MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI,ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Một Trang Lịch Sử /details

֎ Một Trang Lịch Sử /djvu.txt

֎ Một Trang Lịch Sử /org/3

֎ Một Trang Lịch Sử/pdf

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎

◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửChính NghĩaTinh HoaKim ÂuCongress US HouseVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

White House National Archives .

Federal Register Associated Press

Reuter News Real Clear Politics  

MediaMatters C-SPAN .

Videos Library Judicial Watch

New World Order Illuminatti News   

New Max CNS Daily Storm

Observe American Progress 

The Guardian Political Insider

Ramussen Report  Wikileaks 

The Online Books Page

American Free Press

National Public Radio

National Review - Public Broacast

Federation of Anerican Scientist

Propublica Inter Investigate

ACLU Ten  CNBC  Fox News 

CNN  FoxAtlanta

Indonesian News Philippine News

Nghiên Cứu Quốc Tế  Nghiên Cứu Biển Đông 

Thư Viện Quốc Gia 1  Thư Viện Quốc Gia 

Học Viện Ngoại Giao  Tự Điển Bách Khoa VN  

Ca Dao Tục Ngữ Học Viện Công Dân

Bảo Tàng Lịch Sử Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại Viêt Nam Văn Hiến   

QLVNCH Đỗ Ngọc Uyển 

Thư Viện Hoa Sen  Vatican? Roman Catholic  

Khoa HọcTV  Sai Gon Echo

Viễn Đông Người Việt

Việt Báo   Việt List   Xây Dựng

Phi Dũng  Việt Thức Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên Việt Mỹ

Việt Tribune Saigon Times USA

Người Việt Seatle Cali Today

Dân Việt Việt Luận  Thơ Trẻ

Nam Úc DĐ Người Dân

Tin Mới Tiền Phong Xă Luận

Dân Trí Tuổi Trẻ Express

Lao Động Thanh Niên Tiền Phong Tấm Gương

Sài G̣n Sách Hiếm Thế Giới  Đỉnh Sóng

Chúng Ta   Eurasia  ĐCSVN Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng Ba Sàm

Văn Học  Điện Ảnh Cám Ơn Anh TPBVNCH 1GĐ/1TPB Bia Miệng

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Đọc “Nếu Đi Hết Biển”

 

NẾU ĐI HẾT BIỂN, 196 trang, gồm một số bài phỏng vấn do người viết Trần văn Thủy thực hiện, ấn hành ở Hoa Kỳ Tháng 12 năm 2003, nhà “Thời Văn” xuất bản, trang 3 trong sách có hàng chữ “Chương tŕnh nghiên cứu của University of Massachusetts Boston.” Trần văn Thủy là người từ Hà Nội đến Mỹ do lời mời của Trung Tâm William Joiner thuộc Đại Học Massachusetts Boston, là đạo diễn hai phim “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế“. Việc thực hiện “Nếu đi hết biển” và xuất bản ấn phẩm ấy được Trung Tâm William Joiner chi tiền. Một người Việt Nam ở Mỹ là ông Nguyễn Hữu Luyện được nhiều người Việt ủy thác đứng ra kiện Trung Tâm William Joiner v́ Trung Tâm ấy không vô tư trong việc nghiên cứu cộng đồng người Việt sống ở Mỹ để viết sách. Vụ kiện đang tiến hành.

Những người trả lời phỏng vấn của Trần văn Thủy trong “Nếu đi hết biển“: Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhật Tiến, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Trương Vũ, Wayne Karlin, Tuyết và Chris.

Kewin Bowen, Giám đốc Trung Tâm William Joiner Nghiên Cứu về Chiến Tranh và Hậu Quả Chiến Tranh, Đại Học Massachusetts Boston, Nghiên Cứu Trưởng Chương Tŕnh Rockefeller Nghiên Cứu về Tiến Tŕnh “(Tái) Xây Dựng Diện Mạo và Quê Hương của Người Việt ở Nước Ngoài” 2000-2003, viết lời giới thiệu “Nếu đi hết biển“. Bài giới thiệu bằng tiếng Anh đi kèm bài được dịch ra tiếng Việt, trong đó có đoạn:

Những tác giả phỏng vấn là những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính, với những tiếng nói đa dạng và phong phú. Nhà văn Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Trương Vũ, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Hoàng Khởi Phong, vv…đă tŕnh bày một cách thẳng thắn và công khai về một số đề tài cấm kỵ (ta-bu) trong sinh hoạt chính trị ở hải ngoại cũng như Việt Nam, và ảnh hưởng của chúng trong lănh vực sáng tác.”

“Những tác giả phỏng vấn.. ” là câu dịch sai. Bản Anh ngữ “Those interviewed include the esteemed and profound of Vietnamese thinkers and writers..”: “Những người được phỏng vấn..”. “Những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính” trong “Nếu đi hết biển” chỉ trả lời những câu hỏi. Cũng trong Lời Giới Thiệu có đoạn:

Chúng ta mang một niềm tri ân sâu sắc với những cá nhân đă dũng cảm đứng đầu gió để tham dự vào cuộc đối thoại này.

Trả lời vài câu hỏi, dù người hỏi có là người nước Bắc Cộng, mà người trả lời đang sống ở Mỹ Quốc cũng phải có “dũng khí ” ư ? Đao to, búa lớn quá dzậy? Mà “cuộc đối thoại” nào? Ai đối thoại với ai? Trong “Nếu đi hết biển“, những “nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc” chỉ trả lời những câu hỏi của anh Cán Cộng, nếu có đôi lời nói qua, nói lại th́ cũng chỉ quanh quẩn trong đề tài được người hỏi đưa ra; đây là “cuộc phỏng vấn”, gọi đây là “cuộc đối thoại”, qua nhận xét ngu dzốt của tôi, tôi e không đúng.

Cũng không hẳn là cuộc phỏng vấn, nó như cuộc ông thầy xét bài học tṛ, đàn anh xét hỏi đàn em. Tôi sẽ kể ra vài đoạn trong Nếu đi hết biển để chư quí vị độc giả thấy những “nhân vật dũng cảm” đă trả lời phỏng vấn như thế nào, và những chuyện được hỏi trong “Nếu đi hết biển” là những chuyện ǵ mà gọi là những “đề tài cấm kỵ trong sinh hoạt chính trị ở hải ngoại?”

Về tên sách “Nếu đi hết biển” tác giả kể chuyện ngày xưa c̣n bé, ông có bà vú nuôi rất thân thương, bà vú không biết chữ a, b, c, bà chỉ nghe mà biết được nhiều chuyện, bà thường kể những truyện thơ nôm cho ông nghe. Một hôm ông hỏi bà từ làng ông cứ đi măi, qua hết những làng ông biết tên trong vùng th́ đi đến đâu, bà vú trả lời đi đến biển, ông lại hỏi đi hết biển th́ đến đâu, bà vú trả lời đi hết biển th́ đến đâu bà không biết. Tác giả nhớ măi câu hỏi và câu trả lời ấy. Mấy chục năm sau ông biết là “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi măi, đi măi th́ cuối cùng lại trở về quê ḿnh, làng ḿnh.” Đó là lời tác giả viết trong chương “Mấy lời rào đón” của “Nếu đi hết biển“.

Đến những năm ở vào cái tuổi tam thập nhi lập, ông Trần văn Thủy biết là cứ đi măi người ta sẽ trở về chỗ người ta bắt đầu đi….. Kỳ diệu quá đỗi, trái đất tṛn! Thưa ông Trần văn Thủy, nếu ông có ḷng thương mà dậy cho bọn người Việt trốn nạn cộng sản chúng tôi biết chân lư trái đất tṛn và sự kỳ diệu cứ đi măi sẽ đến chỗ bắt đầu ra đi th́ chúng tôi cám ơn ông. Nhưng dường như phát kiến ấy của ông, từ lâu rồi, từ thế kỷ trước, những em nhỏ Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa chỉ mới lên ba cũng đă biết.

Nhưng thôi, ta hăy nói đến chuyện phải chăng người viết muốn dùng việc “cứ đi măi sẽ trở về chỗ bắt đầu đi” để nhắn nhủ, một cách kín đáo, những người Việt bỏ nước ra đi rằng mấy người đi măi rồi mấy người cũng trở về nước. Trở về nước th́ tôi đồng ư với ông tác giả “Nếu đi hết biển” – Nđhb– không phải chỉ ḿnh tôi mà rất nhiều người Việt sống ở nước người muốn trở về nước và sẽ trở về nước ḿnh, nhưng phải nói rơ: việc chúng tôi về nước không phải là việc chúng tôi chấp nhận chế độ cộng sản bạo trị trên đất nước chúng tôi, việc chúng tôi trở về nước không có nghĩa là chúng tôi chịu để yên cho bọn cộng sản tiếp tục đàn áp, bóc lột đồng bào chúng tôi, để yên cho bọn cộng sản tàn phá, hủy hoại đất nước chúng tôi. Nếu ông tác giả muốn nói bóng gió rằng cuối cùng chúng tôi phải trở về đầu phục bọn cộng sản, th́ thưa ông, chúng tôi không thế đâu. Việc chúng tôi về nước là một nhục nhă cho bọn cộng sản cầm quyền. V́ chúng tôi có đô-la Mỹ chúng nó mới mở cửa đất nước cho chúng tôi về, chúng nó qú gối trước đồng đô-la Mỹ. Những đồng đô-la Mỹ chúng tôi có là những đồng đô-la sạch, chúng tôi phải làm việc đổ mồ hôi, sôi máu mắt ở Mỹ chúng tôi mới có những đồng đô-la ấy. Việc chúng tôi trở về nước làm bọn cộng sản mau chết, chúng đang ngắc ngoải, việc chúng tôi về nước không làm tổn hại ǵ đến chính nghĩa của chúng tôi. Coi việc người Việt ở nước ngoài về nước là việc chúng tôi chấp nhận, chúng tôi thỏa hiệp, chúng tôi đầu hàng bọn cộng sản là ngu xuẩn.

Ông cha, chú bác, anh em chúng nó, bọn Cộng Việt, đă chết nhăn răng, chết thối ở khắp nơi trên thế giới, chúng nó đang chết, chúng tôi thỏa hiệp với những thằng gian ác, những thằng giết người khi chúng sắp chết làm kư ǵ?

Chúng tôi mang đô-la Mỹ về nước cho chúng nó hộc máu chúng nó chết lẹ hơn, để đồng bào chúng tôi thấy mặt thật hèn hạ của chúng nó, để đồng bào chúng tôi sớm thoát cảnh khổ. Chúng tôi có thể về thăm nước nhưng chúng tôi vẫn mong thấy, không những chỉ mong, chúng tôi tin chắc, chúng tôi biết chắc có ngày đất nước chúng tôi không c̣n lá cờ đỏ máu nào, chúng tôi mong thấy, chúng tôi biết chắc sẽ có ngày bọn đảng viên đảng cộng sản bị nhân dân chúng tôi nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít, đuổi đi. Chuyện ấy đă xẩy ra ở Nga, Tiệp, Hung, BaLan, Lỗ, Đức.. Chuyện ấy sẽ xẩy ra ở Việt Nam, chắc hơn bắp rang, chắc hơn cua gạch!

 

Tác giả “Nếu đi hết biển” đặt câu hỏi trong Chương Hai của sách:

 

Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán ḷng người sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến như thế không?

 

Théc méc trên của tác giả Nđhb, em nhỏ lên ba Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa cũng giải tỏa được cái rụp: Trong lịch sử Việt Nam làm ǵ có cuộc nhân dân ra đi nào đau thương, bi thảm đến như cuộc nhân dân bỏ nước ra đi sau năm 1975. Không có v́ trước năm 1945 nước Việt Nam không có bọn cộng sản cầm quyền. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có vài cuộc nội chiến nhưng không có bọn cầm quyền nào giết nhân dân tàn bạo, ác độc như bọn cộng sản. V́ bọn cộng sản giết chúng tôi, chúng tôi phải liều mạng ra đi. Chuyện dễ hiểu, dễ thấy quá, nhà đạo diễn điện ảnh không thấy hay sao mà phải théc méc?

 

Sau khi nêu théc méc trên, tác giả Nđhb viết tiếp:

 

Nhưng tôi biết rất rơ không ít người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi măi, đi măi” mà cuối cùng không thể “trở về quê ḿnh, làng ḿnh” được.

 

Câu trên có hai nghĩa. Nghĩa đen là những người Việt ở hải ngoại không thể trở về được quê hương. Chuyện xẩy ra cho thấy những người Việt ở hải ngoại đă trở về nước, trở về đường hoàng, trở về và được đồng bào trong nước chào đón, quí mến. Không những chỉ trở về nước, người Việt hải ngoại c̣n trở về nước quá nhiều, quá đông, quá tưng bừng, quá dzui dzẻ, quá săng phú bọn cộng sản cầm quyền. Nhiều người Việt ở Mỹ về chơi Hà Nội, không thấy một ai trở về Mỹ kể chuyện họ đến thăm Lăng ông Hồ chí Minh. Sự có mặt của họ trong nước là bằng chứng cho nhân dân thấy chế độ dân chủ đi với chủ nghĩa tư bổn là tốt, chủ nghĩa cộng sản và chế độ xă hội chủ nghĩa là hạng bét, là mẹc cà-đui, năm-bơ then! T́nh trạng người Việt ở Mỹ về nước Việt Nam làm cho những người dân chủ-tư bổn Mỹ khoái chí nhất. Từ bao năm người Mỹ tốn bao nhiêu công sức, đổ bao nhiêu tiền của, bơ sữa vào nước Việt Nam để làm cho dân Việt biết lối sống Mỹ là tốt, ít nhất chế độ xă hội Mỹ cũng làm cho con người được no ấm, được sống thảnh thơi. Nay họ chẳng mất đồng đô-la teng nào, hàng hàng lớp lớp người Việt cứ phây phây về nước làm quảng cáo cho chế độ dân chủ của họ.

Nhưng chắc tác giả không muốn nói đến cuộc trở về theo nghĩa đen ấy, chắc tác giả muốn nói đến việc “có một số những người Việt xa xứ không bao giờ có thể trở lại là người Việt Nam”. Nhưng tại sao những người Việt ở nước ngoài lại không thể trở lại là người Việt Nam? Tất nhiên những thế hệ cháu chắt của những người Việt ra sống ở nước ngoài trong ba thập niên cuối của thế kỷ 20 sẽ trở thành công dân của quốc gia trong đó họ ra đời, quốc gia trong đó họ lớn lên.

Nhưng lớp người Việt bỏ nước ra đi những năm 1980, 1990.., thế hệ người Việt như các ông Hoàng Khởi Phong, Nhật Tiến, bà Hoàng Bắc ..vv.. đă có bao giờ hết là người Việt Nam đâu?

Và chúng tôi, những người Việt Nam phó thường dân đang sống ở Mỹ, chúng tôi vẫn là người Việt Nam, chúng tôi Việt Nam từ đầu ngón cẳng cái đến đầu sợi tóc bạc, có bao giờ chúng tôi không phải là người Việt Nam mà ông sợ chúng tôi sẽ không bao giờ có thể trở lại là người Việt Nam.

Phải chăng ông muốn nói rằng “những người Việt không đầu phục bọn đảng viên đảng cộng sản sẽ không c̣n là người Việt Nam?” Nếu ông muốn nói như thế th́ tôi chán ông quá! Bọn đảng viên đảng cộng sản mới không phải là người Việt Nam, chúng tôi là người Việt Nam, ít nhất chúng tôi cũng là người Việt Nam hơn bọn đảng viện đảng cộng sản.

 

Tác giả Nđhb viết trong cái gọi là “Mấy lời rào đón“:

 

Thưa bạn đọc!

Cho tôi được thưa “bạn”, tôi quan niệm đọc của nhau là bạn được rồi. Người cao niên hơn tôi, người ít tuổi hơn tôi đều được coi là bạn, bạn vong niên. Tôi thấy chữ “bạn” nó gần gũi, cổ xưa và thân thiện quá. Thật bất hạnh nếu như trên đời này ta không có bạn.

Rồi tôi bỗng giật ḿnh, chợt nhận ra rằng, biết đâu, trong t́nh cảnh hiện tại của người Việt Nam ta, lỡ có người giận dữ mà rằng: “Thằng Việt Cộng! Ai bạn bè với mày!” Thế là tôi chột dạ, lại phải cân nhắc sao cho phải.

 

Làm ǵ có chuyện cứ “đọc của nhau” – rơ hơn và đúng ngôn ngữ Việt Nam hơn là “đọc bài viết của nhau” – là “bạn nhau“. C̣n lâu, thưa ông đạo diễn! Tôi đặt lại câu hỏi: “Anh Việt Cộng! Anh coi tôi là bạn anh hồi nào?” Khi tôi sống trong nước, có lúc nào anh coi tôi là bạn anh không? Không những chỉ không, anh c̣n coi tôi là thằng phản động, thằng có tội với chế độ, tôi chỉ không ưa Đảng anh v́ Đảng anh đày đọa nhân dân, Đảng anh làm nhân dân đau khổ, anh bỏ tù tôi mút mùa Lệ Thủy, anh muốn tôi chết trong tù, anh bắt tôi phải nhận tôi “có tội với nhân dân, có tội với tổ quốc!”

Sau bao năm tù đày tôi may mắn không chết, tôi bánh xe lăng tử sang được xứ Mỹ, người Mỹ thương hại tôi, họ cho tôi sống b́nh yên ở xứ họ, cho tôi sống nhờ họ, họ nuôi tôi, nuôi vợ tôi, anh theo tôi sang Mỹ và anh gọi tôi là “bạn”! Dễ và giản dị thế sao anh? Anh coi chúng tôi là thứ người ǵ?

Anh có thể nói “bỏ tù anh đâu phải tôi!” Không phải đích thân anh th́ đám anh em anh bỏ tù tôi, anh em anh là anh. Anh cướp nhà tôi, anh cho tôi vào tù, anh đuổi mẹ tôi, vợ con tôi ra nằm vỉa hè, anh hạ nhục tôi, anh bôi cứt lên mặt tôi, anh đè ngửa vợ tôi ra anh chơi, anh lột truồng con gái tôi anh hiếp, anh không cho con tôi đi học, anh đẩy con tôi sang chết mất xác ở Kam-pu-chia..! Thế rồi bi giờ ở xứ Mỹ anh hiền khô, anh gọi tôi là “bạn” anh. Anh tử tế quá anh. Và anh chờ đợi tôi lỏn lẻn nhận anh là “bạn” tôi?

 

Thưa anh Việt Cộng, anh có điên không anh? Nếu anh không điên, tôi sợ anh ngu. Trước khi anh bả lả, anh ̣n ỉ với người nào, anh cũng phải nhớ xem anh từng đối xử với người ta ra làm sao chứ! Tôi sẽ xấu hổ lắm nếu tôi có người đảng viên đảng cộng sản là bạn.

 

“Thật bất hạnh nếu như trên đời nay ta không có bạn..” Đúng vậy, thưa ông đạo diễn. Thường th́ lư do làm ta không có bạn là v́ ta đểu quá, ta ăn ở chó má quá nên người ta không ai thèm làm bạn với ta. Ông viết như thế có sợ bọn đầu xỏ Cộng chúng nó nghĩ ông chửi xéo chúng nó không? Khi những ngụy bạo quyền cộng sản các nước Đông Âu theo nhau xuống cống, khi tượng Thánh tổ Lê-nin bị người Nga tṛng xích sắt vào cổ, kéo ra cho nằm ở băi rác, khi vợ chồng Chủ Tịt Sô-xét-cu xứ Ru-ma-ni bị dân Lỗ kê súng vào đầu bắn bỏ, khi “đồng chi Hô-nách-cơ vĩ đại” của bọn cộng Hà Nội bỏ đảng chạy lấy người, khi Chủ Tịt Na-dzi-bu-la xứ A-gha-ni-tan bị lôi ra treo cổ.., tôi nghĩ đến chuyện như thế này là anh Thiến Heo kiêm Hoạn Lợn Đỗ Đít hết chỗ đi chơi rồi! Trên trái đất chỉ c̣n loe nghoe, leo heo mấy nước c̣n bọn cộng sản cầm quyền: bọn Tầu Cộng th́ ghét cay, ghét đắng bọn Việt Cộng, hai thằng từng đánh nhau thằng hộc máu mồm, thằng sồm máu mũi, Miên Cộng, Lào Cộng không ưa Việt Cộng, Bắc Hàn Cộng không có t́nh nghĩa ǵ với bọn Bắc Việt Cộng, Bắc Việt Cộng chỉ c̣n có Cu Ba là bồ tèo. Mà Cu Ba th́ đói dzài, đói dzẹt, đói teo… Cu..Ba, teo luôn Cu Bốn, Cu Năm, Cu Cộng nào cũng teo ráo trọi. Bắc Việt Cộng nhẵn thín không c̣n có bạn!

 

Nhà đạo diễn viết trong “Mấy lời rào đón“:

 

Trên tay quí vị và bạn đọc không phải là một cuốn sách. Chắc chắn là như vậy, chứ chẳng v́ khiêm tốn giả vờ. Nói đến sách, người ta thường chờ đợi trong đó: tri thức, văn chương, tư tưởng hoặc học thuật.

Từ đầu năm 2001 một số nhà nghiên cứu người Việt, người Mỹ đă động viên tôi và viết thư giới thiệu tôi với Trung Tâm William Joiner để tôi có thể tham gia viết một cái ǵ đó. Quả thực là bởi nhiều lẽ, tôi rất ngần ngại. Sau rồi, nghĩ lại, không đi th́ tiếc, cuối cùng tôi cũng đă có mặt trên đất Mỹ dài dài. Tôi đă đi nhiều nơi, gặp nhiều người, tới trên hai chục trường đại học và thành phố thuyết tŕnh, hội thảo và chiếu mấy bộ phim tài liệu của chúng tôi đă làm. Rồi công việc đưa đẩy, tôi lui tới nước Mỹ nhiều lần, bay trên ba chục chuyến bay trong nội địa nước Mỹ. Tôi thấy được nhiều điều và cũng vỡ ra được nhiều điều. Nếu bén gót được đệ tử, cháu chắt cụ Nguyễn Tuân th́ tôi có thể dám viết một cuốn sách với tựa đề “Nước Mỹ rong chơi”. Viết được thế mới sướng. Nhưng tôi đă lỡ theo cái nghiệp, cái cách làm phim tài liệu và chỉ có cái nh́n rất hạn hẹp, rất mộc mạc của người làm phim tài liệu.

(…..)

Bởi vậy, đây thuần túy chỉ là những ghi chép thô sơ từ cuộc sống, từ công việc của tôi cùng với những ư kiến đóng góp, trao đổi trong t́nh thân của một số quí vị mà tôi được coi là bạn.

Vậy, nếu ai muốn t́m kiếm những điều cao siêu về tư tưởng, văn chương hoặc soi mói những điều kém cỏi về lập trường, quan điểm xin hăy bỏ qua, đừng đọc tiếp.

 

Quyển sách là quyển sách, chỉ có chuyện nó là quyển sách hay hay nó là quyển sách dzở. Nếu “Nếu đi hết biển” không phải là quyển sách th́ nó là cái ǵ? Chúng tôi, một số người Việt tị nạn cộng sản sống ở Mỹ, nếu chúng tôi đọc “Nếu đi hết biển“th́ không phải để t́m trong đó những điều cao siêu về tư tưởng, văn chương, mà là v́ trong đó các anh nói với nhau về chúng tôi, chúng tôi đọc để xem các anh nói với nhau những ǵ về chúng tôi. Anh không thể chửi bố người ta rồi trâng tráo nói không thích th́ đừng nghe, anh không thể viết chửi mẹ người ta rồi lởm khởm bảo người ta đừng đọc.

Và “Rong chơi nước Mỹ” có lẽ đúng tiếng Việt hơn là “Nước Mỹ rong chơi.” Nhưng thôi, nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ tẻ ấy, chúng ta hăy xem những người bạn của tác giả Nđhb nói những ǵ về chúng ta.

 

Trong những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc kiêm bạn hữu của tác giả Cán Cộng Trần văn Thủy Nđhb, h́nh như, chỉ có ông Cao Xuân Huy là người có qua mấy năm tù cải tạo, c̣n tất cả đều không ai phải qua một ngày tù đày nào ở quê nhà; ông Hoàng Khởi Phong chạy thoát trước ngày 1 tháng Năm 1975, các ông bà khác đều là thuyền nhân vượt biển đến Mỹ.

 

Hai ông Nguyễn Mộng Giác, Nhật Tiến vượt biên nhưng giờ đây đă có tác phẩm tiểu thuyết được ấn hành và bán ở trong nước. Và theo lời tác giả Nđhb, tất cả các ông bà ấy đều là bạn của tác giả. Khi đă là bạn nhau người ta thường không nói với nhau những chuyện có thể làm mất ḷng nhau. Muốn biết sự thật về một cộng đồng người, huỵch toẹt là muốn biết người ta nghĩ ǵ về ḿnh, về phe đảng ḿnh, mà chỉ hỏi những người bạn ḿnh th́ chán chết. Không những chỉ chán mà đó c̣n là việc làm ngớ ngẩn. Đại đa số người Việt ở Mỹ căm thù cộng sản, muốn thấy nước nhà thoát ách cộng sản cầm quyền, người dân được hưởng tự do, dân chủ, t́m hiểu tâm trạng những người đó mà lại đi hỏi những người có cảm t́nh với cộng sản th́ hỏi làm quái ǵ cho mất th́ giờ! Anh có thể nói “Tôi thích hỏi ai tôi hỏi. Anh không có quyền bắt tôi phải hỏi người này, không được hỏi người kia!”

 

Đúng dzậy. Tôi cũng có quyền nói: “Muốn biết tâm trạng chúng tôi, muốn biết tại sao chúng tôi căm thù cộng sản, tại sao chúng tôi không muốn thấy bọn đảng viên cộng sản theo chúng tôi đến xứ Mỹ, tại sao chúng tôi không ưa bọn bám đít cộng sản, sao anh không hỏi thẳng chúng tôi? Sao anh không phỏng vấn những người của chúng tôi như Doăn Quốc Sĩ, Vơ Phiến, Nguyễn Văn Chức? Sao anh không hỏi Xuân Vũ – anh đến Mỹ từ năm 2001, Xuân Vũ mới qua đời tháng 12, 2003 – anh có thể hỏi Xuân Vũ “Anh viết Đường đi không đến.. Tháng 5, 1975, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn của chúng tôi nói “Chúng ta đă đi và chúng ta đă đến”. Bây giờ anh nói sao? Chúng tôi đến hay chúng tôi không đến?” Sao anh không hỏi Nguyễn Chí Thiện: “Sống ở Mỹ sáu, bẩy năm rồi, anh đă làm được những ǵ ở Mỹ, anh có hối tiếc đă bỏ nước ra đi không, bây giờ anh nghĩ ǵ về những người cộng sản chúng tôi, bây giờ anh muốn đất nước ḿnh sẽ như thế nào? Anh có muốn về nước không?” Sao anh không hỏi hai bà chủ báo của chúng tôi là bà Nhă Ca và bà Hoàng Dược Thảo? Tôi chắc hai bà chủ báo ấy sẽ nói với anh nhiều điều có ích cho anh hơn.

 

Giản dị nhất và hay nhất, hợp lư nhất là sao anh không gặp, không hỏi ngay ông Nguyễn Hữu Luyện, người đứng đơn kiện Trung Tâm William Joiner? Sao anh không hỏi ông Luyện một câu cần hỏi như “Sao ông chống Trung Tâm William Joiner?” Muốn “ḥa giải” với những người chống ḿnh th́ việc cần làm, việc phải làm là nói chuyện ngay với những người chống ḿnh, muốn “ḥa giải” với những người chống ḿnh mà lại chỉ lẹo tẹo hỏi chuyện những người bạn ḿnh th́ hỏi làm quái ǵ cho mất th́ giờ! Theo tôi, câu anh cần hỏi nhất là “Các anh muốn những người cộng sản chúng tôi làm những ǵ để các anh có thể hợp tác với chúng tôi trong việc đem hạnh phúc đến cho nhân dân ta?” Đến Mỹ, anh có thể ngỏ ư muốn gặp ông Nguyễn Hữu Luyện, ông Nguyễn Chí Thiện, gặp để nói chuyện. Như thế mới là chuyện đối thoại có ích. Nếu hai ông kia không chịu gặp anh, anh có quyền nói: “Hai ông ấy không dám gặp tôi.”

 

Thưa ông đạo diễn Trần văn Thủy, ông sang Mỹ, ông đi chỗ nọ, chỗ kia bằng tiền của Trung tâm William Joiner, quyển “Nếu đi hết biển” được in ra bằng tiền của Trung tâm William Joiner, xin ông cho biết quyển ấy có được phát hành trong nước Việt Nam bị bọn cộng sản cầm quyền hay không? Hay quyển ấy chỉ được bán ở Mỹ? Nếu quyển ấy được in ra chỉ cốt để cho người Việt ở Mỹ đọc thôi th́ thưa ông, tôi thấy có thể là ông đă làm phí một khoản tiền của Trung tâm William Joiner. Trong “Nếu đi hết biển” không có chuyện ǵ về đám người Việt ở Mỹ chúng tôi mà chúng tôi chưa biết. Chỉ là những lời sỉ vả, nhiếc móc, rè bỉu, những lời khinh bỉ chúng tôi đầu óc chật hẹp, ngu xuẩn, thua, bỏ chạy mà không biết thân, vẫn hung hăng con bọ xít la hét đả đảo cộng sản, cũng chỉ là những lời chê chúng tôi nhỏ nhen, chia rẽ, ghen tị, chụp mũ, vu cáo. Không oan, thưa ông, quả thật là chúng tôi có những cái tật tồi tàn như thế. Chúng tôi vẫn thường tự sỉ vả chúng tôi về những cái tật hèn mọn ấy. Nhưng h́nh như không chỉ riêng chúng tôi tệ mạt như thế mà dân tộc nào cũng có những cái tật nhỏ nhen, ti tiện, vu cáo, ghen tị, chia rẽ, đểu cáng.. Nhiều dân tộc c̣n đểu, c̣n khốn nạn hơn chúng tôi. Chắc ông cũng biết chuyện sau khi bọn cộng sản mất quyền, những kho hồ sơ mật ở Nga, ở Đức Cộng được khui ra, có những vụ bạn hữu, anh em, vợ chồng tố cáo nhau, vu cáo nhau là phản động, có những người đi tù mút chỉ cà tha, những người chết thảm trong tù v́ bị bạn, bị chồng, bị vợ tố cáo với bọn mật vụ.

 

Chúng tôi biết chúng tôi có những cái xấu đó, nhưng chúng tôi có cái hay là chúng tôi chống Cộng sản; là nạn nhân của bọn cộng sản, chúng tôi căm thù chúng, ra xứ người ba mươi mùa tuyết rơi rồi chúng tôi vẫn không nguôi ḷng căm thù bọn cộng sản, chúng tôi kiêu hănh v́ tính chất không thay đổi ấy của chúng tôi.

Chúng tôi căm thù bọn cộng sản không phải chỉ v́ những đau khổ cá nhân mà chúng tôi phải chịu, chúng tôi căm thù chúng v́ chúng đày đọa đồng bào của chúng tôi, chúng tôi phải đuổi chúng ra khỏi chính quyền v́ chúng c̣n cầm quyền ngày nào là nhân dân chúng tôi c̣n khổ ngày đó, chúng tôi không thể hợp tác với chúng v́ chúng không hợp tác với chúng tôi, chúng bắt chúng tôi phải đầu phục chúng, mà chúng th́ đă thất bại thê thảm trong việc mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Thực ra bọn cộng sản chưa lúc nào nghĩ đến chuyện mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng đó là một đề tài khác.

 

2- Chống Cộng? Tṛ Nhảm Nhí!

 

Đây là bài thứ hai tôi viết về quyển “Nếu đi hết biển“, tập phỏng vấn của Cán Cộng Trần văn Thủy, nhà đạo diễn hai phim “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế“. Trần văn Thủy người Hà Nội, được Trung Tâm William Joiner mời sang Hoa Kỳ. Trung Tâm William Joiner thuộc Trường Đại Học Massachusetts Boston, có chương tŕnh nghiên cứu về cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sống ở Hoa Kỳ để viết sách. V́ Trung Tâm William Joiner mướn những cán bộ Bắc Việt Cộng làm cuộc nghiên cứu để viết sách ấy làm nhiều người Việt Nam tị nạn sợ kết quả cuộc nghiên cứu sẽ không được trung thực nên họ phản đối. Trung Tâm William Joiner làm ngơ, không để ư ǵ đến ước muốn ấy của cộng đồng người Việt nạn nhân của cộng sản nên cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đă nạp đơn nhờ chính quyền Hoa Kỳ can thiệp vào vụ Trung Tâm làm việc không vô tư, việc kiện được ủy thác cho ông Nguyễn Hữu Luyện, nhân vật được coi là một “người tù kiệt xuất” của Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa. Mọi khoản chi về việc Trần văn Thủy đến Hoa Kỳ và đi nhiều nơi ở Hoa Kỳ, gặp và phỏng vấn nhiều người Việt, tiền in quyển “Nếu đi hết biển” đều do Trung Tâm William Joiner đài thọ.

Trong Nếu đi hết biển – Nđhb – đạo diễn Trần văn Thủy phỏng vấn các ông Nhật Tiến, Cao xuân Huy, Nguyễn mộng Giác, Hoàng khởi Phong, Trương Vũ và bà Nguyễn thị Hoàng Bắc. Các vị vừa kể được Kevin Bowen, Giám Đốc Trung Tâm William Joiner, gọi là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính, với những tiếng nói đa dạng và phong phú…, những cá nhân dũng cảm đứng đầu gió..vv..” và được tác giả Nđhb gọi là “bạn“:

 

Nếu đi hết biển. Trang 19.

Bởi vậy, đây thuần túy chỉ là những ghi chép thô sơ từ cuộc sống, từ công việc của tôi cùng với những ư kiến đóng góp, trao đổi trong t́nh thân của một số quí vị mà tôi được coi là bạn.”

 

Ta hăy xem những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính của Trung Tâm William Joiner nói những ǵ khi họ trả lời những câu hỏi của người đến Mỹ từ Hà Nội. Trước hết đây là vài chuyện vặt trong Nđhb:

Chương Ba Nđhb, tác giả kể chuyện ông nhận được thư của một người bạn từ những năm xửa, năm xưa khi ông là cậu học tṛ tiểu học ở thị xă Nam Định. Năm 1954 ông bạn ông tránh họa cộng sản, di cư vào Nam, nhập ngũ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa, sau Tháng 4, 1975 bị đi tù cải tạo, 1978 được thả về, nhờ bà vợ lai Pháp được cùng vợ con sang Pháp năm 1983, sang sống ở Canada năm 1992. Đây là một đoạn trích trong Chương Ba Nếu đi hết biển:

Nđhb, Một bức thư.Trang 40.

Đầu tháng 10 năm 2002 tới Boston, tôi liền gọi điện thoại cho Đính và bạn tôi từ Montréal đă nhào sang. Ôm lấy nhau, nh́n vào mặt nhau, già rồi, già thật. Nhưng bạn tôi vẫn hiền lành, điềm đạm như ngày xưa. Cái đêm hội ngộ hiếm hoi trong đời sau nửa thế kỷ chờ đợi ấy, một thằng Việt Cộng và một thằng Ngụy nằm chung một pḥng, chuyện tṛ râm ran đến tận khuya.

Một thằng Việt Cộng và một thằng Ngụy nằm chung một pḥng, chuyện tṛ râm ran..! Thân t́nh, ngang hàng, ḥa hợp ḥa giải quá chừng chừng. Nhưng làm ơn nhớ dùm đây là chuyện xẩy ra năm 2002 ở thành phố Boston, nước Mỹ, tiền pḥng khách sạn do thằng Mỹ trả hoặc do thằng Ngụy trả nếu thằng Ngụy mướn pḥng. Làm ơn nhớ dùm nếu chuyện xẩy ra ở trong nước th́ thằng Ngụy hốc hác, ho hen, hom hen, đói dzài, đói dzẹt, đói lơ đít, đau khổ, tuyệt vọng, nằm dzẹp lép trong trại tù khổ sai Bùi Gia Mập hoặc Xuyên Mộc, Xuân Phước, Gia Trung, thằng Việt Cộng béo núc nằm phây phây trong pḥng lạnh khách sạn Palace, Kim Đô, Tân Sanh ở Sài G̣n tang thương đầy cờ đỏ, c̣n lâu thằng Việt Cộng nó mới ôm hun thắm thiết thằng Ngụy. Năm 2002, 26 năm sau ngày quân Bắc Cộng chiếm thành phố Sài G̣n, ở xứ Mỹ, thằng Việt Cộng vẫn gọi người bạn thân thưở ngày xưa c̣n bé của nó là thằng Ngụy! Thân phận thằng Ngụy, dưới mắt thằng Việt Cộng, khốn nạn, bệ rạc quá chừng. Không biết người bị thằng bạn Việt Cộng của ông gọi là “thằng Ngụy” trong tập “Nếu đi hết biển” nghĩ sao khi đọc những gịng chữ thằng Việt Cộng bạn xưa của ông gọi ông là “thằng Ngụy!”!

 

Chương Bốn Nđhb. Thầy mù xem voi, có đoạn viết về ông Hoàng Xuân Hăn ở Paris. Đạo diễn Trần văn Thủy, tác giả Nđhb, nhiều lần đặt máy quay phim trong nhà riêng của ông Hoàng Xuân Hăn, để phỏng vấn và quay phim ông bà chủ nhà cùng nhiều nhân vật Việt được mời.

Nếu đi hết biển. Trang 53, 54.

Trước ống kính máy quay, ông (Hoàng Xuân Hăn. CTHĐ viết thêm cho rơ) cũng đă trầm tư kể lại những mất mát to lớn của gia đ́nh ông ở quê nhà trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Ông đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy của nông thôn Việt Nam. Ông nói:

– Sau cải cách ruộng đất đă có sửa sai. Ông cụ đă nh́n thấy cái sai. Vậy là may. Cái hậu quả của sai lầm trong cải cách ruộng đất không chỉ trên b́nh diện kinh tế, chính trị, văn hóa. Theo chỗ tôi hiểu, cái mất mát lớn nhất bởi những sai lầm trong cải cách ruộng đất là nó đă phá vỡ mất nông thôn Việt Nam và phá vỡ mất ḷng tin.

“… đă có sửa sai. Ông cụ đă nh́n thấy cái sai. Vậy là may..!” Mèn ơi..May kư ǵ không biết nữa! Nó đă giết không biết bao nhiêu đồng bào vô tội của nó rồi nó nói nó sai và để nó sửa sai. Nó sửa hay không sửa th́ các nạn nhân của nó cũng đă chết thảm! Cái nhà ông được gọi là “học giả” này phải chăng là “học giả giả?” Câu nói lẩm cẩm của ông đến em nhỏ lên ba nó nghe cũng không lọt lỗ tai nó. Cứ làm sai, cứ làm chết người, cứ giết cà trăm ngàn người, rồi tỉnh queo nói giết người như thế là sai, thôi không giết người theo kiểu ấy nữa, là xong, là làm đúng, là tốt? Là không có tội ǵ cả? Đâu có dễ thế được! Chỉ có bọn cộng sản mới làm và nói ngạo ngược như thế. “Ông cụ” của ông HX Hăn đây là anh già Hồ chí Meo, chính danh thủ phạm vụ Việt Cộng giết người ở Bắc Việt trong vụ án mạng tập thể gọi là vụ cải cách ruộng đất, chính danh thủ phạm vụ Việt Cộng giết người tập thể ở Huế Tết Mậu Thân. Anh già “Ông cụ” giết người ấy phải bị nhân dân lôi cổ ra pháp trường xẻo thịt chứ không chỉ lép nhép nói vài lời sửa sai là xong, như nhân dân Lỗ dí súng vào đầu vợ chồng tên Chủ Tịt Đảng Lỗ Cộng Sô-xét-cu bắn bỏ, như nhân dân Ác-ga-nít-tan treo cổ tên Na-dzi-bu-la, Chủ Tịt Đảng Ác cộng. Tội của Sô-xét-cu, Na-dzi-bu-la c̣n nhẹ hơn tội của anh già “Ông cụ” trong “Nếu đi hết biển.” Phúc bẩy mươi đời cho “học giả”, ông sống gần như cả đời ông ở nước Pháp, ông mà sống ở trong nước Bắc Cộng sau năm 1954 th́ đời ông – bảo đảm chăm phần chăm – nát như cái mền Sakymen không khác ǵ đời tư các ông Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi!

 

Chương Sáu. Tṛ chuyện với nhà văn Nhật Tiến. Trang 71.

 

Trần Văn Thủy: Vậy hẳn là chủ trương ḥa hợp và ḥa giải dân tộc mà anh đă theo đuổi từ lâu, cũng nằm trong cái tâm thức hướng về dân tộc ấy?

Nhật Tiến: Đúng vậy! Tôi chưa và cũng chẳng bao giờ lại chủ trương ḥa giải, ḥa hợp với độc tài hay bạo lực.

Đương sự nói ông không “ḥa giải, ḥa hợp với độc tài hay bạo lực”, nhưng ông đă làm một số việc, nói một số lời, để người Việt hải ngoại nghĩ là ông cộng tác với bọn Việt Cộng. Như vậy phải chăng ông thấy bọn Việt Cộng không phải là bọn đôc tài, là bọn không dùng đến bạo lực trấn áp, giết tróc nhân dân?

 

 

 

Chương Bẩy Nđhb. Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Trang 79, 80.

 

 

Trần Văn Thủy (TVT): Xin chị nói cho đôi điều về tiểu sử của chị?

Hoàng Bắc (HB): Anh cần “lư lịch” hay là “trích ngang”?

TVT: Chị vui tính thật, nhưng đừng gây sự với tôi. Độc giả muốn biết về chị, đôi chút cũng được.

HB: Theo anh, tôi nên bắt đầu từ lúc nào đây? Bắt đầu từ cái mốc năm 75 nhé, v́ trước đó ba mươi năm, cuộc đời tôi cũng na ná như tất cả mọi người khác: sinh ra, lớn lên, học hành, làm việc, lập gia đ́nh, sinh con, đẻ cái.. vv.. có lẽ.. cái cuộc đời nhàm chán! Tháng Ba năm 75, tôi đang dậy học ở Nha Trang th́ xẩy ra cái gọi là biến cố năm 75. Sau đó người miền Nam đặt tên là ngày “Quốc Hận”, miền Bắc gọi là ngày “Giải Phóng”.

TVT: Tôi nghĩ có lẽ không hẳn là như thế. Tôi thấy có nhiều người gốc miền Bắc gọi là ngày “Quốc Hận”. Thí dụ những người nổi tiếng như ông Nguyễn Cao Kỳ, Trần Kim Tuyến, Cao Văn Viên, Vũ Văn Mẫu, Phan Huy Quát, Lê Nguyên Khang, Trần Văn Tuyên. Ngược lại có nhiều người gốc miền Nam gọi là ngày “Giải Phóng”. Thí dụ ông Lê Duẩn, ông Tôn Đức Thắng, ông Phạm Văn Đồng, ông Phạm Hùng, ông Huỳnh Tấn Phát, ông Nguyễn Hữu Thọ, ông Vơ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải, ông Trần Văn Giàu, ông Trần Bạch Đằng.. Đó là những “anh Hai” thứ thiệt.

Tác giả Nđhb chơi chữ khi nói đến những tiếng Quốc Hận, Giải Phóng và người Nam, người Bắc. Người hỏi và người trả lời đă không thấy, hay làm như không thấy, không có, t́nh trạng sau năm 1954 thực sự có hai nước Việt Nam: Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa và nước Bắc Cộng, văn huê ḷng tḥng lỏng thỏng là nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Những người Quốc Gia VNCH gọi ngày 30 Tháng Tư 1975 là ngày Quốc Hận; bọn Huỳnh Tấn Phát, Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ ..vv.. sinh trưởng trong miền Nam nhưng bám đít bọn Bắc Cộng, những tên ấy bị nhân dân Quốc Gia VNCH khinh bỉ, bị ngay cả bọn Bắc Cộng cũng khinh bỉ, những tên đó không đáng được nói đến. Những nhân vật Quốc Gia VNCH chỉ được tác giả Nđhb “cho” một tiếng “ông”: “…như ông Nguyễn Cao Kỳ..” rồi sau đó kể tên trống không: “..Trần Kim Tuyến, Cao Văn Viên, Vũ Văn Mẫu.. vv..” Các nhân vật nước Bắc Cộng được kính trọng gọi bằng “ông“, mỗi trự đều có tiếng “ông” đi trước tên: “..ông Lê Duẩn, ông Tôn Đức Thắng, ông Phạm Văn Đồng..” Và c̣n chỉ rơ: “.. Đó là những “Anh Hai” thứ thiệt” để phân biệt với những nhân vật Quốc Gia VNCH mà tác giả cho là bọn “anh Hai” giả mạo. Trong số những nhân vật Quốc Gia VNCH kể tên trên đây có hai ông đă chết thảm trong lao tù cộng sản: ông Phan Huy Quát chết trong Nhà Tù Chí Ḥa, ông Trần Văn Tuyên chết trong trại tù khổ sai ở xứ Bắc Cộng.

Bà Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc có cái may mắn không bị bọn Việt Cộng cho dzô tù ngày nào nên bà nói không đúng lắm về cái quái thai gọi là “lư lịch trích ngang” được dùng trong nhà tù Việt Cộng. Không có “trích ngang” suông mà có “lư lịch” và “lư lịch trích ngang”, tức khai vắn tắt.

Nđhb. Trang 81.

TVT: Thế chị qua đây bằng đường nào?

HB: Tôi thuộc diện vượt biển. Sau 1975, tôi được giữ lại dạy ở trường gọi là giáo viên lưu dụng, và vẫn luôn được nhắc nhở rằng, khi Hitler lên cầm quyền ở Đức đă ra lệnh sa thải và cầm tù hoặc giết tất cả các giáo viên chế độ cũ, tôi đă được nhà nước lưu dụng (nghĩa là không đuổi dạy, tha không bỏ tù, không giết!)

Ba mươi mùa cóc chín trước đây cô giáo đă được “Nhà nước”, tức Đảng, ưu ái tha không bỏ tù, không giết, cho dạy học tiếp tục! Ơn Đảng với cô như trời cao, biển rộng. Uổng quá. Được Đảng sương đến sế thao cô giáo không ở nại với Đảng, cô giáo nại xuống thuyền cô giáo vượt biên cô giáo sang Mỹ? Cô giáo đẻ bọc điều nên cô vượt biên an toàn, dễ dàng, cô một chuyến rời gót ngọc xuống thuyền bỏ nước ra đi là xong ngay, cô không bị bọn công an VC Nhà Bè, Phước Tỉnh, Vũng Tầu, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mâu nó tó, nó choàng cái bảng “Phản quốc” lên ngực cô, nó dẫn cô đi biểu diễn ở chợ, cô không bị nó tống lên Trại Đồng Xoài vài mùa sầu riêng trổ gai cho cô có dịp cải tạo cô thành người tốt, cô không phải thọc đôi bàn tay ngọc của cô vào thùng nhào cứt người với nước tiểu người cho nhuyễn để bón rau xanh; cô bềnh bồng vượt biển sang Mỹ, bọn Mỹ nó có mời cô dậy học, dậy hành chi đâu! Để rồi gần ba mươi mùa hoa li-ki-ma trổ bông sau người ta phải vất vả sang tận Mỹ Quốc t́m cô để phỏng vấn cô. Cái chuyện cô kể cô “vẫn luôn luôn được nhắc nhở rằng, khi Hitler lên cầm quyền ở Đức đă ra lệnh sa thải và cầm tù hoặc giết tất cả các giáo viên chế độ cũ..” nghe rùng rợn quá cô. Chuyện ấy chắc là do những cán bộ Bắc Cộng “lên lớp” các thầy cô giáo viên Quốc Gia VNCH, có phải không ạ? Chắc cô, với tư cách giáo viên Quốc Gia VNCH bại trận được lưu dụng, c̣n có dịp nghe các vị cán bộ Đảng ta dậy về hai nước Một Răng, Một Rắc đánh nhau chí tử, được cán bộ Đảng ta khuyên “Cái ǵ của Xê I A th́ trả cho Xê I A!”, được cán bộ Đảng ta cho biết “trong thời gian lính Mỹ ở Sài G̣n, Sài G̣n có 500.000 – năm trăm ngàn – phụ nữ làm điếm Mỹ!”

Năm 1984, 1985, trong Nhà Tù số 4 Phan Đăng Lưu, Nhà Tù Chí Ḥa, nhiều tổ chức chống Cộng bị bắt trong có tổ chức do ba ông Phạm Quang Cảnh, luật sư, ông Nguyễn Quốc Sủng, giáo sư, ông Lê Công Minh, kỹ sư, đứng đầu. Năm 1986 tổ chức ấy bị đưa ra ṭa. Bọn chánh án tay sai xử án tử h́nh Luật sư Phạm Quang Cảnh, xử án chung thân Giáo sư Nguyễn Quốc Sủng, chung thân Kỹ sư Lê Công Minh. Trước toà, khi tên chánh án tay sai hỏi Lê Công Minh:

– Trước đây bốn năm, anh nói anh không sống chung với cộng sản. Nay anh nói thế nào?

Người tù chính trị Lê Công Ḿnh trả lời:

– Nay tôi vẫn nói như thế!

Đă tuyên án Lê Công Minh chung thân khổ sai, nghe Lê Công Minh trả lời như thế, tên chánh án tay sai lập tức nâng án Lê Công Minh lên tử h́nh.

Sau khi xử tử Luật sư Phạm Quang Cảnh, chúng hạ án của Lê Công Ḿnh xuống tù chung thân khổ sai. Năm 1985, 1986 Lê Công Minh và tôi cùng ở Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, cùng ở Nhà Tù Chí Ḥa nhưng không chung pḥng. Năm 1989 tôi gặp Lê Công Minh ở Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, tôi có dịp tṛ chuyện với Minh. Minh cho biết trong Tuyên Ngôn của nhóm anh có câu:

– Bọn phát-xít và bọn cộng sản khác nhau ở điểm bọn phát- xít quí trọng nhân dân nó, bọn phát-xít đàn áp, bóc lột, giết tróc nhân dân các nước khác, bọn cộng sản thù ghét nhân dân nó, bọn cộng sản đàn áp, bóc lột, giết tróc nhân dân của chính nó, bọn cộng sản giết đồng bào nó.

Khi Lê Công Minh nói câu đó, tôi lặng người. Chưa bao giờ tôi nghe lời kết tội bọn cộng sản đúng đến như thế. Tối mùa mưa ở trại tù cộng sản giữa rừng, trong tiếng gió từ núi Chứa Chan thổi tới, tôi bùi ngùi nói với Lê Công Minh:

– Các anh kể tội chúng nó đúng quá như thế, chúng nó phải giết các anh thôi!

Sau khi kể “Nhà nước Xă Hội Chủ Nghĩa” không bỏ tù bà, vẫn để bà dậy học, bà Hoàng Bắc kể chuyện Hít-le Ria Cá Chốt khi lên cầm quyền ở Đức quốc, đuổi hết giáo viên Đức ra khỏi trường, bỏ tù và giết các giáo viên Đức! Người đọc bà có dịp thấy Hít-le Ria Cứt Mũi ác độc quá chời, “Đảng ta” đối xử nhân đạo quá chời với bọn giáo viên Ngụy. Nhưng thưa bà, nếu bọn Cán Cộng ngu dzốt kể chuyện Hít-le làm như thế mà bà tin đó là chuyện thật th́ tôi phi-ní lô đia, tôi hết nước nói về sự hiểu biết của bà.

Trong “Nếu đi hết biển“, bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc nói như sau về cộng đồng người Việt ở Mỹ và về cuộc chống Cộng của người Việt ở Mỹ:

Nđhb. Trang 87, 88, 89.

TVT: Bây giờ nếu có thể được, ta nói chuyện một chút về Cộng đồng người Việt ở Mỹ. Thí dụ, chị có thể phác họa vài nét về Cộng đồng người Việt ở Mỹ, thí dụ chị có tham gia các Hội Đoàn, các sinh hoạt có tổ chức ở trong vùng chị ở, Virginia, hay trên nước Mỹ không? Chị thấy các sinh hoạt đó như thế nào? Đối với thế hệ chị và đối với thế hệ con em chị ở hải ngoại?

HB: Tôi đề nghị anh đọc Unbearable Lightness of Being của Milan Kundera (mà một người bạn của tôi là Trịnh Y Thư đă chuyển ngữ rất hay, sách vừa do NXB Văn Nghệ California phát hành dưới cái tên “Đời Nhẹ Khôn Kham”) để anh dễ thâm nhập và nhận diện bộ mặt của cộng đồng Việt ở hải ngoại.

Kundera viết quyển này lấy bối cảnh Mùa Xuân Praha năm 1968 và các nhóm di dân Tiệp vào thời điểm đó. Đến nay, trải qua mấy chục năm rồi, giọng điệu, ngôn ngữ, suy tư của đám di dân Tiệp vẫn c̣n có thể dùng để mô tả được chính xác h́nh ảnh các hội đoàn chống Cộng của người Việt rải rác và đầy rẫy ở các nước Mỹ, Pháp, Úc, Canada. Lâu lâu lại phải đọc tuyên cáo này, tuyên cáo nọ, lên án bọn cộng sản trong nước và tay sai ngoài nước. Lâu lâu lại có vụ đốt một quyển sách hay hăm dọa một nhà xuất bản nào đó đă dám bày bán quyển sách thiên cộng kia, biểu t́nh mấy chục ngàn người để chống một tên tâm trí bất b́nh thường không đủ tiền và đủ sức để kinh doanh nghiêm chỉnh nên chơi nổi treo h́nh Bác Hồ và cờ Việt Cộng, lâu lâu lại có biểu t́nh lẹt đẹt vài người hay tự thiêu, ủi xe tăng vào Sứ quán Việt Cộng.

(……)

Nên tôi không ngạc nhiên mấy khi đọc các diễn văn, tuyên ngôn, tuyên cáo cùng các bài báo ở các loại báo biếu lá cải, các nhân vật cộng đồng tố cáo, mạ lỵ, chụp mũ tưng bừng lẫn nhau, người oan, kẻ ưng, cá mè một lứa. Trung tâm William Joiner tặng cái grant anh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba ṭa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ. Anh có nhận xét ǵ không?

 

Tội nghiệp quá chừng! Cả chục ngàn người Việt mất nước sống nhờ ở Mỹ, ông bà già chỉ có mỗi tháng mấy trăm tiền SSI, anh chị trẻ khuân vác Giant, Safeway, chùi rửa cầu tiêu Mỹ lương 5 đô 50 xen một giờ, chắt chiu người 50, người 100 đô, gom góp làm thành khoản tiền để mướn luật sư Mỹ căi cho ḿnh ở trước ṭa án Mỹ. Những người Việt khốn khổ ấy không có cách tự bảo vệ quyền lợi của ḿnh nào khác ngoài việc trông mong ở pháp luật Mỹ. Họ chỉ muốn nói có một câu: “Thưa quí ông William Joiner, mấy ông viết sử về chúng tôi, chúng tôi cám ơn, nhưng làm sử về chúng tôi mà các ông nhờ bọn đảng viên đảng cộng sản viết th́ oan chúng tôi lắm. Thưa quí ông, bọn đảng viên đảng Cộng sản Việt họ thù chúng tôi lắm, họ đă thẳng tay bỏ tù, giết chết nhiều anh em chúng tôi ở trong nước chúng tôi. Nhân dân chúng tôi khổ v́ họ lắm lắm. Để họ viết về chúng tôi ở Mỹ, họ sẽ mô tả chúng tôi với những h́nh ảnh, những lời lẽ rất khốn nạn, rất bẩn thỉu, rất đểu giả. Con cháu chúng tôi khi đọc những sách sử các ông nhờ bọn cộng sản viết về chúng tôi, chúng sẽ khinh bỉ chúng tôi. V́ sợ như thế nên chúng tôi nhờ ba ṭa quan lớn Mỹ đèn trời Mỹ soi xét dùm chúng tôi”. Đáng thương cho họ hơn nữa là việc họ nhờ pháp luật Mỹ quốc bảo vệ bị bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc nhắc đến bằng lời lẽ khinh bỉ: “Trung tâm William Joiner tặng cái grant anh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba ṭa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ.”

Đau chứ! Bọn cộng sản nó thù ta, nó nói, nó viết những lời khinh thị ta, nó chửi ta, ta không đau, ta tỉnh queo, nhưng nghe những người cùng sống với ta, những người ta tưởng là cùng phe ta, nói những lời khinh bỉ ta, ta đau chứ. Nhưng thưa bà nhà văn, bà nói những người Việt tị nạn cộng sản chúng tôi trong những năm 2000 này giọng điệu, ngôn ngữ, suy tư giống y như những người Tiệp tị nạn cộng sản năm 1968, chúng tôi cũng làm những tṛ chống Cộng mà bà cho là nhảm nhí như những người Tiệp đă làm: lâu lâu ra một tuyên cáo kể tội cộng sản, đốt một quyển sách, hăm dọa một nhà xuất bản, biểu t́nh lẹt đẹt vài người, tự thiêu, ủi xe tăng vào sứ quán cộng sản…vv… Thưa vâng, bà nhà văn nói đúng, quả thật chúng tôi đă, chúng tôi đang, chúng tôi sẽ làm măi những cái tṛ mà bà cho là nhảm nhí ấy, chúng tôi sẽ làm những tṛ ấy cho đến bao giờ bọn đảng viên cộng sản Việt bị nhân dân chúng tôi nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít, đuổi đi. Cám ơn bà, được bà làm phúc nhắc cho chúng tôi lên tinh thần ra rít. Những người Tiệp tị nạn Tiệp Cộng phải bỏ nước đi sống lưu vong đă làm những cái tṛ bà coi là nhảm nhí ấy, vậy mà cuối cùng họ đă thực hiện được ước mơ vàng son một đời của họ: đuổi bọn đảng viện cộng sản Tiệp ra khỏi chính quyền, họ đă nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít bọn đảng viên cộng sản trong nước họ, họ đă trở về đất nước của họ trong hạnh phúc và vinh quang, đất nước họ sạch boong không c̣n bóng thằng cộng sản nào, một người trong bọn họ bị bọn cộng sản bỏ tù nay là Tổng Thống của họ.

Ôi.. Ước ǵ chúng tôi sớm được hưởng cái hạnh phúc mà những người Tiệp chống Cộng đă được hưởng! Những ǵ đă xẩy ra ở Nga, Hung, Tiệp, Lỗ, Ba Lan sẽ xẩy ra ở Việt Nam quê hương chúng tôi. Nhất định thế! Ở Nga Lê-nin đă ra nằm ở băi rác, ở Việt Nam Hồ Chí Meo sẽ ra nằm ở băi rác. Chỉ có điều nhiều người trong chúng tôi không c̣n bao nhiêu thời gian sống nữa, chúng tôi người sáu bó, người bẩy bó, có nhiều người tám bó, chín bó, chúng tôi mong ngày hạnh phúc đó sớm đến, chúng tôi mong được thấy đất nước chúng tôi sạch bóng cờ đỏ, đất nước chúng tôi không c̣n thằng đảng viên cộng sản nào trước khi chúng tôi đi ra khỏi cơi đời này.

Chưa hết chuyện Nếu đi hết biển. Xin quí vị đọc bài viết tới.

 

3-Chống Cộng? Chuyện Nghe Qua Rồi Bỏ

 

Nên tôi không mấy ngạc nhiên khi đọc các diễn văn, tuyên ngôn, tuyên cáo cùng các bài báo ở các loại báo biếu lá cải, các nhân vật cộng đồng tố cáo, mạ lỵ, chụp mũ tưng bừng lẫn nhau, người oan, kẻ ưng, cá mè một lứa. Trung Tâm William Joiner tặng cái grant anh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba ṭa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ. Anh có nhận xét ǵ không?

nguyenthihoangbac.jpgĐấy là lời bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc nói với ông bạn của bà là anh Việt Cộng Trần Văn Thủy, đăng trong tập phỏng vấn “Nếu đi hết biển“. Đêm đông, Rừng Phong, Xứ T́nh Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, lạnh dưới Không độ, pḥng ấm, đèn vàng, yên lặng, an ninh năm chăm phần chăm, tiếng “Lá cải” bỗng gợi cho tôi thương nhớ ngày xưa. Tôi buông tập “Nếu đi hết biển” xuống và tôi thả hồn tôi về dĩ văng…

Thả hồn về dĩ văng..! Nôm na là nhớ lại ngày xưa.. Một buổi sáng năm 1960 xanh mướt trong ṭa soạn nhật báo Sàig̣nmới, số 32 đường Phạm Ngũ Lăo, Sài G̣n, thủ đô Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa một thời oanh liệt, chú thiếu niên, anh cháu họ xa của ông Bút Trà, từ Quảng Nghĩa tránh loạn vào Sài G̣n, giữ chân chạy việc trong ṭa soạn, nói với tôi:

– Báo ḿnh là báo Sàig̣nmới, bà chủ ḿnh có tờ báo nào là tờ Lá Cải đâu. Sao các báo họ cứ viết là “tờ Lá Cải của bà Bút Trà?”

Cái tội lớn nhất, và là tội duy nhất, mà nhật báo Sàig̣nmới, và bà Bút Trà, đă phạm với các ông chủ báo khác và quí anh kư giả những báo khác cùng thời là tội báo Sàig̣nmới bán quá chạy. Số người mua báo có hạn, người Việt chỉ có thể mỗi ngày mua một tờ nhật báo, nói rơ hơn người Việt những năm 1960 ít có ai một ngày bỏ tiền ra mua những hai tờ nhật báo. Nếu tờ báo này có nhiều người mua là những tờ báo kia có ít người mua. Thực ra th́ cũng chẳng có chuyện thù ghét ǵ nặng nề, các ông chủ báo khác khi gặp bà chủ báo Sàig̣nmới vẫn ḥa nhă, vui vẻ chị chị, tôi tôi, nhưng trên báo th́ vẫn thỉnh thoảng móc ḷ nhau, chọc quê nhau cho vui. Báo Sàig̣nmới bị nhiều báo khác gọi là tờ “lá cải”. Tờ “Lá Cải” của bà Bút Trà là tờ Sàig̣nmới của bà Bút Trà.

Tiếng “Lá Cải” dùng để gọi tờ nhật báo tồi, báo dở, báo bệ rạc, xuất từ tiếng “feuille de choue” của giới kư giả nhật báo Pháp. Cách hôm nay hơn một trăm năm, khi ông Alexandre Dumas Père đang ngày ngày cho chàng hiệp sĩ D’Artagnan đánh kiếm chí chạt và yêu thương chí chát nàng Constance Bonacieux trong tiểu thuyết feuilleton Les Trois Mousquetaires, hay khi ông Alexandre Dumas Fils đang cho chàng công tử Armand yêu thương mùi mẫn mê ly hắt hủi nàng hoa khôi hoa nguyệt Marguerite trong tiểu thuyết diễm t́nh La Dame aux Camélias, giới kư giả Pháp gọi những tờ báo tồi là “feuille de choue“. Người Pháp mang nghề in, nghề làm báo vào nước ta. Những năm 1950, 1960 giới làm báo Sài G̣n dùng rất nhiều danh từ tiếng Pháp, như manchette là tiếng để gọi tờ báo, người không được phép ra báo muốn làm báo th́ “mướn măng-xết”, tin vedette là tin quan trọng nhất trong ngày, bài fond là bài xă luận, xă thuyết, film du jour là chuyện thời sự có lời bàn Mao Tôn Cương, potin là tin đồn, tin không chính thức ..vv.. Kư giả Việt Nam chuyển danh từ “feuille de choue” thành Lá Cải.

Bây giờ những tiếng manchette, tin vedette, bài fond, film du jour đă biến mất trong ngôn ngữ của những người Việt Nam làm báo, riêng tiếng “Lá Cải” vẫn c̣n. Tâm viên, ư mă, tôi nghĩ lan man: dùng tiếng “Lá Cải” để gọi, một cách bất kính, một cách thô tục, nhưng ngụ ư hài hước, chọc quê, cho dzui dzui, tờ báo Việt Báo của bà chủ báo Nhă Ca, hay báo Sàig̣n Nhỏ của bà chủ báo Hoàng Dược Thảo th́ nghe được, nhưng gọi báo Người Việt của ông chủ báo Đỗ Ngọc Yến hay tờ Văn Nghệ Tiền Phong của ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng là tờ “Lá Cải” th́ nghe h́nh như không ổn. Bởi v́ các bà chủ báo dù có bận việc ṭa soạn, văn bài, nghị luận chính chị, chính em, quảng cáo, chi thu… nhưng xuân thu nhị kỳ, năm th́, mười họa, chắc cũng có những lúc vào bếp nấu món này, nướng món kia, nên các bà biết Lá Cải là cái ǵ, mấy ông chủ báo th́ lá cải với lá cồn các ông cho là giống nhau.

Buổi sáng thu vàng năm 1960 trong ṭa soạn nhật báo Sàig̣nmới ở Sài G̣n, thủ đô Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa, nửa đêm tuyết trắng năm 2004 ở Rừng Phong ḷng ṿng Hoa Thịnh Đốn, tức Thành Hoa, Xứ T́nh Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích..! Thấm thoắt dzậy mà đă 44 mùa cóc chín đi qua cuộc đời..! Cám ơn bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Tiếng “Lá Cải” bà dùng gợi cho tôi nhớ tuổi thanh xuân của tôi ở Sài G̣n, thành phố thủ đô yêu thương mà tôi đă không giữ được. Và tôi thầm nói trong tim tôi… Em yêu ơi.. Năm 1960 ở Sài G̣n đôi ta rất trẻ. Năm ấy em mới hai bó lẻ năm sáu que, anh ba bó chẵn, anh đang ở trên đỉnh cao phong độ nhất đời anh. Đêm nay, trong thời gian cuối của cuộc đời đôi ta, anh nhớ lại và anh cảm động. Anh đă yêu em nhiều lắm nhưng hôm nay anh tiếc: ngày xưa khi đôi ta c̣n trẻ, anh đă không yêu em nhiều hơn..! Ước chi anh trẻ lại bốn mươi tuổi..! Nhưng đó là một đề tài khác. Thôi, không than, không thở nưă.., chuyện ngày tháng qua nhanh, trai trẻ bao lăm mà đầu bạc, sáng như tơ xanh, chiều tuyết trắng…xưa hơn trái đất, ai cũng già đi, chẳng ai trẻ măi…, người ta già đi th́ hổng sao, cho là tự nhiên, ḿnh già đi th́ kêu lên oái oái, thở ngắn, than dài…! Anh trở lại với “Nếu đi hết biển“:

TVT: Tôi nghĩ chúng ta không nên xen chuyện tiền bạc trần tục vào câu chuyện nghiêm chỉnh như thế này. Chị là nhà văn. Chị đánh giá như thế nào về sự giao lưu văn học trong và ngoài nước?

HB: Tôi sinh hoạt trong giới những người làm văn nghệ ở hải ngoại nên thường theo dơi ở lănh vực này. Việc giao lưu sách vở, báo chí trong và ngoài nước chưa hoàn toàn tự do thoải mái, nhưng trong những năm gần đây, một vài tác phẩm có giá trị ở ngoài nước đă được phép chính thức in lại trong nước, như tập trường thiên Sông Côn Mùa Lũ của anh Nguyễn Mộng Giác, một số truyện ngắn của tôi và các bạn khác đă do Nhà xuất bản Phụ Nữ TP. Hồ Chí Minh in lại trong một tuyển tập, và sốt dẻo nhất, tôi được Hoàng Ngọc Tuấn ở Úc cho hay, quyển Văn Học Hiện đại và Hậu hiện đại qua Thực tiễn Sáng tác và góc nh́n Lư thuyết sẽ được Trung tâm Ngôn ngữ & Văn hóa Đông Tây hợp cùng với Đại Học Sư Phạm in lại ở Việt Nam. Thật là một tin vui, bơ công chúng tôi hợp sức làm chung tạp chí Hợp Lưu 12 năm trước đây, với cố gắng làm một cây cầu giới thiệu văn học trong nước với người nước ngoài và ngược lại. Ở hải ngoại, nhóm Hợp Lưu bị chụp mũ là cộng sản, th́ ở trong nước lại cho là một bọn xịa, hoặc là diễn biến ḥa b́nh. Rơ chán mớ đời!

 

Ở Mỹ, h́nh như, không ai nói những ông bà làm tờ tạp chí Hợp Lưu là Việt Cộng, chỉ có người nói những ông bà ấy là bọn tay sai không công, không được mời của Việt Cộng, là những người không được Việt Cộng nḥm ngó ǵ đến mà vẫn tự nguyện bưng đít Việt Cộng. Như lời bà Hoàng Bắc nói trên đây, tuy các ông bà Hợp Lưu bưng đít Bắc Cộng nhưng vẫn bị chúng coi là bọn tay sai của CIA. Nhưng nói là nói thế thôi, các ông bà làm tờ Hợp Lưu vẫn phây phây, vẫn cứ bưng đít Việt Cộng dài dài.

Tôi không được đọc trường thiên tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ của ông Nguyễn Mộng Giác nên tôi không biết trong tác phẩm lớn và giá trị ấy – giá trị theo lời bà Hoàng Bắc – ông có viết ǵ về những thống khổ của dân Việt dưới ách cai trị tàn nghiệt của bọn công sản hay không. Chắc là không, bởi v́ nếu tác phẩm có nội dung lên án bọn Việt Cộng, dù chỉ đả động xa sôi, bóng gió, sức mấy chúng nó cho in và bán trong nước. Kể cũng hay. Và kể cũng “khỉ nắm”. Chỉ cần bọn cộng sản nó cho in lại vài truyện ngắn, truyện dài của ḿnh là khen nó tốt, nó chơi được. Nó đàn áp nhân dân, nó làm nhân dân đói khổ, nó tham nhũng dzàng trời, tối đất, nó ăn cắp tiền của nhân dân công khai, nó cắt đất dâng cho Tàu, nó bỏ tù mút chỉ những người khác. Mặc. Nó cho in lại mấy cái truyện của ḿnh trong nước là nó tốt dzồi.

“Việc giao lưu sách vở báo chí trong và ngoài nước chưa hoàn toàn tự do thoải mái..” Kính thưa bà Nhà văn kiêm nhà Tư tưởng sâu sắc của Trung Tâm William Joiner, bà viết như thế phải chăng tôi có thể hiểu bà muốn nói “Việc giao lưu sách vở báo chí Việt giữa Orange County với Sài G̣n đă có nhưng chưa hoàn toàn tự do..” Nếu bà cho việc quyển truyện Sông Côn Mùa Lũ của ông Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, một truyện ǵ đó của ông Nhà văn Nhật Tiến, vài truyện ngắn của bà, tác phẩm của ông Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn ..vv… được bọn Bắc Cộng cho in và bán trong nước là việc “giao lưu sách vở báo chí” th́ thưa bà, sao bà dễ tính quá dzậy bà? Đừng nói đâu xa chỉ nói riêng ở Orange County, Cali thôi, đâu phải chỉ có ba ông Nguyễn Mộng Giác, Nhật Tiến, Hoàng Ngọc Tuấn, và bà – bà Nhà văn Nguyễn Hoàng Bắc – là những người Việt viết tiểu thuyết? Bộ mấy ông vừa kể và bà là đại diện cho giới người Việt làm văn nghệ ở Mỹ dư? Nếu bọn Bắc Việt Cộng không đăng mấy cái truyện ngắn của bà trong một tuyển tập xuất bản ở Sài G̣n th́ phải chăng bà đă không nói như bà đă nói? Là người Việt Nam sống ở Sài G̣n, chắc bà cũng thấy bọn Bắc Cộng chúng nó giết người dă man, khủng khiếp ra sao trong trận Tết Mậu Thân ở Huế? Chắc bà cũng thấy trong Tháng Ba, Tháng Tư năm 1975 đồng bào của bà v́ ghê sợ bọn cộng sản mà liều chết chạy trốn chúng nó ra sao? Dù ǵ bà cũng đă sống mấy năm giữa ḷng Sài G̣n đầy cờ đỏ và những bảng đỏ, chữ vàng xốn mắt “Không có ǵ..”, chắc bà cùng phải thấy Sài G̣n điêu tàn, tang thương, thấy người Sài G̣n bị chúng bắt đi tù mút chỉ, thấy bọn Bắc Cộng hành hạ người Sài G̣n, người Sài G̣n thù hận, khinh bỉ bọn Bắc Công đến như thế nào chứ? Người ngoại quốc người ta c̣n thấy, người ta c̣n thương, người ta c̣n phẫn hận thay, huống chi bà..! Dù sao bà cũng là người Viêt Nam. V́ bà thấy sống với chúng nó bà khổ, nên bà liều mạng bà xuống tầu ra biển. Hai mươi mấy năm qua, mặc ai ở quê nhà khổ sở, sống dzở, chết dzở, bà sống b́nh yên trên đất Mỹ, chỉ v́ bọn cộng sản cho in và bán ở trong nước mấy cái truyện ngắn vô thưởng, vô phạt của bà mà bà tự nhận bà là bạn của chúng nó! Có thể nào bà trâng tráo, bà chai đá đến cái độ bà thản nhiên nói: “Nó đánh chúng mày kệ mẹ chúng mày, nó bồ mí bà, bà bồ mí nó!”

 

***

Khi mới viết bài này tôi tưởng Trường Đại Học Massachusetts Boston bỏ tiền ra cho Trung Tâm William Joiner thực hiện cuộc nghiên cứu và viết về cộng đồng người Việt sống ở Mỹ. Nhưng không phải thế. Trên tờ tạp chí Con Ong, Houston, Texas, số 145, có bài viết của ông Nguyễn Hữu Luyện, “người tù kiệt xuất” của Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa; ông NH Luyện bị bọn Bắc Cộng nhốt tù gần ba mươi năm nhưng ông vẫn giữ nguyên tư cách người chiến sĩ tự do, giữ nguyên phong độ, kiên cường, không đầu hàng, không tuyệt vọng mặc dầu ông rơi vào t́nh trạng vô vọng trong nhiều năm dài, hiện ông là người được cộng đồng người Việt ở Mỹ ủy thác cho việc đứng đơn kiện Trung Tâm William Joiner.

Từ Chương Tŕnh Nghiên Cứu “Reconstructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” đến VỤ KIỆN W.J.C. Người viết: Nguyễn Hữu Luyện.

Từ cuối năm 1998, trường đại học Massachusetts Boston (UMass Boston) đă làm đề nghị xin tiền của Quỹ Rockefeller (Rockefeller Foundation) để thực hiện một chương tŕnh nghiên cứu mang tên “(Re)constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora”. Chương tŕnh này nghiên cứu về Cộng Đồng người Việt trên khắp thế giới qua hai mốc thời gian: từ thời kỳ tị nạn cộng sản đến thời kỳ “hậu tị nạn” (post refugee era). Tới mùa thu năm 2000, Quỹ Rockfeller cấp cho UMass Boston một ngân khoản là $250,000 (hai trăm năm mươi ngàn Mỹ kim). Số tiền này được chuyển cho William Joiner Center (WJC), một bộ phận của UMass Boston, chuyên nghiên cứu về hậu quả xă hội của chiến tranh để thực hiện chương tŕnh nghiên cứu nói trên.

Cái gọi là UMass Boston chỉ bày ra chuyện nghiên kíu cộng đồng Việt Nam tị nạn để xin tiền của Cơ sở Rockefeller, nếu không được cho tiền, cuộc nghiên kíu sẽ không có. Có tiền, việc trước hết là dùng tiền đó trả lương cho nhân viên. Những khoản tiền cấp như thế được gọi là “fund“, người Việt nói là “phân”, có “phân” những người trong Trung Tâm William Joiner, như ông Tiến sĩ Kevin Bowen, ăn “phân” trước, số “phân” c̣n lại được chia cho những người như đạo diễn Trần văn Thủy.

Từ Chương Tŕnh Nghiên Cứu…. Người viết Nguyễn Hữu Luyện.

V́ chúng ta là chủ đề nghiên cứu của WJC/UMass Boston, và cũng v́ tầm mức vô cùng quan trọng về giá trị lịch sử, văn học và văn hóa của cả ba triệu người Việt Nam tị nạn Cộng sản, chúng ta CÓ TRÁCH NHIỆM PHẢI QUAN TÂM tới việc làm của WJC. Nếu WJC hay Hà Nội viết về đề tài này với tư cách riêng của họ, chúng ta hoàn toàn không bận tâm, v́ đó chỉ là những tác phẩm được viết theo quan điểm riêng của họ mà thôi. Nhưng đây là một quyết định tuyển chọn của Quỹ Rockefeller sau khi đă duyệt xét rất nhiều đề nghị của tất cả các trường Đại Học và các Trung Tâm nghiên cứu trên khắp thế giới. Do bởi danh xưng Chương Tŕnh Học Bổng Nhân Văn Rockefeller đă làm cho chương tŕnh nghiên cứu của WJC có tầm cỡ quốc tế và được tôn trọng khắp nơi, và sẽ được lưu giữ trong các Thư Viện Nghiên Cứu trên khắp thế giới.

(…..)

Phải nh́n nhận ngay rằng, nếu đây là một công tŕnh nghiên cứu vô tư, th́ quả thật là một cơ hội lớn, một vinh hạnh lớn để cho nền văn học và văn hóa của cộng đồng người Việt lưu vong đi vào kho tàng văn học lịch sử của nhân loại. NHƯNG, thật là mỉa mai và đau đớn, không phải riêng cho cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mà c̣n cho cả ngành Đại Học Hoa Kỳ nữa, v́ cả một công tŕnh lớn có quy mô quốc tế lại trở thành một công cụ phục vụ cho một âm mưu chính trị vô cùng trắng trợn và nhơ bẩn. Việc thực hiện chương tŕnh nghiên cứu này đă trở thành một nghịch lư không thể chấp nhận được dưới bất cứ một cách nh́n nào mang tính vô tư. Sau đây là những vấn đề cần được nêu lên…(…)

Rất tiếc, tôi không thể đăng toàn bộ bài viết của ông Nguyễn Hữu Luyện. Trong bài viết ấy ông NH Luyện nêu ra những lư do bắt buộc cộng đồng người Việt ở Mỹ phải kiện WJC. Vụ kiện bị bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc khinh bỉ ban cho mấy tiếng “..nghe qua rồi bỏ“.

 

Nếu đi hết biển. Trang 89, 90. Trích:

Hoàng Bắc: Trung tâm William Joiner tặng cái grant anh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba ṭa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ. Anh có nhận xét ǵ không?

Trần Văn Thủy: Tôi chân ướt chân ráo qua đây làm sao mà nhận xét được. Các cụ bảo: “Biết th́ thưa thốt, không biết th́ dựa cột mà nghe.” Tôi nghe chị chứ.

HB: Không dám! Không dám! Nhưng anh liều mạng nghe th́ tôi cũng liều mạng nói! Tôi cũng đọc được thêm một tài liệu khác nhận định về tính cách của các cộng đồng lưu vong. Trích đoạn được dịch và in trong tập “Văn học Hiện đại và Hậu Hiện đại” của tác giả Hoàng Ngọc Tuấn:

“Trong cuộc sống lưu vong ở các nước Âu châu và Bắc Mỹ những năm cuối thế kỷ XX, những người đàn ông đến từ những quốc gia chậm phát triển và nhiều rối loạn chính trị ở châu Mỹ La tinh rất dễ trở thành những con người thất bại. Vỡ mộng về một cuộc sống dễ dàng, cùng lúc nhận ra sự mất giá trị của bản thân trước xă hội mới qua những trở ngại trong ngôn ngữ và/hoặc trong khả năng kinh tế, cộng thêm t́nh trạng sống như những người không có một địa vị xă hội nào, họ thường có nguy cơ rơi vào những triệu chứng tâm lư đa nghi hoang tưởng (paranoia), vĩ cuồng (megalomenia), trầm uất (folie manfaco-megacolico), hay dằn vặt với khát vọng hồi hương. Để xây dựng giá trị bản thân trong xă hội mới, thay v́ nỗ lực hội nhập và vươn lên từng bước với sự kiên nhẫn, nhiều người lao vào và bỏ nhiều th́ giờ, sức lực và ngay cả tiền bạc để tạo nên những địa vị giả (pseudo-estado) trong những nhóm sinh hoạt chính trị mệnh yểu và đầy sự cạnh tranh cá nhân. Chính những điều này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên những cuộc xung đột nội bộ các cộng đồng và sự mâu thuẫn hoặc đổ vỡ trong nhiều gia đ́nh, v́ trong lúc đó, đa số đàn bà th́ thực tế hơn và do đó dễ hội nhập hơn vào đời sống mới.”

Nhận định này đúng với thực tế cộng đồng lưu vong Việt Nam ở Mỹ và ở vài quốc gia khác ở châu Âu, Úc. Riêng tại tiểu bang California nhận định này giúp chúng ta dễ dàng giải thích các hiện tượng chính phủ lưu vong mọc lên như nấm tại tiểu bang này, với đầy đủ các chức vụ từ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, tổng tư lệnh quân đội cho tới tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng đều có đầy đủ tuốt luốt. Các chính phủ này mọc lên rồi tan đi, lại có các chính phủ khác thay thế.

TVT: Vui nhỉ! Tôi mà ở bên này tôi cũng lập chính phủ.

HB: Vậy sao? Nếu thế th́ vừa vặn với nhận định vừa nêu trên của nhà tâm lư xă hội Pedro Lopez Pujo đối với đàn ông tị nạn! Những cuộc biểu t́nh rầm rộ, như anh biết đó, có khi lên tới vài chục ngàn người, như ban tổ chức từng phô trương, như cái lần để phản đối một anh chàng dở điên, dở khùng do những người thích ôm micro la hét giữa đám đông tổ chức, chỉ tổ tốn tiền thuế dân đóng góp để mướn cảnh sát địa phương canh giữ trật tự. Mọi chuyện sau đó th́ cũng ch́m xuồng. Vùng tôi ở, lâu lâu cũng có lác đác biểu t́nh chống lai rai, chống trong nước và chống ngoài nước. Gần đây nhất, là chống những ca sĩ trong nước ra ngoài tŕnh diễn.

Anh VC nói: “Tôi mà ở bên này tôi cũng lập chính phủ..” Dzễ thôi. Tị nạn ở Mỹ anh Việt Nam nào lập chính phủ mà không được. Xứ Tự do mà. Nhưng ở xứ Bắc Cộng, đừng nói đến chuyện lập chính phủ, bố anh năn nỉ anh nói nửa câu chỉ trích bọn cộng sản cầm quyền anh cũng không dám.

V́ đây là bài viết về tập “Nếu đi hết biển” nên tôi không viết về những cái hèn mạt của bọn gọi là văn nghệ sĩ xứ Bắc Cộng, trong số có VC Trần Văn Thủy, “bạn” của những ông bà nhà văn Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Tính chất hèn mạt của những kẻ gọi là văn nghệ sĩ Bắc Cộng bị chính anh già Tổng Bí Nguyễn Văn Linh của họ phơi trần truồng khi anh ta tuyên bố “...Cởi trói cho văn nghệ sĩ..” Một số kư giả Pháp gọi nền báo chí Việt Nam cộng sản là “la presse Vietnamienne museleé“: “Cái báo chí Việt Nam bị rọ mơm“. Người ta không bị rọ mơm, chỉ chó mới bị rọ mơm, người mà bị rọ mơm th́ người c̣n khốn nạn hơn chó! Lại mới đây có một người làm thơ trong xứ Bắc Cộng phóng lên Internet bài thơ về bọn văn nghệ sĩ Bắc Cộng mà người làm thơ ví với loài chó, bài thơ trong có mấy câu, tôi nhớ không đúng nguyên văn:

Bảo câm mơm là câm mơm

Bảo vào gậm giường là chui vào gậm giường

Bảo sủa là tranh nhau sủa

Bảo ăn cứt là tranh nhau ăn cứt…

 

Vậy mà ở Mỹ vẫn có vài người Việt tị nạn cộng sản lấy làm vinh hạnh ngồi với những của nợ bị rọ mơm và chuyên ăn cứt. Không thể đem bất cứ một cộng đồng tị nạn chính trị nào trên thế giới ra so sánh với cộng đồng dân Việt Nam tị nạn cộng sản. Dân Hung, dân Tiệp tị nạn là những người dân không chịu sống dưới sự cầm quyền độc ác của bọn cộng sản tiếm quyền trong nước họ, họ chưa bao giờ cầm súng bắn nhau trên chiến trường với bọn cộng sản, họ cũng không bị bọn cộng sản bỏ tù ngày nào; dân tị nạn Việt Nam là nhân dân một quốc gia bị bọn cộng sản xâm chiếm, bị cộng sản cướp hết của cải, nhà đất, dân tị nạn Việt Nam từng cầm súng bắn lại bọn cộng sản trong hai mươi năm. Cuộc vượt biển bằng thuyền của dân Việt Nam là cuộc tị nạn lớn nhất trong lịch sử loài người.

Ở Mỹ những chính phủ Việt Nam lưu vong, phục quốc mọc lên, tan đi.., ś đă nàm thao? Việc ấy cho thấy ở Mỹ người Việt sống tự do quá đỗi, người Việt ở Mỹ ai muốn làm ǵ cũng được, việc ấy chứng tỏ ḷng người Việt tị nạn ở Mỹ sôi nổi, cháy lửa, người Việt ở Mỹ muốn có những phong trào, những lực lượng chống Cộng. Cứ nghe ai nói chống Cộng là người Việt tị nạn ủng hộ, đóng góp tiền gây quỹ, cứ nghe ai bị tố là tay sai cộng sản là người Việt khinh bỉ, chửi rủa. Chỉ v́ người Việt tị nạn ở Mỹ căm thù cộng sản quá đỗi sâu nặng. Khi nghe nói có tên treo ảnh Già Hồ, những người căm phẫn đầu tiên đến phản đối trước tiệm của y là những ông già, bà lăo. Khi thấy đồng bào đến mỗi ngày một đông, những kẻ lợi dụng mới nhẩy vào ăn có. Nếu số người biểu t́nh lên đến mấy chục ngàn người, tại sao lại không cho người ta phô trương?

Năm 1980, sau 24 tháng tù kéo dài trong ba năm, tôi trở về mái nhà xưa. Gặp tôi, anh bạn tôi là Phan Nghị nói: “Mày chịu khó đến Hội Văn Nghệ sinh hoạt đi. Một, hai tuần đến một lần cũng được. Mày có thể khai với bọn phường, quận là mày sinh hoạt ở Hội Văn Nghệ Thành Phố, mày sẽ đỡ bị chúng nó gọi ra kiểm điểm ở phường..” Những năm 1980, 1981, bọn cộng sản đang say men chiến thắng, tên Tổng Bí Lê Duẩn mặt sám đang bắt toàn dân “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xă hội..”, việc vác mặt mo đến cái gọi là Hội Văn Nghệ Thành Phố để được yên thân là việc nên làm. Tôi đến Hội và ở đấy tôi thấy hai anh “phi cầm, phi thú” trong một buổi gọi là “sinh hoạt”.

Phi cầm, phi thú! Chừng ba ngày sau ngày TT. Ngô Đ́nh Diệm bị bọn phản loạn bắn chết, một thư ngắn do ba nhà báo Chu Tử, Nguyễn Hoạt, Từ Chung kư tên, nhận cái tội trong những năm qua ba ông đă ngậm tăm không dám viết ǵ về những đau khổ của đồng bào, về những việc làm sai trái của chính phủ, ba ông tự nhận các ông là một thứ “phi cầm, phi thú”.

Phi cầm, phi thú là con dơi. Con dơi có cái đầu như con chuột, có vú nhưng lại có cánh như con chim. Đi với chim, con dơi nói:”Tôi có cánh, tôi cùng loài với anh”, đi với chuột, con dơi nói: “Tôi là chuột, đầu tôi, tai tôi, răng tôi giống hệt anh.” Quân tử Tầu dùng thành ngữ “phi cầm, phi thú” để gọi những anh chị đầu trơn như mỡ chui vào đâu cũng lọt.

Viễn Phương, Tổng thư kư Hội Văn Nghệ Giải Phóng Thành Phố, lên cái gọi là Thành ủy nghe bọn cán bộ Thành thông báo những cái gọi là nghị quyết của bọn gọi là Trung Ương, về Hội Văn Nghệ, Viễn Phương truyền đạt lại tinh thần những cái gọi là nghị quyết ấy cho bọn văn nghệ sĩ. Nghe mười, Viễn Phương về lơm bơm, lúng búng nói lại được ba, bốn, chẳng đâu ra đâu mà cũng chẳng ma nào cần nghe. Trong những buổi gọi là sinh hoạt như thế, bọn văn nghệ sĩ Sài G̣n ngồi một bên, bọn gọi là văn nghệ Giải Phóng ngồi một bên, hai phe đối diện nhau. Hai anh Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn không muốn ngồi cùng bọn văn nghệ sĩ Sài G̣n chúng tôi, chắc hai anh khinh chúng tôi hay hai anh cảm thấy ánh mắt của chúng tôi khinh bỉ hai anh, nhưng hai anh không thể ngồi cùng hàng với bọn văn nghệ Giải Phóng, chúng không cho hai anh ngồi với chúng, hai anh t́m hai cái ghế ngồi riêng ở một bên cạnh.

Trong một lần nh́n thấy hai anh Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn ngồi xó ró bên cạnh như thế, tôi nhớ đến câu “phi cầm, phi thú” và tôi nghĩ: “Hai anh kia là hai anh phi cầm, phi thú.”

Hôm nay, một ngày Tháng Ba năm 2004, năm người tôi vừa kể tên, kể chuyện: Chu Tử, Nguyễn Hoạt, Từ Chung, Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn đều không c̣n ở cơi đời này.

1980 ở Sài G̣n, 2004 ở Mỹ.. Sau 24 năm hôm nay tôi lại thấy ở Mỹ có những anh, những chị văn nghệ sĩ phi cầm, phi thú. Những anh, những chị văn nghệ sĩ phi cầm, phi thú ấy giống chúng tôi v́ họ cũng từng là văn nghệ sĩ Sài G̣n như chúng tôi, họ cũng sống ở Mỹ như chúng tôi, giống chúng tôi nhưng họ lại thân mật với bọn cộng sản trong nước. Không biết họ có biết chỉ v́ chúng tôi chống Cộng nên bọn Cộng sản mới làm thân với họ, mới o bế họ, chỉ v́ tất cả anh em chúng tôi chống Cộng nên bọn Cộng mới bốc họ là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc, những người dũng cảm..” Họ được bọn cộng sản bốc như thế v́ họ sống ở Mỹ, nếu họ sống ở Sài G̣n bọn cộng sản coi họ không bằng cục cứt.

Cũng có thể dù họ sống ở Mỹ bọn cộng sản cũng coi họ không bằng cục cứt nhưng chúng cứ bốc họ như thế v́ chúng thấy chúng có thể dùng họ trong việc làm lợi cho chúng.

Tôi tạm ngừng ở đây.

 

Nhà văn dũng cảm Nhật Tiến

 

 

Trung Tâm William Joiner Ăn Phân Rockerfeller bốc ông Nhật Tiến là “Nhà Văn dũng cảm đứng đầu gió..” Không biết ông Nhật Tiến có thấy ngượng chút nào v́ hai tiếng “dũng cảm” đó không? Khi ông sống trong nước, từ năm 1975 đến năm 1980, theo lời ông kể trong hồi kư của ông đăng trên tờ báo Khai Phóng ở Hoa Kỳ năm 1982, ông đă không có một xu dũng cảm nào, ông đă sợ hăi quá đỗi. Năm năm sống trong ḷng Sài G̣n đau thương, quằn quại, rên siết.., không những ông không viết được một cái truyện ngắn c̣ ke lục chốt nào, ông c̣n không dám giữ cả quyển vở ông ghi chép những chuyện tang thương ngẫu lục xẩy ra quanh ông. Trong năm năm ấy ông cẩn thận giữ mồm, giữ miệng, ông không ngồi cả buổi ở những quán cà phê vỉa hè chờ bọn văn nghệ sĩ Ngụy đến góp tiếng chửi cộng sản cho đỡ căm phẫn, ông không nghe, không loan những tin đồn quân phục quốc sắp trở về lấy lại thủ đô, ông không tiên đoán chuyện bọn Bắc Cộng sẽ chạy vắt gị lên cổ về Bắc không kịp, ông không làm ǵ, ông không nói ǵ để bọn Bắc Cộng bắt ông đi tù, ngày ngày ông tích cực đi “sinh hoạt” ở nhà văn hóa quận, ông dạy những em thiếu nhi khăn quàng đỏ cháu ngoan Bác Hồ cái tṛ xếp giấy thành h́nh con chim, bông hoa – tên tiếng Nhật của cái tṛ xếp giấy ấy là Origami. Ngồi với bọn cộng sản ông thành khẩn cám ơn Bác và Đảng đă cho ông được sáng mắt, sáng ḷng, ông sống mềm nhũn như thế cho đến ngày ông có dịp lẻn bước xuống tàu vượt biển.

Trong khi ông Nhật Tiến sống nem nép, nơm nớp như thế th́ có những người Sài G̣n họp lại để chống bọn cộng sản cướp nước. Nhiều lắm, ngay từ những ngày đầu tháng Năm 1975, tôi chỉ kể ở đây mấy người tôi biết rơ.

 

Như Tú Kếu Trần Đức Uyển. Ở trong ban lănh đạo một tổ chức chống Cộng, Tú Kếu bị bọn Cộng bắt rất sớm. Trong lúc ông Nhật Tiến, ông “nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính, nhân vật dũng cảm đứng đầu gió” của Trung Tâm William Joiner không dám giữ quyển vở ông “ghi gói” những dữ kiện, có những người như Doăn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Duy Trác, Trần Ngọc Tư, Lư Thụy Ư… viết những bài, những bản nhạc, chụp những bức ảnh mô tả, ghi lại cuộc sống cực khổ của nhân dân gửi ra nước ngoài; có những người như các Tu sĩ Phật Giáo Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, Ni cô Thích Trí Hải, như Luật sư Phạm Quang Cảnh, Giáo sư Nguyễn Quốc Sủng, Kỹ sư Lê Công Minh tổ chức anh em thành đoàn thể, viết tuyên ngôn không sống chung với cộng sản, mua súng, lập chiến khu. Những người ấy, những người như Tú Kếu, Doăn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Duy Trác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Lư Thụy Ư, Tuệ Sĩ, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Phạm Quang Cảnh, Nguyễn Quốc Sủng, Lê Công Minh về tri thức, thông minh không kém ông Nhật Tiến mà về sự ngu xuẩn cũng không hơn ông Nhật Tiến; các ông ấy tất nhiên biết việc mấy ông làm là nguy hiểm, không phải nguy hiểm suông, không phải nguy hiểm vài ba năm ngồi rù găi háng phây phây ăn ngủ chờ ngày ra tù, vênh váo về đời làm chính khách quốc gia mà là nguy hiểm đến tính mạng, nguy hiểm tử h́nh, nguy hiểm án tù chung thân, án tù hai mươi năm, nguy hiểm bị chết thảm trong ngục tù.

 

Hơn ai hết mấy ông ấy biết sống trong gông cùm cộng sản mà chống nó là nó giết. Trong số mấy ông trên đây chỉ có hai Tu sĩ Tuệ Sĩ, Trí Siêu không có vợ con, c̣n th́ ông nào cũng đùm đề thê nhi một đống. Nhưng mấy ông ấy vẫn quên vợ con, vẫn liều thân, liều mạng sống chống Cộng sản. Mấy ông ấy không chịu làm thứ người không có xương sống, mấy ông ấy không chịu cúi đầu, khom lưng, uốn gối làm Cỏ Đuôi Chó!

Chỉ v́ là người, người có xương sống, v́ không chịu làm Cỏ Đuôi Chó, các vị tôi vừa kể trên đây đă bị bọn Công An VC Thành Hồ bắt, bỏ tù, xử tử thẳng tay: Hiếu Chân Nguyễn Hoạt chết trong đêm khuya ở nhà tù Chí Ḥa, Dương Hùng Cường chết trong đêm lạnh trong xà-lim nhà tù Số 4 Phan Đăng Lưu, Luật sư Phạm Quang Cảnh bị chúng bắn chết năm 1985, Giáo sư Nguyễn Quốc Sủng 82 tuổi, tù chung thân, chết năm 1996 ở Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, Xuân Lộc, Đồng Nai, Kỹ Sư Lê Công Minh bị án tù khổ sai chung thân, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương bị tử h́nh rồi xuống án tù 20 năm, Ni cô Trí Hải tù 4 năm, Doăn Quốc Sĩ tù 9 năm, Lư Thụy Ư tù 6 năm, Duy Trác, Trần Ngọc Tự tù 4 năm.

Kể ra trong thời loạn, ḿnh là phó thường dân, gặp bọn ác ôn hung hăn khát máu chúng nắm quyền, chúng giết người không gớm tay, chúng là bọn “không có tâm địa con người” như ông nhà văn Nhật Tiến nói, ḿnh có làm Cỏ Đuôi Chó cũng chẳng có ǵ đáng xấu hổ lắm. Nhưng khi ḿnh sống an ninh, ḿnh được pháp luật USA bảo vệ, bọn ác ôn Quỉ Đỏ không làm hại được ḿnh, không sờ được vào cái lông chân của ḿnh, ḿnh cũng tự nguyện cong lưng làm Cỏ Đuôi Chó th́… hèn hết nước nói!

Cứ chê Cỏ Đuôi Chó hèn, kể ra Cỏ Đuôi Chó cũng không hèn bằng Người Đuôi Chó. Cỏ Đuôi Chó gặp gió lớn nó rạp ḿnh xuống, nhưng khi hết gió nó lại đứng thẳng lên. Người Đuôi Chó th́ một khi đă cong lưng là không c̣n bao giờ đứng thẳng lại. Tệ hơn nữa là khi không bị bạo lực đe dọa Người Đuôi Chó cũng vẫn cứ cong lưng!

Trong “Nếu đi hết biển“, ông Nhà văn Nhật Tiến nói: ” …Cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đă đông đá trong đầu óc của họ”.

Ở quê hương th́ bị bọn cộng sản chửi là bọn “đầu có sạn, không cải tạo được”, vào tù ra tội, sống dở chết dở hai mươi mùa mít chín, nếm đủ trăm cay, ngàn đắng, bánh xe lăng tử khấp khểnh, rệu ră, muộn màng ra đi trong ṿng trầy trật sang được nước Mỹ th́ lại bị ông Nhà văn chửi là bọn “đầu đông đá”. Đau thật, thân phận thằng bại trận mới nhục nhă cay cực làm sao!

 

 

Nhưng kính thưa ông Nhà văn: chúng tôi hận thù cái xấu, cái ác, hận thù bọn người làm cho chúng tôi và đồng bào chúng tôi đau khổ, hận thù bọn giết đồng bào của chúng tôi, là chúng tôi tồi tàn, chúng tôi sai quấy, chúng tôi đáng khinh hay sao, thưa ông?

Không cần nói nguyên nhân làm cho những người Việt ở Mỹ hận thù bọn Bắc Cộng ngút trời, việc qua bao nhiêu năm tháng, người Việt ở Mỹ vẫn không nguôi thù hận bọn Bắc Cộng ác ôn là chuyện bậy bạ, chuyện cà chớn hay sao, thưa ông?

Chúng tôi thủy chung như nhất, trước sau một ḷng, chúng tôi không thay ḷng, đổi dạ, không phản phúc lá mặt, lá trái là chúng tôi tồi tàn, chúng tôi đểu cáng hay sao, thưa ông?

Thay đổi lập tràng soành soạch như ông, sớm đánh, tối đầu, nay chửi, mai khen như ông mới là tốt hay sao, thưa ông? Xin ông cho biết giữa cái đầu “đông đá” và cái đầu “chẩy re”, cái đầu nào đáng ghê tởm, cái đầu nào xài được, cái đầu nào sạch, cái đầu nào bẩn?

Cũng xin ông cho biết cái đầu của ông thuộc loại đầu nào? “Đông đá” hay “chẩy re?”

Xin lỗi ông, tôi vừa hỏi ông một câu ngu ngốc. Ông khinh bỉ những cái đầu “đông đá” th́ đầu ông tất nhiên phải là đầu “chẩy re.”

Lời nói bay đi, chữ viết để lại! “Nhà tư tưởng sâu sắc” của Trung Tâm William Joiner chắc dư biết câu ấy. Chỉ có bọn cộng sản mới chuyên nhổ rồi liếm, liếm rồi nhổ. Bắt chước chúng nó nhổ liếm làm ǵ?

Đă thấy chúng nó không có tâm địa con người, đă viết sống với chúng nó người ta trở thành hèn hạ, nay lại mặt trơ, trán bóng rù ŕ ṭ tí với chúng nó, bộ không có chút liêm sỉ nào hay sao?

Người có chút liêm sỉ nhỏ bằng đầu que tăm xỉa răng cũng không trâng tráo thô bỉ như thế. “Đó là sự trung thực tối thiểu cần có ở người cầm bút!” Trung thực phải có liêm sỉ. Không thể có trung thực mà không có liêm sỉ. Dầu ǵ cũng có thời là công dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa, từng được Quốc Gia và nhân dân ưu đăi, từng nhiều năm được có người chết cho ḿnh và vợ con ḿnh sống, đă không biết ơn th́ thôi, sao lại thở ra những lời vô ơn, táng tận lương tâm đến thế!

Bèn có thơ rằng:

Nói lời th́ giữ lấy lời

Đừng như thằng Cộng chửi rồi lại khen.

Nói lời th́ giữ lấy lời

Đừng như thằng Cộng khen rồi lại chê.

Và câu Tập Kiều:

C̣n tờ Khai Phóng ở tay

Rơ ràng mặt ấy, mặt này chứ ai!

 

 

Công Tử Hà Đông

 

 

Như có Boóc Hồ ở Bolsa Street…!

 

“Nếu đi hết biển“, tập phỏng vấn do anh Bắc Việt Cộng Trần văn Thuỷ thực hiện, Trung Tâm William Joiner thuộc Trường Đại Học Massachusetts Boston in và bán ở Hoa Kỳ, 196 trang; những người được phỏng vấn: bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc, các ông Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Trương Vũ. Một bà và năm ông được Tiến sĩ Kevin Bowen, Giám Đốc Trung Tâm William Joiner, xưng tụng là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc, đáng kính, những cá nhân dũng cảm đứng đầu gió…”

.

Trích Introduction Nếu đi hết biển. Người viết Kevin Bowen. Trang 15:

Those interviewed include the esteemed and profound thinkers and writers, a rich diversity of voices. Writers Nhat Tien, Nguyen Mong Giac, Truong Vu, Nguyen Thi Hoang Bac, and Hoang Khoi Phong speak frankly and openly of the once taboo subject of political life in the Diaspora as well as in Vietnam and in its impact on writing…(…)

Lời dịch của Nếu đi hết biển, trang 12. Trích:

Những tác giả phỏng vấn là những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính, với những tiếng nói đa dạng và phong phú. Nhà văn Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Trương Vũ, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Hoàng Khởi Phong. vv… đă tŕnh bày một cách thẳng thắn và công khai về một số đề tài cấm kỵ (ta-bu) trong sinh hoạt chính trị ở hải ngoại cũng như Việt Nam, và ảnh hưởng của chúng trong lănh vực sáng tác.

“Những tác giả được phỏng vấn“, không phải “những tác giả phỏng vấn“. Trong “Nếu đi hết biển” – Nđhb – những “nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính” của Trung Tâm William Joiner chỉ trả lời những câu hỏi của anh VC Trần Văn Thủy. Cũng trong Introduction, Kevin Bowen viết:

– We owe a immense debt to those who have courageously stepped forward to participate in the dialogues..(….)

– Chúng ta mang một niềm tri ân sâu sắc với những cá nhân đă dũng cảm đứng đầu gió để tham dự vào những cuộc đối thoại này..

Không có đối thoại trong Nđhb, những người “được” phỏng vấn chỉ trả lời những câu hỏi, cũng có người nói vài câu chỉ trích bọn Bắc Cộng nhưng lời lẽ nhẹ hều, nói đến những chuyện hời hợt không đáng ǵ, như chuyện than phiền bọn văn nghệ sĩ Bắc Cộng bị rọ mơm được đến chơi Hoa Kỳ khi trở về Việt Nam viết bố lếu bố láo về cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, hay chuyện bọn kư giả Bắc Cộng, sau hai mươi mấy năm, vẫn thẳng tay phóng bút nhục mạ nhân dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa trong những bài viết của chúng. Quyển Nđhb không được in và phát hành trong nước Việt Nam, vài lời phản đối, tố cáo, than thở vớ vẩn kiểu mầu mỡ riêu cua không có tác dụng ǵ cả. Phải chi một trong năm ông, ông Hoàng Khởi Phong, hay ông Nhật Tiến, nói với người bạn Việt Cộng của các ông một câu như vầy th́ hay biết bao:

– Anh théc méc về những người Việt sống ở Hoa Kỳ làm ǵ. Những người Việt bị mất quê hương ấy là những người đáng thương. Những ông già, bà lăo Việt Nam sống rất cô đơn ở xứ Mỹ, những người trẻ th́ đi cầy tối ngày để kiếm sống. Họ sống ở Mỹ mà trái tim họ vẫn ở quê nhà. Ḿnh phải thương đồng bào của ḿnh. Ḿnh phải tôn trọng tâm trạng của họ. Cũng đừng trách đồng bào ḿnh hận thù cộng sản, ḿnh phải đăt câu hỏi tại sao đồng bào ḿnh hận thù cộng sản. Họ hận thù cộng sản có đúng không? Họ hận thù cộng sản v́ cộng sản làm họ đau khổ. Tại sao ta lại chê trách họ v́ họ hận thù? Cuộc sống của một triệu người Việt sống ở Hoa Kỳ có ǵ đáng kể so với cuộc sống của 80 triệu người Việt sống trong nước. Các anh nên nghĩ đến chuyện làm sao cho 80 triệu người Việt Nam trong nước được sống có hạnh phúc hơn là hục hặc với một triệu người Việt Nam sống ở Mỹ.

Mấy ông có thể nói như thế này:

– Các anh muốn hoà hợp, hoà giải với người Việt ở Mỹ ư? Các anh có làm được việc ấy hay không là ở các anh, không phải ở người Việt sống ở Mỹ. Muốn hoà hợp, hoà giải với người Việt ở Mỹ, các anh phải làm một số việc, trong đó việc các anh phải làm trước nhất là huỷ bỏ quyền độc đảng của đảng Cộng sản, sửa hiến pháp, công nhận dân chủ, đa đảng, tuyển cử tự do, tự do ngôn luận. Nếu các anh không làm những việc ấy th́ đừng mong đợi ǵ nơi người Việt ở Mỹ. Các anh chẳng có tư cách ǵ để đ̣i hỏi bất cứ cái ǵ ở bất cứ ai. Chủ nghĩa cộng sản của các anh đă tiêu rồi. Ở nước Nga tượng Thánh tổ Lê-nin của các anh đă bị người Nga tṛng xích sắt vào cổ, kéo ra cho nằm ở băi rác, bọn đảng viên cộng sản các nước Đông Âu, Đông Đức đàn anh của các anh đă cúi mặt, cụp đuôi đi ra khỏi chính quyền. Đảng cộng sản của các anh và người cộng sản các anh bị nhân dân cả thế giới khinh ghét, ghê tởm, xua đuổi. Các anh không c̣n ở cái thời bọn cộng sản hung hăng con bọ xít đ̣i nhuôm đỏ cả thế giới, các anh không c̣n ở cái thời Lê Duẩn huynh hoang “Chủ nghĩa Mác Lê-nin vô địch bách chiến bách thắng muôn năm..” Rồi các anh cũng phải cụp đuôi ra khỏi chính quyền, dù các anh có không muốn, có cố nắm. Các anh lấy tư cách ǵ mà đ̣i nói chuyện với những người Việt ở Mỹ? Nếu các anh c̣n chút liêm sỉ, dù cái gọi là liêm sỉ của các anh chỉ nhỏ bằng cái tĩ con gà mái, các anh cũng phải thấy nhục v́ các anh là đảng viên cộng sản chứ?

Tôi chỉ viết như thế cho đỡ phẫn hận thôi, những “nhà tư tưởng sâu sắc” của Trung Tâm William Joiner không thể nói với cán bộ Bắc Cộng những câu như thế. Nửa đêm xứ người, pḥng ấm, đèn vàng, yên lặng, tôi ngồi ở bàn viết, trước mặt tôi không là trang giấy trắng đợi chờ với cây bút Bic mà là màn h́nh monitor sáng lung linh, ḷng tôi buồn rười rượi. Dù sao những người ấy cũng là anh em tôi, họ từng ở phe tôi, bao nhiêu người anh em của tôi trong hai mươi năm đă theo nhau chết cho họ sống, tôi không muốn thấy họ phản bội những người anh em tôi đă chết cho họ sống, tôi không muốn thấy họ ôm đít bọn Bắc Cộng, tôi không muốn thấy họ ngoan ngoăn để cho bọn Bắc Cộng xoa đầu, sờ mông, bẹo má, véo tai, cho ăn cháo lú, mớm lời cho họ chửi những người Việt sống ở Mỹ.

Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Nếu đi hết biển, trang 88.

Lâu lâu lại phải đọc tuyên cáo này, tuyên cáo nọ, lên án bọn cộng sản trong nước và tay sai ngoài nước. Lâu lâu lại có vụ đốt một quyển sách hay hăm doạ một nhà xuất bản nào đó đă dám bầy bán quyển sách thiên cộng kia, (…..) lâu lâu lại có biểu t́nh lẹt đẹt vài người hay tự thiêu, ủi xe tăng vào Sứ quán Việt Cộng.

(…..)

Nên tôi không mấy ngạc nhiên khi đọc các diễn văn, tuyên ngôn, tuyên cáo cùng các bài báo ở các loại báo biếu lá cải, các nhân vật cộng đồng tố cáo, mạ lỵ, chụp mũ tưng bừng lẫn nhau, người oan, kẻ ưng, cá mè một lứa. Trung tâm William Joiner tặng anh Thuỷ cái grant anh Thuỷ đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba ṭa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ.

Trong số những người Việt làm những chuyện bà Nhà văn NT Hoàng Bắc cho là “ruồi bâu” ấy có những cụ già đáng tuổi bố mẹ bà Nhà văn. Tội nghiệp các cụ. Nhưng các cụ cũng c̣n may, ấy là bà Nhà văn từng có thời là cô giáo, nếu bà vô học các cụ c̣n bị bà chửi tàn nhẫn đến đâu.

Đọc những lời năm ông, một bà “nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc, đáng kính” của Trung Tâm William Joiner, chửi bới những người Việt chống Cộng ở Mỹ tôi ngạc nhiên không hiểu v́ nguyên do nào một bà, năm ông ấy – cũng là người Việt y như một triệu người Việt trốn nạn cộng sản ở Mỹ – lại có thể thở ra những lời tệ bạc và khinh bỉ những người Việt chống Cộng ở Mỹ đến như thế! Họ tệ bạc, họ vô ơn với quốc gia từng nuôi dưỡng họ, từng làm cho họ nên người v́ cái quốc gia đó đă bị diệt, đă tiêu vong, nhưng c̣n những người Việt ở Mỹ đă làm ǵ có lỗi với họ mà bị họ thù hằn, họ khinh miệt quá cỡ thợ mộc đến như thế? Bọn cộng sản ở trong nước đă làm những ǵ tốt cho họ để họ sun xoe với chúng, để họ thay chúng chửi những người chống Cộng ở Mỹ tàn tệ như thế? Cũng như tất cả những người Việt chống Cộng ở Mỹ trước năm 1975 họ là công dân của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, trong nửa đời họ, họ hưởng lộc của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, bọn cộng sản xâm chiếm quốc gia của họ, họ sống không nổi dưới ách cộng sản, họ trốn ra biển t́m đường chui sang Mỹ như mọi người, thời gian mới đến đất Mỹ họ cũng từng nói những lời, từng viết những bài tố cáo tội ác của bọn cộng sản. Những ḍng chữ kể tội ác cộng sản của họ c̣n đó. Năm tháng qua.. Người Mỹ cưu mang họ, đất Mỹ nuôi dưỡng họ, tại sao, cái ǵ làm họ đi một đường chồn lùi về nước úp mặt vào đít bọn cộng sản ác ôn? Đă khốn nạn thế rồi họ lại c̣n cái vô liêm sỉ cùng cực là mở mồm lép nhép kêu gọi người khác úp mặt vào đít bọn cộng sản như họ! Họ dám lên tiếng chửi những người Việt không úp mặt vào đít bọn cộng sản như họ là ngu xuẩn!

Đây là bài thứ năm tôi viết về quyển “Nếu đi hết biển” và về những người Việt trả lời những câu phỏng vấn của cán bộ Bắc Cộng trong quyển sách mỏng ấy. Đêm nay tôi thấy tôi không muốn viết những ǵ tôi đă viết về mấy người tự nhận là “bạn” của bọn Bắc Cộng. Nhưng họ đă gây ra chuyện. Thay v́ đ̣i bọn Bắc Cộng phải làm chuyện này, việc nọ, thay v́ nói đến những người Việt sống ở Mỹ bằng những lời thông cảm, thương mến, xót xa, họ – tất cả bọn họ, một bà, năm ông – đă nói và chỉ nói những lời khinh bỉ, miệt thị đám người Việt khốn khổ sống mất quê hương ở Mỹ, những người bị bọn cộng sản hành hạ, bóc lột, bỏ tù khổ cực đến nỗi họ không sao sống được ở trong nước. Dưới mắt các ông bà ấy, dưới mắt những “nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc, đáng kính” của Trung Tâm William Joiner, Trung Tâm sống bằng “phân” xin của Cơ sở Rockefeller, người Việt ở Mỹ là một bọn người thối nát, tồi tàn, bọn người Việt hận thù cộng sản là bọn ngu xuẩn, đáng khinh.

V́ những người Việt đă chiến đấu và đă chết trong hai mươi năm để bảo vệ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, v́ những người Việt bị bọn Bắc Cộng bắt tù khổ sai đă chết trong ngục tù cộng sản, v́ những người trẻ tuổi Việt Nam bị bọn cộng sản đẩy sang Kampuchia và chết mất xác ở xứ người, v́ những thế hệ người Việt đă, đang và sẽ bị bọn Bắc Công làm cho khốn khổ, khốn nạn, làm cho điêu đứng, nhục nhă, v́ đất nước bị bọn cộng sản tàn phá, v́ những người Việt tị nạn cộng sản ở Mỹ bị nhục mạ, bị khinh bỉ, tôi viết những ḍng này.

Tôi muốn nói với họ, với năm ông, một bà nhà văn trong “Nếu đi hết biển“: các ông bà đừng tưởng bở mà nghĩ rằng bọn Bắc Cộng chúng nó quí trọng các ông bà. Các ông bà hẳn cũng thấy bọn Bắc Cộng chúng nó đối xử ra sao với những văn nghệ sĩ của chúng nó chứ? Chúng nó coi bọn văn nghệ sĩ của chúng nó không bằng những con chó, chúng đeo rọ mơm vào mồm bọn văn nghệ sĩ của chúng; câu “cởi trói cho văn nghệ” tên Tổng Bí Nguyễn Văn Linh của chúng nói là sai, đúng ra hắn phải nói “tháo rọ mơm cho văn nghệ sĩ xă hội chủ nghĩa.” Các ông bà có t́nh ngăi, có công trạng ǵ với chúng mà chúng quí trọng các ông bà? Đám người Việt ở Mỹ mới là những người thương mến các ông bà, mới là những người thân của các ông bà. Đừng trách tôi nếu tôi nặng lời với các ông bà, tại các ông bà khinh bỉ, chửi bới những người Việt sống ở Mỹ nên tôi phải lên tiếng.

Nhà văn Nhật Tiến nói trong “Nếu đi hết biển“:

– Tôi cảm thông tâm trạng của những con người c̣n duy tŕ những chủ trương cứng dắn đó, nhưng con đường cứu nước của họ chỉ là một thứ đường ṃn vô dụng không đem lại một lợi ích nào cho dân tộc nếu không muốn nói là lại c̣n làm cản trở bước tiến của dân tộc. Tôi thường nghe rất nhiều lần người ta nhân danh quyền lợi của trên 80 triệu đồng bào ở trong nước để phát động những cuộc đấu tranh theo kiểu như trên, nhưng hầu như họ chẳng hiểu ǵ về tâm tư hay nguyện vọng đồng bào ở quê nhà. Ổn định và phát triển, theo tôi nghĩ, đó là khuynh hướng chung của thành phần đa số của dân tộc trong hoàn cảnh hiện nay.

 

Một triệu người Việt ở Mỹ “chẳng hiểu ǵ về tâm tư hay nguyện vọng đồng bào ở quê nhà” – Nhà văn Nhớn viết thiếu một chữ, “nguyện vọng đồng bào” là kư ǵ, phải là “nguyện vọng của đồng bào” – riêng Nhà Văn Nhớn hiểu cái tâm tư và nguyện vọng ấy. V́ ông cho rằng ông hiểu, ông biết đồng bào ở quê nhà muốn ǵ nên ông”hoà hợp, hoà giải” với bọn cộng sản, và ông kêu gọi người khác theo ông “hoà hợp, hoà giải” với bọn cộng sản. Không có lẽ người được Trung tâm William Joiner tôn vinh là “nhà tư tưởng sâu sắc” lại không biết rằng không quốc gia nào bị bọn cộng sản nắm quyền có thể ổn định và phát triển. Nếu cứ để cho bọn cộng sản nắm quyền mà có thể ổn đinh và phát triển được xă hội, nôm na là làm cho nhân dân được sống ấm no, ấm no thôi, đừng nói ǵ đến tự do, hạnh phúc, những người Nga, Hung, Tiệp, Ba lan, Lỗ, Đức đă làm. Nhưng không thể được. Trong bao nhiêu năm những người dân quằn quại trong gông xiềng của bọn cộng sản ở Nga, ở những nước Đông Âu đă đổ biết bao nước mắt, máu xương, để phá gông cùm cộng sản. Goóc-ba-chép nói: “Chủ nghĩa cộng sản là một thảm hoạ của nhân loại“, El-sin nói: “Việc thực hiện chế độ xă hội chủ nghĩa ở Nga là một bài học cho loài người..” Sau bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu thất bại, bao nhiêu đau thương vỡ tim, đứt ruột, họ đă thành công, những người dân Nga, Tiệp, Ba lan, Hung Lỗ, Đức đă nhổ vào mặt bọn đảng viên cộng sản ở nước họ, họ đă bạt tai những tên đảng viên cộng sản cầm quyền ở nước họ, họ đă đá đít chúng, đuổi cổ chúng đi chỗ khác, họ đă tṛng xích sắt vào cổ tượng Lê- nin, kéo đổ, cho ra nằm ở băi rác. Nhân dân Việt Nam rồi cũng sẽ nhổ vào mặt, sẽ bợp tai, đá đít bọn cộng sản Việt, sẽ đuổi chúng ra khỏi chính quyền. Tại sao cho đến hôm nay c̣n có người nghĩ rằng bọn cộng sản Việt Nam sẽ nắm được chính quyền măi măi? Chuyện đáng cho là lạ là bẩy, tám mùa cóc chín sau khi bọn đảng viên cộng sản bị tống cổ ra khỏi chính quyền ở Nga, ở Đức, ở những quốc gia Đông Âu, vẫn c̣n có năm, bẩy người Việt Nam sống ở Mỹ cho rằng cần phải đầu phục bọn cộng sản để “ổn định và phát triển đất nước.” Không thể tin được trên cơi đời này lại có những người ngu độn đến như thế!

Trong lúc ông Nhật Tiến lép nhép, láp nháp nói phải “hoà giải” với bọn cộng sản ở trong nước để ổn định và phát triển quốc gia th́ tờ tuần báo Việt Tide Mỹ Lai xuất bản ở Quận Cam, Cali, Hoa Kỳ, do bà Mai Khanh, ái nữ của ông Nhật Tiến làm chủ bút, đăng những chuyện ruồi bâu như vầy về bọn cộng sản Việt:

Việt Tide, tờ báo của trào lưu mới. Số 137. February 27th – March 4th – Bài “Đổi mới hay đổi màu“. Thư Hà Nội, Người Hà Nội viết.

Chao ôi! Sao bây giờ c̣n có người hồn nhiên đến thế? Vẫn tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng nên đem tấm ḷng của một đảng viên ra để chứng minh ḷng trung thành của ḿnh, khuyên răn Đảng, đâu có biết Đảng bây giờ như một lăo già lụ khụ tham lam, độc ác, tàn bạo, 74 tuổi c̣n đâu là minh mẫn nữa, lại để cho cái khú lú cái khôn, chỉ giỏi nghe những thằng xiểm nịnh, lưu manh, cho nên màu của Đảng bây giờ tối om, hũ nút và cũ rích rồi, c̣n ǵ là mới nữa.

(…..)

– Nếu em đúng là trí thức xă hội chủ nghĩa th́ phải biết hiểu ngược những điều Đảng nói. Đảng bảo chế độ tư bản sắp giăy chết là nó sẽ sống nhăn hàng trăm năm lại vô cùng khoẻ mạnh, thậm chí nếu được quyền so găng, đấm bốc trên vũ đài chính trị, th́ chỉ gẩy nhẹ một cái là anh chủ nghĩa xă hội ngay lập tức bị xơi một cú nốc ao, ngă giập mặt. Bảo chủ nghĩa xă hội ưu việt, nhân đạo hơn triệu lần tư bản có nghĩa là bóc lột, bất công gấp triệu lần. Bảo xoá bỏ sự phân cách giữa giàu và nghèo trong xă hội hiện tại, có nghĩa là làm cho khoảng cách ấy mỗi ngày một rộng ra, do tham nhũng, quan tham. Bảo phấn đấu cho đồng bào miền núi tiến kịp đồng bào miền xuôi nghĩa là ngày càng để mặc cho họ lạc hậu, nghèo đói, rớt xa thêm. Bảo chống tức là xây, bảo triệt tức là để, bảo rời xa tức là bám vào.

(…..)

Trong khi người dân suốt đời úp mặt vào mông trâu, lấy đít trâu làm đích với thu nhập không nổi 1 USD một ngày th́ bọn lănh đạo vô lại ăn trên ngồi chốc, moi hàng tỉ đồng của nhà nước do công sức lao động của họ đóng góp dưới dạng sưu cao, thuế nặng, gấp 20 lần, 21 lần trước năm 1945. Thời ấy địa chủ có ác mấy cũng c̣n phần dân miếng cơm chim, không đến nỗi để mặc cho bọn cường hào, lư trưởng thu trắng trợn của dân như thế, đến lúc nộp sản xong, nhiều nhà lại trắng tay, có nhà c̣n lỗ chỏng vó.

(…..)

Vậy th́ đúng là đổi màu thật rồi, chị ạ, màu đỏ của máu dân thành màu vàng của kim loại, và màu xanh của USD trong các nhà băng quốc tế như báo chí Mỹ từng đưa tin. Phan văn Khải trong nước có 6 khách sạn 5 sao, ngoài nước có 1, 7 tỉ USD gửi ngân hàng, Lê khả Phiêu có 5 cái, 1, 7 tỉ USD, Nguyễn Tấn Dũng vừa ngấp nghé ngai vàng cũng kịp dính máu ăn phần 1, 4 tỉ USD, Chủ tịch nước Trần đức Lương ngoài căn nhà ở khổng lồ, c̣n 2.000 mét đất ở Quảng Ninh, 6 hécta đất ở khu nghỉ mát Đồng Mô… lại cũng có tiền tỉ gửi nước ngoài. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An lợi dụng việc mẹ chết làm ma to, ngoài họ hàng, làng nước c̣n hơn 60 ô tô lớn nhỏ thuộc trung ương và các bộ ngành về phúng viếng. Hàng ngh́n chiếc phong b́ đă rút ruột xong, không thèm đem đốt đi, lại đem thả trôi đầy sông Vị Hoàng, khiến cả triệu công dân thành phố Nam Định bàng hoàng, bàn tán xôn xao…

(…..)

Như một lăo già bội thực v́ ăn bẩn lại không giao lưu với thế giới bên ngoài. Cứ đóng cửa thành dầm dề, khai khắm, đảng cũng nên tự hạ huyệt chôn ḿnh, đừng bắt dân phải đào huyệt chôn Đảng. Hổ chết để da, người ta chết để tiếng, nếu muốn dân thắp cho Đảng một vài nén hương th́ Đảng nên giữ tiếng cho ḿnh ngay từ thời trai trẻ, tiếc là bây giờ đă quá muộn. Tiếng xấu của Đảng độc tài cộng sản đă truyền đi khắp năm châu bốn bể, và trong nước th́ ḷng dân đă x́ xào: Đảng đại bịp, đại loạn, đại láo, đại ngu, đại tham lam…(…)

 

Trong lúc ông bố kêu gọi người Việt ở Mỹ “hoà giải” – đúng hơn là “đầu phục” – bọn Bắc Cộng th́ tờ báo của bà con gái ông ta ở Quận Cam, Cali, Mỹ Quốc, lại đăng những chuyện ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, ăn lường, ăn ḅn, ăn mót, ăn móc, ăn mút, ăn liếm, ăn đút, ăn khoét, ăn đủ cách đểu giả của bọn đầu xỏ Bắc Cộng. Chúng nó bẩn đến như thế mà ông muốn chúng tôi đầu phục chúng nó ư, thưa ông nhà văn kiêm nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính?

Ông cha tôi ngày xưa có câu “sui trẻ ăn cứt gà“, nay ông nỡ ḷng nào ông làm cái việc “súi người già ăn cứt Cộng sản.” Chúng tôi không đến nỗi ngu như ông tưởng đâu, thưa ông. Ai ăn cứt Bắc Cộng th́ ăn, chúng tôi, những người Việt ở Mỹ, chúng tôi không ăn.

Những năm 1980 u ám, trong số những người Việt v́ sống không nổi dưới ách cai trị tàn khốc của bọn cộng sản cướp nước nên liều mạng nhắm mắt đưa chân xuống thuyền vượt biển có nhiều người thành kính qú gối, chắp tay cầu xin những Đấng Bề Trên thương xót, ban ân cho đi thoát, cho không bị chết thảm giữa biển, cho được đến cái gọi là bến bờ tự do. Hai mươi năm sau nếu trong số những người vượt biển ấy có người trở về nước ṭ tí tí te tỉ tè tí tủm với bọn cộng sản, chắc các Đấng Bề Trên không được dzui. Có thể Đấng Bề Trên sẽ nói:

– Tao tưởng mày thù chúng nó, mày không sống được với chúng nó nên tao cho mày đi thoát. Mày đă sang được Mỹ như mày cầu xin nay mày lại vác mặt mày về mày ṭ tí với bọn Bắc Cộng là nghĩa lư ǵ? Mày nhớ quê hương mày muốn về th́ về, nhưng mày về thăm quê hương, thăm người thân, rồi mày lại sang Mỹ. Có ai nói ǵ đâu. Nhưng mày về mày ngửi đít bọn cộng sản mày khen thơm như múi mít th́ không được. Nếu biết mày sang Mỹ mày yên thân, mày khá rồi mày lại ḅ về mày lẹo tẹo với bọn người mày chê bỏ năm xưa, tao đâu có mất công cho mày sang Mỹ. Tao cho thằng khác sang Mỹ xứng đáng hơn mày. Mày ưa cộng sản sao mày không ở với chúng nó, mày sang Mỹ làm kư ǵ?

Ông bố rù quến người khác đầu phục bọn cộng sản, tờ báo của bà con gái đăng những chuyện bọn cộng sản thối rữa quá cỡ thợ mộc, ông bố có thể than với bà con gái:

– Con ơi..! Bố đang kêu gọi người ta đầu phục bọn cộng sản mà con cho báo con đăng những chuyện bọn đầu xỏ cộng sản tệ mạt như thế th́ bố c̣n mở mồm làm sao được!

Nghe nói ông Nhà văn tuy không có tên trong ban Trị sự tuần báo Việt Tide nhưng ông mới thật là ông Chủ Báo Việt Tide, ông là Bố Già chỉ huy tờ báo. Nếu vậy th́ ông là Nhà Văn Nhớn kiêm Nhà Tư Tưởng Sâu Sắc kiêm Nhân Vật dũng cảm đứng đầu sóng, ngọn gió, bà ái nữ của ông làm chủ đài phát thanh kiêm chủ bút tuần báo, bố con ông khống chế ngành truyền thông đại chúng ở Quận Cam rồi c̣n ǵ. Văn huê là “khống chế”, ngôn ngữ dân gian là “bóp trong tay, day dưới đít.” Nay ông dũng cảm đứng ra đầu phục, xin lỗi, bắt tay hoà giải với bọn Bắc Cộng..! Than ôi..! Sế ś cái gọi nà phong trào chống Cộng của người Việt ở Quận Cam, Cali, Xê Kỳ tiêu tán thọng đến nơi dzồi. Phải chăng sẽ có một ngày – ngày ấy sợ không c̣n xa lắm – Đài Phát Thanh ta và toà soạn báo ta sẽ được vinh hạnh đón tiếp Ngài Thủ Tướng Chính Phủ nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghé thăm nhân chuyến Ngài công du Hoa Kỳ. Nhà Văn Nhớn com-lê, vét-tông, ca-la-hoách, trên ngực áo có huy chương Búa Liềm, sẽ kính cẩn đọc diễn văn chào mừng Ngài Thủ Tướng, Nhà Văn Nhớn sẽ thay mặt một triệu người Việt cư ngụ ở xứ Kỳ Hoa kính cẩn dâng lời biết ơn lên Chủ Tịt Hồ Chí Meo muôn éo, ngàn eo..! Vinh hạnh dường bao..! Ngài Thủ Tướng sẽ ban cho ông Nhà Văn Nhớn cái rọ mơm. Một triệu người Việt sẽ kính cẩn cúi đầu nghe Ngài Thủ Tướng ban huấn từ, nghe Ngài dậy bảo phải sống làm sao ở xứ người cho phải đạo. Bà Chủ Bút Báo ta kiêm Bà Chủ Đài cũng Đài ta nốt sẽ cầm cây chổi lông gà điều khiển ban nhạc đài ta đồng ca bài:

 

Như có Boóc Hồ trong nhà thương Chợ Quém

Boóc vừa ra là chúng chém bay đầu..!

 

Ngày đó sẽ là ngày khu Bolsa, Orange County, Cali đỏ rực cờ máu, một triệu người Việt ở khắp nơi trên đất Mỹ, nghe lời kêu gọi của Nhà Văn Nhớn, cơm nắm, muối mè lền khên kéo nhau về khu Bolsa dự mét-tinh chào mừng Ngài Thủ Tướng, h́nh Boóc Hồ dzại đĩ, xin lỗi, phốt ti-pô, sửa lại: …h́nh Boóc Hồ dzĩ đại được dựng lên che kín mặt tiền nhà Phước Lộc Thọ, nhà tranh đấu cho tự dzo độc tài dzô sản Trần Truồng được Ngài Thủ Tướng Chính phủ nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của ông Nhật Tiến, ông Nguyễn Mộng Giác, bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc, ôm hun thắm thiết, gắn huy chương Sao Vành Lá Đa ghi công. Trong mít-tinh dzĩ đại tôn vinh Boóc Hồ và chào mừng Ngài Thủ Tướng, ngoài những bài diễn văn ca tụng công ơn trời biển của Boóc và Đảng c̣n, theo đúng truyền thống Bolsa, có phần dzăng nghệ dzăng gừng, Thi sĩ Cù Cưa lên micro trang trọng ngâm bài thơ Sao Vành kính dâng Hồ Chủ Tịt:

 

Tối trời em ngỡ trăng thanh

Em ngồi em để cái Sao Vành em ra.

Sao Vành như cái lá đa,

Đen như mơm chó, chém cha Sao Vành..

 

Nữ Ca sĩ Thờn Bơn kính dâng Boóc Hồ bài ca từng được nhân dân Sài G̣n hát chào mừng Boóc trong những tháng đen hơn mơm chó cuối năm 1975:

 

Đêm qua em mơ gặp Boóc Hồ

Chân Boóc dài Boóc đạp xích-lô…

 

Nữ ca sĩ Thị Mầu kính tặng Ngài Thủ Tướng bài ca dân tộc theo điệu Con Đĩ Đánh Bồng;

 

Ối.. a.. chứ mà.. t́nh bằng.. t́nh bằng như cái quạt mo..

Em đem lên lăng Boóc, em dâng cho Boóc Hồ..

Chị dại chị ở Thành Hồ..

Chứ mà.. Em khôn em ở Liên Xô em về.

Liên Xô th́ mặc Liên Xô…

Em đi.. mà em đi.. với Cộng th́ đồ em hôi!

 

Nữ Em Xi Chem Chép tem tép, toen toét kể công:

– Kính thưa Ngài Thủ Tướng.. Hôm nay người Việt ở Mỹ hôi họp chào mừng Ngài đông đảo như vầy, bố Kỳ Nhông cũng có một phần công. Khi bố Kỳ Nhông đi tiên phong trên đường về nước kính thăm Lăng Boóc, bọn xấu ở xứ Mỹ này chúng nó chửi bố Kỳ Nhông tàn tệ quá, nhưng ngày vinh quang đỏ ḷm hôm nay Boóc Hồ muôn kính, ngàn yêu đến khu Bolsa Ś-trít này th́ bọn xấu trốn chui, trốn nhủi hết rồi, Kỳ Nhông nh́n quanh đây không thấy thằng nào cả..! Kỳ Nhông mà thấy thằng nào trong bọn xấu từng chửi bố Kỳ Nhông lảng vảng ở đây Kỳ Nhông đập … vào mặt nó!

Trong Đại Hội Việt Kiều Chào Mừng Ngài Thủ Tướng Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tổ chức ở Bolsa, Westminster, Cali, Xê Kỳ cờ đỏ rợp trời Mỹ quốc ấy tất nhiên phải có mặt Chủ Tịt Lực Lượng Chồn Lùi Nguyễn Cao Cầy. Đứng dưới h́nh Boóc Hồ dzĩ đại, Cao Cầy xúc động, nước mắt lưng tṛng, ria mép rung rung, bằng giọng lên bổng xuống trầm rất lưu manh, Cao Cầy kể công:

– Được thấy ngày hôm nay Boóc Hồ đến Bolsa Cầy tôi vô cùng phấn khởi, hồ hởi. Thật bơ công Cầy tôi làm Câu Tiễn nếm phân..! Cờ đỏ máu, ảnh Boóc Hồ vào Bolsa, tiệm Phở Nguyễn Huệ bầy bàn thờ Boóc Hồ đèn nến lung linh, hương trầm quyện mùi phở ḅ thơm ngát, Cầy tôi không c̣n mong ǵ hơn nữa!

 

Lại nghe nói ông con rể của Nhà Văn Nhật Tiến cũng là nhà văn, nhà văn nhưng không phải là nhà văn thường, ông Rể là tác giả một tác phẩm tiểu thuyết viết bằng văn Mỹ bán chạy quá chời, quá đất; ở nhiều tiệm sách người ta xô đẩy, chen lấn nhau tụt cả váy để dành giật tác phẩm ấy, tác phẩm đă được dịch ra 589 thứ tiếng, trong số có tiếng Congo. Ông Bố là Nhà Văn Nhớn, bà ái nữ là Chủ Đài Phát Thanh, Chủ Báo, ông Rể là Nhà Văn Quốc Tế. Dzậy th́ gia đ́nh ông, ngoài việc nắm trong tay ngành truyền thông đại chúng ở Cali, c̣n là Đại Gia Đ́nh Quí Tộc Truyền Thông Văn Học Việt Nam USA! Đại Gia Đ́nh Quí Tộc Truyền Thông Văn Hoc Việt Nam Hải Ngoại ấy mà bắt tay thân thiện với Bắc Cộng th́ những người Việt chống Cộng ở Cali chỉ c̣n có nước bỏ Cali mà cà lơ thất thểu đi về những nơi văn chương cải lương gọi là chân trời, góc biển, cuối băi, đầu ghềnh, cuộc đời tàn trong ngày tháng đ́u hiu, cô đơn gậm nhấm nỗi sầu hận của ḿnh, chiều chiều bùi ngùi nh́n trời mây man mác mà than thở:

– Hồ chường..! Hồ chường..! Ta biết rót về đâu..?

Rót về Cali? Westminster đầy cờ máu, Bolsa ngộp ảnh Hồ Chí Râu..!

 

Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị

 

Đây là bài thứ sáu tôi viết về những người Việt được Trung Tâm William Joiner gọi là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc, đáng kính, những cá nhân dũng cảm..” Đó là những bà, những ông: Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhật Tiến, Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác, Trương Vũ, những người đă gặp anh cán bộ VC Trần Văn Thuỷ đến Mỹ từ Hà Nội bằng tiền của Trung Tâm William Joiner, và đă trả lời những câu hỏi của Cán Cộng. Những câu hỏi và trả lời ấy được Trung Tâm William Joiner xuất bản thành quyển “Nếu đi hết biển“. Trong số một bà, năm ông được Cán Cộng mớm cho chửi rủa cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ có hai người tôi không ngạc nhiên khi thấy họ trở thành Nhà Văn Chồn Lùi. Người thứ nhất là ông Nhật Tiến, người thứ hai là ông Nguyễn Mộng Giác.

Hôm nay ngày 28 Tháng Ba.. Tôi bồi hồi nhớ lại: 28 Tháng Ba năm 1975 là ngày tôi mất thành phố Đà Nẵng…

 

Năm năm cứ đến ngày oan trái

Ta thắp hương ḷng để nhớ thương..

 

 

Ḍng thời gian dài một ánh bay.. Những ngày như lá, tháng như mây.. Thấm thoắt đấy mà đă hai mươi chín năm trôi qua cuộc đời.. Để biết tại sao tôi không ngạc nhiên khi thấy hai ông Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác trở thành Nhà Văn Chồn Lùi, tôi xin kể chuyện ngày xưa, một chuyện xẩy ra ba mươi năm trước ở Sài G̣n, thành phố thủ đô yêu thương mà tôi đă không giữ được, xin quí vị cùng tôi trở về Sài G̣n, thành phố thủ đô thân thương của chúng ta, Tháng Bẩy năm 1976…

 

 

 

Biệt Kích Cầm Bút. Hồi kư Hoàng Hải Thuỷ.

 Làng Văn xuất bản. Trích:

Vài anh tù phản động lỡ lời gọi cai tù là “đồng chí” liền bị các “đồng chí” cự:

– Anh nói kư ǵ? Ai “đồng chí” mí anh? Bậy bạ…

Nội quy nhà tù Xă hội chủ nghĩa có điều bắt buộc người tù phải gọi cai tù bằng cái tên chung là “Cán Bộ”, không có ông, anh, nhất là không có “đồng chí, đồng rận” ǵ ráo trọi. Ngược lại cai tù cộng sản gọi tất cả những người dân bị chúng bỏ tù là anh, chị, dù cho “anh, chị” có bẩy bó, tám bó bằng tuổi ông bà nội, ông bà ngoại chúng.

Nhưng Hà Huy Giáp, một trong số những cán bộ lănh đạo văn nghệ Đảng những năm 1975-1985 lại ưu ái gọi một số văn nghệ sĩ Sài G̣n lơ láo đi dự cái gọi là “Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị” năm 1976 ở Nhà Hát Thành Phố Hồ Chí Minh là “đồng chí“. Số là Việt Cộng vào được Sài G̣n từ ngày Ba Mươi tháng Tư năm 1975, nhưng măi một niên sau – Tháng 3 năm 1976 – họ mới nhân dịp cho cái gọi là Chánh phủ Lâm Thời Miền Nam và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đi chỗ khác chơi, phát động chiến dịch hỏi thăm sức khỏe văn nghệ sĩ Sàig̣n VNCH. Nhiều văn nghệ sĩ, kư giả VNCH lớn nhỏ được xe bông Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh đến tận nhà rước đi liền tù t́ trong mấy ngày đêm đầu tháng Ba năm 1976.

Xin kể tên những người bị bắt trong chiến dịch khủng bố ấy theo trí nhớ của tôi: Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Doăn Quốc Sĩ, Nguyễn Sĩ Tế, Lư Đại Nguyên, Trần Việt Sơn, Nguyễn Hải Chí tức họa sĩ Chóe, Trần Dạ Từ, Nhă Ca, Duyên Anh, Đằng Giao, Trịnh Viết Thành, Dương Nghiễm Mậu, Mặc Thu, Thái Thủy, Hồ Nam, Cao Sơn, Xuyên Sơn, Minh Vồ chủ nhiệm Con Ong, Hoàng Vĩnh Lộc, Hồng Dương, Minh Đăng Khánh, Thân Trọng Kỳ, Lê Xuyên Chú Tư Cầu, Anh Quân, Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Hồ Văn Đồng, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Hữu Hiệu, Sao Biển, Hoàng Anh Tuấn đạo diễn “Hai chuyến xe bông” v.v… Các anh Văn Chi, Uyên Thao, Tú Kếu Trần Đức Uyển, Vũ Ánh, Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Tú, Như Phong là những kư giả văn nghệ sĩ bị bắt ngay từ những tháng cuối năm 1975. Văn nghệ sĩ bị bắt nhiều tôi không nhớ xiết.

Chiến dịch bắt bớ rầm rộ mấy ngày đêm đầu tháng, lai rai kéo dài măi đến cuối tháng Ba năm 1976. Không phải tất cả văn nghệ sĩ Sài G̣n đều bị bắt hết. Những người chưa bị bắt mặt mũi xanh xám không biết xe bông công an đến rước ḿnh lúc nào. Tháng Năm năm 1976, cái gọi là Hội Văn Nghệ Giải Phóng Thành Phố HCM tổ chức cái gọi là “Khóa Bồi dưỡng Chính Trị” cho văn nghệ sĩ Sài G̣n “kẹt giỏ” hàng dân lơ láo và ngơ ngáo không giống ai, không ai giống. Khóa Bồi Dưỡng Một có những văn nghệ sĩ thượng thặng của giới văn nghệ Sài G̣n đi dự: Thái Thanh, Hà Thanh, Hoài Bắc, Lê Trọng Nguyễn Nắng Chiều, Thẩm Thúy Hằng, Lệ Hằng Bản Tango cuối cùng, Nguyễn Thị Hoàng Ṿng Tay Học Tṛ, Nguyễn Thụy Long Loan Mắt Nhung, Phạm Thiên Thư Động Hoa Vàng, Nhật Tiến Những Người Áo Trắng.. v.v..

Khóa Bồi Dưỡng Một không được tổ chức linh đ́nh, không nhiều người tham dự bằng Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Hai Tháng Bẩy năm 1976. Khóa Hai có trên năm trăm khóa viên hăng hái và rầu rĩ đăng kư tham gia. Giới nghệ sĩ cải lương đông người nhất. Trong số 500 khóa viên có tới 300 mạng là nghệ sĩ cải lương, những chuyên viên kéo màn, dựng phông, gọi là lo đề-co, chạy hiệu của cải lương Sài G̣n cũng được kể là văn nghệ sĩ, số 200 nghoe c̣n lại chia đều cho các tổ Thơ Văn, Điện ảnh, Tân nhạc, Cổ nhạc….

Cái gọi là tổ Thơ Văn – tức tổ chấy của các anh kư giả, văn nghệ sĩ, trong số có những anh thợ viết tiểu thuyết “phơi-ơ-tông”, là tổ “được” Cán Cộng chú ư nhất. Cộng sản rất kỵ bộ môn sáng tác gồm những người tự ḿnh chống Cộng bằng tư tưởng, bằng tác phẩm của ḿnh. Cộng sản không coi trọng lắm những người thuộc bộ môn tŕnh diễn, tức là những người khi được giao vai tṛ chống Cộng th́ chửi Cộng ra rít theo lời người khác, khi được giao đóng vai chửi Quốc gia th́ lại mặt trơ, trán bóng, miệng lưỡi leo lẻo chửi bới Việt Nam Cộng Ḥa ra tṛ.

Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Hai được khai mạc ở Nhà Hát Thành Phố. Người khai mạc là Hà Huy Giáp. Người lănh đạo văn nghệ của miền Bắc Xă hội chủ nghĩa có nhiều người dân không đến chết đói mà chỉ đói đến chết, lại có thể h́nh béo tốt, hồng hào, mặt mũi, da dẻ láng bóng quá cỡ thợ mộc. Ngày khai mạc, khi ban huấn từ “Đồng chí Lănh đạo” nói một câu xanh rờn:

– Tôi gọi các bạn là “đồng chí” v́ tất cả chúng ta đều cùng một chí nguyện: làm cho nước Việt Nam được giầu đẹp, làm cho nhân dân Việt Nam được ấm no…

“Lănh đạo” nói tiếp:

– Khóa này được gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị v́ những người tổ chức thấy các văn nghệ sĩ Sài G̣n có thành kiến, có ác cảm với hai tiếng “cải tạo”. Thực ra cải tạo chẳng có ǵ đáng sợ. Chúng ta phải tự cải tạo mỗi ngày để trở thành người tốt…

Khóa học 21 ngày, khóa viên được bồi dưỡng sinh hoạt phí 1 đồng tiền Hồ mỗi ngày, được một lần cấp “nhu yếu phẩm”: nửa kư đường, hai hộp sữa, hai gói thuốc lá, một lạng bột ngọt. Khoá viên được đớp hai bữa trưa ở Nhà Hát: bánh ḿ thịt mỗi mạng một ổ, nước ngọt, bia gọi là bia hơi được đựng trong thùng phuy. Khóa nào muốn uống phải mang theo ca hoặc mượn ca của khóa khác. 21 ngày học chỉ được đớp hai bữa thôi, không phải trưa nào cũng được đớp. Phải nói rơ để các vị không đi dự khỏi tiếc rẻ: “Mấy thằng đi học sướng quá, ngày nào cũng được Việt Cộng nó cho đớp bánh ḿ thịt..!”

Những anh kư giả Sè Gọng trước đó một niên đă làm “Ngày Kư Giả Đi Ăn Mày” để bỉ mặt Tổng Thiệu, nay được dịp làm “ăn mày” thật sự. Kư giả là những người đói nhất trong giới văn nghệ sĩ bỏ nước chạy lấy người không kịp. Không phải anh em kư giả, văn nghệ sĩ Sài G̣n ta ngày xưa không kiếm được tiền, anh em kiếm được tiền có người c̣n hơn giới công tư chức cùng thời nhưng anh em ăn chơi, tiêu hoang, kiếm được năm th́ tiêu mười. Việt Cộng vào Sài G̣n, anh em đói đến không có cơm mà ăn, không phải chỉ đói cà phe, đói thuốc lá, đói phở, đói cơm sườn, đói giả cầy tiệm Bà Cả Đọi. Cùng dự khóa bồi dưỡng với kẻ viết bài này có Nguyễn Ngọc Tú tức Ngọc Thứ Lang dịch giả Bố Già The Godfather của Mario Puzzo. Hôm được phát “nhu yếu phẩm” như vừa kể người ta thấy vắng bóng Ngọc Thứ Lang ngay lập tức, rồi vắng bóng chàng suốt ngày hôm sau. Khóa viên Ngọc Thứ Lang không đến lớp v́ c̣n bận tự “bồi dưỡng” bằng hai hộp sữa, nửa kư đường, hai gói thuốc, lạng bột ngọt. Chàng phát mại ngay những thứ không nhu yếu ǵ với đời sống của chàng để lấy tiền “choác.”

Và Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Hai có Cô Khóa Mộng Tuyền. Tháng Bẩy năm 1976 ở Thành Hồ, Mộng Tuyền c̣n trẻ, đẹp. Kư giả đói, nhưng các em đào cải lương vẫn đông vàng, đông kim cang. Các em như Mộng Tuyền – bận bà ba phin nơn, quần đen, đi guốc – phây phây đến lớp. Các em không đi xế hộp, nhưng các em cũng không đi xế đạp, các em đi “học” bằng xe xích lô.

Sau Hà Huy Giáp ban huấn từ khai mạc, khóa bồi dưỡng có từng này vị lên lớp, mỗi vị một ngày:

– Huy Cận nói về Thơ.

– Chế Lan Viên nói về Người Nghệ Sĩ đi theo Đảng

– Hoàng Trinh, lư thuyết gia văn nghệ nói về “Sự bế tắc văn học – nghệ thuật của xă hội tư bản”

– Vũ Khiêu nói về văn nghệ chung chung…

– Bẩy Lư, Tổng biên tập báo Sàig̣n Giải Phóng lên lớp về “Chủ nghĩa Mác-Lê-nin”

Huy Cận mập khỏe, nước da bánh mật, trông không có qua một vẻ ǵ là người làm được những câu “Nắng chia nửa băi chiều rồi. Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá sầu…” Huy Cận nói đúng là nói vung xích chó, nói văng bọt mép. Ngoài việc anh khoe anh sung sướng, anh thoải mái mần thơ trong chế độ xă hội chủ nghĩa, anh c̣n khoe anh vẫn mần thơ t́nh, anh quả quyết chế độ xă hội chủ nghĩa không tiêu diệt thơ t́nh v.v… Chế Lan Viên yếu hơn Huy Cận về mọi mặt. Buổi nói chuyện của Chế Lan Viên được tổ chức ở rạp Olympic đường Hồng Thập Tự. Rạp không đủ đèn sáng. Chế Lan Viên ngồi bàn nói chuyện, đặt ly bia trên bàn. Mỗi lần y ghé mồm uống bia, micro bắt tiếng động làm người ta nghe thấy những tiếng “chụp choạp” rất xă hội chủ nghĩa.

Vũ Khiêu – nghe nói tên thật là Đặng Vũ Khiêu – là anh nói dở nhất trong cả bọn. Vốn liếng kiến thức của anh chỉ đủ cho anh nói láp nháp được trong một giờ. Buổi lên lớp của anh kéo dài cả ngày. Buổi sáng anh nói được hai tiếng th́ tạm nghỉ để đi đé, Ngọc Thứ Lang nói ngay:

– Thằng cha Vũ Khiêu này… hay chữ lỏng..!

Thành ngữ Bắc kỳ gọi những anh chữ nghĩa đựng không đầy cái lá mít nhưng thích ba hoa nói những chuyện văn học, nghệ thuật, hay kể lời sách nọ, sách kia là những anh hay chữ lỏng. Vũ Khiêu thuộc loại “Bắc Kít Hay Chữ Lỏng” điển h́nh. Anh nói ba lăng nhăng về Kiều, ca tụng Từ Hải như đại anh hùng dân tộc. Người nghe dốt nát nhất cơi đời này cũng biết anh quên, hay anh cố t́nh quên, ông cố, bà sơ anh có câu dặn con cháu:

Đàn ông chớ kể Phan Trần

Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều

Văn học lư luận gia Mác-xít Vũ Khiêu tỏ ra “hay chữ lỏng” rơ ràng nhất ở câu chuyện anh kể về cái gọi là “t́nh đoàn kết thân thương cố hữu” của dân tộc Việt. Anh đưa chuyện ngày xưa có nhà kia năm đời sống chung một nhà đoàn tụ gia đ́nh ḥa hợp với nhau. Vua nghe tiếng tốt bèn đến thăm và ban cho gia đ́nh một trái lê với ẩn ư thử xem gia đ́nh này chia nhau ơn Vua ra sao. Nhà đông tới cả trăm miệng ăn. Làm sao chia cho mỗi người một miếng lê nhỏ bằng đầu que tăm xỉa răng? Trưởng gia bèn nẩy ra sáng kiến kính cẩn cho trái lê vua ban vào nồi ba mươi nước sôi, cho tan ra nước, mỗi mạng uống một ly hạt mít nước. Thế là cả nhà ai cũng được hưởng lộc vua.

Câu chuyện thuộc loại quân tử Tây gọi là “a-nếch-đốt” – chuyện truyền khẩu, chuyện ngoài lề nghe chơi rồi bỏ – trái lê nấu nước chia nhau uống xưa như trái đất. Đó là chuyện xẩy ra dưới một đời vua nào đó bên Tầu nhưng người văn nghệ Mác-xít Vũ Khiêu lại nói là chuyện xẩy ra đời vua Trần nước Việt.

Các đàn anh dzăng nghệ miền Bắc xă hội chủ nghĩa lên lớp chung cho 500 đàn em dzăng nghệ, dzăng gừng, dzăng bút, dzăng báo, dzăng cơm, dzăng đủ thứ ở Thành Hồ tại Nhà Hát Lớn. Hôm sau, các khóa sinh trở về tổ ḿnh thảo luận về đề tài đàn anh lên lớp hôm qua. Hướng dẫn viên Tổ Một Thi Văn Vũ Hạnh gọi việc này là “đèo seo…”, tức “đào sâu” vào đề tài. Thảo luận thêm, tham gia ư kiến của ḿnh, thường là ca tụng: “…Hay quá, giúp cho người nghe có tư liệu chất lượng tốt để hiểu thêm về dân tộc, về dzăng nghệ.. v.v…”. Những cuộc thảo luận “đèo seo” học hỏi này có biên bản để nộp các lănh đạo dzăng nghệ.

Khi ấy, người viết bài này đă có ư định phát biểu mấy nhận xét để ghi vào biên bản gửi đến ông Vũ Khiêu Hay Chữ Lỏng. Đại khái:

– Chuyện trái lê nấu nước chia nhau uống là chuyện người Tầu đời Đường, không phải chuyện xẩy ra đời nhà Trần nước ta. Nhận vơ không hay hướm ǵ và tôi nghĩ ta không cần nhận vơ. Khi ông nói trước cả trăm người Sài G̣n chúng tôi về chuyện đó, tôi thấy:

– Nếu ông không biết chuyện trái lê nấu nước là chuyện Tàu th́ ông ngu quá.

– Nếu ông biết chuyện trái lê nấu nước là chuyện Tàu mà ông cho chúng tôi hổng biết, ông có nói đó là chuyện đời nhà Trần chúng tôi cũng mù tịt th́ ông… quá ngu.

– Nếu ông biết chúng tôi cho việc ông nói chuyện trái lê nấu nước là chuyện người Việt là nói bậy mà ông vẫn cứ nói th́ ông mặt trơ, trán bóng quá đỗi. Chúng tôi không có lời ǵ để đánh giá con người dzăng nghệ Mác-xít như ông.

Nhưng… nghĩ vậy người viết bài này đă không nói ra. Tâm trạng anh Khóa bất đắc dĩ Tháng Bẩy năm 1976 đang đen hơn mơm chó mực. Các bạn anh đang ngồi rù trong tù, anh không bị bắt như anh em, vợ con anh không khổ nhục như vợ con anh em anh, anh vác bản mặt nhẵn hơn cái đũng quần lĩnh cô đầu đi dự “Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị”, anh ngồi tễu mặt nghe Việt cộng nó dậy dỗ, nó chỉ bảo, anh không câm miệng, không cúi mặt xuống, anh c̣n ọ ẹ bắt bẻ Việt cộng nỗi ǵ.

Nghe nói ở Hà Nội có lần nói chuyện xong Vũ Khiêu hỏi Đoàn Phú Tứ:

– Anh thấy tôi nói ra sao?

Đoàn Phú Tứ trả lời:

– Anh nói th́ con rắn ở trong lỗ nó phải ḅ ra nó nghe, nó ḅ ra nó nghe nhưng không thấy ǵ cả nó lại ḅ vào lỗ.

Hoàng Trinh – nghe nói là sui gia với Trường Chinh – lên bục nói về “Sự bế tắc văn học nghệ thuật tư bản” nói chung và nói riêng về t́nh trạng tắc tị trong lănh vực tiểu thuyết ở các nước Âu Mỹ.

Hoàng Trinh nói dễ thôi. Các đàn anh lư thuyết văn nghệ Liên Xô ăn lương tháng viết vung xích chó cả ngàn bài nghiên cứu về văn học nghệ thuật tư sản – tư bản, các đàn em chỉ việc dịch và đọc. Tất nhiên là văn học nghệ thuật tư bản đồi trụy, thối nát, tắc nghẽn, cuồng dâm, ca tụng bạo lực, ăn bám, thối nát, đang rẫy chết và chết đến đít rồi. Chuyện tất nhiên khỏi cần nói thêm. Hoàng Trinh kể một tác phẩm kịch điển h́nh làm bằng chứng là “văn học nghệ thuật tư sản thối nát quá cỡ…”

Vở kịch Hoàng Trinh đưa ra là vở Le Balcon của Jean Genet. Việc dùng kịch Le Balcon để đả kích văn nghệ tư sản cũng chẳng phải là sáng kiến của Hoàng Trinh, đàn anh Nga Cộng viết, Hoàng Trinh chỉ việc nhai lại.

Jean Genet là văn sĩ thuộc loại “thiên tài hắc ám, quỷ ám” của Pháp. Người Pháp có tiếng “maudit” chỉ loại người này. Ra đời năm 1911 ở Paris, bị mẹ bỏ rơi, được nuôi trong Viện Cô Nhi, năm 13 tuổi Jean Genet bị đưa đến Trại Trừng Giới, bỏ trốn, đi bụi đời, bị bắt nhiều lần v́ những tội trộm cướp; năm 1948 phạm trọng tội bị án tù chung thân. Nhiều văn sĩ Pháp, trong đó có Jean-Paul Sartre, người vận động tích cực nhất, gửi kiến nghị thư lên Tổng thống Pháp xin ân xá cho Jean Genet, tác giả những tác phẩm Notre Dames Les Fleurs, Journal d’un voleur, Querelle, Miracle de la rose v.v… Jean Genet được ân xá, Jean Paul Sartre phong thánh cho Jean Genet, goi Jean Genet là một thiên tài văn nghệ. Jean Genet qua đời năm 1986.

Đây là lời Hoàng Trinh kể kịch Le Balcon:

– Kịch xẩy ra trong một nhà ăn chơi ở thủ đô một quốc gia Âu châu. Nhà ăn chơi này do một phụ nữ làm chủ. Khách chơi là bọn đàn ông giàu tiền có ẩn ức sinh lư, những anh muốn được làm đại tướng, chánh án, giáo chủ. Chị chủ nhà tổ chức những phiên ṭa cho chánh án rởm xử, những trận đánh cho đại tướng rởm chỉ huy, những thánh lễ cho giáo chủ rởm hành lễ. Đêm ấy có cuộc nổi loạn nổ ra trong thủ đô.

Anh Tổng Giám đốc Cảnh sát là t́nh nhân của chị Chủ Chứa. Anh đến cho mọi người trong nhà biết với lực lượng cảnh sát anh có thể dẹp được đám nổi loạn nhưng phiền một nỗi là Nữ hoàng, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Chưởng lư, Đại tướng, Giáo chủ v.v… nghe tiếng súng nổ và biết có loạn, đă bỏ thủ đô phú lỉnh ra nước ngoài hết. Anh Xếp Phú lít than thở: “Phải chi bây giờ có Nữ hoàng, Chủ tịch Quốc hội, Giáo chủ, Đại tướng v.v… xuất hiện trên ban-công Hoàng cung cho nhân dân thấy th́ nhân dân bỏ bọn nổi loạn ngay.”

Chị Chủ Chứa nẩy ra sáng kiến:

– Khó ǵ? Ở đây ḿnh có đủ triều đ́nh văn vơ bá quan. Ḿnh có ông Đuy Quốc Tô đây là Đại tướng, ông mần vai đại tướng quen rồi, ông c̣n oai phong hơn cả đại tướng thứ thiệt. Ḿnh có ông Đờ Cốc Si Cốc đây là Chủ tịt Quốc hội, có ông Lơ Poan vẫn mần Giáo chủ hành lễ trang trọng. Ông Pip Pơ Lô đây đóng vai Chánh án đẹp lăo nhất thế giới. C̣n em, em đóng vai Nữ hoàng? Được hông? Ai cũng nói trông em giống Nữ hoàng lắm. Người ta c̣n khen em đẹp hơn, t́nh hơn Nữ hoàng năm, bẩy thành…

Và thế là – xin bạn đọc nhớ đây là lời kể của kép Hoàng Trinh ở Nhà Hát Thành Hồ tháng Bẩy năm 1976 – kế hoạch diệt đảo chính được chấp thuận. Triều đ́nh Nhà Thổ đủ mặt Nữ hoàng, văn vơ bá quan, lănh đạo tôn giáo, quan chức tư pháp, lập pháp, tướng tá quân đội, cảnh sát đàng hoàng xuất hiện trên ban công lâu đài hoàng cung. Nhân dân, đứng dưới sân xa nh́n lên ban-công, thấy triều đ́nh vẫn vững như chum vại bèn bỏ rơi đám nổi loạn, tan hàng trở về nhà. Cuộc nổi loạn bị dẹp thê thảm.

– Đây chỉ là chuyện kịch thôi – lời Hoàng Trinh – nhưng xin quư bạn nhớ rằng bọn văn sĩ tư sản đồi trụy đă khinh khi tất cả những giá trị của xă hội. Nữ hoàng của họ là chị chủ chứa, những nhà cầm quyền của họ là những tên đàn ông bệnh hoạn tâm-sinh lư. Không những bọn văn sĩ tư sản chỉ miệt thị những giá trị tư sản mà thôi, họ c̣n miệt thị cả nhân dân nữa. Nhân dân trong kịch Le Balcon được tŕnh bày như một lớp người ngu đần chuyên bị đánh lừa và chỉ bị lợi dụng.

Lư luận gia Mác-xít ăn theo Hoàng Trinh nhận “nhân dân” thuộc phe anh, bọn văn sĩ tư sản đồi trụy phỉ báng những nhân vật lănh đạo tư sản th́ anh cho là đúng, là được, nhưng khi văn sĩ tư sản miệt thị “nhân dân” th́ anh phẫn nộ. Anh hằn học:

– Jean Genet chửi cả “nhân dân”…

Tất cả những ǵ xấu xa trên cơi đời này đều của phe tư sản, tất cả những ǵ tốt đẹp trên cơi đời này đều của phe cộng sản. Thái độ nhận vơ lố bịch ấy của những người cộng sản – thường được gọi là “vơ vào” – đă làm họ bị kê tủ đứng vào miệng khi Liên Xô, thành tŕ xă hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ, phơi bầy những tội ác ghê rợn của cộng sản đối với loài người. Chuyện ấy ta chẳng cần phải nói nhiều hơn.

Chi tiết cần ghi lại về buổi nói chuyện của Hoàng Trinh là khi anh ta nói:

– Thưa quư bạn, Le Balcon kết thúc bằng câu nói của chị chủ nhà thổ. Khi cuộc nổi loạn đă bị dẹp, chị nói với cử tọa: “Kịch đến đây là hết. Trời sắp sáng. Mời quư vị trở về nhà. Xin quư vị nhớ cho rằng chẳng phải chỉ ở đây quư vị mới thấy kịch, mói đóng kịch. Ở bất cứ đâu cũng kịch mà thôi. Ở những nơi khác c̣n kịch cợm, c̣n giả dối hơn ở đây nữa“.

Hoàng Trinh vừa nói đến câu trên – “Ở đây kịch, ở đâu cũng kịch, kịch cả mà thôi” – th́ khựng lại v́ tiếng vỗ tay ồ ạt nổi lên.

Quư anh văn nghệ sĩ bộ môn Cải lương ngồi trên lầu Nhà hát vỗ tay trước. Bọn chúng tôi vỗ theo. Tôi – thú thực vẫn không coi trọng lắm quư anh cải lương – nhưng tôi thán phục quư anh quá cỡ thợ mộc khi tôi dự Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Hai cùng với quư anh và được thấy quư anh biểu diễn phản ứng tuyệt vời hai lần bằng những cái vỗ tay điệu nghệ thần sầu, quỷ khốc, nhân kinh, cán cộng ngẩn ngơ của quư anh.

Quư anh vỗ tay đây là vỗ tay hoan hô Jean Genet. Hổng phải quư anh vỗ tay hoan hô Kép Cộng Hoàng Trinh. Tất nhiên Jean Genet viết đă hay, quư anh xử dụng Jean Genet cũng tuyệt chiêu, bằng những tràng pháo tay ấy quư anh nói với bọn cán cộng:

– Đúng. Kịch cả mà thôi. Chúng tôi đến đây xem các anh đóng kịch. Chúng tôi cũng đóng kịch với các anh.

Nhưng quư anh nào là người đă nghĩ ra cách nói ấy đầu tiên? Quư anh bộ môn cải lương nào là người thứ nhất đă vỗ tay để cả nhà kịch chúng tôi bắt chước hôm ấy?

Trong Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị tháng Bẩy năm 1976, quư anh cải lương không chỉ phát biểu bằng cách vỗ tay một lần, các anh vỗ tay hai lần. Lần nào tôi cũng thán phục sự linh động, óc thông minh của quư anh.

Hai mươi mốt ngày học xong, ngày bế mạc cũng được tổ chức linh đ́nh ở Nhà Hát Lớn. Mỗi tổ cử một đại diện lên phát biểu cảm tưởng sau khóa học. Ông Nguyễn Hữu Ba đại diện tổ Cổ Nhạc lên máy.

Tội nghiệp ông già Nguyễn Hữu Ba. Ông lên nói láp nháp vài câu là được rồi. Không ai, kể cả cán cộng, muốn ông nhiều lời. Ông nói dai quá. Đă nói dai, ông c̣n ngắc ngứ, vô duyên.

Khi ông nói:

– Đă bao nhiêu năm chúng ta ôm người đàn bà Phi Luật Tân và gọi bà ta bằng mẹ… Bi giờ đă đến lúc chúng ta trở về với bà mẹ Việt Nam đích thật của chúng ta…

Ư ông Nguyễn Hữu Ba muốn nói bao nhiêu năm nay bọn đàn địch Sè-gọng vẫn ôm cây đàn ghi-ta ét-ba-nhon mà coi đó là đàn của ḿnh, nay nhờ Bác và Đảng cho sáng mắt, sáng ḷng, hăy trở về với cây đàn c̣…

Một lần nữa phải nói “Tội nghiệp..!” bọn đàn địch Sè-gọng có bao giờ nhận những cây đàn ghi-ta ét-ba-nhon, ha-uây-iên, vi-ô-lông là đàn Việt Nam đâu. Bọn đàn đúm cũng chẳng bao giờ ôm một người đàn bà Phi Luật Tân mà gọi là mẹ. Khi ông Nguyễn Hữu Ba nói đến bà mẹ Việt Nam bị các con yêu bỏ rơi, bỏ quên, bỏ xó, có vẻ xúc động ông ngừng lại.

Ông Ba vừa ngừng lại th́ tiếng vỗ tay nổi lên từ trên lầu Nhà Hát. Một lần nữa, lại quư anh cải lương Se-gọng vỗ tay… đuổi. Ông Ba ngẩn người, ông chờ tiếng vỗ tay ngừng để tiếp tục nói. Nhưng những người vỗ tay không chịu ngừng. Ông Nguyễn Hữu Ba c̣n đứng đó, họ c̣n vỗ tay. Cuối cùng đương sự phải chịu nhận ḿnh bị đuổi và cúi đầu đi xuống.

Quân tử Tầu có câu: “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn”

Người viết bài này cảm khái thêm câu: “Tiểu nhân ca tụng hai mươi năm chưa muộn”

Tháng Bẩy năm 1976, tháng Mười năm 1995… Hai mươi mùa lá rụng đă rơi trên đường đời. Sáng nay b́nh yên ngồi viết ở Rừng Phong ḷng ṿng Hoa Thịnh Đốn, tức Thành Hoa, Xứ T́nh Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, tôi ca tụng quư anh nghệ sĩ cải lương Sài G̣n ta. Tôi thán phục hai lần vỗ tay tuyệt vời của quư anh tháng ấy, năm ấy.

Chúng ta đă thấy những tṛ, những cảnh ruồi bâu kiến đậu trong cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị chúng ta tham dự ở Sài G̣n. Nhiều anh em ta bắt buộc phải lên micro phát biểu đă tránh né, đă nói nhưng nói rất khéo như Ngọc Chánh, Bạch Tuyết. Ngọc Chánh, đại diện Tổ Tân Nhạc, chỉ nói mấy câu đại ư “Anh em biết nhạc nên tích cực tham gia hoạt động ngay trong phường, trong quận của ḿnh, không nên đ̣i hỏi như ngày trước,” Bạch Tuyết mặc áo dài, trang điểm rất nhẹ, đại diện Tổ Cải Lương, lên ngâm một bài thơ của Chế Lan Viên. Họ Chế có mặt lúc đó, nghe Bạch Tuyết ngâm thơ của y, sướng tê trái tim. Nhiều anh chị em ta lên nhận ḿnh “mắt mù, tai điếc, nay may mắn được Đảng cho sáng mắt sáng ḷng” làm chúng ta tủi hổ. Nhưng thôi, chúng ta nên quên. Tết đến, ngày xuân, năm mới. Ở xứ người chúng ta nên vui vẻ, thương yêu nhau. Tôi không bới móc tội lỗi của người khác để tội lỗi của tôi không bị người khác bới móc.

Vở tuồng nhạt nhẽo màn chưa hạ

Vai kép tuồng kia vẫn diễu hoài

Thơ Thanh Nam, Bài Hành Đón Tuổi Bốn Mươi, làm ở Sai G̣n năm 1970. Và đây là thơ Francis Quarles:

Respice Finem

My soul, sit thou a patient looker-on

Judge not the play before the play is done:

Her plot hath many changes; every day

Speaks a new scene, the last act crowns the play.

Ôi hồn ta… ngồi yên mà coi

Vở tuồng đời

Đừng phê phán trước khi tuồng hết

C̣n bao nhiêu màn khóc, màn cười

Tuồng chưa hết làm sao ta biết

Mỗi ngày qua là một đổi dời

Chờ đến lúc coi xong màn kết

Mới biết tuồng hay dở mà thôi!

Thi sĩ khuyên ta ngồi yên mà coi. Nhưng làm sao ta ngồi yên mà coi được? Ta không phải là khán giả ngồi xem cái gọi là “vở tuồng đời”. Ta là một nhân vật trong vở tuồng ấy, ta bị quay cuồng, ta khóc, ta cười trên sân khấu Đời ấy.

Nếu nói được như chị chủ Le Balcon: “Kịch cả mà thôi. Giả hết“, chắc ta có thể thản nhiên sống trong vở tuồng đời. Khổ nỗi, đôi khi ta không thể đóng kịch, ta không giả dối được. V́ không đóng kịch được nên đôi khi ta bị roi đời quất hằn trên mặt.

Tôi hổ thẹn khi phải vác mặt mo đến dự cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Văn Nghệ Sĩ Sài G̣n. Có hôm đứng xớ rớ trong hành lang Nhà Hát Lớn, thấy Lệ Thu đi đến, tôi không dám để nàng nh́n thấy mặt. Lẽ ra tôi phải hỏi thăm Lệ Thu về Hồng Dương, bạn tôi đang ở trong tù: “Ở đâu có biết không? Sức khỏe ra sao? Gửi đồ tiếp tế thế nào? Có tin ǵ gửi ra không? Có được gặp mặt không?… v…v…” Nhưng thay v́ hỏi Lệ Thu những câu ấy, tôi xấu hổ nên quay mặt đi hướng khác.

Ngày bế mạc khóa học được tổ chức ở Nhà Hát Lớn, tôi là người được anh chị em Tổ Thi Văn bầu làm đại diện Tổ, sẽ lên nói cảm tưởng. Nhưng đến phút cuối cùng những người tổ chức không cho tôi lên nói, tôi bị bất ngờ và tôi cũng sợ nên tôi ngồi im. Nếu tôi không ngán sợ lúc ấy lẽ ra tôi phải đứng lên phản đối: “Tôi là đại diện Tổ. Anh chị em trong tổ cử tôi phát biểu, sao không cho tôi lên nói mà lại để người khác nói..?” Lẽ ra tôi phải làm như thế rồi bỏ ra về.

Tan hàng lúc 5 giờ chiều. Tôi u uất đến độ không muốn đạp xe về căn nhà tối của vợ chồng tôi ở Cư xá Tự Do, Ngă Ba Ông Tạ, tôi đến nhà ông anh kết ngăi với tôi ở đường Kư Con để nói với ông vài câu, uống chạc của ông mấy ly rượu cho bớt sầu đời. Thấy tôi vào, ông hỏi:

– Làm cái ǵ mà mặt mũi cậu trông ghê như mặt tù cải tạo vậy?

Tôi rầu rĩ trả lời:

– Hôm nay tôi ngồi với một số người tự bốc cứt vứt lên mặt họ. Tôi không làm việc ấy nhưng v́ tôi ngồi cạnh họ nên cứt văng sang mặt tôi.

Cuối Thế Kỷ 20, đầu Thế Kỷ 21, những anh Con Trai Bà Cả Đọi Giao Chỉ có cái hay là không cần kỳ cọc học chữ Hán các anh vẫn có thể hiểu được Thơ Đường. Như hai câu thơ của Đỗ Mục:

Thương nữ bất tri vong quốc hận

Cách giang do xướng Hậu Đ́nh Hoa..

Các anh biết ngay đó là “Những em gái chơi – trong bài thơ này là những em ca sĩ – không biết cái hận mất nước.. Đêm đêm vẫn hát bài Hậu Đ́nh Hoa..” Cay cú th́ thêm vào mấy tiếng: “..Hát cho bọn Bắc Cộng cướp nước nghe..”

Tôi đọc Dạ Bạc Tần Hoài những năm 1950. Năm xưa ấy tôi thấy Thơ Đỗ Mục Dạ Bạc Tần Hoài rằng hay th́ thật là hay.. Nhưng không ngậm đắng, nuốt cay tí nào! Không cay đắng bởi v́ từ năm đó – năm 1950, năm tôi mới lớn; không nhớ vào năm ấy tôi c̣n trinh tiết hay tôi đă mất trinh, thời gian qua nửa thế kỷ rồi, làm sao nhớ được – từ năm 1950 đến năm 1975 tuy tôi đă mất một nửa nước, tôi vẫn c̣n Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa của tôi. Chỉ đến những đêm buồn khủng khiếp sau 1975, từ đó dài dài dài măi cho đến bây giờ và không biết c̣n dài đến bao giờ, tôi mới biết cái nhục mất nước và tôi mới thấm Thơ Dạ Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục.

Những em xướng ca, đời nào cũng vậy, thường chỉ hát phục vụ bọn đàn ông có quyền, có tiền. Nghề nghiệp của các em bắt buộc các em phải làm như thế. Các em phải phục vụ bọn đàn ông có quyền, có tiền để sống. Tôi chẳng trách ǵ cá em nhưng đău ḷng trước việ các em làm th́ tôi vẫn đau, kể chuyện đau ḷng để lại cho người dời sau tôi vẫn phải kể.

Ta đă thấy Người Thơ tài hoa Nguyễn Du kể chuyện Nàng Cầm ở thành Thăng Long những năm 1800:

Long Thành giai nhân

Tính thị bất kỳ thanh

Độc thiện Nguyễn cầm

Cử thành chi nhân dĩ Cầm danh….

Người đẹp Thành Thăng Long. Họ tên không ai rơ. Riêng giỏi đàn cầm. Nên người toàn thành gọi tên là Cầm..

Đàn Cầm c̣n có tên là đàn Nguyệt, lại có tên là đàn Nguyễn, do Nguyễn Hàm, một vị trong Trúc Lâm Thất Hiền đời Tấn bên Tầu tạo ra. Thi sĩ Trữ T́nh kể chàng nh́n thấy Nàng Nguyệt Cầm lần thứ nhất trong một dạ yến của các tướng lănh Tây Sơn ở Thăng Long – Thi sĩ ta tuy không ở trong phe Tây Sơn chiến thắng, hơn thế nữa chàng c̣n ở trong phe Lê Trịnh chiến bại – chàng cũng có góp mặt ăn có, ăn theo những cuộc liên hoan của những người chiến thắng – chàng kể:

Tôi khi trẻ đă được thấy Nàng một lần Trong buổi yến tiệc bên Hồ Giám. Bấy giờ tuổi Nàng ba lần bẩy – Kỷ th́ tam thất chính phương niên – tức Nàng hai mươi mốt tuổi đương xuân

Áo hồng ánh chiếu lên khuôn mặt hoa đào. Vẻ mặt Nàng mơ màng, dáng vẻ ngây ngất rất đẹp. Năm cung rộn rịp, biến hóa dưới những ngón tay nàng..

Tướng lănh Tây Sơn trong tiệc đều nghiêng ngả. Họ đua nhau tặng thưởng tiền cho Nàng

Nhớ lại dạ tiệc ấy qua đă hai mươi năm. Tây Sơn thảm bại, tôi vào Nam. Long Thành không được thấy nữa..

Nay Tuyên Phủ Sứ v́ tôi mở tiệc vui. Trong tiệc các nàng ca nữ đều trẻ đẹp. Duy ở phía cuối có một người tóc hoa râm. Mặt gầy g̣, thần sắc khô héo, thân ḿnh nhỏ bé. Đôi mày tàn tạ không trang điểm. Nào có ai biết đó là người chơi đàn hay nhất thành.

Nghe khúc nhạc cũ mà giọng điệu mới, tôi thầm rơi lệ. Tai lặng nghe mà ḷng buồn thương. Nhớ lại hai mươi năm trước từng thấy Nàng… Thành quách đổi rời, việc người cũng khác. Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu tan hết. Chỉ c̣n sót lại người nữ nhạc công này

Chớp mắt trăm năm có là bao

Đau ḷng việc cũ lệ thấm áo…

Tôi từ ngày vào Nam tóc trắng hết

Tất nhiên nhan sắc người đẹp phải suy tàn…

Khi tướng lănh Tây Sơn làm chủ thành Thăng Long, Nguyệt Cầm đang thời xuân sắc, Chàng chưa có danh vọng ǵ, chắc năm ấy tuổi Chàng cũng ba lần bẩy bằng tuổi Nàng. Chàng được vào dự yến chắc là nhờ đi theo ông anh là đại thần của Nhà Tây Sơn, Chàng ngồi ở cuối tiệc. Hai mươi năm sau – 1813 – Chàng là Đại Sứ Trưởng Sứ Bộ An Nam sang triều cống Thiên Triều Măn Thanh Ba Tầu; trên đường sang Thiên Quốc Tầu Phù, đi từ kinh đô Huế, Chàng và Sứ Bộ nghỉ lại thành Thăng Long, Tuyên Phủ Sứ đặc biệt mở dạ tiệc để khoản đăi Chàng. Đêm nay, vật đổi, sao dời, Chàng là thượng khách của dạ tiệc, Nàng là nữ nhạc công già, ngồi đàn ở cuối ban nhạc.

Kể lại chuyện xưa để thấy những người hành nghề ca xướng, đàn địch, đời xưa, đời nay, đời sau, đời nào cũng phải phục vụ bọn có quyền, bọn có tiền. Và do đó họ bị chê là:

Thương nữ bất tri vong quốc hận

Cách giang do xướng Hậu Đ́nh hoa!

Biết vậy nhưng ta vẫn đắng cay khi ta sống ở Sài G̣n đau thương những ngày sau cuộc trời long, đất ngả nghiêng đen hơn mơm chó mực, ta nghe, ta thấy- ta bị, ta phải nghe, phải thấy – những em thương nữ ca hát nâng bi bọn Bắc Việt Cộng nón cối, giép râu, răng cải mả, lính cái tóc bím, tức tóc kết đuôi sam, đít to hơn cái thúng, kéo vào làm chủ Sài G̣n Thủ Đô của ta. Ta cay đắng và ta cay cú. Không cay cú làm sao được. Ta cay cú v́ ta là người. Thần kinh ta ră rời, trái tim ta nát ngấu như trái sa-bô-chê bị xay trong b́nh quay sinh tố khi trong ngày bế mạc cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị II cho Văn Nghệ Sĩ Sài G̣n Kẹt Giỏ ở Nhà Hát Lớn Sài G̣n thất thủ của ta – Tháng Bẩy 1976 – trong buổi chiều đại biểu các Tổ học tập lên diễn đàn phát biểu ư kiến, tâm hồn ta như cái ruột xe đạp ś hơi, rách c̣n hơn cái mền Sakymen – Sài G̣n Kỹ Nghệ Mền Len, Xưởng Máy ở chân cầu B́nh Triệu – khi ta ngồi chết dí ở đấy nghe em thương nữ nói thao thao như mây bay, như suối chẩy:

– Cách mạng mới vào, em cũng sợ lắm. Em từng được nghe nhiều chuyện không hay về cách mạng. Những ngày đầu em cũng hoang mang. May mắn em được chị Kim Cương dẫn dắt. Em đi hát và trong một lần tŕnh diễn em thấy cử tọa nghiêm túc nghe em hát, tán thưởng, cổ vơ đúng lúc. Em nghĩ đây mới thật là chỗ đứng của người nghệ sĩ. Em phấn khởi nghĩ:” Đây mới thực là chỗ đứng của ḿnh..”

Không biết đó là những lời tự em nghĩ ra hay em được ai mớm? Hai mươi nhăm năm xưa khi nghe em nói những câu đó tôi đă thắc mắc như thế, hôm nay viết lại chuyện xưa tôi vẫn c̣n nguyên thắc mắc ấy. Nếu em nghĩ ra th́ tôi phải phục em v́ tài nghệ nâng bi của em, nếu đó là lời người khác mớm cho em th́ tôi cũng phải phục em v́ em nhớ, em nói không vấp váp. Em nói em hát cho bọn ViXi nghe và em thấy việc ấy là đúng, là việc em nên làm, em nói bọn ViXi mới xứng đáng là những kẻ được nghe em hát, chỉ có bọn ViXi mới kính trọng con người nghệ sĩ của em, tôn trọng tài năng của em; em nói “chỗ đứng” – đây là chỗ em đứng em hát – “chỗ đứng” của em là chỗ trước mặt bọn ViXi.. Nhưng rồi ngay sau đó em bỏ chỗ đứng của em, em đi một đường vượt biên.. Hai mươi mùa sầu riêng trổ gai sau ở Hoa Kỳ tôi nh́n thấy em trên băng video. Anh c̣ mồi của em hỏi em tại sao em hát hay thế, em trả lời em “hát bằng trái tim.” Tôi thắc mắc không biết những năm 76, 77 ở Sài G̣n em hát cho bọn ViXi nghe bằng cái ǵ?

Ngoài việc nâng bi ViXi trong lần phát biểu cảm tưởng – Cán Cộng gọi là “thu hoạch” – ngày bế mạc khóa Bồi Dưỡng Chính Trị chiều xưa ấy em c̣n phăng phăng kể cho bọn ViXi nghe chuyện Tổng Thẹo mê em, Tổng Thẹo cứ nhẩy với một ḿnh em trong Đêm Liên Hoan Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Sư Đoàn 9 Bộ Binh, em kể em nói với Tổng Thẹo: “Ở đây có nhiều cô.. Tổng Thống nhẩy với cô khác đi, bài nào Tổng Thống cũng nhẩy với em người ta thấy kỳ quá.. Ông ấy nói: ” ..Cái đinh đă đóng vào cột rồi, đâu có dễ ǵ nhổ ra..” Chiều xưa khi nghe em kể chuyên Tổng Thẹo đa t́nh ôm nữ ca sĩ đi một đường Tango lả lướt, đang buồn thúi ruột tôi cũng phải nhếch mép cười như mếu v́ câu nói văn huê của Tổng Thẹo: “Cái đinh đóng cột..”, và lúc đó tôi nghĩ: ” … Người ta đang nhắc đến hắn, không biết giờ này ở bên Mỹ hắn có bị ù tai, hắt ś hơi không..!”

Thời loạn, nhất là trong những quốc gia bị xâm lăng, bị thôn tính, bị tiêu diệt, chẳng cứ ǵ đám thương nữ mới bất tri vong quốc hận, bọn văn nhân vô hạnh cũng có nhiều tên tự nguyện nâng bi bọn chiến thắng. Trong buổi bế mạc cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị cho Văn Nghệ Sĩ ở Thành Hồ Tháng Bẩy 1976 ta thấy – ngoài em ca sĩ Cái Đinh Đóng Cột – có anh nhà dzăng lên xưng tội, thành khẩn “cám ơn Bác và Đảng đă cho anh được sáng mắt, sáng ḷng” – anh này, ngay sau khi cám ơn Bác và Đảng, cũng ù té một đường vượt biên đi mất hút – có anh ca sĩ lên phát biểu, nói ǵ không nói, kể chuyện ma tịt:

– Chị Phen Hường Tỏi có cái xe Mátđa th́ chị Phen Hường Riềng cũng phải có cái Đátsun. Những nữ ca sĩ Sài G̣n muốn nổi tiếng phải đi qua cái giường..

Chiều ấy nghe anh Ca Sĩ Cà Chớn nói, tôi ngơ ngác: “Tại sao lại có thể mở miệng nói như thế trước bọn Việt Cộng? Chúng nó có đ̣i ḿnh phải nói như thế đâu? Tại sao ḿnh lại tự bôi bẩn lên mặt ḿnh một cách ngu xuẩn quá như thế?” Loại xướng ca này hát cho Lính chỉ làm cho Lính xấu hổ.

***

Cám ơn quí vị đă đọc bài viết của tôi đến gịng này.

Trong cái gọi là buổi học cuối cùng của Khoá Bồi Dưỡng Chính Trị II, tôi được anh chị em trong Tổ Thơ Văn bầu làm đại diện để phát biểu trong lễ bế mạc. Vũ Hạnh, người điều khiển các buổi họp tổ, yêu cầu bầu một đại diện dự khuyết, ông Nguyễn Mộng Giác được bầu.

Tổ Thơ Văn có Phan Nghị, Nguyễn Đ́nh Toàn, Cao Nguyên Lang, Lê Minh Ngọc, Thi sĩ Hoa Thề, bà Mộng Tuyết, chị Kiều Oanh, em Nguyễn Thị Minh Ngọc ..vv.. và ông Nguyễn Mộng Giác. Trong một buổi họp tổ ông Nguyễn Mộng Giác nói về Kim Dung. Tôi ngồi đó mà chẳng nghe ǵ cả, hồn trí để ở đâu đâu. Ông NM Giác nói xong, đến phần anh em góp ư, thấy Cao Nguyên Lang nói có vẻ gay gắt, khi tan về, tôi hỏi Cao Nguyên Lang:

– Sao ông có vẻ có ác cảm với hắn thế? Hắn nói ǵ th́ nói, mặc hắn.. Anh em cả..

Cao Nguyên Lang hậm hực:

– Trước kia nó viết trong số những độc giả của Kim Dung có những người từng đi kháng chiến nhưng thất vọng với kháng chiến nên bỏ về thành, nay nó nói những người đó là bọn phản bội kháng chiến. Ḿnh không nói làm sao được.

Khi được bầu làm đại diện Tổ tôi nghĩ đến chuyện tôi phải nói sao trước bọn cộng sản và trước anh em. Tất nhiên là tôi không thể nào nói bướng, tôi cũng không thể mở miệng ca tụng cộng sản hay tự nhận ḿnh bao nhiêu năm sống mắt mù, tai điếc nay nhờ Đảng mới được sáng mắt, sáng ḷng. Anh em chúng tôi không bảo nhau nhưng suy bụng tôi ra bụng anh em, tôi chắc anh em tôi cũng như tôi, chúng tôi cùng nghĩ “bị bắt buộc phải nói th́ nói làm sao cho đỡ nhục, cùng lắm th́ nói ǵ cũng được nhưng đừng nói ḿnh sáng mắt, sáng ḷng. Nói mấy tiếng đó nhục lắm.” Tôi viết những lời tôi nói ra một trang giấy, định sẵn nếu bọn Vũ Hạnh có hỏi tôi định nói ǵ tôi sẽ đưa bản đó ra cho chúng xem, nhưng khi nói được nửa chừng tôi sẽ nói vài câu không có trong bản viết.

Nhưng không thấy bọn trong cái gọi là Hội Văn Nghệ Giải Phóng hỏi ǵ đến tôi cả. Trước giờ các đại diện Tổ phát biểu, Ngọc Thứ Lang hỏi tôi:

– Mày có lên nói không?

Tôi trả lời:

– Tao không biết.

Tôi muốn nói “Tao không biết chúng nó có cho tao lên nói không” nhưng tôi nghẹn họng, tôi chỉ nói được có ba tiếng “Tao không biết!”

Thế rồi đại biểu Tổ Một Thơ Văn lên phát biểu đầu tiên, người lên phát biểu là ông Nguyễn Mộng Giác.

Khi ấy nếu tôi không hèn, không nhát, tôi phải, tôi có quyền, đứng lên, cao giọng nói: “Tôi phản đối. Tôi là đại biểu Tổ Một, sao không cho tôi lên phát biểu..?” Nhưng v́ hèn nhát, tôi bị xị ngồi đó. Tôi đành tự an ủi với ư nghĩ tôi hèn nhưng bọn Hội Văn Nghệ Giải Phóng c̣n hèn hơn tôi, chúng không dám, chúng không muốn để tôi nói nhưng chúng không dám nói thẳng với tôi: “Người trong tổ bầu anh nhưng chúng tôi không cho anh nói..” Chúng có thể nói với tôi câu đó và tôi đành chịu nhưng chúng đă không dám nói. Có lẽ chúng cũng c̣n đôi chút hổ thẹn chăng! Chúng chọn ông đại diện dự khuyết lên nói, chúng nghĩ tôi sẽ ngồi im không có phản ứng ǵ; chúng nghĩ đúng, tôi đă ngồi im đúng như chúng nghĩ. Chiều hôm ấy tôi mà không hèn, tôi đứng lên th́ cả cái công tŕnh 21 ngày học tập chính trị của chúng tiêu ra nước đái, bọn Hội Văn Nghệ Giải Phóng Sài G̣n sẽ bị Tố Hữu nó sát sà bông Tầu mặt thằng nào thằng ấy méo hơn cái bị rách.

Bốn, năm tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975 dân Sè Gọng kể cho nhau nghe chuyện:

Có người trông thấy nhạc sĩ Văn Vĩ trên xe đạp chạy veo veo trên đường Bàn Cờ, bèn níu lại hỏi:

– Ḱa..! Phải ông là ông Văn Vĩ không? Ông sáng mắt bao giờ thế?

Nhạc sĩ Văn Vĩ trả lời:

– Đảng vào Sài G̣n, mắt tôi sáng ra!

Ông Đại Diện Dự Khuyết Tổ Thơ Văn Khoá Bồi Dưỡng Chính Trị II, ông nhà Văn Nguyễn Mộng Giác, buổi chiều trời mưa lạnh ở Sài G̣n Tháng Bẩy năm 1976, nói trước 500 người trong Nhà Hát Lớn:

– Cám ơn Đảng đă cho tôi được sáng mắt, sáng ḷng!

Một lời nói, một đọi máu! Ba mươi năm rồi tôi vẫn nhớ từng lời từng người trong buổi chiều xưa ấy ở Nhà Hát Lớn. Và v́ đă nghe ông Nguyễn Mộng Giác nói nhờ Đảng ông được sáng mắt, sáng ḷng từ năm 1976 nên tôi không ngạc nhiên khi, trong năm 2004, tôi thấy ông công khai nhận ông là “bạn” của cán Cộng.

 

Chạy trốn Tổ Quốc

Posted on January 16, 2008 by bacthan

Đây là bài thứ VII tôi viết về những người được Trung Tâm William Joiner gọi là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc” trong tập phỏng vấn “Nếu đi hết biển” do cán bộ cộng sản Trần văn Thuỷ thực hiện.

caoxuanhuy_hoangkhoiphong.jpgTrong “Nếu đi hết biển” Cán Cộng TV Thủy, từ Hà Nội đến Hoa Kỳ do tiền của Trung Tâm William Joiner, đă phỏng vấn bà Nguyễn thị Hoàng Bắc, các ông Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Cao xuân Huy, Trương Vũ. Cán Cộng đă mớm lời cho mấy ông bà nhà văn ấy chửi cộng đồng người Việt ở Mỹ tan tành síu quách. Đau ḷng khi thấy những ông bà người Việt tị nạn cộng sản ở Mỹ, chỉ v́ cái tội căm thù bọn Việt Cộng tàn bạo, ác ôn, làm nhân dân đau khổ, làm đất nước rách nát, nên chống chúng nó, tố cáo những tội ác của chúng nó, đ̣i đuổi chúng nó ra khỏi chính quyền, mà bị mấy ông bà nhà văn bồ tèo với chúng nó chửi cho tàn canh gió lốc – những ông bà gọi là nhà văn đó cũng là công dân nước Việt Nam Cộng Hoà, từng hưởng lộc nước, từng sống yên thân trong suốt cuộc chiến tranh, từng được nhiều người hy sinh xương máu, tính mệnh cho họ sống. Năm 1975 những ông bà ấy sợ sống không nổi với cộng sản nên bỏ nước chạy lấy người sang Mỹ; họ cũng sống nhờ người Mỹ, nhờ nước Mỹ, nhiều người trong số họ khi vượt thoát địa ngục cộng sản, khi vừa đến được cái gọi là xứ sở tự do, đă viết những bài tố cáo tội ác của bọn Bắc Việt Cộng, nhưng năm tháng qua, ḷng dạ họ đổi thay, họ quay ra bắt bồ với cộng sản.

Như ông nhà văn Nhật Tiến. Vượt biển, vượt biên sang Mỹ khoảng năm 1979, 1980, tháng 10 năm 1981 ở Mỹ ông Nhật Tiến viết bài “Hoàn cảnh sáng tác của anh chị em văn nghệ sĩ ở quê nhà” đăng trên tạp chí Khai Phóng, trong bài có đoạn như sau:

Ở trong xă hội cộng sản con người phải dối trá hèn hạ như thế đấy, nhưng v́ an ninh bản thân, v́ sự ràng buộc với những người thân khác, đành phải nhẫn nhục, và chẳng c̣n nói được cái ǵ khác hơn khi phải đối thoại với loại người không có tâm địa con người.

Những năm mới đến Mỹ ấy chắc ông Nhật Tiến viết nhiều, nhưng nay ta chỉ trích một câu của ông thôi cũng đủ. Có thiếu chăng là khi ngoan ngoăn trả lời những câu hỏi của Cán Cộng, khi mở miệng chửi người Việt ở Mỹ bằng những câu như “…nhất là cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đă đông đá trong đầu óc của họ.”, ông Nhật Tiến đă không viết một câu ông cần phải viết như:

Năm 1981 tôi viết “bọn cộng sản là những người không có tâm địa con người,” năm nay 2003 tôi thấy đảng viên cộng sản là những người có tâm địa con người nên tôi chơi với họ.

Tôi bỏ ông Nhật Tiến để viết về hai ông Hoàng khởi Phong, Cao xuân Huy, kẻo hai ông ấy có thể nghĩ “Ḿnh cũng có tên trong “Nếu đi hết biển“, ḿnh cũng được Cán Cộng phỏng vấn, sao nó không viết ǵ về ḿnh? Bộ nó coi ḿnh quá thường nên nó bỏ qua ḿnh sao?” Thực t́nh tôi chẳng thấy có ǵ đáng viết về hai ông cựu sĩ quan ngoài nỗi thất vọng và nỗi chán chường khi tôi đọc những lời Cán Cộng viết về hai ông, và những lời hai ông nói với Cán Cộng, nhưng để hai ông khỏi buồn tôi cũng viết mấy ḍng về hai ông.

Cán Cộng Trần văn Thuỷ viết như sau về hai ông Hoàng khởi Phong, Cao xuân Huy:

Nếu đi hết biển. Trang 57. Trích:

TV Thuỷ: Trong chuyến bay Boston-Las Vegas- Orange County, tôi được biết Hoàng khởi Phong sẽ ra đón tôi ở phi trường. Tại chỗ lấy hành lư, Hoàng khởi Phong vui mừng vỗ vai tôi bảo: “Cao xuân Huy cũng ra đón ông đấy, anh chàng đang phải chạy xe ḷng ṿng ngoài kia v́ không có chỗ đậu.” Chúng tôi trở ra, một chiếc xe Jeep Grand Cherokee đen tấp vào lề và anh chàng tài xế tḥ đầu ra.” (…..)

Nếu đi hết biển. Trang 114. Trích:

TV Thủy: Năm nay tôi được Trung Tâm William Joiner, một tổ chức văn hoá Mỹ mời tham dự một chương tŕnh nghiên cứu. Hoàng khởi Phong cũng được mời tham gia chương tŕnh này. Anh vừa mới dọn nhà đến chỗ ở mới rất yên tĩnh-Khu Green Lantern Village, nằm ngay Quận Cam, nơi có đông người Việt cư ngụ nhất ngoài đất nước. Hoàng khởi Phong mời tôi đến nghỉ tại nhà anh, trong dịp tôi được một số trường đại học ở miền Tây mời đến nói chuyện phim ảnh. (…..)

TV Thuỷ: Ngôi nhà này ông ở được bao lâu rồi?

Hoàng khởi Phong: Chưa được hai tháng, ông là người khách đầu tiên.

TV Thuỷ: Cám ơn ông. Tôi hỏi thật, ông có ngại ǵ khi mang tiếng chứa chấp Việt Cộng ở trong nước qua không? Ngày hôm qua tôi thấy ở ngoài phố người ta căng cờ, biểu ngữ: “Đả đảo bọn Việt Gian nằm vùng”.

HK Phong: Nếu ngại th́ tôi đă chả mời ông.

Nhắc lại, tôi thất vọng, tôi chán lắm khi tôi phải đọc những lời Cán Cộng viết về hai ông HK Phong, CX Huy. Ôi.. hai ông cựu sĩ quan của quân đội nước tôi, một quân đội từng một thời oanh liệt! Sau cuộc trời long, đất ngả nghiêng, hai ông sang được nước Mỹ, không ai trong chúng tôi mong ước hay đ̣i hỏi hai ông làm việc ǵ phi thường ở Mỹ, nhưng thực t́nh chúng tôi rất… rất không muốn thấy hai ông cựu sĩ quan của chúng tôi sống ở Mỹ lại đem thân đi đón cán bộ cộng sản ở một phi trường trên đất Mỹ. Một ông xách va-ly cho nó, một ông lái xe đưa đón nó. Chắc hai ông không thấy nhục khi hai ông làm những việc đó, nhưng chúng tôi, những người Việt nạn nhân cộng sản sống ở Mỹ, chúng tôi nhục lắm khi chúng tôi phải thấy hai ông cựu sĩ quan của chúng tôi xách va-ly, chạy xe đưa đón cán bộ cộng sản ở trên đất Mỹ. Chúng tôi ngậm ngùi tự hỏi chúng tôi đă làm ǵ nên tội để chúng tôi phải có hai ông cựu sĩ quan như hai ông!

Ngày xưa, thời Đông Chu Liệt Quốc ở nước Ba Tầu, khi một ông Vua, hay một Hoàng tử, phải bỏ nước đi lưu vong, tức đi sống ở nước ngoài, đám cận thần đi theo gọi là bọn “ṭng vong”; khi Vua hay Hoàng tử trở về nước, trở lại ngôi hay lên làm Vua, bọn ṭng vong được Vua ban thưởng rất hậu. Cán Cộng TV Thuỷ không phải là Vua nhưng biết đâu đấy, biết đâu chẳng có ngày Cán Cộng TV Thuỷ làm lớn, khi ấy những người tiếp đón y khi y là một cán bộ tép riu ngơ ngáo đến Mỹ quốc, những người không phải là đám “ṭng vong” mà là đám “tiếp tân” từng tiếp đón, hầu hạ y ở Mỹ, có thể kể công:

– Thưa ông, ngày ông đến Mỹ, em xách va-ly hầu ông ở phi tràng…

– Em lái xe đưa đón ông ở Orange County..

Bà Nhà văn có thể báo công:

– Ngày ông đến ĐiXi, em có dâng ông bánh dầy kẹp chả th́a là. Ông khen bánh dầy của em ngon..

Cán Cộng mà như TV Thuỷ kể cũng hách. Ở trong nước th́ bị bọn cộng sản cầm quyền khinh như chó, coi không bằng con chó, sang Mỹ đất tư bổn th́ được chào đón niềm nở, được rước về nhà như thượng khách, cơm bưng, nước rót, cà phe đưa đến tận mồm, sà lỏn quăng ra chủ nhà lượm đem đi giặt..vv.. Những người tiếp đón, hầu hạ không phải là những người Việt tầm thường mà là những ông bà “nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc”, trong số có hai cựu sĩ quan Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà.

Tôi không kể binh chủng cũ của hai ông cựu sĩ quan, để những tử sĩ của chúng tôi không bị khó chịu trong giấc ngủ ngàn đời.

Không phải đến tháng này, năm này – Tháng Tư năm 2004 – bọn người Việt ở Mỹ bợ đít bọn cộng sản mới bị người Việt lên án, chúng đă bị gọi là bọn “Cỏ đuôi chó” từ lâu. Đây là một đoạn trích trong tập “Ăn ốc nói ṃ”. Tạp luận. Hoàng Hôn nhuận sắc, VietBook xuất bản năm 1998.

Ăn ốc nói ṃ. Hoàng Hôn. Trg 76. Trích :

Ông Nguyễn Chí Thiện ở ngoài Bắc, tôi ở trong Nam, mà chúng tôi chẳng hề thù hận nhau. Lạ thế! Trái lại chúng tôi rất thương yêu nhau dù có gặp hay không gặp. V́ chúng tôi cùng chịu cái nhục bị cộng sản đày đoạ sống không bằng súc vật. Tuy vậy, chúng tôi không hận thù cộng sản v́ cái cớ sự đó. Mà thù hận chúng v́ chúng đă đày đoạ đất nước và toàn dân vào cảnh điêu linh. Nhưng chúng tôi thù hận cộng sản một, th́ chúng tôi thù hận những người như các ông, các bà gấp trăm, gấp ngh́n. Chính những người như các ông, các bà đă khiến cộng sản thắng chúng tôi.

Ăn ốc nói ṃ. Trg 306. Trích:

Những Nhật Tiến, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu và đồng bọn lăm le tái diễn cái tṛ nôn, oẹ, ói, mửa, tiểu tiện, đại tiện, bài tiết…, tiếp tay làm ung thối thêm xă hội miền Nam của đám Lư Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung… xưa kia, để miền Nam sớm mất hơn về tay cộng sản – đang toan tính làm ung thối thêm cộng đồng Việt Nam hiện nay ở Hoa Kỳ, để củng cố chế độ cộng sản tại quốc nội.

Những tên kể trên chỉ đại diện cho lũ cỏ đuôi chó, không có quyền nói đến quốc gia, dân tộc, yêu nước, thương ṇi, xây dựng, tái thiết bất cứ một cái ǵ.

Những năm 1980 ở Mỹ, Thi sĩ Cao Tần làm bài thơ trong có câu “thượng đẳng cu-li.” Tôi có tập Thơ Cao Tần trong Tàng Kinh Các Rừng Phong nhưng sách để vô trật tự, giờ này mà ngưng viết để ṃ t́m tập thơ trong cả tiếng đồng hồ th́ mất hứng, vậy xin lỗi Thi sĩ, tôi kể Thơ của ông không đúng nguyên thơ. Kể ư thôi vậy. Đại ư Thơ Cao Tần về chuyện cu-li ở Mỹ tôi nhớ như sau:

Người hỏi ta sang Mỹ ta làm ǵ?

Sang Mỹ ta làm thượng đẳng cu-li..!

Thôi th́ bại trận, mất nước, bỏ chạy, sang sống nhờ xứ người, ta làm thượng đẳng cu-ly hay ta làm hạ đẳng cu-li cũng không sao. Nhưng ta sang Mỹ mà ta làm cu-li cho Việt Cộng th́ thảm quá! Phi-ní lô đia! Hết nước nói!

Đọc “Nếu đi hết biển” tôi lấy làm lạ v́ những câu trả lời quá ư ngoan ngoăn của mấy ông bà được Trung Tâm William Joiner gọi là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc”. Mấy ông bà tỏ ra lép vế quá đỗi đối với “anh Cán Cộng TV Thuỷ của mấy ông bà”.

Chẳng ǵ tôi cũng đă sống ở Mỹ mười mùa tuyết đổ, lâu lâu tưởng cũng nên chen vài tiếng Mỹ vào bài viết cho giống với người ta: “lép vế” tiếng Mỹ là “underdog”. “..The esteemed and profound Vietnamese thinkers and writers..” của Trung Tâm William Joiner là những “underdog” khi họ nói chuyện với Cán Cộng Trần văn Thuỷ. Mấy ông bà “nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc” của Trung Tâm William Joiner ăn thua đủ với những người Việt chống Cộng ở Mỹ nhưng mấy ông bà “underdog” với Cán Cộng đến nỗi trên đời này không c̣n ai có thể “underdog” với Cán Cộng bằng mấy ông bà. “Underdog” với cộng sản như mấy ông bà là nhất rồi, là cực kỳ!

Tôi khó chịu v́ ngôn ngữ trịch thượng, đàn anh, xấc xược, khinh thị người y phỏng vấn của Cán Cộng TV Thủy trong “Nếu đi hết biển.” Như khi bà Nhà văn Nguyễn thị Hoàng Bắc vừa mở mồm ra nói đùa:

NT Hoàng Bắc: Anh cần “lư lịch” hay là “trích ngang”?

TV Thuỷ (kê ngay cái tủ đứng vào mồm bà Nhà văn): Chị vui tính thật, nhưng đừng gây sự với tôi…

Nói với năm ông nhà văn “underdog”, Cán Cộng cũng dùng những lời trịch thượng thấy rơ. Với ông “underdog” Cao xuân Huy, người có công lái xe đưa đón y khi y đến Quận Cam, y nói như ra lệnh:

TV Thuỷ: Cao xuân Huy này, anh nói cho tôi nghe đôi điều về đường đời của anh.

“Cao xuân Huy này..” Không có cả tiếng “anh” tối thiểu. Dzậy mà ông cựu sĩ quan Quân Đội của tôi cứ nem nép một phép trả lời nó. Nó hỏi ông câu ǵ, ông líu ríu trả lời nó câu đó. Mà nó toàn hỏi ông những câu sặc mùi đàn anh như vầy:

TV Thuỷ: Anh đi vào con đường viết văn bằng cách nào?… Viết văn và làm báo, động lực ǵ đă thúc đẩy anh cầm bút?… Rồi sao nữa? Cha con có t́m nhau không? …Hai bố con gặp nhau lần đầu là vào dịp nào? … Anh kể tiếp đi…

Toàn một giọng đàn anh như vậy thôi, đọc mà tức điên người lên được. “Động lực nào thúc đẩy anh cầm bút?” Bố khỉ! Thích viết th́ viết. Động lực, động liếc cái ǵ! Nhớ một chuyện nghe được ở trong tù: Những năm 1981, 1982… Làn sóng vượt biên lên đến cái gọi là đỉnh cao. Dân tổ chức vượt biên bị bắt nằm phơi rốn lển khển lền khền trong Nhà Tù số 4 Phan đăng Lưu, Lầu Bát Giác Chí Hoà. Có anh tù khi bị công an thẩm vấn hỏi:

– Động cơ nào thúc đẩy anh tổ chức vượt biên?

Đă trả lời tỉnh queo:

– Động cơ Yanmar đầu bạc hai bờ-lốc.

Phải chi ông Nhà văn Cao xuân Huy trả lời nó một câu như vầy:

– Đi bằng hai chân chứ c̣n đi bằng cách nào nữa! Hỏi ngớ ngẩn! Chúng tôi, những người viết văn Việt Nam Cộng Hoà, chúng tôi không đi vào con đường viết văn bằng hai đầu gối như bọn viết văn xă hội chủ nghĩa các anh. Ở nước chúng tôi không có thằng nào viết nịnh bọn cầm quyền mà thành danh.

Đă biết chừng bao! Rất tiếc!

Cán Cộng TV Thuỷ hỏi ông Hoàng Khởi Phong những câu như vầy, ông HK Phong trả lời hắn những câu như vầy:

TV Thuỷ: …Người Việt xa xưa có một quá tŕnh, một lịch sử lưu vong nào không?

HK Phong: Nước Việt của ông và tôi có ba đợt lưu vong chính. Đầu tiên là cánh tôn thất nhà Lư..vv…vv…(.. ..)

TV Thuỷ: Đợt lưu vong thứ hai là vào thời kỳ nào vậy?

HK Phong: Đợt lưu vong thứ hai là nhóm người Việt chạy trốn tổ quốc v́ tín ngưỡng dưới thời Thiệu Trị khi nước Việt cấm đạo dữ dội..vv..vv…

…Và sau cùng là đợt chạy trốn tổ quốc mới nhất từ năm 1975 tới bây giờ…vv…vv…

Cán Cộng hỏi như ông thầy giáo biết anh học tṛ của ḿnh dzốt, nhưng muốn giúp anh có điểm nên hỏi mớm để anh có thể trả lời được. Y tỏ ra đại lượng khi y cố t́nh hỏi để Nhà văn HK Phong có dịp bầy tỏ cái gọi là “sở học uyên bác” của ông về mục người Việt bỏ nước ra sống ở nước ngoài. Rất tiếc, những chuyện người Việt lưu vong ông HK Phong có vẻ thông thái phom phom kể với “thày” TV Thuỷ của ông các em nhỏ lên ba Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà đă biết từ khuya. Chuyện tôi muốn viết ở đây là mấy tiếng “chạy trốn tổ quốc” ông HK Phong dùng.

“..Chạy trốn tổ quốc” là cái ǵ?” “Chạy trốn tổ quốc” là thế nào?” Khi người ta đi ra khỏi đất nước của người ta th́ không phải là người ta “chạy trốn tổ quốc” mà chỉ là việc người ta đi ra khỏi tổ quốc. Như trường hợp ông HK Phong: ông chạy trốn bọn Bắc Việt Cộng chứ? Tổ quốc ông làm ǵ ông mà ông phải chạy trốn nó? Chỉ trong hai trang 121, 122 Nếu đi hết biển, ông nói đến bốn lần câu “chạy trốn tổ quốc.” Ông ơi, ới… ông “Nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc” của Trung Tâm William Joiner sống bằng “phân” xin được của Rockefeller Foundation, ông có thấy Tổ Quốc của ông đang khóc ṛng không ông? Ông có thấy Tổ Quốc của ông đang mếu máo phân bua: “Bọn cộng sản ác ôn hành nó chứ? Nó sợ bọn cộng sản hành nó nên nó phú lỉnh sang Mỹ, tôi có làm ǵ nó đâu mà nó chạy trốn tôi?”

Sau bốn lần “chạy trốn tổ quốc“, Nhà văn HK Phong nói với Cán Cộng về hai ông Mai Thảo, Nguyên Sa như sau:

TV Thuỷ: Có ư kiến cho rằng văn chương và chính trị phải chăng là một, ông nghĩ ǵ?

HK Phong: Nếu quả như vậy th́ bất hạnh cho người Việt khi mà các dân tộc khác người ta tách bạch hẳn văn chương ra khỏi chính trị, th́ với chúng ta văn chương bị trói chặt vào chính trị, chính v́ vậy mà ông Nguyễn văn Linh đă có lần tuyên bố phải cởi trói cho văn nghệ. Về lời tuyên bố này, đă góp phần khởi sắc cho bộ mặt văn nghệ Việt Nam vào những năm 87-88, tuy nhiên tôi muốn kể rằng khi Mai Thảo và Nguyên Sa c̣n sống, trong một lần tṛ chuyện, Nguyên Sa đă tâm sự: Bọn chúng ta có phải chó lợn đâu, mà lúc thích trói th́ trói gô cổ lại, lúc cần cởi th́ bảo cởi ra.(…..)

Người văn nghệ sĩ có thể làm văn nghệ đơn thuần, mà cũng có thể vừa làm văn chương vừa làm chính trị. Văn chương và chính trị có thể đi đôi với nhau trong cuộc đời người văn nghệ sĩ, trong sự nghiệp sáng tác của người làm văn nghệ. Nhưng vấn đề bọn cộng sản đặt ra và ép người làm văn nghệ phải theo là văn nghệ phải phục vụ chính trị, huỵch toẹt là người làm văn nghệ phải tuân theo lệnh, phải làm, phải nghĩ, phải viết, phải sáng tác theo ư bọn uỷ viên chính trị Đảng. Chỉ có thế thôi, em nhỏ lên ba cũng biết chuyện ấy từ lâu. Ấp úng kư ǵ. Nhưng mà việc bọn văn nghệ sĩ xă hội chủ nghĩa bị bọn đảng viên cộng sản xích cổ, đóng rọ mơm th́ ăn nhậu ǵ đến hai ông nhà văn nhớn, nhà thơ nhớn Mai Thảo, Nguyên Sa? Tại sao ông Nguyên Sa tự dưng lại nhận ông ở trong bọn bị buộc cổ, bị rọ mơm? Kỳ dzậy? Mà có thật ông Nguyên Sa nói câu ấy không? “Nguyên Sa đă tâm sự..” Ông Nguyên Sa tâm sự mí ai? Ông Nguyên Sa nói với ai câu ấy? Tiếc quá. Thi sĩ Nguyên Sa đă ra người thiên cổ, nếu ông c̣n ở cơi đời này tôi nhất quyết mầy ṃ t́m ra cho bằng được số phôn của ông, để kính hỏi ông – cần ǵ cứ phải quen biết Nhà Thơ Nhớn mới phôn cho ông được – Tôi sẽ kính hỏi ông Nguyên Sa: “Thưa ông.. Có bao giờ ông nhận ông ở trong bọn văn nghệ sĩ xă hội chủ nghĩa bị buộc cổ, bị rọ mơm không ông? Tôi chắc chẳng đời nào ông nói một câu vớ vẩn như thế nhưng tôi kính hỏi ông cho chắc ăn, v́ người ta viết ông nói thế..”

Đây là lời cuối Cán Cộng TV Thuỷ nói với ông HK Phong:

TV Thuỷ: …Tôi nghĩ ông chơi tốt với bạn bè, những người nằm xuống sẽ phù hộ cho ông và c̣n theo dơi nhân cách của ông nữa đấy. Với ông mà tôi nói lời cảm ơn th́ quá khách sáo, giữa năm tôi sẽ trở lại đây, ông chứa tôi chứ và chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện dở dang này.

Câu “..Tôi sẽ trở lại đây, ông chứa tôi chứ..” Cán Cộng nói có hàm ư: “Ông lại xách va-li cho tôi, ông lại rước tôi về nhà ông..” C̣n chuyện “…những người nằm xuống sẽ phù hộ cho ông..” th́ phải xét lại: những người Viêt Nam đă chết sẽ chẳng ai phù hộ cho kẻ tự nguyện xách va-li cho đảng viên cộng sản, những người Việt Nam đă chết cũng chẳng ai bận ḷng “theo dơi nhân cách” của những kẻ xách va-li cho Việt Cộng, lái xe đưa đón Việt Cộng, bưng cà phe, dâng bánh dầy kẹp chả th́a là cho Việt Cộng! “Nhân cách” của những người ấy đă lộ rơ quá rồi, c̣n phải theo dơi chi nữa!

 

 

Công Tử Hà Đông

 

Viết Ở Rừng Phong

 

 

Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: