Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Muốn hiểu đúng đạo Phật cần phải trở về Ấn giáo Vệ đà, nguồn cội của hầu hết những ư niệm trong mọi đạo giáo, kể cả đạo Thiên Chúa

 

 

THỨ SÁU, 07 THÁNG 5 2010 09:41  

Từ tháng Hai đến tháng Tư 2010, trên talawas, những bài nói đến Phật giáo nhận được khá phản hồi. Phần lớn những phản hồi này (hơn 200 bài /12 bài) chỉ lặp đi lặp lại ư kiến của vài độc giả về một vài ư niệm của đạo Phật Đại thừa như Vô minh, Vô thức, Vô ngă…hiểu theo chữ Hán, lại mang nhiều tính cách tranh căi cá nhân, trở thành lạc đề, không giúp ích ǵ cho những độc giả muốn hiểu biết đạo Phật một cách sâu rộng và chín chắn.

 

Tôi xin nhắc lại là đạo Phật Đại thừa vào Trung Quốc từ những thế kỷ đầu Công nguyên nhưng lần lần bị Hán hoá khi phải pha trộn với đạo Lăo, đạo Khổng. Tới những thế kỷ sau, Đại thừa Trung Quốc chia làm nhiều tôn phái. Phần lớn những tôn phái này bị mai một trừ một tôn phái gọi là Thiền (Chán) mà người sáng lập không thể là Bồ đề Đạt ma đă mất từ thế  kỷ thứ V (420-479), mà là Huệ Năng thế kỷ thứ VII. Ra đời một ngàn năm sau đạo Phật Nguyên thủy (khi Phật c̣n tại thế), Thiền Trung Quốc chỉ c̣n giữ lại một vài ư niệm triết  học của Phật giáo hiểu theo nghĩa Trung Quốc. Mang sắc thái Trung Quốc, Thiền đạo đă chói sáng trong 2 thế kỷ thứ VII, thứ VIII và trở thành gần như là đại diện duy nhất của Phật giáo Trung Quốc.

 

Để chứng dẫn, tôi xin kể lại là nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann đă viết như sau trong cuốn Mayhayana Budhismus: “Thiền tông có người cha  Ấn Độ nhưng không trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc… với những thành phần văn  hoá nghệ thuật, những sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ“.

 

Thiền đạo vào Việt Nam dưới đô hộ Tàu rất sớm (594?) và giữ nguyên tính cách Thiền Tàu, khác với Cao Ly và Nhật Bản: Khi tới Cao Ly thế kỷ thứ IX, tự sáp nhập vào Phật giáo Cao Ly có từ thế kỷ thứ IV. Thế kỷ thứ XII-XIII, thiền sư Nhật Dogen (Đạo Nguyên) phổ biến thiền Tào động dưới  h́nh thức Toạ thiền (Zazen).

 

Thiền đạo với đặc thái Trung Quốc mất dần tính cách đạo giáo theo đúng nghĩa của nó và trở thành một nền triết lí, một nhân sinh quan, một lối tu không tùy thuộc nơi chốn (tu tại gia). Đạo Phật chính thống nay gọi là Nguyên thủy, là đạo Phật ở những nước mà 90% người dân là Phật tử  như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt, Lào. Nguồn gốc của đạo Phật là Ấn giáo Vệ đà.  V́ vậy muốn hiểu thấu đáo những ư niệm của đạo Phật bắt buộc phải hiểu theo nghĩa trong kinh Vệ đà của Ấn giáo.

 

Tôi xin chia bài tŕnh bày dưới đây làm 3 phần:

 

 

 

Ấn giáo Vệ đà cội nguồn của đạo Phật.

Lí do Phật tách khỏi Bà La môn giáo.

Ư niệm Chúa Sáng tạo của đạo Thiên Chúa cũng là ư niệm của Ấn giáo Vệ đà.

 

 

1. Không thể hiểu đạo Phật thời nguyên thủy nếu không có một chút kiến thức về Ấn giáo

 

Ấn Độ, dịch từ chữ Ba Tư Hindu, chỉ sông Indus mà tiếng Phạn gọi là Sindhu, đất 7 nhánh sông (Sapta Sindhu), của người Aryens (phiên âm chữ Hán là Nhă lộ an) mà Đức Quốc Xă  cũng như người Ba Tư (Iran), đều coi là thủy tổ. Đây cũng là một điểm rất quan trọng giải thích một phần nào nguồn gốc chủng tộc, tiếng nói, văn hoá, đạo giáo của người Âu Châu.

 

Ấn giáo là đạo cổ xưa nhất của Ấn Độ. Gọi theo tiếng Phạn là Sanatana dharma (Pháp trường tồn) hay “Trật tự vũ trụ trường tồn”. Ấn giáo không phải là một đạo theo nghĩa ngày nay, một đạo có tổ chức, mà là một thể nền (substrat) văn hoá, một cách sống, một lối suy nghĩ dựa trên Vệ đà Thiên thư (Rig Veda). Nền tảng của Ấn giáo là kinh Vệ đà nên cũng được gọi là Vệ đà giáo. “Trật tự vũ trụ” trong Vệ đà giáo có lẽ đă gợi cho Einstein ư tưởng về đạo Vũ trụ (Religion Cosmique với nghĩa Kosmos là Trật tự trong tiếng Hi Lạp).

Ấn Độ giáo, đạo chính thức của Ấn Độ ngày nay chỉ là thừa kế của Ấn giáo cổ xưa.

Đây là định nghĩa Ấn Độ giáo của Toà án Tối cao Ấn Độ năm 1966:

 

Chấp nhận những ư niệm Vệ Đà là thẩm quyền cao hơn hết trong mọi lănh vực đạo giáo, triết học, tư tưởng Ấn Độ.

Phải có óc khoan dung và thiện tâm thiện ư v́ Sự thật có nhiều h́nh thức biểu lộ.

Chấp nhận 6 hệ thống (Lục hệ) trong triết học Ấn Độ và nhịp điệu thế giới diễn tiến theo nhiều chu kỳ gọi là du già (yuga). Mỗi chu kỳ qua từng thời, sáng tạo, bảo tồn, hủy diệt, tiếp nối nhau không bao giờ ngừng (luân hồi).

Chấp nhận sự tin tưởng là có tái sinh và có đời sống trước.

Công nhận là có rất nhiều phương cách đi đến giải thoát (Moksha).

Căn bản của Ấn giáo là kinh Vệ đà được truyền khẩu từ 5000 năm cho tới 1500 năm trCN. Theo truyền thuyết, Brahman (Phạm Thiên, Chân Như) đă thần khải Kinh Vệ đà cho các vị hiền giả (Rishi). Trời trong Vệ đà Thiên thư là Brahman, Đấng Tuyệt đối tạo ra vạn vật.

 

Hai ư niệm ṇng cốt của Ấn giáo cổ xưa (thời kỳ Vệ đà giáo) là:

 

Đại ngă (ParamAtman) Brahman: là Một, là Hiện thực duy nhất, là Linh hồn tuyệt đối của vũ trụ, là Tuyệt đối, Siêu nghiệm, Bất biến, Vô h́nh thể, Trường tồn, Vĩnh hằng, Quán thông mọi chuyện, có mặt mọi nơi chốn, là nguyên lí của vũ trụ không có khởi đầu không có tận cùng. Là Sự Thật tuyệt đối, thế giới chỉ là hư huyền.

Tiểu ngă (atman), một phần đồng nhất của Bản thể Brahman. Không có linh hồn cá biệt phải được hiểu là sau ṿng luân hồi tiểu ngă sẽ trở về đồng nhất với Bản Ngă Brahman.

 

2. Đức Phật v́ muốn theo đúng giáo lí Vệ Đà của Ấn giáo nên Ngài đă tách khỏi tôn phái Bà La môn

 

- Phật không phủ nhận Trời Brahman gọi theo Phật là Chân Như

 

Để trả lời các giáo sĩ Bà La môn muốn chỉ trích Phật là không biết Trời, Phật dạy “Ta biết Trời (Chân Như) và cơi thế giới của Ngài và đường dẫn tới Ngài. Ta biết Ngài v́ đă ở Niết Bàn và sinh ra từ đó.”

 

Sở dĩ Phật ít nhắc tới Brahman là v́ Phật muốn mọi người hiểu Brahman theo nghĩa Vệ đà kinh để xa lánh các giáo sĩ Bà La môn đă phân Brahman ra làm 33 vị thần mà 3 vị thần chính là Brahma, Visnou và Shiva, để lôi kéo tín đồ đem lợi lộc và đặc quyền thờ phụng cho đẳng cấp Bà la môn. Tôi cũng xin nhắc lại là Bà la môn giáo chỉ ra đời trước Phật chừng khoảng 100 năm (thế kỷ thứ VI-V trCN).

 

Phải hiểu là khi Phật dạy “sinh ra từ Niết bàn” chứ không phải “ở” Niết bàn là Phật có ư nói Niết Bàn không phải là nơi chốn mà Niết Bàn cũng là Chân Như: Niết bàn không thể là nơi chốn được v́ Chân Như, Đấng Vĩnh hằng ở ngoài không gian và thời gian, hiện diện khắp mọi nơi.

 

Hiểu theo đạo Phật Nguyên thủy Chân Như, Niết Bàn, Phật tính, chỉ là Một.

 

- Đạo Phật Nguyên thủy không phủ nhận ư niệm tiểu ngă của kinh Vệ đà:

 

Đạo Phật cấm sát sinh v́ mọi sinh vật đều là anh em cả, đều mang trong ḿnh Tiểu Ngă (soi, self, selbst) một phần của Đại Ngă (le Soi). Ư niệm “tiểu ngă” cũng là ư niệm về phần Phật tính bất biến trong mỗi sinh linh, sợi dây kết tụ nghiệp quả của mỗi sinh linh qua ṿng luân hồi để trở về với Bản thể Phật tính hay Đại Ngă Chân Như (Atman, Brahman). Theo trường phái triết học Vệ đà Vedanta, tiểu ngă là nguyên lí tự tại, siêu nghiệm (principe  immanent et transcendant) độc nhất của mỗi sinh linh đi từ kiếp này qua kiếp khác. Theo định nghĩa  này, tiểu ngă có thể được hiểu là sinh linh mỗi con người trong ṿng luân hồi trước khi nhập vào Đại Ngă hay Vô ngă (cái Ngă chân thật, không riêng biệt). Tiểu ngă khác với “cái tôi” (le moi) mà nhiều triết gia Tây phương cũng coi là không có thực chất, phiến diện, hay thay đổi (vô thường) v́ phụ thuộc vào những trạng thái tâm lí, cảm xúc, hoàn cảnh và sự vật.

 

Bản thể Phật tính cũng là Bản thể Brahman nên có sự nhất tính giữa Phật và chúng sinh như băng đá với nước trong thuyết “Vạn vật đồng nhất thể” của Ấn giáo.

 

Tôi cũng xin nhắc lại là Hội Nghị Phật giáo thế giới năm 1956 công nhận đạo Phật Tiểu thừa là thừa kế chính thức của đạo Phật Nguyên thủy và như vậy Đại thừa kiểu Trung Quốc chỉ c̣n là một tôn phái Phật giáo đang mỗi ngày một mai một. Số người theo tôn phái này chỉ c̣n ở những nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc với số tín đồ mỗi ngày một ít (chừng 70-150 triệu người Hoa lục địa và hải ngoại, 10 triệu ở Việt Nam theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ năm 2005), so với Đạo Phật chính thống, Nguyên thủy, chừng 350 triệu người.

 

3. Có thể suy luận là những ư niệm về Trời Sáng tạo của các đạo Thiên Chúa cũng là ư niệm của kinh Vệ đà

 

Trước hết tôi xin nhắc lại là những bản kinh Vệ đà có từ 5000-1600 năm tr.CN, trước Thánh kinh của các đạo Thiên Chúa (Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo) ít nhất là 1000 năm, nên có thể coi Ấn Độ giáo là đạo xưa nhất.

 

Ư niệm Trời Brahman cũng là ư niệm Trời (Éternel) trong Thánh kinh (Bible) của Do Thái giáo. Đứng về phương diện lịch sử, Ki tô giáo và Hồi giáo cùng tin ở Thánh kinh, nên có thể coi 2 đạo này chỉ là tông phái của một đạo Thiên Chúa duy nhất là Do Thái giáo. Brahman, Jehovah, Phạm Thiên, Chân Như, Chúa, Allah… chỉ là cách gọi Trời khác nhau.

 

Theo cuốn Giáo lí (Catéchisme) được soạn thảo sau Hội nghị các giám mục toàn thế giới kỳ 2, Công giáo định nghĩa về Trời như sau: “Trời là Nguyên nhân đầu tiên Tự tạo, Tự tại, Tự tồn tạo ra không gian thời gian nên lúc nào, chỗ nào cũng có Trời (Dieu est universel).” Như vậy Trời cũng là Thiên Đàng và trở về Thiên Đàng là trở về T́nh yêu của Chúa, trở về Ḷng Chúa như những người Ki Tô giáo mong ước, và cũng là mong ước của những người Phật tử muốn được giải thoát khỏi ṿng luân hồi để trở về Niết Bàn hay Bản thể Phật tính Từ bi hỉ xả vậy. Brahman vô h́nh vô thể nhưng cũng có thể biểu hiện dưới h́nh thức một Trời có ngă vị (un dieu personnel) gọi là Ishvara và sau này trong Bà La môn giáo, dưới biểu hiện Brahma, Visnou, Shiva mà theo Dumézil (1898-1986), đó cũng là biểu hiện Tam thể Trimourti, trong Ấn Độ giáo, “Ba thân” trong đạo Phật, “Ba Ngôi” (Trinity) trong Ki Tô giáo.

 

Trong cuốn Sáng tạo và giao lưu, do nhà xuất bản Giáo dục in tháng 12- 2007, Giáo sư Phạm Vĩnh Cư, tác giả nhiều bài tham luận về văn học và về nhà khoa học nhân văn Nga Bakhtin đăng trên talawas bộ cũ, người mới được giải thưởng Phan Châu Trinh về dịch thuật, có nói nhiều về luận thuyết Thần – Nhân loại (Divino-Humanité, Théandricité) của nhà hiền triết Nga Vladimir Solowiev (1853-1900). Nhà thần học Kitô giáo và hiền triết lớn nhất nước Nga này bị quên lăng dưới thời cộng sản Liên Xô, nay là niềm tự hào của nước Nga trên trường quốc tế. Những trước tác của ông được dịch ra hàng chục thứ tiếng, trong đó có bản dịch tiếng Việt của Phạm Vĩnh Cư. Tôi xin nói qua về quan niệm Thiên Chúa của Solowiev qua cuốn sách của Phạm Vĩnh Cư:

 

Theo thuyết Thần-Nhân loại của Solowiev, Chúa Trời sáng tạo tất cả để cuối cùng v́ T́nh yêu, hoá thần tất cả khiến thế giới trở thành một tha thể (thể khác) của Thiên Chúa mà không có nó th́ Chúa không tồn tại v́ Chúa sống trong nó và v́ nó. Không c̣n sự khác biệt ngay cả về bản chất giữa Đấng Sáng tạo với tạo vật đồng nhất thể với Chúa (vsejedinstvo, tiếng Nga), khiến Tạo hoá và tạo vật không c̣n là hai bản thể riêng biệt như theo thuyết nhị nguyên luận của Descartes: bản thể quảng tính (Res extensia) vật chất và bản thể tư duy (Res cogitans) tinh thần. Quan niệm của Solowiev về Chúa, Đấng Sáng tạo v́ t́nh yêu này tương đồng với quan niệm Đấng Tuyệt đối Brahman “Vạn vật đồng nhất thể” trong Ấn Độ giáo, nên Solowiev hồi ấy bị những người Ki tô giáo đạo Chính Thống (orthodoxes) trách cứ là sa vào thuyết Phiếm thần (Panthéisme) và cùng một tư tưởng với Spinoza (1632 – 1677), người đă đồng nhất Thượng đế với thiên nhiên. Những người này đă tỏ ra không hiểu “Thần – Nhân” là giáo thuyết đẹp nhất trong Ki Tô giáo: Giêsu Kitô con của Chúa Trời đă nhập thể thành người để chuộc tội cho loài người. Đó cũng là ư tưởng Bồ Tát trong đạo Phật.

 

Trong cuốn sách tiếng Anh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh Living Buddha, living Christ dịch tiếng Việt là Bụt trong ta, Chúa trong ta do nhà xuất bản Riverhead Booking in năm 1995, thày Thích Nhất Hạnh cũng đồng quan điểm với Solowiev là Trời, Phật ở trong ta: “Chúa Ki Tô vừa là con Trời vừa là con Người (Le fils de l’homme) và Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con bất nhị nên con người cũng là một với Thượng đế… Cũng như Bụt, chúng ta cũng tới từ Chân Như, ở tại Chân Như và sẽ quy về với Chân Như.”

 

Khi Solowiev phân tích phạm trù “Cái Tuyệt đối” (Thiên Chúa), ông xác định ư niệm “hư không” trong đạo Phật: “Cái Tuyệt đối vừa là cái thoát li mọi thứ, lại vừa là cái mang mọi thứ trong ḿnh. Nó vừa là cái tịnh không, vừa là hữu thể viên măn nhất, hoàn bị nhất, toàn vẹn nhất… Nó là thể thống nhất của ḿnh với cái phủ định ḿnh“.

 

Ư niệm “Vô Ngă” trong đạo Phật cũng được Solowiev hiểu theo nghĩa Siêu Ngă để nói về bản tính Chúa Trời: “Ngài là Sinh linh Siêu Ngă vừa là ḿnh lại vừa là tất cả… Là Một – và – Tất cả”. Ư niệm Siêu Ngă này làm cho ta hiểu ư niệm Tam vị Nhất thể (Trinité) trong Ki Tô giáo.

 

Ṿng sinh tử trong đạo Phật là nghĩa sự phục sinh của Chúa Ki Tô cứu rỗi loài người  thông qua cái chết: Chúa phục sinh là cái hứa hẹn và bảo đảm sự tái sinh của nhân loại trong sự sống hoàn toàn bất tử.

 

Kết luận

 

Sự tin tưởng vào một Sinh linh tối cao đều có trong mỗi con người và nằm ở tầng sâu nhất của tâm thức. Đấng sinh linh Tối cao biểu hiện trong các đạo giáo dưới những h́nh thức khác nhau hay được hiểu khác nhau nhưng tựu chung vẫn chỉ là Một. Bởi vậy không có đạo nào không tin là có Trời cả, và mọi đạo thời nguyên thủy đều là đạo Thiên Chúa. Những người cho đạo Phật là đạo không Trời (athée) là những người so sánh một cách phiến diện đạo Phật hay một tôn phái triết lí Phật với các đạo Thiên Chúa. Những người này đă quá giới hạn lí trí ḿnh vào những ư niệm chỉ là những khái niệm, hay tệ hơn nữa, chỉ là những từ ngữ.

 

Theo kinh sách Vệ đà, có cả thảy 84 ngàn Pháp môn, nghĩa là có 84 ngàn cánh cửa đưa ḿnh tới Sự Thật, tới Trời. Đạo Phật coi ḿnh chỉ là một cánh cửa nên tôn chỉ nhà Phật là những ai coi cánh cửa đạo Phật là duy nhất th́ những người này không theo đúng tinh thần đạo Phật. Những người Ki tô giáo đích thực cũng cùng một quan điểm: Giáo hoàng Jean Paul II đă luôn mở cửa nhà thờ mời Đức Đạt lai Lạt ma làm lễ. Có 84 ngàn pháp môn nên những người không theo đạo nào cả cũng có thể mở một cánh cửa đi tới Trời.

 

© 2010 Phong Uyên

© 2010 talawas

 

Ghi chú:

 

Tài liệu tham khảo hay liên quan bài viết này nên đọc: "Phật Học Tinh Yếu"của HT Thích Thiền Tâm (1924-1992).

 

 

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: