Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời. V́ mục đích chiến đấu chống kẻ thù chung là Cộng Sản nên nhận được bài cùng lập trường là chúng tôi tiếp sức phổ biến. V́ thế có những tác gỉa chúng tôi đăng bài nhưng chưa liên lạc được. Nếu tác gỉa nào cảm thấy không hài ḷng xin liên lạc qua email, chúng tôi sẽ lấy bài của quư vị xuống trong ṿng 48 tiếng. 

 

 

 

 

5 nguyên tắc nền tảng làm nên Hiến pháp Hoa Kỳ

 

Trương Tự Minh

 

 

Bản gốc của Hiến pháp Mỹ hiện đang được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ và được bảo vệ nghiêm ngặt.

 

 – Hiến pháp đă đi vào lịch sử nhân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Nó đă từng được ban hành bởi một vị vua, được tuyên bố sau khi một lănh thổ bị chinh phục, hay được truyền lại thông qua các lănh tụ tôn giáo như khi tiên tri Moses dẫn lại Mười Điều Răn và luật pháp từ lời Chúa Trời đến người Do Thái. Hoặc hiến pháp cũng từng được làm ra bởi duy nhất một người, như khi Solon – một luật gia thông thái thành Athens – đă viết nên bản hiến pháp mới cho công dân La Mă vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Có hiến pháp không ở dạng thành văn mà được tập hợp từ nhiều tập quán lâu đời và phán quyết của quan ṭa, như hệ thống “thông luật” (common law) của Anh quốc. Hay thông dụng và gần gũi với chính trị hiện đại hơn cả là cách thức làm hiến pháp thông qua một nhóm làm việc có chức năng đại diện.

Dù bằng cách thức lập nên như thế nào, hầu hết các hiến pháp đều không tồn tại lâu theo thời gian. Gần như toàn bộ những bản hiến pháp ra đời ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 1 đều sụp đổ khi Thế chiến thứ 2 kết thúc – trong chưa đầy một phần tư thế kỷ. Nhiều hiến pháp mới hơn ra đời ở châu Âu, châu Á và châu Phi sau năm 1945 cũng không thể trụ vững hoặc thật sự phát huy tác dụng đến thời điểm hiện tại.

 

Chính v́ vậy mà Hiến pháp Hoa Kỳ vẫn thường được nhắc đến như một trong những công tŕnh có giá trị và sức ảnh hưởng lớn trong văn minh nhân loại. Chính thức có hiệu lực vào năm 1789, Hiến pháp 1787 vẫn tiếp tục là “đạo luật mẹ” trên đất Mỹ cho đến ngày nay. Tựa như một cây lớn được nuôi dưỡng bởi những tinh túy hấp thụ từ ḷng đất qua nhiều năm, Hiến pháp Hoa Kỳ bén rễ từ những tinh hoa được chắt lọc xuyên suốt lịch sử triết học, chính trị, pháp lư, đạo đức và tập quán xă hội qua nhiều thời kỳ của nhiều quốc gia. Tiếng Anh Pháp Lư cùng độc giả t́m hiểu những nguyên tắc nền tảng đă giúp bản Hiến pháp này đứng vững và có sức sống đến hôm nay.

 

Chủ quyền nhân dân

 

Chủ quyền nhân dân (popular sovereignty) là nền tảng cho việc h́nh thành nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngay từ Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 những người lập quốc đă khẳng định nhà nước chính danh phải là các chính thể “được lập ra trong nhân dân và tiếp nhận những quyền lực chính đáng từ sự đồng thuận của nhân dân” (“are instituted among Men, deriving their just powers from the consent of the governed”).

 

Tiếp nối tinh thần đó, Hiến pháp 1787 một lần nữa trịnh trọng nhắc lại nguyên tắc chủ quyền nhân dân trong Lời mở đầu (Preamble): “Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ… quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” (“We the people of the United States… do ordain and establish this Constitution for the United States of America”).

 

Đi sâu hơn vào Hiến pháp Mỹ, nguyên tắc chủ quyền nhân dân biểu hiện ở Điều VII (Article VII) với quy định phải có ít nhất 9 tiểu bang thông qua dự thảo Hiến pháp để nó trở thành luật tối cao trên toàn lănh thổ. Cũng v́ quy định này mà James Madison cùng những người ủng hộ thể chế Liên bang, the Federalists, đă phải mất gần 1 năm vận động và thuyết phục những người c̣n hoài nghi hoặc chống đối (anti-Federalists) trước khi New Hampshire trở thành bang thứ 9 phê chuẩn dự thảo Hiến pháp vào ngày 21/6/1788.

 

Nguyên tắc chủ quyền nhân dân cũng được thể hiện tại Điều V khi quy định Hiến pháp chỉ được sửa đổi, bổ sung thông qua các dân biểu đại diện. Cụ thể, đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (proposed amendment) chỉ được chấp thuận sau khi có hai phần ba số phiếu ủng hộ ở mỗi viện của Quốc hội hoặc tại một hội nghị sửa đổi hiến pháp (constitutional convention) do Quốc hội tổ chức. Ở mức độ đ̣i hỏi cao hơn, đề xuất sửa đổi chỉ được thông qua để trở thành tu chính án (amendment) khi có được sự chấp thuận của nghị viện cấp tiểu bang tại ba phần tư trên tổng số bang toàn nước Mỹ, hoặc chấp thuận của các hội nghị sửa đổi hiến pháp tổ chức tại ba phần tư trên tổng số các tiểu bang.

 

Cuối cùng, popular sovereignty được t́m thấy trong quy định Quốc hội (Congress) phải được người dân bầu lên trực tiếp, cụ thể ở Điều I liên quan đến Hạ viện (House of Representatives) và Tu chính án thứ 17 sửa đổi cách thức bầu cử Thượng nghị sĩ (Senator) từ h́nh thức gián tiếp thông qua nghị viện bang sang bầu cử trực tiếp bởi cử tri.

 

Qua Tuyên ngôn Độc lập 1776 và Hiến pháp 1787, Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong cho việc lấy chủ quyền toàn dân là nền tảng h́nh thành đất nước cũng như xây dựng nhà nước. Ban đầu là một hiện tượng lạ trong bức tranh chính trị thế giới cuối thế kỷ 18, giờ đây nguyên tắc này đă trở thành tiêu chuẩn toàn cầu khi xem xét tính chính danh của các chính thể. Không một quốc gia nào được xem là dân chủ mặc cho những lời tuyên bố ra sao nếu như hiến pháp của nó không ghi nhận chủ quyền nhân dân hoặc nguyên tắc này không được cụ thể hóa qua các chế định và hiện thực hóa trong sinh hoạt chính trị.

 

Phân quyền – Kiểm soát và Đối trọng

 

Một trong những “tử huyệt” của Hiến chương Liên hợp bang (Articles of Confederation) nằm ở chỗ nó không trao cho nhà nước Liên hợp bang quyền hạn tách bạch lẫn tính cưỡng chế cần có ở một bộ máy trung ương. Quốc hội là cơ quan duy nhất của nhà nước Liên hợp bang, với những thẩm quyền có được, cơ quan này hầu hết đều chia sẻ cùng chính quyền các tiểu bang. Do mỗi bang có chủ quyền độc lập nên Quốc hội không thể áp đặt ư chí lên chính quyền bang khi có sự xung đột thẩm quyền.

 

Hiến pháp 1787 – Hiến pháp hiện hành của Hoa Kỳ – đă khắc phục hạn chế này bằng cách kiến tạo một nhà nước trung ương sở hữu quyền lực tối cao. Đồng thời, để khắc phục xu hướng lạm quyền và tha hóa khi mọi quyền lực tập trung (concentration of powers) vào một thực thể từ những bài học trong quá khứ, Hiến pháp 1787 chia nhà nước trung ương thành 3

 

bộ phận gồm Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Ba cơ quan này đại diện cho ba nhánh quyền lực nhà nước với thẩm quyền tuyệt đối trên toàn lănh thổ quốc gia nhưng chỉ trong phạm vi ứng với chức năng của chúng. Từ nguyên tắc Phân quyền (Separation of powers), Hiến pháp Hoa Kỳ đặt Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp ở địa vị pháp lư lẫn chính trị ngang bằng và độc lập.

 

Cụ thể, Điều I Hiến pháp tạo ra nhánh lập pháp (legislative branch) với chức năng làm luật (law-making) có hiệu lực trên toàn nước Mỹ. Điều II trao cho nhánh hành pháp (executive branch) trách nhiệm bảo vệ và phục vụ xă hội dựa trên thẩm quyền thực thi luật pháp (law enforcement). Điều III quy định chức năng giải thích luật (interpretation of laws) thuộc về nhánh tư pháp (judicial branch); đồng thời xuất phát từ truyền thống án lệ (case law) thừa hưởng từ Anh Quốc, ṭa án cũng có quyền làm luật thông qua các phán quyết trong những vụ việc mà luật ban hành bởi Quốc hội không quy định rơ ràng hoặc chưa điều chỉnh.

 

Tuy nhiên, việc chuyên môn hóa công quyền và phân chia trách nhiệm đối với cơ quan nhà nước chỉ là một nửa của nguyên tắc Phân quyền. Khi trao cho ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp địa vị ngang bằng và độc lập, mục đích của những bậc tiền nhân đă viết nên Hiến pháp Mỹ nhằm đảm bảo mỗi trong các cơ quan có đủ năng lực để thực hiện quyền kiểm soát hoạt động của hai cơ quan c̣n lại, qua đó hạn chế quyền lực của chúng, tránh t́nh trạng tập trung quyền lực vào một cơ quan. Đây là cơ chế Kiềm soát và Đối trọng (checks and balances), hạt nhân của nguyên tắc Phân quyền.

 

Hơn 2 thế kỷ qua hệ thống tam quyền phân lập trong bộ máy nhà nước Mỹ đă hoạt động hiệu quả và ổn định. Dẫu vậy, từ năm 1789 đến nay cũng đă có không ít câu hỏi nảy sinh liên quan đến vấn đề ranh giới thẩm quyền khi Hiến pháp không nói rơ. Chẳng hạn:

 

- Điều II quy định Tổng thống có quyền “đề cử và bổ nhiệm các công chức chính phủ theo sự tham vấn và đồng thuận đa số của Thượng viện (advice and consent of the Senate)”. Tuy nhiên Hiến pháp không trao quyền cách chức các vị trí này cho Tổng thống. Như vậy Tổng thống có quyền cho thôi đảm nhiệm chức vụ đối với một viên chức hành pháp mà không qua “sự tham vấn và đồng thuận” của Thượng viện hay không?

 

- Điều III quy định ṭa án liên bang có quyền xét xử vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của luật liên bang. Tuy nhiên, Hiến pháp lại không nêu cụ thể liệu các ṭa này có quyền tuyên hủy bỏ một đạo luật liên bang trong trường hợp nó xung đột với quy định của Hiến pháp. Vậy điều đó có nghĩa ṭa liên bang không có quyền giám sát tư pháp (judicial review)?

 

Các ví dụ trên chỉ là hai trong những khoảng trống trong Hiến pháp Mỹ, mà kết cuộc đă dẫn đến các tranh chấp pháp lư ở ṭa án. Và đó cũng là lúc chức năng làm luật bằng các án lệ của nhánh Tư pháp phát huy tác dụng. Ở thí dụ thứ nhất, qua hai bản án Humprhey’s Executor v. United States (1935) và Morrison v. Olson (1988), Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (U.S Supreme Court) đă xác định quyền sa thải các viên chức có bản chất công việc thuần hành pháp thuộc về Tổng thống, c̣n với các chức vụ mang một phần chức năng lập pháp (quasi-legislative) hoặc một phần chức năng tư pháp (quasi-judicial), quyền sa thải thuộc về Quốc hội theo các điều kiện luật định. Ở thí dụ thứ hai, tuy quyền giám sát tư pháp không được nhắc đến trong Hiến pháp 1787 nhưng vào năm 1803, Tối cao Pháp viện đă chính thức xác lập thẩm quyền trên cho tất cả các ṭa thuộc hệ thống ṭa án liên bang trong bản án mang tính lịch sử Marbury v. Madison; đồng thời qua phán quyết trong vụ United States v. Butler (1963), một định nghĩa chi tiết cho quyền giám sát tư pháp cũng được bổ sung bởi Tối cao Pháp viện.

 

Như vậy, có thể thấy thông qua việc thực hiện chức năng giải thích luật được Hiến pháp trao, trong hoạt động xét xử, nhánh Tư pháp thuộc nhà nước liên bang Hoa Kỳ c̣n đóng vai tṛ bổ sung và hoàn thiện cho Hiến pháp nước này. Hay nói cách khác, các phán quyết của Tối cao Pháp viện về các vấn đề thuộc Hiến pháp cũng trở thành một phần Hiến pháp.

 

Thể chế liên bang

 

Như đă đề cập ở phần trước, điểm yếu lớn nhất trong bản hiến pháp đầu tiên của Hoa Kỳ – Hiến chương Liên hợp bang 1781 (Articles of Confederation) – nằm ở mối quan hệ mờ nhạt giữa chính quyền liên bang và 13 tiểu bang tạo thành. Chính quyền liên bang khi đó không chỉ có quyền lực bị chia sẻ cùng chính quyền bang mà vị thế chính trị nó sở hữu, vốn cũng là một phần nguyên nhân cho t́nh trạng vừa nói, c̣n khiến khả năng thực thi quyền lực bị thu hẹp. Quốc hội, cơ quan duy nhất của chính quyền liên bang, ra đời từ Hiến chương Liên hợp bang. Tuy nhiên bản Hiến chương lại được viết nên bởi các tiểu bang, do đó quyền lực của Quốc hội – chính quyền liên bang là do các tiểu bang trao cho. Có thể nói cơ quan lập pháp quốc gia lúc ấy hoàn toàn lệ thuộc vào chính quyền tiểu bang.

 

Sau Hội nghị Lập hiến (Constitutional Convention) năm 1787, Hiến pháp hiện hành của Mỹ giải quyết vấn đề trên bằng cách đưa ra hai giải pháp.

 

Thứ nhất, với nguyên tắc chủ quyền toàn dân (popular sovereignty) nguồn gốc quyền lực của chính quyền liên bang xuất phát từ sự ủy quyền của tất cả công dân trên lănh thổ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thay v́ do các tiểu bang trao cho như trước. V́ vậy chính quyền liên bang có quyền lực tối cao, và để ngăn ngừa sự tha hóa của sự tập trung quyền lực, nguyên tắc phân quyền (separation of powers) cùng cơ chế kiểm soát và đối trọng (checks and balances) được James Madison cùng các cộng sự của ông đảm bảo đi kèm.

 

Thứ hai, tuy các tiểu bang không c̣n chủ quyền tương đương liên bang nhưng vẫn đ̣i hỏi có sự độc lập nhất định; do đó nhà nước mới cần có một cấu trúc đáp ứng được yêu cầu này. Tất nhiên, James Madison và các đồng tác giả của Luận cương Thể chế Liên bang (The Federalist Papers) là những người nhanh chóng đưa ra câu trả lời nằm ở thể chế liên bang (federalism).

 

 

Luận cương Thể chế Liên bang (Federalist Papers), quyển II, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Morristow, bang New Jersey, Hoa Kỳ. Ảnh: morristownnhpmuseum.blogspot.com

Luận cương Thể chế Liên bang (Federalist Papers), quyển II, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Morristown, thuộc Công viên Lịch sử Quốc gia Morristown, bang New Jersey, Hoa Kỳ. Ảnh: morristownnhpmuseum.blogspot.com

 

Trong thể chế liên bang, chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang cùng tồn tại; chính quyền bang không do nhà nước trung ương lập ra mà do người dân trên lănh thổ bang trao quyền, v́ vậy mỗi tiểu bang có hiến pháp, hệ thống pháp luật cũng như bộ máy cơ quan công quyền riêng; đồng thời các tiểu bang có địa vị độc lập nhất định với chính quyền trung ương. Để tránh việc nhà nước liên bang can thiệp quá sâu vào vấn đề thuộc phạm vi tiểu bang khiến chính quyền bang mất đi sự độc lập đó, quyền hạn của nhà nước liên bang cần phải được cụ thể hóa và giới hạn bằng hiến định. Hiến pháp 1787 đă liệt kê cụ thể và giới hạn những quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước liên bang lần lượt ở Điều I, II, III; do đó theo logic, Điều IV là sự phân chia ranh giới quyền hạn giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang: thẩm quyền của nhà nước trung ương dừng lại trong phạm vi Hiến pháp quy định, thẩm quyền bang bắt đầu khi thẩm quyền trung ương kết thúc hoặc không bị cấm bởi Hiến pháp.

 

Trong quan hệ với chính quyền tiểu bang, nhà nước liên bang có quyền lực cao hơn. Trật tự này được hiến định ở Khoản 2 (Clause 2) của Điều IV, hay c̣n gọi là Điều Khoản Tối Thượng (Supremacy Clause). Cụ thể, Khoản 2 nói rơ Hiến pháp, các đạo luật do Quốc hội ban hành và các hiệp ước do nhà nước Hoa Kỳ kư kết là “luật tối cao của đất nước” (“supreme law of the land”). Điều này có nghĩa, khi xuất hiện mâu thuẫn giữa luật của tiểu bang và luật liên bang, luật tiểu bang sẽ bị vô hiệu.

 

“Law of the land” là cụm từ có nguồn gốc từ Đại Hiến chương Magna Carta, văn bản được xem là nền tảng cho hiến pháp Anh trong suốt quá tŕnh vận động và phát triển của nó lẫn pháp luật quốc tế về quyền con người sau này. Năm 1215, dưới sức ép của giới quư tộc Anh Quốc và nguy cơ nội chiến, vua John đă kư ban hành Magna Carta, văn bản đánh dấu sự ra đời của tư tưởng mà ngày nay được thừa nhận rộng răi trên thế giới: không một ai – kể cả người đứng đầu nhà nước – có quyền đứng trên luật pháp (no one is above the law).  Với tư tưởng trên, bản Đại Hiến chương đă xóa bỏ truyền thống nhân trị (rule of men) gắn liền với chế độ phong kiến, qua đó xác lập nguyên tắc pháp trị (rule of law) trên toàn lănh thổ Anh Quốc. Vốn từng là thuộc địa của Anh, Hoa Kỳ thừa hưởng hầu hết truyền thống và triết lư pháp lư từ mẫu quốc, do đó là điều dễ hiểu khi tinh thần pháp trị cũng được t́m thấy ở Hiến pháp 1787.

 

Tương tự nhà nước liên bang và chính quyền bang, ở Mỹ luật liên bang (federal law) – do Quốc hội ban hành – và luật tiểu bang (state law) – do cơ quan lập pháp của bang ban hành  – cùng song song tồn tại. Chiếu theo cách phân định ranh giới thẩm quyền, phạm vi điều chỉnh của luật tiểu bang được xác định ở những vấn đề mà luật liên bang không điều chỉnh, hoặc lợi ích liên bang (federal interest) không hiện diện chủ yếu. Quy tắc xác định trên được gọi là học thuyết ưu tiên (preemption doctrine), vốn h́nh thành từ án lệ Pennsylvania v. Nelson (1956)[1] của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.

 

Tuy vậy, trong mối quan hệ giữa nhà nước trung ương và tiểu bang, có nhiều vấn đề Hiến pháp 1787 để ngỏ. Chẳng hạn, liệu các bang có quyền tuyên vô hiệu luật của liên bang với lư do vi hiến (unconstitutional) hoặc cho rằng Quốc hội đă vượt quá thẩm quyền Hiến pháp cho phép khi ban hành các đạo luật đó?

 

Câu hỏi trên nổi lên những năm cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, thời kỳ nước Mỹ chia rẽ sâu sắc về vấn đề nô lệ. Giữa lúc căng thẳng chính trị leo thang, một số tiểu bang t́m cách khước từ sự ràng buộc với chính quyền liên bang thông qua ṭa án địa phương bằng cách tuyên vô hiệu một số luật liên bang. Tuy nhiên, các nỗ lực đều bị Tối cao Pháp viện bác bỏ qua nhiều phán quyết trong thời gian này. Điển h́nh là vụ Ableman v. Booth[2] vào năm 1859 khi Ṭa Tối cao bang Wisconsin khước từ thẩm quyền và phán quyết của ṭa liên bang, đồng thời tuyên vô hiệu Luật xử lư nô lệ bỏ trốn (Fugitive Slave Act) do Quốc hội ban hành v́ cho rằng vi hiến. Tranh chấp được đưa lên Tối cao Pháp viện, để rồi kết thúc bằng phán quyết chiếu theo Điều III của Hiến pháp. Theo đó, các ṭa liên bang có thẩm quyền sau cùng trong việc xét xử các vụ việc liên quan đến Hiến pháp và luật liên bang, đồng thời ṭa tiểu bang không có quyền bác bỏ quyết định của ṭa liên bang lẫn tuyên vô hiệu đạo luật liên bang. Do đó, Tối cao Pháp viện tuyên vô hiệu phán quyết của Ṭa Tối cao bang Wisconsin.

 

Cách nay hơn hai thế kỷ, các nhà lập hiến Mỹ đă chọn thể chế liên bang làm mô h́nh nhà nước để xây dựng quốc gia. Trật tự chính trị này vẫn c̣n duy tŕ cho đến ngày nay. Sự bền vững đó không chỉ đến từ những đảm bảo có ở Hiến pháp mà c̣n là sự bổ sung, hoàn thiện của ṭa án qua hoạt động xét xử từ đó đến nay. Nếu nói Hiến pháp 1787 đă tạo nên một bộ khung sườn căn bản cho thể chế liên bang th́ các án lệ của Tối cao Pháp viện đóng vai tṛ bồi đắp những chi tiết hỗ trợ cần thiết để cỗ máy liên bang vận hành.

 

Chú thích:

 

(Bài viết được tham khảo từ trang annenbergclassroom.org và bài viết “”Mô h́nh giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ” của tác giả Đặng Minh Tuấn, lược dịch từ cuốn “Constitutional Law for a Changing America: Institutional Powers and Constraints” (2001) của Lee Epstein & Thomas J. Walker)

 

[1] Năm 1950, Steve Nelson, một nhà hoạt động chính trị người Croatia ở Mỹ, bị ṭa bang Pennsylvania kết án theo Luật chống nổi loạn (Sedition Act) của bang. Tuy nhiên vào thời điểm đó một đạo luật của liên bang, Luật Khai báo đối với người nước ngoài (Alien Registration Act) đă có mục điều chỉnh các hành vi nổi loạn do người nước ngoài thực hiện trong lănh thổ Hoa Kỳ. V́ vậy vào ngày 2/4/1956, Tối cao Pháp viện ra phán quyết xác định đạo luật của liên bang được ưu tiên áp dụng do có hiệu lực cao hơn, dẫu rằng Luật chống nổi loạn ra đời trước đạo luật của liên bang.

 

[2] Năm 1854, Sherman Booth, một biên tập viên ở bang Wisconsin, lập kế hoạch cùng một nhóm 5000 người giải cứu một nô lệ bỏ trốn tên Joshua Glover khỏi nhà tù Milwaukee, lúc này đang bị quản thúc bởi một thanh tra liên bang là Stephen V. R. Ableman. Glover trốn thoát thành công đến Canada, nhưng Booth bị cảnh sát liên bang bắt với cáo buộc vi phạm Luật xử lư nô lệ bỏ trốn. Theo đơn đề nghị viện dẫn luật bảo thân (habeas corpus) của Booth, ṭa bang Wisconsin ra trát đ́nh quyền giam giữ (writ of habeas corpus), yêu cầu cảnh sát liên bang trả tự do cho Booth cho đến khi có phán quyết của ṭa án về vụ việc. Không đồng ư với quyết định trên, thanh tra Ableman kháng cáo lên Ṭa Tối cao bang Wisconsin. Nhưng không may cho Ableman, ṭa này không những xác nhận quyết định trước đó của ṭa cấp dưới mà c̣n tuyên vô hiệu Luật xử lư nô lệ bỏ trốn của liên bang. Khi viên thanh tra tiếp tục đưa vụ việc đến ṭa liên bang và nhận được phán quyết thuận theo ư ḿnh, Ṭa Tối cao bang Wisconsin bác bỏ thẩm quyền của ṭa liên bang, một lần nữa xử tự do cho Booth và xác định đạo luật liên bang mà Ableman viện dẫn là vi hiến. Cuối cùng, sau phán quyết của Tối cao Pháp viện năm 1859, Sherman Booth phải ngồi tù v́ không có tiền nộp phạt v́ chi phí kiện tụng đă ngốn hết phần lớn gia sản của ông. Đến năm 1861, Booth được James Buchanan ân xá trước khi vị tổng thống thứ 15 của Mỹ rời nhiệm sở.

 

Bài viết tổng hợp và lược dịch từ các nguồn:

 

- Quyển “Constitutional Law for a Changing America: Institutional Powers and Constraints” (2001) của Lee Epstein & Thomas J. Walker.

 

- Quyển “Legal Terminology Explained” của Edward Nolfi.

 

- Wikipedia: Pennsylvania v. Nelson, Ableman v. Booth.

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 


 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.kimau.com

http://www.tinhhoa.org

http://www.sos.state.tx.us/corp/forms_boc.shtml

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

http://huongduongtxd.com/internet_links.html