US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lịch sử đă chứng minh không một đám ngoại nhân nào yêu thương đất nước, dân tộc của chúng ta nếu chính chúng ta không biết yêu thương lấy đất nước và dân tộc của ḿnh. Dân tộc Việt Nam phải tự quyết định lấy vận mệnh của ḿnh chứ không thể van nài, cầu xin được trở thành quân cờ phục vụ cho lợi ích của ngoại bang và những thế lực quốc tế.

Kim Âu

 

 

 

ÔNG CỐ VẤN :

HUỲNH VĂN TRỌNG LÀ AI ?

 

Phan Nhân

 

 

 

Kính gởi Anh Năm,

(để kỷ niệm một thời tận tụy cho Tổ Quốc)

 

 BBT : Từ đầu năm 1970, chúng ta được nghe một sư kiện hết sức quan trọng và thích thú : Cố vấn của Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, ông Huỳnh văn Trọng đă bị bắt v́ tội làm gián điệp cho Cộng sản Bắc Việt. Cùng bị bắt với ông, c̣n có tên Vũ ngọc Nhạ và hơn 20 đồng bọn khác, đang hoạt động nội tuyến trong bộ máy công quyền của Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa.

 Ngoại trừ những người trong cuộc, đă đóng góp công sức trong việc phá vỡ tổ chức này, c̣n những người khác chỉ nghe một cách mơ hồ, từ đó năy sinh biết bao nghi vấn, mà ở một đất nước đang có chiến tranh, những nghi vấn thường được khai thác, thêu dệt bởi những thành phần cầu an, phản chiến, kể cả kẻ thù là bọn cộng sản nằm vùng. . .

 Bài viết này ra đời sau bao nhiêu đắn đo của tác giả cùng với những yêu cầu của BBT, v́ chúng tôi thấy đă quá trể để nói lên những sự thật mà chúng ta cần biết.

 Chúng ta đă nhận diện kẻ thù, chúng ta không thể không có những câu hỏi tiếp theo: “Số phận của Huỳnh Văn Trọng sau tháng 4 năm 1975 ra sao ? ố c̣n sống hay đă chết? ố và . . .”

 Chúng tôi xin trả đất lại cho tác giả . . .

 

- & -

 

 

 I.- NỘI DUNG SỰ VIỆC :

 Trong Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, có một đơn vị chuyên đảm trách nhiêm vụ An ninh và T́nh báo, đó là ngành Đặc Biệt. Phương tiện chánh yếu để thu lượm tin tức, từ bạn cho tới kẻ thù, ngành Đặc Biệt đă xử dụng những mạng lưới mật báo trên khắp mọi địa bàn, mọi tổ chức, từ trong Nam ra tới ngoài Bắc, cái nôi của bọn Cộng sản Việt Nam. . .

 Vào trung tuần tháng 6 năm 1968, theo báo cáo của T́nh báo viên Z.23, sau nhiều lần đến sửa nhà cho tên Thúy tại hẻm không số đường Bạch Đằng, Gia định, đương sự đă được tên này tin tưởng và tiết lộ nhiều tin tức liên quan đến các hoạt động của Việt cộng tại miền Nam Việt Nam. Y đặc biệt đề cao sự giúp đở của hai nước đàn anh Lien sô và Trung cộng cho Cộng sản Bắc Việt và hết sức ca ngợi những chiến tích của bọn Cộng sản xâm lược tại miền Nam. Y c̣n khoát lát khoe khoang là hiện nay cách mạng đă có mặt hầu hết mọi nơi trong các phủ bộ chánh yếu của Việt Nam Cộng Ḥa, do đó, mọi tin tức dù bí mật đến đâu, bọn chúng cũng đều nắm vững và kịp thời báo cáo về cấp trên để có biện pháp đối phó.

 II.- KẾT QUẢ ĐIỀU TRA :

 Qua báo cáo sự việc, S2B nhận thấy đây có thể là một đầu mối khả tín, v́ qua những lần thử thách trước đây, T́nh Báo Viên (TBV) thường cung cấp nhiều tin tức có giá trị cao, nên đă bí mật mở cuộc điều tra, để t́m hiểu về lai lịch của tên Thúy, cùng tất cả những dữ kiện liên hệ tới thân nhân, bạn bè, nghề nghiệp v.v. . .

 Kết quả điều tra sơ khởi, ghi nhận tên thật của y là Lê hữu Thúy, cư ngụ tại . . . đường Bạch Đằng, Gia Định, hiện làm việc tại Bộ Chiêu Hồi, với chức vụ là Đổng Lư Văn pḥng. Qua toán giám thị báo cáo, hàng ngày y đi làm bằng chiếc xe Mobylette tự động màu xanh xám, loại xe mà các cán bộ T́nh báo Cộng sản thường dùng theo kinh nghiệm đánh phá các tổ chức t́nh báo chiến lược trước đây mà S2B được biết. Phải chăng Lê hữu Thúy không thoát khỏi thông lệ này. Theo tiền tích ghi nhận, tên Thúy trước đây, thời đệ nhất Cộng Ḥa, đă bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt miền Trung bắt giữ v́ tội hoạt động gián điệp, dưới quyền điều khiển của tên đại tá Lê Câu, Cục trưởng Cục T́nh Báo miền Nam của Cộng sản.

 Tưởng cũng cần nói thêm, vào thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung, phối hợp cùng Ty Công An Huế, đă bắt trọn đám gián điệp của Cộng sản. Các tên như Lê hữu Thúy, Vũ ngọc Nhạ, Vũ hữu Ruật, Huỳnh văn Trọng. . . bị bắt tại Huế, c̣n tên đầu sỏ Lê Câu, cấp bậc Đại tá, bị bắt tại Saigon. Sau đó, bọn này bị đưa ra ṭa, và đang thụ h́nh tại Côn đảo th́ cuộc đảo chánh 1/11/1963 xảy ra. Do sự cứu xét của Hội Đồng Cách Mạng, do Tướng Dương Văn Minh cầm đầu, tất cả số này và những tù Cộng sản khác đều được trả tự do, ngược lại, những người có công trong việc truy bắt bọn Cộng sản, không chỉ riêng vụ này, đều bị bắt vô tù, kể cả Ông Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và Công An thời đó là Đại Tá Nguyễn văn Y.

 Với kết quả ghi nhận, dù ngắn gọn, nhưng cũng đủ cho S2B đánh giá, có thể tên Thúy đang tái hoạt động cho Cộng sản. Nhưng để xác định về tổ chức, thành phần nhân sự . . . của nhóm này, c̣n cần có nhiều thời gian điều tra, theo dơi tiếp. Một toán giám thị đặc biệt, gồm toàn những cán bộ giỏi của S2B đă được bố trí giám sát chặt chẽ mọi hành tung thường nhật của tên này 24/24 giờ. Đồng thời lợi dụng ưu thế xâm nhập, nhờ t́nh báo viên Z.23 đă được tên Thúy tin tưởng, giao sửa những hư hỏng vặt vảnh trong nhà, S2B đă hướng dẫn TBV Z.23 bí mật lắp đặt một hệ thống nghe lén để ghi tất cả nội dung các cuộc tiếp xúc của mục tiêu với những phần tử liên hệ trong tổ chức.

 Sau một thời gian theo dơi, S2B đă phát hiện được một mục tiêu rất đáng quan tâm. Ngày . . . tháng . . . năm 1969, mục tiêu đến tiếp xúc với tên Thúy vào lúc 8 giờ tối, cũng xử dụng chiếc xe Mobylette màu xanh xám. Hai bên đă bàn thảo nhiều về t́nh h́nh chính trị Thế Giới, trong đó có sự thắng thế của khối Cộng sản Quốc tế, cầm đầu là Liên Sô, thế mạnh của Cộng sản Việt Nam trong khối thứ 3, những chiến thắng dồn dập của Việt cộng tại miền Nam v.v. . . Trong đó có đề cập tới ưu thế của Cộng sản Bắc Việt trong bàn Hội nghị sắp diễn ra tại Paris vào đầu nam 1969. Rơ rệt đây là sinh hoạt nội bộ của cấp cơ sở và tên lạ mặt này chắc chắn là một cấp chỉ huy của Lê hữu Thúy. Vậy y là ai ? Đang làm ǵ, ở đâu ?

 Kết quả điều tra sau đó, cho biết kẻ lạ mặt này tên là Vũ ngọc Nhạ, với tiền tích hoạt động như sau :

 - Trước đây, y nguyên là Tổ trưởng điệp báo Cộng sản, dưới quyền điều khiển của tên Lê Câu, Đại tá Cục Trưởng cục T́nh báo miền Nam, đă bị Đoàn Công tác Miền Trung và Ty Công An Tỉnh Thừa Thiên bắt giữ thời Đệ nhất Cộng Ḥa và được phóng thích sau cuộc đảo chánh 1/11/1963. Sau đó, tên này tiếp tục sống dưới danh nghĩa của một nhà giáo và được che chở với chiêu bài của một tín đồ ngoan đạo, y t́m cách xâm nhập vào sinh hoạt của các Linh Mục có thế lực và có quá tŕnh chống cộng tích cực để dễ dàng hoạt động như Linh Mục Hoàng Quỳnh ở giáo xứ B́nh An (Quận 7) , Linh Mục Nhuận (?)ở nhà thờ Tân Định, là Cha đở đầu của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu.v.v. . . Nhờ giả vờ ăn nói dịu dàng, lễ phép, lại hiểu biết nhiều về t́nh h́nh chính trị quốc tế và quốc nội. . . nên được hầu hết các Cha thương mến. Các kế hoạch y đệ tŕnh để “đánh phá” Cộng sản rất được các Linh Mục này chú ư như kế hoạch xử dụng những cựu kháng chiến, những hồi chánh viên có khả năng và kinh nghiệm. . . Mục đích của y là để Cộng sản có dịp cài người của chúng vào sâu trong chánh quyền của ta qua con đường trá hồi chánh sau này. Hầu hết các đề nghị của y đều được các Cha ủng hộ mạnh mẽ và đă lần lượt giới thiệu lên cho Tổng Thống. (Nhờ vậy, sau 30/4/1975 y mới có dịp huênh hoang, tự xưng ḿnh là Cố vấn của Tổng Thống VNCH). Sau đó, mọi hoạt động của bọn này đă được từ từ bao vây và xiết chặt.

 Ngày . . . tháng . . . năm 1969, toán theo dơi phát hiện, mục tiêu xuất hiện từ nhà tại Hàng Xanh ố Gia Định - dùng xe Mobylette di chuyển về hướng Đại lộ Thống Nhất, chạy thẳng về Dinh Độc Lập, đến cổng sau gởi xe và đi vào bên trong. Độ nửa giờ sau th́ trở ra, lấy xe và đi trở về nhà.

 Y đă gặp ai trong đó? Tổ chức này quả có phần lợi hại và là một mục tiêu hết sức hấp dẫn của Khối Đặc Biệt. Có phải chăng chính tên Vũ ngọc Nhạ này là người mà Lê hữu Thúy đă tiết lộ với TBV/ Z. 23 là tổ chức của y đă cài được người vào tận dinh Tổng Thống ? Trong chiều hướng đó, Khối Đặc Biệt nhất định phải vén cái màn bí mật này càng sớm càng tốt.

 Chỉ một thời gian ngắn sau đó, toán theo dơi ưu tú của S2B đă phát hiện được một sự kiện quan trọng :

 Ngày . . . tháng . . . năm 1969, mục tiêu xuất hiện tại nhà, cũng dùng xe Mobylette đi về hướng Saigon. Khi đến góc đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi, y ngừng lại, gởi xe và vào nhà hàng Brodard ngồi uống nước và chờ đợi. Độ 10 phút sau, một người đàn ông trạc chừng 60 tuổi, ăn mặc khá lịch sự xuất hiện, đến bắt tay y, rồi ngồi xuống cạnh bên, tay cầm theo một bao thơ lớn màu vàng, khá nặng, dường như có một quyển sách bên trong ( theo báo cáo của toán giám thị ). Hai bên tiếp xúc nhau khoảng nửa giờ th́ người đến sau đứng dậy giả từ và để lại b́ thơ trên bàn cho tên Nhạ.

 Toán giám thị theo dơi sát tên này. Đương sự đến chiếc xe Citroen loại 2 ngựa màu xám mang bảng số EB . . . đậu bên vệ đường, mở máy, di chuyển về đường Tự Do, đến Nhà Thờ Đức Bà th́ chạy về hướng Nguyễn Du, sau đó quẹo về đường Huyền Trân Công Chúa, tức ngả sau Dinh Độc Lập và chạy thẳng vào bên trong.

 Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa. Mục tiêu này chắc chắn phải có sự liên hệ mật thiết với Vũ ngọc Nhạ. Dồn hết mọi nổ lực, các chiến sĩ vô danh Cảnh Sát Quốc Gia quyết định phải biết cho kỳ được nơi cư ngụ của mục tiêu quan trọng này. Đến 8:30 giờ tối, mục tiêu trở ra, hướng về đường Tự Do, đến số . . . th́ dừng lại, tắt máy xe Citroen, lên lầu, đến pḥng số . . . th́ mở cửa vào trong. Đến khoảng 10 giờ th́ tắt đèn. Đây là nơi cư ngụ của mục tiêu.

 Sưu tra tờ khai gia đ́nh, ghi nhận chủ hộ có tên là Nguyễn văn Tư. Kết quả sưu tra văn khố, đương sự vô danh. Qua cách phục sức, luôn luôn ăn mặc chỉnh tề, lúc nào cũng thắt cà- vạt, thỉnh thoảng lại mặc áo Veston đi làm, chứng tỏ mục tiêu không phải là một “nhân vật tầm thường”, ít ra cũng thuộc hàng Chủ sự hay Chánh Sở ǵ đó.

 Khối Đặc Biệt đă bí mật chụp ảnh tên này và qua ảnh phóng đại, Trung tá Nguyễn Mâu, Trưởng Khối Đặc Biệt, xác nhận đây chính là tên Huỳnh văn Trọng, Cố vấn của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, mà có lần, Trung tá Nguyễn Mâu đă được gặp nhân dịp vào dinh Độc Lập yết kiến Tổng Thống Thiệu.

 Kết quả sưu tra hồ sơ Đặc Biệt, ghi nhận trước đây Huỳnh văn Trọng có vào khu theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Sau bỏ ngũ trở về thành hoạt động trong các đảng phái chính trị tại miền Nam.

 Với một quá khứ mù mờ nhu vậy, tại sao Huỳnh văn Trọng lại lọt được vào dinh Độc lập và làm đến chức Cố vấn cho Tổng Thống? Lẽ ra, với chức vụ quan trong như vậy, y phải được điều tra thật cẩn thận trước khi được tin dùng. Vấn đề điều chuẩn an ninh nhất định không được bỏ qua. Đàng này rất tiếc nhưng không quá muộn, v́ dù sao đương sự cũng đang được lọt vào “đôi mắt xanh” của anh em Cảnh Sát Đặc Biệt rồi!

 

 III.- BIỆN PHÁP DỐI PHÓ :

 Nổ lực tiếp tục điều tra theo dơi 3 mục tiêu đầu sỏ này, S2B ngày càng thu thập them nhiều bằng cớ quan trọng khác, xác nhận cả ba đang cùng nằm trong một tổ chức T́nh báo Chiến lược, đă ăn sâu gốc rễ vào dinh Độc Lập. Chúng có cả hộp thư an toàn, hệ thống giao liên vào mật khu và lịch tŕnh tiếp xúc được ấn định trước.

 Nhưng công tác c̣n cần được nuôi dưỡng thêm một thời gian nữa, v́ dù sao, đây chỉ mới là giai đoạn đầu của mục tiêu xâm nhập được đề ra, là bọn đầu năo của chúng, Pḥng T́nh Báo Chiến Lược, thuộc Trung Ương Cục miền Nam, trực thuộc Cục Nghiên Cứu Bắc Việt. Do đó, công tác mang ngụy danh “Đống Đa” được thành h́nh.

 Để thực hiện kế hoạch này, Khối Đặc Biệt lần lượt làm những việc sau đây:

 - Thứ nhất: Thẩm tra lại sự trung thực của TBV/ Z 23, qua máy kiểm tra nói dối. Kết quả xác nhận những báo cáo của TBV/ Z 23 từ trước đến nay đều ở mức độ cao, khả tín.

 - thứ hai: Báo tŕnh kết quả điều tra sơ khởi lên Thủ Tướng Chính Phủ để có biện pháp. Sau đó, Thủ Tướng Trần thiện Khiêm đă đích thân đến Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia (lúc chưa thành Bộ Tư Lệnh) trực tiếp gặp TBV/ Z 23 để hỏi chi tiết nội vụ. Trong tinh thần tiếp xúc cởi mở, trước sự chứng kiến của Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Tổng Giám Đốc CSQG lúc bấy giờ và Trung Tá Nguyễn Mâu, Trưởng Khối Đặc Biệt, TBV/ Z 23 đă kể lại tất cả nội vụ. Thủ Tướng lắng nghe mọi chi tiết báo cáo của TBV. Sau cùng, Thủ Tướng Chính Phủ đă đưa ra 2 đề nghị để khích lệ, tùy TBV lựa chọn:

  1/ Sau khi phá vở công tác có kết quả, TBV sẽ được tuyển chọn chánh thức vào làm nhân viên CSQG, ngành Đặc biệt, với ngạch Phó thẩm Sát Viên tập sự (tương đương với Trung sĩ sau này)

  2/ T́nh báo viên sẽ được đi du lịch Hoa Kỳ 10 ngày, mọi chi phí Chính Phủ sẽ đài thọ.

 Hai điều kiện dưa ra thật hấp dẫn, nhưng TBV/ Z 23 chẩm rải thưa với Thủ Tướng: “Kính thưa bác, cháu vốn dĩ ít học, không biết chút ǵ về ngoại ngữ nên không dám đi Mỹ một ḿnh. Sau này nếu cháu làm việc có kết quả, cháu chỉ xin bác cho cháu được thật sự vào làm việc trong ngành Cảnh Sát để có cơ hội tiếp tục phục vụ đất nước, như vậy là cháu măn nguyện lắm rồi, không dám mơ ước ǵ hơn nữa”.

 Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, Thủ Tướng nói: “Bác hứa với cháu là nếu cháu làm việc có kết quả, Bác sẽ cho cháu được nhập ngạch thẳng vào ngành CSQG như cháu mong muốn. Chuẩn Tướng Trần văn Hai và Trung Tá Nguyễn Mâu sẽ đích thân làm việc này giúp cháu, cháu cứ yên tâm và làm việc cho tốt”.

 (Tưởng cũng cần nói rơ là một nhân viên Cảnh Sát khi được tuyển dụng vào ngành CSQG, cấp bậc khởi đầu là Cảnh Sát Viên Phù động Đồng Hóa Công Nhật. Với ngạch này, ít nhất là 5 năm sau, nếu chịu khó làm việc, tạo được thành tích đáng kể mới hy vọng được nhập ngạch thực thụ với cấp bậc Phó Thẩm Sát Viên tập sự. Z 23 đă được Thủ Tướng hứa cho nhập ngạch ngay sau khi công tác phá vở có kết quả, quả thực là một tưởng thưởng khá đặc biệt, ít ai được).

 Sau buổi tiếp xúc, gặp gở TBV/ Z 23, Thủ Tướng đă quyết định tŕnh nội vụ lên Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu. Đây là một sự kiện lịch sử có một không hai trong quá tŕnh hoạt động T́nh báo của Khối Đặc Biệt. Thuyết tŕnh viên cho Tổng Thống là Trung Tá Nguyễn Mâu, Trưởng Khối Đặc Biệt.

 Tổng Thống hết sức chú ư, lắng nghe từng chi tiết một. Sắc diện biến đổi từng lúc tùy theo nội dung sự việc mà Trung Tá Mâu tŕnh bày. Sự xúc động nổi lên rơ rệt trên nét mặt đầy âu lo của Tổng Thống: một kẻ địch nguy hiểm đang nằm cạnh ḿnh bấy lâu nay mà ḿnh không hay biết!

 Trải qua gần 3 tiếng đồng hồ căng thẳng đến cực độ, Trung Tá Trưởng Khối đă đi đến kết luận: “Đây là một tổ chức T́nh Báo Chiến Lược của Cộng Sản Bắc Việt, đă xâm nhập sâu vào cơ cấu chánh quyền ta qua sự điều khiển trực tiếp của Cục Nghiên Cứu miền Bắc. Tổ chức này hiện nằm trong tay của ta, nhưng Khối Đặc Biệt c̣n cần thêm một thời gian nữa để thu thập đầy đủ tài liệu và chứng cớ cũng như toàn bộ nhân sự của tổ chức để đánh phá. Đây quả là một thử thách cam go cho cả Khối Đặc Biệt và Tổng Thống, v́ nó đ̣i hỏi một sự cẩn trọng và đấu trí hết sức cam go, chỉ một sơ hở nhỏ cũng đủ gây nghi ngờ cho những tên điệp báo cáo già này và sẽ đưa đến sự đổ vỡ toàn bộ cho công tác”.

 Tổng thống đă hết sức đắn đo suy nghĩ. Các cán bộ Cảnh Sát Dặc Biệt của Trung Tá Mâu có đủ khả năng cáng đáng công tác lớn lao và nguy hiểm này hay không? Kế hoạch xâm nhập có bảo đảm được an toàn cá nhân cho Tổng Thống? Nỗi lo âu đang canh cánh trong ḷng Tổng Thống. Ông muốn làm sao Khối Đặc Biệt sớm đánh phá tổ điệp báo nguy hiểm này.

 Thấu hiểu nỗi âu lo của Tổng Thống, qua những giọt mồ hôi luôn rịn ra trên trán, Trung Tá Mâu tuyên hứa với Tổng Thống sẽ làm hết sức ḿnh để chấm dứt công tác trong một thời gian ngắn nhất. Nhưng việc trước tiên mà Khối Đặc Biệt mong mơi, là Tổng Thống tiếp tục duy tŕ mọi liên hệ với hai tên Vũ ngọc Nhạ và Huỳnh văn Trọng một cách b́nh thường. Tổng Thống không nên hạn chế việc ra vào Dinh Độc Lập của hai tên này, nhất là tên Huỳnh văn Trọng. Hăy để cho y vẫn tiếp tục vai tṛ “cố vấn” của ḿnh bằng cách trao cho y những tài liệu, kế hoạch không có giá trị, để y mặc t́nh báo cáo về cho bọn Cộng sản Bắc Việt để chúng nghiên cứu khai thác.

 Kết quả vở bi hài kịch này đă được tŕnh diễn khá xuất sắc. Trải dài gần một năm nuôi dưỡng, Huỳnh văn Trọng không hề mải mai nghi ngờ ǵ về vai tṛ Cố Vấn “bù nh́n” của ḿnh. Tài liệu vẫn được y chuyển về mật khu tới tấp. Đối với Vũ ngọc Nhạ, mỗi lần đi câu hay đi săn về, Tổng Thống không quên gởi biếu cho y, khi th́ một con cá (mua ngoài chợ), khi th́ một miếng thịt nai (ở Long Thành), khiến y lúc nào cũng vênh vênh tự đắc. Y có biết đâu, sau lưng của y, lúc nào cũng có một toán theo dơi ngày đêm, bám sát mọi hành vi của y. Nhất nhất mọi hoạt động của y đều được bí mật thu h́nh. Nhờ vậy, sau khi đánh phá, cho y xem qua mọi sinh hoạt hàng ngày của ḿnh qua màn ảnh TV, y gần như chết lặng không chối được nửa lời.

 

 IV/- PHÁ VỞ :

 Sau khi nắm vững được toàn bộ tổ chức điệp báo lợi hại này, nhận thấy việc nuôi dưỡng không c̣n hữu ích nữa, Khối Đặc Biệt đă đệ tŕnh kế hoạch phá vỡ vào ngày N. nào đó thuận lợi nhất.

 Ngày N. đă đến. Khi toán giám thị phát hiện vào lúc 15 giờ ngày. . . tháng . . . năm 1970, tên Vũ ngọc Nhạ xuất hiện từ nhà ở đường Hàng Xanh- Gia Đinh- di chuyển về hướng Saigon, chạy thẳng về Ngă Sáu Chợ Lớn, đến góc đường Nguyễn tri Phương ố Minh Mạng th́ dừng lại, dẫn xe lên lề và đứng bên đường chờ đợi. Độ 10 phút sau, một nữ giao liên mà Khối Đặc Biệt đă phát hiện trước trong lúc giám thị công tác này, xuất hiện. Tay y thị xách một cái túi nhỏ đi ngang qua mặt tên Nhạ. Sau khi nhận nhau, tên Nhạ lẵng lặng đi theo sau. Đi được một đoạn ngắn, nh́n kỹ trước sau thấy không có ǵ khả nghi, cả hai bắt đầu trao đổi tài liệu. Vũ ngọc Nhạ nhận cái túi nhỏ từ tay giao liên, đồng thời trao lại cho y thị một gói nhỏ bằng bao thuốc lá, và chia tay. Tên nữ giao liên đi thẳng về phía chợ An Đông, c̣n Vũ ngọc Nhạ quay trở lại lấy xe và chạy thẳng về nhà.

 Không bỏ sót một chi tiết nhỏ nhặt hoặc một cá nhân nào, toán giám thị thứ hai tiếp tục bám sát nữ giao liên và khi đến một đoạn đường vắng vẻ nhất, bí mật mời y thị lên xe, chạy về cơ quan S2B với đầy đủ tang chứng. Cái hộp nhỏ mà Vũ ngọc Nhạ vừa trao cho y thị, bên trong đựng 3 ống thuốc đựng đầy “vi phim” sao chụp tài liệu “kế hoạch kinh tế hậu chiến” của Giáo sư Vũ Quốc Thúc. Tài liệu này đă được Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu giao cho Huỳnh văn Trọng một tháng trước đó theo đề nghị của Khối Đặc Biệt.

 Xúc tiến kế hoạch đánh phá, ngay trong ngày hôm đó, tại dinh Độc Lập, Tổng Thống đă mở một bửa tiệc nhỏ để khoăn đăi “Ông Cố vấn” với lời cảm tạ sau cùng trước khi chấm dứt nhiệm vụ của Huỳnh văn Trọng.

 

 Ngay đêm đó, khi vừa về đến nhà th́ tên Trọng đă bị bắt giữ cùng lúc với Vũ ngọc Nhạ, Lê hữu Thúy và cả bọn, khoảng 25 tên.

 Cần nói thêm một điều, việc bắt giữ bọn này không đúng với “sách vở”, là ngay khi bắt tên nữ giao liên là phải bắt ngay Vũ ngọc Nhạ ngay chiều hôm đó, nhưng S2B không làm việc này v́ 2 lư do :

 - Phải chờ Tổng Thống kư quyết định băi chức “Cố vấn” của Huỳnh văn Trọng xong mới bắt luôn Nhạ và tất cả đồng bọn.

 - Dù S2B luôn theo sát bọn này, nhưng vẫn đề pḥng trong tổ chức của chúng có nhóm phản theo dơi đi theo để bảo vệ cuộc tiếp xúc, trao đổi với nữ giao liên, nếu bắt Vũ ngọc Nhạ giữa chốn thanh thiên bạch nhựt sẽ là điều hết sức nguy hiểm, v́ đồng bọn có thể được báo động và bôn tẩu, làm cuộc phá vở công tác không đem lại kết quả như mong muốn.

 Theo lời khai của Vũ ngọc Nhạ, chiếc túi nhỏ mà y đă nhận của nữ giao liên lúc ban chiều, trong có chứa một chỉ thị mật của căn cứ gởi cho đương sự : bức thư này được viết bằng một loại mực kín chỉ có thể mă hóa bằng một loại hóa chất đặc biệt do Liên Xô cung cấp. Chữ chỉ hiện lên và biến mất sau đó 15 phút.

 Tại hộp thơ đường Trần quang Khải, Đa Kao, ngân viên đă tịch thu được một số vi phim, đă vào sẵn trong các ống thuốc tây, nôi dung chụp lại các tài liệu mà Huỳnh văn Trọng, Lê hữu Thúy đă đánh cắp được từ Phủ Tổng Thống và Bộ Chiêu Hồi, trong đó có những kế hoạch vô giá trị mà Tổng Thống Thiệu đă đưa cho Huỳnh văn Trọng trước đây mà chúng chưa kịp chuyển về căn cứ.

 Trước những chứng cớ rành rành như vậy, cả 3 tên đầu sỏ đều thành khẩn nhận tội. Riêng Vũ ngọc Nhạ tỏ ra cởi mở và đă tâm sự với người viết bài này, là y không bao giờ nghĩ rằng tổ chức của y có thể bị phát hiện, v́ Tổng Thống Thiệu đối xử với y như một người thân trong gia đ́nh. Y có ngờ đâu, đó chẳng qua cũng chỉ là kế hoạch của Khối Đặc Biệt đề ra nhằm ru ngủ y mà thôi. Sau này nằm trong tù chắc y có dịp nghiền ngẫm và thấm thía lắm . . . Y c̣n khoe khoang là có lần đă được Tổng Thống Thiệu ngỏ ư mời y làm Cố vấn cho Tổng Thống, nhưng y từ chối, v́ y biết rằng, nếu y công khai chường mặt, sớm muộn ǵ cũng bị ngành an ninh của ta lột mặt nạ. Do đó y đă giới thiệu Huỳnh văn Trọng với Tổng Thống và y chỉ đứng trong bóng tối điều khiển sẽ có lợi hơn.

 Thành thật mà nói, trong giai đoạn đầu kế hoạch xâm nhập của tổ chức này khá thành công, nhưng may mắn nhờ ta lật tẩy sớm nên chúng chưa làm được việc ǵ quan trọng. Hầu hết những tài liệu chúng thu thập được chẳng qua chỉ là một mớ giấy lộn mà ta đă chọn để đưa cho chúng làm tin để bắt cả bọn mà thôi.

 Trong suốt cuộc điều tra theo dơi, S2.B đă theo dấu từng tên một, để từ đó có thể phăng lần ra những đồng bọn và manh mối khác. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới những tên quan trọng có liên hệ mật thiết với Huỳnh văn Trọng, ông Cố Vấn, mà thôi.

 Cuộc đấu trí đầy hứng thú đă chấm dứt, kèm theo gần 25 tên cán bộ và cơ sở của Tổ Điệp Báo này hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Trong đó có 3 tên đầu sỏ : Vũ ngọc Nhạ, Huỳnh văn Trọng và Lê hữu Thúy với 3 bản án chung thân, nằm ngoài Côn Đảo.

 

http://canhsatquocgia.org/D_1-2_2-79_4-87/ong-co-van-huynh-van-trong-la-ai.html

ÔNG CỐ VẤN :HUỲNH VĂN TRỌNG LÀ AI ?

 Trúng kế địch rồi!

 

Nhà cầm quyền CSVN đă cho thực hiện ba tác phẩm sau đây để tuyên truyền phản lại những sự thất bại về t́nh báo của họ ở miền Nam. Đó là những tài liệu bịa đặt. Người ta tưởng những tài liệu đó chỉ đánh lừa được dân miền Bắc v́ họ bị bưng bít không hiểu ǵ về t́nh h́nh, không ngờ nó cũng đă đánh lừa được cả các cấp của VNCH và những người chống Cộng! Yếu kém như thế, làm mất miền Nam là chuyện đương nhiên. 

Sau đây là ba tác phẩm tuyên truyền bịp bợm của địch:

(1) Bộ phim “Ván Bài Lật Ngửa” gồm 8 tập của đạo diễn Khôi Nguyên (tên thật Lê Hoàng Hoa), do Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Sài G̣n sản xuất từ 1982 đến 1987. Bộ phim này kể về quăng đời hoạt động của điệp viên Phạm Ngọc Thảo và tôn Phạm Ngọc Thảo là “một điệp viên siêu hạng”. 

(2) Bộ truyện “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Điệp Viên” của nhà văn Hữu Mai, viết về cuộc đời hoạt động của điệp viên Vũ Ngọc Nhạ trong khoảng thời gian từ năm 1958 đến năm 1975 và vụ án Huỳnh Văn Trọng. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1987, bao gồm 3 tập. 

(3) Cuốn “Phạm Xuân Ẩn – Tên người như cuộc đời” của Nguyễn Thị Ngọc Hải. Đây là cuốn tiểu thuyết viết rất bựa v́ bà Hải không biết chút ǵ về tổ chức chính quyền miền Nam nên cứ phang bừa thành ra lố bịch. 

Với sự đồng ư của chính phủ VNCH, Mỹ dùng Trần Ngọc Hiền qua Trần Ngọc Châu để nói chuyện với Việt Cộng. Thấy thế, Tổng Thống Thiệu cũng dùng Huỳnh Văn Trọng để bí mật nói chuyện với Việt Cộng (Hai người được cử làm phụ tá cho Huỳnh Văn Trọng hiện đang ở Orange County). Mỹ phát hiện ra, phá vở đường dây Huỳnh Văn Trọng. Nguyễn Văn Thiệu giận, ra lệnh bắt Trần Ngọc Hiền và Trần Ngọc Châu (xem hồi kư Trần Ngọc Châu). Vũ Ngọc Nhạ chi là tên liên lạc giữa Huỳnh Văn Trọng và Việt Cộng, thỉnh thoảng có theo Trọng vào Dinh Độc Lập gặp Thiệu. Câu chuyện chỉ có thế thôi. 

Câu chuyện rất dài. Nhưng chỉ cần đọc đoạn sau đây trong Cuốn hồi kư mang tên “Bội Phản hay Chân Chính?” của Dư Văn Chất, Phái khiển của “Cụm t́nh báo chiến lược A.22”, tức người chỉ huy Vũ Ngọc Nhạ, nói về hoạt động của Đoàn Công Tác Đặc Biệt, sẽ thất rất rơ: 

“Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một “siêu tổ chức” với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và táo bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến Việt Cộng ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đ̣i hỏi hiệp thương tổng tuyền cử cho tới tiếng súng Đồng Khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đ́nh Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá vào cơ quan đầu năo của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Năm, Tỉnh Ủy Thừa Thiên, Thành Ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở Đặc Khu Sài G̣n Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là Mật vụ Miền Trung đánh bắt gọn các lưới T́nh Báo Chiến Lược của ta trải suốt từ Bến Hải tới Sài G̣n trong ṿng chỉ một năm.”

 

[Dư Văn Chất, Bội Phản hay Chân Chính, Saigon 1992, tr.2].

Những tài liệu tuyên truyền bịp bợm như vậy của địch mà cũng tin được, thua là chuyện không tránh được.

 

Tú Gàn

 

Like

 

 

xichloviet 4:44 am on October 27, 2011   

Nói rằng nhà cầm quyền VN cho in những cuốn tiểu thuyết để “ tuyên truyền phản lại những sự thất bại về t́nh báo của họ ở miền Nam “ là hoàn toàn vơ đoán. Đă là tiểu thuyết th́ phải hư cấu không thể xem chuyện hư cấu là tuyên truyền, và những nhà văn nếu được đặt hàng để tuyên truyền th́ không thể thành công vướt trội như thế được. 

Tiểu thuyết “ván bài lật ngửa “ của tác giả Trần Bạch Đằng lấy bút hiệu Nguyễn Trương Thiên Lư đă chuyển thể thành phim và thành công ngoài mong đợi dù chỉ bằng kỹ thuật điện ảnh hết sức thô sơ. Tiểu Thuyết “ông Cố Vấn cũng vậy , cả hai đều xuất bản năm 1988 th́ không thể nói là “ những tài liệu bịa đặt chỉ đánh lừa được nhân dân miền Bắc” được. 

Không cần biết miền nào, nếu cư hấu vô lư không thực tế sẽ bị độc giả tẩy chay ngay. Cuốn “Phạm Xuân Ẩn tên người như cuộc đời” xuất bản năm 2006 lại càng không thể nói “tuyên truyền để phản lại thất bại t́nh báo”. Nhân vật có thật Phạm Xuân Ẩn là thiếu tướng t́nh báo của CS được Larry Berman gọi là Perfect Spy trong tác phẩm Perfect Spy xuất bản tại Mỹ năm 2007 suốt mấy chục năm hoạt động ông vẫn giữ được vỏ bọc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một điệp viên chiến lược khiến chính Mỹ cũng phải thán phục th́ làm sao có thể gọi được rằng “thất bại về t́nh báo”? 

Kế hoạch Lam Sơn 719 một kế hoạch được xem là chuẩn bị quy mô chu đáo nhất của quân đội Saigon đă bị lộ từ trứng nước và thất bại thảm hại trong đó có đóng góp vô cùng to lớn của mạng lưới tính báo CSVN.

Ngoài các điệp viên chiến lược được gài vào guồng máy của địch, CSVN c̣n có cả mạng lưới t́nh báo nhân dân vô cùng hiệu quả mà trong cuốn Bare feet, iron will của tác giả James G. Zumwalt đă mô tả rất cụ thể. Một em bé chăn trâu, một chị bán hàng rong đều có thể là tai mắt cho CSVN mối đe dọa hiểm nguy như thiên la địa vơng bao vây họ. Có thể nói nếu không có mạng lưới t́nh báo, CSVN không thể chiến thắng nhanh chóng như vậy. Cho rằng t́nh báo của CS thất bại th́ có nghĩa là t́nh báo VNCH đă thắng chăng? Thực tế đă trả lời. 

akak47 8:15 am on October 27, 2011       

-Chiên da Tú gàn viết bài phản bác kém quá.Hay phải chăng ư của chiên là cứ để cụ Ngô muôn năm c̣n sống th́ không mất nước?Nên nhớ rằng cả 3 tác phẩm mà chiên nêu ra để cho rằng đám lănh đạo đệ nhị CH yếu kém,mất nước là đương nhiên đều viết ra sau năm 75 cả.Như vậy cái quan trọng nhất là mất nước th́ cũng mất rồi,đám lănh đạo kia tin hay không tin th́ giải quyết được chuyện ǵ nữa mà kêu người ta cả tin hay yếu kém.CS thắng th́ cũng thắng rồi,mấy chú nào đáng lượn th́ cũng lượn rồi.Ai có khả năng th́ viết truyện,tiểu thuyết có sao đâu.C̣n nước non,giá trị ǵ nữa đâu mà phải phản tuyên truyền với phản linh tinh.Thua trắng mắt ra mà cứ bày đặt.Chán quá đi…. 

Nguabuon Thuong 2:14 pm on October 27, 2011        

KINH THUA CHU TU GAN.NEU NUOC VN MA KHONG CO ONG BAO DAI VA GIONG HO NGO THI NUOC VN SE DUNG HANG DAU CUA 2 CHU HOA BINH ROI.GIONG HO NGO DINH DIEM LA NHUNG KE HAI NUOC HAI DAN..

 

Lại chuyện Vũ Ngọc Nhạ!

 

Anh Đào Văn,

 

Những bài Trần Trung Quân và Việt Cộng viết về các vụ gián  điệp dưới thời VNCH  (Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ẩn) đều là những chuyện bịa đặt, viết theo kiểu tiểu thuyết hoang đường với mục tiêu tuyên truyền và đánh lạc hướng. Nay nhóm lau nhau của Giao Điểm và Ấn Quang đang mơ tưởng có thể “DÙNG VỌNG NGỮ LÀM CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT” thay cho Kinh Phật và Phật pháp, đă khai thác triệt để các tài liệu này như vơ khí tác chiến của họ, che đậy cho những sai lầm nghiêm trọng mà Giáo Hội Ấn Quang đă vấp phạm trong cuộc chiến vừa qua, đưa đất nước và Phật giáo vào những ngày đen tối.

Chúng tôi đă viết nhiều bài phản biện với những tài tiệu chứng minh những sự kiện mà họ đưa ra là bịp bợm. Riêng vụ Vũ Ngọc Nhạ, chúng tôi xin tóm lược lại một lần nữa như sau:

Vũ Ngọc Nhạ sinh ngày 30.3.1928 tại Thái B́nh. Năm 1954, Nhạ di cư vào Nam và làm thư  kư công nhật B3 (thư kư đánh máy) ở Sở Đào Kinh thuộc Bộ Công Chánh, bị  Đoàn Công Tác Đặc Biệt bắt năm 1958 v́ nằm trong một ổ nội gián thuộc cụm t́nh báo A.22 của Việt Cộng ở Sài G̣n. Vũ Ngọc Nhạ đă khai báo thành thật giúp Đoàn Công Tác bắt toàn bộ cụm này và đồng ư làm gián điệp nhị trùng cho đoàn. Đoàn đă huấn luyện rồi thả ra  để lấy tin  từ phía VC cho Đoàn. Anh Thái  Đen (Nguyễn Tư Thái) cho chúng tôi biết mỗi tháng chính anh là người đem lương đi phát cho Nhạ.

Khi nhóm ĐGM Lê Hữu Từ (1896 – 1967) hoạt động chống ông Diệm, Nhạ được đưa xuống nắm vùng ở B́nh Đông, Quận 8, để theo dơi nhóm Phát Diệm của Linh mục Hoàng Quỳnh, v́ Nhạ có ở Phát Diệm trước 1954 và quen biết nhiều người ở Phát Diệm, mặc dầu Nhạ không phải là người công giáo. Sau khi  ông Diệm bị giết,  Nhạ  được cha Nhuận  đưa về xếp giấy trong nhà in của cha ở Phú Nhuận. Nhạ dời về ở số 19-E lầu I, dăy nhà bên hông chợ Thị Nghè. Ít lâu sau, Nhạ lại dời về khu cầu Trương Minh Giảng, bên Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Khi Mỹ dùng Trần Ngọc Châu  để nói chuyện với Việt Cộng qua Trần  Ngọc  Hiền trong Cụm t́nh báo A-68 với sự đồng ư của Tổng Nha Cảnh Sát VNCH, ông Thiệu cũng muốn làm như vậy nên nhờ Nguyễn Cao Thăng, lúc đó là Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thống, đi kiếm người. Nguyễn Cao Thăng giới thiệu người bạn thân của  ông ta lúc c̣n ở Huế, đó là Huỳnh Văn Trọng, người Kim Long. Trọng  ở Ḍng  Đamin ra,  học luật  ở Hà Nội, sau 1945 trở về Huế và làm việc  cho Deuxième Bureau (Pḥng II) của Pháp, sau qua làm thẩm phán công tố. Ông Thiệu chịu liền. Vấn  đề thứ hai là t́m người liên lạc với trong chiến khu.

Sau khi thăm hỏi các nhân viên t́nh báo cũ của  Đoàn CTĐB, Nguyễn Cao Thăng  được biết Vũ Ngọc Nhạ có  đường  dây liên lạc với Việt Cộng,  nên lên nhà thờ Phú Nhuận gặp cha Nhuận. Cha Nhuận hỏi Nhạ th́ Nhạ xin một tuần  để trả lời. Một tuần sau Nhạ cho biết  đă bắt lại  được  đường  dây cũ  nên có thể giúp liền lạc.  Ông Thiệu liền cử Huỳnh Văn Trọng làm Phụ Tá Tổng Thống (đặc trách liên lạc với VC)  để có uy thế khi đi nói chuyện với đại diện “phía bên kia”. Chuyện này Tổng Nha Cảnh Sát và Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo VNCH không hay biết.

Vũ Ngọc Nhạ  dẫn Huỳnh Văn Trọng  đi gặp  đại diện VC tại một vài nơi, khi ở Đồng Ông Cộ, khi ở cầu B́nh Lợi, khi ở Hàng Xanh... Có lần Vũ Ngọc Nhạ đă đưa Huỳnh Văn Trọng đi gặp Phạm Hùng. Những việc liên lạc này đă bị CIA phát hiện. Mặc dầu biết rất rơ  đó là  đường dây của  Tổng Thống Thiệu, CIA đă phái điệp viên William James Porter đến giúp Tổng Nha Cảnh Sát theo dơi để phá vỡ. Porter đă cung cấp cho cảnh sát các máy thu thanh và thu h́nh tự động rất tinh vi để theo dơi nội vụ và làm bằng chứng. Ngày 20.9.1969 Tổng Nha Cảnh Sát đă mở cuộc hành quân xúc toàn bộ các cụm t́nh báo Việt Cộng hoạt động chung quanh Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng, trong đó có Lê Hữu Thúy, Phạm Xuân Ḥe, Vũ Hữu Ruật, Lê Thị Nuôi, v.v. Huỳnh Văn Trọng cũng bị bắt tại nhà ở đường Lê Lợi, Quận 1, Sài G̣n.

Trước t́nh trạng này,  Tổng Thống Thiệu phải hy sinh Huỳnh Văn Trọng và có hứa với Nguyễn Cao Thăng rằng sau một thời gian Trọng sẽ được thả ra và bảo Trọng  đừng khai ǵ hết.

Để chơi lại Mỹ, Tổng Thống Thiệu ra lệnh bắt Trần Ngọc Châu. Tướng Trần Văn Hai không chịu bắt v́  đă có cam kết với Mỹ cho tổ này hoạt động.  Ông Thiệu nói phải bắt, Tướng  Hai  đ̣i phải có lệnh  viết của Thủ Tưóng Trần Thiện Khiêm ông mới bắt.  Tổng Thống Thiệu phải bảo Thủ Tướng Khiêm viết lệnh, Tướng Hai mới chịu bắt  và  đem ra truy  tố. Nhưng sau khi xét xử, Mỹ can thiệp dữ quá,  ông Thiệu cũng phải thả Trần Ngọc Châu ra.

Vũ Ngọc Nhạ bị bắt ngày 16.7.1969. Ngày 29.11.1969 bị Ṭa Án Lưu Động Mặt Trận Vùng III Chiến Thuật tuyên án khổ sai chung thân, bị đưa ra giam tại Côn Đảo và đến năm 1973 th́ được trao trả cho Việt Cộng tại Lộc Ninh.

Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn là gián điệp 3 mang, vừa lấy tin cho Việt Cộng, vừa lấy tin cho VNCH và vừa lấy tin cho Mỹ. C̣n Vũ Ngọc Nhạ chỉ là gián điệp 2 mang, vừa lấy tin cho Việt Cộng vừa lấy tin cho VNCH, nhưng Nhạ có tŕnh độ học vấn thấp (khoảng đệ lục) nên chỉ có thể lấy tin vặt hoặc làm liên lạc giữa hai bên. Ấy thế mà khi Việt Cộng dùng tài liệu giả thổi lên để tuyên truyền và đánh lừa, một số người chống cộng, nhóm Phật Giáo Ấn Quang (gồm cả Ḥa Thượng Quảng Độ) và nhóm Giao Điểm, tin rằng chuyện Vũ Ngọc Nhạ “cố vấn ba đời Tổng Thống VNCH” là có thật! V́ thế, chuyện Miền Nam mất và Giáo Hội Ấn Quang bị bể tan thành nhiều mănh là chuyện không có ǵ đáng ngạc nhiên.

 

Ngày 4.7.2015

 

Lữ Giang

Điệp Viên Lê Hữu Thúy

 Lữ Giang       

Wednesday, 01 April 2009 04:40

 

Báo Quân Đội Nhân Dân online có đăng một bài nói về điệp viên Lê Hữu Thúy dưới đầu đề “Sự kiện & nhân chứng, Trên mặt trận thầm lặng”, nêu lên một thành tích đặc biệt mà Lê Hữu Thúy đă lập được tại Miền Nam Việt Nam, đó là “Đoạt mật điện của Nguyễn Văn Thiệu” về số tù binh cộng sản ở Côn Sơn.

Như chúng tôi đă nói nhiều lần, từ trước đến nay, Đảng CSVN đă cho viết khá nhiều chuyện ly kỳ về điệp viên của họ hoạt động tại Miền Nam Việt Nam dưới thời VNCH, đặc biệt là các điệp viên Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ẩn. Nhưng tất cả những câu chuyện này đều là huyền thoại.

Một tên điệp viên cắc ké như Vũ Ngọc Nhạ, thư kư đánh máy công nhật B3 ở Sở Đào Kinh thuộc Bộ Công Chánh, chưa hề được bắt tay bất cứ tổng thống nào của miền Nam, lại được tôn là “cố vấn ba đời tổng thống”! Phạm Xuân Ẩn chỉ là điệp viên nhị trùng của Trần Kim Tuyến, được đưa qua Mỹ huấn luyện rồi về hoạt động ở Việt Tấn Xă, ăn lương công cán ủy viên Phủ Tổng Thống. Khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, Phạm Xuân Ẩn bị loại nên CIA đă tuyển dụng Ẩn làm điệp viên nhị trùng, đưa vào làm ở tuần báo Time. Hà Nội gọi Phạm Xuân Ẩn là “siêu điệp viên”, c̣n Larry Berman, cóp nhặt tài liệu của Việt Cộng lại rồi viết sách tôn Phạm Xuân Ẩn lên làm “điệp viên hoàn hảo” (perfect spy). Hỏi Phạm Xuân Ẩn làm cái quái ǵ mà được gọi là “siêu điệp viên” hay “điệp viên hoàn hảo”, tác giả chỉ nói một cách mập mờ rằng Phạm Xuân Ẩn đă lấy cắp được nhiều tài liệu bí mật của Mỹ và gởi cho Hà Nội, nhưng lại không cho biết lấy của cơ quan nào, làm cách nào đề lấy và nội dung của các văn kiện đó là ǵ. Quả thật Phạm Xuân Ẩn có gởi cho Hà Nội một số văn kiện mật của Mỹ, nhưng đó chỉ là những văn kiện hoặc giả, hoặc đă bị biến chế, hoặc không c̣n tác dụng... được CIA giao cho Phạm Xuân Ẩn gởi đi.

Hà Nội thừa biết Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn và một số tên khác chỉ là điệp viên dỏm, nhưng được thổi lên để che lấp về việc hệ thống t́nh báo của Hà Nội đă bị phá tan hoang tại Miền Nam, nhất là dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà: Hai tên chỉ huy t́nh báo cao cấp nhất tại Miền Nam do Hà Nội đưa vào đă bị tóm gọn, đó là Đại Tá Lê Câu, chỉ huy về Điệp Báo và Trần Ngọc Ban (tự là Trần Văn Trí, tự là Trần Quốc Hương hay Mười Hương). Khoản 60 cụm t́nh báo chiến lược của Hà Nội đă bị phá vỡ và trên 95.000 cán bộ nằm vùng đă bị bắt.

Chúng tôi nghĩ rằng lá bài Lê Hữu Thúy, người được Đỗ Mậu bảo vệ để hoạt động tại Miền Nam, sẽ không được xử dụng để tuyên truyền, v́ Thúy đang là Cục Phó Cục T́nh Báo Hải Ngoại, nhưng nay báo Quân Đội Nhân Dân lại dựng lên. Dĩ nhiên, những ǵ báo Quân Đội Nhân Dân viết ra chỉ là huyền thoại. Những người đă từng bắt và thẩm vấn Lê Hữu Thúy và hồ sơ Lê Hữu Thúy vẫn c̣n đó. Xin độc giả đọc nguyên văn bài của nhật báo Quân Đội Nhân Dân nói về điệp viên Lê Hữu Thúy trước khi chúng tôi tŕnh bày những sự thật.

LẤY ĐƯỢC 5 BẢN MẬT MĂ!

“Bản tuyên dương công trạng của lưới t́nh báo H10-A22 anh hùng có một ḍng: "Đặc biệt... năm 1973 tại Côn Đảo, lấy được 5 bản mật mă (nguyên bản) có đầy đủ số liệu 12.000 tù chính trị địch toan thủ tiêu, đă chuyển kịp về cho phái đoàn ta ở Pa-ri đấu tranh buộc địch phải trao trả tháng 7-1973 tại Lộc Ninh...". Người lập chiến công kỳ tài đó, đồng chí Lê Hữu Thúy (bác Năm, Lê Nguyên Vũ) Anh hùng LLVT nhân dân kể lại:

“... Mùa xuân 1973, tại hội nghị Pa-ri, khi bàn thảo việc trao đổi tù chính trị, phía Sài G̣n đưa ra con số tù ở Côn Đảo chỉ có 5.000 người là số tù đă có án, sai biệt rất xa con số phái đoàn ta đưa ra hơn một vạn người. Phải lấy được các bản mật điện (bản gốc) về con số hàng vạn tù chính trị ở Côn Đảo mới đủ bằng cứ pháp lư đấu tranh. Nhiệm vụ cấp bách đó được giao cho tôi.

“... Tôi sinh năm 1926, quê ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Bố mẹ không theo đạo nhưng gia đ́nh đông anh chị em, là con trai một nên hồi nhỏ tôi được đi học ở trường ḍng... Cơ duyên, cùng học trường ḍng ở Thanh Hóa, khi đi hoạt động cách mạng tôi đă “kết thân” với Trần Kim Tuyến (về sau làm trùm mật vụ nhà Ngô) trong phong trào học sinh-sinh viên ở Hà Nội năm 1950-1951, và “gắn bó” với đạo Thiên chúa. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ "di cư" vào Nam, ông Trần Sĩ Ban (Mười Hương) phụ trách cụm t́nh báo chiến lược GH chỉ đạo cho ông cùng Vũ Ngọc Nhạ đi sâu vào khối công giáo di cư... Huỳnh Văn Nhiệm, tướng Ḥa Hảo là Thứ trưởng Nội vụ nhà Ngô tin cử ông làm "công cán ủy viên" của Bộ Nội vụ, liên lạc với các lực lượng B́nh Xuyên, Cao Đài, Ḥa Hảo. Tướng Năm Lửa (Trần Văn Soái), tổng chỉ huy lực lượng Ḥa Hảo, Quốc vụ khanh kiêm ủy viên quốc pḥng chính phủ, phong cho ông làm “cố vấn đặc biệt” của hắn, trong khi ông đang là một.

“Khi là "công cán ủy viên" phụ tá Bộ trưởng thông tin và chiêu hồi, từ 1965 đến 1968 ông cùng các thành viên A-22 thu thập nhiều thông tin, tài liệu của ngụy quyền và của Mỹ phục vụ cho chiến lược cách mạng. Do CIA khám phá ra, tháng 7-1969 toàn bộ lưới A-22 bị bắt (ngoại trừ anh Mười Hương kịp rút ra căn cứ). "Vụ án gián điệp lớn nhất mọi thời đại" thời đó trở thành vụ án chính trị mà "nhân chứng" quan trọng nhất ṭa không triệu tập được v́ đó chính là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Mặt trận vùng 3 chiến thuật mở phiên ṭa ở Sài G̣n tháng 11-1969 không dám tuyên phạt một án tử h́nh nào. Ông cùng các đồng chí trong lưới A22 một lần nữa thoát án tử h́nh. Cuối năm 1971 th́ bị đày ra Côn Đảo...

“... Khi ra đảo, tôi được tổ chức gợi ư t́m cách ra ngoài để tiếp tục hoạt động. Nhờ bắt được liên lạc với một người có chức vị vốn trước đây là nhân viên dưới quyền, “cơ sở” này đă vận động giúp tôi được ra ngoài trú tại khu do ban an ninh đảo quản lư để vừa dạy thêm tiếng Anh cho con chúa đảo Đào Văn Phô vừa phụ việc cho viên kế toán ở văn pḥng quản đốc sắp măn hạn. Khi tổ chức giao nhiệm vụ “đặc biệt”, dựa vào con số để phân phối lương thực hằng ngày, tôi biết số tù có chừng 2 vạn người (17.000 tù chính trị, 3.000 thường phạm). Nhưng phải lấy được tài liệu gốc mới có giá trị làm chứng cứ đấu tranh... Hằng ngày, nhiều người ra vào bộ phận kế toán làm việc, tôi vờ sang hỏi lại con số tù cho việc tính thực phẩm, để quan sát pḥng quản đốc... Một chiều thứ bảy, tôi nêu lư do cần làm thêm cả tối và sáng chủ nhật cho xong bản quyết toán kịp tŕnh về Nha cải huấn, tên kế toán trưởng đă giao ch́a khóa lại. Dùng nến lấy mẫu, tôi nhờ cơ sở làm dịch vụ ở nhà máy điện làm thêm ch́a khóa mới. Khi nhận được “hợp đồng” với tổ chức, lại vào tối thứ bảy, tôi chui qua trần nhà vào pḥng quản đốc mở tủ, đoạt gọn bản danh sách số tù chính trị, đủ cả 5 bản mật điện (bản gốc) có dấu đỏ của Thiệu...

“Khi đoàn điều tra hỗn hợp của Thiệu ra đảo lần theo dấu vết, bắt người có số tù CT-847 là tôi tra tấn... Nhưng bọn an ninh, mật vụ của Thiệu đâu ngờ: Ngày chủ nhật ấy, như thường lệ trực thăng phủ tổng thống lại đưa Nguyễn Văn Thiệu cùng các ca sĩ ra "nhà mát" bên sân bay Cỏ Ống ăn chơi. Chúng không hề nghi ngờ viên phi công chở Thiệu lại là một giao thông t́nh báo Việt cộng... Bản mật điện về danh sách tù chính trị cộng sản ở Côn Đảo mà một số chúng đă chuyển đi, Thiệu định cho giấu nhẹm rồi t́m cách thủ tiêu bí mật, đă "hỏa tốc" tới Pa-ri, làm cho phía Mỹ-Thiệu "cứng họng", buộc phải đưa vào danh sách trao trả 12.000 tù chính trị ở Côn Đảo. C̣n tôi một lần nữa thoát hiểm, sau cũng được trao trả trở về.”

MINH HẢI (ghi)

Tài liệu này trước đó đă được đăng trên vietbao.vn online dưới đầu đề Hoàn thành “điệp vụ bất khả thi” do Mạnh Việt viết, nhưng nội dung lại có nhiều chi tiết khác xa và Lê Hữu Thúy được gọi là Năm Lê!

ĐỖ MẬU, TÊN NỐI GIÁO CHO GIẶC

Như chúng tôi đă nói, cuối năm 1958, sau khi phanh phui ra hầu hết các tổ t́nh báo của Việt Cộng đang hoạt động trong Đô thành Sài G̣n, Đoàn Công Tác Đặc Biệt do ông Dương Văn Hiếu lănh đạo, đă quyết định bắt hai cụm t́nh báo chiến lược, đó là cụm A.22 và cụm A.25. Cụm A.22 hoạt động tại Bộ Công Chánh và Giao Thông và cụm A.25 hoạt động tại Nha An Ninh Quốc Đội do Đổ Mậu làm Giám Đốc. Cả hai cụm này được gọi là “Cụm T́nh Báo Chiến Lược” v́ do Cục T́nh Báo Chiến Lược ở Hà Nội tổ chức và điều hành chứ không phải do các tổ chức t́nh báo địa phương. Hai cụm này về sau phối hợp hoạt động trong vụ Huỳnh Văn Trọng.

1.- Tổ chức t́nh báo của Hà Nội.

Gọi là “Cụm T́nh Báo Chiến Lược”, nhưng thật sự mỗi “cụm” chỉ có 3 người: Phái khiển, cán bộ và cơ cán. Đó là tổ tam tam. Phái khiển (agent) được coi như tổ trưởng, có nhiệm vụ thu lượm tin tức và lập báo cáo bằng mật mă. Cán bộ là người chuyển báo cáo của phái khiển đến cơ cán. Cơ cán có nhiệm vụ giao thông liên lạc, chuyển tài liệu đi. Các chỉ thị từ trên xuống, đă được chuyển ngược lại. Phái khiển và cơ cán không biết nhau. Họ chỉ gởi và nhận báo cáo qua cán bộ.

Một th́ dụ cụ thể: Cụm A.22 ở Bộ Công Chánh gồm có: Phái khiển là Nguyễn Trọng Văn, tức Chất, tức Mạnh. Cán bộ là Vũ Ngọc Nhạ và Cơ Cán là Phạm Văn Đường. Cả ba đều là thư kư đánh máy công nhật B3 ở Sở Đào Kinh thuộc Bộ Công Chánh, do Kỹ sư Nguyễn Sỹ Cảnh làm chánh sự vụ. Kỹ sư Cảnh là cha vợ của Cao Đăng Chiếm. Ba tên này đă được Kỹ sư Cảnh tuyển dụng.

Năm 1959, cụm t́nh báo này đă bị tóm gọn, kể cả Kỹ Sư Nguyễn Sỹ Cảnh, nhưng Vũ Ngọc Nhạ đồng ư hợp tác nên năm 1961 đă được phóng thích dưới danh nghĩa một cán bộ hồi chánh bị quản chế, hàng tháng phải tŕnh diện cơ quan an ninh, nhưng trong thực tế Nhạ đă hoạt động đắc lực cho Đoàn Công Tác Đặc Biệt trong công tác lấy tin tức. Lương của Nhạ do Đoàn Công Tác trả.

Tính đến cuối năm 1959, Đoàn Công Tác Dặc Biệt đă phá vỡ khoảng 60 cụm t́nh báo chiến lược của Hà Nội do Mười Hương chỉ huy. Chúng tôi c̣n lưu giữ được 45 tên phái khiển điều khiển các cụm t́nh báo này như Nguyễn Thiên (Đà Nẵng), Nguyễn Đ́nh Quảng (tự Giáo, tự Minh Vân), Nguyễn Tuyên (nhân viên Phủ Tổng Thống), Nguyễn Văn Măi (tự Hội, tự Ba Tam, sau này là Đại Tá), Phạm Kim Thịnh (anh em cột chèo với Mai Chí Thọ), Hoàng Đ́nh Phương (Sở Ngoại Viện) v.v. Đây là thất bại rất lớn lao của Mười Hương. Nhưng nay các cơ quan truyền thông của đảng CSVN đă viết ngược lại với nhiều chuyện bịa đặt.

2.- Bắt cụm t́nh báo của Lê Hữu Thúy

Theo Ông Dương Văn Hiếu, Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt, mỗi khi phát hiện một cán bộ t́nh báo của Việt Cộng hoạt động trong quân đội, Đoàn thường thông báo cho Nha An Ninh Quân đội điều tra để loại trừ. Đại Tá Đỗ Mậu đă cử Trung Úy Đạt liên lạc với Đoàn Công Tác Đặc Biệt để xin tài liệu và phối hợp công tác. Tuy nhiên, kể từ năm 1958, mỗi khi Đoàn thông báo cho Đại Tá Đỗ Mậu một cụm t́nh báo nào của Việt Cộng đang hoạt động trong quân đội th́ chỉ ít lâu sau là những người này đă biến mất, như trường hợp của Trung Úy Thịnh ở Pḥng I Bộ Tổng Tham Mưu, các điệp viên khác ở Quân Đoàn III... Đoàn đă liên lạc với Đại Tá Phước, Trưởng Pḥng II, để yêu cầu xem lại việc này. Đại Tá Phước điều tra và xác nhận rằng các sĩ quan có tên trong danh sách của Đoàn Công Tác gởi qua đều đă đào ngũ! Ai đă thông báo cho họ?

Trước t́nh trạng này, Đoàn đă quay mũi dùi vào Nha An Ninh Quân Đội của Đại Tá Đỗ Mậu để điều tra th́ phát hiện ra Lê Hữu Thúy tự Thắng, Trưởng Pḥng An Ninh của Nha An Ninh Quân Đội là một điệp viên của Cục 2 Quân Báo Việt Cộng đang chỉ huy một cụm t́nh báo quan trọng tại đây, đó là Cụm A.25. Cụm này gồm có Lê Hữu Thúy là Phái khiển, Nguyễn Xuân Ḥe là Cán bộ, và Vũ Hữu Ruật là Cơ Cán.

Trong bài đăng trong báo Quân Đội Nhân Dân nói trên, Lê Hữu Thúy cho biết “khi đi hoạt động cách mạng tôi đă “kết thân” với Trần Kim Tuyến”, người lănh đạo cơ quan mật vụ của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Nhưng sự thật không phải như thế. Lê Hữu Thúy chưa bao giờ gặp Trần Kim Tuyến và chính Trần Kim Tuyến là người đă ra lệnh bắt Lê Hữu Thúy.

Vốn là một kư giả không có tiếng tăm ǵ, Lê Hữu Thúy có bằng Tú Tài nên đă đi sĩ quan Thủ Đức. Sau khi tốt nghiệp, Thúy đă chạy tiền để được Đại Tá Đỗ Mậu can thiệp xin cho về làm việc tại Nha An Ninh Quân Đội, sau đó được Đỗ Mậu giao cho làm Trưởng Pḥng An Ninh!

Nắm được bằng chứng như trên, nhưng v́ sợ đụng chạm với Đỗ Mậu, Đoàn Công Tác đă phải tŕnh nội vụ lên ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, rồi âm thầm lén bắt Lê Hữu Thúy mà không cho Đại Tá Đỗ Mậu hay biết. Khi biết Lê Hữu Thúy đă bị Đoàn Công Tác bắt, Đại Tá Đỗ Mậu rất tức giận. Nhưng ông không dám xin gặp ông Nhu ngay mà đến gặp ông Nguyễn Đ́nh Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống, tố cáo Đoàn Công Tác đă lộng hành, không coi ai ra ǵ hết, và nhờ ông Nguyễn Đ́nh Thuận dẫn vào gặp Tổng Thống Diệm để tŕnh bày sự việc đă xẩy ra. Sau khi nghe Đỗ Mậu tŕnh bày, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cho biết trước khi Đoàn Công Tác bắt Lê Hữu Thúy, ông Trưởng Đoàn Dương Văn Hiếu đă tŕnh hồ sơ cho Tổng Thống xem và Tổng Thống ra lệnh bắt.

Sau vụ này, Đại Tá Đỗ Mậu đă bị ông Nhu xài xể rất nặng lời. Từ đó, Đại Tá Đỗ Mậu không c̣n liên lạc với Đoàn Công Tác như trước nữa và để tâm thù ông Dương Văn Hiếu v́ đă làm mất “uy tín” của ông trước Tổng Thống và ông Cố Vấn!

LÊ HỮU THÚY CHUYỂN HƯỚNG

Sau khi bắt Lê Hữu Thúy, Đoàn Công Tác chỉ giữ Lê Hữu Thúy một thời gian ngắn để khai thác tin tức về hoạt động của cụm t́nh bào A.25, rồi chuyển ra Trại Toà Khâm ở Huế.

Trại Toà Khâm lúc đó là trại chuyển hướng các cán bộ Việt Cộng do ông Lê Văn Dư chỉ huy. Ông Lê Văn Dư vốn là Trưởng Chi Công An Quận Hương Thủy. Khi Đoàn Công Tác vào Nam hoạt động, ông Lê Văn Dư được đưa về làm Trưởng Ban Khai Thác của Nha Công An Trung Việt và phụ trách Trại Toà Khâm. Từ năm 1958 – 1961, ông Dư được cử làm Trưởng Ty Công An Cảnh Sát Thừa Thiên - Huế, nhưng vẫn kiêm chức vụ nói trên.

Theo ông Lê Văn Dư và các nhân viên phụ trách Trại Ṭa Khâm cho biết Lê Hữu Thúy là người có tŕnh độ cao nhất trong số cán bộ cộng sản bị bắt. V́ được ưu đăi và thuyết phục bằng nhiều cách, Lê Hữu Thúy đă chuyển hướng, sau đó được chọn làm một trong các bộ của trại có nhiệm vụ khai thác tin tức từ các cán bộ cộng sản bị bắt và thuyết phục họ chuyển hướng. Cũng theo ông Lê Văn Dư, Lê Hữu Thúy là một cán bộ làm việc có phương pháp, có nhiệt t́nh và đem lại nhiều kết quả.

Đối với các cán bộ cộng sản chẳng những không chịu chuyển hướng mà c̣n quậy phá hay xúi giục các tù nhân khác nổi loạn, trại thường áp dụng biện pháp kỷ luật bằng cách tách rời ra rồi đưa lên giam ở Khu Chính Hầm. Lên Hữu Thúy bao giờ cũng tham gia quyết định áp dụng kỷ luật đối với những cán bộ quậy phá.

Khu Chín Hầm nằm trên một quả đồi nhỏ có độ cao khoảng 35m, cách Huế khoảng 6 km về phía Tây Nam, dưới chân núi Thiên Thai (c̣n gọi là núi Ngũ Tây hay núi Ba Đồn), trên đường đi Nam Giao. Hầm này được Pháp xây cất năm 1941, khoét sâu vào trong ḷng đồi, gồm 9 gian được đúc bằng bê tông cốt sắt để chứa đạn, nên thường được gọi là Khu Chín Hầm. Từ 1956, Khu Chín Hầm trở thành trại kỷ luật, nơi Công An Huế dùng để giam giữ các cán bộ Việt Cộng không chịu hợp tác và luôn chống phá. Tại đây có một trung đội Bảo An phụ trách canh gác. Các hầm giam ở đây c̣n tương đối dễ chịu hơn các pḥng kỷ luật tại các trại tù của đảng CSVN, nhất là tại các trại Cổng Trời, Sơn La, Thanh Liệt, Thanh Cẩm, v.v. Các tù nhân bị kỷ luật vẫn được ăn uống đầy đủ.

Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963 ba ngày, nhóm Phật Giáo đấu tranh ở Huế đă đến bao vây Khu Chín Hầm và yêu cầu phóng thích các “Phật tử bị đàn áp” trong đó. Thế là “Cách Mạng” bị bắt buộc phải thả ra giữa những tiếng reo ḥ! C̣n các cán bộ ở Trại Toà Khâm được Mai Hữu Xuân nhận tiền và ra lệnh phóng thích dần. Về sau, khi ông Hà Thúc Kư lên làm Tổng Trưởng Nội Vụ, do áp lực của Phật Giáo, ông cũng phải ra lệnh phóng thích hết những người c̣n lại, trong đó có Lê Hữu Thúy. Thế là thời mạt vận của Miền Nam bắt đầu.

LÊ HỮU THÚY HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI

Sau khi được phóng thích, Tướng Đỗ Mậu đă che chở cho Lê Hửu Thúy đi làm nghề kư giả lại.

Trong cuốn “Ông Cố Vấn, Hồ sơ một điệp viên” Lê Hữu Thúy nói rằng nhờ Huỳnh Văn Trọng giới thiệu, Thúy đă được vào làm công cán ủy viên Bộ Nội Vụ, nhưng chuyện đó là chuyện hoàn toàn bịa đặt. Lê Hữu Thúy không bao giờ làm công cán ủy viên Bộ Nội Vụ. Nhờ sự giới thiệu và xin xỏ của Đỗ Mậu, năm 1968 Bác Sĩ Phan Quang Đán, một chính khách gà mờ, giữ chức Quốc Vụ Khanh kiêm Tổng Trưởng Bộ Thông Tin - Chiêu Hồi, đă tuyển dụng Lê Hữu Thúy làm công cán ủy viên bộ này, v́ theo hồ sơ báo cáo, khi ở Trại Toà Khâm, Thúy đă hồi chánh (chuyển hướng) và làm công tác chiêu hồi rất tốt. Trong chế độ Miền Nam, công cán ủy viên không bao giờ là Phụ Tá Tổng Trưởng như Thúy kể. Công cán ủy viên chỉ làm các công tác lặt vặt. Riêng Thúy phụ trách công tác chiêu hồi.

Cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ sơ một điệp viên” của Hữu Mai c̣n có viết nhiều đoạn nói về các hoạt động khác của Lê Hữu Thúy, nhưng đó cũng chỉ là những chuyện hoang đường.

Tuy nhiên, ngoài chức vụ công cán Ủy viên, Thúy vẫn tiếp tục viết cho tờ Trinh Thám do Hoàng Hồ làm chủ nhiệm, dưới bút hiệu Khánh Hà. Những bài của Khánh Hà viết thường có khuynh tuyên truyền cho Việt Cộng nên Pḥng E/41 thuộc Tổng Nha Cảnh Sát được lệnh theo dơi. Các điều tra viên khám phá ra Khánh Hà chính là Lê Hữu Thúy!

Sau khi theo dơi, cảnh sát khám phá ra các thành viên trong hai cụm t́nh bào A.22 và A.25 đă hoạt động trở lại dưới cái tên mới là cụm t́nh báo H10-A22 do Lê Hữu Thúy làm Phái khiển. Nhóm này đang yễm trợ giải pháp hoà hợp hoà giải của Huỳnh Văn Trọng (đại diện Tổng Thống Thiệu) và Phạm Hùng (đại diện Đảng Bộ Miền Nam). CIA khám phá ra vụ này nên t́m cách phá.

Theo sự thúc đẩy của ông William James Porter, cố vấn Mỹ, ngày 14.7.1969 Tổng Nha Cảnh Sát quyết định giao cho đơn vị S2/B theo dơi và bắt toàn bộ các phần tử liên hệ, kể cả Huỳnh Văn Trọng. Các máy thu thanh và thu h́nh đă được gắn tại các khu vực quanh nhà của Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Nguyễn Xuân Ḥe, Huỳnh Văn Trọng và các điểm giao liên ở cầu B́nh Lợi, Đồng Ông Cộ, Hàng Xanh, Chợ Lớn...

Phân giải những âm thanh và h́nh ảnh thu được, cơ quan CIA cung cấp cho Tổng Nha Cảnh Sát những tài liệu hữu ích. Nhờ vậy, cảnh sát đă phát hiện toàn bộ nhóm điệp viên này gồm Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Vũ Hữu Ruật, Bùi Phượng Thắng, Lê Thị Nuôi, Nguyễn Xuân Ḥe, Lê Văn Giáp, v.v. Tất cả trên dưới 50 người. Ngày 20.9.1969 Tổng Nha Cảnh Sát đă mở cuộc hành quân xúc toàn bộ nhóm t́nh báo này và lập hồ sơ truy tố ra toà.

Trong phiên toà ngày 29.11.1969, lúc 22 giờ Ṭa đă tuyên án như sau: Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy và Nguyễn Xuân Ḥe khổ sai chung thân. Tám người bị khổ sai 20 năm, 5 người bị khổ sai từ 5 đến 7 năm. Các bị can khác bị tù từ 3 tháng đến 3 năm và 11 người được hưởng án treo. Toà không tuyên án tử h́nh người nào, v́ Huỳnh Văn Trọng là người của Tổng Thống Thiệu.

Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy và Nguyễn Xuân Ḥe đă bị đưa ra giam ở Côn Sơn cho đến ngày trao trả cho Hà Nội.

CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN

Đa số các cán bộ t́nh báo của Việt Cộng ở Miềm Nam bị bắt, đều không được đảng CSVN tái xử dụng, kể cả Trần Ngọc Ban. Lê Hữu Thúy là một trường hợp đặc biệt. Hiện nay Lê Hữu Thúy đă lên đến chức Cục Phó Cục T́nh Báo Hải Ngoại. Quân Đội Nhân Dân đă tuyên dương Lê Hữu Thúy, “một chiến sĩ t́nh báo trong mạng lưới H10-A22 đă có những chiến công đặc biệt xuất sắc”.

Nhưng tất cả những công tác mà Thúy lập được đều do Đỗ Mậu yểm trợ. C̣n chuyện lấy cắp “5 bản mật điện (bản gốc) có dấu đỏ của Thiệu...” là chuyện hoàn toàn bịa đặt. Tổng Thống Thiệu hay Phủ Tổng Thống không bao giờ gởi những mật điện như thế cho trại tù Côn Sơn. Những “mật điện” như thế nếu có chỉ là của Phủ Thủ Tướng hay Bộ Nội Vụ. Chúng tôi nhớ lại, trước khi kư Hiệp Định Paris và thả tù binh, Bộ Nội Vụ có một chỉ thị hướng dẫn rằng các tù cộng sản phạm các tội h́nh sự như phá hoại tài sản công hay tư, gây thương tích hay tử thương, bắt cóc, thủ tiêu, ám sát, v.v. đều phải lập hồ sơ đưa qua toà h́nh sự xét xử và tuyên phạt theo h́nh luật. Chỉ các tù chính trị hay tù binh mới được phóng thích. Không có chỉ thị nào ra lệnh thủ tiêu các cán bộ hay chiến binh Việt Cộng đang bị giam giữ,

Tờ Việt Báo xuất bản tại Orange County ngày 29.7.2000 loan báo: “Lần đầu tiên từ sau 1975, một cựu tướng lănh Việt Nam Cộng Ḥa vừa từ Hoa Kỳ trở lại Việt Nam đă xuất hiện trên đài truyền h́nh của nhà nước CSVN.” Tờ báo viết tiếp:

“Chiều thứ tư 26.7.2000, đài truyền h́nh CSVN - phát từ Hà Nội, được truyền qua vệ tinh sang Bắc Mỹ - đă phát h́nh cựu thiếu tướng VNCH Đỗ Mậu, vừa từ California về thăm quê hương. Phóng sự truyền h́nh từ Hà Nội cho thấy cựu tướng Đỗ Mậu được Mặt Trận Tổ Quốc VN, cơ quan ngoại vi của Đảng Cộng Sản, đón tiếp. Sau đó, trả lời cuộc phỏng vấn của đại diện Đài Truyền H́nh CSVN, cựu tướng Đỗ Mậu tuyên bố ông tin tưởng rằng chỉ trong 20 năm sắp tới, Việt Nam sẽ trở thành một đất nước thực sự giầu mạnh.”

Cuộc trở về tuyên truyền cho Cộng Sản này của Đỗ Mậu đều do Lê Hữu Thúy sắp xếp.

Từ đó đến nay, các con cháu của Đỗ Mậu trở về Việt Nam đều được Lê Hữu Thúy đón tiếp nồng hậu. Một người cháu của Đỗ Mậu sau khi về Việt Nam ở với Lê Hữu Thúy mấy tháng, đă trở lại Hoa Kỳ viết một loại bài tấn công Tú Gàn. Nhưng làm “chiến tranh chính trị” hay “địch vận” mà xử dụng những tên viết lách nham nhở như thế, làm sao ăn ai được?

Chuyện huyền thoại và sự thật về Lê Hữu Thúy c̣n dài, chúng tôi sẽ trở lại một dịp khác.

Ghi chú: Nếu t́m không thấy bài, cứ vào motgoctroi.com, mục "Mỗi tuần một chuyện" sẽ thấy trong đó.

 

 


 


 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: