Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

Người Tù Bất Khuất

 

 

 

 

 

ĐỌC , VIẾT VÀ HỎI THEO CHỈ ĐẠO  

Trần Văn Tích

Tôi có thói quen khi đọc một công tŕnh nghiên cứu th́ lật xem phần cuối tức phần thư tịch tham khảo trước; cho dù công tŕnh dày hay mỏng, ngắn hay dài; cho dù là một tiểu luận hoặc một bài báo hay là một luận án y khoa hoặc một biên khảo văn học. Phần thư tịch tham khảo cho tôi một cái nh́n khái quát nhưng đầy đủ về mức độ thấu triệt vấn đề mà tác giả đề biện, về tính cách chính xác của những tri thức do tác giả thu góp. 
      Khi đọc “Dự án t́m hiểu các công tŕnh nghiên cứu văn hoá và văn học cổ điển Việt nam của cộng đồng người Việt hải ngoại“ do Nguyễn Huệ Chi viết ngày 20.01.2000 và gửi cho Nguyễn Bá Chung duyệt cũng như tiểu luận “Đọc văn học Việt nam hải ngoại“ của Hoàng Ngọc Hiến được phổ biến trên internet, tôi cũng theo bước đầu tiên này, nên đă đọc trước phần đan cử tác phẩm tham khảo của Nguyễn Huệ Chi và phần chú thích tài liệu tham khảo của Hoàng Ngọc Hiến. Để thấy ngay rằng đây là hai công tŕnh sẽ gây thất vọng cho người đọc. Trong dự án của ḿnh, Nguyễn Huệ Chi liệt kê ở phần “II.- Đối tượng và phương pháp của dự án“ tất cả vỏn vẹn 41 tác phẩm, chia ra : 4 tác phẩm về nho giáo, 1 tác phẩm về Lăo Trang, 25 tác phẩm về Phật giáo, 4 tác phẩm về văn hoá Việt nam, 7 tác phẩm về văn học cổ điển Việt nam. Đáng để ư là trong số 25 cuốn sách về Phật giáo có đến 16 cuốn của Thích Nhất Hạnh và trong số 4 cuốn sách về nho giáo th́ cả 4 cuốn đều do Nguyễn Hiến Lê trước tác một ḿnh hay cộng tác với Giản Chi, mà cả hai vị này đều không phải thuộc “cộng đồng người Việt hải ngoại“. Vả lại, thái độ của Thích Nhất Hạnh đối với cuộc chiến Việt nam cũng như lập trường của Nguyễn Hiến Lê – ít nhất cũng trong một thời gian tương đối dài – th́ chúng ta đă biết quá rơ. Công tŕnh của Hoàng Ngọc Hiến đề cập đến các tác giả sau : Nhật Tiến, Nguyễn Bá Trạc, Nguyễn Mộng Giác, Kiệt Tấn, Hoàng Khởi Phong, Khế Iêm, Khánh Trường, Phan Nhật Nam, Nhất Hạnh, Trần Vũ, Nguyễn Bá Chung, Nguyễn Ư Thuần, Phan Huy Đường, Song Thao, Hồ Trường An, Tạ Chí Đại Trường, Nam Dao, Trần Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Miêng, Phan Thị Trọng Tuyến, Hoàng Liên, Hà Thúc Sinh. Tôi cố gắng liệt kê đầy đủ danh tính những ng̣i bút có tác phẩm được Hoàng Ngọc Hiến đan cử nhằm làm luận cứ cho công việc đọc văn học hải ngoại, dẫu rằng có tác giả chỉ được nhắc đến kèm theo tên tác phẩm và một câu văn nhận xét dài khoảng một hàng chữ (Hoàng Liên, Hà Thúc Sinh) hoặc có tác giả được dẫn chứng nhưng lại qua b́nh phẩm của một đệ tam nhân (Vơ Phiến và văn phong Trần Thị Kim Lan, Phan Thị Trọng Tuyến; Nguyễn Nam Trân và phong cách của Miêng, Nguyễn Mộng Giác và phong cách của Nguyễn Thị HoàngBắc). 
     Một cung cách nghiên cứu dựa vào một số vốn tài liệu tham khảo đă nghèo nàn lại được sàng đăi như vậy, theo tôi, thiếu lương thiện trí thức và kém tác phong biên khảo. Người ta không thể chỉ đọc chừng đó tác phẩm để có đủ tư cách và thẩm quyền nhận định về các công tŕnh nghiên cứu văn học và văn hoá cổ điển Việt nam của cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như  đánh giá cả một nền văn học của tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản. Về phần Nguyễn Bá Chung, với tư cách Residency Program Director, khi chấp nhận một dự án như vậy để tuyển chọn ứng viên Nguyễn Huệ Chi, đă tỏ ra dễ dăi một cách đáng trách. Và cả ba người liên hệ đều có cùng một lề lối làm việc...liều lĩnh, làm lấy được, theo kiểu cách “dám nghĩ dám làm“, nó vốn thuộc truyền thống mông muội trong suy nghĩ, hắc ám trong tư duy của người cộng sản. Tất nhiên chúng ta không thể đ̣i hỏi một số liệu thống kê chính xác con số những người Việt nam viết văn làm thơ ở hải ngoại, nhưng chỉ cần đọc một vài tài liệu của người “trong cuộc“, chúng ta đủ thấy khi chỉ lấy vài ba chục tên họ để làm cơ sở cho một công tŕnh bậc đại học t́m hiểu về nền văn học lưu vong Việt nam th́ đó là một việc làm tắc trách. Thật vậy, theo Nguyễn Hữu Nghĩa trên Văn Xă số 3, số đặc biệt mười lăm năm văn học lưu vong th́ cách đây gần mười lăm năm, cộng đồng tỵ nạn Việt nam đă có “hàng chục tổ chức văn hoá, trên năm mươi nhà xuất bản, hàng trăm tờ báo đang hoạt động, hàng ngàn người cầm bút và hơn một triệu người đọc.“(1) C̣n Trần Anh Tuấn, khi biên khảo về công cuộc nghiên cứu Việt sử tại Bắc Mỹ, và khi chỉ đề cập riêng đến thành phần cầm bút mà tác giả qui vào nhóm “chuyên viên các ngành“, nghĩa là một nhóm nhỏ, rất nhỏ; đă liệt kê được hai mươi hai danh tính. Tính thận trọng của Trần Anh Tuấn c̣n khiến Ông chú tâm giới thiệu với độc giả tiểu sử sơ lược của từng ng̣i bút, cho nên người đọc dễ tin tưởng, cho nên nhận xét của Ông nhiều thuyết phục(2); khác hẳn với Hoàng Ngọc Hiến, chẳng hạn khi đan cử một “nhà sử học Mỹ trẻ tuổi“ nào đó tên là Peter Zinoman – mà chẳng ai biết hành trạng, sự nghiệp v.v.. – rồi dẫn lời anh ta so sánh đời sống trí thức Hà nội và trí thức Việt kiều ở Mỹ; cứ y như nhà nho ngày trước dẫn lời Khổng Tử viết vậy (tất nhiên là theo anh chàng người Hoa Kỳ này th́ trí thức hải ngoại khổ lắm về tinh thần)(3). 
     Tài liệu nghiên cứu của Hoàng Ngọc Hiến có nhiều điểm yếu kém. Nó không chỉ ra được những đặc tính riêng biệt của nền văn học mà chủ nhân là cộng đồng người Việt hiện sống lưu vong. Nó không hề biết so sánh nền văn học lưu vong của người Việt với những nền văn học lưu vong của các sắc dân khác. Hơn nữa, nó lạc đề một cách thảm hại. Trong bản Đề cương nghiên cứu, Hoàng Ngọc Hiến viết : “Tôi chọn hai chủ đề sau đây : t́nh yêu (nam nữ) và t́nh cảm gắn bó với quê hương đất nước (chủ đề trung tâm)(4).“ Nhưng khi cho phổ biến tiểu luận “Đọc văn học Việt nam hải ngoại“ th́ tác giả lại đề cập đến những nội dung khác; và đây cũng là điểm cần nhắc nhở để nói lên trách nhiệm Residency Program Director của Nguyễn Bá Chung. 
     Qua tiểu luận, Hoàng Ngọc Hiến thấy “có thể nêu lên nhiều phẩm giá“ của văn học Việt nam hải ngoại. Sau đây là một số “phẩm giá“ đó : tính nhân loại phổ biến, khả năng hoá giải hận thù, phong cách đa dạng. 
     Hăy bàn về tính nhân loại phổ biến. Đó không hề là đặc tính riêng tư của văn học Việt nam hải ngoại, trái lại đó là đặc tính căn bản của văn học, như chính Hoàng Ngọc Hiến thừa nhận : “Đề cập những vấn đề chung muôn thuở của nhân sinh, đó là tính nhân loại phổ biến của văn học.“ Trong thực tế, đó là trạng thái ư thức biểu thị qua tinh thần khám phá, qua tán dương tri thức, qua tôn trọng trí tuệ, qua thượng tôn lẽ phải, qua tin tưởng rằng con người là có thể cải thiện được; là tất cả những cố gắng, tư tưởng và trào lưu lấy con người vươn lên tự do làm trung tâm; là niềm tin vào sức sáng tạo vô biên của con người, là t́nh yêu con người và ḷng thương cuộc sống trần gian. Thực ra, chỉ có hai nền văn học là thiếu hay vắng tính nhân loại phổ biến : văn học phát xít và văn học cộng sản. Văn học phát xít chối bỏ triển vọng nhân văn và phổ cập(5) để đề cao nền văn học đặc thù của chủng tộc aryen c̣n văn học cộng sản th́ đề cao con người mới xă hội chủ nghĩa. Kết quả là văn học có h́nh tượng bà mẹ ôm con lấp lỗ châu mai hay nhét ṇng đại bác ǵ đó, một bà mẹ chẳng những không có nhân tính mà c̣n không có cả thú tính nữa; bởi v́ con vượn trong điển tích đoạn trường chắc chắn không bao giờ hành xử như bà mẹ “cách mạng tiến bộ“ này. Kết quả là văn học hô hào giết, giết nữa;  văn học chủ trương đào tận gốc, trốc tận rễ; văn học không cho các con người bị qui vào thành phần điền chủ phú hào một chút cơ may nào để tự cải thiện, nếu quả thật họ đáng và cần được cải thiện. Văn chương hiện thực xă hội chủ nghĩa đối với người cầm bút mác-xít không hề có mục đích tự tại và sáng tác văn học luôn luôn cúi đầu khom lưng qú gối trước lănh đạo độc đảng. Trong khi đó th́ cây bút xă hội chủ nghĩa Jean Jaurès – sống dưới thể chế dân chủ tự do – trong Histoire socialiste nhận thức rằng ư niệm công b́nh, hiện thân trong nền dân chủ chính trị và xă hội, có khả năng thiết lập một chủ nghĩa nhân bản phổ biến và một lư tưởng xă hội chung nhất cho toàn thể nhân loại. Trong khi đó th́ André Gide trong Oedipe để cho nhân vật chính của ḿnh phát biểu : “Le seul mot de passe, c’est : l’Homme.“ Muốn kể thêm nhiều dẫn chứng khác, thật chẳng có ǵ khó. 
     Khả năng hoá giải hận thù được Hoàng Ngọc Hiến đề cập đến khi phân tích cách hành xử của một số nhân vật trong truyện ngắn truyện dài, chẳng hạn viên sĩ quan ngụy tên Trường trong Cánh cửa của Nhật Tiến, từng bị đọa đày trong các trại tù cải tạo. Trường đă sống một quá tŕnh đ̣i hỏi một khả năng kỳ diệu, một bản lĩnh phi thường mệnh danh là sự quán tưởng(6) nên đă hoá giải được hận thù. Để khỏi mất th́ giờ nói đi nói lại, chúng ta hẵng chấp nhận tiền đề là Hoàng Ngọc Hiến phân tích chính xác tâm lư nhân vật của Nhật Tiến. Nhưng tại sao kẻ khai sinh ra Trường không chịu và không thể “quán tưởng“ ở Việt nam mà lại phải vượt biển sang Hoa Kỳ rồi mới để cho nhân vật của ḿnh thực hiện hành vi nhuốm chất triết học đó? Rồi nhân vật Trường, vốn là một sĩ quan quân lực Việt nam Cộng hoà, đă đóng góp được ǵ cho nỗi khổ niềm đau của những đồng ngũ của ḿnh (để chỉ nhắc đến một thành phần nhỏ bé của dân tộc thôi) qua sự “quán tưởng“ của anh ta? Theo tôi, cung cách “quán tưởng“ của Trường chỉ là một lề lối suy nghĩ vị kỷ, vô trách nhiệm. Nói cách khác, khía cạnh đáng là chủ đề tư tưởng của văn học lưu vong tỵ nạn không phải là khía cạnh đi t́m sự “giải phóng chính ḿnh“. Những nhà văn gốc Do thái viết tiếng Đức, Tổng thống đương nhiệm của Do thái khi đọc diễn văn trước quốc hội Cộng hoà Liên bang Đức, không hề khuyến cáo hay khuyến khích người Do thái “quán tưởng“ theo kiểu phân tích tâm lư nhân vật của Hoàng Ngọc Hiến. Những nạn nhân quốc xă này nói đến Erinnerungspflicht, đến devoir de mémoire, để cho tội ác không c̣n cơ hội tái diễn, để cho phát xít, quốc xă – và cộng sản – vĩnh viễn không bao giờ gột sạch được vết chàm thích sâu  mấy chữ “tội phạm của nhân loại“ trên trán. Ngay chính người Đức cũng không hề “quán tưởng“ à la Hoàng Ngọc Hiến. Năm 1999, chính phủ Đức đă quyết định sử dụng 28 triệu Âu kim để xây dựng đài Holocaust ngay tại thủ đô Berlin theo đề án của kiến trúc sư người Hoa kỳ Peter Eisenman, dự trù khánh thành ngày 09.05 năm 2005. Đài có 2751 khối bêtông xếp đặt sát cạnh nhau và h́nh thức kiến trúc này có mục đích tạo ở du khách đi giữa những dăy khối bêtông lạnh lùng trần trụi cảm giác kinh hoàng và vô vọng, vốn là cảm giác sáu triệu người Do thái nạn nhân quốc xă từng chịu đựng. Một cuộn băng chôn sâu dưới ḷng đất đọc liên tục tên những nạn nhân này và ai muốn nghe hết tất cả những danh tính đó th́ phải kiên nhẫn bỏ ra mười lăm năm! Hoàng Ngọc Hiến cố t́nh đề cao tính tự giác trong hoá giải hận thù của nhân vật cựu sĩ quan Việt nam Cộng hoà. Nhưng nếu con người chỉ biết theo cung cách hành động như Trường th́ làm ǵ c̣n tâm trạng giận người tham bạo thù chồng chẳng quên của Bà Trưng?  Cái được Hoàng Ngọc Hiến gọi là “sự tỉnh thức ngay trong thù hận của ḿnh“ thực chất chỉ là bước đầu của t́nh trạng chôn vùi tính “nhân loại phổ biến“ của văn học.        
     Về “phẩm giá“ thứ ba, được tŕnh bày ở phần cuối bài viết, Hoàng Ngọc Hiến cho biết nguyên văn như sau : “Thay lời kết luận là những ấn tượng về sự đa dạng phong cách trong văn học Việt nam hải ngoại để lại ở người viết bài tiểu luận này“. Chẳng lẽ văn học quốc nội tại miền Nam trước 1975 không có phong cách đa dạng? Chẳng lẽ các nền văn học khác đều chỉ sản xuất toàn một loài cỏ đuôi chó hoặc độc một loài hoa cứt lợn hay tịnh không có một phong cách nào khác ngoài phong cách “hiện thực xă hội chủ nghĩa?" Một “ấn tượng“ như vậy ở một người tự nhận chỉ “đọc văn học Việt nam hải ngoại, không có thời gian để nghiên cứu“ không đáng cho chúng ta tốn thêm giấy mực. Nhưng chính “ấn tượng“ đó lại khiến người đọc thấy rơ tính “nhất“ dạng phong cách của trường phái vơ lâm Kevin Bowen-Nguyễn Bá Chung với các đại đồ đệ Hoàng Ngọc Hiến, Trần Văn Thủy. Trong Nếu đi hết biển, Trần Văn Thủy rào đón “Vậy nếu có ai muốn t́m kiếm những điều cao siêu về tư tưởng, văn chương hoặc xoi mói những điều kém cỏi về lập trường, quan điểm xin hăy bỏ qua, đừng đọc tiếp...“. Một bên đạo diễn phim ảnh, một bên nghiên cứu văn học nhưng cả hai cùng chỉ biết nói một thứ ngôn ngữ xiên xẹo lắt léo, đều cùng chỉ có một thứ phong cách quỉ quyệt khó lường. Thật rơ khéo hơn nữa, cả hai cùng lựa chọn đối tượng để phỏng vấn và để đọc văn như nhau, tức là những người “được coi là bạn“ (chữ của Trần Văn Thủy): vẫn là những khuôn mặt văn nghệ Nhật Tiến, Nguyễn thị Hoàng Bắc, Nguyễn Mộng Giác, Cao Xuân Huy, Trương Vũ, Hoàng Khởi Phong! Có vẻ như hai tác giả không có nhiều “bạn“! Nhưng chắc chắn cả hai chỉ có một “phong cách“. Trong khi đó lại có thể khẳng định rằng nền văn học Việt nam hải ngoại tuy rất đa dạng về phong cách nhưng vẫn có một đường lối thống nhất : trong hàng ngũ của nó, không có những ng̣i bút chống-chống cộng (anti-anti-communism), ngoại trừ một hai gă c̣ mồi mất nhân cách. Có người chủ trương hợp lưu, hoà hợp; có kẻ đề xướng đa nguyên, thông luận. Tùy nơi, tùy lúc, tùy thành phần tập hợp v.v..những người hoạt động văn nghệ văn học hải ngoại có khác nhau về khuynh hướng sáng tạo, về phương pháp biên khảo, về sách luợc lập ngôn, cả về dự kiến chính thể nữa, nhưng động cơ cơ bản và mục đích cuối cùng của tất cả vẫn là đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Không có ng̣i bút nào rời bỏ thế đứng chống đối đại họạ độc tài đảng trị, không có bất cứ ai chấp nhận chính sách văn học chỉ huy.   
     Hoàng Ngọc Hiến không những chỉ thiếu lương thiện trí thức khi tŕnh bày những nhận định của ḿnh về các “phẩm giá“ của nền văn học Việt nam hải ngoại mà c̣n tỏ ra thiếu hẳn can đảm khi cố t́nh tránh xa một “phẩm giá“ mang tính hiển nhiên, đương nhiên, tự nhiên, tự giác, tự động của những nền văn học lưu vong nói chung, của nền văn học lưu vong Việt nam nói riêng. 
     Khi dân tộc mất quyền tự chủ th́ công cuộc vận động cho tự do dân chủ cũng như công tác cổ vũ thông tin đành phải chuyển ra nước ngoài. Trong hoàn cảnh như vậy, chủ lưu của văn hoá, ḍng chính của văn học đành phải thoát ly, lưu lạc ra ngoài nước để rồi được chuyển trở lại nhằm tác động ngược vào trong nước. Nhà văn tỵ nạn là một zombie, một thi hài sống, một kẻ bị lưu đày. Cho nên nền văn học hải ngoại chống quốc xă của dân tộc Đức mới mang bản chất được Thomas Mann gọi là Zwang zur Politik, hiểu là bắt buộc phải làm chính trị(7). Lưu vong là một t́nh huống khủng hoảng đối với những con người đối tượng của nó, do một thảm hoạ chính trị gây ra. V́ thế, nhà văn lưu vong không c̣n là nhà văn b́nh thường, và lập luận của Hoàng Ngọc Hiến khi cho rằng “văn học Việt nam hải ngoại trước hết là văn học“ là một lập luận hàm hồ, bất chính. Bởi v́ ngay cả khi văn học lưu vong mang tính nhân loại th́ tính nhân loại đó thông thường là một tính nhân loại đấu tranh, kämpferischer Humanismus, như chữ dùng của Heinrich Mann(8). Theo Hoàng Ngọc Hiến,“Giữa một tác phẩm “thân cộng“ hay và một tác phẩm “chống cộng“ dở, độc giả “chống cộng“ hẳn là sẽ chọn tác phẩm “thân cộng“ hay (để đọc cho ḿnh).“ Cái thứ độc giả “đọc để đọc cho ḿnh“ của Hoàng Ngọc Hiến chỉ là một thứ độc giả vô dụng, vô học, vô năng, vô tâm, vô t́nh, vô chính phủ, vô giá trị, vô trách nhiệm, vô tích sự, vô ư thức, vô công rồi nghề, vô tri vô giác. Thời Lê Trịnh, Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng chơn chất, không hay; Chiến Tụng Tây hồ phú của Phạm Thái tài hoa, hùng biện;  nhưng cha ông đâu có đọc Chiến tụng Tây hồ phú “cho ḿnh“, c̣n Ngô Tất Tố th́ phê phán là “căi chầy căi cối, mất thể thống văn chương“! Mở mắt đọc văn học theo kiểu “cho ḿnh“ như vậy th́ sẽ phải có ngày tháng, có giờ phút tự hỏi sao ḿnh lại hèn hạ nhắm mắt lâu thế, như câu hỏi của A. Rudolf trong Abschied von Sovietrussland(9).  Hơn nữa, nhà văn dùng văn học phục vụ cái ác có thể phải trả lời trước pháp luật, mặc dầu đó là một nhà văn có tài. Tác phẩm mang lại giải thưởng Nobel cho Knut Hamsun năm 1920 là Phúc lợi của đất (Markens grode, 1917); nhưng từ tháng 10 năm 1888, khi cho đăng tiểu thuyết Đói (Sult) trên tạp chí Ny Jord, Hamsun đă nổi tiếng ngay. Tuy nhiên v́ nhà văn Na uy này đă hợp tác với phát xít Đức trong Thế chiến II nên sau chiến tranh, bị xử tội phản quốc và phạt tiền nặng; dẫu rằng trong giới nghiên cứu văn học quốc tế có người nhận định trường hợp Hamsun thán phục chủ nghĩa quốc xă chẳng qua chỉ là hậu quả của sự ngây thơ và dốt nát. Ezra Pound, nhà thơ và phê b́nh Hoa Kỳ, học lực uyên bác, người nâng đỡ những T.S.Eliot, James Joyce, R.Tagore, D.H.Lawrence v.v.. qua việc đăng tải thi ca của họ trên các tạp chí Poetry và The Little Review; v́ ngưỡng mộ Mussolini, v́ tuyên truyền cho chủ nghĩa phát xít Ư trên đài phát thanh Ư mà bị quân đội Mỹ bắt năm 1944, bị kết án phản quốc, và năm 1946 bị đưa vào một dưỡng trí viện ở Washington. Những tên bồi bút văn nô gian xảo vô sỉ thần thánh hoá Stalin, Mao, Hồ rồi cũng sẽ có ngày phải trả lời công luận và lịch sử, chứ đừng nói ǵ đến chuyện được độc giả đọc “để đọc cho ḿnh“! 
     Thế mạnh của văn học chính thống là thể hiện, biện luận, phân giải những vấn đề chính nghĩa, xoay quanh công cuộc chống ách nô lệ mác-xít. Người viết văn làm thơ tỵ nạn không coi sáng tác như một biểu hiệu của tài hoa, mà là một bổn phận, vừa thoả măn nhu cầu tinh thần, vừa đóng góp cho đại cuộc và cho nhân loại.  Tóm lại, văn học Việt nam hải ngoại trước hết không phải là văn học mà là chính trị. Nếu không thế, nếu không mang tính chất chứng nhân, đối kháng, tố cáo đó th́ nền văn chương hải ngoại chỉ khác nền văn chương quốc nội trên phương diện địa lư mà thôi. 
     Mang cùng tính chất vừa kể, Exilliteratur của Đức cũng từng tự trao cho ḿnh nhiệm vụ chính trị-văn học, politisch-literarischer Auftrag. Nhưng giới cầm bút Nhật nhĩ man chịu thiệt tḥi nhiều hơn v́ mất đối tượng phục vụ là công chúng độc giả, do sự kiện cộng đồng Đức lưu vong không đông đúc như cộng đồng tỵ nạn Việt nam. Cho nên giới nghiên cứu đồng thanh cho rằng khi xét về thể tài sáng tác th́ văn chương lưu vong Đức thiện dụng tiểu thuyết hơn kịch nghệ (truyện chỉ cần độc giả; kịch cần khán, thính giả); trong khi, theo thiển kiến, thơ có vẻ trên chân văn trong nền văn chương lưu vong của  chúng ta. Exilliteratur cũng từng có những tác giả công khai, dứt khoát lên tiếng nhận ḿnh là kẻ lưu vong trong khi một số ít c̣n dè dặt, tránh né không dám xác định điều này, v́ c̣n hy vọng sáng tác của ḿnh được phép phổ biến ở quốc nội. Nhưng đến thời điểm Thomas Mann trong thư gửi Eduard Korrodi vào tháng hai năm 1936, minh định vị thế vong quốc của bản thân, th́ thế đứng dị biệt của hai thành phần liên hệ không c̣n nữa. Đáng buồn là khía cạnh này, trong nền văn học quốc ngoại của chúng ta, cho đến hôm nay, vẫn c̣n tồn tại.   
     Trong phần Đề cương nghiên cứu, Hoàng Ngọc Hiến tâm đắc khi “đọc thơ của những tác giả Việt kiều mới h́nh dung được nỗi đau buồn “ly hương biệt xứ“ của họ“ để rồi dẫn thơ của người “đồng chí“ Nguyễn Bá Chung ra làm chứng và nhân đó, nêu nhận xét : “H́nh như ở thời nào và vĩ tuyến nào cũng có những kẻ làm trai “gắng hời“ “chút công danh“ để rồi “nửa đời“ mới tỉnh ra điều này“ hoặc “cũng phải thấy rằng những nét đặc sắc này trong tâm trạng những văn nghệ sĩ Việt kiều không phải là dị biệt“(10). Nếu không phải là dị biệt (sic) th́ c̣n bày đặt nghiên cứu làm ǵ? Khi phải sống xa quê hương bản quán th́ con người tự nhiên dễ có t́nh cảm nhớ nhà thương quê. Nostalgie là mẫu số chung của các lưu dân Tây ban nha, của những người bất đồng chính kiến Nga, của mọi tâm hồn biệt xứ Nhật nhĩ man v.v.. Nhưng đó cũng từng là tâm trạng của Nguyễn Du khi đi sứ, của Đinh Nhật Thận khi phải vào kinh nhậm chức. Mà cũng chẳng phải chỉ có “Việt kiều“ thời hiện đại sống “nửa đời“ mới tỉnh ra. Khi Nguyễn Công Trứ bảy mươi tuổi về hưu, Cao Bá Quát làm thơ mừng một cách chua chát :     
Văn đạo Hồng phong dục hồi thủ, 
Khởi ưng lục thập cửu niên phi! 
được Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch thơ : 
Nghe nói non Hồng sắp trở lại, 
Lẽ nào lầm cả những năm qua! 
Không hề xuất ngoại, không hề vượt biên, không hề tỵ nạn, không hề lưu vong, Uy viễn tướng công khi lên lăo bảy mươi nh́n ngoái trở lại quăng đời đă qua vẫn bỗng nhiên phát hiện là lục thập cửu niên phi (sáu mươi chín năm lầm lẫn)! Thơ nào cay đắng hơn, thơ nhà nho hay thơ “Việt kiều“, thơ Cao Chu Thần hay thơ Nguyễn Bá Chung? Cũng cần nói thêm rằng quê hương “Việt kiều“ hoài vọng là quê hương gắn với những chiều cùng ai bát phố Tự Do, là quê hương trong tâm tưởng, chứ không phải quê hương đă bị giặc cướp mất tên gọi thân thương. 
     Hậu quả của nhận thức thực tại và chấp nhận thực tại có thể có tác dụng khác nhau trên tinh thần người viết văn làm thơ sống lưu vong. Nếu đa số theo kämpferischer Humanismus như Heinrich Mann th́ cá biệt cũng có kẻ tự sát như Stefan Zweig, như Nguyễn Tất Nhiên; lại cũng có kẻ tiêu cực thủ phận theo đường lối nhân bản chung chung, thậm chí chịu đựng.   
     Trong số những cây viết thuộc cái nhúm “bạn“ của Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi và Trần Văn Thủy, tôi chỉ quen và chỉ đọc Nguyễn Mộng Giác. Đối với Hoàng Khởi Phong, tôi có đọc Ngày N.. để rồi phát hiện rằng tôi đă bị tác giả nhận lầm với một đồng nghiệp khác trùng tên. Riêng những danh tính khác lâu lâu tôi lại thấy xuất hiện trên tờ Văn học ở Cali v́ thỉnh thoảng tôi có góp bài với tờ tạp chí này và vẫn nhận được nó đều đặn. 
     Khi viết về văn học cổ cận đại Việt nam và cho đăng trên Văn học, tôi không viết về văn học cổ cận đại Việt nam chỉ để mà viết về văn học cổ cận đại Việt nam. Trong nhiều trường hợp, tôi nhắm vạch các sai lầm, tắc trách của những người hoặc nhóm người nghiên cứu văn học cổ cận đại Việt nam ở trong nước, nhất là những thành phần do chế độ xă hội chủ nghĩa đào tạo. Tôi viết có chủ đích v́ những bài viết của tôi đương nhiên được tôi xem là thuộc thể loại Exilliteratur bàn luận về Literatur. Chẳng hạn trên Văn học số 196, tôi chỉ ra những sai lầm thiếu sót về chú thích của nhóm biên soạn bộ Thơ văn Lư Trần (Nguyễn Huệ Chi, Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy v.v..); trên Văn học số 201-202, tôi liệt kê các khiếm khuyết khi khảo sát thể loại từ liên quan đến Xuân Diệu, Nguyễn Lộc, Phạm Thị Tú; trên Văn học số 203-204, tôi phê phán vốn liếng chuyên môn nghèo nàn về thi dư của nhóm biên soạn Thơ và từ Đào Tấn (Vũ Ngọc Liễn, Đỗ Văn Hỷ, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông); trên Văn học số 219, tôi đề cập cung cách “nghiên cứu văn học“ kỳ lạ khó hiểu, chẳng theo lệ thường của Nguyễn Huệ Chi v.v.. Cũng có bài viết (Hồ sơ bệnh lư Nguyễn Du, Văn học số 207) tuy không trực tiếp đề cập đến một tác giả miền bắc nào nhưng vẫn hàm chứa chủ đích nhắc nhở rằng nền văn học chỉ huy trong nước c̣n thiếu sót : cuốn Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm, qui tụ bài viết của mấy chục tác giả quốc gia quốc tế, vẫn không có bài nào thử đặt vấn đề t́m hiểu bệnh trạng Tố Như qua thơ chữ hán mặc dầu Hà nội có Viện Văn học, Viện Sử học, Viện Hán Nôm và cả Viện Đông y nữa. V́ vậy tôi không hề cảm thấy Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi, Trần Văn Thủy đáng trách khi chính họ cũng viết, đọc, hỏi theo chủ đích. Nhưng họ đáng trách – hơn nữa họ đáng khinh – ở điểm đă đọc, đă viết, đă hỏi theo chỉ đạo của một cá nhân không “tử tế“ chút nào tên là Kevin Bowen. 
     Tôi không đọc Nhật Tiến ở hải ngoại. V́ vậy khi nhận định về nhân vật Trường trong Cánh cửa, tôi đă nhận định và chỉ nhận định dựa vào nhận định của Hoàng Ngọc Hiến. Nếu Hoàng Ngọc Hiến nhận định xuyên tạc th́ việc làm bất chính này không liên quan ǵ đến tôi. Tôi vốn nhờm tởm cái phong cách xă hội chủ nghĩa, càng nhờm tởm hơn v́ tôi đang sống ở một quốc gia hằng ngày gánh chịu di hoạ của chủ nghĩa cộng sản sau khi thống nhất. Vào thời điểm người dân Đông Đức liều chết vượt tường t́m tự do th́ tờ báo Neues Deutschland của cộng đảng Đông Đức số ra ngày 22.10.1989 tường thuật rằng tại Budapest, Tây Đức lừa cho công dân Đông Đức hút thuốc lá tẩm menthol khiến họ mất khả năng tự vệ nhằm bắt cóc họ mang đi!       
     Có người cho tôi hay rằng một đồng nghiệp của tôi được William Joiner Center trả thù lao năm ngàn Mỹ kim để viết về người lớn tuổi ở Hoa Kỳ. Giá trị khoa học của công tŕnh này dưới mức trung b́nh.  Tôi buồn không phải v́ có đồng nghiệp tham gia chương tŕnh do Kevin Bowen chỉ đạo mà buồn v́ đồng nghiệp của ḿnh đă chịu cho Kevin Bowen chỉ đạo, y như Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi, Trần Văn Thủy. Năm ngàn Mỹ kim lớn đến thế sao? 
     Tôi hy vọng rằng không phải tất cả những người nhận tài trợ từ Rockefeller Foundation qua trung gian Kevin Bowen đều hành động như một vài người thuộc nhúm “bạn“ của Trần Văn Thủy và tôi mong rằng họ sẽ viết về người tỵ nạn chúng ta, về nền văn chương lưu vong một cách công b́nh liêm chính. 
     V́ cho dù là ở hải ngoại hay ở quốc nội, cái lối đọc, lối viết, lối hỏi theo chỉ đạo cá nhân hay theo chỉ huy độc đảng, chung qui cũng chỉ là dạng thức lợi dụng văn học một cách bất lương hạ cấp.  
     Đường lối văn hoá văn học cộng sản dựa trên cơ sở bất di dịch nhà nước nắm quyền thao túng, bắt ép các nhà sáng tác phải gia nhập những tổ chức hiệp hội chuyên nghiệp ngoại vi thuộc biên chế, theo một quan điểm cực quyền. Chiến lược đàn áp dựa một mặt vào biện pháp kiểm duyệt; mặt khác, lên án dữ dội mọi dạng thức văn hoá văn học khác, bị coi là không phù hợp, thậm chí phản động. Cho nên nhà nước cộng sản thường xuyên thiêu hủy sách báo và đả phá những nền văn học khác chính kiến qua h́nh thức triển lăm (ví dụ “triển lăm tội ác Mỹ ngụy“ trong khuôn viên Trường Đại học Y Dược cũ ở đường Trần Quí Cáp, Sài g̣n). V́ thế các văn nghệ sĩ không chấp nhận cộng sản chỉ c̣n đường di tản tỵ nạn, giống như dưới chế độ quốc xă, nước Đức đă trở thành một hoang mạc về văn hoá sau giai đoạn phát triển sôi động của Cộng hoà Weimar trong khi ở Việt nam, nền văn hoá văn học của toàn thể quốc gia mang h́nh chữ S chỉ c̣n là một băi cỏ khô cằn mọc rặt một thứ cỏ cú, sau thời kỳ sáng tác đa dạng rực rỡ dưới chính thể Việt nam Cộng hoà. 
     Văn hoá cộng sản mặt khác luôn luôn đẩy mạnh những h́nh thức và phổ biến những sản phẩm văn hoá đặc thù để rộng răi phục vụ tuyên truyền. Được chú trọng hơn cả là các phương tiện truyền thông nhưng ngành điện ảnh cũng là con cưng của cộng sản (chế độ phát xít cũng hành động tương tự, đến nỗi một nghệ sĩ tài năng như Fritz Lang tuy là người Do thái, vẫn được Goebbels cố giữ lại ở Đức). Điện ảnh được trợ cấp hậu hĩnh và có vai tṛ chủ yếu là tuyên truyền. Các quan niệm về văn hoá của chủ nghĩa cộng sản đưa đến khủng hoảng trong sáng tác và các giá trị nhân văn th́ hoàn toàn suy tàn, thậm chí bị triệt tiêu; mặc dầu cộng sản ngụy tạo một cách xảo trá một thứ chủ nghĩa nhân bản bằng huyền thoại giả dối và lừa đảo đểu cáng (ví dụ “con người là vốn quí“, hoặc “đảng trước sau như một luôn luôn đối xử nhân đạo với ngụy quân ngụy quyền qua chế độ học tập cải tạo“ v.v..). Những quan niệm này dựa trên những tiêu chuẩn về tư tưởng và mỹ học theo thị hiếu của một tầng lớp cán bộ lănh đạo văn hoá tàn bạo về bản chất, lưu manh về tư cách và cuồng mộng về tin tưởng mà Tố Hữu, Nguyễn Đ́nh Thi, Chế Lan Viên, Hoài Thanh v.v..là những đại biểu. Cho nên trong các chế độ phát xít, quốc xă, cộng sản, văn hoá văn học có mang dáng dấp đa dạng đi nữa th́ dù đi theo hệ tư tưởng nào, khuynh hướng cực quyền độc tôn vẫn dẫn tới những kết quả giống nhau : bộ máy kiểm duyệt và xu hướng khoa trương. 
     Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi, Trần Văn Thủy đă sống trong cái môi trường vừa được mô tả; cho nên họ đương nhiên bộc lộ phản xạ mang tính tập nhiễm xă hội; như Phong Lê, cán bộ nghiên cứu “văn học trên lập trường và phương pháp luận mác-xít“ đă mô tả : “Tôi không có ǵ để khác họ (...) Nói cách khác, chúng tôi cùng một đồng phục, cùng đi trên một đại lộ, cùng một hướng phấn đấu (...) cho đạt một cái chuẩn chung của nghề nghiệp trước các yêu cầu, vừa là của công chúng, vừa là của các cấp lănh đạo“(11). 
     Chính v́ vậy mà Hoàng Ngọc Hiến mới xem những đặc tính hiển nhiên thuộc nền văn học tỵ nạn của chúng ta như là những tính chất đặc thù. Chính v́ vậy mà Nguyễn Huệ Chi mới thản nhiên liều mạng t́m hiểu các công tŕnh nghiên cứu văn hoá và văn học cổ điển Việt nam của cộng đồng người Việt hải ngoại mặc dầu chỉ có dưới tay một số hết sức hạn chế tác phẩm. Chính v́ vậy mà Trần Văn Thủy mới loanh quanh luẩn quẩn bơi trong một vũng ao tù mà lại tưởng ḿnh đang...đi hết biển! 
Trần Văn Tích 
Bonn, 20.10.2004 


TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

(1) Nguyễn Hữu Nghĩa.- Sơ kết 15 năm văn học Việt Nam lưu vong. Văn Xă, số 3, tháng 7.1990. tr. 8. 
(2) Trần Anh Tuấn.- Công cuộc nghiên cứu Việt sử tại Bắc Mỹ. Bài thứ tư : Nhóm Biên khảo. 3.Chuyên viên các ngành. Thế kỷ 21, số 133, tháng 5.2000, tr. 89-96. 
(3) Hoàng Ngọc Hiến.- Đề cương nghiên cứu của Hoàng Ngọc Hiến (tham gia chương tŕnh nghiên cứu của ĐỀ ÁN). A.Những đề tài chính. tr.2. Hai chữ “đề án“ được chính Hoàng Ngọc Hiến viết hoa và viết chữ lớn. 
(4) Những chữ in đậm là của chính Hoàng Ngọc Hiến. 
(5) “refus de la perspective humaniste et universaliste“ (Michel Fragonard.- La culture du 20è siècle. Fascisme et culture. Bordas, Paris, 1995, tr. 165). 
(6) Chữ “quán tưởng“cũng là chữ in theo lối tô đậm của Hoàng Ngọc Hiến. 
(7) Theo Buck, Hans-Peter Franke, Ulrich Staehle, Dietrich Steinbach, Dietmar Wenzelburger.- Geschichte der deutschen Literatur, Von der Weimarer Republik bis 1945. Ernst Klett Schulbuchverlag. Stuttgart, 1985, tr. 122. 
(8) Theo Buck và ctv., tlđd, tr. 123. 
(9) Ghi theo André Gide.- Retour de l’U.R.S.S. suivi de Retouches à mon Retour de l’U.R.S.S. Quatorzième édition. Gallimard (nrf), Paris, 1950, tr. 108. 
(10) Hoàng Ngọc Hiến viết câu này sai văn phạm và dùng chữ không chính xác. Tiếng Việt nói “Anh ta trót lỡ lầm, đến lúc tỉnh ra th́ đă muộn“ chứ không nói “tỉnh ra điều này“. Ngoài ra, chữ “dị biệt“, theo văn cảnh ngữ đoạn liên hệ, phải là “cá biệt“ mới sát nghĩa. 
(11) Phong Lê.- Phương pháp luận nghiên cứu và phê b́nh văn học trước yêu cầu và trong quy định của lịch sử sau 1945. Tạp chí Văn học, số 5-2003. (Trích dẫn theo Vũ Văn Sỹ.- Phong Lê qua một số công tŕnh nghiên cứu văn học Việt nam hiện đại. Tạp chí Văn học, Viện Văn học – Viện Khoa học Xă hội Việt nam, Hà nội, số 9-2004, tr.57). 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám