SCN)

 

Sau khi chiếm Nam Việt, nhà Hán đặt nền đô hộ đầu tiên của phương Bắc lên nước ta . Nam Việt bị đổi thành một bộ của Trung Hoa gọi là Giao Chỉ bộ chia ra làm nhiều quận nhỏ, mỗi quận có quan lại người Tàu cai trị. Trong suốt thời gian Bắc thuộc lần thứ nhất kéo dài 150 năm, kể từ năm 111 TCN cho đến năm 39 SCN, dân tộc ta chịu trăm điều khổ sở v́ các thái thú người Tàu đại đa số tham lam, tàn ác, luôn luôn vơ vét của dân cho đầy túi tham, ngoài phần đóng thuế cho triều đ́nh Trung Hoa

 

 

CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG

 

Năm 34 SCN, Tô Định làm Thái thú quận Giao Chỉ là một người tham lam tàn bạo dân chúng vô cùng oán hận. Tô Định giết Thi Sách là con Lạc Tướng Châu Diên (Vĩnh Yên) khi Thi Sách mưu việc chống Tàu . Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng với em Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi Tô Định báo thù cho chồng rửa hận cho nước, Tô Định thua chạy về Tàu năm 40 SCN chấm dứt sự đô hộ của nhà Hán đối với Nam Việt lần thứ nhất. Hai Bà lên ngôi vua đóng đô ở Mê Linh (năm 40SCN) . Năm 41 danh tướng nhà Hán là Mă Viện mang quân sang đánh, cầm cự cho đến năm 43 th́ Hai Bà thất trận chạy đến sông Hát Giang rồi trầm ḿnh. Từ đó nước ta lệ thuộc Trung Hoa lần thứ hai .

 

 

BẮC THUỘC LẦN THỨ HAI

 

Sau khi thắng được Hai Bà Trưng, Mă Viện cho tổ chức việc cai trị chặt chẽ hơn trước, các Lạc hầu Lạc tướng bị tước hết quyền hành, nước ta coi như một phần đất của Trung Hoa . Các Thái Thú thẳng tay đàn áp, thi hành chính sách đồng hóa dân ta: cách ăn mặc, nhà ở, phong tục, học hành, lễ giáo ... đều bắt buộc phải theo Tàu, về sau đổi tên nước ta lại là Giao Châu . Các quan Tàu đều tham lam, tàn ác, dân ta vô cùng khổ sở phải lên rừng săn voi lấy ngà, xuống biển ṃ ngọc trai dâng nạp cho quan Tàu . Trong suốt 501 năm (43-544) trải qua các triều đại khác nhau của Trung Hoa dân ta phải luôn luôn gánh chịu những áp bức của người Tàu đô hộ. Tuy nhiên trong khoảng thời gian dài đăng đẳng đó, cũng có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248, tuy không thành công trong việc đánh đuổi người Tàu nhưng đă nói lên tinh thần ái quốc của dân tộc, ảnh hưởng lớn lao đến các cuộc khởi nghĩa sau này.

 

 

CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA LƯ BÔN CHẤM DỨT BẮC THUỘC LẦN HAI - NHÀ TIỀN LƯ (544-602)

 

Trong thời Nam Bắc triều bên Tàu, đất Giao Châu thuộc nhà Lương. Thứ Sử Tiêu Tư làm nhiều điều tàn ác, ḷng người oán giận đồng thời quân Lâm Ấp là nước ở cạnh Giao Châu thường sang cướp phá luôn, dân chúng vô cùng khổ sở. Năm 541, Lư Bôn người huyện Thái B́nh (Sơn Tây) nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư và dẹp tan quân Lâm Ấp sang quấy nhiễu .

Thắng trận, năm 544 Lư Bôn tự xưng làm vua hiệu Lư Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, chấm dứt Bắc thuộc lần thứ hai, đồng thời tạo được một thời gian độc lập lâu dài của dân tộc sau gần 700 năm bị giặc Tàu đô hộ. Năm 545 quân Tàu kéo sang đánh nước ta, Lư Nam Đế già yếu trao quyền lại cho Triệu Quang Phục chống cự với quân Tàu, cho đến năm 549 th́ giặc Tàu thua chạy về nước, Lư Nam Đế đă mất, Triệu Quang Phục lên ngôi xưng là Triệu Việt Vương. Đến năm 571 Lư Phật Tử là cháu Lư Nam Đế cướp ngôi Triệu Việt Vương, tự xưng là Hậu Lư Nam Đế. Để rồi hơn 30 năm sau, năm 602, quân Tàu sang đánh Lư Phật Tử đầu hàng. Một lần nữa nước ta lại bị lệ thuộc vào sự đô hộ khắc nghiệt của nhà Tùy bên Tàu . Thời tự chủ kéo dài trong 58 năm đặt nền móng cho tinh thần chống người Tàu từ phương Bắc của dân tộc ta về sau này .

 

 

BẮC THUỘC LẦN THỨ BA (602 - 938)

 

Năm 602 nhà Tùy cai trị nước ta, nhưng đến năm 618 th́ nhà Tùy bị nhà Đường diệt, Giao Châu lại lệ thuộc vào nhà Đường và đổi tên thành An Nam Đô Hộ Phủ. Chính sách cai trị của nhà Đường khắc nghiệt nhất so với các triều đại khác của Trung Hoa, đă vậy quân Lâm Ấp & quân Nam Chiếu thường sang cướp phá luôn, dân gian khổ sở trăm bề.

Măi cho đến năm 722, Mai Thúc Loan người tỉnh Hà Đông nổi lên chống với quân Đường, chiếm giữ một phần đất ở Hoan Châu (Nghệ An). Nhưng sau đó Mai Thúc Loan yếu thế thua chạy rồi bị bệnh mất. Sau cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, nhà Đường lại càng siết chặt việc cai trị hơn trước nữa . Năm 791, Phùng Hưng người tỉnh Sơn Tây đánh đuổi quân Đường về Tàu, lo việc cai trị sửa sang lại nước được mấy tháng rồi mất. Con là Phùng An lên thay nhưng thế lực đă suy yếu phải hàng nhà Đường khi xâm chiếm nước ta lần nữa, dân ta lại lệ thuộc Trung Hoa .

 

 

THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP ĐỘC LẬP VỚI DƯƠNG DIÊN NGHỆ - NGÔ QUYỀN ( 931-938 )

 

Nhà Nam Hán đặt Lư Tiến làm Thứ sử Giao Châu từ năm 923 đến năm 931 th́ Dương Diên Nghệ nổi lên đánh đuổi quân Nam Hán, Lư Tiến thua chạy về Tàu\. Dương Diên Nghệ tự xưng làm Tiết Độ Sứ cai trị Giao Châu . Năm 937, Dương Diên Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiện giết để chiếm đoạt quyền hành. Bấy giờ Ngô Quyền là rể Dương Diên Nghệ từ Thanh Hoá ra bắt Kiều Công Tiện giết đi và phá tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 khi quân Nam Hán âm mưu chiếm lại nước ta do sự cầu cứu của Kiều Công Tiện - trước khi chết. Thắng trận Bạch Đằng Ngô Quyền chấm dứt hẳn thời đại Bắc thuộc kéo dài 1050 năm, mở đường tự chủ cho dân tộc lâu dài từ năm 938 trở về sau .

 

 

III- THỜI ĐẠI ĐỘC LẬP

 

NHÀ NGÔ (938 - 965)

 

Sau khi phá quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939) đóng đô ở Cổ Loa huyện Đông Anh (Phúc Yên), sửa sang việc cai trị mong xây dựng một nền tự chủ vững bền cho quốc gia dân tộc. Ngô Quyền mất năm 944, dần dần về sau thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu v́ triều đ́nh không có được những bậc công thần gánh vác việc nước. Đến năm 965 đời vua Ngô Xương Xí, th́ mỗi vùng một thổ hào tạo lấy cho ḿnh một thế lực riêng không tôn phục nhà Ngô nữa, rồi mang quân đánh lẫn nhau, gọi là loạn Thập nhị sứ quân mà trong đó Ngô Xương Xí cũng là một sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn sứ quân lập nên nhà Đinh.

 

 

NHÀ ĐINH (968 - 980)

 

Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư tỉnh Ninh B́nh, lên ngôi năm 968 lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư, đă có công chăm sóc, sửa sang lại đất nước sau thời kỳ nội chiến tương tàn. Nhà Đinh cố lo tổ chức việc binh , có được 10 đạo quân hùng mạnh so với thời bấy giờ. Về sau Đinh Tiên Hoàng ham mê tửu sắc làm cho triều đ́nh suy yếu đi, đến đời vua cuối cùng là Đinh Tuệ mới sáu tuổi th́ quân Tống sang đánh, Dương Thái Hậu cùng với các tướng sĩ tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàng lên ngôi để đôn đốc quân sĩ đánh giặc. Nhà Đinh mất ngôi năm 980 sau 12 năm trị v́.

 

 

NHÀ TIỀN LÊ (980 - 1009)

 

Lê Hoàng lên ngôi lấy hiệu là Đại Hành Hoàng Đế, đánh tan quân Tống và chinh phạt Chiêm Thành khi Chiêm Thành bắt sứ giả của ta . Vua Lê Đại Hành chăm lo việc cai trị, tổ chức quân đội, mở mang nông nghiệp, đúc tiền, đào cảng, mở đường giao thông...

Năm 1004 vua Lê Đại Hành mất, các vị vua về sau nhu nhược ham mê tửu sắc, tàn ác, nhà Tiền Lê suy yếu đi và mất ngôi vào năm 1009 về tay nhà Lư.

 

 

NHÀ LƯ (1010 -1225)

 

Vua Lê Ngọa Triều làm nhiều điều tàn ác ḷng dân cũng như triều đ́nh oán giận, nên khi mất đi th́ các quan tôn Lư Công Uẩn đang giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ lên ngôi . Lư Công Uẩn lấy hiệu là Lư Thái Tổ, dời đô ra thành Đại La tức Hà Nội bây giờ. Việc nội trị từ Lư Thái Tổ về sau vô cùng hoàn bị, các phương tiện hành chánh, chính trị, kinh tế, quân sự, tôn giáo ... được tổ chức chu đáo . Nhất là vào triều đại của vua Lư Nhân Tôn (1072-1117) Khoa thi đầu tiên của nước ta được tổ chức, văn học được chú trọng, quân sự cũng hùng mạnh, Lư Thường Kiệt, Tôn Đản mang quân sang đánh Tống tận bên Tàu và phá tan giặc Tống sang báo thù (1075 - 1076), chinh phạt Chiêm Thành (1103) làm cho nhà Tống nể sợ, Chiêm Thành phải triều cống.

 

 

Khi Tống sang đánh nước ta, để thúc ḷng quân sĩ chống giặc, Lư Thường Kiệt đă làm bài thơ nổi tiếng sau đây:

 

Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thử bại hư

 

Về sau, vua Lư Huệ Tôn nhu nhược giao cả binh quyền cho Trần Thủ Độ, nghe lời Trần Thủ Độ truyền ngôi cho Công Chúa Lư Chiêu Hoàng mới 7 tuổi để đi tu . Trần Thủ Độ ép Lư Chiêu Hoàng lấy cháu ḿnh là Trần Cảnh rồi truyền ngôi cho chồng năm 1225, nhà Lư mất nghiệp kể từ đó.

 

 

NHÀ TRẦN (1225 -1400)

 

Trần Cảnh lên làm vua lúc 8 tuổi, hiệu là Trần Thái Tôn, mọi việc trong nước đều do Trần Thủ Độ quyết định. Trần Thủ Độ định lại việc việc cai trị, tổ chức một triều đ́nh có nếp, ấn định thuế má, mở mang nông nghiệp, việc binh bị cũng được đặc biệt chú trọng để tránh hiểm họa phương Bắc. Văn học đă mở mang rộng răi, Nho học, Phật giáo, Lăo giáo đều được triều đ́nh chú trọng. Nhiều nhà Nho, nhà văn nổi tiếng như Mạc Đĩnh Chi, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu ... được nhắc nhở trong thời đại này .

Năm 1257, sau khi vó ngựa đă dẫm nát Trung Hoa, biến Trung hoa thành nô lệ cho nhà Nguyên và làm rung chuyển cả Âu Châu, quân Mông Cổ quay sang bắt đầu đánh nước ta . Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đạo quân Mông Cổ bị đánh bại tan tành không c̣n manh giáp phải chạy về Tàu, đánh dấu cho lần thất bại đầu tiên của nhà Nguyên ở Việt Nam.

Năm 1284, để phục hận cho lần trước bị đánh bại, quân Mông Cổ đem 50 vạn quân do Thoát Hoan, Toa Đô, cùng Ô Mă Nhi tràn sang xâm chiếm nước ta . Trước thế giặc quá mạnh, vua Trần Nhân Tôn hội họp các Vương Hầu ở B́nh Than chia nhau ra chống giặc. Đồng thời triệu tập các bô lăo ở diện Diên Hồng để hỏi nên ḥa hay nên chiến - các bô lăo đều đồng thanh xin đánh giặc cả.

Giai đoạn đầu thế giặc mạnh như nước vỡ bờ, quân ta phải rút lui về giữ những nơi hiểm yếu . Về sau với những danh tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lăo ... và tinh thần dốc ḷng đánh giặc của toàn dân, nên Toa Đô đă bỏ xác với vô số quân Mông Cổ, c̣n Thoát Hoan và Ô Mă Nhi cùng tàn quân chạy trối chết về Tàu . 50 vạn quân Mông Cổ tan ră nhục nhă trong ṿng không đầy một năm (1284-1285). Lần thứ hai nhà Nguyên thảm hại chua cay trước dân tộc Việt khi đă mở rộng đế quốc của họ ra đến tận Âu Châu .

Để phục thù, nhà Nguyên đ́nh lại việc đánh Nhật Bản, quay sang đánh nước ta . Thuyền chiến, lương thực, khí giới, quân lính được chuẩn bị chu đáo, nhà Trần biết được điều đó cũng lo pḥng bị đối phó với giặc. Năm 1287 Thoát Hoan, Ô Mă Nhi và Phàn Tiếp dẫn 30 vạn quân cùng với 500 chiến thuyền ào ạt tràn sang nước ta lần thứ ba .

Giai đoạn đầu, giặc quá mạnh, vua tôi nhà Trần phải lánh vào Thanh Hóa để tránh mũi dùi của giặc và kêu gọi khắp nơi cầm cự với quân Nguyên. Về sau quân ta bắt được thuyền lương của giặc từ bên Tàu chuyển qua ở Vân Đồn làm cho quân Mông Cổ run sợ - để rồi một lần nữa sóng nước Bạch Đằng đă nhận ch́m vô số quân Mông Cổ và Ô Mă Nhi, Phàn Tiếp với 400 chiến thuyền bị quân ta bắt được. Trên đường chạy trốn về nước, Thóat Hoan c̣n bị Phạm Ngũ Lăo phục binh đánh cho một trận tơi bời, chạy trối chết về Tàu .

Đạo quân Mông Cổ mà vó ngựa đă từng dẫm nát lục địa Trung Hoa, xâm chiếm Nga-la-tư rộng lớn, đánh tan các đội kỵ binh Âu Châu, làm run chuyển một phần lớn vùng này, với ba lần thất bại, đă phải cúi đầu trước sức kháng cự của dân tộc Việt mà từ bỏ mộng xâm lăng nước ta, cho đến khi nhà Nguyên bị diệt bên Tàu .

Về cuối đời nhà Trần, các vua nhu nhược, triều chính không người coi sóc, binh bị sao lăng để ba lần quân Chiêm Thành đánh phá đến tận Thăng Long. Vào năm 1390, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại kéo quân sang đánh, bị Trần Khắc Chân bắn chết từ đó giặc Chiêm mới yên. Tuy nhiên nhà Trần đă suy sụp lắm rồi nên Lê Quư Ly lộng quyền âm mưu diệt trừ các thế lực của nhà Trần dần dần, cho đến năm 1400 th́ soán đoạt ngôi của Thiếu Đế. Nhà Trần mất nghiệp sau 175 năm trị v́.

 

 

NHÀ HỒ (1400-1407)

 

Lên ngôi rồi, Lê Quư Ly đổi trở lại là Hồ Quư Ly, đặt tên nước Đại Ngu, đóng đô ở Tây Đô (Thanh Hóa) Nh́n chung, nhà Hồ tuy ở ngôi có 7 năm nhưng đă làm được rất nhiều như: giảm thuế đinh, thuế điền, đặt ra thuế thuyền buôn, những quả phụ cô nhi và những người không có ruộng đất được miễn thuế. Hồ Quư Ly c̣n có sáng kiến in giấy bạc để thay cho tiền đồng, nhằm tiện việc buôn bán, làm giàu cho ngân khố. Việc học hành thi cử cũng thay đổi rất nhiều: đặt ra thêm môn thi toán pháp, dùng chữ Nôm để giảng dạy khắp trong nước và soạn thảo công văn, sớ biểu . Phật Giáo cuối đời nhà Trần suy yếu đi nhiều v́ thiếu những bậc chân tu sâu sắc . Ngoài ra nhà Hồ lại đặt ty y-tế để lo việc thuốc thang cho dân, đồng thời nhà Hồ cũng chú ư rất nhiều đến việc tổ chức binh bị để tránh hiểm họa phương Bắc. Năm 1042 nhà Hồ mang quân đánh Chiêm Thành, di dân vào khai phá Quảng Nam và Quảng Ngăi ngày nay, mở rộng bờ cơi về phương Nam.

Tuy nhiên, về sau khi quân Minh sang đánh với chiêu bài khôi phục cho nhà Trần, nhiều cựu thần c̣n tưởng nhớ tới thời vàng son của nhà Trần nên theo giặc rất đông, đồng thời quan niệm về chiến thuật của nhà Hồ sai lầm nên năm 1407, Hồ Quư Ly và con cháu thua trận bị bắt giải về Tàu, giữa đường tự tử chết, nhà Hồ mất nghiệp sau 7 năm.

 

 

NHÀ HẬU TRẦN (1409 - 1413)

 

Quân Minh sau khi đánh bại Hồ Quư Ly, âm mưu chiếm luôn nước ta . Trước dă tâm đó của quân Minh, con cháu của nhà Trần và nhiều cựu thần, anh hùng hào kiệt không muốn làm nô lệ, bất hợp tác với chúng. Do đó, quân Minh luôn luôn gặp sự chống đối của con cháu nhà Trần được sự ủng hộ của toàn dân và nhiều người tài giỏi .

Năm 1407, Trần Quỹ con thứ của vua Trần Nghệ Tôn xưng là Giản Định Đế chiêu mộ quân chống giặc Minh. Đầu năm 1409 th́ Giản Định Đế vào Thanh Hóa để phụ với Trần Quư Khoách là cháu Trần Nghệ Tôn cùng lo việc khôi phục. Được nhiều người tài giỏi giúp sức nhà Hậu Trần đánh nhau với quân Minh măi cho đến năm 1413 th́ tan vỡ, từ đó nước ta mới lệ thuộc hẳn nhà Minh bên Tàu.

 

 

NƯỚC TA THUỘC NHÀ MINH (1414 - 1427)

 

Đến năm 1414, nhà Minh chính thức cai trị nước ta, một chính sách rất chặt chẽ và khắc nghiệt về mọi phương diện. Về hành chánh phân chia nước ta ra làm nhiều cấp để cai trị, nhiều thứ thuế mới được đặt ra, bắt dân lên rừng săn ngà voi, xuống biển ṃ ngọc trai nộp cho chúng. Đồng hóa dân ta với Tàu bằng mọi cách, chỉ cho phép lưu hành Tứ Thư Ngũ Kinh của Trung Hoa mà thôi, trong khi sách vở quư giá của ta từ đời Trần trở về trước th́ chúng tóm thâu cho hết về Tàu . Chúng bắt dân ta phải thờ cúng Thần thánh của Trung hoa theo các phong tục Trung Hoa .

 

 

MƯỜI NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH (1418 - 1427):

 

 

LÊ LỢI

 

Lê Lợi là một phú nông ở làng Lam Sơn (Thanh Hóa), trước sự tàn ác dă man của quân Minh, năm 1418 Lê Lợi được nhiều người tài giúp sức đă phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh. Trong giai đoạn đầu Lê Lợi phải vất vả rất nhiều, có lần phải xin tạm ḥa với giặc, phải để cho gia đ́nh bị giặc bắt, cũng như để cho tùy tướng thân cận là Lê Lai liều ḿnh cứu khỏi ṿng vây .

Về sau, nhờ Nguyễn Trăi bày mưu ta thắng giặc nhiều trận, vây tướng Minh là Vương Thông ở Đông Đô (Hà Nội), chém Liễu Thăng ở Chi Lăng khi Liễu Thăng mang quân giải cứu Vương Thông.

Cuối cùng năm 1427, Vương Thông phải đầu hàng để kết thúc 10 năm gian khổ giành độc lập của Lê Lợi cùng toàn dân.

 

 

NHÀ HẬU LÊ (1428-1527)

 

Lê Lợi lên ngôi năm 1428 lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt đóng đô ở Thăng Long. Chia đất nước ra làm 5 đạo, đặt quan cai trị. Tại triều có quan Tả Hửu tướng quốc đứng đầu các quan, có Thượng Thư đứng đầu các bộ Lại, Lễ, Hộ, Binh, H́nh, Công. Nông nghiệp được khuyến khích, đắp đê để tránh lụt, mở thêm đồn điền, khai khẩn đất hoang, qui định thuế má rơ ràng, và định lại phép cân đo . Bộ Luật Hồng Đức ban bố vào triều vua Lê Thánh Tôn rất hoàn bị được xem như khuôn mẫu cho các luật lệ về sau này . Văn học cũng được chú trọng đặc biệt, Nho học cực thịnh. Triều đ́nh đặt ra lệ xướng danh, khắc tên vào bia đá và cho về vinh qui bái tổ những người thi đỗ tiến sĩ để khuyến khích việc học. Rất nhiều văn tài đă xuất hiện cũng như những tác phẩm văn chương giá trị được viết trong triều đại này . Tuy nhiên, Phật giáo và Lăo giáo lúc bấy giờ đang trên đà suy tàn, nhường bước cho Nho giáo đang phát triển vượt bậc.

Việc binh bị cũng được chú ư rất kỹ, các vua nhà hậu Lê nhiều lần mang quân sang chinh phạt Chiêm Thành. Trong các năm 1446, 1470 quân ta chinh phạt Chiêm Thành đánh phá đến tận kinh đô Chiêm là thành Đồ Bàn, bắt được vua Chiêm và Cung phi đem về Thăng Long. Năm 1471 vua Lê Thánh Tôn chinh phạt Chiêm rồi cho quân ở lại giữ, sau đó đưa quân vào khai khẩn mở đồn điền lập ra đất Quảng bây giờ. Từ đó, Chiêm Thành bắt đầu suy vong mở đường tiến cho các Chúa Nguyễn vào miền Nam sau này .

Ngoài ra, năm 1479 nhà Hậu Lê c̣n đánh dẹp quân Ai-lao và quân Bồn Man là xứ nằm ở phía tây Nghệ An khi hai xứ này liên kết nổi lên chống lại Đại Việt. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1504 th́ nhà Hậu Lê suy dần với Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tôn, Lê Cung Hoàng... đều là những vị vua bất tài, nhu nhược, xa xỉ, tàn bạo ... Giặc giă nổi lên khắp nơi đánh phá, triều đ́nh không dẹp được. Triều chính suy yếu, các quân chia phe cánh đánh lẫn nhau cho đến năm 1527 th́ bị Mạc Đặng Dung cướp ngôi, nhà Hậu Lê mất sau 100 năm trị v́.

 

 

NHÀ MẠC (1527-1592)

 

Mạc Đặng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê, lên làm vua hiệu là Minh Đức, vẫn giữ nguyên nề nếp cũ của nhà Lê chứ không sửa đổi ǵ cả. Tuy nhiên họ Mạc vẫn không thu phục được ḷng dân c̣n tưởng nhớ đến nhà Lê, nên rất nhiều người nổi lên chống phá.

Trong đó có Nguyễn Kim là con Nguyễn Hoằng Dụ, một cựu thần nhà Lê năm 1532, lập con vua Lê Chiêu Tôn lên làm vua tức Lê Trang Tôn rồi bắt đầu công cuộc trùng hưng nhà Hậu Lê . Ngoài ra họ Mạc c̣n gánh chịu hiểm họa xâm lăng của phương Bắc. Năm 1540 Mạc Đăng Dung phải đầu hàng, dâng đất cho nhà Minh để được băi binh & phong chức Đô Thống Sứ.

Sau cùng, Trịnh Tùng giúp nhà Lê trùng hưng bắt giết được Mạc Mậu Hợp năm 1592, nhà Mạc coi như mất ngôi\. Con cháu chạy lên Cao bằng nương nhờ thế lực nhà Minh một thời gian nữa rồi mất hẳn vào năm 1667.

 

 

NHÀ LÊ TRUNG HƯNG (1532-1778)

 

Có thể tính nhà Lê Trung Hưng bắt đầu vào năm 1532, khi Lê Trang Tôn lên ngôi. Tuy nhiên bấy giờ nhà Lê đă suy yếu lắm rồi, chỉ c̣n hư vị nh́n Trịnh Tùng xưng Chúa đất Bắc năm 1570, Nguyễn Hoàng làm Chúa miền Nam năm 1572 và nhà Mạc ở đất Cao Bằng mang quân đánh lẫn nhau gần nửa thế kỉ để rồi mất hẳn nghiệp vào năm 1778 ở đời vua Lê Chiêu Thống, khi 20 vạn quân Thanh bị đánh tan do sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống.

 

          

IV - THỜI NAM BẮC PHÂN TRANH (1572-1802)

 

TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH:

 

Ngay sau khi Nguyễn Kim chết, con Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng c̣n nhỏ, binh quyền về tay rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm th́ mầm móng chia rẻ Trịnh-Nguyễn đă phát sinh. Về sau v́ sợ Nguyễn Uông tranh quyền, Trịnh Kiểm dùng mưu giết Nguyễn Uông đi, Nguyễn Hoàng lo sợ nói với chị là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào đất Thuận Hóa phía Nam năm 1558. Tuy nhiên sau đó Nguyễn Ḥang vẫn bị Trịnh Kiểm và Trịnh Hùng gọi ra Bắc để kiềm chế lấy cớ là dẹp loạn, măi cho đến năm 1572 Nguyễn Hoàng nhân một chuyến đi dẹp loạn trốn được vào Nam, từ đó có cuộc phân tranh Trịnh-Nguyễn chính thức.

Ở Bắc, các Chúa Trịnh kể từ Trịnh Tùng lo sửa sang quan chế, giảm nhẹ h́nh phạt, cho khai mỏ, mở cảng Phố Hiến, mở mang thương mại . Mở trường vơ bị, đặt lệ thi vơ, sai người viết sử lại, khắc bảng gỗ in sách vở để không mua của Trung Hoa nữa, đánh dẹp các cuộc nổi loạn... thực quyền nằm ở Phủ Chúa, các vua Lê nối tiếp nhau chỉ có hư vị.

Ở Nam, các Chúa Nguyễn kể từ Nguyễn Hoàng tổ chức việc hành chánh, đặt thuế xuất nhập cảng, mở cảng Hội An, đặt lệ thi để chọn nhân tài, mở trường đúc súng đại bác, tập bắn... Nhưng công nghiệp quan trọng nhất của các chúa Nguyễn là mở mang bờ cơi về phương Nam. Lúc vào trấn Thuận Hoá, lănh thổ nước ta chỉ có đến B́nh Định ngày nay, sau các Chúa Nguyễn lần lượt chiếm nốt đất của Chiêm Thành và thu nhận đất Thủy Chân Lạp từ tay người Chân Lạp để lập ra miền Tây Nam phần ngày nay .

Bắt đầu từ năm 1627, hai bên mang quân đánh lẫn nhau, chiến trường thường là vùng Quảng B́nh, kéo dài 45 năm với 7 trận đánh không phân thắng bại cuối cùng năm 1672 mới giảng ḥa chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm ranh giới giữa đôi bên. Ḥa b́nh kéo dài được 100 năm, cho đến lúc anh em Tây Sơn dấy nghiệp ở đất Qui Nhơn th́ chấm dứt.

Cũng trong thời gian phân tranh này, người Âu Châu bắt đầu tiếp xúc với Việt Nam ở cả đàng trong lẫn đàng ngoài trong việc buôn bán và truyền đạo Thiên Chúa. Cuối cùng hai bên suy yếu đi v́ các Chúa chơi bời xa xỉ không lo việc nước, triều thần lộng quyền, ḷng dân không c̣n phục nữa giặc cướp nổi lên đánh phá khắp nơi, để đến năm 1777 anh em Tây Sơn dứt nghiệp Chúa ở miền Nam chỉ c̣n cháu Chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy thoát và dứt Chúa Trịnh năm 1786 ở miền Bắc.

Đồng thời vua Lê Chiêu Thống nhu nhược không tổ chức được triều chính khi anh em Tây Sơn ra Bắc diệt họ Trịnh xong rồi rút quân về miền Nam. Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu cứu nhà Thanh, họ Lê mất hẳn ngôi vào lúc đó.

Tuy nhiên, t́nh h́nh vẫn chưa ổn định được, anh em Tây Sơn bất ḥa đánh lẫn nhau, quân Thanh xâm lăng nước ta, Nguyễn Phúc Ánh đánh phá miền Nam... măi cho đến năm 1802 Gia Long mới thống nhất được đất nước.

 

 

NHÀ TÂY SƠN (1778-1802)

 

Anh em Tây Sơn : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ người làng Tây Sơn tỉnh Quy Nhơn, năm 1771 dựng cờ khởi nghĩa, quy tụ được rất nhiều người bất măn với chế độ nổi lên chống lại phía Nguyễn khi quyền thần Trương phúc Loan làm nhiều điều tàn ác, tham lam dân chúng khổ sở.

Đầu tiên anh em Tây Sơn dùng mưu lấy Quy Nhơn, rồi chẳng bao lâu đánh chiếm luôn Phú Xuân (Huế) đuổi Chúa Nguyễn cùng cháu là Nguyễn phúc Ánh chạy vào Gia Định. Nhưng sau đó họ Trịnh từ Bắc đánh vào, Chúa Nguyễn từ Nam đánh ra, Tây Sơn ở giữa phải giả hàng Chúa Trịnh để quay vào đánh Chúa Nguyễn. Từ đó Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ dùng mưu đánh lấy đất Gia Định, Chúa Nguyễn bị bắt giết, cháu là Nguyễn phúc Ánh chạy thoát năm 1777, chấm dứt nghiệp Chúa ở miền Nam.

Năm sau, năm 1778 Nguyễn Nhạc tự xưng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, lấy thành Đồ Bàn làm kinh đô, phong tặng cho Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nhân khi miền Bắc có loạn năm 1782, vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đánh chiếm đất Thuận Hóa, sau đó Nguyễn Huệ ra Bắc truyền hịch phù Lê diệt Trịnh, bắt giết được Trịnh Khải năm 1786, họ Trịnh mất hẳn từ đó.

Anh em Tây Sơn rút quân về Nam, Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tôn phong làm Nguyên Soái và gả con gái là Công chúa Lê Ngọc Hân. Sau đó vua Lê Hiển Tôn mất, Lê Chiêu Thống kế vị bất tài nhu nhược các tướng chuyên quyền, nên năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 bắt giết các tướng có ư phản, vua Lê Chiêu Thống chạy trốn t́m người trung nghĩa lo khôi phục, nhưng thế lực đă suy tàn cơ nghiệp nhà Hậu Lê từ năm này coi như chấm dứt. Về sau Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh nhưng cũng không thành công.

Cũng trong thời gian đó th́ anh em Tây Sơn bất ḥa đánh lẫn nhau, nên năm 1788 Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị mang 20 vạn quân xâm chiếm Bắc Hà th́ Nguyễn Huệ ở Phú Xuân lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc. Với những trận đánh ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa .... Hứa Thế Thành, Tôn Sĩ , Sầm Nghi Đống... bỏ xác tại trận và 20 vạn quân Thanh bị đánh tan trong ṿng 5 ngày . Tôn Sĩ Nghị chạy trốn về Tàu bỏ cả ấn tín Lê Chiêu Thống vội vă chạy theo, sống lưu vong với đám tùy tùng rồi chết ở bên đó.

Phá tan quân Thanh rồi, vua Quang Trung cải cách được nhiều việc, chuẩn bị binh lính để đánh Trung hoa, nhưng chỉ được mấy năm rồi mất sớm, truyền ngôi lại cho con là Quang Toản. Từ đó thế lực Tây Sơn suy tàn, trong khi ở miền Nam , Nguyễn-phúc-Ánh được nhiều ngươ ;øi tài giỏi giúp sức mỗi ngày mỗi mạnh lên, để đến năm 1802 th́ dứt nhà Tây Sơn thống nhất đất nước sau gần 200 năm phân chia nội chiến.

 

 

V-NHÀ NGUYỄN (1802-1945)

 

Lên ngôi năm 1802, Nguyễn phúc Ánh lấy hiệu là Gia Long, đóng đô ở Huế, đặt tên nước Việt Nam, tổ chức triều chính, mở trường học ở khắp nơi, tổ chức các khoa thi để chọn người làm quan, Nho học được chú trọng. Nhà Nguyễn cũng chăm lo tổ chức quân đội, đánh dẹp các cuộc nội loạn nhất là dưới thời Minh Mạng, Tự Đức. Về luật pháp cũng được sửa đổi ít nhiều qua bộ luật Gia Long, triều đ́nh c̣n khuyến khích mở mang nông nghiệp, đào kinh dẫn nước vào ruộng và tiện việc giao thông ở miềnTây Nam phần.

Nguyễn Trường Tộ là người tinh thông Nho học và được du học ở các quốc gia Tây phương. Khi về nước đă dâng lên vua Tự Đức những bản điều trần xin cải cách canh tân xứ sở. Nhưng triều đ́nh Huế bấy giờ chỉ là những nhà Nho thấm nhuần tư tưởng Đông phương, bảo thủ, nghi ngờ không dám bỏ cũ theo mới . Nên trước kia trong các năm 1821,1822,1835 nhiều phái đoàn Anh, Mỹ, Pháp đến xin thông thương, buôn bán đều bị từ chối; cho nên những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ cũng chịu chung số phận, các quan lại già nua tham quyền cố vị lo sợ những người mới tranh hết quyền hành, đồng thời t́nh h́nh cũng rối ren do đó dần dần những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ bị bỏ dở không thực hiện ǵ cả.

 

 

VI - CUỘC XÂM LĂNG CỦA NGƯỜI PHÁP VÀO VIỆT NAM (1858-1884)

 

Cuối thế kỷ 18, người Pháp bắt đầu ḍm ngó đến Việt Nam trong việc mở rộng thuộc địa . Năm 1858 Pháp bắt đầu xâm lăng Việt Nam, th́ 4 năm sau, năm 1862 ḥa ước Nhâm Tuất kư giữa triều đ́nh Huế (do Phan Thanh Giản đại diện) và Pháp nhường dứt cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam phần Gia-định, Định-tường, Biên-ḥa mở đầu cho những ḥa ước sau này dẫn đến việc Việt Nam rơi vào tay Pháp. Năm 1863, Phan Thanh Giản cầm đầu phái bộ sang Pháp điều đ́nh chuộc đất, nhưng bất thành. Sau khi về nước, Phan Thanh Giản được cử làm Kinh-lược-sứ ba tỉnh miền Tây Nam phần Vĩnh long, An giang, và Hà tiên để lo chống việc Pháp.

Pháp đem quân đánh, Phan Thanh Giản uống thuốc độc chết, ba tỉnh thất thủ, sáu tỉnh Nam phần rơi vào tay Pháp. Chiếm xong sáu tỉnh miền Nam Pháp lăm le đất Bắc, Nguyễn Tri Phương được cử giữ thành Hà Nội, Pháp đem quân đánh Hà nội lần thứ nhất, Nguyễn Tri Phương cùng con là pḥ mă Nguyễn Lâm chết theo thành khi thành mất.

Trước thất bại này, triều đ́nh phải kư với Pháp ḥa ước năm Giáp Tuất (1874), nhường cho Pháp sáu tỉnh Nam Phần, đổi lại Pháp trả Hà Nội cho Việt Nam. Tuy nhiên Pháp vẫn ḍm ngó đất Bắc, Hoàng Diệu được cử là Tổng Đốc Hà nội để lo đối phó với giặc Pháp. Năm 1882 Pháp mang quân đánh Hà-nội lần thứ hai, v́ có người phản bội đốt kho thuốc súng nên thành Hà-nội thất thủ, Hoàng Diệu thắt cổ chết, đất Bắc lọt vào tay Pháp lần nữa .

Giữa lúc t́nh thế rối ren, năm 1883 vua Tự Đức băng hà, triều đ́nh Huế bị xáo trộn v́ Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết trong ṿng mấy tháng phế lập liên tiếp các vua Hiệp Ḥa, Kiến Phúc, Hàm Nghi Sau khi lên ngôi, vua Hàm Nghi cùng với Tôn Thất Thuyết và các văn thân tổ chức đánh úp Pháp ở đồn Mang Cá - gần kinh thành, nhưng không thắng được. Kinh đô Huế thất thủ, Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Quảng B́nh truyền hịch Cần Vương kêu gọi các sĩ phu cùng ṭan dân đứng ra cứu nước.

Triều đ́nh Huế c̣n lại phải kư với chính phủ Pháp hoà ước Patenotre (1884) chấp nhập sự đô hộ của Pháp ở Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ là đất thuộc địa. Nhà Nguyễn mất thực quyền bắt đầu vào năm này và Việt Nam rơi vào ṿng đô hộ của thực dân Pháp kể từ đó.

 

 

Đôi điều chuyện sử và việc h́nh thành lănh thổ Việt Nam

 

March 25, 2014 at 5:35pm

 

 

Kể từ năm 1943, đă 71 năm trôi qua từ ngày nhà trí thức Hoàng Đạo Thúy kêu gọi “Trai nước Nam làm ǵ”, nối tiếp tinh thần của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… ấy vậy mà dường như mọi thứ vẫn nguyên xi như ngày xưa cũ. Ngày nay khó mà trả lời được câu hỏi đó một cách đích đáng, và lời kêu gọi của chí sĩ họ Hoàng năm xưa vẫn c̣n như nóng hổi.

 

Trai nước Nam làm ǵ th́ cũng phải nâng cao dân trí trước đă. Trong nâng cao dân trí th́ phải nâng cao nhận thức về lịch sử dân tộc ḿnh trước hết.

 

Từ trước đến nay, tôi vẫn cho rằng tư duy toán học mới là thứ cần thiết bậc nhất để phát triển mọi thứ tư duy trừu tượng c̣n lại. Có được tư duy trừu tượng (tức là tư duy trên khái niệm chứ không trên cảm giác (trực quan) nữa) tức là đă tiến tới cánh cửa của một khả năng rộng mở để nhân thức thế giới.

Tư duy toán học quan trọng, nhưng nó không phải là kỹ năng giải toán như ở nước ta học sinh vẫn đang học. Học sinh của ta có kỹ năng giải toán vào bậc nhất thế giới, nhưng tư duy toán lại không hề cao, càng lên các bậc học cao tư duy này càng thui chột so với các học sinh, sinh viên ngoại quốc.

 

Bởi v́ chúng ta quá chú trọng vào làm một người “công nhân giải toán” hay một “cỗ máy giải các bài toán thông thường”. Chết cái là càng giải toán nhanh, càng giải toán khó các em học sinh, các phụ huynh, các thầy cô giáo càng cảm thấy đắc ư, cứ làm như đó là đỉnh điểm của sự thông thái vậy.

 

Những năm tháng đi học xưa, chúng tôi cũng là nạn nhân của lối học tập này. Nào là đủ thể loại bất đẳng thức, nào là đủ thể loại nguyên hàm, tích phân, tổ hợp , chỉnh hợp… đến các trường chuyên, lớp chọn chỉ hừng hực một khí thế học nhiều, học cái “độc” học trước… để so kè hơn nhau từng phép toán, từng con tính và đố nhau những bài toán cực khó và “nó không giải được th́ ta tự hào”. Ngẫm lại qua vài chục năm cũng chẳng để làm ǵ cả.

 

Tư duy toán khác hoàn toàn với “cỗ máy giải toán”. Cỗ máy giải toán chỉ đơn giản là thứ công cụ bỏ sức ra làm thay máy, thiên về kỹ năng, kỹ xảo nhưng không chú trọng đến phát triển tư duy, không biết dùng toán để liên hệ đến các sự kiện khác, nói cách khác là BẾ TẮC trong việc ứng dụng toán vào đời sống. Có được tư duy toán, chính là có được lối suy nghĩ kiểu logic, kiểu chặt chẽ và nghiêm ngặt của toán, đó chính là đă ứng dụng toán học vào đời sống.

 

Nhưng trên hết, dân tộc ta học tập hay "nhảy cóc" và “đi tắt đón đầu”, học theo kiểu chống chế nên mất kiến thức gốc. Không rơ có phải hậu quả của nó đă nhăn tiền ở một trong những môn, như ở trên đă dẫn, tôi cho là quan trọng bậc nhất, đó là môn lịch sử không? Không học tṛ nào thèm thi lịch sử nữa (v́ nó quá chán, quá vô dụng), không ai nhận ra dù chỉ một chút xíu tầm quan trọng của lịch sử. Và cũng không ai hiểu, thiếu tất cả mọi thứ đều có thể chấp nhận, chỉ có mỗi lỗ hổng về lịch sử mới là nguy hiểm, mọi hứa hẹn, mọi lời kêu gọi, mọi cải cách, mọi cấp tiếp, mọi thứ dân chủ, văn minh mà không dựa trên một nền tảng tri thức lịch sử vững chắc th́ đều trở thành phường tuồng sáo rỗng.

 

Chính v́ quá yếu về lịch sử, nên người ta dễ nói sai. Kém về tư duy toán sẽ dẫn tới kém về logic và người ta sẽ lúng túng trong việc bắt đầu tŕnh bày một vấn đề hoặc đi vào đánh tráo khái niệm, ngụy biện hoặc căi cùn, nhưng kém về lịch sử khiến người ta nh́n nhận vấn đề sai về ngay bản chất, chỉ sai về sự việc.

Chẳng hạn, đến nay có người vẫn c̣n cả tin rằng, thế giới chỉ có hai hạng người, tốt hoặc xấu, thế giới chỉ có hai màu, hoặc đen hoặc trắng và câu chuyện chính trị có thể qui về “có đạo đức” và “vô đạo đức”.

 

Rồi nhiều người cả trẻ lẫn già của Việt Nam ta có tâm lư cho rằng dân tộc ta là một dân tộc nhỏ và lấy làm tự ti về điều đó, nhưng họ đâu biết rằng, đứng cỡ 13 thế giới về dân số không phải là dân tộc nhỏ, một ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ của khoảng 90 triệu người không phải là ngôn ngữ “nhỏ”, nếu không muốn nói là chỉ sau các thứ tiếng chính thức của Liên Hiệp Quốc, tiếng Nhật, tiếng Bồ Đào Nha… là cùng.

 

Rồi nhiều người c̣n tưởng rằng dân tộc ta là một dân tộc chỉ biết mỗi cần cù hiền lành... và muôn đời chỉ biết chống ngoại xâm. Xin thưa ngay cả điều tưởng như “rơ mười mươi” này cũng là nhầm nốt. Có một sự thật là chúng ta nhiễm quá nặng căn bệnh nhầm lẫn và ngộ nhận. Ngộ nhận về chính bản thận ḿnh và chưa bao giờ hiểu rơ về ḿnh, về cha ông ḿnh.

 

Dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác, là tập hợp của các cá thể người tạo thành một cộng đồng bị qui luật XH chi phối. Cũng như các dân tộc khác, trước kẻ thù mạnh nó biết pḥng ngự và tự vệ để cầu sống, trước đối thủ yếu nó cũng biết chinh phục, thôn tính và nuốt chửng. Nhiều đời, dân tộc Việt Nam chỉ biết nhắc tới mỗi Trung Hoa ở phía Bắc để mà lo sợ và tự ti đến mức giấu luôn cả cái bản năng thông thường của ḿnh và cũng quên luôn quá tŕnh vừa tự vệ, vừa mở mang bờ cơi của ḿnh để có được một nước Việt Nam trải dài như hôm nay.

 

Không có dân tộc nào thoát khỏi cái ṿng tranh đấu đó cả, cũng không có dân tộc nào “cao thượng” hơn dân tộc nào, chỉ có qua rèn luyện mà trở thành các dân tộc có tŕnh độ văn minh khác nhau mà thôi.

Chính v́ dân tộc Việt Nam không chịu nghiên cứu ḿnh trước tiên, và cũng chẳng nghiên cứu các dân tộc khác cho tới nơi tới chốn, trong khi các thế hệ người Việt thiếu trách nhiệm với tổ tiên nên mới không hiểu về gốc gác của ḿnh, tưởng rằng trên thế giới này chỉ mỗi dân tộc ra là “hiền ḥa” là “yêu ḥa b́nh” và luôn miệng đả kích các dân tộc khác là “hiếu chiến” là “phá vỡ ḥa b́nh thế giới”…

 

Người Đức và người Nhật là những thứ người mà cá nhân tôi rất khâm phục, rất lấy làm ngưỡng mộ. Thế nhưng không thể chối được, họ cũng đồng nghĩa với các dân tộc luôn có  tư tưởng tự tôn rất cao, tư tưởng dân tộc cao (đến mức có thể lúc nào đó sẽ thành cực đoan) và cả tư tưởng của kẻ bành trướng. Và họ đă mấy lần định bành trướng mà không thành. Ngày nay không phải họ biết “yêu thương” hơn như nhiều người lầm tưởng, mà đơn giản họ tinh ranh hơn, biết rằng nếu dung cây súng th́ họ không là ǵ cả, mà họ bành trướng bằng ngoại giao, kinh tế và chính trị.

 

Chỉ có dân ta may ra mới có thể yêu dân ta chứ không có ông Tây, ông Nhật, ông Tàu nào có thể yêu dân ta hơn cả, nguyên tắc đơn giản nhất là người ta sẽ phải yêu chính đồng bào của họ trước, người ta phải yêu chính những người gần nhất với họ rồi mới tới xa dần.

 

Cho nên chính người Việt c̣n diệt nhau, thậm chí c̣n trông chờ vào Tây để mà đá nhau th́ nói ǵ đến chuyện khác. Người Việt tự thua ngay từ ṿng gửi xe.

 

Gần đây c̣n rộ lên phong trào “bài trừ Tàu” đến mức mù quáng và cuồng tín. Không hài ḷng với những chính sách của chính quyền Trung Quốc, người ta vận động hàng loạt các phong trào “bài Tàu” một cách ngây thơ như trẻ con giận nhau (ứ thèm). Càng bài Tàu theo kiểu cực đoan càng chứng tỏ tâm lư sợ Tàu, sợ đến mức không dám ngang nhiên tự tin gọi tên nước họ, không dám, chấp nhận hàng hóa họ, không dám thừa nhận sự giao thoa trong văn hóa với họ… và rất dễ đi vào ṿng trầm cảm của luẩn quẩn.

 

Vấn đề của chúng ta là không được giấu diếm, đặc biệt là giấu diếm về chính ḿnh. Một số người Việt có điểm yếu là ngộ nhận nhiều về ḿnh, ngộ nhận nhưng lại tự ti và lư do tất nhiên là không hiểu rơ lịch sử…

 

Thậm chí ngày 19 tháng 9 năm 1941, trong “Tri Tân Tạp Chí” số 15 có bài “Việt-Nam xưa đă thôn tính mấy nước”, của tác giả Trần Huy Bá. Tôi không dám chắc nhưng đoán rằng có lẽ đây là bài báo đầu tiên bằng chữ Quốc Ngữ được đăng một cách thẳng thắng (mặc dù dùng từ hơi mạnh) về vấn đề Nam tiến của dân tộc Việt. Để thấy rằng, rơ rang quá tŕnh chống ngoại xâm phương Bắc của dân tộc này th́ ai cùng biết nhưng quá tŕnh mở cơi xuống phía Nam th́ gần như rất ít người thèm biết tới, mặc dù nó là phần vô cùng quan trọng của lịch sử h́nh thành tổ quốc Việt Nam ngày nay.

 

Nhân câu chuyện này, tôi xin trích 2 đoạn trong một bài tôi đă viết trước đây “Sợ Tàu” và đặt tên thành “Đôi điều chuyện sử nước Nam”, để thấy được sự h́nh thành lănh thổ và quá tŕnh "Nam tiến" của dân tộc Việt Nam ta diễn ra dữ dội như thế nào.

 

1. Vài nét về Văn Lang, Tây Âu và sự kiện nhà Triệu

 

Nước ta và nước Tàu từ xưa đến nay có một lịch sử song hành đầy kịch tính và tranh đấu. Chưa có được một thế kỷ nào b́nh yên, không đánh lớn th́ đánh nhỏ, không chiếm đóng th́ tháo chạy, không tổng lực th́ xung đột, trong ḥa b́nh vẫn có tranh đấu ngoại giao, trong yên b́nh vẫn có mầm băo tố.

 

Cổ sử với rất nhiều khái niệm chưa được phân biệt rơ về dân tộc cũng như địa lư khiến cho các cuốn sử Việt như “Đại Việt sử lược”, “Đại Việt sử kư toàn thư”, “Khâm định Việt sử thông cương giám mục”, “Việt sử tiêu án”… (tất nhiên tính cả “An Nam chí lược” của Lê Tắc) đều ghi nhận sự phức tạp của việc giao thoa Việt – Hán. Ngay cả khái niệm “Việt”, “thuần Việt” đă là một khái niệm hết sức mơ hồ. Người Việt nào? Cho nên trong các sách vở, văn bản, tài liệu... viết mới, nếu như không chịu sự chi phối của nguyên tác… th́ chúng tôi đề nghị nên dùng cụm từ “Việt Nam” để thay cho từ “Việt” (người Việt, nước Việt, dân Việt, tinh thần Việt, phong tục Việt…) và Nam (nước Nam, dân Nam… ) để nhằm chỉ rơ ràng tính chất xác định tập hợp dân tộc Việt có liên quan trực tiếp tới lănh thổ Việt Nam một cách tương đối.

 

Tức là nếu không v́ các lư do nghệ thuật, hạn chế câu chữ, vần điệu (trong sáng tác) th́ hăy nói “tinh thần Việt Nam”, “văn hóa Việt Nam” sẽ rơ nghĩa hơn là nói “tinh thần Việt”, “tinh hoa Việt”, “văn hóa Việt” hay “nước Nam”… Nguyên nhân th́ do rất nhiều, trong nó nổi bật là khái niệm “Việt” vốn không phải để chỉ dân tộc Việt (Nam) trong lănh thổ Việt Nam hiện nay, mà có cả một bộ phận khá lớn các dân tộc thiểu số của Trung Quốc (phía nam sông Dương Tử, ở khu vực hồ Động Đ́nh)… chưa kể sự biến đổi về địa giới. Chẳng hạn: theo cổ sử (Đại Việt sử kư toàn thư, Ngô Sĩ Liên) và truyền thuyết, thời Hồng Bàng với nước Xích Quỉ của Kinh Dương Vương kéo dài từ nước Hồ Tôn (Chiêm Thành, Chăm Pa) tức là (khoảng) giáp vùng Quảng B́nh, tới tận phía nam sông Dương Tử và bao gồm cả hồ Động Đ́nh. Nước Xích Quỉ này lănh thổ phần phía nam ngắn hơn hiện nay nhưng phần phía bắc lại tràn qua cả một phần lănh thổ Trung Quốc hiện nay.

 

Kinh Dương Vương mới lấy Thần Long là con gái của vua Động Đ́nh, rồi sinh ra Lạc Long Quân. Như vậy hoàn toàn có thể coi cha đẻ của dân Bách Việt (và cả dân Việt trong Việt Nam, tùy cách dân gian quan niệm) là Lạc Long Quân, thông qua truyền thuyết trăm trứng (chứ không phải vua Hùng là cha đẻ dân tộc Việt).

 

Lạc Long Quân mới lấy nàng Âu Cơ, sinh ra vua Hùng. Vua Hùng mới nối ngôi 18 đời (tính một cách ước lệ). Sau đó Vua Hùng bị An Dương Vương đánh bại và thôn tính lănh thổ. An Dương Vương Thục Phán lại bị Triệu Đà (tướng của nhà Tần) thôn tính. Khi nhà Tần có biến, Triệu Đà mới ly khai dần, thực hiện chính sách "hoà tập Bách Việt" rồi tổ chức di dân từ Hoa Hạ xuống phương Nam để thực hiện việc ḥa lẫn người Hoa Hạ và người Lĩnh Nam (Lĩnh Nam chứ không phải là Việt Nam hiện nay)…

 

Cùng với sự biên đổi triều đại, biến đổi địa lư đó. Cộng đồng người Việt (chúng ta) cùng với các cộng đồng người Việt khác (ở phía nam Trung Quốc ngày nay) đă có những giai đoạn pha trộn, giao thoa đồng thời giao thoa văn hóa với cả những người Hoa Hạ từ phương bắc bị cưỡng chế di cư tới.

 

Nói như vậy thật là cưỡi ngựa xem hoa, nhưng ít ra cũng định h́nh được rằng, lịch sử và địa lư biến đổi thật phức tạp, các chủng người, giống người chạy qua chạy lại trong ḍng chao đảo của lịch sử, va chạm với các giống khác, dân tộc khác, đă thế khái niệm Việt c̣n mang biết bao nhiêu nghĩa cả rộng lẫn hẹp.

 

Tuy nhiên, bất kể một sự việc ǵ cũng cần phải có sự phân định rơ ràng để chuẩn hóa nó:

 

- Hiện nay, nhà nước Văn Lang được coi một cách khá thống nhất là nhà nước đầu tiên của Việt Nam do các Vua Hùng dựng lên. Theo các tài liệu cổ và “Lĩnh Nam Chích Quái” phần “Hồng Bàng thị truyện” th́ lănh thổ của nước này cũng rất lớn, không kém ǵ nước Xích Quỉ (kéo dài từ Hồ Tôn ở phía nam tới Động Đ́nh ở phía bắc). C̣n một vài nghiên cứu về sau th́ giả thiết lănh thổ nó nhỏ hơn, chỉ gồm lănh thổ Bắc Bộ hiện nay kéo dài tới Hà Tĩnh.

- Dân sống trên lănh thổ cũ của nước Xích Quỉ, gọi một cách tương đối là Bách Việt. Nhà Hán không thể kiểm soát nổi phía nam sông Trường Giang đổ xuống, mới gom lại thành khái niệm Bách Việt rất chung chung. Tuy nhiên trong Bách Việt (trăm tộc Việt) bao gồm nhiều các dân tộc Việt khác nhau (1).

- Lạc Việt được xác định là tương ứng với người Kinh của nước ta. Tuy nhiên lịch sử của nó cũng rất phức tạp. Tộc này từng sống trên lănh thổ từ Bắc Việt Nam lẫn Tây Nam và Đông Nam (Quảng Đông, Quảng Tây) Trung Quốc, sau này sinh ra dân tộc Kinh, (và có nhiều thuyết c̣n cho là) cả tộc Mường hay thậm chí cả tộc người Tráng ở Trung Quốc.

 

Truyền thuyết có nhắc tới tổ của người Lạc Việt bắt nguồn từ vùng Động Đ́nh Hồ rồi sau đó theo quá tŕnh “Nam tiến” của ḍng chảy mới tràn tới tận miền Bắc Trung bộ của Việt Nam. Lănh thổ này trùng với lănh thổ của Xích Quỉ và Văn Lang. Vua Hùng là Vua đầu tiên của Việt Nam ta, chính là dựa vào bộ lạc Lạc Việt này. Ông thu phục các thủ lĩnh bộ lạc khác nhau để tạo ra liên minh, tự đặt nước là Văn Lang.

 

Thế nhưng trong Bách Việt ở phần Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc, chếch về phía Tây có một bộ lạc rất lớn là Âu Việt (hay c̣n gọi là Tây Âu) gồm các bộ tộc miền núi sinh sống ở tỉnh Cao Bằng và phía tây Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay (2). Thủ lĩnh của bộ lạc này là Thục Phán vốn thường liên minh với Lạc Việt của Hùng Vương để chống sự xâm chiếm của các chính quyền Trung Quốc từ phía bắc sông Dương Tử tràn xuống. Theo Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kư toàn thư th́ sau này Thục Phán diệt được nhà nước của Vua Hùng, sáp nhập tất cả dân tộc Tây Âu và Lạc Việt lại, lập ra một quốc gia mạnh hơn. Đó là nước Âu Lạc, vua xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.

 

- Nhà Tần kịp lúc thống nhất Trung Quốc, phái Triệu Đà đem quân sang tấn công và đánh bại An Dương Vương. Sau này Triệu Đà tự lập ra nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung, hiện nay là một quận thuộc Quảng Châu, Trung Quốc. Vua Nam Việt đầu tiên là Triệu Vũ Vương.

 

Đến đây, bắt đầu nổ ra tranh căi về việc: Nhà Triêu và nước Nam Việt có được coi là triều đại thứ 3 trong lịch sử Việt Nam hay không? Cuộc tranh luận và căi vă này diễn ra dài lâu và không có hồi kết. Có hai tư tưởng đối lập nhau. Một là xác định nhà Triệu vẫn là triều đại của Việt Nam, sau khi nước Nam Việt bị tiêu vong mới bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc, bởi v́ Triệu Đà chỉ sáp nhập các bộ lạc Bách Việt lại với nhau (Âu Lạc của Thục Phán, Nam Việt) mà sau đó lại bị Việt hóa, ông ta dựa vào dân Bách Việt để li khai khỏi chính quyền nhà Tần, lập một nước Việt riêng trên lănh thổ người Bách Việt cũ. Như vậy họ xác định Triệu Đà đă thay thế ngôi của Thục Phán làm vua của một quốc gia Bách Việt và không chịu chi phối của chính quyền người Hán (nhà Tần) nữa, đă đoạn tuyệt hoàn toàn với nhà Tần.

 

Quan điểm thứ hai là, cho rằng Triệu Đà đă là xâm lược, là tướng của nhà Tần, Triệu Đà tuy li khai khỏi nhà Tần nhưng v́ lí do chính trị, cục bộ chứ không công nhận nhà Triệu là một triều đại tồn tại trong lịch sử Việt Nam, mặt khác Triệu Đà không phải người Việt, không phải là thủ lĩnh của một bộ lạc trong số bộ lạc Việt đang tồn tại từ trước trên đất Bách Việt mà chỉ là kẻ cưỡng chiếm ngôi của vua Bách Việt (có tính chất xâm lược của dân ngoài Bách Việt chứ không được tính là chuyện nội bộ, chuyện nội chiến của dân Bách Việt). Cho nên, bắt đầu từ Triệu Đà người ta xác định là đă bắt đầu ngh́n năm bắc thuộc của lịch sử, kéo dài cho tới tận Ngô Quyền.

 

Về quan điểm 1, tiêu biểu là các bộ sử và học giả nổi tiếng như trong “Đại Việt sử kư” (Lê Văn Hưu), và sau này có “Đại Việt sử kư toàn thư” (Ngô Sĩ Liên), “B́nh Ngô Đại Cáo” (Nguyễn Trăi ) (3), “An Nam chí lược” (Lê Tắc), “Việt Nam sử lược” (Trần Trọng Kim).

 

Quan điểm 2 cũng có những cái tên tiếng tăm như “Việt sử tiêu án” (Ngô Th́ Sĩ), “Lịch sử cổ đại Việt Nam” (Đào Duy Anh), và các sách giáo khoa đương đại tại Việt Nam.

 

- Chuyện quan điểm đáng ra là cuộc tranh luận khoa học, nhưng do tính khó phân định của lịch sử (cũng như các vấn đề XH) cho nên dần dần chúng ta sẽ ngả theo quan điểm chính trị, học giả này với quan điểm chính trị này sẽ nhận định khác với học giả khác ở quan điểm chính trị khác mà đôi khi không cần quan tâm đến khía cạnh lư luận trong đó nữa.

 

Hiện tại, ở Việt Nam, quan điểm 2 đang được thống nhất, sử dụng và phổ biến. Đây được coi là quan điểm chính thống, quan điểm 1 chỉ là quan điểm để phản biện và nghiên cứu.

 

- Chúng tôi chỉ có trách nhiệm đứng khách quan để cung cấp thông tin và không đứng ở ngôi chủ quan để phán xét. Tuy nhiên có một kết luận sau, để phục vụ cho phần tiếp theo: sự tranh đấu, va chạm và giao thoa giữa Việt Nam, Trung Quốc là cực kỳ lâu dài, phức tạp, không chỉ đời xưa, đời nay mà thậm chí cả đời sau vẫn thế. Đó là qui luật chính trị từ mấy ngàn năm không đổi.

 

 

2. Quan hệ nước Ta với các nước phía Nam th́ sao?

Dễ nhận thấy rằng, xét đơn giản về tâm lư cai trị của các vua chúa Việt Nam. Việc “bắc phạt” là chuyện không tưởng do Trung Hoa quá mạnh, cho nên tất yếu sẽ phải nghĩ tới chuyện “nam tiến”, mặt khác phía đông là biển, phía tây là đồi núi thưa dân cư lại lam sơn chướng khí, chỉ có phía nam là khí hậu ấm áp, màu mỡ… tất cả những điều kiện đó tất yếu dẫn tới sự di chuyển của dân cư cũng như mang theo cả quyền lực của các chế độ phong kiến xuống phương Nam.

 

Quá tŕnh “nam tiến” này được ghi lại trong lịch sử bằng các sự kiện mở mang bờ cơi về phía nam, các triều đại Việt Nam đă tiêu diệt các quốc gia tại đó và sáp nhập vào lănh thổ của ḿnh.

 

Muốn mở rộng lănh thổ, trước hết phải tự ḿnh là một nước độc lập đúng nghĩa đă. Sau khi chấm dứt thời kỳ “bắc thuộc”. Các triểu đại từ Lư, Trần đến Lê, Nguyễn đều không ngừng t́m cách nới rộng lănh thổ xuống phía nam, tùy thời tùy lúc mà dùng ngoại giao hoặc dùng vũ lực. Tuy nhiên trong quá tŕnh đó, một số khu vực vùng Tây Bắc của nước ta do các tộc trưởng dân tộc thiểu số cầm đầu cũng dần dần bị sáp nhập vào lănh thổ Việt Nam chứ không riêng “nam tiến”.

 

Như đă biết, ban đầu lănh thổ của Đại Cồ Việt của nhà Lư chỉ tới Bắc Trung Bộ. Điểm qua các quốc gia đă từng tồn tại ở phía nam của biên giới Đại Việt, như sau:

 

Chăm Pa (192 - 1832) ở miền Trung, Phù Nam (1 - 630) ở miền Nam, Thủy Chân Lạp (717 - 877 ở miền Nam, Vương quốc Sedang (1888 - 1890) ở Tây Nguyên, Tiểu quốc Bồn Man (1369 - 1478) ở vùng phía tây Bắc Trung Bộ và Tây Bắc, Tiểu quốc Jarai ở vùng bắc Tây Nguyên, Tiểu quốc Adham ở vùng trung Tây Nguyên, Tiểu quốc Mạ ở vùng nam Tây Nguyên… các quốc gia này v́ nhiều lư do khác nhau, trong đó có cả tự tiêu diệt, thôn tính lẫn nhau nhưng cuối cùng phần lănh thổ của họ cùng với Chiêm Thành (hay Chăm Pa) đều bị sáp nhập cả vào Đại Việt.

 

C̣n ở vùng núi phía Bắc, Theo “Đại Việt sử kư toàn thư”, nhân thủ lĩnh người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem quân vào cướp châu B́nh Lâm, bị nhà Lư đánh cho đại bại, Vua Lư Thái Tổ sáp nhập luôn vùng đất mà ngày nay là Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái rồi sáp nhập vùng đất của người Thái thuộc tỉnh Sơn La ngày nay vào lănh thổ Đại Cồ Việt của ḿnh. Như vậy chiến lược của các triều đại Việt Nam rất rơ nét, sau khi nhanh chóng tiêu diệt hết các thủ lĩnh dân tộc th́ yên ổn mạn bắc để bảo vệ biên giới và t́m cơ hội để tiến đánh các quốc gia phía nam rộng lớn và có lực lượng hùng hậu hơn.

 

Vua Lư Thái Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành (1069), bắt được vua Chiêm là Chế Củ, Chế Củ phải dùng ba châu Địa Lư, Ma Linh, Bố Chính (Quảng B́nh, bắc Quảng Trị ngày nay) để chuộc mạng.

Đến năm 1306, vùa Trần thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, cho công chúa Huyền Trân (4) lấy vua Chiêm Thành là Chế Mân và được Chế Mân dâng thêm châu Ô, châu Lư để làm quà sính lễ (nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày nay). Như vậy, trong ṿng có hơn 200 năm mà Đại Việt đă sáp nhập được một vùng đất khá lớn của Chiêm Thành, đồng thời khiến cho Chiêm Thành thu hẹp đáng kể.

 

Tiếp đến nhà Hồ, Hồ Hán Thương đem đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành (1402), đại thắng chiếm đất Chiêm Động, Cổ Lũy (thuộc huyện Thăng B́nh, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên Quảng Nam, B́nh Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Quảng Ngăi ngày nay).

 

Đến đời vua Lê Thánh Tông. Năm 1471 vua đi đánh Chiêm Thành, thậm chí quân Đại Việt chiếm được cả kinh đô của đối phương là thành Chà Bàn. Chiến dịch đại thắng này đă bắt hơn 3 vạn quân Chiêm, chém hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống vua Chiêm là Trà Toàn. Đại Việt quá mạnh so với một Chiêm Thành mong manh ngày càng yếu đuối và luôn bị mất đất cầu ḥa.

 

Vua sáp nhập thêm đất của Chiêm Thành, đặt ra thừa tuyên Quảng nam và vệ Thăng Hoa (Quảng Ngăi, B́nh Định). Sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man của người Thái, năm 1478, sáp nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt. Do sau này nước ta và Lào đều bị thuộc Pháp nên để tiện quản lư, Pháp cắt trả lại huyện Xiêng Kho cùng toàn bộ phần đất tỉnh Hủa Phăn (phủ Trấn Biên và Trấn Man) về cho Lào.

 

“Tri Tân Tạp Chí” số 15, 19 tháng 9 năm 1941, đă từng đăng bài “Việt-Nam xưa đă thôn tính mấy nước”, của tác giả Trần Huy Bá (5), trong đó viện dẫn sách “Đại Minh nhất thống chí" và “Việt Nam tập lược” có nhắc tới nước một số cái tên như nước Qua Hạ (vào khoảng B́nh Thuận, Biên Ḥa, Bà Rịa), nước Tam Phật Tề (vào khoảng Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre), nước Măn Thích Da (vào khoảng Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc). Các nước nằm ở phía nam sau này bị chúa Nguyễn thôn tính.

 

 

Lănh thổ thời Trịnh – Nguyễn

 

Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Chiêm Thành giáp biên giới với Chúa Nguyễn. Tuy chúa Nguyễn không thể tấn công được Chúa Trịnh ngoài Bắc nhưng lại dễ dàng o ép Chiêm Thành ở phía nam. Chiêm Thành thua Chúa Nguyễn ở phía bắc nhưng lại không đủ lực “nam tiến” để mở rộng lănh thổ (Chiêm Thành chỉ c̣n vỏn vẹn lănh thổ tương đương vị trí ba tỉnh hiện nay là Khánh Ḥa, Phan Rang và B́nh Thuận). Từ khi chúa Nguyễn đối đầu với chúa Trịnh, chúa Nguyễn càng có khao khát mở rộng bờ cơi về phương Nam trù phú để tạo thế mạnh với chúa Trịnh ở Bắc Hà, cho nên chúa Nguyễn không ngừng tiến hành thôn tính các vùng đất ở phía nam biên giới của ḿnh và thu được những chiến tích hết sức vang dội.

 

Đến năm 1758, lănh thổ của các chúa Nguyễn đă kéo dài tới tận Sài G̣n.

 

Cùng với việc mở rộng lănh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các ḥn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711 (Theo Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn).

 

Năm 1816, Nguyễn Ánh cho cắm cờ chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại Nam nhất thống toàn đồ (Phan Huy Chú, 1838) thể hiện địa danh Vạn Lí Trường Sa và địa danh Hoàng Sa là bộ phận của lănh thổ nước Đại Nam, bản đồ này đă vẽ cả hai vào chung một quần thể đảo. Phủ biên tạp lục (Lê Quư Đôn, 1776) chỉ ra Băi Cát Vàng thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngăi. Đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa ngày nay. Sau này, Pháp đă thay Nhà Nguyễn thực hiện chủ quyền trên các quần đảo này (7).

 

Năm 1832, vua Minh Mạng lập ra Ninh Thuận phủ. Từ năm 1830-1834, vua Minh Mạng cho sáp nhập các vùng đất của các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên, ngày nay thuộc Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

 

Năm 1887, sau hiệp ước Pháp-Thanh, các vùng đất ngày nay là Lai Châu, Điện Biên được trao cho Việt Nam.

 

Lịch sử Việt Nam mà diễn giải ra th́ cũng mất cả ngh́n trang sách, không thể viện dẫn và tra cứu nhiều tư liệu. Trong khuôn khổ bài viết, tuy không thể nói quá sâu, chúng tôi đă chọn lọc, tổng hợp lại tất cả những điểm coi là cốt yếu nhất của tiến tŕnh phát triển lănh thổ Việt Nam cho tới thời nhà Nguyễn.

Lănh thổ Việt Nam được h́nh thành và hoàn thiện đại khái là như vậy.

 

Quá tŕnh Nam Tiến thời phong kiến Việt Nam là quá tŕnh chiến đấu mở rộng bờ cơi vô cùng lâu dài và khốc liệt của dân tộc Việt. Chúng ta nhất định cần nắm rơ và trong mọi t́nh huống, luôn phải tự hào rằng trong bể dâu của chọn lọc tự nhiên, của lịch sử, dân tộc Việt Nam đă không những không bị đồng hóa mà c̣n đồng hóa các dân tộc khác và mở rộng được bờ cơi của ḿnh như ngày nay đang có.

 

 

Gửi tới các bạn bài thơ "Nhớ Bắc" của Huỳnh Văn Nghệ

 

Ai về xứ Bắc ta đi với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gươm đi mở cơi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

 

Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!

Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ

Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.

 

Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ

Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn

Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ

Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng

 

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

Chinh Nam say bước quá xa miền

Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm

Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên.

 

(Ai đi về Bắc xin thăm hỏi

Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa

Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi

Bao giờ mang trả kiếm dân ta)

 

(chiến khu D, 1946)

------

 

Tiểu Phi

 

[1] Bách Việt có Ư Việt, Dương Việt, Mân Việt, Nam Việt, Đông Việt, Sơn Việt, Lạc Việt, Âu Việt (Tây Âu).

[2] Dân tộc này được xem là tổ tiên của người Tày, người Nùng và người dân tộc Choang (Quảng Tây).

[3] Trong “Bính Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trăi Viết “…Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương...” tuy nhiên trong các bản dịch hiện nay, để tránh sự xuất hiện của nhà Triệu, nhiều tài liệu dịch đă cố ư bỏ chữ Triệu ra khỏi nguyên tác của Nguyễn Trăi.

[4] Dân gian có câu “tiếc” cho thân phận Trần Huyền Trân như sau:

Tiếc thay cây quế giữa rừng

Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo

Nhiều thuyết nói rằng công chúa Huyền Trân vốn yêu tướng quân Trần Khắc Chung. “Đại Việt Sử Kư Toàn Thư” cũng ghi nhận, do Chế Mân chết nên người Chiêm định hỏa thiêu công chúa theo, vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung bí mật đem người sang để cướp công chúa từ Chiêm về (lúc này công chúa đă sinh hoàng tử Chế Đa Đa cho Chiêm Thành), trên đường về (đường biển) th́ hai người đă tư thông ân ái.

[5] Tác giả dùng tên các địa danh tên tỉnh cũ (thời điểm 1941), giờ đă có sự thay đổi

[6] Nhà Nguyễn buộc phải kư Ḥa ước Giáp Thân (1884) với Pháp chia Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đ́nh nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát. Sau đó Pháp đă đại diện cho Việt Nam đă thi hành chủ quyền trên cả hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa.

 

Lịch sử tên nước Việt

 

 

Theo ḍng lịch sử, nước Việt Nam đă mang nhiều Quốc hiệu :

Vào niên đại vua Kinh Dương, năm 2879 TCN., với quốc hiệu Xích Quỷ, địa bàn quốc gia rộng lớn, phía bắc tới sông Dương tử (cả vùng hồ Động Đ́nh), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái B́nh Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, thuộc nước Tàu ngày nay). Về sau do sự lấn áp vơ dơng của du mục Hoa tộc, Việt tộc lui dần về địa bàn gốc. Đánh dấu bằng các niên đại vua Hùng với tên nước là Văn Lang. Năm chót của niên đại này là năm 257 tr.D.L.

 

Văn Lang (2879 - 258 TCN) : Thuộc về đời Hồng Bàng

Đầu thời kỳ đồ đồng, những bô lạc người Việt sống ở miền Bắc và phía Bắc trung tâm Việt Nam. Tính ra có khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng cao nguyên mièn Bắc và miền châu thổ sông Hồng Hà, hơn 12 nhóm Âu Việt sống nơi miền Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, pḥng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... Họ có khuynh hướng gom tụ lại thành một nhóm to lớn hơn. Trong số những bộ lạc Lạc Việt, Văn Lang là mạnh nhất.

Những bộ lạc Lạc Việt được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người cầm đầu tự xưng là Hùng Vương.

 

Trong thời kỳ đô hộ bởi Chế độ phong kiến phương Bắc, nước Việt Nam bị chia cắt nhiều và mang tên như là những quận huyện của nhà nước cai trị đương thời :

Năm 221 trước CN, Tần Thủy Hoàng, vua Trung Hoa, xâm chiếm lănh thổ Việt. Nhà Tần lược định phía Nam và gọi là Tượng quận (246 -206 TCN).

 

Âu Lạc (257 - 207 TCN) :

Đời nhà Thục An Dương Vương Âu Việt đă đuổi được Trung hoa và lấy tên Âu Lạc (năm 208 trước CN).

 

- Nhà Hán lật đổ nhà Triệu và chia Tượng quận ra thành 3 quận nhỏ :

Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (202 TCN - 220).

 

- Cuối nhà Đông Hán trị v́ ở Trung Quốc, vua Hiến Đế đổi quận Giao Chỉ thành Giao Châu.

Nhưng sau đó bị Trung Hoa xâm lấn trong suốt 700 năm.

 

 

Mùa Xuân 542, Lư Bi xua đuổi được quân Tàu và tự xưng vua nước Vạn Xuân nhưng không bao lâu lại bị quân Tàu chiếm trở lại từ năm 602 cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng trận Bạch Đằng năm 938 và chấm dứt sự đô hộ của người Tàu.

 

- Sau đến nhà Đường:

Nước Việt Nam lại mang tên mới là An Nam đô hộ phủ (618 - 907)

 

Đại Cồ Việt :

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh thắng Thập nhị Tướng Quân và thống nhất lănh thổ, ông xưng Vương và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Tên này giữ nguyên dưới triều đại nhà Đinh (869-979), Lê (980-1009) và cho đến đầu triều đại nhà Lư (1010-1053).

 

Đại Việt :

 Năm 1054, vua Lư Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. Tên này được giữ cho đến đời nhà Trần.

 

Đại Ngu

 

Năm 1400, Hồ Quư Ly cướp ngôi vua Trần và đổi quốc hiệu là Đại Ngu (nghĩa là ḥa b́nh). Tên này được dùng cho đến khi quân Minh xâm chiếm nước Đại Ngu và thắng họ Hồ năm 1407.

 

Sau 10 năm kháng cự với quân Minh đang xâm chiếm nước ta (1418-1427), Lê Lợi đại thắng quân Minh. Năm 1428 ông lên ngôi và lấy trở lại tên cũ là Đại Việt. Tên này tồn tại trong suốt triều đại nhà Lê (1428-1787) và nhà Tây Sơn (1788-1810).

 

An Nam quốc :

Nhà Tống công nhận một quốc gia độc lập, dưới triều vua Lư Anh Tông

 

Việt Nam (1802) :

Thời vua Gia Long thống nhất cả hai miền Nam Bắc, lấy quốc hiệu là Việt Nam từ chữ An Nam và Việt Thường

 

Đại Nam :

Trong triều đại Minh Mạng (1820-1840) tên nước lại được đổi là Đại Nam nhưng cái tên Việt Nam vẫn tồn tại rộng răi khắp nơi trong văn chương, kinh tế và xă hội

http://vietsciences2.free.fr/lichsu/lichsutennuocviet.htm

 

LỊCH SỬ MỞ RỘNG LĂNH THỔ CHA ÔNG (P1)Sử học vui February 24, 2016  No Comments  Lê Anh

LỊCH SỬ MỞ RỘNG LĂNH THỔ CHA ÔNG

 

Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dă sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Rồi Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân. Rồi Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh một lần 100 người con trai. Rồi một ngày đẹp trời nói với quốc mẫu Âu Cơ rằng : Nàng ơi, Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Rồi từ đó, chàng và nang bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển và, phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua, rồi bla..bla.

 

Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng. Để tiện việc trao đổi buôn bán, pḥng chống lụt lội, chống lại kẻ thù… những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương. Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN.

 

(Thực ra Chữ “lạc” và chữ “hùng” trong “Hùng Vương” thực ra chỉ là hai phiên âm Hán của cùng một khái niệm Việt: “lạc điền” là ruộng nước, dân Lạc Việt là dân biết trồng lúa nước, “lạc tướng” là các tướng của dân Lạc Việt; nhưng khi phiên âm lại bằng tiếng Hán, chữ “Hùng” có ư nghĩa mạnh và đẹp hơn, nên Lạc Vương (vua của dân Lạc Việt) được đổi thành Hùng Vương). Tóm lại là tổ tiên của chúng ta là những người trồng lúa nước (thuộc loại đầu tiên ở ĐNÁ) và người Tàu không mua bản quyền mà mang về – ḿnh có thể tự hào là Tàu nhập khẩu công nghệ trồng lúa nước của nước ta, thế nên bây giờ Tàu không thể nào “sánh” với nước ta về lượng gạo xuất khẩu. hehe

 

Văn Lang, được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam, có kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Lănh thổ gồm Bắc Bộ và ba tỉnhThanh Hóa, Nghệ An bây giờ.

 

Để tóm lược niên biểu lịch sử nước ta, khổ chủ nhào nặn thành vài ḍng này cho dễ h́nh dung

Hồng Bàng → Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40) →Bắc thuộc lần II (43 – 541) →Tiền Lư và Triệu Việt Vương (541 – 602) → Bắc thuộc lần III (602 – 905) →Tự chủ (905 – 938) →Nhà Ngô (938 – 967) →Nhà Đinh (968 – 980) →Nhà Tiền Lê (980 – 1009) →Nhà Lư (1009 – 1225) → Nhà Trần (1225 – 1400) →Nhà Hồ (1400 – 1407) →Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427) →Lê sơ (1428 – 1527) →Nam Bắc triều (1527 – 1592) →Trịnh Nguyễn phân tranh (1593 – 1786) →Nhà Tây Sơn (1778 – 1802) → Nhà Nguyễn (thời độc lập) (1802 – 1884) → Pháp thuộc (1884 – 1945) → Thời ḱ Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975) – và thời kỳ đang đi đến miền đất hứa mà chưa biết khi nào đến nơi

 

Bên cạnh nước Văn Lang hồi đó bé như kẹo mút trên bản đồ Châu Á và thế giới đă từng có mặt các vương quốc cổ và tiểu quốc cổ khác đă bị diệt vong (nói thế cho dễ h́nh dung)

•        Nam Việt: (207 – 111 TCN) ở miền Bắc.

•        Chăm Pa: (192 – 1832) ở miền Trung.

•        Phù Nam: (1 – 630) ở miền Nam.

•        Thủy Chân Lạp: (717 – 877 ở miền Nam)

•        Vương quốc Sedang: (1888 – 1890) ở Tây Nguyên.

•        Tiểu quốc Bồn Man: (1369 – 1478) ở vùng phía tây Bắc Trung Bộ và Tây Bắc

•        Tiểu quốc Jarai: ở vùng bắc Tây Nguyên. Tiểu quốc Adham: ở vùng trung Tây Nguyên. Tiểu quốc Mạ: ở vùng nam Tây Nguyên

 

Xong màn dạo đầu, vào vấn đề chính.

 

Như chúng ta đă biết, Việt Nam chính thức vào kỷ nguyên độc lập từ khi Ngô Quyền đánh bại nhà Nam Hán vào năm 938. Năm 968, Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu trở lại sau hơn 400 năm, là Đại Cồ Việt, sau đó Lư Thái Tổ đổi tên nước là Đại Việt năm 1054.

 

Ông cha ta nói là “nước Việt lớn” nhưng thực ra so với các vương quốc khác xung quanh, lănh thổ nước ta bé tí teo. Nhưng việc xưng danh và tự tin như vậy là rất cần thiết. Nó thể hiện khát vọng tự cường to lớn của cha ông, ư chí và khát vọng không lớn lao th́ làm sao làm được việc lớn, làm sao mở rộng lănh thổ. Lănh thổ Việt Nam thời kỳ đầu độc lập bao gồm khu vực Bắc Bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, tương đương với lănh thổ cũ nước Văn Lang của các vua Hùng.

 

Lưu ư là vùng núi phía Tây Bắc – nơi có rất nhiều cô gái xinh đẹp (ví dụ Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn) lúc này chưa là lănh thổ của Đại Việt nhé. Thế khi nào vùng đất đấy thuộc về đội của nước Đại Việt?

 

Năm 1014, nước Đại Lư (một nước kiểu tự trị thuộc Tàu), đem quân vào chiếm đóng Tuyên Quang. vua Lư Thái Tổ sai con là Dực Thánh Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lư đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lư sáp nhập luôn khu vực ngày nay là Hà Giang vào Đại Việt. Năm 1159, nhân khi nước Đại Lư suy yếu, vua Lư Anh Tông và Tô Hiến Thành đă tiến hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Thái ở bắc Yên Bái, nam Lào Cai vào lănh thổ Đại Việt.

 

Năm 1478, vua Lê Thánh Tông, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man đă sáp nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt. Do đó, chúng ta bây giờ mới có được đi Mộc Châu, Sa Pa và rất nhiều thắng cảnh khác mà không cần dùng…Visa. hihi

 

Nh́n vào cái biên niên sử ở trên th́ cũng dễ thấy là chúng ta bị Bắc thuộc quá nhiều (quá tam 4 bận). Sống bên cạnh người láng giếng quá to lớn ở phương Bắc, cha ông chúng ta phải vật vă để tồn tại. Để tồn tại, ông cha ta đă mở rộng, chinh phạt lănh thổ của ḿnh (c̣n các nước bị chinh phạt th́ gọi ông cha ta là giặc ngoại xâm ). Ông cha ta đă cố gắng đi về phía Bắc nhưng không đi thẳng được mà đi hơi chếch Tây một chút (như đă nói ở trên) .

 

Đi về phía chính Tây th́ vướng dăy Trường Sơn, đi ra phía Đông th́ là biển, vậy ông cha ta chỉ có đi về phía Nam – chả c̣n đường nào khác. Chúng ta đọc có thể nhàm chán (ví dụ, cứ điệp khúc Năm X, ông vua Y, đi đánh nước Z, thu về lănh thổ tỉnh A bây giờ) nhưng con cháu phải nhớ là để làm được việc đó – việc mà đọc nhàm chán đó – th́ cha ông đă phải đổ rất nhiều chất xám, công sức và xương máu.

 

Quá tŕnh Nam tiến qua các triều đại

 

•        Nhà Lư

Năm 1069, Lư Thánh Tông nam chinh đánh Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Jaya Rudravarman), đem về Thăng Long. Để được tha vua Chiêm đă cắt vùng đất phía bắc Chiêm Thành gồm ba châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lư cho Đại Việt. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng B́nh và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị. (Kiểu này mở rộng lănh thổ bằng vũ lực. Kiểu này th́ ngày nay khuyến cáo là rất không nên dùng v́ dùng th́ Liên Hợp Quốc rồi các nước nó cấm vận cho th́ …chết đói. Kể ra nNgày xưa vua Lư khôn phết, cống nạp bằng sản vật th́ cũng ăn tiêu hết, bắt cống nạp bằng bất động sản – vừa dành dụm được cho con cháu rồi biết đâu lại có sốt đất tha hồ thu lợi. hehe)

 

•        Nhà Trần

Năm 1306 vua Chế Mân (Jaya Simhavarman) của Chiêm Thành cắt đất hai châu Ô vàRí cho vua Trần Anh Tông để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt, vùng đất mà ngày nay là nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Biên giới phía nam của Đại Việt lúc này tiến đến đèo Hải Vân. Cái cô công chúa Huyền Trân đấy rất có công cho việc mở rộng vùng ảnh hưởng và lănh thổ của cha ông. Cô là điệp viên huyền thoại, xứng đáng được phong anh …THƯ (ông Phạm Xuân Ẩn là con trai th́ được phong là anh Hùng) . Kiểu này mở rộng lănh thổ bằng mỹ nhân kế.

 

•        Nhà Hậu Lê

Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đưa 20 vạn quân tiến đánh vào kinh đô Vijaya (B́nh Định) của Chiêm Thành, kinh đô Vijaya bị thất thủ. Lê Thánh Tông đă sáp nhập vùng đất bắc Chiêm Thành vào Đại Việt (ngày nay là 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định). Phần đất c̣n lại của Chiêm Thành vua Lê Thánh Tông đă chia làm 3 vương quốc và giao cho tướng, hoàng thân c̣n lại của Chiêm Thành trấn giữ và có nghĩa vụ triều cống Đại Việt.

 

Đến năm 1471 lănh thổ phía nam của Đại Việt tiến đến đèo Cù Mông (ranh giới giữa B́nh Định và Phú Yên ngày nay). – Ông vua vĩ đại của nước Việt mở rộng lănh thổ bằng đích than đem quân chinh phạt láng giềng. Tất nhiên trong con mắt của người Chăm và dân nước Chiêm Thành th́ vua Lê Thánh Tông cũng giống Hốt Tất Liệt trong con mắt người dân Thăng Long – nói ǵ th́ nói, ḿnh phải fair

 

LỊCH SỬ MỞ RỘNG LĂNH THỔ CHA ÔNG (PHẦN CUỐI)

Sử học vui February 24, 2016  Lê Anh

(tiếp theo và hết)

 

•        Chúa Nguyễn (Đàng Trong)

 

Thời kỳ Trịnh, Nguyễn phân tranh: Do áp lực tấn công của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và nhu cầu đất đai, các chúa Nguyễn đă tiến hành những đợt nam tiến, mở rộng lănh thổ Đại Việt chưa từng thấy. Công đầu để chúa Nguyễn đi vào phương Nam thộc về ông Trịnh Kiểm- Nếu ông anh rể không sát hại em vợ rồi cướp quyền th́ Nguyễn Hoàng chưa chắc đă Nam tiến, công thứ 2 thuộc về trạng tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông cho chúa Nguyễn Hoàng lời khuyên “ Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân”

 

•        Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng tiến chiếm vùng đất của Chiêm Thành mà ngày nay là Phú Yên

•        Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần tiến chiếm vùng Khánh Ḥa của Chiêm Thành.

•        Năm 1693, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm và chính thức sáp nhập phần c̣n lại của vương quốc Chiêm Thành lập trấn Thuận Thành; (là B́nh Thuận, Ninh Thuận ngày nay), tuy nhiên chính quyền Đàng Trong vẫn dành cho người Chăm chế độ tự trị ở đây cho đến năm 1832

 

•        Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long. Chính thức đưa khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ của Chân Lạp vào lănh thổ Đàng Trong.

•        Năm 1708, Mạc Cửu (thương nhân người Hoa) người khai phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang (của Chân Lạp) xin nội thuộc chúa Nguyễn, chúa Nguyễn phong chức Tổng binh cai quản. (Cần phân biệt giữa người dân TQ – người Hoa với nhà cầm quyền TQ. Rất nhiều người Hoa rất tốt có công với nước ḿnh – như ông Mạc Cửu này)

 

•        Từ năm 1736-1739, Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) khai phá thêm vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ (của Chân Lạp) đưa vào lănh thổ Đàng Trong.

•        Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú nhận đất dâng từ vua Chân Lạp là Sâtha (Nặc Tha), hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long).

•        Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) sau khi bị chúa Nguyễn Phúc Khoát đánh bại đă dâng vùng đất Tân An,G̣ Công để cầu ḥa.

 

•        Năm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận dâng 2 xứ Preah Trapeang và Basac (vùng đất Trà Vinh và Sóc Trăng) để được chúa Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp. Sau khi Nặc Nhuận chết, chúa Nguyễn Phúc Khoát đă hỗ trợ Nặc Tôn (Outey II) lên ngôi và bảo vệ trước sự tấn công của Xiêm La, vua Nặc Tôn đă dâng vùng đất ngày nay là Châu Đốc,Sa Đéc cho chúa Nguyễn. Riêng Mạc Thiên Tứ, Nặc Tôn dâng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Ĺnh Quỳnh để đền ơn giúp đỡ. Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho sảt nhập vào Hà Tiên trấn, giao cho họ Mạc cai quản.

 

•        Cùng với việc mở rộng lănh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các ḥn đảolớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711

 

•        Năm 1816, vua Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thay mặt quản lư hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó khoảng 200 năm các chúa Nguyễn cũng đă lập đội Hoàng Sa hằng năm đi ra các đảo t́m kiếm sản vật. (Con cháu sau này chẳng thèm dành vài con đường đẹp đặt tên – ghi nhớ công ơn chúa Nguyễn mà c̣n ủy thác trách nhiệm đ̣i lại chủ quyền – mà ḿnh đánh mất – cho con cháu đời sau nữa – haiz)

 

•        Năm 1830, vua Minh Mạng sáp nhập vùng Tây Nguyên vào lănh thổ Việt Nam, tuy nhiên các bộ tộc người Thượng vẫn được quyền tự trị của ḿnh cho tới năm 1898 khi người Pháp trực tiếp tổ chức cai trị ở đây.

 

Nói thêm về việc sáp nhập Tây Nguyên: Từ thời các chúa Nguyễn, các bộ lạc ở Tây Nguyên mà mạnh nhất là bộ tộc người Gia Rai với các vị tiểu vương Thủy Xá, Hỏa Xá đă từng triều cống chính quyền Đàng Trong, trước đây khu vực này là vùng độn giữa các nước Chiêm Thành và Chân Lạp, nó không thực sự thuộc về bên nào mà khi th́ thuộc Champa, khi th́ Chân Lạp, thậm chí có lúc một phần thuộc về Ai Lao tùy thuộc vào sức mạnh từng thời kỳ của các nước này. Vào năm 1830, vua Minh Mạng sáp nhập vùng đất Tây Nguyên ngày nay và đưa vào bản đồ Đại Nam, mặc dù không hề có người Kinh sinh sống cũng như quan lại cai trị. Tây Nguyên lúc đó được xem là vùng tự trị của Việt Nam.

 

Tạm kết

 

•        Sau khi đọc bài này th́ lư thuyết về cái thế giới đại đồng rất “lạc long” v́ lịch sử đă chứng minh một chân lư rất đơn giản, cá lớn nuốt cá bé. Cách tốt nhất để một dân tộc không bị xóa sổ là phải tự ḿnh mạnh lên. Phải có một lănh thổ ổn định với quân đội mạnh và nền văn hóa đủ sức chống chọi với mọi loại h́nh xâm lăng. Ngày xưa sống bên cạnh một tên quá khổng lồ nhưng ngay từ khi sơ khai, Tàu khựa đă không đồng hóa được cha ông chúng ta, cha ông chúng ta vẫn tự lực tự cường chống lại sức mạnh khủng khiếp từ phương Bắc đồng thời mở rộng lănh thổ về phía Nam để tồn tại và phát triển.

 

•        Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho giáo trong chính quyền miền Nam không phát triển nhiều, do họ chịu ảnh hưởng phần nào của văn hóa Champa, văn hóa Khmer. Đa số người Khmer là tín đồ Phật giáo Khmer – một kiểu Phật giáo ḥa trộn nhiều thành phần của Ấn Độ giáo, thuyết vật linh . C̣n người miền Bắc, sống cạnh bóng cây, nơi tam giáo (nhất là Nho giáo và đạo Lăo) thống trị. Cùng với hiểu được quá tŕnh và lịch sử mở rộng lănh thổ sẽ cho độc giả câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi về sự khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc.

 

 


 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Real Clear Politics

MediaMatters

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum