MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI,ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Một Trang Lịch Sử /details

֎ Một Trang Lịch Sử /djvu.txt

֎ Một Trang Lịch Sử /org/3

֎ Một Trang Lịch Sử/pdf

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎

◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửChính NghĩaTinh HoaKim ÂuCongress US HouseVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

White House National Archives .

Federal Register Associated Press

Reuter News Real Clear Politics  

MediaMatters C-SPAN .

Videos Library Judicial Watch

New World Order Illuminatti News   

New Max CNS Daily Storm

Observe American Progress 

The Guardian Political Insider

Ramussen Report  Wikileaks 

The Online Books Page

American Free Press

National Public Radio

National Review - Public Broacast

Federation of Anerican Scientist

Propublica Inter Investigate

ACLU Ten  CNBC  Fox News 

CNN  FoxAtlanta

Indonesian News Philippine News

Nghiên Cứu Quốc Tế  Nghiên Cứu Biển Đông 

Thư Viện Quốc Gia 1  Thư Viện Quốc Gia 

Học Viện Ngoại Giao  Tự Điển Bách Khoa VN  

Ca Dao Tục Ngữ Học Viện Công Dân

Bảo Tàng Lịch Sử Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại Viêt Nam Văn Hiến   

QLVNCH Đỗ Ngọc Uyển 

Thư Viện Hoa Sen  Vatican? Roman Catholic  

Khoa HọcTV  Sai Gon Echo

Viễn Đông Người Việt

Việt Báo   Việt List   Xây Dựng

Phi Dũng  Việt Thức Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên Việt Mỹ

Việt Tribune Saigon Times USA

Người Việt Seatle Cali Today

Dân Việt Việt Luận  Thơ Trẻ

Nam Úc DĐ Người Dân

Tin Mới Tiền Phong Xă Luận

Dân Trí Tuổi Trẻ Express

Lao Động Thanh Niên Tiền Phong Tấm Gương

Sài G̣n Sách Hiếm Thế Giới  Đỉnh Sóng

Chúng Ta   Eurasia  ĐCSVN Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng Ba Sàm

Văn Học  Điện Ảnh Cám Ơn Anh TPBVNCH 1GĐ/1TPB Bia Miệng

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Trần Nghi Hoàng

 

đọc "Nếu Đi Hết Biển…" của Trần Văn Thủy.

 

 

 

NHỮNG NHỊP CẦU TRE - KHÔNG THỂ NỐI ĐƯỢC HAI BỜ CỦA MỘT ĐẠI DƯƠNG!

 

LỜI DẪN: Cuối tháng hai năm 2004, một ông bạn từ Virginia đi California lo đám tang cho ông anh cả trở về, mang theo một lô những cuốn sách mua từ thủ đô của người Việt tị nạn. Trong đó, có "Nếu Đi Hết Biển…" của Trần Văn Thủy. Tôi đến thăm, lướt qua lô sách và ngỏ ư mượn "Nếu Đi Hết Biển…". Ông bạn cùng là một người cầm bút, ông cho mượn, nhưng nói cần tôi trả sớm để ông đọc và viết về cuốn sách. Tôi mượn hai ngày, đọc một phần những bài đầu, rồi mang trả ông bạn cuốn sách. Tôi nói với ông bạn: "Tôi cũng sẽ viết về ‘Nếu Đi Hết Biển…’, nên sẽ t́m một cuốn… ". Tôi đề nghị với ông bạn là mỗi người cứ viết bài của ḿnh, không đọc bài của nhau, không trao đổi ư kiến ǵ hết… Để bài viết có được tính độc lập của nó. Gần hai tháng trời tôi mới có được "Nếu Đi Hết Biển…" do một người bạn trẻ từ California mua gửi qua. Trong gần hai tháng đó, ông bạn tôi v́ bận bịu, và cuốn "Nếu Đi Hết Biển…" của ông cũng "lưu lạc" qua nhiều tay bằng hữu đă mượn, nên ông vẫn chưa viết ǵ hết! Nhưng trên các báo, các trang web, tôi thoáng thấy có không ít những bài viết của nhiều người về "Nếu Đi Hết Biển…", trong đó có Công Tử Hà Đông Hoàng Hải Thủy đă viết dường như đến bài thứ bảy rồi th́ phải. Tôi vẫn giữ ư định không đọc bất cứ bài của ai khác về đề tài này cho đến khi tôi viết xong… Hôm qua, ông bạn nói trên giữa một bữa cà phê, biết tôi sẽ bắt đầu viết về "Nếu Đi Hết Biển…", lại đưa ra ư kiến, là nếu để tránh những ư trùng với những cây bút khác, ông đề nghị tôi nên đọc để biết những nhận định họ… th́ hợp lư hơn. Tôi cám ơn ông bạn, nhưng vẫn giữ ư định "không đọc cho tới khi viết xong". Như vậy, nếu t́nh cờ trong bài viết của tôi, có những điều trùng hợp với bài viết của các người viết khác, th́ đó cũng là điều hay… Từ những nhận thức của những người Việt lưu vong, ít ra cũng c̣n có những mẫu số chung!

 

Tôi sẽ viết làm nhiều bài, chưa biết bao nhiêu bài. Ở bài một này, tôi chỉ viết về 56 trang đầu của "Nếu Đi hết Biển…", mà tôi đặt cho tiểu đề:

 

BÀI MỘT:

 

NHỮNG V̉NG RÀO CHUNG QUANH BIỂN

 

"Nếu Đi hết Biển…" dày 193 trang. Ở trang b́a có đề hai chử Thời Văn. Nhưng trang 3 lại có hàng ghi "Chương Tŕnh Nghiên Cứu Của University of Massachusettes Boston". Người viết lời giới thiệu là Kevin Bowen, Giám đốc Trung Tâm William Joiner Nghiên Cứu Về Chiến Tranh và Hậu Quả Chiến Tranh, Đại Học Massachusettes Boston. Kevin Bowen cũng là Nghiên Cứu Trưởng Chương Tŕnh Rockefeller Nghiên Cứu Về Tiến Tŕnh "Tái" Xây Dựng Diện Mạo và Quê hương Của Người Việt Ở Nước Ngoài 2000 - 2003.

 

Như vậy, "Nếu Đi Hết Biển…" hẳn nhiên do William Joiner Center tài trợ, chẳng những cho cuốn sách được in ra, mà cho người thực hiện cuốn sách tất cả những phương tiện từ Việt Nam bay qua Mỹ, và những chuyến bay ḷng ṿng trong nước Mỹ để hoàn thành những cuộc phỏng vấn.

 

Chủ đề chính của "Nếu Đi Hết Biển…" là những cuộc phỏng vấn do Trần Văn Thủy, tác giả hai phim truyện từng một thời làm sôi nổi: "Hà Nội Trong Mắt Ai" 1982 và "Chuyện Tử Tế" 1985, thực hiện với những nhân vật mà Kevin Bowen xưng tụng là "những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính".

 

Những nhân vật được phỏng vấn gồm một số các nhà văn mà hầu hết tôi có quen hoặc có biết, trong đó gần một nửa đă có lần cùng tôi ngồi trong những bữa rượu hoặc bàn trà: Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhật Tiến, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Trương Vũ, Wayne Karlin, Tuyết và Chris.

 

Nh́n vào danh sách những người được phỏng vấn mà tôi vừa kê ra bên trên, chắc chắn có rất nhiều quư vị trong giới, am tường sinh hoạt văn học ở hải ngoại đă có ngay ấn tượng như thế nào về nội dung của cuốn sách, của những câu trả lời!

 

Tuy nhiên, nội dung của Bài Một này như đă "ấn định", là sẽ viết về 56 trang đầu của "Nếu Đi hết Biển…", gồm: Lời trích của Chritopher Jenkins, Tôi và Em, trang 7. Lời Giới Thiệu của Kevin Bowen từ trang 11 đến trang 13. (Phần) Một: Mấy Lời Rào Đón của Trần Văn Thủy, từ trang 17 đến trang 20. (Phần) Hai "Nếu Đi Hết Biển…" "tự truyện Trần Văn Thủy" từ trang 21 đến trang 24. (Phần) Ba: Một Bức Thư từ trang 25 đến trang 41. (Phần) Bốn Thầy Mù Xem Voi từ trang 43 đến trang 56. Từ phần Năm trở đi, mới là vào những bài phỏng vấn.

 

Một điều tôi tin rất đích xác là mỗi một nhà văn, nhà thơ, cán bộ văn hóa nào từ Việt Nam được Nhà Nước Việt Cộng "cấp thông hành" cho ra nước ngoài, đều phải mang theo một nhiệm vụ. Vậy khi "hoàn tất nhiệm vụ" trở về VN, tất nhiên phải viết ra một bản "báo cáo, tường tŕnh". Bản "báo cáo, tường tŕnh" lần này của Trần Văn Thủy là một thành quả quá sức mong đợi của Nhà Nước Việt Cộng! Công tác phí của Trần Văn Thủy, Nhà Nước Việt Cộng không tốn một đồng! Bản "báo cáo, tường tŕnh" của Trần Văn Thủy, lại cũng do William Joiner Center bảo trợ, c̣n được phổ biến rộng răi khắp thế giới trong cộng đồng Việt tị nạn…

 

Vậy nhiệm vụ của nhà đạo diễn Trần Văn Thủy trong sự vụ này là ǵ? Trong "Nghị Quyết Toàn Diện Về Người Việt Ở Nước Ngoài" với mục đích mới và kế hoạch mới là "Trọng Dụng Nhân Tài Người Việt Nam Ở Nước Ngoài", được chính thức công bố trên báo Tuổi Trẻ số 72 / 2004 (4076), ngày 31 tháng 3 năm 2004 (xin t́m đọc toàn bộ Nghị Quyết đăng lại trên báo Lẽ Phải số 250, tuần này, ngày 22 tháng 4 năm 2004), có một đoạn quan trọng như sau:

 

"Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước….."

 

Trần Văn Thủy, từ hai cuốn phim truyện "Hà Nội Trong Mắt Ai" 1982 và "Chuyện Tử Tế" 1985, đă gầy được không ít cảm t́nh của những người Việt tị nạn lưu vong. Với những h́nh ảnh, những dàn dựng và đối thoại trong hai truyện phim, Trần Văn Thủy được chẳng những rất nhiều người Việt trong nước mà ngay cả một số những người Việt lưu vong tức th́ đă xem Trần Văn Thủy như là một người làm nghệ thuật có đầu óc cấp tiến, dám can đảm lật ra mặt trái của xă hội chủ nghĩa Việt Nam…mà không sợ quyền lực độc tài. Với câu kết trong "Chuyện Tử Tế" thay cho chữ Hết của cuốn phim:

 

"… Tất nhiên, chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại, và chăm lo riêng cho bộ da của ḿnh…"

 

(Chuyện Tử Tế, cuối phim)

 

Đảng và Nhà Nước đă cố công tài bồi cho Trần Văn Thủy thành một hiện tượng như vậy. Đừng bảo tôi đa nghi! Hăy làm ơn cử ra cho tôi một con người "can đảm", "dám nói thật" dưới chế độ Việt Cộng mà không hề bị một sự trừng trị răn đe nào (thực sự) áp đặt lên con người đó… Và nay lại được cho thong dong qua Mỹ để thực hiện những cuộc phỏng vấn "những nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính"… trong cộng đồng Việt tị nạn.

 

Trần Văn Thủy dành nguyên một trang 7, để mở đầu cuốn sách với lời trích Chritopher Jenkins (Tôi và Em) đầy thơ mộng, nồng nàn và nhân bản:

 

"Thời gian của chúng ta c̣n bao nhiêu nữa để ta có thể yêu người bạn đời của ḿnh? Ta c̣n đủ thời gian không? Hay ta chẳng c̣n bao nhiêu? Tôi luôn tự hỏi: Ḿnh cần bao nhiêu thời gian để yêu người ḿnh yêu?"

 

Vâng, đúng là thời gian đi quá nhanh, và thời gian cho một đời người v́ thế, quá ngắn! Trần Văn Thủy kêu gọi con người hăy tận t́nh thương yêu "người ḿnh yêu", hay thương yêu tất cả những cái ǵ đó mà đáng lư ra và vốn dĩ là "thuộc về ḿnh". Như đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, những đồng bào ruột thịt năi chuối buồng cau ǵ đó thuộc về Việt Nam "của ḿnh". Nhưng tất cả những thứ đó, có thực sự c̣n là "của ḿnh", của người Việt Nam không? Hay là của Đảng, của Nhà Nước Việt Cộng?

 

Hơn nữa, đúng là thời gian đi quá nhanh, và thời gian cho một đời người v́ thế, quá ngắn! Vậy th́ Đảng và Nhà Nước Việt Cộng đă mất bao nhiêu thời gian để đi từ "bọn ngụy quân, ngụy quyền, theo gót đế quốc Mỹ" lưu vong tị nạn hăi ngoại, để đến "Người Việt ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc VN, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước"??? (trích Nghị Quyết Toàn Diện Về Người Việt Ở Nước Ngoài, báo TT đă dẫn). Gần ba mười năm, hơn ¼ thế kỷ! Bao nhiêu sinh mạng điêu linh lầm than thất tán, bao nhiêu đời người đă cạn kiệt trong khoảng thời gian này.

 

Kevin Bowen mở đầu bài giới thiệu "Nếu Đi Hết Biển…" bằng một câu của Goethe: "Con người không thể đối diện với quá nhiều sự thực". Phải chăng, v́ đặt nền tảng tư tưởng của chính ḿnh vào câu này mà Kevin Bowen luôn chủ trương làm những công cuộc giả? Thuê mướn những "nhà văn học giả" từ trong nước Việt Nam qua Mỹ để viết về "sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Việt tị nạn lưu vong"? Và bây giờ với "Nếu Đi hết Biển…", cho Trần Văn Thủy phỏng vấn "những nhà văn, nhà trí thức sâu sắc đáng kính" mà chỉ mới nghe liệt kê tên, người trong giới văn học hải ngoại đă mường tượng là họ sẽ trả lời những ǵ và như thế nào ra sao!!!

 

Nếu Kevin Bowen và William Joiner dám "làm lại", tài trợ cho Tôi, Trần nghi Hoàng về Việt Nam phỏng vấn một số "nhà văn, nhà tư tưởng b́nh thường" thôi, nhưng do chính tôi chọn lựa, về cùng một đề tài của "Nếu Đi hết Biển…", th́ sự việc mới đề huề! Th́ lúc đó, thay v́ trích dẫn câu của Goethe, hăy dùng câu của tôi:

 

"Một con người, một dân tộc đất nước muốn tiến bộ và hùng cường về mọi mặt, điều tất yếu là phải dám đối diện với tất cả những sự thật."

 

Do đó, cái câu đầu trong đoạn cuối Lời Giới Thiệu của Kevin Bowen trở thành trơ trẽn, vô giá trị:

 

"Những đối thoại và tham luận trong tập sách này là những dữ liệu cần đọc cho bất cứ ai muốn hiểu sâu về Việt Nam, hiểu được những cái giá phải trả cho cuộc xung đột ư thức hệ trong thế kỷ qua."

 

(NĐHB, trang 19)

 

Bởi v́, trong những đối thoại và tham luận trong tập phỏng vấn của Trần Văn Thủy, xin cho biết là có được bao nhiêu phần trăm của "Sự Thực"?

 

"Sự Thực", và bất cứ ǵ được thực hiện bằng Chân Tâm, Thiện Ư th́ không cần phải "Mấy Lời Rào Đón"!

 

Trần Văn Thủy chẳng những Rào Đón, mà c̣n tỏ ra Khiêm Cung một cách rất vô thưởng vô phạt kiểu Việt Nam rằng:

 

"Bởi vậy, đây thuần túy chỉ là những ghi chép thô sơ từ cuộc sống, từ công việc của tôi cùng với những ư kiến đóng góp, trao đổi trong t́nh thần của một số quư vị mà tôi được coi là bạn.

 

Vậy, nếu ai muốn t́m kiếm những điều cao siêu về tư tưởng, văn chương hoặc soi mói những điều kém cỏi về lập trường, quan điểm xin hăy bỏ qua, đứng đọc tiếp."

 

Kevin Bowen th́ không tiếc lời xưng tụng, nào : "Những tác giả phỏng vấn là những nhà văn, những nhà tưởng sâu sắc đáng kính, với những tiếng nói đa dạng và phong phú"; nào: ""Những đối thoại và tham luận trong tập sách này là những dữ liệu cần đọc cho bất cứ ai muốn hiểu sâu về Việt Nam, hiểu được những cái giá phải trả cho cuộc xung đột ư thức hệ trong thế kỷ qua." Trong khi chính người thực hiện, chính tác giả th́ lại minh xác là đừng "t́m kiếm những điều cao siêu về tư tưởng, văn chương hoặc soi mói những điều kém cỏi về lập trường, quan điểm xin hăy bỏ qua, đứng đọc tiếp."

 

William Joiner Center bỏ tiền tài trợ cho Trần Văn Thủy từ Việt Nam qua để phỏng vấn "một số quư vị mà Trần Văn Thủy được coi là bạn". Kevin Bowen lại nhầm lẫn những người bạn naỳ của Trần Văn Thủy là những "nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính". Kevin Bowen long trọng cho biết "trong tập sách này là những dữ liệu cần đọc cho bất cứ ai muốn hiểu sâu về Việt Nam, hiểu được những cái giá phải trả cho cuộc xung đột ư thức hệ trong thế kỷ qua". Trần Văn Thủy phản bác lại rằng: "đừng t́m kiếm những điều cao siêu về tư tưởng, văn chương hoặc soi mói những điều kém cỏi về lập trường, quan điểm xin hăy bỏ qua, đừng đọc tiếp."

 

Vậy, đâu là "sự thực"??? Một cuốn sách chưa tới 200 trang mà người thực hiện nói một đàng; ông bỏ vàng nói một nẻo… th́ nó ra làm sao???

 

Tôi cũng chẳng hề có ư nghĩ t́m kiếm những điều cao siêu về tư tưởng văn chương. (Tôi không tin là nó có được với danh sách tác giả được phỏng vấn mà tôi thấy kê tên!) Tôi cũng không soi mói những điều kém cỏi về lập trường, quan điểm. Nên tôi sẽ cứ đọc cho hết cuốn sách, chỉ để t́m "Những Sự Thực", vậy thôi!

 

V́ thế, phần rào đón tiếp theo của Trần Văn Thủy sau đây, tôi nghĩ không cần thiết:

 

"Ở đây tôi chỉ ghi chép lại đôi điều tôi nghĩ, tôi thấy, tôi trải qua cùng việc tṛ chuyện với một số trí thức, nhà văn hải ngoại. Khi con người chỉ muốn tŕnh bày cái sự nghĩ của ḿnh mà phải rào đón là không có khả năng tranh căi với ai, tự biết đă hèn lắm rồi."

 

(NĐHB, trang 20)

 

Trần Văn Thủy nhận là ḿnh hèn. Tôi cứ tin ông thật sự là người như vậy đi. Những người "không cộng sản" như tôi vốn dễ tin!!! Nhưng điều tôi nhận thấy ở Trần Văn Thủy là một tay nghề rất cứng. Ngay cả ở những cái hàng rào mà Trần Văn Thủy đă lần lượt dựng ra.

 

Ở phần Một mà Trần Văn Thủy đặt tiểu đề là "Mấy Lời Rào Đón" và đă rào đón như thế nào tôi đă dẫn. Th́ phần Hai Nếu Đi Hết Biển… mới là một cú Rào Đón ngoạn mục và hết sức cảm động!

 

Trần Văn Thủy kể chuyện về thím Nhuận, người vú nuôi nhà quê mù chữ đă chăm sóc Trần Văn Thủy lúc bé thơ. Trần Văn Thủy lục vấn bà thím nếu đi hết làng "ta" th́ đến làng nào. Bà thím trả lời trôi chảy cho tới hai câu chót:

 

"-Đi hết làng An Đạo th́ đến đâu?

 

-Đi hết làng An Đạo th́ đến biển.

 

Bà tự tin giảng giải cho tôi. Tơi vô cùng khâm phục sự hiểu biết rộng lớn của bà. Bỗng tôi nhỏm dậy hỏi thiếm:

 

-Thế đi hết biển th́ đến đâu hả thím?

 

Trong đêm tối, thím tôi im lặng. Từ ngày có trí khôn chưa bao giờ tôi thấy thím buồn đến thế. Th́m buồn bă trả lời:

 

-Đi hết biển đến đâu th́ thím không biết."

 

(NĐHB, trang 23)

 

Phần "Ba Nếu Đi Hết Biển…" là phần xương sống của cuốn sách, hết sức quan trọng. Trần Văn Thủy tiếp tục "dẫn" người đọc vào những xúc động nao ḷng người:

 

"Quê tôi người đi đạo, người đi lương xấp xỉ bằng nhau. Sau 1954 người ta đi Nam cũng nhiều và sau 1975 người ta đi tiếp sang Mỹ cũng lắm. Dễ hiểu thôi, nơi đó là miền biển của tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu, chỉ qua con sông Ninh Cơ là đến giáo phận Phát Diệm.

 

*

 

Giờ đây trên đất Mỹ, tiếp xúc với cộng đồng người Việt, tôi không khỏi băn khoăn về cái điều tâm huyết tôi nói bên mộ thím tôi: ‘Nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi măi, đi măi th́ cuối cùng lại trở về quê ḿnh, làng ḿnh…’ Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi, có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán ḷng người sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến thế không. Nhưng tôi biết rất rơ không ít người Việt xa xứ "qua các đại dương và các châu lục đi măi, đi măi" mà cuối cùng không thể "trở về quê ḿnh, làng ḿnh được.

 

Tôi đă nhầm khi tưởng rằng điều tâm huyết của tôi trong bộ phim nọ đúng với mọi người. Ở đây, người ta đi hết biển th́ chỉ tới nước Mỹ. Và tại nước Mỹ, cộng đồng người Việt là một thế giới muôn h́nh muôn vẻ, với bao nhiêu vấn đề cần suy ngẫm, luận bàn, không có giấy mực nào tả xiết".

 

(NĐHB, trang 24)

 

Đi hết biển đến đâu th́ "bà thím" của Trần Văn Thủy không biết! Trần Văn Thủy bây giờ đă đi nhiều, đă bay qua "các đại dương, các đại lục" không biết bao nhiêu lần.

 

"Rồi công việc đưa đẩy, tôi lui tới nước Mỹ nhiều lần, bay trên ba chục chuyến bay trong nội địa nước Mỹ. Tôi thấy được nhiều điều và cũng vỡ ra ra được nhiều điều. Nếu bén gót được đệ tử, cháu chắt cụ Nguyễn Tuân th́ tôi có thể dám viết một cuốn sách với tựa đề "Nước Mỹ Rong Chơi". Viết như thế mới sướng. Nhưng tôi đă lỡ theo cái nghiệp…"

 

Tôi thấy Trần Văn Thủy không phải lỡ theo cái nghiệp ǵ hết. Trần Văn Thủy đi nhiều gấp… một trăm lần Nguyễn Tuân. Nhưng đồng thời tôi thấy Trần Văn Thủy vẫn c̣n đứng y nguyên ở cái làng An Phú Nam Định Việt Nam! Tôi có thể thay mặt Trần Văn Thủy mà trả lời thím Nhuận rằng:

 

"Thưa thím, con đă đi qua hết nhiều biển, nhưng quả t́nh là con cũng chả đi đến đâu. Chỉ v́, dường như con chưa "Thực Sự" dám đi!"

 

Bởi v́, cho đến bây giờ hơn nửa thế kỷ miền Bắc VN đă chịu trong lầm than ngu tối của chủ nghỉa Cộng Sản, và rồi gần ba mươi năm nguyên đất nước VN cùng vào kiếp nạn, mà Trần Văn Thủy, một người sinh ra và lớn lên ở Nam Định miền Bắc lại giả vờ tự hỏi: "Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy…." Tôi nói là Trần Văn Thủy giả vờ, v́ tôi không tin một người như Trần Văn Thủy mà không biết là trong lịch sử Việt Nam, chưa từng bao giờ có một cuộc lưu vong bỏ nước ra đi lớn lao như vậy! Và dĩ nhiên không ít người Việt xa xứ "qua các đại dương và các châu lục, đi măi, đi măi" mà cuối cùng không thể "trở về quê ḿnh, làng ḿnh" được là v́ sao? Xin đọc và ngẫm:

 

"HÀ CHÍNH MĂNH Ư HỔ

 

Tức là chính sách hà khắc của chính quyền c̣n dữ hơn cọp mạnh. Đức Khổng Tử cùng đám học tṛ đi sang nước Tề, qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà khóc nghe thảm thiết; bèn sai Tử Cống đến hỏi duyên cớ. Người đàn bà thưa: "Ở đây có lắm hổ dữ. Cha chồng tôi khi trước đă chết v́ hổ, chồng tôi sau cũng chết v́ hổ, nay con tôi lại cũng chết v́ hổ nữa. Thảm lắm ông ơi." Thầy Tử Cống bảo: "Thế sao bà chẳng bỏ chỗ này, đi ở nơi khác?" Đáp: "Tuy vậy, nơi đây chính sách quan tr6en không đến nỗi hà khắc như các nơi khác". Đức Khổng Tử nghe qua, bảo với các học tṛ: "Các ngươi nhớ đấy! Chính sách hà khắc khốc hại hơn hổ dữ".

 

Bao nhiêu con người Việt Nam đă bỏ nước Việt Nam, tay trắng mà ra đi là v́ cái chính sách hà khắc ngu tối của Nhà Nước Việt Cộng. Trần Văn Thủy có thể nói rằng những người dân miền Nam v́ sợ trả thù, v́ "ngụy quân, ngụy quyền" thế này thế kia nên bỏ nước ra đi để cầu an. Nhưng c̣n những người dân miền Bắc, sinh ra và lớn lên trong chế độ Cộng Sản, những người ở làng An Phú quê hương Trần Văn Thủy th́ tại sao "1954 người ta đi Nam cũng nhiều và sau 1975 người ta đi tiếp sang Mỹ cũng lắm"?

 

 

 

Dường như, những con người Cộng Sản rất dễ nhầm lẫn! Hay nhầm lẫn vốn là bản chất của những con người Cộng Sản? Tôi chưa biết! Ở đoạn cuối Phần Hai, Trần Văn Thủy viết:

 

"Tôi đă nhầm khi tưởng rằng điều tâm huyết của tôi trong bộ phim nọ là đúng với mọi người. Ở đây, người ta đi hết biển th́ chỉ tới nước Mỹ. Và tại nước Mỹ, cộng đồng người Việt là một thế giới muôn h́nh muôn vẻ, với bao nhiêu vấn đề cần suy ngẫm, luận bàn, không có giấy mực nào tả xiết."

 

(NĐHB, trang 24)

 

 

 

Làm thế nào mà một bộ phim "nọ" thôi, lại có thể đúng với tất cả mọi người? Trừ phi, phải, trừ phi là một bộ phim của Nhà Nước Việt Cộng thực hiện và toàn dân Việt Nam đang sống dưới chế độ không có chọn lựa nào khác hơn là công nhận "Nó Đúng"!

 

Những người Việt lưu vong, đang sống tại nước Mỹ là những người Việt không công nhận, không sống chung được với Chủ Nghĩa và Nhà Nước Việt Cộng. Dĩ nhiên, cộng đồng Việt ở Mỹ là một thế giới muôn h́nh, muôn vẻ, tốt có, xấu có, với bao nhiêu là vấn đề cần suy ngẫm , luận bàn… Nhưng trên hết và rốt ráo là Họ, những người Việt lưu vong đang sống tại Mỹ - mỗi người đều có được cái quyền tự do chọn lựa cho chính Họ, gia đ́nh Họ, con cháu Họ một tương lai…

 

Phần Ba, là một cuộc rào đón quy mô mà theo tôi, Trần Văn Thủy đă bỏ nhiều công sức nhất! Phần này có tựa là "Một Bức Thư". Đúng ra, trong Phần Ba có tới hai bức thư. Một bức của Nguyễn Hữu Thái, em ruột người bạn thiếu thời "thân nhất" của Trần Văn Thủy là Nguyễn Hữu Đính. Bức thư của Nguyễn Hữu Thái chừng một trang sách. Nhưng bức thư của Nguyễn Hữu Đính mà theo Trần Văn Thủy là dài 16 trang viết tay. Tôi đếm trong "Nếu Đi Hết Biển…", bức thư của Đính dài ngót nghét 12 trang sách! Tôi sẽ lần lượt đưa ra những sơ sót của nhà đạo diễn Trần Văn Thủy!

 

Trần Văn Thủy mở đầu Phần Ba, vẫn với cung cách Khiêm Cung Nhũn Nhặn để dễ bề lọt qua tất cả những "Khung Cửa Hẹp":

 

"Tại nơi đây, nước Mỹ, tôi muốn viết lại câu chuyện riêng tư như thế này. Câu chuyện có lẽ cũng không có ǵ đặc biệt, nhưng nó quan hệ đến quá khứ, hiện tại và cả tương lai trong cac1h nh́n nhận của tôi.

 

Tôi có một bức thư mà các con tôi khi đọc, chúng bảo rằng: "Bố ơi, đây là kịch bản của một bộ phim truyện hay." Tôi vốn ít quan tâm đến phim truyện, đến sự hư cấu, và đóng diễn. Tôi vốn ít có thời gian quan tâm đến những chuyện thật trong cuộc đời, mà bức thư tôi có trên tay là một chuyện thật, chuyện thật của một thằng bạn thuở học tṛ."

 

(NĐHB, trang 24)

 

 

 

Tôi thực sự không hiểu Trần Văn Thủy muốn nhắn gửi ǵ đến người đọc? Trần Văn Thủy "ít quan tâm đến phim truyện, đến sự hư cấu, và đóng diễn". Ông lại "vốn ít có thời gian quan tâm đến những chuyện thật trong cuộc đời…" Vậy th́, Trần Văn Thủy "thực sự" quan tâm và có thời gian quan tâm đến những thứ ǵ??? "Hư Cấu" hay "Chuyện Thật Trong Cuộc Đời", Trần Văn Thủy đều không hoặc ít có thời gian quan tâm! Tôi tin Trần Văn Thủy đă nói thật! Trần Văn Thủy chỉ có quan tâm đến "công tác", "nhiệm vụ" mà Đảng và Nhà Nước đă giao phó cho ông. Ông không cần biết đến những ǵ là "hư cấu" hay "chuyện thật". Công tác, nhiệm vụ là trên hết!!!

 

Rồi sau đó, Trần Văn Thủy cà kê, tỉ mỉ kể lễ về t́nh bạn với Nguyễn Hữu Đính ở niên khóa 1953 - 1954 lớp đệ thất B3 trường Nguyễn Khuyến Nam Định.

 

"Tôi ngồi cạnh một thằng bạn thân, học giỏi, tính t́nh điềm đạm tên Nguyễn Hữu Đính. Nhà Đính buôn gạo. Ngôi nhà to rộng, xây theo kiểu cổ nhưng có ban công, trên đề tên hiệu buôn là "Linh Lợi", nét chữ mềm mại, ở số nhà 49 phố Bến Thóc, trước nhà có một cây phượng vĩ rất to.

 

Câu chuyện về Đính lại liên quan đến một thằng bạn khác trong lớp, tôi quên họ nhưng nhớ tên. Đó là Viễn. Gia đ́nh Viễn ở quê và hoàn cảnh cũng túng bấn…..

 

Nhà tôi cũng chẳng rộng lắm, nhưng thầy mẹ tôi vốn chiều bạn bè của con cái nên Viễn tá túc ở nhà tôi…."

 

(NĐHB, trang 26)

 

 Nhà đạo diễn Trần Văn Thủy nhớ từng chi tiết của căn nhà bạn thân Nguyễn Hữu Đính. Nhà kiểu cổ nhưng có ban công, số nhà, cây phượng vĩ… Và Trần Văn Thủy dĩ nhiên đă từng đến nhà người bạn thân này rất nhiều lần… Cũng như Nguyễn Hữu Đính đă từng đến nhà Trần Văn Thủy nhiều lần lén đưa gạo cho Thủy, giúp "góp phần" để nuôi Viễn. Tuy thân với Đính đến như thế, nhưng đến 1954, sau khi Đính đến từ giả Thủy để vào Nam: "Thủy ơi, gia đ́nh tớ đi. Đừng quên nhau nhé, tớ sẽ viết thư", Trần Văn Thủy lại chưa từng biết là Nguyễn Hữu Đính có người anh (em) ruột tên Nguyễn Hữu Thái. Trần Văn Thủy sau 1975 vào Nam, ngaỳ giời tháng bụt, đă cất công đi t́m người bạn nối khố thuở thiếu thời Nguyễn Hữu Đính khắp đầu ghềnh cuối băi nhưng không thấy. Mỗi lần được xuất dương ra ngoại quốc, trong các buổi nói chuyện, Trần Văn Thủy đều cố t́nh nhắc tới ngôi trường, cái làng mà Thủy và Đính đă học ngày xưa ở Nam Định, hy vọng rằng nếu Đính có vượt biên ra ngoại quốc tị nạn th́ có cơ biết đến mà liên lạc với Thủy.

 

"Thế rồi may hơn khôn, một dịp rất ngẫu nhiên, một người giúp tôi phát hiện hiện ra người anh em ǵ đó của Đính c̣n sinh sống rại Sài G̣n. Tôi vội vă viết một bức thư. Chỉ mấy ngaỳ sau tôi nhận được thư trả lời."

 

(NĐHB, trang 27 & 28)

 

 

 

Và Trần Văn Thủy cho người đọc biết Nguyễn Hữu Thái chính là em ruột của Nguyễn Hữu Đính. Trong thư của Nguyễn Hữu Thái, trước khi cho Trần Văn Thủy địa chỉ của Nguyễn Hữu Đính đang ở Montréal, Canada, có đoạn:

 

"Ngày xưa anh Đính tôi chơi rất thân với ông (anh Thủy) và ông Sơn (anh Sơn DURAS). Các anh thường xem ciné tại rạp văn Hoa (phố Paul Bert), Majestic (phố Hàng Thao)…

 

. . . . . . .

 

Tôi c̣n nhớ rất rơ cái đêm hai anh Thủy - Đính chia ly, ông có tặng anh tôi một quyển lưu bút rất hay mà ngày nay anh Đính vẫn lưu giữ cẩn thận. Và đêm chia ly ấy anh tôi khi về nhà đă khóc!"

 

(NĐHB, trang 28)

 

 Quả là hết sức cảm động, lâm ly! Tôi chẳng ngạc nhiên tí nào khi các con Trần Văn Thủy đă tán thán về câu chuyện ‘Một Bức Thư": "Bố ơi, đây là kịch bản của một bộ phim truyện hay."

 

Chẳng qua, Trần Văn Thủy v́ quá cẩn trọng mà thành ra sơ hở. Những chi tiết nhỏ cố tạo để minh chứng t́nh bạn thắm thiết với Nguyễn Hữu Đính như đoạn trong cái gọi là thư của Nguyễn Hữu Thái mà tôi vừa trích dẫn, nó thừa và tố cáo… cho tôi biết tác giả "bức thư Nguyễn Hữu Thái" chính là… Trần Văn Thủy! "Ngày xưa anh Đính tôi chơi rất thân với ông (anh Thủy)…" Câu văn này phải do Trần Văn Thủy muốn đóng vai Nguyễn Hữu Thái nào đó nên nó mới thành như vậy! Ông đạo diễn Trần Văn Thủy tỏ ra rất kém về… tâm lư đối thoại! Nếu có một Nguyễn Hữu Thái thật, câu văn nên đại để như sau:

 

"Ngày xưa, tôi nhớ ngoài ông (anh Thủy), anh Đính tôi c̣n rất thân với ông Sơn (anh Sơn DURAS). Ông có tin tức ǵ về ông Sơn không, anh Đính tôi cũng rất lưu tâm t́m ông Sơn và ông bấy lâu nay?"

 

Giọng văn của bức thư Nguyễn Hữu Thái, giọng văn bức thư Nguyễn Hữu Đính mà tôi sẽ phân tích dưới đây, cùng với giọng văn Trần Văn Thủy là MỘT.

 

Người bạn "thiếu thời Nguyễn Hữu Đính" của Trần Văn Thủy là một "người" rất lạ lùng! Tôi xin lần lượt liệt kê những điểm "lạ lùng" của ông ta dưới đây:

 

1.Bức thư viết tay gửi cho Trần Văn Thủy từ Montréal Canada dài 16 trang, khi Trần Văn Thủy in vào sách thành 12 trang (?),th́ chắc ông Đính này phải là người có lối viết chữ tay nhỏ nhất thế giới! Trong gia đ́nh tôi có ông em từng đi học tập cải tạo. Ông em tôi đă qua Mỹ được ngót chục năm. Tôi nghe không biết bao nhiêu là chuyện về tù cải tạo từ ông em, và từ những ông bạn HO hiện đang sống khắp nơi trên thế giới. Ngay cả những ông HO ở tù lâu năm, mỗi lần viết thư cho gia đ́nh, v́ tiết kiệm giấy viết chữ nhỏ đi chăng nữa, cũng chả thế nào viết nhỏ được như ông Nguyễn Hữu Đính! Mỗi chữ "ông Đính" viết trong thư "cho ông Thủy", muốn nh́n thấy, đọc được, tôi cam đoan phải dùng kính hiển vi! Ông đạo diễn Trần Văn Thủy cân đo như vậy xem chừng không ổn! 16 trang viết tay, không thể bày thành 12 trang sách!

 

2.Ông Nguyễn Hữu Đính tỏ ra biết và thích nói về nhiều chuyện của phía Việt Cộng, chẳng hạn trong một đoạn thư: "… Cậu sinh viên cho biết nhà làm phim Trần Văn Thủy c̣n rất trẻ. Ḿnh nghĩ người làm phim này không phải là Thủy. V́ lúc đó, ḿnh và Thủy đă trên 50 tuổi rồi, c̣n trẻ cái con khỉ ǵ nữa! Rồi ḿnh lại nghĩ miên man bởi cái câu: "Sinh Bắc Tử Nam", với những trận mưa bom như thế, chắc ǵ Thủy c̣n sống?" Nhưng rồi ở một đoạn thư sau, "ông Đính" lại viết: "Ngày 12 tháng 5 năm 1975, ḿnh tŕnh diện học tập cải tạo. Những ǵ ở trong trại cải tạo ḿnh xin miễn kể ra đây. Chỉ biết ḿnh qua bốn trại cải tạo: Hóc Môn, Long Khánh, đảo Phú Quốc, Hàm Tân." Ủa? Sao kỳ cục vậy??? Chuyện Sinh Bắc Tử Nam, là chuyện của ông Trần Văn Thủy Việt Cộng th́ ông Nguyễn Hữu Đính thích nói tới, thích lo cho ông Thủy đă "bỏ ḿnh" trong "những trận mưa bom". C̣n chuyện "Nguyễn Hữu Đính con nhà Ngụy vượt tuyến vào Nam 54", sau 1975 "tŕnh diện cải tạo tức là đi tù lao cải", th́ "ông Đính" lại xin phép "miễn kể ra đây". Tại sao lại "miễn kể ra đây"??? Hơn ba năm tù đâu phải chuyện nhỏ! Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. "Ông Đính" kể đầu đuôi ngọn nguồn đủ mọi chuyện; nhưng lại nhất định không kể chuyện thời ở tù cho "bạn thiếu thời Trần Văn Thủy" nghe. Tôi không thể lư giải nổi sự vụ này! Trong bức thư "dài 16 trang viết tay 12 trang sách", "ông Đính" đă kể dong dài đủ mọi chi tiết, từ học hành công ăn việc làm cho đến lấy vợ đẻ con. Thậm chí, ngay cả những chi tiết lẩm cẩm "đă quen biết với bà vợ hiện tại ra làm sao…" Như vậy, thực ra, "ông Đính" biết rành rẽ chuyện "Sinh Bắc Tử Nam dưới những trận mưa bom"; chứ chuyện "ở tù lao cải" th́ dường như ông chả biết ǵ sốt!

 

3."Ông Nguyễn Hữu Đính" viết trong "bức thư 16 trang viết tay 12 trang sách" về ngày biến cố tháng Tư 75 như sau: "Thế là ḿnh quyết định ở lại. Khi đoàn xe tăng cách mạng vào thành phố, ḿnh thấy có nhiều người lính chế độ cũ chạy vào mấy đường hẻm tự sát. Có khi một người, có khi hai người, có khi mấy người chụm đầu vào nhau rồi mở chốt lựu đạn". Thứ nhất, tôi không tin bất cứ một người nào của miền Nam đă từng ở tù lao cải (lao động, cải tạo tư tưởng!), mà lại có thể gọi đoàn quân Việt Cộng vào chiếm miền Nam là "đoàn xe tăng cách mạng". Cũng như, họ sẽ không bao giờ gọi những người cùng màu cờ sắc áo với họ là "lính của chế độ cũ". Thứ hai, tôi biết có một vài người lính đă tự sát vào cái ngày tang thương 30 tháng 4 năm 75… Nhưng chỉ một vài thôi… Tuy nhiên, với lối tả t́nh tiết tỉ mỉ của "ông Đính bạn ông Thủy trong thư", th́ có vẻ như những người lính Cộng Ḥa đă lũ lượt rũ nhau… đi vào những con hẻm để tự tử. Lúc một người, lúc hai người, và có khi mấy người… chụm đầu cùng nhau tự tử! Chẳng thấy "ông Đính" đứng "ŕnh rập" theo dơi những vụ tự tử của anh em quân đội Cộng Ḥa đă "tổng kết" được là có bao nhiêu sinh mạng đă cùng "rủ nhau" tự sát theo "trí tưởng tượng" của nhà đạo diễn Trần Văn Thủy??? Ông Trần Văn Thủy cũng nên dè chừng, dàn dựng truyện phim như vậy, biết đâu lại "phản tuyên truyền"… th́ chết! Trong bất cứ cuộc chiến nào từ xưa tới nay, nếu đoàn quân chiến thắng tiến vào chiếm đất dành dân, mà người dân hoặc người lính của vùng đất chiến bại lại cùng nhau lũ lượt tự sát, th́ có phải là v́ họ quá sợ hăi sự tàn ác, vô nhân đạo, khát máu của đoàn quân chiến thắng hay không????

 

C̣n nữa, "lần tự tử thứ hai của ông Đính" khi đi tù ở Phú Quốc, được "kể lại" trong thư như sau ("ông Đính" có kể tỉ mỉ trong thư những lần ông này "định tự tử" cho ông Trần Văn Thủy đọc, nhưng lại tuyệt đối miễn kể chuyện "tù lao cải"!): "Nhưng sống chết h́nh như có số cả Thủy ạ. Đêm hôm đó, sau khi ḿnh cầm sợi dây dù, lẳng lặng đi về phía cầu tiêu, đến chân thang, ḿnh b́nh tĩnh bước từng bước một lên bực thang, miệng lẩm bẩm đọc mấy câu kinh Phật, khi leo lên đến lưng chừng cái thang th́ trên cḥi canh cạnh hàng rào, một vệ binh quát to: - Anh kia! Làm ǵ thế?" "Ông Đính" này quả thật đặc biệt! Ông ta chẳng biết do phép lạ nào, đă chuẩn bị được cả "dây dù" để tính bề tự treo cổ. Ông xách dây dù đi lơ ngơ và c̣n leo cả lên… những bực thang. Đến nỗi "một vệ binh" phải quát to, ông mới lủi thủi trở về chỗ nằm của ông trong tù, và đành thúc thủ trong chuyện tự tử đêm hôm đó!!!… Một lần nữa, Trần Văn Thủy đă sơ hở… khi cho một anh tù cải tạo, viết thư cho bạn lại gọi "cán bộ hay quản giáo" chi đó là "vệ binh". Vệ binh, là danh từ của phía Việt Cộng dùng để gọi nhau thôi… Chỉ có "ông tù Nguyễn Hữu Đính", bạn Trần Văn Thủy mới… khác người như vậy!

 

4.Trần Văn Thủy cũng có mưu toan cho "ông Nguyễn Hữu Đính bạn thiếu thời" tự tử mấy phen. Nhưng cuối cùng "ông Đính" vẫn phải sống để sau này c̣n có dịp viết thư cho Trần Văn Thủy từ Montréal Canada. "Ông Đính", thực ra, có viết trong thư vài ḍng về "sự tù tội" của ông ta: "Ḿnh đi cải tạo hơn 3 năm th́ được về, v́ ḿnh tuy là quân đội nhưng biệt phái sang cơ quan dân sự, không đánh đấm ǵ cả. Hơn nữa dân biệt phái cấp bậc chỉ lên đến cỡ trung úy là cùng. Thành ra về tội, ḿnh cũng nhẹ và về cấp bậc ḿnh cũng nhẹ". Đọc đoạn vừa trên, tôi có cảm giác đang đọc Trần Văn Thủy quăng diễn về hoàn cảnh cá nhân của nhân vật mà Thủy dựng nên. Có điều, Trần Văn Thủy đă quá lộ liểu khi trong một bức thư của hai người bạn học cũ thời tuổi thơ, sau 45 năm mới liên lạc lại được nhau, viết thư cho nhau lại phải "kể công kể tội" v́ đă từng đứng từ hai chiến tuyến đối đầu nhau!!! Đó không phải là ngôn ngữ của thư từ… Thư từ riêng viết cho nhau giữa hai người bạn cũ, vả lại người viết thư đang sống ở Canada, một xứ sở tự do, th́ đâu cần phải dùng ngôn ngữ tuyên truyền lấy ḷng này nọ! Nào là "ḿnh tuy là quân đội nhưng biệt phái sang cơ quan dân sự, không đánh đấm ǵ cả"; nào là "dân biệt phái nên cấp bậc chỉ lên đến cỡ trung úy là cùng"; rồi "thành ra về tội ḿnh cũng nhẹ về cấp bậc ḿnh cũng nhẹ." Tại sao lại phải dài ḍng biện minh như vậy???

 

5.Chuyện phim "Một Bức Thư" của Trần Văn Thủy dàn dựng rất nhiều scenes bi thảm. Tuy nhiên, đạo diễn Trần Văn Thủy thiếu nghiên cứu về vùng đất Sài G̣n mà ông cho nhân vật của ḿnh là Nguyễn Hữu Đính đă rời bỏ miền Bắc vào sống từ sau 1954. "Ông Đính" viết trong thư cho ông Thủy:

 

"Sau 5 lần vượt biên không thành, mất hết cả vàng bạc, việc làm cũng không kiếm ra, ḿnh quyết định đạp xích lô ở Sài G̣n vào đầu năm 80. Cuộc đời đạp xích lô th́ khỏi nói. Ḿnh không quên được những bữa ăn ở vỉa hè với một đĩa cơm và một con cá khô. Nước mưa chảy từ cái mũ xuống ướt đẫm đĩa cơm như chan canh. Ḿnh cũng không quên được những ngày đạp xích lô, quần áo tả tơi."

 

(NĐHB, trang 39)

 

 Sài G̣n mưa bóng mây bất chợt từ trong nắng quái là chuyện hẳn nhiên. Mưa Sài G̣n có thể đổ xuống bất cứ lúc nào. Ở một đoạn đường này đang nắng ráo, qua đoạn đường tiếp đó chừng năm, bảy trăm thước đă có mưa rào… Dân đạp xích lô Sài G̣n trước 75 tất nhiên là có cực khổ. Nhưng họ không cực khổ theo cái kiểu "bi kịch tính" ăn một dĩa cơm với một con cá khô… Và mưa rơi xuống đẫm đĩa cơm như chan canh… Dân đạp xích lô Sài G̣n thời trước 75 tôi biết, họ buổi sáng bánh ḿ trứng chiên cà phê sữa đá; buổi trưa một đĩa cơm tấm b́ sườn chả, một chai beer… Giữa bữa cơm trưa, nếu trời có đổ mưa, họ chỉ việc bỏ mui xe xích lô lên, rồi ngồi trong xe mà ăn… rất an toàn. Như vậy, hóa ra sau 1975, nhờ "cuộc cách mạng thần thánh" của Đảng và Nhà Nước Việt Cộng, đă làm nên cuộc đổi đời khủng khiếp! Nhiều người có ăn học trí thức đă trở thành dân đạp xích lô. Và, đạp xích lô th́ dĩ nhiên là cực khổ, nhưng như vậy th́ đạp xích lô sau 1975 lại càng cực khổ hơn sao? Aên cơm với cá khô chan canh là cơn mưa từ trời đổ xuống! Dân đạp xích lô Sài G̣n nhiều khi chỉ mặc có cái quần xà lỏn, v́ trời nóng. Và dĩ nhiên, đi đạp xích lô th́ phải chọn bộ quần áo nào cũ, rách, vá, mặc cho nó thoải mái. Dân đạp xích lô có mặc quần áo tả tơi th́ cũng là chuyện b́nh thường. Tôi không hiểu tại sao Trần Văn Thủy lại cho "ông Đính" miêu tả về nghề đạp xích lô một cách tang thương là vậy? Trong khi, ông Thủy lại không cho "ông Đính bạn thiếu thời" của ông, kể chơi vài chuyện bị đàn áp, chà đạp, khe khắc trong tù…?

 

6."Ông Đính" bạn ông Thủy viết tiếp trong thư: "Trong khi đạp xích lô th́ bà xă nạp đơn xin đi Pháp theo diện con lai hồi hương. Và may mắn thay, đơn được chấp thuận".

 

(NĐHB, trang 39)

 

 Đến đây th́ tôi hiểu là tại sao, ở phần giữa "bức thư của ông Đính", lại có đoạn đầu cua tai nheo về chuyện "ông Đính" lấy vợ. Trần Văn Thủy đă biết chuẩn bị cho Nguyễn Hữu Đính từ đầu bằng mối t́nh với cô Hồng là một cô gái lai, sau Đính cưới làm vợ.

 

Đọc Phần Ba của "Nếu Đi hết Biển…", đến đoạn gần chót:

 

"Cái đêm hội ngộ hiếm hoi trong đời sau gần nửa thế kỷ chờ đợi ấy, một thằng Việt cộng và một thằng Ngụy nằm chung một pḥng, chuyện tṛ râm ran đến tận khuya.. . . . . . . Mà tôi h́nh dung ra một sự hoán vị rất có thể xảy ra giữa hai chúng tôi. Tôi giả định rằng vào cái thời điểm 54 ấy, thầy mẹ tôi không v́ sự ràng buộc với quê cha đất tổ hoặc v́ có sự rủ rê mà kéo bầy con cái di cư vào Nam th́ tôi trở thành Ngụy là điều khó tránh khỏi. C̣n gia đ́nh bạn tôi, v́ một lư do nào đó mà ở lại miền Bắc th́ bạn tôi lại trở thành Việt cộng là cái chắc…"

 

(NĐHB, trang 41)

 

Tôi tin Trần Văn Thủy thành thực khi ở đoạn đầu cho biết là các con của Thủy đă khen: "Bố ơi, đây là kịch bản của một bộ phim hay". "Một Bức Thư" nếu dựng thành phim, quả t́nh nhiều scenes có thể mua được nước mắt của khán giả. Tuy nhiên, không ít những chi tiết cần "điều chỉnh" lại cho hợp t́nh, hợp lư… như tôi đă nêu ra! Một trở ngại lớn cần đặt ra: Trần Văn Thủy "ít quan tâm đến phim truyện, đến sự hư cấu, và đóng diễn". Ông lại "vốn ít có thời gian quan tâm đến những chuyện thật trong cuộc đời…" Thế th́, "Một Bức Thư" là chuyện phim loại ǵ? Không "hư cấu", cũng không phải là "chuyện thật trong cuộc đời"… Vậy chỉ có thể "tạm xem như là" "Một Bức Thư" được h́nh thành để làm một thứ phương tiện hữu dụng ḥng mong đạt múc đích… "xóa bỏ hận thu" giữa Việt Cộng và người Việt hải ngoại: "Người Việt ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc VN, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước (có người Việt tị nạn lưu vong. Chú thích của TNH). (trích Nghị Quyết Toàn Diện Về Người Việt Ở Nước Ngoài, báo TT đă dẫn).

 

Đoạn gần cuối “Một Bức Thư”, Trần Văn Thủy viết:

 

 

“Cái đêm hội ngộ hiếm hoi trong đời sau gần nửa thế kỷ chờ đợi ấy, một thằng Việt cộng và một thằng Ngụy nằm chung một pḥng, chuyện tṛ râm ran đến tận khuya.”

(NĐHB, trang 40)

 

Rơ ràng Trần Văn Thủy luôn đeo mang trong đầu cái tâm thức của một “thằng Việt cộng”! Trần Văn Thủy đă không chờ đợi “nửa thế kỷ” để có một cuộc tái ngộ với người bạn thân nhất thủa thiếu thời Nguyễn Hữu Đính. Công tŕnh dàn dựng “Một Bức Thư” là công tŕnh của nhiệm vụ, của công tác. Trần Văn Thủy Việt cộng t́m gặp Nguyễn Hữu Đính không phải là t́m lại những kỷ niệm của một thời thơ ấu. Mà cán bộ văn hóa Việt cộng Trần Văn Thủy đang làm công tác t́m “thằng Ngụy” Nguyễn Hữu Đính đă từng học lớp đệ thất B3 trường Nguyễn Khuyến Nam Định ngày xưa, để hoàn tất công tác tuyên truyền “nối lại t́nh anh em” với cái đám Ngụy Việt kiều ở hải ngoại!

 

Chuyện thật , dù là những chuyện loại “khó tin” v́ tính chất “bất hợp lư” của nó, nhưng người nghe (hoặc người đọc) vẫn có thể lư giải ra mà tin được nhờ vào những cái “mốc” của những nguyên cớ cần thiết. Một người chết hốt nhiên sống lại, người ta không lư giải được nên đổ thừa cho “phép lạ”, cho một đấng vô h́nh tối cao nào đó… Cất công đi đầu ghềnh cuối băi, thậm chí lang thang khắp thế giới… t́m một người bạn thiếu thời… mà lại với tâm thức “một thằng Việt cộng” đi gặp “một thằng Ngụy”, th́ thật là một điều rất nên thương tâm!!!

 

Nhưng, suy ra cũng chẳng việc ǵ để thương tâm, khi chúng ta ư thức được rằng Trần Văn Thủy thực hiện công tŕnh “Nếu Đi Hết Biển”, chẳng qua cũng là một loại công tác mà Đảng và Nhà Nước Việt Cộng đă giao phó cho ông ta! Một “thằng Việt cộng”, dù có đi t́m cha mẹ, anh em, vợ con, người yếu ǵ ǵ đi nữa, cũng phải bằng một ư thức chính trị rất rơ ràng.

 

Loại công tác “Thầy Mù Xem Voi” này, vốn đă được Trần Văn Thủy hơn một lần  thi hành ở Âu Châu. Và cuốn phim mà Trần Văn Thủy gọi là “phim tài liệu” cũng được chính Trần Văn Thủy đặt cho cái tên là “Thầy Mù Xem Voi”… Phần Bốn của “Nếu Đi Hết Biển”. Hăy đọc do chính Trần Văn Thủy xác nhận:

 

“… Nhưng sau nhiều cố gắng, nhờ sự trung gian của bạn bè và có lẽ do ép-phê của Hà Nội Trong Mắt Ai, Chuyện Tử Tế đă dược lưu hành rộng răi khắp hải ngoại – hai bộ phim đó bỗng dưng trở thành một giấy thông hành cho tôi dễ dàng tiếp cận với những người Việt có xu hướng khác nhau sống ở nước ngoài.”

 

(NĐHB, trang 44)

 

Trong một bài trước, tôi đă có định giá về sự tài bồi của Đảng và Nhà Nước cho Trần Văn Thủy qua hai cuốn phim mà Thủy vừa nhắc bên trên. Chính Trần Văn Thủy đă xác nhận hai cuốn phim Hà Nội Trong Mắt Ai và Chuyện Tử Tế là cái giấy thông hành cho Thủy có cơ hội tiếp cận với người Việt tị nạn hải ngoại. Tuy nhiên, những Việt kiều mà Trần Văn Thủy tiếp cận cũng chỉ là một tầng lớp nào đó “không có được một ư thức chính trị rơ ràng”,  hoặc đă được nhà đạo diễn kheó léo “dàn dựng” đưa vào tuồng mà chẳng hề hay biết! Trần Văn Thủy tiết lộ:

 

“Với dung lượng trên 100 giờ băng chúng tôi đă quay trong dịp đó, ở hầu hết các thành phố lớn, nhỏ mà người Việt sinh sống tại các quốc gia Tây Aâu kể trên. Chúng tôi đă tiếp xúc với nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà giáo, linh mục, các bác cao niên, viên chức, thương nhân, thuyền nhân và cả các quan chức và sĩ quan của chính quyền miền Nam cũ…

 

Thông thường th́ chúng tôi bắt đầu công việc bằng cách nói những chuyện “khơi khơi”. Nói là “khơi khơi” nhưng cái đích mà chúng tôi muốn đạt tới là đánh thức trong nhau sự tin cậy, tinh thần khoan ḥa và sự hướng thượng…

 

Phim tài liệu vốn không đ̣i hỏi hư cấu và tưởng tượng như phim truyện, như viết tiểu thuyết. Phim tài liệu tồn tại nhờ cuộc sống, mà “cuộc sống vốn là mẹ của chân lư” như ai đó đă nói.

 

 

(NĐHB, trang 44)

 

“. . . . . Nhưng về sau, càng nghĩ, tôi càng thấy rằng tôi không đủ sức để làm bộ phim với tựa đề “Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc”. . . . . . . . .

 

“Sau này tôi nghĩ đến tựa đề “Thầy mù xem voi”. Tựa đề này đối với người lớn tuổi, ai cũng hiểu rằng điều muốn nói ở bộ phim này không chuẩn xác ǵ cả, nó cũng như đùa bỡn, nó cũng như hư thực.

 

 

. . . . . . . .

 

“Thầy mù xem voi” có hai tập. Tập I có tên là “Chuyện vặt xứ người”. . . . . . .

“C̣n tập 2 tên là “Chuyện đồng bào”, “Chuyện đồng bào” gồm nhiều cảnh sinh hoạt, làm ăn sinh sống, tâm sự, tṛ chuyện của rất nhiều người. Hầu hết những trao đổi đều chân thành.”

 

(NĐHB, trang 45)

 

100 giờ băng bao nhiêu thước phim? Để thực hiện 100 giờ băng, Trần Văn Thủy đă phải tốn bao nhiêu ngày tháng cho việc vận động giao tế? Và danh sách những thành phần mà Trần Văn Thủy đă “tiếp xúc” được, đă “nói chuyện” được, xem ra hầu như đầy đủ mọi tầng lớp “đáng kể” trong cộng đồng Việt lưu vong. Tuy nhiên, những trí thức, những văn ngệ sĩ, những linh mục.v.v.. này nọ mà Trần Văn Thủy đă tiếp xúc ở Tây Âu, có phải chăng cũng chỉ là “một số người chọn lọc” nào đó mà những cán bộ văn hóa nằm vùng ở hải ngoại đă “bắt tay” trước rồi giới thiệu cho Trần Văn Thủy? Điều này tôi có quyền và có bổn phận phải NGỜ!

 

Bởi v́, với những thành phần “có trí tuệ” như vừa kể trên, mà Trần Văn Thủy chỉ gặp để “nói với nhau những chuyện khơi khơi”, thế này là thế nào? Những mục đích thực sự mà Trần Văn Thủy nêu ra như “sự tin cậy, tinh thần khoan ḥa và sự hướng thượng” tôi tin làm nhiều người đọc đến đây phải bật ph́ cười!

 

Những cụm từ như “sự tin cậy”, “tinh thần khoan ḥa” và “sự hướng thượng”, tự bấy lâu, là những thứ chữ nghĩa phù phiếm dưới chế độ và chũ nghĩa Việt Cộng.

 

Hăy nghe chị Phùng Hồng Thúy, ra đi từ Hà Nội, hiện đang sống ở miền Bắc nước Đức, được Trần Văn Thủy phỏng vấn:

 

“Chị hăy giúp chúng tôi bằng cách là chị nói thật những ǵ chị đă trải qua”. Chị suy nghĩ rồi bảo: “Ngay cả việc ấy cũng hết sức là khó v́ từ bé tôi đâu có được học nói thật bao giờ.”

 

(NĐHB, trang 47)

 

Ở một đất nước, dưới một chế độ mà con người CHƯA BAO GIỜ biết nói thật là ǵ, làm sao con người có với nhau được “sự tin cậy, tinh thần khoan ḥa và sự hướng thượng”????

 

Không có được “sự tin cậy” nhau, làm sao “khoan ḥa” được với nhau? Không “tin cậy” nhau, không khi nào “khoan ḥa” cho nhau th́ con người ta sẽ “hướng” tới sự ḷn lọc, lách né, gian xảo… nói tóm lại là tất cả những thủ đoạn chỉ để sinh tồn! “Hướng thượng”, xem ra chỉ là hai mỹ từ vô nghĩa lư dưới chế độ và chủ nghĩa Việt Cộng!

 

“Cuộc sống vốn là mẹ của chân lư”. Đúng vậy, tuy nhiên, phải là một cuộc sống như thế nào mới được. Chứ sống ḷn lọc, lách né, gian xảo, dàn dựng… thủ đoạn th́ chẳng thể nào sinh ra bất kỳ một thứ chân lư nào, dù là một thứ chân lư rác rến nhất!

 

Xin đọc một đoạn trích của Trần Dần, một kiện tướng Nhân Văn Giai Phẩm trong “Ghi”:

 

“Có những kẻ tourner. Một độ họ cố “làm ra tiến bộ”, làm ra đấu tranh. Làm ra không công thức. Nhưng rồi cuộc sống lại trả họ về với nguyên h́nh: loài ḅ sát. – (…). – và làm giấy bạc giả.

 

Tại sao bọn giả mạo được tin hơn người thực thà? Tại sao loài ḅ sát lại được dùng nhiều? Tại sao chúng có mặt ở cái thời đại này? Ở trong Đảng? Ở cách mạng? – Lạ lùng nhất là tại sao không vạch mặt chúng ra?

 

. . . . . . . . . .

 

 

Sống và viết để đánh bọn giả mạo, bọn ́ ạch, bọn mốc x́, bọn người-bệnh, bọn người-ḍi, bọn người-ụ. Anarchiste?

 

Nếu vậy gọi là anarchiste th́ tôi rất muốn là anarchiste. Cám ơn quần chúng đă tạo cho tôi thành anarchiste như vậy!”

 

(Trần Dần, Ghi 1954 – 1960. td mémoire 2001. Trang 75)

 

Cám ơn Trần Dần! Từ bao lâu nay tôi đă tự nhận chính ḿnh là một tên anarchiste!

Giả vờ không công thức! Giả vờ vất bỏ chính kiến chính trị để thực hiện những mưu đồ chính trị. Công tác của một “thằng Việt cộng” ḷn lách, trườn ḅ vào cộng đồng Việt tị nạn lưu vong. Trần Dần ở với Cộng Sản, sinh hoạt rồi bị đẩy ra ngoài sinh hoạt của Đảng Việt Cộng… Nhưng vẫn sống oằn quại bi thảm dưới chế độ Việt Cộng. Tôi hiểu được v́ sao hồi đầu 54, tại sao Trần Dần đă “ghi” cái đoạn trên: Tại sao loài ḅ sát lại được dùng nhiều? Tại sao chúng có mặt ở cái thời đại này? Ở trong Đảng? Ở cách mạng? “… Và bọn làm bạc giả, xài bạc giả….

 

Thứ nhất, bạc thật th́ lấy đâu ra? Tất nhiên phải xài bạc giả. Phải làm bạc giả mới có “bạc giả” mà xài. “Thầy Mù Xem Voi” hay “Nếu Đi Hết Biển”, nói cho cùng, cũng chỉ là những tờ bạc giả… Có điều, Trần Dần đă nhầm. Quần chúng không phải là động cơ, là nguyên lư đă tạo cho ông thành một tay anarchiste. Chính cái Đảng Việt Cộng mà đă từng có lúc ông tin theo nó đă… hành ông ra nông nỗi!!!

 

Xin đọc Trần Văn Thủy phỏng vấn bác Nguyễn Văn Quư:

 

“Câu hỏi thứ nhất, tôi hỏi lư do và hoàn cảnh dẫn đến việc bác và gia đ́nh sang định cư tại Tây Đức. Th́ bác đă nói rất rơ bác là viên chức cao cấp của chế độ cũ, cho nên bác phải đi cải tạo rất cực. Khi được về lại Sài G̣n, với tư cách là phó thường dân, hàng tuần bác phải đi tŕnh diện, đấy là một điều rất đau khổ đối với bác, v́ thế bác không ở lại được. Qua câu hỏi ấy, người ta nhận biết chân dung của một con người”.

 

(NĐHB, trang 46)

 

Tôi lại thấy khác. Tôi thấy rằng sau câu hỏi của Trần Văn Thủy và câu trả lời của bác Nguyễn Văn Quư nào đó, người ta thấy được chân dung của một chế độ!

 

Và cái chân dung kinh dị, hăi hùng ấy, đă được tô đậm, khắc sâu cực kỳ rơ nét hơn ở câu hỏi thứ ba của Trần Văn Thủy và câu trả lời cũng của bác Nguyễn Văn Quư:

 

“Vậy mà khi qua câu hỏi thứ ba, tôi hỏi: “Bác có thể kể về những giấc mơ gần đây của bác được không?” Tôi nghĩ rằng, nếu nói về phim tài liệu th́ đây là đoạn đắc ư. Cái quái ác là tuy đă sống ở nước ngoài rồi, mà bây giờ, đêm đêm nằm mơ, bác chỉ mơ thấy hàng chục lần phải trở lại trại cải tạo. Sợ hăi, ú ớ, la hét: “Ơ… ơ… Tôi đă hết hạn cải tạo rồi cơ mà! Đây, giấy ra trại của tôi đây. Tại sao cán bộ lại bắt tôi trở lại trại?…”

 

(NĐHB, trang 46)

 

Lại một “Thằng Người Có Đuôi” của Thế Giang Nguyễn Văn Quư!!! Cái sự hăi hùng, khốc liệt của một Người Tù Cải Tạo nó là như thế… Nhưng Trần Văn Thủy đă “không cho” ông “bạn thiếu thời Nguyễn Hữu Đính” của ḿnh kể lại những ngày tháng ấy đă đành; Trần Văn Thủy cũng không cho bác Nguyễn Văn Quư thân yêu này kể ra bất cứ điều ǵ sốt!!! Tại sao? Chỉ có sự ám ảnh kinh hoàng đeo đẵng… Dụng tâm của Trần Văn Thủy là cái ǵ “nó qua th́ xin hăy quên nó đi…” (chú thích: dĩ nhiên là những cái ǵ đó bất lợi cho sự tuyên truyền Đảng và Nhà Nước Việt Cộng!!!) C̣n những hào quang, hương hoa tốt đẹp cho Nhà nước và Đảng Việt Cộng như cái ngày Hồ Chí Minh đi xe Peugoet hay Citroen ǵ đó, tiến vào rừng cờ và biểu ngữ ở Ba Đ́nh th́ cứ nên khắc tâm ghi nhớ!… Những giấc mơ của bác Nguyễn Văn Quư là một bất ngờ cho Trần Văn Thủy, sau khi đă điều nghiên cho bác Nguyễn Văn Quư nói về Cách Mạng Tháng Tám, về ngày 2 tháng 9 năm 1945 cái quang cảnh của quảng trường Ba Đ́nh… Trần Văn Thủy đang ở vào giây phút “đắc ư” về đoạn phim mà ông đang quay… Nhưng sự vụ những giấc mơ do ám ảnh về những ngày tù tội lao cải… mặc dù là bác Nguyễn Văn Quư đang sống ở Tây Đức… đă làm Trần Văn Thủy… cụt hứng! Có thật vậy không? Hay cú dàn dựng này lại là một tuyệt chiêu khác của Trần Văn Thủy!!! Đưa ra một bác Nguyễn Văn Quư là cán bộ cao cấp của chế độ cũ. Bây giờ đang sống yên lành ở miền Bắc nước Đức… Cho bác Nguyễn Văn Quư kể những lời “hào hứng, t́nh cảm, sinh động và da diết về ngày 2 tháng 9, về cách mạng tháng Tám… rồi đưa ra nỗi ám ảnh về những giấc mơ trở lại ở tù… Thông điệp của Trần Văn Thủy là: Những sự vụ “bỏ tù cải tạo” quân dân cán chính miền Nam, đă là chuyện quá khứ… Bây giờ, đó chỉ c̣n là những giấc mơ. Hiện thực là một cán bộ văn hóa Việt Cộng Trần Văn Thủy đang thân ái quay phim , phỏng vấn “người cựu cán bộ cáo cấp miền Nam”, “người từng ở tù lao cải”, người hiện đang sống an lành trên mảnh đất tự do miền Bắc nước Đức!

 

Và ở câu hỏi thứ tư đặt với bác Nguyễn Văn Quư, Trần Văn Thủy đă chính thức đi vào vấn đề, đi vào công tác đă được giao phó:

 

“Thế rồi tiếp theo câu hỏi thứ tư: “về những người ham chống cộng một cực đoan, bác nghĩ thế nào?” Tôi thấy nhiều người ngồi trước máy quay của tôi cũng rất ngần ngại khi phải trả lời những câu hỏi trực tiếp. Nhưng ở đây, bác Quư lại là người có thái độ thẳng thắn đáng kính trọng: “Tôi không thích những chuyện bạo lực, những chuyện chính trị một cách hồ đồ, viển vông. Người ta chống Cộng kiểu sa lông, pḥng trà. Có kẻ c̣n tệ hại hơn là vận động, thu tiền bỏ túi ḿnh để… chống Cộng…”

 

(NĐHB, trang 47)

 

Tiếc thay, nếu tôi là bác Nguyễn Văn Quư, tôi sẽ hỏi ngược lại ông Trần Văn Thủy:

 

“Ông Trần Văn Thủy, ông nghĩ thế nào về những kẻ cực ngu, v́ cái chủ nghĩa, cái chế độ Việt Cộng sau hơn nửa thế kỷ cho miền Bắc và gần ba mười năm cho miền Nam vẫn ù ĺ và tiếp tục làm cho dân lầm than và cho đất nước tụt hậu, mà những kẻ cực ngu này vẫn c̣n mê lầm theo cái chủ nghĩa, cái chế độ đó???”

 

Trần Văn Thủy viết:

 

“Bây giờ ra ngoài, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, đọc nhiều, nhất là những báo chí chống Cộng cực đoan, tôi thấy không ít chuyện kinh hoàng. Ai mà không theo ḿnh th́ giằn mặt, đánh đấm hoặc bắn bỏ. Thế tôi mới ngờ rằng cái bệnh hiếp đáp nhau, giẫm đạp lên nhau, bắt người khác phải phục tùng ḿnh, phải chăng đó là bệnh của dân tộc Việt? Nếu như đó là bệnh của một thể chế chính trị th́ có thể sửa được, khi nó thay đổi tích cực lên th́ những điều xấu ấy mất đi. Nhưng nếu đó là khuyết tật của dân tộc th́ thật đau noun vô cùng. Đè nặng lên trong tôi vẫn là cái cảm giác dân tộc ḿnh khó mà khá lên được…”

(NĐHB, trang 49)

 

 

Tôi hoàn toàn đồng ư với Trần Văn Thủy về những điều trên! Tôi vừa ghét vừa khinh bỉ những ǵ cực đoan, hiếp đáp nhau, giẫm đạp lên nhau, bắt người khác phải phục tùng ḿnh..v.v… Nhưng xin Trần Văn Thủy dẫn chứng cho tôi trong cộng đồng Việt tị nạn, bao nhiêu vu “ai mà không theo ḿnh th́ giằn mặt, đánh đấm, bắn bỏ”.v…v.. đă xảy ra trong cộng đồng người Việt lưu vong??? Tổng số những vụ cực đoan trong cộng đồng Việt tị nạn, có thể nào so sánh được với những vụ “ai mà không theo ḿnh th́ nửa đêm tới nhà bắt đi bắn bỏ”, “hiếp đáp dân, bắt mọi người phải phục tùng ḿnh”… và sau tháng Tư 1975, rơ ràng nhất là đă bỏ tù lao cải hàng chục ngh́n người chỉ v́ họ khác chính kiến với ḿnh, những quân dân cán chính của miền Nam… Rồi ngay cả những trí thức, tu sĩ của cả hai miền Nam Bắc sau 75 đă bày tỏ lập trường, đ̣i dân chủ và đa nguyên hóa như Trí Siêu Tuệ Sĩ, như thầy Huyền Quang Quảng Độ, như Tiêu Dao Bảo Cự Hà Sỹ Phu… và gần đây nhất như các người tuổi trẻ Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Lê Chí Quang v.v…

 

Những tṛ “bịt miệng dân chủ” của Đảng và Nhà Nước Việt Cộng như vậy khắp thế giới đều biết, chẳng lẽ Trần Văn Thủy không biết tí ǵ hết? Trần Văn Thủy cho rằng, nếu đó chỉ là cái bệnh của một thể chế chính trị th́ có thể sửa được, khi nó thay đổi tích cực lên th́ những điều xấu ấy mất đi . Tạo sao Trần Văn Thủy không ở trong nước, góp sức với những Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Lê Chí Quang… cố làm cho cái thể chế chính trị Việt Cộng mà ông đang phục vụ nó sửa đổi đi. Thay đổi tích cực để những điều xấu không c̣n nữa…

 

Những điều xấu vẫn đầy ra đó trong đất nước Việt nam hiện nay. Yêu nước, muốn phục vụ đất nước, Trần Văn Thủy không cần phải bôn ba ra hải ngoại đi làm “Một Anh Thầy Bói Mù”, lang thang đi sờ măi cái đuôi giả của một con voi thật! Phải, những ǵ mà Trần Văn Thủy đă tiếp xúc, đă quay hàng trăm giờ băng, đă phỏng vấn và do William Joiner in thành sách, đó chẳng qua chỉ là cái đuôi của con voi Việt kiều lưu vong, mà là một cái đuôi giả!!! Xin đọc một đoạn của Trần Văn Thủy về buổi gặp gỡ với một nhà báo Cộng sản Pháp:

 

“Hồi đó, phóng viên tờ Đức-Việt tại Frankfurt đă hỏi tôi: “Thử nghĩ xa hơn một chút. Hiện t́nh là vậy th́ lỗi lầm bắt đầu từ đâu?” Thay v́ trả lời, tôi kể lại một lần đối thoại ngắn ngủi với một nhà báo Cộng sản Pháp. Trong một buổi chiêu đăi báo chí tại Hà Nội cuối năm 1987, nhà báo nọ nâng ly chúc mừng hai bộ phim của tôi (Hà Nội Trong Mắt Ai, Chuyện Tử Tế) được công chiếu. Rồi ông nhún vai bảo rằng: “Nhưng công bằng mà nói, các ông đổ lỗi cho Chính phủ, cho Nhà nước của các ông nhiều quá.” Tôi hỏi: “Ông là người ngoại quốc, có thể ông có cái nh́n tinh tế hơn?” Ông ta lại nhún vai: “Cũng chẳng có ǵ đáng gọi là tinh tế cả. Phương ngôn Pháp của chúng tôi có câu: “Nhân dân nào, Chính phủ nấy”. Các ông rất xứng đáng với Chính phủ của các ông!”

(NĐHB, trang 49)

 

 

Quả t́nh những người như Trần Văn Thủy rất xứng đáng với cái chính phủ và Đảng Việt Cộng!!! Tuy nhiên, tôi muốn sửa câu phương ngôn Pháp lại như sau: “Trí thức nào, Chính phủ nấy.”

 

Phải , đổ lỗi cho toàn bộ những người dân, th́ thiết nghĩ quả t́nh tội nghiệp cho những tầng lớp dân đen thất học, ngu dốt, an phận, chịu đựng. Và không thể nào cất tiếng nói. Chỉ những người trí thức, những nghệ sĩ, văn thi sĩ  v.v.. mới có phương tiện mà mới biết ḿnh cần phải nói ǵ cho tiền đồ của đất nước, cho thân phận của toàn dân, và cho chính cái thân phận trí thức của ḿnh.

 

Trần Văn Thủy đă bũa bao nhiêu là ṿng rào trước khi bắt đầu vượt biển qua bên kia bờ.. Những ṿng rào chung quanh biển. Từ Chương Một Mấy Lời Rào Đón, Chương Hai Nếu Đi hết Biển, Chương Ba Một Bức Thư, Chương Bốn Thầy Mù Xem Voi.v.v.. Và phần cuối của Chương Bốn, khi mang những tay trí thức, nghệ sĩ thiên tả mê cộng sản kiểu viển mơ như Trần Văn Khê, Điềm Phùng Thị, Lê Bá Đăng, Hoàng Xuân Hăn…ra “rào”, Những Ṿng Rào Chung Quanh Biển do chính Trần Văn Thủy bũa đă dày đặc, kín bưng!!!

 

Như vậy, xem ra cho dù có “… Đi Hết Biển”, Trần Văn Thủy cũng chỉ sẽ đụng đầu và sẽ loanh quanh bên trong những ṿng rào mà chính Trần Văn Thủy đă dày công căng, chắn… Trần văn Thủy v́ thế, sẽ không bao giờ đi hết biển, sẽ vẫn măi đứng ở cái làng An Phú Nam Định như từ nửa thế kỷ trước. Sẽ chẳng biết khi nào thấy được cái Bờ Bên Kia Của Biển.

 

 

Virginia May 5/2004

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: