Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Mặt nạ từ thiện

 

Nhàn S.F.

 

 

Bản tin từ hăng thông tấn AP mới đây được các báo loan đi cho biết ṭa án Liên Bang đă buộc tội một giám đốc của cơ quan thiện nguyện có tên "Benevolence International Foundation" tại Chicago, đă quyên tiền của những người Hồi Giáo vô tội và nhiều người khác để tài trợ cho Osama bin Laden trong suốt thập niên qua.

Chuyện lợi dụng danh nghĩa từ thiện để làm việc bất chính như trên không phải là điều mới lạ đối với CSVN. Sau khi cái nôi của XHCN sụp đổ, CSVN bằng mọi giá phải bám lấy những tên "tư bản bóc lột" để cứu văn cho một nền kinh tế đang kiệt quệ sắp chết. Mời gọi "tư bản bóc lột" vào Việt Nam để lợi dụng họ trấn lột dân lành h́nh như vẫn chưa đủ, CSVN c̣n đưa ra những h́nh ảnh nghèo đói, bệnh hoạn, cùi hủi, những trẻ em mồ côi tật nguyền hầu làm xúc động ḷng người và nhất là gạ gẫm được giới trẻ chưa hiểu biết ǵ về Cộng Sản qua việc làm nhân đạo để họ trở thành công cụ tuyên truyền cho chúng.

Từ xưa đến nay từ thiện là một nghĩa cử cao cả được coi đó như là truyền thống dân tộc Việt Nam. Trẻ con miền Nam đến trường đều được dạy bảo "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng". Đức Phật Thích Ca đă từ bỏ ngôi báu để đi Khất thực là Ngài muốn tập cho mọi người thể hiện được tinh thần cứu giúp, người có củ khoai mang cho củ khoai, kẻ có trái bắp mang cho trái bắp. Sự kiện này chứng tỏ ḷng từ thiện không phải chỉ phát xuất từ giai cấp giàu có và của bố thí cũng không hẳn là những thứ cao sang, đây là ư nghĩa cao cả của việc làm khất thực mà Đức Phật đă truyền lại cho hậu thế.

Cho nên thấy đồng bào bên nhà đói khổ, là người Việt Nam ai nỡ làm ngơ cho đành! Tuy nhiên câu hỏi đặt ra liệu tiền bạc và những phẩm vật cứu trợ có đến tay người dân hay không? Và những người đứng ra thành lập các hội thiện nguyện họ có hiểu được manh tâm của của CSVN hay không?

Trở lại thời gian trước năm 1975, tại Miền Nam việc từ thiện thường được các tôn giáo đứng ra đảm nhiệm. Với những trái tim đầy ḷng nhân ái và những đôi tay dịu dàng ấm áp, các soeurs đă xoa dịu được bao tâm hồn đau khổ, mang đến cho họ t́nh yêu thương mà họ đă không thể nào t́m thấy trong cuộc đời bất hạnh này. Câu chuyện làng Konhơring được soeur Francesca Hảo, năm 1979, kể lại cho các thuyền nhân ở đảo Galang nghe đă nói lên sự hy sinh vô bờ bến của những người thay mặt Chúa đến với những người khốn khổ.

Konhơring là một ngôi làng nhỏ bé ở Cao Nguyên Trung Phần cách thị xă Kontum 60 cây số và từ Konhơring chỉ mất 27 cây số là đến biên giới Lào, nên thường xuyên bị đạn pháo Việt Cộng từ Lào bắn sang. Mỗi lần như thế th́ 700 dân làng, đa số là người Sedang, phải chạy đến Kontum lánh nạn dưới sự yểm trợ an ninh của Quân Lực VNCH đồn trú tại Tân Cảnh, Dương B́nh v.v... Được sự giúp đỡ của các hội từ thiện quốc tế, của cơ quan bảo trợ nhi đồng, của viện trợ Mỹ và với sự đóng góp công sức của các soeurs Ḍng Nữ Tu Bác ái gọi tắt là DOC (Daughter of Charity), chẳng mấy chốc từ một ngôi làng nhỏ bé hoang vu, Konhơring đă có những kho lương thực dồi dào, bệnh xá đầy đủ thuốc men, trường học, cô nhi viện mở rộng dần dần và nhất là những ngôi nhà tiền chế khang trang đă chứa được 15 ngàn người trong mùa Hè đỏ lửa khi người dân bồng bế nhau chạy từ Dakto, Daktia, Dương B́nh, Tân Cảnh... đến Konhơring lánh nạn.

Tháng 3 năm 1972 Việt Cộng chiếm Konhơring, mọi sự việc thay đổi. Những buổi đọc kinh cầu nguyện được thay bằng những buổi đấu tố, bằng những giờ học tập về công ơn của "Bác và Đảng". Kho lương thực thuốc men, vật dụng của làng không cánh mà bay. Trường học đóng cửa, trẻ em cô nhi không người săn sóc, bệnh hoạn thiếu thuốc chết dần ṃn. Dụ dỗ các vị nữ tu cởi bỏ áo ḍng không được, VC dùng thủ đoạn ly gián, nhốt các soeurs ngủ chung pḥng với những tên công an VC lại mặc quân phục VNCH. Biết âm mưu của chúng, các soeurs hè nhau cào cấu la hét khiến tên VC sợ hăi kêu cứu nhờ vậy các soeurs thoát nạn. Dụ dỗ, ly gián không xong, VC gom các soeurs lại thành toán bắt đi lao động, khai phá rừng hoang. Nơi nào cây cối xanh tươi, bắt đầu đơm hoa kết nụ, các soeurs lại buộc phải dời đến nơi hoang vu chưa có dấu cày, dấu cuốc để lao động lại từ đầu. Sau bao lần như thế soeur Hảo quyết định trốn trại trở về làng Konhơring và cương quyết ở lại với 33 em mồ côi c̣n sống sót.

Tại đây, VC đă đầu độc soeur và các em bằng cách bỏ thuốc độc vào nồi cháo, Chúa lúc nào cũng thương và che chở cho kẻ khốn cùng, nhờ có người nếm thử nên mọi người thoát chết. Sau vụ đầu độc, VC đưa soeur Hảo đến một nơi giam lỏng và năm 1974 soeur Hảo cùng 40 vị nữ tu được phóng thích trong cuộc trao đổi tù binh. Năm 1978 soeur Hảo đến đảo Galang và hiện định cư tại Canada.

Về người cùi, soeur Hảo cho biết chương tŕnh bài cùi của VNCH được tổ chức qui mô với sự cộng tác của những tổ chức từ thiện quốc tế. Ngoài phần điều trị thuốc men, c̣n có một khoa giải phẫu thẩm mỹ và chỉnh h́nh giúp cho người cùi bớt độ tàn phế. Người cùi được săn sóc huấn nghệ tại 3 trung tâm.

- Trại Cùi Bến Sắn là nơi soeur Hảo đă từng phục vụ trước khi đến làng Konhơring. Trại cùi này lớn nhất, với đầy đủ máy móc tối tân, lương thực... mọi thứ đều do viện trợ Mỹ cung cấp. Hằng ngày các soeur cùng người cùi chăn nuôi, làm rẫy, nuôi cá, nuôi gà, thêu may đan lát tạo cho trại trở thành cơ sở trù phú và đây là món mồi ngon cho du kích quân VC cho nên Bến Sắn đă bị VC tấn công liên miên trong thời chiến. Bao xác người cùi ngă gục, bao tấm long vàng đă hy sinh dưới lằn đạn pháo kích của "Bác và Đảng".

- Trại cùi Daktia do bác sĩ người Pháp Granger trông coi. Năm 1971 bà đă bị tử thương v́ đạn pháo của VC trên con đường đi đến làng Konhơring khám bệnh cho dân nghèo. Kỳ lạ thay, xác bà vẫn c̣n nguyên không cháy nám, chỉ bị găy một xương sườn giữa hàng chục tử thi nám đen, đầu cổ tứ chi văng tứ tung trên xe!

- Sau cùng là trại cùi Di Linh bé nhỏ do Đức Giám Mục J. Cassaigne sáng lập. Năm 1968, soeur Mậu từ Saigon lên Cao Nguyên đến trại cùi Di Linh, gắn chặt đời ḿnh với những người cùi bất hạnh. Bài viết "Chỉ V́ Thương" trên tờ Đứng Dậy của nhóm sinh viên Việt Nam Quốc Nội đă cho biết "Soeur Mậu sống chung với người cùi, họ ăn ǵ soeur ăn nấy, soeur cùng họ khai khẩn đất hoang lập nên trại cùi hai, trại cùi ba Soeur thường nói "đời tôi đă thuộc về nơi này". Thiên Chúa đă ở trong soeur và cuộc đời của soeur chính là nhà thờ của thiên hạ. Gần đây khi thế giới chú ư đến bà, bà liền được nhà cầm quyền(CSVN) phong cho chức "Phó Giám Đốc trại cùi" và chuẩn bị bầu bà làm "Anh hùng lao động". Một hôm chúng tới hỏi: Mẹ ơi, có phải mẹ là con người Xă Hội Chủ Nghĩa không?

Bà lặng lẽ hồi lâu rồi đáp, giọng ấm đủ chắc vang: "Không, tôi là người của Chúa. Chỉ v́ tôi thương..." Bài báo c̣n nhắn nhủ với bọn tham ô ngu dốt rằng:

"Phải rồi hỡi những tâm hồn thế tục, ḿnh đă xứng đáng tự rọi ḿnh đă làm được thằng "Người" chưa mà lấy tư cách ǵ để phong cho những bậc thánh nhân cao cả kia chức này chức nọ. Hủ lậu tham gian dốt nát kiêu căng. Hăy qú xuống mà học lại đức độ của những tấm gương Thánh Sáng kia đi. Nói 'v́ mọi người' th́ hăy làm cho đúng. Trời có mắt tự ngàn năm".

Những câu chuyện trên đây cho thấy dă tâm của CS chỉ biết cướp phá chứ không bao giờ biết thương dân nghèo.

Hiện nay c̣n biết bao nhiêu vị thánh nhân âm thầm không tên tuổi đang làm công tác như soeur Mậu, được CS phong chức "Phó Giám Đốc" vẫn tiếp tục con đường đă đi từ thời VNCH, san sẻ từng miếng cơm manh áo với những bệnh nhân nghèo khổ trong các trại cùi, các cô nhi viện thiếu thốn mọi thứ. Trong khi đó những tên "đầy tớ nhân dân" lại nghiễm nhiên trở thành "Giám Đốc" trại cùi này, cô nhi viện nọ. Chúng chả làm ǵ cả, chỉ có mỗi một việc chúng làm là kư nhận tất cả những tiền bạc, phẩm vật từ các cơ quan thiện nguyện trên thế giới gửi về mà thôi!

Như đă nói, CSVN coi nhân đạo là đ̣n phép để nhét cho đầy cái túi tham không đáy, đi đâu cũng rêu rao VN đói khổ là do hậu quả của chiến tranh và với sự tiếp tay của phản chiến Mỹ nhiều tổ chức dưới danh nghĩa từ thiện được ra đời.

Hội trợ giúp phế nhân VN gọi tắt là VNAH (Vietnam Assistance For the Handicapped) được thành lập năm 1991 do Trần Văn Ca điều hành. Ngày đại sứ Mỹ Peterson viếng thăm Little Sàig̣n 25.11.1997, Trần Văn Ca đă mở tiệc khoản đăi, nhân dịp đó kêu gọi cộng đồng Nam Cali ủng hộ cho tổ chức từ thiện của ông ta. Trần Văn Ca đă hoàn toàn thất bại v́ ông đă không minh xác được rơ ràng những đối tượng nào bên VN được hưởng chương tŕnh của ông. Đă thế, nhiều tài liệu phân phát lúc đó cho thấy Trần Văn Ca được CSVN hỗ trợ hết ḿnh qua việc Thứ Trưởng Văn Hóa Thông Tin cho phép đoàn ca múa Trung Ương hợp với Đoàn Thanh Niên CS Hồ Chí Minh yểm trợ văn nghệ cho tổ chức của ông Ca nhân ngày thế giới chống bệnh Aids cũng như giấy ban khen của Lê Văn Bằng tuyên dương Trần Văn Ca là người hoạt động xă hội rất tích cực.

Cách đó gần một năm (13.3.1996), Trần Văn Ca cùng với Hội thiện nguyện y tế giáo dục (Health and Education volunteers) của Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy, tổ chức một buổi tiếp tân tại trụ sở Thượng Viện Hoa Kỳ, để gây quĩ cho chương tŕnh giúp đỡ tay chân giả cho Hội VNAH thực hiện từ năm 1991 tại Việt Nam. Quan khách khoảng 100, gồm Thượng Nghị sĩ, Dân biểu, cựu Tướng lănh Mỹ đại diện các tổ chức như cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, các tổ chức thiện nguyện, đại sứ CSVN Lê Văn Bằng và đại diện cộng đồng người Việt vùng Hoa Thịnh Đốn.

Nổi bật nhất là bài diễn văn của ông Lê Quyền, Chủ tịch Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn. Sau khi ca ngợi ḷng nhân đạo của mọi người, ông Lê Quyền đă cho cử tọa thấy t́nh trạng thối nát tham những độc tài của chế độ CSVN kể cả con đường nhân đạo, nhất là việc GHPGVNTN bên nhà chỉ v́ đi cứu lụt mà các tu sĩ bị tù v́ CSVN coi hành động cứu trợ (không qua tay Đảng) là "cố ư lật đổ" và "phản cách mạng". Ông kêu gọi mọi tổ chức nhân đạo phải bảo đảm sự giúp đỡ được đến tay người dân và tránh củng cố sự độc quyền của Đảng. Theo ông Quyền: "Nếu một người bị đau ốm đói khát cần giúp đỡ th́ không cần phải quan tâm đến người đó chiến đấu cho phe bên nào trong cuộc chiến. Một đứa trẻ cần giúp đỡ học vụ th́ cũng không cần phải xét xem nó đă mang khăn quàng đỏ của thiếu nhi Cộng Sản hay chưa, mà điều quan trọng chính là nhu cầu thật sự phải được đáp ứng bằng nghĩa vụ thật sự".

Cả hội trường im lặng lắng nghe, Lê Văn Bằng cúi mặt hổ thẹn. Chỉ có con người dối trá mới sợ sự thật, Lê Văn Bằng đă không hành sử như là một nhà ngoại giao thay v́ lên đáp lễ hứa sẽ t́m cách chấn chỉnh th́ ông ta lại ngậm bồ ḥn, giận dữ ra về cho đệ nhất tham vụ gọi điện thoại cho Trần Văn Ca trách móc tại sao lại để cho ông Lê Quyền có lời lẽ sỉ nhục nhà nước CSVN trước mặt Lê Văn Bằng như vậy(!). V́ xuất thân từ một chế độ độc tài đảng trị nên Lê Văn Bằng đă không hiểu rằng "trụ sở Thượng Viện Hoa Kỳ là nơi mà đại diện dân cử có quyền đến đó để đưa ư kiến chỉ trích chính phủ của họ". Thật chưa có cuộc tranh đấu nào trực diện với CS trước mặt các nhân vật trong chức quyền Hoa Kỳ để ta có thể đưa ra tất cả những tội ác mà CSVN đă và đang thi hành tại VN, kể cả tội lợi dụng ḷng nhân đạo để bóc lột dân nghèo như vậy.

- Từ khi quyển sách "When the earth changed place" được quay thành phim, Lệ Lư Hayslip được giới thiệu như là tác giả quyển sách, đă đi nói chuyện khắp nơi. Người Mỹ vốn thích những ǵ có thật, đọc sách, xem phim lại đuợc thấy tác giả bằng xương bằng thịt, nhân vật chính trong truyện, nhỏ lệ nghẹn ngào kể lại cuộc đời trôi nổi của ḿnh, thân phận người phụ nữ trong chiến tranh, hết bị VC đến Quốc Gia và cả lính Mỹ hăm hiếp, lại bị đánh đập dă man th́ "... chỉ có gỗ đá mới không động ḷng trắc ẩn!!! Người Mỹ lại càng thấy có tội hơn khi bà ta đưa ra h́nh chụp cảnh nghèo nàn, trẻ em khuyết tật"... rồi kêu gọi mọi người hăy quên hận thù, bắt tay xây dựng ngày mai. Chả thế mà một cựu quân nhân Mỹ viết trên tờ New York Time bảo rằng sau khi đọc xong sách của bà, ông hối hận v́ đă tham chiến, nay nguyện đem hết sức ra để tái thiết xứ sở này (?). Thế là tiền đổ vào tổ chức "Đông Tây Hội Ngộ" (East Meets West Foundation) do Lệ Lư sáng lập làm chủ tịch, cứ như nước, mỗi tháng thu được trên 2 triệu đô la.

Thế nhưng những mạnh thường quân của tổ chức từ thiện này đă phải giật ḿnh tỉnh giấc khi bài viết "Good-bye Vietnam" của Ed Oshiro đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa thuộc Hạt King (King county Medical Society) tại Seattle tháng 11 năm 1996, tố cáo tham nhũng tống tiền mà nạn nhân là ông, một người làm việc thiện nguyện tại đó. Ed Oshiro nguyên là phụ tá giám đốc chương tŕnh Giáo dục Y tế của Group Health Corporatives đă t́nh nguyện qua VN làm quản lư cho một bệnh xá, một cô nhi viện với 125 trẻ em do tổ chức "Đông Tây hội ngộ" bảo trợ và 4 làng nhỏ vùng ngoại ô thị xă Đà Nẵng. Tuy làm quản lư nhưng ông không được tự do tuyển chọn nhân viên, tất cả đều phải qua tay của đảng viên và công an. Những dự án hướng dẫn y tế công cộng ông đưa ra đều không được hưởng ứng mà họ chỉ muốn ông đưa tiền. Tại một làng nọ, sau khi biết ông không có 20 ngàn đô-la để đưa cho họ, họ bắt giữ ông một đêm. Ông kinh hăi kể lại rằng: "... làm sao tôi ngủ cho được, nằm nghĩ ngợi lung tung, mấy ai tin được rằng tôi lại ngủ trên sàn nhà bẩn thỉu của một văn pḥng đảng Cộng Sản với một cái mền rách nát, cạnh một tên công an Việt Cộng mà cánh tay cụt của hắn lại đặt trên bụng tôi (v́ sợ tôi trốn). Đó là một trong những đêm kinh dị và hăi hùng nhất trong đời. Tôi cứ nghĩ ḿnh bị ác mộng". (Bản dịch của Trần Trúc Lâm).

Theo ông, tham nhũng không phải chỉ hạ tầng mà ngay cả tên Tổng Lănh Sự cấp hộ chiếu ở San Francisco cũng gây khó khăn cho ông. Tên này buộc ông phải thuê căn nhà của y ở Đà Nẵng với giá 700 đô một tháng và trả trước 6 tháng. Khi đến nơi th́ căn nhà chưa sửa xong, tên này đ̣i ông đưa thêm tiền để tu bổ và mua bàn ghế, ông từ chối. Sau 3 tháng y bảo ông dọn vào và ông chỉ ở đúng một đêm v́ căn nhà vẫn chưa sửa xong, dây điện từ trần nhà dài ḷng tḥng, gián ḅ lổm ngổm khắp nơi. Thấy ông dọn ra, tên Tổng Lănh Sự VC gay gắt bực tức bảo ông: "Nếu không hài ḷng th́ nên rời khỏi Việt Nam"! Câu nói này làm ông sợ hăi, ông có thể bị tù hoặc bị một dàn cảnh tai nạn nào đó, cho nên tốt hơn hết phải rời khỏi nơi đây càng sớm càng tốt. Và thay v́ đến VN làm thiện nguyện hai năm th́ chỉ mới 3 tháng, vợ chồng ông phải ra đi. Tuy nhiên, t́nh cảm ông dành cho người dân Việt rất nồng nàn thắm thiết nên ông vẫn mơ rằng: "Một ngày kia, các thế hệ lănh đạo hiện nay sẽ trao quyền lại và VN sẽ vươn ḿnh như con bướm sặc sỡ của vùng Đông Nam á". Hiện nay, hai vợ chồng Ed Oshiro đang làm việc thiện nguyện tại Phi Châu. Bài viết "Good-bye Vietnam" của Ed Oshiro đă có ảnh hưởng rất lớn đối với tổ chức Đông Tây Hội Ngộ của Lệ Lư Hayslip. Người ta tự hỏi hơn 2 triệu đồng mỗi tháng thu vào chẳng lẽ chỉ bảo trợ cho một bệnh xá và một cô nhi viện với 125 em bé mồ côi mà Ed Oshiro đă gọi là những "kẻ nghèo nhất trong đám nghèo"? Sau đó Lệ Lư không c̣n giữ chức giám đốc mà chuyển qua công tác đi nói chuyện tại các nhà thờ Tin Lành và mỗi thứ tư đến họp ở University Club tại Đại học UCI để tiếp tục công tác kiếm tiền và tuyên truyền cho Đảng.

Tổ chức thiện nguyện thứ ba được đề cập đến là Kim Foundation do Kim Phúc sáng lập năm 1991. Kim Phúc là cô bé bị phỏng v́ bom năm 1972 tại Trảng Bàng. Tấm h́nh của cô là một trong những thứ vũ khí hiệu quả nhất đă buộc chính phủ Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời chiến và ngày nay trong thời b́nh tấm h́nh này lại có nhiệm vụ mời Mỹ trở lại Việt Nam. Kim Phúc được CSVN cho qua Cuba du học, phản chiến Mỹ đă lợi dụng cô coi như là một tuyên truyền đắc lực nhất cho vấn đề bang giao Mỹ Việt và quyên góp tiền bạc.

Vào ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ năm 1996, Kim Phúc được một số người đưa đến bức tường tưởng nhớ 58 ngàn chiến binh Hoa Kỳ tử nạn trong cuộc chiến Việt Nam, để bày tỏ sự "tha thứ", đồng thời họ cũng đưa một mục sư da đen John Plummer đóng vai người lính đă bỏ bom làm cô Kim Phúc bị thương. Cả hai ôm nhau người nhận tội, kẻ tha thứ. Bàn về vấn đề này, cựu Trung tá hồi hưu Ronald N. Timberlake, nguyên phi công thuộc sư đoàn I Không Kỵ ở căn cứ Bearcat Biên Ḥa, đă viết trên tạp chí Mỹ có tên Vietnam số ra tháng 4 năm 2000 như sau:

"Câu chuyện láo khoét này được dựng lên v́ nó mô tả được sự gớm ghiếc của chiến tranh, Trảng Bàng là trận chiến giữa người Việt Nam với người Việt Nam. Quân lực VNCH đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của miền Bắc Việt Nam. Liệu cô Kim Phúc có biết được người phi công đă giội bom làm cô bị thương chính là người cùng xứ sở với cô chứ không phải là người Mỹ? Sự phổ biến câu chuyện láo khoét này được xem như là một chiến lược đắc lực mà Kim Phúc dùng để đánh vào chiến trường. Kim Phúc được bầu "Đại sứ thiện chí" của Unesco và đă sáng lập ra tổ chức trong nước Mỹ lấy tên là "Kim Foundation" để quyên tiền dưới tên cô. Chúng ta nên đặt câu hỏi trước khi gửi đi tấm chi phiếu đóng góp vào lời kêu gọi về sự "tha thứ" này. Sự xuất hiện của Kim Phúc tại bức tường tưởng nhớ phải chăng được dùng như một thủ đoạn để làm tiền. Vậy th́ những đồng đô la quyên được sẽ về tay ai"(Bản dịch của Hương Nguyễn)'

Đây là những tổ chức thiện nguyện có tầm vóc quốc tế được CSVN và phản chiến Mỹ yểm trợ hết ḿnh. Số tiền khổng lồ mà chúng thu vào liệu có giúp được cho người nghèo khổ, những trẻ em nạn nhân chiến tranh (như lời cô Kim Phúc nói) hay không?

Sau hơn 17 năm thành lập, đến nay, Hội Thiện nguyện Y tế và Giáo dục Hoa Kỳ (HealthEd/VNAH) do ông Trần Văn Ca (Việt kiều Mỹ) sáng lập đă có nhiều hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật Việt Nam như cung cấp dụng cụ chỉnh h́nh, xe lăn, xe lắc; hỗ trợ sửa chữa, cải tạo và cung cấp thiết bị cho một số trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm dành cho người tàn tật; tài trợ xây dựng trường học có khả năng tiếp nhận trẻ em tàn tật... để giúp người tàn tật giảm bớt khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng.

Vừa qua, tổ chức HealthEd/VNAH đă hỗ trợ Pḥng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hoá xây dựng phân trường tiểu học trị giá 27.000 USD trong năm 2009, gồm 3 pḥng học, một pḥng giáo viên và một khu vệ sinh tại xă B́nh Thành huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Công tŕnh này có đủ thiết bị điện chiếu sáng và hệ thống đường ống cấp nước cũng như thoát nước. Trong quá tŕnh thực hiện dự án, nhân dân sẽ đóng góp sức lao động, giải phóng mặt bằng..., chính quyền địa phương sẽ cung cấp trang thiết bị giảng dạy, bàn, ghế và bảng mới cho các lớp mới khi công tŕnh được khánh thành, kịp thời cho năm học mới 2009-2010.

Dự án hoàn thành sẽ góp phần tạo điều kiện về cơ sở vật chất để trẻ em trong độ tuổi đến trường của xă B́nh Thành được học tập, tránh t́nh trạng thiếu pḥng học phải đi học nhờ, học ghép.

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Văn Hóa Nghệ An

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng