tuthucuamottubinhtruocconcuchinagiaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

  

Cổ Tấn Tinh Châu: TQLC/VNCH từng bắt sống quân Tầu Ô ở Hoàng Sa năm 1959 / Thượng sĩ Lê Văn Bẩy HQ4: “Hoàng Sa đáng ra không mất”

(01/16/2014 06:28 PM) (Xem: 1217)

Cựu Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu:

Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại đảo Ducan Hoàng Sa năm 1959

 

Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974  giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đă có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH  và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng kư công hàm dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng th́ Trung Cộng  đă đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đă bị TQLC/VNCH đánh đuổi và bắt sống.

Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2 TQLC. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá CHT trường Vơ Bị Quốc Gia VN. Sau đây là bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.

Qua bài viết này chúng tôi nhận ra một số chi tiết rất quan trọng như sau: Việt Cộng trên lư thuyết đă bán quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng qua công hàm (thư ngoại giao) của Phạm văn Đồng. Tuy nhiên "không ai có thể bán thứ mà học không sở hữu" , v́ thế TQLC của VNCH đă bắt sống toàn bộ những kẻ xâm phạm hải đảo Quang Ḥa,Hoàng Sa sau đó v́ nhân đạo thả họ ở Hong Kong.

Sau đảo chánh 1-11-1963,  Hoàng Sa không thuộc quyền trấn giữ của TQLC mà bàn giao cho địa phương quân cho đến sau trận hải chiến 19-1-1974 Nguyễn văn Thiệu phó mặc, bàn giao  chủ quyền Hoàng Sa cho Trung Cộng. Bài viết này c̣n cho thấy phi cơ Dakota (C47) bay ra tới Hoàng Sa để Thiếu Tá Lê Như Hùng ủy lạo khích lệ tinh thần anh em chiến sĩ TQLC và sau đó bay về Đà Nẵng dễ dàng.

 

 

 

Chiếm Lại Đảo DUCAN

 

 

 

Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh th́ được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa th́ tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, c̣n một trung đội th́ đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An (sau này là HQ đại tá, định cư ở Canada) làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Ḥa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.

Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần c̣n lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ th́ hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nḥm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nḥm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.

Tôi và hạm trưởng hội ư với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, v́ thời gian đó TQLC c̣n dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau chừng một tiếng th́ chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm lại đảo Ducan.

Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, v́ đây là băi san hô, không thể vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ th́ tôi được lệnh “bằng mọi giá phải chiếm”.

Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi “đơn thân độc mă” phải quyết định một ḿnh, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng th́ phải lội trên băi san hô gập ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải băi cát phẳng phiu như BTL/HQ nghĩ rồi cho lệnh “bằng mọi giá”! Rơ là lệnh đi với lạc!

Đảo Ducan h́nh móng ngựa, có cây cối khá nhiều, nh́n lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có bóng người đi lại sinh hoạt b́nh thường, dường như họ không biết có Hải Quân và TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.

Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt hại cho đơn vị ḿnh, tôi đă yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát t́nh h́nh trên đảo tôi thay đổi ư định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đă nổ súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ v́ những lư do:

1/ Cờ Trung Cộng rơ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước th́ chắc chắn có thương vong, chết dân tội nghiệp.

2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất ngờ.

3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến pḥng thủ th́ khi TQLCVN b́ bơm lội nước tiến lên th́ chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đă chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận.

Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.

Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó v́ bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ th́ nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được.Có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.

Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có tiếng súng nổ trên đảo bắn ra th́ TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. Đạn của địch từ trên đảo bắn ra và hải pháo của quân bạn Hải Quân từ ngoài biển tác xạ vào. Thương vong chắc chắn là lớn!

Rất may mắn, đă không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.

Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đă chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương “cẩu sực” mà thôi, ngoài ra c̣n có mục đích để ḍ phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa.

V́ vào thời điểm này TC c̣n quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, c̣n tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đă hoàn tất nhiệm vụ, đă bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đă thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đă xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.

Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, c̣n hơn 60 “dân TC” th́ đem về Đà Nẵng.

Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đă dùng máy bay Dakota (C47) bay ṿng ṿng trên đảo Pattle để khuyến khích khen ngợi tinh thần anh em binh sĩ, v́ ở Hoàng Sa không có sân bay.

Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. C̣n 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan th́ một tháng sau trao trả sang Hồng Kông. Và sau đó th́ TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan nữa.

Tôi xin nhắc lại là vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ th́ TC chỉ muốn ḍ phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, v́ khi đó TC chưa đủ mạnh để “bắt nạt” các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái “lưỡi ḅ” trên biển Đông như ngày nay./

 

 

 

Cổ Tấn Tinh Châu

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám