US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Federation of Anerican Scientist
Người Việt Seatle
Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Sơ Thảo: Bài sử khác cho Việt Nam*
CHƯƠNG VII:
MỘT THỜI THAM GIA BIẾN ĐỘNG QUỐC TẾ
Sinh lực mới cho Đại Việt
Một đất nước suy sụp v́ tầng lớp lănh đạo tàn tạ đă không đáp ứng được với t́nh thế mới mà thời gian đưa đẩy tới. Tuy nhiên Trần thay Lí không phải chỉ là sự thay đổi tông tộc b́nh thường, chỉ đem lại những tiến bộ nâng cấp so với triều trước, như cho tới gần đây người ta vẫn xếp Lí Trần vào một giai đoạn lịch sử chính trị, xă hội khó tách rời. Đă có một sự thay đổi vượt bực không phải chỉ giản dị là nối tiếp tông tộc. Ngay việc so sánh các ông vua đầu đời của nhau, ta thấy Trần đă mang tính năng động cá nhân hơn hẳn Lí. Trần Thái Tông qua cơn khủng hoảng bản thân gia đ́nh đă đủ sức xông xáo trên đất Tống, Nhân Tông qua chiến trận tan nát đi “vân du” ở đất Chiêm Thành, cả hai hành động như trong một chuyến phiêu lưu b́nh thường. Các ông vua Trần có kiến thức hơn vua Lí, tâm linh vững chải hơn; Phế đế của Trần đối phó với kẻ cướp quyền Hồ Quư Li một cách b́nh tĩnh hơn Lí Huệ Tông nổi cơn điên thực sự dưới sức ép của Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ. Có thế Đại Việt mới chịu đựng được để giữ toàn vẹn độc lập trước cơn băo táp Mông Cổ đă làm đảo lộn cả vùng Đông Nam Á trong thế kỉ XIII. Và không phải Trần chỉ thụ động đối phó với t́nh thế. Kiến thức về ngôn ngữ của họ đă vượt qua khu vực quyền lực cụ thể: Vua quan Trần tiếp sứ Nguyên không phải qua thông dịch đă đành, mà Trần Quang Khải lại thông hiểu tiếng các tộc thiểu số, tuy vẫn c̣n thua ông em Nhật Duật đă chịu khó học hỏi nơi nhóm tù binh Chàm hơn hai trăm năm trước c̣n lại trong vùng. Tuy nhiên tính chất trí thức của Trần có vẻ lại không là truyền thống. Chứng cứ có rất nhiều về sự thông thái của các nhân vật về sau, nhưng ở ông vua đầu Thái Tông th́ chỉ thấy sự ứng biến ẩn nhẫn theo t́nh thế, lúc nhỏ, dưới sự dắt dẫn của ông chú Trần Thủ Độ “không có học vấn” như xác nhận của sử quan. Nghĩa là các thế hệ đầu, thế hệ dân giả của Trần đúng là dân đánh cá làm ăn lam lũ như chính họ xác nhận. Thánh Tông làm vua mười lăm năm sau c̣n tuyển người vào “hầu vua học,” c̣n kiếm thầy cho con. Sự phối hợp giữa kiến thức mới và cuộc sống sóng gió trên sông nước cũ đă nâng cao tính cách triều đại khi họ lên làm chủ Đại Việt. Thật là một may mắn cho đất nước họ làm chủ khi kiến thức người cầm đầu đă tăng tiến theo với mức độ và khu vực quyền lực có được.
Ở đây h́nh như không phải chỉ có sự thay đổi tông tộc mà là cả một sự thay đổi tập đoàn bộ tộc lên cầm quyền đất Việt. Sử gia Việt xưa vốn là sử thần, một chức việc được vua – qua lớp quan lại triều đ́nh, cử ra viết sử nên không thể nói ǵ rơ hơn về gốc gác họ nhà vua lúc c̣n mờ mịt, sống giữa đám người nhốn nháo khác nên ta không hi vọng hiểu chi tiết về họ ngoài một số lời tâng bốc ca tụng văn vẻ nào đó. Tuy nhiên, trở lại nh́n chuyến qua biên giới Quảng Tây của Thái Tông, rơ ràng là một sự xông xáo quen thuộc trên sông nước của một người ư thức ḿnh đi trên đất lạ mà tự tin rằng có thể vượt qua được hiểm nguy: Xưng “Trai Lang,” cụm từ của người đương thời chỉ con vua Tống, là do thông hiểu trước nên đă sử dụng một thứ thẻ căn cước bảo đảm lừa gạt được đám dân của triều đ́nh phương Bắc ở xa kinh đô, rồi bỏ thuyền lớn của biển cả đổi thuyền nhỏ đi trên sông, đến khi thấy lộ h́nh th́ lại đủ b́nh tĩnh, nhanh nhẹn để thoát về nước nhà. Ông vua cháu Nhân Tông c̣n biết truyền thống “nhà ta vốn người miệt-dưới,” bắt phải xăm rồng vào đùi để không quên nguồn gốc, dù rằng “nhà ta” đă đứng đầu thiên hạ cả gần thế kỉ rồi. Thói tục đó không phải là đặc quyền dành cho người trên mà là đặc tính tập đoàn thấy cả ở lớp người phục vụ bên dưới: “Hồi quốc sơ, quân sĩ đều xăm h́nh rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi…” Lớp người “sông nước” đó c̣n ghi nhận đường di chuyển của tộc họ từ đất Mân Phúc Kiến, có thể đă ghé vào một bờ biển Quảng Tây nên TT bảo “có người nói [Trần] là người Quế Lâm,” rồi đến đất An Quảng của Việt, h́nh như lưu lại một thời gian ngắn trên vùng Chí Linh, cuối cùng lập nghiệp ở đất Thái B́nh, Nam Định ngày nay, “đời đời làm nghề đánh cá.”
Tính chất quen thuộc, tinh thạo nghề sông nước càng tỏ rơ về sau không những trong các cuộc chiến đấu với quân Nguyên mà c̣n lộ ra trong sinh hoạt đời thường. Ông vua đầu mới lên ngôi thấy tù túng trong ṿng thành liền sai lập nhà trên bờ sông để hưởng gió mát với tên điện Gió Nước / Phong Thuỷ. Lụt ngập tràn hoàng thành, ông thân vương Trần Liễu dùng thuyền đi chầu nhân tiện hiếp dâm cung phi triều cũ, cho đến khi mất vợ, xung đột với vua không được, cũng dùng “thuyền độc mộc, giả làm người đánh cá đến xin hàng.” Nghĩa là ông vua sau mười mấy năm lên ngôi Đế đă không ở trong cung điện cướp được của Lí mà vẫn sống trên chiếc thuyền quen thuộc!
Hành tŕnh phiêu lưu sông nước đó được các nhà dân tộc học nhận ra là đặc điểm của tộc Đản. Ngày nay họ được ghép vào tộc Hán nhưng vẫn bị coi là một tộc thấp kém bên lề, để chính họ phải tự nhận riêng là Soisang yan (“thuỷ sinh nhân”) c̣n người Hoa ở Việt Nam th́ gọi nhóm đồng loại đó là Đản Gia Lăo. Họ có mặt trong sử Trung Quốc khoảng 800 năm trước như một tập đoàn dân hạ cấp với chi tiết “chân ngắn chỉ thích hợp cho cuộc sống ở biển, bàn chân có 6 ngón,” đôi khi có đuôi! Sinh hoạt thường ngày của họ là trên thuyền bè sông nước, chỉ khi chết đi mới chôn trên đất mà thôi. Họ bắt hàu, ṃ ngọc trai, thờ rồng nên c̣n có tên là Long Hộ. Tên tộc nhóm của họ trên đất Trung Quốc ngày nay, theo tinh thần mới, đă bỏ chữ cũ có bộ “man” hàm ư khinh miệt để mang tên (Hán Việt) Đan/Đơn.
Trên bờ đất Việt, họ cũng gồm nhiều nhóm, chứng tỏ ở hội nghị B́nh Than về sau. Nhóm Đản ở Chí Linh với cha (?) con Trần Phó Duyệt, Trần Khánh Dư tuy cùng chung một họ nhưng có vẻ là khác nhóm, trước khi nhâp vào nhóm Trần Nam Định đă cướp được quyền làm vua. Trần Phó Duyệt nổi lên trong sử nhờ ông con Trần Khánh Dư, nhưng đă giữ một chừng mực quyền bính riêng biệt v́ ta biết được rằng ông có cơ sở vững vàng từ trước nên sử mới nhắc chuyện Khánh Dư đánh Mông Cổ trước khi tham gia vào hàng ngũ Thăng Long (chắc là năm 1281 với quân đưa Trần Di Ái về nước) và do đó được Thánh Tông nhận làm con nuôi – theo tính cách liên minh truyền thống – để lên tước hầu, lúc này mới chính thức bước vào tộc của hoàng đế. Ư thức riêng biệt và quyền hạn của Khánh Dư lớn theo thời thế thấy trong việc thông dâm với công chúa Trần, dâu người nắm binh quyền lớn nhất nước. Ông được vua ngang thế thứ gọi mà không tới, lấy lí do mắc lo kinh doanh riêng huống hồ là đến đời ông vua cháu (Anh Tông), có bị quở trách th́ chỉ cần bỏ về ấp riêng của ḿnh, không sao cả. Hành vi tính dục ngang ngạnh của Khánh Dư cũng có thể dùng giải thích chung cho cả họ Trần hoàng đế, không những qua sự buông thả của Cô Hai Huệ hậu lúc c̣n chông chênh mà c̣n ngay ở việc Trần Thủ Độ lấy cựu Huệ hậu, việc Thái Tông gả con gái cho con người em ruột của ḿnh – bị Quốc Tuấn cướp mất. Tính nội hôn đó, lúc sang quư th́ được giải thích bằng lí do bảo tồn quyền bính cho ḍng họ nhưng với các chứng cớ kia th́ thật ra cũng bắt nguồn từ cuộc sống tộc đoàn riêng biệt trên sông nước, không giao tiếp với các tộc đoàn khác. Thế rồi về Thăng Long, giữa đất “địch”, chỉ có thể lấy-với-nhau, tính nội hôn càng gắt gao thêm với sự thúc bách phải hoà giải vấn đề Trần Cảnh lấy chị dâu.
Trần cũng hơn Lí ở chỗ dàn trải tông tộc của ḿnh để nắm quyền trên địa vực rộng lớn hơn mà không làm suy suyển quyền bính trung ương. Lí Thái Tông phải giành ngôi nhiều lần với anh em, Thánh Tông cai trị êm ả hơn nhưng có vẻ tuy sử dụng ông em Nhật Quang (TT cho là em của Thái Tông) để quản trị vùng Nghệ An cũng không mấy bằng ḷng, đă lưu lại sử sách mối nghi ngờ về sự tàn hại cốt nhục. Thế mà ông con hờ Quốc Khang của Trần Thái Tông tuy được coi như con ruột, cất phủ đệ to lớn ở châu Diễn, khi bị nghi ngờ chỉ chuyển đổi làm chùa th́ mọi việc được êm xuôi. Sử quan nói thật rơ, và khá nhiều về tinh thần anh em đồng thuận của họ Trần, bắt đầu từ một tôn ti trật tự trên dưới, cố công vun bồi cho sự vững bền của ḍng họ. Nổi bật lúc khởi đầu là vai tṛ của Trần Thủ Độ. Vị trí trong gia đ́nh dàn bày ra ngoài xă hội qua các ngôi thứ Đại vương, Vương, Thượng vị hầu được sắp xếp cao thấp, đi theo độ gần xa với hoàng đế. Tất nhiên ta vẫn gặp những chứng cớ xung đột nội bộ, hoặc rơ rệt gh́m nén như vấn đề xung đột Trần Liễu – Trần Cảnh ảnh hưởng đến Trần Quốc Tuấn, hoặc được ghi thoảng qua đến mức không thể hiểu được lí do tự sự, hay những mâu thuẫn dẫn đến phản bội khi có cơ hội như lúc quân Nguyên sang, nhưng nói chung sự cố kết rơ ràng là vững chải hơn thế phân li.
Chế độ Thái thượng hoàng h́nh như được củng cố v́ áp lực quân Nguyên, để cho Trần phải sẵn sàng có người chủ nước khi người cai trị thực sự mất đi nhưng có vẻ cũng từ dấu vết đại gia đ́nh dành quyền uy cho người trưởng thượng, chứng tỏ nơi gương Trần Thủ Độ gầy dựng cơ nghiệp cho ông vua bé con Trần Thái Tông khiến ông này có thể áp dụng kinh nghiệm đó vào t́nh thế mới. Tuy nhiên, xét về mặt thực tế theo những sự kiện xảy ra, được biết, th́ chế độ Thái thượng hoàng cũng gây ra nhiều lủng củng. Ông vua-cha có quyền trên ông vua-con khi chính ông c̣n sống như khi Nhân Tông đe doạ truất phế Anh Tông khi ông này say rượu; Dụ Tông có vẻ chịu bó tay khi Minh Tông c̣n sống nên có hai niên hiệu trong đời th́ giai đoạn Thiệu Phong (1341-1357) mờ nhạt, chỉ đến giai đoạn Đại Trị (1358-1369) lúc vua-cha chết đi mới thấy có thay đổi “không kể xiết” như Nghệ Tông nặng lời. Thế mà trong cuộc b́nh công đánh Nguyên, có người chỉ được phong một chức quan hờ chỉ v́ dâng tù binh cho Thượng hoàng chứ không cho vua-con – người tù binh này không phải thứ tầm thường: Ô Mă Nhi! Chế độ Thượng hoàng khiến cho trong giao thiệp với Nguyên chính ông vua-cha được coi là người đương quyền như Lê Tắc vẫn dùng chữ “Thế tử” chỉ định, thế mà trong chuyến Trần Di Ái đi sứ, Hốt Tất Liệt ra chiếu lập “chú họ” của Thánh Tông làm An Nam Quốc vương, thứ bực tông tộc đó đáng lẽ phải dành cho vua đương quyền: Nhân Tông! Lầm lạc có thể cho là v́ đường đất cách trở nhưng cũng cho thấy là có t́nh trạng vua Nguyên nh́n một đàng, vua Việt chỉ một nẻo.
Thân thuộc họ Trần đă dàn trải ở những nơi nào? Cốt lơi gia đ́nh vua khởi đầu là ở ấp Biển quê mùa rồi mang tên văn minh: hương Đa/Tinh Cương, nơí chôn 3 ông vua khởi đầu và ông Thượng hoàng chưa từng làm vua (1234), nơi có quân bộ thuộc tin cẩn. Hương Tức Mặc, nơi được chọn làm một thứ kinh đô thứ hai, với nhà cửa được xây cất (1237), có điện của ông Thượng hoàng trị nước từ quê gốc. Cho nên trên vùng Đại La Trần chiếm được từ Lí, Lê Tắc đă ghi nổi bật hai phủ mới: Long Hưng (Đa Cương), Thiên Trường (Tức Mặc). Sử c̣n ghi về những người có danh vọng: Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh. Trên vùng “trại” th́ có thân tộc cai trị hẳn như trên đất lạ: Nhật Duật và con cháu ở Thanh Hoá, Quốc Khang và con cháu ở châu Diễn. Họ “đều ở phủ đệ nơi hương ấp của ḿnh, khi chầu hầu th́ về kinh, hết việc lại về phủ đệ”. Đă bỏ nước lên bờ th́ phải tính toán đến việc chiếm điền thổ. Thế mà đất cũng đă có chủ, chỉ có thể khai khẩn đất mới mà thôi – nhu cầu càng cấp thiết khi nhân số tăng lên. Các vương hầu, công chúa do đó dùng gia nô đắp đê ngăn mặn, cày xới đất bồi, mở những điền trang mới (1266). Tất nhiên cũng có người chắc là chậm lụt hay tiêu pha quá khả năng nên phải luỵ vào gia thần kẻ dưới như ông con út Thái Tông lê lết nơi nhà Phạm Ngũ Lăo, nhưng nói chung cách rải người chiếm đất như thế đă tạo thành một thế chân rết diện địa giữ ǵn được cơ nghiệp của ḍng họ. Và cũng không thể có vấn đề cát cứ cướp quyền. Ngoài sự khéo léo dàn xếp theo t́nh cảm riêng tư, Trần c̣n tạo được một hệ thống điều hành việc nước, một trật tự tôn ti dàn trải trước mắt dân chúng, quan lại dưới quyền để không thể lẫn lộn sự chính thống là thuộc về ai.
Tổ chức quản lí lănh địa
Dù sao th́ Trần cũng lên cầm quyền, thay thế ngay ở vị trí trung ương của một thực thể đất nước có khuynh hướng tập trung như đă nói, nên Trần có thể dễ dàng khai thác những thành quả của Lí lưu lại để cai trị Đại Việt một cách vững vàng hơn. Hội thề trung thành mở ra liên tiếp trong thời gian chông chênh giành chính quyền với tính cách riêng tư, với những ông thần khu vực (1214, trước “đền Đỗ Thái uư” / Đỗ Anh Vũ?), măi đến khi lấy đươc ngôi mới có ông thần Đồng Cổ để tổ chức thành lệ thường hàng năm từ 1227, có “trai gái bốn phương đứng xem chật ních bên đường như ngày hội lớn.” Số người triều cũ trung thành với chúa mới được trọng đăi, đề cử làm những việc quan trọng. Vẫn noi gương Lí dùng hành khiển hoạn quan để điều hành việc nước nhưng tể tướng là hoàng tộc có học – và về sau là nho sĩ khoa bảng, khiến cho tính chất trí thức của triều đại được nổi bật lên, việc cai trị mang tính duy lí hơn là đắm ḿnh vào việc khẩn cầu thần thánh. Đạo Phật vẫn là cơ sở chủ đạo quan trọng của ư thức trị nước nhưng Nho Giáo đă chen vào phồn tạp hơn. Tuy vẫn c̣n thấy lẻ tẻ buổi đầu những cuộc thi lấy người làm lại viên, cuộc thi Tam giáo hỗn tạp nhưng riêng cho Nho Giáo đă được tổ chức thành lệ trên cấp bực cao (1232) để những danh vị Trạng nguyên, Bảng nhăn, Thám hoa (1247) rồi sẽ trở thành cùng đích ước muốn của dân Đại Việt về sau.
Quan lại đă có lương bổng một chừng mực, có quy định thời gian giữ chức, thời gian thăng thưởng. Luật lệ tổ chức được san định, ghi thành sách, không phải chỉ là h́nh luật như trước. Ngoài bộ phận hành chính đă có cơ quan Ngự sử đài – không phải chỉ những ngôn quan lẻ tẻ – để kiểm tra lề lối điều hành việc nước, gần gũi trong chức phận là nhắm vào các quan lại đương triều, và ở một chừng mực lí tưởng tuỳ thuộc vào tính chất người chuyên trách, là ghi chép, uốn nắn hành động của vua. Tất nhiên vào buổi đầu cũng vẫn c̣n thấy những sinh hoạt buông thả như trường hợp người ta ghi lại sự lép vế của ông ngự sử Trần Chu Phổ không can được vua, đành chỉ theo mọi người trong bữa tiệc vua ban, giả say sưa “giang tay mà hát.” Dần dà về sau có những tập nhóm, phe phía không phải chỉ là mang tính thân tộc mà là khu vực kiến thức như nhóm nho sĩ quan lại Trần (Đỗ) Khắc Chung, Đoàn Nhữ Hài nhân tụ họp việc nước cũng bàn leo, nói lén về tầng lớp chủ Trần của ḿnh. Tất nhiên là có thêm những tập nhóm giàu thuộc tầng lớp thấp, có khi là nô bộc, ảnh hưởng đến tầng lớp trên mà ta chỉ thoáng thấy chỉ v́ sử quan không thèm để ư ghi chép. Việc vương hầu Trần lập điền trang trên đất bồi chứng tỏ các chủ đất cũ không bị lấn át, và c̣n có thể vươn lên như trường hợp Phạm Ngũ Lăo. Họ chỉ suy sụp theo với t́nh thế chiến tranh, phải chịu thất bại v́ dời đổi phe phía hay bởi nguyên cớ cá nhân mà thôi.
Trần từ bờ nước lên đất liền làm hoàng đế nên không thiết tha với ruộng đất theo cách của một ông chủ ruộng nữa. Bị ông cháu oan gia Quốc Tuấn theo tộc tính buông tuồng nhân tiện trả thù nhà, cướp mất con gái, Thái Tông liền lấy ngay 2000 khoảnh ruộng cướp của Lí bồi thường cho phía nhà trai. Không hẳn “khoảnh” phải được tính theo sát nghĩa “100 mẫu” nhưng số lượng bồi thường hẳn là lớn mà Thái Tông có vẻ không chút nào thắc mắc. V́ thế nên khi thấy toán quân Mông Cổ chiếm được nước Đại Lí ở Vân Nam lăm le tràn xuống, Thái Tông cũng đem “quan điền” bán rẻ theo kiểu vớt vát được chút nào hay chút nấy. Trần không cần ruộng hiểu theo nghĩa thu hoạch trực tiếp v́ đă đẩy quan niệm vương thổ thấp thoáng trong thời Lí lên đến mức phổ biến. Trần đă thu thuế đất, thuế người như một Nhà nước, không phải chỉ lấy hoa lợi mà c̣n là tiền bạc, vật phẩm. Đồng tiền dưới đời Lí được vua đúc ra để làm tặng vật mang tính uy thế mua chuộc, c̣n Trần th́ đă coi như vật trung gian trao đổi khi quy định số lượng đơn vị tính đếm theo cách có lợi cho ḿnh, muốn làm lợi thêm th́ cũng mon men đúc tiền kẽm nhanh chóng hơn. Hẳn là từ sinh hoạt trao đổi phồn tạp thu thập từ trên vùng biển, Trần đem áp dụng h́nh thức khế ước trên toàn quốc, bắt làm chứng in ngón tay (1227, 10 năm sau với chi tiết rơ rệt hơn), và liên tiếp quy định đơn vị chiều dài (1280).
Trên khu vực quyền hành mới, Trần t́m cách tạo thuận lợi cho ưu thế đường thuỷ của ḿnh, v́ vậy đă cho đào vét sông ng̣i trên vùng Thanh Hoá, châu Diễn xa (1231). Và cũng v́ tính chất bao chiếm theo chiều dọc trung châu từ phía biển, Trần phải có cách thức nối liền hai trung tâm: Thiên Trường đất gốc và Thăng Long của vị thế chính thống mới. Đó là việc “lấp các khe kênh”, xây đắp các “con đường” đê ven các sông “từ đầu nguồn đến bờ biển… ngang dọc nhiều không kể xiết” (1248) mà kết quả nhận rơ đầu tiên là mở rộng quyền lực trung ương, dẹp được những vùng cát cứ lẻ tẻ, theo cách hiểu của người xưa diễn giải ư gán cho Trần Thủ Độ: “dùng phép thuật trấn yểm chỗ nào có vượng khí đế vương.” Đê điều của Trần là kết quả của một ư niệm chính trị hơn là một phát kiến điều hành kinh tế. Tuy nhiên với phó sản chính trị đó, chính quyền Đại Việt bắt đầu đặt chức quan Hà đê sứ, với nhiệm vụ canh chừng đường đất lúc đầu, lại chuyển thành một tổ chức điều hành hệ thống trị thuỷ khá hoàn chỉnh, đem lại sung túc một lúc cho trung châu sông Hồng nhưng cũng là một hệ luỵ măi măi không rời bỏ được.
Trên đà nối kết đó, Trần đă tiến thêm một bước về tính cách tập quyền trong việc quản lí hành chính địa phương. Đổi số lộ 24 của Lí rút lại c̣n 12, Trần nhắm vào thực tế cai trị hơn là ảo tưởng biểu diễn ngang tầm nước lớn phương Bắc. Chính Nhân Tông là người nhận ra đất nước ḿnh cai trị chỉ “bé bằng bàn tay!” Trần đưa các văn thần trị nhậm ở các địa phương – ít ra là trong vùng quyền lực của họ, bởi v́ về sau, danh xưng đơn vị hành chính đă có phần rơ rệt đi theo với chức năng của chúng. Ta thấy phủ trực tiếp có quan trị nhậm, lộ lơ lửng quyền hành, có người của trung ương phái xuống truyền lệnh, c̣n châu, ngoài ṿng th́ chỉ có chức tào vận để chuyển đưa các thứ thu vét được về Thăng Long. Đă có sự dời đổi quan lại giữa các địa phương, từ địa phương về trung ương mang tính huấn luyện thực nghiệm để tăng tiến khả năng cá nhân cùng hiệu quả cai trị. Sự việc một ông Tể tướng như Trần Thủ Độ mà ngồi xét sổ hộ khẩu (trong phạm vi đất đai của ông) tuy có vẻ nhỏ nhặt nhưng từ đó cũng giúp ta hiểu những lệnh lập sổ đinh ban hành từ đầu triều đại đă thực sự đưa quyền lực trung ương đến tận các đơn vị cơ sở. Tên chức việc xă vẫn ở cấp bực quan chức khá cao, đă thuộc về quyền hạn của Trần như chuyện Thái Tông ban chức cho người dâng cơm nguội lúc chạy giặc. Tuy nhiên Lê Tắc (1285) vẫn c̣n biết các chức đó cũng là của những “hương ấp quan” được quyền “thế tập,” có nghĩa là ngoài những khu vực lớn có người lănh đạo lưu tên trong sử sách c̣n có những khu vực nhỏ khuất lấp trong thời gian mà vẫn giữ một chừng mực riêng biệt với chính quyền trung ương. Đă nói đến cái bia 1226 của người họ Đỗ có “ấp thang mộc” sát kinh đô. Hương ấp quan vùng xa càng giữ quyền kế nghiệp lâu dài hơn: Bia chùa Hưng Phúc ở Thanh Hoá cho thấy việc dựng chùa năm 1324 của một ḍng truyền đời lâu dài mang họ Lê với chức đại toát, chủ “làng lớn” Lê Bằng đă xây chùa năm 1264 mà hẳn Lê Tắc cũng biết.
Hội nghị Diên Hồng đánh Nguyên là một bằng chứng cụ thể cho thấy Trần Thăng Long vẫn phải cần đến các thủ lănh địa phương. Và chiến tranh chống Nguyên là cơ hội bằng vàng cho sự kết hợp giữa Miền Trên và Miền Dưới, những người của thời đại cũ mang tâm t́nh rơ rệt về đất nước họ xuất phát (Lê Văn Hưu, Lê/Trần B́nh Trọng) đem một ư thức về lănh địa cho đám người sông nước bồng bềnh chỉ có nổi bật là tương quan gia đ́nh, chủ tớ. Vị trí của cuộc họp về trước ở bến B́nh Than vùng sông nước Chí Linh Lục Đầu, cho thấy đây là tập họp nặng về liên minh vùng biển, trung tâm thế lực của Trần. Trong hội nghị b́nh công 1289, Nhân Tông đă “xử tội đồ quân dân hai hương Ba Điểm, Bàng Hà” – nghĩa là xoá sổ dân hai hương này, hai hương vốn cũng có tên dưới cờ Trần Quốc Tuấn lúc chuẩn bị chống Nguyên năm 1284. Nhưng Diên Hồng, gộp với danh xưng chung là của “các phụ lăo trong nước,” cũng chứng tỏ rằng các thế lực địa phương trên vùng trung châu vẫn chỉ là chủ nhân những địa vực nhỏ. Bàng Hà được Trần Quư Nha tác giả một phần Công dư tiệp kí, tiến sĩ 1748, quan sát thực địa, dẫn Toàn thư xác nhận là quê hương của Mạc Đỉnh Chi, gia thần của Trần Ích Tắc (chuyện năm 1267.) Mối liên hệ đó khiến ta hiểu Bàng Hà hàng Nguyên không phải là vô cớ. Thế màTrần trừng phạt Bàng Hà có vẻ không sít sao như lệnh đưa ra v́ lọt Mạc Đỉnh Chi, chắc không phải v́ bản thân ông ta giỏi văn chương mà v́ thế lực tiềm tàng của ḍng họ Mạc. Dấu hiệu muộn màng của địa phương chống đối có nguồn gốc sứ quân là cuộc loạn của Kiểu Hiền, kéo dài đến nửa năm (1239).
Vùng Chí Linh của Mạc lại cũng có thái ấp của Quốc Chẩn, có đất riêng của Trần Phó Duyệt mà Trần Khánh Dư là người nối nghiệp chứng tỏ tương quan cha con dù sử không nói. Ở đây thêm dấu hiệu có mặt Trần Nguyên Đán để ông cháu ngoại Nguyễn Trăi sau này về an hưởng tuổi già. Chính v́ cái thế ṃn vẹt của địa phương cho nên người họ Mạc đời Lí th́ ve bà Thái hậu c̣n người họ Mạc đời Trần th́ chịu khuất làm gia thần. Cũng vậy nếu ta xét trường hợp của Phạm Ngũ Lăo, hẳn không phải nghèo khó ngồi ngay giữa đường đan sọt bán (như Phạm Đ́nh Hổ thế kỉ XIX kể) để t́nh cờ được làm gia thần của Trần Quốc Tuấn. Ông tất là ḍng dơi xa đời của họ Phạm nhiều uy quyền trong quá khứ nên mới giàu có đủ để điều hành quân riêng, để sử quan khen “coi của cải như không… tất cả chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân (nhà nước),” giàu đủ để con vua lê lết đến chơi “ngồi chung một chiếu” kiếm lợi “đưa tặng vàng bạc,” quên cả sợ tai tiếng, c̣n phía ông gia thần th́ quên cả sợ “Thánh thượng quở.” C̣n nói chi đến các lănh tụ vùng núi ven đồng bằng. Ta gặp họ xuất hiện trong các trận chống Nguyên nhưng cũng do đó chứng tỏ họ c̣n giữ lănh địa với quyền lực lớn hơn dân đồng bằng. Họ Hà vùng tây bắc là thông gia với Lí bây giờ cũng c̣n là một bước cản lớn cho quân Nguyên. Và nổi lên họ Nguyễn phối hợp trên vùng đông bắc. Tính chất riêng biệt rừng núi của họ thể hiện trong danh xưng các chức tước Thượng, hạ trại chủ, Phó trại chủ… Tuy Lê Tắc nói rằng có quan triều đ́nh phái đến quản lí nhưng hẳn tuỳ t́nh thế mà Thăng Long đă ban các chức ở trung ương cho những thế lực “phương trấn” kia.
Trong quan hệ xă hội, các cá nhân phải tuân thủ quy luật nghiêm ngặt về tầng cấp nhưng sự liên hệ riêng tư chen vào đă làm cho các nguyên tắc trở nên uyển chuyển hơn, và về lâu về dài nó dẫn đến sự phá bỏ nguyên tắc trong thực tế dù rằng c̣n giữ trên bề mặt v́ lí do thể diện. Bản thân hoàng đế là cao nhất dù là nh́n theo quan điểm sắc không của đạo Phật, tôn giáo chủ chốt đương thời: Sư Pháp Loa được tông phái Trúc Lâm coi là tổ thứ hai, thế mà khi thiêu xác Nhân Tông, ông tổ thứ nhất, xương tro ông bị cậu hoàng tử tinh nghịch lấy chơi, triều đ́nh đă ngờ ông sư lấy cắp, định bắt tội! Ông Trần Tung của tầng lớp vương hầu, được tôn xưng cấp bực Thượng sĩ của Phật Giáo mà cứ ăn thịt, c̣n lấy lẽ biện bác. Chồng của công chúa, dù là hoàng tộc, làm pḥ mă th́ không được bỏ vợ, nếu công chúa chết đi cũng không lấy được vợ khác, lí do chỉ v́ công chúa là chính con vua! Có lẽ v́ thế mà ông anh vợ Thái Tông không chịu nổi bà vợ, chỉ c̣n cách bỏ đi tu – lại đi theo một “phe” khác: đạo sĩ! Thân vương ở vị thế tông tộc làm chủ nước nên cũng đứng vào vị trí cao nhất. V́ thế muốn tỏ ra ưu đăi, Trần phải phong vương, đại vương cho các công thần thời chuyển tiếp: Phùng Tá Chu, Phạm Kinh Ân. Con cháu họ Lê cũ thành họ Trần (B́nh Trọng) nếu không là trường hợp đặc biệt th́ cũng là do ảnh hưởng từ sự xâm lăng của Nguyên. Ngay đến Đỗ Khắc Chung, nếu không xuất sắc nổi bật trong vụ đi gặp Ô Mă Nhi (1285) th́ cũng không được mang họ Trần dù rằng khả năng đă chứng tỏ trong những công trạng điều hành việc nước về sau. Thế mà dù tung hoành như một người họ Trần đến mức tưởng ḿnh họ Trần, như trong vụ thông dâm với Huyền Trân, ông vẫn phải tránh né người họ Trần chính thống, lúc chết đi vẫn bị gia nô người chính thống đào mả trả thù. Phạm Ngũ Lăo văn vơ toàn tài, chỉ được Trần Quốc Tuấn gả con gái nuôi mà thôi, rồi khi luồn lọt đưa con gái vào cung th́ rơ ràng bà phi này không được vua ngó ngàng tới, đành phải đi làm bà văi. Nho thần chỉ là gia thần, với nếp sống thuộc hạ thành thói, thấy chủ nào cũng như chủ nấy nên làm sứ thần qua Chiêm vẫn lạy ông “quốc chủ” cái xứ dưới tay chủ ḿnh. Cho đến khi Đoàn Nhữ Hài, thấm nhuần sự phân biệt Di, Địch trong kinh sử, từ đó ư thức vị trí gia thần có thêm phân biệt nguồn gốc chủng tộc, mới bỏ lạy vua Chiêm – mà lúc đầu thấy không tự tín, phải ranh ma t́m mánh lới thử ư “quốc chủ”: Lạy chiếu vua để né tránh lạy người. Tính chất thuộc hạ của trí thức Việt như thế sẽ c̣n thấy ảnh hưởng lâu dài về sau.
Gia thần c̣n là người v́ có quy định thế tập chứ quan nô, gia nô không phải là người. Từ bộ phận gốc tù binh, tội phạm, gán nợ… mang tính cách cấp thời, bất thường, nô trở thành một tầng cấp xă hội dưới đáy không thể đổi thay dù có tăng tiến của cải, công tích với triều đại. Họ được đếm như với “hàng ngàn cây quưt” (Thánh Tông.) Họ có khi chỉ mang tên loài vật: Voi Rừng, Cồng Cộc (Tên Yết Kiêu được dẫn từ sách xưa nên hiểu là Chó Săn, nhưng nếu nh́n sinh hoạt sông nước của Trần th́ có thể cho tên Cồng Cộc, loại chim nuôi để bắt cá cho chủ trên vùng sông nước Trường Giang, Tây Giang c̣n thấy ngày nay.) Và lẽ tất nhiên c̣n một loạt người không quan chức, sống b́nh thường tương đối tự do, chịu trôi nổi theo t́nh thế, đóng thuế cho vua quan, lănh chúa mà người ta goị là bách tính, thứ dân, khuất lấp trong lịch sử chỉ v́ là số đông. Lúc mới làm chủ nước, Trần đă ra quy định những người giàu có khoẻ mạnh “đời đời làm lính.” Nhưng có thể v́ là số đông, v́ khả năng quản lí kém của chính quyền, lớp người này hưởng được một chừng mực tự do trong chính sách buông lỏng mà Lê Tắc gọi là “không trưng thâu lương thuế” nông, thương “để bớt gánh nặng cho dân.” Tuy nhiên với các tài liệu lọc qua sử thần nho gia, ta thật khó thấy được sinh hoạt của tầng lớp thương nhân dù rằng c̣n hải cảng Vân Đồn đấy, dù rằng có lúc thấy vua mua ngọc rất đắt, mua vải “giặt bằng lửa (một cách thức như dry cleaning ngày nay?)” may áo mà không dám mặc, chỉ cất trong kho khiến một ông thân vương nổi ḷng ham muốn đến phải mất mạng…
Nhưng cũng chính số đông đó cùng thực tế đời sống đă làm nảy sinh lệch lạc trong việc áp dụng các nguyên tắc tầng cấp. Vua, như đă nói, quen với lối sống trời rộng sông dài, bực bơ trong cung cấm, đi chơi đêm coi chữa cháy (Thánh Tông) bị bọn vô lại ném đá lỗ đầu (Anh Tông.) Vua gả con mở hội lớn, “bày tṛ cho nhiều người trong triều ngoài nội đến xem.” Đám tang của nhà vua được dân chúng chen lấn, xúm xít coi như đối với đám ma một ông nhà giàu, phải giở mưu mẹo mới đem được quan tài đi chôn. Tương quan trên dưới nghiêm ngặt như trong lời Hịch tướng sĩ cho thấy lời chủ nói với tớ, kể lể những ơn phúc ban xuống đến cả những thứ tầm thường nhất, cùng những lời trách mắng không được đền đáp cân xứng… Thế mà vua chúa, thân tộc vương hầu trải qua những biến cố đánh động đến an nguy bản thân của ḿnh cũng phải cúi nh́n, quan tâm đến cả lớp nô thường ngày bị coi thường kia.
Biến động từ vùng sa mạc xa…
Họ Trần vào những lúc tranh chấp chiếm quyền trên đất Đại Việt hẳn không ngờ rằng những biến động ở vùng sa mạc xa tít mà họ chỉ nghe thoáng trong văn thơ sáo ngữ lại có ngày tác động đến sự tồn vong của chính họ. Thành Cát Tư Hăn chết (1227) chỉ một năm sau khi Trần chiếm quyền nhưng đă để lại một đế quốc rộng lớn mà con cháu không đủ khả năng quản lí toàn cục, phải chia nhỏ ra nhưng vẫn không giảm sức mạnh tràn lấn. Nam Tống và Mông Cổ phối hợp tiêu diệt nước Kim năm 1234, khiến Tống cuối cùng thành con mồi trực tiếp trước đội quân hùng mạnh của Hốt Tất Liệt, kẻ chỉ huy trực tiếp bộ phận phía đông, sau sẽ thành hoàng đế triều Nguyên của Trung Hoa. Nam Tống tuy yếu ớt nhưng đất rộng, người nhiều không dễ chiếm đóng nên quân Mông Cổ né tránh vùng phía đông, cho quân đánh chiếm vùng thưa thớt người phía tây để ḥng tấn công từ phía nam lên. Cho nên năm 1253, Hốt Tất Liệt và Ngột Lương Hợp Thai vượt sông Kim Sa (thượng nguồn Irrawaddi?) đánh chiếm thủ đô nước Đại Lí, khuất phục các tộc thiểu số ở Vân Nam. Họ Trần từ đây đă thấy quân Mông Cổ ở sát nách ḿnh.
Sự suy yếu của nhà Tống cũng như sự thay đổi triều đại ở Đại Việt cũng gây nên những biến động ở biên giới hai nước. Chuyến đi sâu vào đất Tống của Thái Tông (1241) có vẻ như một lần thăm ḍ lấn đất nhưng các biến động ở vùng sa mạc cũng vọng đến tai Trần nên năm sau họ sai tướng đánh dẹp các toán thiểu số bất phục tùng để lấy lối thông thương, nghĩ có thể trực tiếp nhờ cậy, liên minh với Tống dù sao vẫn c̣n là nước lớn. Bên trong, Trần tổ chức cai trị trong nước, định h́nh một nền tảng văn minh, nhất là xây đắp sức mạnh quân sự đúng với tính chất căn bản của ḍng họ: “Nếp nhà theo nghề vơ… đời đời chuộng dũng cảm” như Nhân Tông dặn con cháu. Lề lối thiết lập sổ đinh kiểm soát nhân lực đă có nếp từ đời Lí nay theo với quyền lực mở rọng của Trần được tổ chức chặt chẽ hơn. Quy chế thành lập các “quân” năm 1246 cho thấy tập trung ṇng cốt vào vùng đất căn bản của Trần ở Nam Định, Thái B́nh ngày nay với sự góp sức phần lớn ở khu vực miền hạ du. Lính thuộc các đơn vị này, dù là có văn học cũng không được chuyển đổi ra làm quan chỉ v́ người ta muốn giữ tính cách ưu tú riêng biệt của chúng. Có thành phần chuyên trách thuỷ chiến v́ trong việc thành lập có nói đến loại lính chèo thuyền riêng biệt. Tuy nhiên từ chính việc tập trung vào khu vực ṇng cốt này mà ta hiểu ra ư thức tộc đoàn nổi trội hơn ư thức quốc gia của những người cầm quyền lúc bấy giờ. Trong Hịch tướng sĩ chỉ có những lời chủ tướng mắng mỏ người dưới quyền, thúc đẩy họ phục vụ chủ, viện dẫn đến cả ḷng trung thành của “t́ tướng” Mông Cổ đang đối đầu đe doạ. Ư thức về quốc gia dân tộc riêng biệt chỉ rơ ràng hơn ở những người bây giờ là thuộc hạ nhưng vốn là chủ đất cũ như Lê Văn Hưu, Lê (Trần) B́nh Trọng…
Trần cũng phải lo ổn định biên giới phía nam. Chiêm Thành thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Chân Lạp từ 1220, phải lo xây dựng đất nước sau một thời gian biến động lâu dài. Jaya Paramesvaravarman II cho làm hệ thống thuỷ lợi, khai khẩn ruộng hoang. Sự hồi phục qua kiến thiết khiến người Chiêm có tự tín hơn, nhân thấy sự tranh giành quyền lực ở Đại Việt đă có ư muốn đ̣i lại đất cũ. Điều sử cũ ghi rằng Chiêm lấy thuyền nhỏ đến cướp, bắt cóc dân ven biển, có vẻ vốn chỉ là những xung đột biên giới lẻ tẻ của địa phương nhân chính quyền Đại Việt cuối Lí suy yếu nhưng hẳn cũng là gợi ra ước vọng lớn hơn cho chính quyền Vijaya. Dù sao th́ Trần khi đă củng cố quyền hành trong nước, thấy mối đe dọa Mông Cổ, cũng phải lo dẹp trước mối nguy tiềm ẩn ở phương nam. Năm 1252, Thái Tông cất quân đánh Chàm, có lẽ giết được Jaya Paramesvaravarman II v́ Ngô Sĩ Liên xác nhận chỉ bắt được hoàng hậu Bố Da La và cung phi đem về nước mà không có tên vua Chàm.
Trận thử thách với quân Mông Cổ 1257-58 tuy là nhỏ nhưng cũng cho thấy trước đến những nhược điểm của Mông Cổ các lần sau. Kế hoạch của toán quân Vân Nam là đánh vào Đại Việt với mục đích làm mũi bọc phía nam phối hợp với chiến dịch lớn chiếm Tống của chúa Mông Kha. Quân Ngột Lương Hợp Thai với 5000 người có hai vạn quân Đại Lí phụ trợ, tiếng là đi tiên phong nhưng xét các tiến triển của tính h́nh chiến trận th́ rơ ràng chỉ có quân Mông Cổ là chiến đấu thực sự. Phía Trần tuy lúc đầu lấy thế chủ nước, bắt giam sứ Mông Cổ nhưng cũng chẳng phải là đầy tinh thần tiến công cùng tỏ rơ được sức mạnh của ḿnh.
Ta đă nói chuyện vua Trần bán ruộng của ḿnh lo chạy giặc năm 1254 lúc quân Mông củng cố việc cai trị ở Đại Lí, xong năm 1256 mới tràn xuống nam. Việc Thái Tông lấy vợ của anh khiến nội bộ lục đục c̣n kéo dài đến trước lúc quân Mông sang, khi Trần Doăn, người bị cướp mẹ, trốn sang Tống mà không thoát. Một người bị cướp mẹ khác (Quốc Tuấn) dù đă ghép làm rể ông vua, vẫn c̣n có ư nghe lời trối của cha muốn cướp ngôi, thế mà lại được phong chức tiết chế quân đội. Cả đến người hầu cận cũng kịp nhớ mối hận bị mất ăn trái xoài để không chỉ t́nh h́nh địch quân cho vua. Cho nên trong trận giáp mặt địch quân, chỉ có vua “thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn, ngoảnh trông tả hữu chỉ c̣n có một người” để bàn bạc mưu sách chống giặc! Sau chiến thắng (1258), Lê Tần, người không phải cùng họ đó được cử làm Thuỷ quân Đại tướng quân, tiếng là chỉ trông coi một bộ phận quân đội nhưng đúng là tư lệnh của thành phần ưu tú nhất, đáng tin cậy nhất của triều đ́nh, lấn phần quyền hành của ông tiết chế Quốc Tuấn không nhiệt thành lắm trong cuộc chiến. Sau này Thái Tông gả người vợ bị ruồng bỏ cho người ấy và cho tên Phụ (nhà) Trần, thật là đền công xứng đáng, chỉ có ông sử quan mang tính chất tuyên huấn mới giở đạo lí ra chê mà thôi.
Tướng chết, kể cả người tôn thất, Thái Tông phải rút khỏi kinh đô, nương vào sông nước mà lẩn trốn. Ông em Trần Nhật Hiệu được hỏi han kế sách th́ run sợ, đứng không vững, không biết quân ḿnh chỉ huy ở nơi nào, chỉ bàn chuyện bỏ chạy đầu Tống, đầu phe chiến bại thấy trước. Và cơ nghiệp nhà Trần mới xây dựng, lúc này giữ vững được lại chỉ nhờ cậy nơi con người nhiều tai tiếng với sử quan: Trần Thủ Độ. Và bà vợ, cựu Huệ hậu. Thái độ cương quyết của Trần Thủ Độ và khả năng thuỷ chiến của họ Trần giúp họ đánh thắng đội quân kị binh Mông Cổ chỉ quen trận mạc trên đất liền. Trên đường rút lui về Vân Nam họ lại phải tiêu hao thêm v́ nhóm thiểu số họ Hà đón đánh. Lí do sử quan gán cho đạo quân thất bại này danh xưng “giặc Phật” v́ họ không cướp phá có vẻ không hợp lí mấy. Có thể là quân lính Mông Cổ cùng quân phụ lực Đại Lí – vương quốc từng có nhiều ông vua bỏ ngôi cạo đầu làm săi, đă lộ ra dấu hiệu Phật Giáo của ḿnh như: tôn trọng chùa chiền, kính nể sư săi – như trường hợp Sài Thung ngạo mạn mà vẫn tiếp Trần Quốc Tuấn cạo đầu, mặc áo vải. Các sự việc tương tự có thể gây ngạc nhiên đối với dân chúng Đại Việt cứ tưởng là phải gặp một loại người dă man nào khác.
Trận thắng đầu đối với Mông Cổ được những trận thắng về sau nâng tầm mức quan trọng để sử gia ngày nay không chịu nhận luận cứ sử quan xưa về việc quân Mông không có ư chiếm đóng thực sự. Không ai mang quân qua xứ người mà không có ư cướp lấy. Họ chỉ không lường trước được sự khó khăn trong mục tiêu, và với khả năng của một mũi tiền đạo xa cơi gốc nên không có đủ phương tiện thực hiện mà thôi. Sau này họ sẽ dùng lực lượng lớn hơn nhưng Trần cũng đă lớn mạnh hơn. Và Trần với chiến thắng nhỏ 1258 cũng coi là một khích lệ cho tinh thần quân tướng trong t́nh thế khó khăn hơn:
C̣n có người lính già đầu bạc,
thường hay kể chuyện đời Nguyên Phong (1251- 1258).
(dịch thơ Trần Nhân Tông).
Tuy nhiên quân Mông Cổ đă có mặt ở Vân Nam th́ nhà Trần không thể không kể đến họ. Cho nên khi Thái Tông nhường ngôi, báo ư định với Tống và cống voi th́ cũng cử Lê Phụ Trần đi sứ Mông Cổ dàn xếp yêu sách với họ. Sự tranh chấp nội bộ của Mông Cổ để chiếm quyền lănh đạo đă khiến cho Trần có thời gian củng cố lực lượng chờ đón những lấn áp quân sự thực thụ lớn mạnh.
Năm 1260, Hốt Tất Liệt xưng Đế, rồi đổi tên nước là Nguyên (1271), coi như đă rời bỏ một phần quá khứ sa mạc để trở thành một triều đại Trung Hoa, hành xử như một Hoàng đế theo truyền thống Hán đối với các phiên thuộc phía đông, phía nam, thêm tính cách ngang ngược của một lực lượng mới. Cho nên Nguyên chính thức bắt Trần nạp cống lễ ba năm một lần – không phải chỉ vật phẩm mà c̣n là tinh hoa nhân lực, buộc Đại Việt nhận chức toàn quyền Đạt Lỗ Hoa Xích để kiểm soát công việc trong nước (1262). Người nhận chức đầu tiên là Nậu Lạt Đinh (1262-63). Các toàn quyền này cũng như các sứ thần, tha hồ nhũng nhiễu “thác lệnh Hốt Tất Liệt mà đ̣i ngọc lụa… giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng…” (Hịch tướng sĩ) khiến cho họ Trần thấy bị đe dọa không ngớt.
Trần không thể ngồi yên nên đă có lệnh tuyển lính, sắp xếp đội ngũ, lập các đội quân địa phương (1261, 1267), chế tạo vũ khí, chiến thuyền, tập trận trên sông Bạch Hạc, chặn đầu vào của kinh thành từ thượng nguồn. Một năm trước khi chết, Trần Thủ Độ cũng c̣n đi kinh lí miền Lạng Sơn (1263), một hướng tiến khác của quân địch. Thế nhưng với đ̣i hỏi vua Trần phải sang chầu, đưa con cháu làm con tin, nạp sổ bộ, phú thuế, quân dịch… (1267) đúng với quy chế dành cho các tập đoàn phụ thuộc ở sa mạc th́ Trần thấy bị đẩy lùi đến tận cùng. Phải nhận chức toàn quyền với một người, một số nhóm nhỏ quyền lực th́ Trần c̣n có thể chịu đựng, mua chuộc, cách li để c̣n giữ một chừng mực độc lập, chứ không thể v́ bị đe dọa mà phải buông bỏ hết. Tuy nhiên Trần cũng phải nhường trong chừng mực có thể được vào lúc Hốt Tất Liệt chiếm hết đất Nam Tống (1275-1279), tăng thêm áp lực với sứ giả Lễ bộ Thượng thư Sài Thung hạch hỏi lễ tiết, vặn vẹo lí do Thánh Tông không sang chầu (1279). Và t́nh thế không cưỡng được đă phát sinh một nạn nhân đầu tiên trong hoàng tộc, và chuyển hướng tâm ư của một danh tướng. Nhân Tông dựa vào điều trước kia (1275) Nguyên hạ yêu sách chỉ đ̣i con em vào chầu nên cử chú họ là Trần Di Ái sang (1281). Thế là có dịp cho Hốt Tất Liệt chuyển cả sứ bộ thành bộ phận bản xứ quản lí Đại Việt với Di Ái làm An Nam Quốc vương, với Sài Thung mang 1000 quân hộ tống đoàn bảo hộ Ti An Nam tuyên uư (1282). Di Ái trốn về xứ nhưng cách xử trí của Nhân Tông cũng cho thấy sự thông cảm: Nhân viên khác của sứ bộ không bị giết mà chỉ bị làm lính thường, c̣n Di Ái th́ làm lính Thiên Trường, nghĩa là lính-nhà! Ông vua đă hiểu trước t́nh thế nên gởi đi một ông chú họ chứ không phải chú ruột như Trần Ích Tắc, Trần Nhật Duật hay ít ra là Trần Quang Xưởng khuất lấp hơn. Cho nên sử quan ghi giản dị: “Tháng 4, bọn Trần Di Ái đi sứ về nước.”
T́nh thế đưa đến rủi ro cho Trần Di Ái lại là dịp cho một nhân vật hoàng tộc khác chuyển hướng tâm ư, trở thành danh tướng muôn đời trong sử sách. Sài Thung ngang ngược ở sứ quán, chỉ tiếp Trần Quốc Tuấn v́ tưởng ông là hoà thượng, nhưng trong lúc chủ tiếp chuyện th́ lính của Thung lại lấy mũi tên thọc vào đầu khách đến chảy máu. Kinh nghiệm bản thân bị sứ giả giặc “lăng nhục triều đ́nh… bắt nạt tể phụ” đó sao lại không tác động đến lời Hịch tướng sĩ mắng mỏ “các ngươi ngồi nh́n chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn…” để khiến Quốc Tuấn phải quên thù gia đ́nh mà nghĩ đến thù cá nhân, hợp với sự an toàn, tồn vong của cả tông tộc? Tuy nhiên dù là phải chịu đựng quay quắt đến đâu chăng nữa th́ Trần cũng chỉ nằm trong t́nh thế đảo lộn của âm mưu chiến lược lớn hơn từ sự kiện Mông Cổ làm chủ đất Trung Nguyên nh́n ra vùng đại dương với thương thuyền nhộn nhịp từng tạo sự sang cả cho Nam Tống.
Vijaya trong mắt băo biển Đông: biến động nh́n từ phương nam
Lịch sử Trung Hoa có nhà Tống thật là yếu ớt đến tội nghiệp, luôn luôn bị uy hiếp từ phía sa mạc đến phải nộp cống, có rẻo thuộc địa phía nam thoát được độc lập cũng phải vất vả chống đánh, mà chút đất chiếm được cũng phải lần hồi trả lại. Thế nhưng Tống lại là triều đại có văn hoá sáng rỡ với chứng tích ông vua nghệ sĩ chết trong lưu đày (Huy Tông.) Thương nghiệp phát triển đến mức Tống có số lượng tiền đồng đúc thật choáng ngợp chỉ riêng một niên hiệu, thật nhiều đến sinh ra bất tiện phải phát minh h́nh thức tiền giấy thay thế, khiến cho Đại Việt nhận lănh tiền đồng dư thừa chạy qua, để vùi chôn trong đất vô số. Sự thịnh vượng đó, Hốt Tất Liệt không thể bỏ qua khi vào Trung nguyên, tiếp giáp các hải cảng phía nam, nơi xuất phát và nhận tiếp thuyền bè buôn bán. Năm 1277, thành lập các ti Thị bạc để thu thuế, năm sau lập tổ chức đại diện trung ương, Hành Trung thư tỉnh, ở Phúc Châu, có thương nhân Ả Rập phụ tá, kêu gọi thuyền bè đến, cho được tự do mua bán, rồi mở rộng lời kêu gọi đến các nước ngoài biển (1280). Đáng chú ư là người Ả Rập kia có gốc gác bám víu ở Chiêm Thành, và chức vụ trông coi hành tỉnh là Toa Đô với vai tṛ liên tục ảnh hưởng đến sự an nguy của nước này.
Chiêm Thành giữ một vị trí không nhỏ trong ḍng buôn bán ở biển Đông. Ngày nay khi ṃ t́m cổ vật dưới đáy biển th́ chỉ thấy thuyền đắm ở dọc bờ Đà Nẵng, B́nh Thuận là nhiều. Lê Tắc viết về nước Chiêm Thành cũng chỉ ghi phần trung gian buôn bán: “Lập quốc tại mé biển, thương thuyền Trung Quốc vượt biển đi qua các nước ngoại phiên thường tập trung tại đây để chứa củi, nước, là bến tàu lớn nhất tại phía Nam.” Trong thế kỉ XII, nghĩa là dưới thời Tống, Trung Hoa chuyển sang buôn bán với Java v́ các nhóm Thái tràn xuống bán đảo Malacca, gây trở ngại giao thương với Nam Ấn. Hương liệu ở Java lại rẻ hơn nên nhập vào Tống với số lượng lớn.
Các cuộc tranh chấp giữa Chiêm Thành với Đại Việt không phải chỉ v́ muốn cướp của, chiếm đất đai mà c̣n v́ cạnh tranh giành quyền bến đỗ nữa. Thế nhưng vai tṛ làm bến đỗ lại cũng gây nên t́nh trạng bất an ở vùng này nếu chính quyền không vững vàng. Đă nói, các đồng bằng nhỏ trong vùng không đủ làm căn bản cho một chính quyền vững mạnh lâu dài. Sách Lĩnh ngoại đại đáp nhận xét: Đất đai Chiêm Thành đều là cát trắng, ít đất cày, người dân phải đi t́m hương liệu để sống. Lợi tức vua chúa từ ruộng đất không được nhiều – bia ghi được quyền lấy 1/6 mà chỉ thu 1/10, cho là vua ban ơn mà thật ra là v́ không đủ khả năng lấy về. Lợi tức từ thuyền ghé bến không được quá mức độ chịu đựng nhưng dù sao cũng là nguồn thu bù đắp thiếu thốn bên trong. Cho nên Chiêm Thành phải cần giữ an ninh bờ biển, khả năng không đủ th́ phải nhờ các tập đoàn thuyền biển khác trợ giúp. Nhưng nếu không đủ sức kềm giữ th́ các lực lượng này trở thành những toán cướp biển, nghĩa là Chiêm Thành chứa mối nguy tự bên trong mà trách nhiệm lại quy về ḿnh. Trong quá khứ, các vua Trung Hoa đă từng nhắn bảo trừng trị mà không được. Cho nên nhắm vào Chiêm Thành trên đường ra hải đảo, Hốt Tất Liệt không phải chỉ chiếm đất mà c̣n là để bảo vệ một vùng an ninh rộng lớn hơn. Đăt riêng một hành tỉnh Chiêm Thành cuối năm 1281 là chứng tỏ mối quan tâm của Hốt Tất Liệt ở vùng này, cho nên khi Toa Đô mắc kẹt ở Vijaya th́ việc mượn đường đánh Chiêm của Nguyên không phải chỉ là lời nói dối với Đại Việt.
Sự khéo léo ứng biến với t́nh thế ngặt nghèo đă dẫn đến thành công nhưng cũng do biến động xảy ra đúng vào dịp Chiêm Thành đang ở trong một t́nh thế sáng sủa. Tuy vẫn c̣n những tranh chấp bên trong hoặc giữa các cá nhân, hoặc các tộc đoàn nhưng Vijaya đă tỏ ra là điểm tập trung quyền lực cao nhất của những ai ngự trị nơi ấy. Sứ đi Đại Việt, đi Trung Quốc từ Vijaya là với tên Chiêm Thành đại diện cho toàn bộ đất nước đối với bên ngoài. Kinh đô được Nguyên sử của nhà nước ghi là Đại Châu, ư nghĩa cao hơn danh xưng Tân Châu của Triệu Nhữ Quát (Chư phiên chí 1225.) Lối vào kinh đô mang tên của nước: Chiêm Thành cảng, là Sri Banoi hay Vinaya của bản xứ, Thi Lị B́ Nại thời Lí, T́ Ni thời Trần, cửa Nước Mặn thời chúa Nguyễn và Kẻ Thử / Cách Thử của dân chúng. Trong những lần cho sứ sang Nguyên cầu thân, cống voi, né tránh va chạm trực tiếp, Indravarman V (1266-1285?) cho thấy danh hiệu ḿnh là “vị chúa tể của đất đai rộng lớn… vua của Champa” (1280). Gọi là “đất đai rộng lớn” hẳn v́ ngoài quyền hành trên các đồng bằng, Chiêm Thành đă lấn sâu vào trong nội địa với châu Thượng nguyên, có dân “mọi” Kiratas, chứng cớ nơi một số tháp Chàm Yang Prong, Yang Mum c̣n thấy ngày nay.
Với vị trí cần thiết của Chiêm Thành trong toan tính chiến lược của Hốt Tất Liệt như thế nên Nguyên không cần đề cập đến chức vụ Đạt Lỗ Hoa Xích như với Đại Việt mà đ̣i thẳng vua Chiêm sang chầu và buộc cung cấp lương thực cho đoàn quân dự định đánh vùng hải đảo (đầu 1282.) Tất nhiên là chiến tranh phải xảy ra. Giữa năm 1282, Toa Đô được cấp 5000 quân, 100 hải thuyền, 250 chiến thuyền chuẩn bị viễn chinh. Nguyên cũng sai sứ sang Đại Việt đ̣i mượn đường chuyển quân, buộc cung cấp lính tráng, lương thực. Thế là Chiêm Thành phải lo đối phó. Trên đất liền, đường lên kinh đô, họ đă xây dựng thành gỗ, bố trí máy bắn đá để chống cự quân đổ bộ. Trong t́nh thế như vậy th́ họ chận bắt toán người Nguyên ghé lại trên đất họ cũng là thường t́nh, dù biết hay không biết đó là sứ bộ đi ra vùng hải đảo chứ không phải quân lính đánh chiếm. Cuối năm 1282, Toa Đô xuất quân đến Chiêm Thành cảng, đặt chân trên đất liền, đưa sứ phủ dụ rồi tấn công.
Diện mạo vùng biển cảng Chiêm Thành không phải như ngày nay bởi v́ đă có sự bồi đắp cùng tác động địa chấn làm lấp cảng, khiến cho vùng núi (đảo) phía đông nam mà quân Nguyên thấy, nay đă dính vào đất liền. V́ thế bất cứ tác giả nào khi bàn đến các trận chiến với người Chàm ở nơi này, đều sai lạc mà không biết. Con sông lớn chảy qua Vijaya có nhánh đi thẳng ra biển ở chỗ gọi là Chiêm Thành cảng nhưng cũng có các phân lưu đi xuống phía nam, hợp với chi tiết tả ở sách xưa: “Cửa cảng phía bắc liền với biển, bên cạnh có 5 cảng nhỏ, thông với Đại Châu của nước ấy, phía đông nam có núi ngăn…” Toa Đô phá được thành gỗ, tiến lên Vijaya, có lẽ theo đường nước chính của các thương thuyền mà dấu vết thương điếm c̣n thấy ngày nay là Nước Mặn, Cảnh Hàng (có mặt là “Canh Hăn” trên bản đồ Đàng Trong 1774), Đập Đá, rồi chiếm thành đô (19-2-1283).
Tuy nhiên Toa Đô đă không thu được kết quả chủ yếu: bắt quốc chủ Chiêm Thành. Điều này thật là quan trọng trong việc kết thúc cuộc chiến xưa mà các sử gia chịu ảnh hưởng của thuyết chiến tranh nhân dân ngày nay thường dễ dàng bỏ qua. Trong trận chiến 1258, tướng của Ngột Lương Hợp Thai v́ bắt không được Thái Tông mà phải tự tử chỉ v́ đó là dấu hiệu chưa kết thúc cuộc chiến. Toa Đô biết rơ khả năng của ḿnh. Uy thế đoàn quân chiến thắng của Mông Cổ có làm cho người ta khiếp sợ nhưng 5000 quân dưới quyền (chi tiết rơ ràng trong sự phân phối các đạo tấn công) chỉ đủ để chiếm một thành, không đủ để chiếm một nước, huống chi đó không phải là lực lượng lấy của sa mạc mà là dân lính đầu hàng cũ, mới từ nhà Tống. Với lực lượng đó mà Toa Đô c̣n tách riêng sai hai tướng đi chiêu dụ Chân Lạp th́ nhóm này không trở về cũng là phải. Với số c̣n lại, Toa Đô hi vọng đủ làm áp lực để Chiêm phải đầu hàng, v́ thế mới có những trao đổi sứ vụ qua lại trong tháng 2, tháng 3-1283 mà người nay theo tinh thần “chống xâm lăng” sẵn có, thấy ra đó là âm mưu hoà hoăn để đợi cơ hội chống trả đi đến thành công. Thật ra lấy suy nghĩ b́nh thường ra mà xét th́ giai đoạn này cũng chỉ là sự tiến triển của chiến tranh, trong đó phía Toa Đô mong bắt được vua Chiêm đầu hàng với ít tổn thất nhất, phía Chiêm cũng nhắm xem với t́nh thế nào th́ có thể chấp nhận được. Nhưng đ̣i hỏi của Toa Đô theo chính sách chung của Nguyên chỉ dẫn đến bước đường cùng của Chiêm nên họ phải kháng cự lại tuy phía họ cũng có những dao động phản bội ngầm hoặc đă bị phát hiện khiến Chiêm phải giết toán người Tống bỏ xứ đến trú ngụ. Điều này cũng không phải là vu khống vô cớ v́ về sau thấy có người chỉ điểm cho Toa Đô. Sự dao động của người lưu vong nằm ngay chính bản thân của họ đă được chứng thực cả ở Đại Việt trong chính cuộc chiến này.
Toa Đô không dễ dàng ngây thơ tin tưởng hoàn toàn vào viên sứ xưng là cậu của vua Chiêm để người này lừa gạt liên tiếp mà không phản ứng ǵ. Ông này đă lập công, đem những chức quyền, người trong tông tộc Chiêm đến đầu hàng, rồi không phải không có những hành động đáng nghi, là dựa vào t́nh thế chông chênh để phục vụ cho riêng ḿnh khi làm môi giới đầu hàng mà đồng thời cũng bày vẽ kế hoạch đánh chiếm vùng “Cựu Châu” phía bắc. Đă có những “tể thần” đi theo Toa Đô ra bắc bị quân Việt bắt hơn 30 người, được trao trả về Chiêm giữa năm 1285. C̣n người hùng phía trận tuyến của Chiêm thường được chỉ rơ là Hoàng tử Harijit sẽ lên ngôi (1285?) với tôn hiệu Jaya Shinhavarman (IV), tên quen thuộc với người Việt là Chế Mân.
Rốt cục thương thuyết giằng co không xong, Toa Đô nhờ người Tống chỉ dẫn, biết căn cứ mới của Chiêm là ở núi Nha Hầu (Ia -?) phía bắc Vijaya nên sai tướng tấn công. Không rơ tiếp viện của Đại Việt có đến hay không nhưng nơi vị trí cố thủ sâu trong rừng của Chiêm đă tập trung một lực lượng lớn nên cánh quân Nguyên chỉ thành công lúc đầu mà cuối cùng phải “liều chết cố đánh mới thoát được về doanh trại.” Những toan tính tiếp viện từ trong nước giữa năm 1283 với số lượng quân gấp ba lần trước chứng tỏ Hốt Tất Liệt thấy rơ sự sai lầm lúc đầu của ḿnh. Tuy nhiên lại cũng sai lầm chiến thuật tiếp theo là lực lượng này không mượn được đường Đại Việt, phía thuỷ gặp khó khăn nên khi đến Vijaya (tháng 4-1284) không phối hợp được với Toa Đô, lúc này không chờ được đă dẫn quân về phía bắc, đánh chiếm các vùng Ô, Rí giáp giới Đại Việt. Chiếm nước không được nhưng Toa Đô cũng đă chiếm được đất Chiêm, đúng vào vị trí uy hiếp Đại Việt trong mưu tính chiếm Đại Việt như trong lời tâu với Hốt Tất Liệt cuối năm 1284. Nhân Tông khen ngợi thương tiếc khi thấy đầu Toa Đô cũng là biết nhận xét người vậy.
Chiến dịch vào Đại Việt 1285 được tổ chức rất kĩ, với người cầm đầu là Thái tử Thoát Hoan mang theo một lực lượng rất lớn, do không phải chỉ v́ Đại Việt mà v́ cả Đông Nam Á như một phần sự thật trong lời Thoát Hoan nhắn với vua Trần: “Sở dĩ dấy quân là v́ Chiêm Thành, không phải v́ An Nam.” Tuy nhiên “An Nam” cũng đă chuẩn bị tiếp đón quân Nguyên từ lâu.
Gần 20 năm đă trôi qua từ trận chiến tranh trước. Đất nước được nâng cấp ngay từ tầng lớp lănh đạo. Thái Tông bị sử quan chê “chưa có học thức” nhưng đến đời con th́ vua đă biết tự làm thơ, viết sách dạy con cháu, các hoàng tử thông hiểu kinh sử, đến như Trần Ích Tắc ở thế phản bội mà vẫn được sử quan dành cho những lời thật nể trọng: “thông minh, hiếu học… không nghề ǵ không tinh thạo… tập họp văn sĩ bốn phương… đào tạo thành tài… dùng cho đời.” Cho đến khi phải giải thích sự phản bội của ông, sử quan cũng không bỏ lời khen tụng “thần nhân ba mắt tự trên trời sai xuống… thông minh hơn người.” Trong tộc Trần chỉ một ḿnh Ích Tắc đúc tiền riêng cho ḿnh c̣n thấy đến ngày nay ở các sưu tập. Ông là cả một thế lực tự thấy đủ để tranh giành với các anh em khác. Tuy có mâu thuẫn gia tộc nhiều – giấu kín như trường hợp trị tội Trần Lăo “làm thư nặc danh phỉ báng ‘nhà nước’ – vua: Nhân Tông,” công khai như Trần Kiện với Trần Đức Việp, dẫn đến việc đầu hàng quân Nguyên nhưng chính các biến động lại cũng làm cho họ Trần cố kết với nhau hơn. Đó là trường hợp Trần Quốc Tuấn có mối thù cướp mẹ, chịu hoà hoăn với Trần Quang Khải, với Nhân Tông, được phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội toàn quốc.
Ư thức của sử quan đương thời (Lê Văn Hưu), tuy c̣n qua h́nh ảnh một ông vua, nhưng cũng lộ rơ mối ưu tư về một nước riêng biệt phải được yêu quư, ǵn giữ trong những lời cảm thán về vận nước, những lời ca tụng đầy xúc cảm về các nhân vật lịch sử trên đất của ḿnh sống, coi tất cả như cùng một thân tộc mà không màng đến những khác biệt xuất xứ. Cho nên người khác họ, Lê (Trần) B́nh Trọng đă thấy ḿnh là người “nước Nam.” Người cùng họ mà khác tập đoàn, Trần Khánh Dư , quên mối thù vua bênh Quốc Tuấn sai đánh chết, lại trở về phục vụ Thăng Long. Cho nên các tập đoàn riêng rẽ khi được triệu tập ở thềm điện Diên Hồng ngay trước khi quân Nguyên vào cơi (cuối 1284) đă đồng ḷng quyết đánh. Cũng nên kể đến một lực lượng ngoài cơi, v́ t́nh thế mất nước phải phối hợp với quân Đại Việt. Đó là dân, binh người Tống nổi bật dưới cờ Trần Nhật Duật mang tính chất tác động tâm lí chiến, uy hiếp tinh thần các cựu binh Tống trong hàng ngũ Mông Cổ. Và đó cũng là những di dân có tác động văn hoá thương mại mạnh trên vùng đất họ đến nương nhờ, tác động thường bị lăng quên, chỉ mới được một số học giả thoáng thấy gần đây với các phát hiện khảo cổ học dưới nước, trên đất về các đồ sành sứ lưu thông.
Tuy nhiên lực lượng chính cũng vẫn là của vùng sông nước, đất căn bản của họ Trần. Hội nghị ở B́nh Than, vùng tiếp nước của hệ thống sông Thái B́nh, ở đất riêng của một nhóm họ Trần (vũng Trần Xá), là nơi hội họp của “vương hầu và trăm quan,” của bộ phận kinh đô phối hợp đi xuống vùng sông nước. Quân tụ hội nhiều ở Vạn Kiếp dưới trướng Trần Quốc Tuấn và các con trước khi vỡ chạy thoát theo đường thuỷ, phần lớn cũng là của vùng đồng, biển trong đó có tên hai hương Bàng Hà, Ba Điểm hàng giặc bị đặc biệt nêu tên xoá sổ khi thành công. Có cả “một ḥm biểu xin hàng” quân Nguyên, bắt được sau chiến tranh mà vua Trần sai đốt đi cho đỡ phát sinh rắc rối. Cũng đầu hàng là các tông thất yếu đuối hay bất măn gặp được cơ hội thoát thân. Cánh quân Toa Đô kéo ra từ đất Chiêm thu phục quân Trần Kiện, lấn áp Trần Quang Khải, chiếm Thanh Nghệ càng làm áp lực nặng nề hơn. Nhưng rốt cục hai vua Trần rời bỏ kinh thành để lấy thế chuẩn bị phản công. Di chuyển linh động bằng thuyền giúp hai vua Trần thoát tay giặc, vào được Thanh Hoá sau lưng Toa Đô, lập căn cứ chống trả ngay trên đất địch quân vừa tràn qua. Di chuyển theo thuyền bè khiến cho binh tướng Trần có cơ hội đánh giặc mà không phải giữ đất như khi Trần Hưng Đạo thua ở Vạn Kiếp rồi cũng trở lại đó với lực lượng lớn. Cho nên cuối cùng những trận thắng quyết định cũng là trên bờ sông nước: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, rồi Tây Kết. Những trận thắng trên đường Nguyên rút quân với các thủ lĩnh địa phương giữ đất ḿnh có thể coi như trả thù cho những thất bại khi bị tấn công. Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long (10-6-1285) bị chận đánh trên đường về, tướng chết binh tan, c̣n Toa Đô chậm chân bị giết chỉ có Ô Mă Nhi thoát trên một chiếc thuyền để lần sau quay trở lại đối đầu với số mệnh của người chiến binh. Thế là quân Nguyên qua Đại Việt có hơn nửa năm, kết thúc trận bại chiến lần thứ hai.
Cuộc chiến ở Đại Việt v́ liên hệ với đất Chiêm Thành nên sự kết thúc ở đây cũng giải toả được áp lực cho vùng đất phía nam. Các toán quân c̣n lại ở đấy cũng được lệnh rút lui để Hốt Tất Liệt chuyên chú vào trận báo thù tiếp theo, thực hiện chỉ một mũi nhọn đi thẳng chiếm đất, gọn ghẽ hơn.
Hốt Tất Liệt “gác việc (đánh) Nhật Bản, chuyên việc Giao Chỉ,” cho quân viễn chinh Đại Việt về được nghỉ ngơi, đồng thời ra lệnh bổ sung quân số cho Thoát Hoan. Công cuộc tiến đánh do đó được chuẩn bị ráo riết trong năm 1286 kéo dài qua năm 1287. Quân số lớn đă đành mà lần này c̣n chú trọng đến quân thuỷ nhiều v́ kinh nghiệm đă thấy sự quan trọng của thuỷ chiến ở lần trước. Quân đi, không phải mượn đường đến Chiêm Thành mà là chiếm đóng nên có cả một bộ máy hành chính của người Việt đầu hàng được xếp đặt sẵn cho những người quản lí đến tận phủ, lộ. Trần muốn hoà hoăn đă thả tù binh, sai sứ cầu hoà nhưng đều bị giữ lại. Thế là Trần cũng phải chuẩn bị chiến đấu tiếp.
Quân Nguyên vừa rút lui, Nhân Tông đă cho kiểm tra dân đinh để nắm rơ t́nh h́nh hao hụt, thực trạng trong nước, và trong năm 1286 có lệnh tuyển binh, chế tạo vũ khí, thuyền bè, diễn tập quân lính. Tiền đồn đă được đẩy ra xa phía biển: Vân Đồn không chỉ là một cảng khẩu mà c̣n là một căn cứ quân sự giao cho ông tướng Trần Khánh Dư “gà chó đều sợ.” Trần Quốc Tuấn bây giờ đă là cột trụ tin cậy của nhà nước nên lời ông được nêu như ư chí vững tin ở ngày chiến thắng: “Năm nay đánh giặc nhàn.” Tuy nhiên lí lẽ đưa ra cũng phải được thực tế thử thách. Và lại thấy ưu thế thuỷ chiến của Trần. Chiến tranh chuyển trọng tâm về mặt biển nên những trận đánh dữ dội là ở phía này. Thoát Hoan tiến chiếm Vạn Kiếp rồi cùng các quân khác vào Thăng Long đầu tháng 2-1288. Sức mạnh quân thuỷ của Nguyên c̣n thấy rơ ở việc Ô Mă Nhi rượt đuổi vua Trần và trong chuyến đi đón lương tiếp tế trên suốt con đường từ Thăng Long xuống biển. Nhu cầu quân lương thật lớn v́ quân số nhiều, có cướp bóc tại chỗ cũng không đủ. Không bắt được vua Trần đă là một thất bại chiến lược, mà việc chiếm được kinh đô cũng mất giá trị v́ Trần Khánh Dư đă sử dụng đắc thế vị trí tiền đồn được giao phó để đánh ch́m cả đoàn thuyền tiếp tế của Trương Văn Hổ, giáng ngón đ̣n quyết định xuống cả cuộc chiến. Thoát Hoan chỉ c̣n cách kiếm đường rút lui. Hai cánh quân thuỷ bộ đều bị chận đánh nhưng với ưu thế thuỷ chiến của quân Trần th́ trận thắng vang dội để lại sử sách là trận Bạch Đằng (9-4-1288) bắt sống Ô Mă Nhi, Phàn Tiếp.
Trong cả ba cuộc chiến, quân Nguyên đại bại trên đất Việt, điều đó thật đă rơ không cần phải tranh căi. Nhưng nếu có tranh luận th́ chỉ nên lấy lời của kẻ trong cuộc chứ không phải của người về sau khi kết quả đă thấy rơ. Quân binh Mông Cổ không phải chỉ bại riêng ở Chiêm Thành, Đại Việt (nhất là Đại Việt) như người ta thường ca tụng. Sức mạnh nào th́ cũng phải có cuối đường của nó. Phía tây, Mông Cổ bị chận ở Trung Âu, phía biển đông, Mông Cổ (trở thành Nguyên) thất bại ở Nhật Bản, và quân đến Java phía nam th́ không thấy tuyên dương ngày về. Chỉ v́ khi bành trướng, Mông Cổ phải mượn lực lượng địa phương phụ giúp, sức mạnh nguyên thuỷ không c̣n nữa. Đánh Chiêm Thành, Đại Việt phần lớn quân là quân dân Tống cũ (bắc), mới (nam), không có ư chí chiến đấu như trường hợp ở trận chiến 1285, lớp quân này hoảng hốt khi gặp quân Tống dưới quyền Trần Nhật Duật. Trương Hiển “bội phản” Toa Đô về hàng Trần. Quân nhiều tốn lương mà lại ô hợp như Trần Quốc Tuấn chê, lại trở thành gánh nặng cho Thoát Hoan. Đất đai chật hẹp không đủ chỗ cho kị binh Mông Cổ thiết lập “trường trận” để tung hoành. Lại cũng không thể tŕ trậm tổ chức chiếm đóng như Trần Quốc Tuấn lo lắng, chỉ v́ quân phương Bắc vốn không chịu nổi thuỷ thổ phương nam như các chứng cớ ngay ở triều đ́nh họ về trước. Quân sa mạc lại theo truyền thống đóng bên ngoài các thành tŕ nước địch – một dấu hiệu không thích ứng khác, nên ảnh hưởng bất lợi của khí hậu c̣n đậm thêm. Không ai có thể phán đoán t́nh h́nh chính xác một cách dè dặt như viên tướng nắm vận mệnh triều Trần, Trần Quốc Tuấn, người được chính sử Việt nghe rằng “giặc Bắc… thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên,” và khi chết đi trở thành ông thần trừ tai dịch. Những lời phát ra khi chiến trận đang sôi động th́ phải thật là cương quyết, nhưng khi trả lời vua trên giường bệnh th́ thật cân nhắc, tính toán, có dành ẩn số may rủi cho tương lai như trong lời trối bảo san bằng mả để người sau (Nguyên!) không biết chỗ nào mà đào báo thù.
Mối lo đó không phải chỉ là của Trần Quốc Tuấn mà c̣n tác động đến cả tông tộc Trần. Dù thắng trận, Trần cũng trải nghiệm được sức mạnh của đối phương do đó đă trở nên nhẫn nhịn hơn một khi thấy đó là cách tránh được nạn binh đao, như cách thức bày tỏ qua lại trong chuyến tiếp sứ thần Trương Lập Đạo của Nguyên (1291). Nhưng cũng v́ tư thế ép ḿnh thấp hơn nhiều so với thời Lê, Lí giao tiếp với Tống mà h́nh thành một mối tương quan phiên thuộc Thiên triều thấp kém về phía nước nhỏ càng lúc càng được biện minh để tự coi là một h́nh thức ngoại giao khôn ngoan cho măi đến bây giờ.
Nhưng rốt lại cuộc chiến dữ dội đă đem lại kết quả vượt quá ngoài toan tính của người thắng trận. Đất nước Trần trở nên thống nhất hơn, các địa phương tan nát hoặc bị san bằng dưới chân các toán quân đi qua sẽ đầu phục vào lực lượng chủ yếu ở Thăng Long. Tinh thần riêng biệt “Đại Việt” trở nên đậm nét hơn, như lời hănh diện của người gia thần được nâng cấp thành sứ thần, Nguyễn Đại Phạp, bài bác ông chủ vương hầu cũ: Trần Ích Tắc. Bản đồ bên trong Đại Việt phải vẽ lại sau chiến tranh. Không có chứng cớ nào rơ hơn với trường hợp xứ Bàng Hà của họ Mạc: Tụ tập dưới quyền Trần Quốc Tuấn để chống giặc nhưng lại hàng giặc, sau chiến tranh cùng với hương Ba Điểm, bị đày cả “quân, dân” mà vẫn c̣n sót lại ông trạng Mạc Đỉnh Chi phục vụ triều đ́nh, và có vẻ cũng c̣n con cháu sẽ tung hoành “phản bội” hay phục vụ “chính nghĩa” về sau.
Thời hậu chiến
Mục đích kiểm soát vùng biển Đông Nam Á chưa đạt th́ cuộc chiến trên bộ phía nam của Nguyên chưa kết thúc. Nó chỉ bị băi bỏ khi người chủ trương, Hốt Tất Liệt – Nguyên Thế Tổ, mất đi (1294). Và thời gian giữa đó là những trao đổi giao tiếp sứ thần, thanh toán những tồn đọng của cuộc chiến trước, mỗi bên hi vọng đạt được mục đích của ḿnh mà không phải dấy động can qua. Trần lại tiếp tục xưng thần, chịu làm phiên thuộc, miễn là không phải bị chiếm đóng. Chiêm Thành cũng vậy. Tuy nhiên các cuộc chuẩn bị Nam chinh của Nguyên cùng những chuyến họ tung ra ngoài hải đảo năm 1292 vẫn khiến hai nước Việt Chiêm phải lo đề pḥng. Và như thế th́ phải khai thác sự liên minh có sẵn.
Mục đích chính trị chiến lược của Trần Nhân Tông chỉ được sử quan nho gia sau này nh́n theo khía cạnh kiêu căng tộc đoàn nên chúng ta bây giờ chỉ biết qua việc hôn nhân của Công chúa Huyền Trân và Chế Mân (1306). Nhân Tông đă sang Chiêm Thành từ tháng 3âl. đến tháng 11 (1301). Ngày tháng đi, về cho ta đoán là đă theo thuyền, phương tiện quen thuộc của tông tộc nương theo quy luật gió mùa trong vùng. Tuy nhiên nên chú ư đến hai chữ “vân du” dành cho ư nghĩa chuyến đi: Nhân Tông đă sang nước khác dưới lốt một hoà thượng để làm việc giao ước.
Tôn giáo đă làm cho con người liên kết, nhận ra nhau trong cả trường hợp đối địch, xung khắc nhất như đă thấy lúc Sài Thung tiếp Trần Quốc Tuấn. Và bây giờ Nhân Tông với tư cách Đệ nhất tổ của một phái Phật Giáo, phái Yên Tử, qua một nước đang là đồng minh hẳn c̣n có nhiều thuận lợi hơn. Dấu hiệu Phật Giáo của Trần đă thấy ở đầu đời, lúc Trần Thừa sai đắp tượng Phật để thờ trong các đ́nh trạm nghỉ mát (1231) – một việc không ngờ lại phát triển theo với thời gian thành một sinh hoạt phồn tạp ở đơn vị hành chính cơ sở Đại Việt. Phật tử Thái Tông không chịu lấy chị dâu, bỏ kinh thành lên chùa. Bản quyền Khoá hư lục được chấp nhận gán cho ông nhưng vẫn phải gây nghi ngờ v́ sự thông thái của nó, không hợp với lời nhận xét của sử quan, rằng ông nên người v́ nhờ “tư chất tốt đẹp trời phú cho (chứ) chưa có học thức.” Không thấy con ông, Thánh Tông có dấu hiệu sùng mộ đến mức bỏ đi tu như ông vua tiếp. Tôn giáo đẩy con người vượt lên trên vị trí trần thế của ḿnh th́ cũng khiến cho kẻ cầm quyền nhận ra có thể dựa vào nó để đề cao tính chất ưu tú của tông tộc. V́ thế Lí Cao Tông mới xưng là Phật, hơi vụng về của buổi khởi đầu thu nạp c̣n Trần Nhân Tông trí thức hơn, chứng tỏ nơi các kinh sách sáng tác, th́ để tôn xưng là Giác Hoàng Điều Ngự – danh xưng tập họp hai thế lực tôn giáo (Phật) và trần thế (Vua) như cách ông lên Yên Tử mà có nữ quan và cung nữ theo hầu!
Kết quả tàn huỷ của chiến tranh phát sinh t́nh trạng “đói to” của các năm 1290, 1291, (rồi 1301) “dân nhiều người bán ruộng đất, bán con trai con gái làm nô t́ cho người, giá một quan tiền” – bằng ba thăng gạo! T́nh h́nh khốn đốn đó khiến một lần ông vua phải than với sứ Nguyên Trương Lập Đạo (1292), cộng thêm kinh nghiệm điêu đứng của bản thân trong cơi nhân sinh hẳn cũng tác động đến ư thức tu tập của Nhân Tông. Ông vua làm gương cho mọi người, thế là sứ thần Nguyên th́ thấy người dân cạo trọc đầu c̣n nho sĩ trong nước th́ than không ai nghe đạo Thánh của ḿnh! Ư thức tôn giáo bao trùm và thân cận như thế hẳn giúp Trúc Lâm Đại sĩ với đệ tử ê a kinh tạng, dễ dàng đi vào đất Chiêm hơn là với vai tṛ của ông chủ nước Nhân Tông mang quân lính giáo mác theo. Và cảng T́ Ni không c̣n phải lo đề pḥng quân Nguyên nữa nên dễ dàng đón Nhân Tông.
Tôn giáo chính của Chiêm là phái Siva nhưng cũng thờ đủ Tam thần của Ấn Độ Giáo. Đă thấy những nhóm thương nhân Hồi Giáo tụ tập trên vùng Panduranga từ thế kỉ XI nhưng có vẻ chưa phát triển lắm v́ đă gây mầm cát cứ dẫn đến đánh dẹp như ta đă thấy. Phật Giáo có mức độ chính thức và di tích để lại không xa thời lập quốc, ở trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) trong thế kỉ X, c̣n vương triều Vijaya th́ vẫn có dấu hiệu triết lí Đại thừa được thấu hiểu trong vương hiệu, trên bia tượng ở thế kỉ XII. Vua Trần cũng không nề hà chuyện bùa chú để cho ư niệm Phật-Vương (Buddha-raja) không xa rời ư niệm Thiên-Vương (Deva-raja). Thế là đủ có một chừng mực hoà hợp vượt lên trên các mâu thuẫn cung đ́nh. Cho nên đồ án văn h́nh mây xuất hiện trên các trang trí ở tháp Mắm, con rồng Trần thấy ở tháp Hưng Thạnh (Quy Nhơn) và thật rơ rệt là ba chốt gạch mang chữ Hán “trần” mới t́m thấy (2004, 2006) ở Mĩ Sơn. Giống như chữ “Trần” trên các đồng tiền, chỉ danh tông tộc tôn quư của Đại Việt ở đây cho thấy đó là chứng cớ sót lại về một thứ công quả của Nhân Tông đóng góp vào Thánh địa trên đường vân du.
Áp lực của Nguyên tuy đă nhẹ đi sau cái chết của Hốt Tất Liệt nhưng phải có một thời gian mới tác động đến Đại Việt cho nên các phe yếu vẫn phải t́m cách thế liên minh. Nhân Tông thuộc thế hệ chiến tranh nên thấy hôn ước với Chiêm Thành là cần thiết. Người kế nghiệp lại thuộc vào một thế hệ khác, mang tâm t́nh và những mối lo toan khác, tuy cũng có lúc những vấn đề cũ bất chợt lại nổi lên làm phức tạp thêm t́nh h́nh mới. Cho nên việc thực hiện hôn ước đă phải kéo dài đến 5 năm, phải qua sự nhắc nhở phía Chiêm Thành (1305), chắc không phải v́ ham gái Việt mà cũng v́ lo cho sự an toàn của xứ sở ḿnh. Hôn ước bị cản trở thêm bởi v́ với thời gian, lớp nho sĩ tuy c̣n nằm ở địa vị gia thần nhưng cũng đă ngoi lên trong thứ bậc triều đ́nh, đông đúc hơn. Họ gồm nhiều nguồn gốc nhưng phần lớn lúc đầu là ḍng dơi công thần, tiểu thủ lĩnh đời Lí, nấp làm gia thần của tông tộc triều mới tuy vốn ít học nhưng đă cố vươn lên trong lănh vực trí thức cho xứng địa vị trọng quư nên nuôi người, mở khoa thi thu nạp nhân tài. Đó là trường hợp trạng nguyên Bạch Liêu của triều đ́nh mà làm “môn khách” cho Trần Quang Khải, trường hợp Mạc Đỉnh Chi với Trần Ích Tắc, Phạm Ngũ Lăo, Trương Hán Siêu… với Trần Quốc Tuấn; đó là “tên biên chép” (“thư nhi”) của Trần Quang Xưởng sẽ làm sứ thần đi Nguyên… Họ đă có tiếng nói trong triều, có điều chỉ vừa đủ để được chú ư nhưng vẫn không đủ mang tính quyết định.
Đỗ Khắc Chung được mang họ Trần, làm hành khiển, ngang tàng hơn nhưng vẫn vướng víu quá khứ khi suy giảm uy thế. Đoàn Nhữ Hài đội sớ xin tội cho ông vua con, mang uy thế sứ thần đến Chiêm, dựa vào vua đời nay mà hặc tội ông công thần Trần Khánh Dư ngang tàng của vua trước. Ư niệm thánh giáo học được trong kinh sách về tính cách vương hoá khiến cho nho sĩ Đại Việt phát sinh ư thức tự tôn, bắt đầu khinh miệt các nước yếu thế, các tập đoàn nhỏ chung quanh – khinh miệt không phải cho là căn cứ vào sức mạnh mà là dựa thế “văn minh” hơn. Cho nên hôn ước Huyền Trân phải chậm lại. “Các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiều người mượn chuyện vua Hán gả Chiêu Quân cho Hung Nô, làm thơ quốc ngữ để châm biếm việc đó.” Sự mù quáng với kinh sách đă được chứng thực lần đầu với nho sĩ Việt Nam: Họ không biết rằng Hán gả Chiêu Quân v́ yếu thế chứ không phải là ban phát ơn huệ. Rốt cục đối với việc gả Huyền Trân uy thế tông tộc Trần vẫn phải mang tính quyết định: “Các quan trong triều cho là không nên” nhưng người tán thành là Trần Đạo Tái, con của Đại Vương / Tướng quốc Trần Quang Khải, và Trần Khắc Chung, một nho sĩ đă trở thành Trần.
Dù sao th́ một ngày trong năm 1306, Huyền Trân cũng về với Chế Mân, đổi thêm được hai châu Ô, Lí như thêm một lí lẽ lấn át sự tự tôn của nho gia. Mảnh đất từ biên giới kéo dài đến Quảng Nam ngày nay tuy c̣n nằm trong ṿng tranh chấp mà ưu thế đang thuộc về Trần – và một phần sau này có lúc trở lại với Chiêm, nhưng Trần đă có quy định mua bán ruộng đất phải có giấy tờ chứng tá kí tên, th́ việc chiếm đất bằng hôn ước hẳn là đáng chấp nhận, v́ có tính cách công khai chính thức hơn là cứ xua quân lấn chiếm.
Năm sau (1307), Chế Mân chết, Trần sợ Huyền Trân bị đốt theo nên sai người cướp về. Kẻ thi hành phận sự tuy lănh trách nhiệm v́ thấy ḿnh là người tán thành hôn ước nhưng rơ là việc gian nan đó không có ai khác chịu kê vai gánh lấy. Trần Khắc Chung biết điều ấy nên dẫn Huyền Trân loanh quanh trên biển mà không sợ ai bắt tội – kể cả sau này bị Quốc Tảng mắng th́ cũng chỉ tránh né là được rồi. Như thế cuộc hôn nhân giữa hai gia tộc đă không kéo dài để mối liên kết hai nước được bền lâu hơn. Chỉ v́ như đă nói, thời thế đă khác, đă có đổi thay trong triều chính, xă hội Đại Việt cũng như Chiêm Thành khi thoát được áp lực bên ngoài để trở về với những điều kiện phát triển khu vực.
Quanh đầu thế kỉ XIV, lớp người thời chiến tranh chống Nguyên đă bắt đầu rơi rụng. Trần Quang Khải ít thọ nhất (1294), Trần Quốc Tuấn ra đi (1300) gây lo lắng cho Anh Tông, Nhân Tông cũng không thể nhờ Phật pháp kéo dài sinh mệnh (1308), Trần Nhật Duật bền dai hơn (1330) nhưng cũng chỉ giữ nhà khi Anh Tông thân chinh (1312). Trong lúc đó th́ đă có lớp người mới nối nhau tiến lên thay đổi bộ mặt đất nước. Điểm thời gian tượng trưng cho sự thay đổi trên tộc cầm quyền là lúc có chuyện xăm h́nh rồng mà cũng t́nh cờ là lúc sắp chuyển đổi thế kỉ (1299). Ông thượng hoàng Nhân Tông buộc con xăm rồng ở đùi để nhớ truyền thống “người Miệt Dưới” nhưng Anh Tông trốn lánh v́ ḿnh đă đứng đầu nước. Ông thượng hoàng từng đe dọa truất quyền vua khi thấy con say rượu nhưng lần này lại không nổi giận mà bảo xăm cho người khác v́ bản thân ông cũng thấy truyền thống “đời đời làm nghề đánh cá” đă xa quá rồi, cái truyền thống ông muốn níu kéo lại mà con ông, thuộc thế hệ khác, đă phủ nhận để nhắc nhở ông, và nhờ đó ông đă thấy ra. Rồi theo với người trên, quân sĩ dưới quyền cũng bỏ không xăm h́nh rồng nữa (1323). Tin tưởng truyền thống phai lạt dần, đến cả ư thức hệ mới của tông tộc cũng mất sinh khí. Lại cũng Anh Tông trả lời cho Huệ Đức Vương (một thân vương!): “Ông cha ta xưa thường ăn chay nên ta bắt chước theo, c̣n ích lợi ǵ th́ ta không biết.” Xă hội dưới quyền Trần do đó đă phức tạp hơn, được nhận rơ phức tạp hơn.
Không phải chỉ những tập thể xuất hiện mà c̣n là những con người riêng rẽ. Chính ông Anh Tông (lên ngôi 1293) của thời mới đă sử dụng một “nho sinh” Đoàn Nhữ Hài (1299) không qua bằng cấp để ông quan này bị phái khoa bảng chê “miệng c̣n hoi sữa.” Tuy vậy thể thức thi cử cũng đă chi li hơn (1304). Lớp nho sĩ thấy ra con đường tiến thân nên có Nguyễn Trung Ngạn 15 tuổi đỗ Tiến sĩ. Kết quả, khoảng niên hiệu Đại Trị (1358-1369, Dụ Tông) mới có tập thể “bọn học tṛ mặt trắng… thay đổi phép tổ tông… không xiết kể,” có ông Chu An dựa vào nhóm “học tṛ” của ḿnh, đ̣i chém quyền thần. Và rồi thế lực đó đă khiến ông Nghệ Tông tuy chê như trên nhưng cũng phải thấy ra một tập đoàn có tính cách khác với tông tộc của ḿnh, nên ghép một số người nổi bật vào Văn miếu với ông tổ Khổng Tử – cùng một phe, không ngại sử quan đời sau chê rằng ông Chu An cao quư không thể ngồi chung bàn thờ với ông Trương Hán Siêu “chơi với kẻ không đáng chơi,” với Đỗ Tử B́nh “tham lam ḅn vét” (lời Phan Phu Tiên), “lén đánh cắp vàng cống của Bồng Nga,” bỏ vua chết trận (lời Ngô Sĩ Liên)… Tính chất cá nhân trong đời công cũng được ghi nhận ở những người ít tăm tiếng khác. Có người giỏi ứng biến, tuy rằng từ đó cũng thấy dẫn đến sự bắt chước tầm thường (Trịnh Trọng Tử 1310) có thể đi đến thói ranh ma (Hiệu Khả, 1327), hay tính chi li dẫn đến mức độ gàn bướng vặt vănh (Trần Cụ 1305)…
Đời sống thời b́nh trở nên buông thả hơn. Năm 1296, một ông Thượng phẩm (khoảng năm đó Phạm Ngũ Lăo mới chỉ là Hạ phẩm) đánh bạc bị vua sai đánh chết. Thế mà Trần Khắc Chung họp với Nguyễn Sĩ Cố (chết 1312), “cận thần” hầu Anh Tông, đánh bạc “hai, ba ngày, đánh thâu đêm suốt sáng, ngồi ngay trên giường đánh bạc mà húp cháo, không nghỉ…” không gặp phiền hà ǵ hết. Và sau này chính vua (Dụ Tông) cũng đánh bạc! Bức tường ngăn cách khắt khe giữa các tầng lớp bắt đầu rệu ră. Ta đă nói chuyện ông con út Thái Tông mê tiền của nhà Phạm Ngũ Lăo. Trần Khắc Chung tham ăn khen ngợi vợ con quân nhân – lớp người dưới đời Lí là nô, đời Trần cũng không hơn mấy, ở ngay quê hương vua có giỏi văn học cũng không được thi cử, suốt đời làm lính để bảo vệ hoàng tộc. Trương Hán Siêu gả con gái cho tam bảo nô Nguyễn Chế “v́ mộ sự giàu có.” Điều đó chứng tỏ đà tăng tiến xă hội đă làm đảo lộn các tầng lớp khiến cho những kẻ có địa vị thấp kém không thể an tâm chịu đựng măi một khi có biến động lớn khuyến khích họ. Ngôn ngữ thường t́nh của dân chúng đi vào triều đ́nh trong sự kiện Nguyễn Thuyên được vua sai làm văn gọi cá sấu (1282), và cả chính vua làm phú ca tụng cuộc đời vui với Đạo (Phật). Chữ nôm có dấu vết trên thượng tầng quốc gia, tuy nhiên kẻ sĩ nôm c̣n ở địa vị thấp nên Nguyễn Sĩ Cố mang chức “Học sĩ (đọc/biết) Ngàn chương sách” cũng chỉ là một chức đặt ra để làm v́ mà thôi. Cũng như một ông bạn đồng liêu khác chỉ trông coi mấy cái mũ quan quân! Có vẻ như tiền tài đă mang danh vọng đến cho loại kẻ sĩ này v́ Nguyễn Sĩ Cố rất giàu, bằng cớ nơi lời Nguyễn Trung Ngạn làm thơ ca tụng mả ông “học sĩ”: Hiu hắt ngh́n mẫu tươi tốt như mây. Quan lại ganh ghét, bới móc, kèn cựa, có dịp th́ cũng đưa nhau đến chỗ chết, hệt như mọi tập họp quan quyền khác ở thế gian này.
Cũng dưới đời Anh Tông có sự đoạn tuyệt với Chiêm Thành trong trận chiến 1312 bắt Chế Chí, đặt người em vua cũ lên ngôi, chấm dứt một thời liên minh. Để chú ư tới những cuộc tràn lấn từ phía bắc, phía tây với những tập đoàn Thái lẻ tẻ, để những vấn đề địa phương nổi bật khi sự đe dọa lớn của Nguyên không c̣n nữa. Giữa thế kỉ XIII, nhóm Thái ở Menam chống ách Angkor, thành lập nước “Tiêm” ghi trong Bắc sử, mở rộng vương quốc xuống tận bán đảo Mă Lai. Một nhóm bộ tộc Thái từ Vân Nam tràn xuống, theo ḍng Nậm U đến Luang Prabang để đến đầu thế kỉ XIV th́ có nước Lan Xang Triệu Voi kề cận Đại Việt. Cho nên Đại Việt cũng thấy áp lực của các nhóm Thái tiên phong trên lănh địa của ḿnh, nhất là qua thung lũng sông Đà từ Ai Lao đến. Trần Nhật Duật thuyết phục hoà hoăn với nhóm Trịnh Giác Mật (1281) được coi như chiến thắng của văn minh, kiểu Quách Tử Nghi nhà Đường đối với Hung Nô. Nhân Tông thắng Nguyên rồi cũng phải lo chận biên giới phía tây (1290). Tuy nói rằng thắng trận nhưng các chiến dịch không phải không gặp khó khăn: bị vây (1295), chết tướng (Trương Hiển 1298), chống đỡ (1300) rồi cuối cùng cũng mất đất cho đến khi Minh Tông thân chinh (1329) vẫn không thấy dấu hiệu thắng trận, và năm 1335 vua thân chinh đi đánh phía Nghệ An th́ Đoàn Nhữ Hài bị chết đuối..
Trần c̣n phải đối phó với những vấn đề nội bộ để cho những tranh chấp tông tộc vào lúc ư thức độc tôn suy tàn dẫn đến sự tan ră của bản thân, dành nơi ngự trị cho những thế lực khác, trong cũng như bên ngoài biên cảnh.
Phụ lục
LÊ TẮC GHI NHẬN VỀ ĐẤT NƯỚC CŨ
Nước An Nam xưa là đất Giao Chỉ… Đàn ông lo làm ruộng, đi buôn, đàn bà lo nuôi tằm, dệt vải; ăn nói hiền hoà, ít ḷng ham muốn. Thấy người ở xứ xa trôi nổi tới nơi, họ hỏi thăm là lẽ thường. Người ở châu Giao, châu Ái th́ rộng răi, có mưu trí, người ở Hoan, Diễn th́ thuần tú, ham học, c̣n th́ đều khờ dại, thật thà. Dân hay vẽ ḿnh, bắt chước phong tục vùng Ngô, Việt. Liễu Tư Hậu có thơ: “Cùng đi tới xứ dân Bách Việt vẽ ḿnh.” Trời nóng, dân ưa tắm sông nên chèo thuyền và lội nước rất giỏi. Ngày thường không đội mũ, đứng th́ khoanh tay, ngồi th́ xếp bằng hai chân. Khi yến kiến bậc trên th́ quỳ lạy ba lạy. Tiếp khách dùng trầu cau, ưa ăn dưa, mắm và đồ biển. Uống rượu quá nhiều nên người gầy ốm, đến 50 tuổi đă khỏi đi lao dịch.
Thường năm, trước Tết hai ngày, vua ngự xe với các quan mặc triều phục mở đường đến tế điện Đế Thích. Ngày 30, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, quan làm lễ xong th́ có con hát tŕnh diễn đủ tṛ, tối qua cung Động Nhân bái yết Tiên vương. Đêm ấy có đoàn tăng đạo vào cung làm lễ đuổi ma quỷ. Dân gian mở cửa, đốt pháo tre, bày bàn trà rượu cúng tổ. Trai gái nhà nghèo không người mai mối th́ tự ḿnh phối hợp với nhau. Ngày Nguyên đán, canh năm, vua ngự trên điện Vĩnh Thọ cho con cháu, cận thần chúc mừng trước rồi vào cung Trường Xuân lạy tổ. Sáng ra vua ngồi điện Thiên An, các phi tần ngồi sắp lớp, cận thần đứng lộn xọn trước điện, có cử nhạc, con cháu, các quan dâng rượu ba lần rồi con cháu vua lên điện ăn tiệc, quan trong ngồi nơi điện nhỏ phía tây, quan ngoài ngồi hai bên hành lang, ăn uống xong đến trưa th́ ra về. Các thợ khéo làm một cái đài Chúng Tiên hai tầng trước điện, chỉ một lúc th́ xong, vàng ngọc sáng chói. Vua ngồi ăn trên đó, các quan làm lễ chín lạy, chín tuần rượu rồi giải tán.
Mồng Hai các quan làm lễ ở nhà. Mồng Ba vua ngồi trên gác Đại Hưng xem con cháu và các quan đánh cầu thêu, bắt được bóng không rơi xuống đất là thắng. Bóng dệt bằng gấm, lớn như nắm tay trẻ nhỏ, có tua đến 20 sợi. Mồng Năm làm lễ Khai hạ, ăn yến xong th́ thả cho dân đi lễ chùa miếu, vườn hoa. Đêm Nguyên tiêu (rằm) trồng những cây đèn giữa sân rộng, gọi là đèn Quảng Chiếu, sáng rực rỡ khắp nơi, trên trời dưới đất, các sư đi quanh tụng Kinh, các quan lễ bái, gọi là “Chầu Đèn.” Tháng Ba lập đài Xuân, con hát hoá thân làm mười hai vị thần đứng múa hát. Vua coi lực sĩ, trẻ nhỏ tranh đua các tṛ trên sân, ai thắng th́ được thưởng. Các vương hầu cỡi ngựa đánh cầu, quan nhỏ th́ đánh cờ, đánh bài, đá bóng, đủ thứ.
Ngày Hàn thực th́ tặng nhau bánh cuốn, Mồng Bốn tháng Tư, con cháu vua và cận thần hội nhau ở miếu Thần Núi, thề trung thành với vua, không có chí khác. Mồng Tám tháng Tư mài trầm hương, bạch đàn dầm nước tắm tượng Phật, cúng Phật bằng bánh giầy. Tết Đoan dương (5 tháng 5) làm nhà gác giữa sông, vua ngồi coi đua thuyền. Ngày Trung nguyên lập hội Vu Lan Bồn cúng tế, siêu độ cho người chết, không tiếc tốn hao. Ngày Trung thu, Trùng cửu là ngày các quan vui vầy, thưởng ngoạn. Ngày mồng Một tháng Mười làm tiệc cúng ông bà, gọi là cúng Cơm mới, cho các quan xem gặt, săn bắn làm vui. Tháng Chạp lại cúng ông bà như trên. Theo Gia lễ, ngày Lập Xuân ra lệnh các tông trưởng (?) giắt trâu đất, xong cho các quan cài hoa vào dự tiệc. Về lễ Hôn thú th́ trong tháng xuân, người mối bưng tráp trầu cau đến nhà gái hỏi. Xong, tặng lễ vật, nhà giàu từ trăm đến ngàn, dân thường th́ giá trăm là đủ số. Nhà nào coi trọng lễ nghĩa th́ không kể ít hay nhiều. Cách để tang, nhà cửa, đồ dùng hơi giống Trung Quốc.
Nhạc khí th́ có trống cơm của Chiêm Thành, kiểu tṛn và dài, nghiền cơm dán bịt hai đầu, vỗ th́ tiếng trong, rơ ràng. Hợp với kèn loa, ống tiêu, xập xoả, trống lớn gọi là Đại nhạc, chỉ Vua mới dùng, c̣n nhà tôn thất, quan th́ dịp đám tang, đám cưới mới được dùng. Tiểu nhạc gồm cầm, đàn tranh, t́ bà, bảy dây, hai dây, ống địch, ống sáo, kèn quyển gọi là tiểu nhạc, ai cũng dùng được. Nhạc khúc th́ có Nam Thiên Nhạc, Ngọc Lâu Xuân, Đạp Thanh Du, Mộng Du Tiên, Canh Lậu Trường không thể kể hết. Hoặc dùng thổ ngữ phổ vào âm nhạc để tiện ca ngâm. Các bài ca nhạc gợi được mối t́nh hoan lạc, sầu oán. Đó là tục người An Nam vậy.
(Phỏng theo bản dịch An Nam chí lược, Đại học Huế 1961)
CHƯƠNG VIII:
NHỮNG NGƯỜI VÙNG “TRẠI”
Họ Hồ vùng Trại và sự chuyển dịch trọng tâm Đại Việt
Nhà Hán khi chiếm phần lănh thổ phụ thuộc phía nam của Nam Việt đă ư thức rằng nơi đó có hai phần riêng biệt nên đặt hai tên là Giao Chỉ và Cửu Chân. Tên Giao Chỉ c̣n đưọc giải thích quanh co trong ṿng văn hoá hán chứ tên Cửu Chân thật là vô vọng, chỉ có thể hiểu theo ông Nguyễn Duy Hinh là một tên phiên âm địa phương. Điều đó càng tỏ rơ thêm tính chất riêng biệt của một vùng mà lịch sử về sau vẫn đ em lại nhiều chứng cớ khiến cho Lí khi dời đô ra Thăng Long đă gọi đây là vùng Trại, thấp kém hơn so với vùng Kinh họ đang ngự trị. Dưới mắt Lí Thái Tổ, dân châu Diễn ngu dại làm càn khiến ông phải đem quân dạy dỗ. Trần gốc biển nối tiếp Lí, khi mở khoa thi, lúc đầu không phân biệt (1247), sau cũng nhận ra để chia làm Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên (1258). Tuy nhiên tính chất toàn cục chịu đựng chung một nền văn hoá Hán, một lề lối cai trị chung của các triều đại Hán Đường đă bào ṃn sự khác biệt vốn chỉ nổi lên trở lại khi chính quyền độc lập c̣n suy yếu nhưng cũng sẽ dần dần t́m cách kết hợp với nhau trong t́nh thế các lănh tụ địa phương tranh nhau làm chủ nước. Hoa Lư như một điểm lưng chừng đă có họ Lê vướng víu từ Thanh Hoá đến giành quyền, vang vọng thêm một dấu ấn Chàm từ rất xa phía nam. Phía xa đó, với kinh nghiệm lịch sử về một tập họp hung hăng mà yếu ớt khiến cho các triều đại Thăng Long coi thường, đem quân lấn chiếm sau khi đă rải người thân thuộc cai trị yên tâm trên vùng Trại.
Tuy nhiên, lại cũng v́ khả năng có hạn, Lí với tính cách ông chủ ruộng lớn lại phải chịu đựng một liên minh với các vọng tộc vùng phía nam mà đặc biệt là với tộc họ Lê. Không hẳn những người này đều xuất phát từ một nguồn gốc nhưng các họ mang một chữ Lê cứ ẩn hiện thường trực như một thế lực không thể coi thường ở vùng Trại này – một chừng mực nào đó có thể coi như trường hợp họ Nguyễn thời cận đại. Đă có Lê Lương của thời Đinh, dây dưa ruộng đất mất từ lâu mà hơn một thế kỉ sau c̣n đ̣i lại được một phần dưới đời Lí. Không cần kể đến Lê Văn Thịnh, Lê Văn Hưu, Lê Tần (Phụ Trần)… Có một Quan sát sứ họ Lê nuôi Lê Hoàn, đẩy vào nắm quyền quân sự của Đinh. Nguyễn Phu, thứ sử châu Ái thời Đông Tấn (thế kỉ IV) truyền ḍng đến thế kỉ XIII mà một người đă bỏ họ Nguyễn, làm con nuôi Lê Bổng – hẳn không phải là kẻ tầm thường, để mang tên Lê Tắc lưu danh với tập An Nam chí lược. Có một họ Hồ, tự thân đă có thế lực riêng chen vào làm pḥ mă của triều Lí mà c̣n làm con nuôi họ Lê, đủ phối hợp danh vọng hai ḍng họ để đi vào tông tộc Trần đầy kiêu ngạo, sinh ra vài ông vua (Hiến Tông, Dụ Tông, chưa kể Nghệ Tông…) dần dà thay đổi triều đại.
Sử chỉ ghi Quư Li xuất hiện từ sau cuộc lật đổ Dương Nhật Lễ, từ lúc Nghệ Tông lên ngôi (1370) nhưng Nguyễn Thánh Huấn, ông ngoại Quư Li, đă có mặt trong đời Thánh Tông (1274), rồi với hai người cô lấy Minh Tông, hương Đại Lại của ông đă có thực lực để mang danh nghĩa phục hồi họ Trần. Nghệ Tông lấy việc làm vua là sự bất đắc dĩ nhưng bản tính nhút nhát cũng là cơ sở cho việc ông ra những chỉ thị thu hồi các cải cách có từ trước. Đời Dụ Tông, sử quan chỉ nhấn mạnh đến việc chữa bệnh liệt dương của ông cùng nhân vật Trâu Canh, không cho thấy những cải cách xảy ra vào niên hiệu Đại Trị (1358-1369), khi Dụ Tông thoát sự kềm kẹp của ông Thượng hoàng. Chúng ta chỉ biết những cải cách của “bọn học tṛ mặt trắng được dùng… đem phép cũ tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc… như về y phục, âm nhạc.. không kể xiết” qua lời Nghệ Tông thôi. Nhưng cũng có thể thấy rằng với sự mở mang học vấn, tổ chức khoa cử cần thiết cho việc cai trị, lớp nho sĩ càng lúc càng hiện diện đông đảo trong triều đ́nh tuy c̣n thấy cô thế trong dân gian và c̣n phải ép ḿnh dưới tông tộc chủ nước.
Chiến tranh với Nguyên thu nhận một lớp người Tống không phải chỉ làm việc phụ trợ quân lực Trần Nhật Duật mà c̣n có ảnh hưởng trong việc buôn bán, sản xuất, thêm một lớp nho sĩ Tống thúc đẩy kiến thức của nho sĩ nội địa khiến cho họ càng thêm kiêu hănh. Tù binh Nguyên không phải chỉ Mông Cổ mà phần lớn là cựu dân Tống mang những kiến thức, sinh hoạt mới. Khuất lấp th́ có thể nh́n sự phát triển của gốm Chu Đậu đồng thời với gốm G̣ Sành phương nam để thấy có vai tṛ của người thợ Tống. Trâu Tôn có con là Trâu Canh – như một sexologue thực thụ đời nay, làm ngự y đủ mức độ uy tín cần thiết đến mức thoát qua tai nạn quậy phá trong cung, Đinh Bàng Đức với tṛ leo dây làm xiếc, Lí Nguyên Cát đem hát bội vào cung (1362) ít nhiều ǵ cũng là nguyên cớ gây cuộc đảo lộn 1370. Mặt khác, Nghệ Tông cũng thấy đủ về thời thế thay đổi để vuốt ve nho sĩ: Mở lại các cuộc thi thái học sinh, thi Đ́nh bỏ lửng từ lâu, khen Chu An, đưa người cùng nhóm vào thờ chung trong Văn miếu không nệ nguyên tắc đạo lí của phe Nho kẽ vạch…
Trở về với “phép cũ của tổ tông,” Nghệ Tông bảo vệ chặt chẽ nguyên tắc nội hôn bên trong, bên ngoài củng cố quyền lợi của các vương hầu tông tộc. Vương hầu khai thác đất bồi để mở rộng điền trang thành giàu có thêm. Nhưng với vai tṛ làm chủ trên cao, họ không trực tiếp trông coi sản xuất mà để cho các nô t́ quản lí. Và cũng như trường hợp Nguyễn Chế, nô trên đất chùa Quỳnh Lâm lấy con gái Nguyễn Trung Ngạn chủ chùa theo lệnh vua, nô vương hầu trở nên giàu có như trường hợp xa về sau (1420) Lê Ngă, nô của Trần Thiên Lại, xưng vương. Đă có những nhà giàu vào đánh bạc với vua (1362), nhà giàu cứu đói (1358, 1362) theo cầu cứu của triều đ́nh. Chùa, điền trang thu nhận thêm nhân lực những khi đói kém (1343, 1344) mà không giải quyết nổi thiên tai bởi v́ lúc này hệ thống đê điều bắt đầu cho thấy nhược điểm của chúng là ngăn chặn ḍng chảy không ứng cứu được vùng khai thác một khi gặp hạn hán. Thế là có những cuộc cướp bóc của “gia nô các vương hầu,” những người mang địa vị xă hội thấp kém nhưng thực ra có quyền lợi trên các mảnh đất nuôi sống họ, khiến dẫn đến những cuộc nổi loạn lớn như của Ngô Bệ (1344-1360), như người tên Tề xưng là cháu ngoại của Hưng Đạo Vương (1354), khai thác mối mâu thuẫn cũ cứ tưởng là đă tàn từ lâu.
Từ Thăng Long người ta đă thấy mối nguy hại của các điền trang rộng lớn, của các gia đ́nh giàu có nên Dụ Tông cho kiểm kê gia sản để xén bớt quyền lực, và bà Thái hậu họ Lê th́ không cho vương hầu hưởng thêm đất băi bồi. Thế nhưng Nghệ Tông đă chận đứng các cải cách ấy lại chỉ v́ nh́n cái thế lung lay của bản thân mà muốn giữ sự vững vàng của tông tộc. Và mở rộng ra là tập đoàn dân chúng cai trị dưới tay nên có lệnh đồng nhất hoá, cấm quân dân không được mặc áo, chải đầu theo người phương Bắc và nói tiếng Chiêm, Lào (1374). Hẳn là với sự hồi phục trong khoảnh khắc ấy mà người kế ông, Duệ Tông, cuối cùng thấy đủ tự tín đem quân đánh Vijaya dẫn đến cái chết thảm thương (1377). Thấy mọi toan tính vực dậy triều đại đều thất bại, Nghệ Tông đành buông tay, trao quyền hành động vào người mới: Lê/Hồ Quư Li.
Câu “Con giết cha, tôi giết vua không phải một ngày mà có…” có thể áp dụng ngay chính vào trường hợp thay đổi triều đại. Hồ Nguyên Trừng, con Quư Li, mấy mươi năm sau ở Trung Quốc nhớ về đất cũ vẫn gọi Nghệ Tông là Thái Vương với đầy giọng thân thương, kính trọng. Quư Li chỉ muốn làm người pḥ tá vua nhỏ như ư ông lúc dùng thiên Vô dật, tương truyền là của Chu Công Đán dạy Thành Vương lúc xưa. Chưa đủ tự tín nên khi nghe Phế Đế bàn mưu giết (1388), ông tính chuyện chạy trốn, tự tử chứ không dám chống cự. Măi đến khi tay chân bày mưu lợi dụng mối căm ghét nín lặng của ông thượng hoàng giạn ông vua giết người con cưng (Trần Húc), lúc bấy giờ ông mới bạo gan làm việc nhờ cậy cầu may để phế vua. Cho nên những rắc rối chuyển tiếp triều đại cho thấy sự tăng tiến dần quyền lực của phe Quư Li trước sự chống đỡ lùi dần của phe Trần, trong đó có khi Quư Lí c̣n phải trừ bỏ vây cánh dao động của chính phe ḿnh như lúc giết Nguyễn Đa Phương (1389). Thế rồi cái chết của Nghệ Tông (1395) làm mất một vướng mắc t́nh cảm và uy thế tượng trưng, Trần Khát Chân gây bạo động thất bại (1399) như một vùng vẫy cuối cùng của tông tộc Trần, đất nước Đại Việt theo đà chuyển sang triều mới (1400).
Đất Trại tuy bị coi thường nhưng không phải lạc hậu như người ta tưởng. Có trại trạng nguyên là một bằng cớ tích cực. Trong khi họ Trần làm vua mà chỉ ghi được 5 đời trên đất Việt c̣n về trước lại mù mờ phân vân, th́ họ Hồ biết rơ ông tổ từ thời Ngũ Đại cả nửa ngàn năm về trước ở nước Tàu xa, từng làm thái thú châu Diễn, khi thuộc địa độc lập th́ xuống thành trại chủ, gả con cho ḍng vua mới, di chuyển làm con nuôi nương tựa họ Lê, ngoi lên len được vào cung Trần… cả một quan niệm tông phả theo văn hoá Hán được áp dụng liên tục để ghi nhớ ḍng tộc. Trong sử, phần thương mại bị khuất lấp thường được cho là do quan niệm thiên lệch của các sử gia nho thần, nhưng thật ra cũng nên lưu ư rằng trách nhiẹm đó cũng thuộc về các ông vua chỉ lưu tâm nhiều đến phần ruọng đất của ḿnh. Thế mà tuy thoáng qua chúng ta thấy sử cũng ghi các thương cảng châu Diễn thời Lí hay có thuyền buôn ghé bến, măi đến khi bị cát bồi lấp, thương cảng Vân Đồn mới trở nên quan trọng hơn (1349) khiến Trần phải đặt quan giám sát, thu thuế. Có giao tiếp với bên ngoài nên kiến thức thông thoáng hơn, điều đó chứng tỏ trong các cải cách của Hồ Quư Li.
Bản thân Hồ cũng không thoát ṿng Nho học chung nhưng ở cái thế phải phân trần cho vị trí người phụ chính của ḿnh, ông đă đề cao Chu Công, bài bác Khổng Tử khiến Ngô Sĩ Liên phải tức giận. Dù sao th́ cũng xuất thân từ địa phương, không phải ḍng dơi hoàng tộc đương thời nên ông đă đem tiếng nói thông thường vào cung cấm qua sách vở dịch thuật, dằn bớt sự kiêu ngạo cao vời của lớp người mang truyền thống cách biệt kia. Tuy trông chừng nho sĩ nhưng Hồ vẫn thấy phải khuếch trương việc thi cử chi tiết hơn, có cấp bực hương, hội định ḱ (1396) rồi tổ chức học vấn phổ biến hơn, không phải chỉ ở kinh đô mà c̣n ở các phủ, lộ đặt học quan, cắt riêng ruộng đất cung ứng việc dạy dỗ, đèn sách (1397). Một thế hệ nho sĩ khác thành h́nh thay thế lớp nho sĩ đầu Trần tàn tạ, thấy ḿnh bất lực không xiển dương nổi đạo Thánh, mệt mỏi bám vào quư tộc Trần Nguyên Đán đầu hàng thời thế.
Hồ sử dụng người của Trần loại ra như với trường hợp hai người con rể của Trần Nguyên Đán, những kẻ “vói cao” gặp may trong riêng tư mà không thoát quy định tầng cấp đương thời nên Nghệ Tông không dùng. Đă có người trong số mới đào tạo may mắn ngoi lên phục vụ sau thời Minh thuộc. Nguyễn Trăi có cả một tập thơ “quốc âm” hẳn cũng là thừa hưởng từ thời lao đao đẳng cấp. Nho sĩ mới học nhiều nên dài lời hơn. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều danh sĩ đương thời làm bài Phú con ngựa lá (có mặt Nguyễn Phi Khanh) để tán tụng con bọ ngựa xuất hiện lúc Hồ Quư Li xây thành Tây Đô. Thời đại của hào sĩ đă qua, nho sĩ thoát địa vị gia thần sắp bước vào địa vị “quốc thần” để tán tụng một h́nh thức chủ mới. Văn xuôi chuyển qua truyện tích, sử kí để lại Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử lược với ư thức tự cường từ thời chống Nguyên gây nên tính tập đoàn dân tộc rành rẽ hơn qua việc bài xích sinh hoạt phương Bắc, ḱ thị tiếng nói khác (Chiêm, Lào) có từ lâu bên trong tập đoàn của ḿnh. Nho sĩ tô điểm thêm những truyện tích địa phương bằng kinh sách học được ở phương Bắc, tom góp nhiều nhân vật kết thành một hệ thống hợp lí bênh vực tính riêng biệt cho đất nước họ đang sống. Cho nên ông thổ địa Phù Đổng đă thành người hùng cỡi ngựa sắt cứu nước (Tạ Thiên Huân: “Quá Phù Đổng độ”), núi Tản Viên có Mị Nương (Nguyễn Sĩ Cố: “… Yết Tản Viên từ” 1294?) liên hệ với đền Hùng của thổ tù Thái trên đất Ngă Ba khiến cho danh tài Hồ Tông Thốc, dân châu Diễn – vùng Trại! người làm “trăm bài thơ trong một bữa tiệc” gây “tiếng dạy kinh sư,” đă làm một tổng hợp có đầu có đuôi cho một khởi thuỷ của nước Việt xa về phía Bắc, bao gồm cả hai vùng Kinh Trại, chỉ c̣n chờ sự chuẩn nhận của quyền bính trên cao. Việt nam thế chí, Việt sử cương mục của ông tuy c̣n rụt rè nhưng đă đặt căn bản cho Ngô Sĩ Liên đời sau lập nên hệ thống quốc tổ Việt. Rồi không phải chỉ ở khu vực văn học quen thuộc, lớp nho sĩ mới c̣n lấn qua các lănh vực đ̣i hỏi nhiều biến động hơn, như Vương Nhữ Chu trong cải cách mạnh về tiền tệ liên hệ đến sự đổi thay thuế khoá, tổ chức an sinh xă hội.
Ư thức muốn làm mới, sự quen thuộc với thương nghiệp khiến họ Hồ thi hành việc tiêu dùng tiền giấy thay thế tiền đồng. Không biết những cuộc chạy loạn Chế Bồng Nga, cực nhọc cất giấu tiền đồng trong núi giữa đồng, trong tháp chùa tận xứ Lạng có ảnh hưởng ǵ đến quyết định này không? Không phải là một sáng kiến riêng mà chỉ là bắt chước của Trung Quốc bởi v́ với Minh ngang thời đại th́ đă là tiền giấy hẳn ḥi rồi chứ không phải là một thứ tín chỉ có mệnh giá (Phi tiền) của Đường hay vươn đến h́nh thức gần với tiền giấy (Giao tử, Tiền dẫn) của Tống. Thông bảo hội sao / “Tiền giấy lưu thông có vẽ h́nh” của Hồ (1396) được Toàn thư ghi sơ lược: “Giấy 10 đồng [đơn vị] vẽ rong, giấy 30 đồng vẽ sóng, giấy 1 tiền [1/10 quan] vẽ mây, giấy 2 tiền vẽ rùa, giấy 3 tiền vẽ lân, giấy 5 tiền vẽ phượng, giấy 1 quan vẽ rồng.” Có loại 30 đồng, 3 tiền chứng tỏ việc tính đếm có khoản không theo thứ tự thập phân mà theo lối 60 đồng một tiền, 600 đồng một quan c̣n thấy cho đến gần đây. (Và đơn vị xưa cũ này cũng xuất hiện như di vật khảo cổ, tồn đọng trong ư thức người cầm quyền Miền Bắc đă cho phát hành tờ bạc 30 đồng vào dịp cải cách Giá-Lương-Tiền những năm 80 của thế kỉ XX vừa qua.) Người ta khuyến khích việc sử dụng tiền giấy bên cạnh việc ép buộc, bằng cách cho đổi 1 quan tiền đồng lấy 1 quan 2 tiền giấy. Nhà nước cấm sử dụng tiền đồng, thu về cất ở các kho, không thấy nói để làm ǵ. Năm 1401 họ tung tiền giấy mua lúa lập kho thường b́nh để điều chỉnh thời giá. Thuế má cũng thu bằng tiền giấy theo luỹ tiến như một h́nh thức đánh vào quyền tư hữu. Năm 1403 khi quy định đơn vị cân đong, họ cũng định giá các tiền giấy trong trao đổi, không biết có khác với năm 1396 không.
Chính sách tiền giấy của Hồ Quư Li thất bại không những chỉ v́ nó đi theo một triều đại ngắn ngủi mà c̣n v́ nó chứa đựng sự bất hợp lí không có ngay ở nơi phát xuất: Trung Quốc. Ở xứ đó người ta có tính đến việc quy định ngang giá với quư kim để bảo đảm giá trị tiền giấy, điều đó không thấy nói trong cải cách của Hồ. Tiền giấy nhỏ nhất là 10 đồng đơn vị mà cấm lưu thông tiền đồng th́ những dịch vụ nhỏ hơn sẽ ra sao? C̣n lấy tờ 10 làm đơn vị th́ sự tăng giá hàng sẽ không tránh khỏi. Cho nên năm 1403, thấy có quy định trừng phạt các nhà buôn đồng ḷng chống đối, không nhận tiền giấy, tăng giá hàng. Tiền đồng c̣n phải qua ḷ đúc phức tạp, tiền giấy chỉ cần thợ khắc khéo tay nên chỉ ba năm sau khi ra lệnh thi hành là Nguyễn Nhữ Cái in tiền để dùng cho quân nổi loạn của ḿnh (1399). Tiền không có quư kim bảo đảm nên không dùng buôn bán với ngoài nước được (tiền đồng c̣n có giá trị kim loại tự thân của nó) cho nên chúng ta không rơ nhà nước có ư định giữ độc quyền ngoại thương hay không mà không thấy phổ biến chính sách nào khác.
Dù sao th́ một loại độc quyền như thế cũng gây va chạm quyền lợi với những thế lực khác trong nước, mà chính yếu là thế lực tông tộc Trần. Đă nói trang điền của tông tộc Trần mở ra trên đất bồi nên lănh địa càng lúc càng rộng thêm nhờ được phép chiếm các vùng phù sa mở ra trước lănh địa. Người ra tay chận đứng quyền lợi vô tạn ấy là bà Phi họ Lê của Minh Tông, nghĩa là không phải người họ Trần. Quyết định ấy bị Nghệ Tông đảo ngược (1371) cùng với việc huỷ bỏ lệnh kiểm kê tài sản của Dụ Tông. Thế rồi tuy Quư Li chưa dám đụng đến các đại vương và trưởng công chúa, nhưng lẹnh hạn chế danh điền năm 1397 chỉ cho phép sở hữu 10 mẫu ruộng, c̣n bao nhiêu nạp cho nhà nước chứng tỏ ư định tịch thu tài sản của tôn thất Trần vốn từ lâu dùng nô t́ đắp đê ngăn mặn khai khẩn ruộng, mở tư trang. Công cuộc kiểm kê tiến hành chặt chẽ hơn trong năm tiếp với việc cắm bảng tên xác nhận chủ nhân ngay nơi sở ruộng và việc lập địa bạ lưu giữ nơi công sở. Đi sâu vào cải cách th́ phải đ̣i hỏi quyền hành, mà quyền càng lớn th́ càng khiến cho tông tộc Trần lo lắng nên đă xảy ra phản ứng gây nên những vụ giết chóc lây lan cả đến những người từng phục vụ Quư Li. Tôn thất lớn chịu đầu hàng như Trần Nguyên Đán là hiếm cho nên lại cũng nổi lên hành động xưa cũ: Dời đô (1397).
Công việc xây dựng đô mới trên đất nay là làng Tây Giai, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, nơi xưa gọi là động An Tôn, ba bề núi, phía tây là sông Mă, mang tính cách một địa điểm quân sự cố thủ hơn là một thủ đô hành chính như một viên quan nhận xét: “Đất An Tôn chật hẹp. hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị…” Nhưng đó mới là ư định chính của Hồ Quư Li khi xác nhận xây thành “cốt ở hiểm..,” không màng nguyên tắc viển vông về “đức”. Điều này là bởi ảnh hưởng từ tính chất mới mẻ của triều đại, muốn chống đối với sự đe dọa của quân Minh do tông tộc Trần trông ngóng, cầu viện và đồng thời có thể cũng là lập một vị trí gần gũi hơn Thăng Long trong việc lấn lướt Chiêm Thành như các hành động về sau tỏ rơ. Công việc xây thành đá bên trong, thành đất phía ngoài với hào thành cùng với công tŕnh xây cất cung điện, nhà cửa, đường xá mà chỉ 3 tháng đă xong chứng tỏ lệnh được thi hành gấp gáp, vượt trên sức chịu đựng của dân chúng cho nên đă lưu truyền câu chuyện mượn của thời Tần xây Vạn lí Trường thành. Đến năm 1401 c̣n thấy có lệnh bồi đắp, sửa sang. Có thể người ta đă xây dựng trước những hạng mục cần thiết có tính cách thô phác, chính yếu c̣n th́ những phần phụ thuộc, tinh tế khác phải chờ thời gian. Cho nên cuối năm đó có lệnh dỡ cung điện Thăng Long đem vào cho kinh đô mới. Thuyền đi bị gặp băo ch́m nhưng vẫn c̣n một phần đến nơi để ngày nay công cuộc khai quật thành Hồ cho thấy các chứng tích để lại. Thế là có thêm một đô mới, Tây Đô, và Thăng Long bị hạ giá chỉ c̣n là Đông Đô khiến bắt đầu xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng toàn Đại Việt trên b́nh diện khu vực lớn, sau vài thế kỉ các chính quyền bản xứ chiếm lĩnh thuộc địa An Nam Đô hộ phủ cũ.
Việc chuyển tiếp triều đại về Hồ (1400), đổi tên nước là Đại Ngu sau biến cố âm mưu của Trần Khát Chân thất bại càng khiến cho công cuộc kiến thiết vùng Trại cấp bách và chu đáo hơn. Đường xá được xây dựng từ Tây Đô đến châu Hoá. Chiến thắng Chiêm Thành đưa đất thuộc quyền đến xa hơn vùng Quảng Nam ngày nay, Hồ Hán Thương lên thay Quư Li, dời người đến, biên chế thành quân ngũ, cấp đất cho họ làm ăn (1403). Sử cho biết ở nơi quê gốc họ là những người có của mà không có đất, sự xác định có hơi mâu thuẫn nhưng có vẻ đó là những thương nhân chống đối tiền giấy, các cựu nô đă trở nên giàu có mà không thể thoát vị thế xă hội đă quy định của ḿnh. Tổ chức khá hợp lí: bắt người chủ gia đ́nh trước, đưa vợ con sau, tiếp với việc cung cấp trâu cày, trợ cấp lương khô… Cải cách nào cũng gây oán than nhưng chính lớp người ở cùng trời cuối đất này sẽ là lực lượng khởi đầu mang chiến thắng cho Lê Lợi khi có sáng kiến chiến lược chuyển quân chiếm phía nam Nghệ An.
Không phải chỉ một thành Tây Đô, họ Hồ c̣n xây thêm nhiều thành luỹ nữa mà nổi bật là thành Đa Bang (1405), nơi chứng kiến sự thất bại chiến lược của họ trước quân Minh. Tính cách quân sự hoá thật rơ rệt trong ư nguyện thốt thành lời của Hồ Quư Li: “Làm sao có trăm vạn quân để chống giặc Bắc?” Bởi vậy từ 1397 đă thấy có những đơn vị hành chính ngoài ṿng trung châu mang tên “trấn”. Tổ chức hành chính xuyên suốt sít sao hơn, đơn giản hơn làm mất các chức vụ cơ sở cũ: tiểu, đại tư xă, đại toát để chỉ c̣n quản giáp. Dân đinh được kiềm tra chặt chẽ hơn, gia nô bị giới hạn, chuyển số dư vào nhà nước. “Cho nên năm Thiệu Thành thứ 2 (1402) điểm binh càng nhiều.” Vấn đề c̣n lại của nhà Hồ là, như Nguyên Trừng nói: “Chỉ sợ dân không theo.” Chữ “dân” hơi có chút cưỡng đoạt, theo ư người bây giờ. Dân chống đối là những quư tộc Trần và lớp liên hệ đi cầu cứu người Minh, là những kẻ thấy từ rối loạn bên ngoài, nảy sinh tham vọng tranh đoạt quyền hành bên trong như nhà sư Phạm Sư Ôn chiếm kinh thành ba ngày (1389), Nguyễn Nhữ Cái lại cũng ở vùng tây bắc Đông Đô (1399), kể cả những kẻ lợi dụng gây rối loạn nhỏ như tay phù thuỷ Trần Đức Huy. Trong t́nh thế bấp bênh v́ cơ sở xây dựng chưa được vững vàng đó, Hồ đă không thể nào chịu đựng được cuộc tiến quân của Minh khiến cho một triều đại đầy ư chí đổi thay trở thành triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử nước Việt.
Bên kia vùng Trại: Chế Bồng Nga
Việc cắt đứt quan hệ hôn nhân với Chiêm Thành qua cái chết của Chế Mân khiến cho những vấn đề xung đột cũ nổi lên dù Huyền Trân ở Chiêm đă được trang trọng ghi vào bia đá Po Sah (Phan Rang) “là Hoàng hậu thứ nhất, là công chúa ái nữ của đấng quân vương đứng đầu các vị thánh, làm Hoàng hậu Paramesvari, tuy c̣n có bà “Hoàng hậu đầu tiên” sinh ra một hoàng tử. Như thế không hẳn Chế Đa Da ở lại sẽ làm vua Chiêm Thành mà sự kiện cậu bé về quê ngoại sẽ chỉ là đánh dấu chấm dứt một giai đoạn hoà hoăn của hai nước v́ t́nh thế bên ngoài trong khi các vấn đề bên trong giữa hai nước vẫn chưa giải quyết được. Xung đột trở lại là điều tất nhiên.
Cuộc thân chinh của Anh Tông năm 1312 được ghi là do chúa Chiêm Chế Chí “phản trắc,” chuyện cũng b́nh thường của kẻ thắng. Nhưng ta cũng hiểu là vùng biên cương không thể nào có sự an toàn. Lại cũng v́ sử Chiêm không có nhiều nên ta lấy sử Việt suy ra. Trong trận đánh 1312, phía Chiêm có “trại chủ Câu Chiêm” chịu làm nội ứng cho Trần, nghĩa là có một thế lực trên vùng biên giới không lệ thuộc vào Vijaya nhiều lắm, có thể tự ư hành động khi thấy có cơ hội thuận lợi tại địa phương. V́ thế có những chuyện “giặc cỏ” cướp đất Địa Lí (1361), cướp người đi chơi xuân (1365) bán làm nô lấy tiền tiêu. Rối loạn cung đ́nh cũng dẫn đến nhưng vụ việc cầu cạnh, giúp đỡ. Phía Trần là vụ mẹ Dương Nhật Lễ dẫn quân Chế Bồng Nga về (1371). Không phải lúc nào phía được nhờ cậy cũng hăng hái trợ giúp v́ thường người có trách nhiệm đă nhận ra thực lực không đủ, có thể dẫn đến bại vong như vụ Hoàng tử Chế Mỗ giành ngôi với Tể tướng (1352). Tên người ghi theo cách chung chung: “mỗ” – đáng lẽ phải gọi là Chế X theo cách ngày nay, chứng tỏ đương thời không quan tâm đến nhân vật này. Trần chỉ ra quân bất đắc dĩ khi ông hoàng Chàm tỉ tê với đầy tớ Minh Tông về một câu chuyện đời xưa mang tính ẩn dụ, dấu vết của sử kí làm bằng cớ cho những kiến thức văn hoá khác đến từ phía Nam mang nguồn gốc có thể xa hơn, như thần thoại Ramayana chuyển vào “truyện Dạ Xoa Vương” của nước Hồ Tôn Tinh / Chiêm Thành trong Lĩnh Nam chích quái. Quân đưa người về lấy lại ngôi, đă thua lại c̣n bị Trương Hán Siêu trách không nghe lời can, khiến Minh Tông nổi giận đẩy vào trấn châu Hoá, để ông than thở thân già bệnh hoạn, và phải chết trên đường về kinh. Trần cũng thua ở Quảng Nam (1367) khi phản ứng với lời đ̣i đất Hoá Châu của nhân vật kiệt hiệt cuối cùng lănh đạo vương quốc Chàm: Chế Bồng Nga.
Lại cũng một bằng chứng thiếu sót về phía sử Chàm. Trong khi sử Việt ghi nhiều về thành tích của ông vua này: Quân chưa đến kinh đô vua Trần đă lo đem tiền cất giấu thật xa, quân đến, tướng cầm quân khóc lóc chia tay vua trốn chạy, th́ “Niên giám hoàng gia” Chàm chỉ cho một tên: Po Binosuor với niên đại 1328-1373, rơ ràng là của người chết trước Chế Bồng Nga. Trên đất Ninh Thuận ngày nay (xă Nhơn Hải, huyện Ninh Hải) chỉ c̣n giữ lại một ngôi miếu nhỏ với một bức tượng cụt đầu (“lăng Pô Bil Thuôr”) thuộc làng B́nh Ngăi (tên Chàm Boh Pălriya), nơi theo truyền thuyết, Chế Bồng Nga đă cỡi ngựa chạy về đến đấy chết nên c̣n bộ áo giáp viền chỉ vàng được ông Thầy Cả cất giữ. Chúng ta không hiểu tại sao mộ không ở Vijaya / B́nh Định mà là Panduranga. H́nh như điều này liên hệ đến tính chất tôn giáo của ông.
Đă có những nhận xét từ lâu, hoặc coi Chế Bồng Nga là nhân vật kiệt xuất đột biến, hoặc chỉ là tia nắng quái chiều hôm của lịch sử vương quốc Chàm nhưng chưa ai giải thích được v́ sao con người này xuất hiện. Phải có một cơ sở nào để tạo sự thống nhất quyền lực trên đất Chàm trong thế kỉ XIV này. Với những phát hiện khảo cổ học gần đây trên đất B́nh Định và nhờ một ngành mới, khảo cổ học dưới đáy biển, nghiên cứu trục vớt những thuyền đắm, và xét riêng về một loại hàng hoá: đồ gốm sành sứ, người ta tưởng có thể t́m ra một giải đáp cho vấn đề này. Phối hợp với các sự kiện lẻ tẻ được biết từ lâu trong truyền thuyết, trên thực địa, giả thuyết bỗng trở thành như hiện thân của lịch sử, không phải chỉ của cá nhân Chế Bồng Nga mịt mù mà c̣n là cả vương quốc Chàm trong khuất lấp.
Nguyên khi khai thác những con tàu đắm ở Pandanan (Philippin), Koshichang (Thái Lan) niên đại 1403-1442 và khảo sát di chỉ khảo cổ Junfa (Ai Cập) niên đại thế kỉ XV, người ta thấy một loạt gốm dễ ghép vào với gốm Trung Hoa. Nhưng trước, sau 1975, ở An Nhơn (B́nh Định) người dân đă nhặt được một số đồ gốm loại men ngọc xanh, xám nhạt đem ra bán ở thị trường, và lọt vào mắt một nhà chuyên môn. Người ấy nhận ra đó là một loại riêng biệt, giống với gốm trên các thuyền đắm, và v́ đấy là vùng Chàm cố cựu nên được cho là gốm Chàm. Nó cũng mang tên gốm G̣ Sành, nơi được khảo sát kĩ lưỡng qua 4 lần khai quật 1993-1995, với dấu vết 20 ḷ gốm cổ, thu gần 6000 vật gốm làm bằng bàn xoay, nhiều loại h́nh với kĩ thuật tạo dáng cao cấp… Các cuộc khai quật nhiều khu ḷ gốm khác ở B́nh Định và mộ táng Đại Lào, Đại Làng (Lâm Đồng) làm vững chắc ư kiến cho rằng có một loại gốm Chàm ở vùng Vijaya xưa tạo nên một ḍng thương mại phồn thịnh trong các thế kỉ XIII-XIV, và thế là dễ dẫn đến suy nghĩ về căn bản vật chất làm nên một thời đại hưng thịnh dưới quyền lực của Chế Bồng Nga. Chính sử quan Việt cũng nhận ra có sự thay đổi khác thường. “Chiêm Thành từ đời Lê, Lí tới đây, quân lính hèn nhát, hễ quân ta đến là đem cả nhà chạy trốn hoặc họp nhau khóc lóc xin hàng. Đến Bồng Nga, La Ngai mới tập họp dân họ lại, bảo ban dạy dỗ, thay đổi dần dần thói cũ, trở nên can đảm hăng hái, chịu được gian khổ, nên thường hay sang cướp, trở thành tai hoạ của nước ta.”
Nhưng đặt tên gốm (của người) Chàm dễ dẫn đến ư nghĩ gán cho thời điểm cuối cùng của nó là cuối thế kỉ XV, trùng với sự kiện Lê Thánh Tông chiếm thành Chà Bàn (1471), thường cho là điểm kết thúc thời vương quốc Chàm. Các nhà nghiên cứu không màng đến lịch sử địa phương (Aoyagi Yogi) th́ thấy rằng gốm G̣ Sành c̣n có mặt trên thị trường đến thế kỉ XVI- XVII, thậm chí XVIII, nghĩa là không tùy thuộc vào trận Chà Bàn. Làm sao giải mối mâu thuẫn này? Người ta rụt rè đề nghị gốm có thể là của người Trung Hoa làm trên đất Chàm. Điều này không phải là vô lí nếu xét đến tính chất gốm cao cấp như G̣ Sành đ̣i hỏi phải có tổ chức, kĩ thuật không thể thấy ở người Chàm ngày nay vốn không biết đến bàn xoay, chỉ nung gốm ngoài trời, loại gốm gia dụng đơn giản: nồi, trả, ṿ, lu… Lối nung gốm ngoài trời cũng phản ảnh trong tích xưa về việc tranh đua xây tháp với người Việt, thua v́ người Việt (cụ thể ở Phú Yên là ông Lương Văn Chánh của chúa Nguyễn) làm bằng giấy bồi, thua tiếp v́ cuộc thách đốt tháp, người Chàm đốt đống gạch chỉ thấy chín đỏ trong khi người Việt đốt giấy tan tành trong giây lát! Học giả không đi xa hơn đề nghị có lẽ v́ không nghĩ ra đối tượng cụ thể, không nh́n thấy lớp người Tống bị Nguyên xua đuổi xuống phương nam, lớp người biết tạo gốm celadon nổi tiếng.
Không kể quân Tống nằm dưới quyền Trần Nhật Duật, sử đă ghi chuyện năm 1274, lúc Mông Cổ vượt Trường Giang uy hiếp Nam Tống, 30 thuyền biển Tống chở đầy của cải, vợ con đến Thăng Long tụ tập buôn bán. Những người đó được sử cũ gọi là Hồi Hột v́ lẫn lộn với các thương nhân Islam đến buôn bán trong vùng. Văn nhân Tống nằm trong sách của Lê Tắc với những uẩn khúc của kẻ lưu vong, quyết liệt từ bỏ hay hồi đầu về cố quốc để mang tiếng bội phản với đất nước tạm dung. Trên đất Chiêm Thành, trong trận chiến với Toa Đô ta cũng gặp họ ở thế trên đe dưới búa nơi đất lạ. Nhưng ở Đại Việt họ đă lấn một đền thờ cá voi Việt Chàm, thay bằng bà phu nhân Tống thành thần linh thiêng đến báo mộng với Anh Tông trong chuyến đánh Chiêm (1312) qua cửa Cờn. Tính chính trị lấn át chất kinh tế khiến ta khó nghĩ rằng những người lưu vong đó đă đem kĩ thuật gốm cao cấp sản xuất hàng trên đất dung thân, và v́ ở địa điểm mới nên có khác với hàng cùng loại nơi cố quốc. Ở Đại Việt đă có một truyền thống gốm cao cấp nhưng sự nở rộ của gốm Chu Đâu (Hải Dương) từ cuối thế kỉ XIV, thịnh vượng trong thế kỉ XV-XVII và tàn tạ trong thế kỉ XVII, giống như đời sống gốm G̣ Sành, cũng cho ta một suy nghĩ về ảnh hưởng này.
Hốt Tất Liệt đă từng đ̣i hỏi Đại Việt giao nạp những thương nhân Hồi Hột gốc vùng Trung Đông, lúc bấy giờ đang đi lại buôn bán trong nước. Sinh hoạt thương mại phồn thịnh trên biển Đông cũng thấy dấu vết trên đất Chàm với chứng kiến của Đoàn Nhữ Hài trong hai chuyến đi sứ (1300, 1303) về cảng T́ Ni (Chiêm Thành Cảng của Nguyên sử), là “bến tàu xung yếu,” nơi tụ tập thuyền buôn, “người buôn bán phức tạp.” Một tay có khả năng như Chế Bồng Nga hẳn có thể lợi dụng t́nh thế đó để chấn hưng xứ sở. Hơn thế nữa, ông đă chuyển hướng tín ngưỡng, đi theo với thời đại để tác thành sự nghiệp: Có những bằng chứng cho thấy ông đă theo Hồi Giáo, bằng chứng rải rác trong truyền thuyết, gián tiếp từ trong lịch sử muộn màng mà nếu ta nhận ra th́ sẽ giải toả được hết những thắc mắc về con người tài ba mà khuất lấp trong lịch sử này. Ngày nay, dân chúng Chàm chăm sóc đền thờ ông trong vùng, dù không theo Hồi Giáo cũng không ăn thịt heo v́ theo truyền thuyết: Chế Bồng Nga không ăn thịt heo. Trong lễ chém trâu ở núi Đá Trắng thôn Hữu Phước, người ta dành cho ông một mâm cúng riêng ở khu vực các nữ thần cũng v́ truyền thuyết nói rằng sinh thời ông ưa thích phụ nữ! Suy đoán gán ghép hơi mỏng manh nhưng sự lưu truyền đó lại chứng tỏ chất Hồi Giáo khác nơi ông, cái quyền uy đối với phụ nữ về phía đạo này đă lấn át truyền thống mẫu hệ bên phái Bà La Môn cùng thời. Như đă nói, nếu nhận Chế Bồng Nga theo Hồi Giáo – không rơ ông có xưng là sultan hay không, nếu nhận điều đó th́ ta hiểu được sự lạc loài của Chế Bồng Nga trong lịch sử Chàm. Trong thời gian uy danh lên đến 30 năm có hơn mà ông không xây tháp, làm bia cho ḿnh bởi v́ không thuộc truyền thống đó. Rốt lại lúc chết đi, ông chỉ được hưởng một đền thờ, có thể là do La Ngai dựng nên, rồi trải qua thay đổi của những người cầm đầu, chỉ c̣n những người dân quanh vùng nhớ đến, săn sóc mồ mả, đền đài, năm năm làm lễ tưởng niệm mà giữ lại một thói tục lưu truyền về tính cách con người ông. Cũng có thể giải thích lí do tại sao kinh đô Vijaya của ông th́ nằm ở B́nh Định mà đền thờ ông lại ở Ninh Thuận: Chỉ v́ nơi này đă có dấu vết Hồi Giáo từ nhiều thế kỉ trước trong khi B́nh Định tràn ngập tháp Bà La Môn. Làm người Hồi Giáo, Chế Bồng Nga có thể hưởng mối lợi về thương mại trên biển Đông và xa hơn, riêng trong xứ, là sản phẩm gốm G̣ Sành cao cấp đương thời. Mối quan tâm về thương mại cũng được chứng tỏ trong việc ông đánh dẹp cướp biển mà báo cáo với nhà Minh để gây uy thế chống đánh Đại Việt.
Lại có thể thấy một nguồn lợi khác đem thịnh vượng đến cho xứ Chiêm Thành nhân cuộc cải giáo này. Thầy ḍng Ư Odoric de Pordenone nghe ngóng đất Chàm trong khoảng thế kỉ XIV, nhận xét rằng “tựa như người ta không thấy ǵ trên biển ngoài cá cả.” Nhà du hành Ả Rập Ibn Batutah đến vùng Panran không gặp vị thái tử cai quản ở đấy nhưng tiếp xúc được với công chúa Urdurgia, cũng nói “dường như tất cả các loài cá đều tụ tập ở đây.” Và người lập B́nh nam đồ cho Bùi Thế Đạt năm 1774, vẽ tháp Phố Hài (Phan Thiết) như cái tháp chùa 9 từng, có 3 con cá ngoài biển quay đầu vào đất liền với ghi chú: “Mỗi năm vào ngày tháng 5, bọn cá quay đầu chầu về tháp.” Trên vùng này dân Việt đến về sau vẫn tiếp tục hưởng nguồn lợi dồi dào đó và không quên kế tục luôn cả việc thờ cúng, chỉ thay đổi theo cách thức của tập đoàn ḿnh mà thôi.
Trên vùng biển đầy cá đó tất nhiên người dân mọi lúc đều dong buồm ra đánh bắt, tuy nhiên có những điều kiện đă thúc đẩy nghề nghiệp vụt tăng tiến hơn, ví dụ như lúc một bộ phận dân Chàm đi theo Hồi Giáo. B́nh thường về trước, theo tục lệ Bà La Môn, họ đă cử ăn thịt ḅ, đến khi theo Hồi Giáo họ lại cử ăn thịt heo. Có một nguồn chất thịt nằm trong thân các con giông sống trên các băi cát dọc biển mà ta đă nhắc đến với Ngoạ Triều xưa, nguồn thịt đó cũng bị người Hồi Giáo chê khinh, không hiểu v́ sao. Dấu vết c̣n thấy trong lời tục bây giờ. Các bà bóng ngày nay cũng không ăn thịt heo và thịt giông. Như thế là với Hồi Giáo xuất hiện, người dân Chàm bị hạn chế thêm về nguồn thực phẩm. Họ phải hướng thêm nhiều về phía biển, ra khơi đánh bắt. Không rơ tục thờ cá Ông bắt đầu từ khi nào nhưng Trịnh Hoài Đức thấy rơ là tục đó chỉ thịnh hành từ sông Gianh đến Hà Tiên chứng tỏ những chuyến dồn dập ra đầu sóng ngọn gió của người Chàm đă tạo dựng và nuôi dưỡng truyền thống đă kể.
Sự cường thịnh đó dẫn tới việc quậy phá các vùng phía nam Đại Việt với ư muốn đ̣i lại đất cũ. Tất nhiên Trần không chịu nên có cuộc thân chinh của Duệ Tông. Ḷng hăng hái th́ c̣n nhưng khả năng đă sa sút nên dù chuẩn bị đến trên 3 năm (1373-1376) Duệ Tông vẫn thất trạn, kéo theo cái chết của đại tướng, hành khiển, c̣n thân vương bị bắt, lần đầu có người họ Trần đánh ngược về Đại Việt. Theo đà thắng trận, quân Chiêm tràn ra đe dọa, cướp phá Thăng Long (1377, 1378, 1383, 1390) sau những lúc bị chận ở Thanh Hoá (1380, 1382, 1389). Rốt lại cái chết của Chế Bồng Nga v́ bội phản cũng chỉ là sự t́nh cờ, tuy giải toả được mối lo trước mắt của vua tôi nhà Trần nhưng đă để lại dấu ấn sâu đậm trên chính trường Đại Việt, nhất là ở phần phía nam đất nước.
Thế suy nhược của Trần và thế đang lên mỏng manh của Hồ khiến nổi lên trong lịch sử những nhân vật bên-lề mà giá vào lúc khác đă ch́m khuất vào trong thời gian. Hồ bắt được tướng Chiêm Bố Đông (1396), cho mang tên mới Kim Trung Liệt bao hàm ư nghĩa tôn trọng và giữ nguồn gốc (“kim” là phương tây của bát quái,) cho giữ thành Đa Bang trọng yếu với sáng kiến pḥng thủ chiến lược “đánh chận từ xa”, xa lạ với sự rụt rè trong t́nh thế bất an của tập đoàn mới. Năm 1398 lại có tướng Chiêm đầu hàng được cho họ Đinh, trông giữ biên giới phía nam. Lại có những nhân vật “phản bội” xoay chiều theo t́nh thế mà vẫn không thoát khỏi vai tṛ nạn nhân. Duệ Tông thất trận, sử chỉ ghi một thân vương bị bắt là Ngự Câu Vương Trần Húc nhưng có lẽ là đồng thời một loạt người về sau mới được nhắc tới: thân vương Nguyên Diệu theo sát Chế Bồng Nga; Trần Nguyên Đĩnh, Trần Tôn bị bắt, tự tử; Trần/Nguyễn Khang chạy qua Trung Hoa cầu cứu. Trần Húc là con cưng của Nghệ Tông, dấu hiệu trong tước phong “Con-ngựa-non-của-vua,” lấy vợ được cha đi rước dâu khiến sử quan chê “trái lễ,” được Chiêm gả con gái (chiến thuật muôn đời của kẻ thắng), dẫn quân ra Nghệ An, “tiếm xưng vị hiệu” (Đế… ǵ?), cũng lôi cuốn được nhiều người. Thế rồi vai tṛ trôi nổi của kẻ hàng thần cũng khiến ông chán nản, nghe chiêu dụ t́m về lại với Trần, bị giết (1382) chấm dứt cuộc đời không may mắn. Trần Nguyên Diệu cũng không hơn ǵ: Chặt đầu Chế Bồng Nga tưởng là có vật dâng công chuộc tội, rốt lại cũng bị giết. Phía Chàm th́ con Chế Bồng Nga, Chế Sơn Nô, năm 1390 đầu hàng, đến 1404 lại móc nối để về Nam, bị giết theo tướng Đỗ Tùng thất thế của Hồ. Vấn đề đáng chú ư là t́nh h́nh xoay đổi ở lớp người trên lại làm đà cho những biến động dấy lên từ tầng lớp dân chúng ẩn khuất. Ngự Câu Vương ra Nghệ An “chiêu dụ dân chúng, nhiều người theo lệnh.” Dân Tân B́nh, Thuận Hoá theo đà lấn ra của quân Chiêm, tụ tập cướp của, bắt người Nghệ An, châu Diễn.
Trước t́nh thế đó, dân chúng phải tự lo lấy thân, nh́n gió chiều nào hướng theo chiều ấy khiến sử quan miệt thị “dân Nghệ An ăn ở hai ḷng,” c̣n Tân B́nh, Thuận Hoá th́ phần nhiều “làm phản” theo Chiêm Thành. Người địa phương đánh nhau, quan lại trung ương đứng xa mà ngó, thế là các lănh tụ thiểu số nổi lên đi vào ḍng chính của lịch sử. Không thể đ̣i hỏi sử quan có kiến thức về nhân chủng, dân tộc học như bây giờ nên ta chỉ biết các lănh tụ kia qua các chỉ danh chung chung “thổ tù,” “thổ hào” với các tên họ Việt hoàn toàn: Đặng Tất, Chu Bỉnh Khuê, Nguyễn Rỗ…hay mang dấu vết lai hiếm hoi c̣n sót: Phan/”phiên” Mănh, Phạm/Kham/Cầm (Thế) Căng (rơ là gốc Thái.) Phan Mănh được cho trông coi quân trung ương đóng ở địa phương, đeo vân phù vàng, tưởng có thể thừa thắng xông tới bàn chuyện triều đ́nh nên bị giết thảm thương (1391). Thế Căng c̣n bám được lâu dài để vướng vào những tranh chấp ở địa phương Tân B́nh Thuận Hoá lúc quân Minh sang, hàng Trương Phụ làm tri phủ Tân B́nh rồi bị Đặng Tất giết (1408). Đến thời điểm này th́ nên kể thêm Lộ Văn Luật, cha con Phan Liêu, cùng thân tộc Phan Kiệt, những tên người ở thế yếu nhưng có thể sắp xếp tương đương với nhóm Mường Thái Lam Sơn nổi bật trong lịch sử về sau. Các vùng Trại phía nam do đó càng tham gia mạnh hơn vào t́nh h́nh biến động mời gọi quân Minh sang.
Minh thuộc và phản ứng khác ở vùng Trại: nhóm Mường Thái Lam Sơn
Họ Hồ chỉ chính thức là một triều đại có bảy năm (1400-1407) tuy rằng Hồ Quư Li đă chen vào chính quyền từ 30 năm trước và để lại dấu ấn không nhỏ trên đất nước Đại Việt. Các sử gia mang ư niệm chính thống cho rằng việc cướp quyền Trần là lí do khiến phát sinh nội loạn và sự can thiệp từ bên ngoài. C̣n với ngày nay th́ lại có lời phê phán, cho rằng sự thất trận nhanh chóng c̣n do bởi sai lầm về quan niệm điều hành chiến tranh: Thay v́ sử dụng du kích chiến đúng với tầm mức nước nhỏ lại mở những trận đối đầu công khai để bị thất bại không c̣n có cơ cứu văn.
Lại cũng như ở những biến động khác, vấn đề đă phức tạp hơn nơi các đầu óc muốn suy nghĩ giản dị. Quả thật đă có người như Trần Thiêm B́nh / Nguyễn Khang, gia nô của quư tộc Trần Nguyên Huy, cùng với các cựu quan chức khác sang Trung Quốc cáo giác để đưa quân Minh vào nước. Lực lượng chinh phục vốn là của vị hoàng đế (Thành Tổ) từng từ xa tận Bắc Kinh tràn ngập Nam Kinh, cướp quyền ông cháu (Huệ Đế) cho nên tự bản thân đă mang sức mạnh quyết định chiến trường. Khi quân đến nơi th́ không những quư tộc Trần đầu hàng Minh mà những tập đoàn ít gắn bó với Thăng Long như trường hợp họ Mạc (lưu ư vụ Bàng Hà bị xoá sổ,) cũng kéo nhau phục vụ chủ mới. Điều đó th́ cũng b́nh thường nhưng ta nên chú ư thêm là người cầu viện không phải tôn thất Trần mà là một tên nô, vào thời ḱ nô đă không c̣n phải ứng xử như một kẻ thuộc hạ trung thành với chủ mà như một kẻ t́m tư thế độc lập, tuy thấy vẫn phải c̣n cần chút dựa dẫm. Thiêm B́nh từng theo Chiêm Thành không thành công trước khi quay sang Minh. Nghĩa là họ chống Hồ không phải chỉ v́ mất quyền lợi mà c̣n toan tính hướng vào một viễn tượng tươi sáng hơn. Một dấu hiệu tương tự là trường hợp Lê Ngă, nô của Trần Thiên Lại, ở vùng đông bắc nổi dậy chống Minh, xưng hoàng đế, đặt niên hiệu, đúc tiền (1420), đánh giết chủ nhân cũ không phục ṭng ḿnh. Và tất nhiên tuỳ vào tầm mức đạt được sau khi xếp hàng phe phía th́ người ta lại có phản ứng khác nhau. Họ Mạc vốn chỉ là quan triều cũ th́ làm quan triều mới, phục vụ tận t́nh cũng là b́nh thường trừ phí bị hà hiếp thái quá, hay bị nghi ngờ như trường hợp Phan Liêu ở Nghệ An, Lộ Văn Luật vùng Thái phía tây bắc Đông Đô. C̣n con cháu nhà Trần không thấy được trở lại làm vua th́ tự ḿnh kết bè đảng phục hưng triều đại.
Về cách thế điều hành chiến tranh chống Minh th́ như đă thấy, sự phê phán chỉ là của người sau, nhất là người thời bây giờ chứng kiến chuyện ưu thế du kích chiến vừa qua. Không ai chê Nguyễn Huệ đánh trận Đống Đa theo cách trực diện hết v́ lí do giản dị là ông đă thắng. Tuy nhiên, dù thất bại ta cũng thấy Hồ Quư Li đă tổ chức chiến đấu thật kĩ và đă tạo được một quân lực khá mạnh. Trong trận chiến chống Chế Bồng Nga trước kia, quân Trần đă dùng hoả pháo bắn chết viên tướng kiêu dũng này. Không thể coi đó chỉ là sự may mắn. Về sau, Hồ Nguyên Trừng được sử dụng trong triều Minh như một chuyên viên hoả pháo hẳn là v́ ông đă có kiến thức đó từ phía nam, phía biển đưa tới – nơi người Ả Rập “Hồi Hột” mà Hốt Tất Liệt từng đ̣i chẳng hạn, tuy chúng ta không biết rành rẽ lắm về khả năng đó như thế nào v́ không có tài liệu để lại. Những lệnh kiểm tra dân đinh gắt gao, thu lương thực tiền của dự trữ, đóng thuyền lớn chứng tỏ ước mong có “trăm vạn binh” chống phương Bắc tuy không đạt thành nhưng hẳn không chỉ là điều mơ mộng. Lực lượng đó được đem ra thử sức với phương Nam, tuy là nước yếu nhưng toan tính của Hồ Hán Thương muốn nuốt cả Chiêm Thành đến tận biên giới Xiêm La (1403) rơ là ư thức được sức mạnh của ḿnh. T́nh h́nh đă không xảy ra như mong muốn về phía Minh nên cha con họ Hồ phải bị Trương Phụ bắt đi (đầu 1407), rút ngắn cuộc đời muốn là to lớn của nước Đại Ngu.
Lại cũng thấy sử sách nói nhiều đến sự tàn ác của quân Minh mà chứng cớ văn chương tràn trề trong lời Cáo b́nh Ngô. Tính về thời gian hiện diện th́ Minh có mặt mười năm nhưng không trọn vẹn v́ phải mất thời gian b́nh định từ những cuộc nổi dậy nhỏ tới sự kháng cự mang tính chính thống của Giản Định, Trùng Quang và cuộc khởi nghĩa ở Lam Sơn bắt đầu từ 1418. Tuy nhiên v́ sức mạnh của một quyền lực lớn cộng với quyết tâm xây dựng thuộc địa mới, những cải cách của quân Minh trên một phần Đại Việt cũ – nhất là ở phần quanh Đông Đô yên ổn hơn, đă để lại ảnh hưởng lâu dài về sau.
Tổ chức cai trị thuộc địa cũng chịu ảnh hưởng của t́nh h́nh thực tế nên Tham nghị Giải Tấn của quân Minh đă đề nghị một h́nh thức bảo hộ, điều khiển trên các quan lại cũ được phục chức hay qua người mới được tuyển lựa. Điều này hợp với ư của một số người đi cầu viện như trường hợp Lê Cảnh Tuân đưa “thư vạn chữ” cho Tham nghị Bùi Bá Ḱ (từng theo Trần Thiêm B́nh) đề nghị yêu cầu Minh phục hồi họ Trần như đă hứa. Tất nhiên chiến thắng tương đối dễ dàng và có vẻ dứt khoát trong lúc đầu khiến vua Minh không bằng ḷng nên cứ để tiến hành chính sách chia đăt quạn huyện cai trị như ở đất Trong Quốc. Thế là xảy ra những cuộc thanh trừng ngay từ ti Đô hộ như việc bắt Bùi Bá Ḱ (10âl. 1407), ra lệnh truy nă Lê Cảnh Tuân, c̣n ở địa phương th́ dưới h́nh thức được ghi, là những phụ tá thân cận lập công lúc đầu bị Trương Phụ giết v́ “kiêu ngạo… ngầm có chí làm phản” như trường hợp Nguyễn Đại, người bắt cha con họ Hồ, được phong tới chức Giao Chỉ Đô chỉ huy sứ nghĩa là chức chưởng nằm ở trung tâm quyền lực thuộc địa. Con cháu họ Trần có Trần Ngỗi xưng Giản Định Đế, nổi dậy ở đất căn bản Thiên Trường (tháng 10âl. 1407) nhưng lúc này lại là chốn ngự trị của Minh, nên phải bỏ chạy vào Nghệ An xa. Thế là những rối loạn dồn vào đây với những cựu thần Trần bao gồm thổ hào cũ/mới quy thuận, chống đối, phù trợ người này người khác, may mắn chết lúc chống Minh th́ được sử quan khen tụng, rủi ro tách riêng tự chủ mà thất bại th́ trở thành “bạn thần.” Như trường hợp Đặng Tất theo Giản Định với tước Quốc công, bị Giản Định giết (1409) sau khi giúp vua trừ khử Phạm Thế Căng, người đầu Minh rồi xưng vương (1408, ở nam Quảng B́nh.) Người con, Đặng Dung, bỏ đi pḥ tá Trùng Quang, cũng không chống nổi Trương Phụ, rốt lại vua tôi đều bị bắt giết (1413). Thoái trào chống đối đem lại thuận lợi cho quân Minh trong một lúc: Phan Liêu báo cáo t́nh h́nh quân Trần cho Trương Phụ tấn công, Lê Cảnh Tuân trốn chui nhủi tưởng người ta quên, ṃ ra làm quan bị bắt, và người cuối cùng đuổi quân Minh ra khỏi bờ cơi cùng từng chịu chức Tuần kiểm đất Nga Lạc nhỏ nhoi… Vẫn có những điểm rối loạn khác nhưng thay đổi lớn phải đợi từ rừng núi Lam Sơn.
Đánh bắt họ Hồ xong, Trương Phụ thực hiện kiểm tra xứ sở vừa chiếm được: 48 phủ, châu, 168 huyện, 3 129 500 hộ. Không rơ đơn vị hành chính “huyện” được đặt ra vào lúc nào dưới thời Hồ. Số dân đinh 10 triệu trở lên (tính trung b́nh cho mỗi hộ 3, 4 người) thật quá cao nhưng đây là lần đầu tiên ta có số lượng dân đinh toàn vùng từ Thanh Nghệ trở ra, nằm trọn dưới một quyền bính cho nên có thể hiểu con số chỉ c̣n 1/3 trong Dư địa chí của Nguyễn Trăi là bao gồm vùng đồng bằng và lân cận thôi. Từ 1414 mới có kiểm tra, lập sổ bộ vùng Tân B́nh, Thuận Hoá (phía nam đă thuộc về Chàm lại.) Các vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang chỉ là “châu” đối với Thăng Long, nay được nâng lên làm “phủ” theo cách nh́n hướng về Yên/Bắc Kinh của chính quốc. Thế rồi đến 1417 th́ hầu hết được nâng lên thành phủ. Việc cai trị dù sao cũng cần người địa phương nên có các “thổ quan,” được làm chủ một phần ruộng đất cho sinh hoạt, nghĩa là hoặc chiếm lại đất cũ có thể bị hao hụt, hoặc được chia đất mới đối với những kẻ “bon chen… hăng hái” theo thời, như sử quan ghi nhận. Trên họ là những lưu quan của triều đ́nh phương Bắc phái đến, được cấp lính cày cấy, nghĩa là tự túc, đỡ gánh nặng chi trả cho nhà nước nhưng cũng là đầu mối gây tham nhũng, hạch xách dân chúng, tiếng tăm vang đến tận tai hoàng đế Minh. Sau mấy trăm năm, đây là lần đầu Trung Hoa có lại một thuộc địa nhiệt đới nên tận dụng khai thác không phải qua trung gian mua bán, đổi chác: Bắt người ṃ ngọc trai, t́m vật lạ, hương liệu, mở thêm nguồn lợi bằng cách trồng trọt hồ tiêu, áp dụng chính sách có sẵn ở chính quốc về độc quyền muối, thu thuế ruộng đất, tằm tơ… Trung châu sông Hồng sản xuất lúa gạo nhiều so với các vùng Nam Trung Quốc khiến Trương Phụ cho thuyền buôn chở về Bắc bán, ngay lúc vẫn c̣n những bất ổn v́ con cháu họ Trần (1413).
Ưu thế học vấn Hoa hoá của Giao Chỉ được Minh biết từ trước, lúc hạch xách Hồ Quư Li, đến nay họ cho mở rộng chính sách, lập học hiệu, xây Văn miếu (1414), ban cấp sách cho các nhà học (1419), bắt cống sinh viên nho học (1417), đồng thời lại tận thu “các loại sách ghi chép về các sự tích xưa nay của nước ta” với ư định huỷ diệt văn hoá địa phương theo những lệnh không che giấu nhưng rơ là cũng có ngầm ư t́m kiến thức theo thói quen của các triều đại. Những kiến thức đó hoặc may mắn được lưu lại khá toàn vẹn như Đại Việt sử lược hoăc rải rác trong sáng tác của người Minh như An Nam chí, thường dẫn không những các sách về sau không c̣n mà cả những tài liệu do các địa phương giao nạp nữa.
Thế có nghĩa là nhà Minh đă đem lại một sự đảo lộn lớn lao trên vùng đất của các vương triều độc lập cai trị trên mấy trăm năm, đă tạo dựng được một sự riêng biệt không thể xoá bỏ mà không gây phản ứng. Bắc Kinh tuy ở xa tít mù nhưng quyền lực người cai trị đă đến tận nhà người dân của cả các tập đoàn thiểu số. Sự đẩy mạnh đà Hán hoá qua kinh sách, học hiệu đáng lẽ phải là một sự nối kết, lại trở thành một nền tảng đưa sự phản đối trên tầm mức cao hơn. Quan lại hà khắc đă là chuyện b́nh thường mà ư định vơ vét một khu vực mới của chính từ trung ương cũng đem lại cơ hội cho người cầm quyền lớn nhỏ ở địa phương mạnh tay hơn. Loạn tứ phương nổi lên từ ngay cả những người chịu đựng hợp tác, như chính ông Lê Lợi, tuần kiểm Nga Lạc một thời, thú nhận: “Ta xưa kia gặp buổi loạn lạc… vốn chỉ mong giữ được mạng ḿnh thôi. (Thế mà tuy) Ta đem hết của cải để phụng thờ chúng mong khỏi tai hoạ, nhưng tim đen chúng muốn hại Ta vẫn không bớt chút nào…”
Đúng vậy, chuyện từ “trong làng trong xóm” làm nảy sinh một đám cháy nhỏ nơi rừng núi Lam Sơn đă trở thành một đám cháy lớn thiêu rụi mộng ước chiếm lĩnh thuộc địa Giao Chỉ của Minh Thành Tổ. Nh́n lại bản văn thề Lũng Nhai với những người tham dự (tháng 2âl. 1416), ta thấy bước đầu của tập họp Lam Sơn. Họ gồm phần lớn là người họ Lê, không hẳn chỉ là thân tộc mà c̣n là lân bang, với cả dân lưu vong. Họ Lê th́ như ta thấy, có vẻ là một họ “sang” của vùng Thanh Hoá để người ta bắt chước theo. Nhưng những lời mở đầu của Lam Sơn thực lục như một phả hệ cho thấy tính chất di chuyển theo nơi khai thác của các ông tổ họ Lê. Chức vụ Phụ đạo và tính chất cư dân trong vùng cho tới gần đây chứng minh họ là nhưng người Mường đương thời. Phụ đạo Khả Lam/Lam Sơn là Mường th́ Nguyễn Thận, phụ đạo Mục Sơn (“đạo Mục”) cũng là Mường, như Lê Lai, phụ đạo Dựng Tú, đó là những ngựi mang dấu vết chủng tộc tại chỗ rơ rệt nhất. Trong hội thề cũng có người gốc Thái (Phạm Vơ) – họ Phạm vốn là chuyển âm của Khằm/Cầm như chứng tỏ ở bia công thần Khằm Ban chủ Mường Ca Da (Hồi Xuân, Quan Hoá) có tên con đă là Phạm Ngọc Chúc. Họ Trịnh có nguyên gốc từ tên địa điểm trung tâm của một tập họp Thái “chiềng”, chứng cớ chuyển tiếp có khá nhiều trong Toàn thư. Ngay trong sự phân biệt hai họ này ta cũng thấy họ Trịnh có vẻ “cũ/Việt” hơn, họ Phạm có vẻ “mới/Lào” hơn. Tâp họp Lam Sơn mang tính hỗn hợp Mường Thái chứng tỏ trong liên hệ hôn nhân: mẹ Lê Lợi họ Trịnh, vợ ông cũng họ Trịnh, và họ Phạm. Ngày sau, xa cả sau khi Lê đổ, Phạm Đ́nh Hổ c̣n biết trong lễ tế ở Lam Kinh có xướng bằng tiếng Thái chứng tỏ người ta đă không quên tổ.
Tuy nhiên nhóm hội thề Lũng Nhai không chỉ có người địa phương mà c̣n có tập nhóm thiểu số phía bắc như Lưu Nhân Chú, có những người văn học đồng bằng như Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Trăi. Tính chất “kinh thượng” hỗn hợp đó biểu lộ trong tên nước lửng lơ: Hà Nam/A Nam thấy ngay là An Nam! Những nhân vật này có thể chỉ là những kẻ lánh nạn buổi đầu nhưng là yếu tố nội tại để công cuộc chống Minh có cơ sở lan rộng mà không phải bỡ ngỡ. Họ đem lại chữ Hán cho những buổi hội thề rừng núi thêm phần trang trọng mà cũng lấp bằng sự khác biệt ngôn ngữ. Họ ghi chữ nôm, củng cố sự hiểu biết bằng tiếng Việt cho một tập đoàn đa chủng có một bộ phận đă thiên về tiếng Việt (Mường), một bộ phận khác c̣n lơ lửng, như trường hợp Trịnh Khả “biết tiếng Lào.” Chiến tranh giúp những người này thoát ra khỏi khuynh hướng lôi kéo của hệ thống Thái có dấu hiệu tiến qua đông khá mạnh, rơ rệt trong trường hợp Lê Lợi lúc đầu có liên hệ kinh tế với Trịnh Đồ, liên hệ tôn giáo với “nhà sư áo trắng,” liên hệ quân sự với việc cầu viện chống đỡ quân Minh.
Tất nhiên biến động buổi đầu không có ǵ là ghê gớm lắm. Cứ tin như lời thú nhận thành thật của Lê Lợi th́ việc ông uyển chuyển phục vụ theo t́nh thế cấp thời là điều tự nhiên: Có quân Trùng Quang trong vùng th́ ông là tướng thuộc vệ Kim Ngô của ông vua này, Minh tới th́ nhân tiện đang ở dưới đồng, chuyển làm tuần kiểm vùng Nga Lạc để yên thân, cần th́ cũng không nề hà ǵ chuyện đút lót. Sự nhẫn nhịn lúc nào cũng có giới hạn cho đến khi động đến vấn đề sống c̣n, trước nhất là đối với người hàng xóm. Sử chính thức cho thấy nhóm Lê Lợi phải xung đột với “thằng Ái,” phụ đạo sách Nguyệt Ấn – gọi thằng không có ư ǵ khinh miệt cả, chỉ là v́ người kia không/chưa có họ mà thôi. Bằng cớ khác trực tiếp hơn, là về chủ đích của Hội thề 19 người: “Nếu có bè đảng nào v́ muốn xâm tiếm, tỏ vẻ xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại… th́ hiệp lực đồng tâm chống giữ địa phương,” đó là tri huyện Lương Giang Đỗ Phủ, tranh giành đất đai với Lê Lợi mà lại là cấp trên của ông, thêm quan lại bên trên nữa phụ hoạ. Việc tranh giành đất đai c̣n thấy sau này, khi thành công (1428), trong tranh chấp mới, hay được thấy ra khi nhắc lại các thù hằn thời c̣n lao đao cũ.
Rừng núi cản trở một phần bước chân truy bức của quân Minh tuy lúc đầu quân nổi dậy cũng chưa thoát khỏi ư thức co rút trong vùng đất, người quen thuộc. Sự phối hợp tính dũng cảm của quân rừng núi và kiến thức văn minh đồng bằng đưa quân Lam Sơn vượt qua nhiều t́nh huống khó khăn: kiểu “đổi áo cứu chúa” của Lê Lai, mượn thế viện trợ bên ngoài (Trịnh Khả “biết tiếng Lào” vận động trợ giúp từ phía tây), ẩn nhẫn đầu hàng chờ cơ hội… Điểm giải thoát đột biến là khi Nguyễn Chích, người “ngoài nhóm” đă nghĩ ra việc đề nghị đưa quân trở về vùng ḿnh quen biết, xa khu vực Thanh Hoá thường dễ bị vây khổn (Chí Linh 1418, Quan Da 1422), sau khi đi sâu về phía bắc nhờ cậy quân Lào mà bị phản bội (1421), chịu hoà hoăn mà vẫn phải trở về cái túi Lam Sơn trong tay quân địch. Từ suy tính bứt phá đó quân tiến về phía nam (Nghệ An 1424), càng lúc càng xa, đến gần Hà Tĩnh (1424) tiếp giáp đồng bằng, lần đầu dương danh nghĩa toàn quốc của cuộc nổi dậy. Trên đường tiến quân, thủ lĩnh Thái Lào địa phương bị dẹp bỏ (Cầm Bành, châu Trà Lân), buộc đầu hàng liên kết (Cầm Quư, châu Ngọc Ma, mang tham vọng chia quyền qua Trần Cảo được dung dưỡng trong tay). Thế quân càng lớn th́ các phụ đạo Thái Lào ở biên giới kể cả những người xa về phía bắc, càng quy phục nhiều để cầu an thân, cho đến khi không chịu đựng được phải chống đối về sau: phụ đạo Quỳ Châu Cầm Lạn, phụ đạo Mường Mộc (Mọc Châu) Xa Khả Tham, phụ đạo Lai Châu Đèo Cát Hăn.
Nhưng quân tiến xuống đồng bằng th́ gặp trở ngại thấy rơ của một t́nh thế tác chiến mới: họ không đủ lực công phá các thành tŕ địch. Một sáng kiến tiếp theo để lấy thêm nhân lực là tiến quân về phía Tân B́nh, Thuận Hoá sử dụng số dân được họ Hồ đẩy vào đó, đoàn ngũ hoá làm quân biên cương chống Chiêm nay trở thành lực lượng chống Minh. Thế quân Lam Sơn càng mạnh th́ các nơi khác có đà nổi dậy làm rối quân Minh thêm. Không phá được th́ vây thành, tuyệt đường lương thực, chận quân tiếp viện. Vương Thông dẫn quân chính quốc tiếp viện (1426) lại bị vây trong thành Đông Quan, cho thấy t́nh thế tuyệt vọng như trong thư gửi vua Minh: “Quân phải được như số đi đánh lúc đầu, phải được sáu, bảy viên đại tướng như Trương Phụ mới có thể đánh được, mà đánh cũng không thể giữ được.” Đợt tiếp viện cuối cùng do Liễu Thăng đi đường Lạng Sơn, Mộc Thạnh theo đường Vân Nam, bị thất bại. Liễu Thăng bị giết (tháng 9âl. 1427), quân Mộc Thạnh tự tan. Vương Thông cuối cùng chiụ cầu hoà, tuyên thệ ngày 22-11 âl.Đinh mùi (1427) rút quân về nước ngày 12-12.
Sau năm thế kỉ độc lập, cựu thuộc địa An Nam / Giao Chỉ có những người cầm đầu là các lănh chúa địa phương nhỏ tranh giành nhau để thủ lănh Mường họ Đinh làm việc “đại nhất thống,” lại không đủ sức ǵn giữ, để quyền bính lọt vào tay các nhóm lưu vong trôi nổi. Đến nay quyền làm chủ lại thấy trở về một tập nhóm bản thổ, tất nhiên sẽ cai trị trên một đất nước văn minh hơn, lớn rộng hơn. Nhưng cũng bởi nguồn gốc đó mà phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến sự tan ră mới, trên một đất nước lại cũng lớn rộng hơn.
CHƯƠNG IX:
TRIỀU ĐẠI BẢN XỨ TỪ VÙNG CAO
Thanh toán triều cũ và cơ sở mới
Nh́n lại bản văn thề Lũng Nhai 1416, ta đă thấy phần lớn là tông tộc Mường Thái cùng gia nhân, thân thuộc, láng giềng của họ, đúng với ư nghĩa ban đầu của hội thề là giữ yên làng xóm chống kẻ xâm phạm từ bên ngoài. Số lượng nhân vật Kinh ít hơn chứng tỏ chỉ là sự phụ hoạ theo với t́nh trạng lưu lạc, trốn lánh truy bức của quân Minh, nhưng chính kiến thức của họ và quần chúng đồng bằng rộng lớn đă đem lại tương lai cho nhóm. Văn thề viết bằng chữ Hán vừa như một nối kết ngôn ngữ giữa những tập đoàn khác nhau, vừa như một chỉ dấu mở rộng vươn lên. Lê Lợi từ cái thế nhỏ nhoi khu vực, đă xưng là phụ đạo, nghĩa là thần tử triều Trần của nước Đại Việt, c̣n đấy với một vị vua giả định có niên hiệu là Thiên Khánh, rồi sẽ hiện h́nh cụ thể với vai tṛ của Trần Cảo rước về năm 1425. Lúc này họ đă xuống được đồng bằng, khuếch trương thế lực trên đất Trần trực tiếp cai trị cũ, lấy chính nghĩa dân nước đối phó với nhà Minh, có sự thừa nhận của quần chúng trong ngạc nhiên: “Không ngờ ngày nay lại được thấy uy nghi của vua nước cũ.”
Nhưng đă gọi là “chiêu bài” th́ rất dễ dàng vứt bỏ khi t́nh thế đổi khác đi có lợi cho phe chủ lực, cho nên quân Minh rút xong là Trần Cảo bị giết (1428). Tuy nhiên quá khứ vẫn không thể dễ dàng vứt bỏ huống chi lại có yếu tố mới chen vào gây thêm khủng hoảng. C̣n ở trong vùng ảnh hưởng của Lam Sơn th́ các nhân vật đồng bằng, nhất là vùng Kinh, c̣n phải chịu lép vế, đến khi về Thăng Long th́ những tướng như Trần Nguyên Hăn, Phạm Văn Xảo (được mang họ Trần trong hội thề với Vương Thông) có thể thấy ḿnh đắc thế hơn trong lúc nhóm Lam Sơn lại trở nên lạc lơng, tuy có lực, có quyền mà cảm thấy bị đe doạ thực sự. Kéo người đi, họ mất cả một vùng đất đai căn bản rộng lớn khai khẩn sẵn mà trống quyền lực nên thu hút các nhóm khác đến điền thế. V́ thế đồng thời với lúc giết Trần Cảo là “lệnh cho các đầu mục và các tướng hiệu trở về nhận ruộng đất ở quê để chấm dứt nạn tranh chiếm.” T́nh thế giống như có một cuộc hành quân ngược lớn lao mà sử không ghi. Những ḍng người theo các triền sông nơi này, đi về phía đông hẳn vẫn không chịu dừng lại nên đến 1466, Thánh Tông c̣n phải ra lệnh chia đất công ở Lam Sơn v́ “các thế gia hay làm trái phép… chiếm đoạt đất đai làm công chúa không có đất cắm dùi…”
Thế là liên minh phải tan ră, đầu tiên là Lê-Trần, kéo theo các phần tử liên hệ phe phái khác: Trần Nguyên Hăn với Bế Khắc Thiệu (1429, 1430), Phạm Văn Xảo với Đèo Cát Hăn (1432), như liên kết cũ của chủ nhân trung châu và nhóm Thái phía bắc. Giữa thời gian thanh toán hai nhóm kia là công thần Nguyễn Trăi nằm ngục, không chết hẳn v́ là văn quan không đủ sức đe doạ quyền lực Lê, và Lê c̣n cần tới ông. Con đường thoát tức khắc của ông là tiếp tục nhiệm vụ văn thần (viết chiếu cho quan, dân, thư ngoại giao với Minh…) theo một tính cách ủng hộ triều mới tích cực hơn qua việc phủ nhận liên hệ với anh em bà con, với triều cũ (“Chiếu b́nh Phục Lễ”), và toan tính về lâu về dài là đưa người thiếp Thị Lộ vào nội cung để gây uy thế nhờ cậy bảo toàn thân danh. Tranh chấp Lê Trần c̣n kéo dài rất lâu với những t́nh thế phức tạp của mỗi trường hợp gây biến đổi. Xúi giục Lê Lợi giết Trần Nguyễn Hăn cũng có người họ Trần phụ hoạ theo thời mới, đó là trường hợp Tŕnh Nguyên Bá mang họ Trần đă đổi. Sau này, trong vụ giết Nhân Tông (1459), có vẻ người chủ xướng quan trọng lại là họ Trần: Trần Lăng, không được sử quan cho đổi họ để nêu rơ tội trạng. Và xung đột c̣n tiếp về sau, dài dài ẩn khuất qua nhiều thế kỉ…
Chính sử quan cũng tỏ ra ngầm đứng về phía Trần, nghĩa là xung đột không phải chỉ ở trên tột đỉnh quyền bính mà c̣n ở đám văn quan gốc trung châu tự phụ ở kiến thức Nho hoá cao hơn, và nhóm văn quan gốc Lam Sơn mang dấu vết bản xứ hơn. Nổi bật là sự tranh chấp về quy định nhă nhạc cho triều mới, giữa Nguyễn Trăi và Lương Đăng. Sự thắng bại của phe nào cũng lại tuỳ thuộc vào t́nh thế đương thời. Phép thiết triều của Lương Đăng tuy bị công kích dữ nhưng vẫn thắng thế. Có sự nhường nhịn khi Nguyễn Trăi dâng khánh đá được chấp nhận nhưng khi tranh căi gay go th́ phe văn thần trung châu được nhắc cho biết quyền lực là ở nơi đâu: Tham nghị Nguyễn Liễu bị xử “tội đáng chém nhưng được lệnh riêng cho thích chữ vào mặt, đày đi châu xa.” Cũng thắng thế là nhóm người đem tin tưởng thần bí (như cứu mặt trăng, mặt trời) vào một triều đ́nh c̣n vua quan với sinh hoạt cũ xưa (vua cầm cung bắn chim, quan c̣n chăng lưới săn trên đất kinh ḱ.) Tuy nhiên nhóm trung châu lại thắng thế khi viện dẫn tinh thần Nho giáo trên đồng bằng như khi xin cấm lối hát bá cổ, níu chân tay trên đất Thanh Hoá, xin cho công thần khỏi theo “quốc tính” / họ Lê để trở về họ của tông tộc ḿnh…
Bởi v́ đă đóng đô trên đất cũ của Trần th́ Lê cũng phải đổi thay, và do đó sự tranh chấp quyền lực cũng phức tạp hơn, không chỉ dừng lại ở mâu thuẫn của hai tông tộc Lê Trần mà thôi. Trên tột đỉnh, việc truyền ngôi có vẻ lúc đầu không theo thể thức của Trần mà có tính cách như một vài trường hợp ở nước Chàm phía nam, trường hợp truyền nghiệp của các dân tộc Polynesian ngoài đại dương. Lê Lợi nối nghiệp anh và nhân sự kiện Lê Thạch bị chết khi đánh Lào, sử quan hé cho thấy nếu không chết th́ người này sẽ kế nghiệp, nghĩa là việc chuyển tiếp cơ nghiệp có vẻ theo thể thức anh qua tay em rồi sẽ trở về người trưởng ḍng chính. V́ thế khi sắp xếp hậu sự, Lê Lợi lúc đầu đă phong con trưởng Tư Tề làm Quận Vương nối nghiệp c̣n đặt con thứ Nguyên Long làm Hoàng thái tử tiếp theo, cũng viện dẫn đến sử sách (sự kiện đầu đời Tống) mà không màng đến phản đối chỉ v́ thấy sát với tập tục của ḿnh (Chiếu cho Tư Tề nhiếp quốc chính: “Người xưa… lập anh truyền em mà hưởng nước lâu dài…”) Tập tục có vẻ c̣n rơi rớt trong vụ Nghi Dân bị phế bỏ mà xoay sang giết em (Nhân Tông) với sự phụ lực của các phe phái mới trong đó người họ Trần đă kiếm được cách chen vào.
Tuy cá nhân tông tộc Trần không thắng nhưng hệ thống chính trị, xă hội Trần để lại được thu thập vào tay Lê đă ép chuyển được tập thể mới uốn nắn theo, lúc đầu th́ chỉ là gượng gạo, thu xếp theo từng t́nh thế, sau dần thâm nhập đủ để nắm vững t́nh h́nh mà phát triển ra căn bản vững chắc. Lê Lợi mới về Thăng Long, nhăn nhó với các nhà cao cửa rộng, với lề lối thù tiếp của quan viên cựu Trần bày vẽ theo theo thói quen cũ cùng với ư tưởng xu nịnh mới. Thế rồi ư thức về một bậc chủ tể toàn quyền theo một hệ thống không chỉ là quyền lực mà c̣n là đạo lí của một ông vua Nho giáo đă khiến cho vua tuy c̣n cầm cung bắn chim nhưng đủ sức giết được quyền thần ḿnh không ưa. (Thái Tông giết Lê Sát, Thái hậu họ Nguyễn giết Trịnh Khả, Trịnh Khắc Phục v́ động chạm đến tính chính thống của nhóm Lê.) Và cả triều đ́nh kết tội phản quốc cho một công thần (vụ Nguyễn Thị Lộ lây lan qua cái chết của hai người ở nội cung) không một chút thắc mắc. Rồi với thời gian th́ khuôn khổ mới thành h́nh vững vàng với ông vua Lê (Thánh Tông) văn minh hơn, nắm được quyền hành xử trên đám thủ lănh Lam Sơn biến chất, chia rẽ (nhóm Lê Sát, Phạm Vấn giết Lưu Nhân Chú, gây mâu thuẫn với nhóm Thái Bắc và Thanh của Trịnh Khả, Trịnh Khắc Phục – anh em khác cha với Nhân Chú; Nguyễn Xí và các nhóm Lê Lăng, Lê Niệm…) Nhóm quần thần gốc Trần nhẫn nhục hơn nhưng lúc này đă thoả măn v́ thấy truyền thống của ḿnh được củng cố hơn với tầng lớp quan lại đồng bằng, ùn ùn vào triều chính qua lối tuyển cử mới.
Chiến tranh không những đă đem lại đổi thay về chính quyền trên cao mà cả về chủ quyền khu vực nhỏ, chủ quyền đất đai nói chung v́ tính chất lưu tán trong biến loạn của người dân. V́ thế khi nắm quyền, họ Lê có cả một chừng mực quá khứ bị xoá bỏ để xây dựng thời đại mới với ít trở ngại hơn. Hồ Quư Li hạn điền tuy chỉ ở tầng lớp dưới nhưng cũng đă làm thay đổi quá khứ. Đến Minh th́ tầng lớp trên (Hồ, Trần) tan tành, điền trang ră ra, ngay cả những người theo Minh lúc đầu để giữ cơ nghiệp cũng trải qua những điêu đứng, có khi phải chết v́ tay chủ mới. Chiến tranh đưa đến t́nh trạng tự do cướp bóc ruộng đất mất chủ khiến cho tập đoàn quyền bính mới về Đông Đô, thấy như ḿnh bị cướp chặn công lao. Cho người về vùng căn bản chiếm lại đất đă mất cũng chưa đủ phân phát cho cả hàng trăm ngàn người từng cùng chiến đấu dưới tay. Việc tịch thu tài sản của nguỵ quan cũng có giới hạn một chừng mực v́ chính sách thoả hiệp ban đầu khiến vẫn c̣n những người nổi bật như Trần Phong, Lương Nhữ Hốt… hay những người cần thiết cho việc cai trị lúc đương thời như Phan Liêu trước khi phải loại trừ. Một số người thời Minh vẫn c̣n làm quan xử kiện cho đến đời Thái Tông mới bị phác giác (1437) v́ tầng lớp văn quan thời b́nh chen lấn vào chính quyền, đẩy bật ra. Cho nên phải lo kiểm kê ruộng đất trong nước, và thấy ra sự bất công hiển nhiên để áp dụng chính sách ruộng đất mới.
Tờ lệnh chỉ tháng 1al. 1429 cho thấy rơ điều đó: “Người đi đánh giặc th́ nghèo, kẻ rong chơi th́ giàu. Người đi chiến đấu th́ không có một thước, một tấc đất mà ở c̣n những kẻ du thủ du thực, không có ích ǵ cho nước lại có quá thừa ruộng đất, hoăc đi làm nghề trộm cướp. Thành ra không có ai chịu hết ḷng với nước, chỉ ham nghĩ phú quư mà thôi. Nay ra lệnh cho các đại thần bàn định số lượng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng, trong từ đại thần trở xuống, dưới đến người già yếu mồ côi goá chồng, đàn ông đàn bà trở lên, loại nào được cấp bao nhiêu th́ tâu lên. Lại bàn cả số tiền, lụa tŕnh lên.” Thế là có chính sách được gọi là “quân điền” mượn của phương Bắc, làm căn bản cho những quy định điều hành sít sao hơn của các triều sau. “Các đại thần” đó là những nho gia thoát khỏi những kềm hăm của tầng lớp tông tộc cũ, được tiếp xúc rộng răi hơn qua những năm biến loạn Hồ, Minh thuộc, đến lúc này có một thời mới trước mắt để áp dụng kiến thức từ những kinh sử họ học được. Việc chia ruộng có vẻ không được thi hành sít sao nhưng cũng đem lại một chừng mực ổn định t́nh thế sau chiến tranh, đặt cơ sở cho những quy định tiếp theo, thấy rải rác trong bộ Quốc triều h́nh luật thường được coi là “luật Hồng Đức” nhưng vẫn có các điều khoản của các đời Thái Tổ, Thái Tông. Cuối cùng chính sách quân điền được chính thức ban hành là năm 1477. Thật ra có vẻ như lệnh chỉ 1429 c̣n được nhắm vào việc chính thức hoá chủ quyền cho một công thần nào đấy, hoặc bao chiếm đất mới hoặc mở rộng điền sản cũ, chứ không hẳn chỉ là một toan tính công b́nh xă hội. Lê Quư Đôn đă thấy một lệnh chỉ như thế cấp cho Khai quốc công thần Nguyễn Thế Chuẩn “cho phép lấy ruộng tuyệt tự của nhà thế gia triều trước và ruộng đất bỏ hoang ở xă trang thuộc huyện Tống Sơn… làm tư sản, cộng 470 mẫu.” Một lệnh chỉ cuối năm 1429 (hay đầu 1930) buộc người có ruộng bỏ hoang không được ngăn kẻ nơí khác đến cày cấy, là dấu vết cho ta thấy sự chú tâm của chính quyền về việc phục hồi sản xuất hơn là công b́nh xă hội.
Có những vấn đề tồn tại của thời trước nay phải giải quyết dứt khoát như việc cải cách tiền giấy của nhà Hồ tuy không thành công nhưng qua thời gian thuộc Minh, đất nước sử dụng tiền giấy rộng răi, nên cũng thành một truyền thống ngắn ngủi, không hợp với Đại Việt nhỏ bé với nền tảng kinh tế tự túc không đ̣i hỏi lượng tiền di chuyển lớn lao. Có cả những chuyện lặt vặt mà nhà nước buổi đầu c̣n nghèo, lo nạp người vàng cho Minh, phải tính đến như việc quy định buộc các quan nộp một phần số vàng “nảy” ra ở sông Nhị, hẳn là vàng vơ vét bỏ chạy của quân bại trận không kịp thu về. Nhưng nói chung việc cai trị toàn vùng mới làm chủ cũng phải đặt ra thật nghiêm chỉnh.
Cơ sở cai trị thời Trần, Hồ, Minh thuộc tiến triển dần đến độ quyền trung ương kiểm soát nhặt nhiệm hơn. Buổi đầu c̣n lại không hiếm những viên quan cũ / “nguỵ quan”, thất sủng hay yên vị là tuỳ những t́nh thế thật mỏng manh. Tuy nhiên họ Lê đă chia ra những vùng lớn gọi là “đạo” như những khu vực quản trị đầy đủ tính cách quân sự (Tư mă), hành chính (Hành khiển), giám sát (Ngự sử) dưới con mắt trông chừng của trung ương. Quyền hành trên hết hẳn nhiên là các tướng lănh Lam Sơn qua những chứng cớ như Lê (Đinh) Liệt của Nam Đạo, Lê Văn An của Bắc Đạo, như Lê Bôi ở Tây Đạo, Lê Khuyển ở Hải Tây Đạo, và Đông Đạo thường xuất hiện với các chức quan nhỏ hơn… Đội quân ṇng cốt ở trung ương là đội Thiết đột được sai đi bắt Trần Nguyên Hăn, là chứng cớ quyền uy như lúc Trịnh Khả được điều về trông coi tổ chức đó th́ ông quyền thần Lê Sát than với vua: “Khả vào hầu trong cung th́ thần nguy mất!”
Phù trợ cho tướng lănh Lam Sơn, có một hệ thống cai trị mờ nhạt, được nhắc thoảng qua trong các lệnh chỉ nhưng nh́n kĩ th́ đúng là một tổ chức có dụng ư, chỉ là không vươn lên được cấp độ chính thức mà thôi: hệ thống “thủ lănh.” Phan Huy Chú sau này cũng không nhắc một lời về hệ thống này, hệ thống rơ ràng cho thấy nhóm Lam Sơn cố sức lấy vây cánh rừng núi cai trị dân trung châu đến tận cơ sở. Thật ra th́ từ lúc đầu, Lê đă đem những bộ hạ thân thuộc từ rừng núi của ḿnh, đến cai trị đất trung châu theo tính chất quân quản với danh xưng riêng biệt là những quản lănh. Tuy nhiên tầng lớp cao cấp này dễ tan biến trong quyền chức mới thật nhanh chóng. Họ lo tranh giành quyền chức, đe dọa hoàng tộc Lê hơn là một lớp người thấp thỏi hơn, mang sinh hoạt cũ, đủ để tin cậy hơn: thủ lănh.
Chức Thủ lănh lần đầu tiên được nhắc trong Hoàng triều quan chế năm 1471 khi Thánh Tông đưa ra quy định tổ chức xă hội chặt chẽ làm căn bản cho cả một thời ḱ thịnh vượng về sau, c̣n dấu vết đến tận thời Mạc: “Đến như việc xét duyệt sổ sách quân nhu hàng đống, hay phân biệt chọn lựa tướng suư, thiên t́ trong các quân của thủ phủ th́ các quan kinh lịch, thủ lănh đều được phép tra xét, đàn hặc cả…” Lệnh Chọn chức thủ lănh (1498) nêu rơ chi tiết hơn về mặt quyền hạn và các ngóc ngách lan tràn của tầng lớp quan này: “Chức thủ lănh được ngang hàng với trưởng quan, không phải chỉ có tra xét, viết lách sổ sách ở phủ vệ mà c̣n phải xét hặc các tướng hiệu gian phi… Từ nay, ở trong th́ Lục khoa, ở ngoài th́ Hiến ti, hễ là thủ lănh phải tuân phép công bằng…” Hiến Tông kế nghiệp cha, đă nói rơ là không muốn sửa đổi ǵ nhiều luật lệnh của thời trước nên lệnh 1498 trên chỉ cho thấy chi tiết hơn về một tổ chức đă hiện diện rộng răi và vững vàng từ lâu ngay trong lệnh 1471 (và các lệnh 1480, 1483 tiếp theo.) Sự việc được nêu ra năm 1471 có chi tiết nằm trong Nội mật viện, cơ quan nắm quyền quân sự của nhà nước, rơ ràng là trụ cột bảo vệ họ Lê cầm quyền. Chỉ danh thủ lănh có khi xuất hiện trong thế đối ứng với “đường quan,” “trưởng quan,” những chức trách trong các văn thư năm 1478 cho thấy là những người đứng đầu “các nha môn viên chức trong ngoài,” “các nha môn quan quân.”
Điều ḱ lạ là một tổ chức cai trị cùng khắp và quan trọng như vậy mà không lưu dấu vết ǵ trong các quy định chức phẩm, quy định hưởng thụ của đương thời cả. Phan Huy Chú cũng không chừa một ḍng nhỏ nào cho chức thủ lănh trong phần Quan chức chí của ông dù ông từng khen hết lời về tổ chức thời Hồng Đức. Vậy th́ chỉ có thể hiểu chế độ thủ lănh là một tổ chức cấp thời, gán ghép trong quan chế thi hành ở đồng bằng, trung châu, lấy từ các tập đoàn thiểu số nhỏ len lỏi vào các cơ quan quân sự trung ương, địa phương giúp rập cho tập đoàn Mường Thái Lam Sơn, tập đoàn dù là đă vơ vào ban quốc tính cho các họ khác trở thành Lê cũng không thấy đủ người để tin tưởng mà cai trị trên khu vực to lớn vừa chiếm được sau chiến thắng 1428.
Nhưng như đă thấy, tập đoàn Lam Sơn phải t́m cách thích ứng – và bị lôi cuốn theo một sinh hoạt mới làm sửa đổi bản chất của họ. Dù c̣n phải khẩn cầu Minh công nhận thay Trần, Lê Lợi “Đại đầu mục” thực tế đă làm chủ nước. Đến ông vua cháu th́ Nhân Tông được phong làm An Nam Quốc vương (1443) qua bao nhiêu tổn phí cống sứ và đủ thời gian cho Minh dằn được tự ái. Con đường trung châu hoá cũng là con đường Nho giáo hoá cho nên qua thời ḱ đầu, kêu gọi người tài ra giúp nước, lấy người làm việc theo tính cách công cử, lấy người qua những khoa thi bất thường, sơ sài th́ cũng đến lúc phải mở ra những khoa được quy định thường trực đồng thời với các cuộc khảo hạch kiểm tra để thăng, giáng chức vụ. Thật ra th́ đà tổ chức học vấn theo Nho đă phát triển tận các địa phương với những cải cách của Hồ Quư Li, lại tăng tiến dưới thời Minh thuộc theo tham vọng ổn định của chính quyền thuộc địa nằm ở Đông Quan. Lớp người văn học phục vụ Lê buổi đầu có người xuất thân thời Hồ (Lí Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên… đỗ 1400), trải qua kinh nghiệm kiến thức trong thời Minh (có thể là Ngô Sĩ Liên,) cả đến việc làm quan trong thời ấy (như các quan coi việc h́nh bị phát giác năm 1437,) dù người sau cố tránh né cũng không thể phủ nhận được: Nguyễn Trăi đă lưu lạc tận Nam Trung Quốc. Sự xung đột của Nguyễn Trăi hợp với Nguyễn Liễu một phía và Lương Đăng với nhóm nội quan phía khác không phải chỉ là xung đột địa phương, tộc đoàn mà c̣n là xung đột về mức độ kiến thức cập nhật hoá thu thập được từ Trung Quốc giữa hai lớp người đó nữa.
Quy định các năm 1434, 1442 chọn kẻ sĩ theo các cấp thi từ thấp đến cao, hương đến hội, đ́nh, có ḱ hạn, lấy tiến sĩ, dự tính dựng bia lưu dấu văn hiến về sau. Thi hội, thi đ́nh mở lần đầu 1442, mở tiếp năm 1448 nhưng việc dựng bia th́ phải đến năm 1484 mới thực hiện được. T́nh thế loạng choạng buổi đầu đó dù sao cũng làm đà cho kinh sử đi vào ngay chính ḍng họ rừng núi xuống đồng khiến sản sinh một ông vua nổi danh trí thức, mượn ngay ư thức hệ Nho gia mà đám Trần vẫn tự phụ riêng biệt để trị ngay chính họ và đám quân tướng kiêu ngạo lúc này đă hao ṃn nanh vuốt v́ kèn cựa tẩy trừ nhau. Đó là Lê Thánh Tông, người mớm lời cho các quan viết chiếu chỉ, sách vở chê triều đ́nh thời trước: vua mới hai tuổi, Thái hậu “gà mái gáy sớm… đàn bà mắt quáng đèn loà,” quan “ngu si không biết một chữ… không phân biệt sáu loại súc vật… chẳng hiểu được bốn mùa…”
Đỉnh cao của tổ chức cai trị ở Đông Kinh và tác động sâu đến tầng lớp cơ sở
Thái Tông chết v́ một cơn đam mê sắc dục không phải chỉ gây vạ tru di cho Nguyễn Trăi mà c̣n gây cả một cuộc khủng hoảng về kế nghiệp khi Lê vẫn chưa thích ứng kịp với t́nh thế mới. Nguyên tắc truyền nghiệp từ anh sang em ngày trước, thành h́nh rồi bị phá vỡ v́ c̣n có người cha (Thái Tổ) chủ tŕ, đến đây khi người cha (Thái Tông) đă mất th́ quyết định phải nằm trong tay các phe phái cựu thần Lam Sơn lúc này đă chia rẽ hơn bao giờ hết. Cho nên thế quân b́nh thật là mỏng manh. Bang Cơ (Nhân Tông) nối ngôi v́ Nghi Dân con trưởng đă bị truất phế, sự việc lên ngôi được quyết định bằng các thế lực nhỏ trong nội đ́nh, nhưng không ngăn được phải trừ khử nhóm Trịnh Khả, Trịnh Khắc Phục mà vẫn chừa ra không kịp chận nhóm cấm vệ Lê Đắc Ninh, nhóm phục thù họ Trần trèo thang qua tường giết Nhân Tông, vợ và mẹ. Triều đ́nh Nghi Dân yểu tướng trong tám tháng cũng chỉ v́ gặp phe đối kháng khác, sau đảo chính lại phân vân lựa chọn giữa Tư Thành và Khắc Xương. Khắc Xương sợ hăi trước biến cố cung đ́nh không dám nhận ngôi, tưởng ḿnh thoát nạn không ngờ lại hại lây đến người ủng hộ (có lẽ rất t́nh cờ) là Lê Lăng mà bản thân th́ cũng không thoát. Chỉ c̣n lại ông hoàng tử út mà tính cách nhỏ nhoi, co rút khởi đầu của ông không ngờ lại đem đến nguy khốn không những cho đám cựu thần Lam Sơn mà c̣n cho nhóm văn quan trung châu nữa.
Nhỏ nhoi khuất lấp v́ phía ngoại mang gốc gác gia nhân của họ Lê – giữ nhà cho Lê Lợi đi đánh giặc, dấu vết c̣n chứng thực ngay lúc đă làm thông gia, là những chuyện mẹ bị đưa ra khỏi cung, con sinh ở chùa bên ngoài, mẹ con chịu ơn cứu vớt của Trịnh Khả (hay Nguyễn Thị Lộ)… Thật ra th́ tư thế thấp kém đó lại làm cho ông xa rời vị trí cao cấp trong ḍng họ làm vua, tách rời sinh hoạt Lam Sơn hơn những người khác, và mau chóng thâm nhập vào đời sống trung châu, Đông Kinh, nơi đang sôi nổi phong trào đua đ̣i kinh sách, khiến ông trở thành trí thức của thời đại, nắm vững quy luật trị nước theo Nho gia, dùng lí lẽ của ngay chính đám Nho gia kiêu ngạo để bài bác họ. Có thể thấy trong Toàn thư rất nhiều lời mắng mỏ quan chức nhưng nổi bật là lời mắng Ngô Sĩ Liên “phản quốc” v́ bỏ Nghi Dân theo về ông, “mang ḷng không vua” v́ cho rằng ông không đủ tư cách tế Giao – lập luận của Ngô Sĩ Liên là dựa theo kinh sách học được: chỉ có vua Trung Quốc mới chính v́ Thiên tử, mới được quyền tế Giao, c̣n lí lẽ của ông, là nhân danh tính phổ biến của quan niệm chủ tể, cũng từ Nho Giáo, ông là Thiên tử, vậy cũng đương nhiên có quyền tế Giao! Lại cũng không chỉ là lời nói, Thánh Tông c̣n bắt chước Hán Cao Tổ đái vào mũ quan, biểu dương quyền lực cụ thể cho đám văn nhân đó, vốn bản thân nhút nhát nhưng lại thường huênh hoang với mớ chữ nghĩa học được.
Tuy nhiên trong hai niên hiệu Quang Thuận (1460-1469), Hồng Đức (1470-1497) th́ trong giai đoạn đầu ông phải lo chuẩn bị củng cố địa vị của ḿnh để niên hiệu sau phát huy thành quả, lấy chiến thắng bên ngoài (Chiêm Thành) thay đổi chế độ rồi trên cơ sở đó lại cũng lập chiến công bên ngoài (đánh Bồn Man, Ai Lao) nâng cấp hiến định bên trong, rảnh rang ngâm vịnh với quan lại, tạo ra một sắc thái b́nh ổn của chế độ c̣n được giữ ǵn đến nhiều đời sau, dù qua những biến cố, triều đại khác.
Thời gian đầu là việc thanh toán các quyền lực cạnh tranh c̣n sót lại. Không hiểu v́ lẽ ǵ khác nhưng rơ ràng Thánh Tông thấy người yểm trợ quyền bính có thể trông cậy được là Nguyễn Xí, người trông coi đàn chó săn cũ của ông chủ Lê Lam Sơn. Bênh vực Nguyễn Xí đến phải che chở tội lỗi của Sư Hồi, con Xí. Chỉ bám vào thế lực duy nhất ấy cho nên ông lo sợ (1464) Nguyễn Xí chết, đọc thư nặc danh báo Sư Hồi làm phản, ông lại cho đương sự biết kèm theo lời ngọt ngào đe doạ, đồng thời nhắn nhe về sự ŕnh rập của các phe phái khác để củng cố “liên minh” Lê Nguyễn chặt chẽ hơn. Tuy nhiên sự thành công của ông lại nhờ một phần ở t́nh thế đương thời nữa. Phe tướng lănh tông tộc Lam Sơn qua một thế hệ tranh chấp ở Đông Kinh đă ṃn nanh cùn vuốt rồi. Lê Lăng đề nghị lập người khác nên không được kể công làm đảo chính mà được đền bù bằng số ruộng ban cấp trội hơn người khác, rốt lại bị giết (1462). Chưa cần giết Cung Vương Khắc Xương (1476) th́ thời cuộc cũng đă thấy tạm thời ổn định v́ đến lúc này, ư thức quân quyền Nho Giáo đă có cơ sở trên kiến thức mới qua trường học từ cơ sở, qua các cuộc tuyển lựa thi cử mà Thánh Tông, qua hiểu biết thâm nhập của ḿnh đă t́m cách khai thác thuận lợi cho ngôi vị. Bởi vậy, Nguyễn Xí chết đi, Sư Hồi cũng tuyệt tích trên các trang sử mà không có biến động nội bộ nào khác nữa bởi v́ Thánh Tông đă có một chỗ dựa khác để xây dựng sự nghiệp cho ḿnh, cho đất nước ông nắm trong tay. Những người lúc đầu được cho là ở phe đối địch: Lê Niệm, Lê Thọ Vực lại là những cánh tay đắc lực của ông trong việc b́nh Chiêm.
Chiến thắng 1471 đă giúp ông ban lệnh cải cách to rộng Hoàng triều quan chế, sắp xếp việc tổ chức hành chính, phân chia thứ bậc hưởng thụ quyền lợi đất nước, nâng cấp tính cai trị theo đà chuyên chế học được của Minh, dứt khoát rời bỏ quá khứ Lam Sơn, gây ra phản ứng mà người cầm quyền đă tiên liệu nên mượn cả lời đe doạ của Lí Tư giúp Tần cải cách xưa kia: “Kẻ nào dám dẫn bừa quy chế cũ mà bàn càn một quan nào, thay đổi một chức nào, chính là kẻ bề tôi gian nghịch, làm loạn phép nước, phải xử tử vứt xác ra chợ không thương xót; c̣n gia thuộc của nó phải đày đi nơi xa…” Chứng thực được đưa ra là vụ giết Trần Phong (1485), người thường xuất hiện rất nhiều trong việc xây dựng quyền lực cho ông mà rốt cục nói ông “đặt quan hiệu của nhà Minh là làm trái thông chế của quốc triều…” Lí do cải cách đưọc nêu ra: “Đất đai bờ cơi ngày nay so với trước kia khác nhau nhiều lắm, không thể không thân hành nắm quyền chế tác, làm trọn đạo biến thông.” Tổ chức chung là gom lại một đầu mối những cải cách lẻ tẻ từ trước thành một thể thống nhất. Ở trung ương là hệ thống quân sự cấm quân, là hệ thống hành chính có 6 bộ với cơ quan tra xét, thi hành bên trong phần việc tuỳ thuộc. Ngự sử đài là cơ quan liên hệ vua, quan, dân theo tư thế canh chừng, kiểm soát; Thông chính sứ ti là mối liên hệ của trung ương và dân chúng theo đường hành chính mang tính t́nh cảm đạo lí. Bên ngoài địa phương là 13 đạo Thừa tuyên có chức trách hành chính, kiểm tra, an ninh (với Thừa chính, Hiến sát, Đô ti) mà nổi bật là chức Tổng binh mang tính quân sự bao trùm trên khu vực lớn.
Tổ chức chi li như thế khiến phát sinh nhiều chức quan – nói như ngày nay là “hệ thống thư lại cồng kềnh,” nhưng chính quyền cũng tính đến việc không phải tổn phí nhiều v́ “trước kia quan ít, tước to” nay th́ “quan nhiều mà lương ít, trật thấp.” Chi tiết thứ bậc cũng được xác định từ trong hoàng tộc, triều đ́nh ra đến các địa phương từ lớn tới nhỏ với các danh xưng rành rẽ. Về mặt quyền lợi thực tế th́ rơ ràng có sự cách biệt rất lớn giữa tầng lớp vương hầu và quan lại – tất nhiên chưa kể đến dân chúng bên dưới. Ấy thế mà triều đ́nh cũng đă thoáng thấy t́nh trạng “quan viên quá nhiều, tiêu phí lộc kho” nên có lệnh chọn thải bớt người (1481) để đỡ gánh nặng cho nhà nước.
Lại cũng như các thời ḱ khác, sử quan ít nói đến t́nh h́nh ở các khu vực hành chính cấp thấp với nhiều tên gọi: hương, xă, thôn, trang, sách, động, nguồn, trường… gồm cả những vùng dân thiểu số, mà ở vùng đồng bằng trực tiếp th́ đă có tên cụ thể cho phần lớn, là “xă”/làng. Lệnh tổ chức xă với xă quan khi vừa thắng Minh (1429) cho thấy đơn vị này bị cắt xén nhỏ là chừng nào: xă lớn có 100 người trở lên th́ đặt 3 viên, xă 50 người trở lên th́ đặt 2 viên, xă nhỏ 10 người chỉ một viên. Đó chỉ v́ qua sự càn quét của biến loạn, tầng lớp hào trưởng ở địa phương đă tan biến, các lănh chúa cũ mất đi không ai c̣n quyền trên các khu vực lớn nữa, phải nhường chỗ cho chính quyền trung ương đến sắp xếp, cai trị. Từ tháng 6âl. 1466 cấp Xă không c̣n có “quan” nữa, chỉ là xă trưởng thôi, thế mà triều đ́nh c̣n ngăn chặn cấp xă không được có vây cánh bà con (lệnh 1483, 1486, 1496). Lê dùng họ để kiểm kê hộ tịch, chia cắt ruộng đất, phân định khu vực theo với các lệnh, lệ ngày sau được gồm trong bộ luật được gọi là Hồng Đức đă đi vào cuộc sống của từng người. Thật ra th́ nhà nước vẫn không ngăn chận được nạn cường hào ở địa phương – cũng như không trừ khử được quan quyền nhũng nhiễu, có điều tổ chức sâu sát đến tận những đơn vị dân cư nhỏ như thế lần đầu tiên cũng cho thấy xuất hiện những biến động xă hội ngay từ cấp nhỏ bên dưới chứ không phải chỉ là những biến động khu vực lớn như trước nữa.
Nhà nước Lê nắm vững dân số tuy không chặt chẽ như thời bây giờ nhưng cũng đă có một chừng mực sít sao qua các cuộc duyệt tuyển lấy thuế, bắt xâu, bắt lính. Tuy nhiên v́ khả năng quản lí có hạn, họ không đủ sức – và do đó phải bỏ lơ phần dân chúng nằm ngoài sổ bộ hoặc v́ xiêu tán bởi thiên tai, chiến cuộc hoặc v́ thuộc thành phần tộc đoàn c̣n nằm bên lề của tập thể lớn… T́nh h́nh đó nảy sinh sự phân biệt hai tầng lớp người cao thấp khác nhau, trước nhất là dưới mắt nhà cầm quyền và sau cũng chính bởi các hộ dân v́ nương theo đà tổ chức chung mà tự phân biệt, tự coi như là thuộc thành phần trên trước. Người thuộc chính hộ nằm ở bậc cao v́ lẽ phần lớn họ có tài sản, có nơi cư trú ổn định, dễ dàng cho các cuộc duyệt tuyển lấy người theo quy định, ví dụ bắt lính phải nhắm vào người khá giả, không lấy hạng cố cùng. Người thuộc khách hộ v́ nguồn gốc xuất thân như đă nói nên bị coi như thành phần thấp kém trong xă hội tuy vẫn có thể bao gồm những cá nhân khá giả. Sự phân biệt chính, phụ này có lẽ đă xuất hiện tự phát, không chính thức từ trước, và tất nhiên phải đi đến t́nh trạng được quản lí rành rẽ theo nhu cầu cai trị của Lê để níu giữ một chừng mực ổn cố xă hội. Chỉ đến khi với sự hỗn loạn của các thế kỉ về sau làm thay đổi nội dung chính/phụ, nhà cầm quyền mới phải lo bối rối điều chỉnh một khi chưa thể gạt bỏ cơ cấu, định kiến đă thành h́nh.
Điều có lẽ họ Lê không ngờ nhất là một quyết định của họ lại xây dựng cơ sở cho cả một sinh hoạt khá quy củ của làng xă ngày sau khiến nhiều người lại tưởng phải t́m nguyên cớ thật xa trong ḍng lịch sử. Đó là việc thành lập cái đ́nh làng. Nguyên là từ cơ chế hậu Phật (lănh tiền, ruộng đưa vào chùa để cúng giỗ cho người vô tự) chủ nhân các đ́nh tạ, đ́nh trạm đem áp dụng vào nơi họ xây dựng để chiêu dụ lập hậu – gọi tên mới là hậu Thần, và từ đó gây ra tranh tụng lâu dài về việc thực hiện khoán ước. Các quan thấy (1474) sự lợi dụng gây bất an nên xin lệnh (1496) chuyển đ́nh cho làng cai quản, và được chấp thuận. Làng từ đó có ruộng đất riêng, có nơi tụ tập việc công, có ông thần riêng cho ḿnh, tuy không thể trở lại thời cát cứ như các thủ lănh ngày xưa nhưng cũng là một cơ hội để có tiền của, giữ được chút riêng biệt với chính quyền trung ương trên đà lấn lướt. Làng lại c̣n thu nhận được bộ phận trí thức thời mới nhờ các ông hưu quan về làng, các nho sĩ lỡ thời v́ đă thấy có dấu hiệu “lạm phát trí thức” qua các ḱ thi chỉ lấy đỗ rất ít người. Những người này trở thành một bộ phận trí thức ở làng xă, mang kiến thức mới ra lập luật lệ theo kiểu “nước” cho làng, với các hương ước – những định chế thành văn, để quản trị quê ḿnh. Theo với họ, ông thần của đ́nh làng sẽ mượn tên thành hoàng họ học được trong sử sách, đem ra thờ cúng, rồi với thời gian, sẽ thành nếp ép buộc các chính quyền trung ương yếu thế công nhận. Đó là lúc của những năm biến loạn bắt đầu ở thế kỉ XVI, tiếp theo với các ngôi đ́nh xây dựng vững chăi hơn v́ thoát khỏi sự ḍm ngó của trung ương, để rồi càng vững chăi hơn với khả năng tiền bạc do tiếp xúc với bên ngoài trong thời đại Trọng thương của thế giới. Rốt lại đă thành h́nh một thể chế có lúc muốn thách thức với trung ương trong câu tục ngữ Phép vua thua Lệ làng, huênh hoang để bù đắp thực tế áp bức họ phải gánh chịu hàng ngày.
Như thế, làng xă là kết quả của một tiến tŕnh lịch sử phân, hợp chứ không phải là khởi đầu của sự liên kết thành nước của dân tộc Việt. Cách hiểu như thế mang tính siêu h́nh, có nguồn gốc là từ sự biếng lười suy nghĩ đi theo sự hướng dẫn vô thức của tâm t́nh dân tộc tự tôn đang thịnh hành ngày nay.
Đ́nh làng lại cũng nuôi sống một sản phẩm biến dạng của truyền thống shaman/thầy mo vốn theo năm tháng đă tách ra khỏi quyền bính thế tục nay phải thay đổi nữa dưới áp lực của tổ chức Nho mang tính lí trí được xây dựng từ trên triều đ́nh xuống đến tận làng xă. Chuyển biến đó thấy rơ trong gia phả của một ḍng họ danh tiếng: họ Phan Huy ở Hà Tĩnh. Những người vu đồng nhảy múa mà người Minh c̣n thấy thời họ cai trị, đến lúc này đă tập họp thành các Giáo phường đi ca hát, nhảy múa trước các đ́nh làng trong những buổi hội lễ, vào những dịp Hát cửa đ́nh. Tính chất vừa thế tục vừa thiêng liêng của bản thân ngôi đ́nh làng thật hợp với sinh hoạt ca hát này: vừa như một h́nh thức hiện thân của thần thánh giữa thế gian, vừa như là một lối giải trí cho dân chúng trong dịp tương thông với thiêng liêng qua những ngày hội lễ. Tuy nhiên tất cả h́nh như chỉ mới là khởi đầu, sự phồn tạp và tính tổ chức chặt chẽ phải đợi đến các thế kỉ sau mới có chứng cớ rơ rệt.
Một tiểu thiên triều trên bờ biển Đông
Tổ chức học hành thi cử dưới thời Lê sơ, nhất là thời Thánh Tông đă tạo ra một tầng lớp nho sĩ khác với các triều đại về trước. Rơ ràng nhất là kiến thức sâu rộng hơn. Không phải chỉ v́ Thánh Tông khoe khoang lúc gần chết – hơi quá lố: “Dù Lí (Bạch), Đỗ (Phủ), Âu (Dương Tu), Tô (Đông Pha)… vị tất đă làm nổi, duy chỉ có ta là làm được” nhưng cứ so sánh hai ông sử quan th́ rơ ràng Ngô Sĩ Liên đă có kiến thức nhiều hơn Lê Văn Hưu. Không phải so sánh từng người mà cả về tập thể, thành phần nho sĩ của Lê cũng nhiều hơn Trần Hồ. Từ đó lại là một phong khí khác của nhà nho Lê so với thời trước, mà điều này th́ cũng không phải lúc nào cũng là đáng hănh diện. Họ dài ḍng hơn. Nhưng thâm nhập vào kiến văn của Tống Minh nho, họ cũng phải chịu luỵ vào những ràng buộc khắt khe của tinh thần duy lí cứng nhắc ở nơi phát xuất kèm theo những hệ luỵ vướng phải từ lí thuyết thu nhận va chạm với thực tế đất nước họ chịu đựng. Cho nên Nguyễn Trăi khoái trá mắng chửi “thằng nhăi ranh Tuyên Đức hiếu chiến hung hăng” th́ khi thay mặt Trần Cảo và “đại đầu mục thần Lê mỗ” làm biểu “trần t́nh tạ tội” với Thằng nhăi ranh đó, lại bằng lời lẽ van xin thống thiết học được từ các ông thầy phương Bắc qua văn phong trường ốc. Nho sĩ Trần tuy cũng phải ch́u ḷn năn nỉ nhưng c̣n biện bác với Nguyên. Nho sĩ Lê biện minh cho việc Lê đánh Chiêm Thành tuy vẫn không có dấu hiệu nhượng bộ nhưng lời lẽ nhún nhường lại co rút thống thiết hơn. Nhân viên sứ bộ đi Minh năm 1435 giành nhau chức vị, đánh nhau, lại nhờ quan Minh phân xử! Tuy nhiên đất nước cụ thể thành h́nh liền lạc trên đồ bản, văn từ ghi chép (Dư địa chí 1435 của Nguyễn Trăi) dẫn đến sự h́nh thành một Quốc tổ dưới sức ép của ông vua cứng rắn (Kỉ Hồng Bàng trong Đại Việt sử kí toàn thư 1479 của Ngô Sĩ Liên.) Thế là từ trong đi ra bên ngoài, tư thế thiên tử được bày tỏ hung hăng hơn với các tập đoàn yếu thế chung quanh.
Trần Khắc Chung đă từng khuyên Minh Tông đừng đánh Ngưu Hống mà đánh Chiêm Thành dễ hơn th́ nay Thánh Tông không cần lời khuyên đó cũng ra tay chinh phục phía nam trước để nêu rơ uy danh của ḿnh. Quân lực Lê rất lớn và tổ chức rất quy củ. Tuy với thời hoà b́nh đă từng giảm quân từ 250 000 xuống c̣n 100 000, từng giảm cấp chỉ huy (1448) nhưng quân lính vẫn thường được huấn luyện tập trung và giữ ǵn được sức mạnh đáng nể, đủ sức dẹp tan chống đối từ những thành phần liên minh cũ, vững vàng tư thế trung ương đối với các tập đoàn thiểu số khác trong cương vực Đại Việt, nhất là đối với những tập đoàn tộc Thái rơ ràng cứ muốn lấn xuống đồng bằng theo đà có sẵn từ lâu. Chính v́ ở tư thế giữ ǵn lănh thổ nên Lê phải bênh vực các tập đoàn bên trong biên giới có xung đột với các tập đoàn bên ngoài, đôi khi dẫn đến va chạm với chính quyền địa phương của Minh.
Việc tuyển chọn người vào quân ngũ th́ có quy củ nhất là từ lúc Thánh Tông chuẩn bị đánh Chiêm Thành (1470). Và điều này th́ cũng do việc kiểm kê hộ tịch chu đáo, sít sao quy định các hạng: tráng, quân, dân, lăo, cố, cùng. Số người dành cho quân vụ th́ lại chia theo số người trong nhà, vớí hai hạng đều phải nhập ngũ, nhưng “quân” là một thứ trừ bị bậc hai, c̣n “tráng” là trừ bị hàng đầu, để riêng ra (“lánh”) có thể bắt đi phục vụ ngay. Tổ chức tuyển binh của Thánh Tông được giữ ǵn qua nhiều thế kỉ với một số thay đổi nhỏ, cho nên tập họp “lánh tráng” đi theo với thời gian, c̣n lại đến ngày nay với các từ: lính, lính tráng, chỉ người phục vụ trong quân đội. Cầm đầu đoàn quân được tuyển lựa kĩ lưỡng này lại là nhóm công thần Lam Sơn c̣n sót lại và con cháu họ, tuy trải qua những xung đột nội bộ vẫn chưa bị bào ṃn khí thế chiến thắng xưa v́ một phần vẫn là những kẻ tóm thâu phần ruộng đất dồi dào chia chác từ ngày trước.
Chiêm Thành được hưởng một thời gian tương đối yên ổn nhờ những rối loạn ở Đại Việt qua việc quân Minh chiếm đóng, phải lo đối phó với quân nổi dậy nơi này. T́nh trạng co dăn của biên giới Chàm Việt trải qua hàng thế kỉ. Với thời nhà Hồ th́ Việt đă lấn xuống đến tận Quảng Ngăi ngày nay nhưng phần đất ấy lại trở về chủ nhân cũ một thời gian dài, có thể là bị mất cả vùng Thuận Quảng. Chức quan đặt cai trị chỉ là làm v́ mà thôi. Cho nên khi Thái Tổ chết, quân Chiêm đă ra cướp đến cửa Việt (Quảng Trị), sứ Chiêm (1434) bị vặn hỏi chuyện “trọm đất bắt dân” hồi nửa năm trước, trả lời ậm ừ mà Tể tướng Lê Sát chỉ “khoan dung” không bắt tội thêm. Chiến thắng mùa hạ 1446 bắt vua Chiêm là Bí Cai đem về có vẻ to lớn nhưng không che lấp được thất bại khác là phải sai sứ đ̣i “người nước ta trước ở Chiêm Thành.” Số lượng và tính chất người được trả cuối năm đó cho thấy có vẻ là quan cai trị địa phương bị bắt v́ với 70 người được trả, có tên Tŕnh Nguyên Đĩnh, gốc họ Trần, lúc về được phong ngay chức ở trung ương: Đồng tham nghị của Chính sự viện. Trong việc phân chia khu vực quản lí, ta thấy lúc th́ 13 Thừa tuyên (1466), lúc c̣n lại 12 (1469) đến sau chiến trắng 1471 mới trở về con số 13 với sự xuất hiện của thừa tuyên Quảng Nam, chứng tỏ vùng này đă mất ngay trong thời gian niên hiệu đầu đời ngôi vị của Thánh Tông.
Chúng ta lại cũng không có chứng tích ǵ về đất nước Chiêm Thành trong những khoảng thời gian này ngoài các ghi chép trong Toàn thư. Sử sách Trung Quốc qua thời ḱ chép chuyện xưa cũ th́ đến lúc này chỉ ghi những chuyện sứ bộ Chiêm, hoặc đến mang tính cách t́m sự dựa dẫm ngoại giao hoặc nhờ cậy làm áp lực với Đại Việt mà thôi. Chúng ta cũng ngạc nhiên với sự thưa thớt bia đá và nhất là không thấy một công tŕnh gạch tháp nào cả. Đă thấy thời gian hưng khởi của Chế Bồng Nga đến 30 năm vậy mà không có một bia nào xưng tụng các chiến công đánh Đại Việt cả. La Ngai / Jaya Shimhavarman V lên thay lại cũng chỉ có bia của người con, mà người này, Ba Đích Lai / Indravarman V lại là kẻ thua cắt đất cho Hồ Quư Li! Nhưng có vẻ như thời gian bớt áp lực từ phía bắc sau đó đă khiến cho Indravarman phát triển vùng Thượng nguyên (bia thượng nguồn sông Đà Rằng 1409), lấy đà lấn xuống phía nam, để lại bia Biên Hoà 1441, kể lại chiến công thắng Kampuchia lúc này cũng đang men xuống vùng hạ lưu, t́m cách tiếp xúc với thế giới bên ngoài, thay đổi truyền thống nông nghiệp ở Angkor. Nhưng vấn đề cũng vẫn là sự vắng bóng của các công tŕnh xây cất đền tháp, lưu niệm tuyệt hẳn từ bia Biên Hoà, c̣n trong vùng Vijaya chỉ có hai bia 1401, 1436, trong thời gian ngự trị của ông vua có đến hơn 40 năm cầm quyền. Có vẻ như truyền thống xây cất đền tháp lúc này đă phai lạt chỉ v́ có sự chuyển đổi ư thức hệ, ít ra là từ trên đỉnh cao quyền bính, đi kèm với sự phát triển của ḍng thương mại gốm G̣ Sành mà ta đă giả định vào thời Chế Bồng Nga.
Chiếu b́nh Chiêm 1470 hé cho ta thấy một vài suy đoán để sự giả định trở thành chứng thực của lịch sử. Lúc này th́ triều đ́nh Lê đă “văn minh” nhiều rồi nên không nh́n ra sự khác biệt văn hoá của hai khu vực Bắc Nam mà chỉ lấy ḿnh làm tiêu chuẩn xét đoán, kiêu hănh với tư thế của một thiên triều đầy tự tín bên bờ biển Đông. Sự sung túc của nước Chàm lúc này đă là căn bản cho một sự phát triển dân số: “Khi Nhân miếu [Nhân Tông] lên ngôi cả (1443) th́ giống ṇi chúng đă rất đông. Nương chốn Cổ Luỹ như hang cầy, cậy thành Chà Bàn như ổ kiến…” Thế lực đó đủ sức cho Trà Toàn “xưng bừa là cha chú, gọi đức vua ta là cháu con… lại nhận liều là Trời Phật, coi nước Việt ta là tôi tớ… Bảo ta như hai mặt trời cùng mọc, tự tôn là Hoàng đế nước Nam.” Có vẻ như Trà Toàn c̣n mang danh hiệu cao hơn, là Thiên Vương / devaraja cũ để xưng hô với Đại Việt, đủ cho Thánh Tông thấy ra sự cạnh tranh đẳng cấp với danh hiệu Thiên tử của ḿnh. Thế mà v́ nội dung văn hoá chấp nhận khác nhau cho nên Lê vẫn nh́n kẻ kia như thuộc hàng hạ cấp: “Ngập ngụa hôi tanh loài chó lợn, cướp ngôi giết vua đuổi con cháu vua Bồ Đề ra ngoài cơi. Nhảm tin phật quỷ dựng tháp chùa, bịa điều hoạ phúc cho ḍng giống Trà Toàn được sinh sôi. Cấm mổ thịt làm khốn khó dân Trời, cấm nấu rượu việc tế thần phải bỏ. Con trai con gái thảy đều lo vất vả chầu hầu, kẻ goá con côi chịu măi cảnh thiêu người cắt mũi…” Từ cái thế “trên chân” mắng chửi, Thánh Tông (hay ông quan viết từ lệnh) chen luôn vào đấy những chuyện cũng có ở xứ ḿnh mà làm lơ đi: giết vua cướp ngôi, hành hạ dân chúng… Khác biệt văn hoá không cho thấy Trà Toàn lấy chị dâu làm vợ, là theo thói tục levirat dân Việt đă bỏ, không phải là “thông dâm” để bị mắng chửi “ngập ngụa hôi tanh loài chó lợn” cùng một kiểu với Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đương triều mắng vua Trần thời đă qua!
Hẳn là Thánh Tông hiểu việc từ trong quá khứ nên mới mắng Trà Toàn “nhảm tin phật quỷ dựng tháp chùa…” bởi v́ như đă nói, không có ngôi tháp mới nào được dựng lên, tuy hẳn tin tưởng về Siva vẫn c̣n đâu đấy, dân chúng Chiêm chắc vẫn c̣n tế lễ ở các đền tháp. Một điều khác lạ là lệnh Cấm mổ thịt làm khốn khó dân Việt ngụ cư. Làm thịt súc vật th́ hẳn là giết ḅ giết heo; giết ḅ c̣n có thể cho là vi phạm tục thờ ḅ, nhưng giết heo? Tục giết heo tế thần trong một trường hợp đặc biệt (tế sống) được Trịnh Hoài Đức nhắc ở Gia Định thế kỉ XVIII, liên hệ đến một đền ở Thừa Thiên thế kỉ XVI, chứng tỏ người Việt ở thế kỉ trước đó cũng có thể cùng chung hành động. Và lại c̣n thêm lệnh cấm nấu rượu? Lệnh cấm như thế rơ là đă ban ra từ một triều đ́nh Hồi Giáo, hay ít ra từ một một xứ sở đă thấm nhuần tin tưởng của đạo Hồi để chính quyền căn cứ vào ước thúc tôn giáo mà đem ra chống đối với lớp người theo tin tưởng khác, mở một bước đầu trên con đường đồng hoá kẻ “ngoại đạo.” Kẻ ngoại đạo ở đây không chỉ là dân Việt mà c̣n là lớp người Chàm theo Bà La Môn từ xưa, nghĩa là sự cải giáo c̣n làm phát sinh bất măn ở ngay người đồng tộc để lời Chiếu khai thác: “(Trà Toàn) bịa điều hoạ phúc cho gịng giống Trà Toàn được sinh sôi…” Như thế th́ Trà Toàn có lẽ đă coi ḿnh như một sultan và cho ráo riết truyền bá đạo Hồi trong xứ.
Từ thế kỉ XI đă có những nhóm Hồi Giáo ở vùng Phan Rang. Lịch sử Hồi Giáo ở Java có bằng cớ liên hệ với Chiêm Thành trong thế kỉ XIV-XV. Nhà nghiên cứu ngày nay (Ngô Văn Doanh – 2002) đă chú ư rằng tháp Yang Prong (xă Ea Rok, huyện Ea Sup, tỉnh Đak Lak) có phần đỉnh hiếm thấy ở các tháp Chàm truyền thống, là h́nh củ hành giống như trên các đền Hồi Giáo. Một trăm năm đă qua từ Chế Bồng Nga đến Trà Toàn, từ những ǵ đến ngày nay chỉ c̣n là truyền thuyết mà lại có dấu vết chứng thực của lịch sử qua một tờ Chiếu kiêu căng, chúng ta thấy một đất nước Champa trên đà chuyển đổi, cố gắng để vươn lên nhưng không qua được mâu thuẫn nội tại từ sự đổi thay đó, lại gặp một kẻ thù mạnh vượt bực nên phải đi vào chặng đường cuối cùng của sự đổ vỡ không ǵ gượng được.
Kêu than “dân Trời” phải chịu khốn khó chứng tỏ vua Chiêm đă chiếm lại phần lănh thổ chứa người Việt đông đúc. “Đàn ông đàn bà của ta nó bắt làm nô lệ…” chỉ v́ từng “đánh cướp Hoá Châu, giết quan đồn thú” khiến “dân lưu vong (Thuận Quảng) phải chụm chân mà chịu oan…” Trà Toàn c̣n vận động Bắc Kinh về phe ḿnh, vu khống Lê cướp vật cống, voi nạp. Kể ra th́ cũng là khó chịu v́ “Minh ngờ vực, gởi sắc thư hỏi mấy năm liền.” Không những trước chiến tranh mà sau chiến thắng 1471, Lê c̣n phải chịu các hạch hỏi của nhà Minh khiến Lê phải luồn lọt đáp trả. Trà Toàn có tự tín đem cả mười vạn quân cướp Hoá Châu mà không ngờ rằng Lê Thánh Tông c̣n có quân đông hơn gấp bội. Cho nên thành Chà Bàn bị phá, Trà Toàn làm thân tù tội, Đại Việt có thêm một phủ Hoài Nhơn của thừa tuyên Quảng Nam. Phần đất Chiêm Thành c̣n lại không đủ cho một đất nước gương dậy tuy c̣n lây lất trong co cụm nhiều thế kỉ sau, lần này là nạn nhân không phải của lực lượng trung ương mà lại là bởi sự nứt rạn trong quyền bính ở Đông Kinh.
Thắng Chiêm, Thánh Tông có đủ uy thế để củng cố việc nước và theo đà đó lấn lướt các tập đoàn Thái khác, không phải trên b́nh diện nhỏ bé kiểu tranh chấp ruộng vườn ở Lam Sơn xưa kia mà là chiếm đoạt từng vùng lănh thổ rộng lớn của nước Lăo Qua/Ai Lao qua vùng trái độn Bồn Man.
Tộc Thái từ cao nguyên Vân Nam theo các triền sông suối xuống nam, qua đông không theo một lực lượng lớn ào ạt mà là từng nhóm, có lúc tranh chấp nhau nhưng trên tổng thể là sự tràn lấn tiệm tiến để lập thành những “mường” nhỏ, khi găp người cầm đầu xuất sắc th́ thành nước, c̣n không th́ lẩn khuất ch́u ḷn hay cựa quậy sống giữa các tập đoàn khác giống đông, lớn hơn. Như những tập nhóm lẻ tẻ từng kết thông gia với Lê Lam Sơn, hay gây va chạm ẩn khuất trong khu vực đó. Thánh Tông tuy đă trung châu hoá nhiều nhưng xứ Lam Kinh gốc gác c̣n đó như một nhắc nhở tranh chấp không thể bỏ qua được. Uy thế vang dội của chiến thắng 1471 tạo sự thần phục của các nhóm thiểu số nhỏ cũng là dịp để Thánh Tông lấn lướt hơn về phía tây. Ở đó có một tập đoàn lớn có thủ đô, đă thành Nước, gọi bằng tên cũ trong sách sử phương Bắc: Ai Lao, hay chuyển âm theo với đương thời của chính địa phương: Lăo Qua, một cách nói dàn trải của chữ “Lào” (giống như Lí Hoảng c̣n được gọi là Nhật Quang tách ra từ chữ Hán kia.) Với những xung đột của các triều trước th́ Đại Việt và Ai Lao c̣n có các vùng đệm với nhiều thủ lănh Thái ở các “mường” nhỏ, nhưng với tập đoàn Lê th́ dù ở Đông Kinh, họ vẫn c̣n căn bản là Lam Kinh cho nên khoảng cách giữa hai bên ngắn lại, mối xung đột căng ra nhiều hơn, nhất là khi có mâu thuẫn giành giật gợi từ quá khứ. Nhóm Thái ở giữa, trên vùng Sầm Nứa, lập nghiệp nơi ngày nay gọi là Cánh Đồng Chum nhưng đó cũng là địa danh người thời Lê đă biết về sự hiện diện của các chum đá, v́ có các tên gọi: Mường Bồn/Mường Chum, Tồn Bồn Man/Mọi Chum Cũ, Bồn Man/Mọi Chum, được ghi nhiều nhất trong sử Việt về một vùng Thái chống đối, có uy tín lan xa. Nhóm này chịu áp lực trực tiếp nhiều từ Đại Việt nhưng có vẻ trong thế kỉ XV đă xoay hướng chống đối mạnh bạo hơn v́ sự lớn mạnh của con cháu Pha Ngum của nước Lan Xang – Xứ Triệu Voi. Sự hiện hữu của một chính quyền tộc Thái trên vùng là Cánh Đồng Chum c̣n kéo dài đến các thế kỉ sau trong sử Việt, cả đến lúc người Âu đến nên thấy mang tên Petit Laos trên bản đồ 1751 của họ. Do đó Thánh Tông có lúc phải lúng túng v́ lựa chọn mục tiêu: Ai Lao ở xa yểm trợ Bồn Man hay tấn công Bồn Man gần hơn? Chọn lựa phía nào th́ rốt lại cũng phải động đến cả hai.
Thánh Tông đă chọn Bồn Man trước. Và khác với trường hợp Chiêm Thành, chiếu đánh Bồn Man giữa năm 1479 cho thấy luôn cả những vấn đề nội bộ của Đại Việt: “Nuôi phường thích khách vô loài… bày kế gián điệp ḥng nḥm ngó nước ta… Bầy gian ác Lệ Khai th́ dung túng chở che, người thổ tù Hàn Triệu th́ giam giữ không thả… Thích tên bán nước Đức Lân th́ kết làm phụ tử, ghét người tích trữ Lang Tủng th́ giết cả vợ con…” Vậy là có những người chống đối từ triều đ́nh Đông Kinh đă đến tị nạn ở Bồn Man, có tên rơ rệt (Lệ Khai, Đức Lân) mà ta không biết nhiều v́ sử chính thống không chép. Nhưng các sự kiện này lại cho thấy mối liên hệ Đại Việt và các nhóm Thái kia đến lúc này vẫn không phải chỉ dừng lại ở tính chất lân cận mà c̣n có ư nghĩa tương cận với một chừng mực quen biết, thân thuộc nữa. Năm tháng đă kể cho thấy có liên quan đến vụ giết Cung Vương Khắc Xương (1476) v́ ông ta “mưu việc đại nghịch.” Chính trong phúc đáp thư nhà Minh hạch hỏi, đă có lời thú nhận phía Đại Việt là “Có 13 người ở Đông Quan (tên thời Minh của Đông Kinh) chạy sang biên giới nước Lăo Qua… nên sai bọn đầu mục bắt đ̣i lại…” “Chỉ bắt được xe buôn bán chở về.” có nghĩa là xung đột c̣n liên quan đến việc tranh chấp nguồn lợi thương mại nữa nên phía Bồn Man th́ “ghét người tích trữ Lang Tủng…”
Bồn Man không phải chỉ thanh trừng nội bộ mà c̣n chận đánh giết quan quân Đại Việt. Chỗ dựa của họ bên trong là một hướng tin tưởng khác. Tuy Lam Sơn thực lục cho thấy ông tổ họ Lê chịu ảnh hưởng Phật Giáo qua việc nhà sư núi Đá Trắng để mả nhưng sự việc có vẻ chỉ thoảng qua, căn bản Lê tộc vẫn là tin tưởng phù thủy bộ lạc được nâng cấp lên mức Đạo Giáo. Vua xưng là Động chủ, cầu đảo Hạo thiên Thượng đế (1478), khi chết đi “gươm thần, ấn thần biến mất”… Lớp sơn kiến thức Nho Giáo lại làm cách biệt thêm với tin tưởng của tập đoàn thù nghịch “tin lời yêu tăng gian tà,” “huỷ hoại tóc da chỉ v́ đắm mê cửa Phật” đang tập họp bên lưu vực Mekong.
Bên ngoài, Bồn Man lại “dựa tiếng Lăo Qua tiếp viện.” Cho nên Thánh Tông đă chuẩn bị 25 vạn quân đánh Bồn Man, ngay tháng sau lại ra lệnh đánh Ai Lao. Chiếu kể tội moi chuyện cũ Lan Kham Deng “trở mặt” hồi chống Minh, lại kể tiếp các sự kiện gần chứng tỏ Ai Lao đang trên đà sung sức: (Vua Lào Sai Chakrap’at) “gọi Cao Hoàng (Thái Tổ) là em, gọi Dụ miếu là cháu… sang cướp châu Lang Chánh, sang cướp phủ An Tây… vườn tược Sầm Thượng, Sầm Hạ nó ăn lấn như tằm… Thuận B́nh, Sao Bôi do vậy rối ren, Lâm An, Quy Hợp bị chúng dày xéo, Thang Thượng, Thang Hạ là biên ấp của ta nó cướp đoạt hoành hành, Đạo Luận, Đạo Xa tên thổ tù của ta nó kêu gọi chứa chấp…” Cho dù chủ quyền các vùng biên giới c̣n nằm trong tranh chấp không rành rẽ, nhưng những địa danh đưa ra cũng cho thấy Ai Lao đă lấn sang vùng sông Đà, thượng lưu Thanh Nghệ, lôi cuốn các lănh chúa trong vùng nghiêng về phía họ. Quân chinh phạt đi theo ba hướng trên các thung lũng mà hướng chính là ở giữa, tấn công Ai Lao xuyên qua Bồn Man. Quân Việt chiếm Luông Pha Bang, tiến sát đến biên giới Miến Điện, phía bắc đe dọa biên giới Vân Nam kinh động khiến nhà Minh phải đưa thư sang trách hỏi. Lại v́ mục đích đánh Ai Lao bỏ qua Bồn Man trên đường tiến quân nên phải có thêm một toán quân khác tiếp đánh Bồn Man để thanh toán măt sau, giữ ǵn an ninh cho quân phía trước.
Cống vật của một phe chiến bại: Po Yan Dari / Bà Banh, Bà Đanh
Lí Thánh Tông đánh Chà Bàn mang về Thăng Long thần Bà Chúa Xứ như một bằng cớ chiến thắng phải quỵ luỵ v́ đă đặt vào vị trí chủ tŕ đàn Viên Khâu, vốn xây cất để thờ Trời mà chưa có ông Thiên. Lê Thánh Tông cũng đem tù binh về phân phát cho các tướng dưới tay, tuy từng khinh miệt “Phật quỷ” nơi các “tháp chùa,” nhưng không ngờ lại mở rộng thêm trên đất ḿnh một thần linh thứ hạng của kẻ chiến bại, thần Po Yan Dari, mà qua dạng h́nh thờ cúng Việt, phải dùng đến hai từ để thể hiện đủ t́nh thế: Bà Banh với dáng h́nh cái yoni chờ đón, và Bà Đanh với tính chất cứng rắn của phần cái linga chủ động.
Thật ra Lí Thánh Tông xưa cũng đem về cả một bộ linga-yoni nhưng sao nó lại mang nhăn hiệu Bà Chúa Xứ, giữ được ư nghĩa thần cao cấp Po Yan Ino Nưga của dân chiến bại mà không thấy biểu lộ ư nghĩa thường tục của tính phồn thực nơi cặp vật thể kia? Lí do có lẽ v́ sự khác biệt t́nh thế của hai thời đại: thế kỉ XI và thế kỉ XV. Lí chỉ làm một cuộc hành quân đánh phá, cướp chiến lợi phẩm, đem tù binh về làm ruộng theo gương ông cha. Tất nhiên đám tù binh cày ruộng trên đất trung châu sông Hồng vẫn theo tục lệ thờ cúng b́nh dân của ḿnh nên c̣n lưu lại các tên chùa Bà Đanh nơi tên các thôn xă Đinh Xá ở Hà Nam, với thôn Đanh thấp thỏi ở Bắc Ninh… V́ tương quan thần thánh được chấp nhận cả trên cấp cao nên ư nghĩa siêu h́nh về cái linga, về tính phồn thực được thể hiện trong điện thần Hậu Thổ ở cung đ́nh Lí, và đồng thời nơi cái tháp chứa “cột đá chùa Dạm” phải xây cất trong 8 năm mới thành. Sự sang cả của bậc vương hầu, nhất là sự việc chỉ được ghi lại trong sử nhà nước, đă làm khuất lấp các biểu hiện ở tầng lớp điền nô cựu tù. Quan điểm nhún nhường chấp nhận thần của kẻ dưới tay đó tất nhiên không thể thấy nơi ông vua “văn minh” Lê Thánh Tông, người đă từng làm lễ tế Giao, có ông thần tối cao ngự trị ở đền Xă tắc rồi. Cho nên không thể có một đền chính thức của nhà nước thờ thần của dân chiến bại, chỉ có đám tù binh, tù nô thờ riêng biệt thần của ḿnh mà thôi. V́ thế từ đây mới nổi bật các chùa, các tượng Bà Banh/Đanh lan ra tập họp dân chúng dưới quyền.
Po Yan Dari không phải là thần cao cấp của dân Chàm v́ rơ ràng không hề thấy có các bài tụng riêng trong những dịp cúng tế lớn mà thần chỉ xuất hiện trong một điệu múa, trên các h́nh tượng thiên nhiên kèm theo một hành vi thờ cúng đực-cái cụ thể của người dân. Thế mà cũng thật là lạ khi thấy thần len lỏi thật nhiều vào các nơi thờ cúng Việt và để dấu vết thật nổi trên h́nh tượng văn chương Việt. Đó là các chùa Bà Banh, Bà Đanh, chùa Bà Ả, Già Nàng, Bà Chúa Ngựa… thô lỗ nôm na, hay chuyển hoá đẹp đẽ trong các tên Thiên Hựu, Thiên Phúc (như chùa Thầy, một chùa cầu tự của cung đ́nh – ban phúc từ Lí Thần Tông ngày xưa, cả Lê Thần Tông đồng tông với ông tổ văn minh, và c̣n là của dân chúng gần đây)…
Một khi các lănh chúa vùng tan ră, chủ quyền đất đai bị chuyển đổi th́ các khu vực, ít ra là ở vùng đồng bằng, trở thành những đơn vị hành chính lớn nhỏ. Và ta cũng thấy có một chừng mực quyền bính thờ cúng của trung ương đă đi vào cái đ́nh làng mới thành lập cuối thế kỉ XV. Đó là dịp chan hoà để những tín ngưỡng b́nh dân đi vào hệ thống thần linh lớn, đ̣i hỏi chính quyền phải lưu tâm công nhận. Không ǵ rơ ràng hơn để ghi nhận sự phát triển của một nơi thờ cúng b́nh dân đă trở nên to rộng hơn với thời gian bằng cách nh́n vào các tên c̣n giữ gốc cũ: chùa Đống Liên, Đống Cao… Bia chùa Đống Quất ở xă An Tứ, huyện Tứ Lộc, Hưng Yên cho thấy con tinh trên cái g̣ nào đấy nguyên có cây quưt mọc, theo với thời gian hiển linh, nhờ địa phương có ḍng họ hiển quư (Mạc) nên được xây cất to rộng, tổ chức đ́nh đám ồn ào để am trở thành chùa, và có bia ghi nhận cho đời sau. Cũng như thế, các tín ngưỡng phồn thực ở các làng xă Việt được dịp nhận một danh xưng thần thánh mang từ phương Nam về, trong khi chuyển hóa nó đă nâng cấp chính ḿnh. Po Yan Dari thành Bà Banh, Bà Đanh, có thể c̣n níu kéo ngôn ngữ bản xứ che giấu ngượng ngập: “nơ nường” nhưng không giấu được những ǵ nó tập họp lại và khai triển ra. Làng Nối (Văn Nhuế) xă Văn Phú, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên thờ bộ chày cối bằng đá tượng trưng thành hoàng Phan Thị Lương từng hi sinh v́ nước, giống như công chúa Côn Nường, nữ tướng Hai Bà Trưng, thành hoàng xă Tức Mặc. Dấu vết văn hoa “lương” khoe ra cái “lường/nường” thô tục nhưng không che được họ Phan/”phiên” kia là gốc tù binh phương Nam. Và các thần đó là nguyên cớ xây dựng đ́nh, là căn tính thờ cúng ở các đ́nh đó, chứ không phải từ một ư niệm siêu h́nh cao cả nào như người ta vẫn tưởng.
Sự thờ cúng Bà Banh được bàn tán nhiều về sau khiến người ta quên rằng mức độ xuất hiện đậm nét th́ phải tính từ thế kỉ XV. Tất nhiên nó đă xuất hiện từ thế kỉ XI như ta đă nói. Nhưng trong khi các chùa Bà Banh ở các địa phương khuất lấp không thể giữ lại nguồn gốc liên tục th́ ở Kinh đô, tên Bà Đanh (chắc né tránh tên Bà Banh, cho phù hợp với đạo lí Nho) cho ta biết nó có gốc là viện Châu Lâm, nơi Thánh Tông điểm mặt con cháu tù binh, trở thành chùa, rồi Phúc Lâm. Và qua năm tháng, đến đầu thế kỉ XIX, nó được nhắc trong bài phú Tụng Tây Hồ lạc loài trong t́nh thế đổi thay, c̣n vướng vất bóng h́nh cũ mà vẫn thưa thớt người lui tới, không như tiền kiếp của nó: “Vắng như chùa Bà Đanh.” Bài thơ Bà Banh gốc được giữ lại là của Hồng Đức quốc âm thi tập:
Chốn long cung cảnh giới này,
Uẩy ai đứng đấy loă lồ thay,
Miệng cười hơn hớn hoa in nhuỵ
Má đỏ hồng hồng tóc vén mây
Ấy sắp phất cờ trêu ghẹo tiểu
Hay toan bốc gạo thử thung thầy
Chẳng lên bảo điện ngồi thong thả
Khéo đứng ru mà đứng măi đây.
Nó chứng tỏ không những người ta chỉ thờ các cây gậy/côn, lơ lồn / lơ lường hay nơ, nơn nường nói ngọng, mà c̣n tạc tượng đă Việt hoá với dáng “má đỏ hồng hồng tóc vén mây,” h́nh như có mặc váy nhưng hở hang “loă lồ” v́ cánh tay táy máy vẹt vải, “bốc gạo” khiêu khích. Thần được thờ trong chùa v́ có tiểu, có thầy nhưng đă không lên “bảo điện ngồi thong thả” mà “đứng đấy” cho người đến chiêm bái cầu phúc cầu con, chắc là hành lễ với cây gậy. Đó cũng là h́nh dạng các Bà Banh sẽ đi vào các đ́nh làng thế kỉ XVII, XVIII c̣n giữ lại đến ngày nay.
Thần Bà Banh/Đanh c̣n được lưu giữ nổi bật v́ gặp được tính chất thờ cúng phồn thực trên đất lưu vong nhưng cũng v́ thế mà nó che khuất các hiện tượng bà con khác cũng cùng đi từ phương nam ra. Con cá voi cứu người đi biển mang dấu vết kết quả ngoại t́nh loạn dâm của Việt điện u linh tập phải trở thành Long Quân giúp dân, giúp vua để trở về khuôn khổ Nho Giáo, làm người học tṛ thầy đồ Chu An. Nơi thờ cúng chính của nó phải thêm tính cách trinh liệt của bà Phu nhân nhà Tống mất ngôi. Các con vật biển đi theo cá voi, ở phương nam c̣n được gọi là Bà, là Thần khi vào đất Lê với hệ thống Hùng Vương phụ hệ mạnh mẽ, phải núp sau điện thờ Bà Trưng thành tướng của Hai Bà, như con rùa “Bà Tím” thành Nàng Tía lôi theo con rắn biển – con đẻn Mộc trụ Thần xà, trong ngôi đền ở Thanh Tŕ. Và sẽ thấy vị nữ thần Liễu Hạnh trong thế trỗi dậy giành giật uy thế với nam quyền trong thời đại chao đảo hậu-LêThánhTông, vẫn chứa chấp trong ḿnh dáng dấp thần Po Riyak đă đ̣i Trần Duệ Tông cung hiến cung nhân của ḿnh. Thế cũng là đủ cho cuộc sống chan hoà đồi dào, phức tạp hơn, cứ thay đổi măi không chịu ngừng nghỉ.
Khó khăn là ở về phía trước
Tóm lại, nói riêng về một tộc đoàn xác định th́ tộc đoàn Thái từ nơi xuất phát, khi tiến về phía nam, đông nam (với chủ trương Thác đông của nước Nam Chiếu) đă thất bại trên vùng đồng bằng sông Hồng v́ sự ngăn chặn của Đường, Lí, Trần nhưng lại thấy bớt được áp lực của triều đại Việt trên vùng các thung lũng sông xa hơn về phía nam. Ở đây, họ len lỏi phối hợp hôn nhân với các tập đoàn bản thổ, đi đến kết cục thành công hơn khi góp phần tạo dựng được một triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt. Từ một khu rừng núi, tập đoàn Mường-Thái Lê đă tràn xuống làm chủ các đồng bằng, chuyển hoá ḿnh trên căn bản một xứ sở càng lúc càng đậm tính Nho Giáo nên lập được một triều đ́nh hùng mạnh, với đất nước rộng lớn, văn minh chưa từng có trên bờ biển Đông, đủ cho những người kế nghiệp thấy không cần phải làm hơn. Người kế nghiệp, Hiến Tông (ở ngôi 1498-1503) bào chữa cho sự thụ hưởng của ḿnh: “Thánh Tổ ta xây dựng đất nước, vua cha ta sửa trong dẹp ngoài, quy mô đă định, ta không có việc ǵ phải thay đổi bày đặt, chỉ tuân giữ phép cũ, mở rộng và phát huy thêm, để tỏ rơ công đức của ông cha mà thôi.” Ông vua đó tuy cũng thấy nên có đổi thay nhưng không biết rằng không thể sửa chữa chỉ trên nền tảng cũ. Đại Việt của Lê Thánh Tông muốn đạt kết quả như đă để lại cho con cháu, đă phải trải qua những đổi thay có lúc mạnh bạo như lúc ban Hoàng triều quan chế đ̣i giết những kẻ phản đối, th́ trên nền tảng đạt thành cũng không thể “chỉ tuân giữ phép cũ” là được. Nhưng người cầm quyền tiếp theo, vua quan, không thấy rơ điều đó, không biết được điều đó nên cứ để t́nh h́nh tự nhiên lôi kéo, không đủ sức quản trị một vùng đất to rộng hơn, đành phải để cho nhiều thế lực giành giựt, co kéo, dài đến nhiều trăm năm sau.
Phụ lục
1.- TƯỢNG ĐÁ MẤT THIÊNG (21)
Khéo đứng ru mà đứng măi đây,
Khen ai đẽo đá tạc nên mày.
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt,
Dưới chân đứng chéo một đôi giày.
Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu,
Để đồ bốc gạo thử thung thầy.
Có thiêng sao chẳng ngồi toà ngọc,
Khéo đứng ru mà đứng măi đây.
(Có bản chép là: Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa, phô phang chi ở đám quân này?)
2.- BÀ BANH HẾT LINH THIÊNG (11)
Khen ai đẽo đá tạc nên mày,
Khéo đứng ru mà đứng măi đây.
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt,
Dưới chân đứng chéo một đôi giày.
Ấy đă phất cờ trêu ghẹo tiểu,
Hay là bốc gạo thử thanh thầy.
Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa,
Phô phang chi ở đám quân này.
Bài thơ Bà Banh trong phần chính văn là lấy từ Nguyễn Duy Hinh, Văn minh Đại Việt, Nxb. Văn hoá &Thông tin, H. 2005, tr. 901-902, trích Hồng Đức quốc âm thi tập. Bài 1 của Phụ lục lấy từ 40 truyện Trạng Quỳnh, (song ngữ Anh-Việt) Nguyễn Đức Hiền biên soạn, Nguyễn Đ́nh Phương dịch, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1999. Số 21 trong ngoặc là thứ tự bài của nguyên bản. Bài 2 là của Trạng Quỳnh, Châu Nhiên Khanh, Lê Hoàng Mai sưu tầm và biên soạn, Nxb. Thanh niên 2006. Số 11 là thứ tự trong sách. Hai bài 1, 2 rơ ràng có gốc là từ bài của Hồng Đức Quốc âm thi tập, tuy không hẳn là từ đời Hồng Đức, nhưng những chi tiết thêm vào chứng tỏ chúng cũng căn cứ từ cơ sở một tượng bà Banh có vẻ cũng đồng thời với bài thơ: đá, chuỗi hạt trên cổ, chân mang giày, váy phất… Nên lưu ư rằng người biên soạn Nguyễn Đức Hiền đă cho ḿnh là hậu duệ của Trạng Quỳnh, người có tên gốc là Nguyễn Quỳnh (1677-1748), được học giả Hà Văn Tấn đem gia phả chứng thực trong một bài viết chung.
Nh́n chung, có vẻ ngay từ lúc đầu, đây là một tượng tṛn (“đứng”) chứ không phải là tượng chạm khắc. Hai câu Thực (“Miệng cười… tóc vén mây”) có dáng tiên Việt. Rồi chữ “tiểu” rơ đây là Chùa! Lại cũng lưu ư thêm là lối nói lái: đẽo đá / đă đéo, đếm đeo / đéo đêm là thường xuyên ở phía Nam hơn là ở phía Bắc cho nên cũng phải nghi ngờ rằng hai bài nối này không xưa như người ta muốn chứng minh.
Xem tiếp Sơ Thảo: Bài sử khác cho Việt Nam
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
The Beatles. French Music . Nhạc Pháp . Dalida . Jaune. Ngọc Lan. Thanh Lan. Elvis Phương. Best English1
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures. Dancing Music. 2015
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.