Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

 

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan từ nhiều nguồn khác biệt trong tinh thần tự do ngôn luận nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù để có phản ứng, đối sách kịp thời. Nội dung các bài viết đă được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

 

 

 

LẰN RANH QUỐC CỘNG:  CON ĐƯỜNG MORAN, WESTMINSTER

 

Duyên-Lăng Hà Tiến Nhất

 

     Chuyện kiện tụng giữa hai tờ báo Saigon Nhỏ (SGN) và Người Việt (NV) chắc chưa thể chấm dứt trong nay mai, bởi v́ bà Hoàng Dược Thảo (HDT), chủ tờ SGN cho biết, bà sẽ chống án. Trước sự kiện này th́ cũng như "thường lệ", bà con ta trong cộng đồng chia phe lập nhóm, kẻ bênh người chống mỗi bên tùy thích, căi nhau ỏm tỏi. Người viết không bênh và cũng chẳng chống bên nào. Đành rằng cả hai tờ báo đều cùng làm thương mại. Trong cái cộng đồng chống cộng sản quyết liệt như chúng ta, họ không chống cộng th́ không thể ḥa nhập, ở với ai đây, và làm sao mà sống. Tuy nhiên, theo nhận định chung th́ một bên - báo Người Việt - nói theo kinh nghiệm trước mắt là họ chống cộng theo "định hướng xă hội chủ nghĩa". C̣n một bên - tờ Saigon Nhỏ - chống cộng theo "định hướng tỵ nạn CS". Vậy xin cân nhắc xem, đàng nào có lư hơn? Thản hoặc có người cho rằng người viết bênh tờ SGN th́ đó là quan điểm và quyền của quí vị. Bài viết này của chúng tôi nhằm đánh tay sai VGCS ẩn núp trong tờ NV, chứ không theo cảm tính hay định kiến bên khinh bên trọng. Khẳng định như thế.

 

     Để mở đầu, người viết có vài câu hỏi thử nêu ra để xin bạn đọc cho một câu trả lời. Tin rằng câu trả lời của quí vị nhất định là đúng, không thể sai được, bởi v́ nó đương nhiên được coi là chân lư bất biến. 

 

     Câu hỏi thứ nhất sẽ là, nếu 12 bồi thẩm viên trong phiên xử toàn là người VN gồm những nhân vật như Ls Lê Duy San, ông Tuấn Phan, cô Lữ Anh Thư, bà Hoàng Lan Chi, và những người có lập trường chính trị như những quí vị này th́ kết quả phiên ṭa bên nào thắng, báo SGN, bà HDT, hay tờ NV, Ls Phan Huy Đạt?

 

     Câu trả lời chắc chắn sẽ là báo SGN và bà HDT. Có đúng không?

 

     Câu hỏi thứ hai ngược lại, nếu 12 bồi thẩm viên trong phiên xử cũng là người VN, nhưng gồm những quí vị như ông Phú Văn, ông Tâm Minh, ông Uyên Vũ, Ông Sáu Góp Gió, và những người cùng chí hướng với họ th́ kết quả của phiên toà sẽ ra sao, báo SGN, bà HDT, hay tờ NV, ông Ls Phan Huy Đạt thắng kiện?

 

     Câu trả lời là tờ NV và Ls Phan Huy Đạt. Không sai chứ?

 

     Như vậy th́ chúng ta có thể rút ra được kết luận mà không sợ sai lầm thế này là, luật pháp Mỹ tuy rất vô tư, công bằng, và chi tiết mọi khía cạnh, nhưng người ta vẫn có thể đạo diễn phiên ṭa để có thể có được một bản án như ư muốn mà không hề vi phạm luật pháp.

 

    OK, khi quí vị đă có câu kết luận rồi th́ thiết tưởng những ư kiến tŕnh bầy của người viết dưới đây về bản án 4.5 triệu dollars, theo thiển nghĩ, sẽ không bị định kiến che khuất. Và, chúng ta có thể trao đổi với nhau một cách thành thực và ṣng phẳng được rồi.

 

Nước Mỹ và nền Dân Chủ định hướng

 

     Người VN chúng ta, cả đến đại đa số người Mỹ cũng đều tin như đinh đóng cột rằng nước Mỹ là một quốc gia pháp trị và trong đó mọi công dân được hưởng một nền dân chủ hoàn hảo nhất hành tinh này. Họ nghĩ vậy nhưng thực tế chưa hẳn đă là vậy. Chính từ kinh nghiệm bản thân mà những người Mỹ có hiểu biết mới đặt ra một khái niệm sống như thế này là, "Sự hiểu biết về những thế lực đang nhào nặn ra những biến chuyển của thể kỷ 20 khẳng định không dựa vào những dữ kiện nghiên cứu, mà đúng hơn là dựa trên những bí mật được khám phá (An understanding of the forces that have shaped the events of the twentieth century is predicated not on facts to be learned, but rather on secrets to be discovered). Người Việt thường quen nghe thành ngữ "định hướng xă hội chủ nghĩa" mà chưa bao giờ nghe nói đến "định hướng tư bản chủ nghĩa." Người Mỹ có đường lối hành động theo định hướng tư bản chủ nghĩa không? Thưa có chứ, chỉ là người Mỹ không rêu rao nó như tiếng vẹt kêu mà thôi. Định hướng hành động của nền tư bản Hoa Kỳ là làm v́ "lợi ích" của nước Mỹ, đúng ra là quyền lợi của các tập đoàn tư bản Hoa Kỳ.

 

     Trong phạm vi giới hạn của một bài nghị luận, và để theo sát với chủ đề của bài viết, chúng tôi chỉ xin đề cập đến cái định hướng này trong phạm vi của nền tư pháp Mỹ qua lăng kính là cuộc tranh tụng giữa tờ SGN và báo NV. Nhận xét chung th́ các quan ṭa Mỹ xử án phần lớn đều vô tư và công bằng. Nhưng trong một số trường hợp, sự vô tư và công bằng của họ phải nhường chỗ cho quyền lợi và an nguy của nước Mỹ. Xin lấy vài thí dụ để chứng minh, những sự việc mới xẩy ra gần đây thôi. Đó là các vụ án Rodney King và OJ Simpson.

 

     Rodney King là một thanh niên da đen. Anh bị bắt trong khi say rượu lái xe. Bốn cảnh sát da trắng đè King xuống đường đánh anh ta thừa sống thiếu chết. Cảnh hành hung can phạm này của cảnh sát chẳng may bị thu h́nh bởi cái Iphone của một cameraman amateur gần đó và được đưa lên truyền h́nh. Thế là 4 cảnh sát bị thưa ra ṭa. Một năm sau, vào ngày 29-4-1992, ṭa đăng đường và tha bổng cả 4 nhân viên cảnh sát có dính líu. Kết quả của phiên ṭa làm bùng nổ một cuộc xuống đường bạo động của người dân da đen tại nhiều thành phố Nam California và nhiều tiểu bang lân cận để phản đối. Trong một tuần lễ bạo động, sự thiệt hại được tổng kết là 53 người chết, 2.000 người bị thương. 1.100 building bị đốt phá. Thiệt hại về vật chất ước lượng là 1 tỷ (billion) mỹ kim. Chính phủ Mỹ phải điều động vệ binh liên bang đến mới dẹp được cuộc bạo động.

 

     Khoảng hai năm sau đó lại xẩy ra vụ OJ Simpson bị nghi là giết vợ và người bạn trai của vợ. Simpson là một cầu thủ da đen nổi tiếng. Bà vợ Nicole Brown Simpson là da trắng. Bị t́nh nghi và khi bị bắt th́ Simpson lên xe chạy trốn. Cảnh sát phải huy động rất đông nhân viên với hàng chục chiếc trực thăng vần vũ trên trời để theo sát nút Simpson. Có 95 triệu người theo dơi trên truyền h́nh cuộc rượt đuổi này. Chuyện này lại có vấn đề mầu da trong đó nên cộng đồng da đen lên tiếng đe dọa. Cái lư thường t́nh là, nếu Simpson không giết người th́ tại sao anh phải chạy trốn cảnh sát? Thế nhưng ṭa không căn cứ vào luận cứ tất yếu đó, mà chỉ căn cứ vào những chứng cứ được các luật sư và giáo sư luật danh tiếng được OJ Simpson mướn để căi trước ṭa. Cuối cùng OJ Simpson được tha bổng về tội giết vợ và người t́nh của vợ trong một phiên ṭa với một thành phần xử án rất đáng lưu ư. Bồi thẩm đoàn (jury) 12 người gồm 10 bà và 2 ông. Trong số này có 9 đen, 2 trắng, và một mễ. Chánh án là ông Nhật con nai vàng ngơ ngác Lance Ito. Vài cơ quan truyền thông đă làm poll cho thấy người da đen hài ḷng với bản án, trong khi đa số da trắng bất măn v́ thành phần xử án (jury).

 

     Thắc mắc mà sự trả lời sẽ chắc chắn đúng cần nêu ra trong vụ OJ Simpson là nếu bồi thẩm đoàn (jury) 9 bà đen được thay thế bằng 9 bà trắng th́ kết quả phiên ṭa sẽ ra sao. Có thể tin được rằng OJ Simpson khó tránh được bản án giết người. Nhưng với bản án tha bổng Simpson do đa số phụ thẩm là các bà da đem biểu quyết, nước Mỹ đă tránh được một cuộc bạo loạn khác kiểu Rodney King như đă thấy. Ít năm sau đó, OJ Simpson lại bị bắt và bị ghép vào nhiều tội đại h́nh khác với một bản án 33 năm tù giam và 40 triệu dollars tiền phạt. Chúng ta thấy rơ là nền tư pháp Mỹ đă hành xử  theo cái định hướng là tránh thiệt hại cho đời sống người dân Mỹ mà không đi ra ngoài luật pháp, nhưng vẫn xử đến nơi đến chốn cái tội đă được tha bổng của OJ Simpson. Tôi tạm gọi đó là cái "định hướng tư bản chủ nghĩa".

 

     Trong vấn đề chúng ta đang bàn thảo, có một khía cạnh cũng nên lưu ư tới là trong luật pháp Mỹ không có cái tội gọi là "tội chính trị." Cho nên trước ṭa án Mỹ, các khiếu nại có tính cách chính trị các quan ṭa đều tránh xa. Xin nêu điển h́nh là các vụ khiếu nại về tính cách hợp hiến của ứng cử viên tổng thống Obama. Hiến Pháp Mỹ bắt buộc các ứng viên Tổng Thống phải có điều kiện là natural-born citizen, nghĩa là là công dân Mỹ ngay từ lúc mới sanh ra. Tư cách natural-born citizen được chứng minh bằng tờ birth certificate. Cho đến bây giờ làm tổng thống đă gần hết hai nhiệm kỳ rồi thế mà TT Obama có nạp được tờ birth certificate của ông cho Ủy Ban xét đơn ứng cử tại Hạ Nghị Viên đâu. Cũng chẳng chết thằng tây nào, bởi v́ vấn đề phe đảng trong chính trường Mỹ. Hơn nữa lại là vấn đề quá lớn. Cứ thử tưởng tượng coi, nếu Obama bị qui kết là một tổng thống bất hợp pháp (illegal) th́ chuyện ǵ sẽ xẩy ra cho nước Mỹ? Bao nhiêu đạo luật quan trọng - obamacare chẳng hạn - bao nhiêu sắc lệnh, bao nhiêu việc bổ nhiệm do một ông Tổng Thống bất hợp pháp sẽ trở thành vô hiệu hết trơn. Làm thể nào để điều chỉnh lại t́nh trạng này từ năm 2008 đến nay!?

 

Cái tội không thể là tội

 

     Xin trở lại với vấn đề kiện tụng là topic mà chúng ta đang bàn đến ở đây. Mặc dù không học luật nhưng người viết cũng xin mạo muội bàn góp cho vui.

 

    Tập đoàn báo NV tố cáo báo SGN và bà HDT mạ lỵ và phỉ báng. Trước hết cần minh xác rằng đối với cộng đồng người VN tỵ nạn cộng sản th́ việc bà HDT chỉ mặt báo NV là cộng sản là một lời tố cáo để cảnh giác việc cộng sản trà trộn trong cộng đồng để phá hoại, chứ chẳng mạ lỵ mà cũng chẳng phỉ báng ai hết. Tố giác CS là nhiệm vụ và là mệnh lệnh đạo đức bắt buộc của mọi người Việt tỵ nạn. Có mạ lỵ hay không th́ lát nữa người viết sẽ bàn tới.  Tờ NV và Ls Phan Huy Đạt tố vụ này ra ṭa. Đối với cộng đồng người VN tỵ nạn CS, đây là một vụ án chính trị chứ không phải là một vụ kiện h́nh sự. Các quan ṭa làm đúng chức năng và thi hành đúng theo luật pháp chứ không có ǵ sai cả. Chỉ có điều đáng tiếc là họ không phải là người VN tỵ nạn CS nên không hiểu ra được vấn đề. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Case này cũng giống y chang case bà Nancy Bùi kiện anh Đỗ Văn Phúc và nhiều case khác nữa tương tự. Ṭa chỉ xử việc theo h́nh thức mà không xử theo nội dung thầm kín của vấn đề bên trong. Như trên chúng tôi đă tŕnh bầy, nếu bồi thẩm đoàn là những Đỗ Văn Phúc, Lê Duy San, Hoàng Lan Chi, Lữ Anh Thư v.v, th́ sức mấy mà tờ NV và Ls Đạt thắng kiện. Bới v́, loại bồi thẩm đoàn này là những nạn nhân trực tiếp của đảng VGCS. Họ đă bị, người th́ mất hết sản nghiệp nhà cửa, kẻ tan nát gia đ́nh, và không một ai là không bị tù tội. Họ đích thực là nạn nhân của tập đoàn đảng CSVN. Chỉ có những người VN nạn nhân của ngày 30-4-1974 như họ mới đau được cái đau về những sự mất mát này. Hơn thế lại c̣n cái đau mất nước nữa. Đất nước đă bị tập đoàn VGCS bán cho Tầu cộng. Chỉ ít năm nữa thôi, họ sẽ bị mất gốc luôn. Dĩ nhiên chẳng bao giờ họ chịu chấp nhận cái gốc là Tầu khựa. Nhưng họ cũng chẳng c̣n cái gốc gác "Việt Nam" nữa để hướng về, v́ giải đất h́nh chữ S đă trở thành nước Tầu, chứ không c̣n phải là Việt Nam của họ nữa. Cái đau cùng cực này làm sao mà các ông bà người Mỹ bồi thẩm đoàn hiểu thấu để mà thông cảm dùm.

 

     Thế th́ chuyện bà HDT chỉ mặt tập đoàn báo NV bảo là cộng sản, chuyện này nên hiểu như thế nào?

 

     Theo thiển ư th́ có hai trường hợp cần phân biệt: tố cáo báo NV là cộng sản một cách chung chung khác xa với chuyện tố đích danh tờ NV là cộng sản VN. Nếu bà HDT tố chung chung tập đoàn báo NV là CS th́ không có vấn đề ǵ cả. chửi là CS, như thế là c̣n nhẹ và không hẳn đúng. NV chỉ đáng là đầy tớ của cộng sản thôi. Bọn này hôm qua khóc lóc tự cho ḿnh là nạn nhân của CS, hôm nay lại tâng bốc bọn đầu gấu Hànội. Đảng viên CS tuyệt đối phải trung thành với đảng. Những tên sớm đầu tối đánh này không thể nào và chẳng bao giờ được VGCS kết nạp vào đảng, dù bất kỳ đảng CS nào. Chúng không phải là CS, mà chỉ xứng đáng là đầy tớ của CS. Nếu chỉ vào mặt tờ báo NV bảo rằng "mày là CS" th́ đă có sao? So what? Trên b́nh diện nhận thức, cộng sản thoạt kỳ thủy chỉ là một triết thuyết sai lầm, và người CS nói chung chỉ là kẻ theo đuổi cái triết thuyết sai lầm thôi chứ chưa hẳn phải là một con người ác đức. Nếu là một cái ǵ xấu xa và gây nguy hại cho xă hội hay đất nước th́ tại sao đảng CS Mỹ lại vẫn được tự do hoạt động? Tại sao cảnh sát không tóm cổ những đảng viên đảng CS Mỹ vô tù? Như thế nếu bà HDT chửi tập đoàn báo NV là CS một cách chung chung thôi th́ thiển nghĩ không đủ yếu tố để buộc tội là mạ lỵ và phỉ báng.

 

     Điều hiển nhiên, phán quyết của ṭa án được coi là một án lệ mẫu mực trong hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ về một sự thực là, CS là một tội ác rất đáng ghê tởm phải bị trừng trị. Bởi v́, bà HDT dùng chữ CS để định giá trị báo NV "mày CS" không đúng sự thật là phạm tội phỉ báng? Gọi người khác là CS nếu họ không là CS là phạm tội mạ lỵ? Điều khó hiểu là tại sao ṭa án Mỹ không trừng phạt những tên CSVN gian ác thực đang có mặt tại Hoa Kỳ, chuyện mà họ có thể làm một cách rất dễ dàng?

 

     Đấy là căi lư chơi với báo NV cho vui thôi. Cho dù bất cứ ai có chỉ vào mặt tờ báo NV mà mắng rằng "chúng mày là bè lũ Việt gian CS" th́ cũng chẳng sao. Báo NV dễ ǵ kết tội được người đó là mạ lỵ. Vấn đề là ngày nay đảng cộng sản VN có phải là một tập đoàn cướp của giết người, buôn dân bán nước, gây bao tội ác đối với nhân dân VN không. Trước phiên ṭa kháng án, bà HDT chỉ cần hỏi Ls Phan Huy Đạt rằng ông có phải là người tỵ nạn CS không, ông có từng là nạn nhân của đảng VGCS không, ông có biết chắc VGCS là một tập đoàn xấu xa tội lỗi như nhân dân VN tố cáo không? Nếu Ls Đạt trả lời "KHÔNG" th́ đúng rồi, ông hoặc là CS, hoặc là người có cảm t́nh với CS, hay là đầy tớ của VGCS. C̣n như nếu Ls Đạt trả lời "CÓ" th́ sẽ hỏi tiếp rằng, nếu vậy th́ tại sao ông lại để cho tên thầy bói Nhân Quang ca tụng bọn lănh đạo Hànội trên tờ báo của ông, tại sao ông cho phép tên Sơn Hào bá vơ nào đó viết bài chửi bới dân, quân, cán, chính VNCH, tất cả đều là nạn nhân của VGCS? Nếu Ls Đạt không trả lời suông sẻ được các câu hỏi này th́ rơ ràng ông mặc nhiên là CS, hoặc đă phản bội lời thề không thể chối căi được khi nhập quốc tịch Mỹ. Ông đă không c̣n phải là người tỵ nạn CS nữa. Bà HDT có quyền xin ṭa tước đoạt tư cách tỵ nạn của Ls Đạt và yêu cầu chính phủ Mỹ truc xuất ông về VN.

 

     Việc thứ hai là bà HDT có thể trưng dẫn tấm h́nh Đỗ Ngọc Yến, cựu chủ nhiệm báo Người Việt, chủ tọa buổi họp với đám cán bộ CS, trong đó có mặt Nguyễn Tấn Dũng lúc đó là phó thủ tướng chính phủ CS Hànội, xin quan ṭa buộc Ls Phan Huy Đạt giải thích và xác nhận vai tṛ của Đỗ Ngọc Yến và báo NV đối với chế độ VGCS. Yến là ai, tai sao lại có quyền chủ tọa buổi họp của các tên VGCS cao cấp? Việc này bắt buộc sự thật phải ḷi ra. Ông Đạt không thể nói ông không biết, bởi v́ chủ trương đường lối của một tờ báo bao giờ cũng trước sau như nhất, trừ khi tờ báo đổi chủ hay thay đổi đường lối. Ông Đạt là người kế tục ông Yến. Nếu cần th́ xin quan ṭa cho sử dụng máy nói sự thật. Nếu Ls Đạt không giải thích hợp lư được vấn đề này th́ đúng là "lậy ông tôi ở bụi này", báo NV là CS rồi chứ c̣n ǵ nữa.

 

     Tiếc rằng trong phiên toà sơ thẩm, ông chánh án đă không lư đến việc đi t́m sự thật của lời tố cáo của bà HDT: báo NV là CS. Đ̣i ông Ls Phan Huy Đạt phải móc thẻ đảng viên tŕnh trước ṭa th́ có lẽ ông Đạt không có thật. Nhưng các sự thật hiển nhiên "thầy bói Nhân Quang ca tụng các lănh tụ đảng, tên Sơn Hào nhục mạ toàn thể chế độ VNCH, cái chậu rửa chân sơn cờ Vàng 3 Sọc Đỏ v.v." không được quyền dùng làm luận chứng sao? Xin các bậc cao minh biết luật chỉ dậy dùm, có phải chỉ có bằng chứng cụ thể là mới có giá trị, hay luận chứng cũng phải được chấp nhận trong một phiên ṭa? Khi nào có quyền dùng luận chứng để phản biện, khi nào không? Đây là một vấn đề quan trọng để xác định tờ NV có phải là CS hay tay sai CS không.

 

     Xem ra trong phiên ṭa sơ thẩm vừa qua, bên phía nguyên cáo là tờ báo NV muốn dựa vào sự kiện xẩy ra trong buổi họp mặt của Tập Thể Chiến Sĩ làm bằng chứng để kết tội bà HDT và tờ SGN. Trong trường hợp này, các quyền căn bản của con người, quyền tự vệ phải được hiểu như thế nào? Trong buổi tiệc, bà HDT là khách mời của Tập Thể, báo NV là khách đến chung vui đặt mua 2 bàn. Không thể bỏ qua các yếu tố bà HDT là khách mời - bà chỉ đi có hai người - là một thiểu số. Trong khi báo NV đi 2 bàn hai chục người, tức đa số, đông gấp mười lần bà HDT. Trước đây Tập Thể cùng với 140 đoàn thể đă ra tuyên cáo kết tội báo NV tuyên truyền và làm lợi cho CS, và kêu gọi tẩy chay báo NV. Nay họ lại cho NV đến tham dự buổi tiệc của ḿnh là thế nào, một việc làm hết sức vô ư thức và không có lập trường. Trước việc làm cà chớn này của Tập Thể, bà HDT là một khách mời không thể không đề cao cảnh giác về vấn đề an ninh cá nhân. Bà là thiểu số có thể bị áp đảo bới đa số báo NV nếu trong bữa tiệc nổ ra một cuộc tranh chấp chính trị. Mà hầu như chắc chắn là sẽ có, bởi v́ sự có mặt đông đảo như thế của tập đoàn báo NV chẳng phải là để tỏ t́nh thân thiện, mà là có hai ư, một là để thách thức cả cái cộng đồng chống cộng của người Việt tỵ nạn "tao CS đây, chúng mày làm ǵ được tao", và hai là để bỉ mặt các quan Tập Thể chiến sĩ "chúng mày là thứ đồ bỏ, nhát như cáy, thế mà mang danh là Tập Thể Chiến Sĩ, chỉ được cái lỗ miệng, nói mà không dám làm. Chúng tao đây, có giỏi th́ tẩy chay đi".  Bà HDT ư thức được t́nh h́nh này nên nêu vấn đề sự có mặt đông đảo của báo NV với ban tổ chức là một việc làm đúng, chính đáng, và cần thiết. VGCS ở trong nước luôn ỷ thế lấy đông hiếp yếu, cậy có công an và súng đạn hà hiếp người dân, th́ biết đâu bọn đầy tớ của chúng tại hải ngoại cũng - tel maitre tel valet - trổ ṃi ăn hiếp người cô thế? Nếu trường hợp này xẩy ra th́ ai là người đứng ra bảo vệ an ninh cho bà HDT, bởi v́ nhóm tờ NV đến dự tiệc th́ đương nhiên được Tập Thể coi là thân hữu của Tập Thể rồi. Quyền tự vệ là quyền tự do chính đáng của người dân. Tại sao lại bắt tội bà HDT?

 

     Xét các khía cạnh của vấn đề một cách trung thực và chu đáo như thế th́ xin hỏi thế nào là mạ lỵ và thế nào là phỉ báng?

 

Bệnh Chó Hùa

 

     Nhiều người chỉ v́ ghét bà HDT mà nhẩy vào đánh hôi bà và bênh vực báo NV mặc dầu họ không thể phủ nhận được tờ báo này làm lợi cho VGCS rất nhiều. Hiện tượng này người viết gọi là "bệnh chó hùa". Chó hùa là một thành ngữ b́nh dân dùng để chỉ một số đông hay bắt chước nhau làm cùng một hành động một cách vô ư thức chứ thực ra chẳng hiểu ǵ cả. Người viết dùng thành ngữ này làm một tiểu đề trong bài viết với ư nghĩa đó chứ không có ư ám chỉ bất cứ ai là chó. Xin nói rơ như thế. Họ ghét bà HDT bởi vi - theo những ư kiến và bài viết trên internet - họ cho rằng ai bà cũng chửi. Bà chửi cả đến những người chống cộng nổi tiếng mà họ tôn thờ như thợ thơ Nguyễn Chí Thiện, Lm Nguyễn Văn Lư, lại c̣n lôi cả đời tư bà HDT ra bêu xấu.

 

     Những luận điệu ch́ chiết đầy ác ư này sai lầm ở chỗ nào? Người viết xin đề cập đến từng điểm một.

 

1/  Chuyện đời tư - Người Tầu gọi đám Lương Sơn Bạc là anh hùng - Anh Hùng Lương Sơn Bạc - chứ không gọi là bọn cướp Lương Sơn Bạc. Tại sao? Bạn đọc nên suy nghĩ để t́m ra câu trả lời. Ngựi viết xin miễn dài ḍng. Đấy là chuyện bên Tầu. C̣n chuyện VN, chuyện Thái Hậu Dương Vân Nga, Hoàng Hậu của Đinh Tiên Hoàng Đế? Trong lúc đất nước nghiêng ngửa v́ loạn trong, giặc ngoài (Tống xâm lăng), nếu Thái Hậu Dương Vân Nga cứ khư khư ôm cái ngai vàng cho đứa con thơ 6 tuổi là Đinh Toàn th́ đất nước sẽ đi về đâu? May mà bà dám gác bỏ t́nh mẹ con, hy sinh ngôi vị của đứa con, choàng chiếc áo Bào cho Thập Đạo Tưóng Quân Lê Hoàn và tôn ông lên làm vua để quyết thắng với quân Tống xâm lược, giữ vững độc lập cho Dân Tộc. Lịch sử sáng suốt, đă quên đi chuyện đời tư của bà Thái Hậu tư thông với Lê Hoàn mà chỉ ghi công của bà trong lúc dầu sôi lửa bỏng của đất nước. Xem như thế th́ có cần phải phân biệt đời tư với chuyện công của một người không? Đem chuyện đời tư ra để hạ giá công đóng góp cho xă hội của người khác vừa hèn lại vừa bất nhân. Có người c̣n lôi cả chuyện ông nhà thơ Du Tử Lê vào để đánh bà HDT. Điều tệ hại nhất trong cộng đồng chúng ta là có những tên chống cộng bát nháo v́ không có vũ khí lư luận nên phải hạ người khác chính kiến bằng cách moi móc đời tư của người ta, một việc hết sức hèn và sai lầm. Theo sự hiểu biết của người viết th́ quả thực bà HDT và ông Du Tử Lê ngày xưa đă là vợ chồng. Nhưng nếu giả dụ hai người c̣n sống chung với nhau đến ngày nay, đứng trước việc ông Du Tử Lê về VN in thơ và t́m tiếng khen của bọn văn nghệ sĩ rác rưởi trong nước th́ liệu bà HDT có c̣n đủ can đảm mà chứa chấp thằng chồng chó má, đốn mạt này ở trong nhà không, hay sẽ tống cổ nó ra ngoài đường sống với lũ chó ngao?

 

2/  Chuyện Nguyễn Chí Thiện -  Theo thiển ư th́ bà HDT chỉ tố cáo Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả của tập thơ Vô Đề. Bà gọi đó là một "Nghi vấn văn học". Chứng minh được Nguyễn Chí Thiện không phải tác giả tập thơ Vô Đề th́ dĩ nhiên là sẽ lột được mặt nạ Nguyễn Chí Thiện là tên chống cộng cuội. Bỏ qua mọi nghi vấn về con người Nguyễn Chí Thiện mà rất nhiều tác giả đă nêu lên, người viết chỉ xin nêu ra hai sự kiện thôi để giúp quí vị nào c̣n tôn thờ Nguyên Chí Thiện t́m cho ra sự thật. Một, quí vị nên hỏi nhà văn Sơn Tùng cho biết cái văn thư Bộ Ngoại Giao Anh trả lời cho ông Sơn Tùng về việc ông  hỏi Bộ này sự thật về sự kiện ông Nguyễn Chí Thiện đột nhập Ṭa Đại Sứ Anh tại Hànội để nhờ chuyển tập thơ Vô Đề ra ngoại quốc, để xem trong văn thư đó Bộ Ngoại Giao Anh trả lời như thế nào. Hai, quí vị nên t́m hiểu thêm để biết về việc Nguyễn Chí Thiện đă cùng với lũ Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Hoàng ngọc Thành, Lư Thái Hùng, Nguyễn Ngọc Bích v.v. theo đít Hoàng Minh Chính vào rừng bàn về việc mở Hội Nghị Tiểu Diên Hồng với cái bàn tṛn 3 bên. Quí vị biết ḿnh, cũng nên biết CS đă th́ chống cộng mới thành công được. Quí vị nên coi đây là một lời đề nghị chân thành.

 

3/  Chuyện cha Lư -  Cha Lư cũng đại để như thế. Ông rất tin tưởng bà Lê Thị Công Nhân là phát ngôn viên của đảng Thăng Tiến, nhưng lại độc ác với đảng trưởng đảng Thăng Tiến là Nguyễn Nho và cô Hoàng Thị Anh Đào là bí thư của đảng này. Nguyễn Nho và Anh Đào là hai con chiên của cha Lư, rất trung thành với đường lối đấu trang "tự do tôn giáo hay là chết" của cha Lư. Trong khi bà Công Nhân tha thiết kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ giúp đỡ Quốc Hội VGCS th́ cha Lư ủng hộ bà hết ḿnh. Mà Quốc Hội VGCS là ai, quí bạn đọc có biết không? Chúng là toàn thể Bộ Chính Trị, toàn bộ chính quyền CS cấp trung ương, các bí thư các tỉnh, thành ủy, các tướng tá công an và quân đội. Như vậy th́ cha Lư chống cộng hay ủng hộ cộng? Cha Lư c̣n lên án việc chính quyền Hoa Kỳ lên tiếng về các vấn đề nhân quyền tại VN là xen vào nội bộ của VN? Chống cộng ǵ mà kỳ vậy? Tết này cha Lư được tha đấy để xem ông sẽ tiếp tục chống cộng thế nào.

 

4/  Ai cũng chửi -  Vấn đề không phải là ai cũng chửi, mà là chửi có đúng không? Bà HDT không chửi Tập Thể Chiến Sĩ, nhưng giả dụ - chỉ giả dụ thôi - nếu bà chửi Tập Thể th́ có đúng không. Mấy ông lên án báo NV, kêu gọi tẩy chay nó, rồi lại mời nó đến dự tiệc. Như vậy có đáng chửi không?

 

5/  Chuyện liên quan đến ông Tú Gàn -  Một vài người c̣n lôi cả chuyện ông Tú Gàn viết trên tờ SGN "Ải Nam Quan của Tầu, Trần Trường có quyền tư do tư tưởng theo Hiến Pháp Mỹ qui định …" Đúng là ông Tú Gàn viết bậy, và tờ SGN có trách nhiệm vào đó. Thế nhưng bà HDT đă sa thải kư giả Tú Gàn rồi kia mà. Với tư cách là chủ nhiệm tờ SGN, bà HDT xử lư như thế không đúng và không có tinh thần trách nhiệm sao? Nên hiểu đó là cách mà bà HDT nhận trách nhiệm để tạ lỗi với độc giả và hứa sẽ không c̣n phạm lỗi nữa. Xử lư chuyện lầm lỗi như thế đáng khen hay đáng trách?

 

Lằn ranh Quốc-Cộng

 

     Người viết xin nêu ra một số nhận định sau đây để kết luận cho bài viết:

 

1/  Với những hiểu biết và kinh nghiệm dồi dào về bè lũ VGCS của ḿnh th́ bất cứ người Việt tỵ nạn nào cũng có nhận định là VGCS đă và đang ra sức đổ công, đổ tiền vào hoạt động tiêu diệt người tỵ nạn chống cộng tại hải ngoại. Có rất nhiều h́nh thức diệt. Dùng luật pháp Mỹ để diệt là một. Nh́n chung th́ VGCS đă thành công trên nhiều lănh vực. Nền tự do dân chủ chúng ta mơ ước và tranh đấu cho đất nước đang là thứ vũ khí lợi hại mà bọn VGCS sử dụng để tiêu diệt chúng ta.

 

2/  Bằng vào những bài báo và h́nh ảnh xuất hiện trên hai tờ báo NV và SGN mà độc giả khắp nơi đọc được, người ta dễ dàng đi kết kết luận là tờ báo NV làm báo theo đường lối mà người viết mạn phép gọi là "định hướng xă hội chủ nghĩa", trong khi tờ SGN đi theo "định hướng tỵ nạn CS".

 

3/  Cứ cho là cả hai tờ báo đều là những cơ quan truyền thông thương mại, như thế là có vấn đề cạnh tranh nghề nghiệp. Đó là qui luật. Cạnh tranh bằng cách nào để hạ đo ván được đối phương làm cho thương hiệu của ḿnh độc tôn là sự chọn lựa có suy nghĩ của người chủ nhân quyết định đi theo "định hướng" nào. Thực tế cho thấy hiện nay đi theo định hướng xă hội chủ nghĩa rất có lợi. Cứ nh́n xem các con hát tỵ nạn đang đua nhau về trong nước để phát huy nền ca nhạc "Bác cùng chúng cháu hành lạc hay hành quân" ǵ đó th́ đủ biết. Ngân sách cho NQ36 lớn lắm, những hơn hai tỷ dollars kia đấy. Trong lúc gạo châu củi quế này, bọn tỵ nạn đi theo định hướng xă hội chủ nghĩa để kiếm ăn là thực tế. Trong nước VGCS bán nước cho Tầu khựa để làn giầu. Ở hải ngoại, bọn tỵ nạn phản phúc bán cộng đồng cho VGCS để kiến ăn…… Huề!?

 

4/  Bà HDT chưa kháng án và ṭa phúc nghị chưa phán quyết nên chưa biết chung cuộc sẽ ra sao. Nhưng người viết đoán ṃ kết quả sẽ "VŨ NHƯ CẨN". Tại sao? Xin thưa bởi v́ thứ nhất, ǵ th́ ǵ chứ luật pháp bao giờ cũng phải phục vụ cho đường lối chính trị của quốc gia (dẫn chứng vụ OJ Simpson). Thứ hai, theo cách nh́n của người VN tỵ nạn th́ đây là một vụ án có tính cách chính trị, nhưng luật pháp Mỹ không có qui định cái tội "cộng sản". Đáng tiếc. Khái niệm "Đông là Đông, Tây là Tây. Đông Tây không bao giờ gặp nhau luôn luôn tỏ ta đúng.

 

5/  Nếu bà HDT thua kiện th́ có lẽ cũng huề tiền thôi, V́, thứ nhất người viết nghĩ rằng bà HDT cũng chẳng giầu có ǵ lắm. Bà vừa làm báo lại vừa viết báo, mà giới viết lách th́ xưa nay theo nhà thơ Vũ Trọng Phụng: "Nhà văn Annam khổ như chó". C̣n như bà HDT là người giầu có th́ theo thiển ư, bà biết cách làm tiền th́ cũng phải biết cách giữ tiền. Có đúng không. Bà biết viết để nổi tiếng th́ cũng phải biết cách giữ tiếng tăm cho ḿnh.

 

6/  Biết đâu đấy, Ls Phan Huy Đạt và tờ NV sẽ rơi vào t́nh trạng chờ "được vạ th́ má sưng". Nghĩa là chưa được tiền bồi thường của bà HDT th́ đă gặp phải thiệt hại c̣n lớn gấp mấy. Thắng được kiện nhưng không phải cái tiếng "là CS" được rửa sạch, trái lại c̣n tăng lên gấp bội.  Qua vụ kiện, người dân tỵ nạn càng ngày càng xác tín rằng tờ NV là cái ống loa tuyên truyền của VGCS tại hải ngoại. Vô h́nh chung, hai chữ "CS" càng ngày càng phồng to ra trên cái logo của báo NV, và nó sẽ dính chặt vào đấy không bôi xóa được. Phán quyết của toa án không phải là loại thuốc tẩy có công dụng làm mất đi cái vết sẹo CS trên báo NV cho đến ngày nó xuống lỗ. Xuống lỗ nhưng hơi hưóng sẽ c̣n măi măi phảng phất trên trần gian.

 

7/  Và đây là kết luận quan trọng. Trong một buổi trao đổi với Ls Lê Suy San về vấn đề kiện tụng này. Người viết có nói với Ls San rằng, đây là một chuyện đáng tiếc, nhưng nó có thể đưa lại cái hay cho cộng đồng. Những người tỵ nạn yêu nước sẽ nhận thức đuợc rằng vụ kiện tụng này không phải là chuyện cá nhân, giữa hai người hay hai tờ báo, mà là chuyện chung của tất cả cộng đồng. Sự thể càng ngày càng thấy rằng, cộng đồng đang phân chia thành hai khuynh hướng chính trị xung khắc nhau về lập trường và đường lối. Do đó những người tỵ nạn thực tâm muốn giải quyết tận căn vấn đề CS tại quê nhà sẽ cảm thấy là họ cần phải đoàn kết lại và gắn bó với nhau hơn. Lằn ranh Quốc - Cộng đang lộ ra rơ nét. Ṭa soạn của hai tờ báo NV và SGN đều nằm trong cùng một thành phố Westminster, và trên cùng một con đường Moran St, chỉ cách nhau vài phút đi bộ. Con đường này nên được coi là là lằn ranh Quốc-Cộng cụ thể cho người tỵ nạn VN.

 

 

Ngày 16-1- 2015

Duyên-Lăng Hà Tiến Nhất

 

 

Nh́n lại một vụ án đáng buồn
 

Lữ Giang

\

 

Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên ṭa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, ṭa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đă điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có ǵ bí ẩn đàng sau?
Trên đài Little Saigon TV tối 8.1.2015 cùng với luật sư Nguyễn Quốc Lân, và tối 15.1.2015 cùng với luật sư Đỗ Phủ, chúng tôi đă nói về những khía cạnh pháp lư phức tạp của vụ án, nhưng chỉ những người trong vùng được nghe. Hôm nay chúng tôi cố gắng tóm lược nội vụ và chiến thuật của mỗi bên để đọc giả có thể hiểu qua tại sao có bản án ngày 30.12.2015.
BỆNH TRẦM KHA HẾT THUỐC CHỬA
Thật ra, các vụ án nón cối không phải là chuyện mới mẽ ǵ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nó đă trở thành một thứ bệnh trầm kha và không c̣n phương cứu chữa: Cứ muốn hạ ai là đội cho người đó cái nón cối! Ṭa án Mỹ đă nhiều lần “xuống chưởng” để cảnh cáo, nhưng chứng nào vẫn tật đó. Không phải Cộng Sản mà chính người Việt đấu tranh đă phá vỡ cuộc đấu tranh của chính họ bằng nón cối! Sau đây là những vụ điển h́nh:
(1) Vào năm 2003, Ṭa án Quận Denver, tiểu bang Colorado, đă kết tội nhà sư Lê Kim Cương và ban quản trị chùa Như Lai vu khống hai chị em Hồ Thị Thu và Hồ Thị Thi là cộng sản sau khi hai cô này tố cáo nhà sư có hành vi t́nh dục bất chánh. Các bị đơn đă bị phạt 4.800.000 USD.
(2) Năm 2006, các bị đơn ở Minnesota đă tố cáo ông Phạm Ngọc Tuận, một cựu quân nhân VNCH, là tay sai Cộng Sản và vi phạm 18 tội đă được họ liệt kê, nhưng không chứng minh được tội nào. Ṭa buộc các bị đơn phải bồi thường cho ông Tuận 639.000 USD.
(3) Vào tháng 9 năm 2011 Ṭa án Quận Montgomery, tiểu bang Maryland, đă buộc bà Ngô Thị Hiền thuộc Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, ông Ngô Ngọc Hùng và đài phát thanh Vietnamese Public Radio ở Maryland phải liên đới bồi thường cho ông Hoài Thanh 1.000.000 USD v́ đă dùng hệ thống truyền thông để chụp mũ ông Hoài Thanh là cộng sản.
(4) Ở Austin, Texas, ông Đỗ Văn Phúc đă viết nhiều bài dưới nhiều h́nh thức khác nhau, tố cáo bà Nancy Bùi, tức kư giả Triều Giang, là thân cộng, tay sai cộng sản và làm ăn với Việt Cộng. Trong phiên xử ngày 27.10.2011, ṭa buộc ông Phúc phải bồi thường cho bà Nancy Bùi 1.900.000 USD.
(5) Vụ án mạ lỵ phỉ báng kéo dài nhất là vụ ba ông Norman Lê, Phiệt Nguyễn, Đạt Hồ, và hai bà Nhàn Trần và Nga Phạm đă bị ông Tân Thục Đức, Hiệu trưởng Trường Việt Ngữ ở Thurston County, kiện về tội chụp nón cối. Những người này đă tố cáo ông Đức là một nhân viên bí mật của Việt Cộng (undercover Viet Cong agent). Vụ kiện được khởi sự từ 2003 đến tháng 4/2009 Ṭa Superior Court ở Thurston County, Washington State, mới xử và tuyên phạt những người này phải bồi thường cho ông Tân Thục Đức một số tiền là $310.000. Các bên tranh tụng đă kháng cáo lên Ṭa Phúc Thẩm rồi thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện Washington State. Ngày 9.5.2013, TCPV đă y án ṭa Thurston County!
Nhưng vụ án nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ phức tạp và gay cấn hơn nhiều, v́ đây là hai cơ quan truyền thông lớn nhất của người Việt hải ngoại.
VIỆC PHẢI ĐẾN TH̀ PHẢI ĐẾN
Trong một bài với đề tựa “Những “bí ẩn” của báo Người Việt: Ai là chủ thực sự của báo Người Việt?” đăng trên nhật báo Saigon Nhỏ thứ bảy 28.7.2012, Đào Nương tức bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm kiêm chủ bút nhật báo và tuần báo Saigon Nhỏ, đă bàn nhiều chuyện về nhật báo Người Việt, trong đó có hai đoạn sau đây đă đưa bà Hoàng Dược Thảo và báo Saigon Nhỏ vào đường lao lư:
Đoạn thứ nhất: “Bọt bèo th́ thường nổi trên mặt mà. Nhưng sự kiện vợ của ông Hoàng Ngọc Tuệ, bà Hoàng Vĩnh ra mặt điều hành báo Người Việt mấy năm nay mới là lạ. Điều lạ thứ nhất: bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về t́nh ái…”
Đoạn thứ hai: “Hy vọng ông Phan Huy Đạt, chủ nhân của báo Người Việt sẽ công bố tên của 27 người (thành viên) này để bọn “tay sai của giặc Mỹ” đa nghi cứ cho rằng một ông giáo nghèo, một counselor của một trường đại học cộng đồng th́ làm ǵ có tiền mà mua nổi nguyên một tờ báo to đùng như tờ Người Việt?Bọn “tay sai của giặc Mỹ” cho rằng nếu không phải “thằng” Sơn Hào th́ cũng là “thằng” Hải Vị, Made in VC mua tờ Người Việt rồi ông đứng tên dùm cho chúng. Đào Nương tôi không tin nhưng không biết làm sao để bênh ông…”
Từ lâu, bà Hoàng Dược Thảo thường dùng hệ thống báo Saigon Nhỏ để “oanh tạc” báo Người Việt, nhưng bộ biên tập của báo này cứ ngồi êm re. Nay chụp được hai nói câu trên, báo Người Việt quyết định ra tay.
Theo điều 48a của bộ Dân Luật Californa, thư yêu cầu đính chính (retraction) những lời phỉ báng mạ lỵ phải được gởi đến chủ nhiệm (publisher) tờ báo trong hạn 20 ngày kể từ ngày biết được sự phổ biến bài báo mạ lỵ phỉ báng. Hôm 7.8.2012, ông Phan Huy Đạt, bà Hoàng Vĩnh và nhật báo Người Việt đă gởi đến bà Hoàng Được Thảo và báo Saigon Nhỏ một văn thư yêu cầu cải chính những điều nói trên mà họ cho rằng viết không đúng sự thật về họ.
Tôi thấy thư yêu cầu đính chính này đă không được viết theo mẫu thông dụng được biên soạn rất chặt chẽ mà các luật sư ở California thường dùng, trái lại đă viết theo kiểu tự do, nhưng cũng hội đủ điều kiện luật định, v́ điều 48a đ̣i hỏi phải “ghi rơ những lời tuyên bố bị coi là mạ lỵ phỉ bang và yêu cầu đính chính” (specifying the statements claimed to be libelous and demanding that the same be corrected). Báo Người Việt đă ghi rất rơ hai câu sau đây mà họ cho rằng không đúng sự thật:
(1) Cộng Sản Việt Nam đă mua nhật báo Người Việt và để cho ông Phan Huy Đạt đứng tên chủ nhân cho họ. (The Vietnamese communists bought the Nguoi Viet Daily News and asked Dat Huy Phan act as owner for them).
(2) Bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về t́nh ái (an unchaste woman who is unqualified for her profession and known to have many scandalous affairs.)
Cũng theo điều 48a, Saigon Nhỏ có ba tuần lễ kể từ ngày nhận được thư yêu cầu, để đăng những lời cải chính. Nhưng bà Thảo chẳng những không cải chánh mà c̣n viết một bài trên tuần báo Saigon Nhỏ ngày 17.8.2012 giải thích tại sao bà đă viết như vậy. V́ không nắm vững luật buộc phải “specify” như trên nên bà cảnh cáo ông Đạt và bà Vĩnh “không nên dùng thủ thuật “cắt” một câu ngắn trong một đoạn văn dài để xuyên tạc ư nghĩ của câu văn.”!
Ngày 4.9.2012, luật sư Hoyt E. Hart đại diện cho nhật báo Người Việt, ông Phan Huy Đạt và bà Hoàng Vĩnh đă nộp đơn tại ṭa Superior Court ở Orange County kiện bà Hoàng Dược Thảo về mạ lỵ phỉ báng v́ cho rằng hai câu nói trên là không đúng sự thật gây phương hại cho họ về nhiều phương diện. Vụ kiện mang số 30-2012-00595526-CU-DF-CJC, loại: Defamation, tên vụ: Hoang vs. Saigon Nho Newspaper.
Điều 45 của bộ Dân Luật California đă định nghĩa tội mạ lỵ phỉ báng bắng bài viết (libel) như sau:
Mạ lỵ phỉ báng bằng bài viết là một sự phổ biến không đúng sự thật và không được đặc miễn bằng bài viết, ấn phẩm, h́nh ảnh, h́nh nộm, hay h́nh thức phô diễn ra trước mắt khác, nhắm làm cho bất cứ người nào bị hận thù, khinh bỉ, nhạo báng, lăng nhục, hay tạo ra các lư do cho người đó bị xa lánh, tránh né và phương hại đến nghề nghiệp của họ, cũng như làm cho họ phải chịu  những sự đe dọa phương hại lớn đến mạng sống."
Luật sư của báo Người Việt đă bám sát vào điều luật này để hành động.
CHIẾN THUẬT CỦA HAI BÊN
Trong khi luật sư của báo Người Việt dùng các phương thức luật định để chứng minh những lời tuyên bố nói trên không đúng sự thật, có ác ư và gây thiệt hạicho họ về nhiều phương điện như điều 45 đă mô tả, bà Hoàng Dược Thảo dùng các cơ quan truyền thông, các tổ chức đấu tranh chính trị và những suy luận riêng của bà, tức các phương thức ngoài luật định, để đối phó với cơ quan tư pháp Mỹ và tin chắc rằng bà sẽ thắng.
Qua các bài bà Thảo viết trên báo Saigon Nhỏ sau khi bị truy tố, nhất là hai cuốn video ghi lại những lời phát biểu của bà tại cuộc họp của Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali vào tối 10.2.2013 tại trụ sở Hội Đền Hùng ở Westminster và trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại ngày 29.9.2013, chúng ta thấy bà muốn nói với Ṭa cũng như mọi người rằng  chỉ lặp lại những lời phát biểu của nhiều nhân vật và nhiều tổ chức tố cáo nhật báo Người Việt là của Cộng Sản hay tay sai Cộng Sản. Sở dĩ bà làm như vậy v́ bà không biết rằng luật pháp Hoa Kỳ đă quy định: “Một người lặp đi lặp lại lời mạ lỵ phỉ báng do người khác phải chịu trách nhiệm cho việc tái phổ biến đó, ngay cả nếu người tái phổ biến quy lời tuyên bố phỉ báng cho người phổ biến gốc.” (Moritz v. Kansas City Star Co., 258 S.W.2d 583). Nói một cách giản dị, lặp lại một lời phát biểu sai sự thật của người khác vẫn phải chịu trách về lời phát biểu đó, dù chỉ rơ lời phát biểu đó phát xuất từ đâu. Tuy nhiên, khi đăng những lời phát biểu của cơ quan công quyền th́ không phải chịu trách nhiệm, dù sai.
Các bài và hai video nói trên cũng cho thấy bà đă đặt các bị đơn vào t́nh trạng bị hận thù, khinh bỉ, nhạo báng, lăng nhục, hay tạo ra các lư do cho người đó bị xa lánh, tránh né và phương hại đến nghề nghiệp của họ, cũng như làm cho họ phải chịu  những sự đe dọa phương hại lớn đến mạng sống như đă quy định ở điều 45. Do đó, luật sư của báo Người Việt không phải đi t́m bằng chứng đâu xa, ông ta chỉ dùng các bái báo và hai cái video đó cũng đủ thắng rồi.
Tuy nhiên, hai cái video tai hại hơn v́ nó phô bày ra trước mắt bồi thẩm đoàn không phải chỉ những lời mà cả h́nh ảnh đầy thuyết phục của bà Thảo khi phát biểu khiến họ quyết định mau lẹ.
Hai luật sư là Charles H. Mạnh và Aaron Morris đă nhận ra sự nguy hại của hai video này và đă hai lần xin ṭa bơ hai video đó ra ngoài hồ sơ vụ kiện. Nhưng điều 350 của Luật Bằng Chứng (Evidence Code) quy định rằng không bằng chứng nào được đưa vào hồ sơ vụ kiện ngoại trừ bằng chứng có liên quan. Hai video nói trên là bằng chứng liên quan (relevant evidence) nên Ṭa không cho bơ ra được.
Nói tóm lại, v́ không nắm vững luật pháp, bà Hoàng Dược Thảo đă tạo ra những bằng chứng cho đối phương dựa vào đó để quy trách nhiệm cho chính bà.
RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Bây giờ bà Hoàng Dược Thảo và Saigon Nhỏ đang xin ṭa nguyên thẩm tái thẩm để câu giờ. Trong ṿng hai tuần lễ, nếu ṭa bác đơn th́ có 60 ngày để kháng cáo. Trong khi kháng cáo, báo Người Việt vẫn xin thi hành án. Muốn hoăn thi hành án, phải mua một cái Bond để bảo đảm tiền phạt. Cái Bond này trị giá bằng 150% số tiền phạt. Bà Thảo bị phạt 4.500.000 USD nên phải mua cái Bond lên đến 6.750.000 USD và phải có tài sản thế chấp để mua. Mỗi năm phải trả tiền lời là 10%. Trong một số trường hợp rất đặc biệt, ṭa cũng có thể cho miễn mua Bond, nhưng rất họa hiếm (judgment without bond are extremely rare).
Tiền thuê luật sư kháng cáo trong vụ này cũng sẽ rất cao, không dưới 300.000 USD, v́ họ phải đọc khoảng 2000 trang biên bản của ṭa (court transcripts) rồi dựa vào đó viết bản luận trạng (brief) với những tham khảo và trích dẫn luật pháp và án lệ rất công phu. Luật sư không chuyên môn về kháng cáo không làm được.
Kết quả kháng cáo sẽ đi tới đâu? Chúng ta hăy nghe Luật sư David Brown nói về “Kháng cáo Bản Án của Bồi Thẩm Đoàn” (Appeals from a Jury Verdict) trên mạng giải thích vế luật pháp nolo.com:
Nếu quư vị bị kết án trong một vụ xét xử của bồi thẩm đoàn, cơ hội của quư vị về kháng cáo có kết quả là rất nhỏ (your chances of successfully appealing are very small), v́ ṭa kháng cáo chỉ xem lại thẩm phán ṭa xét xử có theo đúng luật pháp hay không (chứ không xét lại nội dung vụ kiện). Tiến tŕnh kháng cáo rất phức tạp và tốn kém, kháng cáo ít khi có ư nghĩa.
Trong 5 vụ điển h́nh mà chúng tôi đă nhắc lại ở trên, chúng ta thấy chỉ có vụ thức 5 là vừa kháng cáo vừa thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện tiểu bang. Nhưng trong phán quyết ngày 9.5.2013, Tối Cao Pháp Viện đă quyết định với tỉ số 6-1, y án của ṭa nguyên thẩm và xác định: There is no First Amendment protection for the type of false, damaging statements; indeed, the purpose of the law of defamation is to punish such statements.” (Không có sự bảo vệ của Tu Chính Án Thứ Nhất (về quyền tự do ngôn luận) đối với loại những lời tuyên bố sai sự thật và gây thiệt hại; quả thật, mục tiêu của luật về mạ lỵ phỉ báng là trừng phạt những lời phát biểu như thế).
Ngày 15.1.2015
Lữ Giang

 

 


 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử