thegioisauchientranhlanh

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NÓI CHO …VIỆT CỘNG NGHE?

 

Nguyễn Quốc Đống, CSVSQ K.13, TVBQGVN

Ngày 19 tháng 12, 2012

 

 

 

Ngày 15 tháng 10, 2012, một số người Việt tại Houston, Texas đến họp với Nguyễn Thanh Sơn (NTS), thứ trưởng ngoại giao của CSVN tại 1 pḥng hội của Ṭa Thị Chính thành phố Houston, Texas.  Qua tin tức của đài truyền h́nh BYN, Texas, đồng hương người Việt được biết tên 1 số người có mặt trong buổi họp đó như sau: ông Hoàng Duy Hùng, nghị viên khu vực F tại Houston; ông David Nguyễn (tức Đức Đầu Bạc) tổng bí thư của Dân Xă Đảng; ông Vơ Đức Quang, phó chủ tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng (cánh Nguyễn Lư Tưởng), ông Phạm Ngọc Trung, chủ tịch Phong Trào Quốc Dân Việt Nam Hành Động (tổ chức do ông Hoàng Duy Hùng sáng lập).   Để giúp đồng hương hiểu phần nào tâm tư, nguyện vọng của những người “đi họp với Việt Cộng”, kẻ thù của người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại, phóng viên Quốc B́nh, đài BYN đă chuyển đến khán giả các buổi phỏng vấn 3 nhân vật: Hoàng Duy Hùng, Vơ Đức Quang, và David Nguyễn.  PV.Quốc B́nh cũng phỏng vấn ông Đỗ Minh Đức, cựu chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng phụ cận để chúng ta biết được quan điểm của đồng hương Việt tỵ nạn CS tại Houston .  Ngày 11 tháng 12, nghị viên Hoàng Duy Hùng (HDH) đă viết bài “Bế Quan Tỏa Cảng Và Đối Thoại Đấu Tranh Từng Phần, Sách Lược Nào Hữu Hiệu Hơn?”  Tôi có một số suy nghĩ như sau về “đường lối đấu tranh mới” do những nhân vật trên chủ xướng ra, mà các chi tiết chỉ được phổ biến đến đồng hương hải ngoại sau ngày 15-10-2012:

 

1-Dư luận trong và ngoài nước đối với cuộc họp ngày 15-10-2012:

 

 Đồng hương Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại chỉ biết đến buổi họp này sau khi nó được phổ biến trên  website Quê Hương trong nước.  Tác giả 1 bài báo trong nước nhận định đây là 1 “bước đột phá mới trong công tác với người Việt ở nước ngoài”.  CSVN vui mừng là phải, v́ từ trước đến giờ, các tên trùm CS (Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng…) khi đi tới bất kỳ vùng đất nào của người Việt hải ngoại, từ Âu sang Úc, Mỹ châu đều bị người tỵ nạn CS biểu t́nh, đả đảo khiến chúng thường phải nhục nhă đi vào bằng cửa hậu.  Ngay cả các ca sĩ từ trong nước ra hải ngoại tŕnh diễn, dù chỉ để hát nhạc quê hương, t́nh ca… vẫn bị đồng hương biểu t́nh, phản đối, cho bọn này đang làm công tác tuyên truyền cho VC.  Nay khi không 1 cán bộ CS gộc, thứ trưởng ngoại giao CSVN, kiêm chủ tịch Uỷ Ban Người Việt Nam ở nước ngoài (NTS) được 1 số người Việt hải ngoại săn đón, xin được găp măt, xin được đối thoại, xin được đạo đạt nguyện vọng...   Những người này trước đây đều được nhận vào Mỹ với tính cách là “người tỵ nạn CS”.  Hiện họ vẫn đang sinh hoạt trong cộng đồng Việt tỵ nạn CS, vẫn tự nhận ḿnh là những người Việt yêu nước, muốn tranh đấu cho dân chủ và tự do của Việt Nam … Việt Cộng có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến “thắng lợi” bất ngờ này!

 

Riêng đồng hương Việt tại Houston , và nhiều tiểu bang khác tại Hoa Kỳ ngỡ ngàng, và phẫn nộ.  Kể từ sau ngày mất nước (30-4-1975),  sau ngày phải rời bỏ quê hương vượt biên, vượt biển t́m tự do, rồi sau cùng phải sống đời lưu vong tại nhiều vùng đất xa lạ của thế giới tự do, người Việt tỵ nạn CS đều coi CS là đối phương, là kẻ thù.  Họ xác định rơ lằn ranh Quốc-Cộng, không chấp nhận đứng chung hàng ngũ với CSVN, là những kẻ giết hại đồng bào không gớm tay, và nay c̣n lộ rơ chân tướng của những tên buôn dân, bán nước đáng khinh ghét.  Hoạt động của họ trong nhiều năm qua chú trọng đến những việc sau: bảo vệ căn cước của người Việt tỵ nạn chống CS, bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của những người Việt quốc gia không chấp nhận chế độ CS,  tố cáo tội ác của CSVN đối với đất nước và người dân VN để quốc tế đừng bị CS tuyên truyền lừa bịp, chống CS và tay sai CS luôn ra sức phá hoại hàng ngũ của người Việt chống cộng tại hải ngoại.  Những năm gần đây, khi phong trào đ̣i hỏi dân chủ của người dân trong nước lên cao, và với việc những nhà tranh đấu cho dân chủ VN bị VC bách hại không nương tay, người Việt hải ngoại chú tâm nhiều hơn đến việc hỗ trợ cho các phong trào dân chủ trong nước.  Đây cũng là một mục tiêu quan trọng trong cuộc tranh đấu của chúng ta cho tiến tŕnh dân chủ hóa đất nước.  Lư do dễ hiểu là hầu hết chúng ta đă trở thành công dân của quê hương thứ hai, không c̣n là công dân VN nữa.  Chúng ta không thể trực tiếp làm công việc tranh đấu giành quyền sống cho người dân trong nước.  Chúng ta chỉ có thể đóng vai tṛ hỗ trợ mà thôi.  Do đó, người Việt hải ngoại không có nhu cầu “phải gặp VC, phải ngồi lại với chúng để bàn bạc bất cứ chuyện ǵ”.  CSVN, hiện đang nắm quyền cai trị 1 nước có gần 90 triệu dân, được quốc tế công nhận. Người Việt tại hải ngoại chỉ có khoảng hơn 3 triệu, lại ở rải rác tại nhiều nơi trên thế giới, quyền không nắm trong tay, tiền cũng không có nhiều bằng CSVN, chúng ta làm ǵ có đủ “lực” để “nói chuyện” với kẻ thù CS.  Ngồi xuống cùng CSVN vào lúc này, chỉ có nghĩa là “ta phải nghe VC nói”, chứ đừng ḥng “ta nói cho VC nghe”.  Sự phẫn nộ của đồng hương Việt tỵ nạn CS là điều hợp lư.  Ông Đỗ Minh Đức có lư khi phát biểu trên đài BYN,” Đây chưa phải là lúc chúng ta ngồi lại với VC; chấp nhận ngồi họp với chúng vào thời điểm này, người Việt hải ngoại chúng ta sẽ chỉ có thua, thua, và thua mà thôi!”

 

2- Những nhân vật tham dự họp cùng phái đoàn VC ngày 15-10-2012 mong muốn đạt được những điều ǵ từ VC?

 

Các nhân vật như Hoàng Duy Hùng (HDH), Vơ Đức Quang (VĐQ), và David Nguyễn (DN) nói ra rất nhiều “điểm lợi” của việc gặp và họp với giới lănh đạo cao cấp của CS như sau:

-Để có dịp đấu tranh trực diện với CS (DN)

- Để CS nghe được nguyện vọng của người Việt nước ngoài. Ông DN muốn VC mở 1 văn pḥng phụ trách công tác người Việt ở nước ngoài để khi cần, ông có thể làm việc với VC dễ dàng hơn, phục vụ thân chủ của ông nhanh hơn.

- Để người Việt hải ngoại tận mặt nói cho VC nghe các vấn đề khúc mắc như “ t́nh trạng tham nhũng tệ hại trong nước,  điều 4 Hiến Pháp cần bị loại bỏ v́ vi hiến, tôn giáo bị đàn áp trầm trọng, làm sao bảo đảm cho Hiến Pháp mới của VN sẽ được soạn thảo khách quan, cần bảo đảm Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho VN …”(VĐQ)

- Để người Việt trong nước biết là người Việt hải ngoại “c̣n được ngồi ngang hàng với giới lănh đạo CS” th́ người Việt trong nước có thể an tâm mà tranh đấu đ̣i giới lănh đạo CS phải ngồi với họ, và nghe những nguyện vọng của họ (VĐQ)

- Để hỗ trợ cho các cuộc biểu t́nh của đồng bào hải ngoại mà càng ngày càng tỏ ra kém hiệu quả v́ số người tham gia không đông, so với số đồng bào về VN, hay số đồng bào ngồi nhà hưởng thụ…( VĐQ)

- Để thực hiện 1 cuôc Cách Mạng Trắng, tức là “ phải nhập cuộc, phải sáp lá cà và đương nhiên là phải trực diện và đối thoại” (lời HDH khuyên các Lực Lượng Dân Chủ VN)

- Để giúp cho kinh tế của thành phố Houston (hàng năm có khoảng 28,000 dân Việt tỵ nạn tại Houston về VN vào các dịp lễ lạc; nếu lập được chuyến bay thẳng Houston-Việt Nam , Houston sẽ có lợi lớn)

- Để giúp cho kinh tế của VN, như vậy sẽ giúp “làm cho dân Việt giàu, nước Việt mạnh” (HDH)

- Để Hoa Kỳ có thể bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa trong trường hợp Trung cộng tấn công VN tại Biển Đông (nếu 2 thành phố Houston và Đà Nẵng kết nghĩa chị em) v́ họ (CSVN) cần đến ḿnh (người Việt nước ngoài) để chống Tàu (HDH).  VĐQ c̣n nói “Hoa Kỳ đă và đang liên minh hợp tác với CSVN trên nhiều phương diện như một đồng minh chiến lược hàng đầu tại Đông Nam Á”.

- Để giúp cho việc nhập cảng từ VN vào Mỹ các mặt hàng mà người Việt Houston cần đến để “sinh tồn” như: gạo, bún, bánh tráng, nước mắm, x́ dầu, mắm nêm, cà phê... Ông HDH nói “chỉ chừng nào người Việt hải ngoại không ăn uống những thực phẩm đó nữa, chỉ ăn uống khoai tây phó mát như người Mỹ th́ mới nên đặt ra vấn đề cấm không cho những mặt hàng đó nhập cảng nữa”. Ông nhắc người Việt hải ngoại “đừng quên gắn liền quyền lợi chính trị với quyền lợi kinh tế” trong cuộc tranh đấu với VC hiện nay.

......

Trên đây là một số những điểm chính mà các ông nói trên nêu ra khi đi họp với VC Nguyễn Thanh Sơn.  Các ông nhấn mạnh nhiều lần là “các ông theo 1 con đường tranh đấu mới khôn ngoan hơn, thức thời hơn, hiệu quả hơn.” Ông VĐQ khẳng định “không có chuyện đến gặp ông Sơn để Ḥa Hợp Ḥa Giải Quyền Lợi Riêng Tư ǵ cả, hoàn toàn trong tư thế của những người đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền tại Việt Nam, đến đó để đặt thẳng vấn đề liên quan đến Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam”.

 

3- Việt Cộng có muốn nghe các ước vọng của người Việt hải ngoại như được tŕnh bày ở trên, và chúng có khả năng thực hiện những đề nghị này hay không?

 

Chẳng khó khăn ǵ để chúng ta t́m được trả lời cho câu hỏi này.

-Đối với nguyện vọng “lập 1 văn pḥng phụ trách dịch vụ cho người Việt ở nước ngoài: VC chẳng cần làm việc này v́ không có lợi cho chúng.  Văn pḥng này mà xuất hiện chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu chống đối, biểu t́nh của đồng hương Việt tỵ nạn CS, sẽ không tồn tại nổi.

-Việc cổ vơ giao dịch thương mại giữa VN và người Việt nước ngoài để kinh tế VN được phát triển: VC sẽ hoan nghênh hết ḿnh.

-Việc kết nghĩa chị em giữa Houston và Đà Nẵng: VC sẽ hoàn toàn đồng ư, v́ điều đó chứng tỏ “người Việt hải ngoại đă xóa bỏ hận thù quá khứ, muốn bắt tay cộng tác với VC để xây dựng quê hương, để lo cho hạnh phúc của người dân...”.

- Việc giúp VC chống Tàu: VC sẽ không dám nhận đề nghị này của người Việt v́ chúng không có nhu cầu chống Tàu.  Chúng không có nhu cầu liên kết với Hoa Kỳ, mà chỉ có nhu cầu liên kết với Tàu, v́ Tàu là nước CS anh em, có t́nh láng giềng hữu nghị, đă từng giúp chúng chiếm được miền Nam VN, và thiết lập chế độ toàn trị trên cả nước VN.  Không ǵ có thể dứt bỏ chúng ra khỏi thế liên kết với Tàu cộng được.  Những ai c̣n có ư nghĩ VN cần và sẽ phải liên kết với Hoa Kỳ để “giữ nước” là c̣n mang ảo tưởng.  VC đâu cần giữ nước.  Chúng đă và đang bán nước để đạt mục tiêu tối quan trọng: giữ được quyền cai trị đất nước.  Hăy nh́n những ǵ đang xảy ra tại VN, ta hiểu rất rơ thực tế phũ phàng này: VN đă mất Ải Nam Quan, mất thác Bản Giốc, mất các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mất băi Tục Lăm, mất quyền kiểm soát vùng chiến lược Tây Nguyên, mất cả những khu đô thị trù phú nơi Tàu cộng lập các phố Tàu... Trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, Tàu cộng dạy cho VC 1 bài học.  Chúng xua quân tàn phá 6 tỉnh biên giới phía bắc, giết hại cả chục ngàn quân, dân của VN, mà VC vẫn phải cho lập các “nghĩa trang của các liệt sĩ người Trung quốc”, phải hương khói, lễ lạy hàng năm, trong lúc các nghĩa trang quân đội tại miền Nam VN, nơi chôn cất các tử sĩ Quân Lực VNCH, là chính đồng bào của chúng lại bị chúng phá hủy không chút t́nh người...

- Việc đề nghị bỏ Điều 4 Hiến Pháp và chấp nhận đa nguyên, đa đảng: VC không thể thực hiện được điều này.  Nguyễn Minh Triết, khi c̣n là chủ tịch nước của VN tuyên bố “Bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát”.  Các ông này quên 1 điều là CS chủ trương “tập thể chỉ huy, cá nhân trách nhiệm”.  NTS chỉ là 1 đảng viên CS, hắn có quyền hành ǵ quyết định mà phải ngồi “đối thoại” với hắn.  Dù mấy ông hải ngoại này có nhờ hắn “đạo đạt” nguyện vọng lên cấp trên của hắn th́ quyền quyết định cũng là của Đảng Cộng Sản VN, đâu phải của cá nhân đảng viên nào.  Chính Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng của VC c̣n tuyên bố “Tôi chỉ làm theo lệnh Đảng, tôi không thể từ chức v́ c̣n phải thực thi những điều Đảng giao cho tôi làm”!

 

4- Đánh giá “đường lối đấu tranh mới” của các ông HDH, VĐQ, và DN:

 

Chủ trương “mở rộng giao thương với VC, giúp VC các phương tiện cải thiện giáo dục, y tế, và nhiều lănh vực khác, thực hiện việc kết nghĩa giữa các thành phố tại Mỹ và VN, thiết lập đường bay thẳng Houston-VN...” không phải là “đấu tranh trực diện với VC” mà là “ḥa hợp, ḥa giải với chúng”, là nhắm mắt trước các tội ác tày trời của chúng đối với đất nước và dân tộc VN.  Nói đến “đấu tranh” là nói đến việc “làm cho đối phương phải e dè, ngán sợ, phải tận dụng mọi phương tiện để tự vệ và tiêu diệt kẻ thù”.  Đấu tranh theo “cách mới” của các ông này th́ chỉ giúp VC tồn tại, và phát triển.  Kinh tế của chúng phát triển th́ chúng lại càng có nhiều tiền để mướn công an đàn áp người dân vô tội bị cướp đất, cướp nhà.  Càng có nhiều tiền, VC lại càng có thêm phương tiện khống chế các người dân bất đồng chính kiến, bỏ tù các nhà tranh đấu cho dân chủ.

 

Đường lối “đối thoại” sẽ có hiệu quả tốt hơn là “dùng vơ lực” ư?  Thử hỏi có bao giờ VC chấp nhận “đối thoại” với chính người dân của chúng hay chưa?  Biết bao thỉnh nguyện thư của các “trí thức, nhân sĩ”, thậm chí của cả các “công thần” của chế độ như Vơ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Chính, Trần Độ... cũng bị chúng ném vào sọt rác.  Tháng 8, 2011, 35 ông, bà trí thức hải ngoại c̣n bỏ công viết Thư Ngỏ “hiến kế giúp VC đoàn kết dân tộc hầu bảo vệ VN chống Tàu”, mà chúng cũng bỏ ngoài tai.  Có ai nhận được câu trả lời nào không dù thư được gửi thẳng đến địa chỉ của các “lănh đạo” CS.  Ngay cả các đại biểu quốc hội CS, những người được CSVN chấp nhận nói thay cho dân, cũng chẳng có cách nào “nói cho Đảng nghe”.  Họ chỉ được quyền “nghe Đảng nói.”  Chúng ta, người Việt hải ngoại, 1 thời gian dài đă bị CSVN chửi rủa là “ngụy, là phản động, là tay sai của đế quốc Mỹ”, nay không c̣n là công dân của VN, lấy quyền hành nào và thế lực ǵ để “nói cho VC nghe”?

 

Ông HDH thú nhận ông đă từng dùng “biện pháp mạnh” với VC (dùng vơ lực mong lật đổ chế độ CS), nhưng không thành công.  Ông đă xâm nhập VN nhiều lần vào các năm đầu thập niên 90.  Ông thất bại và bị VC giam tù 16 tháng.  Trở về Mỹ, ông lại cũng tham gia các hoạt động “cứng rắn” như biểu t́nh, tuyệt thực... để chống cộng.  Tuy nhiên, một số sự kiện xảy ra tại hải ngoại gần đây khiến ông thấy cần phải thay đổi “đường lối tranh đấu” với VC.  Ông cho rằng nhiều khi các biện pháp “cương” sẽ không giúp đạt hiệu quả bằng các biện pháp “nhu”.  Cho nên, ông và 1 vài người khác như ông VĐQ, và ông DN chủ trương phải “dùng sách lược đấu tranh kiểu mới”, không dồn VC vào đường cùng mà mở ra cho chúng 1 sinh lộ để cùng chúng lo cho nước, cho dân, v́ lư do đơn giản là “không cách chi lật đổ chúng bằng đường lối bạo động”.  Ông chủ trương “nếu không thể đấu tranh toàn phần th́ phải tiến hành đấu tranh giành từng phần”.  Việc chính phủ Mỹ cho bắt giam tướng Vang Pao cách đây vài năm v́ tội “mua vũ khí mưu toan dùng bạo lực để lật đổ chính phủ CS tại Lào” đă khiến ông Hùng quyết định thay đổi đường lối “chống cộng”.  Ông khẳng định ông sẽ không bao giờ “theo Cộng” mà chỉ hoạt động “v́ tổ quốc VN” thôi (?)  Tôi không nghĩ đây là 1 thay đổi về đường lối “đấu tranh”.  Tôi đánh giá đây là “một sự đầu hàng CS”, chịu làm điều chúng muốn, mà sẽ chẳng đạt được ǵ cho cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại, nói chi đến việc giúp nước, giúp dân VN.  Chúng ta hăy thử nh́n vào sự hỗ trợ của quốc tế dành cho VN về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, xă hội... sau khi cuộc chiến VN chấm dứt.  Đa số dân Việt có giàu thêm hay vẫn sống trong cảnh nghèo đói đến nỗi phải cho con trai đi làm lao nô, phải cho con gái đi bán thân ở nước ngoài dưới mỹ từ là “làm cô dâu xứ người”, đến nỗi có người phụ nữ phải uất hận ôm 2 con nhảy lầu tự tử như trường hợp chị Vơ Thị Mỹ Phương tại Nam Hàn mới đây... Nước Việt có mạnh hơn, hay đang mất dần biển, mất dần đất vào tay Tàu cộng?  Nếu giúp cho VC khỏi “đói” mà khiến chúng trở thành “hiền” hơn, “nhân bản” hơn, thế giới hẳn phải thành công từ lâu rồi.  Biết bao nhiêu tiền đầu tư do các chính phủ tư bản đổ vào VN, biết bao nhiêu tiền mồ hôi nước mắt của người Việt nước ngoài gửi về nước nhiều năm nay vẫn không làm đầy được túi tham của VC.  Chúng trở thành các tư bản đỏ giàu sụ một cách nhanh chóng, và vẫn đang tiếp tục vơ vét tiền bạc, đất đai của người dân.  Người Việt hải ngoại nh́n thấy t́nh trạng đó, nên buộc ḷng phải kêu gọi nhau “cấm vận kinh tế VC”, cắt nguồn tiếp tế để chế độ của chúng mau sụp đổ, cho dân lành được giải phóng thực sự.  Ông HDH và đồng bọn lại chủ trương “giúp cho kinh tế VC vững mạnh” th́ người dân mới được hưởng lợi!  Chủ trương này không thể đạt kết quả mong muốn.

 

Ông Hùng trích dẫn trường hợp của Miến Điện để biện minh cho chủ trương “đối thoại” với VC.  Theo ông, bà Aung San Suu Kyi, 1 lănh tụ đối lập kiên tŕ chống lại chính quyền quân phiệt của Miến, v́ không chịu “cộng tác” với chính quyền nên bị nhốt tù suốt 20 năm.  Mới đây, bà chịu “đối thoại” với nhà cầm quyền, chịu “cộng tác” với họ nên 1 trang sử mới đă được mở ra cho Miến Điện.  Theo ông, người Việt hải ngoại cần làm điều tương tự: không thể bế quan tỏa cảng, cấm cửa VC, mà cần ngồi lại với VC, đối thoại với chúng, đấu tranh từng phần, rồi từ từ người dân trong nước sẽ đạt được những thứ họ cần như dân chủ, tự do, đa đảng, nhân quyền...  Sự thật không phải như thế.  Khi giới lănh đạo Miến Điện cho rằng quyền hành của họ vẫn vững vàng, họ đâu có thèm nghe tiếng nói của đối lập.  Họ giam bà Suu Kyi suốt 20 năm trời bất chấp sự kết án của thế giới, và sự cấm vận kinh tế nghiệt ngă của Hoa Kỳ và các nước phương Tây trong nhiều năm.  Bà Suu Kyi có muốn “đối thoại” với nhà cầm quyền cũng chẳng được.  Chỉ trong thời gian gần đây, giới lănh đạo quân phiệt Miến ư thức được họ khó tồn tại với việc Trung cộng đang tiếp tay cho 2 sắc dân  thiểu số người Kachin, và Shang chống lại chính quyền Miến, đ̣i độc lập và ra khỏi liên bang Miến. Kế đến, tài sản cũng như  trương mục ngân hàng của hơn 5,000 tướng lănh và viên chức cao cấp chính quyền Miến Điện (kể cả của tổng thống) đều bị phong tỏa.  Bị dồn vào đường cùng, tổng thống Thein Sein mới phải cử đại diện đến gặp bà Suu Kyi để 2 bên chính quyền, và đối lập cùng đối thoại trên căn bản “phục vụ lợi ích của đất nước, và người dân Miến Điện”.  Đây chính là sự ḥa giải, và ḥa hợp dân tộc đúng nghĩa.  Cả thế giới thán phục sự sáng suốt dù muộn màng, của chính quyền độc tài quân phiệt Miến, cũng như sự can đảm, hy sinh, chịu đựng kiên tŕ của bà Suu Kyi.  T́nh h́nh này chưa thể xảy ra tại VN v́ giới cầm quyền CSVN chưa chịu thay đổi, chưa chịu từ bỏ độc quyền về chính trị.  Nếu người Việt hải ngoại quyết định thay đổi cách nh́n đối với VC, thay đổi sách lược đấu tranh, t́m đến đối phương VC nói chuyện phải trái ôn ḥa với chúng, th́ đây không phải là “đấu tranh trực diện” hay “đối thoại” để lo cho “dân giàu, nước mạnh”, mà chỉ tạo cơ hội cho kẻ thù lợi dụng chúng ta nhằm thực hiện mục tiêu riêng của chúng. 

 

Ông Hùng tâm sự “tôi được rất nhiều người bạn Hoa Kỳ tới nói thẳng bắt buộc tôi phải đi con đường đấu tranh đối thoại c̣n không th́ tôi sẽ có vấn đề với họ” (?) Những người bạn Hoa Kỳ nào của ông Hùng lại có thái độ “đe dọa” ông như vậy?  Đây c̣n là xứ sở của tự do hay không?  Ông Hùng là luật sư, hiểu rơ luật pháp Hoa Kỳ, lại tự nhận ông là người “uy vũ bất năng khuất”, tại sao lại chùn bước, và chấp nhận làm 1 điều trái với tinh thần tranh đấu trước đây của chính ông (ông từng viết nhiều sách chống cộng, về nước kết nạp người chống cộng và bị CS bỏ tù nhiều tháng, biểu t́nh, tuyệt thực tại Mỹ để phản đối VC ...)  Sự thật, chúng ta đều biết pháp luật Mỹ không chấp nhận cho bất kỳ công dân Mỹ nào mưu toan dùng bạo lực để lật đổ 1 chính phủ hợp pháp của 1 quốc gia khác, dù quốc gia đó có bang giao với Mỹ hay không.  Lư do:  chính phủ 1 quốc gia dù được h́nh thành qua 1 cuộc bầu cử gian lận do 1 chính quyền độc tài tổ chức, vẫn là chính phủ hợp pháp của quốc gia đó, được người dân nước đó chọn ra.  Luật pháp quốc tế công nhận chủ quyền của các quốc gia, dù lớn hay nhỏ.  Tiếng nói của người dân được tôn trọng, nên không quốc gia nào có quyền t́m cách lật đổ 1 quốc gia khác bằng bạo lực.  Tuy nhiên, nếu chính phủ 1 nước bị người dân nước đó đồng loạt đứng lên phản đối v́ không tôn trọng quyền sống của người dân, không đem lại hạnh phúc như người dân mong muốn, chính phủ nước đó không c̣n được coi là “đại diện hợp pháp” cho người dân nữa.  Trường hợp có chiến tranh giữa 2 bên “cầm quyền” đàn áp giết hại dân, và “phe đối kháng” đứng lên đ̣i thay đổi giới cầm quyền, quốc tế luôn đứng về phía người dân, chứ không ủng hộ phe cầm quyền, dù chính quyền đó có bang giao với chính phủ Mỹ.  Nh́n vào các cuộc nổi dậy của dân chúng tại Romania, Tunisia, Ai Cập, Libya trong quá khứ, và hiện nay tại Syria, chúng ta tất hiểu rơ điều này.  Như vậy đâu phải “bạo lực là điều bất khả thi để lật đổ các chế độ độc tài”.

 

5- Người Việt hải ngoại cần có thái độ nào đối với phương cách “đấu tranh trực diện” và chủ trương “đối thoại” với VC của một số cá nhân trong cộng đồng người Việt hải ngoại nêu trên?

 

Sự thực, tại hải ngoại nhiều năm qua, nhiều người Việt tỵ nạn CS đă quên căn cước tỵ nạn của ḿnh, hàng hàng lớp lớp kéo nhau về VN với nhiều lư do khác nhau.  Tôi không đề cập đến 1 số nhỏ về nước có thể để móc nối hoạt động chống cộng, để hỗ trợ cho các chiến sĩ dân chủ tại VN, để làm những việc cần thiết cho gia đ́nh.  Tôi muốn nói đến số đông người Việt hải ngoại về nước để ăn chơi, du lịch, đầu tư, buôn bán, kinh doanh kiếm lời, để hỗ trợ VC làm công tác xă hội...  Chính t́nh trạng “về nước hàng loạt” này đă khiến tội lỗi của VC đối với người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại không c̣n trầm trọng như xưa.  Mặt mũi của CSVN đỡ lem luốc trong cộng đồng thế giới.  Thế giới vững tâm đổ tiền đầu tư vào VN, và người Việt hải ngoại cũng mạnh dạn đem tiền bạc và tài năng về ... giúp nước.  Rất nhiều tổ chức, và cá nhân bắt tay với VC để kinh doanh kiếm lời, hoặc có khi chỉ v́ hám danh, v́ tâm lư phù thịnh...  Tuy nhiên, ít có tổ chức hay cá nhân nào vỗ ngực giao lưu với VC để “đấu tranh trực diện với chúng, để giúp dân giàu, nước mạnh” cả.  Thực tế cho họ thấy, VC đă được giúp tối đa về mọi mặt, mà dân vẫn nghèo, nước vẫn kiệt!  3 ông HDH,  VĐQ, và DN lần đầu tiên công khai việc “đối thoại” với VC, bất chấp sự phản đối, chỉ trích của đồng hương Việt tỵ nạn CS.  Đây là 1 hành động khiêu khích cộng đồng mà các ông sẵn sàng chấp nhận hậu quả.   Ông Hùng cho biết “ở hoàn cảnh hiện nay, ông coi trọng sự thành công hơn là thành nhân”.  Chúng ta hẳn c̣n nhớ lời của anh hùng Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng,  nói về tâm nguyện của ông khi tổ chức cuộc tổng nổi dậy chống thực dân Pháp: “Không thành công th́ thành nhân”.  Chính lời tuyên bố hào hùng này đă khiến người dân Việt nức ḷng, quyết noi theo tấm gương hy sinh của 13 liệt sĩ Yên Bái, chấp nhận hy sinh tranh đấu cho độc lập của tổ quốc VN.  Ngày nay, ông HDH, 1 người dân Việt đang phải sống đời lưu vong tại hải ngoại v́ nạn Cộng Sản đang tàn phá quê hương Việt của ông, lại có thể tuyên bố “chỉ cần thành công, mà không cần thành nhân” hay sao!  Ông Hùng không cần là 1 người lương thiện, 1 người được cộng đồng quư mến, kính trọng nữa chăng?  Ông chỉ cần “thành công” trong các dự tính của cá nhân và tổ chức của ông chăng?  Và ông sẽ đạt được những ǵ từ những người CSVN, những người khổng lồ có lỗ tai bằng đất sét, có trái tim bằng thép, và có bàn tay bằng sắt?

 

Nhiều năm qua, người Việt hải ngoại chúng ta đă chọn đường lối tranh đấu đúng đắn: giữ vững lằn ranh Quốc-Cộng, giữ vững lập trường không ḥa hợp, ḥa giải với kẻ thù VC,  hỗ trợ cho các phong trào dân chủ hóa VN của các chiến sĩ dân chủ trong nước.  Chính nhờ đường lối tranh đấu đúng đắn này, nhờ tinh thần tranh đấu không mệt mỏi chống CS và Việt gian tay sai, chúng ta vẫn giữ vững được pḥng tuyến chống cộng tại hải ngoại.  Cùng nhau góp công sức, th́ giờ, và tiền bạc, chúng ta đă xây dựng được 1 cộng đồng Việt tỵ nạn CS trưởng thành về nhiều mặt.  Chúng ta xây được rất nhiều tượng đài vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa và đồng minh tại Mỹ , Canada , Úc... Chúng ta vận động được giới chức dân cử các thành phố, quận hạt, tiểu bang công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là cờ chính thức của người Việt tỵ nạn chúng ta.  Chúng ta cũng vận động được hội đồng thành phố  Garden Grove, Westminster, Santa Ana tại Orange County, thủ đô tỵ nạn của người Mỹ gốc Việt thông qua các pháp lệnh “cấm VC không được bén mảng đến các thành phố này” để khỏi làm xáo trộn sinh hoạt của người dân địa phương (khi có cán bộ CSVN đến các nơi này, thành phố phải được báo trước 2 tuần, và mọi chi phí trong việc giữ an ninh trật tự cho thành phố khi đồng hương biểu t́nh chống đối CS sẽ do phía mời VC đến phải chịu).  Các viên chức CS đến những nơi có người Việt tỵ nạn sinh sống đều gặp khó khăn, bị biểu t́nh chống đối, khiến chúng bị mất mặt trước chính quyền và người dân bản xứ.  Các đoàn vận động giao thương của chúng bị chống đối, các đoàn văn nghệ của chúng phải hủy bỏ tŕnh diễn tại một số nơi, các tay sai ra mặt bênh vực chúng bị đồng hương khinh khi, phỉ nhổ.  Điển h́nh là nghị viên Diệp Miên Trường tại Westminster mới đây có hành động bênh vực tập đoàn báo Người Việt chống lại đồng hương Nam California vừa bị thất cử vào ngày 6 tháng 11 vừa qua.

 

Ông Hoàng Duy Hùng là 1 nghị viên đương nhiệm tại Houston .  Trước đây ông từng được bầu làm chủ tịch cộng đồng người Việt tại Houston và vùng phụ cận.  Sau này, ông lại đắc cử nghị viên thành phố Houston 2 lần.  Chắc chắn ông đă nhận được một số phiếu tín nhiệm của cử tri Mỹ gốc Việt có gốc là người tỵ nạn CS.  Những cử tri này nghĩ ǵ khi ông nghị HDH không hề quan tâm đến tâm tư của những người tỵ nạn như họ, làm họ xấu hổ khi nghĩ đến có 1 người đại diện như ông?  Ḥa thượng Thích Huyền Việt đă nói với ông Hùng như sau: “Tôi lấy làm xấu hổ với Thành Phố mà c̣n có một nghị viên Việt Nam như Luật Sư Hoàng Duy Hùng.”  Nghị viên Dina Nguyễn của thành phố Garden Grove, 1 trong 5 nghị viên bỏ phiếu gia hạn không định kỳ pháp lệnh cấm cửa VC đến Garden Grove, cũng là 1 luật sư như ông Hùng.  Nghị viên Dina Nguyễn đă không phụ ḷng của người Việt tỵ nạn CS tại địa phương, và đă hành xử đúng đắn theo chức năng của 1 dân cử.  Ông Hùng nói số người Việt tại Houston dù là trên 100,000 dân cũng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 3% dân số của thành phố.  Hóa ra số phiếu của 3% cử tri này không đáng để ông quan tâm.  Nếu không có phiếu của 3% cử tri này, liệu ông Hùng có ngồi được vào chiếc ghế nghị viên tại Houston hay không?  Phải làm ǵ với 1 nghị viên bất xứng như ông Hoàng Duy Hùng là công việc của cử tri người Việt tại Houston, Texas, nhất là của các cử tri khu vực F.  Có ư kiến “phải băi nhiệm” ông nghị này.  Đây cũng là một điều chúng ta cần làm đối với một dân cử không làm theo ư nguyện của cử tri.

 

Có 1 điều khiến tôi rất ngạc nhiên là một người được học cao, có bằng cấp cao, có địa vị cao như ông Hoàng Duy Hùng lại ví von “việc cấm đối thoại với Cộng Sản tại hải ngoại” giống như “việc cấm đĩ điếm tại 1 số nước như Trung Quốc và Việt Nam”.  Ông nói “tệ nạn đĩ điếm càng bị cấm th́ nó càng lan tràn tới hang cùng ngơ hẻm ở dưới nhiều h́nh thức, c̣n ở những quốc gia công khai và chính thức hóa việc này như ở Ḥa Lan th́ dân địa phương lại ít đi đến đó, và trên phương diện y tế th́ bảo vệ được sức khỏe và cộng thêm măi lực đóng thuế cho chính phủ” (!) Ông phát biểu “bên này càng cấm đối thoại với Cộng Sản th́ họ càng âm thầm đối thoại nhiều hơn hết.  Thà mở ra công khai cho dân chúng nhận diện ai đă đối thoại và đối thoại cái ǵ th́ tốt hơn hết.”  Pháp luật Mỹ chưa hề cấm đối thoại với VC.  Chưa ai đối thoại với VC mà bị chính phủ Mỹ bỏ tù cả.  Họ chỉ bị đồng hương phỉ nhổ, khinh khi, bị coi là những kẻ thực dụng, hám danh, ham tiền mà thôi.

 

Để kết luận, tôi nghĩ là những kẻ chủ tâm thay đổi cách suy nghĩ và hành động như các ông Hoàng Duy Hùng, Vơ Đức Quang, và David Nguyễn khó mà lắng nghe các ư kiến xây dựng hoặc các lời phản đối của đồng hương Việt.  Ông Vơ Đức Quang gọi đó là “những lời dèm pha”, ông Hoàng Duy Hùng gọi những người chủ trương không tiếp cận với VC là “sợ bị vấy  bẩn v́ bùn”.  Ông cho ḿnh là “can đảm, dám hy sinh xông vào đống bùn hôi tanh CS để t́m đóa sen cao quư” (ông đang làm công việc của 1 hiệp sĩ trừ gian, diệt bạo chăng?)  Ông David Nguyễn hănh diện “t́m ra 1 sách lược mới” để đối phó với CS.   Đây cũng là dịp tốt để chúng ta thấy được tŕnh độ và tư cách của một số “chính trị gia” trong cộng đồng người Việt hải ngoại.  Điều chúng ta cần làm trong lúc này là đề cao cảnh giác, không để cho CS xâm nhập được vào vùng đất sống của cộng đồng để tuyên truyền, kiên quyết với những thành phần Việt gian làm lợi cho CS.  Bọn này có lẽ theo chỉ thị của CS đang lộ diện, hoạt động công khai nhằm gây chia rẽ chúng ta (từ việc báo Người Việt, Nam California cho đăng bài của Sơn Hào nhục mạ quân, dân, cán, chính VNCH vào tháng 7, 2012, đến việc 1 số nhân vật đảng phái, hoạt động cộng đồng công khai gặp VC tại ṭa thị chính Houston vào ngày 15-10-2012, và gần đây nhất là việc báo Người Việt quảng cáo rầm rộ cho cuốn sách của 1 nhà báo VC, cuốn sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức).  Cộng Sản chẳng tài cán ǵ hơn chúng ta, nhưng chúng biết chúng phải làm ǵ, chúng kiên tŕ theo con đường đă định, không thay đổi lập trường giữa đường, và quyết tâm dùng mọi thủ đoạn để đạt mục tiêu.  Người Việt tỵ nạn CS chúng ta có ḷng yêu nước, nhiều nhiệt tâm với dân tộc, nhưng không kiên tŕ theo đường lối đă hoạch định, nên nhiều phen “nhẹ dạ” bị CS đánh lừa, và v́ thế không đạt được mục tiêu tối hậu.  Kiên tŕ, sáng suốt, đoàn kết, và nỗ lực dấn thân, chúng ta sẽ đánh bại được CSVN, kẻ thù nguy hiểm đang t́m mọi cách phân hóa hàng ngũ của chúng ta, làm suy yếu lực lượng của người Việt chống cộng tại hải ngoại, và làm nản ḷng các chiến sĩ đang gian khổ tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tại quê nhà.  Đừng bao giờ chúng ta nhẹ dạ, cả tin vào những lời VC nói, đừng trông mong có thể “nói cho chúng nghe”; tin như thế là mắc bẫy của chúng, và công cuộc tranh đấu quang phục quê hương của chúng ta sẽ ngày càng khó khăn hơn!

 

 

Quư Bạn Đọc thân mến

Bài mới xin gởi đến quư vị rất mong được phổ biến rộng răi.

Nguyễn Quang Duy

 

Đối Thọai Với Ta – Đối Đầu Với Giặc.

Nguyễn Quang Duy

 

Đối thọai thường là mặt đối mặt, bằng lời nói, bằng cử chỉ, bằng hành động hay bằng ánh mắt để trao đổi suy nghĩ. Đối thọai cũng có thể gián tiếp qua trung gian, hay qua những bài viết, những trao đổi trên các phương tiện truyền thông.

Mục đích của đối thọai là để hiểu nhau, để biết người biết ta, khi biết nhau th́ mới biết cách để hành xử chính đáng, để hai bên cùng có lợi. Đương nhiên đối thọai phải hai chiều, phải tôn trọng nhau và tôn trọng những ư kiến khác biệt.

Đối đầu chỉ khác ở chỗ không tôn trọng nhau và không tôn trọng ư kiến khác biệt, con người hành xử chỉ để đạt thắng thua.

 

Với Quốc Tế

Vài tháng trước tôi và hai thành viên Khối 8406 tại Victoria đă tiếp xúc với một viên chức cao cấp ngọai giao Úc, ông cho rằng nhà cầm quyền cộng sản dường như không hiểu các nguyên tắc cơ bản về nhân quyền. Tôi định giải thích với ông ta người cộng sản từ tư tưởng đă được huấn luyện để đối đầu “ai thắng ai” với họ không có đối thọai. Bởi vậy họ chẳng bao giờ tôn trọng các nguyên tắc cơ bản về nhân quyền.

Khi nhà cầm quyền cộng sản thấy đối đầu không có lợi th́ t́m cách lấp liếm cho xong chuyện, hay tránh né tiếp xúc. Như những ngày gần đây họ gia tăng đàn áp những người yêu nước, những người yêu dân chủ, nên họ t́m cách tŕ hơan các ṿng đối thoại nhân quyền thường niên với Hoa Kỳ.

Không riêng chuyện nhân quyền, các hiệp định quốc tế như Hiệp Định Genève hay Hiệp Định Ba lê đều bị đảng Cộng sản xé bỏ ngay sau khi kư kết. Nhiều bằng chứng cho thấy họ đă chủ tâm xé bỏ mọi hiệp định quốc tế trước khi họ kư các Hiệp Định này. Với người cộng sản mọi thứ đều là phương tiện để giành chiến thắng.

 

Với Người Việt

Với người Việt, đảng Cộng sản luôn t́m cách tiêu diệt mọi tiếng nói bất đồng. Năm 1945, khi các đảng Quốc Gia liên hiệp với cộng sản, là lúc họ cho người âm thầm bao vây và bằng vũ trang bạo lực tiêu diệt mọi tiềm năng của các đảng Quốc Gia. Năm 1975, họ xé bỏ Hiệp Định Ba Lê bắt bớ và tù đày hằng trăm ngàn người miền Nam nhằm tiêu diệt ư chí của người miền Nam. Năm 2006, để gia nhập Tổ Chức Thương Măi Quốc Tế (WTO) đảng Cộng sản tỏ vẻ cởi mở dân chủ nhưng khi đă đạt được mục đích họ trở tay trấn áp người đấu tranh, bắt bớ hằng trăm người vô tội.

Ngay trong đảng Cộng sản Ủy Viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách được giao cho nhiệm vụ nghiên cứu “đổi mới”, ông Bách lập luận rằng cần thay đổi cả kinh tế lẫn chính trị, v́ thế ông bị mất chức Ủy Viên Bộ Chính Trị, bị đuổi ra khỏi đảng và chết trong thầm lặng (ngày 1 tháng 1 năm 2006). V́ không lắng nghe ông Bách đảng Cộng sản đang đưa Việt Nam vào con đường bế tắc.

Trên chỉ là vài thí dụ điển h́nh. Người Việt chúng ta hằng ngày thường phải đối đầu với công an, với tham nhũng, với cửa quyền, với cường hào ác bá cộng sản, nên mỗi người chúng ta đều có nhiều kinh nghiệm đối đầu đáng nói.

 

“Trực Diện” Đấu Tranh

Nhưng lại có ba “chính trị gia” sống tại thành phố Houston Texas Hoa Kỳ, vừa bước vào một lộ tŕnh “trực diện” đấu tranh với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn. Đây là một lộ tŕnh “kín”, rất “bí mật” nhưng sau đó được báo chí cộng sản “bật mí” và đang được dư luận tận t́nh mổ xẻ.

Khi Phóng viên Quốc B́nh, Đài truyền h́nh BYN, phỏng vấn cả ba ông Vơ Đức Quang, Nguyễn Văn Đức và Ḥang Duy Hùng, mới vỡ lẽ ra cả ba “chính trị gia” Houston Texas chưa nói chuyện đựơc đàng ḥang với nhau. Chưa nói chuyện được với nhau thế mà họ lại liều ḿnh đi theo lộ tŕnh (do đảng Cộng sản đưa ra ?) “trực diện” đấu tranh. V́ đă có hằng trăm bài viết mổ xẻ đề tài, nên tôi không có ư định b́nh luận việc đi đêm của ba đệ tử Henry Kissinger này.

Tôi đặc biệt quan tâm đến Bản Lên Tiếng của đảng V́ Dân, một Tổ Chức Chính Trị có Trụ Sở Chính đặt tại thành phố Houston, và đă được nghị viên Ḥang Duy Hùng mời “trực diện” đấu tranh nhưng đă từ chối lời mời. Bản lên tiếng như “quả bóng” đựơc thả thăm ḍ dư luận. Theo Bản Lên Tiếng có 7 điều “cần và đủ” để có thể đối thọai với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, khi các điều kiện này chưa được đáp ứng th́ đảng V́ Dân sẽ tiếp tục đối đầu đấu tranh.

Xin đính kèm Bản Lên Tiếng để bạn đọc tham khảo. Bản lên tiếng kêu gọi góp ư về việc “đối thọai” với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, phần sau bài viết nhằm thảo luận câu hỏi có phải đảng V́ Dân quá lạc quan và xa rời thực tế khi phổ biến 7 điều nói trên hay không ? Để tránh những hiểu lầm đáng tiếc bài viết này đă được gởi đến ông Nguyễn Công Bằng Tổng Thư Kư đảng V́ Dân xem trước và tùy nghi hồi đáp.

 

Hai Kinh Nghiệm Cá Nhân

Úc châu xưa nay vẫn được xem là tiền đồn chống cộng v́ thế việc trực diện đối đầu với giới chức cầm quyền cộng sản là chuyện thường t́nh. Xin đựơc tóm tắt cùng bạn đọc hai sự kiện dưới đây:

Năm 1988 khi đảng Cộng sản cần giao thương với thế giới tự do, Úc Đại Lợi đă trở thành một cửa ngỏ để các viên chức cộng sản ra vào vận động. Khi ấy tôi đang theo học tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Quốc Gia thuộc Viện Quốc Gia Úc Đại Lợi v́ thế tôi đă có cơ hội để “đối đầu” với Bộ Trưởng Bộ Kỹ Nghệ Vơ Oanh.

Tham dự cuộc họp đa số là các giáo sư và giảng sư thuộc Viện Đại Học, sinh viên chỉ có tôi và một sinh viên du học. Sau phần giới thiệu ông Vơ Oanh có đôi lời với tất cả mọi người, ông ấy quay sang anh sinh viên khuyên nhủ ít lời. Trước khi sang Úc học, anh ấy là phụ giảng trường Đại Học Kinh Tế, nên nhân cơ hội đă góp ư với ông ấy đại khái như sau: anh sang học bên này thấy kinh tế chính trị Mác Lênin không c̣n thích hợp nữa, không có ai dạy cả, anh mong ông Oanh và chính phủ xem lại để giảm nhẹ việc giảng dạy các môn học chính trị. Khi được người thông ngôn dịch lại ông Oanh lộ vẻ khó chịu.

Ông Oanh sau đó xoay sang tôi khuyên nhủ ráng học và kêu gọi về giúp nước. Tôi cám ơn ông và nói với ông ấy rằng: “Tôi học kinh kế phát triển cũng chỉ mong có ngày về gíup nước, nhưng ngày tôi trở về sẽ là ngày mà các ông không mong đợi”. Khi người thông ngôn dịch lại, ông nổi giận không c̣n coi ai ra ǵ, ông dơ tay lên chỉ thẳng vào mặt tôi và đă dùng những lời thô lỗ nặng nề cũng như đe dọa: “…nếu về nước họ sẽ giết tôi như đă giết bọn phản động Ḥang Cơ Minh…” Khi ấy việc Tướng Ḥang Cơ Minh về nước và mất là một đề tài nóng trong cộng đồng người Việt hải ngọai.

Người thông ngôn đă dịch lại những lời đe dọa của ông, các giáo sư và giảng sư Viện Đại Học tỏ vẻ rất ngạc nhiên, tôi chỉ nhẹ nhàng phân bua “quư vị xem đấy, ông ấy đ̣i giết tôi, bản chất của những người cộng sản là thế đấy!!!”. Cuộc họp xem như bế mạc, Vơ Oanh không đạt được kết quả ǵ. Trước cuộc họp tôi đă báo cho Cộng đồng biết và sau cuộc họp cũng đă có người viết bài phổ biến rộng răi trên báo chí.

Với tôi đây là một bài học thực tế, nhờ đó tôi nhận rơ người cộng sản không biết đối thọai là ǵ. Guồng máy cộng sản đào tạo họ trở thành người máy nhận lệnh và ra lệnh. Vơ Oanh dường như chưa bao giờ thực sự tiếp xúc với “dân”, ông ta phản ứng như máy, và v́ cùng một lúc được hai người góp ư ông đă mất khả năng kiểm sóat chính ḿnh.

Lẽ đương nhiên Vơ Oanh không phải là thứ trưởng ngọai giao Nguyễn Thanh Sơn, một người đầy bản lănh ngọai giao, và khi ấy đảng Cộng sản chưa ra Nghị Quyết 36 để hướng dẫn đảng viên biết cách ứng xử với ngừơi hải ngọai lần hồi đưa họ vào ṿng kiểm sóat. Dù thời gian có khác bản chất của người cộng sản vẫn không thay đổi.

Đến năm 1992, khi Vơ văn Kiệt sang Úc ông Kiệt đă ngỏ lời với phía Úc làm trung gian để có 1 cuộc tiếp xúc giữa ông với Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc Châu. Khi ấy tôi đang là chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại thủ đô Canberra, nơi sẽ biểu t́nh “đón tiếp” Vơ văn Kiệt v́ thế tôi lại có dịp để rút tỉa vài kinh nghiệm thực tế.

Ngay sau khi tin ông Kiệt thăm Úc, tôi đă nhận được hằng trăm ư kiến. Có người điện thọai cho tôi, có người trực tiếp gặp tôi, có người c̣n đến cả nơi làm việc của tôi hay đến Văn Pḥng Cộng Đồng để vận động. Cũng có người do tôi xin ư kiến. Người lạ cũng có nhưng đa số đều là những người tôi đă biết.

Trước khi ông Kiệt sang Úc ít ngày Văn Pḥng Thủ Tướng Úc đă chính thức mời tôi và chừng 10 người đại diện các hội đ̣an tham dự một buổi họp về lời đề nghị của ông Kiệt. Dù không sửa sọan trước chúng tôi đều có chung một tiếng nói. Chúng tôi từ chối công nhận ông Kiệt là đại diện cho Việt Nam và v́ thế không có nhu cầu gặp ông Kiệt. Chúng tôi yêu cầu phía Úc đ̣i phía cộng sản phải chấp thuận gởi một phái đ̣an về Việt Nam điều tra nhân quyền. Đây là một công tác đă được Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu đồng thuận.

Kết quả là Vơ văn Kiệt đă chấp nhận một Phái Đ̣an Điều Tra Nhân Quyền đi Việt Nam sau đó ít lâu. Phái đ̣an này là phái đ̣an quốc tế đầu tiên được gởi sang Việt Nam. Sau đó các Tổ Chức Quốc Tế và các quốc gia khác cũng theo gương Úc đ̣i có những phái đ̣an điều tra nhân quyền. Trong một dịp khác tôi sẽ viết chi tiết hơn về sự kiện này.

So sánh Úc Châu 20 năm về trước, t́nh trạng thành phố Houston hôm nay không khác mấy. Đảng Cộng sản đang cần lau bộ mặt nhem nhuốc bằng những cuộc đối thọai h́nh thức với người Việt hải ngọai. Điều khác là tại Úc châu, chúng tôi luôn phải đối đầu với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, v́ thế chúng tôi phải học cách đối thọai với nhau, nhờ đó chúng tôi có thể đ̣an kết gắn bó vừa bảo vệ cộng đồng vừa hổ trợ cho những người đấu tranh Quốc Nội.

Nếu chúng ta chưa đối thọai được với nhau, chúng ta sẽ không thể đối thọai với chính quyền Úc và không thể gián tiếp sử dụng chính quyền Úc thương lượng với cộng sản Việt Nam. Ngay cả khi đă đạt được mục đích đề ra, chúng tôi cũng hiểu rơ giới hạn của thương lượng chỉ trong phạm vi nhân quyền. Việc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam là trách nhiệm của người Việt Nam.

 

Đối Thọai Với Nhau

Viết đến đây tôi nhận đựơc một bản tin trong Hội nghị công an ngày 17-12-2012, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố:“…lực lượng công an cần tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự xă hội trên mọi lĩnh vực và địa bàn; đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, ư đồ kích động, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, cương quyết không để nhen nhóm h́nh thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá …” Rơ ràng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đối đầu với chúng ta bằng bạo lực và như thế không cách nào khác hơn phải chúng ta phải đối đầu với chúng.

Trở lại với Bản lên tiếng của đảng V́ Dân, nếu tôi nhận xét ông Nguyễn Công Bằng thả “quả bóng” thăm ḍ dư luận, rồi tôi phán rằng chỉ có trẻ con mới thích bong bóng, th́ thay v́ đối thọai để t́m hiểu, tôi đă chuyển sang tranh luận, rồi tranh căi, rồi chia bè, rồi kết nhóm, rồi tự phân hóa chính ḿnh. Đối thọai do đó là một nghệ thuật và cần tự huấn luyện. Nhất là trong thời buổi thông tin ṭan cầu lời đối thọai có thể nhanh chóng phổ biến rộng răi và dễ dàng lưu trữ để đối chiếu khi cần.

Một thực tế không thể phủ nhận các Tổ Chức Chính Trị ở hải ngọai thường tự phân hóa chia phe, lập nhóm công kích lẫn nhau. Sống trong một xă hội đa nguyên, mỗi người mỗi khác, ngay khi chấp nhận đứng vào một tổ chức mỗi người vẫn là những cá nhân độc lập. Nếu thiếu tôn trọng sự khác biệt và không biết cách đối thọai, cá nhân dễ trở nên độc quyền tư tưởng, độc quyền chính trị. Nói cách khác tôn trọng ư kiến khác biệt và biết cách đối thọai là căn bản của sinh họat dân chủ. Càng dân chủ càng cần đối thọai.

Muốn giải thể cộng sản chúng ta phải học đối thọai. Trước hết là đối thọai với nhau để có thể liên kết hành động. Nhưng nếu chỉ đối thọai nội bộ dễ tự cô lập và trở nên cục bộ. Người đấu tranh cần phải tập đối thọai với những người khác chính kiến để thêm bạn bớt thù, nhờ đó mới có thể vận dụng ṭan dân đứng lên, vận dụng quân đội và cảnh sát đứng về phía ṭan dân đối đầu với bạo quyền cộng sản. Nếu nhận rơ được điều này mới thấy tầm quan trọng của đối thọai trong công cuộc đấu tranh giải thể cộng sản.

Tôn trọng ư kiến khác biệt và biết cách đối thọai là nguyên tắc cơ bản của dân chủ v́ thế muốn xây dựng dân chủ cần phải tập đối thọai. Nói như thế để thấy đối thọai c̣n là căn bản để xây dựng và phát triển Việt Nam hậu cộng sản.

 

Người Cộng sản có nhu cầu đối thọai hay không ?

Người cộng sản không có dân chủ nên không chấp nhận đối thọai một cách chánh đáng. Phương cách suy nghĩ của họ là bằng mọi cách, bằng mọi giá phải chiến thắng. Trong nội bộ họ gắn bó với nhau bằng quyền lực và quyền lợi. Với người dân họ t́m mọi cách đối đầu nhằm duy tŕ chế độ.

Cách đây hai tháng, hai bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha v́ rải truyền đơn chống tham nhũng và chống giặc Tầu xâm lựơc mà bị bắt rồi bị tù. Rơ ràng người cộng sản không muốn nói chuyện đàng ḥang với những người yêu nước và không cùng chính kiến.

Về nhân quyền họ sợ đối thọai với Quốc Tế. Về dân chủ họ sợ đối thọai với người dân. Họ sợ đối thọai với mọi người về mọi mặt. Họ không dám bỏ điều 4 Hiến Pháp v́ cho rằng như thế là tự sát. Họ cướp chính quyền và cầm quyền bằng bạo lực. Để nắm giữ quyền hành họ sẵn sàng làm tay sai cho giặc Tầu xâm lược. Họ không khác ǵ bọn giặc. Đối thọai là phải từ hai phía và nếu người cộng sản vẫn tiếp tục đối đầu với dân tộc th́ đương nhiên chúng ta vẫn phải tiếp tục đối đầu với giặc.

Sau gần 70 năm cầm quyền, đảng Cộng sản đă gây biết bao tội ác và đưa đất nước vào cơn khủng hỏang trầm trọng với nguy cơ mất nước. Chính Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang đă xác nhận t́nh trạng khủng hỏang đang đe dọa chế độ cộng sản. V́ thế đảng Cộng sản phải t́m kế hơan binh, trong đó có cách là “đối thọai” với một số “chính trị gia” hải ngọai.

Giới cầm quyền Cộng sản sẽ hơan binh cho đến khi nào áp lực của Quốc Tế và của người dân bắt họ phải chấp nhận trao trả quyền tự quyết cho dân tộc. Khi ấy để giữ được an ṭan cho họ và gia đ́nh họ sẽ phải nói chuyện đàng ḥang với dân tộc. Đó là con đường khôn ngoan nhất cho họ lựa chọn. Nếu không bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát đảng Cộng sản và giới cầm quyền.

Viết đến đây chắc bạn đọc sẽ thắc mắc quan điểm của tôi về 3 ông Vơ Đức Quang, Nguyễn Văn Đức và Ḥang Duy Hùng. Hăy xem các cuộc biểu t́nh trong nước lẫn lộn giữa ta và giặc. Ở hải ngọai cũng thế, biên giới giữa ta và giặc gần như không có. Làm chính trị như 3 ông nói trên là tính sai nước cờ hay chọn sai con đường hay nối giáo giặc, bởi thế họ lănh hậu quả là chuyện thường t́nh.

 

Kết Luận

Đối thọai là một nhu cầu thiết yếu con người. Đặc biệt là của những người làm chính trị muốn xây dựng một nền móng dân chủ.

Bản Lên Tiếng của đảng V́ Dân cũng là một h́nh thức đối thọai nhằm thăm ḍ quan điểm chính trị của người dân trong ḥan cảnh hiện nay. Lẽ đương nhiên mỗi người sẽ nh́n Bản Lên Tiếng từ một góc cạnh khác nhau và có mức độ quan tâm đánh giá khác nhau. Trên thực tế chưa có một dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền cộng sản thực tâm muốn đối thọai với dân tộc. Ngược lại càng ngày họ càng gia tăng đối đầu với những người yêu nước, yêu tự do.

V́ vậy nhu cầu hiện nay là những cá nhân, những Tổ Chức Chính Trị phải đối thọai với nhau để hiểu nhau, để liên kết với nhau, để phân công công tác, để biết ta biết giặc, dồn thực lực, chủ động đẩy mạnh quá tŕnh giải thể chế độ cộng sản và xây dựng một Việt Nam Tự Do.

Chúc bạn đọc xa gần một mùa Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới tràn đầy hạnh phúc.

Nguyễn Quang Duy

 

Melbourne, Úc Đại Lợi

20/12/2012

 

 

Đính Kèm Bản lên tiếng của Đảng V́ Dân Việt Nam

URL: http://vidan.info/index.php/en/thongtindvdvn/17-pressrelease/2811-2811.html

 

 

Bản lên tiếng của Đảng V́ Dân Việt Nam

v/v: Đối thoại với nhà nước CHXHCNVN (NNVN)

Nhằm trả lời thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là từ một số thân hữu và cơ quan truyền thông, VPLL Đảng V́ Dân Việt Nam trân trọng tŕnh bày quan điểm và ư kiến của tổ chức về một số điều trọng yếu đă được nêu lên, như sau:

1.     Đảng V́ Dân Việt Nam chủ trương dân chủ hóa Việt Nam bằng con đường Tổng Tuyển Cử Tự Do, với sự giám sát của các cơ quan nhân quyền quốc tế. Trong tiến tŕnh vận động, đối thoại đa phương được xem là nỗ lực cần thiết để tạo sự cảm thông, tin tưởng cho việc hợp tác nhằm t́m kiếm điều kiện tháo gỡ các bế tắc chính trị của Việt Nam.

2.     Đảng V́ Dân Việt Nam quan niệm rằng đối thoại với nhà nước CHXHCNVN (NNVN) chỉ là nỗ lực song song với các phương thức đấu tranh đang có; và không phải là một h́nh thức công nhận sự lănh đạo độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay cả trong thời gian diễn ra việc đối thoại, mọi sách lược đấu tranh đang có đều cần phải được tiếp tục thực hiện cho đến khi Việt Nam có tự do và dân chủ.

3.     Quan điểm của Đảng V́ Dân Việt Nam là thành phần phái đoàn tham dự việc đối thoại với NNVN phải mang tính Đại Biểu và có sự tiến cử từ các đoàn thể, cộng đồng, quư vị nhân sỹ cùng quan điểm. Đồng thời, các quan điểm, nghị tŕnh, phương thức đối thoại đều phải được thảo luận trước và có sự đồng thuận theo nguyên tắc dân chủ.

4.     Quan điểm của Đảng V́ Dân Việt Nam là tiến tŕnh chuẩn bị có thể được trao đổi kín đáo song việc đối thoại chính thức cần phải được thực hiện công khai ở cả trong và ngoài nước, trong tinh thần tương kính và xây dựng; đồng thời có sự chứng kiến của một số nhân sỹ và cơ quan truyền thông (được các bên đề cử).

5.     VPLL Đảng V́ Dân Việt Nam có nhận được sự thông báo, tham khảo và lời mời từ một nhân vật liên hệ đến việc gặp gỡ ngày 15/10/2012 tại thành phố Houston (Texas), song đă không nhận lời tham dự v́ nhận thấy sự chuẩn bị không hội đủ yếu tố 'Cần và Đủ' như là một cuộc đối thoại đúng nghĩa, có hướng tạo lợi ích chung.

6.     Đảng V́ Dân Việt Nam kêu gọi NNVN chứng tỏ tinh thần ḥa giải dân tộc và thiện chí t́m kiếm giải pháp chính trị thích hợp cho đất nước bằng cách đối thoại tiên khởi với những người bất đồng chính kiến ở trong trước. Đối với các đoàn thể đối lập ở ngoài nước NNVN hăy chính thức liên lạc, tạo điều kiện cảm thông để chuẩn bị cho một tiến tŕnh đối thoại nghiêm chỉnh trong tương lai.

7.     Đảng V́ Dân Việt Nam luôn sẵn sàng chấp nhận là một thành phần trong số các đoàn thể sẽ tham dự đối thoại với NNVN để góp phần t́m kiếm một giải pháp chính trị thích hợp cho hoàn cảnh đất nước -- một khi mục tiêu sau cùng và các điều kiện 'Cần và Đủ' (như đă nêu trên) được thỏa đáng.

Văn pḥng Liên lạc Đảng V́ Dân Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận mọi sự trao đổi về vấn đề đối thoại và trả lời mọi thắc mắc khác trên các phương tiện truyền thông báo chí trong tinh thần xây dựng.

Trân trọng kính tŕnh bày.

Houston ngày 01 tháng 12 năm 2012

TM. VPLL Đảng V́ Dân Việt Nam

Nguyễn Công Bằng

TTK/ĐVDVN

 


 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/kimau48?feature=mhee

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: