Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   http://archive.org/stream/causesoriginsles00unit#page/280/mode/2up

http://openlibrary.org/books/OL23285197M/Causes_origins_and_lessons_of_the_Vietnam_War.

OSS và Hồ Chí Minh -

Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật

 

Tác giả :      Dixee R. Bartholomew - Feis

Dịch giả :      Lương Lê Giang

 

 

 

 

4. Charles Fenn

 

Trong lời tựa cuốn sách xuất bản năm 1973 của ḿnh có tựa đề Hồ Chí Minh. Giới thiệu tiểu sử, cựu thành viên OSS Charles Fenn viết:

“Dưới chế độ thực dân, kẻ thống trị và người bị trị dường như có số phận nhơ nhuốc như nhau. Kẻ thống trị trở nên vụ lợi ngạo mạn, khinh người, cố chấp, và một số trở nên độc ác. Người bị trị trở nên hèn hạ, biếng nhác, xảo trá, bất tín, và một số trở nên bất trị. Điều đó xảy ra khi kẻ thống trị trở nên đặc biệt độc ác đến mức người bị trị trở nên đặc biệt bất trị. Trong chúng ta những người đủ lớn tuổi để nh́n lại kỷ nguyên thuộc địa vẫn nhớ với nỗi lo lắng khôn nguôi rằng hầu như chúng ta chấp nhận việc khoá miệng người Việt Nam, người Phi, Ấn Độ, Burma, Indonesia và các chủng tộc bị nô dịch khác như một phần mô h́nh chung của xă hội đă được thiết lập.

Nếu ngẫu nhiên chúng ta là người Anh, người Pháp, người Đức, người Hà Lan, Bỉ hay Italia th́ chúng ta cũng tự hào khoác lác về "tài sản" của chúng ta nhiều như chúng ta tự hào khoác lác về "tổng sản phẩm quốc dân" của chúng ta hôm nay". Chúng ta thoả măn rằng người Phi, chẳng hạn, thấp hơn trong nấc thang tiến hoá; và rằng người châu Á, mặc dù có quyền được gọi là con người, cũng không thể được mô tả là giống người khôn ngoan, người ta chỉ phải nhớ những cái tên ứng với những kẻ thống trị (ông chủ, chủ nhân, ngàí) tương phản với một từ miệt thị định cho những kẻ bị nô dịch (người bản xứ). Trước tiên là một thuật ngữ hữu ích để mô tả người bản xứ, cuối cùng nó phân loại kẻ đó với một thân phận chỉ cách loài chó trong gang tấc.”

Những kết luận được Fenn đưa ra trong năm 1973 được thai nghén từ những trải nghiệm trong Chiến tranh thế giới 2 của ông, lúc đầu là phóng viên đưa tin năm đầu của cuộc chiến, sau đó là trung uư thuỷ quân lục chiến làm việc với OSS và GBT. Sự đa dạng trong các cuộc phiêu lưu của Fenn đă sớm thuyết phục ông rằng làm việc với một số trong những người Đông Dương bất trị nhất - ít nhất cũng là trong mắt người Pháp - có thể dẫn đến những kết quả t́nh báo mà người Mỹ cần. Kết luận tiếp theo của Fenn có thể gây phiền toái cho lănh đạo GBT, một số thành viên OSS và cuối cùng là cả hai chính phủ Anh, Mỹ. Bất kể điều đó có xảy ra, Fenn cũng tác động đến những sự kiện không cân xứng với vai tṛ b́nh thường không đáng kể của ông; cả người chỉ trích và người thán phục đều cho là Fenn đă ủng hộ Hồ Chí Minh trở thành nhà lănh đạo tuyệt đối của Việt Minh năm 1945. Những kẻ gièm pha đổ lỗi cho ông, ít ra cũng ở một giới hạn nào đó, về sự mạnh lên của Việt Minh, thất bại sau đó của Đế chế Pháp trước những người cộng sản và thậm chí cả những khó khăn mà Mỹ gặp phải ở nước này. Phái ủng hộ thấy Fenn có đôi chút nh́n xa trông rộng, người đă nhận ra sức mạnh và ư chí của Hồ Chí Minh và phong trào Việt Minh của ông ngay từ đầu, người đă làm cho những lư lẽ của ḿnh được chú ư lẽ ra đă có thể ngăn chặn những tổn thất to lớn về nhân mạng cho tất cả các bên từ năm 1946 đến 1975.

Charles Fenn sinh năm 1909 tại Vương quốc Anh. Năm 17 tuổi ông lên đường ra biển làm phụ trách tiếp viên hạng vé du lịch trên tầu Aquitania của Hăng R.M.S. Sau khi làm việc được 5 năm trên cương vị đó ông di cư tới Mỹ, định cư tại Philadelphia. Không lâu sau ông được nhập quốc tịch Mỹ và bắt đầu làm chân chào hàng dệt may. Dù thành đạt ở nghề này nhưng cuộc hôn nhân của ông với hoạ sĩ nổi tiếng Marion Greenwood đă khuyến khích ông khám phá thêm khía cạnh nghệ thuật của ḿnh. Ông trở thành phóng viên ảnh cho tạp chí ảnh Friday và đến năm 1940 ông lên đường sang Trung Quốc chụp ảnh hậu quả của sự chiếm đóng của Nhật Bản.

H́nh thức của tờ Friday cũng tương tự như tạp chí Life, nhưng tính đại chúng của Life và những quan điểm chính trị cánh tả của Friday đă ngăn cản tạp chí này tăng thêm lượng phát hành vốn hạn chế của ḿnh. Cho dù thích Friday ở nhiều khía cạnh nhưng sau đó Fenn lại t́m một công việc chắc chắn và có thu nhập cao hơn. Giữa năm 1941 ông trở thành phóng viên và nhiếp ảnh gia chiến trường cho hăng AP. Hơn 2 năm sau đó ông đưa tin chiến tranh ở Bắc Phi và châu Á, trong đó có chiến dịch quân sự của Nhật vào Burma. Đầu những năm 40 các phóng viên mới được trả lương theo sản phẩm chứ không phải lương công nhật và Fenn nhanh chóng nhận thấy nguồn sống của ḿnh bị căng quá mỏng. Năm 1943 ông trở lại thành phố New York t́m việc làm. Tại một dạ tiệc ông gặp Buckminster Fuller, quyền cố vấn cho OSS, và được mời đến Washington phỏng vấn.

Fuller đă nhận ra tài năng của Fenn trên cương vị phóng viên và nhiếp ảnh gia cũng như những phẩm chất tiềm tàng đối với OSS nhưng kinh nghiệm của Fenn về Trung Quốc và khả năng nói tiếng Quan Thoại ở mức độ vừa phải mới làm ông ta quan tâm nhiều hơn. V́ thế Fenn trở thành một trong những "chuyên gia" của tổ chức. Thoạt đầu có vẻ như Fenn sẽ khó hội nhập. Các thành viên OSS rơ ràng là "tinh hoa, có chọn lọc, cánh hữu và tốt nghiệp đại học", ông nhớ lại, và rơ ràng "những chuyên gia như tôi có lẽ không có tất cả những thuộc tính đáng mơ ước này". Quả thực, Fenn dường như không có một thuộc tính nào trong số đó. Là một kẻ di cư xuất thân từ một gia đ́nh lao động Anh, ông không thể được xem là thành phần tinh hoa, và việc ông rời trường phổ thông trước khi tốt nghiệp khiến ông c̣n xa mới đạt tới tŕnh độ đại học. Có lẽ, khó hiểu nhất là, trong một tổ chức "cánh hữu" riêng ông lại thuộc về cánh tả. Rơ ràng những khác biệt cơ bản này phần nào là nguyên nhân làm Fenn khác với hầu hết thượng cấp của ông và gây chia rẽ liên tục giữa ông với OSS trong năm 1945.

 

Sau khi tham gia OSS vào năm 1943, Fenn, người vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ quân dịch, gia nhập Quân đoàn Thuỷ quân Lục chiến và, hẳn là để có điều kiện giấu ḿnh trong công tác của OSS, được bổ nhiệm trung uư. Sau khoá huấn luyện cơ bản, ông vào học trường huấn luyện của OSS.

Tại đây ông quen với năm chi nhánh của OSS (Công tác đặc biệt (SO), T́nh báo (SI), Nghiên cứu và Phân tích (R&A), Phản gián (CI), Công tác tinh thần (MO). Fenn nổi trội ở chi nhánh cuối cùng và được chỉ định vào MO khu vực Viễn Đông. Công việc của ông là "nghĩ ra mọi biện pháp có thể để đánh lừa kẻ dịch về ư đồ, khả năng hay thời điểm" và "chép các bản tin, truyền đơn, tạp chí, báo và ảnh thành các bản sao chính xác nhưng với những thay đổi tinh vi làm hại kẻ thù". Mặc dù về nguyên tắc được phân công về MO, nhưng công việc của Fenn chẳng mấy chốc cũng đưa ông đến với SO và SI. Nhiệm vụ đầu tiên của Fenn là cùng trung tá Herbert Little phát triển một kế hoạch của MO nhằm hậu thuẫn các kế hoạch quân sự giành lại Burma. Sau khi hoạt động tại Burma ba tháng, ông được điều về Trung Quốc với chỉ thị từ Hải quân Mỹ cho phép ông đi "bất cứ đâu" trên mặt trận Trung Quốc - Burma - Ấn Độ mà "nhiệm vụ yêu cầu". Những chỉ thị này tạo điều kiện cho Fenn tự do đi lại. Tự do đi lại cho phép ông thực thi công vụ trọn vẹn nhất. Nó cũng đem lại ông đầy đủ cơ hội chuốc lấy oán hận từ các sĩ quan cấp trên, những người phản đối những "cuộc rong chơi" không bị hạn chế mà ông thực hiện không cần có sự chấp thuận của họ.

Trong lần đến Côn Minh năm 1944, cấp trên trong OSS của Fenn, John Coughlin, chỉ thị cho ông bắt đầu hoạt động dưới vỏ bọc AGFRTS với sự phê chuẩn của tướng Chennault tư lệnh Không đoàn 14.

Cuộc gặp của Fenn với Chennault diễn ra vui vẻ và có kết quả. Ông biết vị tướng "quá rơ" từ những lần đưa tin về đơn vị này khi c̣n làm cho hăng AP và Chennault dễ dàng chấp thuận kế hoạch MO của Fenn, bao gồm sử dụng một số bạn hữu người Hoa của Fenn làm điệp viên. Chennault muốn các điệp viên MO giúp đỡ ông triển khai phương án tác chiến tâm lư cho các phi công của ḿnh. Ông tin những điệp viên này có thể huấn luyện phi công của ông chống lại "những tác động và phản ứng đối với các cuộc ném bom dân thường tại những vùng lănh thổ bị chiếm đóng". Chennault đặc biệt quan tâm đến những khu vực như Đông Dương thuộc Pháp, nơi ông biết là "có người định cư da trắng nhưng dưới quyền kiểm soát của Nhật". Dù Fenn đă được phép sử dụng các điệp viên người Hoa, nhưng c̣n ít thời gian để làm điều đó lúc khởi đầu. Với việc Nhật bắt đầu tấn công trên khắp miền Đông Nam Trung Quốc, từ Hán Khẩu đến Quảng Châu trong năm 1944, hoàn cảnh đă bắt Fenn phải hành động một ḿnh. Nhiệm vụ của ông là loan truyền tin đồn nhằm "chống lại những tin tức bịa đặt và có tính chất gây rối mà quân Nhật ở mặt trận Hành Dương, Quế Lâm và nhưng nơi khác đă reo rắc trước cuộc tấn công của chúng". Bởi đà tấn công nhanh chóng của Nhật nên ông "hoạt động đơn thương độc mă… loan truyền tin thất thiệt ít nhiều với tư cách cá nhân".

Fenn được khen ngợi v́ thành tích hoạt động nhanh chóng và dũng cảm nhưng được thuyết phục mở rộng mạng lưới của ḿnh ra ngoài giới hạn của MO và tham gia vào hoạt động của SI giúp Không quân. Không đoàn 14 cần thông tin về các mục tiêu, bố pḥng và chuyển quân của Nhật, và hơn hết là điều kiện thời tiết. V́ vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ công tác của ḿnh tại Trung Quốc ông đă biết rơ SI "quan trọng hơn hẳn" các hoạt động tinh thần. Mạng lưới phát triển rất nhanh và các điệp viên người Hoa của Fenn đă cung cấp những tin t́nh báo quư giá cho Chennault, OSS và GBT suốt chiến tranh.

Công tác của Fenn có bước ngoặt bất ngờ tại một nói bất ngờ vào mùa hè năm 1944. Trong lúc chờ chuyển bay đi Côn Minh tại Quế Lâm, Fenn vào pḥng ăn của OSS uống một tách cà phê. Tại đây ông ngẫu nhiên tṛ chuyện với hai người lạ đó là "một cặp chẳng giống ai", ông nhớ lại, "một người miền Tây cao lớn, và một người Hoa lùn đến khác thường, cả hai đều mặc đồ ka ki dân sự". Hai người đó là Laurie Gordon và Frankie Tan. Mặc dù cuộc nói chuyện đầu tiên diễn ra thận trọng v́ tính chất nghề nghiệp của họ, nhưng cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị này sau đó có ư nghĩa nhiều hơn mong đợi. Vào tháng Chín, một lần nữa Coughlin lại triệu tập Fenn đến văn pḥng của ông ta để thảo luận về GBT.

Khi Coughlin đề cập đến ư kiến làm việc cùng nhóm Gordon th́ phản ứng đầu tiên của Fenn là tích cực cho dù đă báo trước ông "chẳng biết mô tê ǵ về Đông Dương". V́ công tác của Fenn đến thời điểm đó, trước hết là ở MO, giới hạn ở Burma và Trung Quốc, nên ông có thể đă cảm thấy không đủ tư cách, tuy nhiên, căn cứ vào hiểu biết có phần hạn chế về Đông Dương trong toàn bộ OSS th́ Fenn là người cừ nhất mà người ta có và ông đă chứng tỏ là một lựa chọn tuyệt vời.

Coughlin c̣n giải thích thêm rằng OSS muốn "tiếp quản toàn bộ hoạt động của GBT, chấm hết", nhưng Gordon "không chấp nhận điều đó" và nhất mực cho rằng hoạt động của ông ta thành công "phụ thuộc vào việc ông ta được độc lập". Sau một hồi tranh luận Coughlin nói rơ, cả OSS và Gordon đă đi đến thoả hiệp: OSS sẽ cung cấp tài chính nhưng Gordon phái "nhận một sĩ quan OSS vào nhóm". Điều đó hoá ra vô cùng thuận lợi v́ Coughlin xem Fenn là "người duy nhất muốn được giao công việc này", bởi v́ Gordon cũng đưa ra một điều kiện:"Fenn là cái tên duy nhất ông ta đồng ư".

OSS ngạc nhiên với thành tích của GBT, nhưng sự kín đáo của Gordon đă khiến nhiều người trong tổ chức muốn tiếp cận mạng lưới của ông phải nản ḷng và bực tức. Vai tṛ của Fenn là hoạt động với GBT nhưng đồng thời phải phát hiện cho OSS "Gordon thực sự có quan hệ ra sao với các tổ chức khác mà ông ta đă kết nối" và liệu ông ta có phải là "điệp viên Anh" hay làm việc cho FMM, thậm chí là cho Tai Li" hay không. Được chỉ thị như thế, Fenn lên đường cùng Gordon đến tổng hành dinh của GBT tại Long Châu, một điểm quan trọng trong mạng lưới kinh doanh giữa Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, khoảng 100 dặm về phía tây nam Nam kinh, gần biên giới Đông Dương. Fenn được báo trước rằng đến dinh thự của GBT sẽ hết một tuần đi bằng thuyền tam bản - kiếm được thông qua Fatty, một trong những doanh nghiệp Trung Quốc liên đới thời xưa của Gordon" - ngược ḍng một con sông chảy xiết. Có cu li chống sào và vợ chủ thuyền lo việc ăn uống, Gordon và Fenn có nhiều tiếng đồng hồ tṛ chuyện và t́m hiểu lẫn nhau. Gordon dành thời gian giải thích cặn kẽ về hoạt động của ông. Gordon khoe rằng đến lúc đó (mùa hè năm 1944) ông đă có "một chục người bạn (tất cả là người Pháp nhưng rất thân Đồng Minh) tại Đông Dương gửi báo cáo về: hai báo cáo được gửi bằng điện đài, số c̣n lại theo đường thư".

Dù Fenn và Gordon đă trở thành bạn bè thân thiết nhưng Fenn vẫn thường xuyên liên lạc với OSS thông qua đại tá Robert Hall, hai thiếu tá Glass và de Sibour. Khi ông và Gordon c̣n đang trên đường, Fenn ngay lập tức bắt đầu làm theo chỉ thị thăm ḍ nguồn gốc ḷng trung thành của Gordon.

Fenn thấy Gordon "nh́n chung thân Pháp", nhưng làm việc cho FMM không nhiều hơn cho người Anh, Mỹ hay Trung Quốc. Fenn mô tả Gordon là "hoà hợp với người Anh và Mỹ", nhưng ông mô tả điều đó bằng phát biểu rằng nếu Gordon "thân thiện hơn với người Anh th́ phần nhiều bởi họ thân thiện hơn đối với ông ấy".

Từ quan điểm của Gordon, trường hợp đó là tất nhiên. Người Anh, nhất là MI5, đă cung cấp tất cả những trợ giúp mà họ có thể chỉ với duy nhất một điều kiện kèm theo: GBT cung cấp cho họ tất cả những tin t́nh báo thích hợp. Người Mỹ yêu cầu nhiều hơn một chút. Rơ ràng Chennault và Lực lượng không quân giải cứu trên Bộ (AGAS) đánh giá cao mạng lưới của GBT và thường giúp đỡ những nỗ lực của họ.

Sau khi chứng kiến những cuộc trao đổi giữa Gordon và người của Chennault được cử đến để thảo luận về  mục tiêu và những hoạt động khả thi tại Đông Dương", Fenn đă báo cáo về: "Không nghi ngờ ǵ nữa, Gordon có những mối quan hệ tuyệt hảo với những người này cũng như với Hsiu (Hsiu Kwang-yin), một trong số những tay chân của Tai Li phụ trách Nam Ninh. OSS ít hài ḷng làm bên nhận thông tin b́nh thường của GBT, và ngay từ đầu nó đă cố nuốt chửng nhóm này, một bước đi mà Gordon vừa chống lại và vừa phẫn nộ.

Về phần ḿnh, Gordon quá rơ căn nguyên của OSS và lư do Fenn được cử tới làm việc với GBT: "Với việc hạm đội Mỹ đang di chuyển tới Biển Đông, (sự dính líu của Mỹ vào Đông Dương) là không thể tránh khỏi. Khi các hàng không mẫu hạm tới gần bờ biển Đông Dương, người ta sẽ cần biết thời tiết các mục tiêu và bố pḥng của Nhật. Đó là lư do Coughlin được lệnh tham gia chiến dịch này và không được chậm trễ. Cách duy nhất hiệu quả mà ông ta có thể làm việc đó là thông qua cơ cấu của chúng tôi. Từ đây khát vọng của ông ta đưa chúng tôi lại với nhau".

Khi Gordon và Fenn tiếp tục ngược ḍng, họ đă đón Frankie Tan. Fenn và Tan cũng tâm đầu ư hợp và hành tŕnh đến Long Châu diễn ra vui vẻ. Đến tổng hành đinh GBT, "một ngôi nhà gạch đồ sộ có khoảng mười pḥng", Fenn gặp thành viên thứ ba của nhóm, Harry Bernard, cũng như nhân viên hành chính gần gũi của Gordon, bà Tong và hai con gái bà là Helen và Janet. Một lần nữa Fenn đánh giá cao tính cách và khả năng của Bernard và trở thành người bạn thân thiết của ông và thư kư của Gordon, Helen Tong.

Sau một thời gian ngắn, Long Châu đă chứng tỏ là môi trường làm việc lư tưởng đối với Fenn và GBT. V́ Mỹ và Anh đang hợp tác và giúp đỡ Trung Hoa Dân Quốc nên các thành viên GBT có thể hoạt động công khai mà không sợ bị trả thù.

Lúc này sự gần gũi của Long Châu với Đông Dương cho phép họ liên lạc với các điệp viên bên trong Việt Nam tương đối thường xuyên để lên kế hoạch và khởi xướng những hoạt động mới. Trong vài ngày Fenn thậm chí c̣n sử dụng những điệp viên người Hoa của chính ḿnh trong một phần hoạt động của GBT. Càng dính sâu vào GBT ông càng đánh giá cao những nỗ lực của họ v́ lợi ích của Đồng Minh. May thay những cảm giác đó là hai chiều và mối quan hệ của bộ ba với Fenn đă phát triển thành sự tin cậy lẫn nhau và t́nh bạn thân thiết. Chẳng hạn, Gordon đă cho phép Fenn đi cùng ông đến dự một cuộc họp ở vùng giáp ranh với André Lan, trưởng nhóm điệp viên của ông tại Việt Nam - một hành động tin tưởng đáng kể, nếu xét đến thái độ lưỡng lự để lộ những thành viên trong mạng lưới của ḿnh với người ngoài của Gordon.

Trong các cuộc gặp sau đó với Lan, một kẻ thực dân có những mối quan hệ địa phương vững chắc, Fenn biết được nhiều hơn t́nh h́nh Đông Dương. Dù là người Pháp nhưng ḷng trung thành của Lan đối với Đồng Minh và Gordon là không phải bàn căi, và thời gian sẽ chứng minh, khách quan mà nói, những cố gắng của Lan thường có trọng lượng hơn thành kiến của y. Trong những báo cáo cho Fenn, Lan xác nhận hầu hết những thông tin OSS đă biết thời gian đó, đặc biệt y thể hiện ḷng kính trọng đối với sự điều hành liên tục của người Pháp trong vùng, và y sơ ư biểu lộ đôi chút nguy hiểm rằng y đối đầu với chính ḿnh bởi dính líu vào GBT.

Tranh luận về quan hệ Pháp - Nhật, Lan xác nhận rằng Nhật không "xía vào giữa người bản xứ và người Pháp, ngoại trừ phóng thích các tù chính trị", bởi "họ cần không gian nhà tù cho cái mà họ cho là những tội quan trọng hơn như thái độ chống Nhật hay gây rối, không hợp tác và hoạt động gián điệp ; y bổ sung, "gián điệp cộm cán" bị tử h́nh ngay lập tức.

Căn cứ vào vị trí điệp viên quan trọng nhất của Gordon ở Đông Dương, nếu bị bắt, Lan sẽ bị Nhật hành quyết. Mặc dù là kẻ nguy hiểm hơn những thành viên khác trong nhóm, nhưng Lan hoạt động không mệt mỏi để cung cấp cho Gordon những thông tin từ Hà Nội, và vô số trường hợp y đă hộ tống người Pháp chạy trốn khỏi Đông Dương đến Trung Quốc an toàn.

Lan c̣n cung cấp cho GBT những báo cáo trực tiếp về tác động của Nhật lên kinh tế Đông Dương và cách người Việt Nam nh́n nhận thật - từ bối cảnh của ḿnh. Đối với nhận thức của người Việt Nam về Nhật Bản, Lan báo cáo rằng một thứ tuỳ theo lợi ích của Nhật là thái độ của họ. Y nói với Fenn, quân Nhật xử sự "tốt hơn lính Tây, cho dù đó là lính Pháp, lính Anh hay lính Mỹ", và bổ sung thêm, "các sĩ quan Nhật luôn nghiêm khắc bắt tuân thủ kỷ luật". Theo y, "người An Nam có thiện cảm với Nhật hơn chỉ v́ họ quá căm thù Pháp". Mặc dù t́nh h́nh có thể xảy ra theo cách đó đối với Lan, nhưng những người khác nh́n nhận thái độ của người Việt khác Lan. Một báo cáo đến từ Bộ Thông tin và Ban quản trị xung đột chính trị Anh Quốc trong khi thừa nhận Nhật "đă cư xử đúng mực đáng kể tại Đông Dương", đă đi đến kết luận trái ngược với Lan và c̣n lưu ư đến những t́nh cảm thân Đồng Minh trong nhân dân:

Trên thực tế kể cũng khá lạ, làm sao người bản xứ lại nhanh chóng phát hiện ra và hiểu sự pha trộn giữa tính ngạo mạn và "thân thiện " của người Nhật để ghê tởm chúng v́ điều đó đến thế. Điều này phần nào giải thích cho ḷng nhân hậu của những người bản xứ nghèo khổ dành cho các tù binh chiến tranh người Anh. Người An Nam và các cộng đồng dân tộc khác đă mạo hiểm chuyển tiền và lương thực v.v… cho các tù binh. Thái độ của người bản xứ đối với người Pháp có lẽ đă chuyển thành một dạng lănh đạm. Sự căm ghét trước đây của người bản xứ đối với người Pháp bây giờ tập trung vào người Nhật, và nhờ đó người Pháp có lẽ được an ủi. Nhưng chắc chắn lần đầu tiên người bản xứ biết người Anh và Mỹ những dân tộc mà họ khâm phục v́ đấu tranh chống Nhật.

Phần lớn các báo cáo của OSS trong năm 1944 về sự giúp đỡ Đồng Minh của nhân dân Đông Dương đều giống của Bộ Thông tin và Ban Quản trị Xung đột Chính trị Anh Quốc. Vào tháng 10, trong một chỉ thị hợp tác với FMM cho công tác tại Đông Dương, thiếu tá Harold Faxon của OSS đă lạc quan tuyên bố: "Trên thực tế toàn bộ người dân bản xứ đều chống Nhật và sẽ hân hoan đón nhận cơ hội tham gia khoá huấn luyện được (Đồng Minh) đề ra và các hoạt động tiếp theo".

Lúc này những khác biệt dễ nhận thấy trong ư kiến về "bản chất tâm lư" của người Việt Nam và về khả năng sử dụng họ như một phần của các chiến dịch bắt đầu xuất hiện trong các thành viên OSS. Những báo cáo sớm từ năm 1944 đă quên lợi dụng thông tin đó. Milton Miles và Robert Larson (người đă tuyên bố rằng người Việt Nam không phải và cũng không thể coi là dân tộc hạ đẳng) lượm lặt được và chủ yếu tập trung thảo luận những thuật ngữ có tính miệt thị. Một báo cáo hồi trung tuần tháng 5 về "những biện pháp dự định tuyên truyền vào Đông Dương" nói rơ rằng "khả năng tiếp nhận tuyên truyền của người Việt Nam" cần phải dựa trên hai yếu tố: thứ nhất, người An Nam cơ bản không thể hành động hướng tới những mục đích dài hạn và chỉ quan tâm tới những mối lợi trước mắt", và thứ hai, "người An Nam là một chủng tộc bị nô dịch nhiều năm và họ dễ dàng đáp lại lời khuyên và chỉ dẫn của người ngoại quốc hơn những điều tương tự được tin là xuất phát từ chính cộng đồng của họ". Một báo cáo tương tự cũng mô tả người Việt là "quen chịu phục tùng" và "không có khả năng tổ chức hay óc sáng kiến". Trong lúc cơ quan MO tiếp tục tác động tới kế hoạch dành cho Đông Dương thuộc Pháp th́ những b́nh luận về dân tộc này đạt tới độ "sâu sắc" hơn và trở nên xấc xược hơn.

Sĩ quan MO R.P. Leonard viết:

’Thái độ phục tùng của người bản xứ và khuynh hướng vụ lợi của họ, xét đến người Việt đặc biệt v́ họ trội hơn hẳn các sắc tộc Đông Dương, có một ư nghĩa quan trọng để đổi lấy các hoạt động của MO. Họ đúng là không có năng lực phát triển và tổ chức, dĩ nhiên là tổ chức bí mật. Nghi kỵ lẫn nhau và lừa đảo lẫn nhau, bất kỳ tổ chức nào mà họ dày công tạo lập cũng luôn bị sụp đổ v́ các thành viên của nó thiếu khả năng hoà hợp với nhau… (bởi họ) đă trở nên vụ lợi đến mức khác thường… họ sẽ làm bất cứ điều ǵ v́ tiền, nhưng không thể hy vọng họ mạo hiềm từ những động cơ lư tưởng.”

Mặc dù Leonard thừa nhận rằng có những ngoại lệ đối với "thực tế" này - vẫn có cá nhân "dũng cảm và lư tưởng" - ông ta kết luận rằng "một người An Nam như thế" không hữu dụng v́ sẽ không giành được ḷng tin của những người An Nam khác hưởng ứng lư tưởng". Theo quan điểm của Leonard, nỗ lực của OSS nên tập trung vào sử dụng những kiều dân Pháp bởi v́ họ "bị lâm nguy hơn người bản xứ ở Đông Dương" và "có cơ sở tâm lư tưởng tự chúng ta".

Dẫu rằng những b́nh luận về báo cáo của Leonard nh́n chung là tích cực và không mâu thuẫn với những quan điểm không tán thành người Việt Nam, nhưng những tuyên bố có giá trị ít nhất cũng thừa nhận nhiều hơn một loại "người An Nam". Trong nhận định của ḿnh, thiếu tá B.M. Turner đă mô tả sự đánh giá người Việt Nam như "phản ứng điển h́nh của kẻ mới đến" và chỉ ra rằng "Quốc dân Đảng và Cộng sản có những tổ chức mạnh tại Đông Dương"; ông đề nghị hành động thông qua họ sẽ là "cách làm hay để thu hút sự chú ư và niềm tin của những tầng lớp trí thức An Nam". Turner tán thành biện pháp kinh tế để giành được sự chú ư và ḷng trung thành của người dân. Chính sách tuyên truyền liên quan đến t́nh h́nh kinh tế tại Đông Dương thuộc Pháp hy vọng sẽ ngăn người Việt và các dân tộc khác làm việc "giúp" Nhật. Chẳng hạn, một chủ đề được MO đề xuất: "Những con tầu gỗ chúng ta đóng cho Nhật sẽ chuyên chở lương thực của chúng ta đến Nhật và các khu vực miền Nam khi mà chúng ta bị đói" - hy vọng "giúp làm suy yếu Đông Dương với chức năng là cơ sở quân sự và kinh tế cho Nhật" bằng cách thuyết phục người Việt Nam ngừng làm việc trên những con tầu gỗ chở hàng do Nhật sử dụng. Trong khi tuyên truyền trù tính khơi dậy những t́nh cảm chống Nhật bằng cách cho thấy Nhật Bản là "nguyên nhân của mọi thiếu thốn, vật giá leo thang và lạm phát" có nhiều khả năng thành công th́ những nỗ lực thức tỉnh nhân dân "không làm việc tại các nhà máy, hầm mỏ và các tuyến đường sắt… lại giẫm chân tại chỗ - cái giá phải trả cho hành động như vậy đơn giản là quá cao. Để tăng cường các thông điệp của MO, Turner đề nghị làm "truyền đơn và sách bướm" để tuyên truyền trong nhân dân đồng thời lưu ư rằng OSS có "một cuốn sách bướm tuyệt vời do Hội người An Nam Độc lập ấn hành. Nó cho chúng ta một ví dụ gần như hoàn hảo để áp dụng trong việc tạo ra mọi loại truyền đơn và sách bướm, đồng thời đưa ra một nguyên tắc chung tuyệt hảo để làm theo trong viết sách bướm. Đặc vụ MO Turner không chỉ là người duy nhất thừa nhận sự tồn tại của các tổ chức hiệu quả của người Việt Nam. Các báo cáo được viết gần một năm trước đó cũng thể hiện nhiều ư kiến tương tự như của Leonard, nhưng lại cố thừa nhận sự tồn tại của nhiều hơn một "loại" người An Nam. Sau đó, trong chứng thực những chủ đề tin đồn, thiếu tá Herbert Little đă chọn cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam làm ưu tiên đặc biệt và lưu ư rằng họ có "một trong những tổ chức chính trị mạnh nhất nước". Một đề cương riêng biệt về các mục tiêu của MO được viết cuối năm 1943 không chỉ thừa nhận sự tồn tại của hai "nhóm ḱnh địch chống Nhật hoạt động tại Đông Dương" mà c̣n xem những tác nhân Việt Nam, so với cả tác nhân Pháp và Trung Quốc, "là những đầu mối liên lạc giá trị nhất" trong triển khai tuyên truyền thông một qua hệ thống liên lạc. Nói chung, tác giả của đề cương xem người Hoa là "những tác nhân đáng tin cậy và hữu dụng nhất", một phần bởi họ "ra vào Đông Dương không bị hạn chế", nhưng rất dè đặt sử dụng người Pháp bởi có sự ḱnh địch trong các phe nhóm chính trị người Pháp và bởi "những tuyên bố chống chủ nghĩa đế quốc của chúng ta". Cực kỳ đơn giản, "khát vọng giành lại toàn bộ Đông Dương sau chiến tranh của Pháp" được xem là "không tương hợp với chính sách của Mỹ". V́ vậy tác giả kết luận, cần phải có sự hợp tác và trao đổi thông tin tối thiểu (với các nhóm người Pháp ở Côn Minh), điều đó sẽ hoàn toàn ngăn ngừa xung đột và rối loạn… không làm tổn thương đến chính sách hậu chiến về Đông Dương của Mỹ".

 

 Trong lúc các quan chức OSS thảo luận những vấn đề liệu và bằng cách nào có thể sử dụng các điệp viên Việt Nam và Pháp th́ Fenn tiếp tục làm việc với GBT. Mối quan hệ của ông với vô số người Pháp trong mạng lưới Gordon đă được thiết lập. Tuy nhiên sau đó Fenn tiếp tục nghi ngờ khả năng làm việc với người Việt. Chính Frank Tan là người t́nh cờ đưa vấn đề này ra ánh sáng. Giống như Gordon, Tan giới thiệu Fenn với người đăng cai những cuộc tiếp xúc của GBT và thậm chí cho phép ông tham dự một số cuộc họp với các quan chức Trung Quốc nhằm vạch ra kế hoạch cho mạng lưới điện đài dọc miền duyên hải nối Quảng Tây và Đông Dương thuộc Pháp. Các cuộc gặp với người Trung Quốc luôn luôn diễn ra trong không khí chân thành cho dù họ, giống như người Pháp, quan tâm đến hoạt động của GBT ở Đông Dương.

Thống chế Trương Phát Khuê của Vùng Chiến thuật 4 (bao gồm toàn bộ tỉnh Quảng Tây và phần phía tây của tỉnh Quảng Đông) đă cử một trong những tay chân thân tín nhất của ông ta, tướng Chen, đến hội kiến Gordon, Bernard, và Tan. Chính thức th́ Chen đến để đánh giá t́nh h́nh chính trị và quân sự trong và ngoài Long Châu. Tuy nhiên mối quan tâm đặc biệt của ông ta tập trung vào việc liệu GBT có sử dụng điệp viên Việt Nam hay không. Vào mùa thu năm 1944 GBT đă thẳng thắn trả lời rằng họ không hoạt động với người Đông Dương, nhưng Fenn, người luôn nghiên cứu sâu hơn và khám phá t́nh h́nh nhiều hơn, đă chất vấn Chen về lư do đằng sau phản đối sử dụng các điệp viên Việt Nam của phía Trung Quốc. Trả lời của Chen đă cung cấp nhiều thông tin hữu ích, làm sáng tỏ thêm quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề quốc tế:

“Không thể kỳ vọng vào họ (người Việt Nam). Vấn đề là họ không thật quan tâm đến cuộc chíến chống Nhật Bản. Đúng và họ chống Nhật, nhưng cũng bằng chống Pháp. Ở mức độ thấp hơn họ chống cả Trung Quốc. V́ thế khó mà biến họ thành đồng minh trung thành. Tôi cho rằng các ngài đă phát hiện ra họ tự nhận là thân Mỹ. Có chuyện đó bởi họ hy vọng các ngài sẽ giúp họ giành độc lập khi chiến tranh kết thúc và chúng ta đuổi cổ được quân Nhật. Các ngài có thể được thăm ḍ bởi một nhóm có tên gọi Việt Minh, nhóm này gần như là cộng sản mặc dù nguỵ tạo là những người hoàn toàn theo chủ nghĩa dân tộc. Họ đă đề nghị giúp Tưởng thống chế Chang chống Nhật nếu Trung Quốc giúp họ giành độc lập sau chiến tranh. Trong trường hợp này ngài thống chế đă tham vấn tổng tư lệnh, nhưng đức ngài kiến quyết phản đối.

Mặc dù lúc này Pháp thất bại, nhưng có khả năng chuẩn bị quay trở lại. V́ thế không đáng Iàm mếch ḷng Pháp v́ giúp một nhóm tầm thường như Việt Minh - những kẻ chắc chắn sẽ chẳng có mảy may y nghĩa ǵ. Nhưng nếu họ tiếp xúc để đặt vấn đề với các ngài - họ quả quyết cực kỳ thân Mỹ - th́ đừng bị mắc lừa, tha lỗi cho tôi v́ đă nói như vậy. Họ buôn nước bọt hơi nhiều nhưng lại chẳng có ǵ nhiều để bán.”

Phản ứng của Gordon đối với cuộc đối thoại giữa Fenn và Chen báo hiệu phần lớn những ǵ phải xảy ra. Gordon quả quyết với Chen rằng GBT sẽ không cộng tác với bất kỳ người Việt Nam nào và không hề có ư định cộng tác với họ trong tương lai. Ông tuyên bố dứt khoát: "Tôi nhất trí với ngài tất cả họ đều chống Pháp và không đáng tin cậy". Trong vài tháng tiếp theo, v́ t́nh h́nh thay đổi, việc Gordon từ chối cộng tác với người Việt Nam sẽ gây ra một loạt rạn nứt giữa Gordon và Fenn và ngay trong chính GBT.

Tuy nhiên, trong những tháng cuối cùng của năm 1944 Fenn đă trở thành một thành viên tích cực trong mạng lưới của GBT. Thậm chí ông c̣n tham dự vào những kế hoạch tương lai cho nhóm, đóng góp ư kiến và tán thành trợ giúp tài chính cũng như hậu cần của OSS. Nhóm hy vọng lo liệu huấn luyện những hoạt động đặc biệt cho 1500 thường dân Pháp có liên hệ với GBT cũng như hướng dẫn "phổ biến chiến dịch MO". Căn cứ vào những hoạt động MO trước đó của Fenn lại mặt trận Trung Quốc - Burma - Ấn Độ, rơ ràng ông đă được chuẩn bị tốt cho công tác đào tạo điệp viên và sản xuất "truyền đơn đen" - những bản sao chép giả mạo ấn phẩm do Nhật sản xuất bề ngoài là thân Nhật nhưng trên thực tế lại chứa đựng tài liệu âm thầm chống Nhật tại Đông Dương. Những báo cáo cuối tháng của Fenn đă không ngần ngại ủng hộ GBT. Trong tháng Mười một Fenn đưa ra ư kiến về việc tăng cường toàn bộ những biện pháp pḥng ngừa an ninh của GBT bởi Nhật đă theo dơi những hoạt động công khai ủng hộ Đồng Minh càng lúc càng tăng của nhiều người Pháp ở Việt Nam. Fenn nhận xét, với ba trạm điện đài quan sát hiệu quả cao ở Bắc Kỳ, "khoảng 20 bức điện đang được xử lư hàng ngày chuyển tải những thông tin về mục tiêu, báo cáo thời tiết Bộ Tư lệnh Tối cao Nhật và những tin t́nh báo đặc biệt cho các tổ chức khác nhau như AGAS. Thêm vào đó ông kết luận rằng việc này "dọn đường cho các cuộc tập kích trả đũa", rằng Không đoàn 14 "hầu như dựa vào toàn bộ thông tin về mục tiêu của GBT". Fenn bổ sung thêm một trạm ở Hà Nội hai trạm mới ở Sài G̣n và Tourane (Đà bẵng) hoàn toàn có thể tăng công xuất của mạng lưới trong một thời gian ngắn.

Đúng với chuyên môn cơ bản của ḿnh, Fenn c̣n cung cấp một báo cáo t́nh báo về một Đông Dương "đặc biệt lôi cuốn đối với MO". Báo cáo của ông bao gồm những điều kiện sống và tinh thần của cả quân Nhật và Pháp cũng như khuynh hướng của người Việt Nam đối với Nhật và Đồng Minh. Fenn cũng cho biết rằng GBT sẽ đảm nhận tham gia nhiều hơn vào công tác cứu trợ và giải cứu. Đến cuối năm 1944, GBT đă có một hệ thống phát triển tốt tại chỗ nhằm giúp đỡ các phi công Đồng Minh bị bắn rơi trên toàn Đông Dương và, trong một số trường hợp, đă giành được sự biết ơn của cả AGAS và Không đoàn 14. AGAS đă trả cho "sự giúp đỡ nồng hậu của Gordon" chủ yếu là thiết bị điện đài để đền đáp các hoạt động như giải thoát các tù binh Đồng Minh ra khỏi các trại tù binh chiến tranh và các phi công Mỹ bị bắn rơi" tại Đông Dương thuộc Pháp.

Lan, điệp viên của Gordon ở Việt Nam, đă báo cáo về những cố gắng giúp đỡ tù binh chiến tranh (POW) tại Bắc Kỳ như sau:

Trong các trại giam khác nhau có vài ngàn tù binh chiến tranh Australía, Anh, Hà Lan và Mỹ - số tù binh Mỹ không nhiều. Tôi luôn chở trên xe một ít đồ hộp, gói hàng và quần áo cũ và bất kỳ khi nào đi ngang qua một xe chở đầy tù binh, tôi lại ném cho họ thứ ǵ đó. Bây giờ các tù binh đă nhận ra xe của tôi v́ thế họ huưch đám bảo vệ sang bên và thường chộp được và giấu đi những ǵ tôi ném cho họ. Bằng cách sử dụng một chiếc xe tải nhỏ chở gạo đến các trại giam, một trong những liên lạc của tôi đă đưa lén được cả một khẩu súng máy và đạn được vào một trại và họ đă giữ khẩu súng này cho một cuộc vượt ngục có tổ chức. Thêm rồi một hôm trong khi lục t́m thư từ được báo là đă đưa lén vào trại, đám gác ngục Nhật đă phát hiện ra một số viên đạn. Nhưng những cái đầu bă đậu c̣n đang mải tập trung t́m kiếm thư nên chúng chỉ mang số đạn này đi mà không cật vấn ǵ.

Dù câu chuyện của y hầu như đă phóng đại những sự kiện có thật, nhưng không nghi ngờ ǵ nữa Lan và các liên lạc của y đă mạo hiểm đáng kể mạng sống của họ để giúp tù binh.

Nếu quả thực các tù binh nhận ra được xe của Lan th́ lính gác cũng có thể làm điều đó. Có thể hiểu là việc Lan ném đồ ăn cho tù binh không làm cho lính gác quá bực ḿnh, nhưng nếu khẩu súng trên thùng xe chở gạo bị phát hiện th́ người vận chuyển sẽ bị hành quyết tại chỗ. Ngoài ra, như giải thích của câu chuyện, đến cuối năm 1944 mạng lưới của GBT đă phát triển rộng khắp và bất kỳ điệp viên nào bị bắt cũng có thể làm phương hại nghiêm trọng sự an toàn của hàng loạt bạn bè và đồng nghiệp của Gordon, Bernard và Tan. Tính chất bí mật của mạng lưới GBT và hoạt động thận trọng của nó đă đem lại cho họ mức bảo vệ cao, nhưng cũng có thể những cặp mắt soi mói của Nhật phần nào bị trệch hướng bởi hoạt động công khai ủng hộ Đồng Minh của Kháng chiến Pháp ngày một gia tăng tại Đông Dương. Như sẽ thấy, Nhật đang theo dơi chặt chẽ hoạt động công khai ủng hộ Đồng Minh trong cộng đồng người Pháp, điều đó dường như đă bảo vệ các điệp viên GBT không bị Nhật phát hiện.

Hệ thống của Gordon giúp giải thoát các phi công bị bắn rơi cũng cực kỳ phức tạp. Mạng lưới cung cấp cho các phi công một bản danh sách chỉ rơ "những khu vực an toàn" nơi các phi công có thể đáp xuống an toàn. Các phi công được chỉ dẫn rằng nếu buộc phải nhảy dù xuống một địa h́nh bất lợi th́ họ cần phải di chuyển trong đêm đến những khu vực an toàn. Ngay sau khi GBT được báo một phi công đă nhảy dù, các điệp viên người Pháp ở địa phương sẽ đốt lửa làm hiệu trên các sườn đồi giúp phi công t́m đường đến những vị trí được bảo vệ. Gordon kiên quyết không sử dụng người Việt v́ một phần hoạt động của GBT đă được giải thích trong cảnh báo của ông rằng các phi công nên "tránh dân bản xứ - những người đă được đề nghị trao thưởng cho việc giao nộp phi công dù c̣n sống hay đă chết". V́ đến lúc đó Đông Dương chưa phải là khu vực hoạt động chính nên có tương đối ít các phi vụ ném bom và chỉ có hai phi công bị bắn rơi được cứu thoát vào mùa hè năm 1944. Một trong số đó được GBT cứu, người kia được các điệp viên người Hoa của Fenn giải thoát.

Tuy nhiên, v́ chiến tranh vẫn tiếp diễn nên sẽ có nhiều phi công bị bắn rơi hơn, và bất kỳ khi nào có thể, các thành viên của mạng lưới GBT đều giúp t́m kiếm và giải cứu. Vào tháng 10, chỉ vài tuần trước khi Fenn đến tổng hành dinh của GBT, họ được thông báo rằng một phi công tên là Ray Marshall đă bị bắn rơi gần Hải Pḥng. Anh ta thoát chết, chỉ bị thương nhẹ và được một nông dân người Hoa cứu. Mất gần hai tuần và vài thảm hoạ suưt xảy ra, người nông dân (Marshall đặt tên là Pop) mới đưa được viên phi công từ Hải Pḥng vượt biên giới đến căn cứ của GBT ở Long Châu. Một trong những khó khăn mà hai người phải đối mặt là kiếm lương thực v́ cả Marshall và Pop đều có ít tiền mặt và những vật có giá trị; mặc dù đă bỏ chiếc đồng hồ để đổi lấy gạo nhưng Marshall vẫn giữ được khẩu súng ngắn. Trên đường đi, Pop đă dẫn viên phi công qua một số làng mạc ông có người quen và nơi khác ông phải thuyết phục những người nông dân giúp đỡ. Trong lời khai của ḿnh, Marshall dẫn giải: "Tôi không thể hiểu làm sao Pop lại có bạn ở khắp mọi nơi và v́ sao họ mạo hiểm cả cuộc sống của ḿnh để giúp chúng tôi". Cả Fenn và thư kư của Gordon, Hellen Tong, đă ghi lại câu chuyện của Marshall cũng như những tŕnh bày của Pop. Trong hồi kư của ḿnh, Fenn đưa ra ư kiến của riêng ông về lư do những người bạn của Pop đă giúp viên phi công Mỹ. Ông đi đến kết luận rằng "một vài người trong số họ, không nghi ngờ ǵ nữa, đă phát hiện ra Nhật là những chủ nhân tồi tệ hơn cả Pháp".

Không phải tất cả dân làng đều sẵn ḷng đón tiếp bộ đội này, nhất là khi Nhật đe doạ cả nông dân Việt Nam và người Pháp phải gánh những hậu quả tàn khốc nếu họ giúp phi công Đồng Minh. Hơn nữa, Pop báo cho Fenn và GBT rằng có trường hợp tại một làng, cách đón tiếp thù địch mà họ nhận được là do kinh nghiệm tiêu cực trước đó của dân làng với một phi công Mỹ hơn là do những đe doạ của Nhật. Khi đến gần biên giới Trung Quốc hơn, Pop và Marshall đi men theo một làng duy nhất thực sự thù địch mà họ gặp trong chuyến đi. Marshall kể lại chi tiết chuyện này cho Fenn và GBT:

Khi Pop đi ra t́m họ, hai thanh niên đă nhận ít tiền c̣n lại của Marshall, th́ tôi thiếp đi. Khi tôi thức dậy trời tối đen như mực. Bất ngờ tôi nhận ra rằng cả khu rừng xung quanh đang lung linh ánh đuốc của một đội t́m kiếm và họ đang chậm chạp đến gần tôi. Tôi nằm trong bụi cây với khẩu súng đă lên đạn và nghĩ thế là hết. Ánh lửa chụm lại rồi toả ra, một số chỉ cách tôi vài mét c̣n tôi th́ nín thở. Tôi đă ấn định với Pop rằng tín hiệu giữa chúng tôi sẽ là tiếng đằng hắng của ông ta theo sau ba tiếng vỗ tay, và tôi sẽ đáp lại bằng ba tiếng vỗ tay. V́ thế trong bóng tối sau khi nghe thấy một tiếng đằng hắng tôi chờ đợi tiếng vỗ tay, nhưng chỉ có một tiếng đằng hắng khác. Thực tế là Pop không dám vỗ tay bởi những người t́m kiêm ở quá gần. Dù sao th́ cái tiếp theo mà tôi nhận ra là Pop đang giật chân tôi và ra hiệu cho tôi tháo giày nêu không dân làng có thể truy t́m tôi bởi những vệt giày.

Sau đó chúng tôi trèo cao, cao măi lên núi cho đến khi có thể nh́n thấy toàn bộ thung lũng bị loang lổ bởi những ánh lửa đang chuyển động. Bằng cách chạy thật lực, chúng tôi có chút lợi thế, nhưng tôi bị đau không chỉ từ đôi bàn chân trần, quả là gay go và tệ hơn là từ việc bị va vào cây và một trong số đó đă móc vào mặt tôi làm nó tím bầm. Thay v́ làm ḿnh mệt lả, tôi cố nài châm đuốc v́ có cảm giác là thêm một ngọn đuốc trong số tất cả những bó đuốc đă được đốt chắc chắn mà không có vấn đề ǵ. Nhưng để giữ an toàn, tôi cho Pop đi trước vài bước để nếu chúng tôi có đụng phải ai đó th́ người chịu trận là Pop chứ không phải tôi.

Pop giải thích với Fenn và Helen rằng làng này đặc biệt thù địch bởi trước đây một phi công bị bắn rơi tên là Norton đă bắn một già làng. V́ vậy thái độ của dân làng đối với phi công Mỹ ít thiện chí hơn. Dù không thể kiểm tra câu chuyện của Pop, nhưng hiểu những nguy hiểm tiềm tàng trong việc giúp một phi công Mỹ đă xác nhận ḷng dũng cảm của ông trong quyết định dẫn Marshall đến nơi an toàn. Pop tiếp tục giải thích lư do khiến ông chấp nhận những rủi ro cá nhân lớn như thế để cứu Marshall: ngay sau khi máy bay rơi, tin đồn lan rất nhanh và Nhật treo thưởng một khoản tiền lớn để bắt viên phi công. V́ thế tất cả mọi người - Nhật, Pháp và An Nam - đều t́m kiêm như điên. Nhưng thực tế là, nhiều người An Nam ủng hộ Mỹ và hầu hết những người gốc Hoa như tôi đều biết Mỹ giúp Trung Quốc chống Nhật, v́ vậy tôi muốn giúp họ. À, khoảng một năm trước một số tờ truyền đơn viết bằng tiếng Trung được rải xuống nơi tôi sống, chúng nói rằng tất cả mọi người nên giúp phi công Mỹ nếu họ bị bắn rơi. Bởi thế tôi biết nghĩa vụ của tôi là làm điều đó dù chuyện ǵ xảy ra cũng mặc.

Gordon nhắc lại lời cảnh báo của ḿnh rằng các phi công nên tránh dân làng Việt Nam bởi họ đă "được Nhật đề nghị trọng thưởng cho việc giao nộp phi công dù c̣n sống hay đă chết". Pop, theo quan điểm của ông, là một ngoại lệ chứ không phải thông lệ. Tất nhiên Đồng Minh cũng treo thưởng như vậy, Gordon nói rơ, nhưng "phần thưởng của Nhật được trao tại chỗ trong khi giải thưởng của Đồng Minh lại tít mù xa tới 500 dặm!". V́ hành động dũng cảm của ḿnh, Pop đă được nhận phần thưởng cho dù thấp hơn nhiều so với giải thưởng Nhật đưa ra và thấp hơn đáng kể so với "giá trị" của Marshall. Nhật treo giải anh ta tới 100.000 đồng; trong tuyên truyền, Không đoàn 14 quảng cáo "giá" của một phi công là 50.000 đô la hay 1.250.000 đồng. Fenn báo cáo rằng Pop h́nh như vui vẻ nhận 5.000 đồng GBT chi trả: nhưng ông từ chối bức h́nh Fenn chụp ông với lư do nhận một tấm h́nh từ người Mỹ sẽ có thể lănh đạn của Nhật".

Sau khi Marshall an toàn trở về căn cứ của Không đoàn 14 tại Nam ninh, một trong những điệp viên của Gordon, Simon Yu, đă báo tin về hậu quả của hành động chính nghĩa của Pop. Yu là một nhân vật phức tạp hết sức phù hợp với tổ chức của Gordon. Chỉ riêng thành phần gia đ́nh cũng đă cho phép anh ta thích ứng với nhiều t́nh huống khác nhau: mẹ là người Bỉ, cha nửa là người Hoa, nửa là người Việt. Sống gần Hà Nội, anh ta lưu loát tiếng Pháp, Trung, Việt và Anh. Ưu thế rơ ràng này làm anh ta trở thành một điệp viên gần như hoàn hảo. Yu được mô tả là có trí thông minh và hiểu biết khác thường cũng như tính khí hơi thất thường và quá nhạy cảm.

Anh ta đặt nhiều hy vọng vào người khác như vào chính ḿnh và không chịu nổi những tṛ ngu xuẩn. Fenn nhớ cụm từ tiếng Anh nổi tiếng "người bong bóng" của Yu để chỉ "ai đó thốt ra những lời vô nghĩa". Trong những thoả thuận tương lai của anh ta với OSS, Yu sẽ phát hiện ra nhiều người bong bóng trong hệ thống ở Côn Minh. Tuy nhiên, trong lần gặp gỡ đầu tiên với Fenn, Yu đă cư xử thật khéo khi đem đến những tin tức về trao đổi mậu dịch Nhật - Trung dọc theo biên giới cũng như những hậu quả đáng tiếc do phản ứng của Nhật về vụ đào thoát của Marshall gây ra. Mặc dù Fenn đă cố "xoá đi dấu vết của người Hoa đă giúp Marshall" bằng cách yêu cầu MO đăng tin "nội bộ" trên một tờ báo Côn Minh về vụ giải cứu đầy kịch tính Marshall được thực hiện bởi "những người An Nam nào đó đă tới Côn Minh và được trọng thưởng", nhưng công tác tuyên truyền không hoàn thành đúng lúc. Sau khi Marshall trốn thoát, quân Nhật đă kết tội tất cả người Hoa sống ở khu vực phía bắc Hải pḥng v́ giúp Đồng Minh. Yu và tướng George Wou của Vùng Chiến thuật 4 báo cáo rằng sự quấy rối thường xuyên đang "đẩy (người tị nạn) vào Trung Quốc", ở đó họ trông chờ cả lương thực và chỗ ở. Hai người nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chấm dứt ḍng người tỵ nạn qua biên giới. Yu cho rằng phần lớn không phải là người tỵ nạn tuyệt vọng mà là "những điệp viên chính cống và đội quân thứ năm chuẩn bị cho sự xâm lăng của Nhật". Wou bổ sung, ngăn chặn ḍng người sẽ "rất nặng nề đối với họ (người tị nạn)", và câu này được dịch ra cho Fenn và Bernard thành "trong quá tŕnh ngăn chặn, chúng ta sẽ phải bắn họ". Bernard cắt ngang: Nếu một số người tỵ nạn bị bắn th́ sẽ ngăn cản cả tị nạn thật lẫn giả vượt biên. Và tôi hiểu các ngài thực ra cũng không muốn làm như vậy. Cả Yu và Wou đều đồng ư với kết luận của Bernard. Rơ ràng, thiếu sự đón tiếp nồng hậu của phía Trung Quốc, những nguy hiểm đến từ quân Nhật đang giận dữ và sự cám dỗ của số tiền thưởng trao ngay đă nêu bật phẩm chất hiếm có của những người như Pop, những người đă chọn con đường giúp Đồng Minh mà không đếm xỉa đến vô số hiểm nguy họ có thể đương đầu.

Thời gian sẽ trả lời, GBT cũng đánh giá thấp ḷng tự nguyện giúp quân nhân Mỹ trong cảnh hiểm nghèo của người Việt Nam. Cuối năm 1944 một nhóm địa phương ít tiếng tăm đă cứu thoát trung uư Rudolph Shaw khi máy bay của anh ta bị bắn rơi gần Cao Bằng. Nhà lănh đạo nhóm này, lịch sử lưu danh ông với cái tên Hồ Chí Minh, sau khi đưa Shaw đến căn cứ Mỹ ở Côn Minh đă từ chối đề nghị tặng thưởng và chỉ yêu cầu được gặp viên tướng lừng danh của Không đoàn Hổ Bay Claire Chennault. Yêu cầu của ông lúc đó đă bị từ chối, Shaw lên tầu hồi hương và sự kiện này dường như đă ch́m sâu vào lịch sử chiến tranh. Cuộc giải cứu dễ dàng bị gạt sang một bên vào cuối năm 1944 đă thu hút sự chú ư của Fenn đầu năm 1945. Trong thời gian đó Fenn mải mê hơn trong các hoạt động của GBT, trên thực tế là đảm đương vị trí thành viên thứ tư cho Gordon, Bernard và Tan.

Tất cả bốn thành viên trong nhóm được hưởng nơi trú ẩn an toàn tại tổng hành dinh ở Long Châu cho dù có những tác động từ vụ giải cứu Marshall. Các điệp viên Pháp tại Việt Nam báo cáo với Fenn rằng quân Nhật "giận dữ v́ máy bay đă đón Marshall tại Long Châu". Fenn cảnh báo thượng cấp của ông "nếu quân Nhật quá nóng máu, chúng có thể kéo đến trong ṿng có nửa ngày và quét sạch chúng tôi". May thay, Nhật không chọn giải pháp trả đũa trực tiếp. Đối với Fenn, Gordon, Bernard và Tan thời gian trôi qua rất nhanh. Công tác của họ đầy hứng khởi, nơi ăn ở của họ khá thoải mái và nhóm của họ thật thú vị. Tuy nhiên tất cả điều này kết thúc với những chiến dịch tháng 11 và 12 của Nhật. Nhật mở màn Chiến dịch LGHLGO trong tháng 4 trong nỗ lực đánh chiếm các căn cứ không quân của Không đoàn 14 ở miền Đông Nam Trung Quốc. Trong cuộc tấn công quyết liệt của Nhật ở phía bắc, từ biên giới Việt Nam đến căn cứ không quân của Mỹ ở Nam Ninh, Long Châu đă bị tàn phá.

GBT, giống như hầu hết lực lượng Đồng Minh trong khu vực, cho rằng quân Trung Quốc bảo vệ các căn cứ không quân cũng như quân Mỹ tại căn cứ, có đủ khả năng giữ vững vị trí của ḿnh. Thực tế lại không phải vậy. Quân Trung Quốc bại trận, cơ sở của GBT bị buộc phải đi dời, đầu tiên là khỏi tổng hành dinh b́nh dị của họ, sau đó là cơ sở tạm thời ở Tĩnh Tây.

Trong nỗ lực bám trụ gần Đông Dương, nhóm tiến về Quế Lâm, căn cứ chính của Không đoàn 14, nhưng Quế Lâm cũng bị đánh bại vào tháng Mười một. Nói chung, Chiến dịch IGHIGO đă chiếm được 6 căn cứ không quân Mỹ - Trung Quốc (Nam Ninh, Liễu Châu, Quế Lâm, Lingling, Hành Dương, Suichuan) và khiến cho các thành viên GBT khó khăn hơn nhiều trong việc thăm ḍ các điệp viên của ḿnh trên biên giới Đông Dương.

Bởi muốn ở gần Không đoàn 14 và AGAS nên GBT đă quyết định đặt tổng hành dinh mới tại thành phố ồn ào Côn Minh. Từng là một thành phố Trung Hoa tương đối yên tĩnh, đến năm 1944 Côn Minh trở thành trạm cuối chủ chốt cho nguồn tiếp tế tràn qua Himalaysia đến với Quốc Dân Đảng. Sau Chiến dịch IGHIGO, thành phố c̣n đón một số lượng lớn lính Mỹ, bao gồm các thành viên của Không đoàn 14, OSS, AGAS cũng như FMM và các tổ chức dân sự như Chữ Thập Đỏ. Giờ đây bị tước đi tổng hành dinh biệt lập và tự do mà t́nh trạng cách ly mang lại, Fenn và GBT thấy ḿnh đi ngược chiều một cơn giông tố khác và nhận biết áp lực đang gia tăng không ngừng để chính thức đặt tổ chức của họ dưới sự chỉ huy của OSS.

 

Tâm trạng thất vọng của Gordon với OSS đă bắt đầu dâng cao ngay từ trước khi nhóm chuyển đến Côn Minh. Ông và Fenn nhất trí rằng nhiều người trong OSS về cơ bản là "chống Pháp"; tuy nhiên, Fenn, lúc này vẫn là một sĩ quan OSS, đă kiểm duyệt những b́nh luận của chính ông về tổ chức.

Gordon cảm thấy không cần che giấu nỗi oán hận đang tăng lên của ông như vậy. Với nguồn tài chính có sẵn từ AGAS, Chennault và người Anh, ông thẳng thừng tuyên bố rằng mặc dù đánh giá cao nguồn giúp đỡ của OSS, nhưng ông không cần chúng lắm. Theo ư kiến Gordon, OSS "chống lại mọi thứ ngoại trừ thu vén cá nhân". Ông tiếp tục phàn nàn với Fenn rằng cho đến lúc này OSS đă "lấy đi mọi thứ và hầu như chẳng đem lại cái ǵ trừ nói xấu sau lưng, với những người (như thiếu tá Austin Glass) được cử xuống để hoàn thành hay thậm chí do thám chúng ta và làm biến chất các điệp viên của chúng ta". "Thành thực mà nói", ông tiếp tục, "tôi có đủ tṛ lá mặt lá trái như thế này rồi. Nếu OSS không hợp tác th́ tôi dự kiến quyết định chung số phận với AGAS - những người duy nhất quá nhiệt t́nh tuyển dụng chúng ta trong khi vẫn cho phép chúng ta hoàn toàn độc lập".

Phân tích t́nh h́nh của Gordon trên nhiều phương diện là cực kỳ chính xác. AGAS đă nhiều lần giải thích sự đánh giá cao của ḿnh đối với những nỗ lực giải cứu phi công và POW của mạng lưới GBT, và toàn thể thành viên của nhóm yêu thích mối quan hệ hữu hảo với các nhân viên AGAS. Trong khi đó OSS tiếp tục thể hiện nỗi thất vọng đối với thái độ miễn cưỡng của Gordon đưa nhóm của ông phục tùng sự chỉ huy của OSS hay tiết lộ danh tính các điệp viên của ông. Tuy nhiên, thay cho toàn bộ nỗi thất vọng của Gordon (và của Fenn cũng vậy) với Glass, các báo cáo của Glass cho cấp trên của ông ở OSS trước sau như một khen ngợi GBT. Dựa vào kinh nghiệm đáng kể của chính ḿnh ở Đông Dương, có thể Glass đă biết nhiều liên lạc người Pháp của Gordon ở khu vực Hà Nội - Hải Pḥng. Cũng hoàn toàn hợp lư nếu Glass cảm thấy thiên hướng ủng hộ Đồng Minh trong những bạn bè thân, sơ của đôi bên và cố tuyển những người này cho OSS mà không biết mối quan hệ của họ đối với GBT. Tuy nhiên, công tác điều tra GBT của Glass chỉ làm tăng sự khinh bỉ của Gordon đối với OSS, trong khi đó những báo cáo của ông cho OSS càng thôi thúc cơ quan này giành được quyền kiểm soát toàn bộ tổ chức GBT.

Trong nỗ lực duy tŕ độc lập cho mạng lưới của ḿnh mà vẫn tranh thủ được những nguồn tiếp tế và tiền bạc sẵn có của nhiều nhà tài trợ, Gordon đến Trùng Khánh hội kiến với các đại diện Mỹ, Pháp, Anh và Trung Quốc. Nhưng những cuộc gặp này đă thất bại. Ông báo về cho Fenn rằng "người Mỹ và Pháp ganh đua quyết liệt với nhau trong việc lừa dối tôi người ta báo với Wedemeyer tôi là điệp viên của Anh và với người Pháp tôi là điệp viên của Mỹ, c̣n với người Anh tôi là điệp viên Tầu. Chỉ có người Anh là không tin vào những điều nhảm nhí đó". Không nghi ngờ ǵ nữa, việc ông đă gặp quá nhiều đại biểu chỉ làm tăng quyết tâm của OSS đưa ông vào ṿng cai quản của nó. Gordon c̣n phàn nàn về t́nh h́nh Hăng Texaco House ở Trùng Khánh, đặc biệt là về viên đại tá "không thể chịu nổi" người Mỹ, kẻ ngày nào cũng tham dự vào những cuộc ẩu đả do say rượu. Phản ứng dữ dội của ông đối với t́nh h́nh đă thúc giục Fenn chất vấn Bernard về thái độ đối đầu với người Mỹ của Gordon. Bernard, người mà tất cả các báo cáo dầu cho là chắc chắn thân Mỹ, đă phản đối việc Fenn mô tả Gordon "chống Mỹ". Ông tuyên bố, Gordon không chống Mỹ khi đó là "người của AGAS hay Bộ ngoại giao như (John) Davies". Rơ ràng kết luận ở đây là Gordon hiển nhiên chống Mỹ trong trường hợp đấy là OSS. Tuyên bố này có lẽ c̣n phản ánh thái độ của Bernard v́ trong khi rơ ràng thân Mỹ, ông vẫn chống lại âm mưu lôi kéo GBT vào OSS

Đến cuối năm, Fenn báo cáo rằng ông đă hoàn thành trước thời hạn tất cả các mục tiêu như đă phác thảo cho đại tá Coughlin. Quan trọng hơn, ông khẳng định trong báo cáo của ḿnh rằng ông đă đưa "OSS đến gần hơn thế giới của nhóm GBT" và thuyết phục họ về khả năng OSS "xử lư các vấn đề của ḿnh". Ngược lại, ông cho biết đă "cung cấp toàn bộ các báo cáo về hoạt động và khả năng của nhóm GBT cho OSS, Fenn tuyên bố ông cũng đă "đưa được toàn bộ chương tŕnh MO trong Đông Dương thuộc Pháp vào hoạt động".

Báo cáo của Fenn rơ ràng là quá lạc quan trong nh́n nhận vấn đề. Fenn dễ dàng khẳng định rằng ông đă làm "OSS hiểu rơ hơn nhóm GBT" v́ ông là một sĩ quan OSS và tham gia nhóm với tư cách một thành viên chính thức như Gordon, Bernard và Tan. Tương tự, trong một số trường hợp như sau bản báo cáo sinh động của John Davies gửi Bộ ngoại giao, OSS đă sốt sắng với cả tiền bạc và hàng quân nhu. Tuy nhiên, các thành viên trong nhóm, bao gồm cả Fenn, đều hoàn toàn nhất trí không định đến những ǵ họ xem là những cặp mắt soi mói và ḱm kẹp của OSS, và trong bất kỳ trường hợp nào GBT cũng có phương tiện trợ giúp khác. Cả người Anh và AGAS đều sẵn sàng cung cấp tài chính trong khả năng của họ mà không hề có ư định kiểm soát nhóm này.

Thật vậy, khi năm hết tết đến, Willis Bird, phó giám đốc OSS, đă khuyên Fenn bí mật "chuyển cơ quan GBT sang AGAS, kể cả ngài". Trong khi Fenn và các nhà lănh đạo của GBT bằng ḷng làm điều đó th́ các thành viên khác của OSS lại không muốn thấy nhóm năng động này vuột khỏi ṿng kiểm soát của OSS.

Khi năm 1944 kết thúc, để Fenn và Bernard quản lư nhóm, Gordon lên đường đến Washington D.C để gặp gỡ và hội kiến các đại diện OSS. Trong khi Bernard điều hành cơ sở GBT ở Côn Minh th́ Fenn đón giao thừa tại Ấn Độ nhằm thắt chặt quan hệ của GBT với người Anh và quyên góp 3.000 đô la cho các chi phí hoạt động. Nhiệm vụ này đă đặt Fenn vào một vị trí tiềm ẩn hiểm nghèo. Dù là một sĩ quan Mỹ của OSS nhưng Fenn lại lên đường theo chỉ thị của Gordon và cố gắng - không có sự phê chuẩn chính thức của Mỹ - củng cố các mối quan hệ giữa Anh và GBT chữ không phải đưa GBT đến gần hơn với OSS. Tuy thế, Fenn không giữ bí mật sự hiện diện của ông tại Ấn Độ và gây ra những b́nh luận từ cả t́nh báo Anh lẫn OSS. MI5 tỏ ư lấy làm tiếc v́ không thể cung cấp tài chính nhiều hơn cho Gordon trong khi phàn nàn về những ǵ nó cho là OSS sắp tiếp quản mạng lưới và ca ngợi những lợi ích về sự độc lập của Gordon. Cùng lúc đó các đồng nghiệp OSS công kích Fenn bằng những câu hỏi liên quan đến mục đích chuyến đi và ḷng trung thành tổ chức của ông. Năm mới có thể mang đến nhiều thay đổi cho cả OSS và GBT.

Trong tháng Giêng, Tưởng Giới Thạch cho phép OSS thành lập mạng lưới riêng, thoát khỏi sự giám sát và kiểm soát của tướng Tai Li. Như vậy cơ hội của OSS đă tăng lên, khát vọng giành được mạng lưới GBT cũng tăng theo. Đầu tháng 2, thiếu tá Duncan Lee, phụ trách SI Ban Trung - Nhật Khu vực Viễn Đông của OSS, báo cáo rằng tư lệnh lực lượng Mỹ tại mặt trận Trung Quốc Albert Wedemeyer đă quyết định "chuyển đơn vị Gordon - Bernard sang OSS", và rằng, OSS "dường như sẽ chịu trách nhiệm về mặt nguyên tắc đối với các hoạt động của SI". Nhưng động thái này đă gặp phải những trở ngại nghiêm trọng. Loại trừ các điệp viên người Hoa của Fenn, mạng lưới GBT hầu như do riêng những người Pháp thân Đồng Minh thành lập. Và, như đă đề cập đến từ trước, chỉ trước đó vài tháng Roosevelt đă cấm giúp đỡ và cộng tác với người Pháp ở Đông Dương. Trong lúc Lee và đại tá Richard Heppner, người giám sát các hoạt động của OSS cho Wedemeyer, thăm ḍ khả năng sử dụng mạng lưới GBT th́ ở Côn Minh Donovan tán thành hợp tác chặt chẽ hơn giữa Pháp và OSS. V́ vậy, có vẻ như hai cơ hội thuận lợi nhất của OSS đối với thu thập tin t́nh báo ở Đông Dương liên quan đến cộng tác trực tiếp với người Pháp vi phạm các chỉ thị của Roosevelt. Nhà sử học Stein Tonnesson đă kết luận rằng "v́ Donovan chắc chắn đă được báo về lệnh cấm mà ông không thể xem thường một cách đơn giản, nên cách giải thích hợp lư duy nhất là ông được miễn chỉ thị của tổng thống thông qua thoả thuận đặc biệt nào đó với Roosevelt".

Giả dụ điều này là có thật th́ các mối quan hệ giữa Pháp và Mỹ ở Trung Quốc cũng vẫn căng thẳng. Pháp phản đối mọi ám chỉ rằng thuộc địa của họ cần phải được độc lập và vừa giận dữ vừa bối rối bởi t́nh trạng tŕ trệ của họ tại Trung Quốc, nhất là bởi họ không có được cả sự tôn trọng lẫn nguồn giúp đỡ. Có lẽ việc Pháp cộng tác với Gordon rồi cũng có ảnh hưởng tương tự là không thể tránh được. Trong tháng Giêng Bernard và Fenn nhận được một thông báo tuyệt vọng từ André Lan nói rằng y "đang bị chính quyền Pháp làm khó bởi bị bẩm báo làm việc cho người Mỹ!". Theo Lan, ngay cả những người Pháp Tự do cũng chống Mỹ v́ Roosevelt sẽ không công nhận quyền lợi của Pháp đối với Đông Dương và kết quả là các điệp viên GBT "thấy khó khăn trong việc thu thập tin tức và duy tŕ lịch liên lạc điện đài thậm chí c̣n khó khăn hơn nhiều".

Sau khi thảo luận t́nh h́nh, Bernard và Fenn quyết định rằng một trong hai ông cần phải đến biên giới gặp nhóm nhân viên Pháp bất măn của Lan để tháo gỡ vấn đề. Sau chuyến đi lạnh lẽo và khó khăn, Fenn đến biên giới Việt Nam cùng hàng tiếp tế trọng yếu cho các điệp viên Pháp, trong đó có điện đài xách tay. Mặc dù cả Fenn và Bernard đều không thể tin chắc rằng người Pháp đă được thuyết phục về sự ngay thật của GBT, nhưng những món quà, đặc biệt là điện đài, đă gây được ấn tượng tốt. Dẫu rằng đă yếu đi đôi chút bởi rạn nứt trong quan hệ với những người Pháp Tự do, nhưng mạng lưới GBT vẫn báo cáo về một vụ ném bom của Đồng Minh vào Sài G̣n và về 9 phi công bị bắn rơi. Đáng buồn thay, họ báo cáo, 3 trong số đó đă bị Nhật bắt, dù Lan và các liên lạc của y trong Kháng chiến Pháp đă giải cứu thành công những người kia.

Frank Tan, người đă gặp các điệp viên mặt trận, báo cáo về sự trở về Trung Quốc an toàn của 2 trong số các phi công. Một trong hai phi công đó tên là Knight tương đối lành lặn đă kể cho GBT câu chuyện của ḿnh. Knight khen ngợi cả Lan và ngươi bản xứ v́ đă giải thoát anh ta:

Vừa tỉnh lại tôi th́nh ĺnh nhận ra toàn bộ vấn đề - máy bay của chúng tôi đang cháy, những đám đông tụ tập xung quanh và một chiếc xe tải của quân Nhật đang lao về phía tôi. V́ vậy ngay lập tức tôi quay ra định chôn dù, nhưng trước sự kinh ngạc của tôi, một vài người bản xứ đang làm việc đó!

Thế rồi tôi nhớ ra tôi phải phi tang mọi thứ trong các túi của tôi và khi tôi bắt đầu lôi các thứ ra th́ một người bản xứ chộp lấy tấm bản đồ bằng lụa của tôi rồi vùi nó xuống dưới bùn nhăo chỉ bằng một động tác… Thế rồi những người khác đẩy vội tôi ra và giấu tôi vào một túp Iều gần đó. Khoảng 15 phút sau vài người Pháp xuất hiện cùng một nắm tiền biếu những người bản xứ nhưng họ không nhận và cuối cùng họ quay ra chào tôi. Đoạn anh chàng André ấy đứng ra kiểm soát t́nh h́nh và sau này tôi được biết anh ta chỉ đạo giải quyết toàn bộ vấn đề.

Như vậy, dù có được thừa nhận là "đặc t́nh" hay không, người Việt Nam vẫn tham gia giải cứu phi công Mỹ. Ví dụ này đă làm tăng sức nặng cho khẳng định trước đó là nhiều người Việt Nam chí ít cũng chống Nhật, và thậm chí c̣n có thể ủng hộ Đồng Minh nữa.

Vào tháng 1 năm 1945 Fenn hầu như không biết sau đó ông buộc phải xem xét lại toàn bộ những ǵ ông đă nghe được về người Việt Nam. Tạm thời ông c̣n tập trung cố làm dịu đi cuộc tranh căi mỗi ngày một thêm gay gắt giữa ông và OSS, giữa OSS và GBT. Từ viễn cảnh của OSS, quyền kiểm soát cơ bản GBT dường như đă nằm trong tầm tay. Một báo cáo của OSS viết vào tháng 2 đă tuyên bố một cách lạc quan rằng GBT đă được đặt dưới quyền OSS và Gordon, lúc đó đang ở Washington, sẽ hội kiến các đại diện của OSS để quyết định nhóm của ông sẽ được sử dụng ra sao. Với những khó khăn liên quan tới khát vọng độc lập của mạng lưới GBT dường như đă được giải quyết, báo cáo viết, vấn đề duy nhất là trách nhiệm của khu vực. Rơ ràng trong những nhận xét có tính kết luận của ḿnh, tác giả đă ám chỉ đến lệnh của Tổng thống Roosevelt cấm cộng tác với các nhóm thuộc Kháng chiến Pháp: "Toàn bộ vấn đề Đông Dương thuộc Pháp (đă) bị làm cho phức tạp bởi một số quyết định chính sách cấp cao", vấn đề này vẫn cần được chú tâm.

 

Tính quả quyết của bản báo cáo này không hề có căn cứ. Các mối quan hệ của cả Washington và Côn Minh, của OSS và GBT đă thực sự xuống dốc. Đối với Gordon, các biện pháp của OSS là "chuyên quyền". Ông khẳng định rằng, mức độ kiểm soát mà OSS yêu cầu có thể huỷ hoại sự độc lập - cái đă làm cho nhóm của ông rất thành công và v́ thế mà rất đáng ao ước. Ở Côn Minh, Bernard và Tan coi việc nhận đồ tiếp tế của OSS là một công việc triền miên buồn chán. Bộ phận ngân sách của OSS coi Tan và Bernard là kiêu ngạo và xem Fenn không đáng tin cậy. Chỉ có SI là giữ được mối quan hệ chân thành chủ yếu bởi GBT tiếp tục cung cấp cho SI những thông tin quan trọng từ các điệp viên của ḿnh ở miền Nam Trung Quốc và Đông Dương. Tuy nhiên, Wedemeyer nhất mực yêu cầu tất cả các nhóm t́nh báo trên mặt trận của ông phải được đặt dưới quyền chỉ huy của ông, nghĩa là GBT không thể tiếp tục hoạt động như một đơn vị độc lập. Vào tháng Hai, Wedemeyer và GBT đạt được một thoả hiệp. Những nỗ lực chung của Gordon ở Washington và Fenn ở Côn Minh đă dẫn đến việc chuyển GBT và Fenn sang AGAS, mặc dù đúng nghĩa về mặt pháp lư Fenn đă trở thành liên lạc của OSS tại AGAS.

Dẫu OSS không giành được độc quyền kiểm soát GBT như mong muốn nhưng nó đă bảo toàn được quyền sử dụng mạng lưới thông tin của GBT. Từ lâu vẫn hưởng lợi từ các nguồn tài liệu và thông tin của GBT, AGAS sướng rơn khi giành được Fenn và nhóm này. Fenn, Bernard và Tan ổn định vị trí công tác mới của ḿnh với AGAS trong khi Gordon vẫn ở lại Mỹ thêm một tháng nữa. Vài ngày đầu tháng 3 năm 1945 trôi qua không có ǵ hấp dẫn. Điện tín vẫn tiếp tục tới, Helen giải mă chúng, c̣n Fenn và Tan phân tích và phân tán chúng khi cần. Ngày 9 tháng 3, các đường dây im lặng lạ thường.

Bernard và Fenn bối rối trước việc không có tin tức nhưng vẫn tương đối b́nh thản. Ngày hôm sau, 10 tháng 3, một bức điện bí ẩn được một điệp viên GBT ở Mengkai (Móng Cái) gửi đến. Nội dung bức điện như sau: "Quân Nhật đă chiếm tất cả các vị trí trên toàn Đông Dương". Bernard và Fenn chờ đợi thêm nhưng chỉ nhận được sự im lặng từ các đường dây thường xuyên bận của họ. Không lâu sau đó họ phát hiện ra rằng mạng lưới mà họ đă phải dày công thiết lập và rất tự hào về nó gần như không c̣n tồn tại. Nhật đă mở màn Chiến dịch MEIGO (Chiến dịch Trăng sáng) và lúc này đă hoàn toàn kiểm soát Việt Nam. Mạng lưới GBT biến mất. Đông Dương thuộc Pháp không c̣n tồn tại.

 

5. Kết thúc với khởi đầu

 

Fenn và Bernard chờ đợi bên chiếc điện đài câm lặng, cả hai vẫn chưa nhận ra ảnh hưởng của bức điện họ đă nhận trước đó trong ngày. Bức điện bí ẩn ngày 10 tháng 3 chỉ thông báo một cách đơn giản: "Quân Nhật đă chiếm tất cả các vị trí trên toàn Đông Dương". Những con chữ báo hiệu điềm xấu nhưng không ai trong hai ông có thể hiểu được toàn bộ tác động của chúng - sự bất ngờ diệt vong của GBT với tư cách là một mạng lưới có tổ chức hay mạng lưới của tầng lớp thống trị người Pháp ở Việt Nam. Hai ông cùng nhiều người khác trên toàn thế giới ngay sau đó phát hiện ra rằng ngày 9 tháng 3 năm 1945, vào hồi 9 giờ tối giờ địa phương, Nhật đă mở màn cuộc đảo chính có mật danh Chiến dịch MEIGO.

Mặc dù Chiến dịch MEIGO làm cả hai người Mỹ ngạc nhiên, nhưng khả năng nổ ra một cuộc đảo chính đă tồn tại ngay từ khi Nhật bắt đầu chiếm đóng Việt Nam. Dựa vào công tŕnh nghiên cứu của ḿnh có tên “Lịch sử chính thức của Nhật Bản về Chiến tranh Thái B́nh Dương”, nhà sử học Louis Ai1en đă kết luận rằng Bộ Tổng Tham mưu của Đế quốc Nhật đă bắt đầu dự tính khả năng đảo chính sau khi Anh Mỹ đổ bộ vào Bắc Phi đầu tháng 11 năm 1942. Mặc dù rơ ràng Nhật muốn giữ nguyên hiện trạng tại Đông Dương để quân đội rảnh tay tập trung vào giao chiến ở những nơi khác, nhưng khả năng thực dân Pháp đứng về phe Đồng Minh vẫn c̣n hiện hữu. Nếu điều đó xảy ra, quân Nhật sẽ buộc phải "ngăn chặn những hành động thù địch trong nước (Đông Dương)".

Từ tháng 11 năm 1942 đến mùa hè năm 1943 có rất ít thời gian được sử dụng để lên kế hoạch cho khả năng hất cẳng Pháp. Tuy thế, cuối mùa hè năm 1943 các sĩ quan Nhật thuộc Đạo quân Phương nam (có căn cứ tại Singapore) đă thảo luận sự cần thiết phải nghiên cứu những phương án khác nhau có thể sử dụng nếu nhu cầu phải có hành động quân sự xuất hiện. Đến tháng 11 việc lập kế hoạch Chiến dịch MA (sau đó đổi thành MEIGO) đang tiến triển. Ban Kế hoạch Tác chiến của Tổng hành dinh lưu ư một số trở ngại tiềm tàng - một trong số đó là khó khăn trong việc thuyết phục người Việt Nam ủng hộ Nhật. Chiến dịch MA đ̣i hỏi phải mở rộng lực lượng quân sự tại Việt Nam, trong đó có tăng cường số kempeitaí (cảnh sát quân sự), triển khai một trung đoàn xe tăng, và điều động Lữ đoàn Hỗn hợp Độc lập 34 cùng Sư đoàn 53 đến Đông Dương. Với sự sụt giảm nhanh chóng cơ may của quân đội Nhật sau tháng 6 năm 1942 và khó khăn mỗi lúc một tăng trong năm 1943, không ai trong giới quân sự Nhật mong muốn làm đổi hướng nguồn cung cấp cần thiết nhất đến Việt Nam trừ khi t́nh h́nh xấu đi đột ngột. Trong hai năm 1942 - 1943 Nhật không mấy lo ngại về Đông Dương. Lực lượng Đồng Minh c̣n cách xa Việt Nam, và mặc dù không hẳn thân mật nhưng quan hệ giữa Nhật - Pháp nh́n chung là hữu hảo.

Tuy nhiên động lực của mối quan hệ Pháp - Nhật bắt đầu thay đổi khi chiến thắng của Đồng Minh tại châu Âu tăng lên. Những trận ném bom liên tục vào các thành phố của nước Đức diễn ra trong suốt mùa xuân năm 1944, Rome được giải phóng, cuộc đổ bộ ngày D trong tháng 6 và cuối cùng Paris được giải phóng trong tháng 8 đă làm thay đổi thái độ của cả Nhật và Pháp. Trong khi người Pháp công khai ăn mừng sự diệt vong của chính phủ bù nh́n cho chủ nghĩa Quốc xă và thủ đô của họ sạch bóng thù th́ người Nhật càng thêm cảnh giác với cách "niềm vui" này có thể hiện h́nh tại thuộc địa.

Theo hồi ức của một cựu cảnh sát th́ "một loạt sự cố đáng tiếc đă làm tăng nghi ngờ của Nhật như: thể hiện sự coi thường cờ Nhật tại Hà Nội, phá hoại có chủ ư xe quân sự Nhật, phân biệt đối xử với các công ty thương mại Nhật, áp bức và bắt bớ những người Việt Nam thân Nhật". Đến tháng 8 năm 1944 Bộ ngoại giao Nhật Bản, các quan chức quân đội đóng tại Đông Dương đă ủng hộ việc nắm quyền của giới quân sự. Để chuẩn bị cho sự kiện có thể xảy ra này, một thoả thuận giữa quân đội và hải quân đă có hiệu lực từ tháng Giêng. Điều đó nhấn mạnh rằng cần phải duy tŕ sự ổn định "cùng lúc đánh bại hoàn toàn lực lượng quân đội và cảnh sát Pháp, bắt chúng phải đầu hàng bằng hành động mau lẹ và cương quyết, qua đó đập tan bất kỳ thái độ hiếu chiến nào mà chúng có thể thể hiện. Các trung tâm thông tin liên lạc, sân bay, tầu thuyền, tất cả phải được đánh chiếm và cơ cấu chính quyền hiện hành phải được duy tŕ. Kế hoạch này phải được giữ bí mật, tăng cường hoạt động gián điệp, huấn luyện và bố trí lại lực lượng vũ trang".

Tuy thế, vẫn c̣n một trở ngại lớn đối với đảo chính. Các giới chức Tokyo vẫn chưa bị thuyết phục rằng sự nắm quyền của quân đội là cần thiết hay khôn ngoan. Từ viễn cảnh của Nhật Bản, Đông Dương, nhất là Việt Nam, (từ năm 1940) đă trở thành một căn cứ hậu cần và tiếp tế quan trọng. Khi quân Mỹ đă tiến đến gần hơn sau khi tràn vào miền Nam Philippines tháng 10 năm 1944, giải phóng Manila và trung phần Luzon đầu năm 1945, bộ tư lệnh Nhật càng lo ngại về khả năng Đồng Minh đổ bộ lên miền duyên hải Đông Dương, nhất là v́ quân Nhật tại đây "không cân xứng về số lượng".

Nhật không thể mạo hiểm có một kẻ thù ở sau lưng. Đề pḥng Pháp có hành động như vậy là không thể tránh được. Pháp có lư do thoả đáng để trông chờ một cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào Việt Nam. Chiến dịch BETA do Wedemeyer, tư lệnh quân Mỹ tại mặt trận Trung Quốc, triển khai đă tạo thành một cuộc tấn công hai gọng ḱm với hướng chính nhằm vào Quảng Châu, Trung Quốc. Đồng Minh hy vọng mở được một cửa khẩu ở miền Nam Trung Quốc, từ đó thiết lập "tuyến tiếp tế ngắn và quy mô đến Trùng Khánh". Giai đoạn hai hay giai đoạn Đông Dương của Chiến dịch BETA đ̣i hỏi phải có một cuộc hành binh vu hồi vào Bắc Kỳ. Tháng 2 năm 1945

Wedemeyer tuyên bố rằng ông đă "triển khai kế hoạch tiến vào Đông Dương", kế hoạch này được giữ tuyệt mật và chỉ được thảo luận với một số ít người bên ngoài ban tham mưu của ông. Tuy nhiên, ông đă đề cập ư tưởng này với tuỳ viên quân sự Pháp, người đă "yêu cầu có càng nhiều lính Mỹ sát cánh với các đơn vị tiên phong Trung Quốc th́ càng tốt".

Cuộc tấn công đă không trở thành hiện thực v́ chiến lược của Đồng Minh "quyết định từ Philippines tiến thẳng đến Okinawa mà không đổ bộ lên lục địa châu Á", và một lần nữa Đông Dương lại chỉ có vị trí thứ yếu trong hoạch địch kế hoạch thời chiến. Dẫu vậy, nhà sử học Stein Tonnesson đă kết luận rằng cuộc đổ bộ đă được đề xuất có những kết quả dài hạn quan trọng: "bằng cách làm tăng hy vọng của Pháp và Nhật vào một cuộc tấn công của Mỹ, Roosevelt, Wedemeyer và OSS đă thúc đẩy một cuộc xung đột giữa Pháp và Nhật, qua đó mở đường cho cách mạng".

Tuy thế, khả năng nổ ra một cuộc cách mạng vẫn chưa xuất hiện trong đầu thực dân Pháp hồi đầu năm 1945. Được những thắng lợi của Đồng Minh cả ở châu Âu và khu vực Thái B́nh Dương khích lệ, người Pháp ở Đông Dương đă dự đoán phe Trục sẽ thất bại trong ṿng vài tháng nữa; và đến đầu năm 1945 Kháng chiến Pháp dần trở nên công khai hơn trong thái độ chống phe Trục. Nhà cầm quyền Nhật không mù về điều đó, và dù cho những hoạt động của Kháng chiến Pháp không gây ra đảo chính nhưng rơ ràng đă đổ thêm dầu vào lửa. Nhật đă thể hiện dứt khoát thái độ không hài ḷng với người Pháp, không khác với các thành viên trong mạng lưới của Lan và các điệp viên GBT - những người đă "che giấu phi công Mỹ bị bắn rơi tại Đông Dương và từ chối trao họ cho Nhật trừ phi được bảo đảm chính thức rằng những tù binh này sẽ được đối xử theo Công ước Geneva. Nhật không đưa ra bảo đảm và Pháp không giao nộp những người Mỹ". Sự bực tức của Nhật leo thang khi Pháp đổ lỗi cho Nhật gây ra "nhiều thương vong" cho người Pháp sau vụ 30 máy bay B29 của Mỹ ném bom Sài G̣n. Ngày 2 tháng 2 quyết định tiến hành đảo chính và những kế hoạch liên quan được chuyển lên Hoàng đế Hirohito, nhưng thời gian chính xác cho việc nắm quyền vẫn chưa được ấn định. "Quân đội Nhật theo thông lệ bắt đầu những hoạt động vào những ngày lịch sử nào đó", Louis Allen viết, "ngày 8 tháng 3 là Lễ công bố Huấn lệnh của Nhật Hoàng, 10 tháng 3 là ngày kỷ niệm các chiến sĩ trận vong. Mùng 9 tháng 3 tránh được cả hai ngày lễ đó".----

 

Ngày 9 tháng 3 Nhật bắt đầu Chiến dịch MEIGO v́ muốn giữ bí mật xung quanh việc lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch này. Sáu giờ chiều, toàn quyền Jean Decoux và đại sứ Nhật Matsumoto Shunichi gặp nhau tại văn pḥng của Decoux ở Sài G̣n để chính thức kư thoả thuận cung cấp gạo thường niên. Cuộc gặp dường như diễn ra theo đúng thủ tục thông thường đối với Decoux mặc dù ông ta cảm thấy lo lắng trước phản ứng của Nhật về những hành động công khai diễn ra như cơm bữa của Kháng chiến Pháp. Vào tháng 2, khi rời Hà Nội để thực hiện chuyến công cán hàng năm đến Sài G̣n, Decoux không biết điều ǵ sẽ xảy ra trong ngày mùng 9. Với việc kết thúc Chiến tranh thế giới 2 đă ở trong tầm mắt, ông ta vẫn tự tin rằng t́nh trạng thuộc địa của Pháp ở Việt Nam sẽ không bị thách thức. Ông ta nhớ đă vui sướng ngắm nh́n quốc kỳ Pháp tung bay trong làn gió nhẹ ở Sài G̣n - một biểu tượng của niềm kiêu hănh và quyền lực của Pháp trong kỷ nguyên ô nhục ở châu Âu đối với Pháp. Khi chuẩn bị cho cái mà ông ta tin là một cuộc gặp như thông lệ với viên đại sứ, Decoux không hề cảm thấy những thay đổi quan trọng trong tâm trạng người Nhật ở Sài G̣n trong mấy ngày đầu tháng 3 ấy. Ông ta nhớ trong ngày 7 tháng 3 không có ǵ có vẻ bất b́nh thường ngay cả khi quân Nhật chuẩn bị thực hiện "những hành động ghê tởm chống lại Đông Dương" của chúng.

Tuy nhiên, Decoux không mong chờ cuộc hội kiến với Matsumoto. Ông ta không thích viên đại sứ và nhận thấy đó là một kẻ thô lỗ và thiếu sự tinh tế của người tiền nhiệm, ngài đại sứ Yoshizawa Kenkichi. Tại cuộc gặp diễn ra vào ngày mùng 9, Decoux nhận thấy viên đại sứ liên tục nh́n đồng hồ, có vẻ lo lắng và căng thẳng khi hai bên thảo luận về thoả thuận cung cấp gạo.

Cùng với kết luận của bản thoả thuận, Matsumoto bắt đầu thăm ḍ Decoux về ư định của chính phủ Pháp đối với de Gaulle, Đồng Minh và Nhật Bản. Decoux cố lảng tránh câu hỏi mà không gây thêm mối cừu hận với Nhật, ông ta quá hiểu bút sa là gà chết. Không có câu trả lời nào thoả măn câu hỏi của Nhật ở vấn đề này. Phía Nhật buộc tội chính quyền Decoux giúp quân Đồng Minh đổ bộ trên toàn Đông Dương, không công nhận chế độ bù nh́n do Nhật dựng lên ở Nam Kinh, không cung cấp đầy đủ lao động khổ sai và tài chính cho quân Nhật và khoan dung cho những phi vụ ném bom của Mỹ trên toàn Đông Dương thay v́ phải có "phản kháng nghiêm túc". Nhà sử học F.C. Jones tuyên bố rằng "tất cả những lời buộc tội đó đủ chính xác và trao đổi giữa hai bên cho thấy Nhật không bị mắc lừa về thái độ của Decoux đối với họ". Không có ǵ ngài toàn quyền nói ra vào thời điểm ấy có thể thay đổi t́nh h́nh: Tối hậu thư đă có trong tay và Matsumoto có thể đưa ra tuỳ thuộc vào trả lời của Decoux.

Đúng 7 giờ tối Matsumoto trao cho Decoux những yêu cầu mới nhất của chính phủ Nhật.

Văn kiện Matsumoto chuyển cho Decoux viết: Nhật không hài ḷng với "t́nh h́nh hiện tại", đặc biệt lưu ư đến "những cuộc tấn công liên tục của Mỹ chống Đông Dương và khả năng nổ ra một cuộc tấn công của kẻ thù của chính phủ Nhật Bản". Nó thúc giục Decoux phải chứng minh ư định tham gia pḥng thủ chung bảo vệ Đông Dương trong trường hợp Đồng Minh tấn công. Decoux có cả thảy 2 tiếng đồng hồ - đến 9 giờ tối - để đồng ư đặt toàn bộ lực lượng Pháp, đạn được, các tuyến đường sắt và những tài sản khác cần cho các chiến dịch quân sự dưới sự kiểm soát của Nhật. Văn kiện này c̣n nói rơ toàn bộ bộ máy hành chính của chính quyền Đông Dương được yêu cầu phải tuân thủ ngay lập tức những đ̣i hỏi của Nhật Bản. Ngài toàn quyền đă mất tinh thần trước cả nội dung của tối hậu thư và thời hạn hai giờ đồng hồ để ông ta phải đưa ra quyết định.

Sự nghiêm trọng của t́nh h́nh rơ ràng khiến tất cả lo lắng. Decoux không thể đồng ư với những yêu cầu của Nhật trừ phi mất sự tín nhiệm mà có lẽ ông ta có với chính phủ Pháp của de Gaulle. Nếu đầu hàng, ông ta dường như sẽ trở thành kẻ cộng tác và thậm chí có thể là phản bội trong mắt cả người Pháp ở thuộc địa và chính quốc. Nhưng nếu không đồng ư, ông ta sẽ để mất một mục tiêu từng mẫn cán theo đuổi kể từ khi thay Catroux năm 1940: duy tŕ Đông Dương thuộc Pháp. Decoux trả lời rằng ông ta cần phải bàn bạc với các chỉ huy quân đội Pháp trước khi đưa ra quyết định. Cả Decoux và Mitsumoto đều biết rằng ông ta đang cố kéo dài thời gian. Đến 8 giờ 15, Matsumoto, tương đối tự tin về cuộc đảo chính sắp xảy ra, cáo từ Decoux.

Ngày 9 tháng 3, khi mặt trời lặn, trong "sự im lặng chết người" theo sau sự ra đi của viên đại sứ, Jean Decoux quan sát nghi lễ hạ cờ Pháp hàng ngày và lo lắng không biết điều ǵ sẽ đến vào sáng hôm sau.

Căn cứ vào dự đoán của Decoux th́ ông ta chẳng thể làm được ǵ nhiều. Ông ta nhanh chóng triệu tập các thành viên cao cấp trong ban tham mưu của ḿnh, các quan chức dân sự và quân đội cấp cao có mặt tại Sài G̣n để phổ biến cho họ diễn biến của t́nh h́nh và tất cả đều cho rằng các yêu cầu của Nhật không thể chấp nhận được.

Tám giờ bốn nhăm, Decoux hoàn thành phúc đáp, theo đó không đồng ư cũng không phản đối bị vong lục của Nhật.

Decoux nhắc lại rằng ông ta không thể đồng ư với bị vong lục của Nhật nếu không tham khảo ư kiến các chỉ huy cấp cao quân đội Pháp tại Hà Nội, nhưng ông ta nói sẵn sàng đàm phán thêm với Nhật. Decoux đă kết luận rằng ông ta "sẽ không kư một thoả thuận đi ngược lại danh dự của cá nhân ông ta cũng như của quân đội Pháp". Tám giờ bốn nhăm, mặc dù thời hạn hai giờ đồng hồ vẫn chưa kết thúc, nhưng Decoux biết công dân Pháp đă "bị bắt và bị khiêu khích và quân Nhật đă cắt đứt những con đường giữa Sài G̣n và Chợ Lớn.

Đến 9 giờ, thông điệp của Pháp đang trên đường nhưng vẫn chưa đến tổng hành dinh quân đội Nhật, dù Nhật đă được thông báo về điều này. Trước đó, khi rời văn pḥng toàn quyền, đại sứ Matsumoto đă để lại một sĩ quan Nhật tại Dinh Toàn quyền để đóng vai hướng dẫn viên và "vệ sĩ" cho sĩ quan Pháp, đại uư Robin, người chịu trách nhiệm chuyển phúc đáp của Decoux. Tuy nhiên, khi Robin chuẩn bị đi, anh ta phát hiện ra tay vệ sĩ người Nhật đă biến mất. Dẫu vậy Robin vẫn lên đường cùng trung uư D'Aiguilhon. Vẻ ngoài không giống với nơi toạ lạc chính xác của tổng hành dinh Nhật - nơi hầu như không bao giờ trưng một bảng yết thị đối với thẩm quyền Pháp - Robin và người hộ tống của anh ta bị lạc và do đó đă làm chậm việc chuyển phúc đáp. Phía Nhật chờ thêm 15 phút. 8 giờ 18, tướng Tsuchihashi Yuisu chỉ huy Đạo quân Thiên Hoàng 38 ở Sài G̣n, đă ra lệnh miệng cho 67.000 binh sĩ tại Việt Nam bắt đầu tiến hành đảo chính. 9 giờ 21, mật mă "777" đă báo hiệu cho các sĩ quan Nhật trên toàn Đông Dương. Với những người nhận, tín hiệu này có nghĩa là ngài toàn quyền đă cự tuyệt yêu cầu của Nhật và tất cả các đơn vị phải bắt đầu động binh ngay lập tức.

Sau đó không lâu đại uư Robin bước vào tổng hành dinh quân đội Nhật. Chỉ sau đó Robin và D'Aiguilhon mới nhận ra một chiếc xe hơi để lộ một lá cờ Nhật ngoại cỡ mà người ta đưa đến. May cho Tsuchihashi, phúc đáp của phía Pháp có thể dễ dàng được hiểu như lời từ chối yêu cầu của Nhật. Nếu bởi một lư do vu vơ nào đó Decoux đồng ư với những yêu cầu mới của Nhật th́ Tsuchihashi đă phạm phải sai lầm v́ ra lệnh tấn công một đồng minh quư giá và sẵn sàng hợp tác ở Đông Dương.

Tuy nhiên, viên toàn quyền đă không chấp nhận những đ̣i hỏi của Nhật và thế là Dinh Toàn quyền đă bị quân Nhật chiếm mà không có đổ máu. Cũng vào khoảng thời gian đó quân Nhật chiếm được các cơ quan công quyền, các đài phát thanh, các trung tâm điện tín và điện thoại, ngân hàng và các xí nghiệp công nghiệp chính yếu. Chúng c̣n tấn công lực lượng cảnh sát, bắt giữ thường dân và quân nhân Pháp.

Sáng hôm sau, thiếu tướng Kawamura, tư lệnh ban tham mưu Đạo quân 38, đề nghị được trao đổi riêng với Decoux.

Kawamura lấy làm tiếc rằng sự thiếu hợp tác của Pháp đ̣i hỏi phải tiến hành đảo chính và cam đoan với Decoux về việc tiếp tục bảo vệ sinh mệnh và tài sản của người Pháp. Tuy nhiên sau đó chính bản thân toàn quyền Decoux đă trở thành tù binh của Nhật tại Lộc binh, cách Sài G̣n 80 dặm về phía bắc. Dù bị giam cầm nhưng Decoux và "các sĩ quan cao cấp Pháp" vẫn được, như phía Nhật bảo đảm, "tuỳ nghi" đối xử. Người Pháp không chấp nhận việc này. Ước tính có khoảng 500 thường dân Pháp "lúc đầu là bất kỳ ai bị nghi ngờ giúp Đồng Minh và sau đó là các quan chức Pḥng nh́ trước đó đă từng trấn áp những người bản xứ có cảm t́nh với Nhật" đă bị bắt giam, và hơn 200 người đă bị giết hoặc mất tích.

Để bào chữa cho cuộc đảo chính, Nhật đă thông báo cho công chúng qua sóng phát thanh đổ lỗi cho những hoạt động của Kháng chiến Pháp hợp tác với Đồng Minh và sự thiếu hợp tác của Pháp là nguyên nhân cần phải làm đảo chính. Tại Nhật Bản, trong diễn văn đọc trước nghị viện, thủ tướng Nhật - tướng Koiso Kuniaki, buộc tội chính quyền Pháp đă có "những hành động phản bội" đ̣i hỏi phải làm đảo chính. Bộ trưởng ngoại giao Shigemitsu Mamoru làm rơ thêm vấn đề từ bối cảnh của Nhật:

Khi quân Đức rút khói Pháp, tân Chính phủ của de Gaulle đă ban hành lại quyết định gốc chống Nhật. Decoux (đúng nguyên văn) sau đó đă tuyên bố ḷng trung thành và nói rơ rằng Đông Dương đang trong t́nh trạng chiến tranh với chúng ta. Đông Dương là căn cứ của lực lượng viễn chinh Nhật ở Malaysia, Burma, Java và Sumatra và phải được bảo đảm an ninh bằng mọi giá. Nhật không thể dễ dàng phục tùng một tuyên bố thù địch như vậy… Nhật không c̣n lựa chọn nào khác ngoài chấm dứt t́nh trạng này.

Mặc dù những dấu hiệu đầu tiên của đảo chính xuất hiện ở Sài G̣n, nhưng ngày 9 tháng 3 đă chứng kiến Pháp chuyển giao quyền lực trên toàn thuộc địa. Cuộc tấn công đầu tiên và cuộc kháng cự mạnh mẽ nhất xảy ra tại Bắc Kỳ, nơi 32.000 quân Pháp đă chống lại Nhật. Có nhiều trường hợp các sĩ quan Pháp và quan chức cấp cao đă được mời dự bữa tối với các đối tác Nhật. Nhiều người đă nhận lời mời chỉ để bị bắt vào thời gian đă định. Một số người Pháp đă mất mạng trong các cuộc bắt bớ. Tại Lạng Sơn, nơi đă xảy ra một cuộc giao tranh nhỏ giữa Pháp và Nhật năm 1940, tướng Emile Lemonnier và công sứ Pháp Camille Auphelle cùng ba sĩ quan tham mưu cao cấp đă bị chặt đầu sau khi từ chối kư biên bản đầu hàng. 100 lính lê dương tại đồn Brière de L'Isle (Lạng Sơn) đă chống lại quân Nhật trong 24 giờ đồng hồ trong một trận chiến thỉnh thoảng lại đánh giáp lá cà. Quân Nhật giết hầu hết lính đồn trú, nhiều người trong số họ theo tường tŕnh đă hát vang bài "Marseillaise" trước khi chết. Các đồn binh ở Hà Giang và Hà Nội cũng bị đánh chiếm và hàng ngàn người bị bắt làm tù binh. Vị trí cuối cùng của Pháp đầu hàng là Đồng Đăng, nơi binh lính thuộc địa và các sĩ quan Pháp (chỉ có một người sống sót) bị bao vây đến ngày 12 tháng 3.

Nhà sử học David Marr đi đến kết luận rằng: "2100 sĩ quan và quân nhân người Âu đă bị giết hoặc mất tích" trong cuộc đảo chính và rằng tổn thất của người Việt Nam thậm chí c̣n lớn hơn. Ông ước tính "khoảng 15.000 thành viên của lực lượng vũ trang Đông Dương bị Nhật giam giữ, trong đó có 12.000 người Âu".

Mặc dù hầu hết các đồn binh nhanh chóng đầu hàng, nhưng có hai viên chỉ huy là tướng Gabriel Sabattier và Marcel Alessandri đă chạy thoát khỏi Đông Dương cùng đám bộ hạ của ḿnh.

Nhà sử học Pháp André Gaudel viết rằng cuối tháng 2 tướng Sabattier, tư lệnh sư đoàn Bắc Kỳ và lănh đạo Kháng chiến miền Bắc đă chỉ thị rơ cho các lănh đạo tỉnh kiên quyết chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào sắp sửa xảy ra của Nhật. Dựa vào thông tin của Pḥng nh́, Sabattier đă cảnh báo các đồn binh ở Bắc Kỳ và Bắc Lào về khả năng xảy ra đảo chính và đă bí mật rời Hà Nội ngày 8 tháng 3 để đến với lực lượng của ông ta đóng tại phía bắc thành phố. Lực lượng lớn nhất trong vùng đóng ngay tại phía bắc sông Hồng là Trung đoàn Lê dương số 5. Khoảng 2000 lính lê dương được đặt dưới sự chỉ huy của tướng Alessandri. C̣n giao chiến tại nơi khác nên quân Nhật không tấn công vào tối 9 tháng 3, điều đó cho phép Alessandri và lính của ông ta có thời gian rút chạy về phía bắc. Tuy nhiên sự tŕ hoăn này kéo dài không lâu quân Nhật đuổi theo đám tàn binh Pháp đang tháo chạy, cắt đứt đường đến hai cửa khẩu biên giới quan trọng nhất tại Lào Cai và Hà Giang.

Địa h́nh và hoàn cảnh đă thử thách cả Sabattier và Alessandri. Sabattier nhanh chóng mất liên lạc với hầu hết các đơn vị của ông ta và buộc phải đi bộ dọc theo sông Đà về Lai Châu cùng một nhóm nhỏ tàn quân c̣n sống sót: 3 sĩ quan, 1 phiên dịch, tài xế của ông ta và 2 lính dân tộc Thái.

Trong khi đó, Alessandri thận trọng cân nhắc khả năng đào thoát thành công vào lănh thổ Đồng Minh. Tuổi trung b́nh của binh lính dưới quyền ông ta là 40 và không quen với gian khổ về thể chất, nghĩa là nhiều người trong số họ sẽ bỏ mạng trong chuyến đi nguy hiểm vượt qua nhiều khu rừng rậm rạp và núi non hiểm trở để đến biên giới Trung Quốc.

Alessandri c̣n có một số bạn bè cùng cấp bậc với ông ta trong quân đội Đông Dương. Trong khi suy tính bước đi tiếp theo sau cuộc đảo chính, ông ta quyết định tách khỏi quân đội Đông Dương. Động thái này được hiểu theo nhiều cách.

Nhà sử học J. Lee Ready nói rơ, lính Đông Dương đă được lệnh "cùng người Âu bỏ lại trang bị và đồng phục và cố thoát khỏi nhà" với hy vọng họ có thể sống sót bằng cánh "băng rừng". Tương tự, Gaudel viết rằng Alessandri "đă cho họ tự do". Điệp viên Pháp và học giả tôn giáo châu Á Paul Mus nhớ lại, một số binh lính Việt đă khóc khi ra đi. Theo Mus, những người lính đó "trở về làng bản của họ vẫn trong bộ quân phục Pháp và vài người đă bị lính Nhật giết v́ không chịu chào".

Tuy vậy, David Marr chỉ rơ rằng những người này đă phải "tự xoay sở lấy… một ḿnh, không vũ khí, dễ bị tấn công". Ông nhận xét, bị cho giải ngũ có lẽ "làm một số người trong bọn họ dễ chịu, nhưng rơ ràng làm tổn thương sâu sắc những người khác, và điều đó sau này được những người Việt Nam theo phong trào đ̣i độc lập sử dụng để nêu bật bản chất xảo trá của chủ nghĩa thực dân Pháp".

Chúng ta có thể cho rằng cách đối xử "xảo trá" này đă có những tác động đáng kể trong một thời gian dài. Cùng năm đó khi người Mỹ đến Đông Dương, họ đă đối xử tốt và hoạt động sát cánh cùng Việt Minh. Một số người Việt đă đề cao thêm h́nh ảnh những người Mỹ và khơi sâu sự phẫn nộ của người Việt Nam đối với Alessandri và người Pháp. Hai t́nh tiết trên càng làm tăng thêm sự ghét bỏ người Pháp v́ thái độ của họ và làm nghi ngờ tuyên bố tiếp nhận quyền cai trị Việt Nam của họ. V́ mặc dù binh lính của Alessandri đă gặp vô vàn nguy hiểm trong suốt 3 tháng trời sau đó, th́ sau khi rũ bỏ quân phục và vũ khí, binh lính Đông Dương có quyền cảm thấy ḿnh bị làm nhục và bỏ rơi. Ngày 10 tháng 3, đội h́nh hàng dọc gồm người, ngựa và la của Alessandri vượt sông Đà và trên đường tháo chạy bị quân Nhật liên tục tấn công. 75 lính của đơn vị Lê dương số 3 bỏ mạng trong một trận đánh tuyệt vọng và tiếp tục phải chống lại nhiều cuộc tấn công của Nhật vài tuần sau đó.

Trong một số trường hợp, họ c̣n bị người Đông Dương tấn công. Một báo cáo Ultra(1) từ ngày 27 tháng 4 năm 1945 viết, "một đơn vị Pháp 56 người trong khi cố vào lănh thổ Trung Quốc" đă bị "quần chúng tấn công suốt dọc đường đi khiến 30 người thiệt mạng". Một biệt đội Pháp khác đă bị "người An Nam phản lại và buộc phải bỏ trang bị để chạy thoát quân Nhật". Kinh nghiệm của Mus, tuy thế, lại không chứng minh được điều này. Ông nhớ rằng "trước cuộc đảo chính người Pháp được trọng vọng như những ông chủ, sau đảo chính họ trở thành những vị khách không mời với những danh tiếng tồi tệ nhất". Nhưng trong chuyến bay rời Hà Nội tháng 3 năm 1945, ông "đă được chính người Việt Nam giúp đỡ bằng mọi khả năng có thể". Theo Mus, cuộc đảo chính đơn giản là "món ḿ ăn liền, khi mắt người ta đă mở và cảm giác phụ thuộc không c̣n nữa".

Đấy chính xác là sự mất kiểm soát mà Pháp vẫn cố sức ngăn cản. Ngày 28 tháng 3 tướng Alessandri thiết lập đại bản doanh của ông ta tại một thung lũng sau này sẽ trở thành nổi tiếng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam: Điện Biên Phủ. Ngày 29 tháng 3 tướng Sabattier nhập với ông ta. Cùng ngày một máy bay Anh hạ cánh đưa François de Langlade, sứ giả của de Gaulle, và đại tá Dewavrin (được biết đến nhiều hơn với bí danh Passy), giám đốc cơ quan t́nh báo của de Gaulle (DGER). De Langlade mang đến hai thông báo cho Sabattier. Thông báo thứ nhất cho Sabattier biết rằng de Gaulle đă bổ nhiệm ông ta làm phái viên toàn quyền, chức vụ này đem lại cho ông ta cả quyền hành dân sự và quân sự. Với tư cách là tư lệnh toàn bộ lực lượng Pháp tại Đông Dương, Sabattier lập "thủ đô" tạm thời của ḿnh tại Điện Biên Phủ. Trong thông báo thứ hai, de Gaulle ra lệnh cho Sabattier duy tŕ vị trí của ḿnh tại Đông Dương như biểu tượng hiển nhiên của chủ quyền không bị cắt rời của Pháp trên toàn thuộc địa.

Tuy nhiên, sau chưa đầy một tuần ở Điện Biên Phủ, Nhật đă buộc Pháp phải tháo chạy. Sabattier và Alessandri đă sớm tự trấn an với niềm tin rằng Nhật sẽ bằng ḷng chiếm giữ vùng đồng bằng màu mỡ và những binh sĩ Pháp đă trốn thoát sẽ được an toàn trên vùng cao. Nhưng sự dừng chân chóng vánh của họ tại Điện Biên Phủ đă bị đánh dấu bằng những cuộc tấn công hàng ngày của quân Nhật mạnh hơn. Không c̣n thời gian tŕ hoăn, Pháp mở đường máu rút khỏi Điện Biên phủ về hướng Lai Châu. Đến ngày cuối cùng của tháng, Nhật đă đánh bật Pháp ra khỏi Tuần Giáo. Quân đội Thiên Hoàng tiếp tục truy kích Pháp qua Luang Prabang đến Phong Saly và tiếp đó là Lai Châu - nơi quân Pháp kháng cự đến ngày 9 tháng 4. Đến cuối tháng 5 Nhật đă hoàn toàn đánh bật Pháp ra khỏi Đông Dương. Ngày 20 tháng 5 người Pháp vượt biên giới vào Trung Quốc. Trong 72 ngày họ đă phải tháo chạy qua những địa h́nh hiểm trở, trong điều kiện thời tiết bất thường và không có đủ đồ tiếp tế. Đến tháng 6, gần 5.700 người tụt hậu, trong đó có 2.469 người Âu, qua được biên giới Trung Quốc tại nhiều điểm khác nhau chỉ để bị tước vũ khí và đối xử với sự khinh miệt ra mặt của chủ nhà.

Sabattier đă thất bại trong việc duy tŕ vị trí chiến đấu của Pháp tại thuộc địa. Mặc dù ông ta - và nhiều người khác nữa - đă đổ lỗi cho sự "phản bội" của Nhật, họ cũng đổ lỗi cho cả người Mỹ v́ đă từ chối họ những hỗ trợ cần thiết để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Nhật. David Marr cũng như nhiều nhà sử học khác cho rằng "sự giúp đỡ thực chất của Mỹ và Trung Quốc có thể cho phép Sabattier bảo vệ một vài đồn lẻ ở miền núi". Người Pháp đă đặc biệt hy vọng vào tiếp tế đường không của Không đoàn 14 xuất phát từ những căn cứ tại Trung Quốc.

Liên quan đến cuộc đảo chính của Nhật, tư lệnh Không đoàn 14, tướng Claire Chennault, thấy ḿnh rơi vào một t́nh thế khó khăn. Sau đảo chính, báo cáo về cuộc vây hăm Lạng Sơn tới tấp được đặt lên bàn làm việc của Chennault. Người Pháp báo đă chịu những tổn thất nặng nề và yêu cầu không quân Đồng Minh tấn công chống kẻ thù. Khi Chennault yêu cầu giấy phép của tổng hành dinh mặt trận Trung Quốc để tiến hành ném bom ngay lập tức nhằm giải nguy cho các đồn binh, câu trả lời khẳng định ngắn gọn và rơ ràng "Mặc quỷ tha ma bắt chúng!". Dù đă quá muộn để bảo vệ đồn Lạng Sơn, ư muốn giúp Pháp của Chennault là rơ ràng. Ngày 10 tháng 3, ông gặp Tưởng Giới Thạch để thảo luận về chính sách của Trung Quốc đối với những người Pháp chạy trốn.

Trí thức Trung Quốc khinh bỉ người Pháp, Chennault xoay câu hỏi của ḿnh quanh khả năng liệu Pháp có kháng cự được những đợt tấn công của kẻ thù chung của họ hay không. Ông hỏi: Liệu người Pháp kháng cự ngoan cường chống Nhật th́ cứ mặc họ cho số phận định đoạt hay lực lượng Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, sẽ gửi quân đến giúp? Nếu kháng cự không mấy ngoan cường, họ có bị tước vũ khí khi vào Trung Quốc hay không? Trả lời của Tưởng cho câu hỏi sau là không rơ ràng; ông ta cho rằng người Pháp có thể "được phép ở lại Trung Quốc trong những khu vực quy định". Trả lời của ông ta về việc giúp Pháp có vẻ rơ ràng hơn đôi chút. "Nếu kháng cự ngoan cường", Tưởng tuyên bố, "th́ có thể được giúp đỡ". Căn cứ vào sự "cho phép" này, từ ngày 12 đến 28 tháng 3 Không đoàn 14 đă thực hiện 98 lần xuất kích trên bầu trời Dông Dương, trong đó có cả các phi vụ ném bom và trinh sát. 28 lần trong số đó là "trực tiếp đáp lại yêu cầu của Pháp". Chennault khẳng định, số lượng các lần xuất kích đă có thể nhiều hơn nếu không v́ thời tiết xấu, không có sẵn đồ tiếp tế (và) trang bị thừa, và sự thay đổi bất thường của t́nh h́nh".

Trong hồi kư của ḿnh, Chennault nhớ lại:

Ngay sau khi Nhật tấn công tôi đă cử các nhân viên t́nh báo của Không đoàn 14 tói Đông Dương để bắt liên lạc với quân Pháp. Bay trên những chiếc máy bay hạng nhẹ, họ đáp xuống một dải đất rừng đă được phát quang rồi khi chuẩn bị thả dù đạn được thuốc men và 1ương thực cho lính Pháp đang rút lui th́ nhận được chỉ thị từ Tổng hành dinh mặt trận: không cung cấp vũ khí và đạn được cho quân Pháp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không đoàn đă làm hết khả năng của ḿnh để giảm nhẹ t́nh cảnh quẫn bách của người Pháp đang tháo chạy bằng cách oanh tạc và ném bom vào độih́nh.quân Nhật Cuối cùng chúng tôi cũng được phép đi tản phụ nữ và trẻ em Pháp bằng đường hàng không.

Như đă thảo luận trước, cho đến đầu năm 1945 sự mơ hồ trong chính sách của Mỹ về việc tiếp tục duy tŕ thuộc địa Đông Dương của Pháp vẫn chưa được giải quyết. Tuy nhiên, sự miễn cưỡng giúp người Pháp giữ Đông Dương dường như đă được thoả thuận từ trên xuống dưới thông qua một loạt mệnh lệnh. Tất nhiên đến cuối tháng 4 việc này đă trở nên rơ ràng v́ mặc dù Roosevelt từ trần ngày 12, nhưng tư lệnh mặt trận Trung Quốc tiếp tục tuân thủ những chỉ thị của ông liên quan đến Đông Dương thuộc Pháp. Tướng Wedemeyer triệu tập một cuộc họp của ban tham mưu sáng ngày 25 tháng 4 năm 1945. Tới dự có đại tá Willis Bird, phó chỉ huy OSS tại mặt trận Trung Quốc. Trong báo cáo với thượng cấp của ḿnh Bird lưu ư những chỉ thị rơ ràng từ Wedemeyer liên quan đến Đông Dương thuộc Pháp: "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không trao trang thiết bị hay vũ khí cho FIC (Đông Dương thuộc Pháp). Lương thực và thuốc men có thể được cung cấp trên cơ sở nhân đạo nhưng điều đó không thể hiện rằng chúng ta nên tiếp tế cho họ. OSS có thể làm hết khả năng của ḿnh tại FLC chỉ v́ những mục đích t́nh báo và có thể chỉ đưa đến đó những trang thiết bị và vũ khí cần thiết để bảo vệ các đơn vị của nó, không tiến hành hoạt động phá hoại".

Ngày 7 tháng 3 năm 1945, tướng Wedemeyer nhận thông tin bổ sung về chính sách liên quan đến thuộc địa Pháp khi ông và Patrick Hurley, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, tiếp kiến Roosevelt. Cả hai ông ra về với "những chỉ thị rơ ràng về những ǵ họ không thể làm tại Đông Dương". Tuy nhiên những ǵ họ có thể làm lại vẫn mơ hồ. Nhà sử học Stein Tonnesson đă đặt ra một câu hỏi khó: "Có nên đổ chuyện này chỉ cho điều kiện sức khoẻ yếu của Roosevelt không, hay Tổng thống đă cố ư giành thế chủ động ở Đông Dương cho Nhật? V́ mục đích của Roosevelt là đặt Đông Dương dưới sự uỷ trị quốc tế nên phải cám dỗ để Nhật làm cái việc thủ tiêu chế độ thuộc địa".

Câu hỏi liệu Roosevelt có cố ư giành "thế chủ động" cho Nhật hay không sẽ vẫn c̣n để ngỏ cho các phỏng đoán. Nhưng bất chấp ư định của Roosevelt, trên thực tế, những hành động của ông đă bật đèn xanh cho Nhật loại bỏ quyền lực của Pháp. Dĩ nhiên việc Chennault hiểu chính sách về Đông Dương của tổng thống như đă chỉ thị cho ông qua các mệnh lệnh đến từ Wedemeyer đă đem đến cho ông một vài lựa chọn đối với người Pháp, cốt lơi là cứ để họ cuốn theo chiều gió. "Tôi đă thi hành triệt để các mệnh lệnh", Chennault nhớ lại, "nhưng tôi không thích ư tưởng để mặc người Pháp bị tàn sát trong rừng khi tôi chính thức bị buộc phải làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của họ". Ông kết luận, "Chính phủ Mỹ muốn thấy người Pháp bị tống cổ khỏi Đông Dương bằng vũ lực có thế vấn đề tách họ khỏi thuộc địa sau chiến tranh mới dễ dàng hơn". Tuy nhiên, cho dù người Pháp không nhận được viện trợ của Mỹ như hy vọng, nhưng không phải là họ không có lựa chọn. Tầu thuỷ và máy bay vận tải Mỹ tránh người Pháp, nhưng hàng viện trợ của Anh từ Calcutta đă đến tay một số lính Pháp chạy nạn. Các chuyến tiếp tế đường không đă thả xuống nào súng, nào lựu đạn và súng cối. Cho dù rơ ràng dây là hàng tâm lư, nhưng những chuyến thả dù hoá ra lại có rất ít giá trị đối với vài người sống sót, bởi sức lực đă giảm sút nên họ buộc phải bỏ bớt gánh nặng đang cơng trên lưng ḿnh. Những người khác có thể trong điều kiện chiến đấu tốt hơn lại phải từ bỏ lối đánh du kích v́ thiếu trang bị.

Lúc đầu OSS đă lên kế hoạch viện trợ cho tàn quân Kháng chiến Pháp. Ngày 12 tháng 3 năm 1945, "Đội du kích" do thiếu tá John W. Summers đứng đầu đă được cảnh báo về nhiệm vụ gần Móng Cái, trên bờ biển phía bắc Việt Nam.

Trung uư Robert Ettinger của OSS được điều đến đội này để thực thi công tác đặc biệt của SI. Năm người (không bao gồm Ettinger) phải tổ chức và trang bị cho "bất kỳ lực lượng nào của Kháng chiến Pháp trong vùng" và thực hiện "hoạt động SO thông thường và công tác phá hoại". Mặc dù việc này bề ngoài có vẻ vi phạm chỉ thị trước đó của Wedemeyer, nhưng có thể giải thích nhiệm vụ của Summers là tuần tra theo chỉ thị ngày 20 tháng 3: cho phép OSS cung cấp viện trợ quân sự "dưới dạng hàng quân nhu và / hay các quân nhân do Mỹ kiểm soát cho bất kỳ hay tất cả các nhóm chống Nhật".

Sứ mạng đầu tiên đó của Summers kết thúc như một số sứ mạng "mới" được Đội du kích thực hiện tại Việt Nam từ 12 tháng 3 đến 23 tháng 4. Cuối cùng, ngày 24 tháng 4, những thành viên trong nhóm Summers đă lọt vào Đông Dương thuộc Pháp. Summers ghi lại một số quan ngại về những ǵ họ có thể phát hiện ra trên mặt đất: "Toàn bộ thời gian từ 12 tháng 3 quân Nhật đă và đang tiến vững chắc về phía Bắc và Tây Bắc và chúng tôi càng lúc càng thiếu tự tin về chính thực trạng t́nh h́nh lúc đó". Trong lúc đổ bộ và định vị đám tàn quân đang rút chạy, Đội du kích đă báo cáo về t́nh h́nh của người Pháp như sau:

Lực lượng Pháp mà chúng tôi thấy không muốn chiến đâu thêm và chúng tôi chỉ đang cố tiến về phía Trung Quốc bằng hết khả năng của ḿnh. Họ chỉ mang theo những trang bị thiết yếu. Một số súng cacbin Mỹ mà họ nói được người Anh thả dù xuồng. Họ cho biết đă nhận được khá nhiều vũ khí hạng nhẹ và đạn được từ người Anh nhưng đă phá huỷ chúng. Không ai trong chúng tôi nhớ đă thấy một người Pháp bị thương. Không một người Pháp nào chúng tôi gặp hay nói chuyện cùng có huy hiệu Nhật, trang bị hay quà lưu niệm… Ấn tượng của chúng tôi là trên thực tế người Pháp đă chiến đấu rất ít. Không người Pháp nào có thể nói cho chúng tôi vê địa điểm họ đă quyết chiến. Chúng tôi cho rằng chiến đấu ở đây chủ yếu chỉ là giao tranh của quân cản hậu khi những đội tuần tra dẫn đầu của Nhật đuổi kịp những người Pháp đang chạy trốn… ư kiến của chúng tôi, đó chỉ là cảm giác chúng tôi nhận được khi nói chuyện với các sĩ quan Pháp, là họ chỉ muốn thoát khỏi FIC để đến Trung Quốc và cố lấy ḷng chính phủ Pháp hiện hành… Từ những ǵ chúng tôi chứng kiến, các quan chức Mỹ đă đúng khi không gửi viện trợ cho Pháp v́ hầu như họ sẽ chỉ phá huỷ chúng như đă làm với hầu hết những trang bị mà người Anh gửi đến.

Người Pháp tiếp tục kéo về biên giới Trung Quốc và để 5 người của nhóm Summers cản hậu cho họ. Sáng ngày 28 tháng 4, một nhóm lính Nhật ước chừng 65 người, đă tấn công. May thay, toàn bộ thành viên của Đội đu kích đă thoát khỏi ṿng vây, nhưng nhiệm vụ thu thập tin tức t́nh báo của họ tại Đông Dương đă bất ngờ kết thúc.

Kinh nghiệm của trung uư Ettinger rất khác với kinh nghiệm của Đội du kích. Mặc dù OSS lúc đầu đă phái Ettinger đến với nhóm của Summers, nhưng anh ta đă đi riêng đến Đông Dương thuộc Pháp, nhập vào lực lượng của Sabattier tại Điện Biên Phủ ngày 28 tháng 3. Ettinger, một người Mỹ gốc Pháp, tham gia đội quân của Sabattier khi họ bắt đầu chuyến đi gian khổ qua Bắc Kỳ để đến Trung Quốc. Ngày 29 tháng 3, tổng hành dinh OSS tại Côn Minh nhận được những bức điện đầu tiên của Ettinger với nội dung người Pháp "vô cùng nguy khốn" và anh ta đă phải "đổi chỗ ba lần trong ṿng 24 giờ để tránh bị bắt". Từ 29 tháng 3 đến 4 tháng 4 Ettinger đă gửi tin t́nh báo về sở chỉ huy mặt trận và Không đoàn 14 yêu cầu "thực hiện các phi vụ ném bom". Đáp lại yêu cầu của Ettinger, câu trả lời là tướng Chennault đă "được phép oanh tạc đội h́nh kẻ thù Nhật Bản dọc theo pḥng tuyến Pháp".

Đúng như sẽ thấy, kinh nghiệm với đội quân của Sabattier là quan trọng nhất trong phương châm phối hợp thường gây tranh căi giữa trung uư Ettinger và người Pháp đối với Đông Dương.

Tuy nhiên, cả công tác của Ettinger với Sabattier và sự lưu lại ngắn ngủi ở miền Bắc Việt Nam của Đội du kích đều không thoả măn được nhu cầu tin t́nh báo của Mỹ về quân Nhật ở Đông Dương. Với tư cách là cơ quan thu thập tin tức chủ yếu trong khu vực cho Mỹ, bây giờ hơn lúc nào hết OSS cần những nguồn tin đáng tin cậy. Trước khi xảy ra đảo chính, OSS đă cố gắng giành được một vị trí trong mạng lưới thu thập tin t́nh báo trong vùng hay thậm chí c̣n tốt hơn, thiết lập mạng lưới của riêng ḿnh. Nhưng OSS đă thất bại trong nỗ lực đưa GBT vào ṿng kiểm soát của nó và không thành công trong tạo lập được mối quan hệ công tác vững bền với người Pháp tại khu vực này.

Trong khi OSS cố mở rộng những khả năng lựa chọn của nó th́ giác thư ngày 1 tháng 3 của trung tá Paul Helliwell, người đứng đầu SI của OSS tại mặt trận Trung Quốc, gửi Wedemeyer đă mở ra một khả năng khác. Helliwell viết:

Như ngài biết, bên cạnh người Pháp, nhưng người hợp tác trong chừng mực nhiều hay ít khi t́nh h́nh đang tiên triển, c̣n có một số nhóm cách mạng bản xứ có nhưng mối liên hệ và điểm mạnh khác nhau ở khắp nơi. Thực ra tất cả đều chống Pháp cũng như chống Nhật. Nhiều nhóm trong số đó đă cố liên lạc với tổ chức này để bán thông tin hay làm công tác MO để đền đáp lại số tiền ứng trước hay, trong một số trường hợp, vũ khí và đạn được.

Helliwell tin rằng tính thời điểm cho các hoạt động của OSS có ư nghĩa vô cùng quan trọng. Ông phát biểu: "Tôi có lư do để tin rằng Phái bộ Quân sự Pháp có phần bi quan về những hoạt động của GBT, và nếu họ bất ngờ kiểm soát chặt chẽ chúng th́ chúng ta có thể thấy việc đưa tin c̣n hạn chế của chúng ta lúc này về FIC sẽ bị xoá sổ. Bởi vậy tôi cảm thấy việc chúng ta phải tác động trực tiếp đến những hoạt động của OSS tại nước này là rất quan trọng". Helliwell tin tưởng rơ ràng rằng OSS cần một mạng lưới do Mỹ chỉ đạo thay v́ phải dựa vào những mạng lưới khác để chia sẻ thông tin. Để thực hiện điều đó, ông yêu cầu những chỉ thị đặc biệt từ Tổng hành dinh mặt trận về việc sử dụng các điệp viên bản xứ. Đặc biệt ông muốn biết: "Chúng tôi có thể quan hệ với người bản xứ hay các nhóm cách mạng đến mức nào để có được thông tin và nơi ẩn nấp cho các điệp viên của chúng ta?" Và ngoài ra, "Trong trường hợp chúng tôi có quan hệ với những nhóm bản xứ này th́ chúng tôi có được phép cung cấp cho họ vũ khí và các đồ quân nhu khác hay không, hay chỉ giới hạn trong việc trả tiền cho họ?". Ông nhấn mạnh rằng OSS đang "lưỡng lự" với "các nhóm bản xứ" và không thể tiến lên nếu thiếu chỉ thị từ tổng hành dinh mặt trận.

Sự cấp bách mà Helliwell ám chỉ trong thư báo cáo của ḿnh đă bị làm cho trầm trọng hơn 8 ngày sau đó bởi cuộc đảo chính của Nhật. Những sự kiện ngày 9 tháng 3 đă làm thay đổi t́nh h́nh đối với tất cả những người liên quan, tất nhiên cả với những cường quốc liên quan đến chiến tranh thế giới: Mỹ, Pháp và Nhật. Người Mỹ, chí ít là tạm thời, đă nếm mùi thiếu thông tin về những vấn đề như thời tiết, quân Nhật và sự di chuyển của tầu bè. Pháp mất không chỉ thuộc địa mà c̣n cả vị thế trong mắt những thần dân thuộc địa của ḿnh. Sau ngày 9 tháng 3 Nhật tăng thêm trách nhiệm trong quản lư - hay ít ra là trong giám sát chính quyền Đông Dương. Tuy nhiên, thay đổi quan trọng nhất đến sau Chiến dịch MEIGO không làm liên luỵ đến mối quan hệ Pháp - Nhật hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực chiến tranh. Với đảo chính, Việt Nam và Nhật bước vào một giai đoạn mới trong quan hệ của họ, một giai đoạn sẽ hoàn toàn thay đổi động lực của t́nh h́nh.

Trong lúc lên kế hoạch đảo chính, giới quân sự Nhật và chính quyền dân sự thường xuyên bất đồng - về thời gian, về quan hệ của họ với Pháp, và quan trọng hơn cả là về chính sách phải được theo đuổi liên quan đến "vương quốc" Đông Dương. Các thành viên Bộ ngoại giao Nhật, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ ngoại giao Shigemitsu, muốn tuyên bố vương quốc độc lập trước bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Pháp. Những bức điện được Ultra giải mă trong tháng 2 năm 1945 cho thấy rằng Shigemitsu đă "bảo vệ" vấn đề chủ quyền đối với Đông Dương và rằng "ư kiến của Bộ Ngoại giao về vấn đề độc lập ít ra một phần cũng được quy cho nỗi lo sợ chọc giận nước Nga Xô Viết". Một bức điện khác được Ultra giải mă đă cho thấy chính xác hơn thực chất những quan tâm của Nhật. Trong 4 điểm của nó, bức điện đă tŕnh bày một lư lẽ có cơ sở cho phép Đông Dương độc lập càng sớm càng tốt:

Nước Nga đă gọi Nhật là kẻ xâm lược;

Thời gian khai mạc Hội nghị San Francisco là 25 tháng 4 tại đây các nước Đồng Minh được cho là tiếp tục tác động tới một đặc trưng dành cho Liên Hợp Quốc và tŕnh bày chính sách về Đông Dương.

De Gaulle đă chuẩn bị công nhận chính phủ tự trị Đông Dương.

Đảng Cộng sản địa phương đang gia tăng thanh thế tại Đông Dương phản đối Nhật hất cẳng Pháp và chủ trương độc lập dân tộc thực sự.

Tuy nhiên, quân đội Nhật không đồng ư với đánh giá của Bộ Ngoại giao và cho là "hoàn toàn cần thiết phải xử lư lực lượng Đông Dương thuộc Pháp trước khi tiến hành thêm bất kỳ hành động nào". Ngoài ra, đ̣i hỏi của Shigemitsu rằng một trong những mục tiêu của đảo chính cần phải là minzoku kaihoo (giải phóng con người) cũng gặp phải phản đối dữ dội trong các giới chức cao cấp của quân đội và chính phủ. Tại Hội nghị Ban chỉ huy Chiến tranh Tối cao, Shigemitsu nhấn mạnh rằng minzoku kaihoo có vẻ hợp với người Liên Xô hơn là "lư do tự vệ của Nhật" để lấy cớ tiến hành Chiến dịch MEIGO và chắc chắn sẽ làm "hài ḷng" Liên Xô. Các thành viên khác của hội nghị đă bày tỏ sự dè đặt nghiêm trọng v́ lo ngại rằng tư tưởng minzoku kaihoo sẽ có nguy cơ chuyển cuộc đảo chính sang "chiến tranh sắc tộc". Mỉa mai thay, theo Stein Tonnesson, ở đây có "sự tương đồng rơ rệt" giữa thái độ của Bộ trưởng ngoại giao Shigemitsu và Roosevelt. Cả hai ông đều cực lực chỉ trích chế độ thực dân Pháp và lời Roosevelt kết án sự thống trị của Pháp nghe rất giống với của Shigemitsu - mặc dù không ai trong hai ông đánh giá cao việc so sánh. Roosevelt mô tả ách thống trị của Pháp là "ḅn rút" người dân Đông Dương, và ông tuyên bố nhân dân Đông Dương "có quyền được hưởng những ǵ tốt đẹp hơn thế", trong khi đó Shigemitsu gọi chính sách của thực dân Pháp là "cực kỳ phản động". Cả Roosevelt và Shigemitsu đều "cảm thấy rằng thời của chủ nghĩa thực dân châu Âu đă hết và muốn giành được sự mến mộ trong các dân tộc châu Á bằng cách góp phần vào công cuộc giải phóng họ. Cả hai đều đă hết sức nỗ lực thuyết phục các chỉ huy quân đội của đất nước ḿnh rằng nên làm ǵ đó nhằm chấm dứt ách thống trị phản động của Pháp". Roosevelt qua đời trước khi chiến tranh kết thúc và không có ǵ từ kế hoạch uỷ trị của ông đến được với Đông Dương thuộc Pháp. Có lẽ Shigemitsu là người may mắn hơn. Mặc dù ngài Bộ trưởng ngoại giao thua trong cuộc tranh luận và độc lập không đến trước Chiến dịch MEIGO, nhưng Nhật Bản có thể ban cho Đông Dương "độc lập" trước khi kết thúc chiến tranh Thái B́nh Dương. Shigemitsu nhớ rằng "đó là phần cơ bản trong chính sách G.E.A mới (Đại Đông Á) của Nhật", rằng nếu quân đội Nhật, v́ an ninh của chính ḿnh, lật đổ được chính quyền Pháp th́ khát vọng chủng tộc phải được công nhận và một chính phủ độc lập phải được thành lập". Thật vậy, nhà sử học Kiyoko Kurusu Nitz đă thấy rằng "những sĩ quan và chỉ huy cao cấp ở Đông Dương dường như đă thuyết phục chính ḿnh rằng họ đang hành động v́ lợi ích của nhân dân Đông Dương cũng như Nhật Bản. Họ nóng ḷng chờ đợi ngày có thể hoàn toàn hiến thân ḿnh cho đại nghĩa và giúp đỡ người dân Đông Dương". Thật ra, trong tuần cuối cùng trước đảo chính Nhật tiếp tục xác nhận mối quan tâm của họ về hạnh phúc của nhân dân Đông Dương. Ngài Bộ trưởng ngoại giao đă phát hành tuyên cáo của ḿnh cho đại sứ Nhật tại Sài G̣n, nêu rơ:

Hiển nhiên là đế quốc của chúng ta không có mưu đồ lănh thổ hay bất cứ thứ ǵ về Đông Dương, và do đó có thể tuyên bố rằng nó sẽ không khước từ bất kỳ khoản trợ giúp nào cho nhân dân Đông Dương, những người đang cố bảo vệ giang sơn của ḿnh trước những thế lực hung bạo ở Đông Á và rằng nó mong muốn người dân Đông Dương, những người từ bao đời nay bị áp bức biến ước mơ độc lập thành hiện thực và để đạt được mục đích đó nó sẽ báo đáp mọi sự giúp đỡ có thể trên cơ sở Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á.

 


 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: