US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

Ngày 30 Tháng Tư : Không Ai Được Xuyên Tạc Lịch Sử Dân Tộc.

 

 

 

Nhà văn Thái Việt vừa điện thoại cho tôi sau khi đọc một bài đăng trên báo Nhân Dân của CS Việt Nam . Bài b́nh luận nói trên được đăng trong 2 số báo ngày 30 tháng 3 và 2 tháng tư năm 2015, nhân dịp kỷ niệm cái mà họ gọi là « Kỷ Niệm 40 năm ngày Giải Phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2015).

 

Tiêu đề của bài viết là : Không ai được xuyên tạc lịch sử dân tộc, tác giả là một người đang sống bên Mỹ, ông Thu Tứ-Đoàn Thế Phúc. Anh Thái Việt nói : Họ viết bậy quá, anh phải viết bài trả lời mới được.

 

Tôi c̣n nhớ mới đây có nghe nói và đọc nhiều về tác giả Thu Tứ. Ông này nổi tiếng và được nói tới v́ ông là con của nhà văn Vơ Phiến. Th́ ra con của một nhà văn nổi tiếng cũng có cái lợi của nó. Bởi thế cho nên tôi không lấy làm lạ khi nh́n thấy chữ Đoàn Thế Phúc đi kèm với hai chữ Thu Tứ.  Chúng tôi dẫu sao cũng là cùng thế hệ với ông Vơ Phiến, viết ra một vài cảm nghĩ, chỉ để góp ư vào những ǵ ông Thu Tứ viết về Lịch Sử Dân Tộc, theo cái nh́n của ông ấy. Tôi nghĩ như vậy tốt hơn, v́ tránh được sự đôi co giữa các người không cùng một thế hệ.

 

Trong phần mở đầu, bài viết nói về Cuộc trường kỳ kháng chiến do Đảng Cộng Sản Việt Nam lănh đạo bắt đầu ngày 19 tháng 12 năm 1946. Nói về cuộc kháng chiến này, bài viết nhấn mạnh về một điểm : Do hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt, trong ḷng dân tộc đă nẩy sinh ra 5 thành phần gây trở ngại cho cuộc kháng chiến. Đối lập với Đảng CS là một thành phần phức tạp, dùng chiêu bài chống Cộng để che đậy hành động hợp tác với giặc của ḿnh. thực ra, theo tác giả : Chiêu bài ấy có giá trị ǵ đâu, v́ nó đặt việc chống một chủ nghĩa lên trên việc chống ngoại xâm.

 

Khi viết câu này, Thu Tứ thật không đủ tŕnh độ hiểu biết để thấy rằng chủ nghĩa Cộng Sản c̣n nguy hiểm nhiều lần hơn ngoại xâm Pháp, v́ thực dân Pháp không thể triệt tiêu nước Việt Nam, trong khi chủ nghĩa CS có thể làm điều này. Hăy nh́n t́nh trạng nguy khốn của Việt Nam ngày nay.  Cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn ấy  là của toàn dân, không phải là của riêng đảng CS. Ngoài ông Hồ Chí Minh và đảng CS của ông, c̣n có nhiều đảng phái, Đại Việt, Quốc Dân Đảng… và nhiều lănh tụ khác như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Trương Tử Anh….v.v… CS đă dùng chính sách thủ tiêu, giết hàng loạt, cho trôi sông, khủng bố trắng, để độc quyền kháng chiến, để chiếm lấy quyền lực. Họ tiêu diệt các đảng đối lập v́ dă tâm này, chứ không phải v́ những đảng phái này hợp tác với thực dân Pháp. Nói những đảng phái này  hợp tác với thực dân th́ quả thực là đă « xuyên tạc lịch sử» và bôi bác tiền nhân . Những người này v́ đă thấy rơ sự phụ thuộc của đảng CS vào Nga, Tầu nên  chống Cộng Sản cũng là  chống ngoại xâm. Các người yêu nước thời đó chỉ có một mục đích là chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, trong khi CS chỉ làm một việc : Thay thế thực dân Pháp bằng thực dân Tầu . Điều này, cho đến ngày nay, không nh́n ra, hay cố ư không nh́n ra, có lẽ chỉ có những người mê muội.

 

Đoạn kế tiếp của bài viết mươn lời của Đào Duy Anh để ca tụng Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp. Đúng là mèo khen mèo dài đuôi. Không c̣n ǵ để thêm vào Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp , nhưng nhân vật này đă được người ta viết tới quá nhiều rôi. Nếu không có sự tiếp tay của Tầu Cộng và những viên tướng gọi là «cố vấn» nhưng thực sự là người «quyết định», th́ trận Điện Biên Phủ có chiến thắng được không. Việt Cộng đă nợ Trung Cộng một món nợ mà đến nay vẫn chưa trả xong, Thu Tứ ca tụng viên tướng sau này chỉ làm một việc là triệt sản chị em ta, quả thực là trơ trẽn. 

 

C̣n hiệp định Genève, nếu phải nói cho đúng, th́ không có chữ kư của bất cứ phái đoàn nào tham dự. Bởi vậy khi đọc câu này trong bài viết : Ngay từ đầu, khi kư hiệp định Genève, nhà nước Việt Nam (CS) đă biết dă tâm của địch, người đọc bật cười. Văn bản kư kết giữa Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa chỉ là một bản hiệp ước đ́nh chỉ chiến sự  giữa  quân đội của 2 thành phần này mà thôi.Việc chia cắt đất nước chỉ là do hai phe Tư Bản và Cộng Sản thoả thuận với nhau. 

 

Phía Quốc Gia  Việt Nam (không Cộng Sản) không kư kết ǵ. Sau khi đất nước chia đôi năm 1954, một triệu người Miền Bắc đă phải bỏ cả nhà cửa, đất đai, mồ mả tổ tiên để di cư vào Miền Nam. Tại miền Đất Hứa này, một quốc gia khác đă được lập nên, đó là Việt Nam Cộng Ḥa sau này.Họ di cư không phải v́ theo giặc, mà v́ chạy giặc. Giặc đây là Giặc Cộng Sản.

 

Những người di cư hồi 1954 may mắn thay hiện nay c̣n sống rất nhiều. Họ là những nhân chứng sống cho thời kỳ đen tối đó. Họ chưa biến mất hoàn toàn trên trái đất để những người thuộc thế hệ sau muốn vo tṛn bóp méo thế nào cũng được về lịch sử đời họ.Việt Nam Cộng Ḥa mới chính thực là những người Việt Nam đặt sự độc lập, tư do lên trên đảng phái, lư thuyết ngoại bang, khác xa bọn Cộng Sản. Cộng sản mới chính là bọn  đặt lư thuyết  lên trên dân tộc, tự nhận là một bộ phận của CS quốc tế, không tha thiết ǵ đế tổ quốc. Lư tưởng của họ là một Thế Giới Đại Đồng. Bởi thế mới có câu thơ của Hồ Chí Minh : Tôi dắt Năm Châu đến Đại Đồng, bởi thế, chính Lê Duẫn đă nói : Chúng ta chiến đấu đây là chiến đấu cho ông Nga, ông Trung Quốc. Nếu thực sự v́ dân, v́ nước, tại sao lại có câu tuyên bố kỳ dị đó ??Nói phe Cộng Sản chiến đấu để dành độc lập cho Việt Nam, là xuyên tạc lịch sử. Hiện nay, các người CS kế tiếp hiện vẫn trung thành đi theo «con đường bác đi» đó, con đường dẫn đến sự  xoá sạch biên giới giữa Việt Nam và China.Hiện nay, người Cộng Sản đă nắm trọn Việt Nam nhưng vẫn chưa dám công nhập với China làm một. Việc đó họ sẽ làm, nhưng làm từ từ. Một ngày nào đó, ở Việt Nam, sáng ngủ dậy, sẽ thấy cờ 6 sao treo đầy trời.

 

Sau 1975, một số không nhỏ người Việt chống Cộng may mắn ra được nước ngoài. Nhóm người này là cái gai trong mắt nhà cầm quyền CS. Không ưa, nhưng vẫn cần, v́ họ cần tiền từ ngoài nước gửi về. Việc CS muốn, là tiền vẫn gửi về, nhưng lư tưởng chống Cộng phải chấm dứt. Đó là mục đích yêu cầu của nghị quyết 36.Để triệt tiêu giá trị tinh thần, lư tưởng cao đẹp của khối người Việt Hải Ngoại , CS ngụy biện là những người này ra đi v́ những lư do tầm thường vật chất.Không biết  vô t́nh hay hữu ư, Thu Tứ viết : trong đại đa số trường hợp. động cơ đích thực là kinh tế chứ không phải chính trị.

 

Chắc câu viết này làm các ông Hà Nội thích lắm nên bài viết của Thu Tứ, con ông Vơ Phiến, được trịnh trọng đăng trên báo Nhân Dân .Theo Đạo Phật, nói láo, nói ác, nói tầm bậy  mang khẩu nghiệp  . Bao nhiêu người bỏ mạng tại Biển Đông, bao nhiêu người là nạn nhân hải tặc,  gia đ́nh họ chắc sẽ đau ḷng lắm khi thấy ông Thu Tứ miệt thị ngay cả những người đă chết. Ở một đoạn khác, Thu Tứ viết thêm là họ bỏ nước để qua ở chỗ sướng hơn. Tôi đồ rằng ông Thu Tứ  may mắn chưa bao giờ ở trong thế cùng cực của những người thất trận sau 1975 kẹt lại Việt Nam. Vuợt biên và chấp nhận hiểm nguy kể cả sự chết không thú vị ǵ.

 

Không ai thích chết, nhưng sống mà khổ quá, chết sướng hơn. Thu Tứ có lư phần nào khi nói rằng sống ở ngoại quốc sướng hơn sống trong nước, nhưng phải hiểu rằng khi bỏ nước ra đi,th́ chỉ v́ đất nước đă bị đảng CS làm người ta không thể nào sống được v́ bị trù dập do lư lịch, v́ con cái không có tương lai, v́ đói, v́ trăm ngàn lư do , đến nỗi cái cột đèn nếu có chân, cũng phải ra đi. Đó là sự thực, sự thực trần truồng, không ai có thể xuyên tạc.  

 

Bốn mươi năm đă trôi qua,

 

Người tỵ nạn, đa số, đă hôi nhập được với đời sống nơi xứ người.Cũng có  một thiểu số, v́ tŕnh độ thấp kém, hay v́ không biết thích nghi, thất bại, và sinh ra bất măn, nhổ nước miếng vào những bàn tay đă bao dung họ. Người tỵ nạn năm xưa nhờ thấm nhuần ư thức nhân quyền, dân quyền, nh́n về cố quốc, giống như những người dân Bắc Mỹ hay Âu Châu nh́n về thế giới các nước kém mở mang, các nước đang bị cai trị dưới các chế độ độc tài mà thôi.

 

Riêng về Việt Nam, có phần khác hơn, v́, điều này Thu Tứ viết đúng : họ vẫn hướng về nơi đó, v́ đó là tổ quốc của họ. Tuy nhiên, đối với những người cầm quyền mới, họ không có những hận thù như hận thù các lănh tụ thuở trước. Hận thù ǵ khi 1975, các người này chỉ mới lớn lên mà thôi. Cho nên, có nói, có viết ǵ về Việt Nam, th́ mục đích chính chính là để khai phóng cho những đồng bào của họ ra khỏi u mê, để nói cho người trong nước biết rằng họ có quyền đ̣i hỏi nhân quyền, dân quyền.Có hận thù, chút ít, nhưng không phải lư do chánh. Dẫu sao th́ mọi việc cũng theo thời gian mà phai lạt đi, và người tỵ nạn cũng thay đổi theo.

 

Thu Tứ v́ không theo kịp sự thay đổi của cuộc đời các người tỵ nạn,  hoăc là đầu óc bị sơ cứng, đóng băng, hay cố t́nh xuyên tạc, cứ cho rằng những người này ngày đêm tiến công nhà nước Việt Nam v́ hận thù chứ không phải v́ lương tri.

 

Tiến công nhà nước Việt Nam, theo Thu Tứ, là vu khống lănh đạo thời đánh Pháp, đánh Mỹ, vu khống lănh đạo đang tại chức….Ngày nay, với những tiến bộ của truyền thông, h́nh ảnh, vidéo…ai vu khống được ai ??

Cái dinh cơ tráng lệ của Nông Đức Mạnh người ta chụp h́nh rơ ràng, chứ đâu phải ai vẽ ra ?? Internet đă làm đảo lộn ngành truyền thông.. Đă chấm dứt cái thời đại bịt mắt, bịt mồm các «phó thường dân».

Việc này làm các lănh tụ bất xứng và thủ hạ của họ điên dầu. Ông Thu Tứ  than phiền : Kẻ địch (của ai ??) bỗng nhiên có một phương tiện hiệu quả để trực tiiếp phổ biến các luận điệu thù địch. Ông nhất định không hiểu được là người ta chỉ dùng cuộc cách mạng kỹ thuật cách mạng thông tin để vạch trần các sự thuật bỉ ổi của giới cầm quyền độc tài, việc mà trước đây, người ta không làm được.

 

Một cuộc biểu t́nh tại HàNội, sáng hôm sau, cả thế giới đều hay biết. Cây cối Hà Nội bị chặt, một giờ sau California hay liền. Thu Tứ muốn níu chân các tiến bộ của thời đại, là để Lịch Sử Dân Tộc bị bưng bít, chứ không phải v́ tránh sự xuyên tạc như đầu đề của bài viết đă được trịnh trọng đăng trên báo Nhân Dân.

Phần tiếp theo là lời b́nh luận của Thu Tứ về Dân Chủ, về Khoa Học, về sự tốt đẹp của một chế độ độc tài (sáng suốt??) so với cái mà ông gọi là «dân chủ cực đoan».

Đó là ư kiến của ông ta, không có ǵ đáng bàn, v́ bàn tới, cần nhiều thời gian lắm. Tuy nhiên 2 lời khẳng định của ông :

 

1)Trung Quốc không hề là một đe dọa đối với Việt Nam 

2) NgườiCộng Sản Việt Nam vừa chọn chủ nghĩa Cộng Sản vừa làm tốt cả hai cả hai việc phục hồi tổ quốc đă mất và nối lại tổ quốc bị chia hai 

 Làm tôi rất buồn. Tôi có cái mặc cảm là  thế hệ tôi và các bạn tôi, trong đó có anh Thái Việt, có một tội không thể tha thứ, đă lơ là, không làm đủ bổn phận của cha anh trong nhà, dậy dỗ con em.

 Ngày 30 tháng tư là một ngày rất đau buồn cho dân tộc, đất nước Việt Nam, ngày đưa Việt Nam vào một cuộc Bắc Thuộc lần thứ năm.

Ngày 30 tháng tư năm 2015, tôi sẽ đóng của ở nhà, và tôi sẽ khóc. Tôi sẽ không có ḷng dạ nào làm việc ǵ, không thể như người trong nước, cầm cờ đỏ xuống đường reo ḥ đắc thắng, không thể giống người Việt hải ngoại, cầm cờ vàng rồi đọc diễn văn, bắt tay các ông lớn bà to ngoại quốc, miệng cười hớn hở . Ngày 30 thánh tư là ngày quốc hận.

Không ai được quyền xuyên tạc lịch sử dân tộc , 

                                                                                     

Trần Mộng Lâm.

bài tham khảo

 

 

Không ai được xuyên tạc lịch sử dân tộc ! (*) (Kỳ 1)

Thứ hai, 30/03/2015 - 10:48 PM (GMT+7)

 

LTS - Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1975 - 2015), từ nước Mỹ, tác giả Thu Tứ (Đoàn Thế Phúc) đă gửi tới Báo Nhân Dân bài viết này. Bài viết không chỉ thể hiện thái độ khách quan của tác giả trước một số sự kiện trọng đại của đất nước trong thế kỷ 20, mà c̣n là suy tư nghiêm túc, là điều tâm huyết của ông đối với tương lai dân tộc. Được sự đồng ư của tác giả, trong hai số báo ra ngày 31-3 và 3-4, chúng tôi khái quát và trích đăng bài viết giới thiệu với bạn đọc.

 

Trong phần đầu bài viết, tác giả Thu Tứ bàn về ư chí quật cường của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giành lại nền độc lập dân tộc từ tay thực dân Pháp. Ông cho rằng: "May cho đất nước, bất chấp hoàn cảnh cực kỳ đen tối, một đảng phái khác vẫn tích cực hoạt động, bắt rễ sâu trong ḷng quảng đại nhân dân, kiên tŕ chờ đợi ngày phất cao một ngọn cờ máu khác. Khi cuộc trường kỳ kháng chiến do Đảng Cộng sản Việt Nam lănh đạo bắt đầu ngày 19-12-1946, phương tiện chiến tranh của ta vẫn thua sút địch hết sức nghiêm trọng"; đặc biệt ông khẳng định: "Do một hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt, trong ḷng dân tộc đă nảy sinh đến năm thành phần gây trở ngại cho nỗ lực kháng chiến. Năm thành phần này không tồn tại trong bất cứ cuộc chống ngoại xâm nào sau Ngô Quyền".

 

Theo ông, năm thành phần đó gồm: những người Việt Nam hợp tác với giặc, giúp giặc đàn áp kháng chiến và cai trị thuộc địa; một số người Việt Nam bám theo giặc v́ quyền lợi riêng..., nhiều người giàu cũng yêu nước, nhưng điển h́nh yêu đời sống vật chất thoải mái của ḿnh hơn; những người Việt Nam không thiết tha với kháng chiến hoặc v́ ư thức quốc gia bị lung lay hoặc v́ không cảm thấy hiện diện áp bức của giặc hoặc cả hai; những người Việt Nam không thiết tha với kháng chiến v́ nghĩ văn hóa của giặc ưu việt; những người Việt Nam chống cộng. Và ông cho rằng: "Tóm lại, đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam được đại đa số nhân dân ủng hộ là một thiểu số phức tạp, trong đó không phải ai cũng xấu. Nhưng rất nhiều cá nhân đă lấy chiêu bài chống cộng để che đậy cái động cơ thực đằng sau thái độ hững hờ với kháng chiến hay hành động hợp tác với giặc của ḿnh. Thực ra, cái chiêu bài ấy có giá trị ǵ đâu, v́ nó đặt việc chống một chủ nghĩa lên trên việc chống ngoại xâm!".

 

Trong khi khái quát và phân tích các vấn đề theo ông là yếu tố thuận lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tác giả nhấn mạnh vấn đề: "dân tộc Việt Nam đă vừa có lănh đạo chính trị ngoại lệ, vừa có chỉ huy quân sự đặc biệt tài năng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Vơ Nguyên Giáp từ lâu được quốc tế công nhận là chính trị gia và tướng lĩnh xuất sắc bậc nhất trong lịch sử thế giới. Đào Duy Anh trong hồi kư viết cuối đời khi nh́n lại giai đoạn lịch sử đất nước cực kỳ khó khăn đă gọi Hồ Chủ tịch là "người lănh tụ thiên tài" (Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh năm 1989). Người lănh tụ ấy đă vận dụng Chủ nghĩa cộng sản mà tổ chức đông đảo nhân dân thành lực lượng hết sức lợi hại trong một cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn quốc, toàn diện, có phối hợp chặt chẽ, khác hẳn tất cả những cuộc khởi nghĩa trước nó". Sau đó, với tiêu đề Một ngày lịch sử như thơ, tác giả mô tả niềm tự hào, kiêu hănh của toàn dân Việt Nam trong ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954), và ông viết tiếp:

 

Làm nốt công việc c̣n lại

 

Chiến thắng Điện Biên Phủ của lực lượng kháng chiến Việt Nam đă buộc đế quốc cổ điển Pháp phải chấp nhận mất một thuộc địa béo bở, sau khi đă tổn thất rất nặng nề. Nó phải ngậm đắng nuốt cay mà về nước, nhưng trước khi rút nó lại giúp đế quốc ư thức hệ Mỹ thực hiện một tṛ ma. Tṛ ma diễn tiến như sau: Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định sẽ có tổng tuyển cử nhưng ở miền nam, ngụy quyền "Quốc gia Việt Nam" - tay sai Pháp, lấy cớ không kư Hiệp định để từ chối hợp tác tổ chức tuyển cử, đồng thời tuyên bố "lập quốc" trên nửa nước từ vĩ tuyến 17 trở vào, rồi tổ chức bầu cử gian lận trên lănh thổ cái gọi là "Việt Nam cộng ḥa" để "hợp pháp hóa" chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Tại sao lại thay "Quốc gia Việt Nam" bằng "Việt Nam cộng ḥa", thay Bảo Đại bằng Ngô Đ́nh Diệm? Bởi cả tên "nước" lẫn tên người đều quá tai tiếng.

 

Ai cũng biết "Quốc gia Việt Nam" chỉ là sản phẩm từ mưu mô của Pháp để lại dùng người Việt đánh người Việt y như trước kia, là b́nh mới đựng thứ rượu cũ rích vốn chứa trong cái nước An Nam chịu làm "con đế quốc". C̣n Bảo Đại th́ đầy tai tiếng, v́ hết làm vua bù nh́n đến làm quốc trưởng bù nh́n của hai "nước" không có thực ấy. Vừa chào đời, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm được thế lực đẻ ra nó và đồng minh lập tức công nhận. Sinh xong rồi dưỡng: Mỹ viện trợ toàn diện, Pháp chuyển giao vũ khí. Nó tức th́ ra tay tận diệt tất cả mọi chống đối, biến miền nam thành một tiền đồn của khối tư bản theo đúng kế hoạch của Mỹ. Nó khoe khoang "miền nam tự do", nhưng thử hỏi không có Đảng Cộng sản lănh đạo nhân dân đánh đuổi Pháp th́ trên toàn lănh thổ của nước Việt Nam có một tấc đất tự do nào hay không? Vậy nhưng thành tựu bao nhiêu người hy sinh anh dũng mới đạt được, lại bị một thiểu số theo giặc lợi dụng để giành cai trị nửa nước.

 

Ngay từ đầu, khi kư Hiệp định Giơ-ne-vơ, Nhà nước Việt Nam đă biết dă tâm của địch. Nếu đủ sức, sau Điện Biên Phủ ta đă tiếp tục đánh cho đến khi quân Pháp xô nhau xuống tàu về thẳng, chứ đâu nói chuyện với họ, và phải chấp nhận một số điều kiện của họ. Nhưng tương quan lực lượng, nhất là trong t́nh h́nh siêu cường Mỹ lăm le can thiệp, không cho phép làm thế. Lănh đạo ta đành phải miễn cưỡng chấp nhận tạm ngừng nỗ lực chiến tranh ở đây, chờ thời cơ thuận lợi hơn mới bắt tay làm nốt phần công việc c̣n lại là thống nhất đất nước.

 

Thời cơ không phải đợi lâu. Chẳng những không hề đại biểu cho toàn thể nhân dân miền nam, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm thậm chí cũng không đại biểu cho gần trọn cái "tiểu quần chúng" ở miền nam (trong đó có những kẻ vốn ở miền bắc sau Giơ-ne-vơ đă vội vă di cư vào nam). V́ chỉ nắm được một phần của "tiểu quần chúng" mà chính phủ Ngô Đ́nh Diệm bị phe nhóm khác lật đổ. Đảo chính rồi lại đảo chính, liên miên, măi mới tạm ổn định nhưng chính quyền Sài G̣n vẫn chỉ là đại biểu của một thiểu số, đă thế lại nổi tiếng tham nhũng! Bản chất rất không xứng đáng của nó, cùng với tinh thần hy sinh cao độ của những người quyết tâm thống nhất đất nước, là lư do khiến "Việt Nam cộng ḥa" không thể tồn tại lâu bất kể trời bom, biển đô-la và rất nhiều máu lính Mỹ mà chính phủ Mỹ đă đầu tư qua mấy đời tổng thống!

 

Trong tác phẩm Cuộc chiến tranh thực sự xuất bản năm 1980 với nội dung là t́nh h́nh địa chính trị đương thời, khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam, cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon (Ri-chác Ních-xơn) đă dùng khái niệm "những quốc gia non trẻ". Quốc gia non trẻ nào?! Ở khu vực ấy chỉ có một quốc gia lâu đời hơn chính nước Mỹ, bị Mỹ ỷ mạnh xông vào cắt ra làm hai, dựng lên một chính quyền thiểu số cai trị cái gọi là "quốc gia"! Năm 1997, khi Đại tướng Vơ Nguyên Giáp và nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Mỹ McNamara (Mắc Na-ma-ra) gặp nhau, Đại tướng nói với Mắc Na-ma-ra rằng: "Các ông thua v́ (...) không hiểu ǵ về văn hóa Việt Nam" (theo Trần Ngọc Thêm trong bài Đánh giá của Đại tướng về vai tṛ của văn hóa Việt vô cùng đúng đăng trên trang vanhoahoc.edu.vn). Sự dốt nát về lịch sử, văn hóa của một vùng đất khác trên thế giới đă làm một siêu cường phải đại bại dưới tay một nước nhỏ yếu.

 

Tại sao phải làm việc ấy ?

 

Chính quyền miền nam có nguồn gốc ô nhục là cái ngụy quyền làm tay sai cho Pháp trong thời dân tộc Việt Nam đánh Pháp. Nó lại bản thân bất xứng. Thế là đă quá đủ lư do khiến nó phải thôi tồn tại. Nhưng thực ra trước tiên, trên tất cả, là cái đ̣i hỏi rằng đất nước phải thống nhất. Dân tộc Việt Nam suốt bao nhiêu thế hệ hy sinh xương máu mới mở được nước đến chừng này, không phải là để cho nước bị chia hai! Chỉ có một dân tộc Việt Nam, một đất nước Việt Nam. Gọi hành động thống nhất là "xâm lược" là có vấn đề cơ bản về ư thức quốc gia dân tộc!

 

Đi mà hỏi người Pháp, người Mỹ xem họ có chịu để cho nước Pháp, nước Mỹ bị chia hai hay không! Đi mà hỏi nếu đất nước họ bị chia hai, khi một bên có cơ hội làm được cái việc thống nhất th́ có nên cố hết sức làm hay không! Bị chia lâu ngày sẽ rất khó nhập lại làm một. Thời Trịnh - Nguyễn hai chúa nhưng chỉ một vua, hai Đàng nhưng chỉ một nước, vậy mà Đàng ngoài - Đàng trong cũng đă sinh dị biệt không nhỏ. Huống chi sau 1954, bắc - nam mỗi miền một chính thể. Phải thống nhất trước khi thống nhất không c̣n có thể thực hiện được. Tṛ chuyện với vài bạn trẻ nhân dịp về nước ăn Tết Ầt Mùi mới đây, có bạn đă hỏi chúng tôi không biết người Hàn Quốc với người Triều Tiên là một hay hai dân tộc! Nghe rồi nghĩ đến chuyện đất nước ḿnh mà thấy dân tộc Việt Nam thật đă hết sức may mắn...

 

 

Làm xong việc ấy vẫn chưa xong!

 

Đă nêu rằng trong cuộc đánh Pháp, số không ít những kẻ hợp tác với giặc là một khó khăn không gặp trong khoảng 1.000 năm kể từ Ngô Quyền, phải đi ngược về thời Bắc thuộc mới gặp. Nhưng cái sự khó chịu xảy ra sau tháng 4/1975 sắp nói tới sau đây th́ trong lịch sử lâu dài của dân tộc chưa từng có: một số người Việt Nam chạy qua nước khác ở rồi chửi bới om ṣm và t́m mọi cách lật đổ Nhà nước Việt Nam! Họ là ai? Đại khái, đều ở trong "cái tiểu quần chúng" như đă tŕnh bày, nhiều người phục vụ trong chính quyền Sài G̣n, một số làm việc cho các cơ quan Mỹ ở Việt Nam. Họ chỉ là một thiểu số trong hàng mấy triệu đồng bào đang sống ở nước ngoài, nhưng ồn ào hơn hẳn bao nhiêu người khác.

 

Do đâu mà có mấy triệu Việt kiều? Ngoài việc trực tiếp di tản ngay một số người Việt Nam, trong một thời gian khá dài chính phủ Mỹ đă mở rộng cửa nước Mỹ cho những người "tỵ nạn chính trị". Chính sách này kết hợp với chênh lệch kinh tế khổng lồ giữa Mỹ và Việt Nam khiến xảy ra hiện tượng hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi, mà trong đại đa số trường hợp động cơ đích thực là kinh tế chứ không phải chính trị. Gần một trăm năm Pháp thuộc, chiến tranh đánh Pháp, đánh Mỹ, rồi chiến sự ở Cam-pu-chia, chiến sự và áp lực quân sự ở biên giới phía bắc, kinh tế chưa kịp đổi mới, quá khứ và hiện tại đă cùng nhau khiến điều kiện vật chất ở nước ta khi đó hết sức khó khăn.

 

Trong khi nước Mỹ nổi tiếng đặc biệt giàu có. Thế là bao nhiêu người liều chết ra đi. Ngoài cách vượt biên hết sức nguy hiểm, về sau có thêm hai cách bỏ nước an toàn là thông qua Chương tŕnh ra đi có trật tự và quy định "đoàn tụ gia đ́nh" cố hữu của luật di trú Mỹ. Ngoài Mỹ, một số nước phương Tây khác cũng mở cửa, tuy không rộng như Mỹ, cho người Việt Nam vào định cư. Vào đầu thập kỷ 1990, khi Đông Ấu và Liên Xô đại biến động, một số người đang học tập hay lao động trong khu vực ấy đă không trở về nước, làm tăng thêm số Việt kiều trên thế giới.

 

Ngay cả sau khi kinh tế đất nước bắt đầu cải thiện, một số người Việt Nam tuy điều kiện vật chất đă khá dễ chịu, vẫn bỏ nước để qua ở chỗ sướng hơn. "Định cư ở nước ngoài" th́ con cháu ḿnh trở thành người nước ngoài, là việc đau đớn, thế mà... Có người bỏ nước v́ lư do kinh tế rồi qua Mỹ lại huyên thuyên về bất đồng chính trị. Nhưng đa số không nói ǵ cả và chắc chắn có những người lấy sự xa quê làm bất đắc dĩ, ḷng vẫn luôn hướng về Tổ quốc.

 

Trở lại với thiểu số Việt kiều nói trên. Suốt 40 năm nay, họ ngày đêm tiến công Nhà nước Việt Nam. Về quá khứ, họ xuyên tạc cơ bản diễn biến lịch sử và vu khống lănh đạo thời đánh Pháp, đánh Mỹ. Về hiện tại, những người này giả mù trước tất cả những thành quả tốt đẹp đạt được dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà tập trung hoàn toàn vào những tiêu cực do họ công phu sưu tầm, họ phê phán t́nh h́nh đất nước ta căn cứ vào những tiêu chuẩn của phương Tây, họ vu khống lănh đạo đang tại chức. Trong một thời gian dài, những lời hết sức nặng nề chứa những lẽ hết sức vô lư cùng những tṛ thêu dệt "nước lă khuấy nên hồ" không đi tới đâu cả. Nhưng gần đây nó bắt đầu chứng tỏ có tiềm năng, có thể gây hại đáng kể cho đất nước.

 

Thoạt tiên kẻ thù "đánh" trên báo chí tiếng Việt ở nước ngoài do họ làm chủ hoặc kiểm soát. Rồi một số gia nhập những đài phát thanh quốc tế thù địch. Sau khi liên mạng ra đời, nhiều kẻ mở trang mạng riêng để tự ḿnh phổ biến những nội dung phản động. Cuộc cách mạng kỹ thuật thông tin cùng với việc Nhà nước Việt Nam phát triển một xă hội dân chủ, công bằng và phát triển các phương tiện truyền thông đă làm cho kẻ địch bỗng nhiên có một phương tiện hiệu quả để trực tiếp phổ biến các luận điệu thù địch. Một thiểu số bé nhỏ bỗng nhiên được nói to hơn lên gấp trăm lần!... Kẻ thù ở hải ngoại đang lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của đất nước mà cấu kết chặt chẽ với một thiểu số bất măn trong nước để bắt đầu kín đáo tiến công bằng cả sách báo quốc nội!

 

Về cơ bản, những kẻ ấy mơ đánh lại một cuộc chiến tranh họ đă thua... Kẻ thù hải ngoại đang sống ở những quốc gia giàu mạnh. Họ vừa hưởng điều kiện vật chất tốt vừa được che chở, khuyến khích, giúp đỡ để hoạt động đánh phá Nhà nước Việt Nam, họ sẽ rất vui vẻ tiếp tục đánh phá cho... đến chết!

 

Đôi lời với những người bất măn:

 

Áp lực từ phương Tây và cách mạng kỹ thuật thông tin dĩ nhiên cũng có lợi cho thiểu số bất măn trong nước. Họ cũng được có cái tiếng to hơn hẳn kích thước của ḿnh. Và v́ "kẻ thù của kẻ thù là bạn", rất tự nhiên, họ liên kết với kẻ thù hải ngoại. Ở đây, có lẽ không cần phải nêu rơ từng thành phần, mà chỉ cần phân biệt động cơ xấu và tốt. Động cơ xấu là trả thù, tranh giành quyền lực. Động cơ tốt là quan tâm đến t́nh h́nh đất nước. Đối với những kẻ có động cơ xấu, chúng tôi không có điều ǵ để nói. Chỉ đối với những người, như họ nói là "thực sự v́ việc chung", chúng tôi mới xin có đôi lời.

Các ông muốn xóa bỏ vai tṛ lănh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay bằng chính thể dân chủ kiểu phương Tây: các ông cần thôi ngay ảo tưởng về phương Tây! Ở phương ấy, văn hóa tinh thần đă xuống tới tầm cỏ, quan hệ cá nhân cực kỳ lủng củng, xă hội đầy bạo động, ngày càng đông những con bệnh tâm thần và chênh lệch giàu nghèo liên tục gia tăng. Cái ảo tưởng Tây cái ǵ cũng hay là có nguồn gốc ở thế thượng phong tuyệt đối về vật chất mà phương Tây đă đạt được. Nhưng thế thượng phong ấy là nhờ khoa học, chứ không phải nhờ chính thể dân chủ.

 

Nên nhớ châu Ấu thời đế quốc vàng son không hề dân chủ như bây giờ. Khoa học đă ra đời và lớn lên trong những chính thể từ độc tài tuyệt đối cho tới dân chủ hạn chế! Khoa học có lớn nhanh bất thường ở Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhưng đó là nhờ rất nhiều tiền của và chất xám bên châu Ấu dồn qua trong và sau chiến tranh, chứ không phải nhờ nước Mỹ thực thi dân chủ cực đoan.

 

Dân chủ cực đoan chỉ có vai tṛ giúp xă hội Mỹ rất nhanh chóng trở nên sa đọa... Bên châu Ấu, dân chủ cực đoan cũng gây hại y như ở Mỹ. Cả phương Tây đang hết sức cần tự sửa ḿnh, nhưng vẫn c̣n mù quáng tiếp tục hung hăng muốn bắt cả thế giới lấy ḿnh làm gương! Tây chỉ có một cái hay ta phải bắt chước là khoa học.

 

Các ông bất măn yêu nước không được theo kẻ thù hải ngoại phê phán việc xảy ra trong nước Việt Nam căn cứ vào những tiêu chuẩn của cái ư thức hệ mà một bộ phận nhân loại đang bằng mọi cách cố áp đặt lên toàn thể nhân loại. Đặt quyền cá nhân lên trên lợi ích tập thể là ư riêng của Tây chứ không phải là ư Trời! Các ông không được t́m cách thay đổi chính thể trong khi rơ ràng chưa có một chọn lựa nào ưu việt. Nhưng làm ǵ th́ làm, tuyệt đối không ai được đi giúp kẻ thù hải ngoại xuyên tạc lịch sử dân tộc. V́ như thế là xúc phạm đến hy sinh to lớn của nhân dân, đến vong linh của bao nhiêu liệt sĩ.

 

Thiểu số chống cộng bảo những người cộng sản Việt Nam đặt ư thức hệ lên trên Tổ quốc. Điều ấy không thể đúng được, v́ chẳng hề có lúc nào những người cộng sản phải chọn giữa ư thức hệ và Tổ quốc! Liên Xô không bao giờ và Trung Quốc trong khung thời gian ấy, không hề là một đe dọa đối với nước Việt Nam (vốn đă mất cho đến ngày 2/9/1945). Một số người Việt Nam yêu nước bôn ba hải ngoại t́m cách cứu nước, thấy tiềm năng nơi chủ nghĩa cộng sản nên đem nó về, tuyên truyền thuyết phục nhân dân Việt Nam theo nó, chỉ có thế thôi.

 

Sự thật là những người cộng sản Việt Nam đă vừa chọn chủ nghĩa cộng sản vừa làm tốt cả hai việc phục hồi Tổ quốc đă mất và nối lại Tổ quốc bị chia hai. Chính những kẻ nhất định chống cộng cho bằng được, cho đến nỗi trước không tham gia kháng chiến hoặc theo giặc đàn áp kháng chiến, sau rước hàng nửa triệu quân Mỹ và cả bao nhiêu quân chư hầu Mỹ vào cố giữ nước chia hai, chính những kẻ ấy mới đă đặt ư thức hệ (hay quyền lợi, niềm tin tôn giáo) lên trên Tổ quốc!...".

 

 

(*) Đầu đề là của Báo Nhân Dân

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám