US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
Những Lời Hứa Trong Chính Trị
Vũ Linh
...TT Obama không ngừng đổ thừa cho mọi lư do về sự thất hứa của ông...
“Hiện nay có quá nhiều người đang vật lộn, quá nhiều người không có việc làm, quá nhiều nhà c̣n bị ch́m dưới nợ nần”. Đây là lời tuyên bố của ứng viên tổng thống Barack Obama. Nếu không ghi ngày tháng, người ta có cảm tưởng như đây là thời điểm 2008 khi ông Obama đang chỉ trích chính quyền Bush để vận động cử tri thay đổi tổng thống, thay đổi đảng cầm quyền để cải tiến t́nh trạng hiện hữu. Nhưng không phải vậy, đó là lời tuyên bố của TT Obama cuối tháng Sáu, 2012 vừa qua khi đi vận động tại tiểu bang New Hampshire. Điều ông mô tả, chính là t́nh trạng của nước Mỹ sau ba năm rưỡi cầm quyền của chính ông. Và ông đang vận động để ... ngồi thêm bốn năm nữa.
Thật là lạ lùng. Thế th́ trong gần bốn năm qua, TT Obama đă làm ǵ? TT Obama không có khả năng giải quyết những khó khăn ông đă thừa hưởng sao? Như vậy TT Obama có đáng được bầu lại không? Tại sao phải kéo dài t́nh trạng bết bát này thêm bốn năm nữa?
Năm 2008, ứng viên Obama ra tranh cử tổng thống trong những điều kiện thuận lợi nhất. Khủng hoảng tài chánh kinh tế, và hai cuộc chiến dai dẳng mà chưa ai thấy “ánh sáng cuối đường hầm” đă khiến dân Mỹ thất vọng nặng nề đối với chính quyền của TT Bush và đảng Cộng Ḥa, và chỉ chờ ngày bầu cử để có dịp bầu một tổng thống mới của đảng đối lập. Bất cứ ai cũng được, cho dù không một chút kinh nghiệm, thành quả ǵ. Không ai nghĩ ông –hay bất cứ ai khác- có thể giải quyết khủng hoảng này trong ba bốn năm bất kể những hứa hẹn của ông, nhưng ai cũng mong nh́n thấy một kết quả nào đó, chứng minh tổng thống đang đi đúng hướng.
Với trên dưới một trăm ngày để lấy điểm cùng cử tri, cuộc chạy đua đă tăng tốc độ mạnh mẽ. Trong thời gian gần đây cũng như trong những ngày tháng tới, cả hai ứng viên sẽ chi cả trăm triệu mỗi tháng để mua quảng cáo trên truyền h́nh, nhưng khoảng ba phần tư những quảng cáo này sẽ được phát h́nh trên khoảng một tá các tiểu bang xôi đậu. Theo Washington Post, TT Obama đă chi 91 triệu so với 23 triệu của TĐ Romney trong các tiểu bang xôi đậu này.
Phần lớn các quảng cáo được dùng để tấn công đối phương. TT Obama tố giác TĐ Romney là “nhà giàu”, và chỉa mũi dùi vào mấy năm TĐ Romney làm Tổng Giám Đốc Baine Capital, trong khi TĐ Romney nhấn mạnh thất bại của TT Obama trong vấn đề phục hồi kinh tế.
Năm 2008, ứng viên Obama là tờ giấy trắng, không có ǵ để khoe, do đó, tranh cử bằng cách đả kích chính quyền đương nhiệm Bush và Cộng Hoà, và hứa trời hẹn biển. Chuyện này hoàn toàn có thể hiểu được. Năm nay, ứng viên Obama đă có gần bốn năm “thành quả” mà cũng vẫn tranh cử bằng cách đả kích đối thủ và hứa hẹn, chứ không phải vỗ ngực khoe thành quả th́ đúng là có cái ǵ không ổn. Đúng ra, TT Obama phải bỏ hết thời giờ khoe thành tích, khoe những lời hứa đă giữ, đă thực hiện được, để cử tri nhận định tính khả tín và tín nhiệm tiếp tục.
Nhưng chỉ thấy ông đả kích đối thủ và phân trần. Mới đây, tại Cincinnati, TT Obama than văn một câu thật đáng thương: “Tôi đoán đa số dân Cincinnati sẽ nh́n nhận tôi đă cố gắng hết sức” (I suspect that most people in Cincinnati would aknowledge that I have tried real hard). Không ai nói TT Obama không cố gắng. Cố gắng th́ có tổng thống nào không cố gắng đâu? Tổng thống một nhiệm kỳ Carter cũng cố gắng hết sức ḿnh vậy. Vấn đề là có khả năng hay không và có làm những chuyện đúng, cần làm hay không.
Điểm quan trọng mà TT Obama cần nhấn mạnh mà lại không nói là những lời hứa và tuyên bố của ông khi ông tranh cử những năm 2007-08. Kẻ viết này sẽ làm chuyện đó để xem TT Obama đă hứa những ǵ và đă làm được những ǵ.
Đối với khủng hoảng kinh tế là gia tài chính quyền Bush để lại cho ông, ngay sau khi nhậm chức, TT Obama đă long trọng hứa giải quyết mọi chuyện trong ba năm,nếu không làm được, sẽ không ra tranh cử lại nữa. Bây giờ th́ ông lại nói t́nh h́nh c̣n tệ hại lắm, cho tôi thêm bốn năm nữa. Không phải là thất hứa duy nhất.
TT Obama xác định nếu luật kích cầu kinh tế 800 tỷ của ông được thông qua, ông bảo đảm tỷ lệ thất nghiệp sẽ không qua khỏi cao điểm 8%, để rồi sẽ rớt xuống mức 5.6% vào cuối năm 2012. Thực tế, tỷ lệ thất nghiệp ngay sau khi luật kích cầu được thông qua, vọt lên trên 10%, để rồi đến giờ này vẫn lảng vảng ở mức 8.2%. Trong suốt 42 tháng cầm quyền của TT Obama, tỷ lệ này chưa bao giờ xuống dưới mức 8% chứ không phải không vượt qua 8% như TT Obama hứa.
Trong cơn hồ hởi quảng bá cho chính ḿnh, TT Obama đầu tháng Bẩy cũng đă khoe ông đang đi đúng hướng (its a step in the right direction) khi công bố con số việc làm mới tạo được trong tháng Sáu là 80.000. Ông nói vậy v́ trong tháng Năm, chỉ có thêm được 69.000 việc làm mới. Ông quên không nhắc tháng Tư trước đó nữa, chỉ có 77.000. Trong quư đầu của năm nay, trung b́nh mỗi tháng kinh tế Mỹ tạo 200.000 việc làm mới. Đó là con số tối thiểu cần có để bắt kịp đà tăng trưởng dân số, tức là duy tŕ tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi ở mức 8%. Bây giờ trung b́nh của quư hai rớt xuống khoảng 75.000 một tháng. Dù vậy, TT Obama vẫn cho rằng chúng ta đang đi đúng hướng.
TT Obama khi quảng bá luật Cải Tổ Y Tế, tuyên bố nội trong nhiệm kỳ đầu, tính đến cuối năm 2012, phí bảo hiểm sức khỏe trung b́nh của mỗi gia đ́nh sẽ giảm 2.500 đô, từ 13.700 xuống 11.200 đô. Thực tế, tính đến nay, bảo phí trung b́nh đă tăng 1.300 đô, lên tới 15.000 đô, chứ không hề suy giảm. Đó là luật CTYT thực sự chưa có tác dụng đầy đủ. Đợi tới 2015 khi luật được áp dụng hoàn toàn, không biết bảo phí sẽ tăng đến bao nhiêu. Ta hăy chờ xem.
TT Obama cũng hứa nội trong nhiệm kỳ đầu, ông sẽ cắt giảm thâm thủng ngân sách ít nhất là một nửa. Khi ông nhậm chức, đầu năm 2009, ngân sách thâm thủng 1.300 tỷ, phần lớn do chiến tranh Iraq và Afghanistan. Ngân sách năm 2012 này, sau khi TT Obama chấm dứt chiến tranh Iraq và giảm thiểu cuộc chiến tại Afghanistan, ngân sách vẫn thâm thủng đúng 1.300 tỷ.
Ứng viên Obama nh́n mức công nợ tăng từ 5.000 tỷ lên 10.000 tỷ trong tám năm của TT Bush, và gọi TT Bush là người vô trách nhiệm. Nhưng dưới thời TT Obama, mức công nợ tăng từ 10.000 tỷ lên 15.000 tỷ chỉ trong ba năm đầu.
Ứng viên Obama khi tranh cử lớn tiếng chỉ trích luật giảm thuế của TT Bush và hứa sẽ thay đổi. Đến cuối năm 2010 khi luật này hết hạn, ông lẳng lặng gia hạn hai năm nữa, để rồi sau đó vẫn tiếp tục lớn tiếng chỉ trích luật giảm thuế cho “nhà giàu” của TT Bush.
Một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, TT Obama ŕnh ràng kư sắc lệnh đóng cửa trại tù khủng bố Guantanamo và mang các tù đó ra toà xử theo đúng luật, trong ṿng một năm. Gần bốn năm sau, trại tù vẫn c̣n đó và chưa một tên khủng bố nào bị nhốt tại đây đă ra ṭa.
Trong một cuộc tranh luận với các đối thủ trong đảng Dân Chủ, ứng viên Obama khẳng định nội trong năm đầu sau khi chấp chánh, sẽ sẵn sàng đi gặp vô điều kiện các nhà lănh đạo đối nghịch với Mỹ như Iran, Venezuela, Bắc Hàn, Cuba, và Syria để giải quyết mâu thuẫn với các nước đó. Bây giờ gần hết nhiệm kỳ đầu, TT Obama chưa gặp được một người nào, ngoại trừ TT Venezuela trong hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ, bắt tay và nói chuyện được vài phút với TT Hugo Chavez, rồi được ông Chavez tặng cho một cuốn sách sỉ vả năm chục năm đế quốc Mỹ bóc lột Nam Mỹ.
Trong lúc tranh cử tại Pittsburg trước các nghiệp đoàn, ứng viên Obama tuyên bố việc Trung Cộng thao túng tiền tệ, áp đặt hối xuất giả tạo lên nhân dân tệ là chuyện không thể chấp nhận được, và quả quyết nếu là tổng thống ông sẽ không dung túng nữa và sẽ t́m mọi cách giúp đỡ ngành sản xuất Mỹ. Nhờ hối xuất đó mà TC bán được hàng rẻ mạt vào Mỹ, tăng thêm khó khăn cho các ngành sản xuất và kinh tế Mỹ. Gần bốn năm sau, Trung Cộng tiếp tục chính sách hối đoái giả tạo, và TT Obama tuyệt đối không có một lời khiếu nại hay một hành động nào. Tin báo chí mới nhất cho biết Ủy Hội Thế Vận Mỹ chi cả chục triệu cho Trung Cộng để may quần áo cho phái đoàn Mỹ tham dự Thế Vận Luân Đôn mùa hè tới. Quốc hội phản ứng mạnh và chất vấn tại sao không dùng các công ty Mỹ, nhưng Toà Bạch Ốc không dám lên tiếng, khẳng định đây không phải vấn đề của chính phủ.
Khi TT Bush tham dự lễ khai mặc Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008, ứng viên Obama đả kích TT Bush đă không quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Trung Cộng và đi tham gia lễ khai mạc chỉ giúp TC đàn áp đối lập mạnh hơn. Sau khi đắc cử, bà ngoại trưởng Hillary Clinton mau mắn đi TC và bà công khai nói ngay trước khi lên đường là vấn đề nhân quyền sẽ không được đề cập đến trong chuyến công du. TT Obama sau đó đi TC cũng chỉ nói qua loa cho có lệ về những “ưu tư” (concerns) của chính phủ Mỹ đối với chuyện nhân quyền tại TC.
Ứng viên Obama cũng hứa với dân đang sống bất hợp pháp là nội trong năm đầu, ông sẽ ban hành luật di dân mới, giải quyết những khó khăn của họ. Trong hai năm đầu chấp chánh, TT Obama có được sự hợp tác vô điều kiện của đảng Dân Chủ đang nắm đa số tuyệt đối tại cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện, dư thừa phiếu để TT Obama thông qua bất cứ luật ǵ, như ông đă cho thông qua luật Cải Tổ Y Tế. Nhưng ông đă không hề một lần nào đả động đến chuyện di dân bất hợp pháp. Cho đến năm 2011, sau khi Cộng Hoà chiếm được đa số tại Hạ Viện th́ ông mới ồn ào đả kích Cộng Hoà chống đối mọi nỗ lực của ông.
Những người ủng hộ TT Obama sẽ quả quyết tổng thống đă thực hiện được hai chuyện lớn: rút quân khỏi Iraq và cải tổ y tế.
Không sai. Nhưng họ quên mất việc rút quân là hoàn toàn theo thời khóa biểu mà TT Bush đă thỏa thuận với Thủ Tướng Maliki. Cải tổ y tế -chưa nói tới những hậu quả tai hại của cải tổ- tuy mang bảo hiểm y tế đến toàn dân, lại là thực hiện kế hoạch của bà Hillary mà ông đă mạnh mẽ đả kích khi c̣n tranh cử. Nói trắng ra, hai thành quả lớn của TT Obama có được là nhờ thi hành ư kiến của hai đối thủ mà ông từng chống đối kịch liệt.
Tất cả những thất hứa đó, tùy mỗi người nhận xét. Có thể là v́ chẳng chút kinh nghiệm nào nên ứng viên Obama hứa lung tung mà không có một khái niệm nào về những khó khăn thực tế. Hay cũng có thể v́ tật “không nói thật” bẩm sinh.
Trong một cuốn sách mới phát hành về thời niên thiếu của TT Obama với tựa là “Barack Obama, The Story”, nhà báo David Maraniss đă tra cứu những dữ kiện TT Obama đưa ra trong cuốn hồi kư Giấc Mộng Của Cha Tôi (Dream Of My Father) và khám phá ra có ít nhất là 35 trường hợp hoàn toàn do TT Obama phịa ra. Chẳng hạn ông nội của TT Obama được mô tả như một nhà tranh đấu Kenya từng ngồi tù và bị thực dân Anh tra tấn dă man, thật ra chỉ là người chăn dê, chẳng tranh đấu ǵ mà cũng chẳng ở tù ngày nào. Ông ngoại Mỹ trắng được kể lại là chết oai hùng trong chiến tranh chống Đức bên Âu Châu, thật ra chết v́ té thang khi đang mắc màn cửa trong nhà. Cô đào Mỹ trắng đi coi hát và tranh luận mạnh mẽ với anh kép Obama khiến anh này ư thức được vấn đề màu da của ḿnh, thật ra chưa khi nào đi coi hát với Obama và cũng chẳng biết ǵ về chuyện triết lư chủng tộc. Một thanh niên trẻ với quá tŕnh hoạt động như tờ giấy trắng mà viết hồi kư th́ cần phải “sáng tạo” để có chuyện tự ca tụng. Cháo trắng phải có mắm muối thiên hạ mới chịu ăn.
Trong một dịp vận động tranh cử gần đây, TT Obama than văn gia tài TT Bush để lại quá bết bát nên ông đành bó tay. Thật ra, chính TT Obama khi c̣n tranh cử từ năm 2007, đă lớn tiếng tố giác gia tài TT Bush để lại là “khủng hoảng lớn nhất thế kỷ”. Có nghiă là ông ư thức rất rơ tầm mức cuộc khủng hoảng. Nhưng vẫn quả quyết sẽ giải quyết mọi chuyện trong ṿng ba năm. Gần bốn năm sau, ông thất bại và đổ thừa ông không biết là khủng hoảng trầm trọng như vậy. Rơ ràng hoặc là ứng viên Obama đă phóng đại khi tố cáo đó là “khủng hoảng lớn nhất thế kỷ”, hoặc là TT Obama đă không nói thật khi nói ông không biết rơ mức trầm trọng của khủng hoảng.
TT Obama không ngừng đổ thừa cho mọi lư do về sự thất hứa của ông, đặc biệt là đổ thừa cho TT Bush và đảng Cộng Ḥa đối lập phá đám. Dân Mỹ bầu ông làm tổng thống để giải quyết những khó khăn, nhưng kết quả, chỉ nghe ông phân trần, giải thích và đổ lỗi trong khi t́nh trạng “quá nhiều người đang vật lộn, quá nhiều người không có việc làm, quá nhiều nhà c̣n bị ch́m dưới nợ nần” vẫn không thay đổi.
Vấn đề của cử tri là những lời hứa rồi thất hứa của các chính trị gia có đáng lưu ư không? Hay ta sẵn sàng nghe mọi lời hứa rồi bỏ qua mọi thất hứa?
Có một chuyện khá thú vị mà không thấy báo phe ta nhắc đến. Năm 2010, cựu TT Clinton đi vận động tranh cử cho các dân cử đảng Dân Chủ, lớn tiếng tuyên bố: hăy cho chúng tôi hai năm nữa để phục hồi kinh tế, nếu không thành công th́ quư vị có một cuộc bầu cử nữa trong hai năm tới, lúc đó quư vị có thể bỏ phiếu để sa thải hết chúng tôi (nguyên văn: “give us two more years and if it doesnt work you have another election in just two years, you can vote us all out then”). (15-7-12)
Vũ Linh
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Vàng rơi không tiếc Đào Vũ Anh Hùng
Truyện Săi Văi Nguyễn Cư Trinh
Vấn đề Cựu Tù Nhân Chính Trị (chuyên trang)
Bebop. Cha cha cha. Boston. Tango. Rumba. Valse. Passodoble. Hoàng Thông1. Hoàng Thông02
Boston. Valse. Tango. Bebop. Cha Cha Cha. Passo Doble. Rhumba. Samba. Dance.
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/