|
||||
|
ĐI DÂY HAY KÉO CÁNH ?
Hoàng Đạo Thế Kiệt
*******
Việc 3 lănh đạo cao cấp nhất của Việt cộng đi công du mấy nước có những quan hệ đặc biệt với Việt-Nam, trong cùng một khoảng thời gian, đă gây nên nhiều bàn tán trong dư luận. Nông đức Mạnh, tổng bí thư, đi Âu châu. Phan văn Khải, thủ tướng, đi Úc, Tân tây lan, Mỹ, Gia nă đại, Nhật, Trung cộng... Và Trần đức Lương, chủ tịch nhà nước, đi Tàu... Nhiều người đặt câu hỏi: tại sao lại đua nhau đi như vậy? Đây là một cuộc đi dây giữa Mỹ, Trung cộng và Âu châu để được vào WTO hay là một sự vội vàng kéo cánh trong một ván bài quyết định vào đại hội toàn đảng Việt cộng kỳ X? Để t́m hiểu, chúng ta cần cứu xét vấn đề trên bối cảnh của t́nh h́nh, được thể hiện qua 3 yếu tố chính. Một là, nội t́nh cuả Việt cộng. Hai là, t́nh h́nh trong vùng liên hệ. Và ba là, nội dung, kết quả, và thái độ của các đối tác trong chuyến công du. (Ở đây chỉ xin giới hạn vào chuyến đi của Phan văn Khải tại Hoa-kỳ) I/ Trước hết là về t́nh h́nh của Cộng đảng. Trong phạm vi này có 2 điểm phải bàn. 1) Thứ nhất là về nội bộ Việt cộng. Nếu Cộng đảng vẫn đoàn kết, lănh đạo vẫn quy về một mối, không rạn nứt, không tranh đua, và vẫn nhất quán, mạnh mẽ ít ra là như trước, th́ đường lối của Cộng đảng sẽ chỉ có một. Mọi hành động dù do ai và nh́n bề ngoài có khác nhau đến đâu, chung quy vẫn chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất do bộ Chính trị đề ra. Ngược lại, nếu trong đảng có sự chia rẽ đấu đá nhau, người này chống người khác, phe này chống phe kia, th́ đương nhiên mỗi người mỗi phe sẽ phải t́m cách để xây dựng, củng cố thế đứng của ḿnh. Và các phe phái trong cuộc tất nhiên sẽ phải kéo bè kéo cánh để giành giật ưu thế, tranh quyền lănh đạo. Vậy th́ t́nh h́nh hiện nay của đảng Việt cộng ra sao? Thống nhất hay chia rẽ? Thực tế đă cho thấy nội bộ Cộng đảng bị rạn nứt từ lâu, và ngày càng sâu rộng. Sự chia rẽ xảy ra ngay trong hàng ngũ lănh đạo tối cao của đảng, tức bộ Chính trị. Chỉ xin kể ra một vài dẫn chứng quan trọng nhất mà hầu như ai cũng biết: - Vụ chia rẽ về đường lối: từ hàng chục năm nay người ta đă nói nhiều đến 2 khuynh hướng đối chọi nhau trong Cộng đảng. Đó là khuynh hướng bảo thủ, chủ trương giữ nguyên đường lối chuyên chế cũ, nhất định ‘kiên tŕ’ chủ nghĩa Mác-Lê/Mao-Hồ, để tiến lên xă hội chủ nghĩa. Và khuynh hướng đổi mới, theo một đường lối cởi mở hơn, chủ trương phải cải tổ để cứu văn t́nh thế đă quá suy sụp của cả Cộng đảng lẫn đất nước. - Kế đến là vụ tranh chấp gay gắt giữa 2 nhóm Lê đức Anh/Đỗ Mười và Vơ nguyên Giáp. Cuộc tranh chấp này cũng đă kéo dài hàng chục năm mà chưa giải quyết được. Gần đây phe mất quyền Vơ nguyên Giáp đă được Nguyễn nam Khánh cùng nhiều cựu chỉ huy quân đội mạnh mẽ yểm trợ, lên tiếng tố cáo đích danh nhóm Lê đức Anh / Đỗ Mười, đă lạm dụng quyền hành làm nhiều điều phi pháp, và đ̣i phải đem ra xét xử. Cụ thể là vụ gián điệp T4 do tổng cục t́nh báo T2 ngụy tạo để vu cáo, triệt hạ phe Giáp. Đó là chưa kể bao nhiêu vụ dân chúng nổi lên chống chế độ bất công, đàn áp của Cộng đảng, xảy ra ở khắp nước như Thái b́nh, Cao nguyên, Xuân lộc; hoặc các vụ lên tiếng phản bác chủ nghĩa cộng sản, đ̣i tự do, nhân quyền, của rất nhiều nhà trí thức như Hà sĩ phu, Nguyễn đan Quế, Lê đăng Doanh, Nguyễn thiện Tâm, Nguyễn vũ B́nh, Hoàng Tiến, Bùi minh Quốc, Vũ cao Quận, Dương thu Hương, Phạm hồng Sơn, Lê chí Quang, Đỗ nam Hải, Phan đ́nh Diệu, Nguyễn thanh Giang, Trần Khuê, Phạm quế Dương v.v. Có rất nhiều cựu đảng viên thật cao cấp cũng đă phải lên tiếng chỉ trích những sai lầm, tội lỗi cuả đảng, như Hoàng minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Trấn, Lê hồng Hà, Đặng quốc Bảo, Trần bạch Đằng, Hoàng Tùng, Mai chí Thọ, Lê khả Phiêu, Vơ văn Kiệt v.v. Vậy th́ sự chia rẽ và tranh giành quyền lực trong đảng Việt cộng là có thật. Và sự kéo bè kéo cánh là hệ quả đương nhiên phải có. Tuy vậy cũng cần nói thêm là có nhiều người không tin nội bộ cộng đảng có sự chia rẽ. Giản dị là v́ Cộng đảng không chấp nhận sự khác biệt ư kiến, và thực tế là Cộng đảng vẫn đứng vững từ bao lâu nay, trong khi bên ngoài cứ cho rằng chúng đă chia rẽ và suy sụp đến nơi. Họ cho rằng như thế là chỉ nh́n hiện tượng mà không xét về bản chất của đảng cộng sản và con người cộng sản, nên hay bị lưà. Sự cảnh giác này có phần đúng. Nhưng điều đó chỉ có nghĩa là phải thận trọng chứ không thể coi là một khẳng quyết, rằng cộng sản không bao giờ chia rẽ. Nghĩ thế là coi cộng sản quá cao, quá lư tưởng, và không thể giải thích được sự tan ră của khối cộng sản quốc tế. Và nếu đúng vậy th́ làm sao có vụ Stalin phải giết cả trên 300 thống chế, tướng lănh, và toàn thể bộ chính trị của hắn; Mao trạch Đông phải thanh trừng cả hàng triệu cán bộ, đảng viên, kể cả chủ tịch nước và bộ trưởng quốc pḥng; C̣n Hồ chí Minh/Lê Duẩn th́ cũng đă thủ tiêu, thanh trừng, bao nhiêu cộng tác viên hay đảng viên, như Nguyễn B́nh, Dương bạch Mai, Hoàng minh Thảo, Lê trọng Tấn, Chu huy Mân, Hoàng minh Chính v.v. 2) Thứ hai là các phe phái chống nhau. Nếu đă có sự chia rẽ, chống đối nhau, th́ tất nhiên phải có phe này phái nọ. Vậy trong cộng đảng hiện nay có những phe phái nào? Như trên đă nói, Cộng đảng hiện đang chia ra nhiều phe phái, nhưng quan trọng nhất là 2 khuynh hướng đối chọi nhau về đường lối, và sự đối chọi này ngày càng thêm rơ nét. - Cầm đầu khuynh hướng bảo thủ là đám cựu chủ tịch nước/cựu tổng bí thư Lê đức Anh + Đỗ Mười và chủ tịch nước Trần đức Lương, cùng với một số tay chân đang nắm giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng và quân đội, công an, cảnh sát. - Cầm đầu khuynh hướng đổi mới trước kia là cựu tổng bí thư Nguyễn văn Linh, cựu thủ tướng Vơ văn Kiệt, và bây giờ là đương kim thủ tướng Phan văn Khải, các phó thủ tướng Vũ Khoan, Nguyễn tấn Dũng, và đám đàn em giữ các vai tṛ kém quan trọng hơn trong chính phủ. - C̣n một ‘khuynh hướng’ thứ ba trong giới đương quyền (bộ chính-trị) là khuynh hướng tạm gọi là trung lập, v́ nhóm này không ngả về phe thủ cựu mà cũng không theo phe cải cách. Nhóm này do tổng bí thư Nông đức Mạnh và thường vụ bộ chính trị Phan Diễn dẫn đầu, và có thêm một vài uỷ viên bộ chính trị có thái độ lưng chừng, chờ xem. Mạnh bị coi là người yếu, không quyết đoán, c̣n Diễn th́ kín đáo, chưa để lộ khuynh hướng thật của ḿnh. - Sau hết có một phe tuy đă hết quyền nhưng lực lượng cũng đáng kể, v́ có khá đông cựu quân nhân các cấp và các nhà ‘cách mạng lăo thành’ ủng hộ, trong số có nhiều sĩ quan cao cấp và cấp tướng. Phe này không thuộc phe nào trong 3 phe nói trên, nhưng v́ chống phe Anh/Mười kịch liệt nên có thể sẽ thiên về phe đổi mới cuả Phan văn Khải. Cũng xin nói thêm là theo hệ thống tổ chức cuả Cộng đảng th́ trên danh nghĩa, trung-ương-đảng là cơ cấu lănh đạo, nhưng trên thực tế th́ bộ chính-trị, do trung ương đảng bầu ra, lại nắm hết quyền. Nhưng v́ bộ chính-trị chia rẽ quá, không tự giải quyết được dứt khoát cuộc tranh chấp, nên các bên đối nghịch đang phải ra sức vận động các ủy viên trung-ương để được đám này ủng hộ, hầu giành lấy quyền bính.
II/ T́nh h́nh trong vùng Á châu và đông nam Á. 1) Sự lớn mạnh của Trung cộng. Một cách giản lược th́ t́nh h́nh vùng Á châu, và đông nam đông bắc Á, hiện đang xoay quanh vấn đề sức mạnh của Trung cộng. V́ chỉ c̣n mang nhăn hiệu cộng sản nhưng thực tế đă theo kinh tế thị trường nên trong những năm gần đây Trung cộng đă tiến bộ vượt bực. Cùng với sức mạnh đang lên về kinh tế, Trung cộng cũng xây dựng một sức manh đáng kể về quân sự, v́ 2 lư do chính: nhu cầu kinh tế, và tham vọng bành trướng. Cả hai nhu cầu này liên hệ và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau. - Về nhu cầu kinh tế th́, theo đà phát triển hiện tại, hầu như mọi giới quan sát trên thế giới đều cho rằng Trung cộng không mấy chốc sẽ trở thành một nền kinh tế khổng lồ, do đó sẽ phải cần thêm thị trường để tiêu thụ hàng hoá, cần thêm nguyên liệu để chế biến hàng hóa, cần thêm năng lượng để sử dụng cho sự phát triển v.v. Giải quyết các nhu cầu này có thể là những giải pháp ổn thoả, nhưng chắc chắn đến một lúc nào đó sẽ phải có va chạm với các nước khác. Ví dụ vụ Trung cộng đang giành giựt các thềm lục địa có tiềm năng dầu khí, đă đưa đến tranh chấp, va chạm giữa Trung cộng và mấy nước Việt, Phi, Nhật...Hiện tại cũng đang có nhiều phàn nàn từ phiá Mỹ, rằng Trung cộng đă đổ quá nhiều hàng rẻ tiền sang Mỹ, làm cán cân mậu dịch của Mỹ bị thâm thủng nặng nề, và đă không chịu điều chỉnh lại giá cả đồng nhân-dân-tệ cuả Trung cộng cho đúng với thời giá của nó, làm thất lợi cho kinh tế Mỹ v.v. (Tin mới nhất cho biết Trung cộng đă chịu thả nổi có giới hạn đồng nhân-dân-tệ đối với đồng Mỹ kim). Gần đây Trung cộng lại c̣n trả giá cao để cố mua hăng dầu Unocal của Mỹ, khiến quốc hội Mỹ đă phải lên tiếng cảnh giác bên hành pháp về sự bất lợi trong vụ mua bán này, và kết quả là Trung cộng đă bị thất bại. V́ thấy rơ viễn tượng đó nên Trung cộng cần có một sức mạnh quân sự lớn lao để vừa bảo vệ vừa hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế cuả họ. - Về tham vọng bá quyền th́, theo truyền thống từ xưa, bao giờ Trung hoa cũng có tham vọng bành trướng đất đai. Bất cứ khi nào có thể, họ luôn luôn t́m cách xâm lấn các nước nhỏ trong vùng. Chẳng hạn Việt-Nam, đă từng bị Trung hoa xâm lăng nhiều lần trong suốt chiều dài lịch sử. Ngay như sau này, dù Việt cộng đă là đồng minh “sông liền sông núi liền núi”, “môi hở răng lạnh”, là “anh em” cùng thờ chủ nghĩa cộng sản với nhau, mà Trung cộng cũng không tha chiếm đất chiếm biển, như cả thế giới đă thấy. Chưa kể ít năm trước, ngay khi Hồ chí Minh c̣n sống, Trung cộng cũng đă chiếm quần đảo Hoàng sa của Việt-Nam mà Hồ và Cộng đảng vẫn phải tán thành! Với tham vọng đó, vụ Hoa-kỳ rút khỏi đông nam Á sau khi thất bại tại Việt-Nam, đă cho Trung cộng một cơ hội hiếm có để nhẩy vào thay thế, đóng vai cường quốc Á châu. Trong vị thế này Trung cộng sẽ đe dọa nặng nề Đài loan, kèn cựa với Nhật bản, khống chế con đường hằng hải huyết mạch ở biển đông -mà Trung cộng gọi là biển Trung hoa- đồng thời cũng là khu vực giàu tài nguyên đang có tranh chấp giữa nhiều nước. Chính trong bối cảnh đó mà Mỹ và Việt cộng đă sáp lại gần nhau hơn. 2) Phản ứng của Hoa kỳ và đồng minh trong vùng. Khi ư đồ của Trung cộng ngày càng lộ rơ th́ thế giới bên ngoài cùng đều phản ứng, tuy với mức độ khác nhau. Đó là mối lo không những của các nước ở Á châu mà c̣n cả của Hoa kỳ. Hậu quả là cả Mỹ và các nước trong vùng, đặc biệt là Nhật bản, Đài loan, đều đă phải chuẩn bị, tăng cường khả năng quốc pḥng. - Đài loan th́ lâu nay vẫn là thùng thuốc súng trong khu vực. Trung cộng vẫn coi Đài loan là một phần lănh thổ của ḿnh, và lúc nào cũng hăm dọa sẽ có biện pháp mạnh đối với ḥn đảo rất trù phú nhưng vẫn đứng ngoài ṿng kiềm toả của Trung cộng. - C̣n Nhật th́ là cựu thù cuả Trung quốc, đồng thời cũng là đồng minh thân thiết nhất cuả Mỹ tại Á châu, do đó là một trở ngại rất lớn cho sự phát triển, xưng hùng cuả Trung cộng. - Riêng về Hoa kỳ th́ nhiều chuyên gia thời cuộc và b́nh luận gia chính trị đă nhiều lần xa gần nói đến mối lo Trung cộng, cả về 2 phương diện kinh tế lẫn quân sự. Gần đây giáo sư Carlyle A. Thayer, thuộc viện đại học quốc pḥng Úc, một chuyên gia nổi tiếng về Việt-Nam và Á châu, cũng đă viết một bản nghiên cứu về địa lư chính trị cuả vùng này, trong đó nói nhiều đến Việt-Nam, cũng với những nhận định tương tự, về sự đang lên cuả Trung cộng, về ảnh hưởng của nó đối với các nước trong vùng, đặc biệt là Việt-Nam, và về những phản ứng của các nước liên hệ. Mới nhất là sự lên tiếng của chính bộ Quốc pḥng Mỹ, xác nhận trong một bản tường tŕnh rằng sự gia tăng tiềm năng quân sự của Trung cộng, đang làm cho Mỹ phải quan tâm. Hầu như không ai c̣n nghi ngờ ǵ về mục tiêu tối hậu cuả Trung cộng, mà chủ yếu là trở thành một cường quốc trong vùng, để: kềm giữ Đài loan, ganh đua với Nhật, lấn chiếm lân bang, giành giật vùng thềm lục địa giầu tài nguyên, và khống chế con đường hàng hải huyết mạch trên biển đông. 3) Phản ứng của nhà nước Việt cộng. Cuộc công du của thủ tướng Vc Phan văn Khải đă xảy ra trong t́nh huống nói trên. Đây là một bước tiến khá bất ngờ, mạnh dạn. Ai cũng thấy qua cuộc viếng thăm này, Vc và Mỹ đă sáp lại gần nhau hơn trước rất nhiều, tuy c̣n hơi sớm để bảo 2 bên đă trở thành đồng minh. Yếu tố nào đă làm cho Mỹ và nhất là Việt cộng phải đảo ngược lập trường như vậy? Nếu nh́n về quá khứ thù hận giữa đôi bên Vc/Mỹ, nếu nh́n vào sự tranh chấp gay gắt trong nội bộ Cộng đảng từ bao năm nay, và nếu nh́n vào ảnh hưởng quá nặng nề của Trung cộng đè lên nước xă hội anh em, đến nỗi Vc phải nhục nhă dâng đất hiến biển, mở tung biên giới cho chúng mà vẫn chưa êm, th́ cuộc công du của Khải phải kể là một biến cố lớn lao, có tính cách quyết định. Rơ ràng là chỉ có 2 yếu tố chính, cho cả 2 bên, đă dẫn đến sự thay đổi đó: đó là sự phát triển kinh tế của Vc/Mỹ, và sự bành trướng quân sự của Trung cộng. Mỹ th́ không muốn thấy Trung cộng trở thành một cường quốc khuynh đảo trong vùng, và Vc th́ cần Mỹ để phát triển kinh tế, gia nhập WTO, đồng thời để che chở cho khỏi bị lân bang khổng lồ phương Bắc lấn ép quá đáng. Dĩ nhiên đây không phải là một cuộc hôn nhân lư tưởng. Hai bên đều gượng ép. Nhưng mỗi bên -cộng sản và tư bản- đều cần nhau. III/ Nội dung họp và thái độ của hai bên đối tác 1) Nội dung cuộc gặp gỡ giữa hai bên. Theo lịch thăm viếng của Phan văn Khải và phái đoàn, chúng ta thấy cuộc công du của Khải nhằm nhiều mục đích, từ kinh tế đến chính trị quân sự, và gặp nhiều thành phần, từ chính quyền đến tư nhân. Nhưng tựu trung th́ mấy mục đích chính là: nâng mối bang giao và mậu dịch giữa 2 nước lên một mức cao hơn; xin Mỹ ủng hộ Việt cộng gia nhập WTO; tăng cường hợp tác an ninh giữa 2 nước; và chiêu dụ sự hợp tác của khối người Việt Quốc gia hải ngoại. (Chi tiết sẽ được đề cập bên dưới) Về phía Mỹ, mục đích cuộc tiếp đón Phan văn Khải nói chung cũng tương tự, nhưng có thêm vấn đề đ̣i hỏi tự do tôn giáo cho Việt-Nam. Đó chỉ là những mục đích được tiết lộ ra ngoài. Chắc chắn c̣n có những điều rất tế nhị, không thể nói thẳng ra, một cách chính thức, như vấn đề bảo vệ Việt-Nam chống Trung cộng, hoặc vấn đề “tự do dân chủ tại Việt-Nam” v.v. (Nếu có đề cập đến những vấn đề này th́ Khải cũng chỉ nói đến một cách không chính thức rằng cùng với đổi mới về kinh tế, cũng sẽ có đổi mới về chính trị). 2) Các kết quả đạt được. Theo thông cáo của ṭa Bạch ốc ngày 21-6-2005 th́ hai bên đối tác đă thảo luận và đạt được kết qủa mong muốn về các vấn đề nêu ra. (Dĩ nhiên không có vấn đề kêu gọi người Việt hải ngoại về hợp tác). Trong các kết qủa này quan trọng nhất là lời hứa cuả tổng thống Bush, sẽ ủng hộ đơn xin gia nhập WTO cuả Việt cộng, và sự đồng thuận cuả hai bên về sự hợp tác an ninh, quốc pḥng. - Về vụ gia nhập WTO cuả Việt cộng, Tổng thống Bush nói Mỹ mong muốn và ủng hộ đơn xin của Việt cộng. Tuy nhiên không thấy hai bên nói ǵ về các chi tiết của sự ủng hộ, đặc biệt là về những điều kiện mà Việt cộng phải vượt qua để được chấp nhận vào WTO. Ngoài ra cũng không thấy nói ǵ về việc Mỹ cho Việt cộng được hưởng vĩnh viễn quy chế tối huệ quốc. - Về vấn đề an ninh, cũng theo thông cáo của ṭa Bạch ốc th́ ông Bush đă nói trong cuộc họp báo: “Chúng tôi đă thảo luận về các vấn đề an ninh và về sự mong muốn phối hợp của đôi bên trong cuộc chiến chống khủng bố” (We talked about security issues and a mutual desire to coordinate in the war on terror”. Thủ tướng Việt cộng th́ đề cập đến vấn đề tế nhị này một cách kín đáo hơn:.. “Về các vấn đề quốc tế, Tổng thống và tôi đă trao đổi quan điểm về những diễn biến mới xẩy ra trong vùng Á châu và Thái b́nh dương, mà cả đôi bên đều cùng quan tâm”...(On international issues, Mr. President and I exchanged views on the recent developments in Asia and the Pacific, which we are both concerned about). Tưởng cũng nên nói thêm là tuy trong cuộc họp báo ở ṭa Bạch ốc Phan văn Khải tỏ ra dè dặt về điểm này, nhưng trong cuộc phỏng vấn của báo The Washington Post ngày 16-6-2005, đương sự đă nói rơ hơn về tầm quan trọng của nó: “Trong các lănh vực quyết định như quốc pḥng và an ninh, chúng tôi cũng đă thỏa thuận với Hoa-kỳ để tham dự vào chương tŕnh IMET -Huấn luyện Quân sự Quốc tế”...(In crucial areas such as defense and security, we also have agreed with the U.S. to implement IMET –International Military Education Training) - Sau nữa là kết qủa về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt-Nam. Về điểm này Phan văn Khải gần như không đề cập ǵ tới mà chỉ gián tiếp nói:...“Và họ -dân VN- đang làm việc rất cực nhọc để hoàn thành cái mục tiêu xây dựng Việt-Nam thành một nước hùng mạnh, với dân giàu và xă hội dân chủ tiến bộ”. (And they are now working very hard to achieve the goal of building Vietnam into a strong country with wealthy people and a democratic and advanced society). Riêng ông Bush th́ lại tuyên bố rất rơ là: “Chúng tôi đă kư một thỏa ước quan trọng để cho người dân Việt-Nam được dễ dàng hơn trong sự tự do tôn giáo”. (We signed a landmark agreement that will make it easier for people to workship freely in Viet nam). 3) Thái độ của hai bên đối tác. - Về phía Việt cộng. Nhân danh là một Thủ tướng, cầm đầu một phái đoàn đông đến 200 người rầm rộ sang thăm viếng một kẻ cựu thù mà ḿnh đă “chiến thắng vẻ vang”, rơ ràng Phan văn Khải đă có một thái độ rất tự cao tự măn. Thậm chí đương sự c̣n định tiếp xúc với cả cộng đồng người Việt Quốc gia tỵ nạn cộng sản để chiêu dụ họ đi theo Việt cộng. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, v́ thật ra th́ đây chỉ là một vụ đi cầu xin. Đă thế, sự ‘hồ hởi’ ban đầu về sau c̣n bị xẹp dần, chủ yếu v́ bị cái không khí chống đối của người Việt hải ngoại bao trùm. - Về phía Mỹ, cuộc đón tiếp Phan văn Khải nói chung đă diễn ra b́nh thường như các cuộc đón tiếp bất cứ một thủ tướng nào khác. Nhưng v́ Khải là thủ tướng của một nước cựu thù nghịch, lại là giới chức cao cấp nhất của Việt cộng đến thăm Mỹ nên đă được các giới lưu ư nhiều hơn, đặc biệt là giới truyền thông, cho nên có vẻ ồn ào hơn. - Chính v́ tính cách đặc biệt đó của cuộc viếng thăm mà tùy theo nhăn quan chính trị, có người cho rằng chỉ riêng việc tổng thống Mỹ đón tiếp Khải đă khoác cho Việt cộng một hào quang rồi, trong khi Vc vẫn là một chính thể cực kỳ độc tài, tham nhũng. Mặt khác lại có người cho rằng Mỹ đă coi thường Vc, không dành cho Khải một cuộc tiếp đón mà theo nghi lễ phải long trọng hơn, như bắn 21 phát thần công, quốc yến, đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội v.v. Nhưng thật ra th́ các nghi thức này thường chỉ dành cho hàng quốc trưởng thôi, nên ngay như các ông thủ tướng Tony Blair, John Howard dù là đồng minh thân cận nhất cuả Mỹ cũng không có các nghi lễ đó. IV. Đi dây hay kéo cánh? Sau khi đă duyệt qua những nét chính của vấn đề, bây giờ người viết xin đề cập đến điểm mà chúng ta muốn t́m hiểu: cuộc thăm viếng Hoa kỳ của Phan văn Khải có ư nghĩa ǵ? Thuần túy chỉ là một chuyến công du để vân động cho các mục đích chung của Cộng đảng hay chính là một sự kéo cánh cho phe nhóm ḿnh? Các dữ kiện và chỉ dấu dưới đây sẽ để lộ cho ta thấy khá rơ ư nghĩa đó. 1) Dữ kiện về sự kéo cánh. - Ở trên người viết đă tŕnh bày về sự chia rẽ, kéo bè kéo cánh của giới lănh đạo Việt cộng. Đây là sự kiện không ai chối căi được. Và hệ quả của nó đương nhiên là sự xây dựng thế đứng của các phe, để giành giựt quyền lực. Vậy cuộc thăm viếng Mỹ của Phan văn Khải cũng của như Nông đức Mạnh và Trần đức Lương đều không đi ra ngoài mục đích đó, mặc dầu mục đích bề ngoài đều cùng như nhau, là tăng cường ngoại giao, xin giúp gia nhập WTO... - Riêng cuộc công du huê dạng, có vẻ tŕnh diễn, của Phan văn Khải với một phái đoàn đông đảo bất thường, làm cho người ta nghĩ rằng Khải đă ra đi với một thế mạnh trong tay. Từ đó nhiều người cho rằng phe Phan văn Khải đă nắm vững được t́nh h́nh, và được Mỹ tích cực yểm trợ trong ván bài tranh giành quyền lực. Cho nên, đặc biệt, khác với các cuộc công du của Nông đức Mạnh và Trần đức Lương, Phan văn Khải đă có một bước tiến thật quan trọng, có tính cách quyết định, đó là sự hợp tác về quốc pḥng và an ninh với Mỹ. - Cho đến nay Trung cộng (cũng như Nga xô trước kia) và khối Tây Âu vẫn gần với Việt cộng hơn Mỹ rất nhiều, có thể nói trên mọi phương diện. Nhưng trong các cuộc vận động lần này của Nông đức Mạnh và Trần đức Lương không thấy ai nói đến sự hợp tác quốc pḥng của hai nơi này, nhất là Trung cộng, với Việt-cộng. Cho nên điều mà Khải đạt được phải coi là tối quan trọng, nếu sự hợp tác đó thực sự là nghiêm chỉnh. Và như vậy th́ sự thắng lợi đă về phía Khải. 2) Các chỉ dấu trái ngược nhau. Nhưng mấy sự kiện kể trên chưa đủ để chứng minh rằng quả là sự chia rẽ và tranh giành quyền lực trong nội bộ Cộng đảng đă đi đến một khúc quanh quyết định. Có khá nhiều chỉ dấu cho thấy như vậy, chẳng hạn: - Khi họp báo với tổng thống Bush, Phan văn Khải đă phải cầm tờ giấy ghi những ǵ cần phải nói, để đọc cho khỏi sai với những ǵ đă định trước. Điều này không những cho người ta thấy cái yếu kém của một người mang danh thủ tướng của một nước, mà c̣n cho người ta cái cảm tưởng là Phan văn Khải không phải là người chủ động trong cuộc sáp lại với Mỹ, mà chỉ là người thừa hành chỉ thị của bộ chính trị Cộng đảng. - Khi vừa đi Mỹ về, Phan văn Khải đă vội đi Trung cộng ngay, trên danh nghiă là để họp bàn về các vấn đề khu vực sông Mekong, nhưng trong hậu trường có thể là để báo cáo về kết qủa chuyến đi Mỹ, đồng thời cũng để vuốt ve hưá hẹn choTrung cộng khỏi tức giận. - Sau cuộc viếng thăm, kư kết, hứa hẹn với Mỹ th́ ở Saigon ṭa tổng lănh sự Mỹ đă mời một số những nhà đối lập và tranh đấu cho dân chủ đến dự buổi tiếp tân mừng ngày lễ Độc lập 4/7 của Mỹ, để chứng tỏ đă có một thái độ mới mẻ hơn của nhà cầm quyền, nói khác đi, của chính phủ Phan văn Khải. - Song cũng ngay trong thời điểm đó Việt cộng lại cho hàng trăm công an đến quấy nhiễu, phá nhà thờ của một họ đạo Tin lành tại quận II Saigon, và trước đó đă yêu cầu Nam dương và Mă lai đập bỏ hai tượng đài tưởng niệm thuyền nhân bị chết khi vượt biển t́m tự do. - Nhưng quan trọng nhất phải kể đến cái kết quả cuộc họp của trung ương Cộng đảng kỳ 12 (vừa chấm dứt hôm 21-7-2005) theo đó, chủ trương đường lối của Vc sẽ không thay đổi ngoại trừ về h́nh thức tổ chức và phương thức điều hành. C̣n về chính sách th́ chỉ là các khẩu hiệu được nêu ra mà không có biện pháp thực thi. Đây là nhận xét mà nhiều người trong nước vạch ra, khi góp ư về các bản dự thảo tiền đại hội X. Trong khi đó hội nghị lại không thể, như thường lệ, đưa ra được một danh sách những người sẽ được đề cử vào các chức vụ then chốt của Cộng đảng cũng như nhà nước. Đó chính dấu hiệu của một sự tranh chấp vô cùng gay go, không thể dàn xếp được. 3) Một dự đoán cho tương lai. Trước những dữ kiện rơ ràng về sự chia rẽ và kéo cánh, trước những chỉ dấu trái ngược nhau về thực tế, và trước những ẩn số về các đ̣n phép c̣n chưa tung ra của các đối thủ trong cuộc, khó có ai dám cả quyết con đường sắp tới của Cộng đảng và Việt-Nam sẽ ra sao. Có 3 giả thuyết thường được đề cập tới. - Thứ nhất: Mỹ sẽ lại bị lừa một lần nữa. Phan văn Khải chỉ lợi dụng Mỹ để được vào WTO. Rồi sau đâu lại vào đấy. Như các vụ t́m tù binh và người mất tích, Mỹ chịu lập bang giao, bỏ cấm vận, kư thương ước, hy vọng để Vc sốt sắng tiếp tay, nhưng kết quả th́ gần như tay trắng. Cũng như vụ nhân quyền và tự do tôn giáo. Chúng bắt người để khi cần trao đổi th́ thả ra. Nhưng thả rồi lại bắt, hứa rồi lại lờ đi. Khi bị thúc bách th́ bảo v́ khác biệt văn hóa và truyền thống nên phải giải quyết từ từ...Vụ WTO có thể cũng sẽ vậy. Vào xong rồi th́ cù nhầy, như Trung cộng đă làm. Lỡ rồi, đành chịu. - Thứ hai: Phan văn Khải thắng rồi, Vc sẽ đổi mới và đám thủ cựu sẽ biến khỏi chính trường. Những người tin ở giả thuyết này cho rằng Mỹ đă nắm được Vc rồi nên mới có vụ Phan văn Khải đi Mỹ dềnh dang như thế, và Khải mới dám tiến mạnh đến sự hợp tác quân sự như thế. Vụ mời những người đối lập và tranh đấu cho tự do nhân quyền đến dự tiếp tân tại ṭa Tổng lănh sự Mỹ tại Saigon cũng là một biểu diễn ngoạn mục. Rồi phe thủ cựu sẽ phải bó tay. Trung cộng cũng sẽ chẳng làm ǵ hơn được, v́ không dám chọi với Mỹ. - Thứ ba: Phe đổi mới sẽ thắng, nhưng c̣n rất nhiều khó khăn. Trung cộng không dễ ǵ buông tha, bỏ cuộc, với tất cả những ǵ chúng đă gây dựng được ở Việt-Nam. Phe thủ cựu cũng không kém. Đây là cả một khối quyền lực độc tài tham nhũng cấu kết với nhau. Buông ra sẽ mất hết lợi quyền, mất hết của cải vơ vét được. Và nguy nhất là có thể mất ngay chính mạng sống của ḿnh. Đang cưỡi cọp, tụt xuống là sẽ mất mạng. Cho nên sẽ phải cầm cự đến cùng - đến một tương lai không c̣n xa nữa. V/ Đôi lời kết luận Chiếu theo những ǵ đă xảy ra, người viết tin rằng giả thuyết thứ ba có triển vọng đúng nhất. Nhưng, v́ Mỹ đă đi sâu vào vấn đề Việt-Nam rồi, c̣n Trung cộng và đám tay sai thủ cựu không thể dễ dàng bỏ cuộc, nên hầu như chắc chắn sự giải quyết chung cuộc sẽ không xuông xẻ êm thắm theo con đường mà một số người vẫn cổ động là “dân chủ hoá”, mà phải qua một biện pháp mạnh, dứt khoát. Đó là một cuộc biến động, do những người dân tộc yêu nước chủ động, để lật hẳn đám thủ cựu, và cũng để chôn vùi luôn cả cái hồn lẫn cái xác cộng sản. Đối với khối 3 triệu người Việt tỵ nạn hải ngoại, rất tiếc chúng ta đă không vận dụng được hết sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn của ḿnh vào cuộc đấu, ít ra cũng để yểm trợ hữu hiệu những thành phần mà chúng ta nghĩ rằng sẽ đem lại tự do dân chủ cho đồng bào. Lư do là chúng ta không đoàn kết được thành một khối, không có một tiếng nói được lắng nghe, không có được một sức mạnh để người ta phải nể. Đó là một thiệt tḥi to lớn cho dân tộc. Vô h́nh chung chúng ta đă để cho bạo quyền cộng sản và các thế lực bên ngoài một lần nữa định đoạt vận mệnh nước ta, để đồng bào quốc nội bị rơi vào cái thế một mặt phải độc lực đương cự với cộng sản, một mặt phải cố thoát khỏi các ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài, mà kinh nghiệm đă chứng tỏ là rất đắt giá. Nhưng dù sao tôi tin là cuối cùng dân tộc ta sẽ thắng./. 22/7/2005
Kính thưa bác Hoàng Đạo Thế Kiệt, Trước hết cháu xin tự giới thiệu cháu là Vơ Lâm Thủy Tiên, và gia đ́nh cháu, bố lẫn tất cả chú bác, đều phục vụ trong chế đô. VNCH, bên hành chính lẫn bên quân đội. Trong gia đ́nh cũng có người chết v́ tay Việt Minh. Đọc qua bài "Lằn Ranh Quốc Cộng C̣n hay Mất" của bác, Đại Tá Hoàng Đạo Thế Kiệt, cháu bỗng thấy có vài tâm tư muốn chia sẻ cùng bác. Thưa bác Kiệt, Bài viết của bác khẳng định "Lằn Ranh Q/C" không những không mờ mà c̣n "đang rất rơ, rất đậm". Bác chống Tổng Bí thư Nguyễn Hữu Chánh của đảng Dân Tộc liên kết với đảng viên cao cấp của đảng CS, bác chống đảng VT. Theo cháu, quân đội là phải dứt khoát như vậy, sĩ quan là phải sống chết với màu cờ sắc áo. Nhưng cũng chính v́ tác phong một là một, hai là hai này của lính, mà quân đội không nên làm chính trị, bởi chính trị cần uyển chuyển. Và cũng v́ vậy, quân đội xưa nay là một bộ phận dưới quyền điều động của chính trị. Cháu có 2 điểm xin được bác minh thị. Thứ nhất, theo bác th́ lằn ranh Quốc Cộng trong 20, 30 năm nữa có c̣n đậm được hay không? Cháu e rằng không. V́ lằn ranh ấy không đậm trong ḷng cháu như trong ḷng bác, và càng lạt hơn trong ḷng con cháu của cháu. Điều này là tất yếu, không thể tránh được. Bằng chứng là Chế Linh (người Chàm) không hề tỏ vẻ căm hờn dân ta, giống dân đă diệt cả tổ tông văn hóa của anh tạ Như vậy, hôm nay ta kẻ cho đậm một lằn ranh, mà chắc chắn nó sẽ phai lạt, th́ kẻ làm chi? Có lẽ chỉ trừ một trường hợp, đó là sự tô đậm lằn ranh này dẫn đến phúc lợi cho toàn dân. Trường hợp cá biệt này đưa đến câu hỏi thứ nh́. Thứ nh́, nếu không theo các chủ trương đường lối của 2 chính đảng Việt Tân và Dân Tộc, th́ xin bác tŕnh bày cho diễn đàn biết sách lược của bác, hầu đưa VN đến Tự Do Dân Chủ sớm hơn, hay mang phúc lợi cho toàn dân nhanh hơn, nếu có thể được. Thưa bác Hoàng Đạo Thế Kiệt, Lằn ranh Quốc Cộng có được tô dậm hơn hay không, không quan trọng. Quan trọng là đất nước VN đưọc tự do, dân Việt được ấm no hạnh phúc. Bọn trẻ cháu có thể xem lằn ranh Quốc Cộng mờ như lằn ranh giữa hai đảng đối lập, nếu như điều này thúc đẩy được tiến tŕnh đa nguyên hóa nước nhà, sớm mang hạnh phúc đến cho người dân.
Kính bác,
UNICODE ĐÁP LỜI CÔ VƠ LÂM THUỶ TIÊN
Quận Cam ngày 21-3-2005
Kính gửi cô/chị Vơ Lâm Thủy Tiên, Tôi xin cám ơn cô, đă bỏ th́ giờ đọc bài của tôi, và thêm nữa c̣n đưa ư kiến, thảo luận. V́ cô đă viết cho tôi, đặt vấn đề một cách đứng đắn, nên dù rất bận tôi cũng xin một lần hồi âm và thẳng thắn tŕnh bày với cô. Mong rằng sẽ có sự hiễu biết và thông cảm, v́ như cô đă viết: gia đ́nh cô có nhiều người từng phục vụ trong chính quyền và QLVNCH, có người đă chết về tay Việt-Minh, c̣n cô th́ cũng nói là chống cộng - dĩ nhiên theo một cách khác.
Về điểm thứ nhất, cô hỏi tôi: “ Thứ nhất, theo bác th́ lằn ranh Quốc Cộng trong 20, 30 năm nữa có c̣n đậm được hay không?” Tôi xin trả lời: “C̣n, chừng nào c̣n cộng sản độc tài, phi nhân phi nghĩa, tàn dân hại nước”. Câu cuối cùng trong bài viết của tôi đă nói rơ điểm đó. Chỉ trừ khi người Việt Nam cúi đầu chấp nhận cái chế độ mà nhà văn cộng sản Dương thu Hương gọi là mọi rợ đó, cái chế độ đă đưa đến một cuộc tỵ nạn vô tiềnkhoáng hậu trong lịch sử đất nước và nhân loại, trong đó có cả gia đ́nh cô?, c̣n không th́ lằn ranh cũng vẫn c̣n. Nhưng nói vậy để trả lời cô thôi chứ nó sẽ không c̣n đến vài ba chục năm đâu. Có thể cô không tin, nhưng nếu cô theo dơi t́nh h́nh, có nghe hay đọc những tài liệu về đấu đá nội bộ cs, về sự đối kháng của người dân trong nước và nhất là về những sự “góp ư” mới đây của những người như Vơ ăn Kiệt, và mới nhất, rơ ràng nhất là của tiến sĩ Lê đăng Doanh, th́ sẽ thấy rơ hơn. Xin nói thêm một chút về chỗ cô viết rằng: “Cháu e rằng không. V́ lằn ranh ấy không đậm trong ḷng cháu như trong ḷng bác, và càng lạt hơn trong ḷng con cháu của cháu. Điều này là tất yếu, không thể tránh được. Bằng chứng là Chế Linh (người Chàm) không hề tỏ vẻ căm hờn dân ta, giống dân đă diệt cả tổ tông văn hóa của anh tạ” Tôi tôn trọng suy tư của cô, v́ cô tự thấy nó nhạt đi trong cô th́ không ai có thể căi lại được. Cũng không phải nó chỉ nhạt đi ở trong cô, một người trẻ? mà c̣n ở nhiều người khác nữa, kể cả những kẻ già, những kẻ có ăn học, những kẻ từng giữ những chức vụ lớn ở miền Nam trước kia, như Trương Vũ, Nguyễn cao Kỳ… Nhưng nếu nói đó là tất yếu th́ tôi không đồng ư chút nào. Cô kể ra tỉ dụ về Chế Linh, đă không c̣n thù hận người Việt nữa, dù đă tiêu diệt cả dân tộc anh ta. Tôi sẽ không căi lư với cô về tỉ dụ này, v́ thực t́nh tôi không có dịp nói chuyện với anh ta hoặc t́m hiễu, biết rơ tâm tư của anh ta. Dù sao đây cũng chỉ là một trường hợp cá biệt, lẻ loi, của một dân tộc đă bị tiêu diệt lâu rồi (th́ c̣n chống ǵ được nữa?), làm sao có thể lấy đó để ví với cả một dân tộc như Việt Nam ta được? Bây giờ tôi kể cho cô nghe nhiều tỉ dụ điển h́nh hơn, “hiện đại” hơn, về cái “hận”, cái “lằn ranh” giữa những kẻ thù, giữa những thực dân và thuộc địa, giữa kẻ thống trị độc tài khát máu với người dân bị trị, không thể nào mờ nhạt đi được: đó là cái hận Do-thái và Quốc xă, cái hận Trung hoa và Phát xít Nhật, cái hận 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, và nhất là cái hận 1000 năm của Việt Nam với Tàu. Nếu cứ tuổi trẻ, cứ đến đời sau là cái hận, cái lằn ranh, đă mờ đi rồi th́ giống dân Việt cũng lại sẽ như Chàm vậy thôi! Hay là không nên coi VC như kẻ thù, v́ nó cũng là người Việt, nó không bạo tàn, độc địa, gian tham c̣n hơn cả thực dân Pháp nhiều lần, như nhiều người trong nước, kể cả các cán bộ cao cấp của chính cộng sản (Nguyễn văn Trấn, Trần Độ, Hoàng minh Chính v.v.) đă nói? Cũng xin nói thêm chút nữa về “tuổi trẻ”. Nhiều người đề cao tuổi trẻ lắm. Ai dám căi điều này. Chỉ có hiểu khác đi thôi. C̣n nhớ cộng sản bao giờ cũng khoe rằng giai cấp công nhân, nông dân, và sinh viên thanh niên là đội tiền phong cách mạng của chúng. Nhưng cứ nh́n ở khắp các nước cs từ trước đến giờ th́ sẽ thấy toàn là hai giới đó nổi lên hàng đầu để chống cộng và diệt cộng, như Thiên an môn, Thái b́nh, Prague, Budapest, Poznan, đông Đức v.v. Tuổi trẻ anh hùng như thế, đáng vinh danh như thế đấy. Có đúng vậy không Cô Thủy Tiên? Vậy nếu lằn ranh với cộng sản/độc tài, mà mờ nhạt đi th́ đâu c̣n có thanh niên sinh viên và công nhân, nông dân vùng lên để tiêu diệt chúng, dựng lại non sông? Vậy đâu có phải cứ già mới biết và thù cộng sản, c̣n trẻ là không biết ǵ về cs, không có lằn ranh, nên không thù chúng? Không biết chúng qua kinh nghiệm bản thân th́ biết chúng qua kinh nghiệm truyền thừa của cha ông, của lịch sử. Không th́ làm sao mà học hỏi mà tiến bộ, và lịch sử c̣n có nghĩa ǵ nữa? Lịch sử không phải là chỉ để năm mười hay một vài chục năm đă quên, đă không biết đến. Nếu thế th́ loài người sẽ chẳng học được ǵ, và bây giờ sợ c̣n ở thời Tần thủy Hoàng mất!
Về điểm thứ hai, cô viết: “Như vậy, hôm nay ta kẻ cho đậm một lằn ranh, mà chắc chắn nó sẽ phai lạt, th́ kẻ làm chi? Có lẽ chỉ trừ một trường hợp, đó là sự tô đậm lằn ranh này dẫn đến phúc lợi cho toàn dân. Trường hợp cá biệt này đưa đến câu hỏi thứ nh́. Thứ nh́, nếu không theo các chủ trương đường lối của 2 chính đảng Việt Tân và Dân Tộc, th́ xin bác tŕnh bày cho diễn đàn biết sách lược của bác, hầu đưa VN đến Tự Do Dân Chủ sớm hơn, hay mang phúc lợi cho toàn dân nhanh hơn, nếu có thể được. Tôi lại xin trả lời, từng điểm nhỏ một: 1/ Trước hết là câu: “hôm nay ta kẻ một lằn ranh cho đậm”… Tôi xin nói ngay là tôi không có ở chỗ TA đó. Chắc cô cũng không có ở đó v́ cô chống lằn ranh. Vậy cô cứ đi t́m các sách vở, cả của cộng sản lẫn Quốc gia để xem ai, kẻ nào đă vạch ra lằn ranh đó? Có phải là Nguyễn tất Thành/Hồ chí Minh đă đem nó từ Nga sô về chụp lên đầu dân tộc Việt Nam không? Có phải chính bọn đó đă tiêu diệt hết các thành phần quốc gia để độc tôn cộng sản không, có phải chính bọn đó hiện giờ vẫn đang thống trị đồng bào ta với bàn tay vừa bạo tàn, vừa tham nhũng vừa dốt nát đến nỗi độc lập cả 30 năm rồi mà đỉnh cao trí tuệ vẫn c̣n đứng vào hàng chót thế giới không? Đấy là mấy điều căn bản nhất. Chính nó đă là nguyên ủy đích thực của lằn ranh Quốc/cộng đấy cô Thủy Tiên ạ. Không chẩn mạch đúng th́ khó mà bàn việc chữa bệnh cho hiệu quả được. 2/ Thứ đến là câu:…”chỉ trừ một trường hợp, đó là sự tô đậm lằn ranh này dẫn đến phúc lợi cho toàn dân.” Ở điểm này cô lại chấp nhận có thể có lằn ranh, nhưng chỉ với điều kiện nó theo đúng ư cô, là đem đến phúc lợi cho toàn dân. Đó là ư tốt, nhưng không biết cô có cho lằn ranh Quốc/cộng của chúng tôi đang bảo vệ vào trường hợp này không, v́ điều kiện đó cũng chính là mục tiêu mà nhiều người trong chúng tôi hằng tranh đấu từ hơn nửa thế kỷ nay, trong khi người cộng sản Việt Nam c̣n đang say mê điên cuồng với chém giết và hận thù? Nếu có th́ thật đáng mừng, và chúng ta chẳng c̣n ǵ để phải đặt ra nữa. C̣n không th́ cô đang đi con đường độc đạo mà cô hàm ư là tôi đi đấy. 3/ Sang điểm kế tiếp, cô hỏi: ..” nếu không theo các chủ trương đường lối của 2 chính đảng Việt Tân và Dân Tộc, th́ xin bác tŕnh bày cho diễn đàn biết sách lược của bác, hầu đưa VN đến Tự Do Dân Chủ sớm hơn, hay mang phúc lợi cho toàn dân nhanh hơn, nếu có thể được.” Câu hỏi này của cô: “nếu không theo” hơi khó cho tôi trả lời. Chữ THEO của cô làm tôi ngỡ ngàng v́ sự hàm ngụ của nó. Dù sao tôi cũng không muốn có một liên hệ hay so sánh nào với 2 tổ chức đó. Xin cô tự tự t́m hiểu lấy th́ hơn. C̣n về chủ trương đường lối hay sách lược của tôi để đưa Việt Nam đến tự do dân chủ sớm hơn, th́ xin nói ngay là, tôi không có tổ chức, đảng phái, riêng của ḿnh nên không làm ǵ có sẵn mấy thứ đó. Tôi chỉ là một thành viên của Khối Lập Trường Chung, mà trước đây thường hay gọi là Lằn Ranh Quốc/cộng. Có thể có người hiễu lầm tôi là lănh tụ của tổ chức này. Nhưng thật ra điều đó không đúng. Đă không phải là một đảng phái mà chỉ là những cá nhân hợp lại với nhau để vận động một sự kết hợp người Việt Quốc gia quanh một Lập Trường Chung, th́ làm ǵ có lănh đạo với lănh tụ. (Chúng tôi đă nói rất rơ như vậy trong các tài liệu căn bản của cuộc vận động). Vậy th́ tôi chỉ có thể trả lời cô rằng: tôi không có những ǵ cô hỏi để trả lời. C̣n chủ trương đường lối chung của chúng tôi, Khối Lập Trường Chung, th́ xin cô bỏ th́ giờ vô website: www.geocities.com/ttnvqghn đọc để biết thêm. C̣n nếu nói riêng về cá nhân, th́ tôi chỉ làm theo lương tri, theo hiểu biết, và theo liêm xỉ của một con người Quốc gia chân chính, hoàn toàn quang minh chính đại, trước sau như một, không khuất tất bịp bợm, không lưu manh cơ hội, không đao to búa lớn, không múa may kịch cỡm... mà thôi. 4/ Điểm sau chót của cô viết rằng: Lằn ranh Quốc Cộng có được tô dậm hơn hay không, không quan trọng. Quan trọng là đất nước VN đưọc tự do, dân Việt được ấm no hạnh phúc. Bọn trẻ cháu có thể xem lằn ranh Quốc Cộng mờ như lằn ranh giữa hai đảng đối lập, nếu như điều này thúc đẩy được tiến tŕnh đa nguyên hóa nước nhà, sớm mang hạnh phúc đến cho người dân. Đây không phải là câu cô hỏi tôi mà chỉ là ư kiến của cô, nhưng v́ nói về “lằn ranh” nên tôi cũng nhân dịp nói luôn. Cô đă nói rơ là đối với cô lằn ranh đậm nhạt không thành vấn đề mà chỉ cần nó đem hạnh phúc đến cho người dân là được. Và đường lối của “Bọn trẻ” các cô là: đối lập với cộng sản trong một chế độ đa nguyên đa đảng, hay nói theo thông thường là ḥa hợp ḥa giải với Vc. Cô chủ trương vậy là quyền của cô không ai ngăn cản được. Nhưng chúng tôi th́ không bao giờ tán thành. Lư do th́ chúng tôi đă tŕnh bày trong bài “Lằ n Ranh Quốc/cộng”, “Lập Trường Chung”, và “Cạm bẫy dân chủ hóa và đa nguyên". Cô muốn đọc th́ xin vào website đă nói trên. Chỉ có một điều tôi muốn nói ngay ở đây với cô, với tư cách của một người mà cô hỏi tới, có nhiều kinh nghiệm về cộng sản, và với một tâm tư hoàn toàn b́nh thản, trong sáng, là, nếu “bọn trẻ” của cô có đủ tài đức để về đối lập với bọn cộng sản,để sớm đem lại tự do hạnh phúc cho người dân, th́ hăy làm đúng như ư nguyện của cô chứ đừng v́ lư do ǵ mà đi ngược lại. Cô Thủy Tiên, Tôi hy vọng đă giải tỏa được phần nào những thắc mắc của cô. Tôi nói phần nào v́ biết nói chuyện chính trị, nhất là trong hiện trạng của người Việt hải ngoại, là một điều rất khó, đặc biệt là đối với giới trẻ tài giỏi và can đảm, có cách nói thẳng như cô. Ngay trong phần đầu email, cô đă nói là quân nhân, đúng hơn là cựu quân nhân như tôi, thường cứng nhắc, không uyển chuyển, nên không nên làm chính trị. Cám ơn cô đă có lời khuyên. Có lẽ điều cô nói cũng có phần nào đúng, v́ thế tôi tuy đă “dính dáng” đến chính trị cho đến nay là gần 60 năm tất cả, mà vẫn không biết làm chính trị uyển chuyển, không chịu hoà giải hoà hợp với giặc cộng, để cô phải có lời khuyên! Cô c̣n viết, v́ thế nên xưa nay quân đội thường được đặt dưới sự lănh đạo của chính trị. Cô nói vậy là đúng nguyên tắc, đúng sách vở lắm. Nhưng cô quên nói thêm, đấy là nói về toàn khối quân đội chứ cá nhân th́ đâu có ai cấm, miễn là không được đem cái chính trị cá nhân đó vô quân đội, để làm loạn quân đội. Cô chắc c̣n trẻ và có đi học ở đây nên biết, ngay như quân đội Hoa Kỳ mà đâu có cấm quân nhân theo đảng này đảng kia, Cộng ḥa ,Dân chủ, thiếu ǵ. Ngoài ra chắc cô cũng hiễu thêm rằng, sau khi giải ngũ th́ các cựu quân nhân Mỹ thường coi thời gian trong quân ngũ là một sự hănh diện, một vốn liếng quư báu cho sự nghiệp chính trị của họ. Có thể nói, hầu hết các giới chức trong các chính quyền Mỹ, kể cả Tổng thống, đều là những cựu quân nhân. Vậy th́ theo cô, cựu quân nhân QLVNCH phải đợi thêm bao nhiêu năm nữa mới được “làm chính trị”, hay là nên nghỉ luôn để nhường chỗ cho giới chính trị biết mềm dẻo và uyển chuyển, đi với Vc để đánh Vc? Hỏi th́ hỏi vậy thôi, cô đừng quan tâm trả lời. Riêng tôi th́ viết đă tạm đủ rồi. Chào cô. Hoàng đạo Thế Kiệt
|
|
||
R | ||||