Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Thành Quả Của TT Obama:
Phần 3 – Obamacare
10/01/2017
Vũ Linh
...Ít người tin TT Trump có thể vứt bỏ trọn vẹn Obamacare...
Lần này, ta bàn chuyện Obamacare. Đây là tác phẩm để đời của TT Obama.
Hiển nhiên Obamacare có mục đích nhân đạo khi t́m cách cung cấp bảo hiểm y tế cho toàn dân, hoàn toàn đáng hoan nghênh, nhưng cái giá phải trả quá lớn. Từ thời TT Nixon cho đến TT Clinton, các kế hoạch cải tổ y tế, mang bảo hiểm lại cho toàn dân đều thất bại, không phải v́ chẳng có tổng thống nào lo cho dân, mà chỉ v́ ai cũng thấy cái giá phải trả quá đắt, nước Mỹ không gánh nổi, dân chúng sẽ không chấp nhận và quốc hội sẽ không thông qua, kể cả TT Clinton khi kế hoạch cải tổ do bà Hillary đề xướng bị ch́m xuồng không đưa ra quốc hội nổi năm 1993. TT Obama là người duy nhất bất chấp hết, kể cả nói láo, để có được Obamacare v́ tư tưởng cấp tiến cực đoan của ông, cũng như tham vọng cá nhân muốn để lại dấu ấn lịch sử.
Điểm chính yếu trong Obamacare là toàn dân phải có bảo hiểm y tế, kể cả những người đă có bệnh nặng từ trước. Phải nh́n nhận đây là một bước tiến vĩ đại trong ngành y tế Mỹ mà không ai có thể chê bai hay chống đối được, ít nhất cũng v́ lư do nhân đạo.
Dĩ nhiên biện pháp bắt buộc tất cả mọi người phải có bảo hiểm y tế mang tính nhân đạo khó chối căi, nhưng thực tế không phải chỉ v́ nhân đạo không thôi. Mục đích nữa là nhắm ép tất cả phải mua bảo hiểm để các hăng bảo hiểm thu đủ tiền bù đắp sở phí cao do việc bảo hiểm những người bị bệnh từ trước.
Đặc biệt là buộc giới trẻ phải mua bảo hiểm. Có hai cái lợi lớn: số tiền bảo phí thu được sẽ tăng, nhưng quan trọng hơn nữa, giới trẻ ít bệnh hoạn nên không có chi phí nhiều, thành ra tính qua tính lại, bảo hiểm cho khối này sẽ lời to, tiền bảo phí thu vào th́ lớn trong khi chi phí y tế không bao nhiêu. Cái “lời” này hết sức cần thiết để bù đắp cái “lỗ” từ việc bảo hiểm những người già và những người bệnh nặng. Yếu tố trụ cột để chống đỡ Obamacare chính là khối trẻ này.
Obamacare cũng lập ra cái gọi là trung tâm phối hợp –exchanges- trong đó các hăng bảo hiểm cung cấp bảo hiểm rẻ hơn b́nh thường, nhưng dĩ nhiên với nhiều giới hạn khắt khe hơn, thêm vào đó, được Nhà Nước trợ cấp tiền bảo phí. Trên căn bản, tương tự như một hệ thống bảo hiểm song song với hệ thống tư nhân, để cạnh tranh và giúp giảm giá cả.
Đó là nền tảng lư luận của Obamacare. Nhưng trên thực tế Obamacare thất bại hoàn toàn. Thất bại khi chi phí y tế tăng, trong khi thu hoạch của các hăng bảo hiểm giảm đưa đến lỗ lă nặng cho họ.
Trên căn bản, Obamacare thất bại v́ khởi đi và dựa trên ba câu nói láo:
- “Quư vị thích bảo hiểm đang có, sẽ giữ được nguyên trạng”: thực tế, tất cả mọi người đều mất bảo hiểm, bác sĩ, nhà thương đang có.
- “Nếu không có bảo hiểm, phải đóng tiền phạt, đó không phải là thuế”: Tối Cao Pháp Viện phán quyết đấy chính là thuế trá h́nh.
- “Obamacare sẽ giảm chi phí y tế trung b́nh $ 2.500 một năm cho mỗi gia đ́nh”: tất cả dữ liệu mới nhất cho thấy trung b́nh, mỗi gia đ́nh tốn thêm $ 4.000.
CHI PHÍ Y TẾ TĂNG – PHẨM CHẤT KÉM
Khi rao bán Obamacare, TT Obama long trọng hứa cả ba điều trên. Cả ba đều là hứa hăo. Ngoại trừ những người giàu nhất dư tiền mua bảo hiểm theo ư ḿnh, tất cả mọi người đều phải đổi bảo hiểm, phần lớn đổi luôn cả bác sĩ và thuốc, rồi nhà thương luôn. Chi phí mua bảo hiểm, phần đóng góp –copay- của mỗi người, tiền túi bệnh nhân phải trả trước –deductibles- và tiền chữa trị, thuốc men, nhà thương đều tăng đồng loạt.
Quan trọng hơn nữa, tiền mua bảo hiểm, kể cả bảo hiểm trong exchanges cũng tăng nhất loạt trong những năm qua, từ 10% đến 40% tùy tiểu bang, tùy hăng, và tùy trường hợp. Năm nay, 2017 hứa hẹn bảo phí sẽ tăng mạnh hơn nữa.
Nói chung, Obamacare cũng không khác ǵ tất cả các luật khác, có người được lợi, có người chịu thiệt tḥi. Những người bị bệnh nặng không mua bảo hiểm được sẽ có bảo hiểm, trong khi đại đa số giới trung lưu và thợ thuyền bị thiệt hại nặng, vừa thấy chi phí y tế tăng mạnh, vừa phải đổi nhà thương, bác sĩ, thuốc men, vừa phải chờ lâu hơn để lấy hẹn. Thiệt tḥi nặng nhất là giới trẻ dù c̣n sức khoẻ nhưng vẫn đóng bảo phí nặng để tài trợ cho bảo hiểm của người cao niên, và người đă có bệnh trước.
Có một điểm đặc biệt chỉ có trong nền y tế Mỹ mà Obamacare cũng như TTDC tuyệt đối tránh đề cập. Lư do chính tại sao chi phí y tế Mỹ cao nhất thế giới chính là v́ tiền bảo hiểm các nhà thương, hăng thuốc và bác sĩ phải đóng đề pḥng bị kiện v́ sai lầm chữa trị -malpractice insurance. Ai cũng biết mỗi lần một bệnh nhân bị tai nạn chữa trị là họ sẽ thưa kiện ngay, và hầu hết đều thắng kiện, được bồi thường bạc triệu như chơi. Hậu quả trực tiếp là hai việc: tiền bảo hiểm sai lầm chữa trị rất cao, và các bác sĩ và nhà thương phải rất kỹ lưỡng, bắt bệnh nhân phải qua đủ thứ thử nghiệm hết sức tốn kém mà phần lớn không cần thiết trước khi chẩn bệnh, chữa trị và cho thuốc. Thử nghiệm đủ loại chính là lá bùa hộ mạng của họ.
Đây là lư do quan trọng nhất tại sao chi phí y tế Mỹ quá cao. Nếu không giải quyết được vấn đề này th́ không có cách nào giảm chi phí y tế được. Obamacare đă tuyệt đối không đả động đến chuyện này.
Phe CH kêu gọi cải tổ, giới hạn bồi thường ở mức phải chăng để giảm tiền bảo hiểm và tiền thử nghiệm. Phe DC chống hoàn toàn. Trong ngành luật ở Mỹ, những luật sư chuyên về tố tụng kiểu này –tort litigation- là những người giàu nhất, cũng là những người đóng tiền yểm trợ mạnh nhất cho đảng DC.
BẢO HIỂM LỖ NẶNG
Hầu như tất cả các hăng bảo hiểm đều lỗ lă nặng. Ngay cả trong Obamacare, tức là trong hệ thống exchanges của liên bang hay tiểu bang, kết quả khác xa dự đoán của TT Obama. Con số người ghi tên kém rất xa những dự đoán bi quan nhất. Theo Washington Post, việc ghi danh vào Obamacare mùa thu năm nay đă sụt giảm xuống dưới một nửa số người tiên liệu. Thiên hạ thà bỏ tiền nhiều hơn để mua bảo hiểm ngoài Obamacare.
Hầu hết các hăng bảo hiểm trong hệ thống Obamacare lỗ nặng, khiến họ phải rút ra khỏi hệ thống trong nhiều vùng, nhiều tiểu bang. Những công ty bảo hiểm lớn nhất nước, United Healthcare, Blue Cross Blue Shield, Aetna,… rút ra. Chẳng hạn Aetna mới thông báo giữa tháng Tám vừa qua đă rút ra khỏi hệ thống phối hợp của 11 tiểu bang, để chỉ c̣n giữ lại 4.
Trên khắp xứ Mỹ, cứ 3 quận –county- th́ lại có một quận chỉ c̣n đúng một hăng bảo hiểm tham gia vào Obamacare qua năm tới 2017. Đưa đến t́nh trạng độc quyền, tức là hăng này lộng hành tự ư ấn định giá bảo phí cũng như chỉ định nhà thương, bác sĩ và thuốc men, luôn cả cách chữa trị. Chẳng c̣n ǵ có thể gọi là “exchange” nữa v́ chỉ c̣n đúng một hăng.
Tại Minnesota, tất cả 5 hăng bảo hiểm đều dọa rút ra khỏi Obamacare nếu không cho họ tăng bảo phí từ 50% đến 67%. Tiểu bang đang báo động và t́m cách lưu giữ ít nhất một hăng lại.
Trong khi cả chục hăng nhỏ khai phá sản v́ có rút ra cũng không cạnh tranh được với các hăng lớn.
NHỮNG SAI LẦM CỦA OBAMACARE
Lư do quan trọng nhất Obamacare không được ủng hộ mạnh là v́ có giới hạn rất khắt khe về việc lựa chọn bác sĩ, nhà thương, giống như chương tŕnh HMO.
Để ư kỹ, mọi người sẽ thấy bảo phí càng rẻ th́ sự lựa chọn càng ít, và nhất là phần lớn các bác sĩ và nhà thương trong danh sách lựa chọn đều thuộc hạng hai, hạng ba. Chẳng hạn như tại Florida, phần lớn các bác sĩ trong danh sách Obamacare, giống như trong HMO là bác sĩ... di dân, tốt nghiệp các trường y khoa Mexico, Nicaragua, Haiti,... Tuyệt đối không có bác sĩ tốt nghiệp Harvard Medical School. Ngay cả trong cộng đồng tỵ nạn, ta cũng thấy các bác sĩ Việt trẻ (thế hệ tỵ nạn thứ nh́, tốt nghiệp các đại học y khoa Mỹ, khác với các bác sĩ tỵ nạn thế hệ thứ nhất, tốt nghiệp y khoa trước năm 75 tại VN) cũng ít chịu tham gia vào Obamacare hay HMO.
Lư do thứ hai là thiên hạ mánh mung. Một số người không mua bảo hiểm cho đến khi bị bệnh mới mua và khi đó hăng bảo hiểm theo luật mới, không có quyền từ chối họ. Họ chữa trị xong, lại không đóng bảo hiểm nữa. Dĩ nhiên là hăng bảo hiểm lỗ nặng v́ có chi lớn mà không có thu.
Lư do thứ ba, khiến các hăng bảo hiểm lỗ lă là v́ giới trẻ, cột trụ tài chánh của Obamacare, không tham gia, chấp nhận đóng tiền phạt. Tiền phạt dễ đóng hơn v́ ít hơn tiền bảo phí. Đặc biệt, tiền phạt đi vào túi Nhà Nước chứ không bù đắp chi phí cho các hăng bảo hiểm, do đó chẳng giúp ǵ các hăng này.
Thật ra, bất cứ ai có một tư suy nghĩ cũng thấy khi mà hệ thống bảo hiểm y tế tăng một lúc thêm cả mấy chục triệu người, kể cả mấy triệu người đă có bệnh từ trước, th́ không thể nào mọi sự vẫn như cũ được. Những chuyên gia cao cấp đầy kinh nghiệm của TT Obama và ngay cả chính TT Obama cũng không thể nào không biết là bắt buộc sẽ có thay đổi lớn, với chi phí cao hơn. Bài toán giản dị hơn 1+1= 2.
Những người bênh vực TT Obama cho rằng TT Obama không có ư “lừa dân” khi ông hứa sẽ không có ǵ thay đổi. Một trong những kiến trúc sư của Obamacare, GS Gruber, đă “thành thật khai báo” nếu không nói láo, “lợi dụng sự ngu xuẩn của cử tri” th́ không có cách nào Obamacare được thông qua bởi quốc hội, cho dù đảng DC kiểm soát cả hai viện. Huỵch tẹt ra, đúng như GS Gruber nói, TT Obama đă cố t́nh gạt dân.
Kết quả cụ thể của Obamacare là số người được bảo hiểm không tăng bao nhiêu. Năm 2012, có khoảng 15% hay 45 triệu người không có bảo hiểm y tế. Bây giờ, 5 năm sau, cuối 2016, vẫn c̣n 11% hay 33 triệu người không có bảo hiểm y tế. Nghiă là Obamacare trong 5 năm qua chỉ giúp cấp bảo hiểm cho thêm 12 triệu người. Tóm lại, Obamacare đă cung cấp bảo hiểm cho hơn một chục triệu người, nhưng lại khiến cả 300 triệu người bị thiệt tḥi, đối diện với tăng bảo phí, tăng chi phí y tế, đại đa số lại là dân trung lưu và lao động. Đó chính là lư do tại sao gần 60% dân Mỹ vẫn chống Obamacare. Bà Hillary hiểu rơ hơn ai hết khi bà tuyệt đối không đả động đến Obamacare trong cả năm đi vận động tranh cử.
Obamacare cũng đă gặp đủ thứ khó khăn thực tế khác. Lư do quan trọng cũng vẫn là lư do đă khai tử tất cả các chế độ xă hội chủ nghiă. Obamacare được vẽ ra bởi một đám công chức ngồi trong pḥng máy lạnh tính toán những giả thuyết và kịch bản không tưởng, không thực tế, rồi cưỡng ép lên thiên hạ, chưa kể cố t́nh nói láo thiên hạ như GS Gruber đă nh́n nhận.
TƯƠNG LAI
Khó ai có thể phản đối mục tiêu rất tốt của cải tổ y tế, giúp những người bệnh nặng có được bảo hiểm và giúp toàn dân có bảo hiểm. Nhưng cách thức thực hiện đă sai trật, quá gấp rút v́ muốn để lại dấu ấn lớn trong nhiệm kỳ của TT Obama. Đưa đến những lủng củng lớn, từ hệ thống điện toán rối bù, đến đủ loại kẽ hở giúp lạm dụng khai gian lănh trợ cấp, thiên hạ chơi tṛ mánh mung, rồi các hăng bảo hiểm lỗ lă nặng, chi phí bảo hiểm và dịch vụ y tế tăng vùn vụt, thiên hạ phải đổi bác sĩ nhà thương, hăng bảo hiểm tứ tung. Tóm lại, các kiến trúc sư của Obamacare tính sai bét hết.
Những người ủng hộ TT Obama bào chữa hệ thống mới tất nhiên phải gặp khó khăn thời gian đầu. Dĩ nhiên, nhưng cho đến nay, 6 năm qua, ít ai nh́n thấy tiến bộ, trái lại những khó khăn ngày càng chồng chất khi chi phí mỗi năm mỗi tăng, càng nhiều hăng bảo hiểm tháo chạy.
Ở đây, có một ḍng tư tưởng khá lạ, đáng suy nghĩ. Một số chuyên gia cho rằng những khó khăn, sai lầm của Obamacare là có chủ ư. TT Obama cố t́nh đưa ra mô thức luộm thuộm này, tạo t́nh trạng khó khăn tài chánh, lỗ lă cho hàng loạt các hăng bảo hiểm như đă bàn ở trên, tạo khó khăn cho dân chúng phải đổi bác sĩ, nhà thương, khiến họ bất măn với chế độ tự do cạnh tranh trong ngành y tế, tất cả với chủ đích tối hậu là giết các hăng bảo hiểm tư nhân, đưa nước Mỹ vào chế độ Nhà Nước độc quyền bao thầu toàn bộ hệ thống bảo hiểm và dịch vụ y tế, theo mô thức xă hội Âu Châu. Nghe có vẻ hơi xa vời, nhưng rất hợp với khuynh hướng thiên tả của TT Obama. Nếu như bà Hillary đắc cử, có nhiều triển vọng bà sẽ đi tiếp đoạn đường này. Nhưng với sự đắc cử của ông Trump, con đường này coi như bị đứt quăng rồi.
Nhiều người hoan nghênh mô thức Âu Châu v́ tất cả nhà thương, thuốc men, bác sĩ, hầu như miễn phí hết. Quá sướng! Dĩ nhiên đây là cách nh́n thiển cận. Trên đời này không có cái ǵ miễn phí hết. Một chế độ y tế mà bệnh nhân không phải trả tiền trực tiếp, th́ bắt buộc phải thu tiền từ chỗ nào khác, tức là thuế! Mô thức Âu Châu đánh thuế toàn diện trên cả nước, bất kể giàu nghèo, bất kể bệnh hay không. Có nghiă là những người không ốm đau bệnh hoạn ǵ cũng bị bắt buộc phải đóng tiền chữa trị cho những người có bệnh, không hơn không kém.
Đại khái quư độc giả có thể h́nh dung một t́nh trạng như sau. Ở Mỹ, ai muốn mua quần áo nào th́ ra tiệm tự lựa, tự trả tiền; không mua th́ dĩ nhiên không phải trả tiền ǵ hết. Ở Âu Châu, tất cả mọi người đều phải đóng thuế cho Nhà Nước may quần áo sẵn cho mọi người. Nếu cần quần áo, th́ mỗi người được lấy một số quần áo nhất định, khỏi trả tiền, không lấy, mất tiền ráng chịu, Nhà Nước không hoàn lại tiền. Muốn quần áo đẹp hơn, tốt hơn cũng không có. Giống như cả triệu dân Tầu mặc đồng phục Hồng Quân thời Mao Sếng Sáng thôi.
Trong khi bên Mỹ gần một nửa dân không đóng một xu thuế nào, và dân trung lưu trung b́nh đóng thuế khoảng 15%-20% lợi tức, th́ bên Âu Châu, ít ai đóng dưới 40%. Quư độc giả có thân nhân, bạn bè bên Âu Châu, cứ việc hỏi họ đóng bao nhiêu thuế lợi tức th́ biết ngay.
Một sự kiện rất lư thú: Obamacare dựa trên việc áp đặt tất cả mọi người phải có bảo hiểm. Đây chính là quan điểm của bà Hillary khi bà tranh cử tổng thống năm 2008. TNS Obama khi đó chống kịch liệt. Ông chỉ muốn áp đặt bảo hiểm trên các trẻ em thôi, c̣n áp đặt trên toàn dân th́ ông nghĩ không thực tế, không thể thực hiện được v́ có nhiều người không có khả năng mua bảo hiểm quá đắt. Bắt họ mua sẽ là trừng phạt họ một cách bất công.
Trong một cuộc tranh luận về bảo hiểm y tế toàn dân với bà Hillary năm 2008, TNS Obama đă vạch ra tất cả những sai lầm của chính sách áp đặt bảo hiểm lên toàn dân của bà Hillary. Xin mời quư độc giả nghe chính TNS Obama chỉ trích Hillarycare trong 15 phút đầu của cuộc tranh luận:
https://www.youtube.com/watch?v=nw2eVBMURVU&feature=youtu.be&t=363
Nhưng ngay sau khi đắc cử, TT Obama lấy ngay Hillarycare hoá phép thành Obamacare, ép buộc tất cả mọi người phải mua bảo hiểm y tế. Tại sao? Có hai giả thuyết. Một là TNS Obama giả dối, khi ra tranh cử đóng vai ôn hoà để đả kích bà Hillary quá cực đoan; hai là TT Obama ôm lấy Hillarycare là cái giá ông phải trả để cuối cùng được hậu thuẫn của bà Hillary để ông ra tranh cử và hạ TNS John McCain.
xxx
Tương lai Obamacare ra sao? Với sự đắc cử của ông Trump, chắc chắn sẽ có thay đổi. Ít người tin TT Trump có thể vứt bỏ trọn vẹn Obamacare. Ta đừng nên quên ông Trump trên căn bản ủng hộ chế độ bảo hiểm toàn dân, chỉ chống lại cách làm của TT Obama thôi. Những hô hoán TT Trump sẽ chấm dứt bảo hiểm y tế cho hai chục triệu người là loại tin phiạ -fake news- lếu láo nhất. Tối thiểu ông sẽ phải giữ lại việc cấm các hăng bảo hiểm từ chối nhận người đă có bệnh từ trước. Chỉ có thể thay đổi hay hủy bỏ một số chi tiết, chẳng hạn như việc tính tiền ngừa thai hay phá thai, hay tiền mổ đổi giới tính, trong bảo phí bắt tất cả mọi người phải trả, hay giảm tiền trợ cấp bảo phí, giảm hay bỏ tiền phạt v́ không có bảo hiểm, hủy bỏ các exchanges, …
Quan trọng nhất là khối CH có sự đồng thuận tới đâu trong việc sửa đổi Obamacare. Có khi đánh nhau vỡ đầu để rồi cuối cùng chẳng sửa được ǵ hết.
Cải tổ Obamacare không thể tránh được. Cho dù TT Trump không làm ǵ th́ về lâu dài, Obamacare dưới h́nh thức hiện tại cũng sẽ tự hủy khi không c̣n hăng bảo hiểm nào tham gia nữa.
Để kết luận, có lẽ không có ǵ đáng nói bằng trích lại một ư kiến về Obamacare: “Điên rồ! Không có nghiă lư ǵ hết! Có lợi cho một ít người lợi tức thấp được trợ cấp, nhưng giết giới tiểu thương và tất cả những người có lợi tức cao hơn mức nhận trợ cấp... Đây là việc làm điên rồ nhất thế giới!”. Đó là nguyên văn nhận định của TT Clinton về Obamacare ngày 3/10/2016 tại Michigan. (08-01-17)
Vũ Linh
Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.
Responsive web deisgn. Thiết kế web tự tương thích
ObamaCare
Barack Obama
Hillary Clinton
TrướcSau
In Trang
Ư kiến bạn đọc
11/01/201717:37:26Trần ThiệnKhách
Cảm ơn tác ǵa Vũ Linh và xin chuyển tiếp ư của ông Nguyễn Tŕnh
BARACK OBAMA - GIA SẢN TỒI TỆ ĐỂ LẠI CHO AI ?.
"Chẳng biết khi Tông Tông Obama đọc Diễn văn từ giă tối nay sau 8 năm trên cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ, ông có nhớ để nhắc cho toàn dân Mỹ biết SỰ THẬT về các món nợ khổng lồ mà ông đă trao lại cho người Mỹ thọ thuế sẽ phải cong lưng gánh trả hộ ông hay không, cũng như một viễn ảnh phức tạp đầy xáo trộn mà Obama hứa sẽ nhúng tay vào khuấy động (chứ không chịu nằm yên an phận như các đời Tổng Thống tiền nhiệm trước đó ) nhưng nhớ hay không th́ cũng xin gởi lại để mọi người có cơ hội chiêm nghiệm và đối chiếu với những lời nói văn hoa bóng bẩy của một nhà hùng biện xuất xắc về khả năng đánh tráo SỰ THẬT trên bàn cờ chính sự Hoa Kỳ của Barack Hussein OBAMA.
Trân trọng
Nguyễn đăng Tŕnh
BY THE NUMBERS: Obama's Legacy Of Failure Tr
Posted Wednesday, January 4th 2017 @ 9am by Hannity.com StaffBY THE NUMBERS: Obama's Legacy Of Failures
Sau 8 năm cầm quyền, ngoài Obamacare bị coi là ác mộng mà Quốc Hội đang họp để hủy bỏ, di sản đồ sộ của Obama để lại cho nước Mỹ được cụ thể hoá bằng các con số như sau:
- Gần 20 ngàn tỷ nợ quốc gia, trong đó Obama đă làm tăng 9.2 tỷ kể từ khi cầm quyền
- 1 ngàn tỷ đô la tiền thuế tăng do luật bảo hiểm sức khoẻ Obamacare.
- 870,3 tỷ là tổn phí là hậu quả của các quy định hành chánh mới do Obama ban hành (new Regulations)
- 750 tỷ là tiền thâm hụt trong giao thương với các nước trong năm 2016.
- 88 tỷ là tiền thâm hụt giao thương với Trung Cộng trong năm 2016
- 690 tỷ là tiền nợ gia tăng của sinh viên đại học (tăng 87%)
- 377 tỷ là tiền thuế gia tăng do Obamacare đổ lên vai giới trung lưu
- 344 tỷ là chi phí do các quy định điều hành của EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi sinh)
- 292 tỷ là chi phí do các quy định về năng lượng sạch
- 29 tỷ do sự lỗ lă trong sản xuất than đá v́ các quy định của Bộ Nội Vụ
- 9.6 tỷ lỗ lă hàng năm do Quy định Mercury của EPA ban hành năm 2012.
- 1.4 tỷ lỗ lă hàng năm cũng do Quy định về Ozone của EPA ban hành năm 2015
Ngoài ra c̣n hàng tá những chi phí khác với con số hàng trăm triệu mất mát.
- Năm mới, sẽ có thêm 2.3 triệu người nữa không có sự lựa chọn công ty bảo hiểm sức khoẻ trong năm 2017 do ảnh hưởng Obamacare
- Thêm 2 triệu người sẽ thất nghiệp nếu Hiệp Ước TPP được kư và có hiệu lực.
- Mất 301 ngàn công việc trong lănh vực sản xuất từ khi Obama lên làm Tổng thống
- 280 ngàn người sẽ mất việc nếu áp dụng quy định New Stream Protection do Bộ Nội Vụ ban hành
- 82288 di dân bất hợp pháp phạm pháp được hành pháp Obama thả ra từ 2013 đến 2015
- Học phí đại học gia tăng 8390 đô la từ khi Obama nắm quyền (tăng 28%)
- Năm 2016, con số di dân bất hợp pháp bị trục xuất giảm bớt 5000 người so với năm trước.
- Trong hai nhiệm kỳ, Obama đă ban hành đến 2998 các quy định hành chánh.
- Do Obamacare, không có sự cạnh tranh giữa các hăng bảo hiểm sức khoẻ tại 970 quận hạt trên nước Mỹ
- Trong 8 năm qua, đảng Dân Chủ mất đi 717 ghế dân biểu và 231 ghế Nghị Sĩ tại các Tiểu Bang; 63 ghế dân biểu và 12 ghế Thượng Nghị Sĩ Liên Bang và 12 Thống Đốc Tiểu Bang.
- Giá tiền điện tăng từ 11 đến 14%
- Số người làm chủ căn nhà giảm 4%
- Sau 8 năm, Tổng sản luợng trung b́nh của quốc gia chỉ tăng lên có 2%
- Tiền trả hàng tháng cho bảo hiểm y tế Obamacare tăng trung b́nh 22%; Tiền deductible tại 41 Tiểu Bang sẽ tăng lên trong năm mới.
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
National Review - Public Broacast
Federation of Anerican Scientist
Học Viện Ngoại Giao
Người Việt Seatle