Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG CON SỐ LỊCH SỬ TÙ NHÂN VNCH TRONG TÙ VC …

Thursday, 05. 19. 2011 

 

Những con số lịch-sử: số tù cải-tạo, số năm mà tù phảỉ nằm trong lao!!!!

 

NHỮNG CON SỐ LỊCH SỬ Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa đều trở thành đối tượng của “chế độ lao động cải tạo”, một chính sách do CSVN du nhập từ CSTQ và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của thiên đường Sô viết. Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo như sau:

 

– Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, c̣n lại là hạ sỹ quan và binh sĩ .

Binh sĩ VNCH bị bắt đi cải tạo sau ngày 30 tháng 4, 1975.AFP/Getty Images

– Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lănh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam.

– Đại tá có 600, bị tù 366.

– Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.

Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500.

– Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000.

Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như thành viên đảng phái và các cấp chính quyền. Đây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm.

Ghi chú: Tất cả danh từ “cải tạo” thực sự đều là tù chính trị.

 

NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN Không kể thành phần bị bắt trước 1975 nhưng không được trao trả tù binh sau 1973, th́ thời gian tù “cải tạo” kéo dài từ 1 năm đến 17 năm. Từ 1975 đến 1992.Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù được trả tự do. Suốt 4 năm tiếp theo chỉ c̣n lại 120 tù bị giam tại Z30D gọi là Trại Thủ Đức tại Hàm tân. Trong số này có 9 vị tướng lănh. Đại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Vơ bị, làm thư kư Trại c̣n nhớ tên từng người. 4 Thiếu tướng : Lê Minh Đảo, Đỗ kế Giai, Trần Bá Di, Nguyễn Ngọc Sang, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân, Hoàng Lạc, Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất. Cấp Đại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái Thiếu tướng Đỗ Kế Giai tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thả hết chỉ c̣n mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông tướng về chuyến cuối cùng. V́ đường đi thuận tiện, xe về Saigon đến nhà các vị Tướng khác hết 1 ṿng, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai là người về sau cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả. Tù vừa tṛn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên tướng Giai là người sau cùng, theo ư nghĩa tiêu biểu của lịch sử . Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “ Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng “ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh) Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy cộng sản hay thế giới tự do vào quay phim hay chụp h́nh để bây giờ có thể đi t́m dấu tích của những năm dài “cải tạo”; vị chỉ huy trưởng binh chủng Biệt động quân cho biết, dường như chẳng thấy ǵ.

 

NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN –

1975: Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa bị cộng sản tập trung “cải tạo”.

1980: Sau 5 năm tranh đấu, dư luận Mỹ và thế giới áp lực Hà Nội phải thả tù. 1982: Tại Pháp, Phạm văn Đồng, Thủ tướng Hà Nội thách thức sẽ trả tự do nếu Mỹ nhận hết tù cải tạo.

1982: Ngoại trưởng Mỹ điều trần tại Quốc hội cho biết sẽ nhận 10.000 tù chính trị Việt Nam và gia đ́nh.

1985: Lần đầu tiên , cơ quan IRCC,Inc. tại San Jose nhận được 1 video tape do phóng viên tự do Hoa Kỳ quay tại Việt Nam.

Trong đó có ba đoạn hết sức đặc biệt:

1) Phi công Việt Nam Cộng Ḥa, vừa được tự do.

2) Vợ con tù thăm nuôi tại Hàm tân;

3) Ban văn nghệ của Trại Hàm Tân;

4) Phỏng vấn 1 người tù cụt chân cấp Thiếu tá.

 

1985: Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau tại New York bàn về việc thả tù cải tạo.

1987: Lần đầu tiên nhà báo Thụy Điển được vào làm phóng sự tại Trại Nam Hà, tiếp theo Hà Nội bắt đầu chuyển thêm tù cải tạo vào Nam và trả tự do từng đợt .

Tháng 7 năm 1988: Phái đoàn Funseth đi Hà nội họp về việc nhận tù cải tạo.

Tháng 8 năm 1988: Hà Nội đơn phương loan báo đ́nh chỉ việc thảo luận. Tháng 1 năm 1989: Lần đầu tiên Hồng thập tự Hoa Kỳ được phép gửi quà cho tù “cải tạo”. Một chiến dịch gửi quà được phát động tại hải ngoại.

Tháng 4 năm1989 : Phái đoàn Quốc hội Cali về Việt Nam thảo luận về đề tài xă hội và tù “cải tạo”. Có các thành phần tỵ nạn Việt Nam cùng đi. Đại diện IRCC trách nhiệm tiểu ban tù chính trị. Phái đoàn yêu cầu trả tự do cho Vơ Đại Tôn. Phỏng vấn thu thanh Phan Nhật Nam vừa được tự do tại Saigon.

Tháng 6 tháng 1989: Thượng viện Mỹ tuyên bố yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tù “cải tạo” và Hoa Kỳ sẽ đón nhận.

Tháng 7 năm 1989: Phái đoàn Hoa kỳ về Việt Nam kư thỏa ước nhận định cư tù “cải tạo” Tháng 8 tháng 1989: Báo San Jose Mercury News gửi phóng viên về Saigon làm một loạt bài phỏng vấn “tù cải tạo” sắp ra đi có gia đ́nh chờ đợi tại San Jose.

Tháng 1 tháng 1990: 15 gia đ́nh H.01 đi chuyến đầu tiên đến phi trường San Francisco, có 4 gia đ́nh về Bắc Cali. 11 gia đ́nh chuyển tiếp đến các tiểu bang khác và Quận Cam

Tháng 8 năm1993: Đại tá Phạm Duy Khang, sau 17 năm tù đă trở về đợt sau cùng với 120 người . Ông đến San Jose và dự lễ thượng kỳ ngày 8/8/1993.

Sau đó các đợt HO bổ túc và chương tŕnh đoàn tụ gia đ́nh HO lần lượt tiếp diễn suốt 15 năm từ 1994 đến 2009.

Cho đến tháng 4 năm 2009 vẫn c̣n gia đ́nh thuộc diện “tù cải tạo” đến Hoa Kỳ.

 

 

Một câu hỏi ṭ ṃ: Mỹ đă giải cứu được bao nhiêu phi công đă bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc?

Tôi được biết Mỹ đă giải cứu thành công một số phi công bị rơi ở Lào, ở biển Đông và một số ở vùng rừng núi biên giới (cũng không nhiều). C̣n chưa bao giờ Mỹ giải cứu thành công phi công bị bắn rơi ở đồng bằng Bắc Bộ?

Theo WikiAnswers th́ hiện nay không quân Mỹ vẫn chưa tổng kết nhưng trong toàn cuộc chiến Việt Nam, USAF và máy bay trực thăng của USN đă tiến hành 5000 vụ t́m kiếm và giải cứu.

 

C̣n về tù binh và giải cứu tù binh (cái này đă có số liệu cụ thể rồi), tôi chỉ xin nêu lại một vài điểm chính sau:

Tháng 4 năm 1973 Mỹ được trao trả tổng cộng 591 tù binh bị bắt ở Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cambodia) cùng 23 xác phi công Mỹ chết trong quá tŕnh bị bắt ở Bắc Việt Nam . Phía Mỹ cho rằng có 1350 lính bị bắt hoặc mất tịch trong đó khoảng 1200 đă bị giết (đang t́m xác).

http://www.olive-drab.com/od_history_vietnam_pow-mia.php

 

 

Cũng theo đó có danh sách 20 vụ âm mưu trốn trại trong đó có 5 vụ tại Hà Nội của phi công Mỹ. Không có một phi công Mỹ nào trốn trại thành công ở Bắc Việt Nam. Hầu hết trong số họ đă bị bắt lại ngay trong một ngày.

Trong chiến tranh Việt Nam có 47 trường hợp tù binh Mỹ trốn thoát thành công và chỉ có 5 trường hợp giải cứu thành công tù binh Mỹ (đă bị giam giữ), chủ yếu ở miền Nam. Danh sách cụ thể như sau:

1. Larry D. Aiken, USA E4, bị bắt ngày 13/5/1969. Giải cứu thành công ngày 10/7/1969 tại một bệnh viện dă chiến ở Tây Ninh bằng trực thăng.

2. Roger D. Anderson, USA Pvt, bắt ngày 3/1/1968 phía nam Sài G̣n 65 dặm. Được giải cứu ngày 12/1/1968 bằng trực thăng.

3+4. Henry Hudson và Edwin Jones, đều là thường dân, bị bắt ngày 21/12/1965 và được giải cứu ngay đêm hôm sau khi quân Mỹ phục kích đoàn tù binh bị dẫn giải trong rừng.

5. William B. Taylor, USA Spec 5, bắt ngày 20/3/1968 và được giải cứu ngày 6/5/1968 bằng trực thăng.

Một số trường hợp giải cứu khác được cho là không thành công hoặc quá chậm (chủ yếu ở phía Nam và ở Lào), các tù binh đă bị giết.

www.axpow.org/vietnamescapes.pdf

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: