Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luận về bản tính thiện, ác

 

 

I/ HỌC THUYẾT CỦA SIGMUND FREUD

 

Những vụ tội phạm tầy trời xẩy ra liên tiếp trong thời gian gần đây, với sự gia tăng cả về tần suất lẫn mức độ tàn bạo, là những tiếng chuông báo động t́nh trạng suy đồi đạo đức và băng hoại lương tri trong xă hội. Đặc biệt, sự xuất hiện của những tội phạm cực kỳ bất nhân nhưng có gương mặt sáng sủa trí thức như Nguyễn Đức Nghĩa, có tuổi đời non choẹt như Lê Văn Luyện, có nghề nghiệp tử tế như cô giáo Nguyễn Thị Thuận, …buộc chúng ta phải xem xét lại vấn đề từ gốc rễ:

 

Bản tính con người là thiện hay ác?

 

Hơn 2500 năm trước, Khổng tử đă trả lời rành mạch: “Nhân chi sơ tính bản thiện” – Con người sinh ra vốn có bản tính thiện.

 

Nhưng hơn hai trăm năm sau, Tuân tử lại nêu lên học thuyết về “tính ác”, khẳng định bản chất con người là ác, v́ ác nên mới cần phải giáo hoá.

 

Trên thực tế, học thuyết của Khổng tử đă thắng thế tại Đông phương. Trong mỗi người Việt Nam chúng ta, ít hay nhiều đều đă chịu ảnh hưởng của Khổng giáo (Nho giáo). Tuy nhiên, học thuyết của Sigmund Freud trong thế kỷ 20 về cái Eros và Thanatos lại phù hợp với tư tưởng của Tuân tử. Thậm chí trên thế giới ngày nay, đặc biệt tại Mỹ, nhiều dự án nghiên cứu tội phạm học chủ trương t́m kiếm gien tội phạm, tức là đang vô t́nh t́m cách xác minh luận điểm của Tuân tử bằng thực nghiệm.

 

Vậy đâu là sự thật? Học thuyết nào đúng?

 

Sống trong một nền văn hoá pha trộn ảnh hưởng của Nho giáo truyền thống với các trào lưu tư tưởng Tây phương hiện đại, nhiều người trong chúng ta dễ rơi vào t́nh trạng do dự nước đôi. Nhưng Francois Julien, một triết gia Pháp hiện đại, trong cuốn “Xác lập cơ sở cho đạo đức”[1], đề nghị phải có một câu trả lời dứt khoát.

 

Loạt bài “Luận về bản tính thiện/ác” là một cuộc lội ngược ḍng lịch sử từ Sigmund Freud tới Tuân tử, Khổng tử, suy ngẫm những kiến giải sâu sắc của cổ nhân kết hợp với thực tiễn xă hội ngày nay để từ đó đi tới một câu trả lời dứt khoát về bản tính con người.

 

Bản năng vô thức Eros và Thanatos

 

Sigmund Freud (1856-1939) là một trong những nhà khoa học được liệt kê trong cuốn “On Giants’ Shoulders” (Đứng trên vai những người khổng lồ) của Melvyn Bragg, bên cạnh những tên tuổi vĩ đại khác như Archimedes, Galileo Galilei, Isaac Newton, Henri Poincaré, Albert Einstein.

 

Công lao chủ yếu của Freud là khám phá ra vô thức (unconsciousness) như tầng tư duy nền tảng định hướng mọi hành vi của con người.

 

Khám phá này được coi như một cuộc cách mạng trong nhận thức về bản chất của hành vi, bởi trước đó nền văn minh có xu hướng đề cao ư thức như phần tư duy chủ yếu của con người.

 

Con người luôn tin rằng ḿnh hơn hẳn loài vật ở chỗ có ư thức. Ư thức là tầng tư duy vượt lên trên bản năng, kiềm chế bản năng. Loài vật hành động thuần tuư theo bản năng. V́ thế ư thức phải là tư duy đặc trưng của con người, chỉ loài người mới có. Ư thức là đặc ân của Thượng đế ban phát cho loài người.

 

Nhưng Freud kéo loài người về vị trí khiêm tốn hơn: tư duy chủ yếu quyết định hành vi thực ra không phải là ư thức, mà là vô thức.

 

Vô thức là ǵ? Đó là trạng thái tư duy dẫn tới những lời nói và việc làm mà không biết rơ ḿnh đang nói ǵ, làm ǵ. Nói cách khác, đó là t́nh trạng tư duy theo bản năng, không có sự can thiệp của lư trí, hoặc lư trí quá yếu, không thể chế ngự hành vi.

 

Ngủ mê là một biểu hiện rơ nhất của vô thức. Có những người ngủ mê đang giải một bài toán rắc rối, tranh luận hung hăng, lập luận lộn xộn, vừa logic vừa phi logic. Có những giấc mơ kỳ lạ như giấc mơ của Mendeleev: nhờ ngủ mê mà khám phá ra Bảng nguyên tố tuần hoàn.

 

Mặc dù đến nay người ta chưa biết bản chất của vô thức là ǵ – một ẩn số vĩ đại của Tự Nhiên – nhưng sự tồn tại của vô thức là điều không ai c̣n tranh căi. Freud khẳng định sự hiện hữu của vô thức, phân biệt nó một cách rành mạch với ư thức mà bao lâu trước đó người ta vẫn c̣n lẫn lộn. Ông nói: “Tinh thần, bất kể bản chất nó có thể là cái ǵ, bản thân nó là vô thức”[2]. Muốn t́m hiểu vô thức, hăy t́m hiểu các giấc mơ. “Giấc mơ thường sâu nhất khi nó điên rồ nhất”, Freud nói.

 

Tuy nhiên vô thức không chỉ hoạt động trong giấc mơ, mà hoạt động ngay cả khi ta tỉnh thức. Nói một cách bóng bẩy, nếu coi vô thức là “tư duy trong mơ” th́ cuộc đời quả thật là một giấc mơ, một ảo mộng, một ảo ảnh, một kiếp phù du, một kiếp tạm bợ, … bởi v́ theo Freud, vô thức choán hầu hết tư duy của con người. Vô t́nh, tư tưởng về vô thức của Freud đă giải thích thuyết vô minh của Phật giáo – con người chủ yếu sống theo bản năng nên nói chung là vô minh. Theo Phật giáo, ư nghĩa của kiếp sống là tu luyện để thoát khỏi vô minh (giác ngộ).

 

Một người suốt ngày chỉ biết tất bật chạy chợ làm ăn là một người tư duy chủ yếu bằng vô thức. Kiếm được nhiều tiền th́ hỉ hả, không kiếm được tiền th́ buồn lo, ấy là vô minh. Tuy nhiên, ngay cả những “bậc chữ nghĩa đầy ḿnh”, bề ngoài ta tưởng họ tư duy chủ yếu bằng ư thức, nhưng thực ra phần lớn cũng hành động theo vô thức.

 

Chẳng hạn, một nhà khoa học tham gia vào việc sản xuất bom hạt nhân. Ông ta là một người có học, thừa trí tuệ để giải quyết những bài toán khoa học và kỹ thuật phức tạp, nhưng có thể hoàn toàn vô thức về ư nghĩa của công việc ḿnh đang làm. Những khái niệm về đạo đức vốn thuộc về ư thức, nhưng không đủ mạnh để ngăn trở ông ta tham gia vào một công việc mang tính chất chống nhân loại. Khi ấy, cái vô thức hướng dẫn ông ta lao vào làm việc say mê. Sự hướng dẫn này có thể xuất phát từ những bản năng rất thô sơ – bản năng sinh tồn (kiếm tiền), bản năng bầy đàn (người khác làm th́ ḿnh cũng làm), bản năng phục tùng trong bầy đàn (làm theo sự chỉ huy của cấp trên), hay thậm chí cao cấp hơn là bản năng thoả măn trí ṭ ṃ (bản thân trí ṭ ṃ vẫn chỉ là bản năng. Nếu nó dẫn tới một hành vi có lợi th́ sẽ được gọi là khát vọng sáng tạo. Ngược lại th́ không đáng được gọi như thế). Hăy suy ngẫm về trường hợp Werner Heisenberg[3], cha đẻ của Nguyên lư Bất định nổi tiếng trong Cơ học lượng tử, từng là Giám đốc chương tŕnh chế tạo bom nguyên tử của Đức quốc xă trong Thế chiến II. Có vẻ như nghịch lư khi gán cho một nhà bác học xuất chúng như Heisenberg cái “tội” vô thức hoặc vô minh. Nhưng nếu không kết tội như thế th́ chẳng lẽ nói rằng Heisenberg cam tâm phục vụ Hitler sản xuất bom nguyên tử là một hành động xuất phát từ ư thức hay sao? Điều đáng tiếc là cho đến nay giới học thuật khoa bảng vẫn né tránh việc nhắc đến sai lầm của Heisenberg. Có lẽ v́ truyền thống trọng vọng những người tài giỏi uyên bác đă ngăn cản họ phê phán Heisenberg. Nếu vậy th́ bản thân thói sùng bái này cũng là vô thức và vô minh.

 

Tất nhiên không phải nhà bác học nào cũng như Heisenberg. Albert Einstein là một tâm hồn nhân bản sâu sắc khi ông lên tiếng mạnh mẽ chống đối vũ khí hạt nhân. Nhưng có bao nhiêu nhà khoa học có tinh thần nhân bản mạnh mẽ như Einstein? Có bao nhiêu nhà khoa học có ư thức rơ ràng về công việc ḿnh đang làm? Nếu tất cả các nhà khoa học đều có ư thức mạnh mẽ về lương tri th́ tại sao thế giới lại hiện hữu một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ đủ sức xoá sạch 6 lần bản đồ thế giới? Tại sao có vũ khí sinh học, hoá học? Tại sao có không biết bao nhiêu phương tiện huỷ diệt khác?

 

Vào thời của Freud, thế giới thô sơ hơn hiện nay rất nhiều, nhưng bản chất con người chẳng khác ǵ hôm nay. Freud nh́n thấu bản chất ấy và nhận ra hai xu hướng bản năng đối lập mà ông gọi là Eros và Thanatos[4]:

 

- Eros là một từ gốc Hy-Lạp, Ἔρως, được Freud sử dụng để biểu thị cái “libido” hoặc bản năng sống hướng tới thoả măn các ham muốn dục vọng và sự sống c̣n. Ham ăn, ham uống, ham sắc dục, ham của cải vật chất, ham tiền bạc, ham danh lợi, … là những thứ ham muốn nằm trong cái Eros nói chung. Những ham muốn này là tự nhiên, xuất phát từ bản năng sinh tồn. Đối lập với bản năng sinh tồn là bản năng Thanatos.

 

- Thanatos cũng là một từ gốc Hy-Lạp, Θάνατος, dịch ra tiếng Anh là “death wish”. Freud sử dụng thuật ngữ này để chỉ trạng thái “muốn huỷ hoại” – một trạng thái tâm lư tiêu cực như muốn đập phá, huỷ hoại mọi thứ bất chấp cái chết để giải quyết những bế tắc, căng thẳng trong cuộc sống. Biểu lộ thấp nhất của cái Thanatos là thói tự ái, nóng giận, nổi khùng mà ai cũng có thể có. Rất nhiều đổ vỡ trong hôn nhân hay trong quan hệ giữa người với người nói chung xuất phát từ những cơn tự ái bất chấp. Đó là lúc bản năng Thanatos trỗi dậy, không thể kiểm soát. Sự ghen tức, đố kị dẫn tới hăm hại lẫn nhau là biểu hiện cao hơn của Thanatos. Thù oán, giận dữ đến mức giết hại đồng loại là biểu hiện tột cùng của Thanatos.

 

Cả hai bản năng nói trên không chỉ tồn tại trong từng cá thể, mà có thể tồn tại ngay cả trong một cộng đồng xă hội, tạo nên một xu thế sống trong cộng đồng đó. Những vụ tự tử tập thể là một bằng chứng. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, bề ngoài được che đậy bởi mục tiêu tôn giáo, nhưng thực chất cũng là một biểu hiện của cái Thanatos lên tới cực điểm. Có thể chỉ ra hàng đống ví dụ khác để thấy vai tṛ của Thanatos tác động tiêu cực đến xă hội loài người như thế nào.

 

Tất nhiên bản năng vô thức bị kiềm chế bởi lư trí – ư thức làm cho con người hơn hẳn con vật. Nhưng khả năng kiềm chế của lư trí lớn đến đâu? Lư trí có thể chiến thắng bản năng Eros và Thanatos hay không? Đây chính là câu hỏi khó nhất và cũng là quan trọng nhất khi nhận định về tương lai của nền văn minh. Nếu lư trí thắng, nền văn minh sẽ tiến lên. Nếu bản năng thắng, nền văn minh sẽ sụp đổ.

 

Thực tế cho thấy tuỳ theo từng trường hợp, từng hoàn cảnh cụ thể, từng cá nhân mỗi con người hoặc từng xă hội, khả năng và mức độ kiểm soát của lư trí đối với bản năng Eros và Thanatos là khác nhau.

 

Những cá nhân như Nguyễn Đức Nghĩa và Lê Văn Luyện có lẽ thuộc loại thuần tuư bản năng. Trước khi thực hiện hành vi man rợ, chúng tính toán kế hoạch rất tỉ mỉ. Những kế hoạch này càng quỷ quái ranh ma bao nhiêu càng chứng tỏ cái bản năng Eros và Thanatos lớn bấy nhiêu.

 

Có những xă hội cũng hành động điên rồ như những cá nhân tội phạm. Chủ nghĩa quốc xă Đức là cái ǵ nếu không phải là một tập thể hành động theo cái Eros (tranh giành quyền lợi) và Thanatos (tiêu diệt người Do Thái, lập nên những trại tập trung, ḷ thiêu người, …). Những mồ chôn tập thể của Khơ-Me đỏ những năm 1970 hay của Gaddafi mới được phát hiện trong Tháng 9/2011 vừa qua là cái ǵ nếu không phải là kết quả của một nền chính trị bị chi phối bởi những con quỷ Eros và Thanatos?

 

Đôi khi những con quỷ ấy bị nguyền rủa như một thứ “bản năng dă thú” hay “bản năng súc vật”. Sự nguyền rủa này có phần oan uổng cho loài vật, v́ thú dữ chỉ dữ khi chúng đói hoặc bị tấn công. Khi chúng được ăn no, chúng trở nên hiền lành đến mức có thể sai bảo. Đó là bí quyết của các môn xiếc động vật. Nói cách khác, bản năng của động vật là có giới hạn, và giới hạn này do Tự Nhiên quy định, đó chính là luật cân bằng sinh thái.

 

Chỉ có con người mới phá vỡ luật cân bằng sinh thái, đơn giản v́ cái Eros và Thanatos ở con người không có giới hạn, đúng như ngạn ngữ Việt Nam đă nói: “Ḷng tham không đáy!”. Thật vậy, cái Eros của con người vượt xa con vật. Đă có 1 tỷ đô-la lại muốn có 10 tỷ, bỏ ngoài tai lời tâm sự của Warren Buffet[5]: “Khi tôi đă có 1 tỷ, mọi đồng tiền kiếm thêm đều vô nghĩa”. Trong hơn 6 tỷ người trên trái đất, có bao nhiêu người thấm thía ư kiến của Honoré de Balzac trong “Tấn tṛ đời”: “Đằng sau những tài sản kếch xù đều là máu và nước mắt”? Bao nhiêu người lắng nghe Lăo tử: “Hoạ mạc đại ư bất tri túc; cữu mạc đại ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ” (Không cái hoạ nào lớn hơn là không biết tri túc; không sai lầm nào lớn hơn là tham lam. Cho nên kẻ biết cái đủ là đủ th́ không bị nhục và bao giờ cũng thấy đủ)?[6]

 

V́ thế không ngạc nhiên khi thấy Sigmund Freud, ngay từ năm 1930, trong tác phẩm “Civilization and Its Discontents”[7] (Nền văn minh và sự bất măn của nó), đă sớm có một cái nh́n đầy bi quan về mối quan hệ xung đột giữa nền văn minh với chính chủ thể sáng tạo ra nền văn minh đó: Nền văn minh muốn tiến lên để đem lại hạnh phúc cho con người, nhưng luôn luôn bị chệch hướng và thậm chí bị huỷ hoại bởi cái Eros và Thanatos.

 

Freud đáng được thông cảm, bởi ông đă chứng kiến cuộc Thế chiến I. Ở một mức nào đó, cảm nhận của ông về tương lai của nền văn minh nhuốm vẻ tiên tri – chưa bao giờ xă hội loài người lâm vào t́nh trạng mất cân đối nghiêm trọng như hiện nay: mất cân bằng sinh thái; chiến tranh khu vực; khủng bố; suy đồi đạo đức; khủng hoảng tội ác; đám mây hạt nhân treo lơ lửng trên bầu trời; bất công xă hội lên đến mức vô đạo (90% của cải vật chất tập trung vào 5% dân số thế giới, bất chấp ngót 1,5 tỷ người đang sống nghèo đói và bệnh tật); v.v.

 

B́nh luận về vấn đề này, học giả David Peat viết[8]:

 

“Lư trí, cái vốn được coi là nền tảng chắc chắn của một xă hội, thực ra chỉ là bề nổi của một đại dương vô thức mênh mông – một tầng tâm lư nằm sâu bên dưới, ẩn giấu những khát vọng điên cuồng và những cơn bốc đồng thôi thúc. Sức mạnh của cái vô thức này thường xuyên đe doạ nổ tung trong cuộc sống tỉnh thức của chúng ta … Theo Freud, t́nh trạng căng thẳng này là không thể giải quyết được, do đó không bao giờ có thể có một xă hội thật sự lư tưởng, cũng như không bao giờ có một hạnh phúc và sự hài hoà thuần khiết của con người. Có lẽ đây là lư do căn bản để sự cùng khốn, bất công xă hội, và sự bất b́nh đẳng chính trị châm ng̣i cho sự bùng nổ bạo lực và những căng thẳng xă hội. Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa của những căng thẳng đó chính là cái Thanatos – trạng thái muốn huỷ hoại được phóng chiếu lên các quốc gia, các nhóm sắc tộc, và các cá nhân. V́ cái Eros và Thanatos không thể hoà giải được với nhau nên tội lỗi của con người và sự thiếu vắng của một hạnh phúc trọn vẹn là điều khó tránh. Tất cả mọi h́nh thái của nền văn minh, từ nền tảng cốt lơi của chúng, đă là một sự đối kháng đối với xu thế bản năng và khát vọng căn bản nhất của chúng ta”.

 

Đáng tiếc là Freud có một số quan điểm thái quá khi bàn đến bản năng dục vọng, v́ thế số người chống đối ông không ít (bao gồm cả tác giả bài viết này). Cách nh́n bi quan của ông về con người và tương lai của nền văn minh cũng khiến một số người kết tội ông là hạ thấp gía trị của con người, thiên về cái xấu của con người thay v́ đề cao giá trị của ư thức.

 

Tuy nhiên, sẽ có ư nghĩa tích cực nếu ta coi ư kiến của Freud như những lời cảnh tỉnh. Chẳng hạn, ông nói: “Cái tôi không phải là ông chủ trong căn nhà của chính nó” (The ego is not master in its own house), đại ư ông muốn nói: thay v́ làm chủ được chính ḿnh, con người chỉ là những tên nô lệ của bản năng mà thôi. Nhận định này có thể đúng với người này, sai với người khác. Nhưng người nào càng tự phụ cho rằng ư thức của ḿnh mạnh hơn bản năng, người ấy càng có nguy cơ rơi vào cạm bẫy của bản năng nhiều hơn.

 

Cảm nhận bi quan của Freud về tương lai của nền văn minh có thể là sai, và mong rằng nó sẽ sai, nhưng đó là tiếng chuông cảnh báo để tất cả chúng ta phải tỉnh thức!

 

Ngày 01 tháng 10 năm 2011

 

[1] “Xác lập cơ sở cho đạo đức”, Francois Julien, bản dịch tiếng Việt của Hoàng Ngọc Hiến, NXB Đà Nẵng, năm 2000.

 

[2] Những ư kiến của Freud trích dẫn trong bài này có thể t́m thấy trên trang mạng:

 

http://www.brainyquote.com/quotes/authors/s/sigmund_freud.html

 

[3] Xem loạt bài “Chương tŕnh chế tạo bom nguyên tử của Hitler” của Phạm Việt Hưng trên Khoa học & Đời sống từ 27/06/2005 đến 15/07/2005, hoặc trên các trang mạng: http://vietsciences.free.fr/ và http://viethungpham.wordpress.com/

 

[4] Eros và Thanatos là hai nhân vật đối lập trong thần thoại Hy-Lạp: Eros là vị thần của sắc đẹp, t́nh yêu nhục dục và sự sinh sản; Thanatos là thần chết.

 

[5] Đại tỷ phú Mỹ, tuyến bố sẽ hiến tặng hầu hết tài sản cho từ thiện sau khi ông mất. Ngay bây giờ ông đă hiến tặng một phần đáng kể tài sản. Ông kêu gọi các tỷ phú khác cũng làm như ông. Ông đang sống trong một căn nhà b́nh dân, đi một chiếc xe b́nh dân như mọi người b́nh dân khác.

 

[6] Đạo Đức Kinh, Lăo tử, NXB Văn học, 2001, trang 58.

 

[7] Xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức dưới tiêu đề “Das Unbehagen in der Kultur” (Sự bất ổn trong nền văn hoá), được xem là một trong những công tŕnh quan trọng nhất và được phổ biến rộng răi nhất của Freud.

[8] Xem “From Certainty to Uncertainty”, David Peat, Joseph Henry Press, Washington, D.C., 2002

 


 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: