Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong thực tế người anh hùng đích thực chỉ có một đời sống để tận hiến. V́ thế  một con người chỉ trở thành anh hùng khi hành động của họ phải trả gía bằng sinh mệnh. Lư do người chết không bao giờ phản bội lại lư tưởng mà họ đă chọn, Khi người anh hùng ngă xuống khí phách của họ đă vượt qua mọi giới hạn của thời gian và không gian để  đi vào lịch sử.

 

Kim Âu

 

 

 

Làm Rơ Sự Thật

Trong Vụ Án Sát Nhân

Ở Trại Thanh Cẩm

 

 

Bài “Trở lại vụ án trại Thanh Cẩm” của Tú Gàn đăng trên Sài G̣n Nhỏ ngaỳ 22- 6 - 2001 chưa phát hành tại Georgia th́ chúng tôi đă nhận được qua Internet. Lược bỏ những đoạn không cần thiết, trong phần 1- Dư luận bàn ra tán vào, Tú Gàn nhắc đến một số bài báo đề cập tới vụ án Thanh Cẩm như bài của hai phóng viên John Gittelsohn và Anh Do đăng trên báo Orange County Register ngày 10.6.2001, bài “Tâm T́nh Một Người Vợ Lính, Vợ Tù” của vợ Bùi Đ́nh Thi là bà Đinh Ngọc Liên, bài “Lương Tâm Trước Một Vấn Đề” của Mai Văn An, loạt bài phỏng vấn Bùi Đ́nh Thi của nhật báo Người Việt, và một loạt bài của Vũ Ánh đăng trên Nhật Báo Viễn Đông.

Đặc biệt tác giả chăm sóc bài “Một Vấn Đề Của Dă Tâm” khá kỹ lưỡng với giọng văn “xỏ lá” cố hữu nhưng sự “lú lẫn” của Tú Gàn đă hết c̣n phương chối căi khi không nhận ra tác giả của bài viết với người viết lời giới thiệu là hai người khác nhau. Tú Gàn viết :“ Tiếp theo, chúng tôi nhận được tập b́nh luận dưới tiêu đề “Một Vấn Đề của Dă Tâm”, của anh Hà Kim Sơn, bút hiệu là BN 587, ở Georgia, dày 84 trang. Trong “tác phẩm” này tác giả đă đưa ra những lập luận để đi đến kết luận rằng vụ án này không có thật!” và sau đó sự lầm lẫn tiếp tục cho đến hết bài. Nói như thế để độc giả thấy rơ rằng Tú Gàn thực ra chỉ là một tên chuyên nghề lượm lặt rồi viết chằng, viết bửa, “căi chầy căi cối.”

Hầu như những bài viết của Tú Gàn đều nhắm vào một mục đích chửi bới, đánh phá những người quốc qia chân chính nhiều hơn là nhắm vào bọn hoạt đầu chính trị và bọn Cộng Sản. Bởi vậy bài trong mục “Viết mà .. chơi “thiếu hẳn độ khả tín và sự bố lếu, bố láo của những ǵ Tú Gàn viết ra đă dẫn đến những hậu quả nhục nhă cho hắn, hầu như người Việt ở Nam Cali không ai là không biết. Tú Gàn đă hai lần phải lên đài phát thanh đọc lời xin lỗi những nạn nhân bị hắn mạ lị. Điều này thiết tưởng chúng tôi cũng không cần phải nhiều lời. Chúng ta hăy cùng nhau trở lại phân tích những ǵ Tú Gàn viết để thấy rơ thêm bản chất của anh ta.

Trong phần (1) của bài, Tú Gàn cho rằng chúng tôi không biết anh ta là một tù nhân ở trại Thanh Cẩm nên bỗng dưng đưa cả tên Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận vào như muốn nhắn nhủ nếu ai không tin cứ hỏi Đức Hồng Y sẽ rơ. Xưa rồi Tú Gàn, cái tṛ vặt vănh đó rất vô duyên; chỉ có những con người đầy mặc cảm tự ti mới xử dụng với mục đích nâng cao tính quan trọng của ḿnh nhưng tác dụng th́ thường là bất thuận. Bởi Tú Gàn vẫn chỉ là anh gàn bản chất cố nông “thù đời, thù người” mang hơi hướng cốt cán của Cộng Sản. Chim cú mà đứng gần con công th́ càng nh́n càng thấy xấu xí hơn là đứng một ḿnh. Tú Gàn mà đứng cạnh Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận th́ ta sẽ thấy đó là một h́nh ảnh tương phản của Thiện Ác. Nói như vậy để Tú Gàn biết những “đ̣n phép” khoa trương, khoác lác của Tú Gàn làm sao có thể che chắn được những lập luận ẩu tả, dốt nát. Câu sau đập câu trước.

Độc giả hăy cùng chúng tôi nhận xét phần (3) nguyên văn như sau: “Sau này tôi được chuyển về tổ rèn, tôi thường rèn dụng cụ cho các tù nhân đi lao động như dao, búa, liềm, kềm, kéo... Bọn cán bộ vơ trang thường đến nhờ tôi làm dao hay kéo cho họ. Tôi câu giờ để bắt họ ngồi lâu, lừa banh và đưa họ “vô cơ”. Có lần nhân một tù h́nh sự trốn trại mới bị bắt lại, tôi hỏi anh cán bộ vơ trang đến nhờ sửa dao rằng tại sao tên trốn trại vừa bị bắt lại này không bị đánh chết như tên hôm trước?

Anh ta nói rằng đánh chết hay không đánh chết là do chính sách của Bộ. Mỗi khi có một tù nhân trốn trại, Ban Giám Thị phải họp ngay, sau đó vừa báo cáo cho Bộ (Nội Vụ) để xin chỉ thị, vừa lập phương án truy tầm để bắt lại. Đánh chết hay không đánh chết là do chỉ thị của Bộ cho Ban Giám Thị. Ban Giám Thị chỉ thị cho chúng tôi phải đối xử như thế nào, chúng tôi cứ làm y như thế. Không phải chúng tôi tùy ư, muốn đánh chết ai th́ đánh.Trong trại Thanh Cẩm có một bà Thiếu Úy người Mường, lo về cấp dưỡng cho tù. Bà có tŕnh độ thấp nhưng rất tốt với anh em, nên bà nhờ ǵ chúng tôi cũng giúp. Tôi cũng lợi dụng những cơ hội bà đến nhờ làm dao hay làm thùng để moi tin. Trước hết, tôi hỏi bà đi học ngành công an có khó không? Bà ngay t́nh kể lại chuyện bà đă đi học công an cho tôi nghe. Từ câu chuyện bà đang kể, tôi bắt qua chuyện tù trốn trại, và hỏi bà tại sao có người bị đánh chết, có người không. Bà trả lời giống như anh cán bộ vơ trang đă tiết lộ.”

Ư tứ của Tú Gàn trong đoạn văn này nhằm cho độc giả thấy anh ta là một người khôn ngoan biết trước mọi việc nên “lừa banh” đưa bọn Công An “vô cơ” để rồi “moi tin” nhưng tin Tú Gàn moi được toàn là thứ “tin giết thời gian trong khi chờ tên đầy tớ sai vặt mài hộ con dao”. Thứ tin bố lếu, bố láo chỉ riêng Tú Gàn tưởng là có giá trị nên đem ra huênh hoang, khoác lác, không ai nói tới th́ cứ một tấc đến trời. Trách nào thiên hạ thường nói Tú Gàn một đời cầm bút chỉ chuyên bịa điều, đặt chuyện; nhắm mắt chúi mũi, trải ác tâm lên những trang giấy.

Đồng bào và chiến hữu hăy đọc lại đoạn văn này một lần nữa: ”... đánh chết hay không đánh chết là do chính sách của Bộ. Mỗi khi có một tù nhân trốn trại, Ban Giám Thị phải họp ngay, sau đó vừa báo cáo cho Bộ (Nội Vụ) để xin chỉ thị, vừa lập phương án truy tầm để bắt lại. Đánh chết hay không đánh chết là do chỉ thị của Bộ cho Ban Giám Thị. Ban Giám Thị chỉ thị cho chúng tôi phải đối xử như thế nào, chúng tôi cứ làm y như thế. Không phải chúng tôi tùy ư, muốn đánh chết ai th́ đánh.”

Ở đây rơ ràng Tú Gàn dùng bản “tin sai vặt” để làm nền tảng lư luận nhằm chứng minh việc GIẾT anh Đặng Văn Tiếp là do lệnh của Bộ và như thế Bùi Đ́nh Thi không thể bị đem ra xử v́ Thi là người thi hành lệnh của Bộ Nội Vụ.

Nhưng bản tin của “Thông Tấn Xă Mài Dao Kéo” của Tú Gàn đem ra dẫn chứng không thể xảy ra v́ những điều kiện như sau:

 

1- Liên lạc được với bọn thường trực ở Bộ Nội Vụ đă khó.

2- Gặp được người có quyền quyết định lại c̣n khó hơn.

3- Ai là người có quyền quyết định Giết hay Tha?

4- Cục Quản Lư Trại Giam của Bộ Nội Vụ quản lư hàng trăm trại Trung Ương. Mỗi ngày biết bao nhiêu vụ trốn trại lấy đâu người mà họp để quyết định GIẾT hay THA.

5- Tù vượt ngục chỉ quan trọng với trại trực tiếp giam giữ v́ ảnh hưởng thành tích công tác. Bộ Nội Vụ và Cục Lao Cải chỉ nhận báo cáo kiểm điểm công tác thường kỳ, thường niên mà thôi.

 

Như vậy chiến hữu và độc giả hẳn thấy rơ ràng Tú Gàn chỉ bịa chuyện nói liều, nói gỡ để ḷe bịp độc giả nhằm biện minh cho câu chuyện do hắn và ông Lễ dựng lên là có thật.

Tú Gàn khi ở tù chẳng khác ǵ “ếch ngồi đáy giếng”. Tầm điều nghiên không lớn hơn cục đá vẫn dùng để mài dao khi may mắn được “các ông bà cán bộ” sai vặt. Khu vực hoạt động th́ rộng hơn mảnh chiếu “trà đàm” chút xíu. Chống trốn trại là nghiệp vụ của bọn Công An phụ trách công tác trong Cục Quản Lư Trại Giam (tức Cục Lao Cải) phương thức làm việc của chúng được BN 587 qua kinh nghiệm máu xương đă viết rơ. Chuyện tù trốn trại bị bắt về, bọn Công an phải đánh tận mạng là một nguyên tắc nhằm trấn áp những người có tư tưởng đào thoát. Việc tù trốn trại bị đánh chết thường do ác tâm của những tên vũ trang hay quản giáo, một phần do người tù trốn trại không kinh nghiệm chịu đ̣n, không kinh nghiệm giả chết như chính L.M Lễ đă viết ra - nguyên văn- ”..... Có bị đ̣n như thế tôi vẫn thấy “hănh diện” hơn là lúc năy một bầy cán bộ bu vào như những con ngựa non háu đá, đánh đấm túi bụi nhưng chất lượng lại kém! Lúc đó tôi vẫn c̣n tỉnh nhưng chợt nghĩ là phải giả vờ chết, bằng không là chết thật và tôi nằm yên bất động. Trên bờ cán bộ gọi giục cũng nằm yên, có mấy tên nhào xuống đánh tiếp theo cứ mặc kệ và nằm ngửa ra như một xác chết. Có lẽ chúng tưởng tôi đă chết nên gọi hai anh trật tự Thi-Phát xuống suối kéo tôi lên và mang về trại.”

 

Càng đi sâu vào bài viết, chúng ta lại thấy những đoạn thật vô lư, ngược ngạo như: “Trong vụ trốn trại đêm 2.5.1979 ở trại Thanh Cẩm, năm người trốn trại là Thiếu Tá Dân biểu Đặng Văn Tiếp, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Đại Tá Trịnh Tiếu, Giáo sư Nguyễn Sĩ Thuyên và anh Lâm Thành Văn. Những người này đều được xếp vào thành phần “nguy hiểm”, đă được đưa lên trại Cổng Trời ở Hà Tuyên để chờ chết, nhưng “nhờ ơn bọn xâm lăng Trung Quốc”, họ được đưa về trại Thanh Cẩm. Do đó, khi những thành phần này trốn trại, Bộ Nội Vụ đă quyết định giết chết họ, ít nhất là hai người cầm đầu vụ này là anh Đặng Văn Tiếp và Linh mục Nguyễn Hữu Lễ. Với tù h́nh sự, họ đánh chết ngay giữa sân mà không sợ biến động nào cả, v́ đa số tù h́nh sự đều coi mạng sống chúng chẳng ra ǵ, nên chúng không quan tâm đến mạng sống của người khác. Nhưng với tù chính trị, họ sợ có biến động xẩy ra, v́ lúc đó trong trại Thanh Cẩm đang có trên 400 tù chính trị miền Nam, nên họ chỉ đánh bị thương ở sân rồi bảo Bùi Đ́nh Thi đưa vào khu kiên giam để kết thúc.”

Nếu quả thật như Tú Gàn viết - nguyên văn : “Trường hợp vụ án ngày 2.5.1979 hoàn toàn khác hẵn. Đây là trường hợp tù giết tù theo lệnh của cán bộ, do đó tù không bao giờ bị truy tố, nhất là khi cán bộ này nhận lệnh của Ban Giám Thị và Ban Giám Thị nhận lệnh từ Bộ Nội Vụ (bây giờ là Bộ Công An). Nếu truy tố Bùi Đ́nh Thi th́ phải truy tố luôn Bộ Trưởng Nội Vụ và các cấp liên hệ đă ṭng phạm trong vụ này bằng cách ra lệnh. Chuyện đó không bao giờ xẩy ra dưới chế độ cộng sản.” điều hết sức vô lư ở đây là:

 

Cả Công An trại Thanh Cẩm và Bùi Đ́nh Thi đều đă không hoàn thành nhiệm vụ GIẾT NGƯỜI do Bộ Nội Vụ giao phó. Nếu như thế ông LM Lễ và những người c̣n sống sót nên xem Bùi Đ́nh Thi như một ân nhân v́ : Bùi Đ́nh Thi ĐĂ KHÔNG THI HÀNH LỆNH “GIẾT” CỦA BỘ NỘI VỤ.

 

Hay là tại Tú Gàn và ông Lễ quên kể rơ khi Bùi Đ́nh Thi vừa giết xong anh Đặng Văn Tiếp th́ Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ dùng “truyền âm nhập mật” từ Hà Nội bảo hắn dừng lại. Hoặc giả cũng có thể Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ từ Hà Nội phóng “Nhất Dương Chỉ” đến trại Thanh Cẩm điểm huyệt Bùi Đ́nh Thi khựng lại rồi sau đó ra lệnh tha cho ông Lễ sống.

 

Chuyện Phong Thần phải không quư vị?

 

Bỏ qua chuyện đấy, độc giả và chiến hữu hăy cùng chúng tôi xem tiếp lập luận của Tú Gàn: ”... Nhưng lúc đo ở khu kiên giam cũng có khoảng 30 tù chính trị đang bị biệt giam ở đó, nên họ không muốn ra tay, họ đă mượn tay Bùi Đ́nh Thi kết thúc đời các nạn nhân. Linh mục Nguyễn Hữu Lễ may mắn thoát chết v́ Bùi Đ́nh Thi tưởng Linh mục đă chết rồi!”

Dưới ng̣i bút Tú Gàn và ông LM Lễ viết dù ai vô tâm cũng nhận thấy Bùi Đ́nh Thi là một tên tàn ác, khát máu. Chẳng lẽ có lệnh GIẾT mà “tưởng L.M đă chết rồi” nhưng sau đó chưa CHẾT là hắn bỏ qua luôn sao?

 

Lệnh phải “GIẾT” mà lần đầu hắn kết thúc chưa xong tức chưa hoàn thành nhiệm vụ sát thủ tất phải làm lại cho cẩn thận. Mà làm lại cho cẩn thận đâu có ǵ khó, hai cái gót chân vào chấn thủy như tên Sử - Trại Trưởng Thanh Cẩm - đă làm là hai mạng nữa đi luôn. Chưa chết như Nguyễn Trung Tín ở trại Cổng Trời cũng đem CHÔN luôn, Cộng Sản là vậy.

 

Hơn nữa, về mặt tâm lư, tên sát nhân nào cũng sợ NHÂN CHỨNG, sợ trả thù. Đao phủ thừa hành pháp luật xử tử tội phạm ở pháp trường c̣n phải đeo mặt nạ. Kẻ giết người có điều kiện SÁT NHÂN, DIỆT KHẨU chúng đâu có bỏ lỡ. Thậm chí ngay cả khi có lệnh tha, hắn cũng chưa chắc để cho sống và như vậy “nếu có lệnh Giết của Bộ” ông L.M Lễ không thể c̣n sống để sáng tác chuyện “Một Vấn Đề Của Lương Tâm” tạo điều kiện cho Tú Gàn thêu dệt, bôi bác Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Thật ra Bộ Nội Vụ của Tú Gàn đâu có th́ giờ cho lệnh Giết. Bộ không cho lệnh Giết mà Bùi Đ́nh Thi dám GIẾT anh Đặng Văn Tiếp th́ tất nhiên phải đem ra xử như Tú Gàn cũng đă công nhận qua đoạn văn sau đây:“ ... Trong trại tù, khi tù giết tù, công an thường lập biên bản và truy tố. Ở trại Thanh cẩm đă xẩy ra vụ hai tên h́nh sự đâm nhau, tên Sửu bị chết. Trại đă mời Ṭa án Nhân dân Thanh Hóa đến xét xử, tên chánh phạm bị phạt chung thân khổ sai, tên ṭng phạm bị phạt 20 năm khổ sai. “

 

Thực tế chuyện Bùi Đ́nh Thi ra ṭa v́ tội “Đánh Chết Đồng Phạm” tại trại Thanh Cẩm đă không xảy ra. Như vậy việc ông Nguyễn Hữu Lễ tố cáo Bùi Đ́nh Thi “GIẾT” anh Đặng Văn Tiếp là hoàn toàn bịa đặt. Chuyện bỏ đói anh Lâm Thành Văn đến chết cũng chỉ là một sản phẩm tưởng tượng.

Sự thật là anh Lâm Thành Văn chết v́ bệnh đau dạ dày.

Và chính phạm gây ra tội ác tày trời ở Trại Thanh Cẩm là bọn Công an Cộng Sản chứ không phải trật tự Bùi Đ́nh Thi.

Chúng tôi tin rằng nếu Bùi Đ́nh Thi giết hai người anh em ở trại Thanh Cẩm vô tội vạ như vậy th́ những tù nhân ở Thanh Cẩm cũng đă “xin lại cái mạng” của hắn rồi.

 

Đến đây thiết tưởng Tú Gàn chắc đă hiểu thế nào là “phản chứng”.

Trong phần (5) Tú Gàn dậy đời BN 587 Hà Văn Sơn :“Khi muốn phê b́nh một vụ án, phải mở cuộc điều tra để t́m phản chứng, chứ không thể lư luận suông được.”

Đây là một bằng chứng về óc suy luận kém cỏi của Tú Gàn dù anh ta đă từng làm thẩm phán. Địa ngục cho anh ta là ở chỗ lầm tưởng trên đời không có người suy luận sắc bén hơn anh ta.

Vụ giết người ở Thanh Cẩm do ông L.M Nguyễn Hữu Lễ đưa ra trước công luận qua bài “ “Một vấn đề của lương tâm ”.

Tính “HOÀN CHỈNH” và “TRUNG THỰC” của bài này đă được Tú Gàn và ông L.M Lễ khẳng định, tái khẳng định nhiều lần. Nào là “đă đưa cho người này để góp ư, đă bàn bạc .. v.v..”.

 

Vậy th́ đi t́m “phản chứng” đâu xa cho mất công. Phản chứng nằm ngay trong bài viết đấy. Người giỏi phân tích, lư luận chỉ cần ngồi tại chỗ khai thác bản văn cũng đă t́m ra SỰ THẬT.

BN 587 đă dùng lư luận để chứng minh thực tế của sự việc.

Tại sao chúng tôi phải T̀M RA SỰ THẬT.

Chính v́ chúng tôi hết sức phẫn nộ v́ chuyện anh em, đồng đội thuộc QLVNCH giết nhau trong tù làm nhục tập thể QLVNCH nên chúng tôi mới đọc kỹ để t́m hiểu tại sao có chuyện đốn mạt như vậy. Không may cho L.M Lễ và Tú Gàn bởi chúng tôi ít ra cũng được đào tạo khá kỹ lưỡng; biết phối kiểm thông tin, biết tổng hợp các dữ kiện, biết phân tích các t́nh tiết, biết các phản ứng tâm lư, biết quan sát từ nhiều góc độ.. v.v. nên mới nhận ra những điều phi lư, thấy rơ “Dă Tâm” của người viết bài “ Một vấn đề của lương tâm”. Chúng tôi chẳng dám “đi guốc trong bụng Cộng Sản” như Tú Gàn châm biếm.

Nhưng hễ quyết đoán là không để sai. Một lần sa cơ là mất cả, dạy chúng tôi “tri kỷ, tri bỉ” để đă CHIẾN là phải THẮNG.

 

Tóm lại, chúng tôi cũng biết đọc, biết viết, biết chút chút đủ “chơi” với anh Tú Gàn kiểu nào cũng được.. Đặc biệt, chúng tôi không ngoe nguẩy, hoạt đầu; mơ làm “Lănh Tụ” nên chúng tôi đâu có BUÔN BÁN LƯƠNG TÂM.

Trong bài trả lời phỏng vấn mới nhất ông Lễ phản ứng: “Cần nói rơ là những ǵ tôi viết, nó là đều thật 100%, ....... Những điều tôi viết là v́ chính tai tôi nghe, mắt tôi thấy, hơn nữa, tôi là nạn nhân, người trong cuộc, đúng sự thật. Sau bao nhiêu năm bài viết ấy không có ai phản bác, kể cả anh Bùi Đ́nh Thi, bây giờ lại có những người muốn viết là tôi làm chứng sai... Không hiểu những người nầy muốn ǵ. Những điều họ viết, tôi thấy nó không đâu vào đâu cả. Có một anh nào đó từ Georgia, cách đây hàng ngàn cây số, ngồi tưởng tượng rằng, theo anh tưởng tượng th́ không thể nào xảy ra được. Như vậy cái anh nầy chưa bao giờ bước chân đến trại Thanh Cẩm và không biết trại Thanh Cẩm nằm đâu! Anh ta gọi đó là láo khoét và gọi là “một vấn đề của dă tâm” th́ tôi cũng không có ư kiến, ở xứ Mỹ nầy là xứ tự do mà!

 

Có những cố gắng để phản công lại th́ tôi hỏi là cách đây năm năm sao họ không phản bác khi bài viết của tôi được đưa ra công luận. Nhưng có điều tôi biết rất rơ là ở hải ngoại đang có một chiến dịch muốn triệt hạ những nguời có uy tín đang lo việc chống Cộng. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những cố gắng không ngừng của kẻ thù, có thế thôi. Sự thật là sự thật, v́ người ta có thể kiểm chứng lại những người c̣n ở đây đă nhiều năm trong trại tù cùng tôi. Tôi nói như thế không có nghĩa là tôi kết án Bùi Đ́nh Thi, - không!. Tôi nói lên vấn đề nầy là để tôi đưa ra cho mọi người thấy cái dă tâm của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Chúng đă dùng chính sách “gậy ông đập lưng ông”, dùng kế độc, xử dụng tù nhân chính trị bức hiếp chính bạn tù với ḿnh. Dùng bàn tay của anh em ḿnh để hành hạ và giết chết anh em ḿnh. Chúng sung sướng đứng nh́n cái tập thể quân đội của chúng ta cấu xé nhau... Đó mới là niềm đau xót chung cho quân đội ḿnh! Cho nên tôi muốn đưa ra dă tâm và gian manh trong chủ trương mà CS đă xử dụng Bùi Đ́nh Thi! Anh ta cũng chỉ là con cờ và v́ muốn về sớm cho nên đă dẫm lên xác chết đồng đội!

 

Những ai muốn phản bác lại th́ đó là quyền của họ, để cho công luận phán xét. Riêng tôi, tôi viết lên thảm trạng Bùi Đ́nh Thi là để tố cáo trước lương tâm nhân loại về dă tâm của CS đă lợi dụng cảnh nghiệt ngă trong tù từ miếng ăn cho tới hy vọng được trở về sum họp cùng gia đ́nh, để con người biến thành thú tính. Nếu có một nơi nào đó yêu cầu tôi đưa ra những bằng chứng để chứng minh đầy đủ th́ tôi sẽ đưa ra đầy đủ. Tôi không có lư do ǵ đưa ra vấn đề để cáo gian một người để làm ǵ. Vả lại trước đó, giữa tôi và anh Bùi Đ́nh Thi không hề biết nhau bao giờ! Tại sao tôi không ghi tên cho ông A hay ông B nào đó mà lại chỉ thẳng vào tên Bùi Đ́nh Thi. Những người bạn tù tại trại Thanh Cẩm c̣n sống sót ở đây, nếu ai muốn biết rơ hơn, nên gặp anh em trại Thanh Cẩm.”

 

Chỉ trong một đoạn trả lời ngắn ông L.M Lễ cũng vội vàng hồ đồ chụp mũ ngay cho chúng tôi “là một trong những cố gắng không ngừng của kẻ thù, có thế thôi”.

Đơn giản quá! Kẻ thù của “những nguời có uy tín đang lo việc chống Cộng “ đang “Có những cố gắng để phản công lại” chắc phải là Cộng Sản. Nếu L.M Lễ biết rằng Kim Âu Hà Văn Sơn c̣n một biệt danh là “Chủ Nhân Cung Điện Mùa Đông” do chiếm ngụ nhà cùm Trại Cổng Trời quá lâu (Cung Điện Mùa Đông hay Điện Kremlin là tên của những tử tù BK dùng để chỉ nhà cùm ở trại Cổng Trời), và BN 587 là người anh em kết nghĩa, cũng là bạn suốt thời gian hành h́nh, cả hai đều là “Những Người Tử Tù Đă Chiến Thắng Huyền Thoại Ḷ Sát Sinh Cổng Trời - Quyết Tiến - Hà Giang” và cũng chính là những người chứng kiến - nhóm 48 Quyết Tiến - nhập trại Cổng Trời vào một đêm cuối tháng 12 - 1977 th́ ông sẽ không nói như vậy. (ông Lễ c̣n nhớ vào một ngày đầu tháng 8 - 1978, đoàn xe 3 chiếc từ Cổng Trời về xuôi ngừng lại trại An Ḥa nghỉ đêm rồi hôm sau xe chở 19 Biệt Kích hướng về Lam Sơn và nhóm 48 rẽ về Thanh Cẩm chứ?)...

Chúng tôi tự hỏi không biết uy tín của ông L.M Lễ xây dựng lên bằng cái ǵ? Bằng việc liên kết với một lũ hoạt đầu đă từng hô hào kháng chiến để giở tṛ bịp bợm đồng bào ư?

Hay bằng câu chuyện “Một Vấn Đề Của Lương Tâm” đă gây ra một hậu quả chính trị vô cùng khó chịu, làm thương tổn đến thanh danh của QLVNCH về một vụ sát nhân không có thật. Dư luận chỉ thấy nói Bùi Đ́nh Thi là kẻ giết chết đồng đội chứ không thấy ai nói là Cộng Sản giết. Ông L.M Lễ cho rằng năm năm qua không có ai phản ứng! Chiến hữu và độc giả tại Atlanta, Georgia nghĩ thế nào khi đă đọc Một Vấn Đề Của Dă Tâm trên nguyệt san Tự Do từ năm 1996.

Ông nói ông là nhân chứng.

Không phải! Ông chính là Nguyên Cáo nhưng không Trung Thực.

SỰ THẬT như chúng tôi đă chứng minh: Vụ giết người ở trại Thanh Cẩm là một trong những Tội Ác mà chính phạm là bọn Công An Cộng Sản chứ không phải là trật tự Bùi Đ́nh Thi.

Sự thiếu Trung Thực của L.M Nguyễn Hữu Lễ đă hạ nhục Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

Chúng tôi là những NGƯỜI LÍNH.

Chúng tôi có trách nhiệm phải bảo vệ và ǵn giữ THANH DANH CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A.

 

 

Kim Âu Hà Văn Sơn

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

Biển Đông.Tin Biển Đông. Petro Times. Qũy Nghiên Cứu Biển Đông. Luật biển Việt Nam.

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Thằng Mơ

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten