Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Real Clear Politics

MediaMatters

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

                                                       

CHIẾN TRANH VIỆT NAM 

 

NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH & CUỘC TỔNG TẤN CÔNG

CỦA CS TRONG MÙA HÈ NĂM 1972

 

NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH?

 

Chiến tranh tại Âu châu thời Nă-Phá-Luân với qui mô về động viên nhân lực cùng với các phát triển kỹ thuật, cải tổ hành chánh, chính trị, kinh tế vào cuối thế kỷ 19 đă khiến các binh thuyết gia như Clausewitz, de Jomini phải thẩm định lại các phương thức tác chiến cổ điển. Cả hai đều chú ư đến phương cách làm thế nào để một lực lượng quân sự đạt được những mục tiêu chính trị. Phương cách vừa nói chính là chiến lược. Một khi hai đạo quân đối đầu nhau, chiến thuật sẽ quyết định sự thắng bại.

 

Chỉ sau chiến tranh thế giới lần thứ I [1], người ta mới quan sát được hai điểm quan trọng :

 

· Quân đội tham chiến có tầm mức lớn hơn nhiều so với các cuộc chiến tranh trước đó. Trong chiến tranh thời Nă-Phá-Luân chỉ khoảng 140.000 quân đă tăng đến hơn 3 triệu người trong thế chiến. Năm 1914, lúc mới bắt đầu chiến tranh, một BTL chỉ điều động cấp quân đoàn, khoảng 30.000 quân. Sau đó quân đội bành trướng, tập đoàn quân và phương diện quân được thành lập. Đại đơn vị nhỏ nhất lúc bấy giờ là sư đoàn với quân số hơn 12.000 người (A1).

 

· Các trận đánh lớn không giải quyết được chiến tranh. Trận Waterloo chỉ xảy ra trong một ngày nhưng có đến 45.000 binh sĩ bị thương vong. Chiến dịch phản công tại Somme kéo dài trong 5 tháng với số thương vong là 1.265.000 người. Ngày 18/6/1815, Wellington chỉ có trong tay 156 khẩu pháo binh và chỉ tác xạ khoảng vài ngàn đạn khi đối đầu với Nă-Phá-Luân. Đến thế chiến I, 1400 khẩu pháo binh của Tướng Haig đă bắn gần 2 triệu đạn chỉ trong một tuần trước ngày tấn công 1/7/1916. Khu chiến chỉ rộng khoảng vài dặm vuông lúc ban đầu đă biến thành chiến trường nhiều dặm về bề rộng cũng như về chiều sâu. Tuy nhiên Đức, đế quốc Áo-Hung và đế quốc Ottoman vẫn thành công trong thế thủ. Cuộc cách mạng công nghiệp tại Âu châu với những vũ khí tối tân, được sản xuất hàng loạt vẫn không phải là điều kiện tiên quyết để chiến thắng (A2). Các trận đánh không là phương tiện để đạt được các mục tiêu chiến lược, hay nói một cách khác đi là có một kẽ hở giữa chiến thuật và chiến lược.

 

Chiến tranh thế giới lần thứ I và cuộc nội chiến Nga đă khiến các cấp chỉ huy quân sự đi t́m một giải pháp để lấp khoảng trống vừa nói trên. Do diện tích khá rộng, quân đội Nga lại có giới hạn, kết quả là một trận đánh không thể nào giải quyết được chiến tranh. Ngoài ra sự thất bại khi không chọc thủng được pḥng tuyến của địch đưa đến chiến tranh hao ṃn và kéo dài trong chiến tranh thế giới lần thứ I đă khiến hồng quân Nga t́m ra NTCD, được họ gọi là оперативное искусство hay operativnoe iskusstvo. NTCD đă được hệ thống hóa bởi các binh thuyết gia Nga như S Kamenev, G Isserson, P Varfolomeev, A Svechin[2], V Triandafilov và M Tukhachevsky trong hai thập niên 20 và 30 của thế kỷ 20 (A3). Các nước phương Tây mà điển h́nh là quân đội Mỹ chỉ mới chú trọng đến NTCD từ giữa thập niên 80. Năm 1986, BTL huấn luyện và học thuyết (TRADOC) của lục quân Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu NTCD (A4).

 

Pháp và các nước khác thuộc khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng tuần tự áp dụng NTCD khi tổ chức hành quân (A5). Sau khi Nam-Tư Lạp-Phu bị sụp đổ và nước Đức thống nhất trong thập niên 90, quân đội Đức (Bundeswehr) mới chú trọng trở lại NTCD, đă được quân đội phát xít Đức (Wehrmacht) sử dụng rất hiệu quả trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Năm 2001, một BTL chiến dịch được thiết lập tại Potsdam gần Bá Linh (A6).

 

Cần biết thêm rằng, NTCD đă được quân đội Đức sử dụng dưới tên chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) rất thành công trong hai năm 1939-1940. Quân đội Ba Lan bị đánh tan trong ṿng không đến một tháng. Đan Mạch và Na Uy trong 2 tháng, Ḥa Lan bị chiếm đóng trong ṿng có 5 ngày, Bỉ phải đầu hàng sau 17 ngày, Nam-Tư Lạp-Phu trong 11 ngày, Hy Lạp trong ba tuần, Pháp lâu hơn nhưng cũng không cầm cự được hơn 6 tuần và quân đội Anh phải rút chạy khỏi lục địa Âu châu (A7). Nguyên tắc căn bản của NTCD lúc bấy giờ là phối hợp chiến xa, bộ binh cơ giới và yểm trợ tiếp cận của không quân (A8). Di động tính và yếu tố bất ngờ được khai thác hơn là chỉ dựa vào hỏa lực; với mục đích thọc sâu, chọc thủng hệ thống pḥng thủ của đối phương (A9).

 

Đoạn hồi kư của một sĩ quan cao cấp chỉ huy cánh quân CS tấn công vào hướng đông Sài G̣n năm 1975 cho thấy chiến thuật mà họ đă áp dụng (A10) :

 

“Anh[3] nói - Chiến dịch Hồ Chí Minh ta đánh địch có pḥng ngự, nhưng trong thế chúng đang tan vỡ về chiến lược. Ta đột phá tuyến pḥng ngự từ xa, kết hợp vu hồi, h́nh thành bao vây, trọng điểm là thủ đô ngụy quyền, rồi kết hợp đột phá tiêu diệt quân địch pḥng ngự với thọc sâu, lấy thọc sâu là chính, đánh chiếm những mục tiêu then chốt để dứt điểm toàn bộ”.

 

Phương pháp bao vây chia cắt cũng đă được tài liệu của CS phân tích như sau (A11) :

 

“Tích cực thực hiện chia cắt chiến lược, chiến dịch trên phạm vi lớn và nhỏ, cắt đường bộ, đường sông, khống chế hải cảng, sân bay, đường biển, đường không, h́nh thành thế bao vây chiến dịch và chiến lược.

 

Trong chiến dịch Tây Nguyên, ta đă sử dụng một lực lượng tương đối lớn để cắt giao thông, chặn đường rút lui h́nh thành thế bao vây chia cắt cả về chiến dịch và chiến lược rồi mới mở cuộc tấn công chính. Giải phóng Tây Nguyên và phát triển xuống đồng bằng Khu 5, ta đă thực hiện chia cắt lớn về chiến lược. Trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng cũng như trong chiến dịch Hồ Chí Minh, việc đánh chiếm, phong tỏa các cảng Tân Mỹ, Thuận An, Sơn Trà, sông Ḷng Tàu; việc khống chế các sân bay, bến cảng của địch, việc cắt các đường giao thông huyết mạch như đường 1 và đường 4 đă chia cắt địch thành từng bộ phận, làm cho chúng hết đường tăng viện, rút chạy, ư chí giảm sút đă góp phần quan trọng vào việc triệt để tiêu diệt quân địch”.

 

Công điện mật của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp gửi BTL đoàn 559, Tiền phương 559, các sư đoàn, các đoàn binh khí kỹ thuật, quân đoàn 1, quân đoàn 2 và Trung tướng Lê Trọng Tấn được gửi đi vào lúc 9 giờ sáng ngày 7/4/1975 có nội dung như sau (A12) :

 

“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

 

Những chi tiết vừa nêu trên cho thấy không có ǵ quá bí mật về phương cách tác chiến trong NTCD. Quân đội CSBV áp dụng cách đánh thọc sâu và bao vây chia cắt của Nga[4], với một chi tiết sửa đổi nhỏ. Cách sử dụng chiến xa trong binh pháp Nga cho phép chiến xa khai thác cơ hội tại chỗ, không phải chờ đợi bộ binh tùng thiết (A13). Áp dụng một cách máy móc binh pháp của Nga trong mùa hè đỏ lửa năm 1972 đă cho các cấp chỉ huy của quân đội CSBV thấy rằng làm như vậy sẽ bị thiệt hại nặng nề nên năm 1975, xe tăng luôn luôn tiến cùng một lúc với bộ binh nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sự trở lại của không quân Mỹ (A14).

 

Ngày hôm nay, do địa thế cũng như tầm mức tham dự của nhiều quốc gia, NTCD được các nước phương Tây áp dụng với cấp trung đoàn (A15-A16).

 

Ở đây chỉ định nghĩa sơ lược về NTCD để phân tích tổng quát chiến trận của mùa hè đỏ lửa mà trong đó trận đánh tại Trung Lập là một mắt xích. Chi tiết về tất cả các chiến dịch của CS trong năm 1972 được tŕnh bày ở một chỗ khác (A17). Ứng dụng của NTCD tại chiến trường VN và trên thế giới có thể t́m thấy trong Phụ Bản L của cùng tài liệu tham khảo này.

 

NTCD & CHIẾN TRẬN CỦA MÙA HÈ NĂM 1972

 

Sau khi chắc chắn được rằng đối phương đă phán đoán sai lầm, quân đội CS đi lên mức độ cao hơn của nghệ thuật quân sự khi tung ra 5 chiến dịch lớn (A18-A19) :

 

Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (30/3-5/6/1972) là hướng phối hợp đầu tiên, bắt đầu từ Tân Cảnh rồi Đắc Tô, Kon Tum và Plei Ku.

Chiến dịch Nguyễn Huệ (4/1-19/1/1972) là hướng phối hợp thứ nh́ với mục tiêu tiêu diệt 3-4 chiến đoàn BB của QLVNCH, chiếm hai tỉnh B́nh Long và Phước Long.

Chiến dịch Bắc B́nh Định (9/4-3/5/1972) là hướng phối hợp thứ ba để chiếm tỉnh B́nh Định.

Chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long (10/6-10/9/1972) là hướng phối hợp sau cùng, đánh phá b́nh định trên địa bàn các tỉnh Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, G̣ Công và Kiến Ḥa.

Chiến dịch Trị Thiên (30/3-27/6/1972) là hướng tấn công chủ yếu, mục tiêu đánh chiếm Quảng Trị rồi tiến về phía nam.

Quân CS với các mũi thọc sâu bằng chiến xa tại Quảng Trị, An Lộc và Tân Cảnh. QLVNCH phải rút lui, ngăn chận, bao vây tiêu diệt từng mũi một với sự tái phối trí lực lượng khi nhận ra được mục tiêu chính của CS và dưới sự yểm trợ hữu hiệu của không quân Mỹ. Việc sử dụng chiến xa để đánh tiêu diệt các BCH, căn cứ, kho tiếp liệu của đối phương (thí dụ như tại Tân Cảnh) cũng không là điều mới lạ v́ đă được Đại tá Desportes phân tích. Đây chính là một trong những phương pháp hữu hiệu để đánh trúng trọng tâm[5]. Quân đội Đức đă áp dụng trong chiến tranh chớp nhoáng để đánh chiếm Ba Lan và Pháp trong chiến tranh thế giới lần thứ II (A20).

 

Có 2 điểm chủ yếu cần lưu ư ở đây. Điểm đầu tiên là các chiến dịch không nhất thiết phải bắt đầu cùng một lúc. Sau chiến tranh, chi tiết này đă khiến nhiều nhà phân tích chính trị lẫn quân sự cho rằng CS mở một lúc nhiều mặt trận là một sai lầm (A21-A22); chỉ v́ họ không chú ư đến NTCD. Điểm thứ nh́ là QLVNCH vẫn c̣n đủ lực lượng như năm 1972, tại sao lại thất bại năm 1975 khi CS sử dụng lại bài bản cũ ?

 

Điểm đầu tiên, như một binh thuyết gia của CS giải thích, NTCD mà ông gọi là phương pháp tác chiến chiến lược, vừa có phương pháp gối đầu vừa có phương pháp kế tiếp (A23). Nói một cách khác, các chiến dịch có thể được phát động cùng thời điểm hoặc khác thời điểm. Rơ ràng NTCD đă bị đánh giá thấp hay sai lầm, ngay cả sau khi chiến tranh đă chấm dứt khá lâu.

 

Điểm thứ nh́ cũng đă được một sĩ quan cao cấp của CS giải thích (A24) :

 

“Chiến cục[6] Xuân Hè 1972, địch đă sử dụng đội tổng dự bị chiến lược là Sư đoàn Dù 1 [sic] có hiệu quả. Sư đoàn Dù đă cứu được An Lộc bị nguy khốn và sau đó lại cứu được Quảng Trị cũng trong t́nh cảnh nguy khốn. Đội tổng dự bị chiến lược của địch (sư đoàn dù) làm được nhiệm vụ đó là do nó cơ động bằng máy bay lên thẳng. Sức cơ động nhanh (máy bay lên thẳng) tạo ra thời gian, không gian và thời cơ, t́nh huống. Chiến cục Xuân 1975, đội tổng dự bị chiến lược của địch sử dụng không hợp lư. Sư dù và sư thủy quân lục chiến của địch lại phân tán sử dụng vào trực tiếp chiến đấu ở tuyến một và một phần làm dự bị cho chiến dịch hoặc chiến lược”.

 

Nhận xét đúng nhưng chỉ đúng một phần và cho năm 1975 hơn là năm 1972. Ông đă cố ư bỏ quên yếu tố quyết định trong cả hai thời điểm với mục đích để có thể dễ dàng biện luận cho “chiến thắng thần thánh” của mùa xuân năm 1975. Một trong những yếu tố quyết định trong cả hai cuộc tổng công kích là yểm trợ tối đa của không quân Mỹ mà bộ TTL quân đội CSBV không ngờ đến trong mùa hè năm 1972; trong khi yếu tố này hoàn toàn thiếu vắng trong mùa xuân 1975[7]. Bằng chứng là ở một chỗ khác, khi phân tích chiến dịch Nguyễn Huệ, ông lại thú nhận tác dụng của không quân (A25) :

 

“Ngày 13 tháng 4, Sư đoàn 9 bộ binh có xe tăng và pháo binh chi viện tổ chức tiến công thị xă An Lộc (B́nh Long) đánh chiếm một số mục tiêu ngoại vi thị xă, nhưng khi đột kích vào tung thâm th́ các mũi tiến công của ta đều bị địch chận lại. Bằng thủ đoạn phản kích nhỏ kết hợp với hỏa lực không quân đánh phá tập trung làm ta bị tổn thất nặng”.

 

Luận cứ không chặt chẽ nên dễ trở nên mâu thuẩn. Thượng tướng Thảo viết (A24) :

 

“Mục tiêu của ta trong năm 1972 là tiêu diệt một số lữ đoàn, chiến đoàn; loại khỏi ṿng chiến đấu sư đoàn chủ lực ngụy, mở rộng vùng giải phóng”.

 

Có phải mục tiêu chỉ đến mức như vậy? Ông lại chóng quên v́ cũng chính ông đă từng định nghĩa trong một tài liệu khác (A25) :

 

“NTCD là một bộ phận trong thể thống nhất và hoàn chỉnh của nghệ thuật quân sự, có quan hệ mật thiết với chiến lược và chiến thuật. Chiến lược qui định nhiệm vụ cho chiến dịch, chiến dịch phải phục tùng và thực hiện thắng lợi yêu cầu nhiệm vụ chiến lược, đồng thời NTCD chỉ đạo việc sử dụng các h́nh thức chiến thuật và mọi hành động chiến đấu của bộ đội để hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch”.

 

Một đồng chí của ông đă lần nữa xác nhận mục tiêu của chiến dịch Trị Thiên (chiến dịch chủ yếu trong cuộc tổng tấn công năm 1972) do Thường vụ Quân ủy Trung ương đề ra, khi ghi lại (A26) :

 

“Trong năm nhiệm vụ trên, nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng quân sự địch, nhất là quân chủ lực và phương tiện chiến tranh được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất có tính chất quyết định, làm cho chúng bị tổn thất nặng nề lực lượng, phương tiện, tinh thần chiến đấu suy sụp, làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, tạo điều kiện tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Nhiệm vụ rất quan trọng thứ hai là đẩy mạnh phong trào tiến công và nổi dậy của quần chúng rộng khắp, diệt bọn ác ôn, phá ră hệ thống ḱm kẹp của địch ở nông thôn và đô thị”.

 

Như vậy trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, mục tiêu của chiến lược sau khi tiêu diệt các binh đoàn của đối phương phải là chiếm cứ miền Nam, nghĩa là “giành thắng lợi hoàn toàn” chứ không đơn giản là để “mở rộng vùng giải phóng” như Tướng Thảo đă viết. V́ không thực hiện được mục tiêu chiến lược nên phải hạ thấp mục tiêu xuống tầm mức chiến dịch. Hậu quả đưa đến lư luận sai v́ nhận xét như vậy, ông đă xác nhận một cách gián tiếp rằng quân đội CSBV không được chỉ đạo tác chiến với mục tiêu chiến lược, ít nhất là trong cuộc TCK năm 1972 (xem Bảng A). Hơn thế nữa, cũng chính ông đă xác nhận thất bại ở mức độ chiến dịch khi viết (A27) :

 

“Hành động quân sự điên cuồng của Mỹ, ngụy từ giữa tháng 5 năm 1972 đến tháng 1 năm 1973, đă gây cho ta không ít khó khăn, làm cho các chiến dịch của ta diễn ra theo một chiều hướng khác”.

 

Những số liệu thống kê của chính CS sau chiến tranh cũng đă chứng minh cho kế hoạch “mở rộng vùng giải phóng” trong năm 1972 mà Thượng Tướng Thảo đă đề cập (A28) :

 

“Nếu như năm 1968, ta đă có một vùng giải phóng rộng lớn với số dân là 3,304 triệu, vùng tranh chấp có 1,229 triệu dân, số xă được giải phóng hoàn toàn có 465 xă. Một năm sau (năm 1969), vùng giải phóng chỉ c̣n lại 1,48 triệu dân, vùng tranh chấp có 2,108 triệu dân, số xă giải phóng hoàn toàn chỉ c̣n một nửa (219 xă). Đến cuối năm 1972, vùng giải phóng bị thu hẹp chỉ c̣n 0,719 triệu dân, vùng tranh chấp vẫn duy tŕ được số dân là 2,209 triệu dân, số xă được giải phóng hoàn toàn chỉ giữ ở mức 185 xă. Làm phép tính so sánh như vậy, chúng ta mới thấy hết mức độ ác liệt của cuộc chiến tranh”.

 

BẢNG A : TÓM TẮT MỨC ĐỘ CHIẾN TRANH CỦA MÙA HÈ ĐỎ LỬA

 

 

 

MỨC ĐỘ 

(Level) 

 

MỤC TIÊU 

(Objective)

  

 

TRỌNG TÂM 

(Center of Gravity) 

 

CHIẾN LƯỢC 

Đánh chiếm VNCH

 

 

NT CHIẾN DỊCH  

Tiêu diệt chủ lực quân của QLVNCH 

Các sư đoàn 1, 3, 5, 22, 23 và lực lượng tổng trừ bị của QLVNCH 

 

 

CHIẾN THUẬT  

Đánh phá b́nh định

 

Dương đông kích tây

 

Cường tập, kỳ tập, v.v. 

 

Quảng Trị, B́nh Định, Đak Tô, Tân Cảnh, Kon Tum, Plei Ku

 

Xa Mát, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Lộc Ninh, B́nh Long, đồng bằng sông Cửu Long

 

Hăy đọc đoạn trích dẫn sau đây của một tướng lănh, được mô tả là giỏi nhất trong quân đội CSBV, người ta sẽ thấy vấn đề được tŕnh bày tương đối hợp lư hơn (A11) :

 

“Thực tiễn lịch sử chiến tranh đă chỉ rơ, tính chất ư nghĩa, phạm vi, mức độ thắng lợi của chiến tranh phụ thuộc trước hết vào tính chất ư nghĩa, phạm vi, mức độ tiêu diệt địch trên chiến trường. Thật vậy, trong thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, bằng cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là trận tiêu diệt lớn đập tan tập đoàn pḥng ngự mạnh của địch ở Điện Biên Phủ, đánh thắng nỗ lực quân sự cao nhất của địch lúc bấy giờ, ta thực hiện được tiêu diệt địch về chiến lược bộ phận nên mới giải phóng được nửa nước. Mùa xuân năm 1968 và năm 1972, ta đă tiêu diệt lớn có ư nghĩa chiến lược nên đă giành được thắng lợi lớn. Nhưng trong các thời kỳ lịch sử nói trên, ta chưa thực hiện được tiêu diệt địch về chiến lược triệt để nên ta chưa giành được thắng lợi hoàn toàn. Chỉ đến mùa Xuân năm 1975, thực hiện được tiêu diệt địch về chiến lược một cách triệt để nên ta mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Rơ ràng, tiêu diệt địch về chiến lược là yêu cầu khách quan để kết thúc thắng lợi hoàn toàn một cuộc chiến tranh, trừ trường hợp chiến tranh chuyển sang một giai đoạn khác, dùng phương thức chính trị là chính để giải quyết vấn đề trong những điều kiện lịch sử nhất định”.

 

Đại tướng Lê Trọng Tấn đă sử dụng 3 cụm từ để phân biệt 3 mức độ tiêu diệt quân của đối phương là tiêu diệt bộ phận (năm 1954), tiêu diệt chưa triệt để (1968 & 1972) và tiêu diệt triệt để (1975). Cụm từ “chưa triệt để” để thay thế cho hai chữ “thất bại” trong hai thời điểm 68 & 72. Một khi tổng tấn công mà lại không thành công th́ phải hiểu là đồng nghĩa với thất bại. Đến đây th́ Đại tướng Tấn cũng sai nốt. Điểm chủ yếu sai lầm trong biện luận của ông là mức độ tiêu diệt địch. Theo Clausewitz th́ phải tiêu diệt đối phương một cách hoàn toàn trong khi Tôn Tử lại chủ trương chiến tranh quân sự chỉ là biện pháp cuối cùng. Tuy nhiên như giáo sư Handel đă phân tích một cách rơ ràng, cả Clausewitz cũng như Tôn Tử đều đồng ư rằng một khi chiến tranh đă xảy ra th́ phải thật ngắn gọn, nhanh chóng và có tính cách quyết định (A29). Do đó sẽ không có những trận chiến chỉ đưa đến tiêu diệt bộ phận hay chưa triệt để nếu dựa trên lư thuyết quân sự. Thực tế là do giới hạn của khả năng chứ không phải là mục tiêu của kế hoạch hành quân, bất cứ ở mức độ nào; chiến thuật, NTCD hay chiến lược (xem Bảng A trên). Do đó người đọc tinh ư sẽ thấy ngay rằng một tài liệu nếu có tính cách tuyên truyền hay phóng đại th́ dù được viết bởi một sĩ quan cao cấp, vẫn có thể nghịch lư với lư thuyết quân sự.

 

Nói tóm lại, Bộ TTL quân đội CSBV đă tính toán sai lầm khi phát động cuộc TCK năm 1972. Trong chiến tranh, những sai lầm thường phải trả giá bằng máu. Tài liệu của Mỹ cho biết quân đội CSBV thiệt hại khoảng 100.000 quân, nghĩa là phân nửa lực lượng lúc bắt đầu cuộc TCK (A30-A31)

 

Trận chiến mùa xuân năm 1975 xảy ra giống hệt như trong mùa hè năm 1972. Quân CS cũng với các mũi thọc sâu bằng chiến xa tại Ban Mê Thuột, Quảng Trị và Hậu Nghĩa. Năm 1975, yếu tố không quân mạnh mẽ không c̣n nữa khiến các mũi ngăn chận không đủ sức đối phó với địch quân. NTCD đă được các cấp chỉ huy của QLVNCH gọi dưới tên là di tản chiến thuật. Một khi các cuộc di tản quá xa khiến giới hạn chiến dịch được nâng lên tầm mức cao hơn, cho đến khi phía bị tấn công không c̣n lực lượng trừ bị nào nữa (A32). Sau chiến tranh, Trung tướng Toàn, nguyên là Tư lệnh quân đoàn III của QLVNCH lúc bấy giờ, đă viết (A33):

 

“Về khía cạnh quân số, cán cân chênh lệch quá rơ rệt, và chúng ta không c̣n quân trừ bị để tăng cường [8], nhưng không thể làm ǵ hơn được”.

 

Cùng với hy vọng đă vượt quá khả năng (A33) :

 

“Sự thực, trong lúc này, với địa thế trống trải của Vùng III, và sự tập trung của các Quân Đoàn của Cộng Sản, Tướng Toàn có thể ngăn chận quân Bắc Việt, và chỉ cần một tuần không yểm B-52 là có thể giải quyết khối lượng quân số khổng lồ gần 20[9] Sư Đoàn Cộng Sản”.

 

Ước muốn, dù không thiết thực của ông, cũng đă nói lên được tính cách thiết yếu của yểm trợ không quân mà ông nghĩ rằng vẫn có thể giúp đảo ngược được t́nh thế. Tuy nhiên cần phải nhận chân được rằng trận chiến năm 1975 đă kết thúc ngay tại mức độ chiến dịch. Chiến dịch HCM được CS mở ra ngày 26/4, trên thực tế không cần thiết để đạt được mục tiêu chiến lược. Điều này cũng giải thích tại sao người ta không nh́n thấy được những trận đánh lớn trong chiến dịch HCM. Đây chính là sự khác biệt giữa hai thời điểm 1972 và 1975 khi xét trên quan điểm nghệ thuật quân sự.

 

Hầu hết các tướng lĩnh của CS đă thụ huấn tại học viện quốc pḥng Voroshilov của Nga. Trong chương tŕnh huấn luyện, môn học NTCD chiếm khoảng 40 giờ. Binh thư của CS xác nhận thời điểm NTCD được áp dụng trên chiến trường VN như sau (A34) :

 

“Chiến dịch ra đời khi các phương tiện vận chuyển đă cho phép bộ đội cơ động trên quy mô lớn, các phương tiện truyền tin đă bảo đảm cho người chỉ huy điều hành nhiều trận đánh trên phạm vi rộng.

 

Cho đến nay, nghệ thuật chiến dịch với tư cách là lư luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành các loại chiến dịch được công nhận là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự. Ở Việt Nam, khái niệm đó mới dùng từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp”.

 

Do đó người ta không ngạc nhiên khi quân đội CSBV bắt đầu chuyển từ chiến tranh bất đối xứng (asymmetric warfare)[10] sang chiến tranh qui ước th́ đă có ngay những chiến dịch như B́nh Giă (2/12/1964-3/1/1965), Đồng Xoài (10/5-22/7/1965), Ba Gia (28/5-20/7/1965), v.v. cho đến trận chiến sau cùng cũng lại là một chiến dịch. Đó là chiến dịch HCM.

 

Trong chiến tranh, QLVNCH không áp dụng NTCD cũng như nghiên cứu NTCD của đối phương. Sau khi chiến tranh kết thúc, một sĩ quan cao cấp của QLVNCH chỉ phân tích chiến lược và chiến thuật cho thấy sự thiếu sót này (A35). Nói như vậy không có nghĩa là quân đội CSBV đă thắng được cuộc chiến tranh nhờ đă áp dụng thành công NTCD. Thất bại của CS trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972 là một minh chứng. NTCD có thể giúp đánh thắng một trận đánh nhưng cũng chính nghệ thuật này cho thấy thắng một trận đánh không hẳn sẽ thắng được cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, nếu QLVNCH phản ứng lại với NTCD th́ có thể hậu quả của các chiến dịch B́nh Giă, Đồng Xoài, Ba Gia, v.v. đă khác đi ? Làm ảnh hưởng đến toàn diện cuộc chiến tranh, từ lúc đó và lẫn cả về sau. Giả thuyết này sẽ được phân tích trong từng chiến dịch riêng rẽ nên không được đề cập đến ở đây.

 

Nguyễn Đức Phương

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

 

A1.         H Strachan, The First World War - A New Illustrated History, trang 173-174; Simon & Schuster UK Ltd., London, 2003.

 

A2.      The First Day of the Somme, trang 18-25; Military Times, số 3, December 2010.

 

A3.      R W Harrison, The Russian Way of War - Operational Art, 1904-1940, trang 137- 152; University Press of Kansas, 2001.

 

A4.      T J Gough, Department of the Army - Historical Summary - Fiscal Year 1986; Center of Military History, United States Army, Washington, D.C., 1995.

 

A5.      Général (2S) Jean Marie Veyrat, A propos du niveau des actions militaires,   Stratégique, opératif ou tactique, trang 31-34; Doctrine, No. 7 - Stratégie,          “Opératique” et Tactique: La place des forces terrestres, Décembre 2005.

 

A6.      Generalmajor J Ruwe, A doctrinal process : Towards a new organization of   Command and  Control within the German Army, trang 51-53; Doctrine, No. 5 -         Commanding Organization in Operation, Décembre 2004.

 

A7.      N Stewart, The Changing Nature of Warfare 1700-1945, trang 105; Holder & Stoughton, 2001.

 

A8.      L Deighton, Blitzkrieg - From the Rise of Hitler to the Fall of Dunkirk, trang 155- 159; Pluriform Publishing Company BV, London, 1993.

 

A9.      A Wiest & M K Barbier, Strategy and Tactics - Infantry Warfare, trang 35; Amber Books Limited, London, 2002.

 

A10.    Thượng tướng Hoàng Cầm, Chặng đường Mười Ngh́n Ngày, trang 426; nxb Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 2001.

 

A11.    Đại tá Nguyễn Duy Tường & Cử nhân Bùi Thu Hương, Đại Tướng Lê Trọng Tấn với  Đại Thắng Mùa Xuân 1975, trang 194 & 68-69; nxb QĐND, Hà Nội, 2005.

 

A12.    Lê Văn Yên & nhiều người khác, Đại Thắng Mùa Xuân 1975 - Văn Kiện Đảng, trang 259; nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005.

 

A13.    J M House, Combined Arms Warfare in the Twentieth Century, trang 90-91;  University Press of Kansas, 2001.

 

A14.    Trung tướng Nguyễn Ḥa, Thời Khắc Lịch Sử Của Binh Đoàn Quyết Thắng Anh Hùng, trang 13-14; Nhiều tác giả, Thần Tốc Quyết Thắng, nxb Công An Nhân Dân,       2004.

 

A15.    Lieutenant-colonel de Marsac, Réflexions sur la préparation opérationnelle en régiment aujourd’hui. Tài liệu đă dẫn trên (A6),  trang 3-5.

 

A16.    Colonel G Nuyttens, Repfrance in the “kingdom of insolence” - The organization of             operation PAMIR in Afghanistan. Tài liệu đă dẫn trên, trang 63-67.

 

A17.    Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, ấn bản thứ nh́, sẽ xuất bản.

 

A18.    D Andradé, Trial By Fire - The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam        Battle; Hipocrene Books, New York, 1995.

 

A19.    Đại tá, thạc sĩ Phạm Vĩnh Phúc & nhiều người khác, Tóm Tắt Các Chiến Dịch Trong            Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước (1954-1975), trang 279-352; nxb QĐND, Hà Nội, 2001.

 

A20.    V Desportes, Comprendre La Guerre, trang 341-342; Editions Economica, Paris,       2000.

 

A21.    H Kissinger, White House Years, trang 1301; Little, Brown and Company, Boston,   1979.

 

A22.    Lieutenant General P D Davidson, Vietnam At War - The History: 1946-1975, trang             708; Sidgwick and Jackson Limited Publishers, London, 1988.

 

A23.    Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Mấy Vấn Đề Về        Nghệ Thuật Quân Sự, trang 14; nxb CTQG, Hà Nội, 2001.

 

A24.    Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo, Mấy Vấn Đề Về Nghệ Thuật Tác Chiến   Chiến Lược, trang 20-21; nxb QĐND, Hà Nội, 2001.

 

A25.    Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo, Tổng Chủ biên, Lịch Sử Công Tác Đảng -            Công Tác Chính Trị Chiến Dịch Trong Kháng Chiến Chống Pháp và Chống Mỹ    1945-1975, trang 509, 668 & 560; nxb QĐND, Hà Nội, 1998.

 

A26.    Thượng tá, TS. Hồ Khang, Chủ biên, Lịch Sử Kháng Chiến chống Mỹ cứu nước        1954-1975, trang 43, Tập VII; nxb QĐND, Hà Nội, 2007.

 

A27.    Đại tá Nguyễn Duy Tường & nhiều người khác, Lịch Sử Tổng Cục Chính Trị Quân   Đội Nhân Dân Việt Nam, Tập I (1944-1975), trang 711; nxb QĐND, Hà            Nội, 2004.

 

A28.    Thượng tá Trần Phấn Trấn, Chủ biên, Lịch Sử Quân Giới Nam Bộ Và Cực Nam  Trung Bộ (1954-1975), trang 339-340; nxb QĐND, Hà Nội, 1998.

 

A29.    M I Handel, Masters of War - Classical Strategic Thought, trang 73-74, Second, Revised Edition; Frank Cass & Co. Ltd., London, 1996.

 

A30.    H G Summers, Jr., Historical Atlas of the Vietnam War, trang 178; Houghton Mifflin Company, New York, 1995.

 

A31.    P Gutzman, Vietnam A Visual Encyclopedia, trang 141; PRC Publishing Ltd., London, 2002.

 

A32.    Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Ḥa, trang 234; Vietnam bibliography xuất bản, Virginia, 2003.

 

A33.Trung-Tướng Nguyễn-Văn-Toàn, Đại-Tá Lê-Bá-Khiếu & Tiến-Sĩ Nguyễn-Văn, Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, trang 473-474. Tác giả xuất bản, California.

 

A34. Thượng tá Lê Huy Ḥa, Chủ biên, Bách Khoa Tri Thức Quốc Pḥng Toàn Dân, trang 509-510; nxb CTQG, Hà Nội, 2003.

 

A35.    Colonel Hoang Ngoc Lung, Strategy and Tactics; U.S. Government Printing Office,   Washington, D.C., 1980.

 

[1] Chiến tranh chớp nhoáng của Đức hay chiến thuật thọc sâu của Nga chỉ được phát triển từ thập niên 30 của thế kỷ 20. Tuy nhiên từ năm 1916, quân đội Đức đă sử dụng các toán đột kích với công binh chiến đấu (storm-troops) tạo thành các mũi thọc sâu để làm tê liệt hệ thống chỉ huy và kiểm soát (C&C), phá vỡ pḥng tuyến của đối phương. Thí dụ điển h́nh được các sử gia cho là tiền đề của lối đánh thọc sâu sau này đă xảy ra ngày 24/10/1917. Quân đội Đức sử dụng mũi thọc sâu đánh chiếm thị trấn Caporetto tại phía bắc nước Ư. Hai yếu tố bất ngờ và vận tốc tác chiến nhanh chóng khiến quân đội Ư phải rút lui và cơ nguy đưa đến bại trận hoàn toàn sắp xảy ra. Liên quân Anh và Pháp phải trực tiếp can thiệp mới cứu được Ư. Một trong những sĩ quan chỉ huy cấp đại đội của Đức trong trận đánh này là Trung úy, sau này là Thống chế Rommel đă áp dụng kinh nghiệm của trận đánh vào chiến trường sa mạc Bắc Phi khá thành công trong hai năm 1941-42 của chiến tranh thế giới lần thứ II (Stormtroop Rommel’s First War, trang 14-21; Military Times, February 2011).

 

[2] Tướng Svechin đă tóm tắt một cách ngắn gọn những mức độ trong nghệ thuật quân sự như sau : chiến thuật thực hiện những bước đầu tiên để có thể tập trung những bước nhảy kế tiếp của NTCD và được chiến lược hướng dẫn đến mục tiêu (D Jordan & nhiều người khác, Understanding Modern Warfare, trang 90; Cambridge University Press, New York, 2008).

 

[3] Tác giả của đoạn văn này là Thượng tướng Hoàng Cầm, lúc bấy giờ là Thiếu tướng Tư lệnh quân đoàn 4 và "anh" để chỉ Trung tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng TMT quân đội CSBV, Phó Tư lệnh chiến dịch HCM kiêm Tư lệnh mặt trận phía đông Sài G̣n năm 1975.

 

[4] Việc áp dụng học thuyết quân sự của Nga trên căn bản đă sai lầm ngay từ khởi điểm. Binh thư của Quân đội Nhân dân Việt Nam viết : Học thuyết quân sự Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt khi được lư luận quân sự Mác-Lê Nin soi sáng (Thượng tá Lê Huy Ḥa, Chủ biên, Bách Khoa Tri Thức Quốc Pḥng Toàn Dân, trang 540; nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003). Trong khi đó, Marx đă xác nhận trong bản cương lĩnh rằng CS muốn phá bỏ ranh giới quốc gia và dân tộc (Karl Marx & Friedrich Engels, The Communist Manifesto, trang 63; Arcturus Publishing Limited, London, 2010). Quan niệm của Lênin về một nước Nga chủ nghĩa xă hội mạnh mẽ để phát huy các nước CNXH chư hầu càng củng cố thêm quan niệm về quốc tế vô sản (C Rice, The Making of Soviet Strategy, trang 648-676; P Paret, Chủ biên, Makers of Modern Strategy From Machiavelli to the Nuclear Age, Oxford University Press, 1999). Do đó, cuộc "kháng chiến chống Mỹ” không phải để cứu nước và dân tộc VN mà chỉ để phục vụ cho sự bành trướng của chủ nghĩa CS. Quan trọng hơn nữa là có lẽ các nhà biên soạn binh thư của QĐND cũng không biết được rằng Marx, Engels và Lênin đều bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Clause-witz (A Gat, A History of Military Thought from the Enlightenment to the Cold War, trang 494-514; Oxford University Press, 2001). Như vậy chủ nghĩa xă hội vẫn là con đường xa nhất để đi đến chủ nghĩa tư bản; không những trên phương diện xă hội, chính trị mà ngay cả trong các vấn đề về quân sự.

 

[5] Quan trọng nhất trong nghệ thuật quân sự là trọng tâm. Theo định nghĩa của cơ học chất rắn (Mechanics of Solids), trọng tâm là điểm tập trung khối lượng của một vật thể. Nếu v́ một lư do nào đó, trọng tâm đi lệch ra khỏi mặt chân đế th́ vật thể có thể bị sụp đổ một cách dễ dàng, dưới tác dụng của chính trọng lượng hoặc của một lực đẩy ngang tương đối nhỏ. Trong vũ thuật, đây là vị trí cân bằng vững chắc nhất. Thế đứng tấn của người luyện vơ chính là để củng cố trọng tâm của ḿnh. Đặt căn bản trên cơ học Newton và dựa vào kết quả từ những trận đánh tiêu diệt của Nă-Phá-Luân, Clausewitz đă định nghĩa : Trọng tâm là cái nôi của mọi sức mạnh và chuyển dịch mà từ đó tất cả sự vật lệ thuộc. Đó là điểm mà tất cả năng lượng phải hướng vào (C V Clausewitz, On War, trang 595-596; M Howard & P Paret hiệu đính và dịch thuật, Princeton University Press, Princeton, New Jersey, 1984). Cũng theo Clausewitz th́ trọng tâm có ư nghĩa rất tổng quát, có khi đó là quân đội địch, hoặc thủ đô của đối phương hay là tâm lư dân chúng vùng địch hậu. Thí dụ trong cuộc TCK tết Mậu Thân năm 1968 th́ trọng tâm là dư luận của quần chúng Mỹ. Lúc khác, khi đối đầu với một liên minh th́ trọng tâm phải là đồng minh mạnh nhất. Khẩu hiệu "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" của VC chính là xác định đối tượng để tác chiến theo nguyên tắc của Clausewitz. Chiến tranh lạnh chấm dứt, nhưng lại được tiếp nối bởi những cuộc xung đột vũ trang v́ chủng tộc, tôn giáo, v.v. khiến ngày hôm nay trọng tâm được định nghĩa một cách rơ ràng hơn nữa. Học thuyết của lục quân Pháp xác nhận : Dân chúng luôn luôn là trọng tâm của các cuộc xung đột (Armée de Terre, Tactique Générale, trang X Préface; Editions Economica, Paris, 2008).

 

[6] Ở đây từ "chiến cục" đồng nghĩa với NTCD.

 

[7] Sau khi chiến tranh chấm dứt và trong khi trả lời một sĩ quan Mỹ, cựu Trung tướng Trần Văn Minh, nguyên là Tư lệnh sau cùng của không quân VNCH đă phân tích sự khác biệt giữa 2 thời điểm 1972 và 1975. Theo ông th́ năm 1975, bộ binh của CS mạnh hơn trong khi khả năng yểm trợ không quân của VNCH lại yếu đi. Ông nhắc lại chiến trường An Lộc năm 1972, Mỹ tận dụng hết khả năng của oanh tạc cơ B-52 và vận tải cơ C-130 trong khi năm 1975 tại Phước Long và Ban Mê Thuột, không quân VNCH đă cố gắng sử dụng thám thính và chiến đấu cơ nhưng không thể nào thực hiện được mức độ oanh tạc cũng như khả năng không vận của không quân Mỹ, đă thực hiện trong năm 1972 (Thiếu tá A. J. C. Lavalle, Airpower and the 1972 Spring Invasion, trang 104; U.S. Government Printing Office, Washi-ngton, D.C., 1976).

 

[8] Trên phương diện NTCD, lực lượng trừ bị được sử dụng để phản công chứ không phải dùng để thay thế cho tổn thất. Năm 1975, Bộ TTM/QLVNCH không cho thấy có ư định tổ chức một cuộc phản công nào trong khi lui binh để chận đứng sự truy kích của địch quân. Đây là một điểm đáng ngạc nhiên v́ các binh thuyết gia phương Tây như Clausewitz (C V Clausewitz, On War, trang 271; M Howard & P Paret hiệu đính và dịch thuật, Princeton University Press, New Jersey, 1989) hay Bá tước de Jomini (Baron A H de Jomini, Art of War, trang 242; Lionel Laventhal Limited, London, 1992) đều cho rằng phải tổ chức phản công trong khi lui binh. Trong khi viết hồi kư và trước khi đi xa, có lẽ Trung tướng Toàn vẫn chưa quên cuộc phản công trong thế thủ để chiếm lại chi khu Kiến Đức trong chiến dịch Quảng Đức (30/10-10/12/19 73) khi ông c̣n là thiếu tướng tư lệnh quân đoàn II ?

 

Quân sử cho thấy rằng phải làm như vậy mới có thể hy vọng tránh được thất bại hoàn toàn. Để thực hiện phản công với mục đích ổn định mặt trận th́ những yếu tố cần thiết là tài ba của cấp chỉ huy và chấp nhận sự mạo hiểm chứ không phải v́ thiếu quân số (Field Marshall E V Manstein, Lost Victory, trang 472-474; Presidio Press, California, 1994). Tháng 8/1943, Thống chế Manstein chỉ huy cuộc lui binh chiến lược gồm 3 quân đoàn Đức trên chiến trường rộng (450 dặm Anh) và phải vượt qua sông Dnepr, con sông rộng nhất Âu châu. Phương diện quân Veronezh của Nga dùng chiến thuật thọc sâu và bao vây chia cắt để tiêu diệt các đại đơn vị của Đức. Ngày 15/11/1943, Đức phản công chiếm thành phố Zhitomir khiến mặt trận phía Đông được ổn định trở lại (A Roberts, Chủ biên, The Art of War - Great Commanders of the Modern World, trang 321-322; Quercus Publishing Plc, London, 2009 & Images of War, trang 899, tập 3, số 33; Marshall Cavendish Ltd., London, 1995).

 

[9] Quân số tổng cộng gần 200 000 người (Đặng Hữu Lộc, Chủ biên, Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (1944-1975), trang 772-773; nxb QĐND, Hà Nội, 2005). Theo một sĩ quan cao cấp của CS th́ tỉ lệ giữa quân đội CSBV và QLVNCH trong chiến dịch HCM là 3:1 (Đại tá Kiều Bách Tuấn & Trung úy Bùi Thu Hương, Đại tướng Hoàng Văn Thái Tổng Tập, trang 266; nxb QĐND, Hà Nội, 2007).

 

Căn cứ trên danh số các lực lượng tham dự th́ quân đoàn III/QLVNCH phải chống lại cuộc tấn công bởi 5 quân đoàn của CS (Hồ Sơn Đài & Trần Nam Tiến, 100 Câu Hỏi Đáp Về Gia Định - Sài G̣n TP. Hồ Chí Minh - Chiến Dịch Hồ Chí Minh, trang 94-97; nxb Tổng Hợp, TP. HCM, 2007) :

 

·Trên hướng bắc, quân đoàn 1 (hai sư đoàn 320B, 312 và trung đoàn 95B; sư đoàn 308 ở lại miền Bắc làm lực lượng trừ bị)

 

·Từ hướng đông-nam, quân đoàn 2 (ba sư đoàn 304, 325, sư đoàn 3 của quân khu V và trung đoàn 116 Đặc công)

 

·Trên hướng tây-bắc, quân đoàn 3 (ba sư đoàn 10, 316, 320A cùng hai trung đoàn Gia Định 1 và 2)

 

·Từ hướng đông , quân đoàn 4 (hai sư đoàn 7, 314 và trung đoàn 52)

 

·Từ phía tây-nam là đoàn 232, tương đương cấp quân đoàn, gồm ba sư đoàn 3, 5, 9; bốn trung đoàn biệt lập và một trung đoàn đặc công.

 

Do đó tỉ lệ giữa hai bên ít nhất phải là 5:1. Nói ít nhất là v́ trên thực tế các quân đoàn của QLVNCH do gắn liền với nhiệm vụ an ninh lănh thổ của các vùng chiến thuật nên không thể điều động được cấp số của quân đoàn. Ngược lại trong khi tác chiến, các quân đoàn của CS huy động được đúng cấp số của tất cả các đơn vị trực thuộc. Đối phương cũng nhận biết như vậy (Trung tướng - GS Hoàng Minh Thảo, Mấy Vấn Đề Về Nghệ Thuật Chỉ Đạo Tác Chiến Chiến Lược Trong Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân Năm 1975, trang 75; Thượng tá Nguyễn Văn Minh & nhiều người khác, Đại Thắng Mùa Xuân 1975 Nguyên Nhân Và Bài Học, nxb QĐND, Hà Nội, 2003) :

 

“Về địch th́ chúng mới tổ chức đơn vị cao nhất là cấp sư đoàn. Tuy địch có đặt đơn vị quân khu, vừa có tính chất quân khu - là đơn vị lănh thổ, lại vừa có tính chất là quân đoàn - đơn vị tác chiến tập trung, nhưng địch không có tổ chức cấp quân đoàn riêng, có bộ máy chỉ huy, tham mưu riêng, tách ra khỏi hoàn toàn bộ máy của quân khu. Như thế, về tổ chức lực lượng tác chiến chiến lược, ta cũng tiên tiến hơn địch”.

 

[10] Từ của ngày hôm nay để chỉ chung chiến tranh du kích, chiến tranh nổi dậy hay chiến tranh phiến loạn.

 


 


 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: