tuthucuamottubinhtruocconcuchinagiaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 Nước Mỹ đang trở thành một chế độ tài phiệt

 

Người Mỹ gọi nó là “chủ nghĩa tư bản bè cánh”, là “1% chống lại 99%”, hay là t́nh trạng căng thẳng giữa Wall Street và Main Street. Ở nước Mỹ ngày nay, một trong những chủ đề thời sự chính là người giàu đang sử dụng tiền và địa vị như thế nào để chi phối quan niệm xă hội về sự thành đạt và khuynh đảo chính sách công. Quan điểm phổ biến rằng hệ thống dân chủ tư bản của chúng ta có thừa sự tôn nghiêm đối với những người giàu có sẽ trở thành chủ đề chính trong bài phát biểu tuần tới của Tổng thống Obama. Nó cũng là chủ đề chính trong thông điệp mà Giáo hoàng gửi tới thế giới trong năm nay, và là chủ đề chính trong hội nghị Davos tuần trước. Và nó cũng đang là chủ đề trong tầm ngắm của những chính khách cấp tiến như Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, những thành viên của giới hàn lâm, cũng như giới truyền thông. Tuy vậy, sau cùng, chủ đề này sẽ vẫn c̣n đó.

Hăy nghĩ về nó. 50 năm sau khi Tổng thống Johnson kêu gọi một cuộc chiến tranh để xóa đói giảm nghèo, nước Mỹ có 47 triệu người sử dụng tem phiếu để cung cấp thực phẩm cho gia đ́nh. Tỷ lệ thất nghiệp thực sự đă lên đến 12-13%. Và có hàng triệu gia đ́nh có thu nhập khoảng 26.000 USD/năm, nghĩa là chạm ngưỡng nghèo đói.

Lúc này, hầu hết người Mỹ đă hiểu rằng 1% dân số Hoa Kỳ đang tự tách ḿnh khỏi 99% “c̣n lại”. Thu nhập của 1% giàu có nhất đă tăng trưởng 86,1% kể từ năm 1933. Thu nhập của 5% giàu có nhất cũng tăng trưởng không ngừng. Trong khi đó, thu nhập của số c̣n lại hoặc giữ nguyên, hoặc giảm xuống. Nhưng những nhà tài phiệt thực sự chỉ chiếm 1/10 trong top 1% vừa kể. Đó là 350.000 người giàu nhất nước Mỹ, chiếm những 11,33% tổng thu nhập quốc gia. Và ở đỉnh cao của hệ thống là top 1% của 1%: 5,47% tổng thu nhập của cả nước hiện nằm trong tay 35.000 người siêu giàu. Trong tương lai, nhóm người này sẽ c̣n nhận thêm được nhiều lợi nhuận nữa. Ngày nay, không quyền lực đối kháng nào có thể làm miếng bánh của họ nhỏ lại. Họ là những người nắm giữ các cơ sở, các quỹ đầu tư, các công ty cổ phần tư nhân và các đầu nậu phương tiện truyền thông – những biểu tượng mới của hỏa lực tài chính. Tiền và địa vị của họ có thể tạo ra các Tổng thống, chi phối hoạt động lập pháp, xây bệnh viện và bảo tàng, tài trợ cho các trường đại học, thư viện, nhà hát và nhiều thứ khác.

Dù sự thối nát của hệ thống chính trị đang lan rộng đến đâu, nó cũng đang bị che phủ bởi những hoạt động từ thiện và việc tài trợ được ca ngợi trên các phương tiện truyền thông mà giới tài phiệt nắm giữ. V́ lí do này, cộng với vai tṛ ngày càng lớn của tiền bạc trong các hoạt động vận động hành lang, mọi đề xuất tăng thuế trên top 1% giàu có sẽ rợi vào đôi tai điếc từ trung tâm quyền lực của quốc gia.

Trong ngắn hạn, chúng ta buộc phải chấp nhận rằng sẽ luôn có những người như anh em nhà Koch và Sheldon Adelsons, những kẻ trả nhiều tiền cho cuộc bầu cử năm 2012 hơn tất cả các công dân của 12 bang cộng lại. Bạn không thể đảo ngược xu hướng này, trừ phi có một thảm họa kinh tế và tài chính quét sạch những lợi thế và tài sản kếch xù của các tài phiệt thuộc top 1%. Những người có tài sản khổng lồ chắc chắn sẽ có ảnh hưởng khổng lồ đến chính sách của chính quyền. Cái cần giảm thiểu là khả năng của các tài phiệt trong việc huy động ngày càng nhiều hơn những tài nguyên của quốc gia để phục vụ bản thân họ. V́ khả năng huy động tài nguyên của 39% dân số Mỹ đang bị điều đó đe dọa. Như Thượng nghị sĩ Marco Rubio – một đảng viên đạng Cộng Ḥa, người không hề thuộc cánh tả hay thuộc phe hô hào “đánh thuế nhà giàu” – từng nói: “Đừng chỉ tập trung vào sự bất b́nh đẳng trong thu nhập, vấn đề c̣n nằm ở sự thiếu tính lưu động trong tài sản của người dân”. Tối thứ 3 này, chúng ta sẽ xem xem Tổng thống có hay không t́m ra một sáng kiến tươi mới và đáng tin cậy cho vấn đề này.

Người dịch: Nguyễn Vũ Hiệp

Robert Lenzner

Lược dịch từ Forbes.com

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám